CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VŨ TRỤ
TIÊN THIÊN KHÍ VÀ HẬU THIÊN KHÍ - SINH KHÍ
PHẦN MỘT
TỔNG HỢP TỪ CÁC THUẬT NGỮ
I- Vật chất vũ trụ: Tất cả đều là năng lượng
PHẦN HAI
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT TRONG TIỂU VŨ TRỤ - TƯƠNG ỨNG CON NGƯỜI
[LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN - TẬP II]
Chính cõi trần trọng trược được kích hoạt xuyên qua :
a. Thể dĩ thái hành tinh.
b. Cõi trí, hay là cõi phụ chất hơi vũ trụ.
c. Cõi niết bàn, hay cõi dĩ thái thứ ba vũ trụ.
d. Cõi adi, hay là cõi dĩ thái thứ nhất vũ trụ.
và rút ra từ suy luận (nhờ vào nguyên tử thường tồn Thượng Đế) một dòng thần lực tương tự đi vào từ các cõi vũ trụ.
Cõi cảm dục được kích hoạt xuyên qua :
a. Cõi bồ đề, cõi dĩ thái thứ tư vũ trụ.
b. Cõi Chân Thần, cõi dĩ thái thứ hai vũ trụ.
c. Cõi cảm dục vũ trụ, và như vậy đến Tâm của mọi Sinh Linh.
Cõi trí được đem lại sinh lực, kích hoạt xuyên qua :
a. Cõi niết bàn, cõi dĩ thái thứ ba vũ trụ.
b. Cõi adi, cõi dĩ thái thứ nhất vũ trụ.
c. Cõi trí vũ trụ, chúng ta không cần đi thêm nữa.
Người nghiên cứu thận trọng nên ghi nhận rằng các cõi này có thể được xem như liên quan với ba cõi thấp khi biểu hiện hai loại thần lực:
thứ nhất, một lực có khuynh hướng phân hóa như trên cõi trí (cõi có sự cách ly cố hữu) và trên cõi trần (cõi có sự cách ly hiện nay);
thứ hai, một lực có khuynh hướng hợp nhất, như là trên cõi cảm dục, và ở trên cõi có sự hài hòa chủ yếu, tức cõi bồ đề. Cần phải nhớ rằng, chúng ta đang xem xét lực khi nó tuôn đổ qua, hoặc là thấm nhuần, thần chất. Một ẩn ngữ về chân lý nằm trong sự kiện rằng hiện nay thể cảm dục của con người là dương so với cõi trần, âm so với cõi trí, và dương so với cõi bồ đề. Khi cơ tiến hóa tiếp tục, thể cảm dục sẽ trở nên dương so với thể trí,....... trên cõi trí hoặc trên cõi trần. Trên cả hai cõi này, chúng ta có một phân chia thành hai: cõi trí được phân thành thượng và hạ trí, sắc tướng và vô sắc tướng, cụ thể và trừu tượng, còn cõi trần được chia thành các cõi phụ dĩ thái và các cõi phụ trọng trược. Do đó, có sự tương ứng giữa hai cõi này...... (661)
1.Chức năng của các Agnisuryans.
Các devas của cõi cảm dục là các thần mà con người có liên quan rất đặc biệt với các Ngài vào lúc này, do bởi sự an trụ vào cõi cảm dục của con người, và cũng do bởi vai trò mà dục vọng và xúc cảm (feeling) nắm giữ trong sự phát triển của con người. Tâm thức mở rộng qua sự tiếp xúc, qua sự hiểu biết sáng suốt về những gì được tiếp xúc, và qua việc nhận thức những gì được thu thập qua một tiếp xúc đặc biệt. Những gì được tiếp xúc, tùy thuộc vào rung động hỗ tương, và do đó vai trò của dục vọng (vốn là cái hiện ra đàng sau cảm giác) và của cảm xúc (vốn là phản xạ của dục vọng đó) thực là quan trọng; chúng luôn luôn đặt con người vào sự tiếp xúc – cho dù con người không biết được điều đó – với thần chất thuộc loại này hoặc loại khác. ....
Trước đây, chúng ta đã xem xét các Thần này ở năm khía cạnh, phân họ thành năm nhóm. Ở đây chúng ta sẽ giới hạn việc xem xét của chúng ta vào liên hệ của các đơn vị hữu ngã thức như là Con Người và Hành Tinh Thượng Đế đối với thần chất này......
Cõi cảm dục đóng một vai trò rất thực tế trong cơ tiến hóa nhân loại, do có một liên quan chặt chẽ với một trong các nguyên khí của con người. Chất cảm dục và sức rung động là một trong các yếu tố kiểm soát trong các sự sống của đại đa số con người. Đối với Hành Tinh Thượng Đế, chất cảm dục tương ứng với phần lỏng trong xác thân con người, do đó đối với Ngài không phải là nguyên khí nào cả.(663)
Cõi cảm dục là chiến trường chính của con người và là lĩnh vực của trường xáo động mạnh mẽ nhất – xáo động tâm trí (hiểu về mặt nội môn) đối với con người cho đến nay chỉ là một điều khả hữu. Thể cảm dục là trung tâm có rung động dữ dội nhất của con người, và các rung động này là một nguyên nhân mạnh mẽ của các hoạt động cõi trần của con người. Giá mà con người hiểu được điều đó, các devas cõi cảm dục hiện giờ kiểm soát ở mức độ rất lớn những gì con người làm và nói, và mục tiêu tiến hóa của con người (mục tiêu trước mắt của y) là giải phóng chính mình ra khỏi sự kiềm chế của các devas cốt để con người, tức Chân Ngã đích thực hay chủ thể suy tưởng, có thể có ảnh hưởng khống chế. Để làm rõ và như thế để minh họa điểm này: các sự sống tinh hoa chất nhỏ bé vốn hợp thành thể của các xúc cảm, và sự sống tích cực của bất cứ deva tiến hóa nào (qua sự tương tự của rung động), Ngài được liên kết với bất cứ con người đặc biệt nào và Ngài đem lại cho người đó một thể cảm dục có một năng lực cố kết và tích cực, cho đến nay gần như đang kiểm soát đa số. Thường thường con người làm khi các ham muốn và các thiên hướng của y thúc đẩy y. Nếu vị deva tiến hóa này thuộc hàng cao siêu (giống như trường hợp một người tiến hóa cao) rung động sẽ cao siêu, còn các ham muốn và các thiên hướng (instincts) sẽ tốt lành và đúng theo bề ngoài. Tuy thế, ước gì con người được deva tiến hóa cao kiểm soát, cho đến nay, y đang ở dưới ảnh hưởng của deva thấp và phải tự giải phóng chính mình. Nếu sự sống deva thuộc hạng thấp, con người sẽ để lộ các thiên hướng/ bản tính thấp và đồi bại, và các ham muốn sẽ thuộc loại thấp hèn..... Trong ba cõi thấp, hai đường tiến hóa đi song song nhau và đừng nên được hiểu là một......(664)
Nhà nghiên cứu về huyền linh học nên cẩn thận nghiên cứu về điều này:
a. Mặt trời hồng trần và liên quan của mặt trời đó với prana và thể dĩ thái.
b. Mặt trời bên trong và liên quan của nó với cõi cảm dục, với nguyên khí trí cảm và thể cảm dục.
c. Mặt trời tinh thần trung ương và liên hệ của nó với Tinh Thần hay atma trong con người. (GLBN II, 250, 251).
d. Tâm của mặt trời, và liên hệ của nó với thể hạ trí và thượng trí, tạo ra biểu lộ đặc biệt mà chúng ta gọi là thể nguyên nhân. Trong mối liên hệ này, cần nhớ rằng thần lực đang tuôn chảy từ tâm mặt trời, tác động qua một tam giác được tạo thành bởi hành tinh hệ Venus, Địa Cầu và Mặt Trời.......
Ở đây có thể là thích hợp khi đưa ra một điểm liên quan đến các devas của các cõi thấp (con người đặc biệt có liên quan đến). Các thần này có thể được chia thành vài nhóm, bằng cách nêu rõ địa vị của họ theo mức độ tâm thức. Ở đây có thể câu hỏi được đưa ra là tại sao chúng ta chỉ bàn đến các nhóm deva thuộc về ba cõi thấp. Hiểu về mặt huyền linh, các devas này (thuộc nhóm chúng ta đang nghiên cứu) chỉ được tìm thấy trong thể hồng trần của Thượng Đế, - vốn là vật chất thuộc ba cõi phụ thấp của cõi hồng trần vũ trụ. Cổ Luận nói như sau :
“Các khối cầu lửa tìm vị trí dựa vào ba lĩnh vực thấp. Chúng xuất phát nhờ cái thứ năm, tuy nhiên hòa nhập trên các cõi của yoga. Khi các tinh chất lửa thấm nhuần vạn vật, kế đó không có thêm cái thứ năm, không có cái thứ sáu, lẫn không cái thứ bảy, mà chỉ có ba cái tỏa chiếu bằng phương tiện cái thứ tư”.
Do đó, với các mục đích nghiên cứu hiện nay của chúng ta, các devas chỉ được tìm thấy trong ba cõi thấp. Vượt quá ba cõi này, chúng ta có ba trạng thái của ba cái chính đang biểu lộ qua cái thứ tư; ..... cõi hồng trần vũ trụ mà toàn thể thái dương hệ chúng ta có vị trí của nó trên đó phải được nghiên cứu theo hai mặt :
1. Theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế, bao gồm các sự tiến hóa của bốn cõi cao, hay là các cõi phụ (levels) dĩ thái. .....
2. Theo quan điểm của con người trong ba cõi thấp. Con người là sự tiến hóa hoàn hảo trong ba cõi thấp, giống như các Hành Tinh Thượng Đế là sự tiến hóa hoàn hảo trong bốn cõi cao.
Trong ba cõi thấp, chúng ta có các tiến hóa song song – tiến hóa thiên thần và tiến hóa của con người dưới nhiều mức khác nhau – tất nhiên tiến hóa của con người liên quan đến chúng ta mật thiết nhất, dù cho cả hai phát triển qua sự tương tác với nhau. Trong bốn cõi cao, chúng ta có cặp đôi này được xem như một thuần nhất, và trạng thái của sự tiến hóa tổng hợp của các Hành Tinh Thượng Đế là trạng thái được xem xét. Điều đó thường làm cho chúng ta quan tâm nhiều nếu chúng ta chỉ hiểu chút ít về quan điểm của các Đại Thiên Thần, là các Đấng cộng tác sáng suốt vào thiên cơ. Các Ngài có cách riêng của các Ngài để diễn đạt các ý tưởng này, phương tiện là màu sắc vốn có thể được nghe, và âm thanh vốn có thể được nhìn thấy. Con người đảo ngược tiến trình, tức là thấy các màu và nghe các âm. Một ẩn ngữ nằm ở đây về sự cần yếu đối với các biểu tượng, vì chúng là các dấu hiệu để diễn đạt các chân lý vũ trụ, và sự giáo huấn và có thể được hiểu như nhau bởi kẻ thông thạo cả hai hệ tiến hóa. Như trước đây có nêu ra, cần nên nhớ rằng:
a. Con người đang biểu lộ các trạng thái của thánh linh. Các devas đang biểu lộ các thuộc tính (attributes) của thánh linh (divinity).
b. Con người đang phát triển nội nhãn thông (inner vision) và phải học cách thấy. Các devas đang phát triển nội nhĩ (inner hearing) và phải học cách nghe.
c. Cho đến nay, cả hai đều bất toàn và kết quả là một thế giới bất toàn.
d. Con người đang tiến hóa bằng cách dùng tiếp xúc và kinh nghiệm. Y đang mở rộng. Các devas tiến hóa bằng cách giảm bớt tiếp xúc. Giới hạn là định luật đối với họ.
e. Con người nhắm vào sự tự chủ (tự kiềm chế). Devas phải phát triển bằng cách được kiềm chế (being controlled).
f. Con người bẩm sinh là Bác Ái, – Mãnh Lực vốn tạo ra sự cố kết (coherency). Các devas bẩm sinh có trí khôn, - mãnh lực vốn tạo ra hoạt động.
g. Loại lực thứ ba, lực của Ý Chí, tình trạng cân bằng giữ quân bình của hiện tượng điện, phải đóng vai trò bằng nhau dựa vào và qua cả hai hệ tiến hóa, nhưng trong một hệ, nó biểu lộ dưới hình thức ngã thức, còn trong hệ kia, dưới hình thức rung động xây dựng.
Trong Hành Tinh Thượng Đế, cả hai trạng thái lớn này của thánh linh được hòa lẫn bằng nhau, và trong đại kỳ mahaman -vantara, các Thượng Đế (Gods) bất toàn trở nên hoàn thiện. Các phân biệt rộng lớn và khái quát này được nêu ra khi chúng chiếu ánh sáng vào mối liên hệ của Con Người với các devas.
Các devas của cõi trần, dù được chia thành ba nhóm A, B, C, đều ở dưới một nhóm khác được nhắc đến dưới tên “Các Devas thuộc Đẳng Cấp Thứ Bảy”. Đẳng cấp thứ bảy được liên kết đặc biệt với các devas của đẳng cấp thứ nhất trên cõi thứ nhất. Các thần này là các tác nhân phản xạ (reflectors) của Thiên Trí mà cấp đẳng thứ nhất là biểu hiện và biểu lộ Thiên Trí đó như nó đã thể hiện qua từ cõi nguyên hình. Cấp đẳng thiên thần thứ bảy này trực tiếp ở dưới ảnh hưởng của Cung Bảy, và Hành Tinh Thượng Đế của Cung đó hoạt động trong sự hợp tác chặt chẽ với thiên thần Raja-Lord của cõi thứ bảy. Vì mục tiêu của tiến hóa cho các devas là nội nhĩ thông, điều trở thành hiển nhiên là tại sao các âm của thần chú và các điều biến quân bình (balanced modulations) là cách để tiếp xúc với họ và để tạo ra hiện tượng khác nhau. Cấp đẳng thiên thần thứ bảy này là cấp đẳng mà những nhà hoạt động trên tả đạo có liên quan đến, tác động qua hiện tượng ma cà rồng (vampirism) và việc hút sinh lực (devitalisation) các nạn nhân của họ. Họ đối phó với các thể dĩ thái của các kẻ thù của họ, và nhờ vào âm thanh, họ tác động vào thần chất, như thế tạo ra các kết quả theo ý muốn. Nhà Huyền Linh Thuật không hoạt động trên cõi trần với chất hồng trần. Ngài chuyển các hoạt động của Ngài lên một cõi cao hơn và từ đó đối phó với các dục vọng và các động cơ. Ngài làm việc qua các devas của cấp đẳng thứ sáu.
Các devas thuộc cấp đẳng thứ sáu là các thần thuộc cõi cảm dục, và là các thần có liên quan nhiều nhất với các Lực vốn tạo ra hiện tượng mà chúng ta gọi là yêu thương, thôi thúc tính dục, bản năng, hoặc là thúc đẩy dữ dội và động cơ mãnh liệt, nó hiện ra sau đó trên cõi trần bằng hoạt động nào đó.
Rung động tích cực được tạo ra trên cõi cảm dục đem lại các kết quả trên cõi trần và đó là lý do tại sao vị Huynh Đệ Chính Phái, Ngài không làm việc với các devas ở mọi nơi mà chỉ công việc ở trên cõi cảm dục mới có trạng thái tích cực. (668)
Các devas thuộc đẳng cấp thứ sáu này đến dưới ảnh hưởng của Đấng Chủ Quản của Cung Sáu, Cung Lý Tưởng Trừu Tượng - Huyền Giai Sáng Tạo thứ sáu cũng đặc biệt có liên hệ với đẳng cấp thiên thần đặc biệt này, và qua ảnh hưởng song đôi này đã tạo ra biểu lộ hồng trần đó vốn có tính khách quan rõ rệt - một kiểu thần lực tác động qua biểu lộ dĩ thái và biểu lộ khác qua xác thân.
Cho đến nay, điều này cho thấy là một bí ẩn không thể giải thích được đối với kẻ nghiên cứu, nhưng trong ý nghĩa về số, nhiều điều có thể được khám phá. Khía cạnh vật chất này nên được nghiên cứu để mang lại ý nghĩa thực của đẳng cấp devas thứ sáu này, có biểu tượng là Ngôi Sao sáu cánh đặt ở một góc đặc biệt và biểu lộ đầy đủ..... Sự triệt thoái của mãnh lực dục vọng cũng tạo kết quả trong việc ngưng sự hiện hữu ở cõi trần của con người. Cổ Luận diễn tả chân lý này bằng các lời sau :
“Cái Thứ Sáu rút về trong chính chúng; chúng chuyển vào cái Thứ Năm, chừa lại một mình cái Thứ Bảy”.
... về các đẳng cấp devas này cần nêu ra rằng, ba đẳng cấp deva thấp này – thứ năm, thứ sáu và thứ bảy – có liên lạc mật thiết với mặt trăng. Các thần này là các tác nhân kiến tạo vốn [tác động trên vật chất tiến hóa giáng hạ của ba cõi thấp] tạo ra ba thể thấp của con người đang lâm phàm.....
Trong tương lai, khi nghiên cứu bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (I, 288, II, 179, 187), người ta có thể thấy Thượng Đế trong Bản Thể thất phân của Ngài có thể được nhận ra như là Đại Thiên Địa đối với Con Người, trong khi Tiểu Thiên Địa, tức chính Con Người, cũng sẽ được thấy như là Đại Thiên Địa đối với ba giới thấp.
Đây chỉ là một cách để nghiên cứu sự tiến hóa của Thực Thể hữu thức – Thượng Đế, Con Người, hoặc sự sống thứ yếu – nhờ vào thần chất; nó bao gồm việc nghiên cứu sự tương tác dương và âm. Lần nữa Cổ Luận có nói :
“Khi Cha đến gần Mẹ, tương lai sẽ là hình tướng. Sự hợp nhất của cả hai ẩn giấu bí ẩn thực sự của Hiện Tồn (Being).
Khi hai đại thiên thần tìm kiếm nhau, khi họ gặp gỡ và hòa nhập, triển vọng sự sống được hoàn thành.
Khi kẻ nào thấy và biết đứng giữa cha mẹ của y, bấy giờ có thể được thấy kết quả của tri thức, và mọi sự được biết trên các cõi của tâm thức. (672)
Khi cái Duy Nhất nắm giữ sự sống trở thành ba đàng sau cái mà sự sống bị che giấu; khi do sự tiến hóa, ba trở thành bảy và mười; (673)
..... Chính vật chất tượng trưng cho nhị nguyên chủ yếu; các sắc tướng lặp lại cùng nhị nguyên đó, và khi chúng ta đạt đến chính con người lần nữa, chúng ta có nhị nguyên cộng với một yếu tố thứ ba. Ba đẳng cấp thần chất này – đẳng cấp thấp thứ năm, thứ sáu, và thứ bảy là một nhóm rất bí ẩn đối với con người. ( ) Cho đến giờ, hiếm khi các thần này được ám chỉ đến trong văn liệu huyền học, nhưng họ chứa trong chính họ cái bí ẩn về sự biệt ngã hóa của hành tinh chúng ta. Họ là nhóm có liên can nhiều với “tội của kẻ vô trí” và kết hợp rất chặt chẽ với người thú.
Sau rốt điều này sẽ dẫn đến một xem xét khoa học về hiệu quả của bản chất này trên thể hồng trần trọng trược của Ngài và đặc biệt phần tử của nó mà chúng ta gọi là cõi cảm dục, tức là cõi phụ chất lỏng của cõi hồng trần vũ trụ. Một phản ảnh của điều này (hay là một thể hiện xa hơn, nếu thuật ngữ đó được ưa thích hơn) được tìm thấy trong các phần tử lỏng của hành tinh vật chất.
Cõi phụ thứ bảy của cõi hồng trần vũ trụ có thể được chia nhỏ thành 7, chính là 7 cõi phụ hồng trần của chúng ta. Chính tri thức này giúp một nhà huyền thuật làm việc căn cứ vào một vài hiện tượng vật chất – như là sức nặng của nước chẳng hạn trên một hành tinh – và một điểm đạo đồ ..... (676)
2. Tóm tắt.
Trước khi chuyển qua việc xem xét về các devas có liên quan với việc kiến tạo thể nguyên nhân của con người, các thần này là nhóm liên kết giữa Triad với Quaterny, cả trong con người lẫn trong Thượng Đế, chúng ta sẽ liệt kê vắn tắt các nhóm chính của Agnisuryans trên cõi cảm dục thái dương hệ, vì toàn bộ các thần này hợp thành thể biểu lộ của đại thiên thần hay Thần Chủ Quản (Raja Lord) của cõi.
Thứ nhất. Raja Lord của cõi, đại thiên thần Varuna, Ngài là Sự Sống trung ương của vật chất thuộc cõi cảm dục của hành tinh hệ chúng ta. ....
Thứ hai. Bảy Đại Thiên Thần, các vị này là mãnh lực dương của mỗi một trong 7 cõi phụ của cõi cảm dục thái dương hệ.
Thứ ba. Các nhóm devas khác nhau, thi hành các chức năng khác, xúc tiến các hoạt động đa dạng, và tạo ra các kết quả có tính xây dựng. Các thần này có thể được liệt kê như sau, ghi nhớ sự kiện rằng chúng ta chỉ nhắc tới một vài trong số nhiều nhóm và có nhiều vị mà con người hoàn toàn không biết tên, và sẽ là không thể hiểu được nếu nêu lên :
1. Các devas đang tạo thành chất liệu nguyên tử thường tồn của mọi Chân Thần, ....
2. Các devas hợp thành trạng thái “lỏng” trong thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. Các thần này đông vô số, và kể cả các sự sống thiên thần kéo dài khắp mọi hướng, từ các thần làm linh hoạt cõi cảm dục, và các dòng cảm dục (astral currents) có bản chất tôn giáo và đạo tâm cao siêu nhất, đến các thủy thần nhỏ bé (little water spirits) vốn là các phản ảnh/ hình ảnh của các thực thể cảm dục đó được cô đọng trong chất nước cõi trần.
3. Một nhóm devas, hợp thành thể dục vọng (desire body) của thực thể vĩ đại đang làm linh hoạt giới động vật. Các thần này là toàn thể biểu lộ dục vọng (tách khỏi tính chất trí tuệ) của dục vọng thú tính (animal desire) trong trạng thái thôi thúc bốc đồng của nó.
4. Một số devas – thuộc đẳng cấp thứ ba – tạo thành (form) Thiên Đường của Cơ Đốc nhân chính thống bình thường hoặc là tín đồ của bất cứ đức tin nào. Một nhóm khác – thuộc đẳng cấp thứ bảy – tạo thành Địa Ngục cho hạng người cùng đức tin.
5. Các devas tạo thành sự sống cõi cảm dục của bất luận hình tư tưởng nào. Về sau, khi nghiên cứu việc tạo ra hình tư tưởng, chúng ta sẽ bàn đến các devas này.
6. Một nhóm các devas bí ẩn có liên quan chặt chẽ vào lúc này với biểu lộ tính dục trong gia đình nhân loại trên cõi trần. Họ là một nhóm mà trong giai đoạn này được đưa vào hiện tồn và họ biểu hiện cho lửa của biểu hiện tính dục (sex expression) theo cách chúng ta hiểu việc đó. Các thần này là xung lực, hay bản năng, ở đàng sau ham muốn tính dục hồng trần. Họ đặc biệt có ưu thế trong căn chủng thứ tư, vào thời kỳ đó các tình trạng tính dục đạt đến một giai đoạn khủng khiếp không thể tin được theo quan điểm của chúng ta. Họ dần dần được kiểm soát, và khi cái cuối cùng trong số các Egos của thời Lemuria đã chuyển thành căn chủng thứ năm, họ sẽ dần dần bị chuyển ra khỏi thái dương hệ hoàn toàn. Họ có liên hệ với “lửa” đam mê (passional “fire”, dục hỏa) của Thái Dương Thượng Đế và liên quan với một trong các trung tâm lực của Ngài một cách đặc biệt; trung tâm lực này dần dần bị che khuất (obscured) và lửa của nó được chuyển vào một trung tâm lực cao hơn.
7. Cũng có một nhóm devas liên kết với Thánh Đoàn (Lodge of Master), có nhiệm vụ kiến tạo các hình thức đạo tâm mà bình thường có thể mong hướng tới. Họ được chia thành vài nhóm – 3 nhóm – liên kết với khoa học, tôn giáo, triết học và qua các nhóm thần chất này, các Đấng Lãnh Đạo của ba bộ môn đó đạt đến con người.
Đó là một trong các vận hà hoạt động của các Ngài. Chân Sư Jesus đặc biệt linh hoạt vào lúc này theo đường lối này, đang hoạt động trong sự cộng tác với một số cao đồ (adepts) trên đường lối khoa học, các vị này – qua sự hợp nhất mong muốn của khoa học và tôn giáo – tìm cách làm sụp đổ thuyết duy vật của phương Tây ở một mặt, còn mặt kia là sùng bái tình cảm của nhiều kẻ sùng tín thuộc mọi đức tin......
Ngày nay điều này được làm cho khả hữu qua việc kết thúc của Cung 6 và việc tiến nhập của Cung 7. Tất cả mọi nhà nghiên cứu cần nhớ khi xem xét các cõi, chất liệu và năng lượng của cõi mà họ đang ở vào tình trạng thay đổi liên tục và thay đổi mọi lúc. Vật chất của mọi cõi đều tuần hoàn và theo chu kỳ, một vài phần tử (portions) trở nên được truyền năng lượng nhiều hơn các phần khác; vật chất của các cõi đó như vậy ở dưới ảnh hưởng ba mặt, hay là – nói cách khác – thần chất lệ thuộc vào một kích thước theo chu kỳ ba mặt :
a. Kích thích của Cung, tùy vào bất cứ Cung nào đang phát huy hay nằm ngoài quyền lực. Điều đó nằm trong thái dương hệ và hành tinh.
b. Kích thích do Hoàng Đạo (Zodiacal Stimulation), vốn là kích thích ngoài thái dương hệ, và cũng thuộc vũ trụ và theo chu kỳ.
c. Kích thích thái dương, hay là tác động của lực hay năng lượng thái dương trực tiếp lên trên vật chất của một cõi; kích thích này xuất phát từ “Tâm Mặt Trời” và là kích thích đặc biệt mãnh liệt.
Mọi cõi đều lệ thuộc ảnh hưởng ba mặt này, nhưng trong trường hợp cõi bồ đề và cõi cảm dục, lực của kích thích thứ ba này rất lớn. Các adepts – làm việc kết hợp với các đại thiên thần – vận dụng cơ hội theo chu kỳ để gây nên các kết quả có tính xây dựng rõ rệt.
8. Một nhóm các devas có liên lạc chặt chẽ với các bí pháp điểm đạo. .....
9. Các devas thuộc mọi trình độ và năng lực rung động, họ tạo thành phần lớn các hình thức dục vọng thuộc đủ loại.
10. Các devas của lực chuyển hóa. Họ là nhóm devas đặc biệt biểu hiện cho “lửa chuyển hóa” và được gọi bằng các tên khác nhau, như là :
- Lò tinh luyện (furnaces of purifications).
- Các yếu tố làm tan chảy (the melting elements).
- Các thần của trầm hương (the gods of incense).
Hiện nay không thể liệt kê thêm nữa, và cũng không ích gì, xem ra làm như thế chỉ đưa nhiều loại thần chất vào sự lưu ý của nhà nghiên cứu vì tầm quan trọng vượt trội của thể cảm dục trong ba cõi thấp. Chính do sự chế ngự của các sự sống thiên thần này, và “sự chuyển hóa của dục vọng” thành đạo tâm, và do các ngọn lửa thanh luyện của cõi cảm dục mà sau rốt con người thành công trong việc đạt được tâm thức bồ đề.
Đã có sự thừa nhận về năng lực tẩy sạch của các lưu chất huyền linh – nước và máu – vốn đưa đến việc nhấn mạnh do các Cơ Đốc nhân đưa ra (dù được diễn giải sai lầm) về hai lưu chất này. (679)
3. Các Thiên Thần Thái Dương, các Agnishvattas. Các nhận xét mở đầu.
Ở đây chúng ta bắt đầu xem xét về các Agnishvattas , hay là các Hỏa thiên thần của cõi trí và như vậy tiến vào chủ đề kỳ diệu nhất có liên quan với sự tiến hóa hành tinh của chúng ta; đó là chủ đề có ý nghĩa huyền bí nhất đối với con người vì
các Thái Dương Thiên Thần ( ) này liên quan đến bản chất thiết yếu của chính họ và cũng là năng lực sáng tạo theo đó họ hoạt động. Với mọi mục đích thực tiễn và để làm sáng tỏ sự tiến hóa tinh thần của con người, đoạn ngay trước mắt rất đáng chú ý và quan trọng nhất; đoạn đó cần được nghiên cứu rộng nhất của bộ luận này. Con người luôn luôn quan tâm quá mức vào chính mình, và trước khi con người có thể phát triển đúng mức, y phải hiểu một cách khoa học các định luật về bản chất của chính mình và cấu tạo của “cách biểu lộ” của riêng mình. Y cũng phải hiểu một phần nào về liên hệ hỗ tương của ba loại lửa để cho chính mình có thể vào một lúc sau này có thể “chiếu diệu” (“blaze forth”).
- Vấn đề của các Fire Dhyanis này và mối liên hệ của các Hỏa Thần Quân này với con người là một bí ẩn sâu xa nhất, ........ bằng liệt kê và tổng hợp đúng, và bằng một bàn rộng thận trọng về các dữ kiện đã được truyền đạt, các ý tưởng của nhà nghiên cứu khôn ngoan có thể trở nên phần nào ít rối rắm. (681)
Chúng ta đã xem qua các devas có khuynh hướng tiến hóa thăng thượng, họ cùng nhau tập hợp một cách lỏng lẻo dưới hình thức các Lunar Pitris (1). Các Lunar Pitris này được chia thành bốn nhóm và có liên quan với việc tạo ra thể xác
"1 Các Lunar Pitris đều là Nature Spirits (Thần Thiên Nhiên). GLBN II, 107.
1. Các thần này sở đắc, hoặc là các nơi chứa (containers) lửa của Ngôi Ba (third aspect). GLBN II, 81.
2. Công việc của họ có trước công việc của các Solar Angels. GLBN I, 268.
3. Họ có bảy hạng giống như các Solar Angels. GLBN II, 46.
a. Ba hạng phi vật chất (incorporeal), vốn là ba giới tinh hoa chất (elemental kingdoms) của Thiên nhiên, cung cấp cho con người thể dĩ thái, thể cảm dục và thể hạ trí.
b. Bốn hạng có hình tướng (corporeal, vật chất) vốn là các hình hài của bốn giới trong thiên nhiên. GLBN II, 93. c. Xem GLBN II, 233."
nhị phân của con người, cùng với thể cảm dục và thể hạ trí của y. Các thể này được cấp năng lượng bằng thần lực của các Lunar Pitris qua trung gian các vi tử thường tồn. Nhưng đối với các mục tiêu cuả bản chất bên trong của con người, các thần này phải được xét theo ba nhóm của họ - dĩ thái, cảm dục và hạ trí. Công việc của các Agnishvattas (các nguyên khí có ngã thức, các Thần Kiến Tạo hoặc là các nhà xây dựng thể Chân Ngã trên các phân cảnh trí tuệ cao) là nối kết ba nguyên khí cao – atma, buddhi, manas – với ba nguyên khí thấp, và như thế thực sự trở thành nguyên khí trung gian trong con người. Chính các Ngài bắt nguồn từ nguyên khí trung gian của Thượng Đế (GLBN II, 83). Như vậy bảy nội môn được hoàn tất. Như chúng ta biết, nhục thân dưới biểu lộ trọng trược của nó, về mặt nội môn, không được xem là một nguyên khí.(682)
Các devas của các phân cảnh hạ trí có liên quan với công việc của con người qua vi tử thường tồn hạ trí, chia thành 4 nhóm, thực sự vốn là cô đặc đầu tiên của thể tam phân hạ đẳng của con người. Họ tạo thành một phần của nguyệt thể (lunar body) con người. Họ liên kết trực tiếp với các tinh hoa (essences) tinh thần cao nhất, và tiêu biểu cho biểu lộ thấp nhất của thần lực phát ra từ cõi trí vũ trụ, và tìm được khoen nối của lực đó với Huyền Giai con người qua các vi tử thường tồn hạ trí. Các Ngài là các thiên thần thể hơi của thể xác Thượng Đế. ...
Chúng ta hãy giữ thật rõ ràng trong trí chỉ những gì chúng ta đang xem xét. Chúng ta bàn đến :
1. Trạng thái thứ năm của tâm thức gọi là cõi trí,
2. Vật chất của cõi đó khi nó hiện hữu dưới hai trạng thái, sắc tướng và vô sắc tướng (xem định nghĩa trang 615, 616).
3. Các sự sống đem sinh khí (ensoul) cho vật chất đó, nhất là trong liên hệ của chúng với con người,
4. Các Egos hay là các đơn vị hữu ngã thức hợp thành điểm trung gian trong biểu lộ,
5. Việc kiến tạo thể nguyên nhân, mở đầu của Hoa Sen Chân Ngã, và cấu tạo của các nhóm mà chúng ta gọi là các nhóm Chân Ngã,
6. Biệt ngã (individuality) của các Đấng (Existences) mà chúng ta gọi là :
a. Các Agnishvattas.
b. Các Manasa devas.
c. Các Hỏa Thần quân (Fire dhyanis).
d. Các Solar angels, hay Solar Pitris.
e. Các Asuras.
và nhiều danh xưng khác được nhắc đến trong kinh sách huyền linh.
..... Ở đây nhà nghiên cứu phải ghi nhớ sự kiện rằng cõi trí là trạng thái thứ nhất của thể xác trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế, cõi bồ đề là cõi dĩ thái vũ trụ, và là cõi mà trên đó có các trung tâm lực dĩ thái của một Hành Tinh Thượng Đế....... Khi khảo sát kỹ hơn bản chất của thể dĩ thái của chính mình, y phải mở rộng tri thức đó đến các mức độ cao hơn và phải cố hiểu được cấu tạo của các lĩnh vực lớn hơn mà y chỉ là một phần của nó.... Một ẩn ngữ về ý nghĩa của điều này có thể được tìm thấy trong sự kiện rằng thể dĩ thái của con người nhận và truyền prana trực tiếp đến thể xác, và chính sinh lực của cơ cấu xác thân được đánh giá phần lớn bằng tình trạng và hoạt động của tim. Quả tim truyền đi sinh lực cho vô số tế bào vốn tạo nên lớp vỏ vật chất trọng trược;
a. Nguyên khí thứ năm :
Các Solar Angels là các Pitris, các thần kiến tạo của thể Chân Ngã, và các thần tạo ra hiện tượng biệt ngã hóa hay là tâm thức được nhận thức, các Agnishvattas, các đại thiên thần của Trí Tuệ.
Một vài xác nhận rộng rãi và tổng quát đã được đưa ra với mục tiêu trước mắt là mở ra vấn đề kỳ diệu và thực tiễn này, và bằng một nỗ lực để liên kết thái dương hệ này trong trạng thái trí tuệ căn bản của nó với quá khứ và tương lai. ....... Do đó cần nêu ra rằng ở ngay chính lúc bắt đầu việc nghiên cứu của chúng ta về nguyên khí thứ năm này mà các
Manasaputras thiêng liêng trên cõi riêng của các Ngài phải được xét theo quan điểm lâm phàm hồng trần, trong khi đó, con người có thể được xét theo những gì, đối với y, là một trạng thái tinh thần.
(Giới _____ 1. 2. 3. 4. _____ Nguyên khí (principle) 5. 6. 7. 8.)
Điều này có một ý nghĩa vũ trụ v| thái dương hệ và đưa ra ánh
sáng về sự kiện xuất hiện của củc Hỏa Tinh Quân (Lords of Flame) nên được nghiên cứu ở đây
...... các Chân Thần nhân loại dưới bảy kiểu mẫu, đều có trên cõi tinh thần – vì đó là cõi của lưỡng nguyên – các Chân Thần của deva cũng có ở đó.....
.... Cái đầu tiên trong các biến cố này là sự chiếm hữu, của Thượng Đế, thể hồng trần trọng trược đó, và việc tiến vào biểu lộ của Mặt Trời vật chất và các hành tinh vật chất. Theo quan điểm chúng ta, dù điều này trải dài một thời kỳ rộng lớn không thể hình dung được, đối với Thượng Đế đó chỉ là một giai đoạn tụ sinh (gestation) ngắn mà mọi cơ thể đều trải qua......
Thế là chúng ta tìm được gì ? Trước tiên, sức thôi thúc hay là ý-muốn-tồn-tại (will-to-be), phát ra từ cõi trí; kế đó là ước vọng (desire) phát ra từ cõi cảm dục, tạo ra biểu lộ trên cõi trần.
(b) Xét về mặt vật hoạt luận.(1)
Khi tiếp tục nghiên cứu Nguyên Khí thứ năm của Thượng Đế, giờ đây chúng ta sẽ xét nó theo khía cạnh vật hoạt luận của nó (Vật hoạt thuyết - Hylozoism là học thuyết cho rằng mọi vật chất đều được phú cho sự sống)...
Thứ nhất, cần nhớ rằng mọi cõi của thái dương hệ chúng ta, xét chúng dưới hình thức thần chất, đều hợp thành loa tuyến trong nguyên tử thường tồn hồng trần của Thái Dương Thượng Đế. Mọi tâm thức, mọi ký ức, mọi năng lực đều được chứa trong các nguyên tử thường tồn, và vì vậy ở đây chúng ta bàn đến tâm thức đó; .... Tách ra khỏi vi tử thường tồn, thể xác con người không tồn tại được.
Thứ hai, cần phải ghi nhận rằng vì cái nói trên, điều sẽ hiển nhiên là ở giai đoạn này của dòng lưu nhập và phát triển trí tuệ, chúng ta có can hệ tới việc xuất hiện nguồn sinh lực và hoạt động hoàn mãn của loa tuyến thứ năm của Thượng Đế; việc đem lại sinh khí này tự lộ rõ trong hoạt động mãnh liệt của cõi trí, và bản chất ba mặt của hiện tượng điện để lộ trên đó.
a. Cõi phụ nguyên tử….... nguyên tử thường tồn thượng trí…...... Dương
b. Cõi phụ thứ tư… ... ... . nguyên tử thường tồn hạ trí… . ........ . . Âm
c. Các nhóm Chân ngã… các thể nguyên nhân… . . . . . . . . . Thăng bằng hay trung hòa
Điều này đang trong tiến trình biểu hiện trong quá trình tiến hóa. Ở đây, chúng ta đang bàn đến trạng thái vật chất và xét năng lượng trong nhiều biểu lộ khác nhau của nó. Sự đáp ứng của thần chất với dòng lực lưu nhập trên cõi trí có hiệu quả ba mặt liên quan với Thượng Đế hay là Thất Bộ :
.... 3. Như trước kia có nói, thể xác được liên kết và phối hợp với các thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế và của Hành Tinh Thượng Đế. Do đó ba cõi thấp được tổng hợp với bốn cõi cao, ...... Ba giới thấp, vốn là âm đối với mãnh lực cao, sức hút hỗ tương của hai cái này và sự tương tác của chúng đưa vào hiện tồn giới thứ tư hay giới nhân loại. Ba loại lửa, tức lửa Trí Tuệ, lửa Tinh Thần và lửa Vật Chất được đưa chung lại và công việc của ngã thức đầy đủ bắt đầu.
Sau rốt, nhà nghiên cứu nên rất cẩn thận nghiên cứu ở đây ý nghĩa của các số ba, tư và năm trong sự tiến hóa của tâm thức. Từ trước đến giờ khoa huyền số học (numerology) đã được nghiên cứu trước tiên, và một cách hợp lý (rightly), theo trạng thái vật chất, nhưng không phải theo quan điểm của năng lượng hữu thức. Thí dụ Triad thường được các nhà nghiên cứu xem như là tam giác được hợp thành bởi các nguyên tử thường tồn manas, buddhi và atma; hình khối (cube) thay cho con người vật chất hạ đẳng, còn ngôi sao năm cánh thường có một giải thích rất vật chất. Tất cả các góc nhìn này đều cần thiết và phải đi trước việc nghiên cứu khía cạnh bên trong, nhưng chúng nhấn mạnh vào khía cạnh vật chất hơn là vào khía cạnh bên trong; tuy nhiên vấn đề nên được nghiên cứu về mặt tâm lý. Trong thái dương hệ này, các số nêu trên là quan trọng nhất theo quan điểm tiến hóa của tâm thức. Trong thái dương hệ trước, con số 6 và 7 nắm giữ bí mật còn ẩn tàng. Trong thái dương hệ tới, số đó sẽ là 2 và 1. Điều này chỉ nói tới sự phát triển tâm linh. Tôi xin minh giải: Ngôi Sao 5 cánh trên cõi trí hàm ý (trong số các sự kiện khác) sự tiến hóa, nhờ vào năm giác quan trong ba cõi thấp (vốn cũng có thể thuộc về biến phân theo năm mặt) của nguyên khí thứ năm, việc đạt được ngã thức, và phát triển loa tuyến thứ năm.
(c) Các Solar Angels và Nguyên khí Thứ Năm. Bây giờ chúng ta có thể nghiên cứu các Thực Thể liên quan đến nguyên khí thứ năm này và ảnh hưởng của các Thực Thể đó lên sự tiến hóa tâm thức........
Một nhóm cao nhất có liên hệ với bí huyệt đầu của Thượng Đế, ..... Một nhóm khác có liên kết rõ rệt với các thể nguyên nhân của mọi Egos và có tầm quan trọng hàng đầu trong thái dương hệ này. Họ đến từ bí huyệt tim và biểu lộ thần lực đó. Nhóm thứ ba, tương ứng với bí huyệt cổ họng, để lộ sức mạnh của họ trên cõi phụ thứ tư qua các nguyên tử thường tồn hạ trí. Họ là toàn bộ quyền năng của Chân Ngã để thấy, để nghe và để nói (hoặc phát âm) theo ý nghĩa hoàn toàn huyền linh.
......... việc làm hướng về sự thành hình hài qua quyền năng của Định Luật điện; tất cả những gì có thể được biết chỉ là hình hài được cấp sinh khí (ensouled) bằng các ý tưởng. Thứ hai là, những gì ở trong tri thức của các tiến trình sáng tạo của thái dương hệ, con người đều phải học cho chính mình để làm thế nào theo thời gian qua sẽ trở thành đấng sáng tạo.....
.... Những người khước từ luân hồi hoặc khước từ cung cấp năng lượng với sự sống của họ cho các hình hài được chuẩn bị, đang chịu tác động theo Thiên Luật, và sự đối kháng của họ với sự luân hồi trong các hình hài này được dựa vào sức đẩy từ lực (magnetic repulsion). Họ không thể mang lại năng lượng cho các hình hài được cung cấp, vì nó liên quan đến sự đối kháng của những gì giống nhau về mặt huyền linh.....
Vấn đề giáng lâm của các Hỏa Tinh Quân được bàn đến sau này dưới đề mục “Biệt ngã hóa” (“Individualisation”)....
..... Khi khoa học nhận biết được sự thực này (cho đến nay ít khi được nhận ra) sự chú ý sẽ được chuyển sang các chất dễ bay hơi của cơ thể, đặc biệt đến bí huyệt tim và liên hệ của nó với các yếu tố hơi này. Tim sẽ được nhận thấy không những chỉ là bộ máy/ phương tiện vận chuyển các chất lỏng sự sống, mà còn là chỗ tạo ra một loại tinh chất sáng suốt nào đó vốn là yếu tố tích cực trong sự sống của tế bào..... (704)
Chúng ta hãy ghi nhớ rằng các Cung là trạng thái dương/ tích cực (positive) trong biểu lộ và truyền vào trong vật chất âm/ tiêu cực, deva hoặc chất liệu của hệ cấp (hierarchical substance), nhờ thế gây nên vài chứng tích của hoạt động. Các Hệ Cấp là trạng thái âm đối với các Cung và chịu trách nhiệm cho xung lực của Cung. Nhưng bên trong mỗi Cung và mỗi Hệ Cấp trong thái dương hệ này lại có một lực nhị phân. Các Con của Thượng Đế đều lưỡng tính (bisexual). Thần chất thì cũng hai tính chất (dual), vì các thiên thần tiến hóa thăng thượng đều là năng lượng dương của nguyên tử, tế bào hoặc hình hài dưới con người chẳng hạn, trong khi đó các âm điện tử hoặc các sự sống nhỏ bé bên trong hình hài là âm.....
.... Như đạo sinh huyền linh học biết, Đấng Chủ Quản Cung 5 giữ vị trí đó trong bảng liệt kê thất phân, nhưng dưới phân loại ngũ phân, Ngài giữ vị trí thứ ba hay vị trí giữa.
1. Đấng Chủ Quản Ý Chí hay Quyền Năng vũ trụ.
2. Đấng Chủ Quản Bác Ái – Minh Triết vũ trụ.
3. Đấng Chủ Quản Thông Tuệ Linh Hoạt vũ trụ. ............... 1
4. Đấng Chủ Quản Hài Hòa vũ trụ ....................................... 2
5. Đấng Chủ Quản Kiến Thức Cụ Thể vũ trụ ..................... 3
6. Đấng Chủ Quản Lý Tưởng Trừu Tượng vũ trụ ............. 4
7. Đấng Chủ Quản Nghi Lễ Huyền Thuật vũ trụ .............. 5
Điều này cần được xem xét kỹ, do đó sự liên quan chặt chẽ của Ngài, với cương vị Đấng Truyền Chuyển thần lực trong dãy Nguyệt cầu, tức dãy thứ ba, liên quan với giới thứ ba, giới động vật, và với vòng tuần hoàn thứ ba, phải được ghi nhớ. Một biểu tượng vốn có thể được thấy trong các di tích cổ thay cho Thánh Danh của Ngài hay là mô tả về Ngài là một ngôi sao năm cánh đảo ngược với Tam Giác chiếu sáng ở tâm. Nên ghi nhận rằng các điểm có liên quan trong biểu tượng số 8 này – một minh họa về trạng thái đặc biệt của tâm thức được tạo ra khi thể trí được xem là Kẻ Giết Sự Thực.
Huyền Giai thứ 5 sẽ gia tăng sức mạnh đầy đủ của nó. Điều này sẽ xảy ra trước Ngày Phán Xét, và sẽ đánh dấu một mức đấu tranh dữ dội, vì hiện thể trí tuệ “manas” (mà chúng biểu hiện) sẽ nổi loạn chống lại sự chuyển dịch của sự sống bên trong (thể bồ đề). Do đó nơi đây sẽ chứng kiến trên một giai tầng nhân loại và hàng triệu người có liên hệ đồng thời, một sự lặp lại cuộc đấu tranh giống hệt, nó lôi cuốn người đang tìm cách vượt qua thể trí và sống cuộc sống Tinh Thần. Đây là trận chiến Armageddon cuối cùng, tức bãi chiến trường của hành tinh (planetary Kurushetra) và sẽ được tiếp nối bởi Ngày Phán Xét khi các Con của Trí Tuệ sẽ bị ném ra và các Rồng Minh Triết ngự trị. Điều này chỉ hàm ý rằng những kẻ mà nguyên khí trí tuệ trong họ quá mạnh hoặc là kém phát triển sẽ được xem như các thất bại và sẽ phải chờ một giai đoạn phát triển thích hợp hơn, trong khi những người đang sống cuộc sống trực giác, và nơi họ, sự sống đó đang trở nên mạnh mẽ hơn – người thiên về tâm linh, người tìm đạo, đệ tử thuộc mọi trình độ, điểm đạo đồ và các adepts – sẽ được dành riêng để theo đuổi con đường tiến hóa tự nhiên trên hành tinh hệ này.
Chúng ta không cần xem xét thêm về vấn đề nguyên khí thứ năm này, vì hai lẽ :
Thứ nhất, đề tài đó đã gói ghém đầy đủ mục tiêu của chúng ta trong một đoạn trước, và thứ hai, sự tiết lộ đầy đủ có liên quan với manas vũ trụ và các thực thể bước vào dưới ảnh hưởng đó có thể không được tiết lộ thêm nữa vào lúc này. Những gì được trình bày trong GLBN, và được bổ sung ở đây bằng các chi tiết thêm nữa, sẽ đủ cho các khảo cứu của các đạo sinh cho một thế hệ khác. (708)
b. Về sự biệt ngã hóa (On individualisation)
(a) Công việc của Các Solar Angels
Chúng ta hãy xem xét qua về cấu tạo chung của thể Chân Ngã bằng cách liệt kê các phần tạo thành của nó và ghi nhớ rằng hình hài bao giờ cũng được chuẩn bị trước khi có sự chiếm hữu. Do nghiên cứu về thể này, chúng ta có thể nhận được một số ý tưởng và một ít ánh sáng về hiện tượng Individualisation đại thiên địa.
Thể nguyên nhân (causal body), đôi khi được gọi (dù là thiếu chính xác) là “karana sarira”, có vị trí của nó trên cõi phụ thứ ba của cõi trí, tức cõi trừu tượng thấp nhất, và là cõi mà trên đó Cung của Thượng Đế Ngôi Ba đưa ra “ánh sáng để kiến tạo” cần thiết. Điều này là vì mỗi cõi phụ đều đặc biệt ở dưới ảnh hưởng của Số, Tên hoặc Đấng Chủ Quản của cõi phụ đó. Khi đến lúc và các hiện thể cho thể bồ đề được phối kết, một vài Đấng Cao Cả, Các Hỏa Tinh Quân hoặc các Manasadevas, qua ngoại lực khởi động, bắt đầu liên kết với vật chất của cõi phụ đó, và làm sinh động cõi đó bằng năng lượng của Chính Các Ngài. Các Ngài tạo ra một sức thúc đẩy mới và tích cực, sức này kết hợp vật chất của cõi và tạo ra sự thăng bằng tạm thời của các lực. Đó là ý nghĩa của “the white” (“màu trắng”) hay tình trạng trong suốt của thể nguyên nhân mới. Nó vẫn cùng với chân ngã mới sinh lần đầu tiên làm đảo lộn tình trạng thăng bằng, và kế đó lấy lại thăng bằng đó, vào lúc kết thúc tiến trình, tạo ra một hình hài tỏa sáng, đầy các sắc màu ban sơ. ..... Bốn sự việc được đưa ra theo thứ tự xuất hiện của chúng theo thời gian và không gian.
+ Thứ nhất. Có sự xuất hiện trên cõi phụ thứ ba của cõi trí ... chín rung động – tương ứng với rung động ngũ phân của các Manasadevas này cùng với rung động tứ phân được tạo ra từ bên dưới và có sẵn trong vật chất của cõi phụ này, tức cõi phụ thứ năm theo quan điểm thấp. Rung động này tạo ra “hoa sen chân ngã cửu phân”, ở giai đoạn này, nó được liên kết chặt chẽ với chín cánh hoa xếp lại cánh này trên cánh kia. Chúng đều rung động và có “ánh sáng” lấp lánh mà không quá chói sáng. Các “búp hoa sen” này đều ở trong các nhóm, tùy theo ảnh hưởng của các búp hoa đặc biệt của các vị Dhyanis ngũ phân, các Ngài đang tác động vào nó và các Ngài tạo ra nó bằng chất liệu của chính các Ngài, tác động tới nó một cách yếu ớt với “Lửa của trí tuệ”.
+ Thứ hai. Có một tam giác xuất hiện trên cõi trí, do hoạt động trí tuệ tạo ra, và tam giác lửa này từ từ bắt đầu luân lưu giữa nguyên tử thường tồn thượng trí với một điểm ở tâm của hoa sen chân ngã, rồi từ đó đến nguyên tử thường tồn hạ trí, vốn đã xuất hiện trên cõi phụ thứ tư qua bản năng nội tại gắn liền với năng lực tinh thần....... Tinh Thần đi xuống bắt đầu chiếm lấy hiện thể của nó, tức thể nguyên nhân, và từ nơi đó, lại hoạt động thông qua phàm ngã.
+ Thứ ba. Ở một giai đoạn hoạt động rung động nào đó, công việc của Hỏa Thần Quân tạo ra một thể hoặc hình hài và một rung động cần đến sự đáp ứng ...... Hoa Sen Chân Ngã giờ đây được tạo thành với 12 cánh, 9 trong số đó xuất hiện vào giai đoạn này dưới hình thức chồi nụ (bud form) còn 3 cánh hoàn toàn ẩn tàng và bí mật.
Đồng thời ba nguyên tử thường tồn còn bị khép kín trong hoa sen, và được nhìn thấy bằng nhãn thông giống như ba điểm ánh sáng ở phần dưới của búp hoa, ngay dưới phần trung ương.......Trạng thái Tinh Thần ẩn giấu ở tâm của hoa sen, vào lúc thích hợp, sẽ hiển lộ khi các Manasadevas hoàn tất công việc các Ngài. Ý muốn sẽ kéo dài mãi nơi đó. Trạng thái tâm thức biểu hiện cho bác ái-minh triết của Linh Ngã khi nó tự hiển lộ nhờ thể trí hầu hết ở đó, và trong chín cánh hoa và năng lực rung động của chúng ẩn dưới mọi cơ hội, mọi năng lực bên trong để tiến hóa, và mọi khả năng hoạt động với tư cách một đơn vị hữu ngã thức, thực thể đó chúng ta gọi là Con Người. ( Bạn rất quen thuộc với ý tưởng rằng các triết gia cổ của chúng ta quen mô tả cơ thể người là một thành phố có chín cổng. Như bạn biết, chín cổng là chín lỗ thông thương của cơ thể người. Nếu bạn thêm vào chín lỗ trên, một lỗ nữa được biết dưới tên Brahma-rundra hay là cửa (door) của Brahma, bạn sẽ được mười cổng tương ứng với 10 hướng. Từ ngữ “Dasaratha” cho thấy tâm thức liên quan với các giác quan của chúng ta, mà tâm thức thì ở dưới cái tâm thức mà chúng ta gọi là trí (mind)). Mahadeva (Đại Thiên Thần) ngự ở tim, Surya hay là Vishnu phát hiện ra Ngài trong bản thể của Ngài dưới hình thức Minh Triết đối với Tình Thương và Tình Thương đối với Minh Triết, còn Brahma, Thượng Đế Sáng Tạo khiến cho sự thiên khải đó có thể xảy ra. Cha trên trời phải được hiển lộ qua Đức Christ, Đấng Con, bằng cách lâm phàm có thể xảy ra qua công việc của Chúa Thánh Thần.,.....(711)
Điểm thứ tư cần được ghi nhận, đó là khi ba biến cố này xảy ra, ánh sáng hay là lửa vốn luân lưu theo tam giác trí tuệ, được triệt thoái đến tâm của hoa sen, và “nguyên hình kiểu” của antaskarana tương lai, nếu có thể diễn tả như thế, biến mất. Năng lượng tam phân của các cánh hoa, các nguyên tử và “bảo ngọc” bấy giờ được tập trung, bởi vì xung lực bây giờ phải được sinh ra, sẽ tạo ra một dòng chảy xuống của năng lượng từ thể nguyên nhân mới được tạo ra, đi vào ba cõi thấp của nỗ lực con người.
Chúng ta đã bàn đến cách biệt ngã hóa nhờ sự giáng nhập của các Hỏa Thần Quân, vì đó là cách chủ yếu trong thái dương hệ này;......
(b) Biệt ngã hóa và các chủng tộc. Nếu bộ luận này không đáp ứng cho mục đích nào khác hơn là hướng sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học và triết học, vào việc nghiên cứu mãnh lực hoặc năng lượng trong con người và trong tập thể, đồng thời lý giải con người và gia đình nhân loại liên quan tới hiện tượng điện, thì nhiều ý muốn tốt lành sẽ được đạt đến. Tính phân cực (polarity) của một người, của một nhóm và của một số đông các nhóm, tính phân cực của các hành tinh và liên hệ của chúng với nhau và với Mặt Trời, tính phân cực của thái dương hệ và liên hệ của nó với các thái dương hệ khác, tính phân cực của một cõi với cõi khác, và của nguyên khí này với nguyên khí khác, tính phân cực của các thể tinh anh, và áp dụng khoa học của các định luật điện cho toàn bộ sự sống trên cõi trần sẽ mang lại cuộc cách mệnh trên hành tinh chỉ kém cuộc cách mệnh được thực hiện vào lúc biệt ngã hóa. Tôi xin nêu ra đây vài sự kiện có ý nghĩa mà các nhà nghiên cứu cần nên thật thận trọng xem xét.......
Trong biến cố phi thường sắp xảy đến, trong sự thiên khải cận kề, Thánh Đoàn sẽ lại tận dụng thời gian và năng lượng để mang lại một vài biến cố vốn sẽ xảy ra trước tiên trong giới nhân loại nhưng cũng sẽ được thấy như là sự hình thành thần lực (force generation) trong giới khoáng chất. Khi được cảm nhận trước tiên trong giới nhân loại, năng lượng mang lại các tình trạng vốn tạo ra hoạt động mãnh liệt đưa đến kết quả là chiến tranh và gây ra căng thẳng trên thế giới hiện nay.
(c) Các phương pháp biệt ngã hóa (thoát kiếp thú). ...là kết quả của lực phát ra từ cõi trí vũ trụ, lực này cuốn vào hoạt động các thực thể mà nhiệm vụ chính là để tạo thành thể của chân ngã nhờ vật chất sống động của chính chúng trên cõi trí và như thế, qua tính chất và bản thể riêng của chúng, phú cho từng người trên cõi trần có khả năng tự-nhận-thức (self-consciousness), nhờ thế tạo ra Con Người......(722)
(d) Các Avatars, bản chất và công việc các Ngài. Trong thảo luận trên, chúng ta đã liên kết hiện tượng biệt ngã hóa với sự thích dụng của Thượng Đế hoặc của một Hành Tinh Thượng Đế, đối với các hiện thể vật chất trọng trược của các Ngài, và sự hiện tồn hữu ngã thức qua phương tiện xác thân. Một vấn đề rất khó hiểu và bí ẩn có thể được nói đến ở đây – vấn đề các Avatars (Hóa Thân), và mặc dù chúng tôi không thể trình bày tỉ mỉ vấn đề đó một cách đầy đủ, vì đó là một trong các bí ẩn huyền bí nhất và bí mật nhất, có lẽ một ít ánh sáng có thể được đưa ra về vấn đề thâm sâu này.
Với mục đích rõ rệt và để minh giải một vấn đề cực kỳ khó hiểu nhất là đối với trí óc Tây phương (do sự kiện là họ chưa hiểu được lý do căn bản của diễn trình luân hồi), thật là khôn ngoan khi chia các mẫu hóa thân khác nhau thành năm nhóm, nhớ rằng mỗi avatar thuộc về một Cung, xuất phát từ một cội nguồn tâm linh thuần túy, và rằng một thực thể hữu ngã thức chỉ đạt được quyền có hình thức hoạt động đặc biệt này qua một loạt các kiếp sống thành đạt trước kia.
1. Các Avatars vũ trụ.
2. Các Avatars thái dương hệ.
3. Các Avatars liên-hành-tinh.
4. Các Avatars thuộc hành tinh.
5. Các Avatars nhân loại.
Như vừa nói, một avatar là một Ray (Cung ? Tia Sáng ? - ND) chứa cái vinh quang (glory) rực rỡ và hoàn hảo, chính nó khoác trong vật chất dành cho mục đích phụng sự. Tất cả các avatars theo ý nghĩa chính xác của từ ngữ, đều là các linh hồn đã giải thoát, nhưng các avatars cấp vũ trụ và thái dương hệ được giải thoát khỏi hai cõi thấp của các cõi vũ trụ. Trong khi các avatars cấp hành tinh và liên hành tinh được giải thoát khỏi cõi hồng trần vũ trụ, tức các cõi của thái dương hệ chúng ta, avatar cấp nhân loại đạt được tự do khỏi năm cõi nỗ lực của nhân loại. Theo một ý nghĩa thấp và thuần túy kỹ thuật, một Đức Thầy đang lâm phàm ở cõi trần là một kiểu mẫu, vì Ngài là một “linh hồn đã giải thoát” và do đó chỉ chọn lâm phàm vì mục đích đặc biệt, nhưng chúng ta sẽ không bàn đến các Ngài. Chúng ta hãy chia nhỏ các nhóm này để minh giải thêm các ý tưởng của chúng ta :
1. Các Avatars cấp vũ trụ: ....Các Ngài tiêu biểu cho các Thực Thể Thông Linh thật xa với nhận thức của Con Người, ....
2. Solar Avatars: Các Avatars này thuộc ba kiểu mẫu, dù thực ra có nhiều hơn nữa. Các Ngài cũng là các thiên-khách ngoài thái dương hệ và phần lớn có liên hệ với một vài tiến trình trong thái dương hệ, trong khi các vị khác có liên hệ trong việc quản trị định luật nhân quả, hay karma....... Một Đấng như thế, tức “Karmic Avatar” đã xuất hiện dựa vào rung động của Thượng Đế Ngôi Hai, lướt qua Linh Khí thứ hai; Ngài đã ở lại cho đến nay:... (728)
3. Các Đấng Avatars Liên hành tinh. Một nhóm Avatars rất lý thú được thấy ở đây.
4. Các Avatars cấp hành tinh. Các vị này phát xuất từ Hành Tinh Thượng Đế trung ương của một hành tinh hệ và biểu hiện cho ý chí và mục tiêu của Ngài. Các vị này thuộc hai loại khác nhau. Kiểu mẫu thứ nhất là một biểu lộ trên các phân cảnh dĩ thái hồng trần của chính Hành Tinh Thượng Đế trong một thời gian đặc biệt. Điều đó liên quan đến việc khoác lấy một xác thân rõ rệt bởi một trong các vị Kumaras. Một avatar như thế sẽ được nhìn thấy nơi Sanat Kumara, Ngài, cùng với ba Đức Kumaras khác, biểu hiện cho các nguyên khí thuộc tứ thể của hành tinh. Theo một ý nghĩa rất hiện thực, Sanat Kumara là hiện thân (incarnation) của chính Đấng Chủ Quản Cung; Ngài là Đức Tịnh Quán (Silent Watcher), Đấng Đại Hy Sinh (great Sacrifice) cho nhân loại (GLBN I, 494; II, 112, 149)......Thời gian và cơ hội (seasons) cho sự xuất hiện của các Ngài thay đổi tùy theo karma đặc biệt của Đấng Chủ Quản Cung, chớ không có gì liên quan với các chu kỳ lớn lao này, còn các thời kỳ lâm phàm, có thể được tiết lộ cho người không thệ nguyện giữ bí mật và kẻ thế tục.
5. Các Avatars của nhân loại. H.P.B. có nói đầy đủ về các vị này, và không có gì để thêm vào chi tiết của bà, vì thời cơ chưa tới (GLBN III, Đoạn 41; III 345).
e. Biệt ngã hóa, một hình thức Điểm Đạo. Chỉ có ít điều cần thêm vào những gì có thể được nói vào lúc này liên quan đến biệt ngã hóa........ Theo quan điểm huyền bí nhất thì “Con người là một thiên thần”; y là Spirit (Ma quỉ; Tinh Thần; Thần Tiên…) và thần chất, được hợp nhất qua công việc của năng lượng thiên thần hữu thức. Y hợp nhất trong chính y ba trạng thái của Thượng Đế. Trong khi đó, ở ngoại cảnh (in objectivity) y là :
1. Bản Ngã (Self), Phi Ngã, và khoen nối sáng suốt trong một ý nghĩa rất trọng yếu.
2. Con người là Shiva, Vishnu và Brahma, trong biểu lộ tổng hợp.
3. Con người là phương tiện nhờ đó Thiên Ý, Tình Thương của Thượng Đế, và Thiên Trí trở nên có thể hiểu được và hiển lộ.
4. Con người là điện lực dương, cộng với điện lực âm, cộng thêm phương tiện tạo thăng bằng.
5. Con người là Ngọn Lửa, Lửa và Tia Lửa trong biểu lộ thiết yếu.
6. Con người là lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát.
Nhưng điểm cần nhấn mạnh ở đây, là con người đó, trong không gian, thời gian và trong ba cõi thấp, không biểu lộ các trạng thái này cùng một lúc, mà chỉ cùng lúc hướng về cuối diễn trình tiến hóa......
Biệt ngã hóa (thoát kiếp thú) đánh dấu một giai đoạn của tiến trình trong việc làm tăng thêm “lửa do ma-sát”.....
Điểm Đạo đánh dấu một giai đoạn trong việc làm tăng thêm “Lửa thái dương”.....
c. Về sự nhập thể (incarnation, hóa nhập, hiện thân)
(a) Thuộc vũ trụ, Hành tinh và Con người. Bây giờ, chúng ta dành việc xem xét về ngã thức, khi nó được tạo ra qua trung gian của kiểu mẫu thần chất đặc biệt mà các Agnishvattas cung cấp cho thể của Ego, và chuyển sang nghiên cứu về sự nhập thể, thuộc về vũ trụ, hành tinh và con người.....
Trước tiên chúng ta hãy đưa ra vấn đề theo quan điểm con người, và nghiên cứu pralaya (Quy nguyên) khi nó tác động vào Monad đang lâm phàm.(1) Có năm loại pralaya mà chính chúng ta có thể chính thức liên quan đến. Trước nhất chúng ta nên lưu ý.... (735)
(b). Bản chất của Pralaya. Chúng ta có thể xét pralaya như là công việc “trừu xuất” và như là phương pháp vốn đưa hình hài vào dưới trạng thái Hủy Diệt của Tinh Thần, bao giờ cũng xảy ra theo Định Luật Hút mà Định Luật Tổng Hợp chỉ là một nhánh của nó... Năm loại pralaya có liên quan đến đơn vị con người như sau:
1. Giai đoạn pralaya giữa hai lần hóa thân (incarnations). Giai đoạn này có bản chất tam phân và ảnh hưởng đến vật chất của ba thể, thể xác, thể cảm dục và hạ trí, đưa hình hài đến vật chất ban sơ, và xua tan cấu trúc nguyên tử của nó. Năng lượng của ngôi hai (năng lượng của ngôi kiến tạo hình hài) được triệt thoái bởi ý chí của Ego, và các nguyên tử tạo thành hình hài trở nên tách ra khỏi nhau và được phân giải vào trong nguồn chứa tinh hoa cần được thu tập lại khi đúng lúc. Tình trạng này được tạo ra dần dần theo các giai đoạn mà chúng ta biết, đó là:
Giai đoạn thứ nhất là sự triệt thoái của sinh lực trong thể dĩ thái ra khỏi nhục thân gồm 3 phần (đặc, lỏng và hơi) và kết quả là “rơi vào hư hoại” và trở nên “bị tản mác thành các yếu tố”. Con người biểu lộ bên ngoài mờ nhạt dần, và không còn được nhìn thấy bằng mắt trần nữa, mặc dầu vẫn còn ở trong thể dĩ thái của y. Khi nhãn thông dĩ thái được phát triển, ý nghĩ về cái chết sẽ chiếm lấy các tỷ lệ rất khác nhau. Khi một người có thể được thấy đang hoạt động trong thể dĩ thái hồng trần của y bởi đa số nhân loại, việc buông bỏ nhục thân sẽ được xem như chỉ là một “sự giải thoát” (“a release”).
Giai đoạn kế tiếp là việc triệt thoái sinh lực ra khỏi thể dĩ thái hay là cuộn dây dĩ thái (coil), và sự kiệt quệ/mất sinh lực của nó (devitalisation). Cuộn dây bằng chất dĩ thái này chỉ là phần kéo dài của một trạng thái của sutratma hay sinh mệnh tuyến (thread), và tuyến này được dệt bởi Ego từ bên trong thể nguyên nhân giống như một con nhện nhả tơ. Nó có thể được thu ngắn hoặc kéo dài tùy ý, và khi giai đoạn pralaya (Quy nguyên) đã được quyết định, tuyến của ánh sáng này, hay của lửa thái dương (chú ý từ ngữ “solar”, thái dương) được triệt thoái và được gom lại vào cõi phụ nguyên tử (cõi phụ cao nhất – ND) nơi mà nó vẫn sẽ cấp sinh khí cho nguyên tử thường tồn và giữ cho nguyên tử này liên kết, với thể nguyên nhân. Các xung lực sự sống lúc bấy giờ - xét về cõi trần – được tập trung vào trong phạm vi nguyên tử.
Giai đoạn thứ ba là sự triệt thoái của sinh lực ra khỏi thể cảm dục, sao cho thể đó tan rã theo một cách tương tự và sự sống được tập trung bên trong nguyên tử thường tồn cảm dục. Nguyên tử này đã nhận được một sự tăng gia sinh lực qua cuộc sống hồng trần, và thêm được sắc thái qua kinh nghiệm cảm dục.
Giai đoạn cuối cùng đối với nguyên tử trong con người là sự triệt thoái của nó ra khỏi thể hạ trí. Các sinh lực sau cuộc triệt thoái bốn giai đoạn này được tập trung hoàn toàn trong phạm vi Chân Ngã; việc tiếp xúc với ba cõi thấp vẫn còn đương nhiên có thể xảy ra nhờ vào các nguyên tử thường tồn, các trung tâm lực của ba trạng thái phàm ngã.
Trong mỗi lần luân hồi các mãnh lực sự sống hoạch đắc được qua việc vận dụng các hiện thể,
a. Một năng lực hoạt động ngày càng tăng, được tích chứa trong nguyên tử thường tồn hồng trần.
b. Một sắc thái đã gia bội, được chứa trong nguyên tử thường tồn cảm dục.
c. Một tính chất mạnh mẽ được phát triển, hoặc chủ đích hoạt động, được tích chứa trong nguyên tử thường tồn hạ trí.
Các tính chất này được biến đổi thành năng lực ở devachan.
"Devachan ("1" Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trần gian mà Chân Ngã tiến vào sau khi tách ra khỏi các trạng thái thấp hay lớp vỏ của nó; .... "2" Định Luật Báo Phục là định luật duy nhất không bao giờ lầm lạc. Vì vậy tất cả những ai không trượt vào hoàn cảnh bất lợi của tội lỗi và thú tính không thể cứu chuộc – đều đi vào Deva-Chan; Bardo là giai đoạn giữa sự chết với tái sinh – và có thể kéo dài vài năm đến một thiên kiếp (kalpa). Deva- Chan. Giai đoạn phụ (1) có thể kéo dài từ vài phút đến một số năm – giai đoạn “một vài năm” trở thành khó hiểu và hoàn toàn vô dụng mà không có giải thích đầy đủ hơn; giai đoạn phụ (2) “rất dài”; như bạn biết, đôi khi dài hơn bạn có thể tưởng, tuy tương xứng với sức chịu đựng tinh thần của Ego; giai đoạn phụ (3) kéo dài tương xứng với karma tốt, sau khi monad (chú ý monad viết thường – ND), lại tái luân hồi”.
“Mọi quả phải tương xứng với nhân.
là một trạng thái tâm thức, phản chiếu trong sự sống của phàm ngã, nhờ trạng thái cao mà chúng ta gọi là niết bàn thức (nirvanic consciousness) và nó được tạo ra bằng tác động của Chân Ngã. Đó chỉ là một hình ảnh mờ nhạt trong các đơn vị cá biệt (và vì thế bị nhuốm màu với sự ích kỷ và vui thích chia rẽ) của tình trạng tập thể gọi là niết bàn. .... Do đó tất nhiên có thể suy ra, không hề có trạng thái devachan (Quy nguyên) cho người sơ khai hoặc người kém tiến hóa, vì họ không xứng đáng với nó, và không có năng lực trí tuệ (mentality) để nhận biết nó; cũng vì vậy thời gian đầu thai của họ nhanh chóng và giai đoạn pralaya của họ ngắn ngủi..... Trong trường hợp của họ, chẳng có gì nhiều dành cho Ego, trên cõi riêng của Chân Ngã, để đồng hóa trong phần còn lại của các lần luân hồi, và thế là nguyên khí sự sống nhanh chóng triệt thoái ra khỏi thể hạ trí, đưa đến kết quả là sức thôi thúc của Ego để tái sinh hầu như ngay lập tức. (737)
(3) Tiếp đến giai đoạn mà con người đạt được tự do...... y có thể trở lại với tư cách một Nhân Viên của Thánh Đoàn ....
(4) Pralaya cấp hành tinh. Sau các biến cố chu kỳ này, giờ đây con người là một thành phần có ý thức đối với nhóm của y, và là một điểm đầy sức sống trong một trung tâm trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, tồn tại một cách hữu thức và nhận biết một cách hữu thức về vị trí của mình trong tổng thể vĩ đại.........
(5) Đại pralaya. Thời khoảng tạm ngưng này đến vào cuối mỗi 100 năm của Brahma, đưa đến tan rã mọi loại hình tướng – tinh anh lẫn trọng trược – khắp toàn bộ thái dương hệ. .......
Thế là chúng ta đã nghiên cứu các loại pralaya khác nhau ở mức độ mà chúng có ảnh hưởng đến từng cá nhân; ..... (742)
Trước khi đề cập đến pralaya cấp hành tinh và cấp vũ trụ, ở đây chúng ta có thể xem xét liên hệ của các Agnishvattas (các thần đã tạo ra sự biệt ngã hóa của người thú trên hành tinh này) với các chu kỳ tiến hóa khác trước đây, và tại sao chỉ bàn đến các thần này theo quan điểm của một mahamanvantara, và của một kalpa (kalpa = manvantara = 1 ngày + 1 đêm của Brahma, = 4 320 triệu năm trần thế, thiên kiếp Mahamanvantara = một năm của Brahma, chu kỳ đại khai nguyên hay đại thiên kiếp – ND). ....
Giữa hai Thái Dương Hệ. Giai đoạn này bao hàm giai đoạn một trăm năm của Brahma, và qua việc nghiên cứu về các chu kỳ hành tinh, việc hiểu rõ về các chu kỳ lớn này có thể xảy đến....
5. Các thực thể kiến tạo, chúng tạo ra các hình-tư-tưởng này theo cách tam phân, bằng cách dùng tiến trình :
a. Thiền định, bao giờ cũng là bước đầu đưa tới kiến tạo.
b. Động lực, hay là năng lượng dương, chiếm lấy đối cực của nó (vật chất âm) và sử dụng vật chất đó.
c. Mang lại màu sắc hoặc tính chất, nó nắn khuôn những gì đã được chuẩn bị.
d. Đem lại sinh khí cấp hai, nó phát khởi hình-tư-tưởng riêng biệt được tạo ra thế đó.
Giờ đây, chúng ta xét về bí ẩn của tái sinh, tức là việc luân hồi của các sự sống vốn tồn tại trong vật chất tinh anh, và tuy thế chúng tìm hình hài theo thiên luật, và đề cập tới chủ ý đặc biệt của chúng trên các mức độ hồng trần trọng trược. ......
H.P.B. đã viết rằng các tái sinh có thể được chia thành ba hạng (Xem GLBN III, 364, 365, 367) :
a. Các tái sinh của các Avatars.
b. Các tái sinh của các Adepts.
c. Các tái sinh của các Jivas mưu tìm phát triển.
Đối với những ai đang cố gắng hiểu phần nào bí ẩn của tái sinh, và các luật cùng mục tiêu của nó, và ai đang bối rối khi xem xét cái bí mật của Đức Phật và mục tiêu bí ẩn của Thực Thể huyền bí đó,.......
Nhờ thiền định, con người sẽ tìm cách thoát khỏi ảo giác của các giác quan và sự quyến rũ do rung động của chúng; con người tìm ra được trung tâm năng lượng dương của riêng mình và trở nên có thể vận dụng nó một cách hữu thức; do đó, y trở nên biết được Chân Ngã mình, hoạt động một cách thong dong và hữu thức ra ngoài các bình diện của giác quan; ......... tự do vượt khỏi vòng-giới-hạn cũng đạt được như thế, và đó cũng là trạng thái yên tĩnh lạ lùng mà các Đấng đã xả thân phụng sự khi Thánh Đoàn huyền linh ở trong cuộc tuần hoàn tới đây......(747)
(d) Việc giáng lâm sau này của Avatar. Đấng Avatar tương lai “Từ thiên đỉnh (zenith, điểm cao nhất) đến thiên để (nadir, điểm thấp nhất), từ bình minh đến hoàng hôn, từ sự xuất lộ vào hiện tồn của vạn vật hay có lẽ đến việc đi vào an bình của tất cả những gì đã đạt được, ...... (750)
Những gì xảy ra trên các cõi thấp chỉ là một hình ảnh của các tiến trình cao, và trong ý tưởng này có thể tồn tại sự tỏ ngộ. ......
Lại nữa khi một người đã thành đệ tử, nếu muốn, y có thể ở lại trên cõi cảm dục và hoạt động ở đó, và – với ưa thích của y và – dưới sự hiệu chỉnh của karma bởi vị Guru (Đức Thầy) của y – y có thể lập tức được sinh ra trong thể xác. .....
Một giai đoạn lý thú sẽ đến vào khoảng năm 1966 và kéo dài đến cuối thế kỷ. Đó là giai đoạn mà các Đấng Cao Cả đã tạo ra sự chuẩn bị đúng cho nó. Giai đoạn đó liên quan đến cố gắng cho thế kỷ của Thánh Đoàn và các Nhân Vật tham dự vào đó......
Chính khả năng sắp xảy đến này được giữ trong trí trong thế kỷ vào lúc tái diễn mỗi năm của lễ Wesak. Các đạo sinh nên cẩn trọng khi xúc tiến các mục tiêu của Thánh Đoàn bằng một sự định trí tương tự vào lúc có lễ, như vậy lập nên các luồng tư tưởng, chúng sẽ có một sức cầu khấn lớn theo ý nghĩa huyền linh của thuật ngữ đó......
... Thế thì việc nhận biết từ từ về lễ Wesak và ý nghĩa thực sự của nó ở phương Tây đang được ưa thích, đồng thời cơ hội sẽ được đưa ra cho tất cả những ai tự nguyện đặt chính mình vào đường hướng của diệu lực này, và như thế trở nên được kích hoạt bởi nó và tất nhiên sẵn sàng cho việc phụng sự. .... (757)
Do vậy, cần huấn luyện nhiều người cả nam lẫn nữ để có khả năng thông linh cao, có linh hứng đích thực và trạng thái đồng tử chân chính hầu thi hành công tác nói trên một cách khoa học......
Lần nữa phương pháp lâm phàm trực tiếp sẽ được dùng đến bởi một số Chân Sư và điểm đạo đồ qua tiến trình:
a. Sinh ra ở cõi trần.
b. Chiếm hữu/mượn tạm (appropriation) một xác thân thích hợp.
c. Sáng tạo trực tiếp bằng một tác động của Ý Chí. Điều này ít xảy ra.
Phương pháp thứ hai, hay phương pháp giữa sẽ là phương pháp thường được dùng nhất.......
Đức Jesus sẽ khoác lấy một xác phàm, và cùng với một vài đệ tử cấp lớn của Ngài, thực hiện việc tái làm sinh động (respiritualisation) các giáo hội Thiên Chúa, triệt hạ bức tường đang phân chia Giáo Hội Anh Giáo (Episcopal Churche, ở Scotland và Mỹ - ND) và Giáo Hội Hy Lạp (Greek Churche) với La Mã. ......
Đức Thầy được biết dưới tôn danh D.K. đang sắp xếp để phục hồi – xuyên qua các đạo sinh của Ngài – một số phương pháp chữa trị cổ xưa và thuộc huyền môn để chứng minh :
a. Vị trí của thể dĩ thái.
b. Hiệu quả của lực prana.
c. Việc khai mở nhãn thông dĩ thái. (769)
Hiện nay, điều sẽ trở thành hiển nhiên đối với đạo sinh là sự xuất hiện của các Điểm Chân Thần luân hồi trên cõi trần sẽ bị ba điều chi phối :
Trước tiên, bất ngờ dựa vào mục tiêu-ý chí của Sự Sống làm sinh động toàn thể các nhóm trên bất cứ cung phụ nào, hoặc một trong 7 nhóm lớn hơn.
Thứ hai, bất ngờ dựa vào ý chí, bị nhuốm màu bởi dục vọng, của Sự Sống làm sinh động một nhóm Chân Ngã con người.
Thứ ba, bất ngờ dựa vào ước vọng của Ego để biểu lộ ở cõi trần.
Khi sự huyền đồng (identification) của một người với nhóm của y trở nên hoàn thiện, thì xung lực dục vọng trở nên biến đổi cho tới khi sau rốt nó bị thay thế bởi ý chí tập thể. Nếu các sự kiện này được xem xét kỹ, điều sẽ hiển nhiên là các Egos bước vào luân hồi do đó không đơn lẻ mà tùy vào sự thôi thúc tập thể và như thế có tính tập thể. Đây là căn bản của cộng nghiệp (collective karma) và nghiệp gia đình. ......
Vào mỗi lần luân hồi, các hình hài thanh bai hơn được cần đến.....
Khi con người nói chuyện, hậu quả là tạo ra một mantram rất đa dạng. Năng lượng được sinh ra như thế đưa vào hoạt động hằng hà sa số các sinh linh nhỏ bé, chúng tiếp tục tạo ra một hình hài cho tư tưởng của mình; chúng theo đuổi các giai đoạn tương tự với các giai đoạn vừa được vạch ra. Lúc đó, con người tạo ra các rung động do mantram này một cách vô tình, và thiếu hiểu biết các định luật về âm thanh và về hiệu quả của chúng. Như vậy y đang tiến hành một việc huyền bí mà y không hề biết. Về sau y sẽ nói ít lại, tìm hiểu nhiều hơn, và tạo các hình tư tưởng chính xác hơn, chúng sẽ tạo ra các hiệu quả mạnh mẽ trên các cõi vật chất. Như thế sau rốt, trong các chu kỳ xa xăm, thế gian sẽ được “cứu độ” (“saved”) chớ không phải chỉ có một ít ở đó, đây. (787)
Về việc kiến tạo các thể thấp (sheaths) của con người, một vài điểm lý thú của việc biểu lộ xảy ra hiện nay có thể được bàn đến, để cho đạo sinh giải đáp các tương ứng trong mối liên hệ với thái dương hệ và hành tinh, đồng thời chỉ nêu ra các chỉ dẫn khái quát mà có thể dùng cho y trong các kết luận của y.
Trong mọi công việc tạo hình, một vài cơ hội tối quan trọng xảy ra có liên quan tới Ego thậm chí còn nhiều hơn là chính các thể thấp, mặc dầu tác dụng phản xạ giữa phàm ngã với chân ngã rất chặt chẽ đến mức trở thành hầu như không thể tách rời.
Thời khắc mà trong đó Ego chiếm hữu/chuyên dụng thể thấp. Thời khắc này xảy ra chỉ sau khi loa tuyến thứ tư bắt đầu rung động, và giai đoạn khác nhau tùy theo sức mạnh của Ego vượt qua phàm ngã. Về nhục thân, một tương tự có thể được nhận thấy khi Ego ngừng công việc linh trợ của mình và ở giai đoạn nào đó giữa năm thứ tư và năm thứ bảy, tạo ra sự tiếp xúc của Ego với não bộ xác thịt của đứa trẻ. Một sự việc tương tự xảy ra liên quan với thể dĩ thái, thể cảm dục và thể trí.
Thời khắc mà trong đó năng lượng của Ego được truyền từ một thể thấp đến thể thấp hơn. Người ta thường không nhận ra rằng con đường luân hồi không phải là con đường mau chóng, mà là Ego đi xuống rất chậm và từ từ chiếm lấy các vận thể của nó. Người càng kém tiến hóa, tiến trình càng chậm chạp. Ở đây, chúng ta đang bàn đến thời gian xảy ra sau khi Chân Ngã đã tạo ra hoạt động đầu tiên hướng xuống dưới, chớ không theo thời gian trôi qua giữa hai lần luân hồi.
Thời khắc mà trong đó loại thần lực đặc biệt mà với nó bất cứ thể đặc biệt nào được truyền năng lượng được chiếm hữu. Điều này đưa thể thấp có liên quan:
a. Đến dưới ảnh hưởng của Cung Chân Ngã,
b. Đến dưới ảnh hưởng của một Cung phụ đặc biệt của Cung Chân Ngã,
c. Và qua ảnh hưởng đó, - Đến dưới một số ảnh hưởng về thiên tượng, Đến dưới một số bức xạ hành tinh, Đến dưới các ảnh hưởng của một vài luồng thần lực, phát ra từ một số chòm sao.
Theo quan điểm của phàm ngã, hai thời khắc quan trọng nhất trong công việc của Chân Ngã luân hồi, là các thời khắc mà trong đó vi tử thường tồn hạ trí được tái-kích hoạt (reenergised) vào hoạt động theo chu kỳ, và trong đó thể dĩ thái được truyền sinh lực. Điều đó liên quan đến những gì vốn nối liền bí huyệt ở đáy xương sống với một điểm nào đó bên trong não bộ hồng trần xuyên qua lá lách. Điều này thuần túy liên quan đến bí quyết sinh lý học.
Bây giờ, chúng ta có thể đề cập đến một điểm rất lý thú liên quan đến nhục thể, do đó bàn đến những gì không được xem như là một nguyên khí, hoặc là trong đại thiên địa hoặc trong tiểu thiên địa. Như chúng ta biết, về thực chất con người là con người trí tuệ và con người cảm dục; kế đó cả hai khoác vào chính mình một lớp vỏ dĩ thái cho các mục đích của công việc bên ngoài. Đó là con người hạ đẳng thực sự, cả hai đều ở trong thể dĩ thái. Nhưng sau đó – với mục đích hiểu biết ngay cả trên cõi thấp nhất – con người khoác vào chính mình một áo khoác bằng da, theo cách diễn tả của Thánh Kinh, và đặt lên (trên thể dĩ thái) loại huyễn hình bên ngoài mà chúng ta biết quá rõ. Đó là mức biểu lộ ngoại cảnh thấp nhất và là “nhà ngục” (“imprisoning”) trực tiếp của con người. Sự chiếm dụng lớp vỏ trọng trược của Chân Ngã lệ thuộc vào một loại karma rất đặc biệt có liên hệ với bốn vị Kumaras, hay là Thiên Đế (Heavenly Men), tức là các Đấng hợp thành Tứ Thể Thượng Đế (logoic Quaternary). Trong các hành tinh hệ có liên quan với Tam Thượng Thể Thượng Đế (logoic Triad) (hay các hành tinh hệ của ba Cung chính yếu hay là các Heavenly Men) việc luân hồi trong nhục thân (dense physical incarnation) không phải là số phận ấn định và con người hoạt động trong biểu lộ thấp nhất của mình ở trong chất dĩ thái. (790)
Một sự tương đồng lý thú (chính xác trên các đường lối chung mặc dù trong chi tiết không lộ rõ đến thế) hiện có giữa việc kiến tạo antaskarana trên các phân cảnh trí tuệ giữa vi tử thường tồn hạ trí với vi tử thường tồn thượng trí (nhờ đó Con Đường Giải Thoát được đi qua và con người được phóng thích) và việc khai mở vận hà giữa bí huyệt ở đáy xương sống với não bộ và từ đó đến bí huyệt đầu. Nhờ vận hà sau này mà con người thoát ra khỏi nhục thân và đạt được sự liên tục tâm thức (giữa cõi cảm dục với cõi trần). Trong một trường hợp, nhờ hướng thần lực đi đúng, lưới dĩ thái không còn tạo thành một chướng ngại nữa; nó bị hủy diệt và con người có ý thức đầy đủ trong não bộ xác thân về những gì xảy ra trên cõi cảm dục. Trong trường hợp khác, sau rốt thể nguyên nhân cũng bị hủy diệt qua đúng hướng của thần lực. Nơi đây, chúng ta sẽ không nói đến công việc kiến tạo đặc biệt hình hài nhục thân dựa vào giàn giáo của thể dĩ thái. Nó sẽ được bàn đến một cách đầy đủ trong các sách khác. Chúng ta sẽ chỉ cần đề cập tới hai điểm nữa vốn dĩ được quan tâm đến trong việc xem xét này về công việc của các Lunar Pitris trong việc xây đắp cơ thể con người.
Liên quan đến việc kiến tạo nhục thân, có thể nói rằng, dường như dưới một hình hài con người, có nhiều thứ trong thiên nhiên có hình thập giá (cross) nằm trong hình trứng của các khối cầu khác. Đáng chú ý là với bản chất ngũ phân :
Đầu.
Hai cánh tay.
Hai chân.
Tùy theo vị trí mà con người đảm trách, y được nhìn thấy dưới biểu tượng của thập giá và lúc đó trở thành tứ phân (hai chân được xem như một chi dưới) hoặc là, nếu tách ra, như là ngũ phân, và lúc đó được xem như là biểu tượng của ngôi sao năm cánh. Bản chất ngũ phân này của nhục thân là do sự kiện chỉ có năm trung tâm lực cơ bản thực sự được linh hoạt (active) nơi người bình thường cho tới lần Điểm Đạo thứ ba; mọi việc là thế, và tất cả đều được truyền sinh lực, nhưng chỉ có năm bí huyệt trong cuộc tiến hóa ngũ phân bình thường này là có ưu thế. Do đó, lực phát ra từ năm trung tâm lực này, cuốn vào vật chất trọng trược thành một tập hợp chặt chẽ. Vì hai trong số các trung tâm lực không hoạt động một cách linh hoạt như là năm trung tâm lực kia, một hình trứng (ovoid) không được tạo ra như trong trường hợp các thể dĩ thái, cảm dục, và thể trí. Dạng thức ngũ phân của con người hồng trần là kết quả của năm hướng của các luồng thần lực từ năm trung tâm lực.
(h). Luân hồi và karma.
Khi tóm tắt việc nghiên cứu của chúng ta về tiến trình mà Ego luân hồi theo đuổi, cần nêu ra rằng toàn bộ vấn đề có liên quan triệt để đến năng lượng, và rằng tùy theo vị trí trong cơ tiến hóa của đơn vị thần lực có liên quan, vì thế nên thời gian cần cho tiến trình sẽ ngắn đi, hoặc là ngược lại. Trong các giai đoạn đầu, xung lực mở đầu thì nặng nề và chậm chạp, còn vật chất cần cho các thể thì có mức độ “chậm chạp” một cách tương ứng, nghĩa là, nó có khả năng rung động thấp, còn thời gian trôi qua giữa rung động đầu tiên hướng ra ngoài trên cõi trí và sự phối kết của nhục thân là một sự phối kết lâu dài. Sau đó, rung động trở nên mạnh mẽ hơn, và do đó các hiệu quả được cảm nhận nhanh hơn. Vào cuối cuộc tiến hóa, khi từng con người đang ở trên Thánh Đạo và đang kiểm soát vận mệnh mình một cách hữu thức, và đang thanh toán hết karma, các thời khoảng chen vào giữa hai lần luân hồi trở nên ngắn hoặc là không có vì con người có thể quyết định vì công việc cần làm và tùy theo sự chú ý của mình để đạt được sự giải thoát ra khỏi hình tướng.......
" Một trong các bí ẩn của điểm đạo có liên quan tới việc hiểu rõ các chu kỳ, và liên quan với kỳ gian của chúng và các thời hạn theo sau phải được thẩm định, kỳ gian (thời gian định trước) của chúng được nhận ra, và điều trái ngược của chúng (một pralaya chen vào) được xem xét đúng mức trước khi một người được xem như một nhà huyền linh học thực sự.
a) 100 năm của Brahma … Một thế kỷ huyền linh. Chu kỳ của một thái dương hệ.
b) Một năm của Brahma … Chu kỳ của 7 dãy hành tinh, nơi mà 7 hành tinh hệ có liên quan.
c) Một tuần của Brahma … Chu kỳ của 7 cuộc tuần hoàn trong một hành tinh hệ. Nó có ý nghĩa một dãy.
d) Một ngày của Brahma … Chu kỳ huyền linh của một cuộc tuần hoàn.
e) Một giờ của Brahma … Liên quan đến các sự việc giữa dãy hành tinh.
f) Một phút của Brahma … Liên quan đến các trung tâm hành tinh, và do đó đến các nhóm Chân Ngã.
g) Một khoảnh khắc Liên quan đến một nhóm Chân Ngã, (moment) của Brahma … và liên quan của nó với tổng thể."
Đây là các chu kỳ thời gian lớn, và khi ý nghĩa của các chu kỳ đó được hiểu rõ, thì nhiều điều mà hiện nay còn khó hiểu sẽ được khai mở Cho đến nay, các con số thực sự chỉ được đưa ra cho các điểm đạo đồ, các con số trong GLBN như là 100 năm của Brahma, làm ngạc nhiên/ gây ấn tượng (strike) cho đa số người bậc trung,.....
Các điểm sau đây đáng được xem xét khi dựa vào chủ đề này và bàn đến một vài yếu tố lý thú.
Tất cả các Rishis của hành tinh đều không “thọ” (“longlived”) như nhau, theo ý nghĩa huyền linh của thuật ngữ, và bảy vị Hành Tinh Thượng Đế của bảy hành tinh thánh thiện đều ở các giai đoạn tiến hóa khác nhau; do đó, đáp ứng rung động của các Ngài khác nhau, tạo ra các hiệu quả hay thay đổi trong thời gian.
Ba hành tinh hệ chính yếu (Uranus, Neptune và Saturn) cho đến nay, chưa nhận được sự kích thích đầy đủ nhất của chúng, và sẽ không nhận như vậy cho đến khi “năng lượng của bảy hành tinh thánh thiện” đã được chuyển qua cho chúng. Do đó các con số, về kỳ gian và sự tồn tại của chúng đều không có giá trị.
Các con số về các hành tinh liên quan tới “nội tuần hoàn” (“xin xem lại giải thích về “inner round”, ở trang 211 của bộ luận này – ND) khác về “độ dài thời gian”, nhưng không khác về vị trí không gian với các con số của các hành tinh khác.......
.... thực tại về sự hiện tồn của thể dĩ thái của mọi vật đang biểu lộ sẽ được các khoa học gia nhận biết. Sự kiện này sẽ được minh chứng vào cuối thể kỷ, và trong phần đầu của thế kỷ tới, một cuộc cách mạng trong giới thiên văn học sẽ xảy ra, nó sẽ đưa đến kết quả trong việc nghiên cứu về “các hành tinh dĩ thái”. Vì các thể này là các cơ quan của năng lượng, thấu nhập hình hài rắn đặc, việc nghiên cứu về sự tương tác của năng lượng mặt trời, và việc “cống hiến và thu nhận” của các thể hành tinh (planetary bodies) sẽ khoác vào một ý nghĩa mới. Một số thể hành tinh (cả lớn lẫn nhỏ) đều là các “tác nhân thu hút” (“absorbers”), các thể khác là “các tác nhân phát xạ” (“radiators”), trong khi một số đang ở trong giai đoạn biểu lộ hoạt động song đôi, và đang được “chuyển hóa” (“transmuted”). Tất cả các trường hợp này đều cần được xem xét bởi vị điểm đạo đồ, kẻ đang quan tâm đến các chu kỳ......
Một yếu tố thêm vào trong cách tính chu kỳ nằm ở tác dụng của các tinh tú và chòm sao sau đây trên thái dương hệ chúng ta và trên bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào trong thái dương hệ :
a. Đại Hùng tinh (Great Bear, Gấu Lớn).
b. Tiểu Hùng tinh (Little Bear, Gấu Bé).
c. Bắc Đẩu (Pole Star), nhất là nơi có liên hệ với hành tinh chúng ta.
d. Chòm sao Rua (Pleiades, sao Tua Rua).
e. Chòm sao Capricorn (Nam Dương, hay Ma kết).
f. Draco.
g. Sirius (Thiên Lang).
h. Các chòm sao và ngôi sao khác của Vòng Hoàng Đạo (Zodiac).
Các bí mật ẩn giấu trong chiêm tinh học bí truyền, và cho đến khi vấn đề năng lượng tác động qua thể dĩ thái, lúc đó tính phóng xạ và sự chuyển hóa của tất cả các thể từ một trạng thái thấp thành trạng thái cao mới được hiểu rõ hơn, cái bí ẩn thực sự của “ảnh hưởng” của các thể khác nhau này vào với nhau sẽ vẫn ở giai đoạn hiện nay của nó – một bí ẩn chưa được tiết lộ. Nếu hiệu ứng phát xạ của một người hoặc của một nhóm con người lên trên mỗi người, cho đến nay là một điều không được nhận biết thực sự theo quan điểm của khoa học thực hành, cũng thế, ảnh hưởng huyền linh của các hình thức lớn lao này trên mỗi cái khác vẫn không được hay biết.......... Mọi yếu tố này phải được thừa nhận vì trong bất cứ nghiên cứu nào về yếu tố thời gian và các chu kỳ, tri thức huyền môn thực sự không nhận được bằng cách nghiên cứu các con số do nơi hạ trí. Nó xảy đến theo kết quả của trực giác và được khơi dậy lúc điểm đạo.
Tất cả những gì đã được nêu ra ở đây, có thể cũng được áp dụng (dù theo một ý nghĩa rất hạn chế) cho Ego và các chu kỳ của nó, và ngoài ra, cũng như các nghiên cứu khác hơn là nghiên cứu thuần “cá nhân” sẽ đi vào các chu kỳ thời gian của nó. ........... Định Luật Chu Kỳ tuy độc tôn, nhưng vì nó được dựa vào cách thôi thúc ban đầu và dựa vào tiếng đập nhịp nhàng của “quả tim trung tâm” hay là “mặt trời trung tâm” của bất cứ cơ cấu nào (thái dương hệ, hành tinh hệ, dãy hành tinh, nhóm chân ngã hoặc sự sống chân ngã cá biệt) mà bản thể thực sự hay “gia đình” của bất cứ cơ cấu nào như thế phải được xác định trước khi các đánh giá về chu kỳ có thể được đưa ra với bất cứ hy vọng gần đúng nào. Điều này giải thích tại sao H.P.B. tìm cách nhấn mạnh vào nhu cầu nghiên cứu “dòng dõi đẩu tinh” (“astral family”) và tính chất di truyền theo huyền linh (occult heredity) của bất cứ người nào, vì trong đẩu tinh có thể tìm thấy manh mối đối với “gia đình hoặc nhóm chân ngã”. Với manh mối này, bấy giờ đạo sinh có thể xác định các đặc tính của nhóm mình trên các phân cảnh chân ngã, vị trí của nó trong số các nhóm chân ngã khác, và sau rốt tia sáng hay trung tâm nhóm của y. Theo thời gian qua, việc nghiên cứu thực sự về tính di truyền và sự truyền chuyển huyền bí sẽ khai mở, và toàn thể kết cấu của tư tưởng được xây dựng chung quanh các diễn đạt hiện đại như :
a. Liên hệ huyết thống hay ràng buộc huyết tộc.
b. Di truyền thể chất (physial heredity).
c. Cách thế di truyền (atavism, cách một đời hoặc hai đời mới truyền lại cho con cháu; hồi tổ, lại giống – ND).
d. Hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau (inter- marriage).
e. Các liên hệ gia đình.
f. Đơn vị gia đình.
g. Bạn tâm giao (soul mates, bạn tri âm, tri kỷ).
h. Ly dị và nhiều thuật ngữ khác, sẽ được chuyển di lên các cõi cao, và sẽ được nhận biết và sử dụng liên quan với các liên hệ về linh hồn. Cho đến nay, chúng chỉ là một nhận thức yếu ớt trên cõi trần của một vài liên hệ bên trong, vốn đang mưu tìm đáp ứng bên ngoài. Khi mọi tập hợp ý tưởng được diễn dịch bằng các thuật ngữ về lực và năng lượng, bằng các thuật ngữ về hút và đẩy, hoặc là các đáp ứng rung động của các đơn vị với nhau, và của toàn thể các đơn vị đối với các nhóm khác, chúng ta sẽ có việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề và một sự dễ hiểu của sự sống. Con người sẽ trở nên trung thực với các hội nhập tập thể của họ, và việc phân sai nhóm và kết đôi sai lầm, nhờ hiểu biết, sẽ từ từ biến mất. ( 798)
Giờ đây, chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu karma trong mối liên hệ của nó với tác động của luân hồi. Như chúng ta biết rõ, luật karma là luật kỳ diệu nhất trong thái dương hệ và là một luật mà đối với người trung bình, không thể hiểu được về bất cứ mặt nào, vì, nếu truy nguyên dọc theo nguồn cội trung tâm của nó và nhiều phân nhánh của nó, sau rốt người ta đạt tới vị thế mà các nguyên nhân xảy ra trước thái dương hệ phải được bàn đến, và quan điểm này có thể chỉ được hiểu một cách có ích bởi một điểm đạo đồ cao cấp....... (804)
Tuy vậy, bên trong các giới hạn, con người chắc chắn đang “kiểm soát vận mệnh mình” và có thể khởi xướng hành động vốn tạo ra các hiệu quả có thể được y nhận ra như là tùy thuộc vào hoạt động của y theo một đường lối đặc biệt. Ở một mức độ thu nhỏ, y rõ ràng là lặp lại phương thức của Thượng Đế trên một giai tầng rộng lớn hơn và như vậy trở thành người có quyền quyết định (arbiter) vận mệnh của chính mình, kẻ tạo ra kịch tính của chính mình, kiến trúc sư của chính ngôi nhà của mình và là kẻ khai mở (initiator) các sự việc của chính mình. Dù cho y có thể là nơi gặp gỡ của các mãnh lực ngoài sự kiểm soát của y, tuy thế y có thể sử dụng mãnh lực, hoàn cảnh và môi trường đồng thời có thể chuyển đổi chúng, nếu y muốn thế, cho các mục đích của riêng y.
Việc thể hiện định luật karma trong cuộc đời riêng của một người có thể được chia thành ba phần nhỏ, trong mỗi phần một loại năng lượng khác nhau được biểu hiện, tạo ra các hiệu quả trên các thể thấp và cao của một bản thể nhất định.
Trong các giai đoạn ban đầu, khi con người hầu như không hơn một con thú, thì hoạt động rung động của các nguyên tử trong ba thể của y (và trước tiên là thể thấp nhất) chi phối mọi hoạt động về phía y. Y là nạn nhân của hoạt động rung động của vật chất hồng trần, và đa số những gì xảy ra đều là kết quả của sự tương tác giữa Ego với biểu lộ thấp nhất của nó, tức xác thân (physical sheath). Trung tâm của sự chú ý là thể xác, còn hai thể tinh anh hơn chỉ đáp ứng thật yếu ớt. Sự thôi thúc của Chân Ngã chậm chạp và nặng nề, và rung động được hướng đến việc tạo ra đáp ứng giữa ý thức về Chân Ngã với các nguyên tử của xác thân. Vi tử thường tồn hồng trần thì linh hoạt nhiều hơn là hai vi tử kia. Đó là trạng thái của “lửa do ma sát”, lửa này được thổi bùng lên bằng hơi thở của Chân Ngã nhắm tới ba mục tiêu :
a. Phối kết thể xác.
b. Tăng sức chịu đựng của lưới dĩ thái, một công việc chỉ được tiến hành đến mức mong muốn vào giữa căn chủng Atlantis.
c. Đưa một vài bí huyệt thấp đến giai đoạn biểu lộ cần thiết.
Độ nóng của các nguyên tử trong các thể tăng lên trong giai đoạn này, và sự sống nguyên tử của chúng được phối kết, trong khi tam giác giữa ba vi tử thường tồn trở thành một sự kiện có thể chứng minh và không phải là một dấu hiệu yếu ớt.
Trong giai đoạn hai, định luật karma hay ảnh hưởng của karma (qua tác động phản xạ không tránh khỏi do hoạt động ngày càng tăng của các thể tạo ra) chuyển sự chú ý của nó vào việc thể hiện dục vọng và sự chuyển hóa của nó thành hoài bão cao siêu. Qua kinh nghiệm, các cặp đối ứng được Chủ Thể Suy Tưởng nhận ra, và Chủ Thể này không còn trở thành nạn nhân của các thôi thúc rung động của thể xác của mình nữa; yếu tố chọn lựa sáng suốt trở nên lộ rõ. Con người bắt đầu phân biệt giữa các cặp đối ứng (cặp đối hợp), bao giờ cũng chọn trong các giai đoạn ban đầu những gì lôi cuốn nhất đối với bản chất thấp của y và những gì mà y tin tưởng sẽ đưa y tới vui thích. Trung tâm chú ý của Ego là thể cảm dục, và thể đó trở nên kết hợp chặt chẽ với thể xác đến nỗi cả hai hợp thành một biểu lộ duy nhất của dục vọng. Ở giai đoạn này, thể trí vẫn còn tương đối bất động. Bản chất bác ái của Ego đang ở trong tiến trình phát triển, và giai đoạn này là giai đoạn dài nhất trong số ba giai đoạn. Nó liên quan đến sự tiến hóa của các cánh của hoa sen chân ngã và liên quan với sự pha trộn của lửa thái dương và lửa do ma sát.