QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Luận Về Chánh Thuật

LUẬN VỀ CHÁNH THUẬT
(Luận về Huyền Linh Thuật)
(A TREATISE ON WHITE MAGIC)

HAY

CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
(The way of the Disciple)

Của
ALICE A. BAILEY

Người dịch ....

"Sách Minh Triết Mới rất khó dịch, các bản dịch có thể khác nhau, đề nghị xem thêm: Bản tiếng Anh"

A- GIỚI THIỂU VỀ CHÂN SƯ D.K VÀ BẢN QUYỀN SÁCH: Mời xem tại đây

"Kế đến là Luận về Chánh thuật. Quyển này đã được viết cách đây nhiều năm, và khi viết nó đã được đưa ra từng chương cho các sinh viên cao cấp của Trường Arcane chỉ để dùng làm bài đọc mà thôi. Nó là cuốn sách đầu tiên được đưa ra bàn về việc huấn luyện và kiểm soát thể tinh tú hay là thể cảm dục. Nhiều cuốn sách nội môn đã viết về thể xác, cách thanh luyện nó, và về thể dĩ thái hay là thể sinh lực. Hầu hết chúng là tuyển tập của các sách khác, cả xưa và nay. Tuy nhiên, quyển sách này của tôi thì nhằm huấn luyện người chí nguyện thời nay trong việc kiểm soát thể cảm dục của mình, với sự trợ giúp của thể trí, vì đến lượt thể trí ấy lại được linh hồn soi sáng (Nguồn: Các sách của Chân Sư Tây Tạng)

Đã sửa lỗi đến trang 101
ĐÃ XEM và Làm thích nghĩa ĐẾN TRANG 443 (TỨC TRANG 276 KHỔ A 4)
Quyển này giành cho người chí nguyện, cần xem trước khi xem Luận về lửa càn khôn, vì nói chi tiết về tiểu vũ trụ - Cấu tạo con người

MỤC LỤC NỘI DUNG                                              SÁCH THAM KHẢO

Trang Bản Anh Việt
Các Qui Luật dành cho Huyền Thuật ................................ 10
Các Nhận xét dẫn nhập ....................................................... 3 14
Ba Trạng Thái của Con Người ........................................... 18 32
Qui Luật Một
Vài giả thuyết căn bản ......................................................... 53 74
Con Đường của người đệ tử .............................................. 60 83
Qui Luật Hai
Các chướng ngại đối với việc khảo cứu huyền bí học .... 73 98
Việc khắc phục các trở ngại ................................................ 84 112
Qui Luật Ba
Ánh sáng linh hồn và ánh sáng thể xác ............................ 93 122
Các nguyên lý và các phàm ngã ........................................ 109 142
Qui Luật Bốn
Công việc sáng tạo của âm thanh ...................................... 125 159
Khoa học về hơi thở ............................................................. 149 188
Qui Luật Năm
Linh hồn và các hình-tư-tưởng của nó ............................. 157 196
Tim, Cổ Họng và Mắt .......................................................... 189 235
Việc khơi hoạt các bí huyệt ................................................ 200 248
Qui Luật Sáu
Hoạt động của Mắt .............................................................. 211 260
Qui Luật Bảy
Bãi chiến trường của cõi cảm dục ...................................... 219 269
Hai con đường ...................................................................... 226 277
Qui Luật Tám
Các loại lực cảm dục ............................................................ 235 287
Sự thăng trầm theo chu kỳ ................................................. 242 296
Qui Luật Chín
Sự cần thiết của thanh khiết ............................................... 257 311
Các hình thức căn bản ......................................................... 261 317
Qui Luật Mười
Việc kiến tạo hình tư tưởng ................................................ 273 328
Các bí huyệt , các năng lượng và các cung ....................... 281 338
Năng lượng cảm dục và sự sợ hãi ..................................... 293 352
Việc sử dụng đúng đắn năng lượng ................................. 311 374
Kỷ nguyên hiện tại và tương lai ........................................ 321 386
Việc thành lập Thánh Đoàn ................................................ 374 452
Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian .............................. 398 481
Chiêm Tinh Học và các Năng Lượng ............................... 434 525
Qui Luật Mười Một
Phân tích ba câu ................................................................... 447 539
Việc giải cứu khỏi các hình tư tưởng của chúng ta ......... 481 580
Việc giải cứu khỏi sự chết ................................................... 492 594
Qui Luật Mười Hai
Buổi Giao thời và các chu kỳ .............................................. 511 614
Các tù nhân của hành tinh .................................................. 521 626
Qui Luật Mười Ba
Các Tứ Nguyên được nhận biết ......................................... 541 649
Sự kết tụ của các hình tư tưởng ......................................... 552 663
Qui Luật Mười Bốn
Các Trung Tâm Lực và Prana ............................................ 565 676
Công dụng của đôi tay ........................................................ 575 687
Việc đặt chân lên Thánh Đạo ............................................. 581 695
Việc khơi hoạt các bí huyệt ................................................ 587 702
Qui Luật Mười Lăm
Ý nghĩa huyền bí .................................................................. 601 716
Sự phủ định đại hão huyền ................................................ 611 729
Một lời kêu gọi phụng sự ................................................... 618 737
Các nhóm và việc huấn luyện trong Kỷ Nguyên Mới..... 632 754

Các Qui Luật dành cho Huyền Thuật
(Rules for Magic)
XII
Qui luật 1
Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) bình tĩnh lại, không phân tán thần lực của mình, trong cơn thiền định thâm sâu, giao tiếp với hình ảnh của mình.
Qui luật 2
Khi cái bóng đã đáp ứng, trong cơn thiền định thâm sâu, công việc vẫn tiếp tục. Ánh sáng dưới thấp được ném lên; ánh sáng vĩ đại soi sáng bộ ba, và công việc của bốn được tiếp tục.
Qui luật 3
Năng lượng lưu chuyển. Điểm ánh sáng, sản phẩm do công sức của bốn, hưng thịnh và tăng trưởng. Rất nhiều người tập hợp chung quanh hơi ấm sinh động của nó, cho đến khi ánh sáng của nó mờ dần. Ngọn lửa của nó trở nên lu mờ. Kế đó, âm thanh thứ hai sẽ phát ra.
Qui luật 4
Âm thanh, ánh sáng, sự rung động, và hình tướng phối hợp và hòa nhập; và như thế công việc hợp nhất. Nó diễn tiến theo thiên luật và giờ đây không gì có thể cản trở công việc đang xúc tiến. Con người hít thở sâu. Y tập trung các sức mạnh của mình lại và xua hình tư tưởng ra khỏi y.
Qui luật 5
Ba sự việc lôi cuốn Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) trước khi lớp vỏ (sheath) được tạo ra chuyển xuống phía dưới; tình trạng của nước, sự an toàn của người sáng tạo như thế, và sự nhập định kiên định. Như thế, tim, cổ họng và mắt, được kết hợp cho việc phụng sự tam phân.
xiii Qui luật 6
Chư thiên của bốn cõi thấp cảm nhận được thần lực khi con mắt mở ra; họ được thôi thúc tới trước và đánh mất vị chủ nhân của mình.
Qui luật 7
Các mãnh lực kép trên cõi giới (nơi mà quyền năng quan trọng phải được tìm kiếm) được nhìn thấy; vị Thái Dương Thiên Thần đứng trước hai con đường; các cực rung động. Người đang thiền định phải đương đầu với một sự lựa chọn.
Qui luật 8
Các Hỏa Thần (Agnisuryans) đáp ứng với âm thanh. Nước xuống và lên. Nhà huyền thuật hãy tự bảo vệ mình khỏi chết đuối, vào thời điểm mà đất và nước gặp nhau. Nơi ở giữa, không khô mà cũng không ướt, phải cung cấp chỗ đứng cho y đặt đôi chân lên. Khi nước, đất và không khí gặp nhau, thì huyền thuật có chỗ để thể hiện.
Qui luật 9
Tiếp theo là sự cô đọng xảy ra. Lửa và nước gặp nhau, hình tướng phồng lên và phát triển. Nhà huyền thuật hãy đặt hình tướng của mình vào con đường thích hợp.
Qui luật 10
Khi nước bao phủ hình hài được tạo ra, chúng được hấp thu và được sử dụng. Hình hài tăng thêm sức mạnh của nó; nhà huyền thuật hãy tiếp tục như thế cho đến khi công việc đầy đủ. Bấy giờ các vị kiến tạo bên ngoài hãy ngưng công việc của các ngài, và những vị phụng sự bên trong hãy bắt đầu chu kỳ của họ.
Qui luật 11
Ba điều mà người phụng-sự theo thiên-luật hiện nay phải hoàn tất. Thứ nhất, xác định công thức vốn sẽ giới hạn các sự sống bên trong bức tường bao quanh hình cầu; kế tiếp, phát ra các linh từ vốn sẽ bảo cho chúng biết những gì phải làm và mang những gì xiv đã làm được đi đâu; và cuối cùng, phát ra tập ngữ thần bí vốn sẽ cứu y khỏi hoạt động của chúng.
Qui luật 12
Mạng lưới rung động theo nhịp. Nó co lại và phồng ra. Nhà huyền thuật hãy nắm lấy điểm giữa và nhờ thế giải thoát “các tù nhân của hành tinh” nào mà nốt (note) của họ thích hợp và được điều hợp một cách chính xác với những gì phải được thực hiện.
Qui luật 13
Nhà huyền thuật phải nhận ra cái bốn; hãy chú ý trong công việc của y cái hình bóng màu tím mà chúng chứng tỏ, và cái bóng được tạo ra như thế. Khi điều này là như vậy, cái bóng bao phủ chính nó, và bốn trở thành bảy.
Qui luật 14
Âm thanh nổi lên. Giờ nguy hiểm cho linh hồn dũng cảm đến gần. Khối nước đã không gây tổn thương cho vị sáng tạo trên bạch đạo, và không gì có thể dìm chết cũng không thể làm sũng ướt y. Sự nguy hiểm từ lửa và bây giờ ngọn lửa đang đe dọa, và, người ta thấy cuộn khói bốc lên mờ mờ. Sau chu kỳ bình an, y hãy kêu gọi đến Thái Dương Thiên Thần lần nữa.
Qui luật 15
Các luồng hỏa đến gần cái bóng, nhưng không thiêu đốt nó. Vỏ lửa được hoàn tất. Nhà huyền thuật hãy ngân lên các từ vốn pha trộn lửa và nước.
(Trích từ “Luận Về Lửa Càn Khôn”)
Luận về Huyền Linh Thuật
Các quy luật dành cho Huyền Thuật

CÁC NHẬN XÉT DẪN NHẬP

3 Khi nghiên cứu các ý tưởng được phác thảo trong sách này và xem xét chúng một cách cẩn thận, vài khái niệm căn bản được nảy sinh trong trí :
Thứ nhất, vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi đạo sinh không phải là sự kiện về phàm ngã của một huấn sư đặc biệt nào, mà là mức độ của chân lý mà vị đó đại diện, và năng lực của đạo sinh đó để phân biệt giữa chân lý, chân lý phiến diện (partial truth, chân lý cục bộ) và sự giả dối (falsity).
Thứ hai, với giáo huấn nội môn ngày càng tăng, đưa đến trách nhiệm thuộc ngoại môn ngày càng nhiều. Do đó, mỗi đạo sinh hãy tự đánh giá về mình một cách sáng suốt, nhớ rằng sự hiểu biết có được thông qua việc áp dụng mức độ chân lý đã được lĩnh hội đối với vấn đề và hoàn cảnh trước mắt, và rằng tâm thức mở rộng nhờ việc vận dụng chân lý đã được truyền đạt.
Thứ ba, một sự gắn bó năng động với con đường đã chọn, và một sự kiên trì bền bĩ để vượt qua và vẫn thản nhiên trước điều gì có thể xảy đến, đó là một điều kiện cần thiết quan trọng nhất và dẫn đến cánh cổng nhập vào một giới, một chiều đo (dimension), và một trạng thái hiện tồn chắc chắn là hướng nội hay chủ quan. Chính trạng thái nhận thức này tạo ra các thay đổi trong hình tướng và môi trường xứng đáng với năng lực của nó.
Ba đề xuất này sẽ đáng được mọi người xem xét cẩn thận, và ý nghĩa của chúng phải được thấu triệt phần nào trước khi có thể có thêm sự tiến bộ thực sự. Nhiệm vụ của Tôi không phải là bắt buộc cá nhân áp dụng giáo huấn được đưa ra. Việc đó phải được mỗi đạo sinh thi hành cho chính mình.

Bạn đã khôn ngoan bảo vệ giáo huấn khỏi sự bại hoại do việc đưa thêm quyền lực vào, và không có nguyên lý nội môn nào thuộc về thẩm quyền hay sự hậu thuẫn của Thánh
4 Đoàn nằm sau các sách của bạn, giống như việc đó đã tạo ra các giới hạn hẹp hòi của một số các nhóm và các đoàn thể thuộc giáo hội, cũng khác nhau nhiều như Giáo Hội Thiên Chúa, Khoa Học Cơ Đốc, những người đó tin vào sự linh hứng theo từng chữ một (verbal inspiration) của các Kinh Thánh (Scriptures), và vô số tổ chức (được gọi là) huyền bí. Tai họa (curse) của nhiều nhóm là lời thì thầm rằng “Các Đấng hiểu biết muốn…”, “Chân Sư nói…”, “Các Đấng Cao Cả ra lệnh…”, và bầy cừu khờ khạo, một cách yếu ớt và mù quáng, chạy xô lên nhau để tuân theo. Do sự tôn sùng bị đặt sai chỗ của họ, vì vậy họ trông mong tiếp xúc với một vài nhân vật có thẩm quyền, và đi vào thiên giới bằng một đường tắt nào đó.
Bạn đã bảo vệ một cách khôn ngoan các sách của bạn khỏi sự phản ứng được ban cho những ai tự cho mình là các bậc thầy, bậc thánh và điểm đạo đồ. Sự nặc danh và trạng thái của Tôi phải được duy trì, và đẳng cấp của Tôi phải được xem như chỉ là đẳng cấp của một đạo sinh già dặn, và của một người khát khao mở rộng tâm thức mà đối với Tôi là bước tiến kế tiếp. Những gì Tôi nói chỉ riêng về chân lý thì rất quan trọng; sự linh hứng và sự trợ giúp mà Tôi có thể ban ra cho bất kỳ người hành hương nào trên thánh đạo thì độc đáo, sinh động; những gì mà Tôi đã học qua kinh nghiệm thì để toàn quyền sử dụng đối với người tìm đạo nhiệt tình; và sự mở rộng linh thị mà Tôi có thể truyền đạt (nhờ Tôi đã trèo cao hơn lên ngọn núi so với một số người khác) là sự đóng góp chính của Tôi. Dựa vào các điểm này, các đạo sinh được tự do để suy tư, bỏ đi sự suy xét vô bổ đối với các chi tiết chính xác về những phàm ngã không quan trọng và các tình trạng đang vây quanh.
Chủ đề của chúng ta sẽ là chủ đề về Huyền Thuật của Linh Hồn (Magic of the Soul), và tư tưởng then chốt, nằm dưới tất cả những gì có thể xuất hiện trong bộ sách này, sẽ được tìm thấy trong các từ ngữ của Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) được viết như sau:
“Mặc dù Tôi không được sinh ra, Linh Hồn vẫn không chết đi, mặc dù Tôi là Chúa Tễ của Muôn Loài (Lord of Beings), nhưng vì Đức Chúa ở trên bản thể của Tôi (My nature), nên Tôi bắt đầu biểu lộ, nhờ sức mạnh huyền diệu của Linh Hồn”. Gita IV. 6.
5 Việc nghiên cứu về thống kê và học thuật là một nền tảng cần thiết và một giai đoạn khởi đầu đối với hầu hết sự khảo cứu khoa học, nhưng trong sách này chúng ta sẽ tập trung sự chú ý của chúng ta vào khía cạnh sự sống, và việc áp dụng thực tế chân lý vào cuộc sống hằng ngày của người tìm đạo. Chúng ta hãy nghiên cứu xem làm thế nào chúng ta có thể trở nên các nhà huyền thuật thực hành; và theo cách nào mà chúng ta có thể sống cuộc đời tốt đẹp nhất của một con người tinh thần, và của một người mong mỏi địa vị đệ tử nhập môn, theo các thời kỳ, trạng thái và môi trường đặc biệt riêng của chúng ta.
Để làm điều này, chúng ta sẽ chọn Mười Lăm Qui Luật về Huyền Thuật có trong quyển sách trước đây của Tôi, tựa đề Luận Về Lửa Càn Khôn. Tôi sẽ dẫn giải về chúng, không đề cập đến ý nghĩa vũ trụ của chúng, hoặc đến các tương ứng và các tương đồng về thái dương hay về điều gì khác, nhưng áp dụng chúng vào công việc của người tìm đạo, và đưa ra các gợi ý thực hành đối với việc phát triển tốt hơn sự tiếp xúc với linh hồn và sự biểu lộ của linh hồn. Tôi sẽ cho một số kiến thức là đúng, và giả định các đạo sinh có thể noi theo và hiểu được một vài thuật ngữ chuyên môn mà Tôi có thể bị đưa đến sử dụng chúng. Tôi không đề cập đến người non nớt, mà là đến những người nam và nữ già dặn, tức là những người đã chọn một đường lối nào đó, và cam kết “bước đi trong ánh sáng”.
Trong sách này, Tôi tìm cách làm bốn điều, và tìm cách kêu gọi đến ba hạng người. Về giáo huấn của nó, sách này được dựa vào bốn định đề căn bản (fundamental postulates). Các định đề này được dự định để:
1. Giảng dạy các định luật về tâm lý học tinh thần khi được phân biệt với tâm lý học trí tuệ và tình cảm.
2. Làm rõ bản chất của linh hồn con người và các mối liên hệ của linh hồn với thái dương hệ và vũ trụ. Điều này sẽ bao gồm cả các mối quan hệ tập thể của nó như là một giai đoạn mở đầu.
3. Chứng minh các mối liên hệ giữa Chân Ngã (self) với các thể thấp (sheaths, lớp vỏ) mà Chân Ngã đó có thể sử dụng, và nhờ đó làm sáng tỏ ý tưởng chung (public thought) về cấu tạo của con người.
4. Giải thích vấn đề về các năng lực phi thường (super-
6 normal powers), và đưa ra các qui luật đối với sự phát triển an toàn và hữu ích của chúng.
Giờ đây chúng ta hướng đến việc kết thúc một thời kỳ chuyển tiếp lớn lao, và các lĩnh vực tinh anh hơn của sự sống lại gần gũi hơn bao giờ hết trước đây. Các hiện tượng khác thường và các biến cố không thể giải thích trở nên thông thường hơn bất cứ lúc nào từ trước tới nay, trong khi các vấn đề thuộc về viễn cảm (telepathic), về tâm thông (psychic), và có tính chất kỳ dị chiếm lĩnh sự quan tâm ngay cả của những kẻ hoài nghi, các nhà khoa học và các chức sắc tôn giáo. Các lý do đối với việc xuất hiện của các hiện tượng này đang được tìm kiếm ở khắp nơi, còn các hội đoàn được thành lập cho việc điều tra và giải thích chúng. Nhiều người đang lạc lối trong cố gắng đem lại trong chính họ các tình trạng thông linh và các nhân tố tạo năng lượng, các điều vốn gây ra sự biểu lộ của các quyền năng đặc biệt. Quyển sách này sẽ cố gắng để thích ứng thông tin được đưa ra với cơ cấu của đời sống, theo như chúng ta nhận biết về nó ngày nay, và sẽ cho thấy tất cả những gì được gọi là bí ẩn, về cơ bản là trung thực và tự nhiên đến thế nào. Tất cả đều theo thiên luật, và bây giờ các định luật đều cần sự giải thích, vì sự phát triển của con người đã đạt đến trình độ của một sự thẩm định chính xác hơn về vẻ đẹp và tính chân thực của chúng.
Ba hạng người sẽ đáp ứng với sách này. Họ là:
1. Những người tìm hiểu có trí tuệ cởi mở, họ đang quyết tâm chấp nhận các nguyên tắc cơ bản của nó như là một giả thuyết căn bản, cho đến khi nào các giả thuyết đó được chứng minh là sai lầm. Họ sẽ là người chân thành theo thuyết bất khả tri, nhưng trong việc tìm kiếm chân lý của họ, tạm thời họ muốn thử nghiệm các phương pháp và noi theo các đề xuất được đặt ra cho họ xem xét.
2. Những người tìm đạo và các đệ tử. Họ sẽ nghiên cứu bộ luận này để tự hiểu chính họ rõ hơn, và vì họ muốn giúp đỡ người huynh đệ của họ. Họ sẽ không chấp nhận lời quả quyết của nó một cách mù quáng, mà sẽ thực nghiệm, kiểm tra và
7 chứng thực một cách thận trọng các giai đoạn và các bước được đề ra cho họ trong đoạn này của các giáo lý về Minh Triết Muôn Thuở (Ageless Wisdom).
3. Các điểm đạo đồ. Những người này sẽ đạt đến một ý nghĩa vốn sẽ không hiển hiện đối với những người thuộc nhóm thứ nhất, và vốn sẽ chỉ được hoài nghi bởi những người tiến hóa hơn của nhóm thứ hai. Tự trong thâm tâm họ, họ biết rõ chân lý của nhiều phát biểu của bộ sách, và sẽ nhận biết sự phát triển bên trong (the subjective working out) của nhiều định luật. Các định luật thiên nhiên này có các ảnh hưởng trong ba lĩnh vực rõ rệt:
a/ Về mặt hồng trần, nơi mà chúng thể hiện như là các tác động trong hình hài trọng trược.
b/ Về mặt dĩ thái (etherically), nơi mà chúng thể hiện dưới hình thức năng lượng nằm sau các tác động này.
c/ Về mặt trí tuệ (mentally), nơi mà chúng liên quan với các xung lực vốn tạo ra hai lĩnh vực kia.
Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” chủ yếu đề cập đến thái dương-hệ, và chỉ bàn về các khía cạnh và các tương ứng của con người ở mức độ mà chúng biểu hiện mối quan hệ của thành phần đối với tổng thể, và của đơn vị đối với toàn thể.
Còn bộ sách này sẽ đề cập đặc biệt hơn đến sự phát triển và khai mở của nhân loại, giải thích các nguyên nhân chịu trách nhiệm đối với các kết quả hiện nay, và chỉ ra tương lai và các triển vọng của nó, đồng thời nêu ra bản chất của các tiềm năng đang khai mở.
Bộ sách này cũng sẽ được dựa vào bốn định đề căn bản, chúng phải được thừa nhận bởi môn sinh của các trang kế tiếp với vai trò cung cấp một giả thuyết thích hợp cho việc xem xét và thử nghiệm của y. Không một nhà sưu khảo chân thật nào của Minh Triết Muôn Thuở bị đòi hỏi phải tuân thủ mù quáng theo bất kỳ sự trình bày chân lý nào; tuy nhiên, y được đòi hỏi phải có một tâm trí cởi mở, và nghiêm chỉnh cân nhắc và xem xét các lý thuyết và các ý tưởng, các định luật và các chân lý, vốn đã hướng dẫn rất nhiều người ra khỏi bóng 8 tối, đi vào ánh sáng của tri thức và kinh nghiệm. Các định đề
( ) có thể được liệt kê như sau, và được đưa ra theo thứ tự quan trọng của chúng.
I. Định đề thứ nhất: Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta, đang tồn tại sự biểu hiện của một Năng Lượng (Energy) hay Sự Sống (Life), vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm về các hình thức (forms) khác nhau và hệ cấp (hierarchy) rộng lớn các sinh linh hữu tình (sentient beings) vốn hợp thành tổng thể của tất cả những gì hiện tồn. Đây là cái được gọi là thuyết vật-hoạt-luận (hylozoistic theory, thuyết này chủ trương rằng vật chất nào cũng có sự sống. – Từ Điển Oxford 1994), mặc dù thuật ngữ đó chỉ làm cho rối trí mà thôi.
Sự Sống vĩ đại này là căn bản của Nhất-Nguyên-Thuyết (Monism − Thuyết này chủ trương vạn vật chỉ có một bản thể, hay do một nguyên tố mà thôi. Thí dụ: Thuyết duy vật là một nhất nguyên thuyết. Trích: Từ Điển và Danh Từ Triết Học, 1969, của Tiến Sĩ Triết Học Trần Văn Hiến Minh), và tất cả những người giác ngộ đều là người theo Nhất Nguyên Thuyết (Monists). “Thượng Đế là Đấng Duy Nhất” (“God is One”) là lời phát biểu về chân lý. Một sự sống thấm nhuần mọi hình hài và các hình hài này là các biểu lộ, trong thời gian và không gian, của năng lượng vũ trụ trung ương. Sự sống đang biểu lộ tạo ra sự hiện tồn (existence) và bản thể (being). Vì vậy, đó là nguyên nhân gốc của nhị-nguyên-tính (duality). Nhị-nguyên-tính này, vốn được nhìn thấy khi tính-khách quan hiện hữu, và biến mất khi khía cạnh hình tướng tan biến, được bao hàm bởi nhiều tên gọi, mà để cho sáng tỏ, các tên gọi thông dụng nhất có thể được liệt kê ở đây:
Tinh Thần (Spirit) Vật chất (Matter)
Sự Sống (Life) ......................... Sắc tướng (Form)
Cha ........................................... Mẹ
Dương/Tích cực ..................... Âm/Tiêu cực
Bóng tối ................................... Ánh sáng
Các đạo sinh phải có sự đồng nhất căn bản (essential unity) này một cách rõ ràng trong trí ngay cả khi họ nói (như chúng cần phải có) theo thuật ngữ hữu hạn về nhị-nguyên tính đó, nó vốn hiển hiện ở khắp nơi, theo chu kỳ.
II. Định đề thứ hai nảy sinh từ định đề thứ nhất và phát biểu rằng Sự Sống duy nhất, biểu lộ qua vật chất, tạo ra yếu tố thứ ba, đó là tâm thức. Tâm thức này, nguyên là kết quả của sự hợp nhất của hai cực tinh thần và vật chất, là linh hồn của vạn vật; nó thấm nhuần mọi chất liệu hay là năng-lượng khách-quan; nó nằm dưới mọi hình hài, dù cho đó là hình hài của loại đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là một nguyên tử, hay là hình hài của con người, một hành tinh, hoặc là một thái-dương-hệ. Đây là Lý Thuyết Về Quyền Tự Quyết (Theory of
9 Self-determination) hay là giáo lý chủ trương rằng tất cả sự sống mà trong đó sự sống duy nhất được tạo thành, trong phạm vi của chúng và trong trạng thái hiện tồn của chúng, có thể nói là đang trở thành có cơ sở trong vật chất, và khoác lấy các hình thức mà nhờ đó trạng thái tâm thức đặc biệt riêng biệt của chúng có thể được nhận ra, và rung động của chúng được ổn định; như thế chúng có thể tự biết chính mình như là các sự sống (existences). Thế là, lần nữa Sự Sống duy nhất trở thành một thực thể ổn định và hữu thức qua trung gian của thái-dương-hệ, và do đó, về thực chất là toàn thể các năng lượng của mọi trạng thái tâm thức, và của mọi hình tướng trong sự hiện tồn. Tính thuần nhất (the homogeneous) trở thành tính không thuần nhất (the heterogeneous), tuy thế vẫn là một cái đơn nhất (a unity); cái duy nhất (the one) biểu lộ thành thiên hình vạn trạng (diversity) và tuy thế vẫn bất biến. Cái đơn nhất trung ương được nhận biết trong thời gian và không gian như là kết hợp (composite) và bị phân hóa (differentiated), tuy thế, khi thời gian và không gian không hiện hữu (vốn chỉ là các trạng thái tâm thức), thì chỉ có cái đơn nhất sẽ còn lại, và chỉ có tinh thần sẽ tồn tại, cộng với một tác động rung động ngày càng tăng, cộng thêm khả năng tăng cường ánh sáng khi chu kỳ biểu lộ trở lại lần nữa.
Bên trong nhịp rung động của Sự Sống duy nhất đang biểu lộ, mọi sự sống thứ yếu lặp lại tiến trình hiện tồn, − các Thượng Đế, các thiên thần, con người và vô số sự sống đang tự biểu lộ qua các hình hài của các giới trong thiên nhiên và các hoạt động của diễn trình tiến hóa. Vạn vật trở nên tự cho mình là trung tâm (self - centered) và có tính tự-quyết.
III. Định đề cơ bản thứ ba chính là mục tiêu mà vì đó sự sống khoác lấy hình tướng, và mục đích của thực thể biểu lộ (manifested being) là sự khai mở tâm thức, hay là sự thiên khải (revelation) của linh hồn. Đây có thể được gọi là Thuyết Tiến Hóa của Ánh Sáng (Theory of the Evolution of Light). Khi ta nhận thức rằng ngay cả nhà khoa học hiện đại cũng nói rằng ánh sáng và vật chất là các tên gọi đồng nghĩa, như thế là đang lặp lại giáo huấn của Đông Phương, điều trở nên hiển nhiên là qua sự tương tác của các cực, và qua sự ma sát của các cặp đối ứng (pairs of opposites), ánh sáng lóe lên. Mục tiêu của tiến hóa được nhận thấy là một loạt các biểu hiện 10 từng chút một của ánh sáng. Ánh sáng bị che đậy và bị ẩn giấu bởi mọi hình tướng. Khi sự tiến hóa tiếp tục, vật chất ngày càng trở thành một tác nhân dẫn truyền ánh sáng tốt hơn, như thế chứng minh sự chính xác của câu nói của Đức Christ “Ta tượng trưng cho Ánh Sáng của Thế Gian” (“I am the Light of the World”).
IV. Định đề thứ tư bao gồm phát biểu rằng mọi sự sống đều biểu lộ theo chu kỳ. Đây là Thuyết Tái Sinh hay Thuyết Luân Hồi (Theory of Rebirth or of re-incarnation), sự minh chứng của định luật tuần hoàn (law of periodicity).
Đó là các chân lý cơ bản vĩ đại, chúng tạo thành nền tảng của Minh Triết Muôn Thuở − sự hiện tồn của sự sống và sự phát triển của tâm thức qua việc khoác lấy hình tướng theo chu kỳ.
Tuy nhiên, trong sách này, tầm quan trọng sẽ được đặt vào sự sống nhỏ bé; vào con người “được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế”, kẻ mà nhờ phương pháp luân hồi sẽ khai mở tâm thức của mình cho đến khi nó bừng nở như linh hồn hoàn thiện, mà bản chất của nó là ánh sáng và nhận thức của nó là nhận thức của một chủ thể hữu ngã thức. Đơn vị đã phát triển này sau rốt phải được hòa nhập, với sự tham gia sáng suốt hoàn toàn, vào trong tâm thức vĩ đại hơn mà nó là một thành phần trong đó.
Trước khi đề cập tới chủ đề của chúng ta, có thể là hữu ích nếu chúng ta định nghĩa một vài thuật ngữ vốn sẽ luôn luôn được dùng đến, nhờ đó chúng ta sẽ biết rõ điều mà chúng ta đang nói tới, và ý nghĩa của các thuật ngữ mà chúng ta dùng.
1. Huyền bí (Occult). Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự hiện tồn và các lực này xuất phát từ hành vi vốn tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Từ ngữ “hành vi”
(“conduct”) ở đây được dùng một cách có cân nhắc, vì tất cả mọi biểu lộ trong mọi giới của thiên nhiên, đều là biểu hiện của sự sống, mục tiêu và kiểu mẫu hoạt động của một thực thể hay sự hiện tồn nào đó, và như vậy, theo sát nghĩa là hành vi (hay bản chất hay tính chất bên ngoài) của một sự sống. Các động cơ của hành động này nằm ẩn trong mục tiêu của bất cứ sự sống nào, dù cho đó là một sự sống thái dương, một thực thể hành tinh, một con người, hoặc Đấng Cao Cả (Being) vốn là tổng thể các trạng thái tâm thức và của các hình hài của bất cứ giới nào trong thiên nhiên.
2. Các định luật (Laws). Một định luật giả định trước
11 (presupposes) một thực thể siêu việt (superior being), được phú cho mục tiêu và được trợ giúp bằng trí thông minh, đang phối hợp các thần lực của mình sao cho một kế hoạch được hoàn thiện một cách tuần tự và vững vàng. Nhờ một hiểu biết rõ rệt về mục tiêu, thực thể đó đưa vào hoạt động các bước và các giai đoạn mà khi được xúc tiến theo trình tự, sẽ đưa kế hoạch đến hoàn thiện. Từ ngữ “law” (“định luật”), như thường được hiểu, sẽ gợi ra ý tưởng về sự lệ thuộc vào một hoạt động vốn được nhận thức như là không thể lay chuyển và không lệch hướng, nhưng lại không được hiểu bởi kẻ bị lệ thuộc vào nó; theo một quan điểm, nó bao hàm thái độ của đơn vị chìm đắm trong xung lực tập thể, và sự thiếu khả năng của đơn vị đó để làm thay đổi xung lực hoặc là né tránh vấn đề; hiển nhiên là nó mang lại trong tâm thức của con người, tức là kẻ đang xem xét các định luật này, một cảm giác là một nạn nhân – bị đẩy tới trước giống như một chiếc lá trước cơn gió nhẹ hướng tới một mục tiêu mà sự suy đoán về mục tiêu đó chỉ là có thể xảy ra, và bị chi phối bởi một lực tác động một cách rõ rệt với một sức ép không thể tránh khỏi, và như thế tạo ra các kết quả tập thể, với sự thiệt hại của đơn vị. Thái độ tâm trí này không thể tránh khỏi, cho đến khi tâm thức của con người có thể được mở rộng đến mức y bắt đầu ý thức về các vấn đề to tát hơn. Khi nào, qua sự tiếp xúc với Chân Ngã của riêng mình, y tham dự vào sự hiểu biết về mục tiêu, và khi nào, qua việc leo lên núi của linh thị, cách nhìn của y thay đổi và chân trời của y mở rộng, y đi đến nhận thức rằng một định luật chỉ là xung lực tâm linh, là sự biểu lộ động cơ và sự sống của Đấng mà trong Ngài y sống và hoạt động. Y học được rằng xung lực đó biểu hiện một mục đích sáng suốt, được hướng dẫn một cách khôn ngoan, và được căn cứ trên tình thương. Kế đó, chính y bắt đầu vận dụng định luật hay là bắt đầu vượt qua một cách khôn ngoan, một cách đầy tình thương và một cách sáng suốt thông qua chính y, như thể cơ cấu đặc biệt của y có thể đáp ứng với, truyền chuyển và sử dụng xung lực sự sống tâm linh đó. Y ngừng cản trở và bắt đầu chuyển đổi. Y kết thúc chu kỳ của sự sống ích kỷ khép kín, và mở rộng các cánh cửa cho năng lượng tâm
12 linh. Khi làm thế, y nhận ra rằng định luật mà y đã căm ghét và ngờ vực lại là tác nhân truyền sinh lực và thanh lọc, nó lôi cuốn y và mọi tạo vật của Thượng Đế vào một sự hoàn thiện huy hoàng.
3. Tâm thông (Psychic). Có hai loại lực ở trên đang biểu lộ ở mức độ có liên quan tới con người, và các loại lực này cần được hiểu rõ. Có loại thần lực làm sinh động các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, − năng lượng phú cho sự sống (ensouling energy), được kết hợp với năng lượng của vật chất và bản ngã, tạo ra mọi hình tướng. Hiệu quả của sự kết hợp này là đưa thêm vào sự thông minh còn phôi thai của chính vật chất một khả năng cảm thụ tiềm tàng (latent sentiency), và sự đáp ứng vốn tạo ra một điều gì đó thuộc nội tâm mà chúng ta gọi là sinh hồn (animal soul). Điều này tồn tại theo bốn mức độ hay trạng thái hiểu biết do cảm thức (sentient awaness):
a/ Tâm thức của giới khoáng vật.
b/ Tâm thức của giới thực vật.
c/ Tâm thức của giới động vật.
d/ Tâm thức của hình hài động vật (animal form) mà qua đó con người tâm linh (spiritual man) hoạt động, và sau rốt tất cả chỉ là một bộ phận của nhóm trước dưới hình thức cao nhất của nó.
Thứ hai là có loại lực tâm thông (psychic force) vốn là kết quả của sự hợp nhất của tinh thần với vật chất có khả năng cảm thụ (sentient matter) trong giới nhân loại, và vốn tạo ra một trung tâm thông linh (psychic centre) mà chúng ta gọi là linh hồn con người. Trung tâm thông linh này là một trung tâm lực (force centre), và lực mà trung tâm này gìn giữ (the custodian) hay biểu hiện, phát huy một sự đáp ứng và một sự hiểu biết vốn là sự hiểu biết của linh hồn của sự sống hành tinh, một tâm thức tập thể vốn mang theo với nó các khả năng và kiến thức của một phẩm cấp khác hơn phẩm cấp trong sinh hồn (animal soul). Sau rốt các điều này thay thế cho các năng lực của sinh hồn vốn hạn chế, gây lệch lạc, và trói buộc, và cung cấp cho con người một phạm vi các sự tiếp xúc và một hiểu biết vốn không thể sai lầm, tránh khỏi sự sai sót, và chấp nhận y vào “đặc quyền của các cõi trời”. Hiệu
13 quả của hoạt động tự do của linh hồn con người dùng để chứng minh tính có thể sai lầm và sự vô ích tương đối của các năng lực của sinh hồn. Tất cả những gì mà Tôi muốn làm ở đây là cho thấy hai nghĩa mà trong đó thuật ngữ “tâm thông” được dùng. Sau này, chúng ta sẽ đề cập đến sự tăng trưởng và phát triển của bản chất tâm thông thấp, hay là linh hồn của các vận thể (vehicles) mà nhờ đó con người hoạt động trong ba cõi thấp, và kế đó sẽ tìm cách làm sáng tỏ bản chất thực sự của linh hồn con người và bản chất của các năng lực có thể được đưa vào hoạt động, một khi một người có thể tiếp xúc với trung tâm tâm linh (spiritual centre), tức linh hồn, của chính mình và sinh hoạt trong linh hồn thức đó.
4. Sự khai mở (unfoldment). Sự sống ở tâm của thái dương-hệ đang tạo ra một sự khai mở các năng lượng của vũ trụ từ sự tiến hóa, mà cho đến nay, con người hữu hạn không thể hình dung được. Tương tự, trung tâm năng lượng mà chúng ta gọi là khía cạnh tâm linh trong con người (qua việc sử dụng vật chất hoặc chất liệu) đang tạo ra một phát triển tiến hóa của cái mà chúng ta gọi là linh hồn, và nó là sự biểu lộ cao nhất của các biểu lộ thuộc sắc tướng – giới nhân loại. Con người là sản phẩm cao nhất của sự hiện tồn trong ba cõi thấp. Bằng thuật ngữ con người (man), Tôi ám chỉ con người tâm linh, tức một con của Thượng Đế đang lâm phàm. Các hình tướng của mọi giới trong thiên nhiên – nhân loại, động vật, thực vật và khoáng vật − góp phần vào sự biểu lộ đó. Năng lượng của Ngôi Ba của thánh linh hướng tới sự thiên khải của linh hồn, hay là Ngôi Hai, mà đến lượt nó tiết lộ trạng thái cao nhất. Phải luôn nhớ rằng bộ Giáo Lý Bí Nhiệm của H.P. Blavatsky diễn tả điều này một cách chính xác bằng các từ “Sự Sống mà chúng ta xem như là một hình thức hiện tồn, đang biểu lộ trong cái được gọi là Vật Chất; hay những gì mà, phân biệt chúng một cách không chính xác, chúng ta gọi là tinh thần, linh hồn và vật chất trong con người. Vật chất là vận thể cho sự biểu lộ của linh hồn trên cõi hiện tồn này, còn linh hồn là vận thể trên cõi cao hơn cho sự biểu lộ của tinh thần, và ba hình thức này là
14 một tam bộ (trinity) được sự sống tổng hợp, sự sống này thấm nhuần cả ba”. (GLBN, 79 – 80, quyển I).
Nhờ sử dụng vật chất, linh hồn khai mở và tìm thấy sự tột đỉnh của nó trong linh hồn con người, và bộ luận này sẽ quan tâm đến sự khai mở của linh hồn đó và việc con người khám phá ra nó.
5. Tri thức (knowledge) có thể được chia thành ba loại:
Thứ nhất, có loại tri thức lý thuyết (theoretical knowledge). Tri thức này bao gồm mọi tri thức mà con người biết về nó, nhưng được con người chấp nhận dựa trên các phát biểu của người khác, và bởi các chuyên gia trong các ngành tri thức khác nhau. Nó được dựa trên các phát biểu có thẩm quyền, và có trong nó yếu tố tín nhiệm vào người viết và người nói, và vào các trí thông minh lão luyện của những người hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của nhiều lĩnh vực tư tưởng khác nhau. Các chân lý được chấp nhận như thế đã không được trình bày rõ ràng hoặc được xác minh bởi người chấp nhận chúng, vì y thiếu sự huấn luyện và thiết bị cần thiết. Các quả quyết của khoa học, các thần học của tôn giáo, và các khám phá của các triết gia và các tư tưởng gia ở khắp nơi, đều bóp méo quan điểm và đáp ứng với một sự sẵn sàng chấp nhận từ thể trí thiếu luyện tập, và đó là thể trí của kẻ bậc trung.
Kế đó, thứ hai, chúng ta có tri thức phân biện (discriminative knowledge) vốn có trong nó một tính chất chọn lọc và vốn thừa nhận sự hiểu biết sáng suốt, và sự áp dụng thực tế của phương pháp khoa học chuyên biệt hơn, và việc sử dụng cách thử nghiệm, loại bỏ những gì không thể được chứng minh, và việc cách ly các yếu tố sẽ chịu sự thẩm tra và tuân theo những gì được hiểu như là định luật. Thể trí thuần lý, thích tranh cãi, thiên về sách vở và thích cụ-thể-hóa, được phát huy với kết quả là nhiều điều vốn ngây ngô, không thể có và không thể kiểm chứng, đều bị bác bỏ và một sự gạn lọc tương ứng của các lĩnh vực của các kết quả tư duy. Tiến trình phân biện và khoa học này đã giúp con người đạt đến nhiều
15 chân lý liên quan đến ba cõi thấp. Liên quan đến thể trí của nhân loại, phương pháp khoa học đang vận hành cùng chức năng như phương pháp của huyền môn về thiền định (trong hai giai đoạn định trí ban đầu của nó và sự định trí hoặc thiền định kéo dài) vận hành liên quan tới cá nhân. Nhờ nó, các tiến trình đúng đắn của tư tưởng được sản sinh ra, những yếu tố không cần thiết và các trình bày không chính xác về chân lý cuối cùng bị loại bỏ hoặc được chỉnh sửa, và việc tập trung sự chú ý đều đặn hoặc là vào một tư tưởng mầm mống, một vấn đề khoa học, một triết học, hoặc là vào một tình trạng thế giới dẫn đến một sự gạn lọc cuối cùng, và việc thấm vào từ từ của các ý tưởng đúng đắn và các kết luận hợp lý. Các tư tưởng gia hàng đầu trong bất cứ trường phái nào trong các trường phái tư tưởng lớn cũng chỉ là những nhân vật tiêu biểu của tham thiền huyền linh, và các khám phá lỗi lạc về khoa học, các lý giải chính xác về các định luật của thiên nhiên, và các trình bày về những kết luận chính xác dù là trong các lĩnh vực của khoa học, của kinh tế, của triết học, tâm lý học hoặc của nơi nào khác chỉ là sự biểu lộ của thể trí (và tiếp theo sau là của bộ óc) về các chân lý muôn đời, và là dấu hiệu cho thấy rằng nhân loại cũng đang bắt đầu lấp chỗ trống giữa cảnh (objective, ngoại giới) với tâm (subjective, nội giới), giữa thế giới sắc tướng với thế giới ý tưởng.
Điều này chắc chắn dẫn đến sự xuất hiện của nhánh tri thức thứ ba, tức là tri thức về trực giác. Trực giác trong thực tế chỉ là sự nhận thức bằng trí tuệ về một yếu tố nào đó trong sự sáng tạo, một định luật biểu lộ nào đó, và một khía cạnh chân lý nào đó, được linh hồn nhận biết, phát xuất từ thế giới ý tưởng, và có bản chất của các năng lượng tạo ra tất cả những gì được biết và được thấy. Các chân lý này luôn luôn hiện hữu, và các định luật này bao giờ cũng hoạt động, nhưng chỉ khi nào thể trí được huấn luyện và được phát triển, được tập trung và sẵn sàng tiếp thu thì chúng mới có thể được nhận biết, sau đó được hiểu rõ, và cuối cùng được điều chỉnh theo các nhu cầu và các đòi hỏi của chu kỳ và thời đại. Do đó, những người, vốn đã tập luyện thể trí theo nghệ thuật suy tư rõ ràng, tập trung chú ý, và cảm thụ hợp lý đối với chân lý, đã luôn luôn ở cùng thời với chúng ta, nhưng từ trước đến
16 nay còn ít và không thường xuyên. Họ là những trí tuệ nổi bật của các thời đại. Nhưng hiện nay họ trở nên nhiều và ngày càng tăng lên. Trí tuệ nhân loại đang trong tiến trình luyện tập, và có nhiều trí tuệ như thế đang lượn lờ trên các ranh giới của một kiến thức mới. Trực giác, vốn hướng dẫn mọi nhà tư tưởng tiến bộ đi vào các lĩnh vực học hỏi mới mẻ hơn, chỉ là nhân tố đầu tiên của sự toàn tri (omniscience), vốn là đặc điểm của linh hồn. Chân lý về vạn vật hiện tồn, và chúng ta gọi nó là sự toàn tri, tính không thể sai lầm, “tri thức đúng đắn” của triết học Ấn Độ. Khi con người nắm bắt được một phần nhỏ của tri thức này và hấp thu nó vào tâm thức nhân loại, chúng ta gọi đó là sự trình bày (formulation) về một định luật, một khám phá về một trong các diễn trình của thiên nhiên. Từ trước đến giờ điều này đã là một công việc chậm chạp và được làm từng chút một. Về sau và chẳng bao lâu sau, ánh sáng sẽ tuôn đổ vào, chân lý sẽ được tiết lộ và nhân loại sẽ bước vào di sản của mình – di sản của linh hồn.
Trong một số xem xét của chúng ta, việc suy xét tất nhiên phải đưa vào. Những người thấy được một hình ảnh mà những người khác không thấy do thiếu thiết bị cần thiết cho việc nhận biết hình ảnh đó, lại bị xem là hoang tưởng (fanciful) và không đáng tin. Khi nhiều người thấy được hình ảnh đó thì khả năng nhìn thấy đó được thừa nhận, nhưng khi chính nhân loại có thị giác được đánh thức và mở rộng, việc nhìn thấy đó không còn được nhấn mạnh nữa, mà là một sự thật được trình bày và một định luật được đưa ra. Lịch sử của quá khứ đã như thế và diễn tiến trong tương lai cũng sẽ như thế.
Quá khứ được suy xét hoàn toàn theo quan điểm của người bình thường và tương lai thì cũng thế, nhưng chính y là kết quả của quá khứ đó, còn tương lai sẽ thể hiện toàn bộ các đặc điểm và các tính chất hiện tại của y. Nếu điều này là đúng đối với cá nhân, thì bấy giờ nó cũng đúng đối với nhân loại nói chung. Đơn vị đó (unit) trong thiên nhiên, mà chúng ta gọi là giới thứ tư hay giới nhân loại, tiêu biểu cho những gì vốn là sản phẩm của di sản vật chất (physical heritage) của nó; các đặc điểm của nó là toàn bộ các khai mở tình cảm và trí tuệ của nó, đồng thời các kỹ năng (assets) của nó là các kỹ năng mà nó đã thành công trong việc tích lũy trong các chu kỳ mà
17 trong đó nó đã đấu tranh với các yếu tố tác động bên ngoài của nó – tức toàn bộ các giới khác trong thiên nhiên. Bên trong giới nhân loại có các tiềm năng và các hoạt động tiềm tàng (latencies), các đặc điểm và các kỹ năng mà tương lai sẽ tiết lộ, và khi đến lượt, chúng sẽ định đoạt tương lai đó.
Tôi đã chủ tâm chọn bắt đầu với cái không thể xác định được và cái không nhận biết được. Cho đến nay, linh hồn vẫn còn là một ẩn số (unknown quantity). Nó không có vị trí thực sự trong các lý thuyết của các nhà sưu khảo về khoa học và học thuật (academic). Nó chưa được chứng minh và được xem như một giả thuyết có thể có, nhưng thiếu sự chứng minh, bởi ngay cả người có trí tuệ cởi mở hơn cả trong số các viện sĩ hàn lâm (academicians). Nó không được chấp nhận như một sự thực trong ý thức nhân loại. Chỉ có hai nhóm người công nhận nó là một sự thật. Một là những người cả tin, kém phát triển, thật thà như trẻ con, họ viện dẫn dựa vào một thánh kinh trên thế giới, và có khuynh hướng về tôn giáo, chấp nhận các nguyên lý cơ bản (postulates) của tôn giáo – như là linh hồn, Thượng Đế và sự bất tử − mà không thắc mắc. Nhóm kia là nhóm nhỏ nhưng đang tăng lên đều đặn, nhóm của Những Người Hiểu Biết về Thượng Đế, và về thực tại, họ biết linh hồn là một sự thực theo kinh nghiệm riêng của họ, nhưng không thể chứng minh sự tồn tại của nó một cách thỏa đáng cho người nào chỉ thừa nhận những gì mà trí cụ thể có thể hiểu, phân tích, phê phán và thử nghiệm.
Người vô minh và người thông thái gặp nhau ở một điểm chung giống như các thái cực luôn luôn là như vậy. Ở giữa là những người vốn không hoàn toàn vô minh, mà cũng không phải là người sáng suốt về mặt trực giác. Họ là đa số người có giáo dục, có kiến thức nhưng không có hiểu biết, và họ phải học cách phân biệt giữa những gì có thể hiểu bằng lý trí (rational mind), tức những gì có thể được nhìn thấy bằng con mắt của thể trí (the mind’s eye), với những gì mà chỉ có thượng trí hay trí trừu tượng mới có thể diễn giải và hiểu biết. Cuối cùng trí trừu tượng này hòa nhập vào trong trực giác, vốn là ”quan năng hiểu biết” (“knowing faculty”) của nhà thần bí thực tế và sáng suốt, người này – nhờ biết chuyển bản chất tình cảm và xúc cảm đến vị trí riêng của nó – dùng thể
18 trí như là một điểm tập trung và nhìn ra xuyên qua thấu kính đó, vào thế giới của linh hồn.
BA TRẠNG THÁI CỦA CON NGƯỜI
Một trong các phương tiện chính mà nhờ đó con người đạt tới một hiểu biết về cái tổng thể vĩ đại mà chúng ta gọi là Đại Thiên Địa (Macrocosm) – tức Thượng Đế, đang hoạt động qua một thái-dương-hệ − là bằng một sự hiểu biết về chính mình, và huấn lệnh ở đền Delphi “Con Người, hãy tự biết chính mình” đã là một câu nói đầy cảm hứng, có dụng ý trao cho con người manh mối đưa đến cái huyền vi của Thượng Đế. Qua Định Luật Tương Đồng hay tương ứng, các tiến trình vũ trụ và bản chất của các nguyên khí vũ trụ được biểu thị trong các chức năng, cấu tạo và các đặc điểm của một con người. Chúng được biểu thị nhưng không được giải thích hoặc nói gì thêm. Chúng chỉ được dùng như các biển chỉ đường, hướng cho con người đi dọc theo con đường mà trên đó y có thể tìm thấy các biển chỉ đường sau này, và ghi nhận các dấu hiệu rõ ràng hơn.
Sự hiểu biết về bộ ba tinh thần, linh hồn và xác thân cho đến nay nằm ngoài sự thành tựu của con người, nhưng một ý tưởng về mối liên hệ của chúng với chức năng được phối hợp chung của chúng, có thể được biểu thị bằng việc xem xét về con người theo khía cạnh vật chất và sự hoạt động khách quan của y.
Có ba khía cạnh của cơ cấu con người vốn là các biểu tượng, và chỉ là các biểu tượng mà thôi, của ba trạng thái hiện tồn.
1. Năng lượng, hay là nguyên khí kích hoạt (activating principle), nó triệt thoái một cách huyền bí vào lúc chết, triệt thoái một phần trong các giờ ngủ hoặc bất tỉnh, và dường như nó sử dụng bộ óc như là trung tâm hoạt động chính của nó và từ đó điều khiển hoạt động của cơ thể. Năng lượng này có mối liên hệ trực tiếp quan trọng nhất với ba phần của cơ thể mà chúng ta gọi là bộ óc, tim và bộ máy hô hấp. Đây là biểu tượng tiểu thiên địa của tinh thần.
2. Hệ thần kinh, với tính chất phức tạp của các dây thần kinh, các trung tâm thần kinh và vô số các phần nhạy cảm và
19 có liên hệ với nhau vốn dùng để phối kết cơ thể, để tạo ra sự đáp ứng bén nhạy đang tồn tại giữa nhiều cơ quan và thành phần hợp thành cơ thể nói chung, và cũng dùng để làm cho con người có ý thức và nhạy cảm với môi trường chung quanh mình. Toàn thể bộ máy cảm giác này là những gì vốn tạo ra ý thức có tổ chức và sự nhạy bén có mạch lạc của toàn bộ con người, thứ nhất là trong chính nó như một đơn vị, và thứ hai là sự đáp ứng và phản ứng bén nhạy của nó với thế giới mà trong đó nó đang thực hiện vai trò của nó. Cấu trúc thần kinh này, đang phối hợp, liên kết và tạo ra một hoạt động tập thể bên ngoài lẫn bên trong, biểu lộ trước tiên qua ba phần của thần kinh hệ.
a/ Hệ não tủy (cerebro-spinal system).
b/ Hệ thần kinh cảm giác (sensory system of nerves).
c/ Hệ thần kinh ngoại vi (peripheral system of nerves).
Nó được liên kết chặt chẽ với trạng thái năng lượng, là bộ máy được năng lượng đó sử dụng để làm linh hoạt xác thân, để tạo ra sự hoạt động và sự vận hành có phối hợp của nó, và để mang lại một sự hòa hợp khôn ngoan với thế giới mà trong đó nó phải thực hiện phần vụ của nó. Nó nằm sau, nếu người ta có thể dùng cách diễn đạt như thế, của chính bản chất xác thân; đàng sau của khối thịt, xương và cơ bắp. Đến lượt nó, nó được kích hoạt và được kiểm soát bởi hai yếu tố:
a/ Toàn bộ năng lượng vốn là hạn mức của cá nhân về năng lượng thiết yếu.
b/ Năng lượng của môi trường mà cá nhân thuộc vào đó, và y phải hoạt động và thực hiện vai trò của mình trong đó.
Hệ thần kinh phối kết này, mạng lưới thần kinh liên quan với nhau và nhạy cảm này là biểu tượng của linh hồn nơi con người, và là một hình thức hữu hình bên ngoài của một thực tại tâm linh bên trong.
3. Cuối cùng có những điều có thể được mô tả như là
20 xác thân (body), tức là toàn thể thịt, cơ bắp và xương mà con người mang theo bên mình, được liên kết bởi hệ thần kinh và được truyền năng lượng bởi cái mà chúng ta gọi một cách mơ hồ là “sự sống” (“life”) của y.
Trong ba cái này, tức sự sống, hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể (body mass), chúng ta tìm thấy hình ảnh và biểu tượng của cái tổng thể vĩ đại, và bằng một sự nghiên cứu kỹ về các điều này, và một sự thông hiểu về các chức năng và mối quan hệ tập thể của chúng, chúng ta có thể đạt đến một hiểu biết về một số định luật và nguyên tắc, vốn điều khiển các hoạt động của “Thượng Đế trong thiên nhiên” – một cụm từ, cực kỳ đúng và cũng có sai lầm phần nào (finitely false).
Ba trạng thái của thánh linh (divinity, ngôi thánh thần), gồm năng lượng trung ương (central energy) hay tinh thần, thần lực phối kết hay linh hồn, và những gì mà hai trạng thái này sử dụng và hợp nhất lại, thực ra là một nguyên khí sinh động biểu lộ thành thiên hình vạn trạng. Các trạng thái này là Ba trong Một, Một trong Ba, Thượng Đế trong thiên nhiên, và chính thiên nhiên trong Thượng Đế.
Để minh họa, khi đưa ý niệm này vào các lĩnh vực tư tưởng khác, ba ngôi trạng thái (trinity of aspects) này có thể được thấy đang vận hành trong giới tôn giáo dưới hình thức giáo huấn nội môn, biểu tượng học căn bản và các giáo lý của các tôn giáo lớn trên thế gian và các tổ chức ngoại môn;
trong địa hạt cai trị, đó là toàn thể ý muốn của dân chúng, dù cho ý muốn đó có thể là gì đi nữa, các luật lệ được thể chế (the formulated laws) và chính quyền bên ngoài (exoteric administration);
trong địa hạt giáo dục, đó là ý muốn học hỏi, các nghệ thuật và các khoa học, và các hệ thống giáo dục công truyền lớn;
trong địa hạt triết học, đó là sự thúc đẩy đến minh triết, các trường phái tư tưởng có liên quan với nhau, và cách trình bày bên ngoài của các giáo lý.
Như thế tam bộ vĩnh hằng (eternal triplicity) này hoạt động xuyên qua mọi bộ môn của thế giới biểu lộ, dù được xem như là những gì hữu hình, hoặc như là những gì nhạy cảm và cố kết, hoặc những gì đang hoạt động mạnh mẽ. Đó là hoạt động sáng suốt, mà đã được gọi một cách vụng về là “tri thức” (“awareness”, tên gọi hiện nay của consciousness – tâm thức – là awareness. Trích Khảo Cứu Về Tâm Thức, trang 26, của bà A. Besant. − ND);
đó là khả năng của chính tri thức, nó bao hàm sự đáp ứng nhạy bén với môi trường chung quanh và bộ máy của sự đáp ứng đó, tức là nhị nguyên thiêng liêng (divine duality) của linh hồn; sau cùng đó là toàn thể những gì được tiếp xúc và được
21 hiểu biết; đó là cái mà bộ máy nhạy cảm bắt đầu ý thức. Như chúng ta sẽ thấy sau này, đây là một sự nhận thức đang tăng trưởng từ từ, luôn luôn dịch chuyển vào các lĩnh vực nội tâm và huyền bí hơn.
Cả ba trạng thái này được nhìn thấy trong con người, đơn vị thiêng liêng của sự sống. Trước tiên con người nhận ra chúng nơi y; kế đến, y thấy chúng trong mọi hình tướng, trong môi trường quanh y, và cuối cùng y học cách liên kết các trạng thái này của chính y với các trạng thái tương tự trong các hình tướng khác của sự biểu lộ thiêng liêng. Mối quan hệ đúng đắn giữa các hình tướng sẽ đưa đến sự hiệu chỉnh đúng mức và hòa hợp của sự sống ở cõi trần. Sự đáp ứng đúng đắn với môi trường của con người, sẽ đưa đến mối quan hệ đúng đắn với trạng thái linh hồn, ẩn trong mọi hình tướng, và sẽ tạo ra các quan hệ tốt đẹp giữa các phần khác nhau của cấu trúc thần kinh bên trong ở trong mọi giới của thiên nhiên, dưới nhân loại và siêu nhân loại. Cho đến nay điều này thực tế không được biết đến, nhưng đang nhanh chóng được nhận ra, và khi nó được chứng minh và nhận biết, người ta sẽ khám phá rằng trong đó có căn bản của tình huynh đệ và của sự hợp nhất. Giống như gan, tim, phổi, bao tử và các cơ quan khác trong cơ thể đều riêng biệt trong sự sống và trong chức năng, và tuy vậy lại được thống nhất và được đưa vào mối quan hệ qua trung gian của hệ thần kinh khắp cơ thể, cũng thế người ta sẽ nhận thấy rằng trên thế gian, những tổ chức như là các giới trong thiên nhiên, đều có sự sống và các chức năng riêng biệt của chúng, tuy vậy vẫn được liên kết và phối hợp bằng một hệ thống cảm giác phức tạp rộng lớn, mà đôi khi được gọi là linh hồn của vạn vật, tức anima mundi, tâm thức ẩn bên dưới.
Khi đề cập đến các tam bộ rất thường được dùng khi nói đến Thượng Đế tính (deity), như là tinh thần, linh hồn và xác thân, − sự sống, tâm thức và sắc tướng – thật là hữu ích mà nhớ rằng chúng có liên quan đến các biến phân
(differentiations) của sự sống duy nhất, và rằng người ta có thể làm quen càng nhiều với các tam bộ này, thì người ta sẽ càng có quan hệ với một nhóm người rộng lớn hơn. Nhưng khi người ta đang đề cập đến các sự việc huyền bí và chủ
22 quan, và khi vấn đề mà người ta viết về nó có liên quan đến điều không thể xác định, thì khi đó người ta giáp mặt với khó khăn. Đó không phải là vấn đề khó khăn khi mô tả vẻ ngoài có tính cá nhân của một người, về trang phục của y, hình thức của y, và những thứ mà y mang theo quanh mình. Ngôn ngữ đủ thỏa đáng để đề cập đến cái cụ thể và đến thế giới sắc tướng. Nhưng khi người ta cố gắng để truyền đạt một ý tưởng về tính chất, đặc tính và bản chất, thì ngay lập tức người ta đối mặt với sự khó khăn về cái không biết, với phần vô hình không thể xác định được mà chúng ta cảm nhận, nhưng vẫn còn chưa được tiết lộ theo một ý nghĩa rộng lớn, và ngay cả chính con người cũng không nhận thức được. Bấy giờ, chúng ta sẽ mô tả y như thế nào qua phương tiện ngôn ngữ?
Nếu đối với con người, việc này còn như thế, thì sự khó khăn còn lớn hơn biết bao nhiêu khi chúng ta tìm cách, qua lời lẽ, để diễn tả cái toàn thể không thể diễn tả của điều mà các thuật ngữ tinh thần, linh hồn và xác thân được xem như là các biến phân cấu thành chính của nó? Chúng ta sẽ định nghĩa như thế nào sự sống không thể xác định đó, mà con người (vì lý do tìm hiểu) đã giới hạn và phân lập thành một tam bộ gồm các trạng thái (aspects), hay các ngôi (persons), gọi cái tổng thể bằng danh xưng Thượng Đế ?
Tuy nhiên khi nào sự biến phân này của Thượng Đế thành một tam vị nhất thể, được phổ biến và sử dụng trong thời gian dài, khi nào mọi người – xưa và nay – sử dụng cùng nhóm ba ý niệm để diễn đạt một nhận thức do trực giác, thì có lý do xác đáng cho việc sử dụng đó. Thế thì một ngày nào đó chúng ta có thể suy tưởng và diễn đạt chân lý một cách khác hẳn như nó có lẽ thực sự là thế, nhưng đối với người suy tư bậc trung của thời nay, các thuật ngữ tinh thần, linh hồn và xác thân đại diện cho tập hợp của biểu lộ thiêng liêng, cả trong Thượng Đế tính (deity) của vũ trụ, lẫn trong đấng thánh linh nhỏ bé hơn, tức là chính con người. Vì bộ luận này dự định dành cho người biết suy tư, chứ không dành cho các nhà thần học cố chấp hoặc các nhà khoa học có thành kiến về lý thuyết, chúng ta sẽ gắn bó với thuật ngữ thường dùng, và tìm cách hiểu những gì đã ở đàng sau các câu mà trong đó con người đã tìm cách giải thích chính Thượng Đế.
“Thượng Đế là Tinh Thần và những ai thờ phụng Ngài,
23 tất phải phụng thờ Ngài nơi Tinh Thần và nơi Chân Lý”, một trong các Thánh Kinh của thế gian phát biểu như thế. “Con người đã trở thành một linh hồn sống động” được tìm thấy ở nơi khác trong cùng kinh sách trên. “Con cầu xin Thượng Đế cho toàn bộ tinh thần, linh hồn và thể xác của Người có thể được giữ cho trong sạch”, một đại điểm đạo đồ của Huyền Môn đã nói như thế; và vị vĩ đại nhất trong tất cả các Ngài vẫn hiện diện với chúng ta trong thể xác trên cõi trần, đã lặp lại các lời của một nhà hiền triết trước đây khi Ngài nói: “Ta đã nói các ngươi là các vì Thượng Đế, và tất cả các ngươi đều là con của Đấng Tối Cao”. Trong các lời này, tam bộ của con người, thiên tính của y và mối liên quan của y với sự sống mà trong Ngài y sống, hoạt động và hiện tồn, được đề cập đến theo quan điểm Cơ Đốc Giáo, và tất cả các tôn giáo lớn đều quan tâm đến các diễn đạt tương tự với mối liên quan đó.
a/ Tinh Thần, Sự Sống, Năng Lượng.
Thuật ngữ tinh thần (spirit) được áp dụng cho xung lực (impulse, lực thôi thúc) thiết yếu, khó hiểu, không thể xác định, hay Sự Sống vốn là nguyên nhân của mọi biểu lộ. Đó là linh-khí (breath) của Sự Sống và là dòng lưu nhập nhịp nhàng (rhythmic inflow) của năng lượng sinh động (sinh năng, vital energy), mà đến phiên nó, sinh năng này biểu lộ dưới hình thức lực hút, tâm thức, hoặc linh hồn, và là toàn bộ chất liệu nguyên tử. Đó là sự tương ứng trong Sự Hiện Tồn vĩ đại (great Existence) hay là Đại Thiên Địa (Macrocosm) của những gì vốn là yếu tố thôi thúc sinh động mà chúng ta gọi là sự sống của con người trong sự sống bé nhỏ hay tiểu thiên địa (microcosm); điều này được biểu thị bằng hơi thở (breath) trong cơ thể con người, hơi thở này bị tách ra hoặc triệt thoái khi dòng sự sống bị cạn kiệt.
Ai sẽ nói điều-gì-đó (something) này là gì? Chúng ta truy nguyên nó đến tận linh hồn hay trạng thái tâm thức, và từ linh hồn đến tinh thần (như chúng ta có thể gọi ba trạng thái của linh khí duy nhất), nhưng ai có can đảm tuyên bố các từ ngữ này thực sự có ý nghĩa gì? Chúng ta gọi cái không biết này bằng các tên gọi khác nhau, tùy theo trường phái tư tưởng đặc biệt của chúng ta; chúng ta tìm cách diễn tả nó bằng nhiều thuật ngữ, và kết thúc bằng cách gọi nó là Tinh Thần, Sự Sống Duy Nhất, Chân Thần, Năng Lượng. Một lần
24 nữa chúng ta phải nhớ rằng sự hiểu biết về bản chất của Sự Sống duy nhất này là hoàn toàn tương đối. Những ai bị thu hút vào khía cạnh hình tướng của sự sống, đều suy tưởng theo các thuật ngữ về sức sống vật chất (physical vitality) về cảm xúc, sức thôi thúc hoặc là về trí lực (mental force) chứ không vượt ra ngoài tâm thức-sự sống hợp nhất (unified lifeconsciousness) mà tất cả mọi cái kể trên chỉ là các biến phân của nó. Lại nữa, những ai quan tâm vào việc tiếp cận với khía cạnh siêu hình học hơn (metaphysical approach) và vào sự sống linh hồn (soul-life) nhiều hơn là quan tâm vào khía cạnh sắc tướng, sẽ thể hiện quan niệm của họ theo sự biểu lộ của linh hồn và – vượt qua các phản ứng ích kỷ cá nhân của phàm ngã (body nature) – suy tưởng về mặt sự sống, về mặt tính chất, của ý muốn hoặc sức mạnh tập thể, sự kết hợp tập thể hay bác-ái - minh-triết, và của sự thông tuệ tập thể hay tri thức, bao gồm vạn vật bằng thuật ngữ chung về tình huynh đệ.
Nhưng ngay cả khi điều đó được thấy là có tính chia rẻ đi nữa, qua sự tách rời thành các đơn vị lớn hơn, thì đơn vị thấp kém cũng có khả năng hiểu được. Do đó, điểm đạo đồ, đặc biệt là sau cuộc điểm đạo thứ ba, bắt đầu suy tưởng thậm chí một cách tổng hợp hơn và diễn tả chân lý cho chính mình dưới dạng Tinh Thần, Sự Sống, Đấng Duy Nhất. Đối với vị điểm đạo đồ, các thuật ngữ này hàm ý một điều gì đó đầy ý nghĩa, nhưng là một điều gì đó rất khác xa với quan niệm của nhân loại suy tư thông thường, đến nỗi Tôi không cần bàn rộng thêm về điều đó.
Điều này đưa Tôi đến một điểm, vốn cần được bàn đến ở đây, trước khi có bất cứ sự mở rộng thêm nào về đề tài của chúng ta. Trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn và trong đoạn trên, dường như thường thường giáo lý được đưa đến một điểm nào đó, và kế đó được ngưng lại với phát biểu rằng, do bởi trình độ tiến hóa của người bình thường, phản ứng của y với chân lý và phản ứng của môn sinh vốn là đệ tử (the disciplestudent) hay điểm đạo đồ sẽ khác nhau. Điều này tất nhiên là thế; mỗi người sẽ hiểu ra thành lời lẽ của trạng thái tâm thức riêng của mình; mỗi người không thể diễn giải theo phản ứng tiến hóa hơn của những người ở trên một giai đoạn cao hơn của thang tiến hóa. Tuy nhiên, độc giả bình thường không thích bị bắt buộc thừa nhận các quan điểm rộng rãi hơn quan điểm của riêng y, và câu nói rằng : “Không cần quảng diễn về
25 điều này vì chỉ vị điểm đạo đồ mới có thể hiểu được nó”, chỉ dùng để chọc tức y, có khuynh hướng làm cho y tin rằng có dụng ý lảng tránh, và rằng người viết (vì đã vượt khỏi trình độ của mình) đang tìm cách giữ thể diện của mình bằng một phát biểu nào đó như thế. Cũng như một luận đề khoa học thường tỏ ra vô nghĩa và chỉ là một mớ lộn xộn các từ ngữ đối với đứa trẻ tiểu học thông thường, nhưng sẽ mang một định nghĩa và ý nghĩa rõ ràng đối với những chuyên viên về chủ đề do bởi sự phát triển trí tuệ và có rèn luyện, thế nên có những người mà đối với họ, chủ đề về linh hồn và bản chất của linh hồn như được đề cập trong một huấn thị như thế này thì cũng rõ ràng và dễ hiểu giống như văn chương đang thịnh hành đối với độc giả bậc trung, và những sách bán chạy nhất, theo cách gọi của bạn, đối với quảng đại quần chúng. Hơn nữa, dù thuộc thiểu số, có các linh hồn tiến hóa mà đối với họ, tinh thần và bản chất của tinh thần cũng là một vấn đề hợp lý và dễ hiểu, được hiểu rõ giá trị và được nhận thức qua trung gian của linh hồn và các quyền năng của nó, cũng như có thể đạt đến một sự hiểu biết về linh hồn qua trung gian của thể trí, được vận dụng một cách đúng đắn. Ở một mức độ thấp nói chung, chúng ta biết rằng thật dễ dàng để hiểu bản chất của xác thân nhờ một sự nghiên cứu và sử dụng đúng bản chất dục vọng. Chính một hình thức của tính tự cao, và một sự từ chối thừa nhận các giới hạn tạm thời của con người, điều đó khơi dậy trong các độc giả một mối ác cảm đối với các diễn đạt được nói một cách thích hợp và chân thật: “Khi bạn phát triển hơn, bạn sẽ hiểu được điều nói trên”.
Điều này sẽ được minh giải.
Đối với vị Chân Sư Minh Triết, bản chất của tinh thần hay là trung tâm tích cực (positive) của sự sống mà mỗi hình hài đang che giấu thì không còn là một bí ẩn, cũng như bản chất của linh hồn đối với nhà tâm lý học nội môn. Cội nguồn của sự sống duy nhất, tức cảnh giới, hay trạng thái mà từ đó sự sống ấy xuất phát là Bí Mật Ẩn Giấu vĩ đại đối với các thành viên của Huyền Giai các vị adepts. Bản chất của tinh thần, tính chất và loại năng lượng vũ trụ của nó, tốc độ rung động của nó và các biến phân vũ trụ căn bản của nó là sự nghiên cứu của các điểm đạo đồ trên mức độ thứ ba, và là
26 chủ đề của các nghiên cứu của họ. Các Ngài mang đến việc nghiên cứu đó một trực giác được phát triển đầy đủ, cộng với năng lực giải thích của thể trí mà chu kỳ lâm phàm của các ngài đã phát triển được. Các ngài dùng ánh sáng nội tâm đã được thức tỉnh và phát triển của linh hồn mình để giải thích, và hiểu rằng sự sống đó (tách khỏi thế giới sắc tướng) vẫn tồn tại trên các mức độ tâm thức cao siêu, và thâm nhập vào tháidương-hệ chúng ta từ một trung tâm hiện tồn nào đó ở bên ngoài. Do đó, các ngài chiếu rọi ánh sáng này (vốn ở trong các ngài và các ngài điều khiển và sử dụng nó) theo hai hướng, khi làm vậy, các ngài đứng ở trạng thái chính giữa và hành động khi các ngài chọn để hoạt động trên cõi trực giác, tức cõi bồ đề. Các ngài đưa ánh sáng đó vào cõi sắc tướng, và biết hết mọi vật, giải thích mọi vật một cách chính xác; các ngài phóng chiếu ánh sáng đó vào các lĩnh vực vô sắc tướng của ba cõi cao (vô sắc tướng theo quan điểm của con người trong ba cõi giới dưới cõi trực giác), và tìm cách để hiểu, nhờ sự tăng trưởng luôn luôn mở rộng, bản chất và mục tiêu của những gì vốn không phải là xác thân, cũng không phải là linh hồn, không phải là lực (force), cũng không phải là vật chất (matter), nhưng lại là nguyên nhân của cả hai trong vũ trụ.
Sau rốt, khi điểm đạo đồ đã trải qua các cuộc điểm đạo cao trong thái dương hệ, và có thể hoạt động trong tâm thức đầy đủ của Chân Thần, sự hiểu biết về những gì vốn được tách biệt thậm chí ra khỏi hình tướng tập thể, và ra khỏi các lớp vỏ (thể thấp, sheaths) mù mịt đang che khuất Đấng Duy Nhất (the One) trở thành có thể xảy ra. Các loại tâm thức cao nhất tác động từ cõi của Chân Thần trong khi điểm đạo đồ thuộc cấp thấp hoạt động từ cõi của linh hồn, và sử dụng các cơ quan nhận thức (giá mà cách diễn đạt thiếu thỏa đáng như thế là hợp lý) và các phương tiện tri thức mà con người bậc trung không hề có ý tưởng nào về nó; các tâm thức này thấu nhập hay là bao hàm trong phạm vi hiểu biết của chúng toàn thể sự sống, tâm thức và hình tướng mà chúng ta định rõ là Thượng Đế (God). Lúc bấy giờ, các điểm đạo đồ cao cấp này bắt đầu biết đến một rung động, một ánh sáng hiện ra, một nốt hay âm thanh chỉ hướng xuất phát từ bên ngoài toàn bộ
27 thái-dương-hệ chúng ta. Cách duy nhất mà trong đó chúng ta có thể có một sự nhận thức về diễn trình tiếp theo trong việc mở rộng tâm thức thiêng liêng trong con người, là nghiên cứu mối quan hệ của thể trí với não bộ và lưu ý những gì đi theo khi não bộ (brain) trở thành dụng cụ sáng suốt của thể trí (mind); kế đó nghiên cứu sự liên quan của linh hồn với thể trí và những gì xảy đến khi con người được linh hồn mình hướng dẫn, và sử dụng thể trí để kiểm soát các hoạt động ở cõi trần qua trung gian của bộ óc. Trong ba cái này – linh hồn, thể trí và bộ óc – chúng ta có sự tương đồng và manh mối cho sự hiểu biết về tinh thần, linh hồn và xác thân, và các chức năng hỗ tương của chúng. Điều này đã là chủ đề (subject matter) của quyển Ánh Sáng của Linh Hồn. Dựa trên sự hoàn thiện của các điều kiện được đề cập trong sách đó, vẫn còn một mở rộng khác nữa tiếp theo, khi trạng thái tinh thần, tức cội nguồn năng lượng phát ra của con người, bắt đầu sử dụng linh hồn (xuyên qua trực giác) và bắt đầu tạo ấn tượng lên linh-hồn-thức các định luật, các tri thức, các mãnh lực và các linh hứng vốn sẽ làm cho linh hồn thành dụng cụ của tinh thần hay Chân Thần, giống như con người cá biệt, ở một giai đoạn trước đó (xuyên qua thể trí), đã trở thành dụng cụ của linh hồn. Trong giai đoạn trước đó, sự phát triển có hai mặt. Khi linh hồn đảm trách việc kiểm soát, xuyên qua thể trí, nhờ thế mà bộ óc đã trở nên đáp ứng với linh hồn. Con người đã được thức tỉnh trước sự hiểu biết về chính mình như y đã thực sự thức tỉnh và hiểu biết đối với ba cõi tiến hóa bình thường của y; về sau y đã trở nên có tập thể thức và không còn là một cá thể tách biệt nữa. Khi linh hồn được đưa vào dưới sự chi phối của tinh thần, hai giai đoạn tương tự cũng được nhìn thấy:
Thứ nhất, vị đệ tử bắt đầu ý thức không chỉ nhóm và các nhóm liên minh của mình, mà tâm thức của y được mở rộng cho tới khi nó có thể được gọi là tâm thức hành tinh.
Thứ hai, y bắt đầu phối hợp ý thức hành tinh đó vào một cái gì đó có tính tổng hợp hơn nữa, và dần dần phát triển tâm
28 thức của sự sống vĩ đại hơn, nó bao gồm sự sống hành tinh, giống như con người bao hàm trong biểu hiện thể chất của mình những cơ quan sống động như là tim hoặc bộ óc của y. Khi điều này xảy ra, y bắt đầu hiểu được ý nghĩa của tinh thần, tức là sự sống duy nhất ở sau mọi hình hài, năng lượng trung ương vốn là nguyên nhân của mọi biểu lộ.
Phản ứng đầu tiên của môn sinh bậc trung khi đọc thấy đoạn nói trên là nghĩ ngay đến phàm ngã (body nature, bản chất xác thân) khi nó biểu lộ loại năng lượng này hoặc năng lượng khác. Do đó tính lưỡng nguyên (duality) là việc được chú ý, và những gì vận dụng việc đó hiện diện trong trí y. Tuy thế, một trong các điều thiết yếu chính trước mắt những người tìm đạo huyền bí vào lúc này là cố gắng nghĩ về thực tại duy nhất, là chính năng lượng chớ không có gì khác. Do đó, thật đáng để nhấn mạnh trong việc thảo luận của chúng ta về đề tài sâu sắc này, sự thật rằng tinh thần (spirit) và năng lượng (energy) là các thuật ngữ đồng nghĩa và có thể thay thế lẫn nhau. Chỉ bằng việc nhận thức về điều này, chúng ta mới có thể đi đến sự hòa giải của khoa học với tôn giáo, và đạt đến một hiểu biết chân thật về thế giới hiện tượng năng động mà chúng ta bị nó bao quanh và chúng ta hoạt động trong đó.
Các thuật ngữ, hữu cơ (organic) và vô cơ (inorganic) (theo bộ GLBN: inorganic tức là dead matter hay vật chất chết. GLBN 2, trang 232), chịu trách nhiệm phần lớn cho nhiều sự lầm lẫn (confusion) và sự phân biệt rõ ràng đang tồn tại trong trí của nhiều người giữa thể xác (body) với tinh thần (spirit), giữa sự sống (life) với hình tướng (form), và đã dẫn đến việc khước từ thừa nhận sự đồng nhất (identity) căn bản trong thiên nhiên của hai phân chia này. Trái đất mà chúng ta sống trong đó được đa số người xem như thực sự rắn đặc và hữu hình, tuy nhiên đang sở hữu một sức mạnh huyền bí nào đó (ẩn giấu bên trong nó) vốn tạo ra sự chuyển động, hoạt động và thay đổi. Dĩ nhiên điều này được diễn đạt một cách đại khái, nhưng cũng đủ để kết luận cho thái độ thiếu sáng suốt.
Nhà khoa học chính thống bận tâm phần lớn với các kết cấu và các mối quan hệ, với các thành phần cấu thành của hình tướng và với hoạt động được tạo ra bởi các phần hợp thành của hình tướng đó, và các liên hệ hỗ tương cùng các
29 phần phụ thuộc của chúng. Các hóa chất và các nguyên tố, các chức năng và các vai trò mà chúng tham gia, và các tác động hỗ tương của chúng khi chúng tạo thành mọi hình tướng trong mọi giới của thiên nhiên, là chủ đề tìm hiểu của họ. Bản chất của nguyên tử, của phân tử và tế bào, các chức năng của chúng, các tính chất của các biểu lộ sức mạnh và các loại hoạt động khác nhau của chúng, cách giải quyết vấn đề đối với tính chất và bản thể của các năng lượng – được tập trung hoặc được khu biệt trong các hình hài khác nhau của thế giới thiên nhiên hay thế giới vật chất – đòi hỏi sự suy xét của các trí tuệ có năng lực nhất trong thế giới tư tưởng. Tuy nhiên, các vấn đề : Sự Sống là gì; hoặc Năng Lượng là gì; hay tiến trình Biến Dịch (process of Becoming) và bản chất của Sự Hiện Tồn (Being) là gì? vẫn không được trả lời. Vấn đề về Nguyên Nhân (the Why) và Lý Do (the Wherefore) được xem như không có kết quả, có tính cách suy đoán và hầu như không giải thích được.
Tuy nhiên, nhờ lý trí thuần túy và nhờ sự hoạt động chính xác của trực giác, các vấn đề này có thể được giải quyết và các câu hỏi này được giải đáp. Giải pháp của chúng là một trong những sự mặc khải thông thường và các thành tựu của điểm đạo. Các nhà sinh vật học chân chính duy nhất là các điểm đạo đồ thuộc các bí pháp, vì họ có một hiểu biết về sự sống và mục tiêu của sự sống đó, và trở nên đồng nhất hóa với nguyên khí sự sống đến nỗi họ suy tưởng và nói năng dưới dạng năng lượng và các hiệu quả của nó, và tất cả hoạt động của họ có liên quan với công việc của huyền giai hành tinh được dựa vào một vài cách thức căn bản có liên quan tới sự sống, vì sự sống làm cho chính nó được cảm nhận qua ba biến phân hay trạng thái của nó: − năng lượng, lực, vật chất.
Ở đây nên lưu ý rằng, chỉ khi nào một người hiểu được chính mình thì y mới có thể đạt đến một sự hiểu biết cái vốn là tổng thể mà chúng ta gọi là Thượng Đế. Đây là một sự thực hiển nhiên (a truism) và là một câu nói tầm thường nhưng huyền bí (occult platitude), nhưng khi được tuân theo, sẽ dẫn đến một sự mặc khải làm cho “Vị Thượng Đế Bất Khả Tri” hiện nay trở thành một thực tại được nhận biết. Hãy để Tôi minh họa:
Con người tự biết mình là một thực thể sống động (living being), và gọi sự chết là tiến trình huyền bí mà trong
30 đó có một cái gì đó mà y thường gọi là hơi thở của sự sống bị rút ra. Do sự rút ra của hơi thở đó, hình hài tan rã. Lực sinh động cố kết ra đi, và điều này tạo ra một sự phân hủy thành các yếu tố căn bản của nó, của cái mà từ trước đến giờ đã được xem là cơ thể.
Nguyên khí sự sống này, điều cốt yếu căn bản này của Bản Thể, và yếu tố khó hiểu huyền nhiệm này là sự tương ứng trong con người của điều mà chúng ta gọi là tinh thần hay sự sống trong đại thiên địa. Giống như sự sống trong con người duy trì, làm sinh động, truyền sinh lực và thúc đẩy hình tướng vào hoạt động, và nhờ thế làm cho con người thành một thực thể sinh động (living being), cũng thế, sự sống của Thượng Đế − theo cách gọi của người Cơ Đốc giáo – thực hiện cùng mục tiêu trong vũ trụ và tạo ra một tổng thể năng động, cố kết, sinh động, mà chúng ta gọi là một tháidương-hệ.
Nguyên khí sự sống này trong con người biểu lộ theo ba cách:
1. Dưới hình thức ý chí, mục tiêu, động cơ căn bản có định hướng. Đây là năng lượng năng động, năng lượng này làm vận hành sự tồn tại của y, mang y vào cuộc sống, ấn định kỳ hạn sự sống của y, dẫn dắt y vượt qua các năm, dài hoặc ngắn, và tự rút ra vào cuối chu kỳ sống của y. Đây là tinh thần trong con người, biểu hiện dưới hình thức ý muốn sống, tồn tại, hành động, theo đuổi, tiến hóa. Ở trạng thái thấp nhất của nó, tinh thần tác động thông qua thể trí hay bản chất trí tuệ, và, trong sự liên kết với xác thân trọng trược, tinh thần làm cho nó được cảm nhận thông qua bộ óc.
2. Dưới hình thức mãnh lực cố kết (coherent force). Chính tính chất căn bản quan trọng đó làm cho mỗi người khác nhau, tạo ra sự biểu lộ phức tạp về các tính khí, các ham muốn, các tính chất, các mặc cảm (complexes), các ức chế, các cảm xúc, và các đặc điểm vốn tạo ra tính chất tâm lý đặc thù của một người. Đây là kết quả của sự tương tác giữa trạng thái tinh thần hay trạng thái năng lượng với bản thể vật chất hay phàm ngã (body nature). Đây là con người chủ quan đặc biệt, tức sắc thái, hay nốt (tính chất) cá biệt của y. Chính con
31 người này ấn định tốc độ của hoạt động rung động của xác thân y, tạo ra kiểu hình hài đặc biệt của y, chịu trách nhiệm cho tình trạng và bản chất của các cơ quan của y, các tuyến của y và các trạng thái bề ngoài của y. Đây là linh hồn và – ở trạng thái thấp nhất của nó – sẽ được thấy tác động thông qua bản chất xúc cảm hay cảm dục, và, trong sự liên kết với xác thân trọng trược, tác động thông qua tim.
3. Dưới hình thức hoạt động của các nguyên tử và các tế bào mà xác thân được tạo thành từ đó. Đó là toàn bộ các sinh linh nhỏ bé mà các cơ quan của con người, bao gồm toàn bộ con người, được tạo thành với chúng. Các sinh linh này có sự sống riêng của chúng, và một tâm thức hoàn toàn có cá tính và được đồng nhất hóa. Trạng thái này của nguyên khí sự sống tác động qua thể dĩ thái hay thể sinh lực; và, trong sự liên kết với cơ cấu rắn đặc của hình hài hữu hình, tác động qua lá lách.
Do đó, chúng ta nên nhớ rằng định nghĩa về tinh thần không thể thực hiện được, cũng như không thể có được định nghĩa về Thượng Đế. Khi người ta nói rằng tinh thần là nguyên nhân không thể diễn tả, không thể xác định, là năng lượng đang phát tỏa, là sự sống duy nhất và cội nguồn của hiện tồn, là toàn bộ mọi thần lực, mọi trạng thái tâm thức và mọi hình hài, là tập hợp của sự sống và những gì được biểu lộ tích cực của sự sống đó, là ngã và phi ngã, là lực và tất cả những gì mà lực đó là động cơ thúc đẩy (motivates), thực ra, người ta đang lảng tránh vấn đề, cố làm những điều không thể làm được, và che giấu sự thật đằng sau một hình thức các ngôn từ. Tuy nhiên, điều này không thể tránh được cho đến khi linh hồn thức được tiếp xúc và được hiểu biết, và Cái Duy Nhất vô sắc tướng có thể được nhận thức qua ánh sáng trong trẻo của trực giác.
Một trong các bài học đầu tiên mà chúng ta cần học là thể trí chúng ta, cho đến nay chưa đáp ứng với các trực giác ẩn tàng, làm cho chúng ta không thể nói một cách chắc chắn rằng một tình huống như thế là điều này, điều kia hay điều nọ; rằng cho tới khi chúng ta có thể hoạt động trong linh hồn thức của chúng ta, thì chúng ta mới nói được cái nào là đúng,
32 cái nào không đúng; rằng cho tới khi chúng ta đã trải qua sự luyện tập cần thiết, thì chúng ta mới có thể phủ nhận hoặc xác nhận bất cứ điều gì. Thái độ của chúng ta, phải là thái độ của sự thẩm tra hợp lý, còn sự quan tâm của chúng ta là sự quan tâm của một triết gia đang tìm tòi, sẵn lòng chấp nhận một giả thuyết dựa trên cơ sở của tính khả hữu của nó, nhưng không sẵn lòng để chấp nhận như là chân lý đã được chứng minh bất cứ điều gì, cho đến khi tự chúng ta biết rõ về nó. Tôi, một người khao khát các bí nhiệm cao siêu, và là một người đã sục tìm vào các bí nhiệm đó trong một giai đoạn dài hơn là có thể xảy ra cho đến nay đối với nhiều người, có thể viết về những điều mà cho đến nay không thể chứng minh cho bạn hoặc cho công chúng, là những người có thể đọc các giáo huấn này. Đối với Tôi, chúng có thể là và là chân lý và sự thật đã được chứng minh, và đó có thể là đủ đối với Tôi. Đối với bạn, chúng nên được xem như là những điều khả hữu có ý nghĩa và các gợi ý về hướng mà theo đó chân lý có thể được tìm kiếm, nhưng sau đó bạn không nên cho phép bạn vượt qua. Giá trị của các giáo huấn này nằm trong toàn thể của chúng và sẽ được tìm thấy trong cấu trúc cơ bản hay là bộ khung của các giải trình được phối kết và có tương quan, vốn phải được xem như một tổng thể chứ không phải theo chi tiết, và điều này có hai lý do:
1. Như có nói ở trước, ngôn ngữ che đậy chân lý và không để lộ nó ra. Nếu chân lý được nhận biết, đó là vì môn sinh tìm tòi đã tìm thấy một điểm chân lý trong chính y, điểm này giúp soi sáng các giai đoạn của y trong khi y tiến tới một cách chậm rãi và tuần tự.
2. Có nhiều kiểu trí tuệ và không hy vọng rằng thông tin được đưa ra, chẳng hạn như trong bộ luận này, sẽ lôi cuốn được mọi người. Nên nhớ rằng tất cả mọi người đều là các đơn vị tâm thức được truyền sinh khí trên một trong bảy phân thân (emanations) của Thượng Đế. Do đó, ngay cả các Chân Thần của họ hoặc các trạng thái tâm linh bẩm sinh là khác nhau rồi, cũng như trong lăng kính (vốn là một) có tới bảy màu khác nhau. Ngay cả điều này là thế, chỉ bởi vì bản chất, quan điểm và bộ máy nhận thức của con người, mà con
33 mắt của họ ghi nhận và phân biệt các tốc độ ánh sáng rung động khác nhau. Bảy nhóm phụ này lại tạo ra một quan điểm khác, tâm trạng và lối tiếp cận khác, tất cả đều có lý, nhưng tất cả đều đưa ra một góc nhìn hơi khác nhau. Khi nhận thức nói trên được phối hợp với các yếu tố như là các trình độ khác nhau trong tiến hóa, các quốc tịch và các đặc điểm khác nhau, những bất đồng cố hữu được dẫn đến thông qua sự tương tác giữa xác thân có liên quan và môi trường chung quanh, sẽ hiển nhiên là không sự tiếp cận nào với các vấn đề khó hiểu như là bản thể của tinh thần và linh hồn có thể có một định nghĩa chung và chính chúng chịu tuân theo một thuật ngữ phổ biến.
b/ Linh hồn, Chủ Thể Trung Gian hay Nguyên Khí Giữa.
Có hai góc nhìn hay quan điểm mà theo đó bản chất của linh hồn phải được hiểu rõ: một là khía cạnh linh hồn liên quan với giới thứ tư trong thiên nhiên, tức là giới nhân loại, còn quan điểm kia là quan điểm về các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, cần phải nhớ, vốn là các hình ảnh của ba giới cao.
Nên ghi nhớ kỹ rằng chính linh hồn của vật chất (soul of matter) tức anima mundi, là yếu tố có tri giác (sentient factor) trong chính thực chất (subtance). Đó là sự đáp ứng của vật chất (matter) qua khắp vũ trụ và khả năng bẩm sinh đó trong mọi hình tướng, từ nguyên tử của nhà vật lý học, đến tháidương-hệ của nhà thiên văn học, vốn tạo ra hoạt động thông minh không thể chối cãi mà vạn vật đang chứng tỏ. Nó có thể được gọi là năng lượng thu hút, sự cố kết, khả năng tri giác (sentiency), tính sinh động (aliveness), sự hiểu biết hay là ý thức (awareness or consciousness), nhưng có lẽ thuật ngữ rõ ràng nhất là linh hồn là tính chất (quality) mà mọi hình tướng biểu lộ. Đó là một điều gì đó tinh tế để phân biệt một yếu tố này với yếu tố khác, một khoáng chất này với khoáng chất khác. Đó là bản chất căn bản vô hình của hình tướng mà trong giới thực vật, nó xác định đó là một hoa hồng hoặc là
34 bông cải, một cây du (elm) hay là xà lách xon (water cress) sẽ xuất hiện; đó là một loại năng lượng giúp phân biệt các chủng loại khác nhau của giới động vật, và làm cho một người khác với một người khác ở dáng vẻ (appearance), bản chất (nature) và đặc tính (character) của y. Nhà khoa học đã liệt kê, sưu tầm và phân tích các hình tướng; các tên gọi đã được chọn lựa và đặt cho các nguyên tố, các chất khoáng, các hình thức của đời sống thực vật và các chủng loại động vật khác nhau; cấu trúc của các hình tướng và lịch sử của tiến trình tiến hóa của chúng đã được nghiên cứu, các suy diễn và các kết luận đã được đạt tới, nhưng giải pháp cho vấn đề của chính sự sống hãy còn vượt quá sự hiểu biết của người thông thái nhất, và cho đến khi sự hiểu biết về “mạng lưới sự sống” hoặc là về thể sinh lực, vốn nằm dưới mọi hình tướng, và liên kết mỗi phần của một hình tướng với mỗi phần khác, được nhận ra và được biết là một sự thực trong thiên nhiên, thì khi ấy vấn đề sẽ được giải quyết.
Định nghĩa về linh hồn có thể được xem như phần nào khả thi hơn là định nghĩa về tinh thần (spirit), nhờ bởi sự kiện là có nhiều người đã trải qua kinh nghiệm, vào lúc này hoặc lúc khác, một sự giác ngộ, một sự khai mở, một sự nâng cao, và một ân phước, vốn đã thuyết phục họ rằng có một trạng thái tâm thức rất khác xa với trạng thái tâm thức thường được kinh nghiệm, cốt để đưa họ vào một trạng thái hiện tồn mới và một trình độ hiểu biết mới. Chính một điều gì đó được cảm nhận và được kinh nghiệm, và bao hàm việc mở rộng tâm linh mà nhà thần bí học đã ghi nhận qua các thời đại, và Thánh Paul có ám chỉ đến khi ông nói về việc “bị lôi cuốn lên tới Cõi Trời thứ ba”, và về việc nghe được ở nơi đó những sự việc mà con người không được phép nói ra. Khi cả hai việc nghe và thấy trên các mức độ này đều tạo ra kinh nghiệm được nhận biết, thì chúng ta có nhà huyền linh học kiêm nhà thần bí.
1. Linh hồn, của đại thiên địa và tiểu thiên địa, của vũ trụ và con người, là thực thể được tạo ra khi trạng thái tinh thần và trạng thái vật chất được liên kết với nhau.
35 a/ Do đó linh hồn không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất mà là mối quan hệ (relation) giữa cả hai.
b/ Linh hồn là chủ thể trung gian (mediator) giữa nhị nguyên tính này; nó là nguyên khí giữa, khoen nối giữa Thượng Đế với sắc tướng của Ngài.
c/ Do đó, linh hồn là một tên gọi khác để chỉ nguyên khí Christ, dù là trong thiên nhiên hoặc trong con người.
2. Linh hồn là lực hút của vũ trụ được sáng tạo và (khi hoạt động) giữ cho mọi hình thể (forms) kết lại nhau để cho sự sống của Thượng Đế có thể biểu lộ hay tự biểu hiện qua các hình thể đó.
a/ Do đó, linh hồn là trạng thái kiến tạo hình hài, và là yếu tố thu hút trong mọi hình hài trong vũ trụ, trong hành tinh, trong các giới của thiên nhiên và trong con người (con người tổng kết trong chính mình mọi trạng thái) linh hồn tạo ra hình hài, nó giúp cho hình hài phát triển và tăng trưởng để cung cấp nơi trú ngụ thích hợp hơn cho sự sống nội tại, và thúc đẩy mọi tạo vật của Thượng Đế tiến tới theo con đường tiến hóa, qua hết giới này đến giới khác, hướng đến mục tiêu cuối cùng và một thành tựu huy hoàng.
b/ Linh hồn là chính mãnh lực tiến hóa và điều này đã ở trong trí Thánh Paul khi ngài nói đến “Đấng Christ trong bạn, niềm hy vọng vinh quang” (“Christ in you, the hope of glory”).
3. Linh hồn này biểu lộ khác nhau trong các giới khác nhau của thiên nhiên, nhưng chức năng của nó bao giờ cũng như nhau, cho dù chúng ta đang đề cập đến một nguyên tử của vật chất và sức mạnh của nó để gìn giữ sự đồng nhất của nó với hình tướng và xúc tiến hoạt động của nó theo đường lối riêng của nó, hoặc là chúng ta bàn đến một hình hài ở một trong ba giới của thiên nhiên, được giữ cố kết với nhau, thể hiện các đặc trưng, theo đuổi đời sống theo bản năng riêng của nó, và hoạt động thành một khối hướng đến một điều gì đó cao cả hơn và tốt đẹp hơn.
36 a/ Do đó, linh hồn là nhân tố mang lại các đặc điểm riêng biệt và các biểu lộ sắc tướng khác nhau.
b/ Linh hồn tác động lên vật chất, thúc đẩy vật chất đảm nhận một số hình thức (shapes), để đáp ứng với một số rung động, và để tạo ra các hình tướng đặc biệt thuộc cõi hiện tượng mà chúng ta nhận biết trong thế giới của cõi hồng trần dưới hình thức khoáng chất, thực vật, động vật và con người, − và đối với điểm đạo đồ thì còn có một số hình thức khác nữa.
4. Các tính chất, các rung động, các màu sắc và các đặc điểm của tất cả các giới trong thiên nhiên là các tính chất của linh hồn, như là các năng lực tiềm tàng trong bất cứ hình hài nào đang tìm cách biểu lộ và chứng tỏ tiềm năng. Trong tổng thể của chúng vào cuối giai đoạn tiến hóa, chúng sẽ tiết lộ những gì là bản chất của sự sống thiêng liêng và của linh hồn thế giới, − linh hồn tối cao đó sẽ tiết lộ đặc tính (character) của Thượng Đế.
a/ Do đó, qua các tính chất và các đặc điểm này, linh hồn biểu lộ như là sự đáp ứng hữu thức đối với vật chất, vì các tính chất được xuất hiện thông qua sự tương tác của các cặp đối ứng, tinh thần và vật chất, và ảnh hưởng của chúng lên nhau. Đây là nền tảng của tâm thức.
b/ Linh hồn là yếu tố hữu thức trong mọi hình hài, cội nguồn của tâm thức mà mọi hình hài biểu lộ và của sự đáp ứng với các điều kiện tập thể chung quanh mà các hình hài trong mọi giới của thiên nhiên thể hiện.
c/ Do đó linh hồn có thể được định nghĩa như là khía cạnh đầy ý nghĩa trong mọi hình hài (được tạo ra qua sự hợp nhất của tinh thần và vật chất), nó cảm nhận, biểu lộ sự hiểu biết, thu hút và xua đuổi, đáp ứng hoặc từ chối đáp ứng, và giữ mọi hình hài trong một tình trạng thường xuyên hoạt động rung động.
d/ Linh hồn là thực thể có tri giác được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha−Tinh Thần và Mẹ−Vật Chất. Đó là cái mà
37 trong giới thực vật chẳng hạn, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng mặt trời và việc nở ra của chồi búp; đó là cái mà trong giới động vật khiến cho nó thương yêu chủ của nó, đi săn mồi, và tuân theo cuộc sống bản năng của nó; đó là cái mà trong con người, nó làm cho y ý thức về môi trường chung quanh y và nhóm của y, nó khiến cho y sống cuộc đời của y trong ba cõi của sự tiến hóa bình thường của y như kẻ bàng quan, chủ thể nhận thức, diễn viên (actor). Sau rốt chính điều đó khiến cho y phát hiện rằng linh hồn này nơi y vốn có hai phần (dual), phần kia của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), còn phần của y thì nhận ra hồn thiêng (divine soul) của mình. Tuy nhiên, vào lúc này, đa số con người sẽ được nhận thấy là đang hoạt động một cách đầy đủ, không hoàn toàn là sinh hồn, cũng không hoàn toàn là hồn thiêng, mà có thể được xem như nhân hồn (human souls).
5. Linh hồn của vũ trụ − với mục đích làm sáng tỏ – có thể biến phân, hay đúng hơn là (do các giới hạn của hình hài mà linh hồn phải hoạt động qua đó) có khả năng nhận biết ở các mức độ rung động khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó bản chất linh hồn trong vũ trụ biểu lộ trong một vài trạng thái hiểu biết lớn lao với nhiều điều kiện chuyển tiếp, mà đa số các trạng thái có thể được liệt kê như sau:
a/ Tâm thức (consciousness), hay trạng thái hiểu biết trong chính vật chất, do bởi sự kiện là Mẹ-Vật Chất đã được làm cho phong phú bởi Cha-Tinh Thần và như thế sự sống và vật chất được mang lại với nhau. Loại tâm thức này liên quan tới nguyên tử, phân tử và tế bào mà mọi hình hài được tạo nên từ đó. Theo đó, hình tướng của thái-dương-hệ, của một hành tinh và của tất cả những gì được tìm thấy ở trên hoặc ở trong một hành tinh được tạo nên.
b/ Tâm thức cảm thụ thông minh (Intelligent sentient consciousness), tức là tâm thức được biểu lộ (evidenced) trong giới khoáng chất và giới thực vật. Chính tâm thức này chịu trách nhiệm đối với tính chất, hình dạng (shape) và sắc thái (colouring) của hình hài thực vật và hình hài khoáng chất, và đối với các bản chất đặc thù của chúng nữa.
c/ Tâm thức động vật (Animal consciousness), việc ý thức
38 về sự đáp ứng của linh hồn của mọi hình hài trong giới động vật, tạo ra các sự khác nhau của chúng, tức là loài và bản tính của chúng.
d/ Tâm thức con người hay ngã thức (Human conscious-
ness or self-consciousness) mà sự phát triển của sự sống, sắc tướng và ý thức trong ba giới kia đã từ từ hướng đến đó. Thuật ngữ này liên quan đến tâm thức cá nhân của con người; và trong các giai đoạn ban đầu thiên về thú tính hơn là thiên tính, do bởi sự khống chế của thể xác động vật (animal body) với các bản năng và các khuynh hướng của nó. H.P.B. định nghĩa con người một cách chính xác là: “một con vật (an animal) cộng với một Thượng Đế”. Về sau nó mới có tính người nhiều hơn, không thuần túy con vật, cũng không hoàn toàn thiêng liêng, mà dao động giữa hai mức độ, do đó làm cho giới nhân loại thành bãi chiến trường lớn giữa các cặp đối ứng, giữa sự thôi thúc hay sự lôi kéo của tinh thần, và sự cám dỗ của vật chất hay mẹ-thiên nhiên (mother-nature), và giữa cái gọi là phàm ngã với con người tâm linh.
e/ Tập thể thức (group consciousness), vốn là tâm thức của các tổng thể vĩ đại, mà con người đạt tới qua sự phát triển, trước tiên là tâm thức cá nhân của y, tức là toàn bộ các kiếp sống của các bản chất động vật, tình cảm và trí tuệ của y, cộng với tia sáng thiêng liêng ngự trong hình hài mà các bản chất đó tạo ra. Rồi đến ý thức về nhóm của y, như được định rõ cho y trong nhóm các đệ tử, hoạt động dưới quyền một Đức Thầy nào đó, đại diện cho Thánh Đoàn đối với y. Thánh
Đoàn (Hierarchy) có thể được định nghĩa như là tổng thể những người con của nhân loại không còn bị tập trung vào ngã thức đã biệt ngã hóa nữa (individualised selfconsciousness), mà các Ngài đã nhập vào một sự nhận thức rộng lớn hơn, tức là nhận thức về sự sống tập thể của hành tinh. Có nhiều giai đoạn trong nhận thức này, tăng lên đủ mức độ, từ nhận thức tập thể nhỏ bé của đệ tử dự bị, lên đến nhận thức tập thể đã hoàn tất của sự sống mà trong Ngài mọi hình tướng đều hiện tồn, tức tâm thức của Hành Tinh
Thượng Đế, “vị Tinh Quân trước Thiên Tòa”, Đấng đang biểu
39 lộ qua hình tướng của một hành tinh, giống như con người biểu lộ qua hình hài của mình trong giới nhân loại.
Do đó linh hồn có thể được xem như khả năng tri giác hợp nhất (unified sentiency) và ý thức tương đối của những gì ẩn sau hình hài của một hành tinh và của một thái-dươnghệ. Những cái sau này (hành tinh và thái dương hệ) là toàn bộ của mọi hình hài, hữu cơ hoặc vô cơ (organic or inorganic, có tổ chức hoặc không tổ chức) như người theo thuyết duy vật phân biệt chúng. Mặc dù linh hồn tạo thành một tổng thể lớn, tuy thế nó vẫn bị giới hạn trong sự biểu lộ của nó, bởi bản thể và tính chất của hình tướng mà nó ngự trong đó, và do đó, có những hình hài có tính đáp ứng cao với linh hồn và biểu hiện cho linh hồn, còn các hình hài khác – do sự trọng trược của chúng và tính chất của các nguyên tử mà chúng được tạo thành từ đó – lại không thể nhận biết các trạng thái cao siêu của linh hồn, hoặc không thể diễn đạt nhiều hơn so với mức rung động thấp của nó, âm điệu hoặc sắc thái của nó. Cái vô cùng nhỏ được nhận biết, cái vô cùng lớn được thừa nhận; nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một khái niệm, cho đến lúc mà tâm thức con người có tính bao gồm (inclusive), cũng như tính có chọn lọc (exclusive). Khái niệm này sẽ được hiểu rõ khi trạng thái thứ hai được tiếp xúc và con người hiểu được bản chất của linh hồn. Cũng cần phải nhớ rằng cũng như tam bộ căn bản của sự biểu lộ được thể hiện một cách tượng trưng trong con người dưới hình thức chỉ số năng lượng (năng lượng vật chất), hệ thần kinh và khối lượng cơ thể (body mass) của y, cũng thế, linh hồn cũng có thể được biết như là một tam bộ, tức là các tương ứng cao của tam bộ thấp.
Trước hết, có một điều có thể được gọi là ý chí tinh thần (spiritual will), − đó là một phần (quota) của ý chí đại đồng (universal will) mà bất cứ một linh hồn nào cũng có thể biểu hiện, và thích hợp với mục tiêu của việc khiến cho con người tâm linh (spiritual man, chân nhân) hợp tác theo kế hoạch và mục tiêu của sự sống vĩ đại mà trong đó chân nhân đang hiện hữu. Cũng có tính chất thứ hai của linh hồn là bác ái tinh thần (spiritual love), tức là tính chất của tập thể thức, của tính bao gồm, của tình trạng trung gian, của sự thu hút và của sự hợp nhất. Đây là đặc tính cao nhất của linh hồn, vì chỉ linh hồn
40 mới có nó như là nhân tố năng động. Tinh thần hay Chân Thần trước tiên là biểu hiện của ý chí, với bác ái và sự thông tuệ như là các nguyên khí phụ, còn bản thể con người, tức phàm ngã, được phân biệt trước tiên bằng sự thông tuệ, nhưng linh hồn, một cách rất đặc biệt, có tính chất bác ái vốn cũng thể hiện dưới hình thức minh triết khi sự thông tuệ của phàm ngã được hòa nhập với bác ái của linh hồn. Bảng sau đây có thể giúp làm cho ý tưởng rõ ràng hơn.
Chân Thần ........ Ý Chí ............. Mục Tiêu
Ngôi Một ....... Ý Chí, giúp cho Chân Thần tham dự vào mục (1st Aspect) tiêu đại đồng (universal purpose).
Ngôi Hai ........ Bác Ái, năng lượng được tuôn đổ vào linh (2nd Aspect) hồn, làm cho linh hồn có bản chất riêng biệt.
Ngôi Ba .......... Sự Thông Tuệ, được truyền qua linh hồn và (3rd Aspect) được đưa vào biểu lộ qua trung gian xác thân.
Linh Hồn .......... Bác Ái .......... Phương Pháp

Ngôi Một .... Ý Chí, tạm thời chưa hoạt động nhưng tự biểu hiện qua trạng thái trí tuệ của phàm ngã và qua Kundalini, luồng hỏa này khi được đánh thức đúng đắn, sẽ làm cho các cuộc điểm đạo cuối cùng có thể đi vào tâm thức của Chân Thần.
Ngôi Hai .... Bác Ái, thần lực chủ đạo của sự sống linh hồn; qua việc sở hữu này và loại năng lượng này, linh hồn có thể đồng cảm với mọi linh hồn. Qua thể tình cảm, linh hồn có thể tiếp xúc với mọi linh hồn động vật hay mọi linh hồn dưới nhân loại (animal or subhuman souls); qua hoạt động của linh hồn trên cõi riêng của nó, linh hồn có thể tiếp xúc với các linh hồn của tất cả những người đang thiền định; và qua nguyên khí bồ đề, linh hồn có thể tiếp xúc với trạng thái thứ hai của Chân Thần.
Ngôi Ba .... Tri thức. Trạng thái này được đưa vào tiếp xúc với sự thông tuệ của mọi tế bào trong cơ cấu tam phân của cơ thể.
Nhờ nghiên cứu kỹ đoạn nói trên, sự việc trở nên rõ ràng là bằng cách nào linh hồn hoạt động như là tác nhân trung gian giữa Chân Thần với phàm ngã.
Phàm ngã che giấu trong chính nó, như cái hộp che giấu
41 viên ngọc, điểm ánh sáng đó của linh hồn mà chúng ta gọi là ánh sáng trong đầu. Điểm này nằm bên trong não bộ, và chỉ được khám phá và sau đó được sử dụng khi trạng thái cao nhất của phàm ngã, tức thể trí, được phát triển và hoạt động.
Kế đó sự hợp nhất với linh hồn được thực hiện và linh hồn hoạt động qua bản chất phàm ngã.
Linh hồn che giấu trong chính nó, giống như “bảo ngọc trong hoa sen” (“jewel in the lotus”) khả năng đó của năng lượng năng động (dynamic energy) vốn là thuộc tính được biểu lộ của Chân Thần, tức ý chí. Khi linh hồn đã khai mở tất cả mọi quyền năng của nó và đã học cách bao gồm trong tâm thức của nó tất cả những gì được hàm ý bởi câu “hằng hà sa số hình tướng mà Bản Thể khoác lấy” (the “myriad forms that Being takes”), kế đó đến lượt một trạng thái cao siêu hơn hoặc bao gồm hơn bắt đầu xảy ra và sự sống linh hồn được thay thế bằng sự sống Chân Thần. Việc này đòi hỏi một năng lực hiểu biết, yêu thương, và tham gia vào các kế hoạch của một sự sống, vốn có năng lực bao gồm bên trong phạm vi tâm thức của nó không chỉ toàn bộ các sự sống và tâm thức của sự sống của Thượng Đế của hành tinh chúng ta, mà còn gồm tất cả các sự sống và tâm thức bên trong thái-dương-hệ chúng ta nữa. Bản chất của sự hiểu biết này chỉ có thể hiểu được bởi người nào đã đạt tới tri thức-linh hồn (soulknowledge). Đối với những người tinh thông về sự sống của linh hồn, và đối với một nhóm người nam và nữ đang đảm trách công việc thử nghiệm và chuyển tiếp lớn lao, nhu cầu cấp thiết vào lúc này là đưa thêm bằng chứng của họ vào sự thật về các lời phát biểu (statements) của các nhà thần bí học (mystics) và nhà huyền linh học (occultists) của các thời đại.
c/ Phàm Ngã, Sự Xuất Hiện ở Cõi Hiện Tượng (The Body, the Phenomenal Appearance)
Không có nhiều điều cần thiết được viết ra ở đây về việc này, vì bản thể con người (phàm ngã) và khía cạnh sắc tướng đã là đối tượng sưu khảo và đề tài của tư tưởng và thảo luận của người biết suy tư từ nhiều thế kỷ. Nhiều điều mà họ đã đạt đến về căn bản là đúng. Nhà sưu khảo hiện đại sẽ thừa nhận Định Luật Tương Đồng như là nền tảng của các tiền đề, và đôi khi sẽ nhận ra lý thuyết Hermes cho rằng “Trên sao, dưới vậy” (“As above, so below”) có thể phóng chiếu nhiều
42 ánh sáng lên các vấn đề hiện tại. Các định đề sau đây có thể dùng để minh giải:
1. Trong bản thể con người của mình, con người là một tổng thể (sum total), một sự thống nhất (a unity).
2. Cái tổng thể này được chia nhỏ thành nhiều phần và nhiều cơ quan.
3. Tuy thế nhiều tế phân này hoạt động theo một cách thức thống nhất và cơ thể là một tổng thể được liên kết.
4. Mỗi một trong các phần của nó khác nhau về hình thể và về chức năng, nhưng tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau.
5. Tuần tự, mỗi phần và mỗi cơ quan được cấu tạo bởi các phân tử, các tế bào và các nguyên tử, tất cả được giữ chung lại với nhau dưới hình thức của một cơ thể bởi sự sống của tổng thể.
6. Cái tổng thể được gọi là con người được chia đại khái thành năm phần, một số có tính quan trọng hơn một số khác, nhưng tất cả đều làm cho toàn vẹn cơ thể sống động mà chúng ta gọi là một con người.
a/ Đầu.
b/ Thân trên (upper torso), hay là phần nằm trên cách mô (diaphragm, cơ hoành).
c/ Thân dưới (lower torso) hay là phần nằm bên dưới cách mô.
d/ Tay.
e/ Chân.
7. Các cơ cấu này dùng cho các mục đích khác nhau, và sự tiện lợi của tổng thể (whole) tùy thuộc vào sự vận hành đúng đắn và sự hiệu chỉnh thích hợp của chúng.
8. Mỗi một trong các cơ cấu này đều có sự sống riêng của nó, vốn là toàn bộ sự sống của cấu trúc nguyên tử của nó, và cũng được làm cho sinh động bởi sự sống thống nhất của tổng thể, được điều khiển từ đầu bằng ý chí hay năng lượng thông tuệ của chân nhân (spiritual man).
9. Phần quan trọng của cơ thể chính là bộ phận gồm ba phần, tức là đầu, thân trên và thân dưới. Con người có thể hoạt động và sống mà không có tay và chân.
10. Mỗi một trong ba phần này cũng chia làm ba theo
43 khía cạnh vật chất, tạo ra sự tương đồng với ba phần của bản chất con người và chín phần của sự sống hoàn thiện của Chân Thần. Có các cơ quan khác, nhưng các cơ quan được liệt kê này là các cơ quan có một ý nghĩa huyền bí có giá trị lớn hơn các phần khác.
a/ Bên trong đầu là:
- Năm não thất (five ventricles of the brain) hay là cái mà chúng ta có thể gọi là não bộ, như là một cơ quan thống nhất.
- Ba tuyến (glandes), gồm tuyến động mạch cảnh (carotid), tuyến tùng quả (pineal) và tuyến yên (pituitary).
- Hai mắt.
b/ Trong thân trên là:
- Cổ họng.
- Hai phổi.
- Tim.
c/ Trong thân dưới có:
- Lá lách.
- Bao tử.
- Các cơ quan sinh dục.
11. Toàn bộ cơ thể cũng có ba phần:
a/ Da và cấu trúc xương.
b/ Mạch máu hay hệ tuần hoàn.
c/ Hệ thần kinh tam phân.
12. Mỗi một trong các tam bộ này tương ứng với ba phần của bản chất con người:
a/ Bản chất vật chất (physical nature): da và cấu trúc xương là sự tương đồng với nhục thân và thể dĩ thái của con người.
b/ Bản chất linh hồn (soul nature): Các mạch máu và hệ tuần hoàn là sự tương đồng với cái linh hồn lan tỏa khắp nơi đó, linh hồn đó xâm nhập vào mọi phần của thái-dươnghệ, như máu đi đến mọi phần của cơ thể.
c/ Bản chất tinh thần (spirit nature): Hệ thần kinh, vì nó truyền năng lượng và tác động khắp con người vật chất, là sự tương ứng với năng lượng của tinh thần.
13. Trong đầu, chúng ta có sự tương đồng với trạng thái tinh thần, tức là ý chí điều khiển, Chân Thần, Đấng Duy Nhất:
44 a/ Bộ óc với năm não thất của nó là sự tương đồng với hình hài vật chất, mà tinh thần làm sinh động liên quan với con người, cái toàn bộ gồm năm phần đó vốn là phương tiện mà qua đó tinh thần phải tự biểu lộ trên cõi trần.
b/ Ba tuyến ở trong đầu có liên quan mật thiết với linh
hồn hay bản chất tâm linh (psychic nature) (cao và thấp). c/ Hai mắt là các tương ứng thuộc cõi trần với Chân Thần, mà Chân Thần lại là ý chí và bác ái−minh triết hay là atma-buddhi, theo thuật ngữ huyền linh học.
14. Trong thân trên (upper body) chúng ta có một tương đồng với bản chất linh hồn tam phân.
a/ Cổ họng (throat), tương ứng với trạng thái sáng tạo thứ ba hay là bản thể con người, sự thông tuệ linh hoạt của linh hồn.
b/ Tim, bác ái-minh triết của linh hồn, thể bồ đề (buddhi) hay nguyên khí Christ. c/ Hai lá phổi, tương đồng với hơi thở của sự sống, là
sự tương ứng của tinh thần.
15. Trong thân dưới, chúng ta lại có hệ thống tam bộ này được thể hiện:
a/ Các cơ quan tính dục, khía cạnh sáng tạo, tác nhân tạo ra thân thể.
b/ Bao tử, với vai trò là biểu lộ hồng trần của bí huyệt đan điền (solar plexus), là sự tương đồng với bản chất linh hồn.
c/ Lá lách, nơi nhận năng lượng và do đó là biểu hiện ở cõi trần của trung tâm lực đang nhận năng lượng này, là sự tương đồng với tinh thần truyền năng lượng.
Thể sinh lực (vital body) là sự biểu lộ của năng lượng linh hồn và có chức năng sau:
1. Nó hợp nhất và liên kết toàn thể mọi hình tướng thành một tổng thể.
45 2. Nó cung cấp cho mỗi hình tướng tính chất riêng biệt của hình tướng đó, và điều này là do bởi:
a/ Loại vật chất được cuốn hút vào phần cụ thể đó của mạng lưới sự sống (web of life, sinh-võng).
b/ Vị trí (position) trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, chẳng hạn, của một hình hài đặc biệt nào đó.
c/ Giới cụ thể (particular kingdom) trong thiên nhiên đang được truyền sinh khí.
3. Đó là nguyên khí hội nhập và là lực biểu lộ cố kết, theo ý nghĩa hoàn toàn vật chất.
4. Mạng lưới sự sống này là sự tương đồng về mặt chủ quan đối với hệ thần kinh, và những kẻ bắt đầu tiến vào các khoa học nội môn có thể, nếu họ nhớ điều này, hình dung cho chính họ một mạng lưới thần kinh và đám rối (plexus, tùng, đám rối, búi) chạy khắp toàn bộ cơ thể, hay là toàn bộ mọi hình hài, phối hợp và liên kết, và tạo ra một sự hợp nhất cơ bản.
5. Bên trong sự hợp nhất đó là sự đa dạng. Giống như các cơ quan khác nhau của cơ thể con người được liên kết với nhau bằng sự phân nhánh của hệ thần kinh, cũng thế, bên trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế là các giới khác nhau trong thiên nhiên và vô số các hình hài. Đàng sau vũ trụ khách quan là thể nhạy cảm tinh anh hơn – một cơ cấu, không phải nhiều, một hình tướng có tính cảm thụ, đáp ứng, liên kết chặt chẽ với nhau.
6. Hình hài nhạy cảm này không những chỉ là những gì đáp ứng với môi trường chung quanh, mà còn là tác nhân truyền chuyển (từ các cội nguồn bên trong) một vài loại năng lượng, và mục tiêu của Bộ Luận có thể được trình bày ở đây, là nhằm cứu xét các loại năng lượng khác nhau được truyền đến hình hài trong giới nhân loại, sự đáp ứng của hình hài đối với các loại thần lực, các ảnh hưởng của lực đó lên con người, và sự đáp ứng dần của y đối với lực đang phát ra:
46 a/ Từ môi trường chung quanh của y, cộng với thể xác bên ngoài của riêng y.
b/ Từ cõi tình cảm, hay lực cảm dục. c/ Cõi trí hay các luồng tư tưởng.
d/ Lực của Chân Ngã (Egoic force), một mãnh lực chỉ được con người nhận ra, và giới thứ tư trong thiên nhiên là tác nhân bảo quản của nó, và lực đó cũng có các ảnh hưởng huyền bí và đặc thù.
e/ Loại năng lượng vốn tạo ra ra sự gắn kết (concretion) các ý tưởng trên cõi trần. f/ Năng lượng hoàn toàn có tính chất tâm linh, hay thần lực từ cõi của Chân Thần.
Tất cả các loại lực khác nhau này có thể được biểu lộ trong giới nhân loại. Một số các lực đó có thể được biểu lộ trong các giới dưới nhân loại, và bộ máy của thể sinh lực trong con người được cấu tạo, sao cho thông qua ba biểu lộ ra ngoại cảnh của nó, hệ thần kinh tam phân, qua bảy đám rối chính (major plexi, các trung tâm lực chính), các hạch thần kinh (nerve ganglia) thứ yếu và hàng ngàn dây thần kinh, tức toàn bộ con người ngoại cảnh có thể đáp ứng với:
a/ Các loại thần lực được nói đến ở trên.
b/ Các năng lượng được tạo ra ở trong và phát ra từ bất cứ phần nào của lưới sự sống bằng chất dĩ thái của hành tinh. c/ Lưới sự sống của thái dương (solar web of life).
d/ Các chòm sao của Hoàng Đạo, chúng tỏ ra có một ảnh hưởng thực sự trên hành tinh chúng ta mà cho đến nay, chiêm tinh học là sự nghiên cứu còn non nớt về chúng.
e/ Một vài vũ trụ lực, vốn sẽ được nhận biết sau này, đang tác động lên và tạo ra các thay đổi trong thái-dương-hệ chúng ta, và tất nhiên trên hành tinh chúng ta, và trên mọi hình hài bên trên và bên trong sự sống hành tinh đó. Điều này đã được đề cập đến trong “Luận Về Lửa Càn Khôn”.
Lưới sự sống hành tinh đáp ứng với tất cả các lực này, và, khi các chiêm tinh gia hoạt động theo con đường huyền
47 linh và xem xét lá số tử vi hành tinh, họ sẽ đạt đến một sự hiểu biết nhanh chóng hơn về các ảnh hưởng của Hoàng Đạo và vũ trụ.
Anima mundi (Linh Hồn thế giới) là những gì nằm đàng sau lưới sự sống. Lưới sự sống chỉ là biểu tượng vật chất của linh hồn đại đồng (universal soul) đó; đó là dấu hiệu bên ngoài và hữu hình của thực tại bên trong, sự cụ thể hóa của thực thể đáp ứng nhạy bén đang liên kết tinh thần và vật chất lại với nhau. Chúng ta gọi thực thể này là Linh Hồn Đại Đồng (Universal Soul), tức nguyên khí trung gian theo quan điểm của sự sống hành tinh. Khi chúng ta thu hẹp ý niệm xuống đến gia đình nhân loại, và xem xét con người cá biệt, chúng ta gọi nó là nguyên khí trung gian, vì linh hồn của nhân loại không chỉ là một thực thể liên kết tinh thần với vật chất, và làm trung gian (mediate) giữa Chân Thần với phàm ngã, mà linh hồn nhân loại còn có một chức năng độc đáo là thực hiện vai trò trung gian giữa ba giới cao trong thiên nhiên với ba giới thấp. Ba giới cao là:
1. Huyền Giai Tinh thần (Spiritual Hierarchy) của hành tinh chúng ta, các tinh linh thiên nhiên (nature spirits, tinh linh ngũ hành) hay là các thiên thần (angels), và các tinh thần con người (human spirits), đang đứng ở một điểm đặc biệt trên thang tiến hóa. Trong số các vị này, Đức Sanat Kumara (Đức Ngọc Đế), hiện thân cho một nguyên khí của Hành Tinh Thượng Đế, ở vị trí cao nhất, và một điểm đạo đồ cấp thứ nhất ở vị trí thấp nhất, cùng với các thực thể tương ứng trong giới mà chúng ta gọi là giới thiên thần (angel or deva kingdom).
2. Huyền Giai của các Cung – một số tập hợp của bảy cung có liên quan với hành tinh chúng ta.
3. Một Huyền Giai các Đấng Cao Cả, được tập hợp lại bởi một diễn trình tiến hóa, bắt nguồn từ sự tiến hóa hành tinh chúng ta và từ bốn hành tinh khác, các Ngài tiêu biểu trong chính các Ngài mục tiêu và kế hoạch của Thái Dương Thượng Đế liên quan với năm hành tinh có liên can.
Khi thu hẹp ý niệm xuống tới tiểu thiên địa, Chân Ngã hay Linh Hồn tác động thực sự với vai trò là nguyên khí
48 trung gian, liên kết Huyền Giai của các Chân Thần với các hình hài đa dạng bên ngoài mà chúng sử dụng một cách tuần tự trong tiến trình: a/ Thu thập một vài kinh nghiệm, đưa đến việc hoạch đắc các thuộc tính. b/ Triển khai một số ảnh hưởng được bắt đầu trong một thái-dương-hệ trước.
c/ Hợp tác trong kế hoạch của Thái Dương Thượng Đế liên quan với Nghiệp Quả (Karma) của Ngài (nếu người ta có thể dùng một đại danh từ khi nói về một sự sống vốn là một sự hiện tồn và lại còn là một ý niệm được mở rộng) – một điểm thường bị bỏ qua. Karma này của Ngài phải được thể hiện qua phương pháp lâm phàm (incarnation), và kết quả theo sau của năng lượng lâm phàm đó dựa vào chất liệu của hình hài. Điều này được biểu tượng hóa cho chúng ta, nếu chúng ta có thể chỉ hiểu nó, trong mối tương quan của mặt trời đối với mặt trăng. “Thái Dương Tinh Quân (Solar Lord) với hơi ấm và ánh sáng của Ngài kích thích các Thái Âm Tinh Quân (Lunar Lords) đang tàn tạ vào một sự sống giả tạo. Đây là sự dối trá lớn; và là Maya (hão huyền) của Bản Lai Diện Mục (Presence) của Ngài”. Cổ Luận viết như thế, và thường được Tôi dẫn chứng trong các sách trước kia. Quan niệm nói trên cũng có trong nó chân lý cho linh hồn cá biệt.
Nguyên khí trung gian (middle principle) này hiện đang ở trong tiến trình hiển lộ. Trạng thái thấp đang hoạt động. Trạng thái cao vẫn chưa được biết tới, nhưng những gì liên kết chúng (và cùng lúc tiết lộ bản chất của trạng thái cao) đang sắp được khám phá. Cấu trúc, cơ cấu, hiện đang sẵn sàng và được phát triển đến mức hữu dụng của nó; sự sống thiết yếu có thể dẫn dắt và kích hoạt bộ máy cũng đang hiện hữu, và hiện con người có thể sử dụng và kiểm soát một cách khôn ngoan, không chỉ bộ máy, mà còn cả nguyên khí linh hoạt nữa.
Biểu tượng lớn của linh hồn trong con người là thể sinh lực hay thể dĩ thái của y, và vì các lý do sau đây:
1. Đó là tương ứng vật chất đối với thể ánh sáng bên trong (inner light body) mà chúng ta gọi là thể linh hồn (soul
49 body) tức thể tinh thần (spiritual body). Nó được gọi là “chén vàng” (“golden bowl”) trong Thánh Kinh (Bible) và được nhận ra bởi:
a/ Tính chất ánh sáng của nó.
b/ Tốc độ rung động của nó, tốc độ này luôn luôn đồng bộ với sự phát triển của linh hồn.
c/ Lực cố kết của nó, đang liên kết và kết nối mọi phần của cấu trúc cơ thể.
2. Đó là “mạng lưới sự sống” (“web of life”) của tiểu thiên địa vì nó nằm dưới mọi phần của cấu trúc vật chất và có ba mục tiêu:
a/ Truyền nguyên khí sự sống, năng lượng vốn tạo ra hoạt động, đi khắp cơ thể. Nó làm được điều này nhờ dòng máu, điểm tập trung cho sự phân phối này là tim. Đó là tác nhân vận chuyển sinh lực cho thể xác.
b/ Làm cho linh hồn, hay con người, chưa phải là con người tâm linh, đồng cảm với môi trường chung quanh của y. Việc này được tiến triển qua trung gian của toàn bộ hệ thần kinh, điểm tập trung của hoạt động đó là não bộ. Đây là trung tâm của sự tiếp nhận hữu thức.
c/ Sau rốt, qua sự sống và tâm thức, tạo ra một hoạt động tỏa chiếu, tức là sự biểu lộ của vinh quang, vốn sẽ làm cho mỗi người thành một trung tâm hoạt động để phân phối ánh sáng và năng lượng thu hút đến những kẻ khác trong giới nhân loại, và qua giới nhân loại, đến các giới dưới nhân loại. Đây là một phần của kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế để truyền sinh lực và phục hồi lại rung động của các hình hài mà chúng ta gọi là dưới nhân loại.
3. Biểu tượng tiểu thiên địa này của linh hồn chẳng những nằm dưới toàn bộ cấu trúc vật chất, và như thế là một biểu tượng của anima mundi, hay là linh hồn thế giới (world soul), mà còn là một thực thể thống nhất, cố kết và không thể phân chia được, do đó tượng trưng cho sự thống nhất (unity)
50 và sự thuần trạng (homogeneity) của Thượng Đế. Không có các cơ cấu riêng biệt trong đó, mà chỉ là một cơ thể có thần lực đang tuôn chảy tự do, thần lực đó chính là một sự phối hợp hay sự hợp nhất của hai loại năng lượng với số lượng thay đổi, năng lượng năng động và năng lượng thu hút hay từ lực. Hai loại năng lượng này cũng tiêu biểu cho linh hồn đại đồng – thần lực của ý chí, và của bác ái, hay của atma và buddhi, và chính sự tác động của hai lực này lên vật chất mới thu hút vào thể dĩ thái của mọi hình hài các nguyên tử vật chất cần thiết, và – khi đã thu hút chúng như thế − bằng mãnh lực của ý chí, thôi thúc chúng vào một số hoạt động.
4. Thể ánh sáng và năng lượng cố-kết, thống-nhất này là biểu tượng của linh hồn, nơi đó nó có bên trong nó bảy điểm tập trung, mà trong đó sự ngưng tụ (condensation), nếu nó phải được gọi thế, của hai năng lượng phối hợp được tăng cường. Các điểm tập trung này tương ứng với bảy điểm tập trung trong thái-dương-hệ, trong đó Thái Dương Thượng Đế, thông qua bảy Hành Tinh Thượng Đế, tập trung các năng lượng của Ngài. Điều này sẽ được thảo luận chi tiết sau. Điểm cần được lưu ý ở đây chỉ là bản chất có tính chất biểu tượng của thể dĩ-thái hay thể sinh-lực, vì chính bằng việc tìm hiểu bản chất của các năng lượng được hiển lộ, và bản chất thống nhất của hình tướng và sự hoạt động, mà một ý tưởng nào đó về hoạt động của linh hồn, tức nguyên khí trung gian trong thiên nhiên, mới có thể được hiểu rõ.
5. Tính tượng trưng cũng được đưa ra khi người ta nhớ rằng thể dĩ thái liên kết thể xác thuần túy, tức nhục thân (dense body) với thể tinh anh thuần khiết, tức thể cảm dục hoặc thể tình cảm (the astral or emotional body). Trong thể này, người ta thấy hình ảnh (reflection) của linh hồn trong con người liên kết ba cõi thấp (tương ứng với các trạng thái đặc, lỏng và khí của thể thuần vật chất của con người) với các cõi cao trong thái-dương-hệ, như vậy liên kết cõi trí với cõi bồ đề và liên kết thể trí với các trạng thái trực giác của tâm thức.

51 Qui Luật Một

Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) bình tĩnh lại, không phân tán sức mạnh của mình, trong cơn thiền định thâm sâu, giao tiếp với hình ảnh của mình.

Vài Giả Thuyết Căn Bản.
Con Đường của Người Đệ Tử.

53 Qui Luật Một
VÀI GIẢ THUYẾT CĂN BẢN
Chúng ta đang bắt đầu một tiến trình nghiên cứu, mà trong đó toàn bộ khuynh hướng sẽ là đưa người nghiên cứu trở lại với chính mình, và như thế trở lại với đại-ngã (larger self) mà trong hầu hết các trường hợp, đại ngã đó chỉ làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận ở những khoảnh khắc hiếm hoi và tình cảm dâng cao. Khi bản ngã (self) được biết rõ (is known) chớ không chỉ được cảm thấy (felt), và, khi sự nhận thức thuộc về trí tuệ cũng như thuộc về giác quan, thì lúc bấy giờ người tìm đạo mới có thể thực sự sẵn sàng cho cuộc điểm đạo.
Tôi muốn lưu ý rằng các lời của Tôi được dựa vào một vài giả thuyết căn bản, mà để minh giải, Tôi muốn phát biểu một cách vắn tắt mà thôi.
Thứ nhất, người môn sinh chân thành trong hoài bão của mình, và nhất quyết tiến tới bất kể phản ứng gì có thể xảy ra của phàm ngã và cho phàm ngã. Chỉ những ai có thể phân biệt rõ ràng giữa hai trạng thái của bản chất họ, tức chân ngã và huyễn ngã (illusory self, phàm ngã), thì mới có thể hành động một cách sáng suốt. Điều này đã được diễn tả rõ ràng trong Yoga Điển Tắc của Patanjali (Yoga Sutras of Patanjali).
“Kinh nghiệm (về các cặp đối ứng) xuất phát từ việc linh hồn không thể phân biệt giữa phàm ngã với purusa (hay tinh thần). Các hình tướng bên ngoài (objective forms) tồn tại để cho con người tâm linh sử dụng và học hỏi kinh nghiệm. Nhờ tham thiền về việc này, nhận thức trực giác của con người tâm linh mới phát sinh”.
Quyển III. 35.
Câu Kinh (Sutra) thứ 48 trong cùng quyển nói trên, đưa ra một phát biểu bao gồm giai đoạn sau của sự nhận thức có tính phân biện này. Tính chất nhận thức này được thúc đẩy bằng một thái độ hồi tưởng của thể trí, và bằng sự quan tâm chu đáo đến phương pháp thường xuyên xem xét lại cuộc sống.
54 Thứ hai, Tôi đang hành động dựa theo giả định rằng tất cả mọi người đều đã sống đủ lâu, và đã đấu tranh đầy đủ với các mãnh lực gây cản trở của sự sống để giúp cho họ phát triển một ý thức khá đúng về các giá trị. Tôi cho rằng họ đang nỗ lực để sống như những người hiểu biết một điều gì đó về các giá trị vĩnh cửu chân thực của linh hồn. Họ sẽ không bị ngăn lại bởi bất cứ những việc nào xảy ra với phàm ngã, hoặc bởi sức ép của thời gian và hoàn cảnh, bởi tuổi tác hoặc bởi khuyết tật của thân xác. Họ đã khôn ngoan học hỏi rằng sự xông xáo nhiệt tình và một sự tiến bộ mãnh liệt đều có các mặt hạn chế (drawbacks) của nó, còn một sự cố gắng bền bĩ, đều đặn, vững chắc, cuối cùng sẽ đưa họ tiến xa hơn. Các sự bộc phát không đều của nỗ lực và áp lực nhất thời sẽ tàn dần thành nỗi thất vọng và một cảm giác thất bại nặng nề. Chính là con rùa, chứ không phải con thỏ đến đích trước tiên, mặc dù cuối cùng thì cả hai đều đến đích.
Thứ ba, Tôi cho rằng những ai thật sự tự mình lợi dụng các chỉ dẫn trong sách này đều sẵn sàng thực hiện các yêu cầu đơn giản, để đọc những gì được viết ra một cách có suy nghĩ, để cố gắng cấu tạo thể trí của họ và giữ vững công việc thiền định của họ. Việc cấu tạo thể trí là một công việc làm suốt ngày, và việc ứng dụng thể trí vào việc sẵn có xuyên suốt các công việc nhỏ nhặt hằng ngày, là cách tốt nhất để làm cho các giai đoạn học hỏi và thiền định có kết quả, và thích hợp với tâm nguyện (vocation) của vị đệ tử.
Với các giả định được hiểu biết thông suốt này, các lời của Tôi được dành cho những ai đang tìm cách đạt đến tiêu chuẩn dành cho những người phụng sự lão luyện. Bạn nên chú ý, Tôi không nói đến những ai đủ tiêu chuẩn. Ý định và nỗ lực được chúng tôi xem là quan trọng hàng đầu, và là hai điều kiện tất yếu chính cho tất cả các đệ tử, điểm đạo đồ và các Đức Thầy, cộng với sức mạnh của sự kiên trì.
Trong việc xem xét của chúng ta về các qui luật này, Tôi không quá quan tâm về cách áp dụng của chúng vào chính công tác huyền thuật như trong việc huấn luyện nhà huyền
55 thuật (magician), và trong việc phát triển người này theo quan điểm về cá tính riêng của y. Sau này chúng ta có thể đưa xuống việc áp dụng kiến thức đối với sự biểu lộ bên ngoài của các lực trên thế gian, nhưng hiện giờ mục tiêu của chúng ta thì khác; Tôi tìm cách làm cho thể trí và bộ óc (và do đó phàm ngã) của các môn sinh chú trọng đến chân ngã, qua đó nâng cao sự quan tâm tinh thần của họ ngõ hầu phát sinh sự thúc đẩy đầy đủ để khiến cho họ tiến tới.
Cũng vậy, phải đừng quên rằng một khi sự kỳ diệu (magic) của linh hồn được phàm ngã hiểu thấu, linh hồn ấy sẽ chế ngự một cách vững vàng, và có thể được tin cậy để tiến hành việc luyện tập của con người đến kết quả, không bị trở ngại (như bạn tất nhiên đang bị) bởi các tư tưởng về thời gian và không gian, và bởi việc thiếu hiểu biết về quá trình phát triển đã qua của linh hồn có liên quan. Cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng, khi đề cập đến các cá nhân, công việc được đòi hỏi có hai phần:
1 . Chỉ dạy cho các cá nhân đó cách thức để liên kết cái ngã thấp kém của cá nhân với linh hồn đang ứng linh (overshadowing soul), sao cho trong bộ óc xác thân có một ý thức chắc chắn (assured consciousness) về thực tại của sự thật thiêng liêng đó. Tri thức này làm cho thực tại giả tạo từ trước đến giờ về ba cõi thấp không còn hiệu quả thu hút và lôi cuốn, và là bước đầu tiên, ra khỏi giới thứ tư, nhập vào giới thứ năm.
2 . Đưa ra một giáo huấn thực tiễn như thế, sẽ giúp cho người tìm đạo (aspirant) :
a/ Thông hiểu bản chất riêng của mình. Điều này bao hàm một kiến thức nào đó của giáo huấn trong quá khứ về cấu tạo của con người, và một nhận thức về các giải thích của các nhà sưu khảo hiện đại, cả Đông Phương lẫn Tây Phương.
b/ Kiểm soát các sức mạnh của chính bản chất của mình, và học được điều gì đó về các lực đang bao quanh y.
c/ Cho phép y khai mở các năng lực tiềm tàng của mình, sao cho y có thể giải quyết các vấn đề đặc biệt riêng của mình, đứng trên đôi chân của mình, vận dụng sự sống riêng
56 của mình, giải quyết các khó khăn riêng của mình, và trở nên mạnh mẽ và ở tư thế sẵn sàng về mặt tinh thần, đến nỗi y thúc đẩy việc công nhận về sự thích hợp của y để được nhìn nhận như một người hoạt động trong cơ tiến hóa, như một nhà huyền linh thuật, và như một người trong nhóm các đệ tử hữu thệ, mà chúng ta gọi là “huyền giai của hành tinh chúng ta”.
Do đó, các đạo sinh của các đề tài này được yêu cầu mở rộng quan niệm của họ về huyền giai các linh hồn đó, để họ bao gồm mọi lĩnh vực bên ngoài của sự sống con người (về chính trị, xã hội, kinh tế, và về tôn giáo). Họ được yêu cầu không hạn chế quan niệm, như rất nhiều người làm thế, chỉ với những người đã sinh ra tổ chức bé nhỏ đặc biệt riêng của họ, hoặc với những người đang hoạt động hoàn toàn trên khía cạnh bên trong của sự sống, và theo những đường lối được công nhận bởi những người bảo thủ như cái gọi là các đường lối tôn giáo hoặc tinh thần. Tất cả những gì hướng tới nâng cao tình trạng nhân loại trên bất cứ bình diện biểu lộ nào đều là hoạt động tôn giáo và có một mục tiêu tâm linh, vì vật chất chỉ là tinh thần trên cảnh giới thấp nhất, và, chúng ta được dạy, tinh thần chỉ là vật chất trên cảnh giới cao nhất. Tất cả đều là tinh thần và các sự phân biệt này chỉ là sản phẩm của cái trí hữu hạn. Do đó, tất cả những người phụng sự và những người nhận biết Thượng Đế đang ở trong hoặc ở ngoài nhục thể, và đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực biểu lộ thiêng liêng nào đều tạo thành một phần của Huyền Giai hành tinh, và là các đơn vị không thể thiếu trong đoàn thể vĩ đại của các nhân chứng, họ là “những khán giả và những quan sát viên”. Họ sở hữu năng lực nội quan tâm linh hay sự tri giác tâm linh, cũng như có tầm nhìn rộng ở cõi khách quan hay cõi trần.
Khi nghiên cứu Qui Luật I, chúng ta có thể tóm tắt nó một cách đơn giản nhưng sâu sắc bằng các lời sau đây:
1. Sự Giao tiếp với Chân Ngã (Egoic Communication).
2. Sự Thiền định có chu kỳ (cyclic Meditation).
3. Sự Phối kết hay Sự Nhất-quán (At-one-ment).
Các qui luật mở đầu trong Luận Về Lửa Càn Khôn với một bản tóm tắt ngắn về tiến trình và một trình bày về bản chất của nhà huyền linh thuật.
57 Trong phần xem xét đầu tiên này về đề tài của chúng ta, Tôi muốn liệt kê vắn tắt các sự kiện được đưa ra trong phần bình luận, để giải thích cho người tìm đạo biết bao nhiêu điều được đưa ra cho y xem xét và giúp đỡ, nếu y biết cách đọc và suy nghiệm (ponder upon) về những gì mà y đọc. Bình luận vắn tắt về Qui luật I đưa ra các trình bày sau:
1. Nhà huyền linh thuật là người đang tiếp xúc với linh hồn của mình.
2. Y dễ tiếp thu với và có ý thức về mục tiêu và kế hoạch của linh hồn mình.
3. Y có khả năng tiếp nhận các ấn tượng từ lĩnh vực tinh thần, và ghi nhận các ấn tượng đó trong bộ óc hồng trần của mình.
4. Cũng có thể nói rằng huyền linh thuật − - Tác động từ trên hướng xuống dưới.
- Là kết quả của rung động thái dương (solar vibration) và do đó của năng lượng Chân Ngã.
- Không phải là kết quả của rung động của khía cạnh sắc tướng của sự sống, được tách khỏi xung lực tình cảm và trí tuệ.
5. Dòng giáng lưu (the downflow) của năng lượng từ linh hồn là kết quả của :
- Sự bình tĩnh nội tại (internal re-collectedness) thường xuyên.
- Sự giao tiếp nhất tâm được tập trung bởi linh hồn với thể trí và bộ óc.
- Sự tham thiền đều dặn về cơ tiến hóa.
6. Do đó, linh hồn ở trạng thái thiền định sâu xa trong toàn bộ chu kỳ lâm phàm ở cõi trần, đó là tất cả những gì liên quan đến môn sinh ở đây.
7. Việc thiền định này có tính chất nhịp nhàng và theo chu kỳ trong thiên nhiên, giống như mọi hiện tượng khác trong vũ trụ. Linh hồn truyền sinh khí (breathes) và hình hài của nó sống nhờ đó.
8. Khi sự giao tiếp giữa linh hồn với khí cụ của nó trở nên hữu thức và đều đặn, con người trở thành nhà huyền linh thuật.
9. Do đó, một cách bất biến và thông qua chính bản chất các sự việc, các hành giả trong huyền linh thuật đều là những người tiến hóa, vì phải mất nhiều chu kỳ sống để đào tạo một nhà huyền thuật.
10. Linh hồn chế ngự hình tướng của nó qua trung gian của sutratma hay sinh mệnh tuyến (life thread), và (thông qua tuyến này) truyền sinh khí cho ba khí cụ của nó (thể trí, thể tình cảm và xác thân), và do đó thiết lập một sự liên lạc
58 với não bộ. Thông qua não bộ được kiểm soát một cách có ý thức, con người được kích hoạt vào hoạt động sáng suốt trên cõi trần.
Trên đây là một bản phân tích vắn tắt về qui luật thứ nhất dành cho huyền thuật, và Tôi muốn đề nghị rằng trong tương lai, khi các môn sinh thiền định về các qui luật thì họ sẽ tự làm một bản phân tích như thế. Nếu họ thực hiện điều này trong khi xem xét từng qui luật thì họ sẽ tiếp cận toàn bộ vấn đề với sự quan tâm sâu sắc hơn và sự hiểu biết tường tận hơn.
Chúng cũng sẽ đỡ cho họ rất nhiều việc xem lại và tra cứu.
Do việc xem xét bản phân tích trên, người ta sẽ thấy rằng một bản tóm lược rất rõ ràng được đưa ra, và môn sinh được khởi đầu sự nghiên cứu về huyền thuật của mình, với một sự hiểu biết vắn tắt về tình huống đã qua, dụng cụ và phương pháp tiếp cận của y. Chúng ta hãy nhận ra từ lúc đầu tính đơn giản của ý tưởng dự định mà các nhận xét của Tôi truyền đạt từ trước đến giờ. Giống như trong quá khứ, khí cụ và mối quan hệ của nó với thế giới bên ngoài đã là sự kiện tối quan trọng trong kinh nghiệm của Chân Nhân, thế nên giờ đây một sự tái điều chỉnh có thể xảy ra, trong đó sự kiện nổi bật sẽ là con người tinh thần (spiritual man), tức Thái Dương Thiên Thần (solar angel) hay linh hồn. Ta cũng sẽ nhận ra rằng mối quan hệ của linh hồn (qua khía cạnh sắc tướng) sẽ tồn tại đối với các cõi giới bên trong cũng như bên ngoài. Con người đã chỉ bao gồm vào trong mối quan hệ của y khía cạnh hình tướng của lĩnh vực tiến hóa của người bậc trung.
Y đã lợi dụng khía cạnh hình tướng và đã bị nó chế ngự. Y cũng đã đau khổ vì nó, và do đó cuối cùng đã ghê tởm, qua sự chán ngấy hoàn toàn, tất cả những gì gắn liền với thế giới vật chất. Sự bất mãn, ghê tởm, chán ghét, và một sự mệt mỏi sâu xa là đặc điểm rất thường gặp của những người sắp trở thành đệ tử. Vì một đệ tử là gì? Đệ tử là kẻ muốn học hỏi một nhịp điệu mới, muốn tiến vào một lĩnh vực kinh nghiệm mới, và muốn theo bước chân của nhân loại tiến bộ, những người đã đi trước y trên con đường đạo, dẫn từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái giả đến cái chân. Y đã nếm trải các thú vui của sự
59 sống trong thế giới hão huyền và đã được biết sự bất lực (powerlessness) của chúng để làm thỏa mãn và lôi cuốn y. Giờ đây, y đang ở trong một tình trạng chuyển tiếp giữa tình trạng hiện tồn mới và cũ. Y đang rung động giữa trạng thái hiểu biết của linh hồn và trạng thái hiểu biết của sắc tướng (soul awareness and form awareness). Y đang “thấy hai bên” (“seeing double”).
Tri giác tinh thần của y phát triển dần dần và chắc chắn vì bộ óc bắt đầu có thể được soi sáng từ linh hồn xuyên qua thể trí. Khi trực giác phát triển, thì phạm vi hiểu biết tăng lên và các lĩnh vực tri thức mới mẻ khai mở.
Lĩnh vực tri thức thứ nhất đang nhận được sự giác ngộ, có thể được mô tả như là bao gồm toàn thể các hình hài được tìm thấy trong ba cõi nỗ lực của nhân loại, cõi dĩ thái, cõi cảm dục và cõi trí. Qua tiến trình này, vị đệ tử tương lai (the would-be disciple) trở nên ý thức về bản chất thấp của mình, và bắt đầu nhận ra được mức độ bị giam hãm của y và (như Patanjali diễn tả) “các biến thái của bản chất thông linh hay thay đổi”. Các chướng ngại đối với sự thành tựu, và các trở lực đối với sự tiến bộ được tiết lộ cho y, và vấn đề của y trở nên rõ ràng. Thường thường lúc bấy giờ y đạt đến một tình thế mà trong đó Arjuna (một nhân vật trong Kinh Bhagavad Gita – ND) nhận thấy chính mình, đang đương đầu với những kẻ thù, vốn là những người trong gia đình (household) của y, bối rối trước bổn phận của mình, và nản lòng khi y tìm cách tự quân bình giữa các cặp đối ứng. Lời khấn nguyện của y khi đó là lời khấn nguyện nổi tiếng nhất của Ấn Độ được thốt ra từ tim, được lĩnh hội bằng đầu, và được bổ sung bằng một cuộc sống nhiệt tâm trong việc phụng sự nhân loại.
“Hãy tiết lộ cho chúng con diện mạo của mặt trời tinh thần chân chính,
Được che kín bởi một đĩa ánh sáng vàng,
Để cho chúng con có thể hiểu biết chân lý và làm tròn nhiệm vụ của chúng con,
Khi chúng con lên đường đến với bàn chân linh thánh của Ngài”.
Khi con người kiên trì và đấu tranh, vượt qua các khó khăn của mình và kiểm soát các ham muốn và các tư tưởng của mình, lĩnh vực thứ hai của tri thức được tiết lộ − tri thức về bản ngã (self) trong thể tâm linh (spiritual body), tri thức về Chân Ngã (ego) khi nó tự biểu hiện qua trung gian của thể
60 nguyên nhân (causal body), tức Karana Sarira, và ý thức về cội nguồn đó của năng lượng tinh thần, vốn là động lực thúc đẩy đằng sau biểu lộ thấp. “Đĩa ánh sáng vàng” bị xuyên thủng; mặt trời đích thực được nhìn thấy; con đường được tìm ra và người tìm đạo cố gắng tiến vào ánh sáng càng ngày càng tỏ rạng.
Khi tri thức về cái ngã và khi ý thức về những điều mà cái ngã đó thấy, nghe và tiếp xúc được ổn định, thì Chân Sư được nhận biết; nhóm đệ tử của Ngài được tiếp xúc; kế hoạch đối với việc chia sẻ công việc trước mắt mà y phải gánh vác được hiểu rõ và được thể hiện dần dần trên cõi trần. Như vậy hoạt động của bản chất thấp giảm xuống, và dần dần con người tiến vào sự tiếp xúc hữu thức với Chân Sư và nhóm của y. Nhưng việc này đi theo với việc “thắp sáng ngọn đèn” – sự chỉnh hợp thể thấp với thể cao, và dòng chảy của sự giác ngộ xuống đến não bộ.
Điều cốt yếu là các điểm này nên được những người tìm đạo hiểu rõ, và nghiên cứu sao cho họ có thể tiến hành các bước cần thiết và phát triển ý thức mong muốn. Chỉ cho đến khi điều này được thực hiện, nếu không thì bất kể Chân Sư có thể có thiện ý như thế nào, Ngài vẫn bất lực và không thể thực hiện các bước để thu nhận một người vào nhóm của Ngài, và do đó đem y vào phạm vi hào quang của Ngài, làm cho y trở thành một tiền đồn của tâm thức Ngài. Mọi bước của con đường phải được tiến hành bởi chính con người, và không có con đường tắt hoặc con đường dễ dàng nào để ra khỏi bóng tối, đi vào ánh sáng cả.
CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
Nhà huyền linh học luôn luôn là người, nhờ sự chỉnh hợp hữu thức với Chân Ngã của mình, tức là với “thiên thần” (“angel”) của mình, nên dễ lĩnh hội các kế hoạch và các mục tiêu của mình, và do đó có khả năng tiếp nhận ấn tượng cao siêu. Chúng ta phải nhớ rằng trong khi huyền thuật (magic) tác động từ trên xuống dưới và là kết quả của sự rung động thái dương, mà không phải là các xung lực phát ra từ một trong các nguyệt tinh quân (lunar pitris), luồng giáng lưu của năng lượng-gây-ấn-tượng từ Chân Ngã (solar pitri) là kết quả của sự an tĩnh nội tại của người, của việc thu các lực của người vào trong, trước khi làm cho chúng tập trung vào cái bóng (shadow) của người, tức con người, và của sự tham thiền kiên định của người vào thiên ý và thiên cơ. Có thể là hữu ích cho đạo sinh, nếu ở đây y nhớ lại rằng Chân Ngã (ego) (cũng như Thượng Đế − Logos) ở trong cơn thiền định thâm sâu trong toàn bộ chu kỳ lâm phàm ở cõi trần. Sự thiền định này có tính chu kỳ, Chân Ngã (the pitri) có liên quan gởi ra cho “hình ảnh” (“reflection”) của người các dòng năng lượng nhịp nhàng, các dòng này được con người có liên quan nhận biết như là “các xung lực cao siêu” của y, tức là các ước mơ (dreams) và các hoài bão (aspiration) của y. Do đó, điều sẽ hiển nhiên là tại sao những người phụng sự (workers) trong huyền linh thuật bao giờ cũng là những người tâm linh và tiến hóa, vì “hình ảnh” ít khi đáp ứng với Chân Ngã hay solar angel, cho tới khi nhiều chu kỳ lâm phàm đã xảy ra. Chân Ngã (solar pitri) giao tiếp với “cái bóng” (“shadow”) hay hình ảnh (reflection) của mình nhờ kim quang tuyến (sutratma), tuyến này chạy xuống qua các thể, đến một điểm ở lối vào trong bộ óc xác thân, Tôi tạm diễn tả như thế, nhưng cho đến nay, con người không thể tập trung hoặc nhìn thấy rõ ràng theo bất cứ hướng nào.
Khi nhìn về phía sau, y có thể chỉ thấy sương mù và chướng khí của các cõi hão huyền, và không còn thấy thích thú nữa. Nếu nhìn về phía trước, y thấy một ánh sáng xa xa đang thu hút y, nhưng cho đến giờ, y không thể thấy được những gì mà ánh sáng đó tiết lộ. Nếu nhìn sang chung quanh, y chỉ thấy các hình tướng đang di chuyển và cái máy chiếu phim (cinematograph) về khía cạnh hình tướng của sự sống. Nếu nhìn vào bên trong, y thấy các hình bóng mà ánh sáng đó hắt ra, và bắt đầu biết có nhiều đồ đạc (impedimenta) phải được loại bỏ, trước khi ánh sáng mà y thấy ở xa xa có thể đến gần, và rồi nhập vào trong y. Bấy giờ y có thể tự biết mình chính là ánh sáng đó, và bước đi trong ánh sáng đó, và đồng thời truyền ánh sáng đó cho những kẻ khác.
Có lẽ là tốt khi nhớ rằng giai đoạn đệ tử, về nhiều mặt, là phần khó khăn nhất của toàn bộ thang tiến hóa. Chân Ngã (solar angel) không ngừng ở trong trạng thái thiền định sâu xa. Các xung lực của năng lượng, phát ra từ y, đang gia tăng tốc độ rung động và đang trở nên ngày càng mạnh hơn.
62 Năng lượng đang tác động ngày càng nhiều lên các hình tướng mà linh hồn đang tìm cách biểu lộ qua đó và đang cố gắng kiềm chế.
Điều này đưa Tôi đến việc xem xét điểm thứ bảy mà Tôi đã đề cập trong phần phân tích trước đây của Tôi về Qui Luật I. Tôi đã nói : “Sự thiền định của linh hồn có bản chất nhịp nhàng và theo chu kỳ, giống như mọi hiện tượng khác trong vũ trụ. Linh hồn truyền sinh khí (breathes), còn hình tướng (form) của nó thì sống nhờ vào đó”. Bản chất nhịp nhàng của sự thiền định của linh hồn phải không bị bỏ qua trong đời sống của người tìm đạo. Có sự dao động lên xuống (ebb and flow) trong khắp thiên nhiên, và trong các đợt thủy triều của đại dương, chúng ta có một sự hình dung tuyệt diệu về một định luật vĩnh cửu. Khi người tìm đạo tự mình hiệu chỉnh với các triều lưu của sự sống linh hồn, y bắt đầu nhận ra rằng luôn luôn có một luồng tuôn chảy vào, một luồng truyền sinh lực và một luồng kích thích, vốn được theo sau bằng một luồng tuôn chảy ra cũng chắc chắn và không thể tránh khỏi như các định luật bất biến của lực. Sự dao động lên xuống này có thể được nhìn thấy đang tác động trong các diễn biến của sự chết và sự lâm phàm. Nó cũng có thể được nhìn thấy khắp toàn bộ diễn trình các kiếp sống của một người, vì một số kiếp sống có thể được thấy là có vẻ tĩnh tại và yên ổn (uneventful), chậm chạp và trì trệ (inert) theo góc độ về kinh nghiệm của linh hồn, trong khi những kiếp sống khác thì sôi nổi (vibrant), tràn đầy kinh nghiệm và sự tăng trưởng. Tất cả các bạn, tức là những người phụng sự, nên ghi nhớ điều này khi các bạn đang tìm cách giúp những người khác sống một cách chính đáng. Có phải họ đang ở vào lúc triều xuống (ebb), hay có phải họ đang bị lệ thuộc vào dòng năng lượng linh hồn (soul energy)? Có phải họ đang trải qua một giai đoạn bất động tạm thời, chuẩn bị cho sự thôi thúc và nỗ lực to tát hơn, sao cho công việc cần làm phải là công việc củng cố, và làm ổn định ngõ hầu giúp cho họ “đứng vững trong bản thể tinh thần” (“stand in spiritual being”), hoặc là có phải họ đang chịu lệ thuộc vào một dòng chảy vào theo chu kỳ (a cyclic inflow) của các thần lực? Trong trường hợp này, hành giả phải tìm cách trợ giúp đúng hướng và sử dụng năng lượng mà (nếu bị điều khiển sai) sẽ đưa đến kết quả là các kiếp sống bị làm hỏng, nhưng khi được sử dụng một cách khôn khéo sẽ tạo ra một cơ hội phụng sự đầy đủ và có kết quả.
Các tư tưởng trên cũng có thể được áp dụng bởi nhà nghiên cứu về nhân loại đối với các chu kỳ lớn của giống dân, và nhiều điều lý thú sẽ được khám phá. Hơn nữa, và có tầm
63 quan trọng sống còn hơn đối với chúng ta, là các thôi thúc theo chu kỳ này trong kiếp sống của người đệ tử có một tần suất, một tốc độ, một sức mạnh lớn lao hơn là trong kiếp sống của một người bình thường. Chúng xảy ra xen kẽ với một mức nhanh chóng làm cho kiệt sức. Kinh nghiệm lên đồi và xuống thung lũng của nhà thần bí chỉ là một cách diễn tả hiện tượng lên xuống này. Đôi khi đệ tử bước đi trong ánh sáng, còn những lúc khác trong bóng tối; thỉnh thoảng y biết được niềm vui của sự hòa hợp hoàn toàn, và khi khác thì tất cả dường như buồn tẻ và vô bổ; công cuộc phụng sự của y đôi khi là một kinh nghiệm có kết quả và vừa ý, và y dường như có thể thực sự giúp ích; vào các lúc khác, y cảm thấy rằng mình đã không cống hiến được gì, và việc phụng sự của y trở nên vô vị và dường như không mang lại kết quả. Có những ngày mọi việc đều rõ ràng đối với y, và y dường như đứng trên đỉnh núi nhìn ra một phong cảnh tràn ngập ánh nắng, nơi mà vạn vật đều trong trẻo trước cái nhìn của y. Y biết và cảm nhận chính mình là một con của Thượng Đế. Tuy nhiên, sau đó, các đám mây mù dường như giáng xuống, và y không còn chắc chắn về điều gì cả, và dường như không biết gì cả. Y bước đi trong ánh nắng, và hầu như bị áp đảo bởi sự chói lọi và sức nóng của các tia sáng mặt trời, và tự hỏi không rõ cái kinh nghiệm thất thường này và sự luân phiên dữ dội của các đối nghịch này sẽ tiếp diễn trong bao lâu.
Tuy thế, một khi mà y hiểu được sự thật là y đang chứng kiến hiệu quả của các thôi thúc theo chu kỳ, và hiệu quả của việc thiền định của linh hồn trên bản chất hình tướng của y, ý nghĩa liền trở nên sáng tỏ hơn, và y nhận ra rằng chính khía cạnh hình hài đó đang thất bại trong sự đáp ứng của nó, và đang phản ứng lại với năng lượng một cách thất thường. Lúc bấy giờ y học được rằng một khi y có thể sống trong ý thức linh hồn (soul consciousness) và đạt đến “cao độ” đó (Tôi tạm diễn tả như thế) một cách tùy ý, thì các dao động (fluctuations) của sự sống sắc tướng sẽ không chạm đến y. Lúc bấy giờ y mới cảm nhận được nẻo đạo hẹp như lưỡi dao cạo đang dẫn từ cõi của sự sống hồng trần, đến lĩnh vực của linh hồn, và thấy rằng khi y có thể bước lên nẻo đạo một cách vững chãi, nó sẽ dẫn dắt y ra khỏi thế giới hằng thay đổi của các giác quan, đi vào ánh sáng trong trẻo ban ngày và đi vào thế giới của thực tại.
Đối với y, khía cạnh hình hài của sự sống khi đó trở nên
64 đơn giản là một môi trường dành cho phụng sự mà không còn là một lĩnh vực của nhận thức giác quan nữa. Môn sinh hãy suy ngẫm về câu cuối này. Y hãy cố gắng sống như một linh hồn. Khi đó các thôi thúc theo chu kỳ, xuất phát từ linh hồn, được biết như là các thôi thúc mà chính y có trách nhiệm đối với chúng, và là những gì mà y đã phát ra; lúc đó y tự biết mình là nguyên nhân khơi mào chứ không phải y lệ thuộc vào các kết quả.
Nhìn từ một góc cạnh khác, chúng ta có hai yếu tố, đó là sự sống (breath, hơi thở) ( ) và sắc tướng (form) mà sự sống truyền năng lượng (energises) và thôi thúc vào hoạt động. Dựa trên nghiên cứu cẩn thận đó, điều trở nên hiển nhiên là, trong biết bao thiên kỷ, chúng ta đã tự đồng hóa mình với hình tướng; chúng ta đã chú trọng đến các kết quả của hoạt động được phổ biến mà không hiểu bản chất của sự sống (breath), cũng không biết đến bản chất của Đấng ban sự sống (the One who breathes). Giờ đây, trong công việc của chúng ta, chúng ta đang quan tâm đến Đấng Duy Nhất đó, Đấng mà khi thở một cách nhịp nhàng, Ngài sẽ điều khiển hình tướng vào sự hoạt động thích hợp và sự kiểm soát đúng mức. Đây là đối tượng và mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên một sự hiểu biết đúng đắn là cần thiết nếu như chúng ta đánh giá một cách sáng suốt nhiệm vụ của chúng ta, và các kết quả của nó.
Còn nhiều điều nữa có thể được nói về qui luật này, nhưng những gì đã được đưa ra ở đây đủ cho ứng viên bậc trung của con đường đệ tử xem xét, và dựa vào đó mà hành động. Đa số chúng ta đều ở bậc trung, phải không nào? Nếu chúng ta tự đánh giá mình một cách cách khác đi, thì chúng ta tự tách mình ra khỏi những người khác và trở nên phạm vào tội chia rẻ − tức tội lỗi đích thực duy nhất.
Một sự hiểu rõ giá trị các tư tưởng trên sẽ tạo nên trong người tìm đạo một nhận thức về giá trị của công việc thiền định của y, trong khi ý tưởng về một sự đáp ứng theo chu kỳ đối với sự thôi thúc của linh hồn nằm phía sau các hoạt động của việc thiền định buổi sáng, một sự hồi niệm (recollection) giữa trưa, và một sự thẩm xét (review) buổi tối. Một dao động lên xuống lớn hơn cũng được chỉ ra trong hai trạng thái vào kỳ trăng tròn và kỳ trăng non. Hãy ghi nhớ kỹ điều này.
Có thể có một sự tác động đầy đủ và đều đặn của mãnh lực có chu kỳ từ giới tinh thần lên mỗi chúng ta, kêu gọi chúng ta tiến vào lĩnh vực ánh sáng, bác ái, và phụng sự, và
65 tạo ra một sự đáp ứng theo chu kỳ từ mỗi người ! Có thể có một điểm gặp gỡ thường xuyên giữa những người truyền đạt giáo huấn và người đệ tử đang mưu tìm giáo huấn !
Nhiều công việc sơ khởi sẽ phải được thực hiện. Vị đệ tử trên cõi trần và vị huấn sư nội môn (dù đó là một trong các Đấng Cao Cả hoặc là “vị Thầy (Master) trong Tâm”) cần biết nhau ít nhiều, và làm quen với rung động của nhau. Các huấn sư trên các nội cảnh giới có nhiều điều để đối phó do sự chậm chạp của các tiến trình trí tuệ của các đạo sinh trong các thể hồng trần. Nhưng sự tin cậy và tín nhiệm sẽ tạo nên sự rung động đúng đắn, vốn sau cùng sẽ tạo ra hoạt động chính xác. Việc thiếu đức tin, thiếu bình tĩnh, thiếu chuyên cần và sự hiện diện của sự xao động tình cảm sẽ gây cản trở.
Về mặt nội môn, nhiều người cần sự kiên nhẫn lâu dài trong việc giải quyết mọi thứ vốn phải được tận dụng đến, vì thiếu vật liệu khác tốt hơn. Một sự không thích hợp nào đó về thể chất có thể làm cho xác thân thành khó tiếp thu; sự ưu tư hay lo lắng nào đó có thể làm cho thể cảm dục rung động theo một nhịp điệu không thể tiếp thu đúng đắn mục tiêu bên trong; một thành kiến, một chỉ trích, một sự tự phụ nào đó có thể hiện diện sẽ làm cho thể trí thành vô dụng. Trước công việc khó khăn này, những người tìm đạo phải vô cùng chú ý trông chừng chính mình, giữ sự thanh thản và an bình trong nội tâm, và giữ được một sự mềm dẽo về trí tuệ, sao cho nó sẽ có khuynh hướng làm cho người tìm đạo có được một sự hữu dụng nào đó trong việc giữ gìn và dẫn dắt nhân loại.
Do đó, các qui luật sau đây có thể được đưa ra:
1. Điều thiết yếu là nên có một sự cố gắng để đạt đến một sự thanh khiết tuyệt đối trong động lực thúc đẩy.
2. Khả năng nhập vào cái thinh lặng của các chốn cao siêu sẽ nối tiếp sau đó. Sự tĩnh lặng của thể trí dựa vào định luật về sự nhịp nhàng. Nếu bạn đang rung động theo nhiều hướng và các tư tưởng đang ghi nhận từ mọi phía, định luật này sẽ không thể chạm tới bạn. Sự quân bình và cân bằng phải được phục hồi trước khi trạng thái thăng bằng có thể được đạt tới. Định luật rung động và việc nghiên cứu chất
66 liệu nguyên tử được quyện vào nhau chặt chẽ. Khi nhiều điều hơn nữa được hiểu rõ về các nguyên tử này và sự tác động, sự phản ứng và sự tương tác của chúng, lúc đó con người sẽ kiểm soát các thể của mình một cách khoa học, đồng bộ với luật rung động và luật nhịp nhàng. Chúng như nhau nhưng không giống nhau. Chúng là các trạng thái (phases) của định luật về trọng lực. Bản thân địa cầu là một thực thể (entity) mà, do sức mạnh của ý chí, đang giữ chặt mọi vật vào chính nó. Đây là một vấn đề khó hiểu, mà cho đến nay, ít người được biết về điều đó. Luồng nội-linh-khí (inbreathing) và ngoạilinh-khí (out-breathing) của thực thể địa cầu ảnh hưởng đến sự rung động một cách mạnh mẽ, − đó là sự rung động của vật chất cõi trần. Cũng có một liên kết giữa địa cầu với nguyệt cầu. Các thành viên nào của nhân loại, vốn đặc biệt chịu ảnh hưởng của nguyệt cầu, thì đáp ứng với sức hút này nhiều hơn bất cứ người nào khác, và họ khó được dùng như là các tác nhân truyền chuyển. Sự tĩnh lặng (silence) nào đến từ sự an tĩnh nội tâm (inner calm) chính là cái tĩnh-lặng cần vun bồi. Người tìm đạo được thuyết phục để nhớ rằng sẽ đến lúc mà họ cũng sẽ tạo thành một phần của nhóm các huấn sư ở mặt trong của bức màn ngụy trang. Nếu lúc đó họ đã không học được sự tĩnh lặng bắt nguồn từ sức mạnh và từ tri thức, thì làm thế nào mà họ sẽ chịu đựng được sự thiếu liên lạc rõ rệt, mà lúc đó họ sẽ thấy xảy ra giữa họ với những người ở bên ngoài? Do đó hãy học cách để giữ sự an tịnh (quiet), nếu không sự hữu dụng sẽ bị ngăn trở bởi sự bực dọc ở cõi cảm dục khi ở phía bên kia của sự tử-vong.
3. Hãy luôn luôn nhớ rằng việc thiếu an tĩnh (calm) trong đời sống hằng ngày ngăn cản các huấn sư trên các phân cảnh của chân ngã đến với bạn. Do đó, hãy cố gắng duy trì sự an tĩnh (quiescent) khi sự sống trải ra, hãy hoạt động, hãy miệt mài làm việc, hãy nỗ lực, hãy nuôi hoài bão và hãy giữ an tĩnh nội tâm. Một cách kiên định rút vào hoạt động bên trong, và như thế trau dồi một sự đáp ứng với các cõi cao. Một sự kiên định hoàn toàn đối với sự tự chủ nội tâm, là điều mà các Chân Sư cần có nơi những ai mà các Ngài muốn sử dụng. Chính một sự tự chủ nội tâm mới giữ cho thị giác tuy thực hiện công việc bên ngoài của nó trên cõi trần, với một sự chú ý của bộ óc được tập trung mà không hề bị lệch hướng do bởi sự tiếp thu ở bên trong. Nó bao hàm một hoạt động hai mặt.
67 4. Hãy học cách kiểm soát tư tưởng. Cần bảo vệ những gì mà bạn tư duy. Đây là lúc mà nhân loại nói chung đang trở nên nhạy cảm, có viễn cảm và đáp ứng với sự tương tác tư tưởng. Sắp đến lúc mà tư tưởng sẽ trở nên tài sản chung, và những người khác sẽ cảm nhận được những gì mà bạn nghĩ. Do đó tư tưởng phải được cẩn thận bảo vệ. Những ai đang tiếp xúc với các chân lý cao siêu, và đang trở nên nhạy cảm với Toàn Linh Trí (Universal Mind, Thiên Trí, Thượng Đế Ngôi Ba) đều phải bảo vệ một số tri thức của họ khỏi sự xâm nhập (intrusion) của những thể trí khác. Những người tìm đạo phải học cách ngăn chận một vài tư tưởng, và ngăn ngừa một số kiến thức không lọt ra ngoài vào tâm thức chung khi giao tiếp với các huynh đệ của họ.
Đương nhiên, việc đánh giá ý nghĩa của các lời “đừng phân tán sức mạnh của mình” (“scatters not his force”) là vô cùng quan trọng. Có quá nhiều đường lối hoạt động mà một đệ tử được linh hứng của linh hồn có thể lao vào đó. Sự đảm bảo về các đường lối hoạt động khác nhau không dễ gì có được và mỗi người tìm đạo đều biết sự rắc rối đó. Chúng ta hãy đặt vấn đề dưới hình thức một câu hỏi, đưa nó xuống bình diện sự nỗ lực mỗi ngày, khi chúng ta chưa ở vào một vị thế để hiểu được bằng cách nào mà một linh hồn có thể “phân tán các thần lực của nó” trên các cõi cao.
Tiêu chuẩn gì để nhờ đó một người có thể biết đường lối nào trong nhiều đường lối hoạt động là đúng để theo? Nói cách khác, có phải có một điều gì đó đang lộ ra, nó sẽ giúp một người không lầm lẫn khi chọn hành động đúng và đi đúng đường hay chăng? Câu hỏi này không có liên quan với một sự chọn lựa hiện có giữa con đường của nỗ lực tâm linh và con đường của con người thế gian. Nó đề cập đến việc hành động đúng khi đối diện với một sự lựa chọn.
Không có vấn đề nào trừ việc một người bị đối mặt, trong sự phát triển của mình, với các dị biệt ngày càng tinh tế. Sự phân biệt thô thiển giữa điều phải và điều trái vốn chiếm chỗ trong linh hồn trẻ con, được kế tiếp bằng các phân biệt tinh tế về điều phải hoặc điều phải hơn, về điều cao siêu hoặc
68 điều cao siêu hơn, và các giá trị đạo đức hoặc tâm linh phải bị đối mặt với tri thức tâm linh tinh vi nhất. Trong sự căng thẳng và sự vất vả của đời sống, và trong áp lực thường xuyên đặt lên mỗi người trong nhóm được cấu thành của họ, sự phức tạp của vấn đề trở nên rất lớn.
Khi giải quyết các khó khăn như thế, thì một số khả năng phân biện khái quát có thể đi trước các khả năng phân biện tinh tế hơn, và khi các quyết định này đã được thực hiện, thì các quyết định tế nhị hơn bấy giờ mới có thể xảy ra. Việc lựa chọn giữa hành động ích kỷ và hành động không ích kỷ là lựa chọn hiển nhiên nhất để theo dựa vào sự lựa chọn giữa điều phải và điều trái, và được giải quyết dễ dàng bởi linh hồn chính trực nhất. Sự chọn lựa vốn bao hàm sự phân biệt giữa lợi ích cá nhân với trách nhiệm tập thể nhanh chóng loại bỏ các yếu tố khác, và thật là dễ dàng cho người nào gánh vác trách nhiệm đúng đắn của mình. Hãy chú ý cách dùng các từ ngữ “trách nhiệm đúng đắn” (“just responsibility”). Chúng ta đang xem xét con người lành mạnh, bình thường chứ không phải con người bệnh hoạn cuồng tín tận tâm quá đáng. Kế đến, có sự phân biệt giữa tính thiết thực, bao hàm các yếu tố về các mối quan hệ ở cõi trần trong kinh doanh, và trong tài chính, dẫn đến một sự xem xét về lợi ích cao nhất cho tất cả các bên có liên quan. Nhưng qua tiến trình loại bỏ tam phân này, khi đã đạt đến một tình thế nào đó, các trường hợp nảy sinh khi mà sự chọn lựa vẫn còn lại mà trong đó không có lương tri cũng không có lý luận, thì lý trí sâu sắc hình như giúp ích hơn. Sự ham muốn chỉ là để làm điều chính đáng; ý định là để hành động theo cách thức cao nhất có thể có được, và để chọn đường lối hành động nào sẽ tạo ra lợi ích tốt nhất của tập thể hoàn toàn tách khỏi các lý do cá nhân. Tuy thế ánh sáng trên thánh đạo mà người ta phải bước lên lại không được nhìn thấy; cánh cửa mà người ta nên tiến vào lại không được nhận ra, và con người vẫn ở trong trạng thái lưỡng lự thường xuyên. Phải làm gì lúc đó? Theo một trong hai cách:
Thứ nhất, người tìm đạo có thể theo khuynh hướng của mình và chọn đường lối hành động trong số phần còn lại của các đường lối khả hữu, mà dường như đối với y là đường lối khôn ngoan nhất và tốt đẹp nhất. Điều này bao hàm niềm tin
69 vào sự hành động của luật Karma và cũng là một minh chứng của sự kiên quyết vững vàng, vốn là cách tốt nhất mà trong đó phàm ngã của y có thể học tuân theo các quyết định của chính linh hồn mình. Điều đó cũng bao hàm năng lực thẳng tiến dựa trên cơ sở quyết định đã được thực hiện, và như thế tuân theo các kết quả mà không có các sự dự báo hoặc ân hận.
Thứ hai, người tìm đạo có thể chờ đợi, dựa trên một nhận thức bên trong về chiều hướng, nhờ biết rằng vào thời điểm thích hợp, y sẽ xác định được, qua việc đóng mọi cánh cửa, trừ một cửa là lối mà y sẽ đi. Vì chỉ có một cánh cửa mở ra mà một người như thế có thể đi qua. Đối với việc nhận biết điều đó thì cần có trực giác. Trong trường hợp thứ nhất con người có thể phạm các lỗi lầm, và nhờ đó mà học hỏi và được phong phú thêm; trong trường hợp thứ nhì, lỗi lầm không thể xảy ra và chỉ hành động đúng mới có thể được chọn.
Do đó, hiển nhiên là tất cả đều tự chuyển thành một sự am hiểu về vị trí của một người trên thang tiến hóa. Chỉ có người nào tiến hóa cao mới có thể biết được các thời điểm và thời cơ, và mới có thể nhận thức đầy đủ sự khác nhau tinh vi giữa một khuynh hướng tâm thông với trực giác.
Trong việc xem xét hai cách thức này về quyết định tối hậu, đừng một người nào sẽ dùng tri giác thông thường và chọn đường lối hành động dựa trên việc sử dụng trí cụ thể (hạ trí), mà hãy tập luyện phương pháp cao hơn là chờ đợi cho một cánh cửa mở ra.
Y kỳ vọng quá nhiều vào địa vị mà y đang có. Y phải học cách thông qua quyết định đúng và vận dụng trí tuệ đúng để giải quyết các vấn đề của y. Nhờ phương pháp này, y sẽ tăng trưởng, vì các cội rễ của hiểu biết do trực giác được đặt sâu trong linh hồn, do đó linh hồn phải được tiếp xúc trước khi trực giác có thể hoạt động. Ở đây, một hàm ý có thể được đưa ra: trực giác bao giờ cũng bận tâm với hoạt động tập thể, chớ không quan tâm tới các sự việc cá nhân nhỏ nhặt. Nếu bạn vẫn còn là một người tập trung vào phàm ngã, thừa nhận nó và với sự trang bị hiện có, chi phối các hành động của bạn. Nếu bạn tự biết phải hoạt động với cương vị linh hồn và mải mê trong sự quan tâm đến những người khác,
70 không bị cản trở bởi ham muốn ích kỷ, lúc đó bổn phận chính đáng của bạn sẽ được đáp ứng, các trách nhiệm của bạn được gánh vác, công việc tập thể của bạn được xúc tiến, và con đường sẽ mở ra trước mắt bạn, trong khi đó bạn thi hành sự việc kế tiếp và làm tròn nhiệm vụ kế tiếp. Do bổn phận được thi hành một cách hoàn hảo, sẽ xuất hiện các bổn phận lớn hơn mà chúng ta gọi là công việc thế gian; do gánh vác các trách nhiệm gia đình, sẽ làm cho đôi vai chúng ta thêm vững chắc, chúng sẽ giúp chúng ta đảm đương các trách nhiệm của tập thể lớn hơn. Lúc bấy giờ tiêu chuẩn là gì?
Hãy để Tôi lặp lại, đối với người tìm đạo cao cấp, việc lựa chọn hành động tùy thuộc vào việc vận dụng đúng đắn thể hạ trí, việc sử dụng một lương tri lành mạnh và việc quên đi tiện nghi ích kỷ và tham vọng cá nhân. Điều này dẫn đến việc làm tròn nhiệm vụ. Đối với đệ tử sẽ có việc tiến hành tự động và không thể thiếu tất cả mọi điều trên, cộng với việc sử dụng trực giác, nó sẽ tiết lộ thời điểm khi mà các trách nhiệm tập thể rộng lớn hơn có thể được gánh vác một cách hợp lý, và được tiến hành đồng thời với các trách nhiệm của tập thể nhỏ hơn. Hãy suy ngẫm về điều này. Trực giác không tiết lộ cách có thể nuôi dưỡng tham vọng, cũng không tiết lộ phương thức có thể làm hài lòng sự ham muốn cho tiến bộ ích kỷ.

71 Qui Luật Hai

Khi cái bóng đã đáp ứng, trong cơn thiền định thâm sâu, công việc vẫn tiếp tục. Ánh sáng dưới thấp được ném lên; ánh sáng vĩ đại soi sáng bộ ba, và công việc của bốn tiếp tục.

Các Chướng Ngại đối với việc Nghiên Cứu Huyền bí học.
Việc Vượt Qua các Chướng Ngại.

73 Qui Luật Hai
CÁC CHƯỚNG NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU HUYỀN BÍ HỌC
Qui luật này là một trong các qui luật khó nhất trong sách này, nhưng lại là một trong những qui luật có tính toàn diện nhất. Chúng ta sẽ được đòi hỏi vận dụng nó một cách đúng đắn vào một thời điểm nào đó. Chúng ta có trong đó một minh họa thú vị về sự tương ứng của tiểu thiên địa với đại thiên địa. Điều đó có thể được làm sáng tỏ theo hai cách liên quan đến ánh sáng mà nó đề cập đến.
Sự ám chỉ được thực hiện với “ánh sáng vĩ đại” đang chiếu sáng bộ ba (the three), và thứ hai, với việc ném lên thứ “ánh sáng thấp hơn”.
“Ánh sáng vĩ đại” là ánh sáng của linh hồn, chính là ánh sáng chiếu rọi sự biểu lộ của phàm ngã tam phân. Ở đây có sự tương ứng với đại thiên địa khi ánh sáng đó được biểu tượng hóa cho chúng ta trong Thượng Đế, tức ánh sáng biểu lộ của thái-dương-hệ. Thái-dương-hệ là ba trong một, hoặc một trong ba, và ánh sáng của Thượng Đế (Logos) soi sáng toàn bộ. “Ánh sáng thấp hơn” là ánh sáng được ẩn giấu bên trong con người trên cõi trần. Ở một giai đoạn nào đó của kinh nghiệm con người, ánh sáng này được đánh thức khắp cả xác thân và cuối cùng hòa nhập với “ánh sáng vĩ đại”. Ánh sáng và sự sống của chính Thượng Đế có thể tỏa ra từ Mặt Trời Tinh Thần trung ương, nhưng nó chỉ với tư cách là ánh sáng trong chính thái-dương-hệ, được thức tỉnh và được khơi dậy, mà cuối cùng sẽ xảy ra sự chiếu sáng rực vốn sẽ tiêu biểu cho sự vinh quang của Mặt Trời đang tỏa sáng trong sức mạnh của nó. Tương tự như vậy, ánh sáng của linh hồn có thể phát ra từ Monad (Chân Thần), nhưng nó chỉ với tư cách là ánh sáng trong hệ thống nhỏ bé (được điều khiển bởi linh hồn) được đánh thức và được khơi dậy, mà cuối cùng sẽ xảy ra sự tỏa sáng của một người con của Thượng Đế.
74 Tuy nhiên, trong các giáo huấn này, chúng ta đang đề cập chủ yếu đến tiểu thiên địa và ánh sáng bên trong nó, chúng ta sẽ không mở rộng đến các tương đồng trong đại thiên địa.
Trong khi xem xét qui luật thứ hai này, chúng ta phải lưu ý rằng một mối quan hệ hữu thức đã được thiết lập giữa linh hồn với cái bóng của nó, tức con người trên cõi trần. Cả hai đều đã đang thiền định. Các đạo sinh muốn làm tốt hãy chú ý điều này, và hãy nhớ rằng một trong những mục tiêu của việc thiền định hằng ngày là để làm cho bộ não và thể trí rung động hòa nhịp với linh hồn, khi linh hồn tìm cách “trong nơi sâu thẳm của thiền định” để giao tiếp với hình ảnh của nó.
Sự tương ứng đối với mối quan hệ này, hay sự đồng bộ rung động thật đáng chú ý:
Linh Hồn ............................ Con Người trên Cõi Trần.
Thể Trí ............................... Não bộ.
Tuyến Tùng Quả ............... Tuyến Yên.
Mối quan hệ cũng có giữa các bí huyệt, và sự đồng bộ hóa của chúng thật đáng quan tâm, và trong đó là hình mẫu tiêu biểu cho sự tiến hóa của nhân loại cũng như của đơn vị nhân loại, tức con người.
Bí Huyệt Đầu .................... Đáy Xương Sống
Bí Huyệt Tim .................... Bí Huyệt Đan Điền
Bí Huyệt Cổ Họng ............ Bí Huyệt Xương Cùng.
Trong đoạn trên có chứa một gợi ý cho môn sinh tiến hóa hơn (và y là người ngần ngại khi tự cho mình như thế). Điều đó cũng được tượng trưng cho chúng ta trong mối quan hệ giữa các bán cầu Đông và Tây, và giữa những đoàn thể lớn của chân lý mà chúng ta gọi là Tôn Giáo và Khoa Học.
Cuộc đời thiền định tiếp tục và mối quan hệ giữa linh hồn với khí cụ tam phân của nó trở nên mật thiết hơn một cách vững chắc, và đưa đến sự rung động mạnh mẽ hơn. Việc này sẽ mất bao nhiêu kiếp sống thì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, vốn là quá nhiều để kể ra hết ở đây, nhưng môn sinh sẽ nhận thấy điều đó hữu ích để xem xét. Hãy để y liệt kê các yếu tố mà y cảm thấy cần phải tính đến khi y muốn quyết định quan điểm tiến hóa của mình.
75 Kết quả của sự đáp ứng này là một sự tái định hướng của phàm ngã (lower man) để tạo ra một sự tổng hợp của Ba và Một, sao cho công việc của Bốn có thể tiến hành. Ở đây bạn có hình ảnh được hoàn tất trong tiểu thiên địa (microcosm), của cái mà với nó Thái Dương Thượng Đế đã bắt đầu, tức là “Tứ Linh Diệu” (“Sacred Four”) của Vũ Trụ; đến lượt mình, con người trở thành một “Tứ Linh Diệu” tức tinh thần và bộ ba của biểu lộ (the three of manifestation), Bốn thuật ngữ nên được suy ngẫm ở đây:
1. Sự giao tiếp (communication).
2. Sự đáp ứng (response).
3. Sự tái định hướng (reorientation)
4. Sự hợp nhất (union)
Cổ Luận diễn tả nó trong các thuật ngữ sau đây:
“Khi sự đồng cảm được thiết lập, ngay lập tức linh từ (words) được sử dụng, và định luật về thần chú (mantric law) đảm nhiệm vị trí chính đáng của nó, miễn là Đấng Duy Nhất truyền đạt linh từ, và bộ ba vẫn còn trong im lặng.
“Khi sự đáp ứng được nhận biết như đang phát ra từ bộ ba (the three), Đấng Duy Nhất, trong im lặng, lắng nghe. Các vai trò được thay đổi. Một linh từ tam phân phát ra khỏi hình tướng tam phân. Một vòng đổi chiều được gây ra. Đôi mắt không còn nhìn vào thế giới hình tướng nữa, chúng chuyển vào trong, tập trung ánh sáng, và thấy một thế giới hiện tồn nội tâm được tiết lộ. Với việc này Manas tĩnh lặng lại, vì đôi mắt và trí là một.
“Trái tim không còn đập nhịp hòa hợp với ham muốn thấp, cũng không phí phạm tình thương của nó vào các sự vật đang tập hợp lại và che giấu Thực Tại (Real). Nó đập nhịp theo nhịp điệu mới; nó tuôn đổ tình thương của nó vào Thực Tại, và Maya tan rã đi. Kama (dục vọng) và trái tim được liên kết chặt chẽ; tình thương và sự ham muốn (desire) hợp thành một tổng thể − một cái được nhìn thấy vào ban đêm, còn cái kia được nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày…
……………
“Khi lửa, bác ái và trí tuệ đồng quy phục, phát ra linh từ tam phân, sự đáp ứng xảy đến.
“Đấng Duy Nhất phát ra (enunciates) một linh từ, linh từ này nhấn chìm ba âm thanh. Thượng Đế cất tiếng. Một sự rung động và lay chuyển trong hình hài đáp lại. Cái Mới thay thế, một người được tái tạo; hình hài được kiến tạo lại; trú sở được chuẩn bị. Các
76 lửa hợp nhất, và ánh sáng vĩ đại tỏa chiếu; bộ ba hợp nhất với Đấng Duy Nhất, và qua ngọn lửa sáng rực đó, bốn ngọn lửa được nhìn thấy”.
Trong bản văn bằng hình ảnh này mà Tôi đã tìm cách chuyển sang tiếng Anh hiện đại, các nhà thông thái của thời cổ đã thể hiện một ý tưởng. Bản Cổ Luận mà từ đó những lời này được rút ra, không có niên đại xác định. Nếu Tôi cố gắng bảo cho bạn biết niên đại của nó mà Tôi không có cách nào chứng minh sự thật trong lời nói của Tôi, và do đó Tôi sẽ phải đối mặt với sự cả tin – một việc mà những người tìm đạo phải tránh trong sự tìm kiếm điều cơ bản và Chân Thật (Real) của họ. Tôi đã tìm kiếm trong đoạn trên một vài cụm từ để cung cấp ý chính của những gì được diễn tả trong Cổ Luận, qua phương tiện của một vài biểu tượng và một bản văn bí hiểm. Các Thánh Thư cổ này không được đọc theo cách mà các môn sinh hiện đại đọc sách. Chúng cần được thấy, tiếp xúc và hiểu rõ. Ý nghĩa được tiết lộ trong một chớp lóe. Hãy để Tôi minh họa: − Những từ “Đấng Duy Nhất phát ra linh từ, linh từ này nhấn chìm ba âm thanh” được vẽ bằng một đường chớp sáng kết thúc bằng một từ ngữ tượng trưng màu vàng kim, chồng lên ba biểu tượng màu đen, màu hồng và xanh lá cây. Như vậy những bí mật được bảo vệ cẩn thận.
Tôi cảm thấy có thể là hữu ích cho các môn sinh khi biết nhiều điều về quyển giáo khoa cổ này của các Adepts (Chân Sư).
Việc xem xét của chúng ta về qui luật này sẽ được chia thành hai phần:
Mối liên hệ giữa linh hồn với phàm ngã. Điều này sẽ được nghiên cứu một cách đặc biệt liên quan với việc tham thiền trong đời sống hằng ngày, hơn là theo khía cạnh lý thuyết và học thuật.
Ý nghĩa của các từ ngữ, “ánh sáng thấp được ném lên trên”. Những lời này đề cập đến các bí huyệt và Lửa Kundalini.
Ở đây, Tôi muốn vạch ra điều nên theo (advisability) của mỗi đạo sinh khi đạt đến một sự hiểu biết về thể dĩ thái của mình, và đây là vì một vài lý do.
Thứ nhất, thể dĩ thái là trạng thái kế tiếp của chất liệu thế gian (world substance), cần được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và các nhà khảo cứu. Thời kỳ này sẽ được đẩy
77 nhanh nếu những người nam và nữ biết suy tư có thể trình bày những ý tưởng thông minh, liên quan đến vấn đề đáng quan tâm này. Chúng ta có thể trợ giúp trong sự tiết lộ chân lý bằng sự suy tư sáng suốt của chúng ta, và theo quan điểm của các tuyên bố hiện tại về chất dĩ thái (ether), các nhà khoa học cuối cùng sẽ đi đến một sự hiểu biết về các hình thức dĩ thái hay thể dĩ thái.
Thứ hai, thể dĩ thái gồm các dòng lực, và trong đó là các bí huyệt quan trọng được liên kết bằng các tuyến lực với nhau, và với hệ thần kinh của con người hồng trần. Qua các tuyến lực này, nó cũng được kết nối với thể dĩ thái của hệ thống chung quanh. Hãy lưu ý rằng trong thể này có tồn tại cơ sở cho một niềm tin vào sự bất tử, cho định luật về tình huynh đệ hay sự hợp nhất, và cho sự thực về chiêm tinh học.
Thứ ba, cần nhận thức rằng thể dĩ thái được truyền sinh khí (vitalized) và được kiểm soát bởi tư tưởng, và có thể (qua tư tưởng) được đưa vào hoạt động chức năng đầy đủ. Điều này được thực hiện bằng việc suy tư đúng đắn chứ không phải bằng các bài tập thở và kiềm giữ cái mũi (holding the nose). Khi điều này được hiểu rõ, con người sẽ tránh khỏi nhiều thực hành nguy hiểm, và sẽ bắt đầu điều khiển bình thường và an toàn khí cụ mạnh nhất đó, tức thể sinh lực. Mục tiêu này có thể nhanh chóng được hoàn thành là mong muốn tha thiết của Tôi.
Sự nghiên cứu huyền bí học có tầm quan trọng sâu xa, và các môn sinh của các khoa học này phải quy vào chúng tất cả những gì mà họ có về sự chuyên cần trí tuệ và sự tập trung chú ý. Nó cũng bao hàm việc kiên trì thực hiện các chân lý đã học được.
Việc nghiên cứu huyền bí học, như được hiểu ở phương Tây, được tìm hiểu về mặt trí tuệ, chứ không phải được đi theo về mặt thực tế. Về lý thuyết, một ánh sáng le lói nào đó có thể được đánh giá cao bởi người khao khát theo con đường huyền linh học, nhưng việc thực hiện có hệ thống các định luật có liên quan cho đến nay đã có sự tiến bộ nhỏ.
Có trở ngại nào nằm trong đó? Có thể là có giá trị nếu chúng ta nghiên cứu ba điều:
78 1. Các trở ngại ở Tây Phương đối với việc nghiên cứu chính xác huyền bí học.
2. Làm thế nào để có thể vượt qua những chướng ngại này.
3. Một số điều mà người tìm đạo có thể đảm nhận một cách an toàn trong việc tự trang bị cho mình để bước lên con đường huyền bí, vì đó là phạm vi hoạt động, và đối với đa số người, là phạm vi hoạt động duy nhất có thể thực hiện vào lúc này.
Một trong những trở ngại chính đối với việc thông hiểu đúng đắn các định luật của huyền linh học và việc áp dụng thực tế các định luật đó nằm ở sự kiện về tính chất tương đối mới của phương Tây, và những thay đổi nhanh chóng, vốn đã là đặc điểm nổi bật của nền văn minh Âu, Mỹ. Lịch sử của Châu Âu tồn tại chỉ mới có ba nghìn năm, và lịch sử của Châu Mỹ, như chúng ta biết, chỉ mới nhiều thế kỷ. Huyền bí học phát triển mạnh trong một bầu không khí được chuẩn bị tốt, trong một môi trường được từ hóa (magnetised) cao độ, và trong một điều kiện được ổn định, vốn là kết quả của công việc lâu đời trên cõi trí.
Đây là một lý do tại sao Ấn Độ cung cấp một trường học của nỗ lực (school of endeavour) thích hợp đến thế. Nơi đó tri thức về huyền bí học có từ hàng chục ngàn năm, và thời gian đã đặt dấu ấn của nó ngay cả trên cơ thể của con người, cung cấp cho họ các cơ thể không đưa ra sức đối kháng mà các cơ thể người phương Tây rất thường mắc phải. Môi trường chung quanh đã được thấm nhuần từ lâu những rung động mạnh mẽ của các Đấng Cao Cả (great Ones), đang cư trú trong ranh giới xứ đó, và trong sự di chuyển qua lại của các Ngài và nhờ sự gần gũi của các Ngài, các Ngài không ngừng từ hóa chất dĩ thái chung quanh. Điều này tự nó cung cấp một đường lối khác ít đối kháng nhất, vì sự từ-hóa dĩ thái này ảnh hưởng đến các thể dĩ thái của dân cư được tiếp xúc. Hai sự kiện này, tức thời gian và sự rung động cao, đưa đến sự ổn định của nhịp điệu, vốn làm dễ dàng cho công tác huyền bí, và mang lại một môi trường yên tĩnh cho hoạt động về thần chú và nghi lễ.
Các điều kiện này không có ở phương Tây, nơi đó có sự thay đổi không ngừng trong mọi ngành của cuộc sống, nơi
79 mà sự chuyển đổi thường xuyên và nhanh chóng của cảnh trí hoạt động gây ra các khu vực xáo trộn rộng lớn, làm cản trở cho bất kỳ công việc có tính chất huyền thuật nào. Tổng lực cần thiết để thực hiện một vài kết quả không bảo đảm cho việc sử dụng chúng, và thời gian đã được phép trôi qua trong một nỗ lực tạo ra một hiệu ứng cân bằng.
Đỉnh điểm của tình trạng rối loạn đã được vượt qua, và một trạng thái ổn định hơn của các vấn đề đang dần được mang lại, và điều này có thể cho phép công việc huyền bí xác định được nỗ lực với sự thành công. Chân Sư R. đang nghiên cứu vấn đề này, và vị Chân Sư của chủng tộc Anh cũng vậy – không phải là vị Chân Sư đang bận rộn với Phong Trào Lao Động hoặc việc cải thiện các điều kiện xã hội. Các Ngài được trợ giúp bởi một đệ tử có năng lực hiếm có ở Thụy Điển, và bởi một điểm đạo đồ ở phần phía nam của Nga (Russia), vị này hoạt động nhiều trên các cấp độ trí tuệ. Mục đích của họ là rút các nguồn lực được dự trữ bởi các Đấng Nirmanakayas, dòng giáng lưu của nó có thể quét sạch vật chất ở cấp thấp hơn, và nhờ thế cho phép sự tác động tự do của một rung động cao hơn.
Một trở ngại khác có thể được nhận thấy trong sự phát triển mạnh mẽ của trí cụ thể. Ở đây Tôi muốn tạo ấn tượng với bạn rằng sự phát triển này phải không hề bị coi như là một sự tổn hại. Tất cả đã theo đúng diễn trình tiến hóa, và sau này, khi phương Đông và phương Tây đã đạt đến một mức độ hiểu biết và tương tác hoàn hảo hơn, sự ảnh hưởng lẫn nhau của họ sẽ đem lại lợi ích cho nhau; Đông Phương sẽ được hưởng lợi từ sự kích thích trí tuệ có được nhờ những rung động trí tuệ mạnh mẽ của người anh em phương Tây, trong khi Tây Phương sẽ thu được nhiều điều từ cách lập luận trừu-tượng của phương Đông, và, thông qua nỗ lực để nắm bắt những gì mà giống dân phụ thứ nhất (subrace) của căn chủng Aryan đã hiểu rõ một cách dễ dàng, người Tây Phương sẽ giao tiếp được với thượng trí của mình, và nhờ đó tạo được cầu nối giữa thượng trí và hạ trí dễ dàng hơn nhiều. Hai loại người đều cần lẫn nhau, và ảnh hưởng của họ lên nhau hướng đến sự tổng hợp cuối cùng.
80 Hạ trí, tự bản thân nó, cống hiến cơ hội cho một luận đề rất dài, nhưng ở đây sẽ là đủ để đưa ra một vài cách thức mà nó gây cản trở cho những giống dân vốn tiêu biểu cho nó nhiều nhất.
a/ Bằng hoạt động mãnh liệt và hành động bị kích thích, nó ngăn cản dòng chảy xuống (downflow) của cảm hứng từ trên cao. Nó hoạt động như một bức màn tối ngăn chận sự giác ngộ cao siêu. Chỉ nhờ sự vững vàng và sự yên tĩnh ổn định mà sự tỏ ngộ mới có thể thẩm thấu, xuyên qua các thể cao, đến được bộ não vật chất và nhờ thế sẵn sàng cho việc phụng sự thực tế.
b/ Sự minh triết của Tam Thượng Thể (Triad) tồn tại cho việc sử dụng của phàm nhân, nhưng bị chận lại bởi những sự tìm tòi (disquisitions) của hạ trí. Khi ngọn lửa của thể trí cháy quá mãnh liệt, nó tạo nên một luồng chống lại với dòng giáng lưu cao siêu, và ép buộc lửa dưới thấp vào lại nơi trú ẩn. Chỉ khi nào ba luồng hỏa gặp nhau, nhờ sự điều chỉnh của ngọn lửa trí tuệ ở giữa, ánh sáng đầy đủ mới có thể đạt được, và toàn bộ cơ thể mới tràn đầy ánh sáng, ngọn lửa từ bên trên – tức ánh sáng của Tam Thượng Thể − ngọn lửa của phàm ngã – tức kundalini – và ngọn lửa của trí tuệ, − tức manas vũ trụ − phải gặp nhau trên bàn thờ. Trong sự hiệp nhất của chúng xảy ra việc thiêu rụi tất cả những gì cản trở và sự giải thoát được hoàn thành.
c/ Bằng sự phân biện – một năng lực của thể trí cụ thể (hạ trí) – các thể thấp được huấn luyện thuật phân biệt ảo giác với trung tâm của thực tại; cái chân với cái giả; ngã với phi ngã. Vì vậy, tiếp theo đó là một giai đoạn phải được vượt qua, trong đó sự chú ý của Chân Ngã (Ego) nhất thiết được tập trung vào phàm ngã và các hiện thể của nó, và trong đó, sự rung động của Tam Thượng Thể, các định luật liên quan đến sự tiến hóa đại-thiên-địa, và việc chinh phục lửa cho việc
81 sử dụng của Thánh Linh (Divine), phải tạm thời hoãn lại. Khi con người nhanh chóng nhìn thấy sự thật trong tất cả những gì mà y tiếp xúc, và tự động chọn sự thực hoặc điều chân, lúc đó y học kế tiếp bài học về hành động đầy niềm vui, và con đường của toàn phúc sẽ mở ra trước mắt y. Khi điều này xảy ra như vậy, con đường huyền bí học trở thành thích hợp cho y, vì hạ trí đã được dùng vào mục đích của nó, và đã trở thành khí cụ của y chớ không còn là chủ của y nữa, kẻ thể hiện của y chứ không phải là kẻ ngăn trở (hinderer) y nữa.
d/ Trí cụ thể còn cản trở theo một cách khác và bất thường hơn, và là cách mà môn sinh cũng không hiểu được khi lần đầu cố gắng để đặt chân trên con đường gai góc của sự phát triển huyền bí. Khi hạ trí bất trị và chi phối hoàn toàn phàm ngã, người tìm đạo không thể hợp tác với các sự sống (lives) khác và các đường lối tiến hóa khác nhau, cho đến khi lòng bác ái thay thế cho trí cụ thể (mặc dù y có thể, về mặt lý thuyết, hiểu được các định luật chi phối sự tiến hóa của Thiên Cơ, và sự phát triển của các thực thể thái dương khác ngoài Thánh Đoàn (Hierarchy) của chính y). Thể trí chia rẻ, còn lòng bác ái thì thu hút. Thể trí tạo ra một rào cản giữa một người và mỗi deva van cầu (suppliant). Lòng bác ái phá tan mọi rào cản, và dung hợp các nhóm khác nhau trong sự hợp nhất. Thể trí đẩy ra bằng một rung động mạnh mẽ dữ dội, vứt bỏ tất cả những gì được tiếp xúc, giống như một bánh xe thải ra tất cả những gì cản trở chu vi xoay tít của nó. Lòng bác ái tập hợp tất cả vào chính nó, và tiếp tục mọi thứ với chính nó, gắn kết các đơn vị riêng biệt thành một tổng thể đồng đều hợp nhất. Thể trí gây khó chịu qua nhiệt dồi dào riêng của nó, làm khô héo và đốt cháy cái gì đến gần nó. Lòng bác ái xoa dịu và chữa lành bằng sự giống nhau của nhiệt của nó với nhiệt trong những gì mà nó tiếp xúc, và phối hợp sự ấm áp và ngọn lửa của nó với sự ấm áp và ngọn lửa của các sự sống đang tiến hóa khác. Sau cùng, thể trí đập vỡ và phá hủy trong khi lòng bác ái tạo ra sự kết hợp và hàn gắn.
82 Mọi thay đổi, trong cuộc sống con người, đều lệ thuộc vào các định luật bất di bất dịch, nếu một phát biểu nghịch lý như vậy có thể được thừa nhận. Trong nỗ lực để tìm ra những định luật này, để thích ứng với chúng, nhà huyền linh học bắt đầu cân bằng (offset) nghiệp quả, và như thế không làm đổi màu (colours) cảm dục quang. Phương pháp duy nhất nhờ đó các định luật này cho đến nay có thể được thấu hiểu bởi nhiều người quan tâm tới, là qua một nghiên cứu chặt chẽ về những thăng trầm của đời sống hằng ngày, khi trải qua một thời gian dài nhiều năm. Thí dụ, qua các đặc điểm nổi bật của một chu kỳ mười năm, khi chúng tương phản với giai đoạn tương tự đi trước hoặc kế tiếp, mà một môn sinh có thể ước chừng khuynh hướng của các sự việc và tự dẫn dắt mình theo đó. Khi trình độ tiến hóa được đạt đến chỗ mà môn sinh có thể đối chiếu (contrast) các cuộc sống trước, và có được hiểu biết về sắc thái cơ bản của chu kỳ sống trước kia của mình, bấy giờ sự tiến bộ nhanh chóng trong việc điều chỉnh cuộc sống theo định luật được thực hiện. Khi các kiếp sống tiếp nối cũng có thể được môn sinh thấu hiểu, thấy và biết rõ sắc thái của chúng, bấy giờ Karma (như được biết đến trong ba cõi thấp) chấm dứt, và vị adept am hiểu tất cả các nhân và quả khi chúng chi phối và điều chỉnh vận thể thấp của Ngài.
Ngài khao khát con đường huyền bí và xem xét các thay đổi và các sự kiện dưới ánh sáng của mọi sự kiện có trước, và ký ức của ngài càng bền bĩ và càng chính xác thì ngài càng có thể chế ngự tất cả các tình huống có thể xảy ra. Do đó có hai trở ngại sẽ được tìm thấy, đó là :
a/ Tính chất tương đối mới mẻ và sự thay đổi vốn là đặc điểm của Tây Phương.
b/ Sự phát triển của trí cụ thể (hạ trí, concrete mind).
Chướng ngại thứ ba của chúng ta bắt nguồn từ chướng ngại trước. Nó gồm có việc người Tây Phương xem trọng khía cạnh vật chất của mọi việc. Điều này đã dẫn đến một tình trạng tam phân của các sự việc. Thứ nhất, thế giới tinh thần, hay thế giới trừu tượng vô hình tướng của ý thức chủ quan không được công nhận theo một ý nghĩa khoa học. Nó 83 được công nhận một cách bẩm sinh bởi những người có tính khí thần bí, và bởi những người có khả năng nghiên cứu lịch sử chủ quan của con người và các chủng tộc, nhưng khoa học không công nhận khía cạnh này của sự biểu lộ, nói chung; các khoa học gia cũng không tin vào một thế giới của sự nỗ lực siêu vật chất. Tất cả những gì mà trong các giống dân trước đó vốn giữ vị trí tối quan trọng trong đời sống và tư tưởng của các dân tộc thì bây giờ đang được tiếp cận một cách hoài nghi, và các cuộc thảo luận được đặt trước bằng một dấu hỏi. Nhưng sự tiến bộ đã được thực hiện và có nhiều điều đã nảy sinh từ cuộc chiến. Chẳng hạn như câu hỏi đang thay đổi nhanh chóng từ thể thức “Có một đời sống sau cái chết hay không?” thành câu hỏi “Sự sống tương lai có bản chất gì?” và đây là một điềm báo có nhiều khích lệ.
Thứ hai, quần chúng đang đau khổ vì bị áp bức và vì những hậu quả của sự ức chế. Khoa học đã tuyên bố không có Thượng Đế và không có tinh thần trong con người. Tôn giáo đã tuyên bố chắc chắn có một Thượng Đế, nhưng có thể tìm thấy Ngài nơi đâu? Quần chúng thì nói chúng tôi không muốn có một Thượng Đế được tạo bằng những bộ óc của các nhà thần học. Do đó sự hiểu biết nội tâm chân chính không tìm thấy chỗ để mở rộng, và sự hoạt động vốn nên tìm thấy sự biểu lộ chính đáng của nó trong nguyện vọng cao hơn, thì sẽ tự chuyển sang thành sự sùng bái các sự vật, − những việc thuộc về xác thịt, được liên kết với những cảm xúc, hoặc có một sự liên quan đến trí tuệ. Chiến tranh, một lần nữa, đã hoàn thành nhiều điều bằng cách chuyển (relegating) các sự việc đến vị trí đúng của chúng, và, bằng việc loại bỏ tài sản, nhiều người đã học được giá trị của những điều thiết yếu, và sự cần thiết của việc loại bỏ đi những gì vô dụng.
Một tình trạng thứ ba của các sự việc phát sinh từ hai tình trạng trên. Một hiểu biết đúng đắn về tương lai không còn nữa. Khi sự sống của tinh thần bị phủ nhận, khi sự sống đang biểu lộ tự tập trung vào những sự vật cụ thể và hiển nhiên, thì mục tiêu thực sự của sự hiện tồn biến mất, sự thúc đẩy chân chính đối với cách sống đúng đắn bị mất đi, và những lời châm biếm của Paul, vị điểm đạo đồ là “Chúng ta hãy ăn và uống vì ngày mai chúng ta sẽ chết” mô tả thái độ của đa số con người.
84 Con người làm mờ đi tiếng nói bên trong vốn làm chứng cho kiếp sống sau này, và họ nhấn chìm các linh từ đang vang vọng trong sự im lặng bằng sự ồn ào và sự quay cuồng của công việc, sự khoái lạc và phấn khích.
Toàn bộ bí mật của sự thành công khi bước lên con đường huyền linh tùy thuộc vào thái độ của tâm trí; khi đó là thái độ có tính vật chất cụ thể, tập trung vào hình tướng, và một ham muốn đối với những sự việc ở hiện tại, thì có ít tiến bộ có thể được thực hiện trong việc am hiểu chân lý huyền môn cao siêu.
Một trở ngại thứ tư được nhận thấy trong thể xác, vốn đã được dựng nên bằng sự trợ giúp của thịt, thức ăn và thức uống lên men, và được nuôi dưỡng trong một môi trường mà trong đó không khí trong lành và ánh sáng mặt trời không phải là các yếu tố có ý nghĩa nhất. Ở đây Tôi đang nhận xét khái quát, và đang nói cho đại khối quần chúng chứ không phải cho môn sinh huyền bí nhiệt thành tương lai. Trong nhiều thế kỷ dài, thực phẩm đã và đang phân hủy, và do đó đã ở trong một tình trạng lên men, đã là thực phẩm cơ bản của các dân tộc phương Tây, và kết quả có thể được thấy trong các cơ thể không thích hợp cho bất kỳ căng thẳng nào mà huyền linh học đặt ra, và nó tạo thành một rào cản đối với sự tỏa chiếu trong trẻo của cuộc sống nội tâm. Khi trái cây và rau củ tươi, nước tinh khiết, các quả hạt (nuts) và ngũ cốc, nấu chín và không nấu, tạo thành chế độ ăn uống duy nhất của các con nhân loại đang tiến hóa, thì bấy giờ các thể (bodies) thích hợp để làm các hiện thể (vehicles) cho các Chân Ngã (Ego) tiến hóa cao sẽ được tạo nên. Họ kiên nhẫn chờ đợi sự xoay vòng của bánh xe, và sự xuất hiện của một chu kỳ vốn sẽ cho phép họ hoàn thành vận mệnh của mình. Thời cơ chưa đến, và công việc loại bỏ và điều chỉnh chắc hẳn là chậm chạp và tẻ nhạt.
VIỆC KHẮC PHỤC NHỮNG TRỞ NGẠI
Một vài nhận thức vô cùng quan trọng phải đi trước công việc loại bỏ những trở ngại, và chúng có thể được liệt kê như sau:
a/ Một sự nhận thức rằng trong việc tuân theo nhiệm vụ
85 kế tiếp và việc gắn bó với hình thức cao nhất được biết đến của chân-lý nằm ở con đường của sự mặc khải xa hơn.
b/ Một sự nhận thức rằng thái độ bình thản (dispassion) là việc lớn lao cần trau dồi, và rằng một sự tự nguyện chịu đựng một cách vui vẻ một số lớn phiền toái, đau đớn hoặc thống khổ tạm thời, phải được phát triển, khi có trước mắt niềm vinh quang tương lai vốn sẽ xóa đi những bất hạnh của giờ phút đang trải qua.
c/ Một sự nhận thức rằng sự tổng hợp là phương pháp mà nhờ đó việc lĩnh hội được đạt đến, và rằng, bằng cách kết hợp các cặp đối ứng, trung-đạo (middle path) được hoạch đắc, con đường này đưa thẳng đến trung tâm của thành lũy cuối cùng (citadel).
Với ba nhận thức này đang kiểm soát triệt để quan điểm của y về cuộc sống, môn sinh có thể hy vọng, bằng sự nỗ lực tích cực, thắng phục bốn trở ngại mà chúng tôi đã đề cập đến.
Trong khi tiếp tục việc xem xét của chúng ta về Qui Luật thứ hai, chúng ta sẽ bàn trước tiên đến sự liên quan của linh hồn với phàm ngã, chủ yếu là theo quan điểm của thiền định. Do đó, chúng ta đang đề cập đến “ánh sáng vĩ đại hơn”, và sau đó sẽ bàn đến “việc ném lên của ánh sáng thấp hơn”. Điều này cũng theo đường lối với định luật về tri thức huyền bí là người ta nên bắt đầu với những điều phổ quát (universals).
Nên nhớ kỹ rằng các qui luật này chỉ dành cho những người nào mà phàm ngã của họ được phối kết và có thể trí của họ đang dần được kiểm soát. Do đó, người đó đang sử dụng hạ trí, tức cái trí lý luận, trong khi linh hồn đang vận dụng thượng trí tức là cái trí trừu tượng. Cả hai đơn vị đều đang hoạt động với hai khía cạnh của nguyên khí trí tuệ phổ quát, và trên cơ sở này, mối quan hệ của chúng bắt đầu xảy ra. Công việc của con người với thể trí của y là khiến cho nó tiêu cực và dễ tiếp thu đối với linh hồn, và đây là việc làm tích cực (positive occupation) của y − (ở đây hãy lưu ý đến cách dùng từ “positive” – tích cực − trong nỗ lực làm cho thể trí dễ tiếp thu, vì nơi đây có chứa manh mối cho việc hành động đúng
86 đắn). Công việc của linh hồn trong sự thiền định là làm cho vấn đề thiền định đó trở nên tích cực đến nỗi hạ trí có thể được tạo ấn tượng, và như thế phàm ngã (lower man) có thể được đưa vào cùng đường lối với Thiên Cơ Vĩnh Cửu
(Eternal Plan).
Như vậy, một lần nữa, chúng ta có một liên hệ được thiết lập giữa một rung động tích cực với một rung động tiêu cực, và việc nghiên cứu về các mối liên hệ này mang lại nhiều thông tin (information) cho đạo sinh, và là một phần của giáo huấn được đưa ra để chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ nhất. Một danh sách các tình huống liên quan này có thể được đưa ra ở đây cho thấy chúng đang ở trong mối liên hệ đang phát triển của chúng trên đường tiến hóa.
1. Mối liên hệ giữa các thể xác nam và nữ, mà con người gọi là mối quan hệ tình dục, và được cho là hết sức quan trọng vào lúc này. Trong thung lũng của ảo ảnh, biểu tượng thường thu hút (engrosses) sự chú ý còn những gì mà nó tiêu biểu thì bị bỏ quên. Trong việc giải quyết mối liên hệ này sẽ dẫn đến sự bắt đầu chủng tộc, và chính với việc này mà nhân loại hiện đang bị thu hút.
2. Mối quan hệ giữa thể cảm dục với thể xác, mà, đối với đa số người, là bản chất cảm dục tích cực kiểm soát thể xác tiêu cực mang tính tự động. Thể xác, khí cụ của sự ham muốn, bị thống trị và bị kiểm soát bởi sự ham muốn – sự ham muốn đời sống vật chất, và sự ham muốn hoạch đắc sự vật hữu hình.
3. Mối quan hệ giữa thể trí và não bộ, tạo nên vấn đề của những người và các chủng tộc tiến hóa nhiều, và hệ thống rộng lớn của các trường học, trường cao đẳng, trường đại học cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đó. Nhiều tiến bộ trong mối quan hệ này đã được thực hiện trong năm mươi năm qua, và hoạt động của các nhà tâm lý học đánh dấu mức độ cao nhất của nó. Khi điều này được hiểu rõ, thể trí sẽ được coi là yếu tố tích cực và hai khía cạnh kia của bản chất hình tướng (phàm ngã) sẽ đáp ứng về mặt tiếp nhận (receptively). Chúng sẽ là những người máy của thể trí.
4. Mối liên quan giữa linh hồn với phàm ngã, chính là vấn đề đang thu hút sự chú ý của những người tìm đạo hiện nay, vì họ là những người tiên phong của gia đình nhân loại, 87 những người mở đường đi vào thế giới của linh hồn. Các nhà thần bí và nhà huyền bí quan tâm đến mối liên hệ này.
5. Mối liên quan giữa các bí huyệt dưới cơ hoành và các bí huyệt ở trên, hoặc giữa:
a/ Bí huyệt ở đáy cột sống và hoa sen có ngàn cánh, tức bí huyệt đầu. Trong mối quan hệ này, bốn cánh hoa của bí huyệt ở đáy trở thành nhiều cánh (the many), hoặc bộ bốn (the quaternary) không còn nữa trong cái chung (the universal).
b/ Bí huyệt xương cùng và bí huyệt cổ họng. Trong mối liên hệ này xảy đến một sự phối hợp giữa mười hai Huyền-Giai Sáng-Tạo và tứ nguyên (the quaternary), và ta thấy được bí mật của mười sáu cánh hoa của hoa sen cổ họng. c/ Bí huyệt đan điền và bí huyệt tim, trong mối quan hệ này, số mười của con người hoàn thiện trong thái dương hệ này không còn nữa trong số mười hai tuyệt đỉnh. Khi con người tiếp xúc với mười hai Huyền-Giai Sáng-Tạo (trong khía cạnh bên ngoài và khía cạnh sáng tạo của các Huyền-Giai này), y là tứ nguyên hoàn thiện theo quan điểm của sắc tướng, vì vậy trong mối liên hệ giữa bí huyệt đan điền với bí huyệt tim thì ngôi hai được hoàn thiện; lòng bác ái của linh hồn có thể tự biểu hiện một cách hoàn hảo qua bản chất tình cảm (tức thể cảm dục).
6. Mối liên quan giữa hai bí huyệt đầu, hay là giữa bí huyệt giữa hai chân mày (bí huyệt ấn đường) và bí huyệt phía trên đầu. Mối quan hệ này được thiết lập và được ổn định khi linh hồn và thể xác thành một đơn vị hoạt động.
7. Mối liên hệ giữa tuyến tùng quả với tuyến yên như là một kết quả của mối liên hệ trên.
8. Mối liên hệ giữa thượng trí với hạ trí, bao hàm sự tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng và ổn định. Thái độ thiền định của linh hồn được lặp lại trong ba thể (hoặc bởi con người tâm linh), và sự tham thiền đều đặn của linh hồn cũng tiếp tục trên cõi riêng của linh hồn. Chúng ta quan tâm chủ yếu đến chính việc này, và đến các kết quả của nó trong qui luật này.
Một mối quan hệ sau này, vốn không liên quan chút nào
88 đến chúng ta, được thiết lập sau cuộc điểm đạo thứ ba giữa linh hồn với Chân Thần (monad), và trong suốt diễn trình tiến hóa của vũ trụ, các mối liên hệ này sẽ xuất hiện. Tuy thế, nhân loại nói chung chỉ quan tâm đến việc thiết lập một mối liên hệ giữa linh hồn với thể xác, và không cần đi quá điều này.
Khi con người tìm cách đạt đến sự kiểm soát thể trí, thì đến lượt linh hồn trở nên năng nổ một cách tích cực hơn. Công việc của Thái Dương Thiên Thần (solar Angel) cho đến bây giờ phần lớn vẫn ở trong thế giới riêng của Ngài, và liên quan đến mối liên hệ của Ngài với tinh thần, và đối với điều này, con người đang làm việc qua các chu kỳ của mình trên cõi trần, đã không có sự dính líu nào. Sự tiêu phí năng lượng chính của linh hồn có tính khái quát, và hướng ra ngoài đi vào giới thứ năm. Hiện nay, Thái Dương Thiên Thần đang đến gần một thời điểm bước ngoặt (time of crisis) và tái định hướng. Trong lịch sử ban đầu của nhân loại đã có một bước ngoặt lớn mà chúng ta gọi là sự biệt-ngã-hóa (individualisation). Vào thời điểm đó, các Thái Dương Thiên Thần (solar Angels), khi đáp ứng với một đòi hỏi hoặc một sức hút từ chủng tộc người-thú (nói chung, hãy lưu ý điều đó), đã gửi một phần năng lượng của các Ngài, hiện thân cho tính chất trí-tuệ-hóa (mentalisation), đến những người-thú (animal-men) này. Các Ngài đã làm phong phú (fecundated), Tôi tạm diễn tả như thế, cho bộ óc (the brain). Thế là nhân loại được sinh ra. Tuy nhiên, mầm mống này mang trong nó hai tiềm năng khác, tiềm năng bác ái thiêng liêng và tiềm năng sự sống thiêng liêng. Các tiềm năng này phải được xuất hiện đúng lúc.
Sự phát triển hoàn toàn của thể trí trong con người, mà thời đại hiện tại nhận biết như thế, tỏ lộ cho Thái Dương Thiên Thần một bước ngoặt thứ hai, mà bước ngoặt đầu tiên chỉ là sự tượng trưng. Điều mà Thái Dương Thiên Thần tồn tại (exists) vì nó, là làm cho sự hiện hữu của ngài được cảm nhận trong nhân loại, và một sức hút mạnh mẽ khác đang được tác động vào Thái Dương Thiên Thần, mà lần này sẽ tạo ra một sự phong phú hóa (fecundation) thứ hai. Điều này sẽ cung cấp cho con người những phẩm chất vốn sẽ cho phép con người vượt qua các giới hạn của nhân loại, và trở thành một thành phần của Giới thứ năm, hay Giới tinh thần trong thiên nhiên. Nỗ lực đầu tiên của Thái Dương Thiên Thần đã
89 chuyển đổi người-thú thành con người, nỗ lực thứ hai sẽ biến đổi nhân-loại thành các thực thể tâm linh, cộng thêm các thu đạt kinh nghiệm trong gia đình nhân loại.
Về điều này, Thái Dương Thiên Thần, tức linh hồn (soul), đang tự sắp xếp, và tái định hướng chính mình sao cho sức mạnh của ngài có thể được chuyển hướng vào giới nhân loại. Sự tiếp xúc phải được linh hồn thực hiện giữa khía cạnh thấp của bản thể tam phân của ngài với khía cạnh vốn đã tìm thấy trú sở trong bộ óc của con người. Sự hoạt động thông tuệ và bác ái minh triết phải được hợp nhất, và sự phối hợp (union) phải diễn ra trên cõi trần. Để thực hiện điều này, linh hồn đang bước vào “sự thiền định thâm sâu”, trong sự hòa hợp với tất cả các linh hồn khác, những linh hồn đã có thể đưa công cụ của họ vào một trạng thái đáp ứng. Đây là sự thiền định tập-thể cơ-bản, và khi một người thành tựu điều mà các Kinh sách phương Đông gọi là “sự đại định” (“samadhi”), người ấy đã thành công trong việc tham gia, với tư cách một linh hồn, vào sự thiền định tập thể này, và bắt đầu chu kỳ phụng sự vốn tự biểu lộ thông qua Thánh Đoàn (Hierarchy) hành tinh. Hạ trí và thượng trí (rational mind and abstract mind) hoạt động với tư cách là một đơn vị, và nguyên khí thúc đẩy là bác ái. Linh hồn, thể hiện cho bác ái và trí tuệ trừu tượng, là một với biểu hiện của nó trên cõi trần thông qua bộ não, và, trong trường hợp này, phàm nhân đã đồng-bộ sự thiền định của nó với sự thiền định của linh hồn.
Đây là mục tiêu hoạt động của chúng ta. Để điều này không bị lãng quên, và để cho mọi nỗ lực được thực hiện ngõ hầu đưa thể trí và bộ não vào một tình trạng hoạt động sao cho một người có thể lướt ra khỏi sự thiền định riêng của mình và (không còn thấy các tư tưởng của riêng mình) trở thành linh hồn, chủ-thể tư-tưởng trong giới linh hồn.
Đó có lẽ là một tư tưởng mới đối với một số người là linh hồn đang tự sắp xếp cho sự nỗ lực, tái định hướng các sức mạnh của mình, và đang chuẩn bị cho một sự thúc đẩy mới và mạnh mẽ, nhưng điều đó là thế. Mọi hình thức sự sống dưới ảnh hưởng của mãnh lực tiến hóa, đi từ sự khởi đầu này đến sự khởi đầu khác, và linh hồn cũng không được miễn trừ đối với trình tự này. Cũng như linh hồn của ngườithú bắt đầu hợp nhất với một nguyên khí thiêng liêng khác,
90 và vì thế mà giới thứ tư xuất hiện trong thiên nhiên, cũng vậy, linh hồn trong nhân loại đang tìm cách tiếp xúc với một trạng thái thiêng liêng khác. Khi sự tiếp xúc đó được thực hiện, Giới Thần Thánh (Kingdom of God) sẽ xuất hiện trên trái đất; cõi trần do đó sẽ được chuyển hóa, và giai đoạn đặc biệt đó, được đưa ra một cách biểu tượng dưới thuật ngữ thời đại hoàng kim (millennium), sẽ đến.
Các bậc Thức Giả (Knowers) về Thượng Đế trong kỷ nguyên đó sẽ chiếm đa số hơn những người vốn chỉ khao khát về tri thức đó, và sự tiếp xúc của họ và các kết quả của mãnh lực mà họ truyền chuyển, sẽ được cảm nhận trong mọi giới của thiên nhiên. Sự thống trị mọi hình tướng, và sức mạnh để hoạt động như các tác nhân truyền chuyển năng lượng tinh thần mà chúng ta gọi là bác ái đó, chính là phần thưởng hứa hẹn của các Thái Dương Thiên Thần chiến thắng, và là mục tiêu quý giá của hoạt động thiền định của họ. Các Con của Thượng Đế sẽ chiến thắng trên trần gian trong sự biểu lộ nhập thể hoàn toàn, và sẽ mang ánh sáng (do đó, sự sống) đến tất cả mọi hình tướng biểu lộ. Đây là “sự sống phong phú hơn” mà Đức Christ nói đến. Đây là sự thành tựu của Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvanee) thực sự, là Đấng dù đang sống trong sự thiền định không gián đoạn trong địa hạt tinh thần, nhưng vẫn có thể hoạt động trên cõi trần. Công việc của sự điểm đạo là khiến cho một người bao giờ cũng sống ở trung tâm, nhưng hoạt động như một tác nhân phân phối năng lượng thiêng liêng theo một đường hướng nào đó, và – sau các cuộc điểm đạo về sau – thì theo tất cả mọi hướng.
Bây giờ, trong khi xem xét về qui luật kế tiếp, chúng ta sẽ đề cập đến công việc của “ánh sáng thứ yếu” của con người trên cõi trần. Tôi, vốn đã phần nào nhập vào sự hiểu biết về sự sống của Thái Dương Thiên Thần, muốn quả quyết với những người hành hương anh em của tôi rằng những sự việc trải qua của các giác quan chỉ là tầm thường và vô giá trị khi so sánh với những phần thưởng, ở đây và trong cuộc sống này, cho người đang tìm cách hòa nhập tâm thức hằng ngày của mình với tâm thức của chính linh hồn mình. Kế đó y nhập vào cộng đồng của các linh hồn, và không đứng riêng rẻ. Các giai đoạn cô đơn đáng xem xét nhất là kết quả của sự định hướng sai lầm và việc bám chặt vào những gì che giấu ảo ảnh, và nắm đầy tay đến nỗi họ không thể nắm lấy những gì đã được gọi là “viên ngọc quý trong hoa sen”.

91 Qui Luật Ba

Năng Lượng lưu chuyển. Điểm ánh sáng, sản phẩm do công sức của bốn, hưng thịnh và tăng trưởng. Rất nhiều người tập hợp chung quanh hơi ấm sinh động của nó, cho đến khi ánh sáng của nó mờ dần. Ngọn lửa của nó trở nên lu mờ. Kế đó, âm thanh thứ hai sẽ phát ra.

Ánh Sáng Linh Hồn và Ánh Sáng Thể Xác.
Các Nguyên Lý và các Phàm Ngã.  

93 Qui Luật Ba
ÁNH SÁNG LINH HỒN VÀ ÁNH SÁNG THỂ XÁC
Trong các Quy Luật đối với Huyền Thuật này, các định luật về hoạt động sáng tạo được thể hiện và là phương tiện mà nhờ đó con người có thể hoạt động như một linh hồn nhập thể. Về căn bản, chúng không liên quan đến các qui luật chi phối sự phát triển con người. Tất nhiên, nhân đây mà nhiều điều có thể được học hỏi trong mối liên hệ này, vì con người phát triển qua công việc sáng tạo và sự hiểu biết, nhưng đây không phải là mục tiêu chủ yếu của giáo huấn.
Thông qua sự tổng hợp đang phát triển dần dần của tiến trình thiền định được thực hiện bởi linh hồn trên cõi riêng của nó, và sự tổng hợp đang phát triển dần của người có đạo-tâm, con người biểu thị (manifests) (trong bộ não vật chất) một điểm sáng vốn đã được thắp sáng về mặt huyền linh trên cõi của thể trí. Ánh sáng bao giờ cũng biểu thị hai việc : năng lượng và sự biểu lộ của nó trong hình tướng của một loại nào đó, vì ánh sáng và vật chất là những thuật ngữ đồng nghĩa. Tư tưởng của con người và ý tưởng của linh hồn đã tìm thấy một điểm giao tiếp, và mầm mống của một hình tư tưởng (thought form) đã phát sinh. Hình tư tưởng này, khi được hoàn thành, sẽ thể hiện tối đa kế hoạch vĩ đại (mà Thánh Đoàn đang tác động lên đó) như con người có thể hình dung, nắm vững và thể hiện trên cõi trí. Trong các giai đoạn đầu của sự khát vọng của con người, trong những bước đầu tiên của y dọc theo Con Đường Đệ Tử, và đối với hai cuộc điểm đạo đầu tiên, hình tư tưởng này được bao hàm bởi từ ngữ “Phụng Sự” (“Service”). Y hiểu rõ, lúc đầu bằng cách dò dẫm, ý tưởng về sự hợp nhất của Sự Sống, và biểu hiện của nó dưới hình thức Tình Huynh Đệ (Brotherhood) hiện hữu giữa mọi hình thức của Sự Sống thiêng liêng đó. Lý tưởng chủ quan này dần dần dẫn đến một sự nhận thức sâu sắc về cách thức mà trong đó mối quan hệ thiết yếu này có thể thể hiện trên thực tế. Điều này có thể được thấy đang tìm kiếm sự biểu lộ của nó trong các nỗ lực nhân đạo lớn lao, trong các
94 tổ chức vì mục đích làm giảm nhẹ nỗi đau khổ của con người và thú vật, và trong các nỗ lực trên khắp thế giới vì mục đích cải thiện các mối quan hệ nội bộ của các quốc gia, các tôn giáo và các đoàn thể.
Hiện nay, đủ các đơn vị nhân loại đã tiếp xúc với kế hoạch của Thánh Đoàn, đến nỗi ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng bộ não tập thể của gia đình nhân loại (thực thể mà chúng ta gọi là Giới thứ tư của Thiên Nhiên) nhạy cảm với viễn cảnh, và đã rập khuôn với hình thể được thắp sáng của nó trên cõi trí. Sau này, tư tưởng phụng sự và tư tưởng về Bản Ngã sẽ được nhận thấy không đầy đủ, và một hình thể biểu lộ thích hợp hơn sẽ được tìm thấy, nhưng điều này cũng đủ cho hiện tại.
Hình tư tưởng này, được tạo ra bởi người tìm đạo, được đưa vào hiện tồn bởi các năng lượng được tập trung của linh hồn, và các mãnh lực được tái định hướng của phàm ngã. Điều này được mô tả như gồm ba giai đoạn.
1. Giai đoạn mà trong đó người tìm đạo phấn đấu để thành tựu sự chăm chú tĩnh lặng ở nội tâm và có định hướng, vốn sẽ giúp y nghe được Tiếng Nói Vô Thinh. Tiếng nói đó biểu lộ cho y, thông qua biểu tượng và kinh nghiệm sống được diễn dịch, các mục tiêu và các kế hoạch mà y có thể hợp tác. Tùy theo giai đoạn phát triển của y, những kế hoạch này sẽ thể hiện:
a/ Hoặc là các kế hoạch đã được hiện thực hóa, lấy hình thức nhóm trên cõi trần, mà y có thể hợp tác với, và y có thể nhấn chìm lợi ích (interest) của riêng y vào lợi ích của nhóm đó.
b/ Hoặc là kế hoạch, hoặc phần nhỏ của một kế hoạch, vốn là đặc quyền cá nhân của y, để giúp đưa vào biểu lộ, và như vậy làm cho hiện-thực-hóa dưới hình thức một hoạt động tập thể trên cõi trần. Đó là chức năng của một số người tìm đạo để hỗ trợ và giúp đỡ các nhóm đang vận hành hoạt động này. Đó là chức năng của những người khác để tạo ra các hình thức hoạt động này, mà cho đến nay vẫn ở trên cõi chủ quan (bên trong, subjective). Chỉ những người tìm đạo
95 nào đã được giải thoát khỏi tham vọng cá nhân, mới có thể thực sự hợp tác trong khía cạnh hoạt động thứ hai này. Do đó, “Hãy diệt lòng tham vọng” (“Kill out ambition”).
2. Giai đoạn mà trong đó y tập cho mình quen
(habituates) với việc nghe rõ ràng và diễn giải chính xác tiếng nói bên trong của linh hồn, và nghiền ngẫm suy tư về thông điệp được trao truyền. Trong giai đoạn này, “Linh-Năng đang lưu chuyển” (“the Energy circulates”). Một sự đáp ứng nhịp nhàng thường xuyên với năng lượng tư tưởng của linh hồn được thiết lập, và, nói một cách bóng bẩy thì có một dòng chảy đều đặn của thần lực giữa trung tâm năng lượng mà chúng ta gọi là linh hồn trên cõi riêng của nó, với trung tâm lực là một con người. Năng lượng đi dọc theo “tuyến” (“thread”) mà chúng ta gọi là sinh mệnh tuyến (sutratma), và gây ra một sự đáp ứng rung động giữa não bộ với linh hồn.
Một góc độ thú vị của thông tin có thể được đưa ra ở đây, vì đó là ý định của Tôi trong các Huấn Thị này, để luôn luôn liên kết các sự tương đồng giữa các khía cạnh khác nhau của thiên tính, khi chúng tự thể hiện trong con người hoặc trong đại-thiên-địa, tức Vị Thiên-Đế (Heavenly Man).
Yoga cổ xưa của thời Atlantis (môn yoga này đã truyền đến chúng ta trong giáo huấn rời rạc một cách tất nhiên của yoga về các bí huyệt) truyền đạt cho chúng ta thông tin rằng hình ảnh của sutratma trong cơ thể con người được gọi là tủy sống, và tự thể hiện trong ba vận hà thần kinh. Ba vận hà này được gọi là ida, pingala, và vận hà trung ương, tức là sushumna. Khi các mãnh lực âm và dương của cơ thể, vốn tự biểu lộ xuyên qua các đường thần kinh ida và pingala, được cân bằng (equilibrized), thì các thần lực có thể đi lên và đi xuống bằng vận hà trung ương (central channel), đến não và từ não ra, đi qua các trung tâm lực trên cột sống mà không còn trở ngại. Khi xảy ra điều này, chúng ta có sự biểu lộ của linh hồn hoàn thiện trong con người hồng trần.
Thực ra, đây là một sự tương ứng với sutratma khi nó liên kết con người hồng trần với linh hồn, vì sutratma đến lượt nó biểu lộ năng lượng dương của tinh thần, năng lượng
96 âm của vật chất, và năng lượng cân bằng của linh hồn − việc thành tựu trạng thái thăng bằng là mục tiêu hiện tại của nhân loại. Trong giai đoạn của các cuộc điểm đạo sau này, việc sử dụng năng lượng tinh thần dương thay thế việc sử dụng mãnh lực linh hồn cân bằng, nhưng đó là một giai đoạn sau này, mà người tìm đạo cho đến lúc này không cần bận tâm đến. Hãy để y tìm thấy “Trung Đạo cao quý” giữa các cặp đối ứng, và một cách tình cờ, y sẽ thấy rằng các mãnh lực mà y vận dụng trên cõi trần, sẽ sử dụng vận hà thần kinh trung ương trên cột sống. Điều này sẽ xảy ra khi việc truyền ánh sáng và chân lý đến não bộ hồng trần, xuyên qua vận hà trung ương của sutratma đang nối kết, thực sự phát triển thành sự hữu ích thỏa đáng (satisfactory). Những ý tưởng và khái niệm đó (nói một cách biểu tượng) khi đi xuyên qua vận hà âm tính của sutratma ( ) tuy đầy ý nghĩa tốt lành, nhưng thiếu lực và kiệt sức dần (peter) thành vô nghĩa. Chúng bị nhuốm màu tình cảm, và thiếu hình thức có trật tự mà thể trí thuần khiết có thể cung cấp. Những ý tưởng và khái niệm đó khi đi xuyên qua vận hà đối diện( ) (nói một cách bóng bẩy) lại tạo ra sự phối kết (concretion) quá nhanh, và bị thúc đẩy bởi tham vọng cá nhân của một trí năng chi phối. Thể trí (mind) luôn luôn vị kỷ, tự tư tự lợi, và biểu lộ cái tham vọng cá nhân vốn chứa trong nó mầm mống của sự hủy diệt riêng của nó.
Tuy nhiên, khi trung-hỏa kỳ-kinh (sushumna) của sutratma, tức vận hà thần kinh trung ương và năng lượng của nó được sử dụng, thì linh hồn, với vai trò là một tác nhân sáng tạo thông minh thu hút, sẽ truyền chuyển các năng lượng của nó. Các kế hoạch khi đó có thể hoàn thiện theo thiên ý và tiếp tục với các hoạt động xây dựng của chúng “trong ánh sáng”. Điểm tiếp xúc của chân ngã và nguyệt thể luôn phát ra điểm sáng, như chúng ta đã thấy theo các qui luật về Huyền Thuật (Magic) của chúng ta, và điểm đó có tiêu điểm của nó tại điểm trong sutratma, vốn có sự tương ứng của nó trong ánh sáng trong đầu của người tìm đạo.
3. Giai đoạn mà trong đó y phát ra Thánh Ngữ (Sacred Word) và – hòa hợp nó với tiếng nói (voice) của Chân Ngã hay Linh Hồn – khởi động chất trí cho việc tạo nên hình tư tưởng của y. Chính là con người trên cõi trần bây giờ ngân lên Linh Từ (Word), và y thực hiện điều đó theo bốn cách:
97 a/ Y trở thành Linh Từ nhập thể, và nỗ lực “để trở về cội nguồn của mình” (“to be what he is”)
b/ Y ngân lên Linh Từ bên trong chính mình, tìm cách làm điều đó như linh hồn. Y hình dung mình như là linh hồn, phát ra năng lượng qua trung gian của Linh Từ đó, xuyên qua toàn bộ hệ thống mà linh hồn của y đang làm sinh động – các khí cụ trí tuệ, tình cảm, sinh lực, và thể chất.
c/ Y phát ra Linh Từ theo đúng nghĩa trên cõi trần, do đó ảnh hưởng đến ba mức độ của vật chất trong môi trường của y. Như thế y luôn luôn bận rộn, y đang “giữ thể trí ổn định trong ánh sáng”, và đang giữ cho ý thức của mình bất di bất dịch (immovably) trong lĩnh vực của linh hồn.
d/ Y cũng xúc tiến (và đây là giai đoạn khó khăn nhất) một hoạt động song song là việc hình dung đúng đắn hình tư tưởng mà qua nó y hy vọng biểu lộ khía cạnh đó của thiên cơ mà y đã tiếp xúc, và y hy vọng mang nó vào trạng thái tích cực qua cuộc sống riêng của y, và trong môi trường riêng của y.
Điều này chỉ có thể thực sự xảy ra khi một mối quan hệ ổn định đã được thiết lập giữa linh hồn với bộ não. Tiến trình này bao hàm khả năng của bộ não để ghi nhận những gì mà linh hồn đang hình dung và bắt đầu ý thức trong Giới Linh Hồn. Nó cũng bao hàm một hoạt động song song trong thể trí, vì người tìm đạo phải làm sáng tỏ tầm nhìn và sử dụng khả năng trí tuệ cụ thể cho sự thích nghi khôn ngoan về thời gian và về hình thức đối với sự biểu lộ thực sự của những gì đã được học. Điều này tất nhiên không phải là một việc dễ làm, nhưng người tìm đạo cuối cùng phải học cách tự biểu lộ với ý thức đầy đủ theo nhiều cách và cùng một lúc. Y bắt đầu học ba hoạt động theo cách này. Cổ-Luận diễn tả điều này như sau:
98 Thái Dương Cầu (Solar Orb) tỏa chiếu trong vẻ huy hoàng rực rỡ. Thể trí giác ngộ phản ánh vẻ rực rỡ của mặt trời. Nguyệt cầu đi lên từ tâm đến đỉnh, và được biến đổi thành một mặt trời chói rạng ánh sáng. Khi ba mặt trời này hợp nhất, Brahma xuất hiện. Một thế giới sáng ngời được sinh ra.
Điều này có nghĩa theo từng chữ là khi linh hồn (được biểu tượng hóa như là Thái Dương Cầu), thể trí, và ánh sáng trong đầu hợp thành một đơn vị, năng lực sáng tạo của Thái Dương Thiên Thần có thể tự hiển lộ trong ba cõi thấp, và có thể kiến tạo một hình tướng mà qua đó năng lượng của nó có thể tự biểu lộ một cách tích cực. Nguyệt cầu là một cách diễn tả tượng trưng bí huyệt đan điền (solar plexus) vốn cuối cùng phải thực hiện hai việc:
1. Hòa lẫn và kết hợp các năng lượng của hai trung tâm lực thấp, và
2. Nâng cao các năng lượng được phối hợp này, và vì vậy, hòa lẫn với các năng lượng của các trung tâm lực khác cao hơn, lên tới đầu.
Tất cả các điều trên tiêu biểu cho một giáo lý và một lý thuyết. Điều này phải được thể hiện trong thử nghiệm và kinh nghiệm thực tế, và hoạt động có ý thức của người tìm đạo.
Tôi cũng muốn nêu ra bản chất của việc phụng sự nhân loại nói chung đang diễn ra trong kế hoạch chung của cơ tiến hóa. Qui luật mà chúng ta đang xem xét không chỉ áp dụng cho con người cá biệt, mà còn cho hoạt động tiền định (predestined) của giới thứ tư trong Thiên Nhiên. Nhờ sự thiền định, giới luật và phụng sự, con người thổi vào ánh sáng rực rỡ, đang chiếu rọi ba cõi thấp, điểm ánh sáng đó vốn chập chờn hiện ra vào lúc biệt-ngã-hóa của con người trong các thời kỳ quá khứ. Điểm sáng này tìm thấy hình ảnh của nó trong ánh sáng trong đầu. Vì vậy, một mối quan hệ được thiết lập, cho phép không chỉ sự đồng-bộ-hóa rung động, mà còn cho phép một sự phát xạ và hiển lộ từ lực, cho phép việc nhận ra nó trong ba cõi thấp của môi trường gần gũi của con người.
Nó cũng thế với giới nhân loại. Khi sự giác ngộ của nó gia tăng, khi ánh sáng của nó trở nên mạnh hơn, ảnh hưởng
99 của nó trên các giới dưới nhân loại tương tự với ảnh hưởng của linh hồn cá nhân, tức hình ảnh của nó, trên con người đang lâm phàm ở cõi trần. Tôi nói tương tự (analogous) với vai trò một lực nguyên nhân (causative force), mặc dù không phải là một sự tương ứng trong các hiệu quả. Hãy lưu ý sự dị biệt này. Nhân loại là đại-thiên-địa (macrocosmic) trong mối quan hệ với các trạng thái ý thức dưới nhân loại, và H.P.B. cũng đã chỉ rõ điều này. Hiệu quả trên các trạng thái ít vật chất và nhiều vật chất hơn này căn bản là tứ phân.
1. Sự kích thích khía cạnh tinh thần, tự biểu lộ như là linh hồn trong mọi hình tướng, như là hình tướng của một khoáng chất, một bông hoa, hoặc một con thú. Khía cạnh năng lượng dương tính trong mọi hình tướng này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, tạo ra bức xạ, chẳng hạn, ngày càng tăng trong giới khoáng chất. Trong điều này có một gợi ý về bản chất của tiến trình vốn sẽ thiết lập một kỳ hạn cho sự tồn tại cho hành tinh của chính chúng ta, và cuối cùng, cho thái-dươnghệ của chúng ta. Trong giới thực vật, hiệu quả sẽ là sự thể hiện của cái đẹp và sự đa dạng ngày càng tăng, và sự phát triển các loài mới với một mục tiêu không thể giải thích cho những người chưa được điểm đạo. Việc tạo ra các hình thức dinh dưỡng vốn sẽ phục vụ nhu cầu của các devas cấp thấp và các thiên thần (angels), sẽ là một trong các kết quả.
Trong giới động vật, hiệu quả sẽ là việc loại bỏ nỗi đau đớn và thống khổ, và một sự trở lại với các tình trạng lý tưởng của Vườn Địa Đàng. Khi con người hoạt động như là một linh hồn, y hàn gắn; y kích thích và truyền sinh lực; y truyền chuyển các mãnh lực tinh thần của vũ trụ, và các sự phóng phát có hại và mọi mãnh lực phá hoại sẽ bị cản lại trong giới nhân loại. Tà lực và các ảnh hưởng của nó phần lớn dựa vào nhân loại để có một vận hà hoạt động. Chức năng của con người là để truyền tải và vận dụng mãnh lực. Việc này được thực hiện trong các giai đoạn đầu còn vô minh mang tính cách phá hoại, và với các kết quả tai hại. Về sau, khi hoạt động dưới ảnh hưởng của linh hồn, thì sức mạnh được vận dụng một cách đúng đắn và khôn ngoan, và dẫn đến kết quả tốt lành. Quả đúng là “toàn bộ sự sáng tạo làm việc vất vả trong đau khổ cho đến bây giờ, đang chờ đợi sự biểu lộ của các con của Thượng Đế.”
100 2. Việc mang lại ánh sáng. Nhân loại là những người mang ánh sáng đến cho hành tinh, truyền chuyển ánh sáng của tri thức, của minh triết, và của hiểu biết, và điều này theo ý nghĩa nội môn. Ba khía cạnh này của ánh sáng mang ba khía cạnh của năng lượng linh hồn đến cho linh hồn trong mọi hình tướng, qua trung gian của anima mundi, tức linh hồn thế giới (world soul). Nói một cách cụ thể, điều này có thể được nhận thức nếu chúng ta có thể đánh giá cao sự khác nhau giữa sự khai trí của hành tinh chúng ta ngày nay, với sự khai trí của hành tinh năm trăm năm trước đây – các đô thị được chiếu sáng rực rỡ của chúng ta, các khu vực nông thôn của chúng ta sáng suốt đêm với đường phố và nhà cửa được chiếu sáng của chúng; đường hàng không của chúng ta được vẽ các đường nét với các đèn pha và các sân có các quả cầu chói sáng; các đại dương của chúng ta, được lấm chấm với những chiếc tàu được chiếu sáng của chúng, và các khinh khí cầu được thắp sáng của chúng ta sẽ được nhìn thấy ngày càng nhiều, lao đi khắp bầu trời.
Những điều này chỉ là kết quả của sự khai trí đang tăng trưởng của con người. Khía cạnh tri thức của ánh sáng của con người đã tạo ra sự khai trí này. Ai sẽ nói điều gì sẽ xảy ra khi khía cạnh minh triết chiếm ưu thế? Khi các điều này được gắn kết bằng sự hiểu biết, linh hồn sẽ kiểm soát trong ba cõi thấp và trong tất cả các giới của thiên nhiên.
3. Sự truyền chuyển năng lượng. Đầu mối cho ý nghĩa của điều này có thể được hiểu như một khái niệm, mặc dù cho đến nay, điều đó sẽ không được lĩnh hội, trong việc nhận thức rằng giới nhân loại tác động trên, và có ảnh hưởng đến ba giới dưới nhân loại. Tam Giác tinh thần đang tuôn đổ xuống và Tam Giác vật chất đang đi lên gặp nhau hết điểm này đến điểm khác trong nhân loại khi điểm cân bằng có thể được tìm thấy. Trong sự thành tựu và sự tinh-thần-hóa của con người là niềm hy vọng của thế giới. Chính nhân loại là Vị Cứu Tinh thế giới, mà tất cả các vị Cứu Tinh thế giới của nhân loại đã chỉ là biểu tượng và sự đảm bảo.
4. Sự phối hợp của cơ tiến hóa thiên thần và cơ tiến hóa nhân loại. Đây là một bí nhiệm sẽ được làm sáng tỏ, khi con người đạt đến ý thức của Thái Dương Thiên Thần (solar Angel) của riêng mình, chỉ để khám phá rằng đó cũng chỉ là một hình
101 thức của sự sống, đã phục vụ mục đích của nó, phải được bỏ lại phía sau. Sự tiến hóa thiên thần là một trong những tuyến lực vĩ đại, được bao gồm trong sự biểu lộ thiêng liêng, và các Thái Dương Thiên Thần, tức Agnishvattas của bộ Giáo Lý Bí Nhiệm và bộ Luận Về Lửa Càn Khôn – theo khía cạnh hình tướng của các Ngài – thuộc về tuyến (line) này.
Do đó nhân loại phụng sự, và trong việc phát triển một năng khiếu hữu thức đối với việc phụng sự, trong sự tăng trưởng một sự hiểu biết hữu thức về phần việc cá nhân, để được tham gia trong việc thực hiện thiên cơ và trong việc làm cho phàm ngã lệ thuộc vào linh hồn, sự tiến bộ vững chắc của nhân loại hướng tới mục tiêu phụng sự thế gian của nó sẽ đến.
Liệu Tôi có thể nói một lời ở đây để thể hiện sự hoàn thiện một mục tiêu thực tiễn trong cuộc sống của bạn hay không? Các tình trạng từ lực có hại, như là kết quả của việc vận dụng sai lầm các sức mạnh của con người, là các nguyên nhân của tà lực trong thế gian xung quanh chúng ta, bao gồm cả ba giới dưới nhân loại. Với tư cách các cá nhân, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi việc này? Bằng việc phát triển trong chính chúng ta đức tính Vô Tổn Hại (Harmlessness). Vì vậy, hãy nghiên cứu chính bạn theo khía cạnh này. Nghiên cứu cách cư xử, các lời nói và các tư tưởng hằng ngày của bạn để làm cho chúng hoàn toàn vô hại. Hãy làm cho bạn suy nghĩ những tư tưởng về chính bạn và về những người khác sẽ mang tính xây dựng và tích cực, và như thế các hiệu quả của chúng sẽ không gây tổn hại. Hãy nghiên cứu ảnh hưởng về mặt cảm xúc của bạn trên người khác sao cho bạn không thể gây tổn thương một huynh đệ của bạn do bởi một tính khí (mood), một sự ngã lòng (depression), và một phản ứng cảm xúc nào. Hãy nhớ rằng, trong mối liên kết này, khát vọng tinh thần và sự nhiệt tình mãnh liệt, bị đặt sai chỗ hoặc bị hướng dẫn sai, có thể rất dễ dàng gây tổn hại cho một huynh hữu, vì vậy không những chỉ nhìn vào các xu hướng sai lầm của bạn, mà còn nhìn vào việc sử dụng các đức tính của bạn.
Nếu sự vô tổn hại là nguyên tắc cơ bản (keynote) của kiếp sống của bạn, bạn sẽ hành động để tạo ra các tình trạng hài hòa đúng đắn trong phàm ngã của bạn, nhiều hơn bất kỳ số lượng giới luật theo các đường lối khác. Sự thanh tẩy mạnh mẽ được mang lại bởi nỗ lực không gây tổn-hại sẽ tiến
102 triển rất nhiều để loại bỏ các trạng thái ý thức sai trái. Do đó, hãy chăm lo cho nó và đưa ý tưởng này vào việc kiểm điểm ban tối của bạn.
Tôi muốn thúc giục mỗi người đang đọc các trang này tạo ra một khởi đầu mới trong đời sống tâm linh. Tôi muốn nói với người đọc, hãy quên tất cả những thành tựu trong quá khứ, thể hiện sự nhiệt tình, và tập trung vào Thiên Cơ (Plan).
Vào lúc này, một sự tiến bộ nào đó trong việc nhận thức tập thể chắc chắn đã được thực hiện, và sự quan tâm ít hơn vào bản ngã chia rẻ đã được hoạch đắc. Niềm tin nhiều hơn vào Thiên Luật (God Law) vốn đang hướng dẫn mọi sự sáng tạo đến sự hoàn thiện cuối cùng chắc chắn đã được hình dung ra (visioned), và, qua tầm nhìn này, đã đến khả năng không còn để mắt vào các sự việc thuộc kinh nghiệm cá nhân, mà dán mắt vào việc vạch ra mục tiêu cho đại cục. Đây là mục tiêu và đích nhắm. Sự rộng rãi của tầm nhìn, tính bao quát của sự hiểu biết và một chân trời rộng mở là những điều căn bản sơ bộ đối với mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của Đại-Đoàn các Chân Sư; việc ổn định tâm thức vào sự sống duy nhất, và việc nhận thức về tính đơn nhất cơ bản của mọi sự sáng tạo, phải được phát triển phần nào trước khi bất kỳ ai có thể được giao phó một số kiến thức và Quyền-Lực-Từ (Words of Power), và việc vận dụng các mãnh-lực đó để mang thực tại chủ quan vào sự biểu lộ bên ngoài.
Vì vậy, vào lúc này, Tôi nói với bạn rằng, Tôi – là một đệ tử lớn tuổi và có lẽ có kinh nghiệm hơn, và là người phụng sự trong vườn nho vĩ đại của Đức Chúa – thực hành đức tính vô-tổn-hại với niềm vui thích và sự hiểu biết, vì đó là (nếu thực sự được thực hiện) tác nhân hủy diệt mọi sự hạn chế. Tính gây tổn hại dựa trên sự ích kỷ, và dựa vào một thái độ tập trung vào bản ngã (ego-centric attitude). Đó là sự biểu hiện của các lực được tập trung cho sự tự thúc ép, sự tự cao, và sự tự-mãn. Tính vô tổn hại là cách biểu lộ sự sống của người nhận ra mình ở khắp mọi nơi, y sống một cách hữu thức với tư cách một linh hồn, mà bản chất của linh hồn là bác ái, phương pháp của linh hồn là tính bao gồm, và đối với người đó, mọi hình tướng đều giống nhau ở chỗ chúng che giấu ánh sáng, và chỉ là các ngoại hiện (externalizations) của
103 Thượng Đế Vô Hạn duy nhất (the one Infinite Being). Hãy để Tôi nhắc nhở bạn rằng sự nhận thức này sẽ biểu hiện trong một sự hiểu biết thực sự về một nhu cầu của tình huynh đệ, tách ra khỏi tình cảm và động cơ cá nhân. Nó sẽ dẫn đến sự im lặng của ngôn ngữ, vốn nảy sinh từ việc không liên quan gì đến bản ngã riêng biệt. Nó sẽ tạo ra đáp ứng tức thời đối với nhu cầu đích thật, đặc trưng cho các Đấng Cao Cả (Great Ones), các Ngài (bỏ qua vẻ bề ngoài) nhìn thấy nguyên nhân bên trong vốn tạo ra các tình trạng được nhận thấy trong đời sống bên ngoài, và vì vậy, từ mức độ minh-triết đó, các Ngài có thể cung cấp sự giúp đỡ và hướng dẫn thực sự. Tính Vô Tổn Hại mang lại trong đời sống sự thận trọng trong phán đoán, dè dặt trong lời nói, khả năng kiềm chế hành động bốc đồng, và sự thể hiện một tinh thần không chỉ trích. Vì vậy, con kênh thông suốt có thể được cung cấp cho các mãnh lực của tình thương đích thực, và cho các năng lượng tinh thần
vốn dường như truyền sinh khí cho phàm ngã, do đó dẫn đến sự hành động chân chính.
Cho nên, hãy để cho đức tính vô tổn hại, trở thành chủ âm (keynote) của kiếp sống của bạn. Việc hồi tưởng (review) buổi tối nên được xúc tiến hoàn toàn theo đường lối này; hãy chia công việc hồi tưởng làm ba phần và xem xét:
1. Tính Vô Tổn Hại trong tư tưởng. Việc này chủ yếu sẽ dẫn đến việc kiểm soát lời nói.
2. Tính Vô Tổn Hại trong phản ứng tình cảm. Điều này sẽ dẫn đến việc trở thành một vận hà cho khía cạnh bác ái của linh hồn.
3. Tính Vô Tổn Hại trong hành động. Điều này sẽ tạo ra sự tự tin, khéo léo trong hành động và việc giải phóng ý chí sáng tạo.
Ba phần này tiến gần đến chủ đề cần được nghiên cứu do các ảnh hưởng của chúng lên chính bản ngã và sự phát triển của một người, và do ảnh hưởng của chúng lên những người mà người đó tiếp xúc, và lên những người cùng cộng tác xung quanh của người đó.
Liệu Tôi có thể tự ý thêm điểm lưu ý rằng Tôi đưa ra các gợi ý được dựa trên kinh nghiệm trong hoạt động huyền bí. Không hề có sự bắt buộc phải tuân theo. Chúng Tôi muốn huấn luyện những người phụng sự sáng suốt của nhân loại,
104 và những người này được phát triển bởi sự nỗ lực tự khai mở, sự tự do trong hành động và sự phân biện trong phương pháp, chứ không phải bằng sự tuân thủ không hoài nghi, sự phục tùng tiêu cực, và sự đi theo mù quáng. Mong sao điều này không bị lãng quên. Nếu có bất kỳ mệnh lệnh nào có thể từng phát ra từ nhóm các huấn sư nội môn, mà Tôi là một thành viên khiêm tốn trong đó, hãy mặc kệ nó để tuân theo tiếng gọi của chính linh hồn bạn và sự nhắc nhở của Chân Ngã của bạn.
Trước khi chúng ta tiếp tục với việc phân tích Qui Luật này và Qui Luật trước, vì Qui Luật II và III là hai nửa của một tổng thể, Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng, trong chuỗi các sự tham thiền dựa vào các thể thức cổ xưa này, chúng ta đề cập đến hoạt động về huyền thuật của người tìm đạo như một người đồng cộng tác trong các công trình của Đại Bạch Giai (Great White Lodge). Chúng ta đang bàn đến các phương pháp của huyền linh thuật (white magic). Đồng thời hãy để Tôi nhắc nhở bạn rằng công tác huyền thuật của Thánh Đoàn hành tinh của chúng ta gồm có việc chăm sóc phần tâm linh (psyche) trong thế giới sắc tướng, để đóa hoa đang khai mở của linh hồn có thể được nuôi dưỡng và được thúc đẩy theo cách thức sao cho sự rạng rỡ huy hoàng, từ lực và (cuối cùng) năng lượng tinh thần có thể được biểu hiện qua trung gian của hình tướng. Nhờ đó, quyền lực của ba Cung (Rays) của Sự Biểu Lộ thiêng liêng có thể được nhìn thấy.
Cung Một ......... Năng Lượng Tinh Thần (Spiritual Energy)
Cung Hai ......... Từ Lực (Magnetic Force)
Cung Ba ........... Sự Vinh Quang Rực Rỡ (Radiant Glory)
Các cung này cũng tìm thấy các hình ảnh tiểu thiên địa của chúng trong hào quang của con người hoàn thiện.
Cung Một ... Chân Thần .. Năng lượng tinh thần .... Bí huyệt đầu
Cung Hai .... Chân Ngã ... Từ Lực ............................. Bí huyệt tim
Cung Ba ....... Phàm ngã .... Vinh Quang rực rỡ ......... Bí huyệt đan điền
Bạn hỏi: tại sao Tôi không nói đến bí huyệt cổ họng? Bởi vì các bí huyệt dưới cơ hoành chủ yếu tượng trưng cho phàm ngã, và trong bí huyệt tổng hợp của chúng, tức bí huyệt đan điền, thể hiện từ lực của khía cạnh vật chất trong con người.
105 Bí huyệt cổ họng được cuốn vào hoạt động sáng tạo ngày càng nhiều khi phàm ngã rung động theo với linh hồn.
Bây giờ chúng ta cùng nhau xem xét các lời lẽ ở cuối của qui luật trước đó: “Ánh sáng thấp được ném lên và ánh sáng vĩ đại hơn chiếu sáng bộ ba; công việc của bốn tiếp tục”.
Ánh sáng thấp hơn này là gì? Đạo sinh nên nhớ rằng đối với mục đích hiện tại, y có ba thể ánh sáng cần xem xét:
− thể rực rỡ của chính linh hồn, được tìm thấy trên cõi riêng của nó, và thường được gọi là Karana Sarira hoặc thể nguyên nhân (causal body).
− thể sinh lực hay thể dĩ thái, tức vận thể của prana, vốn là thể có ánh sáng vàng kim, hay đúng hơn là vận thể có màu của lửa.
− thể của “ánh sáng tối” (“dark light”), đó là cách huyền bí để ám chỉ đến ánh sáng ẩn tàng của thể xác, và nói đến ánh sáng tiềm tàng trong chính nguyên tử.
Ba loại năng lượng này được nhắc đến trong Cổ Luận dưới các thuật ngữ tượng trưng sau đây:
“Khi ánh sáng rạng ngời của Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) được hợp nhất với ánh sáng vàng kim của tác nhân trung gian vũ trụ, nó đánh thức luồng sáng anu, tức nguyên tử nguyên thủy (speck), ra khỏi bóng tối!”.
“Tác nhân trung gian vũ trụ” (“cosmic intermediary”) là một thuật ngữ được dành cho thể dĩ thái (etheric body), vốn là một phần và mảnh nhỏ của dĩ thái vũ trụ. Chính thông qua thể dĩ thái mà mọi năng lượng đang tuôn chảy, cho dù năng lượng đó xuất phát từ linh hồn, hoặc từ mặt trời, hoặc từ một hành tinh. Mọi sự giao tiếp đi dọc theo những đường sinh động đó của tinh chất lửa, các sự giao tiếp đó đặc biệt không bắt nguồn từ thế giới hữu hình.
Ánh sáng tối của các nguyên tử cực nhỏ mà thể hồng trần được tạo ra từ chúng, đáp ứng với sự kích thích từ linh hồn đi xuống vào vận thể của nó, và khi con người ở dưới sự kiểm soát của linh hồn, đưa tới kết quả là sự tỏa chiếu ánh
106 sáng khắp cơ thể. Điều này thể hiện dưới hình thức là sự chói sáng, phát ra từ cơ thể của các adepts và các vị thánh, gây ra hiệu quả là có ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ.
Khi ánh sáng rực rỡ của linh hồn được phối hợp với ánh sáng từ khí của thể sinh lực, nó kích thích các nguyên tử của thể xác đến một mức độ mà mỗi nguyên tử lần lượt trở thành một trung tâm bức xạ nhỏ. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bí huyệt đầu, tim, đan điền và bí huyệt ở đáy cột sống được liên kết theo một cách đặc biệt, vốn là một trong những bí mật của cuộc điểm đạo thứ nhất. Khi bốn bí huyệt này ở trong sự hợp tác mật thiết thì “đáy hình tam giác”, như nó được gọi một cách biểu tượng, được sẵn sàng cho công tác huyền thuật.
Nói cách khác − các điều này có thể được liệt kê như sau:
a/ Hình hài vật chất cõi trần với bí huyệt ở đáy cột sống của nó.
b/ Thể sinh lực tác động thông qua bí huyệt tim, nơi mà nguyên khí sự sống có trú sở của nó. Các hoạt động của cơ thể, nhờ sự kích thích này, được xúc tiến thông qua sự lưu thông của máu.
c/ Thể tình cảm, hoạt động thông qua bí huyệt đan điền.
d/ Bí huyệt đầu, tức tác nhân trực tiếp của linh hồn, và tác nhân thể hiện của nó, tức thể trí. Bốn bí huyệt này phải ở trong sự hòa hợp (accord) và chỉnh hợp (alignement) hoàn toàn.
Khi trường hợp này xảy ra, công việc điểm đạo và các thời gian chuyển tiếp (interludes) của tình trạng đệ tử tích cực của nó mới có thể xảy ra. Trước thời điểm này công việc không thể tiến hành. Điều này được báo trước cho người tìm đạo khi một biến cố tượng trưng được đưa ra nơi ánh sáng trong đầu, vốn là điềm báo hiệu của giai đoạn điểm đạo sau đó.
Trong giai đoạn này, ánh sáng linh hồn thâm nhập vào khu vực của tuyến tùng quả, ở đó nó tạo ra một sự tỏa sáng của các chất dĩ thái của đầu, của các sinh khí (vital airs); điều này tạo ra một sự kích thích các nguyên tử của não bộ, để cho
107 ánh sáng của chúng được hợp nhất và phối hợp với hai ánh sáng kia, là ánh sáng dĩ thái và ánh sáng linh hồn, và rồi mặt trời rực rỡ nội tại được tạo ra ở đó. Môn sinh bắt đầu ý thức về mặt trời này trong kinh nghiệm của bộ não vật chất của y. Thường thì các môn sinh nói đến một ánh sáng khuếch tán hay ánh sáng dịu, đây là ánh sáng của các nguyên tử cõi trần cấu tạo nên não bộ; sau đó, họ có thể nói về việc nhìn thấy cái gì đó có vẻ giống như một mặt trời trong đầu. Đây là sự tiếp xúc của ánh sáng dĩ thái, cùng với ánh sáng nguyên tử cõi trần. Sau này, họ bắt đầu biết đến ánh sáng điện khí vô cùng rực rỡ; đây là ánh sáng linh hồn, cộng với ánh sáng dĩ thái và ánh sáng nguyên tử. Khi ánh sáng đó được nhìn thấy, họ thường bắt đầu ý thức được một trung tâm tối bên trong mặt trời tỏa sáng. Đây là lối vào Thánh Đạo được tiết lộ bởi sự “tỏa chiếu của ánh sáng trên cửa vào (door)”.
Môn sinh phải nhớ rằng mình có thể đã đạt đến một giai đoạn cao về ý thức tâm linh mà không nhìn thấy sự phóng quang này của não bộ chút nào cả. Điều này hoàn toàn ở trong bản chất của hiện tượng, và được quyết định phần lớn bởi tính chất của thể xác, bởi nghiệp quả và sự thành tựu trong quá khứ, và bởi khả năng của người tìm đạo để đưa “thần lực từ trên cao” xuống, và để giữ năng lượng đó ổn định trong trung tâm não, trong khi bản thân người tìm đạo, trong lúc thiền định được tách ra khỏi khía cạnh sắc tướng, và có thể bình thản xem xét nó.
Khi điều này đã được hoàn thành (và đó không phải là một mục tiêu cần được nhắm vào, nhưng chỉ là một dấu hiệu được ghi nhận trong ý thức và sau đó được gạt bỏ) sự kích thích tất nhiên tạo ra một phản ứng của thể xác. Từ lực của ánh sáng trong đầu, và mãnh lực tỏa chiếu của linh hồn, tạo ra sự kích hoạt (stimulation). Các bí huyệt bắt đầu rung động, và sự rung động của chúng đánh thức các nguyên tử của thể vật chất, cho đến khi cuối cùng các mãnh lực của thể dĩ-thái đang rung động đã chuyển biến ngay cả những bí huyệt thấp nhất theo đường lối với bí huyệt cao nhất. Vì vậy, các lửa của cơ thể (toàn thể năng lượng của các nguyên tử) được đưa vào
108 hoạt động ngày càng tăng, cho đến khi có sự đi lên cột sống của năng lượng lửa đó. Điều này được gây ra bởi sự kiểm soát từ lực của linh hồn, ngự ở “trên ngai giữa hai lông mày”.
Ngay tại đây bắt đầu công việc của một trong những phương tiện của yoga, đó là sự trừu xuất hoặc sự triệt thoái (abstraction or withdrawal). Nơi nào có ba ánh sáng được phối hợp, nơi đó các bí huyệt được kích hoạt và các nguyên tử cũng đang rung động, con người có thể tập trung tất cả ba loại ánh sáng vào trong đầu theo ý muốn. Kế đó, bằng tác động của ý chí và sự hiểu biết về một số Quyền Lực Từ, y có thể nhập vào trạng thái đại định, và được triệt thoái ra khỏi thể xác của y, mang ánh sáng theo với y. Theo cách này, ánh sáng lớn (cả ba ánh sáng được hợp nhất và phối trộn) chiếu sáng ba cõi của những nỗ lực của con người và “ánh sáng được ném lên” và soi sáng tất cả các lĩnh vực kinh nghiệm hữu thức và vô thức của con người. Điều này được nói đến trong các tác phẩm huyền linh học của các Chân Sư trong những lời này:
“Sau đó, Con Bò Đực (Bull) của Thượng Đế mang ánh sáng trong trán và mắt của y truyền đi sự rực rỡ ( ); đầu của y, với mãnh lực thu hút (magnetic force), giống như mặt trời sáng chói, và từ hoa sen của đầu, con đường ánh sáng ló ra. Nó nhập vào Đấng Vĩ Đại (Greater Being), tạo ra một ngọn lửa sinh động. Con Bò Đực của Thượng Đế nhìn thấy Thái Dương Thiên Thần, và biết Thiên Thần đó là ánh sáng mà y bước đi trong đó”.
Sau đó công việc của bộ bốn tiếp diễn. Cả bốn nhất quán với nhau (the four are at-one). Thái Dương Thiên Thần được đồng nhất hóa với khí cụ của ngài; sự sống của các lớp vỏ (sheaths) phụ thuộc vào sự sống của thiên tính bên trong; ánh sáng của các lớp vỏ được hợp nhất với ánh sáng của linh hồn. Bí huyệt đầu, tim, và đáy xương sống được chỉnh hợp theo dạng hình học, và một vài phát triển sau đó có thể xảy ra.
Trong hai qui luật này, nền tảng của công tác huyền thuật của linh hồn đã được đặt ra. Để minh giải, chúng ta hãy liệt kê các bước:
1. Thái Dương Thiên Thần bắt đầu công việc khai mở Phàm Ngã.
109 2. Ngài triệt thoái các lực của mình ra khỏi các hoạt động của linh hồn trong Giới Tinh Thần, và tập trung sự chú ý của ngài vào công việc phải làm.
3. Ngài nhập vào sự thiền định thâm sâu.
4. Mối quan hệ từ lực với khí cụ trong ba cõi thấp được thiết lập.
5. Khí cụ, tức con người, đáp ứng lại và cũng nhập vào trạng thái thiền định.
6. Công việc tiến hành theo các giai đoạn đã định và với sự hoạt động theo chu kỳ.
7. Ánh sáng của linh hồn được đưa xuống dưới.
8. Ánh sáng của thể sinh lực và thể xác được đồng bộ với ánh sáng trong đầu.
9. Các bí huyệt chuyển vào trạng thái hoạt động.
10. Ánh sáng của linh hồn và hai trạng thái ánh sáng kia mạnh mẽ đến nỗi giờ đây tất cả sự sống trong ba cõi thấp đều được chiếu sáng.
11. Sự chỉnh hợp được tạo ra, công việc của tình trạng đệ tử và của điểm đạo bắt đầu có thể xảy ra và tiến hành theo Luật Hiện Tồn.
CÁC NGUYÊN LÝ VÀ CÁC PHÀM NGÃ
Tuy nhiên, có một điểm đáng xem xét và có thể được tiếp cận dưới hình thức một câu hỏi. Môn sinh có thể tìm hiểu kỹ vấn đề này như sau:
“Một số người tiếp cận với vấn đề Hiện Tồn qua sự hiểu biết thuộc về trí tuệ, những người khác qua sự hiểu biết thuộc về tim, một số người được thúc đẩy qua đầu, và những người khác nữa qua tim; một số người làm những việc hoặc tránh làm những việc đó vì họ hiểu biết, hơn là cảm nhận; một số người phản ứng với môi trường xung quanh có tính trí tuệ hơn là tình cảm.
“Điểm mà dựa vào đó để tìm kiếm sự giác ngộ có phải là con đường mà đối với một số người không phải là để phụng sự bởi vì họ hiểu biết hơn là vì kính yêu Thượng Đế, Đấng mà sau rốt chỉ là những bản ngã sâu kín nhất của họ.
110 Phải chăng đây không phải là con đường của nhà huyền linh học và của nhà hiền triết, hơn là nhà thần bí và vị thánh? Khi tất cả được nói và làm, trước nhất, có phải đó không phải là một vấn đề của cung một, vốn đang diễn ra, và Chân Sư, mà người ta theo Ngài là để học nghề, hay sao? Có phải kiến thức chân thực không phải là một dạng tình thương có tính trí tuệ hay không? Nếu một nhà thơ có thể viết một bài thơ ca tụng vẻ đẹp thuộc về trí tuệ, thì tại sao chúng ta không thể bày tỏ sự đánh giá cao về một sự hợp nhất, vốn được quan niệm thuộc về đầu hơn là thuộc về tim? Tim (hearts) thì khá đủ theo cách của chúng, nhưng chúng lại không thích hợp với cách dùng thô thiển của thế gian.
“Có phải người ta có thể thực hiện việc gì đó trừ việc chấp nhận sự hạn chế hiện tại của y, trong khi tìm kiếm sự siêu việt như là của y bằng Định Luật Thiêng Liêng về sự tiến hóa hay chăng? Có phải là không có một việc (bằng cách so sánh) như là một phức cảm tự ti (inferiority complex) tinh thần về phía của những người nhạy cảm (và có lẽ là quá nhạy cảm) về sự thực là trong khi các kiếp sống của họ thì thừa mứa sự thích thú có tính cách trí tuệ, còn sự hoang vắng của tâm họ vẫn chưa được làm cho trổ hoa giống như hoa hồng?
“Nói cách khác, miễn là một người thường lui tới nơi chốn được ấn định của y, và phụng sự ở đó trong sự thừa nhận của y về Tình Huynh Đệ (Brotherhood) trong Sự Có Mặt của Cương Vị Cha (Presence of Fatherhood), thì điều đó có tạo ra sự dị biệt nào về việc định đề cơ bản đồng ý với y rằng một sự việc thuộc về đầu hơn là thuộc về tim?” Tôi sẽ trả lời câu hỏi đó như sau:
Đó không phải là một câu hỏi về cung (ray) hoặc thậm chí về sự dị biệt cơ bản giữa nhà huyền linh với nhà thần bí. Trong cá nhân phát triển đầy đủ, cả đầu và tim phải hoạt động với sức mạnh như nhau. Tuy nhiên, trong thời gian và không gian, và trong diễn-trình tiến-hóa, các cá nhân được nhận ra bởi một xu hướng chiếm ưu thế trong một kiếp sống nào đó, đó chỉ là vì chúng ta không nhìn thấy toàn bộ bức tranh mà chúng ta vẽ những dị biệt tạm thời này. Trong một kiếp sống, một người có thể vượt trội về trí tuệ (mental), và đối với y con đường Bác Ái của Thượng Đế sẽ là không phù hợp. Lòng Bác Ái của Thượng Đế được tỏa lan ra trong trái tim của y và đến một mức độ đáng kể thì sự tiếp cận huyền bí của y được dựa trên sự nhận thức thần bí về các kiếp sống đã qua. Đối với y, vấn đề là hiểu biết Thượng Đế, với quan niệm
111 làm sáng tỏ tri thức đó trong tình yêu đối với mọi người. Tình yêu thương có trách nhiệm, được thể hiện trong bổn phận đối với tập thể và gia đình, do đó đối với y là cách làm dễ nhất. Tình yêu thương đại đồng tỏa ra đến mọi bản thể, và mọi hình thái của sự sống, sẽ tiếp theo sau một sự hiểu biết được phát triển hơn về Thượng Đế, nhưng điều này sẽ là một phần của sự phát triển của y trong một kiếp sống khác.
Các đạo sinh thuộc bản thể nhân loại (và mọi người tìm đạo đều như thế) cần nhớ kỹ rằng có các dị biệt tạm thời. Con người khác nhau ở các điểm:
a/ Cung (ray) vốn tác động chủ yếu đến từ lực của cuộc sống.
b/ Cách tiếp cận với chân lý, hoặc con đường huyền bí, hoặc con đường thần bí có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn.
c/ Sự an trụ, quyết định mục đích về tình cảm, về trí tuệ hoặc vật chất của một kiếp sống.
d/ Tình trạng (status) trong sự tiến hóa, dẫn đến những sự khác nhau được trông thấy giữa những con người.
e/ Cung chiêm tinh, quyết định xu hướng của một kiếp sống đặc biệt nào đó.
f/ Chủng tộc, đưa phàm ngã vào dưới ảnh hưởng của hình tư tưởng của chủng tộc đặc thù.
Cung phụ mà một người ở trên đó, cung thứ yếu đó thay đổi từ lần luân hồi này đến lần luân hồi khác, phần lớn cung cấp cho y sắc thái của y cho kiếp sống hiện tại. Đó là sắc thái phụ của y. Đừng quên rằng, cung nguyên thủy của Chân Thần duy trì qua vô lượng thời (aeon). Nó không thay đổi. Đó là một trong ba cung nguyên thủy, vốn cuối cùng tổng hợp các con của nhân loại. Cung Chân Ngã thay đổi từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn khác, và trong các linh hồn tiến hóa hơn thì từ giống dân này đến giống dân khác, và bao gồm một trong năm cung của cơ tiến hóa hiện tại của chúng ta. Đó là cung chiếm ưu thế mà thể nguyên nhân của con người đang rung động theo. Nó có thể tương ứng với cung Chân Thần, hoặc nó có thể là một trong những màu sắc bổ sung cho cung nguyên thủy. Cung của phàm ngã thay đổi
112 từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, cho đến khi toàn bộ (gamut) bảy cung phụ của cung Chân Thần đã được trải qua.
Vì vậy, khi đề cập đến những người mà Chân Thần của họ đang ở trên một cung tương tự hoặc cung bổ sung, người ta sẽ nhận thấy rằng họ đến gần nhau một cách đồng cảm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng quá trình phát triển phải được thúc đẩy rất nhiều đối với cung Chân Thần để gây ảnh hưởng rộng khắp. Vì vậy, phần lớn các trường hợp không ở trong phạm trù này.
Với những người tiến hóa trung bình, họ đang phấn đấu làm cho mình gần giống với lý tưởng, sự giống nhau của các cung Chân Ngã sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, và tình bạn theo sau. Thật dễ dàng cho hai người ở trên cùng cung Chân Ngã hiểu quan điểm của nhau, và họ trở thành người bạn thân thiết với niềm tin vào nhau không lay chuyển, vì mỗi người nhận ra người kia đang hành động như chính họ sẽ hành động.
Nhưng khi (thêm vào sự tương tự của cung Chân Ngã), bạn lại có cùng cung phàm ngã, lúc bấy giờ bạn có một trong những điều hiếm có là một tình bạn hoàn hảo, một cuộc hôn nhân thành công, một liên kết không thể phá vỡ giữa hai người. Điều này thực sự hiếm có.
Khi bạn có hai người cùng ở trên cung phàm ngã nhưng có cung Chân Ngã không giống nhau, bạn có thể có những tình bạn và những mối quan hệ ngắn ngủi và đột ngột, chúng có tính cách mau tàn tạ cũng như một con bướm. Những điều này cần được ghi nhớ và việc nhận thức về chúng đưa đến khả năng thích nghi. Tầm nhìn rõ ràng đưa đến một thái độ thận trọng.
Một nguyên nhân nữa của sự dị biệt có thể là do sự an trụ (polarization) của các thể. Trừ phi sự dị biệt này cũng gặp phải việc nhận thức khi giao du với những người thiếu hiểu biết gây ra. Khi bạn sử dụng thuật ngữ : “một người an trụ trong thể cảm dục của y” – bạn thực sự muốn nói là một người mà Chân Ngã của y hoạt động chủ yếu qua vận thể đó. Tính chất an trụ (polarity) chỉ ra sự thông suốt của vận hà.
113 Hãy để Tôi minh họa. Chân Ngã của người trung bình có trú sở của nó trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. Nếu một người có vận thể cảm dục (astral vehicle) phần lớn được cấu tạo bằng chất cảm dục của cõi phụ thứ ba, và một vận thể trí tuệ (mental vehicle) hầu hết ở trên cõi phụ thứ năm, Chân Ngã sẽ tập trung nỗ lực của mình trên thể cảm dục. Nếu anh ta có một thể trí có chất liệu (matter) thuộc cõi phụ thứ tư và một thể cảm dục có chất liệu thuộc cõi phụ thứ năm, sự an trụ sẽ là trên thể trí.
Khi bạn nói về ego (Chân Ngã) đang kiểm soát một người nhiều hoặc ít, bạn thực sự muốn nói rằng người ấy đã kiến tạo vào các thể của y chất liệu thuộc các cõi phụ cao nhiều hoặc ít.
Ego nắm quyền kiểm soát một cách đáng kể chỉ khi con người đã gần như hoàn toàn loại bỏ chất liệu của các cõi phụ thứ bảy, thứ sáu, thứ năm ra khỏi các vận thể của mình. Khi y đã đưa vào một tỷ lệ nào đó chất liệu (matter) của cõi phụ thứ tư thì Chân ngã mở rộng kiểm soát của mình, khi có một tỷ lệ nhất định chất liệu của cõi phụ thứ ba, bấy giờ con người ở trên Thánh Đạo (Path); khi chất liệu thuộc cõi phụ thứ hai chiếm ưu thế, lúc đó, y được điểm đạo, và khi chỉ có chất liệu nguyên tử, y trở thành Chân Sư (Master). Do đó, cõi phụ mà một người đang ở trên đó rất quan trọng, và việc nhận biết sự an trụ của y làm sáng tỏ kiếp sống.
Điều thứ ba mà bạn cần phải ghi nhớ là ngay cả khi hai điểm này được thừa nhận, tuổi kinh nghiệm của linh hồn thường gây nên sự thiếu hiểu biết. Hai điểm nói trên không mang chúng ta đi rất xa, vì khả năng ý thức cung của một người, cho đến nay không dành cho giống dân này. Việc ước đoán gần đúng và việc vận dụng trực giác là tất cả những gì mà hiện giờ có thể làm được. Người ít tiến hóa không thể hiểu hoàn toàn người tiến hóa nhiều, và trong một mức độ nhỏ hơn, Chân Ngã tiến bộ cũng không hiểu được một điểm đạo đồ. Cái lớn hơn có thể hiểu được cái nhỏ, còn trường hợp ngược lại không xảy ra.
Liên quan đến hành động của những người có mức độ thành đạt phần lớn vượt qua mức thành đạt của chính bạn, tôi chỉ có thể yêu cầu bạn làm ba việc:
114 a/ Hãy thủ tiêu sự chỉ trích. Tầm nhìn của họ rộng lớn hơn. Đừng quên rằng một trong những phẩm chất lớn nhất mà các thành viên của Thánh Đoàn (Lodge) đã đạt được là khả năng của các Ngài xem sự hủy diệt của hình tướng là không quan trọng. Mối quan tâm của các Ngài là đến sự sống đang phát triển.
b/ Nhận thức rằng mọi biến cố được gây ra bởi các Huynh Trưởng với một mục đích khôn ngoan được dự kiến. Các điểm đạo đồ cấp thấp hơn, mặc dù là các nhân viên hoàn toàn tự do, hành động ăn khớp với các kế hoạch của những vị cấp trên của họ, cũng như bạn hành động theo cách thấp hơn của bạn. Họ có những bài học cần học của họ, và qui luật học tập là tất cả mọi kinh nghiệm đều phải được mua. Sự hiểu biết có được nhờ sự trừng phạt đi theo sau một hành động bị phán đoán sai. Những vị cấp trên của họ sẵn sàng hành động để sử dụng có hiệu quả các tình huống đã bị gây ra bởi các sai lầm của những người cấp thấp trong trình độ phát triển. c/ Cũng nên nhớ rằng Luật Luân Hồi che giấu cái bí mật của cuộc khủng hoảng hiện nay. Các nhóm Chân Ngã đến cùng với nhau để trang trải một số Karma nào đó có liên quan trong thời gian qua. Con người đã sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ. Sự trừng phạt và sự chuyển hóa là cách giải quyết của thiên nhiên. Bạo lực và sự tàn ác trong quá khứ sẽ gặt hái nghiệp quả nặng nề của nó, nhưng hiện nay điều đó đang nằm trong tay của tất cả các bạn để chuyển hóa những lỗi lầm cũ.
Cũng phải ghi nhớ rằng các nguyên lý (principles) thì vĩnh cửu, còn các phàm ngã (personalities) thì tạm thời. Các nguyên lý đều được xem xét trong ánh sáng của sự vĩnh cửu (eternity); còn các phàm ngã thì theo quan điểm của thời gian. Sự rắc rối là, trong nhiều tình huống, hai nguyên lý được bao hàm mà một trong số đó là thứ yếu. Sự khó khăn nằm ở sự kiện là (cả hai đều là nguyên lý) cả hai đều đúng. Chính một qui luật (rule) cho sự hướng dẫn an toàn là luôn luôn ghi nhớ rằng các nguyên lý cơ bản thông thường (để hiểu chúng một cách thông thạo và thực hiện chúng có hiệu quả) đòi hỏi sự tác động của trực giác, trong khi các nguyên lý thứ yếu thì thuần trí tuệ (mental) hơn. Do đó các phương pháp tất nhiên phải khác nhau. Khi nắm vững các nguyên lý cơ bản, thì các
115 phương pháp khôn ngoan nhất là sự im lặng và một sự tin tưởng hân hoan rằng Thiên Luật (Law) đang tác động, việc tránh mọi lời bóng gió thuộc về phàm ngã, ngoại trừ lời nhận xét khôn ngoan và đượm tình thương, và một quyết tâm xem xét mọi việc trong ánh sáng của vĩnh cửu chứ không phải trong ánh sáng của thời gian, được kết hợp với một nỗ lực liên tục để tuân theo luật bác ái, và chỉ thấy thiên tính trong các huynh đệ của bạn, dù đang ở một phía đối nghịch.
Trong các nguyên lý thứ yếu mà mọi mãnh lực đối kháng đang nổi bật lên lúc này, việc sử dụng hạ trí bao hàm sự nguy hiểm của tính chỉ trích, việc sử dụng các phương pháp được tán thành đôi lúc trong ba cõi thấp – các phương pháp liên quan đến việc tấn công cá nhân, lời công kích và sự tiêu phí sức lực theo các đường lối phá hoại, và một tinh thần trái với thiên luật của cõi hợp nhất. Thuật ngữ “các mãnh lực đối kháng” (“opposing forces”) được dùng chính xác nếu bạn sử dụng nó chỉ theo một ý nghĩa khoa học, và hàm ý cực trái ngược dẫn đến trạng thái cân bằng. Do đó, nên nhớ rằng các nhóm đối kháng có thể hoàn toàn chân thành, nhưng trí cụ thể (hạ trí) hoạt động trong chúng như là một rào cản đối với tác động tự do của tầm nhìn cao siêu. Sự chân thành của chúng thì to tát, nhưng mức thành tựu của chúng theo một số đường lối ít hơn mức thành tựu của những người tuân thủ các nguyên lý cơ bản, được nhìn thấy dưới ánh sáng của trực giác.
Một nguyên lý là những gì tiêu biểu cho một khía cạnh nào đó của chân lý mà thái dương hệ của chúng ta được căn cứ vào đó; đó là sự thấm qua đến tâm thức của con người về một ít ý tưởng mà tất cả những gì mà Thượng Đế của chúng ta làm đều dựa vào đó. Cơ sở của mọi hành động của Thượng Đế là tình thương đang linh hoạt, và ý tưởng cơ bản mà hành động của Ngài dựa vào đó, được liên kết với Huyền Giai nhân loại, là quyền năng bác ái để thúc đẩy tiến tới – hãy gọi nó là sự tiến hóa, nếu bạn thích, hãy gọi nó là sự thôi thúc vốn có, nếu bạn thích như thế hơn, nhưng chính bác ái gây ra sự vận động và thúc giục tiến tới sự hoàn thành. Đó là sự lôi cuốn con người và vạn vật đến sự biểu lộ hơn nữa. Do đó, nguyên lý này sẽ làm nền tảng cho mọi hoạt động, và việc quản lý các tổ chức nhỏ hơn, nếu được dựa trên tình thương dẫn dắt sự hoạt động, sẽ dẫn đến một sự thôi thúc thiêng liêng trong tất cả các thành viên của nó, tiếp tục lôi cuốn chúng tương tự như vậy đến sự biểu lộ đầy đủ nhất, và do đó
116 hướng tới sự hoàn thành đầy đủ hơn và sự nỗ lực thỏa đáng hơn.
Một nguyên lý, khi thực sự có tính chất cơ bản, sẽ tức khắc hấp dẫn trực giác và kêu gọi một phản ứng đồng thuận ngay lập tức từ Chân Ngã của con người. Nó ít hoặc không lôi cuốn phàm ngã. Nó tiêu biểu cho một quan niệm của Chân Ngã (ego) trong mối quan hệ của Chân Ngã với những người khác. Một nguyên lý là cái luôn luôn chi phối hoạt động của Chân Ngã trên cõi riêng của nó, và chỉ khi chúng ta chịu sự hướng dẫn ngày càng nhiều hơn của Chân Ngã thì phàm ngã của chúng ta mới hình dung ra, và đáp ứng với những ý tưởng này. Đây là một điểm cần được ghi nhớ kỹ trong tất cả các ứng xử với những người khác và nên sửa đổi các cách đánh giá. Việc hiểu rõ một nguyên lý chứng tỏ chính xác một trình độ trong tiến hóa.
Một nguyên lý là chủ thể phú linh hồn (ensouls) cho một phát biểu đề cập đến điều thiện hảo cao cả nhất có số lượng lớn nhất. Việc một người nên yêu thương vợ mình là một phát biểu về một nguyên lý chi phối phàm ngã, nhưng sau đó nó phải được chuyển đổi thành nguyên lý lớn hơn, đó là một người phải yêu thương đồng loại của mình. Các nguyên lý có ba loại và nguyên lý cao hơn phải được đạt đến thông qua nguyên lý thấp hơn:
a. Các nguyên lý chi phối phàm ngã (lower personal self) đề cập đến các hành động, hoặc đời sống tích cực của phàm ngã đó. Chúng tiêu biểu cho ngôi thứ ba, hay trạng thái hoạt động của Thượng Đế biểu lộ, và tạo thành cơ sở của sự tiến bộ sau này. Chúng kiểm soát con người trong trạng thái kém phát triển của y, và trong giai đoạn tư tưởng nông cạn (thoughtlessness), và có thể được hiểu dễ dàng hơn nếu Tôi nói rằng chúng được thể hiện trong các qui tắc thường được chấp nhận của đời sống khuôn mẫu. Ngươi không nên giết hại, ngươi không nên trộm cắp, có liên quan đến đời sống tích cực của một người, với việc tạo dựng nên tính cách.
b. Các nguyên lý chi phối Chân Ngã (higher Self) và giao tiếp với trạng thái bác ái hay minh triết. Chính là với những nguyên lý này mà hiện giờ chúng ta quan tâm, và một
117 nửa các rắc rối trong thế giới hiện nay nảy sinh từ sự kiện là những người bình thường của nhân loại chỉ mới bắt đầu hiểu những nguyên lý cao cả này, có liên quan với bác ái hay minh triết trong tất cả sự viên mãn của chúng. Trong việc lĩnh hội nhanh chóng về tính đúng thực của chúng và cố gắng để làm cho chúng thành những sự thực, mà không làm cho hoàn cảnh sống thích nghi trước với những lý tưởng này, sẽ xảy ra sự va chạm và xung đột thường xuyên giữa những người được thúc đẩy bởi các nguyên lý chi phối phàm ngã, và những người được thúc đẩy bởi những nguyên lý chi phối Chân Ngã. Hiện nay thì cuộc xung đột này là tất nhiên và không thể tránh được, cho đến khi có nhiều người hơn trong nhân loại được cai quản bởi ý thức linh hồn. Khi cõi tình cảm bị chế ngự bởi cõi trực giác, lúc bấy giờ sự hiểu biết sẽ trở nên phổ biến.
Tập hợp các nguyên lý đầu tiên được con người học hỏi thông qua sự thấu hiểu, và tai họa theo sau là bắt nguồn từ sự chiếm đoạt đó. Y đã ăn cắp, y chịu hình phạt và y đã không còn ăn cắp nữa. Nguyên lý đã được tác động vào y bởi sự đau khổ, và y đã học được rằng chỉ những gì thuộc về y một cách chính đáng chứ không phải bằng sự chiếm đoạt, thì y mới có thể hưởng nó. Thế giới hiện nay đang học bài học này theo nhóm, vì khi các nhà cách mạng của nó chiếm đoạt và nắm giữ một cách bất hợp pháp, họ nhận ra tài sản bị đánh cắp không đủ mà chỉ mang lại sự bất hạnh. Như thế sớm hay muộn họ sẽ học được các nguyên lý này.
Tập hợp các nguyên lý thứ hai được học thông qua sự từ bỏ và phụng sự. Một người quay mặt đi (nhờ đã học các nguyên lý đầu tiên) trước những vật thuộc về phàm ngã, và trong khi phụng sự, y học được quyền năng của bác ái theo ý nghĩa huyền bí của nó. Y bỏ ra và do đó thu nhận lại; y sống cuộc đời từ bỏ và của cải của các cõi trời đổ dồn lên y; y hiến dâng tất cả và lại có đầy đủ hoàn toàn, y không đòi hỏi gì cho bản thân và là người giàu nhất trên trần gian.
Các nguyên lý thứ nhất đề cập đến đơn vị được phân hóa, và với sự tiến hóa thông qua tính không đồng nhất. Các nguyên lý mà nhân loại đang học hiện nay có liên quan với
118 các tập thể; câu hỏi không phải là “Điều gì sẽ là tốt nhất cho con người?” mà là “Điều gì sẽ là tốt nhất cho quần chúng?” và chỉ những người có thể tư duy với quan điểm quần chúng như một, mới có thể trình bày những nguyên lý này một cách thỏa đáng. Chúng là những nguyên lý quan trọng nhất, vì chúng là những nguyên lý cơ bản của thái dương hệ bác ái này. Rắc rối ngày nay là con người đang lúng túng. Một số nguyên lý đầu tiên, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thấp hiện nay ăn sâu và có sẵn, và một vài trong số các nguyên lý thuộc về Chân Ngã hoặc bác ái đang thấm vào trong các bộ não hoang mang của họ, gây ra sự xung đột ý tưởng rõ ràng và tạm thời. Do đó, giống như Pilate (? 26 - ? 36, sau T.C, người ra lệnh đóng đinh Chúa vào Thập giá − ND), họ nói: “Chân lý là gì?” Nếu họ sẽ chỉ nhớ rằng các nguyên lý cao đề cập đến phúc lợi của tập thể, còn các nguyên lý thấp đề cập đến lợi ích của cá nhân, thì có thể sự sáng tỏ sẽ đến. Hoạt động thấp của cuộc sống cá nhân, bất kể tốt lành hay xứng đáng như thế nào đi nữa, cuối cùng phải được vượt qua bởi sự sống bác ái cao siêu, sự sống này mưu tìm cái thiện hảo của tập thể chứ không phải của đơn vị.
Tất cả những gì hướng đến sự tổng hợp và sự biểu lộ thiêng liêng trong các tập hợp của các đơn vị đang đến gần hơn với lý tưởng, và gần giống với các nguyên lý cao siêu. Trong việc nghĩ ra các ý tưởng này, có thể đưa đến một sự giúp ích nào đó. Bạn có một minh họa trong thực tế về điều mà Tôi nói rằng, nhiều cuộc đấu tranh nổi lên trong các tổ chức đều được dựa trên sự kiện là một số người xứng đáng đi theo các phàm ngã, hy sinh bản thân họ cho một nguyên lý, đúng vậy, nhưng là một nguyên lý chi phối sự sống phàm ngã. Những người khác, lờ mờ thoáng thấy một cái gì đó cao hơn, và đang tìm kiếm lợi ích của các tập thể chứ không phải của một người, tình cờ gặp một nguyên lý cao hơn, và khi làm như vậy, họ mang vào sức mạnh của chân ngã. Họ đang làm việc cho những người khác, và đang nhắm vào việc trợ giúp cho nhóm của họ. Khi các Chân Ngã và các phàm ngã xung đột, chiến thắng của cái cao là chắc chắn; nguyên lý thấp phải nhường chỗ cho nguyên lý cao. Một người tập trung vào những gì đối với y dường như là có giá trị tối thượng, hoàn thành sự mong muốn của cuộc sống cá nhân,
119 và (ở giai đoạn này) chỉ quan tâm có tính cách thứ yếu đến lợi ích của đa số, mặc dù có thể có những lúc y nghĩ đó là mục đích chủ yếu của y. Người khác không lo lắng chút nào đến điều gì xảy ra cho bản ngã cá nhân (personal self), và chỉ quan tâm đến việc giúp đỡ cho quần chúng. Dùng một cách diễn tả thích hợp hơn, thì tóm lại là vấn đề thuộc về động cơ ích kỷ hoặc vị tha, và, như bạn đã biết, các động cơ thay đổi khi thời gian trôi nhanh qua, và con người đến gần mục tiêu là con đường dự bị.
c. Vẫn còn các nguyên lý cao hơn, đó là các nguyên lý được thấu hiểu bởi Tinh Thần (Spirit), và chỉ Chân-Thần-thức (monadic consciousness ) mới hiểu chúng một cách dễ dàng. Chỉ khi con người vượt quá sự sống cá nhân năng động của y, và thay thế bằng sự sống bác ái hoặc minh triết khi được dẫn dắt bởi chân ngã, thì y mới có thể bắt đầu hiểu được mục đích của sự sống bác ái đó, và biết nó với tính cách là quyền năng được thể hiện. Cũng như phàm ngã giao tiếp với các nguyên lý chi phối cuộc đời hoạt động của phàm ngã (lower self), còn Chân Ngã làm việc với định luật bác ái khi được thể hiện trong hoạt động tập thể, hoặc lòng bác ái tự thể hiện nó trong sự tổng hợp cái đa số thành thiểu số, vì thế, Chân Thần (Monad) giao tiếp với sự sống linh hoạt của bác ái, được chứng tỏ đang nắm quyền lực, thông qua sự tổng hợp của cái thiểu số (the few) thành cái duy nhất (the one).
Một loại nguyên lý giải quyết sự sống của con người trên cõi trần, hoặc trong ba cõi thấp, loại thứ hai giải quyết sự sống của con người trên các cõi nguyên nhân (causal levels), còn loại cuối cùng giải quyết sự sống của con người sau khi thành tựu mục tiêu của nỗ lực con người hiện nay. Một loại đối phó với các đơn vị, một loại khác đối phó với các tập thể, và loại cuối cùng đối phó với sự hợp nhất. Một loại xử lý sự biến phân ở điểm đa dạng nhất của nó, loại thứ hai xử lý số đông (the many) được chuyển thành các nhóm Chân Ngã, trong khi loại thứ ba nhìn thấy sự biến phân được chuyển trở lại thành bảy, đánh dấu sự thống nhất cho hệ cấp của con người.
Tất cả những yếu tố này và nhiều yếu tố khác nữa tạo ra các dị biệt giữa con người, và khi tự đánh giá chính mình, một người cần phải đưa chúng vào trong sự xem xét của mình.
Do đó, nên nhớ kỹ rằng một đệ tử của bất kỳ vị Chân Sư nào cũng sẽ có trang bị riêng biệt của mình, các tài sản cá
120 nhân và các khiếm khuyết của mình. Tuy nhiên y có thể vẫn tự tin rằng, cho đến khi con đường Tri Thức đã được gộp vào con đường Bác Ái, khi ấy y mới có thể nhận được các cuộc điểm đạo chính, vì các cuộc điểm đạo này được trải qua trên các phân cảnh cao của cõi trí. Cho đến khi con đường của ánh sáng được kết hợp với con đường của sự sống, thì lúc bấy giờ sự chuyển tiếp vĩ đại từ giới thứ tư sang giới thứ năm mới có thể xảy ra. Một số sự mở rộng tâm thức có thể xảy ra; các cuộc điểm đạo trên cõi cảm dục và cõi hạ trí có thể được thực hiện, một số tầm nhìn rộng có thể được thấy, ý thức về Bản Lai Diện Mục (Presence) có thể được cảm nhận, Đấng Bác Ái (Beloved) có thể được đạt đến bằng tình thương, và sự chí phúc và nỗi hân hoan của sự tiếp xúc này có thể mang theo với nó niềm vui vĩnh cửu của nó, nhưng nhận thức rõ ràng đó xảy đến do kinh nghiệm được trải qua trên Núi Giác Ngộ là một điều khác với niềm vui được trải nghiệm trên Núi Chí Phúc. Tim dẫn vào một nhận thức, Đầu dẫn vào nhận thức khác.
Để trả lời một cách dứt khoát: Con đường tri thức là con đường của nhà huyền linh học và bậc hiền triết; con đường bác ái là con đường của nhà thần bí và vị thánh. Sự tiếp cận ở đầu hoặc ở tim không phụ thuộc vào cung, vì cả hai cách phải được hiểu biết; nhà thần bí phải trở thành nhà huyền linh học; nhà huyền linh học bên chính đạo (white occultist) đã là nhà thần bí thánh thiện (saintly mystic). Tri thức thực sự (true knowledge) là lòng bác ái sáng suốt, vì đó là sự phối hợp của trí tuệ (intellect) và lòng sùng đạo. Sự hợp nhất được cảm nhận nơi tim; việc ứng dụng nó sáng suốt vào đời sống phải được tiến hành thông qua tri thức.
Thật là vô cùng giá trị trong việc nhận ra xu hướng của mục đích cuộc đời, và trong việc biết liệu phương pháp thông qua đầu hoặc phương pháp thông qua tim là mục tiêu của một kiếp sống đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, một khả năng phân biện tinh thần tinh tế thì cần thiết ở đây, để không bị sự cám dỗ của ảo giác lôi cuốn vào con đường trì trệ (inertia). Hãy nghiền ngẫm kỹ về những lời này, và hãy thấy rằng vấn đề dựa trên một nền tảng chân thật và không xuất phát từ một mặc cảm tự ti, việc để ý đến sự nghiệp của một huynh đệ và một xu hướng ghen ghét tất nhiên, hoặc dựa vào một sự tự mãn bình thản vốn phủ nhận sự hoạt động.
121 Như một qui luật chung đối với người tìm đạo bậc trung muốn làm đệ tử, ta có thể chắc chắn rằng quá khứ đã nhìn thấy nhiều sự áp dụng theo con đường tâm pháp, và chắc chắn rằng trong kiếp này, việc khai mở trí tuệ (mental unfoldment) là sự việc quan trọng hàng đầu.
Một Kinh Thánh cổ xưa nói:
“Này, Kẻ được chúc phúc hai lần không tìm cách đạt đến bản chất tinh thần trước khi cái trí tiếp thu. Người ta không tìm kiếm Minh triết như thế đâu. Chỉ người nào có tâm trí được kiềm chế, và thấy thế gian như trong một tấm gương, thì y mới có thể được giao phó các nội-giác-quan một cách an toàn. Chỉ người nào biết được năm giác quan là ảo giác, và biết rằng không gì còn lại trừ hai giác quan phía trước, thì người ấy mới có thể được nhận vào bí nhiệm của Hình Thập Giá được chuyển vị (the Cruciform transposed).
“Con đường mà Người Phụng Sự bước lên là con đường của lửa, nó đi xuyên qua trái tim của y và dẫn đến đầu. Chính không phải trên con đường lạc thú, cũng không phải trên con đường khổ đau mà đạt đến sự giải thoát, minh triết cũng không đến theo những đường đó. Chính bằng cách siêu việt cả hai, bằng sự phối hợp của đau khổ với niềm vui mà người ta đạt đến mục tiêu, mục tiêu đó nằm phía trước, giống như một điểm sáng được nhìn thấy trong bóng tối của một đêm đông. Điểm sáng đó có thể gợi ra trong trí ngọn nến nhỏ trong một gác xép u ám nào đó, nhưng – vì con đường dẫn đến ánh sáng đó được bước lên nhờ sự phối hợp của các cặp đối ứng – nên điểm như mũi kim (pin-point) đó, lạnh và nhấp nháy, phát triển (groweth) với ánh sáng chói lọi đều đặn cho đến khi ánh sáng ấm áp của một ngọn đèn sáng rực nào đó hiện đến trong trí của kẻ lang thang bên đường.
“Hãy tiếp tục vượt qua, hỡi Kẻ Hành Hương (O Pilgrim), với sự bền chí vững vàng. Không có một ngọn nến nào ở đó, cũng không có cái đèn đất nào được cấp dầu. Ánh sáng chói lọi bao giờ cũng tăng lên cho đến khi con đường kết thúc bên trong một ngọn lửa vinh quang, và kẻ lang thang suốt đêm trở thành con của mặt trời, và tiến vào bên trong các cánh cổng có quả cầu chói sáng.”

123 Qui Luật Bốn

Âm thanh, ánh sáng, sự rung động, và hình tướng phối hợp và hòa nhập; và như thế công việc hợp nhất. Nó diễn tiến theo thiên luật và giờ đây không gì có thể cản trở công việc đang xúc tiến. Con người hít thở sâu. Y tập trung các sức mạnh của mình lại và xua hình tư tưởng ra khỏi y.

Công Việc Sáng Tạo của Âm Thanh.
Khoa Học về Hơi Thở.

125 Qui Luật Bốn
CÔNG VIỆC SÁNG TẠO CỦA ÂM THANH
Trước khi tập trung sự chú ý của chúng ta vào qui luật này, tốt nhất là nhớ lại một số việc, sao cho sự nhận xét của chúng ta về qui luật đó có thể tiến hành thuận lợi.
Thứ nhất, qui luật mà chúng ta đang xem xét hiện nay liên quan đến công việc trên cõi trí, và trước khi công việc như thế có thể xảy ra, điều quan trọng là phải có một thể trí được phát triển, một trí tuệ được chăm sóc tốt, và cũng đã đạt được sự kiểm soát thể trí đến một mức độ nào đó. Các qui luật này không dành cho những người sơ cơ trong các ngành khoa học huyền bí; chúng được dành cho những người đã sẵn sàng cho công tác huyền thuật, và cho công việc khó khăn trên cõi trí. Bác ái là tác nhân hợp nhất vĩ đại, xung lực thu hút hàng đầu, thuộc vũ trụ và tiểu thiên địa, nhưng thể trí là nhân tố sáng tạo chính và là tác nhân vận dụng (utiliser) các năng lượng của vũ trụ. Bác ái thu hút, còn thể trí thì thu hút, xô đẩy và kết hợp, cho nên tiềm năng của nó là không thể tưởng tượng được. Phải chăng không thể cảm nhận một cách mơ hồ một tình trạng của các sự việc trong các lĩnh vực trí tuệ, tương tự như tình trạng được thấy hiện nay trong lĩnh vực tình cảm hay sao? Liệu chúng ta có thể hình dung tình trạng của thế giới khi trí năng mạnh mẽ và có sức hấp dẫn như bản chất tình cảm vào thời điểm này chăng? Nhân loại đang phát triển vào một kỷ nguyên mà trong đó con người sẽ hoạt động với tư cách là thể trí; khi mà trí thông tuệ sẽ mạnh hơn dục vọng, và khi mà các quyền năng tư tưởng sẽ được dùng cho việc kêu gọi và hướng dẫn thế giới, như hiện nay các phương tiện vật chất và tình cảm đang được vận dụng.
Trong ý tưởng này có ẩn một động lực cần thiết sâu xa đối với một sự hiểu biết đúng đắn về các định luật của tư tưởng, và một chỉ dẫn chính xác được đưa ra về việc sử dụng
126 chất liệu trí tuệ (mental matter), và việc xây đắp chất đó vào trong các hình tư tưởng (thought forms).
Các qui luật này chú trọng đến thông tin này. Việc cần nhớ lại thứ hai là người hoạt động trong huyền thuật và thực thể có uy lực vận dụng các mãnh lực này phải là linh hồn, tức con người tinh thần (spiritual man), và điều này là bởi những lý do sau đây:
1. Chỉ có linh hồn mới có một sự hiểu biết trực tiếp và rõ ràng về mục đích sáng tạo và về thiên cơ.
2. Chỉ có linh hồn, mà bản chất của nó là sự bác ái sáng suốt mới có thể được phó thác cho tri thức, các biểu tượng và các công thức vốn cần thiết cho sự quy định chính xác của công tác huyền thuật.
3. Chỉ có linh hồn mới có năng lực để hoạt động trong cả ba cõi thấp cùng một lúc, và tuy vậy vẫn tách biệt, và do đó về mặt nghiệp quả (karmically) thoát khỏi các kết quả của công việc như thế.
4. Chỉ có linh hồn mới thực sự có ý thức tập thể và được thúc đẩy bởi mục tiêu thanh khiết vô kỷ.
5. Chỉ có linh hồn, với tầm nhìn của mắt mở rộng, mới có thể thấy được mục đích từ lúc bắt đầu, và có thể giữ kiên định hình ảnh đích thực của sự viên mãn cuối cùng.
Bạn thắc mắc, có phải những người hoạt động trong hắc thuật (black magic) không sở hữu một năng lực tương tự như vậy hay sao? Tôi trả lời, không. Họ có thể hoạt động trong ba cõi thấp, nhưng họ làm việc từ cõi trí và trong cõi trí, do đó không hoạt động bên ngoài lĩnh vực nỗ lực của họ như linh hồn được. Do sự gần gũi và sự đồng nhất hóa của họ với các chất liệu làm việc của họ, họ có thể đạt được các kết quả mạnh hơn một cách tạm thời và hoàn thành nhanh chóng hơn, so với người phụng sự trong Huynh Đệ Đoàn bên Chánh Đạo (White Brotherhood), nhưng các kết quả là phù du; họ đem sự hủy diệt và thảm họa theo gót của họ, và thuật sĩ hắc đạo cuối cùng bị nhấn chìm trong cơn tai biến do đó mà ra.
127 Do đó, chúng ta hãy nhớ sự cần thiết của việc vận dụng đúng đắn thể trí, và (cùng một lúc) chúng ta hãy luôn giữ một vị thế vượt quá và tách biệt các ham muốn và sự thành tựu vật chất ra khỏi công việc sáng tạo của thể trí của chúng ta.
Bốn từ ngữ được đưa ra, khi người ta xem xét Qui Luật IV. Đầu tiên, âm thanh (sound) tức công thức, hoặc quyền lực từ mà linh hồn truyền đạt và nhờ thế bắt đầu công việc. Từ ngữ này có hai phần. Nó được xướng lên dựa theo nốt (note) mà linh hồn đáp ứng, tức nốt đặc biệt riêng của linh hồn, được phối hợp với nốt của phàm ngã của y. Hợp âm của hai nốt này là tác nhân tạo ra các hiệu quả do theo đó, và quan trọng hơn cụm từ đã định tạo thành quyền lực từ (word of power).
Nơi đây có ẩn chứa vấn đề − xướng hai nốt này một cách đồng bộ, và với thể trí được tập trung. Nơi đây có chứa một manh mối đối với ý nghĩa của AUM hoặc OM. Trong các giai đoạn đầu của công việc thiền định, từ ngữ này được xướng lên thành tiếng rõ ràng, trong khi về sau thì nó được xướng lên không ra tiếng. Sự tập luyện xướng lên từ ngữ AUM này là một sự chuẩn bị trong vô thức đối với hoạt động sáng tạo tinh thần có hai phần; rồi sự dễ dàng sẽ đến khi người tìm đạo đầy chú tâm tập quen nghe trong bộ não của mình tiếng vô thinh (soundless sound) của OM.
Ở đây Tôi muốn đề nghị rằng các đạo sinh hãy tập quen làm việc theo cách này, tức là xướng thánh ngữ thành tiếng và nhiều lần vào lúc kết thúc hành thiền buổi sáng, nhưng nhấn mạnh ở phần đầu, đó là hết sức chú ý đến việc nghe tiếng vô thinh (inaudible hearing), việc đó sẽ phát triển sự nhạy cảm của nội nhĩ (inner ear) tức tai dĩ thái. Về sau, khi nốt hay âm thanh (sound) cá nhân được xác lập và âm thanh bên trong được cảm nhận, có thể có sự thực hành nhất định trong việc phối hợp cả hai âm (the two). Điều này đòi hỏi sự quan tâm cao nhất và năng lực thực hiện hai hoạt động cùng một lúc, với thái độ tâm trí là chú ý đến cả hai.
Những đạo sinh nào có đạo tâm mãnh liệt (keen) và trong sáng sẽ thực hiện tốt khi đối mặt với vấn đề mà công việc huyền thuật có liên quan, và sẽ nghiên cứu khả năng của họ trong thiền định và sự sẵn lòng của họ để thực hiện giới luật cần thiết một cách ổn định và thận trọng. Để tạo thuận
128 tiện cho việc này, Tôi muốn đề nghị rằng bất kỳ ai vốn quan tâm sâu sắc đến công việc, nên nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây dưới ánh sáng của linh hồn họ, và trả lời cho Chân Ngã của họ.
1. Bạn có cảm thấy bạn đã đạt đến giai đoạn mà bạn có thể:
a/ Loại bỏ hình thức thiền định như bạn đang có hiện giờ.
b/ Nhập vào trạng thái đại định (the state ofcontemplation) một cách tương đối dễ dàng.
c/ Nhận ra rung động của chính linh hồn bạn.
2. Có phải Thánh Ngữ có ý nghĩa nào đó đối với bạn, và liệu bạn có thể trình bày rõ lý do mà bạn xướng nó lên không?
3. Bạn nôn nóng tiến hành công việc này vì phàm ngã của bạn mong muốn, hay vì linh hồn của bạn đang bắt đầu một cách hữu thức sử dụng bộ máy của nó?
Liên quan với câu hỏi cuối cùng này, cần có một sự phân tích kỹ lưỡng, và Tôi yêu cầu bạn nói thật với chính mình, và do đó xác định rõ ràng vị trí đích thực. Vấn đề này nằm giữa linh hồn của một người với chính y.
Ở đây, Tôi muốn tự ý thêm vào đây một vài lời có liên quan đến chính Tôi. Các đạo sinh có thể làm chuyển hướng năng lượng của mình sang sự suy đoán vô căn cứ về nhân dạng của Tôi. Việc đó quan trọng như thế nào? Phạm vi của Tôi liên quan đến nhóm này là cung cấp sự trợ giúp cần thiết cho những người muốn làm cho mình đáp ứng với hoạt động tích cực với tư cách đệ tử. Tôi là một đệ tử và đã tiến xa hơn trên Con Đường Hoàn Nguyên so với những người tìm đạo, tức những người đang nghiên cứu các hướng dẫn này. Tôi biết phần nào những cạm bẫy, hiểu được những gì cần thiết, và có thể giúp vào việc chuẩn bị cho thời điểm quan trọng khi họ vượt qua cổng điểm đạo. Có cần thiết hơn không? Có phải là sự thật không có giá trị như nhau nếu được nêu ra bởi một người tìm đạo, một đệ tử hoặc một Chân Sư, hoặc ngay cả một Đức Christ? Có lẽ Tôi càng gần với bạn chừng nào thì Tôi càng có thể có ích hơn cho các bạn chừng nấy. Tình trạng nặc danh của Tôi sẽ không bị phá vỡ, và các suy đoán về nhân
129 dạng của Tôi là sự lãng phí thời gian vô ích. Chỉ cần nói rằng Tôi là một người Phương Đông, rằng Tôi đang ở trên Cung Giáo Huấn, và đã hợp tác chặt chẽ với Chân Sư K.H., một phần công việc của Tôi là kiên trì tìm kiếm những người tìm đạo có trái tim mạnh mẽ, lòng sùng đạo nhiệt thành và thể trí được huấn luyện, và rằng Tôi là một đệ tử, như tất cả mọi người, từ đệ tử dự bị (probationer) khiêm tốn nhất, cho đến Đấng cao cả nhất trong các Đấng Cao Cả. Một bài học mà mọi người tìm đạo cần học và học sớm, đó là, việc định trí vào phàm ngã của Sư Phụ, hy vọng có được sự giao tiếp cá nhân với Ngài, và việc thường xuyên mơ thấy tình trạng được gọi là “đệ tử chính thức” (“accepted chelaship”) chỉ làm trì hoãn sự tiếp xúc đó và gây trở ngại cho việc được thu nhận mà thôi. Tìm cách để trang bị cho khí cụ của bạn, học cách hoạt động trong sự yên tĩnh, hoàn thành các bổn phận và thực hiện nhiệm vụ của bạn, phát triển việc kiềm chế lời nói, và tư thế tự tin điềm tĩnh đó vốn đến từ một động cơ sống vị tha, và coi thường sự toại nguyện ích kỷ vốn có thể dâng lên trong tim khi được Thánh Đoàn đang trông nom công nhận lòng trung thành.
Hãy xem xét cẩn thận Huấn Thị này. Đây là thời kỳ mà trong đó nhiều sự điều chỉnh và nhiều thay đổi đang được tác động vào thế giới của con người. Trong sự rối loạn theo sau đó, các cá nhân đang đánh giá cao sự cần thiết để hợp nhất các sức mạnh của họ và để hợp tác trong các nỗ lực của họ, và nhu cầu cho hoạt động tập thể thì rõ ràng hơn bao giờ hết. Do đó, đây là thời kỳ mà trong đó sự thanh thản và sự tự tin phải là sức mạnh của bạn, và trong đó sự bảo vệ duy nhất nằm trong việc tìm kiếm kỹ lưỡng mọi động cơ nằm bên dưới. Như được thấy ở bề ngoài, nhiều nguyên tắc khác nhau một cách hiển nhiên xuất hiện, và việc dấy lên đấu tranh dường như đầu tiên đi theo cách này, rồi đến cách khác. Như được thấy ở khía cạnh nội môn, các yếu tố đang nảy sinh trở nên đơn giản hơn. Sự đấu tranh chủ yếu dẫn đến một sự kiểm tra các động cơ hành động, và qua sự kiểm tra này, nó làm hiển hiện rõ ràng (đối với các Đấng Hướng Dẫn đang trông chừng) những người nào, trong mỗi nhóm, có năng lực tư duy rõ ràng, phân biện chính xác, sự chịu đựng bền bĩ, và một khả năng tiếp tục theo con đường dự bị hướng đến cổng điểm
130 đạo, không bị ngăn cản và không bị xáo trộn trong đời sống nội tâm của họ bởi các biến động trên bề mặt. Có thể các bạn chỉ nhìn thấy nó, cái tình trạng bất ổn và nỗi khó khăn ở khắp mọi nơi, đang tạo ra điều thiện hảo, vốn có nhiều giá trị hơn điều có vẻ xấu xa. Các linh hồn đang tìm thấy chính mình và học cách dựa vào Đấng Cai Quản (Ruler) bên trong. Khi tất cả các chỗ dựa bên ngoài yếu đi, và khi tất cả những người có thẩm quyền hiển nhiên bất đồng trong giải pháp được đưa ra, thì linh hồn phải trở lại dựa vào chính mình và học cách tìm vào nội tâm. Sự tiếp xúc bên trong này với Chân Ngã đang trở nên rõ ràng theo mức độ khai mở dần dần, và dẫn đến sự tự lực và sự bình tĩnh nội tâm vốn được dựa trên sự cai quản của Thượng Đế nội tâm và do đó, nó làm cho một người trở thành một khí cụ cho việc phụng sự trên thế gian.
Vào lúc này, một vài điều trở nên rõ ràng đối với môn sinh có suy nghĩ thấu đáo về con người và về các nguyên động lực.
Thứ nhất: Chủ nghĩa lý tưởng và sự cảm nhận về thiên cơ dành cho nhân loại có một sự liên hệ mật thiết. Chủ nghĩa lý tưởng tương tự với tư tưởng đi trước sự sáng tạo. Năng lực dành cho tư duy trừu tượng và dành cho sự tập trung vào lý tưởng hiện nay chỉ đang trong tiến trình phát triển, vì năng lực này bao hàm việc vận dụng một số nguyên tử, việc sử dụng vật chất của các cõi phụ cao, và khả năng đồng bộ hóa các rung động của con người với các Đấng Cao Cả. Chỉ có một ít người trong nhân loại là các lý tưởng gia thực sự (mặc dù con số những người này đang gia tăng); chỉ một thiểu số nhỏ biết vận dụng trí cụ thể, trong khi đa số người đang bị chi phối hoàn toàn bởi những cảm xúc. Đang đến thời kỳ mà thể trực giác (hay thể bồ đề) sẽ được cấu tạo, sử dụng thượng trí tinh thần như là trung gian của nó. Khi sự cấu tạo đó được hoàn tất, hạ trí cụ thể sẽ không còn là gì nữa trừ việc là một tác nhân truyền chuyển hoặc một tác nhân lý giải. Ngay cả việc tư duy trừu tượng hoặc tư duy cụ thể cũng sẽ được thay thế, và chúng ta sẽ chỉ có dòng lưu nhập của trực giác, lấy hình thể qua trung gian của chất trí. Do đó, chúng ta sẽ có sự hiểu biết về nhiều điều mà hiện giờ là không thể hiểu được đối với tầm nhìn từ cõi thấp của chúng ta.
131 Trong tất cả các phong trào lớn, bạn có một tư tưởng hoặc tập hợp các tư tưởng nào đó được Thánh Đoàn (Great White Brotherhood) gieo vào tâm trí của những người được gọi là các lý tưởng gia. Ý tưởng được các Ngài phát ra. Các Ngài chọn một người hoặc một nhóm người và gieo vào trí của họ một ý tưởng nào đó. Ở đó, ý tưởng nảy nở và được họ thể hiện thành các ý tưởng khác, không thuần túy lắm hoặc thông thái lắm, nhưng tất nhiên bị nhuốm màu tính chất cá nhân của chủ thể tư tưởng (thinker). Đến phiên chúng, các hình tư tưởng này được các nhà tư tưởng cụ thể của thế gian bắt được – những người này nắm bắt phác thảo chính của ý tưởng đó – kết tinh nó lại (crystallize) và gắn nó vào dạng thức xác định hơn, thành một hình thức dễ hiểu hơn đối với quần chúng. Nhờ đó mà bây giờ nó đã đến các phân cảnh thấp hơn của cõi trí, và một sự phát triển thêm có thể xảy ra. Kế đó nó được những người đang được an trụ trên cõi cảm dục chộp lấy như là ý tưởng đáng ưa thích; đối với những người này, nó tạo thành một lời kêu gọi đầy tình cảm, trở thành dư luận chung. Giờ đây nó thực sự sẵn sàng lấy hình thức trên cõi hồng trần, và chúng ta có sự thích ứng thực tế của một lý tưởng đối với các nhu cầu của đời sống vật chất. Nó đã được hạ thấp xuống; nó đã mất đi nhiều vẻ đẹp nguyên thủy của nó, nó không còn thanh khiết và đáng yêu như khi lần đầu tiên nó được hình dung ra, và nó bị biến dạng so với hình thức ban đầu của nó, nhưng tuy vậy, nó thích hợp hơn cho mọi người sử dụng và có thể được dùng như một viên đá lót đường cho các sự vụ cao cả hơn.
Thứ hai: Trong việc cảm nhận về thiên cơ này, và việc hiện thực hóa về sau của nó, các đơn vị nhân loại có liên quan và con người tất nhiên phải được sử dụng. Một viễn cảnh được đưa ra về các năng lực to lớn, và các chỉ dẫn cũng được ban ra về cách thức mà theo đó các năng lực này có thể trở thành sự thật, nhưng các Đấng Cao Cả không đi quá điều đó. Chi tiết và phương pháp để cụ thể hóa lý tưởng và công việc cần thiết được để lại cho các con của nhân loại. Đối với bậc đệ tử, vốn là người tổ chức và truyền đạt Thiên Cơ, bắt đầu công việc bổ khuyết các chi tiết và tiến hành hoạt động cần thiết. Ở điểm này, thật là khôn ngoan cho y để nhớ rằng, (với các kế
132 hoạch nhỏ của mình) y chịu cùng thiên luật như các Đấng Cao Cả trải qua trong những nỗ lực lớn của các Ngài, và rằng chính trong cách đối xử của y với mọi người, và cách xử lý của y về sự bình đẳng của con người mà những khó khăn nảy sinh.
Những người dành cho công việc rơi vào ba nhóm:
a/ Những người có thể cảm nhận được thiên-cơ và được giao nhiệm vụ để thực hiện thiên-cơ đó.
b/ Những người có thể được sử dụng nhưng họ không thấy được những vấn đề lớn hơn.
c/ Những người không thể cảm nhận được gì ngoài những điều có liên quan đến những quyền lợi ích kỷ của riêng họ.
Các Chân Sư có thể tiếp xúc với nhóm thứ nhất. Các Ngài làm việc với các đơn vị này của gia đình nhân loại, và hy vọng triển vọng tốt đẹp về sự thành công ở mức trung bình. Cả hai nhóm này đều nghe được linh-âm, và thấy được Thiên Cơ (Plan). Nhóm thứ hai phải được các đệ tử trên thế gian sử dụng một cách tốt nhất có thể được. Nhóm cuối cùng thì thường xuyên bị đặt ra ngoài theo quan điểm về năng lượng, và chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Một trong những điều kiện chủ yếu mà một đệ tử phải trau dồi, để cảm nhận được thiên-cơ, và được Chân Sư sử dụng, là sự cô độc (solitude). Trong sự cô độc, hoa hồng của linh hồn mới phát triển; trong sự cô độc, linh-ngã (divine self) mới có thể lên tiếng; trong sự cô độc, các năng lực và những ân sủng của Chân Ngã mới có thể bén rễ và nở hoa trong phàm-ngã. Cũng trong cô độc, Chân Sư mới có thể tiếp cận và ghi khắc lên linh hồn tĩnh-lặng (quiescent soul) tri thức mà Ngài tìm cách truyền đạt, bài học phải được học, phương pháp và kế hoạch cho công việc mà đệ tử phải nắm vững. Trong sự cô độc, diệu-âm được nghe thấy. Các Đấng Cao Cả phải làm việc qua các công cụ là con người, vì vậy kế hoạch và tầm nhìn bị trở ngại nhiều bởi sự không thích hợp về phía những công cụ này.
Thứ ba: Điều này đưa Tôi đến điểm thứ ba, những vấn đề và những khó khăn mà các Chân Sư phải đấu tranh với chúng, khi các Ngài muốn xúc tiến các kế hoạch tiến hóa qua trung gian các con của nhân loại. Theo cách mật nghị (conclave wise), các Ngài soạn thảo các kế hoạch của các Ngài;
133 sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, các Ngài phân chia công việc một cách có suy xét; sau đó, các Ngài tìm cách truyền đạt càng nhiều về kế hoạch càng tốt cho những người tự hiến mình cho việc phụng sự và có sự tiếp xúc với linh hồn ở một mức độ nào đó. Các Ngài ghi khắc kế hoạch và một gợi ý nào đó về phạm vi của nó vào trí của một người nam hoặc một người nữ nào đó trên cõi trần. Nếu thể trí đó không ổn định hoặc quá thỏa mãn (oversatisfied), nếu nó tràn đầy kiêu hãnh, đầy thất vọng, hoặc đầy sự tự ti (self depreciation), tầm nhìn không tiếp nhận được thông tin liên lạc với độ rõ ràng về đường nét; nếu thể tình cảm đang rung động dữ dội với một nhịp điệu nào đó do phàm ngã dựng nên, hoặc nếu thể xác đang đau ốm và do đó việc tập trung chú ý bị ngăn chận, điều gì sẽ xảy ra? Chân Sư sẽ buồn bã quay đi, đau buồn khi nghĩ đến cơ hội phụng sự mà người phụng sự đã đánh mất do khuyết điểm của chính họ, và Ngài sẽ tìm một người khác để lấp đầy nhu cầu, một người mà có lẽ về cơ bản không thích hợp lắm, nhưng là người duy nhất có thể dùng được do sự thất bại của người được tiếp cận đầu tiên.
Nhân đây có thể đáng để nhắc nhở cho người mong muốn phụng sự rằng nhiều công việc được thực hiện bởi nhiều người lại là kết quả của tính quá sốt sắng (overzealousness), chứ không phải là một cách xúc tiến công việc của Chân Sư. Với sự phân biện sáng suốt, Ngài phân chia công việc thành từng phần và không bao giờ đặt lên một người nhiều hơn những gì mà y có thể hoàn thành một cách thỏa đáng. Ngài có thể và chắc chắn huấn luyện đệ tử của Ngài, sao cho có vẻ như với thế giới bàng quang, cứ như là y thực hiện các phép lạ, nhưng đừng quên rằng việc mà một đệ tử hữu dụng thực hiện được số lượng lớn công việc chỉ có thể xảy ra khi việc kiểm soát cả ba thể của y được phối kết, và sự chỉnh hợp của y được hoàn tất. Y là người có một thể trí ổn định vốn cực kỳ tích cực trong việc tiếp nhận rung động từ trên cao, trong khi lại thụ động đối với các rung động thấp, y cũng có một thể cảm dục trong trẻo, không bị nhuộm màu và tĩnh lặng, y cũng có một thể xác với các dây thần kinh ổn định và sự nhịp nhàng vững chắc (nó sẽ giống như một cái tráp nhỏ, xinh đẹp, nhưng mạnh mẽ như thép), y sẽ phụng sự như một đường mạch thích hợp cho việc sử dụng của Chân
134 Sư, một con kênh mà qua đó Ngài có thể tuôn đổ tự do ân huệ của Ngài lên thế gian.
Thứ tư: Nên lưu ý rằng ngay cả chính các Đấng Cao Cả cũng phải bố trí các kế hoạch của các Ngài phần lớn chấp nhận sự thiếu nhận thức của những người trên cõi trần mà các Ngài phải hoạt động thông qua họ. Các Ngài bị cản trở và phụ thuộc vào các khí cụ ở cõi trần của các Ngài, và rắc rối chính của các Ngài liên quan đến trình độ tiến hóa đã được đạt đến bởi đa số người Phương Tây.
Hãy nhớ rằng trình độ tiến hóa này biểu thị sự thành công của diễn trình tiến-hóa, chứ không biểu thị sự thất bại của nó, nhưng vì còn nhiều điều phải được làm nên công việc của Thánh Đoàn (Lodge) thường bị cản trở. Trình độ đã đạt đến tại thời điểm này có thể được diễn tả như là một sự thay đổi đột ngột từ thuyết duy vật cực đoan của quá khứ, sang một sự nhận thức đang phát triển và sâu sắc về các cõi giới vô hình, mà không có sự thăng bằng phát xuất từ tri thức được thực chứng. Các mãnh-lực đã được phát động của các tưtưởng-gia – đó là các nhà khoa học của thế giới, những tín đồ tôn giáo thực sự tiến bộ, các nhà Giáng-Ma Học (Spiritualists), các nhà Khoa Học Cơ Đốc giáo, các nhà hoạt động của phái Tân-Tư-Tưởng, các nhà Minh Triết Thiêng Liêng và các triết gia hiện đại, và những người hoạt động trong các lĩnh vực khác của tư tưởng nhân loại – đang ảnh hưởng dần và kiên trì lên các thể tinh anh của nhân loại, và đang đưa nhân loại đến một trình độ mà họ đang bắt đầu nhận ra ba điều:
a/ Thực tại về các cõi giới vô hình.
b/ Sức mạnh kinh khủng của tư tưởng.
c/ Nhu cầu đối với kiến thức khoa học về hai vấn đề này.
Thứ năm: Một số nguy hiểm, mà những người tìm đạo phải trông chừng khi họ muốn trở thành hữu dụng, nên được đề cập ở đây:
− Họ phải ngăn ngừa sự chú trọng quá mức (overemphasizing) vào một khía cạnh, gây thiệt hại cho một phần của kế hoạch hoặc tầm nhìn.
− Họ phải tránh sự tập trung tư tưởng không tương
135 xứng trên phần kế hoạch vốn hấp dẫn họ nhiều nhất về phương diện cá nhân.
− Họ phải nhận biết sự thiếu khả năng của những người phụng sự để tiếp tục đi đến cùng các kế hoạch, và để cùng nhau hoạt động một cách hòa bình và ổn định. Sự va chạm thường thì không thể tránh khỏi.
− Họ phải trông chừng sự len lỏi vào của tư lợi và của lòng tham vọng.
− Họ phải ngăn ngừa sự mệt mỏi do sự cố gắng lâu dài trong việc hiện thực hóa kế hoạch, và sự căng thẳng đi cùng với sự nỗ lực cao.
− Họ phải phát triển khả năng nhận ra những người được gửi đến để giúp đỡ họ trong công việc.
− Trên hết, họ phải ngăn ngừa việc không duy trì được sự tiếp xúc với Chân Ngã và với Chân Sư.
Một điểm khác cần phải nhớ, đó là vấn đề phải được giải quyết bởi tất cả những ai đang muốn hợp tác với Thánh Đoàn (Great White Lodge) có bốn mục tiêu trước mắt.
Thứ nhất. Rằng trong việc thi hành thiên cơ cũng có việc thực hiện nghiệp quả. Nghiệp quả (Karma) này không chỉ thuộc về cá nhân, cũng không hoàn toàn thuộc về quốc gia, mà là một phần của tổng số sự thể hiện nghiệp quả của thế gian.
Thứ hai: Một mục tiêu khác là việc chuẩn bị một công cụ để phụng sự cho sự khai mở Kỷ Nguyên Mới trong hai trăm năm tới. Sự hòa nhập của một nhóm các thức giả (knowers) và các nhà thần bí đang diễn ra đều đặn ở mọi nơi trên thế giới và ở mọi tổ chức. Một nhóm đang được tập hợp lại nhưng các thành viên của nó thuộc về nhiều nhóm. Nhóm các thức giả và các nhà thần bí này được dành cho cơ hội trở thành vận hà, mà qua đó Thánh Đoàn có thể hoạt động, và qua đó các Đấng Cao Cả có thể gửi tư tưởng khai sáng của các Ngài. Cũng qua đó các Ngài có thể làm việc để nâng cao (theo nghĩa huyền bí) nhân loại và như vậy trợ giúp sự tiến hóa trên mọi bình diện. Vì thế việc hội nhập nhanh chóng của Kỷ Nguyên Mới sẽ tùy theo sự đáp ứng của các đệ tử, của các thần bí gia và của các thức giả ở khắp mọi nơi,.
136 Ở đây, Tôi muốn phát ra một lời cảnh báo: Trong việc không đáp ứng, trong việc không điều chỉnh, kiến tạo và thanh lọc, trong việc không chuyển nội nhĩ sang những tiếng nói đó trên các cõi tinh anh, các nơi đó vốn phát ra “các Linh Từ Tái Thiết”, có thể xảy ra việc cuối cùng chuyển các mãnh lực tái thiết sang các vận hà khác, việc tất nhiên thu hồi các cơ hội, và việc cuối cùng loại bỏ phương tiện của nhóm với vai trò là một trung gian phụng sự. Tôi muốn nhấn mạnh phát biểu về “các linh từ Tái Thiết”, xin tất cả các bạn, những người tha thiết mong muốn được nghe những linh từ này, hãy nghiên cứu phần Dẫn Nhập của cuốn sách Ánh Sáng trên Thánh Đạo. Hãy nhớ rằng nếu các Đấng Cao Cả phải thay đổi các kế hoạch của các Ngài đối với nhóm đang hòa nhập này của các nhà thần bí, nó sẽ bị thay đổi bởi chính các nhà thần bí – được xem như là một nhóm.
Mục tiêu thứ ba là sự phát triển trực giác và tính phân biện của các đệ tử trên thế giới, và khả năng của họ để cảm nhận được linh thị cao, và để thành tựu tâm thức của cõi cao đó với cái giá của linh thị thấp. Họ sẽ phải nhớ rằng mục tiêu thấp, do sự gần gũi của nó, sẽ hiện ra lờ mờ theo nhiều cách hấp dẫn hơn, và chỉ có thể được vượt qua với cái giá vô hạn. Trực giác phải được phát triển trong nhiều người, và ý thức về giá trị của họ được điều chỉnh một cách thích hợp trước khi nhóm này, tức là nhóm phải khai mở Kỷ Nguyên Mới, có thể có đủ tiêu chuẩn so với các yêu cầu.
Các rắc rối hiện nay phần lớn là do sự thiếu sự nhận thức trực giác trong quá khứ, và khuyết điểm này chính yếu nằm trong các nhà thần bí của thế giới, chứ không quá nhiều trong những người tìm đạo cấp thấp. Sự rắc rối đã không nằm trong việc thiếu chủ nghĩa lý tưởng, hoặc thậm chí trong việc thiếu sự sáng suốt và sự chân thành, nó bao gồm việc không luôn luôn hy sinh phàm ngã, để làm cho việc nhận thức bằng trực giác chứng minh tính thực tế của nó. Người ta đã cho phép sự thỏa hiệp, mà trong thế giới huyền linh thì sự thỏa hiệp bị nghiêm cấm. Khi được buông thả, nó dẫn đến
137 thảm họa và cuối cùng quét đi, trong sự đổ nát và trong cơn bão táp, phàm ngã của những người hạ mình như thế. Con người đã tìm cách điều chỉnh chân lý theo thời điểm, thay vì điều chỉnh thời điểm theo chân lý, và bằng tài ngoại giao, họ đã cố gắng để mang lại mức độ thực tế theo như họ cho là khôn ngoan. Các Chân Sư đang tìm kiếm những người có tầm nhìn rõ ràng, sự trung thành không khoan nhượng với chân lý như được cảm nhận, và khả năng vững vàng hướng tới về phía lý tưởng. Điều này đòi hỏi các yếu tố sau:
1. Một sự nhận thức về lý tưởng đó nhờ thiền định.
2. Việc áp dụng nó cho hiện tại nhờ sự nhất tâm (onepointedness).
3. Việc loại bỏ các hình tư tưởng cũ và gây cản trở thông qua sự hy sinh.
4. Một sự từ chối thỏa hiệp, nhờ tầm nhìn rõ ràng.
5. Một sự phân biện vốn giúp cho đệ tử luôn luôn phân biệt giữa các hành vi của một cá nhân, với chính cá nhân đó.
6. Một sự nhận thức rằng, trong công việc thuộc huyền linh học, người ta không được phép can thiệp chút nào vào biệt nghiệp (personal karma), vì như vậy là được phép bao che khỏi bị những hậu quả của hành động. Do đó điều này đòi hỏi một sự từ chối can thiệp vào công việc của bất cứ ai – nghĩa là, về mặt đời sống cá nhân, và tuy thế bao hàm một sự từ chối tránh né công việc có nguyên nhân lớn hơn. Điều thiết yếu là các phụng sự viên nên học cách phân biện giữa các yếu tố vốn có lợi cho sự tự do cá nhân, với các yếu tố vốn cản trở sự tự do của tập thể.
Kết quả thứ tư được mang lại bởi cơ hội hiện tại cho công việc, là việc đưa ra chu kỳ mới và nhóm người tham gia mới. Các phụng sự viên trong kỷ nguyên mới sẽ được rút ra từ mọi nhóm, và việc kiểm tra để lựa chọn họ phụ thuộc phần lớn vào mức độ vô ngã mà họ làm việc với nó, và cường
138 độ tiếp xúc bên trong của họ với linh hồn. Do đó thật không dễ dàng cho bất cứ ai trong các bạn, khi các bạn bị chìm ngập trong khói và tiếng gầm rú của trận chiến, để đánh giá các kết quả một cách chính xác hoặc đánh giá con người một cách thích đáng hoàn hảo. Những điều này phải được giải quyết trên các nội-cảnh-giới và được lưu ý bởi các vị hướng dẫn đang trông nom nhân loại. Ở đây, Tôi muốn nêu ra vắn tắt một vài sự việc mà các Đấng Cao Cả chú ý.
Các Ngài nhìn xem có phải ngọn lửa bên trong – kết quả của nỗ lực khôn ngoan khi làm việc, suy tư và hành động – bùng cháy với độ sáng ngày càng tăng hay không; các Ngài lưu ý liệu có phải nó vẫn còn bị che giấu và không rõ rệt do sự xoay tít của các luồng cảm dục và bởi các hình-tư-tưởng của sự đối kháng, tham vọng và ghen tị cá nhân hay không. Như là một kết quả của hoạt động thế gian, một số người sẽ được đưa vào sự kết nối mật thiết hơn với công việc của Thánh Đoàn, còn những người khác sẽ được tạm thời sắp xếp trở lại. Khả năng chế-ngự các phân cảnh cảm dục, và làm việc từ các phân cảnh trí tuệ sẽ có giá trị lớn.
Các Ngài nhìn xem ai có thể đấu tranh và phấn đấu cho nguyên tắc đạo đức với các phàm ngã (personalities), và tuy vậy vẫn giữ liên kết với lòng bác ái còn nguyên vẹn. Điều này có lẽ có giá trị hơn con người nhận thức, và một người có thể giữ vững nguyên tắc đạo đức, và tuy vậy vẫn yêu thương tất cả mọi người – từ chối thỏa hiệp và tuy thế từ chối thù hận – có điều gì đó hiếm có để đưa ra vào lúc này, và các Đấng Cao Cả có thể sử dụng y. Do đó, tất cả các bạn, là những người đang hoạt động, bảo đảm rằng với tầm nhìn rõ ràng, mục tiêu chính trực và hành động vững vàng không lệch lạc
(undeviating), các bạn sẽ tiến lên phía trước. Hãy đảm đương việc bạn đang đối phó một cách kiên nhẫn và độ lượng với những người anh em của bạn, là những người chọn nguyên tắc đạo đức thấp hơn và điều công chính nhỏ hơn, những người hy sinh lợi ích của tập thể cho các mục đích cá nhân của riêng họ, hoặc những người sử dụng các phương pháp thấp hèn. Hãy đem cho họ tình thương, sự quan tâm và một bàn tay sẵn sàng giúp đỡ, vì họ sẽ vấp ngã trên đường và thăm dò sự thâm sâu của thiên luật. Khi đó hãy sẵn sàng để nâng họ lên và cung cấp cho họ các cơ hội phụng sự, vì biết rằng việc phụng sự đó là tác nhân chữa trị và là người thầy vĩ đại.
139 Các Đấng Cao Cả nhìn thấy khả năng dễ uốn nắn và khả năng thích nghi đang thể hiện, khả năng thích ứng đó vốn là một trong những định luật cơ bản của các loài, mà thiên nhiên biểu lộ một cách rất kỳ diệu. Việc chuyển di định luật này vào các nội cảnh giới (inner planes), và việc thể hiện luật đó trong chu kỳ nỗ lực mới phải được bảo đảm. Luật thích ứng này bao hàm việc nhận thức về nhu cầu, việc nhận ra mãnh lực mới đang đi vào chu kỳ mới, và việc gom lại sau đó thành sự tổng hợp rộng rãi về nhu cầu và về lực, về phần bản ngã cá nhân thì chỉ như là một điểm tập trung đối với việc hành động và chuyển hóa. Nó bao hàm sự chuyển hóa của năm giác quan và việc mở rộng phạm vi của chúng vào những cõi tinh vi hơn, sao cho việc thấy, nghe, tiếp xúc, nếm và ngửi được gắn kết vào một tổng thể hợp tác tổng hợp để sử dụng trong công việc lớn lao. Trên cõi trần, các giác quan này có hướng tới sự hợp nhất của đời sống cá nhân, và tới sự thích ứng của thế giới vật chất đối với những nhu cầu của bản ngã cá nhân. Trên những cõi tinh vi hơn, chúng phải được chuyển hóa cho đến khi chúng thích hợp với các nhu cầu của tập thể, mà các hình tướng cá nhân chỉ là một phần rời rạc của tập thể đó. Khả năng để làm điều này là một trong những điều mà các Đấng Cao Cả tìm kiếm nơi những cá nhân nào mà đặc ân cho họ có thể là mở ra Kỷ-Nguyên Mới.
Trên hết, các Đấng Cao Cả tìm kiếm một vận hà được mở rộng từ linh hồn đến bộ óc xác thịt, xuyên qua thể trí. Một vận hà được mở rộng như thế cho thấy rằng một người có thể được sử dụng. Người ta có thể hầu như diễn tả điều đó bằng cách nói rằng các Ngài tìm kiếm sự hoàn thiện giác tuyến (antaskarana), đó là vận hà giao tiếp giữa ý thức linh hồn với não bộ, mà chủ sở hữu của nó là một người mà các Chân Sư có thể sử dụng một cách thành công. Các Ngài được hướng dẫn trong việc lựa chọn những người phụng sự của các Ngài do một khả năng được thành tựu về mặt cá nhân của một người, và do năng lực đạt được đầy gian khổ của riêng người đó. Khi có khả năng, năng lực, và quan năng, thì lúc bấy giờ các Đấng Cao Cả vui mừng sử dụng anh ta. Đôi khi quan điểm sai lầm đã được quá nhấn mạnh và người ta dạy điều
140 ngược lại. Các Chân Sư không được tìm kiếm một người mưu tìm năng lực. Các Ngài sẽ được cung cấp khi một người có năng lực – là năng lực làm cho y sẵn sàng cho hoạt động tập thể, và có thể được phát huy dưới sự giáo huấn cẩn thận để thành các quyền năng cao của linh hồn. Vai trò lãnh đạo trong các nhóm điều khiển công việc của Kỷ Nguyên Mới sẽ phát triển từ kỷ luật của cá nhân, và các nhà lãnh đạo sẽ được tìm thấy trong số những người cảm nhận được vấn đề bên trong. Vai trò lãnh đạo tồn tại không phải đến với những ai cố đạt đến địa vị và quyền lực, cũng không dành cho những người chỉ để mắt vào những điều kiện bên ngoài mà bỏ qua những nguyên nhân nằm bên dưới. Vai trò lãnh đạo không đến với những ai đặt bản ngã cá nhân, địa vị và quyền lực của nó trước lợi ích của tập thể. Nó kiên trì đến với những người không tìm kiếm cái gì cho bản ngã chia rẻ, với những người bỏ rơi bản thân mình trong lợi ích của tổng thể.
Tiếp tục lại việc xem xét của chúng ta về thánh ngữ AUM. Diệu âm hay Thánh Ngữ này khi được sử dụng đúng cách có những tác dụng khác nhau, có thể được đề cập đến ở đây.
1. − Khi được xướng lên, với tư tưởng chăm chú phía sau nó, Thánh Ngữ OM tác động như một tác nhân gây nhiễu (disturber), một tác nhân nới lỏng (loosener) chất liệu thô trược của thể tư tưởng (body of thought, thể trí), thể tình cảm, và của thể xác. Khi được xướng lên với khát vọng tâm linh mạnh mẽ ở phía sau nó, nó tác động như một trung gian thu hút, và thu vào các cấu-tử (particles) của vật chất tinh khiết để lấp đầy các vị trí của những cấu tử bị ném ra trước đó. Các đạo sinh nên cố gắng để có hai hoạt động này trong tâm trí của họ khi họ sử dụng Thánh Ngữ trong thiền định. Việc sử dụng Thánh Ngữ này có giá trị thực tiễn, và đưa đến việc kiến tạo các thể tốt đẹp cho linh hồn sử dụng.
2. − Việc sử dụng Thánh Ngữ OM cũng dùng để ngụ ý cho những người hoạt động trên các cõi vũ trụ (universal planes), và cho những người trong thế giới bên ngoài, những người này được ban cho sự nhận thức tâm linh mà một đệ tử có sẵn cho công việc, và có thể được sử dụng một cách tích cực ở những nơi cần thiết trên trái đất. Điều này nên được
141 mọi người tìm đạo ghi nhớ kỹ, và nên dùng như là một động lực trong việc làm cho sự sống ở cõi hiện tượng bên ngoài trùng khớp với sự thúc đẩy tâm linh.
3 − Việc sử dụng Thánh Ngữ cũng có vị trí của nó trong công tác huyền thuật của Thánh Đoàn. Các hình-tư-tưởng được tạo ra để hiện thân cho các ý tưởng, và các hình hiện thân này được gởi ra để tiếp xúc với thể trí của các đệ tử, những người chịu trách nhiệm trong nhóm của một Chân Sư để xúc tiến thiên cơ.
Nhờ tính dễ tiếp thu được trau dồi của thể trí được phát triển và được kiểm soát, những người tìm đạo trở nên ý thức được các ý tưởng mà các Chân Sư đưa ra từ cõi của Thiên Trí (Universal Mind), và do đó ở vào một vị thế để hợp tác một cách thông minh. Đến lượt họ, như Qui Luật này muốn nêu ra, họ tạo ra các hình tư tưởng của những tư tưởng đã nhận, và sử dụng chúng trong các nhóm của họ để trợ giúp thế gian. Công việc chính của một đệ tử trên cõi trí là tự rèn luyện để thực hiện bốn việc:
1. Dễ tiếp thu ý định của Chân Sư.
2. Vun bồi một sự hiểu biết đúng đắn bằng trực giác về những tư tưởng do Chân Sư gửi đến cho y.
3. Thể hiện các ý tưởng nhận được theo hình thức sao cho sẽ phù hợp với các ý tưởng mà y được tham gia trợ giúp.
4. Thông qua âm thanh, ánh sáng và sự rung động để làm cho hình-tư-tưởng của y linh hoạt (thể hiện tư tưởng đại đồng càng nhiều thì càng đáng mong muốn) để cho các thể trí khác có thể tiếp xúc với nó.
Như thế, các nhóm mới được tập hợp, được tổ chức, được dạy dỗ và được nâng cao, và như thế, Thánh Đoàn (hierarchy of Adepts) mới có thể đến với thế gian.
Dĩ nhiên, còn nhiều công dụng khác nữa, nhưng nếu các đạo sinh quyết chí suy ngẫm về ba công dụng này, họ sẽ có thể làm cho thêm nhiều công dụng nữa được truyền đạt sau này.
Tôi xin phép thêm rằng âm thanh chỉ có uy lực thực sự khi đệ tử đã học cách hạ thấp xuống những âm thanh thứ yếu.
142 Chỉ khi nào các âm thanh thông thường mà y phát ra vào ba cõi thấp được giảm bớt âm lượng và sự hoạt động, cũng như về số lượng, thì Diệu Âm (Sound) mới có thể được nghe thấy, và nhờ thế mới hoàn thành được mục đích của nó. Chỉ khi nào vô số những lời thốt ra được giảm bớt, và sự im lặng trong lời nói (speech) được trau dồi, thì Linh Từ (Word) mới có thể làm cho quyền năng của nó được cảm nhận trên cõi trần. Chỉ khi nhiều tiếng nói của bản chất thấp (phàm ngã), và của môi trường quanh ta được làm cho câm lặng, thì “Tiếng nói phát ra trong tĩnh lặng” mới sẽ làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Chỉ khi nào âm thanh của nhiều dòng nước mất đi trong việc điều chỉnh những cảm xúc, thì những nốt trong trẻo của vị Chúa (God) của các dòng nước mới được nghe thấy.
Con người hiếm khi nhận thức uy lực (potency) của một lời nói (word), nhưng người ta nói rằng: “Thoạt đầu là Ngôi Lời (Word), và Ngôi Lời là Thượng Đế. Không có Ngôi Lời (Him, Ngài) thì không có bất cứ điều gì đã được tạo ra”. Do đó khi chúng ta đọc những lời này, trí chúng ta quay trở lại buổi bình minh của diễn-trình sáng tạo, khi mà, qua trung gian của âm thanh, Thượng Đế đã phán và các thế giới đã được tạo ra.
Người ta đã nói rằng “lực chính mà nhờ đó bánh xe của Thiên Nhiên được chuyển động theo một hướng phi thường là âm thanh”, vì âm thanh hay lời nói nguyên thủy làm rung động chất liệu mà mọi hình tướng đều được tạo ra từ đó, và phát khởi sự hoạt động vốn đặc trưng cho ngay cả với nguyên tử vật chất.
Tài liệu và các kinh sách của tất cả các quốc gia cổ, và các tôn giáo lớn đều chứng nhận cho hiệu quả của âm thanh trong việc tạo ra tất cả những gì hữu hình và có thể nhìn thấy. Những người Ấn giáo (Hindus) nói rất hoa mỹ rằng “Bậc Đại Ca-Sĩ (Great Singer) đã tạo dựng nên các thế giới, và Vũ Trụ là Khúc Ca (Song) của Ngài”. Đây là một cách khác để diễn tả cùng ý tưởng. Nếu điều này được hiểu rõ và khoa học về quan niệm này được thông hiểu phần nào, ý nghĩa của những lời lẽ của chính chúng ta và việc bày tỏ thành âm thanh trong lời nói gần như trở thành một biến cố rất trọng đại.
Âm thanh hoặc lời nói và việc sử dụng các lời lẽ đã
143 được các triết gia cổ đại (và đang ngày càng được các nhà tư tưởng hiện đại) xem như tác nhân cao nhất, được con người dùng để nắn tạo chính mình và môi trường xung quanh. Tư tưởng, lời nói và sự hoạt động theo đó trên cõi trần hoàn thành bộ ba (triplicity) vốn làm cho một người thể hiện chính mình, và đặt y vào đúng vị trí của y.
Mục đích của mọi lời nói (speech) là để khoác lên tư tưởng, và nhờ thế làm cho các tư tưởng của chúng ta sẵn sàng để sử dụng đối với những người khác. Khi nói, chúng ta gợi lên một ý tưởng và làm cho nó hiện hữu, và chúng ta mang những gì vốn được che giấu trong chúng ta thành sự diễn đạt có thể nghe thấy. Ngôn từ tiết lộ, và lời nói đúng đắn có thể tạo ra một hình thức có mục đích hữu ích, cũng như lời nói sai lạc có thể tạo ra một hình thức có một mục tiêu hiểm ác. Tuy nhiên vì không nhận thức được điều này mà ngày này qua ngày khác, chúng ta cứ nói không ngừng và vô trách nhiệm; chúng ta sử dụng lời nói, chúng ta làm tăng bội các âm thanh, và vây quanh chúng ta với các thế giới hình thể do chúng ta tự tạo ra. Do đó, có phải là không cần thiết, rằng trước khi nói chúng ta nên suy nghĩ, như vậy là nhớ đến huấn thị : “Ngươi phải đạt đến tri thức, trước khi ngươi có thể đạt đến lời nói” hay sao? Nhờ suy nghĩ, bấy giờ chúng ta hãy chọn những lời lẽ chân chính để diễn tả tư tưởng chân chính, cố gắng đưa ra cách phát âm chính xác, các giá trị thích hợp, và tính chất âm giọng theo đúng với từng lời mà chúng ta thốt ra.
Rồi thì lời nói được thốt ra của chúng ta sẽ tạo ra một hình tư tưởng, hình này sẽ hiện thân cho ý tưởng mà chúng ta có trong trí chúng ta. Lúc đó các lời lẽ của chúng ta cũng sẽ không mang một sự bất hài hòa nào, mà chúng sẽ bổ sung phần đóng góp của chúng vào hợp âm hài hòa vĩ đại, hay là từ ngữ (word) thống-nhất mà trách nhiệm của nhân loại cuối cùng phải thốt ra. Ngôn từ (speech) sai gây chia rẻ, và thật là quan trọng để ghi nhớ rằng từ ngữ (word), tức biểu tượng của sự thống nhất, thì thiêng liêng (divine), trong khi ngôn từ (speech) trong nhiều dạng thức của nó thì có tính con người (human).
Khi sự tiến hóa tiếp diễn, và gia đình nhân loại đạt đến vị trí đích thực của nó trong thiên cơ vĩ đại của vũ trụ, ngôn từ đúng và chính xác sẽ ngày càng được trau dồi, bởi vì chúng ta sẽ suy nghĩ nhiều hơn trước khi chúng ta thốt ra lời nói (words), hoặc như một huấn sư vĩ đại đã nói: “nhờ thiền
144 định chúng ta sẽ sửa chữa những lỗi lầm của lời nói không đúng”, và ý nghĩa của các hình thức ngôn từ, các âm thanh trung thực và chính xác, và tính chất lời nói sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Từ ngữ quan trọng thứ hai trong Qui Luật thứ tư này là từ ngữ ánh sáng (light). Đầu tiên là âm thanh và rồi đến ảnh hưởng đầu tiên của âm thanh, đó là sự tuôn đổ của ánh sáng, gây ra sự tiết lộ về hình-tư-tưởng (thought form).
Ánh sáng được biết đến bởi những gì được tiết lộ. Sự vắng mặt của ánh sáng tạo ra sự phai nhạt đi, thành sự có vẻ không tồn tại của thế giới hiện tượng.
Hình-tư-tưởng được tạo ra bởi Diệu Âm (Sound) được dự định trở thành một nguồn mặc khải. Nó phải tiết lộ chân lý, và mang một khía cạnh của thực tại đến với sự nhận biết của kẻ bàng quan (onlooker). Do đó, tính chất thứ hai của hình-tư-tưởng trong công dụng cao nhất của nó, là nó mang ánh sáng đến cho những người cần nó, đến cho những người đang bước đi trong bóng tối.
Ở đây, Tôi không bàn đến ánh sáng với tư cách linh hồn, về mặt vũ trụ (cosmically) hoặc về mặt cá nhân. Tôi không đề cập đến ánh sáng như khía cạnh thứ hai phổ quát của thiên tính. Trong những Hướng Dẫn này, Tôi chỉ muốn bàn đến khía cạnh chân lý vốn sẽ làm cho người tìm đạo trở thành người phụng sự thực tiễn, và như thế giúp cho y hoạt động một cách sáng suốt. Công việc chính của y (và y sẽ ngày càng nhận thấy điều này là như vậy) là để tạo ra các hình-tư-tưởng để đưa sự thiên khải đến những người biết suy tư. Để làm điều này, y phải hoạt động về mặt huyền linh, và thông qua âm thanh của việc thở ra của mình, qua chân lý được khai mở theo nghi thức, y sẽ đưa ánh sáng và sự giác ngộ vào những nơi tối tăm của cõi trần.
Rồi sau cùng, y làm cho hình-tư-tưởng của y sống động nhờ vào năng lực tin chắc riêng của y, tri thức tinh thần và sức sống. Như vậy, ý nghĩa của từ thứ ba, sự rung động (vibration), xuất hiện. Thông điệp của y được nghe thấy, vì nó được phát ra; nó mang đến sự giác ngộ, vì nó truyền đạt Chân Lý và tiết lộ Thực Tại; nó vô cùng quan trọng, vì nó rung động cùng với sự sống của người sáng tạo ra nó, và được giữ cho tồn tại (in being) bao lâu mà tư tưởng, âm thanh
145 và sự thông tuệ của y còn làm sinh động nó. Điều này đúng đối với một thông điệp, một tổ chức, và mọi hình thức sự sống, chúng vốn chỉ là các ý tưởng được thể hiện của một đấng sáng tạo thuộc vũ trụ, hoặc thuộc con người.
Các đạo sinh sẽ nhận thấy thật đáng để hiểu ba từ ngữ thiết yếu này, và truy ra mối liên hệ của chúng với tất cả các hình-tư-tưởng được thể hiện – một vũ trụ, một cõi giới, một giới trong thiên nhiên, một chủng tộc, một quốc gia, một con người. Hãy xem xét các nhóm năng lực sáng tạo khác nhau – các Thái Dương Thượng Đế (solar Logoi), các Thái Dương Thiên Thần, con người, và các thực thể khác. Hãy xem xét các lĩnh vực của diễn trình sáng tạo và thấy Cổ Luận thật là đúng khi nó nói rằng:
“Âm thanh vang dội giữa các bánh xe khác nhau (bầu thế giới − ND) của vật chất vô thủy vô chung, và kìa, mặt trời và tất cả các bánh xe nhỏ (các hành tinh − ND) đã xuất hiện. Ánh sáng chiếu ra giữa nhiều bánh xe, và như thế, nhiều dạng thức của Thượng Đế (God), những khía cạnh khác nhau của chiếc áo choàng rực rỡ của Ngài chiếu sáng rực.
“Các bánh xe đang phập phồng rung động đã quay đều. Sự sống, dưới nhiều giai đoạn của nó và trong nhiều cấp độ của nó đã bắt đầu tiến trình khai mở, và kìa, thiên luật đã bắt đầu hoạt động. Các hình tướng đã phát sinh và biến mất, nhưng sự sống vẫn tiếp tục tiến tới (moved on). Các giới (kingdoms) xuất hiện, chứa đựng nhiều hình thức của chúng vốn thu hút nhau, hướng về nhau, và sau đó tách riêng ra, nhưng sự sống vẫn tiếp tục tiến tới.
“Nhân loại, che giấu Con của Thượng Đế, Linh Từ (Word) nhập thế, đã tuôn ra thành ánh sáng của sự mặc khải. Các giống dân (races) đã xuất hiện và biến mất. Các hình tướng, đang che lấp linh hồn sáng chói, xuất hiện, đạt được mục đích của mình và biến mất vào bóng đêm, nhưng kìa, sự sống tiếp tục tiến tới, lần này được phối hợp với ánh sáng. Sự sống hòa hợp với ánh sáng, cả hai phối hợp lại để tiết lộ một sự mỹ lệ và một quyền năng, một lực giải thoát tích cực, một sự minh triết và một tình bác ái, mà chúng ta gọi là một Con của Thượng Đế.
“Nhờ bởi nhiều Con của Thượng Đế, mà ở trung tâm sâu xa nhất của họ, vốn chỉ là một, nên Thượng Đế trong cương vị Từ Phụ (Fatherhood) của Ngài được biết đến. Tuy nhiên, sự sống đã được chiếu sáng đó vẫn tiếp tục tiến lên đến một giai đoạn đáng kính nễ của quyền năng, của lực sáng tạo, liên quan đến cái mà chúng ta nói: Chính là Chân Như (the All), Cái Bao Trùm (Container) của Vũ Trụ, trung tâm bền bĩ của các Bầu Hành Tinh (Spheres), Đấng Duy Nhất (the One).”
Chúng ta đã đề cập đến hai từ có ý nghĩa trong Qui Luật thứ tư – âm thanh và ánh sáng – và một ý tưởng tối quan trọng nổi lên. Linh hồn được biết như là ánh sáng, như
146 là chủ-thể-mặc-khải (revealer), trong khi trạng thái Tinh Thần sau đó sẽ được nhận biết như là âm thanh. Ánh sáng và sự giác ngộ hoàn toàn là quyền của bậc đệ tử đạt đến cuộc điểm đạo thứ ba, trong khi sự hiểu biết thực sự về âm thanh, về AUM tam phân, tức yếu tố tổng hợp trong sự biểu lộ chỉ xuất hiện đối với kẻ nào làm chủ ba cõi thấp (three worlds).
Từ ngữ sự rung động (vibration) phải thu hút sự chú ý của chúng ta tiếp theo đó, nhưng nó không thể bị tách rời khỏi từ ngữ kế tiếp trong chuỗi là hình tướng (form). Sự rung động, hiệu quả của hoạt động thiêng liêng, có hai phần. Có hiệu quả đầu tiên mà trong đó sự rung động (phát xuất từ lĩnh vực chủ quan khi đáp ứng với âm thanh và ánh sáng) tạo ra sự đáp ứng trong vật chất, và do đó thu hút hoặc tập hợp các nguyên tử lại với nhau, nhờ đó mà các phân tử, tế bào, các cơ quan, và cuối cùng là hình tướng hợp-nhất có thể được tạo ra. Khi điều này được thực hiện, thì trạng thái rung động sẽ được ghi nhận như là một lưỡng nguyên.
Qua trung gian của năm giác quan, hình tướng mới biết được khía cạnh rung động của mọi hình tướng khác trong môi trường mà chính nó là một thực thể đang hoạt động trong đó. Về sau, trong thời gian và không gian, hình tướng hoạt động đó ngày càng trở nên ý thức về rung động bên trong của riêng nó, và bằng cách truy trở lại rung động đó đến cội nguồn phát sinh của nó, nó mới bắt đầu biết đến Chân Ngã (Self), và sau đó đến Giới (Kingdom) của Chân Ngã. Nhân loại nói chung ý thức về môi trường chung quanh của nó và, qua thông tin được truyền đạt bởi thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác, hiểu biết về thế giới hiện tượng, tức cái vỏ bọc bên ngoài của Thượng Đế, và thiết lập sự giao tiếp giữa Chân Ngã với những gì chúng ta gọi là thế giới tự nhiên. Khi thể trí tiếp nhận và tổng hợp kiến thức này, chủ thể cư ngụ trong hình tướng trải qua các giai đoạn sau:
1. Ghi nhận sự rung động, và môi trường chung quanh tạo ảnh hưởng của nó lên trên hình tướng.
2. Ảnh hưởng này được ghi nhận, nhưng không được
147 hiểu. Con người, dưới tác động chậm và ổn định của ảnh hưởng rung động này, từ từ khơi dậy ý thức hoặc sự hiểu biết.
3. Môi trường chung quanh bắt đầu làm cho con người quan tâm, và con người cho là nó đáng ưa thích. Sự hấp dẫn của ba cõi thấp phát triển đều đặn và giữ con người ở tình trạng đầu thai trở đi trở lại. (Từ ngữ “re-iterated” [“trở đi trở lại”] theo đúng nghĩa và chính xác về mặt học thuật hơn là từ ngữ “lặp đi lặp lại” [“repeated”]. Mỗi người chúng ta thực sự là một lời nói trở đi trở lại (re-iterated word), ngân lên trong thời gian và không gian).
4. Về sau, khi sự rung động của các hình tướng xung quanh của thế giới thiên nhiên trở nên đơn điệu do tác động thường xuyên qua nhiều kiếp sống, con người bắt đầu trở nên không còn nghe thấy đối với thế giới hiện tượng quen thuộc của dục vọng. Y trở nên vô cảm với ảnh hưởng rung động của nó và càng ngày càng ý thức về sự rung động của Bản-Ngã (Self).
5. Về sau, trên Con Đường Dự Bị và Con Đường Đệ Tử, hoạt động rung động tinh tế hơn này gây nên một sức lôi cuốn ngày càng tăng. Thế giới bên ngoài không còn thu hút nữa. Thế giới bên trong của Bản Ngã nắm giữ vị trí tối quan trọng trong bản chất dục vọng.
6. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ của tâm lý học hiện đại thì bên trong hình tướng bề ngoài, vốn là bộ máy đáp ứng đối với tiến trình trở nên ý thức về thế giới hiện tượng, vị đệ tử dần dần kiến tạo một bộ máy đáp ứng mới tinh anh hơn, nhờ đó mà có thể hiểu biết được các cõi giới chủ quan (bên trong) .
Khi đạt đến giai đoạn này thì tiếp sau đó là một sự kiên định bỏ đi sự tiếp xúc rung động với thế giới sắc tướng bên ngoài, và một sự tiêu mòn (atrophying) dục vọng theo chiều hướng đó. Tất cả dường như vô vị và không đáng ưa thích, và tất cả không còn làm thỏa mãn linh hồn nồng nhiệt và đang khao khát. Tiến trình khó khăn của việc tái định hướng về phía một thế giới mới, một trạng thái mới của bản thể và một tình trạng nhận thức mới được thiết lập, và vì bộ máy
148 đáp ứng tinh tế bên trong chỉ đang ở trong tình trạng phôi thai, nên có một cảm giác mất mát đang tàn phá, một sự mò mẫm trong bóng tối, và một giai đoạn đấu tranh và khám phá tâm linh, nó trắc nghiệm sức chịu đựng và sự kiên định về mục tiêu của người tìm đạo đối với chính các sự hạn chế.
Nhưng (và đây là điểm khích lệ cần được ghi nhớ) tất cả “đều được tiến hành theo thiên luật, và không gì có thể cản trở công việc tiến tới”. Hãy lưu ý các lời này trong Qui Luật IV. Sẽ đến một giai đoạn khi mà một người quả thật và thực sự “được đặt nền móng trên đá” (“founded on the rock”), và mặc dù y có thể trải nghiệm sự luân phiên của ánh sáng và bóng tối, mặc dù những làn sóng của nước thanh luyện có thể chảy cuồn cuộn lên anh ta, và đe dọa cướp đi đôi chân của y, và mặc dù y có thể tự cảm thấy mình trở nên điếc, câm và mù, cuối cùng không gì có thể làm thất bại mục tiêu của linh hồn. Tất cả những gì còn đang thiếu là thể tinh thần phát triển, thể này vốn được trang bị để đáp ứng với sự rung động của thế giới tâm linh bên trong. Nó tồn tại ở dạng phôi thai, và điều bí mật để sử dụng nó nằm ở thái độ của não bộ đối với các chức năng của thể dĩ thái, vì nó tồn tại như một trung gian giữa não bộ, hệ thần kinh và thể trí, hoặc giữa linh hồn, thể trí và não bộ. Điều này không thể được nói chi tiết ở đây, nhưng lời gợi ý có thể được đưa ra cho người tìm đạo nhiệt tình suy ngẫm.
Do đó, chúng ta có các giai đoạn sau đây được đề cập đến trong Qui Luật IV và được nêu ra một cách rõ ràng dễ hiểu, nhưng với nguyên tắc tiết kiệm về cách diễn đạt, vốn là dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các tác phẩm huyền bí và mang tính biểu tượng:
1. Sự tích hợp (integration) của hình tướng, như là kết quả của hoạt động của linh hồn, nhờ công dụng của:
a/ Âm thanh,
b/ Ánh sáng,
c/ Sự rung động.
2. Sự phát triển của một bộ máy đáp ứng để sử dụng trong thế giới hiện tượng.
3. Việc sau cùng quay lưng lại với thế giới hiện tượng, như là kết quả của việc sử dụng và sự chán ngấy tiếp theo 149 sau, và việc dần dần sử dụng bộ máy đáp ứng tinh tế hơn.
4. Bộ máy đáp ứng của linh hồn – gồm thể trí, thể dĩ thái, não và hệ thần kinh – được tái định hướng, và con người bắt đầu ý thức về giới linh hồn, tức một giới khác trong thiên nhiên.
5. Việc ngoảnh mặt đi khỏi lĩnh vực của thế gian sang lĩnh vực của linh hồn trở thành một thói quen huyền bí, và trong tư tưởng này có ẩn giấu bí mật của tâm lý học nội môn. Con người được trở nên ổn định trong đời sống tinh thần. Bây giờ không gì có thể cản trở được nữa.

KHOA HỌC VỀ HƠI THỞ

Bây giờ chúng ta đi đến các từ quan trọng trong Qui Luật IV. “Con người hít thở sâu”. Đây là một cụm từ bao gồm nhiều khía cạnh của cách sống nhịp nhàng. Đó là phương pháp kỳ diệu dành cho khoa học về kiểm soát sinh khí prana (Pranayama – sự điều khí). Nó bao hàm nghệ thuật của đời sống sáng tạo. Nó lôi cuốn một người vào sự hòa hợp với sự sống đang đập nhịp của chính Thượng Đế, và điều này nhờ vào tính dứt bỏ và sự tái định hướng (detachment and re- orientation).
Nó đặc biệt lý thú với tư cách là một sự thể hiện của tính súc tích (succinctness) và tính toàn diện của các cụm từ huyền bí như trong Qui Luật IV. Nghệ thuật thở được đề cập đến trong ba giai đoạn (phases), và Tôi giới thiệu ba giai đoạn này cho mỗi người trong các bạn để xem xét thật cẩn thận.
Đầu tiên có trạng thái Hít Vào (Inhalation). “Người hít thở sâu”. Từ tận nơi sâu nhất của bản thể (being) của y, y hít hơi thở vào. Trong diễn trình của đời sống hiện tượng, con người hít vào chính hơi thở của sự sống từ linh hồn. Đây là giai đoạn đầu tiên. Trong tiến trình tự tách mình ra khỏi đời sống hiện tượng, y rút sự sống từ nơi sâu nhất của bản thể của y, và trải nghiệm sự sống, để cho nó có thể được hoàn trả lại cho cội nguồn phát xuất của nó. Trong đời sống huyền linh của đệ tử, khi y phát triển một công dụng mới và tinh vi hơn của bộ máy đáp ứng của mình, đó là y thực tập khoa học
150 về hơi thở, và phát hiện ra rằng nhờ việc thở sâu (bao gồm ba giai đoạn hơi thở sâu, giữa, và đỉnh – three stages of deep, middle and top breath), y có thể đưa thể sinh lực của y với các trung-tâm-lực của nó vào hoạt động trong thế giới của các kinh nghiệm nội môn. Như thế, ba trạng thái của “việc hít thở sâu” bao gồm toàn bộ sự trải nghiệm của linh hồn, và mối quan hệ với ba kiểu thở, được đề cập đến ở trên, có thể được thực hiện bởi người tìm đạo có quan tâm.
Tiếp theo chúng ta đọc thấy “y tập trung các lực của mình”. Ở đây chúng ta có giai đoạn được ngụ ý, vốn có thể được gọi là sự giữ lại hơi thở (retention of the breath). Nó là việc giữ lại tất cả các lực của sự sống một cách kiên trì ở chốn im lặng, và khi điều này có thể được thực hiện dễ dàng và với việc quên lảng tiến trình nhờ sự quen thuộc và kinh nghiệm, thì khi đó con người có thể thấy, nghe và hiểu biết trong một lĩnh vực khác hơn thế giới hiện tượng. Theo ý nghĩa cao hơn thì đây là giai đoạn nhập định (contemplation), là giai đoạn “tạm lắng (lull) giữa hai hoạt động” như nó đã được gọi một cách thích hợp như vậy. Linh hồn, hơi thở, sự sống đã rút ra khỏi ba cõi thấp, và ở trong “chốn bí nhiệm của cõi cao thâm nhất”, trở nên thanh thản (at rest) và an bình (at peace), nhập định vào thị kiến phúc lạc (contemplating the beatific vision). Trong đời sống của vị đệ tử năng động, có những thời kỳ chuyển tiếp (interludes) được tạo ra mà mỗi đệ tử đều biết, khi mà (nhờ hạnh dứt bỏ và năng lực triệt thoái) y không còn bị bất cứ thứ gì trong thế giới sắc tướng nắm giữ. Trong khi y chỉ đang phấn đấu hướng về sự hoàn thiện và chưa đạt được, thì các khoảng thời gian tĩnh lặng, rút lui (withdrawingness) và không bị ràng buộc này thường thì khó khăn và đen tối. Mọi sự đều yên lặng và y trở nên kinh sợ bởi điều không được biết, và bởi cái có vẻ tĩnh mịch trống rỗng mà y đang ở trong đó. Trong các trường hợp tiến hóa thì sự kiện này được gọi là “đêm đen của linh hồn” – đó là khoảnh khắc trước lúc bình minh, giây phút trước khi ánh sáng tuôn tràn.
Trong khoa học về Thuật Điều Khí (Pranayama), đó là thời điểm đi theo với việc hít vào, trong đó tất cả các lực của cơ thể (qua trung gian của hơi thở) được đưa lên đầu, và được tập trung ở đó trước khi đến giai đoạn thở ra. Thời
151 điểm lưu giữ này, khi được tiến hành một cách thích hợp, tạo ra một khoảng thời gian tập trung mãnh liệt, và chính vào lúc này mà người tìm đạo phải nắm lấy cơ hội. Nơi đây có một gợi ý.
Rồi đến tiến trình thở ra (exhalation). Chúng ta đọc trong Qui Luật IV “y xua hình-tư-tưởng ra khỏi y”. Đây bao giờ cũng là kết quả của giai đoạn cuối cùng của khoa học về hơi thở. Hình-tư-tưởng đó, được truyền sinh khí (vitalized) bởi người hít thở đúng nhịp điệu, lại được gửi ra để thực hiện công việc của nó và hoàn thành nhiệm vụ của nó. Hãy nghiên cứu ý tưởng này một cách cẩn thận, vì nó nắm giữ bí mật của hoạt động sáng tạo.
Trong kinh nghiệm của linh hồn, hình thể cho sự biểu lộ trong ba cõi thấp được tạo ra nhờ sự thiền định mãnh liệt, nó bao giờ cũng là hoạt động song song của việc thở. Kế đó, bằng một tác động của ý chí dẫn đến việc “thở ra”, và được sinh ra hoặc được đạt đến một cách năng động trong thời gian chuyển tiếp (interlude) của sự nhập định hoặc lưu giữ hơi thở, hình thể tạo ra được đưa vào thế giới hiện tượng, để dùng như một đường truyền kinh nghiệm, một phương tiện biểu lộ và một bộ máy đáp ứng trong ba cõi thấp của đời sống con người.
Trong đời sống của người môn đệ, nhờ thiền định và giới luật, y học cách để đạt được những khoảnh khắc cao của thời kỳ chuyển tiếp, bất cứ khi nào y tập trung các sức mạnh của mình trên cõi của sự sống linh hồn, và sau đó một lần nữa bằng một tác động của ý chí của mình, y truyền thổi ra các mục đích tâm linh, các kế hoạch và sự sống vào thế giới của kinh nghiệm. Các hình-tư-tưởng mà y đã kiến tạo đối với phần việc mà y phải tham gia, và sự tập trung năng lượng mà y đã thành công trong việc mang lại, bắt đầu có hiệu quả. Năng lượng cần cho bước tiếp theo được linh hồn thở ra và chuyển xuống vào thể sinh lực, nhờ thế kiến tạo khí cụ vật chất với hoạt động xây dựng cần thiết. Khía cạnh đó của kế hoạch mà y đã thấu hiểu trong lúc nhập-định, và phần đó của mục đích chung của Thánh Đoàn, mà linh hồn của y cảm thấy được yêu cầu hợp tác trong đó, được thở ra cùng một 152 lúc, xuyên qua thể trí vào trong não bộ, và như thế “y xua các hình-tư-tưởng ra khỏi y”.
Cuối cùng, trong khoa học về Điều Khí, giai đoạn này bao gồm hơi thở ra đó, khi được tiến hành với tư tưởng và mục tiêu hữu thức đằng sau nó, dùng để tiếp sinh lực cho các trung tâm lực và lấp đầy mỗi trung tâm lực đó với sự sống năng động. Còn nhiều điều nữa không cần nói ở đây.
Như vậy, trong khoa học về việc “thở sâu” này, chúng ta có toàn bộ diễn trình về công việc sáng tạo và về sự khai mở dần dần của Thượng Đế trong thiên nhiên được bao gồm trong đó. Đó là diễn trình mà nhờ đó Sự Sống, Sự Hiện Tồn Duy Nhất, đã làm cho thế giới hiện tượng xuất hiện, và Qui Luật IV là một tóm tắt có hệ thống của Sự Sáng Tạo. Đó cũng là thể thức mà linh hồn cá nhân hoạt động theo đó, khi nó tập trung các sức mạnh của mình để biểu lộ trong ba cõi kinh nghiệm của con người.
Việc vận dụng đúng đắn Sinh-Khí (Life-Breath) là toàn bộ nghệ thuật mà người tìm đạo, bậc đệ tử và điểm đạo đồ đang hoạt động ở đó, tuy nhiên ghi nhớ kỹ rằng khoa học về hơi thở của xác thân là khía cạnh ít quan trọng nhất và nó liên tục theo sát việc sử dụng đúng đắn năng lượng, vốn là từ ngữ mà chúng ta áp dụng cho hơi thở thiêng liêng hay là sự sống.
Cuối cùng, trong đời sống trí tuệ của người môn đệ, và trong công việc lớn lao là học hỏi để thành một chủ thể sáng tạo hữu thức trong chất trí, và như thế tạo ra các kết quả trong thế giới hiện tượng, Qui Luật thứ tư này nắm giữ các hướng dẫn mà công việc này được dựa vào đó. Nó tiêu biểu cho khoa học về toàn bộ công tác huyền thuật (magical work).
Do đó, Qui Luật này bảo đảm cho việc xem xét và nghiên cứu chặt chẽ nhất. Được hiểu đúng và được nghiên cứu một cách đúng đắn, nó sẽ dẫn mỗi người tìm đạo ra khỏi thế giới hiện tượng, vào giới linh hồn. Các hướng dẫn của nó, nếu được thực hiện, sẽ dẫn dắt linh hồn trở lại vào thế giới hiện tượng với tư cách là lực sáng tạo trong huyền thuật về linh hồn và với tư cách là chủ thể vận dụng và là yếu tố chi phối hình tướng và thông qua hình tướng.
Trong việc đào tạo các đạo sinh Phương Tây không bao
153 giờ đòi hỏi việc tuân thủ mù quáng không biết thắc mắc. Các gợi ý được đưa ra về phương pháp và về một kỹ thuật vốn đã được chứng minh là có hiệu quả trong hàng ngàn năm nay và với nhiều đệ tử. Một số qui luật về việc thở, về tiến trình hữu ích và về cách sống thực tế trên cõi trần sẽ được truyền đạt, nhưng trong việc đào tạo loại đệ tử mới trong kỷ nguyên sắp tới, chính ý muốn của vị Gurus và Rishis đang trông nom là họ sẽ được để tự do hơn là trường hợp từ trước đến giờ. Điều này có thể hàm ý một sự phát triển hơi chậm hơn lúc đầu nhưng hy vọng sẽ đưa đến một sự khai mở (unfoldment) nhanh hơn trong các giai đoạn sau trên Con Đường Điểm Đạo.
Do đó, các đạo sinh được thúc đẩy tiến tới trong thời kỳ luyện tập của họ với lòng can đảm và niềm vui, do biết rằng họ là các thành viên của một nhóm các đệ tử, vì biết rằng họ không đơn độc mà biết rằng sức mạnh của nhóm là sức mạnh của họ, sự hiểu biết của nhóm cũng là hiểu biết của họ, khi họ phát triển khả năng để hiểu biết về nó, − và cũng biết rằng bác ái, minh triết và sự hiểu biết của các Huynh Trưởng (Elder Brothers) đang trông nom ở phía sau của mọi Đứa Con Thượng Đế đang cố gắng vươn lên, mặc dù có vẻ như (và một cách khôn ngoan) y bị bỏ mặc để chiến đấu đến cùng, đạt tới ánh sáng bằng sức mạnh của chính linh hồn toàn năng của mình.

155 Qui Luật Năm

Ba sự việc lôi cuốn Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) trước khi lớp vỏ (sheath) được tạo ra chuyển xuống phía dưới; tình trạng của nước, sự an toàn của người sáng tạo như thế, và sự nhập định kiên định. Như thế, tim, cổ họng và mắt, được kết hợp cho việc phụng sự tam phân.

Linh hồn và các Hình-Tư-Tưởng của nó.
Tim, cổ họng và mắt.
Việc khơi hoạt các bí huyệt.

157 Qui Luật Năm
LINH HỒN VÀ CÁC HÌNH-TƯ-TƯỞNG CỦA NÓ
Chúng ta đã bàn đến các tiến trình sáng tạo khi chúng liên quan với :
1. Đấng Tạo Hóa của một thái-dương-hệ hoặc một hành-tinh-hệ.
2. Chân Ngã (Ego), khi nó tạo ra thể biểu lộ của nó. Ở đây nên nhớ rằng toàn bộ gia đình nhân loại đã được đưa vào biểu lộ bởi một nhóm các egos tương đương.
3. Con người, khi y tạo ra các hình-tư-tưởng mà y tự thể hiện chính mình qua chúng, y hoạt động thông qua chúng, và y bị bao quanh bởi chúng. Ở đây cũng nên ghi nhớ rằng công việc sáng tạo xác định này chỉ có thể xảy ra với những người hoạt động trên các mức độ trí tuệ − các nhà tư tưởng của thế gian và các đệ tử của các Chân Sư.
Trong mọi trường hợp, như chúng ta đã thấy, hình tướng khách quan là kết quả của thiền định về mặt của lực sáng tạo, của sự đáp ứng từ vật chất được tác động vào bởi lực được sản sinh trong thiền định, nhờ đó tạo ra việc kiến tạo hình tướng, và việc sử dụng nó nhờ âm thanh. Điều này được nối tiếp bằng giai đoạn mà trong đó hình tướng được nhìn thấy trong thế giới khách quan, và trở thành một thực thể sinh động đầy ấn tượng. Như vậy là “Ngôi Lời Lâm Phàm”, và do đó làm cho mọi hình tướng – các vũ trụ, con người, và các tư tưởng có linh hồn (ensouled thoughts) – bắt đầu xuất hiện.
Qui luật thứ năm này đề cập đến ba yếu tố vốn lôi cuốn sự chú ý của tác nhân sáng tạo, trước khi hình hài vật chất (physical form) hiện ra trong tầm nhìn trên cõi bên ngoài. Ba yếu tố này là:
158 1. Tình trạng của nước (condition of the waters).
2. Sự an toàn của người sáng tạo như thế (the safety of the one who thus creates).
3. Sự nhập định kiên định (steady contemplation).
Chúng ta sẽ đề cập vắn tắt ba điều này, và kế đó chúng ta sẽ xem xét ba yếu tố mà đệ tử cần phải liên kết nếu y luôn luôn nhắm vào việc trở thành một người cộng tác tích cực và đầy năng lực với Thánh Đoàn. Các yếu tố này là Mắt, Tim, Cổ Họng. Việc giải thích và ý nghĩa của các qui luật này có thể được tiến hành theo một vài đường lối. Đối với các mục đích của chúng ta, đường lối được theo sẽ là đường lối liên quan đến đệ tử và công việc của y, và sẽ đề cập đến việc huấn luyện y theo công tác huyền thuật của Chân Ngã, khi Chân Ngã đó chiếm ngụ và sử dụng một hình hài vật chất. Những giáo huấn này được dự định trở thành thực tế; chúng sẽ nhấn mạnh việc luyện tập và giới luật của đệ tử, và được phổ biến khắp nơi, người ta sẽ tìm thấy những ngụ ý và gợi ý huyền bí mà, khi được noi theo, sẽ dẫn người tìm đạo đến thực nghiệm và trải nghiệm chân lý. Những người không phải là người tìm đạo thực sự sẽ không nhận ra các gợi ý, và do đó sẽ được giữ khỏi sự nguy hiểm và kinh nghiệm quá sớm.
Vậy, chúng ta hãy xem xét ba yếu tố đang thu hút sự chú ý của chúng ta, và chúng ta hãy xét chúng theo quan điểm của con người, tức là kẻ đang tạo ra các hình-tư-tưởng, chứ chủ yếu không theo quan điểm của một Đấng Sáng Tạo thái dương hệ (solar Creator), hoặc của một Chân Ngã (ego), đang chuẩn bị tái sinh qua trung gian của hình hài. Hai ý tưởng bổ sung ở đây thật có giá trị. Một là tiến-trình tạo ra các hình-tư-tưởng là một phần của công việc được thực hiện bởi mỗi người tìm đạo trong khi thiền định hằng ngày. Nếu đạo-sinh nhớ rằng mỗi lần y ngồi xuống cho việc thiền định buổi sáng là y đang học cách kiến tạo và làm linh hoạt các hình-tư-tưởng, thì công việc của y có thể có được sự quan tâm nhiều hơn. Khuynh hướng của hầu hết những người tìm đạo là bị bận rộn với các khuyết điểm của họ trong công việc thiền định và việc họ không thể kiểm soát thể trí của mình,
159 trong khi cả hai khía cạnh nỗ lực này của họ sẽ được trợ giúp, nếu chúng bị chiếm chỗ bởi công việc có tính cuốn hút sâu sắc là việc tạo ra hình-tư-tưởng.
Một ý tưởng phụ và ít quan trọng hơn, đó là khi các Chân Ngã đang chuẩn bị để có cơ thể con người, bị thu hút sâu vào việc thiền định, thì đồng tử (medium) bình thường rất khó có thể liên lạc với các Chân Ngã đó trong buổi cầu đồng thông thường. Cùng lắm, chỉ những ai vừa qua đời rất gần đây mới có thể được giao tiếp như thế, còn trong hầu hết trường hợp, họ ở trong tình trạng trừu xuất thâm sâu theo một loại khác. Không có thời gian hoặc mục đích trong việc mở rộng chủ đề này ở đây, nhưng thật là lý thú cho những ai tìm hiểu các vấn đề này.
1. Tình Trạng của Nước.
Tác nhân sáng tạo, tức con người, qua các thúc đẩy của một mục đích phối hợp, có ý định tham thiền và hoạt động sáng tạo, đã tạo ra hình-tư-tưởng mà y đang phú linh (ensouling) bằng sức sống riêng của mình và điều khiển với ý chí của mình. Đã đến lúc để cho hình-tư-tưởng đó được gửi đi theo sứ mệnh của nó, và để thực hiện mục tiêu tồn tại của nó. Như chúng ta đã thấy trong qui luật trước, hình-tư-tưởng được “xua” ra khỏi người tạo tác ra nó bằng sức mạnh của hơi thở ra. Đây là một phát biểu có tính biểu tượng, nhưng đồng thời là một sự kiện thực nghiệm trong công tác huyền thuật. Trong công việc của đệ tử, thường có sự thất bại do y không có khả năng để hiểu cả ý nghĩa huyền bí lẫn nghĩa đen của hơi thở ra này, khi y xúc tiến việc thiền định của mình. Hơi thở ra này là kết quả của giai đoạn đi trước của việc hít thở nhịp nhàng, được song hành bởi công việc thiền định có tập trung, rồi đến một sự tập trung chú ý rõ rệt và tập trung vào hơi thở, vì mục đích của hình-tư-tưởng tạo ra được xác định bằng trí, và cuối cùng là việc tiếp sinh lực cho hình-tưtưởng đó bởi người sáng tạo ra nó, và việc truyền năng lượng sau đó vào sự sống và hoạt động độc lập của nó.
Trở ngại đầu tiên cho hiệu lực của công việc là do sự
160 thất bại của vị đệ tử khi tiến hành các hoạt động này cùng một lúc. Nguyên nhân thứ hai của sự thất bại nằm ở việc y không chú ý xem xét tình trạng của nước, hay là trạng thái của chất liệu tình cảm (emotional substance) mà hình trí tuệ này phải đến, và như thế thu hút vào nó vật chất của cõi cảm dục, điều này sẽ cho phép nó trở thành một thực thể hoạt động trên cõi đó. Nếu nó không thể làm được điều này, thì cuối cùng nó chỉ là một hình-tư-tưởng chết trên cõi trí, vì nó sẽ thiếu lực thúc đẩy đó của dục vọng, vốn cần để đưa nó tiến tới chỗ hoàn tất trên cõi trần.
Thật thú vị khi nhớ điều này: Nếu một hình-tư-tưởng được đưa vào thế giới cảm xúc để thu thập cho nó một thể của ham muốn (lực thôi thúc vốn tạo ra mọi biểu lộ ngoại tại – objectivity) và được nhấn chìm vào một “tình trạng của nước”, vốn có thể được mô tả tốt nhất như là hoàn toàn ích kỷ, thì tất cả những gì xảy ra là như sau: Nó bị mất, do bị hút vào thể cảm dục của vị đệ tử, vốn là điểm tập trung cho mọi năng lượng cảm dục mà người đệ tử sử dụng. Nó bị cuốn vào một lốc xoáy, mà thể cảm dục cá nhân là trung tâm của lốc xoáy đó, và đánh mất sự sống riêng biệt của nó. Sự so sánh về xoáy nước có giá trị ở đây. Chủ thể tư tưởng giống như một người ném một chiếc thuyền đồ chơi từ trong bờ vào một dòng nước. Nếu anh ta ném chiếc thuyền đó vào một xoáy nước, nó bị hút ngay vào xoáy trung tâm và thế là biến mất. Nhiều hình-tư-tưởng được tạo ra như thế bởi một người tìm đạo trong công việc thiền định của y bị mất và thất bại trong mục tiêu của chúng, vì tình trạng hỗn loạn và xoay tít của thể tình cảm của người tìm đạo. Thế là các ý định tốt lành trở thành số không; thế là mục đích tốt đẹp và công việc được hoạch định cho Chân Sư không thành hiện thực, bởi vì, khi hình-tư-tưởng đi xuống vào cõi của ham muốn và cảm xúc, nó chỉ tiếp xúc với khối nước đang kích động vì sợ hãi, vì nghi ngờ, vì thù hận, vì sa đọa hoặc sự ham muốn hoàn toàn vật chất. Các điều này mạnh hơn hình-tư-tưởng bé nhỏ, nhấn chìm nó, và nó đi ra khỏi tầm mắt và ra khỏi sự tồn tại, và con người trở nên ý thức một nỗ lực nữa sớm thất bại.
161 Hoặc một lần nữa, “tình trạng của khối nước” không phải là tình trạng của một xoáy nước được tự sinh ra, mà được liên kết nhiều hơn với vòng xoáy của một vũng nước, bị khuấy động thành một cơn sóng nổi bọt và sôi sục, thông qua các hoạt động của các vòng xoáy khác. Có nhiều đệ tử đã đạt đến một mức độ khá cao về việc tự kiềm chế và sự vô vị lợi cá nhân. Họ không phải là những nạn nhân của sự ham muốn và các mục tiêu của phàm nhân; và tương đối thoát khỏi vòng xoáy của các xu hướng ích kỷ. Nhưng thể cảm dục của họ hết lần này đến lần khác bị cuốn vào một trạng thái kích động bởi tập thể mà vì đó và trong đó họ làm việc. Họ phấn chấn hoặc chán nản, hài lòng hoặc không hài lòng với các kết quả mà họ đạt được hoặc không đạt được; sự thành đạt hoặc thiếu thành đạt này, và sự trung kiên hoặc sự phản bội (disloyalties) của những người phụng sự cùng hội với họ, tạo ra sự kích động và sự xáo trộn tình cảm, và do phản ứng mạnh mẽ này, các hình-tư-tưởng của họ, được tạo ra một cách rất cần mẫn và đầy sùng tín, trở thành vô ích. “Kỹ năng trong hành động” của họ bị mất đi, bởi vì họ bị ràng buộc vào kết quả mong muốn và vì thế mà công sức của họ không tạo ra gì cả.
Có nhiều “tình trạng của nước” khác mà mỗi người tìm đạo có thể bổ khuyết cho chính mình. Tuy nhiên có một điều nữa mà Tôi muốn đề cập đến. Thể tình cảm của đệ tử, vốn phải nuôi nấng và chăm bón cho hình-tư-tưởng còn ấu trĩ (với hạt nhân trí tuệ của nó), là một phần tất yếu của hình thể tình cảm của hành tinh, và do đó rung động hòa hợp với hình thể đó. Điều này cũng nên được xem xét một cách cẩn thận, vì thể tình cảm được đưa vào một trạng thái hoạt động theo như tình trạng cảm dục chung, và phải được vận dụng một cách khôn ngoan từ góc độ này.
Vào lúc này có ba tính chất chiếm ưu thế trong hình thể cảm dục của hành tinh – sự sợ hãi, sự trông mong và một sự ham muốn tột độ (trong gia đình nhân loại) đối với việc sở hữu vật chất. Hãy lưu ý thuật ngữ “tột độ” (“climaxing”). Sự tổng kết ham muốn của con người đối với hạnh phúc vật chất đã được hoàn thành, và đỉnh cao của sự ham muốn đó đã được vượt qua; như thế nhân loại đã thành tựu và đã vượt qua phần lớn. Nhưng sự nhịp nhàng của các thời kỳ thì bền vững.
162 Ba tính chất này phải được người tìm đạo hiểu rõ và không cần để ý tới khi y tìm cách phụng sự từ các phân cảnh trí tuệ. Ở chỗ của sự sợ hãi, y phải thay thế bằng sự yên tĩnh vốn là đặc quyền của những người luôn luôn sống trong Ánh Sáng Vĩnh Hằng; ở nơi mà sự triển vọng không chắc chắn, y phải thay thế bằng sự quả quyết điềm tĩnh nhưng tích cực về mục tiêu cuối cùng vốn xuất phát từ một tầm nhìn rộng rãi về Thiên Cơ, và sự giao tiếp của y với các đệ tử khác, và sau đó với Chân Sư. Sự ham muốn sở hữu vật chất phải được thay thế bằng sự khao khát (aspiration) đối với các sở hữu vốn là niềm vui của linh hồn – đó là minh triết, bác ái và năng lực phụng sự. Sự yên tĩnh, sự quả quyết và khát vọng chân chính! Ba từ này, khi được hiểu rõ và được trải nghiệm trong đời sống mỗi ngày, sẽ mang lại “tình trạng của nước” đúng đắn, vốn sẽ đảm bảo sự tồn tại của mỗi hình-tư-tưởng, được tạo ra chính đáng trong khi tham thiền bởi người đang hoạt động như một linh hồn.
2. Sự AnToàn của Người Sáng Tạo Như Thế.
Ở đây, có thể nói với sự nhấn mạnh, mặc dù đó là một chuyện hiển nhiên được công nhận, rằng con người thường bị giết chết (theo nghĩa huyền bí và do đó theo ý nghĩa quan trọng hơn) bởi chính các hình-tư-tưởng của riêng họ. Việc tạo ra tư tưởng, qua định trí và thiền định, là một vấn đề rất đỗi nguy hiểm. Điều này phải không bao giờ được quên. Có các hình-tư-tưởng, không bị trở ngại bởi chất liệu đầy dục vọng (much desire matter), không chuyển xuống dưới, nên đầu độc con người trên các phân cảnh trí tuệ (mental levels). Chúng làm điều này theo hai cách:
1. Bằng cách phát triển quá mạnh trên cõi trí đến nỗi con người trở thành một nạn nhân cho sự việc mà y đã tạo ra. Đây là “định kiến” (“idée fixe”) của nhà tâm thần học; sự ám ảnh dẫn tới tình trạng điên rồ; đường lối tư tưởng nhất tâm cuối cùng đe dọa (terrorises) kẻ tạo ra nó.
2. Bằng cách tăng thêm quá nhanh, đến nỗi hào quang thể trí của con người trở nên giống như một đám mây dày 163 đặc mà ánh sáng của linh hồn không đi xuyên qua đó được, và tình thương của con người, các hoạt động đáng yêu, đẹp đẽ, và dễ chịu của thiên nhiên và của cuộc sống trong ba cõi thấp cũng không xuyên qua đó được. Con người bị phủ kín, bị ngạt thở bởi các hình-tư-tưởng của chính mình, và không chống nỗi với độc khí mà chính y đã tạo ra.
Hay, lại nữa, có những đường lối tư tưởng thu hút ra khỏi thể tình cảm một phản ứng có tính chất độc hại. Một đường lối tư tưởng nào đó mà một người theo đuổi có liên quan tới đạo hữu của y. Nó nuôi dưỡng lòng hận thù, ghen ghét và đố kỵ, và tác động đến cùng thành sự biểu lộ theo một cách thức đến nỗi mà nó tạo ra những hoạt động ở cõi trần, và những hoạt động này gây ra cái chết cho người tạo ra chúng. Điều này có thể đúng như trong trường hợp của tội giết người, mà trong nhiều trường hợp, là kết quả của ý định được kết tinh, hoặc nó có thể dẫn đến bệnh tật. Tư tưởng trong sạch, động cơ đúng đắn và ước vọng yêu thương, là các điều-chỉnh (correctives) thực sự của bệnh tật, và nơi nào mà sự mong muốn về các điều này (vốn tạo hứng thú cho nhiều người) được nâng lên thành cách suy nghĩ có tính xây dựng, thì sẽ có việc loại bỏ dần dần tật bệnh. Cho đến nay, mặc dù có nhiều người mong muốn, nhưng chỉ có ít người suy nghĩ như vậy. Đừng bao giờ quên rằng các Đấng Cao Cả không tìm kiếm những người chỉ có mong muốn và khát vọng. Các Ngài tìm kiếm những người biết phối hợp ước muốn của họ với sự quyết tâm học cách sử dụng thể trí của họ để trở thành những người sáng tạo, và những người sẽ làm việc một cách xây dựng hướng về những mục tiêu này.
Do đó người ta sẽ thấy tại sao, trong mọi hệ thống huấn luyện huyền linh thực sự, sự nhấn mạnh được đặt vào việc tư duy đúng đắn, ước muốn bác ái, và đời sống thanh khiết, trong sạch. Chỉ có như vậy thì công việc sáng tạo mới có thể được xúc tiến một cách an toàn, và chỉ có như vậy thì hìnhtư-tưởng mới có thể đi xuống vào thế giới khách quan, và là một tác nhân kiến tạo trên cõi hiện tồn của con người.
3. Sự nhập định kiên định (Steady Contemplation).
Bạn sẽ chú ý rằng ở đây từ ngữ “thiền định” (“meditation”) không được sử dụng. Tư tưởng là một điều
164 khác hẳn. Tiến trình thiền định, bao hàm việc sử dụng tư tưởng và kiến tạo hình thể của trí tuệ, để nó có thể được hoàn thành và được làm cho đầy đặn, và phù hợp với hình-tưtưởng của nhóm đệ tử đồng môn của vị đệ tử, và do đó đối với Thiên Cơ, tiến trình thiền định đã được hoàn thành đến hết khả năng của con người. Bây giờ y phải, một cách kiên định, chiêm nghiệm những gì mà y đã tạo ra, và cũng với sự kiên định, truyền cho nó sự sống cần thiết, để nó có thể hoàn thành chức năng của nó.
Y ngưng lý luận, ngưng suy tưởng, ngưng diễn đạt và ngưng kiến tạo trong chất trí. Y chỉ tuôn đổ sự sống của mình vào hình-tư-tưởng và gửi nó ra để tiến hành ý muốn của mình. Chỉ cần là y có thể suy ngẫm và giữ điềm tĩnh, nhờ đó sự sáng tạo của y sẽ hoàn thành ý định của y và tác động như là tác nhân (agent) của y.
Chỉ chừng nào y có thể tập trung sự chú ý của mình vào lý tưởng mà theo đó y đã tạo ra hình-tư-tưởng của mình, và có thể liên kết hình-tư-tưởng đó và lý tưởng lại với nhau trong một tầm nhìn vững chắc, chỉ khi đó hình tư tưởng đó mới phục vụ mục đích của y và thể hiện lý tưởng của y. Ở đây có ẩn cái bí mật của toàn bộ sự hợp tác thành công với Thiên-Cơ (Plan).
Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu trong chốc lát các từ “tim, cổ họng và mắt”, vì chúng có một ý nghĩa đặc biệt. Ba bộ phận này tạo thành bộ máy mà mọi đệ tử đều dùng đến trong chu kỳ thế giới đang đến rất nhanh này.
Điều hết sức thật là cho đến nay không có được một đoàn thể rất rộng lớn của các đệ tử đang lâm phàm vào thời điểm này, và bộ máy với nhiều người đang hoạt động ở cấp độ đệ tử chỉ đang trong giai đoạn phôi thai. Tuy nhiên, nên nhớ rằng chu kỳ thế giới chỉ vừa mới được khai mở và sẽ bao gồm một khoảng thời gian rộng lớn. Chỉ có khoảng bốn trăm đệ tử nhập môn trên thế giới vào lúc này – nghĩa là, những người nam và nữ thực sự biết họ là đệ tử, biết công việc của họ là gì và đang thực hiện công việc đó. Tuy nhiên vẫn có hàng trăm người (trong thế hệ những người trẻ tuổi hiện tại) sắp được thu nhận, và hàng ngàn người đang ở trên con đường dự bị (probationary path).
165 Trong tất cả các nhóm nội môn thực sự, sẽ hình thành ở đó một nhóm mà trong đó một sự hiểu biết mang tính trí tuệ về cơ cấu này của tim, cổ họng và mắt sẽ được nhận thấy. Nó sẽ được thành lập gồm những người đang tự đặt mình vào một giới luật và một sự huấn luyện, việc đó sẽ làm cho công dụng của nó thành một sự thực được chứng minh trong thiên nhiên đối với họ. Tôi muốn kêu gọi chú ý đến những lời này, và đề nghị nghiên cứu chúng cẩn thận.
Một bộ máy trong cơ thể thiên nhiên được sử dụng theo hai cách: Thứ nhất, việc sử dụng nó là không cố tình, và không có sự hiểu biết về việc làm thế nào, hoặc tại sao, hoặc khi nào mà bộ máy được sử dụng. Một con thú sử dụng một bộ máy, trong nhiều khía cạnh, tương tự với bộ máy mà con người sử dụng. Nó thấy, nghe và hoạt động một cách có hệ thống theo các đường lối tương tự như con người, nhưng lại thiếu sự hiểu biết về trí tuệ và sự liên kết nhân và quả, vốn là đặc trưng của giới cao trong thiên nhiên.
Một tình trạng các sự việc tương tự tồn tại trong các giai đoạn đầu của con đường đệ tử và các giai đoạn cuối cùng của con đường dự bị. Đệ tử bắt đầu ý thức các khả năng và các quyền lực mà từ trước đến giờ không ở dưới sự kiểm soát sáng suốt của y. Y trải nghiệm các lóe sáng của nội nhãn thông, và của tri thức mà dường như không thể hiểu nổi và không có giá trị tức thì. Y tiếp xúc với các rung động và các hiện tượng của các lĩnh vực khác, nhưng vẫn không ý thức được tiến trình mà theo đó y đã làm như vậy, và thiếu năng lực hoặc là để làm lại, hoặc nhớ lại kinh nghiệm. Bên trong thể dĩ thái của mình, y cảm nhận các mãnh lực đang hoạt động. Đôi khi y có thể xác định vị trí của các lực đó, và bất luận thế nào, y thừa nhận về mặt lý thuyết rằng có một cấu trúc thất phân đang thức tỉnh để đi vào hoạt động có ý thức, cấu trúc này có tính biểu tượng về mặt hình thức, và có hiệu lực khi được sử dụng. Từ trước đến nay y không thể kiểm soát nó, và y hoàn toàn không có khả năng kêu gọi nó vào sự hợp tác sáng suốt với các mục tiêu và các ý tưởng của mình, bất kể y cố gắng vất vả như thế nào. Tất cả những gì y có thể làm là ghi nhận các hiện tượng như vậy và lưu giữ hồ sơ của những kinh nghiệm này, luôn luôn nhớ rằng trong các giai đoạn đầu của việc khai mở của mình, chỉ có những rung
166 động thô kệch nhất và vật chất nhất sẽ được ghi nhận vào ý thức não bộ của mình. Y chỉ phải chờ đợi và đưa tâm trí của mình tập trung vào việc thanh luyện các hiện thể của mình, và loại bỏ tất cả những gì mà y nhận thấy gây ra cái nhìn sai lệch cho y. Giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn tùy theo người tìm đạo đang nhập vào tâm thức chủ quan lần đầu tiên, hoặc
là đang tiếp tục đường lối của một công cuộc cũ, hoặc công cuộc đã được thành tựu một phần.
Ở đây, Tôi muốn minh giải một cách thật rõ ràng cho tất cả những người tìm đạo chân chính và nhiệt tình rằng, trong việc đào tạo sẽ được đưa ra trong vài thập niên tới, việc khai mở nhãn thông cảm dục (astral vision) và nhĩ thông cảm dục sẽ bị ngăn chận hoàn toàn, hoặc (nếu có) thì cuối cùng sẽ phải được khắc phục. Vị đệ tử chân chính đã cố gắng để tập trung chính mình (an trụ) vào cõi trí với mục tiêu trước mắt là chuyển tâm thức của mình lên cao hơn nữa, vào ý thức rộng lớn hơn và có tính bao gồm của linh hồn.
Mục đích của y là hao gồm tâm thức cao hơn, và ở giai đoạn này, y không cần phục hồi khả năng cảm dục đó mà như bạn biết rõ, vốn là sở hữu của các giống dân ít tiến hóa của trái đất, và của nhiều động vật cao cấp. Sau này, khi đã đạt tới đạo quả (adeptship), y có thể hoạt động trên cõi cảm dục, có thể y lựa chọn như thế, nhưng nên nhớ rằng Chân Sư làm việc với khía cạnh linh hồn của nhân loại (và của mọi hình thái), chứ không làm việc với thể cảm dục của họ. Các huấn sư ở cả phương Đông lẫn phương Tây thường hay quên điều này.
Khi làm việc với các linh hồn thì kỹ thuật thực sự về tiến hóa mới được xúc tiến, vì chính linh hồn bên trong các hình tướng của mọi giới trong thiên nhiên, mới chịu trách nhiệm về việc phát triển của hình tướng và bên trong hình tướng. Thế nên, liệu Tôi có thể nói với các đạo sinh rằng mục tiêu chính của họ là trở nên ý thức về linh hồn, trau dồi tâm thức linh hồn, học cách sống và làm việc như các linh hồn. Cho đến khi mà việc sử dụng bộ máy của họ trở nên tự ý, khi đó họ sẽ được cho biết rõ để rèn luyện thể trí của họ, nghiên cứu
167 các định luật chi phối sự biểu lộ, và học cách để bao gồm tất cả những gì mà chúng ta hiện đang che đậy bằng từ ngữ “cao siêu” (“higher”) – một cách đặt tên sai, nhưng ắt hẳn nó đủ để đáp ứng.
Thứ hai, khi việc sử dụng các khí cụ chủ quan trở nên tự ý, và một người biết nó nên được sử dụng như thế nào, khi y đang dùng nó, và có thể không tiếp tục dùng nó hoặc lại tiếp tục dùng nó tùy thích, khi đó toàn bộ tình trạng của y thay đổi và sự hữu dụng của y tăng lên. Nhờ việc sử dụng thể trí, nhân loại đã bắt đầu ý thức các mục tiêu và cách sử dụng bộ máy vật chất (xác thân). Bây giờ nhờ việc sử dụng một quan năng còn cao hơn nữa, vốn là một đặc tính của linh hồn, con người đi vào kiểm soát có chủ định và sáng suốt khí cụ của mình, và học cách hiểu được các mục đích mà vì đó nó tồn tại.
Quan năng cao này chính là trực giác (intuition).
Liệu Tôi có thể thêm với sự nhấn mạnh rằng chỉ khi người nào bắt đầu có trực giác, y mới trở nên hữu dụng trong một nhóm của Chân Sư, và Tôi khuyến nghị với tất cả những người tìm đạo rằng, họ phải cẩn thận nghiên cứu ý nghĩa và sự quan trọng của trực giác. Khi nó đang bắt đầu hoạt động, bấy giờ đệ tử có thể chuyển từ giai đoạn dự bị sang giai đoạn nhập môn trong một nhóm của Chân Sư.
Ở đây, bạn có thể hỏi làm thế nào mà người đệ tử dự bị (probationer) có thể nhận biết, hoặc xác định điều này.
Một số lượng lớn việc đào tạo được dành cho một đệ tử dự bị, mà y thực sự không nhận biết nó một cách hữu thức. Các xu hướng lỗi lầm được chỉ ra cho y khi y tìm cách, với sự chân thành, tự huấn luyện mình cho việc phụng sự, và việc phân tích động cơ khi được cam kết một cách trung thực, dùng một cách không ngờ để nâng vị đệ tử tương lai ra khỏi cõi giới cảm dục hay tình cảm, đi vào cõi giới trí tuệ. Chính ở nơi cõi trí mà các Chân Sư (Masters) được giao tiếp lần đầu tiên, và phải tìm kiếm các Ngài ở nơi đó.
Nhưng đã đến lúc, khi Ánh Sáng (Light) trong đầu không chỉ hiện hữu, mà còn có thể được sử dụng phần nào. Nghiệp quả (karma) của người tìm đạo là thế, để y trở nên có thể, qua nỗ lực được áp dụng một cách bền bĩ, vận dụng cuộc
168 sống của y theo cách mà y không những chỉ có thể thi hành nghiệp quả của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình, mà còn có đủ sự kiên định để cho phép y xử lý các vấn đề và các nghĩa vụ ở cương vị đệ tử nữa. Việc y phụng sự những người khác được tiến hành với động cơ đúng đắn, và đang bắt đầu có giá trị và làm cho sức mạnh của nó được cảm nhận, và y đang mất đi việc nhìn thấy các lợi ích riêng của mình trong các lợi ích của những người khác. Khi điều này xảy ra, một số biến cố huyền bí (esoteric happenings) diễn ra.
Chân Sư bàn bạc với một số các đệ tử cao cấp của Ngài về việc nên làm (advisability) trong việc tiếp nhận người tìm đạo vào trong hào quang của nhóm, và trong việc phối hợp rung động của người này với rung động của nhóm. Sau đó, khi đạt được sự nhất trí, trong khoảng hai năm, một đệ tử thâm niên hoạt động như người trung gian giữa Chân Sư với người tìm đạo mới được chấp nhận. Vị này làm việc với đệ tử mới, rút lui ra khỏi (nếu Tôi có thể diễn tả điều đó như thế) sự rung động của Chân Sư để tập cho các thể của đệ tử mới quen với tốc độ tăng cao hơn. Vị này tạo ấn tượng lên thể trí của đệ tử mới, qua Chân Ngã (Ego) của y, với các kế hoạch và các lý tưởng của nhóm, đồng thời xem xét phản ứng của đệ tử này đối với các sự cố và các cơ hội của đời sống. Trong lúc này, vị đệ tử lớn đó thực tế đảm trách các nhiệm vụ và vị trí của Chân Sư.
Suốt thời gian này, người tìm đạo vẫn không biết về những gì đã xảy ra và không biết đến các tiếp xúc bên trong của y. Tuy nhiên, y nhận thấy ba việc trong y:
Hoạt động trí tuệ gia tăng. Lúc đầu, điều này sẽ mang lại cho y nhiều xáo trộn, và y sẽ cảm thấy như thể y đang mất kiểm soát thể trí thay vì có được nó, nhưng điều này chỉ là một tình trạng tạm thời và dần dần y sẽ nắm quyền điều khiển.
Việc đáp ứng với các ý tưởng tăng lên và sự gia tăng năng lực đối với tầm nhìn về kế hoạch của Thánh Đoàn. Trong các giai đoạn đầu, điều này sẽ làm cho y thành cuồng tín đến một mức độ nào đó. Y sẽ liên tục bị xúc động với những lý tưởng mới, học thuyết mới, các cách sống mới, các ước mơ mới để cải thiện nhân loại. Y sẽ bàn bạc hết phong trào này đến phong trào khác, vì chúng dường như có triển vọng cho thiên
169 niên kỷ tới. Nhưng sau một thời gian, y lấy lại thăng bằng của mình, và mục đích nắm quyền kiểm soát đời sống của y. Y làm công việc riêng của mình, và mang đến sự đóng góp của mình vào hoạt động chung, với hết khả năng của mình.
Tính nhạy cảm tâm linh tăng lên. Tính chất này là một dấu hiệu tăng trưởng mà đồng thời còn là một sự thử thách. Y thường hay bị lừa gạt bởi những sự quyến rũ (allurements) của các quyền năng tâm linh; y sẽ bị cám dỗ làm lệch hướng các nỗ lực của y ra khỏi công cuộc phụng sự chuyên biệt đối với nhân loại, trở thành việc khai thác các quyền năng tâm linh, và sử dụng chúng cho việc khẳng định bản ngã. Người tìm đạo phải phát triển về mọi phần của bản chất mình, nhưng cho tới khi y có thể hoạt động như linh hồn, tức tinh thần, một cách có ý thức và với việc sử dụng trí thông minh có phối hợp, nếu không thì các quyền năng thấp phải ở trong tình trạng không hoạt động (quiescent). Chúng chỉ có thể được sử dụng một cách an toàn bởi các đệ tử tiến hóa và các điểm đạo đồ. Chúng là các vũ khí và các công cụ phụng sự, khi đó sẽ được dùng trong ba cõi thấp bởi những người vẫn còn bị ràng buộc bởi Luật Luân Hồi vào những cõi này. Những người đã vượt qua sự Giải Thoát vĩ đại, và “về mặt huyền linh học đã vượt qua cầu” thì không còn cần phải dùng đến các quyền năng cố hữu trong các lớp vỏ thấp. Họ có thể sử dụng tri thức không thể sai lầm của trực giác, và sự soi sáng của nguyên khí Ánh Sáng.
Có nhiều sự hiểu sai trong trí con người về cách thức mà một Chân Sư để cho một đệ tử nhập môn biết được rằng y được thu nhận. Một cảm tưởng được phổ biến rằng y được bảo như thế, và rằng một sự gặp gỡ được chuẩn nhận, ở đó Chân Sư chấp nhận y và cho y bắt đầu làm việc. Sự việc không phải như thế đâu. Định luật huyền linh vẫn thích hợp trong tình trạng đệ tử cũng như trong sự điểm đạo, và con người tiến tới một cách mò mẫm. Y hy vọng, nhưng y không biết; y mong rằng nó có thể là thế, nhưng không có một sự bảo đảm cụ thể được đưa ra; từ một sự nghiên cứu về chính y và về các yêu cầu, y đi đến kết luận rằng có lẽ y đã đạt đến tình trạng của đệ tử nhập môn. Do đó y hành động dựa theo sự giả định đó, và y cẩn thận trông chừng các hành vi của mình, giữ gìn lời nói của mình, và kiểm soát các tư tưởng của mình để không có hành động công khai, lời nói không cần
170 thiết hoặc ý nghĩ không tử tế, sẽ phá vỡ nhịp điệu mà y tin rằng đã được thiết lập. Y tiếp tục công việc của mình nhưng tăng cường việc thiền định của mình; y rà soát các động cơ của mình, y tìm cách trang bị thể trí của mình; y đặt trước mặt mình lý tưởng phụng sự và bao giờ cũng tìm cách để phụng sự, và rồi (khi y quá bị cuốn hút vào công việc đang cáng đáng đến nỗi y đã quên đi chính mình), đột nhiên một ngày kia y nhìn thấy Đấng mà từ rất lâu Ngài đã nhìn thấy y.
Điều này có thể xảy ra theo hai cách: trong ý thức tỉnh táo hoàn toàn, hoặc bằng sự ghi nhận cuộc gặp gỡ trên bộ óc xác thân, khi bộ óc đó đã được tham dự trong khi ngủ.
Nhưng kèm theo sự nhận thức của vị đệ tử về biến cố đó, một số nhận thức khác sẽ xảy ra.
1. Biến cố đó được nhận biết như là sự thực không cần mọi sự tranh cãi. Không có nghi ngờ nào còn lại trong trí của đệ tử.
2. Có một sự ức chế được nhận biết về phần của đệ tử để đề cập đến việc xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể trôi qua trước khi đệ tử sẽ nhắc đến nó, và khi ấy chỉ với những người cũng được nhận biết như là các đệ tử, hoặc với một người phụng sự cùng nhóm, cũng ở dưới cùng một ảnh hưởng của nhóm, mà họ có quyền biết và quyền của họ được Chân Sư của nhóm chuẩn nhận.
3. Một số yếu tố, chi phối mối quan hệ của Chân Sư với vị đệ tử, dần dần được nhận ra, và bắt đầu ngày càng chi phối cuộc sống của đệ tử.
a/ Y nhận ra rằng các phạm vi tiếp xúc của y với Chân Sư của mình bị chi phối bởi sự cấp bách và nhu cầu của nhóm, và liên quan với việc phụng sự của nhóm của y. Điều dần dần trở nên rõ ràng với y đó là Chân Sư của y chỉ quan tâm đến y trong chừng mực mà chân ngã (ego) của y có thể được dùng trong việc phụng sự, qua phàm ngã trên cõi trần. Y bắt đầu nhận ra rằng Chân Sư của y làm việc với linh hồn của y, và rằng chính là ego của y, do đó, mới có liên quan với Chân Sư chứ không phải là phàm ngã. Do đó, vấn đề của y ngày càng trở nên rõ ràng và đây là vấn đề của tất cả các đệ tử. Đó
171 là giữ cho vận hà giao tiếp mở ra giữa linh hồn và não bộ, xuyên qua thể trí, để khi Chân Sư muốn giao tiếp, Ngài có thể làm như vậy lập tức và dễ dàng. Đôi khi một Chân Sư phải chờ nhiều tuần trước khi Ngài có thể có sự lắng nghe của đệ tử của Ngài, vì vận-hà hướng lên bị đóng lại và linh hồn không giao tiếp được với não. Điều này đặc biệt đúng với các giai đoạn đầu của tình trạng đệ tử.
b/ Y nhận thấy rằng chính y là kẻ đóng cánh cửa trong đa số trường hợp do tâm-thông-thuật (psychism) thấp, sự yếu kém về thể chất và sự thiếu kiểm soát tâm trí, và do đó y phát hiện ra rằng y phải làm việc liên tục và không ngừng với phàm ngã (lower self) của mình.
c/ Y nhận thấy rằng một trong những việc đầu tiên y phải làm là học cách phân biệt giữa:
− Rung động của linh hồn của chính mình.
− Rung động của nhóm đệ tử mà y được cộng tác.
− Rung động của Chân Sư.
Cả ba rung động này khác nhau và rất dễ nhầm lẫn chúng, nhất là lúc đầu. Một quy tắc an toàn mà những người tìm đạo phải có khi họ tiếp xúc một rung động và tác nhân kích thích cao, rằng đó là chính linh hồn của họ tiếp xúc với chúng, tức vị Chủ Nhân (Master) trong tâm, và không tránh né ý tưởng (như thế làm tôn lên tính tự cao và phàm ngã của họ) rằng Chân Sư đang nỗ lực để đến với họ.
d/ Y cũng nhận thấy rằng các Chân Sư không có thói quen làm tôn lên hoặc hứa hẹn với các đệ tử của các Ngài. Các Ngài quá bận rộn và quá minh triết, các Ngài cũng không tự gây phiền toái cho các Ngài, khi nói với đệ tử của các Ngài rằng họ được dự định cho chức vụ cao, hoặc họ là những người trung gian của các Ngài và Thánh Đoàn đang nhờ cậy vào họ. Tham vọng, sự yêu thích quyền lực, và tính tự mãn vốn tiêu biểu cho nhiều kiểu mẫu trí tuệ, thử thách người tìm đạo đang phấn-đấu, và y nhận được từ phàm ngã của mình tất cả những gì y cần theo đường hướng đó. Những tính chất
172 này lừa dối y và dẫn y đi lạc lối, đẩy y lên một bệ cao mà cuối cùng y phải từ đó đi xuống. Các Chân Sư không nói gì để nuôi dưỡng tính tự cao nơi các đệ tử của các Ngài, các Ngài cũng không nói những lời nào với họ vốn có thể nuôi dưỡng tinh thần chia rẻ nơi các đệ tử của các Ngài.
e/ Các đệ tử cũng sớm nhận ra rằng không thể gặp gỡ các Chân Sư một cách dễ dàng. Các Ngài là những người rất bận rộn, khó có thể dành ngay cả một ít thời gian trong đó để giao tiếp với đệ tử, và chỉ trong các tình trạng cấp bách, trong trường hợp của một người sơ cơ trên Con Đường Đệ Tử, thì các Chân Sư mới sử dụng năng lượng cần thiết để có sự đồng cảm. Với các đệ tử cũ và đáng tin cậy, các tiếp xúc sẽ thường xuyên hơn, dễ dàng đạt được hơn và tạo ra kết quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, đệ tử càng mới thì y càng đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn và càng cho rằng y nên có nó nhiều hơn. Những người phụng sự cũ và nhiều kinh nghiệm đều tìm cách hoàn thành các nghĩa vụ của họ, và xúc tiến công việc của họ với sự tiếp xúc với các Chân Sư càng ít càng tốt. Họ tìm cách tiết kiệm thời gian của Chân Sư, và thường cho rằng một sự gặp gỡ với Chân Sư như chứng tỏ sự thất bại về phần họ, và do đó, gây nên sự hối tiếc rằng họ đã phí thời gian quý báu của Sư Phụ, và buộc Ngài phải sử dụng năng lượng của Ngài để bảo vệ công việc khỏi lỗi lầm, và có lẽ bảo vệ người đệ tử khỏi tổn hại. Mục đích của mọi đệ tử cao cấp là hoàn thành công việc của mình, và được liên kết với trung-tâm-lực tinh thần là nhóm của y, và như thế ở trong sự tiếp xúc ỗn định với Chân Sư, mà không cần những sự gặp gỡ và tiếp xúc ở cõi hiện tượng. Nhiều người chỉ mong tiếp xúc với Chân Sư của họ mỗi năm một lần, thường là vào thời điểm trăng tròn tháng Năm.
f/ Y cũng nhận thấy rằng mối liên hệ giữa Chân Sư với đệ tử được chi phối bởi thiên luật, và có những giai đoạn tiếp xúc nhất định và các mức độ nhất định trong mối quan hệ mong muốn. Các điều này có thể được liệt kê, nhưng không thể được bàn sâu về chúng.
1. Giai đoạn mà trong đó một đệ tử được Chân Sư tiếp xúc thông qua một đệ tử khác trên cõi trần. Đây là giai đoạn của Tình Trạng Tiểu Đệ Tử (Little Chelaship).
173 2. Giai đoạn mà trong đó một đệ tử cao cấp hướng dẫn môn đệ từ cõi Chân Ngã. Đây là giai đoạn được gọi là “Đệ Tử trong Ánh Sáng” (“Chela in the Light”).
3. Giai đoạn mà trong đó, tùy theo sự cần thiết, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử thông qua:
a/ Một trải nghiệm giấc mơ sống động.
b/ Một sự giảng dạy có tính biểu tượng.
c/ Một việc dùng một hình-tư-tưởng của Đức Thầy.
d/ Một sự tiếp xúc trong khi thiền định.
e/ Một cuộc gặp rõ ràng, được ghi nhớ trong Đạo Viện (Ashram) của Chân Sư.
Đây chắc chắn là giai đoạn Đệ Tử Nhập Môn.
4. Giai đoạn mà trong đó, nhờ đã thể hiện sự khôn ngoan của y trong công việc, và sự nhận thức sâu sắc của y về vấn đề của Chân Sư, đệ tử được dạy cách thức (trong những trường hợp khẩn cấp) để thu hút sự chú ý của Sư Phụ, và do đó có được sức mạnh, tri thức và lời khuyên của Ngài. Đây là một việc xảy ra tức thời, và trên thực tế không làm mất thời gian của Chân Sư. Giai đoạn này có tên gọi đặc biệt là “một đệ tử trên Tuyến, hay Sutratma” (“a chela on the Thread, or Sutratma”).
5. Giai đoạn mà trong đó y được phép biết phương pháp mà theo đó y có thể thiết lập một sự rung động và một sự kêu gọi vốn sẽ cho phép y được diện kiến với Chân Sư. Việc này chỉ được phép đối với những đệ tử đáng tin cậy, những người có thể được tin tưởng vào việc không sử dụng kiến thức cho bất cứ điều gì ngoại trừ cho nhu cầu của công việc; không có lý do hay tai họa cá nhân nào có thể xúi giục họ sử dụng nó. Ở giai đoạn này đệ tử được gọi là “người ở trong hào quang” (“one within the aura”).
6. Giai đoạn mà trong đó đệ tử có thể được Chân Sư lắng nghe vào bất cứ lúc nào. Y luôn luôn ở trong sự tiếp xúc mật thiết. Đây là giai đoạn mà trong đó một đệ tử chắc chắn đang được chuẩn bị cho một cuộc điểm đạo ngay lập tức, hoặc đã được điểm đạo rồi, đang được giao cho công việc đặc biệt để làm trong sự cộng tác với − − của y. Ở giai đoạn này, y được mô tả như là “người ở trong tâm Sư Phụ của mình” (“one within his Master’s heart”.
174 Có một giai đoạn sau đó của một sự gắn bó
(identification) còn chặt chẽ hơn nữa, ở đó có sự phối hợp của các Linh Quang (Lights), nhưng không có lời diễn giải thích hợp về lời lẽ được dùng để bao hàm tên gọi. Sáu giai đoạn nêu trên đã được diễn giải cho phương Tây hiểu và chắc hẳn là không hề được cho là các bản dịch của ngôn ngữ cổ xưa.
Đó là một số những giáo huấn liên quan đến các đệ tử và các nhận thức của họ, và điều đó đáng cho người tìm đạo suy ngẫm về chúng. Cần nhận thức rằng mặc dù tính cách tốt đẹp, đạo đức cao, luân lý lành mạnh và nguyện vọng tinh thần là các yêu cầu cơ bản và không thể thay đổi, tuy nhiên còn cần nhiều điều hơn nữa nếu quyền gia nhập Đạo Viện (Ashram) của Chân Sư sẽ được chuẩn nhận.
Để được thừa nhận đặc quyền là một tiền đồn của tâm thức Chân Sư, đòi hỏi một sự vô kỷ và một sự phục tùng mà ít người được chuẩn bị; để được thu hút vào trong hào quang của Chân Sư, sao cho hào quang của đệ tử tạo thành một phần không thể thiếu của hào quang nhóm, hàm ý một sự thanh khiết mà ít người có thể nuôi dưỡng; để được Chân Sư lắng nghe và có được quyền tiếp xúc với Ngài theo ý muốn, đòi hỏi một sự nhạy cảm và một tính phân biện tinh tế mà ít người chịu quan tâm để trả cho đúng giá. Tuy nhiên, một cánh cửa luôn rộng mở cho tất cả những ai muốn đến, và không một linh hồn nhiệt tình, chân thành nào, đáp ứng được các yêu cầu, lại từng bị từ chối (rebuff).
Không có nghi ngờ nào vào lúc này rằng những người bằng mọi cách tiến xa trong cuộc tiến hóa, đang có sự tiến hóa được đẩy nhanh hơn bao giờ hết trong lịch sử của thế giới. Cuộc khủng hoảng quá nghiêm trọng và nhu cầu của thế giới quá lớn đến nỗi mà những người, vốn có thể tiếp xúc với khía cạnh nội môn của sự sống, vốn ngay cả trong một phạm vi nhỏ cũng có thể cảm thấy những rung động của các đệ tử cấp cao và các Huynh Trưởng (Elder Brothers) của nhân loại, và vốn có thể mang xuống các lý tưởng, như được biết trên những cõi cao, đang được huấn luyện rất cẩn thận, sinh động, nhưng căng thẳng. Điều cần thiết là họ nên được phép hành động một cách chính xác và thích hợp như những người truyền chuyển và những người thể hiện.
175 Tôi muốn nêu ra một số yếu tố và phương pháp vốn cần được ghi nhớ kỹ liên quan với cách viết truyền cảm hứng và thuật đồng cốt (mediumship), và vốn có một sự liên quan với việc sáng tác các sách như Giáo Lý Bí Nhiệm, các Kinh Sách của thế giới, và các quyển sách được truyền đạt đó vốn tác động một cách mạnh mẽ đến tư tưởng của nhân loại. Sự thể hiện tiến trình phát sinh từ nhiều nguyên nhân; tình trạng của những người viết có thể được đánh giá quá cao, hoặc không được đánh giá đầy đủ; các thuật ngữ được dùng bởi người truyền đạt phụ thuộc vào tình trạng giáo dục của y, cũng có thể không chính xác hoặc làm phát sinh hiểu lầm. Do đó cần phải đạt tới một hiểu biết nào đó về diễn trình này.
Một số chủ-thể-phát (transmitters) hoạt động hoàn toàn trên các phân cảnh cảm dục, và công việc của họ tất nhiên là một phần của đại huyễn tưởng (great illusion). Họ là những đồng tử không hữu ý (unconscious mediums) và không thể kiểm tra nguồn gốc từ đâu mà các giáo huấn này đến; nếu họ đoan quyết biết nguồn đó, thường thì họ sai lầm. Một số người nhận được giáo huấn từ các thực thể thoát xác không tiến hóa cao, và thường thấp hơn là chính họ. Một số người chỉ đơn giản là rút ra nội dung của các tiềm thức (subconsciousnesses) riêng của họ, và do đó chúng ta có các lời vô vị hoa mỹ, được diễn đạt bằng ngữ cú Kitô giáo, và nhuốm màu bởi các tác phẩm thần bí của quá khứ, vốn nằm bừa bãi nơi bàn làm việc của các đệ tử, đang hoạt động một cách có ý thức trên cõi trần.
Một số người chỉ hoạt động trên các phân cảnh trí tuệ, đang học tập, thông qua viễn cảm (telepathy), những gì mà các Huynh Trưởng của nhân loại và linh hồn riêng của chính họ phải truyền đạt. Họ rút các nguồn tri thức được lưu giữ trong chân-ngã-thức. Họ trở nên ý thức được kiến thức được lưu trữ trong bộ não của các vị đệ tử trên cùng một cung như họ. Một số trong họ, là các tiền đồn của tâm thức Chân Sư, cũng trở nên nhận biết tư tưởng của Chân Sư. Một số người sử dụng một vài phương pháp, hoặc hữu thức hoặc vô thức. Khi họ hoạt động hữu thức, bấy giờ họ có thể liên kết giáo176 huấn được đưa ra và, theo Luật Tương Ứng và thông qua việc sử dụng các biểu tượng (mà họ thấy được nhờ nhãn thông trí tuệ), để xác định tính chính xác của giáo huấn của họ. Những người làm việc một cách vô thức (Tôi không nói đến các nhà tâm thông cảm dục – astral psychics), chỉ có thể dùng sự tin tưởng và tính phân biện cho đến khi họ được phát triển hơn nữa. Họ không được chấp nhận điều gì mâu thuẫn với các sự kiện được truyền đạt qua các Đại-Sứ-giả của Thánh Đoàn (Lodge), và họ phải sẵn sàng thêm vào chút ít kiến thức mà họ có, một cấu trúc bổ sung có mức độ còn lớn hơn nữa.
Mỗi thế hệ bây giờ nên tạo ra ra các nhà nhãn thông (seers) của nó. Tôi thích từ ngữ được đánh vần là “see-ers”, vì khi thấy thì biết (to see is to know). Khuyết điểm của tất cả các bạn là ở chỗ bạn không thấy; bạn nhận thức được một khía cạnh, một phạm vi của tầm nhìn, một khía cạnh không hoàn chỉnh của kết cấu vĩ đại của chân lý, nhưng tất cả những gì ẩn giấu đằng sau đều là huyền bí đối với cái nhìn theo không gian ba chiều của bạn. Thật là cần thiết cho những ai muốn hành động với tư cách những chủ-thể-phát và những người trung gian thực sự giữa các Thức-Giả (Knowers) của nhân loại với “những người tầm thường”, rằng họ luôn nhìn vào những gì sắp xảy ra và nhờ đó tìm cách mở rộng tầm nhìn của họ; rằng họ giữ vững nhận thức bên trong mà họ đã có và tìm cách gia tăng phạm vi của nó; rằng họ bám chặt vào sự thật là mọi thứ đang hướng về sự mặc khải, và rằng hình tướng (form) thì không đáng kể. Họ phải tìm cách xuất sắc trở thành những công cụ đáng tin cậy, không bị dao động bởi các cơn sóng gió đang đi qua. Họ phải nỗ lực để giữ cho không ngã lòng, bất kể có điều gì xảy ra; được giải thoát khỏi sự hèn nhát; với một ý thức bén nhạy về sự cân xứng, một sự phán đoán đúng đắn trong mọi việc; một cuộc sống điều hòa; một xác thân tuân giữ giới luật và sự hiến dâng hết lòng cho nhân loại. Ở nơi nào có các tính chất này thì các Chân Sư có thể bắt đầu sử dụng những người phụng sự được dự định của các Ngài, nơi nào thiếu các tính chất này, thì các Ngài phải tìm kiếm dụng cụ khác.
Một số người học tập vào ban đêm và thường xuyên đưa vào ý thức não bộ hồng trần của họ các sự kiện mà họ cần biết và những giáo huấn mà họ nên truyền đạt. Nhiều phương pháp được thử nghiệm, phù hợp với bản chất của
177 người tìm đạo hoặc môn đồ. Một số người có bộ não hoạt động bằng viễn cảm như chủ-thể-phát. Tôi đề cập đến các phương pháp an toàn và hiếm gặp hơn, vốn dùng hiện thể trí tuệ như là tác nhân trung gian giữa linh hồn và bộ não, hoặc giữa huấn sư và đệ tử. Các phương pháp truyền đạt trên phân cảnh cảm dục (astral level) như là bàn cầu cơ (ouija board), cơ bút (planchette pencil), viết tự động, ứng khẩu trực tiếp và các phát biểu được thực hiện bởi đồng tử tạm thời bị ám nhập theo lệ thường thì không được đệ tử sử dụng, mặc dù lời ứng khẩu trực tiếp thi thoảng đã được sử dụng. Các phương pháp về trí tuệ cao hơn thì tiến bộ hơn và chắc chắn hơn – mặc dù hiếm xảy ra hơn.
Những chủ-thể-phát thực sự từ các phân cảnh Chân Ngã (egoic) cao siêu đến cõi trần, tiến hành theo một trong các cách sau đây:
1. Họ viết theo kiến thức cá nhân, và do đó sử dụng trí cụ thể của họ với nhiệm vụ phát biểu kiến thức này dưới dạng thức vốn sẽ tiết lộ sự thật cho những người có thể thấy, nhưng sẽ che giấu những gì nguy hiểm khỏi những người hiếu kỳ và mù quáng. Đây là một công tác khó hoàn thành, vì trí cụ thể rất không thích hợp để diễn tả điều trừu tượng, và trong việc thể hiện chân lý bằng lời nói, nhiều ý nghĩa chân thật bị mất đi.
2. Họ viết do họ được cảm hứng. Do bởi năng lực vật chất của họ, sự thanh khiết trong đời sống của họ, sự toàn tâm vào mục đích của họ, sự hiến dâng cho nhân loại của họ, và chính nghiệp quả (karma) của bản thân việc phụng sự, họ đã phát triển khả năng tiếp xúc với các nguồn cao siêu mà từ đó chân lý thuần túy, hay chân lý biểu tượng tuôn chảy. Họ có thể rút các luồng tư tưởng vốn đã được đưa vào hoạt động bởi đoàn thể vĩ đại của các Đấng Đại Định (Contemplators) được gọi là các Nirmanakayas, hoặc những luồng tư tưởng chuyên biệt, rõ rệt được tạo ra bởi một vị trong hội đồng vĩ đại của các huấn sư. Bộ não của họ, là những chủ-thể-phát dễ tiếp thu, cho phép họ thể hiện những tư tưởng được tiếp xúc này trên giấy – tính chính xác của việc truyền đạt tùy thuộc
178 vào tính tiếp thu của khí cụ (có nghĩa là, thể trí và bộ óc) của chủ-thể-phát. Trong những trường hợp này, hình thức của các từ và các câu phần lớn được để cho người viết. Vì vậy, tính phù hợp của các thuật ngữ được dùng và mức chính xác của cách diễn đạt sẽ tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của y, các lợi thế về giáo dục của y, mức độ từ vựng của y, và khả năng vốn có của y để hiểu được bản thể và tính chất của tư tưởng và ý tưởng được truyền đạt.
3. Họ viết nhờ sự phát triển của nội-nhĩ-thông (inner hearing). Công việc của họ phần lớn là tốc ký, nhưng cũng phụ thuộc phần nào vào trình độ phát triển của họ và sự giáo dục của họ. Một khai mở nhất định nào đó của các bí huyệt, kết hợp với nghiệp lực có sẵn tạo thành cơ sở lựa chọn của vị huấn sư trên các cõi giới tinh anh, là người đang tìm cách truyền đạt một huấn thị nhất định và một đường lối tư tưởng chuyên biệt. Trách nhiệm về độ chính xác do đó được phân chia giữa vị truyền đạt giáo lý và tác nhân truyền đạt. Người truyền đạt ở cõi trần phải được lựa chọn cẩn thận, và tính chính xác của thông tin được truyền đạt, khi được thể hiện trên cõi trần, sẽ phụ thuộc vào sự sẵn lòng để được sử dụng của người đó, sự an trụ tích cực vào thể trí của y, và việc không bị ràng buộc vào cảm-dục tính (astralism) của y. Phải thêm vào điều này sự kiện là một người càng có giáo dục đầy đủ, có trình độ kiến thức và phạm vi các mối quan tâm đối với thế giới càng rộng lớn, thì sẽ càng dễ dàng cho vị huấn sư ở khía cạnh nội môn, đưa ra kiến thức cần được truyền đạt qua sự trung gian của y. Thường thường dữ liệu được đọc có thể hoàn toàn xa lạ đối với người nhận. Do đó y phải có một số học vấn nhất định, và chính y phải là một người tìm kiếm chân lý sâu sắc, trước khi y sẽ được chọn là người tiếp nhận các giáo huấn vốn được dự định dành cho công chúng hoặc dùng cho nội môn. Trên mọi thứ khác, y phải học cách, thông qua thiền định, để tự tập trung mình vào cõi trí. Sự tương đồng về rung động và về các mối quan tâm nắm giữ đầu mối
179 cho sự lựa chọn một chủ-thể-phát. Hãy lưu ý rằng Tôi nói : sự tương đồng về rung động và về các mối quan tâm (interests) chứ không phải sự bằng nhau (equality) về rung động và về các mối quan tâm
Hình thức công việc này có thể được chia thành ba phương pháp:
Thứ nhất có nhĩ-thông (clairaudience) bậc cao, đó là nói chuyện trực tiếp từ trí đến trí. Đây chính xác không phải là viễn cảm (telepathy), mà là một hình thức nghe trực tiếp. Vị huấn-sư sẽ nói chuyện với đệ tử như người nói với người. Do đó, một cuộc đàm thoại được tiến hành hoàn toàn trên các phân cảnh trí tuệ, với các năng lực cao siêu có vai trò như là điểm tập trung. Điều đó bao hàm việc sử dụng các bíhuyệt đầu và cả hai bí huyệt này đều phải được làm cho linh hoạt (vivified), trước khi phương pháp này có thể được sử dụng. Các bí huyệt trong thể cảm dục tương ứng với thể xác phải được khơi hoạt trước khi năng lực tâm thông cảm dục có thể hoạt động. Công việc mà Tôi ám chỉ ở đây liên quan đến một sự linh hoạt (vivification) tương ứng trong các đối phần của thể trí.
Thứ hai, chúng ta có sự liên-giao bằng viễn-cảm (telepathic communication). Đây là việc ghi nhận trong ý thức não bộ vật chất về thông tin được truyền đạt:
a/ Trực tiếp từ Chân Sư đến đệ-tử; từ đệ-tử đến đệ-tử, từ đạo-sinh đến đạo-sinh.
b/ Từ Chân Sư hoặc đệ-tử đến Chân Ngã và từ đó đến phàm ngã, xuyên qua các cõi phụ nguyên-tử. Do đó bạn sẽ lưu ý rằng chỉ những người mà trong các thể của họ có vậtchất thuộc cõi phụ nguyên-tử, mới có thể hoạt động theo cách này. Mức an toàn và độ chính xác nằm trong năng lực này.
c/ Từ Chân Ngã (ego) đến Chân Ngã xuyên qua thể nguyên-nhân và được truyền trực tiếp theo phương pháp trước, hoặc được lưu trữ cho đến khi thực hiện hết một cách từ từ và theo nhu cầu.
Thứ ba, chúng ta có sự linh-hứng (inspiration). Điều này bao hàm một khía cạnh khác của sự phát triển. Sự linh hứng tương tự như trạng thái đồng cốt (mediumship), nhưng hoàn toàn thuộc về Chân Ngã (egoic). Nó sử dụng thể trí như là trung gian truyền chuyển đến bộ não về những gì mà linh hồn biết. Trạng thái đồng cốt thường mô tả tiến trình khi bị giới hạn hoàn toàn vào các phân-cảnh cảm dục. Trên cõi Chân Ngã thì điều này liên quan đến sự linh hứng. Hãy suy ngẫm về lời giải đáp này vì nó giải thích được nhiều điều.
180 Trạng thái đồng cốt thì nguy hiểm. Tại sao lại như vậy? Bởi vì thể trí không dính líu vào, và do đó linh hồn không kiểm soát được. Đồng-tử là một công cụ không có ý thức, bản thân y không phải là yếu tố đang kiềm chế, mà là y bị kiềm chế. Thường thường các thực thể thoát xác (discarnate), vốn sử dụng phương pháp giao tiếp này, sử dụng bộ não hoặc bộ phận âm thanh của đồng tử, cũng không tiến hóa cao, và hoàn toàn không có khả năng vận dụng các phương pháp của cõi trí.
Một số người kết hợp phương pháp cảm hứng và phương pháp tiếp nhận giáo huấn theo các đường lối khác, và, trong trường hợp này, thì việc truyền đạt có độ chính xác cao. Lại nữa đôi khi, như trong trường hợp của H.P.B., bạn có kiến thức sâu sắc, khả năng được truyền linh hứng và nhĩ thông trí tuệ được kết hợp. Trong trường hợp này bạn có một công cụ hiếm có và hữu ích cho việc trợ giúp nhân loại.
Sự linh hứng bắt nguồn trên các phân-cảnh cao; nó hàm-ý một trình độ tiến hóa rất cao, vì nó liên quan với chânngã-thức và đòi hỏi việc sử dụng chất liệu nguyên-tử, do đó mở ra phạm-vi rộng lớn của chủ-thể-truyền-đạt. Nó báo hiệu sự an toàn. Nên nhớ rằng linh hồn luôn luôn thánh-thiện; nó có thể thiếu hiểu biết trong ba cõi thấp và về mặt này thì là khiếm khuyết; nhưng nó không dung chấp một thói xấu nào. Sự linh-hứng luôn luôn là an toàn, trong khi trạng thái đồng bóng (mediumship) luôn luôn phải tránh xa. Sự linh-hứng có thể liên quan đến viễn-cảm, vì người truyền linh-hứng có thể thực hiện ba việc:
a/ Ngài có thể sử dụng bộ não của vận hà được chọn, đưa các ý tưởng vào đó.
b/ Ngài có thể chiếm ngụ xác thể của đệ-tử mình, vị đệ-tử đang đứng cạnh bên, có ý thức, trong các thể tinh anh của mình, nhưng đang rời bỏ thể xác của mình.
c/ Phương pháp thứ ba là phương pháp hòa-nhập (fusing) tạm thời, Tôi tạm gọi như vậy – một sự trộn lẫn khi người sử dụng và người được sử dụng thay phiên nhau hay bổ sung, khi cần thiết, để làm công việc được ấn định. Tôi không thể giải thích rõ ràng hơn.
4. Họ viết những gì họ thấy. Phương pháp này không phải thuộc một đẳng cấp cao như vậy. Bạn sẽ lưu ý rằng
181 trong trường hợp thứ nhất bạn có sự minh-triết hay là sự có sẵn trên các phân cảnh bồ đề hay các phân cảnh trực giác; trong trường hợp thứ hai, bạn có truyền đạt từ thể nguyên nhân, tức là từ các phân-cảnh cao của cõi trí; trong trường hợp thứ ba, bạn có đủ phát triển để giúp cho người tìm đạo nhận được bằng cách đọc. Trong trường hợp thứ tư, bạn có khả năng đọc trong tinh tú quang (astral light), nhưng thường không có khả năng phân biệt giữa những gì đã qua, những gì đang đến, và những gì sẽ đến. Do đó bạn có sự ảo tưởng và sự thiếu chính xác. Tuy nhiên, đây là một phương pháp đôi khi được sử dụng nhưng – trừ khi được sử dụng trực tiếp dưới sự kích thích do một Chân Sư thực hiện – nếu không thì nó có khả năng rất là lầm lạc, như hệ quả của nó, tức nhĩ thông cảm dục cũng bị lầm lạc như vậy. Chính phương pháp nhãn thông trí tuệ, và nó đòi hỏi một thể trí biết diễn dịch lão luyện, mới thực sự hiếm thấy.
Trong tất cả các trường hợp này mà Tôi đã kể ra, sự lầm lẫn có thể len lỏi vào do sự hạn chế về thể chất và cản trở về từ ngữ, nhưng trong trường hợp của những người viết theo hiểu biết cá nhân, các lỗi lầm trong sự diễn đạt sẽ không quan trọng thực sự; trong khi trong trường hợp thứ hai và thứ ba, các lỗi lầm sẽ được phụ thuộc vào trình độ tiến hóa của chủthể-phát. Tuy nhiên, nếu y kết hợp sự sáng suốt, sự tận tâm và lòng phụng sự, với năng lực tiếp nhận và nghe của mình, y sẽ sớm tự mình sửa chữa các lỗi lầm, và sự hiểu biết của y sẽ tăng lên.
Sau này hai phương pháp mới sẽ được sử dụng, sẽ làm dễ dàng cho việc truyền tải chân lý từ khía cạnh nội môn đến cảnh giới bên ngoài. Bài viết được ngưng tụ lại (precipitated) sẽ được trao cho những người có thể được tin cậy, nhưng chưa đến lúc cho việc sử dụng cách đó rộng rãi. Sẽ cần chờ cho đến khi công việc của các trường phái nội môn đạt đến một giai đoạn phát triển rõ rệt hơn. Cho đến nay thì các tình trạng chưa thích hợp, nhưng con người được thúc giục để sẵn sàng và cởi mở, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển này. Sau này sẽ đến lúc có được năng lực hiện thực hóa các hình-tưtưởng. Con người sắp lâm phàm sẽ có khả năng tạm thời tạo
182 ra và làm sinh động các hình-tư-tưởng này, và nhờ thế giúp cho quảng đại quần chúng nhìn thấy được chúng. Tuy nhiên, thời điểm chưa đến. Có quá nhiều sợ hãi, và không có đủ trải nghiệm về chân lý trên thế giới. Nhiều tri thức phải được hoạch đắc về bản chất của tư tưởng và của vật chất, và điều này phải được theo sau về mặt thực nghiệm bởi những người có thể trí lão luyện nhạy bén, một tốc độ rung động cao, và các thể được cấu tạo bằng loại vật chất tinh anh nhất. Sự thành đạt về điều này sẽ bao hàm sự kỹ luật, sự đau khổ, sự quên mình và sự tiết chế. Bạn hãy quan tâm đến điều đó.
Nhóm các Huấn Sư (Teachers) mà những người tìm đạo bậc trung và các đệ-tử dự bị có thể giao tiếp trên cõi trần, chỉ là những người với các đam mê giống nhau nhưng với một kinh nghiệm nhiều hơn trên đường đạo và một sự tự kiềm chế khôn ngoan. Các Ngài không làm việc với những người tìm đạo vì cá nhân các Ngài thích hoặc quan tâm đến họ, nhưng là vì nhu cầu thì lớn lao, và các Ngài tìm kiếm những người mà các Ngài có thể đào tạo được. Thái độ tâm trí mà các Ngài tìm kiếm là tính dễ dạy bảo (teachableness), khả năng ghi nhận và cố gắng không thắc mắc cho đến khi nào biết được nhiều hơn. Sau đó, người tìm đạo được khuyến khích để hỏi mọi thứ. Liệu Tôi có nên nhắc bạn về những lời mà một Huấn Sư đã nói “Hãy biết cho chúng tôi, đại diện cho những người lành mạnh và cân bằng, vốn đang giảng dạy như chúng tôi đã giảng dạy trên thế gian, chúng tôi không tâng bốc các đệ-tử của mình mà là rèn luyện họ vào kỷ luật. Chúng tôi dẫn dắt họ, chứ không đẩy họ tiến tới bằng việc nuôi dưỡng tham vọng của họ với các hứa hẹn về quyền lực, mà là cung cấp cho họ thông tin và hướng dẫn họ sử dụng nó trong công việc của họ, do biết rằng việc vận dụng đúng đắn kiến thức đưa đến kinh nghiệm và sự thành đạt mục tiêu”.
Người ta rất thường nhận thấy một đạo sinh bận rộn với Chân Sư và những gì Ngài sẽ làm, nhiều hơn là y bận rộn với khía cạnh vấn đề riêng của y! Và tuy vậy, việc y thích ứng với việc phụng sự và tự trang bị bản thân mình cho sự hợp tác hữu ích, là hoặc sẽ là mối bận tâm chính của y.
Việc tìm hiểu về Chân Sư thì thích thú hơn là tìm hiểu về những tính chất cần thiết cho con đường đệ-tử. Việc quan tâm về các dữ liệu có sẵn liên quan đến các vị Adepts thì
183 mạnh mẽ hơn việc kiên tâm tìm hiểu những hạn chế và khiếm khuyết, vốn sẽ thu hút sự chú ý của người tìm đạo. Sự tò mò về những thói quen và các phương pháp của các Chân Sư cụ thể, và cách mà các Ngài đối xử với các đệ-tử của các Ngài dễ bị phô bày hơn là việc áp dụng một cách nhẫn nại những thói quen đúng đắn và những cách thức làm việc trong đời sống của người đệ-tử tương lai. Tất cả những việc này là những vấn đề phụ và chỉ làm ngăn trở và giới hạn, và một trong những điều đầu tiên mà chúng tôi khuyên người muốn thiết lập sự giao tiếp với các Chân Sư là hãy rời mắt ra khỏi những điều vốn không liên quan gì đến y, mà y hãy tập trung chú ý vào các bước và các giai đoạn cần thiết vốn sẽ thể hiện trong cuộc đời của y, và loại bỏ những khoảnh khắc uổng phí, những tính khí bất thường và những giai đoạn suy tư, vốn thường chiếm phần lớn đời sống tư tưởng của y.
Khi một Chân Sư muốn tìm kiếm những người thích hợp để được Ngài hướng dẫn và đào tạo; Ngài tìm ba điều trước tiên. Nếu không có những điều này, dù cho có lòng sùng tín hoặc đạo tâm đến đâu, và không có sự thanh khiết của cuộc sống và phương cách sống thì cũng không đủ. Điều thiết yếu là tất cả những người tìm đạo nên hiểu rõ ba yếu tố này, và nhờ đó tránh cho họ nhiều buồn phiền trong tâm trí và sự hoạt động uổng phí.
1. Chân Sư tìm kiếm ánh sáng trong đầu.
2. Ngài nghiên cứu nghiệp quả của người tìm đạo.
3. Ngài lưu ý công cuộc phụng sự của y trên cõi trần.
Nếu không có dấu hiệu rằng người đó là thực thể mà về mặt huyền học được gọi là “một ngọn đèn được thắp sáng”, thì quả là vô ích cho Chân Sư khi lảng phí thời gian của Ngài. Ánh sáng trong đầu, khi hiện diện, là chỉ dấu của :
a/ Sự hoạt động đến một mức độ lớn hoặc nhỏ của tuyến tùng quả, vốn là (như được biết rõ) chỗ ngự của linh hồn và là cơ quan của sự nhận thức tâm linh. Chính ở trong tuyến này mà những thay đổi sinh lý đầu tiên diễn ra gắn liền với sự tiếp xúc linh-hồn, và sự tiếp xúc này được mang lại thông qua hoạt động nhất định theo các đường lối thiền định, việc kiểm soát thể trí, và dòng lưu nhập của mãnh lực tinh thần.
184 b/ Việc chỉnh hợp (aligning) của con người trên cõi trần với ego, tức linh-hồn hay chân ngã (higher self) của y trên cõi trí, và sự lệ thuộc của đời sống và bản chất cõi trần đối với ấn tượng và sự kiềm chế của linh-hồn. Điều này được bao gồm một cách đầy đủ trong hai hoặc ba chương đầu của quyển Thư Về Tham Thiền Huyền Linh, và những chương này nên được người tìm đạo nghiên cứu kỹ.
c/ Luồng giáng lưu (downflow) của thần lực, xuyên qua sutratma, tức là dây từ lực hay là sợi chỉ từ linh hồn đến não thông qua thể trí. Toàn bộ bí mật của linh thị tinh thần, sự nhận thức chính xác và sự tiếp xúc đúng đắn nằm trong sự thấu hiểu hoàn toàn của phát biểu trên, và do đó Yoga Sutras của Patanjali bao giờ cũng là sách giáo-khoa của các đệ-tử, các điểm đạo đồ và các cao đồ (adepts), vì trong đó người ta tìm thấy những quy tắc và những phương pháp mang thể trí vào dưới sự kiểm soát, làm ổn định thể cảm dục, và nhờ thế phát triển và củng cố linh-hồn-tuyến (thread soul) để cho nó có thể và trở thành một vận hà giao tiếp thật sự giữa con người với chân ngã của y. Ánh sáng giác-ngộ tuôn tràn vào xoang não và phóng vào ba lĩnh vực tri thức ngoại cảnh. Điều này thường bị quên và do đó dẫn đến sự kiệt sức không đáng và những sự thể hiện sớm của đệ-tử hoặc đệ-tử dự bị mới được giác ngộ một phần.
Ánh sáng trước tiên phóng vào chỗ nổi bật và mang vào cận cảnh của ý thức những hình-tư-tưởng và các thực thể vốn miêu tả sự sống thấp kém, và (trong toàn thể của chúng) tạo thành Kẻ Chận Ngõ ( )(Dweller on the Threshold).
Do đó, điều đầu tiên mà người tìm đạo bắt đầu ý thức là những gì mà y biết là không đáng ưa, và sự tiết lộ về sự không xứng đáng và những hạn chế của riêng y, các thành phần không đáng ưa thích của hào quang của chính y xuất hiện đột ngột trước tầm nhìn của y. Bóng tối trong y được tăng cường bởi ánh sáng chập chờn yếu ớt từ trung tâm của bản thể y, và thường thường y thất vọng về chính mình và đi xuống tận đáy của sự chán nản. Tất cả các nhà thần bí đều
185 xác nhận điều này và đó là một thời kỳ phải được trải qua, cho đến khi ánh sáng tinh khiết ban ngày xua đi mọi bóng đen và bóng tối, và dần dần sự sống được rạng rỡ và được rọi sáng, cho đến khi mặt trời trong đầu tỏa chiếu với hết cả vẻ huy-hoàng của nó.
d/ Cuối cùng, ánh sáng trong đầu là dấu hiệu của việc tìm thấy Thánh Đạo (Path), và vẫn còn ở đó sau đó cho con người nghiên cứu và tìm hiểu các kỹ thuật mà nhờ đó ánh sáng được tập trung, được tăng cường, được nhập vào, cuối cùng trở thành tuyến từ lực (giống như một sợi tơ nhện), nó có thể được theo dõi trở lại cho đến khi nguồn gốc của sự biểu hiện thấp được đạt tới, và linh hồn thức được nhập vào. Ngôn ngữ ở trên có tính biểu tượng và tuy vậy cực kỳ chính xác, nhưng được diễn đạt như vậy để truyền đạt thông tin cho những người biết, và bảo vệ những người cho đến nay chưa biết.
“Con đường của người công chính giống như một Ánh Sáng đang tỏa chiếu”, và tuy thế đồng thời, một người phải trở thành chính con đường đó. Y nhập vào ánh sáng và trở thành ánh sáng, và bấy giờ hoạt động như một ngọn đèn đặt ở một nơi tối tăm, mang sự giác ngộ đến cho những người khác, và chiếu sáng con đường trước mặt họ.
Điểm kế tiếp mà một Chân Sư phải xem xét trước khi thu nhận một người vào nhóm của Ngài, là liệu có một giai đoạn như thế về mặt nghiệp quả hay không, hoặc liệu có tồn tại trong hồ sơ của một người những điều kiện vốn làm cho việc thu nhận y trong kiếp sống này không hiệu quả hay không.
Có ba yếu tố chính cần được xem xét một cách riêng biệt, và trong mối liên hệ của chúng với nhau.
− Thứ nhất, có phải có những bắt buộc về nghiệp quả như thế trong kiếp sống hiện tại của một người hay không, khi nó sẽ làm cho y không thể hoạt động như một đệ tử? Về việc này phải cẩn thận ghi nhớ rằng một người có thể trở thành một đệ-tử và đáng được sự chú ý của một Chân Sư, chỉ khi cuộc sống của y có một giá trị nào đó trong thế giới con người, khi y có một ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình, và khi y uốn nắn và tác động lên trí tuệ và tâm hồn của những người khác.
Nếu không ở trong trường hợp đó, thì quả là lãng phí
186 thời gian của một Chân Sư để giao tiếp có tính cá nhân với y, vì y có thể được giúp đỡ thích hợp theo những cách khác, chẳng hạn như có nhiều kiến thức từ sách vở và các huấn sư mà cho đến nay chỉ là lý thuyết chứ không có thực hành, và nhiều kinh nghiệm phải trải qua, dưới sự hướng dẫn của chính Chân Ngã của y, tức là Vị Thầy trong tâm của y. Khi một người là một đệ-tử, thì y được hợp nhất vì y có thể được sử dụng để tiến hành kế hoạch của Thánh Đoàn, và có thể được ảnh hưởng để hiện thực hóa những nỗ lực này, vốn được hoạch định để giúp cho nhân loại thực hiện các bước tiến cần thiết. Điều này bao hàm (trong kiếp sống ở cõi trần của y) thời gian, tư tưởng, hoàn cảnh đúng đắn và các lưu tâm khác, và điều đó hoàn toàn có thể đối với một người đã đạt đến giai đoạn thoát khỏi quan điểm về cá tính (from the character standpoint), nơi mà y xứng đáng với sự công nhận của một Chân Sư, và tuy thế có các nghĩa vụ và các trách nhiệm phải thực hiện, vốn sẽ cản trở y đối với việc phụng sự tích cực trong một kiếp sống đặc biệt nào đó. Chân Sư phải xem xét điều này, và Chân Ngã của chính con người cũng xem xét điều đó nữa.
Kết quả hoàn toàn thông thường vào lúc này là (có lẽ một cách vô thức đối với bộ não vật chất) một người sẽ gánh vác một số lớn kinh nghiệm, và đảm nhiệm việc thực hiện một số lượng trách nhiệm bất thường trong một kiếp sống đặc biệt, để tự giải thoát mình cho việc phụng sự và địa vị đệtử (chelaship) trong một kiếp sống sau này. Khi đó y hoạt động nhằm vào việc trang bị chính y cho kiếp sống tới, và nhằm vào việc nhẫn nại thực hiện nhiệm vụ trong gia đình của mình, giới bạn bè của mình, và công việc của mình. Y nhận thức rằng theo quan điểm Chân Ngã, một kiếp sống chỉ là vấn đề ngắn ngủi và sớm trôi qua; và rằng, bằng việc nghiên cứu, sự hoạt động khôn ngoan, việc phụng sự đầy tình thương, và sự kiên nhẫn chịu đựng, y đang thực hiện hết những điều kiện vốn đang ngăn chận sự chấp nhận nhanh chóng của y vào trong nhóm của một Chân Sư.
− Một Chân Sư cũng nghiên cứu tình trạng về thể chất của người tìm đạo, và về các thể thanh để xem liệu trong chúng có các trạng thái ý thức vốn sẽ cản trở tính hữu dụng, và tác động như những chướng ngại hay không. Các tình trạng này cũng thuộc về nghiệp quả và phải được điều chỉnh trước khi có thể thu nhận y vào chung với các đệ-tử khác.
187 Một xác thân bệnh hoạn, một thể cảm-dục có khuynh hướng tính khí thất thường, các cảm xúc và các ảo tưởng tâm linh, và một thể trí bất trị hoặc được trang bị yếu kém, tất cả đều nguy hiểm cho đạo sinh, trừ khi chúng được loại bỏ và được làm cho hoàn thiện. Một môn đồ phải thường xuyên chịu lệ thuộc vào sự tác động của mãnh lực đến với y từ ba nguồn chính:
1. Chính Chân Ngã của y,
2. Chân Sư của y,
3. Nhóm các đệ-tử đồng môn, và trừ phi y vững mạnh, được thanh luyện và được kiểm soát, nếu không, các mãnh lực này sẽ chỉ dùng để kích thích các tình trạng không mong muốn, nuôi dưỡng những gì vốn cần được loại bỏ, và phơi bày ra tất cả các điểm yếu tiềm ẩn. Điều này phải được thực hiện, chắc chắn là thế, nhưng nhiều điều phải được thực hiện theo đường lối này trước khi được tiếp nhận vào một nhóm đệ-tử, nếu không thì nhiều thời gian quý báu của Chân Sư tất nhiên sẽ bị dùng vào việc loại bỏ và vô hiệu hóa những hậu quả do các phản ứng dữ dội của vị đệ-tử đó lên các đệ-tử khác trong cùng một nhóm. Tốt hơn là chờ đợi và tự mình hoạt động một cách từ từ và khôn khéo, còn hơn là ép buộc một người ở tình trạng chưa sẵn sàng vào các tuyến lực, trước khi người ấy có thể xử lý hoặc chúng, hoặc các hậu quả của chúng.
− Một yếu tố khác mà một Chân Sư phải xem xét là liệu rằng có các đệ-tử đang lâm phàm mà một người phải làm việc với họ, và họ được liên kết với y về nghiệp quả bởi các ràng buộc xưa và mối quen biết cũ trong công việc tương tự hay không.
Đôi khi có thể được xem là khôn ngoan hơn khi để một người chờ đợi một thời gian ngắn trước khi được phép bước ra khỏi (step off) lối sống hồng trần, cho đến khi một kiếp sống bắt đầu, trong đó những người đồng-phụng-sự với y, đã được điều hợp (keyed) với rung động của y, và đã quen làm việc với y, cũng đang ở trong thể xác, vì một nhóm của Chân Sư được tham gia vào việc phụng sự cần được thực hiện và công việc đặc biệt cần được thi hành, chứ không phải bởi vì để một người nhận một sự đào tạo về văn hóa, vốn sẽ làm cho y thành một adept một ngày nào đó. Các đệ-tử tự rèn luyện và sẵn sàng cho bất kỳ công việc nào khi một Chân Sư
188 sử dụng họ. Họ tự phát triển bản thân và thực hiện sự cứu rỗi riêng của họ, và khi hết bước này đến bước khác được thực hiện, Chân Sư đặc biệt của họ đưa ra ngày càng nhiều trách nhiệm cho họ. Ngài sẽ huấn luyện họ về kỹ thuật phụng sự và về sự đáp ứng rung động với Thiên-Cơ, còn họ học cách tự kiểm soát bản thân, và tự làm cho họ thích hợp với việc phụng sự.
Có những yếu tố nghiệp quả khác cần được xem xét bởi một Chân Sư, nhưng đây là ba yếu tố có ý nghĩa nhất và có tầm quan trọng nhất đối với người tìm đạo để xem xét lúc này. Chúng được định rõ để cho không một người phụng sự chân thật và thành tâm nào bị nản lòng và nhụt chí nếu y không có sự liên kết hữu thức với Chân Sư, và không ý thức về một sự liên kết nào đó với một nhóm các đệ-tử nội môn. Điều đó không thể xảy ra là bởi vì y không phù hợp. Nó có thể chỉ là vì Chân Ngã của y đã chọn kiếp sống này để chuẩn bị (clear the decks) cho hành động sau này, để loại bỏ những trở ngại trong thể này hoặc thể kia, hoặc cả ba thể thấp, hoặc để chờ đợi thời điểm mà việc thu nhận y có thể có giá trị nhất.
Yếu tố thứ ba là yếu tố phụng sự, mà Chân Sư xem là yếu tố mà người tìm đạo nói ít nhất về nó, và rất có thể hiểu sai về nó. Mối tham vọng tinh thần, việc mong muốn hoạt động như là trung tâm của một nhóm, niềm khao khát nghe chính mình nói, việc giảng dạy, thuyết trình, hoặc viết lách thường bị người tìm đạo diễn dịch sai như là việc phụng sự (service). Chân Sư không nhìn vào quyền lực hoặc địa vị thế gian của người phụng sự; không nhìn vào số lượng người được tập hợp xung quanh phàm-ngã của y, mà nhìn vào các động cơ thúc đẩy sự hoạt động của y, và nhìn vào hiệu quả của ảnh hưởng của y trên các huynh đệ của y. Việc phụng sự chân chính là dòng lưu-xuất (outflow) tự phát của một tâm bác ái và một trí sáng suốt; nó là kết quả của việc ở nơi thích hợp và lưu lại đó; nó được tạo ra bởi dòng lưu nhập (inflow) đương nhiên của sức mạnh tinh thần, chứ không phải do hoạt động căng thẳng ở cõi trần; nó là ảnh hưởng của bản thể của một người, những gì là bản chất thực sự của y, tức một đấng Con thiêng liêng của Thượng Đế, chứ không phải do hiệu quả được nghiên cứu về lời nói hoặc hành động của y.
Một người phụng sự chân chính tập hợp xung quanh y
189 những người mà y có nhiệm vụ phụng sự họ, và trợ giúp bằng mãnh lực sống của y và phàm-ngã được tinh thần hóa (spiritualised) của y, chứ không phải bằng những lời tuyên bố hoặc sự phát biểu lớn tiếng của y. Y phụng sự trong sự quên mình, y đi trên đời trong sự hy sinh, và y không nghĩ gì đến tầm quan trọng hay điều ngược lại về sự thành tựu của mình, và không có những định kiến nào về giá trị hoặc sự hữu dụng của riêng mình. Y sống, phụng sự, hoạt động và tác động (influences), không đòi hỏi gì cho bản ngã riêng tư.
Khi một Chân Sư thấy sự biểu hiện này trong đời sống của một người, như là kết quả của việc nhận thức được ánh sáng bên trong và việc điều chỉnh các bổn phận nghiệp quả của y, bấy giờ Ngài phát ra một nốt, và chờ xem người đó có nhận ra nốt của nhóm riêng của y hay không. Khi có sự nhận biết này, y được thu nhận vào nhóm riêng của y gồm các đồng-phụng-sự, và có thể đứng trước mặt Chân Sư của y.
TIM, CỔ HỌNG VÀ MẮT
Sau này, khi kiến thức truyền đạt ở đây được đồng hóa, người tìm đạo sẽ đạt đến một sự hiểu biết về ý nghĩa thực sự của tim, cổ họng và mắt – mà hiện nay chính sự tác động của các Đấng Dẫn Dắt nhân loại sẽ kích thích vào hoạt động chức năng. Do đó, bây giờ chúng ta sẽ xem xét:
1. Bí huyệt tim, bí huyệt cổ họng, và bí huyệt giữa hai mắt.
2. Việc khơi hoạt và kết hợp các bí huyệt đó.
3. Chúng sẽ được dùng vào những việc gì trong chu kỳ thế giới sắp tới.
Chủ đề này cực kỳ quan trọng đối với người tìm đạo hiện đại, vì cơ cấu của tim, cổ họng và mắt − tạo thành một phần của cấu trúc bên trong mà y phải học cách sử dụng − phải được chủ trị và được vận dụng có ý thức bởi người tìm đạo, trước khi có thể có bất kỳ hoạt động sáng tạo thực sự nào. Khi Tôi sử dụng từ ngữ “hoạt động sáng tạo”, Tôi đang nói về phương diện huyền bí, chứ Tôi không đề cập đến hoạt
190 động đáng giá được các nghệ sĩ của thế gian thực hiện theo nhiều đường lối thể hiện của họ. Những cố gắng của họ, đối với các nhà nhãn thông, là chỉ dấu của một sự khuấy động bên trong, của một phối kết bên trong, và một hoạt động được thúc đẩy vốn sẽ dẫn đến nỗ lực huyền bí thật sự, và dẫn đến hoạt động sáng tạo trên những cõi tinh anh.
Tôi đang giả định nơi đạo sinh có một kiến thức cơ bản về thể sinh lực và về các trung-tâm-lực của thể đó, và Tôi giả sử rằng bảy trung tâm lực hay các hoa sen, về mặt lý thuyết có một vị trí trong trí tưởng tượng của y. Tôi dùng từ ngữ trí tưởng tượng (imagination) với ý định có chủ đích, vì cho đến khi có được kiến thức và tầm nhìn rõ ràng, việc giả định mang tính tưởng tượng là một yếu tố có uy lực lớn trong việc đưa đến hoạt động của các trung tâm lực.
Để minh giải, chúng ta hãy liệt kê các hoa sen này với số cánh hoa và vị trí của chúng. Màu sắc của chúng thì không quan trọng hiện nay theo quan điểm của đạo sinh, vì nhiều điều đã được đưa ra thì không đúng hoặc có tính chất của một màn che, và bất luận thế nào, màu sắc nội môn khác xa với màu công truyền.
1. Đáy của xương sống .......... 4 cánh hoa
2. Bí huyệt xương cùng ......... 6 cánh hoa
3. Bí huyệt đan điền ............... 10 cánh hoa
4. Bí huyệt tim ........................ 12 cánh hoa
5. Bí huyệt cổ họng ................ 16 cánh hoa
6. Bí huyệt giữa lông mày ..... 2 cánh hoa
7. Bí huyệt đầu ....................... 1.000 cánh hoa
Tiếp theo, đạo sinh hãy nhớ hai sự kiện quan trọng, chúng có thể được coi là cơ bản và sơ bộ, nhưng tuy nhiên, phải được thể hiện thành sự nhận thức có ý thức, và trở thành một phần của ý định có chủ đích của việc đào tạo của người tìm đạo. Thật dễ dàng để nói chung chung. Thật khó khăn để nhận thức rõ. Thật là đơn giản để nắm bắt các dữ liệu trí tuệ nâng cao kiến thức liên quan đến các trung-tâmlực; điều khó khăn nhất là đưa đến sự tái sắp xếp các thần lực đang tuôn qua các xoáy lực này, và học cách hoạt động có ý thức thông qua các trung-tâm-lực cao, đang phụ thuộc vào những trung tâm lực thấp. Điều này cũng phải được thực hiện mà không chú trọng vào khía cạnh hình tướng, như trường hợp trong nhiều thực hành được dùng để truyền sinh lực vào các trung tâm lực. Hai sự kiện quan trọng là:
1. Ba trung tâm lực dưới cơ hoành,
a/ Bí huyệt đáy xương sống,
b/ Bí huyệt xương cùng,
c/ Bí huyệt đan điền,
mà hiện nay là những bí huyệt có uy lực nhất trong nhân loại bậc trung, và là những bí huyệt “linh hoạt” nhất, cần được tái tổ chức, tái định hướng, và được đưa từ trạng thái tích cực sang trạng thái tiêu cực.
Tương tự, bốn trung tâm trên cơ hoành,
a/ Bí huyệt tim,
b/ Bí huyệt cổ họng,
c/ Bí huyệt giữa hai mày,
d/ Bí huyệt đầu,
phải được đánh thức và được đưa từ trạng thái tiêu cực sang trạng thái tích cực.
1. Điều này phải được mang lại theo hai cách. Đầu tiên, bằng việc chuyển năng lượng tích cực của các bí huyệt thấp thành năng lượng tích cực của bí huyệt cao hơn, và thứ hai, bằng việc đánh thức bí huyệt đầu do sự thể hiện hoạt động của ý chí. Hiệu quả đầu tiên được tạo ra bằng việc xây dựng tính-cách và bằng sự thanh lọc các thể, khi được linh hồn sử dụng trong ba cõi thấp. Hiệu quả thứ hai là kết quả của việc thiền định và sự phát triển mục đích có tổ chức, do ý chí áp đặt lên sự sống hằng ngày. Xây dựng tính cách, lối sống trong sạch, các phản ứng tình cảm có kiểm soát, và tư duy đúng đắn là các lời lẽ vô vị (platitudes) của tất cả các hệ thống tôn giáo, và đã bị mất tác dụng (weight) do việc chúng ta quá quen thuộc với chúng. Không dễ gì để nhớ rằng khi chúng ta sống một cách thanh khiết và đúng đắn, thực ra chúng ta đích thực đang hoạt động với các thần lực, đang chinh phục các năng lượng theo các nhu cầu của chúng ta, đang làm cho các
192 sự sống tinh-hoa-chất phụ thuộc vào các nhu cầu của bản thể tinh thần (spiritual being), và đang đưa vào hoạt động một cơ cấu và một cấu trúc quan trọng, mà cho đến nay chỉ tiềm tàng và thụ động. Tuy nhiên, nó vẫn là một thực tại, để rồi khi các năng lượng tiềm tàng ở đáy cột sống được đưa lên đầu và được mang (xuyên qua đan-điền, tức là nơi thu thập và phân phối năng lượng, và hành tủy) đến bí huyệt giữa hai lông mày, lúc bấy giờ phàm-ngã, tức khía cạnh vật chất, đạt đến địa vị thần thánh của nó, và Trinh Nữ Mary (Virgin Mary) – trong ý thức cá nhân, vốn là một thực thể tương đương hữu hạn của một Thực Tại vô hạn − được “đưa đến tận Thiên Đường” để ngồi ở đó, bên cạnh con trai của bà, tức Đấng Christ, hay linh hồn.
Khi các năng lượng của bí huyệt xương cùng, từ trước đến nay được tập trung vào hoạt động sáng tạo vật chất và sinh sản, và vì thế là nguồn gốc của đời sống tính dục ở cõi trần và mối quan tâm vật chất, được thăng hoa, được tái định hướng và được đưa đến bí huyệt cổ họng, bấy giờ người tìm đạo trở thành một lực sáng tạo hữu thức trong các cõi giới cao; y tiến vào bên trong bức màn, và bắt đầu tạo tác các mô hình của những sự vật vốn cuối cùng sẽ mang lại các cõi trời mới và cõi trần thế mới.
Khi các năng lượng của đan điền – các biểu hiện từ trước đến giờ của bản chất dục vọng mạnh mẽ, nuôi dưỡng đời sống tình cảm của phàm-ngã – cũng được chuyển hóa và được tái định hướng, sau đó chúng được đưa đến bí huyệt tim, và dẫn đến, như một kết quả, một nhận thức về ý thức tập thể, về lòng bác ái tập thể và mục đích tập thể, vốn làm cho người tìm đạo thành một người phụng sự nhân loại và một người cộng tác thích hợp của các vị Huynh-Trưởng của nhân loại.
Khi ba sự chuyển di này đã được hoàn thành
(consummated), sau đó là một hoạt động diễn ra (transpires) trong bí huyệt đầu, tức yếu tố chi phối cuối cùng, và bằng một tác động ý chí của linh hồn cai quản bên trong, một số diễn biến xảy ra mà chúng ta có thể xem xét sau này trong các nghiên cứu của chúng ta.
2. Sự kiện thứ hai cần ghi nhớ là khi các thay đổi và các việc tái-định-hướng này diễn ra, đệ-tử bắt đầu thức tỉnh, về
193 mặt tâm lý, các trạng thái tâm thức mới, các trạng thái hiện tồn mới và các trạng thái bản thể mới. Do đó, hiển nhiên là rất cần thiết để thâm nhập một cách từ từ vào những vấn đề này, sao cho việc lĩnh hội của thể trí và khả năng suy luận một cách hợp lý và lành mạnh có thể đi song song với sự phát triển của trực giác và của nhận thức tâm linh. Nhiều trường phái chỉ thúc đẩy các khóa học phát triển sớm năng lượng cao và dẫn dắt người tìm đạo (nếu Tôi có thể diễn tả việc đó theo ngôn ngữ huyền bí) trực tiếp ra khỏi lĩnh vực của cảm xúc và ham muốn để vào trong lĩnh vực của trực giác, nhưng để mặc cho những khả năng tri thức và bộ máy trí tuệ hoàn toàn không phát triển và ở dạng tiềm tàng. Khi xảy ra trường hợp này – lại nói về mặt huyền bí – một lỗ hổng hoặc một khe hở xuất hiện, trong phần trang bị mà linh hồn tất yếu phải dùng đến trong ba cõi nỗ lực của nó. Thể trí diễn giải, tổ chức, hiểu biết (the interpreting, organising, understanding mind) không thể thể hiện vai trò của nó. Nơi nào thiếu sự hiểu biết và năng lực trí tuệ, thì nơi đó có nguy cơ hiểu sai, cả tin và diễn giải sai về những hiện tượng của các trạng thái hiện tồn khác nhau. Một ý thức về các giá trị sẽ thiếu, và người tìm đạo sẽ đánh giá quá cao những điều không thiết yếu, và không hiểu rõ giá trị của các thực tại tinh thần.
Năng lượng có thể tuôn đổ vào các trung tâm lực trong những trường hợp này, nhưng vì không có trí thông minh định hướng, nó sẽ chạy lung tung và lúc đó chúng ta có những trường hợp đáng buồn, vốn rải rác trên con đường của nỗ lực huyền bí, và làm cho hoạt động của Thánh Đoàn (the Lodge) mang tai tiếng, − các trường hợp về những phàm-ngã được cường điệu quá mức, về những người mộ đạo mê tín, về các tín đồ cả tin của các nhà lãnh đạo, về các lý tưởng gia cuồng tín thiếu cân bằng, và về những người tâm trí lệch lạc vốn nhận càn vào họ các quyền năng không phải là của họ. Những người nam và nữ trở nên bị ảnh hưởng bởi cảm-dục tính (astralism) và lạc lối trong thung lũng của ảo tưởng, tự xem họ dị biệt với những người khác, tự đặt họ lên một bệ cao xa cách với nhân loại bậc trung. Họ cố tâm sa vào tội chia rẻ. Thêm vào danh mục trên là các trường hợp bại hoại tính
194 dục, gây ra bởi sự kích thích quá độ vào bí huyệt xương cùng, các trường hợp của chứng loạn thần kinh chức năng và chứng quá nhạy cảm và chứng đa cảm, gây ra bởi sự truyền sinh-khí (vitalisation) sớm của bí huyệt đan điền, và cuối cùng là các trường hợp điên loạn (insanity) gây ra bởi sự kích thích quá độ vào các tế bào não qua việc thiền định thiếu khôn ngoan, sự việc sẽ trở nên ngày càng rõ ràng là tại sao việc tiến hành chậm rãi và việc phát triển các tiến-trình trí-tuệ cũng như tính chất tinh thần được cho là cần thiết.
Đạo sinh bậc trung bắt đầu với sự hiểu biết rằng y có các trung-tâm-lực, và với một mong muốn có sự thanh khiết của cá-tính. Y được những người hiểu biết đoan chắc rằng khi y nỗ lực, thiền định, nghiên cứu và phụng sự, thì một vài thay đổi sẽ diễn ra trong y, và rằng từ chốn sâu thẳm của bản thể y, sẽ phát sinh một sự nhận thức năng động. Y được bảo cho biết rằng việc y tuân theo một cách thở, một sự kích hoạt, và một việc truyền sinh lực sẽ đưa sự sống tinh thần chủ quan của y vào tình trạng nổi bật. Sự sống chủ quan này tự thể hiện dưới hình thức năng-lượng tinh thần, qua trung gian của thể năng lượng hay thể sinh lực, năng lượng được thể hiện như thế sẽ thay đổi trọng tâm cuộc sống và các mối quan tâm của y, và tạo ra một ảnh hưởng có từ tính và năng động, ảnh hưởng này sẽ thu hút và nâng cao nhân loại. Năng lượng này có bản chất thất phân và sử dụng bảy điểm tập trung trong thể dĩ thái với vai trò là các tác-nhân của nó.
Người tìm đạo không thể hoạt động với, và vận dụng tất cả bảy loại năng lượng này một cách sáng suốt trong các giai đoạn đầu của Con Đường Đệ-Tử. Việc nhấn mạnh, nhằm mục đích luyện tập, chỉ được đặt trên ba trong số bảy loại. Đó là:
1. Năng lượng của Ý chí, sức mạnh hay quyền năng, qua trung gian của bí-huyệt đầu. Đây là năng lượng của con người tinh thần (spiritual man), đến trực tiếp từ Monad (Chân Thần), xuyên qua linh hồn. Tuy nhiên, mãi đến cuộc điểm đạo thứ ba, tất cả những gì mà đệ-tử cần hiểu là khía cạnh ý chí của linh hồn sẽ kiểm soát phàm-ngã, xuyên qua
195 thể trí đến bí huyệt đầu. Khi xảy ra trường hợp này thì hoa sen ngàn cánh bắt đầu hoạt động. Tuyến của dòng thần lực này là:
Monad
Atma. Ý chí tinh thần.
Vòng các cánh hoa bên trong của hoa sen Chân Ngã, các cánh hoa ý chí.
Thể trí
Bí huyệt đầu trong thể dĩ-thái. Hệ thần kinh và não bộ.
2. Năng lượng Bác Ái – Minh Triết, qua trung gian của bí huyệt tim. Khi được khơi hoạt, bí huyệt này dẫn đến việc mở rộng tâm thức, điều này khởi đầu cho một người vào cuộc sống của nhóm y. Y mất đi ý thức chia rẻ, và cuối cùng hòa nhập vào ánh sáng nhận thức đầy đủ – một sự nhận thức về sự hiệp nhất với Thượng Đế nội tại của riêng mình, với tất cả nhân loại, với mọi linh hồn trong mọi hình thức của thiên nhiên, và vì thế với Đại Hồn (Oversoul). Dòng thần lực này cũng đến từ Chân Thần, xuyên qua linh hồn, và đường đi của nó là như sau:
Monad
Bồ Đề (Buddhi). Bác ái tinh thần. Trực giác.
Vòng cánh hoa thứ hai trong hoa sen chân ngã, những cánh hoa bác ái.
Thể cảm dục.
Bí huyệt tim.
Dòng máu.
Nơi người ít tiến hóa, dòng thần lực này chỉ đi xuyên qua bí huyệt tim, thẳng đến đan điền và sử dụng hai khía cạnh là sự sống sinh động và tính chất linh hồn, một khía cạnh truyền sinh lực cho dòng máu, và khía cạnh kia kích hoạt bí huyệt đan điền. Thần lực này sau đó trở thành yếu tố chủ đạo trong đời sống năng lượng của con người, và sức mạnh mà qua đó bản chất dục vọng của y tự thể hiện, cho
196 đến khi người tìm đạo đem đến sự chuyển hóa cần thiết và sự tái định hướng bản chất dục vọng tình cảm của y. Khi đó, bí huyệt tim thức tỉnh đi vào hoạt động và sự sống của bí huyệt đan điền trở nên bị phụ thuộc vào sự sống của bí huyệt tim. Điều này được mang lại bởi sự phát triển các mối quan tâm đến tập thể, bởi việc trau dồi tính bao gồm và việc mất dần sự quan tâm đến phàm-ngã, đến những sự việc có tính chia rẻ và ích kỷ.
3. Năng lượng của trí tuệ linh hoạt, hay năng lượng làm sinh động khía cạnh hình tướng, và làm cho các hình tướng phù hợp với các mục đích chủ quan của trí thông tuệ đang chủ trì – Thượng Đế hoặc con người, loài người hoặc thần thánh. Năng lượng này cũng đi từ trạng thái thứ ba của Monad, và đường lối tiếp xúc của nó là:
Monad.
Manas. Sự thông tuệ tinh thần. Thượng trí.
Vòng thứ ba hay vòng các cánh hoa ngoài cùng trong hoa sen Chân Ngã, các cánh hoa tri thức.
Thể dĩ thái nói chung, vì thể này thâm nhập khắp nhục thân.
Bí huyệt cổ họng.
Các tế bào của cơ thể.
Nơi người ít tiến hóa, như trong trường hợp của trạng thái thứ hai và sự khai mở của nó, năng lượng chỉ đi qua bí huyệt cổ họng và đi thẳng đến bí huyệt xương cùng, và do đó đưa vào hoạt động các tiến trình sinh sản và các khả năng sáng tạo, được sử dụng trong việc sinh sản và đời sống tính dục của nhân loại.
Đây là một phác thảo đại cương và tổng quát của ba dòng thần-lực chính hay là năng-lượng thiêng liêng và đường đi của chúng.
Mối liên hệ của bí huyệt đầu với bí huyệt đáy cột sống, nơi có luồng hỏa đang ngủ yên, sẽ không được xem xét ở đây, cũng như chức năng của bí huyệt đan-điền với cương vị một nơi thu nhận và phân phối các năng lượng thấp sẽ không
197 được đề cập đến. Tôi rất mong muốn các đạo sinh chỉ đơn giản nắm bắt ý tưởng tổng quát và bộ khung của giáo lý.
Mỗi người theo thời gian, tiến hành con đường trở về của y trên Con Đường Hoàn Nguyên theo một trong ba cung chính. Cuối cùng, mọi người đều phải thể hiện khả năng sáng tạo thông minh, được làm sinh động bởi lòng bác ái thiêng liêng, và đưa Ý Chí vào hoạt động theo đúng chức năng, khi ý chí đó thể hiện Thiên Ý và Thiên Cơ.
Trung-tâm-lực đầu tiên mà người tìm đạo muốn khơi hoạt một cách có ý thức, và tập trung vào đó trong các giai đoạn đầu mới tu hành của mình, là bí huyệt tim. Y phải học để có tập-thể-thức, để nhạy cảm với những lý tưởng tập thể, và có tính bao gồm trong các kế hoạch và các quan niệm của mình. Y phải học cách yêu thương có tính cách chung (collectively) và một cách thanh khiết, chứ không bị thúc đẩy bởi sự thu hút của phàm-ngã, và động cơ được tưởng thưởng. Nếu không có sự thức tỉnh này nơi bí huyệt tim, y không thể được phó thác để vận dụng các quyền năng sáng tạo của bí huyệt cổ họng, vì các quyền năng này sẽ bị lệ thuộc vào việc tự đề cao, và đủ loại tham vọng.
Ở đây cũng cần lưu ý rằng không có sự khai mở nào trong những khai mở này (unfoldments) có thể từng được tiếp cận theo quan điểm của tính thụ động hoàn toàn, tĩnh tại, hoặc theo góc độ của một nhiệm vụ hoàn toàn mới. Chúng ta đang trong diễn trình tiến hóa. Một số khía cạnh của các trung-tâm-lực của chúng ta đã được đánh thức, và đang hoạt động liên quan đến khía cạnh hình tướng, nhưng chưa biểu lộ các tính chất của linh hồn. Chúng ta có một quá khứ lâu dài và có hiệu quả phía sau chúng ta. Không một ai trong chúng ta hoàn toàn ích kỷ hoặc chia rẻ. Xã hội loài người bây giờ gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Nhân loại, nói chung đã làm được nhiều trong việc đưa bí huyệt tim vào hoạt động một phần, và trong việc khơi dậy một số khía cạnh quan trọng của bí huyệt cổ họng.
Vấn đề đối với nhiều người tìm đạo ngày nay là vấn đề của huyệt đan điền, vì huyệt đó đã mở rộng, đang hoạt động tích cực và gần như được thức tỉnh hoàn toàn. Tuy nhiên, công việc chuyển hóa đang tiến hành đồng thời, dẫn đến −
198 như người ta có thể tự nhiên cho là thế − một số lớn khó khăn và các tình trạng hỗn loạn. Bí huyệt tim cũng đang bắt đầu rung động, nhưng chưa được thức tỉnh, bí huyệt cổ họng thường được khơi hoạt sớm, nhờ việc chuyển năng lượng từ bí huyệt xương cùng. Điều này là do bởi nhiều nguyên nhân – đôi khi là do mục đích và ý định tinh thần, nhưng thường hơn là do một sự từ chối đời sống tính dục bình thường, vì các điều kiện kinh tế, hoặc vì thiếu sinh-lực thể chất, các điều này dẫn (predisposes) đến tình trạng sống độc thân. Sự thiếu sinh lực (vital force) đến lượt nó là do bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do một sự di truyền lâu đời tạo ra một suy đồi của thể xác, hoặc do tình trạng độc thân gượng ép trong các kiếp sống quá khứ; tình trạng độc thân gượng ép này rất thường là kết quả của đời sống ở tu viện và cách sống của đời sống thần bí. Khi sự khơi hoạt sáng tạo này tìm được sự biểu lộ thông qua bất cứ bộ môn nghệ thuật nào – như văn học, hội họa, âm nhạc – hoặc trong tổ chức tập thể, và công việc điều hành thì không có sự tổn hại nào xảy ra, vì năng lượng tìm thấy một lối thoát sáng tạo bình thường. Người tìm đạo nên ghi nhớ các điểm này. Y đang đối mặt với một vấn đề phức tạp nhất. Y tiến nhập một cách mò mẫm vào một tình huống vốn là kết quả của một diễn trình tiến hóa lâu dài và y không có giải pháp nào cho nó. Nhất là trường hợp trong các giai đoạn đầu và trước cuộc điểm đạo thứ nhất, vì y không có kiến thức về lịch sử của quá khứ, cũng không có bất kỳ sự tiên kiến nào về tương lai. Y chỉ phải nhận lấy khí cụ và cơ hội của mình; và làm hết năng lực của mình, được hướng dẫn bởi các quy tắc lâu đời của Raja Yoga, và ánh sáng của chính linh hồn mình.
Khi bí huyệt tim được khơi hoạt, và bí huyệt cổ họng bước vào hoạt động sáng tạo, một mối quan hệ rõ rệt được thiết lập và có một tương tác năng lượng giữa hai bí huyệt này. Đến lượt nó, hoạt động này dẫn đến một sự đáp ứng từ trạng thái của hoa sen ngàn cánh (một hoa sen tổng hợp), mà năng lượng luôn luôn làm sinh động bí huyệt tim và bí huyệt 199 cổ họng thường đi qua. Hoạt động đáp ứng và hành động tương tác này đưa đến hai kết quả, và các kết quả này nên được lưu ý vô cùng cẩn thận.
Đầu tiên, ánh sáng trong đầu xuất hiện. Một lóe sáng (nếu Tôi có thể diễn tả nó như thế) được thiết lập giữa năng lượng cao dương tính đang phủ bóng khi nó được tập trung trong hình dạng hoa sen ngàn cánh, với rung động đang tăng lên đều đều của các hoa sen hay các bí huyệt tim và cổ họng. Đến lượt chúng, hai bí huyệt thấp này đang đáp ứng với các năng lượng đang được nâng lên, và được đưa lên từ các bí huyệt dưới cơ hoành.
Thứ hai, sự hiện diện bí huyệt giữa hai lông mày cũng bắt đầu được cảm nhận, và hoa sen hai cánh quan trọng này bắt đầu rung động. Nó tượng trưng cho việc nhất quán linh hồn và thể xác, chủ-thể và khách-thể. Trong một số sách huyền linh học, nó được gọi là hoa sen có chín mươi sáu cánh hoa, nhưng đây chỉ là một biến-phân có liên quan với các năng lượng được tập trung trong hai cánh. Ta sẽ để ý rằng tổng cộng của những cánh hoa thần lực trong các bí huyệt (không tính hai bí huyệt đầu) cả thảy lên tới bốn mươi tám cánh. Các năng lượng này ở hai trạng thái của chúng, là năng lượng thiết yếu cho thể xác và các phẩm tính của linh hồn, tạo nên chín mươi sáu trạng thái hoặc rung động của hai cánh hoa của bí huyệt Ấn Đường (Ajna), hay là bí huyệt giữa hai lông mày. Cũng cần nhớ rằng thuật ngữ “cánh hoa” (“petal”) chỉ tượng trưng cho một sự biểu lộ thần lực và tác động rõ rệt của nó trong vật chất.
Năm bí huyệt với bốn mươi tám cánh hoa của chúng do đó được tổng hợp thành hoa sen có hai cánh hoa, và khi đó chúng ta có bốn mươi tám cộng với hai bằng năm mươi, con số của phàm-ngã hoàn thiện, vì năm là con số của người và mười là con số của sự hoàn hảo. Cũng về mặt biểu tượng, nếu tổng số của bốn mươi tám cánh hoa của năm bí huyệt được thêm vào chín mươi sáu cánh hoa của bí huyệt giữa hai lông mày, số 144 hiện ra. Con số này có nghĩa công việc được hoàn thành của mười hai Huyền Giai sáng tạo, mười hai lần mười
200 hai, và do đó tập hợp linh hồn chủ quan và thể xác khách quan trong sự hợp nhất và sự nhất-quán hoàn hảo. Đây là viên mãn. Số 144 cộng với các con số này, tức số một ngàn (số cánh hoa trong hoa sen của bí huyệt đầu), và bạn có số của những người được cứu trong Sách Khải Huyền (Book of Revelations), một trăm bốn mươi bốn ngàn (144.000) người có thể đứng trước mặt Thượng Đế, vì ba con số không (000 − ciphers) được tìm thấy ngụ ý cho phàm-ngã. Khi con người đã hoàn thành nơi y công việc vĩ đại, khi số 144.000 được xem như tượng trưng cho mức độ thành tựu của y, bấy giờ y có thể đứng trước Thượng Đế − bấy giờ không chỉ trước khi Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục (Angel of the Presence) mà là trước chính Bản Lai Diện Mục (Presence Itself).
VIỆC KHƠI HOẠT CÁC BÍ HUYỆT
Câu hỏi nảy sinh bây giờ là: Sự khơi hoạt và phối kết này có thể được xảy ra như thế nào? Các bước nào phải được thực hiện để tạo ra việc truyền sinh khí (vitalisation) và hoạt động tổng hợp cuối cùng này của ba bí huyệt? Đối mặt với những câu hỏi này, vị huấn sư chân chính nhận thấy một việc khó khăn. Thật không phải dễ dàng để minh giải các hoạt động bí truyền và đi song song vốn là kết quả của việc kiến tạo cá tính. Vì vậy, thường thường người tìm đạo rất nóng lòng để được kể một điều mới nào đó, và khi y được kể lại một chân lý cũ nào đó – quá cũ và quá quen thuộc đến nỗi nó không gợi lên một đáp ứng đáng ghi nhận nào – y cảm thấy rằng vị huấn sư đã lơ là y và vì thế không chịu nổi với cảm giác không hiệu quả (futility) và sự ngã lòng. Tuy nhiên, điều này phải được làm cho thỏa mãn và những câu hỏi phải được giải đáp. Vì thế, Tôi sẽ nói rõ các yêu cầu cần thiết một cách càng súc tích càng tốt, đưa chúng ra theo thứ tự liên tiếp và dựa trên mức độ quan trọng của chúng theo quan điểm của người tìm đạo bậc trung. Vậy chúng ta hãy liệt kê chúng dưới hình thức bảng biểu, và rồi chúng ta sẽ đề cập vắn tắt đến mỗi điểm sau đó.
1. Việc kiến tạo cá tính, điều kiện cần thiết trước tiên và thiết yếu.
2. Động cơ đúng đắn.
201 3. Việc phụng sự (service).
4. Việc thiền định.
5. Một nghiên cứu chuyên môn về khoa học các bí huyệt.
6. Các bài tập thở.
7. Việc nghiên cứu về kỹ thuật của Ý- Chí (the Will).
8. Việc phát triển năng lực để sử dụng thời gian.
9. Việc khơi hoạt luồng hỏa Kundalini.
Điểm thứ chín và cuối cùng này sẽ không được xem xét ở giai đoạn đào tạo này của chúng ta. Lý do thật rõ ràng. Hầu hết người tìm đạo đang ở giai đoạn của các điểm thứ ba và thứ tư; và chỉ mới bắt đầu hoạt động với các điểm thứ năm và thứ sáu. Chúng ta hãy đề cập vắn tắt đến mỗi giai đoạn cần thiết này, và Tôi yêu cầu các bạn cần phải có nhận thức ở một mức độ nào đó về trách nhiệm được đòi hỏi do sự hiểu biết này. Bạn có nhận thức sự kiện là nếu bạn đang vận dụng đầy đủ mỗi mẩu thông tin được đưa ra trong thời gian luyện tập, làm cho nó thành một thực tế trong kinh nghiệm của bạn, và trong đời sống hằng ngày của bạn, bạn sống bằng giáo huấn được dạy một cách vững vàng, bạn sẽ đứng ngay trước Cổng Điểm Đạo hay chăng? Bạn có nhận ra rằng một chân lý phải được thể hiện trong kết cấu của cuộc sống hằng ngày trước khi một chân lý mới có thể được truyền đạt một cách an toàn?
1. Việc kiến tạo tính cách (character building). Chín điểm này phải được nghiên cứu theo khía cạnh huyền lực (force) của chúng, chứ không theo ý nghĩa đạo đức hoặc tâm linh của chúng. Đó là “thế giới của huyền lực mà điểm đạo đồ tiến vào”, và chính việc luyện tập mà y nhận được với tư cách người tìm đạo mới làm cho giai đoạn như vậy có thể xảy ra. Mỗi người chúng ta bước vào cuộc đời với một trang bị nhất định – là sản phẩm của các kiếp sống của nỗ lực và kinh nghiệm đã qua. Trang bị đó có trong nó một số khiếm khuyết hoặc thiếu sót, và hiếm khi có tính chất hài hòa. Một người thì quá trí tuệ. Người khác thì quá tâm linh. Người thứ ba chủ yếu thiên về vật chất, và còn người khác nữa lại quá thần bí. Một người thì nhạy cảm, dễ bị kích thích, và dễ bị tác động. Người khác thì ngược lại với tất cả những tính chất này. Một
202 người thì tập trung vào bản chất thú tính của mình, hoặc là quá thiên về vật chất trong quan điểm về cuộc sống của mình, trong khi người khác lại biết nhìn xa trông rộng và thoát khỏi các tội lỗi của xác thịt. Các điểm bất đồng giữa những con người thì vô số, nhưng trong mỗi kiếp sống có một xu hướng nổi bật mà tất cả các năng lượng của bản thể y đều xoay về đó. Có thể y bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các mãnh lực vật chất và tất nhiên sống đời sống của một con vật. Hoặc là y bị ảnh hưởng bởi năng lượng cảm dục và sống một cuộc sống tình cảm và tâm linh một cách mãnh liệt (potently). Có lẽ − giống như rất nhiều người – y bị ảnh hưởng bởi ba loại năng lượng, vật chất, tình cảm, và một dòng năng lượng linh hồn không thường xuyên. Điểm cần ghi nhớ là các thể mà trong đó chúng ta, với tư cách linh hồn, đang hoạt động, cấu thành
chủ yếu là các thể năng lượng. Chúng được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng, các nguyên-tử ở trong một trạng thái tuôn chảy và chuyển động liên tục, và tìm chỗ của chúng trong một môi trường có bản chất tương tự. Hoạt động như hạt nhân tích cực trong các thể năng lượng này, và vào lúc này, tương đối tĩnh tại trong phần lớn các trường hợp, là linh hồn. Từ trước đến nay, linh hồn ít gây sức ép lên các thể thấp (sheaths, các lớp vỏ) của nó, và tự đồng hóa bản thân nó với chúng, do đó tạm thời làm mất hiệu quả sự sống nội tại riêng của nó.
Tuy nhiên, sẽ tới ngày mà linh hồn thức tỉnh với nhu cầu phải chi phối tình hình và phải khẳng định uy quyền của chính nó. Khi đó, con người (lúc đầu thì thỉnh thoảng) đánh giá lại tình hình. Y phải khám phá trước tiên loại năng lượng nào nổi trội hơn, và là lực thúc đẩy trong kinh nghiệm hằng ngày của mình. Khi đã phát hiện ra điều này, y bắt đầu tổ chức lại, định hướng lại và xây dựng lại các thể của mình. Toàn bộ phần giảng dạy này có thể được tóm gọn trong hai từ ngữ: Tật xấu (Vice) và Đức Hạnh (Virtue).
Tật xấu là năng lượng của các lớp vỏ (thể thấp) riêng biệt hoặc được kết hợp trong phàm-ngã, khi nó kiểm soát các hoạt động của sự sống và làm cho linh hồn phụ thuộc vào các lớp vỏ, và vào các xung lực và các xu hướng của phàm-ngã.
Đức hạnh là việc kêu gọi sự giúp đỡ của các năng lượng mới và của một nhịp điệu rung động mới, để cho linh hồn trở thành yếu tố kiểm soát tích cực, và các mãnh lực của linh hồn
203 thay thế các mãnh lực của các thể thấp. Tiến trình này là tiến trình của việc kiến tạo tính cách. Hãy để Tôi minh họa! Một người là nạn nhân của một tính khí dễ cáu kỉnh và hay gắt gỏng. Chúng ta nói với y rằng anh ta cần phải bình tĩnh và thanh thản, và trau dồi hạnh dứt bỏ để nhờ thế đạt được sự
tự kiểm soát. Chúng tôi dạy cho anh ta rằng thay vì có tính tình cáu gắt, nên có sự dịu dàng và bình tĩnh. Điều này nghe có vẻ vô vị và rất đáng chán. Tuy nhiên những gì thực sự đang được nói chính là : ở chỗ của bản chất hiếu động vị kỷ dễ xúc động, và sự hoạt động của bí huyệt đan-điền (mang theo các mãnh lực mạnh mẽ của cõi cảm dục), nên áp đặt ở đó nhịp điệu điềm tĩnh vô tư và hòa hợp của linh hồn, tức Chân Ngã. Công việc áp đặt rung động cao lên trên rung động thấp này là việc kiến tạo tính cách, điều kiện tiên quyết đầu tiên trên Con Đường Dự Bị. Khi đọc mục này đạo sinh nhiệt tâm có thể bắt đầu tổng kết các tài sản về năng lượng của mình; y có thể lập bảng kê các lực mà y cảm thấy chi phối cuộc sống của mình, do đó đi đến một sự hiểu biết hợp lý và trung thực về các lực đang cần được hạ thấp xuống, và những lực cần được tăng cường. Sau đó, trong ánh sáng của chân tri thức, y hãy tiến tới trên con đường định mệnh của y.
2. Động cơ chân chính (Right Motive). Chúng ta được dạy rằng, Chân Sư Minh Triết là “sự bừng nở hiếm có của một thế hệ gồm những người hay tìm hiểu (enquirers)”. Câu hỏi mà người tìm đạo hiện nay muốn biết và y chỉ có quyền trả lời là: Động cơ nào đang chi phối đạo tâm và nỗ lực của tôi? Tại sao tôi muốn xây dựng dựa trên một nền tảng thật sự? Tại sao tôi lại sốt sắng kêu cầu linh hồn của tôi như thế?
Sự phát triển động cơ đúng đắn là một nỗ lực liên tiến, và người ta thường xuyên thay đổi tiêu điểm động cơ của mình khi người ta phát hiện ra bản thân y là Linh-Quang bao giờ cũng tỏa sáng đều hơn trên con đường của y, và luôn luôn có một động cơ mới hơn và cao hơn xuất hiện. Một lần nữa, hãy để Tôi minh họa: Một người tìm đạo trong các giai đoạn đầu thực tế luôn luôn là một kẻ mộ đạo. Để đạt đến tiêu chuẩn được lập ra bởi một người bạn và huấn sư mến yêu, y 204 đấu tranh, phấn đấu và tiến bộ. Sau đó, mục tiêu của lòng mộ đạo và nỗ lực hăng hái của y được thay thế bằng sự sùng bái một trong những Đấng Cao Cả, tức là các Huynh Trưởng của nhân loại. Y dồn mọi năng lực và các sức mạnh của bản thể mình vào việc phụng sự các Ngài. Động lực này, đến lượt nó, chắc chắn và đều đặn được thay thế bằng một tình yêu thương mãnh liệt dành cho nhân loại, và tình yêu của một cá nhân (mà y bao giờ cũng quá hoàn hảo) không còn được nhìn thấy trong tình yêu đối với toàn bộ tình huynh đệ của con người. Không ngừng nghỉ, khi linh hồn ngày càng kiểm soát nhiều hơn khí cụ (instrument) của mình, và bản chất linh hồn biểu lộ một cách đều đặn, tình yêu này cũng được thay thế bằng tình yêu đối với lý tưởng, đối với Thiên Cơ, và đối với các mục đích ẩn bên dưới chính vũ trụ. Con người đi đến chỗ biết chính mình không gì khác hơn là một vận hà, mà qua đó các lực tinh thần có thể hoạt động, và nhận ra chính mình là một thành phần của Sự Sống Duy Nhất (the One Life). Sau đó, y thấy ngay cả nhân loại chỉ là tương đối và không đáng kể, và trở nên đắm mình trong Thiên Ý vĩ đại (great Will).
3. Phụng sự. Một sự học tập có động cơ đúng đắn đương nhiên đưa đến việc phụng sự đúng đắn, và thường giống nhau trong hình thức khách quan của nó, đó là ý thức thúc đẩy. Từ việc phụng sự cho một cá nhân như một sự biểu lộ tình yêu, đến việc phụng sự cho gia đình, hoặc đến việc phụng sự cho quốc gia, rồi phát triển việc phụng sự đến một thành viên của Thánh Đoàn, đến nhóm của một Chân Sư và từ đó phụng sự cho nhân loại. Cuối cùng phát triển một ý thức về Thiên Cơ và phụng sự Thiên Cơ, và một sự hiến dâng cho mục tiêu ẩn tàng của Đấng Vĩ Đại, Đấng đã đưa vạn vật vào hiện tồn để hoàn thành một mục tiêu đặc biệt nào đó.
4. Thiền định. Chúng ta sẽ không bàn luận sâu về đề tài này, vì nó đã tạo nên cơ sở của phần lớn giáo huấn trong các sách khác của Tôi, và nhiều bạn đang thực hiện đều đặn công việc thiền định. Tôi đã đặt nó vào hàng thứ tư trong danh sách vì thiền định vốn nguy hiểm, và không có lợi cho người nào bắt đầu tham thiền mà không có nền tảng của một tâm tính tốt đẹp và có lối sống trong sạch. Lúc đó thiền định trở thành chỉ là một phương tiện cho việc đưa vào các năng lượng vốn chỉ dùng để kích thích các khía cạnh không mong
205 muốn của đời sống con người, giống như việc bón phân cho một khu vườn đầy cỏ dại sẽ sản xuất một vụ mùa cỏ dại lớn lao, và vì thế diệt hết các cây hoa yếu đuối và nhỏ bé. Thiền định trở nên nguy hiểm ở nơi có động cơ sai lầm, chẳng hạn như mong muốn cho sự phát triển cá nhân và cho các quyền năng tinh thần, vì ở dưới những điều kiện này, nó chỉ tạo ra một sự tăng cường bóng tối trong thung lũng ảo tưởng và mang đến sự phát triển trọn vẹn con rắn kiêu hãnh đang ẩn núp trong thung lũng của sự ham muốn ích kỷ. Thiền định trở thành nguy hiểm khi thiếu lòng mong muốn phụng sự. Phụng sự là một từ ngữ khác để chỉ việc dùng sức mạnh linh hồn cho lợi ích của tập thể. Nơi nào thiếu xung lực này, năng lượng có thể tuôn đổ vào các thể, nhưng – do thiếu việc sử dụng và không tìm thấy lối ra – nó sẽ hướng tới việc kích thích quá độ các bí huyệt, và tạo ra các tình trạng thảm họa cho tân đệ tử. Sự đồng hóa và sự loại trừ là những định luật của sự sống linh hồn cũng như của sự sống vật chất, và khi định luật đơn giản này bị coi thường, thì các hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy đến không tránh khỏi nơi thể xác.
5. Việc nghiên cứu về các bí huyệt. Bây giờ chúng ta đang bắt đầu việc nghiên cứu này. Đó là một cuộc nghiên cứu mà cho đến nay còn trong tình trạng ấu trĩ ở Phương Tây, và ít được áp dụng ở Phương Đông. Cách tiếp cận của chúng ta sẽ có phần nào mới mẻ, vì mặc dù chúng ta sẽ làm quen với các tên gọi, các vị trí và các mối liên quan của các bí huyệt, chúng ta sẽ không thực hành thiền định trên các bí huyệt này. Cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến một sự nhận thức sâu sắc về sự rung động của chúng, về sắc thái (tone) và các màu sắc của chúng, và về các ý nghĩa (significances) chiêm tinh học. Chúng ta sẽ không làm việc với các bí huyệt ở phần dưới cột sống, cũng không nhắm vào việc sử dụng chúng một cách hữu thức như người có nhãn-thông và nhĩ-thông đang làm. Tất cả công việc mà đạo sinh thực hiện phải được tiến hành hoàn toàn ở trong đầu và từ đầu (in the head and from the head). Ở đó là trung tâm của Ý-Chí (Will), hay trạng thái Tinh Thần, đang tác động qua linh hồn. Nơi đó cũng là sự biểu lộ tổng hợp của phàm-ngã, và trong sự hiểu biết về mối liên quan của hai bí huyệt đầu và sự tương tác lẫn nhau của chúng sẽ dần dần đi đến sự thống trị của linh hồn đối với phàm-ngã. Điều này sẽ
206 dẫn đến hoạt động tất nhiên và được tác động tiếp theo sau của năm bí huyệt khác. Hoạt động trong năm bí huyệt này cuối cùng cũng sẽ trở nên tự động như sự vận hành hiện tại của tim và phổi trong cơ thể vật chất.
Đấng Thông Tuệ đang chủ trì, tức Chân Ngã, ”ngự trên ngai giữa hai lông mày” và được hướng dẫn bởi Ánh Sáng trong đầu, sẽ nhận ra các quan tâm của linh hồn, và cũng tỉnh táo như “Ngã thức” của người bình thường còn tập trung vào tự ngã. Bằng sự nhịp nhàng của sự sống thiêng liêng của mình, và bằng sự hợp tác có ý thức của y với Thiên Cơ, và hoạt động qua việc sử dụng Ý Chí (Will), đệ-tử đang trong luân hồi phải hoạt động với tư cách là tác nhân của linh hồn mình trong ba cõi thấp.
6. Các bài tập thở. Dần dần khi sự tiến bộ được thực hiện, giáo huấn cần thiết sẽ được truyền đạt. Tuy nhiên, hãy để Tôi lưu ý rằng không một bài tập thở nào có thể được dùng một cách an toàn mà không có nỗ lực áp đặt nhịp điệu lên cuộc sống mỗi ngày. Hai hoạt động phải đi đôi với nhau.
Hiệu quả của các bài tập thở rất đa dạng:
a/ Có một hiệu quả thêm oxy vào. Dòng máu được thanh lọc và áp lực được giảm hạ. Một sự tượng trưng ẩn dưới việc này: − vì giống như máu được thêm oxy, thì cũng thế, sự sống của con người trong ba cõi thấp được thấm nhuần bởi năng lượng tinh thần.
b/ Có sự áp đặt một nhịp điệu đặc biệt, được gây ra do sự giới hạn về khoảng cách và thời gian đặc biệt của các hơi thở − hít vào, giữ lại và thở ra – và nhịp điệu này sẽ thay đổi tùy theo các số đếm.
c/ Có một hiệu quả tinh vi của prana (vốn là yếu tố chủ quan nằm bên dưới không khí hít vào và thở ra) ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thể prana, tức là thể sinh lực hoặc thể dĩ thái. Đạo sinh nên nhớ rằng các hiệu ứng tinh anh vốn mạnh mẽ hơn là các hiệu ứng vật chất. Chúng tạo ra các kết
207 quả theo hai hướng, trên thể vật chất và trên thể dĩ thái. Toàn bộ thể sinh lực mang một nhịp điệu riêng biệt tùy theo các bài tập thở. Nhịp điệu này được giữ vững trong một thời gian dài sẽ có một hiệu ứng phá vỡ hoặc gắn kết trên thể xác, và làm suy nhược (devitalise) hoặc đem lại sinh khí (vitalise) cho thể dĩ thái một cách tương ứng.
d/ Có tác dụng trên các bí huyệt, vốn có hiệu quả nhất và vốn đi theo xu hướng suy tưởng của người tìm đạo. Ví dụ, nếu một người nghĩ đến huyệt đan điền, thì bí huyệt đó tất nhiên sẽ được truyền sinh lực và bản chất cảm xúc của y sẽ được tăng cường. Vì vậy điều cần cho các đạo sinh là giữ việc thiền của họ ổn định trong đầu và do đó đánh thức bí huyệt đầu.
Mong rằng không ai nghi ngờ về tác dụng của các bài tập thở trên thể sinh lực. Cũng chắc chắn như việc ăn và uống xây dựng hoặc phá hủy thể xác, và trợ giúp hoặc cản trở sự vận hành đúng đắn của nó, cũng thế, các bài tập thở tạo ra các tác dụng mạnh mẽ, nếu được vận dụng đúng đắn trong một thời gian đủ dài.
Và Tôi sẽ nói gì về ba yêu cầu cuối cùng? Không có gì nhiều, vì thời gian chưa chín muồi cho sự hiểu biết chính xác về chúng. Người tìm đạo phải tiến hành từng bước một, còn lý thuyết của y không được luôn luôn chạy trước kinh nghiệm của y. Có lẽ Tôi có thể cung cấp manh mối cho mỗi một trong ba yêu cầu này, qua việc trình bày một quy tắc đơn giản cho cách sống hằng ngày. Điều này sẽ được hiểu rõ bởi những người mà nó dự định dành cho họ và sẽ không gây nguy hại cho người kém tiến hóa (unevolved). Quy tắc này, khi được tuân theo sẽ mang lại, một cách từ tốn và có tính cách chủ quan, các điều kiện cần thiết cho sự biểu lộ của yêu cầu.
Học cách sử dụng ý chí qua sự phát triển có mục đích ổn định và sự tổ chức đời sống hằng ngày, sao cho mục đích đó có thể đạt tới sự hoàn mãn.
Học cách làm một điều gì khác nữa với thời gian ngoài
208 việc tổ chức nó và sử dụng nó. Học cách làm nhiều việc cùng một lúc, và do đó sử dụng tất cả ba thể một cách đồng bộ. Hãy để Tôi minh họa: − Khi bạn đang thực hành bài tập thở hằng ngày của bạn, hãy giữ cho việc đếm (count) của bạn được chính xác, chăm chú lắng nghe âm thanh “phát ra (soundeth) trong sự im lặng” của lúc tạm nghỉ (interlude).
Cùng lúc đó, hãy nghĩ về bạn với tư cách linh hồn, là chủ thể
áp đặt (imposer) của nhịp điệu, và về âm thanh phát ra. Đây là điều vốn có thể đạt được nhờ sự thực hành của mỗi người trong các bạn.
Phát hiện con rắn ảo tưởng bằng sự trợ giúp của con rắn minh triết, và sau đó con rắn đang nằm yên sẽ leo lên đến chỗ gặp gỡ.

209 Qui Luật Sáu

Chư thiên của bốn cõi thấp cảm nhận được thần lực khi con mắt mở ra; họ được thôi thúc tới trước và đánh mất vị chủ nhân của mình.
Hoạt động của mắt.

211 Qui Luật Sáu
HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT
Bây giờ, chúng ta xem xét một trong những Qui Luật Huyền Thuật (Magic) đơn giản nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những Qui Luật thực tế nhất, và là Qui Luật mà sự thành công hoàn toàn của mọi công việc huyền thuật đều tùy thuộc vào đó.
Tôi muốn nêu ra cho người tìm đạo đang tìm hiểu biết rằng chìa khóa cho tình huống được mô tả trong qui luật này nằm trong từ ngữ sự nhập định (contemplation) có trong qui luật trước. Vì vậy, chúng ta hãy nghiên cứu từ ngữ đó một cách cẩn thận, và tìm kiếm định nghĩa chính xác của nó.
Động từ nhìn ngắm và suy ngẫm (to contemplate) bao hàm tầm nhìn vững vàng, nhất tâm hướng về một mục tiêu đặc biệt. Linh hồn hay thái dương thiên thần (Solar Angel) có thể được coi là đang nhìn chăm chú theo ba hướng.
1. Hướng về Ánh Sáng Cao Cả (Light Supernal), hướng tới Sự Sống trung tâm hay là Năng Lượng đang che giấu bên trong Chính Nó mục đích và kế hoạch mà toàn thể Sự Sống (Being) đang hướng tới. Tôi không biết làm thế nào để diễn tả điều này rõ ràng hơn. Lực chi phối có thể là những gì, và những gì là bí mật của Chính Sự Sống sẽ chỉ được tiết lộ trong các cuộc điểm đạo cao, và cuối cùng chỉ được hiểu rõ khi chính thể nguyên nhân, tức là karana sarira, tan rã và sự hạn chế cuối cùng trôi tuột đi. Chúng ta không cần quan tâm đến cái nhìn theo chiều hướng này của Thái Dương Thiên Thần.
2. Vượt trên lĩnh vực mà trong đó Thái Dương Thiên Thần ngự trị tối cao, vượt trên cõi giới của linh hồn, hoặc các xung lực của Chân Ngã, của công việc của Thánh Đoàn và của tư duy thuần túy. Đây là Thiên Giới (Kingdom of God), cõi giới của Thực Thể cõi trời. Đó là trạng thái mà các đệ-tử đang bắt đầu ngày càng biết đến nhiều, mà trong đó các điểm đạo đồ hoạt động, và từ đó mà các Chân Sư trong mọi đẳng
212 cấp điều khiển diễn trình tiến hóa của hành tinh. Hai hướng này mà linh hồn đang dõi theo, tạo thành thế giới của kinh nghiệm tâm linh của nó và mục tiêu cho đạo tâm của linh hồn. Đừng quên rằng con người tinh thần (spiritual man), tức là Thái Dương Thiên Thần, cũng có mục tiêu nỗ lực của mình, và rằng mục tiêu của ngài sẽ trở thành xung lực nổi trội khi sự chinh phục của hiện thể (vehicle) trong ba cõi thấp được xảy ra. Cũng như chỉ con người hoàn toàn sáng suốt mới có thể bắt đầu hoạt động một cách có ý thức như một linh hồn, và tiếp xúc với giới linh hồn, vì thế chỉ có linh hồn hoàn toàn chủ động và có ưu thế, trong đó nguyên khí bồ đề đang kiểm soát mạnh mẽ, mới có thể bắt đầu tiếp xúc với trạng thái của Bản Thể thuần khiết, trong đó Chân Thần (monad) hoặc tinh thần đời đời an nghỉ (rests).
Sự phát triển trí tuệ nơi con người đánh dấu sự thích hợp của y đối với công việc bước lên Thánh Đạo, trở lại với ý thức linh hồn đầy đủ. Sự phát triển trạng thái bồ đề hay trạng thái minh triết-bác ái trong Thái Dương Thiên Thần chứng tỏ sự thích hợp của y đối với sự phát triển thêm nữa trong sự nhận thức về trạng thái của Bản Thể thuần túy.
3. Hướng thứ ba mà linh hồn nhìn vào và trong đó y thực hành khả năng quán chiếu thiền định (contemplative vision) là hướng tới hình ảnh của mình trong ba cõi thấp. Mục đích của cuộc đấu tranh lâu dài giữa chân ngã với phàm-ngã (lower man) là làm cho phàm-ngã đáp ứng và ý thức một cách nhạy bén với các lực phát ra từ linh hồn khi linh hồn “thiền định” (“contemplates”) về ba khí cụ của mình.
Có một sự liên quan lý thú giữa ba “hướng chiêm niệm” này và sự khơi hoạt trong ba bí huyệt chính. Điều này không thể được ám chỉ nhiều hơn do tính trừu tượng của vấn đề. Rất nhiều yếu tố chi phối sự khơi hoạt này, và mỗi người tìm đạo phải tự xác định cho mình trình tự và phương thức khơi hoạt của mình.
Bí huyệt giữa hai lông mày thường được gọi là con mắt thứ ba, có một chức năng độc đáo và đặc biệt. Như tôi đã vạch ra ở nơi khác, các đạo sinh không được lầm lẫn tuyến tùng quả với con mắt thứ ba. Chúng có liên quan nhưng không phải như nhau. Trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm, hình như
213 chúng được coi là như nhau, và người đọc sơ ý có thể dễ dàng lầm lẫn chúng, nhưng chúng không giống nhau chút nào. H.P.B. đã biết điều này, nhưng sự nhầm lẫn hiển nhiên này được cho phép cho đến khi người ta biết nhiều hơn về bản chất dĩ thái của các hình tướng. Con mắt thứ ba biểu hiện như là một kết quả của sự tương tác rung động giữa các mãnh lực của linh hồn, tác động xuyên qua tuyến tùng quả, với các lực của phàm ngã, tác động xuyên qua tuyến yên. Các lực tiêu cực (negative) và tích cực (positive) này tác động lên nhau, và khi đủ mạnh, sẽ tạo ra ánh sáng trong đầu. Giống như mắt xác thịt xuất hiện để đáp ứng với ánh sáng mặt trời, vì thế mắt tinh thần cũng xuất hiện để đáp ứng với ánh sáng của mặt trời tinh thần. Khi người tìm đạo phát triển, y bắt đầu ý thức về ánh sáng. Tôi đề cập đến ánh sáng trong mọi hình tướng, bị che đậy bởi tất cả các lớp vỏ (sheaths), và các biểu lộ của sự sống thiêng liêng, chứ không chỉ đề cập đến ánh sáng bên trong bản thân người tìm đạo. Khi sự nhận thức
của y về ánh sáng này tăng lên, qua đó bộ máy linh thị phát triển, và cơ cấu mà nhờ đó y có thể nhìn thấy sự vật trong ánh sáng tinh thần, xuất hiện trong thể dĩ thái.
Đây là mắt của Shiva, vì mắt đó chỉ được hoàn toàn sử dụng trong công tác huyền thuật khi trạng thái Chân Thần, tức trạng thái ý chí, đang kiểm soát.
Nhờ vào con mắt thứ ba, linh hồn hoàn thành ba hoạt động:
1. Đó là mắt của linh thị (vision). Nhờ nó, con người tinh thần nhìn thấy đằng sau các hình thức của mọi khía cạnh của sự biểu lộ thiêng liêng. Y bắt đầu nhận thức được ánh sáng của thế giới, và tiếp xúc với linh hồn bên trong mọi hình hài. Giống như mắt hồng trần ghi nhận các hình hài, cũng thế mắt tâm linh ghi nhận sự chiếu sáng bên trong các hình hài này, mà “sự chiếu sáng” đó cho thấy một trạng thái đặc thù của sự sống. Nó mở ra thế giới đầy ánh sáng chói lọi.
2. Đó là yếu tố kiểm soát công việc huyền thuật. Tất cả công việc huyền linh thuật đều được xúc tiến với một mục đích kiến tạo nhất định, có thể thực hiện qua việc sử dụng ý chí
214 sáng suốt. Nói cách khác thì linh hồn hiểu biết thiên cơ, và khi sự chỉnh hợp được chính xác và thái độ được đúng đắn, thì trạng thái ý chí của thiên nhân (divine man) có thể hoạt động và mang lại các kết quả trong ba cõi thấp. Cơ quan được sử dụng là con mắt thứ ba. Sự tương tự với điều này có thể được nhìn thấy trong năng lực thường được ghi nhận của mắt người khi nó kiềm chế những người khác và các con vật bằng một cái nhìn, và qua cái nhìn chăm chăm có thể tác động có tính từ lực. Sức mạnh tuôn ra qua mắt người được chú định. Thần lực tuôn ra qua con mắt thứ ba được chú định.
3. Nó có một trạng thái hủy diệt và năng lượng tuôn ra qua con mắt thứ ba có thể có một tác dụng làm tan rã và phá hủy.
Qua sự tập trung chú ý của nó, được hướng dẫn bởi ý chí sáng suốt, nó có thể đuổi đi chất hồng trần. Đây là tác nhân (agent) của linh hồn trong công việc thanh lọc (purificatory work).
Nơi đây, cần lưu ý rằng trong mỗi thể tinh anh trong ba cõi thấp đều có một điểm tập trung tương ứng, và bí huyệt giữa hai lông mày chỉ là đối phần vật chất (vì chất dĩ thái vốn là vật chất) của các tương ứng bên trong.
Xuyên qua điểm tập trung này, linh hồn quán chiếu hoặc chiêm nghiệm về cõi trí, kể cả cơ chế trí tuệ. Tương tự như vậy trên cõi tình cảm, linh hồn được đưa vào một trạng thái nhận thức hoặc tầm nhìn của lớp vỏ tình cảm của nó và thế giới các hiện tượng cảm dục, còn thể xác thì tồn tại song hành đối với thể dĩ-thái.
Chính công việc thứ ba này của linh hồn hiện được đề cập đến ở đây, đó là công việc hủy diệt để tống khứ các hình thức cũ kỹ, để tống ra khỏi các thể loại vật chất có bản chất không mong muốn, và để phá bỏ các rào cản và các hạn chế đối với hoạt động linh hồn thực sự.
Ba hoạt động này của linh hồn, qua trung gian của con mắt thứ ba, là các tương ứng với ba trạng thái, và các đạo sinh sẽ thấy thích thú khi khai triển ba hoạt động này.
Việc nhìn thấy ánh sáng bên trong mọi hình tướng nhờ tác dụng của con mắt thứ ba (được diễn ra thông qua sự nhận
215 thức ánh sáng trong đầu, tức ánh sáng tinh thần) chỉ là sự tương ứng với mắt xác thịt, tiết lộ các hình thức dưới ánh sáng của mặt trời vật chất. Điều này tương ứng với phàm-ngã.
Khía cạnh kiểm soát qua năng lượng từ tính và lực hấp dẫn trong mắt tinh thần, vốn là yếu tố chi phối trong công tác huyền thuật, là sự tương ứng với linh hồn. Theo một ý nghĩa huyền bí nhất, linh hồn là mắt của Chân Thần, giúp cho Chân Thần, vốn là Thực-Thể (Being) thuần khiết, hoạt động, tiếp xúc, hiểu biết và nhìn thấy.
Khía cạnh hủy diệt là sự tương ứng với Chân Thần hay là trạng thái ý chí; suy cho cùng, chính Chân Thần mới mang lại sự trừu xuất cuối cùng, hủy diệt mọi hình hài, triệt thoái chính nó ra khỏi sự biểu lộ và kết thúc chu kỳ hoạt động sáng tạo.
Đưa các khái niệm này xuống đến sự biểu hiện thực tế liên quan đến Qui Luật đang xem xét, người ta có thể ghi nhận rằng cả ba hoạt động này đều được đề cập đến trong Qui Luật này. Con mắt thứ ba mở ra như là kết quả của sự phát triển có ý thức, chỉnh hợp đúng và dòng chảy vào (inflow) của sự sống linh hồn. Kế đó, lực kiểm soát từ tính của nó làm cho bản thân nó được cảm nhận, đang kiểm soát sự sống của các thể thấp, đẩy ra bốn hành tố thấp (gồm đất, nước, lửa, không khí) và buộc các nguyệt-tinh-quân (lunar lords) phải triệt thoái. Phàm-ngã, vốn đã làm chủ từ trước đến nay, không còn có thể kiểm soát nữa, và linh hồn nắm quyền thống trị hoàn toàn trong ba cõi thấp.
Hành tố (đại tố, elemental) đất, vốn là tổng số của nhiều sự sống đang tạo thành thể xác, được kiềm chế và cảm thấy con mắt của Chủ Nhân (vị Chủ Nhân duy nhất trong đầu) ở trên nó. Các yếu tố thô kệch (gross elements) cấu thành thể đó bị “đuổi ra ngoài” còn các nguyên-tử hay các sự sống tốt đẹp hơn và thích hợp hơn, được gắn vào.
Hành-tố của thể cảm dục hay thể của nước (body of water) trải qua một hoạt động tương tự cộng với một ảnh hưởng ổn định, vốn mang đến một sự kết thúc tính hiếu động và sự náo động (tempestuousness) dễ thay đổi mà cho đến nay vốn đặc trưng cho nó. Qua sức mạnh từ lực đang 216 kiểm soát của con mắt tinh thần, linh hồn cấu trúc lại thể cảm dục và giữ cho nó vững chắc và kết hợp chặt chẽ nhờ sự tập trung chú ý của linh hồn.
Một lần nữa, một tiến trình tương tự diễn ra trong thể trí. Các hình thể cũ kỹ biến mất trước ánh sáng trong trẻo mà trong đó chân nhân (spiritual man) đang hoạt động, và như Cổ Luận diễn tả:
“Linh hồn ném một cái liếc nhìn trên các hình thể của trí tuệ. Một tia sáng tuôn ra và bóng tối biến mất; các tình trạng méo mó và các hình thể xấu xa mờ đi, và mọi đốm lửa tàn lụi; người ta không còn thấy các đốm sáng nữa.
“Xuyên qua ánh sáng, con mắt đánh thức các phương cách Hiện Tồn cần thiết đi vào sự sống. Đối với đệ-tử, điều này sẽ mang đến kiến thức. Đối với kẻ vô minh không có cảm giác nào được nhận biết vì thiếu một giác quan”.
Hành-tố không khí được hiểu về mặt biểu tượng là nền tảng năng lượng vốn đang tác động thông qua các hình thức của thể dĩ thái, vốn được đề cập đến thông qua hơi thở, và được vận dụng thông qua khoa học về Thuật Điều Khí (Pranayama). Dạng hành-tố này là cấu trúc dĩ thái phức tạp, tức là các Nadis và các bí huyệt, và các đạo sinh tiến hóa đều biết rõ cách mà chúng được kiểm soát bởi sự tập trung chú ý của linh hồn trong khi nhập định, khi tác động qua bí huyệt đầu, được tập trung trong khu vực của con mắt thứ ba, và được cuốn vào hoạt động đúng đắn và đặc biệt bằng một tác động của ý chí. Trong câu trên Tôi đã tập trung công thức cho mọi công tác huyền thuật trên cõi trần. Chính là nhờ thể dĩ thái và thần lực, được hướng dẫn xuyên qua bí huyệt này hoặc bí huyệt khác, mà linh hồn mới xúc tiến hoạt động trong huyền thuật.
Chính nhờ việc tập trung mãnh liệt ý định ở trong đầu, và việc chuyển sự chú ý xuyên qua con mắt thứ ba về phía bí huyệt sẽ được sử dụng, mà thần lực tìm thấy lối ra chính xác của nó. Lực đó được làm cho mạnh lên bằng ý chí sáng suốt được hướng dẫn và truyền năng lượng. Hãy nghiên cứu những điểm này, vì trong chúng, bạn sẽ tìm thấy manh mối cho công tác huyền thuật trong việc tái cấu trúc cuộc đời riêng của bạn, cho công tác huyền thuật của việc tái cấu trúc con người mà một vài Chân Sư đang xúc tiến, và cho công tác huyền thuật của sự phát triển của Thiên Cơ, vốn là mãnh lực thôi thúc của Huyền Giai huyền bí.

217 QUI LUẬT BẢY

Các mãnh lực kép trên cõi giới (nơi mà quyền năng quan trọng phải được tìm kiếm) được nhìn thấy; vị Thái Dương Thiên Thần đứng trước hai con đường; các cực rung động. Người đang thiền định phải đương đầu với một sự lựa chọn.

Bãi Chiến Trường của Cõi Cảm Dục.
Hai con đường.

219 Qui Luật Bảy
BÃI CHIẾN TRƯỜNG CỦA CÕI CẢM DỤC
Chúng ta phải bắt đầu việc nghiên cứu và xem xét Qui Luật thứ bảy về Huyền Thuật. Chúng ta đã hoàn tất sáu Qui Luật đầu tiên, chúng vốn đặc biệt bàn đến công việc trên cõi trí, và do đó chỉ có một giá trị thực tế đối với những người đang bắt đầu vận dụng sức mạnh của thể trí trong công việc huyền thuật về sáng-tạo.
Thật là thú vị khi ghi nhận về việc này rằng, khi nhân loại tiến nhập vào di sản trí-tuệ của nó, thì đồng thời xuất hiện một xu hướng ngày càng tăng hướng đến công tác huyền thuật. Các trường phái xác định đang bất ngờ nổi lên ở mọi khía cạnh, ý định đã được công bố của họ là tạo ra những điều kiện tự nhiên, trong đó một người có thể có những gì mà họ cho là đáng ngưỡng mộ và đáng theo. Sách vở theo chủ đề về trí sáng tạo đang tràn ngập thị trường, và các thảo luận về mãnh lực nằm đàng sau các nghệ thuật sáng tạo được coi là vô cùng lý thú. Các nhà tâm lý học đang thể hiện nhiều quan tâm đối với toàn bộ vấn đề, và mặc dù hiện nay lý tưởng được xem xét gần như hoàn toàn dưới dạng của cõi trần, tuy nhiên toàn bộ lại cho thấy một hoạt động rung động trong linh hồn thế giới, khi nó tự biểu lộ qua nhân loại, và phát ra từ lĩnh vực trí tuệ. Những người tiên phong của nhân loại, các nhà tư tưởng hàng đầu và những người hoạt động sáng tạo của nhân loại chỉ là những người nhạy cảm (sensitives), vốn đáp ứng dễ dàng nhất với các xung lực trí tuệ. Cho đến nay, họ ở trong nhóm thiểu số, còn đa số con người đều đáp ứng với các lực và các rung động phát ra từ cõi tình cảm và dục vọng (cõi cảm dục). Tuy nhiên, ngày càng nhiều người đang thức tỉnh, và ý nghĩa của sáu Qui Luật đầu tiên của Huyền Thuật sẽ ngày càng trở nên rõ ràng.
220 Mười lăm qui luật này được chia thành:
Sáu qui luật trên cõi trí.
Năm qui luật trên cõi cảm dục.
Bốn qui luật trên cõi trần.
Tư tưởng chính cần được giữ rõ ràng trong trí là các qui luật này tự giới hạn chính chúng vào việc sử dụng năng lượng trong ba cõi thấp, và rằng năng lượng này hoặc là được vận dụng một cách hữu thức bởi linh hồn đang chi phối, hoặc là bị cuốn vào hoạt động bởi mãnh lực vốn có trong vật chất của ba cõi thấp, độc lập với linh hồn. Khi xảy ra trường hợp này, con người là một nạn nhân của các năng lượng thuộc về sắc tướng (form energies) của riêng y và khía cạnh vật chất của toàn cuộc biểu lộ. Trong trường hợp kia, con người là chủ thể cai quản sáng suốt, kẻ điều khiển các vận mệnh riêng của mình, đưa các năng lượng thấp vào các hình hài và các hoạt động nhờ sức mạnh của các xung lực trí tuệ của mình, và sự tập trung chú ý của chính linh hồn y. Trong sáu qui luật đã được xem xét, một hoặc hai ý tưởng nổi lên rõ ràng nhất và có thể được tóm tắt trong các thuật ngữ sau đây:
Qui luật 1 – Ký ức, đưa đến định trí.
Qui luật 2 – Sự đáp ứng, dẫn đến một sự tương tác giữa cái cao với cái thấp.
Qui luật 3 – Sự phát xạ, dẫn đến việc phát ra âm thanh.
Qui luật 4 – Sự hô hấp, dẫn đến công việc sáng tạo.
Qui luật 5 – Sự tái hợp nhất, đưa đến sự nhất quán.
Qui luật 6 – Sự tái định hướng, dẫn đến linh thị rõ rệt về Thiên Cơ (the Plan).
Các đạo sinh cần xem xét kỹ mối quan hệ này và tìm cho ra sự tổng hợp ẩn bên dưới.
Trong những từ ngữ về qui luật này thì cõi cảm dục, với chức năng và vấn đề của nó, có khả năng được tổng hợp. Hãy lưu ý các thuật ngữ được dùng trong sự mô tả được đưa ra trong một vài cụm từ ngắn:
1. Cõi của các mãnh lực kép.
2. Cõi của hai con đường.
3. Cõi mà trên đó quyền năng quan trọng được mưu tìm. 221
4. Cõi của các cực rung động.
5. Cõi mà trên đó một sự lựa chọn được thực hiện.
Một trong những việc quan trọng nhất mà mỗi người tìm đạo phải thực hiện là học để hiểu cõi cảm dục, để thấu đáo bản chất của nó, và học để đứng tách ra khỏi nó, và sau đó hoạt động trên nó. Trong hướng dẫn này, tôi tìm cách đưa ra một số giáo huấn rõ ràng về cõi này, bởi vì vào lúc mà một người có thể “nhìn thấy” trên cõi cảm dục, và có thể đạt được trạng thái cân bằng và giữ vững vàng ở giữa các lực rung động của nó, thì lúc đó y đã sẵn sàng cho cuộc điểm đạo.
Đầu tiên, chúng ta hãy tập trung lại một số thuật ngữ được dùng để mô tả lãnh vực Tồn Tại thiêng liêng (divine Being) này, mà với nó, con người trước tiên phải nhận dạng chính mình, thâm nhập vào trung tâm, xuyên qua ảo tưởng được che giấu của nó, và cuối cùng giữ được điềm tĩnh, không bị xúc động, tách riêng ra, không bị ảnh hưởng và không bị ràng buộc.
Thuật ngữ “thuộc về sao” (“astral”, trong “astral plane” là “cõi cảm dục”), rất thường được dùng, thực ra là cách đặt tên sai. Về cơ bản, H.P.B. có lý khi bà dùng thuật ngữ này để nói đến các phân cảnh dĩ thái hoặc sinh lực của cõi trần. Khi tiếp xúc với thế giới dĩ-thái, ấn tượng đầu tiên được mang lại luôn luôn là một ánh sáng đầy sao, sự sáng chói, sự nhấp nháy. Tuy nhiên, dần dần từ ngữ này trở thành được đồng nhất với Kama hay là dục vọng (desire), và vì thế được dùng để chỉ cõi của phản ứng tình cảm.
Thật là lý thú khi ghi nhận điều này, vì nó là một trường hợp về tác dụng của cõi cảm dục (astral plane) trên bộ não con người, tác dụng này, trong tình trạng không am hiểu về nó, làm đảo ngược thực tế và thấy mọi thứ trong tình trạng lộn ngược đầu. Sự xuất hiện của cõi cảm dục khi được nhìn thấy chính xác lần đầu bằng “con mắt đã mở” của người tìm đạo là sự xuất hiện của sương mù dày đặc, hỗn độn, các hình thể hay thay đổi, các màu sắc hòa nhập (interpenetrating) và trộn lẫn với nhau, và có bề ngoài mang nhiều màu sắc biến ảo đến nỗi sự vô vọng của công việc dường như đang lấn át. Nó không phải là ánh sáng, hoặc đầy sao, hoặc trong trẻo. Nó có vẻ là một sự hỗn độn không thể xuyên qua được, vì đó là nơi gặp gỡ của các lực (forces). Bởi vì các mãnh lực trong chính
222 cơ-thể của người tìm đạo cũng ở trong trạng thái hỗn loạn, y pha trộn vào với sự lộn xộn xung quanh đến một mức độ mà lúc đầu linh hồn đang quan sát gần như không thể tách cơ cấu cảm dục riêng của nó ra khỏi cơ cấu cảm dục của nhân loại nói chung, và ra khỏi cơ cấu cảm dục của thế giới.
Một trong những điều đầu tiên khi đó mà người tìm đạo phải học là tách rời hào quang của riêng y trong ý thức tình cảm ra khỏi hào quang của môi trường xung quanh y, và mất nhiều thời gian trong việc học để làm điều này. Chính vì lý do này mà một trong những phẩm chất đầu tiên của cương vị đệ-tử là tính phân biện, vì chính thông qua việc sử dụng thể trí, dưới vai trò người phân tích và người chia tách, mà thể cảm dục mới được đưa vào kiểm soát.
Thứ hai, cõi cảm dục là cõi của ảo tưởng, của ảo cảm (glamour), và của một cách trình bày lệch lạc về thực tại. Lý do cho điều này là mỗi cá nhân trên thế gian đang bận hoạt động trong chất cảm dục, và uy lực của dục vọng con người và dục vọng thế gian tạo ra “sự hình dung” (“out-picturing”) và sự kiến tạo hình thể liên tục, điều đó dẫn đến những kết quả cụ thể nhất của chất cảm dục. Dục vọng cá nhân, dục vọng quốc gia, dục vọng chủng tộc, dục vọng của nhân loại nói chung, cộng với dục vọng mang tính bản năng của mọi sinh linh dưới nhân loại gây ra một sự thay đổi và sự thăng trầm liên tục chất liệu của cõi này; có một sự xây dựng các hình thể tạm thời, một số có vẻ đẹp hiếm thấy, một số không đẹp đẽ gì cả, và một việc tiếp sinh lực (vitalising) bằng năng lượng cảm dục của người tạo ra nó. Thêm vào các hình thể này là cảnh tượng bền bĩ và tăng trưởng đều đặn mà chúng ta gọi là “các tiên thiên ký ảnh” (“akashic records”), có liên quan đến lịch sử tình cảm của quá khứ, cộng thêm các hoạt động của sinh linh thoát xác (discarnate) đang đi qua cõi cảm dục, hoặc là ra khỏi kiếp sống, hoặc đang đi đầu thai, cộng thêm ước vọng mạnh mẽ được thanh luyện và sáng suốt của các Đấng Siêu Nhân (superhuman Lives), kể cả các Đấng Cao Cả của Thánh Đoàn hành tinh huyền bí, và toàn thể các mãnh lực hiện hữu là vô cùng to lớn. Tất cả đang tác động, xung quanh và xuyên qua mỗi con người, và tùy theo tính chất của
223 thể xác y, và tình trạng của các bí huyệt của y mà sự đáp ứng của y sẽ xảy ra. Xuyên qua bức tranh toàn cảnh huyễn ảo này, người tìm đạo phải tạo con đường cho mình, tìm ra manh mối hoặc sợi chỉ sẽ dẫn y ra khỏi mê cung, và bám chặt vào từng mảnh nhỏ của thực tại khi nó bộc lộ ra cho y, học cách phân biệt điều chân thật với ảo giác (glamour), cái thường tại
với cái vô thường, và điều chắc chắn (certainty) với cái hư ảo (unreal). Như Cổ Luận giảng:
“Người đệ-tử hãy nắm lấy cái đuôi của con rắn minh-triết, và khi đã nắm chặt nó, y hãy theo nó vào trung tâm sâu nhất của Phòng Minh-Triết (Hall of Wisdom). Y đừng để bị dẫn vào cái bẫy do con rắn của ảo giác đặt ra cho y, mà y hãy nhắm mắt lại trước các họa tiết đầy màu sắc trên lưng của nó, và đóng chặt đôi tai của y trước những giai điệu trong tiếng nói của nó. Y hãy nhìn thấy viên ngọc, đặt ở trán của con rắn mà y đang nắm đuôi của nó, và nhờ ánh sáng chói lọi của viên ngọc, y hãy băng qua các phòng ảo giác lầy lội”.
Không ảo cảm, không ảo tưởng nào có thể lưu giữ lâu dài một người đã tự đặt mình vào nhiệm vụ bước trên Con Đường Đạo mỏng như lưỡi dao cạo dẫn qua vùng hoang dã, xuyên qua rừng cây rậm rạp, băng qua vùng nước sâu của đau buồn và khốn khổ, xuyên qua thung lũng của sự hy sinh và vượt qua các ngọn núi của linh-thị đến cửa Giải Thoát. Đôi lúc y có thể đi vào trong bóng tối (và ảo giác của bóng tối thì rất thực); đôi khi y có thể du hành trong một ánh sáng quá chói lọi và gây bối rối đến nỗi y hầu như không thể thấy con đường phía trước; y có thể biết những gì gây mất niềm tin trên Thánh Đạo, và gục xuống dưới sự mệt mỏi do phụng sự và do sự bất hòa; y có thể tạm thời chệch hướng và đi lang thang xuống con đường nhánh của tham vọng, của tư lợi và của quyến rũ vật chất, nhưng sự sa ngã sẽ chỉ ngắn ngủi thôi. Không có gì trong thiên đàng hoặc địa ngục, trên trần thế hoặc nơi nào khác có thể ngăn chặn sự tiến bộ của người đã tỉnh thức trước ảo tưởng, đã thoáng thấy được thực tại bên kia ảo cảm của cõi cảm dục, và đã nghe, mặc dù chỉ một lần, tiếng kêu gọi thúc giục của chính linh hồn mình.
Cõi cảm-dục cũng là cuộc chiến Kurukshetra (7), của cả
224 nhân loại nói chung lẫn của đơn vị con người cá biệt. Đó là bãi chiến trường mà trên đó mỗi người đi tìm đạo phải tìm thấy trận Waterloo của mình. Trong một kiếp sống nào đó sẽ có một cuộc khủng hoảng tình cảm, trong đó người môn đệ chọn lấy hành động quyết định, và chứng tỏ y đã kiểm soát bản chất cảm xúc của y. Điều này có thể mang hình thức của một thử thách lớn lao và quan trọng nào đó, trải qua một thời gian ngắn ngủi nhưng lại khơi gợi mọi nguồn minh-triết và sự thanh khiết mà vị đệ-tử đang có, hoặc nó có thể là một căng thẳng tình cảm lâu và kéo dài, chịu đựng qua nhiều năm của cuộc sống. Nhưng trong việc đạt đến thành công, và trong việc thành tựu tầm nhìn rõ ràng và sự sáng suốt chính trực (nhờ tính phân biện đúng đắn), vị đệ-tử đã chứng tỏ y thích hợp cho cuộc điểm đạo thứ hai.
Tôi muốn chỉ ra rằng chính sự trắc nghiệm và bước ngoặt này mà nhân loại hiện đang trải qua, và đã bắt đầu trong những điều kiện lên đến đỉnh điểm trong cuộc chiến tranh thế giới và sự căng thẳng trên thế giới hiện nay. Cuộc điểm đạo thứ nhất của nhân loại, với tư cách một thực thể, diễn ra khi xảy ra hiện tượng biệt ngã hóa, và linh hồn được sinh ra trong xác thể của nhân loại. Điều này đã được đi trước bởi một giai đoạn căng thẳng và khẩn trương đầy sợ hãi, được lờ mờ cảm nhận bởi những người tiên phong tiến vào giới nhân loại từ những hàng ngũ của người-thú (animalmen). Nếu cuộc khủng hoảng này được vượt qua thành công, kết quả sẽ là cuộc điểm đạo thứ hai của nhân loại – tức là việc vượt qua phép bí tích rửa tội và tiến nhập vào dòng suối. Vì vậy, cuộc chiến tranh thế giới và các ảnh hưởng do kết quả của nó tạo thành cuộc chiến Kurukshetra ( ) của Arjuna ( ) thế giới (the world Arjuna), và kết quả vẫn còn chưa ngã ngũ. Đừng quên điều này. Tuy nhiên không có lý do gì mà bi quan. Kết quả tốt đẹp là chắc chắn. Tuy nhiên, đó là một vấn đề của việc nhận thức chậm hoặc nhanh và của việc giải thoát khỏi ảo tưởng lớn của thế giới, và đối với mục tiêu này, mỗi người tìm đạo được yêu cầu làm việc cật lực, và đóng góp thêm sự giúp đỡ của mình. Mỗi người nào tự giải thoát chính mình, có tầm nhìn rõ ràng, và tự mình thoát khỏi sự quyến rũ của ảo tưởng đều đang trợ giúp vào Sự Nghiệp Vĩ Đại.
225 Thêm nữa, cõi cảm dục là cõi mà nơi đó các cặp đối ứng tác động và tương tác, và nơi mà sức lôi cuốn của các lưỡng nguyên (dualities) lớn được cảm nhận mạnh mẽ nhất. Chủ yếu là sự tương tác giữa linh hồn và hiện-thể của nó, tức là vật chất, nhưng có nhiều lưỡng nguyên thứ yếu góp phần của chúng mà người bình thường có thể nhận biết một cách dễ dàng.
Ánh sáng và bóng tối tác động lên nhau, cũng như lạc thú và đau khổ; thiện và ác gặp nhau, tạo thành sân chơi của các vị Thần, còn sự nghèo khổ và sự giàu có được bù đắp cái này cho cái kia. Toàn bộ tình hình kinh tế hiện đại có bản chất cảm-dục; nó là hậu quả của sự ham muốn và là kết quả của việc sử dụng ích kỷ nào đó các lực vật chất. Nóng và lạnh, như chúng ta hiểu, theo một cách đặc biệt nhất, là kết quả của sự tương tác của các cặp đối ứng, và là một đường lối nghiên cứu huyền bí thú vị, nó liên quan đến những ảnh hưởng của các cảm xúc thuộc về chủng tộc trên các điều kiện về hoàn cảnh. Hầu hết chúng ta thật sự tạo ra hoàn cảnh của chúng ta theo một ý nghĩa đáng kể. Khi ham muốn đã tự nó tiêu tan hết thì sự sống hành tinh đi đến một sự kết thúc, vì các điều kiện về hoàn cảnh sẽ vô hiệu hóa sự sống-hình thể (form-life) theo như cách chúng ta hiểu nó.
Liên quan đến đơn vị con người, bí mật của giải thoát nằm ở việc làm quân bình của các lực và làm cân bằng (equilibrising) các cặp đối ứng. Thánh Đạo là con đường hẹp giữa những cặp này mà người tìm đạo phải tìm ra và bước lên, không rẽ phải mà cũng không rẽ trái.
Phải luôn luôn nhớ rằng khi các cặp đối ứng được nhận ra, khi một người làm cân bằng các lực của bản chất riêng của mình, khi y đã tìm thấy Thánh Đạo và trở thành Thánh Đạo, lúc bấy giờ y có thể hoạt động với các mãnh lực trên thế gian, có thể duy trì sự quân bình và sự cân bằng các năng lượng của ba cõi thấp, và nhờ thế trở thành một người đồng-cộngtác với các Chân Sư Minh-Triết (Masters of Wisdom). Chúng ta hãy cầu nguyện và hy vọng rằng điều này có thể là kết quả thực tế của sự hiểu biết của chúng ta về bản chất của chiến trường của cõi cảm dục.
226 HAI CON ĐƯỜNG
Chuyển từ việc xem xét của chúng ta về bản chất của cõi cảm dục, chúng ta sẽ đề cập đến các chức năng của nó và sự liên quan của đệ-tử với các hoạt động của nó. Chúng ta hãy nhớ một số điều về nó. Đầu tiên, nó nổi bật là bãi chiến trường, và chiến tranh được diễn ra trên đó, dẫn tới sự giải thoát cuối cùng của linh hồn bị giam cầm. Thật là hữu ích khi ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của ba cõi giới và ba thể đang hoạt động trên chúng.
Cõi hồng trần là cõi của kinh nghiệm thiết thực ở trong và xuyên qua vật chất. Đó là cõi của sự thể hiện ra ngoài (externalization), và tùy theo tình trạng và mức độ phát triển của con người nội tâm mà hình thức bên ngoài và các hoạt động của nó cũng sẽ như thế đó.
Cõi cảm dục là cõi mà nơi đó con người trải qua ba giai đoạn của ý thức:
a/ Qua bộ máy cảm giác, con người có được ý thức trong thế giới sắc-tướng, và phát triển khả năng phản ứng lại với các sắc-tướng này bằng sự minh-triết và sự thông tuệ. Y chia sẻ ý thức này với thế giới động vật, mặc dù y vượt xa chúng trong một số khía cạnh, nhờ vào việc y sở hữu một thể trí biết phối hợp và biết hợp tác.
b/ Sự nhạy cảm, hay là sự nhận thức về các tâm trạng, các cảm xúc và các cảm giác, các dục vọng và các khát vọng, vốn có các gốc rễ của chúng từ bên trong y, trong nguyên khí ngã thức, hay trong nguyên khí ahamkara, như nhà huyền linh học (vốn yêu thích các thành ngữ khó hiểu) thường hay gọi nó. Y chia sẻ điều này cùng với đồng loại của mình.
c/ Sự nhận thức tâm linh hay sự nhạy cảm với thế giới tâm linh, và trạng thái cảm nhận về tâm thức cao siêu. Điều này có các nguồn gốc của nó trong linh hồn, bao hàm địa vị
227 thống trị của bản chất trí tuệ, và chính năng lực đó làm cho y thành một nhà thần bí. Y chia sẻ nhận thức này cùng với tất cả các đệ-tử và đó là phần thưởng của các chiến thắng đã đạt được của kinh nghiệm cõi cảm dục của y.
Kế tiếp là đến cõi trí. Chính việc sử dụng đúng đắn trí tuệ là thành quả nổi bật. Điều này cũng được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
a/ Giai đoạn mà trong đó thể trí là chủ-thể-nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài, xuyên qua năm giác quan và não bộ. Đây là một tình trạng tiêu cực, và trong đó, “các biến thái của nguyên khí suy tư” được gây ra thông qua các tác động của thế giới bên ngoài, và các phản ứng của thế giới cảm dục.
b/ Giai đoạn mà trong đó thể trí bắt đầu các hoạt động riêng của nó, và trong đó trí tuệ là một yếu tố chiếm ưu thế. Mặc dù bị đưa vào hoạt động bởi các yếu tố liệt kê ở trên, nó cũng đáp ứng với các luồng tư tưởng của cõi trí nữa, và trở nên cực kỳ linh hoạt như là kết quả của hai sự tiếp xúc này. Ngoài các điều này, một hoạt động thứ ba bất ngờ xảy ra (supervenes), nơi đó nguyên khí lý luận tác động lên thông tin thu được theo hai cách này, thiết lập các dòng tư tưởng riêng của nó, và đưa ra các hình tư tưởng của chính nó, cũng như ghi nhận các hình tư tưởng của những người khác.
c/ Giai đoạn trong đó linh hồn, nhờ định trí và tham thiền, thành công trong việc áp đặt các ý tưởng và các ấn tượng của nó lên thể trí được giữ “ổn định trong ánh sáng” và nhờ thế giúp cho thể trí đáp ứng với các ấn tượng và các tiếp xúc phát ra từ thế giới chủ quan và tinh thần.
Tuy nhiên, trận chiến, cao hơn hết, được giải quyết trong thể cảm dục, và chỉ đạt mức độ mãnh liệt nhất và dữ dội nhất của nó khi có một khí cụ vật chất tốt đẹp và một trí lực được trang bị đầy đủ. Tính nhạy cảm của thể cảm dục
228 càng lớn thì các phản ứng của nó đối với thế giới vật chất và với tình trạng trí tuệ càng mạnh, và do đó xuất hiện sự kiện là các đệ-tử và những người tiến hóa càng cao trên thế gian sẽ có một thể cảm dục càng mạnh hơn, và hoạt động dưới sự căng thẳng tình cảm càng lớn hơn so với người kém tiến hóa và các con đã được giải thoát của Thượng Đế.
Do đó, các đạo sinh được yêu cầu đối phó một cách quyết liệt và mạnh mẽ với các bản chất tình cảm của mình, nhớ rằng chiến thắng từ bên trên đi xuống, và không thể được đạt tới từ bên dưới. Linh hồn phải nắm quyền và khí cụ của linh hồn trong cuộc chiến là thể trí được tôn phong.
Thật là lý thú khi ghi nhận trình tự huyền bí trong cách mô tả được dành cho cõi này trong qui luật đang xem xét.
Trước tiên, đây là cõi của các lực kép. Điều đầu tiên mà người tìm đạo bắt đầu ý thức được là tính chất lưỡng nguyên. Người ít tiến hóa ý thức về sự tổng hợp, nhưng đó là sự tổng hợp của bản thể vật chất của y. Người phát triển cao về tinh thần cũng biết về sự tổng hợp nhưng đó là sự tổng hợp trong linh hồn của mình, mà tâm thức của linh hồn là tâm thức về hợp nhất. Nhưng ở giữa là người tìm đạo khốn khổ, có ý thức về nhị nguyên trên mọi thứ khác, và bị kéo qua lại giữa hai bên. Bước đầu tiên của y, đối với mục tiêu của bước đó, phải làm cho y ý thức về các cặp đối ứng và về việc cần thiết để lựa chọn giữa chúng. Nhờ ánh sáng mà y đã phát hiện ra trong bản thân mình, y bắt đầu biết được bóng tối. Nhờ điều thiện hảo vốn thu hút y, y thấy được điều sai trái, mà đối với y, là đường lối ít đối kháng nhất. Nhờ sự hoạt động của khổ đau, y có thể hình dung và biết được lạc thú, và thiên đường và địa ngục trở thành các thực tại đối với y. Nhờ hoạt động của sự sống thu hút của linh hồn y, y nhận ra sự thu hút của vật chất và của hình hài, và bị buộc phải nhận ra sự thôi thúc và sức lôi kéo của cả hai. Y học cách để cảm thấy bản thân y như “treo lưng chừng giữa hai lực vĩ đại”, và, một khi các lưỡng nguyên được hiểu rõ, nó hé lộ cho y một cách từ từ và chắc chắn rằng yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh là ý
229 chí thiêng liêng của y, ngược lại với ý muốn ích kỷ của y. Do đó, các mãnh lực kép giữ vai trò của chúng cho đến khi người ta thấy chúng như hai dòng năng lượng thiêng liêng vĩ đại, đang kéo theo các hướng ngược nhau, và lúc đó y bắt đầu biết về hai con đường, đã được đề cập trong qui luật của chúng ta. Một con đường dẫn trở lại vào vùng đất ảm đạm của sự tái sinh, còn đường kia dẫn xuyên qua cánh cửa vàng đến thành phố của những linh hồn giải thoát. Do đó một con đường thuộc về sự giáng hạ tiến hóa và lôi cuốn y vào vật chất sâu thẳm nhất; còn đường kia thì dẫn y ra khỏi bản chất xác thân, và cuối cùng làm cho y ý thức về thể tinh thần của mình, qua đó mà y có thể hoạt động trong giới linh hồn. Về sau, (khi y trở thành một đệ-tử thật sự và hữu thệ) y biết một con đường là tả đạo (left hand path), còn đường kia là con đường của sự hoạt động chân chính. Trên một con đường, y trở nên thành thạo trong hắc thuật, vốn chỉ là các quyền năng được phát triển của kẻ phàm nhân, bị lệ thuộc vào các mục đích ích kỷ của một người mà các động cơ của y là nhằm vào tính tư lợi và tham vọng trần tục. Các điều này giam hãm y vào ba cõi thấp và đóng lại cánh cửa vốn mở vào sự sống. Trên con đường kia, y hạ thấp tầm quan trọng của phàm ngã của y và thực hành huyền thuật của Thánh Đoàn (White Brotherhood), luôn luôn hoạt động trong ánh sáng của linh hồn, hoạt động cùng với linh hồn trong mọi hình tướng, và không đặt tầm quan trọng vào những tham vọng của bản ngã cá nhân. Sự phân biệt rõ ràng về hai con đường này tiết lộ những gì mà một số sách huyền linh học gọi là “Thánh Đạo hẹp như lưỡi dao cạo” vốn nằm giữa hai con đường. Đây là “Bát Chánh Đạo” của Đức Phật, nó đánh dấu đường ranh giới mong manh giữa các cặp đối ứng và giữa hai hướng chuyển động mà y đã học được cách nhận ra – một hướng đi lên đến cổng thiên đàng, còn hướng kia đi xuống vào trong địa ngục tận cùng bên dưới.
Bằng cách áp dụng hai vũ khí chính của người tìm đạo, đó là tính phân biện (dicrimination) và tính vô-sở-dục (dispassion), y đạt đến tính chất được gọi là “quyền năng quan trọng” (“the vital power”) theo qui luật này. Cũng như mắt là công cụ chọn lựa trong việc chọn con đường đi trên cõi trần, và ngoài ra còn có được một năng lực hoàn toàn riêng
230 của nó, nhờ đó nó thu hút và phát triển ngôn ngữ tượpng trưng riêng của nó, vì thế, một quyền năng quan trọng được cảm nhận trong người có tâm-đạo. Điều này cuối cùng đưa con mắt thứ ba vào hoạt động, và như thế một năng lực được thành tựu, và một tầm nhìn rõ ràng vốn làm cho sự lựa chọn đúng đắn và sự tiến bộ nhanh chóng trên đường đạo thành một sự tiến triển đều đặn. Chúng ta được dạy rằng quyền năng được tăng trưởng hoặc được phát triển trong sự im lặng, và chỉ có ai có thể tìm thấy một trung tâm an-bình trong đầu của mình, nơi mà các đường lực của xác thân và triều lưu tâm linh chảy vào gặp nhau, thì mới có thể thực hành một cách đúng đắn sự phân biện đích thực, và sự vô sở dục đó mới đưa thể cảm dục và thể trí được kiểm soát vào dưới sự hướng dẫn của linh hồn.
Sau đó, y có thể hiểu ý nghĩa của “các cực rung động” (“vibrating poles”), và đạt được điểm cân bằng vốn là kết quả của sự tương tác và sự rung động của chúng.
Việc cảm nhận các mãnh lực kép và việc phân biện rõ ràng về hai con đường dẫn đến sự phát triển của năng lực quan trọng. Năng lực quan trọng này thể hiện hoạt động đầu tiên của nó là giúp người có đạo-tâm đạt được một điểm thăng bằng, và nhờ thế đứng trên đỉnh cao của thành đạt, nơi mà “một sự lựa chọn được thực hiện”.
Sự lựa chọn đó là gì? Đối với người tìm đạo, đó là lựa chọn giữa sự tiến bộ nhanh chóng và chậm chạp. Đối với đệ tử, gồm đệ tử nhập-môn và có tuyên-thệ, đó là sự lựa chọn giữa các phương pháp phụng sự. Đối với điểm đạo đồ, sự lựa chọn thường nằm giữa sự tiến bộ tinh thần và công việc khó khăn là ở lại với nhóm và thực hiện thiên cơ. Đối với Chân Sư, đó là sự lựa chọn giữa bảy Siêu-Đạo (Paths), và do đó điều đó sẽ rõ ràng là biết bao nhiêu vất vả và khó khăn hơn cho vấn đề của Ngài.
Tuy nhiên, tất cả đều chuẩn bị cho người tìm đạo có sự lựa chọn đúng nhờ sự phân biện đúng dẫn đến hành động đúng, và việc thực hành tính vô-sở-dục làm cho điều đó có thể xảy ra. Câu này tổng kết kỹ-thuật của người chiến sĩ trên chiến trường của cõi cảm-dục.
Ở đây cần lưu ý rằng trong khả năng chọn lựa đang phát triển đều đặn, và cuộc chiến đấu trung kiên của cõi cảm
231 dục, tâm thức nơi con người thăng trầm theo từng giai đoạn.
Đầu tiên, đó là người tìm đạo tả tơi, chán ngán cõi trần, vốn phải đấu tranh với dục vọng, với ảo cảm, với tham vọng và với thể tình cảm nhạy cảm của mình. Y nghĩ rằng cuộc chiến đó rất to lớn, nhưng từ khía cạnh rộng hơn, thì nó là tương đối nhỏ, nhưng là tất cả những gì mà y có thể chịu đựng.
Về sau, đó là đệ-tử dự bị có kinh nghiệm, y chiến đấu trong thung lũng của ảo tưởng, và đối phó không chỉ riêng với chính bản chất của mình, mà còn với các mãnh lực cũng của thung lũng đó, thừa nhận bản chất kép của nó. Khi đó, vị đệ-tử tiến ra trận chiến và can đảm đối mặt (và thường với cái nhìn sáng suốt) với các mãnh lực được dàn ra chống lại y. Chúng bao gồm không chỉ các mãnh lực trong bản chất riêng của y, và trong những khía cạnh của cõi cảm dục mà y đương nhiên phản ứng lại, mà còn bao gồm các mãnh lực của ảo tưởng được dàn trận chống lại nhóm các đệ-tử mà y đang ở trong đó. Tất cả các đệ-tử hãy lưu ý điều này và hãy ghi nhớ về nó trong thời kỳ khó khăn và căng thẳng này. Các đệ-tử đó thỉnh thoảng có tiếp xúc hữu thức với các mãnh lực của linh hồn họ, và đối với họ không có sự thất bại, cũng như không có việc quay lại. Họ là những chiến sĩ đã được thử thách, vết thương thành sẹo và mệt mỏi, nhưng biết rằng các vinh quang chiến thắng ở phía trước, vì linh hồn vốn toàn năng. Các đệ-tử nhập môn, vốn đang chiến đấu với tất cả các yếu tố kể trên, cộng với các mãnh lực hắc ám được dàn ra chống lại Huynh Đệ Đoàn, có thể kêu cầu đến các năng lượng tinh thần thuộc nhóm của họ, và vào những lúc hiếm hoi và cần thiết, kêu cầu đến vị Chân Sư mà họ đang hoạt động dưới quyền của Ngài. Nhờ thế, công việc và sức lực mở rộng; nhờ thế trách nhiệm và sự nỗ lực tăng lên đều đặn; nhưng đồng thời cũng có một sự tiếp nhận các năng lực ngày càng tăng đều đặn, các năng lực này có thể được tiếp xúc và được vận dụng, mà khi được tiếp xúc đúng cách, đảm bảo cho sự chiến thắng cuối cùng.
Cụm từ “người đang thiền định” liên quan đến linh hồn. Arjuna, đệ-tử có hoài bão, từ bỏ cuộc đấu tranh, trao lại vũ khí và các phương tiện kiểm sóat quyền lực cho Krishna, tức linh hồn, và cuối cùng được tưởng thưởng bằng sự hiểu biết
232 và bằng một linh thị về hình tướng thiêng liêng vốn che đậy Con Thượng Đế, là Chính Y.
Khi trận chiến này đã được chiến đấu và chiến thắng, thì đệ-tử bước vào hàng ngũ các nhà huyền linh thuật (white magicians) của hành tinh chúng ta, và có thể vận dụng các thần lực, hợp tác với thiên-cơ, điều khiển các tinh linh ngũ hành (elementals) và mang trật tự ra khỏi sự hỗn loạn. Y không còn bị đắm chìm trong ảo tưởng của thế gian, mà đã vượt qua nó. Y không còn bị kiềm chế bởi những chuỗi thói quen trong quá khứ riêng của mình và nghiệp quả của mình nữa. Y đã đạt được quyền năng tối cần và đứng lên như một Huynh Trưởng (Elder Brother).
Đó là con đường phía trước của tất cả mọi người dám dấn bước lên đó. Đó là cơ hội cống hiến cho mọi đạo sinh đã thực hiện sự lựa chọn của họ với sự vô-dục và được thúc đẩy bởi tình yêu và ý muốn phụng sự.

233 Qui Luật Tám

Các Hỏa Thần (Agnisuryans) đáp ứng với âm thanh. Nước xuống và lên. Nhà huyền thuật hãy tự bảo vệ mình khỏi chết đuối, vào thời điểm mà đất và nước gặp nhau. Nơi ở giữa, không khô mà cũng không ướt, phải cung cấp chỗ đứng cho y đặt đôi chân lên. Khi nước, đất và không khí gặp nhau, thì huyền thuật có chỗ để thể hiện.

Các loại Lực Cảm-Dục Sự thăng trầm theo chu kỳ.

235 Qui Luật Tám
CÁC LOẠI LỰC CẢM DỤC
Đạo sinh nên đọc cẩn thận lời bình luận về qui luật này được đưa ra trong bộ sách Luận Về Lửa Càn Khôn. Nên lưu ý rằng qui luật này vô cùng thâm thúy và đầy dẫy thông tin huyền linh hầu như khó thấy được. Tuy nhiên qui luật này nên được nghiên cứu. Thuật ngữ “cõi cảm dục” cũng nên được tra cứu và nên có một ý tưởng chung về bản chất và chức năng của nó ở vai trò là bãi chiến trường của các giác quan, và là nơi mà từ đó huyền thuật được tiến hành. Mong muốn sáng suốt và có tính chất xây dựng của nhà huyền linh thuật, hành động dưới sự hướng dẫn của chính linh hồn mình, và do đó bận rộn với công việc tập thể, là sức mạnh thôi thúc đàng sau của mọi hiện tượng huyền thuật. Công việc huyền thuật này được bắt đầu trong cuộc sống riêng của nhà huyền thuật, mở rộng đến thế giới của cõi cảm dục và từ đó (khi trở nên mạnh nơi đó) có thể bắt đầu biểu lộ trên cõi hồng trần và sau rốt trên những cõi cao hơn.
Do đó, chúng ta sẽ dùng một số lớn thời gian cho qui luật này, vì nó bao gồm công việc và hoạt động trước mắt của người tìm đạo sáng suốt. Qui luật này quan trọng nhất trong sách này theo quan điểm của đạo sinh trung bình. Người ta không thể hiểu được nó khi không có sự giao tiếp với linh hồn, mãnh lực huyền thuật của linh hồn cũng không thể thể hiện thành sự biểu lộ trên cõi trần cho đến khi ý nghĩa của các cụm từ huyền bí của nó đã được phần nào thể hiện trong kinh nghiệm nội tâm của nhà huyền thuật.
Đa số những người tìm đạo chân chính hiện nay đang ở nơi lưng chừng, và có thể hoặc là bị chết đuối (và vì thế không tạo thêm tiến bộ nào trong kiếp sống này), đứng lại và như thế giữ lại nền tảng đã đạt được, hoặc trở thành những nhà huyền thuật thực hành chân chính, có năng lực trong
236 huyền linh thuật, vốn được đặt căn bản trên lòng bác ái, được làm sinh động bằng sự minh-triết và được ứng dụng một cách sáng suốt vào hình tướng (forms).
Do đó, chúng ta sẽ chia qui luật này thành nhiều phần, càng dễ nghiên cứu nó hơn, và xem xét những phần này từng bước một, để hiểu được sự ứng dụng của chúng vào đời sống thông thường của đệ-tử dự bị, và để có được một sự hiểu biết khôn ngoan về các hàm ý rộng rãi của chúng.
Ba phân chia này là:
1. Sự đáp ứng của các tinh linh ngũ-hành cõi cảm dục và sự xuống và lên của nước tương ứng.
2. Các nguy hiểm của nơi lưng chừng, bản chất của nó và cơ hội mà nó đem lại.
3. Nơi mà huyền thuật được thể hiện.
Bây giờ, chúng ta sẽ nghiên cứu điểm thứ nhất vốn được tóm tắt cho chúng ta trong các từ:
“Các Hỏa Thần (Agnisuryans) đáp ứng với âm thanh. Nước xuống và lên”.
Tình hình có thể được đưa ra trong các dẫn giải ngắn gọn sau đây. Các qui luật đã được nghiên cứu, truyền đạt chân lý liên quan đến huyền thuật.
1. Linh hồn đã giao-tiếp với khí cụ của nó trong ba cõi thấp.
2. Con người trên cõi trần nhận biết sự tiếp xúc, và ánh sáng trong đầu tỏa chiếu, mà người tìm đạo có khi nhận biết và có khi không nhận biết.
3. Linh hồn phát ra âm điệu (note) của nó. Một hình-tưtưởng được tạo ra phù hợp với sự thiền định thống nhất của linh hồn và con người, tức dụng cụ của linh hồn.
4. Hình tư tưởng này hiện thân cho ý chí của chân ngã (ego) hay linh hồn, kết hợp với phàm-ngã, mang đến cho nó một hình hài tam phân, được tạo bằng vật chất của cả ba cõi (planes) và được truyền sinh lực (vitalized) nhờ sự hoạt động và bởi các phóng phát (amanations) từ bí huyệt tim, bí huyệt
237 cổ họng và bí huyệt ấn đường của nhà huyền linh thuật – linh hồn kết hợp với khí cụ của nó.
5. Các lớp vỏ của phàm ngã, mỗi lớp vỏ có sự sống riêng của chính nó, cảm thấy chúng đang mất đi sức mạnh của chúng và trận chiến giữa các mãnh lực của vật chất và mãnh lực của linh hồn được tiếp tục một cách mãnh liệt.
6. Trận chiến này phải được giải quyết trên cõi cảm dục và sẽ quyết định ba điều:
a/ Cho dù thế nào đi nữa, trong bất kỳ một kiếp sống nào đó (đối với một kiếp sống nào đó chứa đựng giai đoạn quyết định), linh hồn sẽ là yếu tố chi phối và phàm ngã từ đó trở đi là kẻ tôi tớ của linh hồn.
b/ Dù gì đi nữa, cõi cảm dục không còn là cõi của ảo tưởng, mà có thể trở thành lĩnh vực phụng sự.
c/ Dù sao, một người có thể trở thành một người hợp tác (co-operator) tích cực với Thánh Đoàn, có khả năng sáng tạo và vận dụng chất trí, và nhờ thế thể hiện các mục đích của Thiên-Trí (Universal Mind) vốn được thúc đẩy bởi lòng bác ái vô biên và vô hạn, và là biểu hiện của Sự Sống Duy Nhất.
Đây là mấu chốt của toàn bộ tình hình, và khi con người đã làm chủ được các mãnh lực chống đối với y, thì y đã sẵn sàng cho cuộc điểm đạo thứ hai, cuộc điểm đạo này đánh dấu việc giải thoát linh hồn ra khỏi ngục tù của thể cảm dục. Từ nay trở đi linh hồn sẽ sử dụng thể cảm dục, và uốn nắn dụcvọng theo đường lối với mục đích thiêng liêng.
Thật đáng giá cho đạo sinh để biết được mình đang ở đâu và nỗi khó khăn đặc biệt của mình là gì.
- Kẻ thường nhân đang học cách kiểm soát xác thân và sắp đặt đời sống hồng trần của mình.
- Đạo sinh trên đường dự bị đang học một bài học tương tự liên quan đến thể cảm dục của mình, đó là kiểm soát sự tập trung của nó, các ham muốn của nó, và hoạt động của nó.
- Đạo sinh trên con đường đệ-tử nhập môn phải chứng tỏ sự kiểm soát này, và bắt đầu rèn luyện bản chất thể trí vào kỹ luật và nhờ thế tác động một cách có ý thức vào thể trí. Công việc của điểm đạo đồ và vị adept phát triển bên ngoài những thành tựu này, và chúng không cần được bàn đến ở đây.
Cuộc chiến được trải rộng trên một loạt các kiếp sống, nhưng trong một kiếp sống nào đó, cuộc chiến trở nên có tính cách quyết định, sự kháng cự cuối cùng được thực hiện và Arjuna chiến thắng trong trận đánh, nhưng chỉ bằng cách để cho Krishna nắm lấy các phương tiện kiểm soát, bằng cách học kiểm soát thể trí và bằng sự khải thị về hình tướng của Thượng Đế. Bằng sự phân biệt giữa linh hồn với sắc tướng, và bằng một linh-thị về sự rực rỡ tuyệt mỹ có thể tỏa ra từ các hình tướng “được Thượng Đế chiếm ngự”, y học cách chọn Con Đường ánh sáng và học cách thấy hình hài của mình và mọi hình hài khác như những người canh giữ ánh sáng. Vì vậy, y bắt tay vào công việc làm cho thể cảm dục chỉ đơn giản là một vật phản chiếu của ánh sáng đó, và bằng sự chế ngự ham muốn, thông qua sự chinh phục các “Hỏa thần” (“Agnisuryans”) vốn cấu thành thể cảm-dục của y và là chất sống (living substance) của cõi cảm-dục, y học cách hoạt động như một cao đồ (adept) trên cõi đó, học cách đi xuyên qua ảo ảnh của nó và học cách thấy sự sống thật sự.
Nói một cách tượng trưng thì vật chất của cõi cảm-dục được làm sinh động bằng ba loại lực thiêng liêng, mà khi được tập hợp lại với nhau, các lực này tạo ra đại Hão Huyền (great Illusion). Các loại lực này là:
− Thứ nhất, lực của dục vọng ích kỷ. Năng lượng giáng hạ tiến hóa (involutionary) này đóng một vai trò lớn trong việc đem đến sự tiến hóa, vì tính ích kỷ là nơi nuôi dưỡng các linh hồn ấu trĩ. Do đó người có đạo tâm cự tuyệt khi bị nó nắm giữ.
− Thứ hai, lực của sự sợ hãi. Đây là sản phẩm của sự vô minh, và trong những giai đoạn đầu của nó, nó không phải là sản phẩm của tư duy sai lầm. Về mặt cơ bản nó thuộc về bản năng và được thấy đang chi phối trong giới động vật chưa có trí cũng như trong giới nhân loại. Nhưng trong con người, sức mạnh của nó được tăng lên mạnh mẽ do các quyền năng của thể trí, do ký ức về sự đau khổ và sự ưu phiền trong quá khứ, và do sự đề phòng về những điều đó mà chúng ta tiên đoán, sức mạnh của sự sợ hãi được tăng cường rất nhiều bởi hình-tư-tưởng mà chính chúng ta đã tạo nên bằng các nỗi sợ
239 và các ám ảnh riêng của mình. Hình-tư-tưởng này tăng thêm quyền lực khi chúng ta chú ý đến nó, vì “năng lượng theo sau tư tưởng”, cho đến khi chúng ta bắt đầu bị nó chế ngự. Đặc biệt, những người thuộc cung 2 là nạn nhân đối với việc này. Đối với đa số những người đó, nó tạo thành “kẻ chận ngõ” (“dweller on the threshold”), cũng như sự tham vọng và sự yêu thích quyền lực, được hậu thuẫn bởi sự ham muốn điên cuồng và sự vô liêm sĩ (unscrupulousness), tạo thành “Kẻ Chận Ngõ” đối với những loại người thuộc cung một. Hình-tư-tưởng, kết tinh của sự thành tựu trí tuệ cho những mục đích ích kỷ và việc dùng tri thức cho các mục tiêu thuộc về phàm ngã, thì đứng trước cổng của đường đạo trong trường hợp người thuộc cung ba, và nếu không bị đập tan và bị phá hủy, hình tư tưởng này sẽ chế ngự con người và biến đổi y thành một nhà hắc thuật.
Bạn thường được bảo cho biết rằng sự sợ hãi là một ảo tưởng. Tuy nhiên, cách trình bày này không giúp gì cả. Nó là một sự khái quát hóa những gì mà người ta có thể thừa nhận, nhưng vẫn vô cùng khó để áp dụng cho cá nhân. Những nỗi sợ hãi mà những người tìm đạo bị lệ thuộc vào (hãy chú ý cách diễn đạt này) hiếm khi có một tính chất ích kỷ ngoại trừ tới mức độ mà sự đau khổ đã làm cho họ chùn lại không tiếp tục thêm nữa các biến cố rủi ro. Những nỗi sợ hãi của họ được bao phủ trong cái có vẻ như là tình yêu xung quanh những người thân yêu của họ. Tuy nhiên, nếu mỗi đệ-tử tự đặt cho mình một câu hỏi thực tế nhất: Làm thế nào mà nhiều giờ khổ sở đã được sử dụng vào các thực tại và vào các biến cố hữu hình, và làm thế nào mà nhiều điều về các linh cảm không thực tế và về các nghi ngờ và chất vấn, đã dựa trên những gì vốn không bao giờ xảy ra? Tôi muốn lưu ý các huynh đệ của Tôi rằng họ cần phải làm hai việc: Chiêm nghiệm về chân lý trong cuộc sống hàng ngày, dùng khái niệm về chân lý được thực hành và được sống theo, như là chủng tử (seed) được họ nghĩ tới trong khi thiền định; đối với mục tiêu này, Tôi muốn đề nghị họ nhớ nằm lòng và luôn luôn sử dụng, khi bị cuốn đi bởi nỗi sợ hãi do ảo tưởng và điềm báo vô ích, công thức hoặc lời cầu nguyện sau đây:
“Xin cho thực tại chi phối mọi suy nghĩ của tôi, và chân lý là chủ nhân của cuộc đời tôi”.
Mỗi người hãy tự nói điều này với chính mình một cách
240 liên tục khi nhu cầu đòi hỏi, bắt buộc tâm trí của mình tập trung chú ý vào ý nghĩa của những lời được nói ra.
Tôi cũng muốn gợi ý rằng lương tri lành mạnh và việc trau dồi một thái độ trí tuệ, sẽ không cho phép thời gian dành cho những nỗi sợ hãi vu vơ phát triển.
Sợ hãi (fear) thường là trở ngại chính đối với một bước tiến rất quan trọng vốn có thể được vượt qua trong kiếp sống này, nhưng có thể phải bị trì hoãn đến một kiếp khác nếu cơ hội thích hợp không được tận dụng và bản chất ý chí bị kích thích mạnh mẽ.
Người tầm đạo thuộc Cung Một, vốn không vượt qua được Kẻ Chận Ngõ (Dweller) của mình, có thể trở thành một “kẻ hủy diệt các linh hồn”, như thường được gọi, và có thể bị buộc (cho đến khi y học được bài học của mình) làm việc trong các mãnh lực của vật chất, và với các hình tướng vốn cầm giữ mọi linh hồn trong ngục tù. Đây là ý nghĩa huyền bí của những lời lẽ bị hiểu lầm, cái chết và sự hủy diệt. Con Quỷ (Devil) là nguyên mẫu vĩ đại (great prototype) của loại hình này.
Người tầm đạo thuộc Cung Hai, vốn tạo ra Kẻ Chận Ngõ (Dweller) của mình và cho phép sự kiểm soát ổn định và ngày càng tăng của nó, sẽ trở thành một “kẻ lừa dối (deluder) của các linh-hồn”. Y là Kẻ Đối Kháng-Christ (Anti-Christ) thực sự, và qua sự giảng dạy sai lầm và sự tác động của cái gọi là phép lạ, qua thuật thôi miên và ý kiến của quần chúng, y kéo một bức màn phủ lên thế gian và thúc đẩy con người bước đi trong đại hão huyền. Thật là lý thú khi lưu ý rằng công việc của Ma Quỷ (Devil), tức là kẻ giam cầm (imprisoner) các linh hồn, đang bắt đầu mất đi quyền lực của nó, vì nhân loại đang ở ngưỡng cửa của sự hiểu biết rằng cái chết thật sự là sự đắm chìm vào trong sắc tướng, và rằng vật chất chỉ là một phần của tổng thể thiêng liêng. Hình tư tưởng của “Kẻ Chận Ngõ” mà nhân loại đã tạo ra trong hàng triệu năm đang ở ngưỡng của sự hủy diệt. Nhưng hoạt động Đối Kháng-Christ hiện nay chỉ đang dâng lên tới chiều cao của nó, và ảo tưởng về sự giàu có, về sự sở hữu, về sự giảng dạy sai lầm sẽ ngày càng thống trị, nhưng giới hạn của ảo tưởng sẽ ngắn hơn giới hạn của sự hủy diệt, vì tất cả những yếu tố này vận hành theo các chu kỳ riêng của chúng, và có sự thăng trầm riêng của chúng.
241 Người thuộc Cung Ba vốn cũng không làm tiêu tan Kẻ Chận Ngõ của mình, trở thành cái được gọi là một “kẻ thao túng (manipulator) các linh hồn”, và dùng thể trí để tiêu diệt thực tại và đặt một tấm màn che giữa con người và thực tại. Phải nhớ rằng không có cái nào trong số tên gọi này và các hoạt động này liên quan đến linh hồn trên cõi riêng của nó (Chân Ngã – ND), mà chỉ có liên quan tới các nhân hồn (human souls) đang luân hồi trên cõi trần mà thôi. Điều này phải được nhấn mạnh, vì trên cõi riêng của mình, các linh hồn của tất cả mọi người đều thoát khỏi ảo tưởng (illusion), và không linh hồn nào có thể bị hủy diệt, bị lừa dối cũng không bị lôi kéo. Đó chỉ là “những linh hồn trong ngục tù”, những linh hồn này bị lệ thuộc vào các hoạt động của các tà lực (forces of evil) và chỉ trong một kỳ hạn. Nhóm thuộc Cung Một hoạt động qua các chính phủ, qua các chính trị gia, và sự tương tác giữa các quốc gia và có số lượng tương đối nhỏ. Nhóm thuộc Cung Hai, vốn là những người lừa dối và phản bội, hoạt động qua các cơ quan tôn giáo, qua tâm lý quần chúng, và việc lạm dụng và áp dụng sai về lòng sùng kính và về nghệ thuật. Họ có số lượng lớn nhất. Nhóm thuộc Cung Ba hoạt động chủ yếu qua các mối quan hệ thương mại trong thế giới kinh doanh, và qua việc sử dụng tiền tệ, tức sự cụ thể hóa prana hay năng lượng vũ trụ, và biểu tượng bên ngoài của luồng và dòng chảy năng lượng vũ trụ. Những ý tưởng này có tính gợi ý nhưng không thiết yếu, đề cập đến những khuynh hướng vũ trụ.
Thứ ba, lực hấp dẫn giới tính. Đây là một lực hút từ cõi trần và là sự quay ngoặt trở lại của một loại năng lượng tiến hóa giáng hạ trên con đường hoàn nguyên. Nói về mặt vũ trụ, nó biểu lộ như lực thu hút giữa tinh thần với vật chất; nói về mặt tinh thần, nó được thể hiện như là hoạt động của linh hồn, khi nó tìm cách lôi kéo phàm nhân vào sự nhận thức đầy đủ. Nói về mặt vật chất, đó là sự thôi thúc có xu hướng liên kết nam và nữ với mục đích sinh sản. Khi con người còn thuần túy là động vật, thì không có liên quan đến tội lỗi. Khi ước muốn tình cảm thêm vào sự thôi thúc này, thì khi đó có tội lỗi len lỏi vào, và mục đích mà vì đó sự thôi thúc được thể hiện, bị lạc đường thành sự thỏa mãn của dục vọng. Hiện giờ nhân loại thiên về trí tuệ hơn, và các mãnh lực của thể trí
242 đang làm cho chính nó được cảm nhận trong cơ thể con người, nên một tình huống thậm chí còn nghiêm trọng hơn đang lộ rõ, nó chỉ có thể được tiến hành một cách an toàn khi linh hồn nắm quyền điều khiển ba khí cụ của nó.
Nhân loại hiện tại đang ở điểm giữa như quy luật này cho thấy. Con người bị cuốn bởi dục vọng ích kỷ và bởi tham vọng, vì tất cả chúng ta đều có các đặc tính của cung Một. Y bị hành hạ bởi sự sợ hãi − của riêng y, các nỗi sợ thuộc về gia đình, các nỗi sợ thuộc về quốc gia và thuộc về chủng tộc, vì tất cả chúng ta dao động theo nhịp điệu của cung hai. Y bị chi phối bởi dục tình và bởi tiền bạc, vốn là một biểu lộ khác của năng lượng của vật chất, và do đó có ba vấn đề mà con người được trang bị kỹ để đối phó với chúng qua trung gian của ba vận thể của y và ba uy lực của hồn thiêng (divine soul) của y. Chúng ta hãy kết thúc giáo huấn về sự lưu ý đó – đó là sự lưu ý về việc được trang bị kỹ để đối phó. Chúng ta có thể thắng phục sự trì trệ của trí tuệ, và bắt đầu hoạt động với tư cách là linh hồn đang điều khiển các điều kiện bên ngoài của chúng ta. Linh hồn thì toàn tri và toàn năng.
SỰ THĂNG TRẦM THEO CHU KỲ
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét các thuật ngữ “sự lên xuống của dòng nước”.
Trong việc tìm hiểu về định luật chu kỳ, chúng ta thu đạt kiến thức về các định luật tiến hóa cơ bản, và đi đến một nhận thức về hoạt động sáng tạo theo nhịp điệu. Nhân đây chúng ta cũng có được sự cân bằng khi chúng ta nghiên cứu các xung lực sự sống của chính chúng ta, vì các xung lực này cũng có lên xuống của chúng, và sự luân phiên giữa các chu kỳ của ánh sáng và các chu kỳ của bóng tối.
Chúng ta luôn luôn có, cùng với chúng ta, sự kiện xảy ra hằng ngày mang tính biểu tượng, trong đó một phần của thế giới mà chúng ta đang sống quay ra ánh sáng trong trẻo của mặt trời, và sau đó quay trở lại vào bóng tối hàn gắn (healing dark) của ban đêm. Việc rất quen thuộc của chúng ta với hiện tượng này làm cho chúng ta không còn thấy ý nghĩa mang tính biểu tượng của nó và quên rằng theo đại luật, các chu kỳ của ánh sáng và bóng tối, của điều thiện và điều ác, của sự nhấn chìm và sự nổi lên, của sự tiến bộ đi đến sự giác ngộ và việc có vẻ như dẫn vào bóng tối, vốn đặc trưng cho sự phát triển của mọi hình tướng, làm nổi bật sự phát triển của các chủng tộc và các quốc gia, và cấu thành vấn đề của người tìm đạo, là người vốn đã xây dựng cho chính mình một hình ảnh của việc bước vào trong một tình trạng luôn được soi sáng, và của việc để lại phía sau tất cả những nơi chốn tối tăm.
Trong các giáo huấn này, Tôi không thể bàn đến với sự thăng trầm của sự sống thiêng liêng khi nó biểu lộ trong các giới khác nhau trong thiên nhiên, và qua sự phát triển tiến hóa của nhân loại, qua sự trải nghiệm trong các chủng tộc, các quốc gia và các gia đình. Tuy nhiên, Tôi muốn giải thích phần nào kinh nghiệm có tính chu kỳ của một linh hồn đang luân hồi, nêu ra sự thăng trầm mang tính bề ngoài của sự khai mở của nó.
Chu kỳ nổi bật cho mỗi linh hồn là chu kỳ của việc đi vào luân hồi của nó, và sự quay về hoặc chảy trở lại vào trung tâm mà từ đó nó phát xuất. Việc hiểu biết về sự thăng trầm này sẽ theo quan điểm đó. Về mặt nội môn, các linh hồn có thể được xem như là những người “tìm kiếm ánh sáng kinh nghiệm” và do đó quay về phía biểu hiện vật chất, và những linh hồn “tìm kiếm ánh sáng hiểu biết”, và do đó rút lui khỏi lĩnh vực thế sự của con người để tiến theo con đường hướng nội vào trong tâm thức của linh hồn, và vì thế trở thành “những kẻ an trú trong ánh sáng vĩnh cửu”. Không đánh giá được ý nghĩa của các thuật ngữ này, các nhà tâm lý học đã cảm nhận những chu kỳ này, và gọi một số loại là những người hướng ngoại (extraverts), và một số loại khác là những người hướng nội (introverts). Những điều này đánh dấu một sự thăng trầm trong kinh nghiệm cá nhân, và là các tương ứng đời sống nhỏ bé so với các chu kỳ lớn lao của linh hồn. Sự đi vào và đi ra mạng lưới của sự sống luân hồi này là các chu kỳ chính của bất kỳ linh hồn cá biệt nào, và một nghiên cứu về các loại chu kỳ qui nguyên được bàn đến trong Giáo Lý Bí Nhiệm và trong Luận Về Lửa Càn Khôn mà đạo sinh sẽ nhận thấy là có giá trị thực sự.
Cũng còn có một sự thăng trầm trong kinh nghiệm của linh hồn trên bất kỳ một cõi giới nào, và điều này, trong các giai đoạn phát triển ban đầu sẽ bao gồm nhiều kiếp sống.
244 Chúng thường rất cực đoan trong biểu hiện của chúng. Một nghiên cứu về sự thăng trầm của chủng tộc sẽ làm cho điều này rõ ràng hơn. Vào thời Lemuria, “luồng triều lên” (“flow”), hay là chu kỳ hướng ngoại, đã trải qua trên cõi trần, và luồng triều xuống (ebb) đã đưa trạng thái sự sống quay ngay trở lại với chính linh hồn, và không có sự thăng trầm phụ nào trên cõi cảm dục hoặc cõi trí.
Về sau, triều lưu đã hiện ra trên các bờ của cõi cảm dục, mặc dù bao gồm cả cõi trần ở mức độ kém hơn. Dòng triều lên hướng sự chú ý của nó vào đời sống tình cảm, và trào lưu trở lại trung tâm không tính đến sự sống trí tuệ chút nào cả. Sự kiện này ở đỉnh cao của nó đối với nhân loại trong thời Atlantis, và cũng đúng đối với nhiều người ngày nay. Hiện giờ sự thăng trầm có tính bao hàm ngày càng tăng, và kinh nghiệm trí tuệ có vị trí của nó sao cho cả ba khía cạnh bị cuốn đi bởi sự sống của linh hồn; tất cả được bao hàm trong năng lượng đang tuôn ra của linh hồn đang luân hồi, và trong nhiều kiếp sống và hàng loạt kiếp sống, mãnh lực theo chu kỳ này giảm dần. Bên trong người tìm đạo phát sinh một sự hiểu biết về những gì đang xảy ra, và y thức tỉnh đối với mong muốn kiểm soát một cách có ý thức sự thăng trầm này, hoặc (để diễn tả việc đó bằng các lời đơn giản) xoay chuyển các mãnh lực của năng lượng hướng ngoại theo bất kỳ hướng nào mà y chọn, hoặc triệt thoái về trung tâm của y tùy ý. Y tìm cách chận lại tiến trình của việc bị cuốn vào luân hồi mà không có bất kỳ mục đích hữu ý nào, và không muốn thấy trào lưu sự sống của y dập tắt trên các cõi hiện tồn thuộc về tình cảm hoặc trí tuệ, và sau đó lại thấy sự sống đó bị triệt thoái mà không có ý muốn hữu thức của y. Y đứng ở điểm giữa và muốn kiểm soát các chu kỳ riêng của y, “sự thăng trầm”, khi bản thân y có thể quyết định điều đó. Với mục đích hữu thức, y mong mỏi bước đi trong các nơi tối tăm của sự sống nhập thể, và cũng với mục đích hữu thức, y tìm cách rút lui vào trung tâm riêng của y. Từ đây y trở thành một người có đạo-tâm (aspirant).
Đời sống của người có đạo tâm bắt đầu lặp lại các chu kỳ trước đó. Y bị tấn công bởi một sự kích thích bất ngờ của bản chất xác thân, và bị lôi cuốn dữ dội bởi những ham muốn
245 và khát vọng xưa cũ. Điều này có thể được nối tiếp bằng một chu kỳ mà trong đó thể xác có ý thức về việc luồng năng lượng thiết yếu chảy ra khỏi nó, và bị suy nhược (devitalised), bởi vì không phải là đối tượng của sự chú ý. Việc này giải thích cho nhiều bệnh tật và sự thiếu sinh lực (vitality) của nhiều người trong số các phụng-sự-viên được đánh giá cao nhất của chúng ta. Tiến trình tương tự có thể ảnh hưởng đến thể tình cảm, và các giai đoạn của sự phấn khích và của đạo tâm dâng cao nhất luân phiên với các giai đoạn trầm cảm sâu xa nhất và thiếu sự chú tâm. Luồng triều lên (flow) có thể chuyển đến thể trí và tạo ra một chu kỳ hoạt động trí tuệ mạnh mẽ. Việc nghiên cứu liên tục, tư tưởng dồi dào, sự điều nghiên sắc sảo và một sự thôi thúc trí tuệ vững chãi, sẽ là đặc trưng cho trí tuệ của người có đạo tâm. Một chu kỳ có thể kế tiếp chu kỳ này, trong đó mọi nghiên cứu đều không vừa ý, và thể trí dường như hoàn toàn bị bỏ phế và thụ động. Đó là một nỗ lực để suy tư, và sự vô nghĩa của các trạng thái tư tưởng tấn công vào thể trí. Người có đạo tâm quyết định rằng tồn tại (to be) thì tốt hơn nhiều so với hành động (to do). “Có thể nào những mảnh xương khô này còn sống chăng?” Y tự hỏi, và không mong muốn thấy chúng tái sinh.
Tất cả những người tìm kiếm chân lý thực sự đều ý thức về kinh nghiệm không ổn định này, và thường coi nó là một tội lỗi hoặc là một tình trạng cần phải nỗ lực chống lại. Sau đó là thời gian để hiểu rằng “địa điểm ở giữa vốn không khô cũng không ướt, phải cung cấp chỗ đứng cho đôi chân của y đặt lên”.
Đây là một cách nói mang tính biểu tượng rằng y cần phải nhận ra hai điều:
1. Các trạng-thái cảm xúc (feeling) hoàn toàn phi-vật chất và không phải là sự biểu thị cho trạng thái của linh hồn. Người tìm đạo phải tự tập trung vào ý-thức linh hồn, không để bị ảnh hưởng bởi các tình trạng luân phiên thay đổi mà y dường như lệ thuộc vào, và chỉ “trụ trong bản thể tâm linh” (“stand in spiritual being”) và rồi “sau khi đã thực hiện mọi việc, hãy an trụ” (“ having done all, stand”).
2. Việc đạt đến trạng thái cân bằng chỉ có thể xảy ra ở nơi mà sự biến thiên đã thành qui luật, và sự thăng trầm theo
246 chu kỳ sẽ tiếp tục chỉ bao lâu mà sự chú tâm của linh hồn còn dao động giữa trạng thái này hoặc trạng thái khác của hình tướng và chân ngã (true spiritual man).
Mô hình lý tưởng là đạt đến một tình trạng kiểm soát hữu thức như thế, sao cho một người có thể tùy ý tập trung vào ý thức linh hồn của y, hoặc tập trung vào khía cạnh hình hài của y – mỗi hành vi của sự chú ý tập trung được mang lại thông qua một mục tiêu đặc biệt và được hiểu rõ, đòi hỏi một sự tập trung như thế.
Sau này khi các lời của Vị Đại Huấn Sư Cơ Đốc Giáo có ý nghĩa, y sẽ có thể nói “dù cho ở trong xác thân hoặc ngoài xác thân” đều không thành vấn đề. Hành động phụng sự cần được làm sẽ xác định vị trí mà bản ngã được tập trung, nhưng đó sẽ là cùng cái bản ngã, cho dù tạm thời được thoát khỏi ý thức về hình tướng hoặc bị đắm chìm trong hình tướng để hoạt động trong các khía cạnh khác của tổng thể thiêng liêng. Chân Ngã tìm cách đẩy mạnh thiên cơ, và đồng nhất hóa chính mình với Thiên Trí trong thiên nhiên. Khi rút lui vào vị trí ở giữa, y nỗ lực để nhận ra thiên tính của y, và rồi, sau khi đã làm như vậy, y tự tập trung vào hình thức trí tuệ của mình, nó giúp y đồng cảm với Thiên Trí (Universal Mind). Y chịu đựng sự hạn chế để nhờ đó y có thể hiểu biết và phụng sự. Y tìm cách đến tận tâm (hearts) của con người và đem cho chúng “sự cảm hứng” từ các chốn sâu thẳm của trái tim của con người tâm linh. Một lần nữa y khẳng định sự thật về thiên tính của y và sau đó, thông qua một sự đồng nhất hóa tạm thời với hiện thể của y về nhận thức cảm giác, về cảm xúc, và về tình cảm, y thấy chính mình hợp nhất với bộ máy nhạy cảm của biểu hiện thiêng liêng vốn mang lòng bác ái của Thượng Đế đến với mọi hình hài trên cõi trần.
Một lần nữa y tìm cách trợ giúp trong việc hiện thực hóa thiên-cơ trên cõi trần. Y biết rằng mọi hình hài đều là sản phẩm của năng lượng được sử dụng và được điều khiển một cách đúng đắn. Với đầy đủ kiến thức về Địa Vị Đứa Con thiêng liêng của y và một nhận thức trí tuệ mạnh mẽ về tất cả những gì mà thuật ngữ đó truyền tải, y tập trung các sức mạnh của y trong thể sinh lực, và trở thành một tụ điểm cho việc truyền chuyển năng lượng thiêng liêng, và do đó trở
247 thành một người kiến tạo trong sự hòa hợp với các năng lượng kiến tạo của Vũ Trụ. Y đưa năng lượng của tư tưởng giác ngộ và ước vọng được thánh hóa xuống vào trong thể dĩ thái, và như thế làm việc với lòng tận tụy (devotion) sáng suốt.
Bạn đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng hơn về vị trí “ở giữa” (“midway” spot).
Đối với đệ-tử dự bị (probationer), đó là cõi tình cảm, tức là Kurukshetra, hoặc cõi của ảo tưởng, nơi mà đất (bản chất hồng trần) và nước (bản chất tình cảm) gặp nhau.
Đối với đệ-tử thực thụ (disciple), đó là cõi trí, nơi mà sắc tướng và linh hồn tiếp xúc và sự chuyển tiếp lớn bắt đầu xảy ra. Đối với đệ-tử cao cấp và điểm đạo đồ, vị trí ở giữa là thể nguyên nhân (causal body), tức là karana sarira, thể tinh thần (spiritual body) của linh hồn, giữ vai trò trung gian giữa Tinh Thần (Spirit) và vật chất, Sự Sống và sắc tướng, Chân Thần (monad) và phàm ngã.
Điều này cũng có thể được thảo luận và được hiểu theo thuật ngữ về các bí huyệt.
Như mỗi đạo sinh đều biết, có hai bí huyệt trong đầu. Một bí huyệt ở giữa hai lông mày, và có tuyến yên là biểu hiện bên ngoài của nó. Bí huyệt kia ở trong khu vực trên đỉnh đầu, và có tuyến tùng quả là trạng thái cụ thể của nó. Nhà thần bí thuần túy có tâm thức của y tập trung vào đỉnh đầu, gần như hoàn toàn ở trong thể dĩ-thái. Người tiến hóa trên thế gian được tập trung vào vùng tuyến yên. Nhờ sự khai mở huyền bí và kiến thức nội môn, mối quan hệ giữa phàm ngã và linh hồn được thiết lập, có một vị trí ở giữa trong bí huyệt đầu nằm trong từ trường được gọi là “ánh sáng trong đầu”, và chính đây là nơi mà người tìm đạo trụ lại. Đây là địa điểm vô cùng quan trọng. Nó không phải là đất hoặc thuộc thể chất, cũng không phải nước hoặc thuộc tình cảm. Nó có thể được coi là thể sinh lực hay là thể dĩ thái, vốn đã trở thành lĩnh vực của việc phụng sự có ý thức, của sự kiểm soát có định hướng, và của việc sử dụng mãnh lực hướng đến các mục tiêu cụ thể.
248 Ở đây nhà huyền thuật trụ lại, và qua trung gian của thể sinh lực hay thể năng lượng của mình, thực hiện hoạt động sáng tạo về huyền thuật.
Một điểm hơi khó hiểu được đề cập đến trong qui luật này, nhưng nó sẽ trở thành sáng sủa, nếu các từ ngữ được nghiên cứu cẩn thận. Ở cuối qui luật chúng ta được dạy rằng, khi “nước, đất và không khí gặp gỡ”, thì có chỗ cho sự hoạt động của huyền thuật. Điều kỳ lạ là trong những cụm từ này, ý tưởng về vị trí (location) bị bỏ sót và chỉ có phương trình thời gian được xem xét.
Không khí là biểu tượng của hiện thể bồ đề (buddic vehicle), của cõi bác ái tinh thần, và khi ba yếu tố được liệt kê ở trên (trong trạng thái năng lượng của chúng) gặp nhau, nó là chỉ dấu của một sự tập trung vào tâm thức linh hồn và sự tập trung của con người vào thể tinh thần. Từ điểm sức mạnh đó, ở ngoài hình hài, từ lĩnh vực trung tâm của sự thống nhất và từ tâm điểm trong vòng tròn tâm thức đó, chân nhân (spiritual man) phóng xuất tâm thức của mình vào vị trí ở giữa bên trong khoang não, nơi mà công tác huyền thuật phải được xúc tiến liên quan với cõi trần. Năng lực phóng xuất ý thức này từ cõi của nhận thức linh hồn vào cõi của công việc sáng tạo huyền thuật trên các cõi phụ dĩ thái, đang dần có thể xảy ra khi đạo sinh, trong hoạt động thiền định của mình, phát triển khả năng tập trung sự chú ý của mình vào bí huyệt này hoặc bí huyệt khác của các bí huyệt trong thể dĩ thái. Điều này được thực hiện qua trung gian của các trung tâm lực trong thể dĩ thái. Y dần dần có được sự dẻo dai và sự linh động của tâm thức tự điều khiển, vốn sẽ cho phép y tác động trên các bí huyệt, như một nhạc sĩ sử dụng bảy nốt nhạc. Khi điều này đã đạt được, y có thể bắt đầu tự rèn luyện trong những sự tập trung ngày càng mở rộng và kéo dài hơn, và phải học cách rút ý thức của mình, không chỉ vào não, mà còn đến linh hồn trên cõi riêng của nó, và từ đó tái điều khiển các năng lượng của mình trong việc thực hiện công việc huyền thuật của linh hồn.
Bí mật cơ bản của các chu kỳ nằm trong sự triệt thoái
249 này và việc tái tập trung sự chú ý tiếp sau đó, và cần phải nhớ trong sự liên kết này là định luật căn bản nằm dưới mọi công tác huyền thuật là “năng lượng theo sau tư tưởng”. Nếu những người tìm đạo nhớ điều này, họ sẽ sống qua các thời kỳ khó khăn của họ một cách dễ dàng hơn nhiều, và sẽ có ý thức về mục đích nền tảng.
Ở đây người ta có thể hỏi các nguy hiểm của vị trí ở giữa này là gì?
Các nguy hiểm của sự dao động quá dữ dội giữa đất và nước, hoặc giữa sự đáp ứng tình cảm đối với sự sống và chân lý hay sự sống trên cõi trần. Một số người tìm đạo thì quá thiên về tình cảm trong các phản ứng của họ; những người khác thì quá thiên về vật chất. Ảnh hưởng của điều này được cảm thấy ở vị trí giữa và tạo ra một tình trạng không ổn định trầm trọng. Sự bất ổn định này có ảnh hưởng trực tiếp trên huyệt đan điền vốn là “điểm giữa” vào những thời kỳ đầu Atlantis, và vẫn còn là “điểm giữa” trong các diễn trình chuyển hóa của phàm-ngã đang tìm đạo. Nó chuyển hóa và truyền các năng lượng của bí huyệt xương cùng và của bí huyệt ở đáy xương sống, và là nơi phân phối cho mọi năng lượng được tập trung ở các bí huyệt dưới cơ hoành.
Những nguy hiểm gắn liền với sự tuôn đổ sớm và không được kiểm soát của năng lượng tinh thần thuần khiết vào cơ cấu của phàm-ngã. Sức mạnh tinh thần thiết yếu đó đi vào qua kẽ hở ở sọ, và đổ vào các bí huyệt đầu. Từ các bí huyệt này, năng lượng này sẽ đi theo con đường ít đối kháng nhất, đường này được xác định bởi khuynh hướng đời sống tư tưởng hằng ngày của người tìm đạo.
Một nguy hiểm khác khá mạnh mẽ thật ra là kết quả của việc mang đất và nước lại cùng nhau. Nó thể hiện dưới hình thức của việc tuôn đổ vào tâm thức não bộ (khía cạnh đất) các kiến thức thuộc cõi cảm dục. Một trong những điều đầu tiên mà một người tìm đạo bắt đầu biết đến là một khuynh hướng về thông-linh-thuật (psychism) thấp. Đó là một phản ứng từ bí huyệt đan điền. Nhưng điểm giữa này có thể được sử dụng như một “điểm xuất phát” (“jumping off place”) đi vào thế giới của các hiện tượng cảm dục. Điều này sẽ tạo ra “sự
250 chết đuối”, vì đời sống tinh thần của người tìm đạo có thể bị sa lầy và hoàn toàn chìm vào các quan tâm về các kinh nghiệm tâm thông bậc thấp. Chính ở đây mà nhiều người tìm đạo đáng kính đi lạc lối – có thể là tạm thời, nhưng thời gian quan trọng đến nỗi nó là một vấn đề đáng tiếc nếu có bất kỳ thời gian nào bị mất trong sự thực nghiệm vô ích, và sự thoái lui (retracing) khỏi con đường đã chọn nào đó.
Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây. Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre). Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu. Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài. Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm. Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động. Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm. Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.
Nơi gặp gỡ này là vị trí của lửa, tức là cõi trí. Lửa là biểu tượng của trí tuệ, và mọi hoạt động huyền thuật là một diễn trình sáng suốt, được thực hiện trong sức mạnh của linh hồn, và bằng cách sử dụng thể trí. Để làm cho chính nó được cảm thấy trên cõi trần, cần có một bộ não, nó vốn dễ tiếp nhận các xung lực cao siêu và có thể được linh hồn tạo ấn tượng bằng cách sử dụng các “chitta” hay chất trí để tạo ra các hình tư tưởng cần thiết, và nhờ đó thể hiện ý tưởng và mục đích của linh hồn bác ái sáng suốt. Những điều này được nhận biết bởi
251 bộ não và được chụp ảnh lên “các chất khí sinh động” (“vital airs”) ở trong khoang não. Khi các chất khí sinh động này có thể được nhà huyền thuật cảm thấy trong lúc thiền định, và các hình tư tưởng được ghi khắc trên phản ảnh thu nhỏ này của cảm dục quang, thì uy lực thực sự trong huyền thuật có thể bắt đầu làm cho chính nó được cảm thấy. Về mặt huyền linh, não đã “nghe thấy” các huấn thị và giáo huấn của thể trí khi nó tiếp nhận sóng (relays) mệnh lệnh của linh hồn. Các khí sinh động được cuốn hút vào hoạt động tạo hình (formmaking activity) giống như sự tương ứng cao của chúng, “các biến thể của nguyên khí suy tư, tức là chất trí” (theo cách gọi của Patanjali), được đưa vào một hoạt động tạo hình tương tự. Các điều này khi ấy có thể được nhìn thấy nơi nội tâm của người đang tìm cách thực hiện công tác huyền thuật, và phần lớn sự thành công của y là tùy thuộc vào khả năng ghi nhận ấn tượng chính xác của y, và khả năng nhìn thấy rõ ràng các
hình thức của diễn trình trong huyền thuật mà y đang tìm cách thể hiện, như công tác huyền thuật ở thế giới bên ngoài.
Do đó, có thể nói rằng có ba giai đoạn trong tiến-trình tạo-hình. Đầu tiên, linh hồn hay chân ngã, được tập trung vào ý thức linh hồn và hoạt động ở “nơi ẩn mật của Đấng Tối Cao”, hình dung công việc phải làm. Đây không phải là một hành động tuần tự, mà là công tác huyền thuật đã hoàn thành hoàn chỉnh, được hình dung ra (visioned) bằng một tiến trình vốn không bao hàm yếu tố thời gian hoặc các khái niệm về không gian chút nào cả. Thứ hai, thể trí đáp ứng với linh hồn (đang kêu gọi sự chú ý đến công việc cần được thực hiện), và bị cuốn vào hoạt động tạo hình-tư-tưởng bởi ấn tượng này. Sự đáp ứng với ấn tượng vì thế sẽ tùy theo sự trong sáng và sự tỏ ngộ của chất trí. Nếu thể trí (mind) là một tác nhân phản xạ và tiếp nhận chính xác ấn tượng của linh hồn, thì hình-tư-tưởng tương ứng sẽ đúng thật với nguyên mẫu của nó. Nếu nó không chính xác (như trường hợp thường xảy ra trong các giai đoạn đầu của công việc), bấy giờ hình-tư-tưởng được tạo ra sẽ bị lệch lạc và không chính xác, không cân đối và “không đúng với bản vẽ” (“out of drawing”).
252 Chính là trong thiền định mà công việc tiếp nhận chính xác và xây dựng đúng đắn này mới được học hỏi, và do đó tầm quan trọng được đặt ra trong mọi trường phái huấn luyện huyền môn chân chính dựa trên một thể trí biết tập trung, một năng lực hình dung, một khả năng kiến tạo các hình-tư-tưởng, và một hiểu biết chính xác về ý định của Chân Ngã. Cũng do đó mà nhà huyền thuật cần bắt đầu công tác huyền thuật thực tế với chính mình như là đối tượng của việc thử nghiệm huyền thuật. Y bắt đầu nắm bắt tầm nhìn của Chân Ngã, như là y đang ở trong bản thể. Y nhận thức các đức hạnh và các phản ứng mà Chân Ngã đó muốn chứng tỏ trong
đời sống cõi trần. Y kiến tạo một hình-tư-tưởng về chính y như là con người lý tưởng, người phụng sự chân chính, vị chủ nhân hoàn hảo. Y dần dần kết hợp các sức mạnh của mình sao cho quyền năng trở thành các điều này trong thực tại bên ngoài bắt đầu hình thành để cho mọi người đều có thể nhìn thấy. Y sáng tạo một mô hình trong trí của y, nó vốn tạo hình (hews) theo đúng như y có thể tạo ra nó theo nguyên mẫu, và dùng để làm mẫu cho phàm ngã và thúc đẩy phàm ngã tuân theo lý tưởng. Khi y hoàn thiện kỹ thuật của mình, y nhận thấy một năng lực chuyển hóa, biến đổi tác động vào các năng lượng vốn cấu thành bản chất thấp của y, cho đến khi tất cả trở nên phụ thuộc và y trở thành chính y về mặt huyền bí và về mặt bản thể trong biểu lộ thực tế. Khi điều này diễn ra, y bắt đầu quan tâm đến công tác huyền thuật mà mọi linh hồn chân chính có trách nhiệm tham gia vào đó.
Kế đó trạng thái thứ ba của tiến trình tạo hình (formmaking process) có thể biểu lộ. Não được đồng bộ hóa với thể trí, còn thể trí thì được đồng bộ hóa với linh hồn, và rồi thiên cơ được cảm nhận. Các sinh khí (vital airs) trong đầu có thể được biến đổi, và đáp ứng với mãnh lực của công tác kiến tạo huyền thuật. Khi đó, một hình-tư-tưởng hiện hữu như là kết quả của hai hoạt động trước đó, nhưng nó tồn tại ở địa điểm của hoạt động não bộ, và trở thành một trung tâm tập trung cho linh hồn và một điểm mà qua đó năng lượng có thể tuôn chảy để thực hiện công tác huyền thuật.
Công tác huyền thuật này, được xúc tiến dưới sự điều khiển của linh hồn (tạo cảm hứng cho thể trí, rồi đến lượt thể trí gây ấn tượng cho não bộ), sau đó, (như là kết quả của hoạt động phối hợp ba phần này) dẫn đến sự sáng tạo của một
253 trung tâm tập trung, hay hình thức (form) tập trung, trong đầu của nhà huyền thuật. Năng lượng, vốn tuôn chảy qua tụ điểm này, tác động qua ba tác nhân phân phối, và do đó cả ba đều được bao hàm trong mọi công tác huyền thuật.
1. Mắt phải, qua đó năng lượng thiết yếu của tinh thần có thể tự biểu lộ.
2. Bí huyệt cổ họng, qua đó Linh Từ (Word), trạng thái thứ hai hay linh hồn tự biểu lộ.
3. Hai bàn tay, qua đó năng lượng sáng tạo của trạng thái thứ ba hoạt động.
“Nhà Huyền Linh Học” (“The White Magician”) làm việc “với đôi mắt mở rộng, tiếng nói tuyên bố và đôi tay ban phát”.
Các điểm này có tầm quan trọng về mặt kỹ thuật đối với người hoạt động có kinh nghiệm trong huyền thuật, nhưng chỉ có tầm quan trọng mang tính tượng trưng đối với những người tìm đạo, tức là những người mà những lá thư này được dự định dành cho họ.
Tầm nhìn bên trong có thể thuộc về chúng ta, mắt nhìn thấy rõ sự vinh hiển của Chúa, và tiếng nói chỉ nói khi chúc phúc (in benediction), và đôi tay chỉ được dùng trong việc giúp ích, những điều đó có thể là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta.

255 QUI LUẬT CHÍN

Tiếp theo là sự cô đọng xảy ra. Lửa và nước gặp nhau, hình tướng phồng lên và phát triển. Nhà huyền thuật hãy đặt hình tướng của mình vào con đường thích hợp.

Sự Cần Thiết phải Thanh Khiết.
Các Hình Thức Cơ Bản.

257 QUI LUẬT CHÍN
SỰ CẦN THIẾT PHẢI THANH KHIẾT
Qui luật chín được tìm thấy trên trang 1017 trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, và lời bình giải được đưa ra trong Bộ Luận thì vắn tắt một cách đáng chú ý:
“Qui luật này được tổng kết rất vắn tắt trong huấn lệnh: hãy để cho ham muốn và tâm trí thật thanh khiết, và được phân bổ thật đồng đều, và hình hài sáng tạo được quân bình thật hợp lý, đến nỗi nó không thể bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay ‘tả đạo’”.
Các lý do cho sự vắn tắt này có thể được trình bày là do sự cực kỳ đơn giản của qui luật này trong tâm thức của người hiểu biết, và sự phức tạp cực độ của nó theo quan điểm của độc giả hời hợt. Chỉ có những ý nghĩa đơn giản nhất và thiết thực nhất trong số các ý nghĩa của nó được đưa ra ở đó, nhưng có lẽ một vài trong số các hàm ý sâu sắc hơn có thể được truyền đạt.
Thật thú vị để lưu ý rằng khi tiến bộ được thực hiện trên thánh đạo, các hình thức mà trong đó chân lý có thể được đưa ra ngày càng trở nên đơn giản hơn, trong khi ý nghĩa được thấu hiểu trở nên ngày càng rộng hơn và có tính bao gồm hơn, và do đó bao hàm (do phân tích) tính chất ngày càng phức tạp. Cuối cùng, phải nhờ đến các biểu tượng, và thiên cơ vũ trụ được nắm bắt thông qua việc trình bày các dạng thức hình học cho nội-nhãn (inner eye) của người tìm đạo.
Điểm chủ yếu được nhấn mạnh trong qui luật này là sự thanh khiết và, suy cho cùng, sự thanh khiết phần lớn là một vấn đề về động cơ. Nếu động cơ dẫn đến hành động thuộc bất cứ loại nào trong ba cõi thấp được dựa trên ham muốn của phàm-ngã, và được mang lại bằng việc dùng thể trí, thì bấy giờ sự thiếu thanh khiết đặc trưng cho hành động đó.
258 Nếu xung lực phát ra từ Chủ Thể ngụ trong hình hài, thì bấy giờ nó phụ thuộc và bị kiểm soát bởi Chủ Thể (Dweller) đó đối với mục tiêu mong muốn. Bấy giờ, điểm đặc trưng là sự thanh khiết trong các giới hạn của tập thể, vì sự thanh khiết tuyệt-đối chỉ tồn tại khi sự tự do hoàn toàn khỏi sự kiềm chế đã được mang lại. Linh hồn có ý thức tập thể và được kiểm soát bởi tập thể, và cho đến khi thể nguyên nhân đã được vượt qua, và sự giải thoát khỏi sự kiềm chế của nó được thành tựu, nếu không thì ý nghĩa thực sự của sự thanh khiết sẽ không được thấu hiểu. Điều đó đủ để nói rằng có một ý nghĩa chặt chẽ giữa sự thiếu thanh khiết và sự hạn chế của bất kỳ loại nào thuộc thể chất, tình cảm và trí tuệ.
Nhưng ở đây, người tìm đạo không cần xem xét sự thanh khiết tuyệt đối. Chưa ai trong các nhóm nội môn trên thế giới đã đạt được cuộc điểm đạo thứ năm, mà ý nghĩa của việc đó là sẽ nhập vào tâm thức trong một sự bộc phát nhận thức mạnh mẽ nhất. Đối với đa số, sự thanh khiết về thể chất và tình cảm là những mục tiêu, và do đó chủ yếu là sự giải thoát khỏi sự kiểm soát và ham muốn về tình cảm. Do đó mà huấn thị bằng lời thường xuyên mặc dù không đúng trong nhiều sách nội môn là “Hãy tiêu diệt lòng ham muốn”. Có lẽ một sự diễn dịch chính xác hơn ngay
lúc này sẽ là “định hướng lại sự ham muốn” hay “chuyển hướng dục-vọng”
(“re-direct desire”), vì một tiến trình kiên trì định hướng lại toàn bộ bản chất dục vọng sao cho cuối cùng nó trở thành một trạng thái tâm trí quen thuộc sẽ là đầu mối cho tất cả các diễn trình chuyển hóa, và cho hoạt động huyền thuật có hiệu quả.
Khi sự tiến bộ trên Thánh Đạo được thực hiện, các tiến trình tư tưởng của người tìm đạo trở nên mạnh mẽ hơn, và các hình-tư-tưởng − được tạo ra với mục đích rõ ràng và trong hoạt động thiền định – trở nên có hiệu quả hơn trong việc mang lại các kết quả. Do đó rõ ràng sẽ là trong hoạt động huyền thuật (vốn bao giờ cũng phải được tiến hành trên cõi trần) sẽ luôn luôn tồn tại xu hướng hướng tới “tả đạo”, cho đến khi linh hồn thức (soul consciousness) được thiết lập vĩnh viễn, và sự thanh khiết của động cơ đã trở thành một thói quen của tâm trí.
259 Tôi mạn phép nhắc nhở tất cả độc giả rằng việc thiết lập và làm ổn định các thói quen đúng đắn, đối với người tình nguyện đi trên con đường đệ-tử, là một đòi hỏi hàng đầu. Những vị đang hoạt động trong lĩnh vực tiến hóa của hành tinh đang tìm kiếm những công cụ đáng tin cậy, và điều này không thể được gây ấn tượng quá rõ ràng trên tất cả các bạn. Những người mà các tính khí và cảm xúc về tình cảm của họ để buông thả, hoặc thiếu kiểm soát về mặt thể xác thì các Đấng Cao Cả, vốn đang tìm kiếm những người trợ giúp, không thể trông cậy vào họ trong một tình trạng khẩn cấp. Những người mà tâm trí của họ bị vẩn đục, hoặc những người bẩm sinh không có khả năng giữ tâm trí “ổn định trong ánh sáng”, đều là những người hoạt động không thích hợp ở các vị trí cao của sự nỗ lực trên thế giới. Nhận xét này không nhất thiết ngăn trở việc cố gắng tiến tới của một ai trong các nhóm, vì việc nhận biết một khuyết điểm là một bước sơ bộ hướng tới việc khắc phục nó. Các nhóm này đang ở trong tiến trình huấn luyện và điều này phải được ghi nhớ, nếu không sự nản lỏng (discouragement) thường hay xảy ra
khi lý tưởng được công bố. Nhu cầu và cơ hội của thế giới có liên quan chặt chẽ vào thời điểm này. Chúng ta được dạy là các Đấng Cao Cả, đang đứng như một thành lũy giữa nhân loại và Karma của hành tinh, các Ngài đang bị áp lực mạnh vào lúc này, và Tôi bảo đảm với bạn rằng đây chỉ là một sự trình bày không đầy đủ về trường hợp này.
Các tư tưởng của con người từ giữa thời kỳ Atlantis đã luôn bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay tả đạo, vì sự ích kỷ đã là động lực và lợi ích cá nhân đã là yếu tố chi phối. Một phần công việc của Đấng Christ khi Ngài đến cách nay 2000 năm là để xóa bỏ xu hướng này bằng việc khắc sâu, thông qua gương mẫu và giáo huấn, về sự hy sinh và lòng vị tha, và tinh thần tử vì đạo (mà nó thường bị nhuốm màu bởi sự cuồng loạn và một lợi ích cá nhân ở cõi trời) đã là một trong những kết quả của nỗ lực này. Nhìn theo quan điểm của Thánh Đoàn thì nỗ lực đã thành công, vì tinh thần Cơ Đốc giáo thay thế cho sự tái định hướng vào những sự việc ở cõi trời. Đó là sự thanh khiết của động lực và bản năng phụng sự, mà nguyên tắc chủ đạo gần đây là mới so với quan điểm về những sự vĩnh hằng trước kia.
260 Tuy vậy, bất chấp điều này, xu hướng đưa tới lợi lộc ích kỷ vẫn là yếu tố mạnh nhất trên thế giới vào lúc này, và đó là tình trạng khủng hoảng đang tồn tại giữa Thánh Đoàn Quang Minh và nhóm chức sắc đang điều khiển phe tả đạo, tức là đường lối kiểm soát bằng hình tướng và dục vọng.
Tuy thế, đừng nên nản lòng, vì ý tưởng tinh thần, dẫn đến công tác huyền thuật, của một huynh đệ có ý định thuần khiết vẫn có uy lực lớn hơn nhiều so với tư tuỏng tinh thần của nhiều huynh đệ đi theo các xu hướng của phàm-ngã. Mặc dù mỗi người tìm đạo chân chính, khi y hiểu được tầm quan trọng của Thiên Cơ và khảo sát kỹ các mãnh lực được dàn trận chống lại y, có thể bị mất tinh thần bởi vẻ ngoài vô ích của sự nỗ lực của y và cái phần có vẻ nhỏ bé mà y đóng góp, y hãy nhớ rằng có một nhóm đang tăng trưởng đều đặn gồm những người tương tự như y, và nhớ rằng đây là một nỗ lực tập thể. Theo Thiên Luật, các Đấng Cao Cả hoạt động thông qua các đệ-tử của các Ngài trong mọi quốc gia, và trước đây không bao giờ có nhiều người như thế đang nỗ lực để sẵn sàng đáp ứng với nhiệm vụ trở thành “Các Tác Nhân Truyền Đạt Thiên Ý” (“Transmitters of the Purpose”), và trước đây không bao giờ đã tồn tại một sự toàn vẹn bên trong và mối tương quan bên trong mạnh mẽ như thế giữa những người hoạt động trong mọi lĩnh vực ở mọi phần của thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử có được một nhóm cố kết để cho các Chân Sư sử dụng. Từ trước đến nay đã chỉ có các phụng sự viên đơn độc biệt lập hoặc những nhóm nhỏ tách biệt, và điều này đã gây cản trở cho công việc rất nhiều. Bây giờ thì điều này được thay đổi.
Tôi muốn giao cho tất cả các bạn nhận thức điều này, và làm việc để chứng minh tính toàn vẹn tập thể này, và để phát triển năng lực nhận ra tất cả các phụng-sự-viên như vậy ở khắp mọi nơi dưới bất kỳ tên gọi hoặc tổ chức nào, và hợp tác với họ khi nhận ra như thế. Đây không phải là điều dễ làm.
Nó bao hàm những điều sau đây:
1. Một sự nhạy cảm nội tâm đối với Thiên Cơ (Plan).
2. Một khả năng nhận ra các nguyên lý đang cai quản hành vi và việc quản trị.
261 3. Một năng lực để bỏ qua những cái không thiết yếu và chú trọng vào những điều thiết yếu.
4. Nhấn chìm tham vọng cá nhân và quan tâm đến việc thúc đẩy các lý tưởng tập thể, và
5. Duy trì đều đặn sự tiếp xúc bên trong thông qua thiền định, và không chú ý và không xem trọng các phản ứng của phàm-ngã.
Đây là những điều kiện tiên quyết cơ bản, sẽ nhận được sự chú ý của những người phụng sự và đạo sinh trong tất cả các nhóm.
Sẽ thật là giá trị nếu mỗi đạo sinh liên kết mỗi ngày vào lúc năm giờ bằng một tác động của ý chí với nhóm phụng sự đang tích hợp nhanh chóng này, gồm các nhà thần bí và các huynh hữu. Đối với mục đích này, có thể là khôn ngoan khi chuyển vào ký ức sự hiến dâng ngắn gọn sau đây để được nói trong yên lặng vào giờ đó với sự chú ý được tập trung trong đầu:
“Cầu xin Quyền Năng của Sự Sống duy nhất tuôn đổ qua nhóm của tất cả những người phụng-sự đích thực.
“Cầu xin cho Lòng Bác Ái của Linh Hồn Duy Nhất là đặc trưng cho các kiếp sống của tất cả những người tìm cách để trợ giúp các Đấng Cao Cả.
“Cầu xin cho tôi có thể hoàn thành phần việc của tôi trong công cuộc của Đấng Duy Nhất qua sự quên mình, tính vô tổn hại và chánh ngữ (lời nói chân chính)”.
Kế đó đưa tư tưởng tiến tới từ nhóm những người phụng sự thế gian đang hình thành nhanh chóng đến các Đấng Cao Cả đang đứng phía sau sự tiến hóa ở thế giới của chúng ta.
Điều này có thể được thực hiện trong một vài giây bất cứ nơi nào người ta có thể và ở trong bất cứ nhóm nào, và sẽ không chỉ trợ giúp trong công tác huyền thuật của các lực lượng của chính đạo, mà còn sẽ dùng để làm ổn cố cá nhân, gia tăng ý thức tập thể của y, và dạy cho y trình tự xúc tiến các hoạt động chủ quan bên trong khi đối mặt và bất chấp sự hoạt động hiển lộ bên ngoài.
CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN
Qui luật chín này đơn giản đến mức mà toàn bộ diễn trình tiến hóa sáng tạo được tóm tắt lại trong một vài lời.
262 Trên cõi trí một ý tưởng mang lấy hình thể. Trên cõi cảm dục, năng lượng hữu tình (sentient energy) thâm nhập khắp hình thể đó. Dưới tiến trình tiến hóa, hình thể “phồng lên và phát triển”. Nhờ phương hướng đúng đắn của hình thể này và sự định hướng của nó theo chiều hướng cần thiết, mục đích của chủ thể tư tưởng được thực hiện.
Toàn bộ sự sống là sự rung động, và kết quả của sự rung động là hình tướng, trọng trược hoặc tinh anh, và càng ngày càng tinh anh khi sự thăng lên diễn ra. Khi sự sống đang đập nhịp tiến triển thì tốc độ rung động của nó thay đổi, và trong sự thay đổi rung động này có ẩn giấu bí nhiệm của sự tan rã hình hài (form-shattering) và sự kiến tạo hình hài. Có bốn loại hình hài trong kỷ nguyên của vòng tuần hoàn thứ tư này:
1. Hình Hài của Phàm-Ngã, hiện thể đó bằng chất hồng trần, chất cảm dục và chất trí, vốn cung cấp phương tiện tiếp xúc trong ba cõi thấp. Nó được tạo ra trong mỗi kiếp sống, chủ âm (key) rung động được thiết lập trong kiếp sống trước kiếp sống hiện tại. Hình hài đó tỏ ra thích hợp đối với người trung bình và phục vụ y cho đến khi chết. Người đang bước vào trên con đường huyền bí bắt đầu với hiện thể được cung cấp, nhưng trong khi lâm phàm, luôn kiến tạo cho y một hiện thể mới hơn và tốt đẹp hơn, và càng tiến hóa thì y càng hành động một cách có ý thức hơn. Điều đó dẫn đến sự rối loạn liên tục và sức khỏe thường không tốt ở người sơ cơ (beginner) trong đời sống huyền linh. Y cảm nhận được thiên-luật, y nhận thức sự cần thiết của việc nâng cao chủ âm (key) của y, và thường thì y bắt đầu với những sai lầm. Y bắt đầu kiến tạo thể xác của mình một lần nữa bằng chế độ ăn kiêng và giới luật, thay vì hoạt động từ trong ra ngoài. Bằng giới luật cẩn thận của tâm trí, bằng việc vận dụng chất liệu tư tưởng, và bằng sự chuyển hóa cảm xúc, đi đến việc thể hiện ra trên cõi trần. Thêm vào hai điều trên, sự thanh khiết ở cõi trần đối với thực phẩm và cách sống, và trong thời gian bảy năm, người ấy đã xây đắp cho chính mình ba thể mới xung quanh các nguyên-tử thường tồn.
2. Hình Thức của Môi Trường. Đây thực sự là sự thực hiện tiến hóa thăng thượng của hồn khóm tiến hóa giáng hạ (involutionary). Nó liên quan đến các tiếp xúc của chúng ta, không chỉ bên ngoài, mà còn trên những cõi giới bên trong 263 nữa. Trong sự tương đồng về rung động đưa đến sự cố kết. Do đó khi một người nâng cao độ rung động của y và kiến tạo lần nữa từ đầu, và vì vậy làm thay đổi chủ âm của y, nó đưa đến sự bất hài hòa trong môi trường xung quanh y và sự bất đồng tiếp theo. Do đó − theo thiên-luật – đối với người nỗ lực (striver) theo đuổi các Bí Pháp và người vận dụng thiên luật, luôn luôn có một thời kỳ cô độc và buồn rầu khi không một ai ủng hộ và số phận của y là sự cô lập. Ở mức độ nhỏ hơn thì điều này xảy ra cho tất cả mọi người, và đối với vị lahán (tức là vị được điểm đạo 4 lần) thì sự cô lập hoàn toàn này là một đặc điểm tiêu biểu. Vị này đứng giữa sự sống trong ba cõi thấp và sự sống trong cõi của các bậc chân sư (adepts). Rung động của ngài không đồng bộ, trước cuộc điểm đạo, với các rung động của cả hai nhóm. Theo thiên luật, vị la-hán chỉ có một mình. Nhưng đây chỉ là tạm thời. Khi môi trường chung quanh làm cho thỏa mãn, thì khi ấy là thời khắc của sự lo lắng; nó biểu thị sự đình trệ. Việc ứng dụng thiên-luật gây ra sự trì trệ lúc đầu.
3. Hình Thức của Người Thành Tâm (Devotee). Vâng, Tôi chỉ muốn nói từ ngữ đó, vì nó diễn đạt một ý tưởng trừu tượng. Mỗi người ở mỗi cấp độ có sự thành tâm (devotion) của mình, mà theo đó y sống, mà theo đó – trong sự vô minh, trong sự hiểu biết hoặc trong sự khôn ngoan – y vận dụng thiên-luật theo mức độ mà y có thể hiểu biết. Sự thành tâm đó có thể thuần túy vật chất, được tập trung vào xác thịt, vào sự thèm khát vàng, vào tài sản cụ thể. Y tập trung tất cả các năng lượng của y vào việc tìm kiếm sự thỏa mãn đối với hình thức cụ thể đó và học hỏi bằng cách đó. Mục tiêu của người thành tâm có thể là thuần túy cảm dục (purely astral) – như yêu vợ, hoặc con, hoặc gia đình, tự hào về chủng tộc, ưa thích sự mến mộ của nhiều người, hoặc một loại khao khát nào đó – y dâng hiến toàn bộ năng lượng của y cho chúng, dùng thân xác để hoàn thành ham muốn của thể cảm dục.
Hình thức sự thành tâm của y có thể cao hơn nữa – tình yêu nghệ thuật, hoặc khoa học, hoặc triết học, cuộc sống vì tôn giáo, khoa học hoặc nghệ thuật – y hiến dâng các năng lực về vật chất, tình cảm và trí tuệ của y cho chúng, và hình thức luôn luôn là hình thức của lòng thành tâm. Luôn luôn sự rung động đáp ứng với mục tiêu, tìm thấy mục tiêu đó, vượt
264 qua nó và tan rã. Sự đau khổ đi vào trong mọi sự tan rã của hình thức và mọi sự thay đổi chủ âm. Nhiều kiếp sống, trong nhiều thiên niên kỷ, được trải qua dưới ảnh hưởng của các rung động thấp kém. Khi sự tiến hóa tiến triển, sự phát triển trở nên nhanh chóng hơn, và chủ âm thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác, trong khi ở các giai đoạn đầu một chủ âm (key) hay giọng (tone) có thể được xướng lên trong toàn bộ nhiều kiếp sống. Khi một người đến gần Thánh Đạo, tức Con Đường Dự Bị, y trở nên bị phân tán (strewn) với nhiều hình thức bị tiêu tan, và y thay đổi chủ âm từ chu kỳ nhỏ này đến chu kỳ nhỏ khác, thường thường trong một kiếp sống, mức rung động của y nhiều lần nâng cao lên. Do đó hãy nhìn xem kiếp sống của mọi người tìm đạo như thế nào, nếu tiến triển với độ nhanh chóng mong muốn, thì là một kiếp sống của sự vận động liên tục, các thay đổi và các phân hóa thường xuyên, và việc kiến tạo và phá vỡ không ngừng, hoạch định và nhìn thấy những kế hoạch đó bị phá sản. Đó là một kiếp sống với sự đau khổ liên tục, có va chạm thường xuyên với các hoàn cảnh xung quanh, có nhiều tình bạn được tạo ra và được hoán chuyển, với biến động không ngừng và sự thống khổ tiếp theo sau. Các lý tưởng được vượt qua chỉ được nhận ra là các trạm trên con đường đến các trạm cao hơn; các tầm nhìn được nhìn thấy chỉ được thay thế bởi những tầm nhìn khác; các ước mơ được tưởng tượng chỉ được nhận thức và bị bỏ đi ; y kết được nhiều bạn, được yêu thương và bị bỏ lại phía sau, và những bước chân của người tầm đạo đang phấn đấu đi theo sau đó và chậm rãi hơn; và luôn luôn, hình thức thứ tư (fourth form) đang được tạo ra.
4. Hình tướng của Thể Nguyên Nhân. Đây là hiện thể của tâm thức cao siêu, đền thờ của Thượng Đế nội tại, vốn dường như có một vẻ đẹp rất hiếm có, và một sự ổn định có bản chất quá chắc chắn đến nỗi khi sự tan rã cuối cùng của ngay cả kiệt tác đó của nhiều kiếp sống xảy ra, thì cốc phải uống thực sự là cay đắng, và đơn vị tâm thức dường như bị mất đi một cách không thể diễn tả bằng lời được. Bấy giờ, chỉ có ý thức về Tinh Thần Thiêng Liêng bẩm sinh, chỉ có ý thức về Chân Lý của Thượng Đế Ba Ngôi (Godhead), nhận thức một cách sâu sắc và đến tận thâm sâu bản thể của y về bản chất phù du của hình tướng và của mọi hình tướng, đứng đơn độc trong cơn xoáy của các nghi lễ điểm đạo, bị tước đi tất cả những gì mà y có thể trông cậy vào (có thể là người bạn, Chân Sư, học
265 thuyết hoặc môi trường chung quanh), rồi thì vị Điểm Đạo Đồ có thể kêu lên: “Tôi là Linh Ngã, và không có gì khác nữa”. Rồi thì, một cách ẩn dụ, y có thể đặt bàn tay y vào bàn tay của Cha y trên Cõi Trời, và đưa bàn tay kia ra ban phúc cho thế giới loài người, bởi vì chỉ những bàn tay đã để trôi tuột ra mọi vật trong ba cõi thấp mới được đặc quyền mang phúc lành tối thượng đến cho nhân loại đang phấn đấu. Kế đó y tự tạo cho chính y một hình thể như y mong muốn, − một hình thể không còn bị tan rã, mà đủ cho nhu cầu của y, để bị loại bỏ hoặc được sử dụng khi cơ hội cho phép.
Trong thời kỳ này bạn sẽ cần chiêm nghiệm về vấn đề này của hình tướng, vì với việc tiến nhập vào một cung mới, và việc bắt đầu một kỷ nguyên mới bao giờ cũng xảy ra một thời kỳ có nhiều rối loạn cho đến khi các hình tướng đã tự thích nghi với rung động mới. Trong sự thích nghi đó, những người đã trau dồi tính linh động và khả năng thích ứng, hoặc những người có sẵn tính chất đó do cung phàm-ngã của họ, sẽ tiến bộ với ít sự trì trệ hơn so với những người cố chấp và cứng nhắc.
Đặc biệt hiện nay nên nhắm vào tính linh động và tính dễ đáp ứng của hình tướng, vì khi Đấng mà tất cả chúng ta sùng kính giáng lâm, bạn có nghĩ rằng rung động của Ngài sẽ không gây ra sự trì trệ nếu có tính cố chấp hay sao? Trước kia nó đã xảy ra như thế; thì nó sẽ lại như thế lần nữa.
Hãy vun bồi khả năng đáp ứng với Các Đấng Cao Cả, nhắm vào việc mở rộng trí tuệ và duy trì sự học hỏi. Bất cứ khi nào có thể, hãy suy tư bằng các thuật ngữ trừu tượng hoặc bằng con số (numeral), và bằng tình yêu thương mọi người, hãy làm việc với sự uyển chuyển của thể tình cảm.
Trong sự biểu lộ tình yêu thương đối với vạn vật sẽ đưa đến khả năng rung động đại đồng, và trong tính linh động của thể cảm dục đó sẽ đưa đến sự đáp ứng với rung động của Đấng Thượng Đế Vĩ Đại (the Great Lord).
Sự tổng kết này của diễn trình và của các hình tướng cũng đúng đối với Thượng Đế (God) và hoạt động sáng tạo vũ trụ của Ngài; đối với linh hồn, khi nó tạo ra khí cụ biểu lộ của nó, hoặc là một cách vô thức trong các giai đoạn đầu, hoặc có ý thức trong các giai đoạn sau; đối với vị đệ-tử, khi y tìm cách biểu lộ nhận thức của mình về công cuộc qua hoạt
266 động tập thể và sự tổ chức cuộc đời của y; và đối với con người hoàn thiện, khi y, nhờ kinh nghiệm, học tập trung các mãnh lực của y trên cõi trí và từ đó hoàn thành mục đích của mình trong việc làm phát sinh và tạo ra những hình-tư-tưởng, các hình tư tưởng này uốn nắn tâm trí của con người, và thể hiện trong chính chúng trạng thái của Thiên Trí (Universal Mind) vốn cần thiết cho việc sản xuất đúng phần trước mắt đó của Thiên Cơ mà thời đại và thế hệ của y đòi hỏi.
Tất cả các ứng dụng khác nhau này của qui luật có thể được làm sáng tỏ và mở rộng ra. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta phải được ghi nhớ rõ ràng trong trí. Chúng ta là các linh hồn có ý thức, hay đang trong tiến trình trở nên có ý thức. Qua việc thiền định và áp dụng nghiên cứu của chúng ta, chúng ta đang bắt đầu hoạt động trên các phân cảnh trí tuệ. Chúng ta đang tạo ra các hình thể (hình tư tưởng – ND) một cách liên tục, thấm nhuần chúng với năng lượng và gửi chúng ra để thực hiện chức năng của chúng, phù hợp với mục đích bên trong mà chúng ta đã nhận thức.
Cần nhấn mạnh về thuật ngữ realized (được nhận thức) trong đoạn văn trên. Theo sự rõ ràng của tầm nhìn và chiều sâu của sự nhận thức bên trong mà sự thích hợp của hình tư tưởng sẽ được tạo ra như thế, và sức mạnh của sự sống cũng sẽ như thế, sự sống vốn sẽ khiến cho nó thực hiện chức năng được dự định cho nó.
Cho đến thời điểm hiện tại, đa số những người tìm đạo trên thế giới biểu lộ những thành quả về tư duy còn nhỏ bé và yếu ớt, nhưng hành động thì lại nhanh chóng. Mục tiêu cho các đạo sinh vào lúc này nên là tư tưởng được tập trung nhanh chóng, còn hành động nên chậm lại. Hành động tuy chậm nhưng sẽ có uy lực mạnh về kết quả; sẽ không có sự vận động nào bị mất đi, không có những phản ứng nào bị trì hoãn, và không có xu hướng do dự. Sự chú ý của chủ thể tư tưởng đang được tập trung trên cõi trí, sự tiến bộ về tư tưởng biểu hiện của y sẽ là chắc chắn và không thể không xảy ra được. Khi ý tưởng được thấu triệt rõ ràng, sự chú ý được tập trung chặt chẽ, và khía cạnh năng lượng hoặc sự sống được áp dụng ổn định, kết quả sẽ là sự xuất lộ không thể cưỡng lại và hành động có hiệu quả trên cõi trần.
267 Ý tưởng này phải được ghi khắc trong trí để tránh các nguy hiểm của phe tả-đạo. Hãy để Tôi đưa ra ở đây một số phát biểu dưới hình thức liệt kê ngắn gọn, vốn sẽ tạo ra một sự hiểu biết đúng thực hơn về từ ngữ “tả-đạo” (“left hand path”). Ở đây, chúng ta đang đề cập chủ yếu về những hình tư-tưởng mà con người tạo ra:
1. Tả-đạo liên quan đến khía cạnh vật chất và sự sống tuôn đổ vào hình hài chỉ dùng để truyền sinh lực (vitalize) cho các nguyên-tử trong vật chất. Uy lực của khía cạnh bác ái − khi được linh hồn vận dụng – thì không có (lacking).
2. Hình hài được tạo ra có cấu tạo bằng chất trí, chất tình cảm và chất hồng trần. Nó thiếu sự tham gia của linh hồn. Mục đích của nó phù hợp với sự phát triển của hình hài, nhưng không phù hợp với sự biểu lộ của linh hồn.
3. Tả-đạo, do đó, là con đường phát triển dành cho vật chất (substance or matter). Nó không phải là con đường phát triển cho khía cạnh linh hồn. Đó là “cách thức của Chúa Thánh Thần” (“Holy Ghost”) mà không phải là cách thức của Con Thượng Đế. Tôi diễn tả chân lý này bằng các lời lẽ này vì nó đặc biệt dùng để tạo ra sự phân biệt rõ ràng, và tuy thế vẫn giữ lại tính toàn vẹn của chất liệu – vật chất (substancematter) và sự Thống Nhất (Unity) của chúng bên trong Sự Sống Duy Nhất (the One Life).
4. Tất cả các hình hài được tạo ra ở mọi giai đoạn hoặc bị giới hạn vào tả-đạo, hoặc bao gồm lấy nó, và tuy thế lại vượt qua nó, và đi theo chính-đạo (right hand way). Câu này cung cấp chất liệu cho tư tưởng và ý nghĩa của nó thật khó mà hiểu được. Cần ghi nhớ rằng mọi hình hài, cho dù chúng theo chính-đạo hoặc tả-đạo, đều giống nhau cho đến một mức độ nào đó; chúng đi qua các giai đoạn phát triển như nhau và ở vào một lúc trong quá trình phát triển của chúng, chúng xuất hiện đồng dạng và giống nhau. Chỉ khi mục đích của chúng xuất hiện thì sự phân biệt mới trở nên rõ ràng, và do đó việc huấn luyện cho người tìm đạo theo động cơ đúng đắn như là một bước chuẩn bị cho công việc huyền linh đích thực.
268 Câu hỏi có thể được nêu ra: Công việc thuộc huyền linh học có ý nghĩa gì?
Công việc huyền linh học thực sự bao hàm:
1. Sự tiếp xúc với Thiên-Cơ.
2. Ý muốn chính đáng để hợp tác với Thiên Cơ.
3. Công việc kiến tạo hình-tư-tưởng và việc giới hạn sự chú tâm của người sáng tạo ra những hình-tư-tưởng này vào cõi trí. Điều này có bản chất mạnh đến nỗi các hình-tư-tưởng được tạo ra có một chu kỳ sống của riêng chúng, và không bao giờ thất bại khi biểu lộ và thực hiện công việc của chúng.
4. Sự điều khiển hình-tư-tưởng từ cõi trí và việc giới hạn sự chú ý vào công việc đặc biệt đó, biết rằng tư tưởng chân chính và sự định hướng chân chính dẫn đến hành động đúng đắn, và chắc chắn tránh khỏi tả đạo.
Đây là một bài học mà người tìm đạo đánh giá thấp. Họ đưa ước vọng tình cảm vào cho vẻ ngoài của hình-tư-tưởng và sự biểu lộ ý tưởng của họ. Họ dành nhiều thời gian đi theo các phương pháp hoạt động chính thống và trong các hoạt động ở cõi trần. Họ tự làm cho mình kiệt sức bằng cách đồng hóa chính mình với hình thể mà họ đã tạo ra thay vì giữ tách biệt với nó, và hành động đơn độc như những tác nhân điều khiển. Hãy học cách làm việc trên cõi trí. Xây dựng nơi đó hình tư tưởng của bạn, nhớ rằng nếu bạn tự chìm đắm trong hình thể mà bạn tạo ra, nó có thể ám ảnh và chi phối bạn và sau đó hình thể đó sẽ là yếu tố chi phối và không còn là mục đích cho sự tồn tại của nó nữa. Khi hình tư tưởng điều khiển, bấy giờ xảy ra việc nguy hiểm là nó có thể được chuyển theo hướng sai lầm và tìm đường vào tả-đạo, và thế là làm gia tăng sức mạnh của vật chất và sức ảnh hưởng của nó đối với các linh hồn có tri giác.
Có thể nói thêm một cách vắn tắt rằng bất cứ điều gì có xu hướng làm tăng sức mạnh vật chất và thêm vào năng lượng mạnh mẽ của chất liệu hình tướng, sẽ tạo ra một xu
269 hướng đưa tới tả-đạo và một sự lôi cuốn dần ra khỏi Thiên Cơ và Thiên Ý mà nó đang che giấu.
Mọi công việc và mọi hình-tư-tưởng được tạo ra (cho dù chúng hiện thực hóa dưới hình thức một tổ chức, một tôn giáo, một trường phái tư tưởng, một cuốn sách hoặc một hoạt động đời sống thuộc loại nào đó) vốn biểu lộ những lý tưởng tinh thần và nhấn mạnh vào khía cạnh sự sống, đều xuất hiện dưới phạm trù của huyền linh thuật. Lúc đó, chúng hợp thành một phần của dòng sức sống mà chúng ta gọi là ChínhĐạo, bởi vì nó dẫn nhân loại ra khỏi sắc tướng để tiến vào sự sống, và ra khỏi vật chất để đi vào tâm thức.
Trong một huyền viện (ashram) của một trong các Đấng Cao Cả cách đây không lâu, một đệ-tử đã cầu xin Chân Sư của y diễn đạt chân lý này cho y, theo cách mà mặc dù có thể chỉ với vài lời nhưng ý nghĩa đáng để luôn suy xét. Sư-phụ của y đã cho y câu trả lời này:
“Chỉ có các Con của Nhân Loại mới biết sự phân biệt giữa huyền thuật (magic) của Chính Đạo với Tả Đạo, và khi họ đã đạt được, hai con đường này sẽ biến mất. Khi các Con của Nhân Loại biết được sự phân biệt tồn tại giữa vật chất (matter) và thực chất (substance), thì bài học của giai đoạn này sẽ được hiểu rõ. Các bài học khác sẽ bị bỏ lại nhưng bài học này đi qua. Vật chất và thực chất cùng nhau thể hiện con đường của bóng tối. Thực chất và mục đích pha trộn cho thấy con đường của ánh sáng”.

271 QUI LUẬT MƯỜI

Khi nước bao phủ hình hài được tạo ra, chúng được hấp thu và được sử dụng. Hình hài tăng thêm sức mạnh của nó; nhà huyền thuật hãy tiếp tục như thế cho đến khi công việc đầy đủ. Bấy giờ các vị kiến tạo bên ngoài hãy ngưng công việc của các ngài, và những vị phụng sự bên trong hãy bắt đầu chu kỳ của họ.

Việc Kiến Tạo Hình-Tư-Tưởng.
Các Bí Huyệt, Các Năng Lượng, và Các Cung.
Năng Lượng Cảm Dục và Sự Sợ Hãi.
Việc Sử Dụng Đúng Đắn Năng Lượng.
Kỷ Nguyên Hiện Tại và Tương Lai.
Việc Thành Lập Thánh Đoàn.
Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian.
Chiêm Tinh Học và Các Năng Lượng.

273 QUI LUẬT MƯỜI
VIỆC KIẾN TẠO HÌNH TƯ TƯỞNG
Trong Qui Luật Mười, hai sự kiện về hình tướng được trình bày, vốn đúng thực cho tất cả mọi hình tướng, và ba huấn thị mạnh mẽ được đưa ra trong các thuật ngữ sau:
Các sự kiện là:
1. Hình tướng hấp thu và sử dụng nước mà nó bị chìm ngập trong đó.
2. Kết quả là sức mạnh của nó tăng trưởng. Ba huấn thị là:
1. Nhà huyền thuật hãy tiếp tục việc xây dựng hình tướng của mình cho đến khi tiềm lực thích hợp của nó được đảm bảo.
2. Khi đó “các nhà kiến tạo bên ngoài” hãy ngừng công việc lại.
3. “Các nhà xây dựng bên trong” hãy bắt đầu chu kỳ của họ.
Chúng ta đã thấy, trong tiến trình kiến tạo hình-tư tưởng, thời gian đã đến như thế nào khi hình tư tưởng phải được xác định đúng hướng và được đặt vào con đường thích hợp để thực hiện ý muốn và mục tiêu của chủ thể sáng tạo của nó. Điều này diễn ra khá sớm trong công việc và sau khi diễn trình định hướng công việc kiến tạo tiến hành, vì hình tư-tưởng vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc sống độc lập. Có một tương đồng thực sự giữa thời kỳ thai nghén của trẻ sơ sinh, với thời kỳ phát triển của một hình-tư-tưởng. Tầm quan trọng của việc sắp xếp đúng đắn đứa trẻ trong dạ-con không bao giờ bị bỏ sót bởi một bác sĩ giỏi, và một cách tương tự, khi có vị trí sai trên con đường phải được noi theo trong sự sống biểu lộ, thì cái chết và sự rắc rối thường hay xảy ra.
Tương tự thật là chặt chẽ, như bạn biết rõ. Việc sinh ra được
274 đi trước bằng việc “vỡ nước ối” (theo ngôn ngữ y khoa), và trước khi hình-tư-tưởng mang lại kết quả mong muốn trên cõi trần, một phản ứng tương tự cũng xảy đến; nước của dục vọng trở nên quá mãnh liệt đến nỗi gây ra sự kết tụ, và sự xuất hiện tương ứng của hình thức biểu lộ mong muốn.
Chúng ta hãy chọn các sự kiện và các tương tự như chúng đang có, và nghiên cứu chúng theo cả hai quan điểm của đại-thiên-địa lẫn tiểu-thiên-địa.
Chúng ta lưu ý rằng hình hài hấp thu và sử dụng các chất mà trong đó nó được nhúng vào. Thái-dương-hệ chúng ta là một trong nhiều thái-dương-hệ, và không phải là thái dương-hệ lớn nhất. Nó chỉ là một mảnh của tổng thể lớn hơn. Cái tổng thể lớn hơn này, gồm bảy phần (hay là bảy thái dương-hệ), bản thân nó bị ngập trong nước của không gian, được sinh ra do sự mong muốn (desire) và do đó, là một đứa con thiết yếu (child of necessity). Nó thu hút sự sống của nó từ môi trường xung quanh nó. Các dòng thần lực tuôn vào thái-dương-hệ chúng ta từ mọi phía, phát ra từ Đấng mà bộ sách Luận Về Lửa Càn Khôn gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Các luồng này tiêu biểu cho ý chí và ước muốn của Ngài, biểu hiện lòng bác ái của Ngài, tức năng lực thu hút, và biểu lộ dưới hình thức của hình-tư-tưởng vĩ đại mà chúng ta gọi là thái-dương-hệ chúng ta.
Xin mở ngoặc đơn, nên lưu ý rằng Đấng Cao Thâm (Existence) này được gọi là Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said), không phải vì sự bí mật hoặc bí ẩn, mà vì mọi sự trình bày có hệ thống các ý tưởng về sự sống và mục đích của Ngài đều là không thể cho đến khi người ta đã hoàn tất kỳ hạn tiến hóa trong thái-dương-hệ chúng ta. Hãy lưu ý, Tôi nói, thái-dương-hệ chúng ta chớ không chỉ là sự tồn tại của hành tinh của chúng ta. Việc suy đoán về Đấng Cao Thâm này, Ngài thấm nhuần bảy thái dương-hệ nhờ sự sống của Ngài, làm lảng phí năng lượng. Trên hành tinh của chúng ta, chỉ có các Đấng vĩ đại như là Đức Phật, Đức Kumaras và Đức Hành Tinh Thượng Đế, đang bắt đầu cảm nhận được xung lực mạnh mẽ của Tổng Thể vĩ đại đó, và thậm chí các Ngài chỉ mới nhạy cảm với nó, nhưng cho đến nay, hoàn toàn không thể nhận thức xu hướng của nó, vì điều đó nằm ngoài trí tuệ, tình thương và ý chí. Xung
275 lực đó đưa vào hoạt động các yếu tố mà chúng ta không có tên gọi cho chúng, còn các xu hướng cho đến nay thậm chí không được hình dung một mảy may nào trên hành tinh của chúng ta.
Chúng ta đã tạo ra một thuật ngữ mà chúng ta gọi là dĩ thái (ether). Nói theo huyền linh học, đây là cách hiện đại để diễn đạt “nước của không gian” (“waters of space”), vốn là khối nước của ham muốn (waters of desire), mà chúng ta bị chìm ngập trong đó. Nó lên xuống liên tục và là luồng sự sống, được tạo thành với bốn mươi chín loại năng lượng, đang tuôn đổ qua hoa sen chân ngã vũ trụ, và (tỏa ra từ nó) cung cấp theo mức độ của nó để nuôi dưỡng hình tướng – thuộc thái dương, thuộc hành tinh, hoặc thuộc con người − mà nó chịu trách nhiệm. Điều này được bàn đến trong bộ sách “Luận Về Lửa Càn Khôn”.
Con người bị chìm ngập trong các mãnh lực mà đối với y như là nước của không gian đối với thái-dương-hệ chúng ta. Con người nhận thấy bản thân y, giống như mặt trời và các hành tinh đi kèm mặt trời cũng nhận thấy như thế, tạo nên một phần của một tổng thể, và giống như thái-dương-hệ của chúng ta chỉ là một trong bảy thái-dương-hệ, được thu hút lại nhau tạo thành một thể (body), hoặc được biểu lộ sự thể hiện của một sự sống, thì giới nhân loại cũng thế, mà trong đó con người là một phần vô cùng nhỏ, là một trong bảy giới (kingdoms). Các giới này là những tương ứng trong sự sống của Hành Tinh Thượng Đế so với bảy thái-dương-hệ. Khi Hành Tinh Thượng Đế bắt đầu cảm nhận được sự sống của Thái Dương Thượng Đế khi sự sống đó tự biểu lộ qua bảy hành-tinh-hệ, thì chúng ta sẽ tiếp xúc với tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống đặc biệt của chúng ta, Ngài vốn đang cảm nhận phần nào các rung động hợp nhất của các sự sống của bảy Thái Dương Thượng Đế (seven solar Logoi).
Đưa sự tương đồng xuống gần hơn nữa, bản thân giới nhân loại là một trạng thái tâm thức tương đồng với đơn vị con người qua sự tồn tại của mãnh lực chủ quan của nó (its subjective force existence), và theo quan điểm của tâm thức, nó cung cấp “nước của không gian” mà một con người phát triển và tăng trưởng trong đó. Một lần nữa, chúng ta được đáp ứng trong giới thứ tư với các biểu lộ của cùng bảy thần lực, và khi con người nhận thức về bảy cung hay bảy loại năng lượng, và bắt đầu làm việc một cách hữu thức với chúng, y đang đặt bước đầu tiên hướng tới việc vượt qua
276 chúng và kiểm soát chúng bên trong lĩnh vực hoạt động của y. Điều này hiện đang diễn ra. Kiến thức về bảy loại cung đang bắt đầu thâm nhập vào trong các nhà tư tưởng của nhân loại, và kiến thức này, trong bao thiên kỷ qua, đã là đặc quyền của các điểm đạo đồ của thời đó. Thông tin đó, được gìn giữ ngấm ngầm trong cách trình bày về chiêm-tinh-học, sẽ dẫn các đệ tử đến việc nhận thức, và sẽ làm cho họ đồng cảm với bảy hệ thống hành tinh. Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi các phát triển thực sự trong chiêm-tinh-học, cho đến khi nào Kỷ Nguyên Mới thực sự đến với chúng ta và sự định hướng mới được thành tựu.
Hình tướng của nhân loại được hoàn tất. Cách sắp xếp đúng của nó trong dạ con của vật chất (the womb of matter) là mục tiêu của Thánh Đoàn, với tất cả những hàm ý theo sau. Hãy lưu ý những thuật ngữ này. Nhu cầu vào lúc này là rất lớn, và linh hồn đang ở vào lúc sinh nở trong nhân loại nói chung. Nói về mặt vũ trụ, nếu phương hướng đúng của các lực của giới nhân loại hiện giờ được đạt tới, một nhân loại sẽ được thể hiện trên thế gian, nhân loại đó vốn sẽ thể hiện một mục đích, một vẻ đẹp và một hình thể, vốn sẽ là các biểu lộ đầy đủ của một thực tại thiêng liêng bên trong và phù hợp với mục đích của Chân Ngã. Các tình huống khác có thể được cảm nhận như là việc đáng tiếc xảy ra, nhưng chúng ta sẽ không xem xét các điều này vì chính là niềm hy vọng và niềm tin của các Huynh Trưởng đang giám sát rằng con người sẽ vượt qua tất cả các tình huống không mong muốn và thực hiện mục tiêu. Ở đây có một lời, và là một gợi ý. Một cách tượng trưng, Thánh Đoàn của hành tinh tạo thành bí huyệt đầu của nhân loại, và các thần lực của các Ngài tạo thành các lực của bộ não. Trên cõi trần có một nhóm lớn những người tìm đạo, các đệ-tử dự bị và các đệ-tử chính thức, họ đang tìm cách để đáp ứng với “bí huyệt đầu”, một số có ý thức, một số vô thức. Họ được tập hợp từ mọi lĩnh vực biểu lộ, nhưng tất cả đều sáng tạo theo cách này hoặc cách khác. Đến lượt họ, họ tạo thành những gì có thể được gọi một cách tượng trưng là “tuyến tùng quả” của nhân loại. Giống như trong con người cá biệt, tuyến này thường không hoạt động và ở trạng thái hôn thụy, cũng thế, trong nhân loại, nhóm các tế bào
277 trong não của thể kết hợp này không hoạt động, nhưng dao động theo các rung động của bí huyệt đầu – tức Đại Đoàn huyền linh (the occult Hierarchy). Một số tế bào đã thức tỉnh. Hãy để chúng tăng cường nỗ lực của chúng và nhờ thế đánh thức các tế bào khác. Những người tiên phong của gia đình nhân loại, các nhà khoa học, nhà tư tưởng và các nghệ sĩ tạo thành tuyến yên. Họ biểu lộ trí cụ thể nhưng lại thiếu nhận thức trực giác và chủ nghĩa lý tưởng vốn sẽ đặt họ (nói tượng trưng) vào tuyến tùng quả; tuy thế họ lỗi lạc, biểu cảm và có óc khám phá. Mục tiêu của Thánh Đoàn (lại nói một cách tượng trưng) là làm cho tuyến tùng quả mạnh lên và, do đó, có tính thu hút đến nỗi tuyến tùng quả của những sự sống tế bào có thể được kích thích, và nhờ đó mang lại một sự tương tác chặt chẽ. Điều này sẽ dẫn đến tác động mạnh mẽ đến nỗi sẽ có một luồng chảy của các tế bào mới tới tuyến tùng quả, và đồng thời một phản ứng mạnh mẽ được thiết lập đến nỗi toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến luồng đi lên của nhiều sự sống được kích thích để thay thế cho những sự sống đang tìm đường tiến vào trung tâm nỗ lực của Thánh Đoàn.
“Nước của không gian”, nơi mà sự tái-định-hướng và sự đảo ngược các xu hướng đang tiến triển, ở trong một tình trạng xáo động dữ dội. Cơn lốc xoáy của ham muốn mâu thuẩn nhau, trong đó con người nhận thấy họ đang trong tình trạng hỗn loạn và mạnh mẽ đến nỗi khối nước này bị khuấy động đến tận đáy. Các nhà nghiên cứu về lịch sử hiện đại và về trật tự xã hội bị đối mặt với một tình trạng chưa từng xảy ra trong cơ thể kết hợp của nhân loại, tương ứng với sự biến động đó trong kiếp sống của người tìm đạo cá biệt (individual aspirant), vốn luôn luôn xảy ra trước khi chuyển lên Con Đường Đệ-Tử. Do đó không có lý do cho sự trầm cảm hoặc lo âu quá mức, mà chỉ có ước muốn nồng nhiệt rằng sự chuyển tiếp có thể được thực hiện đúng lúc, và đúng trình tự, và cũng không quá nhanh – do đó phá hủy tất cả các liên hệ và ràng buộc đúng đắn – cũng không quá kéo dài và quá căng thẳng vượt quá sức chịu đựng của kết cấu đã được thử thách rất nhiều của nhân loại. Tất cả các biểu lộ mới trong tất cả các giới trong mọi thời đại phải đi đến sự sinh sản một
278 cách từ từ, và do đó mà an toàn. Mọi hình thức mới, nếu cuối cùng chúng có ảnh hưởng lớn, và tập hợp động lực thích hợp để đưa chúng vượt qua chu kỳ sống của chúng, phải được kiến tạo trong sự chủ quan tịch lặng (silent subjectivity) để cho việc kiến tạo có thể mạnh mẽ và chắc chắn, và sự tiếp xúc bên trong với chủ thể sáng tạo (creator) (con người hoặc thần thánh) và sự phù hợp thực sự với mô hình có thể bền vững và không thể bị phá vỡ. Điều này đúng với một vũ trụ, một giới trong thiên nhiên, hoặc một hình-tư-tưởng được tạo ra bởi một nhà tư tưởng trong nhân loại.
Trong mọi việc kiến-tạo hình thể (form-building), kỹ thuật xây dựng về cơ bản vẫn giống nhau, các qui luật và các nhận thức có thể được tóm gọn trong các thành ngữ có tính cách ngôn sau đây.
− Chủ thể sáng tạo hãy tự biết mình là người xây dựng (the builder), chứ không phải là công trình xây dựng (the building).
− Y hãy ngưng quan tâm đến nguyên liệu thô (raw material) trên cõi trần, và hãy nghiên cứu mô hình và bản thiết kế, tác động như là tác nhân của Thiên-Trí.
− Y hãy sử dụng hai năng lượng và làm việc theo ba định luật. Hai năng lượng này là năng lượng năng động của thiên-ý (purpose), phù hợp với Thiên-Cơ, và năng lượng thu hút (magnetic energy) của sự ham muốn, lôi cuốn các nhà kiến tạo đến trung tâm của nỗ lực.
Hãy để ba định luật này nắm quyền thống trị: định luật về giới hạn tổng hợp (law of synthetic limitation), định luật tương tác rung động (law of vibratory interplay), và định luật kết tụ linh hoạt (active precipitation). Định luật một có liên quan đến sự sống, định luật hai liên quan đến việc kiến tạo, còn định luật ba tạo ra sự sống biểu lộ (manifested existence).
− Trước tiên, y hãy giao tiếp với các nhà kiến tạo bên ngoài, gửi lời kêu gọi của y tới vùng ngoại vi của phạm vi ảnh hưởng của y.
− Y hãy phát động khối nước của chất sống (waters of living substance) bằng ý tưởng và xung lực của y, hướng các nhà xây dựng vào mục đích và kế hoạch của y.
− Y hãy kiến tạo một cách có suy xét và khéo léo, luôn luôn duy trì “địa vị quyền lực của kẻ chỉ đạo”, và không đi xuống tiếp xúc chặt chẽ với hình-tư-tưởng của mình.
− Trong thời gian và không gian, y hãy phóng xuất
279 hình-tư-tưởng của y thông qua việc hình dung, thiền định và kỹ năng trong hành động, và nhờ thế tạo ra những gì mà ý chí của y ra lệnh, tình thương của y mong muốn, và nhu cầu của y tạo nên.
− Y hãy thu hồi các tác nhân kiến tạo hình tướng bên ngoài, và để cho các tác nhân kiến tạo bên trong của mãnh lực năng động thúc đẩy nó đi vào biểu lộ. Nhờ sự trông chừng của chủ thể sáng tạo (creator) mà các tác nhân kiến tạo bên trong này được đưa vào hoạt động chức năng có định hướng. Nhờ linh từ của chủ thể sáng tạo mà các tác nhân kiến tạo bên ngoài được hướng dẫn. Nhờ sự lắng nghe của chủ thể sáng tạo mà âm-lượng của Linh Từ vĩ đại rung động qua nước của không gian.
− Y hãy ghi nhớ trình tự của hoạt động sáng tạo. Nước của không gian đáp ứng với Linh từ. Các tác nhân kiến tạo xây dựng. Chu kỳ sáng tạo kết thúc và hình hài trở nên thích hợp để biểu lộ. Chu kỳ thực hiện thành công và kỳ gian của nó phụ thuộc vào sức mạnh của các tác nhân kiến tạo bên trong, các tác nhân này xây dựng hình tướng chủ quan và truyền đi sự sống có đầy sinh khí.
− Y hãy nhớ rằng sự kết thúc của hình tướng xảy ra sau đó khi mục tiêu được đạt đến, hoặc khi sự bất lực của ý chí đưa đến sự hoạt động thất bại trong chu kỳ thực hiện.
Các đạo sinh nên nghiên cứu kỹ các chu kỳ của việc xây dựng có tính sáng tạo này, của sự thực hiện, và của sự tan rã tiếp theo. Chúng đúng đối với một thái-dương-hệ, đối với một con người, và đối với các hình-tư-tưởng của một chủ thể tư tưởng sáng tạo. Bí ẩn của toàn bộ vẻ đẹp đều nằm trong các hoạt động đúng mức của các chu kỳ này. Bí mật của toàn bộ sự thành công trên cõi trần nằm trong việc hiểu biết đúng đắn về thiên luật và về trình tự. Đối với người tìm đạo, mục tiêu cho nỗ lực của y là kiến tạo chính xác các hình tư tưởng trong chất trí, luôn nhớ rằng “một người tưởng nghĩ thế nào thì y trở nên thế ấy”; do đó đối với y việc kiểm soát chất trí và việc sử dụng nó trong việc tư duy rõ ràng là một điều thiết yếu để tiến bộ.
Điều này sẽ thể hiện trong việc tổ chức của đời sống bên
280 ngoài, trong một loại hoạt động sáng tạo nào đó – viết sách, vẽ tranh, một chỗ ở vận hành nhịp nhàng, một doanh nghiệp hoạt động theo các đường lối lành mạnh và đúng đắn, một cuộc đời được cứu vớt, và bổn phận (dharma) bên ngoài được tiến hành một cách chính xác, trong khi những điều chỉnh bên trong tiến hành trong sự lặng lẽ của trái tim.
Đối với vị đệ-tử, công việc kéo dài. Đối với y, phải có sự nhận thức về kế hoạch và mục đích tập thể, chớ không chỉ là về vấn đề tâm linh cá nhân của riêng y. Phải có sự phù hợp với mục đích đối với chu kỳ và giai đoạn sống trước mắt của y; bổn phận và các ý tưởng cá nhân của y phụ thuộc vào nhu cầu và việc phụng sự của chu kỳ đó. Đối với y, phải có sự thành đạt về kiến thức, về sức mạnh, và về sự phối hợp giữa phàm-ngã với linh hồn, vốn sẽ dẫn đến khả năng xây dựng các hình thức và các nhóm có tổ chức trên cõi trần, và giữ chúng ăn ý với nhau một cách cố kết. Y làm điều này, không phải nhờ sức mạnh của đặc điểm và khí cụ riêng của y, mà vì đặc điểm và khí cụ đó cho phép y tác động như một tác nhân dẫn truyền các năng lượng sự sống cao hơn, và phụng sự như là một người cộng tác có hiệu quả với một kế hoạch mà y chỉ có thể hình dung một mảnh nhỏ. Tuy thế, y làm việc một cách trung thành trong việc kiến tạo cái khía cạnh thiên cơ vĩ đại của y, và một ngày nào đó, khi việc kiến tạo được hoàn tất và y nhìn thấy cái tổng thể, y nhận thấy rằng y đã xây dựng đúng với đồ án và phù hợp với bản thiết kế như chúng đã được chứa đựng trong trí của các kiến trúc sư (các vị Huynh Trưởng) mà đến lượt các Ngài, các Ngài vốn đang tiếp xúc với Thiên Trí của Đấng Duy Nhất (the One
Existence).
Việc ứng dụng thực tế các chân lý này là vô cùng quan trọng. Không có kiếp sống nào quá bị hạn chế, và không có người nào có tình cảnh quá khó khăn đến nỗi không thể bắt đầu làm việc một cách sáng suốt và xây dựng các hình-tư tưởng theo thiên luật và với sự hiểu biết. Không có ngày nào trong cuộc đời của bất kỳ người nào đó, nhất là nếu y là một người tìm đạo hoặc một đệ-tử, mà một người không thể làm việc trong chất trí, kiểm soát việc sử dụng tư tưởng của y, trông chừng ảnh hưởng của các tiến trình trí tuệ của y nơi
281 những người mà y tiếp xúc, và như thế vận dụng “chitta” hay chất trí (mind-stuff) của y (như Patanjali gọi nó) sao cho y ngày càng trở nên hữu ích hơn.

CÁC BÍ HUYỆT, CÁC NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC CUNG
Có hai mối quan hệ mà trong đó Qui Luật Mười này có thể được nghiên cứu và nhờ đó mà các kết quả có giá trị thực tiễn có thể được đạt đến. Chúng ta có thể nghiên cứu nó theo quan điểm của công việc mà linh hồn đang làm liên quan đến công cụ của nó, tức là con người, và chúng ta cũng có thể nghiên cứu nó theo quan điểm của công tác tổ chức và của việc kiến tạo hình tư tưởng mà đệ-tử đang làm, liên quan đến việc phụng sự của y đối với Thánh Đoàn.
Phía sau hình tướng bên ngoài của một con người, chịu trách nhiệm cho việc tạo ra nó, duy trì nó và sử dụng nó, chúng ta đều biết, là linh hồn,. Phía sau của mọi hoạt động để thúc đẩy sự tiến hóa của con người, cũng như đối với các diễn trình tiến hóa khác, là Thánh Đoàn. Cả hai tiêu biểu cho các trung tâm năng lượng; cả hai hoạt động theo Thiên Luật một cách sáng tạo, cả hai tiến lên từ hoạt động chủ quan đến sự biểu lộ khách quan, và cả hai đáp ứng (theo trình tự vĩ đại của các sự sống có phân cấp) với việc truyền sinh khí và kích thích từ các trung tâm năng lượng cao hơn. Một số trong những yếu tố, mà đệ-tử phải học cách nhận ra khi chuỗi các kiếp sống đặc biệt của y bộc lộ ra, rơi vào hai nhóm chính, mỗi nhóm mang khía cạnh hình tướng của y dưới tác động của bảy loại năng lượng, hay ảnh hưởng.
Đầu tiên có nhóm các mãnh lực có liên quan hoàn toàn đến khía cạnh hình hài, đó là công việc của các Đấng Kiến Tạo bên ngoài, và đó là những yếu tố nổi bật, ngay đến tận giai đoạn Con Đường Dự Bị. Đây là những mãnh lực có sẵn trong chính vật chất; chúng liên quan đến bản chất xác thân và có thể được liệt kê như sau:
1. Các lực vật chất. Các lực này là do sự sống của các tế bào vốn cấu thành cơ thể. Sự sống tế bào này đáp ứng với sự sống tế bào của môi trường chung quanh. Đừng bao giờ quên rằng nhà huyền linh học luôn luôn nhìn thấy sự tương quan

282 giữa các yếu tố trong chính y, và các yếu tố tương ứng trong môi trường chung quanh mình. Chúng ta sống trong một thế giới của các hình tướng. Các hình tướng này được làm bằng các sự sống, và các sự sống này có ảnh hưởng phóng phát (emanatory) riêng và ảnh hưởng đóng góp riêng của chúng. Đến lượt chúng, chúng thuộc vào ba nhóm chính:
a/ Các lực phóng phát, vốn xuất phát từ chính các tế bào và tùy vào tính chất của chúng, sẽ tạo ra hiệu quả tốt hoặc xấu, ảnh hưởng của chúng gây thô trược (coarsening) hoặc làm thanh lọc, và làm tăng hoặc giảm sự rung động vật lý của thân thể gồm các tế bào hợp lại. Do đó, như chúng ta biết rõ, ảnh hưởng vật chất của một người có bản chất thú tính hung ác thô tục sẽ khác với ảnh hưởng vật chất của các kết quả đẹp đẽ thanh tao do tiếp xúc với một linh hồn già dặn, hoạt động trong một cơ thể có văn hóa, trong sạch, biết giữ giới luật và thanh khiết.
b/ Các lực phóng phát (emanations) thuộc loại hoàn toàn vật chất, chịu trách nhiệm cho loại ái lực hóa học giữa một cơ thể động vật với một cơ thể khác, tạo ra sự kết hợp của các phái tính. Đó là một trạng thái của từ điển động vật (animal magnetism) và là sự đáp ứng của các tế bào với tiếng gọi của các tế bào khác, tác động theo Luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion). Trạng thái này được con người chia sẻ với các loài động vật, có tính bản năng và không bị ràng buộc bởi mọi phản ứng trí tuệ (mental reactions).
c/ Các mãnh lực (forces) hay các phóng phát này vốn là sự đáp ứng của các tế bào với các nhịp điệu hài hòa, và do đó tùy thuộc vào tế bào nào có trong chính nó một cái gì đó của những gì mà nó đáp ứng được. Cho đến nay, các phóng phát này (emanations) ít được hiểu rõ, nhưng sẽ ngày càng quan trọng khi nhân loại tiến triển. Loại mãnh lực này là một cái gì đó bí ẩn, nó cho phép thể xác nhận ra một môi trường xung quanh hoặc ngoại vi vật chất chẳng hạn, là hài hòa hay thích hợp. Đó là phản ứng không thể xác định (undefinable)
283 đưa đến việc hai người (không kể mọi sự thu hút giới tính, vì người có cùng giới tính trải nghiệm việc đó với nhau) có một hiệu ứng hòa hợp về mặt thể chất lẫn nhau. Trên cõi giới bên ngoài, đây là căn bản huyền bí cho toàn bộ mối quan hệ tập thể, và chính sự hiểu biết về các lực phóng phát này giúp cho việc cách ly và chia tách của các chủng tộc được tiến hành theo kế hoạch tiến hóa vĩ đại.
Ba lực phóng phát này có thể được mô tả như là tính chất (quality) của các mãnh lực của tế bào hoạt động hoàn toàn trên cõi trần, chúng tạo ra một loại thể xác đặc biệt, sự thu hút từ lực giữa hai thể xác, và các loại chủng tộc. Ba yếu tố này hướng dẫn Đức Bàn Cổ (Manu) của giống dân khi Ngài tạo ra một giống dân mới, và tạo ấn tượng lên các Đấng Kiến Tạo bên ngoài với những ý tưởng của Ngài. Chúng cũng hướng dẫn một Chân Sư Minh Triết khi Ngài kiến tạo thể xác của Ngài theo ý muốn, để tiến hành công việc của Ngài vào bất kỳ thời gian hoặc nơi chốn nào. Tất cả những người tham gia vào việc tạo ra các tổ chức và các nhóm cho việc phụng sự tích cực trên thế giới nên hiểu biết phần nào về những lực phóng phát này ở chừng mực nào đó. Người đệ-tử có thể tự hỏi, những gì sẽ là tính chất rung động của các tế bào của tổ chức đó, của các cá nhân cấu thành nó? Những gì sẽ là tính chất của lực hấp dẫn của nó và của hiệu ứng từ lực mà nó phải có trên thế giới? Những gì mà nhóm sở hữu qua trung gian của các đơn vị hợp tác của nó, vốn sẽ làm cho nó đồng cảm với các nhóm khác, và do đó làm cho nó hòa hợp trong các mối quan hệ của nó với các nhóm đó? Những câu hỏi này bảo đảm cho sự quan tâm cẩn thận và nên được tất cả những người tạo nhóm xem xét.
2. Các lực cần cho sự sống. Các lực này thường được những người duy vật xem là vô hình và do đó không quan trọng chút nào. Nhưng nhà huyền linh học xem môi trường dĩ thái như là một hình thức hay khía cạnh của vật chất, và cũng tương đối hữu hình như hình thể khách quan bên ngoài.
Đối với người này, chất ether của không gian, mà tên gọi tất
284 nhiên bao gồm hình hài dĩ thái của tất cả các thể, thể tình cảm có tri giác (emotional sentient body) và thể trí, được cấu tạo bằng chất trí, tất cả các thể đó đều là vật chất và là chất liệu của khía cạnh sắc tướng của sự sống. Với tính cách là cơ sở của sự hiểu biết chính xác, cần nên lưu ý rằng sự sống tế bào mà chúng ta đã đề cập ở trên, được phối kết, được tạo ảnh hưởng và được cấp sinh khí bởi dòng máu, hệ thống phức tạp đó thấu nhập vào mọi phần của cơ thể, chịu trách nhiệm cho sức khỏe của cơ thể, và chứng minh, theo một cách chưa được thực sự hiểu rõ, sự kiện rằng “máu là sự sống”. Máu là một trạng thái của năng lượng, cũng như nhựa cây trong giới thực vật.
Hệ thần kinh giao cảm, bộ máy cảm giác kỳ diệu đó, có liên quan mật thiết với thể tình cảm hay cảm-dục. Sự tiếp xúc được thực hiện xuyên qua huyệt đan điền (solar plexus), giống như sinh khí, đang chi phối tính chất của dòng máu, thực hiện sự tiếp xúc của nó xuyên qua trái tim. Trung tâm của sự sống ở cõi trần là ở trong tim. Hệ não tủy hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với chitta hay là chất trí. Do đó chúng ta phải xem xét như sau:

1. Sự sống tế bào … Dòng máu … … Bí huyệt tim Tuyến ức (Thymus gl.)
2. Sự sống cảm giác … Hệ thần kinh giao cảm … Bí huyệt đan điền … Tụy tạng
3. Sự sống trí tuệ … Hệ não tủy … Bí huyệt ấn đường … Tuyến yên
4. Sự sống thiết yếu …Bảy bí huyệt … Lá lách

Như bạn thấy, điều này chi phối các biểu lộ của tứ hạ thể (quaternary), nhưng có những khía cạnh khác của nhân loại vốn biểu lộ qua hình hài khách quan, và bổ túc cho toàn bộ con người và tạo thành bảy khía cạnh của sự sống khách quan đa dạng của con người.
5. Hữu ngã thức … Thượng não … Bí huyệt đầu … Tuyến tùng quả
6. Tự biểu hiện … Hạ não … Bí huyệt cổ họng … Tuyến giáp trạng
7. Tự trường tồn … Các cơ quan sinh dục … Bí huyệt xương cùng … Cơ quan sinh sản
8. Tự khẳng định … Toàn bộ con người … Bí huyệt đáy xương sống … Tuyến thượng thận
285 Bạn sẽ chú ý rằng tám yếu tố được liệt kê ở đây, và chính ở đây mà nhiều trường phái đi lệch hướng. Đề mục “sự sống thiết yếu” (“vital life”) là một đề mục có tính toàn diện, nhưng cần phải nhớ rằng nó liên quan hoàn toàn đến việc truyền sinh khí cho cơ thể của con người qua khía cạnh thấp nhất của các bí huyệt. Sự sống thiết yếu này của vũ trụ vật chất đi vào cơ thể con người qua lá lách.
Các bí huyệt có ba chức năng chính:
− Thứ nhất, truyền sinh khí cho thể xác.
− Thứ hai, mang lại sự phát triển ngã thức trong con người.
− Thứ ba, truyền chuyển năng lượng tinh thần và cuốn toàn bộ con người vào một trạng thái hiện tồn tâm linh.
Khía cạnh sinh khí được con người chia sẻ với các động vật và với mọi hình hài được tạo tác ra, và khả năng chuyển động tự do trong một thế giới ba chiều của con người là sự thành tựu nổi bật của khía cạnh đó. Khía cạnh ngã-thức là đặc quyền của gia đình nhân loại. Khi con người đã phát triển, khi tất cả các phần của hệ thần kinh của y, hệ thống nội tiết, và các bí huyệt của y được phối hợp và hoạt động theo nhịp điệu hài hòa, thì bấy giờ khía cạnh cao nhất (khía cạnh tinh thần) làm cho sự hiện hữu của nó được cảm thấy. Năng lượng tinh thần chứ không chỉ là ý thức hay năng lượng tri giác tuôn đổ qua Con Người, tức khí cụ của Sự Sống thiêng liêng, và kẻ bảo quản của các lực, phải được giữ lại và được sử dụng cho các giới khác và thấp kém hơn trong thiên nhiên.
Việc liệt kê ở trên do đó có thể được sắp xếp theo thứ tự sau đây. Bảng này dành cho con người như y được dự kiến trở thành, chứ không phải như y hiện giờ trong diễn trình tiến hóa của y.
1. Sự tự khẳng định (sự phát triển đầy đủ) … Tứ hạ thể được phối kết … Bí huyệt ở đáy
cột sống … Tuyến thượng thận.
2. Sự tự thể hiện (hoạt động sáng tạo) … Hạ não … Bí huyệt cổ họng … Tuyến giáp trạng.
3. Sự sống hữu-ngã-thức (phàm-ngã) … Thượng não … Bí huyệt đầu … Tuyến tùng quả.
286
4. Sự tự tồn … Các cơ quan sinh dục… Bí huyệt xương cùng … Tuyến sinh dục.
5. Sự sống trí tuệ … Hệ não tủy … Bí huyệt ấn đường … Tuyến yên.
6. Sự sống cảm giác … Hệ thần kinh giao cảm … Bí huyệt đan điền … Tụy tạng.
7. Sự sống tế bào … Dòng máu … Bí huyệt tim … Tim.
(Chuyển thông tin trên vào bảng kê)
TT Tiêu đề Bộ phận cơ thể Bí huyệt Tuyến
1 Sự tự khẳng định (sự phát triển đầy đủ) Tứ hạ thể được phối kết Bí huyệt ở đáy cột sống Tuyến thượng thận.
2 Sự tự thể hiện (hoạt động sáng tạo) Hạ não Bí huyệt cổ họng Tuyến giáp trạng
3 Sự sống hữu-ngã-thức (phàm-ngã) Thượng não Bí huyệt đầu Tuyến tùng quả
4 Sự tự tồn Các cơ quan sinh dục Bí huyệt xương cùng Tuyến sinh dục
5 Sự sống trí tuệ Hệ não tủy Bí huyệt ấn đường Tuyến yên.
6 Sự sống cảm giác Hệ thần kinh giao cảm Bí huyệt đan điền Tụy tạng
7 Sự sống tế bào Dòng máu Bí huyệt tim Tim

Điểm thứ tám, sự sống thiết yếu, hoạt động qua bảy bí huyệt và toàn bộ hệ thống các luân xa thứ yếu và các nadis (nằm bên dưới các dây thần kinh và là lý do cho sự tồn tại của chúng vì các trung tâm này làm bằng các tuyến) là trung gian của nhiều mãnh lực và năng lượng, − một số hoàn toàn vật chất, số khác liên quan đến Anima Mundi, tức Linh Hồn Thế Giới, và một số nữa cho đến nay không được biết, vì chúng sẽ chỉ làm cho sự hiện diện của chúng được cảm thấy về sau trong chương trình tiến hóa. Khi đó chúng sẽ biểu lộ thiên tính, năng lượng của Chúa Cha hay là trạng thái cao nhất.
Cần lưu ý rằng bảng biểu trên phác họa sự khai mở của cung hai, và cũng lưu ý rằng cái ngã được nói đến là sự tự nhận thức về Chân Nhân. Khía cạnh thấp nhất của sự sống thiết yếu của Thượng Đế là sự duy trì hình thái (species), và đây là kết quả của sự sinh động (livingness) của Sự Sống nhập thể; và khía cạnh kế tiếp chỉ là thể hiện giai đoạn khi mà ý thức về “cái Tôi“ thống trị và đã đạt đến cực điểm của nó trong phàm-nhân được hoàn thiện (completed). Rồi đến sự biểu lộ của cái ngã nội tại mà phàm nhân che giấu, qua hoạt động sáng tạo có một tính cách phi vật chất của nó. Sau cùng, chúng ta có sự khẳng định hoặc sự biểu lộ đầy đủ của bản thể thiêng liêng. Rất kỳ lạ là điều này chỉ có thể xảy ra khi bí huyệt thấp ở cột sống được khơi hoạt, khi năng lượng của bản chất vật chất, bằng một tác động của ý chí, được đưa lên Cõi Trời, và do đó, khi toàn bộ bản chất − tính vật chất, tính nhạy cảm hoặc tính tâm thông, và trạng thái tồn tại − được hợp nhất và được nhận thức. Hãy tham thiền về những lời này, vì chúng bao hàm sự toàn bích trong chừng mực mà nhân loại có liên quan.
287 Câu châm-ngôn huyền bí : “Quyết chí (nguyện, to will), hiểu biết (tri, to know), dũng cảm (cảm, to dare) và im lặng (mặc, to be silent)”, có một ý nghĩa đặc biệt cho đến nay không được tiết lộ và Tôi chỉ có thể gợi ý về nó mà thôi. Những ai trong các bạn có được tri thức bên trong thì sẽ hiểu được ngay.
Quyết chí (nguyện). Những lời này liên quan đến sự thành tựu cuối cùng, khi, bằng một tác động của ý chí được kết hợp của linh hồn và của phàm-nhân, sự hợp nhất và sự nhận thức được xảy ra. Nó liên quan đến bí huyệt ở đáy cột sống.
Hiểu biết (tri). Những lời này liên quan đến bí huyệt Ấn Đường, tức là bí huyệt giữa hai lông mày. Một ẩn ý nằm trong các chữ “Mong cho Mẹ biết được Cha”. Nó có liên quan đến cuộc phối ngẫu (marriage) trên các cõi Trời.
Dũng cảm (cảm). Những lời này cung cấp manh mối cho sự tuân phục của phàm nhân, và có một mối liên quan mật thiết với huyệt đan điền, nơi tiếp nhận và phân phối vĩ đại của dục vọng và của các mãnh lực cảm dục, và cũng là trung tâm chính của hoạt động chuyển-hóa.
Im lặng (mặc). Cụm từ này liên quan đến sự chuyển-hóa của năng lượng sáng tạo thấp thành sự sống sáng tạo cao hơn.
Bí-huyệt xương cùng phải lại rơi vào im lặng.
Kế đó, đối với vị đệ-tử, các bí huyệt sau đây sẽ được thấy là hết sức quan trọng:
1. Bí huyệt ấn đường, qua đó phàm nhân đã được thanh luyện tự biểu lộ chính mình.
2. Bí huyệt ở đáy xương sống, vốn là bí huyệt mà qua đó sự kiểm soát hoàn toàn và đầy đủ cùng với sự phối kết được đạt đến, thông qua việc khơi hoạt tác dụng thanh lọc của lửa.
3. Bí huyệt xương cùng, trong đó mãnh lực cơ bản của thái-dương-hệ riêng biệt của chúng ta, tức lực hấp dẫn của hình hài đối với hình hài, được chuyển hóa, và lực hấp dẫn của linh hồn thay thế cho hoạt động tạo tác sinh sản của vật chất (productive creative material activity).
288 4. Bí huyệt đan điền (solar plexus centre), nằm ở trung tâm của cơ thể và là cơ quan của thể cảm dục và của thông linh thuật (psychism) bậc thấp, tập hợp tất cả các mãnh lực hạ đẳng lại với nhau và tái định hướng chúng dưới sự thúc đẩy của linh hồn vào kho lưu trữ cao hơn của chúng.
Tôi hiểu rằng giáo lý được đưa ra ở đây vừa sâu xa vừa khó hiểu, nhưng giáo lý đó cần thiết cho số ít, và con số những người đó sẽ tăng lên theo thời gian.
Sự phức tạp của đề tài này cũng được tăng lên do sự kiện là mỗi cung chứa bên trong giáo lý của nó một cách tiếp cận khác nhau và một phương pháp khác nhau cho những linh hồn nào nhận thấy đáp ứng với xung lực đặc thù của nó.
Ở đây, Tôi đưa ra bảy bí quyết (keys) cho mỗi phương pháp của các cung. Các bí quyết này có thể được nghiên cứu liên quan đến các bảng ở trên và liên kết với bốn từ ngữ mà chúng ta đã đang xem xét. Chúng ta phải nhớ rằng “Nguyện” (“To Will”) là đặc quyền của Tinh Thần, “Tri” (“To Know”) là chức năng của Linh Hồn, “Cảm” (“To Dare”) là nhiệm vụ của phàm-ngã, còn “Mặc” (“To Be Silent”) là thiên chức cuối cùng hay số phận của khía cạnh vật chất, của bản chất động vật trong sự tương tác của nó với linh hồn.
Cung 1: “Các Thần Lực hãy cùng đến với nhau. Chúng hãy leo tới Chốn Cao Thâm, và từ chốn cao cả đó, linh hồn hãy nhìn ra trên một thế giới đã bị phá hủy. Kế đó, linh từ hãy phát ra: ‘Ta vẫn kiên trì !’”
Cung 2: “Mọi sự sống hãy được lôi cuốn đến Trung tâm, và nhờ thế nhập vào Tâm của Bác Ái Thiêng Liêng. Rồi từ điểm của Sự Sống tri giác đó, linh hồn hãy nhận ra tâm thức của Thượng Đế. Linh từ hãy phát ra, vang dội qua sự im lặng:
‘Không gì hiện hữu trừ Ta’ (‘Naught is but Me’).”
Cung 3: “Đạo quân của Chúa, đáp ứng với linh-từ, hãy chấm dứt các hoạt động của họ. Tri thức hãy kết thúc trong minh-triết. Điểm đang rung động hãy trở thành điểm yên lặng, và mọi đường lối hãy tập hợp thành Một. Linh hồn hãy nhận ra Đấng Duy Nhất trong Vạn Hữu và linh từ hãy phát
289 ra trong sự hiểu biết hoàn hảo: ‘Ta là Người Làm Việc và là Công Việc, là Đấng Duy Nhất vốn Hằng Hữu’ ('I am the Worker and the Work, the One that Is')".
Cung 4: Cái vinh quang bên ngoài hãy qua đi và vẻ đẹp của Linh Quang bên trong hãy tiết lộ Đấng Duy Nhất. Cái bất hòa hãy nhường chỗ cho cái hài hòa, và từ trung tâm của Linh Quang ẩn tàng, linh hồn hãy lên tiếng: Linh từ hãy ngân lên: ‘Sự mỹ lệ và vinh quang không che lấp Ta. Ta vẫn được hiển lộ. Ta hiện hữu’.”
Cung 5: “Ba hình thức năng lượng điện hãy chuyển lên đến Chốn Quyền Lực. Các mãnh lực của đầu và tim và tất cả các khía cạnh thấp hãy pha trộn lại. Kế đó, linh hồn hãy nhìn ra trên một thế giới bên trong của ánh sáng thiêng liêng. Linh từ đắc thắng hãy phát ra: ‘Ta đã chế ngự năng lượng vì ta là Bản Thân năng lượng. Chủ Nhân (The Master) và kẻ bị làm chủ chỉ là Một (One)’.”
Cung 6: “Mọi ham muốn hãy kết thúc. Sự khát vọng hãy chấm dứt. Việc tìm kiếm đã xong. Linh hồn hãy nhận ra rằng nó đã đạt đến mục tiêu, và từ lối vào đó dẫn đến Sự Sống vĩnh cửu và An Bình vũ trụ, linh từ hãy phát ra: ‘Ta là người tìm kiếm (seeker) và cái được tìm kiếm (the sought). Ta nghỉ ngơi!’.”
Cung 7: “Các nhà kiến tạo hãy chấm dứt công việc của họ. Thánh Điện được hoàn thành. Linh hồn hãy tiến vào di sản của nó, và từ Thánh Địa, hãy chỉ huy mọi công việc cho đến kết thúc. Sau đó, trong sự im lặng theo sau, y hãy ngân lên Linh Từ: “Công việc sáng tạo đã xong. Ta là Đấng Sáng Tạo. Không còn gì khác trừ Ta”.
Các sinh lực (vital forces) vốn chỉ là việc đi qua cái vỏ ngoài của dĩ-thái không gian hằng chuyển động, có nhiều loại. Một trong những khái niệm, nằm sau các lý thuyết chiêm tinh học, là thể dĩ thái của bất kỳ hình hài nào cũng tạo thành một phần của thể dĩ thái của thái-dương-hệ, và do đó là trung gian cho việc truyền các năng lượng của mặt trời, của các lực hành tinh, và của các xung lực ngoài thái dương hệ hay vũ trụ, mà về mặt nội môn được gọi là “các linh khí”. Các lực và năng lượng này của các tia vũ trụ không ngừng luân lưu và đi theo các đường lối rõ ràng xuyên qua tất cả các phần trong
290 dĩ thái không gian, và do đó liên tục đi qua các thể dĩ thái của mọi hình hài thông thường. Đây là một chân lý cơ bản và phải được ghi nhớ kỹ, vì các tác động của nó nhiều và đa dạng, nhưng tất cả đều dẫn trở lại ý tưởng về sự hiệp nhất, và về sự Duy Nhất (Oneness) của mọi biểu lộ, chỉ được biết đến và được nhận thức về mặt chủ quan.
Ý tưởng cơ bản thứ hai là sự đáp ứng của hiện thể dĩ thái của tất cả các hình hài và khả năng của nó để chiếm hữu, để sử dụng, và để truyền tải, đều phụ thuộc vào điều kiện của các bí huyệt, tức là của các luân xa như chúng được gọi ở Phương Đông. Chúng bao gồm không chỉ bảy bí huyệt chính được biết rõ mà còn vô số các xoáy lực nhỏ mà cho đến nay chưa được đặt tên và chưa biết đến ở Phương Tây. Nó cũng phụ thuộc vào tính chất của hiện thể dĩ-thái, vào tính sinh động của nó, và cũng phụ thuộc vào mạng lưới xen kẽ mà các bí huyệt tọa lạc ở đó, và tất cả được gọi là “mạng lưới” (“web”) hay “kim bôi” (“golden bowl”). Nếu lưới này sạch hết những trở ngại và chất lắng đọng (sediment), và nếu các vận hà (channels) của nó không bị tắc nghẽn thì các tia sáng, các năng lượng và các thần lực đang lưu thông có thể tìm thấy một phương tiện dễ dàng và có thể lưu thông không bị cản trở xuyên suốt toàn bộ cơ thể. Khi đó chúng có thể sử dụng các bí huyệt này, vốn đáp ứng với các rung động của chúng, và có thể được tiếp tục đi xuyên qua các hình hài trong các giới khác hoặc cùng giới trong thiên nhiên. Ở đây ẩn chứa bí mật của mọi việc chữa trị khoa học và huyền bí. Các nhà chữa trị đang thử nghiệm với thể dĩ thái và tuy vậy, họ ít có hiểu biết thực sự. Họ biết rất ít hoặc không biết gì về các bí huyệt trong chính cơ thể của họ, mà qua đó các luồng từ lực hoặc các luồng khác phải chảy qua; họ không biết về tình trạng của các bí huyệt dĩ thái của những người mà họ tìm cách chữa trị và về bản chất của các lực mà họ muốn vận dụng. Tất cả những gì họ có thể làm là gìn giữ giới luật trong đời sống của họ, và kiểm soát những ham muốn của họ sao cho họ tạo ra một cơ thể lành mạnh, và cung cấp các vận hà thông thoáng cho đường đi của các mãnh lực từ họ và xuyên qua họ đến những người khác.
Khái niệm thứ ba phải được lưu ý, đó là các hình hài đó,
291 cho đến nay chủ yếu đáp ứng với các lực vốn đến với chúng từ các hình hài khác trên hành tinh, với bảy loại năng lượng cơ bản phát ra từ bảy hành tinh, và cũng với tia sáng mặt trời ban phát sự sống. Mọi hình hài trong cả bốn giới đang đáp ứng với nhiều mãnh lực này, với bảy năng lượng này và với tia (ray) duy nhất. Gia đình nhân loại cũng đáp ứng với các năng lượng khác và với các tia mặt trời – tuy nhiên tất cả đều bị nhuốm màu bởi mãnh lực được tạo ra trong vòng giới hạn thái dương (solar ring-pass-not).
Công việc của nhà huyền linh học và của người có đạo tâm là đạt đến một sự hiểu biết về các lực này, và vì thế học hỏi bản chất và công dụng của chúng, tiềm năng và tốc độ rung động của chúng. Y cũng phải học cách nhận biết cội nguồn của chúng và có thể phân biệt giữa các lực, các năng lượng và các tia. Đối với người sơ cơ, một sự phân biệt rõ ràng có thể được thực hiện giữa các lực và các năng lượng bằng cách đánh giá sự kiện rằng các phàm nhân tác động đến chúng ta qua các lực phát ra từ khía cạnh hình hài của họ, nhưng cùng các phàm-nhân này, nếu đã được thanh luyện và được chỉnh-hợp, có thể trở thành các tác nhân (transmitters) phát ra các năng lượng của linh hồn.
Nói chung, công việc của giới nhân loại là để truyền năng lượng cho các giới thấp trong Thiên Nhiên, trong khi công việc của Thánh Đoàn, trong mối quan hệ của Thánh Đoàn với giới nhân loại, là để truyền tải các năng lượng từ lĩnh vực tâm linh, từ các trung tâm hành tinh khác, và từ thái dương-hệ. Các năng lượng này khi hạ thấp xuống để truyền đi, sẽ phân hóa thành các lực.
Các đạo sinh không được bị lẫn lộn bởi sự phức tạp của vấn đề. Họ phải học hỏi một số khái quát lớn, và hãy nhớ rằng, khi sự toàn tri của linh hồn được khai thác, kiến thức chi tiết hơn sẽ dần dần rơi vào đúng chỗ.
Các loại năng lượng khác vốn có liên quan đến hai nhóm chính đầu tiên mà người tìm đạo phải giải quyết liên quan hoàn toàn đến khía cạnh hình hài. Nhóm thứ ba và các nhóm kế tiếp là:
292 3. Năng lượng cảm dục (astral energy).
4. Năng lượng của hạ-trí cụ-thể, của chitta, tức là chất trí.
5. Năng lượng của Phàm Ngã.
6. Năng lượng của hành tinh.
7. Năng lượng thái dương, hay là Sinh Khí (Life Breath).
Các nhóm này có thể được chia nhỏ như sau:
3. Năng Lượng Cảm Dục, phát ra từ:
a/ Chính thể cảm dục hay là thể tri giác (sentient body) của con người.
b/ Gia đình nhân loại nói chung.
c/ Cõi cảm dục theo nghĩa rộng.
d/ “Tâm của Mặt Trời”.
4. Năng Lượng Trí Tuệ, phát ra từ:
a/ Chitta hay chất trí của cá nhân.
b/ Trạng thái tâm lý (mentality, trí năng) của :
− Gia đình nhân loại nói chung.
− Giống dân đặc biệt mà một người thuộc về.
c/ Cõi trí nói chung.
d/ Thiên Trí (Universal Mind).
5. Năng Lượng Phàm-Ngã, phát ra từ:
a/ Hình hài phối kết của con người.
b/ Những người tiến hóa, vốn là những người có nhân cách vượt trội.
c/ Các nhóm, tức là :
− Thánh Đoàn của Hành Tinh. Chủ thể (Subjective).
− Nhóm hợp nhất của các Nhà Thần Bí. Khách thể (Objective).
6. Năng Lượng Hành Tinh, phát ra từ:
a/ Bảy hành tinh. Đây là cơ sở của chiêm tinh học thực tiễn.
b/ Trái Đất.
c/ Mặt trăng.
7. Năng Lượng Mặt Trời, phát ra từ:
a/ Mặt trời vật chất (physical Sun).
b/ Mặt Trời, tác động như một máy phát của Các Tia vũ trụ.
293 NĂNG LƯỢNG CẢM DỤC VÀ SỰ SỢ HÃI
Chủ đề phải được xem xét bây giờ có tính ứng dụng thực tế nhất, vì nó liên quan đến thể cảm dục – tức là thể mà con người đã an trụ vào đó một cách hơn hẳn, và y có ý thức mạnh mẽ về thể đó hơn về bất kỳ thể nào khác. Thể dĩ thái thực sự ở bên dưới ngưỡng cửa của ý thức. Con người vẫn còn không biết về đường đi của các lực thông qua vận thể này, và nhận thức gần nhất mà họ có đối với việc nhận thức về nó là khi họ nói về sức sống hoặc thiếu sức sống (lack of vitality). Thể xác làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận khi có một bộ phận nào đó bị trục trặc, hoặc qua sự hài lòng của một thèm muốn này hay thèm muốn khác. Tuy thế, tình hình lại khác hẳn liên quan với thể cảm dục vì đó là hiện thể của kinh nghiệm đối với đa số, và có vài người không vượt qua phần lớn cuộc sống có ý thức của họ, ghi nhận những phản ứng của thể đó, và dao động giữa hai cực của hạnh phúc và đau khổ, của sự hài lòng hoặc không hài lòng, của sự tin chắc hoặc nghi ngờ, của can đảm hoặc của sợ hãi. Điều này thực sự có nghĩa là mãnh lực cố hữu và sự sống của hiện thể tri giác tình cảm chi phối sự biểu hiện của đời sống, và uốn nắn kinh nghiệm của linh hồn nhập thể. Do đó, thật đáng cho chúng ta để hiểu một điều gì đó về việc các lực này là gì, chúng từ đâu đến và chúng tác động và phản ứng trên con người như thế nào. Bãi chiến trường của y nằm ở đó, và trận địa thắng lợi của y cũng nằm ở đó.
Để bắt đầu, nên ghi nhớ rằng toàn bộ năng lượng cảm dục là một phần của năng lượng cảm dục của thái-dương-hệ và do đó:
1. Thể tri giác (sentient body) của một người là một nguyên-tử của chất liệu trong thể tri giác của Hành Tinh Thượng Đế.
2. Thể tri giác (một thuật ngữ mà Tôi rất thích hơn thuật
294 ngữ cảm dục [astral], và Tôi sẽ tiếp tục sử dụng nó) của Hành Tinh Thượng Đế là một khía cạnh (aspect) – không phải là một nguyên-tử − của thể tri giác của Thái Dương Thượng Đế.
3. Đến phiên nó, thể này chịu ảnh hưởng bởi, và là một vận hà cho các lực tri giác (sentient forces), phát ra từ các trung tâm năng lượng khổng lồ hoàn toàn ở bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Nếu ý tưởng này được ghi nhớ, thì điều trở nên rõ ràng là con người chỉ là một mảnh rất nhỏ của một tổng thể lớn hơn, mà đến phiên nó, tổng thể này được kết hợp chặt chẽ vào một hiện thể còn lớn hơn nữa, là nơi gặp gỡ của các mãnh lực vĩ đại hơn và đa dạng hơn mà bộ óc của con người có thể nhận biết. Đó là sự phức tạp của vấn đề của con người và đó cũng là tất cả các khả năng phát triển từ những sự mở rộng đó của tâm thức mà chúng ta gọi là cuộc điểm đạo. Mỗi dòng năng lượng tuôn chảy qua thể của dục vọng và của phản ứng tri giác của con người, chỉ là một lối đi dẫn con người đến các tiếp xúc và các nhận thức rộng lớn hơn và luôn mở rộng. Ở đây cũng ẩn tàng biện pháp bảo vệ đối với đa số nhân loại, thực tế là cho đến giờ con người sở hữu một bộ máy không thích hợp cho việc ghi nhận và giữ lại những khả năng vô hạn đó mà các đường lối nhận thức này cống hiến. Cho đến khi bộ máy trí tuệ được khơi hoạt và kiểm soát đầy đủ thì con người mới có thể diễn dịch đúng đắn và vận dụng một cách chính xác thông tin mà thể đáp ứng nhạy cảm của y có thể truyền đến cho y, nhưng may mắn là chưa đến lúc.
Ngoài sự lưu thông liên tục xuyên qua thể cảm dục của con người của các năng lượng thuộc hành tinh, thái dương và vũ trụ, mỗi con người đã chiếm hữu, từ Tổng Thể vĩ đại, đủ năng lượng cảm dục để tạo nên thể cảm dục riêng biệt của chính cá nhân y, đáp ứng với nốt đặc biệt của y, được nhuốm màu bởi tính chất đặc thù của y, và giới hạn y hoặc không theo trình độ của y trên thang tiến hóa.
Điều này tạo thành vòng giới hạn cảm dục của con người, xác định các giới hạn của sự đáp ứng tình cảm của y
295 đối với kinh nghiệm sống, biểu hiện trong tính chất của nó phạm vi của đời sống dục vọng của y, nhưng đồng thời có khả năng rất lớn để mở rộng, phát triển, điều chỉnh và kiểm soát dưới sự thúc đẩy của thể trí và của linh hồn. Nó cũng bị lệ thuộc vào hoạt động rung động như là kết quả của sự tương tác giữa nó với kinh nghiệm sống ở cõi trần, và nhờ thế bánh xe kinh nghiệm vĩ đại được phát động và sẽ tiếp tục cho đến khi người ta hiểu và thực hiện Tứ Diệu Đế của Đức Phật.
Thể cảm dục này có ở trong nó các phần tương ứng của các bí huyệt dĩ thái hay laya, và xuyên qua chúng, các thần lực và năng lượng, đã được đề cập trước đây, tuôn chảy vào thể dĩ thái. Các bí huyệt này mang các năng lượng từ bảy hành tinh và từ mặt trời đến mọi phần của cơ cấu cảm dục, nhờ thế làm cho con người đồng cảm với tất cả các phần của thái-dương-hệ. Điều này đưa đến việc quy định số phận đời sống của một người, cho đến lúc mà người đó thức tỉnh đối với cái di sản bất tử của y, và nhờ thế trở nên nhạy cảm với các lực mà cho đến giờ chưa được nhận biết đối với nhiều người. Các lực này phát ra từ hình hài. Đây là lý do vì sao một lá số tử vi thường hoàn toàn chính xác trong phác họa của nó đối với người kém tiến hóa và đối với người chưa thức tỉnh (unawakened), nhưng lại rất sai lệch và đầy lỗi trong trường hợp của người tiến hóa cao. Nói chung, con người là những gì mà thể cảm dục của y tạo ra cho y. Sau nữa, “con người tưởng nghĩ như thế nào thì y trở nên thế ấy”. Thể cảm dục, với các mong mỏi, các thèm muốn, các tâm trạng, các cảm xúc và các khao khát của nó đúc nặn nên thể xác nhờ các lực thu hút tuôn chảy qua nó, và như thế dắt dẫn con người một cách chính xác để thực hiện các ham muốn của y. Nếu các khao khát của bản chất tri giác có tính thú vật vượt trội trong mục tiêu của chúng, chúng ta sẽ có con người với các thèm muốn mạnh mẽ, sống một cuộc đời dành hết nỗ lực để làm thỏa mãn chúng. Nếu sự khát khao để có tiện nghi và hạnh phúc, chúng ta sẽ có con người có tính khí thiên về giác quan, yêu cái đẹp và thích khoái lạc, về thực tế thì bị chi phối hoàn toàn bởi sự nỗ lực ích kỷ. Vì vậy, nó đi suốt tất cả các
296 cấp độ ham muốn, tốt, xấu, và thông thường, cho đến khi sự tái-định-hướng xảy ra, nó tái-tập-trung (refocusses) các năng lượng cảm dục sao cho chúng được chuyển theo một hướng khác. Ham muốn (desire) trở thành nguyện vọng (aspiration). Như vậy, việc giải thoát khỏi bánh xe sinh tử được mang lại và một người được thoát khỏi sự cần thiết phải tái sinh. Khi đó thì lá số tử vi, như được hiểu hiện nay, tỏ ra vô ích, sai và vô dụng, còn thuật ngữ đôi khi được dùng, nhưng không đúng, là “lá số tử vi của chân ngã (ego) hay linh hồn”, thì không có ý nghĩa gì hết. Linh hồn không có vận mệnh cá nhân nào cả, mà được chìm vào Đấng Duy Nhất. Vận mệnh của nó là vận-mệnh của tập thể, và của Tổng Thể (the Whole); mong muốn của nó là thể-hiện Thiên Cơ vĩ đại, và ý chí của nó là sự tôn vinh Thượng Đế nhập thể (the incarnated Logos).
Tôi muốn đề nghị với các đạo sinh rằng nếu có thể họ nên tìm đọc quyển Khoa học về các cảm xúc của Bhagavan Das. Đó là một bộ luận đáng tin cậy về thể cảm dục và tri giác, và bàn đến các yếu tố mà hầu như hoàn toàn liên quan đến người tìm đạo, khi y phải đối mặt với vấn đề về việc tìm hiểu và về việc kiểm soát bản chất cảm xúc của y, về việc làm chủ kỹ thuật phát triển, và về việc tái-định-hướng nó vào kinh nghiệm rộng lớn hơn, và về việc chuẩn bị nó cho các bài kiểm tra và các mở rộng của kỳ điểm đạo lớn thứ hai – sự thử thách và sự nhập lưu cuối cùng. Nói một cách ẩn dụ thì kinh nghiệm vốn nằm ở phía trước trên Thánh-Đạo được bao hàm trong các cụm từ huyền bí sau đây:
“Khi dòng suối nhập vào Con Sông của Sự Sống, đường đi của nó có thể được truy nguyên một lúc ngắn và kế đó bị mất đi. Khi các dòng của sự sống có tri giác gặp nhau nơi mà con sông đi qua quanh chân núi đồ sộ, lúc đó người ta thấy một dòng suối rộng lớn chảy lên (floweth) phía bắc”.
Biểu tượng học của đoạn văn này thật rõ ràng, và cũng có thể được sử dụng để mô tả việc chảy của hai dòng – Ida và Pingala – và sự pha trộn của chúng vào dòng sông năng lượng đang đi lên đầu. Nơi đó là chỗ gặp gỡ, và nơi đó là sự hy sinh được diễn ra trên núi Golgotha (vị trí của hộp sọ).
297 Trong việc xem xét thể cảm giác (sentient body) của một người, có lẽ Tôi sẽ giúp được nhiều nhất nếu Tôi bàn đến nó bằng các thuật ngữ chỉ về tâm trạng và các biểu hiện bình thường của nó, vì chỉ trong việc bàn đến các ảnh hưởng của thể cảm giác và trong việc tìm cách để chế ngự các ảnh hưởng của nó, thì con người mới đạt đến sự tự tri và nhờ thế trở thành một Chân Sư. Những biểu hiện thông thường nhất của hoạt động cảm dục (astral activity) là:
1. Sợ hãi (fear)
2. Phiền muộn hoặc đối cực của nó, sự vui tươi.
3. Mong muốn thỏa mãn các thèm khát thú tính.
4. Mong cầu hạnh phúc.
5. Ước muốn giải thoát. Đạo tâm.
Hầu hết các kinh nghiệm về tri giác của con người được tổng kết thực tế trong năm mục này, và chúng ta sẽ xem xét mỗi mục theo các khía cạnh sau:
1. Nguyên nhân.
2. Hậu quả.
3. Phương pháp điều hướng (method of direction).
Bạn sẽ thấy rằng Tôi nói “phương pháp điều hướng”, chứ không nói phương pháp kiểm soát. Những người tìm đạo phải biết rằng họ đang làm việc cùng với và trong các thần lực, và rằng hoạt động đúng và sai trên cõi trần chỉ là do sự định hướng đúng hoặc sai của các dòng thần lực chứ không do bất cứ điều gì vốn đã đúng hoặc sai trong chính các năng lượng.
l. Sợ hãi. Đây là một trong các biểu lộ thông thường nhất của năng lượng cảm dục, và được đưa ra đầu tiên bởi vì đối với đại đa số con người, nó tạo thành Kẻ Chận Ngõ/Tổng Quả (Dweller on the Threshold), và xét cho cùng cũng là điều sai trái căn bản của thể cảm dục. Mỗi người đều biết sợ hãi, và phạm vi của các rung động do sợ hãi mở rộng từ những nỗi sợ theo bản năng của người bán khai, dựa trên sự thiếu hiểu biết của y về các định luật và các mãnh lực của thiên nhiên, và dựa trên sự khiếp sợ của y đối với bóng tối và cái không biết, đến các nỗi sợ hãi rất phổ biến ngày nay về việc mất bạn bè và những người thân yêu, về sức khỏe, về tiền bạc,
298 về sự mến mộ và tiếp đến là những nỗi sợ hãi cuối cùng của người tìm đạo – nỗi sợ thất bại, nỗi sợ có nguồn gốc từ sự nghi ngờ, nỗi sợ về sự phủ định cuối cùng hoặc về sự hủy diệt, sợ cái chết (mà y cùng chia sẻ với tất cả nhân loại), nỗi sợ về đại ảo tưởng của cõi cảm dục, về ảo ảnh (phantasmagoria) của chính sự sống, và cũng sợ về sự đơn độc trên Thánh Đạo, thậm chí đến chính sự sợ hãi về bản thân Nỗi Sợ. Danh sách này có thể được mở rộng nhiều nữa nhưng đủ để cho thấy sự thịnh hành của những nỗi sợ hãi thuộc đủ loại. Chúng thống trị hầu hết các tình huống và làm đen tối nhiều khoảnh khắc hạnh phúc. Chúng biến con người thành một vi tử rụt rè và nhút nhát của sự sống tri giác, sợ hãi trước sự kỳ diệu của các vấn đề sự sống, nhận thức sự thiếu sót của y như một người đương đầu với mọi tình huống và không thể để lại phía sau những sợ hãi và những nghi vấn của y, và bước vào di sản của sự tự do và của sự sống của y. Thường thì y bị nỗi sợ đè nặng đến nỗi y trở nên sợ chính lý trí của mình. Sự việc không thể bị nhuốm màu quá đen tối, vì sợ hãi là năng lượng cảm dục chiếm ưu thế vào lúc này, còn nhân loại nhạy cảm thì chịu thua nó hoàn toàn quá dễ dàng.
Bạn hỏi: Các nguyên nhân cơ bản của sự sợ hãi là gì? Trước câu hỏi đó, nếu trở lại đủ xa vào lịch sử huyền bí của thái-dương-hệ thì không đưa ra được câu trả lời dễ hiểu nào. Chỉ có điểm đạo đồ tiến hóa mới có thể hiểu được. Nguồn gốc của sự sợ hãi ở trong cơ sở của chính vật chất, và hơn hết là một thể hiện hoặc hiệu quả của nguyên khí trí tuệ, và là một kết quả của hoạt động trí tuệ. Sự kiện rằng các loài chim chóc và thú vật biết sợ hãi đặt toàn bộ vấn đề trên một cơ sở rộng lớn hơn là nếu nó chỉ là một nhược điểm của con người, và là kết quả của hoạt động chức năng của tâm trí con người. Nó không liên quan với việc con người có một thể trí biết suy luận; nếu y dùng lý trí của mình đúng cách thì y đã có thể loại bỏ sự sợ hãi. Sự sợ hãi nằm trong cái gọi là Tà-Lực vũ trụ (cosmic Evil) – một cụm từ nghe có vẻ cao siêu, nhưng không truyền đạt gì nhiều. Nó vốn có trong sự thật về chính vật chất, và trong sự tác động của các cặp đối ứng – linh hồn và vật
299 chất. Các linh hồn có tri giác của động vật và của con người có ý thức tiềm tàng về các yếu tố như:
1. Tính bao la và do đó sự đè nặng được cảm nhận của Tổng Thể.
2. Áp lực của mọi sự sống và sự hiện tồn khác.
3. Hoạt động của Định Luật không thể lay chuyển.
4. Ý thức về sự giam giữ, về sự hạn chế, và về sự không thỏa đáng tương ứng.
Trong các yếu tố này, phát sinh từ chính tiến trình biểu lộ, kiên trì và phát triển uy lực trong các thời đại, người ta tìm thấy các nguyên nhân của mọi nỗi sợ hãi hiện đại, và cơ sở của mọi nỗi khiếp sợ, trên tất cả là sự sợ hãi vốn hoàn toàn thuộc về tâm lý chứ không chỉ là nỗi sợ hãi theo bản năng của loài vật.
Cụ-thể-hóa vấn đề cho rõ ràng hơn cũng sẽ không giúp được gì. Có ích gì khi được cho biết rằng sợ hãi là một tính chất của điều tà vạy (hay của vật chất), nó tạo sắc thái cơ bản hoặc tiêu biểu cho thể tri giác hay thể cảm dục của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta? Bạn nắm được điều gì nếu Tôi phác thảo cho bạn vấn đề của Sự Sống vĩ đại mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, cũng như Ngài, trên cõi vũ trụ riêng của Ngài, tìm kiếm sự giải thoát và đối mặt với các thử thách và trắc nghiệm đặc biệt riêng của Ngài? Làm sao có thể tìm thấy những từ ngữ thích hợp để truyền đạt một cuộc đấu tranh vũ trụ giữa các Sự Sống quá vô-ngã và quá cao quý trong tâm thức đến nỗi các lời nói của Ngài, hoặc Ngài hoặc các trắc nghiệm chỉ cho thấy đáng buồn cười và không thể truyền đạt bất cứ khía cạnh nào của chân lý hay thực tại? Tà lực vũ trụ, sự phát triển của vũ trụ, hoặc các vấn đề vũ trụ có thể được để lại đến thời điểm xa xôi nào đó khi những người tìm đạo đã nhận được cuộc điểm đạo thứ ba, đã mất mọi ý thức chia rẽ, và – được đồng nhất hóa với Trạng Thái Sự Sống chứ không phải với khía cạnh sắc tướng – do đó có thể tiến nhập phần nào vào trạng thái tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, cảm nhận vận mệnh của Ngài, và mơ thấy thoáng qua điều kỳ diệu của sự viên mãn.
Do đó, chúng ta hãy giới hạn sự chú ý của chúng ta vào
300 con người và đặc biệt hơn là vào người bậc trung, và xem từ đâu đến các luồng sóng sợ hãi, chúng quá thường xuyên cướp đi đôi chân của y.
1. Sự sợ chết được dựa trên:
a/ Nỗi khủng khiếp của các diễn trình giằng xé cuối cùng trong sự tác-động của chính cái chết.
b/ Nỗi sợ về cái không biết và cái không thể xác định được.
c/ Sự nghi ngờ về tính bất tử chung cuộc.
d/ Buồn rầu khi bỏ lại phía sau những người thân yêu hoặc vì bị bỏ lại phía sau.
e/ Các phản ứng xưa đối với những cái chết dữ dội trong quá khứ, đang nằm sâu trong tiềm thức.
f/ Bám víu vào sự sống sắc tướng, bởi vì căn bản là đã đồng-nhất-hóa với nó trong tâm thức.
g/ Các giáo huấn cổ xưa sai lầm về Thiên Đường và Địa Ngục, cả hai đều có viễn cảnh không dễ chịu đối với một số người.
Tôi nói về Cái Chết như là một người hiểu biết vấn đề từ cả kinh nghiệm về thế giới bên ngoài lẫn sự biểu hiện của đời sống nội tâm: − Không hề có cái chết nào cả. Như bạn biết, chỉ có sự tiến nhập vào sự sống sung mãn hơn. Có sự giải thoát khỏi các cản trở của hiện thể nhục thân. Diễn trình giằng xé quá khủng khiếp như thế không có, ngoại trừ trong các trường hợp của cái chết dữ dội và cái chết đột ngột, lúc đó có các khó chịu thật sự duy nhất là một cảm giác ngắn ngủi và lấn át về tình trạng nguy hiểm và sự hủy diệt sắp xảy ra, và một cái gì đó rất giống như một cú sốc điện. Không còn gì nữa. Đối với người kém tiến hóa, cái chết thật ra là một giấc ngủ và một lãng quên, vì thể trí không đủ thức tỉnh để phản ứng, và kho ký ức cho đến nay thực tế là trống rỗng. Đối với công dân tốt lành bậc trung, cái chết là một sự tiếp tục của diễn trình sinh hoạt trong tâm thức của y và là một sự sang trang của các mối quan tâm và các xu hướng của cuộc sống. Tâm thức và cảm thức của y cũng vậy và không thay đổi. Y không cảm thấy nhiều sự dị biệt, được chăm sóc chu đáo, và
301 thường không biết là mình đã trải qua giai đoạn chết. Đối với những kẻ độc ác và ích kỷ một cách tàn nhẫn, đối với kẻ tội phạm, và đối với một số người sống chỉ vì khía cạnh vật chất, điều đó dẫn tới tình trạng mà chúng ta gọi là “lụy trần” (“earth-bound”). Các mắt xích mà họ đã rèn nên với trái đất và khuynh hướng về phía trần gian của tất cả các ham muốn của họ bắt buộc họ vẫn ở gần cõi trần và thúc đẩy sự xếp đặt cuối cùng của họ quanh quẩn nơi cõi trần. Họ tìm kiếm một cách tuyệt vọng và bằng mọi phương tiện có thể có để tiếp xúc trở lại với cõi trần và để tái nhập. Trong vài trường hợp, tình yêu cá nhân quá mạnh đối với những người bị bỏ lại sau, hoặc việc không hoàn thành một bổn phận cấp thiết được thừa nhận đã lưu giữ những người tốt đẹp trong một tình trạng gần như tương tự. Đối với người có đạo tâm, cái chết là một sự tiến nhập ngay lập tức vào một lĩnh vực phụng sự và biểu lộ mà y rất quen thuộc; và y tức khắc nhận ra là không có gì mới mẻ. Trong những giờ ngủ của mình, y đã phát triển một lĩnh vực phụng sự tích cực và học tập. Bây giờ chỉ là y hoạt động trong đó toàn bộ hai mươi bốn giờ (nói bằng thuật ngữ thời gian cõi trần) thay vì vài giờ thông thường của giấc ngủ của y ở cõi trần.
Theo thời gian qua và trước khi kết thúc thế kỷ sắp tới, cuối cùng cái chết sẽ được xem là không tồn tại theo ý nghĩa mà bây giờ nó được hiểu. Sự liên tục tâm thức sẽ được phát triển rất rộng rãi, và rất nhiều các mẫu người tiến hóa cao nhất sẽ hoạt động đồng thời ở hai thế giới, đến nỗi mà sự sợ hãi cũ sẽ mất, và sự giao tiếp giữa cõi cảm dục với cõi trần sẽ được thiết lập một cách rất vững chắc, và được kiểm soát một cách khoa học đến nỗi hoạt động của các đồng tử xuất thần (trance mediums) sẽ đi đến kết thúc một cách chính đáng và đầy nhân từ. Trạng thái đồng tử xuất thần phổ biến và các sự hiện hình (materialisations) thông thường dưới tác động của những hồn và những người hướng dẫn da đỏ chỉ là những sự trụy lạc về sự giao cảm giữa hai cõi giới như là những sự loạn dâm và những sự biến dạng của mối quan hệ và giao cảm thực sự giữa hai giới. Ở đây Tôi không đề cập đến công việc của những người có nhãn thông, cho dù yếu kém thế nào đi nữa, cũng không đề cập đến sự chiếm cứ thể xác bởi các thực
302 thể có năng lực cao, mà là về các hiện tượng khó chịu của buổi đàn cơ hiện hình, về vật thể duy linh (ectoplasm), và về hoạt động mù quáng thiếu sáng suốt được thực hiện bởi những người biến chất Atlantis cổ xưa và những linh hồn lụy trần, tù trưởng và người hướng dẫn da đỏ bậc trung. Không có gì để học nơi họ và nhiều điều phải được tránh xa. Sự ngự trị của nỗi sợ hãi cái chết hầu như được kết thúc và chúng ta sẽ sớm tiến vào một thời kỳ của tri thức và sự tin chắc vốn sẽ loại bỏ tận gốc mọi nỗi sợ-hãi của chúng ta. Khi bàn đến nỗi sợ chết, ít có điều gì để được làm ngoại trừ để nâng cao toàn bộ chủ đề lên một mức độ khoa học hơn, và – theo ý nghĩa khoa học này – dạy con người cách chết. Có một kỹ thuật về việc chết giống như có kỹ thuật về việc sống, nhưng kỹ thuật này đã bị thất truyền trên một quy mô rất rộng lớn ở Phương Tây và gần như mất hết, ngoại trừ trong một vài trung tâm của các Bậc Thức Giả (Knowers) ở Phương Đông. Nhiều điều hơn về kỹ thuật này có lẽ có thể được bàn đến sau này, nhưng tư tưởng của các phương pháp tiếp cận cần thiết đối với chủ đề này có thể đọng lại trong trí của những đạo sinh có đọc sách này, và có lẽ khi họ nghiên cứu, đọc và suy tư, tài liệu quan trọng sẽ đến với họ, vốn có thể được tập hợp lại dần dần và được xuất bản.
2. Sợ Hãi đối với Tương Lai. Đây là một nỗi sợ mà cho đến nay sẽ cho thấy một xu hướng phát triển ngày càng tăng và sẽ gây ra nhiều đau khổ trên thế giới trước khi nó được xóa sạch. Nó phát sinh từ ba khả năng của con người:
a/ Các thói quen suy tư thuộc tâm lý bản năng, vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản chất động vật và quay trở lại với bản năng tự sinh tồn nguyên thủy. Tuy nhiên, các giống dân bán khai ít có điều này. Trạng thái trí tuệ dự báo tiên tiến đó chủ yếu là một đặc tính của con người, và chính là mầm mống của năng lực tưởng tượng, được liên kết với các diễn trình trí tuệ, mà cuối cùng sẽ hòa lẫn vào sự thiền định có tính trực giác, cộng với việc hình dung, vốn là nền tảng thực sự của mọi hoạt động sáng tạo. Nhưng hiện nay nó là một mối đe dọa và là một trở ngại. Nỗi đau khổ cổ xưa, những ký ức khủng khiếp, những điều bất hạnh dai dẳng nằm sâu trong tiềm thức thường xuyên nổi lên trên mặt và gây ra một
303 tình trạng sợ hãi và đau khổ mà dù có lý luận đến thế nào có vẻ cũng không thể làm lắng dịu được. Các phương tiện liên lạc làm cho ngay cả người không quan trọng nhất cũng đồng cảm với những bi kịch, đau đớn và khổ sở của huynh đệ của y ở cách xa hàng ngàn dặm. Thảm họa kinh tế của thời hiện tại đã đem lại một tình trạng khủng bố có tính đại chúng, và cá nhân càng nhạy cảm thì y sẽ càng có phản ứng với tình trạng tâm trí này. Do đó, nỗi sợ hãi về tương lai là một sự pha trộn đáng buồn của ký ức thuộc bản năng và sự tưởng tượng dự báo, và ít có người thoát khỏi mối đe dọa này. Lo nghĩ và băn khoăn là số phận của mỗi con người nên không thể và sẽ không được hóa giải hay được khắc phục bằng bất kỳ yếu tố nào thấp kém hơn chính linh hồn.
b/ Các chớp lóe của sự tiên kiến (prevision) phát ra từ linh hồn đang ở trong tâm thức của Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now). Khi sự tiếp xúc với linh hồn được thiết lập một cách vững chắc và tâm thức của bậc Thức Giả (Knower) được ổn định trong não, thì bấy giờ sự tiên kiến sẽ không mang theo với nó sự kinh khiếp nào. Hình ảnh lúc đó sẽ được thấy như một tổng thể, chứ không phải là cái nhìn thoáng qua và rời rạc như trường hợp hiện giờ. Vì vậy, một lần nữa, việc khắc phục vẫn giống nhau: việc thiết lập các mối quan hệ mật thiết giữa linh hồn và não bộ, xuyên qua thể trí lão luyện có kiểm soát, sao cho nhân và quả sẽ được thấy như là một, và các giai đoạn đúng đắn có thể được chọn để vận dụng các tình huống một cách chính xác và có lợi nhất. Sự tiên kiến ít khi mang hình thức dự báo hạnh phúc, và lý do không tìm đâu xa. Nhân loại đang ở trình độ mà đứa con đi hoang có ý thức về các lớp vỏ và về sự vô nghĩa (futility) của cuộc sống trần gian. Y sẵn sàng cho một sự xem xét cẩn thận về thông điệp của Đức Phật, và y sẵn sàng, vì y đã bị giày vò trong nhiều thế kỷ bởi chiến tranh và nạn đói, bởi dục vọng và sự vật lộn vì kinh tế. Viễn cảnh mà y nhìn thấy trước mắt có vẻ đen tối, nguy hiểm và đầy thảm họa do tai biến.
Tuy nhiên, nếu con người đưa ý niệm về tình huynh đệ với mọi hàm ý của nó vào cuộc sống và công việc của mỗi
304 ngày, vào mọi quan hệ dù là giữa nhà tư bản với người lao động, giữa chính trị gia với dân chúng, giữa quốc gia với quốc gia, giữa chủng tộc với chủng tộc, thì hòa bình sẽ xuất hiện trên trái đất mà không gì có thể làm đảo lộn hoặc đánh đổ được. Một qui luật quá đơn giản, và tuy thế lại hoàn toàn vượt khỏi sự hiểu biết trí tuệ của đa số !
c/ Một số lớn nỗi đau khổ và sợ hãi cá nhân mà một cá nhân có thể nhận lãnh, nhưng không có liên quan tới y một chút nào. Một người hoàn toàn có thể điều chỉnh theo những nỗi sợ hãi của những người khác, trong khi bản thân y đúng nghĩa thì không có thứ gì để sợ. Y có thể tự đồng nhất hóa mình với các linh cảm (forebodings) của những người đó về thảm họa tương lai nhiều đến nỗi y diễn giải chúng bằng các thuật ngữ về kinh nghiệm sắp xảy ra của riêng y. Y không thể tách y ra khỏi những phản ứng của họ, và hấp thu quá nhiều chất độc trong hào quang tình cảm và trí tuệ của họ đến nỗi y bị cuốn vào một cơn xoáy thật sự đầy hãi hùng và sợ hãi. Tuy nhiên, nếu y chỉ cần biết điều đó thì tương lai của y không còn có các tai họa ẩn giấu nào nữa. Y chỉ bị lừa dối, nhưng hậu quả trên thể cảm dục của y và trên huyệt đan điền của y thì hệt như nhau. Khổ thay, đây là trường hợp mà ngày nay có đến hàng ngàn linh hồn có đạo tâm nhạy cảm, thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các nghiệp quả thế gian, mở rộng lòng trước sự đau khổ của những người khác và không thể phân biệt giữa vận mệnh của chính họ trong tương lai trước mắt, với vận mệnh của những người khác trong hoàn cảnh của họ.
Người tìm đạo tiến hóa hơn và những người ở trên Con Đường Đệ-Tử cũng có thể tiếp xúc với những rung động cổ xưa của tà lực và sự khổ sở trên cõi cảm dục – tà lực đó đã qua lâu và không còn nữa; họ có thể đọc một phần nhỏ của tiên thiên ký ảnh (akashic records) vốn liên quan đến tai họa sắp tới cho một cá nhân hoặc một tập thể, mà bản thân họ có thể không bao giờ thấy, nhưng tuy thế họ vẫn giữ lấy thông tin được truyền đến cho họ rồi đau khổ vì đó.
3. Nỗi Sợ về sự Đau Đớn Xác Thân. Một số người có nỗi sợ này như là nguyên nhân nằm bên dưới của tất cả các lo
305 lắng của họ, mặc dù họ có thể ít nhận ra điều đó. Đó thực sự là một kết quả của ba loại sợ hãi khác; kết quả của sự căng thẳng mà họ tạo ra trên thể cảm dục của họ, của sự căng thẳng bị gây ra bởi việc sử dụng khả năng tưởng tượng, và của sự căng thẳng do tranh luận gây ra trong hệ thần kinh thể xác. Hệ thần kinh này trở nên quá đỗi nhạy cảm và có thể chịu sự đau khổ về thể chất sâu sắc nhất. Những điều bất hạnh (ills) và bệnh tật có vẻ không quá quan trọng đối với người bình thường, còn những hạng người điềm tĩnh hơn thì bị nặng thêm thành một tình trạng đau đớn thực sự. Điều này cần được nhận thức bởi những người chăm sóc cho các bệnh nhân, và nên chọn những bước để làm nhẹ đi tình trạng thể chất qua việc sử dụng các thuốc an thần và thuốc gây mê, sao cho sự căng thẳng quá mức không nên được đặt trên một hệ thần kinh đã làm việc quá sức.
Bạn hỏi Tôi liệu Tôi có ủng hộ việc dùng ether và chloroform trong các cuộc giải phẫu, và việc dùng các loại thuốc an thần. Về cơ bản thì không, nhưng tạm thời thì tất nhiên là có. Khi sự tiếp xúc của con người với linh hồn của y được thiết lập vững chắc, và khi y đã phát triển khả năng đi vào và ra khỏi thể xác của mình theo ý muốn thì các trợ giúp này sẽ không còn cần thiết. Trong khi chờ đợi, chúng có thể được coi là các biện pháp khẩn cấp cần phải có do nghiệp quả thế giới và trình độ tiến hóa của nhân loại. Tất nhiên Tôi không đề cập đến việc sử dụng ma túy và các loại thuốc gây nghiện bởi những người cuồng loạn và thiếu cân bằng, mà đề cập đến việc sử dụng thận trọng các chất cải thiện (ameliorants) tình trạng đau đớn theo hướng dẫn khôn ngoan của bác sĩ.
4. Sợ Thất Bại. Nỗi sợ này ảnh hưởng đến nhiều người theo nhiều cách. Sợ rằng người ta không thể làm cho tốt, sợ rằng chúng ta không thể có được tình yêu và sự ngưỡng mộ của những người mà chúng ta yêu thương, sợ rằng những người khác ghét bỏ chúng ta hoặc coi thường chúng ta, sợ rằng người ta không thể thấy và nắm lấy cơ hội, đây là tất cả các khía cạnh của phức cảm sợ hãi đang nhuốm màu đời sống của rất nhiều người đáng kính. Điều này có thể dựa trên một môi trường không thích hợp và không được ưa chuộng, dựa trên một thiết bị có vẻ như không phù hợp với nhiệm vụ của nó, và trong nhiều trường hợp thì điều này có nguồn gốc ở sự kiện là một người là một đệ-tử, hay là một linh hồn thực sự lớn đã sẵn sàng để bước lên Con Đường Dự Bị.
Y đã có chút ít sự tiếp xúc với linh hồn; y đã thấy viễn kiến và triển vọng; y xem xét phàm-ngã của y và sắp xếp nó bên cạnh công việc phải làm, và xem xét tính cách của những người đã tiếp xúc với y. Kết quả là một mặc cảm tự ti thuộc loại mạnh nhất, vì được nuôi dưỡng bằng những dòng thần lực thực sự từ trên cao. Chúng ta đều biết là năng lượng theo sau tư tưởng và bị nhuốm màu bởi tính chất của tư tưởng đó. Người đó chuyển một cái nhìn phê phán và kinh tởm lên phàm-ngã của y, và bằng cách làm như vậy, y nuôi dưỡng chính những điều mà y phàn nàn, và như thế làm cho y càng không thích hợp hơn nữa với nhiệm vụ. Đó là một vòng lẩn quẩn của sự nỗ lực và phải được hóa giải bằng một sự nhận thức đầy đủ về chân lý chứa đựng trong các từ: “Khi một người suy tưởng như thế nào thì y trở nên như thế ấy”. Khi y an trụ vào bản thể của linh hồn toàn tri của mình, y trở nên giống như linh hồn đó. Tư tưởng của y được tập trung trong tâm thức của linh hồn, và y trở thành linh hồn đó khi biểu lộ qua trung gian của phàm-ngã.
Đây chỉ là một tổng kết ngắn gọn về các nỗi sợ chính gây buồn phiền cho nhân loại, và chỉ dùng để mở ra chủ đề và mang lại cơ hội cho một vài gợi ý thực tế.
II. Sự phiền muộn hoặc đối cực của nó, sự vui tươi. Khi chúng ta đề cập đến vấn đề phiền muộn là chúng ta đang bàn đến một cái gì đó quá phổ biến đến nỗi ít người thoát khỏi sự tấn công của nó. Nó giống như một chướng-khí, một sương mù vây quanh con người và làm cho y không thể thấy rõ ràng, bước đi vững chắc và nhận biết Thực Tại. Nó là một phần của ảo ảnh cảm dục vĩ đại, và nếu điều này được hiểu rõ thì lý do tồn tại của sự phiền muộn sẽ trở nên rõ ràng, vì nguyên nhân của nó hoặc thuộc về thể cảm dục hoặc thuộc về xác thân, và có liên quan đến một tình trạng của thế giới hoặc một tình huống cá nhân. Do đó chúng ta có thể nghiên cứu sự phiền muộn ở các cá nhân và xem xét các nguyên nhân của nó. Nó được gây ra bởi:
307 1. Ảo cảm thế gian. Về mặt khác, ảo cảm này cuốn một đơn vị riêng biệt ra khỏi các tình trạng cá nhân đang gây ra sự phiền muộn, vào chỗ tận cùng của một phản ứng thế giới. Ảo cảm thế gian này, với các hậu quả làm mất sinh lực (devitalising) và gây phiền muộn của nó, có các nguồn gốc của nó trong các yếu tố khác nhau mà chúng ta chỉ có thời gian để nêu ra một cách vắn tắt:
a/ Các yếu tố về chiêm tinh, hoặc ảnh hưởng đến lá số của hành tinh và do đó ảnh hưởng đến các cá nhân, hoặc chủ yếu ảnh hưởng đến lá số của giống dân. Hai yếu tố này thường bị bỏ sót.
b/ Đường đi của mặt trời trên bầu trời. Đường đi về phía Nam hướng tới một ảnh hưởng rung động bị yếu đi, và những người tìm đạo nên ghi nhớ điều này trong mùa thu và những tháng đầu mùa đông.
c/ Nửa tối của mặt trăng, thời gian vào cuối kỳ trăng khuyết, và đầu kỳ trăng mới. Như bạn biết rõ, điều này ảnh hưởng đến công việc thiền định.
d/ Các yếu tố tâm lý và các ức chế của quần chúng chắc chắn do các lực bên ngoài hành tinh và ngoài các kế hoạch, nhân loại bình thường không biết về ý định của chúng. Các mãnh lực này tác động trên loài người, ảnh hưởng đến người nhạy cảm nhất; đến phiên họ, họ lại ảnh hưởng đến môi trường chung quanh của họ và dần dần, một xung lực được thiết lập, nó quét qua một chủng tộc hoặc một quốc gia, qua một giai đoạn hoặc một chu kỳ nhiều năm, và tạo ra các tình trạng phiền muộn sâu xa và ngờ vực lẫn nhau. Nó gây ra một tình trạng tự thu rút lại (self-absorption) đáng buồn, và chúng ta gọi điều này là một sự hoảng loạn hoặc một làn sóng bất ổn. Sự kiện rằng cách thể hiện ra có thể thuộc về quân sự, kinh tế, xã hội hoặc chính trị, rằng nó có thể mang hình thức của một cuộc chiến tranh, của một pháp đình tôn giáo, của tình hình khó khăn về tài chánh, hoặc sự mất lòng tin mang tính quốc tế có thể xảy ra. Những căn nguyên có từ trước trong các kế hoạch chi tiết của diễn trình tiến hóa và được chi phối – mặc dù không được nhận biết – bởi Thiên Luật tốt lành.
308 2. Sự an trụ trong thể cảm dục. Chừng nào mà một người còn tự đồng nhất hóa y với thể tình cảm của y, chừng nào mà y còn diễn giải sự sống bằng các thuật ngữ về tâm trạng và cảm xúc của y, chừng nào mà y còn phản ứng với dục vọng, thì chừng đó y sẽ có những giây phút đầy thất vọng, u ám, nghi ngờ, đau khổ cùng cực, và phiền muộn. Chúng là do ảo giác, ảo cảm của cõi cảm dục, nó bóp méo, đảo ngược và lừa dối. Không cần đi sâu về điều này. Nếu có một yếu tố nào mà những người tìm đạo nhận ra thì đó là sự cần thiết tự giải thoát mình ra khỏi Đại Ảo Tưởng. Arjuna đã biết điều này, nhưng không chống nỗi với sự tuyệt vọng. Tuy nhiên, trong giờ phút chàng cần sự giúp đỡ, Krishna đã không quên chàng, mà đã đưa vào trong Kinh Gita các qui luật đơn giản nhờ đó mà phiền muộn và nghi ngờ có thể được khắc phục. Chúng có thể được tóm tắt như sau:
a/ Hãy tự biết con là Đấng bất tử (undying One).
b/ Hãy kiểm soát cái trí của con, vì nhờ cái trí đó mà con có thể biết được Đấng bất tử.
c/ Hãy biết rằng hình tướng chỉ là bức màn che giấu sự huy hoàng của Thánh Linh (Divinity).
d/ Hãy nhận ra rằng Sự Sống Duy Nhất thấm nhập mọi hình tướng cho nên không có cái chết, không có sự đau khổ, không có sự chia rẻ.
e/ Do đó hãy lãnh đạm với khía cạnh hình tướng và đến với Ta, như thế an trú ở nơi có Ánh Sáng và Sự Sống. Như thế thì ảo tưởng sẽ kết thúc.
Chính sự an trụ của y vào cõi cảm dục làm cho một người mở lòng ra với nhiều phản ứng tình cảm của y và với các làn sóng cảm xúc của quần chúng thuộc đủ loại. Đây là lý do mà bản thể y bị cuốn vào cơn xoáy của năng lượng không được kiểm soát và mãnh lực tình cảm đi sai hướng vốn đưa tới một cuộc chiến tranh thế giới, một sự khủng hoảng tài chính, một sự hồi sinh về tín ngưỡng, hoặc một cuộc hành hình theo luật giang hồ. Chính điều này cũng nâng y đến các đỉnh cao của sự khoái hoạt và của hạnh phúc giả tạo, trong đó “ánh sáng dối lừa” của cõi cảm dục phơi bày ra cho y các nguồn vui giả tạo, hoặc sự khoái hoạt mang tính quần chúng – do sự nhạy cảm của y – cuốn y vào tình trạng cuồng loạn
309 đó, vốn tìm thấy lối thoát của nó trong niềm vui không được kiểm soát, và là đối cực của việc khóc lóc không kiềm chế được. Ở đây, Tôi không bàn đến niềm vui thật sự, cũng không bàn đến ý nghĩa đúng đắn của sự hài hước, mà nói đến những sự bộc phát có tính cuồng loạn của sự vui vẻ, vốn rất phổ biến trong đa số người của nhân loại và dẫn đến những phản tác dụng gây ra sự mệt mỏi.
3. Một tình trạng mất sinh lực của thể xác. Điều này là do các nguyên nhân khác nhau, như là:
a/ Một thể dĩ thái hay thể sinh lực suy yếu.
b/ Bệnh ở thể xác, hoặc là vốn có, hoặc được mang sang từ một kiếp sống khác, ngẩu nhiên, hoặc do các phản ứng tình cảm sai lầm, hoặc được tạo ra dưới hình thức là kết quả của nghiệp quả tập thể, chẳng hạn như một bệnh dịch.
c/ Thuộc về khí quyển. Nguyên nhân này đôi khi bị bỏ qua, nhưng tình trạng của khí quyển, bản chất của khí hậu, mật độ, độ ẩm hoặc khô, sức nóng hoặc lạnh có một tác dụng nhất định lên quan niệm tâm lý (psychological outlook).
Nếu nghiên cứu, bạn sẽ thấy rằng tất cả các nguyên nhân phụ và tạm thời của phiền muộn và đối cực của nó có thể được tập hợp lại theo một trong ba đề mục này, và khi người ta đã xác định được nguyên nhân, thì các cách chữa trị sẽ trở nên rõ ràng.
Tôi đã bàn khá chi tiết về hai biểu hiện đầu tiên của cảm-dục-lực : Sợ Hãi – sợ chết, lo sợ cho tương lai, sợ đau khổ, sợ thất bại, và nhiều nỗi sợ nhỏ hơn mà nhân loại phải chịu đựng – và Phiền Muộn, vì hai nỗi sợ này tạo thành Tổng Quả (Kẻ Chận Ngõ) cho con người trong kỷ nguyên và chu kỳ này. Cả hai đều biểu thị phản-ứng tri giác (sentient reaction) đối với các yếu tố tâm lý và không thể được giải quyết bằng cách dùng một yếu tố khác như sự can đảm. Chúng phải được đáp ứng bằng sự toàn tri của linh hồn tác động qua thể trí, − mà không phải bằng sự toàn năng của nó. Một gợi ý huyền bí sẽ được nhận thấy trong điều này. Tôi sẽ không bàn đến các yếu tố đã được liệt kê khác, chẳng hạn như sự mong cầu hạnh phúc, sự mong muốn được thỏa mãn các ham muốn xác thịt,
310 và sự mong cầu được giải thoát, vì các điều này không tạo cho đa số con người một vấn đề khó khăn giống như hai yếu tố đầu tiên. Người ta có thể viết chi tiết về sự biểu hiện và nguyên nhân của tất cả các điều này, nhưng khi nỗi sợ hãi và sự phiền muộn được khắc phục, nhân loại sẽ nhập vào di sản của họ về sự hạnh phúc, về sự hài lòng thật sự (mà sự khao khát được nói ở trên chỉ là những biểu tượng của nó) và về sự giải thoát.
Chúng ta hãy bàn đến các tà lực (evils) cơ bản trước tiên. Một khi chúng đã bị thống trị thì tất cả những gì còn lại là sự định hướng đúng đắn và sự an trụ trong linh hồn. Kế đó, chúng ta sẽ xem xét tới việc khắc phục rung động sai trái trong thể cảm dục và việc dùng năng lượng cảm dục theo đúng hướng.
Chúng ta đã và đang bàn một cách chi tiết chủ đề về thể cảm dục hay thể tri giác (sentient body), và đã xem xét những cách thức sai lầm khác nhau mà nó làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận theo đó. Nhân loại rung động chủ yếu theo một trong các cách này, và thể tri giác của người bậc trung không bao giờ thoát khỏi một tâm trạng nào đó, một nỗi sợ hãi nào đó, một sự hứng khởi nào đó. Điều này đã đưa tới một tình trạng mà bởi đó bí huyệt đan điền bị phát triển một cách bất thường. Trong phần lớn nhân loại, huyệt xương cùng và huyệt đan điền chi phối đời sống, và đó là lý do tại sao sự ham muốn đối với lối sống vật chất và đối với đời sống tính dục được pha trộn rất chặt chẽ. Huyệt đan điền trong động vật là bộ não và chi phối tất cả các phản ứng thuộc về bản năng, nhưng không được kết hợp quá chặt chẽ với biểu hiện thuần túy tính dục như ở trong con người. Khi não bộ đang trở nên nhạy cảm đối với thể trí đang thức tỉnh, và nó không quá hoàn toàn bận rộn với cơ cấu ghi nhận ấn tượng thuộc về giác quan, chúng ta sẽ có sự định hướng vốn cuối cùng sẽ nâng tâm thức vào những bí huyệt nằm trên cơ hoành. Lúc bấy giờ huyệt đan-điền sẽ một lần nữa được chuyển xuống chức năng cũ của nó, với vai trò là một tác nhân điều khiển sự sống động vật theo bản năng thuần túy. Đối với đệ-tử tiến bộ trên thế gian, huyệt đan điền phần lớn là cơ quan của sự nhạy cảm tâm linh, và sẽ vẫn như vậy cho đến khi các năng lực tâm thông cao thay thế cho các năng lực 311 tâm thông thấp, và con người hoạt động như một linh hồn. Khi đó thì sự sống cảm giác sẽ rơi xuống dưới ngưỡng của ý thức.
VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐÚNG ĐẮN
Trong khi xem xét việc khắc phục sự rung động sai lầm và việc điều khiển đúng đắn năng lượng cảm dục, ở đây có thể đáng để chúng ta liệt kê thật vắn tắt các năng lượng chính vốn gây ấn tượng lên cơ cấu con người, và lưu thông qua thể tri giác của con người.
1. Các năng lượng đi qua lại xuyên qua thể tri giác của chính hành tinh. Nói cách khác, đây là thể cảm dục của chơn linh (spirit) của địa cầu. Thực thể (entity) này không phải là Hành Tinh Thượng Đế, mà là một thực thể (being) có quyền năng vĩ đại trên cung tiến hóa giáng hạ, ngài nắm giữ cùng mối quan hệ với Hành Tinh Thượng Đế, giống như tinh-hoachất cảm dục (astral elemental) đối với con người. Các sự kiện về sự sống này sẽ được tìm thấy trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn. Sự sống của nó là tập hợp của một số lớn các sinh linh, và chính các nguyệt tổ phụ (lunar pitris) hay các vị kiến tạo cấp thấp (lesser builders) đó tạo nên sự sống tri giác của khía cạnh phàm-ngã của Hành Tinh Thượng Đế − một lực mãnh liệt hơn đối với cái thiện và cũng như đối với cái ác, khi chúng ta sử dụng từ ngữ “ác” (“evil”). Cái ác về thực chất thì không hiện hữu, vì nó là cái thiện theo ý nghĩa của các cặp đối ứng. Chỉ trong thời gian và trong không gian mà có các trạng thái tâm thức khác nhau, tạo ra các hiệu quả bên ngoài khác nhau. Năng lượng của sự sống tiến hóa giáng hạ này có một tác động mạnh mẽ trên sự sống tiến hóa giáng hạ rất nhỏ khác vốn tạo thành tinh hoa chất cảm dục của chúng ta. Sự kiện vốn bảo vệ khỏi sự đồng nhất hóa toàn diện nhạy cảm với sự sống vĩ đại hơn này chính là biệt ngã (individuality) của con người và sức mạnh của phàm-ngã đang phối kết nhanh chóng của y.
Con người là một cá thể. Y là kết quả của các yếu tố khác và sự kết hợp của các yếu tố này tạo thành sự che chở cho y khỏi sự hấp thu hoàn toàn vào trong sự sống tri giác hành tinh, như là trường hợp xảy ra với các loài động vật. Khi chết, thể cảm dục của con người tan rã và rồi các cấu tử 312 của nó lại tạo thành các mảnh vụn chưa phân hóa của tổng thể vĩ đại.
2. Một vài năng lượng cảm dục, phát ra từ một số hình hài của hành tinh mà cho đến nay không tồn tại dưới hình thức của các hành tinh vật chất, và tuy thế cũng không ở trong lĩnh vực dĩ thái, mà được chứa trong vòng-giới-hạn của thái-dương-hệ chúng ta. Theo ý nghĩa hành tinh thì chúng tiêu biểu cho hai nhóm sự sống. Thứ nhất, là những lớp vỏ cảm dục của các hành tinh đang mục nát và tan rã, vốn được vị điểm đạo đồ nhìn thấy, vẫn xoay quanh mặt trời của chúng ta, nhưng tuy vậy đang nhanh chóng biến mất. Mặt trăng của chúng ta sẽ gia nhập vào con số của chúng khi sự tan rã hoàn toàn của hình hài bên ngoài đã xảy ra. Thứ hai, là các hình hài cảm dục của những sự sống thái dương nhỏ hơn trên cung tiến hóa giáng hạ, chúng đang từ từ khoác lấy hình hài nhưng chưa có một thể dĩ thái, và trong chu kỳ thế giới này sẽ không bao giờ có một thể xác. Hai nhóm này là những tương ứng về mặt hành tinh với các mẫu người đang tái lâm phàm và với những người đã qua đời và đang từ từ cởi bỏ các thể của họ, trước khi đến sự tái sinh cuối cùng, hoặc những người đã hoàn toàn bỏ trống các lớp vỏ (shells) của họ.
Có hai trong số các hình hài cảm dục gần sát với Trái Đất của chúng ta, vốn đang nhanh chóng “phân hủy”, Tôi tạm gọi thế, và tuy thế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Do mối liên hệ chặt chẽ này, chúng tạo ra hai loại ham muốn hay là khuynh hướng cảm dục trong con người. Một loại tạo ra nhiều khuynh hướng theo bản năng đưa đến sự tàn ác mà người ta thấy nơi trẻ em và nơi một vài loại người, còn loại kia có ảnh hưởng trên đời sống tính dục và tạo ra một số các khuynh hướng đưa tới những sự trụy lạc đang gây ra rất nhiều khó khăn hiện nay. Các khuynh hướng bạo dâm và các bại hoại tính dục tìm thấy ảnh hưởng làm cho chúng mạnh lên nhiều từ các phóng phát cảm dục đang chết này. Vào thời xưa, chúng còn mạnh hơn nữa, vì gần với trái đất của chúng ta hơn bây giờ; đó là những nghi lễ tàn ác và những nỗi kinh hoàng, chẳng hạn như của thành Sodom và Gomorrah. Sức mạnh của chúng đang nhanh chóng suy giảm, và nên nhớ
313 rằng chúng sẽ không có chút sức mạnh nào nếu trong chính nhân loại không có một vài bản năng mà các năng lượng có thể hoạt động dựa vào đó. Cũng nên nhớ rằng vào thời Lemuria, ảnh hưởng của chúng có tính xây dựng, vì vào thời đó, bài học về tính dục và sự ghi nhận khôn ngoan về sự đau khổ có một vị trí trong các kế hoạch của những đấng đã nỗ lực để dẫn dắt người thú vào ý thức con người – không phải là đi vào ý thức linh hồn, hay thậm chí không đi vào ngã thức trong những thời điểm còn rất sớm này.
Gần cõi trần của chúng ta, trên con đường tái sinh, là một Sự Sống vĩ đại (great Life) đang trong tiến-trình khoác lấy hình hài dĩ thái (etheric form). Sự Sống này, vốn ở trên vòng cung tiến hóa thăng thượng và không cấu thành sự sống của một lớp vỏ đang mục nát, đang có một ảnh hưởng thực sự trong việc mở ra Kỷ Nguyên Mới. Ảnh hưởng này gồm hai phần: − nhờ các phóng phát từ thể cảm dục của Sự Sống vĩ đại này, công việc phá bỏ bức tường chia rẻ của chủ nghĩa cá nhân, vốn thể hiện trong con người dưới hình thức lòng ích kỷ và trong các quốc gia dưới hình thức chủ nghĩa dân tộc, được xúc tiến. Qua thể dĩ thái đang tích hợp nhanh chóng này, Sự Sống này đang đưa thể dĩ thái của hành tinh chúng ta vào tình trạng gia tăng sự rung động nhanh. Sự tham khảo sẽ được tìm thấy trong bộ sách Luận Về Lửa Càn Khôn liên quan tới một Đấng Hóa Thân (Avatar) từ chòm sao Thiên Lang (Sirius) đến, Ngài đến để mang lại một số hiệu ứng về mặt hành tinh. Sự Sống này (This Life) không phải là Đấng Hóa Thân đó mà là có bản chất của một người báo trước (forerunner) − của một Thánh John the Baptist, người “đã rửa tội với nước (các phóng xuất cảm dục) và Đức Chúa Thánh Thần”. Không thể nói thêm theo các đường lối này, nhưng đề cập đến nó là vì các năng lượng phát sinh từ hai yếu tố này phải được ghi nhớ.
3. Cảm-dục-năng phóng phát từ cung hoàng đạo mới mà chúng ta hiện đang tiến vào, tức cung Bảo Bình (Aquarius). Cung này, cung người-mang-nước, là một cung sống động và là một cung về tình cảm. (Nhờ ảnh hưởng của sức mạnh của nó), nó sẽ kích thích thể cảm dục của con người vào một sự cố-kết mới, vào một tình huynh đệ trong nhân loại mà sẽ bỏ qua mọi dị-biệt về chủng tộc và quốc gia, và sẽ
314 đưa sự sống của con người đi tới, vào sự tổng hợp và thống nhất. Điều này hàm ý một triều lưu của sự sống thống nhất có sức mạnh đến nỗi hiện nay người ta không thể tưởng tượng ra nó, nhưng – trong một ngàn năm nữa – sẽ gắn kết tất cả nhân loại vào một tình huynh đệ hoàn hảo. Hiệu quả về tình cảm của nó sẽ là “thanh lọc” (“purify”) thể cảm dục của con người để thế giới vật chất không còn có lôi cuốn mạnh như thế nữa, và trong các giai đoạn sau của nó, có thể mang lại một trạng thái khuếch đại mạnh mẽ theo đường lối của khả năng tri giác (sentiency) như những gì mà chúng ta đã trải qua theo đường lối có tính vật chất ! Các giai đoạn cuối cùng của tất cả các cung đều tạo ra sự phát triển vượt mức của yếu tố mà chúng tác động mạnh nhất lên đó. Hiện nay ảnh hưởng của cung này có tính xây dựng trong những người tiên phong của nhân loại, và có tính hủy diệt trong đa số nhân loại. Các sự kiện về Kỷ Nguyên Bảo Bình sắp đến có thể được tìm kiếm trong những cuốn sách hiện hành về chủ
đề này, và không ích gì để Tôi bàn rộng về các sự kiện đó ở đây.
4. Các phóng phát yếu ớt từ “tâm mặt trời” thánh thiện, không được quần chúng nhận biết nhưng ngay lập tức gợi lên sự đáp ứng nơi các nhà thần bí của nhân loại, những người vốn đang ngày càng khẳng định tính toàn vẹn tập thể có một tầm quan trọng và lợi ích rất thực tế. Các phóng phát này quá cao siêu nên nhân loại nói chung không cảm nhận được, nhưng các nhà thần bí phản ứng và được thu hút lại với nhau bởi sự ý thức đối với rung động mới. Công việc của họ khi đó là hạ thấp rung động xuống để cho các ảnh hưởng của nó cuối cùng có thể được cảm nhận bởi những người xuất sắc nhất của nhân loại. Do đó, công việc của nhóm các nhà thần bí này chắc chắn phải phát triển, vì “trái tim của Thái Dương Thượng Đế” hiện đang đập theo một nhịp điệu gần gũi với hành tinh này, hơn là trường hợp từ trước đến nay (hành tinh này không phải là một hành tinh thánh thiện). Lòng bác ái và tư tưởng của Đấng Thiêng Liêng đó (that divine Life) được hướng về phía “cô con gái nhỏ này của một người con trai đã thất lạc từ lâu”, như hành tinh của chúng ta đôi khi được gọi như thế trong những sách huyền linh học của các Đấng Cao Cả.
5. Một phóng phát hàng loạt khác đang cuốn thể cảm dục của con người vào hoạt động căng thẳng là sự mong muốn thôi thúc của thể cảm dục của giới thứ tư tức giới nhân
315 loại, xem nó như là một tổng thể, hoặc như là biểu hiện của một sự sống. Thể tri giác này của nhân loại đáp ứng theo một cách không hiểu rõ với tất cả bốn loại năng lượng cảm dục nói trên, và theo tầm cỡ của thể cảm dục cá nhân, và theo giai đoạn phát triển mà sự đáp ứng sẽ xảy ra. Chính trong sự kiện này vốn có ẩn các gốc rễ của tâm lý quần chúng và luật lệ của đám đông. Cái gọi là cội nguồn của dư luận quần chúng cũng có thể tìm thấy ở đây, nhưng sẽ là lâu dài trước khi các nhà tâm lý học của các trường phái hàn lâm sẽ nhận ra bốn yếu tố này. Chính với loại đáp ứng tri giác này mà những người lãnh đạo của nhân loại tìm cách làm việc, uốn nắn tư tưởng của con người để đánh thức ham muốn về việc này, việc nọ, việc kia. Họ làm việc với loại chất tri giác này mà không có sự hiểu biết tối thiểu về tình trạng, và không có bất kỳ hiểu biết nào về các yếu tố mà họ đang xử lý; họ làm việc về mặt từ lực nếu ở trên cung hai, và với việc gây nên cảm ứng sợ hãi thông qua sự hủy diệt nếu ở trên cung một. Nếu ở trên cung ba, họ vận dụng Định Luật Lợi Ích Thiết Thực (Law of Expediency). Do đó cả ba thích hợp với các thể cảm dục của con người, và khả năng thành công của chúng phụ thuộc phần lớn vào loại thể cảm dục riêng của chúng, và năng lực của loại thể cảm dục này để thu hút những người khác vốn được phát triển đủ để đáp ứng với khả năng tri giác thích hợp và kế đó để xúc tiến công việc tốt đẹp. Do đó, người bình thường là nạn nhân của sức mạnh cảm dục của những người lôi kéo y, hoặc là vì các mục đích riêng của họ, hoặc vì lợi ích của linh hồn y – vì sức mạnh này hoạt động theo cả hai hướng.
6. Sự sống cảm dục, hoặc các phóng phát nhạy cảm của gia đình hoặc bạn bè xung quanh của một người. Chúng có ảnh hưởng đến y nhiều hơn là y có thể tưởng; hoặc là y có thể ảnh hưởng đến chúng tùy theo mặt nào là tích cực và mặt nào là tiêu cực. Mỗi người mà chúng ta gặp, hoặc tiếp xúc, mỗi người mà chúng ta đang sống hoặc giao tiếp hằng ngày với họ, đều có một ảnh hưởng lên chúng ta, hoặc tốt hoặc xấu. Hoặc là chúng khuấy động bản chất tình cảm của chúng ta theo một ý nghĩa tốt đẹp và cao thượng, và do đó trợ giúp cho hoạt động tái định hướng của bản chất tình cảm, hoặc chúng hạ thấp tiêu chuẩn của nó để cho sự tiến bộ bị cản trở,
316 và hoạt động lôi kéo xuống hướng về tính duy vật được xúc tiến. Điều này, chúng ta đã biết rõ, và Tôi không cần bàn sâu về nó ở đây.
7. Khí cụ tình cảm (tri giác cảm dục) mà một người tiến nhập vào cuộc sống với nó, y sử dụng nó, y kiến tạo nó khi sự sống tiến triển. Nhiều người là nạn nhân của một thể tình cảm (emotional body) mà chính y đã kiến tạo ra, vì y đã hưởng ứng với các năng lượng của các nhóm được liệt kê ở trên. Thể cảm dục này phản ứng với mọi phóng phát (emanations) có một đặc tính nhạy cảm theo ba cách:
a/ Cảm xúc (Emotional). Thể cảm dục bị cuốn vào sự đáp ứng thuộc một loại nào đó với các phóng phát của các thể cảm dục – các thể cảm dục của tập thể hoặc của cá nhân – của những người xung quanh y. Sự diễn đạt này hứa hẹn cho sự nghiên cứu cẩn thận.
b/ Nhạy cảm (Sensitive). Thể cảm dục nhạy cảm luôn luôn ghi nhận mọi ấn tượng mặc dù không có sự đáp ứng tình cảm, và các đệ-tử phải học cách phân biệt cẩn thận giữa cả hai. Thỉnh thoảng khi không có phản ứng tình cảm, như thường được hiểu, tuy nhiên vẫn có một sự ghi nhận về nguyên nhân ban đầu, nguyên nhân đó vốn đã tìm cách mang lại một ảnh hưởng trên thể tình cảm.
c/ Sự phản ứng đơn giản. Đó là việc ghi nhận, hoặc từ chối ghi nhận, hoặc đáp ứng với một tác động, với một ấn tượng tình cảm. Điều này có thể hoặc tốt hoặc xấu.
Trong cả ba trường hợp, cặp này hoặc cặp khác của các cặp đối ứng được chọn, và sự lựa chọn tùy thuộc vào tính chất của cơ cấu cảm dục của người có liên quan. Một phương pháp thứ tư bao hàm tình trạng tách rời hoàn toàn khỏi thể tình cảm, và một khả năng tự cô lập hoàn toàn khỏi bất kỳ ấn tượng giác quan nào tùy ý − để phụng sự có hiệu quả hơn và yêu thương sáng suốt hơn. Đừng quên rằng suy cho cùng thì tình thương (love) và tình cảm (emotion) không phải là như nhau.
317 Câu hỏi thực tế nảy sinh bây giờ là: Người ta làm cách nào để khắc phục sự rung động sai lầm?
Thứ nhất: Điều cần thiết là người ta nhận biết được rung động nào là sai, và người ta có thể ghi nhận sự phản ứng. Đó là một rung động, một xung lực, một cảm xúc, một ước muốn phát sinh từ trạng thái thấp của khía cạnh hình hài. Chúng không giống với một phóng phát ra từ linh hồn. Hai tác động trên thể tri giác (sentient body) phải được nhận thức là khác nhau. Câu hỏi phải được đặt ra: Phản ứng này là một sự đáp ứng với sự sống của phàm-ngã, hay đó là một sự đáp ứng với tâm thức của linh hồn? Xung lực này đang tìm cách lôi cuốn thể tri giác của tôi vào hoạt động đến từ Sự Sống thiêng liêng bên trong tôi, hoặc là nó đến từ các khía cạnh hình hài trong bất cứ các biểu lộ nào của nó? Nó khiến cho thể cảm dục của tôi trở nên linh hoạt theo một cách làm cho những người đang giao tiếp với tôi bị tổn thương hoặc được giúp đỡ? Họ bị cản trở hay được trợ giúp?
Một nghiên cứu kỹ lưỡng về các phản ứng tình cảm của con người đưa người ta đến việc xem xét cái đặc điểm cơ bản vốn không thể được quá nhấn mạnh do tình trạng hiện nay của thế giới. Đó là Tính Vô-tổn-hại (Harmlessness). Tôi nói với bạn rằng việc đạt được tính vô tổn hại theo ý nghĩa tích cực (chứ không theo nghĩa tiêu cực) có nghĩa là việc thành tựu giai đoạn đó chắc chắn dẫn đến Cổng Điểm Đạo. Khi lần đầu tiên được đề cập, nó nghe có vẻ ít quan trọng, và làm cho toàn bộ chủ đề về điểm đạo thành một sự miêu tả nhỏ đến nỗi nó trở nên không quan trọng. Nhưng mặc cho người nào nghĩ như thế, thực sự thì đức tính vô tổn hại tích cực thể hiện thành chánh tư duy (right thought,) (vì được đặt cơ sở trên tình thương sáng suốt), chánh ngữ (right speech) (vì được chi phối bởi việc tự kiềm chế), và chánh nghiệp (right action) (vì được xây dựng trên một sự hiểu biết về Thiên Luật), và y sẽ thấy rằng sự cố gắng sẽ phát huy hết mọi nguồn lực (resources) của bản thể y và cần nhiều thời gian để thành tựu. Đó không phải là tính vô tổn hại phát sinh từ tính mềm yếu và tính yêu thương đầy tình cảm, tính khí này không thích sự rắc rối, vì nó làm đảo lộn sự hòa hợp đã ổn định của cuộc
318 sống và dẫn đến sự khó chịu tiếp sau. Đó không phải là tính vô tổn hại của người nam hoặc nữ kém tiến hóa, tiêu cực, kém năng lực, họ không có khả năng để gây tổn thương vì có rất ít phương tiện cần thiết để tạo ra sự thiệt hại.
Chính sự vô tổn hại bắt nguồn từ sự hiểu biết chân thực và việc linh hồn kiểm soát được phàm-ngã, nó chắc chắn dẫn đến sự biểu hiện tâm linh trong cuộc sống mỗi ngày. Nó xuất phát từ một khả năng nhập vào tâm thức và thâm nhập vào nhận thức của vị huynh đệ của mình, và khi điều này đã được thực hiện – mọi việc đều được tha thứ và chỉ còn thấy niềm mong muốn để cứu trợ và giúp đỡ.
Việc đáp ứng với rung động sai về cơ bản sẽ không được ngăn chận hoặc là bằng phương pháp “tạo ra một lớp vỏ”, hoặc bằng phương pháp “cách ly” (“insulation”) nhờ sức mạnh của các thần chú (mantrams) và sự hình dung. Hai phương pháp này là những kế sách tạm thời mà cho đến nay con người phải nhờ đó để tìm cách tự bảo vệ mình phần nào. Việc tạo ra một lớp vỏ dẫn đến sự chia rẻ (separativeness) như bạn biết rõ, và cuối cùng cần phải khắc phục thói quen tạo lớp vỏ, và cần đập vỡ và tiêu hủy các lớp vỏ đã được tạo ra. Việc sau này thì có thể được thực hiện dễ dàng hơn là việc khắc phục thói quen. Một cách tự động, diễn trình kiến tạo tiếp tục cho đến khi cuối cùng người tìm đạo đã tạo ra quá nhiều thành lũy xung quanh y, đến nỗi y không thể ra khỏi đó, và cũng không thể có bất kỳ sự tiếp xúc nào với y được thực hiện. Diễn trình cách ly vốn là một sự thực hành tiến bộ hơn, và đòi hỏi kiến thức có tính huyền thuật hơn, bao gồm việc phát ra một vài năng lượng của thể sinh lực theo một hướng đặc biệt, nó dùng để giữ một khoảng cách với các năng lượng khác nhờ những gì được gọi là sự va chạm. Nhờ sự va chạm này lên các năng lượng đang đến gần, chúng bị đảo chiều và bị đẩy ra theo hướng khác. Nhưng những năng lượng này phải đi đến một nơi nào đó, và nếu chúng gây thiệt hại cho một người nào khác, thì liệu người đã làm đảo chiều của chúng vì muốn tự bảo vệ mình có chịu trách nhiệm hay không?
Việc thực hành tính vô tổn hại là cách hành động tốt nhất
319 và dễ dàng nhất cho người tìm đạo. Lúc bấy giờ thì không có điều gì nơi người ấy là không thân thiện đối với bất kỳ sự sống nào trong bất kỳ hình tướng nào, và vì thế y thu hút vào chính y chỉ những gì là phúc thiện. Y sử dụng các mãnh lực phúc thiện đã được thu hút theo cách đó cho việc giúp đỡ những người khác. Điều này phải là bước đầu tiên, nó đòi hỏi giới luật và sự giám sát liên tục đối với tất cả các hoạt động trên ba cõi tiến hóa của con người và đối với tất cả các phản ứng, đưa thể tình cảm vào dưới sự thống trị của thể trí giác ngộ. Chúng cũng đưa đến sự hiểu biết về các đồng loại của con người.
Thứ hai, có một giai đoạn sau đó mà ở đó đệ-tử học cách hấp thu và chuyển hóa các rung động sai lầm và các năng lượng vốn có tính tàn phá. Y không có các lớp vỏ và cũng không có các vật cản. Y không tự cách ly chính mình, cũng không tự cô lập mình với các huynh đệ của mình. Nhờ tính vô tổn hại, y đã học cách trung hòa tất cả các phóng phát độc hại. Giờ đây y hành động theo một tính chất tích cực thuộc loại mới. Một cách chắc chắn và có đầy đủ nhận thức về những gì y đang làm, y gom vào trong y mọi phóng phát độc hại (các năng lượng có tính hủy diệt, và các mãnh lực sai trái), y đập nát chúng thành các thành phần cấu tạo của chúng, và hoàn trả chúng về nơi mà chúng đến, đã bị trung hòa, mất hết sức lực và vô hại, nhưng vẫn còn giữ nguyên bản chất. Bạn nói rằng đây là một giáo huấn khó hiểu và chỉ truyền đạt chút ít cho người tìm đạo bậc trung phải không? Đó luôn là cách trong giáo huấn nội môn, nhưng những người biết thì sẽ hiểu, và Tôi nói cho những người này.
Một phương pháp khác tiến bộ hơn nữa và được vị điểm đạo đồ sử dụng. Nhờ một sự hiểu biết về thiên luật và về một số Quyền-Lực-Từ, y có thể điều khiển các năng lượng lùi lại, và trở về trung tâm phát sinh của chúng. Nhưng chúng ta không có liên quan gì với phương pháp này. Cho đến nay, phải có nhiều thực hành theo tính vô tổn hại và duy trì một sự giám sát chặt chẽ việc áp-dụng nó vào cuộc sống hằng ngày.
Hướng đúng đắn của năng lượng cảm dục có thể được tóm tắt theo ba khía cạnh của nó từ quyển Cổ Thư về các Qui Luật, được đưa ra cho các đệ-tử ở nhiều trình độ tiếp thu.
320 Mọi trường phái huyền bí chân-chính đều bắt đầu với việc kiểm soát thể cảm dục và, vị đệ-tử đã phải ghi nhớ và thực hành ba qui tắc này, sau khi y đã thực hiện một sự phát triển thực sự nào đó trong việc biểu lộ tính vô tổn hại.
Qui Tắc 1. Hãy nhập vào tâm huynh đệ ngươi và xem xét nỗi khổ của y. Sau đó hãy nói. Hãy để cho những lời nói truyền cho y mãnh lực mà y đang cần để tháo lỏng các xiềng xích của y. Nhưng không phải ngươi tháo lỏng các xiềng xích đó. Công việc của ngươi là nói với sự hiểu biết. Sức mạnh mà y nhận được sẽ trợ giúp y trong công việc của y.
Qui Tắc 2. Hãy nhập vào trí của huynh đệ ngươi và đọc các tư tưởng của y, nhưng chỉ khi nào tư tưởng của ngươi được thanh khiết. Kế đó hãy suy nghĩ. Hãy để cho những tư tưởng được tạo ra như thế nhập vào trí của huynh đệ ngươi và pha trộn với tư tưởng của y. Tuy nhiên, hãy tự tách riêng ngươi ra, vì không một ai có quyền chế ngự thể trí của một huynh đệ. Có một quyền duy nhất là sẽ làm cho y nói: “Y yêu thương. Y sẵn sàng hành động. Y hiểu biết. Y suy nghĩ như tôi và tôi mạnh mẽ để làm điều phải”. Hãy học cách nói như thế. Hãy học cách nghĩ như thế.
Qui Tắc 3. Hãy hòa trộn với linh hồn của huynh đệ ngươi và hiểu biết được y theo đúng bản chất của y. Chỉ trên cảnh giới của linh hồn mới có thể làm được điều này. Ở nơi khác, sự pha trộn này cung cấp nhiên liệu cho sự sống thấp kém của y. Sau đó hãy tập trung vào kế hoạch. Như thế y sẽ nhìn thấy vai trò mà y, và ngươi, và tất cả mọi người, đang tham gia. Nhờ đó y sẽ đi vào cuộc sống, và biết công việc đã được thành tựu.
Một ghi chú được thêm vào ba qui tắc này, nói rằng:
“Ba năng lượng này – về lời nói, về tư tưởng, và về mục tiêu – khi được vận dụng với sự hiểu biết bởi vị đệ-tử, và được pha trộn với các mãnh lực đang thức tỉnh của vị huynh đệ mà y muốn trợ giúp, là ba năng lượng mà tất cả các vị cao đồ (adepts) đang hoạt động với chúng”.
Gần như không thể diễn dịch các công thức cổ xưa này thành các thuật ngữ thích hợp, nhưng đoạn văn sơ lược trên sẽ truyền đạt ý tưởng cho người giác ngộ; các qui luật này
321 tổng kết vài ý tưởng mà người tìm đạo bậc trung cần phải nắm bắt về hướng đúng đắn của năng lượng, và y đã sẵn sàng cho các ý tưởng đó.
KỶ NGUYÊN HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
Như vậy chúng ta đã thấy vị trí mà đơn vị tri giác rất nhỏ bé, được một con người cá biệt sử dụng, tác động liên quan đến Tổng Thể Vĩ Đại (Great Whole). Chúng ta đã ghi nhận các hình thức khác nhau mà sự tiến hóa cảm dục khoác lấy. Chúng ta cũng đã ghi nhận một số những nguồn cội mà năng lượng cảm dục phát sinh. Chúng ta đã nhận thấy rằng mỗi người chúng ta bị đắm mình trong một biển các mãnh lực tri-giác vốn đang tạo ảnh hưởng của chúng lên chúng ta, bởi vì – theo Thiên Luật – chúng ta đã chiếm hữu để sử dụng riêng cho chúng ta một phần năng lượng vũ trụ đó, mà qua trung gian của nó, chúng ta có sự tiếp xúc với tổng thể. Chúng ta được dạy rằng một trong những loại năng lượng cảm dục mà chúng ta đã không đề cập đến, đang phát ra từ “Tâm của Mặt Trời”. Tuy nhiên, Tôi không thể đề cập đến nó một cách chi tiết do não bộ con người không thể hiểu được nó, hoặc là trái tim con người không thể chiếm hữu nó được, cho đến khi bí huyệt tim được khai mở và hoạt động. Tuy nhiên, dòng năng lượng linh hoạt này có thể được cảm nhận trên quy mô lớn, mặc dù cho đến nay chưa được chiếm hữu trong bản chất thuần khiết của nó. Chúng ta gọi nó là “lòng bác ái của Thượng Đế”. Nó thực sự là dòng chảy tự do, tuôn ra mãnh lực thu hút có từ tính vốn dẫn mỗi người hành hương trở về Nhà Cha. Chính mãnh lực đó khuấy động nơi tâm của nhân loại, và tìm thấy sự biểu lộ qua trung gian của các vị hóa thân thế giới, qua sự khao khát bí ẩn được nhận thấy trong mỗi con người, qua mọi phong trào mà mục tiêu của chúng là phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại, và (trong cái gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của tình mẫu-tử. Nhưng về cơ bản nó là một tri giác tập thể (group sentiency) và chỉ trong Kỷ Nguyên Bảo Bình tới đây, bản chất thật sự của nó sẽ tìm thấy sự hiểu biết chính xác và sự chiếm hữu đúng đắn. Tôi đề cập
322 đến việc đó ở đây vì đó là một trong những yếu tố cần được xem xét. Tuy nhiên, chỉ có những người có “trái tim rộng mở và được nâng lên đến Chúa” mới hiểu biết những gì Tôi nói.
Chúng ta không cần quan tâm đến những gì còn xa về phía trước của nhân loại. Các vấn đề ngay trước mắt đang kêu gọi sự chú ý – đó là các vấn đề thuộc về cá nhân hoặc chủng tộc, và tất cả đều liên quan đến việc kiểm soát hiện thể cảm dục. Cơ hội được đưa ra để chứng minh những tiềm năng của chân ngã, hay linh hồn, trong sự hỗn loạn, và khả năng của nó để kiểm soát và thống trị trong phạm vi ảnh hưởng nhỏ bé của nó. Đối với tất cả những người tìm đạo vào lúc này, trong đó có ẩn chứa cái nỗ lực đặc biệt của những ngày sắp tới, và Tôi sẽ – để hướng dẫn các bạn – đưa ra vài gợi ý để bạn theo, hay không theo, khi chúng được xem là khôn ngoan.
Chúng ta phải nhớ rằng mỗi người tìm đạo là một điểm tập trung năng lượng và nên là, ở vị trí của y, một điểm tập trung có ý thức. Ở giữa cơn lốc xoáy và bão tố, y nên làm cho sự hiện hữu của y được cảm nhận. Định luật tác động và phản tác động đang hoạt động ở đây, và thường thì các Đấng Cao Cả (nhìn thấy trước nhu cầu của các điểm tiếp xúc bên trong như thế trong các thời kỳ bất ổn trên thế giới, chẳng hạn như hiện nay) tập hợp vào một số khu vực những người tìm đạo cho việc phụng sự. Họ hoạt động như một cán cân và trợ giúp cho kế hoạch chung, đồng thời bản thân họ cũng học hỏi được nhiều những bài học cần thiết.
Nỗ lực về phần của mọi người tìm đạo không phải là để chống lại và đẩy lùi áp lực hoặc để chiến đấu và ngăn ngừa. Một phương pháp như thế tập trung sự chú ý vào phi-ngã và dẫn đến sự hỗn loạn thêm. Nỗ lực nên là theo các đường lối của một sự cố gắng để tiếp xúc với Chân Ngã, và giữ cho sự tiếp xúc đó được ổn định và bền bỉ, và ở trong sự chỉnh hợp trực tiếp như thế sao cho mãnh lực và quyền năng của linh hồn có thể được đổ vào và đi qua phàm-ngã tam phân. Việc tuôn đổ xuyên qua này sẽ mang lại một sự phát xạ (radiation) ổn định, vốn sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tương xứng một cách chính xác với mức độ của sự tiếp xúc bên trong, và liên quan trực tiếp đến sự thông suốt (clarity)
323 của vận hà nối liền não bộ vật chất với thể nguyên nhân (causal body). Người tìm đạo cũng nên cố gắng để đạt đến sự tự quên mình, mà hòa hợp nó vào lợi ích của những người được tiếp xúc. Sự tự quên mình này có liên quan đến phàm ngã. Việc tự hồi tưởng (self-recollectedness) và tự quên mình nên là những người bạn đồng hành.
Người nào nhắm vào việc cung cấp một điểm tiếp xúc, giữa các tình trạng hỗn loạn, với Các Đấng làm việc cho các mục đích kiến tạo và trật tự, cũng nên sử dụng yếu tố cần thiết nhất là lương tri trong tất cả những gì y làm. Điều này luôn luôn bao hàm việc tuân theo định luật tiết kiệm về lực, do khả năng phân biện, và một ý thức thực sự về các giá trị. Nơi nào có mặt các điều này thì thời gian sẽ được tiết kiệm (economised), sức lực sẽ được dè sẻn (husbanded), năng lượng sẽ được phân phối một cách khôn ngoan, sự quá nhiệt tình sẽ bị loại bỏ, và Các Đấng Cao Cả sẽ có thể dựa vào sự khôn ngoan của một người tìm đạo, và nhờ đó mà tìm được một người trợ giúp.
Mọi huấn luyện huyền linh học đều có ý định phát triển người tìm đạo sao cho y thực sự có thể thành một điểm tập trung của năng lượng tâm linh. Tuy nhiên, nên nhớ rằng theo thiên luật, việc huấn luyện này sẽ có tính chất chu kỳ, và sẽ có sự thăng trầm như mọi hiện tượng khác trong thiên nhiên. Các thời kỳ hoạt động nối tiếp với các thời kỳ nghỉ ngơi (pralaya), và các giai đoạn tiếp xúc được ghi nhận luân phiên với các giai đoạn tĩnh lặng bề ngoài. Ở đây, hãy lưu ý việc chọn từ ngữ. Sự luân phiên này là do sự áp đặt của Định Luật Chu Kỳ, và nếu đạo sinh phát triển như mong muốn, mỗi chu kỳ ngơi nghỉ được nối tiếp bằng một chu kỳ hoạt động lớn hơn, và có sự thành đạt mạnh mẽ hơn. Sự nhịp nhàng, sự thăng trầm, và nhịp đập đều đặn của sự sống đang rung động, luôn là định luật của vũ trụ, và trong việc học đáp ứng với sự rung động theo nhịp của các Chốn cao thâm, tính chu kỳ nhịp nhàng này phải được ghi nhớ. Cùng định luật này chi phối một con người, một hành tinh, một thái-dương-hệ − tất cả các bí huyệt, hoặc các điểm tập trung năng lượng trong một Đấng vĩ đại nào đó. Nếu công việc như thế mà bạn đang làm là để kế tục (và phần lớn đó là công việc phát triển khả năng tiếp xúc với một số luồng lực trên các phân cảnh trí tuệ
324 − các luồng lực đó phát ra từ Chân Ngã, từ nhóm chân ngã của bạn, hoặc từ Chân Sư), thì bạn phải được cung cấp các điều kiện được hoạch định rõ rệt. Một số yếu tố phải có mặt. Nếu chúng không tồn tại, thì các luồng lực (Tôi tạm diễn tả như thế) bị lệch hướng, và sự tiếp xúc không hoàn thành. Nếu sự bận rộn với các công việc thế tục được yêu cầu – và các giai đoạn như thế xảy đến trong mỗi chu kỳ sống – thì sự chú ý nên được tập trung vào những chi tiết này, và sự tiếp xúc cao hơn khi đó có thể tạm thời không được thực hiện. Sự chú ý đến các sự việc trên cõi trần như thế không nhất thiết phải mất thời gian, vì nó có thể là một phần của kế hoạch ở thời điểm đặc biệt đó như bất kỳ loại phụng sự nào khác. Sự biểu lộ và ý thức đầy đủ trên mỗi và mọi cõi là mục tiêu, nhớ rằng mỗi cõi với các trạng thái tâm thức khác nhau của nó cũng là một phần của Sự Sống Thiêng Liêng. Những gì cho đến nay còn thiếu đối với đa số người tìm đạo là một tâm thức tổng hợp, và khả năng duy trì và ghi nhận tính liên tục.
Nếu sự hỗn loạn tình cảm hoặc tâm trí tồn tại, thì một lần nữa các luồng lực bị lệch hướng, và bộ não không còn ghi nhận những gì có thể được thấy và nghe từ bên trong. Nếu có sự mệt mỏi và thể xác cần nghỉ ngơi, thì những gì từ bên trong cũng không được ghi nhận. Chính các bí huyệt trong hiện thể dĩ thái mới được truyền sinh lực và trở nên linh hoạt trong hoạt động tiếp xúc và truyền chuyển năng lượng tương ứng này; nếu vì đó mà sinh khí cạn đi và các lưu chất prana (pranic fluids) không được đồng hóa, bấy giờ toàn bộ sự tiếp xúc rung động bị yếu đi và bí huyệt không ghi nhận được sự rung động và sự đáp ứng nào cả. Khi sự kích thích thích hợp trở lại và các tình huống khác được chuyển sang sự tĩnh lặng cần thiết, bấy giờ các luồng lực có thể được gặp lại, sự đáp ứng theo sau và một chu kỳ tiếp nhận mới xảy ra. Như vậy, Tôi đã tiến hành việc giải thích, vì Tôi đã thấy nhiều sự chất vấn, và Tôi mong mỏi rằng tiến trình được noi theo có thể được làm sáng tỏ phần nào. Điều khôn ngoan là tất cả những
325 ai đang hoạt động nên có một sự hiểu biết rõ ràng về công việc đó, và nên – theo các đường lối có ảnh hưởng mật thiết đến năng lực phụng sự của họ − ý thức đầy đủ về từng bước thực hiện.
Về những vấn đề đang chiếm sự chú ý của tất cả các bạn, là những người đang sống trong thời kỳ thế giới bất ổn và biến động này, Tôi có một lời cổ vũ dành cho bạn. Mặc dù, đối với bạn, toàn bộ tình hình có thể dường như u ám và chân trời tối đen vì bão, hãy nhớ rằng khi sự xáo trộn phổ biến như hiện giờ, và toàn bộ khu vực có liên quan, thì khi ấy mục tiêu đang ở gần. Trong thiên nhiên, một cơn bão điện toàn diện dùng để làm trong sạch bầu không khí, và mở ra một thời kỳ có ánh nắng mặt trời và các điều kiện sống dễ chịu hơn. Chúng ta đã có trận bão điện của cuộc chiến tranh thế giới, và thời kỳ xua tan dần những đám mây đã đến với chúng ta, với sấm sét ầm ĩ chung quanh, và những cơn giông tố đột ngột mãnh liệt của gió và mưa, làm đảo lộn niềm hy vọng của những người đang mong mỏi ánh nắng mặt trời. Những người vốn đang tiến hành công việc một cách kiên nhẫn, duy trì sự bình thản và sự vững chắc bên trong, không còn nhìn thấy nét nổi bật (foreground) của các phàm-ngã nữa và chỉ ghi nhớ các mãnh lực vô hình đang tác động qua mọi hình tướng và mọi mùa màng, sẽ thấy trật tự được mang lại từ hỗn loạn, sự xây dựng từ sự hủy diệt trong quá khứ và các điều chỉnh hiện tại; họ sẽ thấy sự thiết lập lỏng lẻo các lực sống mới mẻ, mà từ trước đến nay bị ngăn chận bởi các vỏ kết tinh do con người tạo ra. Vì vậy, hãy duy trì tầm nhìn bên trong vững vàng và có sự kiên nhẫn bền bĩ trong suốt chu kỳ thứ yếu, vì chìa khóa cho chu kỳ lớn hơn đã được cầm chắc.
Có thể là đáng để đề cập một cách vắn tắt về một số đường lối tư tưởng chính đang nổi lên vào thời điểm hiện tại, và đó là kết quả tự nhiên của quá khứ và sự hứa hẹn của tương lai.
Các tư tưởng của con người bao giờ cũng có tính chất tôn giáo. Chưa bao giờ có một thời kỳ nào mà không có sự hiện diện của tôn giáo, hay các tư tưởng của con người về Thượng Đế, về sự vô hạn, và về Sự Sống, vốn đã tạo ra tất cả
326 những điều này. Ngay cả người vô minh nhất của các chủng tộc man di cũng đã nhận thức một Quyền Năng (Power), và đã cố gắng để xác định mối quan hệ của họ với Quyền Năng đó dưới dạng sự sợ hãi, sự cúng tế hoặc sự làm nguôi giận. Từ các nguyên lý sơ đẳng của việc sùng bái thiên nhiên, từ bái vật giáo (fetichism),và sự thờ cúng tượng thần thấp kém của người nguyên thủy, chúng ta đã dựng nên một cấu trúc chân lý mà mặc dù cho đến nay chưa hoàn hảo và không đầy đủ, thực sự đặt nền móng cho Đền Thờ Chân Lý tương lai, nơi mà ánh sáng của Đấng Tối Cao (Lord) sẽ được nhìn thấy, và nó sẽ tỏ ra xứng đáng là một sự biểu lộ của Thực Tại
(Reality).
Các tôn giáo lớn đã xuất lộ khỏi bóng tối của thời gian. Các tôn giáo này, dù đa dạng về các hệ thống thần học (theologies) và các hình thức thờ phượng của chúng, dù được đặc trưng bằng các phân biệt về tổ chức và nghi lễ, và dù khác nhau về phương pháp áp dụng chân lý của chúng, vẫn thống nhất trong ba khía cạnh cơ bản:
1. Trong giáo huấn của chúng về bản chất của Thượng Đế và của con người.
2. Trong biểu tượng học của chúng.
3. Trong các học thuyết cơ bản nhất định.
Khi con người nhận thức điều này và thành công trong việc phân lập cấu trúc chân lý quan trọng bên trong vốn là như nhau trong mọi vùng khí hậu và trong mọi chủng tộc, bấy giờ sẽ xuất hiện tôn giáo đại đồng, Giáo Hội Duy Nhất, và sự tiếp cận Thượng Đế thống nhất dù không đồng nhất (uniform) đó, vốn sẽ chứng minh sự thật của những lời của
Thánh Paul “Một Đấng Tối Cao, một niềm tin, một lễ rửa tội, một Thượng Đế và Đấng Từ Phụ của vạn vật, vốn ở trên tất cả và xuyên suốt tất cả và ở trong tất cả các bạn”. Các thần học sẽ biến mất thành tri thức về Thượng Đế (God); các giáo lý và giáo điều sẽ không còn được coi là cần thiết, vì đức tin sẽ được dựa trên kinh nghiệm, và uy quyền sẽ nhường chỗ cho sự đánh giá cá nhân về Thực Tại. Quyền lực của Giáo Hội trên tập thể sẽ được thay thế bằng quyền năng của linh hồn đã tỉnh thức trong con người; kỷ nguyên của các phép lạ và những cuộc tranh luận về lý do và cách thức của những phép
327 lạ đó, cùng với thái độ hoài nghi tương ứng, hoặc thuyết bất khả tri sẽ nhường lối cho sự hiểu biết về các định luật thiên nhiên đang kiểm soát lĩnh vực siêu nhân-loại và giai đoạn siêu nhiên của diễn-trình tiến hóa. Con người sẽ tiến vào di sản thiêng liêng của mình và biết y chính là Con của Từ Phụ, với mọi đặc tính, quyền năng và năng lực thiêng liêng vốn thuộc về y do khả năng thiên phú thiêng liêng của y. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng ta có gì? Một sự ly khai khỏi truyền thống được thiết lập từ xa xưa, một cuộc nổi dậy ra khỏi uy quyền, dù là của Giáo Hội, của giáo điều, về triết thuyết hoặc thần học; một khuynh hướng về quyền tự quyết, và một sự phá đổ các tiêu chuẩn cũ, và các rào cản cũ của tư tưởng và các phân hóa hiện có giữa các chủng tộc và các tín ngưỡng.
Do đó, chúng ta đang trải qua một giai đoạn trung gian của sự thay đổi và của sự hoài nghi, của sự nổi loạn và tất nhiên là sự phóng túng rõ rệt. Các phương pháp khoa học – điều tra và phân tích, so sánh và suy diễn – đang được áp dụng vào niềm tin tôn giáo. Lịch sử của các tôn giáo, các nền tảng của giáo lý, cội nguồn của các ý tưởng và sự phát triển của ý tưởng về Thượng Đế, đang được đưa ra để nghiên cứu và xem xét cẩn thận. Điều này dẫn đến nhiều sự tranh luận; đến việc bác bỏ các ý tưởng được dựng lên từ xưa về Thượng Đế, linh hồn, con người và số phận của con người. Các trường-phái tư-tưởng đã từng tồn tại, khác nhau trong các quan niệm và phương pháp của chúng, và sáu Trường Phái Triết học Ấn Độ thực tế đã thể hiện trong chính chúng mọi suy đoán cơ bản về con người đối với lý do của sự biểu lộ. Một ít điều mới đã được Tây Phương thêm vào sáu trường phái suy luận này, mặc dù thể trí người phương Tây, với siêu tài của họ về các kỹ thuật và phương pháp khoa học, đã trau chuốt những ý tưởng và phân hóa sáu lý thuyết thành vô số các định đề nhỏ hơn. Từ sự pha trộn các ý tưởng, các lý thuyết, các suy đoán, các tôn giáo, các giáo hội, các hệ phái, các giáo phái và các tổ chức, hai đường lối tư tưởng chính đang nổi lên – một đường lối cuối cùng phải chịu tàn lụi, còn đường lối kia mạnh lên và phát triển cho đến khi đến lượt nó,
328 khai sinh ra (cho chúng ta) cách trình bày cuối cùng về chân lý vốn sẽ đủ cho kỷ nguyên sắp tới và đưa con người đến một đỉnh cao của Thánh Điện, tới Núi Điểm Đạo (Mount of
Initiation). Hai đường lối này là:
1. Những người nhìn lại quá khứ, họ bám vào những cách thức cũ, các thần học cổ xưa, và các phương pháp tìm kiếm chân lý phản tác dụng đã bị loại bỏ. Đây là những người công nhận uy quyền, cho dù đó là uy quyền của một nhà tiên tri, một kinh thánh hoặc một thần học. Đây là những người thích tuân theo uy quyền được áp đặt hơn là sự hướng dẫn tự đặt ra của một linh hồn giác ngộ. Đây là những người đi theo một Giáo Hội và một chính quyền, họ được nhận ra bởi một sự sùng tín và tình thương trong sạch, nhưng từ chối công nhận sự thông tuệ thiêng liêng mà họ được ban tặng. Sự sùng tín của họ, tình yêu của họ đối với Thượng Đế, lương tâm nghiêm ngặt nhưng sai lầm của họ, sự thiếu khoan dung của họ, cho thấy họ là những người mộ đạo, nhưng họ lại mù quáng bởi sự sùng tín của chính họ, và sự phát triển của họ bị hạn chế bởi sự cuồng tín của họ. Đa số họ thuộc về thế hệ cũ và niềm hy vọng cho họ nằm trong sự sùng tín của họ, và thực tế là chính sự tiến hóa sẽ đưa họ tiến vào nhóm thứ hai.
Công việc kết tinh được phó thác cho nhóm thứ nhất này, công việc này sẽ dẫn đến việc phá hủy hoàn toàn hình thức cũ, họ được giao cho nhiệm vụ xác định những chân lý cũ, sao cho tâm trí của nhân loại sẽ được sáng tỏ, sao cho cái không thiết yếu và cái thiết yếu sẽ được nhận thức theo đúng bản chất của chúng, và những quan niệm cơ bản quá tương phản với việc trình bày các giáo điều đến nỗi những gì là cơ bản sẽ được nhìn thấy, niềm tin thứ yếu và không quan trọng do đó bị bác bỏ, vì chỉ có những gì cơ bản và thuộc về nguyên nhân sẽ có giá trị trong kỷ nguyên tới.
2. Cho đến nay nhóm thứ hai là một thiểu số rất nhỏ, nhưng là một nhóm đang phát triển một cách đều đặn. Đó là nhóm nội môn của những người yêu thương Thượng Đế, những nhà thần bí có trí tuệ, những người hiểu biết về thực tại, họ không thuộc về một tôn giáo hoặc tổ chức nào, mà họ tự xem mình là thành viên của Giáo Hội đại đồng, và là “các
329 thành viên của nhau”. Họ được tập hợp từ mọi quốc gia, chủng tộc và dân tộc; họ thuộc mọi sắc thái và trường phái tư tưởng, nhưng họ nói cùng một ngôn ngữ, học hỏi bằng cùng những biểu tượng, bước lên cùng một con đường, bài bác cùng những cái không thiết yếu, và đã phân lập nên cùng một đoàn thể có các niềm tin cơ bản. Họ nhận biết lẫn nhau, họ chấp nhận sự trung thành bình đẳng đối với các nhà lãnh đạo tâm linh của mọi chủng tộc, và sử dụng Kinh Thánh của nhau với sự tự do bình đẳng. Họ tạo thành hậu cảnh bên trong (subjective background) của thế giới mới, họ tạo thành những hạt nhân tinh thần của tôn giáo thế giới sắp đến, họ là nguyên lý thống nhất mà cuối cùng sẽ cứu độ thế giới.
Trong quá khứ chúng ta đã có được những Đấng Cứu Thế (world Saviours) – các Con của Thượng Đế, các Ngài đã phát ra một thông điệp thế giới và đã mang ánh sáng ngày càng nhiều đến cho các dân tộc. Bây giờ, vào thời gian thích hợp, và nhờ công trình tiến hóa, đang nổi lên một nhóm vốn có lẽ sẽ mang sự cứu rỗi đến cho thế gian, và – hiện thân cho những ý tưởng tập thể và thể hiện bản chất tập thể, biểu lộ ở mức độ nhỏ ý nghĩa thực sự về đoàn thể của Đức Christ, và cung cấp cho thế giới một hình ảnh về bản chất thật sự của một tổ chức tinh thần − họ sẽ kích thích và tiếp sinh lực cho các tư tưởng và linh hồn của con người sao cho kỷ nguyên mới sẽ được mở ra bằng một luồng lưu xuất của bác ái, tri thức và sự hài hòa của chính Thượng Đế.
Các tôn giáo trong quá khứ đã được đặt nền móng bởi một linh hồn vĩ đại, bởi một Đấng Hóa Thân (Avatar), bởi một nhân vật tâm linh nổi bật, và dấu ấn của cuộc đời, lời lẽ và giáo huấn của các Ngài đã được đặt lên nhân loại, và đã kéo dài trong nhiều thế kỷ. Điều gì sẽ là ảnh hưởng của thông điệp của một Đấng Hóa Thân tập thể? Điều gì sẽ là uy lực của hoạt động của một nhóm gồm những người hiểu biết về Thượng Đế, khi phát biểu chân lý và được tập hợp thành nhóm về mặt chủ quan trong công cuộc vĩ đại là cứu độ thế gian? Điều gì sẽ là ảnh hưởng của sứ mệnh của một nhóm gồm các Đấng Cứu Thế, không phải với tư cách là các Đấng Christ, mà là tất cả những người hiểu biết về Thượng Đế ở mức độ nào đó, họ bổ sung những nỗ lực của nhau, củng cố
330 thông điệp của nhau, và kiến tạo một tổ chức mà qua đó năng lượng tinh thần và nguyên khí của sự sống tâm linh có thể làm cho sự hiện diện của họ được cảm nhận trên thế gian?
Một đoàn thể như vậy hiện đang tồn tại với các thành viên của nó ở khắp nơi. Họ tương đối còn ít và thưa thớt, nhưng con số của họ đang tăng lên đều đặn, và thông điệp của họ sẽ ngày càng được cảm nhận. Một tinh thần xây dựng được đặt vào họ; họ là những nhà xây dựng của kỷ nguyên mới; họ được giao cho công cuộc bảo tồn tinh thần chân lý, và tái tổ chức những tư tưởng của con người, sao cho thể trí của nhân loại được kiểm soát và được đưa vào tình trạng thiền định và suy tư, nó sẽ cho phép thể trí đó nhận thức được sự khai mở thiên-tính tiếp theo.
Có liên quan với hai nhóm này, tức là nhóm những người theo giáo điều (doctrinaires) phản động và nhóm chủ quan của các nhà thần bí, là đa số thế hệ mới gồm những người trẻ tuổi, họ không là thành phần của nhóm nào cả và các quan niệm của họ phần lớn không được sự công nhận của cả hai nhóm. Đa số này không thuộc về quá khứ và từ chối chấp nhận uy quyền của quá khứ đó. Họ không thuộc nhóm nội môn gồm Những Người Hiểu Biết (Knowers) đang làm việc với nhiệm vụ xoay chuyển các tư tưởng của con người vào các vận hà đúng đắn, vì cho đến nay con người chưa đạt đến trình độ hiểu biết. Họ chỉ nhận thức hai điều: nhu cầu tự do của họ, và một sự ham mê hiểu biết mãnh liệt. Họ coi thường truyền thống quá khứ, họ bác bỏ các trình bày xưa cũ về chân lý; và vì cho đến nay họ không đứng trên một nền tảng vững chắc nào, mà chỉ ở vị thế của những người tìm kiếm và người truy vấn (enquirers), nên chúng ta có tình trạng thế giới biến động hiện tại, tình trạng phóng túng và sự đổ vỡ bề ngoài. Do đó, đừng nên quên rằng tình trạng thế giới này là kết quả của sự va chạm của ba loại lực phổ biến trên thế giới ngày nay.
1. Lực phát xuất từ những kẻ nắm giữ truyền thống cũ, vì nhấn mạnh vào các hình thức và quá khứ, mà tạo ra sự hủy diệt của những hình thức này.
2. Lực phát ra từ nhóm bên trong của các nhà thần bí,
331 dưới sự dắt dẫn của Thánh Đoàn hành tinh, họ đang xây dựng các hình thức mới.
3. Lực phát ra từ quần chúng, họ không thuộc nhóm nào cả và cho đến nay họ đang vận dụng mãnh lực một cách mù quáng và thường thiếu sáng suốt cho đến khi nào họ nhận ra những vận hà xây dựng này mà tuôn đổ lực vào đó một cách khôn ngoan.
Đó là vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp này và đó là sự cần thiết đối với việc đưa ra giáo huấn, vốn sẽ cho phép người có đạo tâm đang tìm kiếm, và người truy vấn tìm thấy chính mình. Vì vậy nhu cầu đối với các định luật của linh hồn và đối với chân lý liên quan đến việc khai mở cá nhân phải được làm sáng tỏ cho những người bác bỏ truyền thống cũ, và từ chối việc công nhận các nhà thần bí, nhưng tìm cách để tự biết mình là các linh hồn được giải thoát. Với kiến thức đó sẽ đi đến việc phát triển ổn định của các Nhà Thần Bí Xây Dựng, vì khi một người đã tìm thấy linh hồn của mình và nhận ra mối quan hệ của nó với cơ cấu biểu lộ của nó, tức phàm-ngã tam phân, thì y tự động chuyển vào tâm thức của sự sống chủ quan, bắt đầu làm việc với nguyên nhân và không còn lạc lối trong thế giới của các hậu quả nữa. Bấy giờ, y thấy chính mình đứng kề vai với các nhà thần bí và các trí giả (knowers) của mọi thời đại. Đây là xu hướng của sự thúc đẩy tôn giáo vào lúc này và đây là sự huy hoàng của kỷ nguyên sắp đến.
Nếu quả thực là có việc được tập hợp nhau lại, trong bối cảnh của tình trạng thế giới hiện tại của chúng ta, một nhóm các nhà thần bí, vốn được nhận biết bởi kiến thức, tầm nhìn và một năng lực hoạt động trên các phân cảnh trí tuệ, mà con người không thấy và không nhận biết, điều đó cũng có thể được lưu ý rằng nhóm này không bị hạn chế vào các loại tôn giáo một cách nghiêm khắc. Những người cả nam lẫn nữ trong mọi nhánh tư tưởng của nhân loại được tìm thấy trong nhóm này, kể cả các nhà khoa học và các nhà triết học.
Giống như mọi bộ môn khác vào lúc này, chính khoa học đang ở trong tiến trình chuyển đổi, và chỉ có ít điều được nhiều người nhận biết, công việc của họ với những gì mà họ gọi là vật chất, và các nghiên cứu của họ về nguyên-tử đang
332 bước vào một lĩnh vực mới. Trong lĩnh vực này, các kỹ thuật và các cơ chế cũ hơn sẽ dần dần bị loại bỏ, và một cách tiếp cận mới và một khái niệm cơ bản khác về bản chất của vật chất sẽ đánh dấu kỷ nguyên mới. Trong vòng hai mươi lăm năm tới (sách này in lần đầu năm 1934 –ND), từ hai ý tưởng dường như khác nhau về bản chất của nguyên-tử, nổi lên một sự công nhận về một vài xung lực năng lượng sẽ được nhìn thấy và điều này sẽ được dựa trên việc phát hiện ra những năng lượng đó, vốn (tác động trên nguyên-tử và trên các hình thức nguyên-tử) tạo ra những hình dạng cụ thể hữu hình mà chúng ta đặt tên cho chúng theo các giới khác nhau của thiên nhiên. Sự thật về một số giả thuyết (premises) cơ bản của Minh-Triết Muôn Thuở (Ageless Wisdom) sẽ được chứng minh, chẳng hạn như:
1. Linh hồn là nguyên lý tạo hình (form-building principle) tạo ra sự thu hút và cố kết (attraction and cohesion).
2. Linh hồn này là một trạng thái hoặc loại năng lượng, được phân biệt với năng lượng của chính vật chất.
3. Nguyên-tử đã được nhận biết như là một đơn vị năng lượng, nhưng cho đến nay năng lượng đang cuốn các nguyên-tử vào những tập hợp (aggregates) mà chúng ta gọi là các cơ thể (organisms) và các hình hài (forms), đã không được phân lập. Điều này các nhà thần bí trong giới khoa học sẽ cảm nhận và làm việc để chứng minh trong thế hệ kế tiếp. Chính loại năng lượng này, tức năng lượng của khía cạnh tạo hình của sự biểu lộ, là nguồn gốc của mọi hoạt động huyền thuật; và chính năng lượng này trong các giới khác nhau của thiên nhiên mới tạo ra hình hài, dạng thức, các loài, giống loại, hạng và các biến phân, vốn đánh dấu và phân biệt vô số hình thức mà qua đó sự sống tự biểu lộ. Đó là tính chất của năng lượng vốn tạo ra hàng loạt hình tướng; đó là ánh sáng vốn gây ra sự xuất hiện vào tâm thức của nhân loại các hình dạng không đồng nhất mà các tập hợp của nguyên-tử có thể khoác lấy (assume).
4. Loại năng lượng này, vốn tạo ra các dạng thức và các hình tướng, cùng các cơ thể cố kết (kết chặt) trong mọi giới của thiên nhiên, không phải là nguyên khí sự sống.
Nguyên khí sự sống sẽ vẫn không được khám phá và không
333 được nhận biết cho đến khi linh hồn hay nguyên khí tuyển lọc (qualifying principle), tức là chủ thể kiến tạo (builder) của hình hài được nghiên cứu, được nhận biết và đến lượt nguyên khí sự sống sẽ được nghiên cứu (investigated).
5. Điều này chỉ có thể xảy ra khi con người tiến tới sự sở hữu có ý thức đầy đủ hơn về cái di sản thiêng liêng của mình, và hoạt động với tư cách là một linh hồn, và trong tình trạng kiểm soát bộ máy của mình (thể chất, tình cảm, và trí tuệ), có thể hoạt động một cách hữu thức hòa hợp với linh hồn trong mọi hình thức.
Điều này chỉ có thể xảy ra khi nhân loại hiểu được giả thuyết trên, và nhận biết nó như một sự việc khả hữu, và tìm cách chứng minh sự thực về yếu tố-linh hồn (soul-factor) nằm đàng sau cấu trúc hay thể biểu lộ của nó, hoặc tương tự như vậy, tìm cách bác bỏ nó. Mọi khoa học gia vĩ đại và những người hoạt động trong lĩnh vực của thiên nhiên khách quan đều đã làm việc với tư cách linh hồn, và mọi cái gây ấn tượng nhất trong các phát triển trong lĩnh vực vật lý và hóa học, cũng như trong các bộ môn khác của tri thức nhân loại, đã được thực hiện khi người hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực đặc biệt nào đã bắt đầu với niềm tin vào một giả thuyết nào đó mà y đã hình thành, và đã điều tra và phát triển công việc của mình hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, cho đến khi y đã tiếp xúc với một khía cạnh của chân lý mà từ trước đến giờ chưa được con người trình bày. Lúc bấy giờ, nhờ việc sử dụng trực giác của mình khi đi vào một lĩnh vực mới của tư tưởng, y sử dụng kiến thức được phát hiện nơi đó và trình bày nó theo cách bằng lý thuyết, nguyên lý, sự thực nghiệm, và thiết bị cơ khí sao cho nó trở thành sở hữu của tập thể, và đến lúc thích hợp, được thế giới hiểu và sử dụng. Nhưng trong buổi đầu của nó, nó đã là công việc thần bí và dựa trên một trực giác thần bí.
Ở đây có thể lưu ý là ba khám phá vĩ đại sắp xảy ra, và trong vòng hai thế hệ tới đây, sẽ cách mạng hóa tư tưởng và lối sống hiện đại.
Một khám phá đã được cảm nhận và đang là chủ đề của thực nghiệm và tìm tòi, đó là việc giải phóng năng lượng của nguyên-tử. Điều này sẽ hoàn toàn thay đổi tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới, vì cái sau phần lớn tùy thuộc vào cái trước. Nền văn minh cơ khí của chúng ta sẽ được đơn giản
334 hóa, và một kỷ nguyên được mở ra trong đó sẽ giải thoát khỏi cơn ác mộng (incubus) của tiền tài (việc sở hữu và không sở hữu nó), và gia đình nhân loại sẽ nhận ra một cách phổ biến tình trạng của giới nhân loại như là một giới bắc cầu giữa ba giới thấp hơn của thiên nhiên với giới thứ năm tức giới tinh thần. Sẽ có thời gian và sự tự do cho một nền văn hóa linh hồn, nó sẽ thay thế các phương pháp hiện đại về giáo dục của chúng ta, và tầm quan trọng của các quyền năng linh hồn và sự phát triển của tâm thức siêu nhân loại sẽ thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục và các sinh viên ở mọi nơi.
Một khám phá thứ hai sẽ xuất phát từ các cuộc tìm tòi hiện tại về ánh sáng và màu sắc. Ảnh hưởng của màu sắc trên con người, loài vật và các đơn vị trong giới thực vật sẽ được nghiên cứu, và kết quả của những nghiên cứu này sẽ là sự phát triển của nhãn-thông dĩ-thái (etheric vision) hay là năng lực để thấy cấp độ kế tiếp của vật chất với con mắt hoàn toàn xác thịt. Con người sẽ ngày càng suy tư và nói theo các thuật ngữ của ánh sáng, và hiệu quả của các phát triển sắp tới trong bộ môn này của tư tưởng nhân loại sẽ gồm ba phần (triple).
a/ Con người sẽ có nhãn-thông dĩ-thái.
b/ Thể sinh lực hay thể dĩ thái, nằm dưới hình thức cấu trúc bên trong của hình hài bên ngoài, sẽ được nhìn thấy, được ghi nhận và được nghiên cứu trong tất cả các giới của thiên nhiên.
c/ Điều này sẽ phá vỡ mọi rào cản về chủng tộc và mọi sự phân biệt về màu sắc; tình huynh đệ căn bản của con người sẽ được thiết lập. Chúng ta sẽ thấy nhau, và các hình thức của sự biểu lộ thiêng liêng dưới dạng các đơn vị ánh sáng có các độ sáng khác nhau, và sẽ nói và suy tư ngày càng nhiều bằng các thuật ngữ về điện, về điện áp, về cường độ và về năng lượng. Tuổi tác và tình trạng của con người, liên quan đến thang tiến hóa, sẽ được lưu ý và trở thành hiển nhiên về mặt khách quan, các khả năng tương đối của các linh hồn già dặn và linh hồn trẻ trung sẽ được nhận biết, nhờ đó tái lập trên trái đất việc cai trị của người giác ngộ.
Ở đây cần lưu ý rằng những phát triển này sẽ là công việc của các nhà khoa học của hai thế hệ tới đây và là kết quả
335 của những nỗ lực của họ. Công việc của họ với nguyên-tử vật chất, và các tìm tòi của họ trong lĩnh-vực điện, ánh sáng và năng lượng, chắc chắn phải chứng minh mối quan hệ giữa các hình hài, vốn là một thuật ngữ khác để chỉ tình huynh đệ, và sự thực của linh hồn, ánh sáng nội tâm và sự phát quang (radiance) của mọi hình hài.
Sự phát triển thứ ba, sẽ là sự phát triển cuối cùng có thể xảy ra, sẽ hoàn toàn hơn trong lĩnh vực của những gì mà các nhà huyền linh học gọi là huyền thuật. Nó sẽ phát triển từ việc nghiên cứu về âm thanh và hiệu ứng của âm thanh, và sẽ đặt vào bàn tay của con người một công cụ tuyệt diệu trong thế giới sáng tạo. Nhờ việc sử dụng âm thanh, nhà khoa học trong tương lai sẽ mang lại các kết quả cho mình; qua âm thanh, một lĩnh vực khám phá mới sẽ mở ra; âm thanh mà mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên phát ra sẽ được nghiên cứu, được biết đến, và những thay đổi sẽ được mang lại, và các hình hài mới được phát triển qua trung gian của nó. Chỉ có một gợi ý mà Tôi có thể đưa ra ở đây và đó chính là việc giải phóng năng lượng trong nguyên-tử được liên kết với khoa học về âm thanh mới sắp đến này.
Ý nghĩa (significance) của những gì đã xảy ra trên thế giới trong thế kỷ trước trong lĩnh vực âm thanh không được đánh giá cao, tuy vậy cũng không được hiểu. Tuy thế, các ảnh hưởng đáng sợ được tạo ra bởi tiếng ồn và âm thanh phát ra từ hành tinh vào lúc này được gia tăng một cách không thể tin được. Tiếng ồn ào của máy móc, tiếng ầm ầm (rumble) của các máy vận chuyển ở mọi nơi trên thế giới – các xe lửa, tàu thuyền và máy bay − sự hội tụ các âm thanh của con người trong các khu vực bị tắc nghẽn như các thành phố lớn, và, vào lúc này, việc sử dụng phổ biến máy thu thanh mang âm nhạc đến từng nhà và vào cuộc sống đường phố, đang tạo ra các ảnh hưởng trên các thể của con người và trên mọi hình hài của sự sống ở khắp nơi, chỉ sẽ trở nên rõ ràng khi thời gian trôi qua. Một số hình thức sự sống trong giới động vật, nhưng chủ yếu là trong giới thực vật, sẽ biến mất, và sự đáp ứng của bộ máy con người đối với thế giới âm
336 thanh này, tiếng ồn và âm nhạc mà nó sẽ ngày càng ở trong đó, sẽ là thú vị nhất.
Ba sự phát triển này sẽ mở ra trong thời đại mới, sẽ tạo ra trong thời kỳ chuyển tiếp này các thay đổi cần thiết, và sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó tình huynh đệ sẽ là chủ âm (keynote), vì nó sẽ là một sự kiện được chứng minh trong thiên nhiên. Đó sẽ là một kỷ nguyên trong đó con người sẽ bước đi trong ánh sáng, vì nó sẽ là một thế giới của sự phóng quang bên trong được công nhận, trong đó hoạt động của thế giới sẽ được tiến hành qua trung gian của âm thanh, và cuối cùng qua việc sử dụng các quyền-lực-từ, và công việc của các nhà huyền thuật lão luyện. Những nhà hoạt động lão luyện này về thực chất, thấu hiểu bản chất của vật chất, luôn luôn thấy bằng các thuật ngữ ánh sáng và hiểu được mục đích của âm thanh, sẽ mang lại những thay đổi cấu trúc đó và những biến đổi vật chất đó, vốn sẽ thiết lập một nền văn minh thích hợp cho công việc của giống dân sắp tới. Công việc này sẽ là công việc của sự hợp nhất hữu thức của linh hồn với hiện thể biểu lộ của nó. Những phương pháp văn hóa đó, vốn sẽ tiếp nhận những người kém phát triển của nhân loại và đưa họ tiến tới một sự biểu lộ tốt đẹp hơn, và một sự thể hiện thật hơn về chính họ, cũng sẽ được thiết lập, và điều này chính là đặc quyền dành cho thế hệ sắp tới của các nhà nghiên cứu khoa học thực hiện.
Tuy thế, đặc tính nổi bật của chu kỳ sắp tới sẽ là sự phát triển của tâm lý học. Đó sẽ là sự xuất hiện của một nhân tố mới theo quan điểm của nhà tâm lý học hiện đại của trường phái duy vật và sẽ bao hàm sự nhận thức về linh hồn.
Trường phái cơ giới luận ( ) của các nhà tâm lý học đã và đang đáp ứng một mục đích vô giá, và những phát hiện của những người theo thuyết hành vi (behaviorists) ( ) thực tế là âm thanh, mặc dù kết luận không đúng. Chúng dùng như là một cái thắng cần thiết chống lại trường phái có tính suy đoán và thần bí hơn, vốn được đề cao bằng cái tên của nhà nội quan (introspectionist). Như nhiều trường phái khác trên thế giới vào lúc này, từ hai đường lối tư tưởng lớn, đó là
337 đường lối cơ-giới-luận và nội-quan-luận hoặc chủ quan đã được đề cập ở trên, một đường lối tư tưởng thứ ba sẽ xuất hiện, nó sẽ hiện thân cho chân lý trong cả hai luận điểm và điều chỉnh cho chúng thích hợp nhau. Trên một quy mô lớn hơn, điều này đang thể hiện trong việc phối hợp Phương Tây và Phương Đông, thuyết thần bí và thuyết huyền bí (mysticism and occultism). Chúng ta không tranh cãi với bên nào cả, nhưng trong sự tiến hóa của tư tưởng, các khuynh hướng tư tưởng chính vào lúc này đang nhanh chóng tiến đến gần nhau, và từ chúng một xu hướng tổng hợp sẽ xuất hiện, nó sẽ chứng tỏ là một nền tảng thích hợp mà dựa vào đó chu kỳ sắp tới có thể thể hiện vị trí của nó.
Ở đây có thể là đáng giá nếu chúng ta lưu ý xu hướng của ba đường lối tư tưởng, nói một cách đại khái, trong lĩnh vực tâm lý học.
1.Thuyết cơ giới, đặt tầm quan trọng vào cấu trúc, gán các phản ứng của cơ cấu con người – về trí tuệ, tình cảm và thể chất – hoàn toàn theo khía cạnh vật chất, và cho rằng cấu trúc chịu trách nhiệm và gây ra mọi đường lối hành xử và những đặc điểm mà con người biểu lộ ra, cả bất thường lẫn bình thường.
2. Trường phái nội quan thừa nhận một bản ngã, hoặc một cái gì đó hữu thức, chịu trách nhiệm cho các tình trạng và, như đôi khi được nói, nó “có nhận biết về ý thức”. Trường phái tâm lý học này công nhận cấu trúc nhưng đi xa hơn và xem một số khía cạnh hành xử, một số phản ứng và vấn đề là không thể giải quyết dưới tiến trình cơ giới học thuần túy. Họ đến gần hơn với quan điểm huyền linh học, nhưng không đi xa lắm.
3. Kế đến có những người mà Tôi có thể gọi là các nhà theo Sinh-Lực-Luận (vitalists), hoặc nhóm các nhà tâm lý học, họ thừa nhận sự kiện về cấu trúc (structure) nhưng coi nó như là chịu ảnh hưởng của các năng lượng và các lực phát ra từ một môi trường bên ngoài. Đây là những năng lượng có bản chất rộng lớn hơn các năng lượng phát sinh hoàn toàn trong chính bản ngã của con người, và liệt vào trong số các năng lượng đó có các thôi thúc cơ bản vĩ đại mà chính thiên nhiên chịu trách nhiệm, và các thôi thúc này có thể được nhìn thấy và được cảm nhận trong các đơn vị sự sống hữu cơ, khác với sự sống con người.
338 Chân-lý được gìn giữ trong tất cả các trường phái này là chân-lý duy-nhất và mỗi khía cạnh của nó đều có tương quan.
Có một cơ cấu mà chân nhân (real man) hoạt động qua đó, và có một cấu trúc mà chân nhân đã xây dựng nên phù hợp với các định luật thiên nhiên và chân nhân có thể học cách sử dụng và kiểm soát. Nhưng, theo đúng với trường phái chủ quan và có tính suy đoán hơn, thì chân nhân phải học phân biệt giữa chính mình, với tư cách trung tâm hữu thức về nhận thức, tức cái “tôi” (“I”) trên ngai thông tuệ, với bộ máy mà nhờ đó chân nhân có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khi cái “tôi”, tức người sử dụng bộ máy đó, có thể làm điều này, y bắt đầu ý thức về một sự kiện khác, đó là không những y là người tạo ra (generator) và người sử dụng năng lượng, và là người quản lý phần sinh lực vốn là của riêng y, mà lại còn có các năng lượng và các lực trong thiên nhiên và hành tinh, và ngoài ra còn có các năng lượng và các lực ngoại hành tinh hay vũ trụ, mà y cũng có thể đáp ứng, học cách sử dụng và thích ứng với chúng. Do đó, ba trường phái hiện nay, còn ở thời kỳ phôi thai, là những người trông coi ba yếu tố này. Dưới phương thức tranh cãi và chia rẽ hiện tại, ba trường phái này phần lớn đang bận tâm để bác bỏ các giả thuyết của nhau. Nhưng tất cả ba trường phái đều đúng trong các sự kiện của họ, mặc dù sai lầm trong các suy diễn của họ. Cả ba đều cần đến nhau và từ sự pha trộn của ba cách trình bày, sẽ xuất hiện cách trình bày thứ tư, cách này sẽ gần chân lý hơn bất kỳ ba cách riêng biệt nào.
Khi chúng ta bắt đầu việc xem xét các khuynh hướng cơ bản khác trong thế giới tư tưởng hiện nay, rõ ràng là khuynh hướng ưu thế nhất là việc nhấn mạnh ngày càng nhiều vào ý thức tập thể, hoặc sự nhận thức về chung quanh (environal). Điều này đã được người dân bình thường nhận biết dưới hình thức một ý thức trách nhiệm, và biểu thị trong cá nhân có một sự rung động của chân ngã. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng linh hồn đang bắt đầu vận dụng bộ máy của nó. Con người không còn sống với những lợi ích của bản ngã chia rẽ nữa, mà y bắt đầu nhận thức nhu
339 cầu điều chỉnh theo và trong điều kiện của người lân cận của mình. Y đảm-nhận nhiệm-vụ theo một ý nghĩa rất chân thực là trở thành người bảo vệ của huynh đệ mình, và nhận ra rằng trên thực tế thì sự tiến bộ, sự thỏa mãn, sự yên tâm và thịnh vượng, không tồn tại cho y, khi chúng tách ra khỏi những thứ đó của huynh đệ y. Nhận thức này liên tục mở rộng từ cá nhân đến nhà nước và quốc gia, từ đơn vị gia đình đến thế giới, và do đó các tổ chức lớn, các đoàn thể, các câu lạc bộ, các liên đoàn và các phong trào có mục tiêu của chúng là sự nâng cao và sự chăm sóc cho con người ở khắp mọi nơi. Sự cần thiết của việc cho ra thay vì lấy vào đang phát triển trong ý thức nhân loại, và sự nhận thức về một số khái niệm cơ bản liên quan với tình huynh đệ đang phát triển đều đặn. Tình huynh đệ với tư cách là một thực tế trong thiên nhiên cho đến nay phần lớn là một lý thuyết, nhưng tình huynh đệ dưới hình thức một lý tưởng hiện đang được tạo ra trong tâm thức nhân loại.
Một trong những trường phái tư tưởng lớn hay xu hướng của các ý tưởng vốn được dự định để cho không còn tồn tại nữa là trường phái của các triết lý hiện tại như chúng ta biết về chúng. Triết học theo ý nghĩa chuyên môn của nó là tình yêu đối với minh-triết sẽ tăng lên khi con người ngày càng hiểu được ý nghĩa của minh-triết và trở nên khôn ngoan hơn theo kỷ nguyên (epochally), nhưng các trường phái triết học hiện tại đã gần như đáp ứng với mục đích của chúng. Mục đích này là việc trình bày các quan niệm liên quan đến Thượng Đế và mối quan hệ của Ngài với con người, có liên quan đến thiên tính, thuyết mạt-thế (eschatology) và các mối quan hệ tâm linh.
Những động thái lớn cuối cùng của các trường phái triết học vẫn chưa được thực hiện. Vị trí của chúng sẽ bị thay thế trong các thế kỷ sau bởi những người, bằng việc làm và thực sự sẽ là những nhà vũ trụ học, vì một khi Linh Từ của Nhân Loại được hiểu và nắm vững, và ý nghĩa của cá nhân được đánh giá cao, Linh Từ của Vũ Trụ sẽ nhận sự chú ý thích đáng và đúng đắn hơn, và các định luật và bản chất của Đấng Cao Cả (Being) vĩ đại mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, sẽ được nghiên cứu. Đức Christ vũ trụ không bao giờ có thể được bất kỳ ai nhận biết ngoại trừ Đấng Christ trong cá nhân.
Như chúng ta sẽ thấy khi chúng ta tiến hóa, con người
340 đang ở ngưỡng cửa xây dựng thiên tính của mình. Sự tiến hóa đã đưa tới việc hoàn thiện cơ cấu xác thân đến mức mà giờ đây nó là một cơ thể phối kết hợp nhất, một cấu trúc có thể sử dụng và sẵn sàng cho người sử dụng thiêng liêng. Trong khoảng vài thập niên tới, sự thực về linh hồn sẽ được thiết lập, và công việc của các nhà tư tưởng nội quán (introspective thinker), các nhà thần bí và đạo sinh huyền học sẽ được xúc tiến đến mức mà mãnh lực linh hồn sẽ được thiết lập như là một ý niệm chủng tộc, và các định luật của linh hồn sẽ được công nhận như là sự thay thế, nhưng không phải là sự hủy bỏ (vì cái nhỏ hơn bao giờ cũng được bao hàm trong cái lớn hơn), các định luật của con người. Việc này theo ý nghĩa rằng định luật bao giờ cũng được tuân giữ bởi một linh hồn đang biểu lộ, vì lẽ không có khuynh hướng vi phạm luật, thì không có xu hướng nào, về phía linh hồn, để xâm phạm nó.
Niềm tin đang tăng trưởng này về linh hồn với cương vị là bản ngã, được chứng tỏ bằng sự chống đối với lý thuyết được đưa ra bởi các trường phái tư tưởng vốn nhấn mạnh vào ưu thế của vật chất, và truy nguyên mọi hiện tượng, cả khách quan lẫn chủ quan, theo hoạt động của vật chất. Qua sự đấu tranh của những người đang nắm giữ các quan điểm khác nhau, chân lý xuất hiện vào trong ánh sáng, cũng như trong một trường hợp rộng lớn hơn, tinh thần “cưỡi lên trên vai của vật chất” trở lại vị trí ban đầu của nó, cộng với sự tăng thêm về phẩm tính vốn là kết quả của kinh nghiệm. Việc này phải là thế, tri thức sẽ thay thế lý thuyết, và bằng chứng trực tiếp sẽ thay thế sự suy luận. Việc tạo ra lý thuyết của con người về bản tính thiêng liêng của họ phải nhanh chóng nhường chỗ cho sự tin chắc và sự giải thích theo quan điểm triết học (philosophising) của họ đối với sự nghiên cứu trực tiếp về linh hồn. Những gì được nhận biết và được thừa nhận, mặc dù không được thông hiểu, là đối tượng của sự chú ý và nghiên cứu, và chẳng còn bao lâu nữa bình minh sẽ ló dạng, khi mà một môn khoa học thực nghiệm về linh hồn sẽ có vị trí của nó trong các trường đại học, và các khả năng thiên phú của quần chúng, và không phải là việc chứng minh về linh hồn, mà là một phép phân tích về bản chất, các mục đích của linh hồn, và sự sống sẽ nhận được một sự quan tâm tương đương với sự quan tâm mà giờ đây các nhà khoa học hiện đại trong các ngành khác nhau của họ dành cho bộ máy mà linh
341 hồn tìm kiếm và cuối cùng sẽ sử dụng, vì không gì có thể ngăn chận sự phát triển tiến hóa vĩ đại.
Một số lời cảnh báo mà Tôi muốn đưa ra và cũng là một tổng kết của nhiều điều được nói ở trước.
Thứ nhất, đừng bám chặt vào hình tướng cho dù nó là gì.
Mọi hình tướng chỉ là những thử nghiệm, và đạt đến điểm cân bằng của chúng – để hoặc bị loại bỏ, hoặc được làm linh hoạt.
Thứ hai, hãy nhớ rằng mọi phàm ngã – (kể cả chính bạn) đều có các chu kỳ thăng trầm của chúng theo thiên luật. Các giai đoạn đi xuống (ebb) trong trường hợp của những người đang nắm giữ địa vị nổi bật đôi khi gây ra sự kinh hoàng cho tất cả những người đi theo các phàm ngã (personalities) của họ, chứ không phải đi theo vị Thượng Đế nội tâm bên trong trái tim của chính họ.
Thứ ba, hơn nữa, hãy ghi nhớ rằng, ngay trong trong đời sống cá nhân, sẽ đến các giai đoạn trong đó tầm nhìn bị che khuất, phải băng qua thung lũng, và sương mù che khuất các ngôi sao, vì thế, liên quan đến các nhóm, người ta sẽ thấy điều tương tự. Nhưng cũng hãy ghi nhớ rằng sau khi vượt qua thung lũng, (đối với mọi người tìm đạo và đối với tất cả các nhóm thực sự tinh thần), người ta sẽ nhìn thấy và leo lên Núi Điểm Đạo; sau sự che khuất lại tiếp đến sự mở rộng tầm nhìn, và sau đêm lại đến ngày. Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong các chu kỳ lớn ảnh hưởng đến các nhóm vũ trụ; trong các chu kỳ nhỏ hơn, điều này được nhìn thấy trong việc kiểm soát các chủng tộc, cùng sự việc lại nảy sinh và cùng định luật tồn tại trong tất cả các nhóm nhỏ, xuống đến các nhóm của những sự sống nhỏ bé vốn có ảnh hưởng trong các hiện thể của con người. Điều này cần nhấn mạnh.
Thứ tư, đừng để cho chính các bạn bị nản lòng. Sự nản lòng là do ba nguyên nhân. Quan trọng nhất là do việc giảm sinh khí (vitality) của cơ cấu xác thân (bodily organism). Khi xảy ra trường hợp đó, thể cảm dục tạo ra sự đòi hỏi quá mạnh trên thể xác, và trong nỗ lực để đáp ứng và trong sự bất lực được cảm nhận để làm như vậy một cách thỏa đáng, có ẩn một nguyên nhân của ý thức chán nản. Điều này thường tấn công những ai trong các bạn, vốn có hiện thể vật chất được cấu tạo một cách tinh vi. Cách chữa trị cho loại chán
342 nản này thì rõ ràng, có phải không? Việc nghỉ ngơi và thư giãn sẽ kiến tạo lại, và dành thời gian cho thiên nhiên để điều chỉnh sự phiền muộn (trouble). Mặt trời cũng truyền sinh khí (revitalises) có prana, và điều này nên được xem xét. Sau rốt, lương-tri lành mạnh là yêu cầu đặc biệt, và cũng nên nhận thức rằng công việc của một người được điều chỉnh theo năng lực của người đó, chứ không theo nhu cầu dồn dập. Hãy suy gẫm về điều này.
Một cơ sở khác cho sự thối chí là sự quá phát triển của trí cụ thể, mà đến phiên nó tạo ra một sự đòi hỏi quá lớn vào bản chất tình cảm, và tất nhiên một lần nữa vào bản chất vật chất. Một năng lực quá lớn để thấy bao quát một vấn đề, một hiểu biết quá không cân xứng với nhu cầu của thế giới, và một thông hiểu quá nhanh nhạy về nhiều chủ đề có liên quan, liên quan với một vấn đề đặc biệt nào đó, tạo ra một sự rung động mãnh liệt trong thể cảm dục. Điều này dẫn đến sự kiệt sức của hiện thể vật chất, và kết quả được cảm nhận mà chúng ta gọi là sự chán nản. Chính ở đây mà người ta phải vun bồi một ý thức về sự cân đối, năng lực cân bằng khôn ngoan phải tham gia vào, và phải đạt đến sự quân bình trí tuệ. Sự chữa trị nằm trong việc nhận thức rằng thời gian, sự vĩnh cửu, sự tiến hóa (hãy gọi nó theo ý bạn) mang mọi thứ đi qua, và rằng mọi sự việc không phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân. Những linh hồn khôn ngoan có thể đẩy nhanh công việc tốt đẹp, nhưng tuy vậy, kết cuộc thì chắc chắn. Nếu các linh hồn khôn ngoan không có sẵn, tuy thế mãnh lực tiến hóa vẫn đưa mọi thứ vượt qua, cho dù một cách chậm chạp hơn. Đừng quên điều này, nhưng khi sự chán nản từ các nguồn trí tuệ bao trùm lên bạn, hãy tự thích nghi trong sự thanh thản, và trong khi suy tư, hãy cảm thấy sự thành tựu cuối cùng của yếu tố vĩ đại, đó là Thời Gian.
Một nguyên nhân thứ ba nằm trong các lĩnh vực huyền bí hơn, và do sự cân bằng của các cặp đối ứng. Khi con lắc đu đưa – như nó phải và đang làm – hướng về cái mà chúng ta gọi là bóng tối, điều ác, và điều không đáng ưa thích, nó tạo ra nơi những người trong số bạn, tức là những người được định hướng về phía ánh sáng, một sự căng thẳng, điều này
343 đưa đến sự khó chịu trong tất cả các thể, và đặc biệt là được cảm thấy dưới hình thức sự suy nhược của thể xác. Cơ thể của bạn càng nhạy cảm, thì sự đáp ứng của bạn với hình thức cám dỗ này càng lớn. Đó là một trong những điều đặc biệt gây cản trở người tìm đạo. Nó làm cho y trở nên bi quan và dễ tiếp thu từ khía cạnh hình tướng, và làm chậm đi mức rung động của y. Vì thế, nó ngăn cản sự thành tựu và việc phụng sự của y đối với những đau khổ của thế gian. Việc chữa trị sự chán nản không nằm trong cách vun bồi một sự rung động đối ngược mãnh liệt. Nó nằm trong việc sử dụng khôn ngoan thể trí, và trong một năng lực lý luận một cách hợp lý và thấy được nguyên nhân của các tình huống, các tình huống này hoặc nằm trong chính phàm-ngã của bạn, hoặc nằm trong môi trường chung quanh bạn. Theo đó thế cân bằng sẽ được đạt đến. Nó cũng nằm trong việc am hiểu về Thời Gian (Time) với vai trò là một yếu tố làm suy yếu đi như đã nói ở trên. Nó cũng nằm trong việc làm tĩnh lặng trí cụ thể (hạ trí) và một sự liên kết sau đó với linh hồn và, xuyên qua linh hồn, với nhóm chân ngã và tất nhiên với Chân Sư. Đừng bao giờ quên rằng sự tiếp xúc với Chân Sư được thực hiện theo thứ tự này, và y càng ngày càng chịu ảnh hưởng dắt dẫn của linh hồn, thì y càng ngày càng nhập vào tâm thức của Chân Sư y.
Rồi, với mục đích vị tha, sau khi đã liên kết với Chân Sư, tiếp đến là sự nỗ lực có cân nhắc và tập trung để làm việc với tính vô sở dục thanh khiết, và không mong muốn nhìn thấy kết quả của hành động. Tiến trình này, được tiếp tục lâu dài và được theo đuổi với sự kiên nhẫn, cuối cùng sẽ dẫn đến việc thành tựu một trạng thái cân bằng mà không gì có thể làm xáo động.
Tôi muốn nói rằng có năm điều mà những người chọn con đường huyền linh học cần phải trau dồi, và rằng nhóm phải đặc biệt tìm cách đạt được. Các điều đó như sau:
1. Có động cơ dâng hiến (consecration of motive).
2. Hoàn toàn vô úy (utter fearlessness).
3. Trau dồi trí tưởng tượng, được giữ cân bằng một cách khôn khéo bằng khả năng lý luận.
344 4. Một khả năng xem xét dấu hiệu một cách khôn ngoan, và chỉ chấp nhận những gì thích hợp với bản năng cao nhất và trực giác.
5. Một sự sẵn sàng để thử nghiệm.
Năm xu hướng này kết hợp với sự thanh khiết của đời sống và sự chỉnh đốn tư tưởng sẽ dẫn đến phạm vi thành tựu. Cũng nên nhớ rằng điều đó không được trù tính rằng bạn phải tìm ra tất cả những gì có thể biết được, mà chỉ ngay ở chừng mức có thể được dùng một cách khôn ngoan cho sự giác ngộ của nhân loại, và của những ai mà bạn có thể tạo ảnh hưởng từng người một ở chính vị trí của bạn.
Như tất cả các bạn nhận thức, vấn đề thực sự nằm trong việc đạt được sự vô-úy hoàn toàn. Mọi sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng đều phải được loại bỏ. Nếu có thể làm được điều này, thì sự phát triển của điểm tiếp xúc bên trong và sự hiểu biết về cách để khai thác các nguồn cảm hứng sẽ tăng lên một cách kỳ diệu. Vì vậy, nhiều người đóng các nguồn thông tin xuyên qua một bản chất tình cảm không được kiểm soát. Thể cảm dục có thể được kiểm soát. Bằng cách nào?
1. Bằng sự ức chế trực tiếp. Phương pháp này có thể được những người sơ cơ sử dụng để mang lại lợi ích, nhưng nó không phải là phương pháp tốt nhất để làm theo. Nó phản ứng trên thể xác, dẫn đến sự tắc nghẽn trong thể cảm dục, và dẫn đến một tình trạng tương tự trong hiện thể dĩ thái. Nó thường tạo ra cơn nhức đầu, sự sung huyết của gan và các xáo trộn khác.
2. Bằng một sự nhận thức trực tiếp về các vấn đề đang bị đe dọa và sự ý thức rằng, đối với một đệ-tử của Chân Sư , không có gì xảy đến cần vượt qua, mà chỉ có những gì có thể dẫn đến tăng tiến kiến thức và sự phát triển, và sự hữu dụng lớn lao hơn trong việc phụng sự. Sự sợ hãi đối với nhiều người không dựa trên sự nhút nhát (một phát biểu nghịch lý!) mà thường được dựa trên một tình trạng trí tuệ, chẳng hạn như sự tự hào (pride). Những người đang bắt đầu an trụ vào trong thể trí, nhận thấy các sự sợ hãi của họ có liên quan với trí tuệ. Do đó chúng khó khắc phục hơn những sự sợ hãi của một người an trụ trong thể cảm dục. Người sau thì có thể đưa 345 trí tuệ hướng vào việc loại bỏ sự sợ hãi trong thể cảm dục. Các mẫu người trí tuệ phải kêu gọi trực tiếp đến Ego, vì luôn luôn phần cao hơn phải được mời gọi đến để đối phó với phần thấp hơn. Do đó điều cần thiết là luôn luôn giữ cho vận hà (channel) được thông suốt. Đừng bóp chết sự sợ hãi. Hãy loại nó ra bằng quyền năng sinh động của sự thay thế. Điều này dẫn đến gợi ý thứ ba của Tôi, đó là đạo sinh trong nhóm nên chữa thói quen sợ hãi bằng –
3. Một phương pháp trực tiếp gồm sự thư giãn, sự định trí (concentration), sự tĩnh lặng (stillness), và làm phấn khích toàn bộ phàm-ngã với ánh sáng trắng tinh khiết. Hãy tiến hành theo cách sau đây:
Chúng ta sẽ thí dụ rằng bạn đang ở trong một trạng thái hoảng loạn; các gợi ý về điều khó chịu rất lớn đang ùa vào; sự tưởng tượng của bạn đang tha hồ hoành hành, còn thể trí của bạn thì làm mạnh lên sự náo loạn đó. Đừng quên rằng những nỗi sợ hãi của một người thiên về tình cảm vốn không quá mạnh như những sự sợ hãi của bạn. Vì có một thể trí mạnh mẽ, bạn phủ các phản ứng sợ hãi của bạn với chất trí, được tiếp sinh khí cao độ, làm cho một hình tư tưởng mạnh mẽ được tạo ra. Hình tư tưởng này lưu chuyển giữa bạn và sự kiện gây sợ hãi. Khi nhận thức được điều này, bạn sẽ khởi sự tìm kiếm sự yên tĩnh. Bạn sẽ thư giãn thể xác của bạn, cố gắng làm tĩnh lặng thể cảm dục của bạn trong chừng mực có thể được, và làm ổn định thể trí. Kế đó hình dung ra bạn (phàm-ngã), linh hồn và Chân Sư – Ngài, là đỉnh của tam giác, − với sự khoan thai, bạn sẽ cầu xin ban xuống một dòng ánh sáng trắng thuần khiết, và tuôn đổ nó xuyên qua các hiện thể thấp của bạn, bạn sẽ tẩy rửa hết tất cả những gì cản trở. Tiếp tục tiến trình này cho đến khi bạn nhận ra rằng công việc cần thiết được hoàn thành. Lúc đầu, bạn có thể phải làm điều đó nhiều lần. Về sau thì chỉ một lần là có thể đủ, và sau đó nữa thì toàn bộ tiến trình có thể là không cần thiết, vì bạn đã đạt được sự chinh phục.
Cách này áp dụng cho những sự sợ hãi liên quan đến phàm-ngã. Bạn sử dụng khía cạnh bác ái, làm tràn ngập chính mình với bác ái và ánh sáng. Những nỗi sợ chính đáng
346 vốn phát sinh từ những sự việc liên quan đến các hoàn cảnh của việc phải làm, và từ sự hiểu biết về những điều trở ngại đã thành hiện thực trước công việc, thì phải được hành xử
hơi khác đi. Ở đây lại là một phương pháp xác định phải được tuân thủ:
− Làm tĩnh lặng thể xác.
− Làm êm dịu bằng sự ức chế tạm thời thể cảm dục.
− Liên kết với Ego, và chắc chắn suy ra phương pháp thích hợp về trình tự trong việc đáp ứng với khó khăn. Sau khi đã tận dụng tất cả các phương pháp hợp lý cao siêu và đã thấy rõ phương hướng hành động, lúc bấy giờ bạn − Hãy nâng rung động của bạn lên càng cao càng tốt và cầu xin ban xuống, từ các phân cảnh trực giác, thêm ánh sáng vào nỗi khó khăn. Nếu trực giác và khả năng lý luận của bạn tạo ra sự hòa hợp và do đó chỉ ra lối thoát, bấy giờ hãy tiến hành. Khi một sự kiện huyền bí vượt qua mọi tranh cãi, bạn biết rằng giờ đây không gì có thể xảy ra trừ những gì thể hiện cho điều tốt nhất. Bạn chắc chắn về sự hướng dẫn, và người nào nhìn thấy cái kết cuộc từ lúc bắt đầu như vậy thì sẽ không phạm sai lầm nào.
Một loại sợ hãi thứ ba – mà người tìm đạo tiếp xúc ngày càng nhiều khi họ phát triển sức mạnh và tính hữu dụng trong việc phụng sự − dựa trên sự nhận thức về các mãnh lực đang hoạt động chống lại Thiên-Cơ và gây trở ngại cho công việc cần được thi hành. Các cuộc tấn công huyền bí và các năng lực huyền bí, đối chọi với người tìm đạo, sẽ xảy ra; chúng có thể làm cho năng lực của chúng được cảm nhận ở một trong các hiện thể và – trong các trường hợp hiếm có − nơi người tìm đạo khá quan trọng, thì trên tất cả các thể cùng một lúc. Đôi khi chúng sẽ là các cuộc tấn công được nhắm vào người phụng sự riêng lẻ, đôi khi nhắm vào các nhóm người phụng sự. Để chống lại chúng, bạn vận dụng phương pháp đầu tiên với những bổ sung và thay đổi như sau. Bạn liên kết chính bạn, hoặc là như một cá nhân, hoặc tạo thành một cá nhân trong một nhóm với linh hồn của chính bạn và
347 với Thánh-Sư Đoàn (Lodge of Masters), không chỉ với Chân Sư của riêng bạn, mà còn với Huynh Đệ Đoàn (Brotherhood) mà bạn đang phục vụ. Kế đó, khi đã đạt được sự yên tĩnh, bạn hình dung ra các Chân Sư mà bạn biết và nâng rung động của bạn lên cao hơn nữa, bạn nối kết, nếu có thể, với các Đức Chohans, với Đức Christ và Đức Bàn Cổ (Manu), tùy theo đường lối, thuộc về tôn giáo hoặc chính trị, mà bạn có thể đang hành động theo đó, và cuộc tấn công sẽ đến theo lối đó. Kế đó bạn tuôn đổ qua chuỗi liên kết, và qua mọi hiện thể (vận-thể) một dòng ánh sáng tím. Phương pháp này chỉ sử dụng khi nhu cầu cấp bách và sự cần thiết lớn lao. Lý do cho sự thận trọng nằm trong hiện thể dĩ thái, thể này vốn đáp ứng mạnh mẽ nhất với màu tím.
Với những biện pháp phòng ngừa trong thể trí, sự rung động do sợ hãi có thể được đối mặt và cuối cùng bị loại bỏ. Đối với người phụng sự thì các lo sợ thuộc vào hai loại: Sợ những gì mà tương lai nắm giữ, và thứ hai, nghi ngờ về kết quả của bất kỳ nỗ lực nào. Với hầu hết con người, đó là sự kết hợp của cả hai. Đa số người tìm đạo không có nghi ngờ cơ bản nào về vấn đề tối thượng, nhưng đôi khi họ vẫn nghi ngờ việc tiến hành những vấn đề đó trong hiện tại, và họ cũng chùn bước trước con đường nỗ lực, vì biết – và biết một cách chính xác – rằng nó dẫn qua sự thử thách và nỗi cô đơn để đến Chân (Feet) của Đấng Điểm Đạo (Hierophant). Họ cũng đang bị khốn khổ bởi các rắc rối và các rung động cao vốn dường như phát ra từ các nguồn tâm linh cao. Các rung động mạnh mẽ sẽ đến với tần số ngày càng tăng, và khi nhân loại phát triển trong diễn trình tiến hóa thì các rung động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và các phản ứng của chúng phải được đối phó trong minh triết.
Hai điều hiện ra khi sự rung động tinh thần mạnh mẽ quá mức. Mọi nguyện vọng tốt lành và các rung động cao đồng bộ đều được kích thích, và thứ hai, tất cả những gì mà chúng ta gọi là “tà lực” (“evil”), cũng được kích thích. Người tìm đạo nên ghi nhớ điều này một cách cẩn thận. Có thể có biểu hiện một yếu tố như là một làn sóng tội ác, nhưng cũng sẽ có biểu hiện một số ngày càng nhiều các nhóm vốn tượng
348 trưng cho nỗ lực tinh thần và khát vọng cao siêu. Ảnh hưởng của sự nâng cao mức rung động nơi bạn, là người tìm đạo, cũng có thể biểu lộ theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể dẫn đến sự mệt mõi về thể xác, và điều này phải được xử lý – không phải bằng cách ngủ và nghỉ quá nhiều, mặc dù một tỷ lệ đúng của chúng là cần thiết – nhưng trên hết là bằng một sự thay đổi về rung động, về trò tiêu khiển và giải trí. Thứ hai, nó thường dẫn đến một sự buồn nản sâu xa, đến một sự lắng xuống hoàn toàn của trái tim khi đối mặt với tương lai. Tuy nhiên, hãy đối mặt với tương lai đó, và hãy nhớ rằng những gì mà tương lai nắm giữ không được tiết lộ, nhưng “niềm vui sẽ đến vào buổi sáng”. Nó cũng dẫn đến một sự nhạy cảm của thể cảm dục mà có lẽ còn khó chịu đựng hơn. Điều này phải được cá nhân giải quyết theo cách tốt nhất mà y có thể, ghi nhớ các gợi ý mà Tôi đã cung cấp cho y. Nó cũng dẫn đến một sự kích thích thường xuyên của các nguyên-tử trong các hiện thể khác nhau và sự rung động ổn định, cố kết của chúng. Nó nâng lên một chút gần với mục tiêu, mặc dù có lẽ người tìm đạo không thể nhận ra nó.
Mọi việc đều tùy thuộc vào khả năng của đệ-tử để hiểu được ý nghĩa bên trong của mọi biến cố. Toàn thể sự tiến bộ của y trên Thánh Đạo đều dựa trên thái độ của y trong việc tạo ra giáo huấn của riêng y. Chỉ khi nào chúng ta chuyển hóa các bài học trên các nội cảnh giới thành kiến thức thực tiễn, thì chúng mới trở thành một phần kinh nghiệm riêng của chúng ta và không còn mang tính lý thuyết nữa. Việc mở rộng tâm thức nên là một kinh nghiệm thực tế ngày càng tăng. Các lý thuyết đều không có giá trị cho đến khi chúng ta đã thay đổi chúng thành thực tế. Đó là giá trị của việc thiền định trên một lý tưởng. Trong khi thiền định, các tư tưởng của chúng ta rung động tạm thời theo mức độ của khái niệm, và cuối cùng rung động đó trở thành vĩnh viễn.
Những người, với đôi mắt mở rộng, tiến nhập vào sự huấn luyện huyền bí, thực sự cần tính đến cái giá phải trả. Phần thưởng cuối cùng thì lớn, nhưng con đường thì gian khổ, và nhà huyền linh học chân chính bước đi một mình trên đó. Khả năng để đứng một mình, để đảm nhận trách nhiệm,
349 và kế đó để vượt qua tất cả chỉ với một mình, và để đương đầu với tà lực nhằm đạt được điều thiện hảo, là dấu hiệu của một Huynh Đệ Chính Đạo (a White Brother). Kế đến hãy sẵn sàng cho sự cô đơn, cho các nguy hiểm có một đặc tính không rõ rệt và mơ hồ, và mong đợi để thấy kiếp sống của bạn được trải qua mà không có phần thưởng nào dính dáng đến phàm ngã. Chỉ khi nào tâm thức mở rộng, và người ta nhận thấy vị trí thực sự của y trong tổng thể vũ trụ thì phần thưởng mới trở nên rõ ràng; nhưng hãy chấm dứt sự sợ hãi, và hãy biết rằng phàm-ngã chỉ là tạm thời, và nếu nó đau khổ thì có đáng gì đâu? Một điều tốt nào đó được thành tựu đối với Tổ Chức Huynh Đệ đại đồng, một định luật nào đó được giải thích và được minh chứng trong cuộc sống mỗi ngày, có thể làm cho Chân Sư cuối cùng sẽ nói (vâng, cuối cùng, tức là sau khi tất cả đã xong) hay lắm! Do đó hãy để đôi mắt của bạn tiếp tục nhìn thẳng. Đừng quay sang phải mà cũng đừng quay sang trái. Con đường dẫn lên trên và đưa đến sự rung động nhanh chóng hơn và độ nhạy cảm lớn lao hơn. Hãy tìm kiếm điểm
cân bằng trong hoạt động của bạn và duy trì sự cân bằng đó, trong những năm tiếp tục nhiều công việc, nhiều áp lực và nhiều đau khổ.
Liệu bạn có đủ mạnh để nhìn thấy nỗi thống khổ của thế giới, để nhìn thấy điều bất hạnh và tuy thế vẫn giữ vui vẻ chăng? Liệu bạn có thể là một người hợp tác trong việc thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại và thấy sự cần thiết đối với tình trạng rối loạn và đối với sự kỷ luật nhưng không hành động để ngăn chận làn sóng của sự phiền muộn chăng? Nhiều linh hồn được chọn và chịu thử thách đang được đào tạo trên khắp thế giới ở thời điểm hiện tại. Các Chân Sư bị tràn ngập với công việc, và thời gian của các Ngài thì quá bận rộn. Các Ngài ban phát những gì mà các Ngài có thể chỉ với cá nhân người tìm đạo, tùy vào việc sử dụng được thực hiện từ những gì được ban cho.
Những người trong chúng tôi vốn trông nom và hướng dẫn ở khía cạnh bên trong của sự sống, có lẽ nhận thức rõ hơn sự hiểu biết của bạn, vốn là người đang chịu đựng gánh nặng và sức ép tâm lý của cuộc sống ở cõi trần. Chúng tôi biết các khiếm khuyết thể chất của bạn và chắc chắn một ngày nào đó có thể trợ giúp trong việc tạo nên các thể mạnh mẽ cho việc phụng sự thế gian. Bây giờ − chướng khí của cõi cảm dục như thế – thì đối với các bạn, các đồng đạo đang đấu
350 tranh của chúng tôi, gần như là không thể có sức khỏe tráng kiện được; nghiệp quả của thế gian ngăn chận điều đó. Sự đồi trụy về cảm dục (astral corruption) và những nơi ô uế bẩn thĩu của các phân cảnh thấp của cõi trí đã đầu độc mọi thứ, và may mắn cho ai thoát được. Chúng tôi quan sát với sự trìu mến tất cả các bạn, những người mà, với các thể yếu ớt và nhạy cảm, vẫn đấu tranh, làm việc, chiến đấu, thất bại, tiếp tục và phụng sự. Không một giờ phụng sự nào được cống hiến trong sự đau khổ và căng thẳng, không một ngày lao động nào bị theo sau với các dây thần kinh bị tra tấn, với cái đầu mệt mỏi và với trái tim đau đớn, được phép bỏ qua không được chú ý. Chúng tôi biết và chúng tôi quan tâm, tuy nhiên, chúng tôi không thể làm gì được cả, còn bạn, đang đấu tranh trong lĩnh vực của thế gian, có thể làm trong số những gì được đòi hỏi. Nghiệp quả của thế gian nhấn chìm mỗi người trong các bạn ở thời kỳ này. Phải chi bạn có thể nhận thức được điều đó, thời gian còn ngắn và sự nghỉ ngơi, vui chơi và an bình đang tiến đến.
Chiến thắng đã đạt được một nửa, những ngày đã trải qua với một mức độ thành công nào đó, tuy nhiên, với một lý tưởng chưa đạt tới, những phút giây kiệt quệ của linh hồn và thể xác khi sự trống rỗng của mọi thứ, ngay cả chính công việc phụng sự, có vẻ là điều đáng chú ý duy nhất, các tuần và các tháng của sự nỗ lực và của sự đấu tranh chống lại với các xung đột không thể vượt qua ở bề ngoài, chống lại năng lực kỳ diệu của các mãnh lực tiến hóa, chống lại xu thế ồn ào của sự vô minh của thế gian, − tất cả đều được biết đến. Hãy yên tâm trong sự tin chắc rằng bác ái vẫn cai quản mọi việc; hãy can đảm do nhận thức rằng Thánh Đoàn (Hierarchy) vẫn bền vững (stands).
Những người sẽ dạy thế giới thêm về các Chân Sư (Masters) và đang được huấn luyện để trở thành các tiêu điểm tiếp xúc, đều phải chịu một sự rèn luyện kỷ luật rất khắt khe. Họ được thử nghiệm theo mọi cách có thể có, và được dạy nhiều thông qua kinh nghiệm cay đắng. Họ được dạy để không coi trọng một sự công nhận nào. Họ được huấn luyện để không xét đoán theo vẻ bên ngoài mà chỉ theo cái thấy bên trong. Năng lực để nhận ra mục đích của Chân Sư và khả năng yêu thương được xem là hết sức quan trọng.
Những người tìm đạo vốn đang tìm cách để được chọn cho công việc với cương vị là các đệ-tử, phải mất hết mọi ham muốn đối với những sự việc của bản ngã, và phải sẵn lòng
351 bằng bất cứ giá nào để trả cho cái giá của tri thức. Nếu sự thử thách là để được cung cấp cho thế giới thuộc lĩnh vực chủ quan về thực tại thì nó sẽ được mua với máu của trái tim, vì chỉ “trong máu của trái tim” mà người ta mới có quyền năng một cách an toàn và vận dụng một cách khôn ngoan. Khi bạn tiếp tục và, với tư cách người tìm đạo, nghiên cứu các định luật còn ẩn tàng của thiên nhiên, bạn sẽ nhận thức sự cần thiết cho cái giá được trả. Việc khai mở tâm linh về tính cách người đệ-tử phải theo kịp với kiến thức bên trong của y. Kiến thức này phát triển theo ba cách:
1. Bằng những sự mở rộng tâm thức rõ rệt, nó mở ra cho vị đệ-tử một sự nhận thức về các điểm cần được đạt tới. Điều này tạo ra trong trí của y một sự trình bày rõ ràng về những gì ở phía trước cần được nắm bắt, và là bước đầu tiên hướng đến sự thành tựu. Một người tìm đạo chắc chắn được chọn ra trên các nội-cảnh-giới (inner planes), và được một đệ-tử tiến hóa hơn chỉ bảo công việc gì phải làm, cũng nhiều như một học sinh được thầy giáo của y chỉ cho bài học cần phải học.
2. Bước tiếp theo là sự quán triệt bài học và thể hiện ra trong việc thiền định và việc thử nghiệm về các chân lý được cảm nhận. Đây là một tiến trình dài dằng dặc, vì tất cả phải được đồng hóa và trở thành một phần thiết yếu của chính bản ngã người đệ-tử trước khi y có thể tiếp tục. Nó giống như việc thực hiện một bài toán số học – hết số này đến số khác,, hết dòng này đến dòng khác, việc tính toán được tiến hành cho đến khi có được đáp số. Công việc này được thực hiện cả trên các nội cảnh giới lẫn trên cõi trần. Ở Phòng Học Tập, học sinh được dạy mỗi đêm trong một thời gian ngắn, trước khi tiến hành bất kỳ công việc phụng sự nào. Y chuyển giáo huấn này vào ý thức não bộ hồng trần của mình dưới hình thức một sự quan tâm sâu sắc đến một số chủ đề, và theo một năng khiếu ngày càng tăng để suy nghĩ một cách cụ thể và trừu tượng về các vấn đề huyền bí khác nhau đang chiếm sự chú ý của y. Y cố gắng làm thí nghiệm và thử các phương pháp khác nhau để nghiên cứu các định luật, và trong một thời gian đạt được các kết quả có giá trị đối với y. Thời gian trôi qua và khi y chiếm hữu và biết nhiều hơn, kiến thức của
352 y có một hình thức tổng hợp và y trở nên sẵn sàng để dạy và truyền đạt cho người khác phần lắng đọng lại (residue) của tri thức mà y chắc chắn.
3. Việc giảng dạy cho người khác làm cho kiến thức tăng lên. Sự diễn giải về chân lý trong khi giảng dạy làm kết tinh các sự kiện đã được học, và trong sự tác động của những thể trí khác, rung động riêng của người tìm đạo trở nên bị kích thích với các cõi luôn cao hơn nữa, và trực giác mới và các tầm mức mới của chân lý này tuôn tràn về.
Theo cách này, khi một bài học đã được thấu triệt, thì một bài học thêm nữa được đưa đến, và khi một học sinh đã học được một loạt các bài học riêng biệt, y tốt nghiệp và vượt qua một cuộc điểm đạo. Toàn bộ nhóm mà y dạy được hưởng lợi bởi bước tiến của y, vì mỗi đệ-tử đều mang những người mà y dạy dỗ theo với y, theo một ý nghĩa kỳ lạ không thể xác định được. Lợi ích đối với đơn vị tạo phản ứng trên tổng thể. Một Chân Sư đưa các môn đồ của Ngài tiếp tục tiến lên với Ngài theo một cách tương tự. Vấn đề thực là khó hiểu và phần lớn là một trong những bí mật của định luật mở rộng rung động (law of vibratory expansion). Cuộc điểm đạo của Thượng Đế có một ảnh hưởng toàn vũ trụ.
Bạn có lý khi cho rằng con đường dự bị tương ứng với các giai đoạn sau của thời kỳ ấp ủ (gestation). Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, cái mà Kinh Tân Ước gọi là “Hài nhi trong Christ” (“Babe in Christ”) bắt đầu cuộc hành hương của con đường đạo. Cuộc điểm đạo thứ nhất chỉ tượng trưng cho sự bắt đầu. Một cấu trúc nào đó của đời sống chân chính, của tư duy và của hành vi đã đạt được; hình hài mà Đức Christ sẽ chiếm ngụ đã được kiến tạo, và bây giờ hình hài đó sẽ được làm linh hoạt và được ngự bên trong (indwelt). Sự sống Christ nhập vào, và hình hài trở nên sống động. Ở đây có ẩn chứa sự dị biệt giữa lý thuyết và việc làm cho lý thuyết đó thành một thành phần của chính bạn. Bạn có thể có một bức tranh hoặc hình ảnh hoàn hảo, nhưng nó còn thiếu sự sống. Bạn có một người đã bắt chước cuộc đời của y theo thánh linh tới hết sức của y. Y có một bản sao tốt đẹp, tuy nhiên vẫn thiếu cái gì đó. Cái gì đó này là gì? Đó là sự biểu lộ của Christ nội tại. Mầm mống đã ở đó, nhưng nó nằm yên không hoạt
353 động. Bây giờ nó được nuôi dưỡng và được sinh ra, và đạt được cuộc điểm đạo đầu tiên. Khi đó thì vẫn còn nhiều điều cần được thực hiện. Sự tương đồng được hoàn thành. Vị đệtử Jesus đã trải qua nhiều năm giữa sự ra đời và lễ rửa tội. Ba cuộc điểm đạo còn lại được thực hiện trong ba năm. Bạn có cùng tình huống như vậy trên con đường của người tìm đạo.
Cuộc điểm đạo thứ hai đánh dấu thời điểm quyết định (crisis) của việc kiểm soát thể cảm dục. Sau lễ rửa tội (baptism), vẫn còn ba cám dỗ, thể hiện việc kiểm soát hoàn toàn ba hiện thể thấp. Rồi đến lễ Biến Hình (Transfiguration) được tiếp theo bằng kiến thức về tương lai và sự xả thân hoàn toàn (self-abnegation). Như vậy, bạn có thứ tự sau:
1. Lúc hoài thai – tức là sự biệt-ngã-hóa (individualization).
2. Chín tháng mang thai – tức là vòng hóa sinh (wheel of life).
3. Cuộc điểm đạo thứ nhất – tức là giờ sinh ra (birth hour).
Do đó, con đường đạo là một con đường mà trên đó việc mở rộng tâm thức đều đặn được trải qua với tính nhạy cảm ngày càng tăng theo các rung động cao siêu. Việc này thể hiện ra trước tiên như là sự nhạy cảm với tiếng nói nội tâm, và đây là một trong các năng lực cần thiết nhất trong một người đệ-tử. Các Đấng Cao Cả đang tìm kiếm những người có thể nhanh chóng tuân theo tiếng nói bên trong của linh hồn họ. Các thời điểm có tính quyết định và mọi người tìm đạo cũng được khuyến khích để làm cho chính họ cũng nhạy cảm với tiếng nói của Chân Sư của họ. Thời giờ của y hoàn toàn bị bận rộn, và các đệ-tử phải tự rèn luyện để trở nên nhạy cảm với ấn tượng của Ngài. Một ám chỉ nhẹ nhàng, một ngón tay chỉ, một đề nghị gấp rút, có thể là tất cả những gì mà Ngài có thời gian để đưa ra, và mỗi đệ-tử phải canh chừng. Áp lực trên các Ngài hiện giờ là rất lớn, cho nên các Ngài đang tiến gần hơn với cõi trần. Nhiều linh hồn có ý thức về các Ngài hơn so với khi các Ngài chỉ hoạt động trên các phân cảnh trí tuệ, và các Ngài, vì làm việc trên các cõi trọng trược hơn, nên cũng đang gặp những tình trạng khó khăn hơn. Chư thiên (devas) và các đệ-tử, những người tìm đạo và những người ở trên con đường dự bị hiện nay đang được tập trung xung quanh các Ngài, và đang được tổ chức thành các nhóm với công việc đặc biệt được ấn định. Một số linh hồn
354 chỉ có thể làm việc trong đội hình quần chúng, cùng nhau hợp thành nhóm và được hợp nhất bởi một hoài bão chung. Đó là đa số các giáo dân Cơ Đốc, chẳng hạn, trong các nhà thờ. Những người này không biết đến các định luật của huyền linh học, mà chỉ cảm nhận được chân lý bên trong, hoạt động trên các đường lối chuẩn bị khái quát. Họ được trợ giúp bởi các nhóm thần (devas) nhỏ hay các thiên thần, các vị này gợi ý, hướng dẫn và kiểm soát.
Những người khác tiến hóa hơn hoạt động trong các nhóm nhỏ hơn. Họ lý-tưởng-hóa hơn và trong số họ, bạn thấy có các nhà tư tưởng và các nhà lãnh đạo về cải cách xã hội, về cải tạo con người, và về lãnh đạo giáo hội, hoặc là người Cơ Đốc giáo, hoặc người Đông Phương. Các devas cao hơn hướng dẫn họ, tức các devas màu xanh và màu vàng, trong khi nhóm trước được hướng dẫn bởi các devas màu xanh và hồng.
Sau lưng họ có những người còn tiến hóa hơn nữa – đó là những người tìm đạo, các đệ-tử dự bị và các đệ-tử của thế gian. Họ làm việc một mình hoặc theo nhóm hai hoặc nhóm ba người, và không bao giờ theo các nhóm vượt quá chín người – ý nghĩa huyền bí của những con số này vốn cần thiết cho sự thành công của công việc của họ. Các đại thiên thần màu trắng và màu hoàng kim chăm lo công việc của họ.
Phía sau nữa của ba nhóm này là các Chân Sư và các devas của các phân cảnh vô sắc tướng – một Đại Huynh-Đệ Đoàn, thệ nguyện phụng sự nhân loại.
Các phong trào đang được phát động để làm chuyển hóa, nếu có thể được, các công việc hủy diệt thành hoạt động xây dựng. Thời điểm có tính quyết định, vì một sự tạm dừng đã xảy ra trong hoạt động của những kẻ hủy diệt. Có cơ hội cho trào lưu xoay chuyển và cho việc tái kiến tạo của đoàn thể xã hội.
Chính vì lý do này mà mỗi người trong các bạn cần thực hiện một sự cống hiến mới của chính mình cho công việc cứu chuộc. Các phàm nhân phải bị nhấn chìm. Người tìm đạo phải sống một cách vô tổn hại trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Bằng cách này, mỗi người trong các bạn sẽ cung cấp một vận hà thanh khiết, sẽ trở thành một tiền đồn cho tâm thức của Chân Sư và cung cấp một trung tâm năng lượng mà qua đó Huynh-Đệ-Đoàn (Brotherhood) có thể hoạt động.
Vấn đề hàng đầu của người tìm đạo là chế ngự bản chất
355 tình cảm. Khi đó, y chắc chắn thắng lợi ở trận địa Kurukshetra; các đám mây đã tan đi, và từ đó y có thể bước đi trong ánh sáng. Ở đây nên nhớ rằng chính sự tự do bước đi trong ánh sáng này mang theo với nó các khó khăn của riêng nó. Bạn thắc mắc điều này có thể là như thế nào? Tôi xin cung cấp cho bạn một luận cứ đơn giản, nhưng (Tôi nghĩ rằng bạn sẽ tìm thấy) có tính thuyết phục sau đây.
Thật vậy, khi một người bước đi trong ánh sáng của linh hồn y, và ánh sáng trong trẻo của mặt trời tuôn đổ qua y – tiết lộ Thánh-Đạo – cùng một lúc nó tiết lộ Thiên Cơ. Tuy nhiên, đồng thời, y bắt đầu biết được sự thực là Thiên Cơ (Plan) cho đến nay còn rất xa sự hoàn thiện. Bóng tối trở nên thực sự rõ ràng hơn; sự hỗn loạn, đau khổ và thất bại của các nhóm trên thế gian chắc chắn lộ ra; điều thô tục và sự bạo loạn của các mãnh lực hiếu chiến được nhận thấy, và toàn bộ sự bất hạnh của thế gian xông vào người tìm đạo đầy sửng sốt nhưng đã giác ngộ. Liệu y có thể chịu được áp lực này không? Liệu y có thể thực sự trở nên quen thuộc với sự đau buồn, và tuy thế mãi mãi hoan hỉ trong tâm thức thiêng liêng không? Liệu y có khả năng đối mặt với những gì mà ánh sáng tiết lộ và vẫn đi theo con đường của mình với sự thanh thản, tin chắc về chiến thắng tối hậu của điều thiện chăng? Liệu y có sẽ bị áp đảo bởi tà lực ngoài mặt, và quên đi trái tim Bác Ái đang đập nhịp đằng sau tất cả vẻ bên ngoài chăng? Tình trạng này nên luôn được đệ-tử ghi nhớ, nếu không y sẽ bị choáng ngợp bởi những gì mà y đã phát hiện ra.
Nhưng với sự giáng lâm của ánh sáng, y bắt đầu biết về một dạng năng lượng mới (đối với y). Y học cách làm việc trong một lĩnh vực cơ hội mới. Lĩnh vực trí tuệ mở ra trước mắt y, và y phát hiện ra rằng y có thể phân biệt giữa bản chất tình cảm với bản chất trí tuệ. Y cũng phát hiện ra rằng trí tuệ có thể được tạo ra để đảm nhận vị thế của chủ thể điều khiển, và rằng các mãnh lực hữu cảm thức đáp ứng một cách phục tùng với các năng lượng trí tuệ. “Ánh sáng của lý trí” mang lại điều này – cái ánh sáng vốn luôn luôn hiện hữu nơi con người, nhưng nó chỉ trở nên có ý nghĩa và có uy lực khi được nhìn thấy và được biết đến, hoặc là bằng giác quan, hoặc là bằng trực giác.
356 Nhiều giáo huấn sai lầm đang lan truyền vào những ngày này liên quan đến thể trí và linh hồn. Nó có thể được tóm tắt trong giáo huấn của một trường phái được giấu tên, như sau:
Thiên nhiên độc ác và có tính chọn lọc. Nó hoạt động theo Định Luật về sự sống còn của loài khỏe mạnh nhất (the fittest); trong tiến trình chọn lọc, hàng triệu sự sống bị hy sinh, và nhiều sự ra đời của các hình hài chẳng đi đến đâu cả. Do đó việc thành tựu sự sống linh hồn là một sự kiện hiếm có. Ít người có linh hồn và do đó chỉ có một vài người có được sự bất tử, và vì thế đi đến địa vị riêng của họ là có quyền không trở lại nữa. Phần còn lại không còn tồn tại, bị nhấn chìm và bị nuốt chửng trong diễn trình chung của thiên nhiên, và giới nhân loại nói chung là một sự vô dụng ngoại trừ một vài nhân vật nổi tiếng và quan trọng mà quá khứ và hiện tại tạo ra. Họ đã thành tựu nhờ sự hy sinh của số đông.
Nhưng phản ứng của chính con người đối với giáo huấn này là một câu trả lời đầy đủ. Ý thức về sự bất tử, sự tin chắc về một tương lai vĩnh cửu, niềm tin cố-hữu vào Thượng Đế, sự thiên khải về ánh sáng, việc đạt được một sự minh-triết vốn giúp và trợ lực không phải là đặc quyền của Senecas, của Thánh Pauls, của Akbars của nhân loại. Nó được tìm thấy (và đôi khi ở hình thức thuần khiết nhất của nó) nơi người nông dân khiêm tốn nhất. Những lời khuyên khôn ngoan thốt ra từ môi của người thất học, và một sự hiểu biết về Thượng Đế và một niềm tin vào sự bất tử của linh hồn được nhận thấy tiềm tàng trong trái tim của những người không được chờ đợi nhất, và thường là của những người tội lỗi nhất. Nhưng khi những người tiến hóa cao và thông minh nhất của nhân loại khám phá Ngọn Lửa thiêng trong chính họ, và đánh thức quyền năng của Đấng Điều Khiển tối cao, ngự nơi tâm của bản thể (being) của họ, họ rất dễ tự đặt mình vào một thứ hạng cao hơn những người khác, và xếp loại những người không có sự hiểu biết trí tuệ của họ về các phân hóa (differentiations) của sự phát triển tiến hóa là quá khác xa với họ, là không xứng đáng với danh xưng là các Con của Thượng Đế. Họ xem tất cả những người không hoạt động với
357 năng lượng trí tuệ là thiếu linh hồn, và do đó là không có sự tồn tại vĩnh cửu với tư cách là các cá thể. Đây chỉ là một ảo tưởng của thể trí, là một phần của đại tà thuyết chia rẽ, và cho thấy một cách mờ nhạt giai đoạn sắp tới, trong đó thể trí sẽ chiếm ưu thế và dẫn đi lạc lối như thể cảm dục vào lúc này.
Vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại năng lượng trí tuệ, mà cá nhân phải hoạt động với nó, và hãy xem coi bằng cách nào mà đại tà thuyết chia rẽ và “niềm tin sai lầm về sự từ bỏ” (“fallacy of repudiation”), như nó đôi khi được gọi thế, có thể được hóa giải.
Một trong những điều đầu tiên chúng ta phải nhớ khi chúng ta xem xét các loại năng lượng này, đó là xu hướng và hoạt động của chúng có thể được hiểu dễ dàng theo một ý nghĩa rộng lớn có liên quan với nhân loại, hơn là các tác động của chúng trong việc sử dụng năng lượng trí tuệ mang tính cá nhân. Chỉ một ít người cho đến nay đang sử dụng hữu thức loại mãnh lực này, và do đó chỉ một ít người có thể hiểu những gì nó thực sự gây ra. Càng ngày con người, với tư cách các đơn vị, sẽ càng tiến đến việc sở hữu di sản trí tuệ của họ, nhưng, nói về mặt số lượng, chỉ có một trong số mười nghìn người đang vận dụng năng lực vốn có này và hoạt động đầy hiểu biết trong thể trí của y.
Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào nhân loại nói chung và đưa mắt nhìn lại khắp sự phát triển của nhân loại trong quá khứ, chúng ta có thể thấy năng lượng trí tuệ đã có một ảnh hưởng rõ ràng nhất, và đã tạo ra các kết quả nổi bật như thế nào. Việc sử dụng hai yếu tố khiến phân biệt con người với con vật, cho dù y vận dụng chúng một cách hữu thức hay vô thức. Cả hai yếu tố đều tiềm tàng trong động vật, nhưng con người là thực thể duy nhất trong ba cõi thấp vốn có thể thu hoạch lợi ích từ chúng một cách có ý thức. Một trong các yếu tố này là sự đau khổ, còn yếu tố kia là khả năng phân biện (discrimination). Qua phương cách đau khổ và một tiến trình phân tích tiếp theo sau, về mối liên hệ cộng thêm ký ức và sự hình dung, con người đã học để tránh điều gì và vun bồi điều gì. Điều này hoạt động trong lĩnh vực của các sự việc xảy ra ở cõi trần và của kinh nghiệm giác quan. Nhờ sự phân biện về các ý tưởng và về các luồng tư tưởng, con người đã học được cách quyết định về những gì để làm cơ sở cho các hoạt động
358 của mình trong mọi bộ môn của các sự việc của con người, mặc dù y chỉ có một hiểu biết chưa hoàn chỉnh về bản chất thực sự của các ý niệm, và việc áp dụng của y đối với những chân lý được cảm nhận là rất bất toàn. Sự kiện rằng y thường chọn lựa một cách kém khôn ngoan, rằng các ý tưởng đang chi phối cách hành xử tập thể không phải là các ý tưởng cao nhất, rằng công luận mà ai cũng biết được nặn đúc bởi những lợi ích cá nhân và ích kỷ, có thể chỉ là sự thật rất đáng buồn. Tuy nhiên – nhờ sự đau khổ và việc học cách vận dụng quyền năng lựa chọn trong lĩnh vực tư tưởng – con người đang vững tiến về phía trước, hướng tới sự tự do hoàn toàn và sự kiểm soát hoàn toàn cõi trần gian mà nó có quyền kế thừa. Liên quan đến hai đặc điểm này của con người, Cổ Luận nói một điều gì đó chuyển tải nhiều vẻ mỹ lệ được che đậy trong ngôn ngữ biểu tượng. Các thành ngữ được viết như sau và phải ghi nhớ trong khi suy nghĩ về chúng, rằng, nước tượng trưng cho khả năng tri giác (sentiency) hoặc phản ứng cảm dục, còn lửa là biểu tượng của trí năng (mentality, trí lực).
“Nước an ủi làm nguôi đi. Chúng từ từ mang lại sự khuây khỏa, tách hình hài ra khỏi tất cả những gì có thể xúc động. Trạng thái bừng bừng run rẩy vì xúc động của sự ham muốn kiềm nén lâu ngày chịu thua ngụm nước mát. Nước và nỗi đau phủ định nhau. Tiến trình của ngụm nước mát thì lâu dài.
“Ngọn lửa đang cháy, phóng thích tất cả những gì ngăn chận con đường của sự sống. Chí phúc (Bliss) đến và theo sau lửa, vì lửa ở trên nước. Nước và lửa pha trộn nhau và gây ra đại HuyễnTưởng (Illusion). Sương mù mà chúng tạo ra, cùng sương muối, hơi nước và tiếng ồn, che đi Linh Quang, giấu đi chân lý và ngăn chận mặt trời.
“Ngọn lửa cháy dữ dội. Đau khổ và nước biến mất. Sự lạnh lẽo, hơi nóng, ánh sáng ban ngày, ánh sáng rực rỡ của mặt trời đang mọc và tri thức hoàn hảo của Chân-Lý xuất hiện.
“Đây là con đường cho tất cả những ai tìm kiếm ánh sáng. Hình tướng đầu tiên và mọi khát khao của nó. Kế đó là đau khổ. Kế đó nước làm êm dịu và sự xuất hiện của một ngọn lửa nhỏ. Ngọn lửa lớn lên, và sức nóng sau đó trở nên linh hoạt trong phạm vi nhỏ và thực hiện công việc bốc lửa của nó. Độ ẩm cũng được nhìn thấy; sương mù dày đặc, và sự hoang mang đáng buồn thêm vào với sự đau khổ, vì những người sử dụng lửa trí tuệ trong giai đoạn đầu bị lạc lối trong một ánh sáng hão huyền.
“Sức nóng trở nên mãnh liệt; kế tiếp đến việc mất năng lực đưa đến đau khổ. Khi giai đoạn này đã được phát triển, kế đến là
359 sự chiếu rọi của mặt trời không bị ngăn trở và ánh sáng rạng rỡ trong trẻo của chân lý. Đây là con đường trở lại Trung tâm được che giấu.
“Hãy vận dụng sự đau khổ. Hãy kêu cầu ngọn lửa, hỡi kẻ hành hương nơi một vùng đất xa lạ. Dòng nước tẩy đi bùn nhờn của sự tăng trưởng của thiên nhiên. Các ngọn lửa đốt cháy các hình tướng gây cản trở vốn tìm cách giữ lại kẻ hành hương, và nhờ thế chúng mang lại sự giải thoát. Các luồng nước sống động, như một dòng sông, cuốn những người hành hương đến Tâm của Từ Phụ. Ngọn lửa phá hủy bức màn che Thánh Diện của Đấng Từ Phụ”.
Có lẽ một trong những điều đầu tiên mà mỗi đạo sinh phải học, khi y tìm cách nắm bắt bản chất và cách vận dụng thể trí, đó là công luận phải nhường chỗ cho ý thức cá nhân về điều phải, và sau đó ý thức cá nhân đó phải được sử dụng và được tập trung đến nỗi nó được nhìn thấy trong tầm vóc đúng của nó là cái mầm sống động, vốn có thể mở rộng thành đóa hoa thiêng liêng của Con của Trí Tuệ, tức là Manasaputra, và là tuyến dẫn trở lại vào lĩnh vực của Thiên Trí (Universal Mind). Tuyến này và ý thức này, khi được noi theo, sẽ dẫn cá nhân vào Phòng Hội Đồng Huyền Linh, trong đó các kế hoạch và mục đích của Sự Sống vĩ đại sẽ bộc lộ ra, và trong đó mọi ích kỷ và sự tự tư tự lợi của con người tàn tạ trong ánh sáng trong trẻo của Thiên Ý. Nhờ sự hiểu biết đúng, sử dụng đúng và kiểm soát bản chất cảm dục, và một sự hiểu biết về bản chất của ý thức tri giác, con người có thể thâm nhập vào ngay tâm của chính Thượng Đế, và biết bỏ qua mọi sự tranh luận thì mọi sự đều tốt đẹp, vì tất cả là Bác Ái. Nhờ sử dụng đúng đắn thể trí, và nhờ hiểu biết đúng về bản chất của trí tuệ, con người có thể nhập vào trí của Thượng Đế và biết rằng tất cả đều tốt đẹp, vì tất cả đều được hoạch định, và thiên ý (divine purpose) đang tiến hành vững chãi các mục tiêu của mình.
Công việc của các vị Adepts thời Atlantis là tạo ấn tượng lên tâm thức của thế gian sự thật rằng Thượng Đế là Bác Ái (Love). Đây là một sự diễn đạt có tính biểu tượng về chân lý, như là việc sử dụng từ ngữ Thượng Đế. Công việc của các vị Adepts thời Aryan là tạo ấn tượng lên tâm thức của
360 thế gian rằng Thượng Đế là Ý Chí (Will). Để làm điều này cho gia đình nhân loại, các Ngài làm việc với trí tuệ để đưa nó vào sự kiểm soát, để bắt các hình tướng khác phụ thuộc vào thể trí, và qua thể trí để tiết lộ cho con người tầm nhìn về những gì đang là và những gì sẽ là. Do đó con người được đưa vào ngang hàng với (into line with) bí huyệt đầu thuộc về nội môn của Sự Sống duy nhất. Trong giới động vật, nhờ sự phát triển của cảm thức (sentiency) và sự khai mở được liên kết của nó qua đau khổ, các Ngài đang đưa những loại hình hài này vào ngang hàng với bí huyệt tim trong Thiên Nhiên. Đây là một thành ngữ truyền đạt một chân lý vốn không thể được diễn tả rõ ràng hơn, cho đến khi nào tâm thức của con người đã trở nên bao gồm hơn. Qua màu sắc trong giới thực vật, các hình thức của sự biểu lộ thiêng liêng đó cũng được đưa vào sự tiếp xúc rung động với trung tâm lực đó trong Thiên Nhiên, vốn tương tự với bí huyệt cổ họng trong con người.
Trong việc sử dụng những thuật ngữ này, Tôi đề cập chủ yếu đến Sự Sống đang tự biểu lộ qua hành tinh của chúng ta, đến Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, nhưng ý tưởng có thể (không cần phải nói) được tiến tới để bao gồm Sự Sống vĩ đại mà Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta chỉ là một phản ánh và là một biểu hiện của sự sống đó. Con người, bộ não của thiên nhiên; các loài động vật, sự biểu hiện của trái tim; thế giới thực vật, sự biểu hiện của lực sáng tạo hoặc của bí huyệt cổ họng; ba giới này trong thiên nhiên tạo thành, theo một cách đặc biệt, các tương ứng với ba bí huyệt cao trong con người, vì ba giới ở trên vòng cung tiến hóa giáng hạ tương ứng với ba bí huyệt thấp hơn, và giới khoáng chất – ý tưởng có thể dường như khó hiểu đối với những ai trong các bạn vốn chưa có ý thức về khía cạnh sự sống – tương ứng với bí huyệt đan điền, nơi tiếp nhận và phân phối vĩ đại giữa những gì ở trên với những gì ở dưới.
Các tương đồng này thay đổi theo thời gian. Trong thời Lemurian, khi xem nó như là một giới trong thiên nhiên, nhân loại biểu lộ trạng thái của huyệt đan điền (solar plexus), trong khi giới động vật tiêu biểu cho bí huyệt xương cùng,
361 còn bí huyệt ở đáy cột sống được tượng trưng bởi giới thực vật. Ở giữa thời kỳ Atlantis, khi một số thay đổi và thí nghiệm lớn được tiến hành, một sự biến chuyển trong toàn bộ diễn trình xảy ra; một số egos tiến nhập vào, như bạn đã biết, như được thuật lại trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm và trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, và một bước tiến phi thường về phía trước trở nên có thể xảy ra nhờ các nỗ lực của họ. Chitta hay chất trí (mind-stuff) trở nên rung động mạnh mẽ hơn, và hiện giờ chúng ta có giai đoạn hoạt động mãnh liệt nhất của nó theo ý nghĩa cụ thể.
Chúng ta được dạy trong giáo lý nội môn rằng cả ba trạng thái của Thượng Đế tính, bản thân chúng có ba phần, và do đó chúng ta có thể phân chia năng lượng trí tuệ trong phạm vi mà nhân loại có liên quan cũng thành ba khía cạnh.
Do đó chúng ta có:
1. Trí cụ thể thấp, được gọi là chitta hay là chất trí (mind stuff) theo Yoga Điển Tắc của Patanjali.
2. Trí trừu tượng, hay là trạng thái của trí có liên quan đến thế giới ý niệm.
3. Trực giác hay lý trí thuần túy, mà đối với con người, là khía cạnh cao nhất của trí năng (mentality, trí lực).
Ba khía cạnh này tìm thấy sự phủ bóng (overshadowing) của chúng hay phạm vi bao phủ của sự biểu lộ trong trạng thái thứ ba của Ngôi Lời (Logos), mà chúng ta gọi là Thiên Trí (Universal Mind), tức Thượng Đế (Deity) thông tuệ hoạt động. Các đường lực (lines of force) từ ba khía cạnh thấp này dẫn trở lại (nếu người ta có thể sử dụng một diễn đạt không thích hợp như thế) lên đến cõi thứ ba, trong khi các đường lực cảm dục dẫn trở lại đến cõi thứ hai hay cõi Chân Thần (monadic plane) mặc dù trong phạm vi mà ý thức con người có liên quan, thì chúng chỉ dẫn trở lại đến cõi bồ đề hay cõi trực giác (buddhic or intuitional plane).
Thật thú vị khi lưu ý rằng giống như Monad, bị thúc đẩy bởi dục vọng (desire), tạo ra hình thái của sự sống mà chúng ta gọi là phàm-ngã, cũng thế, trạng thái trí tuệ, như một phần của mục đích đang thể hiện qua Thiên Trí, trong hình thức của nó, tạo ra sự biểu lộ mà chúng ta gọi là một Manasaputra, Đấng Con của Trí (Son of Mind) vĩ đại trên cõi trí. Do đó chính nguyên khí trí-tuệ trong nhân loại mới mang Chân-ngã-thể (egoic body), tức thể nguyên nhân (causal vehicle), tức karana shrira, hoa sen có mười hai cánh, vào
362 biểu lộ. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta đang nói hoàn toàn theo các thuật ngữ của khía cạnh hình tướng. Lý do của việc này nằm trở lại trên các cõi vũ trụ, mà trên đó Đức Hành Tinh Thượng Đế có sự sống của Ngài. Xung lực đến từ cõi cảm dục vũ trụ, tạo ra sự tồn tại hình tướng, và sự biểu lộ cụ thể − vì mọi sự chiếm hữu hình hài đều là kết quả của dục vọng. Ý- muốn tồn-tại (will-to-be) trong thời gian và không gian đến từ cõi trí vũ trụ, nó tạo ra bảy nhóm sự sống chân ngã và luồng lưu xuất (outpouring, luồng sinh lực của Thượng Đế) thứ ba.
Do vậy, người ta sẽ thấy, làm thế nào mà việc vận dụng đúng năng lượng của vị điểm đạo đồ đưa y không những tiếp xúc với các cõi cao của thái-dương-hệ, mà còn với những cõi giới vũ trụ, mà trên đó Thượng Đế (Logos) của chúng ta có trạng thái Phàm-Ngã của Ngài, các từ ngữ này được theo cách biểu tượng. Việc vận dụng đúng năng lượng vật chất của vị điểm đạo đồ mang lại cho vị này sự tự do của cõi hồng trần vũ trụ. Việc sử dụng đúng năng lượng cảm dục mang lại cho y quyền năng trên cõi cảm dục vũ trụ, và việc sử dụng đúng năng lượng trí tuệ đưa y vào cõi trí vũ trụ. Như vậy, suy ra ba bí huyệt cao trong con người khi hoạt động hoàn hảo, thực hiện vai trò của chúng trong việc đưa năng lượng từ các lĩnh vực cao quý vào lĩnh vực hoạt động của vị điểm đạo đồ, và là con đường đi vào các lĩnh vực từ trước đến giờ vẫn còn đóng đối với y.
Mỗi bí huyệt hay luân xa (chakra) gồm có ba vòng xoắn trộn lẫn (interblending) đồng tâm, hay là các bánh xe, mà trong con người tâm linh trên con đường dự bị vốn chuyển động chậm theo một hướng, nhưng dần dần tăng nhanh hoạt động của chúng khi y đến gần cổng của Con Đường Điểm Đạo. Vào lúc điểm đạo, trung tâm của luân xa (một điểm lửa tiềm tàng) được chạm đến, và chuyển động quay bắt đầu được tăng cường, và hoạt động theo bề đo thứ tư. Thật khó để diễn tả những ý tưởng này bằng những lời mà người chưa được điểm đạo có thể hiểu, nhưng hiệu quả có thể được mô tả như là một sự biến đổi từ một sự quay nhịp nhàng sang
363 một sự phát xạ lấp lánh, một “bánh xe quay trên chính nó”, như các Kinh Thánh cổ xưa diễn tả. Do đó, khi nhờ sự thanh lọc, sự tuân giữ quy luật, và một đạo tâm không cho phép một sự cản trở nào, và chấm dứt, không còn đau khổ nữa, người tìm đạo đã làm cho các bí huyệt của mình đập nhịp và xoay vòng, bấy giờ − và chỉ bấy giờ − Chân Sư có thể dẫn y vào diện kiến Đấng Điểm Đạo (Hierophant). Lúc ấy, Đấng Điểm Đạo, với hiểu biết đầy đủ về cung của đệ-tử và về cung phụ của y, cả cung chân ngã lẫn cung phàm-ngã, và nhận biết bất kỳ nghiệp quả nào vẫn còn có thể lảng vảng, Ngài chạm vào một hoặc các bí huyệt trong tuyến để làm linh hoạt (vivification), và ngọn lửa tiềm tàng bấy giờ sẽ đổ dồn lên và trở nên được tập trung (focalised). Hãy luôn nhớ rằng ngay khi làm linh hoạt một bí huyệt, luôn luôn có việc tiếp sinh lực (vitalisation) tương ứng cho bí huyệt đầu tương tự, cho đến khi cuối cùng bảy bí huyệt trong cơ thể và bảy bí huyệt trong đầu xoay cùng một lúc. Cũng nên nhớ rằng ngay khi bốn cung thứ yếu chuyển vào ba cung chính, thì bốn bí huyệt nhỏ cũng xúc tiến sự tương ứng và đi vào kỳ qui nguyên (pralaya), tìm thấy điểm tập trung của chúng ở bí huyệt cổ họng. Như vậy bạn sẽ có ba bí huyệt – đầu, tim và cổ họng – mang lửa nội tại, với ba bí huyệt chính ở đầu cũng rung động cùng lúc.
Tôi hiểu rằng tất cả việc này đều phức tạp và có tính chuyên môn. Tuy nhiên, nó có vị trí và giá trị của nó, và nhiều điều được truyền đạt ở đây sẽ tìm thấy sự hữu dụng của nó khi tất cả các bạn được qua tới bờ bên kia, và một nhóm người tìm đạo mới sẽ tiếp bước các bạn. Việc huấn luyện thể trí có một giá trị, và nhiều người né tránh các vấn đề chuyên môn như vậy, ẩn đằng sau một sự chú trọng vào khía cạnh sự sống của chân lý, tất cả đều do một sự lười biếng về trí tuệ cố hữu. Cái mà bây giờ bạn đang nhận được chỉ là kiến thức sơ đẳng của huyền bí học. Thế nên đừng lảng phí thời gian vào việc suy diễn quá chi tiết. Tất cả những gì có thể có hiện giờ là một nét phác thảo đại cương tổng quát, là sự dè dặt đầy nhẫn nại, là một sự sẵn lòng để nhận ra những hạn chế của bộ óc vật chất và là việc chấp nhận một giả thuyết. Hãy tin những giả thuyết này là có thể có, trừ phi trực giác của bạn chống lại, hoặc là các giả thuyết có mâu
364 thuẫn với giáo huấn trong quá khứ được đưa ra bởi Sứ Giả khác của các Sứ Giả thuộc Thánh Đoàn. Tôi không nói giáo điều (dogmatise) với bạn. Trong các chỉ dẫn này, Tôi chỉ cung cấp cho bạn một số thông tin – tính chính xác của thông tin đó Tôi để cho tương lai chứng minh. Tôi chỉ đơn giản yêu cầu bạn ghi nhận và trong những năm sắp tới, nhiều điều mà bây giờ có thể có vẻ đặc biệt hoặc thậm chí có thể mâu thuẫn, sẽ được làm sáng tỏ, được tháo gỡ từ từ, và dễ hiểu hơn. Một ít kiến thức dẫn đến nhiều lẫn lộn, trừ khi được để qua một bên cho việc vận dụng trong tương lai, khi mà những năm giảng dạy đã tăng thêm vốn kiến thức.
Trở lại với chủ đề của chúng ta: − Bí huyệt tim trong con người mở cánh cửa vào những gì được gọi là “tâm của Mặt Trời” (“heart of the Sun”). Bí huyệt cổ họng mở đường vào sự hiểu biết đầy đủ về đường đi của Mặt Trời vật chất, và tất cả các nhà chiêm tinh chân chính cuối cùng phải có bí huyệt đó hoạt động. Bí huyệt đầu mở đường tới Mặt Trời tinh thần trung ương, mỗi bí huyệt đi tới một trong những cõi vũ trụ, xuyên qua sự tương ứng hành tinh,.
Như vậy chúng ta có một sự tổng kết về các tính chất kỹ thuật (technicalities) và về các sự kiện, (theo Định Luật Tương Đồng) vốn có tầm quan trọng hoàn toàn có tính chất học thuật và không có gì thêm nữa. Ngay cả những người trong chúng tôi vốn là điểm đạo đồ, thực tế không biết gì về các cõi vũ trụ, vượt ngoài cõi hồng trần vũ trụ. Tâm thức của chúng ta mới chỉ đang bắt đầu là tâm thức thái dương, và chúng ta đang làm việc trong phạm vi nhỏ bé của chúng ta, để tìm cách vượt qua những giới hạn hành tinh vốn cố ngăn giữ chúng ta tách khỏi kiến thức và sự sống về thái dương. Đối với những người tìm đạo, họ vốn không có ngay cả một kiến thức về việc tâm thức hành tinh có ý nghĩa gì, thì thông tin trên chỉ có một giá trị duy nhất, đó là, nó nhấn mạnh bản chất tổng hợp của thiên cơ vĩ đại, và sự kiện rằng, đơn vị nhỏ nhất cũng là một phần không thể thiếu của tổng thể. Nó củng cố ý tưởng rằng năng lượng là một lưu chất của sự sống (life fluide) luân lưu khắp toàn bộ cơ thể của Thượng Đế, và do đó làm linh hoạt ngay cả nguyên-tử nhỏ nhất trong tổng thể đó. Thật đáng giá để cố gắng nắm bắt hình ảnh đó, và để hình dung sự kỳ diệu của những gì đang diễn ra (transpiring). Tuy
365 nhiên, thật là phí thời gian để suy nghĩ về cõi cảm dục vũ trụ, chẳng hạn như, khi mà ngay cả cõi của chân ngã (cõi phụ thứ năm của cõi hồng trần vũ trụ, tính từ trên xuống dưới) cho đến nay vẫn là không thể hiểu đối với người bậc trung, và là mục tiêu đối với mọi hoài bảo và thiền định của y.
Do đó, đối với con người, Thiên Trí (Universal Mind) có thể được hiểu tốt nhất khi nó tự biểu lộ qua cái mà chúng ta gọi là trí cụ thể, trí trừu tượng, và trực giác hay lý trí thuần túy.
Trí cụ thể là khả năng kiến tạo hình hài. Các tư tưởng (thoughts) là các sự việc (things). Trí trừu tượng là khả năng kiến tạo mô hình (pattern), hay là thể trí làm việc với các bản thiết kế mà dựa vào đó các hình hài được lên khuôn (modelled). Trực giác hay lý trí thuần túy là khả năng giúp cho con người đi vào sự giao tiếp với Thiên Trí và hiểu được Thiên Cơ về phương diện tổng hợp, lĩnh hội được Thiên Ý hoặc tách ra một chân lý cơ bản và thuần túy nào đó.
Mục tiêu của mọi công việc của một người tìm đạo là để hiểu các khía cạnh đó của thể trí mà y phải học cách làm việc với chúng. Do đó công việc của y có thể được tóm tắt như sau:
1. Y phải học cách suy tư; để phát hiện rằng y có một bộ máy được gọi là thể trí, và khám phá các năng lực và quyền năng của nó. Các điều này cũng đã được phân tích kỹ cho chúng ta trong hai quyển đầu của bộ Yoga Sutras của Patanjali.
2. Kế tiếp y phải học cách trở về với các diễn trình tư tưởng của y và các khuynh hướng tạo ra hình hài, và khám phá các ý tưởng đang nằm dưới hình-tư-tưởng thiêng liêng, tiến trình thế giới, và vì thế học cách làm việc trong sự phối hợp với thiên cơ, và làm cho việc kiến tạo hình-tư-tưởng của y phụ thuộc vào những ý tưởng này. Y phải học cách thâm nhập vào thế giới của các ý tưởng thiêng liêng này và nghiên cứu “mô hình của các sự vật trong Cõi Trời” như nó được gọi
366 trong Kinh Thánh. Y phải bắt đầu làm việc với các bản thiết kế mà theo đó vạn-vật hiện tồn được lên khuôn và được nắn tạo. Bấy giờ y trở thành một nhà nghiên cứu thuộc trường phái biểu tượng (student-symbolist), và từ một kẻ sùng bái hình tượng, y trở thành một người theo chủ nghĩa lý tưởng thiêng liêng. Tôi sử dụng những từ này theo ý nghĩa và ngụ ý thực sự của chúng.
3. Từ chủ nghĩa lý tưởng đã được phát triển đó, y phải tiến sâu hơn nữa, cho đến khi y đi vào lĩnh vực trực giác thuần túy. Bấy giờ, y có thể rút ra chân lý tại cội nguồn của nó. Y tiến nhập vào thể trí của chính Thượng Đế. Y trực cảm (intuits) cũng như lý-tưởng-hóa (idealises), và nhạy cảm với các tư tưởng thiêng liêng. Chúng làm phong phú tâm trí của y. Về sau y gọi những cái này là các khả năng trực giác, khi y thể hiện chúng ra thành các ý tưởng hoặc các lý tưởng, dựa mọi hoạt động và quản lý công việc của y vào chúng.
4. Kế đó, y đi theo công việc kiến tạo hình-tư-tưởng một cách hữu thức, được dựa trên những ý tưởng thiêng liêng này, phát ra dưới hình thức các trực giác từ Toàn-Linh-Trí (Universal Mind). Điều này tiến triển nhờ thiền định.
Mỗi đạo sinh chân chính đều biết rằng điều này bao hàm sự định trí để tập trung hoặc định hướng hạ trí vào thượng trí. Tạm thời thì những khuynh hướng tạo ra hình-tư tưởng bình thường bị kiềm chế. Nhờ thiền định, vốn là quyền năng trí tuệ tự giữ chính nó trong ánh sáng, và trong ánh sáng đó nó sẽ trở nên ý thức về thiên cơ, y học cách để “vượt qua” (“bring through”) những khái niệm cần thiết. Nhờ nhập định (contemplation), y nhận thấy y có thể nhập vào sự tĩnh lặng vốn sẽ cho phép y khai thác (tap) thiên trí, cố rút tư tưởng của Thượng Đế ra khỏi tâm thức thiêng liêng (divine consciousness) và hiểu biết. Đây là công việc phía trước mỗi người tìm đạo, và do đó y cần tìm hiểu bản chất của vấn đề trí tuệ của y, là các công cụ mà y nhất thiết phải làm việc với chúng, và y phải sử dụng những gì y học và có được qua việc vận dụng đúng đắn bộ máy trí tuệ đó.
Điều này được thực hiện như thế nào? Làm thế nào vượt qua và làm thế nào xây dựng sau đó?
367 Bất kể một chủ thể tư tưởng cá biệt có thể nhỏ bé hoặc không quan trọng đến đâu đi nữa, tuy nhiên trong sự hợp tác với các huynh đệ của mình, y cũng vận dụng được một mãnh lực hùng hậu. Chỉ nhờ sự suy tư đúng đắn, mạnh mẽ, ổn định của con người và sự hiểu biết về việc sử dụng đúng đắn năng lượng trí tuệ, mà sự phát triển tiến hóa tiến tới theo các đường hướng mong muốn. Việc suy tư đúng đắn phụ thuộc vào nhiều điều, và có thể hữu ích khi nói ra một số điều rất đơn giản:
1. Một khả năng cảm nhận linh thị. Điều đó bao hàm một năng lực nhận ra, ở một mức độ mờ nhạt, nguyên mẫu mà dựa vào đó Thánh Đoàn (Lodge) đang nỗ lực để tạo hình giống dân. Nó bao hàm sự hợp tác với hoạt động của Đức Bàn Cổ (Manu), và sự phát triển tư tưởng trừu tượng cũng như tư tưởng tổng hợp, sự thoáng hiện của trực giác. Trực giác cố rút ra (wrests) từ các chốn cao cả một chi tiết nhỏ của kế hoạch lý tưởng khi nó nằm tiềm tàng trong Thiên Trí. Khi con người phát triển được năng lực này, họ sẽ tiếp xúc với các nguồn năng lực, vốn không hề ở trên các mức độ trí tuệ, mà chúng tạo thành các nguồn mà từ đó chính cõi trí rút chất dinh dưỡng.
2. Kế đó, sau khi đã cảm nhận được linh thị và thoáng thấy một phần nhỏ của vẻ mỹ lệ (vẻ mỹ lệ vô cùng làm những con người nhỏ bé nhìn thấy phải sững sờ!), bạn có trong tay cơ hội để đưa xuống đến cõi trí trong chừng mực của thiên cơ mà bạn có thể có được. Sự hiểu biết của bạn về nó lúc đầu thì mơ hồ và mờ nhạt, tuy nhiên nó sẽ bắt đầu cụ thể hóa. Lúc đầu ít khi bạn nhận thấy rằng bạn có thể tiếp xúc với nó, vì linh thị đến qua trung gian của thể nguyên nhân (causal body) và ít người có thể duy trì tâm thức cao siêu đó trong một thời gian dài. Nhưng sự nỗ lực tìm hiểu sẽ dẫn đến những kết quả, và dần dần ý tưởng sẽ thấm qua các phân cảnh cụ thể của cõi trí. Kế đó nó trở thành một tư tưởng cụ thể, một cái gì đó có thể được hình dung một cách rõ ràng và được dành riêng như là một nền tảng cho tư tưởng.
3. Điều này được hoàn tất, thì điều gì xảy ra tiếp theo? Một giai đoạn ấp ủ, một giai đoạn mà trong đó bạn kiến tạo hình-tư-tưởng của bạn trong chừng mực của linh thị mà bạn 368 có thể đưa vào ý thức của bạn. Điều này phải được thực hiện một cách chậm rãi, vì nó đòi hỏi một sự rung động ỗn định và một hình hài được kiến tạo hoàn hảo. Làm việc một cách vội vã không đưa đến đâu. Trong khi bạn xây dựng, bạn sẽ dần dần cảm thấy một sự khát khao, một ước muốn nhìn thấy viễn ảnh này được mang đến cõi trần, và nhìn thấy những người khác trong số các con của nhân loại trở nên biết đến nó. Lúc đó, bạn tiếp sinh khí cho hình-tư-tưởng với quyền năng ý chí của bạn, bạn tìm cách làm cho nó hiện hữu; nhịp điệu trở nên mạnh mẽ hơn và chậm hơn, chất liệu được gắn vào hình-tư-tưởng của bạn tất nhiên là thô hơn, và bạn thấy rằng hình-tư-tưởng của bạn về linh thị được bọc trong chất liệu của cõi trí và cõi cảm dục.
4. Hạnh phúc thay cho người đệ-tử có thể đưa linh thị đến gần hơn nữa với nhân loại, và làm cho nó hiện hữu trên cõi trần. Hãy nhớ rằng, việc hiện thực hóa bất kỳ khía cạnh nào của linh thị trên cõi trần không bao giờ là công việc của một người. Chỉ khi nào điều đó đã được cảm nhận bởi nhiều người, chỉ khi nào họ đã tác động với hình thức vật chất của nó, thì các nỗ lực hợp nhất của họ mới có thể đưa nó vào sự biểu lộ bên ngoài. Như thế, bạn mới thấy giá trị của việc giáo dục công luận; nó mang nhiều người phụ tá đến hỗ trợ cho số ít người nhìn xa trông rộng. Luôn luôn Thiên Luật vẫn đúng; − sự phân hóa trong khi đi xuống. Hai hoặc ba người nhận thức được thiên cơ bằng trực giác; kế đó nhịp điệu mà họ thiết lập với tư tưởng của họ cuốn vật chất của cõi trí vào hoạt động; các nhà tư tưởng nắm bắt được ý tưởng này. Đây là một điều khó học và khó làm, nhưng phần thưởng là lớn lao.
Đối với những người chiến đấu, phấn đấu, và kiên trì, niềm vui được nhân đôi khi sự hiện thực hóa (materialisation) xảy ra. Niềm vui của sự tương phản sẽ là của bạn, vì biết quá khứ của bóng tối, bạn sẽ say sưa trong ánh sáng của kết quả; niềm vui của tình bằng hữu được thử thách và trắc nghiệm sẽ là của bạn, vì các năm trôi qua sẽ chứng tỏ cho bạn ai là người cộng tác được lựa chọn của bạn, và trong cộng đồng đau khổ, mối liên kết được củng cố sẽ đến; niềm vui của hòa bình sau chiến thắng sẽ là của bạn vì đối với người chiến sĩ mỏi mệt, các kết quả của thành tựu và nghỉ ngơi thì ngọt ngào gấp đôi; niềm vui của việc tham gia vào kế hoạch của các Chân Sư sẽ là của bạn, và mọi điều tốt đẹp liên kết bạn một cách chặt chẽ với các Ngài; niềm vui vì đã trợ giúp để an ủi một thế giới thiếu thốn, vì đã mang lại ánh sáng cho linh hồn tăm tối, vì đã cứu chữa trong một mức độ nào đó nỗi đau rõ ràng của tai họa thế giới, sẽ là của bạn, và trong tâm thức của những ngày được trải qua thuận lợi, và trong sự biết ơn của các linh hồn được cứu vớt, sẽ là niềm vui sâu xa nhất của mọi người, − niềm vui mà một Chân Sư biết khi ngài là khí cụ trong việc nhấc một huynh đệ lên cao hơn một ít trên thang tiến hóa. Đây là niềm vui được đặt trước tất cả các bạn − và nó không nằm quá xa phá trước. Vì vậy, hành động, không vì (for) niềm vui mà là hướng tới (towards) niềm vui; không vì phần thưởng, mà từ nhu cầu bên trong để giúp đỡ; không vì lòng biết ơn, mà từ sự thôi thúc vốn đến từ việc đã nhìn thấy linh thị và sự nhận thức đối với vai trò mà bạn phải tham gia trong việc mang linh thị đó xuống cõi trần.
Thật là hữu ích khi phân biệt giữa hạnh phúc (happiness), niềm vui (joy) và sự chí phúc (bliss):
Thứ nhất, hạnh phúc, vị trí của nó nằm trong các cảm xúc, và là một phản ứng của phàm-ngã.
Thứ hai, niềm vui, là tính chất của linh hồn và được thể trí nhận thức khi sự chỉnh hợp (alignement) xảy ra.
Thứ ba, sự chí phúc, vốn là bản chất (nature) của Tinh Thần (Spirit) và việc suy đoán về nó chẳng mang lại kết quả nào (fruitless) cho đến khi linh hồn hiểu được tính duy nhất (oneness) của nó với Đấng Cha. Nhận thức này tiếp theo một giai đoạn trước đó, trong đó phàm-ngã được nhất quán (atoned) với linh hồn. Do đó, sự suy đoán và phân tích về bản chất của chí phúc là vô ích đối với người bậc trung mà các phép ẩn dụ và thuật ngữ của y tất phải thuộc về phàm tính và liên quan đến thế giới của các giác quan. Người tìm đạo đề cập đến hạnh phúc hay niềm vui của y? Nếu y đề cập đến niềm vui, nó phải đến như là kết quả của ý thức tập thể, của tinh thần đoàn kết tập thể, của tính thống nhất với mọi sinh linh, và xét cho cùng là không thể được diễn giải bằng thuật ngữ hạnh phúc. Hạnh phúc đến khi phàm-ngã được đáp ứng với các điều kiện vốn làm thỏa mãn nó trong phần này hoặc phần khác của bản chất thấp của nó; nó đến khi có một cảm
370 giác về sự sung túc vật chất, về sự hài lòng với hoàn cảnh của nó hoặc các phàm-ngã xung quanh nó, hoặc về sự thỏa mãn với những cơ hội và sự tiếp xúc trí tuệ của nó. Hạnh phúc là mục tiêu của phàm-ngã chia rẽ.
Tuy nhiên khi chúng ta tìm cách sống với tư cách là linh hồn, sự hài lòng của phàm-ngã bị giảm bớt và chúng ta tìm thấy niềm vui trong các quan hệ tập thể của chúng ta, và trong việc mang lại những điều kiện dẫn đến sự biểu lộ tốt hơn của linh hồn của những người mà chúng ta giao tiếp. Việc mang niềm vui này đến cho những người khác để tạo ra các điều kiện mà trong đó họ có thể tự thể hiện tốt hơn có thể có một hiệu quả vật chất, như chúng ta tìm cách cải thiện các điều kiện vật chất của họ, hoặc một hiệu ứng về tình cảm, như sự hiện diện của chúng ta mang đến cho họ sự an bình và sự nâng cao, hoặc một kết quả về trí tuệ, như chúng ta khuyến khích họ đến với sự sáng tỏ về tư tưởng và sự hiểu biết. Nhưng hiệu quả trên chính chúng ta là niềm vui, vì hành động của chúng ta là vô kỷ và vô vị lợi, và không phụ thuộc vào hoàn cảnh hoặc tình trạng thế tục của người tìm đạo. Nhiều hạnh phúc tất nhiên bị kiêng cử khi sức khỏe kém làm cho nó cảm thấy bị áp lực, vì hoàn cảnh khó khăn và “nghiệp tích lũy của nhiều kiếp tái sinh” ép xuống, hoặc vì những rắc rối của gia đình, quốc gia hoặc chủng tộc tác động lên phàm ngã nhạy cảm. Hạnh phúc của tuổi trẻ hoặc trạng thái thỏa mãn cho mình là trung tâm của người ích kỷ được cách ly (tự giấu mình đằng sau lá chắn của những ham muốn bảo hộ của mình) phải không được lẫn lộn với niềm vui.
Thật là một sự vô vị cũng như là một sự nghịch lý về huyền bí khi nói rằng, ở giữa nỗi buồn và sự bất hạnh sâu xa của phàm-ngã thì người ta mới có thể biết và cảm nhận niềm vui của linh hồn. Tuy nhiên, đó là trường hợp xảy ra, và chính vị đạo sinh phải nhắm vào điều này. Một số người đang có hạnh phúc vì họ nhắm mắt trước sự thật, hoặc là tự thôi miên, ẩn mình trong một lớp vỏ ảo tưởng. Nhưng người tìm đạo đã thường xuyên đạt đến giai đoạn mà trong đó đôi mắt của y mở rộng; y đã học được cách nói sự thật với chính mình, và đã không dựng nên bức tường chia cách nào giữa y
371 với những người khác. Y tỉnh táo và linh hoạt; y nhạy cảm và thường chịu đau khổ. Y tự hỏi tại sao có vẻ như những gì mà thế gian gọi là hạnh phúc và bình an đã rời bỏ y, và muốn biết kết quả sẽ là gì.
Chúng Tôi, những người trông nom và hướng dẫn ở khía cạnh nội môn, quan sát với sự chăm lo trìu mến đến tất cả các bạn đang phấn đấu ở chỗ ác liệt nhất của cuộc xung đột. Chúng Tôi giống như bộ máy nhân sự ở Tổng Hành Dinh, theo dõi diễn biến của cuộc đấu tranh từ một nơi cao an toàn. Trong sự an toàn của Chúng Tôi, ẩn chứa sự thành công cuối cùng của bạn, vì Chúng Tôi nắm trong tay giải pháp của nhiều vấn đề, và áp dụng giải pháp đó khi cuộc đấu tranh đi ngược lại. Một điều mà Tôi muốn các bạn luôn ghi nhớ. Nó có tầm quan trọng sống còn. Chính là phát biểu này, đó là trong sự hủy diệt hình tướng, có ẩn giấu cái bí mật của toàn bộ cuộc tiến hóa. Đừng nghĩ rằng đây là chân lý mà ai cũng biết. Bạn sẽ thấy nó trong sự áp dụng liên tục và cần được chuẩn bị cho sự thể hiện của nó. Các Chân Sư vận dụng hình tướng đến cực điểm; các Ngài tìm cách hoạt động qua nó, giam cầm sự sống trong các bức tường giới hạn trong bao lâu mà việc đó còn đáp ứng với mục đích, và nhân loại được giáo dục qua hình tướng đó. Sau đó, đến lúc mà hình tướng không còn đáp ứng với mục đích đã dự định, khi cấu trúc hao mòn đi, kết tinh lại và trở nên dễ dàng mất hiệu lực. Sự hủy diệt của nó bấy giờ trở thành vấn đề có sự quan tâm lớn nhất và có sự hữu dụng lớn nhất, và nó ra đi, trong khi một hình tướng mới thế chỗ của nó. Hãy quan sát và xem coi điều này có phải là thế không. Luôn luôn có việc kiến tạo hình hài, luôn luôn có việc tận dụng nó trong bao lâu còn có thể, luôn luôn có việc hủy diệt hình hài khi nó gây cản trở và kiềm hãm việc mở rộng ánh sáng, kế đó luôn luôn có việc kiến tạo lại nhanh chóng một hình hài mới. Đó đã là phương pháp có từ lúc bắt đầu vô-lượng-thời (aeon).
Trong thời phôi thai của nhân loại, các hình tướng (forms) đã kéo dài trong một thời gian dài. Sự tiến hóa chuyển động chậm chạp hơn, nhưng ngày nay theo xu hướng tăng tiến của vạn vật, hình tướng chỉ có thời gian ngắn. Nó sống trong một thời gian cực kỳ ngắn, nó hoạt động một cách nhanh chóng và kế đó được nối tiếp bằng một hình tướng
372 khác. Sự nhanh chóng này sẽ gia tăng chứ không giảm thiểu vì tâm thức hay sự mở rộng bên trong của sự sống nhân loại luôn rung động với một tốc độ nhanh chóng hơn và nhẹ nhàng hơn của nhịp điệu.
Bạn cũng cần đạt đến nhận thức rằng một trong những mục tiêu chính của nỗ lực hiện tại về phía của những người mà bạn gọi là Các Vị Huynh Trưởng của nhân loại, là kích thích, thanh lọc và phối kết thể dĩ thái. Thể dĩ thái này không chỉ là tác nhân truyền chuyển prana, mà còn là phương tiện cho mọi năng lượng mà chúng ta đang xem xét. Tầm quan trọng của nó cũng nằm ở các chiều hướng khác:
a/ Vì quả thật là vật chất của cõi trần, nên tâm thức dĩ thái là bước tiếp theo trước mắt đối với nhân loại. Điều này sẽ thể hiện trước tiên là năng lực nhìn thấy về mặt dĩ thái (etherically) và nhận biết chất dĩ thái.
b/ Đó là lĩnh vực khám phá ngay trước mắt của nhà khoa học hiện đại. Trong thời gian mười năm, nhiều nhà thực hành y khoa sẽ nhận ra nó như là một thực tế của thiên nhiên.
c/ Hầu hết các bệnh mà thể xác hứng chịu hiện nay đều có nguồn gốc trong thể dĩ thái. Có rất ít, nếu có, những bệnh hoàn toàn thuộc về thể xác. Bệnh tật có nguồn gốc của nó trong tình trạng cảm dục và dĩ thái.
d/ Bí mật của nhãn thông (clairvoyance) và nhĩ thông (clairaudience) an toàn và lành mạnh phụ thuộc vào sự thanh lọc của hiện thể dĩ thái.
e/ Các bức xạ (emanations,) dĩ thái của con người có thể là các tác nhân lây nhiễm (contaminators) quan trọng. Do đó trong sự thanh luyện của thể này ẩn chứa cái bí mật của một nhân loại thuần khiết và lành mạnh hơn.
Đó là tầm quan trọng của thể dĩ thái. Có nhiều lý do khác nữa mà sau này sẽ được nhấn mạnh. Tuy nhiên, trong việc bắt đầu hình thành các ý niệm của bạn về chủ đề này, nên khôn ngoan mà tuân theo các nguyên tắc phổ biến rộng rãi cho đến khi toàn bộ vấn đề đã có khuôn mẫu rõ ràng trong trí của bạn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Thánh Đoàn, sự tác động lên thể dĩ thái không chỉ giới hạn vào thể xác của con
373 người. Đó là một tiến trình hành tinh. Thể dĩ thái của chính địa cầu đang chịu một sự kích thích nhất định. Chơn-linh (spirit) của địa cầu, thực thể huyền bí đó − không phải là Hành Tinh Thượng Đế − đang được làm sinh động (vivified) theo một ý nghĩa mới, và trong sự sinh động (vivification) của thực thể này, nhiều sự phát triển lý thú xảy ra. Điều này đang được nỗ lực theo ba cách:
1. Bằng một sự gia tăng tốc độ rung động của các nguyên-tử dĩ thái, được gây ra bởi sự nhập cuộc của cung nghi lễ. Điều này không được hình dung ra như là một sự thay đổi đột ngột và dữ dội. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu về con người, tốc độ tăng rõ ràng là rất chậm và từ từ, hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, sự kích thích vẫn tồn tại, và trong vòng vài thế kỷ sẽ được nhận thấy.
2. Bằng sự tác động của một vài lực cảm dục trên thể dĩ thái, dẫn tới các thay đổi chậm chạp nhưng rõ ràng trong cấu trúc bên trong của nguyên-tử, đó là việc thêm một đường nữa trong các đường xoắn ốc (spirillae) đi vào ý thức, và một sự nghiêm ngặt chung của toàn bộ vũ trụ của nguyên-tử.
3. Bằng việc sử dụng một trong các linh-phù mạnh mẽ của cung 7 trên các nội-cảnh-giới (inner planes) bởi Đức Mahachohan.
Chơn linh của địa cầu, điều đó có thể được nhận thấy, đang có sự khơi dậy chậm chạp và từ từ. Chơn linh này đang ở trên cung tiến hóa giáng hạ và chuyển sang cung tiến hóa thăng thượng trong một tương lai không rõ rệt và xa xăm nào đó. Do đó ngài sẽ không mang chúng ta theo với ngài. Ngài chỉ phục vụ cho mục đích của chúng ta hiện tại, cống hiến cho chúng ta một trú sở (home) trong cơ thể của ngài, tuy nhiên vẫn tách biệt với chúng ta. Các thiên thần (devas) dĩ thái, do sự kích thích này, tất nhiên đang đi nhanh tới trước trong sự tiến hóa và cũng xấp xỉ gần hơn với lý tưởng của họ.
Trong mọi điều Tôi đã nói liên quan tới thể dĩ thái của con người, liên quan đến hành tinh, liên quan đến chơn linh của địa cầu, mấu chốt của toàn bộ tình hình nằm trong sự kiện là năm cung vào lúc này, có cung 7 là cung chiếm ưu thế của chúng. Cung 7 là cung kiểm soát thể dĩ thái (the etheric) và các devas dĩ thái. Nó kiểm soát cõi phụ thứ bảy của tất cả các cõi nhưng vào lúc này nó chi phối cõi phụ thứ bảy của cõi
374 trần. Cũng vì đang ở trong vòng tuần hoàn thứ tư, khi một cung tiến vào sự nhập thế (incarnation) rõ ràng, nó không những chỉ kiểm soát trên các cõi có cùng một số, mà còn có một ảnh hưởng đặc biệt trên cõi phụ thứ tư. Hãy lưu ý cách mà cung này tác động vào lúc này trong ba cõi thấp:
1. Cõi dĩ thái thứ tư, cõi thấp nhất trong số các cõi dĩ thái, sẽ là cõi vật chất kế tiếp của tâm thức. Chất dĩ thái ngay lúc này đang trở nên có thể thấy được đối với một số người, và sẽ có thể nhìn thấy hoàn toàn vào cuối thế kỷ này đối với nhiều người.
2. Cõi phụ thứ tư của cõi cảm dục giữ lại phần lớn con người khi họ qua đời, và tất nhiên nhiều công việc với số lượng lớn nhất nhờ đó có thể được hoàn tất.
3. Cõi phụ thứ tư của cõi trí là cõi devachan (thiên đường tạm).

SỰ THÀNH LẬP THÁNH ĐOÀN

Các năng lượng khác nhau, vốn đang tác động vào con người và tạo ra sự khai mở (unfoldment) của y, tạo thành lĩnh vực kinh nghiệm của con người. Hai từ − sự khai mở và kinh nghiệm – nên luôn được liên kết, vì cái này tạo ra cái kia. Khi con người chịu đựng sự trải nghiệm trong thế giới sắc tướng, một sự khai mở tâm thức song song được xúc tiến. Khi sự khai mở đó tạo ra các thay đổi liên tục trong nhận thức và một sự tái định hướng tương ứng liên tục đến một trạng thái mới của nhận thức, tất nhiên là nó dẫn đến kinh nghiệm mới − kinh nghiệm về các hiện tượng mới, về các trạng thái hiện tồn mới, và về các tình trạng chiều đo cho đến nay vẫn chưa được biết. Đó là phản ứng thường xuyên của vị đệ-tử đối với sự kiện này nên đối với y, cho đến nay, không có điểm an bình. An bình (peace) là mục tiêu của người tìm đạo thời Atlantis. Nhận thức là mục tiêu của người đệ tử thời Aryan. Y không bao giờ có thể được tĩnh tại, y không bao giờ có thể nghỉ ngơi, y luôn luôn tự điều chỉnh mình theo các tình trạng mới; luôn luôn học cách hoạt động trong đó, và rồi sau đó nhận thấy chúng qua đi để đến phiên chúng, nhường chỗ cho tình trạng mới. Điều này tiếp diễn cho đến khi ý thức được ổn định trong Chân Ngã, trong Đấng Duy Nhất. Bấy giờ, vị
375 điểm đạo đồ tự biết mình là Nhất Nguyên đang bàng quan (onlooking Unity) quan sát ảo ảnh mang tính hiện tượng của sự sống trong hình tướng.
Y chuyển từ một ý thức về nhất nguyên đến một ý thức về nhị-nguyên, và từ đó một lần nữa chuyển vào một ý thức về nhất nguyên cao hơn. Đầu tiên, bản ngã tự đồng nhất hóa nó với khía cạnh sắc tướng đến một mức độ mà toàn bộ nhị nguyên tính đều biến mất trong ảo tưởng rằng bản ngã (self) là hình tướng. Khi đó chúng ta có sắc tướng dường như cấu thành tất cả những gì hiện hữu. Giai đoạn này được tiếp theo bởi giai đoạn mà trong đó Bản Ngã nội tại bắt đầu ý thức về chính Nó cũng như là ý thức về hình hài, và lúc đó chúng ta đề cập đến chân ngã (higher self) và phàm-ngã (lower self); chúng ta nói về bản ngã và các lớp vỏ của nó, và về ngã và phi ngã. Giai đoạn nhị nguyên này là giai đoạn của người tìm đạo và của đệ-tử, cho đến thời điểm y được huấn luyện cho cuộc điểm đạo thứ ba. Y bắt đầu với một sự hiểu biết rằng y là một thực-thể tinh thần bị giam nhốt trong một hình hài. Trong một thời gian dài, tâm thức của y chủ yếu vẫn là tâm thức của hình hài. Điều này thay đổi từ từ, − quá từ từ đến nỗi người tìm đạo học được bài học về khả năng chịu đựng (thậm chí đến mức chịu đựng phi-ngã!) cho đến khi có được một đời sống cân bằng, trong đó không cái nào vượt trội hơn. Điều này tạo ra trong con người một trạng thái có vẻ như tiêu cực và trì trệ, trạng thái này có thể kéo dài trong một hoặc hai kiếp sống, và y dường như hoàn thành được một ít trong cả hai hướng. Đối với những người phụng sự, đây là một gợi ý đáng giá trong các cách xử thế (dealings with) của họ với mọi người. Kế đó, điểm cân bằng thay đổi, và linh hồn có vẻ như thống trị theo quan điểm về ảnh hưởng, và toàn bộ trạng thái ý thức bắt đầu di chuyển vào trạng thái cao hơn trong số hai trạng thái. Tuy nhiên nhị nguyên tính vẫn còn, vì con người đôi khi bị đồng nhất hóa với linh hồn mình, và đôi khi bị đồng nhất hóa với bản chất hình tướng của mình; đây là giai đoạn mà rất nhiều đệ-tử nhiệt thành nhất đang ở trong đó vào lúc này. Tuy nhiên, dần dần y trở nên “bị lôi cuốn” vào trong linh hồn, và do đó đi đến sự đồng cảm với mọi trạng thái của linh hồn trong mọi hình tướng cho đến khi ngày bắt đầu rạng, khi y nhận ra rằng không có gì khác ngoài linh hồn, và lúc đó trạng thái nhất nguyên cao hơn đột ngột xảy ra.
376 Các điểm này cần được xem xét và có giá trị, vì có các trường phái tư tưởng (như Vedanta và các nhóm tư tưởng gia thần bí khác) vốn nhấn mạnh vào khía cạnh sự sống và có vẻ phủ nhận tính nhị nguyên. Các trường phái khác (ví dụ như trường phái Minh-Triết Thiêng Liêng (Theosophical, mặc dù phủ nhận) giảng dạy sự thực về ngã (self) và phi-ngã (notself), và do đó có thể được diễn giải bằng các thuật ngữ về tính nhị nguyên. Cả hai đều đúng và cả hai đều cần đến nhau. Nên nhớ rằng trong tiến trình biểu lộ, chúng ta hoạt động từ một nhất nguyên tương đối, qua nhị nguyên, đến một nhất nguyên khác, theo cách sau:
1. Nhất nguyên (unity) về hình tướng, trong đó bản ngã được đồng-nhất-hóa hiển nhiên với hình hài, và được lôi cuốn vào sự sống hình hài.
2. Nhị nguyên, với một sự luân phiên dao động về phía sau và và về phía trước giữa bản ngã với hình tướng, trọng tâm của ý thức khi thì ở trong cái này và khi thì ở trong cái kia.
3. Nhất nguyên về linh hồn, trong đó không có gì ngoài linh hồn được thấy là tồn tại, và chỉ có sự hiện tồn (being) được ghi nhận trong tâm thức.
Như thế người ta sẽ nhận thấy rằng cả hai trường phái đều đúng, và rằng khái niệm nhị nguyên là một giai đoạn trên con đường đưa đến sự hợp nhất thiết yếu với Sự Sống Duy Nhất (One Life).
Nên nhớ rằng giống như bãi chiến trường (the kurukshetra) đối với người tìm đạo hoặc đệ-tử dự bị là cõi cảm dục, thì cũng thế, bãi chiến trường đối với vị đệ-tử là cõi trí. Ở đó là kurukshetra của y. Người tìm đạo phải học cách kiểm soát bản chất cảm xúc tâm linh (emotional psychic nature) của mình qua sự kiểm soát thể trí đúng đắn, và Đấng Krishna tìm cách nhấn mạnh khi ngài huấn luyện Arjuna để thực hiện bước kế tiếp hướng tới tầm nhìn đúng. Vị đệ-tử phải xúc tiến sự chú ý về trí tuệ này, và, nhờ việc vận dụng thể trí đúng đắn, y đạt được một nhận thức cao hơn, và đưa vào sử dụng linh hoạt một yếu tố còn cao hơn – đó là yếu tố trực giác.
Trong chính mình, người tìm đạo lặp lại sự khai mở của 377 nhân loại, và tái diễn vở kịch (drama) về nhân loại, và để hiểu điều này, một vài sự kiện về vở kịch đó và hoạt động của Thánh Đoàn nên được hiểu rõ, và Tôi liệt kê chúng ra đây:
1. Phong trào dành cho việc gieo rắc Giáo Lý Bí Nhiệm trải qua mười tám triệu năm.
2. Chỉ có bốn trong số Các Vị Chủ Xướng (Instigators) ban đầu vẫn còn ở lại với chúng ta. Công việc (có sự thôi thúc và kiểm soát) hiện đang nằm trong tay của ba nhóm sinh linh (lives) nếu điều này có thể được diễn tả như thế:
a/ Trong tay của những người thuộc Nhân Loại của Địa Cầu (Earth Humanity) chúng ta, họ vốn đã tự trang bị để phụng sự.
b/ Trong tay của một số Đấng Cao Cả (Existences), các ngài đã đi vào hệ thống tiến hóa của trái đất chúng ta từ các hành tinh hệ khác.
c/ Trong tay của một số lớn các thiên thần (devas) của sự tiến hóa siêu nhân loại (superhuman evolution).
Các vị này trong tập hợp của các ngài, tạo thành Thánh Đoàn huyền môn của hành tinh, hoạt động trong ba phân khu chính, và trong bảy nhóm như được phác thảo trong nhiều sách Minh-Triết Thiêng liêng, và được tóm tắt trong Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái-Dương.
3. Ngay trong các giai đoạn đầu, Thánh Đoàn (Hierarchy) này được gọi bằng nhiều tên khác nhau; trong số những tên khác đó, nó được gọi là Thánh Điện Ibez.
4. Chúng ta hãy xem xét việc thành lập Thánh Điện Ibez. Để làm điều này cần phải xem xét thời kỳ xuất hiện của Huynh Đệ Đoàn (White Brotherhood) trên trái đất và vấn đề gần nhất trước mắt các Ngài; điều này sẽ bao hàm việc nhận thức một vài sự kiện mà đã không bao giờ được xem xét một cách thỏa đáng. Đó là một sự kiện được công nhận trong huyền linh học rằng, đối với nhân loại trên trái đất chúng ta, sự giáng lâm của Thánh Đoàn huyền môn có ý nghĩa trọng đại; nó mang lại hai điều:
− Sự kết tinh rõ rệt của loại linh hồn tập thể mà bây giờ được gọi là giới thứ tư, hay giới nhân loại.
378 – Việc đánh thức manas hay trí tuệ (mind) trong người thú (animal man) theo ba cách.
a/ Bằng sự lâm phàm trực tiếp của một số thành viên của Huynh-Đệ-Đoàn, theo cách thức đó, Các Ngài đã đưa vào các yếu tố mới và cần thiết bằng cách truyền lại cho con cái của họ.
b/ Bằng cách ghi khắc rõ rệt những gì được gọi trong các Kinh Thánh huyền bí là “tia sáng trí tuệ” trong người thú. Đây chỉ là một cách diễn tả bằng hình ảnh để mô tả sự tạo ra, bằng một tác động trực tiếp, vi tử thường tồn hạ trí tất yếu hay bộ máy trí tuệ của tư tưởng, bên trong thể nguyên nhân hay thể tâm linh (spiritual body).
c/ Bằng sự kích thích dần dần năng lực trí tuệ trong người thú, và việc truyền sinh khí (vitalisation) ổn định cho mầm mống tiềm tàng của thể trí cho đến khi nó phát triển hoàn toàn như là thể trí được biểu lộ.
Điều này bao gồm một quãng thời gian rộng lớn, và mặc dù Huynh-Đệ-Đoàn đã thiết lập Đại Bản Doanh của nó ở Shamballa và từ đó mà điều khiển các hoạt động của tổ chức này, nó được thấy là cần thiết trong giống dân phụ thứ nhất của căn chủng Atlantis để tạo ra một vài nỗ lực, nếu sự tiến hóa của nhân loại là để tiến hành theo thiên cơ. Các đạo sinh của các bí pháp này cần nhớ rằng mặc dù Shamballa được nói đến như tồn tại trong chất hồng trần và như đang chiếm một vị trí nhất định trong khoảng đất trống, chất hồng trần được đề cập đến là chất dĩ thái, Đấng Cai Quản Thế Gian và các phụ tá cao cấp của Ngài chiếm ngụ các thể được tạo thành bằng chất dĩ thái.
5. Điều đó đã được quyết định vào khoảng 17.000.000 năm trước (sự xuất hiện của Thánh Đoàn và sự thành lập Shamballa ở khoảng mười tám triệu rưỡi năm trước) để có trên cõi trần trọng trược một tổ chức, và một đại bản doanh cho các bí pháp, và để có một nhóm gồm các Adepts, và các Chohans, những Đấng sẽ hoạt động trong các thể vật chất trọng trược, và nhờ đó đáp ứng với nhu cầu của nhân loại đang thức tỉnh nhanh chóng.
379 6. Tiền đồn đầu tiên cho Huynh Hữu Bạch Ngọc Cung (Shamballa Fraternity) là Thánh Điện Ibez nguyên thủy và nó nằm ở trung tâm của Nam Mỹ, và một trong những chi nhánh của nó ở một thời kỳ rất lâu sau đó đã được tìm thấy trong các cơ sở (institutions) Maya cổ đại, và việc tôn thờ cơ bản là Mặt Trời, với vai trò là nguồn sống trong tim của tất cả mọi người. Một chi nhánh thứ hai sau đó đã được thành lập ở Châu Á, và các Chân Sư của Himalaya và vùng phía Nam Ấn Độ là các đại diện của nhánh này, mặc dù công việc được thay đổi một cách đáng kể. Các khám phá sẽ được thực hiện ở một niên đại về sau so với hiện nay, sẽ tiết lộ thực tế của hình thức hoạt động Thánh Đoàn thời xưa; các dữ liệu và các di tích cổ xưa sẽ được tiết lộ, một số trên mặt đất và nhiều cái ở trong thành lũy ngầm dưới đất. Khi những bí ẩn của Trung Á trong vùng đất trải dài từ Chaldea và Babylon qua Turkestan đến Mãn Châu, bao gồm cả sa mạc Gobi, được mở ra, người ta dự trù rằng có nhiều sự kiện lịch sử thuở ban đầu của các nhân viên Ibezhan sẽ được tiết lộ.
Ở đây chúng ta có thể chú ý sự kiện là từ ngữ Ibez quả thật theo bản chất của một mật tự (acrotic) che giấu thánh danh thực sự của Hành Tinh Thượng Đế của trái đất, mà một trong những nguyên khí của Ngài đang hoạt động trong Đức Sanat Kumara, nhờ đó làm cho Đức Sanat Kumara trở thành một hiện thân trực tiếp của Hành Tinh Thượng Đế và là một biểu hiện của tâm thức thiêng liêng của Hành Tinh Thượng Đế. Bốn chữ này là chữ đầu của danh xưng thật của bốn vị Avatars trên bốn bầu của dãy Địa Cầu của chúng ta, các Ngài đã tiêu biểu cho bốn nguyên khí thiêng liêng. Các chữ cái I B E Z không phải là chữ Sensar đích thực, nếu một sự diễn đạt thiếu chính xác như thế có thể được dùng cho một ngôn ngữ có chữ viết gợi ý, mà chỉ là một sự lệch lạc do Âu hóa mà thôi. Ý nghĩa thực sự chỉ được truyền đạt ở cuộc điểm đạo thứ tư khi bản thể của Hành Tinh Thượng Đế được tiết lộ, và bốn hóa thân của Ngài chắc chắn được tiếp xúc nhờ hoạt động trung gian trực tiếp của Đức Sanat Kumara (Đức Ngọc Đế).
7. Bây giờ là một thông tin về công việc của các vị
380 adepts Ibezhan và các bí pháp của các Ngài; cần nêu ra ở đây rằng toàn bộ xu hướng của hoạt động của các Ngài đã theo một cách thức khác và tất nhiên là thế, so với hoạt động của các adepts vào lúc này. Mục tiêu của các Ngài đã là để khơi dậy thuyết thần bí và việc làm cho Thiên giới (kingdom of God) trong nguyên-tử của con người hoạt động. Bản chất công việc của các Ngài thì khó hiểu nhất đối với người bậc trung của thời này, do trạng thái tâm thức khác nhau của y. Các adepts Ibezhan đã phải đối phó với một nhân loại vốn ở trong giai đoạn ấu trĩ, sự an trụ của họ không ổn định nhất,
và sự phối kết của họ rất là bất toàn. Có rất ít người có khả năng trí tuệ, và con người thực tế hoàn toàn thiên về cảm dục; họ hoạt động thậm chí có ý thức trên cõi cảm dục hơn là trên cõi trần, và đó đã là phần việc của các vị adepts thuở đầu này, hoạt động dưới sự hướng dẫn từ Shamballa để phát triển các trung tâm năng lượng của đơn vị con người, kích thích não bộ và làm cho con người có ngã thức đầy đủ trên cõi trần. Mục tiêu của các Ngài là để mang lại một sự nhận thức về Thiên-giới bên trong, và dành ít chú ý (trong việc huấn luyện dành cho các đệ-tử của các Ngài) tới việc mang lại sự nhận thức về Thượng Đế trong thiên nhiên hoặc trong các đơn vị khác. Thật là cần thiết vào thời đó để dùng các phương pháp vật chất rõ rệt hơn so với các phương pháp được phép hiện giờ, và những phương pháp kích thích về vật chất này đã được sử dụng, và các định luật về năng lượng khi chúng tác động xuyên qua các bí huyệt khác nhau đã được giảng dạy, cho đến thời điểm có một sự thay đổi lớn khác được thực hiện trong các phương pháp của Thánh Đoàn, và cánh cửa từ giới động vật đi vào giới nhân loại được đóng lại và cánh cửa điểm đạo được mở ra. Người ta thấy rằng vào lúc đó con người bấy giờ đã đủ tập trung vào bản ngã và đã đủ biệt-ngãhóa để cho phép một sự thay đổi mạnh mẽ trong phương pháp và thực hành. Mọi điều này đã chiếm một quãng thời gian lớn, và chính những tàn tích của các việc thực hành ở Đền Thờ trước kia đã truyền xuống đến chúng ta trong giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga. Nhân loại ấu trĩ của thời Lemuria và thời kỳ đầu
381 Atlantis đã phải được dạy những gì theo trình độ của họ nhờ vào phương tiện của các biểu tượng, và các phương pháp mà đối với chúng ta sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.
8. Vào thời điểm cánh cửa điểm đạo được mở ra, cách đây nhiều triệu năm, Thánh Đoàn (Lodge) đã đi đến hai quyết định:
− Rằng, sự biệt-ngã-hóa (individualisation) phải chấm dứt cho đến khi con người đã phối kết không những chỉ thể xác với thể cảm dục và có thể suy tư một cách tự giác, mà còn cho đến khi y cũng đã siêu việt được thể xác và thể cảm dục. Khi y trở nên có ý thức tập thể, thì khi đó cánh cửa vào giới ngã thức sẽ lại được mở ra.
− Rằng, con đường của thần bí học cuối cùng phải dẫn đến con đường huyền linh học và các kế hoạch đó phải được thực hiện để truyền đạt giáo huấn, và các bí pháp phải được sắp xếp vốn sẽ tiết lộ bản chất của Thượng Đế trong tất cả những gì được nhìn thấy, chứ không chỉ trong con người. Con người phải được dạy rằng mặc dù là một cá nhân, y chỉ là một phần của một tổng thể lớn hơn, và rằng các lợi ích của y phải được làm cho phụ thuộc vào các lợi ích của tập thể. Dần dần việc giảng dạy đã được tổ chức lại, và chương trình giảng dạy được tăng lên; các bí pháp đã được triển khai từng chút một khi con người đã trở nên sẵn sàng cho chúng, cho đến khi chúng ta có các Trường Phái tuyệt diệu với các Bí Pháp của Chaldea, Ai Cập, Hy Lạp và nhiều trường phái khác.
9. Ba điều có thể được đề cập:
a/ Trình độ tiến hóa tương đối thấp của nhiều người và sự an trụ tự nhiên vào cõi trần của họ.
b/ Hoạt động của các vị adepts bên hắc phái và những người theo tả phái. Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, một số các môn đồ trước kia của các Ngài, nhiều vị có năng lực và kiến thức rất lớn, đã chống lại các Ngài và do đó chúng ta có một trong những nguyên nhân của sự xuất
382 hiện của hắc thuật và huyền linh thuật, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.
c/ Các hình-tư-tưởng đầy năng lực được tạo ra trong những bí pháp Ibezhan lúc ban đầu, và (nhất là ở Mỹ Châu) cho đến nay chưa bị phá hủy. “Kẻ Chận Ngõ” khổng lồ này của mọi bí pháp chân chính phải được đánh bại hoàn toàn trước khi người tìm đạo có thể đi tiếp.
10. Hoạt động của các adepts Ibezhan và các bí pháp của Thánh Điện Ibez vẫn đang tiếp tục tồn tại và đang được tiến hành bởi các Chân Sư (masters) và các adepts trong hóa thân vật chất trên khắp thế giới. Các Ngài dạy ý nghĩa của tâm (psyche), chân ngã hoặc linh hồn và của đơn vị con người, sao cho con người có thể thực sự là chính y, tức là một Thượng Đế đang đi trên cõi trần, phàm-ngã của y (gồm thể xác, thể cảm dục và hạ trí) hoàn toàn được kiểm soát bởi linh hồn hay là trạng thái bác ái, và điều này không phải trong lý thuyết mà bằng hành động và sự thật.
Khi xảy ra trường hợp này, thể xác sẽ không còn chút quyến rũ nào đối với Chân-Nhân (real man) bản chất tình cảm và thể dục vọng (desire body) sẽ không còn dẫn đi lạc lối, thể trí cũng sẽ không ngăn chận những gì chân chính và thuộc về tinh thần, mà Thượng Đế sẽ sử dụng ba thể như là các phương tiện cho việc phụng sự nhân loại. Bấy giờ giới nhân loại sẽ được siêu việt và con người chuyển vào giới tinh thần, để có những bài học cao hơn ở đó, giống như nhân loại ấu trĩ khi chuyển ra khỏi giới động vật đã được các huấn sư Ibezhan huấn luyện và dạy dỗ các nhiệm vụ và công việc của nó.
Vào thời Atlantis, mục tiêu mà Thánh Đoàn của các Huấn Sư đã đặt ra trước Các Ngài là việc đánh thức bản chất bác-ái trong con người, như là một bước tiến tới việc khơi hoạt bí huyệt tim. Để làm điều này, các Huấn Sư ở thời đó đã để Các Ngài được tập trung (một cách cố ý và có mục đích) vào bí huyệt tim, và đã chọn cách làm việc hoàn toàn qua bí
383 huyệt đó, hạ tầm quan trọng thiết bị trí tuệ và năng lượng trí tuệ của các Ngài mà Các Ngài có thể sử dụng cho nhu cầu của thời đó, Các Ngài đã giữ mãnh lực trí tuệ của các Ngài tạm thời không sử dụng khi huấn luyện các điểm đạo đồ cho đến khi đạt được điểm đạo thứ ba. Trong giống dân của chúng ta, tình trạng này ngược lại. Thánh Đoàn hiện đang hoạt động hoàn toàn trên các phân cảnh trí tuệ, mặc dù dựa mọi nỗ lực vào những thành tựu trong quá khứ liên quan đến bí huyệt tim. Do đó, cho đến cuộc điểm đạo thứ ba, các đệ-tử phải cố gắng làm việc hoàn toàn với năng lượng trí tuệ trong một nỗ lực để kiểm soát, khống chế và sử dụng nó. Nỗ lực của họ khi đó được tập trung vào việc truyền chuyển (từ các phân cảnh chân ngã) trạng thái ý chí của linh hồn. Ý chí đó phải được áp đặt lên phàm-ngã cho đến khi phàm ngã đó đã trở thành thiết bị tự động của linh hồn. Bấy giờ trực giác nắm quyền kiểm soát, và các năng lượng từ cõi trực giác hoặc cõi Bồ Đề bắt đầu tác động lên bản chất hình hài, tức là phàmngã. Trước khi đến giai đoạn kiểm soát bằng trực giác này, có nhiều kiếp sống mà trong đó trực giác có thể bắt đầu thể hiện vai trò của nó, và môn sinh học được ý nghĩa của sự giác ngộ. Tuy nhiên, cho đến sau cuộc điểm đạo thứ ba, chính thể trí giác ngộ mới là yếu tố chi phối, chứ không phải nhận thức trực giác thuần túy, hay là lý trí thuần túy. Sau cuộc điểm đạo lớn này, vốn đánh dấu một sự chuyển đổi rõ rệt ra khỏi tâm thức hình tướng, điểm đạo đồ có thể hoạt động tùy ý trên cõi trực giác, và thể trí đều đặn chuyển vào hậu cảnh cho đến khi nó trở thành một phần của bộ máy bản năng – trong chừng mực một phần của bản chất bản năng thuộc tiềm thức như là bản chất bản năng mà nhà tâm lý học duy vật nhấn mạnh rất nhiều. Nhận thức trực giác, linh thị thuần túy, tri thức trực tiếp, và một khả năng sử dụng các năng lượng không phân hóa của Thiên Trí (Universal Mind) là những đặc điểm chính của các vị adepts Aryan. Tôi sử dụng từ “không phân hóa” (“undiffentiated”) theo ý nghĩa không còn vô số năng lượng nữa; một vài năng lượng đặc biệt chính sẽ được thấy vẫn còn hiện hữu. Ý chí của linh hồn, khi xem linh hồn đó với tư cách
384 nó có vị trí trên một trong bảy cung, sẽ được thay thế bằng ý chí của Tổng Thể (the Whole).
Đây là những từ ngữ có ý nghĩa nhưng ít thôi, hoặc may mắn lắm thì chỉ có một ý nghĩa về mặt lý thuyết đối với các đạo sinh trong nhóm này. Khi tôi nói với bạn rằng ý chí, vốn được truyền đạt qua phương tiện của thể trí có kiểm soát, được thể hiện trong bảy loại năng lượng, và đối với bảy loại này, có nhiều loại nhân loại tương ứng, chắc chắn bạn nói rằng điều đó thì rõ ràng và không quá khó hiểu. Tuy nhiên, có phải là bạn thực sự hiểu không? Bảy loại năng lượng, và bảy loại trạng thái tâm lý đáp ứng, tùy thuộc vào bảy loại cung! Trong phát biểu này, chúng ta chú ý các biến phân (differentiations) của trạng thái linh hồn theo như thể trí hiểu. Đây là bảy biến phân đang nắm vị trí của vô số các dị biệt mà khía cạnh hình tướng rơi vào. Tuy nhiên, chúng là các nét đặc biệt và các biến phân, và tiếp tục có ảnh hưởng trên con người cho đến cuộc điểm đạo thứ ba. Chúng cuốn con người vào một số hoạt động chủ yếu và các khuynh hướng sống, theo cung đặc thù của y. Đây là những nét đặc biệt về trí tuệ. Mọi linh hồn trên cõi trí đều chọn lấy các hình thức của các Thái dương Thiên Thần, của các Con-trí-tuệ thiêng liêng. Do đó chúng ta có các tập hợp (groupings) này, và đó là việc tập trung các năng lượng, mà nhờ đó Kế Hoạch của các Kỷ Nguyên mới tiến hành, qua bảy bộ môn chính.
Ở một giai đoạn sau này, khi một vài sự chuyển tiếp lớn trong tâm thức đã xảy ra và hình tướng mất đi ảnh hưởng (hold) của nó, ngay cả các phân chia cũng biến mất, và thiên cơ được xem như một tổng thể, thì Sự Sống được biết đến trong tính đồng nhất (oneness) cơ bản của nó, và thuật ngữ đơn nguyên (monad) bắt đầu có một ý nghĩa thực sự nào đó.
Các đạo sinh phải luôn luôn nhớ rằng mọi phân biệt và các hạng loại đều là các sản phẩm trí tuệ, và do bởi sự biến đổi của nguyên khí suy tư, và bởi sự kiểm soát hình hài bằng năng lượng trí tuệ. Khi Chủ Thể Tư Duy trung ương của Vũ
385 Trụ hoạt động qua quyền năng tư tưởng, thì vấn đề khắc phục các phân biệt và những dị biệt này hầu như không thể vượt qua, cho đến khi nào người tìm đạo chịu sự kiểm soát hoàn toàn của trạng thái thứ hai của thánh linh, và vượt ra khỏi sự khống chế của trạng thái thứ ba hay trạng thái vật chất. Nhưng cho đến cuộc điểm đạo thứ ba, ngay cả trạng thái thứ hai (trạng thái bác ái) cũng bao hàm tính nhị nguyên, vì nó sẵn có trong chính lòng bác ái. Bao giờ cũng có Người Yêu (Lover) và đối tượng yêu, Người Ham Muốn (Desirer) và đối tượng ham muốn, người tìm kiếm và đối tượng tìm kiếm. Chỉ khi trạng thái thứ nhất, trạng thái của Sự Sống thống nhất truyền năng lượng (nó cuốn mọi hình hài và mọi nhị nguyên tính vào một sự tổng hợp vĩ đại) được cảm nhận ở cuộc điểm đạo thứ ba, thì những lời mà Tôi đã tuyên bố ở đây mới truyền đạt một ý nghĩa thực tiễn hoặc một nhận thức thực tế nào đó.
Chúng ta hãy đơn giản hóa các vấn đề, nếu chúng ta có thể, bằng ba phát biểu rõ ràng; trong đó chúng ta sẽ tổng kết công việc mà vị đệ-tử hoàn thành, khi y đấu tranh với các năng lượng của cõi trí và khống chế (masters) chúng.
1. Hoạt động trên cõi trí (mental plane) tạo ra sự nhận thức về nhị nguyên tính (duality). Vị đệ-tử tìm cách pha trộn và hòa nhập linh hồn với hiện thể của nó và thực hiện điều này một cách có ý thức. Y tìm cách dung hợp chúng thành một sự đơn nhất (unity, nhất nguyên). Y nhắm vào sự nhận thức rằng, ngay lúc này đây, chúng là Một (ONE). Sự hợp nhất bản ngã với phi ngã là mục tiêu của y. Bước đầu tiên theo hướng này được thực hiện khi y bắt đầu chấm dứt việc đồng hóa mình với hình tướng, và nhận ra (trong thời kỳ chuyển tiếp này) rằng y là một nhị-nguyên (a duality).
2. Do đó, nhờ được vận dụng đúng, thể trí trở thành một tác nhân ghi nhận hai loại năng lượng, hoặc hai trạng thái biểu lộ của Sự Sống Duy Nhất. Nó ghi lại và giải thích thế giới của các hiện tượng. Nó ghi lại và giải thích thế giới của các linh hồn. Nó nhạy cảm với ba cõi tiến hóa của con người. Nó cũng trở nên nhạy cảm với giới linh hồn. Đó là nguyên khí trung gian vĩ đại, trong thời gian chuyển tiếp này, của sự nhận thức mang tính nhị nguyên.
3. Sau này, linh hồn và khí cụ của nó trở nên hợp nhất và nhất quán đến nỗi tính nhị nguyên biến mất, và linh hồn
386 tự biết nó là tất cả những gì đang hiện hữu, tất cả những gì đã là, và tất cả những gì sẽ là.
Có một bản thánh ca thời Atlantis bí hiểm và cổ xưa không còn được dùng nữa, nhưng vào những thời rất xa xăm đã được vị điểm đạo đồ có ba lần điểm đạo xướng lên – vào lúc hoàn tất cuộc điểm đạo của thời kỳ đó. Nó có giai điệu như sau. Sự diễn dịch các biểu tượng mà nó được viết ra theo đó bắt buộc phải mất đi sự nhịp nhàng và uy lực.
“Tôi đứng giữa các cõi Trời (Heavens) và Cõi Trần Gian! Tôi hình dung ra Thượng Đế; Tôi thấy các hình tướng mà Thượng Đế khoác lấy. Tôi không thích cả hai. Chúng không có ý nghĩa gì đối với tôi, vì một cái thì tôi không thể đạt đến, và đối với cái thấp hơn trong hai cái thì tôi không còn chút yêu thương nào nữa.
“Tôi bị giằng xé. Tôi không thể biết Không Gian và Sự Sống của nó, và vì vậy tôi không cần nó. Thời gian và vô số hình thức của nó thì tôi biết quá rõ. Tôi treo mình lơ lửng giữa cả hai, mà không thích cái nào cả.
“Từ Trời cao, Thượng Đế lên tiếng. Có một sự thay đổi. Tôi nghe thật chăm chú, và trong khi lắng nghe, tôi quay đầu lại. Những gì được hình dung, tuy sự hình dung không thể đạt đến, ở gần với trái tim tôi hơn. Khát vọng xưa kia trở lại, nhưng tàn tạ. Những xiềng xích xưa cũ với tiếng khua lách tách. Tôi lao tới.
“Vô số tiếng nói cất lên và bắt tôi ngừng ngay tại chỗ. Sự đe dọa của những âm thanh trần thế chận lại tiếng nói của Thượng Đế. Tôi quay người lại trên con đường tiến tới của tôi, và hình dung lại một lần nữa những niềm vui được theo đuổi từ lâu của cõi trần, và thú vui xác thịt, và họ hàng. Tôi đánh mất viễn cảnh về những sự việc vĩnh cửu. Tiếng nói của Thượng Đế tắt lịm.
“Tôi bị giằng xé trở lại, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Bản ngã nhỏ bé của tôi di chuyển về phía sau và tới phía trước, thậm chí như một con chim bay vút lên trời và lại đậu trở lại trên cây. Tuy nhiên, Thượng Đế, ở chốn cao cả của
Ngài, tồn tại lâu hơn (outlasts) con chim nhỏ bé. Do đó mà tôi biết chắc rằng Thượng Đế sẽ là người chiến thắng và sau đó nắm giữ tâm trí của tôi và tôi trong cảnh nô lệ.
“Hãy nghe khúc hoan ca mà tôi hát lên; công việc đã xong. Tai tôi không còn nghe mọi tiếng gọi của trần gian, ngoại trừ tiếng nói nhỏ bé của mọi linh hồn ẩn trong các hình tướng bên ngoài, vì chúng cũng như tôi; tôi nhất quán với chúng.
“Tiếng nói của Thượng Đế ngân lên rõ ràng, và trong các âm điệu và các bội âm của nó, những tiếng nói nhỏ bé của các hình tướng bé nhỏ lu mờ và tàn tạ. Tôi sống trong một thế giới nhất nguyên. Tôi biết mọi linh hồn là một.
“Tôi bị cuốn bởi Sự Sống phổ quát, và khi tôi lướt trên
387 con đường hướng tới trước của tôi – con đường của Thượng Đế − tôi thấy mọi năng lượng nhỏ bé hơn tàn tạ đi. Tôi là Đấng Duy Nhất; tôi là Thượng Đế. Tôi là hình tướng mà mọi hình tướng được hợp nhất trong đó. Tôi là linh hồn mà mọi linh hồn được dung hợp trong đó. Tôi là Sự Sống, và trong Sự Sống đó, mọi sự sống bé nhỏ vẫn như cũ”.
Những lời này, được ngâm lên theo các thể thức cổ trên những nốt đặc biệt và có chọn lọc, có uy lực nhất và mang lại các kết quả rõ rệt trong một vài nghi lễ cổ xưa đã tuyệt tích từ lâu.
Chúng ta có thể thêm vào ba phát biểu súc tích được đưa ra ở trên một phát biểu thứ tư như sau:
4. Khi Chitta, hay chất trí (mind stuff), được cuốn vào hoạt động bởi những ý tưởng trừu tượng (những tư tưởng hiện thân của tuệ trí thiêng liêng, mang năng lượng của chủ thể sáng tạo của chúng và do đó là nguyên nhân của các tác động thuộc về hiện tượng trong ba cõi thấp), và khi sự hiểu biết thiêng liêng và sự lĩnh hội tổng hợp về ý chí và mục tiêu của Thượng Đế được thêm vào điều này, thì bấy giờ, ba trạng thái của trí tuệ được hợp nhất. Chúng ta đã đề cập đến ba trạng thái này trước đây, và gọi chúng là:
1. Chất trí, hay chitta.
2. Trí trừu tượng.
3. Trực giác hay lý trí thuần túy.
Ba trạng thái này phải được hợp nhất trong tâm thức của người tìm đạo. Khi điều này xảy ra, đệ-tử đã kiến tạo cây cầu (antaskarana), nó nối liền:
1. Tam-thượng-thể tinh-thần (spiritual triad).
2. Thể nguyên nhân (causal body).
3. Phàm-ngã (personality).
Khi điều này được thực hiện, chân-ngã-thể đã đáp ứng với mục đích của nó, Thái Dương Thiên Thần đã thực hiện công việc của mình, và không còn cần đến khía cạnh sắc tướng của sự hiện tồn nữa, vì chúng ta hiểu biết và sử dụng nó như một phương tiện của kinh nghiệm. Con người nhập vào tâm thức của Chân Thần (Monad), Đấng Duy Nhất (the
388 ONE). Thể nguyên nhân tan rã; phàm-ngã biến dần, và ảo tưởng kết thúc. Đây là việc hoàn thành Đại Sự, và thêm một Con của Thượng Đế đã bước vào nhà của Từ Phụ. Việc mà ngài có thể đi ra khỏi đó để đi vào thế giới của các hiện tượng để có thể hợp tác với Thiên Cơ thì có thể xảy ra, nhưng ngài sẽ không cần phải trải qua các tiến trình biểu lộ như nhân loại chịu đựng. Lúc đó, ngài có thể tạo ra thể biểu lộ của ngài để hoạt động. Ngài có thể làm việc thông qua và với năng lượng khi Thiên Cơ ra lệnh. Hãy chú ý những lời cuối cùng này vì chúng nắm giữ bí quyết của sự biểu lộ (manifestation).
Nghiên cứu của chúng ta về các năng lượng, vốn đã làm cho chúng ta quan tâm trong khi nghiên cứu Qui luật X, đã đưa chúng ta đến việc xem xét về:
− Năng Lượng Phàm-Ngã phát ra từ:
a/ Con người phối kết (coordinated man).
b/ Những người vượt trội hơn.
c/ Các tập thể như là:
1. Thánh Đoàn của các Chân Sư (Hierarchy of Adepts).
2. Nhóm các Thần Bí Gia của Tân Kỷ Nguyên đang hội nhập.
Đây sẽ là một điểm quan trọng cần phải tính đến, vì nhóm các thần bí gia này đang mỗi năm mỗi trở nên mạnh mẽ hơn.
− Các Năng Lượng Hành Tinh phát ra từ:
a/ Bảy hành tinh.
b/ Trái Đất.
c/ Mặt trăng.
Chỉ có một vài điều có thể được lưu ý về tiết đoạn nói về các năng lượng này và về tiết đoạn kế tiếp, vì đây là một loạt các hướng dẫn cho người tìm đạo chứ không phải là một luận thuyết về năng lượng.
− Năng Lượng Mặt Trời phát ra từ:
a/ Mặt trời vật chất.
b/ Các nguồn vũ trụ.
Trong mọi tư tưởng liên quan đến các năng lượng này, cần nhớ rằng chúng được chuyển đến chúng ta thông qua,
389 hay đúng hơn là chúng tạo thành các thể của một số sinh linh mà chúng ta gọi là các devas, trong các nhóm lớn và nhỏ hơn của họ, và do đó chúng ta vào mọi lúc đều đang hoạt động trong các thể (bodies) của các sinh linh này và do đó ảnh hưởng đến họ. Vì vậy, một số bạn vốn đã nghiên cứu bộ Luận Về Lửa Càn Khôn có thể nhận thấy các chi tiết sau là đáng chú ý:
1. Các loại devas thấp nhất hay các nhà kiến tạo trên Con Đường Tiến Hóa thăng thượng là các thiên thần màu tím; kế tiếp là các thiên thần màu xanh lá cây, và cuối cùng là các thiên thần trắng (white devas). Tất cả các thiên thần này đều bị chi phối bởi một nhóm đặc biệt thứ tư. Các thiên thần này kiểm soát các tiến trình bên ngoài của sự sống ở cõi trần.
2. Tuy nhiên, không được quên rằng ở một giai tầng thấp hơn của thang tiến hóa, là những nhóm sinh linh khác, được gọi sai là devas, họ làm việc tuân theo thiên luật, và được kiểm soát bởi các thực thể cao hơn. Chẳng hạn như, có các hình thể dày đặc hơn của sự sống khí hơi, thường được gọi salamanders, tức là hỏa-tinh-linh (elemental of the fire). Các tinh linh này ở dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hỏa Tinh Quân (Lord Agni), là vị Chúa Tể của cõi trí (Lord of the mental plane), và trong kỷ nguyên trí tuệ này, chúng ta có yếu tố lửa (hành hỏa) nhập vào quy trình sống mà trước đây không bao giờ có. Loại bỏ những sản phẩm được kiểm soát bởi nhiệt (heat) và bạn sẽ đưa nền văn minh của chúng ta đến một trạng thái dừng lại, bạn sẽ đưa mọi phương tiện vận chuyển đến một kết thúc cùng với mọi phương cách chiếu sáng; bạn sẽ vứt bỏ tất cả các nhà máy chế tạo. Ngoài ra, về cơ bản, những sinh linh lửa (fiery lives) này, được tìm thấy trong tất cả những gì bốc cháy, và trong sự ấm áp vốn nắm giữ việc hình thành mọi sự sống trên trái đất, và đem lại sự phát triển tốt đẹp cho tất cả các vật sống.
3. Theo Định Luật Tương Ứng (Law of Correspondences), cõi trí có một sự tương đồng với cõi phụ thứ ba của cõi trần, là cõi mà hiện nay khoa học đang tiến vào. Vì sự biểu lộ chính của nó trong thế giới vật chất, nên thể trí có những gì mà chúng ta gọi là nền văn minh khoa học của chúng ta.
4. Thần Agni cai quản trên cõi trí, và cũng có sự thống
390 trị trên cõi phụ thứ ba của các cõi dĩ thái. Ngài là vị Chúa Tể (Lord) của cõi thứ năm hay cõi trí, tính từ trên xuống dưới, nếu người ta phải dùng các thuật ngữ này để tượng trưng. Đối với chu kỳ thế gian này, Thần Agni là ảnh hưởng đang thống trị, mặc dù Thần Indra, Chúa Tể của cõi bồ đề hay cõi trực giác, có một sự kiểm soát tinh tế đang đều đặn tăng lên mạnh mẽ hơn. Tất cả nhân loại đang phấn đấu hướng tới cõi thứ tư, là cõi hợp nhất giữa ba cõi cao với ba cõi thấp, nhưng hiện tại, cõi trí hay cõi lửa là quan trọng nhất.
5. Chúng ta cần nhớ rằng cũng như trong các hóa thân /luân hồi đặc biệt, con người được tập trung (focussed) hay an trụ (polarised) vào các thể khác nhau – khi thì thể cảm dục và khi thì thể trí – thế nên vào lúc này người ta có thể suy ra rằng chính Đức Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta được tập trung trong thể trí của Ngài. Như đã có nói, Ngài đang nỗ lực hướng tới cuộc điểm đạo vũ trụ thứ tư, việc này khiến cho việc đạt đến cuộc Điểm Đạo thứ tư của chúng ta có thể xảy ra, vì Ngài đưa chúng ta tiến tới cùng với Ngài, và, ở mức độ riêng của chúng ta, chúng ta sẽ đạt đến vai trò là các tế bào trong Cơ Thể của Ngài.
6. Theo thời gian, Thần Indra sẽ chuyển sang kiểm soát và kỷ nguyên của chất khí (air) sẽ được mở ra. Khi nguyên khí bồ đề ngày càng biểu lộ nhiều hơn và sự nhất quán được thành tựu, chúng ta sẽ thấy kỷ nguyên của chất khí này ra đời. Một sự chứng thực của điều này có thể được nhìn thấy trong việc con người kiểm soát dần dần bầu khí quyển. Theo một ý nghĩa huyền bí, mọi thứ trong tương lai sẽ trở nên nhẹ hơn (lighter), loãng hơn (rarefied) hơn và ether hóa/dĩ thái hóa (etherealized) hơn. Tôi đang chọn những lời lẽ của Tôi một cách thận trọng.
7. “Thượng Đế của chúng ta là một Ngọn Lửa thiêu hủy” đề cập chủ yếu đến Thần Agni, là yếu tố kiểm soát trong kỷ nguyên này. Các thần lửa sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi tiến trình của trái đất. Các thần này được giao cho công việc khai mở Kỷ Nguyên Mới, thế giới và nền văn minh mới, và lục địa mới. Sự chuyển tiếp lớn vừa qua do Thần Varuna chủ trì.( )
8. Thần Agni không chỉ kiểm soát các lửa của địa cầu và
391 cai quản cõi trí, mà Ngài còn tham gia một cách rõ rệt vào công việc khơi dậy ngọn lửa thiêng, tức hỏa xà (Kundalini). Hãy chú ý cách mà sự tương ứng này thể hiện. Một phần lớn căn chủng thứ năm, có lẽ là ba phần năm, đang ở gần Con Đường Dự Bị, và cùng với việc hội nhập của kỷ nguyên mới và sự tái lâm của Đức Christ vào đúng thời điểm và ở địa vị của chính Ngài (hãy lưu ý đến sự thận trọng khi Tôi diễn đạt điều này; những sự khẳng định có tính giáo điều trong các thuật ngữ của hạ trí cụ thể của con người là không khôn ngoan), nhiều người sẽ nhận thấy có thể thực hiện thêm nỗ lực thích hợp cần thiết để có được cuộc điểm đạo chính thứ nhất. Họ sẽ bắt đầu chuyển từ cõi thứ năm đến cõi thứ tư. Vị Hỏa Tinh Quân sẽ thành tựu công việc đặc biệt của Ngài cho chu kỳ này, bằng việc khơi dậy ngọn lửa kundalini (hỏa xà) trong số lớn những người đã sẵn sàng. Điều này sẽ được bắt đầu trong thế kỷ này, và được xúc tiến một cách tích cực trong một nghìn năm tới đây.
Trong công việc của bạn, mà sau này bạn có thể được cho thấy – mọi việc phụ thuộc vào kỹ năng của bạn – các phương pháp tiếp cận với các mãnh lực đang thống trị này, nhưng điều này sẽ xảy ra một cách chủ quan chứ không qua công tác huyền thuật và các phương pháp huyền thuật. Việc đạt đến một rung động thích hợp sẽ tác động một cách tự động vào việc tạo ra các tình trạng tốt đẹp và các liên giao thích hợp.
Một lần nữa Tôi muốn lưu ý rằng chúng ta sẽ không phí thời gian vào những điều rắc rối thuộc về hành tinh và sự tương tác của các năng lượng mặt trời, mà chúng ta sẽ quan tâm đến các định luật về đời sống tinh thần thực tế. Tôi chỉ muốn cung cấp một vài tư tưởng vốn có liên quan với kỷ nguyên sắp đến, và vốn sẽ cho phép con người đi tới với di sản huy hoàng vốn thuộc con người, và chắc chắn là y phải tiến vào đó theo Thiên Luật tốt lành và qua kinh nghiệm của sự luân hồi. Nhờ luân hồi, con người học được cách chế ngự và sử dụng hình hài một cách đúng đắn.
Mọi hình tướng, trong bản chất chúng, không phải là các biểu lộ của một phàm-ngã. Để bảo đảm cho thuật ngữ này thì phải có ba loại năng lượng – ba loại năng lượng này được dung hợp, pha trộn và phối kết thành một cơ cấu hoạt động. Do đó, một phàm-ngã là một sự pha trộn của năng lượng trí tuệ, của năng lượng tình cảm và của sinh lực (vital force), và ba năng lượng này được ngụy trang, được che kín
392 hoặc được tiết lộ (hãy lưu ý thuật ngữ này) bởi một lớp vỏ bên ngoài hoặc một hình thể bằng chất hồng trần trọng trược. Lớp vỏ ngoài này tự bản thân nó là một dạng năng lượng tiêu cực. Kết quả của sự hợp nhất ba năng lượng này trong một hình tướng khách quan là ngã thức (self-consciousness). Sự dung hợp của chúng tạo ra cảm thức về biệt ngã, nó giải thích cho việc sử dụng từ ngữ “tôi” (“I”, cái ngã), và liên kết mọi việc xảy ra với một bản ngã (self). Khi thực thể hữu thức trung ương này tồn tại, vận dụng thể trí, phản ứng có liên quan đến giác quan thông qua thể tình cảm, và truyền sinh lực cho thể xác (xuyên qua thể sinh lực), thì người ta có một phàm-ngã. Đó là sự sống có ngã thức trong hình hài. Đó là ý thức của phần tử đơn vị (identity) trong mối liên quan với các phần tử đơn vị khác, và điều này cũng đúng đối với Thượng Đế hoặc con người. Đó là một ý thức về tính đồng nhất (identity), tuy nhiên, nó chỉ tồn tại trong tiến trình sáng tạo, và trong bao lâu mà khía cạnh vật chất và khía cạnh ý thức còn bộc lộ tính hai mặt vĩnh cửu của thiên nhiên. Trong sự phát triển tiến hóa của chúng ta, điều đó không được nhận thấy trong các hình hài dưới nhân loại (sub-human forms); nó được nhận thức trong giới nhân loại, và được nhận thức mà không bị hòa lẫn vào và bị phủ định bởi các hình thức và tâm thức vĩ đại hơn mà chúng ta gọi là giới siêu nhân loại.
Phàm-ngã là trạng thái ý thức vốn có yếu tố qui định của nó trong chất trí, nhưng điều này có thể bị vượt quá khi chất trí đó không còn kiểm soát nữa. Vì chất trí cá nhân là một phần không thể thiếu của Thiên Trí (Universal Mind), và vì nguyên khí trí tuệ vốn có sẵn trong tất cả mọi hình hài, nên ý thức về biệt ngã và về ngã thức luôn luôn có thể xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, ở các trạng thái tâm thức cao hơn, thì ý thức đó cuối cùng bị đưa xuống một vị trí phụ thuộc. Chẳng hạn như, Thượng Đế có thể luôn luôn và thường xuyên ý thức về cái thực tại vốn tạo thành bản ngã, và vốn chi phối tình trạng toàn vẹn của thái-dương-hệ, và của sự tương tác thái dương với các hệ thống khác, nhưng tâm thức của thiên tính và nhận thức của Thái Dương Thượng Đế (Solar Deity) không bận tâm chủ yếu vào tính chất cá nhân (selfhood). Như một kết quả của các thời kỳ thế giới và kinh nghiệm đã qua, điều đó ở dưới ngưỡng của tâm thức thiêng
393 liêng, và đã trở thành trong một chừng mực là một phần của bản chất có tính bản năng của vũ trụ, như bất kỳ các thuộc tính có tính bản năng của con người. Tiêu điểm của sự Chú Tâm Vĩnh Cửu (Eternal Attention) (nếu Tôi có thể sử dụng một thành ngữ bất thường như thế nơi mà ngôn ngữ tất nhiên là gần như vô giá trị!) nằm trong các lĩnh vực nhận thức vượt quá sự hiểu biết của chúng ta. Chúng vượt xa phạm vi hiểu biết của chúng ta, như là sự nhận thức của một Chân Sư Minh-Triết vượt ngoài tầm hiểu biết của một con kiến hoặc một con chuột. Do đó, thật là vô ích cho chúng ta khi nghiền ngẫm về nó. Đối với chúng ta, có sự thành đạt của phàm-ngã, hoặc việc đạt tới một sự ghi nhận hoặc nhận thức đầy đủ về bản ngã nội tại; khi đó có việc sử dụng phàm-ngã đó, và cuối cùng là sự hy sinh của nó cho điều thiện hảo của tập thể, với một sự hòa nhập tiếp theo sau của bản ngã trong Đại Ngã duy nhất và sự hợp nhất của linh hồn cá nhân (một cách có ý thức và tự nguyện) trong Đại Hồn (Oversoul).
“Tôi hiện hữu” (“I am”) – tiếng kêu của mỗi con người; “Tôi là Cái Đó” (“I am That”) – tiếng kêu của mỗi phàm-ngã, vốn nhận thức được tính chất cá nhân của mình (his selfhood) và sử dụng phàm-ngã của mình để biểu lộ ý chí của thực-thể nội-tại (indwelling entity) tức chân nhân (true person). “Tôi là Linh-Ngã” (“I am that I am”) – tiếng kêu của linh hồn cá nhân khi nó bị mất đi trong tổng thể và nhận ra tính thống nhất (oneness) của nó với linh hồn hay bản-ngã (self) của vạn vật.
Các đặc điểm của cá nhân vốn đang bắt đầu hoạt động như một phàm-ngã có thể được liệt kê vắn tắt như sau. Chúng đơn giản, rõ ràng và ích kỷ một cách rõ rệt. Đừng nên quên rằng bước đầu tiên trên con đường dẫn đến tính cá nhân tất yếu là tính ích kỷ. Cũng nên nhớ kỹ rằng trở ngại đầu tiên đối với phàm-ngã tiến bộ và tiến hóa cao là tính cá nhân hay là việc kéo dài thái độ ích kỷ. Do đó, các đặc điểm theo sự phát triển tuần tự của chúng như sau:
1. Khả năng nói: tôi là, tôi ước muốn, tôi mong muốn, tôi quyết chí.
2. Ý thức ở nơi trung tâm của vũ trụ nhỏ bé của con người. “Các Cõi Trời di chuyển xung quanh tôi, và các ngôi sao quay theo các con đường của chúng quanh tôi” là phương châm của giai đoạn này.
394 3. Ý thức về những biến cố (drama) và khả năng tự hình dung mình như là trung tâm của môi trường của mình.
4. Ý thức trách nhiệm và khả năng xem các thành viên xung quanh của gia đình nhân loại là phụ thuộc vào mình.
5. Ý thức về tầm quan trọng – kết quả tự nhiên của những điều ở trên. Việc này thể hiện thành sức mạnh và ảnh hưởng nơi nào có một thực thể thực sự và luôn luôn thức tỉnh đàng sau nhân vật (persona), và thể hiện thành sự khoe khoang và sự khoa trương nơi nào mà một tạo vật bé nhỏ ích kỷ hoạt động.
6. Khả năng sử dụng toàn bộ năng lực để cho thể trí và não bộ hoạt động đồng bộ, và do đó mà bản chất tình cảm bị phụ thuộc, bị ngăn chận hoặc bị kiểm soát. Điều này bao hàm sự phát triển ổn định của khả năng sử dụng tư tưởng.
7. Khả năng sống một cuộc đời được phối kết sao cho toàn bộ con người hoạt động và được hướng dẫn bởi mục đích (biểu lộ năng lượng ý chí), bởi mong muốn (biểu lộ năng lượng của bản chất tình cảm hay bản chất tâm linh), và bằng sức sống vốn lôi cuốn hiện thể vật chất đi theo mục đích và mong muốn.
8. Năng lực gây ảnh hưởng, chi phối, hướng dẫn và nắm giữ những kẻ khác trong phạm vi của mục đích cá nhân và mong muốn cá nhân.
Khi giai đoạn này đã đạt tới, ba năng lượng vốn tạo ra một phàm-ngã đã được hòa hợp và kết hợp thành công, và bộ máy hoặc khí cụ của bản ngã nội tại trở thành một tài sản tiện lợi và đáng giá. Con người là một nhân vật đầy uy lực và trở thành trung tâm của một nhóm; y nhận thấy mình là một tâm điểm cho các sự sống khác, và là một cá nhân có ảnh hưởng lôi cuốn, chi phối những người khác, phối hợp các đơn vị nhân loại thành các nhóm và các tổ chức. Y trở thành người đứng đầu của các tổ chức và của các đảng phái, của các đoàn thể tôn giáo và chính trị, và của các quốc gia trong một số trường hợp. Như thế các phàm-ngã vượt trội xuất hiện và nhận thấy sở trường của họ; do đó họ phát hiện sự dị biệt
395 giữa trung tâm quyền lực, tức bản ngã, với khí cụ (equipment); cuối cùng họ bắt đầu ý thức về thiên hướng (vocation) theo ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này.
Nên lưu ý rằng sự phát triển tuần tự này được song hành với một sự tăng trưởng bên trong của ý thức linh hồn, mặc dù cách thức biểu lộ của sự tăng trưởng bên trong đó phần lớn tùy thuộc vào cung (ray) của Thực Thể tâm linh đó.
Có một điểm cần được lưu ý ở đây, và dựa vào điểm này mà những người tìm đạo nên hành sử cẩn thận. Hàm ý thông thường của thuật ngữ “sự phát triển tinh thần” chủ yếu là về sự phát triển hiểu biết về tôn giáo. Một người được coi là có khuynh hướng tinh thần nếu y quan tâm đến các Kinh Thánh trên thế gian, nếu y là một thành viên của Giáo Hội, và nếu y sống một đời sống thánh thiện. Nhưng đây không phải là định nghĩa thực sự vì nó không bao hàm đầy đủ. Nó đã phát triển do dấu ấn mà Kỷ Nguyên Song Ngư đã thiết lập trên tư tưởng con người và các thuật ngữ, và qua ảnh hưởng của Cung 6, và hoạt động của Giáo Hội Cơ Đốc – hoàn toàn vô cùng cần thiết và hoàn toàn vốn có trong kế hoạch vĩ đại, nhưng chúng (bị tách ra khỏi tình huống thường xuyên của chúng) dẫn đến việc quá nhấn mạnh về một vài sự biểu lộ thiêng liêng, và việc bỏ qua các biểu lộ khác rất quan trọng của tâm thức thiêng liêng.
Ý nghĩa thực sự của “sự tăng trưởng tinh thần” còn rộng lớn hơn và bao hàm hơn nhiều so với sự biểu lộ của chúng qua phương tiện của văn học tôn giáo và văn học huyền bí, và các tổ chức dùng cho việc truyền đạt chân lý siêu hình. Quyền lực, mục tiêu và ý chí là các phẩm tính thiêng liêng và các biểu lộ thiêng liêng, và tự bộc lộ chúng một cách rõ ràng như nhau qua một Mussolini hoặc qua một Giáo Hoàng. Trong cả hai trường hợp, bộ máy biểu lộ làm thay đổi và hạ thấp các tính chất và dùng như là một sự trở ngại. Một phàm-ngã đầy uy lực có thể hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực biểu lộ nào của con người, và công việc của y sẽ chứng thực cho từ ngữ tinh thần chỉ trong chừng mực mà nó được dựa trên chủ nghĩa lý tưởng cao cả, lợi ích lớn nhất của
396 số đông nhất, và nỗ lực tự hy sinh. Ba điều này – chủ nghĩa lý tưởng, phụng sự tập thể và hy sinh – là các đặc điểm của những phàm-ngã vốn đang ngày càng trở nên nhạy cảm với trạng thái linh hồn, với các tính chất của linh hồn đó, là tri thức, bác ái và sự hy sinh.
Đây là lý do tại sao việc nhấn mạnh trong mọi trường phái huyền bí học chân chính được đặt trên động cơ (motive, mục đích hành động). Người có cá tính mạnh mẽ và đang phát triển một ý thức tập thể, tất nhiên trong một kiếp sống nào đó, tìm cách tiến vào các trường phái huyền-bí-học, và phải được hướng dẫn theo một cách thức sao cho bản chất linh hồn bao bọc (enfolds), chế ngự và sử dụng phàm-ngã.
Các đặc tính nổi bật của những phàm-ngã này, vốn cho đến nay họ không được tập trung vào linh hồn hoặc được kiềm chế, là tính thống trị, tham vọng, kiêu hãnh và thiếu tình thương đối với tổng thể, mặc dù họ thường có tình thương đối với những người cần cho họ, hoặc cho sự tiện nghi của họ.
Do đó trong sự phát triển tuần tự của nhân loại, bạn có các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn ý thức động vật.
2. Cá nhân được an trụ vào tình cảm, có tính ích kỷ và bị chi phối bởi dục vọng.
3. Hai giai đoạn trên, cộng với một hiểu biết trí tuệ ngày càng tăng về các tình huống chung quanh.
4. Giai đoạn có trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè.
5. Giai đoạn của tham vọng và của sự khao khát đối với ảnh hưởng và quyền lực trong một lĩnh vực biểu hiện nào đó của con người. Điều này dẫn đến nỗ lực mới.
6. Sự phối-kết năng lực phàm-ngã dưới tác nhân kích thích ở trên.
7. Giai đoạn ảnh hưởng được vận dụng một cách ích kỷ và thường có tính chất phá hoại, bởi vì cho đến nay những vấn đề cao siêu không được ghi nhận.
8. Giai đoạn có một ý thức tập thể phát triển đều đặn.
Giai đoạn này được xem như là:
a/ Một lĩnh vực cho cơ hội.
b/ Một địa hạt phụng sự.
397 c/ Một nơi mà trong đó sự hy sinh vì lợi ích của mọi người trở nên có thể xảy ra một cách vinh quang.
Giai đoạn sau cùng này đặt một người lên con đường đệ-tử, không cần phải nói rằng nó bao gồm giai đoạn của thời kỳ trước đó, là thời kỳ dự bị hay thử thách.
Vấn đề là việc xác định ở bước nào của thang tiến hóa và trong giai đoạn nào mà người ta thấy được sở trường của mình tại một thời điểm đặc biệt nào đó. Một chuỗi dài gồm các kiếp sống trải ra phía sau mỗi con người, và một số người hiện đang hướng về giai đoạn của sự biểu lộ phàm-ngã có tính ích kỷ chiếm ưu thế, và đang làm cho chính họ thành những cá nhân có đầy đủ ý thức. Đối với họ, đây là một giai đoạn tiến tới giống như là địa vị đệ-tử đối với tất cả các bạn. Những người khác cũng là những phàm-ngã, và đang bắt đầu thử nghiệm với năng lượng đang tuôn chảy qua họ, và tập hợp xung quanh bản thân họ những người rung động theo nốt (note) của họ, và chắc chắn họ có một thông điệp cho những người này. Đó là vô số những nhóm nhỏ trên khắp thế giới, đang hoạt động trong mọi lĩnh vực được biết của sự biểu lộ của con người. Những người khác đã vượt qua giai đoạn đó, đang bắt đầu chuyển sự tập trung ra khỏi sự biểu lộ của phàm-ngã trong ba cõi thấp của cuộc sống con người, và được kích hoạt bởi một năng lượng vốn là trạng thái cao hơn của năng lượng phàm-ngã (Xem Tâm Lý Học Nội Môn, 284). Họ không còn hoạt động, lên kế hoạch và đấu tranh để biểu lộ phàm ngã của họ, và để tạo ảnh hưởng cá nhân của họ trên thế giới, hoặc để tập hợp xung quanh họ bằng cách thu hút một nhóm người tôn trọng họ, và do đó nuôi dưỡng các động cơ kiêu hãnh và tham vọng của họ, và làm cho cả hai tính chất này có uy thế và quan trọng. Họ đang bắt đầu thấy các sự vật theo một quan điểm mới hơn và chân thật hơn. Trong ánh sáng của Tổng Thể (Whole) thì ánh sáng của tiểu-ngã mờ dần đi, giống như ánh sáng vốn có trong mỗi nguyên-tử của cơ thể được tập hợp lại với nhau, và bị xóa mờ trong ánh sáng của linh hồn khi ánh sáng linh hồn bùng lên với mọi vẻ huy hoàng của nó.
Khi giai đoạn này của lòng vị tha, của việc phụng sự,
398 của sự lệ thuộc vào Đại Ngã Duy Nhất, và của sự hy sinh cho tập thể trở thành mục tiêu, thì một người đã đạt đến mức mà y có thể được nhận vào nhóm các nhà thần bí, các thức giả và tập thể những người phụng sự của thế gian; nhóm này là phản ánh trên cõi trần của Thánh Đoàn Hành Tinh.
ĐOÀN NGƯỜI MỚI PHỤNG SỰ THẾ GIAN
Chúng tôi thường nói về nhóm các thức giả (knowers) hòa nhập đang bắt đầu hoạt động trên cõi trần, được tập hợp nhau lại theo đội hình lỏng lẻo, và được giữ vững bằng sự ràng buộc tinh thần bên trong chứ không phải bởi bất kỳ tổ chức bên ngoài nào. Thánh Đoàn hành tinh đã luôn luôn tồn tại, và từ thời xa xưa xuống đến nhiều thời đại, những người con của nhân loại đã tự mình thích ứng với công việc, và đã đủ tiêu chuẩn đối với các yêu cầu, đã tìm thấy đường vào hàng ngũ của những người đứng đằng sau sự tiến hóa của thế gian, và hướng dẫn số phận của những người kém cỏi hơn.
Đẳng cấp và công việc của họ được biết đến về mặt lý thuyết, và danh xưng của một số vị đã được đưa ra cho quần chúng – với giá nào và sự hy sinh cá nhân nào thì quần chúng đó sẽ không bao giờ biết. Tôi không định đề cập đến Thánh Đoàn của các adepts (Đấng Cao Cả). Các sách về đề tài này dễ dàng kiếm được, và nên được đọc với những sự dè dặt cần thiết về các diễn dịch mang tính biểu tượng và những ảnh hưởng hạn chế của các ngôn từ.
Tuy nhiên một sự kiện đang diễn ra trên địa cầu, mà, trong phạm vi của nó, thì cũng nghiêm trọng và cũng quan trọng như cuộc khủng hoảng trong thời Atlantis, khi mà thể xác, thể sinh lực và thể cảm dục được phối kết và tạo thành một đơn vị hoạt động. Khi đó, môn “yoga của lòng sùng tín” hay Bhakti Yoga đã được khởi đầu cho việc huấn luyện người tìm đạo ở thời đó. Một mô hình cõi hồng trần (ở mức độ mà một mô hình như vậy có thể có vào lúc đó) của những người có thể làm việc tận tụy và có thể học hỏi đã được tổ chức, qua việc sử dụng nghi lễ và các tranh ảnh, một số phương thức hoạt động vốn sẽ tiến hành công việc của Thánh Đoàn trên
399 cõi trần, và như vậy xây dựng một trường đào tạo cho những người mà về sau sẽ được nhận vào hàng ngũ của Thánh Đoàn. Những dấu vết còn lại của nhóm Atlantis này vẫn còn lại với chúng ta trong các phong trào Tam-Điển hiện đại, và do đó công việc của Thánh Đoàn đã được ghi nhớ mãi bằng dấu hiệu và biểu tượng. Như thế, một sự trình bày bằng hình ảnh đã được lưu giữ trong ý thức của nhân loại về một hiện trạng hành tinh quan trọng, vốn đã được triển khai trong gia đình nhân loại theo sự phối hợp ba mặt này. Nhưng nó chủ yếu thuộc về thế giới khách quan. Hình thức và biểu tượng, dụng cụ và trang bị, đền thờ và tinh thần chung (tone), lễ nghi và các tính chất bên ngoài đã là những yếu tố nổi bật; chúng che đậy chân lý và do đó đã bảo tồn “hình thức bề ngoài và có thể thấy được của một thực tại tâm linh bên trong”. Vào thời đó, chỉ những người vốn cảm thấy bên trong chính họ có sự khao khát và mong muốn có được linh thị huyền bí, và đã yêu thương sâu sắc và hiến dâng cho lý tưởng tâm linh mới được phép tham dự vào các bí pháp này và hoạt động. Họ đã không bị đòi hỏi để có các trí lực linh hoạt, và các năng lực trí tuệ của họ thì thực sự là không có. Họ thích và cần quyền lực: họ đã học thông qua nghi lễ; họ đã tận tụy với các Đấng Cao Cả mà tên và hình tướng của các Ngài đứng phía sau các vị nắm giữ chức vụ trong các chi hội ngoại môn (exoteric lodges). Thể trí không can dự vào. Điều này phải được ghi nhớ. Đã không có phàm-ngã (personalities) nào cả.
Ngày nay, trên thế giới, một thời điểm khủng hoảng lớn lao khác đã đến. Tôi không ám chỉ đến tình hình thế giới hiện nay, mà nói đến trạng thái ý thức của con người. Thể trí đã đạt đến một năng lực hoạt động, các phàm-ngã được phối kết. Ba trạng thái của con người đang được pha trộn; một đội hình khác hoặc sự ngưng tụ khác từ Thánh Đoàn của các Chân Sư đã trở thành khả hữu. Trên cõi trần, không có bất kỳ tổ chức ngoại môn nào, các nghi lễ, hoặc hình thức bên ngoài nào mà chỉ có một nhóm người cả nam lẫn nữ đang kết hợp – một cách thầm lặng, đều đặn và mạnh mẽ − những người này vốn sau rốt sẽ thay thế nỗ lực trước đây của Thánh Đoàn. Họ sẽ thay thế mọi giáo hội, mọi nhóm, và mọi tổ chức, cuối
400 cùng sẽ xây dựng loại chính quyền tập trung (oligarchy), gồm các linh hồn chọn lọc, họ sẽ cai trị và hướng dẫn thế giới.
Họ đang được tập hợp từ mỗi quốc gia, nhưng được tập hợp và lựa chọn, không phải bởi Thánh Đoàn đang quán sát hoặc bởi một Chân Sư nào đó, mà bởi năng lực đáp ứng của họ với cơ hội tâm linh, xu thế (tide) và danh tiếng (note). Họ đang nổi lên từ mỗi nhóm, giáo hội và đoàn thể, và do đó sẽ là đại diện thực sự. Họ làm điều này không phải do tác động của tham vọng riêng và các kế hoạch đầy kiêu hãnh của họ, mà là qua chính sự vị tha của công cuộc phụng sự của họ. Họ đang tìm cách tiến đến đỉnh cao trong mọi bộ phận tri thức của con người, không phải vì tiếng tăm mà họ tạo ra về những ý tưởng riêng, các khám phá và các lý thuyết của họ, mà vì họ quá bao gồm trong quan điểm của họ, quá rộng rãi trong sự giải thích của họ về chân lý đến nỗi họ nhìn thấy bàn tay của Thượng Đế trong tất cả các diễn biến, dấu ấn của Ngài trên mọi hình tướng, và nốt (note) của Ngài ngân lên qua mọi vận hà dẫn truyền giữa thực tại chủ quan và hình tướng bề ngoài khách quan. Họ thuộc đủ mọi chủng tộc; họ nói mọi ngôn ngữ; họ bao gồm mọi tôn giáo, mọi khoa học và mọi triết lý. Đặc điểm của họ là tính tổng hợp, tính bao gồm, tính trí tuệ và sự phát triển trí tuệ tinh vi. Họ không theo tín điều nào, trừ tín điều về Tình Huynh Đệ (creed of Brotherhood) dựa trên Sự Sống duy nhất. Họ không thừa nhận uy quyền nào, trừ uy quyền của linh hồn riêng của họ, và không thừa nhận một Chân Sư nào, trừ nhóm mà họ tìm cách phụng sự, và nhân loại mà họ thương yêu sâu xa. Họ không có rào cản nào được thiết lập xung quanh họ, mà được chi phối bởi một sự khoan dung rộng rãi, một tinh thần lành mạnh và ý thức về sự cân xứng. Họ nhìn với đôi mắt rộng mở vào thế giới con người và nhận ra những người mà họ có thể nâng đỡ, và trước những người này, họ có thể có giá trị như các Đấng Cao Cả – đó là nâng đỡ, giáo huấn và trợ giúp. Họ nhận ra người đồng chí hướng và người ngang hàng của họ, và biết nhau khi họ gặp gỡ và đứng vai kề vai với người phụng sự huynh đệ của mình trong công việc cứu giúp nhân loại. Không có gì quan trọng nếu các thuật ngữ của họ khác
401 nhau, các diễn giải của họ về các biểu tượng và các kinh điển bất đồng, hoặc lời lẽ của họ ít hoặc nhiều. Họ nhìn thấy thành viên trong nhóm của họ trong mọi lĩnh vực – về chính trị, khoa học, tôn giáo, và kinh tế − và đưa ra cho họ dấu hiệu nhận biết và bàn tay của một huynh-hữu. Họ cũng nhận ra các Đấng Cao Cả vốn đã vượt qua trước họ trên nấc thang tiến hóa và chào mừng các Ngài, các Bậc Thầy, và tìm cách học hỏi từ các Ngài những gì mà các Ngài rất nhiệt tình để truyền đạt.
Nhóm này là một sản phẩm của quá khứ và Tôi sẽ bàn đến quá khứ đó; Tôi cũng sẽ nêu ra tình hình hiện nay và tiên đoán phần nào các đường lối chung, mà sự kết hợp của chúng và công việc tương lai sẽ tiến hành theo đó. Sự kiện về một nhóm như thế đang hình thành là xác thực, và chứa đựng một dấu hiệu tốt cho các thập niên sắp tới. Theo các cách thức lặng lẽ và tế nhị, chúng đã làm cho sự hiện diện của chúng được cảm nhận, nhưng ảnh hưởng của chúng cho đến nay chủ yếu là một ảnh hưởng ở bên trong (subjective).
Chúng ta hãy bắt đầu với quá khứ. Khoảng năm 1400, Thánh Đoàn các Chân Sư đã bị đối mặt với một tình huống khó khăn. Trong chừng mực mà công việc của cung 2 có liên quan (vốn liên quan với việc phổ biến chân lý tinh thần), đã đến lúc phải có những gì mà Tôi có thể gọi là một sự thể hiện ra bên ngoài (exteriorisation) đầy đủ của chân lý đó. Hoạt động của cung 1 cũng đã mang lại một sự phân hóa mãnh liệt và sự kết tinh giữa các quốc gia và các chính phủ trên thế giới. Hai tình trạng của tính chính thống (orthodoxy) cụ thể này và các dị biệt về chính trị kéo dài trong nhiều thế hệ, và vẫn đang thể hiện. Ngày nay, chúng ta có một tình trạng tương tự cả trong giới tôn giáo lẫn trong giới chính trị. Điều này là đúng cho dù người ta đang xem xét Ấn Độ hoặc Châu Mỹ, Trung Quốc hoặc Đức, hoặc cho dù người ta đang nghiên cứu lịch sử của Phật giáo với nhiều chi phái của nó, đạo Tin lành với vô số nhóm hiếu chiến của nó, hoặc nhiều trường phái triết học ở phương Đông hay phương Tây. Tình hình lan rộng, và ý thức quần chúng thì rất đa dạng, nhưng tình trạng này
402 của các sự việc đánh dấu sự tổng kết của thời kỳ chia rẽ và sự kết thúc, trước rất nhiều thế kỷ, của sự phân biệt rất lớn này của tư tưởng.
Sau khi ghi nhận và quan sát xu hướng này của các sự việc cho một trăm năm nữa, các Huynh Trưởng của nhân loại triệu tập một cuộc họp với tất cả các bộ môn vào khoảng năm 1500 sau Công Nguyên (A.D.). Mục đích của các Ngài là để xác định làm sao cho việc thúc đẩy đến sự hòa nhập (integration), mà về căn bản vốn là âm chủ đạo (keynote) của trật tự vũ trụ chúng ta, có thể được đẩy nhanh, và những giai đoạn nào có thể được chọn để tạo ra sự tổng hợp và thống nhất đó trong thế giới tư tưởng, điều đó sẽ làm cho có thể biểu lộ mục tiêu của Sự Sống thiêng liêng vốn đã đưa vạn vật vào hiện tồn. Khi thế giới tư tưởng được thống nhất, lúc bấy giờ thế giới bên ngoài sẽ bắt đầu một trật tự tổng hợp. Ở đây nên nhớ rằng các Chân Sư suy nghĩ theo các thời hạn rộng lớn và hoạt động trong các chu kỳ rộng hơn của nỗ lực tiến hóa. Các chu kỳ nhỏ và tạm thời, sự thăng trầm nhỏ của các diễn trình vũ trụ không thu hút sự chú ý của các Ngài trong trường hợp thứ nhất.
Tại hội nghị này, Các Ngài có ba điều cần làm:
1. Xem xét thiên cơ (divine plane) trên một quy mô càng lớn càng tốt, và làm mới tuệ trí các Ngài bằng linh thị.
2. Lưu ý những ảnh hưởng nào hoặc năng lượng nào đang có sẵn để sử dụng trong các nỗ lực lớn lao mà các Ngài đã cam kết.
3. Đào tạo những người cả nam lẫn nữ khi đó vốn là những đệ-tử dự bị, đệ-tử chính thức và điểm đạo đồ, sao cho vào đúng thời điểm cần thiết, Các Ngài có thể có một nhóm các phụ tá thích hợp mà Các Ngài có thể tin cậy được trong các thế kỷ sau này.
Liên quan với những người tìm đạo này, Các Ngài đã có hai vấn đề:
1. Các Ngài đã phải đối phó với sự thất bại về phía của ngay cả các đệ tử tiến hóa nhất để duy trì sự liên tục ý thức, một sự thất bại ngay cả bây giờ được thể hiện bởi ngay chính các điểm đạo đồ.
403 2. Các Chân Sư đã nhận thấy thể trí và bộ óc của các đệ tử không nhạy cảm một cách kỳ lạ với các sự tiếp xúc cao siêu, và điều này một lần nữa đang là một tình trạng vốn vẫn còn phổ biến. Các đệ-tử, lúc đó cũng như bây giờ, đã có sự khát vọng, một sự mong muốn phụng sự nhân loại, lòng sùng tín và đôi khi có một năng lực khá thiên về trí tuệ, nhưng tính nhạy về mặt viễn cảm, sự đáp ứng theo bản năng với rung động của Thánh Đoàn, và không có tâm thông bậc thấp, vốn là những điều kiện tiên quyết cần thiết cho công việc thông minh có đòi hỏi cao thì đang cực kỳ thiếu thốn. Đối với vấn đề đó thì họ vẫn còn đang như thế một cách đáng lo ngại (distressingly). Tính nhạy cảm về viễn cảm rõ ràng là ngày càng tăng như là một kết quả của các tình trạng thế giới và xu hướng tiến hóa, và điều này (đối với những người hoạt động trên nội cảnh giới) là một dấu hiệu đáng khích lệ nhất, nhưng việc ưa thích các hiện tượng tâm linh và việc thiếu khả năng phân biệt giữa các rung động của các cấp đẳng khác nhau của các vị phụng sự trong Thánh Đoàn vẫn còn gây trở ngại lớn cho công việc.
Nơi đây, bạn có thể thắc mắc và quả là như thế: Kế hoạch này là gì? Khi Tôi nói đến kế hoạch thì Tôi không ám chỉ một kế hoạch tổng quát như cơ tiến hóa hoặc là kế hoạch đối với nhân loại mà chúng ta gọi bằng thuật ngữ có phần nào vô nghĩa về sự khai mở của linh hồn. Hai khía cạnh này của kế hoạch đối với hành tinh chúng ta được cho là đúng, và chỉ là các cách thức, các quy trình và các phương tiện đưa tới một mục đích đặc biệt. Kế hoạch như được cảm nhận hiện nay, và theo đó các Chân Sư đang kiên trì làm việc, có thể được định nghĩa như sau: − Đó là sản phẩm của một sự tổng hợp chủ quan trong nhân loại và của một sự tương tác viễn cảm vốn cuối cùng sẽ thủ tiêu thời gian. Nó sẽ làm cho có sẵn cho mọi người tất cả những thành tựu và các tri thức trong quá khứ, nó sẽ tiết lộ cho con người ý nghĩa thực sự về thể trí và não bộ của y, và làm cho y thành chủ nhân của vận cụ đó và do đó sẽ làm cho y trở nên toàn-hiện (omnipresent), và cuối cùng mở cửa đến sự toàn tri (ominiscience). Sự phát triển kế tiếp của kế hoạch này sẽ tạo ra trong con người một
404 sự hiểu biết − sáng suốt và có hợp tác – về thiên ý (divine purpose, mục đích thiêng liêng) mà theo đó Đấng Duy Nhất, Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, đã cho rằng thật khôn ngoan khi tuân phục sự luân hồi. Đừng nghĩ rằng Tôi có thể kể về thiên cơ như đúng thật với nó. Đối với bất cứ người nào dưới trình độ điểm đạo 3 thì không thể nhìn thoáng qua thiên cơ, và rất ít hiểu về nó. Sự phát triển của bộ máy, mà nhờ đó một đệ-tử có thể đồng cảm với Các Đấng Cao Cả có trách nhiệm đối với việc tiến hành các kế hoạch, và khả năng hiểu biết (chớ không phải chỉ cảm nhận mơ hồ) khía cạnh nhỏ bé đó của tổng thể, chính là bước trực tiếp trước mắt và sự hợp tác với nó có thể xảy ra, mà mọi đệtử có thể đạt được, và nên được giữ như là mục tiêu trước mắt tất cả những người tìm đạo. Với sự ngoại lệ dành cho các đệ-tử dự bị, là những người mà cho đến nay không đủ ổn định trong nỗ lực của họ, còn thì tất cả đều có thể nỗ lực để đạt được sự liên tục tâm thức, và khi nhận thức rằng ánh sáng nội tâm, khi được nhìn thấy và vận dụng một cách sáng suốt, sẽ dùng để tiết lộ các khía cạnh khác của Thiên Cơ và nhất là khía cạnh mà bậc trí giả giác ngộ có thể đáp ứng và phụng sự hữu ích.
Mục tiêu của mọi sự huấn luyện được đưa ra trong 400 năm qua là để mang lại điều này, và từ sự kiện này, bạn có thể hình dung sự kiên nhẫn vô cùng của các Bậc Thức Giả (Knowers) của nhân loại. Các Ngài làm việc một cách từ từ và có cân nhắc, không có bất kỳ ý thức nào về tốc độ, hướng tới mục tiêu của các Ngài, nhưng – và ở đây có ẩn mối quan tâm trước mắt về những gì mà Tôi phải truyền đạt – Các Ngài có một sự hạn chế về thời gian. Điều này được dựa trên Định Luật Chu Kỳ. Nó liên quan đến hoạt động của vài thời kỳ thuận lợi mà tất nhiên là chúng có kỳ hạn của chúng. Trong những thời điểm thuận lợi đó, các mãnh lực, các ảnh hưởng, và các năng lượng nhất thời hoạt động, và các Chân Sư tìm cách để lợi dụng chúng.
Nhìn về phía trước, trong hội nghị mà Tôi đã đề cập, tập hợp các nhà phụng sự của nhân loại đã chú ý tới tương lai sắp tới của Kỷ Nguyên Bảo Bình, với các năng lượng đặc biệt
405 của nó và các cơ hội đáng kinh ngạc của nó. Các Ngài đã lưu ý những điều này và Các Ngài đã tìm cách chuẩn bị con người cho thời kỳ đó vốn sẽ xấp xỉ 2500 năm, và nếu được vận dụng đúng, có thể mang lại sự thống nhất, một cách hữu thức và sáng suốt, của nhân loại, và nhờ đó tạo ra sự biểu lộ của điều mà Tôi thích gọi là “tình huynh đệ có tính khoa học” hơn, ngược lại với hàm ý đầy tình cảm của thuật ngữ rất thịnh hành hiện nay này.
Hình như đối với các Ngài vào thời đó, có hai việc cần phải làm trước khi các uy lực sắp đến của Kỷ Nguyên Bảo Bình (Aquarian Age) – có thể được vận dụng thuận lợi. Trước hết, nhân loại phải cho tâm thức của họ được nâng lên đến cõi trí; tâm thức đó phải được mở rộng để cho nó bao gồm không chỉ thế giới tình cảm và cảm giác mà còn cả thế giới trí tuệ nữa. Thể trí của con người phải được làm cho linh hoạt ở mức độ rộng lớn và tổng quát, và toàn bộ trình độ thông minh của con người phải được nâng lên. Thứ hai, cần phải làm một cái gì đó để phá vỡ những rào cản của sự chia rẽ, của sự cô lập và của thành kiến, vốn đang giữ con người xa cách nhau, và đó là điều mà Các Đấng Cao Cả đã biết trước là nó sẽ ngày càng như thế. Hết chu kỳ này đến chu kỳ khác, con người đang trở nên ngày càng được bao phủ trong bản ngã riêng của họ – sự thỏa mãn và tính độc chiếm, và sự hãnh diện về chủng tộc. Kết quả của điều này tất nhiên sẽ dẫn đến những sự phân cấp rộng lớn và việc dựng lên các rào cản trên thế giới giữa quốc gia này với quốc gia khác, và giữa chủng tộc này với chủng tộc khác.
Quyết nghị này của các thành viên của Thánh Đoàn nhằm để rèn luyện thể trí của con người nhanh nhẹn hơn, và để xây dựng hướng tới một sự thống nhất tổng hợp hơn, đã đưa các Ngài đến một quyết định, nó bao hàm việc thành lập các đơn vị tập thể, và đưa tới sự xuất hiện của những nhóm các phụng sự viên và các nhà tư tưởng, những người mà qua hoạt động của họ, họ đã, trên một quy mô rất lớn, chi phối và nắn tạo thế giới chúng ta trong ba hoặc bốn thế kỷ qua. Do đó chúng ta có, xác định thời điểm từ hội nghị này, sự mở màn của những nhóm xác định và đặc biệt, hoạt động theo các đường lối được xác định rõ ràng, với mỗi nhóm tượng trưng
406 cho một cách trình bày chân lý đặc biệt nào đó và cho một khía cạnh hiểu biết về thực tại nào đó.
Các nhóm này nói chung rơi vào bốn phân chia chính: thuộc về văn hóa, chính trị, tôn giáo và khoa học. Trong các thời kỳ cận đại hơn, ba nhóm khác chắc chắn đã xuất hiện, đó là các nhóm triết học, tâm lý học, và tài chính. Tất nhiên, các triết gia luôn luôn hiện hữu cùng với chúng ta, nhưng hầu hết họ đã là các đơn vị biệt lập, vốn đã lập ra các trường phái được đặc trưng bởi tinh thần đảng phái và tính chia rẽ. Hiện nay không có các nhân vật nổi bật như trong thời quá khứ, nhưng các nhóm này đang đại diện cho một vài ý tưởng. Điều này có tầm quan trọng sâu xa, đó là công việc của bảy nhóm các nhà tư tưởng này được nhận biết như là một phần của chương trình của Thánh Đoàn, được trù định để tạo ra một tình huống nào đó, để mang lại một vài điều kiện chuẩn bị, và đóng một vai trò rõ rệt trong công cuộc tiến hóa của thế giới trong chừng mực mà nhân loại có liên quan.
Dưới ảnh hưởng của các cung khác nhau khi chúng đã đi vào và đi ra khỏi chu kỳ hoạt động, các nhóm nhỏ của con người đã xuất hiện, đã đóng vai trò của họ trong việc thành lập nhóm, và đã biến mất, thường không biết về xu hướng tổng hợp vốn có của họ và những người cùng hoạt động với họ. Như có thể thấy trong bất kỳ sự hồi tưởng lại lịch sử một cách sáng suốt nào, công việc mà họ đã làm cho nhân loại và sự đóng góp của họ vào hoạt cảnh lịch sử của sự tiến bộ của nhân loại nổi bật một cách rõ ràng. Tôi không có thời gian để nói hết về các nhóm này, mỗi người canh giữ một sự đóng góp đặc biệt, và truy ra cho bạn công việc mà họ đã làm, hoặc các thôi thúc bên trong mà dựa vào đó họ đã làm việc. Tôi chỉ có thể chỉ ra xu hướng nỗ lực của họ, và để lại cho một nhà nghiên cứu lịch sử đã giác ngộ nào đó việc phác họa về sợi chỉ vàng của công việc thiêng liêng của họ, vì họ đã nâng cao tiêu chuẩn trí tuệ của nhân loại, và đã làm cho con người đồng cảm với thế giới mà y sống, mở mắt cho y không chỉ đối với bản chất vật chất và bản chất hình tướng, mà còn với các chốn sâu thẳm còn che khuất của bản thể riêng của y. Nhờ
407 các hoạt động của họ mà chúng ta hiện có một nhân loại trong mối quan hệ mật thiết, mặc dù không nhất quán, và một nhân loại được đặc trưng bởi ba điều:
1. Một mối tương quan và sự tương giao đáng kinh ngạc, mà đài phát thanh, báo chí, sự vận chuyển hiện đại, điện thoại và điện báo là những người phục vụ cho chúng.
2. Một sự nghiệp từ thiện rộng khắp, và sự tăng trưởng ý thức trách nhiệm đối với huynh đệ mình, những điều này vốn hoàn toàn không được biết trong năm 1500. Các phong trào như Hội Chữ Thập Đỏ, các cơ sở giáo dục, các bệnh viện, và các biện pháp cứu trợ kinh tế hiện nay có ở mọi quốc gia là các biểu hiện bên ngoài của nó.
3. Một sự phân chia của toàn bộ gia đình nhân loại, một cách hữu thức hoặc vô thức, thành hai nhóm cơ bản: thứ nhất, những người tiêu biểu cho trật tự cũ của các sự việc, họ có tính phản động và chia rẽ. Họ đại diện cho chủ nghĩa quốc gia chia rẽ, các ranh giới, tình trạng nô lệ, sự tuân phục mù quáng; họ là điển hình cho chủ nghĩa bè phái tôn giáo và sự phụ thuộc vào uy quyền. Họ chống lại mọi sự cách tân và tiến bộ hiện đại. Thứ hai, những người vốn hình dung một thế giới thống nhất, trong đó lòng bác ái của Thượng Đế có nghĩa là tình thương đối với người lân cận, và nơi mà các động cơ bên dưới mọi hoạt động tôn giáo, chính trị và giáo dục được đặc trưng bởi một ý thức thế giới và phúc lợi của toàn thể cơ cấu chứ không phải của bộ phận nào cả.
Sự thống nhất mà những người đang mong mỏi khao khát không bao hàm việc xao lảng bất kỳ bộ phận nào, mà nó bao hàm sự lo lắng và chăm sóc từng bộ phận một để nó có thể đóng góp vào sự thịnh vượng của toàn bộ tổ chức. Chẳng hạn như nó bao hàm chính quyền chân chính và sự phát triển thích hợp của mỗi đơn vị quốc gia, sao cho nó có thể thực hiện thỏa đáng các nghĩa vụ quốc tế của nó, và như vậy tạo thành một phần của một tình huynh đệ thế giới của các quốc
408 gia. Khái niệm này thậm chí không bao hàm sự hình thành một tình trạng thế giới, nhưng nó chắc chắn bao hàm sự phát triển của một ý thức chung phổ biến, vốn nhận thức được sự thống nhất của tổng thể, và do đó đưa đến quyết định rằng mỗi người phải vì mọi người, và mọi người vì mỗi người như đã được nói tới. Chỉ bằng cách này mới có thể mang lại một sự tổng hợp quốc tế vốn sẽ được đặc trưng bởi tính vô tư lợi
về chính trị và quốc gia. Trạng thái tâm trí chung này một lần nữa tất nhiên sẽ không bao hàm việc thành lập một tôn giáo thế giới, hay tôn giáo chung. Nó chỉ đòi hỏi việc thừa nhận rằng mọi cách trình bày về chân lý và về đức tin chỉ là một phần trong thời gian và không gian, và tạm thời thích hợp với tính khí và các tình huống của thời đại và chủng tộc. Những người vốn ủng hộ một cách tiếp cận đặc biệt nào đó với chân lý tuy vậy vẫn sẽ đạt được nhận thức rằng các phương pháp tiếp cận khác và các cách diễn đạt và các thuật ngữ khác, cũng như các cách khác để định nghĩa Thượng Đế (deity) có thể cũng chính xác, và tự chúng tạo thành các khía cạnh của một chân lý vốn vĩ đại hơn và bao la hơn, so với năng lực hiện tại của con người có thể nắm bắt và diễn đạt. Ngay cả chính bản thân các Đấng Cao Cả cũng chỉ cảm nhận thực tại một cách mơ hồ, và mặc dù các Ngài nhận thức được các mục đích ẩn tàng sâu xa hơn các đệ-tử của các Ngài, tuy vậy thậm chí các Ngài cũng không thấy được mục tiêu cuối cùng. Các Ngài cũng bị gượng dùng các thuật ngữ vô nghĩa như thế trong việc giảng dạy của các Ngài như là Thực Tại Tuyệt Đối và Sự Nhận Thức Tối Hậu (Absolute Reality and Ultimate Realisation).
Vì thế, trong suốt ba thế kỷ qua, hết nhóm này đến nhóm khác đã xuất hiện và đóng góp phần của nó, và ngày nay chúng ta gặt hái lợi ích từ sự thành tựu của họ. Dưới nhóm văn hóa, chẳng hạn, chúng ta thấy xuất hiện các thi sĩ của thời Elizabeth, và các nhạc sĩ của Đức và của kỷ nguyên Victoria. Tương tự, các nhóm nghệ sĩ cũng được tìm thấy, cung cấp cho chúng ta những trường phái nổi tiếng, vốn là niềm vinh quang của Châu Âu. Hai nhóm nổi tiếng, một về văn hóa và nhóm kia về chính trị, cũng góp phần của họ, một nhóm tạo ra thời kỳ Phục Hưng (Renaissance), và nhóm kia mang lại Cuộc Cách Mạng Pháp. Những ảnh hưởng của hoạt
409 động của họ vẫn còn được cảm nhận, vì phong trào nhân văn hiện đại với sự nhấn mạnh của nó vào quá khứ vốn được hoàn thành trong hiện tại, và việc tìm kiếm của nó về những nguồn cội của năng lực con người trong những xu hướng trước đó, quay trở lại với Thời Phục Hưng. Cuộc cách mạng và sự quyết tâm chiến đấu cho các quyền thiêng liêng của con người tìm thấy ảnh hưởng mở màn đầu tiên và động lực thúc đẩy (impetus) trong cuộc cách mạng ở Pháp. Cuộc nổi dậy, việc hình thành các đảng chính trị, cuộc đấu tranh giai cấp vốn lan rất nhanh ngày nay, và sự chia rẽ của mỗi quốc gia thành các nhóm xung đột chính trị, mặc dù luôn luôn rời rạc, đã trở nên phổ biến trong hai trăm năm qua, và tất cả là các kết quả của hoạt động tập thể được bắt đầu bởi các Chân Sư. Con người nhờ đó đã trưởng thành và đã học cách suy tư, và dù họ có thể suy nghĩ sai lầm và có thể khởi đầu các thử nghiệm tai hại, sự thiện hảo cuối cùng là tất yếu và không thể tránh khỏi. Những sự bất an tạm thời, sự suy thoái đang trôi qua, chiến tranh và sự giết chóc, sự bần cùng và sự trụy lạc có thể dẫn kẻ thiếu suy nghĩ vào các hố sâu bi quan. Nhưng những người vốn hiểu biết và cảm nhận có bàn tay dắt dẫn bên trong của Thánh Đoàn đều biết rằng trái tim của nhân loại thì khỏe mạnh và rằng từ sự hỗn loạn hiện tại và có lẽ phần lớn là do nó, mà sẽ xuất hiện những người có năng lực để đối phó với tình hình và thích hợp với nhiệm vụ thống nhất và tổng hợp. Giai đoạn này đã được huyền môn gọi là
“kỷ nguyên phục hồi những gì đã bị phá vỡ bởi sự sụp đổ’. Thời điểm đã đến khi mà các phần riêng biệt có thể được hòa hợp lại, và toàn thể lại đứng cùng nhau trong sự hoàn hảo trước kia của nó.
Các nhóm tôn giáo cũng đã có nhiều – nhiều đến nỗi không hy vọng đếm nỗi chúng. Chúng ta có các nhóm thần bí Thiên Chúa Giáo, vốn là điều vinh dự của phương Tây, cũng có những người theo phái Luther phản kháng, những người theo học thuyết của John Calvin và các thành viên của Hội Giám Lý (Methodists), các Cha Cố theo Thanh Giáo (Pilgrim Fathers) – những người gắt gỏng và nghiêm nghị − những kẻ tử đạo theo đạo Tin Lành ở Pháp (Huguenot) và thuộc giáo hội Moravian, và hàng ngàn chi phái cận đại trong mỗi nhóm. Tất cả những người này đã phục vụ cho mục đích của họ và
410 đã dẫn con người đến điểm của cuộc nổi dậy và rời khỏi sự phục tùng vào uy quyền. Họ đã khiến cho con người đến giai đoạn suy tư cho chính mình bởi sức mạnh của gương mẫu độc nhất của họ. Họ tiêu biểu cho sự tự do và quyền được biết của cá nhân.
Các nhóm ở sau phần lớn đã hành động dưới ảnh hưởng của cung 6 và cung 2. Văn hóa xuất hiện dưới ảnh hưởng của cung 4, trong khi cung 1 đã thúc đẩy các hoạt động chính trị vốn đã mang lại những thay đổi như thế trong các quốc gia. Dưới ảnh hưởng của những xung lực thuộc cung 5 và cung 3, các nhóm những nhà nghiên cứu khoa học đã nảy sinh, làm việc với các lực và năng lượng đang tạo thành Sự Sống thiêng liêng, liên quan đến lớp bọc ngoài (outer garment) của Thượng Đế, tìm kiếm từ ngoài hướng vào trong, và chứng minh cho con người sự hợp nhất về bản thể của y với toàn cuộc sáng tạo và mối quan hệ của y, bên trong và trọng yếu, với mọi hình thức của sự sống. Danh tiếng của các cá nhân trong bất kỳ nhóm nào đó thì nhiều vô số và tương đối không quan trọng. Chính nhóm và hoạt động có liên quan với nhau của nó mới đáng kể. Thật là lý thú mà lưu ý rằng trong nhóm khoa học, sự hợp nhất cơ bản lại đáng chú ý một cách đặc biệt, vì các thành viên của nó có đặc điểm nổi bật là không có tính bè phái và tính cạnh tranh ích kỷ. Không thể nói điều này về các nhóm tôn giáo và chính trị.
Liên quan đến nhiều quốc gia và vô số con người trên địa cầu, những nhóm mẫu mực này ở những phân nhóm khác nhau chỉ có số lượng ít. Nhân sự của họ, sự đóng góp của họ cho sự phát triển về biểu hiện của con người, và vị trí của họ trong thiên cơ có thể rất dễ dàng được truy ra. Điểm cần được nhấn mạnh là tất cả những người này đều được thúc đẩy từ khía cạnh chủ quan bên trong của sự sống, họ đã tiến tới dưới một sự thôi thúc thiêng liêng và với một công việc đặc biệt phải hoàn thành, tất cả họ đã được kết hợp trong giai đoạn đầu của các đệ-tử và các điểm đạo đồ thuộc các cấp thấp; tất cả họ đều được hướng dẫn về mặt chủ quan từng bước một bởi chính linh hồn của họ, mà đến lượt họ, đã hợp tác một cách có ý thức với Thánh Đoàn của các bậc Trí Giả.
411 Trường hợp này đã xảy ra ngay cả khi con người cá biệt hoàn toàn không biết về chính mình hoặc địa vị của mình trong nhóm, và sứ mệnh thiêng liêng của nhóm đó. Cũng hãy nhớ rằng đã không có một thất bại đơn độc nào cả, mặc dù không biết bao nhiêu lần cá nhân đã không có nhận thức về sự thành công. Dấu hiệu của những người phụng sự này là ở chỗ họ xây dựng cho hậu thế. Vấn đề là những ai vốn đã đi theo họ và đã thất bại, và những ai vốn đã đáp ứng với công việc này đã không trung thành với lý tưởng, là có thật một cách thảm hại, nhưng nhóm lúc ban đầu đều đã thành đạt một cách đồng đều. Điều này chắc chắn phủ nhận thuyết bi quan và chứng minh uy lực vượt trội của hoạt động bên trong.
Ba nhóm mà trước đây Tôi đã nói đến cần một lời bình luận. Công việc của họ khác một cách kỳ lạ với công việc của các nhóm khác, và hàng ngũ của họ được tuyển dụng từ các nhóm của cung, mặc dù các thành viên của nhóm thứ ba (nhóm của các nhà tài chính) được nhận thấy chủ yếu thuộc cung 7, cung tổ chức nghi lễ. Theo thứ tự xuất hiện của họ thì họ là nhóm các triết gia, nhóm các nhà tâm lý học và nhóm những doanh nhân.
Nhóm các triết gia của thời cận đại hơn đã và đang nắn tạo tư tưởng một cách mạnh mẽ, trong khi các trường phái cổ xưa của các triết gia Châu Á chỉ đang bắt đầu ảnh hưởng đến các ý tưởng Phương Tây. Nhờ sự phân tích, sự tương giao và sự tổng hợp, mà quyền năng tư tưởng của con người được phát triển, và trí trừu tượng có thể được hợp nhất với trí cụ thể. Do đó, thông qua hoạt động của họ mà tính nhạy cảm thú vị của con người, với ba đặc điểm nổi bật của nó là bản năng, trí tuệ và trực giác được đưa đến một tình trạng phối kết thông minh. Bản năng liên kết con người với giới động vật; trí tuệ kết hợp con người với các huynh hữu của y, trong khi trực giác tiết lộ cho con người sự sống của thiên tính. Tất cả ba đặc điểm này là vấn đề không tránh khỏi của việc nghiên cứu triết học, vì chủ đề của các triết gia là bản chất của thực tại và các phương tiện của tri thức.
Hai nhóm cận đại nhất là nhóm những nhà tâm lý học
412 đang làm việc theo huấn lệnh được khắc ở đền thờ Delphes: “Con người, hãy tự biết mình”, và nhóm các nhà tài chính, họ vốn là những người canh giữ các phương tiện mà nhờ đó con người có thể sống trên cõi trần. Tất nhiên và mặc dù có những bất đồng và những dị biệt rõ rệt, hai nhóm này đều có tính tổng hợp trong các khía cạnh cơ bản của chúng, hơn bất kỳ nhóm nào khác. Một nhóm quan tâm đến nhân loại, đến các kiểu mẫu nhân loại khác nhau, bộ máy được vận dụng, cùng với các thôi thúc, các đặc điểm của con người, và đến mục đích – rõ ràng hoặc che giấu – của bản thể y. Nhóm kia kiểm soát và sắp đặt các phương tiện mà nhờ đó con người tồn tại, kiểm soát tất cả những gì có thể được chuyển đổi thành năng lượng, và thiết lập một chế độ chuyên chính trên tất cả các phương cách giao dịch, thương mại và hối đoái. Họ kiểm soát vô số các vật thể thuộc về sắc tướng (form-objects) mà con người hiện đại coi là thiết yếu cho lối sống của họ. Tiền bạc, như Tôi đã nói trước đây, chỉ là năng lượng hay sinh khí được kết tinh – cái mà nhà nghiên cứu phương Đông gọi là năng lượng sinh khí (pranic energy). Đó là một sự cụ thể hóa của lực dĩ thái (etheric force). Do đó đó là năng lượng thiết yếu thể hiện ra ngoài (externalised), và dạng năng lượng này ở dưới sự điều khiển của nhóm tài chính. Họ là nhóm mới nhất ở tại thời điểm, và công việc của họ (nên được nhớ kỹ) được Thánh Đoàn lập kế hoạch rõ ràng nhất. Họ đang mang lại các hiệu quả vươn ra xa nhất trên cõi trần.
Giờ đây nhiều thế kỷ đã trôi qua kể từ hội nghị ở thế kỷ XVI, các nhóm bên ngoài này đã đóng vai trò của họ và đã thực hiện công cuộc phụng sự đáng chú ý nhất. Các kết quả thành tựu được đã đạt đến một giai đoạn mà hiệu quả của chúng có tầm vóc quốc tế, và ảnh hưởng của chúng không giới hạn vào một quốc gia hoặc chủng tộc. Thánh Đoàn hiện đang đối mặt với một tình huống khác cần được xử lý cẩn thận. Các Ngài phải tập trung lại và gắn kết vào nhau các dòng mạch khác nhau của năng lượng đang tác động và các xu hướng khác nhau của năng lực tư tưởng mà công việc của các nhóm kể từ năm 1500 đã tạo ra. Hiện nay các Ngài cũng phải hóa giải một số tác dụng vốn đang hướng tới một sự
413 phân hóa hơn nữa. Điều này tất nhiên phải như thế khi thần lực được đưa vào tiếp xúc với thế giới vật chất. Các thôi thúc ban đầu có nơi chúng uy lực lớn cho cả điều tốt lẫn điều xấu. Bao lâu mà hình tướng vẫn còn ở tầm quan trọng thứ yếu và tương đối không đáng kể, chúng ta gọi nó là tốt. Lúc bấy giờ thì ý tưởng, chứ không phải sự biểu lộ của nó, kiểm soát. Khi thời gian trôi qua và năng lượng của tư tưởng tác động lên vật chất, và các thể trí yếu kém nắm được loại năng lượng đặc biệt, hoặc được nó truyền cho sinh khí, thì bấy giờ cái ác bắt đầu làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Điều này cuối cùng thể hiện ra dưới hình thức là sự ích kỷ, sự chia rẽ, tính tự cao và những đặc điểm đó đã tạo ra rất nhiều tác hại trên thế giới.
Vào khoảng mười bảy năm trước, các Chân Sư đã hội họp và đi đến một quyết định quan trọng. Cũng như tại cuộc họp trước đó đã quyết định tập hợp từ quần chúng chưa phát triển, các nhóm người phụng sự theo các đường lối khác nhau, và đặt cho họ nhiệm vụ nâng cao nhân loại và mở rộng ý thức của con người, vì thế bây giờ điều đó được cảm thấy là khôn ngoan khi tập hợp từ nhiều nhóm, một nhóm vốn sẽ chứa (cũng như chính Thánh Đoàn đang làm) những người thuộc mọi chủng tộc, thuộc mọi kiểu mẫu và khuynh hướng. Nhóm này có một nhiệm vụ đặc biệt, và một số sự kiện về nhóm đó có thể được nói rõ như sau:
Trước tiên đó là một nỗ lực thể hiện ra bên ngoài của Thánh Đoàn trên cõi trần, hay là một mô hình hoạt động nhỏ của đoàn thể bên trong (chủ quan) chính yếu này. Các thành viên của nó tất cả đều ở trong thể xác, nhưng phải làm việc hoàn toàn ở bên trong, do đó sử dụng bộ máy chủ quan bên trong và trực giác. Nhóm đó được kết hợp bởi những người nam và nữ ở mọi quốc gia và thuộc mọi lứa tuổi, nhưng mỗi người đều phải được định hướng tinh thần, tất cả phải là các phụng sự viên hữu thức, tất cả đều phải an trụ vào thể trí và lanh lợi, và tất cả phải có tính bao gồm.
Một trong những điều kiện cơ bản được áp đặt lên nhân sự của nhóm, đó là họ phải sẵn lòng để làm việc mà không có sự công nhận, trên các mức độ chủ quan. Họ phải làm việc ở hậu trường cũng như Các Đấng Cao Cả đang làm. Vì vậy các
414 thành viên của nhóm đó phải không còn bất cứ dấu vết nào của tham vọng, và không còn bất cứ niềm tự hào nào về dân tộc và niềm tự hào nào về thành quả. Họ cũng phải có sự nhận thức nhạy cảm về những đồng chủng của mình, về các tư tưởng và về hoàn cảnh đang chi phối họ.
Đó là một nhóm vốn không có sự tổ chức nội môn thuộc bất cứ loại nào, không có trụ sở, không quảng bá công khai, không có tên nhóm. Đó là một nhóm gồm những nhà hoạt động và phụng sự viên tuân theo Ngôi Lời (WORD) – tuân theo chính linh hồn của họ và theo nhu cầu của nhóm. Do đó, mọi phụng sự viên chân chính ở khắp nơi đều thuộc về nhóm này, cho dù đường lối phụng sự của họ thuộc về văn hóa, chính trị, khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học hoặc tài chính. Họ tạo thành một phần của nhóm nội-môn, gồm các nhà hoạt động cho nhân loại, và gồm các nhà thần bí trên thế giới, dù họ có biết điều đó hay không. Như vậy họ sẽ được các thành viên trong nhóm huynh đệ của họ nhận biết, khi được tiếp xúc theo những cách giao lưu ngẩu nhiên trên thế giới.
Nhóm này đem đến cho thuật ngữ “tâm linh” (“spiritual”) một ý nghĩa rộng lớn; họ tin rằng nó ám chỉ một nỗ lực toàn diện, hướng tới việc cải thiện, nâng cao và cảm thông của con người; họ cho nó ý nghĩa bao hàm về lòng khoan dung, sự hiệp thông tổng hợp quốc tế, sự bao gồm về tôn giáo, và mọi xu hướng tư tưởng vốn liên quan đến sự phát triển huyền bí của con người.
Bởi vậy, đó là một nhóm không dùng một thuật ngữ hoặc Kinh Thánh thuộc bất cứ loại nào; nó không có tín điều nào, mà cũng không có bất kỳ phát biểu mang tính giáo điều nào về chân lý. Xung lực thôi thúc của mỗi người và mọi người là lòng bác ái của Thượng Đế; khi lòng bác ái đó thể hiện thành tình thương đối với đồng loại của con người. Họ biết ý nghĩa thực sự của tình huynh đệ, không phân biệt chủng tộc. Các kiếp sống của họ là kiếp sống của việc phụng sự tự nguyện, được làm với lòng vị tha hoàn toàn và không có chút do dự nào.
Nhân sự của nhóm chỉ được biết đối với các vị Huynh Trưởng của nhân loại, và không sổ ghi danh nào được lưu giữ, và chỉ có ba đòi hỏi chính:
1. Cần một mức độ nhất-quán nào đó giữa linh hồn và
415 bộ máy của nó, và bộ ba (triplicity) bên trong đó, thường không hoạt động trong phần lớn con người, gồm linh hồn - thể trí - não bộ phải ở trong tình trạng chỉnh hợp và hoạt động.
2. Não bộ phải nhạy cảm về mặt viễn cảm theo hai hướng và tùy ý. Nó phải có ý thức về thế giới của linh hồn và cũng có ý thức về thế giới con người nữa.
3. Cũng phải có một khả năng tư tưởng trừu tượng hoặc tổng hợp. Điều này sẽ giúp cho một người vượt qua các rào cản về chủng tộc và tôn giáo. Khi có điều này thì cũng có một niềm tin chắc chắn vào sự liên tục của sự sống, và mối tương quan của nó với đời sống sau khi chết.
Để tổng kết tình hình, cần phải lưu ý rằng các nhóm trong quá khứ đã tiêu biểu cho một số khía cạnh của chân lý và đã chứng minh một vài đặc tính của cung. Nhóm mới sẽ diễn đạt tất cả mọi khía cạnh của chân lý và có trong nó các thành viên trên tất cả các cung. Đa số các phụng sự viên trong nhiều nhóm đã xúc tiến một số chi tiết của thiên cơ, và đưa thêm phần đóng góp năng lượng của họ cho việc thúc đẩy nhân loại tiến tới, nhưng hầu hết họ đã làm điều này mà không có bất kỳ sự hiểu biết thực sự nào về những gì họ đang hoàn thành, và không có bất kỳ sự hiểu biết thực sự nào về mối liên hệ thể xác - linh hồn đó vốn dẫn đến sự hoạt động sáng suốt thực sự, nếu như chúng ta loại ra một vài nhà thần bí nổi bật như Meister Eckhart. Chủ yếu họ là các nhóm phàm-ngã, với chút ít đặc điểm nổi trội được thêm vào vốn chứng tỏ một sự tiếp xúc nào đó với linh hồn. Nhóm này hiện ở trong tiến trình hình thành, gồm những người nhận thức được sự thực về linh hồn, và đã thiết lập được một sự giao tiếp với linh hồn thật sự và lâu dài; họ xem thể trí, cảm xúc và bản chất xác thân chỉ đơn giản là một công cụ mà nhờ đó họ có thể thiết lập các sự tiếp xúc, và công việc của họ, theo như họ thấy, là để được xúc tiến qua phương tiện của công cụ này, đang hoạt động dưới sự điều khiển của linh hồn. Do đó họ là các linh hồn sinh động, đang hoạt động thông qua các phàmngã, chứ không phải là các phàm-ngã được kích hoạt bởi các xung lực không thường xuyên của linh hồn. Tất cả các thành
416 viên của nhiều nhóm đã phần nào có tính phiến diện, và tài năng của họ đã hoạt động theo một đường lối đặc biệt nào đó. Họ đã chứng minh một khả năng viết như Shakespeare, vẽ như một da Vinci, sáng tác những kiệt tác âm nhạc như một Beethoven, hay mang lại các thay đổi trên thế giới như một Napoleon. Nhưng kiểu mẫu phụng sự viên mới của nhóm là một cá nhân được phát triển đầy đủ, với một năng lực có thể làm hầu như bất cứ điều gì mà y nhúng tay vào, nhưng với một sự thôi thúc căn bản để kết nối trên các phân cảnh tư tưởng hơn là trên cõi trần. Do đó y có ích cho Thánh Đoàn vì y có thể được dùng trong nhiều cách khác nhau vì tính dễ thích ứng và kinh nghiệm của y, và sự giao tiếp ổn định của y có thể hoàn toàn phụ thuộc vào các yêu cầu của nhóm.
Người tiêu biểu thực sự của loại nhóm mới này dĩ nhiên sẽ không xuất hiện trong nhiều thập niên nữa. Y sẽ là một người thuộc cung Bảo Bình thực sự, với một kỹ năng phổ quát, một tính nhạy cảm mãnh liệt, một bộ máy trí tuệ có tổ chức cao độ, một năng lực cảm dục mà chủ yếu là đáp ứng với các rung động thiêng liêng cao siêu, một thể năng lượng mạnh mẽ và có kiểm soát, và một thân xác khỏe mạnh, mặc dù không cường tráng theo cách dùng thông thường của thuật ngữ này.
Vậy thì tình hình hiện nay liên quan đến nhóm các nhà thần bí đang hội nhập là gì? Hãy để Tôi nói rõ ràng phần nào.
Ở mọi nước Châu Âu, ở Hoa Kỳ của Châu Mỹ, và ở nhiều vùng của Châu Á và Nam Phi sẽ có một vài đệ-tử, đa số thường không được thế giới nhận biết, vốn đang suy tư về chân lý. Hãy để Tôi lưu ý bạn về cụm từ đó. Những hoạt động viên quan trọng nhất trong nhóm mới này và những người gần gũi nhất với Các Đấng Cao Cả là những người mà đời sống tư tưởng hằng ngày của họ được định hướng bởi lý tưởng mới. Điều mà đời sống tư tưởng này của họ có thể thể hiện trong các hoạt động huyền bí rõ rệt, có thể là đúng, nhưng trước tiên họ là và luôn luôn là những người sống trong và làm việc từ “chốn cao thâm và bí mật”. Ảnh hưởng của họ được vận dụng một cách thầm lặng và kín đáo; và họ không xem trọng phàm-ngã của họ, các quan điểm và ý
417 tưởng của họ, hoặc các phương pháp tiến hành công việc của họ. Những người này có một nhận thức đầy đủ về các hạn chế của chính họ, nhưng không bị cản trở vì đó, mà tiếp tục xem xét đầy đủ khía cạnh linh thị vào trong sự biểu lộ khách quan, mà đó là nhiệm vụ của họ để truyền sức sống vào cho hình tướng. Tất nhiên là họ có văn hóa và hiểu biết rộng rãi, vì trong những thời điểm chuyển tiếp khó khăn này, họ phải trau dồi một sự hiểu biết về các tình trạng của thế giới, và có một ý tưởng chung về những gì đang xảy ra trong các nước khác. Thật ra, họ không có quốc tịch theo ý nghĩa là họ xem đất nước của họ và các liên kết chính trị của họ là hết sức quan trọng. Họ được trang bị để tổ chức, một cách từ từ và đều đặn, dư luận quần chúng vốn cuối cùng sẽ tách con người ra khỏi khuynh hướng bè phái tôn giáo, tính độc quyền quốc gia, và những thành kiến về chủng tộc.
Từng người một, đây đó họ đang được tập trung lại, và đang tập hợp vào họ những người không còn các hạn chế của các lý thuyết chính trị, tôn giáo và văn hóa trong quá khứ. Họ, các thành viên của một nhóm duy nhất, đang tổ chức những linh hồn đang háo hức, thành các nhóm vốn được trù định để mang lại kỷ nguyên mới của hòa bình và thiện chí. Những người sau này vốn đang chịu ảnh hưởng bởi các thành viên trong nhóm, từ trước đến nay chỉ có một vài ngàn trong số hàng triệu người, và trong số bốn trăm đệ-tử nhập môn đang hoạt động trên thế giới vào lúc này, chỉ có khoảng 156 người được trang bị bằng hoạt động tư tưởng của họ, để tạo thành một phần của nhóm đang dần dần hình thành này. Những người này tạo thành những hạt nhân của những gì mà một ngày nào đó sẽ là một lực lượng chủ đạo. Trong hai mươi lăm năm tới đây, ảnh hưởng của họ sẽ trở nên đủ mạnh để thu hút sự chú ý về chính trị, miễn là những người trong số bạn, vốn đã nhìn thấy viễn cảnh của một đoàn thể bên trong/chủ quan đầy năng lực của những Linh Hồn biết suy tư, có thể phát biểu những lời cần thiết, và vạch ra những ý niệm vốn sẽ đẩy nhanh công cuộc hội nhập, và đặt các đơn vị trong nhóm này tiếp xúc với nhau. Hãy cố gắng hết sức của bạn để thấy rằng 418 điều này sẽ được thực hiện, và làm cho điều này là thông điệp và là chủ âm (keynote) của công việc mà tất cả các bạn đang làm, cho dù bạn ở nơi đâu chăng nữa.
Do đó công việc của hiện tại trước mắt sẽ là gì? Hãy để Tôi phác thảo chương trình ở mức độ khả năng của Tôi.
Việc đầu tiên cần làm là củng cố các mối quan hệ, thiết lập vững chắc sự liên kết giữa chính bạn với tất cả những người mà bạn nhận ra là các đệ-tử có thể đang hoạt động trong nhóm mới. Để làm điều này, bạn hãy tìm hiểu công việc của các vị lãnh đạo của các nhóm ở các nước khác nhau trên thế giới − như Thụy Sĩ, Mỹ, Hà Lan, Đức và Anh. Từ phản ứng của họ đối với viễn cảnh về loại hoạt động của kỷ nguyên mới này, khi đó bạn có thể đưa ra một quyết định tạm thời. Hãy quan sát hoạt động của họ. Hãy lưu ý tầm quan trọng mà họ đặt lên phàm-ngã. Nếu tham vọng cá nhân có vẻ như chi phối các hoạt động của họ, nếu vị trí của họ là vị trí của một quyết định để làm việc trong nhóm của các nhà thần bí vì tính chất mới lạ của nó, hay vì nó mang lại cho họ một địa vị nào đó, hoặc vì nó đánh thức trí tưởng tượng của họ, hoặc cung cấp cho họ cơ hội để tập hợp những người xung quanh họ, khi đó đừng tiến hành thêm gì nữa , nhưng – giữ im lặng – hãy để cho thời gian và thiên luật điều chỉnh thái độ của họ.
Thứ hai, hãy dễ tiếp nhận đối với những người tìm ra bạn và dường như rung động theo cùng nốt (note). Khi Tôi nói với bạn, Tôi muốn nói tới nhóm bên trong mà tất cả các bạn thuộc về. Họ sẽ đến nếu bạn làm việc một cách kiên quyết và ngân lên nốt hợp nhất rõ ràng đến nỗi họ không nghi ngờ về động cơ của bạn và hoạt động vô tư của bạn. Một vài người trong số 156 người vốn tạo thành những hạt nhân hiện nay sẽ được biết đối với bạn, và sẽ hoạt động cùng với bạn, mặc dù có lẽ không ở trong lĩnh vực hoạt động đặc biệt của bạn.
Hình ảnh cần được giữ trước mắt bạn là hình ảnh một mạng lưới rộng lớn gồm các nhóm, làm việc theo nhiều đường lối có thể có, nhưng có ở tâm của họ hoặc phía sau họ − hoạt động một cách thầm lặng và liên tục tạo ảnh hưởng qua sự tiếp xúc linh hồn – một hoặc nhiều thành viên của
419 nhóm mới đang từ từ xuất hiện. Các điểm hội tụ này, mà qua đó Thánh Đoàn hiện đang tìm cách làm việc, đứng cùng nhau, liên lạc bằng viễn cảm và công khai, họ phải làm việc trong sự hiểu biết đầy đủ nhất, luôn luôn giữ một thái độ không can thiệp, và để cho mỗi phụng sự viên tự do giảng dạy nhóm của riêng y khi y thấy thích hợp. Các thuật ngữ được dùng, các phương pháp được vận dụng, các kiểu mẫu được đạt tới, các chân lý được giảng dạy, kỹ luật của cuộc sống được chứng tỏ không liên quan đến ai, trừ vị đệ-tử đang hoạt động.
Tuy nhiên, các thành viên của nhóm phụng sự viên thuộc kỷ-nguyên mới này sẽ có vài đặc điểm chung. Họ sẽ không áp đặt các giáo điều có tính ép buộc thuộc bất cứ loại nào, và sẽ không nhấn mạnh vào bất kỳ giáo lý hoặc các thẩm quyền nào. Họ không quan tâm đến việc có bất cứ uy quyền cá nhân nào, mà họ cũng không dựa vào uy quyền truyền thống, dù là thuộc tôn giáo, khoa học, văn hóa hoặc bất kỳ hình thức chân lý áp đặt nào khác. Các cách thức tiếp cận với thực tại sẽ được công nhận, và mỗi người sẽ có tự do lựa chọn cách riêng của mình. Không một giới luật nào sẽ được các phụng-sự-viên này áp đặt lên trên những người muốn hợp tác với họ. Những ý kiến của bất kỳ một nhân vật hoặc vị lãnh đạo nào về cách thức mà các đơn vị trong lĩnh vực hoạt động đặc biệt của y nên sống và làm việc, nên thiền định và ăn uống, sẽ được coi như không có giá trị đặc biệt nào. Các thành viên của nhóm mới này hoạt động ở bên trong với các linh hồn, và không liên quan với các chi tiết của đời sống phàm-ngã của những người tìm đạo mà họ muốn cảm ứng.
Đây là một qui luật cơ bản, và sẽ dùng để loại bỏ nhiều người tìm đạo xứng đáng ra khỏi nhóm những người phụng sự thế gian này hiện đang trong tiến trình hình thành. Xu hướng áp đặt quan điểm riêng của một người cho thấy một sự thiếu hiểu biết, và nó sẽ loại ra nhiều người.
Ngoài ra, những người tìm đạo trẻ và đầy hứa hẹn phải được tìm ra, và họ phải được khắc sâu một cách cẩn thận cái xu hướng của những lý tưởng mới. Họ phải được dạy để tìm kiếm cái thiêng liêng và cái tốt lành trong vạn vật – cả con người lẫn các hoàn cảnh. Sự rộng rãi về tầm nhìn phải được
420 phát triển, và chân trời rộng lớn đó được chỉ ra vốn sẽ giúp cho người tìm đạo sống còn qua giai đoạn chuyển tiếp này hiện đang đến với chúng ta, để khi họ đạt đến cuộc sống trung dung, họ sẽ đứng như các trụ cột bền bĩ trong thế giới mới. Đừng giới hạn họ vào các giới luật cổ xưa, và hãy dạy cho họ đừng chú trọng vào chế độ ăn kiêng, đời sống độc thân, các thời kỳ và các mùa tiết, và như thế làm sao lãng sự chú ý của họ ra khỏi nghệ thuật hiện tồn mới mẻ và thiêng liêng, và sự kỳ diệu của cuộc sống với tư cách là một linh hồn.
Đừng quên rằng khi một người đang sống như một linh hồn và do đó toàn bộ phàm-ngã của y lệ thuộc vào linh hồn đó, thì mục đích vị tha, sự thanh khiết của đời sống, việc tuân theo thiên luật và việc lập ra một mẫu mực thực sự về đời sống tinh thần sẽ theo sau một cách bình thường và tự động. Chẳng hạn như thực phẩm thường xuyên là một vấn đề về sự thích hợp với khí hậu và về khẩu vị, và thực phẩm nào giữ cho thể xác khỏe mạnh để phụng-sự nhân loại thì là thích hợp.
Hơn nữa, một đứa con thiêng liêng của Thượng Đế chắc chắn có thể hoạt động một cách thoải mái và có hiệu quả khi ở trong tình trạng kết hôn cũng như khi ở trong tình trạng độc thân; tuy nhiên y sẽ không cho phép việc bán rẻ các năng lực của thể xác cho các thỏa mãn thô tục; y cũng sẽ không vi phạm tập tục đã được thiết lập, cũng không hạ thấp những tiêu chuẩn mà thế giới đã đặt ra đối với những tiêu chuẩn cao cả nhất và tốt đẹp nhất của nó. Các vấn đề đã bị lẫn lộn, và sự chú trọng đã quá thường được đặt lên các hành vi thuộc về vật chất chứ không đặt lên sự sống của người thực hiện hành vi. Khi sự chú ý được cố định vào linh hồn, thì cuộc sống ở cõi trần sẽ được giải quyết một cách đúng đắn. Người ta sẽ nhận thức rằng có sự trở ngại lớn lao cho sự phát triển của con người trong trạng thái tâm linh (spiritual being) do một thái độ chỉ trích hoặc một trạng thái tự mãn (self-satisfaction) hơn là do việc ăn thịt.
Hai qui luật về hoạt động sống phải được dạy cho người tìm đạo trẻ tuổi:
− Y phải được dạy để tập trung vào hoạt động xây dựng, và kiềm chế không phá đổ trật tự sống cũ. Y phải được sắp đặt cho việc xây dựng tương lai, và cho việc tư duy theo các đường lối mới. Y phải được cảnh báo không để phí thời gian vào việc công kích những gì không được ưa thích, mà thay
421 vào đó phải dồn hết mọi năng lượng của y vào việc tạo ra ngôi đền mới của vị Chúa (Lord) mà qua đó sự vi diệu có thể được biểu lộ. Bằng cách này, sự chú ý của công chúng sẽ dần dần được tập trung vào các công trình tạo tác mới mẻ và đẹp đẽ, còn các tạo tác đã có cũ kỹ sẽ rơi vào tình trạng suy tàn vì thiếu sự quan tâm và vì thế sẽ biến mất.
− Y cũng phải được dạy rằng óc đảng phái không hề là một dấu hiệu của sự phát triển tâm linh. Do đó, y sẽ không dùng các từ chống (anti) cái này hoặc ủng hộ (pro) cái kia. Các thuật ngữ như thế tự động phát sinh ra lòng căm ghét và sự chỉ trích, và nỗ lực chống lại sự thay đổi. Chúng đặt người sử dụng vào thế phòng thủ. Mỗi tầng lớp con người đều là một nhóm các huynh đệ. Người Công giáo, Do Thái, Ngoại Đạo, người Tây Phương và Đông Phương tất cả đều là con của Thượng Đế.
Về tương lai của nhóm thế giới này mà chúng tôi đã và đang nói đến nhiều, phụ thuộc vào hai điều.
Thứ nhất, điều cần thiết là tất cả những đệ-tử đơn độc này đang làm việc trong mọi quốc gia trên thế giới nên bắt đầu biết đến nhau và sau đó thiết lập sự giao tiếp bằng viễn cảm. Điều này đối với bạn có thể dường như là một viễn cảnh kỳ diệu nhưng không thực tế. Tôi đảm bảo với bạn rằng không phải như thế đâu. Công việc thiết lập sự giao tiếp này có thể thực sự là chậm chạp, nhưng đó là kết quả tất yếu của sự nhạy cảm đang tăng trưởng của mọi linh hồn đang làm việc trong phạm vi thế giới. Dấu hiệu đầu tiên của nó là sự nhận thức do bản năng của những người vốn đang tạo thành một phần của nhóm này, khi họ gặp gỡ và tiếp xúc với nhau theo những cách giao tiếp của thế gian. Một lóe sáng tức thì phát ra đến với họ, một sự tương tác điện ngay tức khắc, một sự cảm nhận đột ngột về một sự tương đồng về viễn cảnh và về mục tiêu, hoặc một cơ hội quan trọng để trợ giúp và hợp tác với nhau trong công việc mà người ta nhận thấy rằng tất cả đều quan tâm.
Đệ-tử đang hoạt động ở khắp mọi nơi, khi họ gặp nhau, sẽ biết ngay rằng công việc của họ giống hệt nhau, và sẽ
422 thông báo cho nhau về nơi mà sự hợp tác và nỗ lực bổ sung có thể có. Trong khoảng ba mươi năm, mối tương quan giữa các đơn vị trong nhóm này (ở rải rác vì họ có thể hiện diện ở khắp nơi trên thế giới) sẽ mật thiết đến nỗi họ sẽ gặp nhau hằng ngày vào một thời điểm ấn định, và ở địa điểm bí mật. Điều này chỉ trở thành khả hữu khi bộ ba gồm linh hồn - thể trí - não bộ đều được chỉnh hợp trong cá nhân, và khi mỗi trạng thái của nó có thể tiếp xúc đồng thời với các thành viên của nhóm. Hiện nay mọi linh hồn của nhóm các nhà thần bí làm việc trong sự kết hợp chặt chẽ; một số đã thành công trong việc đưa linh hồn và cả thể trí vào một mối quan hệ gần gũi và ổn định, nhưng cho đến nay trạng thái thấp nhất của tam giác chỉnh hợp và liên kết này, tức là bộ não hồng trần, vẫn còn hoàn toàn không đáp ứng với những làn sóng của thần lực phát ra từ các trạng thái cao hơn của các đệ-tử được tham gia theo cách đó trong việc đặt các nền móng của nền văn minh kỷ nguyên mới.
Do đó, điều đó phần lớn là một vấn đề về việc hoàn thiện cơ cấu của não bộ để cho nó có thể ghi nhận chính xác, và truyền chuyển đúng đắn những ấn tượng của linh hồn, các mục đích và các nhận thức của nhóm. Điều này bao gồm:
1. Việc đánh thức trung tâm lực giữa hai chân mày (mà các đạo sinh Phương Đông gọi là bí huyệt ấn đường − ajna centre) vào hoạt động có ý thức.
2. Kế đó làm cho hoạt động của bí huyệt này phụ thuộc vào hoạt động của bí huyệt đầu, sao cho cả hai rung động hòa hợp nhau. Điều này tạo thành ba điều:
a/ Sự chỉnh hợp hữu thức trực tiếp giữa linh hồn – thể trí – não bộ.
b/ Sự xuất hiện của một từ trường vốn bao gồm cả hai bí huyệt đầu, và vì vậy ảnh hưởng rõ rệt đến tuyến tùng quả (pineal gland) và tuyến yên (pituitary body).
c/ Việc nhận biết lĩnh vực hoạt động kép này theo hai cách: dưới hình thức một ánh sáng trong đầu, một mặt trời tỏa chiếu bên trong, hoặc như là một trung tâm năng lượng năng động, mà qua đó người ta có thể cảm nhận được trạng thái ý chí hay khía cạnh mục đích của linh hồn.
3. Việc phát triển một khả năng vốn sẽ cho phép một người:
a/ Sử dụng thể trí theo bất kỳ chiều hướng nào mà y chọn, chuyển nó ra ngoài hướng vào thế giới hiện tượng, hoặc quay vào bên trong hướng vào thế giới của thực tại tâm linh (spiritual being).
b/ Tạo ra một cách có ý thức và tùy ý một sự đáp ứng tương ứng trong bộ óc xác thịt, sao cho nó có thể ghi nhận một cách chính xác bất kỳ thông tin nào đến từ thế giới vật chất và thế giới tình cảm hay thế giới cảm dục.
c/ Sáng suốt phân biện giữa mọi lĩnh vực của hoạt động hữu tình (sentient activity) này.
Sau rốt, mọi điều này sẽ được bao hàm bởi một sự tiếp cận tâm lý mới vốn sẽ xuất hiện từ cái cũ, và sẽ là một sự pha trộn của các trường phái cơ học, nội quan và quan điểm đông phương thuần túy hơn, cộng với các kết luận của hai trường phái mới vốn chẳng bao lâu sẽ xuất hiện, nhưng cho đến nay hãy còn quá nhỏ để cho một cái tên. Hai trường phái này đang trong giai đoạn phôi thai. Một trường phái sẽ đề cập đến các trạng thái năng lượng của cá nhân và sự đáp ứng của y với năng lượng vũ trụ mà y đang đắm mình trong đó; trường phái kia sẽ xem xét con người như một đơn vị điện. Cả hai đều sẽ hoàn toàn có tính phiến diện, nhưng các đóng góp của các trường phái khác nhau một ngày nào đó sẽ được thống nhất thành một sự trình bày tổng hợp.
Yêu cầu thứ hai vốn sẽ thiết lập mối quan hệ giữa các đệ-tử đang hoạt động trong nhóm này, là khả năng duy trì một hồi ức liên tục và tuần tự của cả sự sống bên trong lẫn sự sống bên ngoài. Chúng ta gọi nó là sự liên tục tâm thức, và qua điều này, chúng ta muốn nói đến năng lực nhận thức đầy đủ về mọi diễn biến trong mọi lĩnh vực và mọi phạm vi hoạt động của sự hiện tồn của con người, trong toàn bộ hai mươi
424 bốn giờ một ngày. Cho đến nay, đây là trường hợp còn xa với hiện tại. Không có sự nhận thức thực sự nào về sự hiện tồn trong các giờ ngủ. Sự sống trong giấc mơ như được hiểu thì đầy ảo ảnh giống như bất kỳ các kinh nghiệm tâm thông bậc thấp rõ ràng hơn nào đó. Sự quan tâm đến các giấc mơ đang tăng lên từ từ theo quan điểm của tâm-lý-học, và việc nghiên cứu về nguồn gốc có thể có của chúng là các nỗ lực yếu ớt đầu tiên hướng tới việc thiết lập sự hiểu biết về một nền tảng thực sự khoa học. Cho đến nay không có một ghi nhận hữu thức nào về hoạt động trí tuệ trong những lúc như thế, chẳng hạn như khi thể tình cảm giữ vị trí trung tâm của giai đoạn. Thể trí bận rộn với những gì trong một thời gian dài có sự xáo trộn tình cảm? Chúng ta biết là nó có sự sống riêng và các luật lệ của nó. Lại nữa, các hoạt động của linh hồn là gì khi sự phát triển của tâm thức sẽ đạt đến giai đoạn mà lúc đó có một phản ứng hữu cảm thức (sentient reaction) trong mọi phạm vi hoạt động (departments) của bản chất con người, và tất cả điều đó đều được bộ não ghi lại? Con người đã biết được cả về hoạt động ở cõi trần lẫn sự sinh động tình cảm (emotional aliveness) cùng một lúc. Đó là một tình trạng chung và bình thường đối với đa số con người. Khi mà hai hoạt động có thể được ghi nhận cùng một lúc, tại sao lại không thể ghi nhận được ba hoặc thậm chí bốn hoạt động? Đó là tương lai phía trước cho nhân loại, và các đệ-tử, được vận dụng tích cực, sẽ là những người đầu tiên để biểu lộ và thể hiện ý thức mở rộng này.
Như thế, sự tương tác về viễn cảm và khả năng tri giác (sentiency) mở rộng phải được phát triển và liên kết chặt chẽ với nhau.
Vì vậy, Tôi đã nêu ra sự phát triển trong tương lai trước mắt của cá nhân đệ-tử. Những gì nằm phía trước trong tương lai gần nhất đối với nhóm?
Trước hết, một giai đoạn xuất hiện sơ bộ vào ý thức quần chúng, và do đó làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Điều này sẽ được thực hiện nhờ sự truyền đạt đều đặn những lý tưởng mới, và việc nhấn mạnh thường xuyên vào
425 tính thống nhất căn bản của tất cả nhân loại. Đó sẽ là kết quả của tính bất biến và tính bao gồm của nốt (note) được phát ra bởi mọi người ở khắp nơi. Trong giai đoạn này không được có hành động vội vã và tác động khinh suất thuộc bất cứ loại nào. Sự phát triển của nhóm và của các ý tưởng của nó sẽ là từ từ và chắc chắn. Nhóm đã tồn tại. Nó không phải được tạo thành và được tổ chức, và do đó không một ai trong số các bạn nhận lãnh bất kỳ ý thức trách nhiệm nào, cũng như không có việc tổ chức một hoạt động nào đó được đề nghị để lôi cuốn các đệ-tử này, vốn là những người đã lựa chọn để làm việc ở khía cạnh bên trong/chủ quan như thế, vào hoạt động công khai. Đó không phải là các phương pháp được các Huynh Trưởng của nhân loại chấp thuận, cũng không phải là cách thức mà chính Các Ngài hoạt động.
Mỗi người trong các bạn hãy tự biết lấy mình là liệu bạn có đại diện cho vị thế mới, thái độ mới đối với công việc, và cho phương pháp chủ quan hay không. Hãy quyết định cho dứt khoát là có phải bạn thích làm việc theo cách thức đầy tham vọng bên ngoài khi xưa, xây dựng và đem lại sinh lực cho một tổ chức, và do đó tạo ra toàn bộ cơ cấu thích hợp với một phương pháp làm việc như thế hay không. Hãy nhớ rằng các nhóm như vậy vẫn rất cần thiết và hữu ích. Đó chưa phải là kỷ nguyên mới và những người không quan trọng không được để phơi ra với các mãnh lực mới, cũng không được trở thành mất đi nơi chăm sóc mà ở đó họ sinh sống một cách tự nhiên.
Nếu phương thức làm việc mới thu hút bạn, hãy đảm bảo rằng phàm-ngã bị hạ tầm quan trọng, rằng sự sống thiền định vẫn là tối quan trọng, sự nhạy cảm đối với lĩnh vực chủ quan được trau dồi, và bất cứ những hoạt động cần thiết bên ngoài nào cũng được xử lý từ bên trong ra ngoài. Hãy tránh một sự xem xét nội tâm mang tính hoàn toàn thần bí hoặc cực đối lập của nó, một tinh thần tổ chức quá cường điệu, nhớ rằng một đời sống thiền định huyền linh thực sự tất nhiên phải tạo ra các biến cố bên ngoài, nhưng những kết quả khách quan này đều được tạo ra bởi sự phát triển bên trong chứ không phải bởi một hoạt động bên ngoài. Một Thánh Thư cổ xưa dạy chân lý này trong các thuật ngữ như sau:
426 “Khi mặt trời tiến vào tòa nhà của người phụng-sự, thì cách sống thay thế cho cách làm việc. Kế đó, cây sự sống tăng trưởng cho đến khi các nhánh nhóc của nó che chở tất cả các con của nhân loại. Việc xây dựng Thánh Điện và việc chuyên chở các tảng đá chấm dứt. Người ta thấy các cây đang tăng trưởng; các kiến trúc biến mất. Hãy để cho mặt trời đi vào điểm ấn định của nó, và vào ngày này và thế hệ này, ngươi hãy chăm sóc các gốc rễ của sự tăng trưởng (in this day and generation attend ye to the roots of growth).”
Các nhóm nhỏ sẽ xuất hiện đây đó, các thành viên của chúng đáp ứng với nốt mới, và sự tăng trưởng của chúng thành nhóm thế giới sẽ được giám sát bởi một hoặc nhiều đệtử đang hoạt động. Nhưng các đệ-tử này không tổ chức các nhóm; họ phát triển với hình thức một người ở nơi này và một người khác ở nơi kia, đánh thức tầm nhìn mới, hoặc đi vào luân hồi để đảm nhận vị trí của mình trong công cuộc, và đem lại kỷ nguyên mới. Các nhóm này sẽ không thể hiện ý thức chia rẽ; họ sẽ không biết đến tham vọng cá nhân hoặc tham vọng tập thể; họ sẽ nhận ra tính đồng nhất của họ với tất cả những gì hiện tồn, và sẽ đứng trước thế giới như là những gương mẫu của cuộc đời thanh khiết, việc kiến tạo mang tính xây dựng, hoạt động sáng tạo phụ thuộc vào mục đích chung, vẻ mỹ lệ và tính bao gồm. Có lẽ trong các giai đoạn đầu của sự hội nhập, các từ ngữ sự thân thiện và tính hợp tác mô tả họ đúng nhất. Họ không quan tâm đến những giáo điều hoặc các giáo lý, và không có các nguyên tắc lỗi thời (shibboleths). Đặc điểm nổi bật của họ sẽ nằm ở chỗ cá nhân và nhóm không có một tinh thần phê phán. Tính không- chỉ- trích này sẽ không xuất phát từ một sự thiếu khả năng nhìn thấy lỗi lầm, hoặc việc không đủ tiêu chuẩn đối với một quan niệm; sự giả dối, sự thiếu thanh khiết và sự yếu ớt sẽ được thừa nhận đối với những gì mà họ đang có, nhưng khi được chú ý sẽ chỉ dùng để gợi lên một sự giúp đỡ đầy thương yêu.
Dần dần, các nhóm này sẽ tiến đến chỗ hiểu biết lẫn nhau, và gặp gỡ nhau vào những thời gian và nơi chốn đã định. Họ sẽ đến những cuộc họp chung mà không hề muốn gây ấn tượng lên nhau, và không có ý tưởng nào về sự đông đủ tương đối theo số lượng; họ sẽ không thể hiện tham vọng
427 nào để gia tăng hàng ngũ của họ. Họ sẽ như thế nào khi họ biết tất cả bọn họ đều là thành viên của một Nhóm duy nhất trên thế giới ? Họ không đưa ra giáo huấn về một loại học thuyết nào, và sẽ không tìm cách để tỏ ra thông thái. Họ sẽ gặp nhau chỉ để thảo luận các cách thức giúp ích thế gian, việc hình thành một cương lĩnh rất phổ quát và bao gồm những chân lý cơ bản, đến nỗi nó có thể được đưa ra dưới
mọi phương pháp khác nhau, và sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn. Họ sẽ cố gắng dùng các thuật ngữ của nhau, và làm quen với việc tiếp cận với thực tại và cách diễn đạt tượng trưng của nhau.
Cũng dần dần, sự đóng góp đặc biệt và nốt (note) của mỗi nhóm sẽ được công nhận, và khi có một nhu cầu đúng với sự tiếp cận đặc biệt đó và nốt (note) đặc biệt đó hoặc phương pháp diễn dịch đó ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, thì sẽ có một xung lực được kết hợp và ngay lập tức, để tạo thuận lợi cho công việc mà nhóm đặc biệt đó có thể làm ở nơi đó.
Các nhóm này, với nhóm bên trong duy nhất gồm các linh hồn linh hoạt hữu thức đàng sau họ, sẽ quá bận rộn với việc phụng-sự thế gian và các mối quan tâm trên thế giới nên không phí thời gian vào các việc không quan trọng nhỏ nhặt. Họ sẽ không có thời gian để vui chơi đây đó với các tên nhóm và phù hiệu, huy hiệu và các thuật ngữ chuyên môn của các hội đoàn khi họ gặp nhau. Các nhu cầu thế giới, các cơ hội trên thế giới, và sự phát triển nhanh chóng của tâm thức nhân loại, và sự khai tâm nhân loại vào các thực tại tâm linh sẽ thu hút sự chú ý của họ đến nỗi họ sẽ không quan tâm tới những sự sắp đặt hoàn toàn thuộc về cõi trần, cũng không chú trọng vào sự phát triển cá nhân của riêng họ nữa. Họ sẽ ý thức rõ rằng sự đáp ứng với nhu cầu thế giới trong việc phụng-sự, và đời sống của sự tham thiền tập trung sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của họ. Đôi mắt của họ không còn nhìn vào chính họ, vào các tính chất tốt lành của riêng họ, hoặc vào các thành tựu cá nhân của họ.
Sau này, như một kết quả của sự liên giao bằng viễn cảm và các trao đổi thống nhất của họ, có thể xuất hiện một vài nhóm nội môn và các trường dành cho sự phát triển, để trang bị cho họ một cách nhanh chóng hơn cho việc phụng-sự
428 thế gian. Trong các trường này, các cách thiền định, việc tăng cường rung động và các định luật của vũ trụ sẽ được giảng dạy, cùng với việc vận dụng đúng đắn màu sắc và âm thanh. Nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào ý tưởng phụng-sự và việc nâng cao nhân loại. Các trường đã được đề cập tới trong quyển Thư Về Tham Thiền Huyền Linh cũng sẽ dần dần xuất hiện.
Nhưng điều đó có ích gì đối với Tôi khi tiên đoán tương lai theo các thời hạn rõ ràng hơn, và đưa ra một hình ảnh có một tính chất gây tò mò, khi mà ở thời điểm hiện tại, sự hội nhập của nhóm các nhà thần bí thế giới và sự gắn kết chặt chẽ của nó không phải là một sự kiện đã xong?
Việc thống nhất thế giới, tình huynh đệ theo đúng nghĩa của nó, việc phát triển sự tương tác viễn cảm, việc loại bỏ những cái không cần thiết vốn dùng để chia cách những tư tưởng của con người và mang lại sự chia rẽ trên cõi trần, và việc nhấn mạnh thực sự vào các nguyên tắc cơ bản của Minhtriết Muôn Thuở (Ageless Wisdom), việc biểu lộ một sự hiểu biết đúng đắn, việc đem lại sự nhất quán với linh hồn, việc nhận biết những người thuộc nhóm các vị Cứu Thế (world Saviours) – đây là công việc trước mắt cần được làm và điều này phải thu hút sự chú ý của bạn.
Điều này, và chỉ điều này mới biện minh cho việc tiêu dùng tất cả những gì mà bất cứ ai trong các bạn có để cống hiến – tình thương và sự sống, thời gian và tiền bạc.
Điều này và chỉ điều này mới chứng minh sự tồn tại của các bạn và khơi gợi từ tất cả các bạn, là những người đáp ứng với viễn cảnh, sự hy sinh hoàn toàn, vốn rất hiếm và có các hiệu quả rất sâu rộng. Việc ném tất cả những gì mà người ta có ở chân của vị Chúa của Sự Sống để cho công việc cứu rỗi thế gian có thể xúc tiến, việc loại khỏi cuộc sống của con người tất cả những gì có thể gây cản trở, việc cho ra tất cả những gì người ta đang có cho đến khi nào việc cho ra đó lại gây ra tác hại, Việc thể hiện đời sống của con người trên cơ sở của sự từ bỏ, lúc nào cũng tự hỏi: Tôi có thể từ bỏ những gì để cho tôi có thể giúp đỡ đầy đủ hơn? – Điều đó và còn nhiều điều hơn thế nữa ở phía trước của tất cả các bạn vốn nghe thấy lời kêu gọi và đáp ứng với nhu cầu và cơ hội.
429 Hãy để Tôi kể với bạn điều này – nhóm này hiện nay đang ở trong tiến trình hình thành, vào đúng lúc sẽ phát triển môn “yoga” và trường đào tạo của riêng nó vốn sẽ dần dần thay thế trường đào tạo môn Raja yoga và Bhakti yoga. Phương pháp đào tạo sẽ chỉ được trao cho những người đã rèn luyện thể trí và đã học cách kiểm soát những cảm xúc. Đó là bí quyết để đến với những gì hiện đang tiến hành. Phương cách đào tạo để đến mục tiêu sẽ không dễ dàng được rút ngắn. Chỉ có kẻ thông minh mới có thể đạt đến mục tiêu, và chỉ có các phàm-ngã đã được phối kết mới đủ tư cách cho việc giảng dạy. Chủ âm (keynote) của yoga mới sẽ là sự tổng hợp; mục tiêu của nó sẽ là sự phát triển hữu thức của các quan năng trực giác. Sự phát triển này sẽ rơi vào hai loại: thứ nhất, sự phát triển của trực giác và của nhận thức tâm linh đích thực, và thứ hai, việc vận dụng thể trí đã được huấn luyện dưới hình thức một tác nhân thể hiện.
Trong quyển Agni Yoga, một số giáo huấn được đưa ra đã tiết lộ nhưng chỉ theo quan điểm của trạng thái ý chí. Cho đến nay, không có cuốn sách nào đã xuất hiện mà cung cấp dưới bất kỳ hình thức nào bất cứ “yoga tổng hợp” nào. Chúng ta đã có “Bhakti Yoga” hoặc sự hợp nhất qua lòng sùng tín. Raja Yoga hiện đang nhận được sự chú trọng, đó là sự hợp nhất qua trí tuệ. Nghe có vẻ như một sự dư thừa khi nói về sự hợp nhất qua sự tổng hợp, nhưng không phải thế. Đó là sự hợp nhất qua sự huyền-đồng (identification, đồng nhất hóa huyền bí) với tổng thể − không phải là sự hợp nhất qua việc nhận thức hoặc qua tầm nhìn (vision). Hãy chú ý rõ ràng sự phân biệt này, vì nó nắm giữ điều bí mật của bước kế tiếp đối với các phàm-ngã của nhân loại. Kinh Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) cung cấp cho chúng ta đầu tiên là bí quyết của pháp môn yoga của lòng sùng tín. Patanjali dạy chúng ta yoga về thể trí. Trong câu chuyện Phúc Âm (Gospel), chúng ta có sự mô tả về việc nhận thức, nhưng bí quyết hoặc bí mật của sự huyền-đồng vẫn còn được giữ lại. Nó nằm trong sự coi sóc của một vài người trong nhóm hội nhập của các nhà thần bí và các thức giả, và sẽ được đưa vào sự biểu lộ trong sự thử thách kinh nghiệm cá nhân của họ, và như thế được đưa ra cho thế gian. Nhưng thời gian chưa đến. Nhóm còn phải phát triển nhân sự và tri thức, và sự nhận thức trực giác.
430 Bạn hỏi Tôi: Điều gì ngăn không cho một người trở thành một thành viên của một nhóm như vậy? Tôi sẽ kể cho bạn với sự nhấn mạnh rằng chỉ có bốn điều ngăn không cho một người gia nhập:
Thứ nhất: một phàm-ngã chưa được phối kết (uncoordinated). Điều này tất nhiên bao hàm một thể trí chưa được rèn luyện (untrained mind) và một trí năng yếu ớt (feeble intellect).
Thứ hai: một ý thức chia rẽ (sense of separateness), phân biệt, và đang bị tách biệt hoặc phân cách với những người đồng loại của con người.
Thứ ba: việc sở hữu một tín điều (creed). Cho dù một thể thức tín ngưỡng có thể tốt đẹp đến đâu đi nữa, nó không thể tránh khỏi tạo ra sự độc quyền. Nó ngăn không cho vào một số điều nào đó.
Thứ tư: tính tự cao và tham vọng.
Bạn lại thắc mắc: Một người sẽ đạt điều kiện như thế nào? Các qui luật thì đơn giản thôi, và có ba qui luật:
- Thứ nhất, học cách thực hành tính vô-tổn-hại (harmlessness);
- Kế đó là không ham muốn điều gì cho bản ngã chia rẽ, và
- Thứ ba là tìm kiếm dấu hiệu của thiên tính trong vạn vật.
Ba nguyên tắc đơn giản, nhưng rất khó hoàn thành.
Đằng sau nhóm các nhà thần bí này, vốn bao gồm các nhà tư tưởng trong mọi bộ môn tư tưởng của con người (Tôi xin lặp lại chữ các nhà tư tưởng) và tri thức của con người, có Đại Đoàn Các Chân Sư (Hierarchy of Masters), và ở giữa hai nhóm này cũng có một nhóm các huấn sư, mà Tôi là một trong số đó. Các vị này hành xử như các tác nhân trung gian và các tác nhân truyền chuyển năng lượng. Tôi xin phép lặp lại và xin các bạn hãy chú ý, rằng nhóm này – vốn đang thành hình từ từ – được tập hợp từ mỗi nhóm có thể hình dung được của những người biết suy tư và sáng suốt. Cho đến nay, và điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người, đó là không có chính các nhà huyền linh học (được cho là như thế) trong số họ. Điều này do sự kiện là các nhà huyền linh học, về mặt số lượng ít có liên lạc với phần lớn nhân loại, và cũng do xu hướng của họ là óc bè phái, độc quyền và tự cao tự đại. Các nhà phụng-sự nhân đạo vị tha có mặt ở đó; các nhà lãnh đạo chính trị, các kinh tế gia và các nhà hoạt động khoa học trong các phòng thí nghiệm trên thế giới cũng
431 ở đó; các giáo sĩ và các môn đồ từ tất cả các tôn giáo trên thế giới ở đó, cùng với các nhà thần bí thực hành và một ít huyền bí gia. Các nhà huyền linh học chân chính thì hiếm gặp.
Nhóm đó đang và sẽ được giữ hoàn toàn bên trong (subjective). Các thành viên của nhóm được liên kết bằng viễn cảm, hoặc là họ nhận biết nhau qua tính chất của công việc mà họ đang làm trong thế giới bên ngoài, và tính chất bao gồm của nốt (note) mà họ xướng lên (sound). Nó được cảm ứng từ bên trên bởi linh hồn của các thành viên của nhóm và Các Đấng Cao Cả, và được truyền năng lượng cho hoạt động bởi nhu cầu của chính nhân loại. Nó bao gồm những linh hồn linh hoạt hữu thức, hoạt động thông qua các phàm-ngã được phối kết. Biểu tượng của nó là một tam giác màu vàng kim bao quanh một thập giá có cánh đều nhau, với một viên kim cương ở đỉnh của tam giác. Biểu tượng này không bao giờ được mô phỏng về hình thức chút nào cả. Nó tỏa chiếu trên đầu của tất cả những người trong nhóm và không ai có thể nhìn thấy (ngay cả một người có nhãn thông cũng không thể thấy), trừ một thành viên của nhóm, và chỉ khi nào – vì mục đích của công việc – sự nhận thức của y cần có sự khuyến khích. Phương châm của nhóm là Vinh Quang Của Đấng Duy Nhất (The Glory Of The One).
Hiện giờ, Tôi không thể kể thêm với bạn, nhưng điều này sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng nào đó về thực tại của công việc đang diễn ra. Nó có thể dùng như một sự khích lệ hướng đến nỗ lực mới về phía của tất cả những người đang hoạt động để tự trang bị mình cho việc phụng-sự vị tha.
Bây giờ chúng ta tiếp tục với một xem xét rất vắn tắt về hai kiểu năng lượng thuộc một loại chính, mà bản thân chúng được bao gồm và được pha trộn với các năng lượng phối hợp. Do đó, nội dung của chủ đề có một bản chất cao siêu đến nỗi thật là vô ích đối với người tìm đạo khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu nó. Cũng sẽ cần đến nhiều quyển sách nếu tất cả những gì có thể nói được viết ra, còn trong sách này sẽ chỉ có thể phác thảo một số nét khái quát chính, và nêu ra một vài sự kiện đáng chú ý mà thôi. Lý do chính là không phải việc nghiên cứu các năng lượng này một cách quá kỹ lưỡng đem lại lợi ích cho chúng ta, mà là vì Tinh Quân Hành Tinh hay Thượng Đế (planetary Spirit or Logos) và Thực Thể (Entity) hành tinh là hai hình thức đang biểu lộ tích cực, vốn đáp ứng mạnh mẽ nhất với sự tác động của các năng lượng
432 này. Con người đáp ứng, và chỉ ở dạng tiềm thức, vì (trong bản chất hình tướng của y) y cấu thành một phần tử của sự biểu lộ hành tinh.
Tinh Quân Hành Tinh là một Đấng Cao Cả (Being) mà cách đây nhiều kỷ nguyên, Ngài đã trải qua trạng thái tâm thức mà chúng ta gọi trạng thái của con người, và đã bỏ trạng thái đó lại ở xa phía sau. Ngài (dùng đại từ nhân xưng này chỉ để có sự rõ ràng về mặt thuật ngữ) có một cội nguồn hoàn toàn nằm ngoài thái-dương-hệ; sự sống của Ngài được tập trung vào hành tinh; tâm thức của Ngài nằm trong các lĩnh vực vượt ngoài ý niệm của vị adept cao nhất trong Huyền Giai hành tinh của chúng ta. Thực Thể hành tinh là toàn thể các hình hài đang cấu thành hình tướng mà qua đó Tinh Quân hành tinh đang biểu lộ, và do đó là tổng hợp của các tinh linh ngũ hành (elementals) cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi trí. Theo các mục đích nghiên cứu của chúng ta, Thực Thể này là toàn thể của tất cả các hình hài thuộc cõi trần, cõi sinh lực (vital), cõi cảm dục (astral) và cõi trí (mental), vốn được pha trộn và được dung hợp, cấu thành nên hành tinh chúng ta. Mỗi hình hài đều là hiện thân của năng lượng, và hai dòng năng lượng chính yếu này, vốn tạo ra hình hài và các trạng thái tâm thức của sự sống hành tinh chúng ta, gây ảnh hưởng của chúng trên con người. Sự sống của Tinh Quân Hành Tinh tạo ra tác động (impact) của nó xuyên qua linh hồn; và sự sống của Thực Thể hành tinh được ghi nhận qua phương tiện của cơ cấu phàm-ngã (the personality mechanism).
Tính nhị phân của các năng lượng này trước tiên thuộc về cõi cảm dục - bồ đề (astral-buddhic), và khuynh hướng của các mãnh lực sự sống và khuynh hướng chung của các xung lực có ảnh hưởng lên nhân loại trong đại chu kỳ này là năng lượng thu hút của bản chất trực giác của Hành Tinh Thượng Đế và lực mạnh mẽ của thể cảm dục (thể ham muốn). Nói cách khác, tinh linh cảm dục (astral elemental), vốn tiêu biểu cho bản chất ham muốn của Hành Tinh Thượng Đế, thì cực kỳ mạnh, đặc biệt là trong chu kỳ hiện nay, nhưng sức mạnh của bản chất tâm linh và bản chất trực giác của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn đang tăng lên đều đặn. Một mặt, bạn có sự biểu lộ tiêu cực của việc điên cuồng tìm kiếm khoái lạc, về tính dục và về sự cố tội ác,
433 cho việc thỏa mãn sự ham muốn. Điều này đặc trưng cho nền văn minh hiện tại của chúng ta, và hiện đang ở đỉnh cao của nó; có thể nói rằng thậm chí nó đang suy tàn, không đáng kể như bạn có thể cảm nhận được nó. Đồng thời, ở đó người ta tìm thấy cánh cửa điểm đạo mở rộng. Cả hai cơ hội này (nếu Tôi có thể gọi chúng như thế) được nhận thấy hiện hữu cùng một lúc, nhưng sức mạnh của một cái thì đang yếu đi, còn xu hướng đưa tới cơ hội kia thì đang tăng lên. Như vậy, người ta có thể nhìn thấy lối ra.
Trong đoạn trên, ta đã tổng hợp các thôi thúc chủ đạo của hành tinh hiện nay trong cơ tiến hóa, và lưu ý đến phản ứng của con người đối với chúng.
Các năng lượng mặt trời cũng có một tác dụng kép.
Thứ nhất, có những năng lượng mà chúng ta có thể gọi là hiệu ứng prana, vốn là kết quả của ảnh hưởng của lực thái dương (solar force), đang phát ra từ mặt trời vật chất. Hiệu ứng này tạo ra các kết quả rõ ràng trên các hình tướng khách quan, và các năng lượng này được gọi là các năng lượng thuộc vật chất hay cần cho sự sống (physical or vital). Các năng lượng này đi vào trong cơ thể con người xuyên qua lá lách và cũng xuyên qua một bí huyệt nằm giữa hai xương vai; bí huyệt này nằm giữa bí huyệt cổ họng và bí huyệt tim trong cột sống, nhưng gần bí huyệt tim hơn bí huyệt cổ họng.
Thứ hai, có các năng lượng phát ra từ cái mà về mặt nội môn được gọi là “tâm của mặt trời” (“heart of the sun”); các năng lượng này quét qua hết hành tinh này đến hành tinh khác theo bảy luồng lớn và cung cấp lực (power) vào linh hồn của con người, tạo ra loại nhạy cảm mà chúng ta gọi là ý thức (awareness). Bảy loại năng lượng này tạo ra bảy loại linh hồn hoặc bảy cung (rays), và theo ý tưởng này, bạn tìm thấy cái bí mật của sự hiệp nhất linh hồn. Trong khi biểu lộ, do các ảnh hưởng của bảy loại năng lượng tác động trên vật chất của không gian, người ta nhận thấy bảy loại linh hồn, bảy lĩnh vực biểu lộ, và bảy mức độ tâm thức cùng các đặc trưng của cung. Như bạn biết rõ, các biến phân này giống như màu sắc mà lăng kính thu được khi được đưa ra trước các tia của mặt trời, hoặc được đưa ra trước mảng họa tiết của kiểu mẫu được tìm thấy trong ánh phản chiếu trên một hồ bơi trong trẻo.
434 CHIÊM TINH HỌC VÀ CÁC NĂNG LƯỢNG
Một nhóm các năng lượng thứ ba phải được thêm vào hai nhóm các năng lượng này, và các năng lượng này là cơ sở của nhiều nghiên cứu chiêm tinh học của chúng ta. Chúng phát ra từ mười hai chòm sao đang tạo thành vòng hoàng đạo của mặt trời chúng ta. Ảnh hưởng của chúng là vô hạn, và sự hoán đổi vị trí của ba nhóm năng lượng này dẫn đến sự phức tạp vô cùng tận mà chúng ta nhận thấy trong thiên nhiên. Những lời tuyên bố của các nhà chiêm tinh về thực tại của các năng lượng đang tác động trên cơ thể con người có thể được nhìn thấy là đúng; các khẳng định của họ về khả năng của họ để giải thích thì phần lớn là không có cơ sở. Những người thông minh nhất trên hành tinh thật sự biết rất ít; vì đừng quên rằng các vị adepts chủ yếu dùng trực giác. Các năng lượng này để lại dấu vết của chúng trên mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên, tác động như một lực nghịch hành (retrograding) hoặc một lực kích thích (stimulating force). Chúng mang một loại năng lượng đến một sự biểu lộ đầy đủ hơn về tính chất của một hình hài nào đó, hoặc ngăn giữ lại một hình hài khác khỏi một sự biểu lộ đã phát triển.
Thật là không thích hợp ở đây để vạch ra bản chất của chiêm tinh học thực sự. Sự kiện rằng chiêm tinh học là một khoa học, và là một khoa học đầy triển vọng, là đúng thật. Sự kiện rằng chiêm tinh học trong khía cạnh cao nhất và cách diễn giải thật sự của nó, sẽ cho phép con người cuối cùng tập trung sự hiểu biết của mình và hoạt động một cách đúng đắn, thì cũng đúng. Sự kiện rằng trong những tiết lộ mà chiêm tinh học sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới, người ta sẽ tìm thấy bí mật của sự phối hợp thực sự giữa linh hồn với hình tướng, thì cũng chính xác. Nhưng chiêm tinh học đó vẫn chưa được tìm thấy. Quá nhiều điều bị bỏ qua và quá ít điều được biết đến để làm cho chiêm tinh học thành môn khoa học chính xác mà nhiều người đòi hỏi nó phải có. Sự đòi hỏi đó sẽ được thực hiện vào một ngày nào đó trong tương lai, nhưng giờ thì chưa phải lúc.
Một vài yếu tố mà các nhà chiêm tinh nên ghi nhớ, và một vài điều kiện mà họ quá dễ quên, tuy vậy có thể được lưu ý một cách vắn tắt. Để hiểu cho rõ ràng, chúng ta sẽ chỉ liệt kê ra một số giải trình cần được nghiên cứu cẩn thận bởi 435 nhà sưu khảo bậc trung trong lĩnh vực này. Ở đây Tôi không thể viết một bộ luận về các năng lượng mà chiêm tinh học sẽ bàn đến một cách thật đầy đủ mà một bộ luận như vậy được đòi hỏi.
Các chiêm tinh gia quan tâm trước tiên đến ba loại năng lượng:
a/ Năng lượng của chòm sao mà Mặt Trời được an vị nơi đó vào lúc sinh ra.
b/ Cung mệnh (rising sign) mà con người sẽ đáp ứng.
c/ Mặt trăng vốn cai quản khía cạnh hình hài của con người, và nhất là hình hài vật chất.
Năng lượng của chòm sao đặc biệt hay là cung hoàng đạo (sign) mà trong đó một người được sinh ra có ý nghĩa sâu xa hơn là ý nghĩa đã được đề xuất từ trước đến giờ. Nó tiêu biểu hoặc chỉ ra vấn đề hiện tại của y, ấn định tốc độ phát triển hoặc nhịp độ (or tempo) của sự sống của y, và có liên quan đến tính chất của phàm-ngã của y. Nó chi phối, nếu Tôi có thể diễn tả nó như thế, trạng thái động (raja) hay trạng thái hoạt động của sự sống con người trong khi lâm phàm.
Cung mệnh (ascendant or rising sign) cho thấy đường lối mà toàn bộ năng lượng của con người có thể tuôn chảy theo đó, nếu y hoàn thành mục tiêu của một lần luân hồi nào đó. Dĩ nhiên nếu điều này được vận dụng đúng. Nó nắm giữ bí mật của tương lai của y, và theo biểu tượng và trong sự tìm hiểu về nó, y có thể tìm thấy đầu mối cho vấn đề về cuộc sống của y, và một dấu hiệu của những gì mà y có thể trở thành và thành đạt. Nó bộc lộ cho y loại thần lực vốn sẽ giúp cho y thành công. Khi được hoàn tất đầy đủ, điều này có thể được coi như tạo ra trạng thái điều hòa (sattva) hay là trạng thái hài hòa của cuộc đời y, vì khi nó thể hiện vai trò của nó và được vận dụng, nó tạo ra sự hòa hợp với ý chí của linh hồn trong bất kỳ lần luân hồi đặc biệt nào.
Trong ảnh hưởng của nguyệt cầu, chúng ta đã chỉ ra quá khứ của người được sinh ra. Nó tổng kết các hạn chế và các bất lợi mà y phải làm việc dưới các điều kiện đó, và do đó có thể được coi là tiêu biểu cho khía cạnh tĩnh (tamas) của vật chất, hay những gì vốn “ngăn giữ” và vốn – nếu được phép gây ảnh hưởng thái quá – sẽ tạo ra sự trì trệ (inertia). Trong
436 thân thể mà con người được trang bị, có ẩn giấu cái bí mật của kinh nghiệm quá khứ, và mỗi nguyệt thể (lunar form, thể cảm dục – ND) mà nhờ đó chúng ta phải đạt đến sự biểu lộ thích đáng, bản chất nó là sản phẩm hoặc sự tổng hợp của toàn bộ quá khứ. Để Tôi xem liệu Tôi có thể diễn đạt chân lý hiện nay về chiêm-tinh-học theo hình thức đơn giản đến nỗi mà những người không biết chút gì về khoa học phức tạp này cũng có thể hiểu được.
Tháng sinh cho biết ngày của thời cơ. Cánh cửa được mở ra. Tháng đặc biệt mà trong đó một linh hồn đi vào luân hồi được biểu thị cho linh hồn đó bởi tháng mà trong đó linh hồn chuyển ra khỏi luân hồi (passed out of incarnation, chết) trong một chu kỳ sống trước đây. Thí dụ, nếu linh hồn đã qua đời trong tháng được chi phối bởi cung Leo, linh hồn sẽ trở lại luân hồi trong cùng cung đó, phục hồi dòng (thread) kinh nghiệm mà linh hồn đã để nó lại, và bắt đầu với cùng một loại năng lượng và với sự trang bị đặc biệt, mà cùng với những thứ đó linh hồn đã ra khỏi kiếp sống trần gian, cộng với sự thành tựu về tư tưởng và thái độ bàng quan hữu thức (conscious onlooking). Tính chất của năng lượng và bản chất của các mãnh lực cần được vận dụng trong kiếp sống được chỉ ra cho linh hồn theo cách này.
Cung mệnh, tiêu biểu cho một loại năng lượng khác nữa, sẽ mạnh lên (wax in strength) trong khi luân hồi, vì nó chỉ ra bản chất của thần lực linh hồn, mà đứa con đang nhập thể của Thượng Đế đang tìm cách vận dụng qua trung gian của một phàm-ngã đặc biệt, sở hữu một số đặc điểm nhất định.
Ảnh hưởng của mặt trăng chủ yếu là về thể chất. Nhà tù của linh hồn được ngụ ý như thế. Các trở ngại phải gặp được gìn giữ chắc chắn như thế; loại thể xác hoặc loại của các thể (bodies) mà qua đó mãnh lực của cung bổn mạng (native’s sign), và tính chất của năng lượng vốn sẽ đưa con người đến mục tiêu của mình được xác định như thế. Con người phải tự biểu lộ trên cõi trần thông qua các nguyệt thần (lunar lords), và những gì mà các thần này đã cung cấp cho y dưới hình thức là kết quả của kinh nghiệm quá khứ trải qua nhiều thời đại.
Do tuế sai (precession) của các phân điểm (equinoxes), một tình huống được mang lại, trong đó một loại thần lực thứ
437 tư tự biểu lộ. Thực ra thì mặt trời ở nhiều cấp độ cách xa trong vòng tròn lớn của các cõi trời, từ nơi mà nó được cho là đang hiện hữu trong phạm vi liên quan với vòng hoàng đạo lớn (greater zodiac). Dĩ nhiên, đây là theo quan điểm của thời gian. Vì đường quét của mặt trời qua một chòm sao bao gồm một chu kỳ khoảng 2200 năm, sự dịch chuyển trong tiến trình các thế kỷ là rất nhỏ, quá nhỏ để ghi nhận sự dị biệt nhỏ bé đó trong việc lấy số tử vi hành tinh. Trong việc lấy số tử vi của một thái-dương-hệ, nó sẽ rất quan trọng, nhưng điều này cho đến nay vượt quá xa khả năng của các nhà chiêm tinh thông thái nhất trên hành tinh của chúng ta, đến nỗi việc thảo luận là không quan trọng.
Tuy nhiên, khi lấy lá số tử vi của một người được sinh ra trong một tháng đặc biệt (particular month), nên nhớ rằng (vốn rất ít khi được nhớ) hiện giờ tháng và cung hoàng đạo không ăn khớp chút nào. Ví dụ, thực sự thì mặt trời không ở trong cung Leo (Hải Sư) trong tháng tám. Do đó, việc giải thích chính xác một lá số phần lớn thuộc về trắc tâm (psychometrical) và tùy vào hình-tư-tưởng của chòm sao vốn đã được tạo ra trong nhiều kỷ nguyên bởi các nhà chiêm tinh. Năng lượng theo sau tư tưởng. Trong nhiều ngàn năm qua, một số loại năng lượng và các hiệu ứng định tính của chúng gây ra trên vật chất và hình hài đã được xem xét đại loại như thế. Vì vậy, chúng trở thành như thế rồi, ngoại trừ trong trường hợp của người tiến hóa cao, của người tìm đạo chân chính, tức là những người đã định hướng cho mình, và như thế thoát khỏi bánh xe của sự sống và bắt đầu chi phối các sao bổn mạng (stars) của mình, và thế là không còn dưới sự cai quản và sự thống trị của chúng nữa.
Chiêm tinh học bây giờ chủ yếu đề cập đến phàm-ngã vì đó là đối tượng mà người ta có thể lập lá số tử vi, và đề cập đến các sự kiện của sự sống phàm-ngã. Khi, nhờ tham thiền và phụng-sự, cộng với giới luật của các nguyệt thể, một người đi vào ảnh hưởng của cung linh hồn của mình một cách hữu thức và chắc chắn, lúc đó y mới chịu ảnh hưởng của một trong bảy thái-dương-hệ (seven solar systems), khi chúng tập trung năng lượng của chúng qua chòm sao này
438 hoặc khác của các chòm sao, và rồi tới hành tinh này hoặc hành tinh khác trong bảy hành tinh thánh thiện. Cuối cùng sẽ có mười hai hành tinh thánh thiện, tương ứng với mười hai chòm sao, nhưng giờ thì chưa phải lúc. Như bạn biết, tháidương-hệ chúng ta là một trong bảy thái-dương-hệ. Khi một người đã đạt đến mức tiến hóa này, các tháng sinh, chiêm tinh học thế tục, và các ảnh hưởng đang tác động trên các khía cạnh hình hài trở thành ngày càng kém quan trọng. Quỹ đạo (circle) này của các thái-dương-hệ vô cùng ảnh hưởng đến linh hồn, và linh hồn trở thành tụ điểm của các năng lượng tâm linh. Đây là vấn đề của linh hồn trên cõi riêng của nó, − đó là sự đáp ứng với các loại năng lượng này, và, phàm ngã hoàn toàn không biết về các năng lượng đó.
Do đó, các cung (signs) rơi vào bốn loại: đất (địa), nước (thủy), lửa (hỏa) và gió (phong) có liên quan trước tiên đến người nào đang sinh hoạt phía dưới cơ hoành, và vận dụng bốn bí huyệt thấp: bí huyệt ở đáy cột sống, bí huyệt xương cùng, bí huyệt đan điền và bí huyệt lá lách. Nhóm bên trong của bảy năng lượng chính yếu hay năng lượng thái-dương-hệ tạo ảnh hưởng của chúng vào người nào đang sinh hoạt phía trên cơ hoành, và hoạt động qua bảy trung tâm tiêu biểu trong đầu. Bốn trong số đó tập trung qua bí huyệt cổ họng, bí huyệt tim, bí huyệt ấn đường và bí huyệt đầu. Ba bí huyệt ở trạng thái tiềm tàng trong khu vực của các bí huyệt đầu (hoa sen ngàn cánh) và chỉ đi vào hoạt động chức năng sau kỳ điểm đạo thứ ba. Do đó theo quan điểm của lá số tử vi (cũng như của vấn đề cá nhân), hiển nhiên là sự gặp gỡ này của các năng lượng của hai loại chòm sao sẽ rất phức tạp, trong trường hợp của người nào không thuần là con người mà cũng không thuần tâm linh. Lá số tử vi thông thường bị phủ nhận. Cho đến nay, lá số tử vi này không thể phác thảo ra được. Lá số tử vi duy nhất, về mặt cơ bản và đúng gần như không thể sai là lá số của một người hoàn toàn thuộc cấp thấp, sinh hoạt hoàn toàn dưới cơ hoành, và chỉ bị chi phối bởi bản chất thú tính của mình.
439 Các chiêm-tinh-gia cũng phải nhớ rằng có một vài hành tinh chưa được khám phá, chúng đang tạo ra các lực hút (pulls), các dịch chuyển và các dòng năng lượng tập trung trên trái đất của chúng ta, có xu hướng làm cho vấn đề phức tạp hơn nữa. Diêm Vương Tinh (Pluto) là một trong số các hành tinh đó, và hiện đã và đang biểu lộ (hay đúng hơn là được nhìn nhận) để nó sẽ được qui cho tất cả các tình trạng không giải thích được. Diêm Vương Tinh sẽ được biến thành con dê tế thần cho chiêm tinh học đầy khuyết điểm trong một thời gian dài sắp tới. Lá số (chart) này không hữu ích và thiếu chính xác bởi vì Diêm Vương Tinh phải có ảnh hưởng trong đó, mà chúng ta lại biết rất ít về Diêm Vương Tinh. Thế rồi, câu chuyện cứ tiếp diễn. Tuy nhiên, Diêm Vương Tinh đã và đang luôn luôn quay quanh mặt trời của chúng ta, và tạo ra các ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên nó chi phối (govern) cái chết hoặc chấm dứt các ý tưởng và tình cảm cũ xưa, và do đó ảnh hưởng của nó phần lớn thuộc về trí não (cerebral) và trong đó bạn có đầu mối cho sự khám phá muộn màng về nó. Nhân loại chỉ mới ở ngưỡng của việc trở nên thiên về trí tuệ. Các ảnh hưởng của nó đang được cảm nhận trước tiên trong thể trí. Tên gọi của các hành tinh không phải là kết quả của sự lựa chọn độc đoán mà chính các hành tinh tự đặt tên cho chúng.
Cuối cùng các nhà chiêm tinh sẽ thấy là cần lấy ba lá số tử vi hay ba biểu đồ (charts):
1. Một thuần về vật chất bàn đến thể xác (body of nature);
2. Một chủ yếu về tình cảm, bàn đến tính chất (quality) của phàm-ngã và tính nhạy cảm của nó, hoặc trạng thái của ý thức;
3. Lá số thứ ba sẽ là biểu đồ về các xung lực và các tình trạng trí tuệ.
Người ta thấy rằng ba biểu đồ này sẽ chứa một vài đường hình học nhất định, các tuyến năng lượng sẽ tạo thành các mô hình. Ba biểu đồ này được xếp chồng lên nhau, sẽ cung cấp sơ đồ phàm-ngã, mô hình sự sống cá nhân. Các biểu đồ mang tính biểu tượng đáng ngạc nhiên và các hình thức trực hệ (lineal) sẽ được thấy xuất hiện khi điều này được thực hiện, và “hình học của cá nhân” sẽ nảy sinh ra từ đây, vì người ta sẽ thấy rằng mỗi đường (line) sẽ hoạt động liên quan đến một đường khác, và các xu hướng của các năng lượng sự sống sẽ trở nên rõ ràng. Cuối cùng, ngay cả trong bộ môn kiến thức này, “ngôi sao sẽ tỏa sáng ra”. Điều này sẽ tạo thành một chi nhánh mới của tâm lý học và người xuất chúng thực sự của nó trong kỷ nguyên chúng ta sẽ được tìm thấy đúng lúc. Tôi chỉ trình bày sơ qua các đường lối của chiêm tinh học tương lai để bảo vệ cho chiêm tinh học hiện tại.
Một điều mà các nhà chiêm tinh cần làm vào lúc này, đó là tính cho đúng giai đoạn chuyển tiếp này: ra khỏi cung Song Ngư, tiến vào cung Bảo Bình. Điều này hiếm khi được thực hiện, nhưng rõ ràng là sự xáo động dữ dội gắn liền với các chuyển đổi này ảnh hưởng đến lá số cá nhân, và thường hóa giải vận mệnh hoặc karma cá nhân. Con người bị chìm đắm trong vận mệnh hành tinh và chủng tộc, và các sự việc bé nhỏ của riêng họ bị hóa giải gần như hoàn toàn và đôi khi hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Không thể lấy số tử vi của hành tinh, những người dự định làm như vậy là lừa dối chính mình và những người khác. Lá số tử vi của giới thứ tư trong thiên nhiên, tức là của nhân loại, cuối cùng sẽ được lập, nhưng nó sẽ được thực hiện bởi các điểm đạo đồ, và không có nhà chiêm tinh được điểm đạo nào đang hoạt động trên cõi trần vào lúc này. Ở đây, Tôi đưa ra một gợi ý.
Mặt trời đã ở vào cung Nhân Mã, khi các xu hướng đầu tiên của con người đã có cố gắng nổi bật. Giai đoạn người thú đã được hoàn tất, và khi Nhân Mã đã chi phối (theo quan điểm hành tinh chúng ta – Tôi đang dùng các từ ngữ một cách cẩn trọng) thì biến cố vĩ đại về sự biệt-ngã-hóa (individualisation) đã diễn ra. Nhưng bộ não của con người lúc đó không ghi nhận được những gì đã xảy ra. Cổ Luận diễn tả như sau:
“Các con của Thượng Đế đã được bắn ra giống như mũi tên từ cây cung. Các hình hài đã nhận được sự thúc đẩy, và, ô kìa! (lo!) một Thượng Đế (God) đã được sinh ra. Các trẻ nhỏ đã không biết đến sự kiện vĩ đại”.
Sự kiện này đã diễn ra hai mươi mốt triệu năm trước đây. Các chu kỳ đã trôi qua và khi ở một niên đại muộn hơn, mặt trời đã ở cung Hải Sư (khoảng mười tám triệu năm trước đây), các trường hợp đầu tiên của sự phối hợp giữa bộ não và thể trí đã diễn ra, và con người chắc chắn là có ngã thức. Y ghi nhận sự tồn tại riêng của mình. Các con số về niên đại
441 đầu tiên (mặc dù tính chính xác là không thể có được trong một hệ thống biến đổi như là hệ thống chúng ta) là 21.688.345 năm trước đây. Những con số này thật là vô ích vào lúc này, vì chúng không thể được chứng minh là đúng hay sai. Sự nghiên cứu sau này sẽ chứng minh tính hữu dụng của chúng, khi bản chất của thời gian được hiểu rõ hơn. Nhân Mã chi phối sự tiến hóa của con người, vì nó tượng trưng cho sự tiến bộ hướng tới một mục tiêu hữu thức. Hải Sư chi phối ý thức con người trong giới nhân loại, vì năng lượng đang tuôn đổ qua nó giúp cho con người nói “Tôi hiện hữu” (“I am”).
Có thể là đáng công nếu Tôi cố gắng diễn dịch, tất nhiên là không đầy đủ, từ khóa (key word) của mỗi cung hoàng đạo. Các từ này chia thành hai loại, trong phạm vi liên quan tới con người. Có từ khóa cho khía cạnh hình tướng, và từ khóa cho khía cạnh linh hồn. Trong trường hợp thứ nhất, từ này được biểu lộ; trong trường hợp thứ hai, nó được nói lên một cách hữu thức bởi linh hồn. Khi được diễn dịch thành các thuật ngữ hiện đại, thì nhiều điều bị mất đi, nhưng tư tưởng cơ bản đang chỉ đạo công việc của các năng lượng phát ra vẫn có giá trị. Đối với chu kỳ thế giới của chúng ta, chúng là như sau:
Đối với người tìm đạo tiến bộ từ Bạch Dương (Aries) đến Song Ngư (Piscess) và do đó đã tự tái định hướng chính mình, chúng ta có : (Số thứ tự Nghịch chiều tiến hóa vật chất)
1 Aries
(Dương Cưu) … Tôi tiến tới, và từ cõi trí tuệ, tôi chi phối (rule).
2 Taurus
(Kim Ngưu) … Tôi thấy, và khi mắt được mở ra, mọi vật trở nên sáng tỏ.
3 Gemini
(Song Nam) … Tôi nhận ra cái ngã khác của tôi và trong sự suy tàn của cái ngã đó, tôi phát triển và sáng chói.
4 Cancer
(Bắc Giải) … Tôi kiến tạo một ngôi nhà được thắp sáng và sống trong đó.
5 Leo (Hải Sư) … Tôi là Cái Đó và Cái Đó là tôi.
6 Virgo
(Xử Nữ) … Tôi là Mẹ và Con, tôi là Thượng Đế, tôi là vật chất (I God, I matter am).
7 Libra
(Thiên Xứng)… Tôi chọn Con Đường đang dẫn đến giữa hai tuyến lực vĩ đại.
8 Scorpio
(Hổ Cáp) … Tôi là Chiến Sĩ, và từ cuộc chiến tôi vươn lên chiến thắng.
9 Sagittarius
(Nhân Mã) … Tôi thấy mục tiêu. Tôi đạt được mục tiêu và thấy mục tiêu khác.
10 Capricorn
(Ma Kết) … Tôi bị lạc trong ánh sáng siêu nhiên và dựa lưng vào ánh sáng đó.
11 Aquarius
(Bảo Bình) … Tôi là Nước của sự sống, được tuôn đổ ra cho những người khát.
12 Pisces
(Song Ngư) … Tôi rời khỏi nhà của Từ Phụ và khi quay trở lại, tôi cứu giúp.
442 Theo quan điểm của sắc tướng thì sự sống tiến hành theo một hướng ngược lại, và hoạt động của thiên nhiên được nhìn thấy dựa vào những lời sau đây:
+ Số thứ tự thuận chiều tiến hóa vật chất (Nhân trắc học ghi chú), nó đảo nghịch với chiều tiến hóa tâm linh (Bảng liền phía trên)
1 Song Ngư … Và Linh Từ được phán: Hãy đi vào vật chất
2 Bảo Bình … Và Linh Từ được phán: Hãy để cho ước muốn trong hình hài trở thành người chi phối.
3 Nam Dương (Ma Kết) … Và Linh Từ được phán: Hãy để cho tham vọng cai quản, và cánh cửa vẫn mở rộng.
4 Nhân Mã … Và Linh Từ được phán: Hãy tìm kiếm thức ăn.
5 Hổ Cáp
(Bọ Cạp) … Và Linh Từ được phán: Hãy để cho Ảo Tưởng (Maya) phát triển và sự lừa dối ngự trị.
6 Thiên Xứng … Và Linh Từ được phán: Hãy thực hiện sự lựa chọn.
7 Xử Nữ … Và Linh Từ được phán: Hãy để cho vật chất ngự trị.
8 Hải Sư … Và Linh Từ được phán: Hãy để các hình hài khác tồn tại, tôi ra lệnh.
9 Bắc Giải
(Cancer) … Và Linh Từ được phán: Hãy để sự cô lập trở thành qui luật và tuy thế đám đông vẫn tồn tại.
10 Song Nam … Và Linh Từ được phán: Hãy để sự ổn định thực hiện công việc của nó.
11 Kim Ngưu … Và Linh Từ được phán: Hãy để cuộc đấu tranh không bị nao núng.
12 Bạch Dương … Và Linh Từ được phán: Hãy tìm kiếm hình tướng lần nữa.
443
Cần lưu ý rằng tất cả những ý tưởng này đều có liên quan đến hoạt động của năng lượng theo một hình thức này hoặc hình thức khác nào đó, và trong nhóm cuối cùng có hoạt động của cái gọi là cá nhân ích kỷ không sám hối, đầy sự đòi hỏi để thỏa mãn. Nhóm các thần chú được người tìm đạo dùng bằng sức mạnh của linh hồn mình, thì có tính tích cực.
Hình như không cần bàn thêm về các loại thần lực khác, và giờ đây chúng ta sẽ chuyển sự chú ý của chúng ta vào qui luật XI.

445 Qui luật XI

Ba điều mà người phụng-sự theo thiên-luật hiện nay phải hoàn tất. Thứ nhất, xác định công thức vốn sẽ giới hạn các sự sống bên trong bức tường bao quanh hình cầu; kế tiếp, phát ra các linh từ vốn sẽ bảo cho chúng biết những gì phải làm và mang những gì đã làm được đi đâu; và cuối cùng, phát ra tập ngữ thần bí vốn sẽ cứu y khỏi hoạt động của chúng.

Phân Tích Ba Câu.
Việc Giải Cứu khỏi các Hình-Tư Tưởng của chúng ta.
Việc Giải Cứu khỏi Sự Tử Vong.

447 QUI LUẬT XI
PHÂN TÍCH BA CÂU
Như bạn biết, qui luật này là qui luật cuối cùng trong số các qui luật cai quản hoạt động trên cõi cảm dục, và nhiệm vụ kỳ diệu để thúc đẩy các hình-tư-tưởng vốn sẽ là biểu lộ của một loại năng lượng nào đó. Chúng ta đã xem xét các năng lượng khác nhau mà con người hoạt động với chúng, và quyền năng mà một người có thể vận dụng qua việc tạo ra các hình-tư-tưởng. Chúng ta cũng đã thấy làm thế nào một người có thể vận dụng các cấp độ vật chất khác nhau cho đến khi ý tưởng đã được thể hiện đã tự khoác lấy chất trí (mental matter) và chất cảm dục. Do đó, nó là một thực thể có sức sống (vital entity) sắp sửa hiện thân trên cõi trần. Cần lưu ý là giờ đây không gì có thể ngăn chận sự xuất hiện của nó vào thế giới ngoại cảnh, ngoại trừ sự biểu lộ tác động ý chí của người tạo ra nó, vì hình hài, do được chủ thể tạo tác đó truyền sinh lực, nên luôn luôn lệ thuộc vào ý chí của y, cho đến khi y đã cắt đứt sự kết nối của y với nó bằng cách phát ra “tập ngữ thần bí”. Chúng ta sẽ thừa nhận rằng việc xuất hiện vào sự hiện tồn thực tế là sự quyết định, và công việc sáng tạo đó được xúc tiến.
Ở đây cần nên lưu ý rằng công việc này hoặc là có tính hữu thức, hoặc là vô thức. Trong việc tạo ra một cách vô thức các hình-tư-tưởng như trường hợp của người bậc trung, nhiều người không bao giờ tạo ra các tác dụng mong muốn ở cõi trần, và thất bại trong mục đích đã định của họ. Tuy nhiên bao lâu mà con người còn bị kích động bởi sự ích kỷ và sự căm ghét, thì đây là một điều hữu ích. May mắn là đối với nhân loại, cho đến nay, chỉ có ít người hoạt động được trong chất trí. Hầu hết họ hoạt động với chất cảm dục hay là chất dục vọng, và các hình-tư-tưởng này dễ biến dạng và hay thay đổi, và mạnh mẽ chỉ nhờ vào năng lực bền bĩ. Có một căn bản
448 huyền linh đối với phát biểu rằng: nếu con người ước muốn một sự việc trong một thời gian đủ dài, thì y sẽ có điều đó. Đó là định luật cai quản sự trở lại luân hồi của người bậc trung (thường nhân). Thiếu sự nhắm thẳng vào một điểm của vật chất cõi trí khi nó bị ảnh hưởng bởi một thể trí tập trung, các hình-tư-tưởng do dục vọng này không thể gây ra tai hại, mà nếu khác đi thì chúng có thể đã gây hại. Hậu quả của chúng phần lớn được người tạo ra các hình-tư-tưởng trí-cảm này (kama-manasic forms) cảm nhận, chứ không phải những người cộng tác ở quanh y. Thời điểm mà yếu tố trí tuệ tham gia vào và trở nên chiếm ưu thế là thời điểm mà một người trở nên nguy hiểm hoặc hữu ích tùy trường hợp – nguy hiểm không chỉ cho chính y mà còn cho những người xung quanh y, hoặc là hữu ích trong việc thực hiện cơ tiến hóa. Lúc bấy giờ y có thể tạo ra các hình-tư-tưởng có khả năng tạo ra các kết quả biểu lộ ra ngoài và các hiệu quả hữu hình. Tuy nhiên, dựa vào đạo tâm và sự thôi thúc tâm linh, một người có thể trở thành một nhà huyền linh học chân chính, và tạo ra các kết quả hữu hiệu và các sinh vật hoạt động trên cõi trần. Tôi dùng từ ngữ “sinh vật” (“organism”) một cách có chủ ý, vì nó sẽ dùng để truyền đạt ý tưởng rằng bất kỳ hình-tư-tưởng nào cũng được chúng tôi coi là một thực thể tồn tại chủ quan (subjective and existing entity), được bao bọc trong vật chất tinh anh và có khả năng biểu lộ. Thực thể này đôi khi được gọi một cách phổ biến là “sự thể hiện của một ý tưởng”, hay là “sự hoàn thành của một dự tính”; ở vào những lúc khác nó được gọi là một “phát kiến” (“discovery”), một “vật phát minh” (“invention”), hoặc một cái gì có tính chất đó. Luôn luôn, hoàn toàn không nhận thức rõ về nó, con người đang nói bằng các thuật ngữ huyền bí, và đang chứng tỏ một sự nhận thức bên trong về các phương pháp mà nhờ đó tất cả những gì đã được suy tưởng (bởi Thượng Đế hoặc con người) đi vào hiện tồn.
Ý tưởng được thể hiện (embodied idea) hay tư tưởng (thought) (ý tưởng được thể hiện có tiềm lực mạnh hơn tư tưởng nhiều) đã đi xuyên con đường của nó đến ngưỡng cửa của sự biểu lộ ở cõi hồng trần. Trong trường hợp của một “nhà huyền linh thuật”, chủ thể tạo ra nó, vốn không phải là một người tập trung vào tình cảm, đang hữu thức đưa nó đến giai đoạn khi mà mục đích và kế hoạch bên trong của nó có thể được thể hiện. Y giữ hình-tư-tưởng trong ý thức của y, và
449 cung cấp cho nó hình dạng (shape) và năng lượng nhờ quyền năng tập trung trí tuệ vào một điểm của chính y.
Trong qui luật đang được xem xét, chúng ta được dạy rằng người tìm đạo có ba điều phải làm:
1. Xác định công thức sẽ kết tinh hình thể mà y đã tạo nên, theo cùng cách mà chúng ta nhận thấy các kiến trúc sư và các nhà xây dựng cầu đường biến đổi hình thể mong muốn thành một công thức toán học.
2. Phát ra một số linh từ, chúng sẽ cung cấp sinh khí cho hình thể, và do đó đưa nó xuất hiện trên cõi trần.
3. Thốt ra nhóm từ (phrase), chúng sẽ tách hình-tưtưởng ra khỏi hào quang của y, và nhờ thế giảm bớt việc tiêu hao năng lượng của y.
Cần nên lưu ý rằng công thức (formula) có liên quan đến hình-tư-tưởng, các quyền lực từ có liên quan đến mục tiêu mà theo đó hình-tư-tưởng đã được tạo ra, còn cụm từ huyền bí (mystic phrase) liên quan đến việc cắt đứt mối liên kết từ điện đang buộc kẻ sáng tạo và vật sáng tạo lại với nhau. Do đó một cái liên quan đến hình thể, cái khác liên quan đến phần hồn (soul) được hiện thân trong hình thể (mà đặc tính thấp nhất của nó là sự ham muốn, desire – sự phản ánh của bác ái) và cái cuối cùng liên quan đến khía cạnh sự sống mà chủ thể sáng tạo đã phú cho vật sáng tạo. Do đó, chúng ta lại mặt đối mặt với bộ ba (triplicities) vĩnh cửu: tinh thần, linh hồn, và xác thân. Nên nhớ rằng Các Qui Luật về Huyền Thuật (Magic), theo cách hiểu của nhà huyền bí chân chính, thì chính xác đối với một vũ trụ, một thái-dương-hệ hoặc một hành tinh được sáng tạo, cũng như chúng chính xác đối với các sáng tạo tư tưởng nhỏ bé của một đệ-tử hoặc người tìm đạo.
Phản ứng đầu tiên của môn sinh bậc trung khi đọc đoạn trên là nghĩ ngay lập tức đến bản chất cơ thể (body nature), vì nó biểu lộ một loại năng lượng nào đó. Như vậy tính nhị nguyên là vấn đề được lưu ý và là cái vốn đang sử dụng sự việc, đang ở trong trí của y. Tuy nhiên, một trong những nhu cầu chính ở phía trước những người khao khát huyền bí học
450 vào lúc này là cố gắng suy tư về Thực Tại duy nhất, vốn là chính Năng Lượng, chứ không là gì khác. Do đó thật là đáng để nhấn mạnh trong các cuộc thảo luận của chúng ta về chủ đề thâm thúy này, sự kiện rằng tinh thần và năng lượng là những thuật ngữ đồng nghĩa, và có thể hoán đổi nhau. Chỉ trong sự nhận thức về điều này, chúng ta mới có thể đi đến sự hòa giải giữa khoa học và tôn giáo, và đạt đến một hiểu biết thực sự về thế giới của các hiện tượng năng động bao quanh chúng ta, và chúng ta đang vận động trong đó.
Các thuật ngữ hữu cơ và vô cơ chịu trách nhiệm phần lớn cho nhiều sự nhầm lẫn, và sự dị biệt rõ rệt vốn đang tồn tại trong trí của nhiều người giữa thể xác với tinh thần, giữa sự sống với sắc tướng, đã dẫn đến một sự từ chối thừa nhận tính đồng nhất căn bản về bản chất của hai vấn đề này. Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó được đa số người xem như thực sự rắn chắc và hữu hình, tuy nhiên, nó đang sở hữu một quyền năng bí ẩn nào đó nằm ẩn trong nó, vốn tạo ra chuyển động (movement), hoạt động (activity) và thay đổi. Dĩ nhiên điều này đang diễn tả nó một cách sơ sài, nhưng cũng đủ để kết luận cho thái độ thiếu sáng suốt.
Nhà khoa học chính thống phần lớn bận rộn với các cấu trúc, các mối quan hệ, với thành phần của hình tướng và với sự hoạt động được tạo ra bởi các bộ phận cấu thành hình tướng cùng các mối tương quan và các mối phụ thuộc của chúng. Các hóa chất, các yếu tố, các chức năng và các vai trò mà chúng đảm nhiệm, và những sự tương tác qua lại của chúng khi chúng tạo thành mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên, đều là chủ đề nghiên cứu của họ. Bản chất của nguyên-tử, của phân tử và tế bào, các chức năng của chúng, những tính chất của những biểu hiện về lực của chúng, và các loại hoạt động đa dạng, việc giải quyết vấn đề về đặc tính và bản chất của các năng lượng – được tập trung hoặc được định vị trong các hình hài khác nhau của thế giới thiên nhiên hoặc thế giới vật chất – đòi hỏi sự xem xét của các thể trí có năng lực nhất trong thế giới tư tưởng. Tuy nhiên, các câu hỏi – Sự Sống là gì? Năng Lượng là gì? hoặc Tiến trình của sự Biến Dịch (Becoming) và bản chất của Sự Tồn Tại (Being) là gì?
451 vẫn chưa được trả lời. Vấn đề đối với cái tại sao (why) và cái lý do (wherefore) được xem như không có kết quả và mang tính suy luận, hầu như là không thể giải quyết.
Tuy nhiên, theo lý trí thuần túy và nhờ sự vận hành đúng đắn của trực giác, những vấn đề này có thể được giải quyết và những câu hỏi này được giải đáp. Việc giải quyết chúng là một trong những sự mặc khải thông thường và những sự thành tựu của điểm đạo. Các nhà sinh học chân chính duy nhất là các điểm đạo đồ của các bí pháp, vì họ có một sự hiểu biết về sự sống và mục đích của nó, và đồng nhất hóa với nguyên khí sự sống đến nỗi họ suy tư và nói theo thuật ngữ của năng lượng và các hiệu quả của nó, và mọi hoạt động của họ có liên quan với công việc của Thánh Đoàn hành tinh, được dựa trên một vài công thức cơ bản có liên quan đến sự sống, khi nó làm cho chính nó được cảm nhận qua ba biến phân (differentiations) hay ba khía cạnh của nó là năng lượng (energy), thần lực (force), vật chất (matter).
Ở đây cần lưu ý rằng chỉ khi một người hiểu được chính mình, thì y mới có thể đạt đến một sự hiểu biết về cái tổng thể mà chúng ta gọi là Thượng Đế (God). Đây là một chân lý hiển nhiên và là một điều không mới mẻ về huyền linh học, nhưng khi được làm theo, sẽ dẫn đến một sự mặc khải vốn làm cho “Thượng Đế Bất Khả Tri” hiện thời thành một Thực Tại nhận biết được. Tôi xin minh họa:
Con người tự biết mình là một sinh linh (living being), và gọi cái chết là tiến trình bí ẩn mà trong đó có một cái gì đó, mà y thường chỉ rõ là hơi thở của sự sống, bị triệt thoái. Vào lúc triệt thoái của nó, hình hài tan rã. Lực cố kết truyền sinh lực bị mất đi, và điều này tạo ra việc tan rã thành các yếu tố cơ bản của vật thể mà cho đến nay đã được coi là thể xác.
Nguyên khí sự sống này, cái thiết yếu cơ bản của sự tồn tại và nhân tố khó hiểu huyền bí này, là sự tương ứng trong con người của cái mà chúng ta gọi là tinh thần hoặc sự sống trong đại thiên địa. Giống như sự sống trong con người đang giữ lại với nhau, làm sinh động, truyền sinh lực và thúc đẩy hình tướng vào hoạt động, do đó làm cho con người thành một sinh linh, thì cũng thế, sự sống của Thượng Đế − theo cách gọi của người Cơ Đốc Giáo – thực hiện cùng một mục 452 đích trong vũ trụ và tạo ra cái tổng thể cố kết, sinh động, năng động mà chúng ta gọi là một thái-dương-hệ.
Trong con người, nguyên khí sự sống này biểu lộ theo ba cách:
1. Dưới hình thức ý chí, mục đích, động lực cơ bản có định hướng. Đây là năng lượng năng động vốn làm cho con người hoạt động, đưa con người vào sự sống, đặt kỳ hạn của sự sống con người, đưa con người vượt qua các năm, dài hay ngắn, và tự rút mình ra vào cuối chu kỳ sống của mình. Đây là tinh thần trong con người, biểu lộ dưới hình thức ý chí muốn sống, hiện hữu, hành động, theo đuổi, tiến hóa. Ở trạng thái thấp nhất của nó, tinh thần hoạt động thông qua thể trí (mental body) hay bản chất (nature) trí tuệ, và trong sự liên kết với nhục thân, nó tự làm cho nó được cảm nhận qua não bộ.
2. Dưới hình thức lực cố kết. Chính tính chất thiết yếu quan trọng đó làm cho mỗi người khác nhau, tạo ra sự biểu lộ phức tạp về các tâm trạng, các ham muốn, các đặc tính, các phức cảm, các ức chế, các cảm xúc và các đặc điểm vốn tạo ra tâm lý đặc biệt của một người. Đây là kết quả của sự tương tác giữa tinh thần hay khía cạnh năng lượng, với vật chất hay bản chất xác thân. Đây là con người chủ quan đặc biệt, sắc thái của y, hay nốt (note) cá nhân; chính điều này thiết lập tốc độ của hoạt động rung động của cơ thể y, tạo ra loại hình hài đặc biệt của y, chịu trách nhiệm về tình trạng và bản chất của các cơ quan của y, các tuyến của y, và trạng thái bên ngoài của y. Đây là linh hồn và – trong trạng thái thấp nhất của nó – nó hoạt động qua bản chất tình cảm hay cảm dục và liên quan với nhục thân, nó hoạt động qua quả tim.
3. Dưới hình thức hoạt động của các nguyên-tử và tế bào vốn tạo thành xác thân. Đó là toàn thể các sự sống bé nhỏ vốn tạo thành các cơ quan của con người, bao gồm toàn bộ con người. Các sự sống này có sự sống riêng của chúng và có một ý thức vốn hoàn toàn có tính cá nhân và được nhận biết.
453 Trạng thái này của nguyên khí sự sống hoạt động qua thể dĩ thái hay thể sinh lực và liên quan với cơ cấu rắn đặc của hình hài hữu hình qua lá lách.
Tất nhiên là không thể truyền đạt các từ và cụm từ thần chú đã được nhắc tới trong Qui Luật XI. Chúng sẽ là không thể hiểu nỗi một cách sâu sắc đối với mọi người, trừ điểm đạo đồ, và do đó chúng không cần thu hút sự chú ý của chúng ta. Nên lưu ý rằng nhiều điều trong các Huấn Điều này vốn đi trước tư tưởng hiện đại, và cả Giáo Huấn này và bộ Luận Về Lửa Càn Khôn sẽ chỉ được hiểu một cách đầy đủ vào cuối thế kỷ này.
Chúng ta hãy xem xét qui luật này từng câu một, và đi đến một trong những cách giải thích dễ hiểu nhất cho người tìm đạo bậc trung. Tất cả các qui luật này đều có thể được đọc theo quan điểm của người thông minh, và sẽ chỉ có ý nghĩa ít thôi; chúng có thể được đọc theo quan điểm của người tìm đạo, và lúc đó chúng sẽ truyền đạt một vài ý tưởng thực tế vốn có thể được áp dụng hằng ngày, và có thể được thực hiện trong sự thử thách của sự trải nghiệm cuộc sống. Chúng sẽ đạt được ý nghĩa khi người tìm đạo học cách để vận dụng các năng lượng, để hoạt động trong chất trí, và để hợp tác một cách sáng tạo với Thiên Ý nằm dưới cơ tiến hóa. Theo góc nhìn của bậc đệ-tử, các Qui Luật này mang một số hướng dẫn có uy lực mạnh mẽ, và sẽ dẫn đệ-tử đến một sự hiểu biết về tiến trình của hoạt động sáng tạo trong thiên nhiên, điều đó tất nhiên được đóng kín đối với thể trí của người tìm đạo. Về sự lĩnh hội của điểm đạo đồ, các lời lẽ này truyền đạt các huấn lệnh rõ ràng mà chỉ có trực giác đã tỏ ngộ của điểm đạo đồ mới có thể diễn dịch đúng đắn. Chúng ta không cần bận tâm đến các mức độ cao hơn của các bậc thông tuệ. Do đó chúng ta sẽ xem xét Qui Luật này một cách riêng biệt, theo góc nhìn của người tìm đạo bậc trung, để lại các giải thích khác cho những cá nhân nào có quan năng bên trong (internal equipment) vốn sẽ giúp cho họ thông hiểu.
I. Xác định công thức sẽ giới hạn sự sống bên trong bức tường bao bọc hình cầu.
Như chúng ta đều biết rõ, mọi hình hài trong thiên
454 nhiên đều được tạo thành từ vô số sự sống nhỏ bé, các sự sống này có một mức độ ý thức, sự nhịp nhàng, và sự cố kết nào đó tùy theo mãnh lực của Định Luật Thu Hút, được vị kiến tạo ra hình hài sử dụng. Điều này đúng cho cả Đại Thiên Địa và thế giới vô tận của các sự sống tiểu thiên địa, vốn được chứa trong tổng thể lớn hơn. Các thái-dương-hệ phôi thai, ra đời dưới sự thúc đẩy của tư tưởng thiêng liêng, lúc đầu thì dễ biến dạng và không rõ ràng (fluidic and nebulous), hay thay đổi trong đường nét bên ngoài và được giữ chung lại với nhau một cách lỏng lẻo bởi hạt nhân năng lượng trung tâm – một cách khác để diễn tả ý tưởng được bao hàm. Theo thời gian, chúng chuyển sang các tình trạng khác, chúng có hình thức rõ ràng hơn, chúng tham gia vào các mối liên hệ đặc biệt với các hình hài được liên kết và ở lân cận, và tự điều chỉnh theo các mối quan hệ không ổn định có một bản chất nội bộ với những hình hài đó, mà trong giai đoạn trước đó đã không thể xảy ra. Cuối cùng chúng ta có được một tháidương-hệ là thái-dương-hệ của chúng ta và vô số các tháidương-hệ khác – một thái-dương-hệ hoạt động dưới hình thức một mặt trời với các hành tinh xoay tròn đang quay quanh nó; duy trì các quỹ đạo khác nhau của chúng, giữ các
vị trí đã định và tương đối của chúng, hoạt động như các sinh vật độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, và tuy thế, với cái nhìn của các nhà thiên văn học, cho thấy một sự gắn kết, một sự thống nhất và một cấu trúc duy nhất trong từng trường hợp, và tuy thế đang vận hành theo luật vũ trụ. Nó đủ tiêu chuẩn cho một mục đích rộng lớn nào đó, được hình dung và được giữ ổn định trong Thiên Trí (Universal Mind), mà đến lượt nó, là một trạng thái của thực thể có tập-thể-thức và ngã-thức, thực thể này là tác giả cho sự hiện tồn của nó, và là tác nhân tạo ra hình hài của nó.
Sự Sống thông tuệ duy nhất này, trong sự thiền định của Ngài (của Nó, nếu bạn thích, vì các ngôn từ có quan trọng gì đâu khi tất cả đều vô dụng để diễn tả thực tại theo thực tướng của nó!), có thể được cho là đang sáng tạo, và tất nhiên là trong thể trí suy tư của Ngài, cái mà chúng ta gọi là một hình-tư-tưởng. Hình-tư-tưởng này có bốn đặc điểm chính:
1. Nó được tạo ra nhờ việc sử dụng có ý thức Định Luật Thu Hút (Law of Attraction).
455 2. Nó được tạo thành bằng vô số các thực thể sinh động, chúng bị thu hút bởi thể trí của Đấng Sáng Tạo thiêng liêng, và do đó tham gia vào mối quan hệ với nhau.
3. Hình tướng là sự thể hiện ra ngoài (externalization) của cái gì đó mà Đấng Sáng Tạo của nó đã:
a/ Hình dung ra (visualized).
b/ Kiến tạo một cách sáng suốt và “nhuộm màu” hay “định tính” (“qualified”), để đáp ứng mục đích mà nó được dự trù.
c/ Cấp sinh khí (vitalized) bằng uy lực của ước muốn và
sức mạnh của tư tưởng sinh động của Ngài. d/ Duy trì hình dạng (shape) bao lâu mà nó còn được
cần để thực hiện công việc đặc biệt của nó.
e/ Kết nối với chính Ngài bằng một sợi từ điển – sợi này có chứa mục đích sinh động của Ngài và sức mạnh của ý chí thống ngự của Ngài.
4. Mục đích bên trong này, vốn đã tự bao bọc nó trong chất trí, chất cảm dục và sinh chất (vital substance), có uy lực mạnh mẽ trên cõi trần chỉ chừng nào mà:
a/ Nó vẫn tồn tại hữu thức trong tư tưởng của Đấng Sáng Tạo của nó.
b/ Về mặt huyền linh, nó “giữ khoảng cách xa” với Đấng Sáng Tạo của nó. Nhiều hình-tư-tưởng vẫn vô ích vì chúng “quá gần” với Đấng Sáng Tạo của chúng.
c/ Nó có thể được hướng theo bất kỳ hướng mong muốn nào, và dưới ảnh hưởng của định luật ít đối kháng nhất, có thể tìm thấy vị trí riêng của nó, nhờ vậy thực hiện chức năng mong muốn của nó và tiến hành mục tiêu mà do đó nó được tạo ra.
Do đó, “công thức” (“formula”) có thể được coi là ý tưởng phát ra từ Chủ Thể Tư Tưởng thiêng liêng; nó có thể được định nghĩa như là mục tiêu năng động, tức “sự vật” (“thing”), như Chủ Thể Tư Tưởng nhìn thấy nó và thể hiện nó ra trong trí của Ngài, và hình dung nó như là chủ thể chứa đựng ý định của Ngài. Toán học, vốn là nền tảng cho việc kiến trúc một cây cầu, như bất kỳ nhịp cầu lớn nào làm nổi
456 bật sự thành tựu của con người, không truyền đạt điều gì cho người chưa được điểm đạo, mà chỉ truyền đạt cho những người biết và hiểu, họ là chính cây cầu, được thu nhỏ lại theo các giới hạn căn bản của nó. Họ là cây cầu còn tiềm tàng, và trong các công thức toán học này có ẩn giấu mục đích, tính chất và hình thức của cấu trúc hoàn chỉnh và tính hữu dụng cuối cùng của nó. Như vậy, chính với các khái niệm (concepts) và các ý tưởng (ideas) mà một hình-tư-tưởng được sinh ra.
Các công thức huyền bí này tồn tại trên cõi nguyên hình mà (đối với người tìm đạo) là cõi của trực giác, mặc dù thực ra thì đó một trạng thái tâm thức còn cao hơn nhiều. Các công thức này là căn bản của một thế giới sắc tướng và phải được những người, vốn được trang bị thích hợp để làm việc dưới quyền Đại Kiến Trúc Sư của Vũ Trụ, tiếp xúc. Nói một cách tượng trưng, có ba cuốn sách vĩ đại về các công thức. Lưu ý các từ “nói một cách tượng trưng” và đừng quên chúng. Đầu tiên có Quyển Sách về Sự Sống, được các điểm đạo đồ ở mọi trình độ nghiên cứu và quán triệt. Có Quyển Sách về MinhTriết Thiêng Liêng (Book of Divine Wisdom) được những người tìm đạo ở mọi trình độ nghiên cứu, đôi khi được gọi là Quyển Sách về Sự Trải Nghiệm Khôn Ngoan (Book of Knowing Experience), và có Quyển Sách về Hình Tướng vốn là sách bắt buộc phải đọc đối với tất cả những người mà nơi họ trí thông tuệ đang nhận thức được sự hoạt động đang vận hành. Chính với Quyển Sách về Hình Tướng mà hiện nay chúng ta đang quan tâm.
Patanjali, trong một quyển sách nào đó, nói về “đám mây của các điều khả tri” mà linh hồn biết được một cách hữu thức. Người tìm đạo, mệt mỏi vì cái vòng bất tận của những tư tưởng vô ích và không quan trọng riêng của mình, đang tìm cách khai thác các nguồn tài nguyên của “đám mây” này, và vì thế làm ngưng tụ trên cõi đời một số tư tưởng của Thượng Đế. Y tìm cách hoạt động để cho y có thể xúc tiến sự biểu lộ những ý tưởng của Đấng Tạo Hóa. Để làm được điều này, y phải hoàn thành một vài đòi hỏi ban đầu, vốn có thể được phát biểu vắn tắt như sau:
1. Biết ý nghĩa thực sự của việc thiền định.
2. Chỉnh hợp linh hồn, thể trí và não bộ một cách dễ dàng.
3. Đại định (contemplate), hoặc hoạt động như linh hồn
457 trên cõi riêng của nó. Lúc đó linh hồn có thể hành động với vai trò là trung gian giữa cõi của các ý tưởng thiêng liêng với cõi trí. Bạn thấy bằng cách nào mà vấn đề tham gia vào tiến trình sáng tạo thiêng liêng này thể hiện ra như là mục tiêu của mọi hoạt động thiền định thực sự?
4. Ghi nhận ý tưởng, được linh hồn tiếp nhận bằng trực giác, và nhận ra hình tướng (form) mà nó sẽ nhận lãnh. Bảy từ cuối này thật vô cùng quan trọng (dịch sang tiếng Việt thì là chín từ cuối −ND).
5. Biến đổi ý tưởng mơ hồ và không rõ ràng thành những yếu tố cần thiết của nó, loại bỏ mọi sự tưởng tượng vô ích và các trình bày của hạ trí, nhờ thế tự trang bị cho mình để sẵn sàng lao vào hoạt động, và nhờ sự kiên định trong khi đại định, nhận được chính xác linh-thị về cấu trúc bên trong, hoặc về bộ khung chủ quan (subjective skeleton), nếu Tôi có thể gọi nó như thế, của hình tướng sẽ có.
6. Điều này, khi được linh hồn ghi lên thể trí một cách hữu thức, cũng được thể trí ghi nhận một cách hữu thức, được giữ ổn định trong ánh sáng, và có thể được coi như là sự biến đổi công thức thành bản kế hoạch chi tiết. Đó không phải là bản thân công thức, mà là tiến trình thứ cấp. Tùy theo độ bền, tính đơn giản và sự rõ ràng của việc thể hiện công thức thành một cấu trúc được phác họa đơn giản, như thế sẽ là cấu trúc được cung cấp cuối cùng và hình tướng tương ứng, vốn sẽ giới hạn các sự sống được sử dụng trong việc kiến tạo ra nó trong chu vi của chính hình dạng bề ngoài.
Thực ra, điều này giống như giai đoạn hoài thai. Tiềm tàng bên trong phôi thai (kết quả của sự quan hệ nam nữ) có chứa mọi uy lực (potencies) và năng lực của sản phẩm hoàn chỉnh. Tiềm tàng trong ý tưởng vốn đã được quan niệm về mặt vật chất, nhưng đã được cảm ứng bởi khía cạnh Tinh Thần, có ẩn giấu các uy lực của các hình-tư-tưởng hoàn chỉnh. Khía cạnh vật chất, được tượng trưng bởi thể trí, đã được phong phú hóa (fecundated) bởi khía cạnh Tinh Thần, và tam
458 bộ (triplicity) cuối cùng sẽ được hoàn thành bởi hình tướng được sáng tạo. Nhưng trong các giai đoạn đầu, cho đến nay chỉ có “công thức” – tức là ý tưởng được nghĩ ra, khái niệm năng động cho đến nay vẫn tiềm tàng. Nó vốn đủ mạnh để lôi kéo vào chính nó các yếu tố cần thiết cho sự phát triển và hình thành, tuy nhiên, ai biết đâu liệu nó sẽ tỏ ra là một vật chết non, một sản phẩm tầm thường và yếu ớt, hay là một sáng tạo thực sự đẹp đẽ và giá trị?
Do đó, mỗi ý tưởng được thể hiện ra ngoài đều có hình tướng (form), được làm sinh động bởi sự ham muốn, và được tạo ra bởi quyền năng của thể trí (the mind). Cõi ham muốn là cõi mà thể trí áp đặt lên đó các ý đồ của nó (conceptions) để tạo ra “hiện thân của ý tưởng” (“idea incarnate”), để bao bọc ý tưởng trong sắc tướng. Do đó nó là mảnh đất cho sự thai nghén (gestation ground). Thể trí trước đây đã là chủ thể tiếp nhận (the recipient) ý tưởng nguyên hình, theo như cách hiểu và hình dung của linh hồn. Đến phiên nó, linh hồn là chủ thể tiếp nhận công thức khi được trình bày cho nó trong thế giới ý tưởng. Như thế, bạn có “ý tưởng được trình bày”, “ý tưởng được nhận thức”, “ý tưởng được công thức hóa” (“formulated idea”) và ý tưởng thể hiện ra thành sự biểu lộ.
Thật là chính đáng khi nhớ rằng các yếu tố sau đây chi phối sự xuất hiện của ý tưởng từ Thiên Trí (Universal Mind) vào thế giới của các hình tướng hữu hình. Đó là:
1. Các năng lượng phát ra từ cõi nguyên hình (archetypal plane). Cõi này là tiêu điểm (focus) của sự chú ý của nhóm Các Đấng Thông Tuệ cao nhất trên hành tinh của chúng ta.
Tâm thức của Các Ngài có thể đáp ứng và được bao gồm đến lĩnh vực hoạt động này, mà trên đó Thiên Trí tự biểu lộ ra, không còn các hạn chế của những gì mà chúng ta hiểu như là sắc tướng. Các Ngài là những Đấng gìn giữ công thức (formula); các Ngài là những nhà toán học, chuẩn bị các bản thiết kế (blue prints) của Thiên Cơ vĩ đại; các Ngài tính toán ảnh hưởng của các lực mà nhờ đó công việc được xúc tiến, và các năng lượng phải được vận dụng; các Ngài chú ý đến những sự căng thẳng (strains) và những sự khẩn trương (stresses) mà các hình tướng phải chịu đựng dưới tác động của mãnh lực sự sống, các Ngài giải quyết các xung lực theo chu kỳ mà diễn trình tiến hóa phải đáp ứng với chúng; các
459 Ngài quan tâm đến mối liên hệ giữa khía cạnh sắc tướng với sức thôi thúc của sự sống.
2. Trạng thái nhận thức bằng trực giác. Chúng ta nhận thấy các Chân Sư Minh-Triết (Masters of Wisdom) tiến hành công việc của các Ngài ở trình độ tâm thức này, và chính trong phạm vi ảnh hưởng này mà các Ngài hoạt động một cách thoải mái và dễ dàng nhất, cũng như người thông minh bình thường hoạt động trên cõi trần. Thể trí của các Ngài luôn luôn giao tiếp với các thể trí ở cõi nguyên-hình (archetypal minds), vốn là những vị bảo quản những công thức, và các Ngài – sau khi tiếp nhận các bản thiết kế (Tôi lại nói theo cách biểu tượng nữa rồi) − xử lý các đặc điểm kỹ thuật (specifications), tìm kiếm những người thích hợp để kiểm soát công việc, và tập hợp nhân sự cần thiết. Trong số các đệ-tử của các Ngài, Các Ngài tìm cho đến khi Các Ngài thấy được người thích hợp nhất để làm điểm hội tụ thông tin trên cõi trần, hoặc là nhóm xứng đáng nhất để đưa vào biểu lộ phần Thiên Cơ mong muốn. Các Ngài làm việc với những người được lựa chọn như thế, tạo ấn tượng lên thể trí của họ cái tam bộ vĩnh cửu gồm có ý tưởng - tính chất - sắc tướng, cho đến khi các chi tiết bắt đầu xuất hiện, và công việc của cái mà thật ra là một “sự lắng đọng” (“precipitation”) có thể xảy ra.
3. Hoạt động của trạng thái tâm thức mang tính trí tuệ. Chính ở trên cõi trí mà nhiều phần của công việc này cần được thực hiện, và đây là lý do đầy đủ cho sự phát triển, về phía người tìm đạo, của một trí thông tuệ lão luyện. “Đám mây các điều khả tri” kết tụ trước hết trên cõi trí, và một sự kết tụ (precipitation) thêm nữa xảy ra khi các đệ-tử và những người tìm đạo là những người tiếp nhận (recipients). Đến lượt họ, những người này tìm cách tạo ấn tượng và hướng dẫn người phụng sự và người tìm đạo cấp thấp hơn, những người mà, theo nghiệp quả hoặc do lựa chọn, họ ở trong phạm vi ảnh hưởng của những người trước. Như thế, “ý tưởng” trình bày được nắm bắt bởi nhiều thể trí, và khía cạnh công thức của công việc vĩ đại đã đóng vai trò của nó.
Người ta sẽ được nhìn thấy làm cách nào mà công việc này về bản chất là công việc tập thể, và do đó chỉ thực sự xảy
460 ra cho những ai đã phần nào làm chủ được tiến trình thiền định, và có thể “giữ thể trí ổn định trong ánh sáng”. Thực ra, ánh sáng này tuôn chảy ra từ Thiên Trí, có nhiều loại khác nhau, và được (nói về mặt huyền bí) tạo ra trong một tháidương-hệ trước đây, và phải được sử dụng và phát triển trong thái-dương-hệ này.
Trong các từ ngữ “ánh sáng của trực giác”, chúng ta đã truyền đạt cho thể trí của chúng ta loại năng lượng vốn tiêu biểu cho mục tiêu, ý chí của Thượng Đế, tức Thiên Cơ, khi chúng ta xem xét nó. Trong các từ “ánh sáng của linh hồn” chúng ta có một diễn đạt tóm tắt mục đích, kế hoạch, ý chí của các thực thể đó, các ngài nhập thể trong hình dạng con người, và đôi khi hoạt động bên ngoài xác thân, có trách nhiệm hiện thực hóa các ý niệm thiêng liêng trong bốn giới trong thiên nhiên. Giới nhân loại, vượt trội nhất, là phương tiện biểu lộ cho Thiên Trí, và khi các con của Thượng Đế, trong hình hài con người được hoàn thiện, các vấn đề của thế giới thiên nhiên sẽ được giải quyết ở một mức độ rộng lớn. Các con của Thượng Đế có ý thức đầy đủ, biết về chính mình khi ở trong hình dạng con người (và cho đến nay họ còn ít ỏi), quả thật là đang kiến tạo bộ óc của sự sống hành tinh.
Có một ý nghĩa thực sự huyền bí đối với những từ “đưa ánh sáng” vào một vấn đề, một tình thế, hoặc một hoàn cảnh. Theo ý nghĩa căn bản của nó, nó bao hàm sự mặc khải về ý tưởng được trình bày, về nguyên tắc vốn là nền tảng cho biểu lộ bên ngoài. Đó là sự nhận thức về thực tại thiêng liêng bên trong vốn tạo ra sắc tướng hữu hình bên ngoài. Đây là chủ âm (keynote) của toàn bộ công việc theo chủ nghĩa tượng trưng. Công việc xác định các công thức, soạn thảo các biểu đồ chủ quan hoặc các kế hoạch về ấn tượng trực giác và về sự hoạt động mãnh liệt trên cõi trí, là công việc duy nhất của Thánh Đoàn hành tinh có tổ chức. Giai đoạn thứ hai của công việc được những người phụng sự tiến hành, những người này đang hợp tác có ý thức với Thánh Đoàn, thể hiện tính thực tế của công việc đó trong ba cõi tiến hóa của nhân loại.
Họ mang mầm mống của ý tưởng và ý niệm phôi thai vào
461 cuộc sống trọn vẹn bên ngoài, thông qua tiến trình suy tư đúng đắn, việc đánh thức ham muốn, và việc nuôi dưỡng dư luận chính đáng của quần chúng. Nhờ thế chúng mang lại hoạt động cần thiết trên cõi trần.
Những người tìm đạo, các nhà lãnh đạo đoàn thể, và các nhà tư tưởng ở mọi nơi trên thế giới có thể sẵn sàng cho công việc này, miễn là tâm trí của họ mở rộng và được tập trung.
Tùy theo tính chất đơn giản của việc họ tiếp cận với chân lý, tùy theo sự minh mẫn của tư tưởng họ, tùy theo ảnh hưởng của nhóm và tình trạng nhận thức toàn diện của họ, và cũng tùy theo năng lực của họ đối với sự nỗ lực được duy trì lâu dài, sẽ là sự gần giống của hình thức bên ngoài đối với ý tưởng bên trong và thực tại chủ quan tâm linh.
Điểm mà Tôi muốn lưu ý, đó là độc giả bậc trung của các Giáo Huấn này không có liên quan gì với các công thức. Chúng được các Thức Giả vĩ đại thấu triệt và hiểu biết, các Ngài vốn đứng sau diễn trình tiến hóa và chịu trách nhiệm cho sự hoạt động thuộc về chức năng của nó. Thánh Đoàn gồm các Chân Sư, các điểm đạo đồ cao cấp, và các đệ-tử đang tiếp tục công việc đó một cách vững vàng, nhưng, theo Thiên Luật, các Ngài còn tùy thuộc vào những người trên cõi trần, là những người phải tạo ra các hình thức ở bên ngoài. Nếu họ không đáp ứng, thì sẽ có sự chậm trễ hoặc việc kiến tạo không đúng; nếu họ phạm sai lầm, sẽ bị mất thời gian và năng lượng, và lại trì hoãn nữa; nếu họ không còn chú tâm và ngưng làm việc, hoặc quan tâm chủ yếu vào các việc riêng và các phàm-ngã của họ, Thiên Cơ sẽ phải chờ đợi, và về mặt khác, năng lượng, vốn dành sẵn cho việc giải quyết các vấn đề của nhân loại và dìu dắt nhân loại, sẽ phải tìm lối thoát ra theo các hướng khác. Không bao giờ có bất cứ điều gì tĩnh tại trong tiến trình sáng tạo; năng lượng đang tuôn ra trong nhịp đập của Sự Sống duy nhất, và hoạt động theo chu kỳ và có nhịp điệu của nó – không bao giờ kết thúc và không bao giờ ngưng nghỉ − phải được sử dụng ở một nơi nào đó, và phải tìm thấy lối của nó theo một hướng nào đó, thường (khi con người thất bại trong nhiệm vụ của mình) với các kết quả thảm khốc. Vấn đề về các tai biến, chẳng hạn như nguyên nhân của hiểm họa côn trùng đang tăng lên đều đặn, sẽ được 462 nhận thấy có liên quan đến dòng chảy vào (inflow) của năng lượng không được nhận biết và không được sử dụng, năng lượng này vốn có khả năng theo đúng hướng và đúng mục đích, và dành cho việc xúc tiến Thiên Cơ (Plan), nếu những người tìm đạo và các đệ-tử trên thế giới sẽ gánh vác các trách nhiệm tập thể của họ, nhấn chìm các phàm-ngã của họ, và thành tựu được chân thức (true realization). Nhân loại phải siêng năng hơn và sáng suốt hơn trong việc thực hiện vận mệnh đích thực và các nghĩa vụ nghiệp quả của mình. Khi tất cả mọi người hòa hợp với những người trông giữ kế hoạch, còn thể trí và bộ óc của họ được ánh sáng của trực giác, của linh hồn và của Thiên Trí soi sáng, khi họ có thể tự luyện tập để đáp ứng một cách sáng suốt với các thôi thúc đúng lúc đang phát ra theo chu kỳ từ mặt trong của sự sống, thì bấy giờ sẽ có một sự điều chỉnh đều đặn giữa sự sống với sắc tướng, và một sự cải thiện nhanh chóng các tình trạng trên thế giới. Có một điểm lý thú cần ghi nhớ, đó là hiệu quả đầu tiên của sự đáp ứng của những người tiến hóa hơn trong số các con của nhân loại đối với các công thức được các bậc Thức Giả diễn dịch và truyền đạt, sẽ là việc thiết lập các mối quan hệ đúng đắn giữa bốn giới trong thiên nhiên, và các mối quan hệ giữa các đơn vị và các đoàn thể trong gia đình nhân loại. Một biện pháp theo hướng này đang được thực hiện. Các mối quan hệ giữa bốn lĩnh vực hoạt động mà chúng ta gọi là nhân loại, động vật, thực vật và khoáng vật hiện nay đang bị điều chỉnh một cách tồi tệ, bởi vì năng lượng của vật chất chủ yếu là nhân tố chi phối. Trong giới nhân loại, hoạt động của năng lượng này biểu hiện trong cái mà chúng ta gọi là sự ích kỷ. Trong giới động vật, nó biểu hiện trong cái mà chúng ta gọi là sự hung ác, mặc dù, nơi mà ý thức trách nhiệm không tồn tại, mà chỉ có trách nhiệm thuộc bản năng
và trách nhiệm cha mẹ có tính tạm thời, nên ta không đưa ra lời phê bình nào. Trong giới thực vật, sự mất cân đối này tự biểu lộ trong giai đoạn hành tinh này của việc lạm dụng dưới hình thức là bệnh tật.
Điều này có làm bạn ngạc nhiên không? Bệnh tật có các nguồn gốc chủ yếu trong các tình trạng mất cân đối (maladjustments), và mãnh lực bị sai hướng trong giới thực vật; điều này cũng ảnh hưởng đến các giới động vật và giới
463 khoáng chất, và sau đó là giới nhân loại. Thật là quá xa về phía trước để chứng minh điều này, nhưng khi tình trạng này được hiểu rõ, đó sẽ là sự tập trung chú ý của các nhà khảo cứu vào giới đó trong thiên nhiên, và giải pháp để diệt trừ bệnh tật cuối cùng sẽ được tìm thấy.
II. Việc phát ra các linh từ chính là bảo cho chúng những gì phải làm và mang những gì đã được thực hiện đi đâu.
Chúng ta hãy nhớ trong sự liên quan đến Qui Luật này, đó là nó chỉ có uy lực chừng nào mà “người phụng sự theo Thiên Luật” hòa hợp với nội-thực-tại (inner reality) trong chính y, tức là với linh hồn. Căn bản là thông qua y, linh hồn phải hoạt động trong ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Chính linh hồn phát ra các linh từ. Chính linh hồn thốt ra cụm từ thần bí (mystic phrase), nhưng chính linh hồn là chủ thể kiểm soát hoặc chủ thể cai quản cơ cấu, tức bộ máy xác thân. Sự kiểm soát này chỉ có thể xảy ra khi nào có sự chỉnh hợp của bộ não với thể trí và linh hồn. Hơn nữa, nên nhớ rằng Qui Luật này, là sự biểu lộ của hoạt động sáng tạo, áp dụng cho mọi tiến trình sáng tạo, dù thuộc đại thiên địa hay tiểu thiên địa, dù chúng ta đang đề cập đến Thượng Đế trong cương vị là Đấng Sáng Tạo của thái-dương-hệ, đến linh hồn với cương vị chủ thể sáng tạo bộ máy của con người, hoặc đến con người khi y cố gắng để chế ngự kỹ thuật của công tác huyền thuật, và như thế trở thành một người sáng tạo các hình hài trong lĩnh vực nhỏ của riêng y. Tất cả đều phải thể hiện ý nghĩa thực sự của Qui Luật, vì Thượng Đế hoạt động theo định luật của Bản Thể (Being) của Ngài, và Luật này biểu hiện ra cho chúng ta dưới hình thức các định luật của thiên nhiên.
Những ý tưởng về sự hoạt động có sắp đặt và về một mục tiêu hữu thức và có chủ định, bị ràng buộc trong cụm từ mà chúng ta đang xem xét. Chủ thể kiến tạo của bất cứ hình hài nào trước tiên là một người kiểm soát (controller) các sự sống, và là người quyết định số phận của những thực thể nhất định. Theo ý tưởng này, chúng ta có ánh sáng được chiếu rọi trên vấn đề về tự do ý chí và về Luật Nhân Quả. Tuy nhiên, không được quên rằng điều bí nhiệm của các nguyên nhân nằm ẩn giấu trong các vũ trụ đã qua – tức mọi
“hình tướng mà Thượng Đế đã an trú”, trong thời đại của
464 chúng. Đối với chúng ta thì không thể có điều nào là nguyên nhân thuần túy, mà chỉ có việc thể hiện các hiệu quả chính. Cũng như đối với chúng ta thì một thực tại như là lý trí thuần túy là hoàn toàn không thể hiểu được và không thể đạt được, với nguyên nhân thuần túy thì cũng thế. Những yếu tố này xảy ra trước thái-dương-hệ của chúng ta, do đó việc suy đoán về chúng vẫn là không đáng công, ngoại trừ trong chừng mực mà việc đó hướng tới việc phát triển bộ máy trí tuệ. Thái-dương-hệ này là một thái-dương-hệ của các hiệu quả, mà đến phiên chúng, phát sinh ra nguyên nhân. Chỉ trong gia đình nhân loại và chỉ trong những người đang dùng năng lực trí tuệ một cách có ý thức thì bất kỳ nguyên nhân thuộc bất kỳ loại nào mới đang được tạo ra. Mọi nguyên nhân, được khởi xướng bởi một thể trí thuộc một loại nào đó, hoạt động hữu thức và suy tư một cách rõ ràng, đều được ấn định bởi một Chủ Thể Tư Tưởng (Thinker), và một cách sâu sắc, đây là luận điểm của các khoa học huyền bí. Thái-dương-hệ chúng ta là một hình-tư-tưởng, nhưng một hình tư tưởng có sự tồn tại thực sự bao lâu mà tư tưởng còn tồn tại. Tất cả những gì tồn tại tạo thành một phần của luồng ý tưởng phát ra từ Chủ Thể Tư Tưởng thiêng liêng. Mọi tư tưởng đều là một phần của một dòng suối thiêng liêng (divine stream). Đa số con người không tư duy, và vì thế họ không tạo ra các nguyên nhân vốn phải tạo ra hiệu quả của chúng đúng lúc.
Bạn thắc mắc, vậy thì đâu là sự thật của những phát biểu được đưa ra trong nhiều quyển sách huyền bí hiện đại, đó là xu hướng của sự sống hay chu kỳ của các kiếp sống tất nhiên biểu thị cho tương lai, và rằng các nguyên nhân phát khởi trong một kiếp sống sẽ thể hiện dưới hình thức là các hậu quả trong một kiếp khác? Sự thật ở chỗ các kiếp sống chủ yếu thiên về tình cảm và có định hướng vật chất, đó không phải là một kiếp sống đặc biệt tiên tiến nhất, mà là nhóm các kiếp sống, tương tác với nhau cùng một lúc, dẫn đến tương lai theo một số đường lối. Điều này luôn luôn đúng với tất cả những người ở một trình độ phát triển hữu thức nào đó, nơi mà họ bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng của đám đông, được nắn tạo một cách thiếu suy xét bởi truyền thống và ý kiến công chúng, thật tình bị đắm chìm trong những quyền lợi ích kỷ, và không phải là đang “nắm giữ” chính các tình trạng mà là đang bị triều lưu tiến hóa cuốn đi. Đó là một hình thức của hoạt động tập thể (các nhóm bị chi phối bởi sự rung động của
465 các hình tướng vật chất và cảm dục) tạo ra các đặc điểm và các xu hướng vốn gây nên tình hình và các hoàn cảnh chung quanh. Trong nhận thức này có ẩn giấu bí mật về nghiệp quả của chủng tộc và quốc gia, và các hoàn cảnh. Con người bình thường, nhạy cảm, năng động bị đắm chìm trong các nhóm này, và y phải tìm cách ra khỏi sự đắm chìm này bằng việc phát hiện và sử dụng thể trí của mình. Bản năng phải nhường chỗ cho trí tuệ. Trong các chu kỳ của các kiếp sống, các nhóm linh hồn nhập thể nhờ sự lôi kéo của các hình hài vật chất mà họ bị thu hút về phía chúng. Các năng lượng thu hút này trước kia đã được linh hồn sử dụng − cuối cùng bị loại bỏ và tan rã. Chính uy lực của hình hài mà trong trường hợp đầu tiên lôi cuốn linh hồn vào luân hồi, vì trong nửa đầu của diễn trình tiến hóa, vật chất – vốn có tổ chức cao trong thái-dươnghệ trước kia – là yếu tố chi phối. Sau đó, chúng ta biết, tinh thần cưỡi lên vai của vật chất. Sự tương tác của tinh thần và vật chất trên quần chúng hiện đang mạnh đến nỗi một trong các kinh nghiệm chính yếu mà một linh hồn phải trải qua, là việc thành tựu giai đoạn mà trong đó sức hút của vật chất bắt đầu suy yếu, và linh hồn học cách tự tách mình ra khỏi vật chất. Đây là kinh nghiệm mà nhân loại bây giờ đang vượt qua – lại một hoạt động tập thể trên một vòng xoắn cao hơn.
Các nét khái quát lớn thực ra an toàn hơn so với thông tin chi tiết và thường sai lầm liên quan đến các qui luật đang chi phối việc nhận lấy và từ bỏ hình hài, được tìm thấy trong nhiều tài liệu vặt vãnh của chúng ta, nhưng ngay cả những nét khái quát này cũng nên được xem xét với nhiều hoài nghi. Tất cả những gì có thể được thừa nhận, theo Luật Nhân Quả, là tinh thần và vật chất được kết hợp với nhau, và các thế giới được tạo thành. Được chi phối bởi cùng định luật, các hình hài đã được tạo ra và trở thành các biểu hiện vật chất của lực thôi thúc của sự sống. Chúng được cuốn vào trong và ra khỏi sự biểu lộ theo một nhịp đập có chu kỳ nhịp nhàng, được khởi đầu trong các thái-dương-hệ còn sớm hơn nữa, so với thái-dương-hệ ngay trước thái-dương-hệ chúng ta. Các nhóm 466 hình hài đã xuất hiện và đã biến mất, và đã bị chi phối gần như hoàn toàn bởi sự cố kết và rung động tập thể của chúng. Vì vậy, sự sống đã tiến triển qua các giới tinh hoa chất
(elemental kingdom) hay là các giới tiến hóa giáng hạ (involutionary), qua ba giới thấp trong thiên nhiên và lên đến giới nhân loại.
Trong các giai đoạn của nhân loại hạ đẳng và trong giai đoạn người thú, cùng sự hoạt động tập thể ngự trị, (như trong các giới tiến hóa giáng hạ) chỉ trở nên các nhóm ngày càng nhỏ hơn, khi các đơn vị cá nhân đạt đến – từng đơn vị một – trạng thái của các cá nhân có ngã thức thực sự, và bắt đầu hoạt động như linh hồn. Bấy giờ, họ không chỉ trở thành những chủ thể sáng tạo, với khả năng tự lập, với năng lực tư duy sáng suốt và hình dung chính xác, mà còn chứng tỏ rằng họ là những sở hữu chủ của nghệ thuật sáng tạo, hoặc năng lực tưởng tượng đầy sáng tạo. Họ vượt qua hết kiếp sống này đến kiếp sống khác có tính cách độc lập, trong đó phàm-ngã được phát triển và được sử dụng; sau đó họ bắt đầu tìm thấy nhóm bên trong của họ, nhóm này cuối cùng sẽ thay thế các nhóm hữu hình bên ngoài trong tâm thức của họ. Do đó một lần nữa họ lại đạt đến sự tồn tại tập thể, chỉ là lần này trong sự hiểu biết và kiểm soát hoàn toàn.
Trong nhóm mà họ nhận thấy mình có liên kết về mặt bên trong, sẽ có những người đã làm việc với họ trong giai đoạn tập thể trước kia, vì thế cho nên họ hoạt động trong sự kết hợp chặt chẽ với những người đã gần gũi nhất với họ và đã được liên kết với họ trong chu kỳ sống vĩ đại.
Có một vài tên gọi dành cho các giai đoạn này trong các văn khố huyền linh học vốn có tính gợi ý và soi sáng; tất nhiên là chúng có tính biểu tượng. Có thể là lý thú nếu Tôi đưa ra một số trong những lời phát biểu bí ẩn cổ xưa, nó truyền đạt ba mục thông tin, đó là, tên của giai đoạn, sắc thái (colour) huyền bí của nó, và biểu tượng của nó. Tuy nhiên, Tôi muốn lưu ý rằng các mẩu thông tin hấp dẫn này, mà đôi khi Tôi truyền đạt và dường như có một số đạo sinh xem
467 chúng vô cùng quan trọng, lại ít quan trọng hơn nhiều so với huấn lệnh phải sống cho tử tế, nói những lời dịu dàng và minh-triết, và thực hành tính quên mình. Các dữ liệu huyền bí được đọc và được chú ý, các huấn thị quen thuộc lại bị bỏ qua và bị lờ đi. Chúng tôi, khi làm việc với những người tìm đạo, thường mỉm cười trước sự dại dột và sự thiếu phán đoán của những người mà chúng tôi giảng dạy tỏ lộ ra. Hãy nói với một đạo sinh: Hãy thực hành một cách kiên định định luật về sự tử tế đầy yêu thương (law of loving-kindness), và y sẽ nói rằng thực ra thì y sẽ cố gắng để làm, nhưng bên trong y, chính sự quen thuộc của huấn lệnh trở thành quá nhàm chán, và may mắn lắm thì được coi là một sự nhàm chán cần thiết. Hãy nói với đạo sinh: Tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thành ngữ huyền bí hoặc một số đề mục thông tin liên quan đến Các Đấng Cao Cả, thì với sự hăng hái, với sự phấn khích, với vẻ tự mãn, và với một sự hiếu kỳ đầy vui thích, y chuẩn bị cho sự mặc khải quan trọng. Tuy nhiên, huấn lệnh trước là tác nhân truyền đạt thông tin huyền bí, và chỉ ra một định luật, mà − nếu được theo đúng – sẽ dẫn đến sự giải thoát và sự tự do. Sự tiết lộ sau liên quan đến các hiện tượng, và sự hiểu biết về nó không dẫn người hành hương mệt mỏi đến những cánh cửa của thiên đường. Một số bạn cần được nhắc nhở điều này.
Các giai đoạn có trước giai đoạn con người được bỏ qua, vì không có người nào có năng lực để hiểu ý nghĩa bên trong của chúng khi đọc những lời này. Do đó chúng tôi sẽ bắt đầu với các giai đoạn trong giới nhân loại.
Giai đoạn I.
Sự sống đã leo lên cầu thang dài nhờ việc sử dụng hình tướng hằng ngày. Qua ba đường nhỏ hơn, với sự tiến bộ chậm chạp, con đường dài đã được vượt qua. Một cánh cửa khác giờ đây mở ra. Linh từ được phát ra: “Hãy bắt đầu con đường dục vọng thực sự”.
Sự sống, vốn chỉ tự biết nó dưới dạng hình tướng, bọc kín (enshrouds) nó trong màu đỏ sinh động, màu đỏ của dục vọng đã biết, và nhờ màu đỏ, mọi hình hài được mong ước đến gần, bị tóm lấy và được nắm giữ, được sử dụng và bị bỏ đi, cho đến khi màu
468 đỏ đổi thành màu hồng, màu hồng đổi thành màu hồng nhạt nhất, rồi màu hồng thành màu trắng. Bấy giờ các bông hoa trở thành hoa hồng trắng tinh khiết của sự sống.
Hoa hồng bé nhỏ của sự sống sinh động được nhìn thấy còn trong nụ; chưa phải là hoa nở ra hoàn toàn.
Giai đoạn II.
Bức tranh thay đổi hình thức. Một tiếng nói khác, phát ra từ rất gần, thốt ra cụm từ khác. Sự sống tiếp tục con đường của nó. “Hãy tiến vào cánh đồng nơi mà các đứa trẻ đang chơi đùa và hãy tham gia trò chơi của chúng”. Được thức tỉnh trước trò chơi của sự sống, linh hồn vượt qua cổng.
Cánh đồng màu xanh lục và trên khoảng rộng mênh mông của nó, nhiều hình thức của Sự Sống hoạt động duy nhất đang nô đùa; chúng dệt nên vũ điệu của cuộc sống, Thượng Đế đã chọn lấy nhiều hình thức kiểu mẫu. Linh hồn tiến nhập “sân chơi của Chúa” và vui chơi nơi đó cho đến khi y nhìn thấy ngôi sao với năm điểm sáng, và nói: “Ngôi Sao của tôi”.
Ngôi sao chỉ là một điểm sáng, chưa phải là một mặt trời chói
lọi.
Giai đoạn III.
Con đường dục vọng màu đỏ thất bại. Nó mất đi sức quyến rũ của nó. Sân chơi của các con Thượng Đế không còn hấp dẫn nữa. Giọng nói mà đã hai lần phát lên từ bên ngoài thế giới sắc tướng, bây giờ vang lên trong tim. Sự thử thách bắt đầu: “Hãy chứng tỏ giá trị của chính ngươi. Hãy chọn cho ngươi quả bóng màu cam của mục đích chỉ có một hướng của ngươi”. Đáp ứng với linh từ được phát ra, linh hồn sinh động, bị ngập chìm trong sắc tướng, nổi ra khỏi nhiều hình tướng và dọn sạch con đường đi tới của nó. Con đường của kẻ hủy diệt bắt đầu, kẻ kiến tạo và lại là kẻ xé toạc các hình tướng. Các hình hài bị tan vỡ không còn có năng lực làm thỏa mãn. Hình thái riêng của linh hồn bây giờ là sự khao khát lớn lao, và do đó sự tiến nhập vào sân chơi của thể trí bắt đầu.
Nhưng trong những giấc mơ và những hình ảnh tưởng tượng này, đôi khi linh thị xảy đến – linh thị của một hoa sen xếp,
469 có cánh sát lại, đóng kín, tuy thiếu mùi thơm, nhưng được ngập trong ánh sáng màu xanh lơ dịu mát.
Màu cam và xanh lơ trong một thời gian xa hơn nữa sẽ được pha trộn, nhưng ngày đó hãy còn rất xa. Sự pha trộn của chúng sẽ bao phủ nụ hoa trong ánh sáng và làm cho tương lai mở ra. Hãy để cho Ánh sáng tỏa chiếu.
Giai đoạn IV.
Sự sống tiến vào trong bóng tối. Một thanh âm khác dường như phát ra: “Hãy tiến vào động và hãy tự mình tìm thấy; hãy bước đi trong bóng tối và hãy mang một ngọn đèn thắp sáng trên đầu của bạn. Hang động tối tăm và vắng vẻ; nó lạnh lẽo và là một nơi có nhiều âm thanh và tiếng nói. Tiếng nói của nhiều người con của Thượng Đế, họ không còn chơi trên sân chơi của Chúa, họ thỉnh cầu ánh sáng. Hang động dài và hẹp. Không khí đầy sương mù. Âm thanh của nước chảy hợp với âm thanh ào ào của gió, và tiếng vang rền thường xuyên của sấm sét.
Một lỗ hổng hình bầu dục có màu xanh lam xuất hiện ở xa tít, mơ hồ, chỉ được thấy lờ mờ. Người ta thấy một thập giá màu hồng sẫm được giăng ngang qua không gian màu xanh này, và ở giữa thập giá, nơi bốn cánh gặp nhau, có một đóa hồng. Ở cánh thập giá trên cao, một viên kim cương rực rỡ tỏa sáng bên trong một ngôi sao năm cánh.
Linh hồn sinh động đổ xô về phía trước hướng tới thập giá vốn ngăn chặn con đường hướng tới sự sống của y, mà y đã được tiết lộ và được cho biết.
Thập giá chưa được leo lên và vì thế còn được để lại. Nhưng linh hồn sinh động tiến tới, đôi mắt gắn chặt vào thập giá, đôi tai mở ra trước tiếng kêu khóc của mọi linh hồn huynh đệ của mình.
Giai đoạn V.
Ra ngoài với cuộc sống và ánh sáng rực rỡ! Hang động được để lại phía sau; thập giá bị đổ nhào; con đường trở nên quang đãng. Linh từ vang lên rõ ràng trong đầu chứ không ở trong tim: “Hãy đi trở lại vào sân chơi của Chúa và lần này hãy lãnh đạo các trò chơi”.
470 Con đường ở trên bậc thang thứ hai vẫn bị ngăn chận, điều này là do sự tác động của chính linh hồn. Không còn dục vọng màu đỏ chi phối toàn bộ sự sống, nhưng giờ đây ngọn lửa xanh trong trẻo cháy mạnh mẽ. Trên bậc thang thấp nhất của Con Đường bị chận, y quay trở lại và đi xuống cầu thang đến sân chơi, gặp những lớp vỏ chết (dead shells) được tạo ra trong một giai đoạn trước đây, bước lên các hình hài bị loại bỏ và bị phá hủy, và chìa ra bàn tay cứu giúp. Con chim hòa bình đậu trên vai y; đôi dép của vị sứ giả trên chân y.
Chưa có cái vinh quang hoàn toàn của sự sống huy hoàng! Chưa có sự tiến nhập vào hòa bình vĩnh cửu! Mà vẫn còn công việc, và vẫn còn việc nâng lên những con người bé nhỏ.
Ở đây, dưới hình thức biểu tượng, chúng ta có những hình ảnh về cuộc sống và sự tiến bộ con người, của sự sống trong hình hài và sự phát triển thông qua tiến trình kiến tạo vốn biểu thị cho hoạt động sáng tạo. Nó chỉ là một bản dịch khô khan của một số cụm từ thần chú, và của một số biểu tượng cơ bản, và chắc hẳn không hề được coi là gì cả, ngoại trừ là biểu thị cho một tiến trình, được giấu kín và che đậy sao cho chỉ những người nào biết mới có thể hiểu được. Các huyền bí gia (esotericists) sẽ hiểu rằng năm giai đoạn này bao gồm chu kỳ sống của mọi hình hài, bất luận chủ thể sáng tạo đó thuộc về vũ trụ, hành tinh, hoặc con người.
Mỗi hình hài đều được kiến tạo bởi một tia sự sống thôi thúc, được phát ra bởi một chủ thể sáng tạo, và phát triển hết giai đoạn này đến giai đoạn khác theo định luật tăng tiến (law of accretion), một khía cạnh của định luật thu hút, vốn là định luật của sự sống. Định luật này kết hợp với Luật Nhân Quả, mà như chúng ta biết, là định luật chi phối vật chất. Nguyên nhân, sự thu hút hoặc dục vọng, sự tăng tiến và kết quả − bốn từ ngữ này chi phối việc tạo ra bất kỳ hình-tưtưởng nào. Khi hình tư tưởng là một thực thể hoàn hảo, thì nó là một kết quả được tạo ra bởi sự tăng tiến dưới năng lực của một nguyên nhân có tổ chức.
Hiện nay, nhân loại đã phát triển đến một trình độ mà chúng ta nghĩ đến các kết quả chủ yếu là về tính chất hơn là về vật chất. Đối với chúng ta, một hình-tư-tưởng tồn tại để
471 tạo ra một kết quả. Chúng ta đã bắt đầu cảm nhận lý do tồn tại của mọi hình hài là để biểu lộ một tính chất chủ quan nào đó, mà tính chất đó sẽ cung cấp cho chúng ta chìa khóa để khám phá ra mục đích của chủ thể tạo ra nó. Hãy suy gẫm về những lời này. Do đó, trong Qui Luật XI này, chúng ta thấy rằng mục đích của linh từ được phát ra là để bảo cho các sự sống vốn tạo ra hình hài “những gì cần làm và đưa những gì đã được tạo ra đi đâu”. Như vậy chúng ta tìm thấy ý tưởng về chủ định, hoạt động và mục tiêu (purpose, activity and goal).
Tôi không cần đưa thêm vào số lượng lớn tài liệu đã được đưa ra, hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của chủ đích liên quan tới một hình-tư-tưởng như là một thái-dương-hệ, một hành tinh, một giới trong thiên nhiên hoặc một con người. Trong một số khía cạnh, tam bộ chủ quan/bên trong (subjective triplicity) này gồm chủ định, hoạt động và mục tiêu được biết rõ, và trong các khía cạnh khác, nó có bản chất quá cao và quá bí hiểm để cho chúng ta bàn đến trong các Giáo Huấn này, và đi lang thang vào các lĩnh vực suy đoán. Từ lâu, tôn giáo đã tìm cách bàn đến mục tiêu; các nhà khoa học hiện đang cố gắng bàn đến khía cạnh hoạt động; các nhà tư tưởng và các triết gia tiến bộ nhất không ngừng suy đoán về Ý Muốn (Will) của Thượng Đế. Chỉ khi nào con người tự đặt mình vào giới luật của ý chí tinh thần của chính y và kiểm soát hoạt động của các kiếp sống trong bản chất hình hài của y, và vì thế tự hướng mình đến mục tiêu khi nó dần dần kêu gọi đến linh thị của y, y sẽ đạt đến một sự hiểu biết thực sự về thiên cơ, vốn cấu thành ý muốn của Thượng Đế, trong chừng mực mà con người có thể hiểu nó.
Nhưng chúng ta có thể quan tâm đến các hình-tư-tưởng mà y đang bắt đầu tạo ra khi y học cách suy tư hằng ngày, vì đó là bài học đầu tiên sẽ được học sớm trong công việc huyền thuật. Chủ thể sáng tạo trong chất trí phải:
a/ Học cách kiến tạo một cách sáng suốt.
b/ Cung cấp xung lực, thông qua chánh ngữ, vốn sẽ làm
sinh động những gì mà y đã tạo ra, và do đó làm cho hình-tưtưởng truyền đạt ý tưởng được dự định.
472 c/ Gửi hình-tư-tưởng đã được định hướng chính xác đến mục tiêu của y, và được hướng dẫn đúng như vậy, nó sẽ tới mục tiêu và hoàn thành chủ định của người gửi nó.
Sự cần thiết đối với việc suy tư rõ ràng và đối với việc loại bỏ những tư tưởng vô ích, có tính phá hoại và tiêu cực trở nên ngày càng hiển nhiên khi người tìm đạo tiến triển trên đường đạo. Khi năng lực của thể trí tăng lên, và khi con người ngày càng phân biệt được tư tưởng của mình với tư tưởng quần chúng, thì chắc chắn là y đang kiến tạo chất liệu tư tưởng thành hình hài. Việc đó lúc đầu thì tự động và vô thức. Y không thể không làm như thế, và may mắn thay, đối với nhân loại, các hình hài được tạo ra yếu đến nỗi phần lớn chúng là vô hại, hoặc là phù hợp với tư tưởng đại chúng đến nỗi hiệu quả của chúng không đáng kể. Nhưng khi con người tiến hóa, năng lực và khả năng gây hại hoặc trợ giúp của y tăng lên, và nếu y không học cách xây dựng một cách đúng đắn và chính xác để thúc đẩy những gì mà y đã tạo ra, thì y sẽ trở thành một tác nhân phá hoại và là một trung tâm của mãnh lực tác hại – phá hủy và gây hại không chỉ bản thân y, như chúng ta sắp sửa thấy, mà còn làm tổn thương và làm tổn hại đến những người có rung động theo nốt (note) của y.
Cứ cho mọi điều này là như vậy, bạn có thể đặt câu hỏi thích hợp: Có phải có một số qui luật đơn giản mà kẻ sơ cơ nhiệt tình và chân thành có thể áp dụng cho khoa học về kiến tạo này, và chúng rất rõ ràng và súc tích đến nỗi chúng sẽ tạo ra hiệu quả cần thiết chăng? Có đấy, và Tôi sẽ diễn đạt chúng một cách đơn giản để cho người sơ cơ, nếu y noi theo chúng, sẽ thoát khỏi những nguy hiểm của ma thuật, và học cách kiến tạo phù hợp với thiên cơ. Nếu y noi theo các qui luật mà Tôi đưa ra, y sẽ tránh được vấn đề phức tạp mà chính y đã tạo ra một cách mù quáng, và vấn đề này thực ra sẽ che mất ánh sáng ban ngày, làm đen tối thế giới của y, và giam y trong một bức tường của các hình tư tưởng mà đối với y, nó sẽ thể hiện cái ảo tưởng vĩ đại đặc thù của chính y.
Những qui luật này có thể nghe quá đơn giản cho người tìm đạo thông thái, còn đối với những người sẵn lòng để trở thành như những đứa trẻ nhỏ, họ sẽ nhận thấy chúng là một
473 thông tin hướng dẫn vào chân lý một cách an toàn, và cuối cùng sẽ giúp cho họ có thể vượt qua các bài trắc nghiệm dành cho quả vị cao đồ (adeptship). Một số được diễn đạt bằng các thuật ngữ mang tính biểu tượng, còn một số khác tất nhiên là những bức màn che, số khác nữa diễn tả chân lý theo đúng thực tướng của nó.
1. Hãy xem xét thế giới của tư tưởng, và tách cái giả ra khỏi cái chân.
2. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của ảo tưởng, và ở giữa của nó có sợi chỉ vàng của chân lý.
3. Hãy kiểm soát thể tình cảm, vì những con sóng nổi lên trên các vùng biển bão tố của cuộc sống sẽ nhấn chìm người đang bơi, che giấu mặt trời, và làm cho mọi kế hoạch thành vô hiệu.
4. Hãy phát hiện rằng bạn có một thể trí và học sử dụng nó theo hai cách.
5. Hãy tập trung nguyên khí suy tư lại, và hãy làm chủ thế giới trí tuệ của bạn.
6. Hãy biết rằng chủ-thể tư tưởng và tư tưởng của y, và những gì vốn là phương tiện của tư tưởng có bản chất đa dạng, nhưng lại là duy nhất trong thực tại tối thượng.
7. Hãy hành động như chủ-thể tư-tưởng, và hãy biết rằng thật là không thích đáng để bán rẻ tư tưởng của bạn cho việc sử dụng thấp kém của ý muốn chia rẽ.
8. Năng lượng của tư tưởng vốn dành cho việc lợi ích của mọi người và cho việc xúc tiến Thiên Cơ của Thượng Đế. Do đó đừng dùng nó cho các mục đích ích kỷ của bạn.
9. Trước một hình-tư-tưởng do bạn tạo ra, hãy hình dung chủ đích của nó, xác định mục tiêu của nó, và kiểm tra động cơ thúc đẩy.
10. Đối với bạn, là người tìm đạo trên con đường của sự sống, con đường của sự kiến tạo hữu thức chưa phải là mục tiêu. Công việc tẩy sạch bầu không khí của tư tưởng, ngăn chận nhanh chóng các cánh cửa của tư tưởng dẫn tới sự thù ghét và sự đau khổ, tới sự sợ hãi, sự ghen tỵ và dục vọng thấp kém, cơ bản phải đi trước các công việc kiến tạo hữu thức. Hãy xem xét hào quang của ngươi, hỡi người du khách trên đường.
11. Hãy giám sát kỹ lưỡng các cánh cổng của tư tưởng.
474 Hãy canh chừng (sentinel) dục vọng. Hãy xua đuổi mọi sự sợ hãi, mọi sự thù ghét, mọi sự tham lam. Hãy đề phòng và tìm kiếm.
12. Vì sự sống hầu hết được tập trung trên cõi của sự sống cụ thể, nên những từ ngữ và lời nói của bạn sẽ cho thấy tư tưởng của bạn. Hãy chú ý kỹ các điều này.
13. Lời nói có ba loại:
− Những lời tầm phào (idle words) sẽ tạo ra hậu quả cho từng lời. Nếu lời lẽ tốt và nhân từ, không có gì cần được thực hiện. Nếu ngược lại, việc trả giá không thể bị trì hoãn lâu.
− Những lời ích kỷ (selfish words), được đưa ra với ý định mạnh mẽ, sẽ dựng nên một bức tường chia rẽ. Cần thời gian dài mới phá vỡ bức tường đó, và do đó mới phóng thích cái ý định ích kỷ được tích chứa. Hãy xem xét động lực của bạn, và tìm cách dùng các lời lẽ nào để hòa trộn sự sống nhỏ bé với mục đích rộng lớn của ý chí Thượng Đế.
− Lời thù ghét (word of hate), lời nói độc ác, vốn hủy hoại những người cảm nhận ảnh hưởng mạnh của nó, là câu chuyện phiếm độc hại, được truyền đi vì nó gây ra một sự chấn động – những lời này giết chết những sự thôi thúc mong manh của linh hồn, cắt tận gốc rễ của sự sống, và vì thế đưa đến cái chết.
Nếu được nói dưới ánh sáng ban ngày, chúng sẽ mang lại sự trừng phạt xứng đáng; khi được thốt ra và được ghi nhận là những lời dối trá, chúng củng cố cho thế giới ảo tưởng mà người nói đang sống trong đó, và ngăn giữ y thoát ra.
Nếu được thốt ra với ý định gây thương tổn, gây sứt mẻ và gây chết chóc, chúng đi quanh co trở lại người đã phát chúng ra, và chúng sẽ gây tổn thương và giết kẻ đó.
14. Tư tưởng vô bổ, tư tưởng ích kỷ, ý nghĩ thù ghét độc ác nếu được chuyển thành lời nói, sẽ tạo ra một nhà tù, đầu độc mọi dòng suối của sự sống, dẫn đến bệnh tật, gây ra thảm họa và sự chậm trễ. Vì vậy, hãy dịu dàng, tử tế và tốt lành trong chừng mực mà bạn có thể. Hãy giữ sự tĩnh lặng, rồi ánh sáng sẽ đi vào.
15. Đừng nói về “cái ta”. Đừng thương cảm cho số phận của mình. Các ý tưởng về bản ngã và về thân phận thấp kém
475 của bạn sẽ ngăn không cho tiếng nói nội tâm của chính linh hồn bạn vang đến tai bạn. Hãy nói về linh hồn; hãy bàn luận sâu về thiên cơ; hãy quên mình đi trong việc kiến tạo cho thế giới. Như thế định luật về hình hài được bù đắp. Như thế qui luật bác ái mới có thể bắt đầu thế giới đó.
Những qui luật đơn giản này sẽ đặt nền móng hợp lý cho việc tiến tới công tác huyền thuật, sẽ làm cho thể trí rõ ràng và mạnh mẽ, đến nỗi động cơ đúng đắn sẽ kiểm soát, và hoạt động thực sự trong việc xây dựng sẽ có thể thực hiện được.
Nhiều ý nghĩa của qui luật này vẫn phải còn thuộc về lý thuyết, và phải được coi như đang nắm giữ một thách thức, cho đến khi công tác huyền thuật thực sự của việc tạo ra hình-tư-tưởng trở nên có thể phổ cập. Công thức (formula), như chúng ta đã thấy, sẽ vẫn còn xa lạ đối với mọi người, trừ các thành viên của Thánh Đoàn của các Adepts, trong nhiều thời kỳ lâu dài sắp tới. Các linh từ có định hướng có thể được xác định, nhưng chỉ với những người vốn đang làm việc hữu thức dưới sự dẫn dắt của chính linh hồn của họ, và, nhờ việc kiểm soát thể trí mà chìm vào cơn thiền định sâu xa, có thể vận dụng chất-liệu của tư tưởng và trở thành “người sáng tạo hiểu biết”. Những người này có thể, và thực sự, thốt ra những linh từ thôi thúc, những linh từ này tạo ra các hình-tưtưởng và các cơ cấu mới, những sự biểu lộ của các ý tưởng và các cấu tạo đó đang sống chu kỳ sống của chúng, và phục vụ mục đích của chúng, và vì thế, vào đúng lúc, chúng đi đến mục tiêu đã định của chúng. Những nhà sáng tạo này là các nhà lãnh đạo và nhà tổ chức, các huấn sư và các nhà hướng dẫn trong mọi giai đoạn của cuộc sống con người. Ấn tượng (sound) của họ đi vào mọi vùng đất và nốt (note) của họ được quốc tế nhận biết. Người ta nhớ ra dễ dàng hàng trăm tên tuổi như thế và chúng bật ra trong trí không hề giấu diếm. Họ sống trong ký ức của nhiều người và những gì thực hiện được trong cuộc sống là ấn tượng về sự thành tựu của họ, có thể là tốt hoặc xấu.
Nhưng trong câu mà chúng ta phải xem xét, chúng ta
476 thấy mô tả một chức năng phổ quát, mặc dù cho đến nay nó được đưa ra phần lớn một cách vô thức. Các ngôn từ cần được bàn đến như sau:
III. Cuối cùng, việc thốt ra cụm từ thần bí sẽ cứu y ra khỏi hoạt động của chúng.
Do đó, có vẻ như là vào lúc kết thúc công việc sáng tạo về huyền thuật, một cụm từ phải được phát ra để thực hiện sự bảo vệ, và tạo ra một sự giải thoát gồm hai loại – một sự giải thoát cho tác nhân tạo tác (creating agent) ra khỏi hình tư tưởng mà y đã tạo ra, và sự giải phóng hình tư tưởng đó ra khỏi sự kiểm soát của kẻ đã tạo ra nó.
Hiển nhiên là bản chất của lời nói liên quan đến những ý tưởng được thể hiện đã đang được hiểu phần nào. Việc nghiên cứu phương pháp nói chuyện hiện đang là yếu tố chính được dùng để “phóng ra một ý tưởng”. Hãy lưu ý cách thức mà mọi phát minh (vốn không nhiều mà cũng không ít hơn các khái niệm được thể hiện) đi vào sự tồn tại bên ngoài trên cõi trần qua quyền năng của lời được nói ra, và cũng hãy xem xét cẩn thận ý nghĩa huyền bí nằm bên dưới mọi cuộc hội nghị, mọi cuộc hội họp, mọi cuộc hội đàm, và mọi cuộc thảo luận vốn có liên quan đến việc tung ra một ý tưởng nào đó hay tập hợp các ý tưởng nào đó trên biển nhu cầu của quần chúng. Có phải là điều đó không thể nào có thể xảy ra, đó là theo các cách hoạt động được sử dụng bởi các cơ quan quảng cáo và sự đào tạo liên tục được dành cho các nhân viên bán hàng trong việc sử dụng lời nói như một phương tiện tiếp cận với công chúng để bán một ý tưởng, chúng ta sẽ tìm thấy các chỉ dẫn lệch lạc đầu tiên về các phóng phát ra những cụm từ thần bí vốn sẽ tạo ra sự sáng tạo của linh hồn trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp sáng tạo hay chăng?
Việc huấn luyện dư luận quần chúng, việc sử dụng các lời lẽ mưu mẹo và các khẩu hiệu, xu hướng thể hiện các khái niệm của những người vận động trong các cụm từ lặp đi lặp lại và đúng lúc, là một phần của sự nhận thức đang phát triển về công tác huyền thuật. Tất cả những phương tiện này được sử dụng một cách mù quáng và không có sự nhận thức đúng đắn nào; chúng cấu thành một phần của các hoạt động đang xuất hiện của một nhân loại vốn đang sắp sửa có công tác
477 sáng tạo thực sự, đó là các nguyên tắc của những gì vốn chưa được hiểu và cũng không được áp dụng một cách khoa học. Nhưng nhất định là chúng chỉ ra đường lối, và theo sự đơn giản hóa đang đánh dấu sự trở lại với xu hướng tổng hợp, chúng ta sẽ có sự chấm dứt lời nói và việc sử dụng các hình thức đơn giản hơn. Dưới sự thôi thúc tiến hóa, chúng ta đã có Âm Thanh (Sound) sáng tạo, Linh Từ (Word) sáng tạo, Lời Nói (Speech) sáng tạo. Đến lượt nó, Lời Nói đã được phân hóa thành các từ, các cụm từ, các câu, các đoạn văn, các quyển sách, cho đến bây giờ chúng ta có thời kỳ mà trong đó sự phân hóa này ở vào đỉnh cao của nó, và chúng ta có các lời nói (speeches) ở tất cả các giờ trong ngày và đêm; chúng ta có việc sử dụng diễn đàn công cộng (public platform) để đến tai của công chúng, và việc sử dụng máy thu thanh (radio) để đến với mọi tầng lớp và các chủng tộc của nhân loại, trong một nỗ lực để uốn nắn dư luận quần chúng và đưa một số ý tưởng và khái niệm vào tâm thức công chúng. Chúng ta có việc xuất bản sách đúng ra là hàng triệu cuốn, và tất cả đều đóng góp vai trò của chúng trong cùng công việc vĩ-đại, và cho đến nay chúng ta có cả hai phương pháp giao tiếp bị bán rẻ cho các mục tiêu ích kỷ và các chủ đích đầy tham vọng của những người nói và viết. Tuy nhiên, có một số ít người sáng tạo chân chính, họ đang nỗ lực để làm cho âm thanh của họ được nghe thấy, để nói lên những linh từ huyền bí vốn sẽ giúp cho con người nhìn thấy linh ảnh. Như thế, cuối cùng người ta sẽ xua tan đi các đám mây của các hình-tư-tưởng mà vào lúc này đang ngăn chận ánh sáng trong trẻo của Thượng Đế.
Chủ đề này quá rộng lớn nên Tôi không thể cho thêm chi tiết trong bộ Khái Luận này. Tôi chỉ tìm cách đưa ra các gợi ý, chúng sẽ mang lại cho độc giả sáng suốt một ý tưởng nào đó về sự tiến bộ to lớn vốn đã được thực hiện trong công việc huyền thuật. Theo cách này, y sẽ được giúp để tiến tới trước với sự lạc quan nhờ biết rằng cho đến nay, tất cả đều tốt đẹp vì con người đã tiến bộ về tri thức. Trong sự hỗn độn hiện tại về lời nói (speech) và về các từ ngữ (words), về các bài diễn văn và về sách vở, một vài ý niệm rõ ràng chắc chắn sẽ nổi lên, vốn sẽ tìm thấy một tiếng vang trong trái tim nhân loại. Do đó, con người cũng sẽ được dẫn dắt tiến vào kỷ nguyên mới, trong đó “lời nói sẽ biến mất, và sách vở sẽ trở nên vô tích sự” (“talk will die out and books come to naught”), vì các
478 đường lối giao tiếp bên trong sẽ mở ra. Con người sẽ nhận ra rằng tiếng ồn tác động như một vật cản trở đối với sự giao tiếp viễn cảm. Người ta cũng sẽ không cần đến chữ viết, vì con người sẽ sử dụng các biểu tượng của ánh sáng và màu sắc để bổ sung qua mắt những gì mà nội nhĩ (thính giác bên trong) đã ghi nhận. Nhưng ngày đó chưa đến, mặc dù máy thu thanh và máy thu hình là những bước đầu tiên theo đúng hướng.
Chúng ta có thể nói rằng việc diễn đạt chân lý càng đơn giản càng tốt, do sự phức tạp của việc soạn bài diễn văn (speech-making) và việc viết sách, hiện nay các ý tưởng được làm cho có hình dạng và thế là chúng tiếp tục tồn tại suốt chu kỳ hoạt động của chúng. Nhưng phương pháp này lại không được vừa ý trong lĩnh vực tri thức, giống như cây nến bằng mỡ (tallow dip) xưa kia trong lĩnh vực chiếu sáng. Ánh sáng điện đã thay thế nó, và một ngày nào đó giao tiếp bằng viễn cảm và linh thị (vision) đích thực sẽ thay thế lời nói (speech) và chữ viết (writings).
Đưa cùng các khái niệm đó vào lĩnh vực công việc huyền bí thực sự, chúng ta có người hoạt động trong việc kiến tạo hình-tư-tưởng của mình bằng chất liệu tư tưởng (thought-matter), và “giới hạn các sự sống” vốn biểu lộ và đáp ứng với ý tưởng của y bên trong một “vòng hạn định” (“ring pass not”). Vòng hạn định này vẫn còn tồn tại cho đến chừng nào mà trí y còn chú ý, và do đó năng lượng ban cấp sức sống (ensouling) của y được hướng vào nó. Chúng ta có việc con người phát ra các linh từ vốn sẽ khiến cho hình-tưtưởng của y thực hiện công việc của nó, hoàn thành sứ mệnh mà vì đó nó đã được tạo dựng, và thực hiện mục tiêu mà vì đó nó được tạo ra. Tất cả những gì đã được đưa ra cho đến giờ liên quan đến các linh từ được dùng trong công việc sáng tạo, đó là Linh-Từ thất-phân (sevenfold sacred word) AUM. Linh Từ này, khi được linh hồn trên cõi trí sử dụng đúng, sẽ tiếp sinh lực cho mọi hình tư tưởng và làm cho chúng tiến hành hoạt động (expedites), và do đó đưa đến sự thành công của sự nghiệp. Điều lý thú khi lưu ý rằng vào thời Atlantis, linh từ được sử dụng là TAU, được phát âm rõ ràng một cách dữ dội và mạnh mẽ, đến nỗi các hình-tư-tưởng nhờ thế được tiếp năng lượng và được làm cho hoạt động, tác động chắc hẳn như một chiếc boomerang, và quay về người đã phóng chúng ra. Linh Từ TAU này cũng tương tự như vậy, theo 479 hình thức biểu tượng của nó, là biểu tượng của sự tái sinh. Chính ham muốn về hình tướng mới tạo ra việc sử dụng hình tướng và gây ra sự tái sinh thường xuyên và theo chu kỳ trong hình tướng. Cũng chính việc sử dụng TAU thường xuyên đã đem tới sự chôn vùi cuối cùng với nước, đã cuốn sạch nền văn minh Atlantis cổ xưa; một số ít người đã sử dụng linh từ AUM vào thời đó lại không đủ mạnh để hóa giải mãnh lực của dục vọng. Các thể trí của nhân loại đã không thể đáp ứng với âm sáng tạo mới đó. Nhân loại đã vẫn còn bị lôi cuốn hoàn toàn bởi sự khát khao và ham muốn đến một mức độ mà sự ham muốn kết hợp cả về tài sản và về việc hưởng thụ của hình tướng đã thúc đẩy con người “vào trong nước”, nói về mặt huyền bí. Sự ham muốn hình hài vẫn còn bắt buộc nhân loại phải chịu tiến trình tái sinh liên tục cho đến khi nào ảnh hưởng của TAU bị cạn kiệt và âm AUM có
thể thống trị. Tuy nhiên ảnh hưởng của TAU đang suy yếu, còn ảnh hưởng của âm AUM đang gia tăng uy lực cho đến khi nó sẽ là yếu tố thống ngự. Linh từ của Linh Hồn cuối cùng phải tiếp theo sau âm AUM, cho đến khi đến lượt AUM bị thay thế hoàn toàn.
Âm thanh của nhiều khối nước (đó là cách tượng trưng để diễn tả ảnh hưởng của TAU) sẽ chấm dứt, và sẽ đến lúc, như chúng ta được đảm bảo trong Kinh Thánh Cơ Đốc, khi “sẽ không có biển nữa”. Lúc bấy giờ âm của AUM, vốn được nói đến một cách tượng trưng như là “tiếng reo của một ngọn lửa cháy rực”, và là âm thanh của cõi trí, sẽ thay thế nó. Linh từ của linh hồn không thể được đưa ra ngoại trừ ở chốn bí mật của sự điểm đạo. Nó có rung động và âm điệu đặc biệt riêng của nó, nhưng điều này không thể được truyền đạt cho đến lúc mà AUM được dùng một cách chính xác. Giống như TAU, mang theo nốt (note) của dục vọng và của sự thôi thúc chiếm hữu và tồn tại, đã bị lạm dụng và đưa các nền văn minh của nó đến tai họa, vì thế, AUM cũng có thể bị lạm dụng và đưa các nền văn minh của nó vào lửa. Đây là chân lý thực sự là nền tảng của giáo lý Cơ Đốc Giáo bị hiểu sai liên quan đến lửa địa ngục và hồ lửa. Các thứ lửa này miêu tả
480 một cách tượng trưng sự chấm dứt kỷ nguyên, khi các nền văn minh cõi trí sẽ đi đến một kết thúc đầy tai biến, trong phạm vi khía cạnh hình hài có liên quan, giống như các nền văn minh trước đây đã đi đến một sự kết thúc trong nước.
Ở đây Tôi sẽ đưa ra một gợi ý, và gợi ý đó thường bị bỏ qua. Trên cõi trí, không có thời gian; do đó phương trình thời gian (time equation) không nhập vào ý tưởng về một kết thúc cuối cùng bằng lửa. Không có sự sắp xếp nào về một thời điểm cho một thảm họa hoặc một tai biến. Hậu quả đầy đủ sẽ diễn ra trong lĩnh vực của thể trí, và có phải chúng ta không thể nói rằng ngay cả bây giờ ngọn lửa của sự mong mỏi, của linh cảm, của sự lo lắng và của sự sợ hãi đang thiêu đốt các tư tưởng của chúng ta và đang thu hút sự chú ý về trí tuệ của chúng ta hay sao? Công việc của nó là thanh lọc và tẩy sạch, thế nên hãy để cho AUM thực hiện công việc của nó, và hãy để cho tất cả các bạn là những người có thể sử dụng nó với tần số và với tư tưởng đúng đắn, để cho việc thanh lọc thế gian có thể tiến hành nhanh chóng. Nhiều điều phải được thiêu đốt và tiêu hủy vì chúng đang ngăn chận đường xuất hiện của những ý tưởng mới, các hình thức nguyên mẫu mới. Những điều này cuối cùng sẽ chi phối kỷ nguyên mới, và làm cho linh từ của linh hồn có thể ngân lên và được nghe thấy từ bên ngoài.
Tôi hiểu rằng những gì mà Tôi đã truyền đạt ở đây đều khó hiểu, nhưng các đoạn văn trên đưa ra sự cảnh báo giữ mình cho người bất cẩn và nhiều giáo huấn cho người thành tâm tìm kiếm ánh sáng.
Có hai khía cạnh của cụm từ mà chúng ta đang xem xét, và Tôi muốn bàn đến nó một cách ngắn gọn. Có nhiều điều mà Tôi có thể đề cập, nhưng hai điều sẽ đủ để đưa ra gợi ý thực tiễn, và để nêu ra các ý tưởng mà những người tìm đạo ở khắp nơi nên cố gắng hiểu rõ. Tư tưởng về sự bảo vệ khỏi ảnh hưởng của những ý tưởng được- hiện- thân- thành- hình- tướng (form-embodied idea) phải được xem xét, và Tôi cũng muốn bao hàm ý tưởng về “một sự giải-cứu-khỏi” (“a savingfrom”) theo hai đề mục. Người tìm đạo phải được giải cứu khỏi hình-tư-tưởng được tạo ra hằng ngày trong đời sống trí tuệ của y, và một linh hồn đang lâm phàm cũng phải được
481 cứu khỏi các ràng buộc về hình tướng vốn đã phát triển và được củng cố trong các thời đại, và y phải được giải thoát khỏi chúng qua diễn trình mà chúng ta gọi là cái chết. Do đó chúng ta sẽ phân chia chủ đề của chúng ta như sau:
I. Sự giải cứu khỏi quyền năng được tác động bởi các hình-tư-tưởng mà chính chúng ta đã tạo ra.
II. Sự giải cứu khỏi sức mạnh của ba thể mà linh hồn đã tạo ra, thông qua sự giải thoát kỳ diệu được gọi là cái chết.
Tôi chủ yếu muốn bàn đến điều thứ hai, nhưng Tôi phải nói vài điều liên quan đến sức mạnh của hình-tư-tưởng, và liên quan đến sự nguy hiểm của chúng, và cách thức mà theo đó chúng có thể được làm cho vô hại.
VIỆC GIẢI THOÁT KHỎI CÁC HÌNH TƯ TƯỞNG CỦA CHÚNG TA
Bây giờ Tôi nhân danh những người tìm đạo, mà, nhờ định trí và tham thiền, đang có được quyền năng trong tư tưởng. Tôi nhân danh các nhà tư tưởng của thế giới, mà, nhờ sự chuyên cần nhất tâm và lòng tận tụy với công việc, với khoa học, với tôn giáo hoặc với các phương cách hoạt động khác nhau của nhân loại, đã định hướng thể trí (không phải là các cảm xúc mà là trí năng) vào một đường lối hành động liên tục nào đó vốn tất nhiên là một phần của hoạt động thiêng liêng theo ý nghĩa rộng lớn.
Chính ở đây, trong việc sử dụng tư tưởng, mà người ta có thể thấy sự dị biệt giữa ma thuật và huyền-linh-thuật. Sự ich kỷ, sự nhẫn tâm, sự thù ghét, và sự độc ác đặc trưng cho người hoạt động trong chất trí, mà trong nhiều kiếp sống, các động cơ của y được tập trung chung quanh việc nâng cao chính mình, tập trung vào việc hoạch đắc các sở hữu cho cá nhân mình, và hoàn toàn hướng vào việc đạt được sự vui thích và thỏa mãn của riêng mình, không kể đến sự tổn thất gây ra cho người khác. Những người như thế may mắn là chỉ có ít thôi, nhưng cách đi đến một quan điểm như thế thì dễ đạt được, và nhiều người cần tự bảo vệ mình, vì sợ rằng họ bước đi không suy nghĩ trên con đường tiến tới tính duy vật (materiality).
Một sự tăng trưởng dần dần và ổn định trong ý thức và trách nhiệm tập thể, một sự đắm chìm vào những ước muốn
482 của bản ngã cá nhân, và sự biểu lộ một tinh thần đầy thương yêu là đặc trưng của những người được hướng về khía cạnh sự sống của tổng thể thiêng liêng. Có thể nói rằng con người rơi vào ba nhóm chính:
1. Đại đa số, vốn là những người không tốt cũng không xấu, nhưng chỉ không suy nghĩ và hoàn toàn chìm đắm vào trong triều lưu tiến hóa và trong hoạt động phát triển một ngã thức thực sự, cùng với sự trang bị cần thiết.
2. Một số nhỏ, có số lượng rất nhỏ, vốn là những người hoạt động một cách rõ rệt và hữu thức ở khía cạnh vật chất − hoặc (nếu bạn thích diễn tả nó như thế) ở khía cạnh của tà lực. Họ có uy lực trên cõi trần, nhưng quyền năng của họ thì tạm thời chứ không vĩnh cửu. Định luật của vũ trụ, vốn là luật bác ái, không ngừng chống lại họ, và từ trong điều có vẻ như là ác, cái tốt sẽ xuất hiện.
3. Một số lớn vốn là những người tiên phong đi vào giới linh hồn, họ là người tiêu biểu cho các ý tưởng trong kỷ nguyên mới, và là người gìn giữ cái khía cạnh của Minh-Triết Muôn Thuở (Ageless Wisdom) vốn sắp được tiết lộ cho nhân loại. Nhóm này bao gồm những người nam lẫn nữ, vị tha và thông minh trong mỗi lĩnh vực của nỗ lực con người, của người tìm đạo và các đệ-tử, của các điểm đạo đồ, − họ xướng lên nốt (note) cho các nhóm và các kiểu người (types) khác nhau − và của chính Thánh Đoàn Huyền Linh (Occult Hierarchy). Ảnh hưởng của nhóm các huyền bí gia và các bậc thức giả này thì cực kỳ lớn lao, và cơ hội hoạt động hợp tác với nhóm đó vào lúc này thì dễ dàng đạt tới hơn vào bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại.
Nhóm thứ nhất thì không suy nghĩ, hai nhóm kia đang bắt đầu suy tư và sử dụng các định luật của tư tưởng. Tôi muốn bàn đến việc sử dụng tư tưởng của người tìm đạo.
Nhiều điều về tư tưởng sẽ được tìm thấy trong bộ Luận Về
483 Lửa Càn Khôn, nhưng Tôi dự định đưa ra một số ý tưởng và các gợi ý thực tế vốn sẽ giúp người tìm đạo bậc trung hoạt động khi cần.
Trước hết chúng ta hãy nhớ rằng không một người tìm đạo nào, dù chân thành và tận tụy đến đâu, mà không có những lỗi lầm. Nếu y không còn lỗi lầm thì y sẽ là một Chân Sư (adept). Mọi người tìm đạo vẫn còn ích kỷ, vẫn còn dễ cáu giận và dễ bị kích thích, vẫn bị phiền muộn và thậm chí đôi khi hận thù. Thường thường sự nổi giận và sự thù hận đó có thể được gợi lên bởi những gì mà chúng ta gọi là những nguyên nhân chính đáng. Sự bất công về phía những người khác, sự độc ác đối với con người và thú vật, lòng hận thù và sự ác độc của những huynh hữu của họ nhất định là làm khơi dậy trong họ những phản ứng tương ứng, và gây cho họ nhiều đau khổ và sự chậm trễ. Có một điều phải luôn được ghi nhớ. Nếu một người tìm đạo gợi lên sự căm thù trong một người đồng bạn, nếu y khơi dậy nơi người bạn ấy sự nóng giận, và nếu y gặp phải sự không ưa thích và sự đối kháng, chính là vì bản thân y không phải là hoàn toàn vô tổn hại; vẫn còn trong y những hạt giống của phiền muộn, vì có một định luật trong thiên nhiên nói rằng chúng ta nhận lại (get) những gì chúng ta cho ra (give), và tạo ra những sự phản động phù hợp với sự hoạt động của chúng ta, dù là về thể chất, về tình cảm hoặc về trí tuệ.
Có một số loại người không thuộc phạm trù này. Khi một người đã đạt đến một giai đoạn điểm đạo cao, trường hợp lại khác. Những ý tưởng mầm mống mà người này tìm cách truyền đạt, là công việc mà y được trao quyền hành động, sự nghiệp tiên phong mà y đang nỗ lực xúc tiến, có thể − và thường – gợi lên một sự hận thù và một cơn thịnh nộ từ những người không cảm nhận được vẻ đẹp (beauty) của sự nghiệp của y và tính đúng đắn của chân lý mà y nói ra. Điều này gây ra cho y nhiều phiền toái, mà về mặt cá nhân thì y không chịu trách nhiệm về nó. Sự tương phản này xuất phát từ những người có khuynh hướng chống đối và những người sùng tín trong nhân loại, và nên nhớ rằng phần lớn nó không có tính cá nhân mặc dù nó được tập trung vào y với tư cách là người điển hình của một ý tưởng. Nhưng Tôi không đề cập đến những linh hồn tiến hóa cao này, mà chỉ đề cập đến các đạo sinh đang học Minh-Triết Muôn Thuở, không chỉ vì họ ít khi suy tư, nhưng khi làm như vậy thì họ thường suy nghĩ sai
484 lầm, vì họ bị đẩy vào một hoạt động tư tưởng bởi những sự tác động ngược lại vốn có vị trí của chúng theo bản chất thấp của chúng, và được dựa trên sự ích kỷ và thiếu tình thương.
Có ba bài học mà mỗi người tìm đạo cần phải học:
Thứ nhất, đó là mỗi hình-tư-tưởng mà y tạo ra được xây dựng dưới sự thúc đẩy của một cảm xúc hoặc của một mong muốn nào đó; trong các trường hợp hiếm hơn thì nó có thể được tạo ra dưới ánh sáng của sự giác ngộ và do đó hiện thân cho một trực giác nào đó. Nhưng với đa số, xung lực thúc đẩy đang cuốn chất trí (mind stuff) vào hoạt động là một xung lực thuộc cảm xúc, hoặc một dục vọng mạnh mẽ, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc ích kỷ hoặc vị tha.
Thứ hai, cần nên nhớ rằng hình-tư-tưởng được cấu tạo như thế sẽ hoặc là ở lại trong hào quang của chính người tạo ra, hoặc sẽ tìm đường đến một đối tượng được cảm nhận. Trong trường hợp thứ nhất, nó sẽ tạo thành một phần của một bức tường dày đặc bằng các hình-tư-tưởng như thế, vốn hoàn toàn bao quanh người đó, hoặc tạo thành hào quang trí tuệ của y, và nó sẽ tăng thêm sức mạnh khi y chú ý đến nó cho đến khi nó quá lớn đến nỗi nó sẽ ngăn chận y với thực tại, hoặc là nó sẽ quá năng động và mạnh mẽ đến nỗi y sẽ trở thành nạn nhân của những gì mà y đã tạo ra. Hình-tư-tưởng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn là kẻ tạo ra nó, đến nỗi y trở nên bị ám ảnh bởi các ý tưởng của chính mình, và bị lèo lái bởi chính sự sáng tạo của mình. Trong trường hợp thứ hai, hìnhtư-tưởng của y sẽ tìm đường nhập vào hào quang thể trí của một người khác, hoặc vào một nhóm nào đó. Ở đây, bạn có các mầm mống của công tác huyền thuật xấu xa, và việc áp đặt của một thể trí mạnh mẽ lên một thể trí yếu đuối. Nếu nó tìm cách vào một nhóm nào đó, các hình-tư-tưởng có xung lực tương tự (có trong hào quang của nhóm) sẽ kết hợp lại với nó, có tốc độ hoặc mức độ rung động tương tự. Rồi thì điều tương tự sẽ diễn ra trong hào quang nhóm, như đã diễn ra trong vòng giới hạn cá nhân – nhóm sẽ có quanh nó một bức tường ngăn chận bằng các hình-tư-tưởng, hoặc nó sẽ bị ám ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Ở đây chúng ta có manh mối cho mọi chủ nghĩa bè phái, cho mọi sự cuồng tín, và cho một số hình-tư-tưởng của sự điên rồ, cả nhóm lẫn cá nhân.
485 Thứ ba, kẻ sáng tạo ra hình-tư-tưởng (trong trường hợp này là một người tìm đạo) vẫn chịu trách nhiệm. Hình-tưtưởng này vẫn được liên kết với y bởi mục đích sinh động của y, và do đó nghiệp quả (karma) của các kết quả, và công tác hủy diệt cuối cùng những gì mà y đã tạo ra phải là của y. Điều này đúng đối với mọi ý tưởng được thể hiện, tốt cũng như xấu. Kẻ sáng tạo ra tất cả các điều đó chịu trách nhiệm
đối với công việc sáng tạo của mình. Chân Sư Jesus, chẳng hạn, vẫn còn phải đối phó với những hình-tư-tưởng mà chúng ta gọi là Giáo Hội Cơ Đốc, và có nhiều việc phải làm. Đức Christ và Đức Phật vẫn còn một số công tác hoàn bị nào đó cần làm cho xong, mặc dù không nhiều, với các hình tư tưởng vốn hiện thân cho các nguyên tắc được đề ra của các Ngài, như với các linh hồn đã tiến hóa nhờ việc áp dụng những nguyên tắc này.
Tuy nhiên, với người tìm đạo, là kẻ vẫn còn đang học cách suy tư, thì vấn đề lại khác. Y vẫn còn khuynh hướng dùng chất liệu tư tưởng để thể hiện sự hiểu biết sai lầm của y về các ý tưởng chân chính; y vẫn dễ biểu lộ các ưa thích và không ưa thích của mình qua quyền năng của tư tưởng; y còn thiên về cách dùng chất trí để thực hiện các ưa thích thuộc về phàm-ngã của y. Mỗi người tìm đạo chân thành sẽ xác nhận cho điều này.
Nhiều mối bận tâm đang được cảm nhận trong nhiều bạn về việc giữ gìn các tư tưởng và việc bảo vệ ý tưởng được trình bày. Một số tư tưởng (thoughts) là những ý tưởng (ideas), được bao bọc trong chất trí và sinh sống trên cõi của chất tư tưởng. Đó là những quan niệm trừu tượng và là những sự kiện khó được cảm nhận của sự sống huyền linh hay thần bí nội tâm vốn đi qua tâm trí của chủ thể tư tưởng. Các quan niệm này không phải là quá khó khăn để bảo vệ, vì các rung động của chúng cao và tinh tế (light) đến nỗi ít người có năng lực để bao phủ chúng thỏa đáng trong chất trí, và số ít người này thì rất hiếm đến nỗi sự rủi ro của các lý giải như vậy được truyền bá một cách bất cẩn thì không lớn lắm.
Sau đó có những sự truyền đạt liên quan đến giáo lý huyền linh. Giới của những người thấu hiểu chúng đang mở 486 rộng phần nào, và các hình-tư-tưởng này thường lấy vào trong chúng chất cảm dục từ sự ham muốn trong tâm của đạo sinh để thẩm định, chứng thực và chia sẻ với nhóm mà kiến thức của họ cũng sinh động như kiến thức của y. Đôi khi điều này xảy ra và đôi khi không. Nếu được ngăn chận thì khi đó phương pháp bảo vệ là gì? Phần lớn là không cho chất của cõi cảm dục bám chặt vào hình-tư-tưởng trí tuệ. Đấu tranh với vật chất trên cõi dục vọng, và ngăn chận loại vật chất đó không cho tạo thành. Nơi không có sự mong muốn phát biểu, và nơi mà sự phấn đấu là để ngăn chận việc tập hợp vật liệu xung quanh hạt nhân, thì một hình-tư-tưởng khác được tạo ra, hình tư tưởng đó sẽ can thiệp và bảo vệ.
Vẫn còn một loại hình-tư-tưởng nảy sinh, − phổ biến nhất và là hình-tư-tưởng vốn gây ra rắc rối nhất. Đây là những sự kiện về thông tin, tài liệu chi tiết, tin tức (nếu bạn muốn gọi nó như thế), cơ sở của những gì có thể biến chất thành sự nói hành (gossip), nó liên quan đến hoặc công việc của bạn, về hành chính hoặc việc khác, và những gì có liên quan đến những người khác. Bạn sẽ ngăn cản tâm trí của bạn không cho lan truyền đến một người khác những sự kiện như như thế này bằng cách nào? Đây là những sự kiện có nguồn gốc của chúng trong chuyện xảy ra trên cõi trần, và trong đó có sự khó khăn. Các sự kiện bên trong của đời sống huyền bí, và các sự kiện vốn bắt nguồn trên cõi trí đều không quá khó khăn để che giấu. Chúng không đến với bạn cho đến khi các rung động của bạn được điều chỉnh (keyed) đủ cao đối với chúng, và theo lệ thường, khi điều đó là thế thì cá tính có đủ sự ổn định và minh triết sẽ đi kề bên. Nhưng không phải như thế với một sự kiện ở cõi trần. Những gì phải được thực hiện? Các tư tưởng khác từ trên đi xuống; từ cõi trần, các tư tưởng này hoạt động hướng lên và tăng thêm sức sống bằng kiến thức của nhiều người, thường là của nhiều người kém khôn ngoan. Một loại tư tưởng khởi đầu không có hình dạng rõ ràng (nebulously) trên cõi trí, và chỉ có loại thể trí cao siêu mới có thể sử dụng (formulate) nó, và bao bọc nó với vật chất theo sự chính xác về hình học, và một thể trí như thế thì thường có sự khôn ngoan để từ chối bao phủ nó bằng vật chất cõi cảm dục. Với sự kiện ở cõi trần thì không như thế. Đó
487 là một thực thể sống động, được khoác vào bằng vật chất của cõi cảm dục và cõi trí, khi lần đầu tiên bạn gặp và tiếp xúc với nó. Bạn sẽ truyền sức sống (vitalise) cho nó, hoặc bạn sẽ ngăn chận nó? Hãy ngăn chận nó bằng một luồng sóng bác ái dành cho nó, luồng sóng này bọc lấy hình-tư-tưởng và gửi nó trở lại cho kẻ phát khởi, được mang trên đôi cánh của một cơn sóng vật chất cõi cảm dục, đủ mạnh để quét qua và xung quanh, có thể làm tan rã, nhưng chắc chắn nhất là gửi trả nó lại một cách vô hại cho người gửi. Có lẽ đó là một mẩu thông tin xấu xa, một lời nói dối hoặc chuyện nói hành. Làm mất sinh lực nó bằng tình thương, phá vỡ nó thành từng mảnh bằng sức mạnh của một hình-tư-tưởng ngược lại có tính hòa bình và hài hòa.
Hay lại nữa, có thể là thật về một sự cố hay hành động buồn phiền hay tệ hại nào đó của một huynh đệ lầm lạc nào đó. Vậy thì có điều gì để làm? Chân lý không thể bị mất sinh lực hoặc bị tan rã. Định Luật Hấp Thu sẽ giúp bạn ở đây. Bạn hấp thu hình-tư-tưởng mà bạn gặp vào tim bạn, và nơi đó bạn chuyển hóa nó bằng thuật luyện kim của tình thương. Hãy để Tôi thực hành và minh họa, vì vấn đề này là rất quan trọng.
Một huynh đệ nào đó đến nói cho bạn một sự kiện về một huynh đệ khác – một sự kiện có liên quan đến điều mà thế gian thường gọi là hành vi sai trái về người đó. Bạn là người biết rất nhiều hơn người ngoài đường (the average man of the street), sẽ nhận ra rằng cái gọi là hành vi sai trái đó có thể chỉ là việc trang trải karma, hoặc nó dựa trên một động cơ tốt bị hiểu sai. Bạn không thêm vào câu chuyện, bạn không chuyền tay thông tin, trong phạm vi mà bạn có liên quan, hình-tư-tưởng được dựng lên quanh sự kiện đã đi lang thang vào cái mà bạn gọi là một ngõ cụt (cul-de-sac).
Lúc ấy bạn làm gì? Bạn tạo nên một luồng tư tưởng đối ngược (trên một lượn sóng bác ái) mà bạn sẽ gửi cho vị huynh đệ có vẻ như lầm lỗi của bạn: các tư tưởng trợ giúp chân thành, đầy dũng cảm và hoài bão, và có một sự áp dụng khôn ngoan về các bài học cần được học hỏi từ hành vi mà y đã thực hiện. Đừng dùng sức mạnh, vì các chủ thể tư tưởng mạnh mẽ không được tạo ảnh hưởng quá mức đến tâm trí
488 người khác, trừ một luồng nhẹ nhàng của tình thương khôn ngoan tạo ra sự chuyển hóa. Ở đây chúng ta có ba phương pháp, không phương pháp nào hoàn toàn thuộc huyền linh học, vì các phương pháp đó sau này sẽ được truyền đạt, nhưng các phương pháp này thì có sẵn cho nhiều người.
1. Hình-tư-tưởng được giữ ở các phân cảnh trí tuệ, nghĩa là ngăn cách với vật chất của cõi tình cảm.
2. Hình-tư-tưởng bị phá vỡ và bị làm tan rã bởi một dòng lực tình thương, được định hướng rõ ràng.
3. Việc hấp thu hình-tư-tưởng, và việc tạo ra một tư tưởng đối nghịch mang tính minh-triết đầy bác ái. Sự ức chế – Sự tan rã – Sự thu hút
Có ba hình phạt chính gắn liền với việc sử dụng sai chất tư tưởng, và do các hình phạt này, người tìm đạo phải học cách để tự cứu mình, và để tránh những hoạt động đó; cuối cùng điều này sẽ làm cho tiến trình giải cứu không còn cần thiết.
1. Một hình-tư-tưởng mạnh mẽ có thể hoạt động giống như một chiếc boomerang ( ). Nó có thể trở lại, đã được nạp cho tốc độ tăng lên, tới người đã phái nó đi làm nhiệm vụ của nó. Một sự căm thù mãnh liệt, được bọc trong chất trí, có thể trở lại với kẻ tạo ra nó, được nạp năng lượng của người bị thù ghét, và do đó có thể gây ra sự tàn phá trong đời sống của người tìm đạo. Đừng căm ghét, vì sự căm ghét bao giờ cũng trở về nơi mà nó phát sinh. Có một chân lý sâu xa trong câu cách ngôn cổ: “Những lời nguyền rủa, giống như con gà tơ, trở về nhà để ngủ” (“Curses, like chickens, come home to roost”, ác giả ác báo).
Một sự ham muốn mãnh liệt để hoạch đắc vật chất cuối cùng sẽ trở lại, chắc chắn mang theo những gì đã được mong muốn, chỉ để thấy rằng trong phần lớn các trường hợp, người tìm đạo không còn khao khát (aches) sự sở hữu, mà coi nó như một cơn ác mộng, hoặc, trong khi chờ đợi, đã sở hữu nhiều hơn điều y cần có và bị chán ngấy; và không biết làm gì với tất cả những gì mà y đã có được.
Một hình-tư-tưởng mạnh mẽ thể hiện một khát vọng đối với sự giác ngộ tâm linh, hoặc đối với sự nhận thức về việc Chân Sư có thể mang lại một sự tuôn đổ ánh sáng đến nỗi làm lóa mắt người tìm đạo, và nhờ đó làm cho y thành kẻ sở hữu dồi dào năng lượng tâm linh mà y chưa sẵn sàng để
489 có nó, và y không thể sử dụng được nó. Hơn nữa, nó có thể thu hút đến người tìm đạo một hình-tư-tưởng của một trong Các Đấng Cao Cả, và như thế đưa y vào sâu hơn trong thế giới ảo tưởng và thế giới thông linh (astralism). Vì vậy cần phải khiêm tốn, vì một sự khao khát phụng sự đưa tới kết
quả là sự quên mình, nếu người ta xây dựng một cách chân thành và đúng đắn. Đó là định luật.
2. Một hình-tư-tưởng cũng có thể tác động như một tác nhân gây độc, và đầu độc tất cả các dòng suối sự sống. Nó có thể không đủ mạnh để thoát ra khỏi hào quang của kẻ tạo ra nó (rất ít hình-tư-tưởng đủ mạnh), và tìm thấy mục tiêu của nó trong một hào quang khác, để thu thập sức mạnh ở đó và để trở về nơi mà nó phát sinh, nhưng nó có thể có một sức sống của riêng nó vốn có thể tàn phá cuộc sống của người tìm đạo. Một ác cảm mãnh liệt, một lo lắng đang gặm nhấm, một sự ghen tị, một sự lo âu thường xuyên và một sự khao khát một cái gì đó, hoặc một ai đó có thể tác động một cách mạnh mẽ như một chất kích thích hoặc chất độc đến nỗi mà toàn bộ cuộc sống bị làm hỏng, và việc phụng sự trở nên vô ích. Toàn bộ cuộc sống trở nên cay đắng và bị mất sinh khí (devitalised) bởi sự thể hiện của nỗi lo lắng, hận thù hoặc dục vọng. Tất cả các mối quan hệ với những người khác cũng bị làm cho vô ích, hoặc thậm chí có hại rõ ràng, vì người tìm đạo lo lắng hoặc đa nghi làm hỏng quan hệ gia đình hoặc nhóm bạn bè của y bởi thái độ đầu độc bên trong của y, thái độ đó bị chi phối bởi một ý tưởng. Mối liên hệ đối với chính linh hồn y, và sức mạnh của sự tiếp xúc với thế giới của những ý tưởng tinh thần đang bị khựng lại, vì y không thể tiến bộ và bị giữ lại bởi chất độc trong hệ thống tâm trí của y. Tầm nhìn của y trở nên méo mó, bản chất của y bị mục ruỗng đi, và mọi mối liên hệ của y bị cản trở bởi các ý tưởng mệt mõi dằn vật mà y đã tự thể hiện trong tình trạng sức khỏe, và các ý tưởng này có một sức sống mạnh mẽ đến nỗi chúng có thể đầu độc y. Y không thể thoát khỏi chúng bất kể y có cố gắng khó nhọc như thế nào, hoặc y thấy rõ (về mặt lý thuyết) nguyên nhân của sự rắc rối của y thế nào đi nữa. Đây là một trong những hình thức khó khăn phổ biến nhất, vì nó có mặt trong cuộc sống cá nhân ích kỷ, và luôn luôn thay đổi (fluidic) đến nỗi có vẻ như nó thách thức sự tác động trực tiếp.
490 3. Sự nguy hiểm thứ ba, mà người tìm đạo phải đề phòng, là việc y trở nên bị ám ảnh bởi chính các ý tưởng được thể hiện của y, chúng có thể tạm thời đúng hoặc sai về cơ bản. Đừng quên rằng mọi ý tưởng đúng đều có tính chất tạm thời, và cuối cùng phải chấp nhận vị trí của chúng như là các ý tưởng đúng một phần, và nhường chỗ cho chân lý to tát hơn. Sự kiện của ngày về sau được thấy như là một phần của một sự kiện lớn hơn. Một người có thể đã nắm được một vài nguyên lý nhỏ của Minh-Triết Muôn Thuở một cách rõ ràng và bị thuyết phục về tính đúng đắn của chúng đến nỗi cái toàn bộ lớn hơn bị quên đi, và y tạo ra một hình-tư-tưởng về một phần chân lý mà y đã nhìn thấy, phần chân lý đó có thể xác nhận một giới hạn và giữ y làm một tù nhân, ngăn cản sự tiến bộ của y. Y quá chắc chắn vào sự sở hữu chân lý của y đến nỗi y không thể nhìn thấy chân lý của một ai khác. Y có thể quá bị thuyết phục về sự thực tại của ý niệm được thể hiện của riêng y về những gì có thể là sự thật, đến nỗi y quên đi những hạn chế của chính bộ não của y, và chân lý đã đến với y xuyên qua linh hồn của chính y, và do đó bị nhuốm màu bởi cung của y, rồi sau đó được kiến tạo thành hình tư tưởng bởi thể trí cá nhân có tính chia rẽ của y. Y chỉ sống cho chân lý bé nhỏ đó; y không thể thấy chân lý nào khác; y áp đặt hình-tư-tưởng của mình lên người khác; y trở thành kẻ cuồng tín bị ám ảnh, và vì vậy mất cân bằng về mặt trí tuệ, mặc dù thế gian xem y là người lành mạnh.
Một người sẽ tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm này bằng cách nào? Y sẽ xây dựng một cách đúng đắn như thế nào? Y sẽ duy trì sự cân bằng như thế nào, sự cân bằng vốn sẽ giúp cho y nhìn thấy chân lý, phán đoán đúng đắn, và nhờ thế duy trì được sự tiếp xúc về trí tuệ với linh hồn của y, và với linh hồn của các đồng loại của y?
Trước và trên hết, bằng cách thực hành thường xuyên Đức Tính Vô Tổn Hại. Điều này bao gồm tính vô tổn hại trong lời nói, và cũng trong tư tưởng, và do đó trong hành động. Đó là một tính vô tổn hại tích cực, liên quan đến sự hoạt động và sự cảnh giác (watchfulness) thường xuyên; đó không phải là một sự khoan dung tiêu cực và hay thay đổi.
Thứ hai, bằng một sự đề phòng hằng ngày các cánh cửa của tư tưởng, và một sự giám sát đời sống của tư tưởng. Một vài đường lối tư tưởng sẽ không được thừa nhận; một số thói
491 quen suy nghĩ cũ sẽ bị hóa giải bằng việc thiết lập cách suy tưởng sáng tạo có tính chất xây dựng; một số định kiến (hãy lưu ý giá trị huyền bí của cụm từ đó) sẽ bị chuyển vào hậu cảnh để cho các chân trời mới sẽ được hình dung ra, và những ý tưởng mới có thể đi vào. Điều này sẽ đòi hỏi một sự cảnh giác hằng ngày, hằng giờ, nhưng chỉ đến khi nào những thói quen cũ đã được khắc phục và nhịp điệu mới được thiết lập. Lúc bây giờ, người tìm đạo sẽ phát hiện rằng thể trí quá tập trung vào những ý tưởng tâm linh mới đến nỗi hình-tưtưởng cũ sẽ không còn lôi cuốn được sự chú ý; chúng sẽ chết vì đói. Có sự khích lệ trong ý tưởng này. Công việc của ba năm đầu tiên sẽ gian khổ nhất. Sau đó thể trí sẽ được thu hút bởi những ý tưởng, chứ không phải bởi hình-tư-tưởng nữa.
Thứ ba, bằng cách từ chối sống trong thế giới tư tưởng riêng của mình, và bằng cách nhập vào thế giới của các ý tưởng và dòng chảy của các luồng tư tưởng của nhân loại. Thế giới ý tưởng là thế giới của linh hồn, và của thượng trí. Dòng tư tưởng của con người và dòng dư luận là dòng của ý thức quần chúng và của hạ trí. Người tìm đạo phải hoạt động tự do trong cả hai cõi giới. Hãy lưu ý cẩn thận điều này. Tư tưởng này không phải là việc y phải hoạt động một cách tự do, vốn liên quan nhiều với ý tưởng về sự tiện nghi (facility), mà là y phải hoạt động như một tác nhân tự do (free agent) trong cả hai cõi giới. Nhờ sự thiền định không ngừng hằng ngày, y làm được điều thứ nhất. Nhờ sự hiểu biết rộng rãi và sự quan tâm và am hiểu đầy cảm thông, y hoàn thành được điều thứ hai.
Thứ tư, y phải học cách tự tách mình ra khỏi các sáng tạo tư tưởng riêng của y, và để tư tưởng tự do hoàn thành mục đích mà vì đó y đã sáng suốt phái chúng đi. Tiến trình thứ tư này gồm có hai phần:
1. Bằng cách sử dụng một cụm từ thần bí, y cắt đứt mối liên kết đang nắm giữ một ý tưởng được thể hiện trong hào quang tư tưởng của y.
2. Bằng cách tách thể trí của mình ra khỏi ý tưởng, một khi y đã phái nó đi làm nhiệm vụ, y học bài học của Chí-TônCa (Bhagavad Gita) và “hành động mà không dính mắc” (“works without attachment”).
Hai điểm này sẽ thay đổi tùy theo sự phát triển và tình
492 trạng của người tìm đạo. Mỗi người phải lập công thức “cụm từ cắt đứt” (“severing phrase”) riêng của y cho chính y , và mỗi người, tự mình và không được trợ giúp, phải học cách quay mặt ra khỏi ba cõi thấp, nơi mà y hoạt động bằng nỗ lực của mình để thúc đẩy ý tưởng về công việc cần làm. Y phải tự dạy cho y rút sự chú ý của y ra khỏi hình-tư-tưởng mà y đã tạo ra, nơi mà ý tưởng đó được thể hiện, nhờ biết rằng vì y sống như một linh hồn, và vì năng lượng tinh thần tuôn đổ qua y, nên hình-tư-tưởng của y sẽ biểu lộ ý tưởng tinh thần và hoàn thành công việc của nó. Nó được gắn bó với nhau bằng sự sống của linh hồn, chứ không phải bằng ước muốn
của phàm-ngã. Các kết quả hữu hình bao giờ cũng phụ thuộc vào sức mạnh của sự thúc đẩy tinh thần đang làm sinh động ý tưởng của y, vốn được thể hiện trong hình-tư-tưởng của y. Công việc của y nằm trong thế giới của các ý tưởng chứ không ở trong các hiệu quả của cõi trần. Một cách tự động, các khía cạnh vật chất sẽ đáp ứng với sự thúc đẩy tinh thần.
VIỆC GIẢI CỨU KHỎI SỰ TỬ VONG
Bây giờ, chúng ta đến giai đoạn thứ hai trong nghiên cứu của chúng ta về những lời cuối cùng của Qui luật XI. Chúng ta đã bàn về việc giải cứu khỏi các nguy hiểm gắn liền với việc tạo ra các hình-tư-tưởng của một người đã hoặc đang học cách sáng tạo trên cõi trí. Nhiều điều có thể đã được nói theo quan điểm là đa số các đạo sinh không thể suy tư một cách sáng tỏ. Việc suy tư sáng tỏ có liên quan đến năng lực tự tách chính mình, ít nhất thì cũng là tạm thời, ra khỏi tất cả các phản ứng và hoạt động có bản chất tình cảm. Chừng nào mà thể cảm dục còn ở trong trạng thái chuyển động không ngừng nghỉ, và các tâm trạng và cảm xúc của nó, các ham muốn và xúc động của nó còn đủ mạnh để thu hút sự chú ý, thì các tiến trình tư tưởng thuần túy tích cực đều không thể xảy ra. Cho đến thời điểm có một sự đánh giá tổng quát hơn về giá trị của sự định trí và thiền định, và cho đến khi bản chất của thể trí và các biến thái của nó được hiểu một cách rộng rãi hơn, nếu không thì bất kỳ cách giảng giải thêm nào về đề tài này đều sẽ là vô ích.
Trong các Huấn Điều này, Tôi đã tìm cách đưa ra một
493 chỉ dẫn về những bước đầu tiên trong tâm lý học nội môn, và đã bàn đến trước tiên về bản chất và cách huấn luyện thể cảm dục. Sắp tới trong thế kỷ này, tâm lý học về trí tuệ, bản chất
và các biến thái của nó có thể được vận dụng một cách chi tiết hơn. Nhưng thời điểm đó chưa đến.
Giờ đây, chủ đề của chúng ta là việc giải cứu khỏi phàm-ngã (body nature) qua diễn trình của sự chết.
Có hai điều cần ghi nhớ khi chúng ta muốn nghiên cứu các phương tiện giải cứu này:
Thứ nhất, do bản chất phàm-ngã (body nature). Tôi muốn ám chỉ phàm-ngã hội nhập (integrated personality), tức là khí cụ xác thân con người, hiện thể sinh lực hay hiện thể dĩ thái, chất liệu (hoặc cách thức tồn tại) của bản chất dục vọng, và chất trí. Các cái này cấu thành các lớp vỏ (sheaths) hoặc các hình thức bên ngoài của linh hồn nhập thể. Trạng thái tâm thức đôi khi được tập trung vào lớp vỏ này và đôi khi vào một lớp vỏ khác, hoặc được đồng nhất hóa với hình hài hoặc với linh hồn. Người bình thường (average man) làm việc một cách thuận lợi và có ngã thức trong thể xác và thể cảm dục. Cùng với hai thể này, người thông minh và tiến hóa cao đã có thêm sự kiểm soát hữu thức đối với bộ máy trí tuệ của y, mặc dù chỉ trong một vài khía cạnh của nó, như là khả năng ghi nhớ hoặc phân tích. Trong một số trường hợp, y cũng đã thành công trong việc hợp nhất ba thể này thành một phàm-ngã hoạt động hữu thức. Người tìm đạo đang bắt đầu hiểu biết một điều gì đó về nguyên khí của sự sống vốn làm sinh động (animating) phàm-ngã, trong khi bậc đệ-tử đang vận dụng cả ba thể, bởi vì y đã phối kết hoặc chỉnh hợp được linh hồn, trí tuệ và bộ óc, và do đó đang bắt đầu hoạt động với bộ máy chủ quan (subjective, bên trong) của y, hay các khía cạnh năng lượng (energy aspects).
Thứ hai, sự giải cứu này được mang lại nhờ một sự hiểu biết đúng đắn về kinh nghiệm thần bí mà chúng ta gọi cái chết (death). Đây sẽ là chủ đề của chúng ta, và đề tài thì quá bao la đến nỗi Tôi chỉ có thể trình bày một vài đường lối mà người tìm đạo có thể theo đó mà tư duy, và đưa ra một vài tiền đề mà y có thể soạn thêm chi tiết sau này. Chúng ta cũng sẽ tự hạn chế chủ yếu là vào cái chết của thể xác.
494 Trước hết, chúng ta hãy định nghĩa tiến trình bí ẩn này mà mọi hình hài đều lệ thuộc vào, và đó thường chỉ là sự kết thúc đáng sợ − đáng sợ là vì người ta không hiểu nó. Thể trí của con người kém phát triển đến nỗi sợ hãi cái không biết, kinh khiếp trước cái xa lạ, và sự gắn bó với hình hài đã mang lại một tình trạng mà một trong những sự kiện lợi ích nhất trong chu kỳ sống của một Đứa Con Thượng Đế đang lâm phàm, lại bị coi như là một cái gì đó cần được tránh và được trì hoãn một thời gian càng lâu càng tốt.
Nếu chúng ta có thể hiểu rõ nó, thì cái chết là một trong những hoạt động được kinh nghiệm nhiều nhất của chúng ta. Chúng ta đã chết nhiều lần và sẽ lại chết nhiều lần nữa. Sự chết về cơ bản là một vấn đề về tâm thức. Chúng ta có ý thức ở một khoảng thời gian trên cõi trần, và một khoảng thời gian sau đó chúng ta đã triệt thoái sang một cõi khác, và ý thức một cách tích cực ở nơi đó. Chỉ chừng nào mà ý thức của chúng ta còn bị đồng nhất hóa với khía cạnh hình hài, thì cái chết sẽ vẫn còn duy trì sự kinh hoàng xưa cũ của nó đối với chúng ta. Chỉ ngay khi chúng ta tự biết mình là linh hồn, và thấy rằng chúng ta có khả năng tập trung tâm thức chúng ta, hay tập trung sự cảm nhận về ý thức của chúng ta trong bất cứ hình thức nào, hoặc trên bất kỳ cõi giới nào theo ý muốn, hoặc theo bất kỳ hướng nào bên trong hình hài của Thượng Đế, thì chúng ta sẽ không còn biết cái chết nữa.
Đối với người bậc trung, cái chết là sự kết thúc đầy tai biến, liên quan đến việc chấm dứt tất cả các mối liên hệ của con người, sự đình chỉ mọi hoạt động thể xác, việc cắt đứt mọi dấu hiệu của sự yêu thương và của sự thiện cảm, và việc chuyển vào (không muốn và miễn cưỡng) cái chưa biết và cái đáng sợ. Điều đó tương tự với việc rời bỏ một cái phòng sáng sủa và ấm áp, thân thiện và quen thuộc, nơi mà những người thân yêu của chúng ta tụ họp, và đi ra, vào bóng đêm tối tăm và lạnh lẽo, trơ trọi và đầy khiếp sợ, hy vọng điều tốt nhất và tin chắc là không có gì.
Nhưng người ta thường quên rằng mỗi đêm, trong những giờ ngủ, thì chúng ta chết đối với cõi trần, và còn sống và hoạt động ở nơi khác. Họ quên rằng họ đã thực hiện dễ
495 dàng việc rời khỏi thể xác; vì cho đến nay họ không thể mang trở lại vào trong ý thức não bộ hồng trần ký ức về cái lúc ngủ mê đó, và về khoảng thời gian sinh hoạt tích cực tiếp theo sau, họ không thấy được sự liên hệ giữa cái chết và giấc ngủ. Sau rốt, cái chết chỉ là một khoảng thời gian lâu hơn trong sự sống chức năng ở cõi trần; người ta chỉ “đi ra ngoài” (“gone abroad”) trong một thời gian lâu hơn. Nhưng diễn trình của giấc ngủ hằng ngày và diễn trình của việc thỉnh thoảng chết thì giống hệt nhau, với sự dị biệt duy nhất, đó là trong giấc ngủ, tuyến từ điện (magnetic thread) hoặc dòng năng lượng (current of energy), mà theo đó sinh lực tuôn chảy, được bảo tồn nguyên vẹn và tạo thành con đường quay trở lại thể xác. Trong cái chết, sinh mệnh tuyến (life thread) này bị đứt hoặc bị gãy. Khi điều này đã xảy ra thì thực thể hữu thức không thể quay trở lại thể xác trọng trược, và thể xác đó do thiếu nguyên khí cố kết (principle of coherence), sau đó tan rã.
Nên nhớ rằng mục đích và ý chí của linh hồn, sự quyết tâm về tâm linh để tồn tại và để hành động, đang sử dụng sinh mệnh tuyến (thread soul), tức sutratma, tức dòng sự sống (life current) làm phương tiện biểu hiện trong hình hài của nó. Dòng sự sống này phân hóa thành hai dòng (currents) hoặc hai tuyến (threads) khi nó đến thể xác, và “dính chặt” (“anchored”), nếu Tôi có thể diễn tả như thế, ở hai địa điểm trong cơ thể đó. Điều này tượng trưng cho những biến phân của Atma, hay Tinh Thần (Spirit) thành hai phản ảnh của nó, là linh hồn và xác thân. Linh hồn, hay trạng thái tâm thức, là cái làm cho một con người thành một thực thể có lý trí, biết suy tư, được một khía cạnh của tính mệnh tuyến (thread soul) “gắn chặt” vào một “vị trí” (“seat”) trong não, ở trong khu vực của tuyến tùng quả. Khía cạnh kia thuộc về sự sống, vốn làm sinh động mỗi nguyên-tử của cơ thể và tạo thành nguyên khí cố kết (coherence) hoặc nguyên khí tích hợp (integration), tìm đường đến trái tim, và được tập trung hoặc được “gắn chặt” ở đó. Từ hai điểm này, con người tâm linh (spiritual man, chân nhân) tìm cách kiểm soát bộ máy. Nhờ thế, sự thực hiện chức năng trên cõi trần trở nên khả hữu và sự tồn tại khách quan trở thành một phương cách biểu lộ tạm thời. Linh hồn, được an trụ trong não, làm cho con người thành một
496 thực thể có lý trí thông minh, có ngã thức và tự quản lý; y có ý thức theo mức độ biến thiên của thế giới mà y sống trong đó, tùy theo mức tiến hóa và sự phát triển tương ứng của bộ máy. Bộ máy đó có ba biểu lộ. Trước hết có các kinh mạch (nadis) và bảy trung tâm lực (centres of force); rồi đến hệ thần kinh gồm có ba phần: hệ não tủy (cerebro-spinal), hệ giao cảm (sympathetic), và hệ thần kinh ngoại vi; và kế đó có hệ thống tuyến nội tiết, vốn có thể được coi là trạng thái dày đặc nhất, hoặc phần ngoại hiện (externalization) của hai phần kia.
Linh hồn, được trụ ở tim (seated in the heart), là nguyên khí sự sống (life principle), nguyên khí tự quyết (principle of self-determination), hạt nhân trung tâm mang năng lượng dương (positive), nhờ đó mọi nguyên-tử của cơ thể được giữ đúng chỗ của chúng, và phụ thuộc vào “ý-muốn-tồn-tại” (“will-to-be”) của linh hồn. Nguyên khí sự sống này sử dụng dòng máu như là phương cách biểu lộ của nó, và như là tác nhân kiểm soát của nó, và thông qua mối quan hệ mật thiết của hệ thống tuyến nội tiết đối với dòng máu, chúng ta có hai trạng thái hoạt động của linh hồn được hợp lại để làm cho con người thành một thực thể sống, có ý thức, hoạt động, được chi phối bởi linh hồn, và biểu lộ mục đích của linh hồn trong mọi hoạt động của cuộc sống hằng ngày.
Do đó, cái chết thật ra là sự triệt thoái ra khỏi trái tim và ra khỏi đầu của hai dòng năng lượng này, vì vậy tạo ra sự mất hoàn toàn ý thức và sự tan rã của thể xác. Cái chết khác với giấc ngủ ở chỗ cả hai dòng năng lượng bị triệt thoái. Trong giấc ngủ, chỉ có tuyến năng lượng được gắn chặt trong não bị triệt thoái, và khi điều này xảy ra, con người trở nên không còn ý thức. Với điều này, chúng tôi muốn nói rằng ý thức con người hay giác quan nhận thức của y được tập trung ở nơi khác. Sự chú ý của y không còn hướng về những sự vật hữu hình và vật chất nữa, mà được chuyển sang một thế giới hiện tồn khác, và trở nên được tập trung trong một bộ máy hoặc cơ cấu khác. Trong cái chết, cả hai tuyến được triệt thoái hoặc được hợp nhất (unified) trong tính mệnh tuyến (life thread). Sinh khí không còn thấm qua dòng máu và trái tim
497 không còn hoạt động, cũng như não không còn ghi nhận, và thế là sự im lặng phủ xuống. Ngôi nhà trống không. Sự hoạt động chấm dứt ngoại trừ hoạt động kỳ lạ và ngay tức thì, vốn là đặc quyền của chính vật chất và vốn tự thể hiện ra trong tiến trình phân hủy. Do đó, theo vài khía cạnh, diễn trình đó biểu thị sự đồng nhất của con người với mọi thứ vật chất; nó chứng tỏ rằng y là một phần của chính thiên nhiên, và qua thiên nhiên, chúng ta muốn nói đến cơ thể của sự sống duy nhất mà trong đó “chúng ta sống, hoạt động và có sự hiện tồn”. Trong ba từ ngữ đó − sống, hoạt động và hiện tồn – chúng ta có toàn bộ câu chuyện. Being (hiện tồn) là sự nhận thức, ngã thức (self consciousness) và tự-thể-hiện (selfexpression), và đầu và não bộ của con người là các biểu tượng bên ngoài của điều này. Living (sống) là năng lượng, sự ham muốn trong hình hài, sự gắn kết (coherence) và sự bám dính (adhesion) vào một ý tưởng, và trái tim và máu là các biểu tượng bên ngoài của điều này. Moving (hoạt động) biểu thị sự hội nhập (integration) và sự đáp ứng của thực thể đang hiện tồn, có ý thức, sống động vào hoạt động chung, và dạ dày, tụy tạng và gan là các biểu tượng của điều này.
Mặc dù có liên quan với chủ đề của chúng ta, thật là lý thú khi nhớ rằng trong các trường hợp ngu ngốc và đần độn, và trong giai đoạn của tuổi già mà chúng ta gọi là sự suy sụp do tuổi già (senile decay), tuyến (thread) vốn được gắn chặt trong não bị triệt thoái, trong khi những gì mang xung lực hoặc sự thôi thúc của sự sống vẫn còn được gắn chặt trong tim. Có sự sống nhưng không có sự hiểu biết sáng suốt; có sự hoạt động nhưng không có sự hướng dẫn khôn ngoan; trong trường hợp của sự suy sụp do tuổi già, khi đã có một bộ máy cao cấp được sử dụng trong kiếp sống, thì có thể có sự tỏ ra của sự hoạt động thông minh nhưng đó là một sự đánh lừa do thói quen cũ và do nhịp điệu cũ đã được thiết lập chứ không phải là do chủ đích có phối hợp và cố kết.
Do đó, cũng nên lưu ý rằng cái chết được diễn ra theo sự chỉ đạo của chân ngã (ego) bất kể con người có thể nhận thức về sự quản lý đó như thế nào. Tiến trình hoạt động một cách tự động với đa số người, vì khi linh hồn thu hồi sự chú ý của nó thì phản ứng không thể tránh khỏi trên cõi trần là cái
498 chết, hoặc là do sự trừu xuất (abstraction, rút ra) cả hai tuyến là tuyến sự sống và tuyến năng lực lý trí, hoặc là bằng cách
rút đi tuyến năng lượng vốn được hạn định bởi trí lực (mentality), để lại dòng sự sống (life stream) vẫn còn hoạt động qua tim nhưng không còn sự nhận thức sáng suốt. Linh hồn có công việc nơi khác và bận rộn với các công việc riêng trên cõi riêng của nó.
Trong trường hợp của những người phát triển cao, chúng ta thường thấy một cảm thức đoán trước về thời gian chết; điều này liên quan đến sự tiếp xúc với Chân Ngã và nhận biết những ước muốn của chân ngã. Đôi khi nó bao hàm sự hiểu biết về chính ngày chết, được kết hợp với một sự duy trì quyền tự quyết đến tận thời điểm cuối cùng của sự triệt thoái. Trong trường hợp của các điểm đạo đồ thì còn nhiều hơn thế nữa. Có một sự hiểu biết sáng suốt về các định luật trừu xuất, và điều này cho phép một người, vốn đang thực hiện việc chuyển đổi, triệt thoái một cách có ý thức và trong sự tỉnh thức hoàn toàn ra khỏi thể xác, và nhờ đó hoạt động trên cõi cảm dục. Điều này liên quan đến việc duy trì sự liên tục tâm thức sao cho không có sự gián đoạn xảy ra giữa cảm thức (sense of awareness) trên cõi trần với cảm thức của trạng thái sau khi chết. Con người biết về y hiện giờ như là y trước đây, mặc dù không có một bộ máy mà nhờ đó y có thể tiếp xúc với cõi trần. Y vẫn nhận biết các trạng thái cảm xúc và những tư tưởng về những người mà y thương mến, mặc dù y không thể nhận thức hoặc tiếp xúc với hiện thể hồng trần trọng trược. Y có thể giao tiếp với họ trên cõi cảm dục, hoặc là bằng viễn cảm qua thể trí nếu họ và y đồng cảm, nhưng sự giao tiếp liên quan đến việc sử dụng năm giác quan nhận thức của cõi hồng trần thì tất nhiên là nằm ngoài tầm với của y. Tuy thế, thật là hữu ích khi nhớ rằng, ở cõi cảm dục và cõi trí tuệ, sự tương tác có thể trở nên mật thiết hơn và nhạy cảm hơn bao giờ hết, vì y được giải thoát khỏi được sự cản trở của thể xác. Tuy nhiên, có hai điều ngăn cản sự tương tác này: một là nỗi đau buồn và xáo trộn tình cảm mãnh liệt của những người ở lại, và, trong trường hợp của người bậc trung,
499 thì điều kia là sự thiếu hiểu biết của chính người đó, và sự hoang mang khi y phải đối mặt với những gì mà đối với y là các hoàn cảnh mới mẻ, mặc dù thật ra thì chúng là những hoàn cảnh cũ, nếu y có thể chỉ nhận ra điều đó. Một khi con người đã không còn sợ chết, và đã củng cố một sự hiểu biết về thế giới sau khi chết mà không dựa trên ảo giác và cuồng loạn, hoặc dựa trên các kết luận (thường là thiếu sáng suốt) của đồng tử bậc trung, người này vốn nói năng dưới sự kiểm soát của hình-tư-tưởng riêng của y (do chính y và nhóm người cầu đồng tạo ra), chúng ta sẽ có diễn trình sự chết được kiểm soát đúng cách. Tình trạng của những người ở lại sẽ được đối xử cẩn thận để không có việc mất đi mối quan hệ thân thuộc, và không có sự hao tốn năng lượng giả tạo.
Hiện nay có một sự dị biệt lớn giữa phương pháp khoa học của việc đưa con người vào hóa thân (incarnation), với cách thức hoàn toàn mù quáng, thường gây khiếp sợ và chắc chắn không được hiểu biết mà theo đó chúng ta đưa con người ra khỏi hóa thân. Ngày hôm nay Tôi tìm cách mở cánh cửa ở Phương Tây cho một phương pháp mới hơn và khoa học hơn để quản lý tiến trình chết, và hãy để Tôi trình bày thật rõ ràng. Những gì mà Tôi phải nói không hề hủy bỏ (abrogates) ngành y khoa hiện đại với những biện pháp cấp thời và kỹ năng của nó. Tất cả những gì mà Tôi yêu cầu là một sự tiếp cận lành mạnh với cái chết, tất cả những gì mà Tôi muốn thực hiện là một đề nghị rằng khi sự đau đớn đã tự mòn mỏi, và sự yếu đuối đã bất ngờ xảy đến, thì người hấp hối được phép để tự chuẩn bị, mặc dù có vẻ như không ý thức, cho sự chuyển đổi lớn. Đừng quên rằng sự chuyển đổi đó lấy sức mạnh và một sự tiếp tục duy trì mạnh mẽ bộ máy thần kinh để tạo ra sự đau đớn. Có phải là không thể tưởng tượng về một thời kỳ khi mà hành động tử vong sẽ là một kết thúc hân hoan của sự sống hay không? Có phải là không thể hình dung ra một thời kỳ khi mà nhiều giờ trải qua trên giường bệnh có thể chỉ là một khúc dạo đầu vinh quang cho một sự thoát ra hữu thức hay không? Khi sự kiện là con người sắp loại bỏ sự cản trở của lớp vỏ vật chất, có thể là sự kết thúc vui vẻ được chờ đợi từ lâu đối với y và những người xung quanh y hay không? Có phải bạn không thể hình dung ra lúc mà thay cho những giọt lệ, nỗi sợ hãi và việc từ chối
500 công nhận cái không thể tránh khỏi, người sắp chết và bạn bè của y sẽ cùng nhau thỏa thuận về ngày giờ, và sẽ không có gì cả ngoại trừ cái hạnh phúc vốn sẽ đặc trưng cho sự ra đi hay chăng? Trong tâm trí của những người ở lại, ý nghĩ đau buồn sẽ không nhập vào, và những cái giường người chết sẽ được coi như là các cơ hội hạnh phúc hơn so với những việc chào đời và hôn lễ hay không? Tôi cho bạn biết rằng điều này sẽ là như thế một cách sâu xa đối với những người sáng suốt của nhân loại trước rất lâu, và dần dần thì điều đó sẽ là thế đối với tất cả mọi người.
Bạn bảo rằng cho đến nay chỉ có những niềm tin về sự bất tử và không có những bằng chứng chắc chắn nào cả. Trong việc tích lũy chứng cớ, trong những sự tin chắc bên trong tâm người, trong thực tế về niềm tin vào sự tồn tại vĩnh cửu dưới hình thức một ý tưởng trong tâm trí của con người, có sự chỉ dẫn chắc chắn. Nhưng sự chỉ dẫn đó sẽ nhường chỗ cho sự xác tín và tri thức trước khi một trăm năm nữa trôi qua, vì một sự kiện sẽ diễn ra và một sự thiên khải sẽ được trao cho nhân loại, nó sẽ chuyển hy vọng thành điều chắc chắn và niềm tin trở thành tri thức. Trong khi chờ đợi, hãy để một thái độ mới đối với cái chết được vun trồng và một khoa học mới về cái chết được mở ra. Hãy làm cho nó không còn là điều duy nhất mà chúng ta không thể kiểm soát, và điều đó chắc chắn gây trở ngại cho chúng ta; và chúng ta hãy bắt đầu kiểm soát việc ra đi của chúng ta sang phía bên kia, và hiểu biết phần nào kỹ thuật chuyển đổi.
Trước khi Tôi đề cập đến chủ đề này với nhiều chi tiết hơn, Tôi muốn nói đến “mạng lưới trong não” (“web in the brain”), vốn hãy còn nguyên vẹn đối với đa số người, nhưng không còn tồn tại đối với nhà nhãn thông đã giác ngộ.
Trong thể xác con người, như bạn đã biết, chúng ta có một thể sinh lực nằm bên dưới, xuyên thấu, vốn là đối phần của thể xác và lớn hơn thể xác, mà chúng ta gọi là thể dĩ thái hay bản sao. Đó là một thể năng lượng và bao gồm các trung tâm lực và các nadis hay các tuyến lực (force threads). Các tuyến lực này nằm bên dưới, hay là các đối phần của bộ máy thần kinh – gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh. Ở hai nơi trong thể sinh lực của con người có các lỗ thoát (orifices of exit) cho sinh lực (life force). Một lỗ mở nằm trong bí huyệt đan điền và một lỗ khác ở trong não nơi đỉnh đầu. Bảo vệ cả hai là một lưới bằng dĩ thái được dệt chặt chẽ, gồm các sợi tơ xen kẻ nhau chứa sinh năng (life energy).
Trong tiến trình từ trần, áp lực của sinh năng đập vào mạng lưới, cuối cùng tạo ra một lỗ thủng hoặc chỗ mở. Sinh lực tuôn đổ ra khỏi lỗ này khi sức mạnh của ảnh hưởng đang rút ra của linh hồn tăng lên. Trong trường hợp của loài vật, trẻ con và những người nam lẫn nữ còn an trụ hoàn toàn vào thể xác và thể cảm dục, thì cửa thoát ra là huyệt đan điền và chính mạng lưới đó bị đánh thủng, do đó cho phép việc đi ra. Trong trường hợp của các loại người thuộc trí tuệ, của các đơn vị nhân loại tiến hóa cao, thì chính mạng lưới ở đỉnh đầu trong khu vực của thóp (fontanelle) bị vỡ, do đó lại cho phép sự thoát ra của người suy tư thuần lý.
Nơi những người tâm thông (psychics), và trong trường hợp của các đồng tử và những người tiên tri bậc thấp (những người có nhãn thông và nhĩ thông), mạng lưới ở bí huyệt đan điền luôn luôn đứt vỡ sớm trong kiếp sống, do đó họ dễ dàng chuyển vào hoặc ra khỏi thể xác, đi vào trạng thái xuất thần, như người ta thường gọi, và hoạt động trên cõi cảm dục. Nhưng đối với các loại người này, không có sự liên tục của ý thức, và có vẻ như không có sự liên quan nào giữa cuộc sống ở cõi trần của họ với những diễn biến mà họ kể lại trong trạng thái xuất thần (trance), và họ vẫn thường hoàn toàn không biết về chúng trong tâm thức tỉnh thức. Toàn bộ hoạt động đều ở dưới cơ hoành và có liên quan chủ yếu với sự sống cảm thức của con vật. Trong trường hợp trạng thái nhãn thông hữu thức và trong hoạt động của các nhà tâm thông và nhà thấu thị (seers) bậc cao thì không hề có sự xuất thần, sự ám nhập (obsession) hoặc trạng thái đồng cốt (mediumship). Chính mạng lưới trong bộ não bị thủng, và chỗ hở trong vùng đó cho phép việc tuôn vào của ánh sáng, thông tin và cảm hứng; nó cũng mang lại quyền năng để chuyển vào trạng thái Đại Định (Samadhi), vốn là sự tương ứng về tâm linh với trạng thái xuất thần của bản chất con vật.
Do đó, trong diễn trình sự chết, đây là hai lối thoát chính: huyệt đan điền đối với người an trụ ở thể cảm dục,
502 thiên về vật chất, và do đó thuộc đại đa số người, và bí huyệt đầu đối với người an trụ ở thể trí và có định hướng tâm linh. Đây là sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất cần nhớ, và người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy làm thế nào mà chiều hướng của xu thế cuộc sống và trọng tâm của sự chú ý trong đời sống định đoạt cách thoát ra vào lúc chết. Người ta cũng có thể thấy rằng một sự nỗ lực để kiểm soát cuộc sống cảm dục và bản chất tình cảm, và để định hướng bản ngã của con người vào thế giới trí tuệ và vào các sự việc tâm linh có một ảnh hưởng quan trọng lên các khía cạnh phi thường của diễn trình tử vong.
Nếu môn sinh đang suy tư sáng tỏ, thì điều sẽ hiển nhiên đối với y là một lối thoát liên quan đến người thuộc tinh thần và tiến hóa cao, trong khi lối thoát kia liên quan đến người ở hạng thấp, chỉ vừa mới tiến bộ vượt qua giai đoạn con vật. Còn người bậc trung thì ra sao? Một lối thoát thứ ba đang được dùng tạm thời; ngay dưới đỉnh nhọn của trái tim, người ta thấy một lưới dĩ thái khác bao gồm một lỗ thoát ra. Do đó chúng ta có tình trạng sau đây:
1. Lối thoát ở đầu, được sử dụng bởi loại người có trí tuệ, bởi các đệ-tử và các điểm đạo đồ trên thế giới.
2. Lối thoát ở tim, được sử dụng bởi những người nam, hoặc nữ nhân hậu, có thiện ý, vốn là một công dân tốt, người bạn thông minh và người phụng sự vị tha.
3. Lối thoát trong vùng đan điền, được sử dụng bởi người thiên về tình cảm, kém thông minh, thiếu suy nghĩ, và bởi những người có thú tính còn mạnh.
Đây là điểm đầu tiên trong thông tin mới vốn sẽ từ từ trở thành kiến thức thông thường ở Phương Tây trong thế kỷ tới đây. Nhiều điều trong đó đã được biết đến bởi những người biết suy tư ở Phương Đông và có tính chất của một bước đầu tiên hướng tới một sự hiểu biết hợp lý về diễn trình sự chết.
Điểm thứ hai cần được hiểu rõ, đó là có thể có một kỹ thuật để từ trần và việc huấn luyện được đưa ra trong lúc sống, vốn sẽ dẫn đến việc vận dụng kỹ thuật đó.
Về việc huấn luyện mà một người có thể tự đặt mình
503 vào, Tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý mà người ta sẽ thấy truyền đạt một ý nghĩa mới cho nhiều hoạt động mà hiện nay mọi người tìm đạo đang thi hành. Huynh Đệ Đoàn (The Elder Brothers) của nhân loại, vốn đã hướng dẫn nhân loại qua nhiều thế kỷ dài, hiện đang bận chuẩn bị con người cho việc thực hiện bước tiến vĩ đại tiếp theo. Bước này sẽ mang vào một sự liên tục tâm thức, nó sẽ gạt đi mọi sự sợ hãi về cái chết, và liên kết cõi hồng trần với cõi cảm dục trong một mối liên hệ chặt chẽ đến nỗi trong thực tế chúng sẽ thành một cõi. Giống như sự nhất quán phải được mang lại giữa những trạng thái khác nhau của con người, cũng thế, một sự thống nhất tương tự phải diễn ra liên quan với các trạng thái khác nhau của sự sống hành tinh. Các cõi phải được làm cho nhất quán (to be at-one-ed) cũng như linh hồn và xác thân. Điều này đã được thực hiện phần lớn giữa cõi dĩ thái và cõi trần trọng trược. Bây giờ nó đang được nhanh chóng xúc tiến giữa cõi trần và cõi cảm dục.
Trong công việc đang được thực hiện bởi những người tìm kiếm trong mọi bộ môn của tư tưởng và đời sống con người, sự thống nhất này đang tiến hành, và trong việc huấn luyện hiện nay được gợi ra cho người tìm đạo có nhiệt tâm và chân thành, có các mục tiêu khác hơn là chỉ một mục tiêu là tạo ra sự nhất quán linh hồn và thể xác. Tuy nhiên không có sự nhấn mạnh nào được đặt vào các mục tiêu này, do khả năng của con người không đủ để chú trọng vào các mục tiêu sai lạc. Người ta cũng có thể hỏi liệu có thể cung cấp một bộ quy tắc đơn giản để sẽ được noi theo hiện nay, bởi tất cả những người đang tìm cách thiết lập một nhịp điệu như thế để cho bản thân cuộc sống không chỉ có tổ chức và có tính cách xây dựng, mà khi thời điểm bỏ trống (vacating) lớp vỏ bên ngoài đến, thì sẽ không có vấn đề gì cũng như không có khó khăn nào. Do đó, Tôi sẽ cung cấp cho bạn bốn quy tắc đơn giản vốn liên kết với nhiều điều mà tất cả đạo sinh đang làm:
1. Học cách giữ tập trung trong đầu qua việc hình dung và thiền định, và qua việc thực hành đều đặn sự định trí; phát triển năng lực sống ngày càng tăng như ông vua ngự trên ngai vàng giữa hai chân mày. Đây là một quy tắc có thể được áp dụng cho các công việc mỗi ngày của cuộc sống.
504 2. Học cách phụng sự nhiệt tình chứ không phải một sự khăng khăng có tính cách tình cảm vào hoạt động hướng tới việc giải quyết các công việc của những người khác. Trước mọi hoạt động như thế, điều này có liên quan đến việc trả lời hai câu hỏi: − Có phải tôi đang thực hiện việc phụng sự này cho một cá nhân với tư cách một cá nhân, hay là tôi làm việc đó với tư cách là một thành viên của một nhóm cho một nhóm? Động lực của tôi có phải là một xung lực của chân ngã, hay tôi bị thúc đẩy bởi cảm xúc, tham vọng để tỏa sáng và tình yêu để được yêu thương hay được ngưỡng mộ? Hai hoạt động này sẽ dẫn đến việc tập trung các năng lượng sự sống trên cơ hoành và do đó phủ nhận sức mạnh thu hút của huyệt đan điền. Nhờ vậy, bí huyệt đó sẽ ngày càng trở nên bất động, và sẽ không có quá nhiều nguy cơ của việc làm thủng mạng lưới ở địa điểm đó.
3. Khi bạn đi ngủ, hãy học cách rút ý thức vào đầu. Điều này nên được thực hành như là một sự luyện tập xác định khi người ta rơi vào giấc ngủ. Người ta không nên tự cho phép mình buông trôi vào giấc ngủ, mà nên cố gắng duy trì ý thức còn nguyên vẹn cho đến khi có một sự chuyển ra có ý thức lên cõi cảm dục. Người tìm đạo nên cố gắng thư giãn, chú ý chặt chẽ, và rút từ từ lên đến bí huyệt trong đầu, cho đến khi y đã học cách bình tĩnh nhận thức tất cả các diễn tiến khi đi ngủ, và duy trì đồng thời sự tích cực của mình, có sự nguy hiểm trong công việc này. Các bước đầu phải được thực hiện một cách sáng suốt và được theo dõi trong nhiều năm cho đến khi công việc trừu xuất được thực hiện dễ dàng.
4. Hãy ghi nhận và xem xét mọi hiện tượng liên quan đến tiến trình triệt thoái, dù được noi theo trong lúc thiền định hay đi ngủ. Thí dụ người ta sẽ thấy rằng nhiều người thức tỉnh với một sự giật nảy gần như đau đớn ngay khi họ đã thiếp ngủ. Đây là do việc tâm thức trượt ra ngoài qua một mạng lưới vốn không đủ thông thoáng và qua một cái lỗ bị đóng một phần. Những người khác có thể nghe thấy một tiếng tách (snap) rất lớn ở vùng đầu. Điều này được gây ra bởi các luồng sinh khí (vital airs) trong đầu mà chúng ta
505 thường không nhận thức được, và được tạo ra bởi sự nhạy cảm của tai trong, nó gây ra sự nhận thức về những âm thanh luôn luôn hiện diện nhưng thường không được ghi nhận. Những người khác sẽ nhìn thấy ánh sáng khi họ thiếp ngủ, hoặc những đám mây có màu, hoặc các băng rôn (banner) và các băng giấy màu tím, tất cả những cái này đều là các hiện tượng dĩ thái. Những hiện tượng này không có tầm quan trọng thực sự nào, tất cả đều liên quan đến thể sinh lực, đến các phóng phát sinh khí (pranic emanations) và đến lưới ánh sáng (web of light).
Việc tiến hành sự luyện tập này và việc tuân theo bốn quy tắc này trong một thời gian nhiều năm sẽ làm được nhiều điều để tạo thuận lợi cho kỹ thuật lúc lâm chung, vì người nào đã học được cách điều khiển cơ thể của mình khi y đi ngủ sẽ có lợi thế hơn người không bao giờ để ý chút nào đến tiến trình này.
Liên quan đến kỹ thuật từ trần, vào lúc này, Tôi chỉ có thể đưa ra một hoặc hai gợi ý. Ở đây, Tôi không bàn đến thái độ của những người thức canh có mặt ở đó, Tôi chỉ bàn đến những điểm nào vốn sẽ làm cho việc qua đời dễ dàng hơn của linh hồn tạm trú.
Trước tiên, hãy giữ sự im lặng trong phòng. Tất nhiên đây là trường hợp thường thấy. Cần phải nhớ rằng người sắp chết thường có thể bất tỉnh. Sự bất tỉnh này là vẻ ngoài chứ không phải thật. Hết chín trăm trường hợp trong số một ngàn, vẫn có ý thức não bộ, với một sự ý thức đầy đủ về các diễn biến, nhưng có một sự tê liệt ý chí hoàn toàn để biểu lộ, và hoàn toàn không có khả năng tạo ra năng lượng vốn sẽ biểu thị sự sinh động. Khi sự im lặng và sự hiểu biết chi phối phòng bệnh, linh hồn sắp ra đi có thể sở hữu công cụ của nó một cách rõ rệt cho đến phút cuối cùng, và có thể thực hiện sự chuẩn bị thích hợp.
Sau đó, khi màu sắc có liên quan được biết nhiều hơn, thì chỉ những đèn màu cam (orange) sẽ được phép đặt trong phòng bệnh của một người sắp chết, và sẽ chỉ được lắp đặt ở đó theo đúng nghi lễ, khi chắc chắn là không có khả năng hồi phục. Màu cam giúp cho việc tập trung trong đầu, giống như
506 màu đỏ (red) kích thích huyệt đan điền, và màu xanh lá cây (green) có tác dụng rõ rệt trên tim và các dòng sinh lực (life streams).
Một số loại âm nhạc sẽ được sử dụng khi nhiều điều liên quan đến âm thanh được hiểu rõ, nhưng cho đến nay không có âm nhạc nào sẽ tạo thuận lợi cho công việc của linh hồn trong việc tự xuất ra khỏi thể xác, mặc dù người ta sẽ thấy một vài nốt (notes) trên đàn organ có hiệu quả. Vào đúng lúc lìa trần, nếu nốt riêng của một người được xướng lên, nó sẽ kết hợp hai dòng năng lượng và cuối cùng làm đứt sinh mệnh tuyến (life thread), nhưng kiến thức về việc này còn quá nguy hiểm nên không thể truyền đạt được, và chỉ có thể được đưa ra sau này. Tôi muốn chỉ ra tương lai và các đường lối mà theo đó việc nghiên cứu huyền linh học tương lai sẽ diễn ra.
Người ta cũng thấy là áp lực trên một số trung tâm thần kinh và trên một vài động mạch sẽ tạo thuận lợi cho công việc. (Khoa học về sự tử vong này được gìn giữ kỹ lưỡng ở Tây Tạng, như nhiều đạo sinh đã biết). Áp lực trên tĩnh mạch cổ và trên một số dây thần kinh lớn trong vùng đầu, và trên một vị trí đặc biệt ở hành tủy sẽ được nhận thấy là hữu ích và có hiệu quả. Một khoa học rõ ràng về cái chết chắc chắn sau này sẽ được soạn thảo tỉ mỉ, nhưng chỉ khi nào sự thật về linh hồn được công nhận và mối liên hệ của nó với thể xác đã được chứng minh một cách khoa học.
Cụm từ thần chú cũng sẽ được sử dụng và chắc chắn được đưa vào ý thức của người hấp hối bởi những người xung quanh y, hoặc vận dụng một cách có cân nhắc và bằng trí tuệ của chính y. Đấng Christ đã chứng tỏ việc sử dụng chúng khi Ngài kêu to: “Lạy Cha, con xin phó thác tinh thần con vào tay Ngài”. Và chúng ta có một ví dụ khác trong các lời này : “Lạy Chúa, xin Ngài hãy để cho tôi tớ của Ngài ra đi trong an bình”. Việc sử dụng đều đặn Thánh Ngữ được xướng lên nhỏ giọng, hoặc theo một giọng đặc biệt (mà người ta thấy người hấp hối có đáp ứng), sau đó có thể cũng tạo thành một phần của nghi lễ chuyển tiếp được kèm theo bằng việc xức dầu, như được duy trì trong Giáo Hội Thiên Chúa.
Việc xức dầu đỉnh đầu có một cơ sở khoa học và huyền
507 nhiệm. Dưới hình thức tượng trưng, đỉnh đầu của người hấp hối cũng nên hướng về phía Đông, còn chân và tay nên được bắt chéo. Gỗ đàn hương (sandalwood) chỉ nên được đốt trong phòng và không có hương chất đốt của bất kỳ loại nào khác được phép sử dụng, vì gỗ đàn hương là hương của cung 1 hay cung hủy diệt, và linh hồn đang trong tiến trình hủy diệt trú sở của nó.
Đây là tất cả những gì mà Tôi có thể truyền đạt vào lúc này về chủ đề cái chết cho công chúng xem xét. Nhưng Tôi khẩn thiết yêu cầu tất cả các bạn hãy thúc đẩy việc nghiên cứu về cái chết và kỹ thuật của nó trong phạm vi có thể, và hãy tiến hành việc nghiên cứu huyền bí về vấn đề này.

509 QUY LUẬT MƯỜI HAI

Mạng lưới rung động theo nhịp. Nó co lại và phồng ra. Nhà huyền thuật hãy nắm lấy điểm giữa và nhờ thế giải thoát “những tù nhân của hành tinh” nào mà nốt (note) của họ thích hợp và được điều hợp một cách chính xác với những gì phải được thực hiện.

Các Thời Kỳ Chuyển Tiếp (Interludes) và Các Chu Kỳ (Cycles).
Các Tù Nhân của Hành Tinh.

511 QUY LUẬT MƯỜI HAI
CÁC THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP VÀ CÁC CHU KỲ
Bây giờ chúng ta đến với bốn quy luật có liên quan đến cõi trần. Về nhiều mặt thì sự hiểu biết về chúng khó hơn nhiều so với trường hợp của các quy luật khác, tương tự như việc áp dụng thực tế khó hơn nhiều so với việc tạo lập lý thuyết (theorising). Chúng ta thường có thể suy tư một cách rõ ràng và mong muốn một cách đúng đắn, nhưng việc thể hiện thành sự biểu lộ ở cõi trần của các ý tưởng chủ quan/bên trong, theo định luật và có tính cách xây dựng, không bao giờ là một điều dễ làm. Tuy nhiên, chính ngay tại điểm này mà một nhà huyền linh học mới bắt đầu làm công việc thực sự của mình, và chính tại nơi đây mà y chạm trán với sự thất bại, và nhận thấy rằng sự hiểu biết nội tâm của y về thực tại không nhất thiết dẫn đến hoạt động sáng tạo chính xác. Trong Luận Về Lửa Càn Khôn người ta sẽ nhận thấy một số điểm lý thú để chúng ta xem xét, và Tôi muốn trích dẫn một vài lời từ trong đó:
“Ở đây có thể là hữu ích khi nhớ rằng trong công việc sáng tạo, nhà huyền linh thuật tận dụng các ảnh hưởng của cung hiện hành. Khi cung 5, cung 3 và cung 7 đang nắm quyền, hoặc là đang nhập cuộc, ở đỉnh cao tuyệt đỉnh, hoặc đang chuyển ra, thì công việc dễ dàng hơn nhiều so với khi cung 2, cung 6 hoặc cung 4 chiếm ưu thế. Hiện nay, như chúng ta biết, cung 7 đang nhanh chóng thống lĩnh, và đó là một trong các lực dễ chịu nhất mà con người phải làm việc với chúng. Dưới ảnh hưởng của cung này, người ta có thể kiến tạo một cấu trúc mới cho nền văn minh đang suy tàn nhanh chóng, và có thể dựng lên thánh điện mới mơ ước cho lực thúc đẩy của tôn giáo. Dưới ảnh hưởng của cung này, công việc của đông đảo các nhà huyền thuật vô thức sẽ trở nên dễ hơn nhiều”. (Trang 1021-1022)
Do đó, rõ ràng là thời cơ đang đến với chúng ta, và thế hệ sắp tới có thể, nếu nó muốn như thế, thực hiện công tác
512 huyền thuật với nhiều yếu tố hiện diện vốn sẽ có xu hướng tạo ra các kết quả thỏa đáng. Cung 5 đang đi ra, nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn có thể được cảm nhận; cung 3 đang ở thời toàn thịnh, và cung 7 đang nhanh chóng đi vào hoạt động thích hợp. Nhiều điều tất nhiên sẽ xảy ra để làm cho con người thành công, miễn là y có thể luôn luôn duy trì một sự định hướng đúng đắn, sự thanh khiết của động cơ và của đời sống, một thể tình cảm ổn định và dễ tiếp thu, và sự chỉnh hợp bên trong vốn sẽ làm cho phàm-ngã của y thành một vận thể chân chính cho linh hồn hay chân ngã của y.
Một tương tự rất thú vị thể hiện ra khi chúng ta nghiên cứu các lời này: “Mạng lưới rung động theo nhịp. Nó co lại và phồng ra”. Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng về nhịp đập, của tâm trương và tâm thu, của sự thăng trầm, của sự hoạt động theo chu kỳ, của ngày hoạt động và đêm bất động, của dòng lưu nhập và dòng lưu xuất, và của nhiều sự xuất hiện và sự biến mất, nó biểu thị cho chuyển động qua lại của mọi sự sống trong mọi giới và mọi bề đo. Chu kỳ ngày và đêm này chính là dấu hiệu chắc chắn của sự sống biểu lộ phải được công nhận. Một trong những điều mà mỗi đệ-tử phải học (trình bày chân lý theo những thuật ngữ đơn giản nhất) là thành tựu sự minh-triết vốn dựa trên một sự hiểu biết về việc khi nào thì hành động và khi nào thì kiềm chế để không hành động, và dựa trên một sự hiểu biết về các giai đoạn hoặc các thời kỳ quá độ vốn được đặc trưng bằng lời nói và bằng sự im lặng. Chính ở đây mà những sai lầm được tạo ra và chính ở đây mà nhiều người phụng sự không tiến bộ được.
Toàn bộ quy tắc này có thể được đưa ra trong lời diễn giải sau đây, nó sẽ thật đáng để suy tư cẩn thận và Tôi sẽ làm sáng tỏ phần nào.
Thượng Đế hô hấp, và sự sống đang đập nhịp của Ngài phát ra từ tâm thiêng liêng và biểu lộ dưới hình thức năng lượng sinh động của mọi hình hài. Nó tuôn chảy, dao động theo các chu kỳ của nó, khắp cả thiên nhiên. Điều này tạo thành sự hít vào thiêng liêng và thở ra thiêng liêng. Giữa kỳ thở ra và hít vào này là một giai đoạn im lặng và thời điểm cho công việc có hiệu quả. Nếu các đệ-tử có thể học cách sử dụng các thời kỳ quá độ này, khi đó họ có thể phóng thích các
513 “tù nhân của hành tinh”, vốn là mục tiêu của mọi công việc huyền thuật, được thực hiện trong giai đoạn thế giới này.
Với cách thức mà theo đó Sự Sống Duy Nhất này của thái-dương-hệ hoạt động trong các thời kỳ quá độ rộng lớn này của sự im lặng trầm tư mặc tưởng, được gọi theo chuyên môn là một pralaya (chu kỳ Qui Nguyên), thì chúng ta không cần bận tâm đến. Hoạt động của Thiên Trí (Universal Mind) và mục đích toàn diện của nó chỉ có thể được cảm nhận khi mỗi con của Thượng Đế, một cách hữu thức, nhập vào di sản thiêng liêng của mình. Cách thức làm việc mà qua đó Sự Sống Hành Tinh (Hành Tinh Thượng Đế) của chúng ta sử dụng các chu kỳ im lặng chỉ liên quan đến một mình Ngài, và cần phải nhớ rằng mỗi Hành Tinh Thượng Đế có một nhịp đập khác nhau, một thời kỳ chuyển tiếp khác nhau, và phương pháp độc đáo riêng của Ngài về thể thức.
Tuy nhiên những gì có liên quan đến môn sinh của các Giáo Huấn này là làm thế nào mà y có thể tự mình đạt đến một hoạt động có tính kiến tạo rõ rệt trong giai đoạn chuyển tiếp của y. Đối với mục đích thảo luận của chúng ta, thì các thời kỳ chuyển tiếp này chia làm ba loại:
1. Các giai đoạn chuyển tiếp của sự sống, hay là những giai đoạn nào mà trong đó Chân Nhân (spiritual man) không luân hồi và đã rút vào tâm thức chân ngã. Đối với người kém phát triển thì các giai đoạn này thực tế không tồn tại; họ đi theo chu kỳ vào và ra khỏi luân hồi một cách nhanh chóng đáng kinh ngạc. Sự tương tự ở cõi trần về sự nhanh chóng trong hoạt động này sẽ được nhận thấy trong sự vội vàng qua lại dữ dội của con người bình thường, khi y đáp ứng các nhu cầu cấp bách của sự sống, cũng như sự khó khăn mà y tỏ ra trong việc nhẫn nại, trong việc chờ đợi, và trong việc hoàn tất tư thế thiền định. Khi sự tăng trưởng diễn ra, thì các giai đoạn rút ra khỏi luân hồi kéo dài một cách đều đặn, cho đến khi đạt đến mức độ mà các giai đoạn ở ngoài sự biểu lộ hồng trần vượt quá các giai đoạn được trải qua trong sự biểu lộ bên ngoài. Bấy giờ, giai đoạn chuyển tiếp chiếm ưu thế. Các giai đoạn đi ra (outgoing)(sự thở ra, exhalation) và hít vào (inbreathing)(sự thở vào, inhalation) tương đối ngắn, và – điểm này cần được nhấn mạnh – hai giai đoạn này được nhuộm màu và được kiểm soát bởi các mục đích của linh hồn, được lập thành công thức và được ghi vào trí trong kỳ chuyển tiếp giữa hai giai đoạn kinh nghiệm tích cực hơn.
514 Cuộc sống nội tâm, phát triển từ từ trong các kỳ chuyển tiếp theo chu kỳ, trở thành nhân tố thống trị. Con người dần dần trở nên thiên về nội tâm (subjective) trong thái độ của mình, và sự biểu lộ ở cõi trần lúc đó chủ yếu là kết quả của đời sống tư tưởng bên trong, chứ không phải quá nhiều là kết quả của sự phản ứng đối với các sự cố của cõi trần và tình trạng xáo động của bản chất dục vọng.
2. Sự thăng trầm của cuộc sống hằng ngày trong một cuộc lâm phàm đặc biệt cũng sẽ thể hiện các thời kỳ chuyển tiếp của nó, và người tìm đạo phải học cách nhận biết và sử dụng các thời kỳ chuyển tiếp này. Y phải ghi nhận sự phân biệt giữa hoạt động rút lui mạnh mẽ, các thời kỳ triệt thoái, và các thời kỳ chuyển tiếp, trong đó đời sống bên ngoài có vẻ tĩnh tại và không có sự quan tâm tích cực. Y phải làm điều này nếu y sẽ tận dụng hết cơ hội mà kinh nghiệm cuộc sống được dự định cung cấp. Toàn bộ kiếp sống không nên bị tập trung vào một sự kéo dài liên tục mãnh liệt về việc làm việc một cách vội vã, cũng không phải được bao hàm trong một giấc ngủ trưa kéo dài. Thông thường, nó có nhịp điệu và rung động riêng của nó, và nhịp đập đặc biệt riêng của nó. Một số kiếp sống thay đổi nhịp điệu và phương thức hoạt động của chúng mỗi bảy năm; các kiếp sống khác thay đổi mỗi chín hoặc mười một năm. Vẫn có những kiếp sống khác hoạt động theo các chu kỳ ngắn hơn, và có những tháng nỗ lực vất vả được tiếp theo bởi những tháng dường như không có nỗ lực nào. Ngoài ra một số người lại được sắp xếp quá nhạy cảm đến nỗi, ở giữa công việc, các biến cố và các hoàn cảnh được tổ chức sao cho họ bị bắt buộc rời bỏ tạm thời, và trong thời gian đó họ đồng hóa các bài học đã được học trong thời gian làm việc trước đó.
Hai nhóm người làm việc có vẻ như không có sự thăng trầm ở cõi trần, nhưng biểu lộ đều đặn một sự thôi thúc đối với công việc. Đây là những người quá kém phát triển và quá thấp kém (nếu người ta có thể diễn tả điều đó như thế) trên thang tiến hóa, và có thú tính quá vượt trội đến nỗi không có phản ứng trí tuệ nào đối với các hoàn cảnh, mà chỉ có một sự đáp ứng với sự thôi thúc về nhu cầu vật chất, và việc dùng thời gian cho sự thỏa mãn dục vọng. Việc này không bao giờ 515 giảm bớt và do đó chỉ có ít điều có thể được gọi là có tính chu kỳ trong sự biểu lộ của họ. Họ bao gồm người lao động vất vả thiếu suy xét và người kém văn minh. Kế đó, có những người nam và nữ ở trình độ ngược lại, và đã leo lên tương đối cao trên thang tiến hóa. Những người này được giải phóng khỏi bản chất hoàn toàn vật chất và rất có ý thức về bản chất của dục vọng, nên họ đã học cách để duy trì một hoạt động liên tục – dựa trên giới luật và phụng-sự. Họ làm việc một cách hữu thức với các chu kỳ và hiểu biết phần nào bản chất của chúng. Họ biết nghệ thuật trừu xuất (abstracting) thiêng liêng tâm thức của họ vào tâm thức của linh hồn trong cơn nhập định, có thể kiểm soát và hướng dẫn một cách khôn ngoan hoạt động của họ trong thế giới của con người. Đây là bài học mà mọi đệ-tử đang học, và đây là sự thành tựu cao siêu của các điểm đạo đồ và những người phụng sự lão luyện của nhân loại.
3. Loại thứ ba của thời kỳ chuyển tiếp, và là loại mà chủ yếu ở đây chúng ta quan tâm tới khi chúng ta xem xét công tác huyền thuật trên cõi trần, là thời kỳ chuyển tiếp được thành tựu và được sử dụng trong tiến trình thiền định. Đạo sinh phải tự mình làm quen với thời kỳ chuyển tiếp này, vì nếu không y sẽ không thể làm việc với quyền năng. Thời kỳ chuyển tiếp hay thời kỳ tĩnh mịch mãnh liệt này, tự phân biệt thành hai phần:
Trước tiên có giai đoạn chuyển tiếp mà chúng ta gọi là sự đại định (contemplation). Tôi muốn nhắc bạn về định nghĩa được đưa ra trong một cuốn sách của Evelyn Underhill, trong đó mô tả đại định là “một giai đoạn chuyển tiếp giữa hai hoạt động”. Giai đoạn tĩnh lặng này nối tiếp dựa trên hoạt động (mà người sơ cơ thấy quá khó khăn) của việc tạo ra sự chỉnh hợp giữa linh hồn - thể trí - não bộ, của việc làm tĩnh

lặng thể tình cảm, và của việc thành tựu sự định trí và thiề định vốn sẽ dùng để tập trung và tái định hướng thể trí vào một cõi giới mới, và đặt nó vào trong phạm vi ảnh hưởng của linh hồn. Nó tương tự với giai đoạn hít vào. Trong chu kỳ này, tâm thức sắp mãn nhiệm (outgoing) được tập hợp lại và được nâng lên. Khi nỗ lực này thành công rực rỡ, lúc bấy giờ
516 tâm thức trượt ra khỏi cái mà chúng ta gọi là phàm-ngã, khía cạnh cơ cấu, và trở thành một tâm thức được thay thế. Linh hồn trên cõi riêng của nó trở nên linh hoạt, thể trí và não bộ nhận thức được sự hoạt động này. Theo quan điểm của hoạt động phàm-ngã, một giai đoạn chuyển tiếp diễn ra. Có một giai đoạn chờ đợi đầy cảm hứng. Cơ cấu hoàn toàn tịch lặng. Thể trí được giữ ổn định trong ánh sáng và trong lúc đó thì linh hồn suy tư, như là thói quen của nó, hòa hợp với mọi linh hồn, rút ra các nguồn lực của Thiên Trí (Universal Mind), và đề ra các mục đích của nó phù hợp với kế hoạch chung. Chu kỳ này của hoạt động linh hồn được tiếp theo bằng những gì có thể được gọi là diễn trình thở ra. Giai đoạn chuyển tiếp đi đến kết thúc; trí tuệ đang chờ đợi lại trở nên linh hoạt, và trong phạm vi mà nó đã được định hướng đúng đắn, và được giữ trong một thái độ tiếp thu hoàn toàn, thì nó sẽ trở thành tác nhân diễn dịch và là khí cụ của linh hồn, vốn bây giờ đã chuyển “ánh sáng bình tĩnh của nó vào phàm-ngã đang chú tâm”. Nhờ phương tiện đó mà giờ đây nó có thể thực hiện các kế hoạch được đề ra trong giai đoạn chuyển tiếp của cơn đại định. Bản chất tình cảm bị cuốn theo bởi ước muốn thể hiện các kế hoạch ra thế giới khách quan, các kế hoạch mà thể trí có định hướng tìm cách nhuốm màu kinh nghiệm của nó, rồi sau đó bộ não tiếp nhận ấn tượng được truyền đạt, và đời sống ở cõi trần lúc bấy giờ được điều chỉnh để các kế hoạch này có thể thành hiện thực một cách đúng đắn. Điều này tất nhiên phác họa một cơ cấu, được huấ luyện, được điều chỉnh và đáp ứng một cách đúng đắn – thực sự là một điều khó tìm. Phần thứ hai của thời kỳ chuyển tiếp chỉ trở thành khả hữu khi phần thứ nhất hay giai đoạn chuyển tiếp đại định đã được thành tựu.
Vị đệ-tử đang tìm cách hợp tác với Thánh Đoàn các Chân Sư, và biểu lộ sự hợp tác này bằng sự tham gia tích cực vào hoạt động của các Ngài trên cõi trần, phải học cách làm việc không chỉ qua việc thực chứng đại định mà còn qua một sử dụng khoa học các thời kỳ chuyển tiếp, được phát triển trong việc thở, giữa lúc hít vào và thở ra theo ý nghĩa hoàn
517 toàn vật chất của thuật ngữ. Đây là khoa học đích thực và là mục tiêu của thuật điều khí (pranayama). Điều đó tất nhiên có bao hàm ý thức não bộ. Thời kỳ chuyển tiếp giữa các hơi thở chỉ có thể sử dụng đúng khi một người đã có năng lực đi theo thời kỳ chuyển tiếp của sự đại định ảnh hưởng đến linh hồn, thể trí và não bộ. Cũng như thể trí đã được giữ trong ánh sáng, và đã trở nên dễ tiếp thu đối với ấn tượng của linh hồn, bộ não cũng phải được giữ cho dễ tiếp thu với ấn tượng từ thể trí.
Do đó, một thời kỳ chuyển tiếp (theo quan điểm của linh hồn và phàm-ngã đã được thống nhất) diễn ra sau giai đoạn hít vào của linh hồn (soul inhalation), khi tâm thức đi ra đã được gom vào trong, và thời kỳ chuyển tiếp kia xảy ra vào lúc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp đó, khi linh hồn lại trở nên hướng ngoại một cách hữu thức với thế giới khách quan; sự thở ra thay thế cho sự hít vào và cũng có thời kỳ chuyển tiếp của nó. Các đệ-tử phải học sự khéo léo trong việc sử dụng hai thời kỳ chuyển tiếp này của linh hồn – một thời kỳ chuyển tiếp tạo ra các hiệu quả trên thể trí, còn thời kỳ kia tạo ra hiệu quả trên não bộ.
Như thường lệ, có một tương đồng ở cõi trần của tiế trình hít vào và thở ra thiêng liêng này với hai giai đoạn chuyển tiếp của nó về sự tĩnh lặng và về tư tưởng. Để Tôi lặp lại lần nữa những hệ quả của các giai đoạn chuyển tiếp này. Trong thời kỳ chuyển tiếp cao, tư tưởng trừu tượng hay tư tưởng thiêng liêng gây ấn tượng cho linh hồn và được chuyển đến thể trí đang chờ đợi; trong thời kỳ chuyển tiếp thấp, thể trí, qua tư tưởng cụ thể và một cố gắng để thể hiện tư tưởng thiêng liêng thành hình tướng, gây ấn tượng xuống não bộ và tạo ra tác động qua trung gian thể xác.
Các môn sinh huyền linh học, vốn đã thể hiện sự tận tâm của họ và sự quân bình trí tuệ của họ, và (để sử dụng công thức cổ xưa của các trường phái thiền) đã giữ năm huấn lệnh và năm quy tắc, và đã đạt được sự quân bình đúng mức, có thể bắt đầu vận dụng các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai trạng thái của cách thở của xác thân cho sự hoạt động mãnh liệt và cho việc sử dụng quyền năng của ý chí để tạo ra các
518 hiệu ứng huyền thuật. Đã được tập trung vào não bộ và đã tham gia vào công việc thiền định, tâm thức giờ đây có thể tiến hành công việc hiện thực hóa thiên cơ trên cõi trần bằng năng lượng ý chí tập trung, được sử dụng trong sự tĩnh lặng của con người hữu thức. Như người ta có thể thấy, có hai giai đoạn chuyển tiếp về hô hấp, sau khi hít vào và sau khi thở ra, và vị đệ-tử càng có nhiều kinh nghiệm, thì thời kỳ chuyển tiếp sẽ càng dài, và do đó cơ hội sẽ càng lớn cho công tác huyền thuật có tập trung, và cho việc thốt ra các quyền lực từ vốn sẽ làm cho mục đích thiêng liêng được thể hiện.
Sẽ là không đúng cũng như không thích hợp để Tôi bàn rộng ở đây về công việc sử dụng các “điểm giữa chừng” (“midway point”), như chúng được gọi trong Quy Luật XII, mà nhà huyền thuật nắm vững và vận dụng chúng trong hoạt động kiến tạo. Trong những điểm giữa đó, y vận dụng năng lượng một cách có ý thức, điều khiển năng lượng đó như là y nhìn thấy nó; trong các điểm giữa đó, y tiếp xúc một cách hữu thức với những lực và các sự sống mà y có thể sử dụng và ra lệnh mang đến cho y những gì y cần cho việc đẩy mạnh các mục đích tinh thần, và cho công việc xây dựng các hình hài và các sinh vật vốn có thể cần đến; trong các điểm giữa đó, y tiến tới với công việc phóng thích “các tù nhân của hành tinh”, và trong các điểm giữa đó, y trở nên ý thức về những người phụng sự anh em của mình, về nhóm các nhà thần bí ở thế gian, và về huyền giai của các linh hồn.
Trong các Giáo Huấn như thế này, vốn sẽ được công chúng đọc, thì sẽ thật là rất thiếu khôn ngoan khi cung cấp các hướng dẫn rõ ràng hơn. Những hướng dẫn đầy đủ đã được giữ lại không được nói ra để làm cho nó trở thành không khả hữu cho bất kỳ ai, trừ một người môn sinh đã có nghiên cứu sâu rộng để đạt đến các mối tương quan cần thiết, chúng sẽ cho phép y xúc tiến “công việc của các thời kỳ chuyển tiếp”, mà trong đó chỉ có công tác huyền thuật mới có thể được thực hiện. Bạn có thể hỏi: Tại sao lại như vậy? Tại sao những bí mật của hơi thở được bảo vệ cẩn thận như thế? Bởi vì tính hiệu quả của hắc thuật chính là ở đây. Có một điểm mà ở đó, cả hắc thuật và huyền linh thuật đều cần sử
519 dụng một giai đoạn tương tự trong hoạt động. Một số người với ý chí mạnh mẽ, và thể trí lão luyện và trong sáng, nhưng được làm sinh động bằng mục đích hoàn toàn ích kỷ, đã học được cách sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp trong số hai giai đoạn chuyển tiếp của linh hồn – vốn liên quan đến mối quan hệ của thể trí và não bộ. Nhờ một sự chuyên tâm mạnh mẽ và một kiến thức về khoa học của các bí huyệt, họ đã có khả năng thực hiện các kế hoạch ích kỷ của họ, áp đặt ý muốn và uy quyền trí tuệ của họ lên “các tù nhân của hành tinh”. Vì vậy, họ đã gây ra nhiều tác hại. Họ không có ý muốn tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp cao hơn, mà trong đó linh hồn hoạt động và thể trí đáp ứng. Hoạt động trí tuệ và sự đáp ứng của não bộ với ấn tượng trí tuệ là tất cả những gì liên quan đến họ. Cả nhà huyền linh học và nhà hắc thuật, như bạn thấy, đều sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp, và cả hai đều biết ý nghĩa của các giai đoạn chuyển tiếp trong việc thở ở cõi trần. Nhưng nhà huyền linh thuật hoạt động từ cấp độ linh hồn đi ra rồi vào trong thế giới biểu lộ và tìm cách thực hiện kế hoạch thiêng liêng, trong khi nhà hắc thuật hoạt động từ cấp độ của trí tuệ, khi y tìm cách đạt được các mục đích chia rẽ của riêng y. Sự dị biệt không chỉ là sự dị biệt về động cơ, mà còn về sự chỉnh hợp, phạm vi của ý thức và lĩnh vực mở rộng của nó nữa. Do đó bạn sẽ thấy lý do tại sao mà tất cả các huấn sư chân chính lại tỏ ra cực kỳ thận trọng như vậy, khi họ cố gắng để dạy bản chất của công tác huyền thuật. Chỉ người được thử thách và người chân chính, chỉ có người vị tha và người trong sạch mới có thể được cung cấp các hướng dẫn đầy đủ. Tất cả những gì có thể được cung cấp là thông tin liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp chính của linh hồn-thể trí và thể trí-não bộ. Chỉ có một ít người cho đến nay có thể được giao phó thông tin quan trọng liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp nhỏ, được tiến hành trong thể xác giữa các hơi thở và trong ý thức não bộ.
Một điểm khác có thể là có tầm quan trọng trước khi Tôi tiếp tục nói về “các tù nhân của hành tinh” và công việc phải được thực hiện với họ.
Vào lúc này nhân loại đang trải qua một chu kỳ hoạt
520 động quá mức. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hoạt động này bao trùm nhân loại trên quy mô lớn trong toàn bộ ba khía cạnh của ý thức phàm-ngã. Thể xác, trạng thái tình cảm và trạng thái trí tuệ của tâm thức, tất cả đều đang ở trong một tình trạng đảo lộn mạnh mẽ. Hoạt động tam phân hợp nhất này lại được gia tăng bởi một chu kỳ hoạt động của hành tinh cũng mãnh liệt tương đương, do sự tiến nhập của một kỷ nguyên mới, việc mặt trời chuyển vào một cung (sign) mới trong Hoàng Đạo, và do đó việc chuẩn bị đang tiếp tục để làm cho con người thích hợp để hoạt động dễ dàng với các mãnh lực mới và năng lượng mới đang tác động lên y. Ở trung tâm của sự sống nhân loại, nhóm hội nhập gồm Những Người Mới Phụng Sự Thế Gian do đó phải đáp ứng với một nhu cầu rất thực tế. Công việc của họ chủ yếu phải là duy trì một liên kết chặt chẽ như thế với linh hồn của nhân loại – được tạo thành bằng mọi linh hồn trên cõi hiện tồn riêng của chúng – qua hoạt động linh hồn có tổ chức riêng của chúng, sao cho sẽ luôn có những người có thể “hoạt động trong các thời kỳ chuyển tiếp”, và nhờ thế giữ cho kế hoạch tiến triển và tầm nhìn rộng trước đôi mắt của những người mà cho đến nay chính họ không thể tiến nhập vào chốn cao thâm và bí ẩn. Như Tôi đã luôn luôn nói, họ phải học cách làm việc ở khía cạnh chủ quan/nội tâm (subjectively) và họ phải làm điều này để duy trì – trong chu kỳ hoạt động và biểu hiện ra ngoại cảnh này – quyền năng, vốn còn tiềm tàng trong vạn vật, đó là thu rút vào trung tâm. Nói một cách tượng trưng thì họ tạo thành cánh cửa. Các năng lực và các quyền năng có thể tàn tạ vì thiếu sử dụng; quyền năng trừu xuất thiêng liêng và khả năng tìm thấy cái được gọi là “con đường vàng dẫn đến cái ao trong trẻo và từ đó đến “Thánh Điện Ẩn Dật” (Temple of Retreat”) phải không bị mất đi. Đây là công việc đầu tiên của Nhóm Các Nhà Thần Bí của Thế Gian, và họ phải giữ cho thánh đạo rộng mở và lối đi sạch hết các chướng ngại vật.
Mặt khác, huyền linh thuật có thể tạm thời tàn lụi và các mục đích ích kỷ của bản chất hình tướng nắm quyền kiểm soát thái quá. Sự kiện tệ hại này đã xảy ra vào thời Atlantis, và khi đó nhóm người phụng sự đã phải triệt thoái khỏi mọi hoạt động bên ngoài, và “thu hồi các bí pháp thiêng liêng, che giấu chúng khỏi những kẻ tò mò và những kẻ không xứng đáng”.
521 Hiện nay, một nỗ lực mới đang được thực hiện để giải phóng “các tù nhân của hành tinh”. Qua Đoàn Người Phụng Sự Thế Gian đang trong tiến trình thành lập, Thánh Đoàn đang tìm cách tự hiển lộ, và khôi phục lại những bí pháp cho nhân loại mà chúng vốn thực sự thuộc về họ. Nếu nỗ lực tiếp tục thì điều cần thiết cơ bản là tất cả các bạn, tất cả các phụngsự-viên trên thế giới, vốn đã cảm nhận được linh thị hoặc đã thấy một phần của kế hoạch dự trù, nên tự dốc sức mình trở lại cho việc phụng-sự nhân loại, nên tự cam kết thực hiện việc trợ giúp hết khả năng của bạn (hãy suy gẫm các lời này, và tìm cho ra ý nghĩa của chúng), và nên hy sinh thời giờ và cống hiến tiền bạc của bạn để thúc đẩy nỗ lực của Các Đấng Cao Cả. Trên hết, không được ngừng công việc thiền định của bạn; hãy duy trì sự liên kết bên trong; lúc nào cũng tưởng nghĩ đến chân lý. Nhu cầu và cơ hội đều quan trọng, và tất cả những người có thể trợ giúp đều được kêu gọi đi đầu trong cuộc chiến đấu. Tất cả đều có thể được sử dụng theo một cách nào đó, nếu bản chất thật sự của sự hy sinh được hiểu rõ, nếu kỹ năng trong hành động được phát triển, và nếu làm việc mà không bị dính mắc là nỗ lực của mỗi người và tất cả các bạn.
CÁC TÙ NHÂN CỦA HÀNH TINH
Sau khi bàn đến công việc của nhà huyền thuật trong ý thức nội tâm của chính y, và bàn đến nhu cầu đối với y là để học được sự quan trọng của việc nắm lấy “điểm giữa chừng” trong hoạt động của y để sử dụng các thời kỳ chuyển tiếp, cả chính và phụ, giờ đây chúng ta đi đến việc xem xét mục tiêu của tất cả các công việc của y, nghĩa là nếu y là một nhà huyền linh học chân chính. Đã được tuyên bố rõ ràng rằng điều này là để giải thoát “các tù nhân của hành tinh”; do đó sẽ có lợi cho chúng ta khi nghiên cứu các tù nhân này là ai, và vị đệ-tử đang hoạt động sử dụng cách nào để giải phóng họ.
Các tù nhân của hành tinh này thuộc vào hai nhóm chính, tất nhiên tiêu biểu cho một số phân chi (subdivisions). Nói chung, chúng cấu thành mọi hình hài của sự sống mà chúng ta thường gọi là dưới nhân loại (subhuman), nhưng
522 những từ ngữ này phải được dành cho một hàm ý rộng hơn là trường hợp bình thường. Chúng phải được mở rộng để bao gồm mọi sự sống vốn được thể hiện trong các hình hài.
Hai chi nhánh như sau:
Thứ nhất, thực chất của mọi hình hài, hoặc vô số sự sống nguyên-tử nhỏ bé, mà nhờ quyền năng của tư tưởng, được lôi cuốn vào trạng thái hình hài, mà qua đó mọi sự sống (existences) hoặc mọi linh hồn, thuộc về khoáng chất, thực vật, động vật và thể xác của con người (animal body of man), tự biểu lộ ra. Điều này mở ra một chân trời rộng lớn và thực tế bao gồm hoạt động sáng tạo trên cõi trần đến nỗi chúng ta thậm chí không thể đề cập đến nó. Theo Định Luật Hấp Dẫn Từ Lực và nhờ hoạt động thôi thúc của Thiên Trí (Universal Mind) khi nó thể hiện các mục tiêu của Thái Dương Thượng Đế hoặc của Hành Tinh Thượng Đế, các cấu tử này của vật chất không gian, tức các nguyên-tử cơ bản này, được thu hút lại với nhau, được vận dụng theo một cách nhịp nhàng, và được giữ lại cùng nhau trong hình hài. Qua phương cách sáng tạo này, các sự sống đi vào biểu lộ, tham gia vào kinh nghiệm của chu kỳ đặc biệt của chúng, cho dù nó phù du, như đời sống của một con bướm, hoặc tương đối thường tồn, như cuộc sống phú linh (ensouling life) của Đức Hành Tinh Thượng Đế, và tan biến. Hai khía cạnh có liên quan, tinh thần và vật chất, do đó được đưa vào một mối quan hệ gần gũi, và tất nhiên là gây một ảnh hưởng lên nhau. Cái được gọi là vật chất được cấp năng lượng (energised) hoặc “được nâng lên” (“lifted up”) theo ý nghĩa huyền bí của thuật ngữ này, do sự tiếp xúc của nó với cái được gọi là tinh thần. Tinh thần, đến lượt nó, được làm cho nâng cao rung động của nó nhờ kinh nghiệm của nó trong vật chất. Việc kết hợp nhau của hai khía cạnh thiêng liêng này, đưa tới sự xuất hiện của khía cạnh thứ ba, mà chúng ta gọi là linh hồn, và qua trung gian của linh hồn, tinh thần phát triển một khả năng tri giác (sentiency), và một sự nhận thức hữu thức, và năng lực đáp ứng, vốn vẫn là sở hữu vĩnh viễn của nó khi sự tách ra giữa hai khía cạnh này cuối cùng lại tái diễn theo chu kỳ.
Nhiều sự kiện liên quan đến điều này sẽ được tìm thấy
523 trong bộ sách Luận Về Lửa Càn Khôn và Tôi không cần lặp lại ở đây. Bộ Luận thứ hai này được dự kiến là thực tế hơn và hữu ích hơn cho mọi người. Nó chủ yếu đề cập đến việc đào tạo người tìm đạo sao cho y có thể, đến lượt mình, hành động như một chủ thể sáng tạo hữu thức, và khi y làm việc phụngsự các mục đích cao siêu của Sự Sống vốn đang bao trùm (enfolds) y. Nhờ đó, y trợ giúp vào việc hiện thực hóa các kế hoạch của Thượng Đế. Việc huấn luyện người tìm đạo, việc nêu ra cho y các xu hướng khả hữu và các đường lối tiến hóa, và việc xác định mục đích cơ bản là tất cả những gì vốn thật là khôn ngoan để truyền đạt ở giai đoạn hiện nay, trong đó người tìm đạo bậc trung tìm thấy chính mình. Điều này đã được cố gắng trong các Giáo Huấn này và một số giáo lý mới
liên quan đến thể tình cảm cũng đã được đưa ra ở đó. Trong thế kỷ tới, khi khí cụ của con người được phát triển hoàn thiện hơn và khi có một ý nghĩa chân thật hơn về hoạt động tập thể, thì nó sẽ có thể truyền đạt nhiều thông tin hơn, nhưng thời giờ chưa đến. Tất cả những gì có thể đối với Tôi là dò tìm những từ ngữ mập mờ nào vốn sẽ chứa đựng phần nào ý tưởng đó. Khi chúng khoác lấy ý tưởng, thì chúng hạn chế ý tưởng đó, còn Tôi phạm tội tạo ra các tù nhân mới, những người mà cuối cùng phải được giải thoát. Tất cả các sách vở đều là nhà tù của các ý tưởng, và chỉ khi nào lời nói và chữ viết được thay thế bởi sự giao tiếp bằng viễn cảm (telepathic communication), và bởi sự tương tác trực giác thì thiên cơ và kỹ thuật biểu lộ của nó sẽ được nắm bắt theo một cách thức rõ ràng hơn. Hiện giờ, Tôi đang nói theo các biểu tượng; Tôi vận dụng các từ ngữ để tạo ra một ấn tượng nào đó; Tôi tạo ra một hình-tư-tưởng, mà khi đủ mạnh, nó có thể ghi khắc lên bộ não của một tác nhân truyền đạt, chẳng hạn như là bạn. Nhưng, khi Tôi làm thế, Tôi biết rõ biết bao nhiêu điều phải bị bỏ lại không được nhắc tới, và thật là họa hoằn biết bao để có thể làm nhiều hơn là chỉ đưa ra một môn vũtrụ-học, thuộc đại-thiên-địa (macrocosmic) hoặc tiểu thiên địa, nó sẽ đủ để truyền đạt một hình ảnh tạm thời về thực tại thiêng liêng.
Tôi nói với bạn về các định luật, và Tôi tìm cách trình bày chúng một cách thông minh, nhưng Tôi đang thực sự đề cập đến các thôi thúc thiêng liêng vốn bắt nguồn từ một Đấng
Sáng Tạo thuộc vũ trụ và trở thành các định luật khi chúng
524 tạo ra các hiệu ứng trong vật chất của không gian, mà thực tế không gặp một sự đối kháng nào trong đó. Các thôi thúc thiêng liêng khác, vốn cũng tuôn ra theo chu kỳ, cho đến nay đã không mang một sự rung động mạnh mẽ như vậy, và do
đó đã không có năng lực mạnh như sự rung động của thực thể phối hợp đã tác động. Những xung lực sau này là các xung lực (impulses) mà chúng ta gán cho tên gọi là các xung lực tinh thần, và chúng ta mong mỏi thấy chúng được củng cố như là các định luật của kỷ nguyên mới, và sau đó chúng sẽ thay thế hoặc kết hợp với các định luật hiện tại của vũ trụ. Chúng sẽ hợp lại với nhau trong thế giới tổng hợp mới.
Nhưng làm thế nào mà cái bộ phận có thể hiểu được cái tổng thể? Làm thế nào mà một linh hồn cho đến giờ chỉ thấy một phần rất nhỏ của cấu trúc lại có thể nhận thấy toàn bộ kế hoạch? Hãy luôn ghi nhớ điều này khi bạn nghiên cứu và suy tư về các Huấn Điều này, và hãy nhớ rằng, trong ánh sáng tri thức tương lai của nhân loại, tất cả những gì được truyền đạt ở đây giống như một độc giả thứ năm (a fifth reader) trong trường học ngữ pháp đối với các sách kiểm tra mà một giáo sư đại học sử dụng. Tuy nhiên nó sẽ dùng để nâng cấp người tìm đạo từ Phòng Học Tập vào Phòng Minh Triết (Hall of Wisdom) nếu y dùng những thông tin đã được đưa ra.
Hãy học để có viễn cảm và trực giác. Bấy giờ, những hình thức về lời nói và ý tưởng này, được bao phủ trong hình tướng, sẽ không còn cần thiết nữa. Khi đó, bạn có thể mặt đối mặt với sự thật trần trụi, để rồi sống và làm việc trong lãnh địa của ý tưởng chứ không phải trong thế giới của hình tướng nữa.
Thế là, chúng ta để lại khoảng rộng mênh mông của các sự sống, được bao hàm bởi cụm từ vô nghĩa “chất liệu nguyên-tử” (“atomic substance”) và tiếp tục tới sự xem xét thứ hai về các tù nhân của các hành tinh vốn có thể được tiếp xúc một cách dễ dàng hơn, mà hoàn cảnh chung của họ có thể được hiểu một cách đặc biệt hơn, và họ có một mối quan hệ mật thiết hơn với con người. Con người chưa được trang bị để hiểu được bản chất của các đơn vị năng lượng điện vốn tiêu biểu cho cái mà chúng ta gọi là linh hồn của vạn vật và vốn đã được gọi là “anima mundi” – sự sống và linh hồn của Đấng mà trong Ngài mọi sự sống biểu hiện đang sống, hoạt động và hiện tồn.
525 Để làm được điều này, sẽ cần phải hiểu phần nào vai trò mà giới thứ tư trong thiên nhiên đóng có liên quan đến tổng thể, và mục đích mà vì đó tập hợp các hình tướng mà chúng ta gọi là gia đình nhân loại tồn tại. Chúng ta phải nghiên cứu điều này theo quan điểm của mối quan hệ của giới thứ tư đối với tổng thể, chứ không phải theo quan điểm của sự phát triển liên tiến của riêng cá nhân con người và vai trò mà y đóng góp với tư cách là một đơn vị con người bên trong vòng giới hạn của gia đình nhân loại. Chúng ta sẽ dùng từ ngữ nhân loại, và nói về nhiệm vụ và chức năng của nó trong dự án lớn và việc thực hiện thiên cơ. Chúng ta sẽ suy ra một nhân loại vốn bao gồm tất cả các con của nhân loại. Một mặt nó bao gồm Huyền Giai của các vị adepts (Chân Sư), những người đã có chủ tâm nhập thể trên cõi trần để hoạt động bên trong các giới hạn của giới nhân loại, và ở mặt kia chúng ta nhận thấy các kiểu mẫu kém phát triển vốn có thú tính hơn là nhân tính. Giữa hai thái cực này chúng ta tìm thấy nhiều loại người đa dạng, phát triển và kém phát triển, thông minh và kém thông minh – tất cả đều được bao hàm bằng thuật ngữ con người.
Nhân loại cấu thành một trung tâm năng lượng trong vũ trụ, có thể có ba hoạt động.
I. Trước hết, nhân loại đáp ứng với dòng lưu nhập (inflow) của năng lượng tâm linh. Dòng này đổ vào nhân loại từ vũ trụ, và nói một cách tượng trưng thì các năng lượng này về cơ bản có ba loại:
1. Năng lượng tâm linh, như chúng ta gọi nó một cách không thích hợp. Năng lượng này xuất phát từ Ngôi Cha, và đi đến nhân loại từ cảnh giới được gọi theo chuyên môn là cõi Chân Thần, từ lĩnh vực nguyên hình, cội nguồn cao nhất mà một người có thể trở nên ý thức được. Có ít người được trang bị đủ để có thể đáp ứng với loại năng lượng này,. Đối với đa số người thì năng lượng đó thực tế không tồn tại. Tôi dùng các từ ngữ “Đức Chúa Cha” (“God the Father”) theo ý nghĩa của Sự Sống Tự Tồn Duy Nhất (the One Self Existent Life), hay là Đấng Tuyệt Đối (Absolute Being).
2. Năng lượng có tri giác (sentient energy) − năng lượng này làm cho con người thành một linh hồn. Đó là nguyên khí ý thức, khả năng của tâm thức, một cái gì đó, vốn có trong vật chất (khi được đưa vào mối tương quan với tinh thần), vốn đánh thức sự đáp ứng với môi trường tiếp xúc sâu rộng bên ngoài. Đó là cái mà sau rốt phát triển trong con người thành một sự nhận thức về tổng thể, về bản ngã, và dẫn con người tới sự tự quyết và sự tự tri (self-realisation, chứng ngộ chân ngã). Khi các điều này được phát triển, vì chúng không ở trong các giới dưới nhân loại, một người có thể trở nên ý thức về loại năng lượng thứ nhất được đề cập ở trên. Năng lượng hữu cảm thức (sentient consciousness) này đến từ ngôi hai của Thượng Đế, từ tâm của mặt trời, giống như năng lượng thứ nhất, nói tượng trưng về mặt chuyên môn, phát xuất từ mặt trời tinh thần trung ương. Song song với hai loại lực này trong con người là năng lượng thần kinh hoạt động qua hệ thần kinh với tổng chỉ huy ở trong não bộ, và năng lượng sự sống được đặt ở tim.
3. Năng lượng prana hay sinh lực (vitality). Đây là sinh lực (vital force), vốn có trong chính vật chất, và mọi hình hài đều được nhúng chìm trong đó, vì chúng cấu thành các bộ phận chức năng của hình hài vĩ đại hơn. Mọi hình hài đều đáp ứng với năng lượng này. Loại năng lượng này đến từ mặt trời hồng trần và hoạt động tích cực trên các thể sinh lực của mọi hình hài trong thế giới thiên nhiên, kể cả thể xác của chính nhân loại.
Trong thuật ngữ của Minh Triết Muôn Thuở (Wisdom Ageless), cả ba năng lượng này được gọi là lửa điện, lửa thái dương, và lửa do ma sát, mục đích của chúng có liên quan với nhau, được tóm tắt cho chúng ta trong những lời của Bộ Giáo Lý Bí Nhiệm như sau:
“Vật Chất là hiện thể biểu lộ của Linh Hồn trên cõi hiện tồn này, và Linh Hồn là hiện thể biểu lộ trên một cõi cao hơn của Tinh Thần, và cả ba là một Trinity (Thượng Đế Ba Ngôi), được tổng hợp bởi Sự Sống đang thấm nhuần tất cả chúng” (GLBN I, 80).
Nhân loại, là chỗ gặp nhau cho cả ba loại năng lượng,
527 do đó tạo thành một “điểm giữa chừng”, trong tâm thức của Đấng Tạo Hóa. “Điểm giữa chừng” này phải được hiểu rõ bởi tác nhân sáng tạo linh hoạt theo một cách nào đó, vì người tìm đạo phải học cách để hiểu điểm giữa chừng của mình trong mẩu nhỏ bé của công việc sáng tạo kỳ diệu mà y đang tìm cách xúc tiến. Nhân loại được dự kiến trở thành phương tiện mà ở đó một số hoạt động có thể được thiết lập. Thực ra đó là bộ não của Hành Tinh Thượng Đế, nhiều đơn vị của nó tương tự với các tế bào não trong bộ máy con người. Cũng giống như bộ não con người, được tạo thành bằng vô số các tế bào đáp ứng có tri giác, có thể được tạo ấn tượng một cách thích hợp khi đã đạt đến sự tĩnh lặng, và có thể trở thành phương tiện biểu lộ cho các kế hoạch và các mục tiêu của linh hồn, truyền chuyển các ý tưởng của linh hồn xuyên qua thể trí, thì Hành Tinh Thượng Đế cũng vậy, Ngài hoạt động dưới
sự linh hứng của Thiên Trí (Universal Mind), có thể ghi khắc lên nhân loại các mục đích của Thượng Đế và tạo ra các hiệu quả tương ứng trong thế giới hiện tượng.
Các thành viên của Thánh Đoàn tiêu biểu cho những người đã đạt được an bình và tĩnh lặng, và có thể được tạo ấn tượng; những người tìm đạo và các đệ-tử tiêu biểu cho các tế bào não vốn đang bắt đầu thuộc về nhịp điệu thiêng liêng lớn hơn. Họ đang học bản chất của sự đáp ứng. Đa số con người đều giống như hàng triệu tế bào não không được sử dụng, mà nhà tâm lý học và các nhà khoa học bảo với chúng ta rằng chúng ta có nhưng không dùng đến. Sự tương tự này bạn có thể suy ra chi tiết hơn cho chính bạn, nhưng cho dù nông cạn, sẽ hiển nhiên là, đối với bạn, khi điểm này được hiểu rõ, tức là mục đích mà vì đó nhân loại tồn tại, mục tiêu phía trước nhóm các nhà thần bí và người phụng sự trên thế giới, và lý tưởng được đề ra trước cá nhân người tìm đạo, thì cũng giống như trong sự thiền định cá nhân; việc đạt được sự chú ý có tập trung và sự yên tĩnh về trí tuệ mà trong đó thực tại có thể được tiếp xúc, cái chân và cái mỹ có thể được ghi nhận, mục đích thiêng liêng có thể được ghi lại, và nó trở nên có thể truyền đạt cho hình hài cõi hiện tượng, trên cõi trần, năng
528 lượng cần thiết mà nhờ đó sự thực chứng nội tâm có thể được hiện thực hóa. Người tìm đạo thực hiện điều này liên quan đến mục đích của chính linh hồn y nếu y thành công trong nỗ lực của mình; vị đệ-tử đang học cách làm điều này liên quan đến mục đích tập thể, còn điểm đạo đồ thì hợp tác với mục đích hành tinh. Những người này tạo thành nhóm nội môn gồm các tế bào não cực kỳ sống động trong bộ não hành tinh, tức toàn bộ nhóm nhân loại, và rõ ràng là sự rung động hợp nhất của chúng càng mạnh mẽ và ánh sáng mà chúng phản ánh và truyền đạt càng rõ ràng thì khối các tế bào của con người còn bất động lúc này càng được nhanh chóng đưa vào hoạt động. Thánh Đoàn huyền môn đối với Sự Sống hành tinh giống như ánh sáng trong đầu đối với vị đệ-tử thức tỉnh bậc trung, chỉ là ở trên một mức độ rộng lớn hơn nhiều, và với một sự chỉnh hợp bên trong thích hợp đến nỗi các môn sinh, chẳng hạn như những người đọc Các Giáo Huấn này, không thể nào hiểu được ý nghĩa thật sự của các ngôn từ. Điểm cần được hiểu rõ đó là thông qua nhân loại trên cõi trần mà bản chất của thực tại sẽ được tiết lộ; cái chân và cái mỹ sẽ được biểu lộ; thiên cơ cuối cùng sẽ thực hiện, và năng lượng đó được truyền đến mọi hình tướng trong thiên nhiên vốn sẽ khiến cho các thực tại tâm linh bên trong xuất hiện.
II. Loại hoạt động thứ hai mà con người có khả năng là một sự phát triển liên tiến mạnh mẽ và có hình xoắn ốc bên trong vòng-hạn-định con người. Câu này bao gồm phương thức phát triển và toàn bộ thể thức khai mở tất cả các đơn vị tiến hóa mà chúng ta gọi là con người. Tôi không tìm cách bàn đến điều này ở đây. Lịch sử của sự phát triển về cấu trúc con người, toàn bộ lĩnh vực khai mở tâm thức nhân loại, và lịch sử của tất cả các chủng tộc và các dân tộc đã sống hoặc đang sống trên hành tinh của chúng ta, có thể được bàn đến dưới đầu đề này. Điều đó liên quan đến việc sử dụng mà con người đã thực hiện từ mọi năng lượng có sẵn trong thế giới thiên nhiên mà nó là một thành phần trong đó, vốn có trong chính giới thứ tư và cũng đến với nó từ thế giới của các thực tại tâm linh.
529 III. Loại hoạt động thứ ba, vốn sẽ chiếm sự chú ý của nhân loại, và cho đến nay là điều mà ít người hiểu, đó là nó sẽ tác động như một trung tâm truyền chuyển các mãnh lực tinh thần – mãnh lực của linh hồn và năng lượng tinh thần được hợp nhất và kết hợp – đến các tù nhân của hành tinh và
đến các sự sống, được giữ trong sự sống được thể hiện trong các giới khác của thiên nhiên. Con người có khuynh hướng là quan tâm chủ yếu đến các mối quan hệ tập thể cao hơn của họ, đến việc họ quay về quê nhà của Từ Phụ, và đến xu hướng mà chúng ta gọi là “hướng thượng” (“upwards”), và lìa bỏ thế giới hiện tượng. Họ phần lớn bận rộn với việc tìm kiếm trung tâm trong khía cạnh hình tướng, cái mà chúng ta gọi là linh hồn, và, khi đã tìm thấy nó, bận rộn với công việc sau đó là tìm hiểu linh hồn đó và nhờ thế, tìm thấy sự an bình. Điều này thì đúng và phù hợp với ý định thiêng liêng, nhưng nó không phải là toàn bộ kế hoạch dành cho con người, và khi điều này vẫn còn là mục tiêu chính, thì một người đang rơi một cách nguy hiểm vào sự cám dỗ của sự ích kỷ và sự chia rẻ về tâm linh.
Khi trung tâm được tìm thấy bởi một người nào đó, y sẽ trở thành nhất quán với linh hồn của y, và nhập vào mối quan hệ với linh hồn của y, lúc đó y sẽ tự động chuyển đổi vị thế của y trong gia đình nhân loại, và – lại nói theo các biểu tượng – tự thấy mình là một phần của trung tâm ánh sáng và hiểu biết mà về mặt huyền bí, chúng ta gọi là Thánh Đoàn huyền môn (occult hierarchy), đoàn thể (cloud) các chứng nhân, các đệ-tử của Đức Christ, và các tên khác theo xu hướng về các niềm tin của người môn đệ. Thánh Đoàn này cũng đang cố gắng tự hiển lộ (externalise itself) dưới hình thức của nhóm Những Người Phụng Sự Thế Gian, và khi một người đã tìm thấy linh hồn của y và nguyên lý thống nhất được tiết lộ đầy đủ cho y, thì y cũng chuyển vào nhóm công khai hơn này. Tất cả những người tìm thấy trung tâm mà cho đến nay không liên kết với cả hai nhóm bên trong lẫn bên ngoài. Lúc bấy giờ, y được tham gia vào công tác huyền thuật, vào việc cứu độ các linh hồn, vào việc giải thoát các tù nhân của hành tinh. Đây là mục tiêu đối với nhân loại nói chung, và khi tất cả các con của nhân loại đã đạt được mục tiêu, thì
530 các tù nhân này sẽ được giải thoát. Điều này là do công tác huyền thuật sẽ được xúc tiến một cách sáng suốt và hoàn hảo, và những con người trong đội hình nhóm sẽ hoạt động như những kẻ truyền chuyển năng lượng tinh thần thuần túy, năng lượng này sẽ làm sinh động mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên.
Trong việc xem xét vấn đề về các tù nhân của hành tinh và sự giải thoát sau cùng của họ, chúng ta phải nhớ rằng một trong những mãnh lực nằm đằng sau toàn bộ chương trình tiến hóa là lực của Nguyên Lý Hạn Định (Principle of Limitation). Đây là lực thúc đẩy căn bản vốn mang lại tác động sáng tạo, và được liên kết mật thiết với tác động của ý chí và phản ánh thấp của nó là dục vọng. Ý chí là dục vọng, được trình bày một cách rất rõ ràng và được mang một cách rất mạnh mẽ tới một đỉnh cao sáng suốt đến nỗi phương cách thực hiện của nó được hiểu rõ với sự chính xác và được cấp năng lượng với ý định sao cho kết quả là không thể tránh được. Nhưng ý chí thuần túy chỉ có thể có với một chủ thể tư tưởng được phối kết, với các thực thể thực sự tự ý thức. Dục vọng thuộc bản năng hay đúng hơn là vốn có trong mọi hình tướng, vì mọi hình tướng và các cơ thể tạo thành bộ phận của một chủ thể tư tưởng nguyên thủy nào đó, và bị ảnh hưởng bởi ý định mạnh mẽ của mãnh lực nguyên thủy đó.
Do đó, Nguyên Lý Hạn Định là kết quả của ý chí có mục đích và dục vọng được tạo thành của một Thực Thể suy tư nào đó, và do đó chi phối tiến trình chiếm hữu hình hài của mọi sự sống nhập thể. Nguyên Lý Hạn Định này kiểm soát phạm vi của một kiếp luân hồi, thiết lập giới hạn và nhịp điệu của nó, xác định phạm vi ảnh hưởng của nó, và mang lại vẻ ngoài ảo huyền của thực tại mà chúng ta gọi là sự biểu lộ (manifestation).
Các “tù nhân của hành tinh” chia làm hai loại:
1. Những Đấng hành động dưới ảnh hưởng của một mục đích hữu thức, và “giới hạn sự sống nơi các Ngài” trong một thời gian. Các Ngài khoác lấy hình hài một cách hữu thức, biết cái kết cuộc từ lúc bắt đầu. Các Đấng này lần lượt thuộc vào ba nhóm chính:
531 a/ Đấng vốn là sự sống của hành tinh chúng ta, Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Đấng này, hay toàn bộ các sự sống có tổ chức, đôi khi được gọi là Hành Tinh Thượng Đế (planetary Logos), đôi khi gọi là Đấng Thái Cổ (Ancient of Days), đôi khi gọi là Thượng Đế, và đôi khi gọi là Sự Sống Duy Nhất (One Life).
b/ Các sinh linh vốn cấu thành Nguyên Lý Hạn Định trong một giới của thiên nhiên. Chẳng hạn như Sự Sống vốn đang tự biểu lộ qua trung gian của giới động vật là một thực thể thông tuệ hữu ngã thức, đang hoạt động với nhận thức đầy đủ về ý định và mục tiêu, và đang hạn chế lĩnh vực hoạt động của mình để cung cấp cơ hội và sự biểu lộ thích đáng cho vô số sinh linh đang mưu tìm sự sống, sự tồn tại (being) và phương tiện sinh sống của chúng nơi thực thể này. Bạn hãy xem định luật hy sinh hoạt động suốt cuộc sáng tạo như thế nào.
c/ Các con của trí tuệ, các nhân hồn (human souls), các thái dương Thiên Thần, các con thiêng liêng của Thượng Đế, các vị này, vốn có đầy đủ ngã thức, thực hiện một số mục tiêu được nhìn thấy rõ ràng qua trung gian của gia đình nhân loại.
2. Các sự sống vốn bị hạn chế trong hình tướng vì chúng không có ngã thức mà chỉ là các thành phần cấu thành vô thức của một hình hài lớn hơn. Chúng chưa phát triển tới mức để trở thành các thực thể hữu ngã thức.
Có thể nói rằng loại thứ hai này bao gồm tất cả các sự sống, nhưng đường phân chia ranh giới giữa giới hạn tự tạo và việc khoác lấy hình tướng không được nhận thức (unrealised form taking) hoàn toàn nằm trong lĩnh vực của ý thức. Một số sự sống là những tù nhân và chúng biết điều đó. Một số khác là những tù nhân và chúng không biết điều đó. Đầu mối đau khổ nằm ngay tại đây trong lĩnh vực trí tuệ. Sự đau đớn và sự thống khổ, sự nổi loạn và sự thôi thúc hữu thức hướng tới sự cải thiện và sự thay đổi các điều kiện chỉ được tìm thấy nơi cái mà chúng ta gọi là cá tính, đang hiện hữu ở nơi mà “cái tôi” phức tạp đang kiểm soát, và ở nơi mà một thực thể hữu ngã thức đang hoạt động. Dĩ nhiên là có sự
532 tương đương với đau khổ trong các giới dưới nhân loại, nhưng nó thuộc về một sự biến phân khác. Nó không có liên quan với bản ngã. Các hình hài của sự sống dưới nhân loại trải qua và chịu đựng sự khó chịu, và không tránh khỏi sự đau đớn của cái chết, nhưng chúng thiếu ký ức và khả năng dự kiến, và không có sự hiểu biết trí tuệ vốn sẽ giúp chúng liên kết quá khứ với hiện tại, và dự đoán tương lai. Chúng không phải chịu sự thống khổ của linh cảm. Toàn bộ phản ứng của chúng với những gì được gọi là các tình trạng xấu xa quá dị biệt với phản ứng của nhân loại, đến nỗi thật khó cho chúng ta hiểu được nó. Cổ Luận mô tả hai nhóm này bằng các thuật ngữ sau đây:
“Các Con của Thượng Đế, những người biết, thấy và nghe (và hiểu biết, biết rằng mình biết) chịu đựng nỗi đau của sự giới hạn về ý thức. Tình trạng mất tự do của họ ăn mục ruỗng tận trong chốn sâu thẳm nhất của thực thể hữu thức. Đau khổ, bệnh hoạn, nghèo đói và mất mát được thấy cũng như thế, và mỗi người con của Thượng Đế đều chán ghét chúng. Y biết rằng nơi y, khi xưa, trước khi y trở thành tù nhân trong hình hài, y không biết đau khổ. Bệnh hoạn và cái chết, sự trụy lạc và phiền não; chúng không hề chạm đến y. Tài sản của vũ trụ đã là của y, và y không biết gì đến sự mất mát.
“Các sự sống, vốn đi vào hình hài một mình với các sự sống hữu ngã thức, các sự sống thiên thần vốn kiến tạo các hình tướng mà tất cả các Con của Thượng Đế trú ngụ, họ không biết đến đau khổ hoặc mất mát hay nghèo khổ. Hình tướng tan rã, các hình thể khác ra đi, và những gì cần để nuôi dưỡng và giữ vững chắc cái bên ngoài, lại thiếu. Nhưng sự thiếu cũng là ý muốn và ý định theo kế hoạch, họ không cảm thấy sự khó chịu nào và không biết đến sự chán ghét rõ ràng nào”.
Một lời về sự đau khổ (pain) có thể là thích hợp ở đây, mặc dù Tôi không có gì có tính chất khó hiểu để truyền đạt về sự tiến hóa của huyền giai nhân loại thông qua sự đau khổ. Các thiên thần không trải qua đau khổ như nhân loại. Tốc độ nhịp điệu của họ vững chắc hơn mặc dù phù hợp với Thiên Luật. Họ học hỏi qua việc chuyên tâm vào công việc kiến tạo, và qua việc kết hợp chặt chẽ vào hình hài những gì được kiến
533 tạo. Họ phát triển thông qua sự nhận thức sâu sắc về các hình hài được tạo ra và công việc được hoàn thành, và niềm vui trong những việc đó. Các thiên thần thì xây dựng còn nhân loại thì phá bỏ, và qua việc làm tan vỡ các hình hài, con người học hỏi qua sự không hài lòng. Nhờ đó mà sự phục tùng trong công việc của các Đấng Kiến Tạo vĩ đại được thành tựu. Đau khổ là nỗ lực hướng thượng lớn lao thông qua vật chất, nó đưa một người đến Chân (Feet) của Thượng Đế; đau khổ là phần tiếp theo của đường lối đối kháng lớn nhất, và bằng cách đó mà lên đến đỉnh núi; đau khổ là việc đập bỏ hình tướng và việc đến với ngọn lửa bên trong; đau khổ là cái lạnh lẽo của cô lập, dẫn đến sự ấm áp của mặt trời trung ương; đau khổ là việc nung đốt trong lò để cuối cùng biết được cái mát mẻ của nước sự sống; đau khổ là cuộc hành trình vào xứ sở xa xôi, dẫn đến sự đón chào vào Mái Ấm của Từ Phụ; đau khổ là ảo ảnh về sự từ bỏ (disowning) của Đấng Từ Phụ, nó lôi cuốn đứa con đi hoang thẳng đến tim của Đấng Cha Lành; đau khổ là thập giá của sự mất mát hoàn toàn, nó hoàn lại tài sản của sự hào phóng vĩnh cửu; đau khổ là người đánh xe đưa nhà xây dựng đang nỗ lực đạt tới sự hoàn thiện viên mãn công việc kiến tạo Đền Thờ.
Các công dụng của sự đau khổ thì nhiều, và chúng dẫn dắt linh hồn con người ra khỏi bóng tối đi vào ánh sáng, ra khỏi sự trói buộc đi vào giải thoát, ra khỏi sự thống khổ đi vào sự an bình. Sự an bình đó, ánh sáng đó và sự giải thoát đó, cùng với sự hài hòa đã an bài của vũ trụ được dành cho tất cả các con của nhân loại.
Vấn đề giải thoát được liên kết chặt chẽ với vấn đề hạn chế. Tất cả những gì đang sống đều đang đi vào nhà ngục của hình hài, một số đi vào một cách hữu thức và một số thì vô thức, và chúng ta gọi điều này là sự sinh ra, sự xuất hiện, sự nhập thể, sự biểu lộ. Ngay lập tức nó cuốn vào hoạt động một định luật khác, hay là sự thể hiện của một nguyên lý tích cực mà chúng ta gọi là Định Luật Chu Kỳ. Đây là nguyên lý về sự xuất hiện theo chu kỳ − một hoạt động hữu ích của minh triết thấp của thiên tính bẩm sinh, vì nó tạo ra chuỗi các trạng thái tâm thức mà chúng ta gọi là Thời Gian. Do đó, điều này tạo
534 ra trong lĩnh vực nhận thức trên thế gian một sự tăng trưởng dần dần và chậm chạp, hướng về sự tự thể hiện, tự đánh giá và tự nhận thức rõ ràng. Một nguyên lý khác được thêm vào các nguyên lý về Hạn Định và về Chu Kỳ, là nguyên lý Mở Rộng (Expansion). Nguyên lý này mang lại sự phát triển tâm thức sao cho mầm mống tiềm tàng của khả năng tri giác (sentiency) hoặc của sự đáp ứng nhạy cảm với môi trường có thể được nuôi dưỡng trong đơn vị sống.
Do đó chúng ta có ba Nguyên Lý:
1. Nguyên Lý Hạn Định (Principle of Limitation).
2. Nguyên Lý Biểu Lộ theo Chu Kỳ (Principle of Periodic Manifestion).
3. Nguyên Lý Mở Rộng (Principle of Expansion).
Ba Nguyên Lý này cùng nhau tạo thành các yếu tố căn bản của Định Luật Tiến Hóa như con người gọi nó. Chúng đưa đến sự giam cầm Sự Sống theo các vẻ ngoài (appearances) hoặc các trạng thái đa dạng của nó; chúng tạo ra các hình thức vây quanh, và chúng dẫn các sự sống bị giam cầm tiếp tục vào các nhà tù ngày càng có giáo dục hơn. Cuối cùng đến lúc mà Nguyên Lý Giải Thoát trở nên linh hoạt và một sự chuyển đổi được thực hiện bên ngoài một nhà tù vốn đang kìm hãm và biến dạng thành một nhà tù cung cấp điều kiện thích hợp cho sự phát triển kế tiếp của tâm thức.
Ở đây, thật là thú vị khi ghi nhận rằng cái chết bị chế ngự bởi Nguyên Lý Giải Thoát, chứ không phải bởi Nguyên Lý Hạn Định. Cái chết chỉ được ghi nhận như một yếu tố được đề cập đến bởi các sự sống hữu ngã thức, và chỉ bị hiểu sai bởi những người, vốn bị mê hoặc (glamoured) nhất và bị lừa dối nhất trong số tất cả các sự sống nhập thể.
Điểm kế tiếp cần được ghi nhận là mỗi giới trong thiên nhiên hoạt động theo hai cách:
1. Như tác nhân giải thoát của giới hình hài, vốn đã không đạt đến giai đoạn nhận thức hữu thức đặc biệt của nó.
2. Như nhà tù của các sự sống, vốn đã chuyển vào nó từ trình độ tâm thức ngay bên dưới nó.
535 Hãy luôn nhớ rằng mỗi lĩnh vực nhận thức trong các ranh giới của nó đều tạo thành một nhà tù, và rằng mục tiêu
của mọi công việc giải thoát là để phóng thích tâm thức và mở rộng lĩnh vực tiếp xúc của nó. Nơi nào có các ranh giới thuộc bất kỳ loại nào, nơi nào mà một lĩnh vực ảnh hưởng bị hạn chế, và nơi nào mà phạm vi tiếp xúc bị giới hạn, thì nơi đó bạn có một nhà tù. Hãy suy ngẫm về phát biểu này vì nó nắm giữ nhiều chân lý. Nơi nào có một sự hiểu biết về một tầm nhìn và về một phạm vi tiếp xúc rộng lớn chưa được chinh phục, thì nơi đó chắc chắn sẽ có một cảm giác về sự giam cầm và sự gò bó. Nơi nào có sự nhận thức về các thế giới cần chinh phục, về các sự thật cần được học hỏi, về các chinh phục cần được thực hiện, về các ước muốn cần đạt được, về các kiến thức cần được quán triệt, thì ở đó bạn sẽ có một cảm giác ràng buộc của sự giới hạn, thúc giục người tìm đạo đến với nỗ lực đổi mới và khiến cho thực thể sinh động đi theo con đường tiến hóa. Bản năng, vốn đang chi phối giới thực vật và giới động vật, phát triển thành trí tuệ trong gia đình nhân loại. Sau đó trí tuệ hòa nhập vào trực giác; và trực giác hòa nhập vào sự giác ngộ. Khi tâm thức siêu nhân loại được khơi hoạt, cả hai – trực giác và sự giác ngộ – thay thế cho bản năng và trí thông minh.
Sự giác ngộ − điều đó sẽ dẫn tới gì? Đi thẳng đến tuyệt đỉnh thành đạt, đến việc thực hiện vận mệnh theo chu kỳ, đến sự xuất hiện đầy vinh quang rạng rỡ, đến minh-triết, quyền năng, Thượng Đế thức. Tuy nhiên, những lời này chỉ có ý nghĩa chút ít hoặc không có ý nghĩa gì khi so sánh với một Thực Tại vốn chỉ có thể được cảm nhận bởi bất cứ người nào khi trực giác của y được đánh thức, và tuệ trí của y được soi sáng.
Việc hiểu rõ những sự kiện liên quan đến sự giam nhốt là thực tế, làm sao mà một người có thể trở thành một tác nhân giải thoát cho “các tù nhân của hành tinh”? Nhân loại nói chung có thể đạt được gì theo đường lối này? Cá nhân có thể làm được điều gì?
Nhiệm vụ của nhân loại chủ yếu thuộc vào ba sự phân
536 chia lao động. Ba nhóm tù nhân có thể được giải thoát, và cuối cùng sẽ tìm thấy lối thoát ra khỏi nhà tù của họ qua phương tiện của con người. Từ lâu con người đang hoạt động trong tất cả ba lĩnh vực.
1. Các tù nhân bên trong hình dạng con người. Điều này đòi hỏi phải làm việc với các đồng bào của mình.
2. Các tù nhân trong giới động vật, và nhiều việc đã và đang được thực hiện trong lĩnh vực này.
3. Các tù nhân trong các hình hài của thế giới thực vật. Một sự khởi đầu đã được thực hiện ở đây.
Nhiều công việc đang được con người thực hiện cho con người, và thông qua tác dụng của nỗ lực khoa học, tôn giáo và giáo dục, tâm thức con người đang mở rộng một cách vững chắc cho đến khi hết người này đến người khác, các Con của Thượng Đế đang xuyên thủng những giới hạn của họ để vào thế giới của các linh hồn. Khi nghiên cứu lại lịch sử, hình ảnh về tù nhân đang xuất hiện, tức Con Người, có thể được nhìn thấy trong sự mô tả rõ ràng. Từng bước một, con người đã làm chủ được các ranh giới hành tinh; từng bước một, con người đã phát triển từ giai đoạn người ăn lông ở lỗ (cave man) đến giai đoạn của một Shakespeare, một Newton, một Leonardo da Vinci, một Einstein, một Thánh Francis thành Assisi, đến một Đức Christ và một Đức Phật. Khả năng của con người để đạt đến bất kỳ lĩnh vực biểu lộ nào của con người thực tế là dường như không giới hạn, và nếu vài nghìn năm qua đã chứng kiến một sự tăng trưởng kỳ diệu như vậy, thì chúng ta sẽ thấy gì trong năm nghìn năm tiếp theo? Nếu người tiền sử, chỉ hơn một con thú một chút, đã phát triển thành siêu tài (genius), thì sự khai mở nào lại không thể xảy ra khi ngày càng nhiều thiên tính bẩm sinh làm cho sự hiện diện của nó được cảm nhận? Bậc siêu nhân đang ở với chúng ta. Thế giới sẽ biểu hiện những gì khi tất cả nhân loại đang hướng tới một sự biểu lộ cụ thể các quyền năng siêu nhân?
Tâm thức con người đang được giải thoát theo các hướng và các chiều đo khác nhau. Nó đang mở rộng thành thế giới của các thực tại tâm linh và đang bắt đầu bao gồm giới thứ năm hay giới tinh thần, giới của các linh hồn. Nó đang thấu nhập (interpenetrating), nhờ sự nghiên cứu khoa
537 học, vào thế giới của nỗ lực siêu nhân loại, và điều nghiên nhiều khía cạnh của Sắc Tướng (Form) của Thượng Đế, và của các hình tướng tạo thành Sắc Tướng đó.
Khi đề cập đến công việc của nhân loại trong việc giải thoát các đơn vị mà từ đó nó được tạo thành, và trong việc giải phóng các tù nhân trong giới thực vật và động vật, Tôi muốn nêu ra hai điều, cả hai đều có tầm quan trọng sâu sắc:
Thứ nhất, để giải thoát các “tù nhân của hành tinh” mang danh nghĩa là dưới nhân loại (subhuman), con người phải làm việc dưới ảnh hưởng của trực giác, khi làm việc để giải thoát đồng loại của mình, con người phải biết ý nghĩa của Sự Giác Ngộ (Illumination).
Khi bản chất thực sự của Việc Phụng Sự được thấu hiểu, người ta sẽ nhận thấy rằng đó là một khía cạnh của năng lượng thiêng liêng, vốn luôn luôn hoạt động dưới ảnh hưởng của trạng thái của tác nhân hủy diệt, vì nó phá hủy các hình hài để giải thoát. Việc Phụng Sự là một sự biểu lộ của Nguyên Lý Giải Thoát, cái chết và việc phụng sự tạo thành hai khía cạnh của nguyên lý này. Việc Phụng Sự cứu vớt, giải thoát và phóng thích, trên các mức độ khác nhau, tâm thức bị giam cầm. Các lý giải tương tự có thể được dùng để nói về cái chết. Nhưng trừ khi việc phụng-sự có thể được thực hiện từ một sự hiểu biết bằng trực giác về mọi sự kiện trong trường hợp, được lý giải một cách sáng suốt, và được áp dụng bằng một tinh thần bác ái trên cõi trần, bằng không thì nó không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của nó.
Khi yếu tố giác ngộ tâm linh đi vào việc phụng-sự đó, thì bạn có các Linh Quang (Lights) siêu việt, vốn đã soi sáng con đường của nhân loại và đã tác động như các ngọn đèn pha (search-lights) được rọi vào đại dương tâm thức vĩ đại, tiết lộ cho con người Thánh Đạo mà y có thể và phải đi theo.
Tôi muốn chỉ ra một điều nữa. Tôi đã không đưa ra các quy luật đặc biệt nào cho việc giải phóng các tù nhân của hành tinh. Tôi đã không phân loại các nhà tù và các tù nhân của chúng, cũng không phân loại các phương pháp làm việc, cũng như không phân loại các kỹ thuật giải thoát nào.
Tôi chỉ nhấn mạnh với mỗi người và mọi người vốn đọc
538 Các Giáo Huấn này sự cần thiết có sự nỗ lực mới để tự đáp ứng với việc phụng-sự, bằng một sự cố gắng hữu thức và thận trọng để phát triển trực giác và để đạt được sự giác ngộ. Mỗi con người, khi đạt đến mục tiêu về ánh sáng và minhtriết, đều tự động có một lĩnh vực ảnh hưởng mở rộng khắp chốn, và đi vào bên trong đến nguồn gốc của ánh sáng, và đi đến bên ngoài vào trong “các lĩnh vực của bóng tối”. Khi y đã đạt được như thế, y sẽ trở thành một trung tâm lực hữu thức ban phát sự sống, và sẽ như vậy mà không cần nỗ lực nào. Y sẽ kích thích, tiếp sinh lực và làm cho mọi sự sống mà y tiếp xúc hoạt động hướng tới những nỗ lực mới, những sự sống này có thể là những người tìm đạo huynh hữu của y, hoặc một con vật, hoặc một bông hoa. Y sẽ tác động như một tác nhân truyền ánh sáng trong bóng tối. Y sẽ xua tan ảo cảm (glamour) xung quanh y và để ánh sáng chói lọi của thực tại đi vào.
Khi rất nhiều người con của nhân loại có thể hành động như thế, bấy giờ gia đình nhân loại sẽ bắt đầu công việc đã định của nó là phụng-sự cho hành tinh. Nhiệm vụ của nó là hoạt động như một cầu nối giữa thế giới tinh thần và thế giới của hình hài vật chất. Mọi cấp độ vật chất đều hội tụ trong con người, và mọi trạng thái tâm thức đều có thể xảy ra với y. Nhân loại có thể hoạt động theo mọi hướng, nâng các giới dưới nhân loại vào cõi trời và mang thiên đàng xuống cõi trần.

539 QUY LUẬT MƯỜI BA

Nhà huyền thuật phải nhận ra cái bốn; hãy chú ý trong công việc của y cái hình bóng màu tím mà chúng chứng tỏ, và cái bóng được tạo ra như thế. Khi điều này là như vậy, cái bóng bao phủ chính nó, và bốn trở thành bảy.

Các Tứ Nguyên (Quaternaries) được Nhận Biết.
Sự Kết Tụ của Các Hình-Tư-Tưởng.

541 QUI LUẬT MƯỜI BA
CÁC TỨ NGUYÊN ĐƯỢC NHẬN BIẾT
Đối với Tôi, qui luật này là một trong những qui luật khó giải thích nhất, vì ba lý do:
1. Số người đang đầu thai vào lúc này, vốn có thể hoạt động theo một cách thức thực sự sáng tạo và lợi dụng thông tin được đưa ra trong Qui Luật này, thì quá ít. Lý giải thực sự chỉ có thể được đưa ra cho nhà huyền linh thuật, và y đã có kinh nghiệm trong công việc của y. Có nhiều nguy hiểm trong việc truyền đạt ý nghĩa của những qui luật này cho những người mà chính bản thân họ không đủ điều kiện để làm việc một cách chính xác. Do đó, chúng ta sẽ xem xét những tiêu chuẩn cần có của những người được quyền có tri thức này, để đạo sinh có thể bắt đầu phát triển nơi y những gì có thể là còn thiếu.
2. Sự nguy hiểm của các giáo huấn cặn kẽ và chi tiết là ở chỗ chúng sẽ được cung cấp cho thế giới bây giờ, chúng ta sẽ bị tràn ngập với các hình-tư-tưởng, và các hình-tư-tưởng này sẽ được tạo ra để biểu lộ ước muốn hoàn toàn ích kỷ, và chất trí sẽ bị cuốn vào hoạt động phù hợp với những tưởng tượng và sở thích bất chợt của những người không được phát triển theo các đường lối tinh thần. Cần phải nhớ rằng mỗi tư tưởng của con người, cho dù là những tư tưởng mạnh mẽ của quần chúng, hay ý tưởng sôi nổi của cá nhân, cuối cùng đều phải xuất hiện ra ngoại cảnh trên cõi trần. Đây là một qui luật không thể tránh khỏi và không thể thay đổi, và việc xem xét đúng mức về qui luật này, vốn chi phối chất trí, sẽ cho thấy sự nguy hiểm của tư tưởng sai lầm và quyền năng của lẽ phải. Uy lực của tư tưởng con người vào lúc này chủ yếu mang diện mạo của quần chúng, vì có rất ít người có thể suy tư một cách sáng tạo. Dư luận quần chúng, những ý tưởng của đám
542 đông, những khuynh hướng của ước vọng và tư tưởng con người, vào lúc này không phải thuộc loại cao thượng nhất, và sự ngưng tụ (precipitation) ở cõi trần của những tư tưởng mơ hồ và phôi thai này được phân biệt bởi một sự tương đồng rộng lớn, và bị nhuốm màu bởi mục đích ích kỷ và yêu cầu cá nhân, được dựa trên những cái thích và không thích, các thành kiến và khát vọng, có thể được nhìn thấy trong sự kết tụ thú vị nhất. Tập hợp rộng lớn các loài côn trùng, vốn đang ám ảnh hành tinh chúng ta ngày nay, và gây ra sự lo lắng ngày càng tăng cho nhà khoa học, nhà nông học, và tất cả những người đang giải quyết sự an toàn của người và vật, là kết quả trực tiếp của sự kết tụ tư tưởng (thought precipitation).
Tôi không có thời gian để bàn rộng về sự kiện này, nhưng Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng khi con người học cách suy tưởng một cách vị tha hơn và thanh khiết hơn, và khi sự ác ý, thù hận và tranh chấp nhường chỗ cho tình huynh đệ, lòng tử tế và sự hợp tác, thì sự gây hại do côn trùng, như nó được gọi hiện nay, sẽ hầu như chắc chắn bị tiêu diệt.
3. Một sự khó khăn khác mà Tôi trải qua trong khi minh giải các qui luật nằm ở sự kiện là, ngày nay, để chứng minh một thực tế rằng có một lĩnh vực của trí tuệ thì dễ dàng hơn là chứng minh rằng có một lĩnh vực của dĩ thái, cho dù các nhà khoa học sử dụng từ ngữ này một cách rộng rãi. Qui luật này liên quan đến bốn cấp độ chất dĩ thái vốn cấu thành lớp vỏ dĩ thái của mọi hình hài trong thiên nhiên, từ một ngọn núi cho đến một con kiến, và từ một cái cây cho đến một nguyên-tử. Một số nhà khoa học công nhận sự thực về một thể dĩ thái, còn số lớn thì không, và theo quan điểm của số đông nhân loại, thể dĩ thái vẫn không được công nhận. Những gì nằm gần nhất với chúng ta và trong cận cảnh ngay trước mắt chúng ta thường bị bỏ qua, và nó đã làm cho những người trong chúng ta, vốn giảng dạy và hướng dẫn, chú ý đặt quá nhiều tầm quan trọng vào các hiện tượng thông linh và cảm dục, và quan tâm quá ít tới các hình hài và mãnh lực dĩ thái rõ rệt hơn và dễ thấy hơn! Nếu như có một thay đổi nhỏ trong cách tập trung cái nhìn hiện nay, người ta sẽ thấy rằng mắt con người có khả năng bao gồm một lĩnh vực nhận thức và hiểu biết hoàn toàn mới. Những người thu rút
543 tâm thức của họ vào trong một cách mù quáng và bắt đầu ý thức về các vật thể ở cõi cảm dục và cái thế giới hão huyền của các hình hài hằng biến dịch mà trong đó chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, thế nhưng họ lại không thấy những gì nằm ngay trước mặt họ.
Ba khó khăn này gồm:
1. Thiếu năng lực (lack of qualification),
2. Những nguy hiểm vốn có trong việc kiến tạo hình hài một cách vô thức (unconscious form-buiding),
3. Sự mơ hồ về dĩ thái (etheric blindness), làm cho Tôi gần như không thể đánh giá đầy đủ qui luật này và làm sáng tỏ công việc trên các mức độ dĩ thái, và đưa tới việc minh giải tương đối vắn tắt.
Khi bàn đến chủ đề năng lực và giải đáp câu hỏi: Điều gì cấu thành sự trang bị cần thiết cho một nhà huyền linh thuật?, Tôi muốn nói một điều: − mọi đạo sinh đều nhận thức rằng một số yêu cầu phải được đáp ứng nếu một người sắp được giao phó cho bất kỳ một phạm vi hiểu biết nào đó về kỹ thuật của Đại Công Trình. Tuy nhiên, Tôi coi như các phẩm chất thuộc về cá tính không phải là các phẩm chất mà câu hỏi của chúng ta ám chỉ đến. Mọi người tìm đạo đều biết, và trải qua các thời đại đã được dạy bảo, rằng một thể trí trong sạch và một tấm lòng thanh khiết, tình yêu chân lý, và một kiếp sống phụng sự và vị tha, là các điều kiện tiên quyết hàng đầu, và khi nào thiếu các điều này, thì không có gì có giá trị và không có bí mật lớn lao nào có thể được truyền đạt. Bạn cũng có thể nói ở đây: Chúng ta cũng được dạy rằng có tồn tại những người hoạt động trong bốn chất dĩ thái, và chắc chắn họ thực hiện được những công việc huyền thuật, tuy nhiên những người này không có sự trong sạch cần thiết và lòng nhân ái đã được đề cập tới. Điều này chắc chắn là đúng; họ thuộc về một nhóm những người hoạt động trong vật chất, mà chúng ta gọi là Các Nhà Hắc Thuật; họ phát triển cao về trí tuệ, và có thể kích hoạt chất trí (mental substance or mind stuff) theo cách sao cho nó có thể đạt được sự biểu lộ ra ngoài trên cõi trần, và dẫn đến mục đích sâu xa của họ. Có nhiều sự hiểu lầm và sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nhóm này. Đó cũng
544 có thể là vì vận mệnh của họ bị trói buộc vào giống dân tương lai, tức giống dân thứ sáu, và sự kết thúc của họ cùng với việc chấm dứt các hoạt động của họ sẽ xảy ra trong thiên niên kỷ xa xăm, mà về chuyên môn được gọi là Vòng Tuần Hoàn Thứ Sáu. Sự rạn vỡ cuối cùng hoặc sự phân hóa giữa cái gọi là lực hắc và bạch, đối với chu kỳ thế giới đặc biệt này, sẽ diễn ra trong thời kỳ của căn chủng thứ sáu trong vòng tuần hoàn hiện tại. Vào cuối căn chủng thứ sáu, trước khi có sự xuất hiện của căn chủng thứ bảy, chúng ta sẽ có trận chiến Armageddon ( ) thực sự, mà chúng ta đã được dạy về nó rất nhiều. Một chu kỳ nhỏ, tương ứng với trận chiến và sự phân chia cuối cùng này, sẽ xuất hiện trong phụ chủng thứ sáu, vốn đang trong tiến trình hình thành. Trận thế chiến vừa mới diễn ra, và chu kỳ phân chia và biến động hiện tại của chúng ta, không tạo thành trận Armageddon thực sự. Cuộc chiến mà chúng ta được thuật lại trong Mahabharata (bộ sử thi của Ấn Độ − ND), và cuộc chiến hiện tại đã có các nguồn gốc về tình trạng rắc rối của chúng và các nguyên nhân của những thảm họa mà chúng đã mang lại, một cuộc chiến ở cõi cảm dục thấp và một ở cõi cảm dục cao hơn. Sự ích kỷ và sự ham muốn thuộc một loại thấp đã là các xung lực ở sau của cả hai cuộc chiến. Sự phân hóa vĩ đại sắp tới, sẽ có những nguồn gốc của nó trong cõi trí (mental world) và sẽ hoàn tất trong phụ chủng thứ sáu. Trong căn chủng thứ sáu, nó sẽ có những mầm mống của thảm họa có báo trước trong bộ ba phối kết gồm trí tuệ, cảm dục tính và bản chất vật chất (thể xác−ND), vốn sẽ mang đến một thời điểm cao trào cho nhị nguyên tính của hành tinh.
Chúng ta không cần đi xa hơn điều đó, vì nhân loại của vòng tuần hoàn thứ sáu sẽ có bản chất rất khác so với chúng ta, và những người vốn sẽ phân biệt thành lực tà đạo và lực chính đạo sẽ quá khác với những gì mà hiện nay chúng ta hiểu theo những từ ngữ đó, đến nỗi chúng ta không cần bận tâm đến vấn đề xa xăm đó.
Hãy nhớ rằng nhà hắc thuật thật sự (ở đây Tôi không đề cập đến một người có xu hướng hắc thuật) là một thực thể mất linh hồn (a soulless entity). Y là một thực thể mà trong y,
545 Chân Ngã (Ego) – theo như chúng ta hiểu thuật ngữ đó ngày nay – không tồn tại (non-existent). Nó thường không được

ác, kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.-- ND
chú ý và ít khi được thấu hiểu hoặc được biểu lộ, nên do đó, chúng không tồn tại trong thể xác. Thế giới của chúng bao giờ cũng là thế giới ảo tưởng. Từ cõi hạ trí, chúng tác động vào chất liệu dục vọng và vào thể cảm dục của những người trên cõi trần, vốn là những người bị ảo giác lôi cuốn và bị giữ lại trong xiềng xích của lòng ích kỷ cực độ, và việc tự cho mình là trung tâm (self-centeredness). Điều mà những người vô minh gọi là một nhà hắc thuật trên cõi trần chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc đồng cảm với một nhà hắc thuật thực sự trên cõi cảm dục. Mối quan hệ này chỉ có thể xảy ra khi đã có nhiều kiếp sống ích kỷ, dục vọng thấp kém, khát vọng trí tuệ lầm lạc, và ưa thích thông-linh-thuật (psychism) hạ đẳng, và điều này chỉ có thể xảy ra khi con người đã tự nguyện để cho chúng giam giữ trong cảnh nô lệ. Những người nam và nữ như vậy thì có ít và thưa thớt, vì sự ích kỷ hoàn toàn thực sự là hiếm có. Nơi nào mà có nó thì nó cực kỳ mạnh mẽ, như mọi xu hướng có tính cách nhất tâm đều như vậy.
Manh mối cho các yêu cầu thuộc một loại huyền bí hơn được cung cấp cho chúng ta trong Quy Luật XIII. “Nhà huyền thuật phải nhận biết bốn (the four)”. Có lẽ y đã kiến tạo nên một tính cách tốt. Y đã tự rèn luyện mình cho việc phụng-sự. Nguyện vọng của y thì chân chính và vững vàng. Y đang sống một cách trong sạch và vị tha. Y đã nắm vững phần nào ý nghĩa của việc thiền định. Bây giờ y phải bắt đầu tự huấn luyện mình theo điều được gọi là “sự nhận thức huyền bí”.
Quy luật này là một ví dụ lý thú nhất mang nhiều hàm ý và nhiều sự tương ứng vốn có thể được truyền đạt trong một vài từ đơn giản. Chúng ta được dạy rằng y phải “nhận ra bốn”. Bộ Luận Về Lửa Càn Khôn cho chúng ta biết:
“Điều này theo đúng nghĩa là nhà huyền thuật phải ở một vị thế để phân biệt giữa các dĩ thái khác nhau, và để nhận thấy màu sắc đặc biệt của các mức độ khác nhau, do đó đảm bảo một sự kiến tạo ổn định của ‘cái bóng’ (the ‘shadow’). Y ‘nhận biết’ chúng, theo
546 ý nghĩa huyền bí; nghĩa là, y biết nốt (note) và âm điệu (key) của chúng, và biết loại năng lực đặc biệt mà chúng tiêu biểu. Người ta đã không nhấn mạnh đầy đủ vào sự kiện là ba phân cảnh cao của cõi dĩ thái đang ở trong sự giao tiếp rung động với ba cõi cao của cõi hồng trần vũ trụ, và chúng (với phân cảnh thứ tư đang bao bọc chúng) đã được gọi trong những sách huyền học là ‘Tứ Linh Diệu (Tetraktys) đảo ngược’. Chính tri thức này giúp nhà huyền thuật sở hữu được ba loại mãnh lực hành tinh và sự kết hợp của chúng, hay loại mãnh lực thứ tư, và nhờ đó giải phóng cho y loại năng lượng thiết yếu vốn sẽ đưa ý tưởng này vào thế giới khách quan. Khi các loại lực khác nhau hội tụ và kết hợp lại, một hình thức mờ mờ ảo ảo tự khoác vào nó bên trên lớp vỏ cảm dục và trí tuệ đang rung động, và ý tưởng của Thái dương Thiên Thần (Solar Angel) đang đạt đến sự đông kết rõ ràng.”
Do đó, ý nghĩa hiển nhiên và rõ ràng nhất là sự nhận biết được bốn dĩ thái, nhưng điều này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các ý nghĩa khác, và được dựa trên sự nhận biết về các tứ bộ (quaternaries) khác. Tôi muốn đưa ra một bản tóm tắt ngắn về một số các phẩm tính mà nhà huyền linh thuật cần có, và một số các nhận thức vốn sẽ dần dần xuất hiện trong tâm thức của y.
Thứ nhất, y phải nhận biết “bốn tạo thành Một”. Nói cách khác, tứ bộ đầu tiên mà y phải biết và biết rõ là tứ bộ mà về cơ bản là chính y:
1. Thể xác, bản chất cảm xúc nhạy cảm, thể trí và linh hồn;
2. Linh hồn, thể trí, não bộ và thế giới bên ngoài của các mãnh lực;
3. Tinh thần, linh hồn và thể xác bên trong Tổng Thể vĩ đại (great Whole).
Do đó, điều này hàm ý sự thành đạt tâm linh thực sự và năng lực để hoạt động như một linh hồn. Cho đến khi điều này đã đạt được, bằng không thì người ta có thể là một người khao khát thực hành huyền thuật, nhưng người đó vẫn chưa là một nhà huyền linh thuật.
Thứ hai, y phải nhận biết “thành phố vẫn vững chắc/ vuông vức” (“the city that stands foursquare”). Y phải hiểu được ý nghĩa của “con người, khối lập phương”, và hiểu theo ba cách:
547 1. Bản thân y là một con người;
2. Đồng bào của y có liên quan với chính y và Tổng-Thể;
3. Giới thứ tư trong thiên nhiên, tức giới nhân loại, khi xét toàn bộ giới đó như một thực thể, một sự sống có tổ chức hoạt động trên cõi trần, nơi trú ngụ của linh hồn, được tinh thần làm sinh động.
Do đó, điều này có nghĩa là với cương vị là một con người, y đáp ứng với đồng loại của mình và cũng ý thức mục đích của giới mà y thuộc về. Điều này có thể được diễn đạt rõ ràng nhất trong một số lời lẽ kỳ diệu từ một tác phẩm cổ trong Văn Khố của các Chân Sư. Nó được cho là có niên đại lùi lại đến đầu thời Atlantis. Vật liệu mà trên đó bản viết được tìm thấy thì cổ xưa và mỏng manh đến nỗi tất cả những gì mà chính các Chân Sư có thể chạm đến và nhìn thấy là một sự kết tụ (precipitation) được làm từ nó, bản gốc được lưu giữ tại Shamballa. Nó viết như thế đó, với vài chỗ xóa, mà khôn ngoan hơn là không đưa chúng vào:
“Ở bốn góc của hình vuông, người ta nhìn thấy bốn … thiên thần (angelic …). Họ màu cam, nhưng bị che phủ trong ánh sáng màu hồng sẫm. Bên trong mỗi hình hài, người ta thấy ngọn lửa màu vàng, và chung quanh mỗi hình hài,
người ta thấy … màu xanh (the blue …)
“Bốn thánh ngữ mà các ngài thốt ra, mỗi thánh ngữ cho một giống dân, nhưng không phải là âm thanh thiêng liêng sinh ra cái thứ bảy. Hai thánh ngữ đã mờ nhạt, bốn thánh ngữ ngân lên ngày nay. Một thánh ngữ ngân lên trong các cõi cao đến nỗi con người không thể nhập vào với tư cách con người. Như vậy bảy thánh ngữ của con người đang vang lên xung quanh hình vuông, chuyển từ miệng này sang miệng khác.
“Mỗi ngày của con người, các thánh ngữ mang lấy hình thức và dường như khác nhau. Trong … các thánh ngữ sẽ là như sau:
“Từ phương Bắc, một thánh ngữ được ngân lên vốn có nghĩa là … là tinh khiết (means … be pure).
“Từ phương Nam, một thánh ngữ vang (peals) ra: Tôi hiến dâng và…
“Từ phương Đông, mang lại một ánh sáng thiêng liêng, thánh ngữ nhịp nhàng quanh hình vuông: Hãy thương yêu tất cả.
“Từ phương Tây, câu trả lời được đưa trở lại: Tôi phụng-sự”.
Đây là một nỗ lực yếu ớt để diễn đạt ra Anh ngữ những câu cú cổ xưa thời Atlantis, cổ hơn tiếng Bắc Phạn hoặc tiếng
548 Senzar, và chỉ một ít thành viên trong Thánh Đoàn hiện nay mới biết được. Nhưng trong các ý tưởng về sự thanh khiết, sự dâng hiến, lòng bác ái và phụng-sự, bản chất và định mệnh của con người được tổng kết, và nên nhớ rằng chúng không đại diện cho cái gọi là các tính chất tinh thần, mà là cho các mãnh lực huyền bí mạnh mẽ, năng động trong động cơ của chúng và tính sáng tạo trong kết quả của chúng. Điều này cần được mọi người tìm đạo suy nghĩ cẩn thận. Do đó, với bốn sự thành đạt tâm linh này, thêm với sự thành đạt tâm linh đầu tiên, chúng ta có năm phẩm chất của nhà huyền linh thuật.
Thứ ba, nhà huyền linh thuật phải nhận biết thập giá đang đứng ở các cõi Trời mà trên đó Đức Christ vũ trụ chịu đóng đinh, và trên đó các nhà huyền linh thuật, vốn là một tế bào trong cơ thể của Đức Christ vũ trụ, cũng bị đóng đinh. Nói về mặt chuyên môn và chiêm tinh học, trong thiên kỷ (aeon) hiện tại này, y phải hiểu được ý nghĩa bên trong của cung Kim Ngưu, của cung Hải Sư, của cung Hổ Cáp và của cung Bảo Bình, vì chúng rất mạnh trong chu kỳ thế giới của chúng ta. Nếu Tôi có thể diễn tả điều đó một cách tượng trưng, và đồng thời cũng chính xác, thì y phải có thể nói lên sự thành đạt vốn là mục tiêu cho nỗ lực của y ở mỗi một trong bốn cung hoàng đạo này, và dưới mỗi một trong bốn quyền năng này. Trong Kim Ngưu, y phải có thể nói: “Tôi tìm kiếm giác ngộ, và chính tôi là ánh sáng”. Trong Hải Sư, y sẽ nói: “Tôi biết tôi là đấng duy nhất. Tôi cai trị bằng Định Luật”. Ngôn từ mà y sẽ thốt ra trong Hổ Cáp là: “Ảo giác (Illusion) không thể giữ tôi. Tôi là loài chim đang bay với sự tự do hoàn toàn”. Trong Bảo Bình, các lời lẽ được nói sẽ là: “Tôi là người phụng sự, và tôi, người phân phối, là nước hằng sống”.
Các phẩm chất huyền linh này, mà Tôi đã đề cập sơ qua về chúng, phải được người tìm đạo nghiên cứu cẩn thận, và khi y nghiên cứu chúng và sống theo các quy tắc này, các phẩm chất khác nhau sẽ xuất hiện và sẽ làm cho y nổi bật.
Phải nhớ rằng tất cả những gì Tôi đã nói ở đây đều có một ý
549 nghĩa khác nhau trên mỗi cõi, và có liên quan với bảy giai đoạn tâm thức khi chúng tự thể hiện trong bảy lĩnh vực nhận thức này.
Cuối cùng, trong phạm vi mà người tìm đạo, là người đọc các hướng dẫn này, có liên quan, y phải đã vượt qua được tứ diệu đế (four noble truth), đã học được ý nghĩa của bốn phúc âm (four gospels), đã hiểu được ý nghĩa và mục đích của tứ đại − đất, nước, lửa và không khí – và, nói về mặt nội môn, và trải qua bốn giới (kingdoms) như là một Đấng Cứu Thế. Cụm từ sau này sẽ chỉ được hiểu thực sự ở cuộc điểm đạo thứ tư. Khi đã làm được điều này, y có thể nói: “Dục vọng không còn nắm giữ tôi nữa, giờ đây tôi được tự do. Tôi mong muốn tất cả và không muốn gì cả. Tôi sống và chết, được cống hiến và đứng lên trở lại. Tôi đến và đi tùy ý. Trái đất nằm dưới chân và nước tắm rửa hình hài tôi. Lửa hủy diệt những gì cản trở con đường của tôi, và tôi là người làm chủ không khí. Chân tôi đã vượt qua mọi thế giới của hình tướng. Tất cả bây giờ tồn tại vì tôi, và tôi, người phụng sự của toàn thể, tiếp tục tồn tại”.
Hãy nghiên cứu những lời này và hãy lưu ý khái niệm về các yêu cầu lý tưởng, vốn tạo thành hành trang của nhà huyền linh thuật, đã phát triển vững chắc như thế nào.
Tôi có thể mở rộng về nhiều bộ bốn khác nữa, nhưng một ít vừa được trích dẫn cũng đủ để cho thấy một số nhận thức mà người tìm đạo đang phấn đấu. Bộ bốn duy nhất khác mà Tôi sẽ lưu ý là cái được nói đến như là bộ bốn màu tím (violet four), hay là bốn loại năng lượng cấu thành thể dĩ-thái hay thể sinh lực của mọi hình hài trong thế giới thiên nhiên. Ở đây một lần nữa chúng ta có một bộ ba cao và một cái thấp, vốn luôn luôn biểu thị ba khía cạnh hay ba nguyên khí của thiên tính và hình hài, mà qua đó bộ ba này phải biểu lộ. Tinh thần, linh hồn và xác thân diễn tả cùng ý tưởng theo một góc độ khác, cộng thêm với những gì được tạo ra qua sự tương tác của chúng. Phải luôn luôn nhớ rằng theo quan điểm của Thực Tại, những gì mà chúng ta gọi là thể xác trọng trược, hữu hình và thuộc thế giới khách quan, chỉ là một ảo tưởng. Chúng ta được dạy đi dạy lại trong các tác phẩm cổ xưa rằng nó không phải là một nguyên khí. Tại sao lại như vậy? Bởi vì 550 nó chỉ là một vẻ ngoài (appearance) được mang lại bởi sự kết hợp của ba cái cao và cái thứ tư, và vẻ ngoài này là một điều hư cấu (fiction) hay điều tưởng tượng (figment) của trí người. Tôi không nói theo dụ ngôn; Tôi chỉ nói ra các sự kiện trong thiên nhiên và một sự kiện đang từ từ được các triết gia của cả hai bán cầu xem xét kỹ lưỡng. Cả trong thái-dương-hệ, tức là đại thiên địa của tiểu thiên địa, và cũng như trong tiểu thiên địa, bao giờ cũng có ba cõi cao nhất vốn hiện thân cho các nguyên khí và tạo ra mục đích năng động, và vốn tạo thành bốn cấp độ của thể dĩ thái của cả Thượng Đế lẫn con người, khi xem xét chúng từ cái mà chúng ta gọi là khía cạnh năng lượng hoặc khía cạnh vật chất. Bốn cấp độ này được phản ánh trong bốn mức độ phân chia dĩ thái của cõi trần về phần thể xác của tất cả các hình hài. Bốn mức độ dĩ thái này hay bốn cấp độ này của sinh chất (vital subtance) tạo thành cái được gọi là “hình hài đích thực” của mọi đối tượng hoặc hiện tượng vật chất, và chúng đáp ứng với bốn loại năng lượng tinh thần cao siêu mà chúng ta thường gọi là năng lượng thiêng liêng. Mối quan hệ này giữa bộ ba nguyên mẫu với cõi kết hợp (plane of merging) của nó và phản ánh dĩ thái của nó được tìm thấy trong mọi hình hài tùy theo loại năng lượng đang chiếm ưu thế. Ở mỗi một trong bốn giới trong thiên nhiên, tất cả bốn loại đều được tìm thấy, nhưng dĩ thái thứ tư được tìm thấy ở mức độ đầy đủ hơn trong giới khoáng chất so với trong con người, trong khi loại cao nhất trong bốn chất dĩ thái được tìm thấy với tỷ lệ lớn hơn trong giới nhân loại so với trong ba giới kia. Việc này mà Tôi nói với các bạn thì thường bị tân đạo đồ nhận thấy là rắc rối, vì các thuật ngữ như năng lượng, mục tiêu năng động, sức sống (vitality) và chất dĩ thái, ít có ý nghĩa đối với người sơ cơ (beginner), nhưng chúng dùng để biểu thị một số tri thức mà người phụng sự trong huyền linh thuật phải hiểu rõ. Chẳng hạn, Tôi có thể minh họa điều này bằng cách nói rằng khi hoạt động trong giới khoáng chất, là giới thứ tư trong thiên nhiên theo quan điểm của Thượng Đế, và là giới thứ nhất theo quan điểm của thời gian và không gian, y sẽ làm việc với chất dĩ
551 thái vũ trụ thứ tư (năng lượng bồ đề), sử dụng dĩ thái ở cấp độ thứ tư trong chính cơ thể của y như là tác nhân truyền chuyển, và cứ như thế, liên quan với ba giới khác trong thiên nhiên. May thay, một trong những bí ẩn chưa được tiết lộ có liên quan đến câu hỏi là màu tím nhạt là màu của dĩ thái cao nhất hay là màu của dĩ thái thấp nhất trong bốn cấp độ dĩ thái, và điều này sẽ không được tiết lộ trong ít lâu nữa.
Việc xem xét các tứ nguyên (quaternaries) khác nhau này mà nhà huyền linh thuật cần hiểu, và các phẩm chất mà y phải có trước khi được phép xúc tiến công tác huyền thuật, dẫn đến câu hỏi dưới đây: Có phải có một công thức cơ bản hay một định đề nào đó vốn phải chi phối hoạt động huyền thuật hay không?
Câu hỏi này dĩ nhiên là quá chung chung và mơ hồ, nhưng cho đến khi nào mà tính bao quát của trí tuệ con người lớn hơn tình trạng bây giờ, thì các câu hỏi như vậy chắc chắn sẽ được nêu ra. Tuy nhiên, Tôi có thể đưa ra một giải đáp vắn tắt đang nắm giữ trong nó manh mối cho toàn bộ diễn trình. Khi được hiểu đúng, nó sẽ chi phối phương pháp làm việc và đời sống tư tưởng của người phụng sự trong huyền linh thuật. Câu trả lời của Tôi là: Các mãnh lực tạo ra sự kết tụ (Potencies produce precipitation). Trong ba từ ngữ này (bằng tiếng Anh − ND) có chứa toàn bộ câu chuyện. Chúng tổng kết lịch sử của Đấng Tạo Hóa, lịch sử sự sống và các tình trạng bao quanh của mỗi con người. Chúng giải thích tất cả những gì hiện hữu và nằm đằng sau định luật tái sinh.

Các mãnh lực (potencies) này được đưa vào hoạt động bằ quyền năng của tư tưởng và do đó, trong việc huấn luyện chúng trở thành các tác nhân sáng tạo, và trong việc dạy chúng chi phối và kiểm soát vận mệnh riêng của chúng, các vị Huấn Sư (Teachers) của nhân loại bắt đầu với trạng thái trí tuệ của những người tìm đạo. Các Ngài chú trọng vào những gì chi phối các mãnh lực (potencies); Các Ngài đối phó với những gì vốn tạo ra hình hài ngoại cảnh, vốn bị các Ngài tiết chế, được các Ngài truyền năng lượng, và vốn hoàn thành mục đích của Chủ Thể Tư Tưởng.
Một chủ thể tư tưởng, lúc bấy giờ, là nhân tố thiết yếu, và do đó nó sẽ trở nên hiển nhiên đối với bạn, khi bạn nghiên cứu những lời này, chỉ là những gì đang tiếp diễn trong thế
552 giới ngày nay. Khuynh hướng của nền văn minh hiện đại của chúng ta, bất kể tất cả những lỗi lầm và sai sót của nó, là để tạo ra các nhà tư tưởng. Giáo dục, sách vở, du lịch, trong nhiều hình thức đa dạng của nó, các đề xuất (enunciations) của khoa học và của triết học, và sự thôi thúc mạnh mẽ bên trong mà chúng ta gọi là sự thôi thúc của tín ngưỡng, nhưng thực ra đó là sự nỗ lực (drive) hướng tới chân lý và những bằng chứng trí tuệ của nó − tất cả các yếu tố này đều có một mục tiêu, và mục tiêu này là để tạo ra các nhà tư tưởng. Giả dụ như có một chủ thể tư tưởng thực sự, thì bạn có một nhà sáng tạo phôi thai, và (lúc đầu thì vô thức, nhưng về sau thì hữu thức) là người sẽ sử dụng năng lực để “làm kết tụ” (“precipitate”) hay gây ra sự xuất hiện các hình hài bên ngoài. Các hình hài này sẽ hoặc phù hợp với Thiên Ý và Thiên Cơ, và tất nhiên sẽ đẩy mạnh công cuộc tiến hóa, hoặc chúng sẽ được làm sinh động bởi ý định có tính cá nhân, được đặc trưng bởi mục đích chia rẽ, ích kỷ, và do đó, tạo ra một phần hoạt động của các lực phản động (retro-active) và yếu tố vật chất. Chúng sẽ có tính chất hắc thuật.
Một lần nữa bộ bốn lại xuất hiện:
1. Chủ thể tư tưởng (Thinker).
2. Tiềm năng (Potency, sức mạnh).
3. Tính chất của tiềm năng đó.
4. Sự kết tụ (Precipitation).
SỰ KẾT TỤ CỦA CÁC HÌNH TƯ TƯỞNG
Một sự kết tụ là gì? Nhiều định nghĩa có thể được đưa ra và hầu hết trong số chúng – khi được bao bọc trong các từ ngữ − sẽ mất đi nhiều ý nghĩa thực sự của chúng, nhưng một ý tưởng nào đó có thể được truyền đạt bằng các thuật ngữ sau đây:
“Một sự kết tụ là một tập hợp các năng lượng được sắp xếp theo một hình thức nào đó, để diễn tả ý tưởng của một Chủ Thể Tư Tưởng sáng tạo nào đó, và bị hạn chế hay được đặc trưng bởi bản chất tư tưởng của y, và được giữ trong hình thức đặc biệt đó chừng nào mà tư tưởng của y vẫn còn năng động”.
Những lời này là một nỗ lực để diễn đạt một biểu tượng được tìm thấy trong cùng cổ thư, hay đúng hơn là bộ sưu tập
553 (compilation) đã được nhắc đến trước kia, trong sự xem xét của chúng ta về Qui Luật XIII. Chắc chắn các biểu tượng này, xuất hiện từ thời quá khứ xa xôi, tạo thành các công cụ làm việc, nếu Tôi có thể diễn tả nó như thế, của các Chủ Thể Tư Tưởng, tức là Các Đấng hướng dẫn sự tiến hóa nhân loại và hành tinh của chúng ta. Biểu tượng đặc biệt này có thể được mô tả như sau:
Một mặt trời chói lọi tạo thành nền và ở tại chính trung tâm của mặt trời đó xuất hiện một con mắt; chiếu xuống về phía bên phải, từ con mắt này tuôn ra một dòng năng lượ dưới hình thức của một chùm sáng. Nó tỏa ra bên ngoài, mở rộng ở phía cuối, vào một vòng tròn thứ hai, và trong vòng tròn đó là một chữ thập (cross) giống như cái được gọi là một thập giá Malta. Ở trung tâm của thập giá là một con mắt khác và trong con mắt là Thánh Ngữ. Do đó giữa các cánh của thập giá tạo thành một thập giá khác là chữ Vạn (Swastika), các cánh xuất hiện từ phía sau thập giá Malta. Ở cuối trang mà trên đó có biểu tượng này là bốn hình hình học. Một số trong các hình này được bà H.P.B. nhắc đến, và được bà lấy ra từ hình ảnh cổ xưa này. Chúng được biết đến nhiều, nhưng ít khi được các huyền bí gia (esotericists) áp dụng vào công việc sáng tạo. Chúng là hình khối lập phương, ngôi sao năm cánh, ngôi sao sáu cánh và kim cương tám mặt, cái này chồng lên cái kia. Do đó chúng tạo thành bệ đỡ của biểu tượng. HPB cũng đề cập đến điểm (point), đường thẳng (line) và vòng tròn, nhưng các hình này, cùng với hình tam giác, mà về mặt ngoại môn đã được áp dụng cho Vũ Trụ Thượng Đế (Deity) và vũ trụ biểu lộ. Về sau, những hình dạng khác này cũng sẽ được áp dụng cho Thượng Đế (God) và cho con người, theo nghĩa ngoại môn. Nhưng điều này sẽ chỉ có được khi các chân lý của Minh-Triết Muôn Đời được nhận biết rộng rãi.
Các định luật của tư tưởng là những định luật sáng tạo, và toàn bộ công trình sáng tạo được tiến hành ở cấp độ dĩ thái. Điều này trên thực tế tạo thành một công thức thứ hai. Đấng Sáng Tạo của thái-dương-hệ tập trung sự chú ý của Ngài vào công việc được thực hiện trên những cõi mà chúng ta gọi là bốn cõi cao của thái-dương-hệ chúng ta. Ba cõi thấp, tạo thành cõi vật chất trọng trược của vũ trụ, có tính chất kết 554 tụ. Chúng thuộc ngoại giới, bởi vì vật chất của không gian đáp ứng với, hoặc bị thu hút bởi uy lực của bốn rung động dĩ thái cao siêu. Đến lượt chúng, các chất dĩ thái này được kích hoạt hoặc bị cuốn vào hoạt động do tác động năng động của tư tưởng thiêng liêng. Có một cách thức tương tự mà con người có liên quan. Vừa ngay khi con người trở thành một chủ thể tư tưởng và có thể trình bày rõ ràng (formulate) tư tưởng của mình, mong muốn biểu lộ nó ra và có thể truyền năng lượng “bằng việc nhận thức” bốn chất dĩ thái, thì một sự biểu lộ của vật chất trọng trược là không thể tránh khỏi. Y sẽ thu hút bằng năng lượng prana của mình, bị nhuốm màu bởi ước muốn cao hoặc thấp, và được làm sinh động bằng uy lực của tư tưởng y, cũng bằng như sự đáp ứng của vật chất trong không gian cần thiết để cung cấp thể xác (body) cho hình hài (form) của y.
Nhiều điều về điều này được bàn đến trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, và vì các Giáo Huấn này được dự định đề cập đến sự phát triển bên trong của người tìm đạo, Tôi sẽ không đưa các ý tưởng này đi xa hơn việc tiên đoán rằng trong vòng năm mươi năm, ý nghĩa thực sự của những sự kết tụ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Các đạo sinh huyền linh học nên suy nghĩ nhiều và cẩn thận về chủ đề này. Nó có thể được tiếp cận theo hai cách. Trước hết, có sự nghiên cứu về thế giới khách quan mà cá nhân người tìm đạo nhận ra mình ở trong đó. Y sẽ cần phải xem xét sự kiện rằng thể biểu lộ của y là một sự kết tụ, rằng nó là một kết quả của tư tưởng và ước muốn mạnh mẽ của y, và của “sự nhận biết” của y về bốn chất dĩ thái. Y sẽ cần phải hiểu rằng hình hài này, mà y đã tạo ra, sẽ chỉ kéo dài bao lâu mà sức mạnh năng động của tư tưởng y còn giữ nó lại với nhau, và rằng nó sẽ tiêu tan khi y (nói về mặt huyền bí) “nhìn ra chỗ khác” (“take his eye away”). Y cũng sẽ cần phải xem xét rằng chung quanh y là kết quả của công việc của một tập hợp gồm các nhà tư tưở tập thể – là nhóm mà y thuộc về. Ý niệm này có thể được truy nguyên trở lại suốt con đường từ một nhóm gia đình đến nhóm các Chân Ngã (egos), vốn được liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một nhóm ở phân cảnh cao hơn của cõi trí, và tiếp tục nữa cho đến bảy chủ thể tư tưởng chính của vũ trụ, tức các Đấng Chủ Quản (Lords) của bảy cung. Bảy Đấng này,
555 đến lượt các Ngài, được cuốn vào hoạt động bởi ba đấng hoạt động huyền thuật tối cao, tức Tam Vị Nhất Thể hiển lộ (manifested Trinity). Ba Đấng này, theo đúng trình tự, sẽ được nhận thấy đáp ứng với tư tưởng của Đấng Sáng Tạo Duy Nhất, tức Thượng Đế Vô Hiện (Unmanifested Logos).
Thuật ngữ “sự nhận thức” (“recognition”) là một trong những từ ngữ quan trọng nhất trong ngôn ngữ của huyền linh học, và nó nắm giữ manh mối đối với bí nhiệm của Sự Hiện Tồn (Being). Nó được liên kết với hoạt động nghiệp quả, và các Đấng Chủ Quản (Lords) của Thời Gian và Không Gian dựa vào nó. Thật khó minh họa điều này bằng các thuật ngữ đơn giản, nhưng có thể nói rằng vấn đề của chính Thượng Đế là ở điều này, đó là Ngài phải biểu lộ một sự nhận thức tam phân (threefold recognition):
1. Sự nhận thức về quá khứ, tất nhiên đòi hỏi một sự nhận thức về vấn đề đó trong không gian, mà, qua sự liên kết trong quá khứ, đã bị nhuốm màu bởi tư tưởng và mục đích.
2. Sự nhận thức về bốn cấp độ sự sống mà, một lần nữa qua sự liên kết trong quá khứ, có khả năng đáp ứng với tư tưởng mới của Thượng Đế đối với hiện tại, và do đó, có thể thực thi các kế hoạch của Ngài và hoạt động cộng tác với Ngài. Họ đưa các mục đích cá nhân của họ vào kế hoạch thiêng liêng duy nhất.
3. Sự nhận thức về mục tiêu đang tồn tại trong Thiên Trí của Thượng Đế. Đến lượt nó, việc này đòi hỏi một sự tập trung nhất tâm vào mục tiêu, và giữ cho mục tiêu còn nguyên vẹn trong suốt những thăng trầm của công việc sáng tạo, và bất chấp uy lực của nhiều Chủ Thể Tư Tưởng thiêng liêng, các vị này đã bị thu hút đến Ngài bởi sự tương tự về ý tưởng.
Thật là vô vọng để cố tránh việc dùng các đại từ nhân xưng khi nói bằng hình ảnh và bằng biểu tượng. Nếu đạo sinh nhớ rằng một nỗ lực như thế để biến đổi các nguyên tắc và ý niệm vũ trụ thành các từ tự nó là lố bịch, và rằng điều duy nhất có thể làm là đưa ra một hình ảnh, thì không một sự tai hại nào có thể xảy tới. Nhưng những hình ảnh thay đổi
556 khi sự tiến hóa tiếp diễn theo tiến trình của nó, và hình ảnh của ngày hôm nay ở một ngày sau đó sẽ được coi là không tốt đẹp gì hơn so với bức tranh nguệch ngoạc thô thiển của một đứa trẻ. Một hình ảnh mới bấy giờ sẽ được đưa ra, đơn giản hơn, hài hòa hơn, và đẹp hơn, cho đến khi, đến lượt nó, bị coi là không thích hợp.
Những sự nhận biết tương tự, trên một quy mô nhỏ hơn, chi phối các hoạt động của vị thái dương Thiên Thần, khi y tiến hành công việc của sự nhập thể và biểu lộ trên cõi trần. Đến lượt y, y phải nhận biết vấn đề của ba cõi biểu lộ của con người, qua sự liên kết trong quá khứ, đã bị nhuốm màu bởi sự rung động của y; y phải nhận ra các nhóm sinh linh mà y đã có mối quan hệ, và y lại phải làm việc với nhóm đó. Cuối cùng, suốt chu kỳ nhỏ bé của một kiếp luân hồi, y phải giữ ổn định mục đích của mình, và thấy rằng mỗi kiếp sống đưa mục tiêu đó tiến tới sự biểu lộ đầy đủ hơn và sự hoàn thiện.
Hoạt động của con người cũng đi theo các đường lối tương tự khi y nỗ lực để trở thành một nhà tư tưởng sáng tạo.

Công việc sáng tạo của y sẽ thành công nếu y có thể nhận ra xu hướng trí tuệ của y khi xu hướng đó xuất hiện qua các mối quan tâm hiện tại của y, vì các quan tâm này có nguồn gốc của chúng trong quá khứ. Hoạt động sáng tạo đó sẽ thành công nếu y có thể nhận ra sự rung động của nhóm sinh linh phù hợp với tư tưởng mà công việc sáng tạo của y phải tiến hành, vì không giống như Đức Thượng Đế trong thái-dươnghệ, y không thể làm việc đơn độc một mình. Và ai sẽ nói liệu trong những lĩnh vực hiện tồn vĩ đại hơn, trong đó Thượng Đế của chúng ta thực hiện vai trò của Ngài, Ngài có được tự do hơn chút nào, không chịu các ảnh hưởng tập thể của vũ trụ, so với con người cá biệt được tự do không bị ấn tượng bởi các xung lực chung quanh y hay chăng? Y phải nhận ra mục đích mà y đã cho là khôn ngoan khi tạo ra một hình-tưtưởng cho nó, và y phải duy trì mục tiêu đó ổn định và nguyên vẹn suốt toàn bộ thời kỳ biểu lộ. Chúng ta gọi điều này là một sự chú ý nhất tâm, và công việc sáng tạo này là một trong những mục tiêu của tiến trình thiền định chưa được nhận biết cho đến nay. Từ trước đến giờ tầm quan trọng
557 đã được đặt vào việc thành tựu một sự chú ý tập trung và vào sự cần thiết, khi điều đó đã đạt được, của việc tiếp xúc với linh hồn, tức chủ thể tư tưởng tâm linh. Nhưng các thập niên sau này sẽ chứng kiến việc xuất hiện của một kỹ thuật sáng tạo. Khi linh hồn, thể trí và não bộ được hợp nhất, và năng lực trong sự hợp nhất đã đạt được, các giáo huấn thêm nữa sẽ được đưa ra trong nghệ thuật sáng tạo. Thiền định là bài học cơ bản đầu tiên được đưa ra khi con người đã đạt được khả năng hoạt động trên cõi trí.
Dọc theo chu kỳ lớn trên vòng luân hồi, “ý định của Thái dương Thiên Thần đang đạt đến sự cụ thể rõ rệt” (Luận
Về Lửa Càn Khôn, tr. 1024). Mỗi kiếp sống chứng kiến mục đích ban đầu trở nên rõ ràng, và thời gian đúng là chiều dài của một tư tưởng. Cùng chân lý cơ bản này là nền tảng cho sự sáng tạo của mọi hình hài trên cõi trần, cho dù đó là một hình-tư-tưởng hiện thân cho ý muốn kiên trì của một người cho sự thủ đắc ích kỷ, hay hình-tư-tưởng mà chúng ta gọi một tập thể hay một tổ chức, và nó được làm sinh động bởi mục đích vị tha, và tiêu biểu cho một cách thức trợ giúp nhân loại nào đó của vị đệ-tử. Nó làm nền tảng cho hoạt động tập thể, xem một nhóm như một thực thể. Nếu một nhóm có thể đánh giá được quyền năng của sự kiện này, và “nhận ra” cơ hội của nó, thì bằng sự nhất tâm chăm chú của nó vào mục đích và sự tập trung chú ý của nó vào mục tiêu tinh thần, nó có thể thực hiện các phép lạ trong việc cứu độ thế gian. Ở đây, Tôi kêu gọi tất cả những ai đọc những lời này hãy tái hiến dâng (reconsecrate) chính mình và nhận ra cơ hội mà họ có về một nỗ lực thống nhất, hướng đến sự ích lợi của thế giới.
Ở đây có thể là hữu ích nếu Tôi diễn tả thật đơn giản các yêu cầu cần thiết để mang lại sự biểu lộ của mục đích tâm linh cá nhân, hoặc mục đích tâm linh tập thể. Các điều này có thể được tóm gọn trong ba chữ:
1. Quyền năng (Power).
2. Tính dứt bỏ (Detachment).
3. Tính không chỉ trích (Non-criticism).
558 Những từ đơn giản rất thường được dùng vì ý nghĩa quen thuộc của chúng, còn ý nghĩa thực sự và giá trị huyền bí của chúng thì bị mất đi.
Hãy để Tôi cung cấp cho bạn một vài ý tưởng có liên quan đến mỗi từ này, với sự áp dụng chỉ dành cho công việc sáng tạo của huyền linh thuật.
Quyền năng phụ thuộc vào hai yếu tố để biểu lộ: a/ Sự chuyên tâm (singleness of purpose).
b/ Thiếu những trở ngại (lack of impediments).
Các đạo sinh sẽ ngạc nhiên nếu họ có thể nhìn thấy các động cơ của họ khi chúng ta thấy chúng vốn hướng dẫn ở khía cạnh chủ quan của kinh nghiệm. Động cơ hỗn hợp là phổ quát. Động cơ thuần nhất thì hiếm có và nơi nào mà nó tồn tại thì bao giờ cũng có sự thành công và thành tựu. Động cơ thuần nhất như vậy có thể hoàn toàn ích kỷ và mang tính cá nhân, hoặc vị tha và có tính tinh thần, và ở giữa, nơi mà người tìm đạo có liên quan, thì nó được trộn lẫn ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo sự thuần nhất của ý định và sự chuyên tâm mà sức mạnh sẽ là thế ấy.
Chân Sư của các Chân Sư đã nói: “Nếu mắt ngươi là duy nhất, toàn bộ thân thể ngươi sẽ tràn đầy ánh sáng”. Những lời mà Ngài đã nói cung cấp cho chúng ta một nguyên lý nền tảng cho toàn bộ công việc sáng tạo, và chúng ta có thể liên kết ý tưởng mà Ngài đã che đậy trong các lời này với biểu tượng mà Tôi đã mô tả trước đó trong Bộ Luận này. Quyền năng, ánh sáng, sức sống, và sự biểu lộ! Đó là thể thức đúng đắn.
Do đó, điều hiển nhiên sẽ là tại sao đơn vị biểu lộ, tức con người, được thôi thúc để năng động trong sự tìm kiếm của y và để nuôi dưỡng khát vọng của y. Khi khát vọng đó đủ mạnh, bấy giờ y được thôi thúc để đạt được năng lực “giữ cho thể trí của y ổn định trong ánh sáng”. Khi y có thể làm được điều này, y sẽ đạt được quyền năng và sở hữu con mắt duy nhất đó, nó sẽ góp phần đưa đến vinh quang của thánh linh ngự bên trong. Tuy nhiên, y không thể được phó thác cho quyền năng trước khi y đã làm chủ diễn trình phát triển này. Diễn tiến như sau: cá nhân người tìm đạo bắt đầu biểu lộ phần nào mục tiêu của linh hồn trong kiếp sống của y trên cõi trần. Y đang chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm (aspiration), 559 và đạo tâm đó trở nên sinh động và thực tế. Y đang học ý nghĩa của ánh sáng. Khi y đã làm chủ kỹ thuật thiền định (và một số trường phái đang tồn tại hiện nay có liên quan đến điều này), y có thể tiến hành vận dụng quyền năng, bởi vì y sẽ học cách hoạt động như một Chủ Thể Tư Tưởng thiêng liêng. Giờ đây, y hợp tác và tiếp xúc với Thiên-Ý (divine Purpose).
Tuy nhiên, như mọi đạo sinh chân chính đều biết, các chướng ngại thì nhiều vô số kể. Những cản trở và những trở ngại đầy dẫy ra. Sự duy nhất của mục đích đôi khi có thể được nhận thức trong những khoảnh khắc cao điểm, nhưng nó không ở lại với chúng ta mãi mãi. Có những chướng ngại có bản chất vật chất, có tính kế thừa và môi trường, do cá tính, do thời gian và hoàn cảnh, do nghiệp quả thế giới, cũng như nghiệp quả cá nhân. Những gì khi đó sẽ được thực hiện? Tôi chỉ có một lời để nói và đó là, hãy kiên trì (persist). Thất bại không bao giờ ngăn cản sự thành công. Những khó khăn phát triển sức mạnh của linh hồn. Bí quyết của sự thành công là luôn luôn vững vàng và vô tư.
Yêu cầu thứ hai là tính dứt bỏ (detachment). Người hoạt động trong huyền linh thuật phải tự giữ mình tới mức tối đa có thể được để không tự đồng nhất hóa mình với cái mà y đã tạo ra, hoặc đã cố gắng để tạo ra. Bí quyết cho mọi người tìm đạo là trau dồi thái độ của kẻ bàng quan và của người quan sát im lặng, và, Tôi xin nhấn mạnh từ im lặng (silent). Nhiều hoạt động huyền thuật chân chính đi đến con số không (naught) do người hoạt động và người kiến tạo trong vật chất không giữ im lặng. Do lời nói sớm và nói quá nhiều, y giết chết những gì mà y đã cố gắng để tạo ra, đứa con tư tưởng của y bị chết non. Mọi người phụng sự trong phạm vi thế gian nên nhận thức nhu cầu đối với tính dứt bỏ bằng cách im lặng, và công việc trước mắt mỗi đạo sinh, là người đọc được những Huấn Dụ này, phải nhằm vào việc trau dồi một thái độ dứt bỏ. Chính một sự dứt bỏ trí tuệ mới giúp cho chủ thể tư tưởng luôn luôn an trú trong chốn cao thâm bí mật, và từ trung tâm an bình đó mà tiến hành một cách bình tĩnh và mạnh mẽ công việc mà y đã đặt ra trước mắt mình. Y hoạt động trong thế giới của con người; y thương yêu, an ủi và
560 phụng-sự; y không chú ý đến các điều ưa thích và không ưa thích của phàm-ngã y, hoặc chú ý đến các định kiến và những sự quyến luyến (attachment) của y; y đứng vững như một tảng đá đầy sức mạnh, và như một bàn tay mạnh mẽ trong chốn tối tăm cho tất cả những ai mà y tiếp xúc. Việc vun bồi một thái độ dứt bỏ thuộc về cá nhân, với thái độ gắn bó thuộc về tinh thần, sẽ cắt tận gốc rễ cuộc sống của con người; nhưng nó sẽ hoàn lại gấp một ngàn lần cho tất cả những gì mà nó cắt đi.
Nhiều điều đã được viết ra về sự quyến luyến và nhu cầu phát triển tính dứt bỏ. Tôi khẩn thiết yêu cầu mọi đạo sinh trong tình hình cấp bách hiện nay ngừng việc đọc và suy tư về nó theo tính cách nguyện vọng, mà bắt đầu thực hành và thể hiện điều đó.
Tính không chỉ trích (non-criticism) là yêu cầu thứ ba. Tôi sẽ nói gì về điều đó? Tại sao nó được coi là một yêu cầu rất thiết yếu? Bởi vì tính chỉ trích (phân tích và, hậu quả tất nhiên là sự chia rẽ) là đặc tính nổi bật của loại tâm trí và cũng của mọi phàm-ngã phối kết. Bởi vì tính chỉ trích là một yếu tố mạnh mẽ trong việc đưa đẩy chất trí và chất tình cảm vào hoạt động, và vì thế, tạo ấn tượng mạnh mẽ lên các tế bào não và thể hiện ra thành lời. Bởi vì trong một sự bùng lên bất ngờ của tư tưởng chỉ trích, toàn bộ phàm-ngã có thể bị kích động thành một sự phối hợp mạnh mẽ, nhưng thuộc một loại sai lầm và với các hậu quả thảm khốc. Bởi vì tính chỉ trích vốn là một khả năng của hạ trí có thể làm hại và gây tổn thương, và không người nào có thể tiến tới trên Thánh Đạo chừng nào mà y còn gây ra những thương tổn và cố ý đem đến sự đau khổ. Bởi vì công việc của huyền linh thuật và việc tiến hành mục tiêu của Thánh Đoàn vấp phải các trở ngại cơ bản trong các mối quan hệ tồn tại giữa những người phụng sự và các vị đệ-tử. Trong áp lực của cơ hội hiện tại, không có thời gian cho tính chỉ trích tồn tại giữa những người phụng sự. Họ cản trở lẫn nhau và họ gây trở ngại cho công việc.
Vào lúc này, Tôi đang có một cảm giác về sự cấp bách. Tôi khẩn thiết kêu gọi tất cả những ai đọc được các Huấn Dụ này hãy quên đi các điều ưa thích và không ưa thích của họ,
561 và bỏ qua những chướng ngại thuộc về phàm-ngã, vốn chắc chắn đang tồn tại trong chính họ và trong tất cả những ai đang hoạt động trên cõi trần, do phàm ngã gây cản trở. Tôi khẩn nài tất cả những người phụng sự nên nhớ rằng ngày của cơ hội đang đến với chúng ta, và rằng nó có kỳ hạn của nó. Loại cơ hội hiện nay sẽ không kéo dài mãi mãi. Sự nhỏ nhặt của các bất đồng của con người, những điều không hiểu nhau, các lỗi lầm nhỏ vốn có nguồn gốc trong phàm-ngã, và xét cho cùng, vốn chóng phai đi, các tham vọng và các ảo tưởng đều phải tiêu tan tất cả. Nếu những người phụng sự có thể thực hành hạnh dứt bỏ, biết rằng Thiên Luật đang tác động, và rằng các mục tiêu của Thượng Đế phải đi đến một kết thúc cuối cùng; và nếu họ có thể học cách không bao giờ chỉ trích trong tư tưởng hoặc lời nói, thì sự cứu độ thế gian sẽ tiến hành nhanh chóng, và kỷ nguyên mới của bác ái và giác ngộ sẽ được mở ra.

563 QUY LUẬT MƯỜI BỐN

Âm thanh nổi lên. Giờ nguy hiểm cho linh hồn dũng cảm đến gần. Khối nước đã không gây tổn thương cho vị sáng tạo trên bạch đạo, và không gì có thể dìm chết cũng không thể làm sũng ướt y. Sự nguy hiểm từ lửa và bây giờ ngọn lửa đang đe dọa, và, người ta thấy cuộn khói bốc lên mờ mờ. Sau chu kỳ bình an, y hãy kêu gọi đến Thái Dương Thiên Thần lần nữa.

Các Trung Tâm Lực và Prana. Việc Sử Dụng Đôi Tay.
Việc Bước Đi trên Thánh Đạo.
Việc Khơi Hoạt các Bí Huyệt.

565 QUI LUẬT MƯỜI BỐN
CÁC TRUNG TÂM LỰC VÀ PRANA
Tư tưởng của chúng ta càng đến gần với cõi trần thì nhà huyền thuật càng trải nghiệm nhiều khó khăn hơn, cho dù y là thái dương Thiên Thần, bận rộn với hoạt động biểu lộ về huyền thuật, hoặc là một người phụng sự thành thạo theo thiên cơ. Điều này là do hai nguyên nhân:
1. Sự đáp ứng tự động của vật chất hồng trần trọng trược đối với vật chất, luôn luôn nhớ rằng vật chất là lực (substance is force).
2. Những nguy hiểm vốn liên quan tới việc hoạt động với các lửa hoặc với các pranas của Vũ Trụ. Nguy hiểm sau này là nguy hiểm mà Qui Luật XIV quan tâm đến.
Có nhiều cách mà theo đó qui luật này có thể được giải thích. Chúng ta có thể nghiên cứu hoạt động của thái dương Thiên Thần khi vị này tiếp cận cõi trần trọng trược để đầu thai, và do đó đạt đến điểm quyết định trong công việc sáng tạo của ngài, ở đó, lớp vỏ tam phân ở vào giai đoạn mà, một cách chắc chắn và không thể tránh khỏi, nó phải tiếp xúc với trạng thái vật chất. Đó là giai đoạn mà, khi diễn tả chân lý này theo các thuật ngữ huyền bí, nó được, theo nghĩa từng chữ, yêu cầu “tự bao bọc lại và biến vào trong ánh sáng ban ngày”. Con người tinh thần bây giờ bị che khuất bởi một lớp vỏ trí tuệ (mental sheath) hoặc bởi một lớp vỏ bằng lửa (fire sheath). Y được bao phủ “trong một màn nước” (“in a watery mist”), vốn là một cách cổ xưa để nói đến đại ảo tưởng. Thuật ngữ này không chỉ truyền đạt khái niệm về sự sở hữu một thể cảm dục hoặc thể nước (watery body), mà còn đưa ra cho thể trí ảnh hưởng mà thể đó phải có trên Thái Dương Thiên
566 Thần bị che khuất. Vị này nhìn xuyên qua lửa và qua màn sương, và thấy sự biến dạng và sự phản chiếu. Những gì mà y thấy chắc chắn là sai lạc.
Ngoài thể lửa (sheath of fire) và thể sương mù (sheath of mist, thể cảm dục), y còn khoác lên y một tấm lưới bên ngoài gồm các dòng thần lực cài vào nhau một cách chặt chẽ. Các dòng lực này cấu thành thể dĩ thái hoặc thể sinh lực của y, có bản chất của một tấm lưới hoặc mắt lưới các nadis năng lượng mà, từng chục trong số hàng ngàn của chúng (in their tens of thousands), được đan kết nhau lại và tạo nên ở một vài địa điểm trong thể năng lượng này các tụ điểm lực khác nhau, trong đó bảy bí huyệt là quan trọng nhất. Tuy nhiên, có nhiều điểm tập trung như vậy.
Khi lớp áo này đã được Thái Dương Thiên Thần khoác vào, thì một giai đoạn cuối cùng được đạt đến, lửa thái dương và lửa do ma sát phải được đưa vào tiếp xúc với ba “loại lửa cổ xưa nhất”. Đây là các lửa của vật chất khách quan của cõi trần trọng trược, hay của các đơn vị năng lượng vật chất mà chúng ta thường bao gồm bằng các từ “chất khí, chất lỏng và chất đặc”, một cụm từ vô nghĩa và chỉ được sử dụng đối với chúng ta, thông qua giáo huấn về sự biến phân. Ba thứ lửa cổ xưa này là một trạng thái của lửa do ma sát.
Giờ nguy hiểm đối với linh hồn dũng cảm là ở điểm này. Đó là giờ mà khi đó linh hồn phải đưa vào sự nhất quán thể dĩ thái và vỏ bao bằng chất khí, vốn là trạng thái cao nhất của lớp vỏ hồng trần trọng trược, khí cụ của sự biểu lộ hữu cơ hữu hình.
Chúng ta cũng có thể nghiên cứu Qui Luật này theo quan điểm của điểm đạo đồ, là người bận rộn với việc vận dụng các lực, và là người, qua quyền năng tư tưởng của mình, có thể đã tạo ra một hình-tư-tưởng. Vị này đã bao bọc hình tư tưởng này bằng một lớp vỏ cảm dục, đã chủ tâm truyền sinh khí cho nó với năng lượng của mình, và bây giờ tìm cách cho nó sự tồn tại khách quan, và gửi nó ra để thực hiện mục tiêu và ý định của mình. Thời khắc quyết định trong mọi công việc sáng tạo bao giờ cũng được nhận thấy ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn mà trong đó hình thái chủ quan đầy sức sống phải thu hút vào cho nó nguyên liệu vốn sẽ cung cấp
567 cho nó cơ cấu trên cõi trần. Sự kiện này phải được ghi nhớ, bất kể những gì mà nhà huyền thuật đang tìm cách đưa ra thế giới khách quan. Nó cũng liên quan tới một tổ chức, tới một nhóm hay một đoàn thể; nó có thể liên quan tới việc cụ thể hóa của tiền bạc, hoặc tới việc che đậy hoặc sự thể hiện ra ngoài của một ý tưởng. Thời điểm nguy hiểm cho nhà huyền thuật đến vào giai đoạn cuối cùng này. Một mức độ phân biện tinh tế được đạt tới, và nhà huyền thuật giờ đây phải tiếp tục một cách thận trọng. Nhiều kế hoạch tốt đẹp không thành hiện thực và lý do nằm ở ngay đây. Sau rốt, một kế hoạch là một ý tưởng được buông lỏng trong thời gian và không gian để tìm kiếm một hình thức thực hiện công việc của nó. Nhiều việc không đi đến đâu cả vì người sáng tạo của chúng, hoặc trí sáng tạo mà chúng phát xuất từ đó, không hiểu được giai đoạn quyết định này. Một sự điều chỉnh đúng đắn các mãnh lực phải được sắp đặt ở đây sao cho không có quá nhiều năng lượng được sử dụng trong công việc, và cũng không quá ít. Khi có quá nhiều năng lượng được phóng thích qua thể sinh lực, bấy giờ một ngọn lửa bùng lên khi năng lượng chất khí của cõi hồng trần trọng trược được đưa vào tiếp xúc với năng lượng dĩ thái đầy sinh lực. Do đó, hình thức phôi thai bị phá hủy. Nơi nào không có đủ năng lượng, hoặc không đủ sự chú tâm kiên trì thích đáng, và khi tư tưởng của
nhà huyền thuật dao động, thì bấy giờ ý tưởng tan biến, bấy giờ đứa trẻ bị chết non, và không có gì đi vào sự biểu lộ khách quan. Điều này có một tương ứng theo nghĩa đen trên cõi trần. Nhiều trẻ con bị chết non chính vì lý do này, đó là Thái Dương Thiên Thần có ý định bị dao động và không quan tâm đầy đủ. Nhiều ý tưởng tốt lành cũng không thành hiện thực hoặc không có sự tồn tại sống động bền bĩ “trong ánh sáng ban ngày”, bởi vì không có đủ năng lượng để tạo ra tia lửa của ngọn lửa sống động vốn phải luôn luôn cháy ở trung tâm của mọi hình hài. Do đó, sự nguy hiểm có hai phần:
1. Đó là sự hủy diệt bằng lửa, do sự tiêu phí quá nhiều năng lượng và sự biểu lộ một mục tiêu quá dữ dội.
568 2. Đó là cái chết, do thiếu sức sống (vitality) và vì “sự chú ý có định hướng” của nhà huyền thuật không có sức mạnh và thời gian đầy đủ để đưa hình hài vào sự hiện tồn. Định luật về huyền linh học vẫn đúng, đó là năng lượng theo sau tư tưởng.
Chúng ta có thể nghiên cứu Quy Luật này theo quan điểm của người tìm đạo, khi y học cách làm việc với năng lượng và với các mãnh lực của thiên nhiên, khi y tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của thể sinh lực, và có được quyền năng trong việc kiểm soát các thứ lửa sinh động (vital fires) tức là các pranas của chính hệ thống nhỏ của y. Theo Tôi, dường như đối với mục đích đặc biệt của chúng ta thì đường lối tiếp cận này sẽ hữu dụng nhất. Các Giáo Huấn này được dự định cho những ai quan tâm rõ rệt đến con đường giải thoát khỏi hình hài, và đang tìm cách tự dọn mình để hoạt động trong sự hợp tác với Đại Bạch Giai (Great White Lodge). Họ đang học những bước đầu tiên trong công việc huyền thuật, và do đó, đối với họ, một sự hiểu biết về các luồng hỏa và về các năng lượng mà họ phải làm việc với chúng có tầm quan trọng hàng đầu. Do đó, chúng ta sẽ giới hạn sự chú ý của chúng ta vào giai đoạn này của công tác vĩ đại đó, và không xem xét công việc của linh hồn khi nó lâm phàm và biểu lộ ra thế giới khách quan thông qua một hình hài, cũng không xem xét công việc của các điểm đạo đồ khi họ hoạt động như các nhà huyền thuật sáng tạo dưới xung lực tập thể và nhờ một sự hiểu biết sáng suốt về cơ tiến hóa. Các Giáo Huấn này được dự định để thực hành, và để truyền đạt sự chỉ dạy cần thiết cho những đạo sinh nào có thể đoán được ẩn ý (hiểu được “ý tại ngôn ngoại”), và đang phát triển năng lực thấy được ý nghĩa huyền bí đằng sau các màn che bên ngoài và các hình thức ngoại môn.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét các pranas, và ở đây Tôi sẽ trích dẫn một vài đoạn từ Ánh Sáng Của Linh Hồn, có mô tả về các pranas này. Chúng ta tìm thấy trong Quyển II, câu Kinh
569 39 nói rằng có năm trạng thái của prana, tác động xuyên qua thể dĩ thái, và do đó cấu thành toàn bộ thể dĩ thái hay thể sinh lực.
“Prana biểu lộ thành năm phần, như thế tương ứng với năm trạng thái trí tuệ, nguyên khí thứ năm, và với năm biến thái của nguyên khí suy tư. Trong thái-dương-hệ, prana thể hiện thành năm trạng thái năng lượng vĩ đại mà chúng ta gọi là các cõi, là môi trường (medium) của tâm thức… Năm biến phân của prana trong cơ thể con người là:
“1. Prana, trải dài từ mũi đến tim và có mối quan hệ đặc biệt với miệng và tiếng nói, tim và phổi.
“2. Samana trải dài từ trung tâm đến đan điền (solar plexus), nó liên quan đến thực phẩm và sự nuôi dưỡng cơ thể qua thức ăn và thức uống, và có mối quan hệ đặc biệt với dạ dày.
“3. Apana kiểm soát từ đan điền tới lòng bàn chân, nó liên quan đến các cơ quan bài tiết, đào thải và sinh sản, như vậy có mối quan hệ đặc biệt với các cơ quan sinh sản và bài tiết.
“4. Upana nằm giữa mũi với đỉnh đầu; nó có mối quan hệ đặc biệt với não, mũi và mắt, và khi được kiểm soát thích hợp, nó tạo ra sự kết hợp của các sinh khí (vital airs) và việc sử dụng chúng một cách chính xác.
“5. Vyana là thuật ngữ được áp dụng cho toàn bộ năng lượng prana khi nó được phân phối đều khắp cơ thể. Các khí cụ của nó là hàng ngàn kinh mạch (nadis) hoặc dây thần kinh trong cơ thể, và nó có một mối quan hệ đặc biệt rõ ràng với các mạch máu, các tĩnh mạch và động mạch”. (Trang 329 - 330)
Thể dĩ thái là thể sức mạnh hay thể sinh lực, và nó thấm vào mọi phần của hiện thể trọng trược (xác thịt). Nó là nền tảng, là bản thể thực sự của thể xác. Tùy theo bản chất của mãnh lực đang làm sinh động thể dĩ thái, tùy theo sự hoạt động của lực ấy trong thể dĩ thái, tùy theo sự linh hoạt hay trì trệ của các bộ phận quan trọng nhất của thể dĩ thái (các bí huyệt trên xương sống), mà thể xác cũng sẽ có hoạt động tương ứng như thế. Một cách tương tự và có tính cách tượng trưng, tùy theo sự nguyên vẹn của bộ máy hô hấp, và tùy theo năng lực của bộ máy đó để oxy hóa và làm tinh khiết máu, mà sức khỏe hoặc sự toàn vẹn của thể xác sẽ tốt hoặc xấu”. (Trang 218 – 219).
570 Chúng ta cũng thấy nói rằng các thần lực, vốn tạo nên thể sinh lực hay các pranas khác nhau mà từ đó nó được kiến tạo, phát ra:
“a. Từ hào quang của hành tinh. Trong trường hợp này đó là prana hành tinh, và như thế liên quan chủ yếu tới lá lách và sức khỏe của thể xác.
“b. Từ cõi cảm dục xuyên qua thể cảm dục. Đây sẽ là thần lực cảm dục thuần túy, và sẽ ảnh hưởng chủ yếu tới các bí huyệt dưới cơ hoành.
“c. Từ toàn linh trí hay là thần lực trí tuệ. Đây phần lớn sẽ là mãnh lực tư tưởng và sẽ đi tới bí huyệt cổ họng.
“d. Từ chính chân ngã, chủ yếu là kích thích các bí huyệt đầu và tim”. (Trang 220).
Chúng ta cũng đọc thấy rằng “hầu hết con người nhận được thần lực chỉ từ cõi trần và cõi cảm dục, nhưng các đệ-tử cũng nhận thần lực từ các mức độ trí tuệ và chân ngã”. Cuối cùng, chúng ta đọc:
“Điều này có thể giúp cho đạo sinh nếu y nhận thức rằng sự kiểm soát prana đúng đắn bao hàm sự nhận thức rằng năng lượng là toàn bộ sự sống và sự biểu lộ, và ba thể thấp là các thể năng lượng, mỗi thể tạo thành một hiện thể cho loại năng lượng cao hơn, và bản thân chúng là các tác nhân truyền chuyển năng lượng. Các năng lượng của phàm-ngã là các năng lượng của ngôi ba, Ngôi Thánh Linh hay trạng thái Brahma. Năng lượng của chân nhân là năng lượng của ngôi hai, thần lực Christ, hay bồ đề (buddhi). Mục tiêu của sự tiến hóa trong gia đình nhân loại là mang thần lực Christ, tức nguyên khí bồ đề, vào sự biểu lộ đầy đủ trên cõi trần, và điều này được thực hiện nhờ việc sử dụng phàm-ngã tam phân”. (Trang 227).
Điều này cung cấp một bức tranh tổng quát về đề tài nghiên cứu của chúng ta, và cho chúng ta những sự kiện cơ bản mà mọi tư tưởng của chúng ta đều phải dựa vào. Do đó, khi chúng ta nghiên cứu đoạn trên thì điều trở nên hiển nhiên là người tìm đạo có ba việc cần làm:
Thứ nhất, y phải tìm hiểu bản chất của các năng lượng
571 hay các pranas, vốn đã đưa sản phẩm sáng tạo kỳ diệu của y, tức thể xác, vào biểu lộ và duy trì nó trong một tình trạng sao cho y có thể hoặc không thể nhanh chóng thành tựu mục tiêu tinh thần của linh hồn y. Bài học này bao gồm:
a/ Đạt đến một sự hiểu biết về những thần lực nào vốn đặc biệt mạnh mẽ trong kiếp sống của y, và dường như điều khiển các hoạt động của y. Điều này sẽ mang đến cho y kiến thức về các bí huyệt nào của thể dĩ thái của y được đánh thức, và bí huyệt nào còn ngủ yên. Mọi người tìm đạo phải hiểu rõ điều này trước khi họ có thể thực sự chuyên tâm vào sự huấn luyện thực sự cho địa vị đệ tử.
b/ Hiểu rõ mối liên hệ giữa các thần lực của thiên nhiên mà y đã chiếm hữu để sử dụng riêng cho mình, và vốn tạo thành toàn bộ các năng lượng cá nhân, trí tuệ, tình cảm và sinh khí của y, với những thần lực tương tự được tìm thấy trong thế giới tự nhiên và chi phối sự biểu lộ của Đại Thiên Địa (Macrocosm).
c/ Học cách làm việc với các năng lượng này theo một
cách thức thông minh, để mang lại ba diễn biến:
− Một sự hợp tác hài hòa với thái dương Thiên Thần của chính y, để cho mãnh lực thái dương có thể áp đặt nhịp điệu của nó lên các mãnh lực thái âm (lunar forces).
− Một sự đáp ứng sáng suốt và sự liên kết với nhóm các Phụng-Sự-Viên Thế Gian, nhóm này, vào bất cứ thời điểm cụ thể nào, đã đảm trách công việc điều khiển các thần lực của thiên nhiên bằng quyền năng tư tưởng của họ, và như thế dẫn dắt toàn bộ đoàn thể sáng tạo tiến về phía trước theo đường lối của mục đích thiêng liêng.
− Việc tạo ra trên cõi trần một phàm-ngã thích hợp cho công việc sáng tạo của nó, và có khả năng đối với các
572 hình thức hoạt động phát xuất từ thể trí, sẽ cho phép y đẩy mạnh hoạt động của các lực điều khiển.
Thứ hai, học cách sống như một linh hồn, và do đó, không còn đồng nhất hóa với phàm-ngã. Việc này mang lại ba điều:
a/ Một khả năng thu hồi vào ý thức trong đầu, và từ
nơi cao đó điều khiển cuộc sống của phàm-ngã.
b/ Năng lực để chuyển qua các bí huyệt khác nhau trong cơ thể các thần lực và năng lượng vũ trụ nào cần thiết cho công việc thế gian. Điều này phải được thực hiện một cách hữu thức và trong sự nhận thức đầy đủ về cội nguồn mà chúng phát sinh, về phương cách hoạt động của chúng, và về mục đích mà chúng phải được sử dụng. Điều này cũng bao hàm sự hiểu biết về thần lực nào có liên quan đến một bí huyệt. Do đó điều này bao hàm sự cần thiết phải phát triển các bí huyệt, để đưa chúng vào một trạng thái mạnh mẽ, và để hòa hợp chúng thành một nhịp điệu thống nhất.
c/ Do đó, năng lực để làm việc theo ý muốn qua trung gian của bất kỳ bí huyệt đặc biệt nào đó. Điều này chỉ có thể xảy ra khi linh hồn có thể an trụ như Đấng Trị Vì (the Ruler) trên “ngai vàng giữa hai chân mày”, và khi hỏa xà Kundalini mà về mặt huyền linh gọi là đã được đi lên. Lửa này phải đi lên qua cột sống và đốt cháy đường đi của nó xuyên qua mạng lưới vốn chia tách bí huyệt này với bí huyệt khác trên “Quyền Trượng Bằng Vàng” (“Golden Rod of Power”).
Thứ ba, học cách nghiên cứu các phản ứng trên những người khác về bất cứ năng lượng nào mà y có thể biểu lộ qua phàm-ngã của y, hoặc, nếu y là một điểm đạo đồ và do đó là một phụng-sự-viên hữu thức với Thiên Cơ, thì đó có thể là đặc quyền của y để sử dụng hoặc truyền chuyển. Nhờ một sự
573 nghiên cứu kỹ lưỡng về “ảnh hưởng” cá nhân của y trên các huynh đệ của y, khi y sống giữa họ, và khi y suy tưởng, nói năng và hành động, y tìm hiểu được bản chất của loại thần lực vốn có thể tuôn đổ qua y. Nhờ đó, y có thể đạt đến một sự hiểu biết về chủng loại, tính chất, sức mạnh và tốc độ của nó. Bốn từ ngữ này chứng thực cho việc xem xét và minh giải.
A. Loại thần lực mà người tìm đạo sử dụng sẽ chỉ ra cho y cội nguồn phát xuất của nó, và một sự nghiên cứu về nó sẽ bắt đầu biểu thị y biết Thực Thể mà từ đó nó đã phát xuất. Một kiến thức về chủng loại trả lời cho câu hỏi: Thần lực này được tìm thấy theo đường lối năng lượng nào và ở trên cung nào? Một sự giám sát chặt chẽ về khía cạnh này của công việc chẳng bao lâu sẽ chỉ ra cho người tìm đạo:
1. bản thân y có thể hoạt động trên cõi nào,
2. bản chất cung năng lượng của y, cung chân ngã và cung phàm-ngã. Chỉ có điểm đạo đồ thuộc cấp độ thứ ba mới có thể xác định cung Chân Thần của mình,
3. nguyên khí (tattva) đặc biệt có thể được bao hàm, 4. bí huyệt mà qua đó y có thể truyền thần lực.
Do đó, sẽ hiển nhiên là một sự nghiên cứu về các loại năng lượng sẽ có tính hữu dụng thực tế, và sẽ có xu hướng không chừa lại phần nào của bản chất người tìm đạo mà không bị đá động đến. Hãy suy tư trong giây phút về các bài học có thể được học bởi người nào vốn đưa ra năng lượng được sử dụng trong sự diễn đạt bằng lời nói, thí dụ như, cho sự giám sát của Chủ Thể Cai Quản Nội Tâm (Inner Ruler), và – sau khi nói chuyện hoặc sau khi tham gia vào việc cho và nhận của cuộc sống hằng ngày – y tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Tôi đã sử dụng loại năng lượng nào trong lời nói của tôi ngày hôm nay? Tôi đã dùng đến thần lực nào trong những sự giao tiếp của tôi với các đồng bào của tôi? Bạn hỏi Tôi liệu Tôi có thể minh họa điều này cho bạn hay chăng? Bây giờ hãy để Tôi cố gắng làm như vậy, và như thế đơn giản hóa những gì rất thường được coi là gút mắc và khó khăn. Đạo sinh hãy
574 tự hỏi là liệu vị thế mà y nắm giữ về trí tuệ, và liệu những lời mà y đã nói vào một dịp đặc biệt nào đó, có phải đã được thúc đẩy bởi một mong muốn áp đặt ý chí của y trên cử tọa của y hay không. Việc áp đặt ý chí này của y có thể hoặc đúng hoặc sai. Khi đúng, nó sẽ có nghĩa rằng y đang nói dưới sự thúc đẩy của ý chí tinh thần của y, rằng những lời nói của y sẽ phù hợp với mục đích và ý định của linh hồn, sẽ được
chi phối bởi tình thương, và, do đó, sẽ có tính xây dựng, giúp đỡ và chữa trị. Thái độ của y sẽ là thái độ “vô tư” (detachment), y sẽ không có mong muốn nào để cầm giữ tâm trí của huynh đệ y. Nhưng nếu lời nói của y bị thôi thúc bởi sự bướng bỉnh và bởi mong muốn áp đặt các ý tưởng của y lên những người khác, và như thế để nổi bật trước mặt họ, hoặc để buộc họ phải đồng ý với các kết luận của y, thì lúc bấy giờ phương pháp của y sẽ có tính phá hoại, chế ngự, gây hấn, hay tranh cãi, mạnh mẽ, thô lỗ hoặc cáu kỉnh, tùy theo các khuynh hướng và các sở thích thuộc về phàm-ngã của y. Điều này sẽ biểu thị việc sử dụng thần lực của cung một đúng hay sai.
Nếu loại thần lực mà y vận dụng là thần lực cung hai, y có thể đặt nó vào một sự phân tích tương tự. Bấy giờ y sẽ thấy nó được dựa trên lòng bác ái, việc phụng-sự và lòng trắc ẩn đối với tập thể, hoặc dựa trên một sự khao khát ích kỷ để được ưa thích, dựa vào tình cảm và vào sự quyến luyến. Những lời nói của y sẽ biểu thị cho y điều này nếu y chịu nghiên cứu chúng kỹ lưỡng.
Tương tự như vậy, nếu y đang sử dụng thần lực cung ba, theo một cách thức cá nhân (a personal manner) thì y sẽ không ngay thẳng trong các đề xuất của y, khôn khéo và khó hiểu (elusive) trong các lập luận của y, dùng sự lôi kéo trong các mối quan hệ của y với đồng loại của y, hoặc là một người thích bao biện xen vào chuyện người khác, tích cực tham gia vào việc điều hành thế giới, vào việc giải quyết cuộc đời của những người khác thay cho họ, hoặc vào việc nắm thật chặt sự kiểm soát chính phủ theo tư lợi riêng của y, đến nỗi y sẽ hy sinh mọi thứ và mọi người vào hoạt động xúc tiến các mục tiêu bận rộn của riêng y. Tuy nhiên, nếu y là một đệ-tử đích thực và một người tìm đạo thực sự, thì y sẽ làm việc với Thiên Cơ (Plan), và sẽ vận dụng thần lực cung ba để dẫn đến các mục tiêu đầy bác ái của Thực Tại tâm linh. Y sẽ bận rộn,
575 và tích cực, và lời nói của y sẽ chứa đựng sự thật, và sẽ dẫn đến sự trợ giúp của những người khác, vì họ sẽ vô tư và chân thật.
CÔNG DỤNG CỦA ĐÔI BÀN TAY
Ở đây, thật là có giá trị khi chúng ta bàn đến việc vận dụng thần lực để cung cấp một ít thông tin về công dụng của đôi bàn tay trong công việc như thế. Một trong các Chân Sư đã nói: “Chính là chỉ với bàn tay được trang bị và sẵn sàng hoặc để chinh phục hoặc để tàn lụi đi, mà nhà thần bí hiện đại mới có thể hy vọng đạt được mục tiêu của mình”. Tôi định nói một vài lời về đôi bàn tay, vì có nhiều giảng lý huyền bí được che giấu trong các lời lẽ hơn là lộ rõ trên bề mặt.
Ở một trong những cổ thư có sẵn để hướng dẫn các môn đệ, có những lời như sau:
“Bàn tay được trang bị là một bàn tay trống rỗng, và điều này bảo vệ người sở hữu nó khỏi những lời buộc tội của những kẻ thù của y. Đó là một bàn tay được giải thoát khỏi dấu vết của bốn biểu tượng xấu xa – đó là vàng, sự thèm khát, con dao găm (dagger), và ngón tay của cám dỗ”.
Những lời này có ý nghĩa nhất, và có thể là hợp lý khi nghiên cứu vắn tắt về loại của những bàn tay, và tính chất của chúng giúp phân biệt các môn đệ. Trong mọi hình thức của giáo lý huyền môn, bàn tay đóng một vai trò quan trọng, và điều này có bốn lý do:
1. Chúng là biểu tượng của sự hoạch đắc.
2. Chúng là các trung tâm lực.
3. Chúng là những kẻ vận dụng thanh kiếm.
4. Khi được sử dụng một cách vị tha, chúng là:
a/ Các khí cụ chữa trị. b/ Các tác nhân mà nhờ đó vặn được một số chìa khóa.
Khi xem chúng như là các biểu tượng của sự hoạch đắc, phải nhớ rằng nơi người bậc trung, chúng được sử dụng để “nắm và giữ”, và để có những gì mà con người cần cho y và cho sự thỏa mãn ham muốn ích kỷ của y. Nơi Chân Nhân, hai bàn tay vẫn là những biểu tượng của sự hoạch đắc, nhưng
576 Chân Nhân chỉ nắm những gì cần để trợ giúp cho tập thể, và tung ra ngay lập tức hướng tới mục đích đó những gì mà chân nhân đã có được như thế. Vị điểm đạo đồ không giữ gì cho chính mình; bậc cứu độ của nhân loại có thể sử dụng tất cả những gì được để dành trong kho dự trữ thiêng liêng, nhưng không phải cho chính ngài, mà là cho những ai mà ngài muốn giúp đỡ.
Với tư cách là các trung tâm lực, đôi bàn tay đóng một vai trò mạnh nhất, và là vai trò ít được hiểu biết. Việc mà đôi bàn tay của một vị đệ-tử (một khi y đã có được sự hoạch đắc vốn được dựa trên công việc tập thể vị tha) trở thành những tác nhân truyền năng lượng tâm linh là một sự thật huyền bí. Việc “đặt tay lên đầu một người nào đó để ban phúc” không phải là nhóm từ vô căn cứ, cũng không chỉ được giới hạn vào các hoạt động của hàng giám mục của bất kỳ tôn giáo nào. Về mặt huyền linh, việc đặt tay lên đầu có thể được nghiên cứu theo bốn khía cạnh:
1. Trong việc chữa bệnh. Trong trường hợp này thần lực tuôn đổ qua hai bàn tay, đến từ hai cội nguồn, và xuyên qua hai bí huyệt dĩ thái, đó là lá lách và tim.
2. Trong việc kích thích bất kỳ bí huyệt đặc biệt nào. Năng lượng được dùng trong trường hợp này đến từ đáy xương sống và cổ họng, và phải được kèm theo bằng các linh từ thích hợp.
3. Trong công việc liên kết một người với chân nhân (ego) của y. Thần lực được dùng ở đây phải được tiếp nhận từ ba bí huyệt dĩ thái: bí huyệt đan điền, bí huyệt tim và bí huyệt giữa hai chân mày.
4. Trong công việc của nhóm. Ở đây năng lượng được sử dụng phát ra từ chân ngã, xuyên qua bí huyệt đầu, bí huyệt cổ họng và bí huyệt đáy xương sống.
Do đó, sẽ rõ ràng là Khoa Học về Bàn Tay là một Khoa Học rất thực tế, và vị đệ-tử phải tìm hiểu bản chất của các thần lực ở các bí huyệt khác nhau, làm thế nào để truyền tải và thống nhất chúng, và rồi bằng một tác động của ý chí, làm thế nào để chuyển chúng ra bên ngoài qua các luân xa (chakras) trong bàn tay. Đôi tay làm công việc của chúng hoặc một cách trực tiếp, hoặc thông qua sự phóng ra của một dòng chảy đều đặn một khi các luồng pha trộn đã được rút ra,
577 hoặc gián tiếp, hoặc bằng tay. Nhờ một kiến thức về thiên luật, một vị đệ-tử không chỉ có thể sử dụng luồng lực chảy qua các bí huyệt của chính cơ thể của mình, mà còn có thể kết hợp chúng với các luồng lực thuộc hành tinh hay vũ trụ có ở chung quanh y. Điều này thường được những diễn giả thực hiện một cách vô thức, họ vốn là những người sử dụng đôi bàn tay đầy lôi cuốn đến một mức độ nào đó, và các hiệu quả mà một người có nhãn thông nhìn thấy thường đáng kinh ngạc. Khi công việc này được thực hiện một cách hữu thức thì một yếu tố uy lực nhất được thêm vào khí cụ của bất kỳ môn đồ nào.
Về việc này cần phải ghi nhớ rằng đó là một vấn đề rất khó hiểu, và rằng một số thần lực cung (ray forces) đi theo đường lối ít đối kháng nhất từ trái sang phải, còn những thần lực cung khác thì đi từ phải sang trái. Một số bí huyệt truyền năng lượng của chúng xuyên qua bàn tay phải, và một số khác thì xuyên qua bàn tay trái. Do đó, cần có nhiều hiểu biết để hoạt động một cách khoa học.
Tôi không có thời gian để bàn chi tiết về ý nghĩa của đôi bàn tay khi chúng sử dụng thanh kiếm, ngoại trừ để nêu ra rằng thanh kiếm là một biểu tượng đại diện cho nhiều thứ:
1. Thanh kiếm sắc bén có hai lưỡi là năng lực phân biện vốn đạt đến tận gốc rễ của bản thể (being) của môn đồ, và phân chia cái thực (the real) và chân (true) ra khỏi cái giả (the false) và vô thường (impermanent). Nó được chân ngã (ego) sử dụng từ cõi trí, và được nói đến như là “Thanh kiếm thép xanh biếc lạnh lẽo”.
2. Thanh kiếm của sự từ bỏ, hoặc cái rìu hai lưỡi mà đệtử tự nguyện dùng cho bất cứ điều gì mà y coi là có khả năng giữ y trở lại khỏi mục tiêu của y. Nó được áp dụng chủ yếu cho các sự việc của cõi trần.
3. Thanh gươm Tinh Thần là thứ vũ khí mà trong đôi bàn tay của đệ-tử, trước mắt của nhóm mà y đang phụng-sự, sẽ đốn ngã các chướng ngại vật đang nằm trên đường tiến tới của nhóm. Nó chỉ được sử dụng một cách an toàn bởi những
578 người đã luyện tập các cánh tay của họ để sử dụng những thanh kiếm khác, và trong tay của một điểm đạo đồ thì nó là một yếu tố uy lực nhất.
Cổ Luận vốn luôn được nhắc tới, có nói:
“Thép cần cho việc truyền chuyển lửa. Khi thần lực của con người nội tâm được kết hợp với năng lượng được truyền qua các luân xa của lòng bàn tay, nó chuyển xuống thanh kiếm sáng ngời và hòa lẫn với thần lực của Đấng vốn là TẤT CẢ. Thiên Cơ được hoàn thành như vậy.”
Và như thế ta có thể thêm vào là năng lượng của đơn vị được tăng cường bởi thần lực của Tổng Thể vĩ đại.
Trong các sách huyền linh học và cũng trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm có nói rằng mọi điểm đạo đồ phải là những người chữa bệnh (healers); do đó, mà mọi điểm đạo đồ đều dùng lòng bàn tay trong công tác chữa bệnh. Vì vậy, chỉ có những người đã sử dụng thanh gươm, mới dám đặt thanh gươm xuống, và đứng với hai bàn tay không, được đưa lên khi ban phúc. Chỉ có “bàn tay được vũ trang” mới có thể được sử dụng an toàn trong công việc cứu độ; chỉ có những ai đã “chiếm được Thiên Giới bằng vũ lực”, và những ai mà về mặt huyền linh được biết đến như là “Các Đấng Đại Hùng” (Violent Ones) mới có thể lấy kho dự trữ của cõi trời, và sử dụng nó trong công việc chữa bệnh. Điều này nên được cẩn thận ghi nhớ. Mãnh lực chữa trị thật sự chỉ có thể tuôn đổ qua những người vốn được liên kết với Thánh Đoàn, ở một trình độ nào đó, hoặc trực tiếp (bằng quyền của sự điểm đạo hoặc của bậc đệtử tiến hóa) hoặc gián tiếp, khi được sử dụng ở khía cạnh nội môn bởi một vị cao đồ hoặc một nhà chữa trị tiến hóa nào đó. Một người nên biết tình trạng của y trước khi y có thể chữa trị một cách đúng đắn. Điều này không áp dụng với những người chữa trị nào vốn là các phụng-sự-viên vô thức, là những kẻ truyền chuyển mạnh mẽ prana, hoặc sinh lực thái dương (solar vitality). Tên của họ rất nhiều, và họ làm nhiều điều tốt lành mặc dù đôi khi năng lượng mà họ truyền chuyển dùng để kích thích một cách sai trái.
Về việc dùng đôi bàn tay trong việc vặn các chìa khóa, Tôi sẽ chỉ đưa ra một gợi ý. Chỉ có những bàn tay nào có thể vặn chìa khóa trong cửa điểm đạo, vốn đã học được “kỹ xảo về
579 các bí huyệt”, ý nghĩa của những bàn tay trong việc phụng-sự, việc sử dụng thanh kiếm, và bốn địa vị mà trong đó bàn tay được giữ trong việc phụng-sự của tập thể.
Do đó, hãy nghiên cứu loại thần lực mà bạn thường vận dụng, biết nó đến theo đường lối của năng lượng cung (ray energy) nào, và nhờ đó đạt đến một sự hiểu biết đích thực hơn về chính bạn, và về các năng lực bên trong của bạn, và cũng xác định những loại năng lượng mà bạn có thể thiếu, và khí cụ của bạn có thể được hoàn thiện thích đáng như thế nào.
B. Tính chất của thần lực được sử dụng nhất thiết phải tùy thuộc vào cung mà từ đó nó có thể xuất phát. Bạn yêu cầu Tôi phân biệt giữa các từ ngữ loại (type) và tính chất (quality). Tôi xin đáp rằng loại của thần lực biểu thị khía cạnh sự sống, trong khi tính chất biểu thị khía cạnh tâm thức, và cả hai đều là những khía cạnh của thực thể (entity) hay bản thể (being), vốn là hiện thân của một cung năng lượng. Loại sẽ biểu lộ chủ yếu thông qua những gì chúng ta có thể gọi hướng năng động (dynamic direction), và nhờ sức mạnh của nó để tạo ra một hiệu quả (effect). Tất nhiên, điều này phải được kết hợp với tính chất đúng đắn và sự khéo léo trong hành động. Tính chất sẽ được biểu thị nhiều hơn bằng quyền năng của sự tiếp cận có tính thu hút của nó. Nó có trong nó nhiều trạng thái từ tính hơn là loại (type) đang có. Các đạo sinh có thể đạt đến tính chất của thần lực mà họ có thể đang sử dụng bằng cách chú ý đến những gì mà họ thu hút đến với họ, cả trong những hoàn cảnh, trong con người, và trong các phản ứng mà con người tỏ lộ ra với những gì mà đạo sinh đó có thể nói hoặc làm. Trong loại, có một sự trội hơn của trạng thái ý chí, còn trong tính chất, khía cạnh ham muốn chủ yếu được tìm thấy. Một điều hết sức đúng là tùy theo các ham muốn của một người, mà sẽ có các hình thức của sự sống mà y muốn, giống như một nam châm, hút vào chính y.
C. Sức mạnh của một thần lực đặc biệt đưa chúng ta trở lại với Qui Luật mà chúng ta đang nghiên cứu, vì nó bao hàm trong chính nó yếu tố của sự kiên trì đích thực, và chúng ta đã thấy trước đây rằng sự xuất hiện vào sự sống theo chức năng và sự hoạt động của bất kỳ hình hài nào đều phụ thuộc
580 vào sự chú ý kiên trì của tác nhân sáng tạo của nó. Năng lượng có thể được sử dụng một cách năng động hoặc một cách kiên trì, và các hiệu quả của hai cách áp dụng năng lượng này thì khác nhau. Phương pháp năng động được dùng chủ yếu trong công việc hủy diệt. Chẳng hạn có một số quyền-lực-từ năng động, khi được các Đấng Hủy Diệt Sáng Tạo vận dụng, sẽ mang lại sự phá hủy của các hình hài. Tuy nhiên, những người tìm đạo không có liên quan gì đến các quyền lực từ này. Công việc quan trọng của họ là tìm hiểu ý nghĩa của sự kiên trì và của sức mạnh. Đó thật ra là một sự kiên trì về thời gian, còn sức mạnh, vượt ngoài mọi thứ khác, là quyền năng chịu đựng, không nhượng bộ, đứng vững vàng, và tiến tới không nản lòng. Do đó, hãy nghiên cứu một cách cẩn thận các loại năng động, tính chất thu hút, và sức mạnh bền bỉ của các thần lực vốn cấu thành khí cụ của bạn. Khi bạn có thể sử dụng, hoặc theo cách hủy diệt hay theo cách xây dựng, hoặc ích kỷ hay vị tha, hoặc phù hợp với Cơ Tiến Hóa Vũ Trụ hay kế hoạch có tính ích kỷ và cá nhân, thì bấy giờ bạn sẽ làm việc một cách hữu thức và sẽ hữu ý bước vào chính đạo hoặc tà đạo.
D. Tốc độ của thần lực được sử dụng phụ thuộc vào ba yếu tố trước đó. Tốc độ theo ý nghĩa này không có mối quan hệ thiết yếu với thời gian, mặc dù thật khó để tìm một từ ngữ khác để sử dụng vào vị trí của từ tốc độ. Nó liên quan đến thế giới của các hiệu quả, vì chúng xuất phát từ thế giới của các nguyên nhân. Có lẽ về thực chất nó có một sự liên quan với chân lý, vì một xung lực càng đúng đắn chừng nào thì sự hiểu biết về mục đích chủ quan/bên trong càng rõ ràng chừng nấy, vì thế phương hướng đúng và sự tác động của thần lực sẽ tự động đi theo. Có lẽ tốc độ (speed) nên được dịch một cách chính xác hơn bằng các từ “đúng hướng” (“correct direction”), vì nơi nào có phương hướng đúng đắn, có sự định hướng chính xác, có sự hiểu biết xác thật về mục đích và có sự nhận biết về loại thần lực cần thiết, thì nơi đó có một hiệu quả tức thì. Khi linh hồn đã ghi nhận tính chất mong muốn và sở hữu sức mạnh của Đấng Vô Thủy Vô Chung (the Timeless One) và sự kiên trì của Đấng Duy Nhất vốn có từ lúc khởi thủy, thì tiến trình của sự biểu lộ thần lực và mối
581 quan hệ giữa nhân với quả là tự phát và đồng thời, chứ không phải xảy ra tuần tự. Điều này chắn chắn không thể hiểu được bởi những người chưa có tâm thức của Hiện Tại Vĩnh Hằng (the eternal Now). Nhưng kết quả tự phát và đồng thời này là đầu mối cho toàn bộ công tác huyền thuật, và trong bốn từ ngữ này – loại, tính chất, sức mạnh và tốc độ − câu chuyện về hoạt động của một Nhà Huyền Linh Thuật được kể lại. Nhưng Tôi không dám cung cấp nhiều hơn và Tôi cũng không được phép nói một cách rõ ràng hơn. Vài người thích hợp để trở thành nhà huyền linh học, và vài người (có lẽ là may mắn) cho đến nay có tất cả bảy bí huyệt được khơi hoạt vì thế họ có thể hoạt động tự do trên bảy cõi giới, và với bảy loại năng lượng của bảy cung.
Tôi muốn chỉ ra rằng bốn trạng thái năng lượng này có thể được người tìm đạo nghiên cứu theo bản chất riêng của y. Trên cõi trần có vẻ như y là nguyên nhân khởi xướng, và khi y làm việc với các năng lượng này, chúng sẽ khơi dậy một sự đáp ứng và một phản ứng từ những người vốn cảm thấy tác động của chúng và chứng minh hiệu quả của chúng. Do đó, không phải là chúng ta thật ra đang hoạt động và sống trong một thế giới của các lực hay sao? Chúng ta không cần môi trường cách biệt, hay lãnh địa đặc biệt nào để sống, học tập và làm việc trong đó, vì chúng ta cư trú trong một thế giới của lực và năng lượng; chính chúng ta được cấu tạo từ các đơn vị lực hay năng lượng; và chúng ta vận dụng thần lực, một cách hữu ý hay vô tình, suốt hai mươi bốn giờ trong ngày. Môi trường cho sự huấn luyện huyền bí của chúng ta là môi trường thế gian, và thế giới của những hoàn cảnh đặc biệt và môi trường chung quanh của chúng ta.
VIỆC ĐẶT CHÂN LÊN THÁNH ĐẠO
Khi đã xem xét Quy Luật XIV, chúng ta đã thấy rằng, trong công tác huyền thuật, người tìm đạo hiện nay đã đạt đến điểm quan trọng của sự biểu lộ khách quan (objectivity). Y đang nỗ lực để trở thành một nhà sáng tạo về huyền thuật, và để hoàn thành hai điều:
1. Tái tạo lại khí cụ hoặc cơ cấu tiếp xúc của y, nhờ đó
582 mà thái dương Thiên Thần có một hiện thể thích hợp cho sự biểu lộ của Thực Tại. Chúng ta đã nhận thấy rằng, điều này bao hàm loại, tính chất, sức mạnh và tốc độ thích hợp.
2. Kiến tạo các hình thức biểu lộ phụ ở thế giới bên ngoài mà qua đó Năng Lượng được nhân cách hóa, đang chảy qua các thể thấp (sheaths) đã được tái tạo, có thể phụngsự thế giới.
Trong trường hợp đầu tiên, người tìm đạo đang đối phó với chính y, làm việc trong chu vi của riêng y, và như thế đang học để tự biết y, để thay đổi bản thân y và để kiến tạo lại khía cạnh hình hài của y. Trong trường hợp kia, y đang học cách để trở thành một người phụng sự nhân loại, và xây dựng các hình thức biểu lộ, vốn sẽ hiện thân cho những ý tưởng mới, các nguyên lý mới xuất hiện, và các khái niệm mới, những điều này phải chi phối và làm hoàn thiện sự phát triển giống nòi của chúng ta.
Hãy nhớ rằng không một người nào là một đệ-tử, theo ý nghĩa của Chân Sư về từ đó, mà không phải là một người tiên phong. Một sự đáp ứng với chân lý tinh thần được ghi nhận, một ước mơ về các lý tưởng đang mong mỏi được nhận thức, và một sự sẵn lòng phục tòng các chân lý của Kỷ Nguyên Mới không tạo nên địa vị đệ-tử. Nếu như thế thì các hàng ngũ đệ-tử sẽ được đầy lên nhanh chóng, và thật đáng buồn là không phải trường hợp này. Đó là khả năng đạt tới một sự hiểu biết về những nhận thức tiếp theo, vốn nằm phía trước tâm trí con người, chúng đánh dấu người tìm đạo, là người đứng ở ngưỡng cửa của địa vị đệ tử nhập môn; đó là quyền năng, được rèn luyện trong sự thử thách của sự trải nghiệm căng thẳng bên trong, để nhìn thấy cái viễn kiến trước mắt và hiểu những khái niệm nào mà trong đó thể trí nhất thiết phải bao trùm nó, vốn đem lại cho một người quyền trở thành một người được công nhận là làm việc với thiên cơ (được công nhận bởi Các Đấng Cao Cả, nếu không được thế gian công nhận); đó là việc hoạch đắc sự định hướng tinh thần, được giữ ổn định – bất kể sự xáo trộn bên ngoài trong đời sống hồng trần có thể ra sao đi nữa – điều đó có ý nghĩa đối với các Đấng đang quán sát và tìm kiếm các phụng-sự-viên, đó là một người có thể được tin cậy để giải quyết một khía cạnh nhỏ nào đó của công việc mà các Ngài đảm trách; đó là khả
583 năng nhấn chìm và không còn nhìn thấy bản ngã cá nhân thấp kém trong công tác dìu dắt thế gian, dưới sự thôi thúc của linh hồn, nó vốn nâng một người ra khỏi các hàng ngũ của những nhà thần bí đang khát vọng, vào trong hàng ngũ
của những nhà huyền linh học thực tiễn, mặc dù có khuynh hướng thần bí.
Đây là một công việc vô cùng thực tế mà chúng ta đang tham gia vào; nó cũng có các cân xứng đến nỗi nó sẽ chiếm hết mọi sự chú ý và thời gian của một người, ngay cả toàn bộ đời sống tư tưởng của y, và sẽ dẫn y đến sự biểu lộ có hiệu quả trong công việc của phàm-ngã y (được áp đặt bởi giới hạn nghiệp quả và xu hướng kế thừa), và đưa đến một ứng dụng vững chắc của công việc sáng tạo và huyền thuật. Địa vị đệ-tử là một sự tổng hợp của công việc khó nhọc, sự khai mở trí tuệ, đạo tâm vững chắc và sự định hướng tâm linh, cộng với những tính chất đáng chú ý của tính vô tổn hại tích cực, và thị giác đã mở để nhìn vào thế giới của thực tại tùy thích.
Người đệ tử nên chú ý đến một số sự xem xét mà – để cho rõ ràng – chúng ta sẽ liệt kê ra. Để trở thành một Chân Sư (adept), đệ-tử sẽ cần phải:
1. Tìm hiểu về Thánh Đạo (Enquire the Way).
2. Tuân theo các thôi thúc nội tâm của linh hồn.
3. Không chú ý đến bất kỳ sự quan tâm thế tục nào.
4. Sống một cuộc đời làm gương mẫu cho những người khác.
Bốn yêu cầu này có thể hợp lý khi đọc phớt qua lần đầu vì dễ dàng thực hiện, nhưng nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, nó sẽ trở nên hiển nhiên là tại sao một Chân Sư lại là một “tinh hoa hiếm hoi của một thế hệ những người tìm học”. Chúng ta hãy xét từng điểm một trong bốn điểm:
1. Tìm Hiểu Thánh Đạo. Chúng ta được một trong các Chân Sư dạy rằng trọn cả một thế hệ các nhà tìm học (enquirers) chỉ có thể tạo ra được một Chân Sư (adept). Tại sao điều này lại có thể như thế? Vì hai lý do:
Thứ nhất, một người tìm học chân chính là kẻ biết tận dụng cái minh-triết của thế hệ của y, y là sản phẩm hoàn hảo nhất của chính thời đại của y, và tuy thế y vẫn không hài lòng,
584 và mang lòng khao khát khôn nguôi ở bên trong đối với minh-triết. Đối với y, dường như có một cái gì đó quan trọng hơn tri thức, và một cái gì đó có ý nghĩa hơn là kinh nghiệm tích lũy của thời đại và thời gian riêng của y. Y nhận thức một bước còn xa hơn nữa, và tìm cách đạt được nó để có một cái gì đó thêm vào phần mà các đồng bạn của y đã đạt được. Không có gì làm cho y thỏa mãn cho đến khi y tìm thấy Thánh Đạo, và không có gì làm dịu đi (appeases) cái mong muốn ở trung tâm của bản thể của y, ngoại trừ những gì được tìm thấy trong ngôi nhà của Từ Phụ y. Y là cái mà y vốn là, vì y đã thử mọi cách thấp kém hơn và thấy chúng đều thiếu sót, và đã đặt mình dưới nhiều người hướng dẫn chỉ để nhận thấy họ là “những người mù dẫn đường cho người mù”. Đối với y không còn gì trừ việc trở thành kẻ hướng dẫn riêng của y, và tìm con đường riêng về nhà một mình. Trong sự cô đơn vốn là số phận của mỗi đệ-tử chân chính, sự tự tri và sự tự lực được sinh ra, những điều đó vốn sẽ làm cho y thích hợp, đến lượt y, để trở thành một Chân Sư. Sự cô đơn này không phải do một tinh thần chia rẽ nào cả, mà là do các điều kiện của chính Thánh Đạo. Những người tìm đạo phải cẩn thận ghi nhớ sự phân biệt này.
Thứ hai, người tìm học chân chính là một người có lòng dũng cảm thuộc loại hiếm có, nó khiến cho người sở hữu nó đứng thẳng và xướng lên nốt riêng của y một cách rõ ràng, ở ngay giữa sự xáo động của thế gian. Y là một người có thị giác được huấn luyện để thấy qua khỏi đám sương mù và chướng khí của trần thế, đến tận trung tâm của sự an bình vốn đang điều khiển mọi diễn biến trên cõi trần, và có thính giác lão luyện đầy chú tâm vốn (đã bắt được lời thì thầm của Tiếng Nói Vô Thinh) được giữ điều hợp với rung động cao, và như vậy không nghe thấy đối với mọi tiếng nói cám dỗ thấp kém. Việc này lại mang đến sự cô đơn, và tạo ra thái độ xa cách mà mọi linh hồn kém tiến hóa đều cảm thấy khi có sự hiện diện của những người vốn đang tiến lên phía trước.
Một tình huống nghịch lý được đưa đến từ sự kiện này, đó là vị đệ-tử được dạy đi tìm Thánh Đạo (the Way), và tuy vậy không một ai nói gì cho y biết. Những người biết Thánh Đạo có thể không nói, vì biết rằng Thánh Đạo đó được người tìm đạo kiến tạo, giống như con nhện giăng mạng nhện của
585 nó, từ trung tâm của bản thể riêng của y. Như thế chỉ những linh hồn đó phát triển hoàn toàn thành các adepts trong bất kỳ thế hệ đặc biệt nào đó, họ vốn là những người đã “bước lên máy ép nho của cơn thịnh nộ của Thượng Đế một mình”, hay (nói cách khác) vốn đã trang trải nghiệp quả của họ một mình, và vốn đã chấp nhận một cách sáng suốt nhiệm vụ bước lên Thánh Đạo.
2. Tuân theo các xung lực bên trong của linh hồn. Các huấn sư của nhân loại làm tốt việc hướng dẫn vị điểm đạo đồ đang nảy nở thực hành tính phân biện, và huấn luyện y trong nhiệm vụ khó khăn của việc phân biệt giữa:
a/ Bản năng và trực giác. b/ Thượng trí và hạ trí. c/ Dục vọng và sự thôi thúc tinh thần. d/ Khát vọng ích kỷ và động cơ thiêng liêng.
e/ Sự thôi thúc phát ra từ các nguyệt thần (lunar lords),
và sự khai mở của Thái dương thần (solar Lord).
Đó không phải là nhiệm vụ dễ chịu hoặc tâng bốc lên để tự khám phá chính mình, và để phát hiện rằng có lẽ ngay cả việc phụng-sự mà chúng ta đã thực hiện và sự khát khao học hỏi và làm việc của chúng ta đã có một khởi nguyên cơ bản là ích kỷ, và dựa vào một sự mong muốn giải thoát hoặc một sự chán ghét những bổn phận nhàm chán mỗi ngày. Kẻ nào tìm cách tuân theo những sự thúc đẩy của linh hồn thì phải vun bồi một sự đúng đắn về tổng thể, và một sự trung thực với chính mình, điều này thực sự là hiếm hoi vào thời nay. Y hãy tự nói với chính mình: “Tôi phải chân thật với chính Bản Ngã của tôi”, và trong khoảnh khắc riêng tư của cuộc đời y, trong sự kín đáo của việc thiền định riêng của y, y không cho phép che đậy một lỗi lầm nào, và cũng không tha thứ cho mình theo chỉ một chiều. Y hãy học cách phán đoán những lời lẽ, hành động, và động cơ của chính y, và gọi đúng tên của các sự vật. Chỉ có như vậy thì y mới sẽ tự rèn luyện cho mình tính phân biện tinh thần và học cách nhận ra chân lý trong mọi sự vật. Chỉ có như vậy thì thực tại sẽ được đạt đến, và Chân Ngã sẽ được biết đến.
3. Không chú ý đến những sự cân nhắc khôn ngoan về khoa học và sự khôn khéo thuộc về thế tục. Nếu người tìm đạo cần phải trau dồi một khả năng để bước đi một mình, nếu y phải
586 phát triển năng lực trung thực trong tất cả mọi thứ, y cũng cần vun bồi lòng can đảm. Nó sẽ cần thiết cho y để hành động trái lại một cách kiên định với quan điểm của thế gian, và với sự biểu hiện hoàn hảo nhất của quan điểm đó, và điều này rất thường gặp. Y phải học để làm đúng việc, như y đang thấy và biết về nó, không quan tâm đến ý kiến có quyền lực nhất và được trích dẫn nhiều nhất của trần gian. Y phải dựa vào chính mình và dựa vào các kết luận mà chính y đã đạt đến trong những khoảnh khắc của sự hiệp thông thiêng liêng và giác ngộ tâm linh của y. Chính ở đây mà rất nhiều người tìm đạo thất bại. Họ không làm chính cái đúng nhất mà họ biết; họ không hành động theo chi tiết như tiếng nói bên trong của họ nói với họ; họ chừa lại không làm một vài điều mà họ được nhắc nhở để làm trong những lúc thiền định, và không nói được lời lẽ mà vị cố vấn tinh thần của họ, tức Bản Ngã, thúc giục họ nói ra. Chính trong tập hợp những chi tiết không được thực hiện này mà người ta thấy những sự thất bại lớn lao.
Không có những chuyện vặt vãnh nào trong đời sống của đệ-tử, và một lời nào không được nói ra, hay một hành động nào không được thực hiện có thể chứng tỏ cái nhân tố vốn đang ngăn cản một người không được điểm đạo.
4. Sống một cuộc đời làm gương mẫu cho những người khác. Tôi có cần bàn luận sâu về câu này hay không? Có vẻ cứ như là không cần, nhưng đây lại là nơi mà con người thất bại. Sau cùng thì phụng-sự tập thể là gì? Đó đơn giản là cuộc đời gương mẫu. Y là người tiêu biểu nhất của Minh-Triết Muôn Thuở, vốn đang sống mỗi ngày ở địa vị là cuộc đời của người đệ-tử; y không sống cuộc đời đó ở địa vị mà y nghĩ rằng y nên là. Có lẽ xét cho cùng thì cái tính chất vốn tạo ra số người thất bại nhiều nhất trong những người tìm đạo đến với quả vị Chân Sư (adeptship) là sự hèn nhát. Con người không làm điều thiện ở vị trí của họ, vì họ tìm thấy một lý do nào đó, vốn làm cho họ nghĩ rằng họ nên ở vị trí khác. Con người chạy trốn, hầu như không nhận thức được điều đó, khỏi sự khó khăn, khỏi các tình trạng thiếu hài hòa, khỏi các nơi chốn vốn bao hàm những vấn đề khó khăn, và khỏi các hoàn cảnh vốn đòi hỏi sự hành động thuộc một loại cao, và vốn được sắp xếp để rút ra những điều tốt đẹp nhất trong một người,
587 miễn là y ở lại trong những hoàn cảnh đó. Họ lẩn tránh chính họ và lẩn tránh những người khác, thay vì chỉ đơn giản là sống cuộc đời đó (living the life).
Vị adept không nói lời nào có thể xúc phạm, gây tổn hại hoặc tổn thương. Do đó, ngài đã phải tìm hiểu ý nghĩa của lời nói ở giữa tình trạng xáo trộn của cuộc đời. Ngài không phí thời gian vào việc tự thương thân trách phận, hay tự biện hộ, vì ngài biết thiên luật đã đặt ngài ở nơi mà ngài phải ở, và nơi mà ngài có thể phụng-sự hữu hiệu nhất, và đã học được rằng các khó khăn bao giờ cũng là nguyên nhân tiến bộ riêng của một người, và là kết quả của thái độ tâm trí riêng của y. Nếu sự khuyến khích để biện hộ cho chính ngài xảy ra, ngài nhận ra nó là một sự cám dỗ cần phải tránh. Ngài nhận thức rằng mỗi lời nói ra, mỗi hành động được thực hiện, và mỗi cái nhìn và tư tưởng đều có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với tập thể.
Do đó, không phải điều đó rõ ràng là tại sao rất ít người thành công, và rất nhiều người thất bại hay sao?
VIỆC KHƠI HOẠT CÁC BÍ HUYỆT
Nói về mặt chuyên môn hơn, và do đó biện minh cho việc sử dụng từ ngữ Những Lời Hướng Dẫn (Instructions) có liên quan đến bộ luận này đối với những người tìm đạo và các đệ-tử, người ta phải cẩn thận ghi nhớ rằng nhiệm vụ chính của người tìm đạo là việc vận dụng các năng lượng, cả trong chính y lẫn trong thế giới của các hiện tượng vật chất, và sự thể hiện ra bên ngoài. Tất nhiên điều này bao hàm một sự hiểu biết về các bí huyệt và việc khơi hoạt chúng. Nhưng sự hiểu biết phải xảy ra trước tiên, và việc khơi hoạt sẽ xảy ra vào một ngày rất lâu sau này trong trình tự thời gian. Việc khơi hoạt này sẽ rơi vào hai giai đoạn:
Thứ nhất, đó là giai đoạn mà trong đó, bằng việc thực hành một đời sống có giới luật, và bằng sự thanh lọc đời sống tư tưởng, bảy bí huyệt sẽ tự động được đưa vào một tình trạng có sự nhịp nhàng, có sức sống và có hoạt động rung động thích hợp. Giai đoạn này không hàm chứa sự nguy hiểm nào, và người tìm đạo không được phép có tư tưởng điều khiển nào – liên quan đến các bí huyệt. Qua lời này Tôi muốn nói rằng, y không được phép tập trung trí lực của y vào bất kỳ một bí huyệt nào, y cũng không được phép tìm cách đánh thức hoặc tiếp sinh lực cho các bí huyệt đó. Y vẫn
588 phải bị thu hút vào vấn đề thanh lọc các thể có chứa các bí huyệt trong đó, chủ yếu là thể cảm dục, thể dĩ thái và thể xác, luôn luôn nhớ rằng hệ thống nội tiết và đặc biệt là bảy tuyến chính (major glands) là những phần ngoại hiện hữu hiệu (effectual externalisations) của bảy bí huyệt chính. Trong giai đoạn này, người tìm đạo đang hoàn toàn làm việc xung quanh các bí huyệt, và đang đối phó với vật chất chung quanh chúng và với chất liệu sinh động vốn hoàn toàn bao quanh chúng. Đây là tất cả những gì mà đa số người có thể nhận một cách an toàn, và chính với giai đoạn này mà phần lớn các người tìm đạo trên thế giới ngày nay đang bận rộn, và họ vẫn còn phải bận rộn với nó trong một thời gian dài sắp tới.
Thứ hai, đó là giai đoạn mà trong đó các bí huyệt, qua hoạt động có hiệu quả của giai đoạn trước, trở thành cái mà về mặt huyền bí được gọi là “được giải thoát bên trong nhà tù”; bây giờ chúng có thể trở thành chủ đề (dưới sự hướng dẫn thích hợp của một huấn sư), của các phương pháp rõ rệt để khơi hoạt và để tích nạp năng lượng – các phương pháp khác nhau tùy theo cung phàm-ngã và cung chân ngã của người tìm đạo. Đó là sự khó khăn của chủ đề và việc không thể đưa ra các qui luật chung và phổ biến.
Mặc dù nó không có liên quan đến vấn đề huấn luyện cá nhân, thật là lý thú để lưu ý ở đây rằng phương pháp này, đầu tiên là một thời gian dài để thanh lọc, và sau đó là việc tiếp sinh lực một cách khoa học, là phương pháp được sử dụng bởi Thánh Đoàn đang dẫn dắt, vốn đứng đằng sau các sự việc thế gian. Các Ngài đã đang hoạt động một cách kiên trì với nhiệm vụ gạn lọc vật chất thế gian, và mang đến sự thanh lọc thế giới trên một quy mô lớn. Đây là giai đoạn đầu tiên của công cuộc và đã chỉ trở nên có thể xảy ra một cách phổ biến khi con người đã trở nên một thực thể thực sự suy tư nhiều hơn, trong vài thế kỷ qua, trên một mức độ rộng lớn. Việc thanh lọc này hiện đang tiếp diễn trong mọi bộ môn sinh hoạt của con người, vì nhân loại hiện nay, hay đúng hơn là ba phần năm nhân loại, đang đứng trên con đường dự bị. Qua các phong trào phúc lợi và nâng cao, và sự lan rộng của hệ
589 thống bảo vệ sức khỏe, công cuộc này đang tiến triển trên cõi trần; qua những biến động về chính trị tiết lộ những sự thiếu công bằng; qua sự bất mãn về kinh tế mà cuối cùng là một nỗ lực để thay đổi những gì không được ưa thích, để cung cấp cho đơn vị con người các điều kiện sinh sống vốn sẽ dẫn đến việc tư duy, và từ việc tư duy đến sự kiểm soát của linh-hồn; qua sự truyền bá tôn giáo và những nỗ lực của nhiều tổ chức và các nhóm trên khắp thế giới, vốn đang duy trì trước thể trí con người những gì mà Tôi có thể gọi một cách biểu tượng là “niềm hy vọng của Thiên Đàng” (sử dụng từ “Thiên Đàng” [“Heaven”] như một biểu tượng của sự hoàn hảo và của sự thanh khiết), công việc của giai đoạn này đang đều đặn tiến tới. Nó đã thành công đến nỗi mà hiện nay người ta biết đến và nhận ra rác rưởi và các tạp chất vốn bao quanh linh hồn thế giới và ngăn nhân loại khỏi sự biểu lộ thật sự của nó, và vì vậy mà có một sự thúc đẩy ổn định hướng tới sự cải thiện. Tất cả đã được đưa lên bề mặt, và kết quả có vẻ kinh khủng và không thể kiểm soát được đối với những người chỉ nhìn thấy bề mặt. Nhưng bên dưới, dòng sông sâu của sự thanh khiết và chân lý đang chảy mạnh mẽ.
Một bằng chứng về sự thành công của phong trào thế giới hướng tới lối sống thuần khiết và sự hủy diệt những gì gây cản trở, đó là công việc của giai đoạn thứ hai bây giờ đang trong tiến trình bắt đầu. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Thánh Đoàn hiện giờ có thể làm việc trực tiếp với các bí huyệt trong cơ thể của nhân loại. Như vậy hiện giờ chúng ta có việc hình thành Đoàn Người Mới Phụng-Sự Thế Giới, mà toàn bộ họ trên khắp thế giới, vốn tạo thành bí huyệt tim và “bí huyệt giữa hai chân mày” của thể dĩ thái của gia đình nhân loại. Qua bí huyệt tim, sự sống tinh thần có thể bắt đầu chảy vào và truyền sinh lực cho tất cả các bí huyệt, và qua bí huyệt giữa hai chân mày, linh thị có thể được nhìn thấy và các cõi giới bên trong có thể được cảm nhận và được hiểu biết.
Ở đây, Tôi muốn nêu ra hai vấn đề khác, và do đó làm sáng tỏ toàn bộ tình hình. Có nhiều sự lộn xộn trên chủ đề về
590 các bí huyệt và nhiều giảng dạy sai lầm, dẫn đến nhiều sự lầm đường lạc lối và gây ra rất nhiều sự hiểu lầm.
Thứ nhất, Tôi muốn nói rằng người tìm đạo không bao giờ nên thực hiện công việc nào, như là việc nỗ lực để khơi hoạt các bí huyệt, trong khi y biết rõ những sự không trong sạch trong đời sống của y, hoặc khi thể xác ở trong tình trạng không tốt hoặc bị bệnh. Cũng không nên thực hiện việc đó khi áp lực của các hoàn cảnh bên ngoài cũng như thế đến nỗi không có chỗ nào, hoặc cơ hội nào cho công việc yên tĩnh và không bị gián đoạn. Điều thiết yếu là, đối với công việc trước mắt tập trung vào các bí huyệt, nên có khả năng có những giờ phút riêng tư và không bị gián đoạn. Tôi không thể nhấn mạnh quá rõ rệt vào việc này, và Tôi làm như vậy để giải thích cho đạo sinh đầy háo hức rằng, ở thời kỳ này trong lịch sử của chúng ta, có một số ít người mà đời sống của họ cho phép có sự ẩn dật này. Dủ thế nào thì đây là một hoàn cảnh hữu ích nhất, và không một hoàn cảnh nào nên bị phàn nàn. Chỉ có một trong một ngàn người tìm đạo đang ở giai đoạn mà y nên bắt đầu làm việc với năng lượng tại các bí huyệt của y, và có lẽ thậm chí ước tính này là quá lạc quan. Tốt hơn cả là người tìm đạo phụng-sự, thương yêu, làm việc và tự giữ giới luật, để cho các bí huyệt của y phát triển và khai mở chậm rãi hơn, và do đó an toàn hơn. Chắc chắn chúng sẽ khai mở, và phương pháp khai mở chậm rãi hơn và an toàn hơn là phương pháp nhanh chóng hơn trong phần lớn các trường hợp. Việc khai mở sớm bao hàm việc mất nhiều thời gian, và thường mang theo nó các mầm mống của sự rắc rối kéo dài.
Việc kích thích quá mức các tế bào não là một trong những kết quả của việc hợp nhất, bởi một tác động của ý chí, các lửa đang luân lưu trong cơ thể con người. Sự kích thích như thế có thể tạo ra sự mất trí và phá vỡ cấu trúc tế bào của não bộ, và xuyên qua sự hoạt động quá mức của đời sống tế bào, cũng có thể gây ra sự ma sát bên trong giữa chúng, vốn sẽ dẫn tới các khối u não và các ung nhọt (abscesses) trong não. Điều này không thể được lặp đi lặp lại quá rõ ràng.
Mục tiêu cơ bản trong mọi công việc của Laya yoga
591 (hoặc công việc với các bí huyệt) được dựa trên sự kiện là năng lượng của các tế bào vốn cấu tạo nên cơ thể hoặc trạng thái vật chất (mà trong Giáo Lý Bí Nhiệm, và trong Luận Về Lửa Càn Khôn gọi là “lửa do ma sát”), phải được pha trộn với ngọn lửa của tâm thức. Lửa sau này là năng lượng, hiện diện trong vật chất nhưng khác với lửa của chính vật chất, vốn nằm dưới toàn bộ hệ thống thần kinh, và bởi vì nó nằm bên dưới như thế nên nó tạo ra sự nhạy cảm và sự hiểu biết. Nó là nguyên nhân của sự đáp ứng đối với sự tiếp xúc và mang lại
khả năng ghi nhận và lưu giữ ấn tượng, như bạn biết rõ. Lửa này được gọi theo chuyên môn là “lửa thái dương” (“solar fire”), và khi nó kết hợp với lửa vật chất và với “lửa điện” của trạng thái thiêng liêng cao nhất, lúc bấy giờ bản thể của con người đi vào sự biểu hiện sung mãn nhất của nó, và công việc vĩ đại được hoàn tất. Nhưng đó là một công việc nguy hiểm nhất, khi được tạo ra trước khi bộ máy sẵn sàng để đối phó với nó.
Việc pha trộn ba thứ lửa này chỉ có thể được thực hiện an toàn bởi người có cấu tạo cao và phát triển đầy đủ, và bởi người đã đạt được năng lực tập trung chú ý của mình vào trong đầu, và từ điểm cao đó chỉ huy toàn bộ tiến trình phối hợp. Tiến trình này bao hàm khả năng thu hồi ý thức, theo nghĩa từng chữ là, vào thể dĩ thái, và đồng thời còn có thể duy trì – với đầy đủ ý thức – một điểm tiếp xúc trong đầu, và từ điểm đó, chỉ huy thể xác. Nếu thành công, nó bao hàm một số tình trạng thuộc về dĩ thái trong thể xác. Một trong các tình trạng này là tiến trình đốt cháy hết, hoặc phá hủy (một phần hoặc toàn bộ) bất kỳ các chướng ngại vật được tìm thấy dọc theo cột sống, vốn có thể ngăn chận sự đi lên thông suốt của lửa ở đáy xương sống, thường được gọi là luồng hỏa kundalini, lửa này nằm yên, âm ỉ, và tiềm tàng trong bí huyệt thấp nhất. Đây là “con rắn đang ngủ, nó phải đi lên và duỗi thẳng ra”.
Mỗi bí huyệt trong cột sống được chia cách với bí huyệt
592 bên trên và bí huyệt bên dưới nó bằng một lưới đan bảo vệ bao gồm một sự phối trộn kỳ lạ của chất dĩ thái và chất hơi. Lưới này phải bị cháy sạch và tiêu tan đi, trước khi có thể có sự tác động tự do của các lửa của thể xác. Một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các nadis và các bí huyệt nằm bên dưới và là đối phần tinh anh của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Do đó, một chút suy tư rõ ràng sẽ chứng minh việc cần có sự chăm sóc vượt mức, vì nơi đó rõ ràng sẽ có tác động trực tiếp lên bộ máy bên ngoài, và việc này đến lượt nó chắc chắn sẽ tác động đến những gì mà các nhà tâm lý học gọi là “cách ứng xử” (“behaviour”). Có bốn lưới trong số các “lưới” đan hình tròn này nằm giữa năm bí huyệt được tìm thấy trên thanh của cột sống, như hình sau: 0|0|0|0|0, và ba lưới được tìm thấy trong đầu. Ba lưới này chia đôi đầu và tạo thành một chuỗi các thập giá, như sau:

Hình này rất giống với hình thập giá trên Union Jack ( ), vốn đã luôn luôn có một ý nghĩa bí ẩn đối với đạo sinh, và biểu thị một mức độ (point) trong sự tiến hóa chủng tộc. Thập giá trong đầu này ngăn cách bí huyệt ấn đường (bí huyệt giữa hai chân mày) với bí huyệt đầu, vì nó nằm trong trán ở phía sau bí huyệt đó, và đồng thời tạo thành một lá chắn bảo vệ giữa huyệt ấn đường và bí huyệt cổ họng.
Thực ra thì các lưới dĩ thái này là các đĩa, quay hoặc xoay vòng ở các tốc độ riêng khác nhau vì các bí huyệt khác nhau, và tùy theo mức độ tiến hóa của hệ thống các bí huyệt có liên quan. Chỉ khi các mạng lưới này bị thiêu sạch bởi các ngọn lửa lên và xuống, thì các bí huyệt đích thực mới thực sự được nhìn thấy. Nhiều người có nhãn thông nhầm lẫn các bí huyệt với các đối phần bảo vệ của chúng vì các đối phần này có sự phát xạ và ánh sáng riêng của chúng.
Khi kiếp sống đạt tới một sự rung động cao ngày càng tăng nhờ sự thanh luyện và giới luật, ngọn lửa của linh hồn, vốn thật ra là lửa trí tuệ, làm cho các bí huyệt cũng gia tăng rung động của chúng, và hoạt động gia tăng này tạo ra một sự tiếp xúc với “các lưới” bảo vệ, hay các đĩa chứa năng
593 lượng prana nằm ở mỗi bên của chúng. Như vậy, nhờ sự tương tác, chúng bị mòn dần đi, để cho theo thời gian chúng trở nên bị chọc thủng (perforated), nếu Tôi có thể dùng một thuật ngữ không thích hợp như thế. Nhiều người tìm đạo cảm thấy tin chắc rằng họ đã đưa luồng hỏa kundalini ở đáy của xương sống đi lên, và do đó đang thực hiện sự tiến bộ nhanh chóng, trong khi đó, tất cả những gì họ đã thực hiện là đốt cháy hoặc “cọ xát” (“rub through”) mạng lưới ở điểm này hoặc điểm khác trên cột sống. Một cảm giác nóng rát hoặc đau ở bất kỳ phần nào của cột sống, khi không phải do các nguyên nhân sinh lý, trong đa số trường hợp, là do việc chọc thủng lưới này hoặc lưới khác của các lưới, qua hoạt động của các bí huyệt liên kết với chúng. Điều này xảy ra rất thường trong trường hợp của phụ nữ có liên quan với bí huyệt đan điền, và với nam giới thì có liên quan với bí huyệt xương cùng. Cả hai bí huyệt này – như là một kết quả của phát triển tiến hóa – hoạt động quá mức và có tổ chức cao, vì chúng là sự biểu hiện của tính chất sáng tạo thuộc về thể chất và của thể tình cảm. Do đó, một cảm giác nóng rát và đau đớn ở phía lưng biểu thị sự hoạt động thường là thái quá ở một bí huyệt, vốn tạo ra các kết quả tàn phá trên bộ máy bảo vệ, và không có dấu hiệu thực sự nào của việc khai mở tâm linh và sự cao cả về tinh thần. Nó có thể biểu thị cho trường hợp sau, nhưng nên nhớ rằng, nơi nào có sự phát triển tâm linh thật sự, thì sự đau đớn và nguy hiểm về việc này trên thực tế bị loại bỏ.
Đã có rất nhiều cuộc nói chuyện thoải mái về việc khơi dậy luồng hỏa kundalini, và nhiều sự ngộ nhận trong vấn đề này. Hãy để Tôi quả quyết với bạn rằng vô cùng khó khăn để khơi dậy luồng hỏa, và chỉ có thể được thực hiện bằng một hành động rõ ràng của ý chí và qua sự tập trung trí tuệ mãnh liệt và sự tập trung chú ý của con người, được đặt trên ngai của tâm thức ở trong đầu. Truyền thống của hội Tam Điểm (Masonic tradition) có giáo huấn được duy trì một cách rõ ràng trong nghi thức đẹp đẽ của nó về sự xuất hiện của Hội Viên Tam Điểm Ưu Tú vĩ đại (the great Master-Mason). Chỉ khi nào có sự nỗ lực hợp nhất của năm loại, và chỉ sau sự thất
594 bại được lặp lại, thì diễn trình sự sống sinh động mới thực hiện khắp toàn bộ cơ thể và mang con người đích thực (the true man) đến với sự sống.
Điểm thứ hai mà Tôi muốn đề cập tới, đó là mọi công việc huyền bí sâu xa này chỉ phải được tiến hành dưới sự chỉ đạo của vị thầy có kinh nghiệm (skilled teacher). Một cách vô vị, người tìm đạo được bảo rằng “khi đệ tử đã sẵn sàng, thì Chân Sư sẽ xuất hiện”. Sau đó y an vị trở lại một cách thoải mái và chờ đợi, hoặc tập trung sự chú tâm của y vào một nỗ lực để thu hút sự chú ý của một Chân Sư nào đó, dường như y đã in trí rằng y đã sẵn sàng hay đã đủ tốt rồi. Tất nhiên là y thỉnh thoảng tự đưa đến cho y một thúc đẩy tinh thần, và đôi khi cũng chú ý vào công việc giữ gìn giới luật và thanh luyện. Nhưng sự nỗ lực thẳng tiến bền bĩ và kéo dài về phần của những người tìm đạo thì thực sự là hiếm hoi.
Quả thật đúng là Chân Sư sẽ xuất hiện vào đúng lúc, nhưng thời điểm đúng đó lại phụ thuộc vào một vài điều kiện mà người tìm đạo phải tự mình tạo ra. Khi tiến trình thanh luyện đã trở thành một thói quen suốt đời, khi người tìm đạo có thể tùy ý tập trung ý thức của mình vào trong đầu, khi ánh sáng trong đầu tỏa sáng ra và các bí huyệt trở nên hoạt động, lúc bấy giờ Chân Sư sẽ thu nhận người đó. Trong khi chờ đợi, y có thể có một linh thị về Chân Sư, hoặc y có thể thấy một hình-tư-tưởng của Chân Sư, và có thể nhận được nhiều điều tốt lành thực sự và linh hứng do sự tiếp xúc với thực tại được phản chiếu đó, nhưng đó không phải là Chân Sư và không biểu thị cho giai đoạn của địa vị đệ-tử nhập môn. Nhờ ánh sáng của linh hồn mà linh hồn có thể được biết đến. Do đó, hãy tìm kiếm ánh sáng linh hồn của riêng bạn, và hãy biết rằng linh hồn đó là người chỉ đạo của bạn. Khi thiết lập được sự tiếp xúc với linh hồn, linh hồn của chính bạn sẽ, nếu Tôi có thể diễn tả điều đó như thế, giới thiệu bạn với Chân Sư của bạn. Với mọi sự tôn kính thích đáng, một lần nữa Tôi có thể nói thêm rằng, Chân Sư không chờ đợi với sự háo hức để biết đến bạn. Trong thế giới của các linh hồn, linh hồn của bạn và linh hồn của Ngài được liên kết và biết được sự đồng nhất căn bản. Nhưng trong thế giới của các sự việc con người, và trong diễn trình của công cuộc vĩ đại, nên nhớ rằng khi
595 một Chân Sư thu nhận một người tìm đạo vào nhóm các đệtử của Ngài, thì trong một thời gian dài, người tìm đạo đó là một trách nhiệm phải gánh vác (liability) và thường là một trở ngại. Các đạo sinh rất thường tự đánh giá quá cao về mình, ngay cả khi họ không thừa nhận một ý tưởng như vậy; về mặt chủ quan, họ có một sự ưa thích thực sự đối với chính họ, và họ thường không hiểu tại sao Các Đấng Cao Cả không ban cho họ một dấu hiệu nào cả, cũng như không thể hiện sự chú ý trông nom của các Ngài. Các Ngài sẽ không và các Ngài không cần làm gì cho đến khi nào mà người tìm đạo đã sử dụng đầy đủ kiến thức mà y đã có được từ các huấn sư cấp thấp hơn, và từ các sách vở và các ấn phẩm kinh điển của thế giới. Các đạo sinh phải tham gia vào nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị các bộ máy của họ cho việc phụng-sự trên thế gian, và nên ngừng lãng phí thời gian tìm kiếm một Chân Sư; họ nên đạt được sự thành thạo ở nơi nào mà hiện giờ họ gặp khó khăn, và bấy giờ trong đời sống phụng-sự và đấu tranh, họ
có thể đạt đến mức độ quên mình hoàn toàn, đến nỗi Chân Sư không thể nhận thấy còn trở ngại nào nữa cho việc tiếp cận của Ngài đối với họ.
Do đó, từ những điều ở trên, hiển nhiên là Tôi không thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc khơi hoạt các bí huyệt và việc đốt cháy mạng lưới dĩ thái, các điều này vốn sẽ dẫn đến việc giải phóng năng lượng. Thông tin như vậy thì quá nguy hiểm và quá hấp dẫn để được đặt vào tay của công chúng, những người đó bị lôi cuốn bởi sự ham muốn đối với một việc mới lạ nào đó, họ thiếu sự thăng bằng thích đáng và sự phát triển trí tuệ cần thiết. Tuy nhiên, đã đến lúc mà sự kiện về việc có một thể năng lượng nằm dưới hệ thần kinh phải được thế giới nói chung nhận biết, bản chất của bảy bí huyệt, cấu trúc và vị trí của chúng nên được hiểu rõ về mặt chuyên môn, và các định luật về việc khai mở của chúng nên được hiểu biết một cách rộng rãi. Nhưng còn nhiều điều hơn nữa thì chưa thể được đưa ra một cách an toàn. Tính chất phức tạp của khoa học về các bí huyệt này quá lớn lao đối với sự hữu dụng rộng rãi. Giáo huấn để được đưa ra trong bất kỳ trường hợp đặc biệt nào và các phương pháp để được áp dụng đều phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố đối với một quy tắc và hướng dẫn chung được đưa ra. Cung và loại, giới tính và trình độ tiến hóa phải được xem xét, và sự cân bằng (balance) của các bí huyệt cũng phải được xem xét. Qua điều này, Tôi muốn nói việc xem xét về sự phát triển quá mức của chúng trong một trường hợp, và sự kém phát triển trong một trường hợp khác, và về việc liệu có một sự ưu thế của mãnh lực ở bên dưới hoặc trên cơ hoành hay không, hoặc là liệu năng lượng chính có được tập trung ở nơi thu thập và phân phối (clearing house) trung ương, tức là bí huyệt đan điền hay không. Tính chất và sự rực rỡ của ánh sáng trong đầu phải được nghiên cứu, vì nó biểu thị mức độ kiểm soát của linh hồn và sự thanh khiết tương đối của các hiện thể, và các “lưới” dĩ thái khác nhau phải được xử lý một cách cẩn thận, và tốc độ rung động của các lưới và bí huyệt cũng phải được xử lý như vậy. Một sự đồng bộ phải được thiết lập, và điều này mang đến sự khó khăn nhất. Những điều này chỉ là một số trong những điểm mà vị huấn sư phải lưu ý, và do đó rõ ràng là chỉ có một vị huấn sư đã có được linh thị tổng hợp và có thể nhìn thấy một con người “một cách toàn bộ”, hoặc khi vị huấn sư này thực sự là thế, thì vị này có thể đưa ra những hướng dẫn vốn sẽ ngược lại với nhịp điệu cũ của các bí huyệt, phá hủy vỏ bọc (sheaths) bảo vệ mà không gây đau đớn và nguy hiểm, và làm cho luồng hỏa kundalini đi lên từ đáy của cột sống đến lối ra ở đầu.
Vị đệ tử tìm thấy các huấn sư như vậy khi vị đệ-tử này đã tiến hành công việc của kiếp sống của mình dưới sự hướng dẫn của linh hồn mình, khi y đã nắm được lý thuyết của khoa học về các bí huyệt, đã làm chủ và kiểm soát bản chất cảm dục và bí huyệt tương ứng của nó, tức bí huyệt đan điền. Sự nhấn mạnh được đặt trên tính thống trị của nguyên khí Christ bởi Thiên Chúa giáo đã đặt một nền tảng vững chắc cho công việc cần phải làm. Sự thật này được chứng minh một cách kỳ lạ trong một nghiên cứu về con số “tám” có liên quan đến các bí huyệt, mà chúng ta được dạy, vốn là con số của Christ. Có tám bí huyệt nếu tính luôn bí huyệt lá lách, tất cả chúng là các bội số của tám với sự ngoại trừ của bí huyệt ở đáy của cột sống vốn có bốn cánh hoa, là một nửa của tám. Vào thời của chúng ta và trong cách viết của người
597 Anglo Saxon, số tám là biểu tượng cơ bản của tất cả các bí huyệt, vì các cánh hoa thực sự có hình dạng giống như một số các số tám chồng lên nhau. Từ ngữ cánh hoa hoàn toàn là tượng hình, còn một bí huyệt được hình thành dựa trên mô hình này. Đầu tiên, là một vòng tròn, O; sau đó là hai vòng tròn, chạm vào nhau và do đó tạo thành một số 8. Kế đó, khi các cánh hoa tăng số lượng, nó chỉ đơn giản là một sự tăng trưởng của các vòng tròn đôi này, được chồng lên ở các góc độ khác nhau, cái này trên cái kia, cho đến khi chúng ta đạt đến hoa sen ngàn cánh ở đầu.
Suy cho cùng, các bí huyệt này có hai chức năng. Chúng thể hiện khía cạnh kiến tạo hình hài của thiên tính, và qua hoạt động của chúng đưa hình hài bên ngoài vào biểu lộ; để rồi vào cuối chu kỳ tiến hóa – cả trong đại thiên địa và tiểu thiên địa – chúng đưa vào sự biểu lộ mãnh lực và sự sống của linh hồn và tạo ra sự lâm phàm của một đứa con của Thượng Đế được khải thị đầy đủ, với mọi quyền năng và tri thức mà thiên tính chứa đựng.

599 QUI LUẬT MƯỜI LĂM

Các luồng hỏa đến gần cái bóng, nhưng không thiêu đốt nó. Vỏ lửa được hoàn tất. Nhà huyền thuật hãy ngân lên các từ vốn pha trộn lửa và nước.

Ý Nghĩa Huyền Bí.
Sự Phủ Định Đại Hão Huyền.
Một Lời Kêu Gọi Phụng Sự.
Các Nhóm và Việc Huấn Luyện trong Kỷ Nguyên mới.

601 QUI LUẬT MƯỜI LĂM
Ý NGHĨA HUYỀN BÍ
Bây giờ chúng ta tiến đến việc xem xét nguyên tắc cuối cùng của huyền thuật. Khi chúng ta hồi tưởng lại một loạt dài các giáo huấn này, một vài đường lối giảng dạy cơ bản nổi lên với sự rõ ràng đặc biệt, đưa ra các đường lối giáo huấn thứ yếu vào bóng tối. Các đạo sinh nên nhớ kỹ rằng trong việc đọc bất kỳ cuốn sách giáo khoa cơ bản nào (và quyển sách này được cho là như thế), một thể thức nhất định nên được chấp nhận. Trước tiên đạo sinh nên đọc toàn bộ quyển sách giáo khoa đó, để nắm bắt các điểm nổi bật của nó, các đường lối giáo huấn chính của nó, và ba hoặc bốn định đề mà toàn bộ cấu trúc của nó được dựa vào đó. Sau khi đã nắm vững những điều này, bấy giờ y có thể bắt đầu xử lý, và tách ra những điểm phụ thuộc vốn dùng để minh giải và làm rõ thêm các điểm mấu chốt chính. Sau đó y có thể xử lý các chi tiết một cách thành công. Do đó, các đạo sinh sẽ thấy là có lợi khi xem xét lại các giáo huấn này, và lọc ra những điểm chính; kế đó họ có thể tiếp tục điền vào các giáo huấn thứ yếu, và cuối cùng là sắp xếp các dữ liệu chi tiết theo các đề mục khác nhau đã hiện rõ nét. Điều này, khi được hoàn thành, sẽ tạo thành một bản toát yếu của cuốn sách, và sẽ cố định kiến thức mà nó chứa đựng một cách vững chắc trong ký ức của đạo sinh.
Một trong những giáo huấn chính có thể được thấy rõ ràng nhất trong mọi huấn điều có một tính cách thực sự bí nhiệm, có liên quan đến thái độ của người nghiên cứu huyền học. Y được giả định là đang đối phó với các sự việc chủ quan/bên trong và bí nhiệm; y nhắm tới việc là một người hoạt động trong huyền linh thuật. Như thế, y phải ra vẻ và kiên định duy trì vị trí của Nhà Quan Sát, tách ra khỏi bộ
602 máy quan sát và tiếp xúc; y phải tự nhận thức chính y về căn bản là một thực thể tâm linh, khác về bản chất, mục tiêu và phương pháp làm việc với các thể mà y cho là khôn ngoan để chiếm giữ tạm thời và sử dụng chúng. Y phải nhận thức tính đơn nhất và các đường lối tiếp xúc của y với mọi phụng-sựviên tương tự, và như thế đi đến một nhận thức hữu thức về vị trí của y trong huyền giai tâm linh của Các Đấng Cao Cả (Beings). Quá nhiều thông tin sai lạc đã được lan truyền ra ngoài và quá nhiều sự nhấn mạnh đã được đặt một cách không sáng suốt vào tình trạng và địa vị trong cái gọi là Huyền Giai của các linh hồn, mà các đệ-tử lành mạnh và quân bình hiện nay đang tìm cách chuyển các tư tưởng của họ sang nơi khác và loại bỏ ở chừng mực có thể được mọi tư tưởng về các cấp bậc và các lĩnh vực hoạt động. Điều đó có thể, theo xu hướng của dư luận quần chúng, ngoặt đi quá xa theo hướng ngược lại và đánh giá thấp các giai đoạn hoạt động này. Tuy nhiên, đừng hiểu lầm Tôi; Tôi không đề nghị rằng cần thực hiện một nỗ lực để đánh giá con người và để quyết định nơi họ đứng trên thang tiến hóa. Điều này đã được thực hiện một cách ngu ngốc nhất trong quá khứ, với nhiều sự ô danh cho chủ đề này, nhiều cho đến nỗi mà trong tâm trí của công chúng, toàn bộ vấn đề đã bị mang tai tiếng. Nếu các giai đoạn này được coi như đúng mức đối với hiện trạng của chúng – các trạng thái tâm thức được mở rộng, và các cấp bậc trách nhiệm – lúc bấy giờ cái nguy hiểm của phản ứng phàm-ngã với các thuật ngữ “đệ-tử nhập môn, điểm đạo đồ, cao đồ (adept), Chân Sư (master)” sẽ là không đáng kể và nhiều rắc rối sẽ được loại bỏ. Phải luôn nhớ rằng tình trạng cá nhân được giữ cứng nhắc đối với một người, và trình độ tiến hóa (có thể được nhận biết một cách chính xác khi nằm ở trước trình độ tiến hóa của người dân trung bình) sẽ được chứng minh bằng một cuộc sống phụng sự tích cực vị tha, và bằng sự biểu lộ của một tầm nhìn sáng tỏ vốn ở trước các ý tưởng về chủng tộc.
Trong việc tập hợp nhau lại trên thế giới vào lúc này của Đoàn Người Mới Phụng-Sự Thế Gian, sự thận trọng thật sự phải được duy trì. Mỗi phụng-sự-viên chịu trách nhiệm cho chính y và việc phụng-sự của y chứ không cho một ai khác.
603 Thật là khôn ngoan khi đánh giá và ước chừng tình trạng tiến hóa, không dựa vào các lời khẳng định được đưa ra mà dựa vào công việc được hoàn thành, lòng bác ái và minh triết được biểu thị. Sự phán đoán nên dựa trên một kiến thức được chứng minh của kế hoạch khi nó thể hiện ra thành sự trình bày khôn ngoan đối với giai đoạn kế tiếp trước mắt đối với nhân loại; dựa trên một ý nghĩa bí truyền được biểu lộ, và dựa trên một ảnh hưởng hay một quyền năng vàng (auric power) vốn rộng lớn, có tính xây dựng và toàn diện.
Bạn yêu cầu Tôi định nghĩa rõ hơn Tôi ám chỉ điều gì với các từ “ý nghĩa bí truyền” (“esoteric sense”). Về cơ bản Tôi muốn nói đến năng lực sống và hoạt động về mặt nội tâm (subjectively), có một sự tiếp xúc bên trong thường xuyên với linh hồn và thế giới mà nó ở trong đó, và điều này phải thể hiện một cách chủ quan nhờ lòng bác ái được bày tỏ một cách tích cực; nhờ minh-triết được tuôn ra đều đặn; và nhờ năng lực bao gồm và đồng nhất hóa chính mình với tất cả những gì sống (breathes) và có cảm giác (feels) vốn là tính chất nổi bật của tất cả các con của Thượng Đế đang hoạt động thật sự. Do đó Tôi muốn nói đến một thái độ được chứa đựng bên trong thể trí, nó có thể tự định hướng tùy ý theo bất kỳ hướng nào.
Nó có thể chi phối và kiểm soát tính nhạy cảm về tình cảm, không chỉ của chính vị đệ-tử, mà còn của tất cả những người mà y có thể tiếp xúc. Bằng sức mạnh của tư tưởng tĩnh lặng của y, y có thể mang ánh sáng và an bình đến cho mọi người. Nhờ quyền năng trí tuệ đó, y có thể nắm bắt được tư tưởng thế gian, và trên lĩnh vực của các ý tưởng, có thể phân biệt và lựa chọn giữa các tác nhân trí tuệ và các khái niệm vốn sẽ cho phép y, với tư cách một người hoạt động theo thiên cơ, ảnh hưởng đến môi trường chung quanh của y và bao bọc những lý tưởng mới trong chất liệu tư tưởng, vốn sẽ làm cho chúng được nhận biết dễ dàng hơn trong thế giới tư tưởng và sinh hoạt thông thường hằng ngày. Thái độ tâm trí này sẽ giúp cho vị đệ-tử cũng tự định hướng vào thế giới của linh hồn, và ở vị trí cao của sự linh hứng và của ánh sáng, phát hiện ra các phụng-sự-viên thân hữu của y, giao tiếp với họ và – trong sự hiệp nhất với họ − cộng tác nhau trong việc thể hiện các mục đích thiêng liêng.
Ý nghĩa huyền bí này là nhu cầu chính của người tìm
604 đạo vào lúc này trong lịch sử thế giới. Cho đến khi nào những người tìm đạo đã phần nào hiểu được điều đó và có thể sử dụng nó, bằng không thì họ không bao giờ có thể hợp thành một phần của Đoàn Người Mới; họ không bao giờ có thể hoạt động như các nhà huyền linh thuật, và các Giáo Huấn này đối với họ sẽ vẫn là lý thuyết và phần lớn có tính trí tuệ, thay vì là thực tế và có hiệu quả.
Để vun trồng ý thức huyền bí bên trong này thì cần phải thiền định, và thiền định liên tục trong các giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhưng khi thời gian trôi qua và một người phát triển về tinh thần, việc thiền định hằng ngày này sẽ cần phải nhường lối cho một sự định hướng tinh thần bền bĩ, và kế đó người ta sẽ không còn đòi hỏi sự thiền định như được hiểu và cần thiết như bây giờ nữa. Sự tách rời giữa một người với các hình tướng tiện dụng của y sẽ toàn diện đến nỗi y sẽ luôn sống trong “tư thế của Nhà Quan Sát”; và từ quan điểm và thái độ đó, y sẽ chỉ đạo các hoạt động của thể trí, của những cảm xúc và của các năng lượng, những hoạt động này làm cho sự biểu lộ ở cõi trần thành có thể xảy ra và hữu ích.
Giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển và trau dồi ý thức huyền bí này cốt ở việc giữ thái độ quan sát luôn luôn khách quan.
Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian, theo các đẳng cấp bên ngoài của nó, có thể hoàn toàn được coi như là một đoàn thể lành nghề gồm các quan sát viên có tổ chức. Tôi sẽ chia tổ chức này thành ba nhóm nhỏ, và Tôi làm thế là để cho những người tìm đạo và đệ-tử trên khắp thế giới có thể được hướng dẫn theo sự hiểu biết của họ về chỗ đứng của họ, từng người một, và có thể, trong sự chân thành và thật tâm, bắt đầu làm việc một cách sáng suốt. Như vậy họ có thể được trợ giúp để tự đánh giá mình.
Thứ nhất, đó là những Nhà Quan Sát Có Tổ Chức. Những người tìm đạo này đang học hỏi để làm hai việc. Họ đang học thực hành hạnh dứt bỏ (detachment), hạnh đó sẽ giúp họ sống với tư cách các linh hồn trong thế giới của các sự việc hằng ngày và hiểu được ý nghĩa thực sự của các từ ngữ: hành động mà không dính mắc (to work without attachment). Thứ hai, họ cũng là các nhà nghiên cứu về các sự việc thế gian trong bộ môn này hay bộ môn kia của bảy bộ môn
605 (departments) đã được đề cập tới trước đây khi Tôi đưa nhóm mới vào sự chú ý của thế gian. Họ đang nghiên cứu các dấu hiệu (signs) của thời đại. Họ khảo cứu các biến cố lịch sử lớn để khám phá xu hướng chính của nó và nhờ đó diễn đạt
cho thế giới học thuật thông thường và cho các nhà tư tưởng của nhân loại những gì họ thấy và hiểu.
Chạy xuyên suốt lịch sử nhân loại là ba dòng mạch tư tưởng (a triple thread) và trong sự tương tác của ba dòng mạch này, người ta tìm ra lịch sử của sự tiến hóa. Một dòng mạch (thread) hướng dẫn các tư tưởng của con người khi y đối phó với sự phát triển của khía cạnh hình tướng, với các khuynh hướng của nhân loại, và điều đó cho thấy các hình tướng của các chủng tộc, của các quốc gia, và của các hệ động-thực-vật của sự sống hành tinh của chúng ta đã theo kịp một cách rất chuẩn hướng với các nhu cầu của sự xuất hiện từ từ của các con của Thượng Đế. Dòng mạch thứ hai dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết về sự tăng trưởng tâm thức, và cho thấy sự xuất hiện từ giai đoạn bản năng vào giai đoạn nhận thức trí tuệ, và lên đến giai đoạn giác ngộ trực giác, vốn là mục tiêu hiện tại của tâm thức.
Dòng mạch thứ ba liên quan với chính Thiên Cơ và ở đây chúng ta đi vào lĩnh vực bất khả tri thực sự. Kế hoạch (plan) là gì, và mục tiêu (goal) là gì thì cho đến nay hoàn toàn không được một ai nhận thức, ngoại trừ vị adept ở cấp cao nhất và cao cả nhất trong các con của Thượng Đế. Cho đến khi nào thể trí giác ngộ và quyền năng đáp ứng của trực giác được phát triển trong gia đình nhân loại, nếu không thì chúng ta không thể nào nắm bắt được các khái niệm cơ bản có trong chính Thiên Trí. Cho đến khi nào điểm cao nhất của Núi Điểm Đạo đã được leo lên, nếu không thì người ta không thể hình dung Miền Đất Hứa là như thế nào. Cho đến khi nào các giới hạn – các giới hạn cần thiết – của ba cõi thấp đã được vượt qua và con người có thể hoạt động như một linh hồn tự do trong giới tinh thần, bằng không thì những gì vượt quá giới đó ắt vẫn còn ẩn giấu đối với con người, cũng nhiều như trạng thái hiện tồn và nhận thức (awareness) của con người vẫn còn là một cuốn sách bị niêm phong đối với giới động vật. Đây là một bài học bổ ích và cần thiết mà tất cả các đệ-tử nên hiểu rõ.
606 Nhưng các nhà quan sát các cơ hội và thời cơ có thể tiến bộ nhanh chóng trong sự tăng trưởng trực giác nếu họ kiên trì trong sự thiền định của họ, luyện tập trí năng của họ, và luôn luôn cố gắng suy tư theo các thuật ngữ phổ quát. Họ hãy xem sự hồi tưởng về lịch sử như là một phần của việc chuẩn bị xuất lộ vốn sẽ bắt đầu cho tương lai. Họ hãy có lòng vị tha khi họ nhận thức thực tế rằng giới linh hồn đang vững vàng trở thành một hiện tượng ở cõi trần (có phải Tôi nói một cách nghịch lý chăng?) và rốt cuộc sẽ được biết đến như là một giới của thiên nhiên và được các nhà khoa học cho là thế trong hai thế kỷ tới. Những “Nhà Quan Sát Có Tổ Chức” này tạo thành vòng ngoài của nhóm mới và chủ âm (keynote) của họ là xu hướng tổng hợp, sự loại bỏ những cái không cần thiết, và việc tổ chức tri thức của nhân loại. Khi hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhận thức của con người, họ được phân biệt bởi một tinh thần không bè phái, và bởi một khả năng giải quyết những điều thiết yếu cơ bản và liên kết các bộ môn nghiên cứu khác nhau của con người thành một tổng thể có tổ chức và thống nhất.
Thứ hai, nhóm kế tiếp trong Đoàn Phụng Sự Thế Gian mới là nhóm của các nhà truyền tin bằng viễn cảm. Con số những người này ít hơn nhiều, và được phân biệt bởi mối tương quan tương đối chặt chẽ của họ với nhau. Họ chủ yếu là nhóm liên kết hay là một nhóm bắc cầu. Họ được tập hợp từ giới ngoại môn hơn của các nhà quan sát có tổ chức, nhưng có một phạm vi phụng-sự rộng lớn hơn phạm vi mà họ có, vì họ làm việc theo một cách thức thực sự huyền bí hơn.
Họ tiếp xúc với nhau, và với các quan sát viên có tổ chức, nhưng họ cũng tiếp xúc với nhóm các người nam và nữ đang đứng ở ngay trung tâm hoặc trái tim của nhóm thế gian. Công việc của họ có ba mặt và rất khó khăn. Một cách kiên trì, họ phải trau dồi hạnh dứt bỏ (detachment) vốn đặc trưng cho linh hồn vốn tự biết mình. Họ kiên trì thu thập kiến thức và thông tin được tích lũy bởi các quan sát viên có tổ chức và làm cho nó thích ứng với nhu cầu của thế giới, và đưa ra giáo
607 huấn. Họ làm việc hiệu quả nhưng luôn luôn từ hậu trường, và mặc dù họ có thể được biết đến trên thế giới trong giai đoạn đầu này của công việc của nhóm mới, và do đó mặc dù họ có thể được nhận biết như là các giáo viên, các nhà văn và các công nhân, sau đó họ sẽ ngày càng lùi dần vào hậu trường và sẽ làm việc qua giới ngoại môn (outer circle). Họ sẽ truyền cảm hứng cho những người này, và sẽ đặt trách nhiệm ngày càng tăng trên vai của những người này; họ sẽ nuôi dưỡng sự phát triển về sự tương tác viễn cảm trên thế giới, và do đó dệt những tao dây mà cuối cùng sẽ bắc cầu qua cái khoảng trống hiện tại giữa cái hữu hình và cái vô hình; và nhờ đó làm cho thế giới mới có thể xuất hiện – một thế giới mà trong đó, cái chết như chúng ta biết về nó, sẽ bị thủ tiêu và sự liên tục tâm thức thuần thục rộng khắp được thiết lập. Đó là lý do tại sao sự nhấn mạnh được đặt ra trong việc huấn luyện các thành viên của nhóm này trong nhóm mới, dựa vào sự nhạy bén về viễn cảm. Các thành viên của giới các phụngsự-viên thứ hai này được chỉ dạy để phát triển tính nhạy cảm theo ba chiều hướng: với tư tưởng của những người trong hiện thân vật chất; với thể trí của những người đã qua đời mà vẫn còn trong thể trí, và thứ ba là với nhóm của các Đấng tâm linh, Các Ngài ở vị trí là những người canh giữ diễn trình tiến
tiến hóa, và qua bàn tay các ngài, ba dòng mạch (threads) của sự sống đang phát triển đi qua một cách vững chắc.
Nhiệm vụ của họ cực kỳ khó khăn, khó hơn nhiều so với nhiệm vụ của nhóm thứ nhất và thậm chí khó hơn nhiệm vụ của nhóm cuối cùng, vì cho đến nay họ thiếu một số các năng lực và kinh nghiệm cần thiết. Trung tâm ý thức của họ là trực giác chứ không phải là trung tâm của trí tuệ tổng hợp, và tình trạng nhận thức của họ thì rộng lớn và toàn diện. Do đó họ có thể chịu đựng nhiều hơn đa số người khác, và ở giai đoạn này có một số người không quá nhạy cảm đối với sự tiện nghi của riêng họ và không quá đáp ứng với các rung động phát ra từ khía cạnh hình hài trong tất cả ba cõi thấp. Trạng thái dứt bỏ của họ vẫn chưa hoàn toàn. Họ bắc cầu, và do đó chịu đựng các khó khăn vô hạn và đối phó với sự khổ đau trên thế giới. Họ thấy, Tôi tạm diễn tả điều đó như thế,
608 quá nhiều, vì cái thấy của họ chưa phải là đặc ân để hình dung một cách rõ ràng mục tiêu ở hai trăm năm trước mắt. Họ cảm nhận được nhu cầu hiện tại. Họ đáp ứng với trào lưu mới của sức mạnh tâm linh vốn đang chảy vào. Họ mang theo sức nặng của nhân loại trên vai của họ, và vì họ được phối kết phần nào nên họ sống trong cả ba cõi cùng một lúc, và ít người có thể làm được điều này. Họ nhận thức được tính cấp bách của cơ hội hiện nay và cũng nhận thức được sự thờ ơ của nhiều người; và vì những lý do này mà họ làm việc dưới áp lực khủng khiếp.
Thứ ba, nhóm trong cùng hơn hết là nhóm có các thành viên của chính Thánh Đoàn. Tôi không quan tâm chút nào cho dù những linh hồn đã giải thoát này được nhận biết như là Bậc Huynh Trưởng của nhân loại, như là các Chân Sư Minh-Triết, như là Đoàn Nhân Chứng (Cloud of Witnesses), như Đấng Christ và Giáo Hội của Ngài, như các Siêu Nhân hoặc theo bất cứ danh xưng nào mà các khuynh hướng kế thừa của nhân loại hoặc truyền thống có thể chọn để gọi các Ngài. Chính Các Ngài còn ít quan tâm hơn nữa. Các cuộc tranh cãi nhỏ nhặt về các phàm ngã, các tên gọi và địa vị của các Ngài không quan trọng chút nào cả. Nhưng các Ngài là những mãnh lực thông tuệ của hành tinh này; các Ngài biểu lộ Thiên Trí, do bởi trạng thái ý thức mở rộng của các Ngài; các Ngài tiêu biểu cho nguyên lý thông tuệ, bất biến và không thay đổi, và năng lượng, mà chúng ta gọi là Ý Chí của Thượng Đế (Will of God) do thiếu sự hiểu biết chính xác hơn, đang tuôn đổ qua các Ngài. Các Ngài biết nhiều về kế hoạch hơn so với hai nhóm bên ngoài trong Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian, vì các Ngài thấy thật rõ ràng giai đoạn tiếp theo nào mà cơ tiến hóa hành tinh sẽ dẫn dắt nhân loại đạt tới trong vòng hai trăm năm tới. Các Ngài không bận tâm đến các suy đoán vu vơ về mục tiêu cuối cùng vào cuối một kỷ nguyên thế giới. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên do bởi nhiều suy đoán của những người chưa được điểm đạo (uninitiate). Nhưng đúng là thế đấy. Các Ngài biết rằng có một cơ hội và một thời cơ cho mọi sự vật, và khi nhìn về phía trước và bằng trực giác hiểu được mục tiêu cho tất cả các giới trong tương lai gần, mọi nỗ lực hợp nhất của các Ngài được hướng tới đến một mục đích – việc trau dồi sự đáp ứng viễn cảm bằng trực giác của những Vị Truyền Tin (Commu-
609 nicators) vốn thu hẹp khoảng cách giữa các Ngài với thế giới vật chất. Những người sau này, đến lượt họ, tìm cách sử dụng các Nhà Quan Sát, các Thức Giả (Knowers), Các Vị Truyền Tin, và các Nhà Quan Sát – tất cả làm việc trong một sự hợp nhất chặt chẽ cho dù luôn luôn không được ai biết, và tất cả đều đáp ứng (theo mức độ của các Ngài) với sự thôi thúc của Thiên Trí (Mind) và Ý Chí (Will) của Thượng Đế (Logos), tức Thái Dương Thượng Đế (the Solar Deity).
Ngoài ba nhóm này, còn có các Đấng Cao Thâm (Thrones), Chư Vị Thiên Thần (Principalities), và các Đấng Quyền Năng (Powers) mà chúng ta không cần quan tâm đến. Ở phía bên kia là nhân loại, bị xâu xé bởi những thảm họa của chiến tranh thế giới vừa qua, bị hoang mang bởi áp lực xã hội, tôn giáo và kinh tế của hiện tại, nhạy cảm và đáp ứng với các ảnh hưởng và các năng lượng đang tuôn đổ vào trên trào lưu mới của Kỷ Nguyên Bảo Bình; họ không thể hiểu và giải thích được, chỉ có ý thức về một sự khao khát tự do tư tưởng và về tình trạng vật chất, tranh thủ mọi cơ hội để có được tri thức và như thế cung cấp một môi trường màu mỡ mà trong đó nhóm mới này có thể làm việc.
Chúng ta đã thấy rằng mục tiêu của mọi sự rèn luyện bên trong là để phát triển ý thức huyền bí, và để khai mở sự nhận thức nhạy bén bên trong, nó vốn sẽ cho phép một người hoạt động, không những chỉ như một Đấng Con của Thượng Đế trong hóa thân vật chất, mà còn như một người cũng có sự liên tục về ý thức, nó sẽ khiến cho y tỉnh thức ở bên trong cũng như linh hoạt ở bên ngoài. Điều này được thực hiện qua việc phát triển năng lực để trở thành một Quan Sát viên lão luyện. Tôi trao gửi các lời này đến với mọi người tìm đạo. Chính sự kiên trì trong thái độ quan sát đúng đắn mới mang lại sự dứt bỏ hình tướng, là một năng lực tiếp theo sau để sử dụng hình tướng tùy ý, và với mục đích trước mắt là đẩy mạnh các kế hoạch của Thánh Đoàn và sự hữu dụng tương ứng cho nhân loại. Khi năng lực quan sát này đã phần nào được mang lại, bấy giờ chúng ta sẽ đưa người tìm đạo gia nhập vào nhóm trung gian gồm các nhà Truyền Tin lão luyện, vốn đang đứng giữa các nhóm nói trên (các nhóm ngoại môn và nhóm các phụng-sự-viên tinh thần trên cõi giới bên trong/chủ quan), diễn dịch nhóm này cho nhóm kia. Phải nhớ
610 rằng, ngay cả các thành viên của Thánh Đoàn cũng nhận được lợi ích nhờ các ý kiến và lời góp ý của những đệ-tử vô vụ lợi, những người này có thể được tin cậy để nhận ra và diễn giải một cách chính xác nhu cầu của thời điểm trọng đại.
Khi giai đoạn này đã đạt đến và một người có sự tiếp xúc hữu thức với Thiên Cơ, bấy giờ công tác huyền thuật thực sự có thể bắt đầu. Những người nam và nữ, vốn đang bắt đầu sống như những linh hồn, có thể đảm nhiệm công tác huyền thuật của kỷ nguyên mới, và có thể mở đầu các thay đổi và sự tái tạo đó, việc đó sẽ mang lại sự biểu lộ của các cõi trời mới và trần thế mới mà mọi Kinh Thánh của thế gian đều chứng nhận hùng hồn cho điều đó. Bấy giờ họ có thể làm việc với các mãnh lực trong chất dĩ thái và như vậy, đưa vào hiện tồn những tác phẩm sáng tạo và các cấu tạo nào của cõi trần vốn sẽ tiêu biểu thích hợp hơn cho sự sống của Thượng Đế trong Kỷ Nguyên Bảo Bình hiện đang đến với chúng ta. Qui Luật XV đề cập đến chính giai đoạn này.
Những lời này đánh dấu sự hoàn thành công tác huyền thuật, và cũng đúng đối với công tác huyền thuật của một Thái Dương Thượng Đế, của một Hành Tinh Thượng Đế, của một linh hồn lâm phàm, hoặc của con người tiến hóa vốn đã học để làm việc như một nhà huyền linh thuật theo kế hoạch của Đại Bạch Giai (the great White Lodge). Dĩ nhiên là nó cũng có liên quan đến công việc của những người mà, nhờ sự thành tựu trí năng, đã học để làm việc như các nhà huyền thuật, nhưng theo cái được gọi là khía cạnh đen tối, vì cùng các quy tắc huyền thuật vẫn đúng cho cả hai nhóm, mặc dù động lực thôi thúc khác nhau. Nhưng chúng ta không có gì liên quan tới công việc của nhà hắc thuật. Những gì mà họ làm có uy lực mạnh theo hiệu quả nhất thời, bằng cách sử dụng linh từ tạm thời (transient) theo ý nghĩa chu kỳ của nó; nhưng những hiệu quả này phải ngừng đúng lúc, và bị phụ thuộc vào các yêu cầu và công việc của các vị mang (bringers) ánh sáng và sự sống.
Giai đoạn hình bóng là thời kỳ lờ mờ và không chắc chắn, vốn có trước sự biểu lộ cụ thể và dày đặc. Ở đây nó không đề cập đến cái bóng với tư cách là đối phần trong sự biểu lộ vật chất của linh hồn. Nó đề cập đến một trong những
611 giai đoạn trung gian trong tiến trình sáng tạo. Nó được gọi theo chuyên môn là “giai đoạn thịnh và suy của tinh vân”, và giai đoạn này đi trước sự xuất hiện của hình tướng bên ngoài ổn định và tương đối tĩnh tại hơn. Trong sự hình thành một thái-dương-hệ, điều này được nhận thức như là một thời kỳ mở đầu và có thể được nhìn thấy đang tiếp diễn trong các cõi trời đầy sao. Nó cho thấy giai đoạn mà trong đó Nhà Huyền Thuật Vĩ Đại chỉ đang ở trong tiến trình xúc tiến công việc của Ngài; cuối cùng Ngài vẫn chưa xướng lên những linh từ thần bí hoặc những âm thanh thiêng liêng vốn sẽ tạo ra sự cố kết (concretion) và sự xuất hiện hữu hình của hình tướng.
Giáo Lý Bí Nhiệm nói đến ba loại lửa, và các lửa này có cách dùng xưa cũ. Kinh Vishnu Purana gán cho các lửa này đúng cùng tên gọi như H.P.B., tức là bà đã mượn các thuật ngữ từ Kinh Thánh cổ xưa. Lửa Điện, Lửa Thái Dương và Lửa do Ma Sát, khi được kết hợp lại, sẽ tạo ra đại-thiên-địa và tiểu-thiên-địa biểu lộ, và bộ sách trước đây của Tôi, Luận Về Lửa Càn Khôn, đã đề cập tới sự kết hợp này. Về mặt nội môn, các lửa này là chỉ là một, nhưng lửa này tạo ra, theo tâm thức chứng kiến (witnessing consciousness) (là chính nó ở các giai đoạn phát triển tiến hóa khác nhau), hiệu quả của tinh chất lửa (fiery essence) đã biến phân. Tinh chất lửa này có thể được nhận biết như là chính Sự Sống hoặc như là “Ánh Sáng tự chiếu sáng”, hoặc nó có thể được biết như là hình thức hoạt động vốn có trong bản thể duy nhất (the one substance) đang nằm dưới mọi hiện tượng. Trong qui luật cuối cùng này dành cho huyền thuật (magic), các loại lửa được xem xét là lửa của chính vật chất vốn đang tiến gần đến cái bóng (shadow) (như Cổ Luận diễn tả điều đó một cách tượng trưng)
“mọc lên từ bóng tối thứ hai theo tiếng gọi của chơn linh (spirit) ánh sáng, và gặp gỡ ở địa điểm đã định của chúng những gì vốn sẽ hấp thu chúng và nâng chúng lên đến điểm bốc lửa, mà từ đó các lửa của ánh sáng sinh động và sự sống chói lọi đã đến”.
SỰ PHỦ NHẬN ĐẠI HÃO HUYỀN
Cụm từ trong Qui tắc XV có nói “vốn pha trộn lửa và
612 nước”, có ý nói đến hiệu quả được tạo ra ở điểm ngưng tụ, sau khi các linh từ vĩ đại mang đến hiệu quả đó đã được xướng lên. Quy tắc này hầu như không thể giải thích và Tôi không được phép cung cấp cho bạn các linh từ đem lại tiến trình này. Chỉ có một số gợi ý có thể được đưa ra vốn sẽ dùng để khuyến khích người tìm đạo chân chính suy gẫm, và, than ôi, chúng có thể chỉ kích thích kẻ suy tư nông cạn vốn tìm kiếm các phương pháp và các công thức dễ dàng và nhanh chóng để làm việc qua đó. Hơi nóng và hơi ẩm có mặt trong việc tạo ra mọi hình thức của sự sống, nhưng bí nhiệm quan trọng (và gần như là bí nhiệm cuối cùng cần được giải thích cho vị adept) là làm thế nào mà sự phối hợp ba loại lửa lại có thể tạo ra hơi ẩm hay nguyên tố nước. Vấn đề này và hiện tượng này cấu thành cơ sở của Đại Hão Huyền (Great
Illusion) mà các cổ thư có nói tới; qua tác dụng của sự kết hợp này mà ảo giác (maya) che phủ được tạo ra. Thật ra thì không có những sự vật như là nước (water); khối cầu nước, hay cõi cảm dục, bạn chỉ có thể nhận thức điều đó, vốn là một hiệu ứng hư ảo và không có sự tồn tại thực sự. Tuy nhiên – trong thời gian và không gian, và đối với sự hiểu biết của ý thức đối chứng – nó lại có thực hơn là những gì mà nó che giấu. Tôi không thể dùng lời lẽ để làm cho nó rõ ràng hơn được. Chỉ có thể gợi ý cho đạo sinh thông minh rằng ánh sáng của linh hồn y (được phản chiếu trong trí của y) và năng lượng của hình hài (như được biểu lộ trong thể dĩ thái của y) đối với y, trong lĩnh vực nhị nguyên tạm thời này, là hai thực tại cơ bản của y. Bản chất nước của kinh nghiệm cảm dục của y, mà trong đó hai khía cạnh này của thiên tính dường như (lại là ảo giác, hãy lưu ý nó) gặp gỡ và tác động, chỉ là một hiện tượng hấp dẫn, và, theo một ý nghĩa huyền bí, không dựa trên thực tế. Bất kỳ người tìm đạo chân chính nào cũng biết rằng tiến bộ tâm linh của y có thể được đánh giá về sự giải thoát của y ra khỏi ảo tưởng này và về việc giải phóng y vào bầu khí trong suốt và ánh sáng tinh khiết của tâm thức thiêng liêng của y. Trong ý thức của nó, giới động vật hoạt động với cái thứ hai của hai thực tại cơ bản này, và đối với nó thì sự sống của thể dĩ thái và mãnh lực chi phối bản chất động vật
613 hoặc bản chất vật chất là sự biểu lộ quan trọng nhất của chân lý. Tuy nhiên, động vật đang bắt đầu cảm nhận một cách lờ mờ thế giới ảo tưởng và sở hữu một số quyền năng và giác quan thông linh vốn nhận ra, nhưng không hiểu được cõi cảm dục. Bức màn ảo giác bắt đầu rớt xuống trước đôi mắt của động vật nhưng nó không biết điều đó. Con người đã đi lang thang qua nhiều kỷ nguyên trong thế giới ảo tưởng, vì thế giới đó có sự sáng tạo riêng của y. Tuy nhiên, con người, đến lượt y, theo quan điểm của ý thức, có sự tiếp xúc với cả hai thực tại và dần dần học cách xua tan ảo tưởng bằng sự tăng trưởng đều đặn của ánh sáng rực rỡ của linh hồn. Tôi xin phép tạm dừng ở đây để nhắc bạn rằng nhị nguyên chỉ là một giai đoạn trên vòng cung tiến hóa, cuối cùng dẫn đến việc nhận thức về nhất nguyên (unity).
Bức màn ảo tưởng giống như thời điểm trước bình minh, khi thế giới của các sự vật quen thuộc được nhìn thấy qua sương mù, và các dải sương mù đang che giấu các hình dạng thế giới và cũng che giấu mặt trời đang lên. Lúc bấy giờ chúng ta có thời gian giữa chừng, thời kỳ bí ẩn và mơ hồ khi cái chân bị che giấu bởi cái giả; rồi thì chúng ta có tình trạng kỳ lạ và bị biến dạng khi các hình tướng không được nhìn thấy đúng y như chúng, mà chúng mất đi hình dạng, màu sắc và hình phối cảnh của chúng. Cái thấy thực sự lúc đó không thể có được. Giai đoạn ở cõi cảm dục (astral stage) và chu kỳ thời gian rộng lớn mà trong đó đại hão huyền có ảnh hưởng mạnh do đó có thể được thấy rằng, từ cách tiếp cận tượng trưng nói trên, chỉ là tạm thời và thoáng qua. Đó không phải là giai đoạn của một sự biểu lộ thiêng liêng nhất định; đó không phải là giai đoạn nhận thức trong sáng rõ ràng; đó không phải là giai đoạn của công trình hoàn thiện. Đó là khoảng thời gian mà trong đó các vị Bán Thần (half-Gods) xuất hiện; đó là thời gian mà trong đó chân lý chỉ được cảm nhận lờ mờ, thị kiến chỉ thỉnh thoảng được thấy một cách mơ hồ; đó là giai đoạn của sự nhận thức Thiên Cơ còn yếu kém, và khi con người làm việc dựa trên kiến thức không hoàn chỉnh thì sự khó khăn và các lỗi lầm chắc chắn xảy ra. Đó cũng là giai đoạn của sự lệch lạc và sự biến động thường xuyên: trong khi rõ ràng là chúng ta có vẻ như không ngừng bị lôi kéo đi đây đi đó bởi các mãnh lực, làm việc một cách
614 mù quáng và dường như không có mục đích. Trong chừng mực mà nhân loại có liên quan, đó là thời gian mà trong đó
con người bị bao bọc trong màn sương mù, và bị lạc lối trong chướng khí phát ra từ mặt đất (biểu tượng của bản chất căn bản của giới động vật). Tuy nhiên, đôi khi giai đoạn này được thấy là không có thực khi ánh sáng đang lóe lên của tâm thức thiêng liêng đi xuyên qua bóng tối đang bao quanh. Đây là thời gian chuyển tiếp giữa sự thống trị của tâm thức động vật và sự thống trị của tâm thức tinh thần, và giai đoạn chuyển tiếp này của ảo tưởng cõi cảm dục chỉ được biết đến trong gia đình nhân loại. Không có cõi cảm dục nào, ngoại trừ trong tâm thức của giới thứ tư trong thiên nhiên, vì con người ở “dưới ảnh hưởng của ảo tưởng” theo một ý nghĩa khác với sự nhận thức hữu thức của bất kỳ giới nào khác – giới dưới nhân loại hoặc giới siêu nhân.
Tôi thất vọng trong việc làm cho ý nghĩa của Tôi được rõ ràng. Làm thế nào mà một người bị lệ thuộc vào các ảo tưởng của các giác quan, như mọi tạo vật con người, lại có thể hình dung được trạng thái tâm thức của những người đã tự giải thoát mình ra khỏi những ảo tưởng của cõi cảm dục, hay có thể nhận thức được tình trạng nhận thức của những hình thức sự sống vốn chưa phát triển được tâm thức cõi cảm dục? Chính bản chất kép của thể trí gây ra ảo tưởng này, vì thể trí của con người trao cho y các chìa khóa của thiên giới hoặc khóa chặt không cho y qua cánh cửa của lối đi vào thế giới của các thực tại tâm linh. Chính thể trí vô nguyên tắc và cụ thể hóa mang lại mọi phiền toái của nhân loại. Chính ý thức về Ngã thức (I-ness) và tinh thần của cá tính chia rẽ (separative individuality) đã đưa nhân loại đến tình trạng hiện tại của nó, và tuy thế ngay cả điều đó cũng là một phần của tiến trình phát triển vĩ đại. Chính tâm thức về nhị nguyên tính, và ý thức được nhận thức một cách chủ quan và được thừa nhận một cách đồng thời về “Tôi là Thượng Đế” và “Tôi là hình tướng”, đã đẩy nhân loại vào đại-ảo-tưởng.
Tuy nhiên, chính ảo tưởng này sau rốt đưa đến cho con người mật khẩu bí ẩn tiến vào Thiên Giới và mang lại sự giải
615 thoát cho y. Chính bản thân hão huyền (maya) này dùng để hướng dẫn y vào chân lý và tri thức; chính trên cõi cảm dục mà tà thuyết chia rẽ đã được khắc phục, và chính trên chiến trường Kurukshetra mà Arjuna đầy tham vọng cá nhân, và Arjuna vũ trụ mới học được bài học rằng chủ thể hiểu biết và đối tượng hiểu biết chỉ là một. Khoa học bí ẩn của Vị Chân Sư Minh-Triết là bí mật của việc làm thế nào xua tan màn sương mù và bóng tối ảm đạm, vốn được tạo ra bởi sự hợp nhất của các lửa ở các giai đoạn đầu. Bí mật của Chân Sư là việc khám phá rằng không có cõi cảm dục nào cả; Ngài nhận thấy rằng cõi cảm dục là một ảo tưởng của trí tưởng tượng, và đã được tạo ra do việc sử dụng thiếu kiểm soát của trí tưởng tượng sáng tạo và việc lạm dụng các năng lực huyền thuật. Công việc của Thánh Đoàn chủ yếu là tiêu diệt các hình bóng và xua tan hơi ẩm; mục đích của các Chân Sư là để cho ánh sáng của linh hồn đi vào, và cho thấy rằng tinh thần và vật chất là hai thực tại vốn cấu thành các đơn vị, và rằng chỉ trong thời gian và trong không gian, và qua việc lạm dụng có tính chu kỳ các năng lực huyền thuật (magical) và thông linh (psychic) mà cõi cảm dục của đại ảo tưởng đã xuất hiện, và bây giờ nó là một điều có thực đến nỗi – theo một ý nghĩa nào đó – nó lại thực hơn (đối với con người) so với giới ánh sáng và giới hình tướng. Theo một ý nghĩa thú vị nhất thì thật ra là vì con người là một linh hồn và vì ánh sáng của linh hồn có trong con người, và đang phát triển dần thành sự phát quang đầy đủ hơn, và chính điều này tự nó tạo ra ảo tưởng. Vì ảo tưởng này mà công việc huyền thuật đã được tiến hành theo các đường lối sai lầm, và đã được dựa trên các động cơ sai lầm, và được lắp vào một hệ thống vốn mạnh mẽ hơn so với người hoạt động trung bình, vì toàn thể sức mạnh của ảo tưởng thế giới chống lại tất cả những nỗ lực của người sơ cơ trong huyền linh thuật.
Do đó các qui luật kết thúc với phát biểu rằng nhà huyền thuật ngân lên những linh từ “pha trộn lửa và nước”, nhưng đây là những qui luật dành cho người tìm đạo. Các qui luật dành cho các điểm đạo đồ, thuộc một loại song song,
616 kết thúc với các linh từ: “Điểm đạo đồ hãy xướng lên nốt phối hợp các lửa”. Điều này có ý nghĩa và khích lệ nhiều cho người sơ cơ trong công việc huyền thuật. Y đang vẫn còn cần phải hoạt động trên cõi cảm dục, và có lẽ y không thể nào tránh làm như thế trong thời gian lâu. Dấu hiệu của sự tăng trưởng đối với y là sự triệt thoái đều đặn tâm thức của y ra khỏi cõi đó, đạt được sự thăng bằng trí tuệ và nhận thức trí tuệ, tiếp theo là công việc sáng tạo trên cõi trí. Có một tuyên ngôn thú vị và cổ xưa được tìm thấy trong văn khố của các Thánh Sư (adepts), có bao gồm một số giai đoạn trong công việc huyền thuật, tất nhiên được diễn đạt dưới hình thức biểu tượng:
“Nhà huyền thuật hãy đứng trong đại dương của thế gian. Y hãy đắm mình trong nước và ở đó y hãy đứng trên nền đất của y. Y hãy nhìn xuống vào đáy nước sâu. Không thấy được gì trong hình dạng chính xác. Không có gì xuất hiện ngoại trừ nước. Nước chuyển động dưới chân y xung quanh y, và ở trên đầu y. Y không thể nói; y không thể nhìn thấy. Chân lý biến mất trong nước.
“Nhà huyền thuật hãy đứng trong dòng suối. Nước chảy xung quanh y. Chân của y đứng vững trên đất và đá, nhưng mọi hình thể mà y thấy bị chìm đắm trong sương mù xám mênh mông. Nước ở xung quanh cổ y, nhưng, chân thì ở trên đá và đầu thì ở trong không khí, y có tiến bộ. Mọi sự biến dạng vẫn còn. Y biết y đang đứng, nhưng đi đâu và làm thế nào để đi thì y không biết và cũng không hiểu. Y xướng lên những linh từ của huyền thuật, nhưng bị nghẹn lại, không rõ ràng và mất đi, sương mù trả chúng lại cho y, và không một nốt thực sự nào phát ra. Xung quanh y có nhiều âm thanh của nhiều hình hài, chúng nuốt mất âm thanh của y.
“Nhà huyền thuật hãy đứng trong màn sương nước, thoát khỏi dòng nước chảy. Một số đường nét hiện ra lờ mờ. Y nhìn thấy một khoảng cách nhỏ trên Thánh Đạo. Ánh sáng lập lòe chọc thủng những đám mây sương mù. Y nghe tiếng nói của y; nốt (note) của nó rõ ràng hơn và chân thực hơn. Y có thể nhìn thấy hình dáng của những khách hành hương khác. Đằng sau y là biển. Y nhìn thấy dòng suối dưới chân y. Xung quanh y là màn sương mù. Y không nhìn thấy bầu trời cũng như mặt trời trên đầu y.
“Nhà huyền thuật hãy đứng trên đất cao hơn, nhưng trong cơn mưa. Các giọt nước đổ xuống trên y; sấm sét nổi lên, tia chớp
617 lóe sáng trên bầu trời. Nhưng khi cơn mưa đổ xuống, nó xua tan sương mù, nó rửa sạch hình hài và làm trong sạch bầu khí quyển.
“Nhờ vậy, hình tướng được nhìn thấy và âm thanh được nghe thấy, mặc dù cho đến lúc đó còn lờ mờ, vì tiếng sấm gầm vang và âm thanh dữ dội của mưa đang rơi. Nhưng bây giờ thì bầu trời được nhìn thấy. Mặt trời ló dạng, và ở giữa những đám mây trôi, các khoảng xanh của bầu trời chào đón đôi mắt mỏi mệt của vị đệ-tử.
“Nhà huyền thuật hãy đứng trên đỉnh núi. Bên dưới y, trong các thung lũng và đồng bằng, người ta có thể nhìn thấy nước, các dòng suối và những đám mây. Bên trên y là màu xanh của bầu trời, ánh sáng rực rỡ của mặt trời đang lên, sự trong lành của không khí vùng núi. Mỗi âm thanh đều rõ ràng. Sự tĩnh lặng nói thành tiếng” (speak with sound).
Sau đó đến các cụm từ có ý nghĩa cao siêu, nó cung cấp hình ảnh của sự thành toàn:
“Nhà huyền thuật hãy đứng trong mặt trời, từ đó nhìn lên quả địa cầu. Từ điểm cao đó của vùng trời an bình, ngài hãy xướng lên các linh từ vốn sẽ tạo ra các hình tướng, xây dựng các thế giới, các vũ trụ và ban phát sự sống của ngài cho những gì mà ngài đã tạo ra. Ngài hãy phóng các hình tướng được sáng tạo trên đỉnh núi theo một cách thức để chúng có thể xuyên qua những đám mây đang vây quanh quả địa cầu, và mang theo ánh sáng và sức mạnh. Những thứ này sẽ xua tan tấm màn che của các hình tướng vốn đang che giấu trú sở thực sự của trái đất khỏi con mắt của người nhìn”.
Đó là mục đích của công việc huyền thuật. Nó bao hàm việc phát hiện ra rằng cõi cảm dục và ánh sáng cảm dục như thường được gọi chỉ là những máy chiếu phim do chính con người tạo ra. Những gì mà con người đã tạo ra thì y cũng có thể phá hủy.
Còn nhiều công việc huyền thuật nữa mà Tôi không thể đưa ra vào lúc này. Các linh từ hỗn hợp không thể được đưa ra dưới bất cứ hoàn cảnh nào, ngoại trừ dưới sự tuyên thệ giữ bí mật, sự tuyên thệ này vốn sẽ tự động chi phối vị đệ-tử hữu thệ; các lời tuyên thệ này không được trao cho ai cả, ngoại trừ được người tìm đạo đưa ra cho chính linh hồn của y khi linh hồn đó đã truyền đạt cho y các linh từ. Y có được chúng cho y như là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng không mệt mỏi. Y biết rằng các công thức này là đặc quyền của mọi linh hồn và chỉ có thể được biết đến và được vận dụng an toàn bởi những ai đã hiểu được Chân Ngã là Duy Nhất (One). Do đó y tự thệ
618 nguyện không bao giờ tiết lộ các linh từ này cho bất kỳ kẻ nào không hành động như một linh hồn hay còn đang lang thang mù quáng trong thung lũng của ảo tưởng. Từ sự đáp ứng tự động với tri thức này bởi các bậc thức giả của nhân loại mà Đại Đoàn các Thánh Sư (Hierarchy of Adepts) đã tập hợp nhân sự cho mình.
LỜI KÊU GỌI PHỤNG SỰ
Để kết thúc bộ luận về công tác huyền thuật này của người tìm đạo cá biệt, Tôi tìm cách thực hiện hai việc:
1. Chỉ ra mục tiêu trước mắt cho các đạo sinh trong thế kỷ này, và tóm tắt các bước thời gian mà họ phải đi.
2. Chỉ ra những điều phải được loại bỏ và phải được khắc phục, và những hình phạt xảy đến với đệ-tử dự bị và đệ-tử khi phạm các sai lầm và được tha thứ tội lỗi.
Trước hết, mục tiêu trước mắt phải được nhận thức rõ ràng, nếu nỗ lực mất đi là để ngăn ngừa và sự tiến bộ thực sự được đạt tới. Nhiều người tìm đạo đầy thiện chí, có khuynh hướng dành thời gian quá mức cho các đạo tâm được bảo đảm của họ, và cho việc trình bày chi tiết các kế hoạch phụng-sự của họ. Đạo tâm của thế gian hiện nay đang rất mạnh mẽ và nhân loại hiện nay đang tự định hướng rất mãnh liệt vào Thánh Đạo, đến nỗi những người nhạy cảm ở khắp mọi nơi đang bị cuốn vào vòng xoáy của ước muốn tâm linh, và nhiệt thành mong đợi cuộc đời giải thoát, có các công việc tâm linh và có linh hồn thức được ghi nhận. Nhận thức của họ về các khả năng tiềm tàng của chính họ hiện nay quá mạnh đến nỗi họ tự đánh giá họ quá cao; họ dành nhiều thời gian để hình dung họ là nhà thần bí lý tưởng, hoặc phàn nàn về việc thiếu sự thành tựu tâm linh của họ hay việc họ không có được một lĩnh vực phụng-sự. Do đó, một mặt, họ trở thành bị lạc lối trong các lĩnh vực mơ hồ và mập mờ của một chủ nghĩa lý tưởng đẹp đẽ, các giả thuyết đầy màu sắc, và các lý thuyết thú vị; mặt khác, họ trở nên bị chìm sâu trong việc kịch tính hóa về chính họ như các trung tâm quyền lực trong
619 một lĩnh vực phụng-sự hiệu quả; về mặt trí tuệ, họ vạch ra các kế hoạch cho nỗ lực trên thế giới để thấy chính họ như là điểm then chốt mà việc phụng-sự đó sẽ chuyển động quanh đó; họ thường tạo ra một nỗ lực để thực hiện các kế hoạch này và tạo ra một tổ chức, ví dụ như trên cõi trần, vốn có giá trị một cách tiềm tàng nhưng cũng vô ích một cách tiềm tàng, cho dù không nguy hiểm. Họ không nhận ra rằng xung lực thúc đẩy chủ yếu là do những gì mà các huấn sư Ấn Độ giáo gọi là “ý thức về Bản Ngã” (“sense of I-ness”), và rằng công việc của họ được xây dựng trên một tính ích kỷ chủ quan vốn phải – và sẽ − bị loại bỏ trước khi việc phụng-sự thực sự có thể được thực hiện.
Khuynh hướng này đối với đạo tâm và đối với việc phụng-sự là đúng đắn và tốt đẹp, và nên được thấy là đang tạo thành một phần của tâm thức đại đồng sắp đến và là năng lực của nhân loại nói chung. Nó đang dần dần nổi lên trên mặt do sức mạnh ngày càng tăng của ảnh hưởng cung Bảo Bình (từ khoảng năm 1640 sau TC) đã đang đạt được uy lực và đang tạo ra hai hiệu quả: nó phá vỡ các hình thức kết tinh cũ của kỷ nguyên Song Ngư, và đang kích thích các khả năng sáng tạo, khi chúng tự thể hiện trong các khái niệm về tập thể, và các kế hoạch của tập thể. Như tất cả các bạn biết rõ, đây là nguyên nhân của các tình trạng xáo trộn hiện tại, và các tình trạng này có thể được tóm tắt trong các từ: việc mất đi cá tính (impersonalization), trong đó nhà nước, nhóm hoặc các nhóm được coi là có tầm quan trọng hơn cá nhân và các quyền của cá nhân; sự pha trộn (amalgamation), đó là xu hướng dung hợp, hòa lẫn, cố kết, và để tạo ra sự tương quan vốn cuối cùng phải đánh dấu sự giao hữu của nhân loại và tạo ra “sự tổng hợp của tất cả những người đơn lẻ”, cái mà Browning nhận xét rất đúng là mục tiêu của diễn trình tiến hóa và đánh dấu sự kết thúc của cuộc hành trình của đứa con đi hoang thiêng liêng; và sự tương giao (inter-communication) nhạy cảm giữa các đơn vị, các nhóm và các kết hợp của các nhóm, cả về khía cạnh chủ quan và khách quan của sự biểu lộ. Trong ba từ này – việc mất đi cá tính (impersonalization), sự pha trộn (amalgamation) và sự tương giao
620 (intercommunication) – bạn đã tóm tắt cho bạn các hiện tượng nổi bật vốn đang xuất hiện giữa chúng ta vào lúc này. Các đạo sinh được khuyến khích để xem xét kế hoạch như nó đang tự biểu hiện, và nghiên cứu các xu hướng phát triển này trong các sự việc của con người. Thực tế là chúng sẽ tỏ ra rất nổi bật, nếu đạo sinh chọn tình trạng rắc rối để xem xét toàn cảnh của lịch sử; khi đó y sẽ chú ý rằng ngay cả lịch sử của năm trăm năm trước đây cũng sẽ tiết lộ cho y sự kiện là tại thời điểm đó, các cá nhân vĩ đại đã là những nhân tố xuất chúng và lịch sử đó phần lớn liên quan đến những việc làm của những phàm ngã mạnh mẽ, các vị này đã có sức mê hoặc của họ trên khắp thời và thời đại của họ; lúc bấy giờ sự cô lập và sự chia rẽ chi phối các sự việc của con người, mỗi người đã chiến đấu cho xứ sở riêng của y, và mọi người đã quên đi huynh đệ của y và sống một cách ích kỷ; lúc bấy giờ ít có sự tương quan giữa các chủng tộc khác nhau hoặc giữa các gia đình nhân loại, và không có phương tiện giao tiếp thực sự nào cả, ngoại trừ phương tiện tiếp xúc mang tính cá nhân, vốn không thể xảy ra thường xuyên.
Do đó, các đạo sinh nên suy ngẫm về những lời này, vì chúng sẽ được nhận thấy là trở nên ngày càng quan trọng trong năm mươi năm tới đây. Thời gian này là đủ lâu đối với môn sinh bậc trung để xem xét và hoạch định; và trong sự nhận thức của họ về giai đoạn này của việc thể hiện Thiên Ý (divine Purpose), họ cần khôn ngoan khi nghiên cứu sự thể hiện cuộc sống cá nhân của họ và đặt ra những câu hỏi sau đây cho chính mình:
1. Có phải họ đang phí thời gian vào những giấc mơ huyền bí, hay có phải là họ bận rộn trong việc áp dụng vào thực tế các chân lý tinh thần được cảm nhận, do đó làm cho chúng thành một phần của kinh nghiệm hằng ngày của họ hay không?
2. Liệu họ có nhận thấy rằng phản ứng của họ với sự mất cá tính (impersonality) ngày càng tăng của thời đại là phản ứng bực tức (resentment), hay liệu họ có nhận thấy rằng thái độ tương đối mới này của sự dứt bỏ cá nhân đang có xu hướng giải quyết những vấn đề cá nhân riêng của họ hay không?
621 3. Liệu họ có thể ghi nhận một khả năng ngày càng tăng để cảm nhận các suy tư và ý tưởng của những người khác, và liệu họ có nhận thấy rằng họ đang trở nên nhạy cảm hơn và do đó có nhiều khả năng hơn để lao vào cơn thủy triều lớn của sự liên giao chăng?
4. Có bao nhiêu khả năng của sự kịch tính hóa chi phối cuộc sống hằng ngày của họ? Có phải họ nhận thấy rằng họ là trung tâm của cái vũ trụ đang tự động xoay xung quanh họ, hoặc có phải họ đang đối phó với vấn đề phá ngã chấp và hòa nhập vào trong tổng thể hay chăng?
Các câu hỏi này và những câu hỏi khác sẽ phát sinh có thể dùng để chỉ ra sự đáp ứng của người tìm đạo đối với việc tiến vào kỷ nguyên mới.
Trong luận đề này về sự phát triển cá nhân và về việc kiểm soát thể cảm dục, một tầm nhìn đã được đưa ra và một qui luật về sự sống đã được trình bày đang nắm giữ trong nó giáo huấn cần thiết cho giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kỷ nguyên lớn là Song Ngư và Bảo Bình. Một phần của mục tiêu cơ bản đã được diễn đạt bằng ngôn từ − một mục tiêu được nhiều người trên khắp thế giới nhận biết, và được thể hiện trên thực tế trong mọi bộ môn của đời sống con người. Nó được ghi nhận trong tiềm thức và được tuân theo bằng trực giác của nhiều người vốn không biết chút gì về vấn đề chuyên môn của kế hoạch. Những người đang hướng dẫn nhân loại đặc biệt không quan tâm đến sự thành công của việc xuất hiện các tình trạng mới. Điều đó được đảm bảo rất chắc chắn, và sự phát triển về nhận thức của con người và về tâm thức thiêng liêng của tính không chia rẽ không thể bị ngăn trở. Vấn đề là điều gì dự định tiếp tục sử dụng để mang lại những mục đích mong muốn này theo một cách sao cho bản chất hình hài có thể được điều chỉnh và được chuẩn bị để đảm nhiệm các trách nhiệm mới của nó, và giải quyết những tri thức mới của nó mà không có đau khổ không đáng có, những sự phân cấp gây buồn phiền, và những giờ phút đau
622 đớn vốn thu hút nhiều sự quan tâm hơn là sự phát triển nhận thức thiêng liêng tế nhị hơn và thành công hơn. Mỗi thời kỳ đều có một khuynh hướng nhắm tới sự tổng hợp và sự hiểu biết trên thế giới, mỗi thời kỳ đều có cái nhỏ được sáp nhập vào cái lớn hơn và cái đơn vị được hòa lẫn vào trong cái tổng thể, mỗi thời kỳ đều có các quan niệm lớn và đại đồng tác động lên tâm trí của quần chúng, đều có sự tiếp theo sau của một thảm họa, một sự biến động lớn, và sự sụp đổ của khía cạnh hình hài và của những gì có thể ngăn không cho những ý niệm này trở thành những sự kiện trên cõi trần. Do đó đây là vấn đề của các phụng-sự-viên của Thánh Đoàn: làm thế nào để ngăn chận sự đau khổ hãi hùng, và mang con người đi theo trong khi sóng triều lên của sự chứng ngộ tâm linh cuốn qua khắp thế giới và thực hiện công việc cần thiết của nó. Đó là lời kêu gọi phụng-sự hiện tại vốn đang vang lên như một tiếng kèn trumpet trong tai của mọi đệ-tử biết lắng nghe.
Lời kêu gọi phụng-sự này thường gặp được một sự đáp ứng, nhưng sự đáp ứng đó bị nhuốm màu phàm-ngã của người tìm đạo, và bị tô điểm (tinctured) với sự tự hào và tham vọng của y. Nhu cầu cần được nhận thức thực sự. Mong muốn đáp ứng với nhu cầu là đích thực và chân thành; sự khao khát phụng-sự và nâng cao là có thật. Các bước mà người tìm đạo dự định phải đi nhằm giúp cho y theo khớp với kế hoạch. Mặc dù không có vấn đề về sự sẵn lòng và sự mong muốn phụng-sự, nhưng sự rắc rối ở khía cạnh nội môn mà chúng ta tất nhiên phải đối phó là các tính cách và các khí chất, là những khó khăn hầu như không thể khắc phục như thế, đều được phô ra. Chúng ta phải làm việc qua những người tìm đạo này, và nguyên liệu (material) mà họ đưa ra thường đem lại cho chúng ta nhiều sự phiền toái.
Những đặc điểm tiềm tàng này thường không xuất hiện cho đến sau khi việc phụng-sự đã được đảm nhận. Các nhà hướng dẫn đang giám sát có thể nghi ngờ chúng có ở đó, nhưng ngay cả họ cũng không có quyền từ chối cơ hội. Khi có sự biểu hiện trì trệ này, bi kịch là ở chỗ nhiều người khác bị đau khổ, ngoài người tìm đạo có liên quan. Khi kết cấu của con người tự làm cho nó được cảm nhận và đứng bên ngoài màn che của chủ nghĩa lý tưởng, của các kế hoạch hấp dẫn và nhiều sự bàn tán và sắp đặt, nhiều người trong khi chờ đợi bị
623 thu hút bởi chủ nghĩa lý tưởng đồng bộ, và tập hợp xung quanh người phụng sự. Khi các nhược điểm ẩn tàng xuất hiện, họ bị đau khổ cũng như kẻ phụng-sự. Phương pháp của Các Đấng Cao Cả, vốn là để tìm ra những người đã tự luyện tập phần nào trong sự đáp ứng nhạy bén và để hoạt động thông qua họ, mang theo với điều đó một vài nguy hiểm. Người tìm đạo có thiện ý thông thường sẽ không gặp nguy hiểm đó như các đệ-tử tích cực và tiến hóa hơn. Y đang gặp nguy hiểm theo ba hướng và có thể mất thăng bằng theo ba cách:
1. Toàn bộ bản thể của y ở dưới sự kích thích quá mức do các tiếp xúc bên trong của y và các mãnh lực tinh thần mà y giao tiếp, và điều này mang theo nó sự nguy hiểm thực sự, vì cho đến nay y khó mà biết cách để tự thích ứng, và chắc chắn là không biết được nguy cơ kèm theo.
2. Những người mà y đang làm việc với họ, đến lượt họ, tạo ra phiền toái cho y. Sự hám danh, sự nịnh hót, sự tán tụng và sự chỉ trích của họ có xu hướng che phủ con đường của y. Bởi vì y không có đủ sự dứt bỏ và tiến hóa về mặt tâm linh, nên y bước đi hoang mang trong một đám mây các hình-tưtưởng mà không biết điều đó. Do đó y lạc lối và đi chệch đường từ ý định ban đầu, và y lại cũng không biết điều đó.
3. Những nhược điểm tiềm tàng của y ắt hẳn xuất hiện dưới áp lực của công việc, và chắc chắn đôi khi y sẽ cho thấy các dấu hiệu rạn nứt, nếu Tôi có thể sử dụng một từ như vậy. Những lỗi lầm của phàm-ngã trở nên được tăng cường khi y tìm cách đưa hình thức phụng-sự đặc biệt của y cho thế giới. Tôi ám chỉ việc phụng-sự vốn được tự tìm kiếm và được đề ra trên một nền tảng của tham vọng cá nhân và ưa thích quyền lực, mặc dù chỉ được nhận thức phần nào hoặc không được nhận biết chút nào. Tất nhiên là y đang ở dưới sự căng thẳng, và − giống như một người mang theo một gánh nặng đi lên một đồi dốc – y phát hiện ra các điểm căng thẳng, và biểu lộ một xu hướng sụp đổ về thể chất, hoặc hạ thấp lý tưởng của y để phù hợp với các nhược điểm.
Sự căng thẳng của chính thời kỳ và tình trạng chung của nhân loại bất hạnh phải được thêm vào mọi điều này. Về mặt tiềm thức, điều này có ảnh hưởng của nó trên tất cả các đệ-tử, và trên tất cả những người hiện đang hoạt động trên thế gian.
Một số đang cho thấy các dấu hiệu của áp lực về mặt thể chất, mặc dù đời sống nội tâm vẫn được thăng bằng và bình thường, lành mạnh và được định hướng đúng đắn. Những người khác đang bị suy yếu về mặt tình cảm, và điều này tạo ra hai hậu quả tùy theo trình độ phát triển của người khát khao phụng-sự. Y, hoặc là nhờ sự căng thẳng, đang học tính dứt bỏ, và rất kỳ lạ là, điều này là những gì có thể được gọi là “cơ chế bảo vệ” của linh hồn trong thời kỳ khai mở thế giới hiện nay, hoặc y ngày càng trở nên dễ bị kích thích, và đang sắp trở thành một người loạn thần kinh. Ngoài ra, những người khác đang cảm thấy áp lực trong thể trí. Họ trở nên hoang mang trong một số trường hợp và không có chân lý rõ ràng nào xuất hiện. Bấy giờ họ tiếp tục làm việc mà không có sự cảm hứng, và bởi vì họ biết điều đó là đúng và họ cũng có sự nhịp nhàng của công việc. Những người khác thì đang nắm cơ hội khi họ nhìn thấy nó, và khi làm như vậy, họ rơi trở lại vào sự tự khẳng định bẩm sinh (vốn là lỗi nổi bật của các loại tâm thần) và dựng nên một cấu trúc xung quanh việc phụng sự của họ, và xây dựng một hình thức mà trong thực tế vốn hiện thân cho những gì họ mong muốn, những gì mà họ nghĩ là đúng, nhưng có tính cách chia rẽ, và là đứa con của tâm trí họ chứ không phải là đứa con của linh hồn họ. Đến lượt một số người, mạnh mẽ hơn và được phối kết nhiều hơn, cảm thấy áp lực của toàn bộ phàm-ngã; bản chất tâm linh linh hoạt đáp ứng cả với nhu cầu lẫn với lý thuyết của thiên cơ; họ nhận ra tài sản quý giá thực sự của họ, và biết họ phải đóng góp phần nào. Tuy nhiên, họ vẫn còn đầy những gì được gọi là phàm tính đến nỗi việc phụng sự của họ đang dần dần và đều đặn hạ thấp đến mức độ của phàm tính đó, và do đó bị nhuốm màu bởi các phản ứng phàm-ngã của họ, các ưa thích 625 và không ưa thích của họ, các khuynh hướng và các thói quen của đời sống cá nhân của họ. Các điều này cuối cùng đòi quyền lợi cho chúng, và lúc bấy giờ có một phụng-sự-viên, thực hiện công việc tốt đẹp, nhưng lại làm nó hư hỏng tất cả bởi tính chia rẽ không được nhận ra này và các phương pháp cá nhân. Điều này có nghĩa rằng một phụng-sự-viên như thế tập hợp vào với y chỉ những người nào mà y có thể đặt ở bậc dưới và chi phối họ. Nhóm của y không bị nhuốm màu bởi các xung lực của kỷ nguyên mới, nhưng bởi những bản năng chia rẽ của người phụng sự tại trung tâm. Sự nguy hiểm ở đây quá tế nhị đến nỗi một vị đệ-tử phải thật cẩn thận trong việc tự phân tích. Thật là dễ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những lý tưởng và tầm nhìn riêng của một người, và bởi cái được cho là sự chính trực về địa vị riêng của một người nào, và tuy thế lại luôn luôn bị ảnh hưởng về mặt chủ quan bởi sự yêu thích quyền lực cá nhân, tham vọng cá nhân, sự ganh tị của những người phụng sự khác, và nhiều cái bẫy vốn giữ chặt chân của người đệ-tử thiếu cảnh giác.
Nhưng nếu tính vô ngã thực sự được trau dồi, nếu năng lực để đứng vững vàng được phát triển, nếu mọi tình huống được giải quyết trong một tinh thần bác ái, và nếu có một sự từ chối có hành động hấp tấp và không cho phép sự chia rẽ luồn lọt vào, lúc đó sẽ có sự tăng trưởng của một nhóm các nhà phụng sự đích thực, và việc tập hợp lại những người có thể hiện thức hóa thiên cơ và khai sinh ra kỷ nguyên mới cùng các điều kỳ diệu kèm theo của nó.
Để làm điều này, phải có lòng can đảm thuộc loại hiếm có nhất. Sự sợ hãi nắm giữ thế giới trong cảnh nô lệ, và không ai được miễn trừ ảnh hưởng của nó. Đối với người tìm đạo và đối với vị đệ-tử, có hai loại sợ hãi cần được đặc biệt xem xét. Những sự sợ hãi mà chúng ta đã bàn đến trong phần trước của bộ luận này, và các nỗi sợ cố hữu, như bạn biết, trong chính cuộc sống, đều quen thuộc với tất cả chúng ta. Chúng có gốc rễ của chúng trong tính chất bản năng (các lo ngại về kinh tế, các lo ngại phát sinh từ đời sống tính dục, lo sợ và khiếp hãi thuộc về thể chất, sợ cái không biết, với sự sợ hãi nổi bật nhất về cái chết đang nhuộm màu rất nhiều cuộc sống) và đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu về tâm lý học. Tôi không tìm cách bàn về chúng. Chúng sẽ bị khắc phục bằng sự sống của linh hồn khi linh hồn thấm nhập và biến đổi cuộc
626 sống hằng ngày, và bằng việc người tìm đạo không chấp nhận bất cứ nhận thức nào của chúng. Phương pháp thứ nhất xây dựng hướng tới sức mạnh tương lai của tính cách, và ngăn ngừa sự xuất hiện của bất kỳ nỗi sợ hãi mới nào. Chúng không thể tồn tại khi linh hồn kiểm soát cuộc sống và các hoàn cảnh của mình một cách có ý thức. Phương pháp thứ hai là vô hiệu hóa các hình-tư-tưởng cũ, và cuối cùng mang lại sự hủy diệt của chúng do thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, một tiến trình kép được xúc tiến, tạo ra một biểu lộ thực sự các tính chất của Chân Nhân (spiritual man) và sự tự do ngày càng tăng khỏi tình trạng nô lệ (thralldom) vào các quan niệm sợ hãi lâu đời. Đạo sinh thấy mình trở nên dần dần được tách khỏi các bản năng chi phối căn bản mà cho đến nay đã dùng để gắn chặt y vào hệ thống chung của cuộc sống hành tinh lúc ban sơ. Ở đây có thể thật đáng để nêu ra rằng mọi bản năng chính đều có nguồn gốc của chúng trong tính chất đặc biệt đó của sự sống hành tinh – các phản ứng lo sợ, dẫn đến một số loại hoạt động. Như bạn biết, các nhà tâm lý học liệt kê năm bản năng chính vượt trội, và chúng ta sẽ đề cập đến chúng một cách rất vắn tắt.
Bản năng tự bảo toàn (instinct of self – preservation) có nguồn gốc của nó trong nỗi sợ hãi bẩm sinh về cái chết; do có sự sợ hãi này mà nhân loại đã chiến đấu theo cách của nó đến mức hiện tại của nó về tuổi thọ và sức chịu đựng. Các ngành khoa học bận tâm đến việc bảo toàn sự sống, kiến thức y học hiện đại, và những thành tựu của sự tiện nghi văn minh, tất cả đã phát triển từ nỗi sợ hãi cơ bản này. Tất cả đã hướng tới sự tiếp tục tồn tại của cá nhân, và hướng đến điều kiện duy trì sự tồn tại (being) của y. Nhân loại tiếp tục tồn tại, với tư cách một giống loài và một giới trong thiên nhiên, là một kết quả của xu hướng sợ hãi này, phản ứng có tính bản năng này của đơn vị nhân loại đưa đến sự tự tồn mãi mãi (selfperpetuation).
Bản năng giới tính (instinct of sex), có gốc rễ chính của nó trong sự sợ hãi về sự tách biệt và sự cô lập, và trong một sự nổi dậy chống lại tính đơn nhất chia rẽ trên cõi trần, chống lại sự cô độc (aloneness); và nó đã dẫn đến việc tiến tới trước của
627 nhân loại và sự tiếp tục tồn tại và sự nhân giống của các hình hài mà nhờ đó nhân loại có thể đi vào sự biểu lộ.
Bản năng sống bầy đàn (herd instinct) có thể dễ dàng được thấy là có gốc rễ của nó trong một phản ứng tương tự; vì cảm giác an toàn và vì sự an ninh được bảo đảm và được tin chắc – dựa trên những tập hợp về số lượng – con người đã luôn luôn tìm đến loại riêng của họ và sống thành bầy nhóm với nhau để phòng vệ, và để ổn định kinh tế. Nền văn minh hiện đại của chúng ta là kết quả từ phản ứng do bản năng này của nhân loại nói chung; các trung tâm rộng lớn của nó, các thành phố khổng lồ và các khu chung cư tập trung của nó đã xuất hiện, và chúng ta có việc sống theo bầy đàn hiện đại, được đưa đến bậc thứ n (nth degree).
Bản năng lớn thứ tư, là bản năng tự khẳng định (selfassertion), cũng dựa trên sự sợ hãi; nó bao hàm sự sợ hãi của cá nhân rằng y sẽ không nhận thức được và như thế mất đi nhiều thứ mà nếu không thì sẽ thuộc về y. Theo thời gian qua, sự ích kỷ của nhân loại đã phát triển như thế đó; ý thức về tính hám lợi của nhân loại đã phát triển và năng lực nắm lấy cơ hội đã xuất hiện (“ý muốn quyền lực” dưới hình thức này hoặc hình thức khác), đến ngày hôm nay chúng ta có chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, và ý thức tích cực về tầm quan trọng vốn đã tạo ra nhiều sự rắc rối về kinh tế và quốc gia thời hiện đại. Chúng ta đã vun trồng tính tự quyết, tính tự khẳng định và tính tư lợi, cho đến khi chúng ta bị gặp phải một khó khăn hầu như không thể vượt qua. Nhưng ngoài mọi điều đó, nhiều điều tốt lành đã đến và sẽ đến, vì không có cá nhân nào có giá trị cho đến khi y nhận thức giá trị đó cho chính y, và lúc bấy giờ, một cách dứt khoát, y hy sinh các giá trị đã hoạch đắc cho lợi ích của tổng thể.
Đến lượt bản năng tìm hiểu (instinct to enquire) được dựa trên sự sợ hãi cái không biết, nhưng ngoài sự lo sợ này, đã xuất hiện – như là kết quả của cuộc tìm hiểu lâu đời – những hệ thống giáo dục và văn hóa và toàn bộ cấu trúc về nghiên cứu khoa học của chúng ta hiện nay.
Những xu hướng, dựa trên sự sợ hãi (vì con người vốn thiêng liêng) đã tác động như một sự kích thích phi thường của toàn bộ bản chất của con người, và đã đưa y tiến tới đến
628 trình độ hiểu biết và hữu dụng rộng rãi hiện tại của y, chúng đã tạo ra nền văn minh hiện đại của chúng ta với mọi khuyết điểm của nó, và tuy thế, với mọi thiên tính được biểu thị của nó. Từ những bản năng này được đưa tới vô cùng tận, và từ tiến trình chuyển hóa của chúng thành các tương ứng cao hơn của chúng, Sự nở hoa trọn vẹn của sự biểu lộ của linh hồn sẽ xuất hiện. Tôi muốn nêu ra những điều sau đây:
Bản năng tự bảo toàn tìm được tuyệt đỉnh của nó trong tính chất bất tử chắc chắn, và về việc này, công việc mà các nhà duy linh (spiritualists) và các nhà sưu khảo tâm linh đảm trách theo các thời đại là phương pháp tiếp cận và sự đảm bảo chắc chắn.
Bản năng phái tính đã thể hiện và tìm thấy tuyệt đỉnh hợp lý của nó trong mối quan hệ − được nhận thức một cách hữu thức – của linh hồn và thể xác. Đây là ý chủ đạo (keynote) của chủ nghĩa thần bí và tôn giáo, mà ngày nay, cũng như luôn luôn, là sự biểu lộ của Luật Thu Hút (Law of Attraction), không phải khi nó tự thể hiện qua hôn nhân ở cõi trần, mà khi nó tìm thấy tuyệt đỉnh của nó (đối với con người) trong cuộc hôn nhân siêu phàm được tiến hành với mục đích hữu thức giữa linh hồn dương với sắc tướng âm và có tính tiếp thu.
Bản năng sống bầy đàn tìm thấy tuyệt đỉnh thiêng liêng của nó trong một ý thức tập thể được khơi hoạt, ngày nay điều đó được chứng tỏ trong xu hướng chung hướng tới những sự pha trộn (amalgamations), và sự dung hợp và trộn lẫn rộng rãi vốn đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó thể hiện trong khả năng suy tư dưới dạng chủ nghĩa quốc tế, các quan niệm phổ biến, mà cuối cùng sẽ dẫn đến việc thiết lập tình huynh đệ đại đồng.
Bản năng tự khẳng định, đến lượt nó, đã cung cấp cho nền văn minh hiện đại của chúng ta chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ của nó, sự sùng bái thần tượng, và tạo ra sự thờ cúng tổ tiên và tôn sùng anh hùng. Tuy thế, nó đang dẫn tới sự khẳng định về Bản Ngã (Self), về Chủ Thể Cai Trị thiêng liêng ở nội tâm, và từ khoa tâm lý học mới mẻ nhất của chúng ta, sẽ xuất hiện một kiến thức về Chân Ngã (spiritual Self) tự tin và chi
629 phối, và cuối cùng dẫn đến sự biểu lộ của giới linh hồn trên trần thế.
Và điều gì về bản năng cần tìm hiểu? Được chuyển hóa thành sự nghiên cứu thiêng liêng và được biến đổi bởi việc áp dụng ánh sáng linh hồn trong lĩnh vực điều nghiên, chúng ta sẽ có nhân loại được tiến vào Phòng Minh Triết, và như thế con người sẽ bỏ lại sau những kinh nghiệm của Phòng Kiến Thức. Các trung tâm giáo dục lớn của chúng ta sẽ trở thành các trường học cho sự phát triển nhận thức trực giác và hiểu biết tâm linh.
Đạo sinh cần nghiên cứu kỹ lưỡng bảng sau đây:
Bản năng Sự tương ứng Phương cách
1. Tự bảo tồn Tính bất tử Duy linh. Tìm tòi.
2. Giới tính Hợp nhất tinh thần Tôn giáo
Sự nhất quán Thuyết thần bí.
3. Sống bầy đàn Tập thể thức Tình huynh đệ.
4. Tự khẳng định Sự khẳng định Bản Tâm lý học.
Ngã
5. Điều nghiên Trực giác Giáo dục.
Như vậy những nỗi sợ hãi đang bao vây nhân loại, có nguồn gốc của chúng trong những bản năng, tuy vậy có vẻ như là các đặc tính thiêng liêng, bị áp dụng sai và bị lạm dụng. Tuy nhiên, khi chúng được hiểu đúng, được vận dụng đúng, và được chuyển hóa bởi linh hồn hiểu biết, chúng tạo ra sự hiểu biết và là nguồn gốc của sự tăng trưởng và của những gì vốn chuyển đến cho linh hồn đang ngủ yên – trong thời gian và không gian – sự thúc đẩy cần thiết, động lực và sự thôi thúc để tiến bộ, những điều này vốn đã đưa con người tiến từ giai đoạn người thượng cổ và chu kỳ tiền sử, qua giai đoạn dài của lịch sử, và ngày nay có thể được tin cậy để đưa con người tiến tới trước với sự nhanh chóng ngày càng tăng, vì bây giờ y đạt đến sự hiểu biết về trí tuệ và có thể tự áp dụng vào vấn đề tiến bộ với sự nhận thức đầy đủ.
Các đạo sinh cần phải nhận thức thấu đáo hơn rằng toàn bộ tiến trình là một tiến trình thiêng liêng, và rằng cái được gọi là điều tà vạy (evil), chỉ là một ảo tưởng và là một phần vốn có của nhị nguyên tính, đang nhường chỗ, trong
630 thời gian và ngoài thời gian, cho một nhất nguyên thiêng liêng (divine unity). Tà vạy là do sự nhận thức sai lầm và sự giải thích sai lầm về những gì được cảm nhận. Việc đạt tới nhãn quan đúng, cộng với sự hiểu biết đúng, mang đến việc thoát khỏi các phản ứng bản năng và gợi lên sự dứt bỏ nội tâm, nó cho phép một người bước đi tự do trong Thiên giới (kingdom of God).
Nhưng cái nào trong hai cái sợ mà người tìm đạo có mối quan tâm đặc biệt? Nỗi sợ nào trong sự sợ hãi về dư luận quần chúng, và nỗi sợ thất bại? Đây là hai yếu tố mạnh mẽ trong cuộc đời phụng sự, và cản trở nhiều người.
Những người đang bắt đầu làm việc trong sự hợp tác với thiên cơ, và đang học hỏi ý nghĩa của việc phụng sự, dễ có khuynh hướng sợ rằng những gì họ làm sẽ bị chỉ trích và đánh giá sai, hoặc trở thành nạn nhân cho ý tưởng ngược lại rằng những gì họ làm sẽ không được ưa thích, không được coi trọng và không được hiểu biết một cách thích đáng. Họ cần sự ưa thích và sự tán dương. Họ đánh giá sự thành công bằng các con số và bằng sự hưởng ứng. Họ không thích các động cơ của họ bị công kích (impugned) và bị đánh giá sai, họ mạnh mẽ lao vào việc giải thích; họ không hài lòng nếu các phương pháp của họ, nhân sự trong nhóm của họ, và cách thức mà việc phụng sự của họ thể hiện bị đặt dưới miệng lưỡi chỉ trích. Các mục tiêu sai lầm của các con số, của quyền lực, hoặc của một học thuyết được đề ra đang kiểm soát họ. Trừ phi những gì họ làm đáp ứng với các tiêu chuẩn, hoặc phù hợp với kỹ thuật của nhóm trí tuệ đang bao quanh họ, hoặc thu hút nhiều người nhất đến với họ, bằng không thì họ không hài lòng và do đó thường xuyên thay đổi các kế hoạch của họ, thay đổi quan điểm, và hạ thấp tiêu chuẩn của họ cho đến khi nó phù hợp với tâm lý của quần chúng trước mắt họ, hoặc các cố vấn được lựa chọn của họ.
Vị đệ-tử thực sự nhìn thấy được linh thị. Lúc đó, vị đệtử này tìm cách tiếp xúc thật mật thiết với linh hồn y, sao cho y có thể đứng vững vàng trong khi y nỗ lực để làm cho linh thị đó thành hiện thực; y nhắm đạt tới những gì mà theo quan điểm của thế gian thì dường như là không thể xảy ra, biết rằng linh thị đó không được thành hiện thực thông qua
631 tính thủ đoạn và sự thích nghi quá mức (undue adaptation) của những ý tưởng đề xuất bởi các cố vấn trần tục hoặc thuộc hạng trí thức. Dư luận quần chúng và lời khuyên của những người thuộc cung Song Ngư theo các khuynh hướng của họ, mà không phải thuộc Cung Bảo Bình, thì được xem xét cẩn thận nhưng không quá mức như thế, và khi lời khuyên được nhận thấy là có tính chia rẽ, có xu hướng loại bỏ sự hài hòa, tạo ra một sự thiếu tình thương và sự cảm thông trong huynh đệ thì nó bị loại ngay tức khắc. Khi có chứng cớ về một thái độ luôn luôn chỉ trích hướng về người phụng sự khác trong lĩnh vực phụng sự thế giới, và nơi nào có một khả năng chỉ nhìn thấy sự ích kỷ và lỗi lầm, và đổ tội cho các động cơ sai lầm và tin vào điều tà vạy, bấy giờ người tìm đạo chân chính từ chối bị ảnh hưởng và thanh thản đi theo con đường của mình.
Trong chu kỳ sắp tới, Tôi nhấn mạnh cho bạn biết rằng công việc thực sự sẽ được xúc tiến (công việc hàn gắn thế giới về mặt tinh thần thành một thể tổng hợp và việc tạo ra một tình huynh đệ được công nhận của các linh hồn) chỉ bởi những người từ chối bị chia rẽ, và lời nói của họ được canh chừng sao cho không một lời độc hại nào được nói ra; đây là những người phụng sự thấy được thiên tính trong vạn vật, và từ chối nghĩ điều ác và đổ lỗi cho điều ác; họ làm việc một cách kín miệng; họ không bàn đến các sự việc của các huynh đệ của họ, và cũng không để lộ những gì có liên quan đến những người này; các kiếp sống của họ được sự hiểu biết và tình thương nhuộm màu; tâm trí của họ được đặc trưng bởi một năng lực tri giác tâm linh lão luyện và nhận thức tâm linh đó đang vận dụng một trí năng sắc sảo như là hệ quả tất yếu của một tinh thần yêu thương.
Tôi xin phép lặp lại chủ đề này bằng những lời khác, vì tầm quan trọng của nó thật thiết yếu, và hiệu quả của công việc của các công cụ này trên thế giới thì bao la. Những người nam và nữ này mà nhiệm vụ của họ là để mở ra Kỷ Nguyên Mới, đã học được cái bí mật của sự im lặng; họ được làm sinh động không ngừng bằng một tinh thần yêu thương bao dung; lưỡi của họ không dẫn họ lạc lối vào lĩnh vực phê bình thông thường, và họ không cho phép lên án những người khác; họ được làm sinh động bằng tinh thần che chở. Công việc bảo dưỡng sự sống của Kỷ Nguyên Mới sẽ được giao phó cho họ.
632 Đối với những người chưa đạt đến mức độ tiến hóa này, và tầm nhìn của họ không rõ ràng lắm, bản chất của họ cũng không được kỹ luật lắm, nơi đây vẫn còn công việc quan trọng, ở một mức độ thấp hơn, là làm việc với nhóm loại của họ. Các thuộc tính và tính chất của họ đưa tới cho họ những người giống với họ; họ không làm việc trong sự đơn độc như thế, và công việc của họ về bề ngoài thì thành công hơn, mặc dù không phải luôn luôn là thế.
Phải nhớ rằng mọi công việc, trong cái nhìn của Các Đấng Cao Cả, đều quan trọng như nhau. Đối với những linh hồn nào còn ở giai đoạn mà một ngôi nhà hoặc một văn phòng cung cấp đầy đủ kinh nghiệm, thì đối với họ đó là nỗ lực cao nhất; cố gắng của họ để làm việc là − ở mức độ riêng của họ − một sự thành tựu cũng vĩ đại như là việc hoàn thành vận mệnh của một Đấng Christ hoặc một Napoleon. Đừng quên điều này và hãy tìm cách để nhìn thấy cuộc sống đúng thật chứ không phải với các dị biệt của nó – có tính chất nhân tạo và nguy hiểm. Một đệ-tử chưa có tầm nhìn đầy đủ của một người phụng sự lão luyện hơn, và chỉ đang học vỡ lòng công việc chung, với tất cả những thất bại và đầy những dại dột của y, có thể cũng đang hành động tốt đẹp như một đệ-tử già dặn hơn với kiến thức và kinh nghiệm rộng lớn hơn của y.
CÁC NHÓM VÀ VIỆC HUẤN LUYỆN TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Đối với những người trong chúng ta đang làm việc ở khía cạnh nội môn, các phụng-sự-viên trên thế giới thuộc vào ba nhóm:
1. Những người, ít và thưa thớt, vốn là những người Bảo Bình đích thực. Những người này làm việc dưới những khó khăn thực sự, vì tầm nhìn của họ vượt khỏi sự hiểu biết của đa số người, và họ thường gặp sự thiếu cảm thông, sự thất vọng thường xuyên với các phụng-sự-viên huynh đệ của họ, và nhiều cô đơn.
2. Những người Song Ngư bình thường. Những người này làm việc với sự dễ dàng hơn nhiều và tìm thấy sự đáp ứng nhanh hơn từ những người xung quanh họ. Công việc của họ có tính giáo điều hơn, ít có tính bao dung và bị nhuốm
633 màu của tinh thần chia rẽ. Họ bao gồm số đông người phụng sự trên thế giới trong tất cả các bộ môn khác nhau của tư tưởng và phúc lợi của con người.
3. Những người thuộc Song Ngư được phát triển đủ để đáp ứng với thông điệp của kỷ nguyên Bảo Bình, nhưng cho đến nay – họ không thể tự tin để sử dụng các phương pháp Bảo Bình thực sự về công việc và thông điệp.
Ví dụ, trong lĩnh vực chính trị, họ có ý thức về chủ nghĩa quốc tế (internationalism), nhưng họ không thể áp dụng nó khi nó đi vào sự hiểu biết của những người khác. Họ nghĩ rằng họ có một tâm thức đại đồng, nhưng khi nó đi vào một thử nghiệm, họ lại phân biệt đối xử và loại bỏ. Họ cấu thành một nhóm nhỏ hơn nhiều so với những người Song Ngư thực sự, và đang thực hiện công việc tốt đẹp và đang lấp đầy một nơi được cần nhiều. Tuy nhiên, vấn đề mà họ đưa ra cho người phụng sự thuộc Bảo Bình nằm ở sự kiện là mặc dù họ đáp ứng với lý tưởng và tự coi mình như thuộc kỷ nguyên mới, họ lại không thực sự là như vậy. Họ nhìn thấy chút ít viễn kiến và đã nắm được lý thuyết nhưng không thể biểu lộ nó thành hành động.
Như vậy chúng ta có ba nhóm này đang thực hiện nhiều công việc cần thiết, và, qua các nhiệm vụ hòa hợp của họ, đến với số đông con người, và nhờ thế hoàn thành thiên trách (dharma) của họ. Một nhóm tất nhiên là làm việc dưới sự thu hút của dư luận quần chúng. Nhóm trung gian có một nhiệm vụ khó khăn nhất phải thực hiện, vì nơi nào không có tầm nhìn rõ ràng, thì tiếng nói của hoàn cảnh được chọn của họ và tiếng nói của nhóm bên trong của các Thức Giả (Knowers) trên thế giới thường mâu thuẫn nhau, họ bị lôi kéo qua lại, khi thì họ đáp ứng trước tiên với một nhóm và sau đó lại đáp ứng với nhóm khác. Nhóm của những người đáp ứng đầy đủ hơn với rung động Bảo Bình đang hội nhập thì ghi nhận tiếng nói của các nhà lãnh đạo của hai nhóm kia, nhưng tiếng nói của các Chân Sư hướng dẫn và tiếng nói của nhóm các Bậc Thầy (Masters) thế gian thì dùng để dắt dẫn họ tiến tới một cách không lầm lẫn.
Tôi đã tìm cách giải thích các cách thức và các phương
634 pháp làm việc ở trên, vì thời buổi thì khó khăn và sự rõ ràng của tư tưởng là cần thiết để công việc sẽ tiến tới như mong muốn. Thậm chí bản thân việc tồn tại ba nhóm như thế có một sắc thái chia rẽ, và tuy thế lại không thể duy trì bất kỳ ý tưởng nào trong mối quan hệ thực sự và tổng hợp của nó. Thật là một sự thành tựu khi hàng ngàn nhóm tách biệt có thể được tập hợp lại thành ba nhóm bao gồm tất cả, và nhờ thế thể trí của vị đệ-tử thoát khỏi sự phân tích chi li về tình hình thế giới giữa những người hoạt động với Thiên Cơ.
Thử thách lớn thứ hai của vị đệ-tử nhạy cảm là sợ thất bại. Nỗi sợ này được dựa trên kinh nghiệm quá khứ (vì tất cả mọi người đều đã thất bại), dựa trên một nhận thức về nhu cầu và cơ hội trước mắt, và dựa trên một sự đánh giá tinh tường về sự hạn chế và thiếu sót của cá nhân. Điều đó luôn luôn là kết quả của một sự đáp ứng với sức sống về tinh thần và vật chất bị hạ thấp của nhân loại ngày nay. Trước đây chưa bao giờ có một thời kỳ mà nỗi sợ thất bại đã ám ảnh một cách rộng lớn vào gia đình nhân loại. Một nguyên nhân khác của phản ứng này được tìm thấy trong sự kiện là nhân loại nói chung, và là lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại, cảm nhận được tầm nhìn và do đó có một cảm nhận trung thực về các giá trị tương đối hơn trước đây. Con người tự biết mình là thiêng liêng, và điều này ngày càng trở nên một nhận thức phổ quát. Đó là tình trạng bất ổn hiện tại và là cuộc nổi dậy để thoát khỏi các điều kiện gây cản trở. Tuy nhiên đó là một sự lãng phí thời gian nghiêm trọng đối với một đệ-tử khi suy tư về một sự thất bại hoặc sợ thất bại. Không có điều gì là thất bại cả, chỉ có thể có việc mất thời gian. Điều đó tự nó, trong những ngày này, thật sự là nhu cầu thế giới khẩn cấp, nhưng vị đệ-tử chắc chắn một ngày nào đó phải làm tốt và sửa chữa lại những thất bại đã qua của mình. Tôi không cần nêu ra rằng chúng ta học hỏi bằng sự thất bại, vì đó là một chân lý nổi tiếng, và được biết đúng là như vậy bởi tất cả những ai đang cố gắng để sống như những linh hồn. Vị đệ-tử cũng không cần buồn phiền về những sự thất bại, có vẻ hoặc thật sự, của các vị đệ-tử huynh đệ của y. Cảm giác về thời gian tạo ra sự hấp dẫn và sự thất vọng, trong khi công việc đang thực
635 sự tiến tới, và một bài học được học bằng sự thất bại tác động như một sự bảo vệ cho tương lai. Nhờ thế nó dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng. Một đệ-tử chân thật có thể trong nhất thời bị mê hoặc, nhưng rốt cuộc thì không có gì thực sự có thể ngăn cản y. Một vài năm ngắn ngủi trong một chu kỳ tương đối của các vô lượng thời (aeons) là gì? Một giây thời gian trong một khoảng thời gian bảy mươi năm được định phần của con người là gì? Đối với cá nhân vị đệ-tử, chúng có vẻ quan trọng nhất; đối với linh hồn đang quan sát (onlooking), chúng dường như chẳng là gì cả. Đối với thế giới, có lẽ một sự thất bại tạm thời có thể hàm ý sự chậm trễ trong sự giúp đỡ được mong đợi, nhưng điều đó lại ngắn ngủi, và sự giúp đỡ sẽ đến từ các nguồn khác, vì Thiên Cơ đang tiến tới một cách chính xác.
Bằng tất cả sự nghiêm chỉnh, liệu Tôi có thể đưa ra cho bạn huấn thị nghịch lý để làm việc với thái độ hoàn toàn nghiêm túc, và tuy vậy cùng một lúc lại từ chối làm việc với thái độ nghiêm túc như thế, và không tỏ ra mình là quá nghiêm túc hay không? Những người đứng ở bên trong và nghiên cứu công việc của những người tìm đạo trên thế giới ngày nay đang nhìn thấy một nỗi khốn khổ gần như đáng thương về sự kém cỏi thuộc về cá nhân, một nỗ lực lâu dài và vất vả về phía họ để “tự tạo cho chính họ những gì họ nên có”, nhưng đồng thời là một sự thiếu cân xứng tệ hại, và không có chút cảm thức hài hước nào. Tôi khuyến nghị bạn nên trau dồi cả hai tính chất này. Đừng tự làm cho mình quá nghiêm trang, và bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ tự giải tỏa chính mình cho công việc thoải mái hơn và mạnh mẽ hơn. Hãy hiểu Thiên Cơ một cách nghiêm túc và đáp ứng với lời kêu gọi phụng sự, nhưng đừng phí thời gian trong việc luôn luôn tự phân tích.
Do đó, mục tiêu trước mắt cho mọi đệ-tử có khát vọng vào lúc này có thể được nhìn thấy như sau:
1. Một sự thành tựu về sự thông suốt tư tưởng đối với các vấn đề cá nhân trước mắt của riêng họ, và chủ yếu là vấn đề về mục tiêu của họ trong việc phụng sự. Điều này được thực hiện thông qua sự thiền định.
2. Sự phát triển tính nhạy cảm đối với các xung lực mới
636 mẻ đang tràn ngập thế giới vào lúc này. Điều này được mang lại bằng cách yêu thương mọi người nhiều hơn, và nhờ tình thương và sự cảm thông mà tiếp xúc với họ một cách dễ dàng hơn. Lòng bác ái sẽ mặc khải.
3. Việc thể hiện phụng sự một cách hoàn toàn vô ngã. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ lòng tham vọng cá nhân và sự yêu thích quyền lực.
4. Từ chối chú ý đến dư luận quần chúng hoặc đến sự thất bại. Điều này được thực hiện bằng cách áp dụng sự chú tâm hoàn toàn vào tiếng nói của linh hồn, và bằng một nỗ lực để luôn luôn an trú trong chốn bí nhiệm của Đấng Tối Cao (The Most High).
Chúng ta đã kết hợp điểm thứ nhất của chúng ta về mục tiêu trước mắt và các giai đoạn cần thực hiện để đạt đến mục tiêu đó với điểm thứ hai của chúng ta về cách hành xử và các yếu tố phải được loại bỏ. Do đó chỉ còn nêu ra các hình phạt vốn sẽ giáng xuống vị đệ-tử dự bị và người phụng sự lão luyện, nếu y nhượng bộ cho sự quyến rũ và cho những lỗi lầm vốn có trong bản chất của y, và cho phép chúng gây trở ngại cho công việc của y và xuất hiện giữa y và mục tiêu được hình dung.
Có ba điểm nguy hiểm chính trong đời sống phụng sự có thể được vạch ra. Ở đây Tôi không bàn đến việc huấn luyện cá nhân của vị đệ-tử, mà bàn đến đời sống phụng sự của y, và đến các hoạt động mà y đang tham gia với tư cách một phụng-sự-viên. Tính khí của y, tức năng lực của các đặc điểm (về thể chất, về tình cảm và về trí tuệ) nhất định có một ảnh hưởng mạnh vào môi trường chung quanh của y và vào những người mà y tìm cách giúp đỡ, và ngoài ra là hoàn cảnh gia đình của y, quá trình đào tạo ở cõi trần của y và cách nói năng của y.
Điểm nguy hiểm đầu tiên là tình trạng thể chất của y. Về điều này Tôi không thể bàn luận sâu ngoại trừ việc xin tất cả các đệ-tử hãy hành động một cách sáng suốt để cung cấp cho họ giấc ngủ đầy đủ, thức ăn thích hợp (vốn phải thay đổi tùy mỗi cá nhân), và môi trường xung quanh nào, nếu có thể, vốn sẽ giúp cho họ làm việc với sự thuận lợi tối đa. Sự trả giá
637 đối với việc vi phạm các gợi ý này thể hiện ra trong việc thiếu năng lực phụng sự và trong tình trạng lệ thuộc (thralldom) ngày càng tăng của thể xác. Nơi nào mà thể xác ở trong tình trạng yếu kém, thì người đệ-tử phải thêm các trách nhiệm gắn liền với việc đưa vào của mãnh lực mà y nhận thấy rằng chính y không thể xử lý.
Điểm nguy hiểm thứ hai nằm trong ảo tưởng cảm dục mà tất cả nhân loại đều sống trong đó, và năng lực quyến rũ của nó ngay cả với người phụng sự dày dặn kinh nghiệm. Tôi đã xem xét điều này rất chi tiết trong bộ luận này, mà, như bạn biết, vốn là một bộ luận về sự kiểm soát thể cảm dục và là một sự hiểu biết chính xác các định luật của nó. Chỉ việc kiểm soát trí tuệ, cộng với nhận thức tâm linh đích thực, sẽ đủ để xuyên thấu chướng khí cảm dục hão huyền này, và mặc khải cho con người rằng y là một thực thể tâm linh đang hóa thân và đang tiếp xúc – qua thể trí của y – với Thiên Trí (Universal Mind). Hình phạt giáng xuống vị đệ-tử, kẻ luôn luôn tự cho phép mình bị mê hoặc, là hiển nhiên. Tầm nhìn của y trở nên bị che mờ và mơ hồ, và y “mất ý thức tiếp xúc” như nó được gọi trong các cổ luận. Y lang thang “xuống các ngõ ngách của kiếp sống và bỏ lỡ con đường chính thẳng tắp vốn sẽ dẫn y tới mục tiêu của y”.
Nguy hiểm thứ ba (và là nguy hiểm rất phổ biến vào lúc này) là nguy hiểm của tính tự cao về trí tuệ và việc thiếu khả năng tương ứng để làm việc trong việc hình thành nhóm. Hình phạt cho điều này thường thường là một sự thành công tạm thời và một hoạt động bị ép buộc với một nhóm, mà các yếu tố tốt nhất của nó đã bị suy nhược, và vốn chỉ có trong nó những người nuôi dưỡng phàm ngã của người đứng đầu nhóm. Vì chú trọng vào các ý tưởng riêng của y và các phương pháp làm việc riêng của y, một vị đệ-tử nhận thấy rằng nhóm của y thiếu những yếu tố và những người vốn sẽ bổ sung nó cho đầy đủ, vốn sẽ cân bằng nỗ lực của y, và cung cấp cho công cuộc của y những tính chất mà chính y thiếu. Trong bản thân sự việc thì đây là một sự trừng phạt đầy đủ, và nhanh chóng mang vị đệ-tử chân thật tới những cảm giác
638 của y. Hãy để cho một vị đệ-tử vốn thông minh, chân thực và về cơ bản là chân thành, phạm lỗi như thế, và y sẽ kịp thời thức tỉnh trước sự thực là nhóm mà y đã tập hợp xung quanh y được y uốn nắn, hoặc là họ uốn nắn y; họ thường là những hiện thân của chính y và lặp lại y. Định luật tác động nhanh chóng trong trường hợp của một đệ-tử, và nhờ thế những sự điều chỉnh nhanh chóng được thực hiện.
Tôi muốn chỉ ra với đạo sinh rằng, khi đã vững vàng tiến tới, y sẽ khám phá ra rằng các liên kết ngoại môn và nội môn của các trường bên ngoài và trường bên trong, hoặc hàng ngũ các thức giả của chân lý có liên hệ mật thiết đến nỗi không có một đạo sinh sốt sắng nào ở vào tình trạng hoàn toàn không được nhận ra. Trong sự tất bật của công việc và dưới gánh nặng và công việc vất vả của những người lao động trong ngày, thật là một sự khích lệ khi biết rằng có những người đang trông coi, và rằng mỗi hành vi yêu thương, mỗi ý tưởng ước mong và mỗi phản ứng vị tha đều được lưu ý và được biết đến. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều đó được Các Vị Trợ Giúp nhận thức qua mức rung động ngày càng tăng của người tìm đạo, chứ không phải nhờ kiến thức đặc biệt của hành động được thực hiện, hoặc của tư tưởng được phát ra. Những người giảng dạy bị bận rộn với các nguyên tắc của chân lý, với các tốc độ rung động và với tính chất của ánh sáng được nhìn thấy. Họ không nhận thức, và họ cũng không có thời gian để xem xét, về các hành động, các lời nói và các tình trạng đặc biệt, và các đạo sinh càng sớm hiểu rõ điều này và đặt ra ngoài tâm trí của họ bất kỳ hy vọng nào để tiếp xúc với một cá nhân phi thường mà họ gọi là một Chân Sư, quá rỗi rảnh, có các quyền năng phát triển đến nỗi ngài có thể bận tâm đến các công việc tầm thường của họ trong thời gian và không gian, thì họ sẽ càng nhanh tiến bộ.
Tuy nhiên, nơi nào có sự tăng trưởng ổn định, có một sự áp dụng các nguyên tắc huyền bí sao cho các thay đổi rõ rệt được tạo ra trong các thể được sử dụng, và có một ánh sáng phát xạ ngày càng tăng lên, thì nó sẽ được biết đến và được ghi nhận, và người tìm đạo được thưởng công bằng việc tăng thêm cơ hội để phụng sự các huynh đệ của y. Họ không
639 thưởng công bằng sự tuyên dương, bằng cách vỗ đầu, hoặc bằng cách bày tỏ niềm vui của họ bằng lời nói. Họ đang bận rộn trong việc tạo ra những bậc thức giả và những bậc thầy trong số những người nam nữ bình thường bằng cách:
1. Dạy cho những người này tự biết chính họ.
2. Giải thoát họ khỏi quyền lực bằng cách đánh thức sự quan tâm và sự tìm tòi trong tâm trí của họ, và kế đó chỉ ra (không nhiều hơn thế) hướng nên tìm lời giải đáp.
3. Đem lại cho họ những điều kiện vốn sẽ buộc họ phải đứng trên đôi chân của chính họ và dựa vào chính linh hồn của họ chứ không phải dựa vào bất kỳ người nào, dầu đó là người bạn được yêu quí, một huấn sư, hoặc một Chân Sư Minh-Triết.
Tôi không muốn lặp đi lặp lại. Hầu hết các điểm liên quan đến công việc của người tìm đạo ngày nay thì Tôi đã xem xét trước đó trong bộ luận này. Việc còn lại bây giờ đối với tất cả các bạn là hãy nghiên cứu nó một cách cẩn thận. Tôi kết thúc với một lời kêu gọi đến tất cả những ai đọc các huấn thị này là hãy tập hợp lại các mãnh lực của họ, hãy nhắc lại lời thề của họ về sự dâng hiến cho việc phụng sự nhân loại, hãy đặt thấp các ý tưởng và ước muốn riêng của họ trước lợi ích tập thể, hãy đừng để mắt vào chính mình mà hãy một lần nữa cố định đôi mắt vào tầm nhìn xa, hãy kiểm soát lời ăn tiếng nói của họ để không nói lời vô bổ và lời chỉ trích, không còn lời nói hành và nói bóng gió (inuendo), hãy đọc và nghiên cứu để cho công việc có thể tiến triển một cách khôn ngoan. Tất cả các đạo sinh hãy chuẩn bị thể trí của họ trong dịp này, dịp khẩn cấp và có cơ hội khai mở nhanh chóng để hy sinh mọi thứ mà họ có cho việc trợ giúp cho nhân loại. Bây giờ là nhu cầu (need) và sự đòi hỏi (demand). Sự cấp bách của thời điểm tùy thuộc vào chúng ta, và Tôi kêu gọi tất cả các bạn, là những người mà Tôi đang muốn giúp đỡ, hãy tham gia vào nỗ lực tích cực của Các Đấng Cao Cả. Các Ngài đang làm việc ngày đêm trong một sự cố gắng làm nhẹ bớt gánh nặng của nhân loại, và hóa giải những điều xấu và những thảm họa ở khắp nơi trong tình hình hiện nay. Tôi cống hiến cơ hội cho các bạn, và Tôi nói với các bạn rằng các bạn đang được cần đến – thậm chí là người yếu kém nhất trong số các bạn. Tôi đảm bảo với bạn rằng các nhóm đạo
640 sinh, đang làm việc trong sự hợp nhất và với tình thương sâu xa và không nao núng đối với nhau, có thể đạt được những kết quả đáng kể.
Mong rằng mỗi người trong các bạn có thể làm việc như thế, và mong rằng mỗi người trong các bạn có thể không còn nhìn thấy bản ngã trong việc nhận thức nhu cầu trên thế giới, là lời cầu nguyện chân thành và khát vọng sâu xa nhất của huynh đệ bạn, Chân Sư Tây Tạng.

VẠN VẬT THÁI HÒA
LUẬN VỀ HUYỀN LINH THUẬT
(A TREATISE ON WHITE MAGIC)
HAY
CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ
(The way of the Disciple)

Của
ALICE A. BAILEY

LUCIS PUBLISHING COMPANY
NEW YORK
LUCIS PRESS LTD
LONDON
M M V