ĐỊNH LUẬT HÚT
VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT PHỤ CỦA NÓ
Như chúng ta biết, Định Luật này là định luật căn bản của mọi biểu lộ, và định luật tối thượng đối với thái dương hệ này. Nó có thể được gọi một cách chính xác là Định Luật Hiệu Chỉnh hay Định Luật Quân Bình (Law of Adjustment or of Balance), vì nó chi phối trạng thái của hiện tượng điện mà chúng ta gọi là neutral (trung hòa). Định Luật Tiết Kiệm (Law of Economy) là định luật căn bản của một cực (pole), định luật của trạng thái âm (negative aspect);
Định Luật Tổng Hợp là định luật căn bản của cực dương, còn Định Luật Hút (Law of Attraction) là định luật dành cho lửa vốn được tạo ra bằng sự hòa nhập (merging, hợp nhất) trong tiến hóa của hai cực. Theo quan điểm của con người, đó là những gì mang lại sự hiểu biết của ngã thức (self-consciousness, tâm thức tự tri); theo quan điểm của các sinh vật dưới con người, nó là những gì lôi cuốn mọi hình thức của sự sống lên trên sự tự phát triển khả năng (self-realization, tự tri, chứng ngộ chân ngã); trong khi liên kết với trạng thái siêu nhân loại, có thể nói rằng định luật sự sống này mở rộng vào các tiến trình bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp cao siêu hơn, mà Định Luật Hút chỉ là một nhánh phụ của nó.
Nói đúng ra, Định Luật Hút là danh xưng thông thường mà dưới định luật đó có tập hợp nhiều định luật khác tương tự trong thiên nhiên nhưng đa dạng trong biểu lộ. Có thể là hữu ích nếu chúng ta liệt kê một vài trong số các định luật này, nhờ đó giúp cho nhà nghiên cứu có được (khi y khảo cứu chúng dưới dạng tổng thể) một ý tưởng rộng lớn tổng quát về Định Luật và các biến cải của nó, các lĩnh vực ảnh hưởng của nó và phạm vi hoạt động của nó. Ở đây cần nên nhớ rằng với tư cách một đề xuất căn bản liên quan với tất cả các nguyên tử mà:
– Định Luật Hút chi phối trạng thái Linh Hồn.
– Định Luật Tiết Kiệm là định luật của âm điện tử;
– Định Luật Tổng Hợp là định luật của sự sống tích cực ở trung tâm;
Trong khi Định Luật Hút cai quản những gì được tạo ra bởi sự liên hệ của hai định luật trên, và chính nó được kiểm soát bởi một định luật vũ trụ vĩ đại hơn vốn là nguyên tắc của sự sáng suốt của vật chất. Đó là định luật của Akasha (Tiên thiên khí).
Cần nên nhớ rằng ba định luật này là biểu hiện của chủ đích hay là thiên ý (intent or purpose) của Ba Ngôi Thượng Đế.
– Định Luật Tiết Kiệm là nguyên tắc cai quản của Brahma hay Chúa Thánh Thần;
– Định Luật Tổng Hợp là định luật của sự sống của Ngôi Cha;
– trong khi sự sống của Ngôi Con được cai quản bởi, và biểu thị cho sức thu hút thiêng liêng.
Tuy nhiên cả ba định luật này đều là ba định luật phụ một xung lực vĩ đại hơn đang chi phối sự sống của Thượng Đế Vô Hiện. (GLBN I, 56, 73, 74).
CÁC ĐỊNH LUẬT PHỤ CỦA NÓ
Danh mục 11 các định luật phụ của định luật hút
1. Định Luật về Ái Lực Hóa học (Law of Chemical Affinity).
2. Định Luật về Tiến Bộ (Law of Progress).
3. Định Luật về Giới Tính (Law of Sex).
4. Định Luật Từ Điện (Law of Magnetism).
5. Định Luật về Phát Xạ (Law of Radiation).
6. Định Luật của Hoa Sen (Law of the Lotus).
7. Định Luật về Màu Sắc.
8. Định Luật về Sức Hút (Law of Gravitation).
9. Định Luật Ái Lực Hành Tinh (Law of Planetary Affinity).
10. Định Luật Hợp Nhất Thái Dương (Law of Solar Union).
11. Định Luật Đạo Tràng (Law of the Schools). (Định Luật về Tình Thương và Ánh Sáng).
Các trạng thái phụ thuộc, nay là các định luật phụ, của Định Luật Hút có thể được liệt kê như sau:
1. Định Luật về Ái Lực Hóa học (Law of Chemical Affinity).
Định luật này chi phối trạng thái linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự kết hợp của các nguyên tử, và tính chất lôi cuốn (romance) của các nguyên tố. Nó dùng để duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn tính toàn vẹn của giới này.
Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Monad.
2. Định Luật về Tiến Bộ (Law of Progress).
Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật, do sự kiện là chính trong giới này mà mục tiêu chắc chắn đáp ứng với kích thích có thể được ghi nhận. Đó là căn bản của hiện tượng về cảm giác vốn là bí quyết đối với thái dương hệ bác ái này, thái dương hệ chúng ta vốn là “Đứa Con Tất Yếu” hay là của ước muốn. Định luật này là sự thể hiện thành biểu lộ của tâm thức đang làm linh hoạt của một phần của giới thiên thần và của một số năng lượng prana. Đạo sinh sẽ tìm được nhiều hứng thú huyền bí trong các dòng sau đây về sinh lực (living forces):
a. Dãy thứ hai, bầu hành tinh và cuộc tuần hoàn,
b. Giới thực vật,
c. Các devas của dục vọng trong các nhóm phụ được biểu lộ,
d. Tâm của mặt trời,
e. Thần lực của Cung phụ.
3. Định Luật về Giới Tính (Law of Sex).
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ mãnh lực mang lại sự hòa nhập vật chất của hai cực liên quan với giới động vật, và đối với con người, xét con người khi đáp ứng với tiếng gọi của bản chất con vật của y. Chính nó liên quan với việc bảo vệ thích hợp hình hài trong chu kỳ đặc biệt này, và sự lưu truyền của hình hài. Nó chỉ mạnh mẽ trong giai đoạn nhị nguyên (duality) của các phái tính và sự tách rời của chúng, và trong trường hợp của con người, sẽ được làm cho cân bằng bởi một biểu lộ cao của định luật khi con người lại trở thành lưỡng tính (androgynous). Đó là định luật về sự kết hợp (marriage), và có một số trạng thái biểu lộ của nó không những trong sự kết hợp của con người và con vật theo ý nghĩa vật chất, mà còn trong “sự kết hợp huyền bí” của:
a. Linh Hồn với Tinh Thần.
b. Con với Mẹ của con (hay là Linh Hồn với vật chất).
c. Các sự sống âm của hành tinh với các sự sống dương được nói ở trước.
d. Sự kết hợp của thái dương hệ, hay là sự hòa nhập của hai hành tinh hệ cuối cùng sau khi có sự hút (absorption, thu hút) của chúng đối với các mãnh lực khác.
e. Sự kết hợp vũ trụ (cosmic marriage), hay là sự hợp nhất (merging, dung hợp) của thái dương hệ chúng ta với đối cực vũ trụ (opposite cosmic pole) của nó, tức một tinh tòa khác. Sự kết hợp vũ trụ của các tinh tú và các thái dương hệ là nguyên nhân của sự lóe lửa (flaring-up) bất thường thỉnh thoảng hay là sự tăng mạnh của các mặt trời và sự chói sáng tăng lên của chúng mà đôi khi chúng ta nhìn thấy và thường là đề tài được bàn cãi.
4. Định Luật Từ Điện (Law of Magnetism).
Đây là định luật vốn tạo ra sự hợp nhất của phàm ngã, và mặc dầu đó là một biểu lộ của lực mặt trăng (lunar force), tuy nhiên lại thuộc về một cấp đẳng cao hơn nhiều so với định luật về phái tính vật chất (physical sex). Đó là biểu hiện của định luật như nó được chứng minh bởi ba nhóm chính các lunar Pitris. Ba nhóm này đều không liên quan đến việc kiến tạo các hình hài của giới động vật, vì ba nhóm đó đều là các thần kiến tạo của cơ thể con người trong ba giai đoạn cuối của con đường tiến hóa:
a/ Giai đoạn của tính chất trí tuệ cao, hay giai đoạn của sự thành tựu mỹ thuật,
b/ Giai đoạn của tình trạng đệ tử,
c/ Giai đoạn bước lên Thánh Đạo.
Chính bốn nhóm thấp có liên quan với các giai đoạn trước kia, và với các trạng thái thu hút của động vật trong cả hai giới.
5. Định Luật về Phát Xạ (Law of Radiation).
Đây là định luật lý thú nhất trong các định luật vì nó chỉ bước vào hoạt động liên quan với các mẫu mực cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó liên quan với sức thu hút mà một giới cao của thiên nhiên sẽ có đối với các sự sống cao nhất của giới thấp kế đó. Nó chi phối tính phóng xạ của các chất khoáng, các bức xạ (radiations) của giới thực vật và (có phần lạ lùng) toàn bộ vấn đề về mùi thơm (perfumes). Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan hoàn toàn vật chất; thế nên trong giới thực vật, một loạt nào đó các mùi hương là chúng cớ của sự phóng xạ trong giới đó.
Hơn nữa có một khoen nối lý thú giữa những vị vốn là các thành viên của giới thứ năm (giới tinh thần) với giới thực vật, vì trong huyền bí học, hai và năm, Ngôi Con (Son) và Các Con của Trí Tuệ, có liên kết chặt chẽ. Không thể trình bày nhiều hơn, nhưng điều đó không nằm ngoài ý nghĩa, đó là một vài Cung, qua các điểm đạo đồ và các Chân Sư, được tượng trưng (represented, được tiêu biểu) bằng các mùi hương của thực vật. Nó có ý nghĩa là sự phát xạ, và đối với những ai có được chìa khóa khai mở tính chất của hoa sen Chân Ngã và vị trí mà hoa sen đó giữ trong bất cứ hoa sen hành tinh đặc biệt nào, cũng như sự liên hệ với một vài devas, các thần này là sự sống thất phân của giới thực vật.
Chúng ta đừng quên rằng, về mặt huyền bí học, con người là “một cây có bảy lá, tức là saptaparna” (GLBN I, 251; II, 628).
Định luật này là một cách thức huyền bí, không thể giải thích cho những người không biết về karma của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, không diễn ra trong giới động vật trong Chu Kỳ hay dãy hành-tinh này. Một trong các vấn đề của dãy kế tiếp sẽ là việc mang lại bức xạ động vật; như vậy xóa bỏ phương pháp điểm đạo được theo đuổi hiện nay. Đừng bao giờ quên rằng tiến trình biệt ngã hóa của dãy, và ba cuộc điểm đạo trước đây liên quan đến giới động vật và con người về mặt đó được xem như một động vật. Trong cuộc điểm đạo cuối hay là việc xả thân hoàn toàn, phần này của karma chung của Hành Tinh Thượng Đế và Sự Sống của Tinh Thần đang làm linh hoạt của giới động vật trở nên được hiệu chỉnh. Nếu điều này được chiêm nghiệm, một ít ánh sáng có thể được đưa ra về vấn đề tại sao các Adepts của tả đạo vào thời Atlantis được gọi là “các Linh Thụ” (“Trees”) (GLBN II, 529, 520, 521), và bị hủy diệt với toàn bộ cây cỏ thời Atlantis. Trong các Bình Luận cổ nhất, cái bí ẩn được diễn tả như sau:
“Họ (các Adepts của tả đạo) đã trở nên chia rẽ qua lỗi lầm của chính họ. Mùi (smell) của họ không bốc lên đến Cõi Trời; họ khước từ hòa nhập. Không hề có hương thơm nơi họ. Họ giữ chặt vào bộ ngực tham lam của họ mọi lợi lộc của cây cối có hoa”.
6. Định Luật của Hoa Sen (Law of the Lotus).
Đây là danh xưng dùng để chỉ ảnh hưởng huyền bí từ Định Luật Hút vũ trụ, nó được mang lại trong Các Con Trí Tuệ thiêng liêng, và như vậy liên kết hai cực Tinh Thần và vật chất, tạo ra trên cõi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngã, hay là “Đóa Hoa của Bản Ngã” (“the Flower of the Self”). Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết cho sự khai mở của nó và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh Thần những gì mà đối với nó giống như các tia sáng của mặt trời đối với giới thực vật. Nó chi phối tiến trình khai mở cánh hoa, và do đó chính nó biểu lộ dưới hình thức ba định luật:
a/ Định luật về Sức Nóng Mặt Trời ……… Các cánh hoa kiến thức.
b/ Định luật về Ánh Sáng Thái Dương … Các cánh hoa bác ái. c/ Định luật về Lửa Thái Dương ………….. Các cánh hoa hy sinh.
7. Định Luật về Màu Sắc.
Để có được bất cứ hiểu biết nào về định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc được dùng cho hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn che đối với những gì nằm bên dưới, và do đó thu hút đối với tia lửa trung ương; nó biểu lộ tính chất thu hút của sự sống trung ương.
Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút, đều có tính bổ sung hoặc tương phản (antipathetic) với nhau, và các đạo sinh đang nghiên cứu theo các đường lối này có thể tìm ra định luật và hiểu được cách tác động của nó qua một nhận thức về mục tiêu, hoạt động và liên hệ của các màu sắc đối với nhau.
8. Định Luật về Sức Hút (Law of Gravitation).
Đối với nhà nghiên cứu không thuộc lĩnh vực huyền linh, định luật này gây bối rối và khó hiểu nhất so với mọi định luật khác. Ở một khía cạnh nó tự biểu lộ dưới hình thức sức mạnh (power) và sức thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống trọng yếu hơn có thể có đối với sự sống thứ yếu, như là sức mạnh của Chơn Linh Địa Cầu (Thực Thể hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế) để nắm giữ mọi hình hài vật chất (physical forms) cho chính nó và ngăn chận “sự phân tán” (“scattering”) của chúng. Điều này là do mức rung động mạnh hơn, lực tích lũy lớn hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp (aggregated tamasic Lives) của cơ thể của Thực Thể hành tinh (Planetary Entity). Lực này tác động lên trạng thái âm, hay thấp nhất của mọi hình hài vật chất. Định Luật Hút cũng tự biểu lộ trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật với Đại Hồn vĩ đại hơn trong đó cái nhỏ hơn tìm thấy chính nó. Do đó định luật này tác động đến hai hình thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng, mà không phải là hình thức cao nhất. Trong trường hợp thứ nhất, nó xuất phát từ mặt trời vật chất và tâm của mặt trời. Các lực tổng hợp sau cùng có thể được xem như các hình thức của hoạt động thu hút của tinh thần, tuy nhiên, không như thế, mà là do sự tác động của một định luật khác, phát xuất từ Mặt Trời tinh thần trung ương. Một định luật thuần túy của thái dương hệ, định luật kia là một định luật vũ trụ.
9. Định Luật Ái Lực Hành Tinh (Law of Planetary Affinity).
Thuật ngữ này đặc biệt được dùng trong giáo lý huyền linh có liên quan với sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự phối hợp sau rốt của chúng. Như chúng ta biết, các hành tinh hệ (bảy hành tinh thánh thiện) sau rốt sẽ tổng hợp hay tiếp nhận sự sống của các hành tinh không được gọi là thánh thiện và vô số tiểu hành tinh ở mức độ có liên quan tới bốn giới của thiên nhiên. Sự thu hút của khía cạnh Tinh Thần tiếp diễn theo Định Luật Tổng Hợp. Bốn hành tinh hệ nhỏ trở thành hai trước tiên, và kế đó là một. Một cái này với ba cái chính, tạo thành một bộ tứ thứ hai và cao hơn, mà lần nữa lặp lại tiến trình tạo ra từ bốn thành hai và từ hai thành một. Cái duy nhất sau cùng này sau rốt nhập vào Mặt Trời tạo ra trong tiến trình kéo dài này, và qua một thời kỳ rộng lớn, sự xuất hiện của “bảy Mặt Trời cùng chạy với nhau, và như vậy chiếu sáng lên, tạo ra quả cầu lửa duy nhất”.
Ở một mức độ nhỏ hơn cùng một định luật chi phối sự hòa nhập của các dãy hành tinh trong một hành tinh hệ.
10. Định Luật Hợp Nhất Thái Dương (Law of Solar Union).
Khi sự tương tác của các Mặt Trời được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh tâm thức, thuật ngữ này được dùng theo huyền môn. Không thể quảng diễn về định luật này, mà chỉ nêu ra tính bao quát của Định Luật Hút này.
11. Định Luật Đạo Tràng (Law of the Schools). (Định Luật về Tình Thương và Ánh Sáng).
Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để chỉ định luật khi nó tác động vào sức mở rộng tâm thức mà một điểm đạo đồ đang trải qua, và năng lực của y để thu hút vào chính mình qua sự hiểu biết,
a/ Thượng Ngã (Higher Self) của chính mình để tạo ra sự chỉnh hợp (alignment) và giác ngộ (illumination),
b/ Tôn sư của y (his Guru),
c/ Những gì mà y tìm cách để biết,
d/ Những gì mà y có thể vận dụng trong việc phụng sự của y,
e/ Các linh hồn khác mà y có thể cùng làm việc với họ.
Do đó hiển nhiên là đối với nhà nghiên cứu chính chắn Định Luật Đạo Tràng này trước tiên có thể áp dụng cho mọi đơn vị có sự sống thiêng liêng, họ đã đạt đến, hoặc đã vượt qua giai đoạn ý thức tự tri (self-consciousness). Do vậy, giai đoạn đó có một liên quan thiết yếu với giới nhân loại và có một ý nghĩa huyền bí với sự kiện rằng đây là Định Luật thứ mười một. Đó là định luật giúp cho con người hợp nhất hai trạng thái của y (phàm ngã và Chân Ngã). Đó là định luật chi phối sự chuyển tiếp của nguyên tử con người thành một giới khác và cao hơn. Đó là định luật mà (khi được hiểu và tuân theo) giúp cho con người tiến vào một chu kỳ mới. Đó là định luật của adept, của Đức Thầy, và của con người hoàn thiện.
Vì lý do này, ở đây có thể là hữu ích nếu chúng ta bàn đến định luật đó đầy đủ hơn một ít so với các định luật khác, vì hiện nay nhân loại đang ở vào giai đoạn mà một số người đang sẵn sàng đến dưới ảnh hưởng đặc biệt của định luật này, và như vậy được chuyển ra khỏi Phòng Học Tập, xuyên qua Phòng Minh Triết, đi vào giới thứ năm tức là giới tinh thần.
Định Luật Đạo Tràng này đặc biệt không áp dụng vào cơ tiến hóa thiên thần. Họ đến dưới ảnh hưởng của định luật khác được gọi là “Định Luật Đề Kháng Thụ Động” (“ The Law of Passive Resistance”) vốn không có liên quan với chúng ta ở đây, cũng không có lợi cho chúng ta khi nghiên cứu nó. Ba nhóm sự sống chính được luật đó kiểm soát:
1. Con người từ lúc bước lên Con Đường Dự Bị.
2. Do đó mọi đơn vị của giới thứ năm, tức là các thành viên của Thánh Đoàn.
3. Các Hành Tinh Thượng Đế khắp cả thái dương hệ.
Do đó hiển nhiên là định luật này liên quan đến kinh nghiệm lớn lao đã được mở ra trên địa cầu bởi Hành Tinh Thượng Đế chúng ta liên quan với tiến trình điểm đạo, và chỉ chi phối từ lúc Cánh Cửa Điểm Đạo được mở ra vào thời Atlantis. Do đó, luật ấy không áp dụng cho mọi thành viên của gia đình nhân loại; một số trong họ sẽ từ từ đạt đến và ở dưới ảnh hưởng của Định Luật Tiến Hóa cơ bản. Thí dụ, nó không tác động ở bất cứ mặt nào vào các thành viên của gia đình nhân loại, những người đã biệt ngã hóa trên dãy địa cầu qua việc làm bùng lên tia lửa trí tuệ – một trong các phương pháp được các Hỏa Thần Quân (Lords of Flame) vận dụng đến như được thấy trước đây. Định Luật đó có thể được nghiên cứu trong hai phần chính, thứ nhất liên quan với các đơn vị nhân loại đang ở dưới ảnh hưởng của Thánh Đoàn trong Phòng Minh Triết và cũng có liên quan với các hành tinh hệ khác nhau. Mỗi hành tinh hệ tồn tại để giảng dạy một trạng thái đặc biệt của tâm thức và mỗi trường phái hành tinh (planetary school) hay là Thánh Đoàn đều bắt các đệ tử tuân phục định luật này, chỉ có điều là theo các cách khác nhau. Các trường phái hành tinh này tất nhiên là được chi phối bởi một số yếu tố, trong số đó có hai yếu tố quan trọng nhất là Karma riêng biệt của Hành Tinh Thượng Đế có liên hệ và Cung đặc biệt của Ngài.
Ở giai đoạn này không thể truyền đạt cho các đạo sinh chi tiết về bản chất của mỗi trường phái hành tinh. Chúng hiện hữu trong năm nhóm lớn:
1. Các hành tinh không thánh thiện bên ngoài, theo cách diễn đạt của huyền môn, được gọi là “ngoại tuần hoàn” hay là vòng ngoài của các điểm đạo đồ. Trong số các hành tinh này, địa cầu của chúng ta là một, nhưng được chỉnh hợp theo một cách đặc biệt với một vài bầu hành tinh trên nội tuần hoàn, một cơ hội kép hiện có cho nhân loại, vốn làm cho dễ dàng thay vì nó gây phức tạp cho diễn trình tiến hóa.
2. Các hành tinh thánh thiện, đôi khi được gọi (khi Định Luật Đạo Tràng này đang được xem xét) “bảy cấp độ tri thức tâm linh”, hay là “bảy phân chia của lĩnh vực tri thức”.
3. Nội tuần hoàn, mang theo với nó cơ hội rộng lớn cho những ai có thể vượt qua các khó khăn của nó và đứng vững trước các thử thách của nó. Cuộc nội tuần hoàn này có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với các đơn vị trên một số Cung, và có các nguy hiểm đặc biệt của chính nó. Cuộc nội tuần hoàn là cuộc tuần hoàn vốn được tuân theo bởi những người đã vượt qua giai đoạn con người và đã phát triển một cách thực sự khả năng sinh hoạt bằng thể dĩ thái, và có thể noi theo các chu kỳ dĩ thái, hoạt động thực sự trên ba cõi dĩ thái cao trong mọi phần của thái dương hệ. Họ đã – đối với một vài mục tiêu huyền bí và đặc biệt – phá vỡ sự liên quan giữa cõi phụ dĩ thái thứ ba với bốn cõi phụ thấp của cõi trần (cõi phụ chất đặc, chất lỏng, chất khí và cõi phụ dĩ thái thứ tư – ND). Cuộc tuần hoàn này được tuân theo chỉ bởi một tỉ lệ phần trăm nhân loại được chuẩn bị và được liên kết chặt chẽ với một nhóm đang trải qua một cách dễ dàng, và phát triển cũng dễ dàng trên ba hành tinh đang tạo thành tam giác với trái đất, đó là Hỏa Tinh, Thủy Tinh và Địa Cầu. Ba hành tinh này – liên quan với cuộc nội tuần hoàn này – được xem là chỉ hiện hữu trong chất dĩ thái, và (liên quan với một trong các Thiên Nhân) giữ một vị trí tương tự với tam giác dĩ thái được tìm thấy trong thể dĩ thái con người. Ở đây tôi đã truyền đạt nhiều điều hơn từ trước đến nay đã được truyền đạt bên ngoài liên quan với cuộc nội tuần hoàn này và bằng việc nghiên cứu tam giác dĩ thái con người, chức năng của nó và loại thần lực đang chạy vòng quanh nó, nhiều điều có thể được suy diễn về cuộc nội tuần hoàn hành tinh này. Chúng ta phải nhớ rằng trong sự liên quan này vì tam giác dĩ thái của con người chỉ là giai đoạn dự bị cho một lưu thông rộng lớn bên trong địa hạt của toàn bộ thể dĩ thái, thế nên tam giác dĩ thái hành tinh – đi từ Địa Cầu đến Mars và Mercury – chỉ là hệ tuần hoàn dự bị so với cuộc tuần hoàn lớn hơn bao gồm bên trong lĩnh vực ảnh hưởng của một Đấng hành tinh.
4. Sự tuần hoàn của các tiểu hành tinh. Các đạo sinh của Minh Triết Muôn Đời thường hay quên rằng Sự Sống của Thượng Đế tự biểu hiện qua các khối cầu xoay vòng này, chúng (dù không đủ lớn để được xem như các hành tinh) chạy theo quỹ đạo của chúng quanh trung tâm thái dương và có các vấn đề về tiến hóa riêng của chúng và đang hoạt động như là thành phần của Cơ Thể thái dương. Chúng được làm linh hoạt (informed) – giống như các hành tinh – bằng một Thực Thể Thông Linh vũ trụ và ở dưới ảnh hưởng của các xung lực Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế dưới hình thức các cơ thể vĩ đại hơn. Các tiến hóa dựa vào chúng thì tương tự với, dù là không giống hệt với, các tiến hóa của hành tinh chúng ta, và chúng trải qua các chu kỳ của chúng trong các Bầu Trời dưới cùng các định luật như các hành tinh lớn hơn đang làm.
5. Các tam giác thu hút (absorbing Triangles). Thuật ngữ này được dùng để chỉ các trường phái tiến hóa được thấy nằm trong ba hành tinh chính yếu của thái dương hệ chúng ta – Uranus, Neptune và Saturn – và đối với các hành tinh trong ba dãy chính yếu, và ba bầu chính trong một hành tinh hệ. Các Đấng Cai Quản của các hành tinh, các dãy và các bầu được gọi là “Các Đấng Khảo Sát Thiêng Liêng” (“Divine Examiners”), và công việc của các Ngài có liên quan một cách đặc biệt và toàn bộ với giới nhân loại. Các Ngài chịu trách nhiệm đối với công việc như :
a/ Chuyển đổi con người từ một trường phái (school) này sang một trường phái khác, và từ cấp độ (grade) này sang cấp độ khác.
b/ Về việc mở rộng tâm thức con người đúng theo định luật,
c/ Về việc chuyển hóa (transmutation) các hình hài của đơn vị con người trong ba cõi thấp, và việc chối bỏ hình hài sau đó.
d/ Về tính chất phóng xạ của giới thứ tư trong thiên nhiên.
Chúng ta có thể xem các sự sống chủ trì trong các trường phái cục bộ này như là các vị giám sát (custodians) đối với Thánh Đạo, và do đó, chịu trách nhiệm cho Kẻ Hành Hương thiêng liêng trong các giai đoạn cuối của việc bước lên Con Đường Tiến Hóa. Các Ngài bắt đầu làm việc với con người từ lúc con người lần đầu đặt chân lên Con Đường Dự Bị và Các Ngài tiếp tục công việc của Các Ngài cho đến khi nhận được cuộc điểm đạo thứ bảy.
Vì lẽ đó các Chân Sư, tức là các Đấng thu nhận đệ tử để giảng dạy được tính vào trong số các vị này, trong khi các Chân Sư không vướng bận với việc dạy đệ tử thì không ở trong số đó.
Không thể đưa ra đầy đủ các loại trường phái và cách huấn luyện vốn đã được đưa ra trên các hành tinh khác nhau. Tất cả những gì có thể làm được là đưa ra cách diễn đạt theo huyền môn (occult phrase) vốn sẽ truyền đạt cho đạo sinh có trực giác loại ẩn ngôn cần thiết.
CÁC TRƯỜNG PHÁI HÀNH TINH
1. Uranus (Thiên Vương Tinh) – Trường Phái Huyền Thuật cấp đẳng thứ mười. Đôi khi được gọi là “hành tinh có thần lực tím” và các đạo sinh tốt nghiệp (graduates) của trường phái này sử dụng được quyền năng của prana dĩ thái vũ trụ.
2. Địa Cầu. Trường Phái Đáp Ứng Từ Điển. Một danh xưng khác được dành cho các đệ tử của Phái này là “Các tốt nghiệp viên của nỗ lực đau khổ” hay là “các phán quan giữa các đối cực”.
Thêm một ẩn ngôn nữa được chọn liên quan đến hai tên gọi nêu trên, đó là các tốt nghiệp viên (graduates) của Trường Phái đó được cho là trải qua cuộc khảo sát trên cõi phụ thứ ba của cõi cảm dục.
3. Vulcan (Hỏa vương cầu). Trường Phái Hỏa Thạch (Fiery Stones). Có một liên hệ kỳ lạ giữa các người đã vượt qua các phòng của nó và giới khoáng thạch. Các đơn vị con người trên hành tinh hệ địa cầu được gọi theo cách nói huyền bí là “các hòn đá sống” (“the living stones”); trên Vulcan chúng được gọi là “các hỏa thạch”.
4. Jupiter (Mộc tinh). Trường Phái các Nhà Huyền Thuật Từ Tâm (Beneficent Magicians). Hành tinh này đôi khi được gọi theo cách nói của các trường phái là “Học Viện của các đơn vị Lực Tứ Phân” vì các thành viên của nó vận dụng bốn loại thần lực trong công tác huyền thuật kiến tạo. Một tên gọi khác được dành cho các phòng của nó là “Dinh Thự Trù Phú” vì các tốt nghiệp viên của nó hoạt động với Luật Cung Ứng và thường được gọi là “Người Gieo Trồng”.
5. Mercury (Thủy Tinh). Các đệ tử trong trường phái hành tinh này được gọi là “Các Con của Đạo Tâm” hay là “Các Điểm của Sự Sống Màu Vàng”. Họ có liên hệ chặt chẽ với Hệ Địa Cầu chúng ta, và Cổ Luận có nói đến điều này bằng các lời:
Các điểm lửa vàng hòa nhập và pha trộn với cây có bốn lá có màu lục dịu, và thay đổi màu của nó theo một sắc thái vàng của mùa thu. Cây bốn lá qua dòng lưu nhập mới và mát mẻ trở thành 1179 cây có bảy lá và ba đóa hoa trắng”.
6. Venus (Kim Tinh). Trường Phái này có năm cấp rõ rệt. Hành tinh hệ này có liên quan chặt chẽ với hành tinh hệ chúng ta, nhưng Đức Hành Tinh Thượng Đế của nó ở trong một nhóm tiến hóa nhiều, theo ý nghĩa vũ trụ, hơn là Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Hầu hết các giáo huấn viên thuộc Thánh Đoàn của hệ thống đó đến từ cõi vũ trụ thứ năm và là một nhóm đặc biệt gồm các Manasadevas thuộc đẳng cấp rất cao. Mỗi một trong các Ngài được mô tả trong các thư khố của Thánh Đoàn chúng ta như là nắm giữ một đinh ba có lửa (trident of fire) được gắn bằng năm viên ngọc lục bảo (green emeralds).
7. Mars (Hỏa Tinh). Trường Phái dành cho các Chiến Sĩ, hay là các đẳng cấp mở rộng cho các chiến sĩ. Bốn trong số các trường phái hành tinh này chịu trách nhiệm cho năng lượng tuôn chảy qua các nhân vật tiêu biểu nhất của bốn giai cấp và điều này không những chỉ ở Ấn Độ mà còn ở mọi phần trên thế giới. Các huấn sư của trường phái này được nói đến như là “Các tốt nghiệp viên của Lửa đỏ hồng” và thường được mô tả như là khoác trong các áo choàng đỏ, và quyền trượng bằng gỗ mun. Các Ngài làm việc dưới Ngôi Một Thượng Đế và huấn luyện những ai làm việc theo các đường lối của Đấng Hủy Diệt.
8. Neptune (Hải Vương Tinh). Chính trường phái này liên quan đến sự phát triển và bảo dưỡng của yếu tố dục vọng và các vị tốt nghiệp của nó được gọi là “Con của Vishnu”. Biểu tượng của các Ngài là chiếc áo choàng với chiếc thuyền buồm được vẽ quả tim, ý nghĩa của nó sẽ hiện rõ với người biết quan sát.
Không được phép nói đến các trường phái hành tinh khác, cũng như việc đó không ích lợi gì. Thêm vài sự kiện có thể được đạo sinh có suy tư xác định, đó là kẻ đã chỉnh hợp được với Ego của y và có giao tiếp với nhóm Chân Ngã của y. Giáo huấn được đưa ra về hệ địa cầu của chúng ta trong Phòng Minh Triết đã được bàn đến trong nhiều kinh sách huyền môn như “Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái Dương”, nên không cần bàn thêm ở đây.
Vài khía cạnh của định luật này được nêu ra ở đây.
Không được phép nói đến các trường phái hành tinh khác, cũng như việc đó không ích lợi gì. Thêm vài sự kiện có thể được đạo sinh có suy tư xác định, đó là kẻ đã chỉnh hợp được với Ego của y và có giao tiếp với nhóm Chân Ngã của y. Giáo huấn được đưa ra về hệ địa cầu của chúng ta trong Phòng Minh Triết đã được bàn đến trong nhiều kinh sách huyền môn như “Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái Dương”, nên không cần bàn thêm ở đây.
Vài khía cạnh của định luật này được nêu ra ở đây.
Tuy không có một nền móng nào được hàm chứa, nhưng đủ để nêu ra phạm vi ảnh hưởng và tầm mức của nó. Cuối cùng, cần phải nêu ra rằng, theo một số quan điểm, Định Luật karma là toàn thể Định Luật Hút này vì nó chi phối mối liên hệ của mọi hình hài đối với những gì đang sử dụng hình hài và của mọi sự sống đối với nhau.
Các nhà nghiên cứu Định Luật Hút phải cẩn thận ghi nhớ vài điều. Các điều này nên được thận trọng xem xét và hiểu rõ khi vấn đề được nghiên cứu.
Trước tiên, họ phải nhớ rằng tất cả các định luật phụ này thực tế chỉ là biểu hiện của Định Luật Duy Nhất; rằng chúng chỉ là các tên gọi phân biệt, được dùng để diễn tả một phương pháp lớn duy nhất của biểu lộ.
Thứ hai, rằng mọi năng lượng, đang biểu lộ trong thái dương hệ, sau rốt chỉ là năng lượng của vi tử thường tồn thể xác của Thượng Đế, có hạt nhân của nó trên cõi phụ nguyên tử của cõi hồng trần vũ trụ. Vi tử thường tồn hồng trần này (như là trường hợp với nguyên tử tương ứng của điểm Chân Thần – incarnating jiva) có vị trí của nó bên trong thể nguyên nhân của Thượng Đế trên cõi riêng của Ngài; do đó nó được ghi ấn tượng (impressed) bằng toàn bộ của thần lực của hoa sen Chân Ngã vũ trụ, tức là tính chất thu hút của tình thương vũ trụ. Thần lực này được truyền đến thái dương hệ bằng hai cách: Qua trung gian của Mặt Trời, theo ý nghĩa huyền linh, vốn là vi tử thường tồn thể xác; do đó, nó hút và giữ lực hút đó, tất cả đều ở trong lĩnh vực ảnh hưởng của nó, như vậy tạo ra thể xác Thượng Đế: qua trung gian của các cõi vốn là các tương ứng đối với bảy loa tuyến của vi tử thường tồn xác thân của con người. Theo cách này, một kiểu mẫu kép của lực hút được tìm thấy: một lực là cơ bản và chủ yếu; lực kia thì phụ thuộc. Các dòng năng lượng này, được phán đoán bằng các hiệu quả của chúng, được gọi theo cách gọi của nhân loại là các định luật (laws), bởi vì các kết quả của chúng bao giờ cũng bất di bất dịch và không cưỡng lại được, còn các ảnh hưởng của chúng vẫn giống nhau không hề thay đổi, chỉ thay đổi theo hình tướng vốn là đối tượng của xung lực năng lượng.
Thứ ba, đạo sinh cần phải nhớ rằng bảy cõi, hay là bảy loa tuyến của vi tử thường tồn Thượng Đế, không phải tất cả đều được truyền sinh lực bằng sức thu hút (attractive pull) phát ra từ hoa sen Thượng Đế (logoic lotus) xuyên qua tâm của Mặt Trời. Năm trong số các loa tuyến đó đều “linh hoạt” (“alive”) hơn hai cái còn lại; năm cái này không bao gồm cái cao nhất và thấp nhất. Các từ ngữ “tâm của Mặt Trời” cần được nhận thức để hiểu nhiều hơn là một địa điểm nằm trong các chỗ sâu kín bên trong của cơ thể thái dương (solar body) và có liên quan tới bản chất của quả cầu thái dương. Quả cầu thái dương rất giống với nguyên tử được mô tả trong sách của Babbitt và sau đó trong “Hóa Học Huyền Bí” của bà Besant. Mặt trời có hình quả tim (heart-shaped), và (nhìn từ các góc độ vũ trụ) có một chỗ lõm nơi đó chúng ta có thể gọi là cực bắc của nó. Chỗ lõm này được tạo ra bởi sự tác động của năng lượng Thượng Đế lên vật chất thái dương.
Năng lượng này tác động vào quả cầu thái dương, và từ đó được phân phối đến mọi phần của toàn thể thái dương hệ, tỏa ra từ ba trung tâm vũ trụ và do đó, trở thành ba trong chu kỳ đặc biệt này.
a/ Từ chòm sao Đại Hùng có 7 ngôi. b/ Từ thái dương Sirius (Thiên Lang, Ngưu Lang). c/ Từ tinh tòa Pleiades (chòm sao Tua Rua).
Cần nên nhớ rằng có bảy dòng năng lượng vũ trụ có thể có được đều hữu ích trong thái dương hệ chúng ta, trong đó có ba cái chính. Ba dòng này thay đổi theo các chu kỳ rộng lớn và không thể đếm được.
Các nhà nghiên cứu có thể thấy điều đó là hữu ích khi nhớ rằng:
a/ Định Luật Tiết Kiệm biểu lộ như là một thôi thúc (urge), b/ Định Luật Hút biểu lộ dưới hình thức sức thu hút (pull), c/ Định Luật Tổng Hợp biểu lộ dưới hình thức khuynh hướng tập trung ở tâm, hay là khuynh hướng hòa nhập (merge). Các dòng năng lượng đang tuôn đổ qua môi trường Mặt Trời từ hoa sen Chân Ngã và vốn thật sự là “năng lượng Linh Hồn của Thượng Đế” thu hút vào chúng những gì hơi giống với chúng ở mức rung động. Điều này có thể có vẻ hơi giống lối diễn đạt có tính cách buồn chán, nhưng dễ bị tác động với ý nghĩa thực sự sâu sắc đối với đạo sinh, vốn giải thích được cho mọi hiện tượng của thái dương hệ. Các dòng năng lượng này đi qua các hướng khác nhau, và với kiến thức về phương hướng huyền bí đưa đến sự hiểu biết về các đẳng cấp sự sống khác nhau và cái bí ẩn của các biểu tượng huyền môn.
Dòng năng lượng chính nhập vào ở chỗ lõm trên đầu trong quả cầu thái dương và vượt qua toàn bộ vòng giới hạn, cắt đôi nó thành hai nửa.
Nhập vào với dòng sinh lực này là nhóm các sự sống linh hoạt mà chúng ta gọi là các “Nghiệp Quả Thần Quân”. Các Ngài cai quản các lực hút (attractive force) và phân phối chúng một cách chính xác. Chúng nhập vào, đi qua tâm quả cầu và nơi đó (tạm diễn tả như thế) định vị (locate) và lập nên “Thánh Điện của Công Lý Thiêng Liêng”, gửi ra bốn hướng của vòng tròn bốn vị Maharajahs, tức là các đại diện của các Ngài. Thế là Thập giá có bốn cánh bằng nhau được tạo thành, và mọi bánh xe năng lượng bắt đầu hoạt động. Việc này bị chi phối bởi các hạt giống nghiệp quả của thái dương hệ trước, và chỉ chất liệu đó được Thượng Đế vận dụng, và chỉ có các sự sống đi vào biểu lộ mới lập nên một lực hút hỗ tương.
Năm dòng năng lượng sinh động này (một và bốn) là nền tảng của bước tiến của vạn vật; các dòng năng lượng này đôi khi được gọi một cách bí ẩn là “Các Sự Sống chuyển động tịnh tiến”. Các Ngài biểu hiện cho Ý Chí của Thượng Đế. Đó là nốt mà các Ngài phát ra và lực thu hút mà các Ngài phát khởi, nó đưa vào tiếp xúc với khối cầu thái dương một nhóm sinh linh mà cách hoạt động là xoắn ốc chớ không tiệm tiến.
Các nhóm này gồm có bảy và đi vào biểu lộ qua những gì mà đối với các Ngài là một cánh cửa Điểm Đạo lớn. Trong một số sách huyền học, bảy nhóm này được nói đến như là “bảy Đấng Điểm Đạo vũ trụ, Các Ngài đã vượt qua bên trong Tâm, và ở đó cho đến khi cuộc trắc nghiệm trôi qua”. Đây là bảy Huyền Giai của Các Đấng Cao Cả, bảy Dhyan Chohans. Các Ngài đưa hình xoắn ốc (spiral) vào biểu lộ, cắt qua thập giá tứ phân và tiếp xúc với dòng năng lượng có hình chữ thập ở một vài vị trí. Các vị trí nơi mà các dòng năng lượng bác ái băng qua các dòng năng lượng ý chí và nghiệp quả, về mặt huyền bí được gọi là “Các Huyền Cốc chứa ánh sáng kép” và khi một Điểm Chân Thần hay là Chân Thần nhập thế đã giải thoát tiến nhập vào một trong các Động Thiêng này trong tiến trình hành hương của mình, y nhận được điểm đạo và chuyển sang vòng xoắn ốc cao hơn.
Một dòng năng lượng khác đi theo con đường khác mà hơi khó minh giải. Tập hợp các sự sống linh hoạt đặc biệt này tiến nhập vào chỗ lõm có hình tim, chạy quanh bờ rìa của vòng-hạn-định đến phần thấp nhất của quả cầu thái dương và kế đó leo lên, do đó hình thành sự đối ngược với dòng năng lượng đang tuôn xuống. Dòng thần lực này được gọi là “thái âm” lực (“lunar” force) vì thiếu một tên gọi thích đáng hơn. Chúng hợp thành cơ thể của Raja Lord (Thần Chủ Quản) của mỗi cõi và được chi phối bởi Định Luật Tiết Kiệm.
Tất cả các dòng năng lượng này hợp thành các phác thảo hình học với vẻ mỹ lệ to tát dưới con mắt của nhà nhãn thông có điểm đạo. Chúng ta có các đường nằm ngang và chia đôi, bảy đường lực vốn tạo ra các cõi, và bảy đường xoắn, như vậy tạo thành các kinh tuyến và vĩ tuyến của hệ thống, và sự tương tác của chúng tạo ra một tổng thể có vẻ đẹp và phác thảo kỳ diệu. Khi các đường này được hình dung ra màu sắc và được nhìn thấy trong vẻ huy hoàng thực sự của chúng, người ta sẽ hiểu được rằng mức thành đạt của Thái Dương Thượng Đế chúng ta thì rất cao, vì cái mỹ lệ của Linh Hồn Thượng Đế được diễn tả bằng những gì được nhìn thấy.
HẾT PHẦN I