GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÀ KHÁI NIỆM
VỀ PHÂN LOẠI CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VỀ TU HÀNH ĐỂ CẢI MỆNH
"Tu là học tập và thật hành trong đời sống => Là đã sửa đổi lại chính mình"
=========*****=========
ĐỊNH LUẬT NHÂN VÀ QUẢ CHI PHỐI MỌI MẶT ĐỜI SỐNG CỦA MỖI CON NGƯỜI, THEO ĐÓ
HỌ BUỘC PHẢI NHẬN LẠI MỌI SUY NGHĨ - LỜI NÓI - HÀNH ĐỘNG MÀ HỌ ĐÃ TẠO TÁC VÀ KHÔNG THỂ CHỐN CHẠY.
* Ðức Phật dạy Báo Ân với Cha Mẹ:
“Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo”.
* Đức Phật Dậy Trên Thế gian có 4 Hạng người:
Người đi từ Tối tiến đến Tối - Từ Tối Tiến Đến Sáng - Từ Sáng Tiến Đến Tối - Từ Sáng Tiến Đến Sáng Rạng Hơn.
* Diệt Vô minh - Ðức Phật dạy:
"Người thấy được Ðạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng.
Người học Ðạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn trí tuệ"
* Trong Kinh A Hàm, Đức Phật khi trả lời câu hỏi của một đệ tử: Giáo Pháp của Ngài có thể tóm tắt trong một câu đơn giản?
Đức Phật trả lời: Có thể, đó là câu " ĐỐI VỚI TẤT CẢ, ĐỀU KHÔNG CHẤP TRƯỚC ". Đó là lời nói quan trọng nhất trong tất cả giáo pháp của Ta. Tiếp theo Phật lại nói:
“Nếu có người nào đó “hiểu” được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta,
nếu có người nào đó “thực hành” được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta”.
================*********===============
I- Người Không Tu Hành Cải Mệnh:
HỌ THƯỜNG LÀ NGƯỜI KHÔNG TIN LUẬT NHÂN QUẢ - LUÂN HỒI - TÁI SANH => HỌ TIN CHẾT LÀ HẾT => KHÔNG TIN VÀO SỐ MỆNH LÀ CÓ NHƯ PHẬT PHÁP VẪN CÔNG NHẬN CÓ.
+ Người trong nhóm này họ thường không tin vào Số Mệnh là có - Do Nghiệp quả tạo thành. Nhưng dù tin hay không thì Định Luật Nhân Quả - Luân Hồi luôn ghi nhận và kết tập tất cả mọi suy nghĩ và hành động của chính họ từ vô lượng kiếp sống trước đến ngày hôm nay. Đây là sự thật như Mặt Trời, Mặt Trăng vậy. Do đó, rất tự nhiên thì cuộc sống dường như vẫn có sự sắp đặt an bài nào đó mà họ không thể hiểu, họ thường cho rằng số mình không may, số mình đen đủi, khi hung họa đến thời kéo đến dồn dập thì họ thường chỉ biết oán trời trách người. Họ cho rằng ông trời chẳng công bằng với họ. Và dù thế nào cũng rất khó lay chuyển lòng tin sai sự thật này, nên họ thường chẳng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân. Thường thì khi và chỉ khi hạnh phúc an vui giầu sang phú quý đang có bốc chốc mất hết, ngoài sức tưởng tượng, không thể lý giải, dẫn đến hậu quả khổ đau cùng tột, chẳng còn gì để mất, chẳng có gì để làm nữa, thì khi đó, với người thiện có Trí tuệ họ mới có thời gian dài tĩnh tâm quán sát lại, họ tự đặt câu hỏi tại sao? Tại sao? Tại sao?. Đây là lúc họ rất rễ Giác ngộ Luật Nhân quả. Còn với người bất thiện lại thiếu trí tuệ, hạt giống thiện lành lại thiếu vắng, phước mỏng nghiệp dầy thì thật khó thoát ra khỏi sự phiền lão, khổ đau và sợ hãi bế tắc, rất rễ bị trầm cảm, đây cũng là lúc Vận khí họ suy vi cùng tột, Phước báu hết thì Oán thân trái chủ hiện tiền đòi nợ. Họ thường tự cho mình đã đến đường cùng, trong túng quẫn rễ tự trói buộc tâm trí họ vào ngõ cụt mà không biết rằng, Hiền thánh thường dạy KHÔNG BAO GIỜ CÓ CON ĐƯỜNG CÙNG, BỞI VÌ ĐÂU ĐÓ LUÔN CÓ CÁNH CỬA ĐỂ HỌ THẤY "NIỀM HY VỌNG VINH QUANG" ĐANG CHỜ ĐÓN HỌ, CHỈ CẦN HỌ CÒN Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC MUỐN SỐNG, MUỐN VƯƠNG LÊN VƯỢT THOÁT NGHỊCH CẢNH TRONG KHỔ ĐAU LẦM LỖI. Điều này cần có một sự quan tâm đặc biệt của người thân trợ giúp họ, không nên để họ túng quẫn tự hủy hoại sự sống của mình, bởi vì hàng ngàn hoặc hàng vạn năm sau may ra mới lại có được một Thân người nữa. Rất đáng suy nghĩ về thiệt thòi họ phải gánh chịu do sự thiếu hiểu biết Giác ngộ luật Nhân quả Luân hồi này.
+ Với Người ít tiến hóa - Người Cảm Dục: Họ xem cuộc sống được so đo hoàn toàn qua vật chất, làm sao để kiếm và tích tụ được thật nhiều tiền tài càng chứng tỏ họ thành công và tài năng. Họ sống và mưu cầu hạnh phúc mà không biết rằng mỗi người một số mệnh, như Pháp Sư Tịnh Không giảng rằng, với người không tin nhân quả, họ không tu thì "Đại khái là số phận của họ sẽ chạy theo một biểu đồ tương đối nhất định", nhưng họ không biết tại sao họ lại có cuộc sống như vậy. Họ hoàn toàn tùy thuận vào bản năng, họ trông cậy vào sự may rủi đến với cuộc đời họ. Đạo lý cuộc đời với họ không có ý nghĩa nhiều.
- Vui buồn hay bệnh tật, hoạn nạn, khổ đau đến với họ mà họ chỉ biết cam chịu trong sự tự than thân trách phận, họ rễ nuôi hận thù - Là điều rất tai hại mà họ không hề hay biết. Họ sống thuần theo bản năng, rất khó để tiếp thu học hỏi và thực hành để có thể làm giảm đi những hung họa, tăng trưởng sự Cát tường trong cuộc đời họ. Sống chết mặc đời, và đa số họ thường sống chẳng hết số trời định, là vì họ luôn sống trong lo âu, sợ hãi đủ thứ mà họ không biết cách giải tỏa các Tâm lý rất tai hại này.
- Họ nên có sự tự phát khởi lòng mong cầu học Đạo, có mong muốn nhận được những kiến thức về Đạo làm người, để có cơ hội đón nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ về kiến thức tâm linh hữu ích, sự giác ngộ sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Đời sống sau khi chết với những người không tu hành thường rơi vào các cảnh giới thấp: Địa ngục - Ngạ Quỷ - Súc Sinh với thời gian dài, rất khổ đau.
+ Với người tiến hóa trung bình: Họ có điểm chung giống như Người Cảm Dục, nhưng họ có trí tuệ phát triển. Với họ, lòng tin tưởng mạnh mẽ vào sự chia rẽ, tranh giành, tham quyền, đoạt lợi dù được hay thua là cuộc chiến không ngừng nghỉ của cả đời họ, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Nếu họ chiến thắng thì họ cười tươi, tự cho mình là tài năng hơn người, từ đó mà sinh ra lòng tự tôn, kiêu mạn, họ khinh khi những người tu đạo giác ngộ đầy trí tuệ đang sống trong nghèo khó nhưng rất an nhiên tự tại. Nhưng nếu họ là người không thành công do ham muốn quá sức, là người thua trong các cuộc tranh giành, họ bị hao tài tốn của, luôn sống trong lo âu sợ hãi, muốn trốn tránh sự đời, thậm chí bị phá sản, nợ lần chồng chất hay tù tội nữa, thì họ lại than trời trách người, lại có khi trách mình ngu si. Nhưng thường thì chính lúc thất bại đắng cay tột cùng này, người Trí mới cảnh tỉnh mình, nếu họ quyết đi tìm chân lý cuộc đời thì thường là họ nhanh tìm thấy ánh sáng giác ngộ vì họ có trí tuệ hơn người.
- Vui buồn hay bệnh tật, hoạn nạn, khổ đau đến với họ chẳng khác những Người Cảm Dục nêu trên, nhưng hung họa thì có phần nặng lề hơn, là vì người có trí tuệ thường mưu sâu kế hiểm hơn, nên gây tạo sự xấu ác với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hay mức độ nặng lề hơn.
- Họ cần học hỏi để phát triển khả năng phân biệt đúng sai, việc nên là không nên ... nếu cầu học Đạo, họ sẽ học hỏi rất nhanh các kiến thức về Đạo làm người/ Đạo của người quân tử. Như thế họ có khả năng tiếp thu, chia sẻ về kiến thức giúp đỡ được nhiều người làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.
- Đời sống sau khi chết nếu họ không tu hành của họ thường ở các cảnh giới thấp: Địa ngục - Ngạ Quỷ - Súc Sinh. Nhưng thời gian đọa lạc thì thường dài hơn, bị hành hạ nặng lề hơn nhiều so với nhóm người Cảm Dục ở trên, là vì người trí họ thường sử dụng trí tuệ trong hoạt động tạo tác các ác nghiệp qua Thân Khẩu Ý hàng ngày.
II- Người Có Ý Thức Cải Mệnh Theo Pháp Thế Gian:
HỌ TIN CÓ LUẬT NHÂN QUẢ => CÓ SỰ SỐNG LUÂN HỒI => TIN SỐ MỆNH CÓ THỂ CẢI SỬA KHI LÀM LÀNH LÁNH GIỮ
+ Người trong nhóm này tuy họ cũng chưa chắc chắn hẳn tin vào Số Mệnh/ Nghiệp Quả là có => Họ có lòng tin chưa kiến cố, dễ lay chuyển = Họ chú tâm vào việc gắng làm lành lánh dữ để có cuộc sống an vui, mang lại phúc đức cho con cháu.
+ Tuy nhiên, họ tin vào Đạo đức thế nhân sẽ mang lại sự tốt đời đẹp đạo cho chính họ, cho gia đình và cho giòng tộc, họ tin vào sự giảng dạy của các bậc Thánh Nhân như Bác Hồ, Khổng Tử ..., đã dạy về Đạo Làm Người, họ phấn đấu sống làm sao để làm Người Quân Tử mà không muốn làm kẻ tiểu nhân. Tuy họ cũng có tin vào nhân quả của hành động, lời nói, suy nghĩ, gieo gì gặt ấy; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; Họ luôn cố gắng sống tốt đời đẹp đạo, nhưng cuộc sống nhân sinh thường không thuận theo những gì họ nghĩ và muốn làm với những điều tốt đẹp họ dự định, điều này thường làm họ nản chí, họ rễ thay đổi, như thế họ rễ lại bị cuốn hút vào cuộc sống nhân sinh, chấp nhận thuận theo sự tranh giành, ganh đua, dối trá ... vì chữ thiệt hơn với đời để có được ngay lợi ích hiện tại, nên đành sống như thế mới mong mang được lợi lộc về cho mình, mà thực tế có vẻ giường như đúng là như vậy. Theo đó mà sự khổ đau cứ bám chặt lấy họ hết kiếp này sang kiếp khác, cái vòng luẩn quẩn được mất không buông tha họ. Họ không hiểu rằng, "Tiền Tài ở thế gian là của năm nhà" như Đức Phật dậy, do đó, những thứ mà trong Mệnh của họ không có, tức Phúc Phận của mình chẳng được như vậy, mà là do họ dùng đủ mọi mưu mô tranh giàng lấy về cho mình thì chẳng bao giờ những thứ đó ở với họ lâu bền, sớm muộn nó cũng bị tuột khỏi tay họ mà thôi, là vì muôn kiểu hoạn nạn cũng từ đó mà phát sinh để tiêu tán mọi thứ chẳng phải thật là của họ, nặng thì còn bị tù tội nữa. XIN HÃY SỚM TỈNH NGỘ.
+ Người phấn đấu sống theo đúng Đạo Làm Người: Thế nhân gọi là đạo của Người quân tử, ai ai cũng biết có năm đức tính cần có là: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Đại để khái lược ý nghĩa về Đạo Của Người Quân tử như sau:
1. Nhân: Là nhân từ - Là TÌNH THƯƠNG VÔ VỊ KỶ - Là người sống có mục đích rõ dàng không chủ ý gây tổn hại với tất cả chúng sinh. Nhân (trong "nhân hậu") là lòng yêu thương đối với vạn vật. Ứng với Mộc trong ngũ hành. Hãy xem ta đối người tiếp vật có lòng nhân từ chưa? Có thật đã yêu thương và giúp đỡ trước tiên với những người trong gia đình, họ hàng, dòng tộc chưa, với bạn bè nhưng lúc hoạn nạn nữa ... Người có lòng nhân từ thì luôn giữ đoàn kết mọi người.
2. Nghĩa: Nghĩa (trong "chính nghĩa") là phải cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Ứng với Kim trong ngũ hành. Đối với người, đối với sự vật, chúng ta có tận tâm làm tròn nghĩa vụ chưa? Tuy có thù lao, nhưng không xem trọng thù lao mà cho là việc bổn phận của ta. Chúng ta phải tận tâm tận lực làm cho tốt; đây là đạo nghĩa, nhưng không nên xem là trả thù lao. Thù lao nhiều thì tôi làm nhiều, thù lao ít thì tôi làm ít, hạng người này không có nghĩa. Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng). Người trọng nghĩa khinh tài rất đáng trân trọng kết thân làm bạn bè.
3. Lễ: Lễ (trong "lễ phép") mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Ứng với Hỏa trong ngũ hành. Giữa người với người phải có lễ phép qua lại, gồm rất nhiều thủ tục lớn chào hỏi, lễ khi vào đình chùa, vào nhà mới, cưới xin ....Người hiểu biết và giữ lễ nghi là người có văn hóa. Tu Lễ - Nét đặc trưng để làm người tốt. Tu lễ + Tu hành = Người toàn diện;
4. Trí: Trí (trong "trí tuệ") là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Ứng với Thủy trong ngũ hành. Nói đơn giản là lý trí, chẳng phải theo tình cảm mà làm việc. Lý trí là khả năng hiểu biết và phân biệt tốt xấu, đúng sai, việc quan trọng và ít quan trọng, thường tự trách mình, thường tránh không gây tạo chia rẽ, hận thù, thường dùng lời nói bình hòa giúp người đúng lúc, đúng chỗ và đúng pháp ...
5. Tín: Tín (trong "uy tín") là phải giữ đúng lời hứa. Ứng với Thổ trong ngũ hành. Là tín dụng, chữ tín rất quan trọng là “không dối mình, không lừa người”. Tự lừa dối mình là lương tâm bị mê muội. Chúng ta thường nghe tục ngữ nói: “Người không có lương tâm”. Người không có lương tâm thì bàn đến chữ tín làm gì? Bên trong lương tâm mê muội; bên ngoài dùng nhiều thủ đoạn tinh vi lừa gạt người khác.
* Pháp Sư Tịnh Không giảng: ... Người nào phạm 5 điều này (Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín) thì đời sau không làm được thân người. Chúng ta làm được năm điều này thì lương tâm không có hổ thẹn, chắc chắn đời sau được làm thân người. Chúng ta xem những người này trong xã hội ngày nay, lại so với mình, điều quan trọng nhất là tự kiểm điểm mình, tự mình có làm được hay không? Tự mình đời sau có được thân người không? Nếu như chúng ta không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì đời sau nhất định đọa trong ba đường ác. Xem: (Nguồn)
Họ cần học hỏi để phát triển khả năng phân biện đúng sai, việc nên là không nên ... họ có chí hướng cầu học Đạo, thường thì khi đủ duyên lành thì họ còn có cơ hội hướng đến Đạo Xuất Thế gian, họ nhường như có khả năng chia sẻ về kiến thức giúp đỡ nhiều người làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Trong Tâm họ thường muốn tìm kiếm điều gì đó mà họ không thể hiểu tại sao, ví như họ thường tự hỏi mình, đặc biệt khi gặp phải hoàn cảnh éo le, bệnh tật, tai nạn đau đớn tột cùng của con người mà họ nhìn thấy, hoặc là của chính họ, khi đó những tư tưởng như "Ta là ai, từ đâu đến, chết đi về đâu"; Liệu có Pháp nào có thể tránh được khổ đau chăng; Có cách nào tránh được bệnh tật hay hoạn nạn chăng; Có cách nào tránh được cái chết chăng; Nếu có thì học ở đâu... Nếu họ cứ giữ các tư tưởng này trong đầu, hàng ngày suy ngẫm về nó thì sớm muộn Vũ trụ sẽ trả lời, dẫn dắt họ đến Minh Triết, đến Pháp Xuất Thế Gian, và thường thì họ đón nhận với Tâm chân thành, cung kính, vì họ đã trải qua khổ đau cùng tột, họ muốn vượt qua tất cả. Đây chính là con đường rồi ai ai trong chúng ta cũng phải đi qua, dù bao nhiêu kiếp nữa.
Đời sống sau khi chết của người có Tu hành của họ thường ở các cảnh giới trung bình tùy theo mức thành đạt trong tu tập của họ: Nhưng cơ hội được tái sinh làm người là rất lớn, nếu họ tu tập đầy đủ và thành tựu các hạnh của Người quân tử, thì họ có cơ hội lớn là được sinh lên các cõi Thiên Nhân, có cuộc sống với tuổi thọ dài lâu hơn rất nhiều so với cõi đời này. Cấu tạo thân thể của họ bằng các vật chất tinh khiết mà con người không hiểu nổi. Chỉ bậc Tu hành Đắc đạo cao mới có thể hiểu.
III- Người Quyết Định Cải Mệnh Theo Pháp Xuất Thế Gian - Tu Đạo Thiên Nhân:
HỌ TIN SÂU LUẬT NHÂN QUẢ => TIN CHẮC LÀ CÓ LUÂN HỒI SINH TỬ => TIN SỐ MỆNH KHÔNG PHẢI ĐỊNH MỆNH CÓ THỂ TRÓI BUỘC HỌ, HỌ KIÊN TRÌ CẢI MỆNH MẠNH MẼ ĐÚNG NHƯ LÝ NHƯ PHÁP, HỌ LUÔN THẮNG VƯỢT QUA SỐ PHẬN ĐỂ VỮNG BƯỚC TIẾN ĐẾN ÁNH SÁNG TỐT ĐẸP HƠN, HỌ TIN SỰ GIẢI THOÁT KHỎI KHỔ ĐAU TỘT CÙNG CỦA CUỘC SỐNG LUÂN HỒI SINH TỬ RỒI CŨNG SẼ ĐẾN VỚI HỌ.
+ Duyên Khởi Quan Trọng: Nói chung họ đều là những người đã nhiều kiếp trải qua khổ đau và diệt trừ đau khổ của đời sống nhân sinh. Như thế họ có nhiều kiếp suy ngẫm về nguồn gốc của khổ đau và làm sao để giải thoát mọi khổ đau này. Đến kiếp này, hạt giống Minh Triết trong họ đủ duyên nảy mầm. Khi gặp được Phật Pháp họ đã tỉnh ngộ, họ tiếp nhận và sẵn sàng tinh tấn thực hành và thật làm, có thành tựu theo đúng Đạo của người quân tử. Hàng ngày họ luôn tham gia làm nhiều việc tốt đời đẹp đạo, làm Phật sự là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời Tu hành.
Trong giai đoạn này, một việc rất quan trọng và tối cần thiết như trong Kinh Phật và Hiền thánh vẫn thường dậy, là họ luôn mong tìm gặp được Minh Sư trong đời để dẫn dắt họ trên đường Tu, nhưng cũng là cửa ải rất khó khăn với mỗi người, nhất là vào thời mạt pháp này, tìm được Minh sư không rễ chút nào. Cho nên, họ cần đọc kỹ Kinh Thủ Lăng Nghiêm của Đức Phật dậy, nên đọc những lời giảng Kinh (Ví như của HT Tuyên Hóa), Ngài giảng rất rõ giúp ta rễ dàng nhận biết đâu là Minh Sư Minh Triết và đâu là Tà Sư thuyết pháp rất nhiều. Tà sư ngoại đạo họ thường không nghiêm giữ giới luật đức Phật chế định, họ thích thâu nhận nhiều đệ tử phục vụ cho lợi ích (Tiền tài danh vọng ...) của họ, để thỏa mãn cái Tôi của họ, họ thường vẫn nóng nảy, quát tháo, giận dữ, thậm trí vẫn uống riệu ăn thịt, nói hành dâm dục ... thậm trí tìm cách "Trói buộc" đệ tử chẳng muốn cho dời xa - Đây chính là điểm khác biệt rất lớn giữa Chánh và Tà. Tóm lại, dù khó tìm nhưng nếu họ Tu Tâm tương ứng với Tâm Đại Từ Bi, luôn giữ ngũ giới và thực hành Bát Chánh Đạo, phát tâm phát nguyện vững chắc thì sớm muộn họ cũng tìm được Minh Sư Minh Triết dẫn đường chỉ lối cho họ đến bờ giải thoát không còn phải lo lắng.
Nhân Trắc Học biết có một con đường (Trong nhiều con đường tu) giúp quí vị tìm đúng Minh Sư không thể nhầm lẫn vào đâu được, đó là các Chân Sư Minh Triết Tây Tạng. Nếu quí vị có mong muốn được làm Đệ tử muôn đời của các Ngài để tu hành đến giải thoát luân hồi sinh tử, khi đủ duyên quí vị sẽ chắc chắn được toại nguyện, là vì các Ngài luôn mong mỏi tìm kiếm Đệ tử chân chính, nhưng điều kiện thì cũng nghiêm khắc, không rễ chút nào. Xin giới thiệu trang web giới thiệu về các Sách của các Chân Sư, cũng là một trong nhiều nơi hiện đang làm cầu lối tiếp nhận những môn sinh muốn làm Đệ tử của các Ngài, qua Trường Nội Môn được mở ra để dạy về giáo lý của các Ngài ban cho Nhân loại tiến bộ. Xin mời đọc trang Web: Minh Triết Mới Của Chân Sư Tây Tạng
+ Đối tượng Tu Pháp Xuất Thế Gian: Dù tu pháp gì đi nữa, thì đầu tiên họ phải thành tựu Dạo Đức Thế gian - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ, đây là gốc của mọi Pháp, không có gốc thì chẳng có ngọn.
Người Tu Pháp xuất thế gian này thường là người có thành tựu bước đầu về tu học đạo của Người Quân Tử của thế gian, nhưng họ có trí tuệ đã khá phát triển, họ có thể tiếp thu Minh triết với sự phân biện, có thể nhận diện mê tín dị đoan và loại bỏ nó ra khỏi đời sống, họ vững tin vào giáo lý Tôn giáo chánh đạo hay Phật Pháp mà họ quyết đi trên con đường đó.
Thường thì do nhân duyên tiền kiếp mà đến kiếp sống này, họ sẽ gặp được Vị thầy là các Minh Sư, bậc Thánh triết, các nhà Tu hành Đắc Đạo. Những Vị thầy này họ sống nghiêm trì giới luật, trong đi đứng nằm ngồi, lời nói, việc làm đều tương ứng như lời Phật dậy, họ luôn là tấm gương. Họ sống hoàn toàn vì mong muốn yêu thương giúp đỡ tất cả chúng sinh, không phân biệt với bất cứ lý do gì. Họ cũng không mảy may có chút nào vì mình cả. Họ đã thành tựu trong sự buông xả vạn duyên, do đó Tiền tài danh văn lợi dưỡng ... với họ hoàn toàn chỉ là ảo ảnh phù du vô giá trị, họ không lấy giữ bất cứ thứ gì cho mình. Đây chính là đức tính để giúp chúng ta phân biện người Tu hành thật và người Tu Hành chưa đắc đạo chân thật. Nếu họ được những Vị Thầy này khai thị và nhận làm đệ tử, họ có cơ hội lớn để bước vào đường đạo để tu hành theo Đạo giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Họ rất cần nắm lấy cơ hội ngàn năm có một này. Họ cũng phải rất cảnh giác vì nếu chọn nhầm Minh Sư thì sẽ theo con đường Tà đạo, muôn kiếp khó có thể thoát ra, RẤT ĐÁNG SUY NGẪM VỀ ĐIỀU CỰC KỲ QUAN TRONG NÀY - VÌ SAI MỘT LY ĐI MỘT DẶM.
* Họ quyết sống theo đúng Đạo của Người quân tử: Ai ai cũng biết có năm đức tính cần có là: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Hoàn cảnh khó có thể làm thay đổi mục tiêu này của họ, và do đó, họ đang dần dần cải mệnh đúng hướng, họ đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm là hướng đi phải theo, cho dù họ đôi khi còn nghi ngờ, ngập ngừng, nhưng vẫn có điều gì đó thôi thúc họ tiến về phía ánh sáng, vì họ tin ở đó sẽ không còn khổ đau của kiếp làm thân người.
" Người nào phạm các điều trên thì đời sau không có được thân người: Chúng ta làm được năm điều này thì lương tâm không có hổ thẹn, chắc chắn đời sau được làm thân người. Chúng ta xem những người này trong xã hội ngày nay, lại so với mình, điều quan trọng nhất là tự kiểm điểm mình, tự mình có làm được hay không? Tự mình đời sau có được thân người không? Nếu như chúng ta không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì đời sau nhất định đọa trong ba đường ác. Đây là lời dạy của Thánh Hiền, mời xem: Nguồn"
- Dù là người Tu tại gia hay xuất gia, họ đều cần có điều kiện như trên để không bị chọn chệch đường tu, mà kết quả là sẽ xa vào Tà đạo thay vì Chánh đạo, khi đó cực kỳ là nguy hiểm. Đường tu hành Chánh đạo thì đầy dãy khó khăn, thử thách và cạm bẫy, ma chướng vô cùng nhiều. Cho lên việc tìm đúng Vị Thầy Chánh đạo để Quy Y, hướng đạo cho mình là công việc đầu tiên, một khởi đầu tốt đẹp nhưng cực kỳ quan trọng, sai một ly đi ngàn dặm. Nếu chọn sai Thầy, sẽ bị xa vào con đường Hắc đạo, chẳng thể giải thoát luân hồi sinh tử, lại còn nhiều kiếp sau đó khó thoát, khó có ngày ra khỏi Hắc đạo. Cho lên, tùy duyên nhưng không lên nóng vội tìm Thầy, rất rễ lầm lạc.
+ Pháp Tu hành:
- Pháp tu Đạo của Người Quân Tử: Thực hành như trên đã nói để có cơ hội được tái sinh đầu thai làm người, pháp này không cứu cánh vì không giải thoát luân hồi sinh tử. Họ cần tiếp tục xây dựng ý chí và quyết tâm để tu đạo giải thoát.
- Thực hành Đạo Thiên Nhân: Tiếp theo sự khởi đầu, hàng ngày họ học và thực hành Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thọ trì đọc tụng các Kinh Chú, đặc biệt là Kinh Địa Tạng, bộ kinh mà Đức Phật dạy, người mới tu hành cần kíp thực hành nhất. Song song là làm các việc Phật sự - Phụng sự thế gian vô kỷ, không phân biệt. Tuyên truyền Phật Pháp đến mọi người, khuyến khích mọi người tu học Phật pháp. Họ cũng thường tham thiền hàng ngày.
- Pháp Tu Bồ Tát Đạo: Cao hơn nữa thì thực hành Bát Chánh Đạo, Tứ diệu đế, Thuyết Duyên Sinh, Mười hai nhân Duyên, họ tham gia giảng giải Phật pháp .... Rất nhiều giới luật mà Đức Phật đã dạy. Họ Thiền định thâm sâu và học hỏi qua thiền định rất nhiều. Học cũng thành tựu ít nhiều các Thần Thông quảng đại.
IV- SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHÁP TU HƯỚNG ĐẾN ĐẠO GIẢI THOÁT => CON ĐƯỜNG THÁNH ĐẠO
1. QUY Y TAM BẢO
+ Quy Y Tam Bảo với người TẠI GIA: Người tại gia có thể Qui Y Tam Bảo để tạo nhân duyên sâu dày với Phật Pháp, theo đó đón nhận sự gia trì của chư Phật - Pháp - Tăng mười phương ba đời, rất tuyệt diệu.
+ Quy Y Tam Bảo với người XUẤT GIA: Ðức Phật dạy: Từ giã Cha Mẹ đi xuất gia học Ðạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn. Thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.
2- Pháp Tu chuyên niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Pháp Tu một đời thành Phật: Rất nhiệm mầu, giành cho mọi đối tượng đều có thể Tu. Nếu quí vị có thể tu như lý như pháp thì sẽ có thành tựu tương ứng như sau:
a/ Vãng Sanh Hạ Phẩm: Trong Tam Phước tối thiểu phải làm được điều thứ nhất ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì bạn có thể vãng sanh Hạ Phẩm.
b/ Vãng Sanh Trung Phẩm: Làm được điều thứ hai (bao gồm điều thứ nhất) và là cộng thêm: ‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’ thì bạn vãng sanh Trung Phẩm.
c/ Vãng Sanh Thượng Phẩm: Nâng cao thêm, nếu bạn có thể ‘Phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến tấn hành giả’ thì sẽ vãng sanh Thượng phẩm.
Trên đây là pháp Niệm Phật Ba La Mật, Pháp tu căn bản rất phù hợp mọi đối tượng trong thời mạt Pháp hiện nay. Người Tu đúng như Pháp thì không phải Bạn chỉ phát nguyện suông, chẳng cần tu hành mà có thể vãng sanh, Phật chẳng nói như vậy. Muôn vàn xin đừng hiểu lầm, chẳng thể bỏ uổng nhân duyên hiếm có trong đời này. (Nguồn: Trích từ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 5, HT. Tịnh Không - Facebook Tịnh Độ)
II- ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - THỰC HÀNH LÀM LÀNH LÁNH GIỮ
Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo.
Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.
Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!
"Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được – Lão Tử" _Nguồn: Đạo Đức Kinh - Lão Tử
Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo"_Đạo Nho Giáo. (Nguồn: ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ: Xem Đạo Nho Giáo)
1. Tu Thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
2. Tam Cương
+ Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng) trong Đạo Nho Gia.
+ Đức Phật cũng dạy rất chí lý về Đạo trong các quan hệ, sử thế trong xã hội trong Kinh Thiện Sinh.
3. Ngũ thường: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín
+ Đạo Nhân: Đức là gốc của con người. Người có Phúc Đức dày ví như Hạt có mầm to khỏe, sinh cây có gốc to, có rễ sâu và rộng, thân có thể cường tráng vương cao và tỏa rộng nhiều cành lá mà không rễ bị hoại bởi môi trường, có thể làm bóng mát giúp đời, lại có thể chịu đựng nhiều quả treo trên cây. Ngược lại thì như gốc nhỏ, cây mảnh, rễ nông không thể vương cao tỏa bóng mát, vì hễ vương cao và tỏa rộng thì rễ bị đổ lật, không nhiều bóng mát, hễ ra nhiều quả thì cũng rễ tự hoại vì thân cành nhỏ, gốc nông - Như người không lượng sức mình => Không có giá trị sử dụng.
Sang hèn trong kiếp nhân sinh - Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi ..._Khổng Tử"
"Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt. Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức _ Lão Tử"
+ Đạo về Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Ngày nay Phú quí sinh lễ càng quan trọng.
+ Đạo về Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Người quân tử luôn trọng nghĩa kinh tài.
+ Đạo về Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Rất cần tinh tấn học hỏi không ngừng để mở rộng hiểu biết, phát triển trí tuệ, dần xóa bỏ Vô minh.
Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt;
Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường;
Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình_Lão Tử
+ Đạo về Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Một sự bất tín - Vạn sự bất tin.
"Người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.
Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái_Đạo Đức Kinh-Lão Tử"
4. Tam Tòng: Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Ngày nay tam tòng không còn được chú trọng, đạo đức xuống cấp, gia đình lý tán, xã hội loạn động.
5. Tứ Đức: Tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh. Trong gia đình người phụ nữ rất quan trọng, dân gian có câu "Phúc đức tại Mẫu", điều này rất đúng.
6. Hành Đạo:
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
* Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
* Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
III- NHỮNG LỜI DẠY CỦA THÁNH HIỀN
+ BỔN PHẬN LÀM CON - Hiếu đứng đầu:
1. Không oán trách cha mẹ không có năng lực
2. Không oán trách cha mẹ hay cằn nhằn
3. Không oán trách cha mẹ mắng mình
4. Không oán trách cha mẹ chậm chạp
5. Không oán trách cha mẹ ốm yếu
+ BỔN PHẬN CHA MẸ VỚI CON
+ BỔN PHẬN GIỮA VỢ CHỒNG
+ BỔN PHẬN DÒNG TỘC
+ BỔN PHẦN THẦY TRÒ
+ BỔN PHẬN BẠN BÈ
Xem kinh văn gốc Đức Phật dậy: Kinh Thiện Sanh
PHẦN C - CHẤM DỨT TẠO NGHIỆP - CÂY LUÂN HỒI SẼ CHẾT => GIẢI THOÁT LUÂN HỒI
+ THỰC HÀNH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO - BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỂ GIẢI THOÁT LUÂN HỒI
I- HOẠT ĐỘNG CỦA THỂ XÁC
1- Không gây tổn hại - Không sát sinh.
2- Không trộm cắp.
3- Không buông lung tình dục - Không tà dâm.
II- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP: SỐNG CHÂN THẬT
1. Không nói dối:
2. Không nói hai lưỡi - Đâm thọc:
3. Không nói lời độc ác
4. Không nói vô nghĩa - Tán gẫu.
III- HOẠT ĐỘNG CỦA THỂ TRÍ - SUY NGHĨ: Ý dẫn đầu các pháp
1. Tâm Tham lam: Tham lam là ác tâm. Từ lòng tham tài sắc danh thực thùy ... mà sinh ra so bì hơn thua, ganh ghét đố kị, ngạo mạn ... toàn là ác tâm từ đây mà ra. Do trong tâm họ chất chứa toàn ác tâm mà họ không biết, nó làm cho con người thấy khổ sở vì cái tâm tham. Họ cần rộng lượng, vui cùng cái vui, sự giầu có của người khác.
2. Tâm Sân hận - Nóng giận sinh Hận thù: Sân giận là ác tâm. Khi nóng nảy giận giữ làm lu mờ tâm trí, trí tuệ chẳng khác người ngu si hay kẻ điên khùng. Nếu nặng thì tâm sân giận - Hận thù nó biến con người trí tuệ thành một con thú, không còn Nhân tính - Rất đáng sợ.
3. Tâm Si - Ngu si - Vô minh: Là si mê, mê tín dị đoan vì sống trong Vô minh. Nhận lầm cái vô thường là Ta mà coi như không có cái Ta thường hằng vĩnh cửu - Nguồn gốc của khổ đau luân hồi sinh tử phát xuất từ Vô minh này.
Người không hiểu biết về nhân quả vũ trụ, cho lên từ lòng tham lam cộng với Vô minh mà sinh ra các ác tâm Tự kiêu - Tự cao - Tự đại - Tự mãn - Tự tôn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) - Người có tâm ngạo mạn tạo ra vòng kim cô chói chặt mình, họ chẳng nhìn thấy minh triết cao minh, mà toàn thấy mất mát dẫn đến tự ti. Ta thường thấy con người có các tâm kiêu căng, ngạo mạn, hẹp hòi, ích kỷ ở đời: Ví như xem mình là người có văn hóa, có trí tuệ, có đẳng cấp xã hội ... nhưng mà lại nghèo, ở nhà bé, đi xe thường ... mà khinh khi kẻ ít học, dốt nát ... nhưng mà họ lại giầu có, làm chơi ăn thật (giầu là do tâm bố thí thực tài mà có) => Do ngu si mà chỉ toàn thấy bất công quanh mình, cho lên họ toàn thấy khổ đau, bất mãn, thống khổ trong tâm - Thật đáng thương thay. Bản chất của khổ đau là ở tại Tâm, chẳng phải các thứ bên ngoài thân và tâm. HỌ CẦN NHẬN RA SỰ LƯƠNG THIỆN CHÂN THẬT ĐỂ SỐNG VỚI HẠNH PHÚC TRONG BAO DUNG, ĐỘ LƯỢNG.
Mời xem bài giảng rất thấm thía về các Ác tâm Tham Sân Si làm người ta thọ khổ mà không biết
4. CON ĐƯỜNG TU THAM THIỀN HUYỀN MÔN CỦA THẦN BÍ GIA VÀ HUYỀN BÍ GIA
4.1- Đối tượng: Là những người đã thực hành và có thành tựu trong tu tập Đạo của người quân tử, họ cũng đã thực hành Tham thiền hàng ngày để mong có nhiều lợi ích của tham thiền mang lại, và để khám phá và hiểu biết về các cảm xúc, các suy nghĩ mà sự sống đang ẩn dấu bên trong mỗi con người đang hoạt động như thế nào. Đặc biệt là có mong muốn khám phá để nhận thức được sự sống Linh hồn bất tử ngự trong Tâm. Họ cũng có nhận thức rằng con người phải chăng đang sống trong luân hồi sinh tử - Là ảo ảnh của Vô minh => Họ đã quyết tâm chọn đi theo con đường tham thiền nhằm sáng tỏ sự Vô minh, giúp tìm ra chân lý giải thoát luân hồi sinh tử khổ đau này.
4.2- Hai con đường đạo trong tham thiền huyền môn
a/ Khái lược về Con đường của Thần Bí Gia: Là con đường Sùng tín, phát triển lòng sùng tín với Đấng mà họ xem là Thần Tượng như các Đức Phật, Bồ Tát, Chân Sư, các Thánh Nhân, các nhà Hiền Triết ... là bước khởi đầu tốt đẹp. Cũng cần có sự phân biện để nhận thức rõ sự nguy hiểm của Pháp này nằm ở chỗ, nếu quí vị CHỌN SAI ĐẤNG THẦN TƯỢNG thì rất, rất rễ đi vào con đường Hắc Đạo/ Ma đạo, là con đường đau khổ, không phải con đường giải thoát luân hồi chân chánh mà Thánh Nhân dạy. Đây là con đường của Đức Trưởng giáo thế gian - Đức Di Lặc Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tiền bối.
b/ Khái lược về Con đường của Huyền Bí Gia: Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Họ ghi nhận, giải thích, áp dụng. Chúng hàm ý hoạt động trí tuệ, có quan hệ đến nhân và quả, tiếp xúc với nguồn cảm hứng, và sau đó là khả năng sử dụng và áp dụng thành quả của tham thiền. Đây là con đường của Đấng Cai Trị - Đức Bàn Cổ!
Cả hai con đường cùng phải qua phát triển trí tuệ từ hiểu biết kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm, rồi tiến đến hiểu biết Thông tuệ/ Trí huệ chân thật của vũ trụ, là nghành của Đức Văn Minh Đại Đế để hoàn thiện dốt giáo tổng thể toàn diện mọi mặt, do đó sẽ trở thành người Toàn Thiện hoàn hảo.
4.3- Các chướng ngại và giới luật hành giả cần tuân hành
+ Các Chướng ngại cần loại bỏ: Xóa bỏ Vô minh - Phân biện - Sự ham muốn - Sự bám chấp - Giận dữ và thù hận
+ Ngiêm trì các Giới Luật: Không gây tổn hại - Không trộm cắp - Không buông lung tình dục - Chân thật - Không tham lam
4.4- Hoạt động Phụng sự VÔ KỶ là không thể thiếu với hành giả trên đường đạo.
+ Học thì phải hành, đường đạo là con đường của ánh sáng, của tình thương minh triết. Lòng từ bi bác ái luôn rộng mở, không phân biệt luôn cảm thông và giúp đỡ chúng sinh khi có cơ hội, luôn phổ biến kiến thức minh triết cho người có duyên để cùng nhau tiến bước trên đường đạo, vừa lợi mình và lợi tha.
+ Ghi chú: Việt Nam chúng ta tôi biết có nhóm MFVN - Nhóm người mới phụng sự thế gian. Họ là tập hợp những người ham muốn học hỏi Minh triết mới, họ thực hành tham thiền huyền môn hàng ngày để tu tập biến cải tâm thức, phát triển tâm thức nhóm để có thành tựu các đức hạnh lành, xả bỏ các hạnh xấu ác để phát triển lòng Bác ái để phụng sự chúng sinh, NHÓM cũng đóng góp phần nhỏ bé của mình, hợp sức với Thánh Đoàn của địa cầu dùng năng lượng Bác ái và Minh triết để hóa giải các năng lượng xấu đang hàng ngày tàn phá sức sống trên Hành tinh tươi đẹp mà chúng ta. Nhóm này luôn khuyến khích các thành viên sẵn sàng tham thiền hàng ngày và cam kết phụng sự vô kỷ cho nhân loại gia nhập nhóm.
==================
Trên đây là Nhân Trắc Học với chút kiến thức ít ỏi của mình, xin giới thiệu vài nét sơ lược về vài phương pháp cao thấp trên con đường Tu hành Cải mệnh theo Pháp thế gian và xuất thế gian. Quí vị quan tâm xin tìm đọc các Kinh Phật gốc và Minh triết mới, rồi tìm đọc bài giảng của những nhà Tu hành Đắc Đạo giảng giải ý nghĩa. Dưới đây xin giới thiệu vài địa chỉ học Pháp tu mà chúng tôi vẫn tin theo thường xuyên. Mong quí vị tìm đọc kỹ Kinh văn gốc và sáng suốt lựa chọn Pháp phù hợp mỗi người:
Xem Kinh Luật và Luận hay các phim về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Xem giảng Pháp của Ngài: Pháp Sư Tịnh Không
Xem giảng Pháp của Ngài: Hòa Thượng Tuyên Hóa (Đặc biệt về giảng về Thần Chú Đại Bi)
Xem giảng Pháp của Ngài: Đại Lai Lạt Ma
Xem về sách của các Chân Sư Minh Triết: Chân Sư DK ...
+ Các trang tư liệu về Phật Pháp phong phú
Trang Websits: Thư Viện Hoa Sen
Trang Websits: Phật Giáo Việt Nam
Trang Websits: Minh Triết Mới hay trang Websits: Thông Thiên Học
Còn nhiều Vị Thầy Đắc Đạo đáng kính, nhiều trang web giảng về Phật Pháp nhiệm mầu khác.
Xin cảm ơn quí vị đã đọc.
TRUNG TÂM TƯ VẤN NHÂN MỆNH HỌC