LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN
(A TREATISE ON COSMIC FIRE)
ALICE A. BAILEY
PHẦN I - TẬP I
Việt dịch: Thông Thiên Học
"Sách Minh Triết Mới rất khó dịch, các bản dịch có thể khác nhau, đề nghị xem thêm: Bản tiếng Anh"
A- GIỚI THIỂU VỀ CHÂN SƯ D.K VÀ BẢN QUYỀN SÁCH: Mời xem tại đây
"Quyển sách này triển khai giáo huấn đã đưa ra trong Giáo Lý Bí Nhiệm về ba loại lửa — lửa điện, lửa thái dương và lửa ma sát — và nó đã đúng theo lịch trình mà người ta mong đợi. Nó cũng đưa ra chìa khóa tâm lý cho bộ Giảo Lý Bí Nhiệm và nhằm cung ứng tài liệu nghiên cứu cho những người đệ tử và các điểm đạo đồ ở cuối thế kỷ này và đầu thế kỷ tới, mãi đến năm 2025 - Trích Bài viết của Chân Sư Tây Tạng)
Bản đang sửa, chỉ tham khảo.
(Sửa đến trang 107/ 181. Các ghi chú có bao khung ngay dười số hiệu )
LỜI GIỚI THIỆU
[ Đề nghị thường đối chiếu với bản PDF: Xem tại đây ]
Câu chuyện trong nhiều năm về công tác viễn cảm của Chân Sư Tây Tạng với bà Alice A.Bailey được tiết lộ trong tập
VI sách Tự Truyện Dở Dang của bà được xuất bản năm 1951. Sách này nêu ra các trường hợp về lần tiếp xúc đầu tiên của bà với Đức Thầy, trên cõi trần, xảy ra ở California vào tháng 11 – 1919. Công việc của ba mươi năm đã được hoạch định. Khi công việc này đã được hoàn tất, trong vòng ba mươi ngày sau giai đoạn đó, bà Bailey được giải thoát khỏi các hạn chế của thể xác.
Quyển Tự Truyện cũng có một số phát biểu của Chân Sư Tây Tạng liên quan đến công việc của Ngài, và một số thông tin về lý do tại sao công việc đó được tiến hành. Vào các giai đoạn ban đầu, công việc có liên quan tới sự quan tâm kỹ lưỡng vào các điều kiện của cõi trần sao cho có thể thuận tiện nhất để giúp cho tiến trình viễn cảm (thần giao cách cảm) được thành công. Nhưng sau nhiều năm, kỹ thuật được hoàn thiện và cơ cấu dĩ thái của bà A. A. B. được điều hợp và hiệu chỉnh một cách khéo léo đến nỗi toàn bộ tiến trình thật sự không cần một chút nỗ lực nào, còn thực tế và sự hữu ích thực tiễn của sự tương tác viễn cảm đã được chứng tỏ là đạt đến trình độ độc nhất vô nhị.
Các chân lý thiêng liêng được bàn đến liên quan đến nhiều trường hợp mà cách diễn tả bằng hạ trí cụ thể (thường là với các hạn chế không thể vượt qua của Anh ngữ) đối với các ý tưởng trừu tượng và cho đến bây giờ là các ý niệm về các thực tại thiêng liêng đó hoàn toàn không được hiểu rõ. Giới hạn không thể vượt qua này của chân lý thường được kêu gọi đến sự chú ý của các độc giả quyển sách được tạo ra như thế, nhưng rất thường bị quên đi. Việc luôn luôn nhớ lại điều đó sẽ tạo ra trong các năm sắp đến một trong các yếu tố hàng đầu để ngăn chận sự co cụm lại của giáo lý, nhờ thế khỏi gây ra một sự tôn thờ có tính cách giáo điều và bè phái.
Quyển sách này, bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, được xuất bản lần đầu năm 1925, là quyển thứ ba được ra đời bằng cách kết hợp và đưa bằng chứng hiển nhiên rằng nó sẽ đóng vai trò là phần chủ yếu, và có ảnh hưởng sâu rộng nhất của các giáo lý trong ba mươi năm qua, tuy rằng cũng có sự sâu sắc và sự hữu
VII ích của các quyển sách được xuất bản trong loạt sách có tựa đề Luận về Bảy Cung hay của bất cứ sách nào khác.
Qua lộ trình dài của công việc, các thể trí của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B. đã trở nên điều hợp rất chặt chẽ đến nỗi chúng tạo được hiệu quả - xét về các tác phẩm giáo lý có liên hệ - một cơ cấu hợp tác đơn thuần được dự trù. Ngay vào lúc kết thúc, A.A.B. thường nói đến sự ngạc nhiên của bà trước cái nhìn thoáng qua mà bà nhận được qua sự tiếp xúc với thể trí của Chân Sư Tây Tạng, với viễn cảnh vô giới hạn của các chân lý thiêng liêng mà bà không thể có cách nào khác hơn để tiếp nhận, và thường là với một tính chất mà bà không thể diễn tả. Kinh nghiệm này là nền tảng của sự xác quyết thường được công bố của bà nhưng thường thường ít được hiểu biết, đó là mọi giáo lý mà bà đang giúp để tạo ra, thực ra chỉ là A B C của kiến thức huyền bí, và như vậy trong tương lai bà rất sẵn lòng từ bỏ bất luận tuyên bố chính thức nào trong giáo lý hiện hữu, khi bà tìm được giáo lý huyền bí hiện có nào đúng hơn và thâm sâu hơn. Dù trong sáng và sâu sắc như là giáo huấn hiện tại đang hiện hữu trong các sách được xuất bản dưới tên của bà, các chân lý được truyền đạt chỉ có một phần và tuỳ thuộc vào cách khai mở và quãng diễn rằng sự kiện này, nếu được ghi nhớ thường xuyên, sẽ mang lại cho chúng ta một sự bảo vệ thứ hai rất cần có để chống lại tính chất của thể trí cụ thể vốn thường có khuynh hướng tạo ra khuynh hướng bè phái.
Vào ngay lúc nỗ lực hợp tác và sau khi xem xét cẩn thận, một quyết tâm được đưa ra giữa Đức Thầy Tây Tạng (D.K.) và A.A.B. rằng bà với tư cách là một đệ tử hoạt động ở ngoại cảnh Luận về lửa càn khôn giới, sẽ gánh vác càng nhiều càng tốt trách nhiệm về nghiệp quả trên cảnh giới đó, và như vậy giáo lý sẽ đến được với quần chúng qua chữ ký của bà trên sách. Điều này bao hàm cái gánh nặng ở vị thế lãnh đạo trong lãnh vực huyền bí và sự tấn công và lên án từ phía những người và các tổ chức mà vị thế và các hoạt động của họ thiên về cung Song Ngư và có tính chất độc đoán.
Toàn bộ nền tảng mà giáo lý huyền môn dựa vào, ngày nay đang hiện ra trước quần chúng, đã được thoát khỏi các giới hạn và các dại dột của huyền bí, ảo cảm, đòi hỏi và không áp dụng / thi hành được, bởi vị thế đã có của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B. Lập trường chống lại sự khẳng định có tính cách giáo điều đã giúp để tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phóng khoáng tâm trí cho các nhà nghiên cứu với việc tiết lộ dần dần Minh Triết Ngàn Đời.
VIII Phương pháp xưa cũ để đạt đến chân lý bằng cách chấp nhận uy quyền mới và so sánh chúng với các triết lý đã được lập ra trước đây, trong khi đối với giá trị chắc chắn trong việc luyện trí đang từ từ bị vượt qua. Trong vị trí của nó đang xuất hiện trong cả hai thế giới tôn giáo và triết lý một năng lực mới để chiếm một vị thế khoa học hơn. Giáo lý thiêng liêng sẽ được chấp nhận ngày càng nhiều như là một giả thuyết phải được chứng minh ít ra bởi hệ thống triết học kinh viện, nền móng lịch sử và uy quyền của lịch sử, và thêm nữa bằng các kết quả của hiệu quả của nó trên sự sống đã trải qua và sự hữu ích thực tiễn của nó trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại.
Trước đây, giáo lý huyền môn tiên tiến hầu như luôn luôn chỉ có thể nhận được bằng sự chấp nhận thẩm quyền vị đạo sư của môn sinh, các trình độ khác nhau của sự tuân thủ cá nhân đối với vị huấn sư đó và các lời thề giữ bí mật. Khi sự sắp đặt mới mẻ của Kỷ Nguyên Bảo Bình tiến triển, thì các giới hạn này sẽ biến mất. Mối liên hệ cá nhân giữa đệ tử với Đức Thầy vẫn
Lời giới thiệu
tồn tại, nhưng việc dạy dỗ đệ tử đã được thực hiện trong cách thành lập nhóm. Việc ghi nhận một kinh nghiệm như thế và thực hành phương pháp của kỷ nguyên mới này đã được đưa ra cho công chúng trong quyển sách có tựa Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, sách này đưa ra các giáo huấn cá nhân trực tiếp của Chân Sư Tây Tạng cho một nhóm đệ tử được chọn lựa.
Trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, Đức Thầy Tây Tạng đã đưa ra cho chúng ta những gì mà bà H.P. Blavatsky tiên đoán Ngài sẽ đưa ra, đó là chìa khoá tâm lý học đưa đến Sự Sáng Tạo Vũ Trụ. H.P.B. phát biểu rằng trong thế kỷ 20, một đệ tử sẽ xuất hiện, người đó sẽ đưa ra chìa khoá tâm lý học, cho tác phẩm vĩ đại của chính bà, bộ Giáo Lý Bí Nhiệm, bộ Luận mà Đức Thầy Tây Tạng đã làm việc với bà; và Alice A. Bailey đã làm việc bằng sự nhận thức hoàn toàn về công việc của chính bà theo trình tự này.
Tunbridge Wells
Tháng 12 – 1950 Foster Bailey
Luận về lửa càn khôn
Hieán daâng vôùi loøng tri aân daønh cho
Helena Petrovna Blavatsky.
Vị Đại Đệ Tử Đã Thắp Sáng Ngọn Đuốc Của Bà
Ở Đông Phương và Mang Ánh Sáng Đến Âu Châu
và Mỹ Châu năm 1875.
IX Trích Phát Biểu của Chân Sư Tây Tạng
--***--
Bảo rằng tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một trình độ nào đó, thì điều này không giúp cho bạn biết gì nhiều, vì lẽ mọi người đều là đệ tử, từ người tìm đạo thấp thỏi nhất trở đi và lên trên chính Đức Christ nữa. Tôi sinh hoạt trong một thể xác (còn mang xác phàm) giống như bao người khác, trên các biên giới Tây Tạng, và đôi khi (theo quan điểm ngoại môn) điều khiển một nhóm lớn các Lạt Ma Tây Tạng khi ít vướng bận vào các nhiệm vụ. Chính sự việc này khiến người ta đồn đãi rằng tôi là Tu Viện trưởng của Lạt Ma Viện đặc biệt này. Những ai có hợp tác với tôi trong công việc của Thánh Đoàn (tất cả các đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) còn biết tôi bằng một danh xưng và chức vị khác. A.A.B. biết rõ tôi là ai và nhận ra tôi theo hai danh xưng của tôi.
Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã bước trên Thánh Đạo xa hơn là đạo sinh bậc trung một ít và do đó đã gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã đấu tranh và mở đường tiến vào một phạm vi ánh sáng rộng lớn hơn là người tìm đạo, tức là kẻ sẽ đọc được đoạn này, và do đó, tôi phải hành động như là kẻ truyền đạt ánh sáng, dù với giá nào. Tôi không phải là kẻ luống tuổi theo số tuổi thường thấy nơi số các huấn sư, tuy nhiên tôi không non trẻ hay thiếu kinh nghiệm. Công việc của tôi là giảng dạy và truyền bá tri thức của Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà tôi có thể tìm được sự đáp ứng, tôi đã đang làm việc này từ nhiều năm qua. Tôi cũng đã tìm cách để giúp Chân Sư M. và Chân Sư K.H. khi có cơ hội, vì từ lâu, tôi đã liên kết với các Ngài và với công việc của các Ngài. Qua các điều nêu trên, tôi đã nói với bạn nhiều điều, tuy nhiên, đồng thời tôi không nói với bạn điều gì cả, để có thể đưa bạn đến chỗ nghe X theo tôi một cách mù quáng và tôn sùng cuồng nhiệt mà người tìm đạo giàu tình cảm bảy tỏ với vị Guru và Chân Sư, Đấng mà cho đến nay, y chưa có thể giao tiếp được. Người tìm đạo cũng sẽ không tạo được sự tiếp xúc theo mong ước cho đến khi nào y chuyển lòng tôn sùng do tình cảm thành việc phụng sự không ích kỷ cho nhân loại - chớ không phải cho Đức Thầy.
Các sách do tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng hoặc không đúng - hữu ích hoặc không hữu ích. Chính bạn mới có thể xác nhận sự chính xác của chúng do thực hành đúng và do luyện được trực giác. Cả tôi lẫn A.A.B. đều không quan tâm bao nhiêu đến việc xem các sách đó như là các tác phẩm tạo ra do linh hứng, hoặc được người nào đó nói đến chúng (một cách háo hức) như là công trình của một trong các Đức Thầy. Nếu các sách này trình bày chân lý theo cách nào mà chân lý đó lại theo đúng trình tự đã được đưa ra trong các giáo lý trên thế giới, nếu điều trình bày trong các sách đó nâng cao được đạo tâm và ý chí phụng sự từ cõi tình cảm lên cõi trí (là cõi mà các Chân Sư có thể hoạt động) thì bấy giờ chúng đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo huấn này tạo được sự đáp ứng nơi các thể trí giác ngộ của kẻ hành đạo trên thế gian và giúp cho trực giác của y loé sáng, thì bấy giờ hãy chấp nhận giáo lý đó. Bằng không thì thôi. Nếu các phát biểu này đáp ứng với bằng chứng sau rốt hay là được cho rằng đúng dưới sự thử thách của Định Luật Tương Ứng, bấy giờ chúng mới có giá trị. Nhưng nếu không được như thế thì đạo sinh đừng chấp nhận những gì đã được đưa ra.
Tháng 8 – 1934
Trích phát biểu của Chân Sư Tây Tạng
XII LỜI NÓI ĐẦU
Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này nhắm vào năm mục tiêu:
Thứ nhất: cung cấp một phác thảo thu gọn và nòng cốt cho một hệ thống về Vũ Trụ học, triết học và tâm lý học mà có lẽ có thể dùng được cho một thế hệ với cương vị là một nguồn tham khảo và một sách giáo khoa, và có thể dùng làm một khung sườn mà theo đó giáo huấn tỉ mỉ hơn có thể được kiến tạo sau này, khi trào lưu vĩ đại của học thuyết tiến hoá tuôn chảy vào.
Thứ hai: để diễn tả những gì thuộc nội tâm bằng các thuật ngữ có thể hiểu được, và để đưa ra giai đoạn tiến tới kế tiếp trong việc tìm hiểu tâm lý học đích thực. Chính việc giải thích mối liên hệ hiện có giữa Tinh Thần với Vật Chất, mối liên hệ này biểu lộ dưới hình thức tâm thức. Người ta cũng thấy rằng Bộ Luận này trước tiên bàn đến khía cạnh trí tuệ đến tâm thức và bàn đến tâm lý học cao siêu, và ít bàn đến vật chất theo như chúng ta biết về nó trên cõi trần. Nguy hại liên quan đến việc đưa ra thông tin về đủ loại năng lượng của chất liệu nguyên tử thì quá lớn, và cho đến nay, nhân loại còn quá ích kỷ không thể giao phó cho các sức mạnh này. Qua công việc có thể có của các nhà khoa học, con người đã tìm ra tri thức cần thiết với mức nhanh chóng thích hợp. Trong sách này, tầm quan trọng sẽ được đặt vào các mãnh lực này, chúng chịu trách nhiệm cho sự biểu lộ ra bên ngoài của một Thái Dương Thượng Đế và của một con người và chỉ trong tiết thứ nhất mà sự chỉ dẫn được đưa ra về bản chất của các năng lượng này vốn được ràng buộc chặt chẽ vào cõi trần.
Thứ Ba: cho thấy sự phát triển có mạch lạc của tất cả những gì được tìm thấy bên trong một Thái Dương hệ; chứng minh rằng mọi sự vật đều tồn tại và tiến hoá (từ hình hài thấp nhất của sự sống ở mức kết khối nặng nhất, lên tới biểu lộ bền dai nhất và cao siêu nhất) và mọi hình hài đó chỉ là biểu hiện của một Sự Hiện Tồn kỳ diệu và thiêng liêng. Sự biểu lộ này được tạo ra bởi sự phối hợp của hai trạng thái thiêng liêng qua ảnh hưởng của một trạng thái thứ ba, và tạo ra sự biểu lộ mà chúng ta gọi là một hình tướng, thúc đẩy nó bắt đầu chu kỳ tiến hoá của nó trong thời gian và không gian. Như vậy hình hài được tạo ra ở điểm mà nơi đó trở thành một môi trường thích hợp cho sự biểu hiện của thiên nhiên về những gì mà ta gọi là Thượng Đế.
Thứ tư: đưa ra thông tin thực tiễn liên quan đến các điểm tập trung năng lượng vốn có trong các thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế, tức Đại Thiên Địa, và của con người tức Tiểu Thiên Địa. Vì lớp nền bằng chất dĩ thái vốn là chất liệu thực sự nằm bên dưới mọi dạng thức hữu hình quen thuộc, nên một số cuộc cách mạng lớn lao sẽ được mang lại trong các lãnh vực khoa học, y khoa và hoá học. Chẳng hạn việc nghiên cứu y khoa, sau rốt sẽ được bắt đầu theo một quan điểm mới và việc thực hành y khoa sẽ được thành lập dựa vào sự hiểu biết về các định luật phát xạ, các dòng từ lực và các trung tâm lực nằm trong các thể của con người và các liên hệ của chúng đối với các trung tâm lực và các luồng thần lực của Thái Dương Hệ.
Thứ năm: đưa ra một số thông tin mà từ trước đến giờ không được phổ biến ra bên ngoài về vị trí và công việc của vô số các sinh linh hữu tình vốn hợp thành bản thể của biểu lộ ngoại cảnh; nêu ra bản chất của các Huyền Giai các Đấng Cao Cả, các Ngài tạo ra bằng chính chất liệu của các Ngài tất cả những gì nhìn thấy được và nhận biết được, và các Ngài chính là Linh Hoả và nguyên nhân của tất cả các hiện tượng về nhiệt, hơi ấm, sự sống và chuyển động trong vũ trụ. Theo cách này, tác động của Lửa trên Nước, của Nhiệt trong Vật Chất, dù là xét về mặt đại thiên địa hay tiểu thiên địa, cũng sẽ được giải quyết và một ít ánh sáng được chiếu rọi vào Định Luật Nhân Quả (Luật Karma) và ý nghĩa của nó trong Thái Dương hệ.
Để tổng kết vần đề, giáo lý trong sách này sẽ có khuynh hướng đưa đến sự mở rộng về tâm thức, và sẽ mang lại một nhận thức đầy đủ, dưới hình thức một nền tảng tạm đủ, về mặt khoa học lẫn tôn giáo, cho sự giải thích đó đối với các tiến trình của thiên nhiên vốn được đưa ra cho chúng ta qua các trí tuệ của Chân Sư thuộc mọi thời đại. Tiến trình đó sẽ có khuynh hướng mang lại một phản ứng có thiện cảm với một hệ thống triết học, hệ thống này sẽ nối liền cả về Tinh Thần lẫn Vật Chất, đồng thời chứng minh sự hợp nhất bản thể của ý niệm về khoa học và tôn giáo. Hiện giờ, cả hai có phần nào tách rời nhau, còn chúng ta chỉ mới bắt đầu dò dẫm bằng con đường trí tuệ của chúng ta lối thoát ra khỏi các hố sâu của cách diễn dịch theo vật chất. Tuy nhiên, đừng nên quên rằng, dưới Định Luật Tác Động và Phản Tác Động, giai đoạn dài của tư tưởng duy vật đã là một giai đoạn cần thiết cho nhân loại, bởi vì thuyết huyền bí của Thời Trung Cổ (1) đã dẫn chúng ta đi quá xa vào hướng ngược lại. Hiện giờ chúng ta đang có khuynh hướng tiến đến một quan điểm thăng bằng hơn, và người ta hy vọng rằng bộ luận này có thể tạo thành một phần của tiến trình mà nhờ đó sự thăng bằng được đạt đến.
1 Thời Trung Cổ (Middle Ages): giai đoạn của lịch sử Châu Âu, kéo dài từ lúc biến mất Đế quốc La Mã (Năm 476 của Công Nguyên) đến lúc sụp đổ thành Constantinople (1453). (Tự Điển La Rousse 1995)
Khi nghiên cứu bộ luận này, đạo sinh nên ghi nhớ vài điều:
a. Đó là khi bàn đến các đề tài này, chúng ta quan tâm tới bản thể (essence) của những gì hiện ra ngoại cảnh, với khía cạnh bên trong của biểu lộ, đồng thời với việc xem xét về lực và năng lượng. Hầu như không thể rút gọn các quan niệm như thế thành các công thức cụ thể và diễn tả các quan niệm đó theo một cách sao cho chúng có thể trở thành hiểu được đối với thường nhân.
b. Đó là khi chúng ta dùng các từ ngữ, các nhóm từ và diễn tả bằng thuật ngữ của cách nói hiện đại, tất nhiên toàn bộ vấn đề trở nên bị hạn chế và bị làm cho nhỏ lại, vì lẽ đó nhiều chân lý bị mất đi.
c. Đó là tất cả những gì trong bộ luận này được trình bày trong một tinh thần không giáo điều, mà chỉ với tư cách một đóng góp cho khối ý tưởng dựa vào chủ đề các cội nguồn thế giới và cho dữ liệu đã được tích luỹ về bản chất của con người. Điều hay nhất mà con người có thể đưa ra như là một giải đáp cho vấn đề thế giới, tất yếu phải khoác lấy một hình thức kép và sẽ minh chứng qua một cách sống phụng sự tích cực, có khuynh hướng việc cải thiện các điều kiện chung quanh và qua một trình bày về một hệ thống vũ trụ nào đó hay kế hoạch vốn sẽ tìm cách giải thích càng nhiều càng hay về các tình trạng như chúng được thấy hiện hữu.
Luận cứ mà con người đưa ra hiện nay đến từ nền tảng của các nguyên nhân được biết rõ và đã được chứng minh, và bỏ lại các nguyên nhân không được biết đến hoặc chưa giải thích được, vì các nguyên nhân ăn sâu này phải được coi như là đang tạo ra các nguyên nhân đã thấy và biết, mọi giải đáp mà cho đến nay vẫn thất bại và sẽ tiếp tục thất bại trong mục tiêu của chúng.
d. Đó là mọi cố gắng để diễn đạt bằng ngôn từ những gì phải được cảm nhận và còn tồn tại (lived) ngõ hầu được hiểu một cách trung thực, nhất định phải được chứng minh là một đau khổ không cần thiết. Tất cả những gì có thể được nói đến, sau rốt sẽ chỉ là các phát biểu từng phần của Đại Chân Lý hãy còn bị che giấu, và phải được đưa ra cho độc giả và người nghiên cứu dưới hình thức chỉ là một giả thuyết thích hợp và là một giải thích gợi ý. Đối với nhà nghiên cứu đã mở trí và người đang lưu giữ được hồi ức trong trí rằng chân lý được tiết lộ từng nấc một, thì điều hiển nhiên là cách diễn đạt chân lý đầy đủ nhất chỉ có thể có được vào bất cứ một lúc nào
XV sẽ được nhận ra sau này chỉ là một phần của một tổng thế, và sau này vẫn còn được nhận ra chỉ là các phần nhỏ của một sự thật và như vậy trong chính nó là một sự lệch lạc của thực tại.
Bộ luận này được đưa ra với hy vọng rằng nó có thể tỏ ra hữu ích cho tất cả những người đi tìm chân lý có tâm trí mở rộng, đồng thời nó cũng có giá trị cho tất cả các nhà sưu khảo vào Cội Nguồn bên trong của tất cả những gì biểu lộ hữu hình ra bên ngoài. Nó nhắm vào việc cung cấp một kế hoạch hợp lý thuộc cơ tiến hoá của Thái Dương Hệ và nhắm vào việc nêu ra cho con người cái phần mà con người phải tham dự với tư cách một đơn vị nguyên tử trong một Tổng Thể vĩ đại và có kết hợp. Trong công cuộc xoay chuyển bánh xe tiến hoá, đoạn này của Giáo Lý Bí Nhiệm xuất hiện trước thế gian mà không đòi hỏi nào về cội nguồn của nó, hiệu quả tuyệt đối của nó hoặc là độ chính xác trong chi tiết của các phát biểu của nó.
Không một quyển sách nào lấy được bất cứ gì từ các đòi hỏi hoặc các tuyên ngôn có tính cách giáo điều đối với giá trị thẩm quyền của cội nguồn đem lại linh hứng của nó. Nó sẽ đứng vững hoặc là rơi một mình vào cái nền tảng của chính cái giá trị tồn tại bên trong của chính nó, dựa vào giá trị của các gợi ý được tạo ra, và sức mạnh của nó để thúc đẩy sự sống tâm linh và sự thấu hiểu về mặt trí tuệ của người đọc. Nếu bộ luận này có trong nó bất cứ chân lý nào và bất cứ sự thực nào, thì nó sẽ làm tròn công việc của nó một cách hiển nhiên và tất yếu, ấy là mang được thông điệp của nó, và như vậy đến được tâm và trí của các nhà tìm kiếm chân lý ở khắp nơi. Nếu nó không có được chút giá trị nào, và không có được căn bản sự thật nào, thì nó sẽ không còn hiện hữu nữa và sẽ chết, hiển nhiên là thế. Tất cả những gì được đòi hỏi từ nơi nhà nghiên cứu bộ luận này, là một sự tiếp cận với tinh thần đồng cảm, một sự sẵn lòng xem xét các quan điểm được đưa ra cùng với sự trung thực và thành tâm về tư tưởng, nó sẽ có khuynh hướng đưa đến sự phát triển trực giác, đến sự chẩn đoán thiêng liêng, và một sự phân biện vốn sẽ đưa đến việc bác bỏ điều giả và chấp nhận điều chân.
Ở đây, các lời của Đức Phật được đánh giá cao sâu nhất, có được chỗ đứng của nó, và trở thành một kết luận thích hợp cho các nhận xét mở đầu này :
Đức Phật có nói:
Rằng chúng ta đừng nên tin vào một điều gì được nói ra chỉ vì nó được nói mà thôi; đừng tin vào các truyền thống vì chúng đã được truyền xuống từ thời xa xưa; đừng tin vào các đồn đãi như thế; cũng không tin vào các câu viết của các vị thánh, vì các thánh đó đã viết ra các câu ấy; cũng đừng tưởng rằng chúng ta có thể nghi ngờ khi được một Thiên Thần gợi hứng nơi chúng ta (nghĩa là, trong những gì được cho là có chứa hứng cảm tâm linh); cũng đừng tin vào các suy đoán được rút ra từ một giả định không cẩn trọng nào đó mà chúng ta có thể đưa ra; cũng như không vì những gì có vẻ như một sự tương đồng tất yếu; cũng không chỉ dựa vào XVI thẩm quyền của các huấn sư hoặc các bậc thầy của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tin khi nào bài viết, lý thuyết hoặc châm ngôn được chứng thực bằng chính lý lẽ và ý thức của chúng ta. Để kết luận, Ngài nói: “Vì lẽ đó, ta khuyên con đừng nên tin chỉ vì con đã nghe, mà hãy nên tin vào ý thức của con, rồi hãy hành động cho thật phù hợp với điều đã biết”.
Giáo Lý Bí Nhiệm III, 401
Mong cho đây là thái độ của mọi độc giả của Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này.
Alice A. Bailey
Ghi chú: Các cước chú của toàn thể Bộ Luận này, Bộ “Giáo Lý Bí Nhiệm” của bà H.P.Blavatsky, có ghi rõ bằng các chữ đầu S.D. Các trang qui chiếu thuộc về “Ấn bản Thứ ba có duyệt lại”
Minh giải của người dịch về tựa sách
Sở dĩ chữ “cosmic” ở đây được dịch ra “Càn Khôn là vì theo vua Phục Hi (Fohi), quẻ Càn ( ) tượng trưng trời, quẻ Khôn ( ) tượng trưng đất. Đây là vũ trụ, trong có chứa bầu trời và trái đất của chúng ta, tức là Vũ trụ thu hẹp trong Thái Dương Hệ của chúng ta, khác với vũ trụ bao la, có đến 100 tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chứa ít nhất 100 tỉ mặt trời (Giai Điệu Bí Ẩn của Trịnh Xuận Thuận, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 2000).
Quả vậy, các sự việc được Chân Sư D.K bàn đền trong BỘ Luận này hầù hết chỉ nằm trong phạm vi Thái Dương Hệ chúng ta mà thôi.
LỬA
“Giáo lý nội môn nói gì về Lửa ?”
Lửa là hình ảnh hoàn hảo nhất và không bị pha trộn, trên Trời cũng như dưới thế, của Ngọn Linh Hoả Duy Nhất. Đó là sự sống và cái chết, Cội nguồn và Kết thúc của mọi đối tượng vật chất. Đó là Chất Liệu Thiêng Liêng”. Giáo Lý Bí Nhiệm I, 146.
Địa cầu của chúng ta và con người chúng ta đều là sản phẩm của Ba Loại Lửa. GLBN II, 258.
Lửa và Ngọn Lửa huỷ diệt thân thể của một La Hán; tinh hoa của các Ngài biến Ngài thành bất tử. GLBN I, 35
Ba Loại Lửa
I. Lửa Bên Trong hay Lửa do Ma Sát
“Có nhiệt bên trong và nhiệt bên ngoài trong mọi nguyên tử, hơi thở của Cha (Tinh Thần) và hơi thở (hay nhiệt) của Mẹ (vật chất) “ GLBN I, 112
II. Lửa của Trí Tuệ hoặc Lửa Thái Dương
“Lửa tri thức đốt hết mọi hành động trên cõi trần của ảo tưởng, do đó những người có được Lửa đó và được giải phóng thì được gọi là “Lửa”. GLBN I , 114
III. Lửa Tinh Thần hay Lửa Điện
“Hỡi đệ tử, hãy ngẩng cao đầu, ngươi sẽ thấy ánh sáng duy nhất hoặc vô số ánh sáng bên trên ngươi, đang bừng cháy trong bầu trời tối đen nửa đêm hay không?”
“Hỡi Thiên Thần Đạo Sư, con cảm nhận được Ngọn Lửa duy nhất; con thấy vô số linh quang tách rời đang chiếu sáng trong đó”. GLBN I, 145
MỤC LỤC
Trang (Anh ngữ)
Các định đề mở đầu ............................................................. 3
Các Đoạn Thiền Kinh ........................................................... 11
Tiết Một
Các Nhận Xét Mở Đầu ........................................................ 37
I. Lửa trong Đại Thiên Địa ................................................. 37
II. Lửa trong Tiểu Thiên Địa ............................................... 45
III. Lửa trong Biểu Lộ ....................................... 48
Đoạn A . Lửa Nội Tại của các Thể .................................... 55
I. Ba Vận Hà ........................................................................ 55
II. Hoả tinh linh và Hoả Thiên Thần ............................... 65
III. Đoạn B. Cung Phàm Ngã và Lửa Thứ Nhất ................... 69
I. Công việc của ba cung
II. Cung phàm ngã và các nguyên tử thường tồn .......... 71
III. Cung phàm ngã và Luật Nghiệp quả ....................... 73
IV. Đoạn C. Thể Dĩ Thái và Prana ...................................... 77
V. I. Bản chất của thể dĩ thái ........................................ 77
1. Mục đích thể dĩ thái – Mô tả .................................... 78
2. Tám phát biểu ....................................... 81
3. II. Bản chất của Prana ....................................... 87
1. Prana thái dương ...................................... 90
2. Prana hành tinh ...................................... 91
3. Prana của hình hài ...................................... 93
4. III. Chức năng của thể dĩ thái ...................................... 97
1. Đó là nơi tiếp nhận prana ...................................... 97
2. Đó là nơi đồng hoá prana ...................................... 99
3. Đó là nơi truyền prana ......................................... 101
4. Các xáo trộn của thể dĩ thái ..................................... 104
5. IV. Dĩ thái trong Đại Thiên Địa và Tiểu Thiên Địa ..........111
1. Hành Tinh Thượng Đế và các dĩ thái ..................... 111
2. Dĩ thái vũ trụ và thái dương hệ .............................. 116
3. Mục đích che chở của thể dĩ thái ............................ 122
V. Sự chết và thể dĩ thái ........................................ 128
Đoạn D – Kundalini và xương sống .................................. 134
I. Kundalini và ba tam giác ........................................ 135
1. Trong đầu ........................................ 135
2. Trong cơ thể ........................................ 135
3. Ở chót xương sống ........................................ 135
II. Việc đi lên của Kundalini ........................................ 139
Đoạn E - Chuyển động trên cõi trần và cõi cảm dục ....... 141
I. Các nhận xét mở đầu ........................................ 141
II. Các hiệu quả của chuyển động quay .......................... 152
III. Các tính chất của chuyển động quay ......................... 157
IV. IV. Chuyển động quay và biểu tượng học ...................... 159
V. V. Chuyển động và các trung tâm lực ........................... 161
1. Bản chất các trung tâm lực ......................................... 163
2. Các trung tâm lực và các cung ................................... 173
3. Các trung tâm lực và Kundalini ............................... 183
4. Các trung tâm lực và các giác quan ......................... 185
5. Các trung tâm lực và điểm đạo ................................ 207
Đoạn F - Định Luật Tiết Kiệm ........................................ 214
I. Hiệu quả của Định Luật Tiết Kiệm trong vật chất .... 214
II. Các định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm .............. 219
1. Định Luật Rung Động ......................................... 219
2. Định Luật Thích Nghi ........................................... 219
3. Định Luật Đẩy ............................................ 219
4. Định Luật Ma Sát ............................................. 219
Tiết Hai
Các câu hỏi mở đầu ................................................223
I. Liên hệ gì của Con với Mặt Trời ? ............................... ..225
II. Sự tiến hoá là gì và nó nối tiếp như thế nào? ............. ..231
III. Tại sao Thái Dương hệ tiến hoá theo đường lối nhị
nguyên ? .................................................................................. 237
IV. Tâm thức là gì và vị trí của nó trong hệ thống là gì? . .. 243
V. Có sự tương đồng trực tiếp giữa một Thái dương hệ, một hành tinh, một con người và một nguyên tử hay không ?...245
VI. Trạng thái trí tuệ là gì ? Ai là con của Trí Tuệ ? ....... 259
VII. Tại sao có sự tiến hoá theo chu kỳ ? ........................ 273
VIII. VIII. Tại sao có sự hiểu biết cả công truyền và bí truyền ?.. 285
IX. Mối liên hệ gì giữa:
a/ 10 hệ thống- b/ 7 hành tinh thánh thiện- c/ 7 dãy trong một hệ thống – d/ 7 bầu hành tinh trong một dãy – e/ 7 cuộc tuần hoàn trên một bầu hành tinh – f/ 7 căn chủng và phụ chủng.
Đoạn A - Bản chất của Manas hay là Trí Tuệ ............... 308
I. Ba biểu lộ của trí tuệ ........................................ 308
II. Vài định nghĩa của Manas hay trí tuệ ..................... 309
1. Manas là nguyên khí thứ năm ................................ 309
2. Manas là điện ....................................... 310
3. Manas là cái tạo ra sự cố kết ....................................... 332
4. Manas là chìa khoá đưa đến giới thứ 5 trong thiên nhiên 334
5. Manas là tổng hợp của 5 cung .................................. 336
6. Manas là Ý chí thông tuệ hay thiên ý của một Đấng 337
Đoạn B. Manas dưới hình thức một yếu tố vũ trụ, thái
dương hệ và con người. ....................................................... 342
I. Cội nguồn của manas hay trí tuệ .............................. 343
1. Manas vũ trụ .............................................................. 343
a. Tiến trình biệt ngã hoá ......................................... 343
b. Phương pháp khai mở ..........................................348
2. Manas hành tinh ..................................... 350
a. Tâm thức và sự hiện tồn ......................................... 350
b. Ý chí và thiên cơ an bài ......................................... 353
3. Manas con người ..................................... 355
a. Con người và Hành Tinh Thượng Đế .................. 356
b. Thượng Đế của hệ thống Địa cầu ......................... 360
c. Kim Tinh và dãy Địa cầu ........................................ 367
4. Manas và dãy Địa Cầu .................................... 378
a. Dãy Địa cầu và các Chân Thần lâm phàm ............. 379
b. Giới thứ tư và Huyền Giai Hành Tinh ................. 386
c. Một tiên đoán ......................................... 389
d. Tóm tắt ........................................ 393
II. Vị thế của Manas ........................................ 395
1. Manas và Karma ...................................... 395
2. Manas và mục tiêu nghiệp quả .................................. 397
III. Giai đoạn hiện tại của sự phát triển manas .............. 401
1. Trong các hành tinh ...................................... 402
2. Trong hệ thống ...................................... 408
3. Trên Địa Cầu ...................................... 412
IV. Tương lai của manas ....................................... 417
1. Các đặc điểm của manas hay trí tuệ ........................ 418
a. Sự phân biện ....................................... 418
b. Hoạt động đã an bài ....................................... 421
c. Tính thích nghi ...................................... 423
2. Phát triển của trí người ..................................... 424
a. Hiệu quả của cung ...................................... 427
b. Con vật, con người và các cung ............................. 457
c. Loại nghiệp quả ...................................... 469
3. Manas trong các cuộc tuần hoàn cuối ....................... 475
a. Tiến trình chuyển hoá .....................................475
b. Tổng hợp ...................................... 498
Đoạn C . Cung Chân Ngã và Lửa Thái Dương .......... 504
I. Bản chất của thể Chân Ngã hay thể nguyên nhân ..... 505
1. Hợp thành bởi sự tiếp xúc của hai Lửa ................... 505
2. Được tạo ra vào lúc biệt ngã hoá .............................. 506
3. II. Bản chất của các nguyên tử thường tồn .................... 507
1. Mục tiêu của chúng ....................................... 507
2. Vị trí của chúng trong thể Chân Ngã ....................... 510
a. Nguyên tử thường tồn thể tình cảm .................. 510
b. Tam giác nguyên tử ........................................ 513
3. Loa tuyến và cung chân ngã ....................................... 515
a. Thành phần của nguyên tử thường tồn ............. 515
b. Các cõi và năng lượng Lửa .................................. 518
c. Ba loại Lửa ........................................ 522
4. Tóm lược ...................................... 530
III. Hoa Sen Chân Ngã ....................................... 536
1. Luân Xa hay các trung tâm năng lượng .................... 537
a. Các trung tâm lực ........................................ 537
b. Thể nguyên nhân ........................................ 538
2. Hoa Sen mười hai cánh ........................................ 538
a. Ba cánh hoa kiến thức ........................................ 539
b. Ba cánh hoa bác ái ......................................... 540
c. Ba cánh hoa hy sinh ........................................ 541
3. Tóm lược
Đoạn D – Hình tư tưởng và Hoả tinh linh .................... 550
I. Hình tư tưởng ........................................ 551
1. Chức năng của hình tư tưởng ................................. 551
a. Đáp ứng với rung động ........................................ 552
b. Cung cấp các hiện thể cho các ý tưởng ................... 556
c. Thi hành các mục tiêu đặc biệt ................................560
2. Các định luật về tư tưởng ....................................... 567
a. Ba định luật cấp vũ trụ ......................................... 567
b. Bảy định luật cấp thái dương hệ ............................ 569
II. Các hình tư tưởng và thiên thần .................................. 601
1. Thần cai quản Lửa, Agni ......................................... 601
a. Agni và Thái Dương Thượng Đế ............................ 601
b. Agni và cõi trí ........................................ 604
c. Agni và ba loại Lửa ........................................ 606
2. Hoả thiên thần, các vị Kiến Tạo Vĩ Đại ...................... 612
a. Các phát biểu mở đầu ....................................... 612
b. Chức năng của các thiên thần ................................ 620
c. Thiên thần và các cõi ......................................... 627
3. Các Thái Dương Thiên Thần, các Agnishvattas ......... 679
Dẫn nhập ............................................ 679
A. Về nguyên khí thứ năm .................................. 689
a. Xét về mặt vũ trụ ...................................... 689
b. Xét về mặt vật hoạt luận ...................................... 693
c. Thái Dương Thiên Thần và Nguyên Khí thứ Năm
.................................................................................................. 698
B. Về sự biệt ngã hoá .................................... 707
a. Công việc của Thái Dương Thiên Thần ................ 707
b. Biệt ngã hoá và các giống dân .............................. 714
c. Phương pháp biệt ngã hoá ...................................... 717
d. Các Avatara, bản chất và công việc của các Ngài 721
e. Biệt ngã hoá, một hình thức điểm đạo ................... 729
C. Về sự luân hồi .................................... 732
a. Luân hồi về mặt vũ trụ, hành tinh và con người 732
b. Bản chất của chu kỳ qui nguyên ........................ 734
c. Các kiểu mẫu luân hồi của con người ................ 744
d. Sự tái lâm sau này của Đấng Avatar ................747
e. Sự thôi thúc và sự luân hồi ................................... 760
f. Hoạt động của các Pitris ................................... 773
g. Công việc kiến tạo hình hài ................................... 783
h. Luân hồi và Karma .................................. 791
D. Về việc kiến tạo thể nguyên nhân ........................... 807
a. Các nhận xét mở đầu .................................. 807
b. Tiến hoá của các cánh hoa .................................. 816
c. Các tên gọi của hoa sen chân ngã ........................ 840
d. Các cánh hoa và các trung tâm lực dĩ thái ......... 857
e. Điểm đạo và các cánh hoa .................................. 868
4. Hoả tinh linh, các nhà kiến tạo thứ yếu .............. 887
a. Mở đầu ................................ 887
b. Các tinh linh cõi trần ................................ 889
c. Tinh linh và các dĩ thái ................................ 910
d. Tinh linh và tiểu thiên địa ................................ 936
III. Con người, một kẻ sáng tạo trong chất trí ................. 947
1. Sáng tạo các hình tư tưởng .................................. 947
2. Tạo ra hình tư tưởng trong ba cõi thấp .............. 958
IV. Con người và các hoả chơn linh .............................. 963
1. Trạng thái ý chí và sự sáng tạo ............................ 963
a. Điều kiện của nhà huyền thuật ....................... 964
b. Xây dựng các hình tư tưởng ............................. 968
c. Ý nghĩa huyền linh của ngôn từ ...................... 977
2. Bản chất của huyền thuật ............................... 982
a. Ma thuật và huyền linh thuật ......................... 984
b. Cội nguồn của ma thuật ............................. 989
c. Các điều kiện đối với huyền linh thuật .......... 993
3. Mười lăm qui luật cho huyền thuật .................... 996
a. Sáu qui luật đối với cõi trí ............................. 997
b. Năm qui luật đối với cõi cảm dục ...................1008
c. Bốn qui luật đối với cõi trần ............................. 1021
Đoạn E - Chuyển động trên cõi trí .................................. 1027
I. Các nhận xét mở đầu .......................................... 1027
II. Bản chất của chuyển động này .................................. 1032
III. Các kết quả hoạt động của nó ................................. 1039
1. Định luật về sự mở rộng ................................... 1040
2. Định luật về sự trở về của Chân Thần ............... 1046
3. Định Luật về sự tiến hoá thái dương ................ 1054
4. Định Luật về bức xạ ................................... 1060
IV. Sự trở lại của bánh xe .......................................... 1083
V. Chuyển động và khía cạnh kiến tạo hình hài
1. Chuyển động và thể trí
2. Chuyển động trong thể nguyên nhân ................ 1109
VI. Các hậu quả của chuyển động tổng hợp .................... 1128
1. Các nhận xét mở đầu ................................... 1128
2. Nguyên nhân của biểu lộ có chu kỳ .................... 1132
3. Tạo ra khoen nối hình tam giác ........................... 1152
4. Tạo ra mối liên hệ giữa ba trung tâm lực ............ 1155
Đoạn F - Định Luật Hút ....................................................... 1166
I. Các định luật phụ .......................................................... 1168
1. Định Luật về Ái Lực Hoá học ................................. 1168
2. Định Luật về Tiến Bộ ............................................... 1168
3. Định Luật về Tính Dục ............................................. 1168
4. Định Luật về Từ Điển ............................................... 1169
5. Định Luật về Phát xạ ................................................ 1170
6. Định Luật về Liên Hoa .............................................. 1171
7. Định Luật về Màu sắc .............................................. 1171
8. Định Luật về Trọng Lực ..................................... 1172
9. Định Luật về Ái Lực Hành Tinh ............................. 1172
10. Định Luật về Hợp Nhất Thái Dương ....................1173
11. Định Luật về các Trường Phái ................................ 1173
II. Các hậu quả của Luật Hút ......................................... 1185
1. Sự liên kết ................................................................. 1185
2. Tạo hình tướng .......................................................... 1186
3. Sự thích nghi của hình hài với sự sống ................. 1188
4. Sự hợp nhất tập thể ................................... 1211
III. Các liên hệ của nhóm ......................................... 1213
1. Ba liên hệ về nguyên tử .................................... 1215
2. Bảy định luật cho công việc tập thể ...................... 1216
3. Hai mươi mốt phương pháp tương tác ................. 1222
Tiết Ba Lửa Điện của Tinh Thần
Đoạn A. Một vài nguyên tác cơ bản ................................... 1229
Đoạn B. Bản chất Bảy Vũ Trụ Đạo ..................................... 1241
Đoạn C. Bảy Đoạn Kinh huyền bí ...................................... 1267
Mục lục ................................................................................. 1285
CÁC LƯỢC ĐỒ
1. Tiến hoá của vật chất trang 56
2. Thượng Đế của một Thái dương hệ 94
3. Cấu tạo của con người 117
4. Pleroma 226
5. Tiến hoá của một Thái Dương Thượng Đế 344
6. Đồ hình thất phân của Thái Dương 373
7. Hệ thống địa cầu 385
8. Hoa sen Chân ngã và các trung tâm lực 817
9. Hoa sen Chân ngã 823
10. Khoa học về tham thiền 961
11. Nguyên tử 1181
12. Parabrahm 1230
13. Huyền giai Thái dương và Hành tinh 1238
Bảng biểu nguyên trang
1. Lửa và các trạng thái trang 42
2. Tiến hoá trong Vũ trụ 293
3. Các Trạng Thái và Sự Tiến Hoá 444
4. Các Thực Thể Thông Linh Kiến Tạo 565
5. Hoả Tinh Quân 607
6. Các Sinh Linh và mục tiêu 844
7. Các Năng Lượng 1187
CÁC ĐỊNH ĐỀ MỞ ĐẦU
(INTRODUCTORY POSTULATES)
Giảng huấn được đưa ra trong bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này có thể được phát biểu trong các thuật ngữ sau. Các định đề này chỉ là các quãng diễn về ba điểm căn bản ở trong lời tựa của quyển I bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (The Secret Doctrine) của bà H.P. Blavatsky. Đạo sinh được khuyến cáo nên nghiên cứu chúng một cách thận trọng; bằng cách đó, việc tìm hiểu của đạo sinh về bộ Luận này sẽ được trợ giúp rất nhiều.
I. Có một Bản Nguyên Vô Hạn Bất Di Dịch (Boundless Immutable Principle); một Thực Tại Tuyệt Đối vốn có trước mọi Đấng biểu lộ hữu hạn. Bản Nguyên đó vượt ngoài tầm và phạm vi hiểu biết của bất luận ý tưởng hay cách diễn đạt nào của con người.
Vũ trụ biểu lộ được chứa đựng trong Thực Tại Tuyệt Đối này và là một biểu tượng có hạn định của Thực Tại Tuyệt Đối đó.
Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có ba trạng thái được nhận thức.
1. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Một, vô ngã và vô hiện, có trước Vũ Trụ Biểu Lộ.
2. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh Thần -Vật Chất, Sự Sống, Tinh Thần của Vũ Trụ.
3. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Ba, Thiên Ý Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Đại Đồng.
Từ các nguyên lý sáng tạo căn bản này, trong phát triển kế tiếp, có xuất phát theo trình tự được an bài. Vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương Hệ.
Mỗi Thái Dương hệ là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, Đấng mà vì thiếu một danh xưng hoàn hảo hơn, chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế.
4 Thái Dương Thượng đế lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một Thái Dương Hệ.
Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple).
Thái Dương hệ tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có ba trạng thái (three aspects), hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là ba Ngôi (three Persons).
LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN
Ngôi Một: Chúa Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương
LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN
Ngôi Hai: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng.
LỬA do Ma Sát hay Xác Thể hay Vật Chất.
Ngôi Ba: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm.
Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra
9 tiềm lực (potencies) hay Phân thân.
9 Sephiroth.
9 nguyên nhân Điểm Đạo.
Các Ngôi này, với toàn thể biểu lộ hay Tổng Thể, tạo ra 10 của biểu lộ hoàn hảo hay Con Người hoàn thiện.
Ba trạng thái của Tổng Thể này hiện diện trong mỗi sắc tướng.
a. Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên.
b. Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh Hồn và Xác thể, hay Chân Thần, Chân Ngã và Phàm Ngã.
c. Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn 5 thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia.
Ba trạng thái của mỗi hình hài đều có liên quan hỗ tương và có thể trao đổi nhau (intercourse), vì
a- Năng lượng ở trạng thái chuyển động và tuần hoàn.
b- Mọi hình hài trong Thái dương hệ đều là một phần tử của Tổng Thể và không phải là các đơn vị biệt lập.
c- Đây là nền tảng của tình huynh đệ, của sự thông công của các Thánh và của chiêm tinh học.
Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (vì các tên gọi đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp.
Các Đấng này được biết dưới danh xưng:
a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
b. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.
c. Bảy Cung (Rays).
d. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men).
Bảy Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân của 7 loại thần lực khác nhau và trong Bộ Luận này được nói đến dưới danh hiệu là các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays). Tên gọi của các Cung là:
Cung I : Cung Ý Chí hay Quyền Năng Ngôi Một
Cung II : Cung Bác Ái Minh Triết Ngôi Hai
Cung III : Cung Trí Tuệ Hoạt Động Ngôi Ba Đây là các Cung chính yếu.
Cung IV : Cung Hài Hoà, Mỹ Lệ và Nghệ Thuật.
Cung V : Cung Kiến Thức Cụ thể hay Khoa Học.
Cung VI : Cung Sùng Tín hay Lý Tưởng Trừu Tượng.
Cung VII : Cung Nghi Lễ Huyền Thuật hay Trật Tự. II.
II- Có một định luật căn bản được gọi là Định Luật Chu Kỳ (Law of Periodicity).
1. Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương hệ, hay là 6 biểu lộ của con người qua hình hài. Định luật này cũng kiểm soát trong mọi giới của thiên nhiên.
2. Có một số định luật khác trong Thái Dương Hệ được liên kết với định luật này; một số định luật đó như sau :
a. Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy)… định luật chi phối vật chất, Ngôi Ba.
b. Định luật hấp dẫn (Law of Attraction)… định luật chi phối Linh hồn, Ngôi Hai.
c. Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis)… định luật chi phối tinh thần, hay Ngôi Một.
3. Ba định luật này là định luật vũ trụ.
+ Có 7 định luật thuộc Thái Dương Hệ đang chi phối sự biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế chúng ta:
a. Định luật Rung động (Law of Vibration)
b. Định luật Kết hợp (Law of Cohesion)
c. Định luật Phân tán (Law of Disintegration)
d. Định luật Kiểm soát Từ điển (Magnetic Control)
e. Định luật Qui định (Law of Fixation)
f. Định luật Bác Ái (Law of Love)
g. Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death)
4. Mỗi một trong các định luật này biểu lộ chủ yếu trên một cõi này, hoặc cõi khác trong 7 cõi của Thái dương hệ.
5. Mỗi định luật hoạt động theo chu kỳ và mỗi cõi có chu kỳ biểu lộ và chu kỳ qui nguyên của nó.
6. Mỗi sự sống biểu lộ đều có 3 chu kỳ lớn :
Khai sinh (Birth)Linh hoạt (Life)Tử Vong (Death)
Xuất hiệnTăng trưởngBiến mất
Giáng hạ tiến hoáThăng thượng tiến hoáQui nguyên
Bất độngHoạt độngChuyển động nhịp nhàng
Sự sống tĩnh tạiSự sống sinh độngSự sống nhịp nhàng
7. Việc hiểu biết về các chu kỳ bao gồm việc hiểu biết về con số, âm thanh và màu sắc.
8. Chỉ có các Chân Sư hoàn thiện mới có được sự hiểu biết đầy đủ về bí nhiệm của các chu kỳ.
III. Mọi linh hồn đều tương tự với Đại hồn (Oversoul).
1. Thượng Đế của Thái dương hệ là Đại thiên địa (Macrocosm). Con người là Tiểu thiên địa (Microcosm).
2. Linh hồn là một trạng thái của mỗi hình hài của sự sống từ một Thượng Đế đến một nguyên tử.
3. Sự liên quan giữa mọi linh hồn với Đại Hồn tạo thành nền tảng cho sự tin tưởng khoa học vào tình huynh đệ. Tình huynh đệ là một sự thực trong thiên nhiên chớ không phải là một lý tưởng.
4. Định luật Tương Ứng sẽ giải thích các chi tiết của mối liên quan này. Định luật Tương Ứng hay Tương Đồng này là định luật giải thích của Thái dương hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.
5. Giống như Thượng Đế là Đại thiên địa đối với mọi giới trong thiên nhiên, cũng thế con người là Đại thiên địa đối với mọi giới dưới nhân loại.
6. Mục tiêu tiến hoá của nguyên tử là ngã thức như được minh hoạ trong giới nhân loại.
Mục tiêu tiến hoá của con người là tập thể thức như được tiêu biểu bởi một Hành Tinh Thượng Đế.
Mục tiêu đối với Hành Tinh Thượng Đế là Thiên Thức / Thượng Đế thức (God consciousness), như được tiêu biểu bởi Thái Dương Thượng Đế.
7. Thái Dương Thượng Đế là toàn thể mọi trạng thái tâm thức trong Thái dương hệ.
CÁC ĐOẠN THIỀN KINH (DZYAN)
11 Đoạn kinh I (Stanza I)
Bí nhiệm của Linh Hoả ẩn tàng trong chữ thứ hai của Thánh Ngữ. Bí mật của sự sống được ẩn giấu trong tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi tam giác thánh thiện toả chiếu, khi linh điểm, điểm giữa và chóp đỉnh, nối tiếp và vòng quanh Linh Hoả, khi ba chóp đỉnh cùng bùng cháy, lúc đó hai tam giác - cả lớn và nhỏ - hoà nhập thành một ngọn lửa duy nhất thiêu đốt tổng thể.
12 Đoạn kinh II (Stanza II)
Đấng Đại Hùng thốt ra và ngân lên Linh Từ “AUM”. Bảy làn sóng vật chất tự dung giải và các hình hài đa dạng xuất hiện. Mỗi hình hài chiếm vị trí của nó, mỗi hình hài ở trong cõi ấn định. Chúng chờ đợi triều nước thiêng để tiến nhập và lấp đầy.
Các Đấng Kiến Tạo đáp ứng với linh âm. Trong sự hợp tác êm ái, các Ngài chờ lúc hành động. Các Ngài kiến tạo trong nhiều cõi, bắt đầu bằng cõi thứ ba. Trên cõi này, công việc của các Ngài đã bắt đầu. Các Ngài kiến tạo linh thể (sheath of atma) và kéo dài nó đến cái Nguyên Sơ của nó.
Đấng Đại Hùng thốt ra “AUM, giờ đây hãy để công việc nối tiếp. Hãy để các Đấng Kiến Tạo của không trung tiếp tục kế hoạch”.
Đại Thiên Thần và các Đấng Tạo Tác trên cõi không (plane of air) hoạt động với các hình hài bên trong cõi đó vốn được kể như là cõi chủ yếu của các Ngài. Các Ngài hành động cho sự hợp nhất, mỗi Ngài ở trong nhóm đã định. Các khuôn mẫu trở nên vững vàng dưới bàn tay các Ngài.
Cõi nối tiếp thiêng liêng, cõi lớn thứ tư, trở thành cõi trong vòng tròn lớn đánh dấu mục tiêu cho con người. Đấng Đại Hùng thốt ra “AUM”, Ngài truyền sinh khí cho cõi thứ năm, cõi vốn là vùng đất nóng, chỗ gặp gỡ của Lửa. Lần này một nốt vũ trụ được nghe thấy bên dưới âm thanh của thái dương hệ. Lửa trong, lửa ngoài, gặp gỡ với lửa đang lên. Vị canh giữ Lửa vũ trụ, thiên thần của nhiệt từ Fohat bao giờ
13 cũng trông chừng hình hài đang ở tình trạng vô dạng thức, đang chờ đúng thời cơ.
Các vị tạo tác cấp thấp, tức các thiên thần đang hoạt động với vật chất, chế tác các hình hài. Các Ngài đứng ở đẳng cấp thứ tư. Trên các cõi thứ ba là các hình hài ở trong im lặng trống không. Các Ngài rung động, các Ngài đáp ứng với chủ âm, tuy đứng đó một cách vô dụng và bỏ không.
Đấng Đại Hùng phán bảo : “AUM, nước hãy tuôn ra”. Các thần kiến tạo của cõi nước, các cư dân của ẩm ướt, tạo ra các hình hài để di chuyển trong thiên giới của Đại Thuỷ Thần (Varuna). Các vị này phát triển và tăng bội lên. Các Ngài tác động vào dòng chảy bất biến. Mỗi thuỷ triều của chuyển động vũ trụ làm tăng lên dòng chảy không ngừng. Cơn gợn sóng của các hình hài được nhận ra.
Đấng Đại Hùng phán bảo: “AUM, hãy để cho các Thần Kiến Tạo xử trí với vật chất”. Chất chảy ra đông đặc lại. Hình hài rắn đặc được tạo thành. Lớp vỏ nguội lại. Nham thạch rắn đặc lại. Thần tạo tác hoạt động trong xáo trộn để tạo ra các dạng hão huyền. Khi các lớp đá được làm xong, công việc trở nên hoàn tất. Các thần kiến tạo cấp thấp nhất báo tin công việc kết thúc.
Từ lớp nham thạch lộ ra lớp phủ kế tiếp. Các thần kiến tạo cấp hai đồng ý với công việc được làm xong. Thần kiến tạo thứ nhất và thứ hai trên con đường hướng thượng đứng về phía trước trong sắc tướng tứ phân. Năm vị bên trong được nhìn thấy một phần nào bởi kẻ có nhãn quang sắc bén.
“AUM”, Đấng Đại Hùng thốt ra và gom lại trong Hơi Thở (Breath) của Ngài. Linh quang bên trong giống dân thứ ba được thôi thúc phát triển thêm. Các thần kiến tạo hình hài thấp nhất vận dụng cái hão huyền dày đặc nhất phối trộn sản phẩm của họ với các hình hài được tạo ra bằng các sản phẩm chứa nước. Vật chất và nước hoà lẫn tạo ra sản phẩm thứ ba vào đúng thời điểm. Việc thăng lên tiến triển như thế. Các thần kiến tạo làm việc trong sự thống nhất. Các Ngài kêu gọi
14 các vị canh giữ vùng đất nóng cháy. Vật chất và nước trộn lại với lửa, tia lửa thiêng bên trong hình hài được trộn lẫn hoàn toàn.
Đấng Đại Hùng nhìn xuống. Các hình hài đáp ứng sự chuẩn nhận của Ngài. Tiếng kêu gọi có thêm ánh sáng được đưa ra. Ngài lại gom góp âm thanh. Ngài kéo về phía các cõi cao các tia sáng yếu ớt. Một âm điệu (tone) khác được nghe thấy, âm của Lửa Vũ trụ, ẩn giấu trong Các Con của Trí Tuệ. Các Ngài kêu gọi đến Các Nguyên Sơ của các Ngài. Bốn thấp, ba cao, còn cái thứ năm, thuộc vũ trụ đáp ứng với hơi thở vào vĩ đại. Một lớp vỏ khác được tạo thành.
15 Đoạn kinh III (Stanza III)
Bánh Xe lớn xoay quanh chính nó. Bảy bánh xe nhỏ vội vàng xuất lộ. Chúng xoay vòng giống Mẹ chúng, chung quanh, vào trong và tới trước. Tất cả đều hiện hữu.
Các bánh xe thuộc nhiều loại khác nhau và hợp nhất thành một. Khi Bánh Xe lớn tiến hoá, lửa bên trong bùng cháy. Nó chạm vào bánh xe sự sống thứ nhất. Nó chạy vòng quanh. Hàng triệu ngọn lửa bốc lên. Tính chất của vật chất trở nên đậm đặc hơn, nhưng hình hài thì không. Các Con của Thượng Đế chổi dậy, quét qua chiều sâu của Linh Hoả, lấy khỏi tâm của nó Viên Hoả Thạch Linh thiêng, và tiếp tục tiến tới.
Trong lần quay kế tiếp Bánh Xe Lớn chuyển động lần thứ hai. Ngọn Lửa lại bùng lên, chọn Đá Thiêng làm tâm của nó, và tiếp tục quay. Các Con của Thượng Đế lại xuất hiện và được tìm thấy bên trong ngọn lửa. Chúng nói “Hình hài chưa đầy đủ, hãy dời chuyển ra ngoài ngọn lửa”.
Bánh Xe lớn quay nhanh hơn, ngọn lửa trắng xanh hiện ra. Các Con của Thượng Đế lại tiến xuống và một bánh xe nhỏ bắt đầu quay. Bảy lần quay, bảy lần sức nóng nhiều hơn. Khối vô định hình trở nên rắn đặc hơn, Đá Thiêng chìm sâu hơn. Đến tâm của Lửa trong cùng, Đá Thiêng rơi xuống. Lần này công việc hoàn thành tốt đẹp, sản phẩm càng hoàn thiện hơn. Ở vòng quay thứ bảy, bánh xe thứ ba đáp lại Đá Thiêng. Hình hài tăng gấp ba, ánh sáng nhuộm hồng, nguyên khí vĩnh cửu tăng gấp bảy.
16 Từ bên ngoài Bánh Xe Lớn, vòm trời hạ xuống, ánh sáng tiến vào bánh xe nhỏ được tính là cái thứ tư. Các Chơn Linh (Lhas) vĩnh hằng nhìn xuống và các con của Thượng Đế đã đến. Xuống đến điểm tận cùng của tử vong các Ngài ném ra Đá Thiêng (Linh Thạch). Sự tán thành của các Chohans nổi lên. Công việc chuyển sang bước ngoặt. Từ hốc tối bên ngoài, các Ngài gom lại Linh Thạch, giờ đây đã đục mờ và thuần khiết, có màu hồng và xanh lơ.
Bánh Xe thứ năm quay và tác động của nó lên Đá Thiêng làm cho nó vừa vặn hơn. Màu vàng pha trộn, ngọn lửa trong màu cam, còn màu vàng, hồng và xanh lơ trộn lẫn các sắc thái tinh anh của chúng. Bốn bánh xe cùng với bánh xe lớn tác động trên Linh Thạch như thế, cho đến khi các Con của Thượng Đế tán thưởng và nói: “Công việc được thành toàn”.
17 Đoạn kinh IV
Trong vòng quay thứ năm của Bánh Xe Lớn, giai đoạn sắp xếp đã đạt được. Bánh xe nhỏ, vốn đáp ứng với vòng quay lớn thứ năm, vượt qua chu kỳ đi vào an bình.
Các bánh xe nhỏ xuất hiện và cũng làm công việc của chúng. Bánh Xe Lớn gom lại đàng sau các tia sáng đang toả ra. Năm bánh xe giải quyết công việc, chỉ hai cái nhỏ hoạt động với chi tiết. Linh Thạch gom lửa lại, nó toả ra ánh lửa bập bùng. Lớp Vỏ ngoài không đáp ứng với nhu cầu cho tới khi bánh xe thứ sáu và thứ bảy vượt qua được nó xuyên qua lửa các bánh xe.
Các Con của Thượng Đế lộ ra khỏi nguồn của chúng, chú mục vào bảy công việc và cho rằng điều đó là đúng. Linh Thạch được đặt riêng. Trong vòng quay thứ hai, Bánh Xe Lớn chuyển động. Tinh Quân thứ tư trong số Mười Hai vị vĩ đại hơn vận dụng công việc của lửa thất phân. Ngài phán: “Điều đó không thích hợp, ngươi hãy nhập Linh Thạch này bên trong bánh xe, nó bắt đầu quay”.
Các Tinh Quân của bảy Bánh Xe Lớn lao Linh Thạch vào trong bánh xe đang chuyển động. Các Tinh Quân của Bánh Xe thứ năm và thứ sáu cũng phóng ra Linh Thạch của các Ngài.
Bên trong lửa, sâu tận lớp trong cùng, Bánh Xe Lớn quay tít qua không gian, mang theo bảy bánh xe nhỏ, cả hai phối hợp lại. Bánh xe thứ tư, thứ năm, thứ sáu hoà lại, phối hợp và trộn vào nhau.
Các thời kỳ dài kết thúc, công việc được thành toàn. Các Tinh cầu vẫn trụ lại. Từ bầu trời sâu thẳm các Đấng vĩnh cửu thốt ra: “Công việc lộ ra. Các Linh Thạch rút ra”. Và rồi Các Linh Thạch hợp nhất.
18 Đoạn kinh V
Kỳ Khai Nguyên mà mọi Tam Vị Nhất Thể đã đợi, giờ đánh dấu điểm tiếp nối huy hoàng đã đến trong phạm vi thời gian, và kìa công việc được hoàn tất.
Thời điểm cho bảy nhóm nguyên khí, mỗi nhóm rung động theo tiếng ngân của Linh Từ, tìm cách gia thêm quyền năng, chờ đợi hàng thiên niên kỷ, trôi qua trong ánh chớp thời gian, thế rồi công việc được thành toàn.
Cấp đẳng đầu tiên được cổ vũ mạnh mẽ, cho rằng thời giờ thuận tiện được ngân lên ba lần trong ba tiếng vang. Tiếng vọng thấu đến mục tiêu. Ba lần các Ngài đưa nó ra. Khối cầu màu xanh không ngừng cảm thấy rung động và đáp ứng, tự thức động và được thúc đẩy theo tiếng gọi.
Cấp đẳng thứ hai, với sự kiên trì khôn khéo, nghe được tiếng ngân vang của Cấp thứ nhất, biết được giờ cũng đã đến, vọng lại âm thanh trên nốt quảng bốn. Tiếng vang tứ phân này chạy vòng theo thang âm của các bầu hành tinh. Nó được đưa ra trở lại. Ba lần âm điệu được phát ra, ngân vang qua bầu trời. Vào lần thứ ba, tiếng ngân đáp ứng với tiếng gọi. Nhờ rung động dưới hình thức chủ âm được điều hợp, Nguyên Sơ vĩnh cửu đáp trả. Cái màu xanh đối với cái trọng trược được chất vấn và đáp ứng với nhu cầu.
Nhờ rung động, bầu hành tinh nghe được nốt thứ ba, chọn lấy âm điệu, ngân nó lên, hợp âm đủ âm điệu đập vào tai các Đấng Trông Nom Linh Hoả.
Các Hoả Tinh Quân đứng lên, chính các Ngài chuẩn bị. Giờ quyết định đã đến. Bảy vị Chúa của bảy bầu hành tinh không ngừng xem xét thành quả.
19 Vị Chúa vĩ đại của bầu thứ tư đang chờ xuất hiện.
Cái hạ đẳng được chuẩn bị xong. Cái thượng đẳng sẵn sàng chấp nhận. Năm cái vĩ đại đang chờ ở điểm đẳng cách hợp lại. Nốt căn bản hướng lên. Thái uyên đáp ứng với thái uyên. Hợp âm ngũ phân chờ đáp ứng từ các Đấng đến lúc tái lâm.
Bóng tối trở thành không gian giữa các bầu hành tinh. Hai quả cầu trở nên rực rỡ. Ba lần ba mươi lăm, tìm thấy khoảng cách đúng, chớp loé lên như ngọn lửa chập chờn, và thế là công việc được thành toàn. Bầu Năm vĩ đại đáp ứng với Ba và Bốn. Điểm trung gian được đạt tới. Giờ hy sinh, hy sinh của Linh Hoả, đã đến, thời gian vô tận kéo dài. Đấng phi thời gian nhập vào thời gian. Các Đấng Quán Sát đã bắt đầu công việc các Ngài, thế rồi công việc tiếp diễn.
20 Đoạn kinh VI
Trong hang tối, cái tứ phân dò dẫm để mở rộng và nhận thêm ánh sáng. Không có ánh sáng bên trên và chung quanh cái tranh tối tranh sáng đang bao phủ. Bóng tối đen đang bao quanh nó. Đến tận trung tâm sâu nhất, có rung động mà không có Ánh Sáng Ấm, lan toả trong cái lạnh giá băng của bóng tối sâu thẳm.
Bên trên hang tối, ánh sáng bạch nhật toả chiếu. Tuy nhiên, cái tứ phân không thấy nó, cũng không có ánh sáng lan tràn.
Việc tách chia của hang sâu đi trước ánh sáng của ngày. Kế đó cái lớn là cái xáo trộn. Không có sự trợ giúp nào bên trong hang, cũng không có ánh sáng bị che khuất nào. Chung quanh cái tứ phân có ẩn cái vòm đá, bên dưới nó cội ngồn của hắc ám đe doạ; bên ngoài và bên trên nó không có gì trừ ra cái tương tự được nhìn thấy.
Các Đấng Quán Sát biết và thấy. Giờ đây tứ phân đã sẵn sàng. Công việc đông đúc được hoàn tất, chiếc xe được chuẩn bị.
Tiếng kèn gây xáo động nổi lên. Mãnh lực của ngọn lửa đang đến làm loá mắt. Trận địa chốn thần bí làm rung chuyển hang sâu; các Linh Hoả bùng cháy xua tan hão huyền, thế rồi công việc được thành toàn.
Tranh tối tranh sáng và bóng tối qua đi; mái của hang sâu bị xé rách. Ánh Sáng của sự sống toả chiếu; hơi ấm lan ra; Các Tinh Quân đứng bên ngoài nhìn thấy công việc bắt đầu.
21 Cái tứ phân trở thành bảy. Tiếng ngợi ca của những kẻ đốt lửa nổi lên theo mọi sáng tạo. Thời điểm thành tựu đã đạt được.
Công việc tiếp diễn trở lại. Việc sáng tạo tiếp tục, trong khi ánh sáng bên trong hang lớn dần.
22 Đoạn kinh VII
Hang Mỹ Lệ hiện ra, với sắc cầu vồng. Các tường được chiếu sáng với màu thiên thanh, tắm mình trong ánh sáng hồng. Sắc xanh pha trộn toả chiếu tổng thể và tất cả được hoà lẫn trong ánh lấp lánh.
Bên trong hang sâu có màu cầu vồng, trong vòng tròn uốn cong của nó là Đấng ngũ phân cần thêm ánh sáng. Ngài đấu tranh để mở rộng, Ngài chiến đấu hướng về bạch nhật. Năm cái đòi hỏi Cái Thứ Sáu và Thứ Bảy vĩ đại hơn. Cái mỹ lệ bao quanh chưa đáp ứng cho nhu cầu. Hơi ấm bên trong đủ trừ phi để cung ứng sự thôi thúc về Lửa.
Hoả Tinh Quân nhìn lên; các Ngài xướng to: “Thời cơ đang đến, đó là lúc chúng ta mong chờ. Hãy để cho Ngọn Lửa trở thành Lửa và để cho ánh sáng toả chiếu”.
Nỗ lực của Ngọn Lửa bên trong hang pha lê trở nên lớn hơn bao giờ. Tiếng kêu phát ra cho trợ giúp khác từ các Linh Hồn đắm chìm trong Lửa khác. Sự đáp ứng đang đến.
Hoả Tinh Quân, Đấng Thái Cổ, Tinh Quân Quyền Năng của Lửa, Điểm Thanh Thiên bên trong viên Kim Cương ẩn giấu, Đấng Thanh Xuân của Thiên Kỷ Vô Thời Gian, dự vào công việc. Ánh Sáng bùng cháy bên trong và lửa đang chờ bên ngoài – cùng với Quyền Trượng - gặp gỡ trên quả cầu thuỷ tinh và thế là công việc đã xong. Thuỷ tinh tan vỡ và rung rinh.
Công việc tiếp diễn bảy lần. Bảy lần nỗ lực được đưa ra.
Bảy lần đặt sát Thần Trượng, do Hoả Tinh Quân nắm giữ. Ba
23 lần tiếp xúc thứ yếu; bốn lần trợ giúp thiêng liêng. Ở lần thứ tư cuối cùng công việc đã xong, toàn thể hang sụp đổ. Ngọn lửa chiếu sáng bên trong trải rộng khắp bức tường nứt vỡ. Nó leo lên tới Cội Nguồn của nó. Một lửa khác hoà nhập; một điểm xanh khác tìm được vị trí của nó bên trong vương miện của Thượng Đế.
24 Đoạn kinh VIII
Ba Bánh Xe lớn, mỗi cái có bảy bánh xe nhỏ, trong vòng tiến hoá xoắn ốc, quay vòng trong Hiện Tại phi thời gian và chuyển động như là một. Các Tinh Quân vũ trụ từ chốn cao thâm của các Ngài, nhìn vào quá khứ, kiểm soát Hiện Tại và suy tưởng về Ngày Hợp Nhất với Thượng Đế.
Các Chơn Linh của Âm thanh bất diệt, sản phẩm của thời gian xuất hiện, vượt qua biểu lộ thất phân. Bên trong Vòng Hạn Định, Linh Từ Bác Ái ngân lên.
Các Tinh Quân của bảy bầu tiếp tục rung dộng chính xác để xúc tiến công việc. Các Ngài phát khởi mỗi vị một âm trong hợp âm thâm diệu của Thượng Đế. Mỗi vị đều có ghi nhận đúng đối với Tinh Quân cao cả hơn của Ngài. Trong Linh Khí trang trọng phát ra, các hình hài được kiến tạo, màu sắc được phân chia đúng, và ngọn nội hoả tự hiện ra với ánh sáng tăng lên mãi.
Thiên Thanh Tinh Quân gom tất cả trong vòng cung Tuệ giác, phát ra nốt của Ngài. Sáu vị kia trở lại cội nguồn của các Ngài, phối hợp các màu khác nhau bên trong cái Nguyên Sơ của các Ngài.
Màu xanh thêm vào màu lục sự hoàn thành xảy ra nhanh chóng. Rung động của cái thứ ba được thêm vào cái thứ nhất. Màu xanh trộn vào màu cam, và với cách pha trộn khéo léo của chúng, hệ thống ổn cố. Vàng trộn với đỏ, với tím và cuối cùng là rung động của cái thứ bảy được điều chỉnh theo cái Nguyên Thuỷ.
Mỗi vị trong số bảy Tinh Quân, bên trong bảy hệ thống
25 của các Ngài, được điều chỉnh với vòng nghiệp quả thứ hai, trộn lẫn các khối cầu di chuyển của các Ngài và hoà trộn với vô số nguyên tử của các Ngài.
Các hình hài mà các Ngài tác động qua đó, hàng triệu khối cầu nhỏ, nguyên nhân của phân chia và nguyền rủa của các Asuras, vỡ ra, khi Thánh ngữ ngân lên trong một điểm ấn định.
Sự sống Thượng Đế dâng lên. Các dòng sắc màu tan hoà cùng nhau. Các hình hài bị bỏ lại sau và Parabrahm trụ lại hoàn toàn. Tinh Quân của vũ trụ thứ Ba phát ra một Linh Từ bất khả tri. Linh Từ thất phân thứ yếu hợp thành một phần của hợp âm lớn hơn.
Cái Hiện Tại trở thành thời gian đã qua. Thời gian vô tận nhập vào không gian. Linh Từ Chuyển Động đã được nghe thấy. Linh Từ Bác Ái nối tiếp. Quá Khứ chi phối hình hài. Hiện Tại khai mở ra sự sống. Bạch Nhật sắp đưa ra Quyền Lực Từ.
Hình hài đã hoàn thiện và sự sống tiến hoá nắm giữ cái bí mật thứ ba của Bánh Xe Lớn. Đó là bí mật còn ẩn giấu của chuyển động sinh tồn. Cái bí mật thất tung trong Hiện Tại nhưng được biết rõ đối với Tinh Quân Ý Chí Vũ Trụ.
26 Đoạn kinh IX
Ba mươi ngàn triệu vị Quán sát không chịu lưu ý đến tiếng gọi. Họ nói: “Chúng ta không nhập vào hình hài cho đến thời vô tận thứ bảy”. Hai phần ba ngàn triệu lắng nghe tiếng gọi và chọn lấy hình hài đã định.
Những kẻ nổi loạn vui cười hoan hỉ và tìm được an bình ngơi nghỉ cho đến thời vô tận thứ bảy. Nhưng bảy Tinh Quân vĩ đại kêu gọi đến các Chohans cao cấp hơn và với các Đấng Lhas hằng hữu của bầu trời thứ ba đi vào thảo luận.
Kế đó phán quyết được đưa ra. Những kẻ chậm chạp trong bầu cao nhất nghe thấy phán quyết đó vang lên qua hệ
thống “Không chờ đến thời vô tận thứ bảy, mà ở vòng thứ mười bốn, thời vô tận thứ bảy sẽ có cơ may tiến vào vòng tuần hoàn trở lại. Cái đầu tiên sẽ là cái cuối cùng và thời gian sẽ bị mất trong nhiều thời vô tận”.
Các Con của Trí Tuệ nhờ tuân lệnh nên tiếp cận với Các Con Của Tâm, và tiến hoá theo vòng xoắn ốc trên đường của mình. Các Con của Quyền Năng ở lại vị trí ấn định của chúng, mặc dầu nghiệp quả vũ trụ thúc đẩy một nhóm nhỏ gia nhập vào Các Con của Tâm.
Ở vòng thứ mười bốn của thời vô lượng thứ bảy, các con của Trí và Tâm, bị thu hút bởi lửa vô tận, sẽ nhập vào Các Con của Ý Chí trong cuộc biểu lộ thời khai nguyên. Bánh xe sẽ quay ba lần.
Ở trung tâm là các Hoạt Động Phật, được các Tinh Quân Bác Ái trợ giúp và noi theo công việc lưỡng phân của các Ngài sẽ tiến đến các Tinh Quân Quyền Năng toả chiếu.
Các Sáng Thế Phật từ quá khứ đã đến. Các Từ Bi Phật hiện đang tụ hợp. Các Ý Chí Phật ở vòng cuối của bánh xe chính thứ ba sẽ bước vào hiện tồn. Việc kết thúc bấy giờ sẽ hoàn tất.
Đoạn kinh X
Bầu thứ năm phát triển và từ các dấu vết còn lại của Bầu Thứ Tư được nhân bội lên và sản sinh trở lại. Nước dâng lên. Mọi vật bị chìm xuống. Ở chỗ đã định, dấu vết thiêng liêng nhô khỏi mặt nước ra khỏi vùng an toàn vào một ngày sau này.
Nước biến mất. Đất rắn đặc hiện ra ở một vài chỗ ấn định. Bầu Thứ Năm bao giờ cũng chạy về Thánh Địa, và
trong các nhóm ngũ phân của chúng, Bầu Thứ Năm hạ đẳng phát triển.
Chúng vượt qua từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Các Đấng Quán Sát nhận biết các sắc tướng được tạo thành, đưa ra một dấu hiệu cho Bầu Thứ Tư đang luân chuyển và nó tăng tốc trên đường đi. Khi Bầu thứ yếu Thứ Năm đã vượt được nửa đường và cả bốn bầu thứ yếu có người trên mặt đất, các Tinh Quân có Ý Định Hắc Ám xuất hiện. Họ nói: “Sức mạnh sẽ không đến. Hình hài và Sắc Tướng của Bầu thứ ba và thứ tư, bên trong Bầu Thứ Năm tương ứng, cũng tiến thật gần đến nguyên hình. Công việc diễn ra quá tốt đẹp”.
Các Ngài kiến tạo các hình hài khác. Các Ngài kêu gọi đến lửa vũ trụ. Bảy hố sâu của địa ngục phun ra các vong linh linh hoạt. Bầu thứ bảy đang đến hạ giảm cấp đẳng mọi hình hài - trắng, đen, đỏ và nâu sẩm.
Giai đoạn huỷ diệt trải dài đến mặt khác. Công việc bị hư hỏng thảm hại. Các Chohans thuộc các cõi cao nhất lặng yên chú tâm vào công việc. Các Asuras và Chaitans, Các Con của
29 Tà Lực Vũ trụ và các Rishis của các chòm sao đen tối nhất gom lại các đạo quân thứ yếu của họ, các mầm mống đen tối nhất của địa ngục. Họ làm tối đen khắp cả không gian.
Do sự xuất hiện của Đấng ban phước, hoà bình vãn hồi trên mặt đất. Hành tinh chao đảo và phát ra lửa. Nơi nổi lên, nơi sụp xuống. Hình dạng thay đổi. Hàng triệu sinh linh khoác các hình hài khác hoặc tiến lên chỗ ấn định để chờ. Chúng nán lại cho đến giờ tiến hoá sẽ lại phát ra cho chúng.
***************
Bầu thứ ba ban đầu tạo ra các quái vật, đại thú và các hình hài xấu xí. Chúng rình rập trên mặt hành tinh.
Bầu thứ tư thuộc nước được tạo ra trong khối cầu nước, loài bò sát và trứng (có danh xấu), sản phẩm của quả báo của chúng. Nước kéo đến và cuốn đi con cháu của loài trứng nước.
Bầu thứ năm riêng biệt được tạo trong bầu sắc tướng các hình tư tưởng cụ thể. Chúng ném các hình tư tưởng đó ra. Chúng chứa bốn loại người hạ đẳng, và giống như đám mây đen độc hại che ánh dương quang. Ba hạng người cao cấp còn ẩn tàng.
****************
Chiến tranh trên hành tinh được tiến hành. Cả hai phía đều sa xuống địa ngục. Kế đó đến Kẻ Chinh Phục hình hài. Ngài nhờ đến Lửa Thiêng và thanh lọc các cõi sắc tướng. Lửa huỷ diệt các vùng đất vào các ngày của Bầu Thứ Sáu thứ yếu.
Khi Bầu Thứ Sáu xuất hiện, đất đai đã thay đổi. Bề mặt của bầu hành tinh chạy vòng qua một chu kỳ khác. Người của Bầu Thứ Năm cao cấp hơn chế ngự ba bầu thấp hơn. 30 Công việc được chuyển lên cõi mà kẻ Hành Hương đã đứng. Tam giác nhỏ bên trong noãn hào quang thấp trở thành tâm điểm của bất hài hoà vũ trụ.
31 Đoạn kinh XI
Bánh xe sự sống xoay chuyển bên trong bánh xe của hình hài bên ngoài.
Chất liệu của Fohat chạy vòng quanh và lửa của nó làm rắn đặc mọi hình hài. Bánh xe không được thoáng thấy đã quay nhanh bên trong cái khung ngoài chậm hơn cho đến khi nó bao phủ hình hài.
Bốn mươi chín ngọn lửa bùng cháy ở tâm. Ba mươi lăm xoáy lửa chạy quanh bành trướng theo chu vi. Giữa cả hai di chuyển theo trình tự đã định là các ngọn lửa có màu khác nhau.
Các Tam Giác lớn, trong sự sắp xếp chính xác của chúng, nắm giữ cái bí mật của bánh xe sự sống. Lửa vũ trụ xạ ra giống như được điều khiển từ bầu thứ hai, được kiểm soát bởi vị Cai Quản của cung hoá nhập. Các đội quân của bầu thứ ba đang vây quanh bằng các hàng dãy khác nhau ghi dấu ba bầu thứ yếu.
Bánh Xe sự sống vẫn chuyển động bên trong hình hài. Các thiên thần của bầu thứ tư nối tiếp với ba mươi lăm ngọn lửa và trộn lẫn chúng với bốn mươi chín ngọn lửa ở giữa. Ở bên trên, chúng tác động, tìm cách hoà nhập với tổng thể. Chúng cố hướng lên, bằng vô số các hình hài của chúng, chúng quay vòng bên trong các bánh xe có độ sáng nhỏ hơn. Toàn thể là một, tuy nhiên trên các bầu kém quan trọng hơn chỉ có các hình hài xuất hiện. Trong các phân đoạn của chúng, chúng dường như nhiều hơn người ta hiểu hoặc là gặp.
Nhiều bầu xoay vòng. Các hình hài được tạo ra, trở nên quá vững chắc, bị phá vỡ bởi sự sống và luân lưu trở lại. Một vài bầu xoay vòng, nắm giữ nhiều sinh linh trong nhiệt của chuyển động. Cái độc nhất bao gồm tất cả, và đưa tất cả từ hoạt động lớn vào tâm an bình của vũ trụ.
32 Đoạn kinh XII
Các Đấng Chí Phúc che giấu bản thể tam phân của các Ngài, nhưng cho thấy ba tinh hoa của các Ngài bằng ba nhóm nguyên tử lớn. Ba là các nguyên tử và tam phân là bức xạ.
Nhân bên trong của Lửa che giấu chính nó và chỉ biết được nhờ sự phát xạ và những gì đã phát xạ. Chỉ sau khi ngọn lửa tàn lụi và sức nóng không còn được cảm thấy nữa, người ta mới có thể biết được lửa.
33 Đoạn kinh XIII
Qua dải màu tím đang bao bọc các Bầu Trời, tinh cầu với màu tía thẩm đi qua. Nó đi qua hẳn và không quay lại. Nó bắt đầu mê thích màu xanh. Ba lần màu xanh bao bọc và khi chu kỳ được hoàn tất, màu tía tàn tạ, được trộn lẫn vào hồng, và con đường lần nữa được vượt qua.
Ba lần các màu quan trọng trong chu kỳ được kể như bầu thứ tư, tím, xanh và hồng với màu tía căn bản đang quay.
Bốn là các màu phụ thuộc trong chu kỳ phân biệt trong đó xảy ra hiện tượng quay. Nó chạy vòng đến điểm giữa và vượt qua một phần.
Dải màu vàng đã đến, dải màu cam bị mây che khuất còn dải màu lục để đem lại sinh lực. Tuy nhiên chưa đến lúc.
Nhiều lửa đang chạy vòng; nhiều cuộc tuần hoàn đang diễn tiến, nhưng chỉ khi nào các màu bổ sung nhận biết cội nguồn của chúng và toàn thể tự điều chỉnh với bảy bầu, bấy giờ mới thấy được sự hoàn tất. Bấy giờ sẽ thấy được mỗi màu được hiệu chỉnh đúng, và vòng quay chấm dứt.
37 TIẾT I
NHẬN XÉT MỞ ĐẦU
Chúng tôi trù định trong vài nhận xét mở đầu này sẽ đặt nền tảng cho quyển “Luận về Lửa Càn Khôn”, và xem xét chủ đề lửa về cả hai phương diện đại và tiểu thiên địa, như vậy bàn đến Lửa theo quan điểm Thái Dương hệ và con người. Điều này sẽ cần đến một vài chuyên môn sơ khởi có thể dường như là trước hết nghiên cứu những gì hơi trừu tượng và phức tạp, nhưng khi được suy gẫm và nghiên cứu, rốt cuộc có thể làm tỏ ngộ và có bản chất minh giải, và khi chính trí óc đã quen thuộc với một số các chi tiết, nó cũng có thể đạt tới mức được xem như cung cấp được một giả thiết hợp lý liên quan đến bản chất và nguồn gốc của năng lượng. Đâu đó trong một quyển sách trước đây, chúng tôi có đề cập đến vấn đề này một cách sơ sài, nhưng chúng tôi mong ước tóm lược và khi bàn rộng ra sẽ xây dựng một nền tảng rộng rải mà dựa vào đó chủ đề có thể được dựng nên và cung cấp một nét khái quát sẽ được dùng để chỉ rõ giới hạn cho các cuộc bàn thảo của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta hãy xem xét đề tài về mặt đại vũ trụ và rồi vạch ra những nét tương đồng trong tiểu vũ trụ hay con người.
38 I. LỬA TRONG ĐẠI THIÊN ĐỊA
Trong bản chất cốt yếu của nó, lửa có ba phần (threefold), nhưng khi biểu lộ ra, lửa có thể được coi như có năm phần (fivefold) và được lý giải như sau:
1. Lửa do ma sát (cọ xát) hay lửa sinh động nội tại.
Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái Dương hệ đang biểu lộ. Chúng là toàn bộ hoả xà của Thượng Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ.
2. Lửa thái dương hay lửa của cõi trí vũ trụ. Đây là phần của cõi trí vũ trụ vốn được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong ba cõi thấp.
3. Lửa điện, hay là Lửa Thiêng của Thượng Đế. Lửa này là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế chúng ta và chính lửa này làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác; đó là đặc điểm nổi bật của Ngài, và là dấu hiệu của vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ.
Ba loại lửa này có thể được diễn tả bằng thuật ngữ chỉ về cung như sau:
Thứ nhất, chúng ta có các lửa làm sinh động của Thái Dương hệ, đó là các lửa của cung nguyên thuỷ, cung của vật chất linh động sáng suốt; các lửa này tạo thành năng lượng của Brahma, Ngôi Ba của Thượng Đế. Kế đến là lửa của Cung thiêng liêng, Cung Bác Ái Minh triết, cung của bác ái sáng suốt, tạo thành năng lượng của trạng thái Vishnu, Ngôi Hai
39 của Thượng Đế ( ). Sau cùng là lửa của cõi trí vũ trụ, vốn là lửa của cung ý chí vũ trụ. Chúng có thể được mô tả như là các cung ý chí sáng suốt và là biểu lộ của Ngôi Một Thượng Đế, trạng thái Mahadeva (1).
Do đó chúng ta có ba cung vũ trụ đang biểu lộ:
Cung hoạt động sáng suốt:
Đây là một cung rất rạng rỡ và ở mức độ phát triển cao hơn hai cung kia, vốn là sản phẩm của một đại thiên kiếp có trước, hay là một Thái Dương hệ trước (1).
40 Nó biểu hiện cho sự rung động căn bản của Thái Dương hệ này và là lửa nội tại vĩ đại của nó, làm linh hoạt và sinh động toàn thể và thấm nhập từ trung tâm đến ngoại vi. Đó là nguyên nhân của chuyển động quay và do đó của dạng thức gần như hình cầu của mọi vật hiện tồn.
Cung bác ái thông tuệ.
Đây là cung biểu hiện cho độ rung động cao nhất mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta có thể có được trong Thái Dương hệ này. Nó chưa rung động một cách thích hợp, cũng không đạt đến tột đỉnh hoạt động của nó. Đó là căn bản của chuyển động xoắn ốc theo chu kỳ của cơ thể Thượng Đế và cũng như định luật Tiết Kiệm là định luật chi phối lửa nội tàng của hệ thống, cũng vậy định luật Hút và định luật Đẩy của Vũ Trụ là định luật căn bản của Cung thiêng liêng này.
Cung ý chí thông tuệ.
Cho đến nay, cung này ít được nói đến. Đó là cung của trí tuệ vũ trụ và trong sự tiến hoá, nó đi song song với cung bác ái vũ trụ, tuy nhiên, cho đến nay, rung động của nó trở nên chậm hơn và sự phát triển của nó còn chậm hơn nữa. Điều này thì dứt khoát và có chủ tâm là như thế do bởi các mục đích căn bản và sự chọn lựa ẩn bên dưới của Thái Dương Thượng Đế, trên cõi cao của Ngài (giống như các phản ánh của Ngài, tức là các con của nhân loại, đang làm),
41 Ngài ra sức hoàn thành sự phát triển đầy đủ hơn, và do đó Ngài tập trung vào sự phát triển tình thương vũ trụ trong chu kỳ lớn hơn này.
Cung này bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp và là căn bản của chuyển động của Thái Dương hệ, nó có thể được mô tả rõ nhất như là chuyển động tiến tới qua không gian hay luỹ tiến. Ít điều có thể được dự đoán liên quan đến cung này và sự biểu lộ của nó. Nó kiểm soát các chuyển động của toàn thể vòng giới hạn có liên hệ tới trung tâm vũ trụ của nó ( ).
Bảng sau đây có thể khiến cho các ý kiến trên rõ ràng hơn một ít :
Bảng I
Lửa Cung Trạng thái Biểu lộ Định luật Tính chất
1. Nội tại. Nguyên thủy. H.động Thông tuệ. Chuyển động quay. Tiết kiệm. Lửa do ma sát.
2. Về trí tuệ . Bác ái. Bác ái sáng suốt. Chuyển động xoắn ốc theo chu kỳ. Hấp dẫn. Lửa thái dương.
3. Ngọn lửa thiêng Ý chí. Ý chí sáng suốt. Luỹ tiến. Tổng hợp. Lửa điện.
Ba biểu lộ này của Sự Sống thiêng liêng có thể được xem như diễn đạt ba cách biểu lộ. Thứ nhất, vũ trụ biểu lộ hay hữu hình; thứ hai, thế giới nội tâm hay sắc tướng; thứ ba, trạng thái tinh thần phải được tìm thấy ở tâm mọi vật (1).
Các lửa nội tại làm linh hoạt và sinh động, tự chúng lộ ra theo hai cách :
43 Thứ nhất dưới hình thức tiềm nhiệt (latent heat). Đây là nền tảng của chuyển động quay và nguyên nhân của sự biểu lộ cố kết tựa hình cầu của mọi sự sống, từ nguyên tử Thượng Đế, vòng giới hạn Thái dương, xuống đến nguyên tử nhỏ nhất của nhà hoá học hay nhà vật lý học.
Thứ hai, dưới hình thức là hoạt nhiệt (active heat). Điều này đưa đến kết quả là sự hoạt động và tiến về phía trước của sự tiến hoá vật chất. Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của ba yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên (pregenetic matter). Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng (divine Energy) và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là hậu thiên khí (aether), không khí (air), lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy (1)
(1)( ).
44 Đó là toàn bộ những gì tích cực, linh hoạt hay được làm cho có sinh khí và của tất cả những gì liên quan đến sự thích ứng của sắc tướng với các nhu cầu của lửa bên trong của sự sống.
Ở đây có lẽ sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ, với cùng ý nghĩa rằng điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ của thông tuệ linh hoạt. Nên ngẫm nghĩ kỹ về điều này vì nó nắm giữ một bí nhiệm.
Lửa của cõi trí cũng biểu lộ theo hai cách:
Trước nhất, dưới hình thức Lửa Trí Tuệ, căn bản của mọi biểu lộ và theo một ý nghĩa đặc biệt huyền bí, là toàn thể các sự sống. Nó cung ứng sự liên quan giữa sự sống với hình hài, gữia tinh thần với vật chất và là nền tảng của chính tâm thức.
Thứ hai, dưới hình thức là Hành khí của Lửa (Elementals of Fire) hay là toàn bộ biểu lộ tích cực của tư tưởng, chính nó biểu lộ xuyên qua trung gian của các thực thể này, theo chính nguyên thể (essence) của chúng, chính là lửa.
Các nhị nguyên biểu lộ này tạo thành 4 yếu tố cần thiết trong tứ hạ thể Thượng Đế (logoic quaternary) ( ), hay là bản chất hạ đẳng của Thượng Đế khi ta xét sự biểu lộ của Ngài theo quan điểm huyền bí; về phương diện ngoại môn, chúng là toàn bộ của tứ hạ thể Thượng Đế, cộng thêm nguyên khí thứ năm của Thượng Đế, tức thể trí vũ trụ.
Điểm Linh Quang (divine spark) đến nay vẫn chưa biểu lộ (cũng như hai lửa khác), dưới hình thức một nhị nguyên, mặc dù, những gì ẩn giấu trong chu kỳ sau này chỉ có sự tiến hoá mới hé lộ. Lửa thứ ba này cùng với hai lửa kia, tạo thành bộ năm thiết yếu cho sự phát triển tiến hoá Thượng Đế và bởi sự phối hợp hoàn hảo của nó với hai lửa kia khi diễn trình tiến hoá tiếp diễn, ta thấy được mục tiêu của sự thành đạt của Thượng Đế cho chu kỳ lớn hơn này hay chu kỳ của Thái Dương hệ này.
45 Khi cung nguyên thuỷ, tức cung của hoạt động sáng suốt, cung thiêng liêng tức cung bác ái sáng suốt và cung vũ trụ thứ ba tức cung ý chí sáng suốt gặp nhau, phối hợp, hoà nhập và rực sáng. Thượng Đế sẽ nhận được cuộc điểm đạo thứ 5 của Ngài như vậy thành toàn được một trong các chu kỳ của Ngài. Khi chuyển động quay vòng, tiến tới trước và xoắn ốc có chu kỳ, tác động trong sự tổng hợp hoàn hảo, lúc bấy giờ rung động mong muốn sẽ được đạt đến. Khi ba định luật Tiết Kiệm, Hấp Dẫn và Tổng Hợp tác động lẫn nhau một cách chính xác hoàn hảo, lúc bấy giờ thiên nhiên sẽ phô bày
một cách hoàn toàn sự vận hành cần thiết và sự thích ứng chính xác của hình hài vật chất đối với tinh thần nội tại, của vật chất đối với sự sống và của tâm thức đối với hiện thể của nó.
II. LỬA TRONG TIỂU THIÊN ĐỊA
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một cách vắn tăt về sự tương hợp giữa tổng thể vĩ đại và đơn vị con người; và kế đó, phác hoạ chủ đề của chúng ta một cách chi tiết và xem xét các phần nhỏ trong đó, sẽ là sáng suốt nếu phân chia nó ra.
Lửa trong Tiểu thiên địa về cơ bản cũng có ba phần và biểu lộ làm năm.
1. Lửa Nội Tại truyền sinh lực: tương ứng với lửa do ma sát. Đây là toàn bộ của hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và cũng biểu lộ theo hai cách:
Thứ nhất, dưới hình thức nhiệt tiềm ẩn (tiềm nhiệt) nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.
Thứ hai, dưới hình thức hoạt nhiệt hay prana; nhiệt này làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động (driving force) của hình hài đang tiến hoá. Nó tự biểu lộ trong bốn loại dĩ thái và trong trạng thái hơi, ở đây, người ta tìm thấy sự tương ứng trên cõi hồng trần liên quan tới con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ.
Lửa này là sự rung động cơ bản của hệ thống nhỏ trong đó Chân Thần hay Tinh Thần nhân loại là Thượng Đế, và nó
46 nắm giữ phàm ngã hay con người vật chất hạ đẳng biểu lộ ra bên ngoài; như vậy, cho phép đơn vị tinh thần này tiếp xúc với cõi vật chất trọng trược nhất. Nó có sự tương ứng của nó trong cung hoạt động sáng suốt và được kiểm soát bởi Định Luật Tiết Kiệm ở một trong các tế phân của định luật này tức
là Định Luật Thích Nghi Thời gian (Law of Adaptation in Time).
2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ tương ứng với Lửa Thái dương trong con người. Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút như là sự tương ứng lớn hơn của nó. Sau này, chúng ta có thể bàn rộng về điểm này. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần - nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. Vì trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo hai cách.
Nó biểu lộ dưới hình thức ý chí sáng suốt, nối liền Chân Thần hay Tinh Thần với điểm tiếp xúc thấp nhất của nó là phàm ngã, tác động qua một hiện thể hồng trần.
Cho đến nay, nó cũng biểu lộ một cách thiếu hoàn hảo dưới hình thức yếu tố đem sinh lực trong các hình tư tưởng do chủ thể tư tưởng tạo ra. Cho đến nay, tương đối có ít hình tư tưởng, có thể nói là do trung tâm của tâm thức, tức chủ thể tư tưởng, tức Chân ngã tạo ra. Đến nay, rất ít người được giao tiếp chặt chẽ với thượng ngã (higher self) hay Chân ngã của họ, mà họ có thể kiến tạo vật chất của cõi trí thành một hình hài, hình hài này có thể được nói đến một cách đích thực là một biểu lộ của các tư tưởng, mục tiêu hay ước vọng của Chân Ngã của họ, tác động qua bộ óc hồng trần. Đa số các hình tư tưởng hiện nay đang lưu chuyển có thể nói là các kết hợp vật chất được kiến tạo thành hình hài với sự trợ giúp của trí cảm (tức là của dục vọng pha trộn chút ít trí tuệ, như vậy tạo ra sự pha trộn chất cảm dục với chất trí, mà hầu hết là chất cảm dục), và phần lớn là do bởi tác động phản xạ của hành khí.
Các nhị nguyên biểu lộ này là :
47 1. Lửa linh hoạt hay prana.
Tiềm nhiệt hay thân nhiệt (bodily heat).
2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí.
Các hình tư tưởng thuần tuý của thể trí, được làm cho sống động bởi lửa tự phát sinh, hay là bởi nguyên khí thứ năm và do đó là một phần của khu vực hay hệ thống kiểm soát của Chân Thần.
Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí (esoteric quaternary), với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần - biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.
3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí (Jiva) đang tiến hoá.
Cuối cùng chúng ta đến điểm hoà nhập hay đến cuối sự biểu lộ và đến tuyệt đích xét về mặt Chân Thần, của đại chu kỳ hay manvantara. Do đó chúng ta sẽ tìm thấy được gì? Cũng như trong đại thiên địa, sự pha trộn của ba loại lửa chính yếu của vũ trụ đánh dấu mức độ thành đạt của Thượng Đế, cũng vậy, trong sự pha trộn các lửa chính yếu của tiểu thiên địa, chắc chắn chúng ta cũng đạt đến sự toàn mỹ của thành tựu của con người trong chu kỳ này.
Khi tiềm hoả của phàm ngã pha trộn với lửa của trí tuệ, tức lửa của Chân Ngã, và cuối cùng hợp nhất (merge) với Ngọn Lửa Thiêng, lúc bấy giờ con người được điểm đạo lần thứ năm trong Thái dương hệ này và đã hoàn tất được một trong các chu kỳ lớn của con người ( 1).
Khi cả ba toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài vật chất được thành tựu. Vật chất đã được hiệu chỉnh một cách thật đúng đối với tinh thần và sau cùng sự sống bên trong thoát ra khỏi lớp vỏ của nó mà hiện giờ chỉ tạo thành một vận hà cho sự giải thoát.
48 III LỬA BIỂU LỘ
Để nối tiếp sự khảo sát của chúng ta về các loại lửa đang duy trì cấu trúc của Thái dương hệ hữu hình và của con người hữu hình biểu lộ ra ngoại cảnh, chính con người này tạo ra sự phát triển tiến hoá và vốn là căn bản của mọi nở rộ ra ngoại cảnh, nên ghi nhớ rằng chúng biểu lộ như là toàn bộ sự sống sinh động của một Thái dương hệ, của một hành
tinh, của toàn thể cấu trúc của con người hoạt động linh hoạt trên cõi hồng trần và của nguyên tử của vật chất.
Nói một cách rộng hơn, chúng tôi muốn nói rằng Lửa thứ nhất hoàn toàn liên quan đến :
a. Hoạt động của vật chất.
b. Chuyển động quay của vật chất.
c. Sự phát triển của vật chất bằng ma sát, theo định luật tiết kiệm. Bà H.P.B. đề cập đến điều này trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (xem quyển I, trang 169, 562, 567, 569, II, 258, 390, 547, 551, 552).
Lửa thứ nhì là lửa từ cõi trí vũ trụ, liên quan tới :
a. Sự biểu lộ tiến hoá của trí tuệ tức manas.
b. Sinh khí của linh hồn.
c. Sự biểu lộ tiến hoá của linh hồn khi nó biểu hiện dưới hình thức là một điều khó hiểu nó đưa tới sự tổng hợp của vật chất. Khi cả hai sát nhập lại bằng yếu tố năng lượng hoạt động này, thì cái được gọi là tâm thức xuất hiện ( ).
49 Khi sự phối hợp tiếp diễn và lửa trở nên ngày càng thêm tổng hợp, toàn thể của biểu lộ đó mà chúng ta xem như cuộc sống hữu thức trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.
d. Lửa này vận hành theo Định Luật Hút.
e. Kết quả tiếp theo trong chuyển động xoắn ốc có chu kỳ mà chúng ta gọi là sự tiến hoá của thái dương, trong thái dương hệ, nhưng nó là sự tiệm tiến (theo quan điểm của một vũ trụ) của hệ thống chúng ta đến tâm điểm của nó. Điều này phải được xem xét theo quan điểm thời gian ( ).
Lửa thứ ba liên quan đến :
a. Tiến hoá của tinh thần:
Ở giai đoạn này, một cách thực tiễn, không gì có thể được truyền đạt liên quan tới cuộc tiến hoá này. Sự phát triển của tinh thần, cho đến nay, chỉ có thể được diễn tả liên quan đến tiến hoá vật chất và chỉ qua sự thích ứng của hiện thể và qua sự thích hợp của lớp vỏ, tức xác thân hay sắc tướng mới có thể đạt được trình độ phát triển tinh thần bằng bất cứ cách nào.
Một lời cảnh báo nên được đưa vào ở đây:
Giống như trên cõi trần, hiện thể vật chất, không thể biểu hiện đầy đủ toàn thể trình độ phát triển của chân ngã hay thượng ngã, cũng vậy, ngay cả chân ngã cũng không thể cảm nhận đầy đủ và biểu hiện được tính chất của tinh thần. Vì vậy, tâm thức con người hoàn toàn không thể đánh giá được một cách đúng đắn sự sống của tinh thần hay Chân Thần.
b. Tác động của ngọn lửa thiêng theo định luật Tổng Hợp - một thuật ngữ chung mà rốt cuộc ta sẽ thấy là nó bao gồm hai định luật khác dưới hình thức các tế phân.
c. Kết quả theo sau của chuyển động luỹ tiến - một chuyển động quay tròn, theo chu kỳ và tiến tới.
Toàn thể vấn đề được bàn đến trong Bộ Luận này liên quan đến nguyên thể bên trong (subjective essence) của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài cũng không phải về khía cạnh tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong hình hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ dưới hình thức các yếu tố sống động qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển một năng lực thứ hai, tức là lửa trí tuệ và về bản thể, chính các Ngài là các điểm lửa (points of fire), tách ra qua sự cọ xát vũ trụ, được tạo thành bởi sự quay của bánh xe vũ trụ, bị lôi cuốn vào biểu lộ nhất thời có giới hạn và rốt cuộc phải trở về trung tâm vũ trụ của các Ngài. Các Ngài sẽ trở lại gia thêm các kết quả của sự tăng trưởng tiến hoá và nhờ sự đồng hoá, các Ngài sẽ làm mạnh thêm bản chất căn bản và sẽ là lửa tinh thần cộng với lửa trí tuệ.
Lửa bên trong của vật chất, mà trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm được gọi là “lửa do ma sát”. Đó là một hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra bởi hai thứ lửa tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc với nhau qua trung gian vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính
51 vật chất dưới hình thức lửa bên trong của mặt trời và của các hành tinh và có được một phản ảnh trong các lửa bên trong của con người. Con người là Ngọn Lửa Thiêng và lửa của trí tuệ tiếp xúc được với nhau qua trung gian của vật chất hay hình hài. Khi sự tiến hoá chấm dứt, lửa của vật chất thì không thể nhận biết được. Nó chỉ tồn tại khi hai thứ lửa kia được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi chính vật chất.
Bây giờ chúng ta hãy nhận xét vắn tắt vài sự kiện có liên quan đến lửa trong vật chất và chúng ta hãy xem xét chúng một cách thứ tự, để mặc thời gian làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng. Trúơc nhất, chúng ta có thể nói rằng lửa bên trong vừa tiềm tàng vừa linh động, tự nó biểu lộ như là cái tổng hợp của các lửa được thừa nhận của Thái dương hệ, và thí dụ, biểu lộ dưới hình thức bức xạ mặt trời và sự cháy bên trong hành tinh. Đề tài này có phần nào được bao gồm bởi khoa học và được ẩn giấu dưới bí nhiệm của điện ở cõi hồng trần, vốn là một biểu hiện của lửa bên trong linh hoạt của Thái dương hệ và của hành tinh giống y như sự cháy bên trong là một biểu hiện của lửa bên trong tiềm tàng. Các lửa sau này vốn ở bên trong của mỗi bầu hành tinh và là cơ bản của mọi sự sống biểu lộ ở cõi trần.
Thứ hai là, chúng ta có thể ghi nhận rằng lửa bên trong là căn bản của sự sống trong ba giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ tư hay giới nhân loại có liên quan tới hai hiện thể thấp. Lửa của trí tuệ, khi phối hợp với các lửa bên trong, là căn bản của sự sống trong giới thứ tư, và khi được phối hợp (hiện nay chỉ mới một phần, còn sau này sẽ toàn thể), chúng sẽ kiểm soát con người tam phân hạ đẳng hay là phàm ngã; sự kiểm soát này kéo dài cho đến cuộc điểm đạo thứ nhất.
Cuối cùng là lửa Tinh thần, khi được phối trộn với hai lửa kia (sự phối trộn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất), hợp thành một căn bản của sự sống tinh thần. Khi cuộc tiến hoá nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, ba lửa này bùng cháy cùng lúc, tạo ra sự toàn giác (perfected
52 consciousness). Sự bùng cháy này đưa tới kết quả là cuối cùng tạo nên sự thanh luyện vật chất và sự thoả đáng theo sau của nó; vào lúc kết thúc cuộc biểu lộ, cuối cùng nó đưa đến sự huỷ diệt sắc tướng, sự tan biến của sắc tướng và kết thúc sự sống như được hiểu trên các cõi thấp. Theo thuật ngữ thần học Phật giáo, nó tạo ra sự tịch diệt (annihilation); điều này bao hàm không những sự mất tự thể (identity) mà còn là sự chấm dứt việc biểu lộ ra ngoại cảnh và sự đào thoát của Tinh Thần, cộng với trí tuệ vào trung tâm vũ trụ của nó. Nó có sự tương đồng của nó trong cuộc điểm đạo mà khi đó vị
cao đồ (adept) thoát khỏi các giới hạn của vật chất trong ba cõi thấp.
Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của con người gồm có ba :
1. Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. Đây là tiềm hoả.
2. Lửa bức xạ : Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.
3. Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành hai nhóm :
a. Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng.
b. Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ.
Sau này chúng ta sẽ thêm chi tiết về đề tài này khi xét đến lửa của trí tuệ và bàn đến bản chất của các hành khí biết suy tư. Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân (the Fire Lord), tức là Agni. Khi nói đến Ngài và thiên giới của Ngài, đề tài cần phải được xét rộng hơn.
Tuy nhiên, nơi đây, chúng ta có thể vạch ra rằng hai trình bày đầu tiên của chúng ta liên quan đến lửa bên trong, diễn tả hiệu quả mà các hoả thực thể (fire entities) có được đối với môi trường bao quanh chúng. Nhiệt và phát xạ là các tên gọi khác có thể được dùng theo nghĩa này. Mỗi một trong các
53 hiệu quả này tạo ra một loại hiện tượng khác nhau. Tiềm hoả gây nên sự tăng trưởng tích cực của những gì mà nó được lồng vào trong đó, và gây nên sự thúc đẩy hướng thượng, sức thúc đẩy này đưa vào biểu lộ tất cả những gì được tìm thấy trong các giới của thiên nhiên. Lửa phát xạ gây nên sự tăng trưởng liên tục của những gì đã đang phát triển, dưới ảnh hưởng của tiềm hoả, tới một mức độ có thể tiếp nhận được lửa bức xạ. Chúng ta hãy lập bảng biểu về việc đó như sau :
Thái dương hệ hay Đại thiên địa : Thái Dương Thượng Đế hay Đại Thiên Đế.
Tiềm hoả hay nội hoả tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi hình thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn (inherent warmth) gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật.
Lửa linh hoạt hay lửa bức xạ vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả.
Hành Tinh Thượng Đế : Những gì được đề ra liên hệ đến thái dương hệ, nói chung có thể được khẳng định đối với tất cả các hành tinh mà trong bản chất của chúng phản ảnh cho vầng Thái Dương, huynh trưởng của chúng.
Nhân loại hay Con Người Tiểu Thiên Địa:
Tìềm hoả của nhân loại, tức là nhiệt ở bên trong thân người, tạo ra các hình thức khác nhau của sự sống, như là :
1. Các tế bào của thể xác.
2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bởi tiềm nhiệt.
3. Sự sinh sôi nảy nở của chính nó trong các hình hài con người khác, tức cơ bản của chức năng tính dục.
Tuy nhiên, bức xạ của con người hay lửa linh hoạt (active fire), cho đến nay vẫn là một yếu tố ít được hiểu biết nhất. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt).
Cần phải phân biệt giữa bức xạ từ thể dĩ thái vốn là một bức xạ của prana với từ điển, vốn là một sự phóng phát từ
54 một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Ngọn Lửa Thiêng được tạo ra trên cõi thứ hai, tức cõi Chân Thần, và từ điển (vốn là một phương pháp để giải thích lửa bức xạ), do đó được cảm nhận một cách tối thượng trên cõi thứ tư và thứ sáu hay là xuyên qua thể Bồ Đề và thể cảm dục. Như chúng ta biết, các cõi này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì. Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận.
Do đó, sau khi đã trình bày như trên, chúng ta có thể tiếp tục đề cập một cách chi tiết hơn về lửa bên trong của các hệ thống, tiểu và đại thiên địa.
TIẾT MỘT
ĐOẠN A
55 CÁC NỘI HOẢ CỦA CÁC THỂ
I. BA VẬN HÀ ĐỐI VỚI LUỒNG HOẢ
Do việc thường dùng tên gọi “lớp vỏ” (“sheath”), nên cần phải chú ý rằng chúng ta khảo sát các luồng hoả đang biểu lộ qua trung gian của các lớp ngoài này đối với các màn vật chất đang che giấu Thực Tại bên trong, Ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến đề tài về các lớp vỏ trên các cõi cao, mà chỉ bàn đến luồng hoả làm linh hoạt ba hiện thể thấp - tức thể xác trong hai tế phân của nó (tức là thể dĩ thái và nhục thân), thể tình cảm hay thể cảm dục và thể hạ trí. Các đạo sinh không cẩn trọng thường bỏ qua sự kiện rằng cả hai thể cảm dục và thể hạ trí đều là vật chất, và cũng là vật chất theo cách riêng của nó, giống như là nhục thân và chất liệu mà chúng được tạo thành cũng được làm cho linh hoạt bởi lửa tam phân y như thể xác.
Trong thể xác, chúng ta có các luồng hoả của phàm ngã (về mặt con vật) tập trung ở đáy xương sống. Chúng nằm ở một điểm có liên hệ với thể xác giống như mặt trời hồng trần so với Thái dương hệ. Điểm nhiệt trung ương này toả ra theo mọi hướng, dùng cột xương sống như là động mạch chính của nó, nhưng tác động có liên quan chặt chẽ với vài hạch thần kinh trung ương nằm bất cứ nơi đâu và có sự kết hợp đặc biệt với lá lách.
56 Trong thể dĩ thái, vốn là một mô phỏng đúng y như đối phần trọng trược của nó, chúng ta có cơ quan của lửa linh hoạt hay lửa bức xạ, và, như được biết rõ, đó là hiện thể của prana. Chức năng của nó là tích chứa các tia sáng bức xạ và nhiệt nhận được từ mặt trời và truyền chúng, qua lá lách, đến mọi phần của thể xác. Vậy thì, trong tương lai, người ta sẽ đi đến chỗ nhận ra rằng xương sống và lá lách cực kỳ quan trọng cho tình trạng sức khoẻ thể xác của con người, và khi cột xương sống nằm thật đúng và thật thẳng và khi lá lách không bị sung huyết và trong tình trạng khoẻ mạnh, sẽ có ít sự xáo trộn trong nhục thân. Khi lò lửa vật chất cháy sáng và khi nhiện liệu của thể xác (tức tia prana) được đồng hoá một cách thích ứng, xác thân con người sẽ vận hành như ý muốn.
Vấn đề về việc phối hợp hai luồng hoả này vốn đầy đủ ở một người bình thường và khoẻ mạnh, sẽ thu hút sự chú ý của các nhà y học hiện đại. Lúc ấy, chính y sẽ quan tâm tới việc loại bỏ sự tắc nghẽn thần kinh hay tắc nghẽn vật chất để chừa lại một vận hà thông suốt cho hơi ấm bên trong. Sự phối hợp này, hiện nay đang là một sự tăng trưởng tự nhiên và thông thường trong mỗi người, là một trong các dấu hiệu của thành tựu hay sự khai mở trong một Thái dương hệ trước. Giống như việc điểm đạo và giải thoát được ghi dấu trong Thái dương hệ này bằng sự phối hợp các luồng hoả của thể xác, của trí tuệ và của Tinh Thần, cũng vậy, trong một chu kỳ trước, sự thành tựu được đánh dấu bằng sự phối hợp các lửa tiềm tàng của vật chất với lửa bức xạ hay lửa linh hoạt và kế đó là sự phối hợp hai lửa này với lửa của trí tuệ. Trong chu kỳ trước các hiệu quả trong sự biểu lộ của Lửa Thiêng thì quá xa xăm và kín đáo đến nỗi mà hiếm khi nhận ra được, dù là nhận ra một cách lờ mờ ở đó. Sự tương đồng của nó có thể được nhìn thấy trong giới động vật, trong đó bản năng nắm giữ trực giác đang tiềm tàng còn Tinh thần đang ứng linh một cách lờ mờ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là một phần của tổng thể thiêng liêng.
57 Đồ hình I
Đề tài về nhiệt bức xạ của hệ thống đại và tiểu thiên địa sẽ được bàn đến chi tiết về sau này. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến tiềm hoả bên trong của :
a. Thái dương.
b. Hành tinh.
c. Con người.
d. Nguyên tử.
Chúng ta phải nhớ rằng trong cả hai thể cảm dục và trí tuệ có các đối phần của các trung tâm lực như đã thấy trong thể xác. Các trung tâm này liên quan đến vật chất và sự tiến hoá của nó. Một phát biểu căn bản có thể được đưa ra liên quan đến lửa bên trong của cả bốn (thái dương, hành tinh, con người và nguyên tử):
Trong Thái dương, hành tinh, con người và trong nguyên tử có một điểm nhiệt trung tâm, hay là (tôi tạm dùng một thuật ngữ có giới hạn và không thích hợp) một hang lửa trung ương, hay cái nhân của nhiệt và cái nhân trung ương này đạt tới giới hạn của vùng ảnh hưởng của nó, tức là vòng giới hạn của nó, bằng một vận hà tam phân ( ).
a) Thái dương : Bên trong mặt trời, ngay giữa tâm là một biển lửa hay nhiệt, nhưng không phải là một biển lửa ngọn. Ở điểm này sự phân biệt có lẽ sẽ không có ý nghĩa đối với một số người. Đó là trung tâm của khối cầu và là điểm cháy rực bên trong ghê gớm nhất, nhưng có ít liên quan đến các
58 ngọn lửa hay chất khí đang cháy (bạn muốn dùng thuật ngữ nào cũng được) vốn thường được hiểu là sẽ hiện hữu khi nào mặt trời được xét đến. Đó là điểm cháy rực mạnh mẽ nhất và khối cầu lửa bên ngoài chỉ là sự biểu lộ của sự cháy bên trong đó. Nhiệt trung ương này toả ra sức nóng của nó tới mọi phần của Thái dương hệ bằng một vận hà tam phân hay là xuyên qua các “Tia Tiếp Cận” (“Rays of Approach”) của nó vốn ở trong toàn bộ của chúng gợi cho chúng ta ý tưởng về “sức nóng của mặt trời”.
1. Akasha chính là vật chất sinh khí, hay là vật chất được kích động bởi tiềm nhiệt.
2. Điện lực tức là chất liệu của một cực và được truyền sinh lực bằng một trong ba ngôi Thượng Đế. Để diễn tả điều đó một cách huyền linh hơn người ta nói đó là chất liệu biểu hiện cho đặc tính của các Tinh Quân Vũ Trụ mà đó chính là năng lượng của Ngài.
3. Các Tia sáng của trạng thái Prana, một số các tia đó hiện giờ đã được các nhà khoa học hiện đại nhận biết. Chúng chỉ là các trạng thái nhiệt tiềm tàng của mặt trời khi mặt trời tiến đến gần Địa Cầu bằng một đường đặc biệt có ít sự đối kháng nhất.
Khi thuật ngữ “vận hà hay tia tiếp cận” được dùng, nó có nghĩa là sự tiến từ trung tâm của bức xạ mặt trời đến ngoại biên. Những gì gặp được trong sự tiếp cận đó – thí dụ như là các thể của hành tinh - sẽ bị tác động bởi luồng akasha, luồng diện hay luồng Prana theo một đường lối nào đó. Nhưng tất cả các luồng này chỉ là các lửa bên trong của Thái dương hệ khi được nhìn từ một điểm nào đó trong không gian của vũ trụ, chứ không phải không gian của mặt trời. Do đó điều hiển nhiên là vấn đề lửa này cũng phức tạp như vấn đề các cung. Lửa bên trong của Thái dương hệ trở thành Lửa bên ngoài và Lửa phát xạ khi xét theo quan điểm một hành tinh; trong khi lửa bên trong của hành tinh sẽ tác động vào con người dưới hình thức bức xạ theo đúng cùng một cách thức như là các phóng phát prana của thể dĩ thái – con người tác động vào một thể xác khác dưới hình thức bức xạ. Điểm cần phải hiểu
59 rõ trong tất cả các trạng thái này và tất cả có liên quan với vật chất chớ không phải liên quan với trí tuệ hay Tinh Thần.
b) Hành tinh. Sâu trong tâm của hành tinh – thí dụ như địa cầu – là các nội hoả đang nằm giữa bầu hành tinh, hay là các hang động – đang tràn ngập với lửa cháy rực – làm cho sự sống trên bầu hành tinh khó mà có được chút xíu nào. Các lửa bên trong của nguyệt cầu thực tế đã tắt và do đó nguyệt cầu không chiếu sáng, trừ việc soi sáng nhờ vào phản chiếu, do chỗ không còn lửa bên trong để phối hợp và trộn lẫn với ánh sáng bên ngoài. Các lửa bên trong này của địa cầu có thể được thấy tác động, như là trong thái dương, xuyên qua ba vận hà chính :
1. Chất liệu tạo tác hay là vật chất của hành tinh được nhiệt làm cho sinh động. Nhiệt và vật chất này cũng tác động giống như mẹ của vạn vật để làm nẩy mầm, và dưới hình thức kẻ bảo vệ cho mọi vật đang trú ẩn tại đó và trên đó. Chất này tương tự với akasha, tức là chất linh hoạt đem lại sinh lực của Thái dương hệ vốn đang bảo dưỡng mọi vật như là một từ mẫu.
2. Lưu chất mang điện (Electrical fluid), một lưu chất tiềm tàng trong hành tinh, nhưng cho đến nay vẫn ít được nhận ra. Có lẽ hay hơn là diễn tả bằng thuật ngữ “từ điển sinh động” (“animal magnetism”). Đó là đặc tính phân biệt của bầu khí quyển của một hành tinh, hay là vòng giới hạn có mang điện của nó. Đó là đối cực so với lưu chất mang điện của mặt trời, và sự tiếp xúc của cả hai và việc vận dụng đúng các lưu chất đó là mục đích – có lẽ chưa được nhận ra - của mọi nỗ lực khoa học trong lúc này.
3. Tia phóng phát (emanation) bức xạ của hành tinh mà chúng ta có thể gọi là Prana hành tinh. Đó cũng là những gì được nói tới khi người ta nói đến các tính chất đem lại sức khoẻ của Mẹ Thiên Nhiên và đó là mặt sau của lời kêu gọi của người thầy thuốc hiện tại, khi y nói một cách khôn ngoan “Hãy hướng về Địa Cầu” (“Back to the Earth”). Chính dòng phóng phát Prana này tác động trên thể xác, mặc dù trong trường hợp này không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được hấp thụ hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông là con đường dễ dàng nhất của nó.
60 c) Con người. Ở đáy xương sống có tàng ẩn lửa của hệ thống con người hay là các lửa bên trong của tiểu thiên địa.
Trung tâm lực nằm ở đó và từ đó, các bức xạ tiến về phía trước dọc theo ba vận hà có thể nhận thấy được trong xương sống.
1. Hơi ấm của thân thể, vận hà mà dọc theo đó nhiệt toả ra và có mục tiêu chú tâm của nó là sưởi ấm cho cơ thể. Sức sống này của chất đặc của cơ thể tìm thấy sự tương ứng của nó trong Akasha của Thái dương hệ và trong chất liệu tạo tác của hành tinh.
2. Sự ứng đáp của thần kinh (Nervous response). Đây là lưu chất bền bĩ mang sinh lực, chính nó dùng vào việc kích thích các trung tâm thần kinh và chính nó tạo ra đáp ứng về điện cho sự tiếp xúc giữa thần kinh và não bộ. Ngày nay, nên khảo cứu kỹ lưỡng hơn về điều này. Nó tương ứng với điện của Thái dương hệ và điện của hành tinh.
3. Bức xạ Prana. Xuyên qua thể dĩ thái của con người, bức xạ này tương ứng với Prana thái dương và Prana hành tinh. Bức xạ này chủ yếu là lộ ra trong hào quang sức khoẻ và không có liên quan gì với các tính chất từ điển, như thường được diễn dịch khi xem phàm ngã hay con người như một đơn vị. Tôi đã lặp lại điều này vì rất cần thiết rằng không nên có sự nhầm lẫn trong tâm trí giữa từ điển vốn là một bức xạ về tinh thần với những gì thuần khiết là động vật.
Ở đây có thể là khôn ngoan mà nêu ra rằng sự biểu lộ tam phân này của lửa cũng lộ ra trong thể cảm dục và thể trí, có liên quan với chất liệu của những thể kia. Chúng ta có thể trình bày lửa này trong cách biểu lộ tam phân của nó như là toàn bộ của lửa chính yếu hay hoạt động sự sống của Thượng
61 Đế Ngôi Ba. Nên cẩn thận ghi nhớ rằng sự biểu lộ công tác của Ba Ngôi Thượng Đế là biểu lộ của trí tuệ của một Thực Thể vũ trụ nào đó. Cũng thế, bảy Thực Thể Thông Linh Hành Tinh, tức bảy Hành Tinh Thượng Đế, là bảy vị Thượng Đế (cũng là các Đấng Vũ Trụ) trong toàn thể, các Ngài hợp thành Cơ Thể của Thượng Đế Ba Ngôi. Do đó, chúng ta có :
1. Thượng Đế không biến phân (The undifferen–tiated Logos), một Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ.
2. Thượng Đế, với biểu lộ Ba Ngôi :
a. Tinh Quân Ý Chí Quyền Năng vũ trụ.
b. Tinh Quân Bác Ái và Minh Triết vũ trụ.
c. Tinh Quân Trí Tuệ Hoạt Động vũ trụ.
3. Thượng Đế ba ngôi, khi biểu lộ thất phân, nghĩa là bảy vị Hành Tinh Thượng Đế ( )(2)
63 Mỗi một trong số các Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là Lửa, trong nguyên thể chính yếu của Ngài. Mỗi vị biểu lộ dưới hình thức lửa theo ba cách. Theo quan điểm thời gian, Tinh Quân vũ trụ của Trí Tuệ linh hoạt, xét theo quan điểm tiến hoá vũ trụ, thì tiến hoá hơn hai huynh đệ của Ngài. Ngài là sự sống của vật chất, Lửa bên trong tiềm tàng của vật chất.
Bản chất của Ngài là bản chất của lửa đang nằm ở tâm của mặt trời, của hành tinh và của các hình hài vật chất của con người. Ngài là toàn bộ của quá khứ.
Tinh Quân Bác Ái Vũ trụ hiện nay đang tìm cách hợp nhất với Huynh Đệ của Ngài, và, theo quan điểm thời gian tiêu biểu cho mọi Hiện tại. Ngài là toàn bộ của tất cả những gì được tiêu biểu; Ngài là Sự Sống hữu thức. Ngài là Đấng Con Thiêng và sự sống cùng bản chất Ngài tiến hoá xuyên qua mọi hình thức hiện hữu. Đấng Tinh Quân Ý Chí Vũ Trụ nắm giữ tương lai trong thiên cơ và tâm thức của Ngài. Tất cả ba Đấng là Các Con của một Từ Phụ, cả ba là các trạng thái của Thượng Đế Duy Nhất (One God) cả ba Đấng là Tinh Thần, cả ba Đấng là Linh Hồn và cả ba Đấng là các Tia (Rays) xuất phát từ một trung tâm vũ trụ. Cả ba Đấng đều là chất liệu nguyên thuỷ, nhưng trong quá khứ một Đấng là Con Trưởng, hiện tại một Đấng khác giữ địa vị lãnh đạo, và trong tương lai còn một Đấng nữa. Nhưng điều này chỉ xảy ra trong Thời Gian. Theo quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu, không một vị nào cao hơn hay thấp hơn một vị nào vì Đấng cuối cùng sẽ là đầu tiên và Đấng đầu tiên sẽ là cuối cùng. Lúc không biểu lộ, thời gian sẽ không có, khi không biểu lộ ra ngoại cảnh, các trạng thái tâm thức đều là hư vô.
Lửa Tinh Thần là lửa chủ yếu của Thượng Đế Ngôi Một, Ngôi Ý Chí, cộng với lửa của Thượng Đế Ngôi Hai, Ngôi Bác Ái. Cả hai Thực Thể Thông Linh vũ trụ này trộn lẫn, phối hợp nhau và biểu lộ như Linh Hồn, sử dụng sự trợ giúp của Thượng Đế Ngôi Ba để biểu lộ. Ba thứ lửa trộn lẫn và phối hợp. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư và trên bầu thứ tư của hệ thống hành tinh chúng ta, các lửa của Thượng Đế Ngôi Ba, 64 của vật chất thông tuệ trộn lẫn ít nhiều với lửa của trí tuệ vũ trụ, biểu lộ dưới hình thức ý chí hay quyền năng và làm linh hoạt Chủ Thể Tư Tưởng trên mọi cõi. Mục tiêu của sự hợp tác của các Ngài là sự biểu lộ hoàn hảo của Đấng Bác ái vũ trụ. Điều này nên được suy gẫm vì nó tiết lộ một bí nhiệm.
Sự phối hợp của ba lửa, sự hoà lẫn của ba Linh Quang và sự hợp tác của Ba Ngôi Thượng Đế (vào lúc này và trong Thái dương hệ này) có mục đích là phát triển Nguyên Thể (Essence) của Tinh Quân Bác Ái vũ trụ. Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thượng Đế. Sớm hay muộn hơn đều không được, chỉ ngay lúc này thôi. Khi nhìn từ cõi trí vũ trụ, cả Ba Ngôi cấu thành Phàm Ngã của Thượng Đế và được thấy đang vận hành như một. Đó là cái bí nhiệm (được nhận ra như là sự thực, dù không hiểu rõ được) của sức nóng quá độ được diễn tả một cách huyền bí, của thể cảm dục hay thể trung ương của phàm ngã tam phân. Nó làm linh hoạt và kiểm soát thể xác, còn các ước muốn của nó thống trị trong đa số các trường hợp; nó biểu lộ trong thời gian và không gian sự tương tự của việc hợp nhất tạm thời của tinh thần và vật chất, các lửa của bác ái vũ trụ và lửa của vật chất được phối hợp. Một sự tương đồng như thế được tìm thấy trong sức nóng hiện ra bên ngoài trong Thái dương hệ thứ hai này.
d. Nguyên tử. Các lửa bên trong của nguyên tử cũng có thể được thấy tác động theo các đường tương tự, các nhà khoa học cũng đã nhận ra ít nhiều bằng chứng của chúng.
Điều này vốn dĩ như thế, không cần đi sâu hơn vào chi tiết ( ). 65 II. HOẢ TINH LINH VÀ HOẢ THIÊN THẦN
Bây giờ, chúng ta có thể xem xét một cách vắn tắt về vấn đề hoả tinh linh và hoả thiên thần, và rồi bàn về sự liên quan của cung phàm ngã đối với lửa bên trong này của Thái dương hệ trong biểu lộ tam phân của nó.
Một số sự kiện được nhận ra liên quan với hoả chơn linh (nếu chúng có thể được gọi như thế). Sự kiện căn bản phải được nhấn mạnh ở đây là Agni, tức Hỏa Tinh Quân (Lord of Fire), cai quản khắp các hoả tinh linh và hoả thiên thần trên ba cõi tiến hoá nhân loại là hồng trần, cảm dục và hạ trí, và thống ngự chúng không những trên địa cầu này mà còn trên ba cõi giới trong mọi phần của Thái dương hệ. Ngài là một trong số bảy Huynh Đệ (dùng một diễn tả quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu bộ Giáo Lý Bí Nhiệm) mỗi vị tượng trưng cho một trong bảy nguyên khí hay chính các vị là bảy trung tâm lực trong cơ thể của Hoả Tinh Quân vũ trụ mà bà Blavatsky gọi là “Fohat”. Ngài là Đấng Thông Tuệ linh hoạt của lửa, là cơ bản của các lửa bên trong của Thái dương hệ. Mỗi một trong số các Đấng này thống ngự trên mỗi cõi và ba vị Huynh Trưởng (luôn luôn là ba vị hiển lộ và sau đó là bảy vị, các Ngài rốt cuộc sẽ phối hợp thành ba nguyên thuỷ) ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng các Ngài là lửa được xét trong trạng thái thứ ba, tức
66 lửa của vật chất. Trong toàn thể của các Ngài, bảy Đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ mà các sách huyền linh gọi là Fohat ( ).
Cũng thế, theo cùng nghĩa như là bảy vị Chohans (1) với các nhóm môn đồ gắn bó của các Ngài, hợp thành bản thể (essence) hay các trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Đến phiên các Đấng này lại hợp thành bản thể của Thái Dương Thượng Đế.
Mỗi một trong số bảy Hoả Tinh Quân (2) này được phân hoá ra thành nhiều nhóm hoả thực thể, từ các Thiên Thần Tinh Quân (Deva-Lords) của một cõi giới xuống đến các hoả tinh linh nhỏ bé của các lò lửa trong nhà. Chúng ta không bàn đến các tinh chất của lửa (fiery essences) thuộc các cõi giới cao ở giai đoạn này trong cuộc thảo luận của chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ kể ra một cách vắn tắt một số trong các nhóm được biết nhiều nhất như đã được tiếp xúc trong ba cõi thấp.
1. Cõi hồng trần:
Hoả tinh linh (Salamanders), các hoả tinh linh nhỏ bé mà người ta có thể thấy đang nhảy múa trong mọi ngọn lửa, chăm sóc lửa của lò sưởi, của nhà ở và lửa của xưởng máy.
Chúng cùng một nhóm với các thần lửa bậc thấp, các thần lửa này có thể được giao tiếp ở sâu trong trung tâm cháy rực của hành tinh.
Hoả thần thấp (Fire spirits) tiềm ẩn trong mọi điểm tập trung nhiệt, chính chúng là tinh chất của hơi ấm và có thể
67 được tiếp xúc trong nhiệt của cơ thể, hoặc của con người hay con thú và chúng cũng là hơi ấm địa cầu.
Hoả thần cao (Agnichaitans), một hạng hoả thần cao cấp, các vị này tạo thành một đám xoáy lửa khi xét trên một mức độ lớn, như là trong các hoả sơn và các đám cháy gây huỷ diệt lớn. Nhóm này liên kết chặt chẽ với một nhóm thiên thần còn quan trọng hơn nữa, để tạo thành lớp vỏ cháy rực của mặt trời.
Tinh linh Prana (Pranic elementals) các tinh chất lửa nhỏ bé này có khả năng thấm nhập vào cấu trúc của cơ thể người, của cây cối hay của tất cả những gì có thể tìm thấy trong giới nhân loại, thực vật và động vật, nhóm này trộn lẫn với các lửa của các hệ thống tiểu vũ trụ.
Một vài giới thiên thần có thể được mô tả như là đem lại linh hồn (ensouling) cho các tia sáng vĩ đại và chính các Ngài là tinh hoa của các tia đó. Các hình thức khác của các sự sống tinh linh và của các nhóm thiên thần như thế có thể được liệt kê ra, nhưng bảng ở trên cũng đủ cho mục đích hiện tại của ta.
2. Cõi cảm dục
Các tinh chất lửa của cõi giới này khó cho ta hiểu rõ hơn, vì cho đến nay, ta không thấy được trên cõi đó.
Chính chúng là hơi ấm và sức nóng của thể xúc cảm và của thể cảm giác. Nhóm này thuộc về một đẳng cấp thấp khi ở trên con đường dục vọng, và thuộc đẳng cấp cao hơn khi ở trên con đường đạo tâm vì lúc bấy giờ tinh linh chuyển hoá thành thiên thần.
Đẳng cấp và hàng ngũ của chúng thì nhiều, nhưng danh tính của chúng không thành vấn đề, ngoại trừ trong một trường hợp duy nhất. Có lẽ sẽ có lợi khi biết danh hiệu áp dụng cho các hoả thiên thần mà phận sự của họ là giữ gìn các lửa để sau này sẽ phá huỷ thể nguyên nhân. Chúng ta cần nhớ rằng chính sự đi lên của tiềm hoả của vật chất và sự hoà nhập của nó với hai lửa khác gây nên sự tàn phá. Các tinh linh và thiên thần này được gọi là cảm dục thiên thần (Agnisuryans) và trong toàn bộ của các Ngài là tinh chất lửa của thể bồ đề, do đó, sự biểu lộ thấp nhất của các Ngài là ở trên cõi thứ sáu, tức cõi cảm dục.
Chi tiết thêm về sự sống của các thiên thần này sẽ được tìm thấy ở phần sau trong Bộ Luận này, nơi mà các vị đó được bàn đến nhiều hơn.
69 TIẾT MỘT
ĐOẠN B
CUNG PHÀM NGÃ VÀ LỬA DO MA SÁT
I. CÔNG VIỆC CỦA BA CUNG :
Nơi đây, chúng ta đề cập đến một vấn đề vô cùng lý thú, tuy nhiên vấn đề này cũng rất ít được tìm hiểu. Tôi muốn nói đến vấn đề các nguyên tử thường tồn (permanent atom) (1).
Chú thích 1
1 Nguyên tử thường tồn : Một điểm chiếm hữu của nguyên tử vật chất. Một trung tâm lực rất nhỏ hợp thành yếu tố trung ương và cơ chế phương tiện thu hút xung quanh đó các thể của Chân Thần lâm phàm được thành lập. Các thể này được xỏ xâu như các viên ngọc trên sutratma hay là sợi chỉ (thread).
Cung (ray): Một dòng thần lực hay một phân thân (an emanation). Thái Dương Thượng Đế hay là Đại thiên địa, biểu lộ qua ba cung chính yếu và bốn cung thứ yếu. Chân Thần hay tiểu thiên địa cũng biểu lộ qua ba cung như đã nói đến ở trên. Tất cả các cung biểu hiện một loại thần lực đặc biệt được chuyên hoá.
Triad (Tam thượng thể). Theo sát nghĩa, đây là Atma-buddhimanas, tức biểu lộ của Chân Thần, giống như phàm ngã là biểu lộ của Chân Ngã. Chính Chân Thần tự biểu lộ qua Tam Thượng Thể và trong trạng thái thấp nhất của nó hay trạng thái thứ ba tạo thành Chân ngã thể hay Thể nguyên nhân, đó là Chân ngã thơ ấu hay Chân ngã phôi thai. Tương tự, chính Chân ngã tự biểu lộ qua con người tam phân hạ đẳng, đó là hạ trí, thể cảm dục và thể dĩ thái (các thể này là phản ánh của Tam thượng thể) và ba thể này tạo ra biểu lộ vật chất trọng trược.
Mỗi thể hay hình hài mà Tinh Thần hoạt động trong đó, với điểm tập trung của nó trên mỗi cõi, đều có một nguyên tử làm bằng vật chất của cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi chính. Nguyên tử này được dùng như một trung tâm để phân phối thần lực, để bảo tồn năng lực, để đồng hoá kinh nghiệm và để
70 bảo tồn ký ức. Các nguyên tử này có liên lạc trực tiếp với một hay các nguyên tử khác trong ba cung lớn liên hệ với tiểu vũ trụ :
71 a/ Cung Chân Thần, tức cung tổng hợp của tiểu thiên địa.
b/ Cung Chân ngã
c/ Cung phàm ngã
Mỗi một trong các cung này liên hệ với một trong các nguyên tử thường tồn trong con người tam phân hạ đẳng và có một tác động trực tiếp trên các loa tuyến (spirillae) ( ) nằm trong nguyên tử đó.
Chúng ta ghi nhận trong tác phẩm “Thư Về Tham Thiền Huyền Linh” rằng các nguyên tử của con người tam phân hạ đẳng trải qua một tiến trình gồm hai phần:
Trước nhất, chúng được truyền sinh khí trong khi quay và mỗi nguyên tử chứa giữ ánh sáng theo trình tự đã được an bài cho đến khi tam giác bên dưới hoàn toàn được chiếu sáng.
Rốt lại, sự chuyển hoá xảy ra, hay là (nói cách khác) sự an trụ sau rốt di chuyển vào ba nguyên tử thường tồn của Tam thượng thể và ra khỏi ba nguyên tử thường tồn của tam giác ở dưới. Nguyên tử thường tồn hồng trần bị vượt qua và sự an trụ tập trung vào thể trí, nguyên tử thường tồn cảm dục bị vượt qua và sự an trụ tập trung vào thể bồ đề, trong khi
71
nguyên tử thường tồn hạ trí được thay thế bằng nguyên tử thường tồn của cõi năm, tức cõi Niết Bàn. Tất cả các điều này xảy ra bởi tác động của ba cung vào các nguyên tử và vào sự sống trong mỗi nguyên tử. Sự liên quan giữa ba cung này và các nguyên tử thường tồn có thể được tóm tắt như sau:
Cung Phàm ngã có tác động trực tiếp trên nguyên tử thường tồn hồng trần (physical permanent atom).
Cung Chân ngã có tác động tương tự trên nguyên tử thường tồn cảm dục.
Cung Chân Thần có liên hệ chặt chẽ với nguyên tử thường tồn hạ trí.
Tác dụng của chúng gồm ba mặt, nhưng không đồng thời, bao giờ chúng cũng tác động như mọi vật đã tác động như thế trong Thiên Nhiên, theo các chu kỳ đã an bài. Thí dụ, sự kích hoạt vốn là kết quả của tác động của Cung Chân Thần trên nguyên tử thường tồn hạ trí, chỉ được cảm thấy khi người tìm đạo bước lên Thánh Đạo, hay là sau khi y đã được điểm đạo lần một. Tác động của cung Chân ngã trên nguyên tử thường tồn cảm dục được cảm thấy ngay khi Chân ngã có thể tạo nên liên lạc thông suốt với bộ não vật chất; khi điều này diễn ra như thế, cung chân ngã bắt đầu tác động vào nguyên tử một cách mạnh mẽ và liên tục; điều này xảy ra khi một người tiến hoá cao và tiến gần đến Thánh Đạo. Thần lực tam phân này được cảm thấy theo cách sau:
Thứ nhất. Nó tác động lên bức tường của nguyên tử dưới hình thức một lực bên ngoài và ảnh hưởng đến tác động quay vòng và rung động của nguyên tử đó.
Thứ hai. Nó kích thích lửa bên trong của nguyên tử và làm cho ánh sáng của nguyên tử đó chiếu ngày càng chói lọi.
Thứ ba. Nó tác động lên các loa tuyến và đưa chúng dần dần đi vào hoạt động.
II. CUNG PHÀM NGÃ VÀ NGUYÊN TỬ THƯỜNG TỒN.
Cung phàm ngã có liên hệ tới bốn vòng xoắn đầu tiên và là nguồn kích thích bốn vòng xoắn đó. Ở đây chúng ta để ý
72 sự tương đồng đối với tứ hạ thể (lower quaternary) và sự kích hoạt nó bằng Chân ngã. Chính cung Chân ngã liên quan tới vòng xoắn thứ năm và thứ sáu và là nguyên nhân của việc xuất lộ (emerging) từ tiềm tàng thành ra hoạt động. Cung Chân thần là nguồn kích thích vòng xoắn thứ bảy.
Có một sự lý thú lớn liên quan với đề tài này và tầm mức rộng lớn của tư tưởng và phạm vi rộng rãi để nghiên cứu mở ra trước mắt người khảo cứu nhiệt tâm. Tác động tam phân này thay đổi theo thời điểm và hiệu quả tuỳ theo chính cung mà Chân Thần đang ngự, nhưng đề tài này quá rộng lớn không thể bàn đến trong lúc này.
Khi xem xét vấn đề theo quan điểm về lửa, ý tưởng có thể được hiểu rõ một ít qua sự nhận thức rằng lửa tiềm tàng của vật chất trong nguyên tử được làm cho sáng rực và trở nên hữu dụng do tác động của cung phàm ngã, cung này phối hợp với lửa này và có cùng vị trí đối với nguyên tử thường tồn trong tiểu thiên địa giống như là Fohat trên cõi vũ trụ. Lửa tàng ẩn ở đó trong phạm vi (dù là phạm vi Thái dương hệ hoặc là phạm vi nguyên tử) và cung phàm ngã ở trong một trường hợp, mặt khác, Fohat tác động như là thần lực, đưa trạng thái tiềm tàng sang trạng thái linh hoạt và tiềm năng thành năng lực biểu lộ. Sự tương tự này nên được suy xét và phán đoán cẩn thận. Giống như Fohat có liên quan với sự biểu lộ linh động hay biểu lộ ra ngoại cảnh, cũng vậy, cung phàm ngã có liên quan tới trạng thái thứ ba hay trạng thái hoạt động trong tiểu thiên địa. Công việc của Thượng Đế Ngôi Ba là sắp xếp vật chất của thái dương hệ sao cho rốt cuộc có thể kiến tạo được thành hình hài qua quyền năng của Thượng Đế Ngôi Hai. Sự tương đồng xảy ra như sau. Bởi lẽ sự sống trên cõi hồng trần (vốn là sự sống mà trong đó nguyên tử thường tồn hồng trần biểu lộ đầy đủ) vật chất được sắp xếp và tách ra sao cho cuối cùng phải được kiến tạo thành Thánh điện Solomon, tức Chân ngã thể, qua trung gian của sự sống Chân ngã, trạng thái thứ hai. Trong mỏ đá của sự sống phàm ngã là các tảng đá được chuẩn bị cho Đại Thánh
73
Điện. Trong sự sống trên cõi trần và trong sự sống biểu lộ ra ngoài của phàm ngã thì kinh nghiệm thu được đó biểu lộ dưới hình thức năng lực trong chân ngã. Những gì được nêu ra ở đây sẽ đáp lại đầy đủ sự chú ý chặt chẽ nhất của chúng ta và khai mở trước mắt ta các tầm mức tư tưởng mà sau rốt sẽ đưa đến một nhận thức khôn ngoan hơn, một phán đoán hợp lý hơn và một khích lệ lớn lao hơn để hành động.
III. CUNG PHÀM NGÃ VÀ NGHIỆP QUẢ
Ở đây có thể là khôn khéo mà tóm tắt vài điều để gợi nhớ lại những gì có thể trở thành căn bản cho việc tìm hiểu sâu xa hơn. Trước tiên, chúng ta bàn về ba thứ lửa của hệ thống thuộc đại và tiểu thiên địa, và sau khi đã nêu ra vài giả thiết, chúng ta chuyển sang việc xem xét trước hết các lửa vốn có sẵn trong vật chất. Nhờ khảo cứu ít nhiều về lửa dưới hình thức biểu lộ tam phân của nó trong các phần khác nhau của Thái dương hệ, kể cả con người, chúng ta đã bàn đến đề tài cung phàm ngã và liên quan của cung này với lửa thứ ba. Ở đây, chúng ta phải nhớ rằng tất cả những gì được bàn đến đều có liên hệ với vật chất và đối với toàn thể tiết I này, ý tưởng ấy phải được thận trọng ghi nhớ.
Trong tiết II, chúng ta sẽ xem xét mọi việc theo quan điểm trí tuệ và trong tiết cuối, theo quan điểm của Cung Thiêng Liêng. Nơi đây, chúng ta bàn đến những gì bà H.P. Blavatsky gọi là cung nguyên thuỷ và các biểu lộ của nó trong vật chất (Xem GLBN I, 108, II, 596). Tất cả các cung Trí Tuệ Vũ Trụ, Hoạt Động Nguyên Thuỷ và Cung Bác Ái Minh Triết Thiêng Liêng này chỉ là đặc tính chủ yếu biểu lộ qua phương tiện của một yếu tố nào đó.
Cung Nguyên Thuỷ là tính chất của chuyển động, biểu lộ qua vật chất.
74 Cung Trí Tuệ là tính chất của tổ chức sáng suốt, biểu lộ qua sắc tướng, vốn là sản phẩm của chuyển động và vật chất.
Cung Bác Ái – Minh triết là tính chất của động lực cơ bản, vốn dùng cho cơ cấu sáng suốt của vật chất đang chuyển động để biểu lộ trong một tổng thể tổng hợp tức trạng thái Bác ái vĩ đại của Thượng Đế (GLBN I, 99,108; II, 596).
Đường lối tư tưởng này có thể cũng được vạch ra một cách tương xứng trong Tiểu thiên địa và sẽ cho thấy làm thế nào mà con người cá biệt được đưa vào cùng một loại công việc trên một qui mô nhỏ hơn so với Thái Dương Thượng Đế.
Ở điểm này trong Bộ luận, chúng ta giới hạn sự lưu tâm của chúng ta vào Cung Vật Chất Linh Hoạt, hay là vào nhiệt tiềm tàng trong chất liệu vốn ẩn dưới hoạt động của nó và là nguyên nhân chuyển động của nó. Nếu chúng ta biết nghĩ một cách thẳng thắn và sáng suốt, chúng ta sẽ thấy các vị Lipika hay Nghiệp Quả Tinh Quân đã hợp tác chặt chẽ như thế nào với công tác này. Ba trong các vị này liên hệ chặt chẽ với karma giống như karma liên hệ đến một trong ba cung lớn hay ba Lửa, trong khi vị Lipika thứ tư tổng hợp công việc của ba Huynh đệ Ngài và chăm lo sự phối trộn và hoà lẫn ba loại lửa. Trên địa cầu chúng ta, các Ngài tìm thấy điểm xúc tiếp của các Ngài qua ba vị “Hoạt Động Phật” (sự tương ứng nên được ghi nhận ở đây) và Đấng Kumara thứ tư, tức Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. Do đó chúng ta đi đến nhận thức rằng Cung phàm ngã, trong sự liên quan của nó với lửa của vật chất, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp và được hiệu chỉnh trong công việc của nó bởi một trong các Hoạt Động Phật
( ).
75 Nghiệp quả (1),( 2),
( 1) của chính vật chất là một vấn đề khó hiểu mà cho đến nay ít được đề cập đến. Tuy nhiên, nghiệp quả đó được phối hợp chặt chẽ với nghiệp quả của cá nhân. Nó bao hàm sự kiểm soát mức tiến hoá của tinh hoa Chân Thần (monadic essence), tinh hoa hành khí (elemental essence) và của vật chất nguyên tử của cõi; nó liên quan với sự phát triển của bốn vòng xoắn ốc, với sự hoạt động của chúng, với sự ràng buộc vào sắc tướng khi ở trạng thái nguyên tử và với sự phát triển của tiềm nhiệt bên trong và với sự tăng gia độ nóng từ từ cho đến khi chúng ta có trong nguyên tử sự lặp lại những gì được thấy trong linh hồn thể: đó là việc phá huỷ chu vi của nguyên tử bằng cách bùng cháy. Nó liên quan đến vấn đề kiến tạo vật chất thành hình hài sắc tướng bởi sự tương tác của hai cung, Cung Thiêng Liêng và Cung Nguyên Thuỷ, bằng cách ấy tạo nên lửa do ma sát hướng về sự sống và sự hợp nhất.
Nghiệp quả của hình hài sắc tướng cũng là một vấn đề
76 rộng lớn, quá phức tạp đối với sự hiểu biết của kẻ thường nhân, nhưng là một yếu tố thực sự quan trọng không nên bỏ qua khi xét về sự tiến hoá của một thế giới, sự tổng hợp các thế giới hay của một thái dương hệ khi được nhìn từ các mức độ cao hơn. Trong toàn thể của nó, mọi việc là kết quả của hành động được thực hiện bởi các Tinh Hoa vũ trụ và các Thực Thể Thông Linh vũ trụ trong các Thái dương hệ trước, hiện đang tác động qua các nguyên tử cá biệt và qua các khối nguyên tử mà chúng ta gọi là hình hài sắc tướng. Trong thực tế, vì lẽ đó, hiệu quả của cung phàm ngã trên các lửa bên trong là kết quả của ảnh hưởng của Hành Tinh Thượng Đế của bất luận cung nào có dính líu vào, khi Ngài thanh toán phần nghiệp quả mà Ngài phải gánh vác trong một chu kỳ nào đó dù lớn hay nhỏ. Như vậy, Ngài gây ra và rốt cuộc biến đổi các hậu quả của nguyên nhân mà Ngài phát khởi trước kia liên quan đến sáu Huynh đệ của Ngài, tức là các Hành Tinh Thượng Đế khác. Chúng ta được một minh hoạ song hành về kết quả mà một cá nhân sẽ có đối với một kẻ khác trong sự giao tiếp thế gian, trong việc tạo khuôn mẫu và gây ảnh hưởng, trong việc thúc đẩy hay trì hoãn.
Chúng ta phải nhớ rằng tất cả mọi ảnh hưởng căn bản và hiệu quả được nhận thấy trên cõi cảm dục và từ đó tác động xuyên qua chất dĩ thái đến vật chất hồng trần trọng trược, bằng cách ấy đặt vật chất dưới phạm vi ảnh hưởng của nó, tuy nhiên, chính nó không bắt nguồn trên cõi hồng trần.
77 TIẾT MỘT
ĐOẠN C
THỂ DĨ THÁI ( 1) VÀ PRANA (2)
I. Bản chất của thể dĩ thái.
Trong việc xem xét về lửa bên trong của Thái dương hệ, chúng ta sẽ thấy nhiều thích thú đối với thế hệ tư tưởng gia sắp đến vì ba lý do chính có thể được kể ra sau đây :
78 1. Mục đích và mô tả thể dĩ thái.
Trước nhất. Trong việc khảo cứu thể dĩ thái có ẩn giấu (đối với các khoa học gia và những kẻ chuyên về y khoa) một hiểu biết đầy đủ các định luật vật chất và định luật về sức khoẻ. Danh từ sức khoẻ đã trở nên quá khu biệt trong quá khứ và nghĩa của nó bị hạn chế vào sự lành mạnh của thể xác, vào hoạt động kết hợp của các nguyên tử của xác thân con người và vào sự biểu lộ đầy đủ các sức mạnh của hành khí hồng trần. Trong những ngày sắp đến, người ta sẽ hiểu rõ rằng sức khoẻ của con người tuỳ thuộc vào sức khoẻ của mọi tiến hoá có kết hợp, và tuỳ thuộc vào hoạt động hợp tác và biểu lộ sung mãn của vật chất của hành tinh và của hành khí hành tinh, mà chính nó là sự biểu lộ phức hợp của hành khí hồng trần của toàn thể thiên nhiên biểu lộ.
Thứ hai. Trong việc khảo cứu thể dĩ thái và prana có ẩn tàng sự tiết lộ các hậu quả của ánh sáng, mà (vì thiếu tên gọi rõ ràng hơn) chúng ta gọi là sự ‘bức xạ sinh khí thái dương’ (‘solar pranic cmanations’). Các bức xạ sinh khí thái dương này là hậu quả được tạo ra của nhiệt trung tâm của thái dương trong khi tiến gần đến các thiên thể khác trong Thái dương hệ do một trong ba vận hà tiếp xúc chính và lúc bấy giờ, tạo ra trên các thiên thể đó, một số hiệu quả hơi khác với hiệu quả tạo ra bởi các bức xạ khác. Các hiệu quả này có thể được xem như rõ ràng có tính cách kích thích và kiến tạo, và (qua đặc tính chủ yếu của chúng), như là đang tạo ra các điều kiện đẩy mạnh sự tăng trưởng của tế bào chất (cellular matter) và liên kết sự hiệu chỉnh của nó với các điều kiện chung quanh; chúng cũng liên can tới sự lành mạnh bên trong (đang biểu lộ dưới hình thức nhiệt của nguyên tử và đưa đến kết quả là sự hoạt động của nguyên tử đó) và sự phát triển cùng lúc của hình hài mà nguyên tử vật chất đặc biệt đó hợp thành một thành phần. Prana phóng phát liên quan chẳng bao nhiêu với sự kiến tạo hình hài; đó không
79 phải là lãnh vực hoạt động của nó, nó chỉ duy trì hình hài qua sự bảo tồn sức khoẻ của các thành phần cấu tạo. Các tia khác của thái dương tác động một cách khác dựa vào các hình thể và dựa vào bản chất của chúng. Một số tia đảm nhiệm công việc của Chủ Thể Huỷ Diệt hình hài, một số khác xúc tiến việc cố kết và thu hút; công việc của Đấng Huỷ Diệt và Đấng Bảo Tồn được tiến hành theo định luật hút và đẩy. Một số tia rõ ràng là tạo ra chuyển động gia tốc, một số tia khác tạo ra sự trì trệ. Các tia mà chúng ta bàn đến ở đây – bức xạ sinh khí thái dương – tác động trong bốn chất dĩ thái, tức là loại vật chất mà (dù thuộc cõi trần) cho đến nay không thể thấy được ở ngoại cảnh đối với mắt người. Chúng là cơ bản của mọi sự sống trên cõi trần được xem như là độc nhất liên quan đến sự sống của các nguyên tử vật chất thuộc cõi trần, liên quan đến sức nóng có sẵn của chúng và liên quan đến chuyển động quay của chúng. Các bức xạ này là nền tảng của lửa do “ma sát” - vốn đang biểu lộ trong hoạt động của vật chất.
Cuối cùng, trong việc khảo cứu về thể dĩ thái và prana, đưa đến việc hiểu được phương pháp biểu lộ của Thượng Đế, và vì lẽ đó có nhiều lý thú đối với nhà siêu hình học và mọi tư tưởng gia trừu tượng. Thể dĩ thái con người ẩn giấu cái bí nhiệm về sự biểu hiện ra ngoại cảnh của nó. Nó có sự tương ứng trên cõi nguyên hình – tức là cõi mà chúng ta gọi là cõi của biểu lộ thiêng liêng, tức cõi thứ nhất của Thái dương hệ chúng ta, cõi Tối Đại Niết Bàn (Adi). Vật chất của cõi cao nhất đó thường được gọi là “bể lửa” và nó là cội rễ của tiên thiên khí, danh xưng dùng cho chất liệu của cõi biểu lộ thứ nhì. Chúng ta hãy phác hoạ thêm một vài tương đồng về chi tiết, vì trong sự lĩnh hội đúng đắn của nó, người ta sẽ tìm thấy nhiều sự tỏ ngộ, và nhiều điều sẽ dùng để làm sáng tỏ các vấn đề về đại thiên địa và tiểu thiên địa. Chúng ta sẽ bắt đầu với con người và thể dĩ thái của con người.
Thể dĩ thái được mô tả như là một mạng lưới, được thấu nhập bằng lửa, hay là như một mạng lưới được làm cho linh hoạt bằng kim quang (golden light). Trong Thánh kinh nó được nói đến như là “chén vàng”. Nó là một tổng hợp
80 (composition) của loại vật chất thuộc cõi trần mà chúng ta gọi là chất dĩ thái, hình dáng của nó được tạo ra bởi các tao (sợi) nhỏ kết lại với nhau bằng chất dĩ thái này nhờ vào hoạt động của các nhà kiến tạo hạ đẳng, chất dĩ thái này được kiến tạo thành hình dạng hay cái khuôn mà sau này nhục thân có thể dựa vào đó để được nắn khuôn.
Theo Định Luật Hút, vật chất trọng trược của cõi trần được làm cho kết hợp với hình hài chứa sức sống này và dần dần được kiến tạo xung quanh nó, và bên trong nó, cho đến khi sự xâm nhập vào nhau trở nên hoàn hảo đến nỗi hai hình hài tạo thành một đơn vị độc nhất; bức xạ prana của chính thể dĩ thái tác dụng lên nhục thân cùng một cách như là bức xạ prana của vầng thái dương tác dụng lên thể dĩ thái. Tất cả chỉ là một hệ thống rộng lớn để truyền chuyển và để phụ thuộc lẫn nhau bên trong Thái dương hệ. Tất cả nhận vào để ban phát ra và để chuyển qua những gì thấp kém hơn hay không tiến hoá bằng. Diễn tiến này có thể được nhận thấy trên mỗi cõi.
Như vậy, thể dĩ thái tạo thành cõi nguyên hình so với nhục thân. Trên cõi riêng của mình chủ thể tư duy, đối với thể xác, có vị trí như là Thượng Đế đối với Thái dương hệ của Ngài. Trong sự tổng hợp tư tưởng, điều đó có thể được diễn tả như thế này: chủ thể tư tưởng trên cõi cảm dục, tức cõi của ham muốn và đòi hỏi, có vị trí đối với thể xác như là Thượng Đế trên cõi cảm dục vũ trụ có vị trí đối với Thái dương hệ của Ngài.
Khi tiếp tục khảo cứu, chúng ta sẽ vạch ra sự tương hợp trong vũ trụ, Thái dương hệ, và trong ba cõi thấp, vì chúng ta cần ghi nhớ rằng sự tương đồng phải được hoàn hảo.
1. Con người, tức Tiểu thiên địa, tức Chân Thần biểu lộ hay Đấng Độc Nhất (One).
2. Hành Tinh Thượng Đế, tức là nhóm biểu lộ (manifesting group).
3. Thái Dương Thượng Đế, tức Đại Thiên Địa, biểu lộ của tất cả mọi nhóm và của mọi tiến hoá trong Cơ Thể Ngài, tức Thái Dương Hệ.
81 Tất cả các cơ thể này – cơ thể của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế, và một Thái Dương Thượng Đế - đều là sản phẩm của dục vọng bắt nguồn từ trên các cõi trí tuệ trừu tượng, dù là thuộc về vũ trụ, thuộc Thái dương hệ hay trí tuệ trong ba cõi thấp, dù là trí dục vọng vũ trụ hay trí dục vọng con người, và tất cả các thể của chúng đều là “Các Con Thiết Yếu” (“Sons of Necessity”) như bà H.P. Blavatsky diễn tả một cách rất thích đáng. (GLBN I, 74). (1)
-------------------------------------------------------------------------
1 “Toàn bộ Thái dương hệ này được quan niệm như là một cơ cấu rộng lớn với sự hiệu chỉnh tinh tế các thành phần của nó trong mọi chi tiết chủ yếu, chỉ là biểu hiện hồng trần của Vishnu, hay là chất tinh anh căn bản, theo như hiện nay chúng ta hiểu thuật ngữ này. Mọi sự hài hoà quan sát được trong vũ trụ biểu lộ chỉ là kết quả của các năng lượng hoạt động một cách hài hoà để phân giải chất dĩ thái thành biểu hiện mà chúng ta nhận biết được. Mọi hành tinh, bầu thế giới, con người v.v… chỉ là các thành phần của cơ thể, mỗi cái vận hành phụ thuộc vào thiên luật đang chi phối tổng thể. Sự tiến hoá, bảo tồn và huỷ diệt của thế giới, do đó là một diễn tiến rộng lớn được gọi là Yagna, vốn xảy ra trong cơ thể của Yagna Purusha, hay là thể tâm linh (the psychical body) của thiên nhiên.
Xét chung, nhân loại là tim và óc của Purusha (Bản Thể Thiêng Liêng) này và do đó mọi nghiệp quả đều phát sinh bởi nhân loại, về thể chất, trí tuệ hoặc tâm linh, xác định chủ yếu đặc điểm của tiến trình Yagna này.
… Do đó Đức Shri Krishna gọi tiến trình này là sự sống Yagna mà Ngài đã ban ra cho Arjuna dưới hình thức Yoga (Thi kinh thứ nhất, chương thứ tư). Thực ra Yoga và Yagna có liên quan rất chặt chẽ và thậm chí không thể tách rời, mặc dầu ở thời hiện đại con người dường như tách rời cả hai. Yoga xuất phát từ ngữ căn Yuj : nối liền, hàm ý một hành động nối liền. Hiện nay vì tim là trung tâm lớn trong con người, cũng như yogee của tim giữ vị trí trung tâm của nó trong vũ trụ và do đó của biệt ngã con người. Biệt ngã hay là Thượng Trí (Higher Manas) vốn là cái trục của cấu tạo con người hay là trung tâm mà trên đó hai bán cầu của sự sống cao và thấp xoay quanh như tôi đã nói, Yogee của tim có một vòm trời bên trên và hố sâu trần gian bên dưới và môn yoga của Ngài có hiệu quả hai mặt. Ngài gắn liền chính Ngài vào sự việc bên trên bằng thiền định và sự việc bên dưới bằng hành động. Từ ngữ Yagna xuất phát từ ngữ căn Yaj – cũng dùng với ý nghĩa phụng sự hai mặt, việc phụng sự được làm cho việc ở bên trên xuyên qua việc phụng sự được làm đối với biểu hiện của nó tức là sự việc bên dưới”.
Some Thoughts on the Gita, trang 18, 134.
-----------đoạn trên là tiếp ghi chú trang 63---------
2. Tám trần thuyết (statements).
Chúng ta đang bàn tới thể dĩ thái của vạn vật và bàn về việc prana đem lại sinh khí cho chúng (dù là thuộc vũ trụ, thái dương, hành tinh hay con người), với các cơ quan tiếp nhận và với nền tảng của các bức xạ (emanations). Do đó, ở đây, chúng ta có thể đi đến một số quả quyết (dicta) liên quan tới thể dĩ thái mà với mục đích làm sáng tỏ, có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất. Thể dĩ thái là cái khuôn của thể xác.
Thứ hai. Thể dĩ thái là nguyên hình mà dựa vào đó nhục
82 thân được tạo thành, dù đó là hình thể của Thái dương hệ hay là của cơ thể con người trong bất cứ lần luân hồi nào.
Thứ ba. Thể dĩ thái là một mạng lưới gồm các vận hà mảnh dẻ bện lại làm bằng chất liệu của bốn loại dĩ thái và được kiến tạo thành một hình dạng đặc sắc. Nó tạo thành một điểm tập trung đối với các phóng phát bức xạ nào đó, vốn làm sinh động, kích thích và tạo ra chuyển động quay của vật chất.
Thứ tư. Các bức xạ prana này khi được tập trung và tiếp nhận, sẽ tác động trên vật chất trọng trược được kiến tạo trên cái giàn và khung bằng chất dĩ thái.
Thứ năm. Trong khi luân hồi, mạng lưới dĩ thái này tạo thành một chướng ngại giữa cõi hồng trần và cõi cảm dục, chỉ có thể vượt qua được khi tâm thức phát triển đầy đủ cho phép thoát ra. Điều này có thể được nhận thấy ở cả tiểu và đại thiên địa. Khi một người mở rộng tâm thức mình đến một trình độ nào đó nhờ tham thiền và định trí, y có thể biết đến các cõi tinh anh hơn và mới thoát qua được bên kia ranh giới của mạng lưới phân chia.
Các cõi phụ của cõi trần Các cõi của Thái dương hệ
1. Dĩ thái 1. ……….. Cõi nguyên tử …… ……….. Tối Đại Niết Dĩ thái vũ trụ
Bàn, Cõi thứ nhất.
Thiêng Liêng.
Bể Lửa
2. Dĩ thái 2. … Á nguyên tử ………………...…… Cõi Đại Niết Dĩ thái vũ trụ
(sub-atomic) Bàn. Cõi thứ hai.
Chân Thần.
Tiên thiên khí.
3. Dĩ thái 3….. Siêu dĩ thái ……………………….. . Cõi Niết Bàn. Dĩ thái vũ trụ
(super-etheric) Cõi tinh thần. thứ ba.
Hậu thiên khí
(Aether).
4. Dĩ thái 4. … Siêu khí …………………………..…. Cõi Bồ đề. Dĩ thái vũ trụ
(super- gaseous) Cõi trực giác. thứ tư.
Khí (air)
Cõi trần trọng trược Các cõi của nhân loại
5. Chất hơi…………..…..Dĩ thái phụ. ….……. Trí tuệ. Lửa. ………..… Chất hơi vũ trụ.
6. Chất lỏng (liquid). …………………………… Cảm dục. Cõi Chất lỏng vũ
tình cảm. Nước. trụ.
7. Chất đặc Trọng trược ……….. Cõi trần. Đất. Chất đặc vũ
(Earthly). (dense) trụ.
83 Khi Thượng Đế mở rộng Tâm Thức của Ngài trên các phân cảnh vũ trụ, lúc bấy giờ Ngài có thể siêu việt được lưới dĩ thái Thượng Đế (logoic etheric web) và vượt quá vòng giới hạn biểu lộ ngoại cảnh của Ngài. Khi suy tư về sự tương đồng này chúng ta phải ghi nhớ kỹ càng sự kiện rằng bảy cõi chính của Thái dương hệ chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ hay cõi vũ trụ thấp nhất.
Ở đây, chúng ta nên ghi nhớ việc vạch ra chính xác về sự tương ứng trong vật chất và sự tương ứng về bức xạ cũng chính xác như thế.
Thứ sáu. Trong cả ba thể – thuộc con người, hành tinh và thái dương hệ hay Thượng Đế – sẽ được tìm thấy một cơ quan lớn bên trong cơ thể vốn tác động như là chủ thể thu nhận prana. Cơ quan này có biểu lộ bằng chất dĩ thái của nó và có tương ứng vật chất trọng trược của nó.
Trong Thái dương hệ. Trong Thái dương hệ, cơ quan của prana vũ trụ, của lực đem sinh khí cho vật chất là mặt trời trung ương, vốn là nơi tiếp nhận trực tiếp và là nơi phân phát trực tiếp bức xạ vũ trụ. Đây là một trong ba phân chia của Cung Nguyên Thuỷ, Cung Trí tuệ linh hoạt. Mỗi một trong các Cung vũ trụ đều có bản chất tam phân, một sự kiện thường không được nhận thấy, dù là hiển nhiên về phương diện lý luận, mỗi Cung là hiện thể đối với một Thực Thể vũ trụ và mọi sự hiện tồn đều biểu lộ làm ba phần. Mặt Trời trung ương có trong chu vi của nó một trung tâm tiếp nhận với một bức xạ ngoài mặt.
Trong Hành Tinh. Trong hành tinh có một cơ quan tương tự hay nơi tiếp nhận nằm trong thể dĩ thái của nó, vị trí của cơ quan này không được công khai phổ biến và do đó không thể được tiết lộ. Nó tiếp cận với vị trí của hai cực bắc và nam và là trung tâm quanh đó bầu hành tinh quay, và là nguồn cội của truyền thuyết về một mảnh đất phì nhiêu linh
84 thiêng trong phạm vi của các ảnh hưởng ở cực. Mảnh đất huyền thoại cực kỳ phì nhiêu tươi tốt và tăng trưởng phi thường, thực vật, động vật và con người sẽ tự nhiên nằm ở nơi nào nhận được prana. Đó là Ngôi Vườn Địa Đàng huyền bí, mảnh đất hoàn thiện của cõi trần. Bức xạ bề mặt, sau khi được phân phối, biểu lộ dưới hình thức prana hành tinh.
Trong con người. Cơ quan tiếp nhận là lá lách qua đối phần dĩ thái của nó. Sau khi phân phối trên khắp cơ thể xuyên qua (via) lưới dĩ thái, nó biểu lộ thành bức xạ ở mặt ngoài dưới hình thức hào quang sức khoẻ.
Thứ bảy. Như thế, trong khắp ba thể, mối tương đồng sẽ được nhận thấy rõ rệt và cách thể hiện trong sự tương ứng hoàn hảo có thể được chứng minh dễ dàng :
PRANA CỦA THÁI DƯƠNG HỆ
Thái dương hệ
Đấng biểu lộ ........................................ Thái dương Thượng Đế
Thể biểu lộ ......................................... Thái Dương hệ
Trung tâm tiếp nhận ............................. Cực của Mặt Trời Trung ương
Bức xạ ngoài mặt hay sự phóng phát.... Prana của thái dương
Chuyển động được tạo ra .................... Sự quay của Thái dương hệ
Hiệu quả phân phối ........................... Bức xạ dĩ thái của thái dương
(Distributive effect) (nhận được về phương diện vũ trụ)
Hành tinh
Đấng biểu lộ ……… ...................... Một Hành Tinh Thượng Đế
Thể biểu lộ… ................................ Một hành tinh
Trung tâm tiếp nhận.. .................... Cực hành tinh
Bức xạ bề mặt hay sự .................... Prana của hành tinh phóng phát
Chuyển động được tạo ra……..…. Sự quay của hành tinh
Hiệu quả phân phối ....................... Bức xạ dĩ thái hành tinh
(được cảm nhận bên trong thái dương hệ).
Con người
Thực thể biểu lộ .......................... Chủ thể tư tưởng, một vị Dhyan Chohan.
Thể biểu lộ ................................. Thể xác
Trung tâm tiếp nhận ...................... Lá lách
Bức xạ bề mặt ............................. Hào quang sức khoẻ
Chuyển động được tạo ra ……...…Sự quay của nguyên tử
Hiệu quả phân phối. ..................... .Bức xạ dĩ thái của con người
(cảm nhận được nhờ môi trường)
Nguyên tử của vật chất
Thực thể biểu lộ ......................... Một sự sống hành khí
Thể biểu lộ .................................. Khối cầu nguyên tử
Trung tâm tiếp nhận .................. Cực của nguyên tử
Bức xạ bề mặt .............................. Đóng góp của nguyên tửvào hào quang
sức khoẻ hợp nhất của cơ thể.
Chuyển động được tạo ra ............. Sự quay của nguyên tử
Hiệu quả phân phối .................... Bức xạ dĩ thái của nguyên tử
(được cảm nhận trong hình hài vật chất)
Thứ tám. Khi “ý chí sinh tồn” (“will to live”) tan biến, lúc bấy giờ các “Đứa Con Thiết Yếu” (tức Thái dương hệ - ND) chấm dứt biểu lộ ra ngoại cảnh. Về mặt luận lý thì điều này không thể tránh được và sự thể hiện của nó có thể được nhận thấy trong mỗi trường hợp biểu lộ ra bên ngoài thành thực thể (entified objectivity). Khi Chủ Thể Tư duy trên cõi riêng rút sự chú ý của nó ra khỏi hệ thống bé nhỏ của nó trong ba cõi thấp và qui tụ vào chính nó mọi thần lực; lúc bấy giờ sự sống trên cõi trần đi đến chỗ chấm dứt, và tất cả trở lại trong tâm thức của thể nguyên nhân; đây là một sự hườn hư (trừu xuất) trong ba cõi thấp của Chủ Thể Tư Tưởng giống như Đấng Tuyệt Đối ở trong Thái dương hệ tam phân của Thượng Đế. Điều này biểu lộ trên cõi trần bằng sự triệt thoái ra khỏi đỉnh đầu của thể dĩ thái đang toả chiếu và đưa đến kết quả là sự phân huỷ của thể xác. Cái khung sườn sụp đổ và hình hài vật chất trọng trược tan rã; sự sống của prana bị tách ra khỏi lớp vỏ trọng trược của xác thân và sự kích thích lửa vật chất chấm dứt. Lửa tiềm tàng của nguyên tử vẫn còn lại; lửa ấy vốn có sẵn, nhưng hình hài được tạo ra bởi tác động của hai thứ lửa vật chất - hoạt động và tiềm tàng, phóng ra và thu lại - được trợ giúp bởi lửa của Thượng Đế Ngôi Hai và khi chúng được tách ra, hình hài sẽ tan rã. Đây là một minh hoạ thu nhỏ về lưỡng nguyên cốt yếu (essential duality) của mọi vật do Fohat tác động lên.
86 Có một sự nối liền chặt chẽ giữa lá lách với đỉnh đầu liên quan đến thể dĩ thái. Cơ quan lá lách có một tương quan kỳ thú với dây rún đang nối liền thai nhi với bà mẹ để nuôi dưỡng và được tách rời ra lúc sinh nở. Khi một người bắt đầu sống bằng cuộc sống có sự ham muốn cố ý riêng của mình, khi một người được sinh ra trong một thế giới mới có một hình thức sự sống tinh tế hơn, sợi dây đan bằng chất dĩ thái đó (vốn nối y với thể xác của y) bị tách ra; “sợi chỉ bạc lỏng ra” và con người cắt đứt sự liên lạc của mình với nhục thân và lìa trần xuyên qua trung tâm lực cao nhất của thể xác, thay vì thấp nhất, bước vào sự sống trong một cõi cao hơn và một chiều đo khác. Thế nên, điều đó sẽ được tìm thấy trong mọi thể và các lớp vỏ của tiểu thiên địa, vì sự tương đồng sẽ tồn tại trên mọi cõi trong khi biểu lộ. Khi nhiều kiến thức khoa học hơn được thu thập, người ta sẽ thấy rằng cùng một diễn tiến trên một mức độ rộng lớn hơn, xảy ra trong sự biểu lộ của hành tinh. Một hành tinh chỉ là cơ thể của một Hành Tinh Thượng đế, cơ thể ấy bằng chất dĩ thái và Thượng Đế tự biểu lộ xuyên qua đó và kiến tạo trên cái giàn dĩ thái một hiện thể để biểu lộ. Nguyệt cầu đã có lần là thể biểu lộ đối với một trong các vị Thượng Đế; Địa cầu hiện nay cũng thế, các chu kỳ thay đổi liên tục. Trung tâm đào thoát cho thể dĩ thái cũng được tìm thấy trong một hành tinh bằng vật chất, ngân quang tuyến của hành tinh nới lỏng ra vào lúc đã định; nhưng các kỳ hạn và chu kỳ, lúc khởi đầu và kết thúc của chúng lại ẩn dưới các bí mật về điểm đạo và không có liên hệ đến chúng ta.
Lại nữa, trong chính Thái dương hệ, tác động tương tự sẽ xảy ra vào lúc kết thúc Chu kỳ Đại Khai Nguyên, Thượng đế sẽ thu lại trong chính Ngài, tách ra ba nguyên khí chính yếu của Ngài ( ).
87 Thể biểu lộ của Thượng Đế - tức là Thái dương và bảy Hành Tinh thánh thiện, tất cả đều hiện tồn trong chất dĩ thái - sẽ rút ra khỏi sự biểu lộ bên ngoài và trở nên mờ tối. Theo quan điểm hồng trần thông thường, ánh sáng của Thái dương hệ sẽ tắt đi. Việc này sẽ được nối tiếp bằng một luồng nội khí vận (inbreathing) từ từ đi vào cho đến khi Ngài sẽ gom lại vạn hữu vào chính Ngài; thể dĩ thái sẽ không còn tồn tại và mạng lưới sẽ không còn nữa. Tâm thức đầy đủ sẽ được đạt đến và trong phút giây thành tựu, sự tồn tại tức sự biểu lộ thành thực thể sẽ chấm dứt. Vạn vật sẽ được tái hấp thu vào trong Tuyệt Đối; chu kỳ qui nguyên (pralaya) ( ) hay sự nghỉ ngơi vũ trụ sẽ xảy ra, sau đó Tiếng Vô Thinh không còn được nghe thấy nữa. Sự vang dội của Linh Từ sẽ tắt đi và “Sự Im Lặng của Chốn Cao Thâm” sẽ ngự trị tuyệt đối.
II. BẢN CHẤT CỦA PRANA
Khi bàn về vấn đề thể dĩ thái và chức năng của nó với vai trò là một tác nhân đồng hoá và tác nhân phân phối prana, chúng ta đã bàn đến thể dĩ thái theo quan điểm vị trí của nó trong cách mà các sự việc diễn ra. Chúng ta đã xem xét chất dĩ thái này ở góc độ về các tương ứng và đã vạch ra các tương đồng trong Thái dương hệ, trong hành tinh và trong con người. Chúng ta đã thấy rằng nó tạo thành nền tảng của hình hài vật chất trọng trược và chính nó cấu thành một khoen nối quan trọng giữa:
a. Con người hồng trần với cõi cảm dục.
b. Hành Tinh Thượng Đế với tính chất tình cảm chính yếu.
c. Thượng Đế, Thái Dương Thượng Đế với cõi cảm dục vũ trụ.
Bây giờ chúng ta thu hẹp đề tài lại để nghiên cứu thể dĩ thái của con người và không đề cập chút nào đến các tương ứng với các sự việc liên quan đến Thái dương hệ hoặc vũ trụ, dù điều đó có thể là cần thiết để nhắc nhở chính chúng ta
88 rằng đối với các nhà nghiên cứu khôn khéo, con đường đưa đến minh triết vẫn là một; kẻ nào tự biết chính mình (trong biểu lộ ra bên ngoài, tính chất cốt yếu và việc phát triển hiểu biết) cũng nhận biết Tinh Quân (Lord) của cung mình và Thượng Đế của Thái dương hệ mình. Lúc bấy giờ chỉ có vấn đề là áp dụng, mở rộng tâm thức, liên kết với việc sáng suốt không tin vào giáo điều võ đoán và nhận thức được rằng sự tương ứng nằm trong tính chất và phương pháp nhiều hơn trong việc bám chặt vào chi tiết đối với một hành động đặc biệt ở bất cứ thời điểm đã định nào trong cơ tiến hoá.
Tất cả những gì có thể được đưa ra ở đây là tài liệu nếu được cân nhắc một cách đúng đắn, có thể đem lại kết quả là có được lối sống thực tiễn, sáng suốt hơn theo ý nghĩa huyền bí của thuật ngữ “lối sống” (“living”), nếu khảo cứu một cách khoa học, một cách cẩn thận và một cách bình thản, tài liệu có thể dẫn đến việc thúc đẩy các mục tiêu của diễn trình tiến hoá trong chu kỳ nhỏ hơn ngay trước mắt. Do đó, mục đích của chúng ta là làm cho thể phụ thuộc của con người trở nên hiện thực hơn và để biểu lộ một số chức năng của nó và làm thế nào nó có thể rốt cuộc được đem một cách sáng suốt vào trong tầm mức của sự giác ngộ tinh thần.
Như chúng ta biết, khoa học đang nhanh chóng đi tới chỗ bắt buộc phải thừa nhận sự thực về thể dĩ thái, bởi vì có nhiều khó khăn khi không chịu thừa nhận nó, công nhận là có thể dĩ thái còn dễ hơn là cho rằng không có nó. Các nhà khoa học đã thừa nhận sự thật về chất dĩ thái; sự thành công của nỗ lực thu hình đã chứng minh sự thực về cái mà cho đến nay vẫn bị xem như là không có thực, vì không thể nắm bắt được (theo quan điểm vật chất). Các hiện tượng xảy ra vào mọi lúc được giữ lại trong địa hạt siêu nhiên trừ phi được giải thích qua trung gian của chất dĩ thái, và, trong sự lo âu của các nhà khoa học để chứng minh những người theo thuyết duy linh là sai lầm, các nhà khoa học đã giúp cho chính nghĩa của chủ thuyết duy linh chân chính và cao hơn bằng cách dùng đến thực tại, và sự thật về thể dĩ thái, dù là
89 họ xem nó như một thể phóng phát bức xạ - vì quan tâm tới hiệu quả và chưa xác định được nguyên nhân. Các nhà y học đang bắt đầu khảo cứu (cho đến nay vẫn còn mù mờ) về vấn đề sinh lực (vitality), hiệu quả của các tia nắng trên cơ thể vật chất và các định luật nằm bên dưới về nhiệt bức xạ và có sẵn. Họ đang bắt đầu gán cho lá lách các chức năng mà cho đến nay vẫn không được nhận biết, họ bắt đầu khảo sát hiệu quả sự tác động của các tuyến cùng sự liên quan của chúng với sự đồng hoá các tinh chất thiết yếu của cơ thể. Họ đang ở trên con đường đúng và chẳng bao lâu nữa (có lẽ trong vòng thế kỷ này) (tức thế kỷ XX – ND) sự thực về thể dĩ thái và chức năng cơ bản của nó sẽ được thiết lập, vượt qua mọi sự tranh cãi, và toàn thể mục tiêu của y học về dự phòng và chữa trị, sẽ được nâng lên đến một mức độ cao hơn. Tất cả những gì chúng ta có thể làm ở đây là đưa ra một cách đơn giản và dưới một hình thức cô đọng một vài sự kiện vốn có thể hối thúc ngày nhận biết và thúc đẩy sự quan tâm của kẻ tìm tòi chân chính. Vì lẽ đó, tôi xin phát biểu một cách ngắn gọn những gì được bàn đến về ba điểm còn lại:
- Các chức năng của thể dĩ thái.
- Liên hệ giữa thể dĩ thái và thể xác trong sự sống.
- Các đau đớn (ills) hay bệnh hoạn (diseases) của thể dĩ thái (thận trọng ghi nhớ nghĩa nguyên thuỷ của từ “bệnh hoạn”).
- Tình trạng sau khi chết của thể dĩ thái.
Điều này sẽ bao hàm tất cả những gì cho đến nay vẫn còn thực dụng. Còn nhiều điều nữa sau này sẽ có ích cho chúng ta nếu điều hiện giờ được phổ biến cho mọi người mà được noi theo một cách thận trọng và nếu những kẻ nghiên cứu khảo sát vấn đề quan trọng này một cách khôn ngoan đúng mức và rộng rãi.
Khi bản chất và các chức năng của thể dĩ thái nhân loại đảm nhận đúng vị trí của chúng trong mối tư duy của người đời, và khi người ta nhận thức rằng thể dĩ thái quan trọng hơn hết trong số hai thể hồng trần, con người sẽ có được sự
90 tiếp xúc hữu thức chặt chẽ hơn với các sự tiến hoá khác đang xảy ra trong chất dĩ thái, đúng y như con người đang tiến hoá trong nhục thân vậy. Có một số đông các thiên thần gọi là “thiên thần của bóng tối” hay là thiên thần tím (violet devas) đang liên kết chặt chẽ với sự phát triển tiến hoá của thể dĩ thái con người, các thiên thần này truyền đạt cho con người các bức xạ thái dương và hành tinh. Thể dĩ thái của con người nhận được prana bằng nhiều cách khác nhau và với nhiều loại khác nhau, tất cả các cách này làm cho con người tiếp xúc với các thực thể khác nhau.
1. Prana thái dương.
Đây là lưu chất sinh lực và từ điển toả ra từ thái dương và được truyền tới thể dĩ thái của con người, do tác động của một vài thiên thần thuộc một đẳng cấp rất cao và có màu hoàng kim. Lưu chất đó được truyền qua cơ thể của các thiên thần và được phát ra như các bức xạ mạnh được áp trực tiếp qua một vài bí huyệt (plexi) ở phần trên cùng của thể dĩ thái, đầu và hai vai và được truyền xuống phần tương ứng bằng chất dĩ thái của cơ quan vật chất, tức lá lách và từ đó được truyền một cách mạnh mẽ vào chính lá lách. Các sinh linh mang prana có màu hoàng kim này ở trong không khí bên trên chúng ta và đặc biệt linh hoạt trong những phần trên thế giới như California, ở các xứ nhiệt đới nơi mà không khí trong sạch và khô ráo, các tia nắng được thừa nhận như là đặc biệt có lợi. Liên hệ giữa con người với các nhóm thiên thần này rất chặt chẽ, nhưng cho đến nay đầy nguy hiểm cho con người. Các thiên thần này thuộc về một loại rất mạnh và theo đường lối riêng của họ, họ còn tiến hoá hơn chính con người. Con người không được bảo vệ phải chịu dưới quyền điều khiển của họ. Thí dụ, việc thiếu sự che chở cũng như thiếu hiểu biết của con người đối với những định luật về sự đối kháng từ điển hay lực đẩy thái dương (solar repulsion) dẫn đến nguy cơ trúng nắng. Khi thể dĩ thái và các tiến trình đồng hoá của nó được hiểu một cách khoa học, lúc bấy giờ con người sẽ tránh khỏi các nguy cơ do bức xạ mặt trời gây
91 ra. Con người sẽ tự bảo vệ mình bằng cách áp dụng các định luật chế ngự xung lực và thu hút từ điển; và không phải là bằng cách mặc y phục và tìm nơi trú ẩn. Đó chủ yếu là vấn đề phân cực. Một gợi ý được nêu ra ở đây: khi con người hiểu biết sự tiến hoá thiên thần khá chính xác hơn và nhận thức công việc của họ theo một vài đường lối liên quan đến Thái Dương và hiểu được rằng họ tiêu biểu cho cực âm trong khi chính họ đại diện cho phái nam (Huyền giai Sáng Tạo thứ tư là dương) ( ) họ sẽ hiểu sự liên quan hỗ tương và chế ngự sự liên quan đó bằng định luật.
Các Thái dương Thiên thần này nhận các tia bức xạ mặt trời từ trung tâm mặt trời đi tới vùng ngoại biên theo một trong ba vận hà tiếp cận, chuyển các tia bức xạ đó qua cơ thể của các Ngài và tập trung chúng ở đó. Các Thái dương thiên thần này tác động gần giống như tấm kính thu nhiệt đang tác động. Các tia này lúc bấy giờ được phản chiếu hay được truyền đến thể dĩ thái con người và được con người tiếp nhận và đồng hoá trở lại. Khi thể dĩ thái đang ở trong trật tự ổn định và đang vận hành chính xác, sinh lực này được hấp thụ đầy đủ để giữ cho hình hài được ổn định. Đây là toàn thể mục đích sự vận hành của thể dĩ thái và là một điểm không thể được nhấn mạnh đầy đủ. Phần còn lại được loại ra dưới hình thức bức xạ động vật hay từ điển xác thân - mọi tên gọi đều diễn tả cùng một ý. Do đó, con người lặp lại ở một mức độ nhỏ hơn công việc của đại thái dương thiên thần, và đến phiên con người lại cộng thêm phần bức xạ đã được tái tập trung hay tái từ hoá vào toàn bộ hào quang của hành tinh.
2. Prana hành tinh
Đây là lưu chất cần cho sự sống (vital fluid) phóng phát từ bất cứ hành tinh nào, nó tạo nên màu sắc hay tính chất căn
92 bản của hành tinh đó và được tạo ra do sự lặp lại bên trong hành tinh với cùng diễn tiến mà nó trải qua có liên quan với con người và sinh khí thái dương. Hành tinh (Địa Cầu hay bất cứ một hành tinh nào khác) hấp thụ Prana mặt trời, đồng hoá những gì cần thiết và toả ra những gì không cần yếu cho tình trạng khoẻ mạnh của nó dưới hình thức bức xạ hành tinh. Do đó, prana hành tinh là prana thái dương đã đi qua khắp hành tinh, đã lưu chuyển qua thể dĩ thái hành tinh, đã được truyền tới hành tinh hồng trần trọng trược và đã bị loại bỏ dưới hình thức bức xạ có cùng đặc tính chính yếu như prana thái dương, cộng thêm tính chất riêng tư và đặc thù của hành tinh đặc biệt có liên hệ. Điều này lại tái lập tiến trình được
trải qua trong cơ thể người. Các bức xạ từ xác thân của con người khác nhau tuỳ theo đặc tính của thể xác họ. Điều đó cũng giống như vậy với một hành tinh.
Prana phóng phát của hành tinh (như trong trường hợp prana thái dương) được thu lấy và truyền xuyên qua một nhóm thiên thần đặc biệt gọi là “thiên thần bóng tối”, vốn là các thiên thần dĩ thái có màu tím nhạt. Các thể của họ được tạo thành bằng vật chất của một trong bốn chất dĩ thái, họ tập trung và cô đọng bức xạ của hành tinh và của tất cả mọi hình hài trên hành tinh. Họ có liên hệ đặc biệt chặt chẽ với con người nhờ sự kiện là có sự tương đồng chủ yếu của chất liệu cấu tạo thể xác họ với chất dĩ thái của con người và vì họ truyền cho con người từ điển của “Đất Mẹ” (“Mother Earth”) như ta thường gọi. Do đó chúng ta thấy rằng có hai nhóm thiên thần hoạt động liên hệ tới con người :
a. Thái dương Thiên thần truyền lưu chất cần cho sự sống, chất này tuần hoàn trong thể dĩ thái.
b. Hành tinh thiên thần có màu tím, có liên kết với thể dĩ thái con người và các Ngài truyền prana của địa cầu hay là prana của bất luận hành tinh nào mà con người có thể đang hoạt động trên đó trong thời gian lâm phàm trên cõi trần.
Một câu hỏi rất thích hợp có thể được nêu ra ở đây và dù chúng ta không thể giải thích đầy đủ về cái bí ẩn, một vài gợi
93 ý có thể được nêu ra. Chúng ta có thể hỏi: điều gì gây nên sự chết bên ngoài của Nguyệt cầu? Có sự sống thiên thần trên đó hay không? Phải chăng prana thái dương không có tác dụng gì trên đó? Điều gì tạo nên sự khác nhau giữa sự chết bề ngoài của nguyệt cầu và một hành tinh có sự sống như Địa cầu? (GLBN I, 170 – 180).
Nơi đây chúng ta đề cập đến một bí nhiệm còn ẩn giấu câu giải đáp sẽ hiện ra cho những kẻ tìm kiếm, đó là sự kiện con người và một vài nhóm thiên thần không còn được tìm thấy trên Nguyệt cầu nữa. Không phải con người không sống trên Nguyệt cầu vì Nguyệt cầu đã chết và do đó không thể bảo bọc cho cuộc sống con người, mà sở dĩ Nguyệt cầu chết là vì con người và các nhóm thiên thần này đã tách ra khỏi mặt Nguyệt cầu và tách
khỏi vùng ảnh hưởng của nguyệt cầu. (GLBN I, 179)
Con người và các thiên thần hoạt động trên mỗi hành tinh như là kẻ trung gian hay là như môi giới truyền đạt. Nơi nào không có con người và thiên thần, ở đó một số hoạt động vĩ đại không thể có được và sự tan rã bắt đầu. Lý do của việc dời đổi này nằm trong Định Luật Nhân Quả Vũ Trụ hay là nghiệp quả vũ trụ, và trong lịch sử phức hợp song vẫn cá biệt của nghiệp quả vũ trụ đó, một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà cơ thể của Ngài, tức Mặt Trăng hay bất cứ hành tinh chết nào khác, có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
3. Prana của hình hài: Trước nhất cần phải nêu ra rằng các hình hài tất nhiên gồm có hai loại, mỗi loại có vị trí khác nhau trong thiên cơ (scheme):
Các hình hài chính là kết quả của công trình của Ngôi Ba và Ngôi Hai Thượng Đế và sự sống hợp nhất của các Ngài. Các hình hài đó là các đơn vị trong giới thực vật, động vật và khoáng vật. Hình hài là kết quả của tác động hợp nhất của ba ngôi Thượng Đế và bao gồm các hình hài hoàn toàn của thiên thần và con người.
94 THƯỢNG ĐẾ CỦA MỘT THÁI DƯƠNG HỆ
Còn có hình hài đơn giản hơn được tiêu biểu trong chất liệu nguyên thuỷ (substance) mà từ đó mọi hình hài khác được tạo thành. Vật chất này nói đúng ra là vật chất nguyên tử và phân tử và được làm cho linh hoạt bằng sự sống hoặc năng lượng của Thượng Đế Ngôi Ba.
Khi bàn về nhóm hình hài thứ nhất; cần phải chú ý rằng các bức xạ prana toả ra bởi các đơn vị của giới động vật và thực vật (sau khi chúng đã hấp thụ prana thái dương và prana hành tinh) đương nhiên là sự phối hợp của cả hai và được truyền đạt bằng phương tiện bức xạ bề mặt (surface radiation) như trong prana thái dương và hành tinh, đến vài nhóm thiên thần nhỏ hơn thuộc một cấp không cao lắm, các nhóm thiên thần này có sự liên quan kỳ lạ và phức tạp với hồn tập thể/ hồn khóm, của động vật hay thực vật phát xạ. Vấn đề này không thể bàn ở đây được. Các thiên thần này cũng có màu tím, nhưng là một màu nhạt gần như xám; họ đang ở trong một tình trạng chuyển tiếp và phối trộn với một sự lộn xộn dữ dội với các nhóm thực thể hầu hết đang ở trên cung giáng hạ tiến hoá (involutionary arc)(1)(2),
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Cung giáng hạ tiến hoá là tên gọi áp dụng cho phần thứ nhất của diễn trình tiến hoá. Nó bao hàm “đường giáng hạ” (“path of descent”) hay là sự giáng xuống của Tinh Thần vào trong vật chất bao giờ cũng trọng trược cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, tức điểm cụ thể trọng trược nhất. Nửa phần sau của diễn tiến được gọi là thăng thượng tiến hoá và đánh dấu việc đi lên hay trở lại nguồn cội Tinh Thần của nó, cộng thêm các điều thu hoạch được trong diễn trình thăng thượng tiến hoá (evolutionary process).
(2) Ba Luồng Phân Thân (“Three Outpourings”)
Trong sơ đồ trang 94, “các biểu tượng của Ba Ngôi (của Thượng Đế) được đặt ở ngoài thời gian và không gian, chỉ có các dòng (streams) ảnh hưởng từ các biểu tượng đó đi xuống, vào hệ thống các cõi của chúng ta… Theo đúng qui định chúng tượng trưng cho những gì thường được gọi là Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể (three Persons of the Trinity)… Ta nhận thấy rằng mỗi một trong Ba Ngôi là một phân thân của sự sống hay là thần lực được phóng xuất vào các cõi bên dưới. Luồng thứ nhất theo thứ tự là đường thẳng (ở giữa – ND) giáng xuống từ Ngôi Ba. Đường thứ hai là phần phình ra hình oval nằm bên trái chúng ta - luồng này giáng xuống từ Ngôi Hai cho đến khi nó chạm điểm thấp nhất trong vật chất, và bấy giờ đi lên trở lại (bên phải chúng ta) cho đến khi nó đạt đến phân cảnh hạ trí (chỗ các dấu chấm – ND). Cần để ý rằng trong cả hai luồng phân thân này, sự sống thiêng liêng trở nên tối tăm hơn và bị che giấu nhiều hơn khi sự sống đó giáng xuống vật chất, đến khi ở điểm thấp nhất, chúng ta có thể hầu như không nhận ra nó dưới hình thức sự sống thiêng liêng chút nào. Nhưng khi nó đi lên trở lại, khi nó vượt qua điểm thấp nhất (nadir) của nó, nó tự hiển lộ một cách rõ ràng hơn ít nhiều. Luồng phân thân thứ ba đi xuống từ Ngôi cao nhất của Thượng Đế, khác với hai luồng kia ở chỗ nó không cách nào bị che khuất bởi vật chất khi đang đi xuyên qua đó, mà vẫn giữ lại sự trinh khiết của nó và vẻ huy hoàng không giảm độ sáng của nó. Cần nên ghi nhận rằng luồng phân thân này chỉ giáng xuống tới cõi Bồ Đề (cõi thứ tư) và rằng khoen nối giữa hai luồng đó được tạo thành bằng một tam giác trong một vòng tròn, tiêu biểu cho linh hồn cá biệt của con người - tức Chân ngã luân hồi. Ở đây tam giác được góp phần bằng luồng phân thân thứ ba và vòng tròn bởi luồng thứ hai… “
The Christian Creed, của C.W. Leadbeater, trang 39, 40.
(1 )Xem GLBN I, 98, 99, 100, 103
1. Căn nguyên của sự sống đang ở trong mỗi giọt của đại dương bất tử. Mỗi nguyên tử trong vật chất đều được thấm nhuần bằng sự sống của Thượng Đế.
2. Đại dương là ánh sáng toả chiếu. Nó chính là Lửa, Nhiệt, Chuyển động. Cả ba đều là sự sống nội tại đang biểu lộ ra ngoại cảnh. Lửa : tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Một. Lửa điện. Tinh thần. Nhiệt: Lưỡng nguyên tính (duality). Tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Hai. Lửa thái dương. Ngôi Con. Tâm thức. Chuyển động: tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Ba. Lửa do ma sát. Vật chất.
Đại Thiên Địa
Thượng Đế Ngôi Một…… Lửa …………...Ý muốn linh hoạt hay ý chí hiện tồn. Điện.
Thượng Đế Ngôi Hai…… Nhiệt………….. Lưỡng nguyên tính, hay là Bác ái giữa hai. Thái dương
Thượng Đế Ngôi Ba…. Chuyển động...........Lửa của trí tuệ. Liên quan giữa Lửa do ma sát.
Đây là biểu lộ nội tại.
Thái dương …………………………….………. Ý chí hay quyền năng
Kim tinh Thuỷ tinh (Venus-Mercury) ……... Bác ái và Minh triết
Thổ tinh (Saturn)……………..………………… Hoạt động hay Thông tuệ.
Đây là biểu lộ ngoại cảnh.
Tiểu thiên địa
Chân thần……….. Lửa điện………….. Ý chí hay quyền năng.
Chân ngã………… Lửa thái dương….. Bác ái và minh triết
Phàm ngã………… Lửa do ma sát…… Hoạt động hay thông tuệ.
Đây là biểu lộ bên trong.
Thể hạ trí………… Ý chí hay quyền năng….... Lửa
Thể cảm dục…….. Bác ái - Minh triết ………. Nhiệt
Thể xác………….. Hoạt động thông tuệ…..….. Chuyển động
Đây là biểu lộ ngoại cảnh
Thể xác
Não bộ……….…… Chân thần………….Ý chí hay quyền năng. Lửa điện.
Tim…………….… Chân ngã………….. Bác ái-Minh triết. Lửa thái dương.
Các cơ quan thấp…. Phàm ngã… ………..Hoạt động thông tuệ.
------------------------Đoạn trên là chú thích lối niền với chú thíc trang 75 ---------------------------------
96 Khi bàn về nhóm thứ hai, xác thân con người chuyển các bức xạ phóng phát đến đẳng cấp thiên thần cao hơn nhiều. Các thiên thần này có màu sắc rõ rệt hơn, và sau khi đồng hoá thích hợp bức xạ con người, các thiên thần này truyền nó phần lớn cho giới động vật, như vậy chứng tỏ có sự liên quan chặt chẽ giữa hai giới. Nếu điều giải thích trên về sự liên quan hỗ tương phức tạp giữa mặt trời với các hành tinh, giữa các hành tinh với các hình hài đang tiến hoá trên các hành tinh ấy, giữa chính các hình hài nơi ý nghĩa quan trọng là bao giờ cũng đi xuống, không chứng tỏ gì hơn là sự tương thuộc tế nhị của mọi sự sống, lúc bấy giờ nhiều điều sẽ được đạt đến.
Một sự kiện khác cũng hiển lộ ra là sự liên quan chặt chẽ giữa tất cả các tiến hoá này của thiên nhiên, từ ngôi mặt trời vĩ đại xuống đến cây hoa tím khiêm nhường nhất xuyên qua
97 sự tiến hoá thiên thần đang tác động như là thần lực chuyển hoá đang truyền khắp cả hệ thống.
Sau rốt, tất cả đều tác động với lửa. Lửa bên trong có sẵn và tiềm tàng; lửa phát xạ và phóng phát; lửa phát sinh, đồng hoá và bức xạ; lửa đem lại sức sống, kích thích và phá huỷ; lửa truyền ra, phản chiếu và hấp thụ; lửa, cơ bản của mọi đời sống; lửa tinh hoa của mọi sự sống; lửa, các phương tiện phát triển và xung lực đàng sau mọi diễn trình tiến hoá; lửa, kẻ kiến tạo, kẻ bảo tồn và kẻ xây dựng; lửa, tác nhân sáng tạo, diễn tiến và mục tiêu; lửa, tác nhân thanh lọc và tác nhân tiêu huỷ. Hoả Thần và lửa của Thượng Đế tác động lẫn nhau, cho đến khi mọi lửa phối hợp và bùng cháy, và cho đến khi mọi vật hiện tồn được chuyển ngang qua lửa - từ một Thái dương hệ đến một con kiến – và hiện ra như một sự hoàn hảo tam phân. Lúc bấy giờ, lửa vượt qua vòng giới hạn như là tinh hoa hoàn hảo, dù là tinh hoa xuất phát từ vòng giới hạn con người, vòng giới hạn hành tinh hay vòng giới hạn thái dương. Bánh xe lửa (hoả luân) quay tròn và tất cả những gì nằm trong bánh xe đó đều tuỳ thuộc vào ngọn lửa tam phân và cuối cùng trở nên hoàn hảo.
III. CHỨC NĂNG CỦA THỂ DĨ THÁI
Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về thể dĩ thái và xem xét chức năng của nó, cũng như sự liên quan của nó với thể xác. Sẽ là khôn ngoan nếu xét chung cả hai với nhau, vì sự liên quan lẫn nhau chặt chẽ đến nỗi không thể bàn về chúng một cách riêng rẽ. Đầu tiên, chức năng của thể dĩ thái gồm có 3:
1. Đó là nơi nhận prana.
2. Đó là nơi đồng hoá prana.
3. Đó là nơi truyền chuyển prana.
1/ Nơi tiếp nhận prana.
Vì lẽ đó, thể dĩ thái có thể được mô tả như là âm tính hay
98 dễ thu nhận đối với ánh nắng, và như là dương tính và có tính xua đuổi đối với nhục thân. Chức năng thứ hai - chức năng đồng hoá - được làm cho cân xứng một cách chặt chẽ hay thuộc về bên trong. Như đã nói ở trên, prana do mặt trời phóng ra được thể dĩ thái hấp thụ, xuyên qua vài trung tâm lực phần lớn nằm phía trên cơ thể, từ đó chúng được hướng xuống dưới đến trung tâm lực gọi là lá lách (bằng chất) dĩ thái, vì lá lách này là phần tương ứng (counterpart) trong chất dĩ thái của cơ quan đó. Hiện nay, trung tâm lực chính để tiếp nhận prana là trung tâm lực giữa các xương vai. Một trung tâm lực khác đã trở nên yên nghỉ phần nào trong con người qua sự lạm dụng của cái gọi là văn minh và nằm hơi lệch về phía trên đan điền (mạng lưới thần kinh ở bụng, theo y học – ND). Trong căn chủng sắp tới và ngày càng nhiều trong giống dân này, đó là việc cần đưa hai trung tâm lực này đến với ánh nắng sẽ thấy rõ là có một cải thiện tương ứng về sinh lực cho xác thân và khả năng thích ứng của thể xác. Cả ba trung tâm lực này :
1. Giữa các xương bã vai,
2. Trên cách mô,
3. Và lá lách, hợp thành một tam giác dĩ thái toả rực (nếu người ta có thể thấy), tam giác này là nguồn thúc đẩy sự lưu thông sau này của prana khắp toàn bộ hệ thống. Thể dĩ thái thực sự là một mạng lưới các đường vận chuyển nhỏ, chúng là các bộ phận cấu thành của một sợi dây mảnh mai bện vào nhau – mà một đoạn của dây này là khoen nối bằng từ điển, nối liền thể xác và thể cảm dục, nó bị cắt đứt hay gián đoạn sau khi thể dĩ thái rút ra khỏi nhục thân vào lúc bỏ thể xác. Ngân quang tuyến bị lỏng ra, như Thánh Kinh diễn tả (Thánh Kinh Ecc: XII, 6.), và đây là căn bản của truyền thuyết về người chị em định mệnh cắt đứt tuyến sinh lực bằng cái kéo khủng khiếp.
Mạng lưới dĩ thái được tạo thành bằng sự đan dệt phức tạp của dây mang sinh lực này (vitalised cord) và ngoại trừ
99 bảy trung tâm lực bên trong mạng lưới (tương ứng với các trung tâm lực thánh thiện mà trong đó lá lách thường được kể là một) có hai trung tâm lực được nhắc đến ở trên – cùng với lá lách – chúng hợp thành một tam giác hoạt động. Lưới dĩ thái của Thái dương hệ có bản chất tương đồng và cũng có ba trung tâm để tiếp nhận prana vũ trụ. Dải băng bí mật trên trời mà chúng ta gọi là Dải Ngân Hà (GLBN II, 250) có liên quan chặt chẽ với prana vũ trụ hay là sức sống vũ trụ (cosmic vitality) hay sự bảo dưỡng đem lại sinh lực cho hệ thống dĩ thái của mặt trời.
2/ Nơi đồng hoá prana.
Diễn biến đồng hoá được xúc tiến trên tam giác này và prana đi vào bất cứ trung tâm lực nào, chạy vòng ba lần xung quanh tam giác trước khi được truyền đến mọi phần của thể dĩ thái và từ đó đến nhục thân. Cơ quan chính của sự đồng hoá là lá lách – trung tâm lực dĩ thái và cơ quan xác thịt. Bản thể sự sống (vital essence) từ mặt trời được truyền vào lá lách bằng chất dĩ thái và ở đó, nó chịu một tiến trình làm mạnh thêm hay làm giảm sinh lực tuỳ theo tình trạng mạnh khoẻ hay không của cơ quan đó. Nếu con người ở tình trạng khoẻ mạnh, bức xạ nhận được sẽ được tăng gia bằng chính rung động cá nhân của y và tốc độ rung động sẽ được khích động trước khi nó được chuyển vào lá lách xác thân hoặc là nó sẽ bị trì chậm lại và giảm thấp nếu con người ở trong tình trạng sức khoẻ yếu kém.
Ba trung tâm lực này có hình dạng như tất cả các trung tâm lực khác, đó là hình dĩa trũng xuống, hơi giống hình các xoáy nước nhỏ thu hút vào trong phạm vi ảnh hưởng của chúng các dòng prana đang tiến tới.
Các trung tâm lực này nên được mô tả như các xoáy cuốn tròn với vận hà tam phân đan lại, chạy từ trung tâm này đến trung tâm khác và tạo thành một hệ thống tuần hoàn hầu như
100 riêng biệt. Hệ thống này có điểm phát xuất của nó cho toàn bộ hệ thống ở mặt bên kia của lá lách so với phía mà prana nhập vào. Lưu chất sinh lực lưu chuyển qua và giữa ba trung tâm lực này ba lần, trước khi nó được chuyển ra tới ngoại biên của hệ thống bé nhỏ của nó. Sự lưu chuyển cuối cùng này mang prana xuyên qua các vận hà mảnh mai đan bện vào nhau, đến mọi bộ phận của cơ thể, có thể nói là chúng trở nên hoàn toàn thấm nhuần bởi các bức xạ này. Cuối cùng các bức
xạ này tìm đường thoát ra khỏi hệ thống dĩ thái bằng các bức xạ bề mặt. Tinh chất prana thoát ra khỏi chu vi của vòng giới hạn tạm thời của nó dưới hình thức prana phóng phát của con người, vốn là cùng loại prana đã nhận được trước kia, cộng thêm với tính chất đặc thù mà bất cứ một cá nhân nào cũng có thể truyền thụ cho nó trong khi có sự lưu chuyển tạm thời. Tinh chất thoát ra, cộng với tính chất cá nhân.
Nơi đây, người ta có thể thấy sự tương ứng đối với sự thoát ra khỏi của mọi tinh chất từ bên trong bất cứ vòng giới hạn nào khi chu kỳ được hoàn tất.
Vấn đề thể dĩ thái là một vấn đề rất thực tiễn lý thú, và khi tầm quan trọng của nó được nhận thức rõ ràng hơn, con người sẽ dự vào việc phân phối prana trong cơ thể với sự chú ý chặt chẽ hơn và sẽ thấy rằng sự tiếp sinh lực của cơ thể qua ba trung tâm lực sẽ tiến hành thông suốt hơn.
Tất nhiên, vấn đề đã được vận dụng một cách hời hợt và chỉ có những nét chính và các ẩn ngôn ở rải rác mới có thể được đưa ra. Tuy nhiên, nếu điều giảng dạy này được khảo cứu cẩn thận nó sẽ đưa đến sự hiểu biết chân lý mà phẩm chất và nội dung của nó sẽ tỏ ra vô giá và thuộc một loại mà từ trước đến nay chưa được nêu ra. Vị trí của thể dĩ thái như là chỗ phân chia hay vòng giới hạn và chức năng của nó với cương vị là nơi thu nhận và phân phát prana được bàn đến ở đây theo một nghĩa rộng hơn cho đến nay, và đề tài có thể được bàn rộng ra sau này.
Hai chân lý căn bản nổi bật lên từ tập hợp các sự kiện được bàn qua ở đây :
101 Thứ nhất. Cõi phụ dĩ thái thứ tư của cõi trần có liên hệ trực tiếp đến:
a. Con người, tức Tiểu thiên địa.
b. Hành Tinh Thượng Đế.
c. Thái Dương Thượng Đế.
Thứ hai. Trong dãy thứ tư và cuộc tuần hoàn thứ tư, chất dĩ thái thứ tư đang bắt đầu được nghiên cứu và -được xem như một mạng lưới riêng biệt - thỉnh thoảng nó để cho tách ra (exit) đối với của những kẻ có tần số rung động thích hợp.
3. Nơi truyền đạt prana.
Chúng ta chỉ đề cập đến một ít về vấn đề lửa, mục đích của thể dĩ thái là vận chuyển và phân phối lửa đến khắp các phần của hệ thống của nó. Chúng ta đã nghiền ngẫm các sự kiện vốn có thể kích thích sự quan tâm và nhấn mạnh vào sự hữu ích của thể chứa prana này. Một số sự kiện cần nhấn mạnh và xem xét khi chúng ta khảo sát vòng tĩnh tại này (static ring) và các lửa luân chuyển của nó. Tôi xin tóm gọn với mục đích làm sáng tỏ :
Thái dương hệ nhận prana từ các nguồn vũ trụ xuyên qua ba trung tâm lực và tái phân phối nó đến tất cả các phần thuộc về ảnh hưởng mở rộng của nó, hay là đến các biên giới của mạng lưới dĩ thái thái dương. Prana vũ trụ này trở nên đổi màu do tính chất mặt trời và tiến đến ranh giới xa nhất của Thái dương hệ. Nhiệm vụ của nó có thể được mô tả như là đem lại sinh khí (vitalisation) cho hiện thể vốn là biểu lộ vật chất hồng trần của Thái Dương Thượng Đế.
Hành tinh nhận prana từ trung tâm thái dương và tái phân phối prana đó xuyên qua ba trung tâm tiếp nhận đi đến tất cả các phần thuộc phạm vi ảnh hưởng của nó. Prana thái dương này trở nên đổi màu do tính chất hành tinh và được hấp thụ bởi mọi cuộc tiến hoá trong vòng giới hạn hành tinh. Nhiệm vụ của nó có thể được mô tả như là đem sinh khí cho hiện thể, vốn là biểu lộ vật chất hồng trần của một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế.
102 Tiểu thiên địa nhận prana từ thái dương sau khi prana đó đã thấm nhuần thể dĩ thái hành tinh, cho nên đó là prana thái dương thêm vào với tính chất hành tinh. Mỗi hành tinh là biểu hiện (embodiment) của một trạng thái cung nào đó và tính chất của hành tinh đó được ghi nhận rõ rệt hơn trên mọi tiến hoá của nó.
Do đó, prana chính là nhiệt bức xạ linh hoạt, thay đổi mức rung động và tính chất của nó tuỳ theo Đấng Cao Cả thu nhận. Con người, để cho prana đi qua thể dĩ thái của mình, tô màu nó bằng tính chất đặc thù của mình và như thế truyền nó lại cho những sinh linh kém cỏi hơn đang hợp thành hệ thống nhỏ của con người. Thế nên, tác động hỗ tương lớn lao tiếp tục và tất cả các phần đều phối hợp, trộn lẫn, tuỳ thuộc lẫn nhau; và tất cả các phần thu nhận, tô màu, định phẩm chất và truyền đi. Một sự lưu chuyển không ngừng tiếp tục vốn không có khởi đầu có thể hiểu được, mà cũng không có kết thúc có thể có được theo quan điểm của con người hữu hạn, vì thuỷ và chung của nó đều ẩn giấu trong cội nguồn vũ trụ không thể hiểu được. Nếu ở khắp nơi, các điều kiện đều hoàn hảo, thì sự lưu chuyển này sẽ diễn tiến không bị cản trở và có thể đưa đến một tình trạng hầu như kéo dài vô tận, nhưng giới hạn và sự kết thúc xảy ra dưới hình thức các hậu quả của sự không hoàn thiện sẽ nhường chỗ cho một sự hoàn thiện dần dần. Mọi chu kỳ đều khởi đầu từ một chu kỳ khác với một sự tương đối đầy đủ hơn, và bao giờ cũng sẽ nhường chỗ cho một vòng xoắn ốc cao hơn; như vậy đưa tới các giai đoạn tương đối hoàn hảo bên ngoài, dẫn đến những gì còn vĩ đại hơn nữa.
Như chúng ta biết, mục đích đối với chu kỳ lớn lao này là phối hợp hai lửa vật chất, tiềm tàng và hoạt động, và sự phối hợp của chúng với lửa trí tuệ và tinh thần cho đến khi chúng chìm đắm trong ngọn lửa đại đồng (general flame); lửa trí tuệ và tinh thần thiêu rụi vật chất và do đó đem lại sự giải thoát cho hiện thể đang bị giam hãm. Thánh đường của Địa cầu là nơi phát sinh của tinh thần, là kẻ giải phóng nó ra khỏi từ mẫu (vật chất), và là lối tiến nhập của nó vào các lãnh vực cao hơn.
Do đó, khi thể sinh lực hoạt động một cách hoàn hảo trong cả ba nhóm, nhân loại, hành tinh và thái dương, thì sự kết hợp với tiềm hoả sẽ được thành toàn. Nơi đây tàng ẩn lý
103 do về tầm quan trọng được đặt vào sự thiết yếu đó là kiến tạo các hiện thể vật chất đã được tinh luyện và làm cho trong sạch. Hình hài càng được tinh luyện và cải thiện bao nhiêu, thì sự tiếp nhận prana sẽ càng hoàn hảo và càng ít có sự đề kháng lúc hoả xà đi lên vào thời điểm ấn định. Vật chất thô trược và các thể hồng trần còn non nớt là cái phiền toái đối với nhà huyền linh học và không có một nhà có nhãn thông chân chính nào mà có cơ thể đầy những tính chất thô trược. Các nguy hiểm của tình trạng rối loạn thì quá to tát và sự đe doạ bị tan rã bởi lửa thì quá khủng khiếp. Đã có lần trong lịch sử nhân loại (vào thời Lemuria) tình trạng này được thấy trong việc huỷ diệt nhân loại và lục địa bằng lửa ( ).
Các vị Lãnh Đạo nhân loại vào thời ấy, chính các Ngài đã lợi dụng đúng sự việc đó để đưa đến việc chấm dứt một hình hài không thích hợp. Tiềm hoả của vật chất (ví dụ như ta thấy trong sự phun trào của hoả sơn), và lửa phát xạ của Thái dương hệ được phối hợp. Hoả xà hành tinh và bức xạ thái dương ồ ạt kết hợp nhau và công trình huỷ diệt được hoàn tất. Cùng sự việc ấy có thể được thấy trở lại, chỉ ở trong chất liệu của chất dĩ thái thứ nhì, và các hiệu quả do đó sẽ bớt trầm trọng do việc hiếm có chất dĩ thái này và sự tinh lọc tương đối nhiều của các hiện thể.
Nơi đây, chúng ta nên chú ý một sự kiện đáng quan tâm, mặc dù cho đến nay là một vấn đề bí hiểm không giải quyết được đối với đa số chúng ta, đó là các sự huỷ diệt bởi lửa này là một phần của các thử thách bằng lửa của một cuộc điểm đạo của một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà nghiệp quả các Ngài gắn bó với địa cầu chúng ta.
Mỗi sự huỷ diệt một phần của mạng lưới đưa đến kết quả là tạo ra một năng lực lớn hơn để đào thoát và trong thực tế (khi nhìn từ các cõi cao hơn) là một bước tiến tới và là một sự bành trướng. Việc lặp lại điều này cũng xảy ra trong thái dương hệ vào các chu kỳ đã định.
104 4. Các rối loạn của thể dĩ thái.
Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát thể dĩ thái cùng các bệnh hoạn của nó cũng như là tình trạng sau khi chết của nó. Vấn đề này chỉ có thể được đề cập đến một cách vắn tắt. Tất cả những gì hiện giờ có thể được nêu ra là một ý tưởng tổng quát về những ốm đau căn bản mà thể dĩ thái có thể phải chịu và khuynh hướng mà y học ứng dụng có thể chọn sau này khi các định luật huyền linh được hiểu rõ hơn. Một sự việc cần phải được nêu ra ở đây – sự kiện mà ít kẻ hiểu rõ. Đây là sự kiện có ý nghĩa: các bệnh tật của thể dĩ thái, trong trường hợp tiểu thiên địa, cũng giống như là trong đại thiên địa. Nơi đây tàng ẩn sự hiểu biết vốn thường dùng để giải thích những thống khổ bề ngoài của thiên nhiên. Một số trong các tệ hại lớn trên thế gian có nguồn gốc trong các ốm đau ở thể dĩ thái, khi mở rộng các ý tưởng về chất dĩ thái tới các điều kiện của hành tinh và ngay cả tới thái dương. Khi chúng ta đề cập đến nguyên nhân của các khổ đau ở thể dĩ thái trong con người, các tương đồng và các phản ứng thuộc hành tinh và thái dương có lẽ nên được hiểu rõ. Chúng ta cần ghi nhớ cẩn thận rằng khi khảo cứu về chất dĩ thái này, đó là tất cả các bệnh tật của thể dĩ thái liên quan với ba mục đích của nó và hoặc là:
a. Thuộc chức năng (functional) và do đó ảnh hưởng đến
sự nắm bắt prana của nó,
b. Về cơ quan (organic) do đó ảnh hưởng đến sự phân
phối prana của nó,
c. Về tĩnh tại (static) do đó ảnh hưởng đến mạng lưới, khi chỉ nhìn từ giác độ cung cấp một vòng giới hạn bằng chất hồng trần và tác động như là vật tách biệt giữa thể xác với thể cảm dục.
Ba nhóm chức năng hay mục đích khác nhau này, mỗi nhóm đều có lợi ích tối thượng đưa tới các kết quả hoàn toàn khác nhau và tác động theo cách khác nhau cả bên ngoài lẫn bên trong.
Xét theo quan điểm hành tinh cùng các điều kiện sẽ được
105 nhận thức và thể dĩ thái hành tinh (về căn bản chính là hiện thể trong trường hợp các hành tinh thánh thiện, trong số đó địa cầu không phải là một), sẽ có các rối loạn về chức năng của nó mà rối loạn này sẽ có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận prana của nó, sẽ hứng chịu các rối loạn về cơ cấu vốn có thể tác động đến sự phân phối của nó và các sự rối loạn này vốn
tạo ra các rối rắm trong mạng lưới dĩ thái, nó tạo thành vòng giới hạn cho Hành Tinh Thượng Đế liên hệ. Nơi đây tôi muốn nói rõ rằng trong trường hợp các Hành Tinh Thượng Đế đang ở trên vòng cung tiến hoá thiêng liêng, các Hành Tinh Thượng Đế mà cơ thể các Ngài là các hành tinh, mạng lưới dĩ thái không tạo thành chướng ngại, nhưng (giống như các Nghiệp Quả Tinh Quân trên một cõi cao hơn) các Ngài có tự do hành động ngoài các giới hạn của mạng lưới hành tinh trong chu vi của vòng giới hạn thái dương (1).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1 Planetary Spirit là tên gọi khác dành để chỉ Thượng Đế của hành tinh chúng ta, một trong “Bảy Tinh Quân trước Thánh Toà” và do
106 đó là một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế. Ngài đang ở trên vòng cung thăng thượng tiến hoá (evolutionary arc) của vũ trụ và đã vượt xa nhân loại.
Thực Thể Hành Tinh (The planetary Entity) đang ở trên vòng cung giáng hạ tiến hoá và là một Chân Linh có đẳng cấp rất thấp. Ngài là toàn bộ mọi sự sống hành khí của hành tinh.
----------------------------------- Đoạn trên là ghi chú của 1 trên ------------------------------------
Lại nữa, về phương diện Thái dương hệ, cùng các hiệu quả này có thể quan sát được, về mặt chức năng, lần này có liên hệ với trung tâm vũ trụ; về mặt cơ cấu, vì có liên quan đến toàn bộ các hệ thống hành tinh, còn về mặt tĩnh tại, vì có liên hệ đến vòng giới hạn thái dương hay vòng giới hạn Thượng Đế.
Bây giờ, với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể chọn ba nhóm này một cách riêng rẽ và đề cập đến chúng một cách vắn tắt và bóng bẩy (vì sẽ không nói nhiều hơn được) đến các phương pháp điều trị và hiệu chỉnh.
a. Các rối loạn về chức năng tiểu thiên địa. Các rối loạn này có liên quan với sự tiếp nhận các lưu chất prana của con người, xuyên qua các trung tâm lực cần thiết. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và như thế giữ sự phân biệt rõ ràng rằng các bức xạ prana này có liên quan với tiềm nhiệt trong vật chất; khi được tiếp nhận và vận hành xuyên qua thể dĩ thái một cách chính xác, chúng hợp tác với hơi ấm tiềm tàng tự nhiên trong cơ thể, và (phối hợp thêm vào) giữ cho cơ thể ở trong tình trạng đầy sinh lực, áp đặt lên trên vật chất của cơ thể một mức độ rung động nào đó, để đưa đến hoạt động cần thiết của thể xác và vận hành đúng các cơ quan của thể xác đó. Do đó, rõ ràng là ngay từ đầu, sức khoẻ xác thân được giấu kín trong việc tiếp nhận đúng prana, và một trong các thay đổi cơ bản phải được thực hiện trong cuộc sống của con người (chính là trạng thái mà hiện giờ chúng ta đang bàn đến) sẽ là ở trong các điều kiện sinh hoạt thông thường.
Ba trung tâm lực căn bản mà nhờ đó sự tiếp nhận xảy ra phải được phép vận hành một cách tự do hơn và ít hạn chế hơn. Hiện giờ do bởi nhiều thế kỷ sống sai lầm và do các lầm lẫn căn bản (xuất phát từ thời Lemuria), ba bí huyệt nhận prana của con người không hoạt động hữu hiệu theo thứ tự. Trung tâm lực ở bả vai đang ở tình trạng tiếp nhận hữu hiệu nhất, dù do bởi tình trạng kém cỏi của cột xương sống (trong rất nhiều người nó không được chỉnh hợp chính xác) vị trí của nó ở sau lưng thường không nằm đúng chỗ. Trung tâm lực lá lách ở gần cách mô có kích thước dưới bình thường và rung động của nó không chính xác. Trong trường hợp các thổ dân ở các địa phương như vùng Nam Hải, họ có thể dĩ thái ở tình trạng hoàn hảo hơn; cách sống của họ được bình thường hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới (theo quan điểm linh động).
Nhân loại phải chịu một vài sự thiếu năng lực có thể được mô tả như sau:
Thứ nhất: Không thể thu nhận luồng prana, do biết bao nhiêu người sống không lành mạnh. Điều này liên quan tới việc cắt đứt nguồn cung cấp và hậu quả là các trung tâm lực tiếp nhận bị suy nhược và co rút lại. Điều này được nhận thấy ở hình thức thái quá nơi trẻ con ở các khu chật chội, của bất cứ thành phố lớn nào, và ở những cư dân bị kém sức khoẻ vì thiếu máu, sống ở các khu “nhà ổ chuột”. Cách chữa trị thuộc về bên ngoài, đó là đem lại các điều kiện sống tốt đẹp
107 hơn, mặc quần áo thích hợp hơn cũng như chấp nhận và theo một cách sống tốt lành và phóng khoáng hơn. Khi các tia prana có thể thong thả đi tới vai và cách mô, thì tình trạng kém bình thường của lá lách của người thường, sẽ tự động được điều chỉnh.
Thứ hai. Quá khả năng tiếp nhận các luồng sinh khí. Kiểu mẫu đầu tiên của sự hỗn loạn chức năng rất thông thường và phổ quát. Mặt trái của nó có thể được nhận thấy nơi mà các điều kiện sống làm cho các trung tâm lực (qua việc hứng chịu bức xạ mặt trời quá trực tiếp và kéo dài) trở nên quá mức chịu đựng, rung động quá nhanh và tiếp nhận prana quá nhiều. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng lại có ở một số nước nhiệt đới và bị qui cho là đưa tới tình trạng suy nhược mà dân chúng trong các xứ này phải hứng chịu. Thể dĩ thái tiếp nhận prana hay tia nắng quá nhanh, chuyển prana đi qua và ra ngoài hệ thống một cách quá mạnh. Điều này làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng ù lì (inertia) và mất sinh lực. Nói cách khác thể dĩ thái trở nên lười biếng, giống như một mạng lưới chùng xuống hay là (dùng một hình ảnh rất mộc mạc) nó giống như cái vợt đánh quần vợt đã quá dãn và đã mất tính đàn hồi. Tam giác nội truyền các bức xạ prana quá nhanh chóng, không có đủ thì giờ để hấp thụ thêm và do đó toàn hệ thống bị mất mát. Sau nữa, cần nhận ra rằng nhiều bệnh mà người Âu Châu sống ở Ấn Độ, ngay từ đầu đã hứng chịu, phát sinh theo cách này; và do đó bằng việc chú trọng tới lá lách và bằng việc kiểm soát khôn ngoan các điều kiện sinh sống, một số phiền toái có thể tránh được.
Khi đề cập đến các điều kiện tương tự trong hành tinh, cả hai loại phiền toái này có thể xảy ra. Còn nhiều điều nữa không thể nói hết được, nhưng khi khảo sát một cách khéo léo bức xạ thái dương trên bề mặt hành tinh liên quan đến chuyển động quay của nó, một số qui luật về sức khoẻ tập thể có thể được lĩnh hội và tuân theo. Chơn linh của hành tinh (hay thực thể hành tinh – xem định nghĩa chữ này ở cước chú trang 105) cũng có các chu kỳ của Ngài và trong việc hấp thụ
108 prana hành tinh cùng việc phân phối đúng prana đó, có tàng ẩn bí nhiệm về sự phì nhiêu và thực vật miền ôn đới. Nhiều điều trong sự việc này còn ẩn giấu trong những huyền thoại về cuộc chiến giữa lửa và nước, vốn có cơ sở của nó trong phản ứng của tiềm hoả trong vật chất với lửa toả ra bên ngoài của vật chất và tác động lên vật chất. Trong thời khoảng trôi qua trong khi cả hai đang ở trong diễn trình phối hợp, có xảy đến các giai đoạn mà do sự kế thừa về nghiệp quả, việc tiếp nhận không ổn định và việc phân phối không điều hoà. Khi mức cân bằng của nhân loại được đạt đến, sự cân bằng hành tinh cũng sẽ đạt đến và trong thành tựu của hành tinh, sẽ xuất hiện sự cân bằng phải xảy ra giữa các hành tinh của thái dương. Khi chúng đạt đến sự cân bằng hỗ tương và tác dụng hỗ tương, lúc bấy giờ Thái dương hệ được ổn định và sự hoàn hảo được đạt đến. Sự phân phối đồng đều prana sẽ diễn ra song đôi với sự thăng bằng này trong con người, trong giống dân, trong hành tinh và trong Thái dương hệ. Đây chỉ
là một cách khác để nói rằng sự rung động đồng nhất sẽ được đạt đến.
b. Sự xáo trộn về cơ cấu của tiểu thiên địa. Có hai xáo trộn
căn bản.
-Xáo trộn do sự tắt nghẽn.
-Sự huỷ hoại mô do bởi việc quá hấp thụ prana, hay là sự phối hợp quá nhanh của prana với lửa vật chất tiềm tàng.
Chúng ta có một hình ảnh lý thú của cả hai hình thức xáo trộn này ở việc trúng nắng (sun stroke) và trúng nhiệt (heat stroke). Mặc cho giả thiết mà các y sĩ đã hiểu, thật ra tất cả các hiện tượng này chỉ là các xáo trộn dĩ thái (etheric disorders). Khi bản chất của thể dĩ thái được hiểu rõ hơn và sự thận trọng khôn ngoan đối với thể đó được tuân theo, cả hai loại xáo trộn này sẽ ngừa trước được. Chúng do bởi bức xạ prana của thái dương; trong một trường hợp, hậu quả của bức xạ này là gây ra cái chết hoặc bệnh nặng do sự tắt nghẽn của một vận hà dĩ thái, trong khi đó, ở trường hợp khác cùng một kết quả xảy ra do sự phá huỷ chất dĩ thái.
Minh hoạ nêu trên được dùng với mục đích rõ rệt, nhưng
109 cần nêu ra rằng sự tắt nghẽn dĩ thái có thể đưa đến nhiều hình thức bệnh tật và kém khả năng trí tuệ. Sự tắt nghẽn dĩ thái đưa đến việc mạng lưới bị dày lên một cách bất thường, và việc dày lên này có thể cản trở chẳng hạn việc tiếp xúc với Thượng ngã hay các nguyên khí cao, dẫn đến hậu quả là đần độn và mất quân bình trí tuệ. Nó có thể đưa đến việc phát triển da thịt một cách bất thường, việc trở nên dày của một số cơ quan nội tại, và do đó áp suất tăng quá mức; một phần của thể dĩ thái bị tắt nghẽn có thể đưa đến tình trạng toàn bộ thể xác bị đảo lộn, hậu quả là sinh ra nhiều bệnh khác nhau.
Sự huỷ hoại mô có thể dẫn đến nhiều loại điên cuồng, nhất là những loại bị coi là không thể chữa được. Việc đốt cháy mạng lưới có thể để cho nhiều luồng cảm dục bên ngoài đi vào mà con người không chống lại được; mô não, theo sát nghĩa có thể bị huỷ hoại bởi áp lực này và sự rối loạn trầm trọng có thể xảy ra do vòng giới hạn dĩ thái đã bị huỷ hoại ở một chỗ nào đó.
Một tình trạng về các sự việc tương tự như thế có thể được thấy có liên hệ tới hành tinh. Sau này, chi tiết có thể được đưa ra, điều mà hiện nay còn được che giấu; việc đó cho thấy rằng toàn thể nhân loại sẽ bị ảnh hưởng và một vài giới trong thiên nhiên bị rối loạn do việc tắt nghẽn dĩ thái hay là sự tiêu huỷ mô dĩ thái hành tinh.
Chúng ta đã bàn đến các bệnh liên quan đến chức năng và cấu tạo của thể dĩ thái, nêu ra một số chỉ dẫn để mở rộng quan niệm đến các lãnh vực khác hơn là lãnh vực thuần tuý nhân loại. Chìa khoá nằm trong giới nhân loại, nhưng xoay chìa khoá đó để mở cánh cửa hầu có được hiểu biết rộng rãi hơn về các bí nhiệm của thiên nhiên. Dù chìa khoá đó phải được xoay bảy lần, tuy nhiên, chỉ một lần thôi cũng đủ tiết lộ các con đường chưa được nói đến về sự hiểu biết tối hậu (1),
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Chìa khoá Giáo Lý Bí Nhiệm (The keys to the Secret Doctrine), của bà H.P.Blavatsky. Xem GLBN I, 343, II, 551.
1. Mọi biểu tượng (symbol) và ẩn từ (allegory) đều có bảy chìa khoá. GLBN II, 567, III, 3.
2. Chỉ có ba chìa khoá hữu dụng trong thế kỷ XIX. GLBN II, 543, đối chiếu với II,617, 842.
3. Có bảy chìa khoá dẫn đến cửa vào các Bí Nhiệm. GLBN III, 178. So với I, 346, II, 330, II 668, II, 731.
4. Các chìa khoá như bà Blavatsky đề cập đến là :
a. (1). Về tâm lý học (Psychological). GLBN II, 25, chú thích I, 389.
b. Về thiên văn học (Astronomical). GLBN II, 25, chú thích.
c. Về vật lý hay sinh lý học. GLBN II, 25, chú thích; III, 198.
d. Về siêu hình học (Metaphysical) GLBN II, 25 chú thích
e. Về nhân chủng học . GLBN I, 389, III, 198
f. Về chiêm tinh học (Astrological). GLBN II , 343
g. Về hình học (Geometrical). GLBN II, 494, III, 176
h. Về huyền học (Mystical). GLBN I, 401
I. Về biểu tượng học (Symbolical), GLBN II, 561
j. Về số học (Numerical). GLBN II, 198
5. Mỗi chìa khoá phải được xoay bảy lần, GLBN I, 22
6. Chính người Do Thái đã lợi dụng được hai trong số bảy chìa khoá.
7. Chìa khoá siêu hình học có thể hữu dụng. GLBN I, 338. Đối chiếu với III, 198.
(1) “Bảy chìa khoá mở ra các bí nhiệm, quá khứ và tương lai, của bảy căn chủng lớn và của bảy thiên kiếp (kalpas)”. Mọi sách vở huyền linh học, biểu tượng và hoán dụ (allegory) có thể phải được diễn giải theo bảy lối. Có ba ổ khoá phải được mở. Bảy chìa khoá. Mỗi quyển sách có thể được đọc theo lối ngoại môn (exotorically), theo chủ quan (subjectively) và theo phương diện tinh thần. Mọi chìa khoá đều chưa khả dụng. (Xem GLBN I, 330, 343). Có chìa khoá sinh lý học, tâm lý học, chiêm tinh học và chìa khoá siêu hình học. Chìa khoá thứ năm là hình học.
----------------------------------------Đoạn trên là chú thích của 1 nếu trên --------------------------
111 Chúng ta đã xem xét về sự tiếp nhận và phân phối bức xạ prana trong con người, trong hành tinh và trong Thái dương hệ và đã thấy được những gì gây ra sự rối loạn tạm thời và sự mất sinh lực hay quá đầy sinh lực (over-vitalisation) của hình thể cơ quan. Bấy giờ chúng ta có thể xem xét vấn đề ở khía cạnh thứ ba và do đó khảo sát:
c. Các rối loạn về tĩnh tại của tiểu thiên địa, hay là việc xem xét thể dĩ thái liên quan với việc cung ứng một vòng giới hạn từ chất hồng trần thuần tuý đến chất đẩu tinh. Như đã nói trong cả sách này lẫn trong các sách của H.P.B. vòng giới hạn
( ) là bức tường hạn chế vốn tác động như một tác nhân cách biệt hay một sự phân chia giữa một hệ thống và những gì ở ngoài hệ thống đó. Điều này, như được thấy ở trên, có sự liên quan thú vị khi chủ đề được xem xét đến (khi chúng ta phải nỗ lực một cách bền bĩ để xem xét nó) theo quan điểm của một con người, một hành tinh và một hệ thống, luôn luôn nhớ rằng những gì mà chúng ta đang bàn đến về thể dĩ thái
112 đều có liên quan đến vật chất hồng trần. Điều này phải được thận trọng ghi nhớ. Do đó, một yếu tố tối thượng sẽ được tìm thấy trong mọi nhóm và mọi cơ cấu, và đây là sự kiện mà vòng giới hạn tác động chỉ như là một chướng ngại vật đối với những thành đạt nho nhỏ trong sự tiến hoá, nhưng không tạo thành chướng ngại đối với các tiến bộ lớn hơn. Toàn thể vấn đề tuỳ thuộc vào hai sự việc, đó là nghiệp quả của con người, Hành Tinh Thượng Đế, và Thái Dương Thượng Đế, cùng là sự ưu thắng (dominance) của thực thể tinh thần nội tại trên hiện thể của nó.
IV. CHẤT DĨ THÁI CỦA ĐẠI VÀ TIỂU THIÊN ĐỊA
1. Hành Tinh Thượng Đế và các Dĩ thái.
Con người, chủ thể tư tưởng nội tâm, vào ban đêm, vượt qua vòng giới hạn bằng chất dĩ thái của mình và hoạt động ở một nơi khác. Do đó, theo định luật, Hành Tinh Thượng Đế cũng có thể vượt qua vòng giới hạn của Ngài vào các mùa đã ấn định, các mùa này tương ứng trong hành tinh với các giờ nghỉ ngơi tạm thời của con người hay là pralaya.
Thái Dương Thượng Đế cũng hành động giống như thế trong các chu kỳ ấn định, vốn không phải là các chu kỳ nối tiếp các chu kỳ, mà chúng ta gọi là chu kỳ qui nguyên thái dương, mà là những chu kỳ nhỏ hơn nối tiếp “ngày của Brahma” hay các giai đoạn hoạt động ngắn hơn xét về mặt chu kỳ. Tất cả các điều này đều do nghiệp quả chế ngự và cũng như chính chân nhân áp dụng luật nghiệp quả đối với hiện thể của mình, và trong hệ thống bé nhỏ của mình là sự tương ứng đối với nhóm thực thể nghiệp quả thứ tư mà chúng ta gọi là Nghiệp Quả Tinh Quân; Ngài áp dụng định luật đối với phàm ngã tam phân của Ngài. Nhóm Thực Thể Thông Linh ngoại vũ trụ thứ tư mà vị trí các Ngài là phụ trợ ba vị Vũ Trụ Thượng Đế, các vị Thượng Đế này là toàn bộ tam phân của bản thể Thượng Đế, có thể vượt qua các giới hạn của vòng giới hạn thái dương trong các chu kỳ đã được ấn định của các Ngài. Đây là một bí nhiệm sâu xa và tính chất phức tạp của nó càng gia tăng do việc nhớ lại rằng Huyền
Giai Sáng Tạo thứ tư của Chân Thần nhân loại và các Nghiệp
113 Quả Tinh Quân trong ba nhóm của các Ngài (nhóm thứ nhất, thứ nhì và bốn vị Maharajahs, hợp thành toàn thể các đấng
cai quản nghiệp quả tam phân, (các Ngài đang đứng giữa Thái Dương Thượng Đế và bảy vị Hành Tinh Thượng Đế), đang kết hợp chặt chẽ hơn với các Huyền Giai khác và vận mệnh của các Ngài được gắn bó mật thiết với nhau.
Thêm một mắt xích trong sợi xích này được đưa ra để xem xét, đó là sự kiện bốn cung trí tuệ (vốn có liên hệ tới nghiệp quả của bốn vị Hành Tinh Thượng Đế) trong toàn thể, cai quản diễn trình tiến hoá hiện tại của các Ngài đối với con người, xét con người như là Chủ Thể Tư Tưởng. Bốn Đấng này cùng với bốn Nghiệp Quả Tinh Quân, làm việc trong sự hợp tác chặt chẽ nhất. Do đó, chúng ta có các nhóm tương tác sau:
Thứ nhất. Bốn vị Maharajahs tức là các Nghiệp Quả Tinh
Quân thứ yếu (1), các Ngài áp dụng nghiệp quả đã qua và thể hiện nó ở hiện tại.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
1 Bốn Nghiệp Quả Tinh Quân đứng giữa cõi thứ nhất và thứ hai. GLBN I , 155
a. Các Ngài có thể vượt qua vòng giới hạn. GLBN I, 157
b. Các Ngài liên hệ với nghiệp quả. GLBN I, 153
c. Các Ngài liên hệ với Đấng Tương Lai (the Hereafter) GLBN I, 151
d. Các Ngài ở trong ba nhóm. GLBN I, 153
e. Các Ngài là các Chơn Linh Vũ Trụ (the spirits of the Universe). GLBN I, 153.
1 Bốn cung về trí tuệ là bốn cung thứ yếu, 4 cung này hợp thành Tứ Nguyên của Thượng Đế (logoic Quaternary) và sau rốt được tổng hợp thành cung thứ 5, cung chính yếu thứ 3 của trí tuệ hoạt động hay khả năng thích ứng. Danh xưng của các cung như sau:
Ba cung chính yếu:
1. Cung Ý chí hay Huyền năng.
2. Cung Bác ái hay Minh triết
3. Cung Trí tuệ Hoạt động Bốn cung thứ yếu:
4. Cung Mỹ Lệ, Hài Hoà, Mỹ Thuật hay Nhịp nhàng
5.Cung Kiến thức cụ thể hay Khoa học
6. Cung Lý tưởng trừu tượng
7. Cung Trật tự nghi lễ hay Tổ chức.
---------------------- Đoạn trên là chú thích liền trang 86 --------------------
Thứ hai. Bốn vị Lipikas của nhóm thứ hai mà bà Blavatsky đề cập đến như là các vị bận rộn trong việc vận dụng nghiệp quả tương lai và điều hành vận mệnh sắp tới của các giống dân. Công việc của nhóm một trong bốn Đức Lipikas Vũ Trụ còn huyền bí và chỉ được tiết lộ rất ít vào cuộc điểm đạo thứ tư (ngay cả lúc bấy giờ cũng chỉ được nói qua thôi) thế nên điều đó không được đề cập đến nơi đây.
Thứ ba. Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư của Chân Thần nhân loại được duy trì bằng định luật nghiệp quả tứ phân dưới sự hướng dẫn của các Đức Lipikas.
Thứ tư. Bốn vị Hành Tinh Thượng Đế (1) lo về Hài Hoà,
Tri Thức, Tư Tưởng Trừu Tượng và Nghi Lễ, các Ngài xét
114 chung vốn là Tứ Nguyên Trí Tuệ trong khi có diễn trình tiến hoá, và các Ngài chuyển sang dưới ảnh hưởng của các Ngài mọi đứa con nhân loại.
Thứ năm. Các Thiên Thần Tinh Quân ở bốn cõi, đó là cõi Bồ Đề hay cõi Trực Giác tâm linh, cõi Trí, cõi Cảm dục và cõi trần, các Ngài cũng có liên hệ với sự tiến hoá nhân loại theo nghĩa chặt chẽ hơn ba cõi cao.
Thêm một sự tương đồng lý thú nữa nằm trong các sự kiện sau mà hiện giờ đang trong tiến trình phát triển:
Cõi thứ tư, tức cõi Bồ Đề, là cõi mà các vị Hành Tinh Thượng Đế bắt đầu thoát ra khỏi vòng giới hạn hành tinh của các Ngài hay ra khỏi mạng lưới dĩ thái mà đối phần của nó có trên mọi cõi.
Theo nghĩa hẹp, khi con người bắt đầu phối kết được hiện thể Bồ đề, hay là nói một cách khác, khi y đã phát triển năng lực tiếp xúc, dù rằng rất sơ sài với cõi Bồ đề, lúc bấy giờ, một cách đồng thời và một cách hữu thức, con người bắt đầu đạt được khả năng thoát khỏi mạng lưới dĩ thái trên cõi trần. Sau đó y thoát ra được phần tương ứng của nó trên cõi cảm dục và sau cùng thoát ra phần tương ứng trên cõi phụ thứ tư của cõi trí, lần này xuyên qua nguyên tử thường tồn hạ trí. Điều này, sau rốt đưa đến việc vận dụng thể thượng trí, hay đưa đến khả năng an trụ vào và trở nên linh hoạt trong hiện thể của chân ngã, vốn biểu hiện cho trạng thái bác ái và minh triết của Chân Thần. Ở đây, nên ghi nhớ chỗ tương đồng với sự kiện đã được chứng minh, đó là nhiều người hiện nay có
115 thể vượt thoát khỏi thể dĩ thái và hoạt động trong thể cảm dục của họ, đó là phản ảnh của phàm ngã của cùng trạng thái thứ hai.
Khi một người đạt mức điểm đạo thứ tư, thì người đó hoạt động trong hiện thể thuộc cõi thứ tư, tức thể Bồ Đề, và thường xuyên thoát khỏi vòng giới hạn phàm ngã, trên cõi phụ thứ tư của cõi trí. Y không còn bị giữ lại trong ba cõi thấp nữa. Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, y thoát khỏi vòng giới hạn theo một ý nghĩa tạm thời, nhưng y vẫn chưa thoát khỏi ba cõi phụ cao của cõi trí vốn là phần tương ứng của cõi trí với các chất dĩ thái cao và cần phải phát triển tâm thức đầy đủ trên ba cõi phụ cao này. Ở đây chúng ta có một sự tương ứng đối với công việc phải làm của điểm đạo đồ sau khi y đã đạt đến cõi thứ tư của thái dương hệ, tức cõi Bồ đề. Tuy nhiên, vẫn còn có sự phát triển tâm thức đầy đủ trên ba cõi tinh thần cao hơn, trước khi y có thể thoát ra khỏi vòng giới hạn thái dương, điều này chỉ có thể đạt đến ở cuộc điểm đạo thứ bảy, xảy ra ở một nơi nào đó trong Thái dương hệ, hay là trong sự tương ứng vũ trụ của nó được đạt tới bằng ngân quang tuyến vũ trụ hay là sinh mệnh tuyến vũ trụ ( ).
Dãy địa cầu thứ tư này là một trong các dãy quan trọng nhất về phương diện này, vì đó là địa điểm ấn định đối với sự chi phối thể dĩ thái bằng Chân Thần con người cùng mục đích nhắm vào cả hai sự đào thoát của con người và hành tinh ra khỏi các hạn chế. Dãy địa cầu này mặc dù không phải là một trong bảy dãy hành tinh thánh thiện, lại có tầm quan trọng tối yếu vào lúc này đối với Hành Tinh Thượng Đế. Ngài tạm dùng nó như là một phương tiện nhập thể và phương tiện biểu lộ. Cuộc tuần hoàn thứ tư này tìm được câu giải đáp về sự sống bền bĩ và hỗn độn trong sự việc rất đơn
116 giản là phá tan mạng lưới dĩ thái để đem lại giải thoát và cho phép sử dụng một hình hài thích hợp hơn sau này.
Một loạt ý tưởng bổ túc có thể được theo dõi bằng cách ghi nhớ kỹ rằng chất dĩ thái thứ tư hiện giờ đang được các nhà khoa học của con người nghiên cứu và phát triển, và đã được khai thác phần nào để phụng sự con người; rằng cõi phụ thứ tư của cõi cảm dục là phạm vi vận hành bình thường của thường nhân và rằng trong cuộc tuần hoàn này, sự thoát ly khỏi thể dĩ thái đang được thực hiện; cõi phụ thứ tư của cõi trí là mục tiêu nỗ lực hiện nay của ¼ gia đình nhân loại; chu kỳ khai nguyên thứ tư sẽ thấy vòng giới hạn thái dương đưa ra lối thoát cho những ai đã đạt đến mức cần thiết; bốn vị Hành Tinh Thượng Đế sẽ hoàn thành việc thoát ly của các Ngài khỏi vùng hành tinh của các Ngài và sẽ hoạt động một cách rất dễ dàng trên cõi cảm dục vũ trụ, song hành trên các phân cảnh vũ trụ, có việc thành toàn của các đơn vị nhân loại vốn là các tế bào trong các thể của các Ngài.
Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, vốn là vị Thượng Đế ở cấp đẳng thứ tư, sẽ bắt đầu phối kết thể bồ đề vũ trụ của Ngài và trong khi Ngài phát triển thể trí vũ trụ, nhờ sự trợ lực của thể trí đó, Ngài sẽ dần dần đạt được khả năng tiếp xúc với cõi bồ đề vũ trụ.
Các khả năng và các tương ứng này đã phần nào được nghiền ngẫm, vì điều cần cho chúng ta là nhận thức được công việc phải làm liên quan đến mạng lưới dĩ thái trước khi chúng ta đề cập vấn đề các nguyên nhân khác nhau vốn có thể ngăn cản sự tiến bộ mong muốn và ngăn ngừa sự vượt thoát ấn định và sự giải thoát được dự tính. Sau này, chúng ta sẽ xét đến mạng lưới dĩ thái và tình trạng tĩnh tại của nó. Điều này sẽ đòi hỏi việc nhớ lại hai điều:
Thứ nhất, điều kiện tĩnh tại này chỉ như thế khi xét theo quan điểm con người hiện nay và chỉ gọi như thế để làm sáng
116 tỏ hơn những sự thay đổi phải được thực hiện và những nguy cơ phải được hoá giải. Theo quan điểm con người, việc tiến hoá diễn ra chậm chạp đến nỗi hầu như đứng một chỗ nhất là ở nơi nào có liên hệ đến sự tiến hoá dĩ thái.
Thứ hai, chúng ta chỉ quan tâm đến thể dĩ thái hồng trần, chớ không để ý tới các tương ứng của nó trên mọi cõi. Sở dĩ có việc này chỉ vì Thái dương hệ chúng ta đang ở trên các cõi phụ dĩ thái vũ trụ và do đó quan trọng nhất đối với chúng ta.
2. Các dĩ thái vũ trụ và Thái dương hệ:
Vì lợi ích cho những kẻ đọc bộ luận này và vì cần lặp lại liên tục các sự kiện để tạo sự rõ ràng, chúng ta hãy kê khai ngắn gọn ra đây một vài giả thuyết căn bản vốn có một quan hệ rõ ràng đối với vấn đề đang bàn và điều có thể giúp làm sáng tỏ sự mơ hồ hiện nay có liên quan đến vật chất của Thái dương hệ. Một số sự kiện có nói đến ở trên đã được biết rõ, một số khác đang được suy diễn, trong khi một số là sự biểu hiện các tương ứng xưa cũ và đích thực được diễn đạt bằng một hình thức hiện đại hơn.
a. Cõi vũ trụ thấp nhất là cõi hồng trần vũ trụ và đó là cõi duy nhất mà thể trí hữu hạn của con người có thể hiểu được bằng bất cứ cách nào.
b. Cõi hồng trần vũ trụ này hiện hữu trong vật chất đã
phân hoá thành bảy tính chất, nhóm, cấp độ hay rung động.
c. Bảy biến phân này là bảy cõi chính của Thái dương hệ
chúng ta.
Với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể kê khai ra đây dưới các đề mục thuộc hồng trần, Thái dương hệ và thuộc vũ trụ, để cho mối quan hệ và các tương ứng có thể trở nên rõ ràng và sự liên hệ đối với những gì ở trên và ở dưới, hay là tất cả có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng.
d. Bảy cõi chính này của Thái dương hệ chúng ta chỉ là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, vì vậy cho nên chúng ta có thể thấy lý do khiến cho bà Blavatsky nhấn mạnh rằng vật chất và chất dĩ thái là các tên gọi đồng nghĩa, và rằng chất dĩ
Các Cõi (The Planes)
Cõi hồng trần Các cõi của Thái dương hệ Các cõi của vũ trụ
1.- Cõi nguyên tử.
Dĩ thái 1 Thiêng Liêng. Tối Đại
Niết Bàn
Vật chất nguyên thuỷ. Cõi nguyên tử.
Dĩ thái 1
2.- Hạ nguyên tử
Chân Thần. Đại Niết bàn.
Tiên thiên khí Hạ nguyên tử.
Dĩ thái 2
3.- Siêu dĩ thái
(super-etheric) Tinh thần. Niết Bàn.
Dĩ thái Dĩ thái 3.
Cõi Hợp Nhất hay Nhất Quán
4.- Dĩ thái
Trực giác . Bồ đề.
Khí (Phong) Dĩ thái thứ 4 vũ trụ
Ba cõi thấp
5.- Chất khí Cõi Trí. Lửa Chất hơi. Hạ dĩ thái
6.- Chất lỏng Cõi cảm dục. Xúc cảm Chất lỏng
7.- Chất đặc Cõi hồng trần Chất đặc
thái này được tìm thấy trong một số hình thức này hoặc hình thức khác trên mọi cõi và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, khi chưa biến phân, được gọi là nhất nguyên khí (mulaprakriti) hay chất liệu nguyên thuỷ tiền căn nguyên (primordial pre-genetic substance) và khi được Fohat làm biến phân (hay là Đấng truyền sinh lực( tức Thượng Đế Ngôi Ba hay Brahma) nó được gọi là prakriti hay vật chất đã biểu lộ (matter) ( ).
e. Thái dương hệ chúng ta là cái được gọi là một hệ thống
ở cấp thứ tư; nghĩa là nó có vị trí của nó trên cõi dĩ thái vũ trụ thứ 4, luôn luôn được tính từ trên xuống dưới.
119 f. Vậy thì cõi dĩ thái vũ trụ thứ tư này tạo thành nơi gặp gỡ cho quá khứ và tương lai và chính là hiện tại.
g. Do đó, cũng thế, cõi bồ đề hay cõi trực giác (tương ứng trong Thái dương hệ của dĩ thái vũ trụ thứ tư) là nơi gặp gỡ hay là cõi hợp nhất đối với những gì thuộc nhân loại và đối với những gì sẽ là siêu nhân loại, và nối liền quá khứ với những gì đang hiện hữu.
h. Các tương ứng theo sau sớm hay muộn gì cũng sẽ đáp lại với việc chuyên tâm thiền định. Chúng được căn cứ trên việc nhận thức về mối tương giao giữa chất dĩ thái vũ trụ thứ tư, cõi bồ đề, và cõi phụ dĩ thái hồng trần thứ tư.
Cõi phụ thứ tư của cõi trí, tức phần tương ứng trên cõi trí của cõi phụ dĩ thái hồng trần cũng là một điểm chuyển tiếp từ một cõi phụ thấp vào một cõi phụ cao hơn, và là vị trí chuyển tiếp vào một thể cao hơn.
Cõi phụ thứ tư của cõi Chân Thần, theo thật đúng nghĩa, là vị trí chuyển tiếp khỏi cung chơn ngã (có thể bất cứ cung nào) đến cung Chân Thần; ba cung chính yếu này được cấu tạo trên ba cõi phụ cao của cõi Chân thần theo cùng một cách mà ba cõi phụ trừu tượng của cõi trí là nhóm chuyển tiếp khỏi cung phàm ngã đến cung chơn ngã.
Bốn cung thứ yếu phối hợp với ba cung chính yếu, tức cung thông tuệ linh hoạt trên cõi trí và trên cõi Niết Bàn. Bốn Thượng Đế hay các Đấng Hành Tinh hoạt động như là một trên cõi Niết Bàn.
i. Một sự tổng hợp khác xảy ra trên cung tổng hợp thứ hai ở trên cõi phụ thứ hai của cõi Bồ đề và cõi Chân thần, trong khi tương đối là có ít Chân Thần ý chí hay quyền năng được tổng hợp trên cõi phụ nguyên tử của cõi Chân Thần. Tất cả ba nhóm Chân Thần đều hoạt động dưới hình thức tam phân trên cõi trí dưới quyền Đức Văn Minh Bồ Tát, Đức Bàn Cổ và Đức Bồ Tát (tức Đức Christ); trên cõi thứ nhì hay cõi
Chân Thần, các Chân Thần hoạt động dưới hình thức một
120 đơn vị, chỉ chứng tỏ công tác lưỡng phân của các Chân Thần đó trên cõi Chân thần và tính chất tam phân cốt yếu của các Chân Thần trên cõi Bồ đề (1).
---------------------------------------------chú thích (1)-----------------------------------------------
1 Các Chân Thần của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức các Chân Thần con người, gồm ba nhóm chính :
a. Các Chân Thần ý chí (The Monads of Will).
b. Các Chân Thần Bác ái (The Monads of Love).
c. Các Chân Thần Hoạt động (The Monads of Activity) Đức Mahachohan. (Văn Minh Bồ Tát). Một Đấng trong Thánh Đoàn hành tinh chúng ta. Ngài chủ trì các hoạt động được xúc tiến trong 4 cung thứ yếu và cung tổng hợp thứ 3. Ngài có liên quan đến nền văn minh, đến sự vun trồng trí tuệ các giống dân và với năng lượng thông tuệ, Ngài là vị lãnh đạo các Thánh sư.
Đức Bồ Tát (Bodhisattva). Đấng tiêu biểu (the exponent) cho thần lực cung 2, Đấng Giáo huấn các Thánh sư con người và thiên thần. Chức vụ này lúc đầu do Đức Phật nắm giữ, nhưng (sau khi Đức Phật trở nên Toàn Giác) thì Đức Christ lên thay cho Ngài. Công việc của Đức Bồ Tát có liên quan đến các tôn giáo trên thế gian và liên quan đến Bản Thể tâm linh trong con người.
Đức Bàn Cổ : (The Manu) Đấng chủ trì cơ tiến hoá của các chủng tộc. Ngài là con người lý tưởng. Ngài phải làm việc với các hình hài mà xuyên qua đó Tinh thần phải biểu lộ; Ngài huỷ diệt và xây dựng lại.
Ba Đấng này chủ trì ba Bộ Môn (Departments) mà Thánh Đoàn được phân chia và do đó tiêu biểu trong lãnh vực đặc biệt của các Ngài ba trạng thái biểu lộ thiêng liêng.
---------------------------------------------------Hết chú thích (1)--------------------------------------
Cõi dĩ thái thứ tư nắm giữ chìa khoá chế ngự vật chất và nên chú ý rằng:
Trên chất dĩ thái hồng trần thứ tư, con người bắt đầu phối kết thể cảm dục hay thể tình cảm của y và vượt thoát ngày càng thường xuyên hơn khỏi hiện thể đó. Sự liên tục tâm thức được đạt đến khi con người chế ngự được bốn chất dĩ thái.
Trên cõi phụ thứ tư của cõi trí, con người bắt đầu kiểm soát thể thượng trí hay Chân ngã thể của mình và trụ tâm thức của mình vào đó cho đến khi sự an trụ được hoàn toàn. Lúc bấy giờ, y hành động một cách hữu thức trên cõi đó khi y đã chế ngự được các tương ứng đối với các chất dĩ thái trên cõi trí.
Trên cõi bồ đề (cõi dĩ thái thứ tư của vũ trụ), Hành Tinh Thượng Đế (hay là tâm thức tập hợp của Chân Thần nhân loại và Chân Thần thiên thần) bắt đầu tác động và sau rốt thoát khỏi các cõi dĩ thái vũ trụ. Khi ba chất dĩ thái vũ trụ này được chế ngự, việc vận hành được hoàn tất, sự an trụ được tập trung trong các hiện thể Chân Thần và bảy Hành Tinh Thượng Đế đã thành đạt được mục tiêu của các Ngài.
j. Do đó, trên các cõi phụ dĩ thái này, Thượng Đế của
121 Thái dương hệ chúng ta, với tư cách một đại tổng thể, Ngài lặp lại các kinh nghiệm của các phản ảnh bé nhỏ của Ngài trên các cõi hồng trần; Ngài kết hợp thể cảm dục vũ trụ của Ngài và đạt được sự liên tục tâm thức khi Ngài đã chế ngự được ba chất dĩ thái vũ trụ.
k. Cần phải nhận xét rằng, giống như trong con người, nhục thân trong ba cấp độ của nó - đặc, lỏng và hơi – không được xem như một nguyên khí (principle), cũng vậy, theo ý nghĩa vũ trụ các cõi vật chất (đặc), cảm dục (lỏng) và trí tuệ (hơi) cũng được xem như không hiện tồn và Thái dương hệ có vị trí của nó trên chất dĩ thái thứ tư. Bảy hành tinh thánh thiện được cấu tạo bằng vật chất của dĩ thái thứ tư này và bảy Hành Tinh Thượng Đế mà các thể của các Ngài là các hành tinh tác động một cách bình thường trên cõi thứ tư của Thái dương hệ, tức cõi bồ đề hay cõi dĩ thái thứ tư vũ trụ. Khi con người đã đạt đến tâm thức của cõi Bồ đề, thì y đã nâng tâm thức của y đến tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể của Ngài, y là một tế bào. Điều này được thành đạt vào cuộc điểm đạo thứ tư, cuộc điểm đạo khai phóng (the liberating initiation). Vào cuộc điểm đạo thứ năm, cùng với Hành Tinh Thượng Đế, người vượt lên cõi thứ năm (theo quan điểm nhân loại (tức cõi Niết bàn và vào cuộc điểm đạo thứ sáu, người chế ngự được chất dĩ thái vũ trụ thứ hai và có được chân thần thức (monadic consciousness) cùng sự liên tục trong chức năng. Vào cuộc điểm đạo bảy, Ngài chế ngự toàn thể lĩnh vực vật chất được chứa trong cõi vũ trụ thấp nhất, thoát khỏi mọi sự xúc tiếp dĩ thái và hoạt động trên cõi cảm dục vũ trụ.
Thái dương hệ trước đã chứng kiến sự vượt qua ba cõi thấp nhất của cõi hồng trần vũ trụ, xét theo quan điểm vật chất và sự phối kết của nhục thể gồm ba phần, trong đó có đủ mọi sự sống, chất đặc, chất lỏng, chất hơi. Ở đây có thể thấy được sự tương ứng trong công việc đã được hoàn thành trong ba căn chủng đầu tiên (1)( ).
122 3. Mục đích bảo vệ của thể dĩ thái.
Sau khi ra ngoài đề hơi dài dòng, bây giờ chúng ta hãy gác lại những sự việc về vũ trụ khó hiểu, mà đi vào sự tiến hoá thực tiễn và khảo cứu về vấn đề thể dĩ thái con người cùng là các mối nguy hại vốn có thể phát sinh cho con người nếu thể đó (do sự vi phạm thiên luật) không còn làm tròn chức năng bảo vệ của nó nữa. Trước hết, chúng ta hãy xem xét các chức năng bảo vệ này là những gì :
Thứ nhất: Mạng lưới dĩ thái tác động như là vật ngăn cách hay là mạng lưới phân chia giữa thể cảm dục và nhục thể (xác thân).
Thứ hai: Nó lưu chuyển sức sống nhập vào, tức là lưu chất prana, và xúc tiến công việc của nó ở ba giai đoạn.
Giai đoạn một là giai đoạn mà lưu chất prana và các bức
123 xạ thái dương được thu nhận và luân lưu ba lần chung quanh tam giác, do đó được phân phối đến chu vi của cơ thể, làm linh hoạt và đem lại sinh lực cho khắp các cơ quan vật chất và đưa đến các hoạt động tự động trong tiềm thức của nhục thể. Khi thực hiện hoàn hảo mục tiêu của nó, nó bảo vệ khỏi bệnh hoạn, còn các ốm đau của xác thịt sẽ không xảy đến với người nào hấp thụ và phân phối prana một cách chính xác. Ẩn ý này được nhắc nhở đối với mọi y sĩ và khi được thấu hiểu rõ ràng, sẽ đưa đến kết quả thay đổi căn bản trong y khoa, từ nền tảng chữa bệnh chuyển sang nền tảng phòng bệnh.
Giai đoạn hai là giai đoạn mà các lưu chất prana bắt đầu phối hợp với luồng hoả ở đáy xương sống và dẫn luồng hoả đó từ từ đi lên, vận chuyển nhiệt từ các trung tâm lực dưới đan điền đến ba trung tâm lực cao – đó là trung tâm lực ở tim, cổ họng và đầu. Đây là một diễn tiến lâu dài và chậm chạp khi để cho một mình lực thiên nhiên mà không có sự trợ giúp, nhưng ở đây chính là (trong một số ít trường hợp) việc được phép gia tốc tiến trình để trang bị cho những người hoạt động trong lãnh vực phụng sự nhân loại. Đây là mục tiêu của tất cả mọi tập luyện về huyền học. Khía cạnh vật chất này sẽ được đề cập tới một cách tường tận hơn khi chúng ta đi đến điểm kế tiếp về “Hoả xà và xương sống”.
Giai đoạn ba là giai đoạn mà chất phóng phát linh động (active radiatory) hay là prana được phối hợp một cách hoàn hảo hơn với lửa tiềm tàng trong vật chất; việc này đem lại kết quả (như sẽ được nêu ra sau này) là tạo ra được một số hiệu ứng.
Điều đó cũng tạo ra việc gia tốc tần số rung động bình thường của thể xác để cho thể xác sẵn sàng đáp ứng hơn với nốt cao siêu của chân ngã, và tạo nên sự tiến lên vững vàng của các luồng hoả phối hợp xuyên qua vận hà tam phân trong cột xương sống. Trong giai đoạn hai, luồng hoả phối hợp đem lại sinh lực này đạt đến trung tâm lực giữa phần dưới của hai bả vai, vốn là điểm tiếp nối và là điểm phối hợp
124 toàn hảo, của luồng hoả từ đáy cột xương sống và luồng hoả luân lưu dọc theo tam giác prana. Cần nhớ một điểm của tam giác này xuất phát từ đó như thế nào. Khi luồng hoả căn bản tam phân và luồng hoả tam phân chứa prana gặp nhau và hợp nhất, bấy giờ sự tiến hoá diễn ra với vận tốc rất nhanh. Điều này rất rõ ràng ở cuộc điểm đạo một khi sự an trụ trở nên cố định ở một trong ba trung tâm lực cao, trung tâm nào thì còn tuỳ thuộc vào cung của người ấy.
Kết quả của sự phối hợp này là đưa đến sự thay đổi hoạt động của các trung tâm lực. Chúng trở nên “các bánh xe tự quay quanh chính chúng”, và từ chuyển động quay thuần tuý, trở thành tác động theo chiều thứ tư và hiện ra như các trung tâm lửa sinh động toả rực đang xoay tít.
Ba trung tâm lực chính ở đầu (trình tự thay đổi tuỳ theo cung) trở nên linh hoạt và một diễn tiến tương tự được tiến hành giữa chúng cũng như đã được tiến hành trong tam giác chứa prana. Đang là ba trung tâm lực tác động một cách yếu ớt đối với rung động lẫn nhau (do việc cảm thấy sức ấm và nhịp nhàng của nhau, dù là riêng rẽ) luồng hoả nhảy từ trung tâm lực này đến trung tâm lực khác, và mỗi bánh xe đang xoay được liên kết bằng một sợi xích lửa, cho đến khi có một tam giác lửa xuyên qua đó, luồng hoả xà và luồng hoả chứa prana xạ ra từ chỗ này đến chỗ kia. Sự lưu thông cũng được tiếp tục. Lửa của hoả xà tạo ra nhiệt của trung tâm lực và sự chói lọi mãnh liệt của nó, trong khi luồng hoả chứa bức xạ prana tạo ra sự hoạt động và quay ngày càng gia tăng.
Theo thời gian trôi qua giữa cuộc điểm đạo thứ nhất và thứ tư, vận hà tam phân trong xương sống và toàn bộ thể dĩ thái dần dần trở nên tinh khiết và được thanh lọc bởi tác động của luồng hoả cho đến khi tất cả ‘cặn bã’ (theo cách diễn tả của Cơ Đốc giáo) bị thiêu đốt hết và không còn gì lưu lại để ngăn trở sự tiến tới của ngọn lửa này.
Trong khi lửa của hoả xà và prana tiếp tục công việc của chúng, vận hà trở nên ngày càng tinh khiết hơn, các trung tâm lực linh hoạt hơn và cơ thể tinh khiết hơn, ngọn lửa tinh
125 thần, hay lửa từ chân ngã đi xuống một cách linh hoạt hơn cho đến khi ngọn lửa thực sự chói lọi phát xuất từ đỉnh đầu. Ngọn lửa này bùng lên xuyên qua các thể, hướng về phía nguồn cội của nó, tức thể nguyên nhân (causal body).
Đồng thời với sự hoạt động của các lửa vật chất và tinh thần này, lửa của trí tuệ hay manas bùng cháy mãnh liệt. Các lửa này là lửa được phú cho vào lúc đầu thai làm người. Chúng được liên tục nuôi dưỡng bằng lửa vật chất và nhiệt của chúng được tăng cường bằng lửa phóng phát của thái dương, vốn xuất phát trên các cõi trí vũ trụ. Chính trạng thái lửa trí tuệ này phát triển dưới các hình thức bản năng, tức trí nhớ nơi động vật (animal memory) và sự hồi ức chức năng (functional recollec -tion) vốn lộ rõ ràng nơi kẻ ít tiến hoá. Thời gian qua, lửa trí tuệ càng cháy sáng hơn và như vậy đạt đến điểm mà nó bắt đầu thiêu đốt hết cả mạng lưới dĩ thái - phần của mạng lưới có nhiệm vụ bảo vệ trung tâm lực ở ngay đỉnh đầu và để luồng sóng tinh thần tuôn tràn xuống. Nhờ đó có thể xảy ra một số sự việc sau :
Luồng hoả xà được điều khiển và kiểm soát một cách hữu thức bằng trí tuệ hay trạng thái ý chí từ cõi trí. Hai luồng hoả của vật chất do sức mạnh của thể trí con người trước nhất được phối hợp với nhau và kế đó với lửa thể trí.
Kết quả hợp nhất của sự phối hợp này là sự phá huỷ (theo qui luật và trật tự) mạng lưới dĩ thái và kết quả là tạo ra sự liên tục tâm thức và đưa vào sự sống cá biệt của con người “cách sống phong phú hơn” tức là lửa thứ ba của Tinh Thần.
Việc giáng hạ của Tinh Thần và việc thăng lên của các nội hoả vật chất (được kiểm soát và điều khiển bởi tác động hữu thức của lửa trí tuệ) tạo nên các kết quả tương ứng trên cùng mức độ ở cõi cảm dục và cõi trí, khiến cho sự tiếp xúc song song xảy ra và công việc khai phóng vĩ đại diễn ra theo cách đã được sắp xếp.
Ba cuộc điểm đạo đầu tiên chứng kiến các kết quả này
126 được hoàn hảo và đưa đến cuộc điểm đạo thứ tư, lúc mà sức mạnh của các lửa hợp nhất đưa đến việc hoàn toàn thiêu huỷ mọi chướng ngại và việc giải thoát của Tinh Thần do nỗ lực được điều khiển một cách hữu thức từ lớp vỏ tam phân hạ đẳng của nó. Con người mang lại sự giải thoát cho chính mình một cách hữu thức. Các kết quả này do chính con người tự đem lại cho mình, vì y đã được giải phóng khỏi ba cõi thấp, và đã làm gián đoạn được bánh xe luân hồi, thay vì bị ngã quỵ trên bánh xe ấy.
Hiển nhiên là do sự sáng tỏ này mà sự quan trọng cực độ của hiện thể dĩ thái với cương vị là tác nhân chia tách các lửa đã được nêu ra và do đó chúng ta nên chú ý đến các nguy hiểm phải xảy ra nếu con người làm xáo trộn một cách thiếu cân nhắc, thiếu sáng suốt hay một cách bướng bỉnh các luồng hoả này.
Nếu người nào, nhờ sức mạnh của ý chí hay là do sự khai mở quá độ về mặt trí tuệ trong cá tính của y, y đạt được năng lực phối hợp các luồng hoả vật chất này và điều khiển chúng tiến lên, y sẽ đứng trước nguy cơ bị nhập xác ( ), điên cuồng, chết về mặt hồng trần (physical death) hay là đau đớn mãnh liệt ở một số nơi trong cơ thể, và y cũng có nguy cơ phát triển quá đáng xung lực tính dục, do sự điều khiển thần lực tiến lên thiếu đồng đều, hay là bắt buộc bức xạ của nó đi đến các trung tâm lực ngoài ý muốn. Lý do của việc này ở chỗ là vật chất trong cơ thể y không đủ tinh khiết để chịu đựng việc hợp nhất các luồng hoả, vì vận hà đi lên xương sống vẫn còn bị bế tắc, ngăn trở, do đó tác động như là một bức tường làm đổi hướng luồng hoả về phía sau và xuống phía dưới, và vì đó luồng hoả (đang được kết hợp bằng năng lực của trí tuệ, và không được kèm theo bởi một luồng năng lực hướng xuống cùng một lúc, từ cõi tinh thần cho phép đi vào qua các dòng dĩ thái mạnh mẽ, và ngay cả các thực thể nữa, với các mãnh lực không mong muốn và ở bên ngoài. Chúng tàn phá, đập vỡ và làm hư hoại những gì còn lại của thể dĩ thái, của mô não và ngay cả của chính nhục thân nữa.
Kẻ không thận trọng vì không biết rõ Cung của mình, do đó không biết dạng hình học riêng biệt của tam giác vốn là
127 phương pháp chính xác để lưu chuyển từ trung tâm lực này đến trung tâm lực khác, sẽ điều khiển luồng hoả tiến tới không đúng phương pháp và như vậy đốt cháy các mô; lúc bấy giờ điều này sẽ đưa tới hậu quả (ước sao không có gì tệ
hại hơn) là làm thoái bộ trong nhiều kiếp sống mức tiến hoá của y, vì y sẽ phải mất nhiều thì giờ để kiến tạo lại nơi nào mà y đã tàn phá, và đi trở lại trên đúng các đường lối mà mọi việc phải được thi hành.
Nếu một người từ kiếp này đến kiếp khác cứ khăng khăng theo đường lối hoạt động này, nếu y thờ ơ với việc phát triển tâm linh của mình, và tập trung vào nỗ lực trí óc, hướng sang việc vận dụng vật chất vào các mục đích ích kỷ, nếu y cứ tiếp tục điều này mà không kể đến sự thúc đẩy của nội ngã của mình, và không chú ý đến sự cảnh báo có thể được đưa tới cho y từ các Đấng Quán Sát; và nếu điều này được tiếp tục trong một thời gian dài, thì y có thể đưa chính mình đến chỗ huỷ diệt, đó là cái chung cục trong chu kỳ khai nguyên này. Do sự hợp nhất hai lửa vật chất và sự biểu lộ kép của lửa trí tuệ, y có thể thành công trong việc phá huỷ hoàn toàn nguyên tử thường tồn hồng trần và do đó cắt đứt sự giao tiếp của y với thượng ngã trong các thời kỳ rất dài. Bà Blavatsky có đề cập sơ sài về điều này khi nói đến việc “mất linh hồn” (“lost soul”) (Xem Isis Unveiled, vol. II, trang 368; GLBN I, 255 và III, 513 – 516).
Ở đây, chúng ta phải nhấn mạnh thực tại về tai hoạ thảm khốc này, và gióng lên một tiếng chuông báo động cho những kẻ tiến đến vấn đề các luồng hoả vật chất với mọi nguy cơ tiềm tàng của nó. Sự phối hợp các luồng hoả này phải là kết quả của sự hiểu biết đã được tinh thần hoá, và phải được hướng dẫn duy nhất bởi Ánh Sáng của Tinh Thần. Ánh Sáng này tác động qua tình thương và chính là tình thương, kẻ nào tìm kiếm sự hợp nhất và sự phối hợp hoàn toàn không chiều theo ý thích của giác quan, hay sự hài lòng về vật chất, mà chỉ mong muốn sự giải thoát và sự thanh luyện, để việc hợp nhất cao cả với Thượng Đế có thể được thực hiện; sự hợp nhất này phải được ưa thích, không phải vì các mục đích ích kỷ, mà bởi vì sự hoàn hảo tập thể là mục tiêu và cơ hội cho việc phụng sự lớn lao hơn đối với nhân loại phải được hoàn thành.
128 V. SỰ CHẾT VÀ THỂ DĨ THÁI
Mục đích chúng tôi không phải là nêu ra các sự kiện để cho khoa học chứng thực, hay ngay cả đưa ra đường lối cho các giai đoạn tiến tới kế tiếp cho các nhà nghiên cứu khoa học; sở dĩ chúng tôi làm như thế chỉ là vì ngẫu nhiên và thuần tuý là phụ thuộc. Những gì mà chúng ta tìm kiếm phần lớn là nêu ra những chỉ dẫn về sự phát triển và sự tương ứng của tổng thể tam phân đang làm cho Thái dương hệ hiện ra theo đúng thực tướng của nó - hiện thể mà qua đó một Đấng vĩ đại của vũ trụ tức Thái Dương Thượng Đế, biểu lộ sự thông tuệ linh hoạt với mục đích đã định, là biểu lộ một cách hoàn hảo khía cạnh bác ái của bản thể của Ngài. Tuy nhiên, đàng sau đồ án đó có thêm một mục đích huyền bí và kín đáo khác nữa, ẩn giấu trong Tâm Thức Ý Chí của Đấng Tối Cao, mà tất yếu sẽ được chứng minh sau này khi mục tiêu hiện tại được đạt đến. Sự luân phiên hai chiều của biểu lộ ngoại tại và qui nguyên nội tại, luồng ngoại linh khí (out-breathing) theo chu kỳ, được nối tiếp bằng luồng nội linh khí của tất cả những gì được tiến hành qua sự tiến hoá, trong Thái dương hệ, biểu hiện cho một trong các rung động cơ bản của vũ trụ, và chủ âm của Thực Thể Thông Linh vũ trụ mà chúng ta là một phần trong cơ thể Ngài. Nhịp tim đang đập của Thượng Đế (nếu điều đó có thể được diễn tả một cách không thích hợp như thế) là cội nguồn của mọi tiến hoá có chu kỳ, và do đó, sự quan trọng liên quan đến trạng thái phát triển được gọi là ‘tâm’ (‘heart’) hay “trạng thái bác ái” và sự quan tâm vốn được khơi dậy do việc nghiên cứu về sự nhịp nhàng. Điều này không những đúng về khía cạnh vũ trụ và đại thiên địa mà còn đúng trong việc khảo sát con người. Dưới mọi ý nghĩa vật chất liên quan đến nhịp nhàng, rung động, chu kỳ và nhịp tim, có ẩn tàng sự tương đồng bên trong của chúng – bác ái, cảm thông, xúc động, ước muốn, hài hoà, tổng hợp và chuỗi sự việc được an bài, và đàng sau các tương đồng này ẩn tàng cội nguồn của vạn vật, tự thể của Đấng Tối Cao đang biểu lộ chính Ngài như thế đó.
Do đó, việc nghiên cứu chu kỳ qui nguyên hay là triệt thoái của sự sống ra khỏi hiện thể dĩ thái sẽ giống như nhau
129 cho dù người ta đang khảo sát sự triệt thoái của thể dĩ thái con người, sự triệt thoái của thể dĩ thái hành tinh hoặc sự triệt thoái của thể dĩ thái Thái dương hệ. Hiệu quả giống nhau và kết quả cũng tương tự.
Kết quả của việc triệt thoái này là gì, hay đúng hơn điều gì gây nên cái mà chúng ta gọi là sự chết hay qui nguyên? Vì chúng ta theo đuổi một cách chặt chẽ theo kiểu sách giáo khoa trong quyển khái luận này, chúng ta sẽ tiếp tục phương pháp lập bảng biểu. Sự triệt thoái của thể dĩ thái con người, hành tinh và Thái dương hệ do các nguyên nhân sau đây:
a. Chấm dứt ham muốn. Việc chấm dứt này sẽ là kết quả của mọi tiến trình tiến hoá. Theo định luật, cái chết thực sự xảy ra do việc đạt đến mục đích và do đó bằng việc ngưng khát vọng. Khi chu kỳ hoàn hảo đi đến chỗ kết thúc, điều này sẽ đúng đối với con người cá biệt, với Hành Tinh Thượng Đế và với chính Thái Dương Thượng Đế.
b. Do việc làm chậm đi và dừng lại từ từ của sự nhịp nhàng có chu kỳ, rung động thích hợp được đạt đến, và công tác được hoàn thành. Khi sự rung động hay nốt được cảm nhận hay được phát ra một cách đầy đủ, nó tạo nên (ở điểm tổng hợp với các rung động khác) sự tan rã hoàn toàn các hình hài.
Như chúng ta biết, sự chuyển động được biểu thị bằng ba tính chất :
a. Yên tịnh (Inertia)
b. Hoạt động (Mobility)
c. Nhịp nhàng (Rhythm)
Ba đặc tính này được trải qua theo đúng trình tự như trên và bao hàm một thời kỳ hoạt động chậm chạp, nối tiếp bằng một trong các chuyển động quá mức. Thời kỳ giữa này ngẫu nhiên tạo ra (khi nốt và tốc độ chính xác được tìm thấy) các chu kỳ của hỗn mang, của thực nghiệm, kinh nghiệm, và của nhận thức. Tiếp nối hai mức độ chuyển động này (vốn là
130 đặc điểm của nguyên tử, Con người, của Hành Tinh Thượng Đế hay tập thể và của Thượng Đế hay Tổng Thể là thời kỳ điều hoà và ổn cố mà điểm thăng bằng được đạt đến. Do bởi lực cân bằng các cặp đối hợp và nhờ thế tạo được sự thăng bằng, chu kỳ qui nguyên là trình tự tất phải xảy ra.
c. Bằng sự tách biệt thể hồng trần ra khỏi thể tinh anh trên các nội cõi, do sự tan rã của mạng lưới. Điều này tạo nên hiệu quả ba mặt (threefold effect):
Thứ nhất. Sự sống đã làm linh hoạt hình hài vật chất (cả chất đặc lẫn chất dĩ thái) và nó bắt đầu trong nguyên tử thường tồn và từ đó “tràn ngập khắp vật di động và vật không di động” (trong Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế, và con người cũng như trong nguyên tử vật chất) được triệt thoái hoàn toàn vào trong nguyên tử trên cõi trừu xuất. ‘Cõi trừu xuất’ này là một cõi khác hẳn đối với các thực thể tiến hoá :
1. Đối với nguyên tử thường tồn hồng trần, đó là mức độ nguyên tử.
2. Đối với con người, đó là thể thượng trí.
3. Đối với Hành Tinh Thượng Đế, đó là cõi thứ nhì của sự sống Chân Thần, trú sở của Ngài.
4. Đối với Thượng Đế, đó là cõi Tối Đại Niết Bàn.
Tất cả các điều này đánh dấu các mức độ đối với việc mất hết hình tướng vào chu kỳ qui nguyên. Ở đây chúng ta cần nhớ rằng đó luôn luôn là kỳ qui nguyên khi xét từ bên dưới.
Do nơi linh thị cao, người ta thấy rằng chất tinh tế hơn tiếp tục che chở chất trọng trược vào lúc không biểu lộ ra ngoại cảnh, chu kỳ qui nguyên chỉ là tình trạng bên trong (subjectivity) và không phải “cái gì thuộc hư không” (“which is not”) mà chỉ là những gì thuộc nội môn (esoteric).
Thứ hai: Thể dĩ thái của một người, một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế, bị tan vỡ, trở nên thiếu tập trung đối với chủ thể ở bên trong của nó, và do đó để xảy ra sự thoát ly. Nó (diễn tả theo một cách khác) không còn là một nguồn thu hút, cũng không còn là một điểm tập trung từ lực. Nó trở thành không có sức thu hút, và định luật
131 lớn là Luật Hấp Dẫn ngừng kiểm soát nó; do đó tình trạng tiếp theo sau của hình hài là tan rã. Chân ngã không còn bị sắc tướng của nó thu hút trên cõi hồng trần, và, tiếp theo đó luồng nội linh khí, triệt thoái sự sống của nó ra khỏi lớp vỏ. Chu kỳ tiến đến chỗ kết thúc, kinh nghiệm đã được thu đạt, mục tiêu (mục tiêu tương đối từ kiếp này đến kiếp khác, và từ cuộc luân hồi này đến cuộc luân hồi khác) đã hoàn thành và không còn gì để ham muốn nữa; chân ngã hay là thực thể biết suy tư, do đó, không còn quan tâm vào sắc tướng và hướng sự chú ý của nó vào trong. Sự an trụ của nó thay đổi và cuối cùng hình hài tan rã.
Hành Tinh Thượng Đế, trong đại chu kỳ của Ngài, (tổng hợp hay là tập hợp các chu kỳ nhỏ của các tế bào trong cơ thể Ngài) cũng theo đuổi cùng chương trình; Ngài không còn bị thu hút xuống dưới hay ra ngoài và chuyển sự chú tâm của Ngài vào trong; Ngài gom vào bên trong toàn bộ các sinh linh nhỏ bé hơn bên trong cơ thể Ngài, tức hành tinh, và cắt đứt sự liên hệ. Sự thu hút bên ngoài chấm dứt và tất cả hướng về trung tâm thay vì rải ra chung quanh cơ thể Ngài.
Trong Thái dương hệ, Thái Dương Thượng Đế cũng theo đuổi cùng tiến trình như thế; từ chốn trừu xuất cao thâm của Ngài, Ngài không còn bị thu hút bởi thể biểu lộ của Ngài. Ngài rút lại sự chú tâm của Ngài và hai cặp đối hợp, tinh thần và vật chất của hiện thể, tách ra. Với sự tách ra này, Thái dương hệ, tức “Đứa Con Thiết Yếu” hay “Đứa Con Hoài Vọng” ngưng hiện tồn và vượt ra khỏi sự sống biểu lộ ra ngoại cảnh.
Thứ ba. Sau cùng điều này đưa đến việc tung rải (scattering) các nguyên tử của thể dĩ thái vào tình trạng nguyên thuỷ của chúng. Sự sống nội tâm tức là tổng hợp của ý chí và bác ái khoác lấy hình hài linh hoạt, được triệt thoái. Tình trạng đối tác/cộng tác (partnership) bị tan rã. Hình hài lúc bấy giờ phân rã; từ lực để giữ nó ở dạng thể kết hợp không còn nữa và biến mất hoàn toàn. Vật chất vẫn còn, nhưng hình hài không còn nữa.
Công việc của Thượng Đế Ngôi Hai chấm dứt và công
132 cuộc hoá thân thiêng liêng của Ngôi Con kết thúc. Nhưng khả năng hay tính chất có sẵn của vật chất cũng tồn tại và ở cuối mỗi chu kỳ biểu lộ (dù được phân bổ lại dưới dạng thức
đầu tiên của nó) vật chất trở thành chất liệu thông tuệ linh hoạt, cộng thêm việc đạt được tính chất biểu hiện ra ngoại cảnh (objectivity) và sự phát xạ tăng lên cùng hoạt động tiềm tàng tăng lên mà nó đã có được nhờ kinh nghiệm. Chúng ta hãy minh hoạ: vật chất của Thái dương hệ, khi chưa biến phân, là vật chất thông tuệ linh hoạt và đó là tất cả những gì có thể được xác định về vật chất đó. Chất liệu linh hoạt thông tuệ này trở thành chất liệu được phẩm định bằng một kinh nghiệm trước đây và được nhuốm màu bằng cuộc luân hồi trước. Giờ đây, vật chất này đang khoác lấy hình hài (in form) tức là Thái dương hệ không ở vào chu kỳ qui nguyên mà là ở thời kỳ biểu lộ ra ngoại cảnh, - thời kỳ biểu lộ này được dự kiến cộng thêm đặc tính khác cho cái hàm chứa của Thượng Đế (logoic content), đó là đặc tính bác ái và minh triết. Do đó vào chu kỳ qui nguyên sắp tới của thái dương hệ, lúc kết thúc 100 năm của Brahma, vật chất của Thái dương hệ sẽ được tô điểm thêm bằng sự thông tuệ linh hoạt, và bằng bác ái linh hoạt. Điều này theo nghĩa đen là toàn bộ vật chất nguyên tử của thái dương hệ sau rốt sẽ rung động với một bí quyết/ chủ điểm (key) khác hơn là nó đã rung động vào buổi bình minh đầu tiên của cuộc biểu lộ.
Chúng ta có thể suy diễn rằng điều này có liên hệ đến Hành Tinh Thượng Đế và con người vì sự tương đồng vẫn đúng. Chúng ta có sự tương ứng trên một phạm vi rất nhỏ nơi sự kiện rằng mỗi giai đoạn trong kiếp sống con người, con người lại có được một thể xác tiến hoá hơn, có tính chất ứng đáp nhiều hơn, được điều hợp với một khoá cao hơn, với sự tinh vi và thích hợp hơn, rung động với một mức độ khác hơn. Ba ý tưởng này hàm chứa nhiều thông tin nếu chúng được nghiên cứu cẩn thận và quảng diễn một cách hợp lý.
d. Bằng sự chuyển hoá màu tím thành màu xanh. Chúng ta không thể nói rộng hơn về điều này, chúng ta chỉ trình bày một cách đơn sơ, và dành sự khai thác điều đó cho những kẻ nghiên cứu mà nghiệp quả cho phép, và những ai có đủ trực giác.
e. Do việc triệt thoái sự sống, hình hài sẽ dần dần tan rã. Ở đây, tác động phản xạ được chú ý ghi nhận vì các Đấng Kiến
Tạo vĩ đại và các Thiên Thần là các tác nhân hoạt động trong
133 thời kỳ biểu lộ, các Ngài duy trì sắc tướng ở dạng cố kết, biến đổi, áp dụng và lưu chuyển các bức xạ prana, cùng lúc làm mất sức thu hút của bức xạ đó, đối với vật chất của hình hài và xoay sự chú tâm của các Ngài sang nơi khác. Trên con đường của ngoại linh khí (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc Thượng Đế), các thiên thần kiến tạo này (trên cùng một Cung như là đơn vị muốn được biểu lộ hay là trên một Cung bổ túc) được thu hút bởi ý chí và ước muốn, và hoàn thành chức vụ kiến tạo của các Ngài. Trên con đường nội linh khí (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc Thượng Đế) các Ngài không còn thu hút nữa, và hình hài bắt đầu tan rã. Các Ngài rút lại sự chú tâm và các mãnh lực đó (cũng là các thực thể), chúng là các tác nhân phá huỷ, có nhiệm vụ xúc tiến công việc cần thiết của các Ngài để phá vỡ hình hài; các Ngài tung rải nó – như được diễn tả về mặt huyền linh – cho “bốn phương trời” hay là cho các vùng của bốn hơi thở - chia ra và phân phối làm bốn. Ở đây có một ẩn ngôn được nêu ra cần nên xem xét cẩn thận.
Mặc dù không có hình ảnh nào được phác hoạ về các cảnh tượng lúc lâm chung, cũng không có hình ảnh về sự thoát ra đầy ấn tượng của thể dĩ thái đang rung động khỏi trung tâm lực trên đầu, như có thể được báo trước, tuy nhiên một số qui luật và mục đích chi phối sự triệt thoái này đã được nhắc đến. Chúng ta đã thấy mục đích của mỗi kiếp sống như thế nào (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc thái dương) sẽ mang lại hiệu quả và tiến bộ với một mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu này là sự phát triển của một hình hài thích hợp hơn để cho tinh thần sử dụng; và khi mục tiêu này được đạt đến, lúc bấy giờ Chủ Thể Nội Tâm xoay sự chú ý của mình đi nơi khác và hình hài sẽ tan rã sau khi đã được dùng cho nhu cầu của Chủ Thể đó. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong mọi kiếp sống con người, mà cũng không nằm trong mỗi chu kỳ hành tinh. Bí mật của nguyệt cầu là bí mật về sự thất bại, điều này khi được hiểu rõ sẽ đưa đến một đời sống xứng đáng và đem lại một mục tiêu xứng đáng cho nỗ lực có hiệu quả nhất của chúng ta. Khi nào khía cạnh chân lý này được nhận thức một cách rộng rải, cũng như khi sự sáng suốt của nhân loại đã đầy đủ, lúc bấy giờ sự tiến hoá sẽ tiếp diễn một cách chắc chắn và sự thất bại sẽ ít đi.
134 TIẾT MỘT
ĐOẠN D
HOẢ XÀ (1)(2)VÀ XƯƠNG SỐNG
----------chú thích (1)(2)--------------------------------------------
1 “Kundalini, tức quyền năng hoả xà hay luồng hoả thần bí; nó được gọi mãnh lực ngoằn ngoèo hay mãnh lực đi vòng do cách hoạt động giống hình xoắn ốc hay là tiến lên theo hình xoắn ốc trong cơ thể người tu khổ hạnh đang phát triển quyền năng trong chính mình. Đó là một năng lực huyền bí có liên quan với điện và luồng hoả, tức là năng lực liên quan với vũ trụ lực (fohatic power), mãnh lực vĩ đại nguyên sơ vốn ẩn dưới mọi vật chất hữu cơ và vô cơ”. H.P. Blavatsky.
2 “Kundalinni là hình thức tĩnh tại của năng lượng sáng tạo trong các cơ thể (bodies) vốn là cội nguồn của mọi năng lượng kể cả Prana…
“Thuật ngữ này phát xuất từ tính từ Kundalin, hay là “cuộn tròn” (“coiled”). Sở dĩ gọi là “cuộn tròn” bởi vì nó đang yên ngủ (sleeping), nằm cuộn tròn; và vì bản chất năng lực của nó đi theo đường xoắn (spiraline)…
”Nói cách khác, thần lực (shakti) Kundalini này là thần lực mà, khi hoạt động để tự biểu lộ, nó xuất hiện như là Vũ Trụ (Universe). Khi nói rằng nó “cuộn tròn”, đó là nói nó đang ở trạng thái yên nghỉ (at rest), đó là ở dưới hình thức năng lượng tĩnh tại tiềm tàng… Thần lực hỏa xà trong các cơ thể cá nhân là sức mạnh ở trạng thái yên nghỉ, hay là trung tâm tĩnh tại mà mọi hình thức sự sống, dưới hình thức mãnh lực chuyển động, đang xoay quanh”.
Trích: “Mãnh Lực Hoả Xà, của Arthur Avalon.
---------------------------------- Hết chú thích (1)(2)--------------------------------------------------
Do việc không thể tiết lộ nhiều về chủ đề tất yếu rất là nguy hiểm này, chúng ta sẽ xem xét về chủ đề hoả xà và xương sống một cách vắn tắt.
Ở đây chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang bàn về phần tương ứng bằng chất dĩ thái của xương sống, chớ không phải bàn về cấu trúc của bộ xương mà chúng ta gọi là cột xương sống. Đây là một sự kiện không được nhận ra đầy đủ bởi những kẻ nghiên cứu vấn đề. Nhiều điều được nhấn mạnh về ba vận hà ở xương sống tạo thành ba phần của cột xương sống.
Ba vận hà này rất quan trọng có liên hệ đến thần kinh hệ
135 của con người, nhưng trong việc liên quan đến vấn đề đang xét, trước hết chúng không quá quan trọng như là vận hà dĩ thái vốn là đơn vị đang vây quanh ba vận hà này. Do đó chúng ta phải nhớ kỹ rằng chúng ta đang bàn tới
a. Vận hà dĩ thái (the etheric channel).
b. Luồng hoả đi khắp vận hà.
c. Sự liên kết của luồng hoả này với luồng hoả bức xạ mang năng lượng của thể xác ở điểm giữa hai bả vai.
d. Việc hợp nhất tiến lên đầu của chúng.
e. Sự phối hợp sau cùng của chúng với lửa trí tuệ tiếp sinh lực cho ba trung tâm lực đỉnh đầu.
I. HOẢ XÀ VÀ BA TAM GIÁC
Luồng hoả tiếp sinh lực cho tam giác trên đầu là tương ứng cao hơn so với tam giác sinh khí, ở giữa trong cơ thể và phản ảnh thấp của nó ở đáy xương sống. Do đó, trong con người, chúng ta có ba tam giác quan trọng:
1. Ở đầu: tam giác gồm ba trung tâm lực chính
a. Tuyến tùng quả (pineal gland)
b. Tuyến yên (pituitary body)
c. Trung tâm lực trên tuỷ sống (alta major centre).
2. Ở cơ thể : tam giác prana
a. Giữa hai vai
b.Trên cách mô
c. Lá lách
3. Ở đáy xương sống: Ba trung tâm lực thấp
a. Một điểm ở đáy cột xương sống
b. và c. Hai cơ quan sinh dục chính ở nam và nữ ( ).
136 Sự phối hợp các luồng hoả vật chất và các luồng hoả trí tuệ đưa đến kết quả là đem lại sinh lực cho toàn thể các nguyên tử vật chất của cơ thể. Đây là bí mật của sức chịu đựng rộng lớn của các nhà đại tư tưởng và các người làm việc cho nhân loại. Sự phối hợp đó cũng tạo nên kết quả trong việc kích động rất mạnh mẽ ba trung tâm lực cao trong cơ thể là đầu, tim, cuống họng và trong việc điện hoá
(electrification) vùng này của cơ thể. Ba trung tâm lực cao này lúc bấy giờ tạo thành một trường hấp dẫn cho luồng hoả thứ ba đi xuống, đó là lửa Tinh thần. Trung tâm lực nhiều cánh hoa trên đỉnh đầu trở nên cực kỳ linh hoạt. Đó là trung tâm lực tổng hợp trên đầu và là toàn bộ các trung tâm lực khác. Việc kích thích các trung tâm lực khắp cơ thể được tiến hành song song hay tăng gấp đôi bởi việc làm sinh động cùng lúc của hoa sen nhiều cánh. Đó là điểm tụ tập của ba luồng hoả, luồng hoả của xác thân, của trí tuệ và của Tinh thần. Việc nhất quán với chơn ngã được thành toàn khi nơi đó được kích thích đầy đủ và việc bốc cháy xảy ra nơi đó; điều này được tăng gấp đôi trong các hiện thể tinh anh và gây nên sự toàn mỹ cuối cùng và sự giải thoát của Tinh Thần.
Sự phối hợp các luồng hoả vật chất là kết quả của sự tăng trưởng tiến hoá, khi được để bình thường, lúc ấy sự phát triển sẽ chậm chạp. Việc tiếp nối (junction) hai luồng hoả vật chất đã được thực hiện sớm trong lịch sử con người, và là nguyên nhân của sức khoẻ tráng kiện mà một người có đời sống trong sạch và biết suy tư cao thượng, sẽ hưởng được một cách bình thường. Khi các luồng hoả vật chất tiến qua (hợp nhất) suốt dọc vận hà dĩ thái của xương sống, chúng tiếp xúc với lửa của trí tuệ khi lửa đó toả ra từ trung tâm lực cuống họng. Ở đây, sự sáng sủa của tư tưởng là điều tối yếu và cần phải giải thích qua vấn đề khá trừu tượng này.
1. Ba trung tâm lực chính ở đỉnh đầu (theo quan điểm hồng trần) là
a. Trung tâm trên tuỷ sống.
b. Tuyến tùng quả.
c. Tuyến yên.
137 2. Chúng hợp thành tam giác trí tuệ, sau khi chúng nối tiếp với hai luồng hoả của hai tam giác thấp hơn, nghĩa là, khi chúng trở thành tổng hợp.
3. Nhưng tam giác trí tuệ thuần tuý trước kia phối hợp là
a. Trung tâm lực cổ họng
b. Tuyến tùng quả
c. Tuyến yên
đây là trong giai đoạn khi con người có ý mong mỏi và tập trung ý chí của y về khía cạnh tiến hoá, như thể kiến tạo cuộc đời của y.
Luồng hoả vật chất khác (luồng hoả kép) được thu hút lên trên, và phối hợp với luồng hoả trí tuệ qua một chỗ nối, được tạo ra ở trung tâm lực trên tuỷ sống. Trung tâm lực này nằm ở đáy xương sọ và có một chỗ gián đoạn mỏng manh, giữa trung tâm lực này với điểm mà nơi đó các luồng hoả vật chất thoát ra từ vận hà xương sống. Phần công việc mà người đang phát triển năng lực tư tưởng phải làm là tạo nên một vận hà tạm thời trong chất dĩ thái để vượt qua chỗ gián đoạn. Vận hà này là phản ảnh trong chất hồng trần của giác tuyến
(1) mà chân ngã phải kiến tạo, để bắc qua chỗ gián đoạn giữa hạ trí với thượng trí, giữa thượng trí (thể nguyên nhân) trên cõi phụ thứ ba của cõi trí với nguyên tử thường tồn thượng trí trên cõi phụ thứ nhất.
Đây là công việc mà tất cả các tư tưởng gia tiến bộ đang thực hiện một cách vô thức hiện giờ. Khi chỗ gián đoạn được
138 hoàn toàn nối liền, cơ thể con người trở nên được phối hợp
---------------------------- chú thích (1)-----------------------------------
(1) A. “Linh Hồn Thống Soái (the Master-soul) là Alaya, tức linh hồn vũ trụ (universal soul) hay Atma, mỗi người đang có một tia như thế trong mình và được giả định là có thể tự đồng nhất hoá nó với chính mình và hoà nhập chính mình vào đó.
B. Giác tuyến (antaskarana) là hạ trí, con đường thông thương hay liên lạc giữa phàm ngã với thượng trí hay nhân hồn .
Vì là con đường hay là phương tiện truyền đạt, nên lúc lìa trần, giác tuyến bị huỷ diệt, và tàn tích của nó tồn tại dưới một hình thức là Kama-rupa – tức là ma hình (the shell)”.
Tiếng Nói Vô Thinh, trang 71.
“Giác tuyến là con đường tưởng tượng giữa phàm ngã và vô ngã (impersonal self) và là đường cảm giác; đó là chiến trường để chiếm ưu thế trên phàm ngã. Đó là con đường ước vọng và khi mà lòng ao ước sự thánh thiện còn tồn tại thì giác tuyến vẫn còn”
Tiếng Nói Vô Thinh, trang 50, 55, 56, 88.
----------------------------------------- hết chú thích (1)--------------------------------------
với thể hạ trí. Lúc đó, các luồng hoả trí tuệ và luồng hoả vật chất được hoà lẫn. Nó bổ sung cho sự hoàn hảo của sự sống phàm ngã, và như đã nói ở trên, sự hoàn hảo này đưa con người tới cửa điểm đạo - điểm đạo là ấn chứng đặt trên công việc đã được hoàn thành; nó đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ phát triển thứ yếu và bắt đầu sự di chuyển toàn thể công việc vào một vòng xoắn ốc cao hơn.
Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng các luồng hoả từ đáy xương sống và tam giác lá lách là các luồng hoả của vật chất (fires of matter). Chúng ta đừng quên điều này mà cũng đừng lầm lẫn. Chúng không có tác dụng tinh thần và chính chúng chỉ liên hệ với vật chất ở nơi nào có các trung tâm lực. Các trung tâm lực này luôn luôn được hướng dẫn bởi trí tuệ hay bởi sự cố gắng có ý thức của thực thể thông linh ở bên trong; nhưng thực thể thông linh đó bị giữ lại với các hiệu quả mà y tìm kiếm để thực hiện cho đến khi các hiện thể mà xuyên qua đó y đang mưu tìm biểu lộ, và các trung tâm điều khiển, đem lại năng lượng, tạo ra đáp ứng thích đáng. Vậy chỉ khi nào có sự tiến hoá thích hợp và khi vật chất của các hiện thể này được cấp đủ năng lượng do chính các tiềm hoả của nó để y có thể hoàn thành mục đích được duy trì lâu dài của y. Do đó, trở lại sự cần thiết của việc đi lên của luồng hoả vật chất tới vị trí riêng của nó, và việc phục hồi của nó do việc nằm yên lâu ngày và hình như băng hoại trước khi nó có thể được hợp nhất với Cha Trên Trời, Thượng Đế Ngôi Ba. Ngài chính là Đấng Thông Tuệ của chính vật chất. Lần nữa, sự tương ứng vẫn đúng. Ngay đến nguyên tử của cõi trần cũng có mục tiêu của nó, các khai mở của nó và sự thành đạt cuối cùng của nó.
Các khía cạnh khác của vấn đề này như là các trung tâm lực và mối liên quan của chúng với trí tuệ, lửa của Tinh Thần và trí tuệ, và sự phối hợp cuối cùng của ba lửa này sẽ được bàn đến trong hai đoạn chính sắp tới. Trong đoạn này, chính chúng ta hạn chế việc khảo sát vật chất và lửa, và đừng nên ra ngoài đề nếu không sẽ có sự lầm lẫn.
139 II. VIỆC TIẾN LÊN CỦA HOẢ XÀ
Làm sao luồng hoả ở đáy xương sống có thể đi lên, hình thức đi lên của luồng hoả (tuỳ theo Cung), sự phối hợp của luồng hoả với lửa prana (pranic fire) và việc tiến lên hợp nhất của chúng sau đó, là những việc thuộc về quá khứ đối với nhiều người, và may thay, đối với nhân loại, công việc được hoàn thành mà không cần tập trung nỗ lực. Pha trộn thứ hai với lửa trí tuệ, phải được thực hiện. Cho đến nay, hiếm có người nào đã thành công trong việc điều khiển luồng hoả đi lên nhiều hơn một trong số ba vận hà của cột xương sống; do đó 2/3 hiệu quả của nó trong đa số con người vẫn còn bị ràng buộc vào sự kích thích của các cơ quan nhân giống của nhân loại. Chỉ khi nào luồng hoả chạy vòng để lên một vận hà khác không bị ngăn trở, thì sự phối hợp hoàn toàn với lửa trí tuệ được thực hiện, và chỉ khi luồng hoả tiến lên theo dạng hình học khắp cả ba vận hà với tác động đồng thời và với rung động đồng nhất – thì luồng hoả xà thực sự mới được khơi hoạt đầy đủ, và do đó có thể hoàn thành công việc thanh lọc của nó qua việc đốt cháy mạng lưới giam giữ và việc đốt các cấu tử tách rời. Khi điều này được thành đạt, vận hà tam phân trở thành vận hà duy nhất. Đó là điều nguy hiểm.
Không còn điều gì liên quan đến đề tài này có thể được truyền đạt thêm. Kẻ nào hướng các nỗ lực của mình vào việc kiểm soát các luồng hoả vật chất (chắc chắn là có nguy hiểm), là đang đùa với lửa, theo nghĩa đen, việc đó có thể huỷ diệt y. Y không nên liếc mắt nhìn ra sau, mà nên nâng tầm mắt lên các cõi, nơi mà Tinh Thần bất tử của y đang ngự, và lúc bấy giờ bằng kỷ luật tự giác, kiểm soát trí tuệ và dứt khoát thanh luyện các thể vật chất, dù là thuộc thể tinh anh hoặc thể hồng trần, làm cho chính mình thích hợp để trở thành một hiện thể cho sự giáng sinh thiêng liêng và dự vào cuộc Điểm Đạo đầu tiên. Khi Chúa – hài - đồng (Christ-child) (theo cách diễn tả hoa mỹ của Thiên Chúa giáo) được sinh ra trong tâm- động (cave of the heart) lúc bấy giờ vị khách thiêng liêng đó có thể kiểm soát một cách hữu hiệu các thể vật chất thấp bằng tâm
140 trí được thánh hoá. Chỉ khi nào thể Bồ đề đã ngày càng kiểm soát được phàm ngã, xuyên qua cõi trí tuệ (do đó cần kiến tạo giác tuyến), phàm ngã sẽ đáp ứng với những gì ở bên trên, và các luồng hoả bên dưới tiến lên, phối hợp với hai luồng hoả trên. Chỉ khi nào Tinh Thần, do quyền năng của tư tưởng, kiểm soát được các hiện thể vật chất, thì sự sống nội tâm mới chiếm lấy đúng vị trí của nó, bấy giờ, Thượng Đế nội tâm mới toả chiếu và rực sáng cho đến khi hình hài bị che mất đi, “Thánh đạo ngày càng chiếu diệu cho đến lúc Ngày huy hoàng thuộc về chúng ta”
141 TIẾT MỘT
ĐOẠN E
CHUYỂN ĐỘNG TRÊN CÕI TRẦN VÀ CÕI CẢM DỤC
I. CÁC NHẬN XÉT SƠ KHỞI
Tôi xin nêu ra một cách sơ lược và nhấn mạnh sự kiện rằng hoạt động mà chúng ta đang xét đến là hoạt động do ở lửa tiềm tàng trong chính vật chất, một hoạt động vốn là đặc điểm hàng đầu và là tính chất cơ bản của Cung Nguyên Thuỷ, tức cung Thông Tuệ Linh Hoạt. Nói cách khác đó là khả năng nổi bật của Thượng Đế Ngôi Ba, của Brahma được
142 xem như Đấng Sáng Tạo và khả năng này là sản phẩm hay là kết quả của cuộc biểu lộ trước đây. Mỗi một trong ba Ngôi Thượng Đế, khi ở vào thời kỳ biểu lộ và hiện thân như thế, sẽ tiêu biểu cho một tính chất nào đó chiếm ưu thế hơn các tính chất khác. Mỗi Ngôi Thượng Đế, dù nhiều dù ít cũng tiêu biểu cho Ba Ngôi, nhưng mỗi Ngôi biểu thị cho một trong Ba Ngôi một cách sâu xa, để rồi có thể được nhận ra như là chính Ngôi đó. Chẳng hạn với đường lối như nhau, các Chân Thần lâm phàm khác nhau đón nhận một rung động vốn nằm trong giới hạn chính yếu của các Chân Thần đó, dù Chân Thần cũng có thể có được các rung động thấp hơn phụ thuộc vào chúng. Chúng ta hãy nhận thức rõ điều này, vì chân lý được biểu hiện chính là chân lý căn bản.
1. Mục đích tam phân
2. Chức năng tam phân 3. Cách hoạt động tam phân.
Thượng Đế Ngôi Ba tức là Brahma, được tiêu biểu bằng trí tuệ linh hoạt; phương cách hành động của Ngài là những gì mà chúng ta gọi là sự quay, hay sự xoay vòng có tính toán của vật chất thuộc Thái dương hệ, trước nhất dưới hình thức một tổng thể vĩ đại, phát khởi chuyển động loại vật chất bị hạn chế bởi toàn bộ vòng giới hạn và thứ hai là phân hoá nó, theo bảy tốc độ hay bảy mức rung động thành ra bảy cõi.
Ở mỗi một trên các cõi này, tiến trình được nối tiếp và vật chất của bất cứ cõi nào trong vòng giới hạn của cõi đó, trước tiên biểu lộ dưới hình thức tổng thể, rồi kế đó dưới hình thức bảy biến phân. Biến phân vật chất này được tiến hành do chuyển động quay và được kiểm soát bởi Định Luật Tiết Kiệm/ Tương tác hài hòa (một trong các định luật vũ trụ) mà chúng ta sẽ bàn tới sau này, chỉ tạm ngừng ở đây để nói rằng Định Luật Tiết Kiệm/ Tương tác hài hòa này có thể được xem như yếu tố kiểm soát trong sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba. Do đó :
a. Mục tiêu của Ngài là phối hợp hoàn hảo giữa Tinh thần và vật chất.
b. Chức năng của Ngài là vận dụng vật chất đã biểu lộ (prakriti) để làm cho nó thích hợp hay tương xứng với sự đòi hỏi và các nhu cầu của Tinh thần.
143 c. Phương cách hành động của Ngài là nhờ chuyển động quay (rotary) hay là nhờ sự xoay (revolution) của vật chất để tăng thêm tính linh động/ tính hoạt động và nhờ đó khiến cho vật chất dễ uốn nắn hơn( ).
Tất cả ba quan niệm này đều do Định luật Tiết Kiệm/ Tương tác hài hòa
chi phối, đó là Định luật Thích Nghi (Law of Adap-tation) trong thời gian và không gian, hay là cách làm dễ nhất. Cách làm dễ nhất này là những gì được tìm kiếm và theo đuổi ở khía cạnh vật chất của cuộc sống. Một cách ngẫu nhiên, Brahma biểu lộ Ý chí, bởi vì Ngài là thiên ý (purpose) và Bác ái, bởi vì trong Thái dương hệ này bác ái là đường lối ít đối kháng nhất. Quả thật đây là một ý tưởng huyền bí đáng được xem xét, tuy nhiên phải nhớ rằng Ngài chủ yếu là hoạt động và thông tuệ với mục đích thích nghi và đó là đặc điểm chính của Ngài.
Thượng Đế Ngôi Hai tức là Vishnu, Cung Minh Triết Thiêng Liêng, nguyên khí Bồ đề vĩ đại đang tìm cách phối hợp với nguyên khí Thông Tuệ được đặc trưng bởi Bác Ái. Hoạt động của Ngài là hoạt động mà chúng ta có thể gọi là xoắn ốc theo chu kỳ (spiral cyclic). Chính Ngài tận dụng chuyển động quay của mọi nguyên tử, Ngài đưa thêm vào đó hình thức chuyển động riêng của Ngài hay là chuyển động xoắn ốc có định kỳ, và do sự tuần hoàn theo một quỹ đạo hay là một đường gần hình cầu (đường này chạy vòng theo một điểm tập trung ở giữa bằng một vòng xoắn ốc bao giờ cũng đi lên), hai kết quả được tạo ra:
a. Ngài tập hợp các nguyên tử lại thành hình hài.
b. Nhờ bởi các hình hài này, Ngài có được sự tiếp xúc cần thiết và phát triển tâm thức đầy đủ trên năm cõi tiến hoá của con người, dần dần cải thiện và thanh luyện các hình hài khi mà Tinh Thần Bác Ái hay là Ngọn Lửa Thiêng bao giờ cũng tiến lên theo hình xoắn ốc, hướng về mục tiêu của nó, mục tiêu đó cũng chính là cội nguồn từ đó nó phát xuất.
Các hình hài này là toàn thể mọi khối cầu (spheres) hay các nguyên tử trong Thái dương hệ hay trong vòng giới hạn thái dương và trong bảy biến phân chính yếu của chúng, chúng là các bầu của bảy Chơn Linh (Spirits), hay bảy Hành 144 Tinh Thượng Đế.
Tất cả các bầu nhỏ hơn ở cấp độ dưới các bầu chính yếu này, gồm mọi mức độ biểu lộ xuống đến tinh hoa hành khí trên cung giáng hạ tiến hoá ( ).
Chúng ta cần nhớ rằng trên Đường Tiến Hoá giáng hạ, tác động của Brahma được cảm nhận đầu tiên, khi đang tìm kiếm con đường dễ nhất. Trên Đường Tiến Hoá Thăng Thượng, công việc của Thượng Đế Ngôi Hai được cảm nhận bắt đầu từ một điểm trong thời gian và không gian đang ẩn giấu bí nhiệm của dãy thứ hai, nhưng đang tìm thấy điểm rung động được gia tốc của nó, hay là sự hợp nhất của hai cách biểu lộ - chuyển động quay xoắn ốc có chu kỳ - ở phần giữa của những gì chúng ta gọi là dãy thứ ba. Điều này, sau hết, chính là sự phối hợp hoạt động của Brahma với diễn trình hướng thượng của Vishnu. Chúng ta có sự tương ứng với điều này trong toàn bộ các hiệu quả xảy ra trong các căn chủng thứ hai và thứ ba.
Hoạt động của Thượng Đế Ngôi Hai được xúc tiến theo Định Luật Hút của vũ trụ. Đối với một trong các phân chi của nó, Định Luật Tiết Kiệm có một định luật phụ về sự phát triển nổi bật, mệnh danh là Định Luật Đẩy. Do đó, Định Luật Hút và Định Luật Tiết Kiệm vũ trụ là lý do tồn tại (nhìn từ một khía cạnh) của sự đẩy vĩnh cửu đang diễn ra vì Tinh Thần bao giờ cũng tự tìm cách thoát ly ra khỏi hình hài. Trạng thái vật chất luôn luôn đi theo con đường dễ dàng nhất và đẩy lùi mọi khuynh hướng tạo thành nhóm, trong khi đó, Tinh Thần, do Định Luật Hút chế ngự, bao giờ cũng tìm cách tự tách mình ra khỏi vật chất, bằng phương pháp thu hút một loại vật chất ngày càng thích hợp hơn, trong tiến trình phân biệt giữa thực với hư và đi từ ảo ảnh này đến ảo ảnh khác cho đến khi các nguồn vật chất đã được tận dụng đầy đủ.
145 Sau rốt, Chủ Thể Nội Tâm của hình hài cảm nhận được sự thôi thúc hoặc sức lôi cuốn hấp dẫn của chính Bản Ngã của nó. Thí dụ, Chân Thần nhập thế lạc mất vào trạng thái hỗn độn của ảo ảnh, cuối cùng bắt đầu nhận ra (dưới Định Luật Thu Hút) tần số rung động của chính Chân Ngã của nó có vai trò đối với nó y như Thượng Đế của chính hệ thống của Ngài, tức là vị Thượng Đế riêng của nó trong ba cõi thu thập kinh nghiệm. Sau này, khi mà chính Chân Ngã thể được nhận ra như ảo ảnh, khi mà tần số rung động của Chân Thần được cảm nhận và sự sống thiêng liêng (jiva) đang tác động theo cùng một định luật, vạch lại con đường riêng của nó xuyên qua vật chất của hai cõi tiến hoá siêu nhân loại, cho đến khi nó hoà nhập vào trong chính bản thể của nó.
Do đó :
a. Mục tiêu của Thượng Đế Ngôi Hai là tạo ra tâm thức, phải được hoàn thành trong việc hợp tác với Thượng Đế Ngôi Ba.
b. Chức năng của Ngài là kiến tạo các hình hài để trở thành các dụng cụ thu thập kinh nghiệm của Ngài.
c. Phương cách hành động của Ngài là tiến hành công việc theo chu kỳ và theo đường xoắn ốc, vòng quay của bánh xe sự sống trong các chu kỳ được sắp xếp sẵn cho một mục đích đặc biệt và sự tiến triển của các bầu vật chất này chung quanh một trung tâm cố định, bên trong phạm vi thái dương.
Ba quan niệm này do Định luật Hút chế ngự hay là định luật đang chế ngự sự tương tác, hay là tác động và phản tác động.
a. Giữa Thái Dương và sáu huynh đệ của Thái Dương.
b. Giữa bảy cõi xoay quanh của Thái Dương hệ.
c. Giữa mọi vật trong chất liệu của mọi hình hài, chính các bầu vật chất và tập hợp của các bầu đó đang là hiện thân trong các hình hài của các bầu khác nữa.
Thượng Đế Ngôi Một (The First Logos). Thượng Đế Ngôi Một là Cung Ý Chí Vũ Trụ. Phương cách hoạt động của Ngài theo nghĩa đen là tiến về trước của vòng giới hạn thái dương
146 xuyên qua không gian, và cho đến cuối kỳ đại khai nguyên này hay ngày của Brahma (chu kỳ Thượng Đế) chúng ta sẽ không thể nhận thức được trạng thái thứ nhất tức trạng thái ý chí hay quyền năng theo đúng bản chất của nó. Ngày nay, chúng ta biết trạng thái đó dưới hình thức ý chí tồn tại (will to exist), biểu lộ qua vật chất của các hình hài (Cung Nguyên Thuỷ và Cung Thiêng Liêng), và chúng ta biết trạng thái đó
như là những gì mà theo một cách huyền bí nào đó, nối liền Thái dương hệ với trung tâm vũ trụ của Thái dương hệ. Theo một cách mà chúng ta không thể nhận thức được, Thượng Đế Ngôi Một thu nhặt ảnh hưởng của các tinh toà (chòm sao) khác. Khi trạng thái thứ nhất này được hiểu rõ hơn (trong kỳ đại khai nguyên sắp đến) công việc của bảy Đấng Rishis của chòm Đại Hùng Tinh (Great Bear)( ) và ảnh hưởng tối thượng của sao Sirius sẽ được hiểu rõ ; trong kỳ biểu lộ hiện tại của Đấng Con, hay trạng thái Vishnu, chúng ta liên hệ chặt chẽ hơn với Chòm Sao Rua (Pleiades) và ảnh hưởng của chúng xuyên qua Thái dương, và liên hệ với hành tinh chúng ta qua Kim Tinh (Venus).
Vấn đề về Thượng Đế Ngôi Một, chỉ biểu lộ liên quan với hai Ngôi kia trong Thái dương hệ là một bí nhiệm sâu xa mà ngay cả những Đấng đã đạt đến mức điểm đạo thứ sáu cũng không hiểu được tường tận.
Thượng Đế Ngôi Một biểu hiện cho “ý chí muốn sống”(“will to live”) và chính là qua phương tiện của Ngài mà các Trí Tinh Quân (Manasaputras) xuất hiện ra ngoại cảnh liên quan đến các huyền giai nhân loại và thiên thần. Trong Thái dương hệ này, sự phối hợp của Cung Minh Triết Thiêng Liêng và Cung Nguyên Thuỷ, tức cung chất liệu thông tuệ hợp thành cuộc tiến hoá song đôi vĩ đại; bối cảnh của cả hai Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là một Thực Thể Thông Linh khác, Ngài là hiện thân của ý chí và Ngài là vị vận dụng hình hài – dù không phải là hình hài của bất cứ thực thể nào khác hơn là các Đại Thiên Thần Kiến Tạo và các huyền giai nhân loại trong thời gian và không gian. Ngài là nguyên khí sinh động; trạng thái ý chí muốn sống của bảy Huyền giai. Tuy nhiên, bảy Huyền giai này (như bà
Blavatsky nói) là tia sáng minh triết thất phân, con rồng dưới bảy dạng thể (GLBN I, 100-108) ( ). Đây là một bí nhiệm sâu
147 xa và chỉ một đầu mối về điều đó có thể được con người tìm thấy vào lúc này trong việc chiêm ngưỡng chính bản thể của mình trong ba thế giới biểu lộ của con người. Giống như Thượng Đế chúng ta đang tìm cách biểu lộ ra ngoại cảnh qua Thái dương hệ của Ngài dưới hình thức tam phân của nó, trong đó Thái dương hệ hiện nay là Thái dương hệ thứ hai, cũng vậy, con người mưu tìm sự biểu lộ ra bên ngoài qua ba thể của mình – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Hiện nay, con người đang an trụ vào thể cảm dục, hay là vào trạng thái thứ hai của y, giống như Thượng Đế chưa phân hoá đang an
trụ vào trạng thái thứ hai/ ngôi hai của Ngài. Theo thời gian và không gian, như hiện nay chúng ta nhận thấy, toàn thể các Chân Thần nhập thế đều bị chế ngự bởi cảm giác, xúc động và dục vọng chứ không phải bởi ý chí, tuy thế, đồng thời trạng thái ý chí thống ngự sự biểu lộ, vì Chơn ngã, là cội rễ của phàm ngã, biểu lộ ý chí bác ái.
Điều khó hiểu là ở chỗ thể trí hữu hạn không thể hiểu được ý nghĩa của sự biểu lộ tam phân này, nhưng mà bằng sự trầm tư nghiền ngẫm về Phàm ngã và mối liên hệ giữa Phàm ngã với Chân ngã vốn là trạng thái bác ái và mặc dù có liên quan với sự biểu lộ trong ba cõi thấp, chân ngã cũng là trạng thái ý chí, sẽ hiện ra một ít ánh sáng yếu ớt trên cùng các vấn đề được nêu lên về Thượng Đế (Deity), hay là được mở rộng từ các phạm vi tiểu vũ trụ đến phạm vi đại vũ trụ.
Trạng thái Đại Thiên Thần hay Thượng Đế Ngôi Một (biểu hiện cho ý chí vũ trụ) được kiểm soát bởi Định Luật Tổng Hợp, tức định luật vũ trụ chi phối khuynh hướng hợp nhất; chỉ trong trường hợp này, không phải là sự hợp nhất của vật chất và Tinh Thần, mà là sự hợp nhất của 7 thành 3 rồi thành 1. Ba hình ảnh này chủ yếu thay thế cho Tinh Thần, cho phẩm tính, cho nguyên khí chớ không phải chủ yếu cho
148 vật chất, mặc dù vật chất vốn được truyền linh hứng bằng tinh thần, lại phù hợp hơn hết. Định luật Tổng hợp có liên hệ trực tiếp với Đấng Duy Nhất, Đấng này còn cao cả hơn Thượng Đế của chúng ta và là định luật kiểm soát được Ngài áp dụng vào Thượng Đế của Thái dương hệ chúng ta. Đây là một mối liên quan về tinh thần hướng tới ý niệm trừu tượng hay là hướng đến sự tổng hợp các yếu tố tinh thần sẽ đưa đến kết quả trong việc trở về có ý thức của chúng (toàn thể điểm then chốt ẩn dưới từ ngữ “có ý thức”). Đối với điểm tổng hợp
vũ trụ hay là điểm hợp nhất với cội nguồn của các Ngài. Cội nguồn của các Ngài là Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said - tức Vũ Trụ Thượng Đế -ND), như trước đây chúng ta đã thấy.
Do đó, liên quan đến Thượng Đế Ngôi Một, chúng ta có thể tóm tắt như đã tóm tắt với các Thượng Đế Ngôi khác :
a. Mục tiêu của Ngài là tổng hợp các Chơn Linh (Spirits) đang hoạch đắc tâm thức qua sự biểu lộ, còn Ngài, nhờ kinh nghiệm trong vật chất, đang có được phẩm đức (quality).
b. Chức năng của Ngài là nhờ vào ý chí, giữ cho các Chơn Linh đó biểu lộ trong thời kỳ mong muốn, và sau đó tách các Chơn Linh này ra, và phối hợp lại với nguồn cội tinh thần của các Ngài. Do đó về căn bản, cần nhớ rằng Thượng Đế Ngôi Một kiểm soát các Thực Thể vũ trụ hay các Thực Thể ngoài Thái dương hệ; Thượng Đế Ngôi Hai kiểm soát các thực thể thuộc thái dương (solar entities), Thượng Đế Ngôi Ba kiểm soát các thực thể thuộc thái âm (lunar entities) và các thực thể tương ứng của các thực thể này ở nơi khác trong Thái dương hệ.
Không nên đi quá xa vào chi tiết ở qui tắc này chừng nào mà trí tuệ con người còn ở mức độ hiện tại. Bí nhiệm ẩn dưới việc hiểu được tất cả những gì được xúc tiến trong sự hợp tác thiêng liêng vốn có nền tảng của nó bên ngoài Thái dương hệ. Như thế, Thượng Đế Ngôi Một cũng được gọi là Đấng Huỷ Diệt vì Ngài là ý niệm trừu tượng khi xét từ dưới lên. Công việc của Ngài là tổng hợp Tinh thần với Tinh thần, sự trừu
149 xuất cuối cùng của tinh thần ra khỏi vật chất và sự hợp nhất của tinh thần với cội nguồn vũ trụ của chúng. Như vậy, Ngài cũng là Đấng tạo ra chu kỳ qui nguyên, hay là sự tan rã hình hài – hình hài mà từ đó Tinh Thần đã tách ra.
Nếu chúng ta đưa sự tương đồng xuống đến tiểu thiên địa, để có một cái nhìn thoáng qua về cùng ý tưởng, và nhờ đó, có khả năng nhận thức dễ dàng hơn nhiều. Chân Ngã (đối với con người trên cõi trần cũng là những gì mà Thượng Đế có được đối với Thái dương hệ của Ngài) cũng là ý chí linh hoạt, kẻ phá huỷ hình hài, tác nhân tạo nên tan rã và là Đấng Duy Nhất triệt thoái con người tâm linh nội tại ra khỏi ba thể của y; y thu hút chúng vào chính y, trung tâm của hệ thống bé nhỏ của y. Chơn ngã nằm bên ngoài vũ trụ xét về con người ở trên cõi trần và khi hiểu được điều này, có thể đưa đến việc làm sáng tỏ vấn đề vũ trụ thực sự, bao hàm Thượng Đế và “các linh hồn trong ngục tù” (“the spirits in prison”) như Cơ Đốc giáo đã diễn tả.
c. Cách hành động của Ngài là luỹ tiến; ý chí nằm sau sự phát triển tiến hoá là ý chí của Ngài và chính Ngài hướng dẫn Tinh Thần tiến lên thông qua vật chất cho đến khi rốt cuộc Tinh Thần thoát khỏi vật chất, nhờ hoàn thành được hai việc:
Thứ nhất, gia thêm phẩm chất vào phẩm chất, và do đó nổi bật lên, cộng thêm với khả năng thu lượm được mà kinh nghiệm đã sản sinh ra.
Thứ hai, tăng gia độ rung động của chính vật chất bằng năng lượng riêng của nó, để cho vật chất vào thời qui nguyên và lẩn khuất sẽ có được hai đặc tính chính, - đó là tính hoạt động, tức là kết quả của Định Luật Tiết Kiệm và tính thu hút kép (dual magnetism), vốn sẽ là kết quả của Định Luật Thu Hút.
Cả ba quan niệm này đều do Định Luật Tổng Hợp chế ngự, đó là định luật về ý chí hiện tồn có mạch lạc, không
150 những kéo dài trong thời gian và không gian mà còn trong một chu kỳ rộng lớn hơn.
Các phát biểu sơ khởi này đã được đưa ra với nỗ lực chứng tỏ sự tổng hợp của tổng thể. Khi sử dụng ngôn từ, ta ắt phải chịu hạn chế và không thể trình bày hết ý tưởng, các từ ngữ theo nghĩa đen đều che giấu các ý tưởng, làm giảm sự trong sáng của chúng và làm cho chúng mơ hồ do cách diễn tả. Công việc của Thượng Đế Ngôi Hai và Thượng Đế Ngôi ba (hiện là việc tạo ra biểu lộ ngoại cảnh của Tinh Thần bản thể) nói chung thì dễ hiểu hơn là công việc huyền bí của Thượng Đế Ngôi Một, vốn là công việc của ý chí làm sinh động.
Trong các thuật ngữ nói về lửa, một khía cạnh diễn tả khác có thể làm sáng tỏ.
Thượng Đế Ngôi Ba là lửa trong vật chất. Ngài cháy bằng sự ma sát và đạt tốc độ và gia tốc mức rung động bằng sự quay của các khối cầu, như vậy, sự tương tác của chúng tạo nên sự ma sát lẫn nhau.
Thượng Đế Ngôi Hai là lửa Thái Dương. Ngài là lửa của vật chất và lửa điện của Tinh Thần, được trộn lẫn, tạo ra trong thời gian và không gian, loại lửa mà chúng ta gọi là lửa thái dương. Ngài là đặc tính của lửa ngọn (flame), hay là ngọn lửa chính yếu được tạo ra bởi sự phối hợp này. Sự tương ứng với lửa này có thể nhận thấy được trong lửa bức xạ của vật chất, thí dụ, trong sự phóng phát từ mặt trời trung ương, từ một hành tinh hay từ con người, mà sự phóng phát sau cùng này được chúng ta gọi là từ điển. Sự phóng phát của con người, hay rung động đặc biệt, là kết quả của sự phối hợp tinh thần và vật chất, cùng với sự thích ứng tương đối của vật chất, hay hình hài, đối với sự sống bên trong. Thái dương hệ biểu lộ hay mặt trời đang biểu lộ là kết quả sự phối hợp của Tinh Thần (lửa điện) với vật chất (lửa do ma sát) và sự phóng phát của Đấng Con, trong thời gian và không gian, thì tuỳ thuộc vào sự thích ứng của vật chất và của hình hài đối với sự sống bên trong.
Thượng Đế Ngôi Một là lửa điện, lửa của Tinh Thần thuần khiết. Tuy nhiên, trong lúc biểu lộ, Ngài là Đấng Con, do sự phối hợp với vật chất (Mẹ) Con được tạo ra bởi Đấng ta đã
151 biết. “Ta và Cha Ta là Một” (Thánh Kinh. John 10:30) là câu phát biểu huyền linh nhất trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo, vì không những liên quan đến sự hợp nhất của con người với cội nguồn của y, tức là Chân Thần, xuyên qua Chân ngã, mà còn liên quan đến sự hợp nhất của mọi sự sống với cội nguồn của nó, tức trạng thái ý chí, hay Thượng Đế Ngôi Một.
Bây giờ chúng ta sẽ nỗ lực để hạn chế chính chúng ta một cách chặt chẽ vào vấn đề lửa trong vật chất, và tác dụng tích cực của nó trên các thể mà nó là yếu tố linh động, và trên các trung tâm lực đầu tiên đến dưới sự kiểm soát của nó.
Theo chúng ta được chỉ dạy, và theo nhận thức thông thường, tác dụng của nhiệt trong vật chất là tạo ra hoạt động mà chúng ta gọi là sự quay hay là xoay vòng của các khối cầu. Một số cổ thư, trong đó có vài quyển mà phương Tây chưa biết đến, có dạy rằng toàn thể vòm trời là một bầu bao la, đang xoay vòng một cách chậm chạp giống như một bánh xe kỳ diệu và trong lúc xoay tròn, mang theo với nó, toàn thể các chòm sao và các vũ trụ được chứa bên trong. Đây là một phát biểu không thể được kiểm chứng bằng trí óc hữu hạn của con người ở giai đoạn hiện nay, và với các thiết bị khoa học hiện nay của con người, nhưng, (giống như tất cả các phát biểu về huyền học) nó chứa đựng trong đó hột giống của tư tưởng, mầm mống của các chân lý và manh mối đưa đến bí nhiệm của vũ trụ. Ở đây, chỉ cần nói rằng, chuyển động quay của các bầu hành tinh trong chu vi Thái dương hệ là một sự kiện về huyền học đã được nhận biết và các chỉ dẫn đều có giá trị để chứng tỏ rằng chính khoa học cũng nêu lên giả thuyết rằng vòng hạn định thái dương cũng quay một cách tương tự trong địa điểm ấn định của nó giữa các chòm sao. Nhưng vào lúc này, chúng ta sẽ không bàn đến khía cạnh này của vấn đề, mà sẽ khảo sát chuyển động quay của các bầu hành tinh trong Thái dương hệ và của cái tích chứa của nó - tức là tất cả các bầu nhỏ hơn ở mọi cấp độ - luôn luôn nhớ phân biệt một cách rõ ràng trong trí rằng hiện nay chúng ta chỉ đơn thuần bàn về đặc tính cố hữu của chính vật chất, chớ không bàn về vật chất trong sự hợp tác với đối cực
152 của nó, tức Tinh Thần, sự hợp tác này đưa đến chuyển động xoắn ốc có chu kỳ.
II. CÁC HIỆU QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG QUAY.
Mọi bầu thế giới trong cơ thể đại thiên địa đều xoay tròn. Chuyển động quay này tạo nên một số hiệu quả có thể được kể ra như sau :
1. Sự phân ly sinh ra do chuyển động quay. Bằng tác động này, mọi bầu hành tinh trở nên phân hoá, và như chúng ta biết, tạo thành các đơn vị nguyên tử như sau :
a. Thái dương hệ, được nhận thức như một nguyên tử vũ trụ, tất cả cái được gọi là nguyên tử trong chu vi của nó được xem như là phân tử (molecular).
b. Bảy “planes”, được xem như bảy bầu hành tinh bao la, đang quay theo vĩ độ (latitudinally) bên trong chu vi mặt trời.
c. Bảy cung, được xem như bảy hình thức che giấu của các Chơn Linh (Spirits), chính các dải màu gần như hình cầu đang quay theo kinh độ (longitudinally) và tạo thành (liên quan với bảy planes, một mạng lưới rộng lớn đan kết vào nhau. Hai tập hợp các bầu hành tinh này (gồm các planes và các cung) hợp thành toàn thể Thái dương hệ và tạo ra dạng thức gần hình cầu của nó.
Vào lúc này, chúng ta hãy đưa tư tưởng chúng ta ra khỏi các tâm thức đang làm linh hoạt ba loại bầu hành tinh này và tập trung chú tâm của chúng ta vào việc nhận thức rằng mỗi “plane” là một bầu vật chất rộng lớn được kích hoạt bằng tiềm nhiệt và đang tiến về hay đang quay theo một hướng riêng biệt. Mỗi tia sáng bất luận là màu gì cũng là một bầu vật chất vô cùng nhỏ đang quay theo một hướng đối nghịch với hướng của các bầu vật chất rộng lớn. Do tác động hỗ tương của chúng, các tia này tạo ra hiệu quả phát xạ lên lẫn nhau. Như thế, do sự tới gần của tiềm nhiệt trong vật chất và sự tương tác của nhiệt đó trên các bầu hành tinh khác mà toàn bộ được tạo ra những gì mà chúng ta gọi là “lửa do ma sát”.
153 Liên quan với hai loại bầu hành tinh này, bằng cách minh hoạ và với mục đích minh giải, chúng ta có thể nói rằng:
a. Các bầu vật chất (planes) lớn xoay từ đông sang tây.
b. Các tia sáng (rays) xoay từ bắc đến nam.
Ở đây, các nhà nghiên cứu phải ghi nhớ kỹ rằng, chúng ta không xét các điểm theo không gian, chúng ta chỉ đơn thuần phân biệt và dùng các từ để làm cho một ý tưởng trừu tượng trở thành dễ hiểu hơn. Theo quan điểm về toàn thể các tia sáng và các bầu vật chất rộng lớn, không có bắc, nam, đông, tây gì cả. Nhưng ở điểm này xảy ra một sự tương ứng và một điểm thực sự lý thú, dù là cũng phức tạp. Do sự rất phối hợp này, công việc của Bốn Nghiệp Quả Tinh Quân có thể thành tựu; tứ nguyên (the quaternary) và toàn bộ bốn vị có thể được xem như là một trong các phối hợp căn bản của vật chất, tạo ra bằng hai sự xoay vòng của các bầu vật chất rộng lớn và các tia sáng (planes and rays).
Bảy bầu vật chất lớn, tương tự các nguyên tử xoay trên trục riêng của chúng, và phù hợp với những điều được đòi hỏi của mọi sự sống nguyên tử.
Bảy phạm vi (spheres) của bất cứ cõi (plane) nào mà chúng ta gọi là cõi phụ (subplanes) cũng tương ứng với hệ thống; mỗi hệ thống có bảy bánh xe của nó đang quay hay các bầu vật chất to lớn xoay vòng nhờ năng lực có sẵn riêng của chúng, do bởi tiềm nhiệt - tức là nhiệt của vật chất mà theo đó chúng được tạo thành.
Các hình cầu hay các nguyên tử của bất luận hình thể nào, từ hình thể Thượng Đế, mà chúng ta đã bàn đến phần nào, xuống đến cực nguyên tử hồng trần (ultimate physical atom) và vật chất phân tử đang kiến tạo thể xác, tỏ ra có các tương ứng và tương đồng.
Tất cả các hình cầu này đều phù hợp với một số qui tắc nào đó, đáp ứng với một số điều kiện và được đặc trưng bởi cùng các tính chất căn bản. Sau này, chúng ta sẽ xem xét các
154 điều kiện này, nhưng hiện giờ phải tiếp tục với hiệu quả của tác động quay.
2. Động lượng (momentum), do đó đưa đến kết quả là lực đẩy (repulsion) được tạo ra bởi chuyển động quay. Chúng ta đã đề cập đến Định Luật về Xung lực (Law of Repulsion) như là một trong các nhánh phụ của đại định luật Tiết Kiệm đang khống chế vật chất. Xung lực được gây ra bởi chuyển động quay và là cơ bản của sự phân ly, sự phân ly này đang ngăn cản sự tiếp xúc của bất cứ nguyên tử nào với bất cứ nguyên tử nào khác, chính nó giữ cho các hành tinh ở các điểm cố định trong không gian và tách khỏi nhau một cách ổn định; sự phân ly này đang giữ cho chúng ở một khoảng cách nào đó từ trung tâm Thái dương hệ của chúng và cũng giữ cho các cõi và cõi phụ không mất tính đồng nhất về vật chất của chúng. Nơi đây, chúng ta có thể thấy khởi nguyên của cuộc thư hùng dai dẳng giữa Tinh Thần với Vật Chất, vốn là đặc điểm của biểu lộ, một trạng thái đang tác động dưới Định Luật Hút và trạng thái kia bị chế ngự bởi Định Luật Đẩy. Từ vô lượng thời đến vô lượng thời, sự xung đột tiếp diễn, vật chất trở nên kém uy lực. Dần dần (dần dần đến nỗi bị coi như là không có khi nhìn từ cõi hồng trần) mãnh lực hút của Tinh Thần đang làm suy yếu sự đối kháng của vật chất, cho đến khi vào cuối các đại chu kỳ thái dương, sự huỷ diệt (như thường được gọi) sẽ xảy ra và Định luật Đẩy bị Định luật Hút vượt qua. Đó là sự huỷ diệt hình hài chớ không phải huỷ diệt chính vật chất, vì vật chất vốn không thể bị huỷ diệt. Điều này ngày nay có thể được nhận thấy trong sự sống tiểu thiên địa và là nguyên nhân của sự tan rã hình hài đang tồn tại như là một đơn vị riêng rẽ bằng chính phương pháp đẩy mọi hình hài khác. Điều đó có thể được nhận thấy đang được tiến hành một cách từ từ và không đáng kể liên quan với Nguyệt cầu, mặt trăng không còn đẩy địa cầu nữa và trao lại chính vật chất của nó cho hành tinh này. H.P.Blavatsky có nói bóng bẩy đến điều này trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm. Còn tôi nêu ra đây định luật mà theo đó mọi sự đều phải diễn tiến như vậy ( ). 155 3. Hiệu ứng ma sát trên mọi thể nguyên tử khác, tạo ra:
a. Sức sống của nguyên tử.
b. Sự cố kết của nguyên tử.
c. Khả năng hoạt động.
d. Nhiệt cung cấp cho hình hài hỗn hợp, trong đó nó có thể hợp thành một phần chắp vá, dù đó là nhiệt cung cấp bởi sự quay của một hành tinh, bên trong hình hài đại thiên địa, hay là sự quay của tế bào trong thể xác bên trong hình hài của tiểu thiên địa.
e. Sự thiêu rụi hay sự phân huỷ cuối cùng khi các lửa tiềm tàng và phát xạ đã hoàn thành một giai đoạn đặc biệt. Đây là bí nhiệm của sự che khuất cuối cùng và của chu kỳ qui nguyên, nhưng không thể tách ra khỏi hai yếu tố khác của lửa thái dương và lửa điện.
4. Sự thu hút qua chỗ lõm vốn được nhìn thấy trong mọi khối cầu xoáy tròn của vật chất nguyên tử ở bất cứ bề mặt nào trong khối cầu, phù hợp với điểm mà trong một hành tinh được gọi là cực Bắc. Một số ý tưởng mà tôi dự định tìm cách truyền đạt có thể được hiểu rõ, do sự khảo cứu nguyên tử như đã được phác hoạ trong tác phẩm của Babbitt “Các Nguyên Lý về ánh sáng và màu sắc” (“Principles of light and colour”) và về sau, trong “Hoá học huyền bí” (Occult Chemistry) của bà Besant. Chỗ trũng này được tạo ra bởi các bức xạ đang phát ra ngược với chiều quay của khối cầu và đi xuống từ hướng bắc nam đến trung điểm. Từ đó, chúng có khuynh hướng gia tăng tiềm nhiệt, tạo ra động lượng phụ và đem lại tính chất đặc thù tuỳ theo nguồn cội mà từ đó bức xạ phát ra. Sự thu hút ngoại bứ
c xạ gần như hình cầu này là bí nhiệm của sự tuỳ thuộc của một khối cầu này vào một khối cầu khác và có sự tương ứng của nó trong sự xoay quanh của một tia sáng xuyên qua bất cứ bầu vật chất nào. Mọi nguyên tử, dù được đặt tên là hình bầu dục, chính xác hơn đều là một khối cầu hơi lõm ở một chỗ, đó là vị trí mà thần lực đang làm linh hoạt vật chất của khối cầu, đang tuôn qua. Điều này đúng cho mọi khối cầu, từ mặt trời xuống đến các nguyên tử vật chất mà chúng ta gọi là tế bào trong thể xác. Qua chỗ lõm trong nguyên tử vật chất, lực làm sinh động từ bên ngoài đang chảy vào. Mọi nguyên tử cả dương lẫn âm; nó có tính tiếp thu hay là âm tính nơi nào có liên hệ đến mãnh lực đi vào, và dương tính hay phát xạ ở nơi nào có liên hệ đến các bức xạ của chính nó và liên hệ đến hiệu quả trên môi trường của nó.
Điều này có thể cũng được xác định đối với toàn thể vòng giới hạn của Thái dương hệ liên hệ đến phạm vi vũ trụ của nó. Thần lực tuôn tràn vào Thái dương hệ từ ba hướng xuyên qua ba vận hà:
a. Mặt Trời Sirius,
b. Chòm sao Rua (Pleiades),
c. Chòm Đại Hùng Tinh (The Great Bear).
Ở đây, tôi muốn nêu ra sự liên quan hay tương ứng trong phát biểu này với một phát biểu, trước khi nói đến bức xạ thái dương và các vận hà mà qua đó nó có thể được nhận ra.
Các luồng hay bức xạ này chúng ta gọi là :
a. Luồng tiên thiên khí (akashic).
b. Luồng điện (electrical).
c. Luồng sinh khí (pranic).
Khi xét về ý nghĩa huyền bí của những gì được gợi ra ở đây, có một điểm cần làm sáng tỏ có thể được đưa ra, chừa lại phần trình bày về hai mối liên hệ khác cho người nghiên cứu. Đối với Thái dương hệ, chòm sao Rua là nguồn điện năng và cũng như mặt trời chúng ta là hiện thân của trái tim hay trạng thái bác ái của Thượng Đế (chính Ngài là tim của Đấng Bất Khả Tư Nghị), cũng vậy, chòm sao Rua là cực âm của Brahma. Hãy suy gẫm điều này, vì nhiều ý tưởng nằm trong phát biểu này.
Một số phát biểu rộng rãi hơn được nêu ra đây liên quan đến sự quay của vật chất và các kết quả tạo ra trong các bầu
157 vật chất khác nhau do việc quay đó. Những gì được khẳng định về bất cứ một bầu hay nguyên tử nào cũng có thể được xác nhận cho tất cả, nếu bằng bất cứ cách nào, điều đó là một phát biểu huyền linh về sự kiện, và chúng ta sẽ có thể hoàn thành bốn hiệu quả này:
1. Phân ly hay là hiệu quả phản kháng,
2. Xung lượng hay là hiệu quả bên trong,
3. Ma sát, hiệu quả chung quanh,
4. Thu hút, hiệu quả tiếp nhận hay hiệu quả thu hút, trong mọi mức độ và mọi kiểu mẫu nguyên tử - một Thái dương hệ, một mặt trời, một hành tinh, một bầu vật chất, một tia sáng, thể của Chơn ngã, hay một tế bào trong cơ thể vật chất.
III. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHUYỂN ĐỘNG QUAY
Mỗi bầu vật chất đang quay đều được biểu thị bằng ba tính chất: tĩnh tại (inertia), chuyển động (mobility) và hoà nhịp (rhythm).
1. Tĩnh tại. Tính chất này biểu thị đặc điểm mỗi nguyên tử vào lúc bắt đầu biểu lộ, tức là lúc bắt đầu một chu kỳ thái dương hay chu kỳ đại khai nguyên (hay 100 năm của Brahma), vào lúc khởi đầu một dãy, một bầu hành tinh hay bất cứ một dạng thức gần như hình cầu nào mà không có ngoại lệ. Do đó, phát biểu này bao hàm toàn thể các dạng thức đang biểu lộ bên trong Thái dương hệ.
Chúng ta cần nhớ rõ là chúng ta chỉ xem xét ba tính chất của chính vật chất chớ không xem xét tâm thức. Tĩnh tại là kết quả của sự thiếu hoạt động và sự tương đối yên lặng của lửa vật chất. Các lửa này, trong kỳ qui nguyên, mặc dù tiềm tàng, đã thoát khỏi sự kích động phát xuất từ khối nguyên tử tác động vào hình hài và sự tương tác tất nhiên của các hình hài lên nhau. Nơi nào có hình hài và các Định Luật Đẩy và Hút đang đi vào hoạt động, do đó có thể tạo nên bức xạ, lúc ấy sự kích thích sẽ xảy ra, hiệu ứng phóng phát, và sự gia tốc từ từ sau rốt từ trong chính nguyên tử, do bởi chính chuyển động quay của nó, sẽ tạo ra đặc tính kế tiếp.
158 2. Chuyển động. Các lửa vốn có của vật chất tạo ra chuyển động xoay. Rốt cuộc, việc xoay này đưa đến bức xạ. Bức xạ của vật chất, kết quả của hai loại nhiệt của nó, tất nhiên sẽ tạo nên một hiệu quả trên các nguyên tử khác ở quanh nó (không có gì quan trọng dù chung quanh đó là không gian của vũ trụ, không gian của Thái dương hệ hay là chu vi thể xác con người) và tác động hỗ tương cũng như sự tương tác này tạo nên Lực đẩy và lực hút (cự lực và hấp lực) tuỳ theo cực của vũ trụ, của Thái dương hệ hay của nguyên tử hồng trần. Rốt cuộc, điều này tạo nên sự cố kết của hình hài; các thể hay là tập hợp các nguyên tử bắt đầu hình thành hay biểu lộ và vẫn còn tồn tại trong suốt các chu kỳ lớn hay nhỏ cho đến khi tính chất thứ ba được nhận biết rõ ràng.
3. Nhịp nhàng, hay là đạt đến điểm cân bằng hoàn hảo và giữ được thăng bằng. Điểm cân bằng hoàn hảo này lúc bấy giờ tạo nên các hiệu quả đặc biệt nào đó có thể được kê khai ra và suy gẫm, dù là đối với thể trí hữu hạn của chúng ta, chúng có thể dường như nghịch thường và mâu thuẫn.
Giới hạn là ở nơi chúng ta cùng là việc sử dụng các ngôn từ, chớ không phải ở chỗ không chính xác thực sự nào cả. Các hiệu quả này là:
a. Tan rã hình hài.
b. Giải phóng tinh hoa mà hình hài đang giới hạn.
c. Các phân ly của Tinh thần và vật chất.
d. Kết thúc một chu kỳ, dù là thuộc hành tinh, nhân loại hay thuộc thái dương.
e. Tạo ra sự qui nguyên và kết thúc sự biểu lộ.
f. Tái hấp thụ của bản thể và phối trộn trở lại vật chất đã phân hoá với căn nguyên của vật chất.
g. Kết thúc thời gian và không gian như chúng ta hiểu.
h. Hợp nhất ba luồng hoả và gây ra sự tự bốc cháy (spontanecus combustion), nếu người ta có thể nói như thế.
159 i. Hoạt động tổng hợp của vật chất trong ba loại chuyển động – xoay tròn (rotary), xoắn ốc theo chu kỳ (spiralling cyclic) và tiến tới trước (onward progression), - nó hợp nhất chuyển động sẽ được tạo ra bởi sự tương tác của các lửa của vật chất, của trí tuệ và của Tinh Thần với nhau.
Khi điểm hoà nhịp hay cân bằng được đạt đến trong một Thái dương hệ, trong một bầu hành tinh, trong một tia sáng, trong một linh hồn thể và trong thể xác, lúc bấy giờ kẻ chiếm hữu hình hài được nới lỏng khỏi ngục tù; y có thể rút về cội nguồn nguyên thuỷ của y và được thoát khỏi lớp vỏ mà từ trước đến giờ tác động như một ngục tù; và y có thể thoát khỏi môi trường mà y đã dùng để thu thập kinh nghiệm và như là chiến trường giữa các cặp đối hợp. Lúc bấy giờ, lớp vỏ hay hình hài thuộc bất cứ loại nào đều tự động tan rã.
IV. CHUYỂN ĐỘNG QUAY VÀ BIỂU TƯỢNG HỌC
Mọi bầu vật chất đang quay đều có thể được minh hoạ bằng cách dùng các biểu tượng vũ trụ tổng quát như được dùng miêu tả cơ tiến hoá.
1. Vòng tròn (The circle) Vòng này tượng trưng cho vòng giới hạn của vật chất chưa phân hoá. Nó thay cho một Thái dương hệ hay cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, xét về phương diện tinh anh; nó thay cho một hành tinh hay cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, xét về phương diện khinh thanh; nó tượng trưng cho cơ thể con người, cũng xét về phương diện khinh thanh và nó thay thế cho tất cả các thể đó vào thời kỳ biểu lộ mới nhất. Sau cùng, nó tượng trưng cho một tế bào đơn lẻ trong hiện thể của nhân loại và cho nguyên tử của nhà hoá học hay vật lý học.
2. Vòng tròn có tâm điểm. Vòng này hàm ý là việc tạo ra nhiệt trong tâm của vật chất; hoả điểm, “moment” của chuyển động quay đầu tiên, điểm căng thẳng thứ nhất của nguyên tử, được tiềm nhiệt kích động, trở thành vùng ảnh hưởng của nguyên tử khác. Hiện tượng này tạo nên bức xạ
160 đầu tiên, lực hút đầu tiên và hậu quả tất nhiên là tạo nên lực đẩy và do đó tạo ra :
3. Vòng tròn chia hai. Vòng này đánh dấu sự quay tích cực và sự khởi đầu chuyển động của nguyên tử vật chất và tạo nên sự trải rộng tiếp theo sau ảnh hưởng của dương điểm (positive point) trong nguyên tử vật chất cho đến khi vùng ảnh hưởng của nó trải dài từ tâm đến ngoại biên. Ở điểm nối tiếp với ngoại biên, nó tiếp xúc với ảnh hưởng của các nguyên tử trong vùng xung quanh nó, bức xạ phát sinh và chỗ lõm xuất hiện đánh dấu sự nhập vào và thoát ra của dòng thần lực hay nhiệt.
Ở đây, chúng ta chỉ nêu ra việc áp dụng các biểu tượng vũ trụ đối với vật chất và không bàn đến sự biểu lộ từ bất cứ khía cạnh nào khác hơn khía cạnh thuần tuý vật chất. Thí dụ, chúng ta đang áp dụng biểu tượng của điểm trong vòng tròn đối với bầu hành tinh vật chất và điểm tiềm nhiệt. Ở điểm này, chúng ta không vận dụng vật chất như đã được làm linh hoạt bởi một thực thể thông linh, đối với vật chất, khi làm linh hoạt như thế, thực thể thông linh trở thành một điểm của sự sống hữu thức.
Chúng ta chỉ đang bàn về vật chất và tiềm nhiệt, với kết quả tạo ra bởi chuyển động quay của nhiệt bức xạ và sự tương tác theo sau của các thể nguyên tử. Do đó, chúng ta bàn về điểm mà chúng ta khởi sụ xem xét trong khi nghiên cứu đoạn thứ năm, chuyển động trong các thể.
161 Vòng tròn chia làm bốn. Đây là vòng tròn vật chất thực sự, thập giá cánh bằng của Chúa Thánh Thần. Ngài là hiện thân của chất liệu thông tuệ linh hoạt. Vòng tròn này chỉ ra tính chất chiều thứ tư của vật chất và sự xuyên thấu của lửa theo bốn chiều, bức xạ tam phân của nó được tượng trưng bằng các tam giác hợp thành bởi thập giá tứ phân. Vòng này mô tả việc quay theo bốn chiều của bất cứ nguyên tử nào. Điều này không có nghĩa là bất cứ nguyên tử nào cũng có khả năng quay bốn vòng, song nó chỉ có ý nói tới tính chất chiều đo thứ tư của sự quay vốn là mục tiêu được nhắm vào, và hiện nay, điều đó đang trở nên quen thuộc trong vật chất vào cuộc tuần hoàn thứ tư này và trong dãy thứ tư này. Khi loa tuyến thứ năm hay là luồng thần lực thứ năm trong một nguyên tử trở nên phát triển và khi con người có thể nhận thức chuyển động quay theo chiều thứ tư, sự chính xác của biểu tượng này sẽ được nhận ra. Lúc bấy giờ, người ta sẽ nhận thấy rằng tất cả các thể trong sự tiến triển của chúng từ tĩnh tại đến nhịp nhàng xuyên qua chuyển động, trải qua mọi giai đoạn, dù chúng là các thể của Thượng Đế, các tia sáng che giấu chính các Hành Tinh Thượng Đế, các bầu vật chất hiện đang tạo thành các thể của một số thực thể thái dương, linh hồn thể (hay là các thể của Chân ngã trên cõi trí, thể xác của con người trong cấu tạo dĩ thái của nó, hay là một tế bào trong thể dĩ thái đó. Tất cả mọi hình hài vật chất này (hiện hữu trong chất dĩ thái vốn là chất liệu đích thực của mọi hình hài) đều là hình trứng nguyên thuỷ chưa phân hoá, lúc bấy giờ chúng trở nên xoay vòng tích cực hay là biểu lộ tiềm nhiệt; kế đó chúng biểu lộ nhị nguyên tính, hay lửa tiềm tàng và lửa bức xạ; sự biểu lộ của hai lửa này tạo nên kết quả trong chuyển động theo chiều thứ tư, hay là bánh xe, hay là hình hài tự quay trên chính nó.
5. Chữ vạn (swastika), hay là lửa trải dài, chẳng những từ ngoại biên đến trung tâm theo bốn hướng, mà còn từ từ luân chuyển và phóng phát ra khỏi cũng như chung quanh toàn thể ngoại biên. Điều này hàm ý hoạt động hoàn hảo trong mọi bộ môn vật chất cho đến khi cuối cùng chúng ta có một bánh xe cháy rực, xoay theo mọi cách, với các vận hà lửa từ trung tâm đến vòng giới hạn , - lửa bên trong, bên ngoài và chung quanh đến khi bánh xe bị thiêu rụi và không còn lại gì cả trừ ra lửa hoàn toàn.
V. CHUYỂN ĐỘNG VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC
Chúng ta có thể bàn đến vấn đề các trung tâm lực theo ba đường lối. Nhiều điều đã được viết ra và thảo luận có liên quan đến các trung tâm lực và nhiều bí nhiệm hiện hữu đã khêu gợi sự tò mò của kẻ vô minh và đã cám dỗ nhiều người xen vào những gì không liên quan đến họ. Tôi tìm cách minh
162 giải phần nào và nêu ra một góc nhìn mới để xem xét các vấn đề trừu tượng này. Dù gì đi nữa, tôi không có ý định xét đến vấn đề ở khía cạnh như là truyền đạt các qui tắc và chi tiết sẽ giúp cho người muốn làm linh hoạt các trung tâm này và đưa chúng vào hoạt động. Ở đây, tôi xin đưa ra một lời cảnh cáo trang nghiêm. Con người hãy tự mình thực hành một đời sống vị tha cao độ, hãy thực hành một kỷ luật giúp cho sự thanh luyện và làm khuất phục các hiện thể thấp của y và hãy nỗ lực bền bĩ để thanh lọc và kiểm soát các thể của mình. Khi y đã thực hành điều này và đã vừa nâng cao, vừa làm ổn định sự rung động của y, y sẽ thấy rằng sự phát triển và vận hành của các trung tâm lực đã được theo đuổi song hành và rằng (tách khỏi sự tham gia sống động của y) công việc đã diễn tiến theo các đường lối mong muốn. Nhiều nguy hiểm và tai hoạ khủng khiếp đang chờ đợi kẻ nào khơi dậy các trung tâm lực này bằng những phương pháp bất chính, và kẻ nào thực nghiệm với các luồng hoả trong cơ thể mà không có được hiểu biết chuyên môn cần thiết. Do các cố gắng của mình, y có thể thành công trong việc khơi hoạt các luồng hoả và làm mạnh lên hoạt động của các trung tâm lực, nhưng y sẽ phải trả giá cho sự vô minh bằng việc huỷ hoại thể chất, khi đốt cháy thể xác hay là bộ óc, trở thành điên cuồng, và khi mở cánh cửa cho các trào lưu và các sức mạnh bất hảo lại có tính cách huỷ diệt. Đó không phải là thiếu can đảm, trong các vấn đề liên hệ đến sự sống nội tâm, nên hành động một cách thận trọng, dè dặt, đó là chỗ phải thận trọng. Vì vậy, người tìm đạo có ba điều phải làm :
1. Thanh luyện, tuân theo kỷ luật và chuyển hoá phàm ngã gồm ba phần của mình.
2. Phát triển kiến thức của chính mình và kiện toàn hạ trí của mình; kiến tạo linh hồn thể bằng các hành vi và tư tưởng tốt lành.
3. Phụng sự nhân loại bằng sự hoàn toàn quên mình.
Trong khi thực hành điều này, y hoàn toàn tuân theo thiên luật, y tự đưa mình vào đúng điều kiện để luyện tập, làm cho chính mình trở nên thích hợp với việc sau cùng được Điểm Đạo trượng (Trượng: gậy, roi) đặt vào và như thế làm giảm thiểu nguy cơ, vốn đi kèm với việc khơi hoạt luồng hoả.
163 Tất cả những gì được dự tính thực hành trong thiên khái luận này là đưa ra thêm ánh sáng về các trung tâm lực này, để chứng tỏ sự liên hệ hỗ tương của chúng và để phác hoạ các hiệu quả được tạo ra do sự phát triển thích đáng của chúng. Để thực hiện điều này, như đã phát biểu trước, đề tài sẽ được chia thành các đoạn như sau :
1. Bản chất các trung tâm lực
2. Các trung tâm lực và các cung
3. Các trung tâm lực và hoả xà
4. Các trung tâm lực và các giác quan
5. Các trung tâm lực và điểm đạo
Như người ta thấy ở bảng trên, đề tài không những bao quát rộng lớn mà còn trừu tượng nữa. Điều này chủ yếu là do sự kiện rằng cho đến khi nhân loại có được nhãn thông một cách thông thường, không phải ở vị thế thẩm tra lại những gì được nói đến và phải thừa nhận các phát biểu của những kẻ tự nhận là hiểu biết. Sau này, khi con người có thể thấy và tự chứng minh lấy, người ta có thể kiểm chứng được những phát biểu này; thời gian vẫn chưa thích hợp ngoại trừ với một ít người.
1. Bản chất của các trung tâm lực.
Chúng ta hãy xét điểm thứ nhất : Tôi muốn kể ra các trung tâm lực được bàn đến trong Bộ luận này, duy trì sự kê khai chặt chẽ đối với những gì được đưa ra trước đây và không bàn đến tất cả các trung tâm lực, mà chỉ bàn về những gì liên quan chặt chẽ với sự tiến hoá gồm năm phần của con người.
Như đã nói ở trước, con người, vào lúc kết thúc cuộc hành hương dài dằng dặc của mình, phải trải qua năm giới trong thiên nhiên, trên con đường trở về với cội nguồn của mình:
1. Giới khoáng chất (mineral kingdom)
2. Giới thực vật (vegetable kingdom)
3. Giới động vật (animal kingdom)
4. Giới nhân loại (human kingdom)
5. Giới siêu nhân hay giới tinh thần (spiritual kingdom) và sẽ phát triển tâm thức đầy đủ trên năm cõi :
164 1. Cõi trần
2. Cõi cảm dục
3. Cõi trí
4. Cõi trực giác hay cõi bồ đề
5. Cõi tâm linh hay Niết bàn.
bằng năm giác quan và các mối tương quan của chúng trên cả năm cõi: thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thị giác.
Theo thời gian, cuộc tuần hoàn thứ năm sẽ đến, 3/5 gia đình nhân loại sẽ đạt đến trình độ này và sẽ có 5 giác quan hoạt động đầy đủ trên ba cõi thuộc ba cõi thấp; hai cõi còn lại sẽ phải chinh phục trong hai cuộc tuần hoàn còn lại. Tôi xin nêu ra đây một sự kiện ít được hiểu đến, đó là trong cuộc tiến hoá gồm năm phần này của con người và trong Thái dương hệ này, hai cuộc tuần hoàn còn lại trong bất cứ chu kỳ hành tinh nào, căn chủng thứ sáu và thứ bảy trong các chu kỳ này đều luôn luôn có tính chất tổng hợp; nhiệm vụ của họ là qui tụ và tổng hợp những gì đã được thành toàn trong năm giống dân trước. Thí dụ, trong căn chủng này, phụ chủng (subraces) sáu và bảy sẽ tổng hợp và phối trộn những gì mà năm phụ chủng trước đã thực hiện. Sự tương đồng là trong Thái dương hệ này hai cõi cao nhất (Cõi Thượng Đế và cõi Chân Thần) đều có tinh chất tổng hợp. Một cõi là cõi tổng hợp đối với Thượng Đế từ đó Ngài rút tinh hoa khi biểu lộ; cõi kia là cõi tổng hợp đối với Chân Thần, từ đó Chân Thần tách ra và tích chứa các kết quả của biểu lộ.
Do đó, ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các trung tâm lực có liên quan tới cuộc tiến hoá của các thể tinh anh, sự tiến hoá tâm linh, chớ không quan tâm tới các trung tâm lực liên hệ với cuộc tiến hoá và sự sinh sôi nảy nở của nhục thể. Có năm trung tâm lực loại này :
165 1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, trung tâm lực duy nhất có liên quan với những gì có một hiệu quả vật chất.
2. Trung tâm lực đan điền, trung tâm lực quan trọng nhất trong cơ thể theo quan điểm cõi cảm dục.
3. Trung tâm lực cổ họng quan trọng nhất theo quan điểm cõi trí.
4. Trung tâm lực nơi vùng tim vốn có mối liên hệ huyền bí với cõi Bồ đề.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu, có liên quan với cõi Niết Bàn.
Chúng ta không bàn đến các trung tâm lực thấp, tức các trung tâm lực liên quan tới sinh sản, mà cũng không nhắc tới trung tâm lực lá lách có liên quan trực tiếp với thể dĩ thái và là nơi truyền prana, chúng đã được bàn đến ở phần trước rồi.
Các trung tâm lực trong con người, về căn bản liên quan đến trạng thái Lửa trong con người hay với tinh thần thiêng liêng. Chúng dứt khoát là liên hệ với Chân Thần, với trạng thái ý chí, với sự bất tử, sự sống, với ý chí muốn sống và với các quyền năng có sẵn của Tinh Thần. Chúng không liên quan với việc biểu hiện ra ngoại cảnh và sự biểu lộ, mà liên quan với thần lực (force), hay các quyền năng của sự sống thiêng liêng. Sự tương ứng trong Đại vũ trụ có thể được nhận thấy trong thần lực đang vận dụng khối tinh vân vũ trụ, và bởi chuyển động quay xoáy tròn của nó, mà sau rốt thần lực đó sẽ kiến tạo các tinh vân thành các hành tinh, hay các thể gần hình cầu (spheroidal bodies). Mỗi một trong các hành tinh này là một biểu lộ của “ý muốn linh hoạt” của một Đấng vũ trụ nào đó, và là thần lực xoáy lộn, làm xoay tròn, kiến tạo, củng cố và tiếp tục duy trì trong dạng thức cố kết, là thần lực của một Đấng Vũ Trụ nào đó.
Thần lực này có cội nguồn từ trên các cõi trí vũ trụ, từ một số điểm tập trung vĩ đại, ở đó, xuống đến cõi cảm dục vũ trụ, tạo thành các điểm tập trung tương ứng của vũ trụ, và trên cõi phụ dĩ thái vũ trụ thứ tư (tức cõi Bồ đề của Thái dương hệ chúng ta) tìm thấy lối thoát của nó (outlet) trong
166 một số trung tâm lực lớn. Các trung tâm lực này lại được phản chiếu hay tái tạo lại trong ba cõi nỗ lực của nhân loại. Do đó, các Hành Tinh Thượng Đế có các trung tâm lực trên ba cõi thuộc thái dương, một điều cần nên nhớ:
a. Trên cõi Chân Thần, cõi của bảy cung.
b. Trên cõi Bồ đề, nơi mà các Chân Sư và đệ tử các Ngài tạo thành 49 trung tâm lực trong các thể của Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
c. Trên cõi dĩ thái thứ tư của cõi trần, nơi mà các hành tinh thánh thiện, các thể trọng trược bằng chất dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế, được tìm thấy.
Ở đây, chúng ta lại có thể truy nguyên ra sự tương ứng tiểu thiên địa : trong con người, các trung tâm lực được tìm thấy trên cõi trí, từ đó phát sinh ra xung lực cho sự sống trên cõi trần, hay là ý muốn luân hồi; từ đó chúng có thể được truy nguyên cho tới cõi cảm dục, và sau rốt đến các phân cảnh dĩ thái, đối với chất dĩ thái thứ tư, nơi mà chúng thực sự trải qua cùng mức tiến hoá mà các trung tâm lực hành tinh đi xuyên qua, và là khí cụ trong việc đem lại sự biểu lộ bên ngoài, vốn là các trung tâm lực.
Các trung tâm lực tạo thành toàn thể các dòng thần lực từ Chân ngã trút xuống, thần lực đó được truyền xuống từ Chân Thần. Nơi đây chúng ta có bí nhiệm về sự rung động dần dần tăng nhanh của các trung tâm lực khi Chân ngã lần đầu tiên bắt đầu kiềm chế, hay hoạt động, và sau đó (sau khi điểm đạo) đến lượt Chân Thần, như vậy đem lại các thay đổi và sức sống gia tăng trong phạm vi của luồng hoả hay của mãnh lực của sự sống trong sạch.
Do đó, các trung tâm lực, khi vận dụng một cách thích hợp, tạo thành “thể lửa” (‘body of fire’) mà sau rốt chính là tất cả những gì bị bỏ lại, trước nhất đối với con người trong ba cõi thấp và sau đó tới Chân Thần. Thể lửa này là “thể không thể hư nát” (Thánh Kinh I, Cor. XV, 53) hay là không thể bị huỷ hoại, như Thánh Paul đã nói và là sản phẩm của sự tiến hoá, của sự phối hợp hoàn hảo ba loại lửa, mà sau rốt sẽ phá huỷ sắc tướng. Khi sắc tướng bị huỷ diệt, thể tinh thần vô hình của lửa còn lại nơi đó, ngọn lửa tinh khiết duy nhất, được phân biệt bằng bảy trung tâm lực sáng chói sẽ cháy mãnh liệt hơn. Lửa điện này là kết quả của việc đem hai cực lại với nhau và biểu lộ vào lúc nhất quán hoàn toàn, chân lý huyền bí của câu nói “Đức Chúa Trời chúng ta là đám Lửa hay thiêu đốt” (Thánh Kinh Deut. IV, 24; Hebrews XII, 29).
Ba trong số các trung tâm lực này được gọi là các trung tâm lực chính yếu, vì chúng tượng trưng ba trạng thái của Chân Thần tam phân – Ý chí, Bác Ái và Trí Huệ :
1. Trung tâm lực đỉnh đầu … Chân Thần.
Ý chí hay Quyền năng.
2. Trung tâm lực ở tim …….. Chân ngã.
Bác Ái và Minh triết
3. Trung tâm lực cổ họng ….. Phàm ngã.
Hoạt động hay Trí Huệ
Hai trung tâm lực khác có liên quan trước tiên với thể dĩ thái và với cõi cảm dục. Trung tâm lực cổ họng tổng hợp toàn bộ sự sống của phàm ngã và rõ rệt có liên hệ với cõi trí, - ba cõi này và hai cõi cao hơn, và ba trung tâm lực với hai trung tâm lực khác, tim và đầu. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên quên rằng trung tâm lực ở đáy xương sống cũng là nơi tổng hợp, như thường được mong đợi, nếu thừa nhận rằng cõi thấp nhất của mọi biểu lộ là điểm phản chiếu sâu xa nhất. Trung tâm lực thấp nhất này do sự tổng hợp hoả xà và các lửa prana, rốt cuộc phối hợp và pha trộn với lửa trí tuệ và sau đó với lửa của Tinh Thần, tạo nên sự cháy rụi như thế ấy.
Chúng ta phải gạt bỏ ý tưởng sai lầm trong trí rằng các trung tâm lực này là các sự vật hồng trần (physical things). Chúng là các xoáy lực đang cuốn chất dĩ thái, chất cảm dục và chất trí vào một loại hoạt động nào đó. Vì là chuyển động quay, kết quả được tạo ra trong vật chất là một hiệu ứng xoay tròn có thể nhận thấy được bằng nhãn thông dưới hình dạng các bánh xe lửa nằm ở :
1. Trong vùng thấp nhất của xương sống.
2. Giữa các xương sườn ngay dưới cách mô.
168 3. Trong vùng ngực bên trái.
4. Trong trung tâm của cổ họng.
5. Ngay trên đỉnh đầu.
Tôi xin mô tả các trung tâm lực này đầy đủ chi tiết hơn, bàn về chúng như được nhìn thấy trong chất dĩ thái và đặt nền tảng cho những gì mà tôi nói đến tương tự như ông C. W. Leadbeater đề cập trong tác phẩm “Cuộc Sống Nội Tâm” (“Inner Life”), quyển I, trang 447- 460
Chúng ta sẽ chú ý màu sắc và các cánh hoa :
1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, 4 cánh. Các cánh này có hình dạng một thập giá, toả ra lửa vàng cam.
2. Trung tâm lực đan điền, 10 cánh, màu hồng pha lục.
3. Trung tâm lực ở tim, 12 cánh, vàng rực.
4. Trung tâm lực cổ họng, 16 cánh, xanh dương ánh bạc, nhưng xanh dương trội hơn.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu chia làm hai :
a. Giữa lông mày, gồm 96 cánh, ½ của hoa sen là hồng và vàng, nửa kia xanh và tím.
b. Ngay đỉnh đầu. Một trung tâm lực gồm 12 cánh hoa chính màu trắng và vàng, 960 cánh phụ xếp chung quanh 12 cánh ở giữa. Điều này tạo nên tổng số 1068 cánh trong 2 trung tâm lực ở đầu (tạo thành một trung tâm lực duy nhất) hay là 356 lần 3. Tất cả các con số này đều có một ý nghĩa huyền bí.
Cũng như Chân thần là toàn bộ của cả ba trạng thái và của bảy nguyên khí con người, trung tâm lực đỉnh đầu cũng là một bản sao của trung tâm lực này, và trong phạm vi ảnh hưởng của nó, có bảy trung tâm lực khác với chính nó là cái tổng hợp. Bảy trung tâm lực này cũng được chia thành ba trung tâm lực chính và bốn trung tâm lực phụ, sự hợp nhất và thành toàn của chúng được nhận thấy trong trung tâm lực rực rỡ vượt lên và bao khắp chúng. Cũng có ba trung tâm lực hồng trần được gọi là :
169 a. Trung tâm lực trên tuỷ sống
b. Tuyến tùng quả
c. Tuyến yên
với bốn trung tâm lực thứ yếu. Bốn trung tâm lực thứ yếu này được phối hợp trong trung tâm lực trên tuỷ sống và không có liên hệ với chúng ta. Nơi đây, tôi cũng xin vạch ra rằng có một liên hệ chặt chẽ :
a. Giữa trung tâm lực trên tuỷ sống với trung tâm lực cổ họng.
b. Giữa trung tâm lực đỉnh đầu với tuyến yên.
c. Giữa trung tâm lực ở tim với tuyến tùng quả.
Thật là bõ công cho nhà nghiên cứu nào chiêm ngưỡng sự kế tục lý thú của các tam giác đang được tìm thấy và cách thức mà chúng phải được nối liền bằng sự tiến tới của luồng hoả trước khi luồng hoả ấy có thể làm cho chúng sinh động hoàn toàn và bấy giờ chuyển qua các chuyển hoá khác. Chúng ta có thể liệt kê ra một số các tam giác này, luôn luôn nhớ rằng tuỳ theo cung mà luồng hoả tiến lên theo dạng hình học và tuỳ theo cung mà các điểm được tiếp xúc theo trình tự được an bài. Ở đây, tàng ẩn một trong các bí mật về điểm đạo và nơi đây cũng có một số nguy hiểm kèm theo trong việc phổ biến quá nhanh chi tiết liên hệ đến các cung.
1. Tam giác sinh khí (pranic triangle)
a. Trung tâm lực ở vai.
b. Trung tâm lực gần cách mô.
c. Lá lách.
2. Người được kiểm soát từ cõi cảm dục
a. Đáy xương sống
b. Đan điền.
c. Tim
3. Người được kiểm soát từ cõi trí
a. Đáy xương sống
b. Tim
c. Cổ họng
4. Người được Chân ngã kiểm soát phần nào, người tiến hoá.
a. Tim
d. Cổ họng
e. Đầu, nghĩa là bốn trung tâm lực thứ yếu và tổng hợp của chúng, trung tâm lực trên tuỷ sống.
5. Người tâm linh đến lần điểm đạo 3
a. Tim
b. Cổ họng
c. Bảy trung tâm lực trên đầu
6. Người tâm linh đến lần điểm đạo 5
a. Tim
b. Bảy trung tâm lực ở đầu
c. Hai hoa sen nhiều cánh
Tất cả các giai đoạn khác nhau này biểu lộ sự rực rỡ của các tam giác khác nhau. Từ điều đó chúng ta đừng nên phỏng đoán rằng khi luồng hoả được tập trung trong một tam giác thì nó không hiện ra trong các tam giác khác. Một khi luồng hoả được tự do đi qua bất cứ tam giác nào, nó bốc cháy một cách liên tục, nhưng luôn luôn có một tam giác chói rực hơn các tam giác khác và chính từ các tam giác ánh sáng chói lọi này, xuất phát từ các luân xa và các xoáy lửa mà kẻ có nhãn thông và các huấn sư của nhân loại có thể đánh giá vị thế của con người trong việc sắp đặt sự việc và phán đoán sự thành đạt của y. Ở điểm cao nhất của kinh nghiệm sống và khi con người đã đạt đến mục tiêu của mình, mỗi tam giác là một đường lửa toả chiếu và mỗi trung tâm lực là một bánh xe thần lực sống động, cháy rực đang quay với tốc độ khủng khiếp; ở giai đoạn này, trung tâm lực không những chỉ quay theo một hướng đặc thù, mà còn, theo sát nghĩa, xoay trên chính nó nữa, tạo thành một khối cầu lửa sống động chiếu lóng lánh với lửa tinh khiết và giữ lại trong nó một dạng hình học nào đó, tuy cũng rung động nhanh đến nỗi hiếm khi mà mắt thấy được. Trên hết, ở đỉnh đầu, người ta thấy lửa hiện ra dường như làm cho tất cả các trung tâm lực khác trở thành vô nghĩa, từ tâm của hoa sen nhiều cánh này phát ra một ngọn lửa với màu căn bản thuộc về cung của người đó. Ngọn lửa này tiến lên và dường như kéo xuống một dải ánh sáng điện, vốn là luồng giáng lưu (downflow: luồng đi xuống) từ tinh thần trên cõi cao nhất. Điều này đánh dấu sự phối hợp các luồng hoả và sự giải thoát con người ra khỏi lưới vật chất.
Bây giờ chúng ta nên chú ý rằng sự tiến hoá của các trung tâm lực này có thể được mô tả, không những bằng lời nói, mà còn ở dưới năm biểu tượng rất thường có trong cách giải thích vũ trụ.
1. Vòng tròn. Ở giai đoạn này, trung tâm lực được nhìn thấy chỉ giống như một chỗ lõm hình dĩa (theo cách diễn tả của ông Leadbeater) với ngọn lửa chiếu mờ mờ, lửa khuếch tán khắp nơi nhưng thực sự không mãnh liệt. Bánh xe quay chậm, chậm đến nỗi gần như không đáng kể. Điều này tương ứng với giai đoạn kém phát triển và với căn chủng Lemuria lúc đầu, và vào thời đó con người chỉ là động vật; tất cả các điều tạo thành đó là một môi trường để cho tia lửa trí tuệ xuất hiện.
2. Vòng tròn có tâm điểm.
Trung tâm lực được nhìn thấy ở đây với một điểm lửa sáng rực nằm giữa chỗ lõm hình dĩa, chuyển động quay trở nên nhanh hơn. Điều này tương ứng với giai đoạn mà trí tuệ bắt đầu được cảm nhận và vào giai đoạn sau của thời Lemuria.
3. Vòng tròn chia hai. Vào giai đoạn này, điểm ánh sáng ở trung tâm của xoáy lửa trở nên linh hoạt hơn; chuyển động quay khiến cho nó cháy sáng hơn và phóng các tia lửa ra hai hướng, dường như tách xoáy lửa ra làm hai; chuyển động được gia tốc thêm nhiều và ngọn lửa tách ra trong ổ xoáy, lao tới, lui, kích thích độ chói sáng của chính trung tâm lực, cho đến khi một điểm sáng chói được đạt tới rất to. Điều này tương ứng với thời Atlantis.
4. Vòng tròn chia làm bốn. Bây giờ chúng ta đến điểm mà trung tâm lực cực kỳ linh hoạt, với chữ thập bên trong chu vi của nó đang xoay cũng như chính luân xa, tạo nên một hiệu quả rất mỹ lệ và linh hoạt. Con người đã đạt đến một giai
172 đoạn phát triển rất cao về trí tuệ, tương ứng với căn chủng thứ năm, hay là với vòng tuần hoàn thứ năm trong chu kỳ lớn hơn; y có ý thức về hai hoạt động trong chính y, tượng trưng bằng luân xa đang xoay và thập giá đang quay bên trong. Y cảm nhận được tinh thần, dù là đang tác động một cách linh hoạt trong sự sống phàm ngã, và sự phát triển đã đạt đến đỉểm mà y đang ở gần Con Đường Dự Bị.
5. Chữ Vạn. Ở giai đoạn này trung tâm lực trở nên có chiều đo thứ tư; thập giá đang quay bên trong bắt đầu xoay trên trục của nó, và hướng vùng ngoại biên sáng rực vào mọi mặt, để cho trung tâm lực được mô tả như là một khối cầu lửa, đúng hơn là một bánh xe. Nó đánh dấu giai đoạn của Thánh Đạo thành hai phân đoạn của nó, vì tiến trình tạo ra hiệu quả được mô tả như là bao trùm toàn thể giai đoạn của Thánh Đạo. Vào lúc kết thúc, các trung tâm lực được nhìn thấy như là các khối cầu rực lửa với các nan hoa của bánh xe (hay là sự tiến hoá của thập giá từ trung điểm) phối hợp và tan hoà vào “lửa thiêu đốt toàn thể”.
Một câu vắn tắt được nêu ra nơi đây do bởi sự liên hệ của nó với vấn đề này. Một câu khác cũng cần được nói thêm vào, mà nếu suy gẫm kỹ, sẽ chứng minh giá trị thực sự và sẽ có một hiệu quả xác định trên một trong các trung tâm lực, còn trung tâm lực nào thì đó là phần mà chính người nghiên cứu tự tìm lấy. Hai câu này như sau:
“Bí mật của Lửa ẩn trong chữ (letter) thứ hai của Linh Từ (Sacred Word). Bí nhiệm của sự sống ẩn giấu trong tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi Tam Giác Thiêng chiếu sáng, khi điểm, trung tâm lực ở giữa, và đỉnh cùng bừng cháy, lúc bấy giờ hai tam giác - lớn và nhỏ - hoà hợp thành ngọn lửa duy nhất thiêu rụi toàn thể”.
“Lửa bên trong lửa thứ yếu tìm thấy sự tiến triển của nó được thúc đẩy nhiều, khi vòng tròn của chuyển động và bất động, của bánh xe nhỏ trong bánh xe lớn chuyển động không phải trong Thời gian, tìm được nhiều lối thoát hai phía; bấy giờ nó chiếu sáng với vẻ huy hoàng của Đấng nhị bội và Huynh đệ lục bội của Ngài (sixfold brother). Fohat chạy khắp không gian. Ngài tìm kiếm sự bổ sung cho Ngài. Linh khí của
173 Đấng bất động và lửa của Đấng Duy Nhất đang tìm cái Tổng Thể từ khởi thuỷ, đổ xô để gặp gỡ nhau và bầu thế giới bất động trở thành bầu hoạt động”.
Chúng ta xét tiếp điểm thứ hai về các trung tâm lực:
2. Các trung tâm lực liên quan với các Cung.
Điều này sẽ mang lại cho chúng ta một phạm vi rộng lớn của vấn đề được bàn đến và nhiều tài liệu cần suy nghiệm, phỏng đoán và ước đoán khôn ngoan. Tất cả những gì được nêu lên ở đây chỉ đơn giản là các sự kiện căn bản mà nhờ đó có thể dựng lên được một sự phỏng đoán và suy luận hợp lý, bằng cách dùng sự tưởng tượng và do đó có tác động đến hai việc:
Các điều này là một khả năng bành trướng quan niệm trí tuệ chúng ta, và tạo ra giác tuyến hay loại cầu nối mà mọi người tìm cách để hoạt động, trong hiện thể Bồ đề, phải tạo ra giữa thượng trí và hạ trí, do đó cần vận dụng trí tưởng tượng (vốn là sự tương đồng tinh anh so với sự phân biện bằng trí tuệ) và sự chuyển hoá sau cùng của nó thành trực giác.
Tất cả các bậc đạo sư đã thu nhận môn đồ để huấn luyện và vị nào tìm cách dùng các môn đồ vào việc phụng sự thế gian, đều tuân theo phương pháp này để truyền đạt sự kiện (thường bị ẩn giấu trong các ngôn từ và bị làm cho mơ hồ bằng biểu tượng) và lúc bấy giờ để cho môn đồ noi theo chính các suy luận của mình. Nhờ đó, tính phân biện được phát triển và phân biện là phương pháp chính để nhờ đó Tinh Thần thoát ra khỏi các cản trở của vật chất và nhận rõ giữa ảo ảnh với những gì bị ảo ảnh che khuất.
Nơi đây, nhiều điều không thể được truyền đạt, vì có những đề tài nếu bàn đến đầy đủ, sẽ đưa ra quá nhiều thông tin cho những kẻ có thể lạm dụng nó. Như chúng ta biết, tiến hoá của các trung tâm lực là một diễn biến chậm chạp và từ từ, nên tiến hành theo các chu kỳ đã định, thay đổi tuỳ theo cung Chân Thần của con người.
174 Cuộc đời của kẻ hành hương có thể được chia thành ba giai đoạn chính :
1. Giai đoạn mà trong đó y ở dưới ảnh hưởng của cung phàm ngã.
2. Giai đoạn mà y tiến vào dưới ảnh hưởng của cung Chân ngã.
3. Giai đoạn mà Cung Chân Thần thống ngự.
175 Giai đoạn một là giai đoạn kéo dài nhất, bao trùm sự tiến bộ rộng lớn của nhiều thế kỷ, trong đó trạng thái hoạt động của bản ngã tam phân đang được phát triển. Hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trôi qua, trong khi trạng thái trí tuệ diễn tiến một cách chậm chạp và con người ngày càng đi vào lãnh vực kiểm soát của trí tuệ, đang tác động qua bộ óc hồng trần của y. Giai đoạn này có thể được xem như là phù hợp với giai đoạn của Thái dương hệ thứ nhất, trong đó Thượng Đế Ngôi Ba, trạng thái Brahma, Trí Tuệ, đang tiến đến điểm thành toàn ( ).
Lúc bấy giờ, trạng thái thứ hai bắt đầu trong.
Ghi chú chân trang (31):
Khi chu kỳ cuối cùng có người ở đã được trái đất màu mỡ này hoàn tất, thì nhân loại đã đến giai đoạn làm Phật ở dạng tập thể, và chuyển ra khỏi cách hiện hữu nơi ngoại cảnh, để tiến vào bí mật của Niết Bàn – lúc bấy giờ “đã đến lúc” cái hữu hình trở thành vô hình, cái cụ thể bắt đầu phân tán thành từng nguyên tử, trước khi chu kỳ của nó bắt đầu lại.
Nhưng các thế giới đã chết mà xung lực đang tiến tới bị bỏ lại sau vẫn không tiếp tục chết.
Chuyển động là trật tự vĩnh cửu của các sự vật, và ái lực hay sức hút là người đỡ đần của nó trong mọi công việc. Rung động của sự sống sẽ lại tái kết hợp nguyên tử và nó sẽ khơi dậy trở lại bầu hành tinh trì trệ khi đến lúc. Mặc dù mọi lực của nó vẫn ở nguyên trạng và hiện giờ đang hôn thuỵ; tuy nhiên dần dần nó sẽ - khi đến thời điểm - tụ tập lại cho một chu kỳ mới khai sinh ra con người, và khai sinh ra một điều gì đó còn cao siêu hơn các kiểu mẫu vật chất, và đạo đức so với chu kỳ khai nguyên trước đó. Và “các nguyên tử vũ trụ đã ở trong trạng thái biến đổi” (khác hẳn về chuyển động và hiệu quả - trong việc tạo ra lực theo nghĩa cơ học) vẫn ở nguyên trạng cũng như các bầu hành tinh và mọi cái khác trong tiến trình tạo lập. “Đó là “giả thuyết hoàn toàn hợp với chú giải của con, cũng như của ta”. Sở dĩ có như vậy là vì sự phát triển hành tinh cũng tiến theo sự tiến hoá của con người, hoặc của giống dân; tới lúc Chu Kỳ Qui Nguyên sẽ bắt kịp chuỗi thế giới ở các giai đoạn tiến hoá kế tiếp; (nghĩa là) mỗi thế giới đã đạt đến một trong các thời kỳ tiến hoá – thì mỗi thế giới sẽ dừng lại ở đó, cho đến khi xung lực bên ngoài của kỳ khai nguyên tới khởi động nó từ chính điểm đó - giống như đồng hồ ngưng chạy được lên dây trở lại. Vì lẽ đó Chân Sư đã dùng từ ngữ “bị biến đổi” (“differentiatect”).
Đến Chu Kỳ Qui Nguyên, không có con người, con thú hoặc thảo mộc nào sẽ còn sống để thấy được nó, mà sẽ chỉ có các địa cầu hay các bầu hành tinh với các giới khoáng thạch của chúng; và tất cả các hành tinh này sẽ bị tan rã về mặt hình hài trong kỳ Qui Nguyên, tuy nhiên không bị huỷ diệt; vì chúng vẫn có vị trí của chúng trong trình tự tiến hoá và “vốn liếng riêng” của chúng xuất hiện trở lại từ nội cảnh, khi chúng tìm được điểm chính xác để từ đó tiến lên theo chuỗi “hình hài đã biểu lộ”. Như ta đã biết, điều này được lặp lại không ngưng nghỉ, suốt từ Thời Gian Vô Cùng (Eternity). Mỗi người chúng ta đều trải qua vòng tiến hoá bất tận này và sẽ lặp lại mãi mãi. Việc đi lệch khỏi lộ trình của mỗi người và tốc độ tiến tới của y từ kỳ Niết Bàn này đến Niết Bàn khác đều bị chi phối bởi các nguyên nhân mà chính y tạo ra do những hoàn cảnh ngặt nghèo mà y bị vướng vào đó”.
The Mahatma Letter, Thư 46 (ML 12), trang 67.
Thái dương hệ hiện tại này được phối hợp lại và tác động xuyên qua nó. Nhiều thế kỷ trôi qua, con người trở nên thông minh, linh hoạt hơn bao giờ và môi trường sinh hoạt của y càng thích hợp hơn cho việc tiến đến trạng thái thứ hai. Sự phù hợp nằm trong sự tương đồng chớ không phải trong chi tiết như đã thấy trong thời gian và không gian. Nó bao trùm giai đoạn của ba tam giác đầu tiên đã được bàn ở trước. Chúng ta đừng nên quên rằng, để được rõ ràng, nơi đây chúng ta phân biệt giữa các trạng thái khác nhau và xét sự phát triển riêng rẽ của chúng, một điều chỉ chấp nhận được trong thời gian và không gian hay trong diễn trình tiến hoá mà không thể chấp nhận được nếu đứng trên quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu và trên quan điểm Hợp Nhất của Toàn Ngã (the All-Self). Vishnu hay trạng thái Bác ái – Minh triết đang tiềm tàng trong bản ngã và là một phần của cái chứa đựng trong Chân Thần, nhưng trạng thái Brahma, trạng thái Trí Tuệ Hoạt động có trước sự biểu lộ của nó trong thời gian.
Miếu thờ ở vùng hoang vu có trước toà nhà của Thánh điện Solomon; nhân của lúa mì phải nằm trong bóng râm của Đất Mẹ trước khi người ta có thể thấy được bông lúa vàng hoàn hảo và cây sen phải đâm rễ xuống bùn trước khi sinh ra vẻ đẹp của hoa.
Giai đoạn hai, giai đoạn mà cung Chân ngã thống ngự, tương đối không dài lắm; nó bao trùm giai đoạn mà các tam giác thứ tư và thứ năm được truyền sinh lực và đánh dấu các sự sống trong đó con người tập trung mãnh lực của mình vào khía cạnh tiến hoá, khép cuộc sống của mình vào kỷ luật, tiến bước trên đường đệ tử dự bị và nối tiếp đến cuộc điểm đạo 3. Dưới ảnh hưởng của cung phàm ngã, con người tiến lên trên năm cung để làm việc một cách hữu thức với Thượng Trí (Mind), giác quan thứ sáu, trước nhất lướt qua bốn cung thứ yếu và sau rốt trên cung thứ ba. Y hoạt động trên cung thứ ba
176 hay cung Trí tuệ linh hoạt và từ đó tiến đến một trong các cung phụ của hai cung chính khác, nếu cung thứ ba này không phải là cung chân ngã của y.
Câu hỏi có thể tự nhiên nảy sinh, liệu cung chân ngã có tất yếu phải là trong số ba cung chính không, và liệu Điểm đạo đồ và các Đức Thầy một số không ở trên cung trí tuệ, 4 cung thứ yếu.
Câu trả lời nằm ở đây: cung chân ngã có thể luôn luôn là một trong bảy cung, nhưng chúng ta cần nhớ rằng trong Thái dương hệ thuộc cảm dục Bồ đề này mà bác ái và minh triết đang được biểu lộ, đa số các Chân Thần đều ở trên cung bác ái minh triết. Do đó, sự kiện nó là cung tổng hợp có một ý nghĩa rộng lớn. Đây là Thái dương hệ của Đấng Con, có tên là Bác ái. Đây là sự hoá thân thiêng liêng của Vishnu. Con Rồng minh triết đang biểu lộ và Ngài đưa vào hoá thân các Thực Thể Thông Linh vũ trụ có bản chất tương đồng với chính Ngài. Sau cuộc điểm đạo 3, mọi người tự thấy mình ở trên cung Chân Thần; trên một trong ba cung chính yếu và sự kiện các Chân Sư và Điểm đạo đồ được thấy ở trên mọi cung là do hai yếu tố sau đây:
Thứ nhất. Mỗi cung đều có các cung phụ, các cung phụ này tương ứng với cả bảy cung.
Thứ hai. Nhiều vị hướng dẫn nhân loại chuyển từ cung này đến cung khác khi nào các Ngài thấy cần và khi công việc có thể đòi hỏi. Khi một trong các Chân Sư hay Điểm đạo đồ được chuyển vị, điều đó tạo nên một sự tái điều chỉnh hoàn toàn.
Khi một Chân Sư rời huyền giai của hành tinh chúng ta để nhận công tác nơi khác, cần phải có sự tái tổ chức hoàn toàn và thu nhận các thành viên mới vào Thánh Đoàn. Tuy nhiên, các sự kiện này ít được hiểu rõ. Ở đây, chúng ta cũng có cơ hội nêu ra rằng chúng ta không bàn đến các điều kiện ở địa cầu khi chúng ta xét các cung, chúng ta cũng không chỉ quan tâm đến tiến hoá của các Chân Thần trên hành tinh này, mà cũng quan tâm tới Thái dương hệ trong đó địa cầu chúng ta giữ một địa vị cần thiết nhưng không tối thượng. Địa cầu là một cơ cấu nằm trong một cơ cấu còn lớn hơn và sự kiện này cần được nhận thức rộng rãi hơn. Các con của nhân loại trên hành tinh này rất thường xem toàn thể Thái dương hệ như thể là địa cầu đang ở trong vị trí của thái dương, trung tâm của cơ cấu thái dương.
Dưới sự giám sát của Chân ngã, cung của Chân ngã có thể thống ngự. Cung này chỉ là một phản ảnh trực tiếp của Chân Thần và tuỳ thuộc vào trạng thái của tam thượng thể tinh thần mà đối với con người, ở bất cứ lúc nào cũng là đường lối ít bị đối kháng nhất. Bởi đó, chúng ta phải hiểu rằng, đôi khi trung tâm lực của một cung sẽ là trạng thái Niết Bàn, đôi khi là trạng thái Bồ đề, và khi khác là trạng thái trí tuệ. Dù tam thượng thể có ba phần, tuy nhiên các tiền đồn chân ngã của nó (nếu người ta có thể diễn tả như thế) sẽ hoặc là thuộc Niết Bàn, hoặc là có ưu thế về Bồ đề hay về thượng trí. Nơi đây, tôi muốn mọi người lưu ý rằng sự biểu lộ tam phân này có thể được nhận thấy dưới ba hình thức, tất cả tạo thành một sự lựa chọn gồm chín phần của các cung đối với Chân ngã :
Trạng thái Niết Bàn
1. Niết Bàn - Niết Bàn
2. Niết Bàn - Bồ đề
3. Niết Bàn - Thượng trí
Trạng thái Bồ đề
1. Bồ đề - Niết bàn
2. Bồ đề - Bồ đề
3. Bồ đề - Thượng trí.
Trạng thái thượng trí
1. Thượng trí - Niết Bàn
2. Thượng trí - Bồ đề
3. Thượng trí - Thượng trí
Theo nguyên văn, điều này có nghĩa là ba cung chính yếu, mỗi cung có thể được chia nhỏ ra (liên quan với Chân ngã) thành ba phần. Sự kiện này cũng ít được đánh giá đúng đắn.
178 Giai đoạn 3, trong đó cung Chân Thần làm cho chính nó được cảm nhận trên cõi hồng trần, giai đoạn này ngắn hơn nhiều và bao trùm giai đoạn mà trong đó tam giác thứ sáu thống ngự. Nó đánh dấu thời kỳ thành đạt, giải thoát và do đó, mặc dù là giai đoạn ngắn nhất khi xét từ dưới lên, đó là giai đoạn tương đối dài khi xét từ cõi Chân Thần. Nó bao hàm toàn thể thời gian còn lại trong 100 năm của Brahma hay là phần còn lại của tiến trình biểu lộ.
Do đó, khi chúng ta nghiên cứu về tập hợp các tam giác được đề cập tới trước kia và các giai đoạn của cung thống ngự, chúng ta sẽ tìm được nhiều đề tài cho tư tưởng. Tuy nhiên, tôi xin nêu ra đây rằng sáu nhóm tam giác tất cả chỉ còn năm, nếu chúng ta loại ra tam giác sinh khí vốn có liên quan với chính vật chất và không được kể tới, cũng chẳng khác nào chất hồng trần trọng trược không được tính như một nguyên khí. Do đó, chúng ta có:
a. Hai tam giác do cung phàm ngã đem lại sinh khí.
b. Hai tam giác do cung chơn ngã đem lại sinh khí.
c. Tam giác tổng hợp của Chân Thần.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng sự phức tạp lại tăng thêm do sự kiện là các tam giác phàm ngã sẽ được hoạt động đầy đủ tuỳ theo cung Chân Thần hay Tinh Thần. Do đó, không một qui tắc cứng rắn hay chặt chẽ nào có thể được đưa ra cho sự phát triển. Các tam giác Chân ngã tuỳ thuộc phần lớn vào phản ảnh trong phàm ngã của sức sống tinh thần. Chúng là trung điểm, cũng như linh hồn thể hay chân ngã thể là điểm truyền đạt (khi được tập hợp và kiến tạo một cách đầy đủ) giữa cao và thấp.
Các nguyên tử thường tồn được bao kín trong chu vi của linh hồn thể, tuy nhiên, thể tương đối thường tồn đó được
179 kiến tạo và phóng đại, bành trướng và đào luyện thành một trạm tiếp nhận và phóng phát trung ương (dùng các từ không thích đáng để gợi một ý niệm huyền linh) bằng tác động trực tiếp của các trung tâm lực ở trên cao. Giống như sức mạnh tinh thần hay trạng thái ý chí đang tạo ra Thái dương hệ, cũng thế, mãnh lực đó trong con người đang kiến tạo linh hồn thể. Bằng việc đặt chung lại tinh thần và vật chất (ChaMẹ) trong đại thiên địa và sự hợp nhất của chúng qua tác động của ý chí, Thái dương hệ biểu lộ hay là Con, được tạo thành - Đứa Con đó của dục vọng có đặc tính là bác ái và bản chất là trực giác hay minh triết tinh thần. Bằng việc đặt chung nhau (trong tiểu thiên địa) Tinh thần và vật chất và sự phối hợp của chúng bằng thần lực (hay ý chí tinh thần) mà hệ thống biểu lộ, tức linh hồn thể, được tạo ra; đó là sản phẩm của dục vọng được chuyển hoá, mà đặc tính (khi biểu lộ đầy đủ) sẽ là bác ái, sự biểu lộ cuối cùng trên cõi trần của thể bồ đề. Linh hồn thể chỉ là thể/ lớp vỏ của Chân ngã. Thái dương hệ chỉ là cái thể/ lớp vỏ của Đấng Con. Trong cả hai hệ thống lớn và nhỏ, các trung tâm lực hiện hữu vốn có tính chất tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Các trung tâm lực trong con người là các phản ảnh trong ba cõi của các trung tâm lực cao hơn.
Truớc khi tiếp tục đề tài về hoả xà và trung tâm lực, tốt hơn là nên giải thích rộng ra chi tiết được nêu trên, từ ý nghĩa đầu tiên đối với con người như là ý nghĩa có liên hệ với chính y tới Thái dương hệ, tức đại thiên địa rồi tới vũ trụ. Những gì có thể được khẳng định về tiểu thiên địa là sự thật tất nhiên của đại thiên địa và của vũ trụ. Không thể nêu ra các tam giác của Thái dương hệ, vì chi tiết mù mờ đến nỗi ngoại trừ đối với những kẻ có kiến thức huyền linh và trực giác được phát triển, thực tế sẽ là không hữu ích về phương diện tinh thần, nhưng một số điều có thể được nêu ra liên quan đến những gì cần được lưu ý.
Thái dương hệ. Chúng ta có thể xem xét ngắn gọn về Thái
180 dương hệ này đứng trên quan điểm các trung tâm lực của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế.
Các Hành Tinh Thượng Đế: Trong chính Hành Tinh Thượng Đế có tàng ẩn các trung tâm lực cũng tác động như trong con người và trên chính cõi riêng của các Ngài, có thể tìm thấy các trung tâm lực này. Chúng ta cần nhớ lại rằng các trung tâm lực này ở trên các mức độ vũ trụ và khi biểu lộ qua Thái dương hệ ngoại tại, chúng hiện ra như là các trung tâm lực vĩ đại mà bất cứ nhóm Chân Sư đặc biệt nào và các môn đồ các Ngài là các tiêu biểu. Mọi nhóm Chân Sư và tất cả những người đang luân hồi hay không luân hồi - họ đang ở trong phạm vi của tâm thức mình – là các trung tâm lực thuộc một loại hay tính chất đặc biệt nào đó. Đây là một sự kiện thường được nhận thấy, nhưng các nhà nghiên cứu cần được khuyến cáo để liên kết sự kiện này với chi tiết được phổ biến về các trung tâm lực của con người và xem coi có điều gì được học hỏi bằng cách ấy hay không. Các trung tâm lực này sẽ biểu lộ trên các cõi phụ dĩ thái và trên các cõi tinh anh hơn giống như chúng biểu lộ trong con người và chúng sẽ được làm sinh động như là các trung tâm lực của người bởi hoả xà hành tinh đang tiến lên trong các tam giác theo như sự mong muốn.
Hai ẩn ngữ có thể được nêu ra ở đây để thận trọng xem xét. Liên hệ với một trong các Hành Tinh Thượng Đế (mà người ta không thể nêu ra vào lúc này), chúng ta có một tam giác lực cần được xét đến trong ba trung tâm lực sau đây:
a. Trung tâm lực mà trong đó Đức Bàn Cổ (Manu) và nhóm của Ngài là biểu hiện.
b. Trung tâm lực mà trong đó Đức Bồ Tát hay Đức Christ và các vị cộng tác với Ngài là điểm tập trung.
c. Trung tâm lực mà trong đó Đức Văn Minh Bồ Tát và các môn đệ của Ngài là các vị tiêu biểu.
Ba nhóm này hợp thành ba trung tâm lực trong một tam giác vĩ đại - một tam giác chưa hoàn toàn được sinh động ở giai đoạn phát triển tiến hoá hiện nay.
181 Một tam giác khác liên quan đến chính Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta là tam giác được tạo thành bởi bảy vị Thiên Tôn (Kumaras), bốn vị Thiên Tôn ngoại môn tương ứng với bốn trung tâm lực thứ yếu trên đầu và ba vị Thiên Tôn nội môn tương ứng với ba trung tâm lực chính yếu trên đầu ( ).
Ẩn ngữ thứ hai mà tôi tìm cách nêu ra, nằm trong tam giác hợp thành bởi Địa Cầu, Hoả Tinh và Thuỷ Tinh. Liên quan với tam giác này có sự tương đồng ở sự việc là Thuỷ Tinh và trung tâm lực ở đáy xương sống trong con người được kết hợp chặt chẽ. Thuỷ Tinh tiêu biểu cho luồng hoả xà đang hoạt động sáng suốt, trong khi Hoả Tinh tượng trưng cho Hoả xà đang tiềm tàng. Sự thực nằm trong hai biểu tượng chiêm tinh học của chúng. Trong sự chuyển hoá và trắc lượng hành tinh, bí nhiệm có thể được tiết lộ.
Thái Dương Thượng Đế. Bảy Hành Tinh Thượng Đế là bảy trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, có chung với Ngài một mối liên hệ mà các Chân Sư và các nhóm liên kết của các Chân Sư đang có đối với một Hành Tinh Thượng Đế nào đó. Luồng hoả xà của Thái dương hệ tiến lên để làm sinh động các trung tâm lực này và ở giai đoạn phát triển này, một số trung tâm lực được kết hợp chặt chẽ hơn các trung tâm lực khác. Cũng liên hệ với Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, ba hành tinh bằng chất dĩ thái của dãy chúng ta - đó là Địa Cầu, Thuỷ tinh và Hoả tinh ( ) - hợp thành một tam giác rất quan trọng, vì thế có thể nói ra ở đây rằng ở mức hiện tại trong sự tiến hoá của các trung tâm lực Thượng Đế,
Kim Tinh, Địa Cầu và Thổ Tinh (Saturn) hợp thành một tam
182 giác rất lý thú. Đó là một tam giác mà vào lúc này đang trải qua việc làm sinh động thông qua tác động của hoả xà; hậu quả là tăng thêm khả năng rung động của các trung tâm lực, chúng đang từ từ trở nên có chiều đo thứ tư.
Chưa được phép nêu ra các tam giác khác trong số các tam giác vĩ đại, nhưng về phần các trung tâm lực, chúng ta có thể đưa ra ở đây hai gợi ý:
Thứ nhất. Kim tinh tương ứng với trung tâm lực ở tim trong cơ thể Thượng Đế và do đó có một liên hệ hỗ tương với tất cả các trung tâm lực khác trong Thái dương hệ, nơi mà trạng thái tâm là trạng thái nổi bật.
Thứ hai. Thổ tinh tương ứng với trung tâm lực cổ họng, hay là với hoạt động sáng tạo của Ngôi Ba.
Trong khi sự tiến hoá tiếp diễn, các trung tâm lực khác đạt đến một rung động rõ rệt hơn và luồng hoả (đang chạy vòng theo tam giác) sẽ đưa chúng nổi bật lên hơn; tuy nhiên, hai điều nhắc đến ở trên, vào lúc này, thuộc hàng quan trọng nhất. Cả hai, cùng với tam giác kém quan trọng hơn trong dãy chúng ta, tạo thành các điểm tập trung năng lượng xét theo quan điểm hành tinh của chúng ta.
Cần thêm vào đây một vài ẩn ngữ liên quan đến các trung tâm lực của tiểu và đại thiên địa, chúng ta có thể nêu ra ở đây các sự tương ứng vũ trụ có thể được ám chỉ tới.
Vũ trụ. Thái dương hệ chúng ta, với chòm sao Rua và một trong các ngôi sao của chòm Đại Hùng Tinh, hợp thành một tam giác vũ trụ hay một tập hợp ba trung tâm lực trong cơ thể của Vũ Trụ Thượng Đế. Bảy ngôi trong chòm Đại Hùng tinh tương ứng với bảy bí huyệt đầu trong cơ thể của Đấng ấy, còn vĩ đại hơn Thượng Đế của chúng ta. Lại nữa, hai Thái dương hệ khác, khi kết hợp với Thái dương hệ và chòm sao Rua, tạo thành tứ nguyên thấp (lower quaternary) mà sau rốt tổng hợp thành bảy trung tâm lực ở đầu giống như trong con người sau lần điểm đạo thứ tư.
183 1. Đáy xương sống
2. Đan điền
3. Tim
4. Cổ họng
Đến lượt trung tâm lực thất phân trên đầu tìm được biểu hiện tối hậu trong cổ họng, trung tâm lực nhị phân trên đỉnh đầu và quanh đầu. Tương tự thế, ngoài các chòm sao được đặt tên như trên ra, vẫn còn trung tâm lực vũ trụ khác. Tên của trung tâm lực này là một trong các bí mật của cuộc điểm đạo cuối, tức điểm đạo thứ bảy. Các điều này chỉ là các tương ứng mà cho đến nay mới được phép truyền đạt. Điều gì ở bên ngoài vòng giới hạn thái dương có thể là có tầm quan trọng về tinh thần (GLBN I, 545, 726; II, 581, 582, 654) nhưng đối với các mục đích tiến hoá của tiểu vũ trụ, đó là một vấn đề không có ý nghĩa rộng lớn.
3. Các trung tâm lực và hoả xà
Như đã nói ở trên, không thể nói nhiều về hoả xà. Tuy nhiên, có thể là hữu ích mà kể ra một cách vắn tắt những gì nên nói:
a. Hoả xà nằm ở đáy xương sống và nơi một người bình thường, chức năng chính của nó là làm sinh động cơ thể.
b. Hoả xà tạo nên ba sự nhất quán trong thời kỳ tiến hoá:
- Với lửa phát xạ của cơ thể hay prana ở điểm giữa các bả vai.
- Với các lửa trí tuệ ở điểm ngay chót xương sống, trong trung tâm lực phía sau cổ họng.
- Với lửa của tinh thần ở điểm nơi mà hai luồng hoả hợp nhất của vật chất và trí tuệ phát ra từ đỉnh đầu.
c. Mỗi một trong ba vận hà nằm trong cột xương sống có mục đích đặc biệt là phối hợp các luồng hoả tam phân này.
184 Chúng ta cần ghi nhớ rằng các luồng hoả chạy vòng quanh và rằng vào lúc thành toàn, mỗi tam giác trong cơ thể đều được sinh động, mỗi trung tâm lực vận hành đầy đủ và hoả lộ (đường đi của luồng hoả) tam phân có thể nhận thấy trải dài khắp chiều dài xương sống.
d. Khi hoả xà được phối hợp với lửa prana, các trung tâm lực trở nên có ba chiều đo. Khi nó phối hợp với trí tuệ hay lửa thái dương và cả hai lửa được hoàn toàn hợp nhất, các trung tâm lực trở nên có chiều đo thứ tư. Khi hoả xà phối hợp với lửa điện của tinh thần thuần tuý sau kỳ điểm đạo thứ ba, các trung tâm lực đảm nhiệm nhiều hơn hai chiều đo.
e. Khi tiến lên, hoả xà làm tăng mức rung động một cách ổn định, không những ở các trung tâm lực mà còn ở mọi nguyên tử vật chất trong khắp các thể - dĩ thái, cảm dục và trí tuệ. Việc đẩy mạnh hoạt động này có hiệu quả gấp đôi với các điều lợi to tát sau:
1. Nó tạo nên sự thải bỏ mọi vật chất thô trược, không thích hợp và ném ra một cách chính xác giống như một bánh xe đang quay nhanh ném mọi vật ra khỏi mặt của nó vậy.
2. Nó lôi cuốn vào vùng ảnh hưởng của nó loại vật chất, vốn thích hợp cho chính rung động của nó và đưa vật chất đó vào trong cái tích chứa rung động của nó (vibratory content). Đây chỉ là một hình ảnh của tác động của Thượng Đế trong việc tạo ra biến dị cho vật chất của Thái dương hệ. Hoả xà cũng là lửa hay là mãnh lực của vật chất và do đó là sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba.
f. Hoả xà có hai tác dụng vào mạng lưới dĩ thái như nó thường được gọi.
- Do việc tăng hoạt động từ từ, nó thanh lọc hình hài dĩ thái và tẩy sạch hình hài đó khỏi “chất cặn bã” theo cách diễn tả của Cơ Đốc giáo.
- Sau rốt, khi hai loại lửa vật chất và lửa trí tuệ bắt đầu phối hợp (một diễn tiến chậm chạp và từ từ), chính mạng
185 lưới bị phá huỷ và vào lúc đạt tới cuộc điểm đạo thứ ba, con người sẽ có được tâm thức liên tục. Điều này là như thế trừ phi đối với một số công việc và đối với một vài mục đích đặc biệt, con người đi trước một cách có ý thức và một cách quyết tâm, đó là đốt cháy mạng lưới, một việc rất có thể xảy ra bởi tác động hữu thức của ý chí.
4. Các trung tâm lực và các giác quan, bình thường và siêu thường.
Trước khi bàn ít nhiều về các trung tâm lực và các tương quan của chúng đối với các giác quan, trước tiên cần vạch ra một số sự kiện lý thú liên quan đến các nghĩa này (1) và để cho nền tảng được sáng tỏ hầu đi sâu vào chi tiết hơn.
Ghi chú chân trang
1 Bảy giác quan hay các con đường của tri giác. GLBN I, 489, 490. Đấng Sáng Tạo thứ ba hay Indriya Sáng Tạo GLBN III, 567.
Indriya (Căn) Cách kiểm soát các giác quan trong việc thực hành yoga. Đây là 10 tác nhân bên ngoài; năm giác quan được dùng để tri giác được gọi là “Jnana-indriya” và năm giác quan dùng để hành động là “karma-indriya”. Từ Điển Thuật Ngữ Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophical glossary).
“Jnana-indriya” (Thức căn) theo nghĩa đen là các giác quan tri giác (knowledge-senses)… nhờ đó kiến thức (knowledge) được thu thập… Chúng là các con đường hướng nội (avenues inward).
“Karma-indriya” (Hành căn) theo nghĩa đen là các giác quan hành động (action senses)… các giác quan này tạo nên hành động. Chúng là các con đường hướng ngoại. “Khảo Cứu về Tâm Thức” (Study in Consciousness) trang 166 – 167.
1. Cảm giác vốn tiềm tàng trong mỗi nguyên tử của vật chất. GLBN II, 710.
2. Thái dương là tâm của Thái dương hệ và cảm giác phát xuất ra từ đó. Nó là do bức xạ thái dương. GLBN I, 590, 662.
3. Tri thức là mục tiêu của giác quan. GLBN I, 300.
4. Có một tập hợp kép của giác quan, tinh thần và vật chất.
GLBN I, 582; GLBN II, 307- 308
Tập hợp này tìm được phản ảnh của nó trong tập hợp kép của các giác quan hồng trần được ghi nhận trong việc định nghĩa các căn (indriyas).
5. Các giác quan có thể được kể ra như sau : GLBN I, 583, và chú thích 123; GLBN II, 600, 674, 675, 676.
6. Các hành (elements) là tiền bối (progenitors) của giác quan. GLBN II, 112, 113.
a. Aether….Thính giác……Âm thanh………………………….. Cõi Chân Thần
b. Phong… Xúc giác… ….Âm thanh, xúc giác………………….Cõi Bồ đề
c. Hoả…..... Thị giác…. … Âm thanh, xúc giác, thị giác……….. Cõi trí
d. Thuỷ….. Vị giác…… Âm thanh, xúc giác, thị giác… Cõi cảm dục
vị giác.
e. Thổ…. Khứu giác…. Âm thanh, xúc giác, thị giác, … Cõi trần
vị giác , khứu giác.
7. Mọi giác quan đều thấm nhập (pervades) giác quan khác.
GLBN III, 569. Không có trật tự đại đồng. Tất cả đều ở trên mọi cõi. GLBN III, 550.
8. Các giác quan tương ứng với mọi giác quan thất phân khác trong thiên nhiên. Xem GLBN III, 448. So với GLBN III, 497.
186 Giác quan là gì? Có bao nhiêu giác quan? Chúng có liên quan gì đến con người nội tâm, Chủ Thể Suy Tư, Trí Tinh Quân thiêng liêng không? Các câu hỏi này có tầm quan trọng rất thiết yếu và muốn hiểu chúng một cách thích đáng, nên đi theo con đường tri thức một cách khôn ngoan.
Các giác quan có thể được định nghĩa như là các cơ quan, nhờ đó con người biết được chung quanh mình. Có lẽ chúng ta nên diễn tả chúng không phải như là các cơ quan mà như là phương tiện (vì sau rốt, một cơ quan là một hình hài vật chất, tồn tại vì một mục đích nào đó), nhờ đó Chủ Thể Suy Tưởng (tức Linh Hồn – ND) tiếp xúc được với môi trường quanh mình. Chúng là các phương tiện nhờ đó con người học hỏi được trên cõi hồng trần thô trược; chúng là phương tiện nhờ đó con người đổi chác được kinh nghiệm của mình, nhờ đó y khám phá ra những gì mà y muốn biết, nhờ đó y trở nên hiểu biết và nhờ đó y mở rộng được tâm thức. Ở đây, chúng ta đang bàn đến năm giác quan mà con người thường dùng. Nơi con vật, năm giác quan này cũng có, nhưng vì thiếu khả năng liên kết suy tưởng, vì “liên hệ giữa” ngã với phi ngã chỉ phát triển ít, chúng ta sẽ không liên kết giữa chúng ta với chúng ở chỗ này được. Các giác quan trong giới động vật là quan năng tập thể (group faculty) và biểu lộ dưới hình thức bản năng duy trì nòi giống. Còn giác quan trong người tài sản của cá nhân và biểu lộ :
a. Dưới hình thức nhận thức riêng rẽ của ngã thức.
b. Dưới hình thức năng lực để khẳng định tính cách cá nhân.
c. Dưới hình thức phương tiện hữu ích cho sự tiến hoá ngã thức.
d. Dưới hình thức một cội nguồn của tri thức.
e. Dưới hình thức năng lực chuyển hoá hướng về việc kết thúc sự sống trong ba cõi thấp.
Như chúng ta biết, có năm giác quan và theo thứ tự phát triển như sau :
a. Thính giác
b. Xúc giác
c. Thị giác
d. Vị giác
e. Khứu giác
187 Mỗi một trong năm giác quan này có liên quan rõ rệt với cõi này hay cõi khác và cũng có một tương ứng trên mọi cõi.
Trước tiên, chúng ta hãy đề cập đến một trong số các giác quan này, nêu ra một số sự việc lý thú liên quan với chúng và nêu sự tương ứng về cõi phụ của chúng.
Cõi Giác quan
1. Hồng trần Thính giác
2. Cảm dục Xúc giác hay cảm giác
3. Trí Thị giác
4. Bồ đề Vị giác
5. Niết Bàn Khứu giác
Ở hai trong số ba cõi thấp - tức cảm dục và hồng trần – thì năm cõi phụ của nỗ lực con người là năm cõi phụ cao nhất. Hai cõi phụ thấp nhất, tức cõi phụ 6 và 7 là cõi mà chúng ta có thể diễn tả như là “thấp lè tè” (“below the threshold”) và liên hệ với các hình thức sự sống thấp dưới toàn thể nhân loại. Chúng ta có một sự tương đồng được củng cố trong sự kiện rằng hai căn chủng có trước nhất trong cuộc tuần hoàn này dứt khoát không phải là nhân loại và rằng chính căn chủng thứ ba mới thực sự là nhân loại lần đầu tiên. Do đó, đếm từ dưới lên trên, thì chỉ cõi phụ thứ ba trên cõi trần và cõi cảm dục mới đánh dấu sự khởi đầu cho cố gắng của nhân loại, còn lại năm cõi phụ thấp phải được chinh phục. Trên cõi trí, năm cõi phụ thấp phải được chinh phục trong cuộc tiến hoá thuần tuý nhân loại. Khi tâm thức được tập trung trên cõi phụ 5 (tính từ dưới lên) lúc bấy giờ các cõi trừu tượng – theo quan điểm con người trong ba cõi thấp - bất ngờ xảy đến hai cõi phụ tổng hợp, biểu lộ qua sự tổng hợp của năm giác quan. Trong cuộc tiến hoá của Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có cùng một sự kiện: 5 cõi nỗ lực, tức 5 cõi thấp của Thái dương hệ và hai cõi trừu tượng cao hơn, tức cõi tinh thần hay cõi Chân Thần và cõi thiêng liêng hay cõi Thượng Đế.
188 TIẾN HOÁ GIÁC QUAN TRONG TIỂU THIÊN ĐỊA (5 Cõi phụ lớn_Hương ghi chú)
Cõi Hồng trần…
1. Thính giác…….. thứ 5…. thể hơi
2. Xúc giác, cảm giác….. thứ 4…… dĩ thái 1
3. Thị giác ……. thứ 3… …. siêu dĩ thái
4. Vị giác …….. thứ 2…….. á nguyên tử
5. Khứu giác … ….. thứ 1 …… nguyên tử
Cõi cảm dục…
1. Nhĩ thông…………… thứ 5
2. Trắc lượng tâm lý….. thứ 4
3. Nhãn thông ………… thứ 3
4. Tưởng tượng ……….. thứ 2
5. Lý tưởng cảm xúc ….. thứ 1
Trí tuệ…
1. Nhĩ thông bậc cao …………............ thứ 7
2. Trắc lượng tâm lý hành tinh … ….thứ 6 sắc
3. Nhãn thông bậc cao …………..…. thứ 5 tướng
4. Phân biện ………………………. .. thứ 4
5. Phân biện tinh thần ………….. thứ 3 vô
6. Đáp ứng với rung động tập thể…. thứ 2 sắc
7. Viễn cảm tinh thần ………………. thứ 1 tướng
Bồ đề…
1. Thấu hiểu (comprehension)….. thứ 7
2. Hàn gắn (healing) ……………. thứ 6
3. Huệ nhãn thông (Divine vision)... thứ 5
4. Trực giác …………………… thứ 4
5. Chủ nghĩa lý tưởng (Idealism) … thứ 3
Niết bàn…(Atmic)
1. Toàn phúc ………………… thứ 7
2. Phụng sự linh hoạt ……….. thứ 6
3. Hiện thực ……………..…… thứ 5
4. Hoàn thiện ………………… thứ 4
5. Toàn tri (all knowledge) …. thứ 3
Cần ghi nhớ rằng chúng ta không tổng kết hai cõi trừu tượng trên cõi Niết Bàn và Bồ đề, lý do là vì chúng đánh dấu một trình độ nhận thức, vốn là điều sở đắc của các điểm đạo đồ ở cấp bậc cao hơn cấp bậc của Chân Sư, và vượt quá quan niệm của mẫu người tiến hoá đang là đối tượng của Bộ luận này.
Với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể nêu lên ở đây biểu đồ về năm trạng thái khác nhau của 5 giác quan trên năm cõi, để cho các tương đồng của chúng có thể sẵn sàng hình dung được bằng cách dùng bảng trên làm cơ sở:
a. Giác quan thứ nhất … Thính giác
1. Thính giác hồng trần
2. Nhĩ thông
3. Nhĩ thông cao
4. Sự lĩnh hội đối với bốn âm thanh
5. Toàn phúc
b. Giác quan thứ 2 …………. Xúc giác hay cảm giác
1. Xúc giác hồng trần
2. Trắc lượng tâm lý
3. Trắc lượng tâm lý hành tinh
4. Hàn gắn (healing)
5. Phụng sự linh hoạt (active service)
c. Giác quan thứ 3…………. Thị giác (Sight)
1. Thị giác hồng trần
2. Nhãn thông.
3. Nhãn thông cao
4. Huệ nhãn thông (Divine vision)
5. Nhận thức
d. Giác quan thứ 4…………. Vị giác
1. Vị giác hồng trần
2. Trí tưởng tượng
3. Phân biện
4. Trực giác
5. Hoàn thiện
e. Giác quan thứ 5…………. Khứu giác
1. Khứu giác hồng trần
2. Lý tưởng xúc cảm
3. Nhận thức tinh thần
4. Chủ nghĩa lý tưởng
5. Toàn tri
190 Giờ chúng ta hãy đi vào từng chi tiết một trong các giác quan này:
a. Thính giác.
Đây là giác quan đầu tiên được biểu lộ một cách rất thích hợp; trạng thái biểu lộ thứ nhất là trạng thái âm thanh, do đó, tất nhiên là chúng ta thường tin tưởng âm thanh là cái đầu tiên mà con người để ý đến trên cõi trần, cõi biểu lộ trọng trược nhất và có các hiệu quả âm thanh đáng ghi nhận nhất được xem là yếu tố sáng tạo. Một cách nổi bật, cõi trần là cõi của thính giác và như thế là giác quan được gán cho cõi tiến hoá thấp nhất và của mỗi một trong 5 cõi. Trên cõi thứ bảy hay cõi thấp nhất, con người phải tiến đến chỗ nhận thức đầy đủ về hiệu quả của Linh Từ, vì nó ở trong tiến trình phát ra âm thanh. Khi âm thanh vang dội suốt cả Thái dương hệ, nó đưa vật chất vào chỗ đã định của vật chất, và trên cõi trần, nó tìm được điểm có tính vật chất sâu kín nhất và biểu lộ cụ thể nhất. Bí quyết đối với con người là khám phá và trở lại liên hệ chính nó với sự tiết lộ về bí nhiệm của:
a. Chính âm thanh của y
b. Âm thanh của huynh đệ y
c. Âm thanh của nhóm y
d. Âm thanh của một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà y có liên hệ với Ngài.
e. Âm thanh của Thượng Đế, hay âm thanh của thiên nhiên, của Thái dương hệ của Thái Dương Thượng Đế.
Do đó, chúng ta ghi nhận rằng trên cõi trần, con người phải tìm ra chính nốt của mình, phải tìm nốt đó dù cho hình hài có trọng trược đến đâu.
a. Trên cõi trần, con người đang tìm kiếm nốt của riêng mình.
b. Trên cõi cảm dục, con người đang tìm kiếm nốt của huynh đệ y, qua sự tương đồng về cảm xúc, con người tiến đến chỗ nhận được sự tương đồng của huynh đệ y.
c. Trên cõi trí, y đang bắt đầu tìm được nốt của nhóm y.
d. Trên cõi Bồ đề hay cõi minh triết, con người bắt đầu tìm thấy nốt của Hành Tinh Thượng Đế của y.
e. Trên cõi Niết bàn hay cõi Tinh Thần, nốt của Thượng Đế bắt đầu ngân lên trong tâm thức y.
Tôi phân tích như thế với mục đích làm sáng tỏ. Trong chính sự tiến hoá, do bởi trạng thái song song của thiên nhiên, các phân biệt không được rõ ràng như thế, và cung của một người, mức độ phát triển, công việc được thành toàn sớm hơn, các giới hạn nhất thời của y và các nguyên nhân khác dường như tạo ra sự mơ hồ, nhưng trong đại hệ thống, nhìn từ trên xuống, công việc diễn tiến như đã mô tả.
Thính giác trên cõi cảm dục thường được gọi là nhĩ thông và có nghĩa là khả năng nghe được âm thanh của cõi cảm dục. Đó là một năng khiếu biểu lộ khắp toàn bộ thể cảm dục, con người nghe được qua khắp hiện thể của y chứ không phải chỉ thông qua cơ quan chuyên hoá là hai tai, sản phẩm của tác động và phản tác động trên cõi trần. Điều này tất nhiên là như thế, do bởi bản tính dễ lưu chuyển của thể cảm dục. Con người trên cõi trần, nghe cùng lúc một phạm vi âm thanh nào đó, và chỉ có một âm giai (gamut) rung động nhỏ và đặc biệt mới tác động trên tai y. Có nhiều âm thanh yếu ớt trong thiên nhiên hoàn toàn thoát khỏi y, trong khi âm thanh của các nhóm chính đều không khác nhau chút nào. Khi sự tiến hoá tiếp tục, cảm giác bên trong của tai trở nên nhạy, các âm thanh khác của cõi trần cũng sẽ ở trong phạm vi hiểu biết của con người, và y sẽ nhận biết một cách tinh nhạy về mọi âm thanh trên cõi cảm dục và cõi trần - điều mà hiện giờ nếu có thể xảy ra, sẽ đưa đến kết quả làm vỡ tan cơ thể. Thí dụ, nếu nốt của thiên nhiên chỉ tác động một lần thôi trên tai của một người (một nốt làm bằng toàn thể các rung động sinh ra bởi mọi hình hài vật chất trọng trược) thể xác của y sẽ hoàn
191 toàn bị phá vỡ. Y chưa sẵn sàng đón nhận một biến cố như vậy; tai trong chưa được chuẩn bị thích đáng. Chỉ khi nào thính giác gồm ba phần được hoàn thiện, bấy giờ trên cõi trần con người mới được phép có thính giác hoàn hảo.
Thính giác trên cõi trí chỉ là một sự mở rộng khả năng phân biệt âm thanh. Thính giác được bàn đến trên các cõi này là thính giác có liên quan với hình hài, vốn có liên quan với rung động của vật chất và có dính dáng với phi ngã. Nó không liên quan tới tâm linh (psyche) hay là truyền đạt viễn cảm vốn xuất phát từ trí đến trí, mà là liên quan với âm thanh của hình hài hay mãnh lực mà nhờ đó một đơn vị tâm thức riêng rẽ nhận biết được một đơn vị khác không phải là chính nó. Hãy nhớ kỹ điều này. Khi việc phát triển thính giác trở thành những gì có liên quan đến tâm linh, lúc bấy giờ chúng ta gọi đó là viễn cảm, hay là sự truyền đạt không bằng lời nói (wordless communication) vốn là tổng hợp của thính giác trên ba cõi thấp và được Chân ngã nhận biết trong linh hồn thể trên các cõi phụ vô sắc tướng của cõi trí.
Trên cõi Bồ đề, thính giác (hiện giờ có tính chất tổng hợp gọi là viễn cảm) biểu lộ như sự toàn thông vì nó liên quan đến hai sự việc:
1. Hiểu biết và nhận ra được âm thanh cá nhân.
2. Hiểu biết tương đồng về âm thanh của nhóm, và sự hợp nhất hoàn toàn của chúng. Điều này tạo nên sự toàn thông đầy đủ nhất (most perfect compre–hension) và là bí nhiệm về quyền năng của Chân Sư.
Trên cõi Niết bàn, thính giác hoàn hảo này được xem như là toàn phúc (beatitude). Âm thanh, nền tảng của sự sống; âm thanh, phương pháp hiện tồn; âm thanh, chủ thể hợp nhất cuối cùng (final unifier); do đó, âm thanh được xem như là lý do tồn tại (the raison d’être), như là phương pháp tiến hoá và do đó như là toàn phúc (1).
1 … “Cơ nguyên chính yếu, nhờ đó bánh xe của Tạo Hoá chuyển động theo một hướng của cõi hiện tượng là âm thanh (sound). Âm thanh là trạng thái thứ nhất của ngũ giác biểu lộ (manifested pentagon) vì đó là một đặc tính của dĩ thái được gọi là Akas và như tôi có nói cái dẫn chứng của kinh Vedas là Yagnam cao siêu nhất chứa trong chính nó mọi Yagnams nhỏ và đưa tới khuynh hướng bảo tồn ngũ giác biểu lộ theo trật tự thích hợp. Theo ý kiến của các triết gia cổ của chúng ta, âm thanh hoặc lời nói, kế tiếp với tư tưởng, là tác nhân nghiệp quả cao nhất được con người vận dụng. Trong số các cơ nguyên nghiệp quả đủ loại do con người tạo ra theo cách rập khuôn chính mình và chung quanh mình, âm thanh hoặc lời nói là quan trọng nhất, vì lẽ, khi nói là tác động trong chất dĩ thái mà dĩ nhiên đang chi phối 4 yếu tố (tứ đại) thấp gồm có phong, hoả, thuỷ, thổ. Âm thanh hay ngôn ngữ con người, do đó, chứa mọi yếu tố có tính thúc đẩy các hạng Thiên Thần khác nhau và các yếu tố này dĩ nhiên là các nguyên âm và các phụ âm. Các chi tiết của môn triết lý về âm thanh trong mối liên hệ của nó với các thiên thần chủ trì cõi giới tinh anh, tuỳ thuộc vào địa hạt của Mantra Sastra dĩ nhiên nằm trong tay của những kẻ hiểu biết”.
Some Thoughts on the Gita, trang 72
193 b. Xúc giác.
Khi đề cập đến vấn đề giác quan thứ hai, tức xúc giác, chúng ta phải ghi nhớ rằng giác quan này là giác quan rất quan trọng, vượt trên các giác quan khác trong Thái dương hệ thứ hai này - tức Thái dương hệ của tâm thức cảm dục tuệ giác (1).
1 Tâm thức cảm dục tuệ giác (astral–buddhic consciousness) là thuật ngữ được dùng cho tâm thức cơ bản trong Thái dương hệ chúng ta. Nó được tiêu biểu bằng sự cảm xúc (emotion), bằng sự nhạy cảm (by feeling), cảm giác, mà sau rốt phải được biến đổi thành trực giác, tri giác tâm linh (spiritual perception) và hợp nhất.
Mỗi một trong các giác quan này, sau khi đạt đến một trình độ nào đó, bắt đầu tổng hợp với các giác quan khác bằng một cách hầu như không thể biết được nơi bắt đầu và nơi kết thúc. Xúc giác là sự nhận thức bằng cách tiếp xúc qua sự luyện tập của trí tuệ theo ba cách :
- Dưới hình thức nhận thức (recognition)
- Dưới hình thức trí nhớ (memory)
- Dưới hình thức tiên đoán (anticipation)
Mỗi một trong năm giác quan này, khi kết hợp với trí tuệ sẽ phát triển ở bên trong chủ thể một ý niệm biểu hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, khi một người tiến hoá rất cao, sẽ siêu việt được thời gian (như đã biết trong ba cõi thấp), và do đó có thể nhìn thấy ba cõi thấp này theo quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu, người đó đã thay thế các giác quan bằng tâm thức linh hoạt đầy đủ. Người đó trở nên thông suốt (knows) và không cần các giác quan để dẫn dắt y đến bất cứ tri thức nào nữa. Nhưng sớm hay muộn và trong ba cõi thấp, mỗi giác quan trên mỗi cõi được dùng để truyền đạt cho Linh
194 Hồn một khía cạnh/ trạng thái nào đó của phi ngã, và bằng sự trợ giúp của trí tuệ, bấy giờ Chủ Thể Suy Tưởng có thể hiệu chỉnh mối liên giao của mình vào đó.
Thính giác đem lại cho y một ý tưởng về phương hướng tương đối và giúp cho một người xác định vị trí mình trong cơ tiến hoá và định hướng cho chính mình.
Xúc giác đem lại cho y một ý tưởng về số lượng tương đối và cho phép y xác định giá trị tương đối có liên quan đến các thể khác bên ngoài chính y.
Thị giác đem lại cho y ý tưởng về sự cân xứng và cho phép y hiệu chỉnh cử động của y so với cử động của các kẻ khác.
Vị giác đem lại cho y ý tưởng về giá trị, cho phép y xác định trên đó những gì đối với y có vẻ tốt nhất.
Khứu giác mang lại cho y ý tưởng về tính chất nội tại cho phép y tìm thấy những gì hấp dẫn y như thể cùng tính chất hoặc bản thể như chính y.
Trong tất cả các định nghĩa này, cần phải nhớ rằng toàn bộ vấn đề về giác quan là tiết lộ phi ngã và nhờ đó cho phép Bản ngã phân biện giữa thực và hư (1).
1 Các cảm giác được khơi dậy bằng các đối tượng của giác quan được kinh qua bằng các dụng cụ bên ngoài của Vị Chúa của Cơ Thể (Lord of the Body) hay là các giác quan (Indriya) vốn là các đường lối mà qua đó Chân Thần nhập thế (Jiva) thu nhận kinh nghiệm trần gian. Có 10 giác quan gồm hai loại:
a. 5 cơ quan cảm giác ................................ Jnanendriya
1. Tai .................................................. Thính giác
2. Da .................................................... Cảm nhận bằng xúc giác
3. Mắt ................................................. Thị giác
4. Lưỡi ................................................ Vị giác
5. Mũi ................................................ Khứu giác
b. 5 cơ quan hành động ............................. Karmendriya
1. Miệng ........................................... Nói
2. Tay ............................................... Nắm
3. Chân ............................................. Đi
4. Hậu môn ....................................... Bài tiết
5. Bộ phận sinh dục ........................ Sinh sản
Các cơ quan cảm giác là sự đáp ứng trở lại những gì mà Bản ngã cảm nhận. Các cơ quan hành động là những cơ quan mà qua đó hiệu quả được mang lại cho các ước muốn của Jiva.
“Indriya hay giác quan không phải là cơ quan vật chất mà là khả năng của trí tuệ tác động xuyên qua cơ quan đó như là khí cụ của nó. Các cơ quan bên ngoài giác quan này là các phương tiện thông thường nhờ đó trên cõi trần, các chức năng nghe v.v.. được hoàn thành. Nhưng vì chúng chỉ là các dụng cụ và sức mạnh của chúng phát xuất từ thể trí, nên một vị yogi có thể hoàn thành chỉ bằng thể trí tất cả những gì có thể làm được bằng các cơ quan vật chất này mà không dùng đến cơ quan vật chất… [“Chúng ta có thể làm đổ cái ly chỉ bằng sức mạnh của ý chí mà không đụng tới cái ly. Quả thật một người quen của tôi (Ông Leadbeater) đã từng thí nghiệm điều này và đã thành công”. Trích “Chơn Sư và Thánh Đạo” quyển I, trang 105. ND]
Ba chức năng về chú ý, chọn lựa và tổng hợp, tức đường phân phối kín đáo của các giác quan, là các chức năng tuỳ thuộc vào trạng thái của thể trí, tác nhân bên trong, gọi là Manas. Cũng như manas cần cho các giác quan, giác quan cũng cần cho manas… Như vậy manas là giác quan hướng dẫn (leading indriya, trong đó các giác quan là các mãnh lực”. Serpent Power của Arthur Avalon.
196 Trong sự tiến hoá của các giác quan, thính giác là cái gì mơ hồ nhất, nó gợi sự chú ý của bản ngã không sáng suốt bên ngoài.
a. Đối với rung động khác.
b. Đối với những gì phát xuất từ bên ngoài chính nó.
c. Đối với ý niệm về cái bên ngoài (externality). Khi âm thanh được tiếp xúc trước nhất, tâm thức lần đầu tiên trở nên biết được những gì bên ngoài.
Nhưng tất cả những gì mà tâm thức hôn thụy (dormant consciousness) hiểu được (bằng giác quan duy nhất là thính giác) là sự thật về một điều gì đó xa lạ với chính nó và về chiều hướng mà trong đó một điều gì đó ẩn tàng. Cuối cùng, sự nắm bắt này làm nảy sinh ra một giác quan khác, đó là xúc giác. Định luật Thu Hút tác động, tâm thức di chuyển một cách chậm chạp từ bên ngoài hướng về những gì được nghe thấy; và khi sự tiếp xúc được thiết lập với phi ngã, nó được gọi là xúc giác. Xúc giác này truyền đạt các ý tưởng khác đến cho tâm thức đang dò dẫm, các ý tưởng về kích thước, về cấu trúc bên ngoài và về các sự dị biệt mặt ngoài; như thế quan niệm của Chủ Thể Suy Tưởng được nới rộng dần dần. Y có thể nghe và cảm nhận, nhưng cho đến nay không biết đầy đủ về các mối tương quan cũng như về tính danh. Khi y thành công trong việc định danh, y đã tiến được một bước dài. Do đó, ở đây chúng ta có thể ghi nhận rằng các biểu hiện vũ trụ có trước tiên được áp dụng cho các giác quan như là nơi khác:
Điểm trong vòng tròn – tâm thức và phi ngã ở một mức độ mà chỉ một mình âm thanh mới mô tả được.
Vòng tròn phân đôi – tâm thức biết được phi ngã nhờ một nhận thức kép.
197 C. Thị Giác: Kết quả của việc này là thị giác, tức giác quan thứ ba, và là giác quan ghi rõ sự tương giao của các ý tưởng hay là sự tương quan giữa chúng; nó xảy ra song song với Trí Tuệ cả trong thời gian và chức năng. Chúng ta nghe, tiếp xúc hay cảm nhận và tiếp theo là nhìn. Liên quan với sự tương ứng
đó, cần chú ý là thị giác đến cùng với căn chủng thứ ba trong cuộc tuần hoàn này, và giống dân thứ 3 cũng chứng kiến việc thể Trí xuất hiện. Ngã và phi ngã có liên quan trực tiếp và được phối kết với nhau. Sự cộng tác chặt chẽ của chúng trở thành một sự kiện hoàn hảo và mức tiến hoá được đẩy nhanh bằng sức thôi thúc mới.
Ba giác quan chính này (tôi tạm mô tả như thế) kết hợp nhau rất rõ ràng, mỗi giác quan với một trong Ba Ngôi Thượng Đế:
Thính giác - Nhận thức được ngôn từ tứ phân, hoạt động của vật chất, Thượng Đế Ngôi Ba.
Xúc giác - Nhận thức được Đấng Kiến Tạo Hình Hài thất phân, tụ tập lại các hình hài, sự tiếp cận và quan hệ hỗ tương của chúng, Thượng Đế Ngôi Hai. Định luật Thu Hút giữa Ngã với phi ngã bắt đầu tác động.
Thị giác - Nhận ra được tính chất toàn thể, tổng hợp của tất cả, hiểu được Đấng Duy Nhất trong Muôn Loài, Thượng đế Ngôi Một. Định Luật Tổng Hợp, đang tác động giữa mọi hình hài mà bản ngã đang chiếm hữu và nhận ra được tính duy nhất cốt yếu của mọi biểu lộ nhờ vào thị giác.
Về phần vị giác và khứu giác, chúng ta có thể gọi chúng là các giác quan thứ yếu, vì chúng được kết hợp chặt chẽ với giác quan trọng yếu là xúc giác. Thực sự chúng phụ thuộc cho giác quan này. Giác quan thứ hai này và mối liên hệ của nó với Thái dương hệ thứ 2 nên được thận trọng nghiền ngẫm. Đó là giác quan có ưu thế liên hệ chặt chẽ nhất với Thượng Đế Ngôi Hai. Điều này đưa ra một gợi ý rất có giá trị nếu được xem xét một cách thích đáng. Thật là hữu ích mà nghiên cứu các phần mở rộng của cõi trần có liên quan với các cõi khác và xem chúng ta được đưa đến đâu. Đó là khả năng cho phép chúng ta đạt đến bản thể nhờ việc nhận ra lớp vỏ che phủ. Nó giúp cho Chủ Thể Suy Tưởng vận dụng quan năng đó một cách đầy đủ để đặt chính mình liên quan chặt chẽ với bản thể của mọi bản ngã ở mọi trình độ và do đó để trợ giúp trong sự tiến hoá thích hợp của lớp vỏ và để phụng sự một cách linh hoạt. Đấng Từ Bi là một Đấng (bằng xúc giác) được cảm nhận được với đầy đủ hiểu biết và hiểu được cách để hàn gắn và hiệu chỉnh các nhược điểm của phi ngã và như thế để phụng sự cơ tiến hoá một cách linh động. Trong sự liên hệ này, chúng ta cũng sẽ nghiên cứu giá trị của xúc giác được các nhà chữa trị cho nhân loại (những kẻ đang đi theo con đường của Bồ Tát “1”).
Chứng minh và hiệu quả của Định Luật Hút và Đẩy khi được họ vận dụng như thế. Các nhà nghiên cứu từ nguyên học ghi nhận rằng căn nguyên của từ ngữ xúc giác có phần mù mờ, nhưng có lẽ hàm ý “kéo theo với chuyển động nhanh”. Ở đây có tàng ẩn toàn bộ bí nhiệm của Thái dương hệ biểu lộ này và nơi đây sẽ được chứng minh sự gia tăng rung động bằng xúc giác. Tĩnh tại, chuyển động, nhịp nhàng là các tính chất biểu lộ bởi phi ngã. Nhịp nhàng, thăng bằng và rung động ổn cố được đạt đến bằng chính khả năng tiếp xúc hay cảm nhận này. Tôi xin minh hoạ vắn tắt để làm cho vấn đề sáng tỏ hơn một ít. Trong việc thiền định, các kết quả gì được tạo ra ? Do bởi cố gắng bền bĩ và do bởi sự chú tâm thích đáng vào các qui tắc được đưa ra, người tìm đạo thành công trong việc tiếp xúc được với loại vật chất có một tính chất hiếm hoi hơn là theo thói quen thông thường của y. Y giao tiếp được với linh hồn thể của y, cuối cùng y tiếp xúc với vật chất của cõi Bồ đề. Nhờ vào tiếp xúc này, rung động của riêng y tăng lên một cách tạm thời và ngắn ngủi. Về mặt cơ bản, chúng ta trở lại vấn đề mà chúng ta bàn đến trong Bộ luận này. Tiềm hoả của vật chất thu hút về chính nó loại lửa vốn tiềm tàng trong các hình hài khác. Chúng tiếp xúc, nhận ra và biết được tiếp theo. Lửa của trí tuệ bùng cháy liên tục và được nuôi dưỡng bằng những gì có tính hút và đẩy. Khi cả hai phối hợp, sự kích thích gia tăng mạnh mẽ và khả năng tiếp xúc được tăng cường. Định luật Thu Hút vẫn duy trì tác động của nó cho đến khi lửa khác được lôi cuốn và tiếp xúc; và sự phối hợp tam phân được hoàn thành. Trong sự liên quan này đừng quên bí nhiệm của Điểm Đạo Thần Trượng “1” hay ( ).
Sau này khi chúng ta xem xét đề tài về các trung tâm lực và Điểm đạo, cần phải nhớ rằng chúng ta đang khảo sát một cách rõ ràng về một khía cạnh của quan năng huyền bí của xúc giác, tức huyền năng của Thượng Đế Ngôi Hai, vận dụng định luật Thu Hút.
Bây giờ chúng ta hãy chấm dứt những gì có thể truyền đạt về ba giác quan còn lại - thị giác, vị giác, khứu giác – và kế đó tổng kết vắn tắt về các liên hệ của chúng với các trung tâm lực và tác động hỗ tương cùng ảnh hưởng lẫn nhau của chúng. Lúc bấy giờ chừa lại hai điểm cần bàn đến trong đoạn I của quyển Luận Về Lửa Càn Khôn này và một bảng tổng kết. Kế đó chúng ta sẽ tiếp tục một đoạn của thiên khái luận bàn về lửa trí tuệ và sự phát triển của các Trí Tinh Quân (“1” hay ) về cả hai mặt cộng đồng cũng như cá nhân. Chủ đề này có tầm quan trọng cần thiết nhất vì nó bàn đến toàn bộ con người, Chân ngã, Chủ thể Suy Tưởng và nêu lên sự phối hợp về vũ trụ của lửa vật chất và trí tuệ và việc sử dụng chúng bằng Ngọn Lửa nội tại (indwelling Flame).
c. Thị giác: Như đã nói ở trước, giác quan này là giác quan tương quan tối thượng của Thái dương hệ.
Con người ghe được nhờ ảnh hưởng của Định Luật Tiết Kiệm (hay là Định Luật Tương Tác Hài Hòa / Law of Economy), con người nghe được. Âm thanh thấu nhập vật chất và là căn bản của tính không đồng nhất tiếp theo sau của nó.
Nhờ ảnh hưởng của Định Luật Hút, con người đụng chạm và tiếp xúc với những gì thu hút sự chú ý của y xuyên qua các làn sóng
199 hoạt động của âm thanh. Điều này đưa đến một tình trạng đẩy và hút lẫn nhau giữa Chủ Thể tri giác và những gì được tri giác.
Khi đã tri giác và kế đó là tiếp xúc, tầm mắt y được mở rộng và y nhận ra được vị trí của mình trong toàn thể trật tự dưới Định luật Tổng Hợp.
Thính giác …….. Nhất nguyên (Unity)
Xúc giác ………. Nhị nguyên (Duality)
Thị giác ……. Tam nguyên (Triplicity)
Tư liệu (the present) được tổng kết cho chúng ta trong 3 giác quan này. Công việc tiến hoá là nhận thức, sử dụng, phối kết và thống trị toàn thể cho đến khi Bản Ngã nhờ ba giác quan này mà trở nên hiểu biết một cách linh hoạt về mọi sắc tướng, mọi rung động và mọi nhịp đập (pulsation) của phi ngã; rồi nhờ sự sắp xếp năng lực trí tuệ, mục đích của bản ngã sẽ là tìm ra chân lý, hay là trung tâm trong vòng tròn biểu lộ, đối với Bản Ngã, vốn là trung tâm thăng bằng và là điểm duy nhất mà sự phối kết được hoàn hảo, lúc bấy giờ Bản Ngã có thể tự mình tách ra khỏi mọi bức màn, mọi sự tiếp xúc và mọi giác quan. Trong mỗi biểu lộ điều này dẫn đến ba loại phân cách :
Giáng hạ tiến hoá. Sự phân ly của vật chất, hay cái đơn nhất trở thành cái đa tạp. Các giác quan được phát triển, bộ máy được Bản Ngã làm cho hoàn thiện cho việc vận dụng vật chất. Điều này xảy ra dưới Định Luật Tương Tác Hài Hòa (Law of Economy),
Thăng thượng tiến hoá. Cho đến lúc ở trên đường đệ tử dự bị. Sự hoà nhập Tinh Thần và Vật Chất, và việc vận dụng các giác quan trong một sự đồng nhất hoá luỹ tiến của Bản ngã với mọi hình hài từ cái thấp nhất đến những hình hài tương đối được thanh lọc. Điều này xảy ra dưới Định luật Hút.
Thăng thượng tiến hoá trên Thánh đạo. Tinh thần lại tách ra khỏi vật chất, tinh thần đồng hoá với Đấng Duy Nhất và sau đó là sự loại bỏ sắc tướng. Lúc bấy giờ các giác quan được
200 tổng hợp thành khả năng hoạch đắc, còn Bản Ngã không còn hữu dụng thêm nữa cho phi ngã. Nó phối hợp với Toàn Ngã (All-Self). Điều này xảy ra dưới Định Luật Tổng Hợp.
Nếu điều này được ghi nhận trong trí, nó đưa đến việc hiểu được rằng sự phân ly của Tinh thần ra khỏi hiện thể vật chất bao hàm hai trạng thái của Đấng Đại Toàn Duy Nhất (the One Great All); nơi đây hiện ra công trình của Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn và Đấng Huỷ Diệt.
Khi giác quan thứ ba, tức thị giác, tiến đến chỗ hoàn thiện cuối cùng, thuật ngữ được dùng là thuật ngữ hoàn toàn không thích hợp, đó là sự nhận thức (realisation). Đạo sinh hãy nghiên cứu kỹ càng sự biểu lộ thấp nhất và cao nhất của các giác quan như đã được nêu ra trong bảng trước đây và ghi nhận ý nghĩa huyền bí của các diễn đạt được dùng trong phần tổng kết.
- Thính giác….. Toàn phúc. Điều này được thực hiện qua phi ngã.
- Xúc giác …… Phụng sự. Thành toàn của công việc của Bản Ngã đối với phi ngã.
- Thị giác …….. Nhận thức. Nhận biết về bộ ba cần trong biểu lộ hay tác động phản xạ của bản ngã và phi ngã.
- Vị giác …… Hoàn thiện. Tiến hoá hoàn toàn xuyên qua việc sử dụng phi ngã và sự thích hợp được hiểu rõ của nó.
- Khứu giác…. Kiến thức hoàn hảo. Nguyên khí trí tuệ trong hoạt động phân biệt của nó, hoàn thiện việc liên quan hỗ tương giữa Ngã với phi ngã.
Tất cả mọi điều này có liên hệ đến phàm ngã hoàn thiện đã được nhận thức.
Trong mọi hoàn thiện được nhận ra này, tri thức về Bản Ngã và tiến trình đồng nhất hoá theo cấp độ, sử dụng, vận dụng và sau cùng thải hồi phi ngã bằng Bản Ngã, bấy giờ được nhận biết một cách rõ rệt. Y nghe được nốt của thiên nhiên và nốt của Chân Thần của mình; y nhận thức được sự tương đồng của chúng, sử dụng sự rung động của chúng và chuyển chúng một cách nhanh chóng qua ba giai đoạn: Sáng Tạo, Bảo Tồn và Huỷ Diệt.
201 Y tiếp nhận được hay cảm nhận được mức rung động của hình hài hay phi ngã trong mọi mức độ khác nhau, nhận ra được sự đồng nhất của y trong thời gian và không gian, đồng thời với các mục đích hiện tồn hoặc hiện hữu và bằng ba Định Luật Tiết Kiệm, Thu Hút và Tổng Hợp, y vận dụng, phối hợp và sau rốt tách ra chính mình. Y nhận ra diễn trình tiến hoá tam phân và bằng cách phát triển nội nhãn thông, thấy được trong tâm của hệ thống đại và tiểu thiên địa, cái Ngã duy nhất dưới nhiều hình thức và sau rốt đồng nhất hoá chính y với cái Ngã duy nhất ấy, bằng cách cố ý thải bỏ cái phi ngã sau khi đã hoàn toàn chinh phục và sử dụng nó.
d. Vị giác. Y nếm rồi cuối cùng phân biện, vì vị giác là giác quan trọng yếu bắt đầu có ảnh hưởng trong tiến trình phân biện vốn xảy ra vào lúc mà bản chất hư huyễn của vật chất dần dần được nhận ra. Sự phân biện là diễn biến có tính cách giáo dục mà chính Bản Ngã lệ thuộc vào trong lúc mở trực giác - loại quan năng mà nhờ đó Bản Ngã nhận ra được bản thể riêng của nó ở trong và dưới mọi hình thể. Sự phân biện liên quan đến nhị nguyên tính của bản chất, Bản Ngã và phi ngã, và là phương tiện phân biệt của chúng trong tiến trình trừu xuất; trực giác liên hệ đến sự hợp nhất và là khả năng của Bản Ngã để tiếp xúc với các Bản Ngã khác, và không phải là một quan năng mà nhờ đó phi ngã được tiếp xúc. Do đó, ít có được trực giác vào lúc này, do bởi sự biệt ngã hoá mạnh mẽ của Chân ngã và sự đánh đồng của Chân ngã với hình hài - một sự đánh đồng cần thiết vào thời điểm đặc biệt này. Vì vị giác trên các cõi cao được phát triển, nó đưa đến một trong các dị biệt tế nhị hơn bao giờ, mà cho đến nay điều đó sau rốt, qua hình hài, đưa đến đúng tâm của bản chất con người.
e. Khứu giác là quan năng nhận thức bén nhạy mà sau rốt đưa con người về lại cội nguồn của mình, tức cõi nguyên hình ( ), cõi này mới là chỗ ở đích thực của con người. Một nhận thức về sự dị biệt được bồi đắp đã tạo nên một bất mãn
202 thiêng liêng trong tâm của kẻ hành hương ở viễn xứ; đứa con đi hoang ( ) rút ra được các so sánh; y đã phát triển bốn giác quan khác và y vận dụng được chúng. Bây giờ đến quan năng nhận thức rung động đối với rung động quen thuộc (home vibration) nếu có thể diễn tả được như thế. Đó là đối phần tâm linh (spiritual counterpart) của loại giác quan, mà ở thú vật, bồ câu và các loại chim khác, giác quan đó hướng dẫn chúng trở về đúng địa điểm quen thuộc mà nơi đó chúng đã đến lúc đầu. Đó là việc hiểu được rung động của Bản Ngã và việc quay về nhanh chóng nhờ loại bản năng đưa đến cội nguồn ban đầu.
Việc nghiên cứu đề tài này khơi dậy nhận thức về sự bao la của lãnh vực tư tưởng liên hệ - tức lãnh vực phát triển tiến hoá toàn bộ của con người. Tuy nhiên, tất cả những gì có được ở đây cũng như ở nơi khác là vạch ra đường lối tư tưởng cho việc cân nhắc cẩn thận và nhấn mạnh một vài ý tưởng có thể dùng như các tư tưởng căn bản cho hoạt động trí tuệ trong tương lai của thế hệ ngay trước mắt. Các sự kiện sau đây cũng phải được ghi nhớ khi nghiên cứu về vật chất :
a. Đó là các giác quan đã được bàn đến trong đoạn này của quyển Luận Về Lửa Càn Khôn vì chúng có liên hệ đến hình hài vật chất. Nó đúng ra, 5 giác quan, theo như chúng ta biết, là các phương tiện tiếp xúc được thiết lập bởi Chủ Thể Suy Tưởng (đã an trú vào thể dĩ thái của y) và tìm được biểu lộ của chúng trong hình hài vật chất ở các trung tâm thần kinh, các tế bào não, các trung khu thần kinh (ganglia) và đám rối (plexus) mà khoa học ngoại môn nhận biết được.
b. Đó là các giác quan dùng cho tất cả các mục đích biểu lộ hiện nay, điểm tập trung của chúng ở trên cõi cảm dục và do đó chủ yếu là ở dưới tác động kích thích của đan điền - điểm tập trung lớn đó ở trung tâm cơ thể vốn là tác nhân kích thích đối với hầu hết gia đình nhân loại vào lúc này.
c. Vì lẽ tam giác cao bắt đầu phát huy tác dụng và sự an trụ tiến tới các bí huyệt cao, nên các giác quan bắt đầu làm cho chính chúng được cảm nhận ở trên cõi trí và con người
203 bắt đầu có tri giác trên cõi đó. Trong cơ thể con người, chúng ta có một phản ảnh đáng chú ý về sự chuyển đổi sự an trụ từ Phàm ngã đến Chân ngã hay là vào tận linh hồn thể trong cách phân chia hiện có giữa cõi thượng trí và cõi hạ trí và đường phân chia của cách mô giữa phần trên và phần dưới của cơ thể. Dưới cách mô, chúng ta có 4 trung tâm lực thấp :
1 Đan điền
2 Lá lách
3 Cơ quan sinh sản
4 Đáy xương sống
Phía trên là 3 trung tâm lực cao:
1 Tim
2 Cổ họng
3 Đầu
Trong tiểu thiên địa, chúng ta có 4 thể thấp, (tứ hạ thể) tách biệt với Ba Thể Cao (Tam Thượng Thể) theo cùng một cách thức và sự tương đồng này cần được suy ngẫm. Do đó, bằng sự thận trọng trong tư tưởng, chúng ta có thể tạo nên tác động phản xạ của các trung tâm lực và các giác quan theo quan điểm các cõi khác nhau, nên nhớ rằng khi các trung tâm lực được khơi hoạt, tiến trình diễn ra theo ba giai đoạn :
Thứ nhất: Giai đoạn khơi hoạt trên cõi trần và các trung tâm lực từ từ tăng gia hoạt động, cho đến khi đạt đến con đường Đệ tử Dự bị. Giai đoạn này diễn ra song song bằng việc tăng thêm sự hữu dụng của các giác quan và việc vận dụng thường xuyên các giác quan để nhận ra Chân ngã và các lớp vỏ của nó.
Thứ nhì. Giai đoạn thức tỉnh trên cõi cảm dục và hoạt động từ từ tăng lên của các trung tâm lực, cho đến khi đạt được Điểm Đạo thứ nhất. Điều này diễn ra song song bằng việc vận dụng các giác quan vô cùng bén nhạy cho các mục đích phân biệt giữa Ngã với phi ngã.
204 Thứ ba. Giai đoạn thức tỉnh trên cõi trí và sự tăng gia hoạt động dần dần của các trung tâm lực và các giác quan. Hiệu quả trong cả hai trường hợp đều đưa đến việc đồng nhất hoá của Bản Ngã với bản thể riêng của nó trong mọi nhóm và thải bỏ các lớp vỏ và các hình hài.
Sự phát triển này diễn ra song song trên hai cõi cao đồng thời cũng ở trong cõi thấp và vì các giác quan thuộc thể cảm dục bắt đầu hoạt động hoàn hảo, các trung tâm lực tương ứng trên cõi Bồ đề bắt đầu hoạt động cho đến khi sự tương tác về rung động giữa cả hai trở nên hoàn hảo, mãnh lực của Tam Thượng Thể có thể được cảm nhận một cách rõ rệt trong phàm ngã xuyên qua thể cảm dục.
Lần nữa, các xoáy lực tương ứng trên cõi Niết Bàn bắt đầu rung động một cách linh hoạt vì các trung tâm lực thuộc thể trí trở nên có chiều đo thứ tư, cho đến khi chúng ta có sự hoạt động của luồng hoả kỳ diệu hiện ra trên ba cõi giới.
Theo quan điểm về luồng hoả (1), tạm thời không xét về
205 hào quang và màu sắc của nó; sự phát triển tiến hoá cũng đánh dấu bằng một tiến trình cũng rõ ràng như thế.
Ghi chú mục (1) – Quan điểm luồng hỏa
1 Lửa của vũ trụ biểu lộ chia làm 7 (septenary).
Thượng Đế Ba Ngôi biểu lộ qua 7 Lửa:
1. Lửa điện …..……. 7 Hành Tinh Thượng Đế
2. Lửa thái dương … Tiến hoá của 7 Thực thể Thông Linh qua
các hiện thể của các Ngài phát triển thành 7 nguyên khí.
3. Lửa do ma sát …… 7 dãy hành tinh.
Chúng là 7 trung tâm lực của Thượng Đế.
Một Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua một dãy hành tinh.
1. Ngài là lửa điện ………….. 7 Thực Thể Thông Linh thái dương làm linh hoạt mỗi bầu hành tinh.
2. Ngài là lửa thái dương….. Tiến hoá của sự sống qua các hình hài, phát triển ra 7 nguyên khí.
3. Ngài là lửa do ma sát …… 7 bầu hành tinh
Mỗi Hành Tinh Thượng Đế có 7 nguyên khí.
Con người, tức Tiểu thiên địa, biểu lộ qua các hiện thể của y:
1. Y là lửa điện ………… Chân Thần, một Thực Thể Thông Linh thái dương
2. Y là lửa thái dương ……. Tiến hoá của Sự sống qua các hiện thể để phát triển 7 nguyên khí.
3. Y là lửa do ma sát …….... 7 thể (sheaths)
1. Linh thể (Atmic) 2. Thể Bồ đề
3. Linh hồn thể 4. Thể trí
5. Cảm dục thể 6. Dĩ thái thể 7. Thể xác
Con người của cõi trần biểu lộ trong ba cõi thấp :
1. Lửa điện …………….. Chân ngã
2. Lửa thái dương……… 7 trung tâm lực
3. Lửa do ma sát ……… các thể.
1 Các Dãy Hành Tinh là
7 Hành Tinh Thượng Đế … Sắc tướng, mặt trời và 7 hành tinh thánh thiện (GLBN I, 100, 155)
Một số danh xưng và đặc tính của các Ngài là :
a. 7 Hành Tinh Thượng Đế hay 7 Tinh Quân trước Thiên Toà.
b. 7 vị Thiên Tôn (Kumaras) … (GLBN III, 59, 327)
c. 7 Thần Thái Dương (solar deities) GLBN I, 114, 228, II 92, 257
d. 7 Đấng Nguyên Thuỷ (The primordial seven) GLBN I, 116
e. 7 Đấng Kiến Tạo (Builders).. GLBN I, 152, 153.
f. 7 Linh Khí Tinh Thần (intellectual Breaths) GLBN II 332.
g. 7 Đức Bàn Cổ (Manus) GLBN I, 488
h. Các Linh Hoả (the Flames) GLBN II, 258.
Các Ngài đến từ các thiên kiếp trước GLBN II, 99
Bản chất các Ngài là tri thức và bác ái GLBN II, 275, 619
7 Hành Tinh thánh thiện là
1. Thổ tinh (Saturn) ..
2. Mộc tinh (Jupiter)
3. Hoả tinh (Mars) …
4. Thái dương (Sun)(thay cho hành tinh khác)
5. Kim Tinh (Venus)
6. Thuỷ tinh (Mercury)
7. Nguyệt cầu (Moon)(thay cho một hành tinh khác).
Hải Vương tinh (Neptune) và Thiên vương tinh (Uranus) không được kể ra ở đây, hành tinh Vulcan cũng thế.
Quỹ đạo của Hải Vương tinh hiển nhiên bao gồm toàn thể vòng giới hạn.
Hành tinh Vulcan ở trong vòng quỹ đạo của Thuỷ tinh.
Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua một dãy gồm 7 bầu hành tinh. Tất cả 7 Hành Tinh Thượng Đế đều có ảnh hưởng đến một dãy, nhưng chỉ một trong các Ngài là Thực Thể Thông Linh hoá thân (incarnating Entity). Các Ngài có ảnh hưởng trên :
a. Một bầu nào đó trong dãy b. Một cõi nào đó
c. Một cuộc tuần hoàn nào đó d. Một chu kỳ thế giới nào đó
e. Một căn chủng nào đó f. Một phụ chủng nào đó
g. Một chi chủng nào đó h. Một nhóm nào đó
i. Một đơn vị nhân loại nào đó. (Dòng này ở chân trang 260)
a. Làm cho sinh động nội nhiệt của các thể, hay là các
điểm lửa rất nhỏ tiềm tàng trong mỗi nguyên tử cá biệt của vật chất. Tiến trình này diễn ra trong cả ba thể, đầu tiên chậm chạp, sau đó nhanh hơn và cuối cùng xảy ra đồng thời và một cách tổng hợp.
b. Đưa vào hoạt động từ trạng thái tiềm tàng của 7 trung tâm lực trên mọi cõi giới, bắt đầu từ dưới lên trên, cho đến khi các trung tâm lực (tuỳ theo cung và loại) được liên hệ hỗ tương và được phối hợp. Có 35 xoáy lửa lộ ra trong một vị Chân Sư hoàn thiện - tất cả đều có hoạt động toả chiếu (radiant activity) và tất cả đều có tính tương tác.
c. Các xoáy hay các luân xa (wheels) với ngọn lửa sáng dịu được nối nhau bằng các tam giác lửa lưu chuyển từ tam giác này sang tam giác khác. Cho đến khi chúng ta có một mạng gồm các tuyến lửa, nối liền các trung tâm của lửa linh hoạt và chứng thực cho câu nói rằng Các Con của Trí Tuệ là các Ngọn Lửa.
d. Các trung tâm này đạt đến tình trạng hoàn thiện như trạng thái Tinh Thần hay trạng thái Ý chí bao giờ cũng được kiểm soát đầy đủ. Các tam giác hợp nhất được tạo ra bởi tác động của lửa trí tuệ, trong khi lửa vật chất giữ chặt hình hài với nhau theo một trình tự đã được an bài. Thế nên sự phụ thuộc lẫn nhau của vật chất, trí tuệ và Tinh Thần có thể thấy được và hiện ra dưới con mắt người có nhãn thông như là sự phối hợp của 3 thứ lửa.
e. Trong Hành Tinh Thượng Đế và cơ thể của Ngài, một dãy các bầu hành tinh (1) cũng có thể được nhìn thấy và ở đây (Trang 258)
206 ta cần nhớ kỹ rằng 7 dãy của một hệ thống hành tinh là biểu hiện của một Hành Tinh Thượng Đế. Các Hành Tinh Thượng Đế đang tự biểu lộ thông qua một hệ thống gồm 7 dãy và có lẽ, sự nhấn mạnh được đưa ra không đúng lúc vào hành tinh hồng trần trọng trược, trong bất cứ dãy đặc thù nào. Điều này tạo ra sự kiện là sự quan trọng của dãy có phần nào bị bỏ qua. Mỗi một trong số 7 dãy có thể được xem như là mô phỏng 7 trung tâm lực của một trong các Hành Tinh Thượng Đế. Tuy nhiên, ý tưởng về các nhóm Chân Ngã hợp thành các trung tâm lực trong Hành Tinh Thượng Đế lại đúng, nhưng trong sự liên quan này điều quan hệ nằm ở các trung tâm lực trên cõi Bồ đề và Niết Bàn (1).
1 Trong GLBN, các Con của Trí Tuệ được nói đến như là các ngọn lửa. Trong câu kinh VII, 4 “Đây là lửa ba ngọn với 4 bấc. Bấc là các tia lửa từ ngọn lửa chẽ ba, phóng ra bởi 7 ngọn lửa. Tia lửa treo trên ngọn lửa bằng sợi Fohat tinh anh nhất”.
207 Liên hệ với điều này có một điểm cơ bản đừng bao giờ quên: 7 Hành Tinh Thượng Đế này có thể được xem như đang lâm phàm ở cõi trần qua trung gian một hành tinh hồng trần và ở đây có ẩn bí mật về sự tiến hoá hành tinh. Ở đây tàng ẩn bí mật của hành tinh chúng ta, bí mật nhất trong tất cả các hành tinh. Cũng như nghiệp quả cá nhân khác xa với nghiệp quả của các Thượng Đế khác, và nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta là một nghiệp nặng và giấu trong bí mật của phàm ngã vào lúc này.
Lại nữa, tuỳ theo các trung tâm lực hoạt động hay bất động, sự biểu lộ cũng khác nhau và sự khảo sát mở ra một thích thú to tát và trừu tượng liên quan đến Thái dương hệ.
5. Các trung tâm lực và sự Điểm đạo
Chúng ta đã bàn vắn tắt về tiến hoá của các trung tâm lực, với chức năng, cơ cấu và hoạt động dần dần tăng gia của chúng từ mức độ tương đối bất động cho đến khi chúng hoàn toàn hoạt động. Kế đó, chúng hoàn toàn trở thành các hoả luân (bánh xe lửa) sinh động, phân biệt bằng một chuyển động kép ở ngoại biên và ở các luân xa đang xoay tròn bên trong và do một hiệu quả của chiều đo thứ 4, đầu tiên tạo nên sự chỉnh hợp của các xoáy lực tinh anh bên trong với các trung tâm lực dĩ thái tương ứng ở bên ngoài. Sự chỉnh hợp này xảy ra sau cùng vào lúc điểm đạo.
Vào lúc cuộc điểm đạo xảy ra, tất cả các trung tâm lực đều linh hoạt và 4 trung tâm lực thấp (tương ứng với phàm ngã) bắt đầu chuyển luồng hoả vào ba trung tâm lực cao. Sự quay kép trong các trung tâm lực thấp được nhìn thấy rõ ràng và 3 trung tâm lực cao bắt đầu trở nên linh hoạt tương tự. Do việc đặt sát vào Điểm Đạo Trượng trong Lễ Điểm Đạo, một số kết quả được đạt đến liên quan với các trung tâm lực có thể được liệt kê như sau:
a. Luồng hoả ở đáy xương sống được hướng rõ rệt về bất
208 cứ trung tâm lực nào là mục tiêu được chú tâm đặc biệt. Điều này thay đổi tuỳ theo cung hay công tác chuyên biệt hoá của Điểm đạo đồ.
b. Trung tâm lực có hoạt động tăng lên, tốc độ tiến hoá của nó cũng gia tăng, và một số trong các nan giữa của bánh xe trở nên rực rỡ linh hoạt hơn. Các nan này, mà một số nhà nghiên cứu còn gọi là cánh của hoa sen, có liên quan chặt chẽ với các loa tuyến (spirillae, vòng xoắn ốc) khác nhau trong các nguyên tử thường tồn. Qua sự kích thích của chúng, nơi đó có một hay nhiều loa tuyến tương ứng trong các nguyên tử thường tồn, bắt đầu hoạt động trên 3 cõi thấp. Sau cuộc điểm đạo thứ ba, một sự kích thích tương tự xảy ra trong các nguyên tử thường tồn của Tam Thượng Thể dẫn đến sự phối hợp của hiện thể Bồ đề và chuyển đổi từ sự an trụ thấp thành sự an trụ cao.
c. Bằng việc đặt sát vào Điểm Đạo Trượng, mãnh lực giáng xuống từ Chân ngã đến phàm ngã được tăng gấp ba, hướng của mãnh lực đó tuỳ thuộc vào nơi mà các trung tâm lực nhận được sự chú tâm là thể dĩ thái hoặc thể cảm dục ở các cuộc điểm đạo 1 và 2, hay là Điểm đạo đồ đang đứng trước Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. Trong trường hợp sau, các trung tâm lực ở thể trí của y hay các xoáy lực, tương ứng của chúng trên các phân cảnh cao sẽ nhận được kích thích. Khi Đức Chưởng Giáo chủ lễ trong cuộc Điểm đạo 1 và 2, chiều hướng của thần lực từ Tam Thượng Thể được xoay về phía làm sinh động quả tim, đồng thời trung tâm lực cổ họng và năng lực tổng hợp thần lực của các trung tâm lực thấp được gia tăng mạnh mẽ. Khi Đấng Điểm Đạo Độc Tôn (The One Initiator) đặt sát Thần Lực Trượng của Ngài, thì luồng thần lực từ Chân Thần đi xuống, và mặc dù cổ họng và tim gia tăng mức rung động theo sự đáp ứng, thì hướng chính của thần lực cũng là tiến về bảy trung tâm lực trên đầu và sau cùng (vào lúc được giải thoát) đến trung tâm lực toả chiếu trên đỉnh đầu và tổng hợp 7 trung tâm lực thứ yếu trên đầu.
d. Vào lúc điểm đạo, các trung tâm lực nhận được một cơ
209 hội mới, đó là có được khả năng rung động và sức mạnh, điều này đưa đến kết quả như sau trong cuộc sống bên ngoài:
Thứ nhất. Tăng mức nhạy cảm và thanh lọc các hiện thể, mà trước tiên có thể đưa đến kết quả là gây nhiều đau đớn cho điểm đạo đồ, nhưng lại tạo được khả năng đáp ứng để hứng chịu cái đau khổ phụ xảy ra nặng nề hơn.
Thứ hai. Việc phát triển khả năng tâm thông có thể lại đưa đến phiền muộn nhất thời, nhưng rốt cuộc tạo nên được nhận thức về Bản ngã duy nhất trong Vạn ngã (all selves), vốn là mục tiêu phải nỗ lực.
Thứ ba. Do sự đi lên từ từ của hoả xà, mà có việc bừng cháy và tiến tới chính xác theo dạng hình học của hoả xà, qua mạng lưới dĩ thái. Kết quả của sự đi lên này là tạo ra được sự liên tục về tâm thức giúp cho điểm đạo đồ vận dụng thời gian một cách có ý thức như là một yếu tố trong các kế hoạch tiến hoá.
Thứ tư. Dần dần hiểu được Định Luật Rung Động như là một trạng thái của định luật kiến tạo căn bản; điểm đạo đồ học hỏi một cách có ý thức để kiến tạo, để vận dụng chất liệu tư tưởng, để hoàn thành các kế hoạch của Thượng Đế, để làm việc với bản chất tinh thần và để áp dụng định luật trên các cõi trí tuệ và nhờ đó tác động vào cõi trần. Chuyển động xuất phát từ vũ trụ trên các cõi trí vũ trụ và trong tiểu thiên địa cũng sẽ được nhận thấy theo cùng một trật tự như thế. Nơi đây có một ẩn ngôn huyền bí (occult hint) sẽ tiết lộ nhiều điều nếu được suy gẫm. Trong lễ điểm đạo, lúc đặt sát Thần Trượng, điểm đạo đồ sẽ hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa của Định Luật Hút trong việc kiến tạo hình hài và trong việc tổng hợp 3 loại lửa. Khả năng của y để lưu giữ những điều thu thập được và việc chính y áp dụng định luật sẽ tuỳ thuộc vào năng lực và sự tiến bộ của y.
e. Do việc đặt sát Thần Trượng, hoả xà sẽ đi lên và việc tiến lên của luồng hoả được hướng dẫn. Luồng hoả ở đáy
210 xưong sống và luồng hoả của thể trí được điều khiển dọc theo một số đường hay tam giác do tác động của Thần Trượng khi Thần Trượng di động theo một cách thức đặc
biệt. Theo Định Luật Điện Khí (the Laws of Electricity), có một lý do huyền bí rõ ràng đàng sau sự kiện đó là, mỗi điểm đạo đồ khi được trình ra với Đấng Điểm Đạo, được hai Chân Sư đi kèm theo, các Ngài đứng hai bên điểm đạo đồ. Cả ba vị hợp thành một tam giác giúp cho công việc có thể diễn tiến.
f. Sức mạnh của Thần Trượng có hai phần, còn huyền năng của Thần trượng rất khủng khiếp. Tách riêng ra một mình, điểm đạo đồ không thể nhận lượng điện thế truyền sang mà không vô cùng nguy hiểm, nhưng khi lập thành dạng tam giác, lực truyền trở nên an toàn. Hai Đức Thầy đỡ đầu cho điểm đạo đồ; tượng trưng cho hai cực của Tổng Điện (the electric All); do đó phần việc của mỗi Chân Sư là chống chịu với mọi ứng viên điểm đạo, khi các ứng viên này đến trước Đấng Điểm Đạo.
Khi các Điểm Đạo Trượng được giữ trong tay của Đấng Điểm Đạo ở vị thế hành lễ của Ngài và vào các mùa được ấn định, chúng tác động như tác nhân truyền điện lực từ các mức độ rất cao – thực ra cao đến nỗi “Viên Kim Cương cháy rực” vào lúc các cuộc điểm đạo cuối cùng (thứ 6 và thứ 7) truyền thần lực, xuyên qua Thượng Đế, hoàn toàn từ bên ngoài Thái dương hệ. Chúng ta cần nhớ rằng Thần Trượng chính yếu này là Thần Trượng được dùng trên hành tinh này, nhưng trong Thái dương hệ có nhiều Thần Trượng như thế và chúng được nhận ra ở 3 cấp, nếu có thể diễn tả như thế.
Thứ nhất. Điểm Đạo Trượng được dùng cho 2 cuộc điểm đạo đầu và được Đức Chưởng Giáo, tức Đức Christ sử dụng. Nó được từ điển hoá bằng việc đặt vào “Viên Kim Cương
Cháy Rực”, - việc từ điển hoá được lặp lại khi mỗi vị Tân Chưởng Giáo nhậm chức. Có một nghi thức huyền diệu được hoàn thành vào lúc mà một Tân Chưởng Giáo đảm nhận công tác của Ngài. Trong buổi lễ, Ngài nhận Thần Trượng – cũng là Thần Trượng được dùng từ lúc thành lập Thánh Đoàn của hành tinh chúng ta – và dâng Thần Trượng này ra trước Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, Ngài cho Thần Trượng
211 này tiếp xúc với Thần Trượng riêng của Ngài khiến cho điện năng của nó được tái nạp mới lại. Nghi lễ này diễn ra tại Shamballa ( ) ( ).
Thứ hai. Điểm Đạo Trượng được biết như là “Viên Kim Cương Cháy Rực” và được Đức Sanat Kumara, Đấng Điểm Đạo độc tôn, trong Thánh kinh gọi là Đấng Thái Cổ (Ancient of Day). Thần Trượng này được tàng trữ ở ‘Đông Phương’ và nắm giữ tiềm hoả đang toả chiếu ra từ Tôn giáo Minh Triết. Thần Trượng này được Đấng Chưởng Quản Địa Cầu mang đến khi Ngài khoác lấy sắc tướng và giáng lâm vào hành tinh chúng ta cách đây 18.000.000 năm.
Trong mỗi chu kỳ thế gian, mỗi khi Thần Trượng lệ thuộc vào một diễn tiến tương tự như diễn tiến của Thần Trượng thứ yếu chỉ vào lúc này nó được nạp điện lại bằng tác động trực tiếp của chính Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế. Chỉ có Đức Chưởng Quản Địa Cầu mới biết được nơi cất giữ Thần Trượng này, còn các vị Chohan của các Cung và (vốn là linh phù của cuộc tiến hoá này), vị Chohan của Cung thứ hai - dưới Đấng Chưởng Quản Địa Cầu - là vị bảo quản chính của Thần Trượng này, có các Thiên Thần cao cấp của cõi thứ 2 trợ giúp. Các Hoạt Động Phật chịu trách nhiệm coi sóc Thần Trượng và dưới các Ngài là các Đế Quân (Chohan) của các cung. Điều đó xảy ra chỉ vào lúc ấn định khi nào công tác đặc biệt đã được hoàn thành. Thần Trượng được dùng chẳng những vào lúc con người được điểm đạo, mà còn dùng cho một vài chức năng của hành tinh, các chức năng đó, cho đến nay không được nêu ra. Thần Trượng có vị trí và chức năng trong một số nghi lễ liên quan với vòng tiến hoá bên trong ( ) và với tam giác hợp thành bởi Địa cầu, Hoả tinh và Thuỷ tinh. Nhưng điều đó chưa được phép nói nhiều hơn 212 vào lúc này.
Thứ ba. Điểm Đạo Trượng được Thái Dương Thượng Đế vận dụng trong số các vật khác được gọi là “Linh Hoả Thất Bội” (‘Sevenfold Flaming Fire’). Thần Trượng này được Thượng Đế của sao Sirius (Thiên Lang) giao cho Thượng Đế của chúng ta và gởi đến Thái dương hệ chúng ta từ mặt trời toả chiếu đó. Một trong các mục tiêu của Thần Trượng là để dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Linh phù vĩ đại này chưa bao giờ được dùng trong cách đặc biệt này, dù là gần hai lần được dùng như thế, - một lần vào thời Atlantis, và một lần trong năm thứ ba của cuộc chiến tranh vừa qua. Thần Trượng này được dùng vào lúc điểm đạo của bảy Hành Tinh Thượng Đế trên các cõi vũ trụ. Nó cũng được dùng trong các cuộc điểm đạo của các nhóm, điều mà hầu như chúng ta không thể hiểu được. Thần Trượng được đặt sát vào các trung tâm lực của bảy Hành Tinh Thượng Đế giống như Thần Trượng nhỏ hơn được đặt sát vào các trung tâm lực của con người, hiệu quả cũng như nhau, chỉ có điều là ở trên một mức độ rộng lớn hơn. Không cần phải nói, điều này là một vấn đề bao la, trừu tượng và không liên hệ đến các con của nhân loại. Nó chỉ được đề cập đến, vì sự kê khai các Điểm Đạo Trượng sẽ không đầy đủ nếu không kể đến nó, và nó dùng để chứng tỏ sự tổng hợp kỳ diệu của toàn thể, và vị trí của Thái dương hệ trong một hệ thống còn vĩ đại hơn nữa.
Trong mọi sự việc vũ trụ ta đều thấy có định luật và trật tự hoàn hảo, và sự phân chi của thiên cơ có thể thấy được trên mọi cõi chính cũng như mọi cõi phụ. Thần Trượng vĩ đại nhất này ở trong sự chăm sóc của nhóm vĩ đại thứ nhất của các Nghiệp Quả Tinh Quân. Nó được mô tả như là Thần Trượng mang một điện thế của thần lực Fohat thuần tuý từ các cõi vũ trụ. Hai Thần Trượng nhỏ mang các sức mạnh Fohat khác nhau. Thần Trượng của Thượng Đế được giữ bên trong Thái dương và chỉ được nạp điện lại lúc bắt đầu mỗi 100 năm của Brahma.
Lý do tại sao Thần Trượng được bàn đến ở đây là vì chúng có liên quan nhất định đến các trung tâm lực vốn là các xoáy lực trong vật chất (force vortices in matter) và (dẫu rằng các
213 vận hà cho sức mạnh tinh thần hay các trung tâm lực trong đó “ý chí hiện tồn” tìm cách biểu lộ) và biểu lộ dưới hình thức hoạt động trong vật chất. Chúng là các trung tâm của sự sống, và cũng như người ta không thể, trong khi biểu lộ tách ra 2 cực Tinh Thần và vật chất, cũng vậy người ta không thể, trong khi điểm đạo, đặt sát Thần Trượng mà không đem đến các hiệu quả rõ rệt giữa hai cực. Các Thần Trượng được tích điện bằng Fohat vốn là lửa của vật chất cộng với lửa điện, đó là hiệu quả của các Thần Trượng. Bí mật không thể được giải thích rõ ràng hơn vì các bí mật về điểm đạo không thể được truyền đạt.
Nơi đây, còn nhiều điều nữa về vấn đề này được phổ biến mặc dù có nhiều kẻ đã nghe thấy các việc này.
214
215
216
217
218 TIẾT MỘT
ĐOẠN F
ĐỊNH LUẬT TIẾT KIỆM
I. HIỆU QUẢ CỦA ĐỊNH LUẬT TRONG VẬT CHẤT.
Đây là định luật chi phối trạng thái biểu lộ của vật chất, và là định luật tiêu biểu cho công việc của Thượng Đế Ngôi Ba, và của các Đấng Cao Cả vốn là hiện thân của ý chí Ngài và là các tác nhân của các mục tiêu của Ngài. Mỗi một trong các Đại Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ khoác hình thức dưới dạng Ba Ngôi Thượng Đế, được phân biệt bằng các phương pháp hoạt động khác nhau có thể được mô tả như sau:
Ngôi Ba hay trạng thái Brama của các hoạt động của các Đấng Cao Cả này vốn là biểu lộ của Ngài, được đặc trưng bằng phương pháp trong việc phân phối vật chất mà chúng ta gọi là Định Luật Tiết Kiệm. Đó là định luật chi phối sự phân bố các nguyên tử vật chất và cách tách biệt chúng ra khỏi nhau, phân bố rộng rãi, rung động nhịp nhàng, tính dị
219 trạng và đặc tính cùng chuyển động quay cố hữu của chúng. Định Luật Tiết Kiệm (Law of Economy) khiến cho vật chất luôn luôn đi theo con đường ít đối kháng nhất và là căn bản của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, tức là đối cực của tinh thần.
Trạng thái thứ hai, tức trạng thái kiến tạo hay trạng thái Vishnu, do Định Luật Thu Hút chi phối; các hoạt động của các Đấng Cao Cả là hiện thân của trạng thái này được hướng đến việc thu hút vật chất cho Tinh thần và sự tiếp cận dần dần của hai cực. Nó đưa đến kết quả trong việc kết hợp, trong việc tạo ra các khối nguyên tử trong các sự hình thành khác nhau và sự thu hút này được tạo ra bởi mãnh lực thu hút của chính Tinh Thần. Chính nó biểu lộ trong:
1. Sự kết hợp (Association),
2. Sự kiến tạo hình hài (form building),
3. Sự thích ứng của hình hài đối với rung động,
4. Tính đồng nhất tương đối của sự hợp nhất các nhóm,
5. Chuyển động xoắn có chu kỳ.
Cách làm dễ nhất không phải là định luật đối với trạng thái này. Mãnh lực thu hút của tinh thần trong việc kiến tạo hình hài, và trong việc thích ứng của hình hài đối với nhu cầu, là bí ẩn của đau khổ và sự đối kháng trên thế gian; đau khổ chỉ bị tạo nên bởi sự đối kháng, và là một giai đoạn cần thiết trong diễn trình tiến hoá. Định luật thu hút này là định luật chế ngự Tinh thần, đối cực của vật chất.
Trạng thái thứ nhất, hay ý chí hiện tồn, được chi phối bởi
Định Luật Tổng hợp và các hoạt động của các Thực Thể Thông Linh vũ trụ, vốn là các hiện thân của nó được chi phối bởi định luật hợp nhất được củng cố (law of enforced unity) và của tính đồng nhất bản thể. Đó là định luật mà sau rốt sẽ bắt đầu có hiệu lực, sau khi tinh thần và vật chất được phối hợp và tự chúng thích ứng với nhau; nó chi phối sự tổng hợp sau rốt của Bản ngã với Bản ngã, và cuối cùng với Toàn Ngã (All-Self), và cũng của bản thể với bản thể trong sự tương phản khi tổng hợp vật chất và Tinh Thần. Nó biểu lộ dưới hình thức :
220 1. Sự trừu xuất (abstraction).
2. Sự giải thoát tinh thần (Spiritual liberation)
3. Huỷ diệt hình hài qua sự triệt thoái của Tinh Thần (trạng thái Huỷ Diệt).
4. Tính thuần trạng tuyệt đối và hợp nhất bản thể tuyệt đối.
5. Chuyển động luỹ tiến.
Như vậy, có thể nhìn thấy sự tổng hợp kỳ diệu xảy đến do tác động tiến hoá của 3 định luật vũ trụ này - mỗi một trong các định luật ấy đang biểu hiện cho cách tác động của một số Thực Thể Thông Linh hay các Đấng Cao Cả vũ trụ. Hai định luật cuối cùng sẽ được nói tới đúng chỗ của chúng. Bây giờ chúng ta chỉ sẽ đề cập một cách ngắn gọn về định luật vật chất, tức là định luật Tiết Kiệm.
Đây là định luật ẩn sau những gì đã được các tác giả đạo giáo gọi một cách sai lầm là sự “Sa Đoạ” (‘The Fall’), vì trong thực tế nó được định nghĩa là diễn trình giáng hạ tiến hoá, xét về phương diện vũ trụ. Nó dẫn đến sự phân hoá thất phân trong vật chất của Thái dương hệ. Cũng như định luật Thu Hút đưa đến sự phân hoá tâm linh thất phân của các Con của Trí Tuệ và định luật Tổng hợp đem lại kết quả trong sự hoàn hảo thất phân của cùng các Trí Tinh Quân, thế nên, chúng ta có sự liên hệ lý thú giữa :
7 cõi hay 7 cấp độ vật chất.
7 Hành Tinh Thượng Đế, 7 Trí Tinh Quân Thiêng Liêng, hay 7 kiểu mẫu minh triết bác ái.
7 tính chất của minh triết, vốn được tạo ra bởi các thực thể thông linh vũ trụ, các Thiên Tôn (Kumaras), bằng sự trợ giúp tri thức qua trung gian của vật chất.
Định luật Tiết Kiệm này có nhiều định luật phụ thuộc vốn chi phối các hiệu quả của nó trên các mức độ vật chất khác nhau. Như đã nói trước đây, đây là định luật đi vào hoạt động bằng các âm thanh mà Thượng Đế đã phát ra. Linh Từ hay Diệu âm được phát ra của Đấng Sáng Tạo, tồn tại dưới các hình thức khác nhau, và trong thực tế, dù chỉ có một
Linh Từ, nhưng có nhiều vần (syllabes). Các Vần này cùng
221 hợp chung lại thành một nhóm từ của thái dương (a solar phrase); nếu được tách riêng ra, chúng tạo thành một số huyền lực từ (words of power) tạo ra các hiệu quả khác nhau
(1).
1 “…. Kinh Veda, tức là khúc ca thế giới bằng âm thanh con người được đưa ra cho con người sử dụng về mặt siêu hình theo quan điểm về ý nghĩa của nó, và về mặt ma thuật theo quan đỉểm ngâm diễn thích hợp của nó. Khúc ca thế giới này tuân theo một số luật về các cân xứng hay là luật số học Pythagore và tạo ra hiệu quả kích động của nó cho lĩnh vực chất liệu vũ trụ, đã đưa chất liệu này vào một tiến trình kết tinh, mà triết gia Plato gọi là hình học của vũ trụ. Các hình khác nhau vốn dĩ được quan sát từ một phân tử của tinh thể muối so với cơ cấu phức tạp một cách kỳ diệu của cơ thể con người, tất cả đều là cấu trúc của nhà hình học vĩ đại của vũ trụ được biết dưới tên là Viswakarma, vị thiên thần kiến trúc (deva carpenter) trong các kinh Puranas của chúng ta.
Kinh Veda được tiết lộ mà chức năng của nó là lần ra vũ trụ từ chất liệu âm thanh căn bản duy nhất được tượng trưng bằng Om, tất nhiên tự tách ra thành ba nốt đầu tiên, tiếp theo sau bảy nguyên âm, và kế đó thành bảy nốt và sau đó thành bảy kết hợp (combinations) của bảy nốt dựa vào ba nốt căn bản, và thành thánh
Đại Linh Từ (great Word) ngân lên suốt 100 năm của
Brahma hay kéo dài trong sự vang dội khắp Thái dương hệ là
ca. Tất cả các cái này rơi vào lãnh vực vật chất của các phụ âm, dần dần tạo ra các hình thức kết tinh biểu lộ mà về mặt tổng hợp được xem như là vũ trụ. Đối với một tư tưởng gia, thế giới là chuyển động huyền diệu được tạo ra bởi ca sĩ Orphée hay là Saraswati của Ấn giáo…”
“Trong kinh Vishnu Purana, phần 2, bạn sẽ thấy rằng sức mạnh vốn có ở mặt trời được tượng trưng dưới hình thức sức mạnh có 3 mặt theo kinh Veda : đó là sức mạnh như Rik sáng tạo, như Yajus bảo tồn và như Sama huỷ diệt. Do đó Rik là khúc ca sáng tạo của Thiên Thần dưới mặt trời. Yajus là khúc ca bảo tồn, còn Sama là khúc ca huỷ diệt của Thiên Thần dưới mặt trời, và khúc ca kiến tạo của thiên thần dưới mặt trăng. Do đó Rik là khúc ca của Thiên Thần còn Sama là khúc ca của Pitris và Yajus là khúc ca trung gian. Dĩ nhiên, các chức năng của Vedas phải thay đổi tuỳ theo quan điểm. Nếu bạn chọn Pitris, Sama là khúc ca kiến tạo của chúng thì Rik là âm điệu (note) huỷ diệt của chúng. Ba kinh Vedas này tương ứng với mọi bộ ba (trinity) trong Thiên Nhiên, và tôi đề nghị các bạn nên tìm thêm chi tiết trong nhiều kinh Puranas bị lạm dụng..” “Về các lực gây tác động nghiệp quả khác nhau do con người tạo ra theo cách rập khuôn chính mình và môi trường xung quanh, âm thanh hoặc ngôn từ là quan trọng nhất, vì hành động nói là tác động trong chất dĩ thái, dĩ nhiên chất này chi phối bộ bốn thấp (lower quaternary) hay là các yếu tố phong, hoả, thuỷ, địa. Âm thanh hay ngôn ngữ con người, do đó chứa đủ mọi yếu tố cần có để thúc đẩy các tầng lớp thiên thần khác nhau và các yếu tố này, dĩ nhiên, là các nguyên âm và phụ âm. Các chi tiết của khoa triết lý về âm thanh trong mối liên hệ của nó với các thiên thần đang chủ trì thế giới tinh anh, tuỳ thuộc vào lãnh vực của Mantra Sastra, mà dĩ nhiên ở trong tay của các bậc thức giả”.
Trích Some Thoughts on the Gita.
linh âm AUM. Trong sự biến phân và như được nghe thấy trong không gian và thời gian, mỗi một trong ba chữ bí nhiệm này thay cho chữ thứ nhất của một nhóm từ phụ thuộc, gồm nhiều âm khác nhau. Một từ với một chuỗi 4 âm, tạo thành rung động hay nốt của Brahma, vốn là trạng thái thông tuệ chiếm ưu thế trong vật chất. Do đó bí nhiệm ẩn
218 trong hình ngũ giác trong nguyên khí thứ 5, tức nguyên khí trí tuệ và trong 5 cõi tiến hoá của nhân loại. Năm từ này khi được ngân lên đúng âm điệu, sẽ đem lại chìa khoá cho bản chất đích thực của vật chất cũng như cho sự kiểm soát nó, - sự kiểm soát này được căn cứ trên sự diễn dịch đúng đắn của Định Luật Tiết Kiệm.
Một nhóm từ khác, lần này có 7 ký tự hay mỗi ký tự cho mỗi một trong số bảy Hành Tinh Thượng Đế, biểu hiện cho âm hay nốt của trạng thái Vishnu, tức Ngôi Hai của Thượng Đế, tức trạng thái kiến tạo hình hài. Bằng cách ngân lên chính xác hoặc một phần của nó, do bởi sự vang lên đầy đủ hoặc không đầy đủ của nó, mà các hình hài được tạo ra và được thích ứng. Định luật Hút tìm cách biểu lộ trong sự vận dụng vật chất và sự hàn gắn thành hình hài cho việc sử dụng của Tinh Thần.
Kế đến là Linh Từ thứ ba hay nhóm từ được thêm vào hai từ khác, bổ túc cho toàn bộ Linh Từ Thượng Đế, và tạo nên sự thành toàn (consummation). Đó là một Linh Từ gồm 9 ký tự, do đó tạo thành 21 âm ( 5 + 7+ 9 ) của Thái dương hệ này. 9 âm cuối cùng tạo ra sự tổng hợp tinh thần và sự tách biệt của tinh thần ra khỏi hình hài. Chúng ta có sự tương ứng trong 9 cuộc Điểm Đạo, mỗi cuộc điểm đạo đánh dấu một sự hợp nhất hoàn hảo hơn của Bản Ngã với Toàn Ngã và sự tách ra xa hơn các trở ngại vật chất.
Khi thính giác trên mọi cõi được hoàn thiện (vốn được mang lại do việc am hiểu đúng đắn Định Luật Tiết Kiệm), ba Đại Linh Từ hay nhóm từ này sẽ được biết đến. Chủ thể Tri Giác sẽ thốt ra Linh Từ theo đúng chìa khoá riêng của mình, như vậy, phối trộn chính âm thanh riêng của Ngài với toàn khối rung động, và do đó bất ngờ đạt được việc nhận thức về sự tương đồng thiết yếu của Ngài với các Đấng phát ra các linh từ này.
Khi âm của vật chất hay của Brahma ngân lên trong tai của y trên mọi cõi, y sẽ thấy mọi hình hài dưới hình thức ảo tưởng và sẽ được giải thoát, nhờ biết được chính y như là hiện hữu ở khắp nơi. Khi âm của Vishnu vang dội trong chính y, y biết được chính y là minh triết hoàn hảo, và phân
219 biệt nốt của bản thể y (hay là nốt của Đức Hành Tinh Thượng Đế mà y đang chiếm một vị trí trong cơ thể Ngài) với các nốt của nhóm và biết được chính y là toàn tri. Trong khi nốt của trạng thái thứ nhất hay trạng thái Mahadeva, nối tiếp hai nốt khác, y nhận ra chính mình là Tinh Thần thuần khiết và ở trên sự thành toàn của hợp âm (chord) đang hoà nhập trong Bản Ngã hay cội nguồn mà từ đó y xuất phát. Trí tuệ vốn là không, vật chất cũng không, không có gì còn lại trừ ra Bản Ngã hoà nhập trong đại dương Bản Ngã. Ở mỗi trình độ đều có việc thành đạt tương đối, một trong các định luật thống ngự - trước nhất là định luật vật chất, kế đó là định luật của nhóm, phải được nối tiếp bằng định luật Tinh Thần và định luật khai phóng.
II. CÁC ĐỊNH LUẬT PHỤ
Có 4 định luật phụ ở dưới định luật Tiết Kiệm, liên quan với bộ bốn thấp :
1. Định luật rung động (The Law of Vibration) liên quan đến chủ âm (key note) hay phạm vi vật chất của mỗi cõi. Do việc hiểu biết định luật này, vật chất của bất cứ cõi nào trong 7 tiểu phân của nó cũng có thể được kiểm soát.
2. Định luật Thích Nghi (The Law of Adaptation) là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi chính và cõi phụ.
3. Định luật Đẩy (The Law of Repulsion) chi phối sự liên hệ giữa các nguyên tử, nó đưa đến kết quả là việc không ràng buộc của các nguyên tử này và trong việc hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm ấn định, tách khỏi bầu (globe) hay khối cầu (sphere) của đối cực.
4. Định luật ma sát (The Law of Friction), chi phối trạng thái nhiệt (heat aspect) của bất cứ nguyên tử nào, bức xạ của một nguyên tử và hiệu quả của bức xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.
Mỗi nguyên tử vật chất có thể được khảo sát ở 4 khía cạnh và được chế ngự bởi định luật này hay định luật khác, hoặc là cả 4 định luật được nhắc đến ở trên.
a. Một nguyên tử rung động ở một mức độ nào đó. 220 b. Nó quay ở một vận tốc nào đó.
c. Nó tác động và phản ứng lại trên các nguyên tử xung
quanh nó.
d. Nó đưa thêm chỉ tiêu của nó (quota) vào nhiệt tổng
quát của hệ thống nguyên tử, bất luận thế nào.
Các qui luật tổng quát này liên hệ đến các thể của nguyên tử, có thể được nới rộng không những chỉ đối với các nguyên tử của cõi trần, mà còn đối với tất cả các thể gần như hình cầu trong Thái dương hệ và cũng bao gồm cả Thái dương hệ, xem như là một nguyên tử vũ trụ.
Nguyên tử rất nhỏ (tiny atom) của cõi trần, tức là chính một cõi, một hành tinh và một Thái dương hệ, tất cả tiến hoá theo các qui tắc này, và tất cả được chế ngự bởi Định Luật Tiết Kiệm ở một trong bốn khía cạnh của nó.
Để kết thúc, có thể thêm rằng định luật này là định luật mà các vị được điểm đạo phải quán triệt, trước khi các Ngài có thể đạt được sự giải thoát. Các Ngài cũng phải học cách vận dụng vật chất và phải làm việc với năng lượng hay lực trong vật chất theo định luật này; các Ngài phải vận dụng vật chất và năng lượng để hoàn thành được sự giải thoát Tinh Thần, và để đem lại kết quả theo Thiên Ý trong diễn trình tiến hoá.
223 TIẾT HAI
CÁC CÂU HỎI DẪN NHẬP
1. Sự liên quan của Con đối với Thái Dương là gì?
2. Sự tiến hoá là gì và nó diễn tiến như thế nào?
3. Tại sao Thái dương hệ tiến hoá theo đường lối nhị nguyên ?
4. Tâm thức (ý thức) và vị trí của nó trong hệ thống là gì ?
5. Có sự tương đồng trực tiếp giữa một Thái dương hệ, một hành tinh, một con người và một nguyên tử không ?
6. Trạng thái trí tuệ là gì? Các Trí Tinh Quân là ai ?
7. Tại sao tiến hoá theo chu kỳ ?
8. Thế nào là sự hiểu biết của cả ngoại môn lẫn nội môn ?
9. Có sự liên quan gì giữa
a. 10 hệ thống,
b. 7 hành tinh thánh thiện,
c. 7 dãy hành tinh trong một hệ thống,
d. 7 bầu hành tinh trong 1 dãy,
e. 7 cuộc tuần hoàn trong 1 dãy hành tinh.
f. 7 căn chủng và phụ chủng là gì ?
**************************
Trước khi đề cập đến đề tài lửa trí tuệ theo bảng liệt kê đã được vạch ra, có thể là hữu ích nếu một số sự kiện được nêu ra ở đây, và 1 hay 2 điểm được làm sáng tỏ. Vấn đề mà chúng ta có trách nhiệm làm sáng tỏ là một trong các bí nhiệm sâu xa và là cơ bản của mọi điều mà hiện giờ được thấy và được biết, cả về phương diện khách quan lẫn chủ quan. Chúng ta đã khảo cứu ít nhiều về cực biểu lộ (pole of manifestation) gọi là vật chất. Đề tài mà hiện giờ chúng ta đang đi vào, có liên hệ đến nhiều việc vốn có thể được xem xét dưới các thuật ngữ tổng quát như là ý thức/ tâm thức, và bằng các thuật ngữ đặc biệt bao gồm các đề tài sau đây, đó là điều quan trọng cơ bản.
224 a. Khoa học về sự biểu lộ (objectivity).
b. Sự biểu lộ của Con qua Thái Dương và các bầu thế giới
kèm theo, tức là thái dương hệ với toàn bộ của nó.
c. Sự phát triển tiến hoá của tâm thức trong thời gian và
không gian, do đó là sự tiến hoá của tinh thần và vật chất.
Nếu 3 điểm căn bản ở trên được nghiên cứu, cần để ý rằng chúng rất dễ hiểu và do đó, vì sự mênh mông của chủ đề, không thể nào cố gắng nhiều hơn nữa để đem lại sự sáng tỏ tổng quát cho quan niệm về nét chính của tiến trình, và đối với sự phát triển từ từ của ý thức. Vì lý do làm sáng tỏ phần tiếp theo của vấn đề này, trước tiên có thể là khôn ngoan khi đưa ra một số đề xuất – cho dù đã được biết và đánh giá cao - sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu dưới hình thức cái giàn theo đó để dựng lên cấu trúc được dự kiến của tri thức. Nếu một đạo sinh của Minh Triết có thể hiểu rõ bản chất của chủ đề tổng quát, lúc bấy giờ y có thể lắp một cách dễ dàng và chính xác các thông tin chi tiết vào chỗ thích hợp của nó. Có lẽ kế hoạch hay nhất sẽ là nêu ra một vài câu hỏi và kế đó tiếp tục trả lời các câu hỏi ấy – như thế các câu trả lời để cụ thể hoá các đề xuất sẽ được đưa ra. Các câu hỏi này đương nhiên hiện lên cho môn sinh của Giáo Lý Bí Nhiệm, khi y đã đạt đến trình độ mà kế hoạch lớn bắt đầu có thể thấy được đối với y, nhưng khối tài liệu đầy chi tiết được tạo ra trong phần còn lại, cho đến nay hãy còn phôi thai. Các câu hỏi mà chúng ta có thể hỏi và nghiên cứu như sau :
1. Sự liên quan của Con đối với Thái Dương là gì ?
2. Sự tiến hoá là gì và nó diễn tiến như thế nào ?
3. …
(Xem lại từ số 1 đến số 9 của đoạn trên)
Khi chúng ta đã nỗ lực để trả lời một cách ngắn gọn và rõ ràng 9 câu hỏi này, và đã hiểu rõ chúng qua các câu trả lời, điều này có mục đích nằm sau sự tiến hoá tâm thức của Con (với tất cả những gì bao gồm trong việc diễn tả đó); chúng ta sẽ ở trong một vị thế trở nên sáng suốt hơn để xem xét về thiên cơ, và để hiểu rõ hơn các giai đoạn ngay trước mắt phải đạt đến, việc mà theo quan điểm hiện nay của chúng ta phải xem như là cơ bản.
Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng sự quan tâm tỉ mỉ và sự thấu hiểu sâu xa về Thiên Cơ không có gì quan trọng đối với một người trừ phi người đó liên kết hiện tại với những gì mà y tin rằng nằm trong tương lai, trừ phi y biết chắc chắn mức độ hoàn thành và nhận thức trong đó những gì bao gồm công việc tức khắc phải đảm nhiệm trong diễn trình tiệm tiến để đạt được tâm thức đầy đủ.
226 Đồ hình IV
Sơ đồ Pleroma theo Valentinus
Trước tiên dấu . (dấu chấm), Chân Thần, Bythus (the Deep, Thái Uyên) Từ Phụ bất tri và bất khả tri, kế đó Δ (tam giác), Bythus và cặp xuất phát thứ nhất hay Duad (Lưỡng Nguyên), Nous (Mind) và Ngày Sóc Vọng Aletheia (Chân Lý). Kế đó (Hình Vuông), cặp Lưỡng Nguyên (dual Dual), Tetractys hay là Quarternary, hai nam ||, Thượng Đế (Ngôi Lời) và Anthrôpos (Người), hai người nữ, các ngày sóc vọng (Syzygies) của chúng, = Zoê (sự sống) và Ekklesia (Giáo Hội hay Tập Hợp), Bảy trong vạn vật. Tam giác Tiềm Năng của Tinh Thần, Hình Vuông Tiềm Năng của Vật Chất; Đường Thẳng Đứng Sức mạnh của Tinh Thần, còn Đường Thẳng Nằm Ngang Sức mạnh của Vật Chất. Kế đến là Pentagram (Ngũ Giác) (), Ngũ Phân, biểu tượng huyền bí của Manasaoutras hay là Con của Minh
Triết, hợp cùng các sóc vọng của chúng tạo thành 10, hay là Bộ Mười (Decad); và cuối cùng, Hexalpha hay hai Tam Giác đan vào nhau , Lục Bộ, nó với các sóc vọng tạo thành 12, hay Thập Nhị Bộ. Đó là các Tích Chứa của Pleroma hay Hoàn Thành, Ý Niệm trong Thiên Trí, 28 trong tất cả, vì Bythus hay Từ Phụ là sóc vọng Christos-Pneuma (Christ và Chúa Thánh Thần); các cái này là hậu phóng phát, và, vì thế, từ một trạng thái, tiêu biểu cho sự giáng xuống của Tinh Thần vào hình hài và Vật Chất tiến hoá, về mặt bản thể tiến hoá từ cùng một cội nguồn; và từ một cái khác, giáng xuống hay nhập thể của các Kumaras hay là các Chân Ngã cao siêu của nhân loại.
Trích từ “Lucifer” tháng 5 - 1890
I. CÓ LIÊN HỆ GÌ GIỮA CON VỚI THÁI DƯƠNG ?
Trước tiên câu hỏi này đưa chúng ta đến một suy tư, đó là Con là ai, và nhiệm vụ của Ngài là gì? Hai yếu tố được nhận biết một cách
227 phổ quát trong mọi hệ thống vốn xứng đáng với danh xưng triết học; chúng là 2 yếu tố của tinh thần và vật chất, của purusha và prakriti. Thỉnh thoảng có một khuynh hướng gây lầm lẫn các thuật ngữ như “Sự sống và sắc tướng”, “ý thức và hiện thể của ý thức” với các thuật ngữ “Tinh thần và vật chất”. Chúng được liên kết một cách rõ ràng với quan điểm mà sẽ trở nên dễ dàng nếu được thấy rõ trước khi biểu lộ, hay là đối với sự khai sinh một Thái dương hệ, đúng hơn khi sử dụng các từ ngữ Tinh Thần và vật chất. Khi cả hai được liên kết nhau trong khi biểu lộ và sau khi chấm dứt chu kỳ qui nguyên hay chuyển tiếp giữa hai hệ thống, lúc bấy giờ các thuật ngữ sự sống và sắc tướng, tâm thức và các hiện thể của tâm thức, mới chính xác hơn, vì trong giai đoạn trừu xuất (khi có có vật chất nhưng không có tri giác –ND), tâm thức vốn không có, sắc tướng cũng không có, còn sự sống, biểu lộ dưới hình thức một nguyên khí thực sự, cũng không có nốt. Có chất liệu Tinh Thần (Spiritsubstance) nhưng ở trạng thái bất động, có tính hoàn toàn trung lập, có tính tiêu cực và có tính thụ động. Khi biểu lộ cả hai gần tương tự, chúng tác động lên nhau; sự hoạt động thay thế sự bất động; tính tích cực thay cho tính tiêu cực; chuyển động thay cho thụ động và hai yếu tố nguyên thủy không còn trung hoà nhau nữa, mà hút và đẩy, tương tác và hữu dụng. Bấy giờ và chỉ bấy giờ thôi, chúng ta mới có thể có được hình hài, được sự sống làm cho sinh động và tâm thức biểu lộ qua các hiện thể thích hợp.
Điều này có thể được diễn tả như thế nào? Trong các thuật ngữ về lửa, khi hai điện cực được tiếp xúc với nhau, chúng ta có sự biểu lộ, theo đường lối nhãn quang và cảm giác huyền linh, cả về nhiệt lẫn ánh sáng. Mối liên hệ này được tạo ra và hoàn thiện trong diễn trình tiến hoá. Nhiệt và ánh sáng được tạo ra bởi sự kết hợp của hai cực, hay bởi sự phối ngẫu huyền bí của dương và âm, của Tinh thần (cha) với
228
vật chất (mẹ). Theo các thuật ngữ của cõi trần, sự phối hợp này tạo ra Thái dương hệ biểu lộ, Con của Cha và Mẹ. Theo các thuật ngữ chủ quan, điều đó tạo ra Thái Dương như là toàn thể các tính chất của ánh sáng và nhiệt. Theo các thuật ngữ về lửa, do sự hợp nhất hay nhất quán của lửa điện (Tinh thần) và lửa do ma sát (vật chất mang năng lượng) lửa thái dương được tạo ra. Lửa Thái dương này được phân biệt trước nhất với mọi lửa khác, bằng sự phát triển tiến hoá của nó và do bởi sự tăng thêm dần dần của nhiệt được cảm nhận và ánh sáng thấy được.
Để hiểu rõ hơn về vật chất trừu tượng này, chúng ta có thể xét tiểu thiên địa hay là con người đang tiến hoá trong ba cõi thấp. Con người là sản phẩm của sự tiến gần lại (hiện còn bất toàn) của hai cực là Tinh Thần (Cha trên Trời) và vật chất (Mẹ). Kết quả của sự phối hợp này là một Đấng Con của
Thượng Đế tiến lên làm người, hay là đơn vị Linh Ngã (divine Self) một mô phỏng thu nhỏ chính xác trên cõi thấp nhất của Con vĩ đại của Thượng Đế, tức Toàn Ngã, ở trong chính Ngài là toàn thể của mọi đứa con thu nhỏ của mọi Bản Ngã đã biệt ngã hoá và của mọi đơn vị. Tiểu thiên địa, diễn tả theo các thuật ngữ khác hay theo quan điểm chủ quan, là một thái dương thu nhỏ, được phân biệt bằng các tính chất của nhiệt và ánh sáng. Hiện tại, ánh sáng đó còn “giấu kín”, hay là còn bị che lấp sâu dưới một màn vật chất, nhưng vào lúc tiến hoá thích hợp, nó sẽ toả chiếu đến mức mà các bức màn vốn bị che khuất khỏi tầm mắt sẽ trở nên cực kỳ rực rỡ. Hiện nay, nhiệt của tiểu thiên địa còn ở mức độ nhỏ, hay là bức xạ từ điển giữa các đơn vị tiểu thiên địa chỉ được cảm nhận yếu ớt (theo ý nghĩa huyền bí của thuật ngữ), nhưng theo thời gian qua, các bức xạ nhiệt, – do sự mạnh lên của ngọn lửa bên trong, kết hợp với bức xạ đã được đồng hoá của các đơn vị khác – sẽ tăng gia và trở nên cân xứng đến nỗi tác động hỗ tương giữa các Bản Ngã đã biệt ngã hoá sẽ đem lại kết quả trong việc phối hợp để hoàn thiện ngọn lửa bên trong mỗi Bản Ngã và một sự phối trộn của nhiệt; điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi có “một ngọn lửa với vô số tia” bên trong nó cho đến khi sức nóng trở nên bình thường và có thăng bằng. Khi nào xảy ra trường hợp này và mỗi Con của Thượng Đế là một Thái Dương hoàn thiện, được phẩm định bằng ánh sáng và nhiệt biểu lộ một cách hoàn hảo, lúc bấy giờ toàn thể Thái dương hệ, tức Con vĩ đại của Thượng Đế, sẽ là Thái Dương hoàn hảo.
229 Thái dương hệ lúc bấy giờ sẽ được đặc trưng bằng một “ngọn lửa chói lọi” và bằng một bức xạ sẽ nối liền nó với tâm vũ trụ và như vậy đem lại sự giải thoát cho Con và việc quay trở về cội nguồn xa xưa nơi mà xung lực nguyên thuỷ xuất phát. Do đó, hãy ghi nhớ :
Thứ nhất; rằng con là kết quả rực rỡ của sự phối hợp Tinh Thần và Vật Chất, và có thể được xem như là toàn thể Thái dương hệ, Mặt Trời và 7 hành tinh thánh thiện.
Thứ hai, rằng Con biểu lộ qua đặc tính của ánh sáng và nhiệt của nó, giống như Mặt Trời thái dương (the solar Sun) biểu lộ vậy.
Thứ ba; rằng Con là sản phẩm sự phối hợp về điện của “lửa do ma sát” và lửa điện, và chính Con là ‘lửa thái dương’ hay là biểu lộ của hai lửa khác, vì thế đó là những gì được nhận thấy và những gì được cảm thấy.
Cuối cùng, do đó Con là biểu lộ trung gian và được tạo ra bởi những gì ở trên và những gì ở dưới, theo nghĩa huyền bí. Do đó, Con ở trên chính cõi của Con (cõi trí vũ trụ) là Chân Ngã thể của Thượng Đế, theo cùng nghĩa như Chân ngã thể của tiểu thiên địa là sản phẩm của sự kết hợp của Chân Thần, hay Tinh Thần với vật chất. Cũng như Chân ngã thể của con người (còn được gọi là linh hồn thể) đang ở trong tiến trình hình thành và vẫn chưa hoàn hảo, thế nên chúng ta có thể khẳng định cũng như Thái dương hệ, vì nó biểu hiện cho Sự Sống của Thượng Đế. Nó đang ở trong tiến trình hoàn thiện. Con biểu lộ qua Thái Dương và phạm vi ảnh hưởng của Thái Dương, tuy nhiên đang ở trong trạng thái phát triển từ từ, và không phải cho đến khi mỗi tế bào trong cơ thể Ngài đầy sức sống và rung động theo một phạm vi đồng nhất, Ngài sẽ “trưởng thành đầy đủ” và thành toàn. Không phải cho đến khi bức xạ của Ngài và sự toả chiếu ánh sáng của Ngài được hoàn toàn nhận thấy và cảm nhận, vị trí của Ngài trong các chòm sao (Con của Thượng Đế theo ý nghĩa vũ trụ) sẽ được viên mãn.
230 Không phải cho đến khi mỗi tế bào trong cơ thể Ngài là một bầu toả rực - ngọn lửa và ánh sáng và một nguồn bức xạ từ điện hay nhiệt, diễn tả theo huyền linh học, Con trên Bầu Trời sẽ ”toả chiếu”. Như chúng ta biết, theo quan điểm vũ trụ, mặt trời của chúng ta chỉ ở cấp đẳng thứ tư và ở trên cõi vũ trụ thấp nhất. Khi nào qua Mặt Trời, Đứa Con đạt đến biểu lộ đầy đủ (nghĩa là sự biểu lộ ánh sáng và nhiệt lực của Ngài đã hoàn hảo) bấy giờ Ngài sẽ toả chiếu trên một cõi khác, cõi trí vũ trụ. Chúng ta có sự tương đồng trong tiểu thiên địa hay con người. Khi nào ánh sáng của một người chiếu diệu đầy đủ, khi bức xạ từ điển của y đã đạt đến giai đoạn tương tác sinh động hay hoạt động tập thể, lúc bấy giờ y đã đạt đến độ tự biểu lộ đầy đủ và đã nằm trong phạm vi ảnh hưởng của y và kiểm soát được cảnh trí. Lúc bấy giờ y được xem như một Chân Sư. Y cũng ở trong cấp đẳng thứ tư; y là tứ nguyên. Cõi dĩ thái là trung tâm sự sống của y trong giác quan hồng trần, cũng như chúng ta được dạy rằng mặt trời và các hành tinh về phương diện nội môn được xem như hiện tồn trong chất dĩ thái. Trên sao, dưới vậy, đó là định luật huyền linh. Do đó, sự tương quan của Con, của Cha và của Mẹ đối với Thái Dương cũng giống như sự tương quan của con người đối với hiện thể qua đó y đang vận dụng. Đó là cách hành động của Ngài, hiện thể biểu lộ của Ngài; đó là hình hài mà cuộc sống của Ngài đang làm sinh động cho mục đích đặc biệt để:
a. Thu lấy kinh nghiệm,
b. Tạo sự tiếp xúc,
c. Phát triển đầy đủ sự tự tri,
d. Đạt được sự chế ngự hay kiểm soát đầy đủ.
e. Đạt được “mức trưởng thành” (“manhood”) về phương diện vũ trụ. Christ vũ trụ phải đạt “được tầm thước vóc dạc trọn vẹn của Đấng Christ” như đã được diễn tả trong Thánh Kinh Cơ Đốc Giáo (Bile. Ep., 4:13). (Bản dịch TK 2003).
f. Mở rộng tâm thức của Ngài.
231 Tất cả các giai đoạn này phải được hoàn thành trên các cõi vũ trụ đúng nghĩa như tiểu thiên địa, trên các cõi Thái dương hệ, cũng như nỗ lực cho các lý tưởng tương tự.
II. SỰ TIẾN HOÁ LÀ GÌ VÀ NÓ DIỄN TIẾN THẾ NÀO ?
1. Các chu kỳ sống.
Tôi không dự tính bàn đến diễn trình tiến hoá ở đây, bằng bất cứ cách nào khác hơn là vắn tắt nêu ra rằng, toàn thể phương pháp tiến hoá chỉ đơn giản là hiệu chỉnh khía cạnh vật chất so với khía cạnh Tinh thần, sao cho khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp như là một thể biểu lộ cho khía cạnh tinh thần. Chu kỳ sống của Con là 100 năm của Brahma, theo cùng ý nghĩa giống như con người có một chu kỳ sống gồm một số năm tuỳ theo nghiệp quả của y. Trong kiếp sống của một người, y biểu lộ những gì có trong y vào giai đoạn đặc biệt của mình, và dần dần phát triển từ giai đoạn tiền sinh (ante-natal period) trong đó Bản Ngã ứng linh trạng thái vật chất, cho đến khi Chân ngã sở hữu hoàn toàn hình hài đã được chuẩn bị. Giai đoạn này thay đổi tuỳ theo cá nhân. Từ lúc ngã thức đầy đủ được tìm thấy, và con người (nếu tiến bộ một cách bình thường) tự biểu lộ qua hình hài một cách thích hợp hơn bao giờ hết. Mỗi sự sống có chu kỳ nhỏ trong đại chu kỳ của Chân ngã hay Bản Ngã, thấy được sự biểu lộ đó đầy đủ hơn, mang lại cho hình hài, dưới sự kiểm soát và phát triển nhiều hơn một nhận thức hữu thức của Chân ngã, cho đến khi xảy ra một chu kỳ lên đến cực điểm của các kiếp sống trong đó Bản ngã bên trong chi phối nhanh chóng, và có đầy đủ uy lực. Hình hài trở nên hoàn toàn thích ứng; sự phối hợp 2 cực Tinh thần và vật chất được tạo ra đầy đủ; ánh sáng (lửa) và nhiệt (bức xạ) được nhìn thấy và cảm nhận một cách có hệ thống. Lúc bấy giờ, hình hài hoặc là được vận dụng một cách hữu thức cho các mục đích đặc biệt, hoặc là bị rời bỏ và con người được giải thoát. Lửa điện và lửa do ma sát được hoà nhập và kết quả là lửa thái dương bùng cháy rực rỡ.
Trải rộng ý tưởng này từ con người, một đơn vị tâm thức
232 đã biệt ngã hoá, đến Thái Dương Thượng Đế, ở một trong các thể của Ngài mà con người là một tế bào. Thể biểu lộ của mỗi Hành Tinh Thượng Đế là một trong các hành tinh thánh thiện, và các Ngài cũng nhắm vào cùng mục tiêu như con người - đạt đến biểu lộ đầy đủ trên cõi riêng của các Ngài, và cách phát triển các hiện thể của tâm thức của các Ngài đến một trình độ mà Tinh Thần có thể tỏa sáng dưới hình thức linh quang, và dưới hình thức nhiệt. Nhiệt này toả ra một cách hữu thức và với sức thu hút từ điện mãnh liệt giữa tất cả 7 nhóm trong Thái dương hệ hay hệ thống hành tinh. Từ trường tác động của chúng sẽ bao hàm phạm vi hành tinh của một và tất cả. Đưa ý tưởng này đi xa hơn đến Đấng Con và toàn thể Thái dương hệ mà Ngài đang làm sinh động; cố gắng của Ngài là tìm cách biểu lộ đầy đủ trong đó, để cho, sau cùng và một cách hữu thức, ánh sáng của Ngài có thể được nhìn thấy và nhiệt của Ngài hay là bức xạ từ điện, có thể được cảm nhận bên ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Ngài, tức vòng giới hạn Thượng Đế. Cả hai, ánh sáng và nhiệt của Đứa Con phải được cảm nhận bằng đối cực vũ trụ, mà tinh toà vốn là cực từ lực của hệ thống chúng ta.
2. Mục tiêu của các đơn vị tâm thức.
Như vậy, ý tưởng hợp nhất và phối hợp nằm dưới toàn thể hệ thống tiến hoá; con người, Hành Tinh Thượng Đế và
Vũ Trụ Nhân (tức là Con của Cha và Mẹ) phải
a. Phát ra nhiệt huyền linh vượt ngoài vòng giới hạn đã
được biệt ngã hoá riêng của chúng.
b. Tỏa chiếu về mặt huyền linh và biểu lộ ánh sáng hay
khách quan tính của lửa.
c. Mở rộng để bao hàm những gì nằm bên ngoài vùng
ảnh hưởng trực tiếp riêng của chúng.
d. Phối hợp và hoà lẫn 2 loại lửa để tạo ra lửa trung
ương một cách hoàn hảo, tức lửa thái dương.
e. Phối hợp Tinh Thần và vật chất, sao cho một thể được
tạo ra, thể đó sẽ biểu lộ Tinh Thần một cách thích hợp.
f. Phối hợp bản thể bên trong hình hài, vốn được phẩm
233 định về mặt huyền linh trong thời kỳ tiến hoá với bản thể trong mọi hình hài – theo ý nghĩa hành tinh, về phương diện con người và phương diện vũ trụ.
g. Đạt được mức trưởng thành về mặt con người, Thái
dương hệ và vũ trụ.
h. Đạt được việc chế ngự trên ba cõi của Thái dương hệ,
nói về mặt con người.
i. Đạt được việc chế ngự trên 5 cõi của Thái dương hệ,
khi nói về một Hành Tinh Thượng Đế.
j. Đạt được việc chế ngự trên 3 cõi vũ trụ khi nói đến Christ vũ trụ, Đấng Con, hay Thượng Đế biểu lộ ra bên ngoài.
3. Các Đơn Vị Tâm Thức Đang Biểu Lộ (1)
1 “Nên nhớ rằng vật chất là toàn bộ Hữu Thể (Existence) trong vũ trụ (kosmos) thuộc bên trong bất cứ cõi nào có thể nhận thức được”, GLBN I, 560.
Các Hữu Thể này có thể được kể ra như sau:
I. Bảy Hành Tinh Thượng Đế. Trong toàn thể, các Ngài hợp thành cơ thể của Thái Dương Thượng Đế.
Các danh xưng khác dành cho các Đấng Cao Cả (Beings) này là :
a. 7 Hành Tinh Thượng Đế hay Tinh Quân (Spirits)
b. Các Prajapatis.
c. 7 Đấng Chủ Quản của các Cung
d. Các Dyhan Chohans
e. 7 Tinh Quân trước Thiên Toà
f. 7 Nhất Đẳng Thiên Thần (Archangels)
g. 7 Thiên Đế (seven Logoi)
h. 7 Đấng Kiến Tạo (Builders). GLBN I, 115,130,152,535.
Các Ngài là các Đấng làm linh hoạt Cung Thiêng Liêng, cung của Thượng Đế Ngôi Hai, cùng ý nghĩa như Fohat và 7 Huynh Đệ của Ngài là toàn thể của cung Nguyên Thuỷ. GLBN I, 100, 108, 155.
a. Vật chất được làm cho phong phú bởi Cung Thông Tuệ Nguyên Thuỷ. Đây là anima mundi, linh hồn của thế giới.
b. Cung Nguyên Thuỷ là hiện thể đối với Cung Bác ái và Minh Triết Thiêng Liêng. Sự phối hợp cả hai cung là mực tiêu tiến hoá.
c. Cung Thiêng Liêng thì thất phân. Nó đưa vào 7 Thực Thể Thông Linh.
d. 7 Thực Thể Thông Linh này là :
1. Thượng Đế của Ý Chí hay Huyền Năng
2. Thượng Đế của Bác ái và Minh Triết
3. Thượng Đế của Hoạt Động
4. Thượng Đế của Hài Hoà
5. Thượng Đế của Khoa Học Cụ Thể
6. Thượng Đế của Sùng Tín hay Lý Tưởng Trừu Tượng.
7. Thượng Đế của Định Luật Nghi Thức hay trật tự.
II. Nhân loại, Chân Thần, các Đơn Vị Tâm Thức. Trong toàn thể, chúng hợp thành các thể của 7 Hành Tinh Thượng Đế. Mỗi Chân Thần thuộc về 1 trong 7 cung.
GLBN I, 197, 285, 624, II, 85, 176, 196.
III. Thiên Thần . GLBN I, 308, II, 107.
Các Thiên thần như :
a. Tinh Quân Thiên Thần của 1 cảnh giới. Phạm vi của cơ thể Ngài là toàn thể cảnh giới.
b. Các nhóm Thiên thần kiến tạo
IV. Các Thực Thể Thông Linh đã tiến hoá trong các giới khoáng chất, thực vật và động vật. GLBN I, 210, 298.
a. Sự Sống của Thượng Đế Ngôi Ba – nguyên tử vật chất.
b. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai – các nhóm nguyên tử
được kiến tạo thành hình hài, thực vật và động vật.
c. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một – Hình hài được chiếm
ngự bởi các Tinh Quân Cao Cả nhất.
V. Tinh Quân của một hành tinh. GLBN I, 178, II, 251, 500.
Nếu các mục tiêu nói ở trên được xem xét cẩn thận, nó sẽ được nhận ra làm cách nào mà mỗi mục tiêu đều có vị trí
234 trong thiên cơ, và cách nào sự tiến hóa chỉ là một thuật ngữ, được dùng để diễn tả sự phát triển dần dần trong thời gian và không gian, của năng lực có sẵn của con người, của một Hành Tinh Thượng Đế, và của Thái Dương Thượng Đế. Vị trí và vị thế của một và cả thảy so với nhau phải được ghi nhớ, vì không có ai phát triển được mà không cần đến kẻ khác. Như thế, chúng có được gì ?
a. Đấng Con, Thái Dương Thượng Đế. Ngài biểu lộ qua thái dương và 7 hành tinh thánh thiện, mỗi một trong các Ngài biểu hiện cho một trong 7 nguyên khí, cũng như Ngài trong toàn thể biểu hiện cho một trong các nguyên khí của 1 Thực Thể Thông Linh vũ trụ còn vĩ đại hơn nữa.
b. Một Hành Tinh Thượng Đế. Ngài biểu lộ qua 1 hành tinh, và là hiện thân của một trong các nguyên khí của Đấng Con, Thượng Đế. Chính Ngài cũng đang phát triển qua 7 nguyên khí, vốn là nguồn cội của sự hợp nhất bản thể của Ngài với tất cả các Hành Tinh Thượng Đế khác. Xét về phương diện vũ trụ, Đấng Con đang phát triển nguyên khí của một Đấng vũ trụ vĩ đại hơn, nguyên khí mà chúng ta gọi là bác ái minh triết. Đó là tính chất căn bản mà Ngài phải phát triển trong chu kỳ sống của Ngài. Do đó, mỗi Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân trội nhất của một nguyên khí phụ
Ngài là toàn thể của nhiều sinh linh đang tiến hoá trên một hành tinh.
VI. Nguyên Tử. GLBN I, 559, 620, 622.
Tổng kết: Về thiên ý (purpose) và mục tiêu goal) xem GLBN I,
70, 132.
thuộc của nguyên khí căn bản. Tương tự, chính Ngài cũng có 6 nguyên khí phụ cũng như Đấng Con vậy.
c. Con người. Biểu lộ trên cõi trần qua hình hài và cũng có
235 7 nguyên khí; trong mỗi chu kỳ sống, y làm việc để phát triển các nguyên khí đó. Con người cũng có màu sắc nguyên thuỷ, tuỳ theo nguyên khí căn bản biểu hiện bởi Hành Tinh Thượng Đế vốn là cội nguồn nguyên thuỷ của y. Như thế, chúng ta có:
THƯỢNG ĐẾ
Cha – Tinh Thần …………………….. Mẹ – Vật Chất
tạo ra
Đấng Con hay Thái Dương Thượng Đế, Chân ngã
Thượng Đế hữu thức đang tiến hoá qua
Mặt Trời và 7 hành tinh thánh thiện, mỗi hành tinh biểu hiện một Nguyên khí vũ trụ, trong 6 biến phân bằng phương pháp:
a. Mở rộng, kích thích rung động, tương tác từ điện hay
định luật hút và đẩy.
b. Luỹ tiến theo chu kỳ, lặp lại sự quay, nối kết với sự
tiến lên theo hình xoắn ốc, và đang phát triển :
- Đặc tính bác ái – minh triết, qua việc sử dụng hình hài bằng trí tuệ linh hoạt.
- Ngã thức đầy đủ,
- Một Thái dương hệ hoàn hảo, hay hình hài, thích ứng cho các nhu cầu của tinh thần nội tại.
Nơi đây một bảng biểu tương đồng có thể được thực hiện, để chứng minh sự tương đồng của diễn trình, trong trường hợp của một Hành Tinh Thượng Đế và một con người. Nếu chúng ta hỏi tại sao 10 hệ thống và trong 10 hành 236 tinh được thực hiện (gồm 7 thánh thiện và 3 ẩn tàng) bởi vì 7 hành tinh thánh thiện sau rốt nhập thành 3 và sau cùng 3 thành 1. Điều này có thể được vạch ra theo đường lối tương đồng như khi chúng ta xét đến 7 cung. 7 cung đang biểu lộ đều khác nhau, sau rốt được tổng hợp lại. Chúng ta được dạy là, 4 cung thứ yếu được phối hợp thành cung chính thứ 3, và sau rốt, 3 cung chính yếu phối hợp thành 1 cung tổng hợp, cung Bác ái Minh triết (Minh Triết Long, huyền linh xà đang nuốt đuôi của nó) ( ). Điều này được H.P. Blavatsky nêu ra. Do đó chúng ta có 3 cung ở trên đỉnh; chỉ có 7 cung thấy được trong diễn trình tiến hoá. Liên hệ với các Hành Tinh Thượng Đế, hoạt động qua các hành tinh, do đó có 3 hành tinh được xem như hành tinh tổng hợp, và 4 hành tinh sau rốt được phối hợp, cho đến khi cả ba đã thu hút được tinh hoa của 4; sau rốt 1 hấp thụ tinh hoa của 3 và công tác được thành toàn. Diễn trình này kéo dài nhiều ngàn năm trước, trong giai đoạn không thể tránh được của sự qui nguyên dần dần của Thái dương hệ chúng ta. Bốn trong các Hành Tinh Thượng Đế đang mưu tìm các đối cực - từ điện của các Ngài, và phối hợp cùng pha trộn. Trước tiên điều này xảy ra giữa các Ngài, các cung âm và dương phối hợp cùng pha trộn, kế đó từ 4 tạo thành 2. Hai lại phối hợp nhau lần nữa, tạo thành tổng thể hợp nhất và như vậy 1 được tạo ra phối hợp với cung chính thứ ba, trạng thái thông tuệ, - cung được tượng trưng cho Thánh Đoàn hành tinh chúng ta bởi Đức Mahachohan. Thế nên sự phối hợp sẽ diễn tiến cho đến khi sự hợp nhất tối hậu được đạt đến trong Thái dương hệ và Đấng Con đã thành toàn được Thiên Ý. Ngài là bác ái minh triết tuyệt hảo; ánh sáng của Ngài toả chiếu ra vũ trụ; phạm vi từ lực của Ngài nối tiếp với chu vi của đối cực vũ trụ của Ngài và cuộc phối ngẫu của Đấng Con đã được thực hiện. Cả hai đơn vị vũ trụ phối hợp.
Đương nhiên, nếu ở đây chúng ta hỏi đơn vị vũ trụ nào là đối cực thái dương của chúng ta, chúng ta sẽ được cho biết
237 rằng câu hỏi đó hiện tại còn bị che giấu, dù là nó có được ám chỉ đến trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm và trong các Thánh kinh khác. Một ẩn ngôn còn được giữ kín về mối liên quan của chòm sao Rua đối với Địa cầu chúng ta, nhưng không đợi đến khi có 1 tuế sai (precession) xa hơn của phân điểm (equinoxes) mới thấy được đầy đủ mối liên quan đúng đắn nào được bao hàm ( ).
III. TẠI SAO THÁI DƯƠNG HỆ NÀY TIẾN HOÁ THEO ĐƯỜNG LỐI NHỊ NGUYÊN ?
1. Vấn đề hiện tồn.
Câu hỏi thứ ba bao hàm một trong các vấn đề khó khăn nhất trong siêu hình học, và bao hàm trong việc nghiên cứu nó toàn thể bí nhiệm phức tạp, về lý do tại sao có khách quan tính ở mọi vật.
Đó là vấn đề được nêu lên dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi nhiều người của mọi trường phái tư tưởng - bởi những kẻ tín ngưỡng, họ nêu câu hỏi: “Tại sao Thượng Đế tạo nên vạn vật? Tại sao sự sống tác động lên một và tất cả?”; bởi vì các nhà khoa học trong khi tìm kiếm chân lý tối hậu, và họ nỗ lực để tìm ra động cơ thúc đẩy của tất cả những gì được nhìn thấy, và để giải thích cho sự sống thiên về giác quan; bởi các triết gia trong sự sưu khảo nhiều công phu của họ về tính chủ quan làm linh hoạt (animating subjectivity) vốn đang tự nó biểu lộ qua mọi khoa học về luân lý và đạo đức, trong mọi nền văn minh và trong mọi dân tộc; bởi nhà sinh vật học trong việc áp dụng bền bĩ để khám phá nguồn cội sự sống, và trong nỗ lực không ngừng để giải thích nguyên lý sự sống mà bao giờ cũng thấy như trốn tránh các tìm tòi của nhà sinh vật học; bởi nhà toán học, kẻ đang bàn về khía cạnh hình thể của biểu lộ trong mọi đẳng cấp toán học, nhà toán học này cho rằng Thượng Đế vạch ra hình thể, rằng định luật và phép tắc phổ cập khắp nơi, rằng cái đơn nhất (one) hiện hữu nhờ bởi cái đa hợp (many), và tuy vậy, kẻ nào không thể giải quyết vấn đề như đối với những kẻ mà sự tương đồng hình học có thể vạch ra. Thế nên, vấn đề kéo dài và nhiều đường lối tiến tới (trong nỗ lực tìm cách để giải quyết) lại kết thúc trong ngõ cụt của giả thuyết và trong việc nhận biết điều tối hậu có bản chất khó hiểu đến nỗi con người, dường như bị bắt buộc căn cứ vào một nguồn năng lượng, một nguồn sống, một nguồn thông tuệ và gọi nó bằng các tên khác nhau tuỳ khuynh hướng (tôn giáo, khoa học hoặc triết học) theo trí của họ. Thượng Đế, Toàn Linh Trí (Universal Mind), Năng lượng, Huyền lực, Đấng Tuyệt Đối, Đấng Vô Danh, các danh xưng này và nhiều danh xưng khác được thốt ra từ môi của những kẻ, mà do khía cạnh hình hài, tìm kiếm Đấng Ngự trong hình hài, mà cho đến nay không thể tìm thấy Ngài. Thất bại trong việc tìm kiếm Ngài là do bởi các giới hạn của bộ óc hồng trần, và do việc thiếu phát triển trong bộ máy mà nhờ đó tinh thần có thể nhận biết và sau rốt, nhờ đó mà Ngài có thể được nhận ra.
Vấn đề nhị nguyên tính là vấn đề tự nó hiện hữu, và không thể được giải quyết bởi kẻ nào từ chối thừa nhận sự khả hữu của hai sự kiện huyền linh sau :
1. Toàn thể Thái dương hệ là biểu hiện cho ý thức của một Thực Thể Thông linh, Đấng này xuất phát từ trên các cõi hoàn toàn ở ngoài vòng giới hạn thái dương.
2. Sự biểu lộ thì theo chu kỳ và Định Luật Tái Sinh là phương pháp mà sự tiến hoá diễn ra liên quan đến một con người, một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế. Đây là điều được nhấn mạnh trong Lời tựa của bộ Giáo Lý Bí Nhiệm về ba điều căn bản (GLBN I, 42, 44).
a. Bản nguyên Bất biến Vô giới hạn.
b. Tính tuần hoàn của vũ trụ.
c.Tính đồng nhất của mọi linh hồn với Đại Hồn.
Khi các nhà khoa học nhận thức 2 sự kiện này, lúc bấy giờ các lý giải của họ sẽ có một đường lối khác và chân lý, theo đúng thực chất của nó, sẽ bắt đầu soi sáng lý luận của họ.
Tuy nhiên, có ít người sẵn sàng chấp nhận sự soi sáng này,
239 chỉ vì ánh sáng của trực giác bị chận đứng do các bức tường mà quan năng lý luận đã dựng nên. Lưỡng nguyên tính của thái dương hệ rốt cuộc sẽ được thừa nhận tuỳ vào các yếu tố sau:
a. Chính sự hiện tồn.
b. Thời gian và không gian.
c. Tính chất của dục vọng hoặc nhu cầu.
d. Khả năng thích thu nhận có sẵn trong chính sự sống. Khả năng này, nhờ bởi sự vận chuyển, gom góp vào chính nó chất liệu mà nhờ đó nó tạo ra được hình hài, qua đó sự diễn đạt được tìm thấy, và nhờ đó nó giới hạn chính nó trong ngục tù của các thể để thu thập kinh nghiệm.
Giả sử rằng lý thuyết này coi như là đúng, một Đấng Thông Tuệ đại hùng tác động qua một Thiên Cơ được sắp xếp như thế, và Ngài chiếm ngự hình hài một cách hữu thức và hoá thân để thực hiện các mục tiêu đặc biệt của chính Ngài. Nhưng giả thuyết này chỉ là sự kiện căn bản đang ẩn dưới giáo huấn Đông phương, và là sự kiện được thừa nhận một cách rộng rãi, mặc dù được diễn tả một cách trái ngược và được xem xét bởi các tư tưởng gia của mọi trường phái tư tưởng khắp thế giới. Cho dù quan niệm này chỉ trình bày phần nào về ý tưởng thực tế đi nữa, nhưng do bởi các giới hạn của con người ở trình độ tiến hoá này, nó cũng đủ làm cơ sở cho việc con người có thể dựng nên thánh điện chân lý của y.
Đấng Cao Cả này mà chúng ta gọi là Thái Dương
Thượng Đế, không mang ý nghĩa như Thượng Đế nhân hình (personal God) của Cơ Đốc giáo, vị Thượng Đế sau này chính là con người không hơn không kém, đã phát triển thành một Đấng có huyền năng khủng khiếp, và lệ thuộc vào các đức tính cùng là tật xấu của chính con người. Thái Dương Thượng Đế vượt lên trên con người, vì Ngài là toàn thể mọi cuộc tiến hoá trong toàn bộ Thái dương hệ, kể cả con người, đó là một cuộc tiến hoá nằm ở điểm giữa có liên quan với các cuộc tiến hoá khác. Về một phương diện, Ngài được sắp vào số các Đấng vượt trên con người, và trong thiên kiếp (kalpa) vừa qua, Ngài đã đạt được và vượt quá trình độ của con người hiện giờ; ở mặt khác là vô số sinh linh thuộc về các cuộc tiến hoá dưới nhân loại, các sinh linh này, trong các thiên kiếp sắp tới sẽ đạt tới giai đoạn nhân loại. Con người đứng giữa hai nhóm và đang ở điểm thăng bằng; cái khó khăn của con người nằm ở đây. Con người không tham dự toàn thể các khía cạnh vật chất của cuộc tiến hoá, y cũng không là toàn thể sự biểu lộ của Thượng Đế Ngôi Ba, trạng thái Brahma, Ngài là biểu hiện của năng lượng thuần tuý hay sự thông tuệ, đang thúc đẩy cái mà ta gọi là chất liệu nguyên thuỷ (subtance). Con người không phải là toàn thể Tinh Thần, biểu hiện của Thượng Đế Ngôi Một, trạng thái Mahadeva, vốn là một biểu lộ của ý chí thuần khiết hay dục vọng cấp thiết, đang thúc đẩy biểu lộ. Đó chính là động cơ căn bản hay ý chí hiện tồn vĩ đại. Con người là sản phẩm của sự hợp nhất cả hai; y là nơi hội tụ của vật chất hay chất liệu trí tuệ linh hoạt và của Tinh Thần hay ý chí căn bản. Y là con sơ sinh của cuộc phối ngẫu của cả hai hay là sự nhất quán. Y khoác lấy tính khách quan để biểu lộ những gì ở trong mỗi một của hai đối cực, cộng thêm kết quả sự hoà nhập của chúng trong chính y.
2. Bản chất và nhị nguyên tính của nó.
Trong các thuật ngữ chỉ tính chất chúng ta có gì? Trí tuệ linh hoạt hợp nhất với ý chí hay huyền năng tạo thành ‘Đứa Con Tất Yếu’ (như H.P.B. diễn tả) (GLBN I, 74) vốn biểu hiện cho trí tuệ, ý chí hay dục vọng và sự biểu lộ kết hợp tiềm tàng của chúng là bác ái minh triết.
Bằng thuật ngữ Lửa, chúng ta có thể diễn tả một tư tưởng tương đồng như thế nào? Lửa tiềm tàng trong vật chất – chính lửa là sản phẩm của cuộc biểu lộ trước của cùng Thực Thể Thông Linh, hay là tính chất tương đối hoàn hảo được hoàn thành bởi Đấng này trong một lần lâm phàm trong vũ trụ trước kia - lại bắt đầu hoạt động bởi ước vọng của cùng
Đấng đó để vận chuyển bánh xe luân hồi lần nữa. ‘Lửa do ma
241 sát’ đó tạo ra nhiệt và bức xạ, đồng thời gây ra một phản ứng từ phía ‘lửa điện’ đối nghịch hay tinh thần. Ở đây, chúng ta
có ý tưởng về cung đang tác động qua vật chất vì phản ứng của lửa điện là bao giờ cũng tiến tới, như đã nói ở trên. Tia “lửa điện” duy nhất rơi vào vật chất. Đây là cuộc phối ngẫu trong hệ thống của Cha và Mẹ. Kết quả là sự pha trộn của hai lửa và sản phẩm hợp nhất của sự biểu lộ của lửa đó được chúng ta gọi là ‘lửa thái dương’. Như thế Đấng Con được tạo ra. Trí Tuệ linh hoạt và Ý chí được hợp nhất và bác ái minh triết, khi được hoàn thiện qua cuộc tiến hoá, sẽ tạo nên kết quả.
Lửa điện hay Tinh Thần, hợp nhất với lửa do ma sát (nhiệt) tạo nên lửa thái dương hay ánh sáng.
Như vậy, khi Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ khoác lấy hình hài, cộng thêm vào trí tuệ linh hoạt vốn là sản phẩm của lần hoá thân trước của Ngài, có thêm một đặc tính nữa, vốn có sẵn và tiềm tàng, đó là đặc tính bác ái minh triết. Đây là khả năng để yêu thương những gì đang biểu lộ hay là phi ngã, và cuối cùng sử dụng sắc tướng một cách minh triết. Ý chí thuần tuý, cho đến nay là một điều trừu tượng và chỉ sẽ được phát triển đầy đủ trong một lần hoá thân khác của Thượng Đế. Trí tuệ hay sự thông tuệ không phải là điều trừu tượng; đó là một cái gì Hiện Hữu. Bác ái minh triết cũng không phải là điều trừu tượng. Nó ở trong diễn trình phát triển hay biểu lộ và là trạng thái của Đấng Con.
Những điều đã nói ở trên không có gì là mới mẻ cả, nhưng các ý tưởng về lưỡng nguyên bản thể này được gom chung lại với nhau, để nhắc nhở trí tuệ chúng ta cần xem xét các điều này, theo quan điểm đối với vị trí của chúng trong hệ thống vũ trụ, chớ không theo quan điểm của riêng cuộc tiến hoá hành tinh của chúng ta và của chính con người. Nhân loại là cuộc tiến hoá qua đó trạng thái Con là để biểu lộ chính nó
242
một cách hoàn hảo nhất trong hoá thân vũ trụ này. Con người phối hợp các cặp đối hợp và 3 loại lửa hội nhập trong y. Con người là biểu hiện hoàn hảo nhất của nguyên khí trí tuệ, và có thể được xem như, theo một quan điểm rất lý thú là kiệt tác của Brahma. Con người là lớp vỏ cho sự sống của Thượng Đế; con người là tâm thức đã biệt ngã hoá của Thượng Đế, biểu lộ qua 7 Manasaputras thiêng liêng hay Hành Tinh Thượng Đế, mà trong cơ thể của Ngài mỗi đơn vị của gia dình nhân loại đều tìm thấy vị trí. Con người là trạng thái Vishnu trong tiến trình phát triển qua trí tuệ của Brahma, được thúc đẩy bởi ý chí của Mahadeva (Đại Thiên thần). Do đó, theo một nghĩa đặc biệt, con người rất quan trọng vì y là vị trí nhất quán cho cả ba trạng thái, tuy nhiên, y không quan trọng tí nào vì y không phải là đỉnh của tam giác, mà chỉ là trung điểm, nếu chúng ta xét tam giác như thế này :
Tinh Thần – Cha Con hay nhân loại.
Vật chất - Mẹ.
Sự tiến hoá của Con hay sự hoá thân vũ trụ của Christ rất là quan trọng trong các kế hoạch của Đấng còn vĩ đại hơn Thái Dương Thượng Đế, Đấng Vũ Trụ Thượng Đế. Các nguyên khí sinh động của các chòm sao kết hợp và các hệ thống chứng kiến sự tiến triển cơ tiến hoá của Đấng Con một cách vô cùng chăm chú.
Cũng như địa cầu được xem như điểm chuyển hướng hay chiến trường giữa Tinh Thần và Vật Chất, do đó vô cùng quan trọng, Thái dương hệ của chúng ta cũng chiếm một vị trí tương tự như thế trong hệ thống vũ trụ. Vũ Trụ nhân tức Arjuna thái dương, đang tranh đấu cho ngã thức đã được biệt ngã hoá hoàn hảo của Ngài, và cho tự do và thoát khỏi hình hài ; thoát khỏi phi ngã. Cũng thế, con người trên hành tinh này cũng chiến đấu cho các lý tưởng tương tự trên mức độ vô cùng bé nhỏ của y; Michael và các Thiên Thần của Ngài, hay là các Hành Tinh Thượng Đế thiêng liêng cũng chiến đấu như thế trên trời, vấn đề của các Ngài cũng tương tự nhưng ở trên mức độ cao hơn.
Lưỡng nguyên tính và sự tương tác giữa cả hai tạo ra:
243 a. Khách quan tính hay là Đấng Con biểu lộ hay Thái Dương.
b. Chính sự tiến hoá.
c. Sự phát triển đức tính.
d. Thời gian và không gian.
Các câu hỏi mà hiện giờ chúng ta đang bận tâm giải đáp hàm chứa một số khía cạnh biểu lộ căn bản, chủ yếu là được xét theo khía cạnh chủ quan hay tâm linh.
IV. TÂM THỨC LÀ GÌ ? TÂM THỨC CÓ VỊ TRÍ GÌ TRONG HỆ THỐNG CÁC SỰ VIỆC ?
Tâm thức có thể được định nghĩa như là khả năng lĩnh hội và liên hệ trước tiên đến sự liên kết giữa Ngã với Phi ngã, giữa Chủ Thể Nhận Thức với Điều Được Nhận Thức, và giữa Chủ Thể Suy Tưởng với điều được suy tưởng. Tất cả các định nghĩa này có liên quan đến việc chấp nhận ý tưởng về lưỡng nguyên tính, thừa nhận những gì khách quan và những gì ẩn sau tính cách khách quan ( ).Tâm thức biểu hiện những gì có thể được xem như trung điểm trong sự biểu lộ. Nó hoàn toàn không liên quan đến cực của Tinh Thần. Nó được tạo ra bởi sự kết hợp hai cực và diễn tiến tương tác cùng là sự thích ứng cần thiết xảy ra sau đó. Trong nỗ lực để hình dung được rõ ràng có thể kê khai như sau:
244 Cực thứ nhất Điểm hợp nhất Cực thứ hai Thượng Đế Ngôi 1…Thượng Đế Ngôi 2… Thượng Đế Ngôi 3.
Mahadeva ………… Vishnu ……………. Brahma
Ý chí ………………. Minh triết –Bác ái .…Trí tuệ linh hoạt.
Tinh thần …………... Tâm thức ……………Vật chất.
Cha …………………..Con ………………… Mẹ.
Chân Thần …………. Chân Ngã ………...... Phàm Ngã.
Bản ngã …………..... Sự liên hệ ở giữa……Phi Ngã.
Chủ Thể Tri Thức…..Tri Thức ……………. Cái được tri thức.
1. Tâm thức Tuyệt đối hay Thượng Đế thức … Thượng Đế không
biểu lộ.
“Ta là Linh ngã” (“I am that I am”)
2. Tâm thức đại đồng hay tập thể thức……… Thượng Đế biểu lộ.
“Ta là Cái Đó” (“I am That”) Tâm thức của Hành
Tinh Thượng Đế.
3. Tâm thức cá nhân hay Ngã Thức ……...….. Tâm thức con người.
“Tôi hiện hữu” (“I am”)
4. Tâm thức hay tâm thức nguyên tử ……Tâm thức dưới nhân loại. Mục tiêu của tâm thức đối với:
1. Một Hành Tinh Thượng Đế …….... Tuyệt đối thức.
2. Con người ……………………... Tập thể thức.
3. Nguyên tử ……… …………….. Ngã thức. Thượng Đế là Đại Thiên Địa đối với Con Người.
GLBN I, 288, 5
Con người là Đại Thiên Địa đối với nguyên tử…
Tổng kết: Sự sống và các sự sống. GLBN I, 281, 282
Sự sống ……………. Nhận thức ……..….. Hình hài.
Con người có thể tiếp tục đưa ra vô số danh xưng, nhưng các tên gọi trên đây cũng đủ để chứng tỏ mối liên hệ giữa Thượng Đế Ba Ngôi, trong khi biểu lộ. Cần phải nhấn mạnh sự kiện rằng Thái dương hệ biểu hiện cho mối liên hệ Thượng Đế kể trên trong sự tiến hoá ngoại cảnh và toàn thể mục tiêu phát triển tiến hoá là mang lại cho Con của Cha và Mẹ, đến mức nhận thức viên mãn, đến chỗ có ngã thức hoàn toàn và đến tri thức đầy đủ và linh hoạt. Về mặt khách quan, Đấng Con này là Thái dương hệ, về mặt nội tại là ý chí hay quyền năng, về mặt chủ quan Ngài là bác ái minh triết. Đặc tính sau cùng này đang ở trong diễn trình phát triển xuyên qua việc vận dụng trí tuệ hoạt động.
Ba Ngôi biểu lộ của Tam Vị Nhất Thể Thượng Đế, mưu tìm sự phát triển đầy đủ bằng cách giúp nhau. Ý chí hiện tồn của trạng thái Mahadeva, đang tìm kiếm với sự trợ giúp của trí thông tuệ của Brahma, để phát triển bác ái minh triết, hay trạng thái Con, trạng thái Vishnu. Trong hệ thống tiểu thiên địa, phản ảnh của Thượng Đế Ba Ngôi, con người đang nỗ lực qua ba hiện thể để đạt đến cùng mức phát triển trên chính cõi của y. Trên các cõi cao, các Hành Tinh Thượng Đế (qua atma-buddhi-manas) nhắm vào cùng sự phát triển tương tự. Cả hai, tức Hành Tinh Thượng Đế cộng với các đơn vị trong các thể của Ngài, tạo thành các Chân Thần của thiên thần và con người, trong toàn thể của các Ngài, hợp thành Thái
Dương Thượng Đế. Khi con người thành toàn, lúc bấy giờ các
245 Hành Tinh Thượng Đế cũng hoàn thành; khi các Ngài đạt đến sự phát triển và có được ngã thức trên mọi cõi, lúc bấy giờ Đấng Con cũng thành toàn và Thái dương hệ (thể biểu lộ và kinh nghiệm của Ngài) đã đáp ứng được mục tiêu của nó.
Đấng Con được giải thoát. Hãy nới rộng ý niệm về sự phát triển tâm thức tam phân này đến Thượng Đế trong một chu kỳ lớn hơn (đối với chu kỳ của 3 Thái dương hệ trong số ấy đây là Thái dương hệ trung gian) và chúng ta đã lặp lại trên các cõi vũ trụ liên quan đến Thượng Đế, diễn trình phát triển của nhân loại trong 3 cõi thấp.
ĐẠI THIÊN ĐỊA (MACROCOSM)
Thái dương hệ thứ nhất…đã biểu hiện…… Nguyên khí “Ta là”
(the “I am” principle.)
Thái dương hệ thứ hai… đang biểu hiện… Nguyên khí “Ta là Cái Đó”.
Thái dương hệ thứ ba…. sẽ biểu hiện …Nguyên khí “Ta là Linh Ngã”
TIỂU THIÊN ĐỊA
Biểu lộ thứ nhất, Phàm Ngã, biểu hiện Nguyên khí “Ta là”
Biểu lộ thứ hai, Chân Ngã, đang biểu hiện nguyên khí “Ta là cái ấy”
Biểu lộ thứ ba, Chân Thần, sẽ biểu hiện Nguyên khí “Ta là Linh Ngã”
Như vậy, các yếu tố khác nhau góp phần vào kế hoạch tổng quát của các sự vật, và tất cả đều có liên hệ với nhau và tất cả đều là các phần và các thành viên gây hứng thú cho các phần khác.
V. CÓ SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRỰC TIẾP GIỮA SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT HỆ THỐNG, MỘT HÀNH TINH, MỘT CON NGƯỜI VÀ MỘT NGUYÊN TỬ KHÔNG?
Với câu hỏi này, nếu sự ước muốn biểu lộ một cách chính xác, thì câu giải đáp phải là: Không, sự tương đồng không bao giờ đúng ở chi tiết mà chỉ ở trong một số tương ứng cơ bản rộng rải. Trong tất cả 4 yếu tố, có các điểm tương đồng không thể thay đổi, nhưng việc phát triển các giai đoạn tăng trưởng có thể không hiện ra cùng trong sự tiến hoá trong chi 246 tiết, xét theo quan điểm con người trong ba cõi thấp, bị cản trở vì y bị hạn chế trong sự hiểu biết. Các điểm tương đồng giữa cả 4 có thể được tóm tắt như sau, chọn nguyên tử trên cõi trần như là khởi điểm và phát triển quan niệm từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.
Một nguyên tử (1).
a. Một nguyên tử gồm một dạng gần hình cầu chứa trong
chính nó một nhân của sự sống.
b. Một nguyên tử chứa trong chính nó các phân tử đã biến phân, hợp thành chính nguyên tử trong toàn thể của nó.
1 Liên quan với nguyên tử, GLBN viết :
1. Trí tuệ tuyệt đối rung động qua mọi nguyên tử. GLBN I, 298 2. Nơi nào có một nguyên tử vật chất, nơi đó có sự sống.
GLBN I, 245
3. Nguyên tử là một biểu lộ cụ thể của Năng Lượng Vũ Trụ
GLBN I, 201
4. Cũng thế, các sự sống vô hình bao gồm các nguyên tử v..v..
GLBN I, 281
5. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều có ngã thức tiềm tàng.
GLBN I, 132
6. Các nguyên tử và linh hồn đều đồng nghĩa theo ngôn ngữ của
điểm đạo đồ. GLBN I, 620
7. Nguyên tử hoàn toàn tuỳ thuộc vào lãnh vực của siêu hình học.
GLBN I, 559.
8. Thượng Đế tính ở trong mọi nguyên tử GLBN I, 89, 183.
9. Mọi nguyên tử đều chịu biến phân không ngừng GLBN I, 167. 10. Mục tiêu tiến hoá của nguyên tử là con người. GLBN I, 206
11. Một mầm mống hiện hữu ở tâm của mọi nguyên tử.
GLBN I, 87, II, 622
12. Trong mọi nguyên tử đều có nhiệt (sức nóng) GLBN I, 112
13. Mỗi nguyên tử đều có 7 cõi hiện tồn. GLBN I, 174
14. Các nguyên tử đều là các rung động. GLBN I, 694
Thí dụ, chúng ta được biết rằng nguyên tử hồng trần chứa trong chu vi của nó 14 tỉ nguyên tử nguyên hình (archetypal atoms), tuy nhiên, hàng tỉ nguyên tử nguyên hình này biểu lộ như là một.
c. Một nguyên tử được phân biệt bằng hoạt động và biểu
thị các tính chất về:
- Chuyển động quay.
- Năng lực phân biện.
- Khả năng phát triển.
d. Chúng ta được biết rằng một nguyên tử chứa trong
chính nó ba vòng xoắn ốc chính yếu và 7 vòng thứ yếu
247 ( ), cả 10 vòng đang ở trong diễn trình tạo sinh lực, nhưng chưa đạt được hoạt động đầy đủ. Chỉ có 4 là đang hoạt động ở trình độ này và cái thứ 5 đang ở trong tiến trình phát triển.
e. Một nguyên tử được Định Luật Tiết Kiệm chi phối, đang từ từ rơi vào ảnh hưởng của Định Luật Hút, và sau rốt rơi vào ảnh hưởng của Định Luật Tổng Hợp.
f. Một nguyên tử nằm đúng vị trí của nó trong mọi hình
hài; chính sự kết hợp của các nguyên tử tạo nên hình hài.
g. Sự đáp ứng của nó đối với sự kích thích bên ngoài:
- Kích thích do điện, ảnh hưởng đến hình hài biểu lộ ra ngoại cảnh.
- Kích thích do từ lực; tác động trên sự sống bên trong.
- Hiệu quả hợp nhất của hai loại kích thích này tạo nên sự tăng trưởng và sự phát triển nội tại.
Do đó một nguyên tử được phân biệt bằng:
1. Dạng thức gần hình cầu của nó. Vòng giới hạn của nó được xác định và nhận thấy.
2. Sự sắp xếp bên trong của nó, bao gồm phạm vi ảnh hưởng của bất cứ nguyên tử đặc thù nào.
3. Hoạt động sống động của nó, hay là mức độ đưa đến những gì mà sự sống ở trung tâm làm sinh động nguyên tử, một điều có liên quan ở trình độ này.
4. Cơ cấu tổ chức thất phân bên trong của nó đang trong diễn trình tiến hoá.
5. Sự tổng hợp sau cùng của nó ở bên trong từ 7 thành 3.
6. Sự liên hệ tập thể của nó.
7. Sự phát triển tâm thức của nó hay sự đáp ứng.
Dựa vào các sự kiện trên của nguyên tử, chúng ta có thể nới rộng ý kiến hiện giờ đến con người theo cùng nét chính như sau :
Con Người.
a. Con người có dạng gần hình cầu, y có thể được thấy như một vòng giới hạn tròn, một hình cầu vật chất với cái
248 nhân sự sống ở trung tâm. Trong khi xác nhận điều này, chúng ta xem xét con người thực ở vị trí căn bản của nó như là Chân Ngã, với phạm vi biểu lộ của y, linh hồn thể, - thể đó vốn hợp thành trung điểm giữa Tinh Thần với vật chất.
b. Con người chứa trong chính mình các nguyên tử đã biến phân, mà trong toàn thể chúng tạo thành hình hài biểu lộ của con người trên các cõi biểu lộ của y. Tất cả được làm cho linh hoạt bằng sự sống của y, bằng ý chí hiện tồn bền bĩ của y; tất cả đều rung động theo mức độ được đạt tới bằng sự tiến hoá của con người. Như được thấy từ trên các cõi cao, con người biểu lộ như một khối cầu (hay các khối cầu) với vật chất đã biến phân, rung động với một mức độ nào đó, nhuộm một màu sắc nào đó và xoay đối với một chủ điểm cố định – chủ điểm thuộc chu kỳ sống của y.
c. Con người được phân biệt bởi hoạt động trên một hay
nhiều cõi trong ba cõi thấp, và biểu lộ đặc tính của :
1. Chuyển động quay hay sự xoay vòng riêng biệt của y trên bánh xe cuộc sống, quanh cực chân ngã của y.
2. Khả năng phân biện hay là năng lực chọn và thu hoạch kinh nghiệm.
3. Khả năng tiến hoá, tăng gia rung động và tạo sự tiếp xúc.
d. Con người chứa trong chính y 3 nguyên khí chính yếu: ý chí, bác ái - minh triết, trí tuệ linh hoạt hay khả năng thích ứng – và biến phân của chúng thành 7 nguyên khí. Các nguyên khí này sau rốt tạo thành 10 trong số biểu lộ hoàn hảo, đang ở trong diễn trình đem lại sinh khí, nhưng chưa đạt đến mức phát triển đầy đủ. Chỉ có 4 nguyên khí trong con người là linh hoạt, và con người đang ở trong tiến trình phát triển nguyên khí thứ năm hay nguyên khí trí tuệ. Chú ý đến sự tương đồng hoàn hảo như thế nào giữa con người, xét theo 4 thể thấp đang phát triển nguyên khí trí tuệ, và nguyên tử với 4 loa tuyến của nó linh hoạt, còn loa tuyến thứ 5 đang ở trong tiến trình kích thích.
e. Con người bị chế ngự bởi Định Luật Hút, đã tiến hoá
249 qua Định Luật Tiết Kiệm và đang ở dưới Định Luật Tổng Hợp. Sự tiết kiệm chế ngự tiến trình vật chất, mà với tiến trình này con người không có liên hệ hữu ý nhiều lắm; sự thu hút chế ngự sự liên hệ của nó với các đơn vị khác hay các nhóm khác và sự tổng hợp là định luật của Chân ngã con người, với sự sống bên trong hình hài.
f. Con người thấy được vị trí của mình bên trong hình hài tập thể. Các nhóm Chân ngã và Hành Tinh Thượng Đế được tạo thành do sự tập hợp của các đơn vị con người và thiên thần.
g. Sự đáp ứng của con người đối với sự kích thích bên
ngoài :
- Kích thích điện, tác động vào hình hài bên ngoài hay sự đáp ứng sinh khí.
- Kích thích từ lực, tác động trên sự sống bên trong của y. Kích thích này xuất phát từ nhóm Chân ngã của y và về sau, từ Hành Tinh Thượng Đế mà y là một tế bào trong cơ thể Ngài.
- Hiệu quả kết hợp của hai kích thích này đem lại sự tăng trưởng và phát triển vững vàng.
Do đó, con người được phân biệt bởi :
1. Dạng thức gần hình cầu của y. Vòng giới hạn của y được xác định và được nhận ra.
2. Sự sắp xếp bên trong của y; toàn thể phạm vi ảnh hưởng của y ở trong tiến trình phát triển. Hiện nay phạm vi đó bị giới hạn và lãnh vực hoạt động của y còn bé nhỏ. Khi Chân Ngã thể đã phát triển, nhân của sự sống ở trung tâm tăng gia phạm vi kiểm soát của nó cho đến khi toàn thể đi vào khuôn phép.
3. Sự hoạt động sống động hay phạm vi mà vào bất cứ lúc nào đã định, y biểu lộ ngã thức hay kiểm soát phàm ngã của y.
4. Cơ cấu tổ chức thất phân bên trong của y; sự phát triển 7 nguyên khí của y.
250 5. Sự tổng hợp bên trong sau rốt của y, dưới tác động của 3 định luật, từ 7 thành 3 và sau đó trở thành 1.
6. Sự liên quan tập thể của y.
7. Sự phát triển tâm thức của y, đáp ứng với tiếp xúc, do đó tăng gia tri thức.
Hành Tinh Thượng Đế (1).
Mỗi Hành Tinh Thượng Đế cũng được xem như có dạng gần hình cầu. Ngài có vòng giới hạn của Ngài như nguyên tử
1 Các Hành Tinh Thượng Đế là :
1. Tổng hợp của tâm thức GLBN I, 626
2. Các Đấng Sáng Tạo .. GLBN I, 477, 481-485 so với GLBN II 244.
a. Các Ngài là 7 sáng tạo nguyên thuỷ, hay là khoác lấy thể dĩ
thái bởi một Heavenly Man.
b. Các Ngài là 7 sáng tạo thứ yếu hay là khoác lấy hình hài vật
chất trọng trược.
Truy nguyên điều này trong Tiểu thiên địa và công việc của các thiên thần dĩ thái trong việc kiến tạo các thể.
c. Tập hợp trí tuệ thiêng liêng GLBN I, 488
d. Các Con sinh từ trí của Brahma GLBN I, 493, II,610,618 Các Ngài là Tứ Nguyên Thượng Đế, Năm và bảy.
e. 7 Cung GLBN I, 561, II, 210.
Các Ngài là 7 con đường trở về với Thượng Đế...Tinh Thần.
Các Ngài là 7 nguyên khí về phương diện siêu hình.
Các Ngài là 7 giống dân về phương diện vật chất.
f. Các Đấng của sự tôn sùng không ngừng nghỉ và không mệt
mỏi GLBN II, 92
g. Các thất bại của Thái Dương Hệ, trước GLBN II, 243
h. Các đối cực đối với chòm sao Rua GLBN II, 579, 581. Về phương diện huyền linh, Thái dương hệ chúng ta là dương và chòm sao Rua là âm.
Một Hành Tinh Thượng Đế trong hệ thống hành tinh của Ngài
sáng tạo một cách tương tự. Xem GLBN II, 626
và con người đang có. Vòng giới hạn này bao gồm toàn thể hệ thống hành tinh; bầu vật chất trọng trược của bất cứ một dãy hành tinh nào, cũng tương tự trong trường hợp của Ngài, so với thể vật chất của bất cứ người nào và so với nguyên tử trên cõi trần. Mỗi hệ thống tiến hoá gồm 7 dãy hành tinh là sự biểu hiện cuộc sống của một Thực Thể Thông Linh, Ngài chiếm ngự nó như con người chiếm một thể của y, vì mục đích biểu lộ là để thu đoạt kinh nghiệm.
251 b. Một Hành Tinh Thượng Đế chứa bên trong chính Ngài những gì tương ứng với các tế bào bên trong các hiện thể biểu lộ của con người. Các nguyên tử hay tế bào trong cơ thể Ngài được làm bằng toàn thể các đơn vị thiên thần và con người, rung động theo chủ âm của Ngài và đáp ứng với phạm vi sự sống của Ngài. Tất cả được giữ lại với nhau và được làm sinh động bởi ý chí hiện tồn của Ngài; và tất cả đều rung động theo trình độ mà Ngài đã đạt được trong cuộc tiến hoá. Theo quan điểm vũ trụ; một Hành Tinh Thượng Đế có thể được xem như một bầu sự sống kỳ diệu, vốn bao gồm bên trong phạm vi ảnh hưởng của nó, năng lực rung động của toàn thể hệ thống hành tinh. Ngài tạo rung động tới một mức độ nào đó có thể được ước đoán bằng hoạt động của sự sống đang đập nhịp ở trung tâm bầu hành tinh; toàn bộ hệ thống hành tinh được tô điểm bằng một màu sắc nào đó; đang xoay quanh một chủ điểm cố định, vốn là chủ điểm của chu kỳ sống của Ngài bên trong kỳ đại khai nguyên hay chu kỳ Thượng Đế.
c. Một Hành Tinh Thượng Đế được phân biệt do hoạt động của Ngài trên một trong các cõi mà chúng ta gọi là Triadal hay Atma-Buddhi-Manas, giống như con người được phân biệt bởi hoạt động của y trên một trong các cõi trong 3 cõi thấp, tức là cõi hạ trí, cảm dục, hồng trần. Sau rốt, con người có được ngã thức trên cả ba. Cuối cùng Hành Tinh Thượng Đế có ngã thức đầy đủ trên ba cõi cao hơn. Mọi chuyển động luỹ tiến hay gia tăng sức sống trong toàn thể con người trong ba cõi thấp, đi song hành với một hoạt động tương tự trên ba cõi cao. Tác động và sự tương tác giữa sự sống đang làm sinh động các nhóm hay các Hành Tinh Thượng Đế, và sự sống làm sinh động các nguyên tử hay con người vốn hợp thành các đơn vị trong các nhóm vừa bí mật vừa kỳ diệu. Một Hành Tinh Thượng Đế trên các cõi riêng của Ngài cũng biểu lộ các đặc tính của chuyển động quay hay hoạt động có chu kỳ đặc thù của Ngài, chung quanh bánh xe sự sống của Ngài, một hệ thống hành tinh, và như thế chung quanh cực Chân ngã của Ngài.
252 – Khả năng phân biện hay là năng lực chọn lựa và do đó thu thập kinh nghiệm. Các Ngài là hiện thân của trí tuệ hay năng lực thông tuệ (do đó các Ngài được gọi là Trí Tinh Quân thiêng liêng), vốn thông hiểu, chọn lọc và tách ra, như vậy đạt được kiến thức và ngã thức. Các Ngài phát triển năng khiếu trí tuệ này trong các thiên kiếp trước hay các thái dương hệ trước. Mục đích của các Ngài hiện giờ là sử dụng những gì đã phát triển để đem lại một số hiệu quả đặc biệt và để đạt được một số mục tiêu đặc biệt.
– Năng lực tiến hoá, gia tăng rung động, thu thập tri thức và tạo nên sự tiếp xúc. Rung động được gia tăng này có tính cách tiệm tiến và trật tự tiến hoá cùng các diễn tiến từ trung tâm này đến trung tâm khác như nó đang xảy ra trong con người và như nó tác động trong trường hợp của các loa tuyến của nguyên tử. Mục đích của các Ngài là đạt được sự tiếp xúc đồng đều với nhau và sau rốt để phối hợp các chủ thể riêng rẽ của các Ngài thành Thực Thể Duy Nhất, đồng thời giữ lại ngã thức đầy đủ hay có được cái ngã đã được biệt ngã hoá.
d. Một Hành Tinh Thượng Đế chứa đựng trong Ngài 3 nguyên khí chính: ý chí, bác ái – minh triết, thông tuệ, và sự biểu lộ của chúng qua 7 nguyên khí, rất thường được bàn đến trong văn chương huyền linh của chúng ta. Các nguyên khí này tạo thành 10 trong cái hoàn thiện tối hậu của Ngài, vì 7 được phân giải thành 3 và 3 thành 1.
Dĩ nhiên, mỗi Hành Tinh Thượng Đế đều có sắc thái hay nguyên khí sơ khởi của Ngài, giống như con người và nguyên tử đang có. Đối với sắc thái hoặc nguyên khí nguyên thuỷ con người cũng có những gì của Hành Tinh Thượng Đế, vì con người là một đơn vị trong cơ thể Ngài. Con người cũng có 2 nguyên khí chính khác (như Hành Tinh Thượng Đế hiện có) và biến phân của chúng thành 7 như đã nói trên. Đối với sắc thái hay nguyên khí nguyên thuỷ, nguyên tử có những gì thuộc cung Chân ngã của con người, vì trong cơ thể của người, nó có vị trí của nó. Dĩ nhiên điều này có liên quan tới
253 nguyên tử hồng trần trong cơ thể người. Sắc thái này biểu lộ dưới hình thức rung động tạo nên mức đo lường của 3 loa tuyến chính và 7 loa tuyến phụ.
Cho đến nay chỉ có 4 nguyên khí trong Hành Tinh Thượng Đế là đang biểu lộ đến một mức độ nào đó, mặc dù một trong các Hành Tinh Thượng Đế có phần tiến hoá hơn các vị khác và có được nguyên khí thứ 5 rung động một cách thích ứng, trong khi một số các vị khác đang ở trong tiến trình hoàn thiện nguyên khí thứ 4. Hành Tinh Thượng Đế của dãy chúng ta đang rung động ít nhiều đối với nguyên khí thứ 5, hay đúng hơn ở trong tiến trình đưa nó vào hoạt động.
Mức rung động thứ 4 hay nguyên khí thứ 4 của Ngài trong cuộc tuần hoàn hay chu kỳ thứ 4 ,và trên bầu hành tinh thứ tư này, được đánh thức, dù là không tác động như nó sẽ tác động trong cuộc tuần hoàn thứ 5. Nhiều phiền toái hiện có trong hành tinh vào lúc này phát xuất từ việc đi vào hoạt động của rung động cao hay là rung động thứ 5, vốn sẽ được hoàn tất và vượt qua trong chu kỳ sắp tới hay chu kỳ thứ 5. Sự tương đồng giống như trong con người và nguyên tử, lại được duy trì tốt đẹp nhưng không ở trong chi tiết chính xác.
e. Hành Tinh Thượng Đế bị chế ngự bởi Định Luật Thu Hút, đã vượt qua định luật Tiết Kiệm và nhanh chóng tiến vào dưới Định Luật Tổng Hợp. Do đó, cần chú ý bước tiệm tiến của việc kiểm soát và sự kiện sau:
Thứ 1. Định Luật Tiết Kiệm là định luật sơ khởi của nguyên tử. Định luật Thu Hút bắt đầu kiểm soát nguyên tử. Định Luật Tổng Hợp chỉ mới được cảm nhận phần nào bởi sự sống của nguyên tử. Đó là định luật về đời sống.
Thứ 2. Định luật Thu Hút là định luật sơ khởi của con người. Định luật Tiết Kiệm là định luật phụ đối với con người. Nó chi phối vật chất của các hiện thể của nó. Định luật Tổng Hợp đang bắt đầu dần dần được cảm nhận.
Thứ 3. Định Luật Tổng Hợp là định luật sơ khởi của một Hành Tinh Thượng Đế. Định Luật Thu Hút thống ngự đầy đủ. Định Luật Tiết Kiệm đã bị vượt qua.
Nhục thân không phải là một nguyên khí đối với Hành 254 Tinh Thượng Đế, do đó Định Luật Tiết Kiệm bị vượt qua. Định luật Thu Hút chế ngự tiến trình vật chất trong việc kiến
tạo hình hài. Định luật Tổng Hợp là định luật của Bản Thể của Ngài.
f. Một Hành Tinh Thượng Đế đang tìm vị trí của Ngài bên trong các nhóm Thượng Đế, và đang tìm cách thực hiện vị thế của Ngài trong số 7 vị, và bằng việc thực hiện sự hợp nhất gần đúng.
g. Sự đáp ứng của Ngài đối với kích thích bên ngoài. Điều này được xét theo quan điểm có giới hạn của con người đang đạt đến các lãnh vực không thể đạt tới được bởi trí tuệ con người cho đến nay. Nó liên quan đến :
Kích thích điện và liên hệ đến sự đáp ứng với bức xạ thái dương và song hành với bức xạ hành tinh.
Kích thích từ điện đang tác động trên cuộc sống bên trong của Ngài. Bức xạ này phóng phát từ các nguồn bên ngoài toàn thể hệ thống. Chúng ta nên ghi nhớ các sự kiện sau:
- Kích thích từ điện của nguyên tử hồng trần tỏa ra từ con người trên các phân cảnh cảm dục, và sau đó từ các phân cảnh Bồ đề.
- Kích thích từ lực của con người phát ra từ các Hành Tinh Thượng Đế trên các phân cảnh Bồ đề và sau đó trên các phân cảnh Đại Niết Bàn.
- Kích thích từ lực của Một Hành Tinh Thượng Đế phát ra bên ngoài hệ thống, từ cõi cảm dục vũ trụ, hiệu quả kết hợp của các kích thích này đưa đến sự phát triển vững vàng bên trong.
Do đó, một Hành Tinh Thượng Đế được phân biệt bằng :
1. Dạng thức gần hình cầu của Ngài. Vòng giới hạn của Ngài, trong khi biểu lộ, được xác định và nhận thấy.
2. Sự sắp đặt bên trong của Ngài và phạm vi ảnh hưởng của Ngài, hay hoạt động đang làm sinh động dãy hành tinh.
3. Việc kiểm soát sự sống tinh thần của Ngài vào bất cứ giai đoạn định trước nào. Đó là huyền năng mà nhờ đó
255 Ngài làm sinh động bản chất thất phân của Ngài. Nên chú ý sự gia tăng ảnh hưởng khi so sánh với phạm vi tam phân của con người.
4. Sự tổng hợp sau rốt của Ngài từ 7 thành 3 và từ 3 thành 1. Điều này bao hàm chu kỳ che khuất của các bầu hành tinh và việc phối hợp thành đơn vị của 7 nguyên khí mà mỗi bầu đang tiến hoá.
5. Sự tiến hoá của Ngài theo định luật và sự phát triển tất nhiên phải có.
6. Sự liên quan tập thể của Ngài.
7. Sự phát triển tâm thức và tri thức của Ngài.
Sau cùng chúng ta phải mở rộng các ý tưởng này đến Thái Dương Thượng Đế ,và xét xem sự tương đồng kéo dài hoàn hảo như thế nào. Đoạn văn bàn về sự kích thích, về từ và điện, không thể tránh khỏi đưa chúng ta trở lại việc xem xét về lửa, căn bản và cội nguồn của mọi sự sống.
Thái Dương Thượng Đế.
a. Thái Dương Thượng Đế cũng có dạng thức gần hình cầu. Vòng giới hạn của Ngài gồm toàn thể chu vi của Thái dương hệ, và tất cả nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mặt Trời. Mặt Trời giữ một vị trí tương tự như hạt nhân của sự sống ở tâm nguyên tử. Lĩnh vực này bao hàm trong chu vi của nó 7 dãy hành tinh với 3 dãy tổng hợp, tạo thành 10 của biểu lộ Thượng Đế. Mặt Trời là thể hồng trần của Thái Dương Thượng Đế, thể biểu lộ của Ngài, và sự sống của Ngài trải qua 7 hệ thống theo chu kỳ với cùng ý nghĩa như sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế lướt qua 7 lần chung quanh hệ thống 7 dãy của Ngài. Mỗi dãy giữ một vị trí tương đồng với một bầu trong một dãy hành tinh. Ghi nhận sự mỹ lệ của mối tương đồng này, tuy đồng thời thiếu sự tương đồng trong chi tiết. (GLBN I, 136).
b. Một Thái Dương Thượng Đế chứa đựng trong chính Ngài, dưới hình thức các nguyên tử trong thể biểu lộ của
Ngài, tất cả các nhóm của mỗi loài, từ hồn tập thể tiến hoá
256 giáng hạ, đến các nhóm Chân ngã trên cõi trí. Ngài có (đối với các trung tâm linh hoạt của cơ thể Ngài) 7 nhóm chính yếu hay 7 Thiên Nhân (Heavenly Men), các vị này đang toả ra ảnh hưởng đến khắp nơi thuộc phạm vi Thượng Đế và các Ngài biểu hiện trong chính các Ngài tất cả các cuộc sống nhỏ, các nhóm thứ yếu, các đơn vị con người và thiên thần, các tế bào, các nguyên tử và phân tử.
Nhìn từ các cõi vũ trụ, lĩnh vực của Thượng Đế có thể được hình dung như một quả cầu lửa đang rung động với ánh sáng huy hoàng, chứa bên trong vòng ảnh hưởng của nó các bầu hành tinh cũng đang làm rung động các quả cầu lửa. Thái Dương Thượng Đế làm ngân lên với mức độ ngày càng tăng và bền bĩ, toàn thể Thái dương hệ đang nhuốm một màu sắc nào đó, màu của sự sống của Thượng Đế, tức Cung Thiêng Liêng Duy Nhất; còn Thái dương hệ xoay chuyển với một mức độ nào đó, vốn là chìa khoá của đại thiên kiếp hay chu kỳ thái dương và xoay vòng chung quanh cực thái dương trung ương của nó.
Thái Dương Thượng Đế được phân biệt bởi hoạt động của Ngài trên mọi cõi của Thái dương hệ; Ngài là toàn thể mọi biểu lộ, từ nguyên tử hồng trần trọng trược và thấp thỏi nhất đến Đấng Dhyan Chohan cao tột trong vũ trụ. Mức độ rung động thất phân này là chìa khoá của cõi vũ trụ thấp nhất và tỉ lệ nhịp nhàng của nó có thể được cảm thấy trên cõi cảm dục vũ trụ, với một đáp ứng yếu ớt trên cõi trí vũ trụ. Thế nên, sự sống của Bản Thể Thượng Đế trên các phân cảnh vũ trụ, có thể diễn ra song song với sự sống của con người trong ba cõi thấp, cõi thấp nhất trong các cõi Thái dương hệ.
Trên các cõi riêng của Ngài, Thượng Đế cũng biểu lộ:
Thứ 1. Chuyển động quay. Sự sống của Ngài trong khi nó quay vòng theo chu kỳ qua 1 ngày của Brahma có thể xem như đang xoắn chung quanh bánh xe vĩ đại của Ngài, 10 hệ thống tiến hoá của một Thái dương hệ.
Thứ 2. Năng lực phân biện. Như chúng ta biết, hành động trước tiên của Ngài là phân biệt hay chọn chất liệu cần cho sự biểu lộ. Sự chọn lựa đó được kiểm soát bởi :
257 - Nghiệp quả vũ trụ.
- Khả năng rung động.
- Sắc thái hay tính chất đáp ứng.
- Các yếu tố bằng số có liên quan trong toán học vũ trụ.
Ngài là hiện thân của thể trí vũ trụ, và qua việc sử dụng khả năng này, Ngài tìm kiếm - bằng hình hài linh hoạt - để kiến tạo nên linh hồn thể vũ trụ của Ngài, một tính chất song song của bác ái – minh triết.
Thứ 3. Năng lực tiến bộ, tăng gia rung động và thu được đầy đủ ngã thức trên các mức độ vũ trụ.
d. Thái Dương Thượng Đế chứa trong chính Ngài 3 nguyên khí hay trạng thái chính yếu, biến phân chúng thành 7 nguyên khí. Các nguyên khí này tạo nên 10 của sự hoàn thiện cuối cùng của Ngài và sau rốt được tổng hợp thành một nguyên khí hoàn hảo, tức nguyên khí bác ái - minh triết.
Nguyên khí sau rốt này là sắc thái nguyên thuỷ của Ngài. Mỗi nguyên khí được biểu hiện vào một trong các hệ thống, và được thể hiện qua một trong các Hành Tinh Thượng Đế. Cho đến nay chỉ có 4 nguyên khí được biểu lộ với bất luận mức độ nào, vì sự tiến hoá của Thái Dương Thượng Đế diễn ra song hành với sự tiến hoá của Hành Tinh Thượng Đế.
e. Thái Dương Thượng Đế bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp. Ngài nắm giữ tất cả trong sự hợp nhất tổng hợp hay tính đồng nhất (homogeneity). Sự sống bên trong của Ngài được chi phối bởi Định Luật Hút; hình hài vật chất của Ngài được chi phối bởi Định Luật Tiết Kiệm. Ngài đang tiến vào một định luật vũ trụ khác mà cho đến nay con người chưa hiểu được, định luật đó chỉ được tiết lộ với các vị điểm đạo cao nhất.
f. Thái Dương Thượng Đế đang ở trong tiến trình xác minh vị trí của Ngài trong đại hệ thống, trong đó Ngài đang giữ một vị trí tương đồng với vị trí của một Hành Tinh Thượng Đế trong một Thái Dương hệ. Trước hết, Ngài tìm cách để thấy được điều bí nhiệm của sự hiện tồn riêng của Ngài và để hoàn thành đầy đủ Ngã Thức; thứ hai là để xác minh vị thế và nơi chốn của đối cực của Ngài; thứ ba là để
258 phối hợp và hoà lẫn với đối cực đó. Đây là cuộc phối ngẫu vũ trụ của Thượng Đế.
g. Một Thái Dương Thượng Đế được phân biệt bằng sự đáp ứng của Ngài với kích thích bên ngoài. Chính điều này liên quan đến:
- Kích thích điện hay sự đáp ứng của Ngài với điện lực Fohat, phát ra từ các trung tâm tinh tú khác và kiểm soát phần lớn tác động của Thái dương hệ chúng ta và các chuyển động của Thái dương hệ trong không gian liên quan đến các tinh toà khác.
- Kích thích bằng từ lực, tác động trên Sự Sống bên trong/ riêng tư của Ngài, và xuất phát từ một số trung tâm vũ trụ đã được nói đến trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm. Các trung tâm này có cội nguồn trên các cõi Bồ đề vũ trụ.
Chính hiệu ứng hợp nhất của chúng đưa đến sự phát triển vững vàng.
Thái Dương Thượng Đế được phân biệt :
1. Bởi hình giống cầu thể (spheroidicity) của Bản Thể biểu lộ của Ngài. Vòng giới hạn thái dương của Ngài được xác định và nhận thấy. Cho đến nay, điều này chỉ có thể được chứng tỏ bằng sự nỗ lực để xác định mức độ của sự kiểm soát bên trong, bởi phạm vi của vùng ảnh hưởng thái dương hay là sự thu hút từ điển của Mặt Trời đối với các thể ít quan trọng khác mà nó giữ lại trong chuyển động vòng quanh chính nó.
2. Bởi sự hoạt động của sự sống đang làm sinh động 10 hệ thống.
3. Bởi mức độ kiểm soát được tác động bởi Thượng Đế ở bất cứ thời kỳ ấn định nào.
4. Bởi sự tổng hợp cuối cùng của 7 hệ thống thành 3 và 3 thành 1. Điều này bao hàm việc tiến vào thời kỳ lẩn khuất của các hệ thống và sự hợp nhất của 7 nguyên khí mà chúng biểu hiện.
5. Bởi sự chinh phục của Ngài đối với Định Luật Hiện tồn của Ngài.
6. Bởi sự liên quan tập thể của Ngài.
7. Bởi sự khai mở t âm thức của Ngài, yếu tố thời gian
259 được kiểm soát bởi mức độ khai mở của tất cả các đơn vị hữu thức trong cơ thể Ngài.
Nơi đây, chúng ta đã phác hoạ vắn tắt một số điểm tương đồng giữa bốn yếu tố được nói ở trên và đã trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn. Các điểm này nếu được nghiền ngẫm sẽ tìm t hấy sự trợ giúp thực sự trong việc phát triển nhận thức tinh thần của đạo sinh và trong việc tăng gia sự thấu hiểu về cái đẹp của toàn thể Thái dương hệ.
VI. TRẠNG THÁI TRÍ TUỆ LÀ GÌ ?
TẠI SAO NGUYÊN KHÍ TRÍ TUỆ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ ? CÁC TRÍ TINH QUÂN LÀ AI?
Bây giờ chúng ta đề cập đến bí nhiệm sâu kín nhất của toàn b ộ Thái dương hệ biểu lộ - bí nhiệm được H.P.Blavatsky nói đến như là bí nhiệm của điện khí (GLBN I, 439, 221, 107). Điều đó có liên hệ mật thiết đến sự sống của Thượng Đế như đã được chứng minh qua 7 trung tâm lực của Ngài, 7 Hành Tinh Thượng Đế, Trí Tinh Quân Thiêng Liêng. Cho đến nay, vấn đề này không thể giải quyết được về mặt công truyền và chỉ có thể được tiết lộ rất ít cho quảng đại quần chúng. Điều này có 3 l ý do:
Thứ nhất, trình độ con người ngày nay không cho phép y hiểu các điều trừu tượng này một cách chính xác.
Thứ hai, phần lớn chỉ có thể giải thích được cho các điểm đạo đồ trải qua lần điểm đạo thứ 3, và ngay cả đối với các điểm đạo đồ này cũng được thận trọng giữ gìn.
Thứ ba, việc tiết lộ về mối liên quan chặt chẽ giữa trí với fohat hoặc năng lượng, hay là giữa mãnh lực tư tưởng với hiện tượng điện – hiệu quả của xung lực fohat trên vật chất – thì đầy hiểm nguy và các khoen khiếm khuyết (tạm gọi thế) trong chuỗi lý luận từ hiện tượng đến xung lực mở đầu của nó, chỉ có thể được truyền đạt một cách an toàn, khi nhịp cầu giữa hạ trí với thượng trí được kiến tạo thích hợp. Khi hạ trí ở dưới sự kiểm soát của thượng trí, hay là khi 4 thể thấp được phối hợp với 3 thể cao; lúc bấy giờ con người mới có thể được giao cho 4 nguyên lý cơ bản còn lại. Ba trong các cơ bản này được đưa ra cho chúng ta trong lời tựa của bộ Giáo Lý Bí Nhiệm (quyển I, 42, 44) và với khái niệm tiến hoá của tâm lý học, tạo nên 3 điều được tiết lộ, còn cái thứ tư đang hé mở. Ba điều khác thuộc về nội môn và phải được giữ lại như thế cho đến khi mỗi người phải tự làm việc với sự phát triển tinh thần của mình, tạo nhịp cầu giữa thượng trí và hạ trí, sửa soạn đền thờ trong Thánh điện Solomon, tìm kiếm Linh Quang của Thượng Đế và chuyển các hoạt động của mình vào sự giúp đỡ vị tha trong cơ tiến hoá của Thượng Đế.
Khi các tính chất này đảm trách vị trí quan trọng nhất và khi con người đã biểu lộ ý chí hoàn toàn phụng sự của mình, lúc ấy manh mối sẽ được đặt vào tay y và y sẽ tìm được phương pháp nhờ đó xung lực điện, biểu lộ dưới hình thức nhiệt, ánh sáng và chuyển động, được kiềm chế và vận dụng; y sẽ khám phá ra nguồn gốc của xung lực nguyên thuỷ từ các trung tâm ngoài Thái dương hệ và khám phá ra nhịp điệu cơ bản. Lúc ấy, và chỉ lúc ấy thôi, y mới sẽ là kẻ hợp tác sáng suốt và (thoát khỏi việc kiềm chế của thiên luật trong 3 cõi thấp), vận dụng chính định luật trong các lĩnh vực thấp.
1. Bản chất của biểu lộ.
Đây là 3 câu hỏi quan trọng phải được bàn đến như là một, tất cả đều mang cùng một chủ đề và tất cả có liên quan đến sự kiện của chính tính khách quan sáng suốt. Có lẽ nếu chúng ta diễn giải ba câu hỏi này, và đưa nó vào ngoại biên của tiểu thiên địa, vấn đề có thể không phức tạp như thế. Chúng ta có thể diễn tả như sau :
Trạng thái tư tưởng của con người là gì? Tại sao thể trí của y và diễn biến tinh thần lại quan trọng như thế? Chủ Thể Suy Tưởng là ai ?
Trong tinh hoa cốt yếu, con người là Ba thể cao biểu lộ qua một hình hài đang tiến hoá dần dần, tức chân ngã thể hay linh hồn thể, và đang sử dụng phàm ngã gồm ba thể thấp như là phương tiện tiếp xúc với ba cõi thấp. Tất cả đều có
261 mục đích phát triển ngã thức hoàn hảo. Trên Ba thể cao (triad) là Chân Thần hay Cha Trên Trời – một điểm trừu tượng đối với con người khi con người nhìn vấn đề từ cõi trần. Chân Thần trụ tại nơi y ở vị trí Đấng Tuyệt Đối, theo cùng ý nghĩa như Thượng Đế chưa biến phân tượng trưng cho Tam Vị Nhất Thể, so với Ba Ngôi của Thượng Đế biểu lộ.
Điều so sánh vẫn đúng.
1. Chân Thần
2. Tam Vị Nhất Thể tức Atma-Buddhi-Manas hay ý chí tinh thần, trực giác và thượng trí.
3. Chân ngã thể hay thể nguyên nhân, thánh điện đối với nguyên khí Bồ đề. Thể này được kiến tạo bằng sức mạnh của trí tuệ. Đó là sự biểu lộ của ba thể .
4. Bản chất tam phân hạ đẳng, điểm biểu lộ ra ngoài trọng trược nhất.
5. Về cơ bản, bản chất tam phân hạ đẳng này là tứ hạ thể - tức là thể dĩ thái, sự sống sinh động hay prana, trí- cảm và hạ- trí. Manas hay nguyên khí thứ 5, tạo thành khoen nối
giữa hạ trí và thượng trí. (GLBN I, 107)
Do đó chúng ta có 4 thể thấp, 3 thể cao và liên quan giữa chúng, tức nguyên khí trí tuệ. Nơi đây, chúng ta có 7 được tạo thành bởi sự hợp nhất của 3 và 4, cùng với 1 yếu tố khác, tạo thành 8. Sau rốt, bảy sẽ được nhận thấy khi buddhi và manas được hợp nhất. Nhiều điều được ám chỉ trong một vài huyền thư nói về cõi thứ 8. Tôi muốn nhắc nhở rằng trong yếu tố liên kết này của trí thông minh, chúng ta có một đầu mối cho bí mật. Khi trí tuệ trở nên phát triển quá đáng và ngưng kết nối thượng và hạ trí, thì nó tạo thành một lãnh vực của riêng nó. Đây là tai hoạ lớn nhất có thể đột nhiên xảy đến cho con người.
Do đó, chúng ta có :
Chân Thần, cái tuyệt đối của tiểu thiên địa.
– Tinh thần thuần tuý
– Đơn nhất và độc nhất.
Tam Vị Nhất thể Chân thần.
– Trạng thái 1….. Atma hay ý chí tinh thần. – Trạng thái 2 … Buddhi, nguyên khí Christ – Trạng thái 3 … Manas hay thượng trí.
Trạng thái Con đang biểu lộ
– Chân ngã thể hay linh hồn thể.
Bốn thể thấp
1. Thể hạ trí.
2. Thể cảm dục hoặc thể tình cảm.
3. Prana hay năng lượng sinh động.
4. Dĩ thái thể ( ).
Tiểu thiên địa tái tạo lại Thái dương hệ thu nhỏ. Phần trên bàn về các hình hài biểu lộ, tương ứng với thái dương và 7 hành tinh thánh thiện. Nhưng hình hài lộ ra bên ngoài được đi song song bằng một phát triển tâm linh mà chúng ta gọi là 7 nguyên khí. Con người đang phát triển bảy nguyên khí được liệt kê như sau:
CÁC NGUYÊN KHÍ CỦA TIỂU THIÊN ĐỊA (1)
nhau và trở nên xen lẫn nhau một cách chặt chẽ”. Minh Triết Nghìn Xưa, của bà A. Besant.
1 1. Có 2 nguyên lý chính của vũ trụ trong thiên nhiên:
a. Hoạt động và thụ động, dương và âm. GLBN II, 556, I, 46
b. Buddhi và Mahat GLBN I, 357, II, 649, III, 273
2. Các nguyên khí cao này hợp nhất tạo thành 3 và 7.
GLBN I, 46
a. Chúng được gọi là 3 Cung Bản Thể và 4 Trạng Thái.
GLBN I, 147.
b. Chúng có thể được gọi là 3 Hiện Thể với 3 Trạng Thái của
chúng và Atma. GLBN I, 182
c. Chúng cũng còn được gọi là Linh Hỏa có ba ngọn với 4
Tim Bấc. GLBN I, 257
Điều này đúng thực về phương diện vũ trụ và nhân loại.
Các nguyên khí của Thượng Đế .. 7 Hành Tinh Thượng Đế
GLBN I, 358, 365.
Các nguyên khí của Hành Tinh Thượng Đế .. .. Hiện thể được gọi
là một dãy. GLBN I, 194, 196
Các nguyên khí của con người…. Các hiện thể khác nhau.
Cũng ghi nhận GLBN I, 176, 177, II, 630, 631.
Tổng kết GLBN III, 475.
4. Thiên ý hồng nguyên (Cosmic Ideation), tập trung trong một nguyên khí có kết quả như ý thức của cá nhân. GLBN I, 351
Hai nguyên khí cao :
1/ Trí tuệ linh hoạt.
2/ Bác ái – minh triết tiềm tàng.
263 (Bản chất thông linh của Chân Thần có tính nhị phân).
1. Nguyên khí atma. Bản chất tâm linh. Ý chí,
2. Nguyên khí bồ đề. Bản chất bác ái. Minh triết.
3. Nguyên khí trí tuệ. Bản chất sáng suốt, Hoạt động.
Nơi đây cần chú ý rằng 3 nguyên khí trong thuật ngữ Triad với 2 nguyên khí tổng hợp trên cõi Chân thần tạo thành 5 nguyên khí và mang lại bí quyết về cách ghi số của H.P.B. ở một số nơi. Như thế, chúng ta có thể diễn tả:
I. Đấng Tuyệt Đối (The Absolute) .… Chân Thần
II. 1. Prakriti ……………Trí tuệ linh hoạt. Manasaputra
Thiêng Liêng.
2. Purusha ………… Bác ái-Minh triết. Trạng thái Vishnu
Trên cõi biểu lộ
III. 3. Atma (Linh thể) Tam thượng thể
4. Buddhi (Tuệ giác thể) (The Triad)
5. Manas (Thượng Trí)
Theo quan điểm tiến hoá, chúng ta xem 2 thể cao và thể cao nhất như là tương ứng với Đấng Tuyệt Đối, khi Ngài biểu lộ thành nhị nguyên (duality). Điều này có trước đối với sự
. Sự chuẩn nhận do cá nhân của một hiện thể tạo nên việc phô trương năng lượng của bất cứ cõi đặc biệt nào. Năng lượng này sẽ có màu sắc và tính chất riêng biệt tuỳ theo cõi có liên quan.
5. Bảy nguyên khí là biểu lộ của Linh Hỏa duy nhất.
GLBN I, 45, III, 374
Cũng chú ý chức năng của các Thượng Đế trong việc ban cấp cho
con người các nguyên khí của y. GLBN I, 308
biểu lộ (objectivity) vốn cần đến sự hiện hữu của cả ba. Trong lúc biểu lộ, chúng ta có thể xem các nguyên khí như sau:
264 Nguyên khí 1 …. Phạm vi biểu lộ, Chân thần noãn
(monadic egg).
Nguyên khí 2 ….. Atma …… Ý chí
Nguyên khí 3 ….. Buddhi ….. Lý trí thuần tuý, minh triết
Nguyên khí 4 …. Manas ….. Trí thuần tuý, thượng trí
Nguyên khí 5 ….. Manas ….. Hạ trí (lower mind)
Nguyên khí 6 …. Trí cảm (Kama-manas)
Nguyên khí 7 ….. Cảm giác thuần tuý hay xúc cảm
Đây là các nguyên khí đối với tiểu thiên địa coi như đã vượt trên tất cả các thể hồng trần và như thế bảng biểu này hoàn toàn có liên hệ với sự sống bên trong hay là sự phát triển của tâm hay linh hồn .
Điều này phải được ghi nhớ kỹ, nếu không sẽ có sự lầm lẫn. Trong bảng liệt kê trên, chúng ta đã bàn đến nơi đây về khía cạnh chưa biểu lộ chớ không phải đến sắc tướng. Do đó, chúng ta đã xem xét :
a. Tính chất biểu lộ thất phân …… hình hài vật chất.
b. Tính chất chưa biểu lộ thất phân …… tiến hoá tâm linh.
c. Tính chất tâm linh thất phân …… sự sống của Thực Thể .
Chúng ta cũng sẽ ghi nhận rằng trong bảng biểu trên về sự sống tâm linh của Chân Thần, chúng ta xem nó là năm phần. Điều này rất cần trong cuộc tiến hoá có 5 phần này, nhưng 2 nguyên khí còn lại có thể được xem như :
6. Sự sống của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể của Ngài, Chân Thần nhân loại chiếm một vị trí.
265 7. Sự sống của Thượng Đế mà trong cơ thể Ngài, Hành Tinh Thượng Đế chiếm một vị trí.
Ở đây, có thể là hữu ích khi xem xét một biểu liệt kê khác về các nguyên khí của con người (1) trong khi con người đang biểu lộ trong 3 cõi thấp, các cõi mà trên đó ngoại giới và nội giới được hợp nhất. Nơi đó chúng ta có gì? Chúng ta hãy bắt đầu nơi mà con người bắt đầu, với cái thấp nhất :
7. Thể dĩ thái …………….. 1. Thể sinh lực (vital body).
6. Sinh khí thể (Prana) …….. 2. Sinh lực (vital force).
5. Cảm dục thể (kama manas).. 3. Trí dục vọng (desire mind).
1 Liệt kê các nguyên khí. GLBN II, 627, 631.
Nguyên khí 1…….. Nhục thân. Sthula sharira.
Nguyên khí 2 ….… Thể dĩ thái. Linga sharira.
Nguyên khí 3 …….. Prana. Năng lượng sinh động
Nguyên khí 4 …… Kama rupa. Năng lượng của dục vọng.
GLBN I, 136. (Đây là 4 nguyên khí thấp).
Nguyên khí 5 … Manas Năng lượng của tư tưởng Nguyên Khí giữa GLBN II, 83, 84, 332, 669.
Nguyên khí 6… Buddhi. Năng lượng bác ái. GLBN II, 649, 676
Nguyên khí 7…Atma. Nguyên khí tổng hợp GLBN I, 357, 201
Xem GLBN III, 201, chú thích
a. Buddhi là hiện thể đối với Atma
b. Manas là hiện thể đối với buddhi.
c. Kamarupa là hiện thể đối với manas. GLBN II, 131
d. Thể dĩ thái là hiện thể đối với prana.
Cũng nên nhớ :
Rằng thể xác (physical body) không phải là một nguyên khí
GLBN II, 652, III, 652.
Rằng Linh thể (Atma) không phải là một nguyên khí.
GLBN III, 62, 63, 293.
(Các liệt kê khác, dị biệt ở một số đặc điểm sẽ thấy trong : GLBN I, 177, 181, 685. II, 669. III, 476, 560. Cái sau vẫn còn nội môn).
4. Hạ trí (lower mind)……... 4. Trí cụ thể (concret mind).
3. Thượng trí (Manas)………5. Thượng trí hay trí trừu tượng
2. Tuệ giác thể (Buddhi) ….. 6. Minh triết, mãnh lực Christ,
trực giác.
1. Linh thể (Atma) ................ 7. Ý chí tinh thần
Đây là bảng liệt kê thấp nhất cho kẻ ít tiến hoá hiện giờ.
Theo quan điểm Chân ngã chúng ta có thể thấy gì?
I. Tuyệt đối (The Absolute) …. Ý- chí- hiện- tồn thuần tuý
II. Lưỡng nguyên (The Duad)
1. Buddhi ….. Lý trí thuần tuý, minh triết.
2. Manas ….. Trí thuần tuý (Pure mind)
III. Tam nguyên (The Triad)
3. Linh hồn thể.
4. Hạ trí
266 5. Kama-manas
6. Prana
7. Thể dĩ thái
Trong các bảng liệt kê các nguyên khí khác nhau này, chúng ta đang bàn đến chúng (như H.P.B. đã nêu ra chúng phải được bàn đến) (1) theo các quan điểm khác nhau tuỳ trình độ đạt đến và khía cạnh xem xét. Như thế chúng ta xem
1 H.P.B. nói trong GLBN về các nguyên khí.
a. Rằng rất có thể có các lầm lẫn trong việc phân loại.
GLBN II, 677.
b. Rằng chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa huyền bí, GLBN II, 652. Rằng thực sự có 6 chớ không phải 7 nguyên khí.
c. Rằng có nhiều cách phân loại. GLBN III, 374, 466.
d. Rằng bảng liệt kê nội môn không tương ứng với ngoại môn.
GLBN III, 476
e. Rằng việc đếm các nguyên khí là một vấn đề tiến bộ tinh thần.
GLBN III, 456, 460
xét chúng để trả lời câu hỏi thứ 6, vì chúng ta tìm cách nhấn mạnh và tạo ấn tượng rõ ràng trong đầu rằng 3 đường lối phát triển phải được ghi nhớ, khi xét đến sự tiến hoá của các Manasaputras.
2. Sự phát triển ra ngoài (The Objective Development).
Sự phát triển này có bảy phần trong tiến hoá và trong thời gian; có 9 phần trong thời qui nguyên, và có 10 phần vào lúc tan rã.
Đại càn khôn
1. 7 Hành tinh thánh thiện của Thái dương hệ 2. Hai còn ẩn tàng vốn là các hành tinh tổng hợp.
3. Một hành tinh tổng hợp cuối cùng duy nhất - Mặt Trời, 7 + 2 + 1 = 10
Có 10 trung tâm lực trong Thái Dương Thượng Đế.
Hành tinh Thượng Đế 7 dãy của 1 hệ thống.
2 dãy tổng hợp.
1 dãy cuối cùng.
267 Có 10 trung tâm lực trong một Hành Tinh Thượng Đế.
Tiểu càn khôn
1. 7 hiện thể được dùng :
a- Linh thể (The atmic sheath). b- Hiện thể bồ đề (buddhic vehicle). c- Linh hồn thể hay chân ngã thể (egoic body).
d- Trí thể (mental body).
e- Cảm dục thể. f- Dĩ thái thể.
g- Nhục thân.
2. Hai thể tổng hợp:
a. Linh hồn thể (causal body).
b. Thể xác (physical body).
3. Thể tổng hợp duy nhất :
a. Thể Chân Thần (monadic sheath).
Có 7 trung tâm lực trong hiện thể vật chất tương ứng với các thể này, với các trung tâm lực tổng hợp ở tim và cuống họng; lúc bấy giờ đầu là chỗ tổng hợp sau cùng. Điều này hoàn toàn liên hệ đến khía cạnh hình hài và với các hiện thể ở trong của Thượng Đế, Manasaputra và của con Người. 3. Sự phát triển bên trong (The subjective Development) Phát triển này cũng có 7 phần :
1- Astral ……….. dục vọng thuần tuý, cảm xúc, cảm giác.
2- Kama-manas …trí dục vọng.
3- Manas ………. hạ trí cụ thể.
4- Higher manas .. trí trừu tượng hay trí thuần tuý.
5- Buddhi ………. lý trí thuần tuý, trực giác.
6- Atma ……..…. ý chí thuần tuý, nhận thức, (realisation)
7- Monadic …….…Ý chí, bác ái - minh triết, thông tuệ
Phát triển này liên quan đến phát triển thất phân của bác ái – minh triết có sẵn do sự trợ giúp của thể trí. Sự phát triển
268 này diễn tiến về phương diện đại càn khôn qua 7 Hành Tinh Thượng Đế, Ngài là trí tuệ linh hoạt, bác ái cố hữu, và về phương diện bên ngoài được nhìn thấy qua các hình hài của các Ngài, tức các hệ thống hành tinh. Trong tổng thể của các Ngài, các Ngài là Thượng Đế, Thái Dương Thựợng Đế. Trong trường hợp của Hành Tinh Thượng Đế, sự phát triển diễn tiến qua 7 nhóm thực thể nhân loại, hợp thành các trung tâm tinh thần của các Ngài. Các nhóm này ở trên bình diện riêng của chúng đang phát triển sự thông tuệ, là bác ái cố hữu và có thể tiếp xúc được về phương diện bên ngoài, trên 7 dãy
của một hệ thống. Trong trường hợp con người, sự phát triển diễn tiến qua 7 trung tâm lực của y, vốn là bí quyếy cho sự tiến hoá tâm linh. Con người cũng đang phát triển sự thông tuệ, là bác ái cố hữu và về mặt bên ngoài, được nhìn thấy qua thể này hoặc thể khác của y.
Điều mà tôi tìm cách nhấn mạnh là sự kiện về phát triển tâm linh, và cũng chính tiến hoá bên trong là mối bận tâm chính của Thái Dương Thượng Đế, của một Hành Tinh Thượng Đế và của con người. Bác ái sáng suốt linh hoạt (phát xuất từ sự tiềm tàng của tính chất bác ái cố hữu, bằng việc áp dụng sáng suốt khả năng trí tuệ) sẽ là kết quả của diễn trình tiến hoá. Giống như phần ngoại cảnh chia làm hai, tức sự sống hình hài, thì phần nội tâm cũng chia làm hai là trí tuệ-bác ái; và sự phối hợp cả hai tạo nên tâm thức. Chỉ có Tinh Thần là đơn nhất và không phân chia; sự phát triển của Tinh Thần (hay giả định của nó về các kết quả của tiến hoá) chỉ được thực hiện và xảy ra khi sự tiến hoá song đôi của hình hài và tâm linh được hoàn thành. Lúc bấy giờ tinh thần tích chứa kết quả của tiến hoá, và gom vào chính nó các tính chất đã được đào luyện trong khi biểu lộ, - lúc bấy giờ bác ái hoàn hảo và trí tuệ hoàn hảo biểu lộ ra dưới hình thức bác ái - minh triết, sáng suốt, linh hoạt.
Do đó, chúng ta có thể trả lời câu hỏi : “Trạng thái Trí Tuệ là gì, và tại sao nó quan trọng như thế ?” bằng cách nói rằng trạng thái trí tuệ thực ra là khả năng, hay năng lực của Bản Thể Thượng Đế (logoic Existence) để suy tư, để hành động, để kiến tạo và để tiến hoá hầu phát triển khả năng bác
269 ái linh hoạt. Khi Thượng Đế, Đấng Thông Tuệ linh hoạt, đã qua hết chu kỳ hoạt động của Ngài rồi, Ngài cũng sẽ biểu lộ đầy đủ bác ái qua Vạn Vật. Điều này cũng có thể được xác nhận đối với một Hành Tinh Thượng Đế trong phạm vi của Ngài, và đối với con người trong chu kỳ bé nhỏ của y. Thế nên sự trọng hệ của Manas (trí tuệ) có thể được nhận thấy đầy đủ. Đó là phương tiện mà nhờ đó sự tiến hoá mới xảy ra được, sự thấu triệt được đạt tới và hoạt động được phát sinh và hữu dụng.
Bây giờ chúng ta hãy xem câu hỏi này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về lửa như thế nào :
Khách quan Chủ quan (Subjectivity)
1 Bể lửa….......... 1. Thượng Đế chúng ta là … Ý chí được tiếp
(sea of fire) lửa hay thiêu rụi sinh lực.
2 Akasha ……. 2. Ánh sáng của Thượng Đế … Trạng thái
hình hài
3 Aether …….. 3. Nhiệt của vật chất ..….Trạng thái hoạt động 4. Chất khí …….4. Sự tỏ ngộ của trực giác.
5. Lửa ………... 5. Lửa của trí tuệ.
6. Tinh quang …6. Nhiệt của các xúc động (emotions)
7. Điện của cõi trần…… 7. Hoả xà và prana.
Phương diện tâm linh (Spiritually) Điều này tàng ẩn trong ba bí nhiệm :
1. Bí nhiệm về điện.
2. Bí nhiệm về 7 tinh toà.
3. Bí nhiệm về Đấng vượt trên Thượng Đế.
4. Hành Tinh Thượng Đế và Con Người.
Phần cuối cùng của câu hỏi 6 là các Manasaputras là ai ? Điều này được bàn đến với đầy đủ chi tiết có liên quan đến hành tinh chúng ta khi đề cập đến đề tài về sự giáng lâm của các Hoả Tinh Quân. Hiện nay thật là đáng mong ước khi tạo ra một số sự kiện rõ ràng, chúng phải tạo thành nền tảng của bất cứ ý tưởng nào về đề tài này.
270 Các Manasaputras Thiêng Liêng (1)(1), trong GLBN, Ngài được nói đến bằng nhiều tên khác nhau, đó là các Con được sinh ra từ Trí của Brahma, ngôi ba của Thượng Đế.
1 Trong GLBN, các Hành Tinh Thượng Đế được nói đến như 1. Các tác nhân sáng tạo. Các Ngài là toàn thể biểu lộ.
GLBN I, 470
2. Các Ngài thuộc về tiền vũ trụ (pre-cosmic) GLBN I, 470
3. Các Ngài là toàn thể các thực thể thái dương và thái âm.
GLBN I, 152, 470. So với II, 374.
4. Các Ngài là 7 Nhất Đẳng Thiên Thần trong Thánh Kinh. Các Ngài là 7 Thần lực hay Quyền Năng sáng tạo.
Các Ngài là 7 Tinh Quân trước Thánh Toà.
Các Ngài là 7 Tinh Quân của các Hành Tinh. GLBN I, 472, 153.
5. Trong Tổng Thể của các Ngài, các Ngài là Tôn Danh Bí Nhiệm
Bất Khả Thuyết GLBN I, 473
6. Các Ngài là các Dhyan Chohans tổng hợp GLBN I, 477
7. Các Ngài là 7 Kumaras. 7 Rishis. GLBN I, 493
8. Các Ngài là các Con của Ánh Sáng. GLBN I, 521, 522
9. Các Ngài là Huyền Giai của các Quyền Năng sáng tạo
GLBN I, 233
10. Các Ngài là tổng hợp còn ẩn giấu I, 362
11. Các Ngài là chính các Hành Tinh Thượng Đế; I, 153
12. Các Ngài là toàn thể nhân loại, sản phẩm của các thế giới khác
GLBN I, 132 13. Các Ngài có liên hệ chặt chẽ với 7 ngôi sao của chòm Đại Hùng
Tinh. GLBN I, 488, II, 332, 579, 668. III, 195.
14. Các Ngài được tượng trưng bằng các vòng tròn
GLBN II, 582.
15. Các Ngài là tổng hợp các Thiên Thần thất bại (fallen Angels)
GLBN II, 284, 541.
Các Ngài là 7 Hành Tinh Thượng Đế và là các Đấng Chủ Quản của các Cung. Các Ngài phát triển trạng thái Trí Tuệ trong Thái dương hệ thứ nhất, trạng thái mà trong đó Đấng Brahma là tối thượng, và trong chính Ngài bản thể biểu lộ được biểu hiện. Ngài tạo ra điều này với cùng ý nghĩa như là ý nghĩa, trong đó trạng thái thứ hai (trạng thái Vishnu hay trạng thái Rồng Minh Triết) là toàn bộ của cuộc sống trong Thái dương hệ thứ hai này.
Các tế bào trong cơ thể của các Ngài được làm bằng các đơn vị tiến hoá của nhân loại và thiên thần, theo cùng cách thức (chỉ trên vòng xoắn cao) như các thể của con người, được làm bằng các sinh vật sống, các tế bào sinh động khác nhau hay là các sự sống thứ yếu. Đây là một sự kiện cơ bản trong huyền linh học, và sự liên quan giữa các tế bào trong
271 các hiện thể con người, với các tế bào trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, sẽ trở nên sáng tỏ nếu được khảo sát kỹ càng.
Cũng như con người có một nguồn cội tức Chân thần, và một hiện thể bán thường tồn, tức linh hồn thể, chỉ biểu lộ xuyên qua các nguyên khí thấp của mình (trong đó nhục thân không được kể là một), cũng thế, một Hành Tinh Thượng Đế có một nguồn cội, Chân Thần của Ngài, một thể bán thường tồn trên các cõi Chân thần của
Thái dương hệ, nhưng biểu lộ qua 3 thể thấp, thuộc cõi Niết Bàn, Bồ đề và Thượng trí của chúng ta. Ngài không liên quan gì đến cõi cảm dục và hồng trần, giống như con người có liên quan với cõi
1 Các Con của Trí Tuệ (Sons of Mind) được biết bằng nhiều tên khác nhau như : Manasaputras, các Prajapatis, các Kumaras, 7 Đấng Nguyên Thuỷ, các Rudras, các Hành Tinh Thượng Đế, các Rishis, các Tinh Quân trước Thiên toà.
trần đâu. Con người mang lại sinh lực cho thể xác bằng sức mạnh hay nhiệt của mình, nhưng về phương diện huyền linh y không coi thể đó như là một nguyên khí ( ). Thế nên Hành Tinh Thượng Đế ở bên ngoài đối với hai cõi biểu lộ thấp, mặc dù Ngài đem sinh khí cho hai cõi này bằng thần lực của Ngài. Con người nhận thức được mối liên quan của y (như là một tế bào trong cơ thể) đối với Hành Tinh Thượng Đế chỉ khi nào y phát triển được tâm thức của Chân ngã trên cõi riêng của nó. Nếu có thể diễn tả được như thế, các nhóm linh hồn thể là các hình thức thấp nhất mà qua đó một Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ, cũng như thể xác là thể thấp nhất, mà qua đó con người biểu lộ, và thể này có hàm ý là thể dĩ thái ở trong nó.
Cần nên nhớ rằng các Đấng biểu lộ (manifesting Existences) tiêu biểu cho một số cõi, và có các mức liên can sâu nhất của các Ngài ở các mức độ khác nhau:
a. Một Người có cội nguồn trên cõi Chân thần, có điểm tập trung chính của y trên mức (level) thứ 5, tức cõi trí, nhưng đang mưu tìm sự phát triển có ý thức đầy đủ trên 3 cõi thấp là hạ trí, cảm dục và hồng trần.
b. Một Hành Tinh Thượng Đế có nguồn cội của Ngài bên ngoài Thái dương hệ (giống như con người ở ngoài 3 cõi nỗ lực của y) có điểm tập trung chính của Ngài trên cõi thứ hai của Thái dương hệ, cõi Chân Thần, và đang tìm kiếm tâm thức trên các cõi của Triad, điều này có liên hệ với mọi tế bào
272 trong cơ thể Ngài. Ngài phát triển tâm thức trên 3 cõi thấp của 3 thế giới (worlds) trong Thái dương hệ thứ nhất, lại có liên hệ đến các tế bào trong cơ thể Ngài. Con người đang lặp
lại nỗ lực của Ngài cho đến cuộc điểm đạo thứ 5, cuộc điểm đạo này sẽ đem lại cho y một trình độ tâm thức, do một Hành Tinh Thượng Đế đạt được trong một kỳ đại khai nguyên trước đây rất lâu. Liên quan với các cuộc điểm đạo, điều này nên được thận trọng ghi nhớ.
a. Một Thái Dương Thượng Đế có nguồn cội của Ngài trên một mức độ vũ trụ còn cao hơn nữa, Ngài có điểm tập trung chính trên cõi trí vũ trụ, nhưng chính Ngài tự biểu lộ qua ba cõi vũ trụ thấp hơn, cũng như con người đang mưu tìm sự biểu lộ chính mình trong ba cõi thấp. Do đó, 7 cõi chính của Thái dương hệ có cùng mối liên quan đối với Ngài về phương diện vũ trụ, như là cõi trần có liên hệ đối với con người. Chúng hợp thành các thể dĩ thái và thể trọng trược của Ngài. Có thể nói rằng:
1. Ngài đem lại sinh lực cho chúng bằng sự sống và sức nóng của Ngài.
2. Ngài làm linh hoạt chúng.
3. Ngài có ý thức đầy đủ qua chúng.
4. Thể dĩ thái là nguyên khí thấp nhất của Ngài trong thời gian, nhưng thể hồng trần trọng trược không được kể đến. Thể hồng trần trọng trược vũ trụ, được tạo bằng chất liệu của ba cõi thấp của Thái dương hệ là cõi hạ trí, cảm dục và cõi trần. Tất nhiên cõi Bồ đề là cõi dĩ thái thứ tư của vũ trụ.
d. Các Hành Tinh Thượng Đế hợp thành 7 trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Do đó, các Ngài là các quả cầu lửa đang làm linh hoạt cơ thể Thượng Đế, và mỗi một trong các Hành Tinh Thượng Đế, biểu hiện một hình thức của mãnh lực biểu lộ của Thượng Đế, tuỳ theo vị trí của các Hành Tinh Thượng Đế trong cơ thể.
e. Con người, khi được tập trung trong các nhóm của họ trên cõi thượng trí, sẽ hợp thành một trong bảy trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế.
f. Thái Dương Thượng Đế hợp thành một trung tâm lực trong cơ thể của một Thực Thể Thông Linh vũ trụ còn vĩ đại
273 hơn. Do đó, con người thuộc vào 1 trong 49 trung tâm lực (không phải các nhóm, vì một trung tâm có thể được hợp thành bằng nhiều nhóm, tương ứng với các phần khác nhau) của 7 Hành Tinh Thượng Đế.
Một Hành Tinh Thượng Đế với 7 trung tâm lực của Ngài, tạo thành một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Ở đây, tôi cần nêu ra cho các bạn rõ sự liên hệ chặt chẽ hiện có giữa 7 Đấng Rishis của chòm sao Đại Hùng với 7 Hành Tinh Thượng Đế. 7 Đấng Rishis của Đại Hùng Tinh đối với các Hành Tinh Thượng Đế cũng như là Chân Thần đối với con người đang tiến hoá.
VII. TẠI SAO DIỄN TRÌNH TIẾN HOÁ LẠI THEO CHU KỲ?
Câu hỏi này là câu tất nhiên sẽ làm chúng ta kinh ngạc sửng sốt. Do đó, chúng ta hãy bàn về câu hỏi trên như sau: một số ý kiến có liên quan đến ý tưởng về sự tiến hoá có chu kỳ, chúng ta nên suy gẫm kỹ về các ý tưởng này.
1. Ý tưởng về sự lặp lại:
Sự lặp lại này có liên quan đến các yếu tố sau:
a. Lặp lại trong thời gian: Ý tưởng về sự hoạt động theo chu kỳ cần phải có các kỳ gian dài ngắn khác nhau – các chu kỳ lớn hoặc nhỏ - nhưng (tuỳ theo độ dài của chúng) với mức độ đồng nhất. Một manvantara, hay Ngày của Brahma, luôn luôn có độ dài nhất định và một mahamanvantara) cũng thế. Các chu kỳ trong đó nguyên tử của bất cứ cõi nào xoay quanh trên trục của nó đều đồng nhất trên cõi riêng của nó.
b. Lặp lại trong sự kiện: điều này kéo theo ý tưởng về mức chủ đạo, hay âm thanh của bất cứ nhóm nguyên tử đặc biệt nào, đi vào thành phần của bất cứ hình hài đặc thù nào. Nhóm các nguyên tử này sẽ có khuynh hướng tạo nên một loạt trường hợp đặc thù, và sẽ lặp lại mức độ hay âm thanh, khi một yếu tố làm linh hoạt được kèm theo chúng. Khi mãnh lực làm sinh động được xúc tiếp ở các giai đoạn ấn định đối với một nhóm nguyên tử nào đó, mãnh lực đó sẽ gợi ra từ các nguyên tử đó một âm thanh đặc thù vốn sẽ biểu lộ ra bên
274 ngoài như các trường hợp xung quanh. Nói cách khác, sự tương tác giữa Ngã và phi ngã, bao giờ cũng có bản chất tuần hoàn. Tính chất tương đồng trong âm điệu (tone) sẽ được Bản Ngã phát huy khi nó ẩn trong hình hài, nhưng chủ âm sẽ dần dần tăng lên. Đó là điểm tương đồng đối với các hậu quả tạo ra, khi dò đúng cùng chủ âm trong các bát độ khác nhau, bắt đầu từ căn bản.
c. Tái diễn trong không gian quan niệm này có liên hệ sâu xa với quan niệm chính yếu về nghiệp quả, đó thực sự là định luật chi phối vật chất của Thái dương hệ, và đã khởi đầu công việc của nó trong các Thái dương hệ trước. Do đó, chúng ta có các chu kỳ theo thứ bậc và sự tái diễn theo một vòng xoắn ốc bao giờ cũng đi lên, theo định luật rõ ràng.
Như vậy, các ý tưởng được truyền đạt có thể được diễn tả như sau:
a. Thái dương hệ lặp lại
hoạt động của nó ……………. Lặp lại trong Không Gian.
b. Một dãy hành tinh
lặp lại hoạt động của nó …… Lặp lại trong Thời Gian.
c. Sự vang dội liên tục không dứt của một nốt của cõi, của một nốt thuộc cõi phụ và của tất cả những gì được đưa vào biểu lộ bởi nốt đó …Lặp lại của cõi.
d. Khuynh hướng của các
nguyên tử để kéo dài mãi mãi hoạt động của chúng và như thế tạo ra sự tương đồng về trường hợp, về môi trường và về hiện thể …. Sự lặp lại hình thể. Khi chúng ta đưa các ý tưởng này lên đến mọi cõi trong Thái dương hệ, và từ đó đến các cõi vũ trụ, chúng ta mở ra cho chính chúng ta một qui mô vô cùng lớn.
2. Lặp lại hành động theo chu kỳ được chế ngự bởi 2 Định Luật
:
Có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói rằng điều đó được chế ngự bởi một định luật, định luật nguyên thuỷ và bổ sung. Điều
275 này đưa đến hai loại chu kỳ tổng quát, và có liên hệ đến chính bản chất của Ngã và phi ngã. Sự tương tác của cả hai do sự trợ giúp của thể trí, tạo ra điều mà chúng ta gọi là hoàn cảnh hay môi trường.
Định luật tổng quát vốn tạo ra hiệu quả theo chu kỳ là Định Luật Hút và Đẩy, trong đó định luật bổ sung là định luật Chu kỳ và định luật Tái Sinh. Sự tiến hoá theo chu kỳ, hoàn toàn là kết quả hoạt động của vật chất, và của Ý Chí hay Tinh thần. Điều đó được tạo ra bởi sự tương tác của vật chất linh hoạt và Tinh thần un đúc. Mỗi hình hài đều ẩn giấu một sự sống. Mọi sự sống thường xuyên vươn tới sự sống tương tự tiềm tàng trong các hình hài khác. Khi Tinh thần và vật chất ngân cùng một nốt, sự tiến hoá sẽ kết thúc. Khi nốt được ngân lên bởi hình hài mạnh hơn nốt của Tinh thần, chúng ta có sự thu hút giữa các hình hài. Khi nốt được ngân lên bởi Tinh thần mạnh hơn nốt của vật chất và hình hài, chúng ta có Tinh thần đang đẩy lui hình hài. Nơi đây, chúng ta có cơ sở cho chiến trường của sự sống và vô số các giai đoạn trung gian của nó; có thể được diễn tả như sau :
a. Giai đoạn thống ngự của nốt hình hài là giai đoạn tiến
hoá hướng hạ.
b. Giai đoạn mà Tinh thần xua được hình hài là giai đoạn
của chiến trường của 3 cõi thấp.
c. Giai đoạn thu hút giữa Tinh thần và Tinh thần, cùng là việc triệt thoái sau đó ra khỏi hình hài là giai đoạn của Thánh Đạo.
d. Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh thần, là giai đoạn của
các cõi cao trên đường tiến hoá thăng thượng.
Sự đồng bộ của các nốt hay là sự thiếu đồng bộ, có thể qui vào tất cả những gì xảy ra trong các chu kỳ thế gian. Như vậy, chúng ta tạo ra sự hài hoà; trước tiên, nốt căn bản của
276 vật chất, kế đến nốt của Tinh thần dần dần vượt qua nốt thấp, và thu hút sự chú ý cho đến khi dần dần nốt của Tinh thần áp đảo tất cả các nốt khác. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng đó là nốt của sự sống đang giữ cho hình hài chung lại với nhau. Thí dụ, nốt của Thái dương, duy trì đúng sức thu hút các bầu đang xoay quanh, tức là các hành tinh. Các nốt đồng bộ và hài hoà cho đến khi giai đoạn thích hợp được đạt đến, và giai đoạn không có ý thức (abstraction). Sự tiến hoá theo chu kỳ tiếp diễn. Tương tự thế, con người (bằng nốt của y) nắm giữ các nguyên tử của 3 thể chung lại với nhau, đối với chúng như là mặt trời trung ương đối với các hành tinh. Tuy nhiên, trước tiên có thể thừa nhận rằng định luật hút là minh chứng của các quyền năng Tinh Thần, trong khi định luật Đẩy chi phối hình hài. Tinh Thần thu hút Tinh Thần suốt đại chu kỳ. Trong các chu kỳ nhỏ, Tinh Thần tạm thời thu hút vật chất.
Khuynh hướng của Tinh Thần là hoà nhập và hài hòa với Tinh Thần. Hình hài xua đẩy hình hài, và như thế đem đến sự phân ly. Nhưng – trong chu kỳ tiến hoá lớn – khi yếu tố thứ ba là trí tuệ nhập cuộc, và khi điểm cân bằng là mục tiêu, sự biểu hiện theo chu kỳ của sự tương tác giữa Tinh Thần và sắc tướng được nhận thấy, và kết quả là các chu kỳ được an bài của các hành tinh, của con người và của nguyên tử. Thế nên, nhờ sự lặp lại tâm thức được phát triển và năng lực đáp ứng được gợi ra. Khi năng lực này có bản chất mà nó trở thành một phần cố hữu của vốn liếng hữu hiệu của Thực Thể Thông Linh, điều đó phải diễn ra trên mọi cõi, và lần nữa, tác động có chu kỳ là định luật, và do đó sự tái sinh trở đi trở lại là phương pháp thực hành. Khi quan năng hiểu biết có sẵn của mỗi đơn vị tâm thức, trở nên phối kết dưới hình thức vận cụ của Thượng Đế trên mỗi cõi của Thái dương hệ, lúc bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ sự tiến hoá theo chu kỳ sẽ chấm dứt, chuyển động quay trên mỗi cõi của cõi hồng trần vũ trụ trở thành một rung động đồng nhất, đến nỗi tạo ra được tác động trên cõi vũ trụ kế tiếp, cõi cảm dục vũ trụ.
277 3. Quan niệm thứ ba có liên quan là những gì thuộc về hai loại chu kỳ.
1. Sự xoay trên trục: điều này phải được nhận thấy, dù là chúng ta đang bàn đến một nguyên tử rất nhỏ của vật chất, bàn đến một hành tinh đang xoay trên trục của nó, hoặc bàn đến sự xoay của linh hồn thể, hay là sự xoay của một Thái dương hệ.
a. Liên hệ đến con người, điều này có thể được xem như sự xoay của các lớp vỏ khác nhau, chung quanh tâm thức trung ương trong bất cứ lần luân hồi nào.
b. Liên hệ đến một Hành Tinh Thượng Đế, điều đó
có thể được xem như sự quay của một bầu hành tinh trong một dãy hay là giai đoạn của một lần luân hồi.
c. Liên hệ đến một Thái Dương Thượng Đế, điều đó có thể được xem như sự quay hoàn hảo của Mặt Trời trong không gian, với tất cả những gì bao gồm bên trong vòng giới hạn.
2. Sự quay quanh một quỹ đạo. Đây là sự quay của một bầu Sự sống, không những chỉ trên trục của nó mà còn suốt dọc đường đi gần hình cầu, hay quỹ đạo chung quanh một tâm điểm.
a. Liên hệ với con người, điều này có thể được xem như sự quay của vòng sinh tử luân hồi, hay đoạn đường của một thực thể qua ba cõi thấp đi vào luân hồi và trở lại.
b. Liên quan với một Hành Tinh Thượng Đế điều đó có thể được xem như chu kỳ mà chúng ta gọi là cuộc tuần hoàn trong đó sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế chu lưu khắp cả 7 bầu hành tinh.
c. Liên quan với Thái Dương Thượng Đế đó là sự quay hoàn hảo của Thái dương hệ, quanh trung tâm vũ trụ của nó.
Ở điểm này cần chú ý rằng, ý tưởng được bàn đến có liên quan với chu kỳ tiến hoá không thể tách ra khỏi ý niệm về
278 tâm thức. Các ý tưởng về thời gian, không gian và về hoạt động (theo quan điểm nhà huyền linh học), chỉ có thể được nhận thức như là tương đối với một số thực thể có ý thức, đối với một số Chủ Thể Suy Tưởng.
Thời gian đối với nhà huyền linh học là loại chu kỳ, dù lớn hay nhỏ, trong đó một sự sống nào đó, trải qua đoạn đường riêng biệt nào đó, trong ấy một giai đoạn đặc biệt nào đó bắt đầu, tiếp tục và chấm dứt, liên quan đến sự nhận thức của một Thực Thể nào đó chỉ được nhận thức theo thời gian, khi mà kiếp sống tham gia đã đạt đến một trình độ nhận thức đáng kể. Thời gian được xác định như là một sự kế tục các trạng thái ý thức (1) và do đó có thể được khảo cứu theo quan điểm của :
1 GLBN viết :
1. Trong thực tế vũ trụ chỉ là một tập hợp khổng lồ các trạng thái tâm thức GLBN II, 633 , I, 70, 626.
2. Tinh thần và tâm thức là các danh từ đồng nghĩa I, 43, 125 3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức.
I, 105, II, 709.
4. Sáu loại tâm thức như được biểu hiện trong giới thiên nhiên trên
5 cõi tiến hoá nhân loại I, 125, II 678. a. Giới khoáng chất 1.
Hoạt động thông tuệ, Mọi nguyên tử đều có khả năng chọn lọc, phân biện một cách sáng suốt dưới Định luật Hút và Đẩy.
GLBN I, 295
b. Giới thực vật 2.
Hoạt động thông tuệ cộng với cảm giác hay nhận thức phôi thai. c. Giới động vật 3
Hoạt động thông tuệ, cảm giác cộng với bản năng hay tính chất trí
tuệ còn phôi thai . GLBN III, 573
3 điểm này tượng trưng cho tâm thức dưới nhân loại. d. Tâm thức nhân loại 4.
Hoạt động thông tuệ, bác ái hay cảm giác hoàn hảo hay nhận thức và ý chí, hay mục đích sáng suốt. 3 trạng thái.
GLBN I, 215, 231, II, 552, III, 579.
Đây là Ngã Thức – trung điểm - GLBN I, 297.
e. Tâm thức Tinh thần 5.
Nhận thức của tuệ giác thể. Đơn vị nhận ra nhóm của mình. Đơn vị tách biệt đồng nhất hoá chính nó với cung hay loại của nó.
a. Thượng Đế thức (Logoic consciousness) hay là các trạng
thái kế tiếp, của sự nhận thức thiêng liêng trong phạm vi thái dương.
b. Hành tinh thức (Planetary consciousness) hay tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế, khi Ngài tiếp tục chu kỳ suốt cả hệ thống.
c. Chân ngã thức : hay sự mở rộng kế tiếp đối với nhận thức sáng suốt của một người từ kiếp sống này đến kiếp sống khác.
d. Nhân loại thức : hay sự nhận thức của con người trên
cõi trần, và tiếp theo trên cõi cảm dục và cõi trí.
e. Ý thức động vật, thực vật và khoáng chất. Khác với ý thức nhân loại trong nhiều chi tiết, trước tiên trong những gì nó không phối hợp hay suy diễn, và nhận ra chủ thể riêng rẽ. Nó tương tự với nhân loại thức ở chỗ nó bao hàm sự đáp ứng với các tiếp xúc nối tiếp của các đơn vị, bao gồm trong các chu kỳ nhỏ của chúng.
f. Nguyên tử thức. Biểu lộ qua các trạng thái kế tiếp của lực đẩy và lực hút. Trong định nghĩa cuối cùng này có tàng ẩn chìa khoá cho các trạng thái tâm thức khác.
III, 572. I, 183, 623. f. Linh thức 6:
Ý thức của đơn vị của Thái dương hệ thất phân.
GLBN II, 673, 741. Cả hai ý thức này tượng trưng cho siêu thức.
Loại thứ 7 bao hàm tất cả các thức và là Thượng Đế thức (God
Consciousness). GLBN II, 740 chú thích. Cũng nên xem GLBN I, 300, 301, 183, 221, 623. II, 32 chú thích, 741, 552 chú thích. GLBN III, 573, 574, 558, 557, 584.
Một nguyên tử xoay trên trục của nó (tạm gọi là A – ND). Trong khi xoay, nguyên tử A tiến vào lãnh vực hoạt động của các nguyên tử khác (tạm gọi là B. ND). Lúc đó nguyên tử A hoặc là thu hút và xoay chuyển trường hoạt động riêng của nó, hoặc nó đẩy và hướng các nguyên tử B ra bên ngoài phạm vi hoạt động của nó, gây nên sự phân ly. Một điều cần phải ghi nhớ về sự thu hút lẫn nhau này, là sự duy trì tính đồng nhất trong sự cố kết.
Một con người trong khi biểu lộ ra bên ngoài, cũng xoay trên chính trục của mình hay là quanh trung điểm của mình, động cơ chính của sự sinh động của con người; điều này đưa y vào trong phạm vi hoạt động của những người khác; những nguyên tử nhân loại khác. Sự tương đồng này hoặc là có khuynh hướng đưa đến sự hợp tác hay cố kết, hoặc là đưa đến sự phân ly hay đẩy ra xa. Lần nữa cần phải nhớ rằng, ngay đến sự đồng nhất trong việc kết hợp cũng được duy trì.
280 Một Hành Tinh Thượng Đế. Qua hình hài của một dãy hành tinh, cũng xoay trên trục của Ngài và một hiện tượng giống như thế có thể quan sát được. Một hành tinh đẩy một hành tinh có mang điện giống nó, vì đó là định luật đã được biết rõ; đó là các hạt giống nhau đẩy lẫn nhau, nhưng về mặt huyền linh, đó là một định luật đã được biết rõ, đó là sau rốt chúng sẽ hút lẫn nhau khi mức rung động trở nên đủ mạnh. Một hành tinh âm sẽ bị hút bởi một hành tinh dương và cứ thế tiếp diễn xuyên qua mọi hình hài. Đây là sự biểu lộ giới tính trong chất liệu nguyên thuỷ của mọi loài, từ nguyên tử rất nhỏ trong cơ thể đến dãy hành tinh bao la, và đây là nền tảng của hoạt động. Hoạt động phát xạ chỉ đơn thuần là sự tương tác giữa dương và âm, và điều này có thể nhận thấy được trong nguyên tử vật chất của nhà khoa học, giữa người nam và người nữ và trong nguyên tử lớn hơn của Thái dương hệ trong khi Thái dương hệ rung động với đối cực vũ trụ của nó.
Do đó, chúng ta có thể xem thời gian như là diễn tiến của hoạt động hay là tiến bộ trong sự phát triển, trong đó tâm thức bên trong đang tìm đối cực của nó và đi vào dưới định luật hút, định luật này đưa đến sự phối hợp chặt chẽ của nguyên tử, của nhân loại, của hành tinh, của tinh thần, của thái dương và của vũ trụ. Ý tưởng này tương đối đơn giản có liên quan đến con người và có thể được thấy lộ ra hằng ngày, trong sự tiếp xúc của con người với người khác; thí dụ, các tiếp xúc này bị chế ngự rất lớn do sự thương và ghét của con người. Tất cả các lực hút và lực đẩy này đều tuân theo thiên luật và nguyên nhân của chúng tồn tại trong chính hình hài. Xúc cảm về thương hoặc ghét không gì khác hơn là sự nhận thức của thực thể hữu thức, về sự thay đổi đột ngột phạm vi thu hút của một dạng nguyên tử mà y được dẫn đến, bởi chính định luật về bản thể của chính y, đối với sự hút hoặc đẩy. Chỉ khi nào hình hài được siêu việt và Tinh thần tìm thấy Tinh thần, hiện tượng đẩy sẽ chấm dứt. Đây sẽ là kết thúc không thể tránh được vào lúc chấm dứt cơ tiến hoá thái dương, và điều đó sẽ đưa đến kỳ qui nguyên (pralaya). Kỳ gian định trước của sự tương tác, giai đoạn tìm kiếm Tinh
281 thần cho Tinh thần và diễn trình rung động cần thiết do việc vận dụng hình hài, điều mà chúng ta gọi là Thời gian, dù là có liên hệ đến một người, một Hành Tinh Thượng Đế, hoặc Thái Dương Thượng Đế.
Mặt khác, không gian được bao gồm trong ý niệm về tâm thức và việc vận dụng vật chất của không gian đó. Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian theo nghĩa đen là hình thái (the form), mà trong đó các hoạt động hữu thức của Ngài và thiên ý của Ngài, được hoàn thành - tức vòng giới hạn thái dương. Không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thể hiện thiên cơ của Ngài, tương tự như hầu hết các không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ phát triển để vận dụng. Con người lại lặp lại diễn trình và vòng giới hạn của y được bao hàm trong phạm vi tâm thức của y, và rất có thể được giới hạn như trong trường hợp của người kém tiến hoá, hay là có thể bao gồm một phần không gian hành tinh rất rộng lớn, và ngay cả trong trường hợp của kẻ tiến hoá rất cao có thể bắt đầu tiếp xúc đến ngoại biên của vùng ảnh hưởng của Hành Tinh Thượng Đế, mà trong cơ thể Ngài, y là một tế bào.
Đối với nguyên tử (thí dụ nguyên tử trong thể xác con người), không gian sẽ là phạm vi của hình thể, mà trong ấy người ta thấy được trung tâm lớn hơn của tâm thức mà hình thể đó là một phần, và không gian sẽ bị hút cũng như bị đẩy – hút và kiến tạo thành hình hài của Sự Sống vĩ đại hơn, còn đẩy và bằng cách đó, ngăn ngừa khỏi sự xê dịch ra khỏi một điểm nào đó trong hình thể đó.
Ở đây, chúng ta nên bàn một chút về thời gian và không gian trong mối liên quan của chúng đối với một trung tâm tâm thức đặc biệt; chúng ta đã thấy rằng chúng đơn thuần là các hình thức của các ý tưởng để biểu lộ hoạt động theo chu kỳ của một thực thể. Vấn đề quá trừu tượng, do bởi trình độ thấp của trí tuệ con người, mà cho đến nay, vì quá bận tâm đến khía cạnh khách quan hay vật chất của biểu lộ, mà sự thu hút hiện đang có giữa Tinh Thần với Tinh Thần, ít hay nhiều vẫn là một khái niệm. Khi có nhiều người hơn nữa trong gia đình nhân loại có trung tâm ý thức trong Chân ngã và do đó bận
282
rộn với công việc loại trừ vật chất, và bận tâm với sự triệt thoái của Tinh Thần ra khỏi hình hài, chỉ lúc bấy giờ, tiến trình biến đổi sẽ được hiểu rõ, chỉ bấy giờ, thời gian (như được biết trong ba cõi thấp) mới bị vượt qua, và chỉ bấy giờ, không gian (như đã biểu lộ với con người qua 3 cõi thấp hay 18 cõi phụ) mới bị coi như là một chướng ngại. Cùng một phát biểu này có thể được khẳng định là đúng với 7 Thượng Đế và với Thái Dương Thượng Đế, nới rộng ý tưởng đến các cõi khác, thuộc thái dương và vũ trụ. Cũng có thể thu hẹp xuống đến các sinh linh dưới nhân loại, và đến các sinh linh giáng hạ tiến hoá, luôn luôn nhớ rằng khi tâm thức càng bị giam hãm và hạn chế, do việc thiếu đáp ứng và giới hạn của bức xạ, sẽ xảy ra sự trì độn (inertia).
Bằng cách xem xét kỹ càng biểu đồ số V, hiển nhiên là vấn đề Thượng Đế tàng ẩn trong đó, và nơi nào có sự chính xác về sự tương ứng giữa Ngài và phản ảnh của Ngài là con người.
Thứ 1. Cả hai ở trong trạng thái biểu lộ ngoại tại trên cõi hồng trần.
Thứ 2. Cả hai đều ở vào điểm giáng hạ tiến hoá sâu nhứt.
Thứ 3. Cả hai đều bị hạn chế bởi vật chất và đang phát triển tâm thức (chân ngã thức) trên cõi trần – con người trên cõi trần thuộc Thái dương hệ, còn Thượng Đế trên cõi hồng trần vũ trụ.
Thứ 4. Con người phải đưa vào sự kiểm soát hữu thức đầy đủ, Thượng Đế nội tâm. Qua sự kiểm soát đó, y phải chế ngự hoàn cảnh, tạo cho môi trường chung quanh mình trở thành vận cụ và chất liệu sử dụng cho y. Trên các cõi vũ trụ Thượng Đế cũng hành động giống như thế. Cả hai đều còn xa điểm thành đạt.
Thứ 5. Cả hai tác động trong, với và bởi sức mạnh của điện.
Thứ 6. Cả hai đều ở dưới các định luật chế ngự sắc tướng, và do đó cả hai được kiểm soát trong thời gian và không gian, bởi karma vốn là Định Luật về sắc tướng. Định Luật đó có liên quan với tính chất, trong khi mãnh lực có liên quan với sự rung động.
Thứ 7. Cả hai tác động qua các hình hài được làm bằng :
283 a. Ba loại hình thức chính: Một hình thức trí tuệ, trạng thái biểu lộ thứ nhất; một hình thức cảm dục, trạng thái thứ hai và hình thức xác thân, trạng thái thứ ba. Rung động trí tuệ tạo nên phạm vi then chốt, cùng là tìm cách sử dụng và phối kết thể xác bằng ý chí. Nó liên quan đến hay là liên kết tâm thức vào ba dạng thức theo một phương hướng duy nhất; nó đẩy lùi và tạo nên sự phân ly theo hướng khác. Rung động cảm dục liên quan đến tính chất, đến phạm vi thu hút. Đó là yếu tố tâm linh. Xác thân là nơi hội nhập của ý thức với hình hài vật chất. Cái sau cùng này là kết quả được tạo ra, bởi sự kết hợp của nhịp điệu then chốt và tính chất của âm điệu (tone).
b. 7 trung tâm lực duy trì ba hình thức trong một tổng thể cố kết duy nhất, và tạo nên sức sống và sự phối kết của chúng. Chúng đặt đơn vị tam phân vào mối liên hệ với trung tâm tâm thức chính yếu của chúng trên các cõi cao, dù cho trung tâm đó là linh hồn thể của con người, của một Hành Tinh Thượng Đế hay của một Thái Dương Thượng Đế.
c. Hàng triệu tế bào vô cùng nhỏ, mỗi tế bào biểu hiện cho một sự sống thứ yếu, mỗi tế bào ở tình trạng hoạt động thường xuyên, và mỗi tế bào đẩy các tế bào khác để duy trì ngã tính (individuality) hay đồng nhất tính, tuy nhiên, mỗi tế bào thu hút tế bào khác bằng lực hút ở tâm. Như thế, chúng ta tạo ra hình hài biểu lộ của một tinh thể, một thực vật, một động vật, một con người, một hành tinh, một hệ thống.
Do đó, sau cùng cả hai tác động song đôi nhau, và mỗi tế bào đều có cả lực hút lẫn lực đẩy.
Sức hút của vật chất vào Tinh Thần và việc kiến tạo hình hài để cho Tinh Thần sử dụng, là kết quả của điện năng trong vũ trụ, mà trong mỗi trường hợp đưa các sự sống thứ yếu hay các khối cầu vào phạm vi ảnh hưởng của nó. Lực hút, tức sự sống của Thượng Đế qui tụ vào thể biểu lộ của Ngài. Từ lực của Hành Tinh Thượng Đế qui tụ ngoài vòng giới hạn thái dương, những gì mà Ngài cần cho mỗi cuộc lâm phàm.
284 Từ lực của Chân ngã, vào mỗi lúc tái sinh, gom góp chất liệu trong lãnh vực riêng biệt hay hệ thống trong đó Chân ngã
284 chiếm chỗ. Cứ tiếp tục đi xuống, chúng ta thấy cái nhỏ lúc nào cũng theo đuổi cuộc tuần hoàn của nó trong cái lớn hơn.
Do đó, chúng ta có (trong giai đoạn hút và đẩy, hay là một chu kỳ sự sống) những gì mà chúng ta gọi là thời gian và không gian; và điều này cùng chứa đựng sự thật như nhau trong chu kỳ sinh hoạt của một Thượng Đế hoặc một con kiến, hoặc một tinh thể. Có nhiều chu kỳ hoạt động trong vật chất, do bởi ý chí có nghị lực và lúc bấy giờ Thời gian và Không gian mới được biết đến. Có nhiều chu kỳ của phi hữu thể (non-being) khi thời gian và không gian là hư vô và năng lượng Ý Chí đã triệt thoái. Nhưng chúng ta đừng quên rằng điều này chỉ là tương đối, và chỉ khi nào được xem xét theo quan điểm cuộc sống riêng biệt hay thực thể có liên quan và giai đoạn hiểu biết đặc biệt đã đạt được. Tất cả phải được giải thích bằng các thuật ngữ về ý thức.
Loại chu kỳ thứ nhất hay là giai đoạn có liên quan đến toàn bộ một vòng quay của một bầu chung quanh trung tâm ý thức của chính nó, đối với Thực Thể đặc biệt có liên quan (có thể là Thượng Đế hoặc con người), là một chu kỳ thứ yếu. Loại chu kỳ thứ hai hay là giai đoạn liên quan đến sự quay vòng hoàn hảo của một quỹ đạo, hay là sự quay của một bầu quanh trung tâm của những gì chính là một phần không thể thiếu, mà chúng ta có thể xem như một chu kỳ lớn hơn. Loại chu kỳ thứ ba không có liên quan nhiều đến sự chuyển tiếp của hình hài, qua một vị trí nào đó trong không gian mà chỉ vì chu kỳ vốn bao gồm cả hai chu kỳ lớn và nhỏ. Nó có liên quan đến sự đáp ứng của Đấng Cao Cả, mà đối với Ngài, Thái Dương Thượng Đế của chúng ta chỉ là một trung tâm trong Cơ Thể của Ngài, đối với các sự tiếp xúc được tạo ra trên trung tâm đó và trên đối cực vũ trụ của nó. Hai trung tâm này, thí dụ Thái dương hệ chúng ta và đối cực vũ trụ của nó, trong sự tương tác của chúng, tạo ra một chu kỳ có liên quan tới “Đấng Vượt Trên Thượng Đế chúng ta”. Dĩ nhiên, điều này nằm ngoài sự hiểu biết của con người, nhưng phải được bao gồm trong bảng liệt kê của chúng ta về các chu kỳ, nếu muốn đạt được sự chính xác.
285 VIII. TẠI SAO TRI THỨC (1) VỪA CÔNG TRUYỀN VỪA BÍ TRUYỀN ?
Ghi chú 1
1 Trong GLBN, chúng ta được giảng dạy rằng có 7 nhánh tri thức được ghi nhận trong kinh Puranas. GLBN I, 192.
Các tương ứng được nhắc đến ở đây có liên hệ với :
a. Bảy cung, các Đấng Hy Sinh, Bác Ái và Tri Thức.
b. 7 trạng thái tâm thức.
c. 7 trạng thái vật chất hay cõi.
d. 7 loại lực.
e. 7 bậc điểm đạo và nhiều thất phân khác.
Gnosis tức Tri Thức ẩn tàng, là nguyên khí thứ 7, sáu trường phái triết học Ấn Độ là 6 nguyên khí. GLBN I, 299.
6 trường phái này là:
a. Trường phái Luận Lý………. Chứng cớ của tri giác đúng.
b. Trường phái nguyên tử ….. Hệ thống các đặc thù
(The atomic school) Các yếu tố . Luyện đan và hóa học.
c. Trường phái số luận ……. Hệ thống các số. Trường phái
(The Sankhya school) duy vật. Lý thuyết về 7 trạng thái vật chất hay prakriti.
d. Trường phái yoga …… Hợp nhất. Qui tắc sống hằng ngày.
Thần bí thuyết.
e. Trường phái nghi lễ ………. Nghi thức. Thờ phụng thiên thần hoặc tôn giáo. Các Thần.
f. Trường phái Vedanta ……... Có liên quan với phi nhị nguyên.
Bàn đến liên hệ của Atma trong con người với Thượng Đế.
Phái Gnosis hay tri thức ẩn tàng tương tự như Atma Vidya hay Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophy) và bao gồm 6 trường phái khác.
Bây giờ chúng ta có thể đề cập đến vấn đề theo thứ tự: “Tại sao chúng ta xem một số khía cạnh tri thức thuộc về bí truyền và một số khía cạnh khác là công truyền ?”
Câu trả lời cho điều này thực sự bao hàm trong việc nhận thức rằng một số tri thức liên quan đến khía cạnh bên trong của sự sống, còn loại tri thức khác liên quan đến khía cạnh bên ngoài; có một loại tri thức liên hệ đến năng lượng và lực (do đó có nguy hiểm khi vội vàng tiết lộ không đúng lúc) và một loại tri thức khác nữa có liên quan đến những gì thuộc về năng lượng. Do đó, điều hiển nhiên là cho đến khi có được khả năng để xác minh thông tin từ bên trong, thì toàn bộ các sự thật nên giữ lại bên ngoài tầm ý thức của đa số con người.
Theo như chúng ta được dạy, mục đích của tiến hóa là đạt được tâm thức trên tất cả các cõi; do việc đạt được tiến hóa ít oi của nhân loại mà cho đến nay chỉ có cõi hồng trần, mới ở dưới sự kiểm soát hữu thức.
Tri thức (knowledge) liên quan đến cõi giới, trong khi
286 thông tin (information) có liên quan đến biểu hiện ngoại cảnh trọng trược nhất, toàn thể các sự kiện có liên hệ đến năm cõi phụ thấp của cõi trần (theo quan điểm huyền linh) đều được xem là công truyền. Trong hai giống dân kế tiếp, hai cõi phụ khác sẽ được chế ngự và toàn thể khối tri thức liên quan đến chất hồng trần và chất dĩ thái, đến năng lượng, hình hài và kinh nghiệm trên cõi trần, sẽ dễ dàng trở nên hữu ích đối với con người, và chỉ liên quan đến năm giác quan vật chất của con người.
Thông tin và tri thức về sự sống đang tiến hóa qua các hình hài, trong một thời gian khá lâu, sẽ được xem như là thuộc về nội môn (esoteric), cũng giống như sự lĩnh hội (apprehension) và sự thông hiểu (comprehen -sion) về trạng thái vật chất và các định luật đang chi phối năng lượng trên cõi cảm dục và trên cõi trí cũng thuộc loại đó. Phát biểu này có liên hệ đến thường nhân, tức là những người thông thường trong nhân loại. Thông tin bên ngoài hay công truyền, mà phần lớn con người thu lượm hay xác minh trong Phòng Học Tập, bằng ngũ quan và bằng kinh nghiệm. Thực nghiệm đúng lúc và sau nhiều chu kỳ luân hồi được chuyển hóa thành kinh nghiệm và điều này sau rốt tạo nên cái mà chúng ta gọi là bản năng, hay là phản ứng quen thuộc của một loại tâm thức nào đó, đối với một tập hợp các trường hợp hay hoàn cảnh. Hai yếu tố về giác quan và về sự tiếp xúc do thực nghiệm này, có thể được thấy đang xảy ra trong giới động vật và giới nhân loại; sự dị biệt giữa hai giới ở chỗ là con người có khả năng ghi nhớ một cách hữu thức, lĩnh hội, tiên đoán, sử dụng các kết quả của những kinh nghiệm đã qua, và như thế ảnh hưởng đến hiện tại cùng là chuẩn bị cho tương lai. Con người dùng bộ óc vật chất cho mục đích này. Con vật cũng có trí nhớ do bản năng (instinctual memory), có sự hiểu biết và khả năng tiên đoán còn phôi thai, nhưng, (vì thiếu thể trí) nó không thể điều chỉnh các kinh nghiệm đúng các trường hợp theo ý nghĩa sắp xếp trước, và thiếu khả năng để vận dụng một cách hữu thức, và như vậy gặt hái được lợi
287 ích của các biến cố đã qua, và do kinh nghiệm học được cách thức mà con người hành động. Con vật dùng bí huyệt đan điền theo cùng một cách thức mà con người dùng bộ óc, đó là cơ quan của bản năng.
Tất cả những gì có được do bản năng và do việc sử dụng trí cụ thể, đang tác động qua bộ óc vật chất và có thể được xem như có liên hệ đến điều mà chúng ta gọi là công truyền. Như thế, hiển nhiên là tầm mức của sự kiện sẽ khác nhau tùy theo:
a. Tuổi của linh hồn.
b. Kinh nghiệm đã được phát triển và đã được vận dụng.
c. Tình trạng của não bộ và của thể xác.
d. Hoàn cảnh và môi trường.
Theo thời gian qua và con người đạt đến trạng thái tiến hóa khả quan, trí phát triển nhanh hơn và một yếu tố mới dần dần nảy sinh. Từ từ, trực giác hay trí siêu việt (trancendental mind) bắt đầu tác động và sau rốt thay thế hạ trí hay trí cụ thể. Lúc bấy giờ trực giác sử dụng bộ óc vật chất như là một âm bản tiếp nhận, nhưng cùng lúc phát triển được một số trung tâm lực trên đầu, và như thế chuyển di hoạt động của nó từ bộ óc vật chất, đến các trung tâm cao hơn ở đầu, tồn tại trong chất dĩ thái. Đối với đa số nhân loại, điều này sẽ xảy ra trong khi khai mở các cõi phụ dĩ thái trong hai giống dân sắp tới. Việc này diễn ra song hành trong giới động vật do sự di chuyển dần dần vùng hoạt động từ bí huyệt đan điền lên bộ óc còn thô sơ, và sự phát triển từ từ của nó do sự trợ lực của manas.
Khi chúng ta xem xét các điểm này, điều hiển nhiên là các trạng thái hiểu biết huyền bí thực sự là những vùng tâm thức vẫn chưa bị chinh phục và đưa vào tầm kiểm soát của Thực Thể thông linh nội tại (indwelling Entity).
Điểm cần được nhấn mạnh là ở chỗ khi điều này được hiểu rõ, thì ý nghĩa thực sự của huyền bí và huyền linh sẽ được đánh giá cao, và nỗ lực của mọi Chủ Thể Tri Thức
288 (Knowers) sẽ được đưa vào lãnh vực tri thức của họ các đơn vị khác vốn sẵn sàng cho sự mở rộng tâm thức tương tự. Trong ý tưởng này có hàm ẩn bí quyết cho sự hoạt động của Thánh Đoàn. Do huyền lực của các Ngài, các Ngài thu hút vào một số lãnh vực nhận thức và nỗ lực, và do bởi sự thu hút đó và sự đáp ứng của các nguyên tử nhân loại vốn đã sẵn sàng, hồn tập thể ở trên vòng cung đi lên, hay là một trung tâm đặc biệt của một Hành Tinh Thượng Đế, được phối kết.
Cùng cách đó, động vật ở một trình độ nào đó, được đưa vào vùng ảnh hưởng của các con thứ yếu của trí tuệ; tức con người, họ vốn là anh cả của động vật, cũng như các Chân Sư Minh Triết là các Huynh Trưởng đối với nhân loại. Sự phối hợp chặt chẽ và sự phân chia trách nhiệm diễn tiến như thế đó.
MỜI XEM TIẾP PHẦN II - TẬP MỘT
LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN
(A TREATISE ON COSMIC FIRE)