QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Như Pháp Tu Hành - Đúng Thứ Tự

NHƯ PHÁP TU HÀNH
THỨ TỰ PHẢI THEO 
ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÀNH TỰU VIÊN MÃN

PHẦN A
NỘI DUNG TU HÀNH TỔNG QUAN

I- TU HÀNH THEO GIÁO LÝ

1- Tu đúng như Pháp - Thứ tự phải theo: 
 KHÔNG HỌC ĐỆ TỬ QUY, CẢM ỨNG THIÊN, THẬP THIỆN NGHIỆP MÀ HỌC KINH VÔ LƯỢNG THỌ, QUÝ VỊ HỌC 300 NĂM NỮA CŨNG VÔ ÍCH.
... Trong tất cả những kinh Phật có sâu cạn khác nhau. Nhưng tu học nhất định từ nơi cạn đến sâu, không thể vượt bậc. Vượt bậc nhất định tu không thành tựu được. ..... trong Đại Tạng Kinh có, Phật dùng cách khuyên dạy như vầy: "Phật tử không học Tiểu thừa trước rồi sau đó học Đại Thừa thì không phải là đệ tử Phật". Câu nói này rất quan trọng. Phật không thích dạy người vượt cấp, nhất định theo từng bước mà làm, từng bước vững vàng, quí vị mới thành tựu. [...]
Nhưng ngày nay Nho cũng không cần, Đạo cũng không cần, Tiểu thừa cũng không cần nữa, vừa vào đã học Đại Thừa, sau khi học được đều cuồng vọng tự đại, cho nên không thành tựu gì cả. Đây là gì? Không nghe lời giáo huấn của Phật.
Người Trung Quốc cho rằng: "không nghe lời người lớn, chịu thiệt ngay trước mắt". ... Ngày nay phải cắm rễ từ đâu? Nhất định phải từ Đệ tử quy, Cảm ứng thiên, Thập thiện nghiệp để cắm rễ. Nếu như không phải từ đây mà cắm rễ, quí vị học thêm 300 năm nữa cũng vô ích. Quí vị có thể khai ngộ không, đắc định không? Chắc chắn không thể. Đạo lý này nhất định phải hiểu được, phải vô cùng chăm chỉ nổ lực, dùng công phu hai ba năm để cắm rễ cho chắc. Nhất định phải hiểu được đức Thế Tôn năm xưa tại thế, dùng thời gian 12 năm để cắm rễ, gốc rễ đó sâu biết bao. Vì vậy đương thời người chứng A La Hán rất nhiều......

+ Tu đồng bộ Giới - Định - Tuệ: .... Nếu giữ ngũ giới và chỉ tu chăm chỉ niệm Phật tinh tấn (Tu định lực) cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thì quí vị có thể phải mất tới 10 năm mới mong có thành tựu. Nhưng nếu kết hợp với đọc kinh và lăng nghe giảng kinh để khai Trí tuệ, có trí tuệ giác ngộ thì có thể rút giảm xuống còn 3 năm thay vì 10 năm .... (Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không)

2- Tu hành có mười điều phải theo:
Xin trích lời Phật dậy: ... Đức Phật bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi rằng: Phật trước Phật sau cũng đồng một thể, đều tại mỗi người tự mình minh tâm kiến tánh mà thành công đắc quả, vì Phật tánh người sẵn có, nếu không y theo Phật mà tu hành thì chẳng đặng thành Phật.

Tại vì sao? Vì chưa có công đức gì ở trong Phật pháp. Nếu muốn cầu đặng bậc Phật, phải y theo mười điều dưới đây:

1.- Phải dùng trai giới làm nền tảng đi đến bậc Phật.
2.- Tìm minh sư chỉ dạy công phu.
3.- Phải biết tâm tánh rốt ráo tỏ rõ.
4.- Phải làm các phuớc lành giúp cho gốc đạo được sung túc.
5.- Phải kết duyên lành cho gốc lành mỗi ngày mỗi thêm lớn.
6.- Rõ nhân quả việc làm đừng có vọng động.
7.- Trừ tà ma xa lìa ngoại đạo.
8.- Phải thông chơn lý chớ chấp hữu vi.
9.- Phải tinh tấn theo đức hạnh Phật.
10.- Mỗi pháp phải thông suốt rõ rệt.

Nếu đủ mười điều công đức này thì mau đặng thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Văn Thù Sư Lợi! Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt phápnhiều chúng sanh căn trí thấp kém, tâm ý mê say, trí tính mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ, cái tâm ngu mê cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến, không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước, nhận giả làm thiệt, hoặc chấp trước kinh sách văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số, hoặc học được 2 câu nói của Phật thì cho là hoàn toàn. Chưa đặng nói là đặng, chưa chứng nói là chứng, căn lành tu ít mà muốn quả to, thiệt người ngu mê không hiểu ý Phật, tự mình điên cuồng tự dối mình, tuy có nhân lànhkhó tránh họa dữ. Tại sao? Hột giống không chắc, khó mà kết trái Bồ đề, một khi mất thân người, muôn kiếp khó phục hồi đặng.

II- TU HÀNH LÀ PHẢI THẬT LÀM ĐÚNG NHƯ PHÁP THỌ TRÌ

1- Đức Phật dạy Tu hành đúng:
Lạy, không phải là quỳ lưng nằm sấp mà là buông bỏ ngạo mạn.
Niệm, không phải là tính số lần mà là thanh tịnh lương tâm.
Xá, không phải là chắp tay cái chào mà là cung kính đối phương.
Định, không phải là ngồi yên bất động mà là ngoài tâm vô vật.
Hỷ, không chỉ là nét mặt tươi vui mà là thân tâm thư thái.
Tu, không chỉ buông bỏ dục vọng mà là tâm không ích kỷ.
Thí, không phải là buông bỏ tất cả mà là tích lũy từ bi.

+ Ðức Phật dạy: "Người tu như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học Ðạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

+ Pháp Môn Không Hai: Một là không phân biệt (Bình đẳng), hai là phân biệt. Phân biệt chấp trước là Tu giả > Tu thanh tịnh bình đẳng giác là phải thực hiện Pháp môn không hai.

2- NGÀN VẠN PHẦN CHỚ NGHĨ RẰNG MỖI NGÀY NIỆM MẤY BỘ KINH CHÍNH LÀ TU HÀNH, còn cảm thấy là mình tu hành khá lắm! Khi chẳng niệm kinh thì tâm không kiêu ngạo, niệm kinh rồi bèn tưởng mình là ghê gớm lắm. Tôi có thể thuộc lòng kinh Vô Lượng Thọ, mấy người còn thua tôi xa lắc! Như vậy là quý vị không niệm kinh thì không có phiền não đó, chẳng tạo tội nghiệp; sau khi quý vị thuộc kinh nhuần nhuyễn rồi, hằng ngày sanh phiền não, tạo tội nghiệp khắp mọi chỗ, đều là do hiểu lầm nghĩa chân thật của Như Lai. (Xem: PS Tịnh Không giảng về Tu hành)

5- Tu chánh niệm - Sống tỉnh thức

Mời xem hướng dẫn tu Sống chánh niệm tỉnh thức theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây

6- Pháp ứng sử đối với quỷ thần chướng ngại tu: Không Tử dạy, đối với quỷ thần thì "KÍNH TRỌNG NHƯNG MÀ LÁNH XA". Bản chất của quỷ thần là những sinh linh ích kỷ, thường hại người mà không chút bận lòng. Cho nên người tu cần học hiểu và lánh xa Thiên ma - Quỷ thần, vì họ có thần thông quản đại, họ biết rõ tư tưởng con người nghĩ gì, muốn gì và họ sẵn sàng đáp ứng, nhưng không phải miễn phí. Họ chiếm xác thân chúng ta bất kỳ lúc nào có điều kiện (Ta đồng ý cho họ dùng chỉ một lần và sẽ là mãi mãi), họ sẽ đòi hỏi cũng tế đủ thứ, nếu không đáp ứng họ sẽ làm đủ kiểu hại người tu, đây là bản chất không rễ thay đổi của họ.

+ Mời đọc giáo lý Thành hiền dạy về ứng đối với Thiên ma - Quỷ thần trong tu hành: Xem tại đây

7- Sửa tâm Tham: Thì hãy chuyển đổi sự ham muốn vào những thức ăn tinh thần, hay ham muốn làm việc phước thiện thay vì đi tìm cung ứng thức ăn cho ngũ quan.
8- Sửa tâm Sân: Thì cố gắng làm sao lúc về già con cháu đừng xa lánh, hay lúc gần chết, tâm sân đừng phát khởi, để đưa mình vào 4 cõi sống bất hạnh.
9- Sửa tâm Si: Thì phải cố gắng học hỏi hơn người, người ta học 1 thì mình phải học 10 để có một hiểu biết sâu rộng và cái nhìn chân xác về thực tại; Ráng ngủ ít lại và tập luyện cho tâm nhiều tỉnh giác.
10- Sửa tâm Tín: Thì phải nên rèn luyện chánh kiến và sự hiểu biết sâu rộng để khỏi rơi vào tình trạng hoài nghi hay dễ tin.
11- Sửa tâm Minh: Thì nên đem tài năng và đức độ để phục vụ con người. Thay vì dùng sự thông minh của mình để đi đè bẹp người.
12- Sửa tâm Tầm: Thì nên giới hạn sự tìm hiểu, tò mò của mình vào những địa hạt có lợi ích thực tiễn, thay vì tò mò soi mói chuyện người khác hoặc những chuyện vô bổ. (Nguồn: Nghiên cứu Tâm Tánh)

13- Xa lìa ái dục để tu giải thoát: Người nào muốn tu hành tiến tới giải thoát luân hồi sinh tử thì cần tu xa lìa ái dục. Trong kinh đức Phật dậy rằng "Không xa lìa ái dục mà tu mong giải thoát, chẳng khác nào lấy Cát nấu mong thành cơm". Pháp tu xa lìa tà dâm - Ái dục đòi hỏi người tu có ý chí mạnh mẽ, thường tham thiền quán tưởng về sự xấu ác của ái dục, về thân xác dơ bẩn, vô thường ..., thường kiên trì tu mới mong dần có chút thành tựu.

PHẦN B - THỨ TỰ TU HÀNH
PHẢI ĐÚNG TRÌNH TỰ THỨ LỚP - KHÔNG THỂ BỎ GỐC HỌC NGỌN MÀ CÓ THÀNH TỰU

TU HỌC PHẢI TỪ THẤP ĐẾN CAO = TỪ GỐC RỄ ĐẾN THÂN NGỌN
TU LÀ SỬA CHÍNH MÌNH - KHÔNG PHẢI TÌM LỖI NGƯỜI, BẢO NGƯỜI SỬA LỖI
TỰ TU HỌC KHÁC GÌ TU MÙ LUYỆN TỐI - CẦN PHẢI TÌM THEO THẦY THIỆN TRI THỨC
GIÁC NGỘ - CHỌN 01 PHÁP MÔN HỢP CĂN CƠ - THẬT HÀNH ĐỂ CÓ THÀNH TỰU

I- Hiểu về trình tự thứ lớp:

1- Cần tuần tự không bỏ bớt và nhẩy cóc:

Hiền thánh dạy, tu hành muốn có thành tựu chân thật thì ví như xây nhà cần PHẢI xây cho được nền móng vững chắc, rồi sau đó mới xây tầng I [Tương ứng tu học pháp Tiểu thừa]. Rồi tiếp đến xây tầng II [Tu học pháp Trung thừa]. Rồi tiếp sau mới đến xây tầng III [Tu học pháp Đại thừa]. Được như thế thì nhà mới vững trãi, tu hành chắc chắn có thành tựu, cảm ứng nhiệm mầu.

Hoặc ví như cái cây trồng muốn ra hoa kết trái, đầu tiên phải vun bồi gốc rễ sâu bền, rồi thì cây mới có thể vươn cao tỏa rộng cành lá mà không bị gãy đổ.

=> Nhà không móng - Cây không gốc rễ thì là tu sai, chỉ là TU MÙ LUYỆN TỐI, chỉ có tác dụng gieo nhân lành cho những kiếp sau. Chưa kể trên đường tu ai ai cũng buộc phải gặp đầy dãy chướng ngại - Oan gia nghiệp chướng hiện tiền đòi nợ, thiếu hiểu biết giác ngộ, tâm bất thiện mà tu vào ngay các pháp cao [Trung đại thừa như đọc tụng kinh chú, thiền định, luân xa ...], tức không lượng sức mình thì chỉ thêm lắm âu lo phiền lão, sợ hãi liên miên, rễ bị tà kiến, ngoại đạo lừa bịp. Chẳng khác mua dậy buộc mình, chẳng tiến tu lên được.

Đức Phật đối với hàng tu Bồ-tát còn phải giảng nói: Sáu điều nguyên tắc tu hành này là có thứ lớp, dứt khoát không được đảo lộn. Điều thứ nhất là bố thí, là dạy bạn buông xả. Nếu bạn không thể buông xả thì bạn sẽ không giữ luật nghi/ là trì giới. Bạn không thể giữ luật nghi thì bạn chắc chắn không thể nhẫn nhục. Bạn không thể nhẫn nhục thì bạn chắc chắn sẽ không có tiến bộ (tiến bộ là tinh tấn). Không có tiến bộ thì làm sao có thể đắc thiền định

Để có thành tựu, chúng ta nên bắt đầu từ đoạn ác tu thiện để vun bồi gốc rễ, tức là tu thành tựu Đạo làm người thiện lành trước như đức Phật dạy - Đây là tu Tiểu thừa trước, sau đó mới lên Trung và Đại thừa ví như Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa..., và khuyến tấn hành giả (Giảng kinh thuyết pháp). Đây là Thánh hiền vẫn giao giảng như thế, chúng ta cần y giáo phụng hành. (PS Tịnh Không giảng)

2- Cần kết hợp các phương pháp tu cùng nhau:

Việc tìm hiểu, học và phối hợp các thứ lớp đồng cấp/ đồng hạnh/ đồng mức cùng khởi tu trong cùng thời điểm là không thể thiếu .....

II- Thứ lớp tu hành theo mức tiến hóa và chứng đắc đạo quả

1- Tam phước (PS Tịnh Không giảng): 

a/ Phước thứ nhất: Phước nhân thiên, cũng là đạo của nhân thiên, gồm 4 câu "Hiếu dưỡng phụ mẫu. Phụng sự sư trưởng. Từ tâm bất sát. Tu thập thiện nghiệp”. Đây là nền tảng vào cửa Phật. (Chưa bước vào)

b/ Phước thứ hai: Thọ Tam quy (Bước vào cửa Phật), gồm “Quy y Phật - Quy y pháp - Quy y Tăng”. Tăng là lục căn thanh tịnh, không nhiễm mảy bụi..... “Giác-Chánh-Tịnh”, đây là “thị đạo”. Nếu như niệm niệm là “Mê-Tà-Nhiễm”, đó là “phi đạo”. Pháp hàng nhị thừa.

c/ Phước thứ ba: Là nền tảng của Bồ Tát Đại Thừa. “Phát tâm Bồ Đề. Tin sâu nhân quả. Đọc tụng Đại thừa. Khuyến tấn hành giả”. “Phát tâm Bồ Đề” chính là phát tứ hoằng thệ nguyện.

2- Tu hành bắt đầu từ "Tịnh nghiệp tam phước" - Tu Đạo làm người:

+ Tịnh nghiệp tam phước: Khởi đầu đường tu, điều đầu tiên và tiên quyết của “Tam Phước” là tu thành tựu chân thật đức hạnh Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.

1- Hiếu dưỡng cha mẹ - Đức hạnh gốc rễ - Gốc Đạo làm người: Đây là đức hạnh gốc rễ của Đạo làm người, không chân thật tu thì NHƯ CÂY KHÔNG GỐC RỄ, vì Đức là gốc rễ của con người, người không có đức không thể tiến tu trên con đường tu chánh đạo, dù là tu bất cứ pháp môn gì.

Cho lên trong Kinh Phật thường nói THIỆN NAM TỬ - THIỆN NỮ NHÂN. Theo đạo nho thì tương ứng với người thành tựu đạo làm Người quân tử. Như thế, người Tiểu nhân muốn tu Chánh đạo thì phải hồi đầu - Làm mới mình lại từ đầu, phải tu Tịnh nghiệp Tam Phước trước đã - Không thể bỏ qua mà phải chân thật tu thành tựu đức hạnh gốc của ĐẠO LÀM NGƯỜI này trước đã. Vì nếu chẳng chịu tu đức hạnh gốc rễ này thì như đức Phật nói trong kinh, chẳng khác nào "Lấy Cát mà nấu mong thành Cơm". (Nguồn tham khảo: Xem tại đây)

2- Phụng sự sư trưởng: 
3- Từ Tâm bất sát:
4- Tu Thập thiện đơn giản - Rút gọn: Tu giữ Ngũ giới gồm Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm - Không nói dối - Không uống riệu và nghiện ngập.
* Người tu Bồ tát đạo thì tu giữ nhiều giới hơn mới mong có được nhiều định lực vững chắc hơn, trí tuệ phát triển sâu rộng hơn => Có Tâm tương ứng với Tâm của hàng Bồ tát.

4- Tu Bố thí: Tùy theo mỗi người có nghiệp quả khác nhau mà chọn tu pháp tu bố thí phù hợp căn cơ và điều kiện. Ví như người nhiều bệnh thì nên tu bố thí vô úy để có sức khỏe, ít bệnh, sống thọ. Người nghèo khó mà có sức khỏe thì tu bố thí xả thân giúp người, hoặc tùy sức bố thí tài. Người muốn có trí tuệ thì tu bố thí Pháp. Nói chung, nên thực hành cả ba phương pháp, tùy duyên mà bố thí đúng thời đúng lúc rất nhiệm mầu.  

4- Tu hành cần Sám hối - Hồi hướng công đức: 
+ Sám hối: Trong Kinh đức Phật dậy cần phải phát lồ sám hối. Sau bước phát nguyện hồi đầu tu hành: BỎ DỮ LÀM LÀNH. Thường trước Tam Bảo - Phật hay Bồ Tát - Bậc Thiện tri thức - Nhà sư chân chánh mà thành tâm sám hối tội lỗi đã gây tạo và hứa từ đây không bao giờ tái phạm nữa. Đức Phật dậy: Phát lồ sám hồi núi nghiệp tiêu tan. Trong Phật Pháp có nhiều phương pháp sám hối khác như sách Lương Hoàng Sám; Thủy Sám ..., tùy duyên thọ dụng phương phát nào cũng được.

+ Hồi hướng: Hàng ngày tu tinh tấn để có công đức và thường ngày hồi hướng khắp tất cả nhằm hóa giải, tiêu trừ nghiệp chướng và oan gia trái chủ. Không thực hiện hồi hướng thì Oan gia họ thưởng gây trở ngại, phá hoại người tu. Vậy nên hồi hướng công đức cho họ là không thể thiếu.

+ Cầu Tam bảo - Đức Phật gia hộ độ trì: Trong Kinh đức Phật giảng rằng, mọi khởi tâm động niệm của mỗi chúng ta, Đức Phật không có việc gì mà Ngài chẳng biết. Người tu theo Phật Pháp, là đệ tử Phật thì phàm muốn làm việc gì chánh đạo, nên sắm lễ hương hoa dâng cúng giường tùy sức mình, rồi dùng tâm cung kính chí thành Khải bạch/ Kính bạch/ Thưa truyện với Tam bảo và đức Phật Thích Ca Mâu Ni để cầu xin được gia hộ độ trì, vạn sự sẽ được cát tường như ý. 

1- Tu học và nghe giảng pháp để xóa bỏ vô minh (Ngu si): 

+ Tu học đạo làm người quân tử: Xét trên bình diện đạo đức luân lý thuần túy, không bao gồm bất cứ niềm tin tôn giáo nào. Nhân gian có câu "Không thầy đố mày làm lên". Việc tìm đọc giáo lý chánh đạo và tìm Thiện Tri Thức giảng dạy đạo pháp và chỉ dẫn tu hành là rất quan trọng, quyết định thành tựu trong tu hành, lại có thể chánh dơi vào tà đạo, chỉ mang lại phiền lão khổ đau lâu dài mà thôi. Các chủ đề cần học thì ngoài những gì đã được dạy ở hệ thống giáo dục quốc dân, rất cần học rộng hiểu sâu về Đạo làm người từ thấp đến cao, phù hợp căn cơ. Đạo phổ biến và quan trọng nhất cần tu tập thành tựu là các đức hạnh thuộc đạo của "Người quân tử" gồm ngũ luân - Ngũ thường và hơn thế nữa.

+ Tu học đạo làm Thiện Tri Thức tiến đến giải thoát luân hồi: Hàng Thiện Tri thức là những "Người quân tử", có niềm tin vào tôn giáo của mình, có sự tin sâu Nhân quả - Luân hồi - Tái sanh. Họ tu chuyển hóa trí tuệ phân biệt phát triển thành trí tuệ phân biện, rồi tiến đến trí huệ giác ngộ, từng bước tu học Minh triết - Phật pháp để tiến đến mục tiêu giải thoát luân hồi sinh tử.

* Mời xem hướng dẫn tu Xóa bỏ vô minh - Xa lìa tà kiến theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây

III- CÁC PHÁP NỀN TẢNG CĂN BẢN

1- Tìm Hiểu về Số mệnh do Nhân nào quả đấy (Tham khảo lá số Tứ trụ của Nhân Trắc Học)
2- Hiểu về cấu tạo con người tâm linh - Biết rõ tâm tánh mình rốt ráo tỏ rõ
3- Phát tâm - Phát nguyện trong tu hành
4- Hiểu Rõ Và Tin Sâu Nhân Quả - Luân Hồi để không tạo nghiệp ác: Xem tại đây
5- Nghiêm Trì Ngũ Giới - Từ tâm bất sát
6- Làm các phước lành - Hành bố thí giúp cho gốc đạo được sung túc
7- Tu Tín Tâm Thành Kính Không Nghi: Xem tại đây
 8- Phải kết duyên lành - Tìm thầy học đạo - Tìm Minh sư tu đạo
 9- Xa lìa tà đạo - mê tín dị đoan
10- Xa lìa ngoại đạo - Kiên Trì Tinh Tấn Theo Đức Hạnh Phật
11- Phải tu học mỗi pháp thông xuốt rõ rệt
 

IV- THÔNG TIN CHI TIẾT BỔ TRỢ THÊM

1- Tu xóa bỏ vô minh: Tu Chánh Niệm - Sống Tỉnh Thức: Xem tại đây

2- Trình tự tu đạo phải theo: Tu đức hạnh - Xả phiền lão - Tu giữ giới - Tu định lực - Tu trí huệ. 

3- Đầu tiên là cần khởi tâm muốn tu hành - Quay đầu là bờ.

Bắt đầu tu từ hôm nay - Xem như hôm qua đã chết: Như đức Phật dậy, QUAY ĐẦU LÀ BỜ. Cần hiểu rõ rằng, bắt đầu từ hôm nay kiên quyết tu hành sửa đổi lại Thân Tâm - Đoạn ác tu thiện, từ hôm qua trở đi không tính. Bất cứ ai nếu đã hồi đầu chân thật tu hành, thì ngày nào họ nghiêm trì giới luật, tức là họ đã luôn cảnh giác, thật lòng tu giữ canh trừng Thân - Khẩu - Ý không để phạm giới. Ban đầu nếu chót phạm lỗi thì lập tức khởi tâm hổ thẹn và tự hứa với lòng mình, chân thật cầu thị, phấn đấu sửa đổi từng ngày và từng bước xa rời vọng tưởng điên đảo, bằng cách luôn chú tâm thành ý niệm Phật, Bồ tát không gián đoán, vào bất cứ thời gian nào giảnh dỗi, hoặc khi làm việc không quan trọng. Đây chính là một khởi đầu tu tốt đẹp và ngày đó họ xứng danh Thiện nam - Tín nữ như trong Kinh Phật dậy. Cho nên nói "Không ác tức là thiện" - Thiện ác không hai.

4- Cần vun bồi lòng tín tâm thành kính - Không chút nghi ngờ Phật Pháp:
Đối với Tam Bảo, với đức Phật Thích Ca mâu Ni, các Bồ Tát, các Thánh tăng hay Thiện tri thức. Thường ca ngợi đức Phật và Thánh hiền. Đức Phật dậy "Tín là mẹ của công đức" trong tu hành. Không có lòng tín tâm thành kính thì "Nước Cam Lồ" của Phật, Bồ Tát không thể truyền đến người tu, như thế không thể hóa giải, tiêu trừ bệnh nạn như mong cầu.

Ðức Phật dạy: "Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy" (đều có vị ngọt giải thoát).

Lòng nghi ngờ chánh đạo rất tai hại: Ví dụ như trong Kinh Chú Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế Âm nói “Người nào còn sanh chút lòng nghi tất không được toại nguyện.” Như thế, nếu trong lòng quý vị có dấy lên dù chỉ một mảy may hoài nghi thì sự mầu nhiệm sẽ chẳng bao giờ xảy ra, và do đó, tâm nguyện của quý vị sẽ không được thành tựu.
Hoặc: “Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề.” (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Vun bồi đức tin vào giáo lý chánh đạo: Người tu cần học rộng hiểu nhiều để phát triển trí tuệ phân biện, để giúp phân biệt chánh tà, lành dữ, cát hung, học phúc ..., từ đó biết chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học, chọn pháp mà đọc và hơn thế nữa. Nên nghiên cứu và học kỹ lời đức Phật dậy về đức tin. Bởi chỉ có tin sâu nhân quả Phật pháp thì mới mong tu hành có thành tựu, có cảm ứng nhiệm mầu được.

* Mời xem hướng dẫn tu "Tín tâm thành kính không nghi ngờ" theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây

5- Cần tìm vị thầy Thiện tri thức: HT Tuyên Hóa giảng rằng, nếu không có được vị thầy Thiện tri thức chỉ dẫn tu hành thì không khác gì Tu mù luyện tối, chẳng thể tiến nhanh, lại còn nguy cơ xa vào tà đạo là rất lớn. Biết bao người tu sai bị ma quỷ chiếm xác, làm cho điên đảo rất đáng sợ.

6- Càn thường hành biết ơn: Luôn thành tâm biết ơn Cha Mẹ và Thầy Tổ - Biết ơn Tam Bảo - Biết ơn Thiên Long, Thiện thần hộ pháp bảo hộ mình tu hành. Biết ơn những người chướng ngại mình, vì đã cho mình cơ hội rèn luyện ý chí trên con đường Đạo.

7- Cần tu tinh tấn - Đúng thời - Không gián đoạn: Đức Phật dậy, điểm then chốt là cần đều đặn hàng ngày không gián đoạn, như giọt nước có thể bào mòn đá vậy. Đúng thời có nghĩa là giờ nào tu cái gì, nếu đều đặn được rất tốt. Ví như tu Chú Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế Âm dạy "Mỗi tối đọc năm biến", như pháp tu hành không gián đoạn được công đức vô lượng.

8- Cần có PHÁT TÂM - PHÁT NGUYỆN:
+ Phát nguyện Hồi đầu tu hành:
Hồi đầu tức là các việc xấu ác đã làm phải dừng lại, phải xa lìa và không bao giờ tái phạm. Đồng thời nghiêm trì giữ các giới luật đã phát nguyện tu giữ. Tùy theo căn cứ có thể phát nguyện là giữ nghiêm ba giới, năm giới, mười giới hay nhiều hơn. 

+ Phải phát tâm tu "Tứ vô lượng tâm": Phát tâm tu Từ - Bi - Hỷ - Xả. Tình thương bình đẳng - Năng giúp đỡ chúng sinh - Vui với thành tựu của người khác - Xả bỏ vạn duyên xấu ác đến với mình, không để trong tâm.

+ Nên phát Bồ đề tâm rộng lớn: Ngoài tứ vô lượng tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả. Nếu tu hành Bồ tát đạo thì nên Phát quảng đại bồ đề tâm rộng lớn. Ví như Tâm đại từ bi - Tâm bình đẳng - Tâm vô vi - Tâm vô nhiễm trước - Tâm quán không - Tâm cung kính - Tâm khiêm tốn - Tâm vô tạp loạn - Tâm vô khiến thủ - Tâm vô thượng bồ đề. Trong Phật pháp có nhiều pháp phát Bồ đề tâm, tùy theo căn cơ nguyện lực, mỗi người tự phát tâm cho phù hợp.

IV- Chỉ dẫn lượng sức mình - Chọn pháp tu tùy theo căn cơ:

1- Người đoạn ác tu thiện: Trong Kinh Phật thường nói: "Thiện nam tử - Thiện nữ nhân hay là Thiện nam - Tín nữ", họ là ai?

Họ là những người mà hôm nay có thể họ đang sống rất xấu xa ác độc như thế nào đi nữa, đều là đối tượng có thể hồi đầu tu hành theo Phật pháp nhiệm mầu. Như thế, theo thời gian lâu dài, họ vẫn sẽ có cơ hội thành tựu đạo quả lớn lao. Điều kiện là họ PHẢI TU ĐÚNG như Pháp Thọ Trì để có thành tựu đức hạnh tương ứng với Đạo của người quân tử.

(Một ví dụ người đại ác tu thành tựu đạo quả: Trong Kinh Phật có câu truyện chứng mình, tóm lược đại khái là có một người sống đại ác vì đã từng giết rất nhiều người, nếu họ KHÔNG tu hành Phật pháp, thì theo Nhân nào - Quả đấy, họ phải trả quả báo, sớm hay muộn thì cũng bị người ta đòi mạng - Giết lại mà thôi. Quả báo theo Ta như Bóng theo Hình, chẳng thể chốn chạy. Nhưng do có Nhân duyên lớn, họ đã theo Phật xuất gia tu hành và thành tựu đạo quả cao).

2- Lượng sức mình - Chọn pháp tu: Trong Kinh Địa Tạng giảng rằng, người muốn tu hành bất cứ pháp môn gì, đặc biệt với người muốn theo con đường giành cho người Thượng căn/ Thiện tri thức với các pháp môn nghiên cứu tu học kinh điển đại thừa, tham thiền tu thiền định thì rất cần tu HÓA GIẢI - TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG trước đã, là vì ai ai cũng đều có nghiệp chướng sâu dầy, chúng là nguồn gốc chắc chắn sẽ gây ra trở ngại lớn lao cho người tu, làm cho đa số người tu thối chuyển, bỏ cuộc chỉ sau vài tháng, vài năm. Đây là một thực tế cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá đúng. Có nhiều phương pháp tu để hóa giải - Tiêu trừ nghiệp chướng qua tu Sám hối như Pháp tu Sám Hối Chiêm Sát - Lương Hoàng Sám - Thủy Sám ..v.v...

* Có một cách tuyệt vời và nhiệm mầu, tu niệm Phật - Bồ Tát hàng ngày, trong đó, nếu Quy y và tu niệm, tán thán đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, có thể là phù hợp nhất, vì Ngài là vị Bồ Tát có duyên sâu dày với chúng sinh cõi Ta Bà chúng ta - Ngài có Đại nguyện sẽ cứu độ tất cả chúng sinh nào kêu cầu Ngài gia hộ độ trì, giúp họ tu hành thoát khổ được vui với khả năng đệ nhất được chư Phật khen tăng Danh hiệu "Khéo nói lời an ủi". Đặc biệt phù hợp với ai còn nặng nghiệp nợ lần sâu nặng về tài chính và tình cảm.

3- Người mới tu - Nghiệp nặng - Căn tánh chậm lụt: Pháp tu SÁM HỐI CHIÊM SÁT là một trong nhiều Pháp tu sám hối linh nghiệm giành cho người nghiệp nặng. Pháp này có đặc điểm rất phù hợp với thời đại mạt pháp, người tu toàn nghiệp chướng sâu đầy, tu ít nhưng muốn hưởng thành qủa nhanh, muốn thành tựu quả vị cao thì đương nhiên là không thể được, lại rễ xa vào tà đạo, từ đó dẫn đến lòng thường nghi ngờ Phật Pháp nhiệm mầu, điều này đức Phật đã giảng rõ trong Kinh. Cho lên đức Phật đã ban cho chúng sinh thời mạt pháp để ứng dụng Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, kèm theo phương pháp gieo MỘC LUÂN để xác tín thành tựu đạo nghiệp trong tu hành, xóa bỏ hoàn toàn nghi ngờ, giúp hoằng dương Phật Pháp nhiệm mầu. Chúng ta cùng nhau ứng dụng tu hành Sám Hối Chiêm Sát thể thanh luyện Thân Tâm - Tiêu trừ nghiệp chướng.=> Được thành tựu gồm:

+ Giảm thiểu các chướng ngại tu do con người và oan gia quỷ thần gây ra.
+ Thành tựu bảy giác chi như Xa lìa tham dục - Nóng giận - Hôn trầm thụy miên/ Tâm thần lơ mơ, ngủ gật, không tỉnh táo - Trạo hối/ Vọng tưởng điên đảo ..v..v.., từ đó Thân Tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại, tinh tấn dũng mãnh tiến tu mà lại gặp ít trở ngại phát sinh từ nghiệp chướng. 
+ Người trí nhớ không tốt, mê mờ thì được thông minh, sáng suốt.
+ Người hạ căn thành người trí sáng suốt, đường tu rộng mở.
+ Tín tâm thành kính, lòng tin bất thối chuyển vào Phật Pháp.

=> Là tiền đề để tiến tu và thành tựu trên con đường đạo, hướng đến giải thoát Niết Bàn:

+ Con đường tu học giáo lý kinh điển Đại thừa rộng mở phía trước.
+ Con đường tu Bát chánh đạo rộng mở phía trước
+ Con đường tu Thiền định rộng mở phía trước
=> Thành tựu các pháp tu Ba la mật chỉ còn là thời gian

5. Các quả vị chứng đắc căn bản:

Trích đoạn Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu vào quả thánh đạo?
Phật nói: Nếu người trai lành gái tín theo đạo Phật thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành, ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp, y theo thầy dạy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành, nếu có công phu như vậy thì đặng chứng Tu đà hoàn.
người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng ngồi tịnh, tâm không tán loạn. Thân, khẩu, ý ba nghiệp đều nhiếp phục cái tâm đối với đời, động ít tịnh nhiều, có công phu như vậy thì đặng chứng quả Tư đà hàm.
Lại có chúng sanh trong ba nghiệp chẳng móng, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhất, tâm đối với đời lặng yên chẳng động, tâm đặng thông thả, bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A na hàm.
Có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó tập thành năng lực thiền định, tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng, tâm cảnh đều không, lòng tâm lặng yên không lay động, có công như thế đặng chứng quả A la hán.

Người nào tu đặng công phu của bốn quả này, vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục vào chỗ đạo tràng vắng lặng của các bậc thánh hiền, đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ khắp nơi, làm cho quốc độ Phật trở thành thanh tịnh. Độ mình độ người đặng trả ơn đức Phật, thẳng đến Bồ đề đạo tràng, lòng không điên đảo, nên tên là tứ quả đặng đạo của bậc thánh nhân.
Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Như người nào đặng bốn quả có lòng tin thiệt, y theo lời dạy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt, phải tuyệt cho hết từ trước đến sau, giữ đạo một lòng tuy chưa đăng thông và hiểu nhiều, mà tâm tánh bền chặt trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên cái quả vị siêu phàm nhập thánh.
Xin đọc và suy ngẫm kỹ lời Phật dạy nêu trên! (Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

6- Nghệ thuật giảng nói Phật Pháp tùy Căn cơ chúng sinh: Trích đoạn Kinh Đức Phật dạy ngài A Nan "Lại nữa, A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, ông đã được nghe giáo lý quyền thừa trước đây. Giáo lý quyền thừa đề cập đến năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Ông đã hiểu được toàn bộ giáo lý nầy. Nhưng, giáo lý về mười tám giới chỉ được diễn bày như là một pháp môn phương tiện cho hàng Nhị thừa và ngoại đạo để dẫn dắt họ. Nay Như Lai sẽ giảng giải giáo lý ấy thật chi tiết. Đừng trở nên chấp trước với những pháp trần nầy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

7- Tài liệu bổ trợ tu hành để có thành tựu:

+ Tìm hiểu đạo làm người: Theo quan điểm của Đạo nho.

+ Thực hành hạnh giao tiếp: Đức Phật dậy trong Kinh Hiền Nhân.

+ Rèn đức tính: Đức Phật dậy trong Kinh Thập Thiện Nghiệm Đạo. Xem tóm lược: Mời xem tại đây

+ Pháp tu thiền định cải mệnh:  Mời xem tại đây

+ Mời đọc sách tổng hợp những lời dạy của Thánh hiền về: Nghệ thuật sống của người quân tử

+ Mời đọc sách Thánh hiền dạy cách lễ lạy đọc tụng và trì niệm hồng danh Phật, Bồ Tát đúng NHƯ PHÁP THỌ TRÌ. Xin mời đọc tại đây

+ Mời đọc sách Thánh hiền dạy cách thanh luyện thân tâm, nhận biết và buông xả phiền lão khổ đau như buồn nản, chán chường, khổ đau, bệnh tật, chia ly ... gây ra. Nếu biết cách ứng sử thì sẽ có cuộc sống an nhiên tự tại, nhẫn lại trong hiểu biết xâu xa về nghiệp quả và kiên trì thực hành cách hóa giải khổ đau, bệnh nạn ... để giảm nhẹ, tiêu trừ nhanh nghiệp quả báo ứng. Mời Xem tại đây