QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Phương Tiện Trì Chú - Lập Đàn Tràng và Kết Ấn

PHƯƠNG TIỆN TRÌ CHÚ
PHÁP LẬP ĐÀN TRÀNG - KẾT ẤN TRÌ CHÚ ĐẮC LỢI ÍCH

(PHẬT PHÁP CAO SÂU MẦU NHIỆM CHÂN THẬT, PHÁP LẬP ĐÀN TRÀNG - TRÌ CHÚ VÀ DỤNG ẤN PHÁP CHỈ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI TU HÀNH THÀNH TỰU ĐẠO HẠNH CHÂN THẬT MỚI TƯƠNG ƯNG. NGƯỜI CHƯA TU THÀNH TỰU THẬP THIỆN VÀ BÁT CHÁNH ĐẠO DĨ NHIÊN NẾU HÀNH TRÌ THÌ LÀNH ÍT, DỮ NHIỀU RẤT NÊN CẨN TRỌNG, LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ TRÁNH HỌA SÁT THÂN)

 

A- Nhân Trắc Học dẫn nhập

Hành giả là người xuất gia hay tại gia. Người tại gia thường ngày tu giữ ngũ giới, hành thập thiện và bát chánh đạo, thường bố thí và tu thiền định.

Người càng có Định lực càng phù hợp với tu hành trì niệm thần chú các loại.

Lợi ích tu hành: Bảo vệ mình, vì trong quá trình tu hành thường gặp nhiều chướng ngại. Nhất là trong tu thiền định, càng đắc Định thì càng gặp nhiều chướng nạn nguy hiểm. Hành giả rất cần có một vị thầy đắc đạo Thiện Tri Thức dẫn dắt, bảo vệ để được an toàn tiến tu.

Các loại thần chú thông dụng: Chú Lăng Nghiêm - Chú Đại Bi - Chú Dược Sư - Chú

Người quân tử tu hành: Hành giả đầu tiên cần phải là người thực hành thành tựu Đạo của người quân tử. Trong Kinh Phật thường nói "Thiện nam tử - Thiện nữ nhân", đây chỉ người thiện lành, hàng ngày tu giữa ngũ giới, hành thiện tích đức. Còn "Người quân tử là "Thiện tri thức", cần phải tu "Thiền Tịnh song tu, tức hàng ngày tu hành theo Bát chánh đạo và tu thiền định, hành giả cần có Định lực mới có thể tu hành trì Thần Chú có hiệu quả.

Nhất tâm tụng trì:

B- PHÁP LẬP ĐÀN TRÀNG - KẾT ẤN TRÌ CHÚ ĐẮC LỢI ÍCH

I- Nhân Trắc Học trích tóm lược các thuật ngữ theo Kinh điển Phật Pháp (Trích Tooltip)

1- PHƯƠNG TIỆN TRÌ CHÚ gồm Chú đàn - Đàn tràng - Kiến lập đàn ...
Trì tức là thọ trì, thọ nơi tâm, trì nơi thân. ‘’Trì‘’ cũng giống như dùng tay cầm vật gì. Trì niệm thần Chú thì đừng quên nó, đừng thiếu nó, phải niệm từ từ, thời thời phút phút tụng trì Chú này.
Trì Chú nên có một đàn tràng, gọi là Chú đàn, cũng giống như truyền giới, cần có giới đàn. Chú đàn phải thanh tịnh, không cho người vào hỗn tạp, chỉ có người trì Chú, tu pháp ở trong đó. Nghi kiến lập đàn là phương tiện trước khi trì Chú, kiến lập đàn vốn có quy củ nhất định, trong Kinh Lăng Nghiêm có nói đến, đây là vì người tụng Kinh hành đạo, cầu hiện chứng mà thiết lập. Hiện chứng là đời này đắc được lợi ích của Chú. Nếu "truy tố" phát tâm tán trì. "Truy" là người xuất gia ; "tố" là người tại gia, tán trì tức là không có đàn tràng, như vậy phải chuyên nhất tâm ý kiền thành cung kính. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói : ‘’Nếu có chúng sinh, tâm khởi tán loạn, thì chẳng phải là Tam Ma Địa (định lực). Tâm nhớ miệng trì là Kim Cang Vương, thường tùy tùng theo các người thiện nam, hà huống người quyết định phát đại tâm bồ đề.’’ ‘’ Tán tâm trì Chú không ở trong định, thì có tám vạn bốn ngàn Kim Cang Vương hộ pháp thường theo bạn, hà huống quyết định phát đại tâm bồ đề !‘’ Trong Kinh lại nói : ‘’ Nếu không làm đàn, không nhập đạo tràng, cũng không hành đạo, tụng trì Chú này, vẫn đồng công đức nhập đạo tràng không khác. Cho đến đọc tụng biên chép Chú này, ở trong người, thì ở đâu cũng yên nhà cửa vườn tược, tích nghiệp như thế không lâu sẽ ngộ vô sinh nhẫn.’’
Chỉ nói đơn giản chỗ chính yếu. Trì Chú phải "ba mật" tương ưng mới đắc được cảm ứng. Ba mật tức là : Miệng tụng thần Chú, tâm tưởng chữ Phạn, tay kết ấn tướng, cũng gọi là ba đàn. Tại sao gọi là thần Chú ? Vì diệu không thể tả. Tâm tưởng chữ Phạn, là quán tưởng mặt sau tâm Chú của mỗi chữ Phạn. Ba mật tương ưng tức là phương tiện trước khi trì Chú.
Thứ nhất là ‘’ Chú ngữ đàn.’’ Trì Chú thì tự nhiên kết thành đàn, đây là nói mỗi ngày, hoặc mỗi lần trước tiên niệm Chú Lăng Nghiêm một biến, sau đó trì tâm Chú một trăm lẻ tám biến. Tâm Chú tức là : ‘’ Đát điệt tha. Án a na lệ tì xá đề, bệ ra bạt xa ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàng ni, phấn hổ hồng đô lô ung, phấn ta bà ha.’’ Tâm Chú này diệu không thể tả. Nếu trên thế gian không còn ai niệm Chú Lăng Nghiêm, thì tất cả yêu ma quỷ quái đều xuất hiện ra đời. Tâm Chú này có hai câu : ‘’ A na lệ, tì xá đề.’’ Một câu nghĩa là "dọc cùng tam tế", một câu nghĩa là "ngang khắp mười phương". Một khi niệm hai câu Chú này, thì thiên ma ngoại đạo không có chỗ đào thoát. Chúng sẽ lão lão thực thực nghe vẫy kêu. Chỉ sức lực của hai câu Chú này, thật không thể nghĩ bàn. Nếu sáng sớm bạn tụng niệm Chú Lăng Nghiêm một lần, sau đó tụng tâm Chú 108 lần, thì sẽ được phước báu vô lượng vô biên. Cho nên nói, nếu bạn trì tụng Chú Lăng Nghiêm, thì đời sau sẽ đắc được giàu sang phú quý bảy đời. Đây là nói bạn muốn cầu phước báu trời người, nếu không muốn cầu, thì đương nhiên không cần. Nếu bạn muốn cầu quả báo xuất thế, thì sẽ đạt được mục đích. Đây là ‘’ Chú ngữ đàn.’’
Thứ hai là :‘’ Tâm tưởng đàn.’’ Nghĩa là khi tụng tâm Chú, thì quán tưởng từng chữ Phạn. Nói đến chữ Phạn, có lúc sự tình không nhất định minh bạch, nếu minh bạch thì nhuệ khí, cảm thấy đã đủ rồi. Nếu không minh bạch, thì cảm thấy có chút ý nghĩa trong đó. Không minh bạch thì ví như ăn thức ăn, chưa ăn thì cảm thấy ngon, ăn rồi thì nếm qua: chua ngọt đắng cay, tâm tham ăn đã dừng lại, cảm thấy chẳng còn ngon nữa. Tu hành cũng như thế.
Nếu bạn không biết ý nghĩa của Chú, ý nghĩa chữ Phạn thì cảm thấy diệu không thể tả. Tâm niệm luôn luôn nghĩ muốn biết, nếu bạn biết rồi thì không chú ý. Quán tưởng chữ Phạn cũng lại như thế, vì chữ Phạn chúng ta chưa học qua, nên không biết ý nghĩa của nó, không giống như chữ Tàu. Đây là chữ ‘’ đại ‘’ kia là hai chữ ‘’ Bồ Tát.‘’ Quán tưởng chữ Phạn sẽ đắc được ngũ nhãn lục thông, phải quán tưởng từng chữ rõ ràng, mở mắt nhắm mắt đều thấy rõ ràng, lâu dần thì chỗ diệu dụng sẽ phát sinh, có thể khiến cho bạn khai mở ngũ nhãn lục thông, thông nhân đạt quả, là vì chúng ta không minh bạch chữ Phạn, thì có một sức lực thần diệu.
Quán tưởng chữ Phạn cũng là phương pháp khóa tâm lại, chế tâm tại một chỗ đừng cho khởi vọng tưởng, ấn nhập từng chữ Phạn vào trong tâm, bất cứ mở hoặc nhắm mắt đều rõ ràng. Như thế lâu dần sẽ đắc được tam muội.
Thứ ba là :‘’ thủ ấn đàn.’’ Thủ ấn cũng gọi là thủ quyết. Một số cho rằng Kháp quyết niệm Chú tức là Sáp quyết. Đã minh bạch Chú ngữ đàn và quán tưởng đàn rồi, thì Thủ ấn đàn cũng phải minh bạch. Trong quyển Nhứt Tự Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Nghi Quy cũng nói rõ : ‘’ Bạch tản cái Phật đỉnh ấn ‘’, dùng hai ngón cái, mỗi ngón bắt lấy đầu ngón thứ tư, chạm nhau, hai đầu ngón cong như hình cái lọng, hai ngón giữa cong một chút chạm nhau, hai ngón út dựng thẳng chạm nhau tức thành đại bạch tản cái Phật đỉnh luân vương. (Xem hình ở dưới).
Kháp quyết niệm Chú, tức là bạn phải tập trung tinh thần, bạn làm động tác này, thì không nên khởi vọng tưởng gì khác. Chẳng phải ý nghĩa gì khác, chẳng phải nói một khi Kháp quyết thì linh. Nếu bạn không có vọng tưởng gì khác, không Kháp quyết cũng là ba mật tương ưng. Nên biết chân lý, tại sao phải có ba mật tương ưng ? Vì Chú ngữ đàn, quán tưởng đàn, thủ ấn đàn, đều muốn bạn đừng khởi bất cứ vọng tưởng gì. Cho nên chuyên nhất thì linh, phân chia thì tán loạn.
Lại có Thủ ấn Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược. Không giống ‘’ Bạch tản cái Phật đỉnh ấn ’’ rất phức tạp. Hai bàn tay nắm lại, gọi là Kim Cang chưởng, nhưng đừng trợn mắt, bằng không thì thành Kim Cang trợn mắt. Mười ngón tay bắt chéo với nhau ngửa lên, gọi là thủ ấn Kim Cang chưởng, úp xuống gọi là thủ ấn Kim Cang phược. (Xem hình ở dưới) Hết thảy pháp Tam muội đều do Kim Cang quyền, Kim Cang chưởng, Kim Cang phược sinh ra. Khi bạn niệm Chú thì ba đàn tương ưng. Ba thủ ấn này muốn kết ấn nào cũng được, đều thành ‘’Lăng Nghiêm vương đại bạch tản cái Phật đỉnh tâm Chú ấn.’’ Sau đó quán tưởng tụng niệm Chú này, thì ba mật sẽ tương ưng. Được như thế thì sẽ đắc được thân, miệng, ý tam luân không thể nghĩ bàn của mười phương chư Phật. Bất cứ sở cầu thế gian, xuất thế gian, không có gì mà chẳng được như ý, nhưng tốt nhất vẫn là vô sở cầu. Vì có sở cầu thì có tâm tham, có tâm tham thì chẳng đắc được cảm ứng hiện thời, không thể được vô lượng công đức. Nếu vô sở cầu thì công đức mới lớn.
Nếu bạn không thể bắt ấn, thì trong bộ mật có ba bài Chú, tùy ý niệm cũng thành đàn.
Thứ nhất là Pháp Giới Chân Ngôn : "Án phạ nhật la đà đổ một.’’ Niệm rồi thì pháp giới đều thanh tịnh.
Thứ hai là Thanh Tịnh Chân Ngôn : ‘’ Án lam sa ha.’’
Thứ ba là khi Phóng Diệm Khẩu thì niệm Ba Đàn Chân Ngôn : ‘’ Án hạ hồng.’’ Ba đàn tức là Phật, Pháp, Tăng.
Chữ "Án" là trên đỉnh Tỳ Lô làm Phật đàn.
Chữ "Hạ" là trong miệng Di Đà làm Pháp đàn.
Chữ "Hồng" là trong tâm A Súc làm Tăng đàn.
Ba câu Chú này mỗi câu niệm bảy biến, thì ba mật cũng tương ưng. Trước khi niệm Chú, niệm ba bài Chú này cũng rất tốt. (Nguồn: Giảng giải Chú Lăng Nghiêm - HT Tuyên Hóa)

+ Ảnh Tâm chú Lăng Nghiêm bằng tiếng Phạn - Có phiên âm tiếng Việt - Có ảnh các Tay bắt Ấn pháp gồm: Bạch tản cái Phật đỉnh ấn - Thủ ấn kim cang quyền - Thủ ấn Kim xang chưởng - Thủ ấn Kim cang phược. (Nguồn: Fai đính kèm trang Web bài: Giảng giải Chú Lăng Nghiêm, Tr 22, 29  - HT Tuyên Hóa)

2- DƯỢC SƯ ĐÀN PHÁP - Lập Đàn Tràng - Đàn Trường

Theo truyền thống phổ thông của Mật Giáo thì Đạo Trường được gọi là Đàn Trường (Maṇḍala) hay vòng đai pháp thuật để có thể tách biệt với khu vực phàm tục chung quanh ngỏ hầu hiển lộ được thần lực và thâu đạt trực kiến các luật lệ tâm linh.

Do đó Maṇḍala là một biểu đồ chỉ một Thần Tính trong sự liên hệ Tâm Linh hay vũ trụ, trong đó Thần Tính được biểu thị qua hình ảnh nhân vật hoặc minh họa những căn vận qua chữ Cổ Phạn hay nương nhờ vào những hình tượng khác. Một số Maṇḍala biểu thị cho sự cô đọng toàn thể vũ trụ gồm có chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Thiên, chư Thần Thánh, Ma Quỷ, sông, núi, biển, cung điện, vật báu, văn tự Kinh Điển, Ấn Quyết…Nói cách khác Maṇḍala tượng trưng cho Chân Thật Giới bằng hình tướng và sắc thể, biểu thị cho tướng mạo sai biệt biến hiện trên 6 Đại (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức) qua hình tượng hoặc căn vận. Mỗi Maṇḍala có một câu Chú (Mantra) hay Chủng Tự (Bīja) hướng dẫn và sau khi được một Đạo Sư (Guru) ấn chứng nghĩa là di chuyển sức mạnh huyền bí (Prāna-pratiṣṭha) của mình vào trong đó thì Maṇḍala sẽ biến hóa vô cùng tùy theo công năng và căn cơ của người thực hiện để minh xác năng lực tâm linh. Vì thế Maṇḍala chính là cây cầu nối giữa Thế Giới thường ngày của tri giác có thời gian tính với Thế Giới Trí Tuệ không có thời gian tính. Một khi Hành Giả đã quán tưởng và gia trì các Chân Ngôn đến chỗ tự đồng hóa là một với Maṇḍala thì Hành Giả sẽ thành tựu quyền năng vượt thoát những xiềng xích của cuộc sống khổ đau.

Pháp tu Mật ở Ấn Độ nói là: “Để ngăn ngừa Ma Chướng xâm nhập mà vẽ khu vực hình tròn, hình vuông hoặc xây dựng Đàn đất. Có lúc bên trên vẽ tượng Phật Bồ Tát. Khi xong việc rồi thì phá bỏ tượng đi cho nên thường dùng khu vực vẽ hình tròn hoặc hình vuông để làm Địa Vực và gọi là Man Trà La (Maṇḍala). Do coi bên trong Địa Vực ấy tràn đầy chư Phật và Bồ Tát mà gọi là Luân Viên Cụ Túc “

Ở trong Luật cũng nói là: “Tránh sự bất tịnh mà ở mỗi trường hợp làm Man Trà La”

Theo nghĩa rộng hơn, Maṇḍala được dịch âm là Man Đà La, Man Trà La, Mạn Trà La, Mạn Noa La, Mãn Noa La và được dịch ý là Đàn, Đạo Trường, Tụ Tập, Luân Viên Cụ Túc.

Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 ghi là : “Man Trà La có các ý nghĩa là

1) Luân Viên Cụ Túc: là các Tôn như bánh xe xoay vòng bốn phía ở Phổ Môn của Đại Nhật Như Lai, hiệp trợ Đức Đại Nhật khiến cho chúng sinh được vào Phổ Môn

2) Phát Sinh: là hay nuôi dưỡng Phật Chủng để sinh Phật Thọ Vương (Phật Quả). Lại do ý nghĩa của Phạn Ngữ , Maṇḍala là tinh chế sữa bò làm Đề Hồ cho nên Maṇḍala biểu thị cho sự thuần tĩnh dung diệu của Phật Quả tức là địa vị Cực Vô Tỷ không có địa vị nào hơn”

Mật Giáo đời sau nhận định rằng sự chủ yếu của Man Trà La là ý Tụ Tập tức là đất cư ngụ của chư Phật, Bồ Tát, Thánh Giả. Ấn Độ đắp Đàn đất (Thổ Đàn) tức là y theo đồ hình trên làm các Tôn, sau khi xong việc lại phá bỏ đi. Ở Trung Hoa, Nhật Bản thì chuyên dùng giấy và lụa để vẽ hình các Tôn (Mộc Đàn), hoặc đơn giản tại nơi chốn ấy rưới vảy nước thanh tịnh mà thành Thủy Đàn Man Trà La có 4 loại gọi là Tứ Chủng Man Trà La hay gọi tắt là Tứ Man gồm
có :

1) Đại Man Trà La (Tôn Hình Man Trà La): là hình vẽ các Tôn đầy đủ dung mạo, tướng tốt

2) Tam Muội Gia Man Trà La: Do Tam Muội Gia (Samaya) của các Tôn biểu thị cho Bản Thệ , là các vật khí được cầm trong tay như: Đao, kiếm, gậy, bổng, khí trượng, Kinh Điển… Khi dùng hình vẽ ghi các vật hoặc tạo tay kết Ấn Khế mà được gọi là Tam Muội Gia Man Trà La

3) Pháp Man Trà La (Chủng Tử Man Trà La): là hình vẽ các chủng tử với Chân Ngôn của các Tôn đặt ở Bản Vị của các Tôn. Hoặc dùng Tam Ma Địa (Samādhi) của Pháp Thân (Dharmakāya) rồi lấy tất cả văn nghĩa của Kinh Luận mà ghi nhận Tôn Vị

4) Yết Ma Man Trà La: là hình tượng biểu thị các sự nghiệp uy nghi của các Tôn

Bốn loại Man Trà La này đều có 3 thứ Man Trà La là :

a) Đô Hội (Đô Môn, Phổ Môn) Man Trà La: là các Tôn cùng tụ tập một chỗ như Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathāgata) được dùng làm trung tâm cho 2 Bộ Man Trà La (Thai Tạng Giới Man Trà la và Kim Cương Giới Man Trà La) b) Bộ Đô Man Trà La: là bộ phận của các Tôn như Phật Đỉnh Man Trà La của Phật Bộ (Buddha kulāya), Thập Nhất Diện Quán Am Man Trà La của Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya)

c) Biệt Tôn (Nhất Môn) Man Trà La: là dùng một Tôn làm trung tâm như Thích Ca Man Trà La, Như Ý Luân Man Trà La Y theo sự thuyết Pháp của Kinh Đại Nhật thì có thể quy nạp nơi ba loại thân bí mật là :

1_ Chữ: là Pháp Man Trà La (Dharma-maṇḍala)

2_ Ấn: là Tam Muội Gia Man Trà La (Samaya-maṇḍala)

3_ Hình: là Đại Man Trà La (Mahā Maṇḍala)

Ba Thân này đều đầy đủ sự nghiệp uy nghi nên gọi là Yết Ma Man Trà La (Karma-maṇḍala)

Bốn loại Man Trà La này tuy viên mãn đầy đủ vạn Đức nhưng tổng quát thì quy về một mà siêu việt sự tương đối, đây là Thể Đại Man Trà La. Do đầy đủ sự sai biệt của mọi tướng nên gọi là Tướng Đại Man Trà La. Do đầy đủ nghiệp dụng của 3 Mật nên gọi là Dụng Đại Man Trà La.

Lại nữa do 4 Man Trà La nhiếp tất cả tướng trạng tồn tại nên đối với 6 Đại, Thể Đại, Tam Mật Dụng Đại mà gọi là Tứ Man Tướng Đại .

Ngoài ra còn có thuyết nói về Tam Chủng Tứ Man Trà La là :

1) Nói về đời quá khứ : Tập trung chúng Thánh nơi Pháp Hội do Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai nói Pháp, gọi là Tự Tính Hội Tứ Man

2) Nói về đời vị lai: Ảnh tượng với sự ghi chép tô vẽ, gọi là Thế Gian Trụ Trì Man Trà La

3) Nói về đời hiện tại : Du Hành Giả gọi là Hành Giả tu hành Tứ Man Riêng 4 Trí Ấn (Tứ Ấn) gồm Đại Trí Ấn, Tam Muội Gia Trí Ấn, Pháp Trí Ấn, Yết Ma Trí Ấn cùng với 4 Man có chỗ dị đồng tức là đồng thể mà khác tên. Hoặc nói là Tứ Man đối với Thể vốn có của Hữu Tình mà có tên, còn Tứ Ấn thì đối với sự tu hành sinh ra mà có tên

_Tu Pháp Đàn: tức Đàn được dùng theo Pháp tu. Khi tu Pháp thời an trí tượng Phật, Tam Muội Gia kèm phối trí vật được cúng với nhóm dụng cụ dùng để cúng. Y theo bảy ngày dựng lập Đàn Pháp. Ở đây có Đại Đàn, Hộ Ma Đàn, Tiểu Đàn…

Đại Đàn là bên trên vẽ làm Chủ Đàn là Bản Tôn của Pháp tu Hộ Ma Đàn là ở chính giữa hoặc ở một bên của Đại Đàn có an trí một lò lửa thiêu đốt phẩm vật. Hình của cái lò tùy theo nhóm Pháp Tăng Ích… mà có hình vuông tròn khác nhau. Như Pháp Tức Tai làm Đàn hình tròn, Pháp Tăng Ích làm Đàn hình
vuông, Pháp Điều Phục làm hình tam giác, Pháp Câu Triệu, Kính Ái làm đàn hoa sen Tiểu Đàn dùng cho Đàn riêng của nhóm Quán Đỉnh

.) Lại y theo hình dạng của Đàn mà phân chia: hình vuông là Địa Luân Đàn, hình tròn là Thủy Luân Đàn, hình tam giác là Hỏa Luân Đàn, hình nửa vành trăng là Phong Luân Đàn

.) Nếu là Giới Trường để cùng nhau thọ nhận Giới thì xưng là Giới Đàn, Nơi chốn có an trí tượng Phật thì xưng là Phật Đàn

.) Đàn Thành có hai bộ phận là Đàn và cái thành.

Thành là cái thành ở bên ngoàn Đàn Tháp, hình vuông vức, dựng các tòa, điện báu cúng phụng chư Phật Bồ Tát

Đàn phân làm hai bộ phận Hiển Mật.

- Hiển Đàn làm hình tròn có nhiều lớp, bên trong dựng phướng báu, trên đỉnh phướng có dù lọng trang sức… các tầng phân biệt cúng phụng chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Hộ Pháp…

- Mật Đàn cúng phụng các Đức Như Lai thuộc Mật Bộ của Bản Tôn, là Nội Quyến Thuộc chuyên tu Đạo Trường

- Dược Sư Đàn được y cứ các Kinh Quỹ của Đức Phật Dược Sư như: Dược Sư Lưu Ly Quang Bí Mật Tu Trì Nghi Quỹ, Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang
Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh, Thất Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức Kinh mà tạo lập.

Dược Sư Đàn minh họa sự tụ tập của chư Phật Bồ Tát trong Dược Sư Hải Hội nhằm nhắc nhở con người nên thỉnh Phật trụ ở đời, thỉnh Pháp trụ ở đời và cùng nhau tu tạo Công Đức, lợi ích cho mình cho người

Tùy theo sự truyền thừa mà Dược Sư Đàn có nhiều dạng khác nhau. Thông thường đều dựng lập Đàn theo hình tướng của Bản Tôn Dược Sư với các Tôn quyến thuộc

- Dược Sư Tam Tôn Pháp Đàn (Mời xem nhiều ảnh tông tượng trong Kinh văn)

Nguồn: Phật Thuyết Kinh Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như lai - Trang 203 - Fai pdf

II- PHÁP LẬP ĐÀN TRÀNG - KẾT ẤN TRÌ CHÚ ĐẮC LỢI ÍCH

1- Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm

A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi ... nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi.
Giảng: ” Pháp môn vi diệu là pháp môn nhĩ căn viên thông, hồi quang phản chiếu quán tự tại.
Việc đầu tiên quý vị phải làm là phải giữ tứ chủng thanh tịnh minh hối: không sát, không trộm, không dâm và không dối. Giới không dâm dục không phải chỉ giữ giới tà dâm qua thân thể, mà luôn cả tâm trí. .... Quý vị phải làm cho thân tâm thanh tịnh trong sáng như băng tuyết, sáng như lưu ly, không một chúc dơ bẩn, không một đóm đen.
Khi ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp đã không còn phạm thì những ác nghiệp không còn nhân để sanh khởi, bởi vì quý vị giữ giới và nuôi dưỡng tứ thanh tịnh minh hối.
A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?
Giảng: Nếu quý vị không đeo đuổi theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, và quý vị không bám vào chúng, thì tất cả ác nghiệp sẽ tự nhiên biến mất. Khi ác nghiệp đã biến mất, chúng không còn nhân để phát sanh.
Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng trì Phật Đảnh Quang Minh, Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Thần Chú của ta, ấy là cái tâm chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai, từ nơi đảnh đầu hiện ra Vô Vi Tâm Phật, ngồi trên bửu liên hoa mà thuyết tâm chú.
Giảng: Điều quan trọng là nhất tâm. Đừng để tâm chi phối như là miệng thì tụng chú, và tâm thì nữa tin nữa nghi ngờ về chức năng của chú. Quý vị đừng có phân tâm rồi tụng chú và nghĩ tán loạn. Quý vị tuy là một thân, nhưng lại có hai tâm trí. Một tâm thì nghĩ rằng có một lợi ích gì đó khi tụng chú, trong khi một bên thì nghĩ rằng: “Tôi đang làm những chuyện tụng chú mà chính tôi cũng không hiểu nó?” Những chi phối như vậy rất đáng sợ. Quý vị phải nhất tâm tụng trì. 

“Ma Ha” có nghiã là đại. “Tát Đát Đa Bát Đát La” là cái lọng trắng. Khi quý vị tụng trì câu “Tát Đát Đa Bát Đát La”, một cái lọng trắng sẽ hiện giữa hư không tại khu quý vị . Kích thước của lọng trắng sẽ tùy theo công đức của quý vị... nhỏ thì che chở quí vị - To thì che ngàn dặm ... Những tai họa lớn sẽ biến thành tai họa nhỏ, những tai họa nhỏ sẽ biến mất.
... Đây là trong ý nghĩa không có người cho và không có người nhận. Cả 3 thứ: vật cho, người cho và người nhận. Khi chúng ta cứu người, chúng ta không cần có người cám ơn. Đây là sự mầu nhiệm trong Phật pháp.
“Vô Thượng Thần Chú của ta,... Con mắt thường không thể thấy được. Trong kinh ở phần sau ghi rằng/ Giảng rõ:
Tôi ghi nhớ câu này trong tâm trí. Tôi không bao giờ quên nó. Nếu không có nhân lành tiền kiếp thì khi có cơ hội thấy được chú nầy, họ cũng không thể học được. Họ không thể nào nhớ thuộc lòng nó.
Ngươi và Ma Đăng Già, do tập khí ân ái từ nhiều kiếp, ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn lòng yêu, đắc quả A La Hán. Nàng kia là dâm nữ, chẳng có tâm tu hành, nhờ thần lực thầm giúp, được mau chứng vô học, huống là hàng Thanh Văn các ngươi trong hội, cầu tối Thượng Thừa, nhất định thành Phật, cũng như bụi bay theo chiều gió, đâu có ngăn ngại gì?
Giảng: Những ái lực đã từ nhiều kiếp. Người đã là vợ chồng với nhau trên 500 lần. Những tập khí ân ái của hai người không phải chỉ trong một lần, một đời hay trong một kiếp, mà trong nhiều kiếp.
“Ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn lòng yêu.” Khi Ma Đăng Già nghe Phật tuyên thuyết thần chú, cô ta thoát hẳn lòng yêu mến, và đắc quả vị A La Hán. Khi cô ta nghe chú Lăng Nghiêm và đi gặp đức Phật giảng Pháp, cô ta thấu hiểu và đạt được tam quả A La Hán. Khi ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát uyển chọn 25 viên thông, cô ta đắc được tứ quả A La Hán. Sự thành tựu của cô ta rất là nhanh chóng. Trong khi Anan vẫn đang ở sơ quả, quả vị đầu tiên.
Nàng kia là dâm nữ. Trước kia cô ta không có ý nghĩ tu hành. Tuy nhiên, sức mạnh của chú Lăng Nghiêm đã âm thầm giúp cô,...
Nếu người đời mạt pháp muốn ngồi đạo tràng, trước tiên phải giữ giới cấm trong sạch của Tỳ Kheo, cần phải lựa chọn vị Sa Môn giữ giới trong sạch bậc nhất để làm thầy mình, nếu chẳng gặp vị tăng thật trong sạch, thì giới luật của người ấy ắt chẳng thành tựu.
Giảng: Việc đầu tiên của người tu hành trong thời mạt pháp phải làm nếu muốn tu hành trong một đạo tràng, tại chùa, bảo tháp hay tại một nơi xa lánh thanh tịnh. Người đó phải giữ giới cấm của một vị Tỳ Kheo và giữ giới thanh tịnh. .....
Người tu hành cần phải lựa chọn một Sa Môn được mọi người tôn trọng, một bậc thầy cao quý. Họ nhận vị đó làm thầy.
Nếu một vị tu hành không thể kiếm được một vị Sa Môn có thể giữ giới trong sạch, con đường tu hành giữ giới và quy tắc sẽ không được trọn vẹn. Họ sẽ không được thành tựu như ý
Khi giới đã thành tựu, nên mặc y áo sạch sẽ, đốt hương an cư, tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết, rồi kết giới dựng lập đạo tràng, cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu mình.
Giảng: Nên đốt một nhán hương trước tượng Phật và không làm gì hết ngoại trừtụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết.” Tâm Phật đề cập đến sự chuyển đổi Phật trên đỉnh cao vô hình. Đây là câu thần chú được nói bởi tâm Phật. Thần chú là tâm chú. Trì tụng phần nầy một 108 lần.
“Rồi kết giới dựng lập đạo tràng.” Kết giới là trong ranh giới khu vật đạo tràng tứ phía, đông tây nam bắc, được bảo đảm, các ma quỷ và mọi trở ngại không được bước vào ranh giới đạo tràng. Lúc đó, đạo tràng sẽ không bị quấy rầy bởi những hành động quỷ quái. Theo cách này, đạo tràng được thành lập.
Khi họ trì tụng 108 lần và kiến lập đào tràng, họ nên “cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu mình.”
A Nan! Trong đời mạt pháp, những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bạch Y, đàn việt, tâm diệt tham dâm, giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát, khi ra vào nơi đạo tràng, đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày, ta tự hiện thân trước người ấy, xoa đảnh an ủi, khiến được khai ngộ.
Giảng: Trong thời kỳ mạn pháp, các vị đó có thể là những vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay Phật Tử. Đó là những người bảo vệ tam bảo.
Nếu các vị ấy có thể “tâm diệt tham dâm.” hay thoát khỏi sự ham muốn tình dục. Họ “giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Đây là tứ hoàn thệ nguyện lớn của một vị bồ tát. Nếu những người này “đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày.” Họ phát Bồ Tát nguyện trong đạo tràng, và họ trì tụng thần chú Lăng Nghiêm. Nếu họ ra khỏi đạo tràng, họ tắm rửa sạch sẽ trước khi vào lại đạo tràng. Trong sáu thời hành đạo trong suốt 3 tuần lễ, 21 ngày, ngồi tụng 3 tiếng, đi hành 3 tiếng. Tu hành trong 21 ngày không ngủ.
Đức Phật nói rằng: Ta sẽ hiện thân trước người tu hành ấy và xoa tay lên đảnh đầu, ta sẽ khiến cho họ được khai ngộ và đạt được quả vị tu hành.”

Lập Đạo Tràng
— o0o —

A Nan bạch Phật: Con nhờ lời từ bi dạy bảo vô thượng của Như Lai, tâm đã khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành đạo vô học. Nhưng người tu hành đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, cần kết giới thế nào, cho hợp với quy tắc trong sạch của chư Phật?
Giảng: Sau khi Anan nghe đức Phật nói, ông ta nghĩ ta nên hỏi về cách giữ ranh giới và thiết lập đạo tràng....
Trong thời mạt pháp, họ phải kiết giới như thế nào để hợp với quy tắc thanh tịnh của các chư Phật ?
Phật dạy Ông Anan : “Người đời mạt pháp, nguyện lập đạo tràng, trước hết kiếm con trâu trắng sức mạnh ở núi Tuyết Sơn, sống bằng cỏ thơm non mướt, loài trâu trắng này chỉ uống nước trong của núi Tuyết Sơn, phân rất nhuyễn mịn. Nên lấy phân đó hòa trộn với bột hương Chiên Đàn để tráng nền đất. Nếu không phải là loài trâu trắng ở Tuyết Sơn thì phân hôi bẩn, không thể tráng nền. Riêng ở đồng bằng, có thể đào bỏ lớp đất trên mặt, lấy đất sét vàng từ năm thước trở xuống rồi hòa trộn với hương Chiên Đàn, trầm thủy, tô hợp, huân lục, uất kim, bạch giao, thanh mộc, linh lăng, can tùng và kê thiệt.
Giảng: 
Mười thứ ấy xây nghiền thành bột, trộn với đất sét để làm nền đàn tràng, mỗi bề một trượng sáu, thành cái đàn bát giác. Ở chính giữa đạo tràng, đặt một hoa sen làm từ vàng, bạc, đồng hay gỗ. Trong hoa sen đặt một cái bát, trong bát đựng nước sương móc tháng Tám. Trong nước tùy ý để các hoa lá hiện có.
Giảng: Mười thứ ấy, đem xây nghiền thành bột, rồi trộn với đất vàng dưới lòng đất 5 thước để làm nền đạo tràng. Khu đó bề ngang rộng lớn khoảng 6 thước và có hình dạng bát quái. Ở chính giữa đạo tràng, đặt một hoa sen làm từ vàng, bạc, đồng hay gỗ. Chính giữa hoa sen, đặt một các tô bát, trong bát đựng nước sương móc tháng Tám. Trên mặt nước sương, rãi các hoa lá.
Lấy tám cái gương tròn, mỗi cái để theo mỗi hướng, chung quanh cái bát hoa. Bên ngoài gương, dựng lập mười sáu hoa sen, mười sáu lư hương, giữa chúng bày hoa. Các lư hương đều trang nghiêm, đốt thuần bằng trầm thủy, không cho thấy lửa.
Giảng: Lấy 8 cái gương tròn và đặt chung quang cái tô bông cho chúng quay 8 phía, bởi vì đạo tràng có hình tượng bát quái.
“Bên ngoài gương, dựng lập mười sáu hoa sen, mười sáu lư hương, giữa chúng bày hoa. Các lư hương đều trang nghiêm.” 16 hoa sen và 16 lư hương đặt chung quang, xen kẽ lẫn nhau và chia ra cho đều. Lư Hương lớn nhỏ vừa đủ để cho đẹp mắt.
“Đốt thuần bằng trầm thủy, không cho thấy lửa.” Trong lư hương chỉ nên đốt một loại trầm hương. Không nên đốt nhiều và không cho lửa hương trầm mạnh sáng mà có thể thấy, có nghĩa là ngọn lửa trong lư hương không có thể thấy khi nhìn vào 8 cái gương tròn hay nhìn vào bông sen.
Lấy sữa trâu trắng để trong mười sáu đồ chứa. Lấy sữa làm bánh với đường cát, bánh rán, váng sữa, tô hợp, mật gừng, thuần kem, thuần mật, mỗi thứ mười sáu cái đặt quanh ngoài hoa sen để cùng dâng Chư Phật và các Đại Bồ Tát.
Giảng: “Lấy sữa trâu trắng để trong mười sáu đồ chứa. Lấy sữa làm bánh”. Một phần sữa đổ vào 16 cái ly nhỏ. Còn dư sữa lại thì lấy sữa hòa với bột để làm bánh ngọt. Trong mỗi mâm diã sẽ đựng 1 ly sữa, một cái bánh ngọt, thêm vào”đường cát, bánh rán, váng sữa, tô hợp, mật gừng, thuần kem, thuần mật. Đặt 16 cái mân diã chung quang trước 16 hoa sen để dâng lên Chư Phật và các Đại Bồ Tát.
Mỗi giờ ăn cơm và lúc nửa đêm dùng nửa thăng mật hòa với thăng rưỡi váng sữa (bơ). Trước đàn để riêng một lò lửa nhỏ, lấy hương Đâu Lâu Bà (01) nấu lấy nước thơm mà rửa than, đốt cho cháy hừng, rót mật bỏ vào, đốt cho hết khói, cúng dường Phật và Bồ Tát.
Giảng: Ban ngày trong mỗi bữa ăn và giữa đêm khuya 12 giờ đêm, chuẩn bị 0.25 lít mật ông và 0.14 lít bơ. Sao đó trước đàn để thêm một lò lửa nhỏ. Than dùng trong lò lửa nầy thì phải dùng nước thơm để rửa sạch. Lấy hương trầm như hương dâu lâu bà (turushka) nấu trong nước sôi cho chất dầu trong trầm chảy ra trong nước. Dùng nước hương trầm này để rửa than. Than sẽ thơm mùi hương trầm khi đốt trong lò lửa nhỏ.
Bỏ than vào trong lò lửa nhỏ và đốt cho cháy hừng, than đỏ và hừng nóng. Rảy mật ong và bơ đã chuẩn bị trước vào trong lò lửa nóng. Đốt cho khi khói không còn nữa, để cúng dường chư Phật và các vị Bồ Tát. Có rất nhiều việc như vật trong mật thất. Các vị tu hành thường đốt mật ong trộn với bơ để cúng dường chư Phật. Họ không chỉ đốt mật bơ, mà còn đốt những thứ có giá trị như vàng, đồ trang điểm, và các đồ quý báo. Họ đốt những thứ đó để cúng dường chư Phật
Ở bốn phía ngoài, treo khắp phan, hoa; ở trong nhà đàn, bốn vách chưng bày các hình tượng của mười phương Như Lai và các vị Bồ Tát. Chính giữa để tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật A Di Đà; hai bên đặt tượng Đức Quan Âm Đại Biến Hóa và Kim Cang Tạng Bồ Tát. Hai bên cửa để hình tượng Đế Thích, Phạm Vương, Ô Sô Sắt Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi, bốn vị Thiên Vương, Tần Na Dạ Ca…
Giảng: “Ở bốn phía ngoài, treo khắp phan, hoa”. Đây là tường bên ngoài đạo tràng.
Ở trong nhà đạo tràng, bốn vách tường chưng bày các hình tượng của mười phương Như Lai và các vị Bồ Tát.
“Chính giữa để tượng Phật Lô Xá Na, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật A Súc, Phật A Di Đà; hai bên đặt tượng Đức Quan Âm Đại Biến Hóa và Kim Cang Tạng Bồ Tát.”
Lô Xá Na có nghiã là hiện khắp mọi nơi. Di Đà Bồ Tát tượng trưng đức Phật Tương Lai. Phật A Súc là đức Phật tại đông phương cực lạc, cũng là đức Phật Dược Sư. A Súc có nghĩa là Bất Động, cho nên được gọi là Bức Động Phật. Phật A Di Đà có nghiã là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Và Đức Quan Âm Đại Biến Hóa trong bộ kinh nầy có ghi rằng, Bồ Tát có thể có 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, hay 108 đầu. Kinh nói rằng, các ngài có thể có 1 tay, 3 tay, 5 tay, 7 tay, 9 tay ,108 tay, 1000 tay, 1 vạn tay hay 84000 tay.
Bên tay phải và trái, đặt tượng “Kim Cang Tạng Bồ Tát”, hộ pháp. Những vị hộ pháp có hình dạnh rất oai nghiêm và hùng dữ. “Hai bên cửa để hình tượng Đế Thích, Phạm Vương.” Đế Thích là vị Thiên Vương của 33 cõi thiên. Ngài cũng là vị Chúa Trời. “Phạm Vương” là các vị Sơ Thiền ở cõi trời sắc giới.
Và các vị “Ô Sô Sắt Ma, Lam Địa Ca, Quân Trà Lợi, Tỳ Câu Chi”. Ô Sô Sắt Ma là vị thần năm đầu. Lam Địa Ca là vị thần mặt xanh và cũng là vị hộ pháp. Quân Trà Lợi có nghiã là buông thả những oán giận, cũng là tên của các vị thần. Tỳ Câu Chi cũng là một vị hộ pháp.
treo các hình ảnh của “Bốn vị Thiên Vương, Tần Na Dạ Ca…” Tần Na Dạ Ca là một vị hộ pháp có hình dáng rất là xấu và hung sợ. Bên Á Châu diễn tả hai 2 vị hộ pháp như sau: 1 vị hộ pháp có thân người và đầu trâu, còn 1 vị hộ pháp thì có thân người đầu voi. Bên Ấn Độ gọi vị nầy là Tần Na Dạ Ca hay Vinayaka, được coi là vị Thiên, Ganesha (Ganapati), là vị thiên có thân người đầu voi. Hình của Tần Na Dạ Ca giống như 2 người: thân người với đầu voi. Sự biến dạng thành một thể sát như vậy với mục đích tạo ra cái sợ hãi với người tôn thờ để họ nghiêm chỉnh bản thân. Tại cửa chánh đạo tràng, những tấm hình treo hai bên để bảo vệ đạo tràng.
Giảng: Lại dùng tám cái gương treo úp giữa hư không, đối chiếu với tám gương trước trong đàn tràng, khiến cho hình ảnh lồng nhập vào nhau nhiều lớp. Trong bảy ngày đầu, chí thành đảnh lễ danh hiệu mười phương Như Lai, Chư Đại Bồ Tát, Chư A La Hán. Thường trong sáu thời đi quanh đàn tụng Chú, hết lòng hành Đạo, mỗi thời trì một trăm lẻ tám biến.
“Lại dùng tám cái gương treo úp giữa hư không, đối chiếu với tám gương trước trong đàn tràng.” Làm sao treo gương giữa hư không? Suy nghĩ? Giống như quý vị treo cái đèn từ trên nóc nhà. Làm sao mà treo gương trong hư không như mặt trời ? Ý kinh không phải là như vậy. Ý kinh là dùng dây treo gương để cho gương có thể lơ lững ở giữa đạo tràng.
Các gương xoay mặt với nhau, “khiến cho hình ảnh lồng nhập vào nhau nhiều lớp.” Có nghiã là hình ảnh phản xạ từ gương bên phải phản xạ lại với tấm gương bên trái. Và những hình ảnh cứ tiếp tục phản xạ với nhau trong gương, làm cho những bóng hình hiện ra vô lượng.
Giảng: “Trong bảy ngày đầu, chí thành .....” Chú tại đây là Chú Lăng Nghiêm.
“Hết lòng hành Đạo, mỗi thời trì một trăm lẻ tám biến.” Hết lòng có nghiã là quý vị không suy nghĩ về những thứ khác, trong tâm trì tụng chú. Mỗi lần trì tụng, tụng hết nguyên bài chú 108 lần không dừng.
Trong bảy ngày thứ hai, một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát, tâm không gián đoạn. Trong Luật Tạng của Ta đã có chỉ dạy về nguyện.
Giảng: Trong tuần thứ hai tu hành, “một mặt chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát.” Quý vị phải thật lòng và nhất tâm. Pháp tứ hoàn thệ nguyện
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ .........
“Tâm không gián đoạn.” Có nghiã là tâm không dừng trì tụng chú Lăng Nghiêm, và tâm không bao giờ quên tứ hoàn thệ nguyện.
“Trong Luật Tạng của ta đã có chỉ dạy.” Khi đức Phật nói về giới luật, đức Phật có dạy cách phát thệ nguyện.
Trong bảy ngày thứ ba, trong cả mười hai thời, một bề trì Chú Bát Đát Ra của Phật. Cho đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai nhất thời xuất hiện. Chỗ ánh sáng của gương giao nhau, được Phật xoa đảnh; bèn ở nơi đạo tràng tu Tam Ma Địa, có thể khiến cho hạng tu học đời mạt thế thân tâm sáng sạch như ngọc lưu ly.
Giảng: “Trong bảy ngày thứ ba, trong cả mười hai thời, một bề trì Chú Bát Đát Ra của Phật.” Quý vị trì tụng chúTát Đát Ra Bát Đát Ra” mà đức Phật đã thuyết, đó là chú Lăng Nghiêm.
“Cho đến ngày thứ bảy, Mười phương chư Phật sẽ xuất hiện tại đạo tràng cùng một lúc.
“Chỗ ánh sáng của gương giao nhau, được Phật xoa đảnh.” Đảnh đầu của quý vị được các chư Phật xoa đảnh, và những hình ảnh đó được phản chiếu trong gương, phản xạ ra vô lượng.
“Bèn ở nơi đạo tràng tu Tam Ma Địa.” là đạo tràng Lăng Nghiêm, và khi các vị chư Phật hiện thân tại đạo tràng cùng một lúc và xoa đảnh đầu. Và lúc đó quý vị có thể tu Tam Ma Địa, hay là tu pháp môn hồi quang phản chiếu quán tự tại.
“Có thể khiến cho hạng tu học đời mạt thế thân tâm sáng sạch như ngọc lưu ly.” Thân tâm của quý vị sẽ được trong sáng như ngọc lưu ly.
Giảng: Anan, con nên biết nếu vị Tỳ Kheo đó tu hành trong đạo tràng nầy, mà có một vị không giữ giới và tâm không được thanh tịnh, hay vị Tỳ Kheo đó tu hành với một vị không giữ giới, thì đạo tràng nầy sẽ không được thành tựu. ....... Vì vậy, nếu quý vị tu hành theo phương tiện nầy và không nhận được kết quả, quý vị không thể nói rằng: Tôi tu hành trong 3 tuần, nhưng đức Phật Thích Ca và chư Phật khắp mười phương không có tới xoa đảnh đầu của tôi. Tôi không có thấy họ. Có lẽ đức Phật đã nói láo
Nhưng đó không phải là như vậy. Có thể quý vị là người không được thanh tịnh, hay vị thầy truyền giới cho quý vị không được thanh tịnh, hay một trong những người tu hành chung trong đạo tràng không được thanh tịnh. Nếu trong một người trong đạo tràng không được thanh tịnh, kết quả sẽ không được thành tựu. Việc nầy rất là quan trọng.
Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày, nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả, dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai. Ngươi hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.
Giảng: “Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày.” Quý vị ngồi thiền, không giống như các người khác ngồi thiền trong 2 tiếng và đã cho là thiền giỏi. Họ cho rằng họ là người xuất sắc, nhưng trên thực tế, nếu so sánh với những gì diễn tả trong kinh nầy, thì cũng giống như so sánh mèo với sư tử. “Tĩnh tọa” có nghiã là không nghiên về bên trái hay bên phải, hay nghiên về phía trước hay ra sau, hay đứng lên giảng gân cốt. Không phải ngồi tại đó và nghĩ rằng: Ah, chân tôi đau quá! “Tĩnh tọa” có nghiã là không có phiền não. Tĩnh tọa trong 100 ngày có nghiã là không đứng lên đi ăn uống hay đứng lên để thoải mái. Quý vị ngồi thiền đó trong 100 ngày.
“Nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả.” Những người thông minh và có căn bản có thể ngồi thiền 100 ngày và được đắc quả vị Sơ Quả, quả vị đầu tiên của A La Hán. Nhưng nếu quý vị không có thể ngồi yên trong vòng một ngày, và có người lại nghĩ rằng họ đã đạt được quả vị. Đó là mơ hồ. Quý vị có thể ngồi thiền 100 ngày để đắc được quả vị Sơ Thiền.
“Dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai.” Tuy họ chưa đắc thành chánh quả, nhưng họ đã biết chắc rằng họ sẽ thành Phật. Đó là chắc chắn chẳng sai lầm. “Ngươi hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.”

— o0o —

Phật phóng hào quang nói thần chú
A Nan đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi lòng thương của Phật, ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi, nên bị kẹt vào tà thuật của Phạm Thiên, tâm dù rõ ràng, nhưng sức chẳng tự do, nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát.
Giảng: Sau khi Anan nghe đức Phật thuyết giảng, ngài “đảnh lễ chân Phật và bạch rằng: Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi lòng thương của Phật.” Anan ỷ lại tình thương của đức Phật dành cho ngài. “Ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi” Anan lúc nào cũng quan tâm về việc hơn thua với mọi người. Tôi muốn hơn mọi người. và như vậy ông ta nghĩ rằng: “Các người không thể nhớ tụng bộ kinh, nhưng tôi có thể. Các người không có thể giảng giải kinh, nhưng tôi có thể nhớ từng chữ trong kinh.” Anan luôn tranh giành để thành số một hay đệ nhất. Ngài quyết định dùng trí nhớ uyên bác để đắc quả vị. Đúng thật, Anh đã trở thành thông minh đệ nhất, nhưng ông ta không chứng được quả vị vô vi. Ông ta vẫn chưa đạt được tứ quả A La Hán, không còn luân hồi. Ông ta còn chưa được quả vị vô học. Đó là nguy hiểm đối với ông ta.
“Nên bị kẹt vào tà thuật của Phạm Thiên, tâm dù rõ ràng, nhưng sức chẳng tự do.” Anan bị thôi miên bởi chú tà chú, tà thuật của Phạm Thiên. Thân tâm bị ràng buột bởi tà chú. Thân bị thôi miên, nhưng tâm trí vẫn còn chúc tĩnh táo. Tuy tâm trí không hoàn toàn tỉnh táo, nhưng ông ta chưa hẳn mê loạn. Ông ta đang bị thôi miên, giống như nữa ngủ nữa thức. Ông ta như người say rượu nhưng ông ta không uống rượu. Tình trạng lúc đó giống như người bị say rượu. Khi quý vị hỏi người say rượu ngày hôm sau đã làm gì, người đó nhớ vài chuyện và cũng quên vài chuyện. Đó là tình trạng Anan trong lúc bị tà thuật mê hồn. Giống như ông ta là người sắp bị mê ngũ, nhưng chưa ngũ, và như ông ta đang mơ hay giống như một cơn mơ. Ông ta không còn sức để giải thoát. Giống như gặp một ác mộng khi ngủ ban đêm, một con ma đè, dùng tà thuật để làm tê cứng bạn. Khi chuyện đó xảy ra, quý vị thức dậy và nhìn, nhưng không thể cự động. Quý vị bị ma thuật khống chế. Đó là những gì mà Anan đã trải qua. Tuy rằng Anan còn tỉnh, nhưng ông ta không thể tự kiềm chế mình và không được tự do.
“Nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát.” Đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đi tới và cứu Anan. Anan nhờ đức Phật kêu Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đến cứu, và Bồ Tát đã giải thoát cho Anan.
Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng còn chưa nghe chú ấy. Xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau còn trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát. Bấy giờ, đại chúng trong hội thảy đều đảnh lễ, chờ nghe thần chú bí mật của Phật.
Giảng: “Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng còn chưa nghe chú ấy.” Đức Phật đã dùng thần chú tuyên thuyết của các Như Lai. Khi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tới chỗ của con và trì tụng chú Lăng Nghiêm, Anan đã thầm nhờ sức lực của chú Lăng Nghiêm. Đó có nghiã là khi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tới đó, ngài không có tụng chú lớn tiếng, ngài chỉ tụng chú trong tâm để giải thoát Anan. Khi đứng trước tượng Phật, quý vị có thể tụng lớn tiếng tại chùa, nhưng khi quý vị đi ra ngoài đường, quý vị có thể trì tụng âm thầm trong tâm, và nó cũng có đủ sức lực như lớn tiếng.
Nếu quý vị ra ngoài đường và bắt đầu la lớn: “Tát Đát Đa Bát Đát La”. Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người điên,... họ rễ nói xấu Phật Pháp. Khi nói xấu Phật Pháp, họ sẽ mang tội. Quý vị nghĩ rằng: Nếu họ phạm tội, đó là lỗi của họ, .... như thế quý vị không nên học Phật Pháp. Những người học Phật Pháp có lòng đại từ đại bi cho chúng sanh. ..... Phật Pháp được tồn tại bởi vì muốn cứu sống chúng sanh. Nó không phải để làm cho người khác bị tổn thức. Quý vị phải minh sáng tại điểm này.
Xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, .....
Giảng: .....Quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm mỗi ngày để giúp cho chúng sanh không còn đảo lộn mê muội và giúp cho họ xa lánh những việc mà họ biết đó là sai lầm.
Thí dụ, họ biết thuốc phiện là sai lầm, một việc phí thì giờ và làm tổn sức con người. Nhưng họ vẫn cứ tiếp tục hút. Biết rằng thuốc phiện là việc trái phép luật, nhưng họ cứ tiếp tục thử. Biết rằng sát sanh là việc không đúng, nhưng họ vẫn cứ lấy mạng của chúng sanh. Biết chắc chắn rằng dâm dục là chuyện không đúng, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục hành dâm dục. Biết rằng ăn cắp là việc không đúng, nhưng họ suốt ngày đêm ăn cắp đồ đạt của người khác. Nếu không phải ăn cắp xe hơi, thì là máy thâu băng, radio. Người ăn cắp biết rằng họ đang phá luật, và hiểu rằng nếu bị bắt, cảnh sát sẽ bỏ vào tù, nhưng họ vẫn cứ tiếp tục ăn cắp. Đó là việc làm biết trước là sai lầm.
Ngay lúc đó, mọi người trong hội, một số người khác đông trong hội pháp, đảnh lễ và chờ nghe thần chú bí mật của chư Phật. Họ đảnh lễ đức Phật và họ đứng chờ nghe đức Phật nói mật chú và những đệ trong chú. “Những đệ” đây là năm đệ trong chú. Những “câu” là những câu chú ngắn trong mật chú, như câu “Nam mô tát đát tha, tô già đa da, a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa.” Những đệ và câu chú là mật chú, có nghiã là không phải là dễ dàng để cho người thường dễ hiểu. Đó là “mật chú” trong ý nghiã con người không chia sẽ những ý nghiã về chúng. Khi quý vị trì tụng chú, quý vị không biết những lợi ích quý vị sẽ hưởng. Chúng tôi cũng không biết những lợi ích mà chúng tôi sẽ nhận. Tuy lợi ích được nhận lấy, nhưng không có sự hiểu biết của những lợi ích mà mình đã hưởng, hay một sự hiểu biết giữa kinh chú.
Khi ấy, Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang, trong hào quang hiện ra bửu liên hoa ngàn cánh có hóa thân Phật ngồi trong liên hoa, trên đảnh phóng ra mười tia ánh sáng, trong mỗi tia đều hiện ra mười hằng sa Hộ Pháp Kim Cang, đội núi, cầm chày, khắp cõi hư không. Đại chúng ngó thấy đều kính mến, cầu Phật gia hộ, một lòng nghe Phóng Quang Như Lai nơi Vô Kiến Đảnh Tướng của Phật tuyên thuyết thần chú.
Giảng: 
.......... Vậy chú Lăng Nghiêm không phải được tuyên thuyết bởi nhục thân của đức Phật, mà là từ các hóa thân Phật hiện thân khắp hư không.
Về phần chú Lăng Nghiêm, không ai hiểu nó. Và cũng không thể nào giảng giải chú từng chữ từng câu. Nếu quý vị muốn hiểu mật chú, tôi có thể có gắng giảng giải chú cho quý vị nghe. Nhưng bây giờ không phải là lúc giảng, bởi vì chúng ta đang ở phần giữa của bộ kinh Lăng Nghiêm, và giảng giải chú Lăng Nghiêm cũng không thể giảng giải trong một năm, hay 3 năm, hay 10 năm. Vì vậy, ngay bây giờ, chú Lăng Nghiêm không thể giảng giải đầy chi tiết. Tôi chỉ giải thích tổng quát chú.
Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, phân làm năm hướng: Đông Tây Nam Bắc và chính giữa. Phương đông Kim Cang Bộ, Phật A Súc là giáo chủ, tức cũng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Phương nam là Bảo Sinh Bộ, Phật Bảo Sinh là giáo chủ. Chính giữa là Phật Bộ, Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương bắc Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cộng thành năm bộ. Thế gian này có năm bộ giáo chủ đến quản lý và trấn áp năm đại ma quân ở khắp 5 phương hướng. Vì có đến 5 đại ma quân, chớ không phải 5 con ma. Cho nên các vị chư Phật cai quản khắp 5 hướng để trấn áp ma quân. Nếu không có các vị chư Phật, các ma quỷ sẽ hiện thân khắp thế gian. Trong năm bộ chú, có hơn 30 chú và nó có hơn cả 100 chú có thể nói ra chi tiết. Có tổng cộng 5 loại chú:
1. Pháp thành tựu – có nghiã là với chú nầy, quý vị sẽ thành tựu trong những gì quý vị tìm kiếm hay những nguyện hay món gì mong cầu
2. Pháp tăng ích – có nghiã là khi quý vị trì tụng chú, quý vị sẽ được tăng thêm lợi ích cho những gì quý vị tìm kiếm và quý vị cũng tăng thêm lợi ích cho những người chung quang.
3. “Pháp câu triệu”. Câu tức cũng như dùng lưỡi câu, câu nó lại, giống như câu cá lại vậy. Triệu tức là triệu (vời) lại, là ra lệnh bạn phải lại, không lại không được! Không kể nó bao xa từ nơi quý vị, quý vị có thể mang nó tới và bắt chúng
4. Pháp hàng phụcma quỷ có thần thôngma chú mà chúng thường dùng. Khi quý vị trì tụng thần chú, ma quỷ cũng tụng ma chú. Nhưng nếu quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, quý vị có thể phá tan các ma chú, những ma chú mà tôi đã nhắc tới về hàng phục ma vương. Chú nầy cũng rất hiệu quả khi phá tan những ma chú hay bùa thuật. Những ai chưa học qua chú Lăng Nghiêm, nên lưu ý. Tại sao khi chú Lăng Nghiêm đã trì tụng, những vị chư ma vương tại cõi trời Tha Hoá mất hết ma lực. Tại vì 5 đại tâm chú: Tất Ðà Nễ, A Ca Ra, Mật Rị Trụ, Bát Rị Ðát Ra Gia, Nảnh Yết Rị.
Năm câu Chú này gọi là năm đại tâm Chú. Nó là tâm chú để phá vỡ các ma chú và ma thuật của các ma vương ngoại đạo. Không cần biết những ma chú gì chúng sử dụng, quý vị cũng có thể phá tan với tâm chú. Những ma chú sẽ mất hết ma lực.
5. Pháp tiêu tai – Bất cứ tai ương hoạnh tử gì cũng được giải hay ngăn chận. Thí dụ như một người bị rớt xuống biển và chìm, nhưng nếu trì tụng chú Lăng Nghiêm, anh ta tránh được tai họa. Anh ta có thể té rớt vào biển, nhưng anh ta không bị chìm. Có thể quý vị ở trên một chiếc thuyền đáng lẽ sẽ bị chìm, nhưng quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, chiếc thuyền lại không bị chìm.

C- KẾT ẤN - CÁC TAY ẤN PHÁP THÔNG DỤNG

+ Các ảnh chữ Phạn và tay ấn pháp theo Chú Lăng Nghiêm

- Ảnh bồ tát vi đà - Ảnh hộ pháp vi đà: Xem trang 484 - Chú Lăng Nghiêm giảng giải - HT Tuyên Hóa

- Ảnh Tâm chú Lăng Nghiêm bằng tiếng Phạn - Có phiên âm tiếng Việt - Có ảnh các Tay bắt Ấn pháp gồm: Bạch tản cái Phật đỉnh ấn - Thủ ấn kim cang quyền - Thủ ấn Kim xang chưởng - Thủ ấn Kim cang phược. (Nguồn: Fai đính kèm trang Web bài: Giảng giải Chú Lăng Nghiêm, Tr 22, 29  - HT Tuyên Hóa)