PHÂN LOẠI NGƯỜI
CÁC NHÓM - HẠNG - ĐẲNG CẤP TRONG TU HÀNH
A- CÁC NHÓM NGƯỜI THEO MỨC TIẾN HÓA
I- Các nhóm giống dân trên địa cầu: Trình tự tiến hóa của các Giống Dân (gradual exolution of the Races). Năm pho tượng (ở vùng Trung Á, Bamian -ND) này là tài liệu bất diệt của Giáo Lý Huyền Môn về trình tự tiến hóa của các Giống Dân.
1- Pho tượng lớn nhất tiêu biểu cho Giống Dân thứ nhất của nhân loại, thân thể khinh thanh của Giống Dân này được lưu lại trong đá cứng bền chắc, dùng cho việc học hỏi của các thế hệ mai sau, nếu không thì ký ức về điều ấy không bao giờ tồn tại sau cơn đại hồng thủy nhấn chìm Châu Atlantis.
2- Tượng thứ hai cao 120 feet (36,57m), tượng trưng cho Giống Dân Hãn Sinh.
3- Tượng thứ 3 cao 60 feet (18,28m) làm sống lại giống người xuống thấp (fell) và đó mở ra giống người đầu tiên bằng xác thịt do cha mẹ sinh ra, mà hậu duệ cuối cùng được tiêu biểu bằng các tượng trên đảo Easter, Những người này chỉ có tầm vóc từ 20 đến 25 f. (6m - 7,60m) ở vào thời Châu Lemuria bị chìm ngập, sau khi hầu như bị hủy diệt bởi núi lửa.
4- Giống Dân thứ tư có tầm vóc còn nhỏ hơn nữa, tuy vẫn còn khổng lồ so với Giống dân thứ 5 hiện nay của chúng ta.
5- Giống Dân hiện nay - Thứ năm ở mức tiến hóa tột cùng so với những Giống dân trước. Thế thì đó chính là những “Người Khổng Lồ” của thời xưa, tức Gibborim của thời tiền và hậu Đại Hồng Thủy của Thánh Kinh (Bible). Họ đã sống sung túc cách đây một triệu năm hơn là chỉ cách đây từ ba đến bốn ngàn năm.(GLBN 3, 339)
II- Do đó trong sự phát triển tuần tự của nhân loại, bạn có các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn ý thức động vật.
2. Cá nhân được an trụ vào tình cảm, có tính ích kỷ và bị chi phối bởi dục vọng.
3. Hai giai đoạn trên, cộng với một hiểu biết trí tuệ ngày càng tăng về các tình huống chung quanh.
4. Giai đoạn có trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè.
5. Giai đoạn của tham vọng và của sự khao khát đối với ảnh hưởng và quyền lực trong một lĩnh vực biểu hiện nào đó của con người. Điều này dẫn đến nỗ lực mới.
6. Sự phối - kết năng lực phàm-ngã (Hợp nhất) dưới tác nhân kích thích ở trên.
7. Giai đoạn ảnh hưởng được vận dụng một cách ích kỷ và thường có tính chất phá hoại, bởi vì cho đến nay những vấn đề cao siêu không được ghi nhận.
8. Giai đoạn có một ý thức tập thể phát triển đều đặn. Giai đoạn này được xem như là:
a/ Một lĩnh vực cho cơ hội.
b/ Một địa hạt phụng sự.
c/ Một nơi mà trong đó sự hy sinh vì lợi ích của mọi người trở nên có thể xảy ra một cách vinh quang.
Giai đoạn sau cùng này đặt một người lên con đường đệ-tử, không cần phải nói rằng nó bao gồm giai đoạn của thời kỳ trước đó, là thời kỳ dự bị hay thử thách. (Trích đoạn chương X trang 396, 397 quyển Luận về Chánh thuật)
II- Phân nhóm người theo sự tiến hóa của Linh hồn: Ba nhóm chính phân theo mức tiến hóa của Linh hồn trên con đường Đạo, cụ thể:
1- Nhóm 1 - Những Linh hồn thụ động trong tu tập: Họ chưa có ý thức tu hành để kết tập các đức hạnh của Đạo làm người. Họ hoàn toàn sống thuận theo bản năng để phục vụ cho nhu cầu sinh lý đủ đầy, từng bước lấp đầy những nhu cầu đời sống nhân sinh cao hơn. Căn bản họ sống ác mà không biết mình sống ác, hoặc biết là ác nghiệp nhưng họ vẫn làm và chẳng biết hổ thẹn, để rồi tích tập những bài học trong đau đớn tột cùng, giúp đánh thức Tánh Phật trong họ. Họ là những Linh hồn chưa phát triển, hoàn toàn thụ động trong việc kết tập các đức hạnh của Đạo làm người, là mục tiêu truyền kiếp của bao kiếp tái sanh đi sâu vào chiều tiến hóa vật chất, để thông qua trải nghiệm đau khổ tận cùng để kích phát trí tuệ phân biệt phát triển toàn diện qua bao kiếp sống luân hồi.
2- Nhóm 2 - Những Linh hồn thức tỉnh trong tu tập: Họ đã có ý thức tu hành để hoàn thiện đức hạnh Đạo làm người. Họ cơ bản vẫn sống thuận theo bản năng để phục vụ cho nhu cầu sinh lý đủ đầy, hoàn thiện những nhu cầu cao của đời sống nhân sinh. Họ đã có hiểu biết và ý thức việc cần nên làm lành lánh dữ. Tuy nhiên họ vẫn đang trong tiến trình trải nghiệm phiền lão khổ đau và hạnh phúc nhân gian, giúp tích tập những bài học trong khổ đau, giúp ngày càng hoàn thiện Đạo làm người trong họ. Họ là những Linh hồn đang phát triển, mục tiêu của kiếp tái sanh này căn bản vẫn là đi con đường tiến vào vật chất để phát triển toàn diện trí tuệ phân biệt toàn diện, tiếp theo là tiến đến phát triển thành tựu trí tuệ phân biện, trở thành người đã xóa bỏ vô minh, bắt đầu dấn thân vào con đường Đạo vinh quang.
3- Nhóm 3 - Những người có Linh hồn hồi đầu - Quay đầu là bờ: Họ là những Linh hồn đã tiến hóa trên con đường giáng hạ đi sâu vào vật chất, họ không còn hoàn toàn sống cho các mục tiêu về nhu cầu của đời sống nhân sinh của thế tục. Họ đã có hiểu biết và ý thức về Nhân quả - Luân hồi - Tái sanh là nguồn gốc của phiền lão khổ đau, cũng là để giúp con người tiến hóa trên con đường đạo mà thôi. Tuy nhiên, họ vẫn đang trong tiến trình trải nghiệm đời sống luân hồi, giúp tích tập những bài học để hoàn thiện các đức hạnh của Đạo làm người/ Phật tánh trong họ, dần dần đủ để giúp thôi thúc họ quyết định tu hành hồi đầu. Họ là những Linh hồn đã phát triển trên con đường tiến hóa đi sâu vào vật chất của nhân loại. Họ đã biết sợ bị đọa lạc ba đường ác, họ thường phấn đấu tu tích phước đức để được tái sanh làm người, họ đang trải qua nhiều kiếp sống tu hành để thành tựu đức tin kiên cố - Lòng tin bất thoái chuyển vào con đường tu đạo đầy dẫy trông gai thử thách, mà đa số hành giả đều thất bại nhiều lần trên con đường tu hành hướng đến giải thoát khỏi biển khổ luân hồi sinh tử.
B- CÁC HẠNG NGƯỜI
+ Bốn Hạng người: ..... Phật bảo, "Trên đời có 4 hạng người (Thập Thiện Nghiệp - HT. Thích Giác Thiện):
- NGƯỜI TỪ TỐI ĐI VÀO TỐI?: Nghĩa là người này sanh ra đời chịu nhiều sự khổ, thế mà lại chẳng lo tu thiện để chuyển nghiệp xấu, lại làm việc ác, chẳng khác nào từ chỗ tối đi vào chỗ tối tăm, khổ sở hơn.
- NGƯỜI TỪ CHỖ TỐI ĐI ĐẾN CHỖ SÁNG: Là người sanh ra đời từ thân mạng cho đến vật chất không bằng ai, nhưng họ ý thức đó là nghiệp xấu đời trước nên ăn năn sám hối phát tâm cúng dường, bố thí làm lành, lánh dữ... Người như thế là biết tiến tới ánh sáng tốt đẹp cho hiện tại và tương lai.
- NGƯỜI TỪ CHỖ SÁNG ĐI ĐẾN CHỖ TỐI: Tức là người này sanh ra đời hưởng cảnh giàu sang, nhưng không biết tại thêm phước lành, lại còn tham lam, keo kiệt, kiêu căng, hống hách, tạo nhiều ác nghiệp. Người như thế chẳng khác nào từ chỗ sáng đi vào bóng tối nghèo đói, thấp hèn, khổ đau...
- NGƯỜI TỪ CHỖ SÁNG ĐI ĐẾN CHỖ SÁNG: Là người có căn lành đời trước nên sanh vào nhà tôn quý, hưởng cảnh giàu sang lại tiếp tục bổ thí, cúng dường làm nhiều việc thiện, trên kính dưới nhường... người như thế là từ chỗ sáng tiến đến ánh sáng tốt đẹp thanh cao hơn."
+ Bốn người nầy được tìm thấy trong đời:
1. Người đi thuận dòng: Người nào đắm say dục lạc và phạm ác nghiệp là người là người đi thuận dòn.
2. Người thì đi ngược dòng: Người không đắm say dục lạc hay không phạm ác nghiệp, mà sống đời trong sạch trinh tiết, phấn đấu rất vất vả và khó khăn để làm được vậy, là người đi ngược dòng.
3. Người đứng vững vàng: Là người đã tận diệt năm hạ phần kiết sử sẽ được hoá sanh vào cõi Phạm thiên, từ đó vị ấy chứng ngộ Niết Bàn mà không từng trở lại dục giới.
4. Người đã vượt qua bờ kia và đứng trên đất khô ráo: Người đã đến bờ kia đứng trên đất khô là người đã tận diệt mọi lậu hoặc trong tâm, và, ai đã tự thân chứng ngộ, ngay trong kiếp sống nầy, tâm giải thoát và tuệ giải thoát. (TĂNG CHI BỘ KINH _ đoạn 5)
+ Năm hạng người hiện hữu ở đời
1. Cho là khinh: Người sau khi cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Vị ấy nghĩ: “Ta là người cho, người này là người nhận” - Vị ấy khinh rẻ người nhận.
2. Sống cùng khinh rẻ: Có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.
3. Người nuốt tất cả: Có người khi nghe người ta tán thán hay chỉ trích người khác, liền mau mắn thích thú.
4. Người không vững chắc: Người có lòng tin nhỏ bé, có lòng tín ngưỡng nhỏ bé, có lòng ái mộ nhỏ bé, có tịnh tín nhỏ bé.
5. Người ám độn ngu si: Có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng. (Xem nguồn)
+ 410. MƯỜI HẠNG NGƯỜI HÀNH DỤC
1) Có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời sống lâu.
2) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
3) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
4) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
5) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợï con, dầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
6) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Nhưng khi có của cải rồi lại bị đắm nhiễm, hệ lụy. Khi đã bị hệ lụy, đắm nhiễm, không thấy được tai hoạn, không biết đến sự xuất yếu mà tiêu dùng
7) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết được sự xuất yếu mà tiêu dùng.
8) Hành dục một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là thấp hèn nhất.
9) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối thượng.
10) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.
* Cũng như con bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tô tinh. Tô tinh là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. Này Cư sĩ, cũng như vậy, so với các người hành dục khác, kẻ hành dục này là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. (Nguồn: mục 410- Trung A Hàm, Kinh Hành Dục, Phẩm 11, số 126)
+ Bốn Hạng người tự hành hạ mình: ... Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. (Nguồn: (VIII) (198) Tự Hành Hạ Mình - Kinh Tăng Chi Bộ)
+ Ba Hạng người chưa được điều phục: .... Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về ba loại ngựa chưa được điều phục và Ta sẽ giảng về ba hạng người chưa được điều phục. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói...... (Nguồn: 137.- Ngựa Chưa Ðược Ðiều Phục - Kinh Tăng Chi Bộ - Trang 178)
+ 56. Bảy hạng người dưới nước - Các mức tu thành tựu đạo quả khác nhau
1) Thế nào là hạng người nằm mãi dưới nước?
Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy.
2) Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại?
Đó là người đã làm trỗi lên tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, không kiên cố.
3) Thế nào là hạng người ra rồi đứng?
Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn kiên cố, chắc chắn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ đều kiên cố, không mất.
4) Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh?
Đó là người làm trỗi dậy tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, quyết định thẳng đến chánh giác, đời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gian, thiên thượng; rồi chứng đắc biên tế của sự khổ.
5) Thế nào là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn quanh rồi lội qua?
Đó là người trỗi được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều đã kiên cố không mất, trú trong thiện pháp. Biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy, ba kiết liền dứt sạch. Đó là, thân kiến, giới thủ, nghi; ba kiết đã dứt sạch. Dâm, nộ, si vơi mỏng. Còn phải một lần vãng lai trong nhân gian, thiên thượng. Sau khi qua lại một lần đó rồi liền chứng đắc Khổ đế.
6) Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia?
Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn, không mất. Trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều vẫn kiên cố, không mất, trụ trong thiện pháp. Biết như thế, thấy như thế, năm hạ phần kiết dứt sạch. Đó là tham dục, sân nhuế, thân kiến, giới thủ, nghi. Năm hạ phần kiết dứt sạch rồi, sanh vào cõi ấy, rồi nhập Niết-bàn, chứng pháp bất thối, không trở lại thế gian này nữa.
7) ‘Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua rồi đến bờ bên kia. Đến bờ bên kia rồi được gọi là người Phạm chí đứng trên bờ?
Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp, biết như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy. Tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết mình đã giải thoát và biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa. (Trung A Hàm, Kinh Thủy Dụ, Phẩm 1, số 4)
+ (VIII) (198) Tự Hành Hạ Mình: Có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời.
1.- Hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình. Có hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Có hạng người hành khổ mình và hành khổ người. Có hạng người không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người. Hạng người ấy không hành khổ mình, không hành khổ người, hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào phạm thể.
2. Hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình? Có người sống lõa thể, sống phóng túng không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng một chỗ, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn dành riêng, không nhận mời đi ăn, .......
3. Hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người? Có người là người giết trâu, bò, là người giết heo, là người giết vịt, săn thú, là thợ săn, người đánh cá, ăn trộm, người xử tử các người ăn trộm, cai ngục và các người làm các nghề ác độc khác.
4. Hạng người vừa hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ người, chuyên tâm tự hành khổ người? .... Họ sai người hầu “Hãy giết một số bò đực để tế lễ, hãy giết một số nghé đực để tế lễ, hãy giết một số nghé cái để tế lễ, hãy giết một số dê để tế lễ, hãy giết một số cừu để tế lễ, hãy giết một số ngựa để tế lễ, ......
5. Hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người? Hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể.
6. Ở đây, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc ...... Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Người gia trưởng hay con của người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp hạ tiện nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tin ở Như Lai.
7. Khi có được lòng tin ấy, người ấy suy nghĩ: “Gò bó là đời sống gia đình, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
8. Vị ấy xuất gia như vậy, hành trì các học giới và hạnh sống của các vị Tỷ-kheo, đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Vị ấy đoạn tận đời sống không Phạm hạnh, sống theo Phạm hạnh, sống đời sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt. Vị ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, liên hệ đến sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Vị ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi., nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở nhũng người kia. Như vậy, vị này sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hoà hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thích thú trong hòa hợp hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
Vị ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, nói những lời nói dịu hiền, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vị ấy nói những lời nói như vậy. Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói liên hệ đến nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng giữ gìn, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.
9. Vị ấy từ bỏ không làm hại đến các loại hạt giống và các kloài cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ các món ăn phi thời; từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ không nhận vàng và bạc; từ bỏ không nhận các hạt sống; từ bỏ không nhận thịt sống; từ bỏ không nhận đàn bà con gái; từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ không nhận cừu và dê; từ bỏ không nhận gia cầm và heo; từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai;; từ bỏ không dùng người làm môi giới, hoặc tự mình làm người đưa tin; từ bỏ không buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo, gạt lường; từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, cướp đường, cướp giật, cưỡng đoạt.
10. Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tâm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo (y và bình bát), như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh. Cũng vậy, Tỷkheo bằng lòng với tâm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Vị ấy thành tựu. Thánh giới uẩn này, nội tâm hưởng lạc không có lỗi lầm.
11. Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do nguyên nhân gì khiến nhãn căn này không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc.. ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do nguyê n nhân gì không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy thành tựu Thánh hộ trì các căn này, nội tâm hưởng vô uế lạc.
12. Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y dép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.
13. Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này, thành tựu Thánh hộ trì các căn này, thành tưu Thánh chánh niệm tỉnh giác này (thành tựu Thánh biết đủ này), lựa một trú xứ thanh vắng như khu rừng, gốc cây, đồi, núi, khe nước, hang đá, bãi tha ma, rừng rậm, ngoài trời, đống rơm. Sau khi ăn xong và đi khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy đoạn tận tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Ðoạn tận sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Ðoạn tận hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sánh, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Ðoạn tận trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa hết tâm trạo cử, hối quá. Ðoạn tận nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với pháp thiện.
14. Vị ấy, sau khi đoạn tận năm triền cái này, các pháp làm tân cấu uế, làm trí tuệ trở thành yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
15. Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, tinh khiết, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: “Ðây là khổ”; biết như thật: “Ðây là khổ tập”; biết như thật: “Ðây là khổ diệt”; biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của những lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”; biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy quán tri: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có trở lui trạng thái này nữa”.
16. Như vậy, Hạng người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa không hành khổ người, không chuyên tâm tự hành khổ người. Vị ấy không tự hành khổ mình, không hành khổ người, trong hiện tại sống không tham ái, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. (Nguồn: Kinh Tăng Chi Bộ - Trang 329)
C- CÁC ĐẲNG CẤP QUA TU HÀNH TIẾN HÓA
I- Phân Nhóm đối tượng tu hành theo Nghiệp: Ba nhóm đổi tượng chính họ có thể tu hành - Nên phát tâm tu hành khi hội đủ nhân duyên:
1/ Người nghiệp nặng - Từng trải qua khổ đau chồng chất: Thường thì chỉ có những người mà trong kiếp sống hiện tại, họ có nghiệp chướng nặng lề biểu lộ, do đó họ đã từng trải qua tận cùng của "Phiền Lão - Khổ Đau" dồn dập. Đa số họ không hiểu tại sao mình lại như thế. Họ căn bản thuộc hai trường hợp
a/ Người bế tắc cùng quẫn - Khó tìm ra lối thoát - Rất cần Thiện tri thức chỉ dẫn: Họ thường không đủ duyên lành để học và tiếp thu Phật pháp, họ chẳng tin Nhân Quả báo ứng, họ chỉ biết than trời trách người và hận đời sao bất công. Họ thường sống trong hoảng loạn, sợ hãi, phiền lão, khổ đau chồng chất tưởng như quá sức chịu đựng, lâu ngày tâm trí họ trở lên bế tắc cùng quẫn, rễ xuất hiện tư tưởng quên sinh để giải thoát khổ đau - Đây chính là chướng ngại khó "Độ" nhất. Đây cũng là sự nhầm lẫn thảm hại và đáng tiếc cho họ, do họ KHÔNG nhận thức được rằng, tự tử còn khổ đau hơn rất nhiều lần so với khổ đau hiện tại họ đang gánh chịu (Vì quy luật hết mưa trời lại nắng), và hậu quả nếu tự tử lại kéo dài nhiều ngàn năm, nhiều kiếp sống tái sanh sau này, dù họ không tin thì vẫn buộc phải như thế. Biểu hiện rất rõ là qua thời gian ngày giờ sinh, người ta có thể lập Lá số để dự đoán khá chính xác Quả báo Cát Hung - Họa Phúc của mỗi người trong kiếp sống tái sanh này. Không tu thì Số mệnh thường là Định mệnh => Quả báo đến thì buộc phải nhận chịu thôi, ai ai cũng vậy. Đây là lời cảnh báo cho nhóm người này. Họ nên bắt đầu từ "Yêu thương cha mẹ", dù thế nào cũng cần báo ân cha mẹ. Theo đó, họ nên chấp nhận nghịch cảnh dù thế nào đi nữa, và nên giành thời gian đọc Kinh Nhân Quả Thiện Ác Nghiệp Báo để có thể thấu hiểu Ta là ai? Tại sao Ta lại bị như thế, như thế. Sau đó, họ nên Phát tâm - Phát nguyện tu hành tinh tấn => Một khởi đầu tốt đẹp khi họ đã hiểu, "QUAY ĐẦU LÀ BỜ", chỉ có tu hành là cách duy nhất, chẳng có cách thứ hai nào khác. Đây cũng là cách báo ân cha mẹ tuyệt vời nhất trong hoàn cảnh của họ. Cũng giúp họ tự mình thoát ra khỏi tâm lý cùng quẫn không lối thoát - Một khởi đầu tốt đẹp.
b/ Người trong bế tắc tận cùng - Họ tìm ra lối thoát và phát tâm tu hành: Thường trong hoàn cảnh phiền lão khổ đau tận cùng này, cũng thường chỉ khi đó họ mới có thời gian suy ngẫm và tự hỏi "Ta là ai - Từ đâu đến - Chết đi về đâu?". Chẳng nhẽ con người sanh ra để rồi chết? Đây là thời điểm họ đứng "Ngã ba đường: Tiến thì chẳng thể nào - Lùi cũng chẳng có chỗ - Đi cũng chẳng biết đi đâu, làm gì". Lúc này, họ cần tĩnh tâm tim ra con đường đi đúng để giải thoát khổ đau, đó chính là "Phật Pháp Nhiệm Mầu".
Nhóm người này, họ thường là người có nhiều phước báu và trí tuệ nặng về phân biệt, ích kỷ. Là thành quả của tiền kiếp họ đã tu sai lệch, họ tu Phước trước - Huệ sau, đã thế họ lại tu thiên lệch lớn "Phước nhiều - Đức ít", cho nên quả báo kiếp sống này là trong phúc có họa. Nếu hội đủ duyên lành hội tụ, họ sẽ phát khởi tâm tu hành, họ có thể học hiểu Định luật vũ trụ về Nhân quả - Luân hồi - Tái sanh luôn hiện hữu theo thời gian vô tận và không trừ một ai. Họ biết được CON ĐƯỜNG DUY NHẤT THOÁT KHỎI KHỔ ĐAU là nên phát tâm tu hành càng sớm càng tốt, để hóa giải và tiêu trừ nghiệp chướng đây mới là con đường đúng đắn và duy nhất để dần thoát khỏi khổ đau ngay kiếp này và nhiều kiếp sau nữa. Theo đó, họ nên chọn sớm Tu hành theo Phật Pháp.
2/ Người nghiệp nhẹ - Thiện lành tu: Cũng có hai nhóm chính
a/ Người ít biến cố trong đời - Không có nhân duyên tu: Họ là người giầu hay nghèo, sống ác hay thiện thì họ chỉ toàn tâm toàn ý vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nhân sinh, họ thường bằng lòng với số phận an bài. Dù cuộc đời ít biến cố khổ đau, hoặc người sống ác lắm biến cố khổ đau, nhưng họ có điểm chung là chẳng có nhân lành tiền kiếp, nhẹ thì họ thường chẳng quan tâm đọc Phật pháp, dường như không thể phát khởi được tâm tu hành. Nặng thì họ chỉ biết than trời trách người. Họ hoàn toàn sống theo tập khí sẵn có họ đã mang, là kết quả của bao kiếp sống sinh tồn đã qua. Họ cần phải trải qua nhiều kiếp sống luân hồi nữa để nếm trải đau khổ, và sau đó là diệt trừ đau khổ qua tu hành, chỉ là vấn dềd thời gian. Họ thuộc nhóm người như Đức Phật dậy: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.
a/ Người ít biến cố trong đời - Có nhân duyên tu: Họ thuộc nhóm số ít những người trong nhân loại, do tiền kiếp họ có tu phước lành, nhưng chưa thành tựu được tín tâm kiên cố, vì họ chỉ tu phước đức, không tu huệ và cũng không phát nguyện tu hành kiên cố. Họ được thừa hưởng Quả báo - Tập khí lành từ tiền kiếp, nên kiếp này là họ thường có cuộc sống khá giả, ổn định, ít biến cố khổ đau lớn khó bề vượt qua. Cho nên, chì khi nào tụ hội duyên lành thì họ mới phát tu hành, nhưng mục đích của họ căn bản là tu phước báu thế gian, họ thuận theo đời sống luân hồi. Họ không biết rằng, quả báo lành chẳng mấy mà hết, các kiếp sống khổ đau đang chờ đón họ sau này. Đây là điểm nhóm người này cần lưu ý, sớm tỉnh ngộ và học cách tu cân bằng "Phước - Huệ song tu".
3/ Những Linh hồn tiến hóa - Sẵn duyên tu hành: Họ là những người nghèo khó hay giầu có, danh tiếng nhưng họ không bị dinh mắc vào "Tiền Tài Danh Tiếng" thuộc phước báu thế gian. Bởi vì họ đã từng trải kinh nghiệm đỉnh cao của sự giàu có danh tiếng hoặc phiền lão khổ đau tận cùng trong nhiều kiếp sống. Do đó, họ đã nhận thức và hiểu thấu Nhân quả - Luân hồi - Tái sanh là khổ đau, do đó họ đã phát khởi tâm tu hành tinh tấn, họ thành tựu lòng tin "Bất thoái chuyển", do đó, họ đang trên con đường tu đạo dù phải trải qua bao nhiều kiếp sống luân hồi, đích đến của họ là "Diệt trừ đau khổ", tiến đến giải thoát luân hồi sinh tử để được An chú trong Cảnh Đại Niết Bàn thanh tịnh, an vui, vi diệu nhiệm mầu.
IV- Định nghĩa người thiện lành - Người Quân tử - Người thiện tri thức như trong Kinh Phật thường nói
1- Người Thiện nam - Tín nữ như trong Kinh Phật thường nói.
Họ là những người có đức dày nhưng trí tuệ chưa phát triển mạnh. Đức dầy thường là thành quả tu trì tích lũy phúc đức từ tiền kiếp. Họ thường chỉ có thể nghe Thánh hiền dạy những Kinh Phật căn bản, rễ hiểu về đạo làm người, từ đó họ tin sâu nhân quả - Luân hồi và quyết chí, toàn tâm toàn ý thực hành theo lời Thánh hiền dạy không chút nghi ngờ. Đây là đức tính sùng tín đáng quý, nhưng mặt trái là nếu không gặp được vị thầy Thiện tri thức hướng dẫn thì rễ xa vào con đường tà đạo nguy hiểm, tai hại không cùng.
Họ thường sống cuộc đời an nhiên tự tại, dù cho vạn sự sảy đến vì thấu hiểu đều là lỗi nơi mình, họ xả ly tâm oán trời trách người ngay từ khi ác duyên nó khởi lên theo bản năng, luôn chấp nhận với tâm nhẫn lại, đồng thời lỗ lực tu đạo, làm việc thiện, hành bố thí, lễ lạy đọc tụng Kinh Chú để hóa giải, tiêu trừ nghiệp chướng cho mình và người thân.
Họ đối với những giáo pháp tu hành đòi hỏi phải có trí tuệ phát triển để có thể suy tư nghiền ngẫm tiếp tu giáo lý, tuệ tri các pháp như trong tu thiền định, hành bát chánh đạo ... xem là vượt quá khả năng. Họ chỉ tu hành làm sao để vun bồi ngày càng sâu dầy phúc đức thiện lành, hóa giải và tiêu trừ nghiệp chướng ... theo đúng như Phật dậy.
Mời đọc hướng dẫn cách tu để trở thành người thiện lành để có được thành tựu nhiệm mầu: Xem tại đây
2- Người quân tử - Bậc Thiện tri thức tu:
Họ là những người thiện nam, tín nữ và có trí tuệ đã phát triển, họ hiểu và tin sâu nhân quả - Luân hồi. Họ có khả năng kiểm chế Dục vọng thấp hèn vì biết rằng nó chính là nguồn gốc của khổ đau luân hồi. Họ có thể tu giữ ngũ giới, hành thập thiện và Bát chánh đạo. Họ có thể tham thiền suy tư, tuệ tri ... để sửa đổi tâm trí thiện lành hơn. Đa số họ tu hành hướng đến phước đức đạo thiên nhân, là tiền đề cho các kiếp sau tu cao hơn, tiến đến giải thoát luân hồi sinh tử.
Mời đọc bài Thánh hiền dạy cách tu để trở thành Người quân tử có trí tuệ phát triển: Xem tại đây
3- Các đệ tử đã đi trên đường đạo tu:
Họ là những Thiện tri thức, họ đã có nhiều kiếp tu hành. Mục tiêu kiếp sống này của họ là tiếp tục tu giải thoát luân hồi sinh tử. Họ thuộc số người rất ít trong nhân loại. Họ thường xuất gia tu đạo chân chân chánh.
+ Tìm hiểu thêm về chủ đề "Tin sâu nhân quả - Luân hồi":
- Trang bài viết: Tổng hợp kiến thức Nhân quả - Luân hồi rất quan trọng: Xem tại đây
- Sách Nhân quả - Số mệnh: Tổng hợp kiến thức Thánh hiền dạy về Nhân quả - Số mệnh: Xem tại đây
- Linh hồn luân hồi: Thánh hiền dạy về Linh hồn đầu thai - Tái sanh trả nghiệp: Xem chi tiết tại đây
+ 772. TỲ KHEO BIẾT SỰ HƠN KÉM CỦA NGƯỜI
Thế nào là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người?
1) Đó là Tỳ-kheo biết có hai hạng người: có tín và có bất tín, người có tín là hơn, người bất tín là kém.
2) Người có tín lại có hai hạng: Thường đến gặp Tỳ-kheo và không thường đến gặp Tỳ-kheo. Người đến gặp thấy Tỳ-kheo là hơn, người không thường đến gặp Tỳ-kheo là kém.
3) Người thường đến gặp Tỳ-kheo lại có hai hạng: có lễ kính và không lễ kính. Người có lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém.
4) Người có lễ kính lại có hai hạng: có hỏi kinh và không hỏi kinh. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém.
5) Người có hỏi kinh lại có hai hạng: nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh. Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém.
6) Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
7) Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có quán sát nghĩa và nghe pháp không quán sát nghĩa. Người nghe pháp có quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không quán sát nghĩa là kém.
8) Hạng nghe pháp quán sát nghĩa lại có hai: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp và thực hành đúng như pháp.
9) Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém.
10) Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người.
Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu giữa mọi người khác.
Ví như từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sinh tô, từ sinh tô có thục tô, từ thục tô có tô tinh. Tô tinh là thứ bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu đối với những loại kia.
Nếu người nào tự làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời người, thì trong hai hạng người như trên đã nói, đã phân biệt, đã thi thiết, người ấy là bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu. Ấy là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người. (Trung A Hàm, Kinh Thiện Pháp, Phẩm 1, số 1)
+ Phân nhóm người theo sự tiến hóa: Người thú chứa tiến hóa - Người cảm dục - Người trí cảm - Người lý trí - Người trí huệ
+ Đẳng cấp thành tựu Đạo làm người trong tu hành:
Người xưa kỳ vọng đối với người đi học, quang minh chánh đại, đường đường quân tử. Do đây có thể biết, nhà Nho nói tiêu chuẩn của quân tử là hai câu này phải làm được. Nhà Nho dạy học ở nơi thành tích cũng là ba đẳng cấp, đó là quân tử, hiền nhân và thánh nhân. Đây là mục tiêu giáo học. Cho nên nói, đi học chí ở thánh hiền, làm thánh, làm hiền. Quân tử là nền tảng của thánh hiền. Nếu muốn làm thánh nhân, hiền nhân phải làm được tám chữ này.
Phật pháp nói được càng thấu triệt, giáo học Phật pháp thành tựu cũng phân ba cấp, A La Hán, Bồ Tát và Phật. Nhà Nho gọi A La Hán là quân tử, Bồ Tát là hiền nhân, Phật là thánh nhân.
Tuy thành tích ba giai đoạn này gần giống nhau, nhưng trên thực tế cao thấp khác biệt rất lớn. Giáo học nhà Nho là giáo dục của một đời, bắt đầu từ thai giáo, đến sau cùng là già chết, “thận chung truy viễn”. Thế nhưng giáo học của Phật pháp thì là ba đời, có đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai. Ở nơi không gian mà nói là tận hư không, khắp pháp giới. Đây là chỗ nội dung không bằng của giáo học nhà Nho. Cho nên, giáo học Phật pháp nói được rất tường tận, rất chu đáo. Sau khi hiểu rõ chúng ta liền biết được, làm một người thiện, làm một người tốt là việc phải nên làm; không nên làm người ác, không nên làm một người bất thiện. Cùng với người thiện thì đây là việc thật vui mừng. Chúng ta mong cầu cả nhà thiện, một nước thiện, một thế giới đều thiện. Bạn có tâm nguyện này, có loại hành trì này thì liền tương ưng với Phật đạo. Đương nhiên ở chỗ này nói “tà kính”, “ám thất”, bạn đích thực đều có thể làm đến bất “lý”, bất “khi”. (Nguồn: HT Tịnh Không giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tập 12)