QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Linh hồn Bất Tử - Luân Hồi Theo Chu Kỳ Sinh Tử

TỔNG HỢP
SƠ LƯỢC VỀ CHỮ TÂM - CHÂN NGÃ - LINH HỒN VÀ TÂM THỨC BIỂU LỘ

A- CHỮ TÂM CỦA CON NGƯỜI THEO ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ/ Tooltip

I- Chữ Tâm: Đức Phật nói rằng Tâm bao hàm 2 thứ TìnhTưởng, chính vì cái Tình và cái Tưởng đó mà chúng ta mới có thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm này là chủ thể và lúc nào nó cũng cần một đối tượng. Chủ thể và đối tượng/ Tâm nhị nguyên này làm cho chúng ta khó mà nhận ra được Chân tâm. Vọng Tâm nhị nguyên tới chỗ Chân Tâm là con đường tu hành của người phật giáo.
Trong Minh triết Ấn Độ gọi là 5 lớp vỏ. Phật giáo gọi là 5 Ấm hay 5 Uẩn là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, chúng gồm như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối vô minh che lấp mặt trời Chân Tâm:
1- Sắc: Kinh nghiệm của thân xác.[Xúc chạm - Tánh biết] Ví như bị bệnh đau thật khó tu, chứ nói chi đến Chân Tâm
2- Thọ: Kinh nghiệm của cảm tình, cảm xúc. Ví dụ khi giận hợp oán trách ... chẳng thể tu, nói gì quán ánh sáng Tâm.
3- Tưởng: Kinh nghiệm của tư duy, quan niệm. Ví như cứ ngồi nghĩ vẫn vơ sao có thể tham thiền, tu định ... để an định Tâm.
4- Hành: Kinh nghiệm của tập khí, thói quen. Ví như không chịu đúng thời tu hành, chẳng thể tiến tu.
5- Thức: Kinh nghiệm của sự nhận tri, nhận biết. Thể Trí tuệ thường suy nghĩ lầm lạc, vì chúng luôn ở trong trạng thái nhị nguyên.
* Thức gồm 5 Thức ứng 5 Giác quan và thức thứ 6 là Ý thức. [Các Thức vận hành: Thức 6 - Tánh hay biết, sinh khởi khi có ngũ Căn tiếp xúc ngũ Trần, Thức 6 tiếp nhận và chuyển đến Thức thứ 7 và chuyển tiếp đến Thức 8/ A Lại Da thức/ Linh hồn là cái kho lưu trữ mọi nghiệp phát sinh do sự xúc chạm Căn và Trần cảnh khởi sanh tánh Biết của Thức thứ 6].
Cho nên, sự mầu nhiệm của sự tu hành là mình bắt đầu tìm được thời gian, thay đổi tập quán, thay đổi tư tưởng, thay đổi tình cảm, cảm xúc, thay đổi quan niệm và cuối cùng là mình thay đổi thân xác - Nói là Tu tâm nhưng thật sự ra là mình tu tất cả mọi chuyện .. v.v… Đâu có dễ đâu (Nguồn: Tu chữ Hiếu rất quan trọng - PS Tịnh Không giảng)

+ Đạo Tâm: Tâm của Phật là tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng là Phật, tâm lục độ là Bồ-tát, tâm tứ đế là Thanh Văn, tâm nhân duyên là Duyên Giác. Phật ở trong kinh nói quá nhiều, quá rõ ràng rồi. Hai chữ “bình đẳngrất quan trọng (PS Tịnh Không giảng - Tập 42 - Kinh TTNĐ)

+ Đức Phật thường dạy chân lý:Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”.
- Theo cách nghĩ của bạn người chết đều thành quỷ. Bạn có ý nghĩ, quan điểm như vậy thì nhất định bạn đi làm quỷ rồi! Có bao nhiêu người suy nghĩ sau khi chết được làm người, hoặc sinh lên cõi trời hay làm Phật, Bồ-tát; điều này rất ít nghe nói đến, chỉ có nghe người chết đều bị làm quỷ. ... (Xem: Chương ba phúc)

II- Tâm tánh - Tự tánh của Tâm - Chân tâm

+ Chữ Tâm và Tâm Tánh: Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ.
Thân Tâm: Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.

Phật nói: Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh.

- Tâm Tánh hay Tâm Kinh Cang: Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?
Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.

- Dụng Tâm Phật - Chân Tâm: Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân.(Nguồn: Kinh Kim Cang)

+ Tâm Tánh Chúng Sinh: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?
Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ Trực tâm - Tâm ngay chính - Hạnh Tam muội
+ Trực tâm - Tam tâm thuộc Tâm Bồ Đề:
“Nội ngoại nhất như gọi là tương ưng, tức là trực tâm”. Trong Phật pháp đại thừa gọi là tâm bồ đề, điều đầu tiên gọi là trực tâm. Trong Khởi Tín Luận dùng danh từ này, Tâm Bồ Đề gồm Ba Tâm hay Tam Tâm:

- Trực tâm - Trực tâm là thể, là chân tâm, người xưa gọi là bản tánh bản thiện, bản tánh đó chính là trực tâm.
- Thâm tâm,
- Đại bi tâm => Tam tâm, hợp lại gọi là tâm bồ đề.
+ Trực Tâm là Đào Tràng: Tịnh Danh Kinh dạy _Kinh Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”.
- Đạo tràng nghĩa là gì? Chư Phật Như Lai, đại đạo ở đâu thì ở đó gọi là đạo tràng, cổ thánh tiên hiền, nơi hành đạo gọi là đạo tràng. Hành đạo, sinh hoạt là hành đạo. Họ ở đâu thì nơi đó gọi là đạo tràng, không nhất định là chỉ chùa chiền am đường, không phải vậy.
(Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Nhất hạnh tam muội là Tâm ngay thẳng - Trực tâm: Lục Tổ Đại sư nói với đại chúng: ... Nhất hạnh tam muội chính là bất cứ chỗ nào, đi là trực tâm, trụ cũng là trực tâm, ngồi cũng là trực tâm, nằm cũng là trực tâm. Tất cả lời nói hành động cử chỉ, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, giờ giờ khắc khắc đều thực hành trực tâm, không nên dùng cái tâm cong cong quẹo quẹo. Giống như Kinh Duy Ma nói: "Trực tâm chính là đạo trường, trực tâm chính là Tịnh độ của thế giới Cực Lạc." Cần phải ghi nhớ nằm lòng, không nên miệng nói trực mà hành vi lại nịnh hót bợ đỡ người. Thế nào là nịnh hót bợ đỡ? Chính là nhìn thấy người khác có tiền, lúc nói chuyện bèn ra vẻ khép nép, cung kính, cười a dua nịnh bợ nói: "Ông đến đây, chúng tôi rất hoan nghênh ông!" Kỳ thực người đó chỉ hoan nghênh tiền chứ không phải hoan nghênh ông khách. Khúc: chính là tâm không thẳng, tâm cong cong quẹo quẹo. Miệng nói cần phải trực tâm, cần phải Nhứt hạnh tam muội, mà hành vi lại không chánh trực.
Muốn hành trực tâm là đạo trường, các ông cần phải dùng trực tâm để xử lý tất cả mọi việc, đối với vạn pháp không nên sanh lòng chấp trước. Người mê kẻ ngu chấp chặt vào pháp tướng, sanh pháp chấp, chấp trước Nhất hạnh tam muội, họ nói: "Tôi thường ngồi không động, cũng không có vọng tưởng, đó chính là Nhất hạnh tam muội, đó chính là định." Nếu giải thích như vậy, chính là không có tri giác, giống như cây cỏ. Loại giải thích này hoàn toàn sai lầm, là nhân duyên chướng đạo. 
Tự tánh của Tâm đã đầy đủ tất cả không dư không thiếu, được mô tả như trong Bát nhã Tâm kinh. Nên tu là trở về với Tự tánh nơi Tâm mình, Tánh Phật của mình (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Trực Tâm - Đạo tâm - Đệ nhất nghĩa đế: Đức Phật bảo A Nan: Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, cho đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói cong vạy.
Giảng :
Kinh Duy-ma-cật nói: “Trực tâm là đạo tràng,” nên Đức Phật dạy A-nan rằng:
Đức Phật muốn nói: “Đừng suy nghĩ, đừng dùng vọng tưởng mà cố gắng tìm ra lời giải đáp đúng đắn. Đừng vật lộn với nó như thể ông đang đánh nhau với tôi và ông phải tìm thủ đoạn nào đó để đánh bại tôi, như thể là trong nghệ thuật quân sự, người ta phải quyết định tính toán phương thức phản công như thế nào để thắng.”
Đức Phật e ngại rằng nếu A-nan cố tìm cách trả lời quanh co, thì sẽ khó đạt được chân lý.
Tại sao trực tâm là đạo tràng?
Ngay trước khi quý vị khởi dậy một niệm tưởng, đó gọi là chân tâm, đó là trực tâm, là đạo tâm, tức đệ nhất nghĩa đế. Đó còn gọi là “đệ nhất niệm,” là sự thật tối sơ ngay trước khi lời nói phát ra. Ngay khi quý vị khởi niệm suy nghĩ mình nên nói điều gì thì ngay đó đã khơi dậy vọng tưởng, không còn bóng dáng của chân tâm nữa. Đó là tâm ý thức, đã hoàn toàn rơi vào “đệ nhị niệm” rồi. Thay vì trả lời tức khắc, dùng trực tâm để biểu hiện điều mình muốn nói thì quý vị suy tính: “A! Ta không nên trả lời như thế kia. Nếu ta nói như thế, ta bị cho là sai. Ta nên nói như thế này đúng hơn.” Rồi quý vị lại suy nghĩ và lại thay đổi ý định lần nữa.
Tại sao khi quý vị nói phải nên dùng “đệ nhất niệm.” Vì mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử đều nhờ trực tâm.
Có một bài thơ mô tả về chữ tâm :
Ba điểm như vì sao sáng
Nét cong như mảnh trăng non
Từ loài mang lông đội sừng
Cho đến bậc giác ngộ cũng đều do tâm kia mà thành tựu.
Mười pháp giới đều không vượt ra ngoài một niệm lưu xuất từ tâm kia mà có được. Tâm niệm ấy không những khiến cho quý vị rơi vào cõi giới súc sinh mà cũng khiến cho quý vị tu tập thành Phật. Không những chỉ có Đức Phật được thành tựu từ “tâm” này mà cả các loài quỷ thần cũng được tạo nên từ tâm; cho đến chư thiên, các vị a-la-hán và bồ-tát cũng thế. Chẳng hạn như bây giờ quý vị đang tham cứu Phật pháp, đang học kinh Thủ-lăng-nghiêm mà chẳng hề sợ hãi bất kỳ điều gì khó khăn xảy đến. Đó là vì quý vị liên tục gieo trồng hạt giống tâm niệm vào mảnh đất tâm kiên cố từ vô lượng đời trước. Một hạt giống bồ-đề đã bén rễ nên bây giờ quý vị được học Phật pháp. Dĩ nhiên đây chỉ là một niệm từ chân tâm đã được trợ duyên nhờ huân tập và thường xuyên suy nghĩ về nó.
“Ta có nên theo học Phật pháp hay không?”
Quý vị suy nghĩ đề tài này lui tới mãi cho đến cuối cùng quý vị có quyết định dứt khoát.
Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế.
“Như thế,” tiếng Hán là như thị 如是, nó có liên quan đặc biệt với “trực tâm,” nó không có nghĩa như cụm từ xuất hiện ở đầu kinh văn này.
Cho đến khoảng thời gian đầu, thời gian cuối và cả thời kỳ trung gian.
“Thời gian cuối” có nghĩa là sự giác ngộ nhiệm mầu, chứng được quả vị Phật.
“Thời gian đầu” có nghĩa là càn huệ địa, đứng đầu trong Thập tín, những quả vị này sẽ được bàn kỹ trong phần kinh văn sau.
“Thời kỳ trung gian” là thời gian tu tập dài lâu giữa đoạn càn huệ địa đến khi chứng được quả vị Phật, trải qua các quả vị bồ-tát cho đến Đẳng giác và Diệu giác. Qua suốt thời gian đó, chư Phật trong quá khứ đều tuyệt nhiên không nói lời cong vạy.
Các Đức Phật đều chỉ vận dụng trực tâm, vì thế nên các Ngài đều thành Phật.
A-nan sẽ không vận dụng được trực tâm để trả lời câu hỏi của Đức Phật, lại trả lời quanh co khiến ông không thể đạt được chân lý. Thế nên Đức Phật trước hết muốn giải thích rõ ràng, đã khuyên A-nan nên trả lời thẳng mà không nên trả lời lộn lạo.
Đức Phật bảo: “Nay Như Lai sẽ giảng bày yếu chỉ pháp môn tu tập cho ông nghe; Như Lai sẽ giảng giải cách phát minh chơn tánh, giáo lý ban đầu liên quan đến việc tu chứng quả vị Phật, thế nên ông không nên quá thờ ơ hoặc tìm những lời quanh co tránh né khi trả lời câu hỏi của Như Lai. Ông nên dùng trực tâm mà trả lời. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1)