ĐỊNH LUẬT HÚT
VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT PHỤ CỦA NÓ
[ PHẦN II ]
II. CÁC HIỆU QUẢ CỦA ĐỊNH LUẬT HÚT
Định Luật Hút tạo ra một số hiệu quả mà có thể hữu ích cho chúng ta khi đề cập đến ở đây, với điều kiện là chúng ta nhớ rằng chỉ một vài hiệu quả trong số đó được xem xét.
1.Sự liên kết (Association).
Hiệu quả đầu tiên có thể được gọi là sự liên kết. Dưới định luật này, các Nghiệp Quả Thần Quân có thể giúp cùng đem lại các sự sống (nhân loại, dưới nhân loại và siêu nhân loại) vốn đã được liên kết trước đây, và do đó phần nào được tiến hành. Thí dụ, bảy vị Thiên Nhân là một ít trong số nhóm lớn các Đấng được kết hợp, các Ngài đã chọn lâm phàm trong thiên kiếp này với mục đích tương trợ và hiệu chỉnh lẫn nhau. Các Ngài thực sự có nhiệm vụ phải hoạt động chung nhau, tuy nhiên trên các cõi vũ trụ khác có các điểm tiếp xúc mà chúng ta không biết.
Dưới lực hút này, các sự sống đang làm linh hoạt của các giới khác nhau của thiên nhiên đã đặt hết tâm trí vào sự hợp tác hỗ tương, và như thế lao vào hoạt động kém cỏi hơn nhưng tương tự tất cả các sự sống của các thể biểu lộ khác nhau này. Các đường lối thu hút này bị che lấp trong cái bí ẩn, và tất cả những gì có thể nêu ra là karma của Đấng Chủ Quản của giới thứ hai hay giới thực vật, với Đấng Chủ Quản của giới thứ năm, và một đường lối liên kết năng lượng giữa Đấng Chủ Quản của giới khoáng chất với giới nhân loại. Các điểm này chỉ dùng để tham khảo đối với hành tinh hệ của chính chúng ta mà thôi. Đấng Chủ Quản (Lord) của dãy Nguyệt Cầu và Đấng Chủ Quản của giới động vật hiện tại của chúng ta đều là “các huynh đệ huyết thống” (“blood brothers”) và trong mối liên hệ của các Ngài và sự can thiệp huyền bí của “Man of Men” (gia đình nhân loại được nhân cách hóa) được ẩn giấu cái bí mật của karma động vật hiện nay và sự tàn sát các hình hài động vật, sự hãi hùng của các dã thú và công việc của các nhà giải phẫu sinh thể.
Cũng theo định luật này, người ta thấy được “Thánh Đạo”, dựa vào đó con người tự nâng chính mình ra khỏi trạng thái tâm thức con người, đi vào trạng thái tâm thức thiêng liêng, nhưng không cần bàn rộng về điều này.
2.Kiến tạo hình hài (Form Building).
Hiệu quả thứ hai là việc kiến tạo hình hài. Chúng tôi sẽ không nói rộng thêm về điểm này, vì tất cả những gì mà hiện nay có thể truyền đạt liên quan đến đề tài này, đều đã được đưa ra trong Bộ Luận này và các tác phẩm khác có bản chất tương tự. Chính trạng thái giữa, hay trạng thái thứ hai, bao giờ cũng chịu trách nhiệm cho việc kiến tạo một hình hài chung quanh một nhân ở giữa. Các đạo sinh sẽ thấy hữu ích khi nghiên cứu và suy nghiệm về bảng phụ đính về các dòng năng lượng và cách thể hiện cụ thể của chúng qua sự tương tác.
Theo thời gian qua, khoa học sẽ biết được bản chất nền tảng và mức chính xác căn bản của phương pháp mà nhờ đó mọi hình tướng có thể được chia thành ba trạng thái của nó và nhìn như là một Thực Thể được kích hoạt bằng ba loại thần lực, phát ra từ các điểm khác nhau không liên quan đến hình tướng đang xem xét. Điều đó, có thể cũng được xem như đang diễn đạt bằng cách này hoặc cách khác, dưới các phần khác nhau của nó, thần lực hoặc năng lượng phát ra trong ba thần lực biểu lộ, Brahma, Vishnu và Shiva. Khi nào xảy ra trường hợp này và tiền đề được thừa nhận, thì toàn bộ nhân sinh quan (outlook) về sự sống, về thiên nhiên, y học, khoa học và về các phương pháp kiến tạo hoặc hủy diệt sẽ được thay đổi. Mọi vật sẽ được xét dưới hình thức bộ ba cốt lõi, con người sẽ được xem như một kết hợp các đơn vị năng lượng, và cách hành động với các sự vật và với con người theo khía cạnh hình tướng sẽ được thay đổi hoàn toàn.
Trong bảng biểu ở trang bên, nhiều thông tin được đưa ra liên quan đến các trạng thái năng lượng của việc kiến tạo hình hài và Định Luật Hút như nó tự hiện ra trong hoạt động của các nhóm khác nhau của Đạo Binh Âm Thanh. Chính Đạo Binh này chịu trách nhiệm cho việc thu hút vốn là phương tiện để đưa lại với nhau chất liệu được đòi hỏi bởi các Thần Linh tự do (free Spirits) ngõ hầu tạo nên các thể biểu lộ của các Ngài.
Bảng Liệt Kê VII
Các Năng Lượng
TT | Cội Nguồn | Tụ Điểm | Phương tiện | Loại Năng lượng | Bản chất của Lửa | Ghi chú |
I | Thái Dương Thượng Đế | |||||
1 | Thể Nguyên Nhân | Bảo Ngọc | Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương | Ý chí vũ trụ | Lửa điện - Dương | |
2 | Thể Nguyên Nhân | Hoa Sen (có hai cánh) |
Tâm của Mặt Trời | Bác ái vũ trụ (Ngôi Con) |
Lửa Thái dương - Hài hòa, Thăng bằng |
|
3 | Hạt nhân cõi hồng trần | Vi tử thường tồn | Mặt Trời vật chất | Hoạt động vũ trụ (Thiên Trí). |
Lửa do ma sát - Âm. | |
II | Hành Tinh Thượng Đế | |||||
1 | Thể Nguyên nhân hành tinh | Bảo Ngọc | Heavenly Man | Ý chí thái dương hệ | Lửa điện - Dương | |
2 | Thể Nguyên nhân hành tinh. | Hoa sen | Các nhóm Chân Ngã | Bác ái thái dương hệ | Lửa thái dương Hài hòa. Quân bình |
|
3 | Hạt nhân cõi hồng trần | Vi tử thường tồn | hành tinh vật chất | Hoạt động Thái dương hệ | Lửa do ma sát - Âm | |
III | Con Người | |||||
1 | Thể Nguyên Nhân của con người | Bảo Ngọc (Jewel) | Monad Spirit | Atma-Buddhi | Lửa điện. Lực dương | |
2 | Thể Nguyên Nhân của con người | Hoa Sen | Solar Angel | Manasic Ego | Lửa thái dương - Lực thăng bằng |
|
3 | Hạt nhân của cõi thương tồn | Vi tử | Lunar Angel | Con người Tam phân hạ đẳng | Lửa do ma sát - Âm | |
IV | Các Cõi | |||||
1 | Raja Lord của cõi | Một Huyền Giai Deva | Cõi phụ nguyên tử | Thuộc Fohat | Lửa trung ương Khởi xướng | |
2 | Deva của cõi | Các trung tâm | Prana | Năng lượng mặt trời | Lửa kiến tạo cõi hình hài | |
3 | Elementals | Tinh chất Phân tử | Vật chất. | Lực mặt trăng | Hơi ấm của Mẹ | |
V | Các Nguyên Tử | |||||
1 | Nguyên tử | Hạt nhân | Deva của cõi | Dương | Điện Lực | |
2 | Đơn vị nguyên tử Lĩnh vực sắc tướng |
Các devas của cõi | Quân bình | Lửa thái dương | ||
3 | Các electrons | Nhân | Các elementals | Âm | Lửa do ma sát. | |
........... |
Rung động được phát khởi bởi Âm Thanh (Sound), vốn là biểu hiện của Định Luật Tổng Hợp được nối tiếp bằng Tiếng Nói (Voice) hay Linh Từ (word), còn Linh Từ đó khi nó tiến ra khỏi trung tâm đến ngoại vi (vì, hiểu theo huyền linh học, Linh Từ được “thốt ra từ Quả Tim”) trở thành
a/ Một tập ngữ (phrase, cụm từ).
b/ Nhiều cụm từ.
c/ Nhiều câu (sentences).
d/ Lời nói (speech).
e/ Vô số âm thanh của thiên nhiên.
Mỗi một trong các tên gọi này có thể được giải thích bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng thu hút, và năng lượng thu hút này cũng là biểu hiện của sự sống của một Thực Thể (Existence) thuộc một cấp này hay cấp khác.
“Chúa phán bảo và các hình tướng được tạo ra”. Bảng liệt kê này sẽ tạo thành nền tảng của một giai đoạn nghiên cứu đầy đủ theo đường lối này và là một trong số đường lối cơ bản nhất được nêu ra trong Bộ Luận này.
3. Mô phỏng của hình hài đối với sự sống.
Đây là tiến trình của các hình hài cung cấp từ từ vốn là các biểu hiện đúng của tâm thức nội tại vốn là mục tiêu lớn của cái mà chúng ta gọi là “Mẹ Thiên Nhiên”; bà thực hiện điều này, hoạt động theo Định Luật Hút mà chúng ta đang nghiên cứu. Do đó, định luật này chi phối hai trạng thái khai mở, những gì có liên quan với linh hồn hay trạng thái tâm thức và những gì liên quan với Tinh Thần trên cõi riêng của nó. Chính nguyên nhân của chu kỳ liên tục đó của việc khoác lấy hình hài, của việc vận dụng hình hài và của việc từ chối/loại bỏ hình hài vốn đặc trưng cho các cuộc luân hồi của mỗi loại và kiểu mẫu của thực thể sống. Ở đây nhà nghiên cứu nên nhớ rằng, các Đấng Cao Cả vốn là các lực hút đang biểu lộ, tức các Dhyan Chohans, là bảy vị, và rằng, do đó tính chất của các hiện thể vốn hợp thành các thể của Các Ngài sẽ có bảy biến thái tùy theo bản chất đặc biệt của các Đấng Chủ Quản Sự Sống (Lords of Life). Cách duy nhất để đi đến nhận thức về các tính chất căn bản của các Hành Tinh Thượng Đế này là qua việc xem xét về năng lượng phát tỏa từ Các Ngài, và chính điều này mà khoa chiêm tinh nội môn thực sự sau rốt sẽ tri ra. Tuy nhiên, chưa đến lúc đó; việc đó sẽ đến khi nghiên cứu khoa học về từ điện con người, về các phân biệt giữa bảy hạng người, và bản chất của Ego được theo dõi một cách trung thực hơn. Lúc bấy giờ người ta sẽ phát hiện ra bản chất của từ lực hành tinh và tính chất của bất cứ linh hồn đặc thù nào của hành tinh như nó được biết qua bản chất kết hợp của con người, đáp ứng với và các tay lỗi lạc của bất cứ Cung đặc biệt nào của hành tinh. Bí ẩn lại tăng thêm bởi sự kiện rằng không những chỉ có một số tính chất của Thượng Đế đang biểu lộ vốn không được bao gồm trong thuật ngữ “thánh thiện”, mà có nhiều trạng thái khác của điều mà chúng ta có thể gọi là “trung tâm phụ của lửa”được phát sinh và làm cho sự hiện hữu của chúng được cảm nhận. Chúng ta có một tương ứng với điều này trong sự kiện là có các trung tâm năng lượng trong con người vốn không hoàn toàn là các trung tâm lực dĩ thái, mà là sản phẩm của sự tương tác của các trung tâm lực dĩ thái và một số hình thức năng lượng âm thuộc loại thấp nhất. Thí dụ, đó là tim. Có trung tâm lực tim, một trong các trung tâm lực chủ yếu trên các cõi dĩ thái, nhưng cũng có quả tim vật chất nguyên cũng là một máy phát năng lượng; có các cơ quan sinh sản thấp cũng là một hậu quả phản xạ với một năng lượng vốn là kết quả của các rung động cao siêu, nhưng có một tính chất hoàn toàn của riêng nó. Tính chất này có sự tương ứng của nó trong thái dương hệ. Nhiều hành tinh là các hành tinh thứ yếu và số đông hành tinh là các tiểu hành tinh vốn có một năng lượng hay tính chất thu hút tất cả đều riêng của chúng, và theo quan điểm thái dương hệ, chúng phải được phép dành cho, bằng cách đo lường sức thu hút đang tạo ra các hình hài của hay là dựa vào bất cứ hành tinh đặc biệt nào.
Như chúng ta biết từ việc nghiên cứu bộ GLBN, một số các Hành Tinh Thượng Đế thì trong sạch và vô sở dục (pure and passionless), trong khi các Đấng khác thì còn ở dưới sự chế ngự của dục vọng (desire) và đam mê (passion) (GLBN I, 214, 449; II, 223). Tính chất này của Các Ngài tất nhiên là thu hút về Các Ngài những gì mà Các Ngài cần cho việc biểu lộ đúng đối với sự sống của Các Ngài trong bất cứ hành tinh hệ nào, và kiềm chế bản chất của những nhóm Chân Ngã vốn là (đối với Các Ngài) các trung tâm lực phát sinh. Từ đó mới có bản chất của con người trên cõi đời. Tất cả mọi con người đều bị chi phối gần như tuyệt đối bởi một số sức thu hút, các ấn tượng hoặc các ảnh hưởng thuộc về hành tinh mà chúng ta có thể liệt kê theo thứ tự của mức độ quan trọng của chúng.
Trước tiên, có sức thu hút của Sự Sống của Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh đặc biệt này. Tất nhiên đây là yếu tố mạnh nhất và là một trong các yếu tố căn bản, nó sắp đặt các đường hướng mà hình tướng con người đã chọn lấy trên hành tinh này. Có các con người, hoặc các nhân vật lỗi lạc về ý thức tự tri trên các hành tinh khác, nhưng các hình thức mà họ vận dụng lại không giống như hình thức của chúng ta.
Kế đến có sức thu hút của Đức Hành Tinh Thượng Đế, Đấng là Sự Sống bổ sung vào Sự Sống của Thượng Đế của chúng ta. Điều này liên quan tới một Hành Tinh Thượng Đế đáp ứng với một rung động vốn hài hòa với rung động của Thượng Đế chúng ta nhưng Đấng này khi hợp nhất với Ngài, tạo thành cái có thể được gọi là “Cái Thứ Ba” (“the Third”) hay là chủ âm (dominant) của Ngài, như trường hợp có thể xảy ra. Không thể tiết lộ liệu có phải sự phối hợp của nốt đó sẽ hàm ý rằng hành tinh hệ chúng ta sẽ thu hút cái đang biểu lộ nốt của hành tinh hệ khác, hoặc ngược lại hay chăng. Nó hàm ý rằng một nơi nào đó trong thái dương hệ là một hành tinh hệ thuộc loại nào đó (tất nhiên không phải là một trong bảy hoặc trong mười) đang có sự tương tác với hành tinh hệ chúng ta và, do đó, tất nhiên là có ảnh hưởng đến các nhóm Chân Ngã. Chúng ta cũng phải ghi nhận sự kiện rằng – liên quan đến sự biểu lộ của một Hành Tinh Thượng Đế - các nhóm Chân Ngã là các trung tâm năng lượng và làm cho thể vật chất trọng trược của Ngài sau rốt trở thành một sự kiện hoàn hảo.
Sau cùng, có lực thu hút của loại hành tinh hệ mà về mặt huyền bí được xem như đối cực (polar opposite) của chúng ta. (Những gì được nói đến ở đây đều có liên quan đến các hành tinh hệ khác, vì định luật tiếp tục tồn tại khắp thái dương hệ).
Do đó, điều hiển nhiên là chiêm tinh học nội môn và đích thực sẽ bàn đến bốn loại thần lực, khi nó tìm cách giải thích bản chất của các năng lượng có ảnh hưởng đến bất cứ người nào:
1. Tính chất của thái dương hệ.
2. Tính chất của Thượng Đế của hành tinh khi tính chất đó tuôn đổ qua các dãy, các bầu và các cuộc tuần hoàn trong một biến phân thất bội (sevenfold differentiation).
3. Tính chất của hành tinh bổ túc của địa cầu chúng ta.
4. Tính chất của sức thu hút của đối cực của địa cầu chúng ta.
Điều này liên quan tới kiến thức mà cho đến nay còn bị che giấu trong cái bí ẩn sâu thẳm nhất, nhưng nó sẽ khai mở khi tâm lý học chân chính được nghiên cứu, và sau rốt nó sẽ tự thể hiện trong một nguyên lý cơ bản thứ tư của Giáo Lý Bí Nhiệm để cho các nhà nghiên cứu sau này sẽ có được ba Nguyên Lý như hiện giờ họ đang tìm ra trong Phần Mở Đầu cho bộ sách đó, cộng với nguyên lý thứ tư (GLBN I, 42 – 46). Điều này có thể được mong đợi trong cuộc tuần hoàn thứ tư này. Chiêm tinh học chân chính sẽ tiết lộ bản chất của mệnh đề thứ tư này ở một kỳ hạn nào đó sau này. Sau rốt, nhiều chú ý hơn sẽ được chuyển vào các ảnh hưởng của hành tinh chứ không nhiều lắm vào các cung của hoàng đạo, nơi mà bản chất của một Ego có liên quan. Các cung quan trọng của hoàng đạo liên hệ đến Hành Tinh Thượng Đế, và do đó, tất nhiên liên quan đến các Monads của mọi con người. Các ảnh hưởng của hành tinh phải được khảo cứu để tìm ra tính chất của Cung của một người, và điều này trong phần trên đã được nêu ra theo ba cách. Con người là Chân Thần, do đó con người biểu lộ một phần nhỏ của sự sống đang bao bọc của y. Trong thái dương hệ này, về bản chất y là Chân Ngã.
Các nhà chiêm tinh nên nghiên cứu các hành tinh hệ dưới ánh sáng của vị Thiên Nhân (Heavenly Man), xét chúng như
1192 là một hóa thân của một Hành Tinh Thượng Đế, và như thế cố gắng lấy số tử vi (to cast the horoscope) của Hành Tinh Thượng Đế đó. Họ không thể thành công khi làm như thế, nhưng trong khi cố gắng để làm, họ có thể học được nhiều điều và có được ánh sáng mới về một vấn đề hóc búa nhất. Khi nghiên cứu vấn đề thích nghi của hình hài với rung động, hay là cấu tạo của một hiện thể vốn sẽ trở thành một khí cụ phù hợp với tinh thần, các yếu tố sau đây phải được ghi nhớ:
1. Chính là tính chất của sự sống nội tại mới định đoạt cho kiểu mẫu hình hài.
2. Các tính chất này là toàn bộ các thuộc tính của tính chất thiêng liêng (divinity) mà sự sống nội tại đã khai mở thành công.
3. Các tính chất này – như được ức đoán chính xác – thuộc vào bảy loại thường thấy.
4. Chúng cũng thuộc vào hai nhóm, các nhóm này có liên quan tới các nguyên khí thấp, và do đó là bốn, và bốn này lại liên quan tới nguyên khí cao và trung, do đó trở thành ba.
Điều này cũng đúng cho mọi con người, các Hành Tinh Thượng Đế và cả Thái Dương Thượng Đế, và có một bí ẩn tương tự có liên quan đến sự biểu lộ của ba nguyên khí cao trong con người (vốn có thể được xem như biểu hiện qua vị Adept hoàn thiện, tức là Bodhisattva) và ba nguyên khí cao của Thái Dương Thượng Đế khi chúng biểu lộ qua ba trạng thái chủ yếu. Chúng hợp thành chỉ nguyên khí duy nhất hiển lộ theo ba cách. Cũng thế đối với Chân Thần không biểu lộ (không biểu lộ theo quan điểm của phàm ngã). Monad đó có thể - ở một vài giai đoạn rất phát triển trong cơ tiến hóa và là giai đoạn vượt xa giai đoạn của vị Adept – có sự biểu lộ tam phân đồng thời của nó, và hiện ra dưới hình thức một Đức Thầy trong ba cõi thấp, giống như một Bodhisattva trên cõi riêng của Ngài và giống như vị Dhyani Buddha đã giải thoát (emancipated); tuy nhiên cả ba Đấng này chỉ là Một, sẽ là kết quả của một rung động tâm linh vĩ đại và sẽ hoàn thành ba công việc mà có thể (theo quan điểm của ba cõi thấp) xuất hiện dưới hình thức công việc của ba Đấng vĩ đại riêng biệt. Các Ngài là các hình thức của ba “lớp áo” của Chân Thần (monadic “vestures”) được khoác bởi Chân Thần duy nhất như một người khoác lấy ba thể của mình cùng một lúc và hoạt động trong ba thể đó một cách riêng rẽ ( ) .
Nếu muốn, một trong ba Đấng này có thể khoác lấy một thể trên cõi trần, thể đó sẽ không chỉ là một huyễn hình (mayavirupa) được sáng tạo. Điều này được làm theo một trong hai cách: hoặc là bằng cách chiếm giữ một thể bị bỏ trống một cách tùy ý, như là trường hợp Đức Christ mượn thể xác của Đức Jesus, hoặc là bằng một sự ứng linh thiêng liêng (divine overshadowing) vào một đệ tử, như đã xảy ra và sẽ xảy ra. Tính chất của hình hài được chiếm giữ hoặc sử dụng, và bản chất công việc của nó tùy thuộc vào một trong ba trạng thái cao của xung lực khai mở đang biểu lộ. Rất hiếm khi một hiện tượng huyền bí hơn xảy ra, và Đức Phật, Đức Bồ Tát hoặc vị Adept đang ứng linh, mỗi đấng tạo ra “ngoại hiện” (“appearance”) của Ngài trên cõi trần, như vậy biểu lộ ba trạng thái của tri thức, bác ái và ý chí và tất cả đều khoác lấy hình tướng.
Điều này có thể dường như là một phức tạp lớn, nhưng xét cho cùng, đó không phải là hiện tượng xa lạ lắm hơn là hiện tượng của Chân Thần (trong thời gian và không gian và trong cơ tiến hóa) biểu hiện ra dưới hình thức Triad, Ego và Personality. Kiểu mẫu Avatar tam phân này chỉ tạo ra ngoại hiện của nó theo một loạt các chu kỳ đặc biệt có liên hệ với một nhóm các Chân Thần vốn là các Chân Thần tiến bộ nhất và tiến hóa nhất vào lúc mở đầu của mahamanvantara. Cho đến nay, không có nhiều người đủ tiến bộ để làm ba công việc này; Đức Phật và chín Đấng khác chỉ là các Đấng cho đến nay vẫn tiếp xúc với hành tinh đặc biệt của chúng ta theo cách đặc biệt này. Một vài Đấng như là Đức Christ có được quyền năng để tạo ra một ngoại hiện kép (dual appearance). Kiểu mẫu Monad này chỉ được tìm thấy trên Cung 2, 4, 6.
Nếu đạo sinh nhớ rằng bản chất của hình hài tùy thuộc vào tính chất (quality) của Sự Sống đang nhập thể (incarnating Life), y cũng sẽ nhớ rằng các phân biệt giữa các nhóm Huyền Giai khác nhau, vì các Sự Sống trong các nhóm này đều có tính chất khác nhau và các hình hài mà qua đó chúng biểu lộ đều khác hẳn nhau. Do đó, chúng ta phải phân biệt giữa:
1. Các nhóm tiến hóa hướng hạ.
2. Các nhóm tiến hóa hướng thượng.
3. Bảy nhóm sự sống mà chúng ta gọi là Nguyệt Tổ Phụ (lunar Fathers):
a/ Ba nhóm không có hình hài (incorporeal) mà chúng ta gọi là giới tinh hoa chất (elemental kingdoms).
b/ Bốn nhóm có vật chất, vốn là các hình hài của bốn giới trên cung hướng thượng.
4. Bảy huyền giai của các Sự Sống (Lives).
5. Bảy nhóm gồm các Solar Angels.
Đừng nên lẫn lộn về sự phân biệt giữa các huyền giai của các Đấng Cao Cả (Beings) với bảy Cung, vì mặc dầu có sự liên quan chặt chẽ (close connection), lại không có sự giống nhau (resemblance). Các “Cung” (“Rays”) chỉ là các hình thức nguyên thủy của một số Đấng Cao Cả (Lives), các Ngài “mang theo trong Quả Tim (Hearts) của các Ngài” mọi Mầm Mống (Seeds) của Hình Hài. Các Hierarchies là các nhóm sự sống đa dạng, ở mọi giai đoạn khai mở và tăng trưởng sẽ dùng đến các hình hài đó. ( )
Các Cung là các hiện thể, và do đó là tác nhân thụ nhận âm tính. Các Hierarchies là các tác nhân vận dụng các hiện thể và đó là bản chất của các sự sống này và tính chất của rung động của chúng mà dưới Định Luật Hút vĩ đại này, đưa chúng đến các hình hài cần thiết. Đây là hai phân biệt đầu tiên, Sự Sống và Sắc Tướng, cả hai điểm phân biệt này đều là “Con của Thượng Đế”, Ngôi Hai của Trinity trong trạng thái tạo hình của Ngài.
Các Ngài là các Đấng Kiến Tạo và cũng tồn tại trong ba nhóm với các biến phân thứ yếu của các Ngài. Ở đây không cần đặt các nhóm này vào một số cõi trong thái dương hệ.
Các Huyền Giai của các Đấng Cao Cả này tiến vào Cung của Ánh Sáng từ trung tâm là các mầm mống của tất cả những gì hiện hữu sau này và chỉ vì khi Các Ngài chuyển ra ngoài đi vào biểu lộ và các hình hài mà các Ngài phải sở hữu đều đang từ từ tiến hóa, việc xem xét đó về các cõi trở nên cần thiết. Đối với một số trong các huyền giai này, các cõi giới cũng giống như là các lớp vỏ (sheaths) của Chân Thần đối với Chân Thần vậy; chúng là các màn che đối với Sự Sống nội tại; chúng là các phương tiện giao tiếp để biểu lộ và là các tay lỗi lạc của lực hoặc năng lượng thuộc loại chuyên biệt. Tính chất của một Cung dựa vào tính chất của huyền giai các Đấng Cao Cả đang sử dụng nó như là phương tiện biểu lộ. Bảy huyền giai này bị che giấu bởi các Cung, nhưng mỗi huyền giai nằm ở sau bức màn của mỗi Cung, vì trong toàn thể của chúng, chúng là các sự sống làm linh hoạt của mỗi hành tinh hệ bên trong thái dương hệ; chúng là sự sống của mọi không gian liên hành tinh, và các sự sống đang tự biểu lộ qua các tiểu hành tinh và tất cả mọi hình thức sự sống độc lập nhỏ bé hơn là một hành tinh. Tôi xin đưa ra vắn tắt một vài chỉ dẫn liên quan đến các huyền giai này, nó có thể giúp làm sáng tỏ những gì được chứa trong GLBN liên quan đến chúng.
Những gì được truyền đạt ở đây chính nó không phải là mới mẻ, mà là tổng hợp của nhiều điều đã biết và được gom lại dưới hình thức các sự kiện ngắn gọn đã được trình bày.
Mỗi một trong bảy đẳng cấp (hierarchies) các Đấng Cao Cả, các Ngài là các Thần Kiến Tạo hay là các Tác Nhân Thu Hút (Attractive Agents) (ở trình độ của các Ngài) chính là các người trung gian; tất cả đều biểu hiện cho một trong các loại thần lực phát ra từ bảy chòm sao. Do đó, công việc trung gian của các Ngài có hai mặt.
1. Các Ngài là kẻ trung gian giữa Tinh Thần với vật chất.
2. Các Ngài là các tác nhân truyền thần lực từ các nguồn từ ngoài đến thái dương hệ cho các hình tướng bên trong thái dương hệ.
Mỗi một trong các nhóm thực thể này cũng có bản chất là bảy, và bốn mươi chín luồng hỏa của Brahma là biểu lộ thấp nhất về bản chất lửa của chúng. Mỗi nhóm cũng có thể được xem như là “sa đọa” (“fallen”) theo ý nghĩa vũ trụ, vì có liên quan đến tiến trình kiến tạo, hay là các chủ thể chiếm giữ hình hài với một mật độ nào đó.
Huyền Giai I (Hierarchy I) .
Hierarchy thứ nhất và vĩ đại được phát tỏa từ Tâm (Heart) của Mặt Trời Tinh Thần trung ương (GLBN I, 233 – 250; III, 565 – 566). Đó là Con của Chính
Thượng Đế, Được Sinh Đầu Tiên theo ý nghĩa vũ trụ, cũng như Đức Christ là “Anh Cả trong một đại gia đình các huynh đệ”, và là “đệ nhất hoa trên cây nhân loại”. Biểu tượng của Hierarchy này là Hoa Sen vàng với mười hai cánh xếp lại.
Cần nên nhớ rằng theo nghĩa đen là cái thứ sáu, vì năm Hierarchies đã trôi qua, vốn là sản phẩm của thái dương hệ trước kia trong đó Trí Tuệ (Intelligence hay là Manas) là mục tiêu. Năm Huyền Giai đã giải thoát đều là toàn thể các manas. Đó là Huyền Giai vốn thuộc về đẳng cấp thứ năm, mà chúng ta được dạy trong tiến trình đạt được giải thoát tối hậu, hay là nhận được Điểm Đạo thứ tư, vốn là nguyên nhân của một vài hiện tượng trên hành tinh chúng ta, làm cho hành tinh chúng ta đáng được gọi là “Ngôi Sao của Đau Khổ” (“Star of Suffering”). Có một liên kết nghiệp quả giữa giới động vật với Huyền Giai Sáng Tạo thứ năm của thái dương hệ trước kia vốn làm cho chính nó được cảm nhận trong con người dưới sự đóng đinh trên thánh giá cần thiết của bản chất hình hài vật chất, đặc biệt theo các đường lối tính dục. Chúng ta phải nhớ rằng các Huyền Giai hoạt động dưới Định luật Hút; đó là định luật của các Thần Kiến Tạo.
Huyền Giai thứ nhất (thứ sáu) dùng trạng thái thứ nhất làm kiểu mẫu năng lượng của nó, đó kiểu mẫu thứ sáu của điện vũ trụ và do đó sử dụng sức mạnh đặc biệt, kết hợp với lửa thấp nhất tức là “lửa do ma sát” vì nó làm cho chính nó được cảm nhận trên cõi thứ sáu. Các sự sống này được gọi là “Các Con của Dục Vọng thiêu đốt” và là Các Con tất Yếu. Cổ Luận có nói đến chúng như sau:
“Chúng thiêu rụi đến tận tri thức (burned to know). Chúng đổ xô vào các khối cầu. Chúng là nỗi ước mong của Cha đối với Mẹ. Do làm như thế, chúng chịu đau khổ, cháy bùng và khát khao qua lĩnh vực thứ sáu của giác quan”.
Huyền Giai II.
Huyền Giai thứ hai được liên kết chặt chẽ Đại Hùng Tinh. Chúng ta được dạy rằng Các Ngài tiến nhập vào qua tâm thất thứ nhì bên trong Quả Tim Thánh Thiện, và là (như chúng ta được dạy trong GLBN) các nguyên mẫu (prototypes) của các Monads. Các Ngài là cội nguồn của Sự Sống Chân Thần, nhưng các Ngài không phải là các Monads; Các Ngài còn cao xa hơn nữa. Một cách chính xác, Huyền Giai này chính là Huyền Giai thứ bảy, hay là dòng lưu nhập (influx) vào trong thái dương
hệ chúng ta của các Đấng Cao Cả mà trong thái dương hệ thứ nhất các Ngài vẫn ở lại trên cõi riêng của các Ngài, vốn cũng vô tội và thánh thiện để tìm cơ hội trong chính cơ tiến hóa vật chất và tinh thần. Ngay trong Huyền Giai này, các Ngài cũng thấy không thể làm gì nhiều hơn là tạo ảnh hưởng lên các Chân Thần nhập thế, truyền đạt cho các Chân Thần này năng lực để hiểu được bản chất của tập thể thức (group consciousness), và phẩm đức của bảy Thiên Nhân (Heavenly Men) nhưng không thể diễn tả chính các Đấng này một cách đầy đủ. Một số manh mối cho cái bí ẩn này sẽ đến nếu kẻ nghiên cứu ghi nhớ cẩn thận rằng trong thái dương hệ chúng ta và bảy cõi của chúng ta, chúng ta chỉ có thể hồng trần của Thượng Đế, và rằng thể hồng trần đó là một giới hạn của biểu lộ bản chất tam phân của Ngài. Huyền Giai thứ nhất (thứ sáu) có thể được xem như nỗ lực để biểu lộ rung động trí tuệ của Thái Dương Thượng Đế, còn Huyền Giai thứ hai là cố gắng để biểu lộ bản chất tình cảm hay là bản chất cảm dục vũ trụ của Ngài.
Huyền giai thứ hai (thứ bảy) dùng trạng thái thứ hai làm loại thần lực của kiểu mẫu thần lực thứ bảy trong số nhiều loại hiện hữu. Một số ý tưởng về trình độ tiến hóa tương đối của Thái Dương Thượng Đế có thể có được bằng cách nghiên cứu các trạng thái thần lực khác nhau mà Ngài đang biểu lộ trong lần lâm phàm đặc biệt này. Chính năng lượng này đang thôi thúc các Chân Thần đi vào lâm phàm ở cõi trần vì nó tự làm cho chính mình được cảm nhận trên cõi thứ bảy. Các năng lượng đang hoạt động là các năng lượng mà Thượng Đế đã khai mở và là cái hoạch đắc (gain) của các lần lâm phàm trước. Tất nhiên có các chỗ gián đoạn và thiếu một số loại thần lực, vì cho đến nay Ngài còn nhiều điều phải hoạch đắc về mặt vũ trụ.
Chính năng lượng của Huyền Giai này (số năng lượng là hai và bảy) dẫn tới sự biểu lộ của Lưỡng Tính Thiêng Liêng (Divine Androgyne) và bảy trung tâm lực chính là bảy Năng Lượng Thiêng Liêng (spiritual Energies).
Huyền Giai III.
Huyền Giai Sáng Tạo thứ ba (hay là Huyền Giai thứ tám) là Huyền Giai đặc biệt lý thú. Chúng được gọi là “Triads” (“Tam Bộ”) vì chúng nắm giữ trong chính chúng các tiềm lực của ba cuộc tiến hóa, về trí tuệ, tâm linh (psychical) và thiêng liêng (spiritual). Các Triads của Sự Sống này đều có sẵn trong Ba Ngôi và là tinh hoa của thái dương hệ trước theo một quan điểm. Ở một quan điểm khác, khi được nghiên cứu như là “tinh hoa của Số 8 trước kia”, các Ngài là các điểm bát phân (eightfold points) đang chờ cơ hội để bùng cháy. Các Ngài là các devas đang sẵn sàng cho việc phụng sự, vốn là để đem đến cho Huyền Giai khác một số tính chất đang thiếu. Huyền Giai này được xem như các tác nhân vĩ đại ban tặng tính chất bất tử trong khi các Ngài “không tham gia vào việc lâm phàm”. Các Thần Quân Hy Sinh và Bác Ái là các Ngài, nhưng các Ngài không thể vượt ra ngoài thể dĩ thái của Thượng Đế, đi vào thể vật chất trọng trược.
Huyền Giai thứ ba này vận dụng trạng thái thứ ba của điện lực thuộc loại thứ nhất của vũ trụ năng. Các Huyền Giai thay cho một chu kỳ lặp đi lặp lại của loại thứ nhất được tượng trưng bằng số 8. Các công thức dành cho các điện năng này thì quá phức tạp nên không thể được đưa ra ở đây, nhưng nhà nghiên cứu nên nhớ rằng các Huyền Giai này thể hiện:
1. Vũ trụ năng thất phân.
2. Prana vũ trụ.
3. Năng lượng thái dương hay lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát.
Mỗi Huyền Giai biểu lộ một năng lượng tam phân hay một trạng thái của mỗi Huyền Giai nói ở trên, và cần có một biến phân chín lần, vì hai cái đầu cũng tam phân giống như cái thứ ba. Đó là việc loại bỏ các Sự Sống của Triad (Triadal Lives) bởi các đơn vị trong Huyền Giai thứ tư, Huyền Giai của các Monads con người, mới đẩy nhanh con người sau rốt đi vào cõi thứ 8 (eighth sphere). Con người từ chối trở thành một Đấng Christ, Đấng Cứu Thế, và vẫn trụ vào bản ngã (self-centred, duy ngã).
Chúng ta đã bàn đến ba Huyền Giai đầu tiên, chúng được xem như là bao giờ cũng “chứng kiến Dung Mạo của Đấng Cai Quản của Thái Uyên” (“seeing the Face of the Ruler of the Deep”), hoặc là vì tinh khiết và thánh thiện đến nỗi các thần lực của các Ngài đều ở trong sự tiếp xúc đã được nhận thức với cội nguồn phát xuất của các Ngài.
Bây giờ, chúng ta xét vắn tắt về hai Huyền Giai có liên quan chặt chẽ với chính chúng ta, tức con người hữu ngã thức. Hai nhóm này thực sự là ba, vì Huyền Giai thứ năm là Huyền Giai kép và chính là với Huyền Giai này đã đưa đến một số lầm lẫn và là ý nghĩa huyền bí đàng sau con số mười ba xui xẻo (ill-omened). Các Ngài là “Các Nhà Mưu Tìm sự hài mãn” và là nguyên nhân của sự giáng sinh lần thứ hai (second fall into generation), tức là sự kiện đàng sau việc Chân Ngã chọn phàm ngã. Huyền Giai thứ tư và thứ năm là Huyền Giai thứ chín và thứ mười, hay là các “Điểm Đạo Đồ” và “Các Đấng Hoàn Thiện”. Tất cả mọi người, hay là các “Jivas Bất Tử”, đều là những người tiến hóa qua một loạt các Cuộc Điểm Đạo hoặc là tự tạo (self-induced), hoặc là được mang lại trên hành tinh chúng ta với sự trợ giúp bên ngoài.
Họ đạt được điều này qua một cuộc “phối hợp” (“marriage”) với Huyền Giai (order) kế tiếp các huyền giai đó, tức Huyền Giai thứ năm. Lúc bấy giờ chúng được hoàn tất hay hoàn thiện, và chính nhờ sự kiện huyền bí này mà Huyền Giai thứ tư được xem như dương (masculine), còn Huyền Giai thứ năm thuộc âm (feminine).
Huyền Giai IV. Huyền Giai sáng tạo thứ tư là nhóm mà trong đó trạng thái cao nhất của con người, tức là “Cha Trên Trời” tìm được vị trí. Các sự sống này là các điểm lửa, chúng phải trở thành ngọn lửa; chúng làm điều này qua trung gian của Huyền Giai thứ năm và bốn tim bấc (wicks), hay là hai Huyền Giai nhị phân thấp hơn. Như vậy, có thể nhận ra rằng xét về con người, các Hierarchies thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, trong chu kỳ lâm phàm, là chính cái ngã (self) của con người. Các Ngài là “Các Đấng Hy Sinh” và “Các Đấng Bác Ái”, tinh hoa của Atma-buddhi.
Khi nghiên cứu các Hierarchies này, một trong các bài học có giá trị nhất cần phải học là vị trí và sự quan trọng của con người trong hành tinh hệ. Thí dụ, Huyền Giai vốn là tinh hoa của Sự Sống Tinh Thần vô hình, còn nguyên khí Buddhi, là nguyên nhân huyền bí của sự kết hợp vũ trụ của tinh thần và vật chất, dựa trên tình thương và ý muốn (desire) của Thượng Đế, nhưng mỗi Hierarchy cũng tự biểu lộ qua một biểu lộ đặc biệt mà thể trí hữu hạn của con người cần phải xem như là chính Hierarchy. Điều này không phải như thế, và cần thận trọng phân biệt giữa hai Huyền Giai này.
Chúng là các mầm mống tiềm tàng của các trung tâm lực và biểu lộ một cách chủ quan; chúng hâm nóng và làm linh hoạt các nhóm hình hài; chúng nở rộ và tự biểu lộ qua phương tiện của một hình hài hoặc là một hierarchy khác.
Các hierarchies này đều có liên quan nhau, và là âm hoặc dương đối với nhau như trường hợp có thể xảy ra.
Như có bàn đến trong GLBN, hierarchy này là vườn ươm (nursery) cho các Jivas lâm phàm (GLBN I, 138), và nó mang trong nó các mầm của các Sự Sống nào đã đạt được giai đoạn làm người trong một thái dương hệ trước, nhưng lại không thể tiếp tục vượt quá giai đoạn đó, do việc tiến vào chu kỳ pralaya, chu kỳ này đẩy họ vào trạng thái tiềm ẩn. Tình trạng của hierarchy cũng tương tự, chỉ trên giai tầng vũ trụ, so với tình trạng của các mầm mống của sự sống con người được giữ ở tình trạng qui ẩn (obscuration, che khuất) trong thời kỳ giữa dãy hành tinh. Ba hierarchies khác được bàn đến (cái thứ nhất, thứ nhì và thứ ba) là những người vốn đã (trong các thiên kiếp trước đây của biểu lộ Thượng Đế) vượt qua toàn thể giai đoạn nhân loại. Do đó, họ là các nhóm vô sắc tướng, như các nhóm còn lại là các nhóm hữu sắc tướng.
Huyền giai IV:
Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, hay thứ chín, trong thái dương hệ này, bao giờ cũng phải được xem như đang chiếm những gì có thể được xem là vị trí thứ ba.
Thứ nhất, các sự sống hay là ba Ngôi của Trinity (Tam Vị Nhất Thể).
Thứ hai, các Nguyên Mẫu của con người, bảy Tinh Quân (Spirits).
Thứ ba, con người hay biểu lộ thấp nhất của trạng thái Tinh Thần hữu ngã thức.
Điều này cần được thận trọng xem xét và không liên quan đến khía cạnh hình hài mà chỉ liên quan đến bản chất của các sự sống đang tự biểu lộ qua các sự sống khác vốn cũng có ngã thức (self-conscious) hay thông tuệ đầy đủ. Một vài hierarchies không có được điều này. Bốn hierarchies thấp, tất cả đều có liên quan đến sự biểu lộ trong ba cõi thấp, hay là trong thể vật chất trọng trược của Thái Dương Thượng Đế. Các huyền giai này gồm những người có thể loại bỏ hoặc trải qua [pass through, bỏ qua (?)] thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế và khoác lấy hình hài được làm bằng chất hơi, chất lỏng hoặc chất đặc. Còn các huyền giai khác thì không. Họ không thể thuộc vào loại làm nảy sinh vật chất (physical generation).
Các đạo sinh nên nhớ rằng theo quan điểm của Thượng Đế, các solar Angels trên cõi trí (cõi phụ thứ năm của cõi hồng trần vũ trụ) đều ở trong hiện thân hồng trần, và cái được gọi là “đi xuống thứ hai” (“second fall”) áp dụng cho việc này. Hiện tượng đi xuống lần thứ nhất có liên quan đến việc khoác một hình hài bằng chất dĩ thái vũ trụ, như là trường hợp xảy ra với Các Thiên Nhân (Heavenly Men), tức các nguyên mẫu của Jivas nhân loại. Trong trường hợp sau này, các thể được dùng được gọi là “vô sắc tướng” theo quan điểm của chúng ta, và là các “thể sinh lực” (“vital bodies”) được kích hoạt bằng prana vũ trụ. Trong trường hợp của chính chúng ta và các nhóm còn lại, các hình hài được tạo thành bằng vật chất của ba cõi thấp (cái mà Thượng Đế không xem như là nguyên khí) và, do đó, vật chất vẫn đáp ứng với rung động của thái dương hệ trước. Điều này hàm ý rằng bốn huyền giai thấp là các khoen nối (links) giữa sự sống của quá khứ và của tương lai. Chúng là hiện tại. Chúng không kết thúc các tiếp xúc của chúng với nguyên khí sáng suốt linh hoạt của thiên kiếp có trước, và thế là phải nối tiếp các tiếp xúc như thế theo cách này. Chúng sẽ thể hiện được điều đó trong thái dương hệ này, bốn huyền giai sẽ trở thành ba và lúc đó chúng sẽ trở thành ba huyền giai vô sắc tướng cao hơn của thái dương hệ kế tiếp.
Trước khi tiếp tục việc nghiên cứu của chúng ta về các huyền giai đặc biệt, cần nêu ra rằng trong các huyền giai này, một vài trong số các huyền giai đó được gọi là “huyền giai có ưu thế” còn các cái khác là “huyền giai phụ thuộc”. Điều này hàm ý rằng một số huyền giai trong thái dương hệ này tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn là một số khác, và tất nhiên điều này đưa đến hậu quả là rung động của chúng được cảm nhận nhiều hơn là rung động của các nhóm phụ. Các nhóm có ưu thế là thứ hai, thứ tư và thứ năm, và điều này có nguyên do là vì:
a/ Nhóm thứ hai là hình thức biểu lộ lớn của lưỡng nguyên, của Ngôi Con vì Ngài làm sinh động Mặt Trời.
b/ Nhóm thứ tư là hierarchy của các Chân Thần nhân loại, các Chân Thần này là các chủ thể trung gian (mediators) hay là các chủ thể tổng hợp (synthesisers), họ thể hiện cho sự thành đạt của Thái Dương Hệ 1 và mục tiêu của Thái Dương Hệ 2.
c/ Nhóm thứ năm hay thứ mười được liên kết chặt chẽ với năm hierarchies tự do, và là một biểu hiện của sự sống tổng hợp của chúng. Do đó, có thể nói rằng Hierarchy thứ năm được dùng như là kẻ tiêu biểu của năm nhóm đã giải thoát, còn nhóm thứ tư là nhóm tiêu biểu trong thái dương hệ này, trong khi nhóm thứ hai tượng trưng cho (đối với con người, hay là hai nhóm này hợp nhất) những gì vốn là khía cạnh Tinh Thần, Ngôi Cha, Đấng Bất Tri.
Huyền giai V:
Hierarchy V. Theo chúng ta biết do học hỏi trong GLBN, Huyền Giai Sáng Tạo thứ năm là một Huyền Giai thần bí nhất. Cái bí ẩn này gắn liền với mối liên hệ của Hierarchy thứ năm với năm nhóm đã giải thoát. Liên quan với hành tinh đặc biệt của chúng ta, vốn không phải là hành tinh thánh thiện, mối liên hệ này có thể hiểu được phần nào nếu câu chuyện về Đức Phật và công việc của Ngài được chiêm nghiệm. Chuyện này được nhắc đến trong quyển ba của bộ GLBN.
Liên hệ của Huyền Giai thứ 5 với một tinh tòa nào đó cũng có liên quan đến bí ẩn này. Điều này được ẩn giấu trong karma của Thái Dương Thượng Đế và liên kết mối liên hệ của Ngài với một Thái Dương Thượng Đế khác, và sự tương tác về thần lực giữa các Ngài trong một mahakalpa vĩ đại hơn. Đây là “bí ẩn về Rồng” thực sự, và chính là ảnh hưởng rồng (dragon-influence) hay là “năng lượng của rắn” (“serpent energy”) nó tạo nên dòng lưu nhập của năng lượng trí tuệ vào thái dương hệ. Bị vướng mắc chặt chẽ với karma của hai Thực Thể Thông Linh vũ trụ này, là karma của Thực Thể vũ trụ thứ yếu, Đấng vốn là Sự Sống của hành tinh chúng ta, tức là Đức Hành Tinh Thượng Đế. Chính karma tam phân này được đưa vào “xà giáo” (“serpent religion”, “đạo rắn”) và “Xà hoặc Minh Triết Long” vào thời Lemuria. Nó có liên quan tới Kundalini thái dương và hành tinh hay là hỏa xà (serpent fire). Một ám chỉ nằm trong sự kiện là tinh tòa Thiên Long có cùng mối liên hệ với Đấng vĩ đại hơn là Thượng Đế chúng ta giống như trung tâm lực ở đáy xương sống liên quan với một con người. Nó liên quan với sự kích thích và đưa sinh lực với sự kết hợp tất nhiên của các lửa đang biểu lộ.
Một manh mối đối với cái bí ẩn cũng nằm trong mối liên hệ của nhóm thứ năm này với hai cực thu nhỏ. Các Ngài là các Mối Liên Kết ngũ phân, các “Chủ Thể Nối Kết Nhân Từ” (“Benign Uniters”) và “Các Chủ Thể Tạo Nhất Quán” (“Producers of the Atonement”). Về mặt huyền bí, các Ngài là “Các Đấng Cứu Thế” và từ các Ngài phát tỏa ra nguyên khí vốn – liên kết với trạng thái cao nhất – nâng trạng thái thấp cho đến Cõi Trời.
Khi các bí ẩn này được thận trọng nghiên cứu và việc áp dụng đúng được thực thi đối với các sự sống của các nhà lỗi lạc nhất về nguyên tắc nhất quán, điều sẽ trở nên rõ rệt là vị trí của họ trong thiên cơ sẽ vĩ đại và cực kỳ quan trọng biết là bao.
Chính vì lý do này mà các đơn vị của Huyền Giai thứ năm được gọi là “Các Quả Tim với Tình Thương Nồng Nhiệt”; họ cứu độ bằng tình thương, và đến lượt họ, các sự sống này đặc biệt gần với Tâm Bác Ái vĩ đại của Thái Dương Thượng Đế. Các Thiên Thần cứu chuộc vĩ đại này, các Ngài chính là Các Con của Nhân Loại trên cõi đích thực riêng của các Ngài, tức cõi trí, do đó bao giờ cũng được mô tả như là đang khoác hình thức các hoa sen mười hai cánh – biểu tượng này liên kết các Ngài với “Con của Bác Ái Thiêng Liêng”, tức thái dương hệ biểu lộ, vẫn được nói đến là hoa sen vũ trụ có mười hai cánh, và với hoa sen Chân Ngã của Thượng Đế, cũng có bản chất hoa sen mười hai cánh.
Do đó, chúng ta có một dòng năng lượng trực tiếp chảy qua:
a/ Hoa sen Chân Ngã mười hai cánh của Thượng Đế. Cõi trí vũ trụ.
b/ Hoa sen thái dương mười hai cánh.
c/ Tâm của Hành Tinh Thượng Đế, cũng là hoa sen mười hai cánh.
d/ Hoa sen Chân Ngã của con người có 12 cánh trên cõi trí. e/ Bí huyệt tim có 12 cánh trong con người.
Hay là, nói cách khác, năng lượng chảy trực tiếp từ:
a/ Thái Dương Thượng Đế xuyên qua các trung tâm lực lớn của vũ trụ:
1. Mặt Trời tinh thần trung ương.
2. Tâm của Mặt Trời.
3. Mặt trời vật chất.
b/ Bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế, nằm trên cõi dỉ thái thứ tư của vũ trụ (cõi bồ đề của chúng ta).
c/ Hoa sen Chân Ngã của con người trên cõi trí, mà theo nghĩa đen là một tương ứng với “tâm của mặt trời”. Điểm Chân Thần là một phản ảnh trong hệ thống con người của “mặt trời tinh thần trung ương”.
d/ Bí huyệt tim của con người trên phân cảnh dĩ thái của cõi trần, đến phiên nó trở thành một tương ứng với mặt trời hồng trần.
Thế thì con người bé như nguyên tử được liên kết với Sự Sống trung ương vĩ đại của thái dương hệ.
Theo định luật, Hierarchy Thứ Năm cũng là tác nhân phân phối năng lượng cho cõi phụ thứ năm của mỗi cõi trong thái dương hệ, chỉ cần phải nhớ rằng trong ba cõi thấp, chính cõi phụ thứ năm đếm từ trên xuống, trong khi trong các thế giới (worlds) tiến hóa siêu nhân loại, chính cõi thứ năm đếm từ dưới lên. Như chúng ta biết, Huyền Giai này sử dụng hai trạng thái của manas, một trong ba cõi thấp, và một vốn làm cho chính nó được cảm nhận trong các lĩnh vực cao hơn. Cần nhớ rằng tất cả các nhóm này đều là (ngay cả khi được gọi là “vô sắc tướng”) các hình hài thực sự của tất cả những gì tồn tại, vì tất cả đều ở trong thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế hoặc Hành Tinh Thượng Đế. Đây là một điểm cần thận trọng chú tâm; từ bấy lâu nay, các nhà nghiên cứu đã xem hình hài như là làm bằng thể vật chất trọng trược, trong khi theo nhà huyền linh học, thì thể xác (physical body) không phải là hình hài (form), mà là một hão huyền hoàn toàn hay là ảo tưởng (gross maya or illusion), còn hình hài thật sự (true form) là thể sinh lực (body of vitality). Do đó, các huyền giai này là toàn thể các sự sống sinh động (vital lives) và là lớp nền (substratum, khung) hay là vật chất của những gì hiện hữu. Chúng ta có thể nhìn vấn đề như sau:
a/ Bốn nhóm trên là các Hierarchies tự biểu hiện qua ba chất dĩ thái vũ trụ, thứ nhì, thứ ba và thứ tư.
b/ Hai nhóm thấp nhất là các sự sống vốn được thấy hoạt động dưới hình thức vật chất tiến hóa giáng hạ (hữu cơ hoặc vô cơ) của thể vật chất trọng trược của Thượng Đế, chất lỏng và chất hơi, với vật chất linh hoạt của bốn cõi phụ cao của thể hồng trần trọng trược của thái dương hệ.
c/ Hierarchy thứ năm có một vị trí lý thú như là thể “trung gian” (“mediating” body) giữa bốn cái cao và các Huyền giai thấp nằm trên ba cõi phụ thấp. Có một tương ứng thiết yếu và có ý nghĩa nằm giữa bảy bí huyệt đầu với bảy nhóm Egos trên cõi trí, và có một tương đồng huyền bí giữa ba trung tâm lực ở đầu (tuyến tùng quả, tuyến yên và bí huyệt hành tủy) với biểu hiện của bảy nhóm Egos này trong ba cõi thấp. Đây là một sự kiện huyền bí quan trọng nhất và tất cả mọi đạo sinh có trầm tư về các định luật nhất quán phải chọn sự tương tự này để nghiên cứu.
Thật là hữu ích khi nhớ lại vị trí của các hierarchies này trong cơ tiến hóa, và nhận thức được rằng toàn bộ các thể sinh lực này được dần dần gom lại thành biểu lộ trọng trược mà chúng ta xem như vật chất tiến hóa. Các hình hài được tạo thành (từ hình hài của mọi nguyên tử cho đến thể (body) của Ego, từ hình hài một đóa hoa đến hoa sen rất lớn của hành tinh hoặc thái dương) bởi vì các huyền giai tồn tại dưới hình thức toàn thể các sự sống mầm mống phát ra xung lực, mang lại mô hình, và nhờ chính sự hiện hữu của chúng, đem lại toàn bộ lý do tồn tại (raison d’être) của mọi vật được nhìn thấy trên mọi cõi.
Huyền giai VI và VII:
Hierarchies VI và VII. Các Huyền Giai thứ sáu và thứ bảy này cung cấp các hình hài vật chất của ba cõi thấp, chúng có một công dụng tối quan trọng và một vị trí đáng chú ý nhất. Theo quan điểm của Thượng Đế, chúng không được xem như là đang cung cấp các nguyên khí, nhưng theo quan điểm của con người, rõ ràng là chúng đang cung cấp cho con người các nguyên khí thấp nhất của y. Chúng có cùng mối liên hệ với thượng Đế như nhục thân đang có liên hệ với con người, và tất cả những gì liên quan với sự tiến hóa của con người (ở vị trí đặc biệt này) đều phải được nghiên cứu như đang diễn ra trong thể hồng trần của Thượng Đế. Chúng có liên quan với việc hiển lộ của năng lượng vật chất; với việc thể hiện ra trong hiện thể vật chất mọi mục tiêu thiêng liêng và với cơ cấu vật chất của một Sự Sống vũ trụ vĩ đại nào đó.
Đặc biệt là thế khi chúng ta quan sát hai huyền giai ở dưới sự xem xét. Chúng là phần còn lại thấp nhất của thái dương hệ trước, và năng lượng của vật chất đó (lỏng, hơi và đặc) mà rung động của vi tử thường tồn của Thượng Đế (trên cõi Tối Đại Niết Bàn) thu hút về chính nó trong việc kiến tạo hình hài thiêng liêng. Với mục đích minh giải và khái quát hóa, có thể ghi nhận rằng, Huyền Giai thứ bảy là sự sống hay năng lượng nằm ở tâm của mọi nguyên tử, tức là trạng thái dương của nó, còn Huyền Giai thứ sáu là sự sống của các hình hài của mọi thể dĩ thái thuộc mọi đối tượng hữu hình. Chức năng của Hierarchy này được mô tả rõ bằng các lời của Cổ Luận:
“Các devas nghe thấy lời phát ra. Các Ngài hy sinh chính mình và bằng vật chất riêng, các Ngài kiến tạo hình hài theo ý muốn. Các Ngài rút sự sống và chất liệu từ chính các Ngài, và tự vận dụng vào sự thôi thúc thiêng liêng”. Không thể nói nhiều hơn về hai Hierarchies cuối cùng này. Nhiều điều liên quan đến hai Huyền Giai đó đã bị che
giấu trong Bộ Luận này, vốn bàn đến lửa vật chất. Tôi chỉ xin nêu ra rằng đúng như chúng ta học được trong minh triết của huyền học rằng có một lũy tiến rõ rệt từ một giới vào trong giới cao kế trên, vì thế, có một hoạt động tương tự trong lĩnh vực của các Huyền Giai. Các sự sống đang tạo nên một Huyền Giai chuyển vào các chu kỳ có thứ tự thành Huyền Giai Kế trên, mặc dù từ ngữ “ở trên” (“above”) chỉ làm cho lạc hướng. Chính là ý thức và sự nhận thức vốn phải được xét như được chuyển hóa và ý thức của một huyền giai mở rộng thành ý thức của huyền giai kế trên.
Điều này cũng có thể được xét bằng các thuật ngữ về năng lượng. Các sự sống âm/tiêu cực của một huyền giai đi theo trình tự sau:
1. Năng lượng âm (negative energy).
2. Năng lượng quân bình (equilibrised energy).
3. Năng lượng dương (positive energy).
Các sự sống tích cực của một huyền giai này trở thành sự sống tiêu cực của một huyền giai khác khi chúng chuyển vào huyền giai đó, và, và chính điều này dẫn đến sự mơ hồ thường thấy của các ý tưởng mà nhà nghiên cứu bậc trung đang hứng chịu. Nếu muốn hiểu vấn đề một cách chính xác, y phải nghiên cứu mỗi huyền giai theo ba cách, và cũng xem xét vấn đề đó trong tình trạng chuyển tiếp của nó, khi cực âm phối hợp và hòa nhập thành cực dương, còn cực dương trở thành cực âm của một giai đoạn rung động cao hơn. Do đó, có chín trạng thái tâm thức mà mỗi huyền giai phải trải qua, và ý tưởng nào đó về ý nghĩa của điều này và sự tương đối của chúng có thể nhận được bằng việc xem xét chín Cuộc Điểm Đạo của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư. Bên trong chín phát triển rõ ràng này mà mỗi sự sống trong mỗi huyền giai phải trải qua, có các phát triển nhỏ hơn, và cái khó khăn chính cho nhà nghiên cứu về tâm lý học thiêng liêng nằm nơi đây. Toàn bộ vấn đề có liên quan đến tâm (psyche, tinh thần), hay trạng thái thứ hai của mọi sự sống – siêu nhân loại, nhân loại và dưới nhân loại – và chỉ khi nào khoa tâm lý học chân chính được hiểu rõ hơn, thì vấn đề mới có được tầm quan trọng thực sự của nó. Lúc bấy giờ, chín khai mở của mỗi huyền giai sẽ được hiểu phần nào và tầm quan trọng tương đối của chúng mới được nêu lên.
Việc nghiên cứu vấn đề trong mỗi giới, cho đến nay sẽ không mang đến sự tỏ ngộ đầy đủ liên quan đến cấu tạo của các yếu tố của giới nhân loại và các nguyên khí của giới đó, vốn là các biểu lộ của các huyền giai khác nhau. Sự thiên khải thực sự sẽ đến, chỉ khi các điểm sau đây được nhận biết:
1. Bản chất tam phân của con người.
2. Phân biệt giữa hiện thể với những gì sử dụng hiện thể đó.
3. Phân biệt giữa một Cung vốn là biểu hiện của năng lượng Thượng Đế và một phóng phát dương/tích cực (positive emanation) với một huyền giai vốn là phóng phát âm/tiêu cực của Thượng Đế, mà năng lượng tích cực của Ngài tự gây ấn tượng lên đó, đưa huyền giai đó vào sự tự biểu lộ và áp đặt “sự kết hợp chặt chẽ của các cực” (“marriage of the poles”).
Toàn bộ vấn đề thì rất phức tạp và khó hiểu, nhưng ánh sáng sẽ bắt đầu ló dạng không bao lâu nữa khi khoa học nhận biết được bản chất, vị trí và nhiệm vụ của thể dĩ thái trong con người, hoặc là của thể sinh lực của con người và vị thế của thể đó như là hình thể đích thực và đơn vị căn bản của nhục thân. Khi điều này đã được thừa nhận và các sự kiện làm sáng tỏ được ghi nhận và hiểu biết, khi mối liên hệ giữa cả hai được hiểu rõ, và các suy diễn cần thiết cùng các tương quan được tạo ra, toàn bộ vấn đề về sự biểu lộ của Thượng Đế và công việc của các Đấng Cao Cả trên bốn cõi cao, cùng với ảnh hưởng của bốn cõi đó trên cõi trần trọng trược của Thượng Đế (ba cõi biểu lộ của chúng ta) sẽ khoác lấy một sắc thái mới. Các tư tưởng của con người sẽ được cách mạng hóa về vấn đề sáng tạo; các tên gọi và các diễn đạt hiện đang được dùng sẽ được chỉnh sửa, và tất cả sẽ được diễn tả bằng các thuật ngữ về năng lượng tạo hình và ba phương thức của hiện tượng điện. Nhận thức này đang nhanh chóng phát triển, nhưng chỉ ở thế hệ sau thế hệ mà trẻ con của kỷ nguyên hiện nay đang biểu lộ, sẽ thấy điều đó được minh chứng đến một tầm mức để đặt hiện tượng điện dĩ thái (etheric electrical phenomena) vượt ngoài mọi tranh cãi. Điều này sẽ được thực hiện bởi các Chân Ngã sắp đến, các Egos này có đầy đủ hiểu biết trên các phân cảnh dĩ thái và họ có thể thấy tất cả những gì mà hiện nay đang là đề tài suy đoán. Các Chân Ngã đó – do một số lớn và trình độ trí tuệ cao siêu của họ - sẽ cứu toàn bộ vấn đề ra khỏi lĩnh vực tranh cãi và minh chứng cho sự thật.
Công việc kiến tạo hình hài sẽ không bao giờ được thấu hiểu, cho tới khi chức năng thực sự của thể dĩ thái được biết rõ. Đó là tác nhân thu hút đối với các sự sống vốn ở đẳng cấp thấp kém có thể gọi là trì trệ, không có tác dụng về mặt huyền linh. Các sự sống này vốn không được bao gồm trong danh sách của các huyền giai, được tác động vào bởi các nhóm thứ sáu và thứ bảy và bằng năng lượng phát ra từ chúng. Chúng được kích thích ra khỏi sự trì trệ (inertia) mà chúng đã dựa vào đó, đồng thời được thúc đẩy để chiếm vị trí của chúng, và để tạo thành các hiện thể cố kết của tất cả những gì hiện hữu. Chúng là biểu lộ thấp nhất của những gì vốn trừu tượng; chúng là sự cố kết trọng trược nhất của Tinh Thần; chúng là các sai hỏng của thái dương hệ đi trước thái dương hệ này, và sai hỏng của chúng thì hoàn toàn (theo quan điểm của tâm thức) đến nỗi mọi đáp ứng mà chúng có thể tạo ra cho rung động tích cực của Huyền Giai thứ bảy được hoàn toàn thu hút. Về mặt huyền môn, chúng có thể được lôi cuốn vào vị trí mà chỉ vào lúc kết thúc thái dương hệ này, chúng sẽ ở vào tình trạng chuyển qua và trở thành Huyền Giai thứ bảy của thái dương hệ tới.
Mục tiêu cho những gì không phải là một nguyên khí, là ở chỗ nó sẽ trở thành một nguyên khí thiết yếu nhờ sự tác động của năng lượng lên nó. Ở đây chúng ta đang bàn đến một điều gì đó huyền bí vốn được gọi là “vật phế thải của những gì mà trước kia được nhìn thấy”, với năng lượng tiềm tàng đó nó che giấu rung động thấp nhất của thái dương hệ có trước thái dương hệ chúng ta, và năng lượng đó rất to tát, và cũng rất trì trệ để được xem là vượt quá tầm nhìn của Thượng Đế. Ngài không biết đến nó, và mục tiêu trước mắt các sự sống đặc biệt này vốn vẫn tồn tại (và tuy thế lại chết về mặt huyền linh) là ở chỗ chúng phải tự thúc ép chính mình đi vào phạm vi kiểm soát hữu thức của Thượng Đế bằng cách đáp ứng với các sự sống vốn được điều khiển một cách hữu thức bởi Ngài, và do đó vốn là Các Vị Cứu Trợ cấp thấp nhất.
4. Sự Hợp Nhất Tập Thể (Group Unity).
Sự hợp nhất tập thể phải được xem xét ít nhiều theo quan điểm huyền bí. Quả là một điều hiển nhiên trong huyền linh học khi nói rằng không có gì đứng một mình, tuy nhiên thật là một sự thật khi nói rằng mỗi thành phần vô cùng nhỏ của tổng thể có ba mối liên hệ:
1. Với các đơn vị vốn tạo thành thể biểu lộ của nó.
2. Với sự sống đơn nhất của chính nó.
3. Với đơn vị lớn hơn mà nó hợp thành một phần trong đó.
Một trong các sự việc chính yếu đã có nói đến, đang nằm dưới mục tiêu của Thượng Đế, là sự thể hiện các cách thức vốn sẽ tạo kết quả trong sự hợp nhất đích thực của tập thể. Tất cả những gì phải được nhìn thấy có thể được xem như một nỗ lực to tát về phía một Đấng Thông Tuệ vĩ đại để tạo ra một tập thể, do đó, sự tiến hóa được xem như một thử nghiệm to tát với mục tiêu này trước mắt.
Ba trách nhiệm nói ở trên hiện có đối với nguyên tử hoặc đối với Thái Dương Thượng Đế và khuynh hướng của diễn trình tiến hóa là làm cho mỗi đơn vị, tiểu thiên địa và đại thiên địa, trở thành một cộng tác viên sáng suốt, đáp ứng với các thần lực đang tác động vào nó ở bên ngoài, và biết được cấu trúc bên trong của chính nó và của các tiềm lực và năng lượng mà nó phải đóng góp cho lợi ích của tổng thể. Con người đang đứng ở điểm giữa trong cơ tiến hóa, và đánh dấu giai đoạn trong sự tiến hóa tâm thức nơi mà sự hiểu biết ba mặt có thể xảy ra, - hiểu biết về biệt ngã (individuality), hiểu biết về các thần lực vốn ở dưới con người và cần phải được kiểm soát và hiểu biết về vị trí bên trong kế hoạch và mục tiêu của một Con Người vĩ đại hơn – do đó đúng ra, phải được xem như là quan trọng nhất trong các tiến hóa, vì nhờ con người, mới có thể thi hành một cách sáng suốt các định luật về sự hợp nhất tập thể cho tất cả ba nhóm siêu nhân loại, nhân loại và dưới nhân loại.
Bên trên con người là các hạng người quá trong sạch, hay là như thường được gọi, “quá lạnh lùng” (“too cold”) không thể đắm mình vào vật chất của ba cõi thấp, dưới con người có các sinh linh quá nhơ nhớp (hiểu theo huyền môn), hoặc là “quá đầy chất bốc lửa và bị bao trùm trong khói” không thể tự chính họ leo lên những vùng mà các con lộ diện của Thượng Đế đang đứng. Do đó, Con Người hành động như kẻ trung gian, nơi y và qua y có thể được thể hiện các phương pháp tập thể và các định luật mà – trong một thái dương hệ sau này – có thể tạo thành một định luật căn bản cho công việc hợp nhất. Chính sự kiện này mới đem lại rất nhiều khó khăn đặc biệt và bản chất của giới nhân loại, và nơi đây có thể nói rằng trên hành tinh chúng ta, cần nên nhớ rằng, đó là một trong các hành tinh “trần tục” (“profane”) một vài thực nghiệm liên quan đến vấn đề này đã được đảm trách bởi Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Nếu thành công, các thực nghiệm này sẽ dẫn tới kết quả là sự mở rộng nhiều về tri thức của Hành Tinh Thượng Đế liên quan đến các định luật cai quản tất cả các thể và các khối lượng. Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta đã được gán cho danh xưng là “Nhà Vật Lý Học thực nghiệm thiêng liêng”. Chính tình trạng này giúp cho nhân loại của hành tinh này trở thành độc nhất ở một vài phương tiện, vì họ có thể được xem như đang giải quyết hai vấn đề chính:
1. Vấn đề thiết lập một liên hệ và đáp ứng hữu thức với giới động vật.
2. Vấn đề cùng lúc nhận và duy trì các rung động từ các sự sống siêu nhân loại và truyền chuyển chúng một cách hữu thức đến các trạng thái dưới nhân loại. Mọi điều này phải được hoàn tất bởi các đơn vị của giới nhân loại có đủ tâm thức cá nhân, và công việc của mỗi con người do đó có thể được xem như nhắm vào việc thiết lập một liên hệ đồng cảm với các đơn vị nhân loại khác và với các pitris (tổ phụ) của giới động vật, và cũng phát triển năng lực để hành động như một tác nhân truyền năng lượng từ các sự sống vĩ đại hơn là sự sống của chính y, và để trở thành một tác nhân chuyển hóa hòa giải.
Ở đây, có thể là lý thú mà ghi nhận rằng chính vấn đề thiết lập một liên hệ giữa động vật và chính con người vốn là nền tảng khởi đầu của cái được gọi là Hatha-Yoga và huyền thuật kỳ môn (tantric magic). Khoen nối được tìm ra trong pháp môn yoga này với những gì được biết là tương tự trong hai giới (xác thân với các hoạt động và các mục đích của nó) và những gì sẽ là tiêu cực trong giới nhân loại được, kích hoạt thành một tác nhân tích cực nhờ năng lực của ý chí. Vấn đề các môn đồ của Hatha-Yoga không biết đến mục tiêu này có thể là thực, nhưng các tay lỗi lạc ban sơ của các bí pháp Hatha-Yoga đều biết rõ mục tiêu này, và bằng nhiệt tâm của họ để thống nhất giữa hai giới, họ đã tìm được sự hợp nhất trong các trạng thái thấp hơn và đã xao lãng phương pháp đích thực.
- Hết các hậu quả của Luật hút