BẢY CUNG NĂNG LƯỢNG - CÁC CÕI GIỚI
THEO MINH TRIẾT MỚI CỦA CHÂN SƯ DK VÀ THÁNH ĐOÀN
+ DANH MỤC VÀ TÓM LƯỢC
A- CÁC CUNG CHÍNH: 1- CUNG I; 1- CUNG II; 1- CUNG III
B- CÁC CUNG PHỤ
1- CUNG 1: Hành chính/ Chính trị / Ý trí / Sức mạnh / Uy quyền; Các vị vua chúa, các thủ-tướng, các nhà ngoại-giao, các quân-nhơn đều thuộc về Cung thứ nhứt.
2- CUNG 2: Bác ái và Minh triết / Đạo đức, Giao dục và Tôn giáo; Những người thuộc về Cung Ngài đều là những vị có lòng Bác-ái, lo dìu dắc sinh-linh vào đường Đạo-hạnh như các vị tu-sĩ, hoà-thượng, linh-mục, mấy vị hiền-triết, chơn-sư v.v…
3- CUNG 3: Hoạt động sanh hoá / Thích nghi và Thiên văn ( Chiêm tinh học); Những người thuộc về Cung thứ Ba, thì có biệt-tài thích hợp. Nhờ vậy mà họ hiểu người, mà có hiểu mới có thể giúp đắc lực đặng. Biểu-hiệu của họ là: “mỗi người, mỗi chuyện”, họ luôn luôn hành-động một cách khéo léo; họ có tài ngoại-giao cùng thích-ứng mau lẹ với mọi hoàn-cảnh. Họ ưa học Thiên-văn, Địa-lý và Bói-khoa.
4- CUNG 4: Mỹ lệ - Điều hoà (Hoà thanh /Mỹ thuật, Nghệ thuật, Thẩm mỹ); Người thuộc về Cung nầy, thì thích sự điều-hòa và đẹp đẽ. Họ phải ở chỗ hòa-khí mới thuận-tiện cho sự tấn-hóa của họ. Đời họ là đời mỹ-thuật. Mấy vị tài-tử, mấy nhà họa-sĩ, mỹ-nghệ đều thuộc về Cung thứ Tư.
5- CUNG 5: Hiểu biết / Khoa học – Sự đúng đắn của Khoa học (Cung tri thức và Khoa học cụ thể); Ngài biết rằng: tình-cảm và tư-tưởng của con người đều có tiếng-dội trong võ-trụ: nếu một người vui vẻ và an-lạc ở giữa đám đông, thì mọi người nơi đây sẽ được nhờ lây, và lại các vị Thiên-Thần sẽ theo phò-trợ để tăng thêm hạnh-phúc.
Nhưng người tấn-hóa về Cung nầy có biệt-tài quan-sát mọi việc một cách đúng-đắn lạ-lùng. Họ là những nhà bác-học, những vị chuyên-môn về khoa-học.
+ Tóm lược các đặc điểm của người thuộc cung 5:
Các điểm mạnh của những người thuộc Cung Năm
• Khả năng suy nghĩ và hành động khoa học
• Trí tuệ sắc sảo và tập trung mang lại sức mạnh hiểu biết
• Năng lực định nghĩa
• Năng lực kiến tạo các hình tư tưởng
• Dễ dàng trong việc tính toán toán học
• Năng lực phân tích và phân biện rất phát triển
• Tính khách quan vô tư
• Chính xác trong suy nghĩ và hành động
• Tiếp thu kiến thức và nắm vững chi tiết trong thực tế
• Năng lực khám phá thông qua điều tra và nghiên cứu
• Năng lực xác minh thông qua thực nghiệm; sự phân biện được sự thật từ sự giả
• Khả năng về kỹ thuật
• Khả năng phát minh thực tế
• Chuyên môn kỹ thuật
• Giác quan thông thường và sự bác bỏ điều ‘phi giác quan’
• Sự giải thích rõ ràng
6- CUNG 6: Sùng đạo / Tín ngưỡng và Tôn thờ - Hiến dâng; ưa thờ phượng, có lòng mộ đạo dồi-dào. Nếu họ tấn-hóa cao, thì họ là những nhà thần-bí học của tất cả tôn-giáo.
7- CUNG 7: Pháp môn-Phù thuỷ (Cúng tế và nghi lễ); Coi về khoa Pháp-môn và Phù-thủy. Ngài thường sai khiến các vị Thiên-Thần, và những vị nầy vui lòng tận tụy thi-hành mạng-lịnh của Ngài. Ngài là Chúa-tể của những nghi-lễ và cúng kiến. Ngài lo về sự văn-chương cho các nước Âu-Châu và chấn-hưng nền khoa-học siêu-hình. Ngài cũng lo lắng về chánh-trị quốc-tế và sự khai-hóa các quốc-gia trên thế-giới.
BẢNG TIÊU TRÍ 7 CUNG
(Phẩm tính của những người tiến hóa rất cao - Các Điểm đạo đồ)
Cung | Chủ về | Cách đoạt đặng mục đích trong cuộc sống | xem phương-pháp chữa bệnh thì sẽ biết người thuộc về Cung nào rất dễ. |
Đặc tính các cung |
1 | Hành chính/ Chính trị / Ý trí / Sức mạnh / Uy quyền |
nhờ Nghị-lực mạnh-mẽ của mình, chớ không cần tìm hiểu phải dùng phương –pháp nào. * MÃNH LỰC |
thì rút sức mạnh của trời đất đặng trị bệnh. * Tôi sẽ mạnh-mẽ, gan dạ và bền chí trong việc phụng-sự |
Đức Đế-Quân Morya đứng đầu Cung thứ nhứt. Tiền kiếp Ngài là một vị vua nước Radiputana (Bắc Ấn-Độ). Ngài có một bộ râu đen rẽ làm hai, tóc màu nâu, lòng thồng hai bên vai, đôi mắt đen và sắc sảo đầy vẻ oai hùng. Ngài cao sáu thước (6 thước mộc). Ngài nói năng gọn-gàng nghiêm-trang và vắn-tắt, khiến ai cũng phải phục tùng và vầng lời tức khắc. Ngài tượng-trưng sự uy-lực vô cùng mãnh-liệt và sức mạnh tinh-thần. Đức Morya sẽ kế vị Đức Bàn-cổ Vaivasvata để làm Đức Bàn-cổ cho giống dân chánh thứ sáu; giống dân nầy sẽ sanh ra trong 700 năm nữa. Hiện giớ Ngài còn giữ xác phàm ở xứ Tây-Tạng. Ngài tạo-lập các quốc-gia, rèn-đúc những bực anh-hùng liệt-sĩ, khuyến-khích các nhà lãnh-đạo lập nền chánh-quốc cho hợp với thời-thế duy-tân. Ngài hướng-dẫn loài người. Trong bao nhiêu thế-kỷ, ngài nuôi dưỡng những đức-tánh của một giống dân và đợi đúng thời-kỳ, ngài giúp chúng nó nảy nở trong giống dân phụ. Các vị vua chúa, các thủ-tướng, các nhà ngoại-giao, các quân-nhơn đều thuộc về Cung thứ nhứt. |
2 | Bác ái và Minh triết / Đạo đức, Giao dục và Tôn giáo |
cũng dùng Nghị-lực vậy, nhưng nhờ sự Minh-triết nên biết trước rất rõ-ràng những phương-pháp tốt đẹp hơn hết để đoạt thành ý-nguyện. * MINH TRIẾT * Hướng dẫn, chế ngự = Tình thương |
thì biết rõ căn-bản của tật bệnh, và biết dùng ý-chí để đoạt thành mục-đích
* Tôi sẽ đoạt đặng sự Minh-Triết bằng cách mở rộng lòng bác-ái, từ-bi |
Đức Đế-Quân Koot-Hoomi (hay Đức Kout-Thoumi) chưởng-quản cung thứ nhì. Tiền kiếp Ngài là Đức Pythagore. Ngài đầu-thai lần chót lấy xác người Bà-la-môn ở xứ Cachemire. Mặc dầu đã đắc quả làm một vị Đế-quân (trên Chơn-Tiên một bực). Ngài vẫn giữ xác phàm tại cõi trần nơi triền núi Himalaya [[8]] . Xác Ngài vẫn như thế mãi không già, tuổi Ngài độ 45, mặt Ngài sáng rỡ như phần đông người Anh-Cát-Lợi. Tướng mạo hiền-từ và đức-hạnh. Đôi mắt Ngài màu xanh chứa-chan tình Bái-ái và sự Phúc-lạc. Tóc râu Ngài đen dợt, lấp lánh ánh vàng, khi có mặt trời chiếu vào. Gương mặt của Ngài khó tả ra cho đúng: vì nét nó thay đổi liền liền, nhứt là lúc Ngài nở nụ cười. Sống mũi tuyệt đẹp như chạm, và đôi mắt to, màu trong xanh lạ thường! Trong nhiều tiền kiếp: khi Ngài làm vị Mục-sư ở Ai-cập tên Sarthou, khi làm đại Mục-sư tại đền thờ Agadé ở Tiểu-Á-Tế-Á (Asie Mineure). Nơi đây, sau một cuộc binh đao, khói lửa, Ngài bị giết, nhưng Ngài lập-tức nhập vào xác của người chài lưới Hy-Lạp, đang trầm mình tự-tử, rồi Ngài qua xứ Ba-tư giúp đỡ Đức Zoroastre trong việc lập Hoả-Giáo. Kế đó Ngài là Mục-sư tại đền Jupiter ở La-mã. Sau cùng, Ngài là vị Đại-Đức Nagarjuna bên Phật-giáo. Ngày sau, Đức Koot Hoomi sẽ kế vị Đức-Di-Lặc Bồ-tát, cầm cây Pháp-lịnh chưởng-giáo thế-gian. Ngài chăm nom nền Đạo-Đức. Những người thuộc về Cung Ngài đều là những vị có lòng Bác-ái, lo dìu dắc sinh-linh vào đường Đạo-hạnh như các vị tu-sĩ, hoà-thượng, linh-mục, mấy vị hiền-triết, chơn-sư v.v… |
3 |
Hoạt động sanh hoá / Thích nghi và Thiên văn ( Chiêm tinh học) |
dùng mãnh-lực của Cõi Thượng-Giới và rán chọn lựa kỹ-lưởng ngày giờ tốt (nghĩa là để ý đến khoa Thiên-văn) có ảnh-hưởng thuận-tiện cho mục-đích của mình. * THÍCH NGHI / NHÃ NHẶN |
thì chọn lúc nào điễn-lực của hành-tinh thuận lợi mới cho uống thuốc, hoặc làm thuốc * Tôi rán mở năng-lực hành-động và nói năng tùy theo cơ-hội thích-nghi và thuận-tiện. Tôi rán đến với mọi người trên con đường riêng của họ, hầu giúp đỡ họ một cách đắc-lực hơn |
Vị Chưởng-quản Cung nầy là Đức Đế-Quân Vénitien. Ngài sanh tại thành Vénise thuộc về nước Ý (Italie). Có lẽ Ngài là đẹp hơn hết trong Quần-Tiên-Hội. Mạnh dạn và to lớn. Ngài có hàm râu dợn sóng, một mớ tóc phấp-phơ. Đôi mắt trong xanh, tuyệt đẹp. Ngài coi về khoa Thiên-văn, là một môn-học nghiên-cứu về năm, tháng, ngày, giờ nào thuận-tiện để rút thần-lực thiêng-liêng của võ-trụ, hầu giúp đỡ nhơn-loại hơn là tránh những điều khó-khăn xảy đến. Những người thuộc về Cung thứ Ba, thì có biệt-tài thích hợp. Nhờ vậy mà họ hiểu người, mà có hiểu mới có thể giúp đắc lực đặng. Biểu-hiệu của họ là: “mỗi người, mỗi chuyện”, họ luôn luôn hành-động một cách khéo léo; họ có tài ngoại-giao cùng thích-ứng mau lẹ với mọi hoàn-cảnh. Họ ưa học Thiên-văn, Địa-lý và Bói-khoa.
|
4 |
Mỹ lệ - Điều hoà (Hoà thanh /Mỹ thuật, Nghệ thuật, Thẩm mỹ) |
dùng mãnh-lực cũa cõi Hồng-trần tức là mãnh-lực của Tinh-khí (ether) * SỰ ĐẸP ĐẼ VÀ ĐIỀU HOÁ |
công dụng phương pháp ngoại khoa (thuộc về thể-chất) để chữa bệnh như đấm, bóp, chà, cạo gió v.v.. * Tôi rán hết sức mình đem sự Đẹp-Đẻ và sự Điều-Hòa để vào cuộc sống của tôi và của người xung quanh tôi. Tôi tập quan-sát sự đẹp-đẽ của vạn-vật, hầu phụng-sự đắc-lực hơn |
Vị chưởng-quản Cung thứ Tư là Đức Đế-Quân Sérapis. Ngài sanh tại Hy-lạp tuy rằng công-nghiệp của Ngài đều lập ở xứ Ai-cập. Ngài lớn người, tóc vàng dợt. Ngài như một thầy tu tịnh-giới. Tánh tình rất hiền lành và thanh nhã. Ngài hơi giống như Đức Hồng-y Newman. Buổi sơ-khai của Hội Thông-Thiên-Học, chúng ta thường nghe đến Ngài vì Ngài tạm giáo-hóa ông Olcott [[9]] trong khi Sư-phụ của Ông là Đức Morya mắc việc. Các Đấng Tiên-trưởng thường thay đổi học trò để dạy. Người thuộc về Cung nầy, thì thích sự điều-hòa và đẹp đẽ. Họ phải ở chỗ hòa-khí mới thuận-tiện cho sự tấn-hóa của họ. Đời họ là đời mỹ-thuật. Mấy vị tài-tử, mấy nhà họa-sĩ, mỹ-nghệ đều thuộc về Cung thứ Tư.
|
5 |
Hiểu biết / Khoa học – Sự đúng đắn của Khoa học |
dùng mãnh-lực của cõi Trung-giới tức là làm ánh-sáng gọi là thanh-khí quang-tuyến. * KHOA HỌC |
lại ưa dùng thuốc luôn. * Tôi mở rộng sự hiểu-biết của tôi và tập tánh đúng-đắn, phân-minh, để giúp đời |
Vị chưởng-quản Cung nầy là Đức Đế-Quân Hilarion. Ngài là người nước Hy-Lạp. Sóng mũi hơi cong quấp, trán thấp và rộng. Ngài cũng đẹp lộng lẫy và dường như còn trẻ. Ngài có cái tính đúng-đắn của khoa học. Ngài lão thông những khoa bí-truyền. Thuở xưa Ngài là nhà hiền triết Jamblique của trường Tân-Bờ La-Tông (École-platonicienne) rất giỏi về khoa thi phú văn-chương. Ngài đem thần-lực giúp bà Mabel-Collins viết quyển “La lumière sur le Sentier” và “L’Idylle du Lotus Blanc”. Theo bà Annie Besant thì lời Ngài rất thanh-nhã và thi-vị. Ngài giúp các vị thông-thái rất nhiều. Ngài làm cho họ thấy khoa-học một cách đúng đắn, không sai một ly nào. Ngài còn áp-dụng thần-lực của võ-trụ ẩn trong con người nữa. Ngài biết rằng: tình-cảm và tư-tưởng của con người đều có tiếng-dội trong võ-trụ: nếu một người vui vẻ và an-lạc ở giữa đám đông, thì mọi người nơi đây sẽ được nhờ lây, và lại các vị Thiên-Thần sẽ theo phò-trợ để tăng thêm hạnh-phúc. Nhưng người tấn-hóa về Cung nầy có biệt-tài quan-sát mọi việc một cách đúng-đắn lạ-lùng. Họ là những nhà bác-học, những vị chuyên-môn về khoa-học. |
6 |
Sùng đạo / Tín ngưỡng và Tôn thờ - Hiến dâng |
dùng mãnh-lực của đức-tin đối với Đấng Thiêng-Liêng và lòng mộ đạo của mình để đoạt ý-nguyện. * SÙNG ĐẠO |
lại trị bệnh bằng đức-tin. * Tôi mở mang lòng Sùng-Đạo để dìu-dắc kẻ khác |
Vị chưởng-quản Cung thứ Sáu là Đức Đế-Quân Jésus. Ngài sanh trưởng tại Palestine và đã lập nên Cơ-Đốc-Giáo. Trước kia Ngài là Apollonices de Tyane, sau là Sri Râmanujacharya cải-cách tôn-giáo ở miền Nam Ấn-độ. Những người thuộc về Cung thứ Sáu, thì ưa thờ phượng, có lòng mộ đạo dồi-dào. Nếu họ tấn-hóa cao, thì họ là những nhà thần-bí học của tất cả tôn-giáo. |
7 |
Pháp môn-Phù thuỷ (Cúng tế và nghi lễ) |
dùng những câu thần-chú và nhờ sự giúp đỡ của các vị ấy.
* CÚNG TẾ VÀ LỄ NGHI |
thì dùng thần-chú và cách cầu-đảo Thánh Thần để nhờ giúp sức * Tôi sẽ lấy lễ nghi mà cúng-tế Trời Đất, hầu cầu được ơn lành để ban cho sanh chủng |
Vị chưởng-quản Cung nầy là Đức Đế-Quân Comte de Saint Germain mà ta gọi là Đức Thầy Rakoczi. Tiền kiếp của Ngài thuộc về vua chúa. Về thế kỷ 17, thì Ngài đầu-thai lấy tên là Francis Bacon và Lord Vérulam. Hồi thế kỷ thứ 16 thì Ngài là Thầy tu Robertus; và ở thế-kỷ thứ 15, Ngài là Hungadi. Ngài cũng là Christian Rosencreuz lúc thế kỷ thứ 14; và lúc thế kỷ 13, Ngài là Roger Bacon tức là Adepta Hongrois của khoa Thần-bí. Ngài cũng là nhà Triết-học Proclus của phái Tân-Bờ La-Tông và Saint Alban (vị tuẩn-giáo) ở nước Anh hồi thế kỷ 4. Đức Saint Germain có vẻ huy-hoàng của một nhà vua hồi thế-kỷ thứ 18 và cốt-cách của một vị võ-tướng. Tướng mạo vương giả và hiền lành của Ngài thâu-phục nhơn-tâm. Đôi mắt to lớn và nâu sậm của Ngài đầy vẻ từ-bi, bác-ái. Sắc mặt của Ngài trắng dợt, với mớ tóc màu sậm hớt ngắn, rẽ ngay giữa đầu và chải từ trán ra sau ót. Ngày thường ngự trong cái đền đài ở nước Hung-gia-lợi là gia-sản của tổ phụ để lại, cách đây nhiều thế-kỷ. Trong lúc Ngài hành-lễ, thì thường mặc y-phục nhiều màu sắc và mang nhiều nữ-trang quí-giá và tốt đẹp vô cùng. Ngài có một bộ đồ dệt bằng chỉ vàng, trước kia thuộc về Hoàng-đế La-mã. Trên choàng lại có một cái kẹp nhận hột xoàng, hình ngôi sao 7 nhánh. Có khi Ngài mặc áo màu tím thật đẹp. Công việc của Đức Saint Germain là làm theo lễ giáo của Thần-quyền và Thần-bí, vì Ngài coi về khoa Pháp-môn và Phù-thủy. Ngài thường sai khiến các vị Thiên-Thần, và những vị nầy vui lòng tận tụy thi-hành mạng-lịnh của Ngài. Ngài là Chúa-tể của những nghi-lễ và cúng kiến. Ngài lo về sự văn-chương cho các nước Âu-Châu và chấn-hưng nền khoa-học siêu-hình. Ngài cũng lo lắng về chánh-trị quốc-tế và sự khai-hóa các quốc-gia trên thế-giới. |
Nguồn: Bảy cung của Thái dương hệ