QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tứ đại: Vật chất bao trùm khắp Hư không Vũ trụ

TỨ ĐẠI
VẬT CHẤT VŨ TRỤ BIỂU HIỆN THEO PHẬT GIÁO

BẢN TÁNH BẤT NHỊ => ÂM DƯƠNG DỊ ĐỒNG: HƯ KHÔNG LÀ ĐỒNG - THẾ GIỚI LÀ DỊ
"TÁNH CHÁT NĂNG ĐỘNG HỢP THÀNH THẾ GIỚI - THỂ TÁNH BẤT ĐỘNG LÀ HƯU KHÔNG"
TÁNH ĐỒNG DỊ: HẤP DẪN , ĐỀ KHÁNG , NHIỄU LOẠN, MẤU THUẪN NHAU => CÁC PHÁP HỮU VI

PHẦN MỘT
CÁC ĐẠI - CÁC HÀNH TRONG VŨ TRỤ CỦA CHÚNG TA

A- THEO DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH BÁT QUÁI
1- Âm Dương tương tác:
2- Ngũ Hành tương tác:
3- Bát Quái tương tác:

B- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Định Đề 1 - Nhị Nguyên hay Âm Dương (LVHLT, 21):
- Tinh Thần         ....... Vật Chất Sự Sống
- Sắc Tướng Cha  ......       Mẹ
- Dương/ Tích Cực ....  Âm/ Tiêu Cực
- Bóng Tối           .....    Ánh Sáng
+ Ion âm và dương: Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cõi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này của vật chất chỉ có thể được dò ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế. (CTNM, 369–370)
+ Các Hành tương tác: Hành Thổ - Hành Thủy - Hành Hỏa - Hành Khí
+ Các Hành tinh tương tác: Thổ tinh - Thủy tinh - Hỏa tinh - Mộc tinh - Kim tinh - Mặt trăng - Mặt trời ....

C - THEO PHẬT GIÁO
I- NGUỒN GỐC TỨ ĐẠI VÀ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI - CHÚNG SINH TRONG VŨ TRỤ

+ Hình thành Thế giới và Thân chúng sinh: Lưu Ly Quang Pháp vương tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng, “Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Thanh, ngài khai thị cho hàng Bồ-tát tính bản giác diệu minh. Ngài dạy quán sát thế giới nầy và thân chúng sinh đều là do sức lay động/ Phong đại của nhân duyên hư vọng mà ra.
Lúc ấy, con quán sự an lập của thế giới, quán sự thiên lưu (Quá khứ, Hiện tại, vị lai) của thời gian, quán thân khi động khi yên, quán tâm khi khởi khi diệt. Thấy các tính động ấy đều bình đẳng như nhau, vốn không sai biệt.(Giảng: Ngay khi niệm tưởng vừa sinh khởi trong tâm, chúng ta đã tạo nên lực lay động của gió ngay trong tâm. Một khí có sức lay động của gió trong tâm, thì liền có nhiều loại gió bên ngoài sanh khởi)
Bấy giờ con nhận ra các tánh lay động ấy, đến không do đâu, đi chẳng về đâu. Mười phương chúng sinh (Từ loại muỗi ...) điên đảo nhiều như số vi trần đều đồng một tính hư vọng => Tu tập được vô sanh nhẫn. Đức Phật hỏi về viên thông, con do quán sát sức lay động của gió vốn không nương vào đâu ... là phương pháp tốt nhất. (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

BẢNG TỔNG HỢP TIẾN TRÌNH SINH KHỞI NGŨ ĐẠI VÀ THẾ GIỚI SÔNG NÚI VÀ ĐẤT LIỀN
[ Trích từ Kinh Thủ Lăng Nghiêm ]

TT Nội dung Tứ đại Diễn giải
 0 Tánh Giác Thể nhất nguyên Bản nguyên tiền vũ trụ: Tánh Giác vốn tự Minh - Là diệu giác minh thanh tịnh bao trùm khắp Hư không biến Pháp giới
 1 Bất Giác khởi vô minh Sinh Hư không
Tánh Giác bỗng dưng bất giác khởi Vô minh - Cái sáng (Lửa) của vọng vô minh và Hư không tối tăm mù mịt đối đãi nhau, tạo thành cặp "Sáng - Tối" đối đãi nhau. Hư không và Thể của Giác minh có nghĩa là Vô minh do kết quả đưa thêm "Cái sáng" vào Bản giác diệu minh. 
2 Sinh Phong luân - Gió Sinh Phong luân bảo trì quốc độ Ngay khi khởi vọng vô minh, muốn đem "Cái sáng" đưa vào Tánh giác minh để muốn soi lại bản Giác vốn đã Minh (Như đã có đầu lại thêm một cái đầu) = Thể giác vô minh/ Tánh giác vô minh = "Cái sáng" vô minh cùng với cái tối tăm của Hư không giao sen, đối đãi, xâm lấn liền phát ra lay động => Có lay động liền có Phong luân - Gió sinh khởi. Phong luân nắm giữ thế giới [ Bên dưới Thế giới là Phong luân nâng đỡ, duy trì thế giới. Chữ "Luân" là bánh xe, cũng hiểu là bao trùm khắp Hư không vũ trụ ]
 3 Sinh Kim luân Kim luân bảo trì quốc độ  Do "Tánh giác vô minh" cứ muốn giữ "Cái sáng" để cố soi sáng cái tối của Hư không => Sáng - Tối xâm đoạt nhau đối đãi sinh tham Ái, sinh ra tánh cứng chắc - Kết lại thành sắc (Địa đại). Kim bảo này là do Minh Giác mà thành có. Nương cái "Biết" hư vọng mà sinh ra có Tướng cứng chắc. Thế nên, kết tập thành ra Kim luân/ Kim Cương này bảo trì quốc độ/ Các quốc gia (Địa đại/ Kim cương vũ trụ cứng chắc hơn cả Kim loại, mà vàng bạc do Đất sinh ra. Tánh cứng này gồm nói cả Kim loại và Đất)
 4 Sinh Hỏa đại Sinh Hỏa đại phát nhiệt  Do Phong luân và Kim bảo (Diêu động) xúc chạm, cọ sát, giao sen mà phát sinh ra "Ánh sáng" của lửa - Hỏa đại làm tính biến hóa.
 5 Sinh Thủy đại Sinh Thủy đại hàn lạnh Do Ngọn lửa xông lên, gặp Kim bảo sanh ra tánh ướt, nên có Thủy luân trùm khắp mười phương cõi giới. (Kim loại bị lung nên sẽ mềm ra và sinh ẩm ướt (Tính chất của nước) => Thành ra những giọt nước ngưng tụ và bay hơi => Thủy luân tràn khắp mặt đất mười phương cõi.giới.
  Thành biển và núi sông, đất liền   Sinh thành Thế giới

 Lửa thì bốc lên, nước thì xa xuống, sự kết hợp và giao sen 2 tính chất này làm thành tánh cứng => Tạo nên Đất cứng
Chỗ ướt thành biển lớn, chỗ khô thành gò nổi. Nước rơi xuống và đọng lại trở thành sông biển. Chỗ khô thành đất liền, gò đống, núi non. Nên trong biển lớn kia, thường phát ra ánh lửa; trong đất liền kia, sông ngòi thường chảy.
Thế nước kém thế lửa thì kết thành núi cao. Thế nên khi đập đá núi thì nháng tia lửa, khi nấu thì chảy ra nước.
Thế đất kém thế nước, vươn ra thành cỏ cây/ Thảo mộc. Thế nên rừng cây bị đốt thì thành đất, vắt đất ra thì thành nước

  Thế giới chúng sinh  Thế giới tương tục   Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tụcVọng tức là tâm hư vọng và cảnh hư vọng
  Có các Giác quan Mắt - Tai - Mũi - Lưỡi - Thân - Ý Cái sở minh hư vọng đã lập, thì phạm vi của năng minh cũng không thể vượt qua được. Do nhân duyên ấy, cái nghe không ra ngoài tiếng, cái thấy không vượt khỏi sắc.
Sáu cái vọng sắc hương vị xúc v.v... đã thành lập. Do đó chia ra có thấy nghe hay biết.
Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hoá.
Cái thấy phát minh thì sắc phát ra,
 soi rõ sự thấy thì có cái tưởng. Ý kiến khác nhau thành có cái ghét, cái tưởng đồng nhau thành có luyến ái. Lưu giữ tính ái thành có chủng tử, thu nạp niệm tưởng thành ra bào thai. Phát sanh sự giao cấu làm hấp dẫn đồng nghiệp. Nên có nhân duyên sanh ra yết-la-lam, át-bồ-đàm[11] v.v...
........... ........................ ................................. .............................................................................................................................................................

....
*Tóm tắt hình thành Tứ đại:
 Ban đâu là do sai lầm muốn soi lại tánh giác (vọng minh) mà thành có u tối, hỗn trược của hư không. Cái sáng, cái tối ấy xâm đoạt nhau thành ra diêu động nên sanh ra phong đại. Chấp cứng cái vọng minh mà thành ra có địa đại. Phong đại và kim luân cọ xát nhau mà thành hoả đại. Kim loại và hỏa đại thiêu đốt nhau mà thành thủy đại. Nên tứ đại chính là do vọng tưởng giao xen phát sinh.

* Chúng sinh tương tục: Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay đổi lẫn nhau. Các loài thọ nghiệp báo cũng theo nhau lên xuống. Do nhân duyên đóchúng sinh tương tục.
Phú-lâu-na, tư tưởng thương yêu ràng buộc lẫn nhau, yêu mãi không rời. Thế nên cha mẹ con cháu trong thế gian sanh nhau không dứt. Loại nầy thì lấy tham dục làm gốc.
Lòng tham ái cùng giúp nhau tăng trưởng, tham mãi không dứt. Thế nên các loài noãn sanh, thai sanh thấp sanh, hoá sanh trong thế gian, tuỳ sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Loại chúng sinh nầy lấy sát và tham làm gốc.
Do người ăn dê, dê chết hoá làm người, người chết hoá làm dê. Như thế cho đến mười loại chúng sinh, sống chết xoay vần, ăn nuốt lẫn nhau. Ác nghiệp cùng tạo ra cho đến vị lai. Loại chúng sinh nầy lấy trộm đạo và tham lam làm gốc.
Ông nợ mạng tôi, tôi trả nợ thân mạng cho ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm ngàn kiếp thường ở trong sinh tử.
Ông yêu cái tâm tôi, tôi yêu hình sắc của ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm nghìn kiếp, thường ở trong vòng ràng buộc.
Phú-lâu-na, ba thứ tương tục điên đảo ấy, đều là do tánh sáng hư vọng muốn soi rõ tánh giác. Nhân cái liễu tri mà phát ra cảnh tướng, theo vọng tưởng mà kiến chấp phát sinh. Các tướng núi sông đất liền thứ lớp dời đổi. Do hư vọng nầy mà xoay vần không cùng tận.

+ Minh triết giảng rằng, sự biến hóa Vật chất từ nguyên thủy cực kỳ vi tế, khi biểu lộ càng xuống các "Cõi" thấp hơn, sự kết tinh càng thô nặng hơn. Thuật ngữ vật chất "Tứ đại" hoặc là "Tứ hành"  thì thường dùng ở giáo lý Minh triết và Phật pháp, là đang chỉ xét trong Hư không vũ trụ mênh mông bao trùm khắp pháp giới, nơi không có Thời gian như Địa cầu.
Với các Hành tố theo Dịch học Đông phương, chúng có sự tương ứng về Tánh chất, trong đó ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ khi phân chia âm dương thành có 10 Thiên Can và 12 Địa Chi là "Phân thân" cõi thấp nhất của cõi Hồng trần vũ trụ của chúng ta. Sự giảng lý tương đồng giữa các Đại và các Hành tố chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu tin cậy làm tỏ rõ sự tương đồng về Vật chất trong phạm vi Không - Thời gian nơi Địa cầu chúng ta. Đây là một điều khó khăn hiện tại cần suy ngẫm kỹ.

+ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI CHÚNG SINH VÀ SÔNG NÚI BIỂN CẢ CÂY CỎ ... TƯƠNG TỤNG
Bạch Thế tôn, nếu hết thảy các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới v.v... trong thế gian đều là tánh Như Lai tạng, thanh tịnh bổn nhiên, thì làm sao lại bỗng dưng nổi lên các tướng hữu vi, núi sông đất liền, liên tục trước sau, theo nhau dời đổi?
Lại nữa, Như Lai thường nói bản tính của đất, nước, lửa, gió vốn là viên dung, bao trùm khắp pháp giới, vắng lặng, thường trú.
Bạch Thế tôn, nếu tánh của đất đầy khắp, thì làm sao còn chứa được nước? Nếu tánh của nước đầy khắp, thì lửa ắt là không sanh ra được. Lại nữa, Như Lai giải thích làm sao tánh của nước và tánh của lửa đều đầy khắp hư không mà không lấn hại lẫn nhau? Bạch Thế tôn, tánh của đất là cứng, tánh của hư không là thông suốt; làm sao cả hai tánh nầy đều cùng lúc trùm khắp pháp giới được? Con không biết nghĩa nầy sẽ dẫn đến đâu?...
Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”....
Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mê muội, hai cái đối đãi nhau thành có lay động. Nên có phong luân nắm giữ thế giới.
Giảng giải:
Thế giới có bốn yếu tố: đất, nước, lửa, gió. Trước hết chúng ta đề cập đến phong luân. Khi muốn đem thêm cái sáng vào cho bản giác diệu minh thì vô minh liền sinh khởi cái sáng bị trói buộc trong tính nhị nguyên, tức là cái tối. Hư không thì mê muội, hư không có khi rất tối tăm mờ mịt. Khi cái sáng của giác và cái tối tăm của hư không giao xen nhau, hai cái đối đãi nhau thành có lay động. Hư không và thể của giác minh, có nghĩa là vô minh do kết quả của việc đưa thêm cái sáng vào cho bản giác diệu minh–đối đãi nhau, cuối cùng tạo nên sự lay động. Ngay khi có sự lay động, liền có phong luân. Với sự lay động đó, yếu tố gió sinh khởi. Bên dưới thế giới là phong luân để nâng đỡ, duy trì thế giới. Ngày nay chúng ta nói về không gian nơi không có bầu khí quyển, nhưng vượt ra ngoài không gian lại còn có những nơi khác có gió. Chữ luân 輪 ở đây trong tiếng Hán có nghĩa là bánh xe, nhưng dịch nghĩa như thế không hợp, vì nghĩa rộng của từ nầy là trùm khắp, rộng khắp. Gió có năng lực nâng đỡ, duy trì thế giới. Điều nầy sẽ được giảng giải chi tiết trong đoạn kinh sau.
Nhân hư không mà có sự lay động, phát minh ra tánh cứng, thành ra có ngăn ngại. Kim bảo ấy là do minh giác làm nên tánh cứng. Thế nên có kim luân để bảo trì quốc độ.
Giảng giải:
"Nhân hư không mà có sự lay động, phát minh ra tánh cứng", nhân nơi hư không mê muội, mờ tối, và cái sáng muốn chiếu soi lại tánh giác; cái tối và cái sáng ấy xâm đoạt lẫn nhau, khiến sanh ra sự lay động và tạo thành gió. "Thành ra có ngăn ngại". Do cố giữ lấy cái vọng minh, tức muốn đem cái sáng vào trong tánh giác, muốn soi sáng cái mê muội, mờ tối của thể hư không, liền kết cái tối ấy thành sắc, nên thành ra tướng cứng chắc ngăn ngại của địa đại (yếu tố đất). Đây tức là lấy cái mê muội làm hư không, và trong thể hư không mê muội ấy, kết cái u tối hỗn trược thành sắc.
"Kim bảo ấy là do minh giác làm nên tánh cứng". Tất cả các loại vàng bạccác khoáng chất quý giá đều là tinh tuý trong lòng đất (địa đại), mà tánh chất của đất thì cứng chắc và ngăn ngại còn hơn cả kim loại. Nương nơi cái biết hư vọng của vô minh mà có ra tướng cứng chắc và ngăn ngại, như trong thế gian có người si tìnhhoá thành đá vậy.
"Thế nên có kim luân để bảo trì quốc độ." Do tâm vọng chấp kiên cố mà thành tướng cứng chắc và ngăn ngại, lại kiên cố vọng chấp không dừng nghỉ, nên tích chứa thành kim luân để bảo trì quốc độ, nên tất cả các quốc gia trên thế giới, đều nương nơi kim cương luânđược an trụ. [9]
Biết cái cứng thì thành có kim bảo, rõ biết cái lay động thì khiến cho phong đại phát ra. Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, nên có ánh sáng của lửa (hoả đại) làm tính biến hoá.
Giảng giải:
"Biết cái cứng thì thành có kim bảo". Kim loại thì cứng và đất cũng có tính chất như vậy. Cái cứng nầy được tích chứa lâu ngày. Nhân chấp cứng cái biết sai lầm hư vọng mà thành có kim bảo.
"Rõ biết cái lay động thì khiến cho phong đại phát ra". Kim bảo tạo nên trạng thái diêu động, và từ đó phong đại sanh khởi. Trong trường hợp nầy, phong luân và kim bảo giao xen nhau. "Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, nên có ánh sáng của lửa (hoả đại) làm tính biến hoá".
Ngọn lửa xông lên, kim bảo sanh ra tánh ướt. Nên có thủy luân trùm khắp mười phương cõi giới.
Giảng giải:
"Ngọn lửa xông lên, kim bảo sanh ra tánh ướt". Khi kim loại bị nung lên, nó sẽ mềm ra và sinh ẩm ướt, nước sẽ tiết ra thành giọt trên bề mặt. Do lửa nên có sự ẩm ướt sinh ra nơi kim loại. Sự ẩm ướt nầy là tính chất của nước. Và do ánh sáng của lửa phát ra, từ sự ẩm ướt nơi kim loại, thành ra những giọt nước. Khi lửa từ phía dưới xông lên, thì kim loại tiết ra hơi nước. "Nên có thủy luân trùm khắp mười phương cõi giới". Do có hiện tượng ngưng tụ và bay hơi khi kim loại gặp lửa, nên thủy luân tràn khắp mặt đất trong mười phương cõi giới.
Lửa thì bốc lên, nước thì sa xuống; giao xen nhau, phát ra thành tánh cứng. Chỗ ướt thành biển lớn, chỗ khô thành gò nổi.
Giảng giải:
Sau khi giải thích về thủy luân, Đức Phật giảng giải vì sao mà biển cả và núi non được hình thành. Lửa thì bốc lên, nước thì sa xuống. "Lửa thì bốc lên cao, nước thì rơi xuống". Trong đoạn kinh trước, Đức Phật đã nói rằng kim loại bốc hơi và lửa phát ra, thế nên sự ẩm ướt đã tạo nên thủy luân. Thế nên lửa thì bốc lên còn nước thì sa xuống, và sự kết hợp hai tính chất nầy làm thành tánh cứng. "Giao xen nhau, phát ra thành tánh cứng". Điều nầy tạo nên đất cứng. Chỗ ướt thành biển lớn, chỗ khô thành gò nổi. Nước rơi xuống và đọng lại trở thành sông biển. Chỗ khô thành đất liền, gò đống, núi non.
Do nghĩa ấy, nên trong biển lớn kia, thường phát ra ánh lửa; trong đất liền kia, sông ngòi thường chảy.
Thế nước kém thế lửa thì kết thành núi cao. Thế nên khi đập đá núi thì nháng tia lửa, khi nấu thì chảy ra nước.
Thế đất kém thế nước, vươn ra thành cỏ cây. Thế nên rừng cây bị đốt thì thành đất, vắt đất ra thì thành nước.
Giảng giải:
Thế đất kém thế nước, vươn ra thành cỏ cây. Khi thế của đất yếu hơn thế của nước, thì thành ra thảo mộc, cây cối. Thế nên rừng cây bị đốt thì thành đất, vắt ra thì thành nước. Tro vốn chỉ là đất. Nếu quý vị vắt cỏ lá hay thân cây thì nước liền rỉ ra.
Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục.

Giảng giải:
"Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau".
Giao tức giao xen với nhau. Vọng tức là tâm hư vọng và cảnh hư vọng. Ban đâu là do sai lầm muốn soi lại tánh giác (vọng minh) mà thành có u tối, hỗn trược của hư không. Cái sáng, cái tối ấy xâm đoạt nhau thành ra diêu động nên sanh ra phong đại. Chấp cứng cái vọng minh mà thành ra có địa đại. Phong đại và kim luân cọ xát nhau mà thành hoả đại. Kim loại và hỏa đại thiêu đốt nhau mà thành thủy đại. Nên tứ đại chính là do vọng tưởng giao xen phát sinh.
Chỉ một niệm vọng tưởng sinh khởi, lửa và nước liền thành chủng tử của núi sông do sự giao xen lẫn nhau. "Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục". Từ sự giao xen lẫn nhau nầy mà tạo nên chủng tử, thế giới hoại diệt rồi lại sinh khởi, bắt đầu rối kết thúc. Thành, trụ, hoại, không cùng vô số tướng trạng, sự tương tục của thế giới là vô cùng vô tận, tiếp diễn không bao giờ dừng nghỉ.
Lại nữa Phú-lâu-na, vọng tưởng chẳng phải là cái gì khác, chính do giác minh mà hoá ra lầm lỗi.
Giảng giải:
Lại nữa Phú-lâu-na, Như Lai sẽ giải thích cho ông rõ hơn. "Vọng tưởng chẳng phải là cái gì khác, chính do giác minh mà hoá ra lầm lỗi". Chẳng có cái gì khác lừa bẫy ông đâu; đơn giản chỉ là do ông muốn soi lại tánh giác (vọng minh). Đó là lý do khiến mọi chuyện phát sinh. Muốn soi lại tánh giác (vọng minh) chẳng khác gì trên đầu mọc thêm một cái đầu nữa.[10]
Cái sở minh hư vọng đã lập, thì phạm vi của năng minh cũng không thể vượt qua được. Do nhân duyên ấy, cái nghe không ra ngoài tiếng, cái thấy không vượt khỏi sắc.
Sáu cái vọng sắc hương vị xúc v.v... đã thành lập. Do đó chia ra có thấy nghe hay biết.
Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hoá.
Cái thấy phát minh thì sắc phát ra (Làm sao mà con người trở thành con người? Khi con người được hình thành, thức thứ tám có mặt trước tiên; và khi chết, thì thức thứ tám ra đi sau cùng_HT Tuyên Hóa giảng), soi rõ sự thấy thì có cái tưởng. Ý kiến khác nhau thành có cái ghét, cái tưởng đồng nhau thành có luyến ái. Lưu giữ tính ái thành có chủng tử, thu nạp niệm tưởng thành ra bào thai. Phát sanh sự giao cấu làm hấp dẫn đồng nghiệp. Nên có nhân duyên sanh ra yết-la-lam, át-bồ-đàm[11] v.v...
Thai sanh, noãn sanh, thấp sanh và hoá sanh, tuỳ theo nghiệp tương ứng. Thai sanh do ái tình mà có. Thấp sanh là do cơ cảm mà hợp lại, hoá sanh do phân ly mà ứng hiện.
Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay đổi lẫn nhau. Các loài thọ nghiệp báo cũng theo nhau lên xuống. Do nhân duyên đóchúng sinh tương tục.
Phú-lâu-na, tư tưởng thương yêu ràng buộc lẫn nhau, yêu mãi không rời. Thế nên cha mẹ con cháu trong thế gian sanh nhau không dứt. Loại nầy thì lấy tham dục làm gốc.
Lòng tham ái cùng giúp nhau tăng trưởng, tham mãi không dứt. Thế nên các loài noãn sanh, thai sanh thấp sanh, hoá sanh trong thế gian, tuỳ sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Loại chúng sinh nầy lấy sát và tham làm gốc.
Do người ăn dê, dê chết hoá làm người, người chết hoá làm dê. Như thế cho đến mười loại chúng sinh, sống chết xoay vần, ăn nuốt lẫn nhau. Ác nghiệp cùng tạo ra cho đến vị lai. Loại chúng sinh nầy lấy trộm đạo và tham lam làm gốc.
Ông nợ mạng tôi, tôi trả nợ thân mạng cho ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm ngàn kiếp thường ở trong sinh tử.
Ông yêu cái tâm tôi, tôi yêu hình sắc của ông. Do nhân duyên ấy, trải qua trăm nghìn kiếp, thường ở trong vòng ràng buộc.
Phú-lâu-na, ba thứ tương tục điên đảo ấy, đều là do tánh sáng hư vọng muốn soi rõ tánh giác. Nhân cái liễu tri mà phát ra cảnh tướng, theo vọng tưởng mà kiến chấp phát sinh. Các tướng núi sông đất liền thứ lớp dời đổi. Do hư vọng nầy mà xoay vần không cùng tận.
Nếu cái diệu giác dó, vốn bản tính là diệu minh, cùng với tâm Như Lai không tăng không diệt. Không có cớ gì bỗng nhiên phát sanh các tướng hữu vi, núi sông đất liền. Như Lai nay đã chứng được bản giác diệu không, thế thì núi sông đất liền, các tập khí hữu lậu hữu vi, có còn sanh khởi trở lại hay không?

Đức Phật bảo Phú-lâu-na, ví như người mê, nơi một xóm làng, lầm hướng nam thành hướng bắc, thì cái mê nầy do mê mà có, hay do ngộ mà ra? Phú-lâu-na bạch: “Người mê như vậy, cũng không do nơi mê, cũng chẳng do nơi ngộ. Sao vậy? Mê vốn không có gốc, làm sao do nơi mê được? Ngộ chẳng sinh ra mê, làm sao lại do nơi ngộ?”
Đức Phật dạy, “Nếu người mê kia, chính lúc đang mê, bỗng có người ngộ chỉ bày cho được ngộ. Phú-lâu-na, ý ông nghĩ sao? Người ấy qua được cái mê, đối với xóm làng đó, có còn sanh mê nữa không?” Bạch Thế tôn, không.
Phú-lâu-na, các Đức Như Lai trong cả mười phương cũng đều như vậy. Cái mê ấy không có gốc, tánh nó rốt ráo là không. Xưa vốn chẳng có mê, tựa như có mê có giác. Giác ngộ được cái mê rồi thì cái mê ấy không còn nữa, cái giác ấy không sinh ra cái mê.
Cũng như người bị nhặm mắt thấy hoa đốm giữa hư không. Nếu bệnh nhặm được trừ, hoa đốm giữa hư không biến mất. Bỗng có người ngu, ở chỗ hoa đốm hư không kia đã diệt rồi, mong đợi hoa đốm kia sanh lại. Ông xem người ấy là người ngu hay người có trí huệ?
Phú-lâu-na thưa, “Vốn trong hư không không có hoa đốm, vì hư vọng mà thấy có sanh diệt. Thấy hoa đốm diệt giữa hư không, đã là người điên đảo rồi. Còn muốn nó sanh ra lại. Đó thật là người cuồng si. Sao còn phải hỏi những người cuồng như thế là ngu si hay trí huệ?”
Cũng như khoáng chất kim loại lẫn trong vàng, khi đã luyện thành vàng ròng rồi thì vàng không trở thành tạp chất kim loại nữa. Như cây cháy đã thành tro, tro ấy không trở lại thành cây được nữa.

Bồ-đề niết-bàn của chư Phật và các Đức Như Lai cũng đều như vậy. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q4 - Chương I - HT Tuyên Hóa) và xem tiếp: Kinh Thủ LN - Q4 - Chương II- HT Tuyên Hóa)
+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH
+ Đức Phật dậy: Để chỉ cho công đức của 6 căn con người tương quan trong thế giới. Tuy nhiên xét chỗ hơn kém thì công đức của sáu căn không nhất thiết đồng nhau, như sau:

1- Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2- Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3- Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4- Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5- Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6- Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức. (Nguồn: Chỉ rõ sự ràng buộc hay siêu thoát của thế giới chúng sinh, ở nửa cuối trang)
+ Đức Phật dậy về Thế giới chúng sinh
... Như hiện nay sáu thứ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, làm mai mối cho giặc, tự cướp của báu trong nhà.
Do đây mà chúng sinh trong thế giới từ vô thủy phát sinh sự ràng buộc, không thể thoát khỏi các hiện tượng thế gian.
Do đây mà chúng sinh trong thế giới từ vô thủy phát sinh sự ràng buộc, không thể thoát khỏi các hiện tượng thế gian.
Giảng giải:
"Do đây mà chúng sinh trong thế giới từ vô thủy phát sinh sự ràng buộc". Sáu căn, sáu trấn, sáu thức giao thiệp lui tới với nhau, cái nầy nương vào cái kia. Giống như hai con thú lang và bái.[5] Con lang dùng hai chân trước, con bái dùng hai chân sau. Nên con lang và bái cùng dựa vào nhau để đi. Nếu chúng không hòa hợp nhau, thì con lang không thể đi được và con bái cũng không thể tự mình đi được. Một dạng tương thuộc lẫn nhau tương tựcần phải có giữa sáu căn, sáu trần, sáu thức. Nó giữ cùng một kiểu cách như vậy. Từ vô thủy đã có sự tương tục của thế giới và tương tục của chúng sinh. Cả hai kết hợp chặt chẽ với nhau đến mức chúng sinh không thể không cần thế giới, và thế giới không thể hiện hữu mà không có chúng sinh. Hai thứ kết dính với nhau, thế nên không thể thoát khỏi các hiện tượng thế gian. Hiện tượng thế gian ở đây là chỉ cho toàn thể núi sông đất liền, các công trình tạo tác, và các thứ do con người làm ra. ‘Chúng sinh’ là chỉ cho cõi giới của các loài hữu tình. Rốt ráo các các loài hữu tình không thể tách rời ra khỏi các hiện tượng thế gian, và các hiện tượng thế gian không thể thoát ta ngoài cõi giới của các loài hữu tình. Các hiện tượng thế gian thu hút các loài hữu tình vào, hấp dẫn chúng cho đến khi cả hai cài chặt vào nhaukhông cái nào thoát khỏi ra cái nào được cả. Thế nên có một sự phụ thuộc lẫn nhau trong sự tương tục của thế giới và tương tục của chúng sinh cùng sự tương tục của nghiệp quả. Không có chúng sinh, sẽ không có thế giới, sẽ không có nghiệp quả. Để có thế giới thì ắt phải có nghiệp quả và có chúng sinh. Nếu một thứ không hiện hữu, thì các thứ kia cũng không. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.4 - Chương IV)

V- BẢN THỂ TÁNH KHÔNG - Các Đại ở Hư không có thể hòa đồng: Phật bảo - Này Phú Lâu Na! Ông còn nghi ngờ. Vì sao thất đại: Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức lại có thể dung nhau? Trong thực tế ông thấy chúng thường tự xâm đoạt hủy diệt nhau... Mặt trời soi sáng, Cái Sáng không phải mặt trời, cũng không phải hư không nhưng không nằm ngoài Mặt trời và Hư không; - Phú Lâu Na! Ông nên biết rằng: Đứng bên hiện tượng mà nhìn thì hiện tượng vốn vọng, cho nên không làm sao chỉ bày chính xác và đích thực được. Nhưng đứng trên bản thể mà tư duy, ta sẽ thấy bản thể là chơn: “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu”, cho nên “địa” vốn không địa”. “Không” vốn chẳng làkhông”. Thủy, hỏa, phongcũng vậy thì làm chi có việc trở ngại không dung nhau được.
- Phật dậy: Trong bản tánh minh diệu của Như Lai Tạng, ông cần phát minh hư không thì có hư không hiện ra. Ví như một dòng nước in bóng mặt trăng. Hai người cùng trông thấy bóng mặt trăng in đáy nước. Rồi người đi về Đông, người đi về Tây cả hai đều thấy có mặt trăng theo mình mà không có chuẩn đích cho mặt trăng cố định. Trước sự kiện đó không nên gạn hỏi : Mặt trăng là một, sao có thể đi theo hai hướng khác nhau? Cũng không được hỏi: Mặt trăng đã thành hai, sao trước kia hiện ra có một? => Phú Lâu Na! Duyên sanh như huyển là vậy đó. Vì vậy mà Như Lai dạy : ”Tánh sắc chơn không”. Và cũng vì vậy, Như Lai nói: “Tánh không chơn sắc…” Không có pháp nào có tự thể độc lập cố định của chính mình. (Nguồn: Xem mục Giác không sinh mê ...)

+ PHÁP HỮU VI - Âm Dương Dị Đồng: Phật dậy A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyênbiến hiện thành thế giới hữu vi. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; Những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất độnghư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.
- Bản thể của hiện tượng là Như Lai Tạng thì bao trùm khắp 10 phương pháp giới, khắp không gian và khắp cả thời gian. Nó chính là chơn không mà diệu hữu nghĩa là từ cái không trùm khắp mà biến hóa duyên khởi một cách thần diệu, nhiệm mầu để hình thành ra muôn sinh vạn vật của thế giới hữu vi. Nhưng khi duyên hết thì tất cả các đại sẽ thu về với tự tánh ban đầu chớ không có cái gì thật mất. Vì thế không có vật gì là thật sinh hay thật mất mà chỉ là hiện tượng duyên khởi của thế gian vũ trụ trong tiến trình bất biến tùy duyên và tùy duyên bất biến. Nói cách khác, bản thể là chung cùng, nhưng tùy theo nhân duyên mà biến hiện thành ra thế giới hữu vi.

- Phẩm Tính Âm Dương Đối Chọi: Tánh đồng dị nghĩa là âm dương đối chọi. Có 3 trường hợp về tánh đồng và dị:
1) Đồng năng tương bội nghĩa là tất cả các đồng cùng trợ lực cho nhau thì sẽ tăng thêm sức mạnh. Thí dụ một người không thể kéo một khúc cây to được, nhưng nếu cộng thêm năm mười người nữa thì việc kéo rất dễ dàng.
- Dị năng tương để nghĩa là ngược lại của đồng năng tương bội - Làm giảm bớt, hao tổn sức mạnh. Mười người đang kéo khúc cây dễ dàng như vậy, bỗng nhiên bốn năm người vì có việc phải đi nên chỉ còn lại 5 người kéo thành thử kéo khúc cây bây giờ rất khó khăn.

2) Đồng tánh tương cự nghĩa là cùng giống thì khắc nhau (Tương khắc, đẩy nhau) Dị tánh tương hấp nghĩa là khác giống thì hạp nhau (Tương hợp, hút nhau). Thí dụ hai người đàn ông nói chuyện vài phút đã thấy chán sinh ra cãi vã, trong khi một cặp nam nữ nói chuyện suốt ngày. Cũng như cực âm và dương của một cục nam châm. Để hai cực dương hay cực âm gần với nhau thì nó sẽ đẩy ra, nhưng nếu để cực âm gần với cực dương thì nó sẽ hút lại.

3) Đồng chủng tương ứng, Dị chủng tương xích nghĩa là cùng loại thì phụ cho nhau nhau và khác loại thì bị khai trừ. Thí dụ cọp chỉ sống với cọp còn bỏ dê hay thỏ vào là bị cọp ăn sống ngay.
- Vì thế trong Như Lai Tạng, chủng tử cơ bản của vạn pháp có thể kết hợp thành từng nhóm quyện chặt với nhau để tạo thành một chỉnh thể hiện tượng vạn hữu. Ngược lại những chủng tử cũng có thể phân giải hoàn toàn hoặc chuyển hóa dần dần từ lượng dẫn đến chuyển hóa hoàn toàn về chất để rồi sự vật cũ mất đi để hình thành sự vật mới nối tiếp.

- Tất cả sự vật dù là đồng tánh hay dị tánh, đồng chủng hay dị chủng, đồng năng hay dị năng duyên khởi mà tạo ra muôn loài hữu tình và vô tình chúng sinh. Mà đã là vạn vật hữu hình thì tất cả đều là pháp hữu vi. Tại sao lại là pháp hữu vi? Bởi vì các pháp đó là do duyên khởi, duyên sanh hội hợp lại mà thành, chớ không có gì chắc thật cả. Vì thế mà kinh Kim Cang có câu : “Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán” nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều như mộng, như huyển, như bọt nước, như bóng, như sương, như điện chớp, có đó rồi mất đó.

+ Tứ đại - Ngũ hành Thổ - Thủy hay Đất - Nước (Trích Tooltip):
Theo Kinh Lăng Nghiêm, nếu ta bỏ một nắm đất vào chậu nước trong, thì công năng vốn có của đất và nước sẽ bị mất đi.
Vậy công năng vốn có của đất (thổ) là gì? Là "lưu ngại" (lưu giữ, ngăn ngại)! Ðất (thổ) có tánh gây chướng ngại cho nên con người có thể đi lại trên đất. Nếu không có đất, chúng ta sẽ bị rơi vào biển cả, bởi bên dưới đất là nước, nước có thể cuốn trôi đất. Bên dưới nước lại là lửa; cho nên có lúc núi lửa bộc phát là do tác dụng của một sự biến hóa. Nếu nói rằng bên dưới nước là lửa, vậy lửa này không bị nước dập tắt sao? Vì lửa cháy quá dữ dội nên nước không dập tắt nổi! Muốn hiểu thấu đạo lý này thì quý vị phải nghiên cứu Phật Pháp thâm sâu hơn nữa mới được.
Kinh Lăng Nghiêm cũng có chép: "Thổ thất lưu ngại, thủy vong thanh khiết." (Khi nước và đất trộn lẫn, thì đất mất tánh lưu ngại, nước mất tánh thanh khiết.)
Bởi nước bị vẩn đục, mất đi sự thanh khiết, cho nên gọi là "trược." Cõi "Ngũ Trược ác thế" này ví như vũng bùn dơ bẩn - một hỗn hợp của nước và đất. Ðây là một thế giới không thanh tịnh bởi có sự hiện hữu của năm thứ ô trược: Kiếp trược - Kiến trược - Phiền lão trược - Chúng sanh trược - Mạng trược (Vận mạng của chúng ta cũng là hỗn trược, bất tịnh). (Nguồn: Kinh Địa Tạng - P1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ PHẬT GIẢNG VỀ TỨ ĐẠI HÒA HỢP - TÁNH CÁC ĐẠI: Kinh Thủ LN - Q.3 - HT Tuyên Hóa giảng
+ PHẬT DẠY VỀ TƯỚNG TƯƠNG TỤC
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương I - HT Tuyên Hóa giảng giải
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II - HT Tuyên Hóa giảng giải
Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III - HT Tuyên Hóa giảng giải
+ PHẬT DẬY VỀ VIÊN THÔNG CỦA BẢY ĐẠI: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5 - HT Tuyên Hóa giảng giải

D- MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất

- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đất là hiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ).  Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió. (Nguồn; Luận về tứ đại - Mật Tông)

 E- Giác quan Tương tác phát sinh 12 tướng hữu vi(Trích Tooltip)

+ Các cặp tương tác : Các cặp đối như Động - tĩnh ; Hợp - ly ; Nhạt, vị ; Thông - bít ; Sanh - diệt ; Tối - sáng đó là 12 tướng hữu vi
- Đức Phật dậy A Nan! Sáu căn của ông bị hạn chế là bởi “tánh giác minhbị trở thànhminh giác”. Do vậy, tánh giác minh mất phẩm chất trong sáng bản nhiên, tác dụng với các vọngphát ra hay biết/ hiểu biết. Hiện nay, xét các cặp đối / các cặp nhị nguyên
1-2. Với cái thấy - Sáng tối: Ông rời tối, rời sáng thì không có cái thấy.
3-4. Với Tánh nghe - Động tịnh: Rời động và rời tĩnh thì không có tánh nghe.
5-6. Với Mũi ngửi - Thông bít: Rời thông và bít thì không có tánh ngửi.
7-8. Với Lưỡi nếm - Mặn nhạt: Không vị không nhạt thì không có cái nếm.
9-10. Với Xúc chạm - Ly hợp: Không hợp, không ly thì không có tánh xúc.
11-12. Với Ý - Nhận thức - Sinh diệt: Không diệt không sanh thì cái nhận thức không có điều kiện sanh.
- Ông đừng chạy theo sự chi phối, lôi cuốn của 12 tướng hữu vi của chúng. Tùy nghị lực của ông, nhận xét tìm ưu thế của một căn, chặt nhổ gốc rễ vô minh phiền não, xoay tánh giác minh trở về vị trí bản nguyên minh diệu của nó. Phát huy thế mạnh trừ khử mê mờ, làm chủ được một căn thì năm căn còn lại sẽ được thanh tịnh giải thoát hết. (Xem mục: Ở 1/4 cuối trang - Chỉ ra hư vọng không thật. Phát minh chân tánh thì viên thoát)

PHẦN HAI
NGŨ HÀNH TRONG THÁI DƯƠNG HỆ
(Ngũ hành là năm Thức biến (Ta mã tras) Phong, Hỏa, Thủy, Địa,
Dĩ Thái, chúng tạo ra các hành thô trược)

Jupiter tứ phân, cũng như tứ diện Brahmã (Phong Thần, Thiên Lôi, Thần Đất và Hải Thần – chủ trì Tứ Đại) có thể được xem như là đại biểu cho các Đại Thần Linh Vũ Trụ của mọi quốc gia. Mặc dù đã uỷ quyền chế ngự lửa cho Hephaestus-Vulcan, uỷ quyền chế ngự biển cho PoseidonNeptune và uỷ quyền chế ngự Thần Đất cho Pluto-Aidoneus, PHONG THẦN JOVE (the AERIAL JOVE) vẫn còn có tất cả mọi quyền năng này. Ấy là vì ngay từ đầu, HẬU THIÊN KHÍ (AETHER) đã vượt trội lên và là phần tổng hợp của tất cả mọi Hành.
Theo truyền thuyết, ở sa mạc Trung Á, có một cái động lớn, ánh sáng tràn vào trong động này theo bốn khe nứt hình như là tự nhiên ở ngay trong bốn hướng. Người ta khẳng định rằng từ giữa trưa đến một giờ trước khi mặt trời lặn, ánh sáng với bốn màu xanh, đỏ, cam-vàng và trắng tràn vào, nhờ có một tình hình đất đai và cây cỏ nào đó (hoặc là tự nhiên hoặc là nhân tạo). Ánh sáng hội tụ vào tâm xung quanh một cột bằng cẩm thạch trắng; phía trên cột có một quả cầu tượng trưng cho trái đất của chúng ta. Nó được gọi là “Động Zarathushtra”.
Nghi Thức Thánh Thư dạy rằng:
Ngôn ngữ của loài người trên Địa Cầu không thể đạt đến được các Tinh Quân (Lords). Chúng ta phải thỉnh nguyện mỗi Tinh Quân lần lượt bằng ngôn ngữ của Hành thuộc chính Ngài.
Thánh thư trên còn trình bày thêm một câu đầy ý nghĩa để giải thích bản chất của ngôn ngữ Ngũ Hành đó:
Nó không phải gồm toàn các từ ngữ, mà lại gồm toàn là ÂM THANH, số mục và hình ảnh. Kẻ nào biết cách hoà hợp ba thứ đó lại, sẽ có được đáp ứng của Quyền Năng giám sát (the superintending Power) [vị Thần Linh Chủ Trì (the Regent-God) Hành chuyên biệt cần thiết].
Như thế, đó chính là “ngôn ngữ” THẦN CHÚ (MANTRAS) (ở Ấn Độ người ta gọi chúng như vậy); âm thanh vốn là tác nhân pháp thuật mạnh mẽ và hiệu nghiệm nhất, nó cũng là chìa khoá đầu tiên mở được cánh cửa liên giao giữa Thế nhân (Mortals) và những Người bất tử (Immortals). (GLBN, Tr 341)

Để kết luận, xin nhắc độc giả nhớ rằng dù không hề mê tín dị đoan chút nào, người ta cũng có thể tin tưởng vào bản chất lưỡng phân của mọi vật trên Trần Thế, thế giới tinh thần và vật chất; hữu hình và vô hình; khoa học hầu như đã chứng tỏ được điều này, trong khi lại chối bỏ sự minh chứng đó. Ấy là vì nói theo William Grove, điện mà chúng ta đang sử dụng chẳng qua chỉ là kết quả của việc vật chất thông thường chịu
tác dụng của một thứ gì đó vô hình, “quyền năng sinh hoá tối hậu”(the “ultimate generating power”) của mọi loại Lực (Force) “tác dụng toàn hiện duy nhất” (the “one omnipresent influence”), bấy giờ, nếu chúng ta có thể tin theo Cổ nhân là mọi Hành đều có bản chất lưỡng phân thì cũng tự nhiên thôi.
“Lửa DĨ THÁI (ETHEREAL Fire) là phân thân của Kabir; phonghoả chẳng qua chỉ là sự phối hợp [tương hệ] của lửa dĩ thái với địa hoả (terrestrial fire); một Kabir hạ đẳng chịu trách nhiệm hướng dẫn và áp dụng nó trên trần thế”. Theo một nhà Huyền bí học, đó có lẽ là một Hành khí, và chúng ta cũng có thể nói như vậy về mọi Hành Vũ Trụ (Cosmic Element) (GLBN, Tr352)

 Trong trường hợp này, các đức tính có nghĩa là các đức tính của chư Thần Linh (hay các Đấng Thông Tuệ) Hành Tinh hoặc Ngũ Hành – các Ngài chủ trì các hành và các sản phẩm của chúng – chứ không phải là các “giác quan”
Rồi trong Chí Tôn Ca (Bhagavad Gĩtã), chúng ta thấy Krishna, Đấng Chí Tôn dạy như sau:
Chỉ có một vài kẻ là thực sự biết được ta. Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Thái hư (space) [hay là Tiên thiên khí, Hậu thiên khí] trí, huệ và ngã thức [tức tri giác về mọi thứ trước trên cảnh giới hão huyền]… đều là một dạng thấp của bản chất ta. đều là một dạng thấp của bản chất ta. Hỡi các kẻ đầy uy lực ! nên biết rằng có một dạng khác hẳn của bản chất ta cao siêu hơn bản chất này, nó thật là linh động. Toàn thể vũ trụ đều dựa vào nó… (GLBN, Tr 478)

Bậc Huấn Sư dạy như sau:
Nói cho đúng, cây đại thọ có cái chồi nẩy mầm từ rễ [Thái Cực Thượng Đế] không ai tri giác được [Thiên Nhiên Huyền bí, cội nguồn của vạn hữu]. Thân nó là “huệ” [Toàn Linh Trí, tức Đại Hồn Thông Tuệ Vũ Trụ (Mahat, or the Universal Intelligent Soul)], cành nó là đại ngã thức, (2) từ đó mọc ra các chồi (tức là các giác quan); các chùm hoa (3) của nó là các đại hành (huyền bí hay vô hình); các cành nhỏ của nó (bao giờ cũng sum suê hoa lá) là các hành thô thiển [vật chất ngoại cảnh thô trược]… Cây đại thụ ấy thật là vĩnh cửu, mầm mống của nó là Brahma [Đấng Thánh Linh (the Deity)]; khi dùng thanh gươm tuyệt hảo [Minh Triết Bí Nhiệm (Secret Wisdom)] chặt đứt nó, chúng ta sẽ giải thoát sinh tử luân hồi. (1)
Đó là Cây Trường Sinh (Ashvattha tree); SAU KHI chặt đứt nó, CON NGƯỜI mới thoát vòng sinh tử luân hồi. (GLBN, Tr 480)
[ Một Giảng lý Nội môn Bí giáo dạy như sau: Thân cây ASVATTHA (cây Trường Sinh, Dực Xà Trượng) mọc ra từ hai cánh đen của con Thiên Nga (HANSA) của Sự Sống và giáng xuống vào mỗi Khai Thiên Tịch Địa (mỗi chu kỳ Khai Nguyên mới – every new Manvantara). Hai Con Rắn, sự hằng hữu và hão huyền (Tinh Thần và Vật Chất) có hai cái đầu mọc ra từ cái đầu duy nhất ở giữa hai cánh, quấn quít, xoắn xít lấy nhau dọc theo thân cây. Hai cái đuôi giao nhau trên trần thế (Vũ Trụ biểu lộ) hợp thành một; đó chính là đại hão huyền, hỡi Đệ tử ! (Có hình vẽ) - GLBN, Tr505 ]

 PHẦN BA
THUYẾT THÁI DƯƠNG

sagsdgNhư thế, trong chu kỳ khai nguyên của mặt trời, có một sự chu lưu đều đặn của lưu chất sinh lực khắp Thái Dương Hệ giống như sự tuần hoàn của máu trong cơ thể con người (mà Mặt Trời giữ vai trò của trái tim); Mặt Trời co bóp nhịp nhàng chẳng khác nào tim người. Có điều là thay vì hoàn thành một vòng trong một giây, máu thái dương (solar blood) phải tuần hoàn mất mười năm, phải mất trọn một năm để đi qua tâm thất và tâm nhĩ trước khi lọc sạch phổi, rồi từ đó lại chuyển về các động mạch và tĩnh mạch lớn của Thái Dương Hệ.(GLBN, Tr490)

TIẾT 10
VỀ CÁC HÀNH VÀ CÁC NGUYÊN TỬ
(ON THE ELEMENTS AND ATOMS)

 Thế nhưng, các tác phẩm ngoại môn của Ấn Độ đã tiên liệu được mọi giáo huấn của các thi sĩ và các triết gia cổ sơ, trung cổ và hiện đại. Các Xoáy Ngũ Hành mà Toàn Linh trí đã phát khởi – Thái Cực gồm Vật Chất đã biến phân thành các cấu tử của Descartes; lưu chất Ether của Leibnitz và lưu chất bản sơ của Kant tan hòa thành các nguyên tố; xoáy mặt trời và các xoáy thái dương hệ của Kepler; tóm lại, qua Anaxagoras, xuống tận Galileo, Torricelli và Swedenborg; sau đó, tới các suy lý mới nhất của các nhà huyền học Âu Châu – tất cả các thứ trên đều được bao hàm trong các bài Thánh ca hay Thần chú của Ấn Độ đề cập tới tập thể “chư Thần Linh, Chơn Thần và Nguyên tử”, vì tất cả đều bất khả phân ly. (GLBN, Tr 644) 

TIẾT 16
HOÀNG ĐẠO THẬT LÀ XƯA CŨ
(THE ZODIAC AND ITS ANTIQUITY)

... Mặc cho các nhà Huyền học nêu trên lo chứng minh sự chính xác của điều tương ứng được viện dẫn, chúng ta cứ việc trích dẫn nó như sau:
1- Con người, tức Bảo Bình, ở trong phạm vi của Reuben, Ngài bị tố cáo là “bất ổn như nước” (Bản Thánh kinh bằng tiếng La Tinh bảo rằng “hung hăng như nước”).
2- Song Nam (Gemini) ở trong phạm vi của Simcon và Levi, vì các Ngài có mối liên hệ huynh đệ thắm thiết với nhau.
3- Mãnh Sư (Leo) ở trong phạm vi của Judah, “con Sư Tử kiêu hùng” của bộ lạc mình, “chú sư tử con”.
4- Song Ngư (Pisces) ở trong phạm vi của Zabulon, Ngài “sẽ ngự nơi hải cảng”.
5- Kim Ngưu (Taurus) ở trong phạm vi của Issachar vì Ngài là “một con lừa khỏe mạnh đang rùn mình xuống” v.v… và do đó có liên hệ tới các chuồng ngựa.
6- (Xử Nữ) Hổ Cáp ở trong phạm vi của Dan, vốn được mô tả như là “một con rắn, một con rắn lục chực sẵn trên đường để cắn người ta” v.v…
7- Ma Kết (Capricornus) ở trong phạm vi của Naphtali, vốn là “một con hươu cái (một con hươu đực) xổng chuồng”.
8- Bắc Giải (Cancer) ở trong phạm vi của Benjamin, vì Ngài thật là “háu ăn”.
9- Thiên Xứng (Libra) ở trong phạm vi của Asher, “có bánh mì sẽ biến thành mỡ”.
10- Nhân Mã (Sagittarius) ở trong phạm vi của Joseph, vì “cây cung của Ngài biểu dương sức mạnh”.
11- * Dương Cưu (Aries) trong phạm vi của Gad, “Một đạo quân sẽ thắng Ngài, nhưng cuối cùng Ngài sẽ ca khúc khải hoàn”
12- Câu kết với Cung thứ mười hai, Cung Xử Nữ (Virgo), độc lập với Hổ Cáp, chúng ta có Dinah, đứa con gái độc nhất của Jacob. Theo tục truyền, các bộ lạc nêu trên ghi mười hai cung trên các hiệu kỳ của họ. Nhưng thật ra, thêm vào các điều trên, Thánh kinh cũng dẫy đầy các biểu tượng nhân cách hóa thiên văn học, thần học và vũ trụ luận......

Nếu không thừa nhận rằng Hoàng Đạo học có nguồn gốc xa xưa và phổ quát nhất, làm sao chúng ta có thể giải thích được sự kiện các Cung Hoàng Đạo được truy nguyên tới tận các Thần phổ học xưa cũ nhất? Được biết Laplace rất đổi sửng sốt khi nghĩ tới việc các ngày Thủy Tinh (Thứ Tư), Kim Tinh (Thứ Sáu), Mộc Tinh (Thứ Năm), Thổ Tinh (Thứ Bảy) và những ngày khác có liên hệ với những ngày trong tuần lễ, với thứ tự và danh xưng ở Ấn Độ giống y như ở Bắc Âu.