QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Chết Oan Uổng Và Phòng Chánh

CHẾT OAN UỔNG
VÀ CÁCH TU HÀNH PHÒNG CHÁNH

I- SƠ LƯỢC SỐ PHẬN - NGHIỆP BÁO VỀ BỆNH TẬT - HOẠN NẠN (Tooltip I)

1- Nhân quả - Luân hồi tái sanh là có: Đức Phật dậy: Trồng dưa được dưa - Trồng đậu được đậu. Nhân quả theo ta như bóng theo hình. Đã chót gieo nhân thì không bao giờ mất, sớm muộn cũng buộc phải nhận quả báo dù là quả đắng cay ngọt bùi ... (Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng;)

2- Chòm Sao Bắc Đẩu Thất Tinh: ... Khi thấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi từ tòa đứng dậy, tiến đến trước Phật mà bạch rằng:
Thưa Đức Thế Tôn, con thấy hầu hết nhân dân sang hèn trùng xuẩn động, nằm trong Thái, Thiếu Âm Dương, Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thảy đều do nơi Bắc Đẩu Thất nguyên Tinh làm chủ tể. Vì cớ gì mà 7 sao Bắc Đẩu ở giữa trời có uy quyền uy đức tối tôn như vậy? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con tuyên thuyết, tất cả nhân Thiên và đại chúng đây thẩy đều quy hưởng.
Khi ấy Phật bảo Bồ Tát Văn Thù và đại chúng rằng: Quý hóa lắm thay! Ta nay sẽ vì ông và chúng sinh ở đời vị lai tuyên thuyết duyên do để cho đời sau đều cùng hiểu biết, công đức lớn lao của 7 sao ấy, phúc thì quyền sinh, ân thí muôn cõi......
Khi ấy Phật bảo tất cả đại chúng rằng:
- Có thiện nam hay tín nữ nào mà hàng năm cứ ngày 8 tháng Giêng, ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9, và hàng tháng cứ ngày 7, ngày 9 với ngày sinh mình mặc y phục sạch đối trước tinh tượng chí tâm xưng niệm Danh hiệu 7 vị Phật và 2 vị Bồ Tát thời tùy tâm nguyện cầu gì cũng thấy cảm ứng ngay.
- Lại nếu có thể thắp 7 ngọn đèn bày theo tinh vị rồi lúc nửa đêm dâng cúng các thứ hương hoa tinh thủy dốc lòng khẩn cầu ắt được như ý.
- Ông Văn Thù này! Khắp cõi tể – quan, cư sĩ, tăng – ni, đạo – tục dù sang dù hèn cũng chỉ có 7 vị Bắc Đẩu Tinh Quân làm chủ bản mệnh.....
- Ông Văn Thù này ! Bắc Đẩu Cổ Phật quảng đại từ bi, thị hiện giữa bầu trời, chủ trương niên – mệnh , thống lãnh Càn Khôn. Trên từ vua- chúa, dưới đến nhân dân, trời đất núi sông, chim muông cây cỏ, tất cả đều do Thất Tinh Bắc Đẩu cai quản soi chiếu. ... (Xem Kinh Phật Thuyết Thiên – Trung Bắc Đẩu Cổ Phật)

II- Bệnh tật (Tooltip)

1. Mọi bệnh tật đều là sự mất hài hòa và thiếu sự chỉnh hợp cùng sự kiềm chế.
a) Bệnh tật có trong tất cả bốn giới của thiên nhiên.
b) Bệnh tật thật ra là sự thanh lọc
c) Các phương pháp chữa trị nhất định đều đặc biệt cho nhân loại và bắt nguồn ở thể trí
2. Bệnh tật là một sự kiện trong thiên nhiên.

a) Đối kháng với bệnh tật chỉ làm kích hoạt nó.
b) Bệnh tật không phải là kết quả của cảm nghĩ sai lầm của con người.
3. Bệnh tật là một tiến trình giải thoát và là thù địch của những gì tĩnh tại (static).
4. Định luật nhân quả chi phối bệnh tật cũng như chi phối mọi sự biểu hiện khác. (CTNM, 32)
+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)

III- TAI ÁCH - HOẠN NẠN ĐỚN ĐAU - SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM

Tai ách hoạn nạn với con người có rất nhiều hình thái, đều amng lại phiền lão khổ đau cho con người. Tất cả đều do Nhân nào - Quả đấy, dù ta tin hay không tin thì quy luật vẫn vận hành không có sai lầm với bất cứ ai. Ai gieo nhân thì người ấy tự chịu nhận quả báo.

+ Xúc cảm đau đớn:
Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. .....Đấng Thế Tôn giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực (hối tiếc vì mình đã lỡ lầm) và hoảng sợ. .... Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần......
"Cảm nhận sự thích thú, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận sự đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận được giác cảm không thích-thú-cũng-không-đau-đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. [Vì thế] có thể xem người ấy như là một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, đã tách ra khỏi sự sinh, sự già nua và cái chết, đã tách ra khỏi mọi thứ lo buồn, ta thán, đau buồn, khốn cùng và tuyệt vọng. Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau". (Nguồn: Giảng về sự đau đớn - Kinh Mũi tên)

+ Cuộc sống cần chánh xá những nguyên nhân mang tới sựo hãi, khiếp đảm. (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)

IV- HẠNH PHÚC

+ Sự Việc Cát Tường - Hộ Chú Cát Tường: ... Cho con biết điều gì Là Cát Tường tối thượng?” Phật dậy:
1. “Không gần kẻ ngu si. Biết kết thân người trí. Tôn kính phải tùy khi dành cho người xứng đáng. Là Cát Tường tối thượng.
2. Cư trú nơi thích hợp. Tích đức khéo giữ gìn. Biết chọn riêng cho mình. Con đường đi chính đáng. Là Cát Tường tối thượng.
3. Sở học cần sâu rộng. Thủ công khéo tay nghề. Luật lề được huấn luyện. Nói chuyện thạo kỹ năng. Là Cát Tường tối thượng.
4. Phụ mẫu luôn hiếu đễ, thê, tử phải chăm coi. Không phiền rối lôi thôi. Trong việc làm sinh sống. Là Cát Tường tối thượng.
5. Hành sự tâm quảng đại. Chính trực giữ lòng chân. Tương trợ với tương lân. Lỗi người không trách cứ. Là Cát Tường tối thượng.
6. Không làm điều quấy trái. Tránh sử dụng chất say. Cẩn trọng khéo giác hay Trong hành vi thiện pháp. Là Cát Tường tối thượng.
7. Khiêm cung và kính trọng. Biết chấp nhận hài lòng, Ơn nhận khắc ghi công, Tùy thời nghe giảng Pháp. Là Cát Tường tối thượng.
8. Tính tình luôn kham nhẫn. Nhu thuận biết nghe vâng. Gặp thánh nhân thích gần. Tùy thời đàm luận Pháp. Là Cát Tường tối thượng.
9. Thực hành trong phạm hạnh. Sống cuộc sống thánh nhân. Tứ Đế liễu nghĩa chân. Niết Bàn tâm chứng ngộ. Là Cát Tường tối thượng.
10. Tâm đối cảnh thế gian. Không mảy may chao đảo. Không dấy lên phiền não. Vô nhiễm và bình an. Là Cát Tường tối thượng.
=> Đạt được những điều này. Mọi nơi không chướng ngại. Trải khắp nẻo hành trình. Bình yên không sự cố. (Nguồn: Kinh hạnh Phúc hay Hộ Chú Cát Tường)

B- CHẾT UỔNG VÀ PHÒNG CHÁNH (Tooltip II)

+ Accident - Chết đột ngột/ Bất Đắc Kỳ Tử.
+ Hoạnh sự - Hoạnh tử: “Mười chín là các hoạnh sự đều dứt sạch.” Tất cả những tai nạn rủi ro, những việc không như ý, những việc không tốt lành, ... đều gọi là “hoạnh sự” (sự việc bất ngờ, đột ngột). “Hoạnh tử” tức là những cái chết đột ngột, rủi ro bất ngờ như treo cổ tự tử, bị chìm thuyền, máy bay rớt, bị xe đụng, hoặc uống thuốc độc tự sát... Thế nhưng, nhờ Bồ Tát Địa Tạng, “các hoạnh sự đều dứt sạch”—tất cả tai nạn đều tiêu tan, mọi vấn đề bất ngờ hoặc nguy cơ bị thương tật cũng không còn. (Nguồn: Kinh Địa Tạng - P13 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Chết đột ngột - Minh triết mới: Những kẻ “bất đắc kỳ tử” tốt bụng và trong sạch (khi bị chết đột ngột sẽ giống như –ND) ngủ trong Akasa (chất dĩ thái không gian, v..v..-ND) không biết gì đến tình trạng thay đổi của họ. Những kẻ rất hung ác và không thanh tịnh (impure), phải chịu mọi hành hạ (tortures) của một loại ác mộng kinh khiếpĐa số kẻ bất đắc kỳ tử – không thật tốt mà cũng không thật xấu, các nạn nhân của tai nạn hoặc bạo hành (kể cả kẻ bị ám sát) – thì có một số ở trạng thái ngủ, một số khác trở thành các loại quỉ trong Thiên Nhiên (Nature pisachas) – xem mục từ “Quỉ” –ND), trong khi đó một thiểu số có thể trở thành nạn nhân cho hạng đồng cốt, và rút ra một tập hợp các uẩn (Skandhas) mới nơi đồng tử nào thu hút chúng. Số này có thể không nhiều, số phận của chúng có thể là đau buồn nhất. (Thư của Ch. S. 239)
+ Làm sao để tránh chết uổng - Chết chưa hết số, còn gọi là Hoạnh tử:
Chín cái Chết uổng (Tuy vẫn là do Nghiệp báo. Quả báo đến thời thì trổ, nhưng có thể hóa giải, tiêu trừ Nghiệp chướng này nếu chịu tu hành tinh tấn như trong Kinh dạy): 
A-nan hỏi rằng: Chín loại chết uổng là như thế nào? Bồ-tát Cứu Thoát đáp lại như sau:

1. Một là, nếu các hữu tình, bệnh tuy không nặng, nhưng không gặp thầy, và không có thuốc, hoặc có gặp thầy, lại bị lầm thuốc, bệnh không đáng chết, mà bị chết uổng; Lại như tin theo bọn thầy yêu nghiệt, tà ma ngoại đạo, nói bậy họa phước, sinh ra sợ hãi, lòng những hoang mang, coi bói tìm họa, giết các chúng sanh, để cầu thần giúp, gọi các yêu quái, nhờ chúng phù hộ, kéo dài mạng sốngrốt cuộc chẳng được, ngu si mê hoặc, tin điều tà vạy, đầu óc điên đảo, bèn chết bất kỳ, đọa vào địa ngục, chẳng biết ngày ra, đây là thứ nhất trong loại chết uổng.
2. Hai là luật vua, bắt tội tử hình
3. Ba là săn bắn, làm thú vui chơi, hoặc mê tửu sắc, chơi bời vô độ, bị loài phi nhân, đoạt mất tinh khí, thành ra chết uổng.
4. Bốn là hỏa tai, chết cháy
5. Năm bị chết đuối,
6. Sáu là các loại ác thú cắn chết, ăn thịt
7. Bảy là sẩy chân từ các vách núi
8. Tám bị thuốc độc, bị phải bùa ngải, bùa chú, nguyền rủa, hoặc quỷ thây ma, các thứ sát hại.
9. Chín là gặp cảnh đói khát mà chết uổng.
Đó là chín loại, Như Lai đã nói. Ngoài ra chết uổng còn nhiều loại nữa không thể kể hết. 
Giảng giải
+ Phần trên nói về trường hợp chết uổng vì đau ốm mà không gặp thầy, không có thuốc, hoặc được thầy thuốc trị bệnh nhưng lại cho lầm thuốc, châm cứu hay mổ xẻ không đúng cách mà phải mạng vong.

+ Bây giờ, nói đến “hai là luật vua, bắt tội tử hình”, loại thứ hai là trường hợp những người, chẳng biết có tội hay không có tội, chẳng biết oan hay ưng, nhưng bị pháp luật xử phải chết. Chẳng qua đấy là quả báo, cái quả của chín loại chết uổng.
+ “Ba là săn bắn, làm thú vui chơi”, thứ ba nói đến những kẻ săn bắn, đi vào núi săn hươu, nai, các con thú rừng, hoặc giả bắn các thứ chim, coi đó là một thú tiêu khiển, hoặc là những kẻ “ham mê tửu sắc, chơi bời vô độ, bị loài phi nhân, đoạt mất tinh khí”, tham đắm sắc dục, không biết tiết chế, còn rượu thì uống vô chừng, đến khi đã say còn lái xe, rủi xe gặp nạn thì mình cũng uổng mạng. Bởi không có chừng mực, không biết tự chế, nên dễ bị các loài phi nhân cướp mất tinh khí. Phi nhân là chỉ các giống yêu tinh, như sơn tinh thủy quái; chúng chẳng kể gì đạo lý, chúng đoạt lấy tinh khí của người để tu luyện nhằm kéo dài sanh mạng của chúng.
“Bốn là hỏa tai”, thứ tư là chết vì lửa đốt, có thể là cháy nhà rồi bị nạn.
“Năm bị chết đuối”, thứ năm là chết đuối.
“Sáu là các loại ác thú cắn chết”, thứ sáu là trường hợp bị ác thú cắn, hoặc giả bị chó sói ăn thịt, bị hổ vồ, bị rắn cắn.
“Bảy là sẩy chân từ các vách núi”, thứ bảy là sẩy chân trên vách đá và rớt xuống chết uổng.
“Tám bị thuốc độc, bị phải bùa ngải, hoặc quỷ thây ma”, thứ tám là những trường hợp như uống phải chất độc, hoặc bị người ta làm pháp yểm. Đại khái pháp yểm như sau: người ta làm một hình nộm bằng rơm, lấy một tờ giấy ghi rõ giờ, ngày, tháng và năm sanh của nạn nhân rồi dán vào hình nộm. Sau đó người ta bắn tên vào người nộm, cứ như vậy trong suốt một trăm ngày thì nạn nhân sẽ chết; có người mắc bùa chú cũng bị chết uổng (hoạnh tử); đây là tà chú, khi niệm những chú đó để làm hại người nào thì tâm thần của nạn nhân không còn làm chủ được mình, thường thường đi tới chỗ tự sát; lại có những câu chú sai khiến con quỷ dựng được các thây ma đứng dậy rồi đi lại trong đêm khuya, đó là trường hợp quỷ thây ma (thi quỷ).
“Chín là gặp cảnh đói khát mà chết”, thứ chín là chết vì đói khát. Đói mà không có gì để ăn, khát không có gì để uống, bởi cơ sự đó mà bị chết uổng.
“Đó là chín loại, Như Lai đã nói. Ngoài ra chết uổng còn nhiều loại nữa không thể kể hết”, đó là những điều Phật tóm lược về chín loại chết uổng, còn như nói rộng ra nữa thì còn nhiều các nạn khác, không sao kể cho đủ được.
Nói về chín loại chết uổng (hoạnh tử) thì ngày nay trên thế gian không thiếu gì nạn nhân đã mắc phải cảnh này. Đó chẳng phải là điều ngẫu nhiên, mà là kết quả của những hành động coi thường nhân quả của họ ngày trước. Tỷ dụ trường hợp uống lầm thuốc chẳng hạn. Cớ làm sao lại xảy ra chuyện đó? Chính là trong một kiếp nào đó, họ đã dùng thuốc độc để hại người. Đã từng gieo cái nhân hại người như vậy thời kiếp này phải chết uổng vì lầm thuốcvì giải phẫu không đúng cách, vì châm cứu sai.
Lại như kẻ tử tội. Đây là do phán quyết của luật pháp. Lý ưng pháp luật phải công bằng, nhưng trong trường hợp chết uổng này thì có thể là oan, nên cho tới lúc chết mà nạn nhân cũng không biết lý do tại sao.
Thứ ba nói về thú đi săn. Người ta kéo vào núi để săn bắn. Các loại cầm thú đều chạy một cách điên cuồng, chạy thục mạng, nhưng không chạy khỏi cái chết. Ai mà nhẫn tâm khi chứng kiến thảm trạng như vậy! Lại coi đó là một thứ tiêu khiển, lấy sanh mạng chúng sanh làm trò du hý, thực là vô lý hết sức!
Lại như đam mê tửu sắc, ham rượu và sắc dục một cách phóng đãng quá độ, dẫn tới sự say sưa, mất tự chủ rồi làm mồi cho loại phi nhân. Phi nhân nghĩa là không phải giống người, là loại yêu quái, chuyên hút lấy tinh khí của người. Một khi quý vị bị đoạt tinh khí thì quý vị đã mất hết “xăng nhớt” (gasoline) của quý vị rồi còn gì!
Thứ tư là hỏa tai, nạn nhân bị lửa thiêu chết. Nguyên nhân nào vậy? Chỉ vì trước đây quý vị thích ăn thịt “barbecue”, thịt nướng. Nướng thịt kẻ khác thì bây giờ mình bị nướng lại.
Thứ năm là thủy tai, bị chết đuối. Đó là quả báo về những hành động thuở trước đã dìm các sinh linh chết ngộp dưới nước. Tỷ dụ quý vị cho đàn kiến chết chìm dưới nước, rồi một ngày nào đó đích thân quý vị cũng sẽ có dịp được thí nghiệm cảnh bị dìm dưới nước nó ra sao. Lúc đó, khi bị nếm mùi rồi, thân quý vị chìm sâu dưới nước, quý vị chỉ còn uống nước cho bụng quý vị trương lên, vậy là xong cuộc đời.
Thứ sáu là bị ác thú cắn. Quả báo này phát sinh từ kiếp xưa ở cái nết độc ác thích ăn thịt các loãi dã thú như chồn, óc khỉ, chân gấu nướng trên lửa v.v.. nên kiếp này bị dã thú ăn thịt lại. Lại nói ăn cá, phải chọn cá còn đương quậy nhẩy, ăn tươi như vậy mới ngon! Kết quả bây giờ mới đổi thành nạn nhân của các con thú. Súc vật cũng có loại ngôn ngữ của súc vật và biết đâu, khi ăn thịt nạn nhân chúng cũng nhấm nháp, khen ngon: “Ồ! Thịt anh này ngon ghê! Món tiết canh cũng ngon nữa!” Và chúng cũng xúm lại tranh nhau ăn.
Thứ bảy là sẩy chân nơi vách núi. Cớ làm sao ra cơ sự này? Đó là quả báo của hành động cướp giật năm xưa. Lấy túi tiền của người ta chưa đủ, còn thừa lúc sơ ý, xô người ta xuống vực sâu. Tôi có một số người bạn đồng học hồi đó cũng có người bị kẻ gian xô xuống vách núi, may mà họ tin Phật nên không bị rớt xuống vực sâu. Sau đó họ leo lên được thoát nạn. Chuyện này tôi biết rõ lắm.
Thứ tám là bị đầu độc. Lý do chết uổng này là do kiếp trước quý vị đã tìm cách đầu độc người khác, quý vị muốn khống chế người ta, nay thì quý vị bị người khác khống chế lại. Chúng ta có câu: “nhân nào thì quả ấy”, quý vị gây ra nghiệp nào thì lãnh quả của nghiệp ấy. Bởi vậy cho nên mới xảy ra chuyện bùa ếm. Người ta làm những hình nộm, trong đó họ để sợi tóc hay móng tay của nạn nhân, hay họ ghim một tờ giấy trên có ghi tám chữ (bát tự) thuộc về năm sanh, tháng sanh, ngày sanh và giờ sanh của nạn nhân (theo âm lịch, năm tháng ngày giờ đều được ghi bằng can và chi như Giáp tý, Ất sửu v.v..). Người ta trù ếm bằng cách bắn tên, hoặc đốt, hoặc chôn hình nộm này, đại khái tượng trưng cách chết uổng của nạn nhân.
Còn quỷ thây ma (thi quỷ) là nói tới trường hợp có người niệm chú làm cho một thây ma đứng dậy và làm theo đúng sự sai khiến của người đó, ví dụ họ nói như sau: “Vào đêm nay, ngươi phải đi cho ta một trăm dặm, ta sẽ có mặt ở chỗ ấy, chỗ ấy... đợi ngươi”. Dưới hiệu lực của câu chú thây ma cứ theo đúng lệnh, đứng dậy rồi đi giống như một người còn sống vậy.
Loại thứ chín là chết đói, chết khát, chết lạnh, chết nóng. Có những địa phương gặp nạn đói, không có gì để ăn, nên rất đông người bị đói mà chết. Những người đó cứ há miệng ra cười khanh khách, họ cười xong là chết. Tại sao họ cười vậy? Như là họ muốn nói: “Bà con hãy coi tôi đây! Kiếp xưa tôi đã bỏ đói mọi người nên bây giờ tôi gặp quả báo này. Các người biết chưa?” Đại khái là như vậy, họ muốn bảo: “Các người hãy coi tôi làm gương, đừng có bắt chước tôi.” Thật là nhân nào quả ấy, không sai mảy may. (Nguồn: Kinh Dược Sư - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chết bất đắc kỳ tử - Hồn phách Diêm Vương không biết: Ai cũng có thể sanh ra nhưng không ai tránh khỏi cái chết. Mọi người tương lai đều phải chết, có người chết lành có người chết dữ, mỗi người đều có một cách chết, không ai giống ai. Có người chết vì bịnh, có người chết vì đói, có người làm công việc quá sức mà chết, có người bị xe cán chết, có người bị đá núi lăn đè chết, hoặc theo người đi đánh lộn bị người đánh chết, hoặc đi tác chiến bị chết ở mặt trận, hoặc ngộ độc mà chết, hoặc là tự sát mà chết. Có người không muốn chết mà chết, có khi muốn chết lại không chết. Cho nên, đồng là một tiếng "chết" mà cách chết không giống nhau. Tuy cách chết không đồng mà quả báo trong tương lai sau khi chết thì sao? Cũng không giống nhau! Ví như có người chết đột ngột, như bị xe tông, bị nước cuốn, bị lửa thiêu - tức là bất đắc kỳ tử - thì hồn phách của họ Diêm Vương không biết đến, quỷ cũng không biết đến, vậy họ được tự do sao? Nói là tự do nhưng là tự do của quỷ chớ không phải là tự do của người. Người được tự do có lúc còn không theo quy củ huống là quỷ? Quỷ được tự do cũng có thể không theo quy củ; người chết đột ngột (bất đắc kỳ tử) lại bắt kẻ khác thế chỗ cho mình.
Ví dụ, tại một đoạn nào đó trên xa lộ từng xảy ra tai nạn đụng xe chết người thì trong vòng ba năm thế nào cũng có người bị tông chết ở đó. Tại sao thế? Tại vì hồn quỷ chết bất đắc kỳ tử kia đang chực sẵn ở đó, nó nhất định phải làm cho người khác bị tông chết để nó được đi đầu thai, nếu không như thế nó phải ở mãi chỗ đó, không được thác sanh. Nếu là người tự sát hay uống thuốc độc mà chết thì phải vào địa ngục chịu những hình phạt cực kỳ đau đớn. Chịu những hình phạt nào? Khi còn sống nếu uống thuốc độc mà chết, thì xuống địa ngục phải uống thứ nước sắt nấu chảy. Thứ nước đó rót vào bụng, tới đâu ruột gan cháy tới đó. Sau khi bị cháy chết rồi, gặp luồng gió mát thổi qua lại được hồi sinh. Sống lại rồi lại phải uống thứ nước sắt ấy cháy ruột gan chết đi, rồi gặp gió sống lại. Cứ thế, chết đi sống lại để tiếp tục thọ khổ, lại chết đi, liên miên không ngớt. Nếu quý vị có thể niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì các khổ não về sanh, già, bịnh, chết sẽ dần dần tiêu tan. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)