QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

So Sánh - Phân Biện Người Thiện - Ác

NGƯỜI THIỆN ÁC
PHÁP SO SÁNH - PHÂN BIỆT

PHẦN I
SO SÁNH - PHÂN BIỆN NGƯỜI THIỆN ÁC

I- SƠ LƯỢC VỀ PHÂN BIỆT NGƯỜI THIỆN ÁC

* Đạo làm người vô cùng phức tạp, xin tóm lược trích dẫn từ các lời dậy của Thành hiền để mô tả sơ bộ các Đức Hạnh tương ứng mà mỗi loại người cần thành tựu càng nhiều càng tốt.

1- Người thiện lành: Cũng gọi là người Thiện Nam tử - Thiện nữ nhân hay Tín nữ như trong Kinh Phật thường nói. Họ tinh tấn tu đạo đức, họ tu thành tựu ngũ luânngũ thường (Chỉ trừ chữ TRÍ trong ngũ thường).
Họ là người có trí tuệ đang phát triển, hạn chế về khả năng học hiểu thấu rõ về giáo lý minh triết. Nhưng họ có Tâm thiện lành bẩm sinh, có lòng sùng tín Phật Pháp mạnh mẽ. Họ thường vâng theo giáo lý tu giữ ngũ giới và hành thiện tích đức, thường làm lành lánh giữ.
Đầu tiên, là họ là tấm gương về hạnh tu hành Bố thí, tức là họ tu Tứ vô lượng tâm gồm Từ - Bi - Hỷ - Xả đúng theo lời Phật dậy. Do có lòng tin sâu sắc vào Tam bảo, Phật và Bồ tát, cho nên họ thường gặp may mắn trong lúc hoạn nạn, đây là kết quả của lòng Tín Tâm Thành Kính chiêu cảm Tam bảo, chư Hộ pháp gia hộ độ trì. Phật Pháp rất nhiệm mầu, ai tu người đó hưởng như trong Kinh Phật thường dạy. Cũng có thể gọi họ là "Người thiện lành - Sùng kính Tam bảo".

Đức hạnh: Họ là những người tuy có đức dầy nhưng thiếu trí tuệ phân biệt chánh tà, rễ xa vào mê tín dị đoan. Trong Kinh thường nói là người Hạ căn - Ngu tối. Họ có nhiều trong số tám đức gốc rễ của đạo làm người: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. Bốn đức tính khác bổ trợ: Nhân, Ái, Hòa, Bình. Người thiện lành mà kiếp này gặp được Thiện tri thức dạy bảo hướng dẫn tu, đây đều là duyên lành từ tiền kiếp tu đạo hiếu đễ mà có được, rất đáng chân trọng, nên tin kính phụng hành. Nếu không, với người thiếu trí tuệ thì như trong Kinh Hiền Nhân chép: "Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can." Thật khó vô cùng vậy.

Tu hành: Họ tin sâu nhân quả. Họ thường: Giữ ngũ giới - Làm lành lánh giữ - Hành bố thí - Tu lễ lạy, niệm Phật, Bồ Tát chăm chỉ - Thường sám hối - Phát nguyện thiện lành - Hồi hướng công đức. Họ tinh tấn, y giáo phụng hành - Làm gương tu chánh đạo cho mọi người.

Vậy lên, họ cần vun bồi lòng tin sâu Tam Bảo - Phật, Bồ Tát thì tu hành vẫn thành tựu, không có trở ngại, đôi khi còn là điểm mạnh (Ví như trong tu thiền định, họ ít chữ, tâm không tán loạn, chẳng kiêu mạn). Điểm yếu trong tu hành là rễ tin người, rễ bị lầm lạc vào con đường tà đạo, rễ bị ngoại đạo dụ giỗ vào đường tà, xa rời đường chánh.

+ Người bất thiện - Ngu si: Họ không có đức hạnh của người thiện lành, họ cũng chưa có trí tuệ phát triển. Họ là người sống thuần theo Dục vọng thấp hèn để lo cho cái Thân Xác giả tạm. Họ thường làm ác mà không biết mình đang làm ác vì thiếu trí phân biệt. Họ thường a dua gần gũi người ác, bị người Bất thiện - Có trí tuệ thâu nạp làm đệ tử để phục vụ cho các lợi ích ích kỷ hại người của họ. Khi họ phải nhận quả báo khổ đau tột cùng thì họ chỉ biết than trời trách người bội bạc mà chẳng biết nhận tội lỗi về mình. Vì người ác thường chỉ biết lo cho mình mà chẳng biết lo cho kẻ khác, vậy nên khi ốm đau hoạn nạn đến họ thường chịu cảnh cô đơn hưu quạnh không bè bạn người thân chăm sóc. Hậu quả của việc sống tham lam ích kỷ hẹp hòi. Sau khi chết thường bị đọa ba đường dữ Địa ngục - Ngạ quỷ - Súc sanh, chịu sự ngu mê, tối tăm mịt mờ.

Như trong Kinh Hiền Nhân chép: "Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can". Thật khó vô cùng vậy. Cho nên, người ngu dốt cần có Phúc đức dầy thì sẽ có cơ gặp được duyên lành, được vị thầy Thiện trí thức giáo hóa, dẫn dắt đi trên đường đạo, không lo sợ lạc lối vào đường tà.

2- Người quân tử: Họ có đủ tánh hạnh của Người thiện lành - Có trí tuệ phát triển nên là người học rộng hiểu nhiều về luân thường đạo lý thuộc Pháp thế gian. Họ có khả năng phân biệt rõ mức độ cát hung tốt xấu lành giữ ... Đây là điểm mạnh của người có trí tuệ phát triển. Họ thường phổ biến giáo lý chánh đạo và giúp đỡ mọi người tu học đạo. Họ thường tinh tấn tu giữ mười giới - Hành thập hiện và tu bát chánh đạo từng bước thành tựu. Họ thường tu phước đức Nhân Thiên. Họ là Người thiện - Có trí tuệ, họ đang vững bước trên con đường đạo sáng lạn. Họ thường không bị đọa lạc ba đường dữ.

Đức hạnh: Họ là những người thiện lành, học cũng có Trí tuệ phát triển đủ khả năng học và hiểu, tin tưởng tuyệt đối vào Nhân quả - Luân hồi. Họ đã giác ngộ chánh pháp, đã xóa bỏ Vô minh. Họ thường là người có duyên lành đã tu từ tiền kiếp, họ rễ tìm gặp được vị thầy Thiện tri thức hướng dẫn tu đạo. Họ là người thượng căn như trong Kinh thường nói. Họ thường hổ thẹn với những lầm lỗi, không tin tấn tu trì của mình, họ là đối tượng giáo hóa của bậc Thiện tri thức như trong Kinh Hiền Nhân chép: "Những ai biết hổ thẹn đều là kẻ rất dễ dạy, rất dễ sách tấn cũng như điều khiển ngựa hay." Con đường thành tựu tu đạo không xa với họ.

Tu hành: Họ tu như người thiền lành nhưng sâu rộng cao hơn nhiềucó trí tuệ phân biện. Họ thường: Trì giữ nhiều giới luật - Hành thập thiện và bát chánh đạo. Phát Bồ đề tâm rộng lớn. Thường tham thiền và tu Giới Định Tuệ. Khi có kiến thức sâu rộng, họ hộ trì Phật pháp, hướng dẫn mọi người tu hành. Họ thực hành hạnh Bồ Tát đạo. Họ tu phước đức và cũng hướng dẫn nhiều người cùng tu phước đức trời người, hướng đến giải thoát.

+ Người Tiểu nhân: Họ là những người bất thiện - Có trí tuệ theo đường lối tu đạo sai lầm, bỏ gốc theo ngọn (Đạo đức là gốc của đạo làm người). Họ thường có ý chí mạnh mẽ, tham lam ham muốn ích kỷ, chỉ biết lo tranh đoạt quyền lợi về cho mình, gia đình và nhóm của mình. Tình yêu thương - Lòng Bác ái trong họ đang hoàn toàn ngủ yên dù nó vẫn hiện hữu. Họ có thể dụng công nghiền ngẫm, thấu hiểu giáo lý cao siêu để phục vụ cho lòng tham vô đáy của mình. Họ bất chấp Luân Thường Đạo Lý, sẵn sàng "giẫm đạp" nên người khác để mình chiến thắng, để thỏa mãn dục vọng ích kỷ của mình trong những cuộc chiến tranh đoạt vô tận, với nhưng âm mưu gian giối, lừa gạt, dùng bùa mê thuốc lú hại người ..., chẳng có gì họ không giám làm. Họ thường chẳng biết thương sót, mà còn hoan hỷ trên lỗi đau của đồng loại đã bị chính họ làm tổn hại. Loại người này rất đáng sợ, vì Người bất thiện - Ngu si chỉ hại được một vài người, còn người Bất thiện - Có trí tuệ thì họ hại muôn người. Ví như họ phát minh ra bom đạn, hay như khi họ ở vị trí lãnh đạo quần chúng, họ không có Lễ Nghĩa Liêm Sỉ, tham nhũng ngàn tỷ .... Họ chính là người đại ác trong nhân gian. Sau khi chết họ thường lấy địa ngục làm nhà muôn kiếp như lời Phật dạy.

Đức hạnh: Họ có thể là người thiện lành hoặc chưa phải là một người thiện lành. Họ có Thể trí tuệ khá phát triển, là người học rộng hiểu nhiều. Dù là người thiện hay chưa thiện nhưng họ thường bị dục vọng tri phối mạnh mẽ, đặc biệt với người chưa thiện lành, họ thường sử dụng trí tuệ theo bản chất dục vọng thấp hèn thì vô cùng tai hại. Đa số nhân loại đang ở nhóm người này. Điểm yếu là họ tuy học hiểu nhiều nhưng chưa đủ giác ngộ, thường kiêu căng ngạo mạn khi có chút kiến thức hơn người, kết hợp với dục vọng ích kỷ đã trói buộc họ trong "vòng kim cô" thiếu hiểu biết, do đó họ không thể có vị thầy Thiện tri thức được dẫn dắt trên con đường tu hành đầy trông gai và cạm bẫy. Họ thường tu mù luyện tối, rễ lầm lạc đường tà, rễ nhầm lẫn "Bề trên" do Thiên ma quỷ thần giả dạng dẫn dắt, tất cả chỉ vì kiêu mạn, lại không có gốc với đức "Hiếu kính cha mẹ - Phụng sự sư trưởng" và thiếu lòng tin vào Phật Pháp. Như trong Kinh Phật nói "Họ làm ác mà không biết mình đang làm ác, thật đáng thương". Họ chẳng tu theo chánh đạo, thường theo Tham Sân Si dẫn dắt, họ lấy ba đường giữ (Địa ngục - Ngạ quỷ - Súc sinh) làm nhà. Kinh Hiền Nhân dạy: "Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, vâng làm theo được giáo pháp ấy thật là khó.".

Tu hành: Đa số hkhông tin nhân quả - Phật pháp, hoặc nửa tin nửa ngờ, tất cả chỉ vì Dục vọng quá lớn làm mê mờ tâm trí. Họ thường: Không giữ ngũ giới - Không hành bố thí - Lợi mình hại người - Theo tà đạo, mê tín dị đoan mong được lợi ích. Hơn nữa, vì họ có trí tuệ hơn người nên rễ thành người đại ác, vì có thể dối lừa hại nhiều người một lúc, rất đáng sợ.

3- Bậc thiện tri thức: Họ đã thành tựu vượt trên các tánh hạnh của Người quân tử. Họ có trí tuệ phân biện sâu rộng về Pháp thế gian và tiến sâu vào tu học Pháp Xuất thế gian. Họ đã thành tựu mười giới luật và bát chánh đạo bước đầu vững chắc. Họ là người bước đầu hộ trì chánh pháp. Họ thường quên mình vì Phật pháp. Họ tu thực hành các hạnh Ba la mật cao sâu mầu nhiệm. Họ hướng đến tu đạo giải thoát luân hồi. Họ thường tinh tấn tham thiền nhập định để tu Giới Định Tuệ ngày càng sâu rộng.

Họ là người thiện lành - Có trí huệ. Họ là những tấm gương sáng trong nhân gian. Họ xứng đáng để người tìm đạo dựa vào học hỏi, thân cận, lễ kính, phụng sự cúng dường. Họ xứng đáng là những vị thầy dẫn đạo cho những người bắt đầu tu đạo.

4- Người đại thiện tri thức: Các ngài đã thành tựu vượt xa các đức hạnh của bậc Thiện tri thức, thường nghiêm trì hàng chục, hàng trăm giới luật nghiêm ngặt, đã tu thành tựu các hạnh Ba la mật, thành tựu tham thiền nhập đại định vững chắc, thành tựu Giới Định Tuệ Ba la mật sâu rộng mầu nhiệm.
Các ngài cũng còn gọi là các Đại Bồ Tát - Đại để tử - Đại Thánh hiền của đức Phật. 

5- Tổng hợp các đức hạnh của đạo làm người theo 2 loại: Pháp Thế gian và Pháp Xuất Thế gian
Mỗi Pháp dùng các thuật ngữ khác nhau để mô tả về các đức hạnh cần đạt được theo Đạo làm người, phù hợp với sự tiến hóa của mỗi người.

BẢNG TÓM LƯỢC CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG GỌI CỦA CÁC ĐỨC HẠNH GIỮA CÁC PHÁP TU

 STT  Theo đạo đời - Pháp thế gian
(Sự sống chủ đạo qua Vật chất và Tín ngưỡng Tâm linh)
Theo Phật giáo - Minh Triết Khác
(Sự sống qua Vật chất và Tinh thần Tâm linh)
Danh gọi Các đức hạnh căn bản
Các đức hạnh căn bản
Danh gọi
I

Người thiện lành

hay

Người Hiếu thảo

1- Ngũ thường: Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín

2- Ngũ luân: Đạo Vợ chồng - Cha con - Anh em - Bạn bè - Chủ và người làm;

3- Các đức: Hiếu - Để - Trung - Tín - Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ (Tám đức). Nhân - Ái - Hòa - Bình

4- Trí tuệ: Là hạng người không hiểu biết, Người có thể trí tuệ chưa phát triển. Người ít học nhưng có đạo tâm tỏ ngộ, tin sâu nhân quả luân hồi. Tin kính Tam Bảo. Không được uống riệu làm mê mờ tâm trí.

1- Giữ ngũ giới: Sát - Đạo - Dâm - Vọng - Không riệu; Hoặc cách nói khác về 5 giới:
Không tranh - Không tham - Không truy cầu - Không ích kỷ (Dối trá) - Không tự lợi (Uống riệu)

2- Ngũ luân: Đạo Vợ chồng - Cha con - Anh em - Bạn bè - Chủ và người làm;

3- Các đức: Tâm cung kính, Kiêm tốn, nhẫn lại; Tâm từ bi hay lòng Bác ái; Tâm Hỷ - Xả, thường hành bố thí với Tâm bình đẳng.

4- Trí tuệ: Là hạng người không hiểu biết, Người có thể trí tuệ chưa phát triển nhưng có đạo tâm tỏ ngộ, tin sâu nhân quả luân hồi. Tin kính Tam Bảo. Không được uống riệu làm mê mờ tâm trí.

Thiện nam

hay

Thiện nữ; Tín nữ

II

 Người hiền tài;


Người quân tử

+ Điểm 1; 2; 3 như trên. Chỉ khác về Trí tuệ như sau:

 4- Trí tuệ phân biệt: Họ là người có trí nhớ tốt, học rộng hiểu nhiều về kiến thức qua trường lớp hay qua Tự học giáo lý trong phạm vi đời sống vật chất thế tục. Họ có bản chất thánh thiện là kết quả tích lũy phúc đức từ tiền kiếp, do đó họ có tinh thần phụng sự mọi người với lòng vô kỷ. Họ sống với Tâm Từ Bi Hỷ Xả. Họ tin "Làm lành được phúc - làm ác bị hoại diệt). Thường hành Thập thiện. Họ phát triển trí tuệ qua suy tư nghiền ngẫm số liệu thống kê kinh nghiệm từ thế tục, cũng là một dạng Tham thiền tuệ tri, tuy nhiên, họ không thể hiểu gốc rễ của vấn đề. Họ còn Vô minh.

+ Điểm 1; 2; 3 như trên. Chỉ khác về Trí tuệ như sau:

 4- Trí tuệ phân biện: Là người có trí nhớ tốt, học rộng hiểu nhiều về kiến thức khoa học thực nghiệm về Tâm linh Tinh thần qua tham thiền - Phụng sự. Họ tin sâu Nhân quả - Luân hồi. Họ hiểu Vô minh là gốc luân hồi khổ đau, họ phát triển trí tuệ qua học hiểu thấu Phật Pháp, nghiêm giữ giới luật và tu thiền định để xóa bỏ vô minh. Họ sống với Tâm Từ Bi Hỷ Xả. Thường hành Thập thiện và Bát Chánh đạo => Tu Giới Định Tuệ của hàng Thiện Tri Thức - Hàng Bồ Tát. Họ hiểu thấu Khoa học thế tục, Thuyết tự nhiên và Pháp Duyên Sinh đều không thật. Họ xa lìa vô minh.

 Người đệ tử;


Thiện tri thức

III  Thánh hiền;
Thánh nhân
    Bồ Tát
Đại thiện tri thức 
............  ......................  ....................................................................................  ....................................................................................  ...................... 

 

6- Phân biệt Người thiện lành khác với Thiện tri thức - người quân tử:

+ Về đức hạnh: Họ đều có tám đức: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. Họ cũng thường vun bồi bốn đức tính khác bổ trợ: Nhân, Ái, Hòa, Bình

+ Về ngũ thường
- Người Thiện lành:
Có bốn thường NHÂN (Nhân hậu) - NGHĨA (Chính nghĩa) - LỄ (Lễ phép) - TÍN (Uy tín)
- Người Thiện Tri Thức:
Có bốn thường và thêm chữ TRÍ. Với con người, chữ Trí cực kỳ quan trọng.

+ Về ngũ luân: Tùy duyên phận từng người, nhưng tất cả cùng phấn đấu thành tựu.

=> Tóm lại:
+ Người thiện lành là người có ĐỨC DÀY nhưng thiếu TRÍ TUỆ phân biệt. Nhờ có phúc dầy mà họ được hưởng phước lành, vạn sự thuận lợi.

+ Thiện tri thức - Người quân tử:người thiện lành nhưng họ có trí tuệ phát triển, họ thường học rộng hiểu sâu và có khả năng phân biệt chánh tà. Nhờ có ý chí mạnh mẽ và trí tuệ phân biện. Họ đã giác ngộ - Xóa bỏ vô minh. Họ có khả năng kiềm chế dục vọng, không chạy theo dục vọng, không để dục vọng chi phối, tác quái như người bình thường.

PHẦN II
BẬC THIỆN TRI THỨC - ĐẠI THIỆN TRI THỨC
(Những vị Thầy đáng kính chúng ta cần theo học)

1- Bậc Thiện tri thức: Trích Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là thiện trí thức?
Đức Phật nói: Thiện trí thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh cũa mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này thiện trí thức.

2- Đại Thiện tri thức: Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Làm tai mắt cho cõi người cõi trời, là rường cột trong Phật pháp, cầm cái cân trong Phật Tổ, làm lãnh tụ trong pháp môn. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí huệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây gọi là đại thiện trí thức chân chánh.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

3- Các hạnh tốt bực đại hiền (Đại Thiện tri thức) có mười hai hạnh tốt:
1. Một là học rộng hiểu nhiều;
2. Hai là không phạm giới luật trong kinh dạy;
3. Ba là kính thờ Tam Bảo;
4. Bốn là thọ lãnh pháp lành không quên;
5. Năm là kiềm chế được tham sân si;
6. Sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm;
7. Bảy là ưa làm việc ân đức;
8. Tám là không nhiễu hại chúng sanh;
9. Chín là hay hóa độ được người bất nghĩa;
10. Mười là không lầm lộn việc lành việc ác.
Kinh dạy: "Gặp được bực đại hiền rất khó - Như ít có lắm vậy - Các bực ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

2- Danh sách những vị thầy Thiện tri thức tin cậy - Những đại đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chân chánh hộ trì chánh pháp.

- Pháp sư Tịnh Không: Tấm gương tu thành tựu pháp Niệm Phật Ba la mật - Tương lai cầm chắc vãng sanh Tây Phương Cực lạc, tùy thời mà đi.
- Đức Đại Lai Lạt Ma: Ngài là bậc Thiện Tri Thức - Vị Bồ Tát giữa đời thường, có trí huệ viên mãn được cả giới tu hành và giới khoa học kính trọng.
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Ngài là bậc Thiện tri thức nổi tiếng thế giới, đã đưa Phật giáo hòa nhập vào đời sống của người Tây phương. 
- Sư cô Hương Nhũ: Giảng Kinh Thuyết Pháp rất gần gũi, ngôn từ rễ nghe, rễ hiểu, rễ học, rễ thực hành để mang lại lợi ích thiết thực trong đời sống.
- Cố HT Tuyên Hóa: Vị Hóa thân Bồ Tát Quán Thế Âm, thành tựu viên mãn Thần Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi nhiệm mầu. Hiện các đệ tử của ngài đang tiếp tục con đường của ngài. Đây là nơi tin cậy mà những ai muốn tu hành chuyên sâu và thành tựu các Ấn pháp của các Thần Chú Lăng Nghiệm và Chú Đại Bi. Nếu quí vị đã là Thiện nam tử - Thiện nữ nhân thì đây là nơi quí vị có thể được truyền thừa các mật chú và hành trì ấn pháp vi diệu nhiệm mầu.

3- Danh sách vài chùa đặc thù cần biết:

- Chùa Vạn Phật Thánh Thành: Ai muốn tu thành tựu viên mãn Thần Chú Đại Bi và Thần Chú Lăng Nghiêm, đây là các pháp tu Mật tông cần được truyền thừa. Đến đây chúng ta có cơ duyên được tu hành viên mãn các pháp này.
- Chùa Phước Hưng - Tỉnh Vĩnh Long: Sư Thầy Thích Minh Hòa tu Thần Chú Đại Bi và chữa bệnh miễn phí. Mọi người tham khảo.

Nhân Trắc Học tổng hợp tóm lược kiến thức của Thánh hiền dạy, chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót, đề nghị quí đọc giả đọc các bản Kinh văn, giáo lý gốc (Có đường Link đính kèm) để hiểu thấu suốt, cùng thực hành để có thành tựu đạo quả viên mãn.

Xin chân thành cảm ơn!