TÓM LƯỢC
CÁC TRÍCH ĐOẠN KINH HOA NGHIÊM
(Kính xin quí vị đọc kỹ bản Kinh Hoa Nghiêm đầy đủ,
bản này chỉ nhằm mục đích gợi nhớ)
Giảng giải 25 tập
Hòa Thương Tuyên Hóa
Việt dịch: Thích Minh Định
Đánh máy: Trần Xuân Tiến
Kỹ thuật: Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trang chủ: Tất cả 25 tập Kinh Hoa Nghiêm
Kính xin lưu ý: Bài viết này do đọc giả tôi ghi chép lại, chỉ để giúp chính tôi gợi nhớ phần nào nội dung của từng tập Kinh mà thôi. Mong quí vị đọc trực tiếp Kinh văn gốc (Có Link đính kèm). Xin cảm ơn!
GHI NHỚ TẬP THỨ 24
41. MA GIA PHU NHÂN HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG
Ma Gia là tiếng Phạn, dịch theo lối xưa là thiên hậu. Dịch theo lối mới là huyễn thuật. Ngài sinh ra đức Phật Thích Ca Mâu Ni được bảy ngày, mạng chung sinh về cõi trời Đao Lợi (Trời Tam Thập Tam). Đức Phật vì báo ân mẹ, mà thăng lên cung trời Đao Lợi, vì mẹ nói Kinh Địa Tạng. Bộ Kinh điển nầy là Hiếu Kinh của Phật giáo, là Kinh mọi người nên tụng, trong Kinh có những cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tr 14. Q24
Lúc đó Bồ Tát đã đoạn bốn mươi mốt phần vô minh, vẫn còn một phần sinh tướng vô minh chưa đoạn, sắp chứng được quả vị Diệu Giác (Phật). Công đức và trí huệ của Ngài gần tương đồng với Diệu Giác, nên gọi là Đẳng Giác Bồ Tát.
Lúc đó, Thiện Tài đồng tử từ giã cô gái Thích Ca Cù Ba rồi, một lòng nghĩ muốn đi đến chỗ Ma Gia phu nhân (thành Ca Tỳ La), tức thời đắc được trí huệ quán cảnh giới Phật. Phàm là hết thảy cảnh giới của Phật, Ngài đều thấu rõ biết được. Tr 14
Thiện Tài đồng tử thấy mười bảy thứ sắc thân của Ma Gia phu nhân (Mẹ đức Phật). Tr 15
Mười một môn nầy, nói rõ mười thứ thắng hạnh của Thập địa. Một tín, hai từ, ba kiên cố, bốn bi, năm xả, sáu bảy đều tàm quý, nghĩa là không dung ác, tám không mệt mỏi, chín nói là làm, mười biết các kinh luận, mười một tức thành tựu thế trí. Nên có thể bảo khắp cho chúng sinh biết. Tr 22
Lúc đó, Thiện Tài đồng tử lập tức đắc được mười mắt:
1. Đắc được mắt quang minh thanh tịnh, nên vĩnh viễn lìa tất cả đen tối ngu si.
2. Lìa được màn mắt, nên thấu rõ được tự tánh của tất cả chúng sinh.
3. Lìa được mắt dơ bẩn, nên quán sát được tất cả môn pháp tánh.
4. Đắc được mắt huệ thanh tịnh, nên quán sát được tự tánh tất cả cõi nước chư Phật.
5. Đắc được mắt Tỳ Lô Giá Na, nên thấy được pháp thân của tất cả chư Phật.
6. Đắc được mắt phổ quang minh, nên thấy được pháp thân Phật bình đẳng không nghĩ bàn. ..........TR 26
Tại sao chúng ta chẳng thấy được Phật?
Vì nghiệp chướng sâu nặng, bị nghiệp chướng che đậy, cho nên chẳng thấy được Phật, chẳng nghe pháp, chẳng gặp Tăng. Nghiệp chướng cản trở chướng ngại bạn không thể gần gũi được Tam Bảo, không thể phụng sự Tam Bảo, không thể cúng dường Tam Bảo. Tr 27. Q24
Chẳng phải chư Phật không cho bạn thấy được các Ngài, mà là do nghiệp chướng của bạn che đậy. Bạn muốn thấy Phật chăng? Thì phải tiêu trừ nghiệp chướng. Tiêu trừ như thế nào? Trước hết, phải phát tâm bồ đề, phải nghe Kinh, nghe pháp, phải tham thiền trì giới, phải cứu giúp chúng sinh khốn khổ, phải trợ giúp đạo tràng làm việc. Tóm lại, phải hi sinh vì Phật giáo, không cầu danh, không cầu lợi, không có bất cứ xí đồ gì, tức là phát tâm bồ đề. Tr 28
Thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu mười pháp nầy, thì sẽ được gần gũi các thiện tri thức. Những gì là mười pháp? Đó là:
1. Tâm rất thanh tịnh, lìa khỏi các hành vi xiểm nịnh và gian dối.
2. Dùng tâm đại bi bình đẳng, để nhiếp khắp tất cả chúng sinh.
3. Biết tất cả chúng sinh, không có chân thật, tất cả đều là hư vọng, cho dù giáo hoá chúng sinh, cũng chẳng ............. Tr29
phải chân thật.
Chúng ta tu đạo, nhất định phải đi các nơi học hỏi với các vị thiện tri thức. Nếu không đi học hỏi, thì giống như tượng Phật chưa có khai quang, giống như người mù. Khi gần gũi thiện tri thức, nhất định phải tuỳ thuận thiện tri thức. Nếu không tuỳ thuận thiện tri thức, tức là thấy có cái ta, như vậy, thì dù thiện tri thức có lòng tốt giảng giải chân lý như thế nào, bạn cũng đều không nghe ......Tr30. Q24
Bộ Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật nầy, là Kinh Pháp Giới, do đó có câu:
Tất cả đều từ pháp giới nầy mà ra
Hết thảy đều trở về pháp giới nầy. Tr 34. Q24
Cũng có thể nói là Kinh Hư Không. Tại sao phải nói như vậy? Vì tận hư không khắp pháp giới, chẳng có một nơi nào chẳng phải là chỗ Kinh Hoa Nghiêm ở đó. Kinh Hoa Nghiêm ở tại chỗ nào, thì Phật ở tại chỗ đó, pháp ở tại chỗ đó, hiền Thánh Tăng ở tại chỗ đó.
Bộ Kinh nầy còn gọi là Kinh Không Thể Nghĩ Bàn, vì cảnh giới diệu không thể tả, chẳng phải cảnh giới tâm của một số người nghĩ bàn được.
Bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy, như vầng mây cát tường ở trong hư không, chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, mưa xuống pháp vũ cam lồ, thấm nhuần khắp ruộng tâm của tất cả chúng sinh, khiến cho căn lành tăng trưởng. Bộ Kinh nầy, giống như mặt trời, chiếu khắp thế gian .............
........ Nếu triệt để cải ác hướng thiện, chân chánh trừ khử tập khí mao bệnh của mình, sửa lỗi làm mới, tẩy sạch vọng tưởng, được như vậy, thì Bồ Tát Quán Thế Âm mới từ quang phổ chiếu, chắc chắn sẽ gia trì cho bạn, khiến cho bạn được mát mẻ, chẳng còn nóng bức. Phải biết rằng, trên thế gian nầy, chẳng có việc gì không mệt nhọc mà được kết quả. Do đó có câu:
"Trồng trọt một phần,
thì thu hoạch một phần". Tr 37. Q24
Bất cứ pháp gì, cũng đều không vượt ra ngoài phạm vi tự tánh của mỗi con người chúng ta. Tự tánh của chúng ta, tận hư không khắp pháp giới, đầy khắp tất cả mọi nơi. Cho nên phải phóng tâm lượng ra cho thật lớn, phải có cảnh giới tâm rộng lớn có thể bao thái hư, lượng rộng lớn khắp cùng sa giới, thì bạn với Kinh Hoa Nghiêm hợp mà làm một. Do đó có câu: "Hai mà chẳng hai". ...Tr39
Ai ai cũng đều muốn dùng cảnh giới vô lượng vô biên của Kinh Hoa Nghiêm, làm cảnh giới của chính mình. Dùng trí huệ vô lượng vô biên của Kinh Hoa Nghiêm, làm trí huệ của chính mình. Bạn xem! Đây thật là rộng lớn biết bao! Do đó có câu: "Rất rộng lớn, rất tinh vi, phóng ra thì di lục hợp, cuộn lại thì thối tàng nơi mật. Cảnh giới nầy, thật là không thể nghĩ bàn!
Bấy giờ, Thiện Tài thấy toà như vậy, lại có vô lượng chúng ngồi vây quanh. Ma Gia phu nhân đang ngồi trên toà đó, thị hiện sắc thân thanh tịnh ở trước tất cả chúng sinh. (Có mấy chục loại sắc thân). Tr45
Bốn mươi thứ sắc thân như vậy, cũng chẳng phải do sắc uẩn trong năm uẩn thành tựu. Vì tuy có sắc tướng tồn tại, nhưng giống như hình bóng, hư vọng chẳng thật. Cũng chẳng phải do thọ uẩn trong năm uẩn thành tựu, vì ba thứ khổ, tám thứ khổ, vô lượng thứ khổ của thế gian, rốt ráo đã diệt. Cũng chẳng phải do tưởng uẩn - Hành - Thức uẩn mà thành tựu. Tr52
Thiện Tài đồng tử bạch với Ma Gia phu nhân rằng:
"Đức Thánh! Con nhờ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi dạy con phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cầu thiện tri thức, gần gũi cúng dường. Con đều đi đến hầu hạ cúng dường từng vị, từng vị thiện tri thức, ....
Ma Gia phu nhân (Mẹ đức Phật Thích Ca Mâu Ni) đáp rằng: Phật tử! Ta đã thành tựu môn giải thoát Bồ Tát đại nguyện trí huyễn. Ta có trí huệ, nhận thức được tất cả đều là như huyễn, như hoá, không chấp trước vào môn giải thoát nầy. Nhờ nhân duyên đó, cho nên thường làm mẹ của các Bồ Tát sắp thành Phật. Tr 59. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Thiện nam tử! Như ở trong kiếp Hiền thế giới nầy, đời quá khứ đức Phật Câu Lưu Tôn, đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, đức Phật Ca Diếp, đến nay đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, khi hiện thọ sinh, ta đều làm mẹ của các Ngài. Trong đời vị lai Bồ Tát Di Lặc, từ cung trời Đâu Suất, khi sắp hàng thần, phóng đại quang minh, chiếu khắp pháp giới, thị hiện thọ sinh thần biến tất cả các chúng Bồ Tát, bèn sinh vào nhân gian dòng dõi quý tộc, điều phục chúng sinh, lúc đó ta cũng sẽ làm mẹ của Ngài. Tr 69. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Các đức Phật thứ tự xuất hiện ra đời như vậy, có đức Phật Sư Tử, cho đến đức Phật Lâu Chí. Đưa ra gồm có một trăm chín mươi bốn vị Phật làm đại biểu. Danh hiệu của các vị Phật xin hãy xem Kinh văn, khỏi nói ở đây. Ma Gia phu nhân nói, những vị Phật đó, ở trong kiếp Hiền, sẽ thành Phật trong ba ngàn đại thiên thế giới nầy, ta đều làm mẹ của các Ngài.
Thiện nam tử! Ta chỉ biết môn giải thoát Bồ Tát đại nguyện trí huyễn (HT Tuyên Hóa có giảng nghĩa trong mục) nầy, những môn giải thoát khác không thể biết được. Như các đại Bồ Tát đủ đại bi tạng, để giáo hoá tất cả chúng sinh, thường không khi nào nhàm đủ. Dùng sức nhậm vận tự tại, trong mỗi mỗi lỗ chân lông, thị hiện vô lượng thần biến của chư Phật. Nay ta làm sao biết được, nói được, những hạnh công đức đó? Tr80
42. CÔ GÁI THIÊN CHỦ QUANG HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG . Tr82. Q24
Thiên nữ đáp rằng: Thiện nam tử! Ta đắc được Bồ Tát giải thoát, tên là Vô Ngại Niệm Thanh Tịnh Trang Nghiêm.
Bồ Tát nhớ lại nhiều kiếp quá khứ cũng dường vô lượng đức Phật mười phương ... Tr86
Giống như chúng ta tu trì 42 thủ nhãn, phải thọ trì mỗi ngày, không thể gián đoạn. Mỗi ngày tu trì pháp nầy thì thọ trì. Tu trì pháp nầy, thì đừng khởi vọng tưởng, chuyên tâm nhất chí, tức là tu hành. Vĩnh viễn không quên mất, tức đắc được lợi ích của pháp, có công đức không thể nghĩ bàn, diệu không thể tả. Tr 87
Thiện nam tử! Ở trong thành Ca Tỳ La có vị đồng tử sư, tên là Biến Hữu. Ngươi hãy đến đó hỏi: Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh? Tu Bồ Tát đạo? Tr89. Q24
43. ĐỒNG TỬ SƯ BIẾN HỮU HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 91. Q24
44. THIỆN TRI CHÚNG NGHỆ ĐỒNG TỬ HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 93.Q24
Vị đồng tử nầy rất thông minh, có đại trí huệ. Đối với tất cả nghề nghiệp, túc mạng, âm nhạc, kỹ nghệ .v.v... không học mà biết, không thầy mà tự thông. Có thể nói tinh thông mọi thứ, đã đạt đến cảnh giới tận thiện tận mỹ, cho nên gọi Thiện Tri Chúng Nghệ đồng tử. Đồng tử là sự hy vọng xuất gia tu đạo, nương theo chỗ Tỳ Kheo mà ở, nên gọi là đồng tử. Bồ Tát là Pháp Vương tử của Như Lai, nên gọi là đồng tử. Giống như Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi gọi là Văn Thù Sư Lợi đồng tử. Lại lấy niệm không dâm dục, nghĩa giống như đồng tử thế gian. Tr93
Bấy giờ, đồng tử bảo Thiện Tài rằng:
Thiện nam tử! Ta đắc được Bồ Tát giải thoát, tên là Thiện tri chúng nghệ.
Ta luôn xướng trì tự mẫu nầy. Thiện Tri Chúng Nghệ nói: Ta luôn luôn xướng niệm tu trì bốn mươi hai tự mẫu Hoa Nghiêm.......... Xướng niệm 42 tự mẫu Hoa Nghiêm, có lợi ích gì? Có sự diệu dụng vô cùng tận, có thể tiêu trừ tội nghiệp hết sạch, sức lực không thể nghĩ bàn. Tr 95
Vậy, tu trì như thế nào? Trong Du Già Nghĩa Quy Sớ Sao có nói rằng: "Ai muốn sớm vào một thừa, thì tu tập quán thân Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Trước hết nên phát khởi hạnh nguyện vi diệu của Bồ Tát Phổ Hiền. Còn phải dùng ba mật gia trì thân tâm. Liền có thể ngộ nhập biển đại trí huệ của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
NGỒI KIẾT GIÀ THIỀN ĐỊNH QUÁN TÂM: Tâm vốn không sinh, tự tánh thành tựu. Quang minh chiếu khắp như hư không. Lại phải khởi tâm bi thâm sâu, thương xót chúng sinh, chẳng ngộ tâm mình, luân hồi các loài. Tôi sẽ giáo hoá cứu độ khắp, khiến cho họ khai ngộ hết không sót thừa. Lại phải quán sát tâm mình, tâm các chúng sinh, và tâm chư Phật, vốn không có gì khác biệt, bình đẳng một tướng, thành đại bồ đề tâm. Trong suốt thanh tịnh, rộng lớn khắp cùng. Tròn sáng trong sạch, thành vầng mặt trăng lớn. Lượng đồng hư không, chẳng có bờ mé. Tr95 Q24
Lại ở trong mặt trăng, bày bố 42 chữ Phạn vòng về bên phải, thảy đều sắc vàng ròng, phóng đại quang minh, chiếu sáng mười phương, phân minh hiển hiện. Trong mỗi quang minh, có đủ vô lượng biển cõi.
42 chữ, đều nói nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật.
Bát Nhã dịch là trí huệ. Ba La Mật dịch là đến bờ kia.
Trong Kinh Văn Thù Ngũ Tự có nói rằng: Thọ trì Đà la ni nầy, liền nhập vào tất cả pháp bình đẳng, sớm được thành tựu Ma Ha Bát Nhã. Chỉ tụng một biến, giống như trì tám vạn bốn ngàn tạng Tu đa la, tức là tạng Kinh.
Văn Thù Ngũ Tự Tâm Chú tức là: A, Đa, Ba, Giả, Na. Tr 96
Khi xướng chữ A, thì nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật, tên là Dùng Bồ Tát oai lực, nhập vào cảnh giới không khác biệt.
Tương tự giảng khi sướng chữ Đa - Chữ Ba - Chữ Giả - Chữ Na - Chữ La - Chữ Đả ....Tr98
Bốn mươi hai tự mẫu, pháp môn tổng nhiếp 42 bậc. Tức bậc Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập Địa, Đẳng giác, Diệu giác. Phải lìa lời nói mới có thể chứng nhập. Thiện Tài đồng tử, tham một vị thiện tri thức, thì tiến lên một bậc. Thiện Tài đồng tử tham đến tột cùng bậc nhân, thì phải quên lời đốn chứng. Cho nên bốn mươi hai chữ nầy, mỗi mỗi đều lập, nhập vào môn Bát Nhã Ba La Mật. Mà Bát Nhã nầy, rốt ráo là căn bổn quả trí của Phật. Bốn mươi hai chữ nầy, đều nói bất khả đắc. Bất khả đắc vẫn đắc bồ đề, đó là nơi trở về tột cùng nhập vào pháp giới. Tr 111
Xướng tự mẫu nầy, thì dẫn nhập vào môn Bát Nhã, chứ chẳng phải chữ là Bát Nhã, điểm nầy phải minh bạch. Thọ trì pháp môn chữ nầy, có thể đắc được 20 thứ công đức : Nghĩ nhớ mạnh mẽ ....
Thiện nam tử ! Khi ta xướng tự mẫu như vậy, thì bốn mươi hai môn Bát Nhã Ba La Mật làm đầu, nhập vào vô lượng số môn Bát Nhã Ba La Mật. Tr 112
Thiện nam tử ! Ta chỉ biết Bồ Tát giải thoát Khéo biết các nghề nầy, như các đại Bồ Tát đối với tất cả pháp thiện xảo thế xuất thế gian, dùng trí thông đạt, đến nơi bờ kia.
các ngài: Phương y chú thuật, khéo trị các bệnh. Có các chúng sinh, bị quỷ mị
bắt giữ, oán ghét nguyền rủa, ác tinh biến quái, tử thi rượt đuổi, đủ thứ các bệnh, đều cứu chữa được, khiến cho khỏi bệnh. ...... Lại khéo rõ nơi sinh ra vàng ngọc
châu báu, san hô lưu ly, ma ni xa cừ, tất cả bảo tàng ......... Lại khéo quán sát thiên văn địa lý, tướng người cát hung, âm thanh chim thú, mây mù khí hậu, trúng mùa thất thu, đất nước an nguy, ......... mà ta làm sao biết được, nói được, những hạnh công đức đó ? Tr 113. Q24
45. ƯU BÀ DI HIỀN THẮNG HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 117. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Hiền Thắng đáp rằng: Thiện nam tử!
Ta được Bồ Tát giải thoát, tên là Vô y xứ đạo tràng, liền tự khai ngộ thấu hiểu, lại vì người nói. Lại được vô tận tam muội, chẳng phải tam muội pháp đó hữu tận vô tận.
Vì hay sinh ra nhất thiết trí tánh căn mắt - Tai - Mũi .... chẳng cùng tận.
46. TRƯỞNG GIẢ KIÊN CỐ GIẢI THOÁT HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 121
Kiên Cố Giải Thoát, vì không chấp trước thanh tịnh, hoặc không thể động, tức giải thoát. Trưởng giả có mười đức:
1. Sinh vào dòng quý tộc.
2. Địa vị rất cao.
3. Tài sản phong phú.
4. Uy võ dũng cảm.
5. Trí huệ thâm sâu.
6. Tuổi cao có đức.
7. Hành vi thanh tịnh.
8. Lễ nghĩa đầy đủ.
9. Trưởng bối khen ngợi.
10. Người dưới quy thuận.
Phải có mười điều kiện nầy, thì mới đủ tư cách xưng là trưởng giả.
47. TRƯỞNG GIẢ DIỆU NGUYỆT HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 125. Q24
48. TRƯỞNG GIẢ VÔ THẮNG QUÂN HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 128
49. BÀ LA MÔN TỐI TỊCH TĨNH HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 131
50. ĐỨC SINH ĐỒNG TỬ, HỮU ĐỨC ĐỒNG NỮ HỘI DUYÊN VÀO THẬT TƯỚNG. Tr 135
Tất cả Thanh Văn và Bích Chi Phật cũng là huyễn trụ, vì trí huệ của các Ngài hay đoạn phân biệt mà thành tựu quả vị. Tất cả Bồ Tát cũng là huyễn trụ, vì hay tự điều phục giáo hoá tất cả chúng sinh, các hạnh nguyện pháp mà thành tựu. Tất cả Bồ Tát chúng hội, biến hoá, điều phục, các sự bố thí đều huyễn trụ, do nguyện trí huyễn mà thành tựu. Tr 138
Thiện nam tử! Cảnh huyễn tự tánh không thể nghĩ bàn.
Đại Bồ Tát Di Lặc, trụ ở trong lầu các đó, vì muốn nhiếp thọ cha mẹ quyến thuộc nơi gốc sinh ra và các nhân dân, khiến cho thành thục. ...... Ngươi (Thiện Tài) hãy đi đến đó hỏi: Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh? Làm thế nào tu Bồ Tát đạo? Tr142
Thiện nam tử! Vì đại Bồ Tát đó (Di Lặc Bồ Tát), thông đạt tất cả Bồ Tát hạnh, biết rõ tâm tất cả chúng sinh, thường hiện ở trước họ giáo hoá điều phục. Bồ Tát đó đã viên mãn tất cả Ba La Mật, đã trụ tất cả Bồ Tát địa, đã chứng được tất cả Bồ Tát nhẫn, đã vào tất cả Bồ Tát vị, đã được chư Phật thọ ký đầy đủ, đã đi qua tất cả cảnh giới của Bồ Tát, đã đắc được thần lực của tất cả chư Phật, đã được tất cả Như Lai dùng nước pháp cam lồ nhất thiết trí quán đảnh. Tr 143. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Thiện nam tử! Bồ Tát Di Lặc sẽ thấm nhuần tất cả căn lành của ngươi, sẽ tăng trưởng bồ đề tâm của ngươi, sẽ kiên cố chí nguyện của ngươi, ..........
Thiện nam tử! Nên thường chánh niệm suy gẫm các thiện tri thức như vậy. Tr 161
Lại nữa, Thiện nam tử! Ngươi nên nghĩ tưởng như vầy: Rất nhiều điều hay cần ghi nhớ. Tr 165
Đạo lý của đoạn Kinh văn nầy nói, là dạy chúng ta gần gũi thiện tri thức, xa lìa ác tri thức. Người chưa gặp được thiện tri thức, thì nên đi các nơi tìm cầu thiện tri thức. ... Tr167
Người học Phật pháp, nhất định phải tiêu diệt hết sạch tâm tự tư, tự lợi, của mình, đừng để nó tác quái, làm loạn định tâm, nên biến nói thành tâm vì pháp quên mình. ...... “Đạo cao một thước, ma cao một trượng.
Đạo cao một trượng, ma ở trên đầu”.
Bạn càng muốn dụng chân tâm để tu hành, thì càng phải thọ sự khảo nghiệm, chỉ xem bạn có nhận thức được hay không mà thôi.
Các vị hãy xem! Mỗi người của mình không biết có nghiệp chướng gì, càng nhận chân tu hành, thì càng phát sinh nghiệp chướng. Do đó có câu:
“Muốn học tốt, oan nghiệt tìm
Muốn thành Phật, phải thọ ma”.
Hiện tại (1979), Quả Đình (tức thầy Hằng Triều) tam bộ nhất bái, vừa mới khởi hành, đã biết dụng công tu hành, đã hồi tưởng lại chính mình. Nhưng mẹ của Y bị bệnh, ở trong nhà thương mới vừa mổ. Sự mổ nầy không nặng lắm, nhưng làm cho Quả Đình cứ nghĩ tưởng lăn xăn. Khi tam bộ nhất bái, thì Y vừa lạy vừa vọng tưởng. Sự khảo nghiệm nầy, rất là lợi hại, nếu không giữ vững được thì sẽ bị cảnh giới chuyển ... Nhưng Quả Đình tâm đang bị động, thân đang lạy, nhờ ý chí kiên cường, mới khắc phục được vọng tưởng. Các vị hãy nghĩ xem! Tu đạo chẳng phải là một việc dễ dàng. Tr168. Q24
Người tu đạo phải chú ý! Không thể khởi vọng tưởng, vọng tưởng là đá buộc chân người tu đạo. Bạn có vọng tưởng gì, thì có cảnh giới đó đến khảo nghiệm bạn. Cho nên tôi thường nói:
“Tất cả là khảo nghiệm
Xem bạn làm thế nào
Trước mắt chẳng nhận thức
Phải luyện lại từ đầu”. Tr 169
Các vị đối với đoạn Kinh Hoa Nghiêm nầy, có cảm tưởng gì? Phải kiểm thảo kỹ càng lại xem, thì mới nhận thức được đối với đoạn Kinh văn nầy. Không thể nuốt trựng không nhai, ăn mà chẳng biết mùi vị của nó.
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử nghe công đức thiện tri thức như vậy, khai thị vô lượng Bồ Tát diệu hạnh. Thành tựu vô lượng Phật pháp rộng lớn, hớn hở vui mừng, bèn đảnh lễ Đức Sinh đồng tử và Hữu Đức đồng nữ, đi nhiễu quanh vô lượng vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rồi từ tạ mà đi.
Ở trước, Ma Gia phu nhân cả thảy mười một vị, minh hội duyên vào cảnh thật tướng. Ở dưới đây Bồ Tát Di Lặc một vị tự thuật nhiếp đức thành nhân tướng.
Hôm nay (ngày 9 tháng 6 năm 1979) nói về đạo lý làm người. Do đó :
« Hồ đồ sinh ra làm người,
Hồ đồ chết rồi làm ma ». Tr 175. Q24
51. BỒ TÁT TỪ THỊ
1. NHIẾP ĐỨC THÀNH NHÂN TƯỚNG. Tr 177. Q24
Ở trước, Ma Gia phu nhân cả thảy 11 vị, hội duyên vào cảnh thật tướng. Hiện tại Bồ Tát Di Lặc 01 vị, nhiếp đức thành nhân tướng. Do đó hội duyên vào thật tướng, nhiếp chúng đức ở trước làm nhân thành Phật, chắc chắn sẽ thành Phật, nên còn một đời nữa hậu bổ Phật vị. Cho nên Bồ Tát Di Lặc ở chỗ lầu các lớn, tên là Tỳ Lô Trang Nghiêm. Do bậc nầy khó vào, nên ở trước giả nhiều giới công. Ở đây sẽ tham thỉnh trước phát nhiều thứ tâm thù thắng vậy. TR 177. Q24
Giảng nói về đức Di Lặc Bồ Tát
Sáu đại tông chỉ của Vạn Phật Thánh Thành, cũng hợp với tư tưởng của Bồ Tát Di Lặc. Hay nhẫn nhục thì không tranh, biết tri túc thì không tham, hay từ bi thì không tranh, hay đại công vô tư thì không nghĩ lợi mình, hay bố thí thì không ích kỷ. Ai ai cũng như thế thì thiên hạ hoà bình, trở thành thế giới đại đồng. Tr 181
Thiện Tài đồng tử tự nhớ quá khứ chẳng tu lễ kính, liền phát tâm gắng sức tu hành..... Phát rất nhiều tâm để sửa lỗi lầm
Thiện Tài đồng tử khắp hiện thân mình, ở trước tất cả Như Lai, ở trước tất cả Bồ Tát, ở trước tất cả thiện tri thức, ở trước tất cả chùa tháp của Như Lai, ở trước hình tượng của tất cả Như Lai, ở trước trụ xứ của tất cả chư Phật Bồ Tát, ở ....... TR 189
Phải lìa khỏi thấy đoạn (đoạn kiến), thì mới biết được hồi tiểu hướng đại. Phải lìa khỏi thấy thường (thường kiến), thì mới biết được đạo lý vô sinh. Chấp đoạn, chấp
thường, là tư tưởng của ngoại đạo, chẳng phải lý thể trung đạo. Thế nào là thấy đoạn ? Ngoại đạo chủ trương con người chết rồi như đèn tắt, chẳng có đời sau. Bát vô nhân quả, là phái hưởng thụ. Thế nào là thường kiến ? Ngoại đạo chủ trương con người vĩnh viễn làm người, chó thì vĩnh viễn làm chó, chẳng có biến động, không minh bạch nhân quả, là phái khổ hạnh. Đó đều là tư tưởng tà tri tà kiến. Phải lìa khỏi thấy không nhân, thì mới biết được đạo lý ....... Tr 193
Biết thầu rõ nhiều thứ
Ba mươi hai bài kệ ở trên phân làm bốn đoạn:
1. Có bảy bài kệ, tóm lược tự lợi hạnh thắng.
2. Có mười bài kệ, khen lợi tha hạnh thắng.
3. Có tám bài kệ, khen công đức thắng.
4. Có bảy bài kệ, khen phương tiện thắng. Tr 221
4 đại oai nghi người xuất gia: Khi đi thì như gió thoảng, sóng nước không sinh, chẳng phải đi như cuồng phong, làm cho sóng biển nổi dậy ầm ầm. Khi ngồi thì an ổn như đại hồng chung, đừng giống như hồng chung ngã lăn không ổn định, lăn qua, lăn lại không ngừng. Khi đứng thì thân ngay thẳng, giống như cây tùng, đứng vững vàng, không nương tựa vào vật gì hết. Khi nằm thì phải nằm tư thế cát tường, nằm nghiêng về bên phải, tư thế như cây cung. Người xuất gia phải đặc biệt chú ý bốn đại oai nghi nầy. Tr 222
Các vị! Phải thương tiếc thời gian, nhất là người tu đạo, tranh thủ từng giây, từng phút, đừng để lãng phí. Biết đâu rằng trong giấy phút đó, là cơ hội khai ngộ.
Hai mươi mốt bài kệ ở trên, phân làm sáu đoạn:
1. Có hai bài kệ, hạ hoá.
2. Có hai bài kệ, thượng quán.
3. Có năm bài kệ, rõ tam muội tự tại.
4. Có bảy bài kệ, rõ trí huệ sâu rộng.
5. Có một bài kệ, hiển bày sự bình đẳng.
6. Có bốn bài kệ, kết đức thân kính, cầu sự gia trì. Tr 232
Bèn thấy đại Bồ Tát Di Lặc từ nơi khác đến, có vô lượng chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, ......... Thiện Tài thấy rồi, hoan hỉ hớn hở, năm thể sát đất.
Bấy giờ, Bồ Tát Di Lặc quán sát Thiện Tài, chỉ thị đại chúng, khen ngợi công đức của Thiện Tài, mà nói kệ rằng: Tr 233
Sinh tâm nghi hoặc, thì sẽ ở trong sương mù, không biết được phương hướng, tìm chẳng được con đường chân chánh. Phải tin tam tạng mươi hai bộ, lời nói hành động phải phải căn cứ nơi tam tạng Kinh điển, không đi trật đường, đó mới là bản sắc của người tu đạo ... Tr269
Nếu ai nghe pháp nầy
Mà sinh tâm thệ nguyện
Nên biết người như vậy
Đã được lợi rộng lớn. Tr 271
Sáu mươi ba bài kệ ở trên là khen ngợi Thiện Tài (Di Lặc BT khen).
Hai mươi sáu bài kệ trước là khen quả đức, bảy bài kệ kế tiếp là khen hiện đức, tám bài kệ kế tiếp là khen gặp hữu đức, năm bài kệ kế tiếp là khen sớm thành bậc hạnh đức, bảy bài kệ cuối là tổng minh các đức. Tr274
BỒ TÁT TỪ THỊ - NHIẾP ĐỨC THÀNH NHÂN TƯỚNG. Tr 278. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử chắp tay cung kính, bạch với đại Bồ Tát Di Lặc rằng: Đại Thánh! Con trước đã phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh? Làm thế nào tu Bồ Tát đạo?
Đại Thánh! Tất cả Như Lai thọ ký cho Ngài, còn một đời nữa sẽ đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nếu còn một đời nữa sẽ đắc được vô thượng bồ đề, tức đã siêu việt chỗ trụ xứ của tất cả Bồ Tát. Tức đã vượt qua bậc ly sinh của tất cả Bồ Tát. Tức đã viên mãn tất cả Ba La Mật. ......
Đại Thánh! Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh? Làm thế nào tu Bồ Tát đạo?
Đại chúng! Vị đồng tử nầy, trước đây ở tại Phước thành, thọ giáo Bồ Tát Văn Thù, lần lược đi về hướng nam, cầu thiện tri thức, đã trải qua một trăm mười vị thiện tri thức rồi, sau đó mới đến chỗ ta, chưa từng tạm khởi một niệm lười mỏi. Tr 285
Đại chúng! Nếu có chúng sinh, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, thật là ít có. Nếu phát tâm rồi, lại tinh tấn phương tiện như vậy, tích tập các Phật pháp, thì càng ít có. Tr 292
Đại chúng! Các Bồ Tát khác trải qua vô lượng trăm ngàn vạn ức Na do tha kiếp, mới có thể viên mãn đầy đủ hạnh nguyện Bồ Tát, mới có thể gần gũi chư Phật bồ đề. Nhưng vị đồng tử nầy, nội trong một đời, thì có thể tịnh cõi Phật, có thể giáo hoá chúng sinh, có thể dùng trí huệ thâm nhập pháp giới, có thể thành tựu các Ba La Mật, .....có thể thanh tịnh các Bồ Tát đạo, có thể đầy đủ các hạnh Phổ Hiền. Tr 294
Đây là nguyên nhân gì? Vì ngươi/ Thiện Tài đã phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Vì bồ đề tâm đầy đủ công đức. Bồ đề tâm là gì ? Bồ đề tâm là tiếng Phạn, dịch là giác đạo, tức là con đường giác ngộ, cũng là con đường quang minh, cũng là con đường rốt ráo, cũng là con đường an ổn, cũng là con đường đi đến quả vị Phật vô thượng. Tóm lại, tức là bốn hoằng thệ nguyện :
1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nói tóm lại là trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh. Tr 296
Chúng ta người tu hành, quan trọng nhất là phát bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm, mới có thể thành tựu đạo quả, mới có thể tiếp tục công đức, mới có thể khai mở đại trí huệ, mới có thể đắc được đại tự tại. Bất quá, trên con đường tu hành, có rất nhiều sự chướng ngại. Nếu có thể phát tâm đại bồ đề, thì mới có thể tiêu diệt tất cả chướng ngại. Nhưng có người phát bồ đề tâm chân thật, cũng có người phát bồ đề tâm hư vọng, cũng có người vì cầu danh, cầu lợi, mà phát bồ đề tâm, cũng có người vì sinh tử mà phát bồ đề tâm. Cùng phát bồ đề tâm, mà mục đích khác nhau. Tr 308. Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Thiện nam tử! Ví như có người được thuốc Không sợ hãi, lìa khỏi năm sự sợ hãi. Những gì là năm? Đó là: Lửa không thể thiêu đốt, độc không thể trúng, đao không làm bị thương, nước không thể cuốn trôi, khói không thể xông ngộp. Tr 314
Thiện nam tử ! Như chỗ ngươi hỏi: Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh? Tu Bồ Tát đạo?
Thiện nam tử! Ngươi có thể vào trong đại lầu các Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng, quán sát khắp cùng, thì ngươi sẽ biết rõ học Bồ Tát hạnh, học rồi, thì sẽ thành tựu vô lượng công đức của Bồ Tát tu. Tr 367
BỒ TÁT TỪ THỊ NHIẾP ĐỨC THÀNH NHÂN TƯỚNG . Tr 368
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ Tát Di Lặc rồi, bèn bạch rằng: Cầu xin đại Thánh, hãy mở cửa lầu các, để cho con được vào.
kệ khên ngợi nhiều về Ngũ nhãn lục thông. Tr 386
Lại khen nói Thập địa - Thập nhẫn - Thập hạnh - Thập nguyện
Thiện Tài đồng tử lại hỏi Bồ Tát Di Lặc rằng : Đức Thánh ! Thế nào là nơi sinh của Bồ Tát ? Xin Ngài từ bi, vì con mà nói.
Bồ Tát Di Lặc đáp rằng : Thiện nam tử ! Bồ Tát có mười nơi sinh. Những gì là mười? Ngươi phải đặc biệt chú ý lắng nghe cho kỹ, nay ta sẽ vì ngươi mà nói mười nơi sinh của Bồ Tát. Tr 428
Thiện nam tử! Đại Bồ Tát dùng Bát Nhã Ba La Mật làm mẹ. Bát Nhã có ba thứ:
1. Văn tự Bát Nhã.
2. Quán chiếu Bát Nhã.
3. Thật tướng Bát Nhã.
Dùng phương tiện khéo léo làm cha. Pháp môn có tám vạn bốn ngàn, môn nào cũng là số một. Dùng bố thí Ba La Mật làm nhũ mẫu/ Dưỡng mẫu. Bố thí có ba thứ:
Ngày đêm sáu thời thường tinh tấn.
Dùng thiền Ba La Mật làm người giặt rửa. Thiền tức là thiền na, dịch là tư duy tu, còn dịch là tĩnh lự. Tóm lại, làm cho vọng tưởng trong tâm sạch sẽ thanh tịnh. Thiền có nhiều thứ, nói một cách đơn giản gồm có:
1. Tứ thiền.
2. Tứ không định.
3. Cửu thứ đệ định. Tr 431
Có người nói: “Bạn muốn tu hành, thì nhất định phải đấu tranh với ma”. Kỳ thật không cần đấu tranh, chỉ cần nhẫn nại. Tôi thường nói với các vị rằng:
“Nhẫn là báu vô giá
Mọi người xử không tốt
Nếu hay dùng được nó
Mọi việc đều tốt đẹp » Tr 442
Hãy xem và đối đãi ma giống như là Phật, có người nói : « Đây chẳng phải là hỗn tạp chăng ? Phật ma bất phân, làm sao được » ! Chẳng phải, nếu bạn xem ma là Phật, thì ma cũng không thể biến thành Phật. Vì tất cả do tâm tạo, tâm chuyển vật được, từng chút từng chút cảm hoá, khiến cho ma sửa lỗi làm mới. Ma vương cũng thọ sự giáo hoá của Phật, cho nên bất tất dùng cang cường vô minh để đấu tranh với ma, nếu đấu tranh với ma, thì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Tr 444
Thiện nam tử! Ngươi nên đi qua chỗ thiện tri thức Văn Thù Sư Lợi, mà hỏi rằng: Bồ Tát làm thế nào học Bồ Tát hạnh ? Làm thế nào mà vào hạnh môn Phổ Hiền ? Làm thế nào được thành tựu ? Làm thế nào được rộng lớn ? Làm thế nào để tuỳ thuận ? Làm thế nào được thanh tịnh ? Làm thế nào được viên mãn ? Tr 444
Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử đảnh lễ Bồ Tát Di Lặc, đi nhiễu quanh vô lượng vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rồi từ tạ mà đi. Tr 448
Ở trên là cảnh nhiếp đức thành nhân tướng, ở dưới bắt đầu giải thích sơ về tướng trí chiếu không hai. Trong Phẩm Vào Pháp Giới, phân làm năm tướng : Tr 449
52. BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI - TRÍ CHIẾU TƯỚNG KHÔNG HAI. Tr 451. Q24
53. BỒ TÁT PHỔ HIỀN - HIỂN NHÂN TƯỚNG RỘNG LỚN. Tr 460
+ Mời đọc bản kinh văn gốc: Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật - Tập 24
GHI NHỚ TẬP THỨ 25
HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
... HT Tuyên Hóa nói: Ở Trung Quốc hoằng dương Kinh Hoa Nghiêm đều là đại Bồ Tát. Nếu chẳng phải có cảnh giới của Bồ Tát, thì không thể giảng nói cảnh giới của Hoa Nghiêm, mà cảnh giới Hoa Nghiêm là diệu trong diệu, huyền trong huyền, không thể nghĩ bàn!
Bấy giờ là lúc đó, Phổ Hiền tức là đạo khắp vũ trụ, đức đến cực Thánh. Bồ Tát là tiếng Phạn, đầy đủ là « Bồ đề tát đoả ». Bồ là giác, Tát là hữu tình, Bồ Tát là « giác
hữu tình », tức là giác ngộ hữu tình. Hết thảy tất cả chúng sinh đều gọi là hữu tình. Cây cỏ vô tình nhưng có tánh, có « sinh tánh », mà Nho giáo gọi là nhân. Nhân tức là tánh, còn có thể nói là đạo, cũng có thể nói là mẹ của vạn vật. Con người đương nhiên cũng có « nhân » nầy, bằng không, chẳng thể gọi là con người, nhân và con người, hợp lại gọi là đạo. Khổng Tử nói « nhân » tức là tất cả cây cỏ đều có « nhân » nầy, đều có sinh cơ. Tr 20
Mùa xuân thì đâm chồi nảy lộc, như vậy cho đến mùa thu thì nở hoa kết trái, đây là nhờ có tánh nhân. Hoa cỏ cây cối có nhân, chỉ là rất ít, cho nên khi hoa bị chặt đứt thì nó cũng phát ra một thứ tiếng sợ hãi, chỉ bất quá con người không nghe thấy mà thôi;
Tại sao hoa cỏ cây cối cũng có tánh ? Vì chúng sinh lớn lên thời gian lâu dài, thì cũng sẽ có một thứ cảm giác
Ma Ha Tát, tức là đại Bồ Tát.
Vị Bồ Tát Phổ Hiền nầy là đại Bồ Tát trong hàng Bồ Tát, Tr 21
Thế nào gọi là công đức ? Công thì phải lập, đức thì phải làm. Thế nào gọi là lập công ? Tr 22
Quy y chỉ có thể quy y một lần, còn thọ giới thì có thể thọ một giới, hai giới, ba giới, bốn giới, năm giới, bát quan trai giới, hoặc giới Bồ Tát mười giới trọng bốn mươi tám giới khinh. Không thể lạy vị sư phụ nầy, rồi lạy vị sư phụ kia, đến khi bạn chết rồi, thì rốt ráo bạn theo vị sư phụ nào ?
Căn bản không chỗ nào để quay trở về, vì bạn có quá nhiều sư phụ. Tr 25
Người tin Phật thì phải lạy Phật, cho đến Phật mà không lạy, thì làm sao nói đến lòng tin được? Do đó chúng ta phải lễ lạy tượng Phật. Tượng Phật tuy làm bằng gỗ, vậy chúng ta lạy Ngài có lợi ích gì ? Tượng Phật đó cũng chẳng phải Phật, Phật thì đầy khắp tất cả mọi nơi, chẳng có một nơi nào mà chẳng có pháp thân của Phật ở tại đó. Tượng gỗ chỉ bất quá là một thứ biểu pháp mà thôi, cũng là đại biểu cho Phật. Tr 31
Bảy cách lạy Phật là : Xem chi tiết Tr32. Q25. Kinh Hoa Nghiêm
Ở trên đã nói đơn giản về lễ nghi bảy cách lễ lạy Tam Bảo, nếu nói rộng ra thì lễ nghi tới ba trăm, oai nghi tới ba ngàn, chữ lễ rất là nhiều.
Giảng về Kính lễ chư Phật. Xem Tr39
« Hai là khen ngợi Như Lai » :
Rất dài, xem chi tiết trong Kinh
......... cho nên thứ hai tu công đức tức là phải tán thán Như Lai. « Như Lai » : Trong Kinh Kim Cang có nói : « Bậc Như Lai, chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai ». Như là tĩnh, Lai là động. Tr 42
« Ba là rộng tu cúng dường » : Rộng là rộng lớn, tu tức là phải thực hành, tu hành cúng dường rộng lớn, cúng dường có rất nhiều thứ, như dùng thân cúng dường, dùng tâm cúng dường, cùng thân tâm để cúng dường. Tr 42
Khi chúng ta cúng dường một vị Phật, thì ở trước một vị Phật, chúng ta quán tưởng cúng dường vô lượng vô biên chư Phật khắp pháp giới, ở trước mỗi vị Phật đều có thân của chúng ta đang cúng dường. Bạn quán tưởng như thế gọi là cúng dường pháp giới. Cúng dường pháp giới, thì cũng sẽ thành tựu công đức pháp giới; ......... Tr43
« Bốn là sám hối nghiệp chướng » : Sám là ăn năn những lỗi lầm đã tạo trước kia; hối là hối cải không làm nữa. Sám là sửa đổi những tội lỗi đã phạm trước kia, hối là sau này không làm những tội lỗi đã phạm trước kia. Tr 44
Nghiệp có rất nhiều thứ, nghiệp chướng là một trong ba chướng. Ba chướng là nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng. Hiện tại nói về sám hối nghiệp chướng, tức cũng là sám hối báo chướng, cũng là sám hối phiền não chướng.
Nghiệp chướng có ba thứ : Thân nghiệp, miệng nghiệp, ý nghiệp.
« Năm là tuỳ hỉ công đức » : Tuỳ là tuỳ theo, hỉ là hoan hỉ, công là lập công, đức là làm đức hạnh. Tr 44
Bạn muốn sám hối nghiệp chướng, thì nhất định phải tuỳ hỉ công đức, làm đủ thứ công đức. Bạn sám hối nghiệp chướng của chính mình, hoặc không thể nhứt thời tiêu trừ hết, nên càng phải làm nhiều công đức. Tuỳ hỉ công đức tức là sám hối nghiệp chướng, sám hối nghiệp chướng, cũng tức là tuỳ hỉ công đức. Tại sao thứ năm là tuỳ hỉ công đức ? Vì thứ tư là sám hối nghiệp chướng. Bạn muốn sám hối nghiệp chướng, thì nhất định phải thực hành tuỳ hỉ công đức thứ năm. TR 45
Làm thế nào tuỳ hỉ công đức lành ?
Thế nào gọi là lập công ?
Đức có phân ra hiển đức và mật đức.
Ví như có thần thông rồi, trong vô hình đi trợ giúp hết thảy chúng sinh, mà họ đều không biết, đây gọi là mật đức.
Thế nào gọi là tuỳ hỉ công đức của Phật ? Ví như giảng Kinh thuyết pháp, giáo hoá chúng sinh, ...
Đề xướng mọi người thực hành lục độ vạn hạnh, hành Bồ Tát đạo, đây là tuỳ hỉ công đức của Bồ Tát
Đề xướng tu mười hai nhân duyên, đây là tuỳ hỉ công đức của Duyên Giác.
Bạn khiến cho tất cả mọi người tu pháp bốn đế, tức là tuỳ hỉ công đức của Thanh Văn.
Sáu nẻo chúng sinh tuỳ hỉ công đức trời người, tức là tu năm giới mười điều lành. Cho nên nói về tuỳ hỉ công đức thì vô cùng vô tận.
« Sáu là thỉnh chuyển bánh xe pháp » : Tr46
Chuyển bánh xe pháp tức là thuyết pháp, như thỉnh Phật thuyết pháp, thỉnh Bồ Tát thuyết pháp, thỉnh Thanh Văn, Duyên Giác thuyết pháp, thỉnh A La Hán thuyết pháp, thỉnh hết thảy pháp sư thuyết pháp,
Công đức chuyển bánh xe pháp, là do bạn thỉnh pháp mà thành tựu, bạn sẽ có công đức, tức cũng là tuỳ hỉ công đức. Chuyển bánh xe pháp có thể khai mở trí huệ của bạn.
Thỉnh chuyển bánh xe pháp, chẳng riêng gì giảng kinh thuyết pháp, phàm là làm tất cả mọi việc trong Phật giáo, có liên quan đến Phật giáo, đều gọi là chuyển bánh xe pháp. Như làm việc thu âm giảng kinh thuyết pháp, phiên dịch kinh điển, cho đến viết bài về Phật giáo có lợi ích cho mọi người, đều là thỉnh chuyển bánh xe pháp. Hơn nữa như đọc Kinh, tụng Kinh, lạy Kinh, tham thiền đả toạ, đều là một phần trong thỉnh chuyển bánh xe pháp......
« Bảy là thỉnh Phật ở lại đời » : Phật thì hay làm mãn nguyện chúng sinh, nếu hết thảy chúng sinh đều thỉnh Phật ở lại đời, thì Phật sẽ không vào Niết Bàn. Nếu chẳng thỉnh Phật ở lại đời, thì Phật giáo hoá những người đáng được giáo hoá, xong rồi sẽ vào Niết Bàn. Tr48
« Tám là thường theo Phật học » : Là luôn luôn theo Phật để học tập Phật pháp. Phật pháp rất là bao la, nhưng học Phật pháp đừng sợ nhiều, học được nhiều, thì trí huệ càng nhiều. TR 48
« Chín là luôn thuận chúng sinh » : Luôn là luôn luôn, luôn luôn không đổi, thuận là thuận theo, thuận theo cảnh giới chúng sinh. Câu này cần hiểu thấu, vì chúng sinh thì điên đảo, vô minh mê mờ ... lại hoan hỉ tạo nghiệp , nhưng Bồ Tát vẫn đi theo tùy cơ duyên để giáo hóa chúng sinh Quay đầu => "Thuận chúng sinh" là luôn độ chúng sinh không biết nhàm mỏi để họ bỏ mê về giác ... Tr49
... tức cũng là tu tinh tấn ba la mật, không chán ghét chúng sinh tạo tội, dù có chúng sinh tạo rất nhiều tội nghiệp, cũng không bỏ họ, không có tâm niệm rằng : « Không độ họ, để họ đoạ địa ngục », nên dùng tâm từ bi hỉ xả để độ họ, đây mới là chân chánh tinh tấn ba la mật.
Chúng ta luôn thuận chúng sinh là phải độ thoát chúng sinh, đưa chúng sinh ra khỏi đường mê, khiến cho chúng sinh thuận theo mình tu đạo, chứ chẳng phải là chạy theo chúng sinh.
« Mười là hồi hướng khắp hết » : Hồi là hồi lại, hướng là hướng tới; hồi là hồi vào bên trong, hướng là hướng ra bên ngoài. Khắp là khắp cùng, hết thảy tất cả mọi việc, tất cả công đức, đều hồi hướng về chư Phật. Trước hết phải hồi lại, sau đó hướng ra bên ngoài. Tất cả tất cả đem phàm phu hồi hướng Thánh nhân, đem chúng sinh hồi hướng chư Phật. Hồi phàm hướng Thánh, đây là hồi hướng; hồi chúng hướng Phật, đây là hồi hướng; hồi sự hướng lý, đây là hồi hướng; hồi tiểu hướng đại, đây là hồi hướng; hồi tự hướng tha, đây là hồi hướng. Tr 50
Như chúng ta mỗi ngày giảng Kinh xong rồi, đều đọc bài kệ hồi hướng rằng :
« Nguyện đem công đức nầy
Trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Liền phát tâm bồ đề
Khi xả báo thân nầy
Đồng sinh về Cực Lạc”.
Thiện Tài bạch rằng: Đại Thánh! Lễ kính như thế nào, cho đến hồi hướng như thế nào? Tr51
TỪ ĐÂY GIẢNG SÂU VỀ 10 HẠNH NGUYỆN
Khi lễ kính Phật, thì tâm phải quán tưởng “Con đang ở trước Phật, Phật cũng đang ở trước con”. Có bài kệ rằng: .............Tr 52
Lạy Phật phải có tâm như vậy, đây gọi là “Thâm tâm tin hiểu”. “Như ở trước mặt”, khi chúng ta lạy Phật, thì quán tưởng chúng ta đang ở trước Phật, Phật cũng đang ở trước chúng ta, hổ tương hiển hiện.
Như Khổng Tử Nho giáo có nói rằng: “Tế như tại, tế thần như thần tại”. Tôi tế lễ quỷ thần, thì quỷ thần sẽ ở tại đây. .............Tr 54
Như Khổng Tử Nho giáo có nói rằng: “Tế như tại, tế thần như thần tại”. Tôi tế lễ quỷ thần, thì quỷ thần sẽ ở tại đây. Bên phải, bên trái ............. cũng như vậy. Tr 54
Bạn không thể tạo mười nghiệp ác trước, sau đó mới đến lạy Phật.
Thân Tâm thanh tịnh lễ lạy mới có cảm ứng
Tại sao có phiền não? Vì ngu si. Nếu người có trí huệ thông minh, thì gặp bất cứ việc gì, cũng đều không sinh phiền não. Người ngu si đáng thương xót nhất, ....Tr 55
Ngu si thì vọng tưởng ham muốn: Nào là ước gì Trăng thì tròn mãi, Hoa thì đẹp mãi, Sống thì khỏe mạnh hạnh phúc mãi, sắc đẹp thì mãi chẳng tàn fai ...
“Trăng sáng đêm nào cũng tròn hoài”, đây là thuộc về khí, khí gì? Hi vọng trăng sáng đêm nào cũng tròn, nhưng thực tế thì không thể nào được, do đó chẳng được như ý, chẳng được như ý tức là khí. Ở trên nói là rượu sắc tài khí. Chúng ta muốn không ngu si, thì đừng có đủ thứ phiền não phát sinh, đây là ý nghiệp. Tr 56
Thường tu lễ kính, là thường thường tu thân miệng ý nghiệp thanh tịnh để lễ kính Phật.
Phật pháp thì có cảnh giới không thể nghĩ bàn như thế, chỉ cần bạn phát tâm lễ khắp pháp giới nầy, thì công đức lễ khắp cũng nhiều khắp pháp giới. Tuy thân bạn chưa thành Phật, nhưng có thể quán tưởng như vậy, thì ở trước mỗi vị Phật đều sẽ hiện ra thân của bạn. Tr 57
“Cõi hư không hết”: Gì gọi là hư? Gì gọi là không?
Hư là không thật, không là không có. Hư không thì chẳng có bắt đầu, chẳng có kết thúc, là vô thuỷ vô chung. Cõi hư không chẳng còn nữa, thì lễ kính của con mới hết, nhưng cõi hư không chẳng khi nào cùng tận, thì lễ kính của con cũng chẳng khi nào cùng tận ..... Tr57
Mà cõi chúng sinh không khi nào hết được, nghiệp chúng sinh cũng không khi nào hết được, phiền não chúng sinh cũng không khi nào hết được; vì phiền não của chúng sinh là do vô minh mà ra, nghiệp của chúng sinh là do phiền não tạo thành, nhưng cõi chúng sinh, nghiệp chúng sinh, phiền não chúng sinh, vĩnh viễn không thể nào hết được, không thể nào cùng tận, cho nên nguyện lực lễ kính chư Phật của con cũng không cùng tận. Tr58
Hôm nay có người hỏi tôi: “Tay tự giao động, chân tự giao động, đây là đạo lý gì”? Đây là một bộ phận ngồi thiền đều có.
Hỏi: “Vậy tại sao một số người không có”? Có thể công phu của họ chưa đủ, hoặc cảnh giới nầy họ đã trải qua rồi. Không những tay chân tự giao động, mà có lúc ngồi thiền con mắt cũng sẽ hoạt động, con mắt mở ra rồi nhắm lại, nhắm lại rồi mở ra, cũng không biết làm gì. Đừng tưởng nó mở ra là nó nhấp nháy mở nhắm. Rất nhanh, tay cũng sẽ giao động, mắt cũng sẽ giao động. Người tu hành chẳng minh bạch, thì cho rằng bị ma ám, “có phải ma vương đến làm cho thân tôi chấn động chăng”! ....... Sự giao động nầy là khí huyết lưu thông, vì trước kia chưa từng dụng công, cho nên khí huyết không chảy đều. Bây giờ dụng công, thì khí huyết sẽ lưu
thông, chỗ nào không thông thì sẽ thông. Có lúc, những chỗ đó khí huyết không qua được, thì khí huyết không chạy qua, cho nên chấn một cái. Cái chấn nầy ba mươi sáu lần, nhưng bạn không cần tính đếm nó, tay, chân, trên thân con người có ba mươi sáu đại quan kết, cho nên đến mỗi nơi đều sẽ chấn động một cái, đây cũng có thể nói là đại địa sáu thứ chấn động. Bạn ngồi, có lúc cảm giác giống như căn phòng đều chấn động, việc nầy đừng có sợ, đây là tác dụng khí huyết của con người. Tr 59. Q25. Kinh Hoa Nghiêm
Lại tiếp tục nói thiện nam tử, bạn là người tu năm giới, hành thập thiện, tu mật hạnh Bồ Tát. Thiện Tài đồng tử tuy hiện thân đồng tử, nhưng thật sự là đại Bồ Tát, cho nên Bồ Tát Phổ Hiền gọi Ngài thiện nam tử. Tr 60
Ở chỗ mỗi mỗi đức Phật, đều có vô lượng vô biên vô số hải hội Bồ Tát vây quanh đức Phật. Hải hội là nói những vị Bồ Tát đó đông nhiều như biển. Tr 61
Bồ Tát Phổ Hiền nói: “Tôi đều dùng kiến giải tu hành thù thắng thâm sâu, hiện tiền tri kiến (tri là trí huệ, kiến là kiến tánh), ...
Biện tài có bốn vô ngại biện:
1. Từ vô ngại biện: Lời lẽ không có chướng ngại, khéo biện luận.
2. Pháp vô ngại biện: Lìa một pháp mà sinh vô lượng pháp, lìa vô lượng pháp mà quy về một pháp.
3. Nghĩa vô ngại biện: Một nghĩa lý mà giảng nói vô lượng nghĩa, vô lượng nghĩa lại quy về một nghĩa.
4. Lạc thuyết vô ngại biện: Đối với việc thuyết pháp, lúc nào cũng cảm thấy không mỏi mệt, rất hoan hỉ diễn nói.
Căn lưỡi vi diệu là giảng nói rất hay, lời lẽ nói ra khiến cho người tin và thích nghe. Tr61
Trên trời có đủ thứ mùi hương thơm, như tụng Chú Đại Bi, thành tâm mà tụng thì sẽ có một thứ hương thơm, đây chẳng phải là hương chiên đàn, hoặc những hương thơm khác của nhân gian, nhân gian không cách chi ngửi được hương thơm nầy,
nhưng phải thành tâm, nếu chẳng thành tâm thì chẳng có được. Khi bạn tụng Chú thì tất cả quỷ thần dùng hương để cúng dường bạn, cho nên bạn cảm thấy có mùi hương nầy. Tr 67
Tu Di là tiếng Phạn, dịch là diệu cao. Sự cao nầy không thể nghĩ bàn. Chung quanh núi Tu Di có bảy tầng biển hương thuỷ (biển nước thơm). Bên ngoài biển hương
thuỷ, có bốn đại bộ châu : Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hoá Châu, Bắc Câu Lư Châu. Núi Tu Di cao tám vạn bốn ngàn do tuần, mặt trời, mặt trăng, chỉ ngang chừng nửa núi Tu Di, Tứ Đại Thiên Vương cũng ở nửa chừng núi Tu Di. Tr 67
Tại sao con mắt của bạn chẳng trong sáng ? Là vì bạn chẳng cúng đèn ở trước Phật. .... Công đức lớn nhỏ, chẳng phải nói : « Bạn đốt vàng thật thì công đức lớn, còn bạn đốt một đống bùn thì công đức nhỏ », đây hoàn toàn tuỳ tâm thành của bạn, .... Vậy đốt đèn dầu cứu kính có lợi ích gì ?
Một khi đốt lên thì chẳng có, đây cũng là thử nghiệm xem bạn có chân tâm chăng, nếu có tâm chân chánh bố thí, thì đốt gì cũng đều được, cần phải có tâm xả, do đó công đức là ở tại tâm xả. Tr 68
Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng : « Lượng pháp giới, tánh pháp giới, chỉ cần có chân tâm cúng dường, thì lượng nầy đồng với núi Tu Di, đồng với nước biển cả, chứ không nhất định dùng dầu nhiều như nước biển cả để thắp đèn, nếu lượng mà lớn, tâm mà chân thành thì lượng sẽ đồng với sa giới, số nhiều như số cát sông Hằng, vô cùng vô tận ». Tr 68
Ví dụ cúng dường nhiều ít mà phúc khác nhau. T69
Thiện nam tử! Trong tất cả sự cúng dường, giảng Kinh thuyết pháp cho người nghe là cúng dường lớn nhất. Trong Kinh Phạm Võng có nói : « Bạn giảng Kinh thuyết pháp cho người nghe, dù mỗi ngày ăn rau cải thức ăn đáng giá ba lạng vàng cũng không sao ». ............
Trong Kinh Kim Cang có nói : « Nếu bạn dùng bảy báu bố thí ba ngàn đại thiên thế giới, công đức lớn cũng không bằng giảng bốn câu kệ cho người ta nghe ». Tr69
Tại sao công đức cúng dường pháp lớn như vậy?
Vì tất cả chư Phật Như Lai đều tôn trọng Phật pháp. Nếu không có Phật pháp, thì không có ai thành Phật. Muốn thành Phật, thì phải học Phật pháp, do đó « Pháp do Tăng truyền », phải học Phật pháp với người xuất gia. Tr 73. Q25.
Lại nữa thiện nam tử! Nói sám hối nghiệp chướng là Bồ Tát tự nghĩ:
........ Nếu những nghiệp ác đó mà có hình tướng, thì tận cõi hư không chẳng thể dung chứa hết được. Nay con đều dùng ba nghiệp thanh tịnh, ở trước tất cả chư Phật Bồ Tát, khắp pháp giới cõi nước nhiều như số hạt bụi cõi Phật, thành tâm sám hối, sau này không tạo nữa, luôn trụ tịnh giới tất cả công đức. ... Tr75
Đoạn này giảng sâu về Sám hối, cần đọc kỹ
Khi Ngài đi gặp Nam Nhạc Hoài Tư đại sư, thì đại sư bèn nói với Ngài rằng: “Ngươi đến rồi à! Có còn nhớ trước kia chúng ta cùng nhau ở tại Linh Sơn trong hội Pháp Hoa chăng? Hiện tại nhân duyên đã thành thục, chúng ta lại gặp nhau nữa”. Do đó Nam Nhạc đại sư dạy Ngài phẩm An Lạc Hạnh, còn dạy Ngài đọc tụng Kinh Pháp Hoa, lạy Kinh Pháp Hoa. Khi Ngài lạy đến phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự thì
khai ngộ. Do đó Ngài đem cảnh giới khai ngộ nầy nói với Nam Nhạc đại sư rằng: “Tại sao khi con đọc đến ‘đó gọi là chân tinh tấn, đó gọi là chân pháp cúng dường’, thì con thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn ở trên núi Linh Sơn giảng Kinh Pháp Hoa, đây là đạo lý gì”?
Nam Nhạc đại sư bèn ấn chứng cho Ngài nói: “Chỉ có ngươi mới đắc được cảnh giới vi diệu nầy, cũng chỉ có ta mới nhận thức được cảnh giới nầy. Hiện tại ngươi chứng được tiền phương tiện của Pháp Hoa tam muội - Nhất toàn đà la ni”. Tr 76. Q25
Bồ Tát càng lễ Phật thì càng có tinh thần; càng lễ sám thì càng hoan hỉ, đây mới là chân chánh sám hối. Phát tâm sám hối đều là Bồ Tát, phàm phu chẳng có căn lành, thì không thể sám hối. Tr 77
Tuỳ hỉ công đức có bốn thứ:
1. Tuỳ mà không hỉ.
2. Hỉ mà không tuỳ.
3. Cũng tuỳ cũng hỉ.
4. Chẳng tuỳ chẳng hỉ.
Xem chi tiết giảng giải. Tr79
........ Nếu bạn cũng có thể phát nguyện xả thân cứu độ chúng sinh, nhưng cũng phải chân chánh giải quyết vấn đề sinh tử của chúng sinh, hoặc là có thể cứu pháp thân huệ mạng của họ cũng được, không cần xả thân mạng một cách quá ngu si, đây gọi là cũng tuỳ cũng hỉ. Tr81
Lại nữa, thiện nam tử! Nói thỉnh chuyển bánh xe pháp là: Tr 83
Lại nữa, thiện nam tử! Nói thỉnh Phật ở lại đời là:
Hoặc vì Sát đế lợi (dòng dõi vua chúa) và Bà La Môn (dòng dõi quý tộc của Ấn Độ), tu hạnh thanh tịnh của Bà La Môn, trưởng giả, cư sĩ, cho đến hoặc ở trong đạo tràng chúng hội trời rồng tám bộ chúng, quỷ thần, người, chẳng phải người. Tr93
Bản năng khác nhau của muôn loại: Ăn thịt, ăn rau, thấy người thì chạy, thấy người thì vồ ăn, thấy người thì sủa, .....Tr97
Chúng sinh thường có tám vạn bốn ngàn thứ bệnh tật, Bồ Tát bèn dùng tám vạn bốn ngàn thuốc hay, để đối trị tám vạn bốn ngàn thứ bệnh tật. Cho nên nói: “Làm thầy thuốc hay”. Thầy thuốc hay là bác sĩ tinh thông y thuật, họ đối với bệnh chúng sinh giống như đối với bệnh của chính mình. ........ Chúng sinh thường đi sai đường, bỏ chánh theo tà, Bồ Tát nhẫn lại độ họ bỏ tà theo Chánh. Tr98
Đối với chúng sinh ở trong đêm tối, đêm tối biểu thị người chẳng minh bạch Phật pháp. ......
Đối với những người bần cùng, thì khiến cho họ đắc được vàng, bạc, lưu ly, bảo tạng ........
Do đó bồ đề thuộc về nơi chúng sinh, bồ đề là từ chúng sinh mà ra. Nếu không có chúng sinh, thì tất cả Bồ Tát trọn không thể thành Phật. Tại sao vậy? Vì chẳng có chỗ đi làm công đức. Chúng sinh thì ở trước Tam Bảo làm công đức, Bồ Tát thì ở trước chúng sinh làm công đức. Bồ Tát lợi ích chúng sinh, khiến cho chúng sinh lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử, bỏ mê về giác. Tr101
Thiện nam tử! Ngươi đối đạo lý và ý nghĩa nầy, nên hiểu như vậy. Vì Phật, chúng sinh và tâm là ba mà một, một mà ba. Phật, chúng sinh và tâm là ba thứ không thể
nghĩ bàn, nhưng tâm, Phật và chúng sinh cả ba không khác biệt. Phật, tâm và chúng sinh là một thể, ở trong vô hình là một. Ngươi có tư tưởng giải thích đạo lý nầy như vậy, thì mới có thể thành tựu viên mãn tâm đại bi, dùng tâm đại bi tuỳ thuận chúng sinh, thì được thành tựu công đức cúng dường Như Lai. Tr101
Bồ Tát tuỳ thuận chúng sinh như vậy, dù cõi hư không chẳng còn nữa, cõi chúng sinh chẳng còn nữa, nghiệp chúng sinh chẳng còn nữa, phiền não chúng sinh chẳng còn nữa, nhưng tuỳ thuận của con đây không khi nào hết được. Tr101
Lại nữa, thiện nam tử! Nói hồi hướng khắp hết là: Từ lúc ban đầu lễ lạy, cho đến tuỳ thuận hết thảy công đức, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh tận pháp giới hư không giới. ... Xem chi tiết. Tr102
Đóng bít cửa tất cả các đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A tu la, mở bày ra con đường trời người, nói rõ cho mọi người biết làm người như thế nào. Nếu muốn làm người thì phải thọ năm giới. Nếu muốn sinh về cõi trời, thì phải thọ năm giới làm mười điều lành. ....Tr103
Nếu thuở xưa các chúng sinh đã tích tập nhiều nghiệp ác, chiêu cảm tất cả quả khổ rất nặng, thì Bồ Tát Phổ Hiền tôi nguyện thọ quả khổ thay thế cho họ, khiến cho những chúng sinh đó đều được giải thoát, vô câu vô thúc, vô quái vô ngại, chẳng có quả khổ chướng ngại, rốt ráo thành tựu Vô thượng chánh đẳng bồ đề.
Các bạn hãy nhìn xem, Bồ Tát Phổ Hiện thật là quá từ bi, nếu chúng ta chẳng tu hành, thì thật là có lỗi với Bồ Tát Phổ Hiền.
Hiện tại chúng ta chẳng thọ khổ nhiều, là do Bồ Tát Phổ Hiền đã thay thế chúng ta thọ rất nhiều rồi, nhưng Bồ Tát Phổ Hiền chẳng nói với chúng ta rằng: “Tôi đã thay thế các vị thọ khổ rất nhiều, khổ một ngày, khổ một năm, khổ một đời, tôi đã thay thế các vị thọ rồi, hiện tại các vị nên cảm tạ tôi, mời tôi ăn cơm, hoặc ăn bánh uống trà, các vị nên cảm tạ tôi”. Không có, Ngài cũng không cần bạn cảm tạ Ngài, ...Tr104
... chúng ta nghe Kinh chỗ nầy, nên khóc lóc rơi lệ, để cạm tạ Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát tu hồi hướng hết thảy công đức như vậy, hồi hướng cho pháp giới tất cả chúng sinh, đây là việc nên làm của Bồ Tát.
Hiện tại mọi người đã minh bạch mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền rồi, mười nguyện lực nầy và hư không tranh dài ngắn, dù hư không chẳng còn nữa, nguyện lực của Ngài cũng không bao giờ hết. ......... Hết thảy chúng sinh và nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền hợp thành một, tức là hết thảy chúng sinh đều là Bồ Tát Phổ Hiền, hết thảy Bồ Tát lại đến giáo hoá chúng sinh. Ai y chiếu theo làm thì đều là BT Phổ Hiền. Tr 105
Chúng ta nghe phương pháp tu hành mười đại nguyện vương rồi, cũng nên phát đại nguyện nầy y pháp tu hành. TR105
Mười đại nguyện nầy, phải đầy đủ viên mãn, phải đồng với sự phát nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, đừng có tu hành nửa chừng rồi bỏ, thay đổi lúc ban đầu, ở đây không thể thay đổi. Nếu thay đổi thì chẳng đầy đủ, cũng chẳng viên mãn, vĩnh viễn đều không thay đổi, dù hư không có hết, chúng sinh chẳng còn nữa, nghiệp chúng sinh cũng tiêu hết, phiền não chúng sinh cũng chẳng còn nữa, nhưng mười nguyện nầy không thể hết được. Tr 106. Q25
Nếu như hết thảy tất cả Bồ Tát, y chiếu mười đại nguyện vương tu hành mười đại hạnh môn, thú nhập vào mười đại nguyện nầy, mười đại nguyện nầy tức là Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, Bồ Tát hành Bồ Tát đạo cũng tức là mười đại nguyện vương, pháp và người biến thành một thể, chẳng có sự phân biệt, đây gọi là tuỳ thuận thú nhập. Y chiếu mười đại nguyện vương tu hành, thì sẽ thành thục được tất cả chúng sinh.
Thế nào gọi là thành thục tất cả chúng sinh?
Chúng sinh chẳng có căn lành, thì dạy họ tu mười điều nguyện vương, khiến cho họ trồng căn lành. Như tất cả chúng sinh chẳng biết hiếu thuận cha mẹ là điều tốt, thì bạn giáo hoá họ khiến cho họ biết hiếu thuận với cha mẹ, đây cũng là một phương pháp khiến cho chúng sinh trồng căn lành. Vì trong trời đất:
“Vạn điều ác thì dâm đứng đầu,
Trăm việc thiện thì hiếu số một”. Tr 107. Q25
Con người với súc vật khác nhau ở chỗ, con người biết hiếu thuận với cha mẹ, cung kính sư trưởng; còn súc sinh thì chẳng nói đến sự hiếu thuận cha mẹ.
Người đã có căn lành, thì trợ giúp họ tăng trưởng.
Như khi Lục Tổ đại sư ở nhà, thì hằng ngày lên núi đốn củi, gánh củi ra chợ bán, mua gạo đem về nhà phụng dưỡng mẹ già, đây là Ngài trồng căn lành. .... Lục Tổ đại sư vốn là người có căn lành, bất quá đây là một thứ cảnh giới của Bồ Tát. Một ngày nọ, khi Ngài đang gánh củi thì nghe một người tụng Kinh Kim Cang, tụng đến chỗ: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, Ngài bèn khai ngộ. Vị khách đó cho Ngài hai lạng bạc, kêu Ngài để dành tiền nuôi mẹ già, và đem chút tiền đi đến Huỳnh Mai cầu pháp, đây là trợ giúp Ngài trồng căn lành, trợ giúp Ngài thành tựu đạo nghiệp.
Tu hành mười đại nguyện vương, thì sẽ thành tựu viên mãn các biển hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Hiền chuyên môn viên mãn đầy đủ nguyện của tất cả chúng sinh, chúng sinh cầu gì, thì Ngài cho cái đó. Tr 108
Bố thí pháp hơn hẳn bố thí tài, bất quá thuyết pháp nhất định phải đối cơ chúng sinh, khiến cho chúng sinh nghe pháp, từng bước từng bước minh bạch Phật pháp mà khai ngộ.
Vô uý thí là khi người ta gặp tai nạn rủi ro, hoặc gặp ma quỷ, hoặc bọn cướp, lúc đó người ta sợ hãi nguy hiểm, bạn nên an ủi họ, kêu họ niệm danh hiệu Phật, hoặc danh hiệu Bồ Tát Quán Âm; niệm danh hiệu Phật thì sẽ không còn sợ hãi nữa, đây gọi là vô uý thí. Tr 110
Lại nếu đem so sánh với người tụng niệm mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, do đó có câu: “Một khi lọt qua tai, vĩnh viễn là hạt giống đạo”, một khi lọt qua lỗ tai, thì vĩnh viễn trở thành hạt giống bồ đề, hết thảy công đức nầy so với ở trên bố thí vô lượng vô biên thế giới, thì công đức ở trên không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến cũng không bằng một phần ưu ba ni sa đà công đức nghe mười điều nguyện vương nầy. Tr111
Hoặc lại có người dùng tâm tin thâm sâu, đối với những đại nguyện nầy, thọ trì đọc tụng, cho đến biên chép một bài kệ bốn câu, thì sớm trừ diệt được nghiệp năm tội vô gián. Hết thảy bệnh về thân tâm của thế gian, đủ thứ khổ não, cho đến tất cả nghiệp ác nhiều như số hạt bụi cõi Phật, đều được tiêu trừ. Tất cả ma quân, Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Xà, hoặc Bộ Đa, các ác quỷ thần uống máu ăn thịt, thảy đều xa lìa. Hoặc có khi phát tâm gần gũi là để bảo hộ. Cho nên nếu ai tụng những lời nguyện nầy, đi nơi thế gian, không có sự chướng ngại, như mặt trăng ở trong hư không thoát mây che, .....
* ... hằng ngày thọ trì đọc tụng phẩm hạnh nguyện Bồ Tát Phổ Hiền, cho đến biên chép một bài kệ bốn câu, chẳng phải biên chép một ngày, hai ngày, mà phải ngày ngày biên chép, thì họ sớm sẽ trừ diệt được tội nghiệp năm thứ tội địa ngục vô gián.
Hết thảy bệnh về thân tâm của thế gian, thân bệnh là bệnh tật trên thân, tâm bệnh là sự thống khổ trong tâm, đủ thứ khổ não chẳng an vui, cho đến tất cả nghiệp ác nhiều như số hạt bụi cõi Phật, đều được tiêu trừ, nhưng phải có tâm tin thâm sâu
mới được. nếu không có tâm tin thâm sâu, cứ tỏ ra thái độ thử xem, thì sẽ chẳng có sự cảm ứng, vì Phật Bồ Tát không muốn chúng sinh đến khảo nghiệm các Ngài, các Ngài khảo nghiệm bạn thì được. Bạn không thể nói: “Tôi không tin pháp của Phật nói, tôi muốn thử xem”. Bạn phải làm một cách chân thật.
Trên thế giới nầy, có rất nhiều thiên ma ngoại đạo, nhưng vì có Phật pháp trụ tại thế gian, nên bọn thiên ma đều ẩn nấu, không dám xuất hiện, nếu Phật pháp không còn, thì ma quân sẽ xuất hiện ra đời. Ma là tiếng Phạn, đầy đủ là ma la, dịch là kẻ giết, thích giết hại chúng sinh. .......... La Sát tên là quỷ đáng sợ..... Giảng nói về nhiều loại Quỷ đáng sợ. Tr113
Nếu bạn tụng mười điều nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, thì những ác quỷ, ác thần nầy, đều sẽ xa lìa bạn. Hoặc có khi phát tâm bảo hộ bạn, gần gũi bạn, giữ
gìn bạn, làm hộ pháp cho bạn. Cho nên nếu ai tụng mười điều nguyện vương nầy, đi bất cứ nơi nào trong thế gian, đều không có mọi sự chướng ngại gì hết, giống như mặt trăng ở trong hư không thoát khỏi mây che.
Lại nữa, người đó lúc lâm chung, giây phút cuối cùng, tất cả các căn thảy đều tan hoại, vạn sự cần xả lìa, riêng 10 Đại Nguyện Vương này ghi nhớ không xả lìa tất cả mọi thời nó luôn dẫn đường ở trước, trong một sát na, liền được vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Tr 115
Phật A Di Đà, tuy chỉ bốn chữ, mà có thể bao quát hết thảy Phật pháp. Đức Phật nói mỗi một bộ Kinh điển, đều vì người thỉnh pháp, chỉ có Kinh A Di Đà không có ai thỉnh pháp, là bất vấn tự thuyết (không hỏi mà nói). Tại sao chẳng có người nào thỉnh pháp ? Vì chẳng có ai minh bạch pháp nầy. Pháp môn tịnh độ, trước mắt nhìn thấy rất là đơn giản, nhưng trên thật tế bốn chữ « A Di Đà Phật » nầy, bao quát tam tạng mười hai bộ Kinh điển. Mười mấy năm trước, tôi (HT Tuyên Hóa) niệm Phật có cảm ứng, nên làm một bài kệ rằng : Tr 120
Kinh A Di Đà là kinh không hỏi mà Phật tự nói, vì Kinh nầy rất quan trọng. Chúng ta người học Phật pháp, gặp được pháp môn nầy, đừng coi thường bỏ qua, như người tham thiền, tham « Niệm Phật là ai » ? Đủ thấy chúng ta quá khứ đều niệm Phật, mới biết tham ... Tr122
Bấy giờ, đại Bồ Tát Phổ Hiền muốn thuật lại nghĩa nầy, quán khắp mười phương mà nói kệ rằng : TR 123
HT Tuyên Hóa giảng: Trong một trăm vị hoà thượng, chắc chắn sẽ có một vị chân chánh tu đạo, trong một ngàn vị hoà thượng, chắc chắn sẽ có một vị A La Hán, bất quá bạn không biết vị nào mà thôi.
Thuở xưa con tạo các nghiệp ác
Đều do vô thuỷ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sinh ra
Tất cả con nay đều sám hối.
Có câu nói: “Tội lỗi tày trời, sám hối liền tiêu”, bất luận bạn có tội nghiệp gì nặng, chỉ sợ bạn không sám hối, nếu thành tâm sám hối thì tội sẽ chẳng còn nữa. Khổng Tử có nói: “Có lỗi lầm, đừng nãn sửa đổi”. Có lỗi lầm đừng sợ sửa đổi, nếu sợ sửa đổi, thì lỗi lầm sẽ càng nhiều. Nếu lỗi lầm sửa đổi, thì sẽ không còn nữa. Nếu giấu dím, không muốn người biết, thì lỗi lầm sẽ càng nhiều.
Do đó người ngu thì không thấy lỗi lầm, kẻ tiểu nhân thì che giấu lỗi lầm, quân tử thì sửa đổi lỗi lầm, bậc Thánh nhân thì ít lỗi lầm, đến được Phật Bồ Tát thì chẳng còn lỗi lầm nữa. Tr 130.Q25. Kinh Hoa Nghiêm
TU HÀNH ĐỪNG CHẤP TRƯỚC: Bảo tôi tu là chấp, tôi Không tu cũng là chấp, Tôi có Phật tánh cũng là chấp.... Chẳng chấp có hay chấp không, cứ tự tại, việc đến thì làm. Tr 134
Có một số bàng môn ngoại đạo, tà kiến thuyết pháp, thế nào là tà kiến? Tà kiến là tri kiến chẳng chánh đáng, dẫn người vào cảnh giới ma, khiến cho người chẳng sinh chánh tri chánh kiến, mà làm cho người sinh tà tri tà kiến. Tà tri tà kiến tức là đen tối, chánh tri chánh kiến tức là ánh sáng. Trước kia tôi thường nói: Tr 135
Bồ đề là gì? Bồ đề tức là giác đạo. Giác đạo gì? Giác ngộ tất cả việc ác đều không làm, tất cả nghiệp thiện đều phải làm, tức là giác đạo. Tr 138
Chúng ta đừng cho rằng xuất gia là việc dễ dàng, do đó có câu :
« Đừng cho xuất gia là việc dễ
Đều nhờ nhiều kiếp gieo bồ đề ».
Bạn đừng cho rằng tuỳ tiện thì có thể xuất gia được, có người ở tại Bảo Hoa Sơn thọ giới Tỳ Kheo, lúc qua sơn động, thì qua chẳng được, hoặc là do có tội chướng, nên chết ở nơi đó. Có rất nhiều người thọ giới Sa Di thì được, nhưng thọ giới Tỳ Kheo rồi, thì bị thần kinh, đây là vì không có đức hạnh. Tr 153.Q24. Kinh Hoa Nghiêm
Chúng ta nên học mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, nên phát nguyện thường xuất gia, ra khỏi nhà phiền não, ra khỏi nhà ba cõi, ra khỏi nhà vô minh.
Ở Trung Quốc không nhất định ai xuất gia cũng tu hành được. Ở Trung Quốc có phong khí nầy, trẻ con khi xuất gia, có đứa có nhiều bệnh tật, cha mẹ mời bác sĩ chữa bệnh cũng không hết, thấy tình hình đứa nhỏ chắc phải chết, cha mẹ bèn đem đứa bé vào Chùa cho nó xuất gia làm Sa Di. Đứa bé khi xuất gia rồi thì bệnh cũng hết, những hạng người nầy xuất gia cố nhiên có căn lành, nhưng chỉ e rằng nó mê muội, mà không biết tu hành. Có người vì vấn đề hoàn cảnh cuộc sống mà xuất gia. Có người gia đình quá nghèo, nghĩ rằng xuất gia thì dễ có cơm ăn, dễ có áo mặc, sự xuất gia nầy là vì nghĩ tới cơm áo. Hay người già cả do cô đơn mà xuất gia làm chỗ nương tựa ... Khó mà tu hành thành tựu. Tr 154
Còn có một hạng người nữa vì sinh tử phát bồ đề tâm mà xuất gia, hạng người nầy mới chân chánh tu hành.
Thế nào gọi là hoặc nghiệp? Hoặc là mê hoặc, cũng là nghi hoặc. Hoặc có ba thứ :
Kiến tư hoặc (hoặc thấy nghĩ),
trần sa hoặc (hoặc nhỏ như cát bụi),
vô minh hoặc . Tr 156
Mỗi thức hoặc có rất nhiều Phẩm
Bây giờ nói chút xíu về cảnh giới ma, nếu như bạn không biết, thì ma chẳng đến tìm bạn, một khi bạn biết thì ma chướng sẽ đến tìm bạn. Tại sao vậy ? Vì khi lúc chúng ta không tu hành, thì là người nghèo, ma cũng giống như kẻ trộm, kẻ trộm thì chẳng trộm cắp của người nghèo, vì biết họ vốn chẳng có đồ vật gì để lấy. Khi bạn tu đạo thì giống như người phát tài, kẻ trộm sẽ đến trộm cắp tài sản của bạn, cho nên tu đạo thì có ma, do đó có câu : ... Tr 159
Bạn tu đạo có chút thành tâm, thì ma sẽ đến mài dũa bạn, tức cũng là khảo nghiệm bạn, vì bạn dụng công một cách chân thành, càng chân thành thì càng có ma tới khảo nghiệm bạn. Bạn càng thọ ma, thì sẽ hiện ra quang minh
Lại như ngồi thiền, khi có một chút định lực, thì sinh ra một chút trí huệ, bèn muốn đoạn tâm dâm dục, khi bạn không nghĩ tới đoạn tâm dâm dục, thì chẳng có việc gì, nhưng khi bạn nghĩ đoạn tâm dâm dục, thì con ma dâm dục sẽ đến, hoặc khi lúc bạn ngủ, thì nó biến hoá ra đủ thứ con gái đẹp, bạn thích cái gì, thì nó sẽ hiện ra cái đó, để dẫn dụ bạn; ....... cũng khảo nghiệp bạn ở trong mộng.
Lúc đó, bạn không giữ vững thì sẽ phạm giới ở trong mộng, chẳng còn định lực, cũng chẳng còn trí huệ.
Hoặc chẳng phải ở trong mộng, lúc bình thường, nếu bạn không có định lực, chẳng có trí huệ thì ma chẳng hiện tiền; TR 161
Còn có lúc đang ngồi thiền thì cũng sẽ phát sinh ma chướng, hoặc nhìn thấy đủ thứ cảnh giới; hoặc cảm thấy mình có thần thông; hoặc cảm thấy thân thể của mình giống như hư không, lớn như hư không, năm mươi ấm ma trong Kinh Lăng Nghiêm, đủ thứ cảnh giới đều hiện tiền, đây đều là cảnh giới ma ...
Trước kia có một vị lão tu hành, khi tham thiền đả toạ, lúc sắp nhập định thì nhìn thấy một cảnh giới, cảnh giới gì ? Ông ta nhìn thấy có một tảng đá lớn, treo lơ lửng trên đầu ông ta, trên sợi dây thừng có mấy con chuột đang cắn sợi dây thừng, sợi dây thừng mà đứt thì tảng đá lớn sẽ đè ông ta chết. Ông ta nhìn thấy cảnh giới nầy, tâm bèn nghĩ : « Nếu tảng đá đè tôi chết, tôi cũng không màn tới, dù có chết cũng phải ngồi thiền ở đây ». Kết quả ông ta nhập định rồi, tảng đá cũng không đè chết ông ta. Nếu ông ta sợ, thì sẽ bị tẩu hoả nhập ma. Tr 161
Cảnh giới ma rất nhiều, nhưng chúng ta người tu đạo chớ bị cảnh giới ma làm giao động, nếu không bị giao động thì có định lực, có định lực thì không tán loạn. Thiền định chẳng tán loạn, thì sẽ chẳng nhập vào cảnh giới ma.
Đừng cho rằng Phật pháp dễ hiểu được, chẳng những Phật pháp không dễ hiểu được, dù có gặp được Phật pháp, cũng rất khó gặp được, do đó có câu:
“Thân người khó được
Phật pháp khó nghe
Thiện tri thức khó gặp”. . Tr 165
Cao Phong Diệu thiền sư thì tu đạo ở Tây Thiên Mục, sao Ngài lại chọn chỗ nầy tu hành? Vì mỗi khi Ngài ngồi thiền thì hay ngủ gật, khi ngủ thì không nhập định được, đặt biệt hôn trầm rất nặng. Khi giảng giải Tâm Kinh thì có nói về hai mươi sáu thứ phiền não, trong đó có một thứ phiền não gọi là hôn trầm. Tại sao hôn trầm là phiền não? Vì tu đạo khi hôn trầm thì không nhập định được. Không nhập định được thì sinh ra tâm tán loạn.
Cao Phong Diệu thiền sư Ngài nghĩ tìm một phương pháp để đối trị hôn trầm, phương pháp gì? Ngài biết ở Tây Thiên Mục có thể ngồi thiền được, nếu mà hôn trầm ngủ gật thì sẽ rớt xuống vực thẳm. Vực thẳm sâu khoảng mấy ngàn trượng, nếu từ đỉnh núi mà rớt xuống thì sẽ tan xương nát thịt. Do đó Ngài mới chọn chỗ nầy mà tu đạo, nếu Ngài ngủ gật, thì sẽ té chết. ........... Ngày thứ tư thì bị té xuống vực . Tr171
Người Dũng mãnh tu đạo chân chánh, không sợ chết thì được Chư Phật, Bồ tát cứu, Té vực chẳng chết.
Từ câu chuyện nầy, có thể biết tất cả kiếp làm một niệm, Cao Phong Diệu thiền sư một niệm sám hối, đã vượt qua tám vạn đại kiếp, cho nên hết tất cả kiếp làm một niệm cũng là đạo lý nầy.
Trí huệ gì là thù thắng? Thứ trí huệ nầy là trí huệ không chấp trước, tức cũng là không chỗ nương. Tr 175
Định huệ phải song hành đi đôi với nhau, chẳng có định lực thì không thể sinh ra huệ lực; chẳng có huệ lực thì chẳng thể sinh ra định lực. Có đại trí huệ mới có định lực, định lực sinh ra như thế nào? Là do giới lực mà ra, chẳng giữ giới thì chẳng có định lực, chẳng có định lực thì chẳng có huệ lực, cũng chẳng có giới lực. Người có trí huệ mới giữ giới được. Tr 175
Cách làm việc thiện thanh tịnh. Tr 178
Giảng câu "Phiền lão thệ nguyện đoạn", cần hiểu đúng, "PHIỀN LÃO TỨC BỒ ĐỀ", vậy lên chuyển hóa phiền lão thành 4 trí mới gọi là "ĐOẠN". Tr 179
.. phiền não không cần đoạn, chỉ cần “biến”, biến như thế nào? Có câu rằng: “Động tức biến, biến tức hoá, chỉ thiên hạ chí thành là năng hoá”, cho nên phiền não phải hoá, quan trọng là tại chỗ nầy. Cho nên phiền não phải biến, đừng có đoạn, nếu đoạn thì đoạn luôn bồ đề. Vậy phải hoá như thế nào? Đương nhiên là có phương pháp, hiện tại khoa học tiến bộ, hoá học xiểng minh, cho nên phiền não trước kia là đoạn, hiện tại dùng hoá. Phiền não là băng, bồ đề là nước.
Nếu bạn đem cục băng đập nát ra, để qua một bên, đây là đoạn, nhưng bồ đề cũng chẳng có. Nếu bạn dùng ánh sáng mặt trời chiếu vào băng, thì băng sẽ tan thành nước, nước tức là bồ đề, cho nên nói: “Phiền não tức bồ đề”, cũng là đạo lý nầy. Phiền não hoá rồi, sẽ biến thành nước, biến thành Phật tánh vốn có, đó tức là bồ đề, đó tức là giác đạo, đây là đạo lý rất dễ hiểu, tôi thường thường hay nói với các vị, bất quá các vị đều không chú ý nghe, cho nên dùng không được. Tr 179
Do đó chứng minh, nếu bạn dùng tâm bồ (Nước băng tan) đề giáo hoá chúng sinh, thì chúng sinh sẽ hoan hỉ; còn nếu bạn dùng phiền não (Cục băng đá) giáo hoá chúng sinh, thì chúng sinh thà chết chứ không tiếp thọ sự giáo hoá của bạn. Cùng một vật, băng biến thành nước mà thôi, cho nên chúng ta phải biến phiền não, đừng có đoạn phiền não, phiền não đoạn rồi, thì bồ đề cũng không còn.
“Hàng phục tất cả các ma lực”: Hàng phục là khiến cho nó không đến nhiễu loạn sự tu đạo, mà còn biến thành hộ pháp. Có đủ thứ hàng phục: Hoặc dùng thần thông của mình, để hàng phục tất cả các ma; hoặc dùng đạo lực của mình, để hàng phục các ma; hoặc dùng đức hạnh của mình, để hàng phục các ma; hoặc dùng định lực của mình, để hàng phục các ma; hoặc dùng huệ lực của mình, để hàng phục các ma; hoặc dùng giới lực của mình, để hàng phục các ma, cho nên hàng phục các ma có rất nhiều cách. Tr 180
Mà các ma cũng chẳng phải một thứ: Có thiên ma trên trời; có địa ma ở trên đất; có ma người ở nhân gian; có quỷ ma ở trong quỷ quái; có quỷ li mị vọng lượng ở trong lị mị vọng lượng; còn có cảnh ma, ma cảnh giới; ma bệnh, ma tâm mình, ma bên ngoài; tất cả thiên ma, địa ma, thần ma, ma người, và ma li mị vọng lượng, đều dễ dàng điều phục, chỉ có ma tâm mình không dễ gì điều phục, ma tâm mình lúc nào cũng đều ở trong tâm của bạn, khiến cho bạn chẳng giữ quy cụ, cho nên khó hàng phục nhất là ma tâm mình.
Nếu bạn có định lực cũng sẽ hàng phục được tất cả các ma, do đó có câu:
“Thái sơn đổ trước mặt mà không sợ,
Mỹ nữ ở trước mắt mà chẳng động”.
ĐANG GIẢNG 4 CÂU KỆ, TRONG ĐÓ CÓ CÂU HÀNG PHỤC MA OÁN
Hàng phục các ma: Có khi dùng sức lực của Chú, để hàng phục các ma, trì Chú viên mãn có thể hàng phục các ma; tụng Kinh thuần thục cũng có thể hàng phục các ma; lạy Kinh lạy có được sự cảm ứng cũng có thể hàng phục được các ma. Phương pháp
hàng phục các ma rất nhiều, vì ma vương có rất nhiều loại, cho nên phương pháp hàng phục các ma cũng nhiều, xem bạn lúc lâm thời có dùng được hay không mà thôi.
Trì Chú: Chú Lăng Nghiêm có năm hội (năm đệ), năm hội nầy lại phân ra làm năm bộ. Chính giữa Phật Tỳ Lô Giá Na làm bộ chủ, tức cũng là Phật Thích Ca. Phương đông là Kim cang bộ, Phật A Súc làm bộ chủ. Phương nam là Bảo sinh bộ, Phật Bảo Sinh làm bộ chủ. Phương tây là Liên hoa bộ, Phật A Di Đà làm bộ chủ. Phương bắc là Yết ma bộ, Phật Thành Tựu làm bộ chủ. Năm phương năm bộ nầy có năm thứ pháp:
CHI TIẾT XEM TRANG 182
Chú Lăng Nghiêm diệu không thể tả, có những cảnh giới không thể nghĩ bàn, đây gọi là “Hàng phục tất cả các ma lực”.
Câu 4 trong bài Kệ: “Viên mãn các hạnh lực Phổ Hiền”:
Hạnh lực của Bồ Tát Phổ Hiện rất rộng lớn, hạnh lực của Ngài tu là bậc nhất. Tr 183
Ngài trụ ở núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên tại Trung Quốc, là một trong tứ đại danh sơn. Có những người tu đạo đến Tứ Quyên lễ bái núi Nga My, thường thường nhìn thấy có kim quang. Núi rất cao, khoảng hơn một trăm dặm, núi khó lên, nhưng vẫn có rất nhiều người không sợ gian nan khó khăn, vẫn lên núi du ngoạn lễ bái Bồ Tát Phổ Hiền.
“Khéo hay phân biệt biển các pháp”: Các pháp là tam tạng mười hai bộ tất cả Kinh điển. Tam tạng là Kinh (tất cả Kinh điển), luật (giới luật), luận (luận học); mười hai bộ là: Tr 184
Mười hai bộ lại phân ra tiểu thừa, đại thừa, Bồ Tát thừa, Duyên Giác thừa, Thanh Văn thừa, Phật thừa. Nếu bạn không biết, thì sẽ không biết tu hạnh môn nào tốt.
Khắp hay thanh tịnh biển các hạnh
Viên mãn tất cả biển các nguyện
Gần gũi cúng dường biển chư Phật
Tu hành không mỏi trải biển kiếp.
“Viên mãn tất cả biển các nguyện”:
Tu hành thì phải phát nguyện, phát nguyện thì phải mãn nguyện, mãn nguyện mới gọi là viên mãn, cho nên con phát tất cả nguyện, thì phải mãn tất cả nguyện. Con tu mười đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền, thì phải đồng như nguyện lực của Bồ Tát Phổ Hiền, viên mãn tất cả nguyện, nhiều như biển cả, cho nên gọi là viên mãn tất cả biển các nguyện. Tr 185
Nguyện thân miệng ý luôn thanh tịnh
Các hạnh cõi nước cũng như thế
Trí huệ như vậy hiệu Phổ Hiền
Nguyện con với Ngài đều đồng nhau. Tr 187
Văn Thù Sư Lợi trí dũng mãnh
Phổ Hiền huệ hạnh cũng như thế
Nay con hồi hướng các căn lành. Tr 188
Nguyện theo các Ngài thường tu học.
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trí huệ lớn nhất, tư cách già nhất ở trong hàng Bồ Tát, ở trong quá khứ đã từng làm thầy của đức Phật Thích Ca. Đời nầy đức Phật Thích Ca thành Phật, Ngài bèn thị hiện tướng Bồ Tát làm Pháp Vương tử để trợ giúp Phật hoằng pháp, trí huệ của Ngài rất là dũng mãnh. Trí dũng mãnh tức là đại trí. Bồ Tát Văn
Thù kiến lập đạo tràng ở núi Ngũ Đài tại Trung Quốc, núi có trung đài, đông đài, tây đài, nam đài, và bắc đài, khí hậu rất lạnh, mùa hè ở núi Ngũ Đài cũng có tuyết.
Nguyện con lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả các chướng ngại
Thấy được đức Phật A Di Đà
Liền được vãng sinh cõi An Lạc.
Thế giới Cực Lạc là phương tây Phật A Di Đà, trong mật tông thuộc về Liên Hoa bộ.
Thế giới phương đông là Phật A Súc, thuộc về Kim Cang bộ, chuyên tu pháp kim cang bất động. Pháp kim cang chủ yếu là pháp hàng phục, pháp câu triệu. Tại sao có thể câu triệu a lại? Vì có Kim Cang Lực Sĩ, giống như cảnh sát ra lệnh bắt, không đến không được, đây gọi là pháp câu triệu, cũng là pháp hàng phục. Kim Cang Lực Sĩ hiện ra tướng mạo kim cang, khiến cho yêu ma quỷ quái sợ hãi.
Pháp của đức Phật A Di Đà tu là pháp nhiếp thọ, dùng sức từ bi tiếp dẫn chúng sinh về nước của Ngài.
Pháp hàng phục là sau khi hàng phục rồi, kêu bạn sau này không thể làm việc hồ đồ nữa, không thể không giữ quy cụ, nhưng bạn vẫn có thể muốn đi đâu thì đi.
Cho nên Phật A Di Đà và Phật A Súc, một vị thì dùng từ bi giáo hoá chúng sinh, một vị thì dùng oai đức để giáo hoá chúng sinh; một vị dùng pháp triết phục, một vị thì dùng pháp nhiếp thọ. Cho nên hai vị Phật nầy đều giáo hoá chúng sinh thế giới Ta Bà, đều rất có duyên với chúng sinh nhất.
Chúng hội Phật đó đều thanh tịnh
Khi con sinh ra trong hoa sen
Thấy được Như Lai Vô Lượng Quang
Con liền được thọ ký bồ đề.
Đoạn trên là khi vãng sanh về thế giới cực lạc A Di Đà Phật
Mong Như Lai đó thọ ký rồi
Hoá thân vô số trăm ngàn ức
Trí lực rộng lớn khắp mười phương
Khắp lợi tất cả cõi chúng sinh.
Thế giới có thành trụ hoại không, thành trụ hoại không của thế giới, chẳng phải không mà là vô tận, hoại cũng vô tận, đây đều là pháp luân lưu, tức cũng là sinh trụ dị diệt.
Con người chúng ta, hai mươi năm là sinh, hai mươi năm là trụ (ngừng lại), hai mươi năm là dị (biến đổi, biến hoá từng sát na không ngừng), biến dị rồi thì diệt, diệt cũng không phải là một ngày diệt, cũng phải hai mươi năm, cộng lại là tám mươi năm. Sinh trụ dị diệt, tức cũng là thành trụ hoại không. Tr 193
Cho nên nói : « Sáu trời cõi dục đủ năm tướng suy », trên trời đều có năm tướng suy nầy. « Trên trời Tam thiền có nạn gió », tu đến cõi trời Tam thiền, khi có nạn gió thì cũng sẽ bị gió thổi bay. « Dù tu đến trời Phi Phi Tưởng », dù bạn tu đến cõi trời Phi Phi Tưởng.
« Chẳng bằng sinh về cõi Tây Phương », chẳng bằng bạn sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thế giới, sau đó trở lại bằng con thuyền từ bi, đến thế giới nầy giáo hoá chúng sinh. Tr 196
Nếu như có người nghe thấy được mười điều nguyện vương diệu hạnh thù thắng của Bồ Tát Phổ Hiền, khi lọt qua lỗ tai của họ, bèn sinh lòng tin, thành tâm tha thiết cầu diệu thắng bồ đề và sinh ra tâm khát ngưỡng, họ có một niệm tâm cầu bồ đề, thì công đức của họ càng hơn hẳn, công đức bố thí các châu báu trang nghiêm các cõi nước, nhiều như số cát sông Hằng cúng dường Như Lai. Tr197
Con người « Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, nhuộm xanh thì xanh, nhuộm vàng thì vàng », bạn theo người nào thì học theo người đó, cho nên mẹ của Mạnh Tử lựa chọn láng giềng, tức là căn cứ theo ý nầy. Nhà của Mạnh Tử lúc đầu ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử hằng ngày đi chơi, giả làm một người chết, giả làm một quan tài, dùng bùn làm heo dê để cúng tế. Mẹ của Mạnh Tử nhìn thấy tình hình như vậy, trẻ con mà học làm thứ việc nầy, thì có đâu có phát triển khá được, do đó bèn dọn nhà đi chỗ khác, dọn đến chỗ lò mổ thịt. Mạnh Tử lập tức học cách thức mổ heo, giết bò. Mẹ của Mạnh Tử nhìn thấy như vậy cũng không tốt, do đó lại dọn nhà đến chỗ gần trường học. Bấy giờ thì Mạnh Tử tập đi học, theo chúng bạn đi học. Khi đến trường thì trước hết hành lễ trước tượng đức Khổng Tử, đi đứng đều có lễ nghi, Mạnh Tử cũng học theo, mẹ Mạnh Tử nhìn thấy mới gật đầu đồng ý ở lại khu nầy. Mạnh Tử là một đứa trẻ, đi học được mấy ngày thì bỏ học, ham chơi không đi học nữa. Mẹ của Mạnh Tử cũng chẳng nói gì, lúc đó đang dệt lụa, bèn lấy con dao cắt đứt khung cửi. Mạnh Tử nhìn thấy tình hình như vậy là không đúng, bèn chạy đến bên mẹ nói : ........ Tr198
« Xa lìa ác tri thức, gần gũi thiện tri thức ». Cho nên bạn gần vật màu đỏ, thì bạn biến thành màu đỏ. Bạn gần vật màu đen, thì biến thành màu đen. Muốn nhuỗm màu cà phê, thì thành màu cà phê ; nhuộm màu vàng thì thành màu vàng, cho nên hãy nhìn xem bạn nhuộm thành màu gì.
Chúng ta gần gũi thiện tri thức cũng như thế, nếu gần gũi kẻ xấu ác, thì họ sẽ xúi bạn làm chuyện xấu ác, đi các nơi phá hoại người, đến các nơi đố kị chướng ngại người, đây tức là ác tri thức, chúng ta đừng gần gũi họ, phải xả lìa họ. Tr 199
Người đó khéo được thắng thọ mạng
Người đó khéo được sinh làm người
Người đó chẳng lâu sẽ thành tựu
Như hạnh Bồ Tát Phổ Hiền nầy.
Nếu có thể tụng niệm mười điều nguyện vương Bồ Tát Phổ Hiền nầy, thì trong một niệm rất mau chóng tiêu diệt được tội ngũ nghịch vô gián nầy. Tr 204
Bấy giờ, đại Bồ Tát Phổ Hiền ở trước đức Như Lai, nói bài kệ Phổ Hiền rộng lớn thanh tịnh đại nguyện vương nầy rồi, Thiện Tài đồng tử hớn hở vui mừng vô lượng, tất cả Bồ Tát đều đại hoan hỉ. Tr 206
Đức Như Lai khen nói : Lành thay ! Lành thay !
Đây là lời của ký giả : Sáu tuần lễ giảng về Phẩm Hạnh Nguyện Bồ Tát Phổ Hiền, do vấn đề thời gian, nên không thể hoàn toàn giảng ra hết ý nghĩa tỉ mỉ được, chỉ bất quá giảng ý nghĩa đại khái. Nếu muốn chân chánh minh bạch đạo lý của Kinh, thì phải chân thành dụng công một phen, mới có thể chân chánh minh bạch.
Hiện tại tôi giảng, cũng chẳng có giảng ; hiện tại các vị đang nghe, cũng chẳng có nghe. « Không nghe, không giảng », đây mới là diệu pháp chân chánh, cho nên bạn thể hội được thì không cần giảng, cũng không cần nghe. Nếu bạn minh bạch rồi, thì đây là diệu pháp, không lãng phí sáu tuần lễ thời gian ; không lãng phí lại như thế nào ? Thì ăn cơm vẫn là ăn cơm, mặc y phục thì vẫn là mặc y phục, ngủ thì vẫn đi ngủ, tức là như thế. Tr 217