QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Hiền Thánh Giảng Giải Về Kinh Dịch

TRÍCH ĐOẠN
HIỀN THÁNH GIẢNG GIẢI VỀ KINH DỊCH

I- Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải "Lời tựa" trong Kinh Hoa Nghiêm

 Qua lại không ngằn mé, động tĩnh vốn một nguồn, bao hàm chúng diệu mà hằng dư, vượt qua ngoài sự suy lường của ngôn thuyết, duy chỉ có Pháp Giới mà thôi!
Chia chẻ huyền vi làm rạng ngời tâm cảnh. Cùng lý tột tánh, thấu quả trùm nhân, mênh mông bủa khắp, bao hàm cả thái hư. Chỉ có Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này thôi.
Cho nên Đức Thế Tôn của chúng ta lúc vừa đủ mười thân, Chánh Giác vừa thành, Ngài bèn theo hạnh nguyện để độ cơ. Thâu cả hư không làm thể tánh, đầy đủ vạn đức, làu sạch không còn chút mảy trần.
Sóng lặng nơi biển trí vời vợi bao hàm vạn tượng, vầng trăng tánh không vằng vặc chóng hiện ở muôn sông. Không rời khỏi thọ vương mà bao trùm bảy chỗ nơi Pháp Giới, không trái hậu tế mà thông suốt chín hội nơi sơ thành. Thấu tận huyền tông rộng lớn bủa khắp hải hội khó nghĩ bàn. Viên âm làu làu bao hàm mười cõi, chủ bạn trùng trùng tận đến mười phương cùng thời xướng.
Tuy không không bặt dấu, nhưng muôn sao của một trời nghĩa lại rực rỡ, lẳng lặng quên lời mà sóng cả nơi biển giáo lại trùng trùng. Giả như nghìn môn ngầm chảy thì cùng làm nguồn lớn với chúng điển. Vạn đức đều quay về nhiếp quần kinh làm quyến thuộc.
Chỉ thú sâu mầu của Kinh này: thầm khế hợp với chơn thể nơi vạn hóa, hiển đức tướng nơi cửa trùng huyền. Dụng vô ngần mà luôn như như; trí tròn rạng mà hằng vắng lặng. Chơn vọng giao xen lẫn nhau, nên ngay tâm phàm mà thấy được tâm Phật. Sự lý song tu nương bổn trí để cầu Phật trí. Lý theo sự biến thì duyên khởi một mà nhiều cũng vô biên. Sự đạt lý dung thì dẫu nghìn sai muôn khác hợp lại cũng vô ngại. Cho nên đắc mười thân rờ rỡ mà tương tác. Lục vị không loạn mà gồm thâu. Rộng lớn gom vào mà không ở trong, bụi trần bao bọc mà không ở ngoài. Tỏ rõ đồng hiện, giống như hạt cải và chiếc bình kia đồng thời trọn đủ. Ví như giọt nước và biển cả, một và nhiều không hề ngăn ngại. Giống như nghìn ánh đuốc giữa phòng không, ẩn hiện đồng thời. Như mảnh trăng giữa trời thu, trùng trùng tia sáng, như rèm châu của lưới trời, niệm niệm viên dung. Như thời gian hiển thị trong tịch mộng, pháp môn trùng điệp. Như mây nỗi giữa trời không, vạn hạnh tỏa ngát, như hoa nở trên gấm.
Như cao đến không ngẩng nhìn thấy được nên tích hạnh Bồ Tát phơi vi vảy nơi cửa rồng; sâu mà không dòm thấy được nên Thanh Văn đức trọng nơi Pháp hội mà không nghe thấy. Thấy nghe là chủng tử, bát nạn cũng vượt khỏi thềm Thập địa. Hiểu và thực hành vẫn do nơi mình, nên một đời mà trọn đầy quả vị của nhiều kiếp. Như sư tử chồm lên, chúng hải đốn chứng nơi rừng thẳm; như voi chúa xoay lại, sáu nghìn thành Đạo ngay nơi lời nói. Tỏ rạng nơi đông miếu, trí tròn đầy chẳng khác tâm ban đầu. Di huấn về hướng nam tìm cầu, nhân viên mãn mà không vượt ngoài lỗ chân lông. Phân tích quyển kinh thật chi li thì niệm niệm thành tựu; thấu tột nguyện môn của chúng sanh thì trần trần hạnh mãn. Thật có thể nói là diệu thuyết thường hằng, là mô phạm của muôn nơi, lời mầu xứng tánh, là chuẩn mực của Nhất thừa. Dõi theo huyền chỉ nầy mà lại xem kinh khác thì giống như mặt nhật giữa trời không; thâu tóm hết ánh sáng của mọi sắc cảnh; như Tu-di biển cả nó xếp vào hàng cao nhất của các đỉnh khác.
Đấy là nhờ Bồ Tát sưu tầm nơi Cung Rồng. Bậc Đại Hiền xiển dương nơi Đông Hạ. Nhớ lại vào thời Chánh Phápcòn phải ẩn dấu ánh sáng huy hoàng thanh tịnh kia. Lành thay vẫn gặp được huyền hóa này trong thời tượng quý. Huống chi được gặp vua Thánh, lại đắc được Kinh này từ núi Linh Sơn, dốc lòng suy cứu huyền tôn há không vui lắm sao?
Đề tựa là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” tức là tên chung của Vô Tận Tu-đa-la. “Thế Chủ Diệu Nghiêm Phẩm Đệ Nhất” tức là mục riêng để phân biệt nghĩa các thiên. “Đại” là rộng rãi đến vô bờ. “Phương” là chánh pháp tự trì. “Quảng” là xứng thể mà tròn đủ. “Phật” là giác ngộ lẽ huyền diệu này. “Hoa” là dụ cho công đức vạn hạnh. “Nghiêm” nghĩa là trang điểm pháp cho người. “Kinh” là nguồn suối chảy bất tận. Tóm thâu diệu nghĩa huyền mầu, nhiếp khắp hải hội vô biên, làm mẫu mực cho muôn thuở. Phật và các vua đều được xưng là “Thế Chủ” bậc Chúa trên đời, pháp môn y chánh đều được gọi là “Diệu Nghiêm”, phân loại để làm rõ tên “Phẩm”. Đứng đầu các thiên nên gọi là “Đệ Nhất”. Kinh này có 39 phẩm, phẩm này đặt trước tiên nên gọi là “Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất” của “Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm”.
Vãng phục vô tế, động tĩnh nhất nguyên, hàm chúng diệu nhi hữu dư, siêu ngôn tư nhi quýnh xuất giả, kỳ duy pháp giới dư!
Qua lại không bờ mé, động tĩnh vốn một nguồn, bao hàm chúng diệu mà hằng dư, vượt qua ngoài sự suy lường của ngôn thuyết, duy chỉ có Pháp Giới mà thôi!
Vãng phục vô tế: Vãng là đi, còn gọi là khởi hành hay còn gọi là cử động, còn gọi là biến. Mà hễ có động thì ắt có biến, có biến ắt có hóa. Chỉ khi nào loài người trong trời đất này hết lòng chí thành thì mới đủ cảm hóa được vậy. Nếu quý vị chí thành thì có thể cảm hóa được bằng ngược lại thì không thể.
Phục chính là trở lại, cũng chính là một trạng thái mất đi, hay còn gọi là một sự tĩnh lặng. Câu này muốn nói động không hề chướng ngại tịnh, tịnh cũng không làm trở ngại động. Động cũng chính là tịnh, tịnh cũng chính là động. Chính vì trạng thái động tịnh nhất như này nên mới gọi là Vô Tế.
Vô tế nghĩa là không có vết tích, không có một con đường nào, cũng chính là nghĩa “Miệng muốn nói mà lời tiêu tán, tâm muốn duyên mà ý bặt dứt”. Tuy miệng muốn nói nhưng không còn lời lẽ nào, nên không cách nào nói ra được. Trong lòng muốn suy nghĩ điều này điều nọ nhưng cũng không cách nào nghĩ ra được. Mọi suy tưởng không còn nên gọi là không hay không biết, không nghĩ không ngợi. Đó là gì? Đó là Dụng Đại của Kinh Hoa Nghiêm. Ý nói tác dụng của Kinh Hoa Nghiêm này là to lớn vậy. Cho nên nói “Qua lại không bờ mé”. Qua mà chưa qua, lại mà chưa lại, qua lại không hai, vì không có hai thể, qua là từ lại mà có, cũng vậy, lại cũng từ qua mà có. Cho nên nói qua lại không bờ mé, không có một con đường nào.
Ý này cũng giống như “Con chim bay trên hư không mà chẳng lưu lại dấu vết”. Một chú chim chao lượn trên tầng không, chẳng hề thấy một đường bay. Quý vị không tìm ra con đường mà con chim đã bay qua. Như “Lấy dao chém nước, nước không hề có vết tích”. Quý vị chém một nhát dao xuống nước, nó chẳng để lại một vết tích nào.
Nói thì nói như vậy, nhưng chim bay qua trên tầng không, không hẳn là không có đường bay, phải có một lằn đường ở đó, vì khi con chim bay ngang qua, phải đợi sau 24 tiếng đồng hồ tức là một ngày một đêm, lằn đường đó mới biến mất. Chẳng qua chúng ta nhìn bằng nhục nhãn nên không thấy được lằn đường ấy nên không biết. Tuy hiện giờ có tia X quang, cũng có kính hiển vi, nhưng cũng không nhìn thấy được. Chỉ khi thông đạt ngũ nhãn thì chợt nhìn bèn thốt lên: Ồ! Nơi ấy có một chú chim vừa bay qua nên nơi đó không có chút bụi bặm, là chân không. “Như dao chém nước, nước không để lại vết tích”. Dùng dao chém nước, trên mặt nước tuy không có dấu vết. Nhưng nhìn bằng thiên nhãn, thì vết dao ấy cũng trải qua 24 tiếng đồng hồ, nước mới nối lại. Ý muốn nói “Dao chặt nước, nước cũng bị thương sao”? Dao chém người, người cũng đổ máu, tại sao chặt nước, nước lại không bị thương ư! Vì chém nước, nước thấu qua gió, ở trong nước sẽ có một lằn gió. Chẳng qua đó là không phải là một đề tài mà khoa học ngày nay nghiên cứu được. Phải trải qua một hai nghìn năm sau, khoa học sẽ chứng minh được lý này. Bây giờ tôi nói như vậy, có lẽ rất ít người tin, nhưng sau này sẽ có nhiều người hiểu ra và tin tưởng nhiều hơn. Vì sao? Vì sau này họ sẽ tỏ tường nguyên lý ấy và họ sẽ tin rằng: Đây là ý “vãng phục vô tế (qua lại không bờ mé)”. Tức là Dụng Đại vậy.
Động tịnh nhất nguyên: Đây là Thể Đại. Căn nguyên của Động cũng chính là đây. Cội gốc của Tịnh cũng xuất phát từ điểm này. Bản thể này hoàn toàn không có một cái gì gọi là động, cái gì gọi là tịnh. Hễ có động tĩnh thì sẽ có biến đổi, nghĩa là động thì tất biến mà tôi vừa nói. Giống như 64 quẻ Bát Quái[1] trong “Kinh Dịch”, quý vị lắc nó thế nào nếu nó không động thì đó chính là quái gốc, nếu nó động thì sẽ biến thành quái phụ. Nhưng bản thể của sự động tĩnh này là một. Cội gốc của Động chính là Tịnh và ngược lại cũng thế, hai cái này tuy hai mà là một, vì nó vốn từ một nguồn vậy. Tôi sẽ trình bày một thí dụ đơn giản nữa để quý vị hiểu rõ nguyên lý động tịnh này. Bản thể nó giống như một người mẹ nọ sinh ra hai đứa con. Một đứa gọi là A Động, đứa kia gọi là A Tịnh. A Động gọi mẹ là mẹ, A Tịnh cũng gọi mẹ là mẹ. Cho nên nói đây là sinh ra từ một thể. Trong “Thanh Tĩnh Kinh”- Lão Tử nói:
“Luận về Đạo có thanh có trọc, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tịnh. Hạ xuống gốc chảy về ngọn mà sinh vạn vật. Trong là nguồn của đục, động là gốc của tĩnh. Con người khéo giữ lòng thanh tĩnh thì trời đất đều quay về.”
Luận về Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Lý của Đạo này hễ có trong thì ắt có đục. Thanh tịnh đến cực điểm thì sẽ đục; đục đến cực điểm thì sẽ trong lại. Đạo có một tính chất tự nhiên giống như điện lực, vừa có động vừa có tĩnh. Động chính là dương, tĩnh chính là âm. Một âm một dương gọi là Đạo. Lão Tử nói: “Trời trong đất đục”. Trời thì trong trẻo còn đất thì ô trọc. “Trời động đất tĩnh” trời thì luôn biến động còn đất thì luôn yên tĩnh. Thực ra khoa học hiện nay đã chứng minh cho thấy, đất là luôn ở trong trạng thái biến động, mà trời thì yên tĩnh. Nhưng lẽ động tĩnh mà chúng tôi giảng ở đây hoàn toàn không phải là cái động tĩnh mà khoa học nói đến. Nhưng nguyên lý động tĩnh này là muốn nhấn mạnh về bản thể của nó. Quý vị xem, đất mà khoa học chứng minh cho là động, trên thực tế trời cũng động. Quý vị thử xem, trời dường như bất động, nhưng thật ra nó đang biến động. Đất vốn động nhưng thực ra nó cũng bất động. Đạo lý này không phải là cái mà hàng phàm phu dùng ngôn ngữ văn từ bình thường có thể hiểu hết được.
Lão Tử lại nói: “ Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tịnh”. Người nam thì trong sạch, người nữ thì dơ uế, người nam thì náo động nhưng người nữ lại yên tĩnh. Song có người lại cho rằng: “Lý này tôi không tin, người nam mới là dơ uế, người nữ mới đáng gọi là trong sạch. Vì phụ nữ ngày nào cũng tắm rửa, trang điểm son phấn, trang sức không biết bao nhiêu mỹ phẩm”. Tại sao họ phải trang điểm? Nếu không dơ uế tại sao phải trang điểm? Cũng như mặt đất, nếu nó không có bụi bặm thì quý vị quét làm gì? Sở dĩ quý vị muốn quét là vì nó quá bẩn, vì nó có nhiều rác rến. Cũng vậy, tại sao quý vị đắp mặt nạ, vì quý vị biết rõ mặt mình đang dơ bẩn.
Hiện nay có một số minh tinh điện ảnh muốn đi thẩm mỹ viện để sửa sắc đẹp, vì xưa nay nó luôn giống như da gà, lông hạc. Da mặt thì như da gà, tóc tai lại tựa như lông hạc, nhưng dùng một vài loại mỹ phẩm có thể nhuộm thành tóc đen, gương mặt cũng đắp thành mặt giả, hoặc hút bớt mỡ trên má, hoặc bom vào một chút cho gương mặt đầy đặn, tươi tắn hơn. Hoặc nâng mũi, mặc dầu trông rất đẹp nhưng rất đau đớn. Thế mà mấy ngàn năm trước Lão Tử đã biết việc này rồi. Cho nên ông mới khẳng định với chúng ta rằng: “ Nam sạch nữ dơ, nam động nữ tịnh”.
Từ cội gốc trôi về ngọn mà sanh vạn vật”. Từ chỗ cội gốc mà lưu lạc đến chỗ mút chót, nghĩa là rơi vào trong lục đạo luân hồi sanh làm người hoặc làm phi nhơn. Phi nhơn đây có nghĩa là sanh làm những loài động vật rất kỳ quái, đâu đâu cũng có. Nói về loài người thì có nhiều chủng tộc khác nhau, có nhiều màu da bất đồng, có những tướng mạo khác nhau, thân hình cũng khác, tánh tình cũng khác. Nói tóm lại, có rất nhiều dị tướng khác nhau. Còn loài động vật khác có thể tưởng tượng mà biết thì càng khác nhau xa vậy. Vạn vật ở đây bao gồm hữu tình và vô tình, hữu tình chúng sanh là động vật, vô tình chúng sanh là thực vật và khoáng vật.
Trong là nguồn của đục”. Lão Tử không nói trong đục là một nguồn, mà nói, trong là nguồn của đục. Động là nền tảng của tịnh, nên nói con người khéo giữ lòng thanh tĩnh thì trời đất đều quay về. Cho dù chúng ta động tịnh hay trong đục, nay tôi nói “Động tịnh nhất nguyên (động tịnh một nguồn)”, động đến cực điểm thì nó phải tịnh, tịnh đến cực điểm thì nó lại phải động; cũng vậy trong đến cực điểm thì nó thành đục, đục đến cùng tột thì nó lại trong. Cho nên không có một sự phân biệt nào vì tất cả đều xuất phát từ một nguồn gốc.
Có người nói: “Tôi hoàn toàn không hiểu lý lẽ này!”. Nay tôi sẽ chỉ cho quý vị hiểu một cách dễ dàng, vì pháp phương tiện vốn rất nhiều, pháp chân thật lại rất ít. Thế nào là pháp phương tiện? Thí như ban ngày quý vị không ngủ là do phải làm việc đúng không? Đây chính là động; ban đêm quý vị phải ngủ không làm bất cứ việc gì nữa, đây chính là tĩnh. Quý vị không thể nói ngày nào tôi cũng ngủ không làm việc hoặc ngày nào tôi cũng làm việc không ngủ nghỉ gì. Cho nên cái động tịnh này, động không lìa tịnh, tịnh cũng không lìa động, vì động tịnh vốn một nguồn. Đây chính là thể của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Nghĩa là Thể Đại vậy. Vì thể của nó rộng lớn nên bao trùm cả sự Động Tịnh.
Hàm chúng diệu nhi hữu dư: Chúng diệu ở đây không phải là một thứ diệu. Hàm là bao hàm, hàm tàng, hàm tàng các chúng diệu, không phải chỉ có một thứ diệu mà là hữu dư. Tuy nói đến chúng diệu tức có rất nhiều thứ diệu nhưng ở đây là nói có thừa, còn có nhiều thứ diệu lưu xuất ra, đây là Tướng Đại.
“Qua lại không bờ mé” là Dụng Đại. “Động tịnh một nguồn” là Thể Đại. “Hàm chúng diệu mà hằng dư” là Tướng Đại. Đây là ba cái rộng lớn của Thể Tướng Dụng. Cho nên kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm thể cũng lớn, tướng cũng lớn mà dụng cũng lớn. Lời tựa của ba câu này (vãng phục vô tế, động tịnh nhất nguyên, & hàm chúng diệu nhi hữu dư) chính là nói rõ về ba cái rộng lớn đó vậy.
Chữ diệu ở đây vốn là một cảnh giới bất khả tư nghì. Bây giờ nói về chữ “chúng diệu” này, tức là một danh từ của Đạo Giáo do Quốc sư Thanh Lương mượn để hiển bày đạo lý của Phật Giáo. Nó vốn được trích từ văn kinh của “Đạo Đức Kinh”. Một đoạn văn mở đầu như thế này:
Đạo khả đạo phi thường đạo; danh khả danh phi thường danh.
Vô được gọi là khởi thủy của trời đất, Hữu là mẹ đẻ của vạn vật.
Cho nên, thường là để quán về lẽ nhiệm mầu của nó, hằng là để quán về điềm may mắn của nó. Hai cái này xuất phát cùng một chỗ mà tên gọi khác nhau, cùng gọi là Huyền. Huyền rồi lại càng huyền là cửa của chúng diệu vậy”.
Chúng diệu” chính là được xuất phát từ đây, tên gọi tuy giống nhau nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn khác hẳn. Kinh Hoa Nghiêm nói “hàm chúng diệu mà có dư”. Ở đây là còn có dư, có dư chính là có rất nhiều. Nhưng trong “Đạo Đức Kinh” thì không nói như vậy, về mặt nghĩa lý khác nhau, Đạo Đức Kinh nóinó là cửa của chúng diệu”, vậy thì sẽ không có dư. (Nguồn: Giảng lời tựa Kinh Hoa Nghiêm - HT T.Hóa)