QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tổng hợp Dĩ thái và các Thể dĩ thái trong Đại và Tiểu vũ trụ [LVLCK-T5]

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VŨ TRỤ
TIÊN THIÊN KHÍ VÀ HẬU THIÊN KHÍ - SINH KHÍ

 PHẦN NĂM
THỂ DĨ THÁI CỦA MỌI VẬT MÀ CON NGƯỜI TẠO RA
[LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN - TẬP II - TR 937/ 416]

6. Thể dĩ thái của mọi vật mà con người tạo ra.
Có một nhóm đặc biệt thần kiến tạo dĩ thái mà, theo karma, các thần này bị bắt buộc hành động phối hợp với con người.
Các nhóm này chỉ là một số ít trong số nhiều nhóm có thể được đề cập đến; không cần bàn rộng thêm ở đây, vì thực ra không có lợi gì nảy sinh do truyền đạt thêm thông tin. Chỉ có các chỉ dẫn vắn tắt nhất mới có thể được đưa ra và nói đến. Cho đến nay, thật là không an toàn cũng như không thích hợptruyền đạt cho con người kiến thức liên quan đến các tác nhân hoạt động (workers, nhà tạo tác) trong chất dĩ thái, việc đó giúp cho con người tiếp xúc với các tác nhân hoạt động kia, cũng như cho tới nay, không khôn ngoan khi liên kết một cách chặt chẽ các sự kiện rải rác được đưa ra trong các sách huyền bí học. Khoa học đang bước trên ranh giới khám phá và đã đang xâm phạm vào địa hạt các thiên thần kiến tạo. Cần phải thận trọng. Tuy nhiên, nếu các ẩn ngôn đã đưa ra ở trên được nghiên cứu, nếu các bí ẩn khác nhau của các nhà kiến tạo được suy nghiệm, và nếu khía cạnh nội môn của Hội Tam Điểm (Masonry) được trầm tư một cách thận trọng và kiên trì, thì công việc của các nhà Đại Kiến Trúc và nhiều vị phụ tá của các Ngài sẽ lộ ra dưới một ánh sáng rõ ràng hơn và đầy đủ hơn. Một ẩn ngôn có thể được đưa ra ở đây, đừng quên rằng công việc đó có hai mặt:
Việc kiến tạo thánh điện, hay là tạo nên các hình hài tạm thời là công việc của Thợ Mộc Thiêng Liêng (Divine Carpenter), trong khi việc kiến tạo Thánh Điện Solomon hay là việc tạo ra cấu trúc trường tồn hơn là công việc của Kiến Trúc Sư Giám Sát. Một bên liên quan đến Masonry hoạt động, còn bên kia liên quan đến Masonry thuyết lý theo ý nghĩa thực sự huyền bí của từ ngữ.
Các devas tạo ra các bản sao dĩ thái của mọi vật thể nhờ vào chất liệu riêng của các thần này cũng phải được nghiên cứu. Các thần kiến tạo này là toàn thể mọi chất liệu của cõi trần, và tạo ra vật chất của các cõi phụ dĩ thái của cõi trần. Do đó, họ hiện có bốn nhómmỗi nhóm có một liên hệ nghiệp quả lạ lùng với một trong bốn giới trong thiên nhiên:
Nhóm Cõi Giới
Thứ nhất ................. Một ................... Nhân loại
Thứ hai ..................... Hai ................... Động vật
Thứ ba ...................... Ba ..................... Thực vật
Thứ tư ...................... Bốn ................... Khoáng vật
Vật chất của hình hài thể chất cao nhất của một con người do đó là vật chất nguyên tử. Thể xác của Chân Sư được làm bằng vật chất nguyên tử, và khi Ngài muốn làm hiện hình vật chất đó trên cõi trần trọng trược, Ngài tạo thành một lớp vỏ/ thể (sheath) bằng chất hơi trên vật chất nguyên tử đó, hoàn thiện bản phác thảo của lớp vỏ đó với tất cả những nét đã biết ở cõi trần. Vật chất của hình hài cao nhất của cơ thể động vật là vật chất bằng chất dĩ thái thứ hai, và nơi đây người ta sẽ tìm ra manh mối về sự liên hệ giữa mọi dạng thức của biển và của nước đối với động vật. Hình thức cao nhất của cơ thể có được đối với hình thức sự sống thực vật, là hình thức của chất dĩ thái thứ ba. Các sự thật này sẽ được chứng minh trong cuộc tuần hoàn thứ bảy ......
Chất dĩ thái thiên thần được tác động bằng hai cách:
Nó được khơi hoạt thành hoạt động đặc biệt bằng việc ngân lên linh từ cõi trần và nó được kiến tạo thành hình hài bởi các thần kiến tạo cấp thấp (lesser builders).
Do đó, điều rõ rệt là nó đến dưới ảnh hưởng của hai loại thần lực hay năng lượng.
Giờ, chúng ta sẽ nói vắn tắt về chủ đề công việc của các devas có nhiệm vụ kiến tạo thể dĩ thái và nhục thể của con người. Bằng cách chia ý tưởng của chúng ta thành hai phần, chúng ta có thể bao hàm đề tài một cách dễ dàng hơn phần nào, trước tiên bàn đến các devas kiến tạo và tiểu thiên địa, kế đó bàn đến các thần kiến tạo cấp thấp của các cõi phụ dĩ thái.
d. Các elementals và tiểu thiên địa.
Con người và các devas tạo tác. Trong diễn trình tiến hóa, khi tiếp tục phương pháp lâm phàm, con người ứng xử với bốn loại thần tạo tác (builders) và ba cấp đẳng chính của tinh hoa chất kiến tạo (building essence) hay thần chất.
Con người liên kết với các devas truyền dẫn, họ được thấy có liên hệ với tiểu thiên địa trên cõi phụ thứ tư của cõi trí, và trên các cõi phụ nguyên tử của cõi cảm dụccõi trần. Kế tiếp, con người liên kết với các devas có liên hệ với:
1. Vi tử thường tồn hạ trí.
2. Vi tử thường tồn cảm dục.
3. Vi tử thường tồn hồng trần.
Con người hợp tác với công việc của các devas kiến tạo, các thần này tạo ra thể dĩ thái và ảnh hưởng đến các devas kiến tạo của các vật chất trọng trược của cõi trần, sao cho hiện thể vật chất cần thiết cho công cuộc biểu lộ ra bên ngoài của y trở thành hiện thực.
Đây là bốn nhóm devas chính vốn chịu ảnh hưởng của bất cứ Ego đặc biệt nào. Họ cùng nhau tạo ra con người hạ đẳng, và đưa phàm ngã vào biểu lộ, đó là hình ảnh của Ego và là hình bóng của Monad. Ba cấp đẳng của tinh chất kiến tạo vốn được xây đắp thành hình hài thông qua hoạt động của bốn nhóm trên, ở đây được nhận biết vắn tắt như là chất trí, được kiến tạo thành thể trí, chất cảm dục được tạo thành thể cảm dụcvật chất của xác thân. Toàn bộ bảy nhóm này hợp thành cái mà chúng ta có thể gọi là trạng thái Brahma của tiểu thiên địa.
Theo một quan điểm khác, chúng ta có thể được xem như đang nghiên cứu tác động của Solar Angel, hay là Lord, trên các Lunar angels, và tiến trình mà theo đó vị Solar Lord đặt để một số nhịp điệu và rung động lên các trạng thái biểu lộ thấp khác nhau. Về mặt huyền bí, đây là tất cả những gì được ẩn giấu trong các ngôn từ của một tác phẩm rất cổ, có ghi :
“Khi mặt trăng quay, nó phản chiếu. Khi phản chiếu, nó tạo nên đáp ứng trong những gì không tỏa chiếu. Cả ba, Mặt Trời, Mặt Trăng và Mẹ, tạo ra những gì nối tiếp một chu kỳ nhỏ bé, và bùng cháy”.
Giai đoạn đầu tiên của Ego hướng về việc tạo ra một “hình bóng” được diễn tả bằng các ngôn từ “Ego phát ra nốt của mình”. Nó phát ra tiếng nói của nó, và (giống như trong diễn trình của Thượng Đế) “đạo binh âm thanh” bé nhỏ đáp ứng tức khắc với nó. Tùy theo âm điệu (tone) và tính chất của âm thanh (voice), bản chất của các tác nhân đáp ứng cũng thế. Tùy theo độ trầm hoặc là cao của nốt và tùy theo âm lượng (volume) của nó, tình trạng hay cấp độ của deva kiến tạo đáp ứng với tiếng gọi cũng y như thế. Do đó, nốt Chân Ngã này tạo ra một số hiệu quả:
Nó đưa vào hoạt động các devas đang tiếp tục truyền chuyển âm thanh. Các devas này phát ra một linh từ (word). Nó đạt đến các devas đang lắng nghe thuộc cấp đẳng thứ hai, các thần này chọn lấy linh từ đótiếp tục tạo nó thành những gì có thể được gọi là một câu chú (mantric phrase).
Tiến trình kiến tạo bắt đầu một cách rõ rệt theo một trình tự có ba phần. Thể hạ trí bắt đầu phối kết theo ba giai đoạn. Mọi giai đoạn kiến tạo đều có trùng lắp. Chẳng hạn, khi sự phối kết của thể hạ trí ở vào giai đoạn thứ hai của thể ấy, thì giai đoạn thứ nhất của sự cố kết của thể cảm dục (astral concretion) bắt đầu. Sự việc được tiến hành theo bảy giai đoạn (ba giai đoạn chính và bốn giai đoạn phụ) chúng trùng lắp theo một dạng phức tạp. Lại nữa khi đạt đến giai đoạn hai, một rung động được tạo ra, nó khơi hoạt sự đáp ứng trong chất dĩ thái trên cõi trần, rồi các thần kiến tạo thể dĩ thái bắt đầu hoạt động. Lần nữa diễn trình được lặp lại. Khi giai đoạn hai của công việc của các devas dĩ thái này được bắt đầu, sự hoài thai (conception) xảy ra trên cõi trần. Đây là một điểm rất quan trọng cần nhớ, vì nó làm cho toàn bộ diễn trình ra đời của con người đúng theo luật nghiệp quả đặt để. Nó chứng minh sự liên hệ chặt chẽ giữa những gì thuộc bên trong (subjective) với những gì hữu hình và thấy được. Việc kiến tạo thể xác diễn ra giống như việc kiến tạo của ba giai đoạn trong thời kỳ tiền sinh :
a. Công việc của các thần kiến tạo trong ba tháng rưỡi trước khi hiểu rõ sự sống. Giai đoạn này mường tượng giai đoạn thứ ba của việc đưa thể dĩ thái nhập vào.
b. Công việc kiến tạo của ba tháng rưỡi kế tiếp của thai kỳ.
c. Diễn biến cuối cùng của việc cố kết thành khối được tiến hành suốt hai tháng còn lại.
Ở đây các nhà nghiên cứu sẽ thấy quả là lý thú khi tìm ra sự tương ứng trong phương pháp tạo ra biểu lộ tiến hóa trong một hành tinh hệ với các cuộc tuần hoàn và các giống dân của nó, và trong một thái dương hệ với các chu kỳ khai nguyên (manvantaras) của nó và các chu kỳ lớn hơn.
Tóm lược đường nét rất sơ sài này như sau, công việc của các thiên thần dĩ thái không ngưng nghỉ vào lúc khai sinh con người, nhưng cũng được liên tục trong ba giai đoạn, vốn có một tương đồng chặt chẽ trong chu kỳ sinh hoạt của một thái dương hệ.
Thứ nhất, công việc của họ được hướng đến sự tăng trưởng đều đặn hiện thể hồng trần của con người, sao cho thể đó có thể noi theo một cách chính xác các đường lối tăng trưởng của hai thể tinh anh. Việc này được xúc tiến cho đến khi đến tuổi trưởng thành. Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn mà trong đó công việc của các thần này gồm phần lớn là việc sửa chữa và giữ gìn thể xác trong những năm trưởng thành đầy đủ để cho thể xác đó có thể thích hợp với mục tiêu của sự sống bên trong (subjective life). Tất nhiên, mục tiêu này thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của con người. Sau cùng đến giai đoạn mà công việc kiến tạo ngưng lại. Sức sống trong thể dĩ thái trở nên kém đi (dim), và các tiến trình hủy diệt bắt đầu. Chân Ngã bắt đầu thu hồi các mãnh lực của nó. “Âm thanh” (“sound”) trở nên yếu đi và lu mờ; do đó, ngày càng có ít âm lượng (volume) cho các chủ thể truyển chuyển (transmitters) để truyền đi, và rung động ban đầu trở nên ngày càng yếu. Giai đoạn thoái lui (obscuration, mờ tối) tiến đến. Trước tiên, thể xác trở nên yếu và vô tích sự (useless); kế đó Chân Ngã triệt thoái ra khỏi các trung tâm lực và hoạt động trong một vài giờ trong thể dĩ thái. Đến lượt thể này bị mất sinh lực và thế là tiến trình được xúc tiến cho đến khi lần lượt các lớp vỏ/ thể bị tách ra và “hình bóng” Chân Ngã (egoic “shadow”) bị tan rã.

Công việc của các thiên thần kiến tạo (building devas).
Bây giờ chúng ta hãy xem xét công việc của các devas tạo tác trên ba cõi giới, bàn về họ trong hai nhóm :
a. Các devas có liên quan đến các vi tử thường tồn.
b. Các devas có trách nhiệm cho tiến trình tạo tác.
a/ Các devas của các vi tử thường tồn.
Nhóm devas đặc biệt này là toàn thể các sự sống vốn tạo thành vi tử thường tồn hạ trí và hai vi tử thường tồn khác. Như chúng ta biết, chúng có vị trí của chúng bên trong phạm vi thể nguyên nhân (causal periphery), và là các điểm tập trung năng lượng Chân Ngã. Các devas này là loại devas tạo tác cao nhất, và tạo thành một nhóm các sự sống vốn có liên kết chặt chẽ với các Solar Angels. Họ ở trong bảy nhóm có liên kết với ba loa tuyến của vi tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế. Đối với bảy nhóm sinh linh, ba loa tuyến này có vai trò giống như ba cung chính yếu đối với bảy nhóm cung trên các cõi phụ Chân Ngã của cõi trí. Câu này cần được suy nghiệm, và có thể truyền đạt nhiều hiểu biết cho kẻ suy tư có trực giác. Có một tương ứng giữa vi tử thường tồn của tam thượng thể với sắc tướng/ngoại hiện (appearance) của con người trong căn chủng thứ ba. Một trình tự lý thú lạ lùng của ba tuyến lực có thể được thấy trong:
a. Các tam thượng thể của hồn tập thể tiến hóa giáng hạ.
b. Ngoại hiện của con người có bản chất tam phân trong căn chủng ba.
c. Các tam thượng thể trong các thể nguyên nhân của bất cứ đơn vị hữu ngã thức nào.
Các devas kiến tạo này là các thần nhận âm thanh khi Chân Ngã phát ra qua một vài phương tiện truyền chuyển của thiên thần và bằng rung động mà âm thanh này tạo ra, các thần đó đưa vào hoạt động tinh chất thiên thần bao quanh trong hai nhóm của các thần này :
a/ Các thiên thần xây dựng hình hài.
b/ Các thần được đưa vào hình hài (are built into the form).
Các thần này chỉ tác động đến các thần có rung động tương tự. Các giai đoạn của việc kiến tạo bất cứ loại nào trong bốn hình hàicon người thấp kém (Tứ hạ thể, Quaternary) tác động qua đó, theo một cách chính xác các giai đoạn tương tự đối với việc tạo ra thể hồng trần trọng trược của một hành tinh hoặc của một thái dương hệ chẳng hạn. Việc này có thể được vạch ra theo mọi cách từ giai đoạn mù mịt và hỗn độn, qua giai đoạn cháy bùng đến giai đoạn rắn đặc, hoặc đến giai đoạn tương đối rắn nơi mà một thể tinh anh có liên quan. Chúng ta không cần bàn rộng thêm nữa. H.P.B. đã phác họa các giai đoạn này trong bộ GLBN (quyển I, 279, 280) và các giai đoạn này đã được bàn đến trong một phần trước của Bộ Luận này.
Chúng ta đã bàn đến rất tỉ mỉ về công việc của các devas truyền chuyển trên ba cõi giới trong ba cõi thấp và bàn đến các devas có liên hệ với điểm tập trung tương đối trường tồn này – các vi tử thường tồn bên trong phạm vi thể nguyên nhân. Bây giờ chúng ta có thể xét đến nhóm các thần tạo tác, mà nhờ đáp ứng với nốt của các tác-lực truyền-chuyển (transmitting agencies) và đáp ứng với rung động ban đầu của nhóm thần kiến tạo thứ hai liên quan với phàm ngã tam phân, bắt đầu công việc tập hợp và uốn nắn vật chất sinh động cần cho biểu lộ chân ngã trên các cõi thấp.
Chúng ta đã thấy rằng ba giai đoạn đầu tiên của công việc của Chân Ngã là :
1. Phát ra (sounding) nốt thích hợp, chính nốt đó biểu thị cho vị trí của một người trong cơ tiến hóa, và của bản chất của “tâm (“psyche”) của người này, tức Ego.
2. Việc truyền chuyển của nốt này bởi Solar Angel, và ba nhóm devas có liên quan với ba vi tử thường tồn.
3. Rung động được phát khởi bên trong các vi tử này vốn phù hợp với nốt được ngân lên, và nó trở nên rất mạnh để làm cho chính nó được cảm nhận trong thần chất đang bao quanh, nhờ thế khơi hoạt sự đáp ứng.
Các giai đoạn này có thể được xem như là ba giai đoạn sơ khởi và chúng ta thấy được chứng minh (liên quan đến tiểu thiên địa) ba yếu tố, đó là âm thanh, màu sắc và rung động, mà theo Định Luật Tương Tự, phản chiếu ba trạng thái của đại thiên địa. Ở đây cũng có một tương đồng đối với công việc của ba Sephiroths đầu tiên của Thánh Kinh Kabbalah (Do Thái Bí giáo), - giai đoạn biểu lộ sơ khai tìm thấy hình ảnh lờ mờ của nó trong công việc của Ego trong ba cõi thấp.
Hiện nay, giai đoạn hai đang xảy ra, trong đó công việc kiến tạo tiếp diễn cho đến khi tiểu thiên địa (microcosm), tức con người, xuất hiện trên cõi trần. Giai đoạn này được nối tiếp bằng một giai đoạn tiến hóa thứ ba, trong đó bản chất thông linh (psychic nature) của con người muốn biểu lộ qua phương tiện của các hình hài. Kế đó hai nhóm Sephiroth kế tiếp được thấy tạo ra trong con người. Con người được chứng tỏ trở thành chín theo một khía cạnh khác, nhưng trong đoạn này chúng ta chỉ nói tới các thần kiến tạo hình hài.
Có bốn nhóm thần kiến tạo:
1. Các thần kiến tạo thể hạ trí.
2. Các thần kiến tạo thể cảm dục.
3. Các thần kiến tạo thể dĩ thái.
4. Các thần kiến tạo thể xác.
Mỗi nhóm có thể được chia nhỏ thành bốn hoặc bảy hoặc ba, tùy theo cõi liên hệ. Các đạo sinh cần nên nhớ rằng vật chất của hai cõi phụ thấp nhất của cõi trần và cõi cảm dục không bao giờ được đưa vào cơ thể con người như hiện giờ đã được tạo ra (câu này quả khó hiểu –ND); chính vì có mức rung động quá thấp, và thuộc loại quá thô (too coarse) ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu vào lúc này. Cũng cần nêu ra rằng trong người thông thường, vật chất của cõi phụ nào đó sẽ vượt trội hơn tùy theo độ sâu (depth) của bản thể người này và vị trí của y trên thang tiến hóa. “Các thần tạo tác” của cơ thể con người hoạt động dưới sự dẫn dắt của một trong các Nghiệp Quả Thần Quân từ nhóm thấp nhất. Các Thần Quân này (Lords) có trong ba nhóm, và một Thần Quân thuộc nhóm thứ ba có nhiệm vụ là trông coi các thần kiến tạo của con người trên ba cõi. Dưới quyền Ngài có một số thần thừa hành nghiệp quả (karmic agents), các thần này lại được chia thành các nhóm sau :
1. Ba thần thừa hành nghiệp quả chịu trách nhiệm trước các Nghiệp Quả Thần Quân đối với công việc trên ba cõi.
2. Năm Nghiệp Quả Thần Quân đang làm việc trong sự kết hợp chặt chẽ với các Bàn Cổ của các giống dân khác nhau, và các vị này có trách nhiệm cho việc kiến tạo chính xác các loại chủng tộc khác nhau.
3. Các thần thừa hành nghiệp quả có trách nhiệm về các kiểu mẫu giống dân phụ của thời hiện tại.
4. Một vài thần thừa hành trung gian tiêu biểu cho (trong vòng ba nhóm này) bảy loại Cung.
5. Các thần thừa hành Luật vi diệu này có liên quan đặc biệt với công việc của các trung tâm lực dĩ thái và sự đáp ứng của các trung tâm này với các trung tâm hành tinh khác.
6. Các thần bảo quản (keepers) các ký ảnh.
Các thần thông tuệ khác nhau này vận dụng các lực kiến tạo qua trung gian các dòng năng lượng, mà các dòng này được khởi động khi Ego phát ra nốt của nó. Cần nên nhớ rằng ở mức độ hoặc ít hoặc nhiều trên cõi riêng của mình, Ego cũng biết đến karma của mìnhbiết được những gì phải làm để thúc đẩy sự tăng trưởng trong lần luân hồi tới. Do đó Ego hoạt động kết hợp với các Thần Quân này, nhưng chỉ tiếp xúc trực tiếp với một thần thừa hành thuộc nhóm thứ sáu và nhóm thứ . Qua hai nhóm này, công việc tiếp diễn chừng nào mà Ego còn liên hệ về mặt cá nhân, và các thần này khởi động cho Ego (sau khi Ego đã phát ra note của mình) bộ máy của Thiên Luật.
Các thần kiến tạo phàm ngã con người lại được chia thành bảy nhóm chính; tất cả các devas này, đúng y như trường hợp đối với Monads con người, ở dưới ảnh hưởng của một trong bảy Cung, và chịu trách nhiệm đối với một trong bảy luồng hỏa năng của Thượng Đế. Loại thần chất nào sẽ có ảnh hưởng là tùy theo Cung Chân Ngã của một người.
Các thần kiến tạo này hoạt động với một số tinh linh (elementals), nhưng chỉ ở trên cõi trần mà bất cứ ý tưởng nào mới có thể được đưa ra đối với bản chất và công việc của họ.
Các elementals này là các thực thể bé nhỏ, tuân theo kế hoạch mà các thần kiến tạo đã thể hiện ra, xây dựng một cách mù mờ kết cấu của cơ thể và tạo hình các thể thấp mà chính Ego biểu lộ qua đó. Trên các cõi dĩ thái, họ tạo nên “hình hài” đích thực bằng chất dĩ thái và tạo ra lớp vỏ với các đường nét phức tạp gồm các sợi nhỏ giống như lửa đan kết nhau, thực ra chính là phần kéo dài của sutratma, hay là sinh mệnh tuyến (life thread). Khi nó được dệt và đan lại, nó được cấp sinh lực bằng sinh năng từ Ego đưa xuống, giống như Shiva, tức Ngôi Cha, ban cho Ngôi Con “bios” thực sự hay là sự sống (life), trong khi Ngôi Mẹ sưởi ấm, kiến tạo và bảo dưỡng cơ thể. Công việc của các elementals dĩ thái đạt đến kết quả mong muốn nguyên sơ khi sutratma được nối lại với ba trung tâm lực của thể xác bên hộp sọ - tuyến tùng quả, tuyến yên và bí huyệt hành tủy. Theo huyền linh học, sự liên lạc quan trọng nhất là việc tiến nhập của sutratma vào bí huyệt ở đỉnh đầu, mà qua đó sự sống của thể dĩ thái triệt thoái vào lúc từ trần. Đây là điểm vô cùng quan trọng. Vào năm lên bảy tuổi,tuyến”(“thread”) của sự sống nơi đó tự phân chia thành ba nhánh, đến tận ba bí huyệt. Việc nhận biết về sự kiện này sau rốt sẽ chứng tỏ có nhiều lợi ích cho các nhà khoa học. Một số lớn trường hợp đần độn, hay là sự phát triển bị chận lại sẽ được tìm ra có cội nguồn của nó trong việc tiếp xúc dĩ thái với ba bí huyệt này. Theo sát nghĩa, lưới dĩ thái là mạng lưới tinh tế với các tuyến lửa tự trải rộng trên bí huyệt và tạo thành một vùng có các kích cỡ khá lớn.tách biệt hai thể, thể cảm dục và xác thân. Một khu vực tương ứng giống như vậy sẽ được tìm thấy trong thái dương hệ. Các vũ trụ lực phải vượt qua vùng đó để đến các hành tinh hệ khác nhau.
Các nhóm elemental của cõi vật chất trọng trược được đưa vào hoạt động bởi các thần kiến tạo, gồm ba nhóm:
a. Các elementals thuộc chất hơi.
b. Các elementals thuộc chất lỏng.
c. Các elementals thuộc chất đặc hoàn toàn.
Một nhóm tự liên kết với các vận hà lửa, với các Lửa của cơ thể con người và với các chất hơi khác nhau có bên trong phạm vi con người. Một nhóm khác được nhìn thấy đang làm việc liên quan với hệ tuần hoàn và với mọi chất lỏng (liquids), các chất dịch (juices) và các thứ nước (waters) của cơ thể; trong khi nhóm thứ ba phần lớn có liên quan với cấu trúc của bộ xương (frame), qua sự chia lô chính xác (right apportioning) của các chất khoáng và chất hóa học. Một ẩn ngôn liên quan với thuốc men được tìm thấy nơi đây; theo huyền linh học, chính xác là chỉ vì các thiên thần chất lỏng và các tinh linh chất lỏng có liên quan chặt chẽ với giới thực vậtcả hai có liên quan với cõi của các xúc cảm, tức là thể lỏng của Thượng Đế, cũng thế các bệnh của con người có ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, thận, bọng đái và việc làm trơn các khớp xương, sẽ tìm được Cách Chữa Trị bằng các thành phần thực vật và nhất là trong việc điều chỉnh đúng bản chất tình cảm.
Nhiều ảnh hưởng khác hơn là các ảnh hưởng được ghi nhận ở trên phải được cứu xét khi đề tài về công việc của các thần kiến tạo này đối với cơ thể con người được bàn luận đến. Không những chúng bị tác động bởi:
a. Nốt (note) của con người,
b. Sắc thái đưa ra của các thần thừa hành việc truyền đạt,
c. Các thần thừa hành nghiệp quả, mà các ảnh hưởng đó còn đến theo:
d. Rung động và karma của nhóm vốn sẽ lan tràn vào một nhóm các tác lực và các thần kiến tạo khác, như thế tác động đến nhiều thể của con người,
e. Karma của nhân loại, một mở rộng của phần trên,
f. Các mãnh lực tác động vào hành tinh từ một hệ hành tinh khác, hoặc qua việc tạo thành một tam giác của thái dương hệ,
g. Một tam giác lực vũ trụ thuộc loại đặc biệt, nó có thể đưa vào các thực thể và các năng lượng của bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào vốn gắn liền với karma của Hành Tinh Thượng Đế.
Do đó, rõ ràng là đối với đạo sinh chủ đề này phức tạp biết bao chính xác biết bao mỗi người là hậu quả của thần lực thuộc loại nào đó – trước nhất thuộc Ego, nhưng cũng thuộc hành tinh và ngay cả thuộc thái dương hệ nữa. Tuy nhiên, ngoài ra, không bao giờmột ai bị đặt vào các hoàn cảnh không thể vượt qua được, một khi người ấy đã đạt đến điểm mà y đã sáng suốt đặt chính mình bên phía tiến hóa hay là phía của Thượng Đế. Trước khi có được việc đó, y có thể và sẽ bị cuốn đi bởi những cuồng phong của hoàn cảnh; sức ép đối với karma của tập thể và của nhân loại sẽ thúc ép y vào các tình huống cần cho tiến trình đánh thức y đi vào các tiềm năng có sẵn của chính y. Khi mà chính y trở thành kẻ kiến tạo có ý thức, tìm cách kiềm chế các lựccác nhà kiến tạo thuộc bản chất thấp của y và tạo ra Thánh Điện Solomon, bấy giờ y không còn lệ thuộc vào các tình trạng trước kia nữa. Y trở thành kẻ cai quản, kẻ kiến tạo, và kẻ truyền chuyển, cho đến lúc y hợp nhất được với Solar Angels và công cuộc tiến hóa của nhân loại được hoàn tất.
Những gì được nói ở trên còn rất phiến diện, tuy nhiên đó lại là cái truyền đạt được vốn có ý nghĩa sâu xa cho con người vào lúc này. Nhiều điều cần được suy đoán và nhiều điều nữa phải được đạt tới theo Định Luật Tương Ứng. Luôn luôn nhớ rằng ý niệm căn bản của chúng ta là ý niệm về năng lượng của Lửa (fiery energy, hỏa năng), của các trung tâm lực được phát khởi và được giữ trong rung động linh hoạt, bởi sự rung động của các trung tâm lực còn vĩ đại hơn nữa. Mọi hình hài được kiến tạo bằng các nguyên tử lửa (fiery atoms), hay là các sự sống mang năng lượng (energetic lives), qua tác lực của các sự sống vĩ đại hơn và được giữ dưới hình thức cố kết bên trong các vỏ bọc (sheaths) còn vĩ đại hơn, - vỏ bọc lớn đó so với vỏ bọc nhỏ hơn giống như đại thiên địa so với tiểu thiên địa. Tất cả các nhóm sinh linh kiến tạo này có thể được chia thành ba nhóm đơn vị năng lượng, và bản chất của chúng được suy diễn từ các câu :
1. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng năng động.
2. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng bức xạ.
3. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng nguyên tử.
Các sinh linh này lại là toàn bộ ba loại lửa: Lửa điện, Lửa thái dươngLửa do ma sát. Trình bày theo cõi hồng trần vũ trụ, sự tương ứng với cõi của thái dương hệ có thể được nhận ra trong bảng liệt kê sau :

1. Năng lượng năng động (Dynamic energy) Lửa điện Cõi phụ nguyên tử. Chất dĩ thái  thứ nhất. Cõi Tối Đại Niết Bàn (Adi)
2. Năng lượng bức xạ (Radiant energy) Lửa thái dương ba cõi phụ dĩ thái vũ trụ. Thể dĩ thái của Thượng Đế
3. Năng lượng nguyên tử (Atomic energy) Lửa do ma sát ba cõi chính (planes) của ba  cõi thấp (3 worlds). Thể trọng trược của Thượng Đế


Mỗi cõi chính sẽ được thấy phản chiếu đẳng cấp này theo một cách lý thú.

III. Con người với vai trò kẻ sáng tạo trong chất trí.
1. Sáng tạo các hình tư tưởng.
Chủ đề mà chúng ta đang bàn đến hiện nay, không thể được nói tới một cách quá rõ ràng do chỗ các nguy cơ kèm theo. Trong các tiến trình sáng tạo, con người phải đối phó với các hiện tượng về điện thuộc một số loại, đối phó với những gì về cơ bản bị tác động bởi mỗi tư tưởng phát ra từ y, và đối phó với các sự sống thứ yếu này, chúng (cùng tập hợp lại) hợp thành, theo một số quan điểm, một nguồn thực sự rất nguy hại cho con người. Chúng ta có thể thể hiện những gì có thể được nói đến trong vài diễn đạt sau.
a/ Nhiều điều được thấy hiện nay có bản chất đáng buồn trong thế gian, có thể được truy nguyên trực tiếp do việc vận dụng sai trái chất trí của con người; do các ý niệm sai lầm đối với bản chất của chính vật chất, và do các tình trạng nguy hại xảy ra bởi các cố gắng sáng tạo kết hợp của con người suốt nhiều thế kỷ.
Các hiểu lầm đã nảy sinh về mục tiêu của các lưu chất mang sinh lực (vital fluids) của vũ trụ và điều này đã cộng thêm vào nỗi thống khổ, vì có một vài lệch lạc của cảm dục quang, tạo ra huyễn cảm thứ yếu hay phụ thuộc, hoặc ánh sáng được phản chiếu nó làm mạnh thêm ảo lực (maya) đã được tạo ra. Hình ảnh thứ yếu này đã được tạo ra bởi chính con người trong cố gắng tiến hóa để làm quân bình các cặp đối ứng,đã tạo ra một tình trạng cần phải được vượt qua trước khi sự quân bình huyền bí thực sự bắt đầu. Điều đó có thể được xem như toàn bộ biểu lộ lớn lao (được tạo ra chỉ bởi con người) gọi là “Kẻ Chận Ngõ” (“The Dweller on the Threshol”, Tổng Quả Báo).
Một trong các trở ngại lớn nhất trên Con Đường Hoàn Nguyên và là trở ngại mà con người hiển nhiên có trách nhiệm với nó bên trong các giới hạn huyền linh là các hình hài được làm linh hoạt này mà con người đã tạo ra kể từ giữa căn chủng Atlantis khi yếu tố trí tuệ từ từ bắt đầu nắm giữ sự quan trọng ngày càng nhiều. Tính ích kỷ, các động lực nhỏ nhen, việc đáp ứng nhanh nhạy với các xung lực tà vạy mà nhân loại phân biệt được, đã mang lại một tình trạng các sự việc không đi song song trong thái dương hệ. Một hình tư tưởng khổng lồ lượn lờ trên toàn thể nhân loại, được tạo nên bởi con người ở khắp nơi trong các thời đại, được cấp năng lượng bằng các dục vọng điên rồ và các khuynh hướng tà vạy của tất cả những gì tệ hại nhất trong bản chất của con người và được giữ cho linh hoạt bằng các thôi thúc của các dục vọng thấp kém của con người. Hình tư tưởng này đã bị phá vỡ và xua tan bởi chính con người trong phần sau của cuộc tuần hoàn này trước khi kết thúc chu kỳ, và sự tan biến của nó sẽ là sự tan biến của các thần lực dẫn tới việc tạo ra chu kỳ qui nguyên giữa các hành tinh. Chính mẫu sáng tạo vụng về này, nếu có thể được gọi thế, mà các Đấng Cao Cả đã đang bận tâm hủy diệt. Theo Luật Karma, nó phải bị xua tan bởi những người đã tạo ra nó; do đó công việc của các Chân Sư đã được xúc tiến một cách gián tiếp, và phải khoác lấy hình thức làm giác ngộ các con của nhân loại ở mức độ ngày càng tăng dần, sao cho họ có thể thấy một cách tỏ tường “Tổng Quả Báo” này của kiếp sống mới và kẻ đối kháng đang đứng giữa giới thứ tư của thiên nhiên với giới thứ năm. Bất cứ lúc nào một đứa con của nhân loại cũng đứng trên Con Đường Dự Bị. Công việc của họ trở nên dễ dàng vì nó hàm ý rằng một dòng năng lượng sự sống bé nhỏ được hướng vào nhiều vận hà mới và cách xa dòng sinh năng cũ, dòng này có khuynh hướng đem sinh lực và nuôi dưỡng hình thức tệ hại,một kẻ tấn công hiểu biết hơn có thể được huấn luyện để hợp tác trong công việc hủy diệt. Bất cứ lúc nào một điểm đạo đồ được kết nạp vào các cấp đẳng của Thánh Đoàn, điều đó có nghĩa là một nhân viên thừa hành mới và có năng lực đang sẵn sàng để đưa xuống thần lực từ các cõi cao để giúp trong công việc làm tan rã. Với khả năng lĩnh hội về hai phương pháp của việc tấn công này (phương pháp của người tìm đạo và phương pháp của điểm đạo đồ) nhiều quan tâm thiết yếu sẽ xảy đến với đạo sinh biết thận trọng về sự tương đồng. Ở đây có chứa manh mối đối với vấn đề tà lực hiện nay và đối với khả năng tồn tại của ảnh hưởng mà trạng thái vật chất đang có đối với trạng thái tinh thần. Hình tư tưởng khổng lồ này, tức là sản phẩm của sự vô minh và ích kỷ của con người, được giữ sống độnglinh hoạt theo ba cách :
Thứ nhất, bằng toàn bộ các dục vọng xấu xa, các ý định độc ác và các mục tiêu ích kỷ của mỗi con người cá biệt. Mọi tư tưởng sai lầm, khi được biểu hiện trong ngôn ngữ hay biểu lộ trong hành động trên cõi trần, làm tăng kích thước của thực thể tà vạy này.
Thứ hai, bằng việc chăm sóc vun trồng các huynh đệ bóng tối và các đại diện của cái có thể được gọi là “tà lực vũ trụ” (theo karma của huyền giai thứ tư, tức nhân loại, trong cuộc tuần hoàn thứ tư này) vốn đảm đương các trách nhiệm kỳ diệu, làm cho có thể xảy ra việc cấp sinh lực phụ của hình tư tưởng và tạo ra các tình huống với cách mô tả khốc hại đến nỗi theo thiên luật, sự kết tinh nhanh chóng xảy đến và sự hủy diệt sau cùng có thể xảy ra. Các đạo sinh nên thận trọng mở rộng ý niệm của mình về mục tiêu của tà lực và vị trí mà tà lực tham dự trong kế hoạch chung.
Thứ ba, bằng năng lượng vẫn còn tồn tại và rung động vẫn còn được cảm nhận, vốn là sự tồn tại của mãnh lực từ thái dương hệ trước, và một sự phóng phát từ những gì không còn được xem như là một nguyên khí trong thái dương hệ này nữa.
Ba yếu tố này là các yếu tố chính cần được xem xét bởi các Đấng Cao Cả trong công việc của các Ngài để giúp nhân loại thoát khỏi ảnh hưởng của hình tư tưởng do tự mình đặt ra này, để hủy diệt những gì mà họ đã tạo ra và để giũ sạch chính mình ra khỏi ảo tưởng do loài ma cà rồng dai dẳng ném ra, loài này đã được nuôi dưỡng và được làm cho mạnh lên trong hàng ngàn năm qua.
Các Đấng Cao Cả đang tạo ra công việc hủy diệt này theo bốn đường lối chính :
1/ Bằng sức mạnh của các tư tưởng và các thiền định kết hợp lại của các Ngài.
2/ Bằng công việc của Thánh Đoàn trong việc huấn luyện và dạy dỗ các cá nhân, nhờ thế các cá nhân đó thoát khỏi hoạt động mù quáng của tập thể, và bắt đầu biết được các trung tâm lực và các người hợp tác trong công việc hủy diệt. Công việc này được tiến hành trên các phân cảnh trí tuệ. Đó là việc huấn luyện các đệ tử cách thiền định và tu tập trong chất trí.
3/ Bằng việc sử dụng một vài thần chú và linh từ, chúng giúp mang lại lực liên hành tinh của huyền giai thứ tư. Lúc đó, lực này được hướng vào sự sáng tạo bị lệch lạc này của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư (giới thứ tư hay giới nhân loại) và có khuynh hướng làm tăng công việc hủy diệt. Nhiều trong số công việc này được tiến hành bởi các Đấng Nirmanakayas (Ứng Thân).
4/ Bằng cách kích thích các Chân Ngã thể của con người, để cho các Solar Angels có thể xúc tiến với độ chính xác cao và thúc ép sự va chạm của các Ngài với các lunar gods (nguyệt thần). Đây là cuộc chiến thực sự ở trên trời (heaven). Vì các Thần Thái Dương (1) luôn luôn xuống gần cõi trần, và trong khi giáng xuống, các Ngài đảm trách việc kiểm soát ngày càng nhiều các bản chất của nguyệt thần, tất nhiên các tư tưởng và dục vọng của con người được tinh lọc và thanh luyện. Các lửa thái dương dập tắt ánh sáng thái âm, nên bản chất thấp sau rốt được thanh lọc và chuyển hóa. Vào đúng lúc, các Solar Angels (Thái Dương Thiên Thần) chiếu diệu với tất cả vẻ huy hoàng của các Ngài qua phương tiện phàm ngã trên cõi trần, phàm ngã đó cung cấp nhiên liệu cho các ngọn Lửa. Thế là “Kẻ Chận Ngõđáng ghét dần dần bị diệt vì thiếu thức ăn, và tan rã vì thiếu sinh khí, con người được giải thoát.

(1) - Thần Thái Dương
1 Các Solar Gods (Thần Thái Dương, Nhật Thần) là cácThiên Thần Sa Đọa” (“Fallen Angels”). GLBN II, 287.
a. Các Ngài làm ấm các bóng tối … các cơ thể con người.
b. Đến lượt các Ngài được làm ấm bằng Monad, hay Atma. GLBN II, 116, 117.
c. Các Ngài là các Minh Triết Xà. GLBN II, 240.
d. Bản chất các Ngài là Tri Thức và Bác Ái. GLBN II, 527.
e. Các Ngài đến từ cõi trí vũ trụ. GLBN III, 540. Ego tức là Solar Angel bị giam nhốt. GLBN I, 621.
a. Nó phải tự giải thoát khỏi vòng kềm tỏa của tri giác, thuộc giác quan.
b. Nó phải thấy bằng ánh sáng của Thực Tại duy nhất.
c. Xem GLBN II, 578.
d. Để đền bù cho nhân loại (to redeem humanity). GLBN II, 257.
e. Để phú cho (endow) nhân loại các tình thương (affections) và các hoài bão. GLBN II, 257
f. Các Ngài trao cho nhân loại trí thông minh và tâm thức. GLBN I, 204.

b/ Hiện nay, nhiều người vận dụng chất trí và hướng nó vào các hình hài thuộc loại này hoặc loại khác phát xuất từ các phân cảnh thấp, và là kết quả của dục vọng mạnh mẽ dựa trên sự thu hút của vật chất. Thể cảm dục chứ không phải thể trí, của đa số nhân loại là thể mạnh mẽ nhất, và tạo nên một rung động mạnh mẽ (do mãnh lực của hai nhóm Lunar lords) đến nỗi nhóm thực thể thái âm đang tạo ra thể trí được đưa vào một đáp ứng sẵn sàng, và toàn bộ phàm ngã tam phân tức khắc bị đẩy vào tiến trình tệ hại là nuôi dưỡng “Kẻ Chận Ngõ” đáng khiếp. Hướng năng lượng này đi theo con đường ít đối kháng nhất. Theo như chúng ta biết, một trong các công việc sơ đẳng của Chân Ngã là đặt để một nhịp điệu mới lên bóng mờ và hình ảnh của mình, tức phàm ngã, và chính sự đặt để này mà sớm hay muộn sẽ làm lệch năng lượng ra khỏi sự sáng tạo lệch lạc của con người và đưa rung động của con người điều hợp được với rung động của Thái Dương Thiên Thần của mình.
Các devas vốn là toàn bộ năng lượng của chính vật chất, không quan tâm đến hình thức gì mà các Ngài tạo thành. Các Ngài đáp ứng một cách không có ý thức trách nhiệm với các dòng năng lượng, trách nhiệm của họ không phải là vấn đề có liên quan với các nguồn năng lượng. Do đó, vị trí của con người trong kế hoạch vũ trụ trở thành thiết yếu và rõ rệt hơn khi người ta nhận thức rằng một trong các trách nhiệm chính của con người là chỉ đạo các dòng năng lượng từ cõi trí, và việc sáng tạo những gì được ưa thích trên các mức độ cao siêu. Nói chung, con người đang trải qua giai đoạn phát triển tiến hóa để cho họ có thể trở nên các vị sáng tạo có ý thức trong vật chất. Điều này bao hàm :
- Một nhận thức về kế hoạch nguyên hình,
- Một hiểu biết về các thiên luật chi phối các tiến trình kiến tạo của thiên nhiên,
- Một tiến trình hữu thức có sáng tạo tự nguyện, sao cho con người hợp tác với lý tưởng, hành động theo thiên luậttạo ra những gì phù hợp với kế hoạch của hành tinh, và những gì có khuynh hướng phát huy các lợi ích tốt đẹp nhất của nhân loại,
- Thấu hiểu về bản chất của năng lượng, và có năng lực để điều khiển các luồng năng lượng, để làm phân rã (hay là triệt thoái năng lượng ra khỏi) mọi hình hài trong ba cõi thấp,
- Hiểu rõ về bản chất các devas, cấu tạo và vị trí của họ với cương vị các thần kiến tạo, và hiểu rõ về các linh từ và thanh âm nhờ đó họ được hướng dẫn và điều khiển.........
Tất cả những gì mà tôi nói ra ở đây liên quan đến “Kẻ Chận Ngõ” này của Thánh Đạo giữa hai giới lớn, giới thứ tư và thứ năm, có thể được đạo sinh nghiên cứu với một áp dụng cá biệt. Đối diện với mỗi người tìm đạo thành tâm đi đến các Bí Pháphình hài được truyền sinh lực đó mà chính con người đã tạo ra và nuôi dưỡng trong quá trình của các lần luân hồi trước của con người, và nó tượng trưng cho toàn bộ các dục vọng xấu xa, các động lực và các tư tưởng không lành mạnh của con người. Qua bao thiên kỷ, nó đã rút rỉa con người, trong bao thiên kỷ nó tiêu biểu cho những gì mà con người đã không đạt được. Không những nó ảnh hưởng đến chính con người mà còn ảnh hưởng đến tất cả các đơn vị mà con người đang tiếp xúc và gặp gỡ. Khi hủy diệt nó, con người phải theo đuổi các phương pháp giống với phương pháp mà các Đấng Cao Cả noi theo và nhờ sức mạnh ngày càng tăng của Solar Angel của y, qua sức mạnh của Chân Ngã của y, và nhờ việc nghiên cứu thiên luật, hiểu biết về mãnh lực của âm thanh và kiểm soát ngôn từ, sau rốt y sẽ làm tan rã Kẻ Chận Ngõ. Cổ Luận có nói:
“Solar Angel (Dương Thần) phải dập tắt ánh sáng của các lunar angels (âm thần) và rồi vì thiếu hơi ấm và ánh sáng, những gì đã dùng để cản trở không còn nữa”.

c/ Cho đến nay chỉ một ít gia đình nhân loại làm việc một cách có cân nhắc và một cách hiểu biết trong chất trí. Năng lượng được con người áp dụng hầu hết là kama-manasic hay là dục vọng (desire) kết hợp với hạ trí, với một sự vượt trội về sức mạnh dục vọng như người ta có thể thấy. Điều này được rút ra từ phát biểu thứ hai. Toàn bộ khuynh hướng tiến hóa là để mang lại năng lực kiến tạo trong chất trí,hai sự việctrước mắt nhân loại :
Thứ nhất. Sự tan rã từ từ của các khối không xác định của chất trí - cảm hầu như đang bao quanh mọi đơn vị của gia đình nhân loại, tạo ra một tình trạng tối tăm và sương mù  bên trong và chung quanh mỗi hào quang. Dần dần sương mù này sẽ tan đi và con người sẽ được thấy bị bao quanh bởi các hình tư tưởng sắc nét, được đặc trưng bởi một rung động riêng biệt và được phân biệt bởi một tính chất đặc biệt gắn liền với cung của một người và do đó gắn liền với loại thể trí của y.
Thứ hai. Toàn bộ các hình tư tưởng của con người mà ngày nay đều có đặc tính con người, đang chuyển động chung quanh mỗi con người như các hành tinh chuyển động (vibrate) quanh mặt trời, sẽ có khuynh hướng tiến gần đến một trung tâm tập thể (a group centre). Năng lượng của tư tưởng mà hiện nay đang tỏa ra từ mỗi con người dưới hình thức một luồng tương đối yếu của khối bất định bằng chất trí, không có tính chất đặc biệt, không tạo thành một dạng thức rõ ràng đặc biệt nào và tồn tại dưới các hình thức sinh động này chỉ trong một thời gian ngắn, sẽ được hướng đến việc tạo ra những gì được ưa thích bởi tập thể, chớ không đơn độc hướng đến những gì được ưa thích bởi cái đơn lẻ. Phần lớn đây là nền tảng cho sự đối kháng mà mọi chủ thể suy tư có tính xây dựng và những người làm việc cho tập thể hay gặp phải. Luồng năng lượng mà họ phát ra, và những gì tạo ra các hình tư tưởng sinh động, đi ngược lại với luồng năng lượng của đa số con người, khơi dậy sự đối kháng, và tạm thời tạo ra hỗn độn. Những nhà hoạt động và các tư tưởng gia nổi bật của nhân loại, dưới sự hướng dẫn của Thánh Đoàn, đang chú mục vào ba sự việc:
a. Áp đặt nhịp điệu mới mẻ và cao siêu hơn lên con người.
b. Xua tan các đám mây u ám của các hình tư tưởng mập mờ chứa sinh lực một nửa đang bao quanh hành tinh chúng ta, như vậy để cho lực liên hành tinh và lực từ các phân cảnh cao của cõi trí tiến vào.
c. Khơi hoạt bên trong con người năng lực suy tưởng rõ ràng, để truyền năng lượng cho các hình tư tưởng của con người một cách chính xác và giữ trong hình hài sinh động đó các kiến trúc tư tưởng này mà nhờ đó họ có thể đạt được mục tiêu của họ, và mang lại các tình trạng mong muốn trên cõi trần.
Ba mục tiêu này cần một sự hiểu biết rõ ràng trong số các chủ thể suy tưởng và các kẻ phụng sự, về mãnh lực của tư tưởng; về phương hướng của các dòng tư tưởng, về khoa học của việc kiến tạo tư tưởng, về việc vận dụng theo thiên luật và đẳng cấp của chất trí và về tiến trình biểu lộ tư tưởng qua hai yếu tố âm thanhcách làm cho sống động. Điều đó cũng bao hàm năng lực làm tiêu tán hoặc làm cho không hiệu quả mọi xung lực phát sinh từ phàm ngã vốn thuộc về một trạng thái tập trung và thuần túy cá nhân, và năng lực hoạt động dưới hình thức tập thể, mỗi tư tưởng được đưa ra dựa vào nhiệm vụ rõ rệt là gia thêm phần đóng góp (quota) về năng lượng và vật chất cho một dòng duy nhất nào đó có tính đặc thù và được biết rõ. Điểm cuối cùng này rất quan trọng, vì không một kẻ phụng sự nhân loại nào trở thành một sự trợ giúp thực sự cho đến khi y (một cách thực tâm và với sự hiểu biết đầy đủ về công việc của mình) dứt khoát điều khiển năng lượng tư tưởng của mình hướng vào một vận hà phụng sự đặc biệt nào đó cho nhân loại.

d/ Do đó, trong mọi việc kiến tạo tư tưởng thuộc đẳng cấp cao, con người có nhiều điều cần làm có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất, thanh lọc các dục vọng thấp kém của họ sao cho họ có thể thấy một cách minh bạch theo ý nghĩa huyền linh. Không một ai có được cái nhìn sáng suốt nếu người đó bị ám ảnh với các nhu cầu, các hoạt động và các lợi lộc của riêng mình, và không biết đến những gì cao siêu và thuộc hoạt động tập thể. Cái nhìn sáng suốt này đem lại một năng lực, ngay cả nếu lúc đầu không hiểu biết, đọc được các tiên thiên ký ảnh (akashic records), và nhờ thế xác định được điểm khởi đầu cho các xung lực tư tưởng mới mẻ đang đi đến, một năng lực để bỏ qua tư lợi trong lợi ích tập thể, nhờ thế hợp tác với thiên cơ, và một năng lực giúp cho y bắt đầu biết đến chủ điểm của nhân loại, đồng thời cũng biết đến “tiếng kêu của nhân loại”.
Kế đến, đạt được cách kiềm chế thể trí. Điều này có liên quan đến một vài sự việc quan trọng: Hiểu rõ về bản chất của thể trí và bộ óc qua sự định trí, hiểu rõ về mối liên hệ vốn hiện hữu giữa bộ óc xác thịt với Con Người, tức Chủ Thể Suy Tưởng thực sự trên cõi trần, một khả năng được phát triển từ từ một khi thể trí được đưa vào sự kiểm soát nhờ định trí, đến thiền định theo ý nghĩa huyền linh, và như vậy mang lại qua thiên cơ từ các phân cảnh cao, xác định được phần đóng góp của cá nhân trong thiên cơ, và kế đó hợp tác trong công việc của một nhóm các Đấng Nirmanakayas riêng biệt. Điều này được nối tiếp bằng việc xem xét các luật về năng lượng. Con người tìm ra cách tạo nên một hình tư tưởng có tính chất và sắc độ đặc biệt, để kích hoạt nó với sự sống riêng của mình, và thế là có được – trên các phân cảnh trí tuệ - một sáng tạo nhỏ, đứa con của ý chí mà y có thể sử dụng như một sứ giả, hoặc là như một phương tiện để biểu lộ một ý tưởng. Các đạo sinh sẽ hành động có hiệu quả khi xem xét các điểm này một cách thận trọng, nếu họ tìm cách trở thành những người hành động (operators) có ý thức.
Sau cùng, nhờ tạo được một hình tư tưởng, việc kế tiếp mà kẻ phụng sự nhân loại phải học là làm cách nào đưa hình tư tưởng đó vào nhiệm vụ của nó, bất luận nhiệm vụ đó có thể là gì, duy trì nó bằng năng lượng sinh động của chính mình dưới hình thức đúng của nó, giữ cho nó rung động theo mức độ riêng của nó, và sau rốt hủy diệt nó khi nó đã làm tròn nhiệm vụ. Một người bậc trung thường là nạn nhân của các hình tư tưởng của chính mình. Y tạo ra chúng, nhưng không đủ mạnh để đưa chúng ra đảm đương công việc của chúng, cũng không có đủ hiểu biết để đánh tan chúng khi cần. Điều này đã mang lại đám sương mù dày đặc xoáy vòng có các dạng thức bán hình hài (half-formed), linh-hoạt một nửa (semi-vitalised) mà 85% nhân loại bị bao vây trong đó.
Trong công việc của mình với vai trò kẻ tạo ra tư tưởng, con người đã lộ ra các đặc điểm của Thượng Đế, vị Đại Kiến Trúc Sư hay là Đấng Tạo Lập vũ trụ. Con người đã đi song song với công việc của Ngài như Kẻ nhận ý tưởng.
Kẻ khoác (clothes) vật chất cho ý tưởng.
Kẻ đem năng lượng cho ý tưởng, và như thế giúp cho hình hài duy trì đường nét của nó và thi hành nhiệm vụ của nó.
Kẻ – trong thời gian và không gian nhờ ham muốn và ưa thích, điều khiển hình tư tưởng đó, liên tục đưa sinh lực cho nó, cho đến khi mục tiêu được đạt tới.
Kẻ mà, khi mục tiêu ưa thích đã hoàn thành, sẽ hủy diệt hoặc làm tan rã hình tư tưởng bằng cách rút năng lượng của mình ra (theo huyền linh học là “sự chú ý bị thu hồi” hay là “mắt không còn đặt vào nữa”), để cho các sự sống thứ yếu (sự sống đã tạo ra hình hài ưa thích) tan biếntrở về kho chứa chung của thần chất.
Thế nên, trong mọi công trình sáng tạo bằng chất trí, con người cũng được xem như là Tam Vị Nhất Thể (Trinity) đang hoạt động; con người là kẻ sáng tạo, bảo tồn và là kẻ hủy diệt.

e/ Trong mọi công trình huyền linh bằng chất trí vốn phải hiện ra trên cõi trần, và như vậy đạt được biểu lộ ngoại cảnh, con người phải hoạt động dưới hình thức một đơn vị. Do đó, điều này hàm ý năng lực của phàm ngã tam phân phải được xem nhẹ hơn là Ego, thế nên ý chí mạnh mẽ của Ego có thể được áp đặt vào bộ óc xác thịt.
Phương pháp của con người trên cõi trần, tức là kẻ đã lao vào công việc hữu thức trong chất trí, cần phải được xét theo hai phân chi: một là tiến trình khởi đầu của sự chỉnh hợp với Ego, sao cho kế hoạch, mục tiêu và cách thành tựu có thể được ghi vào bộ óc xác thân, và kế đó tiến trình phụ thuộc mà trong đó con người, khi vận dụng bộ óc phàm trần một cách hữu thức, tiếp tục xúc tiến kế hoạch, tạo ra qua ý chí và mục tiêu, hình hài cần thiết, và lúc đó, nhờ đã tạo ra và cấp năng lượng cho hình hài, “giữ con mắt của mình trên hình hài đó”. Nói theo huyền linh học, đây là chân lý quan trọng ở sau mọi tiến trình đem lại năng lượng. “Con mắt của Chúa” được nói đến nhiều trong Thánh Kinh Cơ Đốc, và được hiểu về mặt huyền bí, con mắt là những gì đem lại sức mạnh cho kẻ công bộc của nó, tức là hình tư tưởng. Các nhà khoa học đang bắt đầu quan tâm đến sức mạnh của mắt người, và năng lực kiểm soát và nhận thức đó, được nhìn thấy ở bất cứ nơi nào hiện đang có được cách giải thích theo khoa học và theo huyền bí học của nó khi nó được nghiên cứu như một dụng cụ của năng lượng mở đầu.
Do đó, hiển nhiên một hình tư tưởng là kết quả của hai loại năng lượng:
Trong trường hợp thứ nhất, đó là năng lượng phát xuất từ Ego trên các phân cảnh trừu tượng.
Trong trường hợp thứ hai, đó là năng lượng xuất phát từ con người trên cõi trần qua phương tiện bộ óc.
Những người đó không biết rằng, theo qui luật chung, yếu tố thứ nhất là cái chịu trách nhiệm cho đa số những gì xấu xa. Khi “Khoa Học về Bản Ngã“ có được các tỉ lệ đúng, con người sẽ trở nên thận trọng để nhận biết các xung lực của Chân Ngã trong mọi tiến trình tư tưởng và vận dụng năng lượng Chân Ngã xác thực trước khi họ bắt đầu vận dụng thần chất, và kiến tạo các hình hài với các sự sống thiên thần (deva lives).

2. Tạo hình tư tưởng trong ba cõi thấp.
Tôi xin nói thêm vài lời về đề tài con người với vai trò Kẻ Sáng Tạo trong chất trí. Các lời này được gửi cho tất cả các đạo sinh nào mà – nhờ năng lực định trí của họ - đã phát triển được một mức độ kiểm soát tư tưởng nào đó, và kẻ nào muốn hiểu tiến trình sáng tạo một cách chính xác và khoa học hơn. Do đó chúng ta sẽ xem xét hai yếu tố trong tiến trình tạo hình tư tưởng:
a. Yếu tố chỉnh hợp với Ego (Alignment: Xem Thư về Tham Thiền Huyền Linh, trang 1 – 7).
b. Tiến trình tạo ấn tượng, tức ý muốn của Chân Ngã, lên bộ óc xác thịt, hoặc là (nói cách khác) cách vận dụng ban đầu của năng lượng Chân Ngã.
Chúng ta hãy xét từng điểm một:
a. Chỉnh hợp với Chân Ngã. Như chúng ta biết, điều này chỉ có thể xảy ra với người đã đạt đến Con Đường Dự Bị, hoặc là một mức độ tiến hóa rất rõ rệt nào đó. Qua sự hiểu biết và thực hành, quyền năng sẽ đạt được khi sử dụng một cách tự động và khoa học sutratma (tức là vận hà, channel) như một phương tiện tiếp xúc. Khi năng lực này được gia thêm vào năng lực vận dụng dễ dàng antaskarana (tức là nhịp cầu giữa Triad với phàm ngã) lúc đó chúng ta có được tác nhân thừa hành mạnh mẽ của Thánh Đoàn trên cõi trần. Chúng ta có thể khái quát hóa theo cách thức sau đây đối với các giai đoạn tăng trưởng và năng lực theo sau đó để trở thành tác nhân với các sức mạnh luôn tăng thêm, khai thác các nguồn năng lượng năng động trong ba cõi thấp.
Các hạng nhân loại thấp kém dùng sutratma (sinh mệnh tuyến) khi tuyến này đi qua thể dĩ thái.
Kẻ thường nhân vận dụng hầu như toàn thể mọi phần của sutratma đang đi qua cõi cảm dục. Các phản ứng của họ phần lớn được dựa vào dục vọng và thuộc về tình cảm.
Những người có trí tuệ (intellectual men) dùng sutratma khi nó đi qua các phân cảnh thấp của cõi trí, xuyên qua cõi cảm dục đến cõi trần theo hai chặng đường. Các hoạt động của họ được kích hoạt bằng trí chớ không bằng ham muốn như trong các trường hợp trước.
Những người tìm đạo trên cõi trần dùng sutratma khi nó đi qua hai cõi phụ thấp của các cõi phụ trừu tượng của cõi trí, và đang bắt đầu từ từ tạo ra antaskarana, hay là nhịp cầu giữa Tam Thượng Thể với phàm nhân. Sức mạnh của Ego có thể bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận.
Các ứng viên điểm đạo (Applicants for initiation) và các điểm đạo đồ lên đến điểm đạo ba dùng cả sutratma lẫn antaskarana, vận dụng chúng như một đơn vị. ..........
Nếu đạo sinh muốn thận trọng nghiên cứu các biến thái nói trên, nhiều ánh sáng sẽ được đưa ra dựa vào tính chất của năng lượng được dùng trong việc tạo hình tư tưởng.
Trong các giai đoạn chỉnh hợp ban đầu, điều đó phải xảy ra nhờ định trí và thiền định. Về sau, khi sự nhịp nhàng đã được tạo ra trong các thể, và sự thanh luyện các thể đã được theo đuổi một cách nghiêm nhặt, hoạt động song đôi sẽ thực sự xảy ra lập tức,đạo sinh lúc đó có thể chuyển sự chú tâm của mình vào công việc kiến tạokích hoạt đầy hiểu biết; lúc đó mức độ định trí của y sẽ không bị giao cho việc đạt được sự chỉnh hợp nữa.
Việc chỉnh hợp chính xác bao hàm,
Tĩnh lặng của thể trí, hay rung động ổn định,
Ổn định của thể tình cảm, đưa đến kết quả hình ảnh trong sáng,
Thăng bằng của thể dĩ thái, tạo ra một tình trạng trong bí huyệt đầu, tình trạng này giúp cho việc áp dụng trực tiếp sức mạnh đến bộ óc phàm trần xuyên qua bí huyệt đó.
b. Ấn tượng của bộ óc phàm trần. Việc nhận thức chính xác của não bộ xác thịt về cái mà Ego đang tìm cách truyền đạt liên quan đến công việc cần làm chỉ có thể xảy ra khi hiểu rõ được hai điều:
Chỉnh hợp trực tiếp.
Truyền năng lượng Chân Ngã hay ý chí đến một trong số ba bí huyệt hồng trần trong đầu:
Tuyến tùng quả (tuyến giống hình quả thông – ND).
Tuyến yên (tuyến giống hình yên ngựa – ND).
Bí huyệt hành tủy, hay trung tâm thần kinh ở đỉnh xương sống, nơi mà hộp sọ và cột sống gần như tiếp xúc nhau. Khi đám thần kinh này phát triển đầy đủ, nó tạo thành một trung tâm giao thông giữa năng lượng sinh động của cột sống (luồng hỏa xà) với năng lượng của hai bí huyệt trên đầu đã kể ở trên. Đó là sự tương ứng hồng trần với antaskarana trên các cõi phụ cao.
Tuyến yên (trong tất cả các trường hợp phát triển đúng bình thường) tạo thành trung tâm nhận luồng sinh lực tam phân tuôn đổ qua sutratma từ cõi hạ trí, cảm dục và cõi dĩ thái. Tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động khi tác động này được làm mạnh thêm bằng việc tuôn đổ năng lượng từ Ego ở trên cõi riêng của nó. Khi antaskarana ở trong tiến trình sử dụng thì bí huyệt hành tủy cũng được dùng đến, và ba bí huyệt vật chất trong đầu bắt đầu hoạt động đồng loạt, thế là tạo thành một loại tam giác. Vào lúc đạt được Điểm Đạo thứ ba, tam giác này được khơi hoạt đầy đủ và luồng lửa (hay năng lượng) được luân lưu tự do.
Do đó, hiển nhiên là năng lực của con người để sáng tạo trong chất trí tăng lên khi người ấy bước trên Thánh Đạo. Y cần nhớ rằng (theo quan điểm mà chúng ta đang nghiên cứu) chúng ta không xét năng lực của Chân Ngã khi tạo ra hình hài trên cõi trí,là xét năng lực của con người cõi trần để tạo ra trên cõi trí các hiện thể dành cho năng lượng mà – khi được khởi động bằng ý chí hữu thức của y – sẽ tạo ra một vài hiệu quả đặc biệt trên cõi trần. Điều này xảy ra do năng lượng Chân Ngã chuyển xuống sutratma đến não bộ xác thân, và truyền trở lại cõi trí, cộng thêm hoặc trừ đi những gì đã thu lượm hoặc đã mất đi trong tiến trình. Vị Adept chân chính, nhờ hiểu biết,bảo tồn được mọi năng lượng trong khi ở trong tiến trình truyền chuyển,tăng thêm nó bằng năng lượng tiếp xúc được. Do đó, chính năng lượng của ý chí, cộng thêm năng lượng của dục vọng, được cung cấp bởi năng lượng của bộ óc xác thịt. Do đó, theo sát nghĩa, đó là một tóm tắt tiến trình sáng tạo của Thượng Đế (Godhead), vốn là năng lượng của Ba Ngôi hợp nhất và được xét theo quan điểm của cõi trần. Đó là sự nhất quán của ba luồng hỏa trong con người, thật sự chính là:
a. Loại lửa tinh thần, hay lửa điện mà bất cứ Ego đặc biệt nào đang biểu hiện (tương đối ít trước cuộc điểm đạo ba) hay có thể truyền chuyển, được kết hợp với,
b. Loại lửa của Solar Angel (lửa thái dương) hay là trạng thái Chân Ngã mà Ego có thể truyền đi. Lửa này chỉ có ít nơi người trung bình, có nhiều nơi người ở trên đường dự bị, và được tuôn xuống đầy đủ vào lúc đạt được Điểm Đạo ba.
c. Loại lửa vật chất dưới trạng thái được thanh luyện của nó vốn có thể nhập vào. Lửa này tùy thuộc vào sự tinh khiết của ba thể, và trong trường hợp của người tiến hóa cao chính là hỏa xà khi nó tăng thêm độ sáng do hai lửa kia tạo ra.
Do đó, khi sự chỉnh hợp được hiệu chỉnh các bí huyệt ở đầu được khơi hoạt, con người có thể trở thành một tác nhân sáng tạo hữu thức trong chất trí.

IV. Con người và các Thần Lửa hay Thần Kiến Tạo.
Trong đoạn này chúng ta sẽ xét có phần chi tiết hơn đoạn trước, vì nó liên hệ đến nhiều giá trị thực tiễn hiện có với con người. Điều này sẽ được thấy rõ đặc biệt là khi chúng ta nghiên cứu về các hiệu quả của ngôn từ và ý nghĩa huyền bí của ngôn từ được thốt ra.
1. Trạng thái ý chí và sự sáng tạo.
Trong một phần trước, chúng ta bàn ít nhiều về sự truyền đạt ý chí của Ego cho bộ óc xác thân, và chúng ta đã thấy làm thế nào mà chỉ trong những người (do mở mang tiến hóa) có được sutratma và antaskarana được liên kết lại, đồng thời họ có được ba bí huyệt nơi đầu ít nhiều được khơi hoạt, nên ý chí của Chân Ngã có thể truyền đi. Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như hạng thường nhân và kẻ ít phát triển, ý định có ảnh hưởng đến bộ óc hồng trần được phát ra từ các cõi phụ cảm dục hoặc các cõi phụ thấp của cõi trí, và do đó rất có thể là xung lực của Lunar Lord (Nguyệt Thần) nào đó, dù là thuộc đẳng cấp cao hơn là ý chí thiêng liêng của Solar Angel (Nhật Thần), vốn là con người thực sự.
a/ Tình trạng của Nhà Thuật Sĩ (Magician). Thật hữu ích mà nhớ rằng khi các bí huyệt vật chất trong đầu được khơi hoạt (nhờ sự chỉnh hợp của các trung tâm lực dĩ thái) chúng ta có trạng thái thấp nhất của ảnh hưởng chân ngã. Do ba trung tâm lực này, trên Con Đường Dự Bị và mãi đến Cuộc Điểm Đạo thứ ba, con người điều khiển và kiềm chế được thể thấp (sheath) của mình, và từ nơi chúng, sự giác ngộ lan truyền đi, chính sự giác ngộ này mới soi sáng sự sống cõi trần. Vào lúc đạt đến Điểm Đạo ba, tam giác bên trong ở vào tiến trình truyền chuyển tuần hoàn hoàn mãn, và toàn bộ sự sống của phàm ngã chịu lệ thuộc vào ý chí của Chân Ngã. “Ngôi Sao thu hút ánh sáng của mặt trăng, để cho các tia sáng Mặt Trời có thể được phản chiếu trở lại”, đó là cách diễn tả huyền bí chân lý liên quan đến trình độ tiến hóa này. Ở đây cũng có thể là hữu ích khi nêu ra tình trạng của các trung tâm lực dĩ thái trong tiến trình kiểm soát trực tiếp của thái dương này.
Trước khi ba bí huyệt xác thân ở đầu được khơi hoạt, phần lớn con người bị lệ thuộc vào mãnh lực tuôn chảy qua bốn bí huyệt dĩ thái nhỏ; sau đó ba bí huyệt lớn – đầu, tim và cổ họng – bắt đầu rung động, dần dần đảm nhiệm một phạm vi hoạt động lớn hơn, cho đến khi năng lượng của chúng có khuynh hướng làm tiêu tán năng lượng của các bí huyệt thấp thu hút sinh lực của chúng và làm lệch hướng sinh lực của chúng, cho đến khi ba luân xa cao đi vào hoạt động của chiều đo thứ tư đầy đủ. Khi việc này xảy ra, ba bí huyệt hồng trần ở đầu thức tỉnh ra khỏi trạng thái hôn thụy (dormancy) tiến vào hoạt động, hiệu quả được cảm thấy như sau:
a. Khi bí huyệt chính ở đầu khơi hoạt, tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động.
b. Khi bí huyệt tim trở nên linh hoạt đầy đủ, tuyến yên đi vào hoạt động.
c. Khi bí huyệt cổ họng đảm nhận đúng vị trí của nó trong diễn trình tiến hóa, bí huyệt hành tủy rung động một cách thích hợp.
Khi tam giác lực mà ba bí huyệt hồng trần này hợp thành, ở vào hiệu ứng tuần hoàn, tam giác lớn hơn được thấy đang chạy vòng; lúc đó nó trở thành “một luân xa quay trên chính nó”. Các bí huyệt dĩ thái chính yếu đang hoạt động đầy đủ và con người đến gần thời điểm giải thoát.
Trong công cuộc sáng tạo, khi được xúc tiến về mặt huyền linh, tất cả ba bí huyệt hồng trần này phải được vận dụng, và do việc xem xét vấn đề, điều sẽ trở nên rõ rệt là tại sao cần bàn đến chúng trong trình tự này.
Nhờ vào tuyến tùng quả, (1)
(1)
+ Tuyến tùng quả. Mắt thứ Ba. GLBN III, 548.
1. Mục tiêu tiến hóa để phát triển nội nhãn thông (inner vision).
2. Ý nghĩa huyền bí của mắt. GLBN III, 577.
3. “Con mắt của Taurus (Chòm Sao Thiên Ngưu), Sao Ngưu Lang (the Bull)” (Đối chiếu với mắt bò – bull’s eye).
Chòm Sao Taurus được gọi là Mẹ của Thiên Khải và là chủ thể diễn dịch (interpreter) Tiếng Nói thiêng liêng. GLBN I, 721.
4. Các cơ quan của nội nhãn thông:
a/ Cơ quan ngoài … Tuyến tùng quả … bằng vật chất.
b/ Cơ quan trong … mắt thứ ba …........ bằng dĩ thái.

Ghi chú: Các đạo sinh nên cẩn thận phân biệt giữa mắt thứ ba với tuyến tùng quả - Xem GLBN II, 308.
“Mắt thứ ba đã chết và không còn hoạt động nữa”. Nó đã bỏ lại sau một chứng nhân cho sự hiện hữu của nó trong tuyến tùng quả.

5. Tuyến tùng quả là một khối nhỏ giống hình hạt đậu chứa chất thần kinh màu xám dính liền vào phía sau của thất thứ ba.
6. Tuyến yênvị thế so với tuyến tùng quả giống như manas có vị thế so với Buddhi, hay là trí tuệ (mind) so với minh triết. GLBN III, 504.
7. Tuyến tùng quả đạt đến mức phát triển cao nhất của nó tương xứng với mức phát triển thể chất thấp nhất. GLBN II, 308, 313.
8. Con mắt thứ ba tồn tại trong chất dĩ thái.
a/ Đàng trước đầu.
b/ Ngang với hai mắt.

9. Đó là một trung tâm năng lượng được tạo bởi tam giác lực gồm:
a/ Tuyến tùng quả.
b/ Tuyến yên.
c/ Bí huyệt hành tủy.

10. Con mắt được khai mở hay là con mắt thứ ba không đưa tới nhãn thông trực tiếplà cơ quan qua đó tri thức trực tiếp và chắc chắn được thu nhận. GLBN I, 77.
a/ Điểm đạo đồ hướng con mắt về phía bản thể (essence, cốt lõi) của sự vật.
b/ Con mắt thứ ba phải đạt được bằng khổ hạnh trước khi con người thành một cao đồ/ Chân Sư (adept). GLBN II 651.
11. Đạo sinh huyền linh học nên biết rằng mắt thứ ba nối liền bền bĩ với karma. GLBN II, 312, ghi chú. GLBN II, 316, 320.
a/ Do quá khứ thời Atlantis của nó, căn chủng thứ năm đang trang trải các nhân của căn chủng thứ tư.
b/ Vì nó tiết lộ những gì thuộc về quá khứ của nó. GLBN II, 297.
12. Đệ tam nhãngương soi (mirror) của Linh hồn. GLBN II, 312.
13. Đối với con mắt tâm linh, các Thần (Gods) không còn là khái niệm trừu tượng hơn là linh hồn và thể xác chúng ta đối với chúng ta nữa. GLBN I, 694.
a/ Nội nhãn có thể nhìn xuyên qua bức màn vật chất. GLBN I, 694.
b/ Mắt tâm linh (spiritual eye) khám phá các trạng thái siêu giác quan. GLBN II, 561.
14. Nơi người tâm linh được sinh trở lại, con mắt thứ ba vẫn linh hoạt. GLBN II, 458.

cơ quan nhận thức tâm linh, con người xác định được ý chí và mục tiêu của Ego, và từ nơi đó, y rút được năng lượng cần thiết từ các phân cảnh cao, xuyên qua bí huyệt đầu và sutratma (sinh mệnh tuyến).
Nhờ vào tuyến tùng quả, yếu tố thứ hai của dục vọng hay của năng lượng tạo hình, trở nên sẵn sàng để dùng, và theo định luật hút, y có thể đúc nắn và kiến tạo trong thần chất.
Khi trung tâm hành tủy, nơi tổng hợp những gì có thể được gọi là năng lượng thần kinh, được khơi hoạt, đối với y, nó trở nên có thể làm hiện ra và kích hoạt hình hài được ưa thích mà, do năng lượng thu hút, y ở trong tiến trình kiến tạo.
Do đó, điều hiển nhiên là, tại sao chính vì đó mà rất ít người có bao giờ tạo ra các hình tư tưởng, có cấu tạo bền bĩ có lợi cho nhân loại, và cũng là lý do giải thích tại sao mà Các Đấng Cao Cả (khi các Ngài hoạt động qua các đệ tử của các Ngài) bị bắt buộc phải làm việc với các nhóm, vì ít khi có thể tìm được một người nam hoặc nữ có đủ ba trung tâm lực thuộc xác thântrong đầu được linh hoạt cùng lúc. Các Ngài thường phải làm việc với một nhóm lớn trước khi có phần đóng góp năng lượng được cung cấp cho Các Ngài để cho việc hoàn thành những mục tiêu của Các Ngài đạt được những gì cần thiết.
Điều cũng sẽ hiển nhiên là năng lực của đệ tử dùng để phụng sự cho nhân loại, phần lớn tùy thuộc ba điều:
a/ Tình trạng của các thể của đệ tử và sự chỉnh hợp với Chân Ngã của các thể đó.
b/ Tình trạng hoạt động hiện có trong các trung tâm lực thuộc xác thân ở trong đầu.
c/ Hoạt động tuần hoàn của việc truyền thần lực trong tam giác.
Các yếu tố này lại tùy thuộc vào các yếu tố khác, trong số đó có thể liệt kê:
1. Năng lực của đệ tử khi thiền định.
2. Khả năng mà y lộ ra để mang lại thật chính xác từ các phân cảnh tinh anh, các kế hoạch và các mục tiêu mà Ego của đệ tử nhận biết được.
3. Sự tinh khiết của các động lực của đệ tử.
4. Năng lực của đệ tử để “giữ một trạng thái thiền định”, và trong khi ở vào trạng thái đó, y bắt đầu tạo hình cho ý tưởng của y và như vậy thể hiện được kế hoạch của Ego của y.
5. Số năng lượng mà sau đó y có thể tuôn đổ vào hình tư tưởng của y và như vậy đem đến cho nó một giai đoạn hiện tồn, hay là “ngày của Brahma” vô cùng nhỏ của nó.
Các yếu tố phụ này lại tùy thuộc vào:
a/ Vị trí của y trên nấc thang tiến hóa.
b/ Tình trạng các thể của y.
c/ Tình trạng nghiệp quả của y.
d/ Độ mảnh mai của lưới dĩ thái.
e/ Phẩm chất của thể xác của y, và sự tinh tế tương đối của nó.
Ở đây, cần cảnh báo môn sinh đề phòng lỗi lầm khi tạo ra bất cứ qui luật cứng rắn hoặc chắc chắn nào về trình tự phát triển của các trung tâm vật chất ở trong đầu, và việc tiếp sinh lực cho các trung tâm lực đó. Tiến trình này vốn gắn liền với nhiều sự việc, như là Cung mà Chân Thần có thể thuộc về, và bản chất của sự phát triển trong các lần luân hồi đã qua. Trong mọi phần hành của sự sống hợp nhất của nó, bản thể (nature, thiên nhiên) đi song song với các nỗ lực của nó và trùng lắp lên các diễn tiến khác nhau của nó, và việc đó cần có một người sáng suốt có sự khôn ngoan và kinh nghiệm rộng lớn để nói chính xác giai đoạn mà bất cứ đơn vị đặc biệt nào của gia đình nhân loại có thể ở đó. Kẻ khôn ngoan luôn luôn kiềm giữ không xác định cho đến khi y biết rõ.
Giờ đây, chúng ta hãy xét:

TỪ ĐÂY TRỞ XUỐNG ĐÃ CẬP NHẬT BẢN DỊCH THÁNG 12/2020: TẬP HAI [VIỆT DỊCH: THÔNG THIÊN HỌC]

b/ Việc kiến tạo, tiếp sinh khí, và kích hoạt hình tư tưởng.
Do đã tạo ra một tình trạng dễ tiếp nhận, hay tình trạng nhận thức trong bộ óc xác thân của con người, Chân Ngã đã rút tỉa từ con người sự đáp ứng cần thiết, do đó tiến trình thành lập được bắt đầu.
Tiến trình đáp ứng ở cõi trần này được dựa vào – giống như mọi tiến trình khác trong thiên nhiên – sự liên hệ của các đối cực. Các trung tâm ở thể xác dễ thụ cảm với ảnh hưởng tích cực của các trung tâm lực. Não bộ hồng trần thì đáp ứng với ảnh hưởng tích cực của phàm ngã trong các giai đoạn tiến hóa trước kia, hoặc là đáp ứng với các phản ứng của vật chất của các thể thấp (lớp vỏ), ấn tượng của các Lunar Lords. Nó đáp ứng trong các giai đoạn sau đối với ảnh hưởng tích cực của Ego hay là ấn tượng của Solar Lord.

Hiển nhiên, diễn trình kiến tạo này được chia thành ba phần, trùng lắp lên và mang một vẻ đồng thời. Như ở trường hợp đối với đa số con người, khi đó là một tiến trình không có chủ tâm, được tạo ra bởi tác động phản xạ và phần lớn được dựa trên việc hoàn thành ham muốn, tất cả đều diễn ra rất nhanh và dẫn đến các kết quả mau chóng – các kết quả này chính là hiệu quả của việc thành tựu tùy theo năng lực của con người khi đưa sinh lực và giữ cho ý tưởng của mình ở dạng cố kết. Hầu hết các hình tư tưởng được đưa ra bởi thường nhân đều chỉ tương đối có hiệu quả, và việc đó ở trong các giới hạn lớn và chỉ có một phạm vi hạn chế. Khi con người học được cách sáng tạo một cách có chủ ý (consciously), những gì mà y đang làm qua việc cấu tạo tư tưởng, định trí và thiền định, y tiếp tục chậm chạp hơn, vì y có hai điều sơ khởi phải làm trước khi tiến trình sáng tạo có thể được tiến hành qua: 
a/ Tiếp xúc hoặc giao tiếp với Ego hay Solar Angel. 
b/ Nghiên cứu tiến trình sáng tạo và làm cho tiến trình đó dần dần phù hợp với Luật tiến hóa tự nhiên. 
Tất nhiên trên đây chẳng qua chỉ là một cách khác để định rõ việc tham thiền và mục tiêu của nó mà thôi. 
Về sau, khi một người trở thành chuyên gia tham thiền, công việc sáng tạo của tư tưởng tiếp diễn ngày càng nhanh hơn, cho đến khi y vượt trội hơn (trên một vòng xoắn cao hơn) hoạt động của giai đoạn không có chủ tâm trước kia. 
 Do đó, khởi đầu với nhận thức của ý định Chân Ngã trong bộ óc xác thịt, con người tiếp tục tạo hình cho ý tưởng của mình. Trước tiên, y bắt đầu tạo ra vật liệu cần có trên cõi trí. Chính trên cõi đó mà xung lực đem vào cho chính nó hình hài ban đầu. Trên cõi dục vọng hay cõi cảm dục, qui trình cấp sinh khí được theo đuổi ở mức độ lớn, vì độ dài của sự sống của bất luận hình tư tưởng nào (cho dù một hình tư tưởng như là thái dương hệ của chúng ta) cũng tùy thuộc vào độ bền của ham muốnsức mạnh của dục vọng
Trên các phân cảnh dĩ thái của cõi trần, tiến trình kết khối vật chất diễn ra; khi hiện thể vật chất có được các tỉ lệ cần thiết, hình tư tưởng đó bắt đầu tách rời khỏi hình tư tưởng vốn đem lại cho nó hình hài. Bất luận ý tưởng nào có đủ sức mạnh, tất nhiên cũng sẽ hiện thành chất đặc của cõi trần, nhưng công việc chính của kẻ sáng tạo chất đó ngưng lại khi y đã tác động với nó trên các phân cảnh trí tuệ, cảm dục và dĩ thái. Đáp ứng ở cõi vật chất thô trược có tính cách tự động và không thể tránh khỏi. Một vài ý tưởng có bản chất bao quát và hệ trọng đã phát sinh trong tâm thức của Các Đấng Dẫn Dắt nhân loại, đạt tới biểu lộ đầy đủ chỉ qua trung gian của nhiều kẻ thừa hành, và các xung lực mạnh mẽ của nhiều trí tuệ. Một vài kẻ thừa hành hoạt động một cách có chủ tâm, khi xảy ra trường hợp này, vào lúc tạo ra hình hài cần thiết; còn nhiều kẻ thừa hành khác bước vào hoạt động và bổ túc sự trợ giúp của họ qua chính tính chất tiêu cực của các bản thể của họ; họ “bị bắt buộc” phải quan tâm bất chấp chính họ, và bị “lôi cuốn vào hoạt động”, không phải qua bất cứ nhận thức trí tuệ nào hoặc “ham muốn cấp thiết” nào, mà vì lẽ đó là điều phải làm. Trong việc này có thể nhận thấy một trường hợp về năng lực của Các Đấng Cao Cả khi vận dụng các tình trạng trì trệ và tiêu cực bề ngoài (do kém phát triển), và nhờ thế tạo được các quả lành
Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn đến người đang học cách kiến tạo bằng hiểu biết, và sẽ không xem xét tiến trình mà vị adept theo đuổi, hay là các cố gắng hỗn độn của kẻ ít tiến hóa. Nhờ hiểu được ý tưởng, và nhờ thận trọng phân biệt động cơ nằm bên dưới ý tưởng, như thế đảm bảo được các mục tiêu thực dụng của nó, và giá trị của nó đối với tập thể trong việc phụng sự nhân loại, con người có một số điều cần làm, để minh giải, chúng ta có thể tóm tắt trong vài diễn đạt sau
Trước tiên, y phải giữ cho ý tưởng đủ lâu bền, để cho nó được ghi lại một cách trung thực trong bộ óc xác thân. Thường thường Ego sẽ “truyền đạt” đến bộ óc một ý niệm nào đó, một phần nào đó của kế hoạch, và tuy thế sẽ phải lặp lại diễn trình một cách liên tục suốt một thời kỳ dài trước khi có sự đáp ứng vật chất để cho Solar Angel có thể chắc chắn là việc đó được sáng suốt ghi nhận và giữ lại. Có lẽ không cần nói rằng toàn bộ tiến trình được làm cho dễ dàng phần lớn, nếu “cái bóng” (“shadow”), tức con người, theo đuổi việc tham thiền đều đặn, vun trồng thói quen nhớ tưởng hằng ngày và hằng giờ đến Chân Ngã, và trước khi đi ngủ vào ban đêm, hãy cố “duy trì việc tưởng nghĩ” để nhớ lại vào lúc thức càng nhiều càng tốt bất cứ ấn tượng nào của Chân Ngã. Khi phản ứng giữa hai yếu tố, tức Chân Ngã và bộ óc tiếp nhận ở cõi trần, được thiết lập, sự tương tác có tính chất hỗ tương, và cả hai được điều chỉnh hoặc điều hợp với nhau, giai đoạn hai được bắt đầu. Ý tưởng được hình dung ra. 
(971) Lúc bấy giờ, giai đoạn ấp ủ được theo đuổi, chính nó được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Con người ấp ủ ý tưởng, y trầm tư về ý tưởng đó, nhờ vậy tạo ra hoạt động trong chất trí, và thu hút vào ý tưởng mầm mống của mình chất liệu cần thiết để làm lớp áo của nó. Y hình dung cho chính mình cái đường nét của hình tư tưởng, khoác cho nó bằng sắc thái, và tô vẽ nó bằng các chi tiết của nó. Do đó, người ta sẽ được chứng kiến giá trị lớn lao của một tưởng tượng thực sự và công dụng khoa học đã được sắp xếp của nó. Trí sáng tạo (imagination) có nguồn gốc thuộc về trí cảm (kama-manasic), vốn không thuần là dục vọng, cũng không thuần là trí tuệ, và là một sản phẩm thuần túy của con người, vốn được thay thế bằng trực giác trong con người hoàn hảo, và trong các Đấng Thông Tuệ cao siêu của Thiên Nhiên. 
Khi ý chí con người hay là xung lực ban đầu đủ mạnh, và khi trí sáng tạo, hay là năng lực hình dung, trở nên linh hoạt đầy đủ, phần thứ hai của giai đoạn ấp ủ được bắt đầu, và việc đem sinh khí bằng dục vọng cũng được bắt đầu. Sự tương tác của xung lực trí tuệ với dục vọng tạo ra cái có thể được gọi là một rung động trong hình thức cấu tạo của ý tưởng và nó trở nên sống động. Tuy nhiên, nó vẫn còn không rõ ràng và độ thanh mảnh của nó lại lớn, nhưng nó lộ ra các dấu hiệu cấu tạo và đường nét của hình hài của nó. Các nhà nghiên cứu phải nhớ rằng toàn bộ diễn trình này đang được xúc tiến hiện nay trong giai đoạn này mà chúng ta đang xét từ bên trong não bộ. Như vậy, có một tương ứng rõ rệt với công việc của chín Sephiroth:  
Ba vị lúc bắt đầu tương ứng với xung lực Chân Ngã mà trước đây chúng ta có bàn đến. 
Nhóm Sephiroth thứ hai tìm thấy sự tương đồng của các Ngài trong công việc được theo đuổi trong giai đoạn mà hiện giờ chúng ta đang bàn đến, hay là xung lực của trí-dục vọng, phát ra một cách hữu thức từ bộ óc con người. 
Công việc của ba nhóm cuối cùng được hoàn tất khi hình tư tưởng, vốn dĩ được khoác trong chất trí và chất cảm dục, đi vào biểu lộ ngoại cảnh trên cõi trần
(Sephiroth: Các phân thân thiêng liêng từ Ain-Soph, tức nguyên khí đại đồng, vô ngã, tức Đấng Tuyệt Đối Vô Biên của Do Thái giáo. Thượng Đế - Ain Soph tức No-Thing - ND). 
(972) Giai đoạn sau trong thời kỳ ấp ủ ý tưởng được theo đuổi khi hình tư tưởng, vốn dĩ được khoác/bao phủ bằng chất trí và đã bắt đầu được truyền sinh khí bằng dục vọng, nhận vào chính nó một lớp vật liệu bằng chất cảm dục (astral matter), và vì thế có thể hoạt động trên cõi cảm dục cũng như cõi trí. Đến đây, sự tăng trưởng của nó trở nên nhanh chóng. Cần thận trọng ghi nhớ rằng diễn trình tạo lập trong chất trí tiếp diễn cùng một lúc và sự phát triển bây giờ là gấp đôi. Đến đây, nhà kiến tạo hiểu biết phải thận trọng để duy trì sự quân bình và không để cho sự tưởng tượng quá mức chiếm các tỷ lệ quá lớn. Yếu tố trí tuệ và yếu tố dục vọng phải được điều chỉnh thật đúng, nếu không người ta sẽ thấy biểu lộ quá thông thường xảy ra, đó là một ý tưởng được ôm ấp và nuôi dưỡng một cách sai trái, và như thế không thể giữ đúng vai trò của nó trong cơ tiến hóa, chỉ vì một sự méo mó lố bịch
Hiện giờ ý tưởng đang tiến tới một giai đoạn nguy cấp, và nên được sẵn sàng chiếm giữ bằng chất liệu hồng trần (physical matter) và khoác vào chính nó một dạng thức dĩ thái (etheric form). Khi ở trên các cõi phụ dĩ thái, nó thu nhận động cơ thúc đẩy cuối cùng đó, chính động cơ này đưa đến những gì có thể được gọi là “sự kích hoạt” (“actuating”) của nó, hay là sự tiếp nhận của nó đối với xung lực cổ vũ đó vốn sẽ dẫn dắt nó đến chỗ tách ra khỏi chủ thể sáng tạo của nó, và gửi ra ngoài để khoác lấy
1. Một hình thức trọng trược 
2. Một sự sống tách biệt. 
Nên nhớ rằng, lúc bấy giờ hình tư tưởng đã vượt qua khỏi cõi trí, chiếm lấy cho chính nó một lớp vỏ cảm dục, và cũng đang gom vào chính nó một thể bằng chất dĩ thái. Khi nó đã đạt đến giai đoạn này, việc cấp sinh lực tiếp diễn một cách nhanh chóng, và thời điểm của sự sống riêng rẽ của nó đang được đưa đến gần. 
Việc cấp sinh khí này được tiến hành một cách hữu thức bởi người – tùy theo ý định ban đầu hoặc sự thúc đẩy lúc đầu – điều khiển năng lượng của hình tư tưởng thuộc loại nào đó. Năng lượng này được điều khiển từ một trong ba bí huyệt cao, tùy theo tính chất của ý tưởng được biểu hiện, và sẽ (973) được thấy đang tuôn tràn về hướng ý tưởng đang thể hiên cụ thể một cách nhanh chóng từ bí huyệt đặc biệt có liên quan. Chúng ta đừng nên quên rằng chúng ta đang xem xét hình tư tưởng của kẻ kiến tạo có ý thức. Hình tư tưởng của đa số con người không được tiếp sinh lực từ cội nguồn nào cao như thế, mà thấy xung lực linh hoạt của chúng phát ra từ bí huyệt đan điền hoặc là từ các cơ quan còn thấp hơn nữa, đó là cơ quan sinh sản. 
Chính dòng năng lượng tình cảm hay năng lượng tính dục này mới chịu trách nhiệm cho các tình trạng hỗn mang của ngày nay; sự quân bình không được duy trì, sự tương tác giữa hai và vô số các hình tư tưởng tất nhiên được tạo ra, có đẳng cấp và rung động thấp kém đang gây ra một tình trạng, nó sắp đòi hỏi mọi nỗ lực của các nhà hoạt động tinh thần để vô hiệu hóa, hóa giải và chuyển hóa. Các hình tư tưởng này, vốn dĩ ít xứng đáng với tiếp đầu ngữ “tư tưởng” (“thought”), phần lớn thuộc về dục vọng (kamic) với một sự pha trộn chất trí thuộc loại thấp nhất, chịu trách nhiệm cho đám sương mù hay lớp bao phủ có rung động hay nhịp đập nặng nề, chậm chạp vốn đang bao bọc gia đình nhân loại và đang tạo ra sai trái, tội ác và thiếu sinh khí (mụ mẫm) về trí óc. Như chúng ta biết, phần lớn con người đều an trụ (polarised) trong thể cảm dục, và các trung tâm lực thấp lại linh hoạt nhất; khi một bầu khí hoặc vùng xung quanh của hình tư tưởng có chủ âm (key) thấp và được truyền sinh lực bằng mọi hình thức thấp kém của năng lượng cảm dục được kết hợp với hình tư tưởng này, điều sẽ trở nên rõ ràng kỳ diệu biết bao chính là nhiệm vụ nâng nhân loại lên một bầu không khí trong sáng hơn, thanh khiết hơn và lành mạnh hơn, và dễ dàng biết bao đối với các trạng thái thấp kém và các ham muốn để phát triển và tăng trưởng. 
Khi việc chuyển sinh khí được theo đuổi và năng lượng được tuôn đổ từ một trong các bí huyệt vào hình tư tưởng, nhà kiến tạo hữu thức bắt đầu mở rộng ảnh hưởng này ngõ hầu gởi nó ra từ y để hoàn thành nhiệm vụ của nó, bất cứ những gì có thể có, để làm cho nó “phát xạ” (“radiant”) về mặt huyền linh để cho các rung động của nó sẽ phát tán ra và làm cho chính chúng được cảm nhận, và sau cùng làm cho nó (974) có sức thu hút, để cho một cái gì đó trong hình tư tưởng sẽ gợi ra sự đáp ứng từ các hình tư tưởng khác hoặc là từ các thể trí mà nó có thể tiếp xúc. 
Khi cả ba mục tiêu này đã được đạt tới, sự sống của chính hình tư tưởng bây giờ mạnh đến nỗi nó có thể theo đuổi chu kỳ sống nhỏ bé của riêng nó và làm tròn nhiệm vụ của nó, chỉ được liên kết với kẻ sáng tạo ra nó bằng một sợi dây nhỏchất liệu tỏa sáng, vốn là một tương ứng với sutratma. Mọi hình tư tưởng đều có một sutratma (sinh mệnh tuyến) như thế. Nó nối liền các thể của một người với Chủ Thể bên trong, hoặc là với dòng từ lực, phát ra từ Chủ Thể thực sự, tức Thái Dương Thượng Đế, dòng từ lực này nối liền Đấng Sáng Tạo của thái dương hệ với hình tư tưởng vĩ đại của Ngài bằng một dòng năng lượng từ Mặt Trời Tinh Thần trung ương với một điểm trong tâm của Mặt Trời vật chất. 
Bao lâu mà sự chú ý của kẻ sáng tạo về bất cứ hình tư tưởng nào, lớn hoặc nhỏ, được hướng về phía nó, khoen nối từ điện đó còn tồn tại, hình tư tưởng được cấp sinh lực và công việc của nó vẫn trôi chảy. Khi công việc được hoàn thành, và hình tư tưởng đã đáp ứng được mục đích của nó, mọi tác nhân sáng tạo, dù cố ý hoặc vô tâm, chuyển sự chú ý của mình ra nơi khác, hình tư tưởng của y liền tan rã
Vì thế, ý nghĩa huyền linh của mọi tiến trình có liên quan đến huyền học ở trong tầm nhìn, có thể được nhìn thấy. Bao giờ mà con mắt của Đấng Sáng Tạo còn đặt vào những gì được tạo ra, thì chừng đó nó còn tồn tại; nếu Đấng Sáng Tạo rút lại “ánh sáng tán thành của Ngài” thì cái chết của hình tư tưởng tiếp theo sau, vì sinh lực hoặc năng lượng đi theo con đường của mắt. Do đó, khi một người trong khi thiền định, xem xét công việc của mình và tạo ra hình tư tưởng của mình để phụng sự, thì về mặt huyền linh, y đang nhìn xem và tất nhiên là mang lại năng lượng; y bắt đầu vận dụng mắt thứ ba ở khía cạnh phụ của nó. Đệ tam nhãn hay là nhãn quang tâm linh có nhiều chức năng. Trong số các chức năng khác, đó là cơ quan soi sáng, con mắt không bị che lấp của linh hồn, nhờ đó ánh sáng và sự giác ngộ đi đến thể trí, và thế là toàn bộ sự sống thấp kém trở nên được rọi chiếu. Đó cũng là cơ quan mà năng lượng có chỉ đạo (directing energy) đang tuôn đổ qua đó, mà dòng lưu xuất từ vị cao đồ sáng tạo hữu thức đi đến các khí cụ đùng để phụng sự, tức các hình tư tưởng của Ngài. 
Dĩ nhiên những người kém tiến hóa không vận dụng được con mắt thứ ba để kích hoạt các hình tư tưởng của họ. Trong đa số các trường hợp, năng lượng mà họ dùng xuất phát từ huyệt đan điền, và hoạt động theo hai hướng, hoặc là xuyên qua các cơ quan sinh sản, hoặc là qua các con mắt hồng trần. Nơi nhiều người, ba điểm này – các cơ quan thấp kém, huyệt đan điền, và đôi mắt nhục thân hợp thành một tam giác lực mà dòng năng lượng tuôn chảy chung quanh đó trước khi đi ra hình tư tưởng được biểu lộ bên ngoài. Nơi người tìm đạo, và người mở mang trí tuệ, tam giác có thể đi từ huyệt đan điền đến bí huyệt cổ họng và từ đó đến hai mắt. Sau này khi người tìm đạo tăng thêm hiểu biết và có động lực trong sạch, tam giác năng lượng sẽ có quả tim là điểm thấp nhất thay vì là huyệt đan điền, còn mắt thứ ba sẽ bắt đầu làm công việc của nó, dù cho đến nay còn bất toàn
Bao lâu mà “Con Mắt” còn hướng đến hình hài được sáng tạo, luồng thần lực sẽ được chuyển đến nó và con người càng nhất tâm (one-pointed), thì có thể năng lượng này càng được tập trung và có hiệu lực. Nhiều tình trạng kém hiệu năng của con người là do sự kiện các lưu tâm của họ không những kém tập trung, mà còn rất phân tán, và không có một điều gì thu hút sự chú tâm của họ cả. Họ đặt tản mát năng lượng của họ và đang cố làm thỏa mãn mọi ham muốn vô định của họ, và làm qua loa mọi việc đang xảy đến với họ. Do đó không hề có một ý tưởng nào mà họ từng nghĩ đến khoác được một hình dáng thực sự nào, hoặc được làm cho mạnh mẽ đúng mức bao giờ. Tất nhiên, chúng được bao quanh bởi một đám mây dày đặc của các hình tư tưởng được tạo ra bởi một nửa hình đang tan rã và các đám mây bằng vật chất được làm cho mạnh mẽ (được tiếp sinh lực) chỉ một phần đang trong tiến trình tan rã. Về mặt huyền linh, việc này tạo ra một tình trạng tương tự với việc phân rã của một hình hài vật chất, và cũng là một điều khó chịucó hại cho sức khỏetinh thần (unwholesome). Việc đó giải thích rất nhiều về tình trạng bệnh hoạn của gia đình nhân loại vào lúc này. 
Thất bại trong việc sáng tạo tư tưởng cũng do sự kiện là (976) các định luật về tư tưởng không được dạy ra, và con người không biết làm thế nào, qua thiền định, để tạo ra những đứa con với hoạt động của họ điều khiển được công việc của họ. Các kết quả trên cõi trần đạt được nhanh chóng hơn nhiểu nhờ sáng tạo tư tưởng có khoa học hơn qua phương tiện cõi trần một cách trực tiếp. Điều này đang trở nên hiện thực hơn, nhưng cho đến khi nhân loại đã đạt đến một mức độ thanh khiết và không vị kỷ nhiều hơn, việc giảng giải tỉ mỉ hơn về diễn trình tất nhiên phải được che giấu
Một lý do khác đối với việc không hiệu quả trong sáng tạo là do các luồng sinh lực phát ra từ đa số con người vốn thuộc về một đẳng cấp thấp, nên các hình tư tưởng không bao giờ đạt đến một trình độ hoạt động độc lập, ngoại trừ qua công việc tập thể chồng chất. Chỉ khi nào vật chất của ba cõi phụ cao của cõi cảm dục và hồng trần tìm được vị trí của nó trong hình tư tưởng, nó đã được cấp năng lượng chính yếu bằng năng lượng hỗn loạn (mob energy). Khi chất liệu cao siêu bắt đầu tìm được lối vào hình tư tưởng, lúc bấy giờ nó có thể được thấy đang hoạt động một cách độc lập, vì Chân Ngã cá biệt của người có liên hệ có thể bắt đầu hoạt động qua vật chất – một điều mà trước đây không thể xảy ra. Ego không thể hoạt động một cách tự do trong phàm ngã cho đến khi vật chất thuộc cõi phụ thứ ba được tìm thấy trong các thể của phàm ngã đó; sự tương ứng tất nhiên vẫn đúng. 
Một khi hình tư tưởng đã được truyền sinh khí và dĩ thái hình của nó trở nên được hoàn bị hay được “phong kín” (“sealed”) như người ta thường gọi, nó có thể đạt đến hình thức vật chất trọng trược nếu muốn. Điều này không có nghĩa là các hình tư tưởng cá nhân của mọi người chiếm lấy vật chất trọng trược trên cõi dĩ thái, mà là chúng sẽ trở nên hoạt động được trên cõi trần. Ví dụ một người đang suy tưởng đến một tư tưởng thân ái; y đã tạo nên hình tư tưởng và cấp sinh lực cho nó; nó lộ ra bên ngoài đối với người có nhãn thông tồn tại trong chất dĩ thái sát gần với con người. Do đó, nó sẽ tìm cách biểu lộ ở cõi trần bằng một hành động thân ái hoặc là một sự vuốt ve/ âu yếm xác thân. Khi tác động đã qua, sự âu yếm đã xong, sự chú ý của con người vào hình tư tưởng đặc thù đó kết thúc và hình tư tưởng tan biến. Đối với một tội lỗi cũng thế – hình tư tưởng đã được tạo ra và tất nhiên nó sẽ tìm cách biểu lộ ở cõi trần bằng một hành vi nào đó. Mọi hoạt động thuộc mỗi loại đều là kết quả : 
a/ Của các hình tư tưởng được tạo ra một cách hữu ý hoặc vô tình
b/ Của các hình tư tưởng tự tạo hoặc của ảnh hưởng của các hình tư tưởng của những kẻ khác
c/ Của sự đáp ứng với các xung lực bên trong của chính mình, hoặc là của sự đáp ứng với các xung lực của những kẻ khác, và do đó đáp ứng với các hình tư tưởng tập thể
Do đó, điều hiển nhiên thiết yếu biết bao và có ảnh hưởng biết bao đến những người cả nam lẫn nữ là bởi các hình tư tưởng mà chính họ tạo ra, tức là những đứa con bằng trí của những người khác.
 
c. Ý nghĩa huyền bí của ngôn từ.
Thánh Kinh cổ xưa có nói: 
Lắm lời sẽ sinh nhiều lỗi” (“In the multitude of words there wanteth not sin”. Thánh Kinh Cựu Ước, Châm Ngôn 10:19 – Đa ngôn đa quá), vì trong lượn sóng các lời nói ở giai đoạn này của trình độ tiến hóa con người, nhiều lời được phát ra không có mục đích hoặc từ các động lực mà (khi được phân tích) sẽ thấy là hoàn toàn dựa vào phàm ngã. Sự tiến bộ nếu được tạo ra theo đường lối tiếp cận với các Bí Pháp càng lớn thì sự thận trọng mà người tìm đạo phải giữ càng nhiều. Điều này cần thiết vì ba lý do: 
Thứ nhất, do trình độ tiến hóa của y, y có thể tăng thêm sức mạnh cho các ngôn từ của mình theo một cách thức mà sẽ khiến cho y kinh ngạc nếu y có thể thấy được trên cõi trí. Y tạo được chính xác nhiều hơn là kẻ thông thường, hình tư tưởng theo sau của y được truyền sinh khí mạnh mẽ hơn, và nó hoàn thành chức năng ở nơi mà nó được đưa tới bằng “Âm Thanh” hoặc ngôn từ với mức chính xác lớn hơn. 
Thứ hai, bất cứ lời nào được thốt ratiếp theo là hình tư tưởng được tạo thành (ngoại trừ theo đường lối cao siêu chớ không dựa vào các thôi thúc của phàm ngã) đều có khuynh hướng tạo thành một cản trở bằng chất trí giữa một người với mục tiêu của y. Chất này hay tường ngăn cách phải được xua tan trước khi sự tiến bộ thêm nữa có thể được tạo ra, và diễn tiến này tạo ra karmakhông thể tránh khỏi
Thứ ba, ngôn từ là một cách truyền thông rất rộng lớn trên các phân cảnh vật chất; trên các phân cảnh tinh anh hơn, nơi hoạt động của người phụng sự, và trong các giao tiếp của y với những người phụng sự huynh đệ của y và những người cộng tác được chọn lựa, ngôn từ sẽ đóng một vai trò luôn luôn nhỏ hơn. Nhận thức trực giác và sự tương tác viễn cảm sẽ phân biệt sự giao hòa giữa những người tìm đạo với các đệ tử, và khi điều này được kết hợp với sự tin cậy hoàn toàn, lòng cảm thông và cố gắng hợp nhất cho kế hoạch, chúng ta sẽ có một sự hình thành, nhờ đó Chân Sư có thể hoạt động được, và qua đó Ngài có thể đưa xuống thần lực của Ngài. Chân Sư hoạt động qua các nhóm (lớn hoặc nhỏ) và công việc trở nên dễ dàng cho Ngài nếu sự tương tác giữa các đơn vị của nhóm được ổn định và không gián đoạn. Một trong các nguyên nhân của khó khăn thường thấy nhất trong công việc của nhóm và vì đó ngăn chận dòng lưu nhập của thần lực từ Chân Sư trong nhất thời là do sự lạm dụng ngôn từ. Nó mang lại một cản trở của vận hà tạm thời trên cõi trí. 
Tôi nói đến ba yếu tố này vì vấn đề cần bàn đến của công việc tập thể có tầm quan trọng thiết yếu và nhiều điều được hy vọng từ đó trong các ngày này. Nếu trong bất cứ tổ chức nào trên cõi trần các Chân Sư có thể có được một hạt nhân của ngay cả ba người sẵn sàng tác động hỗ tương (tôi chọn lời lẽ một cách có cân nhắc) và họ đi theo con đường phụng sự một cách không vụ lợi, thì các Chân Sư có thể tạo ra nhiều kết quả rõ rệt trong một thời gian ngắn hơn có thể có được với một nhóm người lớn lao và linh hoạt, họ có thể chân thật và thành tâm nhưng không hề biết ý nghĩa của sự tín nhiệm và sự hợp tác với nhau và họ không cảnh giác về lối vào của ngôn từ. 
Nếu một người có thể đạt được kết quả hiểu được ý nghĩa của ngôn từ, nếu y học được cách nói như thế nào, khi nào nên nói, điều gì đạt được do lời nói, và điều gì xảy ra khi y nói, thì y đang thành công trên con đường đạt đến mục tiêu của mình. Người nào biết điều chỉnh đúng lời nói của mình, người ấy là kẻ sẽ tiến bộ nhiều nhất. Có bao giờ các vị lãnh đạo các phong trào huyền linh hiểu rõ điều này đâu. Thế nên hầu hết đẳng cấp huyền linh học của Đức Pythagoras (tiền kiếp của Đức Thầy K.H. _ND) ở Crotona, và nhiều môn phái huyền bí khác ở Âu Châu và Á Châu đã có luật lệ rằng tất cả các tân môn đồ và các đệ tử dự bị đều không được phép nói chuyện trong hai năm sau khi gia nhập môn phái, và khi họ đã học cách giữ im lặng trong thời kỳ đó, họ mới được ban cho quyền nói chuyện, vì họ đã học được một sự dè dặt trong lời nói một cách đặc biệt. 
Ở đây có thể là hữu ích nếu các đạo sinh hiểu được rằng mọi nhà phát ngôn tài ba (good speaker) đều đang thi hành một công việc huyền bí nhất. Một diễn giả lỗi lạc (ví dụ thế) là một người đang làm công việc giống như vậy trên một mức độ nhỏ so với mức độ mà Thái Dương Thượng Đế đang làm. Ngài đang làm những gì? Ngài suy tưởng, Ngài kiến tạo, Ngài đem lại sinh khí. Do đó, một diễn giả tách chia tài liệu mà y sẽ tạo nên bài thuyết giảng của mình và y sẽ đem sinh khí đến cho nó. Trong số mọi chất liệu tư tưởng của thế giới, y tập hợp chung lại chất liệu mà y tìm cách dùng cho riêng cá nhân y. Kế đó, y sao chép công trình của Thượng Đế Ngôi Hai trong việc tạo nó thành hình hài một cách khôn khéo. Y tạo ra hình hàikế đó, khi hình hài đó được tạo ra xong, y kết thúc bằng cách đóng vai trò Ngôi Một của Tam Vị Nhất Thể đặt Tinh Thần của mình, tức là sinh khí và thần lực vào đó sao cho đó là một biểu lộ đầy sức sống, linh động. Khi một diễn giả hoặc nhà phát ngôn thuộc bất cứ loại nào có thể hoàn thành việc đó, y có thể luôn luôn giữ duy trì số người nghe của mình và cử tọa của y sẽ luôn luôn học hỏi nơi y; họ sẽ nhận biết những gì mà hình tư tưởng có dụng ý truyền đạt. 
Trong cuộc sống hằng ngày, khi đạo sinh diễn đạt bằng lời nói, tức là y đang làm đúng cùng một việc, chỉ có cái phiền toái thường nảy sinh, đó là trong ngôn từ của mình, y đang tạo ra một điều gì đó thường không đáng làm và làm cho nó sinh động với loại năng lượng sai trái, cho nên hình tư tưởng, thay vì là một mãnh lực có tính xây dựng, sinh động và hữu ích, lại trở thành một lực hủy diệt trong cõi đời. Nếu chúng ta nghiên cứu các môn vũ trụ học khác nhau của thế giới, chúng ta sẽ thấy rằng diễn trình sáng tạo được tiến hành bằng phương tiện âm thanh hoặc ngôn từ hay là Linh Ngôn (Word). Chúng ta thấy điều đó trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo: “Ban đầu có Ngôi Lời và Ngôi Lời (Word) là Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên và không có Ngài thì chẳng có vật gì được làm nên”. (T K T Ư, John I). Như vậy, theo giáo lý Cơ Đốc, các thế giới được tạo ra bằng Linh Từ của Thượng Đế. 
Trong các Kinh của Ấn Giáo chúng ta lại thấy rằng Đấng Vishnu, Đấng thay thế cho Ngôi Hai của Tam Vị Nhất Thể, được gọi là “Huyền Âm” (“The Voice”). Ngài là Đại Ca Sĩ (great Singer), Đấng đã kiến tạo các thế giới và vũ trụ bằng khúc ca (song) của Ngài. Ngài là Đấng Minh Giải (Revealer) ý tưởng của Thượng Đế Đấng đã tạo nên vũ trụ của các thái dương hệ. Đúng như người theo Thiên Chúa giáo nói về Linh Từ vĩ đại, Linh Từ của Thượng Đế, tức Đức Christ, cũng thế, người theo Ấn Giáo nói đến Vishnu, Đại Ca Sĩ, sáng tạo nhờ khúc ca của Ngài. 
Trong biểu lộ ở cõi trần, chúng ta được biết đến bằng ngôn từ của chúng ta; chúng ta được biết đến bằng sự dè dặt trong lời nói của chúng ta, bằng các điều mà chúng ta nói và bằng các điều mà chúng ta chừa lại không nói ra và được xét đoán bằng tính chất của cuộc đàm thoại của chúng ta. Chúng ta phán đoán con người bằng cái mà họ nói, vì các lời của họ để lộ ra loại chất liệu tư tưởng mà họ tác động trong đó và tính chất của năng lượng hay sự sống mà họ đặt đàng sau các lời của họ. Đối với các Đức Thái Dương Thượng Đế khác nhau của các tinh tòa rộng lớn, chúng hiện ra khi chúng ta quan sát các bầu trời đầy sao, phẩm tính của Vị Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta được nhìn thấy qua trung gian của hình tư tưởng vĩ đại mà Ngài đã tạo ra bằng quyền năng của tiếng nói (speech) của Ngài và nó được cấp năng lượng bằng phẩm tính bác ái đặc biệt của Ngài. Khi Thượng Đế phán bảo, các thế giới được tạo ra và hiện nay, Ngài chỉ ở trong tiến trình diễn đạt bằng lời nói. Ngài chưa kết thúc những gì mà Ngài phải nói và đó là sự bất toàn ở bề ngoài hiện nay. Khi cách diễn đạt hay câu nói thiêng liêng vĩ đại đó vốn đang chiếm lấy tư tưởng Ngài được đưa đến gần, chúng ta sẽ có một thái dương hệ hoàn hảo do các sinh linh hoàn thiện cư trú. 
Qua ngôn từ, một tư tưởng được gợi ra và trở thành hiện hữu; nó lộ ra khỏi sự trừu tượng và thoát khỏi tình trạng mơ hồ và hiện ra trên cõi trần, tạo ra (nếu chúng ta có thể thấy nó) một sự vật rất rõ ràng trên các phân cảnh dĩ thái. Biểu lộ ra ngoại cảnh được tạo ra, vì “Các sự vật là cái mà Linh Từ tạo thành chúng bằng cách gọi tên chúng” (“Things are that which the Word makes them in naming them”). Theo nghĩa đen, ngôn từ là một ma lực (magical force) vĩ đại và các adepts hay là vị chính đạo, nhờ hiểu biết về các thần lực và quyền năng của im lặng và của ngôn từ, có thể tạo ra các hiệu quả trên cõi trần. Như chúng ta biết, có một ngành của ma thuật, nó chủ yếu là vận dụng sự hiểu biết này dưới hình thức của các Quyền Lực Từ và của các thần chú và các công thức huyền bí vốn tạo ra các năng lượng ẩn giấu của thiên nhiên và triệu dụng các devas đi vào hoạt động. 
Ngôn từ (speech) là một trong các bí quyết mở ra các cánh cửa thông thương giữa con người với các thực thể tinh anh. Nó mang lại manh mối cho việc khám phá ra các thực thể này, những vị chỉ được tiếp xúc ở phía bên kia của bức màn. Nhưng chỉ có kẻ nào đã học được cách giữ im lặng, và đã đạt đến mức hiểu biết về các thời điểm cần diễn đạt bằng lời nói mới có thể vượt qua bức màn này và tạo ra một số các giao tiếp huyền bí. Trong bộ GLBN, chúng ta được dạy huyền thuật chủ yếu là hướng vào các Thần Linh (Gods) bằng ngôn ngữ riêng của các Ngài; do đó, ngôn từ của người bậc trung không thể đạt đến các Ngài. 
Thế nên, những ai tìm cách học ngôn ngữ huyền bí, những ai tìm cách biết về các linh từ, các linh từ này sẽ thấu nhập vào thính giác của những ai đứng phía bên kia, và những ai tìm cách vận dụng các linh thức và các tập ngữ vốn sẽ mang lại cho họ năng lực chi phối các Thần Kiến Tạo, phải quên đi cách dùng các linh từ trước đây của họ và phải cố tránh các phương pháp nói chuyện thông thường. Lúc đó ngôn ngữ mới sẽ thuộc về họ, và các cách diễn đạt mới, các ngôn từ, các thần chú và các công thức huyền bí (formulas) sẽ được giao cho họ chăm sóc. 
Các định luật về ngôn ngữ là các định luật của vật chấtcác đạo sinh có thể áp dụng các định luật chi phối chất liệu cõi trần cho việc sử dụng ngôn từ của họ, vì nó liên quan đến việc vận dụng vật chất trên các phân cảnh khác. Ngôn từ là phương tiện lớn nhờ đó chúng ta làm hiển lộ bản chất của hệ thống nhỏ mà chúng ta đang kiến tạo – hệ thống mà từng con người là mặt trời trung ương của nó, vì theo Định Luật Hút, con người kéo về chính mình những gì y cần. 
 
2. Bản chất của huyền thuật (1) 

 Chúng ta đã xem xét hơi đầy đủ việc tạo ra các hình tư tưởng, và đã thấy rằng tiến trình mà con người theo đuổi thì tương tự với tiến trình mà Thượng Đế Ba Ngôi theo đuổi trong việc tạo ra thái dương hệ. Giờ đây, chúng ta phải bàn đến bộ môn lớn lao đó trong huyền linh học vốn thường được gọi là huyền thuật. Con người là kẻ quán triệt ý nghĩa huyền bí của những gì được nói đến ở đây, sẽ có vị trí của mình trong hàng ngũ của những kẻ được phép gọi chính họ là “Các Huynh Đệ Chính Phái”. Vấn đề thì quá rộng lớn (983) không thể đề cập đến vắn tắt hơn, vì nó nằm trong toàn bộ phạm vi nỗ lực trong lĩnh vực cấu tạo vật chất
Trước tiên, chúng ta phải bàn đến thái độ trí tuệ của con người khi y đối diện với công việc sáng tạo và năng lực con người để nhớ lại, xuyên qua hạ trí, mục tiêu của Chân Ngã, nhờ đó tạo ấn tượng tốt đẹp lên các tác nhân kiến tạo trên cõi trí với một tốc độ nhịp nhàng nào đó và một hoạt động rung động nào đó. Đây là yếu tố đầu tiên, nó tạo các kết quả (trên cõi trần) trong hoạt động trực tiếp của Chân Ngã. Chúng ta cũng phải nhớ rằng, trong việc xem xét vấn đề này không bàn đến công việc hằng ngày của kẻ thường nhân, mà đang nói đến công việc sáng tạo có tổ chức, đúng theo luật lệ của người tiến hóa. Và rồi chúng ta đặt một tiêu chuẩn và nhấn mạnh ý tưởng hướng về những gì mà đạo sinh huyền linh học nên nỗ lực. 

[ "1 Huyền thuật (Magic). GLBN I, 284.
1. Huyền thuật là một khoa học thiêng liêng dẫn đến việc tham dự vào các phẩm đức (attributes) của chính sự thiêng liêng. Isis Unveiled I, 25.
2. Mọi hoạt động huyền thuật cốt ở việc gạt bỏ các khúc cuộn của Con Rắn Cũ xưa (Ancient Serpent). Isis Unveiled I, 138.
3. Mục tiêu của Khoa huyền thuật là sự hoàn thiện của con người. Isis Unveiled I, 309.
Huyền thuật thăm dò bản chất và sức mạnh của mọi vật. Isis Unveiled I, 282 – GLBN II, 538.
5. Huyền thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa. Isis Unveiled I, 279.
6. Huyền thuật là toàn bộ tri thức tự nhiên (natural knowledge). Isis Unveiled II, 99, 189.
7. Huyền thoại không hàm ý sự vi phạm các định luật của thiên nhiên. Isis Unveiled I, Preface.
Căn bản của Huyền thuật.
1. Huyền thuật được dựa vào các quyền năng bên trong của linh hồn con người . Isis Unveiled I, 459.
2. Trinity của thiên nhiên là ổ khóa của huyền thuật, trinity của con người là chìa khóa vừa với nó. Isis Unveiled II, 635.
3. Huyền thuật là tâm lý học huyền linh. Isis Unveiled I, 612 – 616
4. Cảm dục quang là tác nhân chính của huyền thuật. Isis Unveiled I, 128. GLBN I, 275; II, 537."

"1 Huyền thuật. Chính thuật ngữ Magic (Huyền Thuật) mang bằng chứng về nguồn cội cao siêu của nó. Tiếng La Tinh Magus, tiếng Hy Lạp Magos, tức nhà huyền thuật (magician), đem lại cho tất cả chúng ta các thuật ngữ khác này biểu thị cho uy quyền, minh triết, sự vượt trội. Kế đó chúng ta có phạm vi ảnh hưởng lộng lẫy, khoa trương, để diễn tả sự lớn lao ở vị thế, trong hành động và trong ngôn từ. Với âm tiết cuối hơi thay đổi, các từ giống nhau trở nên oai vệ, hàm ý quyền chi phối, và lần nữa, chúng ta có vị thẩm phán (magistrate), bất cứ điều gì có uy quyền mà lần nữa đã được đơn giản hóa thành Đức Thầy, và sau cùng bằng tiến trình tiến hóa ngôn từ đã trở thành chữ Mister (Ông) dễ hiểu. Nhưng chữ La Tinh chỉ là một cách truyền đạt các từ. Chúng ta cũng có thể lần theo sự phát triển lịch sử của ngữ căn này đến lúc chúng ta đạt đến ngôn ngữ Zend nơi mà chúng ta tìm thấy nó làm nhiệm vụ dưới tên dành cho toàn thể đẳng cấp tu sĩ. Các nhà huyền thuật (magi) được biết đến trên khắp thế giới vì sự minh triết và khéo léo của họ trong huyền linh học, và chắc chắn là từ ngữ huyền thuật hầu như mắc nợ vào cội nguồn đó vì sự tồn tại và ý nghĩa hiện nay của nó. Vậy chúng ta không cần dừng lại ngay cả nơi đây để trở lại ngôn ngữ Zend “mag”, hiện ra mờ mờ từ Bắc Phạn ngữ, maha, có nghĩa là vĩ đại”. Các học giả lỗi lạc nghĩ rằng chữ maha (lớn, đại) được viết theo chính tả lúc đầu mà “magha”. Phải công nhận là trong Bắc Phạn ngữ (sanskrit) có chữ Maga nghĩa là một thầy tu của Mặt Trời, nhưng chữ này rõ ràng là một từ vay mượn từ Zend (ngôn ngữ ?-ND) có nguồn gốc của nó từ ngôn ngữ láng giềng của nó là Bắc Phạn ngữ. Tạp chí Lucifer, q X, 157."

"1 Huyền Thuật (Magic). Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh - linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nhìn thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài hòa. GLBN II, 538.
Magic là Vidya thứ hai trong bốn Vidyas (Minh Triết Tri Thức) và là maha - Vidya vĩ đại trong các tác phẩm Vạn Pháp Kỳ Thư (Tantric writtings). Nó cần có ánh sáng của vidya thứ tư (atma vidya, minh triết tinh thần) chiếu rọi lên nó để trở thành White Magic (Huyền Linh Thuật). GLBN I, 192.
Hắc Thuật (Black Magic, Tà Thuật, Tả Đạo) được HPB định nghĩa:
a/ Hắc Thuật sử dụng cảm dục quang cho các mục tiêu phỉnh lừa và dụ dỗ, trong khi nhà huyền linh thuật dùng nó cho các mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. GLBN I, 274.
b/ Hắc thuật hoạt động với các đối cực. Nhà huyền linh thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình, và điểm tổng hợp. GLBN I, 448.
c/ Biểu tượng của hắc thuật là ngôi sao năm cánh đảo ngược. Huyền linh thuật sử dụng cùng biểu tượng với điểm nhọn trên cùng.
d/ Hắc thuật là maha-vidya không có ánh sáng của atma-vidya.
Huyền Linh thuật là maha-vidya được chiếu sáng bằng Atma-vidya. GLBN I, 592.
e/ Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền linh thuật bị chi phối bởi mặt trời.
f/ Hắc thuật và huyền linh thuật đều xuất phát trong cuộc đại ly giáo (great schism) bắt đầu trong căn chủng thứ tư. GLBN II, 221, 445, 520.
g/ Hắc thuật được dựa vào sự suy thoái tính dục (degradation of sex) và suy thoái chức năng sinh sản.
Huyền linh thuật căn cứ vào sự chuyển hóa của quan năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản bị bỏ rơi bởi luồng nội hỏa, nó chuyển qua cổ họng, bí huyệt của âm thanh sáng tạo.
h/ Hắc thuật liên quan đến các lực tiến hóa giáng hạ.
Huyền linh thuật hoạt động với các mãnh lực tiến hóa thăng thượng.
i/ Hắc thuật có liên quan với hình hài, với vật chất.

Huyền linh thuật có liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh Thần."]


Chúng ta cũng phải xem xét công việc của đạo sinh huyền thuật khôn ngoan trên cõi cảm dục, nơi mà, dục vọng được thanh luyện và tình cảm/ xúc cảm được thánh hóa, y đem lại các tình trạng thăng bằng và các rung động ổn định, chúng giúp cho việc truyền chuyển không bị cản trở đối với cõi trần xuyên bộ óc xác thân của con người, đối với hoạt động rung động phát ra từ Ego, và đối với hoạt động tuần hoàn của thần lực cao siêu. Do đó, (nếu một ghi nhận có bản chất, thực hành có thể được thêm vào đối với người nghiên cứu bậc trung) việc vun trồng sự thanh tịnh tình cảm là một trong các giai đoạn đầu tiên hướng về việc có được dụng cụ cần thiết của nhà huyền linh học. Sự thanh tịnh này lại không đạt được bằng một cố gắng của ý chí, nó thành công trong việc kiềm chế tất cả hoạt động rung động cảm dục, chỉ bằng cách vun trồng sự đáp ứng với Chân Ngã, đồng thời chối bỏ mọi đáp ứng đối với rung động cố hữu của chính lớp vỏ cảm dục.

Chúng ta sẽ đề cập đến công việc truyền lực trên cõi trần xuyên qua các trung tâm lực dĩ thái và não bộ hồng trần, nghiên cứu qua về hiệu quả của âm thanh khi nó được phát ra vô tình trong ngôn ngữ hằng ngày và một cách cố ý trong các lời lẽ đều đặn được an bài của nhà hoạt động trong huyền thuật (1).
Do đó, về điều này, do bởi giá trị thực hành thiết yếu của đoạn này, và do các nguy cơ kèm theo việc hiểu biết về các vấn đề này bởi những kẻ chưa sẵn sàng cho việc vận dụng có ý thức sức mạnh này, có dự kiến là truyền đạt giáo lý cần thiết theo công thức “Các Qui Luật của Huyền Thuật”, cùng với một vài minh giải. Bằng cách này, công tác huyền thuật được bảo vệ đầy đủ, cùng lúc đó được truyền đạt đầy đủ cho những ai biết lắng nghe và con mắt minh triết ở trong tiến trình khai mở.
a/ Hắc Đạo và Chính Đạo. Nhiều điều được nói ra trong số các đạo sinh huyền môn ngày nay về chính đạo và tà đạo (1),
và nhiều điều được nói ra mà không có ảnh hưởng, hoặc sự thật. Điều cần nói chính xác là giữa hai loại người đó, đường ranh giới rất mong manh, khó mà nhận biết bởi những người cho đến nay, không xứng đáng với danh xưng là “kẻ biết”.
Sự phân biệt giữa hai hạng người này là ở nơi cả hai động lực và phương pháp, có thể được tóm tắt như sau:
Nhà huyền linh học/ Chánh thuật có động lực trong những gì sẽ đem ích lợi cho tập thể mà người này dùng hết năng lực và thời gian cho tập thể đó. Hạng người theo tả đạo/ Hắc thuật bao giờ cũng hoạt động một mình, hoặc là nếu vào bất cứ lúc nào y cộng tác với những người khác, thì đó là với mục đích ích kỷ ẩn giấu. Kẻ kiệt xuất của huyền linh học tự mình chú ý vào công việc nỗ lực có tính cách kiến tạo để cộng tác với các kế hoạch của Thánh Đoàn và để xúc tiến các ý muốn (desires) của Đức Hành Tinh Thượng Đế. Huynh Đệ Hắc Đạo dồn hết thì giờ của mình vào những gì nằm bên ngoài các kế hoạch của Thánh Đoàn và vào những gì không được đưa vào trong mục tiêu của Đấng Chủ Quản Cung của hành tinh.
Như có nói ở trước, nhà huyền linh học hoạt động hoàn toàn qua các Thần Kiến Tạo cao cấp, qua âm thanh và các con số mà Ngài phối hợp vào công việc các Ngài, và như thế có ảnh hưởng lên các Thần Kiến Tạo cấp thấp đang hợp thành vật chất của các thể của các Ngài, và do đó hết thảy những gì hiện hữu. Ngài hoạt động qua các bí huyệt và các điểm năng lượng thiết yếu, và từ đó tạo ra trong vật chất các kết quả mong muốn. Hắc phái làm việc trực tiếp với chính vật chất và
với các thần tạo tác cấp thấp. Hắc phái không hợp tác với các thần lực xuất phát từ các phân cảnh Chân Ngã. Các băng nhóm nhỏ của “Đạo Binh Âm Thanh” là những kẻ phụng sự của hắc phái,không có các Trí Tuệ điều khiển trong ba cõi thấp, do đó hắc phái hoạt động trước tiên trên cõi cảm dục và cõi trần, chỉ trong các trường hợp hiếm hoi mới hoạt động với các mãnh lực của cõi trí, và chỉ trong một ít trường hợp đặc biệt, ẩn giấu trong karma vũ trụ, một nhân viên hắc đạo mới hoạt động trên các phân cảnh cao của cõi trí. Tuy nhiên, các trường hợp được thấy ở trên là các nguyên nhân đóng góp chính của mọi hắc đạo đang biểu lộ.
Huynh Đệ Chính Đạo bao giờ cũng hoạt động qua mãnh lực cố hữu của Ngôi Hai chừng nào mà vị này còn hoạt động liên quan với ba cõi thấp. Sau kỳ điểm đạo thứ ba, vị này hoạt động ngày càng nhiều với năng lượng tinh thần, hoặc là với thần lực của Ngôi Một. Ngài tạo ấn tượng lên các chất liệu hạ đẳng và vận dụng các sinh linh tạo tác cấp thấp với rung động của bác ái và sự mạch lạc thu hút của Ngôi Con, và nhờ minh triết mà các hình hài được tạo ra. Ngài học cách hoạt động từ tim, và do đó vận dụng loại năng lượng đang tuôn chảy từ “Tâm của Mặt Trời” cho đến khi (Ngài trở thành Đức Phật) Ngài có thể phân phát một phần thần lực phát ra từ “Mặt Trời Tâm Linh”. Do đó, bí huyệt tim trong Huynh Đệ Chính Phái là môi giới truyền chuyển của lực kiến tạo,và tam giác mà y sử dụng trong công tác này là:
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với tim.
b/ Chính bí huyệt tim.
c/ Bí huyệt cổ họng.

(987) Các Huynh Đệ Tả Phái hoạt động với các lực hoàn toàn của Ngôi Ba, và chính điều này mang lại cho họ rất nhiều quyền năng có vẻ thực, vì Ngôi Hai chỉ đang ở trong tiến trình đạt đến mức rung động cao nhất của nó, trong khi Ngôi Ba đang ở đỉnh cao của hoạt động rung động, vốn là sản phẩm của các diễn trình tiến hóa của thái dương hệ chính có trước kia. Ngôi này hầu như hoàn toàn hoạt động từ bí huyệt cổ họng, và trước tiên vận dụng các thần lực của mặt trời vật chất. Đây là lý do giải thích tại sao ngôi này đạt được nhiều mục tiêu của mình qua phương pháp kích thích prana hoặc phương pháp làm mất sinh khí của prana, và cũng giải thích tại sao đa số các ảnh hưởng của ngôi này đều xảy ra trên cõi trần. Do đó, ngôi này hoạt động qua
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với bí huyệt cổ họng.
b/ Bí huyệt cổ họng.
c/ Bí huyệt ở đáy xương sống.
Nhà huyền linh học luôn luôn hoạt động kết hợp với những người khác, và chính y ở dưới sự chi phối của một số vị Lãnh Đạo nhóm. Ví dụ các Huynh Đệ của Bạch Giai hoạt động dưới quyền ba vị Đại Thánh và tuân theo các kế hoạch được đề ra, đặt các mục tiêu cá biệt và các ý kiến của các Ngài dưới đại kế hoạch chung. Kẻ theo hắc phái thường hoạt động mạnh theo cách cá nhân, và có thể được thấy đang xúc tiến các kế hoạch của y một mình hoặc có sự trợ giúp của các phụ tá. Y thường không chấp nhận một cấp trên quen thuộc nào, tuy nhiên lại thường là nạn nhân của các kẻ thừa hành trên các phân cảnh cao của tà lực vũ trụ, kẻ dùng y như y dùng các kẻ cộng tác thấp kém của y, nghĩa là, y hoạt động (bao giờ mà mục tiêu lớn hơn còn liên quan tới) một cách mù mờ và thiếu ý thức.
Như chúng ta biết rõ, kẻ theo chính đạo làm việc theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan với Con Đường Hoàn Nguyên (Path of Return). Huynh đệ hắc đạo bận tâm vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là với Con Đường Hướng Ngoại (Path of Outgoing). Họ tạo thành mãnh lực thăng bằng lớn trong cơ tiến hóa, và mặc dù họ bận tâm với khía cạnh vật chất của biểu lộ, còn Huynh Đệ Chính Đạo lo về trạng thái linh hồn hay tâm thức, họ và công việc của họ, ở dưới đại luật tiến hóa, góp phần vào mục tiêu chung của Thái Dương Thượng Đế, mặc dù (và đây là ý nghĩa huyền bí tuyệt diệu đối với đạo sinh giác ngộ) không đóng góp vào mục tiêu riêng của Hành Tinh Thượng Đế.
Sau cùng có thể nói vắn tắt về các phân biệt giữa các nhà pháp thuật, đó là nhà pháp thuật của Thiên Luật hoạt động với linh hồn của các sự vật. Các huynh đệ hắc phái của y hoạt động theo khía cạnh vật chất.
Nhà huyền linh học hoạt động qua các trung tâm lực trên các cõi phụ thứ nhất và thứ tư của mỗi cõi chính. Kẻ theo hắc phái hoạt động qua các vi tử thường tồn và với vật chất và các hình hài có liên hệ. Trong mối liên hệ này, nhà huyền linh học sử dụng ba trung tâm lực cao. Kẻ theo hắc đạo sử dụng năng lượng của ba trung tâm lực thấp (các cơ quan sinh sản, lá lách và huyệt đan điền) tổng hợp năng lượng của họ bằng một tác động của ý chí và hướng nó vào trung tâm lực ở đáy xương sống, sao cho năng lượng tứ phân đó bây giờ được truyền tới bí huyệt cổ họng.
Nhà huyền linh học vận dụng mãnh lực kundalini khi nó được truyền qua vận hà giữa xương sống. Người theo hắc đạo vận dụng các vận hà bên trong, chia năng lượng tứ phân thành hai đơn vị, đi lên xuyên qua hai vận hà, để cho vận hà giữa ở trạng thái yên ngủ. Do vậy rõ ràng là một vận hà hoạt động với hai mặt, còn vận hà kia hoạt động với một mặt. Do đó, trên các cõi có hai mặt (planes of duality) hiển nhiên là tại sao kẻ theo hắc đạorất nhiều quyền năng này. Cõi có một mặt (plane of unity) đối với nhân loại là cõi trí. Các cõi có tính đa dạng (planes of diversity) là cõi cảm dục và cõi trần. Do đó, kẻ theo hắc đạo có quyền năng rõ rệt hơn là huynh đệ chính đạo trên hai cõi chính thấp (two lower planes) thuộc ba cõi thấp (three worlds, - hồng trần, cảm dục và hạ trí – ND).
Huynh đệ chính đạo làm việc dưới quyền Thánh Đoàn, hay là dưới quyền Vị Chúa vĩ đại (great King), đang thi hành
989 các mục tiêu thuộc hành tinh của Ngài. Huynh đệ hắc đạo làm việc dưới quyền một vài Thực Thể riêng rẽ, mà y không biết gì cả, các Thực Thể này có liên quan với các mãnh lực của chính vật chất. Nhiều điều hơn có thể được đưa ra trong mối liên hệ này, nhưng những gì được đưa ra ở đây cũng đủ cho mục đích của chúng ta.

b/ Cội nguồn của Hắc Thuật. Khi đề cập đến điểm này, chúng ta đang xâm phạm vào các lãnh vực của huyền bí và địa hạt không thể giải thích được. Tuy nhiên, một vài diễn đạt có thể được đưa ra ở đây mà, nếu được suy nghiệm, có thể rọi một ít ánh sáng vào vấn đề tối tăm này.
Thứ nhất. Nên nhớ rằng toàn bộ vấn đề tai họa hành tinh (và đạo sinh phải thận trọng giữa tệ trạng hành tinh với tệ trạng vũ trụ) nằm ẩn giấu trong các chu kỳ sống của cá nhân và trong lịch sử của Thực Thể Vĩ Đại chính là Hành Tinh Thượng Đế của Địa Cầu. Do đó mãi cho tới khi một người đã được một số lần điểm đạo và như vậy đạt được một mức độ tâm thức hành tinh, thật là vô ích cho y khi suy đoán về sự ghi nhận đó. Trong bộ GLBN (q. III, 62; Đoạn 6, trang 27), H.P.B. có nói đến vấn đề “Các Thượng Đế chưa hoàn thiện”, và trong các ngôn từ này có ẩn chìa khóa về tệ trạng hành tinh (planetary evil).
Thứ hai. Có thể nói vắn tắt rằng, về phần nhân loại chúng ta, các thuật ngữ tà lực hành tinh và tà lực vũ trụ có thể được giải thích như sau:
Tà lực hành tinh phát xuất từ một vài mối liên hệ hiện có giữa Hành Tinh Thượng Đế chúng ta với một Hành Tinh Thượng Đế khác. Khi tình trạng đối cực này được điều chỉnh, lúc đó tà lực hành tinh sẽ chấm dứt. Sự điều chỉnh này sẽ được tạo ra qua sự thiền định (hiểu theo huyền linh học) của một Hành Tinh Thượng Đế thứ ba. Cả ba vị này sau rốt sẽ tạo thành một tam giác đều, và lúc đó tà lực hành tinh sẽ hết. Sự lưu chuyển tự do sẽ xảy ra sau đó; sự tan rã hành tinh sẽ có thể xảy ra, và các “Thượng Đế chưa hoàn hảo” sẽ đạt được một hoàn thiện tương đối. Thế là karma của kỳ khai nguyên
990 (manvantara), hay là chu kỳ thứ hai, được hiệu chỉnh, và thế là nhiều tà lực hành tinh do nghiệp quả được “thanh toán hết”. Tất cả những cái nói trên phải được diễn dịch theo ý nghĩa nội môn chớ không theo ý nghĩa công truyền của nó.
Theo quan điểm của hành tinh chúng ta, tà lực vũ trụ cốt ở sự liên hệ giữa Đơn Vị thông tuệ tâm linh hay là “Đấng Rishi của Tinh Tòa Cao Cấp” như Ngài được gọi (Ngài là Sự Sống làm linh hoạt của một trong bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh, và là nguyên mẫu của hành tinh chúng ta) và là một trong các thần lực của chòm sao Rua (GLBN II, 579 – 581). Ở đây, các đạo sinh cần nhớ rằng “bảy tỉ muội” (“seven sisters”) về mặt huyền linh học được gọi là “bảy thê thiếp” (“seven wives”) của các Rishis (Thánh Hiền) và rằng thần lực kép (do kết quả từ mối liên hệ đó) hội tụ và tác động qua cái mà một trong các Hành Tinh Thượng Đế, Đấng vốn là Thượng Đế của bất cứ hành tinh đặc biệt nào và là “hình ảnh” (“reflection”) của bất cứ vị Rishi đặc thù nào. Hiện nay, vì thiếu sự hiệu chỉnh hoàn hảo, trong mối liên hệ này có ẩn giấu cái bí mật về tà lực vũ trụ khi nó làm cho chính mình được cảm nhận trong bất cứ hành tinh hệ đặc thù nào. Lại nữa, khi tam giác cõi trời (heavenly triangle) được làm cân bằng thật đúng và thần lực luân lưu tự do qua
a/ Một trong bảy sao của chòm sao Đại Hùng,
b/ Sao Tua Rua (Pleiade) có liên hệ,
c/ Hành tinh hệ có liên quan,
lúc đó, một lần nữa tà lực vũ trụ sẽ bị làm tiêu tan và một hoàn thiện tương đối được đạt tới. Điều này sẽ đánh dấu việc thành đạt của sự hoàn thiện sơ khởi và sự hoàn thành của chu kỳ lớn hơn.
Tà lực có chu kỳ (cyclic evil) hay là tà lực thứ ba, ẩn giấu trong mối liên hệ giữa các bầu hành tinh trong bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào, hai trong các hành tinh bao giờ cũng ở vị thế đối ứng cho đến khi trở nên thăng bằng bởi lực phát ra từ một hành tinh thứ ba. Các đạo sinh sẽ chỉ hiểu được ý nghĩa của giáo huấn này khi họ nghiên cứu các cặp đối ứng trong chính các chu kỳ của chính họ và công việc lập thăng bằng của Ego.
Một kiểu tà lực thứ tư phát triển từ tà lực trên có biểu hiện chính của nó trong các phiền não và các xáo trộn của giới thứ tư hay giới nhân loại, và sẽ tìm được giải đáp của nó theo hai cách: bằng cách làm cân bằng các lực của ba giới (giới tinh thần hay giới thứ năm, giới nhân loại, và giới động vật), và cách thứ hai, bằng cách vô hiệu hóa (negation) mãnh lực hút của ba giới thấp (giới khoáng chất, giới thực vật và giới động vật, như thế chúng hợp thành một đơn vị duy nhất) bằng giới tinh thần, sử dụng giới thứ tư hay giới nhân loại. Trong tất cả các trường hợp này, các tam giác lực được tạo thành, khi được thăng bằng, sẽ tìm được mục đích mong muốn.
Hắc thuật được nói đến như là đang xuất hiện trên hành tinh chúng ta trong căn chủng thứ tư (GLBN I, 451, 452; II, 221, 234, 519). Ở đây cần nhớ rằng, việc này hoàn toàn có liên quan với giới thứ tư và việc sử dụng tà thuật cố ý bởi những người phát triển bị lầm lạc. Các tà lực (forces of evil) thuộc loại hành tinh và vũ trụ đã hiện hữu từ khi phát khởi sự biểu lộ, vốn tiềm tàng trong karma của Hành Tinh Thượng Đế, con người chỉ bắt đầu hoạt động một cách cố ý với các mãnh lực này và bắt đầu sử dụng chúng cho các mục tiêu ích kỷ trong cuộc tuần hoàn này vào căn chủng thứ tư.
Những người theo hắc thuật (black magicians) hoạt động dưới một số Thực Thể vĩ đại (great Entities), số lượng là sáu, thí dụ, họ được nói đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo như là có con số 666 (Thánh Kinh Tân Ước, Khải Huyền 13: 18). Họ tiến vào (thuộc về vũ trụ, chớ không thuộc thái dương hệ) theo dòng thần lực phát xuất từ các phân cảnh trí tuệ vũ trụ, chính các phân cảnh này đã tạo ra ba cõi nỗ lực của con người. Ở đây các đạo sinh nên ghi nhớ sự kiện là ba cõi thấp của thái dương hệ chúng ta không được xem như là biểu hiện cho một nguyên khí vũ trụ, vì chúng tạo thành thể xác trọng trược của Thượng Đế, và thể vật chất trọng trược này không được xemmột nguyên khí. Có một ý nghĩa huyền linh trong cách diễn đạt “không phải là nguyên khí” (“unprincipled”). Các thực thể này là toàn bộ vật chất của ba cõi phụ thấp của cõi hồng trần vũ trụ (ba cõi thấp của thái dương hệ) và chính vì ở dưới chúng mà kẻ theo hắc đạo bị cuốn vào hoạt động, thường là vô ý thức, nhưng tăng thêm sức mạnh khi chúng hoạt động một cách hữu thức. ( )
Trong các giai đoạn đầu của bước phát triển nhân loại, mọi người đều không biết các nhà hắc thuật, nhưng không vì vậy mà “bị chê trách” về mặt huyền linh. Khi sự tiến hóa tiếp tục, họ chịu ảnh hưởng thần lực của Ngôi Hai, và đa số đáp ứng với lực đó, thoát khỏi các mắt lưới của các nhà hắc thuật và chịu ảnh hưởng thần lực có số khác. Một số ít kẻ không làm thế trong kỳ khai nguyên này là “những kẻ thất bại” (“failures”) họ phải tiếp tục cuộc đấu tranh ở một kỷ nguyên sau này. Một tỉ lệ rất nhỏ cố ý từ chối “chuyển qua” và họ trở thành các “nhà hắc đạo” thực sự. Đối với họ, mục tiêu bao giờ cũng như nhau, thứ nhất cắt đứt Ego khỏi Monad đưa đến một thời gian chờ đợi trong nhiều thiên kỷ cho đến khi một thái dương hệ khác ra đời. Trong trường hợp của “những kẻ thất bại”, Ego tự cắt đứt ra khỏi phàm ngã, đưa đến một sự giật lùi (set back) trong một giai đoạn ngắn hơn, nhưng vẫn có cơ hội bên trong thái dương hệ. Thứ hai, một chu kỳ hiện tồn, được trải qua trong tà lực vô giới hạn và tùy vào sức sống của Chân Ngã thể bị tách ra và sự kiên nhẫn cố hữu của nó. Đây là các “linh hồn bị đánh mất” thông thường đã được nói đến trong bộ GLBN (1). Nếu các đạo sinh

[ 1. Hai chòm sao có thái dương hệ,
2. Các hành tinh hệ,
3. Ba bầu trong hành tinh hệ.
Nên nhớ rằng tất cả ba điểm này đều liên can với nhau. Như vậy thần lực bắt đầu tuôn chảy khi bất cứ chu kỳ nào thuộc về hai phần ba diễn ra. Nó liên quan với Các Cuộc Điểm Đạo vĩ đại hơn và là sự tương ứng trên các cõi cao đối với đường đi tắt/ cách làm có hiệu quả hơn về mặt huyền linh (the occult short cut) đối với minh triết và tri thức mà chúng ta gọi là Con Đường Điểm Đạo.
Không một linh hồn nào có thể bị đánh mất, khi:
a/ Một đạo tâm tốt lành hiện hữu.
b/ Một hành vi không ích kỷ được thực thi.
c/ Cuộc sống có đức hạnh mạnh mẽ.
Ở đây có thể nêu câu hỏi, nếu cần, mối liên hệ gì có thể có trong việc liên quan với nội tuần hoàn ? Nội tuần hoàn có nhiều ý nghĩa, một số không thể nêu ra, nhưng hai điều có thể được nói đến ở đây: Đó là nó tự liên quan với hiệu ứng của sự cân bằng trong tam giác của các lực hướng về cuối chu kỳ, khi lực hoặc năng lượng có liên quan đang luân lưu không bị ngăn trở, dù là chậm, qua:
d/ Cuộc sống chính trực.
e/ Cuộc sống trong sạch theo thiên nhiên. Isis Unveiled II, 368. Xem GLBN III, 528, 529.]

cố công nghiên cứu các tình trạng này, và cố mở rộng quan niệm đến một thái dương hệ có trước và già dặn hơn, họ sẽ có được một ít ánh sáng về vấn đề cội nguồn của tệ trạng/ tà lực (evil) trong thái dương hệ này.

c/ Các điều kiện đối với Huyền Linh Thuật.
Khi xem xét các yếu tố đòi hỏi sự hiệu chỉnh trước khi đảm trách công việc huyền thuật, chúng ta bàn đến những gì có giá trị thực tế nổi bật. Trừ phi các đạo sinh huyền linh thuật bắt đầu việc theo đuổi môn này được củng cố bằng động lực thanh khiết, các thể trong sạch, và hoài bão cao siêu, họ bị định sẵn phải chịu thất vọng và ngay cả gặp tai họa nữa. Tất cả những ai tìm cách cố ý hoạt động với các Lực biểu lộ và những ai cố gắng kiểm soát các năng lực của tất cả những gì hiện hữu, đều cần đến sự che chở mạnh mẽ của sự thanh khiết. Đây là một điểm vốn không thể quá bị chú trọng và thôi thúc, do đó luôn luôn có huấn lệnh hãy tự kiềm chế, trau giồi bản chất con người, và tận tụy với đại cục (cause) của nhân loại. Việc theo đuổi nghiên cứu huyền thuật có ẩn hiểm họa theo ba cách.
Nếu các thể của con người không đủ tinh khiết và rung động nguyên tử của y không đủ cao, thì y ở trong nguy cơ quá bị kích thích khi được tiếp xúc với các lực của thiên nhiên, và điều này dẫn đến sự hủy diệt và tan rã của một trong các thể của y. Đôi khi việc đó có thể dẫn đến sự hủy diệt của hai hoặc nhiều hơn, và khi xảy ra trường hợp này, nó liên quan đến một sự giật lùi rõ rệt đối với sự khai mở Chân Ngã, vì trong các trường hợp như thế, việc đó đòi hỏi nhiều thời gian dài hơn giữa các lần luân hồi,, do việc khó tập hợp các vật liệu cần có trong các thể.
Thêm nữa, trừ phi một người được củng cố trong cố gắng của mình bằng động cơ chính đáng, y có thể bị dẫn đi lạc đường bằng việc hoạch đắc quyền năng. Việc thông hiểu các định luật huyền thuật đặt vào tay đạo sinh các quyền năng giúp cho y sáng tạo, hoạch đắc và kiểm soát. Các quyền năng
994 như thế thì đầy dẫy mối họa đối với kẻ chưa chuẩn bị và chưa sẵn sàng, vì trong trường hợp này, đạo sinh có thể chuyển các quyền năng đó vào các mục tiêu ích kỷ, sử dụng chúng cho sự tiến bộ vật chất nhất thời của riêng mình, và bằng cách này thu lượm những gì sẽ làm thỏa mãn các ham muốn của phàm ngã. Do đó, trong giai đoạn đầu, y chọn hướng về tả đạo, và mỗi kiếp sống có thể bắt gặp y đang tiến về hướng đó với sự sẵn sàng nhiều hơn cho đến khi (hầu như là vô tâm) y sẽ thấy chính mình ở vào hàng ngũ của các bậc thầy hắc đạo (black masters). Tình trạng các sự việc như thế chỉ có thể được hóa giải qua việc vun trồng lòng vị tha, yêu thương chân thành đối với con người và sẵn sàng chối bỏ mọi ham muốn thấp kém.
Nguy cơ thứ ba đe dọa đạo sinh huyền thuật thiếu cảnh giác nằm ở sự kiện là khi y can thiệp vào các lực và năng lượng này, tức là y đang đối phó với những gì có liên quan với bản chất thấp của chính y. Do đó, y đi theo đường lối dễ dàng nhất; y làm tăng thêm các năng lượng này, nhờ đó làm tăng sự đáp ứng của chúng với khía cạnh thấp và với khía cạnh vật chất của bản chất y. Y làm điều này với sự thiệt hại cho bản chất cao của y, làm chậm trễ sự phát triển của bản chất cao và trì hoãn sự tiến bộ của y. Cũng tình cờ, y thu hút sự chú ý của các bậc thầy của tả đạo, họ bao giờ cũng để mắt dò tìm những người có thể bị uốn nắn theo các mục tiêu của họ, và y trở nên (trước tiên vô tình) một kẻ thừa hành bên phía tà đạo (side of evil).
Do đó, hiển nhiên là đạo sinh cần tuân theo các đức tính trước khi y đảm trách công việc gay go để trở thành một Đức Thầy hiểu biết của Huyền Linh Thuật :
Thanh khiết về thể chất (Physical Purity). Đây là một điều không dễ dàng có được, mà đòi hỏi nhiều kiếp sống có nỗ lực bền bĩ. Nhờ sự tiết độ (abstinence), tự kiềm chế đúng đắn, cách sống trong sạch, ăn chay (vegetarian diet), tự chủ nghiêm nhặt (rigid self-control), con người dần dần nâng cao rung động của các nguyên tử xác thân của mình, tạo được một thể lúc nào cũng có sức đề kháng và sức khỏe tuyệt vời, thành công trong việc “biểu lộ” ra ngoài ở một lớp vỏ có độ tinh tế đáng kể.
Không bị ảnh hưởng bởi thể dĩ thái. (Etheric freedom)
Thuật ngữ này không diễn tả được tất cả những gì mà tôi 995 tìm cách truyền đạt, nhưng nó đủ cho nhu cầu hiểu rõ hơn. Đạo sinh huyền linh học là kẻ có thể an toàn đảm trách hoạt động, cần kiến tạo một thể dĩ thái có bản chất sao cho sinh lực (vitality) hay là lực của sinh khí (pranic force) và năng lượng (energy) có thể chạy vòng quanh không bị cản trở; y sẽ tạo thành một mạng lưới dĩ thái có độ mảnh mai đến nỗi nó không tạo nên một cản trở nào đối với tâm thức. Đây là tất cả những gì có thể được nói về vấn đề này, do nguy cơ đi kèm theo, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ để truyền đạt thông tin cho những ai bắt đầu tìm hiểu.
Ổn định thể tình cảm (Astral Stability). Trước hết, đạo sinh huyền thuật nhắm vào việc thanh lọc các dục vọng của mình, và như thế chuyển hóa (transmute) các xúc cảm của y đến mức sự thanh khiết vật chất thấp kém và sự đáp ứng tinh thần cao siêu và năng lực chuyển hóa (transmutative power) có thể đều trở nên hữu dụng. Mọi nhà huyền linh học phải học biết sự thật rằng, trong thái dương hệ này, trong chu kỳ nhân loại, thể tình cảm là điểm then chốt của nỗ lực, có một hiệu ứng phản xạ trên cả hai thể kia, tức thể xác và thể trí. Do đó, con người nhắm vào việc chuyển hóa (như đã thường được nói tới) dục vọng thấp kém thành hoài bão (aspiration, đạo tâm); với sự thay đổi các sắc thái thô sơ thấp kém vốn phân biệt thể tình cảm của một người thông thường, đổi lấy âm điệu (tones) rõ ràng, tinh khiết hơn của con người thiên về tâm linh, và để biến đổi rung động hỗn độn thông thường của nó, và “biển đầy bão tố của sự sống”, thành sự đáp ứng nhịp nhàng đều đặn với những gì cao cả nhất và trung tâm an bình. Y thực hiện các điều này bằng một sự cảnh giác không ngừng, không ngớt kiềm chế và luôn luôn thiền định.
Thăng bằng trong tâm trí (Mental poise). Các lời này được dùng theo ý nghĩa huyền linh, trong đó thể trí (như nó thường được hiểu) trở thành khí cụ bén nhạy vững vàng của chủ thể suy tưởng nội tâm, và là điểm mà từ đó y có thể tiến tới các lĩnh vực hiểu biết cao siêu. Đó là viên đá nền tảng mà từ đó sự mở rộng cao siêu có thể được phát khởi.
Đạo sinh huyền thuật tương lai đừng nên tiến hành các tìm tòi và các thực nghiệm của y cho đến khi y đã để tâm đến các huấn lệnh này, và cho đến khi toàn bộ xu hướng tư tưởng của y được hướng về việc biểu hiện các huấn thị đó và chúng
996 lộ rõ ra trong cuộc sống hằng ngày của y. Khi y đã làm được như thế, không ngưng nghỉ và không mệt mỏi, và sự sống hồng trần và việc phụng sự của y làm chứng cho sự chuyển hóa bên trong, bấy giờ y có thể tiếp tục đặt song song cuộc sống này với các khảo cứu và công tác huyền thuật. Chỉ có Solar Angel mới có thể thi hành công tác của nhà huyền thuật, và vị này thực hiện điều đó qua sự kiểm soát các lunar angels và sự chế ngự hoàn toàn các thần này. Họ dàn trận chống lại y, cho đến khi, nhờ sự thiền định, đạo tâm và sự kiềm chế, y chinh phục họ bằng ý chí của mình và họ trở thành những kẻ phụng sự của y.
Ý tưởng này đưa chúng ta đến sự phân biệt thực sự và thiết yếu giữa huynh đệ chính đạo và huynh đệ hắc đạo, và trong tóm lược này, chúng ta sẽ kết thúc cuộc thảo luận hiện nay và tiếp tục với các qui luật.
Người phụng sự trong huyền linh thuật luôn luôn vận dụng năng lượng của Solar Angel để thực hiện các mục tiêu của mình. Các huynh đệ hắc đạo hoạt động qua sức mạnh có sẵn của các lunar lords vốn được kết hợp trong thiên nhiên với tất cả những gì biểu lộ ở ngoại cảnh. Trong một cổ thư huyền học, được ẩn giấu trong các hang động, do các Chân Sư bảo quản, có các lời kết luận sau, chúng có vị trí của chúng trong Bộ Luận về Lửa này do sự thích hợp của chúng :
“Các Huynh Đệ của Mặt Trời, qua mãnh lực của Lửa thái dương, thổi bùng lên ngọn lửa trong vòm Trời sáng chói thứ hai, dập tắt các lửa thái âm thấp kém và hủy diệt “lửa do ma sát” thấp kém đó.
Huynh Đệ của Mặt Trăng không biết đến mặt trời và sức nóng mặt trời; mượn lửa của nó từ tất cả những gì hiện hữu theo ba cách, và theo đuổi chu kỳ của nó. Các lửa của địa ngục đang chờ, còn lửa thái âm tắt ngấm. Lúc đó mặt trời lẫn mặt trăng đều không có lợi cho y, chỉ có bầu trời cao ngất đang chờ tia lửa điện, tìm kiếm rung động đồng bộ với những gì ẩn bên dưới. Và tuy thế nó không đến”.
3. Mười lăm qui luật cho Huyền thuật.
Tất nhiên các qui luật này sẽ có bản chất huyền bí, và đạo sinh cần nhớ rằng cách gọi tên có bản chất che giấu, nó bao 997 giờ cũng đưa sự khai mở cho những ai có được manh mối, nhưng có khuynh hướng gây bối rối và làm hoang mang người khảo cứu mà chưa sẵn sàng tìm chân lý. Tôi cũng muốn nhà nghiên cứu nhớ rằng tất cả những gì được truyền đạt ở đây đều liên quan đến “huyền linh thuật” và được đưa ra theo quan điểm của Solar Angel, và của Solar Fire (Thái Dương Hỏa). Ghi nhớ hai điểm này nhà nghiên cứu sẽ tìm được nhiều điều trong các qui luật này sau rốt tạo ra được giác ngộ bên trong. Chúng ta sẽ chia chúng làm ba nhóm châm ngôn hay cụm từ huyền linh. Trong số này, cái thứ nhất sẽ tự liên quan với công việc của nhà huyền thuật trên cõi trí, với sự vận dụng năng lượng thái dương của y, và năng lực của y để lôi cuốn các Thần Kiến Tạo vào hợp tác với các mục đích của y.
Nhóm thứ hai sẽ đưa công việc xuống cõi của dục vọng và của sinh lực và sẽ truyền đạt sự hiểu biết về việc làm quân bình các cặp đối ứng và cách làm cân bằng chúng, sao cho biểu lộ cuối cùng có thể đạt được.
Nhóm qui luật thứ ba sẽ bàn đến cõi trần, với sự truyền chuyển thần lực: a/ Qua các trung tâm lực, b/ Qua não bộ, c/ Qua chính cõi trần.
a/ Sáu qui luật dành cho cõi trí. Một vài qui luật về ngôn ngữ (speech) sẽ được đưa ra, ý nghĩa của màu sắc và âm thanh sẽ xuất hiện dưới hình thức ngoại môn của cách diễn đạt cho những ai có đủ tri giác.
Qui Luật I. Solar Angel tập hợp vào chính mình, không phân tán thần lực của Ngài, nhưng trong cơn thiền định sâu xa giao tiếp với hình ảnh của Ngài.
Ý nghĩa của qui luật này dễ dàng được nhận ra. Nhà huyền linh thuật bao giờ cũng là kẻ, nhờ chỉnh hợp hữu thức với Ego của mình, với “Angel” của mình, mà dễ tiếp nhận các kế hoạch và mục tiêu của Chân Ngã đó, và do đó có thể nhận được ấn tượng cao siêu. Chúng ta nên nhớ rằng huyền linh
998 thuật hoạt động từ trên xuống dưới, và là kết quả của rung động thái dương chớ không phải của các xung lực làm nóng phát ra từ các Lunar Pitris; dòng chảy xuống của năng lượng tạo ấn tượng từ Solar Pitri là kết quả của việc nhớ lại bên trong của y, việc thu hút các mãnh lực của y trước khi gởi chúng ra ngoài một cách tập trung vào bóng hình của mình, tức con người, và sự thiền định vững chãi của y vào mục tiêu và kế hoạch. Có thể hữu ích cho đạo sinh nếu ở đây y nhớ rằng Ego (cũng như Thượng Đế) đang ở trong cơn thiền định sâu xa trong toàn thể chu kỳ lâm phàm hồng trần. Cuộc thiền định thái dương này có bản chất theo chu kỳ, vị Pitri có liên hệ gởi ra cho “hình ảnh” của mình các dòng năng lượng nhịp nhàng, mà các dòng này được nhận biết bởi con người có liên hệ giống như “các xung lực cao siêu” của y, tức các ước mơ và các hoài bão của y. Do đó điều rõ rệt là tại sao các nhà hoạt động trong huyền linh thuật đều luôn luôn tiến hóa, và con người tinh thần, vì “hình ảnh” (“reflection”) ít khi đáp ứng với Ego hay là Solar Angel cho đến khi nhiều chu kỳ luân hồi trôi qua. Vị Solar Pitri giao tiếp với “cái bóng” (“shadow”) hoặc hình ảnh (reflection) của mình bằng sutratma, nó đi xuống qua các thể đến một điểm vào trong bộ óc xác thân.
Qui Luật II. Khi bóng tối đã đáp ứng, trong cơn thiền định sâu xa, công việc tiếp diễn. Ánh sáng thấp được đưa lên trên, ánh sáng vĩ đại soi sáng cả ba và công việc của bốn tiếp diễn.
Ở đây công việc của hai, Ego trên cõi riêng của nó, và dụng cụ của nó trong ba cõi thấp, được chỉ rõ dưới hình thức liên kết và phối kết. Như chúng ta biết rõ, chức năng chính của việc thiền định là đưa dụng cụ thấp vào một tình trạng tiếp nhận và đáp ứng với rung động đến một mức độ mà Chân Ngã, hay là Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) có thể sử dụng nó và tạo ra những kết quả đặc biệt. Do đó, điều này bao hàm một luồng thần lực đi xuống từ các phân cảnh
999 cao của cõi trí (trú sở của Chân Nhân) và một rung động hỗ tương, phát ra từ Con Người, tức Vật Phản Chiếu
(Reflection). Khi cả hai rung động này được điều hợp, và sự tương tác có nhịp nhàng, bấy giờ cả hai sự thiền định diễn tiến đồng bộ và công tác huyền thuật và công tác sáng tạo có thể tiếp tục không bị ngăn trở. Do đó, điều hiển nhiên rằng bộ óc là tương ứng vật chất với các trung tâm lực trên cõi trí, và rằng rung động phải được tạo ra một cách hữu thức bởi con người khi thiền định. Khi điều này được thực hiện, con người có thể trở thành nhà sáng tạo có ý thức, và do đó công việc tiến hành theo ba cách; thần lực luân lưu một cách tự do xuyên qua ba điểm hoạt động có tập trung :
Thứ nhất. Từ vòng cánh hoa trong hoa sen Chân Ngã mà Ego chọn để dùng, hoặc là ở trong vị thế sử dụng. Điều này bị chi phối bởi mục tiêu trước mắt và tình trạng khai mở Chân Ngã.
Thứ hai. Trung tâm trong bộ óc xác thân vốn linh hoạt trong lúc thiền định. Trung tâm này cũng bị chi phối bởi trình độ tiến hóa của con người, và mục tiêu đặc biệt trong trí.
Thứ ba. Trung tâm lực do con người sinh ra trên cõi hạ trí, khi y tiếp tục tạo ra hình tư tưởng cần thiết, và lôi cuốn vào hoạt động các thần tạo tác nào có thể đáp ứng với rung động được đưa ra. Điều này cũng bị chi phối bởi sức mạnh của sự thiền định của con người, sự phong phú của nốt do con người đưa ra và sức mạnh của rung động mở đầu của y.
Do đó, điều đầu tiên mà Solar Angel thi hành là tạo thành một tam giác, gồm có chính y, con người trên cõi trần, và điểm lực rất nhỏ vốn là kết quả của nỗ lực hợp nhất của chúng. Điều đó sẽ hữu ích cho các đạo sinh tham thiền mà suy nghiệm về phương pháp này, và khảo cứu về sự tương ứng giữa điều đó với công việc của Thái Dương Thượng Đế khi Ngài sáng tạo “Các Cõi Trời và Trái Đất”. Trạng thái Cao
1000 Nhất và trạng thái thấp nhất gặp nhau, tinh thần và vật chất được đưa vào tiếp xúc với nhau; kết quả của sự tương tác này là sự ra đời của Con hay là hình tư tưởng vĩ đại của thái dương. Trong ba cõi thấp, con người, tức Thượng Đế nhỏ bé, bên trong các giới hạn của mình, tiếp tục theo các đường lối tương tự. Cả ba đều được soi sáng bằng ánh sáng của Đấng Duy Nhất (One) là ba ngôi (persons) của Triad thấp, tức là thể hạ trí, thể cảm dục và xác thân. Cùng với Đấng Soi Sáng (Illuminator), chúng tạo thành “Bộ Tứ” (“the “Four”) đã được nhắc đến, và như thế hiển nhiên trở thành Tetraktys (Tứ Linh Diệu) của tiểu thiên địa.
Hai quy luật trên tạo thành căn bản huyền bí của mọi thiền định, cần được thận trọng nghiên cứu nếu các kết quả cần đạt được.
Qui Luật III. Năng lượng chạy vòng. Điểm sáng, sản phẩm của các công lao của Bộ Tứ tròn dần và lớn lên. Vô số tập hợp chung quanh hơi ấm tỏa ra của nó cho đến khi ánh sáng của nó lùi ra xa. Lửa của nó trở nên lu mờ. Kế đó âm thanh thứ nhì sẽ phát ra.
Nhờ thiền định và mục tiêu có ý thức, nhà huyền linh thuật đã tạo ra một điểm tập trung năng lượng trên cõi trí, tăng thêm độ rung động qua sự định trí tích cực; kế đó y bắt đầu hình dung ra chi tiết hình hài mà y tìm cách tạo ra; y tưởng tượng nó với mọi thành phần cấu tạo của nó và thấy “trước con mắt trí tuệ của y” sản phẩm hoàn thiện của sự thiền định của Chân Ngã khi y thành công trong việc đưa nó chào đời. Điều này tạo ra cái mà ở đây được gọi là “nốt thứ hai”, nốt thứ nhất chính là nốt phát ra từ Ego trên cõi riêng của nó, nốt này khơi hoạt “hình ảnh” và tạo ra sự đáp ứng. Rung động trở nên mạnh hơn, nốt được gióng lên bởi con người trên cõi trần đi lên và được nghe thấy trên cõi trí. Do
1001 đó, trong mọi cuộc thiền định vốn có giá trị huyền linh, con người phải làm một vài điều ngõ hầu trợ giúp trong việc đem lại các kết quả.
Y làm tĩnh lặng các thể của mình để không gây cản trở cho ý định của Chân Ngã, và lắng nghe “Tiếng Nói Vô Thinh”. Bấy giờ y đáp ứng với Tiếng Nói đó một cách hữu thức, và nghiền ngẫm về các kế hoạch được đưa ra.
Kế đó, y gióng lên Thánh Ngữ, chọn nốt của Ego mà y tin rằng mình nghe được nó, và gởi nó ra để làm lớn lên âm của Chân Ngã và để phát động vật chất trên cõi trí. Nhờ đồng bộ với âm thanh này, y hình dung ra hình tư tưởng được đề xuất vốn để biểu hiện cho các mục tiêu của Chân Ngã và tưởng tượng nó một cách chi tiết.
Đừng quên rằng ở đây chúng ta đang bàn đến các trầm tư hữu thức, dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm lâu dài, vốn tạo ra các kết quả huyền diệu trên cõi trần. Ở đây chúng ta không bàn đến các thiền định nào có mục đích khai mở Thượng Đế nội tâm, và mang lại ngọn lửa giác ngộ của Chân Ngã.
Khi tiến trình này diễn ra theo luật lệ và trật tự, thì điểm tập trung năng lượng trên cõi hạ trí có được sức mạnh; ánh sáng hoặc lửa của nó làm cho chính nó được cảm nhận; theo ý nghĩa huyền linh, nó trở nên thấy được ở bên ngoài, và thu hút sự chú ý của các thần kiến tạo cấp thấp nhờ :
a/ Bức xạ (radiation) hoặc hơi ấm của nó, b/ Rung động linh hoạt của nó, c/ Âm thanh (sound) hoặc nốt của nó, d/ Ánh sáng của nó.
Các tay hoạt động thuộc elemental có khả năng đáp ứng được tập hợp và lôi cuốn vào phạm vi của lực và bắt đầu tụ tập chung quanh. Hình hài được dự kiến bắt đầu được lộ rõ, và hết sự sống bé nhỏ này đến sự sống bé nhỏ khác chiếm vị trí của nó trong cấu tạo của nó. Kết quả của “tình trạng cố kết” này là ánh sáng nội tâm trở nên bị che phủ, độ sáng chói bị lu mờ, giống như ánh sáng bên trong của Ego ở trong bóng tối của nó, hoặc hình tư tưởng, tức con người, cũng bị mờ tối và che giấu.
1002 Qui luật IV. Thanh âm, ánh sáng, rung động và hình hài trộn lẫn và nhập một, như vậy công việc trở thành độc nhất. Nó tiếp diễn theo thiên luật, và giờ đây không gì có thể cản trở công việc khỏi tiến tới. Con người hít thở vào sâu. Y tập trung các lực của mình và dồn hình-tư-tưởng ra khỏi y.
Ở đây chúng ta bàn đến một sản phẩm huyền thuật rất quan trọng và là cái ít được xem xét và hiểu biết. Thần lực được Ego sử dụng trong công việc thúc đẩy con người tiến hành mục tiêu của Ego là ý chí năng động, còn cánh hoa hay trung tâm năng lượng, được vận dụng chính là một trong các cánh hoa ý chí. Cho đến giờ con người đã bị điều khiển bởi ý chí Chân Ngã, nhưng đã nhập chung với ý chí này phần lớn năng lượng của trạng thái thu hút (dục vọng hoặc tình thương) nhờ đó gom góp vào chính mình trên cõi trí, chất liệu cần cho hình tư tưởng của y. Cho đến giờ y đã tiếp tục trên các phân cảnh cụ thể của cõi trí để được nhìn thấy một hình hài bằng chất trí được kết chặt, sinh động, rực rỡ và có một bản chất theo ý muốn. Hoạt động bên trong của nó theo cách nào mà sự bền bĩ của nó đối với thời gian cần để đoan chắc sự thành tựu của mục tiêu Chân Ngã được đảm bảo; nó sẵn sàng được đưa ra cho nhiệm vụ của nó, để gom góp vào chính nó chất liệu có bản chất trọng trược trên cõi cảm dục và để đạt được độ vững chắc lớn hơn. Điều này được mang lại bằng một tác động của ý chí phát xuất từ con người, và y mang lại cho hình hài sinh động đó năng lực “để khỏi bị kiềm chế”. May thay cho nhân loại, chính xác là ở trình độ ngày nay đa số các nhà nghiên cứu huyền thuật đều thất bại trong công việc của họ. Họ tạo ra một hình hài bằng chất trí, nhưng không biết làm cách nào để phóng nó ra, cho nên hiển nhiên là nó sẽ hoàn tất chức năng của nó. Thế là bao nhiêu hình tư tưởng hứng chịu một cái chết tự nhiên trên cõi trí do bởi sự bất lực của con người để phát huy năng lực ý chí một cách hữu ích, và sự thất bại của con người khi tìm hiểu các định luật cấu tạo hình-tư-tưởng. Một yếu tố khác là việc thiếu hiểu
1003 biết của y về thần chú để phóng thích các thần kiến tạo cơ bản (elemental builders) ra khỏi môi trường xung quanh và bắt buộc các thần này kết chặt bên trong chu vi của hình tư tưởng chừng nào mà kẻ suy tưởng còn cần tới.
Sau cùng các hình tư tưởng tan mất do sự bất lực của con người, nó ngăn không cho con người duy trì một cuộc thiền định đủ lâu, và đưa ra các ý tưởng của mình một cách rõ ràng đủ để mang lại sự hiện hình cuối cùng.
Cho đến nay con người quá ô trược và quá ích kỷ, không thể được giao phó cho các hiểu biết này. Các hình-tư-tưởng của con người thường được tạo ra để được gửi đi dựa vào các nhiệm vụ ích kỷ và dành cho các mục đích hủy diệt, cho đến khi nào họ thiên về tâm linh hơn và đã kiểm soát được bản chất thấp kém của họ, các ngôn từ về huyền thuật để khích động hình hài bằng chất trí vào hoạt động riêng rẽ sẽ không sẵn sàng cho họ sử dụng.
Có thể thắc mắc làm thế nào mà chính những người đó quyết tâm đạt đến các mục tiêu của họ, nhờ định trí và hình dung, và quyết điều khiển để phóng các hình tư tưởng vốn đạt được mục tiêu của họ. Điều này có thể được mang lại bằng hai cách:
Thứ nhất. Bằng cách nhớ lại không chủ ý các phương pháp và thần chú (formulas) được biết và được sử dụng vào thời Atlantis, khi các thần chú huyền thuật là tài sản công cộng và con người tạo ra các kết quả qua sự phát âm một số âm thanh. Họ không đạt được các mục tiêu của họ qua năng lực tinh thần, mà chính yếu là khả năng giống như két để lặp lại các câu chú (mantrams). Các câu này đôi khi nằm ẩn giấu trong bản chất tiềm thức và được sử dụng không có chủ tâm bởi con người cảm thấy đủ mạnh.
Thứ hai. Nhờ tư tưởng và ý tưởng của con người thích hợp với các kế hoạch và mục tiêu của những kẻ hiểu biết, hoặc ở trên chính đạo, hoặc ở trên tà đạo. Khi họ sử dụng hình hài với mãnh lực có sẵn của nó và thúc đẩy nó vào hoạt động, và một chủ thể chia tách tạm thời, như vậy gởi nó ra để hoàn thành mục tiêu của nó. Điều này giải thích cho đa số các kết quả ở bề ngoài của cõi hiện tượng đã đạt được bởi chủ thể suy tư ích kỷ hay là bởi chủ thể suy tư thiếu khả năng dù là tốt lành.
1004 Các ngôn từ huyền thuật chỉ được truyền đạt dưới sự niêm phong kín đáo, cho những người làm việc dưới quyền Thánh Đoàn Quang Minh, cho các điểm đạo đồ và cho các đệ tử hữu thệ, do bởi nguy cơ lớn có liên quan. Đôi khi họ cũng được xác định bởi những người, nam hoặc nữ, đã tạo được tình trạng chỉnh hợp với Chân Ngã, và do đó tiếp xúc với trung tâm bên trong của mọi tri thức trong chính họ. Khi xảy ra việc này, tri thức trở nên an toàn, vì Chân Ngã bao giờ cũng hoạt động về phía thiên luật và công lý, đồng thời các ngôn từ được Ego phát ra bị “lạc mất trong thanh âm của Ego” (như được gọi về mặt huyền linh) và sẽ không được ghi nhớ bằng bộ óc phàm trần khi không ở dưới ảnh hưởng của Solar Angel.
Sáu qui luật dành cho cõi trí nhất thiết là vắn tắt do sự kiện là cho đến giờ, cõi trí hãy còn là vùng đất chưa biết rõ đối với nhiều người - chưa biết rõ đối với sự kiểm soát hữu thức . Trong trường hợp thứ nhất, hai qui luật còn lại này liên quan đến huynh đệ tham dự vào huyền linh thuật, còn trong trường hợp thứ hai liên quan đến hình tư tưởng mà y tạo ra.
Qui luật V. Ba sự việc làm vướng bận Solar Angel trước khi lớp vỏ được tạo ra chuyển xuống dưới; tình trạng của các khối nước (waters), mức an toàn của kẻ tạo ra như thế, và sự chiêm ngưỡng vững vàng. Như vậy tim, cổ họng và mắt, được liên kết cho ba công cuộc phụng sự.
Điểm tập trung năng lượng mà con người, tức nhà huyền thuật, giờ đây đã tạo ra trên cõi trí, đã đạt được một hoạt động rung động vốn làm cho điều đó chắc chắn rằng sự đáp ứng sẽ được vận dụng từ vật chất cần cho việc cung cấp lớp vỏ kế tiếp và trọng trược hơn. Rung động này sẽ tạo ra kết quả trong một tập hợp gồm một loại chất liệu sự sống thiêng liêng khác nữa chung quanh hạt nhân trung ương. Về mặt huyền linh học, hình hài được tạo ra phải được xạ ra, đưa
1005 xuống, bay như chim lượn lờ trên nhiệm vụ của nó, và một giai đoạn có tính quyết định đang đến gần nhà huyền thuật.
Một trong những điều mà nhà huyền linh học phải thấy là chính hình hài mà y đã tạo ra, và cái mà y đang giữ liên kết với y bằng một tuyến tinh anh có chất liệu được làm sinh động (một tương ứng trên mức độ nhỏ của tuyến sutratma nhờ đó mà Monad hoặc Ego giữ liên hệ với “hình hài biểu lộ” của nó) sẽ không tàn lụi vì thiếu chất liệu sinh động, mà cũng không trở về với y cùng với nhiệm vụ chưa được hoàn thành của nó.
Khi xảy ra thảm họa sau này, hình tư tưởng trở thành một mối đe dọa cho nhà huyền thuật, và y trở thành miếng mồi của những gì mà y đã tạo ra. Các devas vốn hợp thành thể của ý tưởng (body of the idea) chính ý tưởng này đã thất bại trong mục tiêu của nó, devas lại tạo thành một ống dẫn dựa vào sinh lực của nhà huyền thuật. Do đó, y cố tìm cái động lực hoặc là ý muốn nằm đàng sau “ý tưởng”, mà bây giờ được khoác vào lớp vỏ đầu tiên của nó, giữ lại sự trong sạch ban đầu của nó, chính là vì không có một dấu vết nào của ý định ích kỷ, không một lệch lạc nào đối với mục tiêu ban đầu của Solar Angel đã được phép đưa tới một rung động không xứng đáng nào. Đây là những gì được nói tới bằng cách chú ý vào “tình trạng của nước”. Như chúng ta biết rõ, nước thay cho vật chất (matter), còn các chất liệu (substances) của cõi cảm dục mà hiện đang được xem xét, có tầm quan trọng hàng đầu trong mọi việc tạo hình. Tùy theo chất liệu được dùng và bản chất của các Thần Kiến Tạo đáp ứng với nốt của hình hài trong chất trí, mà mục tiêu sẽ được hoàn tất. Đây là giai đoạn quan trọng nhất theo nhiều cách, vì thể cảm dục của bất cứ hình hài nào đang chi phối :
a/ Bản chất của hiện thể vật chất. b/ Việc truyền thần lực từ cõi cao nhất kế tiếp.
Miễn là con người trên cõi trần có thể giữ mục tiêu ổn định, và từ chối không để cho nó bị méo mó bởi các ảnh hưởng và rung động phát ra từ phàm ngã, lúc đó “các devas
1006 cảm dục” có thể tiến hành công việc của họ. Tôi xin nhắc các đạo sinh ở giai đoạn này rằng bất cứ hình-tư-tưởng nào cũng đều tất phải tìm ra con đường của mình đi vào các dòng thần lực hoặc năng lượng lớn hơn, phát ra từ các chủ thể suy tưởng tiến hóa thuộc mọi đẳng cấp, từ Hành Tinh Thượng Đế trở xuống, và tùy theo bản chất và động lực của nó mà công cuộc tiến hóa được trợ giúp hoặc trì hoãn. Liên quan đến điều này mà các Nirmanakayas hoạt động, vận dụng các dòng năng lượng tư tưởng, làm linh hoạt các hình hài do con người tạo ra, và như thế xúc tiến việc kiến tạo hoặc hủy diệt. Các Ngài phải dùng những gì hiện có; do đó cần phải có suy tưởng trong sáng. Nhờ “tinh lọc” nước, tức chống lại các dục vọng của mình, chủ thể suy tưởng kế tiếp tiến hành (qua việc sử dụng một vài linh từ vốn được truyền đạt cho y do Solar Angel) bảo vệ chính mình khỏi các devas có bản chất tinh linh mà y có ý định làm việc với họ. Trên cõi trí, bản chất và rung động của Solar Angel tỏ ra đủ che chở, nhưng giờ đây y đang dự tính hoạt động với các tinh linh (elementals) nguy hiểm nhất và các sự sống (existences) trong ba cõi thấp.( )
Các thần chú che chở này được đưa ra bởi chủ thể suy tưởng, liên kết với Solar Angel, vào lúc mà hình-tư-tưởng sẵn sàng nhận lớp vỏ cảm dục của nó. Câu chú liên quan đến các lực thúc đẩy hoạt động trong các Agnisuryans và phát khởi một dòng năng lượng che chở từ một trong các cánh hoa ở tim của hoa sen Chân Ngã. Dòng năng lượng này luân lưu qua bí huyệt cổ họng của con người, và tạo nên một dòng năng lượng chạy vòng chung quanh y, vốn tự động đẩy lùi các devas có thể (qua công việc thiếu sáng suốt của họ) đe dọa sự an bình của y. Cả hai vấn đề này đều chú trọng đến – dục vọng được hiệu chỉnh và chủ thể được bảo vệ - cả Solar
Angel lẫn kẻ phụng sự trong việc duy trì huyền thuật một
1007 thái độ nhập định, hay chính là trạng thái thâm sâu vốn nối tiếp cho trạng thái được gọi là thiền định.
Trong trạng thái nhập định (contemplation, đại định) nội nhãn được gắn chặt vào đối tượng đại định, và việc này tạo ra (một cách vô thức trong hầu hết các trường hợp) một dòng năng lượng ổn định vốn được tập trung vào đối tượng, tạo ra sức sống và hoạt động. Đó là nền tảng của “việc chuyển hóa”, thí dụ, khi chất liệu nhân loại được chuyển hóa thành chất liệu thái dương. Ego giám sát các nguyệt thể (lunar bodies) của nó và dần dần công việc được hoàn tất. Khi hình ảnh của nó, tức con người, đã đạt đến một mức trong tiến hóa, nơi mà y có thể thiền định và nhập định, công việc được gia tốc một cách nhanh chóng, đặc biệt là trên cõi trần. Trong việc tạo ra hình-tư-tưởng, con người, trong cơn đại định, theo đuổi công việc đem lại năng lượng và cấp sinh khí. Ở đây có thể nói rằng con mắt là tác nhân chỉ đạo vĩ đại. Khi đệ tam nhãn được sử dụng, chính là trường hợp trong đại định, nó là tác nhân tổng hợp và điều khiển năng lượng tam phân này; nhờ đó công việc có ảnh hưởng mạch lạc được hoàn thành bởi những người mà nơi họ, mắt thứ ba hoạt động. Đệ tam nhãn chỉ bắt đầu hoạt động khi vòng cánh hoa Chân Ngã thứ ba bắt đầu từ từ khai mở.
Nếu các đạo sinh muốn nghiên cứu ảnh hưởng của mắt người trên cõi trần, và kế đó mở rộng ý niệm đến công việc của Chủ Thể Suy Tưởng bên trong, khi y sử dụng mắt thứ ba, các đạo sinh sẽ có được một ánh sáng lý thú về vấn đề kiểm soát tư tưởng. Cổ Luận viết:
“Khi mắt bị mù, các hình tướng được tạo ra xoay trong các vòng tròn và không làm tròn thiên luật. Khi mắt mở ra, thần lực tuôn ra, phương hướng được đảm bảo, việc hoàn thành được chắc, các kế hoạch diễn ra theo thiên luật; mắt có màu xanh lam, và mắt vốn không thấy màu

H.P.B. đã nói rằng các elementals của không khí là loại tác hại (wicked) và nguy hiểm nhất. Ở đây, bà nhắc đến cõi trần và đến các nguy cơ đang đe dọa thể xác. Các tinh linh này nguy hiểm nhất khi nào có liên quan đến cõi trần, nhưng trong trường hợp mà chúng ta đang xét, chúng ta bàn đến con người, cái đơn nhất (unity) trong ba cõi thấp.]

đỏ, khi mở ra, tạo nên những gì được dự kiến một cách rất dễ dàng”. Qui Luật cuối cùng được chứa trong các lời:
1008 Qui Luật VI. Các devas thuộc về bốn mãnh lực thấp khi con mắt mở rộng; các Ngài bị dồn ra ngoài và bị mất chủ các Ngài.
Năng Lượng Chân Ngã, được truyền qua bộ óc vật chất, giờ đây được hướng đến việc gửi ra hình hài, cho nên nó có thể khoác vào chính nó bằng chất cảm dục. Con mắt của Chủ Thể Suy Tưởng mở rộng và đưa ra các luồng sinh lực. Ở đây, không cần nói thêm nữa, vì cho tới khi con mắt hoạt động, con người không thể hiểu được bản chất của năng lượng mà lúc đó họ sẽ vận dụng hoặc điều khiển.
b. Năm qui luật dành cho cõi cảm dục. Trước khi chúng ta đề cập đến việc xem xét loạt thứ hai của “Các qui luật về Huyền Thuật”, tôi xin đưa ra một vài nhận xét liên quan đến “con mắt của Nhà Huyền Thuật” đã được nói đến trước đây. Một trong các qui luật căn bản ở đàng sau của tất cả các tiến trình huyền thuật, đó là không một ai là nhà huyền linh thuật hay là người hoạt động trong huyền thuật cho đến khi con mắt thứ ba được khai mở, hoặc là ở trong tiến trình khai mở, vì chính là nhờ con mắt đó mà hình-tư-tưởng được kích hoạt (energised, được cấp năng lượng), được điều khiển, được kiểm soát, và các thần kiến tạo cấp thấp hay các mãnh lực được lôi cuốn vào bất cứ đường lối hoạt động đặc biệt nào. Trong số các khám phá sắp tới và trong số các thiên khải tới đây của khoa học duy vật sẽ là một thiên khải mà sẽ tự nó liên quan với năng lực điều-khiển-lực của mắt người, một mình hoặc tổng hợp, và điều này sẽ cho thấy một trong các giai đoạn đầu tiên hướng về việc tái phát hiện của mắt thứ ba, hay là “Mắt của Shiva”. Như chúng ta biết, Shiva là một trong các thánh danh để chỉ Ngôi Một vĩ đại của Thượng Đế, và dưới thánh danh có ẩn giấu nhiều ý nghĩa huyền bí. Shiva thay cho:
a. Trạng thái Ý Chí,
b. Trạng thái Tinh Thần,
c. Từ Phụ ở Cõi Trời,
d. Mục tiêu hướng dẫn,
e. Năng lượng hữu thức,
f. Ý định năng động,
1009 và trong lúc xét các câu này, các năng lực có sẵn của mắt thứ ba sẽ trở nên lộ rõ.
Nơi nhân loại, “Mắt Shiva” có vị trí của nó đã được biết rõ: nằm giữa trán, giữa hai mắt xác thịt (GLBN I, 77; II, 297, 309, 316).
Không nên lẫn lộn với tuyến tùng quả, vốn là một trung tâm lực hay tuyến của thể xác. Mắt thứ ba nằm trong chất dĩ thái và là một trung tâm lực dĩ thái được làm bằng các chất dĩ thái, trong khi tuyến tùng quả được làm bằng vật chất thuộc ba cõi phụ thấp của cõi trần. Tuy nhiên, tuyến tùng quả phải được hoạt động ít nhiều trước khi “Mắt Shiva” trở nên linh hoạt ở một mức độ nào đó, và chính sự kiện này đã dẫn dắt các nhà viết sách về huyền học trong quá khứ cố ý lẫn lộn cả hai, để bảo vệ cái hiểu biết.
Mắt thứ ba được tạo thành qua hoạt động của ba yếu tố:
Thứ nhất, qua xung lực trực tiếp của Ego trên cõi riêng của nó. Trong phần lớn của bước tiến hóa, Ego tạo sự tiếp xúc của nó với hình ảnh của nó, tức con người vật chất, qua trung tâm lực ở đỉnh đầu. Khi con người tiến hóa cao hơn, và gần bước lên Thánh Đạo, Cái Ngã nội tâm có được hiểu biết đầy đủ hơn về hiện thể thấp của mình, và đi xuống một điểm ở trong đầu hay não bộ nằm khoảng giữa trán. Đây là chỗ tiếp xúc thấp nhất. Ở đây, thật là lý thú khi chú ý tới sự tương ứng với sự tiến hóa của các giác quan. Ba giác quan chính và là ba giác quan quan trọng nhất biểu lộ theo thứ tự là thính giác, xúc giác, thị giác. Trong phần lớn bước tiến hóa, thính giác là động cơ dẫn dắt cho đời sống con người qua sự tiếp xúc bằng Chân Ngã với đỉnh đầu. Về sau, khi Ego xuống thấp hơn một ít, trung tâm lực dĩ thái vốn hoạt động liên quan đến tuyến tùng quả, được đưa thêm vào, và con người trở nên đáp ứng
1010 với các rung động tinh anh và cao siêu hơn; mối tương ứng huyền bí với giác quan thể xác là xúc giác khơi hoạt. Sau rốt, con mắt thứ ba khai mở và tuyến tùng quả cùng lúc bắt đầu hoạt động. Trước tiên, thị giác lờ mờ, và tuyến chỉ đáp ứng một phần với rung động, nhưng dần dần con mắt khai mở đầy đủ, tuyến hoạt động hoàn toàn, và chúng ta có con người “khơi hoạt trọn vẹn”. Khi xảy ra trường hợp này, trung tâm lực hành tủy rung động, và kế đó ba trung tâm lực vật chất trên đầu hoạt động.
Thứ hai, qua hoạt động phối kết của bí huyệt hành tủy, tức hoa sen nhiều cánh trên đỉnh đầu. Bí huyệt này trực tiếp ảnh hưởng đến tuyến tùng quả, và sự tương tác của lực đàng sau cả hai (sự tương ứng, trên một tỉ lệ nhỏ, của các cặp đối ứng, tinh thần và vật chất) tạo ra cơ quan vĩ đại của tâm thức, tức “Mắt Shiva”. Đó là khí cụ của minh triết, và trong ba trung tâm năng lượng này, chúng ta có sự tương ứng của ba trạng thái trong đầu của con người.
1. Bí huyệt ở đầu ......... Trạng thái Ý Chí ............. Tinh Thần .... Cha trên Trời
2. Tuyến tùng quả....... Trạng thái Bác Ái-Minh Triết…. Tâm thức … Con 3. Mắt thứ ba .............. Trạng thái Hoạt Động ... Vật Chất ....... Mẹ
Đệ tam nhãn là tác nhân điều khiển năng lượng hay lực, và như vậy là một dụng cụ của Ý Chí hay Tinh Thần; nó chỉ đáp ứng với ý chí đó khi được kiểm soát bởi trạng thái – Con, tác nhân khai mở của bản chất bác ái-minh triết của các thần (gods) và con người, và do đó là dấu hiệu của nhà huyền linh thuật.
Thứ ba, tác động phản xạ của chính tuyến tùng quả.
Khi ba loại năng lượng này, tức là rung động của ba trung tâm lực này, bắt đầu tiếp xúc với nhau, một sự tương tác rõ rệt được thiết lập. Cuối cùng, sự tương tác ba mặt này tạo thành trốt xoáy hay trung tâm lực, nó có vị trí của nó ở giữa trán, và sau cùng có vẻ giống với con mắt nhìn ra giữa hai
1011 con mắt kia. Đó là con mắt của nội nhãn thông, và ai mở được con mắt đó thì có thể điều khiển và kiểm soát được năng lượng của vật chất, thấy được mọi vật trong Hiện Tại Vĩnh Cửu, và do đó tiếp xúc với nguyên nhân hơn là với các kết quả, đọc được tiên thên ký ảnh và có được nhãn thông. Do đó, kẻ sở hữu được nó có thể kiểm soát được các thần kiến tạo cấp thấp.
Khi được hoàn thiện, “Mắt Shiva” có màu xanh da trời, và vì Thái Dương Thượng Đế chúng ta là “Thanh Thiên Thượng Đế” (“Blue Logos”) thế nên các con của Ngài về mặt huyền linh giống như Ngài; nhưng màu này phải được hiểu theo nội môn. Cũng cần phải nhớ rằng trước hai cuộc Điểm Đạo sau cùng (thứ sáu và thứ bảy), con mắt của nhà huyền linh thuật, khi được phát triển, sẽ có màu tùy theo cung của con người – lại hiểu theo nội môn. Còn nhiều điều nữa liên quan đến vấn đề màu sắc không thể được truyền đạt. Tùy theo màu sắc mà loại năng lượng nào đó sẽ được vận dụng, nhưng ở đây cần phải ghi nhớ rằng tất cả các nhà huyền học đều làm việc với ba loại năng lượng :
a/ Loại năng lượng cùng loại với Cung của chính họ, b/ Loại năng lượng bổ sung cho loại thần lực của chính
họ, c/ Đối cực (polar opposite) của họ,
do đó họ hoạt động hoặc là theo đường lối ít đối kháng nhất, hoặc là qua lực hút và đẩy.
Chính nhờ phương tiện “toàn-nhãn-thông” (“all-seeing eye”) này mà vị Adept vào bất cứ lúc nào cũng có thể đặt Chính Ngài tiếp xúc với các đệ tử của Ngài ở bất cứ đâu; Ngài có thể giao tiếp với các vị đồng cấp (compeers) của Ngài trên hành tinh, trên đối cực của hành tinh chúng ta, và trên hành tinh thứ ba mà, cùng với hành tinh chúng ta, hợp thành một tam giác; Ngài cũng có thể, qua năng lượng được hướng từ đó, kiểm soát và điều khiển các thần kiến tạo, và duy trì bất cứ hình-tư-tưởng nào mà Ngài có thể tạo ra bên trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài và dựa vào con đường phụng sự đã định của phạm vi đó; và chính nhờ con mắt của Ngài, nhờ vào các luồng năng lượng có hướng dẫn, Ngài có thể trợ giúp và làm phấn khích các đệ tử của Ngài hoặc các nhóm người ở bất cứ chỗ nào, vào bất cứ lúc nào.
1012 Tuyến tùng quả tùy thuộc vào hai đường kích thích: một là đường phát ra từ chính Ego xuyên qua các trung tâm lực dĩ thái. Dòng chảy xuống này của năng lượng Chân Ngã (kết quả của việc khơi hoạt các trung tâm lực nhờ thiền định và
tính chất tâm linh của sự sống) tác động lên tuyến tùng quảvà theo năm tháng, dần dần tăng sự tiết dịch, mở rộng hình hài và bắt đầu vào một chu kỳ hoạt động mới.
Đường kích hoạt thứ hai ảnh hưởng đến tuyến tùng quả là con đường vốn là kết quả của việc giữ giới luật của xác thân và đặt nó lệ thuộc vào các định luật phát triển tâm linh. Khi đệ tử tuân theo một cuộc sống có điều độ, tránh thịt, chất nicotine (trong thuốc lá – ND) và rượu, đồng thời thực hành continence (tự kiềm chế; tiết dục; trinh bạch), thì tuyến tùng quả không còn bị teo nhỏ nữa mà lại tiếp tục hoạt động trước kia của nó.
Còn nhiều điều nữa không thể được đưa ra ở đây nhưng cũng đủ chỉ ra cho đạo sinh chất liệu để suy tưởng.
Khi thiền định, bằng cách ngân lên linh từ, đạo sinh khơi hoạt được sự đáp ứng trong bí huyệt chính ở đầu, tạo nên rung động hỗ tương giữa bí huyệt đó với bí huyệt xác thân ở đầu, và dần dần phối kết các lực trong đầu. Nhờ thực hành năng lực hình dung, mắt thứ ba được phát triển. Các hình tướng được hình dung, các ý tưởng và khái niệm trừu tượng ở trong tiến trình được khoác lấy và được vận chuyển bằng trí, được hình dung ra một vài inch (=2,54cm) cách con mắt thứ ba. Chính do sự hiểu biết về điều này làm cho các nhà yoga Đông Phương nói đến việc “tập trung vào chóp mũi”. Đàng sau câu nói sai lạc này có ẩn một đại chân lý.
Khi bàn tiếp về “Các Qui Luật cho Huyền Thuật”, chúng ta sẽ đề cập đến các Qui Luật liên quan đến loạt thứ hai, bàn đến các xung lực tạo-hình-tướng, và các qui luật thu hút các khuynh hướng vốn là nền tảng của biểu lộ ở cõi trần. Chúng ta đã xem xét một vài qui luật bàn đến công việc của Solar Angel, mà trong mọi công tác huyền thuật chân chính thuộc bất cứ loại nào, vốn là tác nhân linh hoạt (active agent). 1013 Chúng ta đã xem xét các qui luật mà nhờ đó Ngài kiến tạo một hình tư tưởng trên cõi trí, hay một thể mầm mống (germ body) vốn sẽ (nhờ sự tăng lên và âm rung động) khoác lấy cho chính nó các hình tướng khác.
Qui Luật VII. Các Lực kép ở trên cõi nơi mà năng lực sinh động phải được tìm ra, đang được nhìn thấy; hai con đường đối diện với Solar Angel; các cực rung động. Một sự chọn lựa giáp mặt với kẻ thiền định.
Trên cõi cảm dục, giờ đây hình tư tưởng phải hoạt động, và một thể phải được cung cấp để làm cho điều này có thể xảy ra. Năng lượng của dục vọng nhập vào nó, và “kẻ thiền định” phải cấp năng lượng cho hình hài bằng một trong hai loại thần lực trước khi nó đi vào biểu lộ ngoại cảnh. Hành động đã chọn tùy thuộc vào cấu tạo của thể dĩ thái và biểu lộ ở cõi trần theo sau đó. Chủ thể suy tưởng bậc trung ít nhận thức được điều này, nhưng kinh nghiệm đi song hành với kinh nghiệm sống của chính y thì chính xác, vì là sự tương ứng với tiến trình vũ trụ. “Bản chất của deva” (như người ta thường gọi), nhập vào, và dựa vào tính chất của bản chất thấp của nó, và kiểu mẫu riêng biệt của những gì vốn là đối tượng của bác ái mà bản chất của hình-tư-tưởng sẽ tùy thuộc vào. Nếu deva, hoặc Solar Angel, cho đến lúc đó ưa thích biểu lộ và có một ham muốn đối với cuộc sống bên ngoài, nhờ thế chính nó tự ý hóa nhập với vật chất, từ đó dẫn đến hiện tượng sự sống đầu thai vào cõi trần. Nếu deva, hay Solar Angel không còn bị vật chất thu hút nữa, kế đó không có sự hóa nhập nào, thì sự sống ngoại cảnh không còn là luật hiện tồn của y nữa. Lúc bấy giờ y tự đồng nhất hóa với tính chất, hoặc năng lượng và trở thành một biểu hiện của các thuộc tính thiêng liêng. Lúc đó biểu lộ bên ngoài có thể đưa đến kết quả dưới hình thức một hiến dâng tự nguyện cho cái tốt lành của sự sống tập thể hoặc hành tinh, nhưng sự đồng nhất hóa với hình tướng riêng rẽ không còn xảy ra nữa. Lúc đó hiện thể con người được tạo ra chẳng khác gì một hình-tư-tưởng
1014 trong trường hợp này như bất cứ ý tưởng đặc biệt nào khác, và tác động lớn nhất của huyền thuật hữu thức được nhìn thấy. Mọi sáng tạo huyền thuật khác đều phụ thuộc vào sáng tạo này. Qua việc vận dụng năng lượng âm và dương, như vậy đem lại cho chúng mức thăng bằng, trước khi làm linh hoạt chúng, thể hoàn hảo của vị Adept được tạo thành. Mọi công tác huyền thuật trên cõi cảm dục phải được đi theo đường lối hoạt động thăng bằng, và bản chất riêng biệt của loại công việc này trong ba cõi chính thuộc ba cõi thấp có thể được tóm tắt như sau:
Trên cõi trí, mãnh lực dương của Solar Angel dồn vật chất cần có vào hình hài thích hợp.
Trên cõi cảm dục, mãnh lực quân bình của Solar Angel gom góp chất liệu và năng lượng cần có từ mọi hướng và xây đắp nó thành thể cảm dục cần thiết.
Trên cõi trần, mãnh lực âm của Solar Angel là tất cả những gì cần để tập hợp chất dĩ thái mong muốn. Do câu này tôi muốn nói hình hài giờ đây đã đạt được một sức sống và sự phân biệt của riêng nó, để cho không có một tác động xâm phạm nào phát ra từ trung tâm Chân Ngã được cần đến để tiếp tục công việc. Âm điệu và rung động của chính hình hài cũng đủ rồi.
Qui Luật VIII. Các Agnisuryans đáp ứng với âm thanh. Các luồng nước xuống và lên. Mong cho nhà huyền linh thuật bảo vệ chính mình khỏi bị chết đuối ở điểm mà đất và nước gặp nhau. Điểm giữa vốn không khô cũng không ướt phải cung cấp chỗ đứng nơi mà y đặt chân lên. Khi nước, đất và không khí gặp nhau, nơi đó là chỗ cho huyền thuật được thành hình.
Cần ghi nhận rằng trong qui luật này yếu tố thứ tư, tức lửa, không được nhắc đến. Lý do của việc này là nhà huyền thuật đã hoàn thành nhiệm vụ kỳ diệu là làm sinh ra lửa cần có ở “chỗ gặp gỡ” bộ ba này. Đây là qui luật huyền bí nhất và
1015 gây bối rối nhất. Một ít ánh sáng được đưa ra về việc đó bằng ba câu sau đây trích từ Cổ Luận:
“Khi lửa được rút ra từ điểm sâu thẳm bên trong tâm, thì nước không đủ đánh tan nó. Giống như một Luồng lửa, nó thoát ra và chạy ngang qua nước, nước tan biến trước nó. Thế là mục tiêu được tìm thấy”.
“Khi lửa giáng xuống từ Đấng đang quán sát bên trên, gió không đủ để thổi bật nó ra. Chính các luồng gió che chở, nâng đỡ và trợ giúp công việc, hướng dẫn ngọn lửa đang giáng xuống trên điểm nhập vào”.
“Khi lửa xuất phát từ miệng của kẻ đang suy tưởng và đang chứng kiến, lúc đó đất không đủ để che giấu hoặc tiêu diệt ngọn lửa. Nó nuôi dưỡng ngọn lửa, gây nên sự tăng trưởng và độ lớn của lửa để đạt tới cửa vào chật hẹp”.
Dưới khoa biểu tượng này, nhiều điều được ẩn giấu liên quan tới năng lượng đem lại sự sống, các trung tâm lực được biểu tượng hóa để tập trung nó vào tiêu điểm và điều khiển nó tiến tới và vị trí mà các loại vật chất dễ tiếp nhận khác nhau nắm giữ trong công tác huyền thuật. Như luôn luôn là trường hợp xảy ra trong mọi huyền linh thuật, hoạt động của Solar Angel là yếu tố ban sơ và công việc của con người trên cõi trần được xem như thứ yếu; xác thân con người và công việc được phát sinh trong đó thường được nói tới như là “nhiên liệu và hơi ấm của nó”. Điều này cần thận trọng ghi nhớ và sẽ mang lại manh mối cho việc cần thiết để chỉnh hợp chân ngã và cho vấn đề tiêu hủy (extinction) của một số kẻ phụng sự trong huyền thuật, họ bị “hủy diệt bởi lửa của chính họ” tức là năng lượng. Nhà huyền thuật thận trọng là kẻ thấy được sự sẵn sàng của hiện thể thấp nhất của mình để mang ngọn lửa mà với lửa đó y hoạt động và y hoàn thành điều này qua giới luật và sự trong sạch hoàn toàn. (Có lẽ trong đoạn này, Chân Sư muốn nhắc tới những trường hợp “con người tự bốc cháy” được ghi lại trong quyển “Những Bí Ẩn Thế Kỷ” do nhà xuất bản Thông Tấn-Hà Nội ấn hành năm 2007 (trang 44) chăng? ND).
Nhà huyền thuật tự bảo vệ mình khỏi “chết đuối” (“drowning”) tức là khỏi ở dưới ảnh hưởng của thủy tinh linh hay tinh linh cõi cảm dục (astral elementals), nhờ hiểu được một số câu chú (formula) và chỉ khi nào các linh âm và thần chú này được truyền dạy và được hiểu biết, thật là không an toàn cho con người trên cõi trần khi thử tìm cách sáng tạo về huyền thuật. Các câu chú này thuộc ba loại :
1016 Thứ nhất. Các câu chú phối trộn hai nốt, thêm vào nốt thứ ba, và nhờ thế đưa vào hoạt động các thần kiến tạo của cõi cảm dục, tức các Agnisuryans, thuộc cấp đẳng nào đó. Các câu chú này được dựa vào âm mở đầu của Ego, và phân biệt giữa âm đó với âm của nốt của các thần kiến tạo và các sinh linh của hình tư tưởng bé tí đã được tạo thành. Câu chú được xướng dựa trên căn bản của ba nốt này, biến thái (variation) của âm điệu (tone) và nốt, dù không thuộc về câu chú, cũng tạo ra các loại hình tướng.
Thứ hai, những câu chú có bản chất thuần túy che chở, và, nhờ kiến thức về các định luật của âm thanh như chúng được biết, có liên quan với nước (hay cõi cảm dục), chúng đặt một khoảng chân không (vacuum) giữa nhà huyền thuật với nước, cũng như giữa nhà huyền thuật với tạo vật (creation) của người này. Câu chú này cũng được dựa trên các âm thanh tương ứng với không khí, vì chính nhờ đặt chung quanh chính mình một cái vỏ che chở bằng các nguyên tử không khí, hiểu theo huyền bí học, mà nhà huyền linh thuật tự bảo vệ khỏi sự đến gần của các thủy thần kiến tạo (water builders).
Thứ ba, các câu chú mà khi được xướng lên, tạo được hai kết quả: đưa ra tạo vật hoàn hảo, để cho nó có thể tự khoác lấy một thể xác (physical body), và kế đó phát tán (dispersal) các mãnh lực tạo tác, lúc ấy công việc của chúng mới hoàn tất.
Tập hợp các câu chú sau cùng này thì cực kỳ lý thú, và nếu các câu chú đó không mạnh mẽ lắm thì nhà huyền thuật có thể thấy chính mình bị trở ngại với việc tạo ra hình tư tưởng của mình, và con mồi của một hình tư tưởng sinh động, và của một số “thủy thần”, họ sẽ không bao giờ rời y cho đến khi họ đã hoàn toàn rút ra khỏi y mọi loại “nước của bản thể y”, tiếp nhận nó vào bản thể (nature) của chính họ, và tạo ra cái chết của thể cảm dục của y. Lúc đó, hiện tượng kỳ lạ sẽ là nhìn thấy Ego tức Solar Angel được hóa nhập (being incarnated, nhập thể) trong lớp vỏ chất trí (mental sheath), tuy vẫn tách biệt với xác thân, do “hiện tượng chết đuối” huyền bí (occult “drowning”) của nhà huyền thuật. Lúc đó, không có gì được chừa lại cho Ego để làm ngoại trừ bẻ gãy
1017 sutratma hay sinh mệnh tuyến (thread) và cắt đứt mọi liên lạc với lớp vỏ thấp nhất. Lớp vỏ thấp nhất này có thể tiếp tục tồn tại trong một thời gian ngắn, tùy theo sức mạnh của sự sống
sinh động (animal life), nhưng hẳn là cái chết sẽ xảy ra tiếp ngay sau đó. (1) Nhiều nhà huyền thuật đã chết như thế.
Qui Luật IX. Sự cô đặc (condensation) xảy ra kế tiếp. Lửa và nước gặp nhau, hình tướng căng phồng và tăng trưởng. Mong cho nhà huyền thuật đặt hình tướng của mình vào con đường thích hợp.
Qui Luật này được tổng kết rất vắn tắt trong huấn thị: Hãy để cho dục vọng và trí tuệ được trong sạch và cũng được phân chia ngang bằng và hình hài sáng tạo được quân bình đồng đều đến nỗi nó không thể bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay là con đường “bàng môn” (“left hand path”).
Qui Luật X. Khi các loại nước tẩm vào hình hài được tạo ra, chúng được hấp thu và sử dụng. Hình hài tăng thêm sức mạnh của nó; do đó hãy để cho nhà huyền thuật tiếp tục cho đến khi công việc đủ đáp ứng nhu cầu. Bấy giờ hãy để cho các nhà kiến tạo bên ngoài chấm dứt công việc của họ, và để cho kẻ hoạt động ở trong bắt đầu chu kỳ của họ.
Một trong các ý niệm căn bản mà tất cả những người hoạt động huyền thuật đều hiểu rõ, đó là cả ý chí lẫn dục vọng

[ Các diễn biến mở ra cho Ego Thiêng Liêng sau sự tách rời làm hai. GLBN III, 524.
a/ Nó có thể bắt đầu một loạt luân hồi mới.
b/ Nó có thể trở lại vào “lòng của Từ Phụ” (“bosom of the Father”) và được gom lại vào Monad.
Hai diễn trình này được mở ra đối với phàm ngã tách ra. GLBN III, 525, 527.
a. Nếu có một xác thân, nó trở thành người mất linh hồn (a soulless man). Có hy vọng trong trường hợp này.
b. Nếu không có xác thân, nó trở thành một con ma (spook), tức là một hình thức của Kẻ Chận Ngõ (Dweller on the Threshold, Tổng Quả Báo).]

đều là các phân thân của lực (force emanations). Chúng dị biệt ở tính chất và rung động, nhưng thực chất là các luồng năng lượng, loại thì tạo thành một xoáy lực lúc đầu hay là trung tâm hoạt động, có tính chất ly tâm, còn loại khác lại hướng tâm, và là yếu tố chính trong việc phát triển của vật chất thành một hình hài chung quanh xoáy lực trung tâm (central vortex). Xoáy lực này có thể được thấy đang thể hiện theo một cách lý thú trong trường hợp của hoa sen Chân Ngã, nơi mà chúng ta có trạng thái ý chí hợp thành “bảo ngọc trong
1018 hoa sen” hay là trung tâm bên trong của điện năng, còn trạng thái dục vọng hay trạng thái bác ái tạo thành chính hoa sen Chân Ngã hay là hình tướng vốn che giấu trung tâm đó. Sự tương tự trong mọi hình hài kiến tạo vẫn đúng đối với các thần, các con người và các nguyên tử. Từ các cõi vũ trụ cao siêu, thái dương hệ được nhìn thấy như là một hoa sen xanh rộng lớn và cũng thế xuống đến giai tầng dưới; thậm chí nguyên tử vật chất nhỏ bé cũng được xem như thế. Sự phân biệt giữa các hoa sen khác nhau này tồn tại theo số lượng và cách sắp xếp của các cánh hoa. Theo nghĩa đen, thái dương hệ là một hoa sen có mười hai cánh, mỗi cánh hoa được tạo thành với bốn mươi chín cánh hoa nhỏ hơn. Các hoa sen hành tinh đều khác nhau trong mỗi hành tinh hệ, và một trong các bí mật của điểm đạo được khai mở khi con số của các cánh hoa của
a. Hành tinh địa cầu chúng ta,
b. Đối cực hành tinh của chúng ta,
c. Hành tinh bổ sung hay quân bình của chúng ta,
được giao phó cho điểm đạo đồ. Được trang bị với kiến thức này, lúc đó điểm đạo đồ có thể tính được (work out, giải đoán) một vài công thức huyền thuật, chúng giúp cho y sáng tạo trong ba lĩnh vực (spheres). Chính cùng ý niệm căn bản này chi phối việc tạo ra hình tư tưởng và giúp cho một nhà huyền linh thuật tạo ra hiện tượng biểu lộ ngoại cảnh trên cõi trần. Nhà huyền thuật hoạt động với hai loại năng lượng, ý chí và dục vọng, và việc giữ thăng bằng của họ là cái dẫn đến sự thăng bằng của các cặp đối ứng, và sự giải thoát theo sau đó của năng lượng – vật chất trong việc tạo ra cấu tạo cõi trần. Nhà huyền thuật phải thông thạo các dữ kiện sau đây:
Các công thức đối với hai trạng thái của năng lượng Thượng Đế, tức ý chí và dục vọng. Theo nghĩa đen đây là việc hiểu rõ về nốt và công thức của Brahma hay trạng thái vật chất, và nốt và công thức của Vishnu, tức trạng thái kiến tạo. Nhà huyền thuật nhận biết được một trạng thái vì y đã chế phục được vật chất; trạng thái kia được tiết lộ cho y khi y đã đạt tập thể thức.
1019 Thần chú đối với loại chất liệu năng lượng (energy substance, đặc biệt mà y tìm cách sử dụng. Thần chú này sẽ có liên hệ với loại cánh hoa đặc biệt trong hoa sen thái dương mà từ đó mãnh lực mong muốn phát ra.
Thần chú dành cho loại năng lượng đặc biệt được truyền cho y xuyên qua một trong ba vòng cánh hoa trong hoa sen Chân Ngã của chính y.
Thần chú dành cho cánh hoa đặc biệt trong một vòng cánh hoa mà y chọn để hoạt động với nó. Tất cả các thần chú này có liên quan trước tiên với trạng thái ý chí, chừng nào mà hình-tư-tưởng phải được tạo ra còn liên hệ đến, vì nhà huyền thuật là ý chí, hay mục tiêu, hay tinh thần đàng sau hiện tượng biểu lộ mà y đang trong tiến trình tạo ra.
Thần chú đưa vào hoạt động (và nhờ thế tạo ra một hình hài) các Agnisuryans, các thần này được kích hoạt bởi bất cứ trạng thái đặc biệt nào của lực thái dương (solar force). Nơi mà hai lực này được tiếp xúc, hình tướng được tạo ra, hoặc là trung tâm năng lượng thứ ba xuất hiện hay biểu lộ:
a. Năng lượng của trạng thái ý chí.
b. Năng lượng của dục vọng hay trạng thái bác ái.
c. Năng lượng của hình-tư-tưởng theo sau đó.
Ở đây không có sự mâu thuẫn với giáo lý huyền môn rằng Cha và Mẹ, hay Tinh Thần và Vật Chất, khi được đưa vào tiếp xúc, tạo ra Con. Khó khăn mà các đạo sinh phải vượt qua là ở chỗ cách diễn dịch đúng ba thuật ngữ : Mẹ (Mother)- Vật Chất (Matter) – Moisture (hay là nước – waters). Trong sáng tạo, ba phạm vi rung động :
1. Vật chất trọng trược ..... Mẹ ...............Vật Chất,
2. Thuộc dĩ thái ................. Vật Chất .....Chúa Thánh Thần,
3. Thuộc cảm dục ............. Moisture (Ẩm ướt) … Nước, hoạt động như một đơn vị, và trong giáo lý huyền môn, trong các giai đoạn sáng tạo trước, không nên tách ra hay phân biệt. Trên con đường tiến hóa hướng hạ, nếu chủ thể có thể được tiếp cận từ một góc nhìn khác, và nhờ thế minh giải được
1020 phần nào, các phân biệt được thiết lập, và trên con đường tiến hóa thăng thượng, hay con đường trở về, như chúng ta biết, chúng được vượt qua; trên điểm giữa, tức điểm thăng bằng, như trên bầu hành tinh chúng ta chẳng hạn, sự lầm lẫn xảy ra trong trí của đạo sinh do sự kiện huyền linh là các công thức khác nhau được dùng đồng thời, các hình-tư-tưởng đều ở mọi giai đoạn cấu tạo, và sự hỗn mang kế tiếp theo thật là khủng khiếp.
Qui luật mà chúng ta đang dẫn giải có thể được hiểu theo cách trình bày rằng trong công tác huyền thuật, năng lượng của nước trở nên tối quan trọng, còn ham muốn về hình hài và việc hoàn thành mục tiêu của nó tăng thêm. Việc này xảy ra sau khi năng lượng ý chí đã tạo thành hạt nhân trung tâm bằng cách được đưa vào tiếp xúc với mãnh lực dục vọng. Qua dục vọng (hay là động lực mạnh mẽ), nhà huyền huật gia tăng sức sống của hình hài cho tới khi nó trở nên mạnh mẽ và mãnh liệt trong sức sống riêng biệt của chính nó đến nỗi nó sẵn sàng tiến lên trong nhiệm vụ của nó trên cõi trần. Các devas kiến tạo vốn bị thúc đẩy tới việc kiến tạo hình hài bằng vô số các sự sống của tinh hoa chất (elemental lives) có sẵn, đã hoàn tất công việc của các Ngài, và giờ đây ngưng hẳn việc kiến tạo; loại năng lượng đặc biệt này không còn dồn các sự sống kém cỏi (sự sống của tinh hoa chất – ND) vào bất cứ hướng đặc biệt nào nữa, và chu kỳ cuối cùng của công việc trên cõi cảm dục được bắt đầu. Điều này được tổng kết trong qui luật kế tiếp.
Qui Luật XI. Ba sự việc mà kẻ hành động theo thiên luật giờ đây phải hoàn thành. Thứ nhất, xác định công thức vốn sẽ hạn chế các sự sống bên trong bức tường hình cầu; kế tiếp phát ra các linh từ sẽ chỉ dẫn cho các sự sống đó những gì phải làm và nơi phải xúc tiến những gì cần làm; và sau cùng, thốt ra câu nói huyền bí sẽ cứu vớt công việc của họ.
Ý tưởng được lồng bên trong giờ đây có hình hài và dạng thức trên cõi cảm dục; nhưng cho đến nay tất cả hãy còn ở trạng thái thay đổi liên tục (state of flux), còn các sự sống chỉ được giữ ở chỗ thích hợp nhờ sự chú ý được giữ vững của 1021 nhà huyền thuật, hoạt động qua các thần kiến tạo cấp cao. Nhờ hiểu biết một vài nhóm từ về huyền thuật, nhà huyền linh thuật tất nhiên giúp cho công việc lâu bền, độc lập hơn và gắn chặt vị trí của các yếu tố tạo sinh lực bên trong hình hài và đem lại cho chúng động lực thúc đẩy vốn sẽ mang đến kết quả trong sự cố kết chắc chắn hơn. Nhờ đã hoàn tất được điều đó, y có thể trở thành một kẻ thừa hành karma, nếu có
thể diễn tả như thế, và phát ra hình-tư-tưởng kép (được bao phủ bằng chất trí và chất cảm dục), để hoàn thành nhiệm vụ của nó, bất luận có thể như thế nào. Sau cùng, y phải có các giai đoạn tự bảo vệ mình khỏi các lực hút của chính bản chất y, nó có thể đưa đến kết quả trong việc duy trì hình tư tưởng một cách chặt chẽ bên trong phạm vi ảnh hưởng của chính y đến nỗi nó thường bị làm cho trở thành vô dụng, năng lượng cố hữu của chính nó bị hóa giải và mục tiêu của nó bị phủ nhận.
Chúng cũng có thể tạo ra một lực thu hút mạnh mẽ đến nỗi y thường lôi cuốn hình hài về chính mình gần đến nỗi y thường bị bắt buộc thu hút lấy nó. Việc này có thể được hoàn thành một cách vô hại bởi người biết cách làm như thế nào, tuy nhiên chỉ các kết quả trong việc phí phạm năng lượng vốn bị ngăn cấm theo Định Luật Tiết Kiệm. Với đại đa số con người, tức những kẻ thường là các nhà huyền thuật không chủ ý, nhiều hình-tư-tưởng có ác ý và có tính chất phá hoại, và phản ứng trở lại vào những người tạo ra chúng theo một cách tai hại.
c. Bốn Qui Luật dành cho cõi trần. Trong công tác huyền
thuật, công tác tạo hình-tư-tưởng, chúng ta đã đưa hình-tưtưởng xuống từ cõi trí nơi mà Solar Angel khởi xướng công việc, qua cõi cảm dục, nơi mà công tác thăng bằng được thực hiện, đến cõi trần hoặc là đến các cõi phụ dĩ thái. Ở đây công việc tạo ra biểu lộ ngoại cảnh được tiến hành, và ở đây nhà hoạt động trong huyền thuật lâm vào mối nguy có tính quyết định ấy là thất bại, nếu y không biết các hình thức và các thần chú mà theo đó nhóm thần kiến tạo mới có thể được đạt tới, và cái lỗ hổng giữa cõi cảm dục với cõi phụ chất hơi của cõi trần có thể được lấp lại. Ở đây có thể là hữu ích khi nhớ rằng 1022 trong việc sáng tạo, nhà huyền linh thuật vận dụng ảnh hưởng thông thường của Cung. Khi Cung ba, Cung năm và Cung bảy bước vào quyền lực, hoặc là đi vào tột đỉnh, hoặc ra khỏi, công việc trở nên dễ dàng nhiều hơn là khi Cung hai, Cung sáu hoặc Cung bốn chiếm ưu thế. Hiện nay, như chúng ta biết, Cung bảy đang nhanh chóng chiếm ưu thế, và đó là một trong các lực thuận tiện nhất khi con người phải làm việc với chúng. Dưới Cung này có thể kiến tạo được một cấu trúc mới cho nền văn minh đang suy tàn nhanh chóng và có thể dựng nên thánh điện mới được mong mỏi cho sự thôi thúc của tôn giáo. Dưới ảnh hưởng của Cung đó, công việc của nhiều nhà huyền thuật không chủ ý sẽ trở nên dễ hơn nhiều. Điều này sẽ đưa đến kết quả là sự tăng trưởng nhanh chóng của hiện tượng tâm thông vô thức, trong việc mở rộng môn học về trí tuệ và năng lực tất nhiên của các chủ thể suy tưởng để tiếp nhận và sáng tạo các lợi lộc hữu hình mà họ muốn có. Tuy nhiên, huyền thuật này thuộc loại không chủ ý hoặc loại ích kỷ sẽ đưa đến các hậu quả về nghiệp quả có bản chất đáng trách, vì chỉ có những ai làm việc với thiên luật và những ai kiểm soát được các sự sống kém quan trọng bằng sự hiểu biết, tình thương và ý chí, mới thoát khỏi các hậu quả truyền lại cho những ai sử dụng vật chất linh hoạt vào các mục đích ích kỷ.
Nhà huyền linh thuật sử dụng các thái dương lực. Khi hành tinh di chuyển quanh mặt trời, thì các loại năng lượng thái dương khác nhau được tiếp xúc, và cần có sự hiểu biết thành thạo để sử dụng các ảnh hưởng vào đúng lúc, và để có được hình hài được cấu tạo sao cho nó có thể đáp ứng với giờ phút cần thiết cho năng lượng đã biến phân.
Nhà huyền linh thuật vận dụng hành tinh lực có bản chất ba mặt:
a. Loại lực vốn là sản phẩm của chính hành tinh của y, và
là loại có sẵn dễ dàng nhất.
b. Loại lực vốn phát ra từ đối cực của hành tinh chúng ta.
c. Loại lực vốn có thể được cảm nhận phát ra từ hành tinh đó với địa cầu chúng ta và đối cực của địa cầu, chúng hợp thành tam giác nội môn.
1023 Các đạo sinh cần nhớ rằng ở đây, chúng ta đang bàn đến chất dĩ thái và năng lượng linh hoạt, và do đó liên kết chính chúng ta với cõi trần và tất cả những gì được đưa vào thuật ngữ đó. Họ cũng cần nên nhớ rằng nhà huyền thuật (khi người này hoạt động trên cõi biểu lộ ngoại cảnh) đang ở trong một vị thế sử dụng các sinh lực của chính mình trong công việc sáng tạo hình-tư-tưởng, nhưng điều này chỉ có thể và chấp nhận được khi y đã đạt đến mức tiến hóa nơi mà y là một vận hà cho thần lực và biết làm cách nào để lôi cuốn thần lực đó vào trong chính y, chuyển hóa nó, hoặc là kết hợp nó với các lực của chính cơ thể y, và kế đó truyền thần lực đó vào cho hình tư tưởng mà y đang ở trong tiến trình tạo ra. Nhiều lý thú sẽ mở ra trước mắt chủ thể suy tưởng, tức là kẻ biết mở rộng ý tưởng này đến Hành Tinh Thượng Đế và công cuộc sáng tạo hình hài của Ngài.
Với vài nhận xét mở đầu này, giờ đây chúng ta có thể tiếp tục với các Qui Luật của Huyền Thuật dành cho cõi trần.
Qui Luật XII. Mạng lưới rung động nhịp nhàng. Nó thu nhỏ lại và mở rộng. Hãy để cho nhà huyền thuật hiểu rõ điểm giữa và như thế phóng thích “các tù nhân của hành tinh” mà nốt của những người này điều hợp thật đúng và chính xác với nốt cần phải được tạo ra.
Ở đây nhà huyền thuật cần nhớ rằng tất cả những gì xảy ra trên địa cầu đều được tìm thấy bên trong mạng lưới dĩ thái hành tinh. Nhà hoạt động trong huyền linh thuật vốn là một nhà huyền học (occultist), có liên quan với các thế giới (universals), và bắt đầu công tác huyền thuật của mình trên các ranh giới của lĩnh vực dĩ thái hồng trần. Vấn đề của y là xác định vị trí các sự sống thứ yếu này, bên trong mạng lưới, chúng thuộc về đúng đẳng cấp cần được kiến tạo thành hiện thể tư tưởng được dự trù. Công việc đó tất nhiên chỉ có thể được thực hiện bởi con người, qua việc cắt đứt mạng lưới giam nhốt của chính lưới dĩ thái của y, y có thể đạt đến những gì được y nhận biết một cách hữu thức dưới hình thức thể sinh lực hành tinh. Chỉ có kẻ được tự do mới có thể kiềm chế
1024 và sử dụng những kẻ là tù nhân. Đây là một châm ngôn huyền học thực sự quan trọng, và đa số thất bại của những kẻ phụng sự tương lai trong huyền thuật được truy nguyên ở sự kiện là chính họ thiếu tự do. “Các tù nhân của hành tinh” chính là vô số các sự sống thiên thần vốn hợp thành thể sinh lực hành tinh (planetary pranic body) và đang bị lôi cuốn vào các triều lưu sinh lực phát ra từ mặt trời vật chất.
Qui Luật XIII. Nhà huyền thuật phải nhận biết bộ bốn; lưu ý trong công việc của y sắc thái của màu tím mà chúng chứng tỏ, và như thế tạo ra bóng tối. Khi sự việc xảy ra như thế, bóng tối tự khoác vào và bốn trở thành bảy.
Theo nghĩa đen, điều này hàm ý là nhà huyền thuật phải ở trong một vị thế phân biệt giữa các dĩ thái (ethers) khác nhau và ghi nhận màu sắc đặc biệt của các phân cảnh khác nhau, nhờ thế đảm bảo việc kiến tạo thăng bằng của “bóng tối” (“shadow”). Nhà huyền thuật “nhận biết” chúng theo ý nghĩa huyền linh; đó là y biết được nốt và âm diệu (key) của chúng và biết được loại năng lượng đặc biệt mà chúng biểu hiện. Tầm quan trọng đầy đủ đã không được đặt vào sự kiện rằng ba cõi phụ cao của cõi dĩ thái đều ở trong sự giao tiếp bằng rung động với ba cõi cao của cõi hồng trần vũ trụ, và chúng (với cõi phụ thứ tư bọc trong hình cầu của chúng) được gọi là “Tứ Linh Diệu đảo ngược” (“inverted Tetratys”) theo các sách về huyền linh học. Chính sự hiểu biết này giúp nhà huyền linh thuật sở hữu ba loại lực hành tinh và sự kết hợp của chúng, tức là loại thứ tư, và như thế tháo gỡ cho y loại năng lượng thiết yếu vốn sẽ đưa ý tưởng này thành biểu lộ nên ngoài. Khi các loại thần lực khác nhau đáp ứng và hợp nhất, một hình tướng mơ hồ mờ ảo tự khoác vào lớp vỏ bằng chất cảm dục và chất trí đang rung động, và ý tưởng về Solar Angel đạt đến sự cố kết rõ rệt.
Qui Luật XIV. Âm thanh lớn thêm. Giờ phút hiểm nguy cho linh hồn dũng cảm đến gần. Nước không làm hại đến kẻ sáng tạo trắng và không gì có thể nhấn chìm cũng như không thể làm ướt sũng y. Giờ đây mối nguy từ lửa và ngọn lửa đang đe dọa, và tuy vậy làn
1025 khói bốc lên được lờ mờ nhận thấy. Sau chu kỳ an bình, hãy để cho y cầu khấn Solar Angel trở lại.
Giờ đây công việc sáng tạo đảm trách các tỷ lệ quan trọng, và sau rốt cơ thể của nhà huyền huật bị đe dọa bằng sự hủy diệt. “Bóng tối”(“shadow”) đã được tạo ra, giờ đây nó sẵn sàng thu nhận vào chính nó một thể “rực lửa” hay là thể hơi và chính các Hỏa thần kiến tạo này đe dọa sự sống của nhà huyền thuật và việc này có các lý do sau :
Thứ nhất, vì các lửa của thân thể con người có liên kết chặt chẽ với các lửa mà nhà huyền thuật tìm cách làm việc với chúng, và nếu các lửa tiềm tàng này của cơ thể và lửa tiềm tàng của hành tinh được đặt quá gần nhau, kẻ sáng tạo lâm vào nguy cơ bị cháy và bị hủy diệt.
Thứ hai, các Agnichaitans, vốn được liên kết với “hỏa thần” của cõi trí, đang có nhiều quyền năng, và có thể chỉ được kiềm chế thích hợp bởi chính Solar Angel.
Thứ ba, trên hành tinh này các lửa hành tinh, cho đến nay, chưa bị chế ngự bởi lửa thái dương, và rất dễ bị cuốn vào công việc hủy diệt.
Vì lẽ đó, giờ đây Solar Angel lại phải được triệu thỉnh đến. Điều này có nghĩa là nhà huyền thuật (khi “hình bóng” của y được hoàn tất, và trước khi có các giai đoạn cuối cùng của việc cố kết) phải đoan chắc sự chỉnh hợp của y với Ego được chính xác và không bị ngăn trở, và các mạch liên lạc hoạt động đầy đủ. Theo nghĩa đen, y phải “phục hồi lại việc thiền định của mình”, và tạo sự tiếp xúc trực tiếp trở lại trước khi tiếp tục. Nói cách khác, các lửa của thân thể của chính y có thể giành lấy sự kiểm soát, còn thể dĩ thái của y chấp nhận hậu quả. Do đó, y chiến đấu quyết liệt và thu hút xuống dưới lửa thái dương để che chở y. Điều này không nhất thiết xảy ra trên cõi cảm dục. Đối với nhà huyền thuật, thời điểm nguy hại nhất trong việc sáng tạo là ở vài điểm chuyển tiếp trên cõi cảm dục, nơi mà y đang có nguy cơ bị nhấn chìm về mặt huyền linh (occult drowning), và ở mức chuyển tiếp từ các
1026 phân cảnh dĩ thái đến các cõi cụ thể hữu hình, khi y bị đe dọa bởi sự “cháy rụi về mặt huyền linh” (“occult burning”). Trong một trường hợp, y không cầu viện Chân Ngã, nhưng lại ngăn chận thủy triều bằng tình thương và các sức mạnh thăng bằng của chính bản thể y. Trong trường hợp sau, y phải cầu viện những gì tiêu biểu cho trạng thái ý chí trong ba cõi thấp, tức là chủ thể suy tưởng thôi thúc và năng động tức là Solar Angel. Y hoàn tất việc này bằng một thần chú (mantram). Không một manh mối nào có thể được đưa ra về việc này, do bởi các quyền năng mà nó mang lại.
Qui Luật XV. Các lửa tiếp cận bóng tối, tuy nhiên không thiêu đốt bóng tối. Lớp vỏ bằng Lửa được hoàn thành. Mong sao nhà huyền thuật xướng lên các linh từ để hòa lẫn lửa và nước.
Ở đây có ít điều có thể được nói đến để giải thích các lời này, vì nó nằm ngoài sự tham khảo theo ý nghĩa thông thường. Thể khí được tạo ra, còn giờ phút để tạo lớp vỏ cho cõi phụ thứ sáu, cõi phụ chất lỏng, đang đến gần. Cả hai phải trộn lẫn. Đây là lúc nguy hiểm nhất, bao lâu mà chính hình tư tưởng còn có liên hệ. Các nguy hiểm trước kia đã đe dọa nhà huyền thuật. Giờ đây hình hài mà y đang tạo ra phải được bảo vệ. Bản chất của mối nguy được ám chỉ bằng các lời: “Nơi mà lửa và nước gặp gỡ tách ra khỏi âm thanh được xướng lên, mọi thứ tan biến thành hơi nước. Lửa không còn hiện hữu”. Mối nguy này ẩn trong tình trạng đối địch về nghiệp quả hiện có giữa hai nhóm devas lớn. Các nhóm này chỉ có thể được hòa giải bởi kẻ trung gian, con người.
Người ta có thể băn khoăn về mười lăm qui luật dành cho huyền thuật được truyền đạt ở trên có thể có công dụng gì. Cho đến nay, quả là không có công việc thực tiễn nào được liên kết, nhưng có nhiều điều mà việc phát triển trí tuệ bên trong được mong mỏi. Kẻ nào thiền định và nghiền ngẫm về các qui luật này dưới ánh sáng của những gì đã được truyền đạt trước kia liên quan tới các devas và các mãnh lực kiến tạo, sẽ đi đến một hiểu biết về các Định Luật Kiến Tạo trong đại thiên địa, vốn sẽ giúp ích cho y rất nhiều, và tiết kiệm được cho y nhiều thời gian khi công tác huyền thuật và các công thức/thần chú (formulas) được đặt vào tay y. (1027)

TIẾT HAI
ĐOẠN E
HOẠT ĐỘNG TRÊN CÕI TRÍ

I- Các nhận xét mở đầu.


 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


sdtdshgdfh