PHÁP TU TÍN NGUYỆN HẠNH
LÒNG TIN BẤT THOÁI - PHÁT NGUYỆN SÂU RỘNG - ĐỨC HẠNH PHỔ HIỀN
I- Tâm là gi?
“Tâm” không phải là trái tim bằng thịt của con người, mà là cái tâm có cảm giác, tri giác nó sẽ hình thành nên vạn vật, muốn khẳng định bản thể của tâm là gì thì không thể dùng một thuật ngữ đơn giản để nói rõ được. Nhà Phật gọi bản thể của tâm là “chân tâm”, muốn đạt tới cái gọi là “chân tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm”, “thức tâm”, “trần tâm”. Nho gia gọi cái tâm này là “bản tâm”, còn Đạo gia lại gọi là “đạo tâm”. Như vậy, Phật gia, Đạo gia, Nho gia đều có sự khác biệt về cách gọi, nhưng cái cốt yếu là chỉ cái tâm. Tuy có nhiều thuật ngữ để nói về tâm nhưng tóm lại tâm vốn vô thể (tức vô hình tướng).
Tổ Huệ Năng dạy: “Này thiện tri thức, thế giới hư không luôn bao hàm vạn vật sắc tượng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi, sông ngòi, đất liền, suối khe, cỏ cây rừng rậm, người lành người dữ, pháp lành pháp dữ, thiên đường địa ngục, tất cả biển lớn, các núi Tu-di, thảy ở trong hư không. Tính không của người đời cũng lại như thế”....
Lục Tổ bảo tâm tính con người chúng ta khi rỗng lặng cũng như thế, rộng như hư không nên nói tâm như hư không. Như hư không chứ không phải là hư không. Hư không vô tri - còn chúng ta hằng giác, như là cái thể rỗng rang rộng lớn đó, nhưng một bên vô tri, một bên hằng giác nên khác nhau.
Phật gia, Nho gia, Đạo gia cực kỳ trú trọng vấn đề “tâm”. Mục đích chính vẫn là nhằm xây dựng nên một nhân cách cao thượng. Nhà Phật có câu “Nhất thiết do tâm tạo” và “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Tâm nghĩ tới nhân, nhân sẽ đến; tâm nghĩ tới nghĩa, nghĩa sẽ đến; tâm nghĩ đến thiện, thiện sẽ đến; chỉ cần tâm nghĩ tới thì mọi sự sẽ vì cảm động mà đến, đó là sự báo đáp của trời đất, quỷ thần cũng vì thế mà động tâm. Vì vậy, dù là thánh nhân, quân tử, hay ma quỷ cũng là do tâm tạo nên, tức là thiên can, thế giới, thiên đường, địa ngục đều do tâm tạo thành....
Tổ Huệ Năng dạy: Người đời sẵn Tự-tính thanh tịnh, muôn pháp đều do tự tính sinh ra; khi suy nghĩ dữ thì sinh tật dữ, khi suy nghĩ lành thì sinh hạnh lành. Các pháp như vậy đều ở tự tính, ví như bầu trời thường thanh bạch, nhật nguyệt thường sáng tỏ, tuy nhiên khi bị mây che khuất thì trên sáng dưới tối; nếu gặp gió thổi, mây tan, thì trên dưới đều sáng tỏ, muôn tượng đều hiển hiện. Người đời có tính hay thay đổi, chắng khác chi mây ở bầu trời kia.....
Theo Duy thức học gọi là “Tám thức” hay “bát thức” tám cái biết (Không chỉ 5 giác quan), mỗi cái biết đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ. Cũng như mỗi ông vua cai trị mỗi nước, nên trong Duy thức học Phật giáo gọi là “Tám tâm vương”.(Nguồn: Bàn về Tâm)
II- PHÁP TU TÂM - DƯỠNG TÁNH
1- Kiến thức về pháp tu tâm dưỡng tánh: Mời đọc sách Tu Tâm - Dưỡng Tánh của HT Thích Thiện Hoa: Đọc bản PDF
III- PHƯƠNG PHÁP THAM THIỀN TUỆ TRI ĐỂ TU TÂM DƯỠNG TÁNH
1- Phương pháp tham thiền tuệ tri giành cho Thiếu niên
2- Phương pháp tham thiền tuệ tri giành cho Thanh niên
3- Phương pháp tham thiền tuệ tri giành cho Trung niên
4- Phương pháp tham thiền tuệ tri giành cho Cao niên