TỔNG QUAN
VỀ THAM THIỀN HUYỀN MÔN
A- TỔNG QUAN VỀ TU THIỀN THEO BA ĐƯỜNG LỐI - BA CUNG NĂNG LƯỢNG GỐC
.... Những gì tôi muốn nêu ra ở đây là ba con đường rõ rệt để hành giả có thể tiến lên đến Thượng Đế và hợp nhất với Chân ngã của Thái dương hệ. Y có thể tiến lên theo con đường của Đức Bàn cổ, y có thể thành đạt theo con đường của Đức Bồ-tát, hoặc y có thể đạt được mục đích theo con đường của Đức Văn minh. Nhưng các bạn hãy đặc biệt lưu ý rằng trên hành tinh này vị Chúa của Bác ái và Quyền lực, vị Kumara thứ nhất, là tụ điểm của cả ba ngành. Ngài là Đấng [168] Điểm đạo Duy nhất. Dù hành giả đi theo con đường Quyền lực hay con đường Bác ái, hoặc con đường Thông tuệ, cuối cùng y cũng phải tìm thấy mục tiêu của mình trên Cung tổng hợp Bác ái và Minh triết. Y phải chính là tình thương và phát lộ tình thương này. Nhưng đó có thể là tình thương tác động qua quyền lực. Đó có thể là tình thương trong sự điều hòa, hoặc là tình thương tác động thông qua hiểu biết, qua nghi lễ hay sùng tín. Hoặc đó chỉ là bác ái và minh triết thuần túy, hòa hợp tất cả những đặc tính khác. Bác ái là nguồn cội, là mục tiêu, là phương pháp thành đạt.
Để nói rõ hơn và để đáp ứng nhu cầu phân biệt của hạ trí các bạn nên ba ngành này được mô tả một cách khác biệt và riêng rẽ nhau, dù cũng có những điểm liên quan với nhau. Trên thực tế – khác với ảo tưởng mà hạ trí luôn luôn tạo ra – cả ba con đường là một, và bảy cung chỉ là những phần tử hợp thành một toàn thể tổng hợp. Tất cả đều đan kết và pha trộn vào nhau. Cả ba ngành này chỉ là những thành phần cần thiết của một tổ chức duy nhất do Đức Chúa tể Hoàn cầu ngự trị. Cả ba chỉ là những cơ quan thừa hành để quản trị mọi công việc của hành tinh này. Mỗi cơ quan đều tùy thuộc vào hai cơ quan kia và cả ba hợp tác chặt chẽ với nhau. Một người thấy mình ở trên con đường nào cũng phải nhớ rằng trước khi đạt mức hoàn thiện, có lúc y phải nhận ra sự tổng hợp của toàn thể. Y phải hiểu đó là một sự thực hiển nhiên, chứ không phải chỉ là một quan niệm tri thức. Trong tham thiền rốt cuộc sẽ đến lúc y nhận thức được sự hợp nhất chính yếu này và sẽ tự biết mình là một phần tử của cái toàn thể rộng lớn hơn.
Trong ba ngành nói trên, phương pháp để tiến đến vị Trưởng ngành là tham thiền, và những phương tiện để người môn sinh kết hợp với Sự Sống chính yếu của ngành đó (đây chỉ toàn là vấn đề từ ngữ) cũng khác biệt. Nhờ thiền định mà sự sống trong hình thể biểu lộ theo ba cách khác nhau. Có thể nói rằng những kết quả của tham thiền biểu lộ trong tính tình thực ra đều cùng là những trạng thái biểu lộ nhưng trong những phạm vi hay những điều kiện khác nhau. Tôi xin liệt kê như sau:
1- Con đường của Đức Bàn cổ: Con đường Quyền lực
Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị. [170]
2- Con đường của Đức Di Lạc Bồ-tát: Con đường Bác ái - Cung tổng hợp của Thái dương hệ
Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu.
3- Con đường của Đức Văn minh Đại đế: Con đường Thông tuệ
Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức.
Ở đây tôi muốn nói rằng hiệu quả trong cuộc sống của người môn sinh tham thiền theo một trong ba đường hướng này sẽ là như vừa kể, dù dĩ nhiên là tất cả đều bị cung của phàm nhân hay trình độ tiến hóa của y nhuộm màu hay qui định. Nếu nghiên cứu ba từ ngữ áp dụng cho ba con đường này, các bạn sẽ thấy được soi sáng nhiều hơn. (Tôi không nói để mở rộng thể trí mà để rèn luyện trực giác.) Các từ này bày tỏ sự tác động của định luật thông qua ba nhóm, và biểu lộ tích cực trong tam giới bằng cách theo đúng con đường cần thiết. Mỗi con đường có những hình thức thiền đặc biệt để đạt được những kết quả kể trên. Sẽ đến lúc những điều cương yếu của các hình thức thiền này (những phương thức cơ bản đầu tiên) sẽ được truyền cho những môn sinh nào được xem là đã chuẩn bị sẵn sàng và đã thực hiện công tác sơ khởi cần thiết......
B- BA PHƯƠNG PHÁP - CÁC HÌNH THỨC TU THIỀN
I- Ba phương pháp - ba con đường
1- Con đường của Đức Bàn Cổ - Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị
Ở đây chúng ta có thể đưa ra một phần phương pháp gần đúng, và ấn định một số qui tắc dùng để minh giải khi thời gian đến.
Con đường thứ nhất này đặc biệt là con đường của chính quyền, sự phát triển các giống dân, chăm lo về phương diện vật chất cho các hình thể trong tất cả những cảnh giới tiến hóa của nhân loại. Như tôi đã nói, đây chính là con đường huyền bí học. Nó chú trọng đến phương pháp của Đ.Đ.C.G., thể hiện sự chuyên chế thiêng liêng, và là con đường để Đức Thái Dương Thượng Đế áp dụng Thiên ý của Ngài cho loài người. Nó liên kết chặt chẽ với các Đấng Nghiệp quả Tinh quân, và Luật Nhân quả tác động qua ngành này. Bốn Đấng Nghiệp quả Tinh quân hoạt động mật thiết với Đức Bàn cổ, vì các Ngài áp dụng định luật, còn Đức Bàn cổ thì vận dụng các [171] hình thể của con người, các lục địa, các giống dân và các quốc gia, sao cho định luật ấy có thể tác động đúng đắn.
Vì thế, người nào cố gắng dùng tham thiền để tiếp xúc với các quyền lực này, dùng những phương tiện này để vươn lên đến sự hợp nhất và để đạt được tâm thức của trạng thái Ý chí, đều hoạt động theo những qui luật đã định, tiến lên cao từng bước theo các phương thức đúng đắn, và luôn luôn suy ngẫm về Định luật cùng những tác động của nó. Y tìm hiểu, phân biện và học hỏi. Y chuyên chú vào những gì cụ thể và vị trí của sự vật cụ thể trong Thiên cơ. Y thừa nhận thực tế về sự sống nội tại nhưng vẫn chú tâm chính yếu vào phương pháp và hình thức biểu hiện của sự sống này. Những qui luật căn bản của sự phát biểu và quản trị thu hút sự chú ý của y, và nhờ nghiên cứu các qui luật và định luật và nhờ tìm hiểu mà tất nhiên y sẽ tiếp xúc với Đấng Ngự trị. Y tiến lên cao theo từng giai đoạn – từ vị chúa của tiểu vũ trụ trong tam giới đến nhóm Chân nhân mà tiêu điểm là một vị Chân sư. Từ vị lãnh đạo của nhóm này, y tiến lên đến Đức Bàn cổ, là vị Chủ tể ngành của y, rồi đến Đức Chúa tể Hoàn cầu, về sau đến Đức Hành Tinh Thượng Đế, rồi đến Đức Thái Dương Thượng Đế.
2- Con đường của Đức Di Lạc Bồ Tát - Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu.
Đây là con đường của tôn giáo và triết học, và sự phát triển của sự sống nội tại. Nó liên hệ đến tâm thức ẩn trong hình thể hơn là với chính hình thể đó. Đây là con đường ít trở ngại nhất đối với nhiều người. Nó thể hiện trạng thái minh triết của Thượng Đế, và là con đường mà tình thương của Ngài thể hiện nổi bật nhất. Thái dương hệ chính là sự biểu lộ trực tiếp của Đức Thượng Đế và trạng thái bác ái của Ngài mà toàn cuộc biểu hiện đều dựa vào đó – bác ái đang ngự trị, bác ái dâng tràn, bác ái đang tác động, – nhưng trên con đường thứ hai này bác ái biểu lộ đến mức cao nhất và rốt cuộc sẽ hấp thu tất cả.
Người tham thiền trên con đường này sẽ luôn luôn tìm cách nhập vào tâm thức của mọi sinh vật, và nhờ sự khai[172] mở tâm thức từng bậc mà cuối cùng đạt đến Toàn linh thức và nhập vào sự sống của Đấng Chí Tôn. Nhờ thế, y nhập vào sự sống của vạn hữu bên trong tâm thức của Thượng Đế.
Y không suy ngẫm nhiều về Định luật mà suy ngẫm nhiều về sự sống được Định luật đó quản trị. Nhờ tình thương y hiểu biết và nhờ tình thương mà trước hết y tự hòa hợp với Chân ngã y, sau đó với Chân sư, rồi với nhóm Chân ngã của y, rồi đến tất cả các nhóm khác, cho đến cuối cùng y nhập vào tâm thức của chính Thượng Đế.
3- Con đường của Đức Văn minh Đại đế - Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức.
Đây là con đường của trí tuệ hay thông tuệ, của kiến thức và khoa học. Đây là con đường của trí tuệ trừu tượng và của những ý tưởng nguyên thủy. Hành giả trên con đường này không suy ngẫm nhiều về Định luật, về Sự Sống mà suy ngẫm nhiều về ảnh hưởng của cả hai trong cuộc biểu hiện, và các nguyên do.
Trên con đường năm chi nhánh này, y luôn luôn hỏi tại sao, bằng cách nào, từ đâu, và tìm cách tổng hợp, tìm hiểu và tạo ra các nguyên mẫu và các sự kiện lý tưởng trong cuộc biểu hiện. Y suy ngẫm về các lý tưởng khi y cảm được chúng. Y nhắm đến việc tiếp xúc với Trí tuệ Vũ trụ, khám phá những bí mật từ đó, và phát biểu chúng. Đây là con đường của tổ chức kinh doanh, cũng là con đường của các họa sĩ, nhạc sĩ, các nhà khoa học và những người phụng sự nhân loại. Các Chân thần Bác ái và Hoạt động phải dành nhiều thời gian cho một trong năm chi nhánh của ngành này, trước khi chuyển qua con đường tình thương và quyền lực.
Trong lúc tham thiền, hành giả lấy một lý tưởng, một phần của Thiên cơ, một phương diện của mỹ lệ và nghệ thuật, một vấn đề của khoa học hay của nhân loại, rồi nhờ suy ngẫm về đó và nhờ sử dụng hạ trí y khám phá ra được tất cả những gì có thể hiểu và cảm nhận được. Khi đã làm xong các điều này, y tìm cách nâng tâm thức mình lên cao hơn nữa, cho đến khi y chạm đến nguồn khai ngộ, có được [173] ánh sáng và sự hiểu biết cần thiết. Y cũng lên cao bằng cách nhập vào tâm thức của các bậc cao cả hơn y, không do tình thương (như ở con đường thứ hai) mà do sự khâm phục và vui mừng trước các thành tựu của họ, do lòng biết ơn những việc mà các vị ấy đã làm cho nhân loại, cũng như tôn sùng chính cái ý tưởng đã thôi thúc họ hành động.
Vì thế, dù nghiên cứu về ba con đường này có sơ lược đến đâu các bạn cũng thấy rõ là tất cả nhân loại đều đang tiến lên. Ngay đến những người – dù thường bị khinh miệt – hiện đang tích cực phụng sự thế gian (trong vị thế của họ và qua lòng tôn sùng những lý tưởng phụng sự hay khoa học, hoặc ngay cả tổ chức kinh doanh) vẫn có thể tiến hóa cao như những người được coi trọng hơn, vì đã biểu lộ rõ rệt trạng thái bác ái của Chân ngã thiêng liêng. Đừng quên rằng sự hoạt động cũng thiêng liêng, và trong căn bản cũng là sự biểu hiện của Đấng Cha Chung như tình thương trong hy sinh, còn hơn cả cái mà hiện giờ chúng ta gọi là quyền lực, bởi vì chưa có ai trong các bạn hiểu rõ về phương diện quyền lực, hiện nay và về sau, cho đến khi nó biểu hiện nhiều hơn.
===>>> Pháp tu thiền đúng: Bắt đầu từ 1 trong 5 nhánh của Pháp thứ ba >>> Mới nâng cấp để tiến đến Pháp thứ 2 vhoặc thứ nhất.
II- Các hình thức tham thiền
1- a. Sử dụng Hình thức để nâng cao tâm thức.
Trong mục này chúng ta phải xét ba điều:
a. Tâm thức.
b. Mục tiêu mà tâm thức cố gắng đạt đến.
c. Các bước để thành đạt.
Tham thiền có tính khoa học đích thực cung ứng những [144] phương thức tuần tự để nâng cao tâm thức và giúp thượng trí tăng trưởng cho đến mức nó bao trùm cả:
1. Gia đình và bạn bè.
2. Các cộng sự viên ở chung quanh.
3. Những nhóm liên hệ.
4. Nhóm Chân nhân của môn sinh.
5. Các nhóm Chân nhân khác.
6. Đấng Thiên nhân mà các nhóm Chân nhân hợp thành một luân xa của Ngài.
7. Đấng Đại Thiên nhân.
2- b. Sử dụng Hình thức của thần bí gia và huyền bí gia/ Thiền huyền môn.
...... Trong thái dương hệ này – hệ của tình thương linh hoạt – con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người là con đường của thần bí gia, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong thái dương hệ sau, con đường ít trở ngại nhất sẽ là con đường mà hiện giờ chúng ta gọi là con đường của huyền bí gia. Lúc đó, mọi người đều đã đi qua con đường thần bí. Hai mẫu người này khác nhau thế nào?
Thần bí gia quan tâm đến sự sống đang tiến hóa. Huyền bí gia chú ý đến hình thể.
Thần bí gia chú trọng đến Thượng Đế ở nội tâm. Huyền bí gia chú trọng đến Thượng Đế biểu hiện ở bên ngoài.
Thần bí gia đi từ trung tâm ra ngoại biên. Huyền bí gia làm ngược lại.
Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận. Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.........
Trước hết, huyền bí gia chú tâm vào hình thể mà Thượng Đế biểu lộ xuyên qua đó hơn là chính Thượng Đế, và đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai nhóm, rõ nét ngay từ bước đầu. Thần bí gia loại bỏ hay cố vượt lên khỏi trí tuệ trong cuộc tìm kiếm Chân ngã. Huyền bí gia đạt đến cùng mục đích nhờ chú ý một cách sáng suốt vào các hình thể che phủ Chân ngã và nhờ sử dụng nguyên khí trí tuệ ở cả hai cấp độ thượng và hạ trí.
Y nhận ra được những lớp vỏ che án. Y chú tâm nghiên cứu những định luật chi phối thái dương hệ biểu hiện. Y chú tâm vào cái khách quan, cụ thể và trong những năm đầu đôi khi y có thể bỏ qua, không màng đến giá trị của cái chủ quan, trừu tượng. Rốt cuộc, y đạt đến sự sống ở nội tâm bằng cách dùng sự hiểu biết và chủ trị một cách ý thức hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác. Y tham thiền về hình thể cho đến mức, hình thể mờ đi, và vị sáng tạo ra hình thể trở thành cái toàn thể trong vạn hữu. [152]
Cũng như thần bí gia, huyền bí gia phải làm ba việc:–
1. Y phải học định luật và áp dụng định luật đó vào chính mình. Phương pháp của huyền bí gia là giữ giới thật nghiêm nhặt. Cần phải làm thế vì những hiểm nguy đối với huyền bí gia khác với các nguy hiểm của nhà thần bí. Y phải hoàn toàn tẩy sạch lòng kiêu căng, tính ích kỷ và việc sử dụng định luật vì tính hiếu kỳ và lòng ham muốn quyền lực, trước khi y được tin cậy giao cho gìn giữ những bí mật của Đường Đạo.
2. Trong khi tham thiền y phải thông qua hình thức đã tạo được mà chú tâm vào sự sống nội tại. Y phải tìm ngọn lửa đang cháy sáng trong tâm, nó soi tỏ tất cả các hình thể làm nơi trú ẩn cho sự sống thiêng liêng.
3. Bằng việc nghiên cứu một cách khoa học về đại vũ trụ, là “Thiên giới ở bên ngoài,” y đạt đến trình độ thấy rằng Thiên giới này cũng có trong tâm y.
Vì thế, đây là điểm hòa hợp của thần bí gia và huyền bí gia. Đến giai đoạn này hai con đường nhập một. Ở đầu bức thư này tôi có nói đến sự thú vị của nhà nhãn thông khi quan sát sự dị biệt của những hình thể do nhà thần bí và nhà huyền bí tạo ra trong tham thiền. Tôi có thể kể ra vài điểm khác nhau để các bạn lưu ý, dù rằng nếu các bạn chưa có mắt thấy được thì đây cũng chỉ là ngôn từ thôi.........
Hôm nay như thế cũng đủ, nhưng tôi muốn phác họa cho các bạn những ý tưởng mà sau này phải đem ra bàn. Chúng ta sẽ bàn đến việc sử dụng các hình thể để đạt những kết quả đặc biệt. Dù rằng tôi không có ý định phác thảo hay đưa các hình thức đó ra nhưng tôi muốn phân loại chúng cho các bạn biết để về sau khi vị Huấn sư đến với mọi người Ngài có thể thấy các môn sinh ở khắp nơi đều đã hiểu được vấn đề này.
1. Các hình thức thiền ảnh hưởng đến ba hạ thể.
2. Những hình thức dành cho các cung. [154]
3. Những hình thức dùng để chữa bệnh.
4. Các câu thần chú.
5. Các hình thức dùng cho một trong ba Ngành:–
a. Ngành của Đức Bàn cổ.
b. Ngành của Đức Chưởng giáo hay Đấng Christ.
c. Ngành của Đức Văn minh Đại đế.
6. Những hình thức để kêu gọi các tinh linh.
7. Những hình thức để tiếp xúc với các thiên thần.
8. Những hình thức đặc biệt liên quan đến Lửa.
Ngày 11-8-1920.
. . . Những thời gian xác thân bị suy yếu chỉ có giá trị khi cho thấy rằng hành giả hết sức cần phải kiến tạo một xác thân mạnh khỏe trước khi y có thể thành tựu được nhiều, và sức khỏe tốt là một điều quan trọng trước khi người đệ tử có thể tiến tới trên Đường Đạo. Chúng tôi không thể cho phép các môn sinh làm một số việc, hoặc là chỉ dạy cho họ theo một số đường hướng, trừ khi xác thân họ được khỏe mạnh, và họ thực sự không bị trở ngại bao nhiêu về bệnh tật hay sức khỏe kém, và nghiệp quả bị tai nạn của cá nhân họ hầu như đã được trả sạch. Đôi khi nghiệp quả quốc gia hay của nhóm cũng ảnh hưởng đến người môn sinh và gây khó khăn phần nào cho các kế hoạch, nhưng điều này không thể tránh và ít khi có thể được giải trừ.......
. . . Chúng ta hãy đề cập đến từng hình thức theo thứ tự, nhưng trước hết tôi xin có lời khuyến cáo. Tôi không có ý định phác họa những thể thức, hay đưa ra những huấn thị cụ thể về cách đạt được những kết quả đã định. Điều đó sau này sẽ được thực hiện, nhưng không thể nói được khi nào. Có rất nhiều yếu tố tùy thuộc vào công việc thực hiện trong bảy năm tới, tùy theo nghiệp quả của nhóm và cũng tùy thuộc vào sự tiến bộ đạt được, không những của nhân loại mà còn của trường tiến hóa thiên thần. Tất cả sự bí mật của điều này đều ẩn trong Cung bảy là Cung Nghi thức, và thời điểm cho bước tiến kế [156] tiếp sẽ được ấn định do Đức Hành Tinh Thượng Đế thứ bảy, Ngài làm việc phối hợp với ba vị Trưởng ngành, nhất là với vị Trưởng ngành thứ ba.
+ 1- Những hình thức thiền dùng cho ba hạ thể: Thể trí - Thể xác - Thể dĩ thái - Thể tình cảm .... Nhờ thế, thể dĩ thái sẽ được tăng cường, tinh luyện, tẩy sạch và chỉnh đốn lại. Nhiều bệnh tật của xác thân bắt nguồn từ thể dĩ thái, và nên chú ý đến mục tiêu này càng sớm càng hay.....
+ 2. Những hình thức dành cho các cung.
Môn sinh thiền trực tiếp với Cung của mình ....
+ 3. Những hình thức dùng để chữa bệnh.
a. Những hình thức thiền để chữa bệnh cho thể xác. ..... Chúng ta có thể nói khái quát như sau: [159]
25% bệnh tật thể xác phát sinh từ thể dĩ thái.
25% do thể trí.
50% bắt nguồn từ thể tình cảm.....
b. Những hình thức thiền để chữa bệnh cho thể tình cảm.....
Tình cảm dữ dội và sự rung động không ổn định. ....
Sự sợ hãi và các tiên cảm tai nạn, âu lo và thất vọng. ....
Xúc cảm tình dục, chiếm phần rất lớn trong tình cảm, ....
c. Những hình thức thiền để chữa bệnh thể trí. ..... Bệnh chứng này có thể mang nhiều hình thức, từ đơn giản là gây tính gắt gỏng cho cá nhân ấy, khiến y trở nên khó chịu, sống không hạnh phúc, cho đến các bệnh não, gây điên khùng, não có bướu hay ung thư trong đầu.
Với các bệnh tật này cũng có những hình thức tham thiền – nếu thực hành kịp thời – cuối cùng sẽ chữa trị được.
+ 4. Các câu thần chú.
Hình thức thần chú là tập hợp các nhóm từ, những từ, và các âm thanh mà nhờ tác dụng nhịp nhàng sẽ đạt được những kết quả không thể thực hiện nếu thiếu chúng
+ 5. Các hình thức dùng cho một trong ba Ngành:
Ba ngành này trong Đ.Đ.C.G. tượng trưng cho ba trạng thái của Thượng Đế biểu lộ trong thái dương hệ, – Trạng[167] thái Ý chí hay Quyền lực, Trạng thái Bác ái và Minh triết (là trạng thái căn bản của thái dương hệ này) và Trạng thái Hoạt động hay Thông tuệ.
- a. Ngành của Đức Bàn cổ.
- b. Ngành của Đức Chưởng giáo hay Đấng Christ/ Di Lặc Bồ tát.
- c. Ngành của Đức Văn minh Đại đế.
........ Vì thế, dù nghiên cứu về ba con đường này có sơ lược đến đâu các bạn cũng thấy rõ là tất cả nhân loại đều đang tiến lên. Ngay đến những người – dù thường bị khinh miệt – hiện đang tích cực phụng sự thế gian (trong vị thế của họ và qua lòng tôn sùng những lý tưởng phụng sự hay khoa học, hoặc ngay cả tổ chức kinh doanh) vẫn có thể tiến hóa cao như những người được coi trọng hơn, vì đã biểu lộ rõ rệt trạng thái bác ái của Chân ngã thiêng liêng. Đừng quên rằng sự hoạt động cũng thiêng liêng, và trong căn bản cũng là sự biểu hiện của Đấng Cha Chung như tình thương trong hy sinh, còn hơn cả cái mà hiện giờ chúng ta gọi là quyền lực, bởi vì chưa có ai trong các bạn hiểu rõ về phương diện quyền lực, hiện nay và về sau, cho đến khi nó biểu hiện nhiều hơn......
+ 6. Những hình thức để kêu gọi các tinh linh.
..... Các tinh linh chính yếu là giới tiến hóa dưới nhân loại. Việc ta tiếp xúc với chúng trên cõi tình cảm không bảo đảm rằng chúng đang ở trên đường tiến hóa thăng thượng. Trái [174] lại, chúng đang ở trên đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống. Chúng có trên tất cả các cõi, và nhiều người đã biết những hình thể tinh linh ở cõi dĩ thái như là các tiểu thần, các thần giữ của và các tiên đồng. Chúng được tạm chia ra làm bốn nhóm:–
- 1. Tinh linh của đất.
- 2. Tinh linh của nước.
- 3. Tinh linh của không khí.
- 4. Tinh linh của lửa.
....... Các tinh linh của lửa, các thủy tinh và các tinh linh thấp kém hơn đều có thể được chế ngự qua các nghi thức. Nghi thức này gồm ba loại:–
- 1. Nghi thức bảo vệ, để các bạn tự hộ thân.
- 2. Nghi thức kêu gọi, để kêu gọi các tinh linh và làm chúng xuất hiện. [176]
- 3. Nghi thức kiểm soát và điều khiển các tinh linh, khi đã triệu tập chúng lại.
+ 7. Những hình thức để tiếp xúc với các thiên thần.
+ 8. Những hình thức đặc biệt liên quan đến Lửa.
Có lẽ nên bàn đôi điều về vai trò của lửa trong cơ tiến hóa và trên các ngành liên quan đến lửa trong thái dương hệ chúng ta. Tôi đặc biệt nhấn mạnh điều này bởi vì vào thiền là chúng ta đi vào lĩnh vực của lửa, và vì vấn đề này tối quan trọng. Lửa đóng vai trò quan trọng trong năm ngành nêu dưới đây. Tôi sẽ đề cập đến lửa trong Đại vũ trụ trước và sau đó sẽ nêu lên phần tương ứng của nó trong tiểu vũ trụ.
1. Lửa chính yếu làm sinh động thái dương hệ khách quan. Điều này chứng tỏ trong khả năng điều hòa nội tại của hành tinh chúng ta, và khối cầu lửa ở trung tâm là mặt trời.
2. Điều bí nhiệm mà H.P.B. gọi là Fohat, một số biểu hiện của nó là điện, những dạng nhất định của ánh sáng và lưu chất từ lực đôi khi ta gặp.
3. Lửa của cõi trí. [184]
4. Các hỏa tinh linh mà tinh hoa của chúng chính là lửa.
5. Tia lửa sống động mà chúng ta gọi là “ngọn lửa thiêng” tiềm tàng trong mỗi người. Ngọn lửa này phân biệt Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta với các vị Thượng Đế khác, và đây chính là tổng kết tất cả các đặc tính của Ngài. “Thượng Đế của chúng ta là Lửa đang thiêu hủy.”
3- c. Những Hình thức đặc biệt.
4- d. Sử dụng Hình thức tập thể.
Ngày 21-8-1920.
Giờ đây chúng ta bàn đến phần cuối của bức thư thứ sáu.
Sử dụng các hình thức thiền tập thể.
Để làm sáng tỏ, chúng ta hãy bàn phần này dưới ba đề mục:–
1. Sử dụng âm thanh trong hình thức thiền tập thể.
2. Sử dụng nhịp điệu trong hình thức thiền tập thể.
3. Những dịp đặc biệt sử dụng các hình thức thiền này.
.... Việc đồng loạt xướng lên Thánh ngữ.
..... Việc kết hợp xướng lên một số câu thần chú sẽ nhằm những mục đích đặc biệt như là:–
a. Thanh tẩy một thành phố.
b. Truyền từ lực cho các vùng đất được dùng làm những trung tâm chữa bệnh. [196]
c. Khai thông trí tuệ của nhóm, để họ có thể nhận được ánh sáng khai ngộ cao siêu.
d. Chữa bệnh cho một nhóm bệnh nhân.
e. Chế ngự những sức mạnh của thiên nhiên để có thể tạo nên các sự kiện ở cõi trần.
f. Truyền thụ các Bí nhiệm Sơ cấp cho dân chúng.
.... Việc xướng tập thể các thần chú hay linh từ để giao tiếp với các thần hay giới thiên thần. Đây là một loại thần chú đặc biệt, liên hệ đến ngành của Đức Văn minh Đại đế, về sau tôi sẽ bàn cụ thể . . . . . .
..... Ước muốn rất tự nhiên của các bạn là mong được tôi truyền cho một số hình thức tham thiền đặc biệt để đạt những kết quả nhất định, nhưng ước muốn này không thể hoàn toàn chấp nhận được. Tôi không có ý định phác họa cho các bạn bất cứ hình thức tham thiền nào để các bạn chăm chỉ hành theo. Như tôi đã nói trước đây, những nguy cơ thật to lớn nếu không có sự giám sát của một vị huấn sư trực tiếp để trông chừng các phản ứng ở môn sinh......
Các bạn sẽ thấy rằng tôi cố gắng trình bày các vấn đề này để cho các bạn hiểu được đúng giá trị của các hình thức tham thiền, chứ không phải truyền thụ một phương pháp thiền đặc biệt nào. Tôi muốn bày tỏ tính cách thiết yếu của việc tiến hành theo đúng định luật là phương tiện quan trọng nhất để hợp nhất với nguồn sống thiêng liêng, và để tạo sự nhất quán giữa cái cao và cái thấp. Đó là mục tiêu của toàn cuộc tiến hóa. Tôi muốn lưu lại trong trí độc giả sự hiểu biết đúng đắn về mối liên quan giữa tinh thần và vật chất, là căn bản của mọi công việc thuộc loại này.
[203] BỨC THƯ VII
SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ ÂM THANH
1. Màu sắc và vài lời bình giải.
2. Màu sắc và luật tương ứng.
3. Hiệu quả của màu sắc.
4. Ứng dụng của màu sắc và việc sử dụng màu sắc trong tương lai.
..... Khi Thượng Đế phát ra Đại thánh ngữ vũ trụ cho thái dương hệ này thì ba dòng màu sắc chính bừng lên rồi hầu như đồng thời tách ra bốn dòng khác, để thành bảy dòng màu sắc cho vạn vật biểu hiện. Các màu đó là:–
1. Xanh (Blue).
2. Chàm (Indigo).
3. Xanh lục (Green).
4. Vàng (Yellow).
5. Vàng cam (Orange).
6. Đỏ (Red).
7. Tím (Violet). [206]
Không phải tôi vô ý mà đặt các màu sắc theo thứ tự này. Tôi để cho các bạn tự khám phá ra ý nghĩa chính xác.
.... Khi nghiên cứu về vấn đề màu sắc và âm thanh trong tham thiền, chúng ta hãy chia chủ đề rộng lớn này theo cách nào hợp lý nhất và xem xét vấn đề theo các mục sau đây:–
1. Kể ra các màu với vài nhận xét.
2. Màu sắc và Luật Tương ứng.
3. Hiệu quả của màu sắc:–
a. Đối với các thể của người môn sinh.
b. Đối với các nhóm và công tác tập thể.
c. Đối với môi trường chung quanh.
4. Ứng dụng của màu sắc:–
a. Trong tham thiền. [209]
b. Để chữa bệnh qua tham thiền.
c. Trong công tác xây dựng.
5. Công dụng của màu sắc trong tương lai.
...... Tôi chỉ tìm cách gợi ý thôi. Mục tiêu của tôi là chỉ dẫn, còn lợi ích của các lời giáo huấn thì tùy theo trực giác của người môn sinh. Vì thế, khi tôi nói rằng màu sắc có những hiệu quả nhất định khi đem áp dụng tức là tôi muốn khuyên các bạn rằng cần phải giải thích điều đó trong phạm vi sự sống, trong phạm vi hình thể, và trong phạm vi trí tuệ.
Ứng dụng của màu sắc.
a. Trong tham thiền.
b. Trong việc chữa bệnh.
c. Trong công tác kiến tạo. [238]
...... chúng ta có thể bàn nhiều chi tiết hơn về công việc của các nhóm trị liệu này, khi họ được qui tụ để tham thiền. Ở đây tôi muốn nói thêm về các hiệu quả nhất định của một số màu, dù cho đến nay tôi chỉ có thể kể thêm ba màu và nói vắn tắt thôi:–
1. Màu vàng cam kích thích hoạt động của thể dĩ thái, giải trừ những tắc nghẽn và tăng cường dòng sinh khí prana.
2. Màu hồng tác động vào hệ thần kinh và có khuynh hướng làm sinh động, loại trừ trầm cảm và những [248] triệu chứng suy yếu, tăng cường ý chí muốn sống.
3. Màu xanh lục có hiệu quả trị liệu tổng quát, có thể được sử dụng một cách an toàn trong các trường hợp bị viêm và sốt.
..... Các bạn sẽ hỏi, tất cả những điều đó có tác dụng gì trong loạt thư nói về tham thiền này? Đơn giản là phương pháp sử dụng màu sắc và âm thanh để chữa bệnh, để xúc tiến sự phát triển tinh thần, và để xây dựng ở cõi trần đều sẽ dựa vào các định luật chi phối thể trí, và sẽ là những hình thức tham thiền.....
Tất cả những gì họ cần phải làm là thăng hóa nguyên động lực ẩn trong công việc của họ, rồi ra họ sẽ thành tựu vượt hơn các môn sinh khác. Họ sẽ tiến đến một điểm tổng hợp, và sẽ dấn bước trên Con đường Dự bị.
(Nghiên cứu sự tương ứng và tương đồng của mầu sắc giữa đại vụ trụ và tiểu vũ trụ, giữa các thái dương hệ, các giới, các hành tinh, các luân xa ...., trong sách nói dài và cụ thể, mời đọc kỹ trong sách)
TIẾN ĐẾN CHÂN SƯ NHỜ THAM THIỀN.
1. Các Chân sư là ai?
2. Việc tiến đến Chân sư cần những gì:–
a. Về phần môn sinh?
b. Về phần Chân sư?
3. Những phương cách tiến đến Chân sư nhờ tham thiền.
4. Hiệu quả của việc tiếp cận này trong tam giới.
(Nguồn: Tham Thiền Huyền Môn)