TÁNH GIÁC KHỞI BẤT GIÁC SINH VÔ MINH
BIỂU LỘ THÀNH THẾ GIỚI CHÚNG SINH LUÂN HỒI TƯƠNG TỤC
[BẤT NHỊ SINH NĂNG SỞ - CÁC ĐẠI - CHÚNG SINH THEO PHẬT GIÁO]
HƯ KHÔNG LÀ ĐỒNG - THẾ GIỚI LÀ DỊ
DỊ LÀ PHÁP HỮU VI: ÂM DƯƠNG - LƯỠNG NGHI [Nhị nguyên] SINH THẾ GIỚI NÚI SÔNG ĐẤT LIỀN
(Xem thêm: Tổng hợp về chữ Đạo trong các Kinh)
[ KIẾN THỨC TỔNG HỢP KHÁI LƯỢC - KÍNH MONG CHỈ THAM KHẢO ]
I. CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN CẦN BIẾT [Trích Tooltip]
Tánh giác ≅ Như Lai Tạng Bất nhị ≅ Tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng là không sinh không diệt. Điều ấy chỉ ra rằng căn tánh vốn là chân thật và vọng tưởng là hư vọng, không thật.
Trong pháp giới thanh tịnh vốn không có chúng sinh, nhưng vì do vọng niệm từ vô thỉ mà thành vô minh rồi dần dần biến thành căn nguyên sinh ra chúng sinh. Do vậy vọng minh chính là vô minh và cũng từ cái vô minh này mà dần theo thời gian hình thành sở tướng của tứ đại và hấp thụ tứ đại để làm thân. Vọng tưởng sai lầm đã biến con người thành “vọng năng” và dĩ nhiên chấp nhận có “sở năng” bên ngoài. Một khi chấp có “năng sở” nghĩa là chấp có chủ thể và đối tượng tức là chấp có sự đối đãi phân biệt. Năng minh là lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở bên trong của con người và sở minh chính là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là ngoại trần. Vì thế tuy thế giới vạn pháp có bao la vô cùng vô tận, nhưng cũng không ra ngoài căn, trần cả.
Hằng ngày quý vị đều thấy Như Lai tạng. Nhưng quý vị không nhận ra. Trong mọi động dụng hằng ngày quý vị đều ở trong Như Lai tạng. Những gì mắt quý vị thấy, những gì tai nghe mọi cái hoàn toàn đều ở trong Như Lai tạng [HT Tuyên Hóa giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm]
+ Thanh tịnh Pháp Thân Phật: Nếu quý vị có trí thì giống như có thái dương/ Ngoài, có huệ giống như trăng sáng/ Trong tâm. Trí Huệ bát nhã thường chiếu sáng trong ngoài thân tâm, trong ngoài đều sáng suốt giống như lưu ly, vạn pháp trong tự tánh vốn trong sáng. Quý vị nhận biết bổn tâm của mình, thấy được bổn tánh, thì cũng giống như trời xanh không mây ... chính là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Lục Tổ Đàn Kinh)
+ Tánh giác bất nhị vốn Minh - Do khởi Vọng niệm thành Vô minh ≅ Nhị nguyên => Hư không là đồng - Thế giới là dị
+ Tánh giác vô minh ≅ Vọng minh ≅ Vọng tưởng => Năng sở [ Vọng năng "bên trong" và Sở năng "bên ngoài"] => Chấp có NĂNG SỞ [ Trong có Năng minh là lục Căn và ngoài có Sở minh là Trần cảnh ] => Chủ thể và đối tượng đối đãi phân biệt => Vạn pháp không ngoài Căn Trần.
+ Các Luân: Kim luân - Phong luân - Hỏa luân - Thủy luân - Không luân
+ Các đại: Tánh các đại - Thể các đại - Dụng các đại - Các đại không ngăn ngại nhau
+ Ngũ đại: Phong đại - Tánh phong đại - Kim đại/ Địa đại - Tánh địa đại - Hỏa đại - Tánh hỏa đại - Thủy đại - Tánh Thủy đại - Không đại - Tánh không đại
+ Sáu giới: Địa giới - Thủy giới - Hỏa giới - Phong giới - Không giới - Thức giới
+ Luận về Vật chất Tứ đại - Các đại chủng: Luận về Đất - Luận về Nước - Luận về Gió - Luận về Lửa - Luận về không đại - Luận về không khí
+ Âm Dương Dị Đồng
II. BẢNG LIỆT KÊ THEO THIÊN - ĐỊA - NHÂN
STT | NỘI DUNG | Đại vũ trụ - Bất nhị phân âm dương | Con người là một Tiểu vũ trụ - Ứng Đại vũ trụ | Ghi chú | ||
NGHI ÂM | NGHI DƯƠNG | NGHI ÂM | NGHI DƯƠNG | ĐƯỜNG LINK | ||
Tánh Giác Bất nhị nguyên | Vừa có vừa không | Vừa có vừa không | ||||
Bất giác khởi Nhị nguyên | Hư không tối tăm | Tánh giác Vô minh | ||||
Vũ trụ biểu lộ phân thân | Vật chất | Tinh thần | ||||
Đại Đạo có Đức hiếu sanh | Nhất âm | Nhất dương | ||||
Đạo tạo ra 12 loài Chúng sinh | Loài vô tình | Loài hữu tình | Sắc tướng siêu vật chất | Chân thần | Trí tuệ Thái dương hệ | |
Thành: Thế giới Chúng sinh | Các Hành tinh Thái DH | Mặt trời tinh thần | Sắc tướng vi vật chất | Chân ngã | Trí tuệ Linh hồn | |
Tương ứng Thể Trí tuệ | NGŨ HÀNH Ở ĐỊA CẦU | THỂ TRÍ ĐỊA CẦU | THÂN XÁC [Tứ đại] | THỂ TRÍ TUỆ | Hạ trí - Thượng trí con người | |
Tương ứng Thể cảm dục | NƯỚC BIỂN | MẶT TRĂNG | CHẤT LIỆU CẢM DỤC | THỂ CẢM DỤC | Thể tri giác con người | |
Tướng ứng Thể Dĩ thái | Vật chất tứ đại Địa cầu | Thể Dĩ thái Địa cầu | Vật chất tứ đại | Thể Dĩ thái con người | Thể dẫn truyền năng lượng | |
........... | ................................................... | .............................................. | ......................................... | ........................................ | ........................................ | ................................................ |
III. BẢNG LIỆT KÊ THEO DANH SÁCH THUẬT NGỮ TƯƠNG ỨNG ÂM DƯƠNG
STT | DIỄN GIẢI | NĂNG LƯỢNG ÂM | NĂNG LƯỢNG DƯƠNG | GHI CHÚ |
Trạng thái tồn tại | Ở ĐẤT THÀNH HÌNH | Ở TRỜI LÀ KHÍ | ||
Tương ứng tam phân | Tinh - Khí - Thần | Trời - Trăng - Sao | ||
........... | ................................................ | .............................................. | .............................................. | .............................................. |
IV. DIỄN GIẢI THÊM
* MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất
- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đất là hiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ). Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió.