QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tổng Hợp: Tương Ứng Số Biểu Lộ - Các đại - Các hành - Can Chi

TƯƠNG ỨNG VÀ TƯƠNG ĐỒNG
CỦA CÁC CON SỐ VÀ CÁC THUẬT NGỮ MINH TRIẾT

MỤC LỤC CÁC CHUYÊN TRANG

+ Trang này: Chuyên về các Tương ứng hay Tương đồng của các Thuật Ngữ Minh Triết Kim Cổ Đông Tây

+ Trang 2: Thống Kê Tương Ứng Các Con Số

+ Trang 3: Tương Ứng Của Bảy Cung năng Lượng

+ Trang 4: Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

+ Trang 5: Tương ứng giữa Vũ trụ và Con Người

+ Tương ứng Chúng sinh trong mười phương

PHẦN I
THUẬT NGỮ TRÍCH TỪ TOOLTIP

+ Trích nguyên văn Tooltip: Định luật Tương Ứng hay Luật Tương Đồng - Law of Correspondences or of Analogy

+ Định luật Tương Ứng hay Tương  Đồng (Law of Correspondences or of Analogy): Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.  (LVLCK, 7)

+ Qua Định Luật Tương Đồng hay tương ứng, các tiến trình vũ trụ và bản chất của các nguyên khí vũ trụ được biểu thị trong các chức năng, cấu tạo và các đặc điểm của một con người. Chúng được biểu thị nhưng không được giải thích hoặc nói gì thêm. Chúng chỉ được dùng như các biển chỉ đường, hướng cho con người đi dọc theo con đường mà trên đó y có thể tìm thấy các biển chỉ đường sau này, và ghi nhận các dấu hiệu rõ ràng hơn. (LVHLT, 19)

+ LUẬT TƯƠNG ỨNG — THE LAW OF CORRESPONDENCES
- Luật Tương Ứng hay Tương Đồng này là quy luật diễn giải của hệ thống, và giải thích về Thượng Đế cho con người. (LVLCK/ TCF, 8)
- Chúng ta phải khước từ bản thân đến sự thật là con đường duy nhất mà chúng ta có thể thấy được gợi ý cho bí ẩn về các cung, các hệ thống, và các huyền giai, nằm trong việc nghiên cứu các quy luật tương ứng hay tương đồng. Nó là một sợi chỉ mà qua đó chúng ta có thể tìm thấy đường về xuyên qua mê cung, và cung ánh sáng [Trang 7] chiếu rạng qua bóng tối của sự vô minh xung quanh.(ĐĐTNLVTDH/ IHS 6)
- Loại suy hay suy luận, sử dụng những năng lực lý trí của tâm trí bởi người nhận thức trong mối liên quan [Trang 16] đến cái không được nhận thức một cách trực tiếp. Điều này, đối với người sinh viên huyền môn, chính là ứng dụng của Luật Tương Ứng hay Tương Đồng. (ASCLH/ LOS, 16)
- Các kiểu mẫu hình học, sự tiến triển số học hay Luật Tương Ứng không bao giờ thất bại trong việc hiểu về mục đích và các kế hoạch của Thượng Đế hành tinh - đã được thiết lập trước khi các thế giới được tạo ra và tìm thấy những nguyên mẫu của chúng trên các cõi trí tuệ vũ trụ. (VCVTDT/ TEV, 90)

NHỮNG VÍ DỤ CỦA QUY LUẬT— EXAMPLES OF THE LAW

1. Luật Tương Ứng và # 3
- Theo Luật Tương Ứng, cõi trí tuệ có một tương ứng trong cõi phụ thứ ba của cõi hồng trần, cõi mà trong đó khoa học đang tiến vào. Tâm trí có, đối với biểu hiện chính của nó trong thế giới vật chất, cái mà chúng ta gọi là nền văn minh khoa học của chúng ta. (LVCT/ TWM, 389)
2. Luật Tương Ứng và # 6 - The Law of Correspondences and # 6
- Ảnh hưởng phát xuất từ cõi phụ thứ sáu của cõi bồ đề kêu gọi ra một phản hồi đối ứng từ vật chất cõi phụ thứ sáu trong các thể khác, và nguyên lý thứ sáu của bồ đề theo Luật Tương Ứng làm tăng cường rung động đó.
Hải Vương Tinh vì thế có một tác động sâu sắc và một kết nối gần gũi với cõi trung giới - cõi cảm dục - cõi thứ sáu, hay với phần chất lỏng của cơ thể con người và của thể vật chất của hành tinh, cũng với .... (LVLCK/ TCF, 898)

3. Luật Tương Ứng và 1-3-7 và 2-4-6 — The Law of Correspondences and 1-3-7 and 2-4-6 (TLHNM/ EP II 88-9)
Hai cung phần lớn là mục tiêu nỗ lực của nhân loại là cung một và cung hai. Một cung là mục tiêu của chư thiên hay sự tiến hóa thiên thần, cung thứ ba. Tất cả ba cung này tiếp xúc với hai cực, và sự đạt được mục tiêu vào cuối chu trình đánh dấu thành tựu của Đấng Thượng Đế Thái Dương.
Điều này một lần nữa bị giấu kín trong bí ẩn. Cung thứ bảy và cung một rất gần gũi với nhau, với cung thứ ba kết nối chúng, và thế là chúng ta có mối quan hệ được biểu đạt: 1. 3. 7.

Cũng có một mối liên hệ mật thiết giữa các cung 2. 4. 6., với cung thứ 5 ở một vị trí đặc biệt, ngay tại điểm trung tâm của sự thành tựu, ngôi nhà của chân ngã hay linh hồn, cõi giới hiện thân của tâm trí, điểm hoàn thành của phàm ngã, và sự phản chiếu trong ba thế giới của chân thần tam phân.

- Cung I… Ý Chí, thể hiện như quyền lực, sức mạnh trong sự hiển lộ của Thiên Cơ của Thượng Đế.
- Cung III… Sự thích ứng của hoạt động với trí tuệ. Cung này là cung chủ yếu trong thái dương hệ trước đây; nó là nền tảng của thái dương hệ này, và nó được kiểm soát bởi Đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan).
- Cung VII… Nghi lễ hay tổ chức. Đây là sự phản chiếu trên cõi hồng trần của hai cung trên, là tương tự được kết nối với Đức Văn Minh Đại Đế. Nó điều khiển [Trang 89] những mãnh lực nguyên tố và quá trình cuộn vào trong và khía cạnh hình tướng của ba vương quốc trong tự nhiên. nắm giữ bí ẩn giấu kín về màu sắcâm thanh vật chất. Nó là quy luật.
Ba cung này cùng nhau ôm trọn và hiện thân cho tất cả. Chúng là Quyền Lực, Hoạt Động và Luật được biểu hiện.
- Cung II.... Bác Ái và Minh Triết, cung tổng hợp là mục tiêu của hệ thống này, nắm giữ tất cả trong sự hài hòa và mối quan hệ mật thiết.
- Cung IV… Sự biểu đạt của Hài Hòa, vẻ đẹp, âm nhạc và hợp nhất.
- Cung VI… Cung của sự Tận Tâm đến lòng nhiệt huyết của người chí nguyện, và sự hy sinh phàm ngã cá nhân vì lợi ích tốt đẹp cho tất cả, với mục tiêu trong cái nhìn về sự hài hòa và vẻ đẹp, được thúc đẩy bởi tình yêu thương.

Hai nhóm cung này có thể được liên hệ với nhau như sau:

Cung 1. 3. 7 là những cung lớn kết nối với hình tướng, với quá trình tiến hóa, với trí tuệ hoạt động của hệ thống, và với những quy luật điều khiển đời sống trong tất cả các dạng thức ở tất cả các vương quốc trong tự nhiên.

Cung 2. 4. 6 là những cung kết nối với đời sống bên trong, mở rộng thông qua những hình tướng đó, các cung của động lực, chí nguyện và hy sinh. Các cung này trước hết là về phẩm chất.

Cung 1. 3. 7 liên quan đến những thứ cụ thể và đến chức năng hoạt động của vật chất và hình tướng từ cõi giới thấp nhất đến cõi giới cao nhất.

4. Luật Tương Ứng và 1, 2, 3 — The Law of Correspondences and 1, 2, 3 (LVLCK, TCF 586-7)

- Cung đầu tiên của Ý Chí hay Quyền Lực là phương diện đầu tiên của bản thể - Tất Cả, và trong lần tuôn đổ thứ ba, 83 đi xuống [Trang 587] đến cõi thứ năm, cùng với các chân thần khác. Một sự tương ứng vi tế hiện hữu giữa các chân thần của Ý Chí trên cõi thứ năm, quy luật thứ năm, và Cung thứ năm.
- Cung thứ hai của phương diện Bác Ái - Minh Triết nắm giữ sự điều khiển trên các cõi giới thứ tư và thứ sáu, và thống trị các Quy Luật về Sự Gắn Kết và Điều Khiển Điện Từ, và Luật cõi cảm dục của Tình Yêu Thương. Có một sự kết nối lẫn nhau trực tiếp giữa các Cung trừu tượng và các quy luật của các cõi giới nơi mà chúng đặc biệt kiểm soát.
- Cung thứ ba về phương diện Hoạt Động, điều khiển những Quy Luật về sự Tan Rã và về Cái Chết, trên các cõi giới thứ ba và thứ bảy.
Vì thế, mọi thứ sẽ rõ ràng cho người môn sinh minh triết thiêng liêng cẩn thận rằng:
1/ Phương diện Quyền Lực - Cung 1, Các cõi giới 1 và 5, và những Quy Luật về Cố Định và Rung Động, tạo thành một khối liên kết nhau.
2/ Phương diện Tình Thương - Cung 2, Các cõi giới 2, 4, 6, và những Quy Luật về Gắn Kết, Điều Khiển Điện Từ, và Tình Yêu Thương, tạo nên một đơn vị khác.
3/ Phương diện Hoạt Động—Cung 3, Các cõi giới 3 và 7, và các Quy Luật về Phân Rã, Hy Sinh và Chết, tạo nên một nhóm khác nữa.

5. Những ví dụ thêm— Further examples
+ Trong đời sống này, rung động chính của bạn chạy theo dòng 2-4-6, tạo nên sự tăng cường những phẩm chất cung thứ hai của bạn và biểu thị cho nhu cầu cần có một yếu tố cân bằng nào đó. Tuy nhiên, sự khó khăn sẽ được trợ giúp và vấn đề sẽ được hỗ trợ hướng đến giải pháp bởi sự kiện rằng cơ thể vật chất của bạn thuộc cung bảy, nó đem đến rung động của dòng năng lượng 1-5-7. Điều này là một hỗ trợ rất lớn cho bạn. Trên cõi hồng trần, vì thế, bạn có nhiệm vụ cân bằng sự vượt trội của các thuộc tính, phẩm chất và nhịp điệu của cung hai. (NĐTTKNM/ DINA I, 666)

+ Điều cần lưu ý tiếp theo là các cung phàm ngã - chỉ với một ngoại lệ - là các cung trên dòng 1- 3- 5- 7, cho ta thấy từ đó khuynh hướng bảo tồn cân bằngbù trừ lại sự điều khiển mạnh mẽ của dòng 2- 4- 6. Tôi muốn từ cân bằng này ở nhiều trong tâm trí của bạn khi bạn nghiên cứu công việc của Ashram (cộng đồng tu học) và nhóm tương quan lẫn nhau. Chỉ có người cân bằng mới có thể thật sự đáp ứng được nhu cầu của những người tin tưởng anh ta giảng dạy và có thể quản lý được với minh triết hai dòng của mãnh lực tổng hợp được hợp lại trong mỗi quá trình giảng dạy. Hai dòng này [Trang 178] là năm dòng năng lượng tạo nên thiết bị của người thầy giáo và những gì tạo nên thiết bị của người được dạy (người học). (NĐTTKNM/ DINA I 177)

+ Một trong những điều thú vị cần lưu ý (khi một người nghiên cứu khuynh hướng cung của bạn) đó là tất cả ba thể thấp của bạn ở trên dòng 1- 3- 5- 7, nhưng cung phàm ngã của bạn thuộc cung 6, trên dòng 2- 4- 6. Tại sao nó lại như vậy? Lý do đó là sự điều khiển của linh hồn bạn trong kiếp sống này có đủ quyền lực để gợi lên một phản ứng trên tất cả ba thể thấp của phàm ngã, và cung phụ thứ 6 của những cung thống trị của ba thể đó hoạt động tích cực đến nỗi nó trở thành một nhân tố chủ yếu. Vì thế bạn có một cung sáu phàm ngã. (NĐTTKNM/ DINA I 428)

+ Có một khuynh hướng trong tâm trí của những nhà nội môn luôn hướng đến những dòng mãnh lực vĩ đại: 1 - 3 - 5 - 72 - 4 - 6. (CCVĐĐ/ RI 593)

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ

PHẦN II
CÁC THUẬT NGỮ TƯƠNG ỨNG KHÁC

I- TTHM 228 - TƯƠNG ỨNG GIỮA TIỂU VŨ TRỤ VÀ ĐẠI VŨ TRỤ 

 Mối quan hệ giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ rất chính xác, không những về mặt đại thể mà trong chi tiết cũng vậy. Đây là một sự kiện cần phải nắm vững và thấu hiểu. Khi kiến thức gia tăng với nhiều tiến bộ và khi năng lực tham thiền tạo được khả năng truyền đạt từ Tam nguyên qua thể nguyên nhân đến Phàm ngã thì các sự kiện này sẽ ngày càng được chứng minh trong từng chi tiết, cho đến mức hành giả thấu hiểu được trọn vẹn. “Trên sao dưới vậy” là một chân lý hiển nhiên thường được nói suông, nhưng ít được nhận thức. Ở trên có gì, và những gì sẽ phát triển tương ứng ở dưới?

Ở trênÝ chí, Bác ái và Hoạt động, hay là Quyền lực, Minh triết và Thông tuệ, là những từ áp dụng cho ba trạng thái biểu hiện thiêng liêng.

Ở dưới cũng có ba trạng thái này đang xuất lộ:

  1. Phàm nhân phát biểu trí thông minh tích cực. [226]
  2. Chân nhân phát biểu bác ái hay minh triết.
  3. Chân thần phát biểu quyền lực hay ý chí.

Trong tam giới của Phàm nhân ta cũng có:

  1. Thể hồng trần, phát biểu phản ánh phương diện hoạt động.
  2. Thể tình cảm, phát biểu phản ánh phương diện bác ái hay minh triết.
  3. Thể trí, phát biểu phản ánh phương diện ý chí hay quyền lực.

Nếu mô tả theo lối thông thường, thì ba thể trên có màu sắc nào?

  1. Màu tím của thể hồng trần phát biểu qua thể dĩ thái.
  2. Màu hồng hay đỏ của thể cảm dục.
  3. Màu vàng cam của thể trí.

Trong Tam nguyên hay thế giới của Chân nhân tam phân có những gì?

  1. Thể thượng trí, phát biểu phương diện hoạt động hay thông tuệ.
  2. Thể bồ-đề, phát biểu phương diện bác ái hay minh triết.
  3. Thể atma, phát biểu phương diện ý chí hay quyền lực.

Và nếu mô tả theo lối thường thì ba thể trên có màu sắc nào?

  1. Màu xanh của thượng trí.
  2. Màu vàng của cấp bồ-đề.
  3. Màu xanh lục của cấp atma.

Các màu trên đang trong tiến trình chuyển hóa. Các bạn phải thực hiện sự thay đổi tương ứng của màu sắc từ thấp lên cao. Các bạn hãy kết hợp những điều này với những điều tôi đã nói trong một bức thư trước về việc chuyển di sự phân cực. Có sự tương ứng trực tiếp giữa:

  1. Màu tím của cấp dĩ thái và màu xanh của cấp thượng trí. [227]
  2. Màu hồng của thể cảm dục và màu vàng của thể bồ-đề.
  3. Màu vàng cam của thể trí và màu xanh lục của atma.

Sự bí mật của tất cả các tương ứng này phải được khám phá bằng cách áp dụng các định luật của tham thiền huyền môn.

Các bạn có thể chuyển trọn dãy màu lên cao hơn nữa, và ở cấp Chân thần có sự tương ứng như sau:–

  1. Màu xanh lục                                    của trạng thái thứ ba.
  2. Màu xanh tổng hợp hay màu chàm của trạng thái thứ hai.
  3. Màu đỏ                                             của trạng thái thứ nhất.

Ở đây cần lưu ý rằng khi chúng ta trở về trung tâm cuộc tiến hóa của thái dương hệ, thì tên gọi của các màu này rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ như màu đỏ không có gì giống với cái gọi là đỏ hay hồng ở cõi thấp. Màu đỏ, màu xanh lục, và màu chàm của cấp cao này hầu như đều là những màu mới, với sự mỹ lệ và trong trẻo không thể tưởng. Nếu được diễn giải đúng đắn, ở đây chúng ta sẽ có ngụ ý về sự tương ứng giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ.

II- Tương ứng các từ đồng nghĩa sau đây liên quan đến câu kinh này, để hiểu rõ ý tưởng của nó hơn:

1- Câu kinh (ASLH 247): Âm thanh (hay linh từ), điều nó biểu thị (là đối tượng), và tinh túy tinh thần (hay ý tưởng) ở trong hình thể, vốn thường bị lẫn lộn trong trí của người nhận thức. Qua tham thiền tập trung về ba phương diện này, hành giả có thể thấu hiểu (trực giác) được âm thanh mà mọi hình thể của sự sống phát ra.

Giải nghĩa: Đây là một trong những câu kinh quan trọng nhất trong sách. Nó cho ta bí quyết để hiểu đối tượng của trọn cả tiến trình tham thiền. Nó hiển lộ hay bày tỏ cho người nhận thức, hay con người tinh thần, thấy được thực tính của chân ngã, trạng thái thứ hai. Nó cho thấy sự tương ứng với trạng thái thứ hai trong mọi hình hài của các loài thấp kém hơn nhân loại. Nó cũng giúp hành giả hòa hợp với trạng thái thứ hai trong các đẳng cấp siêu nhân. Vì thế nó liên quan đến phương diện nội tại của toàn cuộc biểu hiện. Nó đề cập đến những mãnh lực là phương diện ý thức trong mọi hình thể, có liên quan đến nguyên khí Christ hay nguyên khí bồ- đề. Đây là nguyên nhân trực tiếp của cuộc biểu hiện khách quan, nhằm hiển lộ tinh thần qua trung gian của hình hài, sắc tướng.

Trong trí mọi người, ba trạng thái nói trên thường bị lẫn lộn. Họ thường xem những gì ở bên ngoài, thuộc thế giới khách quan, là thực tại. Đó là đại ảo ảnh hay ảo tưởng. Chúng chỉ bị xóa tan khi người nhận thức có thể phân biệt ba phương diện chính hoạt động trong mọi hình thể. Gồm cả hình thể của y.

I. Tinh túy Tinh thần II. Âm thanh hay Linh từ III. Đối tượng.
1. Tinh thần. 1. Linh hồn. 1. Cơ thể.
2. Hơi thở Sự Sống. 2. Tâm. 2. Hình thể.
3. Đức Chúa Cha 3. Đức Chúa Con 3. Chúa Thánh Thần.
Shiva. Vishnu. Brahma.
4. Chân thần 4. Đấng Christ 4. Phương tiện của sự ....
Đấng Duy nhất. Vũ trụ. Sống và nhập thế.
5. Ý chí hay Thiên ý vĩnh cửu 5. Bác ái-Minh triết vĩnh cửu 5. Hoạt động và thông tuệ vĩnh cửu
6. Hơi thở vĩ đại duy nhất. 6.Thánh ngữ  AUM. 6. Các Cảnh giới.
7. Sự Sống Tâm thức 7. Phương diện hoạt động 7. Phương diện
8. Năng lượng tổng hợp 8. Lực Hấp dẫn 8. Vật chất.
9. Trạng thái thứ nhất 9. Trạng thái thứ hai 9. Trạng thái thứ ba

 

2- Câu kinh (ASLH 01): 

Trạng thái thứ 1    Trạng thái thứ 2  Trạng thái thứ 3
Tinh thần Linh hồn Xác thân
Đức Chúa Cha Đức Chúa Con (Christ) Chúa Thánh thần
Chân thần Chân nhân Phàm nhân
Siêu ngã Chân ngã Phàm ngã
Sự sống Tâm thức Hình thể
Năng lượng Mãnh lực Vật chất
Chân như Chân tâm Thường nhân

 

Câu kinh 01: Người môn sinh có thể hiểu giá trị của bảng liệt kê dưới đây, nhất là lưu ý rằng cột giữa có những thuật ngữ áp dụng cho linh hồn hoặc trạng thái thứ hai. Sự hợp nhất cần đạt là sự hợp nhất giữa trạng thái thứ ba và trạng thái thứ hai. Sự hợp nhất này hoàn thành viên mãn vào cuộc điểm đạo lần thứ ba (là sự Biến dung, nói theo thuật ngữ Thiên Chúa giáo). Về sau, còn có sự tổng hợp giữa các trạng thái thứ ba, thứ hai (đã kết hợp) và trạng thái thứ nhất:

LVLCK 64: Các thuật ngữ Phàm ngã (Lower self), Thượng ngã (Higher Self), Linh  Ngã (Divine Self) dễ khiến ta nhầm lẫn cho đến khi đạo sinh hiểu rõ các đồng nghĩa khác nhau liên quan đến chúng. Bảng sau đây có thể hữu ích

Cha  ............................. Con  .............................. Mẹ 

Tinh thần  .................... Linh hồn  .............................. Xác thân 

Sự Sống  ..................... Tâm thức .............................. Sắc tướng 

Chân Thần .................. Chân ngã .............................. Phàm ngã

Linh ngã ....................... Thượng ngã ......................... Phàm ngã

Tinh thần ...................... Biệt ngã(Individuality)…........ Phàm ngã

Điểm (The Point) ......... Tam nguyên (Triad)….......…. Tứ nguyên (Quaternary)

Chân thần ................... Thái Dương Thiên Thần........ Nguyệt Tinh Quân              

3- ASLH 258: Tương ứng tên gọi ( Cột giữa làm gốc ) quan trọng thường hay bị nhầm lẫn:

Năng lượng.........................Tinh thần ......................   sự sống

Mãnh lực............................. Linh hồn ........................ ánh sáng

Vật chất.............................. Hình thể........................   chất liệu

4- ASLH 141:.... Y là yếu tố cao nhất trong những bộ ba dưới đây:

Người nhận thức ......... Sự nhận thức............ Điều được nhận thức,

Người suy tưởng.......... Tư tưởng .................. Hình tư tưởng,

Người tri thức.............. Sự hiểu biết............. Phạm vi hiểu biết,

Người tri kiến............... Sự thấy ................... Điều được thấy,

Người quan sát............. Sự quan sát .............. Điều được quan sát,

Người quán xét............ Tầm nhìn.................... Cảnh tượng,

nhiều bộ ba khác cũng thường được nói đến. Mục tiêu chính đại của Raja Yoga là giúp người suy tưởng thoát khỏi các biến thái của nguyên khí tư duy

+ ASLH 49: Khi nghiên cứu những câu có liên quan đến Ishvara này, người môn sinh cần lưu ý rằng các câu ấy đều nói về người con của Thượng Đế. Đó là ngôi thứ hai của Ba ngôi thiêng liêng khi Ngài biểu hiện qua trung gian của một thái dương hệ, với tính cách linh hồn đại vũ trụ. Cũng có ý nghĩa chỉ về người con của Thượng Đế, là trạng thái thứ hai của chân thần, khi chân thần biểu hiện qua trung gian của một con người. Đây là linh hồn tiểu vũ trụ. Sau đây là những từ đồng nghĩa của trạng thái Ishvara, cần nên nghiên cứu.

Đại vũ trụ Ishvara, trạng thái thứ hai......... Phẩm tính bác ái.

Con của Thượng Đế ................. Hiển lộ Đức Chúa Cha.

Đấng Christ vũ trụ ..................... Thượng Đế lâm phàm.

Vishnu.........................................Ngôi hai của Ba Ngôi trong Ấn giáo.

Linh hồn của vạn vật.................. Nguyên tử và linh hồn là những từ đồng nghĩa.

Đại Ngã ..................................... Bao gồm các tiểu ngã.

Tôi là Đó .................................... Tâm thức tập thể.

AUM........................................... Linh từ Thiên khải.

Ngôi Lời .................................... Thượng Đế hiện thể.

Vị Thầy thiêng liêng................... Vị Thầy của tất cả.

Ánh sáng của thế gian............ Chói rạng trong bóng tối.

Tiểu vũ trụ Trạng thái thứ hai ... Bác ái-minh triết.

Con của Đấng Cha lành ............ Làm hiển lộ Chân thần.

Đấng Christ.... Đấng Christ trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang.

Linh hồn..................................... Tâm thức.

Chân ngã ................................... Chúa của các thể.

Chân nhân................................. Thực thể tự nhận thức.

Ngôi Lời ..................................... Thượng Đế giáng trần.

AUM........................................... Linh từ mặc khải.

Chủ nhân................................... Chân ngã ngự trên ngôi.

Phóng quang của Chân nhân ... Ánh sáng nội tâm.

Con người tinh thần ................. Sử dụng phàm nhân.

+ ASLH 283: Các luân xa này nằm dọc theo cột sống. Thế nhưng, sẽ rất hữu ích cho người môn sinh nếu y hiểu được các vùng trong cơ thể nhận năng lượng và chịu ảnh hưởng của các luân xa này. Tất cả chúng đều có những cơ quan trong thể xác, vốn được tạo thành do vật chất trọng trược ứng đáp với rung động của chúng.

Ba Luân xa Chính.

1. Luân xa đầu........................ não bộ, tuyến tùng và tuyến yên,

2. Luân xa cổ họng................. thanh quản, dây thanh âm và vòm miệng, tuyến giáp,

3. Luân xa tim ....................... ảnh hưởng đến màng ngoài tim, tâm thất, tâm nhĩ và lá lách

Bốn Luân xa Phụ.

4. Luân xa nhật tùng ............... dạ dày,

5. Luân xa lá lách..................... lá lách,

6. Luân xa sinh dục.................. cơ quan sinh dục,

7. Luân xa chót xương sống ....cơ quan bài tiết, thận, bàng quang.

+ ASLH 314: Mỗi một trong 5 cảnh giới này đều có đặc tính nổi bật, tương ứng là năm giác quan trong thể xác.

Cảnh giới                Tính chất                    Giác quan                       Luân xa

Hồng trần                Vật thể                       Khứu giác                  Chót xương sống

Cảm dục                  Tình cảm                    Vị giác                        Nhật tùng

Trí tuệ                       Trí tuệ                        Thị giác                           Đầu

Bồ-đề                        Trực giác                    Xúc giác                         Tim

Atma                         Tinh thần                    Âm thanh                     Cổ họng