CON NGƯỜI LUÂN HỒI
CHÂN NGÃ - LỬA THÁI DƯƠNG - LINH HỒN BIỂU LỘ
Cung Chân Ngã và Lửa Thái Dương
I. Bản Chất Chân Ngã Thể hay Thể Nguyên Nhân
Chủ đề về Cung Chân Ngã và liên hệ của Cung đó với lửa thứ nhì là chủ đề tối quan trọng cho ba mẫu người: những người quan tâm đến tâm lý học đích thực hay là quan tâm đến sự tiến hóa của tâm; những người đang ở gần Thánh Đạo và vì thế ngày càng tiến đến chỗ tiếp xúc với Chân Ngã của chính họ; những người hoạt động với linh hồn con người, tức những kẻ phụng sự nhân loại.
Lý do của việc này nằm ở chỗ hiểu đúng vấn đề này, vấn đề Chân Ngã hoạt động trong thể nguyên nhân, đưa đến năng lực làm việc một cách khoa học với vấn đề tiến hóa của chính con người, và làm việc ích lợi trong việc giúp sự tiến hóa của huynh đệ mình.
1. Biểu lộ của Chân Ngã được tạo ra qua phương tiện của hai lửa.
Chúng ta hãy xét qua chủ đề Cung Chân Ngã và thể nguyên nhân, xét nó theo quan điểm tiểu thiên địa, và để nhà nghiên cứu tự vạch ra các tương đồng nơi có liên quan đến Thượng Đế, đề nghị y hãy ghi nhớ rằng sự tương đồng bao giờ cũng phải được vạch ra theo đúng tầm quan trọng dựa trên sự kiện rằng tất cả những gì mà con người có thể hiểu được là biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế trong một thể hồng trần.
Như chúng ta biết rõ, trong mọi biểu lộ chúng ta đều có, lưỡng nguyên tạo ra tam nguyên. Tinh thần gặp gỡ và tiếp xúc với vật chất; kết quả của tiếp xúc đó là Con hóa sinh, hay là Chân Ngã, trạng thái tâm thức. Do đó, biểu lộ của Chân Ngã là trạng thái giữa, vị trí của nhất quán và (sau các chu kỳ tiến hóa đúng) là vị trí của thăng bằng, hay quân bình. Nên nhớ rằng sự tương suy giữa Thượng Đế với con người thì không chính xác, vì con người phải trải qua toàn bộ diễn biến bên trong chu vi thái dương, trong khi Thượng Đế (trong chu vi đó) vượt qua giai đoạn tương tự với giai đoạn mà con người trải qua khi thể cảm dục tự khoác bằng chất dĩ thái và y nhận lâm phàm ở cõi trần, vốn được nhắc tới khi xem xét vấn đề “lửa do ma sát”. Tất nhiên điều rõ ràng là khi xét việc biểu lộ của Chân Ngã, chúng ta đang bàn đến điểm nổi bật ở giữa trong biểu lộ ba phần của con người. Chúng ta quan tâm đến sự phân chia đó đối với bản chất con người vốn liên quan đến diễn biến làm cho y thành ngôi sao sáu cánh hoàn hảo trong giai đoạn mở đầu (phàm ngã tam phân và Triad tam phân hòa hợp và trộn lẫn và hoàn toàn được tạo ra qua điểm trung gian, tức thể nguyên nhân), và khi thể hồng trần bị loại ra, làm cho y thành ngôi sao năm cánh hay là manasaputra hoàn hảo.
Trình bày toàn bộ bằng các thuật ngữ về lửa: Thể nguyên nhân được tạo ra bằng sự sống tích cực, hay là lửa, của Tinh Thần (lửa điện) đáp ứng với lửa âm của vật chất, hay là “lửa do ma sát”; điều này gây ra sự chiếu diệu của lửa thái dương. Sự bừng chiếu chính yếu này hiển nhiên vào đúng lúc làm bùng lên lửa thứ ba, hoặc hấp thu tinh hoa của nó, và chính nó sau rốt sẽ trộn lẫn với lửa của Tinh Thần và vượt ngoài biểu lộ ngoại cảnh.
Nơi đây tôi tìm cách bàn đến đề tài thể nguyên nhân theo hai cách khác nhau – một theo các đường lối cổ, và một theo các đường lối hoàn toàn về hiện tượng điện của huyền môn.
2. Biểu lộ Chân Ngã được tạo ra vào lúc biệt ngã hóa.
Thể nguyên nhân chính là lớp vỏ bằng chất trí, vốn được tạo ra vào lúc thoát kiếp thú bằng cách tiếp xúc với hai lửa.
Lực hoặc năng lượng tuôn đổ qua từ các cõi cao (linh khí của Chân Thần, nếu bạn thích gọi như thế), tạo ra một khoảng chân không, hay là cái gì đó tương tự với bọt trong nhất nguyên khí (koilon) và trong lớp vỏ của thể nguyên nhân – vòng-hạn-định của Sự Sống trung ương được hình thành. Bên trong lớp vỏ này có ba nguyên tử, nó được đặt tên là nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn hồng trần. Chúng tương ứng với nguyên khí thứ bảy, về mặt cá nhân, của mỗi một trong ba ngôi của Triad tiểu thiên địa, một hình ảnh (trong ba cõi thấp của tiểu thiên địa) của Ba Ngôi của Thượng Đế. H.P.B. ám chỉ đến việc này có liên quan với Thượng Đế khi bà nói về mặt trời hữu hình vốn là nguyên khí thứ bảy của trạng thái Brahma, tức nguyên tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế (GLBN I, 574).
II. Bản chất của các Nguyên Tử Thường Tồn
1. Mục tiêu của các nguyên tử thường tồn.
Ba nguyên tử thường tồn tự chúng là các trung tâm lực, tức là các trạng thể (aspects) của phàm ngã vốn ẩn giấu các lửa của vật chất hay lửa của biểu hiện ngoại cảnh (objectivity); không thể quá chắc chắn mà đưa ra vào lúc này rằng, khi xét con người gồm ba phần trong ba cõi thấp, chúng ta bàn đến vật chất vốn (có liên quan đến biểu lộ của Thượng Đế) được xem là nhục thân. Bao quanh ba nguyên tử này là thể nguyên nhân, đáp ứng với các mục đích sau:
Nó tách một đơn vị của Chân Ngã thức ra khỏi một đơn vị khác của tâm thức, tuy vậy chính là thành phần của thể hơi (cõi phụ thứ năm của cõi hồng trần vũ trụ) trong thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế, Ngài là sự sống trung tâm của bất luận nhóm Chân Thần đặc biệt nào. Sư kiện này ít được hiểu rõ và đáng được thận trọng xem xét. Nó nắm giữ sức mạnh tinh thần trong khả năng có sẵn của nó để đáp ứng với rung động cao; từ lúc biệt ngã hóa cho đến khi nó được thải ra ở cuộc điểm đạo, sự sống bên trong đều đặn phát triển các tiềm năng này, và tạo ra một số kết quả rõ rệt bằng cách vận dụng ba nguyên tử thường tồn này. Nó từ từ làm linh hoạt và khơi hoạt chúng cho đến khi, trên ba cõi, sự sống trung ương có được một điểm tiếp xúc thích hợp, điểm này có thể phát ra rung động cần thiết trong vật chất của cõi đó.
Các nguyên tử thường tồn trên mỗi cõi đều giúp đáp ứng cho bốn mục đích đối với sự sống trung tâm hay sự sống Chân Ngã:
1. Chúng là các bộ phận phân phối một loại thần lực nào đó.
2. Chúng là các bộ phận bảo toàn (conservers) năng lực hay khả năng để đáp ứng với một rung động đặc biệt.
3. Chúng là các bộ phận đồng hóa (assimilators) kinh nghiệm và là các bộ phận chuyển hóa (transmutters) kinh nghiệm đó thành các đặc tính. Đây là kết quả trực tiếp của công việc của Cung Chân Ngã khi nó tác động trên nguyên tử.
4. Chúng giấu ký ức của đơn vị tâm thức. Khi rung động đầy đủ chúng là lẽ sống (raison d’être, lý do tồn tại) cho sự liên tục của tâm thức của con người đang hoạt động trong thể nguyên nhân. Phải thận trọng phân biệt điều này.
Khi nghiên cứu các chủ đề khó hiểu này, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng đang bàn đến thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế, và:
Nguyên tử thường tồn hạ trí nằm trong chất hơi Thượng Đế.
Nguyên tử thường tồn cảm dục nằm trong chất lỏng Thượng Đế.
Nguyên tử thường tồn hồng trần nằm trong chất đặc hồng trần.
Và do đó chúng có vị trí của chúng trong vật chất của ba cõi phụ thấp nhất của thể hồng trần của Thượng Đế. Vì thế, khi ở trong diễn trình tiến hóa, và nhờ điểm đạo, con người đạt được tâm thức của Tam Thượng Thể Tinh Thần, và chuyển sự an trụ của mình vào ba nguyên tử thường tồn của Tam Thượng Thể, y chỉ có thể hoạt động hữu thức trong thể dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế đặc thù của y. Suy ra sự tương đồng trong việc phát triển tiểu thiên địa và ghi nhận cách để hoạt động hữu thức trong thể dĩ thái cá biệt của mình, một người phải đốt hết những gì được gọi là Lưới dĩ thái, và nghiên cứu tại sao các lửa của điểm đạo tạo ra một điều gì đó tương tự trong thể dĩ thái hành tinh và sau rốt trong thể dĩ thái vũ trụ. Vì mỗi thành phần tâm thức, do nỗ lực tự tạo, đạt đến mục tiêu và băng qua “vùng đất cháy”, một đoạn rất nhỏ của Lưới dĩ thái thuộc thể dĩ thái hành tinh bị lửa phá hủy; điều này dẫn đến một lợi ích rõ rệt cho Thực Thể vĩ đại đó, Đức Hành Tinh Thượng Đế, qua sự thoát ra tương đối không quan trọng của mãnh lực của tế bào duy nhất trong thể biểu lộ của Ngài. Khi mọi thành phần hoặc tế bào trong thể biểu lộ của Ngài đã thành đạt, Ngài cũng thoát khỏi biểu lộ trọng trược và chết về mặt vật chất (physically dies). Giai đoạn này được nối tiếp bằng giai đoạn tương đối ngắn của sự sống dĩ thái (bao gồm giai đoạn qui ẩn hành tinh), và kế đó Ngài hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn hóa thân (incarnation, giai đoạn hiện thân).
Xét tiến trình này theo quan điểm của Logos, trạng thái Brahma kết thúc, hay là sự sống triệt thoái khỏi nguyên tử thường tồn hồng trần, chừa lại các giai đoạn sau đó trên các phân cảnh (levels) vũ trụ, chúng ta không cần bận tâm đến nó. Các giai đoạn này bao gồm việc triệt thoái sự sống của Thượng Đế ra khỏi hai trạng thái kia. Trong một thái dương hệ, vốn là hiện thân hồng trần (physical, incarnation) của Thượng Đế, hiển nhiên trạng thái Brahma quan trọng nhất, nó vốn là phương tiện biểu lộ, tuy nhiên nó lại là trạng thái chủ quan (subjective, bên trong) hay là sự sống-ao ước (lifedesire) của Thượng Đế, về căn bản rất quan trọng; việc này liên quan đến nỗ lực của Ngài trên các mức độ cao, và trên các cõi vũ trụ vượt quá tầm hiểu biết của vị Chohan cao nhất.
Ở đây có thể là hữu ích nếu tôi nêu ra rằng Cung Chân Ngã của từng người (...) mà chúng ta đang bàn đến, biểu lộ về phần mỗi cung y như biểu lộ của Thượng Đế. Liên quan đến các thể nguyên nhân của con người, mỗi một trong bảy cung biểu hiện như một hợp nhất trên cõi phụ thứ nhất, dưới hình thức một tam bộ trên cõi phụ thứ hai và dưới hình thức bảy trên cõi phụ thứ ba, tạo thành nơi đó bốn mươi chín nhóm hầu hết có liên quan với con người tiến hóa. Tùy theo góc nhìn, cách đánh số các nhóm này có thể tăng hoặc giảm, nhưng với mục đích khảo cứu các khía cạnh trí tuệ, liệt kê nói trên là đủ. Trong đường đi của nhiều kiếp sống thất phân và khi bảy kiếp sống có chu kỳ vượt qua y, con người trải qua dưới ảnh hưởng của bảy cung phụ của Cung riêng của mình. Kế đó, y bắt đầu tổng hợp và pha trộn bảy thành ba cung phụ chính yếu, như vậy quay lại hợp nhất trên Cung Chân Ngã của riêng mình.
Thứ nhất. Tình trạng thất phân chi phối thời kỳ từ lúc biệt ngã hóa cho đến khi y bước vào Thánh Đạo.
Thứ hai. Tình trạng tam phân chi phối thời kỳ mãi đến tận lần Điểm Đạo Thứ Ba.
Thứ ba. Y đạt đến sự hợp nhất của Cung mình bằng cuộc Điểm Đạo Thứ Năm, và lúc bấy giờ một cách hữu thức, trở thành thành phần của cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế.
Cùng một ý tưởng có thể nêu ra liên quan với việc khơi hoạt của các mãnh lực sống bên trong các nguyên tử thường tồn khi xem mỗi nguyên tử như là nguyên khí thứ bảy trong mỗi một của ba trạng thái của phàm ngã.
2. Vị trí của chúng trong thể Chân Ngã.
a. Sự quan trọng của nguyên tử thường tồn cảm dục. Có một sự kiện cần được hiểu rõ liên quan đến vị trí của nguyên tử thường tồn bên trong chu vi của thể nguyên nhân và sự tiến hóa của nó, điều đó cần được thận trọng nhấn mạnh và chính nguyên tử thường tồn cảm dục trong Thái dương hệ này là nơi nhận một dòng thần lực hoặc năng lượng to tát và nhận được kích thích và kích hoạt nhiều hơn bất cứ những nơi nào khác, vì các lý do sau:
Thứ nhất. Trung tâm an trụ đối với giới thứ tư, hay giới nhân loại, ở trong tâm thức cảm dục, khi xét giới này như là thuần nhất trong biểu lộ. Từ bản chất cảm dục và do bản chất dục vọng, đa số con người tất nhiên điều khiển và kiểm soát thể xác. Thể cảm dục ở trong tuyến lực trực tiếp xuyên qua thể Bồ Đề từ các phân cảnh Chân Thần, tức 2 – 4 – 6.
Thứ hai. Mục tiêu đặt ra trước mắt nhân loại là trở thành các Chân Sư Minh Triết, hay là các đơn vị hữu thức trong Cơ Thể của Rồng Minh Triết hoặc Bác Ái. Con người đạt được điều này khi y có thể hoạt động hữu thức trong thể Bồ Đề, hay là khi nguyên tử thường tồn cảm dục được thay thế bằng nguyên tử thường tồn Bồ Đề.
Thứ ba. Lý do kế là trạng thái thứ hai của Thượng Đế (trạng thái bác ái hay là biểu lộ của bản chất bác ái của Thượng Đế qua trung gian của Con) là trạng thái được biểu lộ trong thái dương hệ này. Thái dương hệ này là
a. Một Con Thiết Yếu, hay Con của ước vọng
b. Rung động theo chủ điểm của Cung Bác Ái vũ trụ
c. Hình tướng mà qua đó Cung Bác Ái vũ trụ này (được biểu lộ trong liên hệ hỗ tương giữa Ngã với Phi-Ngã, hay là qua lưỡng nguyên) đang biểu lộ chính nó
d. Được chi phối bởi Định Luật Hút vũ trụ.
Các Chân Thần bác ái là tính chất chiếm ưu thế. (Tôi chọn từ ngữ “quality”- tính chất - này một cách đặc biệt).
Thứ tư. Trung tâm trong thể vũ trụ của Đấng Bất Khả Tư Nghị mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta là Lực được thể hiện, chính là bí huyệt tim của thể vũ trụ đó. Ở đây, chúng ta có một trong các manh mối đối với bí mật về điện. Các hành tinh thánh thiện, với một vài bầu liên kết bằng dĩ thái bên trong vòng-giới-hạn, là các phần của bí huyệt tim đó, và là “các cánh trong Hoa Sen”, tức là trong bí huyệt tim của Sự Sống vĩ đại bất khả tri đó, Ngài hộ trì (stands to) cho Thái Dương Thượng Đế cũng như Thái Dương Thượng Đế, đến lượt Ngài hộ trì cho Hành Tinh Thượng Đế, các Đấng này là các trung tâm lực của Ngài, và nhất là khi Ngài hộ trì cho Đức Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt, Đấng là thần lực biểu hiện của bí huyệt Tim của Thượng Đế. Do đó, điều rõ rệt đối với nhà nghiên cứu thận trọng là toàn bộ lực và năng lượng của thái dương hệ và tính chất của nó sẽ là cái mà chúng ta gọi là (không tránh khỏi dùng các từ què quặt, sai lầm) Bác Ái. Điều này sẽ giải thích cho sự kiện rằng thần lực vốn tác động qua trung tâm lực tim của vũ trụ đó sẽ là thần lực tối cao được thấy trong biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế và của một Hành Tinh Thượng Đế; thần lực đó cũng sẽ tạo ra tương đồng tiểu thiên địa của nó và các phản ứng cần suy tư; đó là sự quan trọng tương đối của nguyên tử thường tồn cảm dục trong chu vi của thể nguyên nhân. Chính trong hướng trực tiếp của thần lực linh hoạt xuất phát từ sự sống vũ trụ và chuyển qua nó ở mức độ bao giờ cũng giảm bớt, xuyên qua Thái Dương Thượng Đế trong thái dương hệ bác ái của Ngài và Hành Tinh Thượng Đế trong hành tinh hệ, tức Rồng Minh Triết-Bác Ái.
Khi được điều khiển đúng và kiểm soát thích đáng, thần lực này là tác nhân chuyển hóa vĩ đại, mà sau rốt sẽ làm cho từng người thành một Chân Sư Minh Triết, một vị Chúa Bác Ái, một Minh Triết Long ở cấp thấp.
Sau rốt: thái dương hệ này, tức biểu lộ khách quan hồng trần của Thượng Đế. Được xuyên thấu bằng thể cảm dục của Ngài, như là trường hợp với biểu lộ con người. Khi Thượng Đế được an trụ trong lớp vỏ (thể) cảm dục vũ trụ của Ngài và chưa đạt đến an trụ trong thể trí vũ trụ, thì thần lực của Ngài hay là bản chất ước muốn của Ngài, là sự thúc đẩy chính đối với Sự Sống bên trong và các sự sống đang ẩn dưới hình hài.
Nếu người nghiên cứu biết thận trọng cân nhắc năm sự kiện này, y sẽ có được manh mối cho vấn đề hiện tồn như đã được nhận thức quanh chúng ta, cho các nguyên nhân của sức nóng của thái dương hệ, cho phương pháp của Định Luật Hút và Đẩy, vốn chi phối mọi hình hài nguyên tử, và cho vấn đề Tính Dục đang lộ rõ trong mọi giới của thiên nhiên. Chúng cũng đem lại manh lối cho cách hình thành Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng.
Do đó, cần phải ghi nhớ sự tương đối quan trọng của nguyên tử thường tồn của trạng thái thứ hai của phàm ngã bên trong phạm vi thể nguyên nhân, và cần nhớ rằng thần lực đang tràn ngập qua nguyên tử đó và vốn là lực làm linh hoạt thể cảm dục, đang theo con đường ít đối kháng nhất, và thực ra có thể được xem như mang trên biểu lộ hồng trần của y theo cách hai lần mạnh hơn cách tới được với y qua hai cách khác. Hiện nay, Thượng Đế chính Ngài biểu lộ qua Cung Thiêng Liêng, trạng thái thứ hai của Ngài, và Cung này là toàn thể bức xạ/ phóng quang (radiation) của các Đấng Minh Triết, các Hành Tinh Thượng Đế, các Minh Triết Long, các Đấng này vốn Hợp Nhất và các Ngài chính là Bác Ái. Mãnh lực này tuôn đổ qua các Ngài, và đến lượt các Ngài tự khoác lấy hình hài, hoặc là như H.P.B. diễn tả “Cung nguyên thuỷ trở thành vahan (thể biểu lộ) cho Cung Thiêng Liêng”( ).
Sự Sống của các Ngài làm cho có sinh khí mọi nguyên tử của vật chất khi chúng được kiến tạo thành hình hài, và Sự Sống của các Ngài là toàn bộ từ lực của Thượng Đế, hay là đại bản chất ước muốn (great desire nature) của Thượng Đế phát ra theo sau Phi-Ngã, tạo ra Phối Ngẫu Vũ trụ (cosmic Marriage); đó là biểu lộ thuộc Thượng Đế của lôi cuốn tính dục (sex appeal), tìm kiếm đối cực (polar opposite) của Ngài và sự hợp nhất huyền bí của Ngài.
Tiến trình này được lặp lại bằng cách tiểu thiên địa noi theo đường lối hiện tồn của y, và điều này cũng đưa y đến chỗ luân hồi, hay là vào phối hợp huyền bí với hình hài.
b. Tam giác nguyên tử. Do đó, đối với người có nhãn thông, thể nguyên nhân là một khối cầu có chất sống rực rỡ; bên trong nó người ta có thể thấy ba điểm lửa. Ở tâm của khối cầu là ánh sáng chói ở giữa, các tia sáng đang phát ra; các tia này được tính như gồm bảy và tác động vào các điểm hay là các vòng tròn này (tương tự với các âm điện tử trong các nguyên tử của khoa học) và ở giai đoạn này, tạo ra hầu hết hiệu quả trên nguyên tử thường tồn cảm dục. Nguyên tử thường tồn hồng trần có một vị trí tương đối gần sát với trung tâm dương, và thần lực tác động qua nó, và truyền qua nguyên tử thường tồn cảm dục dưới hình thức năm tia sáng có nhiều màu, nó pha trộn với màu cực kỳ sinh động của
Đó là Grand Man of the Heavens với bảy Heavenly Men. Đó là Bản Nguyên Duy Nhất Vô Giới Hạn (One Boundless Principle) với bảy nguyên khí. Đây là về mặt chủ quan.
Đó là bảy hành tinh với các thực thể làm linh hoạt của chúng.
Đó là bảy cõi, với các nguyên khí linh hoạt của chúng.
Bác Ái-Minh Triết là biểu lộ của bản chất cảm dục của Thái Dương Thượng Đế. (GLBN I, 103).
nguyên tử thường tồn cảm dục và tăng cường độ của nó lên cho tới khi ánh sáng chói trở nên quá mức đến nỗi nó hiện ra với kẻ bàng quan như thể hai điểm phối hợp hoặc là hai electrons phối hợp và (nhờ hòa nhập) tạo được ánh sáng mạnh đến mức chúng được thấy như tan hòa. Nguyên tử thường tồn hạ trí, vốn có một vị trí bên trong thể nguyên nhân tương tự với hành tinh xa nhất tính từ mặt trời, cũng trở nên rung động, và hai điểm khác (bây giờ được xem như một) bắt đầu tương tác với nguyên tử thường tồn hạ trí, và một diễn trình tương tự được thiết lập và được theo đuổi cho đến khi hai điểm này – luân lưu quanh trung tâm dương của chúng – cũng tiến gần đến nhau, hòa lẫn, nhập lại và tan hòa. Trung tâm của sự sống tích cực gom góp hay là tổng hợp cả ba điểm, và như vậy ba lửa của phàm ngã lặp lại trên một mức độ nhỏ của chúng công đoạn tiểu thiên địa như được thấy trong sự tổng hợp lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát, và chỉ một thành phần chói sáng còn lại. Bộ phận chói sáng này, qua nhiệt phối hợp của bản thể nó, thiêu rụi thể nguyên nhân, và thoát trở lại vào cõi trừu xuất. Thế là con người ở trên chính Thánh Đạo và cũng là kẻ hành hương trên Thánh Đạo; thế là y quyết đốt cháy, mà cũng là vùng đất cháy.
Sự tương tự vẫn đúng trong trường hợp của tiểu thiên địa xét từ các mức độ Chân Thần trong biểu lộ của y dưới hình thức Chân Thần, Chân Ngã và phàm ngã, và như thế, tiến trình diễn ra giống như nó liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế và cả Thái Dương Thượng Đế nữa. Nếu bộ óc đủ để giữ lại ý niệm, vậy là tiến trình cũng ở trên các mức độ vũ trụ đối với các Đấng Cao Cả như là bảy vị Rishis của Đại Hùng Tinh, và hơn thế, Đấng vĩ đại hơn nữa, Đấng Vũ Trụ Thượng Đế (One About Whom Nought May Be Said).
3. Vòng xoắn ốc (loa tuyến) và Cung Chân Ngã.
Bây giờ chúng ta sẽ nói đến đề tài loa tuyến bên trong nguyên tử thường tồn và xem bằng cách nào mà chúng bị tác động bởi Cung Chân Ngã, luôn luôn nhớ rằng chúng ta xem xét chúng như là:
Thứ nhất. Cơ cấu bên trong của mầm sự sống trên ba cõi có liên quan đến con người thuộc ba cõi thấp.
Thứ hai, như là nguyên khí thứ bảy trong mỗi một của ba thể.
Thứ ba, như là hạt nhân dương của mãnh lực giữ cho vật chất của ba thể (lớp vỏ) ở chung với nhau.
Do đó, chúng ta hãy nghiên cứu hai sự việc:
. Cấu tạo của nguyên tử thường tồn.
. Dị biệt giữa nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn xác thân.
Để làm được điều này một cách sáng suốt, và nhờ đó đem lại một loại ý niệm rõ rệt vào thực tại từ các lĩnh vực âm u của ý nghĩ trừu tượng, chúng ta hãy liệt kê:
a. Cấu tạo của nguyên tử thường tồn: Nguyên tử thường tồn của cõi cảm dục và cõi trần là một khối cầu bằng chất hồng trần hoặc chất cảm dục, được làm bằng chất nguyên tử (atomic matter, chất thuộc cõi phụ cao nhất –ND), và được biểu thị đặc điểm bằng các tính chất sau:
Tính đáp ứng (responsiveness). Đây là năng lực có sẵn của nó để đáp ứng với rung động của một trong các Hành Tinh Thượng Đế, khi nó được truyền qua deva, hay trạng thái Brahma, của bản chất tam phân của Ngài. Nguyên tử thường tồn tìm được vị trí của nó bên trong vùng ảnh hưởng của vị này hoặc vị khác trong số các đại thiên thần, các vị này là các Raja-Lords của một cõi.
Năng lực kiến tạo hình hài (Form building power). Các devas này ngân lên hai vần (syllables) của từ tiểu thiên địa tam phân và là mỗi (trên cõi riêng của các thần này) tác nhân cố kết, tác nhân này gom chất liệu thành hình hài và thu hút vật chất cho các mục đích biểu lộ ra ngoại cảnh. Âm của cõi cảm dục tạo ra “Đứa Con Thiết Yếu” thuộc tiểu thiên địa, còn khi nó vang dội trên cõi trần, sẽ tạo ra cuộc lâm phàm cõi trần, và việc xuất hiện bất ngờ trên các phân cảnh dĩ thái của bảy bí huyệt. Việc kiến tạo nhục thân là kết quả của hoạt động tự động theo sau trong tinh chất deva, vì bao giờ cũng phải ghi nhớ rằng con người về bản thể (đối với cõi trần) là một thực thể bằng dĩ thái, và nhục thân của con người về mặt huyền vi, được xem như “ở dưới mức” chứ không được xem như một nguyên khí.
Tính chất thường tồn tương đối (Relative permanency). Trong nguyên khí thứ bảy của mọi thực thể biểu lộ, năng lực được tích chứa và phát triển, khả năng được hoạch đắc, và ký ức của nguyên tử, hay là nói cách khác, tính di truyền của Chủ Thể Suy Tư, xét y theo quan điểm hồng trần hoặc theo quan điểm tình cảm. Không hề có bất luận sự vĩnh cửu nào trong các thể thấp (sheaths); chúng được kiến tạo thành các hình hài tạm thời, và tan biến khi Chủ Thể Suy Tư đã vét cạn các năng lực của chúng, còn nguyên khí thứ bảy của mỗi thể thấp gom vào chính nó các tính chất đã đạt được và tích chứa các tính chất đó – theo Luật Karma – để thể hiện trở lại và để biểu lộ như là xung lực của cõi ở mỗi chu kỳ biểu lộ mới. Tính thường tồn này chính nó cũng chỉ là một thường tồn tương đối, và khi nội hỏa bên trong nguyên tử cháy lên rực rỡ hơn, khi các lửa bên ngoài của Chân Ngã hoặc lửa thái dương đập vào nó với cường độ lúc nào cũng tăng, vào đúng lúc nguyên tử bị đốt sạch, và sự rực rỡ bên trong trở nên mạnh đến nỗi nó hủy diệt bức tường bao quanh của nó.
Nhiệt (heat). Ở đây tàng ẩn sự phân biệt giữa các nguyên tử thường tồn trên mọi cõi, và chất nguyên tử mà chúng hợp thành một phần của cõi đó. Thật không dễ mà làm cho sự phân biệt này rõ ràng, cũng như không đáng mong muốn vào lúc này; các sự kiện đích thực của trường hợp là một trong các bí mật được gìn giữ của điểm đạo, nhưng sự phân biệt giữa nguyên tử thường tồn với chất nguyên tử, có thể hiểu được phần nào nếu chúng ta nêu rõ:
• Nguyên tử thường tồn là nguyên tử được chuyên dùng bởi một trong các sinh linh (lives) hợp thành các trung tâm trong cơ thể của một Solar Lord, trong khi chất nguyên tử tự nó được dùng vào việc tạo dựng các phần khác của thể ánh sáng vĩ đại của Ngài.
• Một nguyên tử thường tồn là một nguyên tử chịu ảnh hưởng lực thu hút của Ngôi Hai, trong khi chính chất nguyên tử được cấp sinh lực bằng sự sống của Ngôi Ba.
• Một nguyên tử thường tồn noi theo đường lối dễ nhất của lực và vượt qua sự kiểm soát của các Deva Lord và ở dưới sự kiểm soát của sự sống dương/tích cực. Điều này liên quan tới sự tiến hóa tâm thức trong vật chất (substance).
• Một nguyên tử thường tồn chịu sự kiểm soát trực tiếp của nhóm thấp nhất trong số ba nhóm các Đấng Lipika, và là phương tiện mà qua đó các Ngài áp đặt karma vào thực thể đặc biệt, và thực thể này có thể vận dụng nó. Các Ngài hoạt động trực tiếp với các nguyên tử thường tồn của con người và tạo ra các kết quả qua môi giới của hình tướng cho đến khi các Ngài đã dùng hết năng lực rung động của bất cứ nguyên tử đặc biệt nào. Khi xảy ra trường hợp này, nguyên tử chuyển vào giai đoạn qui ẩn, giống như nguyên khí thứ bảy của bất cứ thể thấp nào đang làm. Nó ở dưới ảnh hưởng của trạng thái thứ nhất (Ngôi Một), biểu lộ dưới hình thức Chủ Thể Hủy Diệt (Destroyer).
Nên nhớ rằng, trong các xác định này, chính chúng ta bàn đến tiểu thiên địa, và bàn đến các nguyên tử thường tồn có liên quan đến con người. Về phần Thái Dương Thượng Đế đang biểu lộ trong thái dương hệ, chúng ta bàn đến chỉ nguyên tử thường tồn duy nhất, và đây là nguyên tử thường tồn hồng trần của Ngài. Như vậy đích thực là trong nguyên tử thường tồn của Thái Dương Thượng Đế có ẩn giấu năng lực đáp ứng hữu thức với rung động của mọi cõi giới, ẩn giấu cái bí mật của mục tiêu về karma đối với sự lâm phàm của
Ngài và ẩn giấu cái bí mật của hoạt động chức năng của Ngài; nhưng cho đến nay, chúng ta không thể hiểu thấu cái bí mật về ba nguyên tử thường tồn thấp của Ngài khi chúng tác động như một thuần nhất bên trong thể nguyên nhân của Ngài. Cho đến khi chúng ta có thể làm được điều này, thật là vô ích đối với chúng ta khi suy đoán về Bản Thể căn bản của Ngài.
Dị biệt giữa các nguyên tử thường tồn: Nguyên tử thường tồn hạ trí ở một vị thế độc nhất và đặc biệt đối với con người, Chủ Thể Suy Tư trong thể nguyên nhân. Điểm này sẽ được bàn vắn tắt, ở đây chỉ cần nói rằng bí mật của nó ẩn giấu trong bản thể của chính Hành Tinh Thượng Đế. Tương ứng sau đây nắm giữ bí quyết đối với bí mật này, nhưng nó chỉ có thể được nêu ra thôi, còn dành cho nhà nghiên cứu vạch ra chân lý cho chính mình. Trên ba cõi biểu lộ của Thượng Đế - ba cõi cao nhất – chúng ta có ba trạng thái đang biểu lộ; trên cõi Bồ Đề, tức cõi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, chúng ta có các trung tâm lực dĩ thái của Thượng Đế đang biểu hiện, hoặc là các xoáy lực đang làm sinh động ba cõi thấp của biểu lộ hồng trần trọng trược. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có một biểu lộ thứ hai, và trên cõi Bồ Đề, chúng ta tìm thấy trạng thái thứ ba của các Ngài, dành cho biểu lộ tối thượng về thần lực của các Ngài, cõi chất hơi của vũ trụ, tức là cõi trí; về bản thể, các Ngài là các Thinkers thiêng liêng, các Manasaputras. Do đó liên quan đến Tiểu thiên địa, nhìn con người như là một phần của một trung tâm trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có sự hạ thấp nhỏ hơn bên trong biểu lộ bằng hơi hoặc biểu lộ bằng lửa của một vị Solar Lord. Điều này liên quan đến ba cõi phụ cao của những gì có thể được xem như là biểu lộ của ba trạng thái cao của con người trong chất trí, trong khi trên cõi phụ thứ tư, chúng ta có các trung tâm lực thuộc thể trí của con người trong vòng chu vi thể trí của y, mà nguyên tử thường tồn hạ trí là yếu tố hợp nhất của nó. Như có nói trước đây, đây là một bí ẩn sâu xa, và là bí ẩn không thể bàn rộng thêm.
b. Các cõi và năng lượng của Lửa (fiery energy). Dường như là điều thích hợp khi ở đây chúng ta nên bàn đến các tương đồng trên mỗi cõi (1) với bảy cõi phụ, nhắc nhở người
1 A. Bảy cõi của thái dương hệ là:
1. Cõi Thiêng Liêng … Logos …….. dĩ thái vũ trụ thứ nhất.
2. Cõi Chân Thần …… Monad ….. dĩ thái vũ trụ thứ nhì.
3. Cõi Tinh Thần (Spiritual plane)… dĩ thái vũ trụ thứ ba.
4. Cõi trực giác …………………….. dĩ thái vũ trụ thứ tư
5. Cõi trí ……………… Ego ………. Cõi chất khí
6. Cõi cảm dục ………………………. Cõi chất lỏng
7. Cõi hồng trần …………………….. thô (đặc, gross).
nghiên cứu rằng chúng ta đang nói đến các cõi dưới hình thức trường tiến hóa của một Thái Dương Thượng Đế, chớ không phải dưới hình thức môi trường cho sự phát triển của con người. Trong thái dương hệ, ta có:
Thứ nhất, ba cõi cao được gọi một cách hợp lý là cõi của ba trạng thái; thứ hai, nguyên khí thứ bảy của Thượng Đế ở trên cõi thứ nhất, và chúng ta có thể xem nó như là xung lực trong chất hồng trần vốn tạo ra thể biểu lộ của Ngài.
B. Bảy biến phân được trình bày bằng năng lượng lửa (hỏa năng) là:
a. Cõi của sự sống thiêng liêng ….. Chúa Cha ……….. …… Bể Lửa.
b. Cõi của sự sống Chân Thần …… Chúa Con …………… Akasha.
c. Cõi của Atma …………………. Chúa Thánh Thần …… Aether
d. Cõi Bồ đề, cõi trực giác ……….. Cõi trung (central) …. Khí (air).
e. Cõi trí (Plane of mind) ………………………………….. Hỏa (fire).
f. Cõi của dục vọng (Plane of desire) ………….... Cảm Dục Quang (Astral Light).
g. Cõi trần ………………………………………………. Dĩ thái (ether)
Tư Tưởng ….. Hình Tư Tưởng. Thành Hiện Thực (Materialisation).
Tiểu Thiên Địa …. Đại Thiên Địa.
C. Các cõi tiến hóa của Thượng Đế …… Bảy cõi
Các cõi tiến hóa của Con …….. ……..... Sáu cõi
Các cõi tiến hóa của Chân Thần ……… Năm cõi
Các cõi tiến hóa của con người ……… Ba cõi thấp Bảy là số của toàn thể biểu lộ Ba là số của tâm thức.
Một là số của Sự Sống hay Tinh Thần.
D. Lửa điện ….. Lửa thái dương ……….Lửa do ma sát.
Chúa Cha ……..…Chúa Con …………. Chúa Thánh Thần.
Tinh Thần ……... Tâm Thức ………….. Vật Chất
Trên cõi thứ hai có bảy Hành Tinh Thượng Đế, các Ngài là các trung tâm lực chính của Thái Dương Thượng Đế. Có các Thượng Đế khác, nhưng ở đây chúng ta không bàn đến các Ngài. Các Thượng Đế sau này đã đạt được một mục tiêu riêng biệt nào đó, và là hiện thân của các trung tâm lực mà hiện đang im lìm hay ra khỏi biểu lộ, hỏa xà của Thượng Đế đã chuyển sự chú ý của nó đi nơi khác. Theo cách liệt kê khác, chúng tạo mười của sự sống huyền bí, và cũng có thể được liệt kê thành mười hai, như vậy tạo thành Liên Hoa mười hai cánh hay là bí huyệt tim trong Cơ Thể của Vũ Trụ Thượng Đế.
Trên cõi dĩ thái thứ tư vũ trụ, tức cõi Bồ Đề (của thái dương hệ -ND), có các trung tâm lực dĩ thái của Logos. Có các hành tinh huyền bí và Thái Dương, được xem như trung tâm lực của các nguyên khí Bồ Đề, và từ đó, Đức Logos làm linh hoạt biểu lộ hồng trần trọng trược của Ngài.
Sau cùng, trên ba cõi thấp, chúng ta có các thể hay lớp vỏ (sheaths) bằng chất khí, lỏng và đặc của Ngài, tạo ra trong chính chúng sự hợp nhất theo một ý nghĩa đặc biệt; chúng chẳng khác gì một tổng thể cố kết y như ba cõi cao hợp thành một biểu hiện tam bộ của Ba Ngôi của Trinity.
Chúng ta có một loại suy tương tự trong các cõi phụ của mỗi cõi trong thái dương hệ và điều này sẽ trở nên ngày càng rõ rệt hơn khi con người đạt tới sự sáng tỏ nhiều hơn về nhãn thông, và có thể xác định rõ rệt cho chính mình chân lý về sự sống bên trong. Chúng ta hãy xem qua các cõi này và nghiên cứu sự sống hay biểu lộ của lực trên mỗi cõi, nhấn mạnh vào bốn cõi thấp, và không chú trọng nhiều lắm vào các cõi vốn không liên quan chặt chẽ với con người lắm.
Cõi Thượng Đế. Các cõi phụ thứ nhất, thứ nhì và thứ ba của dĩ thái vũ trụ thứ nhất đáp ứng đặc biệt với rung động của một trong ba trạng thái, hoặc đáp ứng với các Đấng Cao Cả vũ trụ mà ảnh hưởng của các Ngài đạt đến vật chất của các cõi từ bên ngoài toàn bộ thái dương hệ. Trên cõi phụ thứ tư xảy ra một sự pha trộn đầu tiên của ba Sự Sống của Lửa (fiery Lives), tạo ra về mặt nguyên hình biểu lộ về điện của loại thần lực mà sau rốt tạo ra sự chiếu diệu của các Con của Linh Quang trên cõi kế tiếp. Trong hàm ý về điện này, chúng ta có ba cõi cao bao giờ cũng biểu hiện ba trạng thái Tinh Thần, ba trạng thái thấp biểu hiện cho ba trạng thái vật chất, và kế đó một cõi nhất quán trên đó một sự phỏng định được tạo ra, mà trên con đường trở về, đánh dấu lúc thành đạt, và mức độ thành công. Điều này được nối tiếp bằng sự qui ẩn (obscuration). Do đó, trên mọi cõi trong thái dương hệ, chúng ta có một cõi thứ tư mà trên đó sự tranh đấu cho sự giác ngộ hoàn toàn và sự giải thoát theo sau xảy ra, tức bãi chiến trường, hay Kurukshetra. Mặc dù đối với con người, cõi thứ tư, cõi Bồ Đề, là chỗ thành công và là mục tiêu nỗ lực của y, đối với Hành Tinh Thượng Đế đó là bãi chiến trường, trong khi đối với Thái Dương Thượng Đế, đó là vùng-đất-cháy (burning-ground).
Biến phân này của các cõi phụ thuộc về các cõi của thái dương hệ thành ba cõi cao, ba cõi thấp và một cõi giữa hài hòa ở giữa như thế chỉ là theo quan điểm của hiện tượng điện, chứ không theo quan điểm của Tinh Thần thuần túy, hoặc vật chất thuần túy, xét riêng rẽ với nhau. Điều đó liên quan đến bí ẩn về điện và cách tạo ra ánh sáng. Ba cõi cao liên quan đến các Mãnh Lực hay Sự Sống trung ương, ba cõi thấp liên quan đến các Mãnh Lực hay Sự Sống thấp kém. Chúng ta phải cẩn thận ghi nhớ điều này, nhớ rằng đối với nhà huyền linh học, không có điều gì gọi là vật chất (substance) cả, mà chỉ có Mãnh Lực (Force) dưới các mức độ khác nhau, chỉ có Năng Lượng với tính chất biến phân, chỉ có các Sự Sống xuất phát từ các nguồn cội khác nhau, mỗi nguồn đều phân biệt và riêng biệt, và chỉ có Tâm Thức tạo ra các hiệu ứng/tác dụng sáng suốt qua phương tiện không gian.
Tôi muốn nêu ra rằng Lord Agni phát ra sức sống rực lửa của Ngài trên cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi chính; Ngài phóng ra dưới hình thức lửa thái dương trên cõi thứ nhì, thứ ba và thứ tư, và dưới hình thức “lửa do cọ xát” trên cõi thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Theo quan điểm của tiểu thiên địa, tức Tia Lửa trong Ngọn Lửa, con người biểu lộ dưới hình thức lửa điện trên cõi thứ nhì, hay là dĩ thái thứ nhì của vũ trụ; dưới hình thức Lửa thái dương trên cõi thứ ba, thứ tư và ba cõi phụ cao của cõi thứ năm, và dưới hình thức Lửa do cọ xát trên các cõi phụ thấp của cõi thứ năm, thứ sáu và thứ bảy.
c. Các cõi và Ba Lửa. Nói một cách tương đối, trên mỗi cõi chúng ta có :
- Lửa điện biểu lộ như là điều kiện quan trọng nhất trên ba cõi cao.
- Lửa do cọ xát biểu lộ như là yếu tố có ý nghĩa nhất trên ba cõi thấp.
- Lửa thái dương, biểu lộ như là ngọn lửa (blaze) tạo ra bởi sự hợp nhất trên cõi giữa.
Trong thái dương hệ, điều này được thấy liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế trên cõi Bồ Đề, nơi đó các Ngài chiếu diệu qua các bí huyệt dĩ thái của các Ngài. Liên quan đến con người trên cõi trí, chúng ta có một tình trạng tương tự: ba cõi phụ cao liên quan đến khía cạnh Tinh Thần trong thể nguyên nhân, ba cõi phụ thấp liên quan trước tiên đến thể trí hoặc Lửa do cọ xát; cõi phụ thứ tư là cõi mà trên đó có các trung tâm lực của thể trí. Cũng thế, chính ở trên cõi trần đối với con người – các bí huyệt dĩ thái của y nằm trong chất dĩ thái thứ tư.
Mỗi một trong Ba Ngôi của Trinity biểu lộ ngang bằng nhau như đang biểu lộ ở con người, dưới dạng Tinh Thần, Linh Hồn hay Chân Ngã, và Vật Chất. Liên quan với Brahma, chúng ta có trạng thái Tinh Thần làm sinh động ba cõi phụ cao của mỗi cõi chính, hay là trạng thái lửa thứ nhất. Trạng thái linh hồn của con người được thấy ở trên cõi phụ thứ tư của mỗi cõi chính, trên đó có các trung tâm lực dĩ thái của mọi thực thể biểu lộ. Trạng thái vật chất của y được tiếp xúc trước tiên trên ba cõi phụ thấp. Do đó, chúng ta có bốn mươi chín lửa của vật chất, hay bảy lửa của mỗi cõi chính, sự hợp nhất của ba lửa cao và ba lửa thấp tạo ra sự rực cháy mà chúng ta gọi là các hỏa luân hay là các trung tâm trên cõi phụ thứ tư của mỗi cõi chính.
Liên quan với trạng thái thứ hai, có một tình trạng tương tự. Lửa thái dương chiếu sáng trong trạng thái điện của nó trên cõi thứ nhì và như vậy cũng biểu hiện trên các cõi thứ ba và thứ tư, nhưng có trung tâm biểu lộ của nó trên các mức độ trí tuệ, tỏa chiếu qua các thể nguyên nhân của các nhóm Chân Ngã. Chỉ có hai cõi rưỡi lúc đó vẫn qua những gì mà Lửa do trạng thái cọ xát có thể biểu lộ, mười tám cõi phụ trong tất cả những gì liên quan đến trạng thái thứ ba của Ngôi (Person) thứ hai của Trinity của Thượng Đế.
Với con người, tức tiểu thiên địa, một biến phân tương tự có thể xảy ra; Chân Thần của con người có thể được khảo cứu dưới bản thể tam phân của nó trên cõi riêng của nó, trạng thái Chân ngã của nó cũng thế, còn trạng thái Brahma của Chân Ngã được tìm thấy bên trong các nguyên tử thường tồn. Do đó, các nhà nghiên cứu nên cẩn thận xem xét:
1. Các cõi. Biểu lộ của Brahma, trạng thái thứ ba hay trạng thái vật chất, và nên áp dụng vào Thực Thể này cùng cấu tạo tam phân giống như là đang lộ rõ trong hai trạng thái kia. Các cõi của lửa điện, tức là các cõi của phàm ngã của con người và điểm tỏa chiếu hay là vùng cháy rực đối với y (các trung tâm lực dĩ thái) phải được nghiên cứu kỹ. Brahma là sự sống dương của vật chất; Ngài là sự thiên khải của vật chất và là sự tỏa chiếu có thể nhìn thấy được.
2. Rung động. Biểu lộ của trạng thái thứ hai. Các rung động này của tâm thức là ba ngôn từ chủ yếu vốn là toàn bộ sự sống của Chân Ngã, ba rung động nhỏ hơn đang chi phối trạng thái thứ ba của Ego, và hợp âm nhất-quán (chord of atone-ment) vốn là âm đang ngân lên hiện nay.
Ba trạng thái của Tinh Thần như chúng được nhận ra, chỉ có thể được trình bày theo hai trạng thái khác trong thái dương hệ này, và về bản chất của chúng không gì ở ngoài thái dương hệ có thể hữu ích khi được nói đến ở giai đoạn nhận thức hiện nay.
Các ý tưởng trên đều dựa vào các cõi, và bản chất cửu phân của mọi vật hiện hữu, dẫn dắt vào những vùng cho đến nay hầu như nằm ngoài hiểu biết của con người; tuy nhiên chỉ khi trạng thái vật chất được nhà khoa học nghiên cứu dưới ba bản chất của nó, thì chân lý mới được gần chính xác, và bản chất thực của hiện tượng điện mới được hiểu rõ; lúc bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ điện lực mới được con người khai thác và vận dụng như một đồng nhất (a unity), chớ không chỉ ở một trong các khía cạnh của nó như hiện nay. Điện âm của hành tinh là tất cả những gì mà cho đến nay được tiếp xúc vì các mục tiêu thương mại. Cần nhớ rằng thuật ngữ này được dùng theo nghĩa phủ định/tiêu cực (negative) liên quan đến điện mặt trời. Khi con người đã tìm ra cách để tiếp xúc và vận dụng điện dương của mặt trời (positive solar electricity) kết hợp với điện âm của hành tinh, chúng ta sẽ có một tình trạng rất nguy hiểm xảy ra, và là một trong các yếu tố mà sau rốt sẽ biểu lộ trong sự hủy diệt của căn chủng năm bằng lửa. Với tai ương lớn này – như Thánh Kinh nói “các Từng Trời sẽ tan chảy với sức nóng mãnh liệt” (Thánh Kinh, II Peter, 3:10). Điều này sẽ được nhận thấy ở một mức còn lớn hơn trong cuộc tuần hoàn tới và sẽ gây nên sự hủy diệt bằng Lửa của các hình hài của những người đã thất bại, nó sẽ giải thoát các sinh linh ở một mức độ to tát, và như thế tạm thời “thanh lọc” Địa Cầu khỏi các thành phần vốn sẽ có khuynh hướng làm ngăn trở diễn trình tiến hóa. Khi các chu kỳ qua đi, sự cân bằng của các luồng lửa này sẽ từ từ xảy ra, và sẽ đưa đến kết quả một tình trạng hài hòa của hành tinh, và có được sự ngang bằng về mặt nội môn, cái sẽ cung cấp môi trường lý tưởng cho con người hài hòa.
Chỉ khi nào trạng thái linh hồn được nhà tâm lý học nghiên cứu theo bản chất tam phân chủ yếu của nó, thì cái bí nhiệm của tâm thức mới trở nên rõ ràng, và bản chất của ba nhóm từ điện, trong các tế phân khác nhau của chúng với hiệu quả phóng quang theo sau của chúng, trở thành một nhân tố trong đời sống quần chúng. Chính điều này có liên quan đến sự phát triển rõ rệt của tâm thần (psyche) theo thiên luật, với sự mở rộng của khoa học về tâm thức, và sau rốt sẽ mang lại các tình hướng mà trong đó công việc, mở đầu cho cuộc điểm đạo thứ nhất, sẽ hoàn toàn là công truyền và không còn là 525 một phần của tiến trình nội môn nữa. Vào đúng lúc, người ta sẽ thấy rằng các nỗ lực tự tạo mà nhờ đó một người thực tâm chuẩn bị các bí huyệt của mình cho việc đặt vào Điểm Đạo Trượng ở Cuộc Điểm Đạo đầu tiên, sẽ là vấn đề kinh sách và của các bài thuyết giảng, và tạo thành một phần tư tưởng thông thường của quần chúng. Điều này lần nữa sẽ dẫn tới kết quả là một chia tách giữa hai nhóm vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Phải nhớ rằng sự chia cách này sẽ là một phần của một tiến trình tự nhiên, chớ không phải là một thống ngự mạnh mẽ, được áp đặt lên một dân tộc chưa sẵn sàng. Các Thức Giả và các nhà nghiên cứu có Tri Thức – được thúc đẩy bởi tập thể thức và đang quyết tâm hành động – sẽ tách ly chính họ trong việc thành lập nhóm ra khỏi những người không hiểu biết và ra khỏi những người không quan tâm. Sự chia tách sẽ được tự tạo và một tăng trưởng tự nhiên của sự sống tập thể; trong chính nó, nó sẽ có một bản chất tạm thời đối với mục tiêu cơ bản trong tầm mắt sẽ là mang lại sự hòa nhập cuối cùng sát sao hơn; việc đó trước tiên sẽ đánh dấu giới tuyến giữa bốn Cung thấp của tâm thức với ba Cung cao. Đó cũng là một bí ẩn được giấu trong liên hệ giữa bốn vị Kumaras ngoại môn (GLBN I, 116, II, 112) với ba vị nội môn, và theo quan điểm của con người, tách rời những kẻ đang phát triển tâm thức của Tam Thượng Thể ra khỏi những kẻ cho đến nay đang sống cuộc sống của Tứ hạ thể. Nó liên quan với những người đáp ứng với các Solar Lords, phân biệt họ với những người cho đến nay chỉ biết có sự chi phối của các Lunar Lords. Liên quan tới Lửa: những người sưởi ấm chính họ nhờ vào lửa do cọ xát và không chỉ đáp ứng với nhiệt của Lửa thái dương vẫn ở bên trong hang động, như vậy sống trong tăm tối; trong khi những ai đang được chiếu
rọi bằng Mặt Trời Minh Triết, và những ai đang tắm trong các tia của sức nóng mặt trời, thì sống trong ánh sáng, và hưởng được một tự do lúc nào cũng tăng và cuộc sống linh hoạt.
Ý nghĩa đích thực của ba trạng thái Tinh Thần chỉ trở nên rõ rệt đối với điểm đạo đồ cấp cao, và không thể diễn tả được bằng lời, cũng như không thể hiểu được bởi con người trước khi y vượt qua khỏi giới nhân loại đi vào giới tinh thần. Do đó, chúng ta không cần ngưng lại ở đây để xem xét nó nhiều hơn.
Chúng ta có thể tổng kết vấn đề theo Cổ Luận mà từ đó H.P.B. rất thường dẫn chứng:
“Các Đấng Thiêng Liêng (Blessed One) che giấu bản chất tam phân của các Ngài, nhưng để lộ ba tinh hoa của các Ngài nhờ ba nhóm lớn của các nguyên tử. Ba là các nguyên tử, và tam phân (threefold) là bức xạ. Nhân bên trong của lửa tự ẩn giấu và chỉ được biết qua bức xạ và những gì tỏa chiếu. Chỉ sau khi ngọn lửa sáng tắt đi và sức nóng không còn được cảm nhận nữa, thì ngọn lửa mới được nhận biết”.
Giờ đây chúng ta có thể tiếp tục lại việc xem xét của chúng ta về cái bí ẩn của nguyên tử thường tồn hạ trí và ghi nhận trong đó nó khác với các nguyên tử thường tồn khác; kế đó chúng ta có thể tóm lược ngắn gọn toàn bộ chi tiết huyền bí liên quan đến các nguyên tử thường tồn, nó sẽ đủ cho nhiều năm sắp tới dưới hình thức nền tảng để nghiên cứu đối với các đạo sinh huyền môn. Các nguyên tử thường tồn và cơ cấu bên trong của chúng, sẽ vẫn là một bí ẩn trong một thời gian dài, và chỉ một vài chỉ dẫn tổng quát có thể được đưa ra ở đây.
Khác nhau căn bản giữa nguyên tử thường tồn hạ trí với hai nguyên tử khác nằm ở sự kiện là nó chỉ chứa bốn loa tuyến thay vì bảy. Điều này xảy ra do chính các sự kiện của chính sự tiến hóa, vì nguyên tử thường tồn hạ trí là trạng thái thứ nhất thuộc về tam bộ của phàm ngã, hoặc của con người đang hoạt động trong giới nhân loại trên ba cõi thấp. Với sự chuyển đổi của con người vào giới tinh thần, ba trạng thái này – thể hạ trí, thể cảm dục và thể hồng trần – được tổng hợp thành ba trạng thái cao bằng một tiến trình kép:
1. Sự an trụ của con người chuyển ra khỏi ba nguyên tử thấp vào các nguyên tử của Tam Thượng Thể.
2. Lực mà các nguyên tử này sinh ra và thể hiện được hòa nhập và phối hợp thành các điểm lực cao (higher force points).
Một nguyên tử thường tồn là hạt nhân dương hay là chất mầm so với lớp vỏ chứa đựng nó. Nó là cái vốn là nền tảng của việc tạo hình hài, và theo nghĩa đen, đó là điểm lực sinh động, phát ra từ trạng thái thứ hai của Monad, vốn tự tập hợp và sau đó kiến tạo thành hình hài, tức là trạng thái âm hay trạng thái thứ ba. Nhưng ở đây cần phải nhớ rằng trạng thái thứ hai này tự nó lại là trạng thái kép, và rằng khi xét các nguyên tử thường tồn, chúng ta đang bàn đến trạng thái âm của Ngôi Hai. Do đó, các loa tuyến chỉ là các dòng thần lực hay là sức sống của Ngôi Hai đang luân lưu theo dạng hình học bên trong vách giới hạn của vật chất, làm bằng lực hay chất liệu của Ngôi Ba. Những gì được nói về sự biểu lộ ngoại cảnh hay là về nguyên tử vũ trụ, có thể cũng được khẳng định rõ đối với nguyên tử thường tồn của con người, tức tiểu thiên địa:
“Cung nguyên thủy là hiện thể của Cung thiêng liêng” (GLBN I, 108). Lực âm tạo thành nơi chứa cho lực dương. Các nguyên tử chỉ là các trung tâm lực, và các trung tâm, như chúng ta biết, chỉ là các tập hợp của các điểm lực vốn đã đạt đến một điểm đặc biệt trong cơ tiến hóa, và đang đáp ứng với Ngôi Một vĩ đại ở một mức độ nào đó, hoặc đáp ứng với lửa điện.
Câu này là câu cần được xem xét nghiêm túc, vì nó ẩn giấu nhiều thông tin cho kẻ nghiên cứu, và khi được hiểu đúng sẽ dẫn đến ánh sáng tri thức được tỏa ra về các vấn đề biểu lộ. Nó liên quan đến cái bí ẩn về vị trí của các giới khác nhau của thiên nhiên bên trong cơ thể Thượng Đế, và vị trí và thành phần của chúng, vì tất cả tùy thuộc vào loại thần lực vốn làm sinh động, dựa vào sự tương tác của thần lực đó trong chất liệu, dựa vào trạng thái nhị phân, tam phân, hoặc trạng thái hợp nhất của thần lực và dựa vào biểu lộ thất phân trong việc kiến tạo hình hài.
Mọi nguyên tử là một điểm tập trung thần lực, lực của chính vật chất, tức sự sống hay sức sống (vitality) của Ngôi
Ba, sự sống của Thực Thể vũ trụ, Đấng vốn là trạng thái âm của điện so với Thượng Đế. Mọi hình tướng (1) và tập hợp
1 Các hình tướng (sắc tướng, hình hài, forms)
1. Quá trình suy tưởng thiêng liêng đi từ trừu tượng đến hình hài cụ thể hoặc hình hài hữu hình.
a. Mục tiêu là một phân thân của cái chủ quan (subjective). GLBN I, 407
b. Xung lực là năng lượng tinh thần tạo nên phần nội tâm. GLBN I, 349, 683.
c. Thượng Đế làm cho một ý tưởng ẩn giấu hiển lộ ra ngoài. GLBN II, 28.
2 Ba điều cần có trước khi một hình thức năng lượng nào có thể trở nên hiển lộ (objective). GLBN I, 89.
a. Thiếu thốn … Chia cách. Xung lực khởi đầu. Năng lượng. Ý Chí.
b. Hình hài ….. Tính chất hoặc hình thể. Bản chất. Bác ái.
các nguyên tử, chỉ là một trung tâm lực được tạo ra bởi tác động của lực dương và sự tương tác của nó với năng lượng âm. Đó là sức sống của Ngôi Hai hoạt động kết hợp với Ngôi Ba và tạo ra – trong thời gian và không gian – loại ảo tưởng
c. Vật chất …….. Lĩnh vực khách quan. Hoạt động sáng suốt. GLBN III, 561.
3. Sự Sống đi trước hình hài. GLBN I, 242
a. Chủ Thể Suy Tưởng bao giờ vẫn còn lại. GLBN II, 8
b. Lực của sự sống là sự biến đổi thành năng lượng của tư tưởng Thượng Đế. GLBN III, 179
4. Tinh Thần tiến hóa qua hình hài và nhờ hình hài. GLBN I, 680
a. Tinh Thần phải đạt ngã thức đầy đủ. GLBN I, 215
b. Hình hài giam nhốt tinh thần. GLBN II, 775
c. Nguyên khí của giới hạn là hình hài. GLBN III, 561.
d. Tinh Thần làm linh hoạt mọi thể (sheaths). GLBN I, 669.
e. Tinh Thần trải qua chu kỳ Hiện Tồn (Being). GLBN I, 160.
5. Các devas là cội nguồn của hình hài: GLBN I, 488
Họ tồn tại theo hai nhóm lớn:
a. Ahhi là hiện thể của tư tưởng thiêng liêng. GLBN I, 70
b. Đạo binh Âm thanh (The Army of the Voice). GLBN I, 124 Họ là toàn thể chất liệu của 4 cõi cao và 3 cõi thấp.
6. Có một hình hài kết hợp mọi hình hài. GLBN I, 77, 118 Hình hài (Form) này là toàn thể tất cả cái được biểu lộ, hay là toàn thể thái dương hệ. Hình hài này chứa:
a. Mười hành tinh hệ và tất cả những gì ở trong đó.
b. Tất cả các thể (bodies) liên hành tinh thứ yếu.
c. Các cơ tiến hóa thiên thần và con người.
d. Các giới của thiên nhiên ở khắp nơi.
e. Các Thần (Gods) tiến hóa giáng hạ và tiến hóa thăng thượng.
f. Mọi nguyên tử vật chất trên mọi cõi.
7. Mọi hình hài đều bị hủy diệt theo chu kỳ. Đọc kỹ GLBN I, 397 - 401
(illusion) hoặc ảo lực (maya) nó tạm thời chiếu sáng, và thu hút sự chú ý, tạo ra ấn tượng mà vật chất là một cái cụ thể.
Không có điều gì dưới hình thức cố kết trong thực tại; chỉ có thần lực thuộc nhiều loại khác nhau, và hiệu quả được tạo ra trên tâm thức bởi sự tương tác của chúng.
Đàng sau của mọi hình hài và của mọi chất liệu (cho đến nay chỉ được tiếp xúc và hiểu chút ít) đang tồn tại một loại thần lực thứ ba, nó vận dụng hai yếu tố khác nhau này để tạo ra sự hài hòa cuối cùng, và chính nó ở trên cõi riêng của nó vốn là toàn thể của cái thứ hai. Nó có thể được gọi là:
a) Sự Sống tổng hợp duy nhất.
b) Lửa điện.
c) Điểm thăng bằng.
d) Sự đồng nhất (unity) hoặc hài hòa.
e) Tinh Thần thuần túy
f) Ý Chí sinh động (dynamic Will).
g) Sự Hiện Tồn (Existence).
Đó là một Thần Lực, tác động qua một biểu lộ kép của mãnh lực biến phân, qua năng lượng của vật chất, sự cố kết của hình hài, qua các trung tâm lực và các điểm lực. Đó là Fohat trong biểu lộ ba phần, mà cái cuối cùng hay cái thứ ba, cho đến nay chưa ai biết và không thể nhận thức được.
Điều này đưa tôi tới việc xem xét sự kiện đã nói trước đây rằng nguyên tử thường tồn hạ trí chỉ có bốn dòng thần lực. Mỗi dòng thần lực trong các nguyên tử thường tồn rung động theo nốt của một cõi phụ đặc biệt, và dùng như là phương tiện cho việc đem sinh khí cho vật chất của cõi phụ đó, nó được gắn vào bất cứ thể đặc biệt nào quanh nguyên tử thường tồn. Đó là thần lực của Đức Hành Tinh Thượng Đế khi nó làm linh hoạt các tế bào của hình hài Ngài và giữ cho chúng dưới hình thức thống nhất chặt chẽ. Nơi đây, cần phải nhớ rằng, theo quan điểm của tiểu thiên địa, trạng thái của Tinh Thần thuần túy hay của Lửa Điện vẫn ở trong thái dương hệ này dưới hình thức một sự trừu xuất. Một người nào đó có thể đạt đến tập thể thức; y có thể rung động theo nốt của Hành Tinh Thượng Đế mà y là một tế bào trong cơ thể Ngài; y có thể biểu lộ trong sự hoàn thiện tương đối, lửa do ma sát và Lửa thái dương nhưng rốt lại trong một đại chu
530 kỳ khai nguyên sau mới khám phá bản chất thực sự của Tinh Thần. Do đó, nơi con người, hoạt động trong gia đình nhân loại, sự kiện này vốn hiển nhiên và sự tương ứng được nhận ra. Cho đến khi con người vượt khỏi ba cõi thấp, và cho đến khi y trở thành một Đức Thầy Minh Triết, y mới có chân lý này ẩn giấu trong ba trạng thái này. Nguyên tử thường tồn hạ trí không phải là nguyên tử thường tồn thất phân, mà chỉ đáp ứng với bốn loại thần lực, chớ không đáp ứng với toàn bộ phạm vi rung động. Nơi đây tàng ẩn một lý do về sự chịu đựng (tolerance). Chỉ khi nào một người thực sự ở dưới sự kiểm soát của Chân Ngã và bắt đầu cảm nhận được rung động của nguyên tử thường tồn thượng trí, thật là vô ích khi mong đợi y đáp ứng với một vài lý tưởng, hoặc hiểu được vài khía cạnh của chân lý. Nguyên tử thường tồn hạ trí đủ cho nhu cầu của y, và không hề có nhịp cầu nào hiện hữu ở giữa nó với nguyên tử thường tồn thượng trí.
Hai cõi rưỡi có liên quan tới sự tiến hóa của con người, trong giới thứ tư, và chỉ khi tự con người bắt đầu vượt qua chúng khi y tới gần Thánh Đạo và bước lên đó. Theo quan điểm của người thông thường đang luân hồi, trong chu vi của thể nguyên nhân, Chân Ngã thức cũng khó hiểu y như Thượng Đế được nhìn dưới dạng Chủ Thể (Dweller) bên trong hệ thống. Hai cõi rưỡi này thuộc về mối quan tâm đặc biệt đối với Thượng Đế, vì chúng biểu hiện cho:
. Những gì, đối với Ngài, nằm dưới lối vào của tâm thức.
. Các trung tâm mà từ đó hỏa xà Thượng Đế đang xoay.
. Những gì không được xem là một nguyên khí.
. Những gì đang từ từ đi vào thời kỳ qui ẩn. Không thể nói thêm về bí ẩn này.
4. Tóm lược.
Tuy nhiên, trước khi bàn thêm, có thể là chu đáo khi tóm tắt một số sự kiện liên quan đến các Loa tuyến và nguyên tử, lúc đó chúng ta có thể đề cập đến chủ đề về thể nguyên nhân và con người, một cá nhân.
531 1. Bốn loa tuyến thấp rõ ràng là ở dưới ảnh hưởng của Cung phàm ngã.
2. Loa tuyến thứ năm và thứ sáu thì đặc biệt hơn ở dưới Cung chân ngã, bất luận Cung đó có thể là Cung gì.
3. Loa tuyến thứ năm có một giá trị đặc biệt bởi vì nó tổng hợp bốn loa tuyến dưới. Đó là loa tuyến thứ ba khi tính theo các dòng thần lực xoắn ốc theo cái nhìn về cực của nguyên tử. Nó rung động theo năm loại thần lực.
4. Các loa tuyến theo nghĩa đen có đến mười, ba lớn và bảy nhỏ. Nhưng theo quan điểm hợp nhất, chúng là bốn nhỏ và ba cái lớn, ba cái nhỏ còn lại được tính như cùng một với cái lớn của chúng, bởi vì chúng là các phản chiếu/hình ảnh (reflections) trực tiếp.
5. Các nguyên tử thường tồn không có dạng hình tim như được vẽ trong một vài sách. Một số nguyên tử nào đó có kiểu đó nhưng chúng không phải là các nguyên tử thường tồn, các nguyên tử này có hình gần giống khối cầu rõ rệt hơn và hơi dẹp ở đỉnh, nơi có thể thấy tương ứng với chỗ lõm ở cực, và cũng phẳng ở mặt dưới.
6. Cách bố trí các loa tuyến bên trong các nguyên tử thường tồn thay đổi trên mỗi cõi và các loa tuyến thường được mô tả nhất là các loa tuyến của cõi trần. Cách bố trí các xoáy lực bé tí này và tổ chức bên trong của chúng trên mỗi cõi là một trong các bí mật của điểm đạo và không thể được tiết lộ. Một ẩn ngôn chỉ có thể được đưa ra để hướng dẫn người nghiên cứu: nguyên tử thường tồn cảm dục có các luồng thần lực bên trong của nó được bố trí sao cho các xoáy ốc tiến thật gần đến hình dạng của một trái tim, dù cho đầu nhọn bị bỏ ra. Nguyên tử thường tồn bồ đề có các vòng xoắn ốc của nó được sắp xếp để tạo ra gần đúng một số 8, với một dòng ở giữa cắt đôi xoắn ốc kép.
7. Càng tiến đến gần thực tại, cách bố trí của các loa tuyến càng đơn giản. Các dòng thần lực này lộ ra một cách sắp xếp thất phân trong ba nguyên tử thường tồn thấp của
532 con người, trong khi ba nguyên tử thường tồn cao chỉ chứa ba loa tuyến – ba cái chính.
8. Nên ghi nhận rằng chỉ có sáu nguyên tử thường tồn gắn liền với tiến hóa con người, trong khi một Hành Tinh Thượng Đế chỉ có năm, và thậm chí kế đó chỉ có một trong thái dương hệ. (Cái bí ẩn của một hành tinh và sự sống trung ương của nó chưa được tiết lộ. Nó gắn liền với một biểu lộ khác mà cho đến nay không có gì được biết về cuộc biểu lộ đó).
9. Nên nhớ rằng chúng ta đang bàn đến cuộc lâm phàm hồng trần của các Thực Thể vĩ đại này và các nguyên tử thường tồn của các Ngài, với sự ngoại trừ đối với nguyên tử thường tồn hồng trần ở ngoài hệ thống (extra-systemic).
10. Thể nguyên nhân của Hành Tinh Thượng Đế vốn ở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí vũ trụ, trong khi thể đó của Thái Dương Thượng Đế và các thể thuộc Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể Thượng Đế ở trên cõi phụ thứ nhất.
11. Các nguyên tử thường tồn của con người ở trên các cõi phụ nguyên tử (cõi phụ cao nhất- ND) của mỗi cõi, trừ nguyên tử thường tồn hạ trí. Các nguyên tử thường tồn của các nhóm động vật ở trên cõi phụ thứ nhì; các nguyên tử thường tồn của các nhóm thực vật ở trên cõi phụ thứ ba; các nguyên tử thường tồn của các nhóm khoáng vật ở trên cõi phụ thứ tư. Do đó, có một tương đồng chặt chẽ giữa các điểm tập trung này của thần lực của nhóm – nhân loại hoặc các nhóm khác - và một dãy, một bầu và một cuộc tuần hoàn, và trong áp dụng đúng của chúng dẫn đến sự giác ngộ. Toàn thể các nguyên tử thường tồn của bất cứ giới đặc biệt nào hợp thành các dòng thần lực hay các loa tuyến trong các nguyên tử lớn hơn của các thực thể thái dương hoặc của các thực thể thái âm, trong khi toàn thể các nguyên tử thường tồn của con người trong giới tinh thần (ba nguyên tử của Tam Thượng Thể, atma-buddhi-manas) hợp thành các dòng thần lực xoắn ốc trong vài bí huyệt.
12. Vì các nguyên tử thường tồn trở nên phóng xạ/phóng quang (radioactive) vào đúng diễn trình tiến hóa, kết quả bên trong trung tâm lực là việc gia tăng độ rung động thấy rõ.
13. Các nguyên tử thường tồn liên quan đến các thực thể thái dương khi chúng được tìm thấy ở trên hoặc bên trên (on
533 or above) cõi thượng trí. Chúng liên quan đến các thực thể thái âm trên cõi hạ trí, cõi cảm dục và cõi trần.
14. Cần để ý rằng trong thái dương hệ này, các thực thể sau biểu lộ qua:
I. Một nguyên tử thường tồn ……. hồng trần.
1. Một Thái Dương Thượng Đế.
2. Ba Cung chính yếu, hoặc Lords of Aspect.
3. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
4. 49 Đấng Cai Quản (Regents) các dãy hành tinh.
II. Hai nguyên tử thường tồn … hồng trần và cảm dục.
1. Bảy Đấng Chưởng Quản (Lords) các bầu trong mỗi dãy hành tinh.
2. 49 Đức Bàn Cổ (Manus) của Căn Chủng.
3. 77 Đấng Thể Nhập (Embodiers) của hình tướng – nhóm các Solar Lords, các Ngài liên quan đến việc kiến tạo hình hài, hoạt động trước tiên trên cung một.
4. Vài Đấng Hóa Thân (Avatars), các Ngài được Thượng Đế chọn để đưa một vài loại thần lực vào các kỳ gian đã định và như thế đẩy mạnh tiến hóa của tinh thần (psyche).
III. Ba nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục và trí tuệ.
1. Các Đấng Chưởng Quản của giới thứ ba, giới động vật. Các Ngài là bảy Đấng có cơ thể được hợp thành bằng các linh hồn động vật giống như Hành Tinh Thượng Đế biểu hiện cho con người bằng nguyên khí Bồ Đề, thế nên các Đấng này biểu hiện cho giới động vật bằng nguyên khí trí tuệ, vốn dĩ là mục tiêu của diễn trình tiến hóa đối với họ.
2. Một vài thực thể vĩ đại, các Ngài biểu hiện cho toàn bộ một phạm vi hiện tồn trên năm trong số các hành tinh, mà địa cầu không ở trong số đó, nhưng vào đúng lúc, các Ngài sẽ đến để được nhận ra khi có ấn tượng mạnh lên con người trên địa cầu, xuyên qua ba Hoạt Động Phật. Một ẩn ngôn về ảnh hưởng huyền bí sẽ đến với con người trong sự giao tiếp chặt chẽ hiện có giữa Địa Cầu với Mercury. Cho đến nay, không thể nói nhiều thêm về điểm này.
3. Các thực thể vốn là toàn bộ các linh hồn tập thể này, chứa các bộ ba thường tồn rõ rệt. Chín bộ ba tạo thành cơ thể của một trong các thực thể này.
IV. Qua bốn nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục, trí tuệ và Bồ Đề.
1. Tám nhóm Thực Thể thái dương hợp thành sự sống bên trong của bảy trung tâm trong cơ thể của Brahma, xét
534 Ngài như một Thực Thể vũ trụ tách biệt, riêng với hai huynh đệ của Ngài. Các Ngài là bảy Con của Fohat, với Con thứ tám được bao hàm, và các Ngài là biến phân cuối cùng của 49 lửa, trước khi có sự hợp nhất của các Ngài với lửa của Eros. Đó là cách diễn tả của H.P.B (GLBN I, 139, 144).
2. Thực Thể đó hoạt động qua Sắc Tướng của một Thánh Đoàn huyền môn của hành tinh, dùng nó như thể biểu lộ của Ngài, và xem nó như là trung tâm mà qua đó thần lực của Ngài có thể tuôn đổ. Cần nên nhớ rằng mọi nhóm như thế trên mọi hành tinh, hợp thành một thể cho sự sống của một Đấng vĩ đại, Ngài mang lại cho Thánh Đoàn đó sắc thái riêng biệt và chủ âm độc đáo cho Thánh Đoàn.
3. Một số các Solar Deities, các Ngài là các bộ phận bức xạ (radiators) của từ điện mặt trời và sự sống của hình tướng.
4. Một nhóm đặc biệt các Đấng Cao Cả (Beings) có liên kết với chòm sao nào đó và Minh Triết Long thứ yếu, vị này có trú sở của các Ngài trên Neptune và hoạt động với nguyên khí thứ sáu trong thái dương hệ. Các Ngài lấy sắc tướng hồng trần, được làm sinh động bằng ước vọng được thanh luyện, được kiểm soát bằng trí tuệ, và là các tác nhân phân phát bác ái-minh triết bằng phương tiện của vài “Phòng Minh Triết” trên các hành tinh khác nhau. Các thuật ngữ “Phòng Minh Triết” theo ý nghĩa huyền bí của chúng, mô tả một trình độ tâm thức chớ không phải nơi chốn.
V. Qua năm nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục, trí, bồ đề và atma.
1. Các Thần Chủ Quản (Lords) của một vài cõi phụ, các vị này làm việc dưới quyền vị Tổng Chủ Quản (Raja-Lord) của một cõi chính và chính các Ngài là rung động và hoạt động.
2. Các Hành Tinh Thượng Đế thứ yếu trên cõi Bồ Đề, các Ngài phản chiếu các kiểu mẫu nguyên hình cao siêu của các Ngài trên cõi thứ hai của thái dương hệ.
3. Các thực thể vốn là toàn bộ của tập thể thức trên các mức độ chân ngã, nên nhớ rằng các nhóm này được phân hóa và được tạo thành của các tập hợp của bảy, chỉ khi nào nơi đây được thành lập 49 nhóm gồm có bảy hiện thể của chân ngã tạo thành một nhóm vốn là cơ thể của một Solar Deity thứ yếu này. Có một lượng lớn các nhóm 49 này. Điều này đã được nói đến ít nhiều trước đây khi người ta có thông báo
535 rằng một Đức Thầy với nhóm các đệ tử và các điểm đạo đồ đặc biệt của Ngài hợp thành một nhóm hoặc trung tâm thần lực. Các nhóm này có các nguyên tử thường tồn của chúng giống như mọi sự sống tìm cách biểu lộ ra ngoài đang làm.
4. Các thực thể vốn là toàn bộ của giới thực vật đang biểu lộ dưới thiên hình vạn trạng, trong các bầu, các dãy và các hệ hành tinh khác nhau.
VI. Qua sáu nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục, hai cõi trí, bồ đề và atma.
Con Người.
Tất cả những điều được nói đến ở đây là một mở rộng của dữ kiện được đưa ra về “Đạo Binh Âm Thanh” (GLBN I, 121) và là một nỗ lực để chứng tỏ rằng nhiều sự sống đa dạng (tất cả đều là hiện thân cho các sự sống nhỏ, hoặc là chính chúng biểu hiện trong các sự sống lớn hơn) đều có trong các hệ hành tinh khác nhau. Chúng ta chỉ bàn đến các sự sống giống như vậy vốn trên nhân loại hoặc thuộc nhân loại, đến các sự sống đã là hoặc đang là Con Người. Chúng ta không bàn đến sự sống dưới nhân loại, hoặc bàn đến các Lunar lords hoặc các pitris kém quan trọng (pitris: tổ phụ hoặc người tạo ra nhân loại - ND) vì chưa phải là thời của họ, và họ tiến tới khi trào lưu tiến hóa phát triển, một cách vô tâm và không có ngã thức. Chúng ta đã bàn đến các thực thể này và các nguyên tử thường tồn của họ liên quan đến biểu lộ của họ trong một thái dương hệ, và không đưa vấn đề vượt ngoài vòng-giới-hạn thái dương. Mọi nguyên tử thường tồn đều liên quan đến vật chất và biểu lộ hồng trần. Nguyên tử thường tồn cao nhất của con người, tức nguyên tử thuộc thể atma, sau rốt là một nguyên tử thuộc chất dĩ thái vũ trụ thứ ba, và điều này cần được suy nghiệm và nghiên cứu. Chúng ta đã xem xét các personalities (nhân vật) khác nhau này (và từ ngữ “personality” được chọn có cân nhắc, vì Các Ngài là gì trừ phi các personalities hay các Beings, đang lâm phàm ở cõi trần?) theo quan điểm về Lực thấp nhất của các Ngài nêu ra trước đây. Chúng ta đã bàn về nguyên tử thường tồn dưới hình thức một điểm tiếp xúc với lực của một cõi, của một hành tinh, của một dãy, của một hành tinh hệ, hoặc của một thái dương hệ. Điều này bao giờ cũng nên ghi nhớ.
Điều cần được nhận thức rằng nhiều điều được viết ở 536 trên có thể dường như không thể hiểu được, nhưng khi các nhà khoa học bắt đầu hiểu được và điều chỉnh được mãnh lực, thì những gì được viết ra ở đây sẽ trở nên dễ hiểu hơn; người ta sẽ nhận ra rằng chúng ta bàn đến mãnh lực dương trong mọi hình thức âm nói trên, và kể cả giới nhân loại.
III. Chân Ngã Liên Hoa (1)
Bây giờ, chúng ta phải bàn đến đề tài thể nguyên nhân trên cõi riêng của nó theo quan điểm về Lửa. Chúng ta đã nghiên cứu nó vắn tắt theo khía cạnh thông thường hơn và bằng các thuật ngữ thiên về vật chất, xem nó như là một hiện thể với chất liệu thưa loãng, chứa trong chính nó nguyên khí thứ bảy của mỗi một trong hai lớp vỏ thấp bé của tiểu thiên địa (microcosm) và nguyên tử thường tồn hạ trí. Cái sau
1 Hoa Sen Chân Ngã [Egoic Lotus] “…các Luật Karma được hiệu chỉnh, manh mối nằm trong việc chi phối mười sáu tia sáng (rays) của Chân Ngã, vì vốn có mười sáu tia sáng, mười sáu thần chú hay linh từ được đưa ra, tuy nhiên cách phát âm chỉ được dành riêng cho các điểm đạo đồ”. – Kali Upanishad. “Bí ẩn của mười sáu tia sáng của Ego sẽ được tiết lộ khi thần lực của Tứ Linh Diệu (Sacred Tetraktys) được hòa nhập với thần lực của Thập Nhị Thánh Thần (Holy Twelve).
– Cổ Luận (The Old Commentay). Cái Nguyên Sơ là Tia sáng (Ray) và phân thân trực tiếp của Sacred Four (Tứ Linh Diệu) đầu tiên. – GLBN I, 115, 116.
Sacred Four là :
Cha … Tinh Thần. Sự Hiện Tồn. Nhất Nguyên.
Con … Linh Hồn. Bác Ái- Minh Triết. Nhị Nguyên.
Mẹ … Vật Chất. Tam Nguyên. và biểu lộ hợp nhất của chúng tạo ra
Thái dương hệ linh hoạt tiến hóa, vòng-hạn-định Thượng Đế.
Đây là Đại Thiên Địa (Macrocosm).
chính là những gì biểu hiện cho trạng thái thứ nhất khi biểu lộ, và vốn tương tự với Ngôi Một của Thượng Đế - một điều mà trong thái dương hệ này không được chứng minh đầy đủ.
Tôi xin nêu ra rằng, nơi đây, khi nghiên cứu về thái dương hệ dưới hình thúc biểu lộ hồng trần của một Thái Dương Thượng Đế, chúng ta đang xem xét:
a. Nguyên tử thường tồn hồng trần của một Thái Dương Thượng Đế như được chứa bên trong thể nguyên nhân của Thượng Đế trên cõi riêng của nó.
b. Bảy loại thần lực hay là bảy loa tuyến của Thượng Đế bên trong nguyên tử thường tồn đó. Nếu được hiểu rõ, điều 537 này đem lại một triển vọng mới về vấn đề rung động của cõi.
c. Sự tương ứng chặt chẽ giữa các cõi với bảy loa tuyến
trong nguyên tử thường tồn của Thái Dương Thượng Đế.
Chúng ta đã đề cập tới các loa tuyến này và chức năng của chúng rất vắn tắt, bây giờ có thể tiến đến vấn đề Cung Chân Ngã và Lửa trí tuệ theo quan điểm bên trong, hay bằng các thuật ngữ về lửa.
1. Các trung tâm hay Luân Xa Năng Lượng
a. Các trung tâm lực. Chúng ta sẽ lại đạt tới sự trong sáng của tầm nhìn mong muốn nếu chúng ta khảo cứu vấn đề phát triển của Chân Thần theo góc nhìn của khối nhân loại. Trong nhiều kinh sách huyền môn có dạy rằng con người có bảy trung tâm lực (hoặc mười, theo một vài cách tính); ba trong số các trung tâm lực này tối quan trọng, và sau rốt tổng hợp bốn cái khác, hay là thu hút lực hoặc năng lượng của 4 cái này. Việc này tạo ra sự qui ẩn sau rốt của chúng, hay là kết thúc biểu lộ của chúng. Chúng “tử vong” về mặt huyền linh. Điều này đi song song trong các trung tâm lực của Thượng Đế, các hệ hành tinh, mà cũng vào đúng lúc chuyển vào kỳ qui ẩn, đồng thời chuyển năng lượng của chúng cho ba hành tinh hệ chính. Ba trung tâm lực chính trong Tiểu Thiên Địa là Đầu, Tim và Cổ Họng.
1. Trung tâm lực Đầu ………Chân Thần… Ý Chí …… Tinh Thần.
2. Trung tâm lực Tim ……… Chân Ngã … Bác Ái …...Tâm Thức.
3. Trung tâm lực Cổ Họng …Phàm ngã … Hoạt Động ...Vật Chất.
Do đó hiển nhiên là giống y trong con người, các bí huyệt này liên quan với con người tâm linh tam phân trong phát triển toàn bộ của y, cũng thế ba loại bí huyệt – thuộc tiểu hoặc đại thiên địa – dần dần đi vào ngày càng nhiều dưới quyền năng đem lại sinh khí của một trong ba Ngôi của Thượng Đế.
Các bí huyệt này cũng được nhận biết như các điểm tập trung
538 mãnh lực linh hoạt, biểu lộ trước linh thị của người có nhãn thông như là các bánh xe lửa hay là các cánh hoa bốc cháy của hoa sen.
b. Thể nguyên nhân … bí huyệt tim của Chân Thần. Khi nghiên cứu về thể Chân Ngã, cần nên nhớ rằng thể nguyên nhân là tương ứng trong biểu lộ Chân Thần đối với bí huyệt tim. Đó là một hỏa luân đang cháy bên trong hào quang noãn của Chân Thần, nó chứa đựng năm cõi biểu lộ của Chân Thần; nó cũng được nhìn thấy như là Hoa Sen 12 cánh. Trong số 12 cánh hoa này, ba cánh trong cùng chưa khai mở, hay là còn phôi thai, và do đó thể nguyên nhân thường được xem như Hoa Sen chín cánh, hoặc như là hỏa luân chỉ có chín nan hoa. Điều này về bản chất là đúng đối với diễn trình tiến hóa, nhưng khi một người đã thành công trong việc khơi hoạt hay khai mở 9 cánh hoa, hoặc là thành công trong việc đánh thức lửa của chín nan hoa (thực tế được hoàn thành ở ba cuộc điểm đạo chính), thì ba nan hoa bên trong được khai mở. Chúng đáp ứng với rung động của Chân Thần, với trạng thái Tinh Thần thuần túy; chính là sự kích thích hay khai mở của các cánh hoa bên trong này, bởi Đấng Điểm Đạo Độc Tôn vào cuộc điểm đạo thứ ba và thứ tư mới đem lại đám cháy (conflagration) cuối cùng và sự bùng lên của thể nguyên nhân với sự giải thoát tiếp theo sau của Sự Sống tích cực trung tâm hay là Lửa.
2. Hoa Sen Chân Ngã 12 cánh.
Lửa thái dương vốn nhị phân. Đó là lửa của vật chất hay chất liệu và lửa trí tuệ hợp lại. Việc này làm cho con người thành Ngôi Sao Ánh Sáng sáu cánh, vì mỗi lửa này lại phân ra ba. Về bản chất, lửa trí tuệ cũng nhị nguyên, đưa tới một tam bộ khác, như thế tạo thành 9. Khi một người đã khơi hoạt được chín lửa và đã khai mở được chín cánh hoa, và khi y đã nhận được sự kích thích được truyền vào, lúc điểm đạo, nhờ được tiếp xúc hữu thức với tia lửa điện của Hành Tinh
Thượng Đế đặc biệt của riêng y, tất cả lửa trộn lẫn và phối
539 hợp. Ba lửa bên trong làm thành 12, và vốn liên quan với giai đoạn cuối cùng, và chính yếu là các giai đoạn tâm linh của công cuộc tiến hóa của y, thật sự là liên quan với một cách mật thiết hơn với cơ tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế và được liên kết với kích thích mà chính Ngài nhận được khi tiếp xúc với tia lửa điện từ Thượng Đế hay là trạng thái Tinh Thần thuần túy của Thái Dương Thượng Đế.
Ở đây cần chú ý rằng sự phát triển chín phần này được ám chỉ đến trong bộ sách Giáo Lý Bí Nhiệm ở nhiều chỗ khác nhau nơi mà H.P.B. bàn đến các Kumaras (GLBN II, 257) hay là các Hành Tinh Thượng Đế, mà tiểu thiên địa là một phản ảnh của Ngài. Bà gọi các Ngài là các Lords of Knowledge, Lords of Love và Lords of Sarifice. Mỗi một trong các Ngài là một Hoa Sen chín cánh trong cơ thể Thượng Đế. Các Ngài là các Luân xa (Wheels) đang cháy rực, và có các thánh danh khác nhau của các Ngài, như đã thấy trong Giáo Lý Bí Nhiệm, có thể tìm được manh mối cho bí ẩn này. Chúng ta hãy nhận thức điều này một cách rõ ràng, tuy nhiên đối với tiểu thiên địa, và sau đó nới rộng ý tưởng đến Hành Tinh Thượng Đế. Chúng ta hãy phác họa Hoa Sen Chân Ngã có 9 cánh, bí huyệt tim ở trong tâm thức của Chân Thần, khai mở mỗi một trong số các cánh hoa của nó trong các nhóm ba trên ba cõi phụ của cõi thượng trí. Việc khai mở của chúng được tiến hành qua diễn trình tiến hóa, trải qua trên ba cõi thuộc ba cõi thấp, hoặc là bên ba Phòng Vô Minh, Học Tập và Minh
Triết.
a. Nhóm Cánh Hoa thứ nhất – Các Cánh Hoa Tri Thức:
1. Cánh Hoa Tri Thức cho cõi trần. Do phạm Thiên Luật và đau khổ theo sau đó mà cái giá của vô minh phải trả và tri thức đạt được. Việc khai mở này được mang lại do kinh nghiệm hồng trần.
2. Cánh Hoa Bác Ái cho cõi trần. Khai mở do các liên quan hồng trần và sự tăng trưởng dần của tình thương, từ tình thương của bản ngã đến tình thương người khác.
540 3. Cánh Hoa Hy Sinh cho cõi trần. Việc khai mở này xảy ra qua tác động mạnh (driving force) của các hoàn cảnh, chớ không của tự do ý chí. Chính việc xả thân trên bàn thờ của khát vọng – bắt đầu với khát vọng thấp, trừ ra hoài bão hướng về mục tiêu, dù vẫn còn dục vọng. Vì con người trong các giai đoạn tiến hóa ban đầu của mình, còn trụ vào vật chất, nhiều điều trong số này được trải qua một cách vô tâm và không có bất cứ nhận thức nào về những gì được hoàn tất, nhưng kết quả trong thể nguyên nhân được thấy là tăng lên gấp đôi về sức nóng hay về hoạt động:
Nguyên tử thường tồn hồng trần trở nên phát xạ/phóng quang hay là điểm lửa chói rực.
Ba cánh hoa thấp trở nên rung động và bắt đầu khai mở cho đến khi phát triển đầy đủ.
b. Nhóm Cánh Hoa thứ hai – Các Cánh Hoa Bác Ái:
1. Cánh Hoa Tri Thức, dành cho cõi cảm dục; việc khai mở được tạo ra bằng sự quân bình hữu thức của các cặp đối ứng và vận dụng dần dần Luật Hút và Đẩy. Con người đi ra khỏi Phòng Vô Minh, nơi mà theo quan điểm của Chân Ngã, con người hành động thiếu suy nghĩ, và bắt đầu đánh giá các tác dụng của cuộc sống hồng trần của mình; bằng sự nhận thức về nhị nguyên chủ yếu của mình, con người bắt đầu hiểu được các nguyên nhân.
2. Cánh Hoa Bác Ái dành cho cõi cảm dục; việc khai mở được tạo ra nhờ tiến trình chuyển hóa từ từ tình thương của bản chất bên trong hay của Bản Ngã nội tâm. Điều này có hiệu quả kép và diễn ra trên cõi trần trong nhiều kiếp sống có xáo động, có nỗ lực và có thất bại khi một người cố gắng chuyển sự chú ý của mình vào việc yêu thích cái Chân (Real).
3. Cánh Hoa Hy Sinh dành cho cõi cảm dục; việc khai mở được tạo ra bằng cách hành xử của con người khi y thực tâm 541 nỗ lực từ bỏ các khát vọng riêng của mình vì tập thể của y. Động cơ thúc đẩy của y còn hơi mơ hồ và vẫn còn bị nhuốm màu bởi sự khao khát việc quay về của những gì mà y đưa ra và khát khao tình thương của những người mà y tìm cách phụng sự, nhưng việc đó thuộc một đẳng cấp cao hơn việc hy sinh mù quáng cho cái mà một người bị dồn bởi các hoàn cảnh giống như là trường hợp trong sự khai mở trước. Khi sự giác ngộ gồm ba phần này hay là sự khai mở tiếp tục, lần nữa kết quả kép được nhận thấy:
Nguyên tử thường tồn cảm dục trở thành hoạt động và tỏa chiếu đầy đủ, còn về phần năm trong các loa tuyến của nó và hai nguyên tử của cõi trần và cõi cảm dục cũng bắt đầu rung động.
Ba cánh hoa của vòng giữa của hoa sen chân ngã cũng trở nên khai mở đầy đủ, và bí huyệt tim của Chân Thần được nhìn thấy như là một hỏa luân với sáu trong các nan hoa của nó đang hiển lộ tràn đầy năng lượng và đang xoay nhanh chóng.
c. Nhóm Cánh Hoa thứ ba – Cánh Hoa Hy Sinh:
1. Cánh Hoa Tri Thức dành cho cõi trí; việc khai mở của nó đánh dấu giai đoạn mà con người vận dụng hữu thức tất cả những gì mà y đã hoặc đang hoạch đắc theo thiên luật cho lợi ích thiết yếu của nhân loại.
Mỗi một trong các nhóm cánh hoa được phân biệt bằng một sắc thái nổi bật; Kiến Thức, trên cõi trần, với sắc thái của hai cái phụ khác; Bác Ái, trên cõi cảm dục, với ánh sáng của hy sinh yếu về sắc độ (tone) hơn là hai ánh sáng khác, thực ra, nó lộ ra sự sáng chói ngang nhau. Trên cõi trí, ánh sáng của hy sinh bắt đầu lộ ra đầy đủ, và tất cả những gì được nhìn thấy đều được tô màu bằng ánh sáng đó.
2. Cánh Hoa Bác Ái trên cõi trí được khai mở nhờ sự áp
542 dụng kiên trì và hữu thức mọi quyền năng của linh hồn vào việc phụng sự nhân loại mà không một ý tưởng nào về sự hồi đáp, cũng như không một ước muốn nào về sự tưởng thưởng cho sự hy sinh bao la gắn vào đó.
3. Cánh Hoa Hy Sinh riêng cho cõi trí: biểu lộ như là khuynh hướng vượt trội của linh hồn như được nhận thấy trong loạt nhiều kiếp sống mà điểm đạo đồ trải qua trước sự giải thoát cuối cùng của y. Trong phạm vi của y, y trở thành “Đại Hy Sinh”.
Giai đoạn này có thể được thấy một cách trung thực dưới con mắt của kẻ có nhãn thông như là có hiệu quả kép:
a. Nguyên tử thường tồn hạ trí trở nên một điểm sáng chói lọi; bốn vòng xoắn ốc của nó truyền đi sức mạnh nhanh vô cùng.
b. Ba cánh hoa cao khai mở, và hoa sen chín cánh được
thấy hoàn hảo.
Thể nguyên nhân lúc bấy giờ (diễn tả bằng các thuật ngữ về lửa) trở thành một trung tâm nhiệt cháy sáng, tỏa ra hơi ấm và sức sống cho nhóm của nó. Bên trong phạm vi của bánh xe Chân Ngã, có thể thấy chín nan hoa đang xoay cực nhanh và – sau cuộc Điểm Đạo thứ ba – trở thành có chiều đo thứ tư, hay là các bánh xe “xoay trên” chính chúng (Thánh Kinh Cựu Ước. Ezekiel, 1:15: 21). Ở giữa tạo thành một tam giác hình học nào đó (khác nhau tùy cung của Chân Thần) có thể nhìn thấy ba điểm lửa, hay là các nguyên tử thường tồn và nguyên tử thường tồn hạ trí, với tất cả rực rỡ của chúng; ở trung tâm có thể nhìn thấy một ngọn lửa cháy sáng nằm giữa với vẻ rực rỡ tăng thêm khi ba cánh hoa bên trong dáp ứng với sự kích thích. Khi lửa vật chất, hay “lửa do cọ xát” trở nên đủ mạnh; khi lửa trí tuệ, hay lửa thái dương (vốn đem sinh khí cho chín cánh hoa) cũng trở nên mãnh liệt, và khi tia lửa điện ở trung
543 tâm trong cùng bùng lên và có thể được nhìn thấy, thì toàn bộ thể nguyên nhân trở nên phóng quang (radioactive). Lúc bấy giờ các lửa vật chất (sức sống của các nguyên tử thường tồn) thoát ra khỏi các khối cầu nguyên tử, và cộng thêm phần đóng góp (quota) của chúng vào khối cầu lớn mà chúng được chứa trong đó; lửa của trí tuệ hòa lẫn với nguồn xuất phát của nó
và sự sống ở trung tâm thoát ra. Đây là sự giải thoát lớn. Nói bằng các thuật ngữ của nỗ lực nhân loại, con người đã đạt được mục tiêu của mình. Y đã vượt qua ba Phòng, và trong mỗi Phòng, y đã chuyển những gì mà y đạt được ở đó cho cái kho chứa của tâm thức y; y đã phát triển và khai mở được các cánh của hoa sen trong trình tự an bài – trước nhất khai mở được ba cánh hoa thấp, vốn liên quan đến một tiến trình bao trùm một thời gian rộng lớn. Kế đó loạt cánh hoa thứ hai được khai mở trong một thời kỳ bao gồm việc tham gia sáng suốt của y vào các sự việc thế gian cho đến khi y nhập vào giới Tinh thần ở cuộc Điểm Đạo thứ nhất; và ở giai đoạn cuối cùng và ngắn hơn, trong đó ba vòng cánh hoa ở bên trong hay vòng cánh hoa cao hơn được phát triển và khai mở.
Để kết thúc những gì có thể nói được về chủ đề Cung Chân Ngã và lửa trí tuệ, tôi muốn đề nghị người nghiên cứu hãy ghi nhớ các điểm sau đây:
Thứ nhất. Thứ tự phát triển của các cánh hoa và việc kích hoạt các lửa tùy thuộc vào Cung Chân Thần, và cung phụ mà thể nguyên nhân thấy chính nó trên đó. Ý tưởng này thường được mở rộng và thường tỏ ra là một nguồn hữu ích cho việc nghiên cứu đối với nhà khảo cứu về huyền linh học.
Thứ hai. Việc khai mở này diễn ra chậm chạp trong các giai đoạn đầu, và chỉ tiếp diễn nhanh chóng khi chính con người hoạt động với cố gắng hữu ý.
Chân Ngã không để ý nhiều đến việc phát triển cho đến khi cánh hoa thứ hai trong loạt thứ hai bắt đầu khai mở.
Trước lúc đó công việc tiếp diễn theo đúng luật tồn tại của nó
544 và qua sự sống có sẵn của Thượng Đế Ngôi Hai vốn là sự sống của các cánh của hoa sen. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một, tác động qua Bản Ngã (vốn ngự trong một hình hài kiến
tạo bởi sự sống hay năng lượng của Thượng Đế Ngôi hai bằng chất-lực (force-substance) được làm sinh động bởi sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba) chỉ đáp ứng với cơ hội khi giai đoạn trên được đạt tới.
Sau rốt: nghi thức điểm đạo chỉ được trải qua khi thể nguyên nhân ở trong tình trạng đáp ứng với trạng thái Ý Chí của Hành Tinh Thượng Đế (trạng thái thứ nhất) và làm việc đó qua sự hợp tác tự nguyện của cái ngã đầy hiểu biết.
Hiện nay, không thể nói thêm về điều này, nhưng ở đây cũng đủ những gì được nêu ra để mở ra các đường lối khảo cứu khác nữa. Nếu được noi theo, các đường lối này sẽ đưa nhà nghiên cứu đến nhiều giá trị và áp dụng thực tiễn.
3. Tóm lược.
Chủ đề kế tiếp của chúng ta tự nó liên quan với các tinh linh (elementals) của cõi trí, với các hình tư tưởng mà chúng làm sinh động và với việc xem xét chúng như các trung tâm lực, có thể tạo ra các kết quả - kiến tạo, nếu được hướng dẫn đúng; hủy diệt, nếu bị bỏ đi theo con đường của chúng một cách mù quáng. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến vấn đề này, tôi muốn gom chung lại một số mạch tư tưởng liên quan đến vấn đề vừa bàn đến. Nếu chúng ta cẩn thận tuân theo các dữ liệu (data) được đưa ra về sự biểu lộ của Chân Ngã trên cõi riêng của nó, và các lửa của thể nguyên nhân, chúng ta sẽ chú ý đến sự tương đồng sát sao giữa thể chân ngã đó, xét dưới hình thức một trung tâm lực, với một số trạng thái biểu lộ của Thượng Đế.
Thể nguyên nhân đã được nhìn thấy dưới hình thức một hỏa luân (wheel of fire), chứa bên trong chu vi của nó ba điểm tập trung năng lượng, tức các nguyên tử thường tồn. Như trước có nói, chúng đều tương tự với nguyên khí thứ
545
bảy của mỗi một trong ba ngôi – ý chí hay quyền năng, minh triết-bác ái và trí tuệ linh hoạt. Mỗi điểm tập trung này đều có cấu trúc bên trong của riêng nó, như được thấy trong các loa tuyến, về bản chất, chính là các dòng năng lượng, đáp ứng với kích thích và rung động, được khơi hoạt bên trong và bên ngoài vòng-hạn-định của chúng. Sự sống bên trong của nguyên tử thường tồn, và những gì làm sinh động và tạo ra hoạt động của nó, là sự sống của Ngôi Ba; lực tác động vào nó và qua nó là sự sống của Ngôi Hai. Khi sự tiến hóa tiếp diễn, độ mạnh của các sinh lực từ bên trong và các sinh lực ảnh hưởng đến nó từ bên ngoài, phát triển ngày càng mạnh, và ánh sáng của các nguyên tử thường tồn tăng lên, các cánh của hoa sen khai mở, và các nan hoa (tia) của lửa bức xạ bắt đầu hoạt động. Ở đây nên nhớ rằng các nguyên tử thường tồn đều liên quan với trạng thái vật chất của Sự Hiện Tồn (Existence) hay Biến Dịch (Becoming), trong khi các cánh của Hoa Sen, hay các nan hoa bằng lửa của bánh xe, liên quan đặc biệt với trạng thái tinh thần hay sự phát triển của tâm thức; cái nhân ở giữa hay là ba cánh bên trong, biểu hiện cho trạng thái Tinh Thần thuần túy.
Cả ba đường tiến hóa này đều tiếp diễn đồng thời, và có tác dụng phản xạ cái này trên cái kia; chính việc này mới tạo ra sự hoàn hảo sau đó của việc khai mở. Không thể và cũng không thích hợp để theo mỗi đường lối của cuộc tiến hóa tam phân này một cách riêng biệt, cũng không xem chúng như được tách khỏi nhau. Sự tương tác quá chính xác và sự kích thích lẫn nhau quá quan trọng nên người nghiên cứu về sự tiến hóa của chân ngã không nên thờ ơ.
Như có nói ở một nơi khác, chính là qua các nguyên tử thường tồn mà Chân Ngã giao tiếp được với thế giới khách thể (biểu lộ) của mình; y hoạt động dựa vào và qua môi trường chung quanh một cách thành công hoặc một cách mù mờ chừng nào mà y có thể truyền năng lượng cho các nguyên tử thường tồn của y, và đưa các loa tuyến ra khỏi tình trạng tiềm tàng đi vào tình trạng hoạt động. Điều này chỉ có xảy ra khi Chân Ngã khai mở các cánh của hoa sen. Nên nhớ rằng ba cánh hoa thấp, khi được khai mở đầy đủ, sẽ tác động, nhờ
546 sinh lực của chúng, vào ba loa tuyến chính trong nguyên tử thường tồn hồng trần. Khi vòng cánh thứ hai dần dần mở ra, nguyên tử thường tồn cảm dục trải qua một tiến trình tương tự, đưa tới việc đánh thức các loa tuyến bên trong nguyên tử thường tồn hạ trí (mental unit).
Tôi muốn nêu ra ở đây rằng có một dị biệt nhỏ trong trường hợp của nguyên tử thường tồn hạ trí, vì 4 loa tuyến của nguyên tử thường tồn hạ trí được đánh thức đưa tới hoạt động đầy đủ khi cánh hoa kiến thức thuộc ba cái cuối cùng khai mở. Việc khai mở hai cái còn lại để lộ ra đóa hoa ba phần tỏa sáng nằm ở tâm của biểu lộ chân ngã.
Nên khôn khéo mà phát ra nốt cảnh báo ở đây liên quan đến vấn đề phát triển chân ngã này. Những gì được nói đến ở đây, chỉ là lập ra kế hoạch tổng quát của việc phát triển chân ngã như được lý giải bằng các thuật ngữ về tâm thức hoặc về lửa. Khi nghiên cứu vấn đề với áp dụng thích hợp cho con người, nhà nghiên cứu nên ghi nhớ các sự kiện sau:
Thứ nhất, tùy theo Cung Chân Thần, mà loại cánh hoa sẽ khai mở. Thí dụ, nếu Cung Chân Thần là Cung 2, cánh hoa tri thức sẽ khai mở trước tiên, nhưng cánh hoa bác ái thứ hai sẽ hầu như phát triển song song với nó, vì đối với loại Chân Ngã đặc biệt đó, đường khai mở sẽ dễ nhất; cánh hoa tri thức sẽ là khó khai mở nhất cho nó.
Thứ hai, nếu các hiệu quả của một vòng cánh hoa đang khai mở sẽ được cảm nhận bên trong vòng kế tiếp ở bất cứ giai đoạn ban đầu nào, thì sẽ gây ra một hưởng ứng về rung động, vì vậy các giai đoạn khai mở sau sẽ nhanh hơn nhiều so với giai đoạn đầu.
Thứ ba, đó là có nhiều trường hợp khai mở không đồng đều hoặc không tương xứng. Rất thường gặp con người với có lẽ, hai cánh hoa đã khai mở trong vòng tròn thứ nhất và một cánh hoa vẫn còn ở trạng thái tiềm tàng (latency), trong khi một cánh hoa ở trung tâm hoặc ở vòng thứ hai có thể phát
547 triển đầy đủ. Đây là giải thích thường gặp về năng lực trong việc phụng sự theo một số đường lối, được một số người trình bày, kết nối với một giai đoạn phát triển tương đối thấp hoặc giai đoạn thấp của tâm thức (nói về mặt Chân Ngã). Điều này do các nguyên nhân khác nhau, giống như karma của chính Chân Thần trên cõi cao của nó và sức mạnh của việc giữ chặt của Chân Thần vào chân ngã; nhiều kiếp sống được dành cho một đường lối hoạt động đặc biệt, mang đến kết quả tạo nên một rung động mạnh mẽ – rung động này mạnh đến nỗi nó làm cho sự phát triển của đáp ứng đối với các rung động phụ, khó đạt được; một số tình trạng đặc biệt còn ẩn giấu trong cơ tiến hóa của bất cứ Đấng Chưởng Quản đặc biệt của một Cung, và hiệu quả của tình trạng đó dựa vào một nhóm tế bào đặc biệt; karma tập thể của một nhóm hoặc tập hợp các thể nguyên nhân và sự tương tác lẫn nhau của chúng. Mọi đơn vị chân ngã hoặc trung tâm lực của Chân Thần đều có một hiệu quả rõ ràng lên nhóm hoặc cộng đồng các Chân Ngã, trong đó nó có thể có một vị trí, và vì sự tương tác tiếp diễn, các kết quả đôi khi được tạo ra có một bản chất tạm thời không mong đợi.
Các điểm này cần nên được nhà nghiên cứu về sự tiến hóa chân ngã cẩn thận ghi nhớ. Toàn bộ chủ đề này đáng quan tâm ở chỗ đó là giai đoạn kế ngay trước mắt các đạo sinh về khoa tâm lý học huyền môn. Sau rốt nhiều điều sẽ được xác định, sẽ chiếu rọi tia sáng mới lên khả năng hoạt động trên cõi trần đối với con người. Toàn thể bí ẩn của thành công bằng bất cứ nỗ lực nào hoặc công việc khó khăn nào đều trước tiên dựa vào hai điều:
Thứ nhất, năng lực của Chân Ngã để hoạt động qua phàm ngã, vận dụng phàm ngã một cách đơn giản như phương tiện biểu lộ.
Thứ hai, karma của nhóm chân ngã khi nó trở nên lộ rõ hơn trên cõi trần. Cho đến giờ, nhiều điều đã được nói và dạy về karma cá biệt. Trong tương lai, karma tập thể sẽ từ từ đảm nhận chỗ đúng của nó trong tư tưởng của các nhà nghiên cứu, và điều này sẽ dẫn tới sự hợp tác sáng suốt hơn, dẫn đến sự hiểu biết nhờ cảm thông hơn của các trách nhiệm tập thể, và đưa đến một giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề tập thể.
548 Khảo cứu của tâm lý học huyền môn cần đến một khái niệm đúng về bản chất của Ego hoặc khơi dậy Ego vào hoạt động đầy đủ trong biểu lộ; việc đó sẽ tất yếu đưa đến cách lập công thức chính xác về các luật khai mở Chân ngã, về các cách mà nhờ đó, từng cánh một, hoa sen có thể được đưa đến hoàn thiện, và về bản chất tam phân của công cuộc tiến hóa của nó; điều đó sẽ đưa tới một hiểu biết cuối cùng về ý nghĩa đích thực của lực, và về năng lượng trong trạng thái nhị nguyên của nó – rung động bên trong và bức xạ bên ngoài; nó sẽ tạo ra việc tập trung sự chú tâm của mọi đạo sinh tiến bộ vào các trung tâm – trong trường hợp này không phải là
các trung tâm vật chất trên các phân cảnh dĩ thái mà là các trung tâm tâm lý giống như Ego trong thể nguyên nhân và các nhóm Chân Ngã. Sau đó, điều này sẽ tạo ra một sự lĩnh hội rõ ràng hơn về hiệu quả của tâm thức này trên tâm thức khác trên cõi trần, và sự hiểu biết này sẽ được vận dụng một cách khoa học để tạo ra các kết quả đặc biệt trong sự tiến hóa tập thể, và như vậy một số các vấn đề trên thế giới sẽ tìm được cách giải quyết. Sau cùng các định luật về lửa sẽ được khảo cứu, bản chất của nhiệt, của bức xạ và của ngọn lửa (flame) sẽ được điều nghiên về mặt huyền linh, và tác động của một lửa lên lửa khác, kết quả của bức xạ từ một phạm vi hữu thức này đến phạm vi khác sẽ được hiểu rõ; cách khơi hoạt tâm thức trên các cõi khác nhau bằng tác động trên các lửa của thể nguyên nhân và việc kích thích chúng sẽ từ từ được khai mở.
Toàn bộ vấn đề từ từ, rất chậm chạp, trở nên quan trọng trong tư tưởng con người (cho dù ít được nhận ra) qua việc khảo cứu về sự huấn nghệ, hiệu quả công việc, và chỗ đứng của con người trong bất luận nghề nghiệp hoặc công cuộc kinh doanh nào. Con người được nói đến và được nghiên cứu bằng các thuật ngữ về các yếu tố lực tiềm tàng, và đây là một bước theo đúng hướng.
Cách đến gần cùng vấn đề theo quan điểm phàm ngã, chớ không theo quan điểm chân ngã, thời gian đang tiến
549 nhanh khi tầm quan trọng sẽ được đặt vào giáo dục dựa vào cách hay nhất mà người trẻ có thể được dạy để tiếp xúc với chân ngã của chính họ tức là năng lượng cao siêu; cách hữu hiệu mà họ có thể được dẫn dắt để có được tri thức và năng lực của thượng ngã của họ hầu dùng trên cõi trần. Cách hay nhất mà họ có thể xác định việc tạo thành nhóm của họ, và
nhờ thế hoạt động cùng với nhóm của họ, và bằng sự hợp nhất với toàn bộ năng lượng của nhóm đó; cách hay nhất mà phàm ngã tam phân – xác thân, cảm dục và hạ trí – có thể được đưa vào chỉnh hợp trực tiếp với trung tâm lực cao của họ, và nhờ thế, đưa xuống một nguồn cung cấp năng lượng liên tục để làm mạnh thêm ba hiện thể của họ và sự vận dụng khôn khéo của họ; cách tốt nhất mà các loa tuyến khác nhau có thể được khơi hoạt và năng lượng bên trong chính các tế bào của họ được phóng rải cho hành động. Mọi điều này sẽ là một vấn đề tiến hóa từ từ, nhưng ở đây tôi đã phác họa khuynh hướng của việc khảo cứu tương lai, vì trong việc lập công thức để có thể thực hiện, có ẩn sự nhận thức sau cùng của nó. Một diễn tiến như thế tất phải chậm chạp. Các năng lực của ego thật là kỳ diệu và nếu được phóng rải hiện nay qua môi giới (agency) của một phàm ngã chưa sẵn sàng, sẽ dẫn đến một tai họa tệ hại. Nhưng sẽ đến thời điểm, và trong thời gian chờ đợi, một hiểu biết đúng về năng lực có sẵn sẽ có lợi cho tất cả những ai có được trực giác để nhận biết được mục tiêu.