PHẬT GIÁO VỚI SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH - ĂN UỐNG VÀ DƯỠNG SINH ĐÚNG CÁCH
A- TÓM LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO VỚI SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
PHẬT GIÁO, Y HỌC & SỨC KHỎE
Nguyên tác: Hòa Thượng Tinh Vân
Dịch Việt: Tâm Quang Nguyễn Cảnh Lâm
I- MỞ ĐẦU:
Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiết và kỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.
Để giữ gìn cả hai phần tâm và thân cho khỏe mạnh là việc rất quan trọng, vì thân thể là công cụ mà chúng ta dùng để thực hành Giáo Pháp. Cũng giống như tất cả mọi điều, tâm và thân phụ thuộc lẫn nhau; sức khỏe của tâm ảnh hưởng đến sức khỏe của thân, và ngược lại - sức khỏe của thân tác dụng đến sức khỏe của tâm. Với một thân thể khỏe mạnh như một công cụ, chúng ta có thể tu dưỡng một tâm thức từ bi và một tinh thần trong sáng. Với một tâm thần du dưỡng, chúng ta có thể tự kiểm soát chính mình, thấy rõ bản chất của các vấn đề, và rồi hành động để giải quyết chúng. Lúc đó chúng ta sẽ tiếp cận tới con đường dẫn đến một sức khỏe trung thực.
II. Phật Giáo Và Khoa Học Y Tế
... Chỉ gần đây khoa học và tôn giáo mới bắt đầu giao tiếp và hòa hợp ở mức độ khai mở để thu hẹp khoảng cách giữa giải đáp khoa học đối với bệnh tật và phương pháp bắt nguồn sâu xa từ tôn giáo. Ví dụ như, chính phủ Hoa Kỳ phối hợp các hội nghị quốc tế về "Mối Liên Hệ Giữa Tôn Giáo Và Y Tế." Ngoài ra, Trường Đại Học Y Khoa Harvard có mở một lớp học mang tên "Thực Chất Của Y Học." Tôn giáo dần dần ảnh hưởng đến y khoa về sinh vật học, tâm lý học, và xã hội học với thế giới Tây phương. Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất tâm linh học và y học ở Tây phương. Ở Đông phương, tôn giáo đã ảnh hưởng đến lĩnh vực sức khỏe và y học từ xa xưa.
III. Đức Phật Như Một Đại Y Sĩ
... Khi Đức Phật còn trẻ, Ngài học tập môn khoa học y tế[2]. Ngài vì thế rất am tường về bản chất và cách trị liệu bệnh tật. Theo kinh điển, một vị lương y nổi tiếng tên là Kỳ Bà (Jivaka) liên tục thăng tiến trong việc thực hành nghành y học, và tinh thông thêm các kỹ năng bằng cách học hỏi và đi theo sự hướng dẫn của Đức Phật... Kỳ Bà thực hiện cuộc phẫu thuật này, sử dụng liên tục các kỹ thuật tương tự như lối thực hành hiện đại: gây mê, mổ vùng bụng, chữa trị ruột kết, và cuối cùng khép vết mổ lại bằng chỉ may...
Ngoài những ghi chép về Đức Phật và Kỳ Bà, nhiều kinh điển như Kinh Phật Chuân Đoán, Kinh Đại Y Vương Phật, Kinh Liệu Trĩ Bệnh, Kinh Tâm Bệnh Phiến Loạn Bởi Phi Thiền Định, Kinh Trị Bệnh Nha, Kinh Đà La Ni Chữa Bá Bệnh, Kinh Đà La Ni Chữa Bệnh Từng Mùa, Kinh Kim Quang Minh, Luật Ngũ Mục, Luật Tứ Mục, Luật Thập Tụng, và Đại Tập, chứa đựng nhiều tài liệu tham khảo khác với kiến thức của Đức Phật về y học. Đức Phật thực sự xứng đáng được xem là đấng thế tôn lỗi lạc của y học Phật giáo. Ngài có khả năng chữa trị không những chỉ là thân bệnh mà còn là tâm bệnh, đó là nét đặc thù. Ngày hôm nay, ...với Y khoa hiện đại, họ không nghĩ rằng những gì nghiệp và tâm tạo tác có liên hệ tới nguồn gốc của bệnh tình.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật giải thích rằng sự mất quân bằng của sinh lực[3], sự dư thừa của đờm, và sự tăng hoặc giảm nhiệt độ của cơ thể có thể được điều trị bằng bơ, mật ong, và thực phẩm chứa dầu, theo thứ tự.
Liên quan đến sức khỏe tâm thần, tham lam, sân hận, và si mê, được hiểu như là ba căn bệnh tâm lý trầm trọng. Đức Phật dạy rằng tham lam có thể chữa trị được bằng cách quán xét lấy cấu uế, sân hận bằng cách quán xét và thực hành nhân ái, và si mê bằng cách quán xét chân tánh của vạn vật và tu dưỡng lấy trí tuệ. Đây là những y dược mà Đức Phật khuyến khích tất cả mọi người sử dụng để chữa lành căn bệnh của cả thân và tâm.
Trong Kinh Phật Chuẩn Đoán, Đức Phật giải thích rằng vị lương y nên tiến hành bằng bốn biện pháp khi giúp đỡ một bệnh nhân. Vị lương y phải:
1) phát hiện ra nguồn gốc của căn bệnh,
2) đạt được sự hiểu biết thấu đáo về căn bệnh,
3) quy định loại thuốc thích hợp để chữa trị căn bệnh, và
4) hoàn toàn chữa khỏi căn bệnh không cho tái phát.
Ngoài bốn tiêu chuẩn thông thạo này, một vị lương y giỏi luôn luôn thực hành với một tâm hồn rộng lượng khi điều trị bệnh nhân, coi họ như những người bạn thân yêu nhất của mình.
Đức Phật cũng xác định năm thực hành quan trọng đối với người chăm sóc - y tá, người trong gia đình, bạn bè, và mọi người khác - phải lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân. Ngài khuyến khích người chăm sóc phải:
1) bảo đảm rằng bệnh nhân được trông nom bởi lương y tốt và giỏi,
2) thức dậy sớm và đi ngủ muộn hơn bệnh nhân và luôn luôn cảnh giác với nhu cầu của bệnh nhân,
3) nói chuyện với bệnh nhân bằng giọng nói êm ái và từ bi khi họ cảm thấy chán nản hoặc khó chịu,
4) nuôi dưỡng bệnh nhân bằng thực phẩm thích hợp với số lượng và khoảng thời gian chính xác, tùy theo bản chất của căn bệnh và theo sự hướng dẫn của lương y, và
5) nói chuyện trong sự khéo léo và nhẹ nhàng về Phật Pháp với bệnh nhân; hướng dẫn họ chăm sóc sức khỏe cho thích hợp với thân và tâm.
Sau hết, Đức Phật đưa ra lời khuyên nhủ cho bệnh nhân để giúp họ chữa trị nhanh chóng và triệt để. Ngài dặn các bệnh nhân rằng:
1) phải thận trọng và chọn lọc các thực phẩm,
2) tiêu thụ thực phẩm vào những khoảng thời gian thích nghi,
3) giữ liên lạc với các lương y và y tá, luôn luôn hành động thân thiện và ân cần đối với họ,
4) giữ lấy niềm triển vọng lạc quan hoặc hứa hẹn, và
5) tử tế và quan tâm đến những người đang chăm sóc cho mình.
Đức Phật tin tưởng rằng nỗ lực hòa hợp giữa lương y, người chăm sóc, và bệnh nhân sẽ tạo ra kết quả tốt đẹp nhất trong việc điều trị. Đức Phật không phải là một vị y sĩ trung bình; Ngài là một đại lương y hiếm có với sự sắc bén và sáng suốt.
IV. Lý Thuyết Y Học Trong Phật GiáoTheo y học Trung Hoa, các căn bệnh được gây ra bởi bảy nội tố và sáu ngoại tố. Các yếu tố bên trong là những mức độ cùng cực của hỷ lạc, giận dữ, lo lắng, đắn đo, buồn bã, sợ hãi, và khủng hoảng. Các yếu tố bên ngoài là lạnh, hè nóng, khô, nóng, ẩm ướt, và gió. Bảy yếu tố nội bộ, còn gọi là những cảm xúc, được xem là điều gây ra bệnh tật vì chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sự hoạt động lành mạnh trong năm cơ quan chính của con người. Mức độ cùng cực của niềm hân hoan hay sợ hãi làm thiệt hại tim, giận dữ hại gan, lo âu hại phổi, tâm đắn đo hại lá lách, và khủng hoảng hại thận. Theo y học Trung Hoa, một đời sống tình cảm lành mạnh và quân bằng là điểm thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe thể chất cá nhân.
Nhiều kinh điển Phật giáo khác nhau mô tả nguyên nhân của bệnh cũng tương tự như nhau. Ví dụ, Kinh Phật Chuẩn Đoán nói rằng có mười nguyên nhân và tình trạng của bệnh tật. Những lý do này là:
1) ngồi quá lâu trong một thời gian dài mà không di chuyển,
2) ăn quá nhiều,
3) buồn bã,
4) mệt mỏi,
5) ham muốn tình dục quá mức,
6) giận dữ,
7) trì hoãn đại tiện,
8) trì hoãn tiểu tiện,
9) giữ hơi thở, và
10) giữ hơi ga.
Tiếp cận các nguyên nhân gây bệnh từ một góc độ hơi khác biệt, Đại Luận Xả Và Thiền Minh Sát vạch ra sáu nguồn gốc về bệnh tật. Chúng được mô tả là:
1) mất quân bằng trong bốn tứ đại (đất, nước, lửa, và gió),
2) thói quen ăn uống không đều đặn,
3) phương pháp thiền định sai lạc,
4) rối loạn bởi thần linh,
5) quỷ ám, và
6) nghiệp lực xấu.
Tuy nhiên, ba nguyên nhân sau cùng 4) - 6) có liên quan đến nghiệp quả, và ta phải thi hành để cải thiện cá tánh và thanh tịnh hóa tâm để hầu mong được chữa khỏi. Một người bị ảnh hưởng trong ba lý do sau cùng cần phải dành nhiều thời gian tu tâm, sám hối, và làm điều chân thiện.,, Các nguyên nhân gây bệnh chia thành hai loại chính: A) sự mất quân bằng trong tứ đại và B) sự hiện hữu của tam độc tham, sân, và si. Sau đây là chi tiết bàn luận về hai phân loại này.
A. Mất Quân Bằng Của Tứ Đại
Theo Phật giáo, cơ thể được bao gồm bốn yếu tố (tứ đại) vô thường - đất, nước, lửa, và gió. Chỉ có thần thức được tái sinh một trong sáu cõi...
Súc Tích Luận Xả Và Thiền Minh Sát ghi rằng mỗi một trong tứ đại có thể gây ra 101 bệnh, với tổng số 404 bệnh có thể xảy ra. Mỗi phần tứ đại được kết nối với một số loại bệnh. Ví dụ, yếu tố đất có liên quan đến các bệnh làm cho cơ thể trở nên nặng nề, cứng, và đau đớn, chẳng hạn như viêm khớp xương; yếu tố nước công kích cơ thể gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu hóa; yếu tố lửa gây ra sốt, táo bón, và các vấn đề đi tiểu; cuối cùng, yếu tố gió liên quan đến khó thở và nôn mửa.
Trong Kim Quang Minh Kinh . Vị y sĩ trả lời đứa con trai rằng, "Chúng ta sống qua bốn mùa mỗi ba tháng, hoặc sáu mùa mỗi hai tháng trong một số địa hạt trên thế giới. Dẫu rằng bốn hay sáu, chúng ta phải sống theo từng mùa, ăn thực phẩm tương ứng với nóng và lạnh, ấm áp và mát mẻ.
Tham, sân, và si, đôi khi được gọi là "tam độc", cũng là lý do tại sao mọi người cùng bị tai họa với bệnh tật. ... Kinh Duy Ma Cật (Vimaỉakirti Sutra) ghi rằng, "Tất cả các bệnh tật tôi đang mang bây giờ được chuyển hóa từ những ý nghĩ hão huyền mà tôi đã có trong quá khứ ... bởi vì con người chấp thủ vào một "bản ngã", phiền não và bệnh tật liền có cơ hội được nảy nở trong cơ thể họ.”..
1. Tham Lam
Tham lam ăn lo, ăn quá nhiều, vô thời ... Đây là loại tham muốn mà khi không thể nào được thỏa mãn có thể gây ra bệnh béo phì, mỏi mệt, và trở ngại về tim.
Trong Đại Xả Luận Giải và Thiền Minh Sát, có nhận định rằng quá nhiều chấp thủ với những gì chúng ta cảm nhận bằng âm thanh, mùi vị, thị giác, vị giác, và xúc giác có thể gây ra cả hai thứ bệnh tâm lý và thể chất. ... Trong lý thuyết sức khỏe Phật giáo, những người quá lệ thuộc vào ngoại hình sẽ bị bệnh gan. Những người quá lệ thuộc vào âm thanh sẽ bị bệnh thận. Những người quá lệ thuộc vào hương vị sẽ bị bệnh phổi. Những người quá lệ thuộc vào mùi vị sẽ bị bệnh tim mạch; và những người quá lệ thuộc vào sờ mó sẽ bị bệnh lá lách... tốt nhất là duy trì một thái độ cân xứng và thực hành Trung Đạo[4] , là cách tốt nhất để tiếp cận ngủ nghỉ, ăn uống, và tập thể dục.
2. Sân Hận
Quyển thứ mười bốn của Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) ghi rằng, "Sân hận là cảm xúc độc hại nhất so với hai loại độc kia; tác hại của nó vượt xa tất cả các phiền não khác. Trong chín mươi tám sự giày vò[5], sân hận là điều khó khăn nhất để khuất phục; trong tất cả các vấn đề tâm lý, sân hận là điều khó khăn nhất để chữa trị."
... Giận dữ gây cho máu lưu thông không đều hòa, có thể tạo ảnh hưởng hiểm hại trên toàn bộ cơ thể... Giận dữ và thù hận đặc biệt là điều bất lợi cho quá trình điều trị, và trong thực tế, thường làm vấn nạn thêm phần trầm trọng.
3. Si MêKhi một kẻ ngu muội, họ không thể hiểu được hoặc nhìn thấy những điều như chính sự chân thật. Đa số trong chúng ta đều như vậy khi nói đến bệnh tật.
Theo nghiên cứu y học gần đây, "Khi một người không vui vẻ, tức giận, hay bị áp lực, não bộ của họ phát tác ra các kích thích tố được gọi là adrenaline và nor- adrenaline, có thể hoạt động như loại độc tố."
V. Y Dược Của Phật giáo
... Kinh Phật Đại Thừa Kế ghi rằng, "Khi chúng ta ăn, chúng ta nên coi thực phẩm như y dược, vì tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít đều không lành mạnh. Một hạn lượng đều đặn và thích đáng có thể hỗ trợ cơ thể, trị cơn đói, dịu cơn khát, và ngăn ngừa bệnh tật. Như ong hút nhụy, chúng chỉ tiêu thụ những gì cần thiết, nhưng không phạm đến toàn bộ cánh hoa."
Qua việc thực hành thiền định bằng cách hít thở chậm chạp và tập trung vào hơi thở, tâm lý và sinh lý lành mạnh của một người có thể thăng tiến rất đáng kể. Trong Y Học Chan, được viết bởi một y sĩ Nhật Bản, ba lợi ích đặc trưng cho thân thể xuất phát từ thiền định đề cập tới:
1) tăng trưởng sinh lực và kéo dài thời gian của tuổi thanh xuân,
2) cải tiến mức tuần hoàn của máu, và
3) hồi phục hệ thống nội tiết[6].
Bằng thiền định, cơ thể của chúng ta đạt được một trạng thái cân bằng tốt đẹp hơn và sự hô hấp trở thành quy định. Tâm trí trở nên tập trung, rõ ràng, và thứ tự. Những khát vọng từ từ phân hủy và những tư tưởng bất chánh được loại trừ. Khi tâm chúng ta trong sáng và tập trung ở bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đi, ngồi, và ngủ, chúng ta sẽ được an lạc và yên bình, đặt kết quả cuối cùng của sức khỏe tổng quát nằm ở một cao độ khả quan hơn - cả về tinh thần lẫn thể chất. Đạo sư Tianti Zhizhe thừa nhận rằng thiền định tác động thật đáng kể đối với sức khỏe tổng quát. Ông nói rằng nếu thiền định được luyện tập thường xuyên và áp dụng cho mọi sự việc hằng ngày cùng với trí tuệ, tất cả 404 bệnh có thể được chữa khỏi.
Tôn Kính Đức Phật: Những lợi ích khi tôn kính Đức Phật thì vô hạn và trong nhiều hình thức, nuôi dưỡng cả hai phần sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.... Tâm hiện hữu khi chúng ta cúi lạy, phải nên tôn kính và chân thành, tập trung thật lắng sâu trong lúc cúi xuống lạy chầm chậm, chúng ta quán tưởng Đức Phật và rồi mở rộng trọng điểm để bao gồm vô lượng chư Phật trong tất cả muôn hướng. Khi chúng ta tỏ lòng tôn kính với vô lượng chư Phật, vô lượng chúng sinh cũng được lợi lạc.
Sám Hối, xưng tội là một thực hành để giúp khôi phục và duy trì sức khỏe. Nó cũng giống như nước trong rửa sạch bùn bẩn từ trong tim và bụi bặm từ trong tâm....
Tung Mật Chú1: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời.
Niêm Phât: .. Khi chúng ta niệm Phật, sự hành hạ của những suy nghĩ bất chính và viễn vông sẽ chấm dứt và tâm giận dữ sẽ tan biến. Niệm Phật cũng giúp giảm bớt ác nghiệp, triệt tiêu bao nhiêu lầm lỗi nhiều như cát sông Hằng.
Đặc biệt, lục độ Ba La Mật[7] có thể được sử dụng để chữa sáu loại bệnh trong Phật giáo:
1) Rộng lượng chữa trị tham lam,
2) Trì giới chữa trị phạm giới,
3) Nhẫn nhục chữa trị hận thù,
4) Tinh tấn chữa trị giải đãi,
5) Thiền định chữa trị tâm nhiễu loạn, và
6) Bát Nhã (trí tuệ) chữa trị vô minh.
Y dược của lục độ Ba La Mật cho phép chúng ta điều phục tâm và kiến tạo ra mối an bình và hòa hợp với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi chấp nhận lấy Phật Pháp, chúng ta có thể giải quyết những xung đột trong cuộc sống thường ngày một cách dễ dàng hơn, và phát triển một tâm trí lành mạnh và một cá tính độ lượng. (Nguồn: Xem tại đây)
Kính xin lưu ý: Nhân Trắc Học chỉ tóm lược các nội dung từ các kinh điển Minh triết - Phật pháp, kính đề nghị quí đọc giả đọc trực tiếp tại các kinh văn gốc để hiểu cho đúng và đầy đủ nội dung rồi mới áp dụng. Xin cảm ơn!
+ Văn phòng Tư vấn "Cải mệnh như ý" của chúng tôi tại số 301, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, P. Đông Ngàn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh sin được đón chào quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. ĐT: 0964 759 686