Đoạn 1 Từ trang 476 đến trang 550 (Van ban A 4)

đây, tuôn đổ vào thể dĩ thái. Các trung tâm lực này hứng chịu (carry) các năng lượng từ bảy hành tinh (planets) và từ mặt trời đến mọi phần của bộ phận cảm dục (astral organism), như vậy, đặt con người vào mối quan hệ chặt chẽ với mọi phần của Thái Dương Hệ. Việc này đưa đến kết quả là ấn định vận mệnh kiếp sống của một người, mãi cho tới khi con người làm thức động cái di sản bất tử của mình và như thế trở nên nhạy cảm với các mãnh lực mà cho đến nay – đối với nhiều người – chưa được nhận biết. Các mãnh lực này tỏa ra từ hình tướng (form). Đây là lý do giải thích tại sao một lá số tử vi (horoscope) lại thường rất đúng khi lấy số cho người kém tiến hóa (unevolved) và cho người chưa giác ngộ (unawakened), nhưng lại hoàn toàn sai lạc (error) và lỗi lầm đối với trường hợp người tiến hóa cao. (LVHLT, 295) - Không hề có vận mệnh mà chỉ có những gì do chính chúng ta định đoạt. (There is no destiny but what we ourselves determine).                                                         (CKMTTL, 160)  – Linh hồn không có vận mệnh cá biệt mà chìm ngập vào Đấng Duy Nhất. Vận mệnh của linh hồn là vận mệnh của tập thể và của Tổng thể (the Whole).    (LVHLT, 296)   Vận (định) mệnh và sự lựa chọn có cân nhắc (Fate and deliberate choice). ….Đừng quên rằng không bao giờ có công việc nào được dành cho, không bao giờ có thử thách nào (trial) được để cho xảy ra cho một người nào mà vượt quá khả năng đảm trách hoặc khả năng hứng chịu của người ấy. Khả năng và tiềm lực của người này được đo lường bằng bề rộng của một sợi tóc (are gauged to a hair’s breadth). Trong tâm thức cao của người này, y được tham khảo ý kiến (consulted) trước khi đi đầu thai để xem coi y có muốn nhận chịu karma nếu gặp thất bại, thế nên, mọi việc xảy đến cho một người nào, theo một ý nghĩa rất xác thực, đều là do sự lựa chọn có cân nhắc của chính người ấy (his own deliberate choice). Khi sự thật này được mọi người cùng hiểu, thì con người sẽ quán triệt (grasp) được chân lý rằng họ luôn luôn có thể có khả năng chịu đựng hơn cái mà họ gọi là “định mệnh” (“fate”, số mệnh, vận mệnh) của họ. (VLH,   167) Vầng hào quang (Halo): ... Nhờ việc tinh luyện và kiềm chế những luồng sinh lực, ánh sáng trong đầu trở nên rõ rệt đến nỗi người nào có được nhãn thông siêu nhiên (supernatural vision) đều thấy nó tỏa ra chung quanh đầu, như thế tạo thành vầng hào quang thường được biết đến trong các bức hình của các vị thánh (Saints). Vầng hào quang là có thật trong thiên nhiên chứ không phải chỉ là một biểu tượng. Đó là kết quả của công phu luyện Raja Yoga và là biểu lộ trên cõi trần của sự sống và ánh sáng của linh hồn.                                                        (ASCLH, 228) Vật chất (matter hay material):
  • Vật chất là tinh thần (spirit) ở mức độ biểu hiện (point of
expression) thấp nhất.                                             (CTNM, 589)
  • Nói về mặt nội môn, từ ngữ “vật chất” được dành để chỉ mọi hình tướng (forms) trong ba cõi thấp. (CVVTDT, 189)
  • Nên nhớ rằng, đối với nhà huyền linh học (occultist), vật chất (matter) là toàn thể các vật tồn tại (totality of existence) trong vũ trụ vốn có thể tri giác được trên bất luận cõi giới nào.
(GLBN II, 238)
  • Vật chất (substance) đã biểu lộ là Prakriti. Vật chất chưa biến phân là Mulaprakriti. (Thư của Chân Sư   379)
Vật chất không gian (matter of space): Theo cách gọi một cách thực tế (graphically) của Ấn giáo thì đối với mỗi Thái Dương Hệ, vật chất không gian chung quanh nó là Cội nguồn của Vật chất (Root of Matter), hay Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti) của Thái Dương Hệ đó. (KCVTT, 16)   Vật chất, linh hồn, tinh thần (Matter, soul, spirit): Vật chất là thể biểu lộ của linh hồn trên cõi kinh nghiệm này, linh hồn là thể biểu lộ của tinh thần trên vòng xoắn ốc cao hơn. Cả ba là Tam vị nhất thể (Trinity) được tổng hợp bởi Sự sống đang thấm nhuần vạn hữu.      (ASCLH, 369) Vật chất nguyên sơ (Primeval Matter, vật chất bản sơ. Vật chất xuất hiện ngay lần biến phân đầu tiên của nó từ trạng thái trung hòa (laya condition, vượt quá các đường tác dụng zero).                                                         (GLBN  2,  313)   Vật chất và chất liệu (Matter and Substance): - Để cho thật chính xác, để cho khỏi lẫn lộn và quan niệm lầm lạc (misconception), nên dùng thuật ngữ “Vật chất” (“Matter) để chỉ tập hợp các vật (objects) có thể tri giác được, còn thuật ngữ “Chất liệu” (Substance”) để chỉ Thực Tướng (Noumena).                                                  (GLBN II, 42)  - Chất liệu nguyên thủy (Primordial Substance, Bắc Phạn gọi là Akasha hay Tiên thiên khí) còn được gọi là Chất liệu Vũ trụ (cosmic Substance) tức Vật chất (Matter). Vật chất, tức là Đầu (Alpha) và Cuối (Omega) của Hiện Tồn, chỉ là hai phương diện (facets) của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất (the one Absolute Existence).                                          (GLBN II, 39) Vật chất vi tử (atomic matter, tattva): X. Yếu tố. Vật chất vũ trụ : Xem Chất liệu vũ trụ Vật hoạt thuyết (Hylozoistic theory, vật hoạt luận)
  • Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có hiện tồn sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm của vô số hình tướng và huyền giai rộng lớn của các thực thể hữu cảm thức (sentient beings) đang hợp thành toàn bộ vạn hữu. (LVHLT, 8)
  • Thuật ngữ Hylozoism do chữ Hy Lạp “ule” là vật chất (matter), “zoon” là động vật (animal) và “ism”, một tiếp vĩ ngữ có nghĩa là triết lý hay ý tưởng trừu tượng của danh từ mà nó gắn vào.
Vật hoạt luận là triết lý cho rằng mọi vật chất đều được phú cho sự sống. “Khi nào chúng ta đạt đến ý niệm về vật hoạt luận này đối với một vũ trụ vật chất sống động, thì cái bí nhiệm về tạo hóa sẽ được giải đáp”– Standard Dictionary.    (LVLCK, 693) Veda (Kinh Phệ Đà): Kinh Veda là thần phổ học (theogony) thực sự của giống dân Aryan.                                   (GLBN IV, 16) Vi hòa thức (anima): X. Quyền năng. Vi trùng  (Microbe): Một con vi trùng là một “sự sống”, có tâm thức vốn là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Hai, được Hành Tinh Thượng Đế và Tinh Linh của Địa Cầu (spirit of the Earth) biến cải và làm cho thích dụng.                          (KCVTT,   119) Vi tử (Atom, nguyên tử):
  1. Một vi tử gồm có một hình cầu chứa trong chính nó hạt nhân sự sống.
  2. Một vi tử chứa trong chính nó các phân tử đã biến phân (differentiated molecules) mà toàn bộ hợp thành chính vi tử. Thí dụ chúng ta được dạy rằng vi tử vật chất chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14 tỷ) các vi tử nguyên hình, tuy nhiên, hàng tỷ vi tử nguyên hình biểu lộ như là một.
  3. Một vi tử được phân biệt bằng hoạt động và cho thấy các tính chất của:
    • Chuyển động quay.
    • Khả năng phân biện.
    • Năng lực phát triển.
  4. Chúng ta được dạy, một vi tử chứa trong chính nó ba vòng xoắn ốc chính và bảy vòng phụ, tất cả 10 vòng đang trong tiến trình được làm linh hoạt, nhưng chưa đạt đến hoạt động đầy đủ. Ở giai đoạn này chỉ có 4 vòng đang hoạt động, vòng thứ năm đang trong tiến trình phát triển.
  5. Một vi tử bị chi phối bởi Định luật Tiết kiệm. đang từ từ tiến vào dưới Định luật Hút và sau rốt ở dưới Định luật Tổng hợp.
  6. Vi tử có trong mọi hình hài; chính tập hợp các vi tử tạo ra hình hài.
  7. Nó đáp ứng với kích thích từ ngoài:
    • Kích thích điện, có ảnh hưởng tới hình hài bên ngoài của nó.
    • Kích thích từ, tác động vào sự sống bên trong của nó.
Hiệu quả kết hợp của hai kích thích tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bên trong.                       (LVLCK, 246–247) * Giáo lý bí nhiệm nói về vi tử như sau:
  1. Sự thông tuệ tuyệt đối làm chấn động khắp mọi vi tử – SD–I, 298.
  2. Bất cứ nơi nào có một vi tử vật chất là có sự sống – SD–I, 245, 269, 279.
  3. Vi tử là biểu lộ cụ thể của năng lượng vũ trụ – SD–I, 281.
  4. Các sự sống vô hình tạo ra các vi tử – SD–I,132.
  5. Mọi vi tử trong vũ trụ đều có tiềm năng ngã thức – SD
–I, 132.
  1. Vi tử và linh hồn đồng nghĩa nhau trong ngôn ngữ của đệ tử điểm đạo – SD–I, 620, 622.
  2. Vi tử hoàn toàn thuộc vào địa hạt của siêu hình học – SD–I,559.
  3. Mọi vi tử đều có thiên tính – SD–I, 89, 183.
  4. Mọi vi tử đều chịu sự biến phân không ngừng – SD–I, 167.
  5. Mục tiêu tiến hóa của vi tử là con người.
  6. Ở trung tâm của mọi vi tử đều có cái mầm mống – SD–I, 87.
  7. Trong mọi vi tử đều có sức nóng (heat) – SD–I, 112.
  8. Mọi vi tử đều có 7 cõi hiện tồn – SD–I, 174.
  9. Vi tử đều là rung động –SD–I, 694.
(LVLCK, 246–247)
  • Mỗi vi tử là một điểm tập trung của lực, lực của chính vật chất, sự sống hay sức sống (vitality) của trạng thái thứ ba, sự sống của Thực thể Thông linh Vũ trụ, mà đối với Thượng Đế, Đấng này là trạng thái âm của điện. (LVLCK, 527–528)  – Một nguyên tử (vi tử, atom) là một “sự sống”, có tâm thức là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos).
(KCVTT,   119) Vi tử nguyên hình (archetypal atom):   Vi tử hồng trần (physical atom) chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14.109) vi tử nguyên hình, tuy nhiên, vô số các vi tử  này biểu lộ như là một.                            (LVLCK, 246)       Vi tử thường tồn (Permanent atom, nguyên tử thường tồn):
  • Thực ra, vi tử thường tồn chỉ là một đơn vị năng lượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cung linh hồn mà bất cứ lúc nào cũng có thể “tìm ra được” (nếu tôi có thể dùng một câu nói thiếu êm tai như thế). Trong các vi tử này, ký ức đã qua của Phàm Ngã (personal self) được tích chứa lại; các vi tử này có bản chất là các “tế bào ký ức” (“memory cells”) và là các kho chứa của kinh nghiệm đã qua, của tính chất đã hoạch đắc được và của nốt đặc biệt mà thể xác chính là cái nhân đã đạt được. Chúng có bản chất là vật chất, chỉ liên quan với trạng thái sắc tướng và được thấm nhuần với tính chất của tâm thức tới mức tối đa mà linh hồn đã đạt được trong lúc tiến hóa ở ba cõi thấp.
(CTHNM, 303) - Các thuật ngữ như “vi tử thường tồn hạ trí” (“mental unit”), “vi tử thường tồn” vv… chỉ là các cách diễn tả tượng trưng một sự thật khó hiểu. Sự thật là linh hồn đang linh hoạt trên tất cả ba cõi thấp, và đó là một kiểu mẫu (type) năng lượng, tác động trong một lực trường (field of force), do đó tạo ra một hoạt động thuộc một loại nào đó. Thực ra, các nguyên tử thường tồn không phải là nguyên tử một chút nào mà chỉ là các điểm tập trung năng lượng, có đủ sức mạnh để thu hút và giữ chung với nhau một cách chặt chẽ chất liệu mà linh hồn cần đến để nhờ đó tạo ra một hình thức biểu lộ.                                              (TLHNM–II, 313–314) – Năm vi tử này, cùng với vi tử thường tồn hạ trí (mental unit), mỗi vi tử ở trên một trong năm cõi tiến hóa của nhân loại (nguyên tử thường tồn hạ trí cũng ở trên cõi trí) mà Chân Thần (Monad) chiếm lấy cho mục đích biểu lộ. Chúng tạo thành một trung tâm ổn định và tương đối thường tồn. Chung quanh chúng có nhiều lớp vỏ hay các thể được tạo ra. Theo nghĩa đen, đó là các trung tâm lực nhỏ.                  (ĐĐNLVTD, 222) - Mọi tâm thức, mọi trí nhớ, mọi năng lực đều được tích trữ trong các vi tử thường tồn.         (LVLCK, 693) Vi tử, cách tạo lập (formation of the atom): Có ba giai đoạn tạo lập vi tử (nguyên tử):
  1. Ấn định ranh giới (limit) trong đó sự sống phú linh (ensouling life) - tức Sự sống của Thượng Đế trong nguyên tử - sẽ rung động. Về mặt kỹ thuật, việc hạn chế và quy định bước sóng (wave length) của rung động được gọi là “số đo thiêng liêng” (“the divine measure”); việc này mang lại cho nguyên tử của một cõi tính chất đặc thù (pecularity) riêng cho chúng.
  2. Theo “số đo thiêng liêng”, Thượng Đế vạch ra các đường (lines) để xác định hình dạng (shape) của nguyên tử, các trục tăng trưởng căn bản (fundamental axes of growth), liên hệ góc (angular relation) của các trục này, chính liên hệ này định đoạt hình dạng (form) vốn là hình dạng của nguyên tử vũ trụ tương ứng. Sự tương đồng gần nhất với các trục này là các trục của các tinh thể (crystals).
  3. Do mức độ của rung động và liên hệ góc của các trục tăng trưởng với nhau, kích cở và hình dạng của bề mặt, chúng ta có thể nói là bề mặt hay vách của nguyên tử đã được ấn định.
Như vậy, trong mỗi nguyên tử, chúng ta có mức độ (measure) của sự sống phú linh của nó, các trục tăng trưởng của nó và bề mặt hay vách bao bọc của nó.     (KCVTT, 15)   Vi tử thường tồn, công dụng (The use of the permanent atoms): Công dụng của các vi tử thường tồn là để bảo tồn trong chính chúng - dưới hình thức khả năng rung động (vibratory powers) - các kết quả của tất cả mọi kinh nghiệm mà chúng đã trải qua.                                                        (KCVTT, 75)   Vi tử thường tồn Bồ Đề (Buddhic permanent atom): Vi tử thường tồn Bồ Đề tức là hiện thể trực giác của vị đệ tử tiến hóa.                                                          (ĐĐTKNM, 764) Vi tử thường tồn cảm dục (Astral permanent atom): Vi tử thường tồn cảm dục ở trong hoa sen Chân Ngã. (ĐĐTKNM, 764) Vi tử thường tồn hạ trí (Mental unit):
  • Vi tử thường tồn hạ trí cũng ở trên cõi trí. (ĐNLVTD, 222) - Vi tử thường tồn hạ trí chỉ có 4 vòng xoắn ốc (spirillae, loa tuyến)              (LVLCK, 775)
Vi tử thường tồn hồng trần (Physical permanent atom):
  • Nằm trong hoa sen Chân Ngã.
  • Ở trên cảnh giới dĩ thái.                                                        (CTHNM, 303)
Vi tử thường tồn Niết Bàn (Atmic permanent atom): Tức là điểm tập trung của ý chí tinh thần, trạng thái thứ nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần.          (ĐĐTKNM, 756) Vi tử thường tồn thượng trí (Mental/Manasic permanent atom): Trạng thái thấp nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần hay của linh hồn.                                           (ASCLH, 14) Vi tử vũ trụ (Cosmic atom): Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một vi tử vũ trụ. (ĐĐTKNM, 764) Vidya : X. Minh triết cổ đại.   Viêm khớp (Arthritis, thấp khớp): Cả hai bệnh viêm khớp và tiểu đường đều có cội nguồn trong thể cảm dục, nếu tôi có thể tạm gọi một cách không thích hợp như thế, nhưng bệnh thấp khớp trước tiên hiện ra bên ngoài nhiều hơn là tiểu đường, vì là kết quả của sự thỏa mãn ham muốn vật chất khi nó tự biểu hiện qua thức ăn, hoặc là trong kiếp sống này, hoặc trong kiếp trước. Sẽ có ít hay không có viêm khớp nếu nhân loại ăn uống đúng cách và hiểu giá trị thích hợp và hiệu quả của thức ăn.          (CTNM, 311)   Viễn cảm (sympathetic telepathy, thần giao cách cảm):  – Viễn cảm hay là sự hiểu biết tức khắc, biết được các biến cố, nhận thức được các sự việc và đồng nhất hóa với các phản ứng của Phàm ngã. Tất cả đều liên quan đến hoạt động của bí huyệt nhật tùng (solar plexus) của Phàm ngã và điều này – khi bản chất bác ái hay trạng thái thứ hai được khai mở – trở thành “hột giông hay mầm mống” của quan năng trực giác. (VCVTDT, 109) – Nhãn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các phân cảnh trí tuệ, lúc đó chúng ta gọi là viễn cảm.       (SHLCTĐ,  8)   Viễn cảm bằng trí (Mental telepathy): Dĩ nhiên cách này có liên quan đến hai hay nhiều thể trí, và tiến trình xảy ra trong chất liệu của cõi hạ trí.  (VCVTDT, 111)   Viễn cảm giao tiếp (Telepathic communication): Giao tiếp bằng viễn cảm là việc ghi nhận vào ý thức của bộ óc xác thịt các thông tin được truyền đạt:  a/ Trực tiếp từ Chân Sư đến vị đệ tử; từ đệ tử đến đệ tử; từ đạo sinh đến đạo sinh.  b/ Từ Chân Sư hay đệ tử đến Chân Ngã và từ đó đến Phàm Ngã, xuyên qua các phân cảnh nguyên tử. Do đó bạn sẽ ghi nhận được rằng chỉ những ai mà trong các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh nguyên tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và chính xác nằm trong trang cụ này. c/ Từ Chân Ngã đến Chân Ngã xuyên qua Chân Ngã thể và được truyền trực tiếp tùy theo phương pháp đi trước hay được giữ lại để hoàn tất từ từ và tùy nhu cầu.     (LVHLT, 179)       Vishnu trạng thái (Vishnu aspect): – Tức là trạng thái Bác ái– Minh triết.               (LVLCK,175) – Tức là trạng thái kiến tạo (building aspect). (LVLCK, 1018) Viveka (Phân biện, tiếng Phạn): X. Phân biện. Vong linh, vong hồn (Spirit): X. Hồn ma. Vong linh lụy trần (Earthbound): Vì lẽ người tự tử vô cùng đau khổ do sự hối hận (vì đã tự tử) nên người tự tử muốn làm bất cứ điều gì để nhập lại vào thể xác của mình, cho dù điều ấy có nghĩa là đương đầu với nhiều hậu quả tai hại, người tự tử thường không chịu dùng nỗ lực của ý chí cần cho mình để tách thể dĩ thái (etheric body, còn gọi là thể sinh lực) của mình ra (chính thể này quấn chung quanh thể cảm dục vào lúc từ trần). Do sự bám chặt này của thể dĩ thái, kẻ tự tử đó trở thành “vong linh lụy trần” chừng nào mà y vẫn khăng khăng không chịu tách bỏ thể sinh lực. (CKDCLH, 147-148) Vòng giới hạn (Ring–pass–not):
  • Thuật ngữ vòng giới hạn được dùng trong văn liệu huyền linh học để chỉ chu vi của phạm vi ảnh hưởng của bất cứ mãnh lực sự sống trung ương nào, và cũng được dùng cho tất cả mọi nguyên tử, từ nguyên tử của vật chất của nhà vật lý hay nhà hóa học, qua các nguyên tử con người và hành tinh, lên đến đại nguyên tử của một Thái Dương Hệ. Vòng giới hạn của kẻ thường nhân là dạng hình cầu của thể hạ trí người ấy vốn trải rộng một cách đáng kể vượt quá thể xác và cho phép y hoạt động trên các phân cảnh thấp của cảnh trí. (LVLCK, 41)  - Vòng này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là vòng đai ảnh hưởng của mặt trời (periphery of the influence), hiểu về mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của thần lực sự sống trung ương. (TVTTHL, 359)
  • Vị đạo đồ hoàn mãn (full Initiate) biết rõ rằng Vòng “giới hạn” không phải là một vùng (a locality), cũng không thể đo được bằng khoảng cách (distance) mà biết rằng nó tồn tại trong cái tuyệt đối của Vô Cùng (the absoluteness of Infinity).
(GLBN I, 189)   Vòng lớn của hoàng đạo (Great round of the zodiac) Đại hoàn của hoàng đạo (một chu kỳ độ chừng 25.000 năm) trong đó mặt trời vượt qua tất cả mười hai cung (signs) của hoàng đạo.                                                           (SHLCTĐ, 269)   Vòng luân hồi (wheel of samsara, wheel of life):
  • Từ ngữ samsara do ngữ căn sru, nghĩa là chuyển động (move), chỉ bánh xe chuyển động hay bánh xe vĩ đại của kiếp sống vô thường (changing life) mà con người bị cuốn vào trong
đó…                                                                    (LVLCK, 1083)
  • Việc xoay chuyển (revolution) của vòng luân hồi tức là việc một thực thể đi xuống luân hồi xuyên qua ba cõi thấp rồi quay trở lên. (LVLCK, 277)
  Vòng tái sinh (Wheel of rebirth, vòng luân hồi): Trên vòng tái sinh này, linh hồn được đưa xuống lâm phàm, sau đó trở lên và ra khỏi tù ngục của linh hồn. Nhờ việc xoay chuyển vòng luân hồi, con người học được các bài học cần thiết cho mình, theo chu kỳ, tạo ra các hiện thể biểu lộ của mình (bộ máy đáp ứng của linh hồn trong ba cõi thấp) và theo cách này, ở dưới sự dẫn dắt của linh hồn và được Thánh Đoàn và các trường sở huấn luyện của Thánh Đoàn giúp đỡ, con người đạt được sự hoàn thiện.           (CVĐĐ, 92) Vòng tròn - Vòng tròn có tâm điểm - Vòng tròn chia đôi - Vòng tròn chia bốn :
  1. Chuyển động quay và biểu tượng ký. Vô minh (ignorance, Avidya):
Vô minh là tình trạng lầm lẫn giữa cái thường tồn, thanh khiết, chí phúc (blissful) và Bản ngã với cái vô thường, ô trược, đau khổ và phi ngã. Tình trạng vô minh này là đặc điểm của những kẻ mà cho đến giờ chưa phân biện được giữa chân với giả, giữa tử vong với bất tử, giữa ánh sáng với bóng tối. Do đó, vô minh chi phối sự sống trong ba cõi thấp vì có sự tương ứng giữa vô minh trên cõi trần như con người đang nhập thế trải qua với vô minh trên tất cả các cõi. Nó là một hạn chế của chính Tinh thần và là hậu quả tất yếu của việc khoác lấy hình hài. (ASCLH, 131–132) Vô dục / vô sở dục (Dispassion):
  • Vô sở dục tức là không ham muốn (desirelessness).
(ASCLH, 172)
  • Lòng vô dục, tương phản với lòng ham muốn (lust) hay dục vọng (desire).             (ASCLH, 287)
  • Nhờ vô sở dục, người tìm đạo và người phụng sự thoát khỏi các hậu quả của nghiệp báo (karmic results) do y hành động vì người khác. (ASCLH, 288)
  Vô sắc giới (Formless level): X. Arupa Loka.
  • Cõi trí có ba cõi phụ thuộc về vô sắc giới và bốn cõi phụ
thuộc về sắc giới.     (LVLCK, 923) Vô sắc tướng (Arupa): Thuật ngữ vô sắc tướng được dùng để chỉ mọi hình hài (forms) mà qua đó, các sự sống (existences) biểu lộ ra trên bốn cõi cao (Tối Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Niết Bàn và Bồ Đề– ND) của Thái Dương Hệ và các phân cảnh trừu tượng của cõi trí (mental plane).          (LVLCK, 616) Vô sắc tướng thiên thần (Arupa Devas): Các Dhyan Chohans, không có hình hài, trước kia là người (Ex-men).                        (LVLCK, 615) Vô thức và siêu thức  (Unconscious mind and super-conscious mind)  Vô thức của con người chính là cái nhà chứa đồ phế thải (lumber-house) gồm các ký ức bị gạt ra (rejected memories), trong khi siêu thức của con người dường như là nơi lưu giữ bản liệt kê (inventory) mọi thứ trong nhà phế thải đó và giữ được cái chìa khóa để sử dụng đúng mọi thứ trong đó dù là nhỏ nhặt và không còn được chú ý đến nữa.   (VLH, 203) Vô tổn hại (harmlessness): X. Bất tổn hại. Vô vi : Asamskrta, non agir. Vrittis: X. Ngũ quan thức. Vui với số phận (Contentment): X. Lạc phận. Vũ Đế (Lương Võ Đế): Wou–ti. Vũ trụ hiện tượng (Phenomenal universe) tức là vũ trụ hữu hình (visible universe)                                          (GLBN  I,   71) Vũ trụ thức (cosmic consciousness): Xem ra cũng có phần nào khôn ngoan ở đây khi phản bác lại việc dùng từ ngữ “vũ trụ thức”, lý do là không đúng và sai lệch, vì ngay cả vị Thánh sư (Adept) cao cấp nhất (chú ý cẩn thận từ ngữ này) cũng chỉ có được tâm thức thuộc thái dương hệ (solar consciousness) và không có giao tiếp gì với những gì ở ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta. Các vị Hành Tinh Thượng Đế (Bảy Tinh Quân trước Thánh Tòa) và các Nghiệp Quả Tinh Quân (“Tứ Luân” – four wheels của Ezekiel) mới có được nhận thức vượt ngoài nhận thức của Thái Dương Hệ chúng ta. Các Đấng ở cấp đẳng thấp hơn có thể cảm nhận được điều đó dưới hình thức một tiềm năng nhưng các Ngài chưa có được một chút kinh nghiệm nào.     (ASCLH, 377) Vũ trụ Đại Phạm Thiên (Cosmic Parabrahman): X. Tiến hóa của một Thái Dương Thượng Đế.     Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logos):
  • Một Vũ trụ Thượng Đế có hiện thể là bảy Thái Dương Hệ, có không gian (space) là bốn cõi vũ trụ. (LVLCK, 293)
  • Một Vũ trụ Thượng Đế viên dung (concern) bảy Thái
Dương Thượng Đế.                                                    (LVLCK, 344) Vua Vũ : Emperor Yũ (Đại Vũ, Hạ Vũ). Vườn Địa Đàng (Garden of Eden): Với cương vị là một địa điểm thì Vườn Địa Đàng chẳng có chút gì là thần thoại; nó thuộc vào một trong các cột mốc lịch sử để đôi khi tiết lộ cho đạo sinh thấy rằng Thánh Kinh Cơ Đốc (Bible) không phải chỉ toàn là ẩn dụ. “Eden” hay Gan-Eden của tiếng Hebrew có nghĩa là Công Viên (Park) hay Vườn Địa Đàng là tên cổ của một xứ có sông Euphrates và các phụ lưu của sông này chảy qua, từ Á Châu và Armenia tới biển Erythrea. Trong quyển “Book of Numbers” của người Chaldea, vị trí của vườn này được nêu ra bằng số, còn trong thủ bản bằng mật mã của phái Hoa Hồng Thập Tự (Cypher Rosicrucian manuscript) do Bá Tước St. Germain lưu truyền lại, vườn này cũng được mô tả đầy đủ. Trong các Danh Biểu (Tablets) của người Assyria, vườn này được gọi là Ganduniyas.                                              (GLBN III, 207)                               W       Wesak (Lễ Đức Phật hiện): Một lễ xảy ra ở Himalaya vào kỳ trăng tròn tháng 5 dương lịch. Người ta nói rằng, trong lễ này, mọi thành viên của Thánh Đoàn đều hiện diện, trong một lúc ngắn, Đức Phật đổi mới sự tiếp xúc và liên kết của Ngài với công việc của hành tinh chúng
  1. (ĐĐNLVTD, 225)
Wesak Festival (Lễ Wesak): Mỗi năm một lần, vào lễ Wesak, được sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Thế gian, Đức Phật mang lại cho tập thể nhân loại một luồng thần lực nhị phân xuất phát từ Đấng Quán Tịnh (Silent Watcher), được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Thế gian (Lord of the World). Ngài phóng rải năng lượng nhị phân này khi ban ân huệ xuống cho dân chúng tụ tập tại buổi lễ ở Hi Mã Lạp Sơn, và từ họ, đến lượt năng lượng này tuôn ra cho mọi người nói mọi thứ tiếng và thuộc mọi sắc dân.                     (ĐĐNLVTD, 105)             X       Xã ly (Virga, dứt bỏ): Dửng dưng trước lạc thú và trước khổ đau, chinh phục được huyễn tưởng, chỉ có chân lý được nhận ra. (Đây là ba–la–mật thứ tư – ND).          (TNVT, 178) Xanh lá cây (Green): Màu xanh lá cây là căn bản đối với sự hoạt động của thiên nhiên. Đó là màu tổng hợp đối với Thái Dương Hệ thứ nhất và là nền tảng đối với Thái Dương Hệ biểu lộ hiện tại. Giai điệu (note) của Thiên Nhiên là xanh lá cây, và mỗi khi con người xem lại lớp áo mà trái đất đang khoác lấy thì y đang tiếp xúc với một vài thần lực vốn đạt đến mức thành toàn trong Thái Dương Hệ thứ nhất. Màu lá cây tạo ra hưng phấn (stimulate) và xoa dịu (heal).                                         (TVTTHL, 212) Xấu xa và tốt lành (Evil and good) Không có điều gì xấu xa trừ những gì mà con người tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chính mình…. Mọi sự việc đều cùng diễn biến theo hướng tốt lành cho những ai biết kính yêu Thượng Đế (God) .           (VLH,250) Xúc cảm  (Emotion, xúc động):
  • Xúc cảm xảy ra do các rung động của chất liệu thuộc cõi cảm dục (astral matter). (CKDCLH, 19)
  • Xúc cảm chỉ là dục vọng được biểu lộ thuộc loại này hay
loại khác.               (TLHNM II, 418)
  • Xúc động hay xúc cảm sơ khai (embryonic emotion, or feeling) là phản ánh của tình thương trên cõi trần.
(TTCNT, 81) Xung động và trực giác (Impulse and Intuition): Người ta rất thường lầm lộn xung động và trực giác, mặc dù về căn bản thì chúng khác nhau ở cội nguồn và đặc tính. Xung động bắt nguồn từ bản chất dục vọng (desire-nature), từ tâm thức đang hoạt động qua thể cảm dục và là một năng lượng được phóng ra ngoài để đáp ứng với một kích thích (stimulus) từ bên ngoài, một năng lượng hấp tấp, thiếu cân nhắc, vội vàng và không được trí tuệ điều khiển. Trực giác bắt nguồn từ Chân Ngã Tinh thần (Spiritual Ego) và là một năng lượng đang tuôn ra bên ngoài để đáp ứng với một đòi hỏi từ bên ngoài, một năng lượng mạnh mẽ, an tĩnh, có chủ đích được Chân Ngã Tâm linh điều khiển. (KCVTT, 307-308)   Xung lực (Impulse, sức thôi thúc): Xung lực tức là ý chí hiện tồn (will-to-be), xuất phát từ cõi trí.                (LVLCK, 692) Xuất thần (ecstasy, trance):
  • Trong thần bí học (mysticism), chúng ta được biết rằng sự xuất thần (ecstasy) về mặt xác thân là sự mê mẩn (trance). Đó là tình trạng đờ đẫn (rapture), và có thể hoặc tốt hoặc xấu.
(TTTĐTG, 167)
  • Xuất thần chỉ là trạng thái hôn thụy (sleep-state) được gây ra một cách nhân tạo (artificially) hay bất thường (abnormally).
Dù cho được tạo ra bằng thuật thôi miên do từ điện (by mesmeric), thôi miên thường (hypnotic), bằng thuốc men (medicinal) hoặc các phương cách nào khác, kết quả vẫn như nhau đối với thể xác.                                    (KCVTT, 176)
  • … Khi ở trong trạng thái xuất thần (in trance), nghĩa là ở trong thể cảm dục (in the astral vehicle), thoát ra khỏi thể xác (free from the physical).            (KCVTT, 222)  – Trạng thái xuất thần đích thực (real ecstasy) được Plotinus định nghĩa như sau: “Đó là việc giải thoát thể trí ra khỏi tâm thức hữu hạn của nó, trở nên hợp nhất và huyền đồng (identified) với cái vô hạn”.                      (CKMTTL, 12)
Xương sườn của Adam (the rib of Adam): Xương sườn là một loại xương (bone), và khi chúng ta đọc trong Sáng Thế Ký (Genesis) rằng bà Eva được làm bằng xương sườn của Adam, điều đó chỉ có nghĩa là giống người có xương được tạo ra từ giống người “không xương” (“boneless”). (GLBN III, 199) Xứ sở trường hạ (Summerland): “Xứ sở trường hạ” là nơi mà toàn bộ  cuộc sống đầy ước muốn (wish-life) của nhân loại được tập trung vào và mọi dục vọng của nhân loại được hình thành.    (TLHNM II, 507)                               Y       Ý chí (will): - Ý chí là năng lượng của linh hồn tự biểu hiện theo sự chỉ đạo, sự tiến bộ và phù hợp với Thiên cơ.         (CTHNM, 388)  - Ý chí hay năng lượng của sự sống là các thuật ngữ đồng nghĩa.                                                                       (TLHNM I, 43) – Ý chí là năng lượng (energy) được Minh triết hướng dẫn. (KCVTT, 268) - Khi nghiên cứu sự tiến hóa, chúng ta ngày càng trở nên biết rõ là Ý Chí tạo hình (shape) cho vật chất. (KCVTT,   233)      - Ý chí có hai trạng thái hút và đẩy, hít vào và thở ra. (KCVTT,  11) Ý chí bác ái (Will-to-love, ý muốn thương yêu): Ý chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng rãi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.                                   (SHLCTĐ, 131)     Ý chí hành thiện (Will–to–good):
  • Có nghĩa là sự định hướng bền bĩ, không lay chuyển (immovable) của vị đệ tử điểm đạo (initiated disciple), trong khi thiện chí (goodwill) có thể được xem như là biểu hiện của ý chí hành thiện trong việc phụng sự hằng ngày. (CTNM, 676) – Ý chí hành thiện là ý chí của Thượng Đế.
(ĐĐTKNM–II, 160)
  • Ý chí hành thiện bao gồm khả năng không những sử dụng ý chí tinh thần mà còn phải biết ít nhiều về bản chất của cái ”thiện”. Ý chí hành thiện là tính chất căn bản của thiên ý, bao gồm hoạt động có hoạch định và một mục tiêu rõ rệt phải được
thành đạt.                                                (ĐĐTKNM–II, 46–47) Ý chí hiện tồn (Will–to–be):
  • Ý chí hiện tồn xuất hiện hoàn toàn từ bên ngoài Thái Dương Hệ. Nó là năng lượng thấm nhuần vạn vật của Thượng Đế, với một phần của chính năng lượng đó, Ngài làm linh hoạt Thái Dương Hệ, tuy nhiên, vẫn ở bên ngoài nó.
(TLHNM I, 43)
  • Ý chí hiện tồn tức là Ngôi Một của Thượng Đế.
(LVLCK, 560)
  • Ý chí hiện tồn xuất phát từ cõi trí. (LVLCK, 692)  - Ý chí hiện tồn trong thời gian và không gian xuất phát từ cõi trí vũ trụ, nó tạo ra bảy nhóm sự sống Chân Ngã và luồng lưu xuất thứ ba (third outpouring).                (LVHLT, 362)
  Ý- chí- muốn- sống /  Ý muốn linh hoạt (Will-to-live):  - Thượng Đế Ngôi Một (first Logos) là hiện thân (embodies) cho ý muốn linh hoạt.           (LVLCK, 146)
  • Một trong các yếu tố chi phối việc đầu thai (incarnation) là sự hiện hữu của cái được gọi là Ý-muốn–linh hoạt ; khi ý muốn đó hiện hữu và khi ý–chí–muốn–sống mạnh mẽ nơi con người thì y bám trụ (anchored) một cách chặt chẽ vào cõi trần; khi ý chí muốn sống không còn hiện ra một cách mạnh mẽ hay triệt thoái thì con người từ trần. (CTNM, 638)
Ý chí bạc nhược:  Xem Quá độ và lệch lạc về tính dục. Ý chí tất thắng (Prakamya): X. Quyền năng. Ý chí tồn tại (Will to exist):
  • Ngôi Một (The first Aspect) tức là ý chí tồn tại.
(LVLCK, 215)
  • Ý chí tồn tại biểu lộ qua vật chất của hình hài.
(LVLCK, 146) Ý chí và dục vọng (Will and desire): - Ý chí và dục vọng đều là các phát xạ của lực (force emanations). Chúng khác nhau ở tính chất và mức độ rung động, nhưng về bản thể đều là các dòng năng lượng, một bên tạo thành xoáy sơ khởi hay trung tâm hoạt động, có tính chất ly tâm, và một bên có tính chất hướng tâm và là nhân tố chính trong việc bồi đắp dần vật chất vào trong một hình hài xung quanh xoáy trung tâm.                                        (LVLCK, 1017)  - Mầm mống của ý chí bắt đầu tự biểu lộ trong giai đoạn tiến hóa lớn lao thứ hai của tâm thức. Dục vọng và ý chí dẫn dắt các hành động của con người, ngay cả ý chí còn được định nghĩa như là dục vọng  đang hiện ra một cách chiến thắng từ sự phản kháng (contest) của dục vọng. Nhưng đây là một quan điểm thô thiển và phiến diện, không giải thích được gì cả. Dục vọng là năng lượng hướng ngoại (out-going energy) của Chủ Thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn), chiều hướng của nó được xác định bằng sự thu hút của các đối tượng bên ngoài. Ý chí là năng lượng hướng ngoại của Chủ Thể Tư Tưởng, chiều hướng của nó được xác định bằng các kết luận được lý trí (reason) rút ra từ các kinh nghiệm trong quá khứ, hay bằng huệ giác trực tiếp (direct intuition, trực  giác đốn ngộ) của chính linh hồn. Nói cách khác, dục vọng được dẫn dắt từ bên ngoài, còn ý chí được dẫn dắt từ bên trong. Vào lúc bắt đầu công cuộc tiến hóa của con người, dục vọng hoàn toàn làm chủ và thôi thúc con người theo đủ mọi hướng. Vào giữa cuộc tiến hóa, dục vọng và ý chí luôn luôn xung đột nhau, chiến thắng đôi khi thuộc về bên này, đôi khi nằm về bên kia. Vào cuối cuộc tiến hóa, dục vọng tàn lụi đi, ý chí trở nên thống ngự, không còn bị chống đối, không còn bị thách thức nữa. (MTNX, 233-234) Ý chí yếu ớt (Weak-willed): Thông thường, những gì được gọi là thiếu ý chí (lack of will) và việc mô tả một người như là có ý chí yếu ớt hay người “thiếu cương quyết” (“weak-minded”), thực ra không có liên quan gì với ý chí cả, mà thường là kết quả của việc hội nhập yếu ớt (feeble integration) và liên kết lỏng lẻo  (loose connection) giữa ý thức với bộ óc, việc đó làm cho con người trở thành tiêu cực với các thôi thúc ham muốn mà bình thường sẽ tuôn đổ vào bộ óc của người ấy, làm khích động thể xác người ấy vào một hình thức hoạt động nào đó. (TLHNM II, 419) Ý- Muốn- Linh- hoạt (Will-to-Live): Ở đây, chúng ta đừng quên rằng bởi vì chúng ta đã quyết chí khai mở các quyền năng của chúng ta qua các kinh nghiệm của sự sống trên các cõi thấp; đừng quên rằng số mệnh của chúng ta (our lot) là do ta tự chọn (self-chosen) chứ không phải bị áp đặt (not imposed); đừng quên rằng chúng ta đang ở tại cõi này là thể theo kết quả của “Ý Muốn Linh Hoạt” (“Will-to-Live”) của chính chúng ta (của chính Chân Thần chúng ta-ND); đừng quên rằng nếu Ý Muốn (Will) đó thay đổi - mặc dù trong thực tế nó không có khả năng thay đổi như thế - thì chúng ta sẽ chấm dứt việc sống ở cõi này và trở lại chốn An Bình (the Peace), không thu hoạch được chút kết quả nào mà vì muốn có kết quả đó, chúng ta mới đến cõi này. “Không một ai khác bản thân ta ép buộc chúng ta cả” (“None else compels”).    (KCVTT, 333)   Ý niệm (idea, ý tưởng):
  • Ý niệm là một thực thể vô hình, chính nó không có sự sống nhưng nó mang lại hình ảnh và dạng thức cho vật chất vô định hình (shapeless matter) và trở thành nguyên nhân của biểu lộ.
(TTTĐTG, 238)
  • Ý niệm từ cõi trực giác đến với chúng ta.
(ACMVĐCTG,  54)
  • Ý niệm thì không có hình dạng (formless) và thực ra là các điểm năng lượng đang hướng ra ngoài, để sau rốt biểu hiện một “thiên lý” (“intention”) nào đó của Thượng Đế sáng tạo thiêng liêng. (CVĐĐ, 50)
  Ý thức (consciousness, tâm thức): Từ ngữ “ý thức” xuất phát từ 2 chữ Latin: “con” có nghĩa là “với” (with) và “scio” có nghĩa là “biết” (to know), nghĩa đen là “những gì giúp cho chúng ta biết” (“that with which we know”).                                                                     (TTCNT, 99) Ý thức cảm dục- trực giác : X. Cảm huệ thức. Ý thức Christ (Christ–consciousness, tâm thức Christ):
  • Là ý thức về trách nhiệm và phụng sự (responsibility and service).    (CVĐĐ, 571)
  • Ý thức Christ tức là trực giác thức (Intuitional consciousness). (ASCLH, 298)
  • Tập thể thức. (ASCLH, 298)
Ý thức động vật (Animal consciousness, động vật thức): Trạng thái hữu cảm thức (sentient aspect) tức là ý thức động vật.                                                                          (CTNM, 429)     Ý thức thời Arya (Aryan consciousness): Nơi những người tiên tiến trên thế giới ngày nay, chúng ta thấy sự tác động của thể trí, điều này được nhận thấy ở mức độ rộng lớn trong nền văn minh Tây Phương. Năng lượng của cung thể trí bắt đầu tuôn đổ vào và từ từ tự khẳng định. Khi điều này xảy ra, bản chất dục vọng sẽ được kềm chế, và tất nhiên, bản chất hồng trần có thể trở thành vận cụ của xung lực thể trí một cách rõ rệt hơn. Ý thức não bộ bắt đầu thiết lập và điểm tập trung năng lượng bắt đầu di chuyển dần dần ra khỏi các bí huyệt thấp để vào các bí huyệt cao. Nhân loại đang phát triển “ý thức thời Aryan” và đang đi tới trưởng thành. Nơi những người tiên tiến trên thế giới, còn có sự hội nhập của phàm ngã và đưa tới sự kềm chế nhất định cung phàm ngã, với việc phàm ngã khống chế nhờ sự tổng hợp, cố kết của ba thể và việc ba thể trở thành một đơn vị hiệp đồng tác chiến. Sau đó, phàm ngã trở thành vận cụ của linh hồn nội tại. (TLHNM II, 26) Ý thức thời Atlantis (Atlantean consciousness): Các ham muốn của con người không còn mơ hồ và phôi thai nữa; đến lúc này, chúng có liên quan tới các thôi thúc hay thèm muốn cơ bản - trước tiên thôi thúc tự vệ của y, kế đó tự bảo tồn qua sự thôi thúc sinh sản, kế đến thỏa mãn nhu cầu kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có tình trạng hiểu biết của trẻ con và người sơ khai. Tuy nhiên, dần dần chúng ta thấy sự hiểu biết bên trong về chính sự ham muốn từ từ tăng lên và ít chú trọng vào các thỏa mãn vật chất. Ý thức bắt đầu đáp ứng một cách chậm chạp với ảnh hưởng của thể trí và đáp ứng với năng lực phân biện và chọn lựa giữa các ước muốn khác nhau; khả năng dùng thì giờ một cách khá thông minh bắt đầu lộ ra. Các ước muốn tinh tế hơn bắt đầu thôi thúc; các dục vọng của con người trở nên bớt thô tục và ít thiên về vật chất; ước muốn về cái đẹp bắt đầu xuất hiện và có ý thức mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Ý thức con người trở nên thiên về trí cảm (kama-manasic) hơn, và toàn thể khuynh hướng đối với các thái độ hằng ngày của y hay các cách sống của y và của tính chất y bắt đầu nới rộng, khai mở và cải thiện. Mặc dù hầu hết thì giờ y vẫn còn bị lèo lái bởi ước muốn không hợp lý, tuy nhiên, lĩnh vực thỏa mãn của y và các thôi thúc do giác quan của y đều ít thú tính một cách rõ rệt và thiên về tình cảm nhiều hơn. Tâm trạng và tình cảm đi đến chỗ được nhận biết và một ước muốn mơ hồ về yên bình và sự thôi thúc để tìm ra điều mơ hồ được gọi là “hạnh phúc” bắt đầu đóng vai trò của chúng.. Điều này tương ứng với giai đoạn trưởng thành và với tình trạng ý thức thời Atlantis. Đó là tình trạng của đa số con người hiện nay. Phần lớn con người vẫn còn ý thức thời Atlantis, vẫn còn có các phản ứng và cách tiếp cận cuộc sống thuần túy tình cảm. Họ vẫn còn bị chi phối hầu hết bằng các dục vọng ích kỷ và bằng tiếng gọi của cuộc sống theo bản năng. Nhân loại trên địa cầu chúng ta vẫn còn ở giai đoạn Atlantis, trong khi giới trí thức, các đệ tử và người tìm đạo đều đang nhanh chóng ra khỏi giai đoạn này, vì họ đã đạt được việc biệt lập ngã tính trên dãy nguyệt cầu và đã trải qua thời ý thức Atlantis. Ngày nay, những người hoạt động trên thế giới nên ghi nhớ thật kỹ các sự kiện và các trình tự này nếu họ muốn đánh giá vấn đề thế giới một cách hợp lý, cũng như muốn hướng dẫn và dạy dỗ người dân một cách đúng đắn. Nói chung, họ phải hiểu rằng, khi đối xử với quần chúng còn nghèo khổ thì ít người có trí tuệ thực sự, rằng họ cần phải được định hướng về cái thực sự được ưa thích nhiều hơn là về phía cái hợp lý thực sự, và chiều hướng đúng của năng lượng dục vọng khi nó tự biểu hiện trong   quần chúng chưa được rèn luyện, dễ bị dao động phải là nỗ lực của tất cả những kẻ có trách nhiệm giảng dạy. (TLHNM II, 25-26) Ý thức thời Lemuria (Lemurian consciousness): Vào các giai đoạn ban sơ, khi ý thức thời Lemuria tiêu biểu cho con người cõi hiện tượng thì trạng thái chắp vá của linh hồn - đang ngự trị và làm linh hoạt khắp hình hài con người và đem lại cho con người bất luận ý thức nhân loại thực sự nào, nếu có - hãy còn bất động, phôi thai và thiếu tổ chức. Theo cách hiểu của chúng ta thì đó là sự trống rổng của thể trí, và chỉ được phân biệt bằng sự đồng nhất hóa hoàn toàn với hình hài vật chất và các hoạt động của nó. Đây là giai đoạn có các phản ứng tĩnh tại chậm chạp đối với sự đau đớn, vui vẻ, khổ sở, đối với sự thôi thúc và thỏa mãn của ham muốn, và đối với sự thôi thúc mãnh liệt của tiềm thức hướng đến chỗ hoàn thiện. Hết kiếp này sang kiếp khác, năng lực dành cho sự đồng nhất hóa hữu thức từ từ tăng lên, với sự ham muốn ngày càng tăng cho phạm vi thỏa mãn rộng lớn hơn; linh hồn nội tại và sinh động ẩn sâu hơn bao giờ, trở thành tù nhân của bản chất hình hài. Toàn thể các mãnh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và bấy giờ, các ham muốn được biểu lộ đều là các ham muốn vật chất. Đồng thời, có một khuynh hướng ngày càng tăng đối với các ham muốn tinh tế hơn do thể cảm dục gợi ra. Dần dần, việc đồng nhất hóa của linh hồn với hình hài chuyển từ thể xác lên thể cảm dục. Vào lúc này, không có gì có thể được gọi là phàm ngã. Chỉ có một xác thân sống động, linh hoạt, với các nhu cầu và ham muốn, các ưa thích và khát khao, đi kèm bằng sự chuyển di ý thức rất chậm chạp tuy rằng ngày càng nhiều, ra khỏi thể xác để vào thể cảm dục. Theo thời gian, khi sự chuyển đổi này đạt được thành công, thì bấy giờ, ý thức không còn hoàn toàn đồng nhất hóa với thể xác nữa mà trở nên được tập trung vào thể tình cảm. Khi tụ điểm chú tâm của linh hồn, tác động qua  con người đang tiến một cách chậm chạp, ở vào thế giới dục vọng, thì linh hồn trở nên đồng nhất hóa với bộ máy đáp ứng khác, thể cảm dục. Ý thức của y bấy giờ trở thành ý thức Atlantis. (TLHNM II, 24-25)   Ý thức trách nhiệm (Sense of responsibility): Ý thức trách nhiệm là một trong các dấu hiệu đầu tiên của sự kềm chế của linh hồn (egoic control).     (LVLCK, 814) Yên nghỉ (sleep):
  1. Sự yên nghỉ thông thường của thể xác, trong đó, não bộ không đáp ứng với bất cứ sự tiếp xúc nào của giác quan.
  2. Sự yên nghỉ của ngũ quan thức (vrittis) tức là hoạt động của các tiến trình trí tuệ đang liên kết con người với môi trường quanh con người qua trung gian của các giác quan và thể trí.
  3. Sự yên nghỉ của linh hồn mà nói về mặt huyền linh, sự yên nghỉ này bao hàm quảng đời kinh nghiệm của con người bắt đầu từ lúc đầu tiên đi đầu thai làm người cho đến khi “nhận biết” được thiên cơ và nỗ lực để đưa con người hạ đẳng phù hợp với bản chất và ý chí của con người tâm linh bên trong.
  4. Sự hôn thụy của đồng tử thông thường, trong đó, thể dĩ thái bị trục một phần ra khỏi thể xác, cũng như bị tách rời khỏi thể cảm dục, đưa tới một tình trạng thực là nguy hiểm.
  5. Sự nhập định (samadhi) hay là sự “yên nghỉ của nhà yoga”, kết quả của việc Chân Nhân triệt thoái một cách khoa học và hữu thức ra khỏi lớp vỏ tam phân để hoạt động được trên các phân cảnh cao, chuẩn bị cho việc phụng sự nào đó trên cõi thấp.
  6. Sự yên nghỉ của các vị Ứng thân (Nirmanakayas) vốn là một tình trạng tập trung tinh thần cao độ và an trụ vào thể tinh thần hay linh thể đến nỗi mà tâm thức hướng ngoại được triệt thoái chẳng những ra khỏi ba cõi nỗ lực của nhân loại mà còn ra khỏi hai biểu lộ thấp của Tam Thượng Thể tinh thần. Vì các mục đích của công việc đặc biệt, vị Ứng thân “yên nghỉ” đối với mọi trạng thái của cõi thứ ba hay là cõi Niết Bàn.
(ASCLH, 22–23) Yết ma (Kiết ma): Karmadana (B.Phạn). Yêu ma, yêu quỷ, yêu tinh : X. Rakshasas. Yêu thích (desire, ưa thích, ham muốn, ham mê, dục vọng): Là gắn bó (attachment) với các đối tượng đem lại thích thú (pleasure).     (ASCLH, 135) Yếu tố (Element, tattva, vật chất vi tử, bản tố, hợp tố): X. thêm Nguyên tố. -  Có 5 yếu tố : dĩ thái (ether), không khí (air), lửa (fire), nước (water), và đất (earth).                      (ASCLH, 157)
  • Tattva hay vật chất vi tử (atomic matter) của một cõi là kết quả của một vùng xoáy được tạo nên bởi tattva của cõi kế trên trong các tập hợp thô trược nhất của cõi cao kế trên đó, vùng xoáy này (vortex) được tạo ra bởi một tanmatra mới phát ra từ Isvara, gồm có:
  1. Yếu tố cõi Tối Đại Niết Bàn (Aditattvas), vật chất vi tử của cõi Tối Đại Niết Bàn (Maha Paranirvana, cõi thứ bảy). Do sự phối hợp của vật chất vi tử này mà 6 phân cảnh thấp của cảnh giới (cõi) cao nhất được tạo thành.
  2. Yếu tố cõi Đại Niết Bàn (Anupadakatattva), vật chất vi tử của cảnh giới Đại Niết Bàn (Paranirvana), cõi thứ sáu.
  3. Yếu tố Tiên thiên khí (Tiên thiên khí đại, Akashatattva), tương ứng với Dĩ thái (ether), âm thanh (sound), vật chất vi tử của cõi Niết Bàn (Nirvana), cõi thứ năm.
  4. Yếu tố Phong (Phong đại, Vayutattva), tương ứng với Không Khí (air), xúc giác (touch), vật chất vi tử của cõi thứ tư, cõi Bồ Đề (Buddhic plane).
  5. Yếu tố Hỏa (Hỏa đại, Agnitattva), tương ứng với Lửa, ánh sáng, vật chất vi tử của cõi thứ ba, cõi trí (Manasic plane).
  6. Yếu tố Thủy (Thủy đại, Apastattva), tương ứng với Nước, Vị giác (taste), vật chất vi tử của cõi thứ hai, cõi cảm dục (Astral plane).
  7. Yếu tố Thổ (Thổ đại, Prithivitattva), tương ứng với Đất, khứu giác (smell), vi tử hồng trần của cõi thứ nhất, cõi trần
(Physical plane).                                                                                         (LVLCK, 56, 94)       - Xem thêm Hợp tố. – Tattvas hay là các biến phân của lực (force differentiations) dưới bảy hình thức của chúng.     (ASCLH, 153) Yoga:
  1. Một trong 6 trường phái (school) ở Ấn Độ, được cho là do Patanjali lập ra, nhưng thực sự có nguồn gốc xưa hơn nhiều.
  2. Cách thực hành thiền định với vai trò là một phương tiện
đưa tới giải thoát tâm linh.                                                                (ĐĐNLVTD, 225) Yoga hành động (Karma Yoga): Karma Yoga đặc biệt có liên quan với hoạt động ở cõi trần và thể hiện thành biểu lộ bên ngoài mọi thôi thúc bên trong. Dưới hình thức cổ xưa và đơn giản nhất của nó, đó là môn yoga của căn chủng thứ ba, Lemuria. Hai biểu lộ được biết nhiều nhất của nó là Hatha Yoga và Laya Yoga. Karma Yoga đưa tới kết quả là khơi hoạt bốn bí huyệt dưới cách mô.                                                             (ASCLH, 121-122)   Yoga sùng tín (Bhakti Yoga): Bhakti Yoga là yoga của tâm. Đó là việc đem mọi cảm tính, dục vọng và tình cảm quy phục vào Đấng được mến yêu, thấy và biết được trong tâm. Đó là việc cao thượng hóa tất cả các tình thương thấp thỏi và kềm chế mọi khát vọng và dục vọng đối với kẻ mong mỏi muốn biết được Thượng Đế bác ái và tình thương của Thượng Đế. Đó là khoa học tối thượng của căn chủng trước, giống dân Atlantis, cũng như Raja Yoga là khoa học vĩ đại của văn minh Aryan của chúng ta. Bhakti Yoga làm cho người luyện tập nó thành một vị La Hán hay đưa người này đến lần điểm đạo thứ tư. Raja Yoga làm cho vị này trở thành cao đồ (adept) và dẫn đến cổng điểm đạo thứ năm. Cả hai đều đưa đến giải thoát. Bhakti Yoga là môn yoga về tim. về cảm dục thể. (ASCLH, 120-121) Yoga thần chú (Mantra Yoga): Môn Yoga về âm thanh hay về linh từ sáng tạo. (ASCLH, 347) Yoga thể xác (Hatha Yoga): Hatha Yoga đặc biệt có liên quan với thể xác, hoạt động hữu thức (chứ không phải tiềm thức và tự động) của xác thân và mọi cách thực hành khác giúp cho con người kềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn thể bộ máy của thể xác. (ASCLH, 121) Yoga về các bí huyệt (Laya Yoga): Laya Yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay chakras nằm trong thể đó và với việc phân phối các luồng thần lực và khơi hoạt luồng hỏa xà (serpent fire). (ASCLH, 121-122) Yoga Ý chí (Raja Yoga): - Môn Yoga về trí hay ý chí.         (ASCLH, 120) - Hệ thống chân chính để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần, đồng thời hợp nhất với Chân Ngã. Nó đòi hỏi việc luyện tập, điều phục và tập trung tư tưởng.  (TVTTHL, 358)   Yogas và vai trò trong sự phát triển con người (Yogas and their place in the unfoldment of the human being): Tất cả các Yogas khác nhau đều có vai trò của chúng trong sự phát triển của con người. Hatha yoga : Trong giống dân thuần thể chất đầu tiên (first pure physical race) được gọi là giống dân Lemurian, môn yoga được áp đặt lên nhân loại còn ấu trỉ vào thời đó là Hatha yoga, môn yoga của thể xác. Hatha yoga giúp cho việc sử dụng và vận dụng được nhiều cơ quan, cơ bắp và các bộ phận khác nhau của thể xác một cách tùy ý (conscious use and manipulation). Vấn đề đặt ra trước mắt các cao đồ (adepts) vào thời đó là dạy cho con người (lúc bấy giờ còn kém hơn loài thú) mục đích, ý nghĩa và cách sử dụng các cơ quan khác nhau của họ, để cho họ có thể kiểm soát được các cơ quan này một cách hữu thức và ý nghĩa của biểu tượng hình người (human figure). Do đó, vào thời xa xưa ấy, nhờ thực hành Hatha yoga, con người đạt tới cánh cửa điểm đạo. Vào thời đó, việc được điểm đạo lần ba – đưa đến kết quả là sự biến dung (transfiguration) của phàm ngã – là cuộc điểm đạo cao nhất mà con người có thể đạt được. Laya yoga và Bhakti yoga : Vào thời Atlantis, con người tiến bộ được là nhờ áp dụng hai môn yogas. Trước nhất là Laya yoga, tức khoa yoga về các bí huyệt (yoga of the centres). Loại yoga này tạo ra sự ổn cố (stabilizing) cho thể dĩ thái, cho các bí huyệt trong con người và sự phát triển thể cảm dục và bản chất thông linh (psychic nature). Sau đó, Bhakti yoga, vốn bắt nguồn từ sự phát triển thể cảm dục, được kết hợp với Laya yoga, đã đặt nền móng cho thuyết thần bí (mysticism) và sùng tín, vốn là động cơ ẩn bên dưới trong căn chủng Aryan đặc biệt của chúng ta. Mục tiêu lúc bấy giờ là cuộc điểm đạo thứ tư… Raja yoga : Ngày nay, trong giống dân Aryan, nhờ thực hành Raja yoga, có thể khuất phục được hạ trí (mental body) và kiềm chế được trí tuệ (mind), và mục tiêu của nhân loại đang tiến hóa là đạt được lần điểm đạo thứ năm để thành Chân Sư. Như thế, tất cả các yogas đều có vai trò của chúng và được dùng cho mục đích hữu ích. Hiển nhiên là bất cứ ai quay về với cách thực hành Hatha yoga, hoặc những cách thực hành nào có liên quan đặc biệt tới sự phát triển các bí huyệt, áp dụng các kiểu thực hành tham thiền và các bài tập thở đủ loại đều là thoái hóa theo một phương diện nào đó. Người ta sẽ thấy rằng, nhờ thực hành Raja Yoga và nhờ đạt được đến mức nhất tâm bất loạn, khi con người tập trung ý thức vào linh hồn, các hình thức yoga khác trở thành không cần thiết, vì môn yoga cao sẽ tự động bao hàm tất cả các yoga thấp bằng các kết quả của yoga cao, mặc dù không thực hành môn yoga thấp. (ASCLH, X–XI)   Yogi (người tập Yoga):
  • Nhà Yoga đích thực là người mà sau khi thực hành đúng các hình thức và thời gian tham thiền đã định, hòa nhập sự thiền định đó vào cách sống hằng ngày nên sau rốt, ở vào tư thế thiền
định suốt ngày.                                      (TVTTHL, 284)
  • Là người đã đạt được sự hợp nhất (vì yoga là môn học về sự hợp nhất – science of union), y biết được chính mình đang ở trong thực tại. Khi sự vô minh (ignorance) bị thay thế bằng sự hiểu biết siêu việt, nhà yogi thấy rằng mình đã đồng nhất hóa với Brahma, Nguyên nhân Vĩnh cửu (Eternal Cause), Cái Duy nhất (the One) và cái Đơn nhất (the Alone). (TTTĐTG, 189)
                      NGỮ GIẢI ANH VIỆT                                 A       Abhijna: Lục thông, Lục thần thông (Six phenomenal gifts, six supernatural gifts). Gồm có:
  • Thiên - nhãn - thông: (Divyachakchus / Dibba -
Cakkhu. Celestial Eye hay Divine seeing, divine perception). Thần thông thứ nhất trong lục thông. Năng lực thấy được bất cứ đối tượng (sự vật, object) nào có trong vũ trụ, ở bất luận khoảng cách nào, giống như có được “mắt trời” (“thiên nhãn”).
  • Thiên - nhĩ - thông: (Divyasrotra / Dibbasota - Celestial Ear hay Divine hearing). Đứng thứ hai trong lục thông. Năng lực hiểu được
(understanding) ngôn ngữ hoặc âm thanh (language or sound) do bất cứ sinh linh nào trên địa cầu tạo ra, giống như có được “tai trời” (thiên nhĩ).       3)Túc - mạng - thông (Pubbenniva – sanussatinana - Connaissance des vies antérieures). Thần thông thứ ba. Biết được (thông) các kiếp sống trước (túc mạng) của chính mình hoặc của người khác.
  • Tha - tâm - thông (Parassa utoparinna nana (Nam Phạn). Thần thông thứ tư. Biết rõ tâm ý kẻ khác (tha tâm).
  • Thần - túc - thông (Iddhividdha – Nam Phạn;
Riddhipada – Bắc Phạn; Pouvoir de se deplacer à travers l’espace). Thần thông thứ năm. Năng lực di chuyển qua không gian, đi đến bất cứ nơi đâu, giống như chân của thần (thần túc).
  • Lậu - tận - thông (Asava samkhaya/ Asavakhaya, Nam Phạn; The finality of the stream, The Highest Power).
Thần thông thứ sáu, cao hơn hết trong lục thông. Đạt được sự hiểu biết rốt ráo về cứu cánh của chuỗi các kiếp luân hồi. Năng lực làm dứt hết những gì tiết ra (lậu: tiết ra; tận: hết sạch) làm cho con người trở nên ô trược như phiền não, ái, ố, tham, sân, si, nhờ đó thoát ra được: a.- Ngã chấp (chấp: mắc dính, vướng vào; ngã: cái ta) tức là chấp nê có mình, có thân mình, nên cứ khư khư giữ lấy cái thân giả hiệp, vô thường. b.- Pháp chấp: tức là chấp có các pháp, các sự vật trong thế gian, nên dễ trở nên lầm lạc. Abhaya : Vô úy (without fear) Abhinivesha     :     Ngã     chấp (trạng thái gắn bó với một cách sống, tức gắn bó với phàm ngã). Sợ đau khổ (dread of suffering) Abraham : Là tộc trưởng của Do Thái (thế kỷ XIX trước T.C.), một trong các gương mặt vĩ đại của Thánh Kinh Cơ Đốc (Bible). Để thử đức tin của ông, Đức Chúa Trời đòi ông phải giết con trai ông là Isaac để hiến tế. Abraham sắp sửa tuân theo thì thiên thần hiện ra ngăn lại. Abraham được coi là tổ phụ của dân Israel và dân Ả Rập. A–Bram : Phi Bà La Môn (No–Brhma). Absolute All: Tổng Thể Tuyệt Đối (Tinh Thần và Vật Chất). Absolute Being: Thực Thể Tuyệt Đối (là Hư Vô – NonBeing - theo Triết Học Bí Truyền Esoteric Philosophy). Absolute blank: Hư Vô Tuyệt Đối. Absolute Light : Ánh Sáng Tuyệt Đối (tức là Bóng Tối – Darkness). Absolute Nirguna : Para– brahman. Absolute Spirit : Tinh Thần Tuyệt Đối, Thái Dương Thượng Đế. Abstention from avarice : không keo kiệt. Abstention     from    incontinence : Tiết dục. Abstraction / Withdrawal : Trừu xuất, hườn hư (tình trạng có vật chất mà không có tri giác, Pratyahara). Quan niệm trừu tượng. Abstracting process : Tiến trình trừu xuất (tức là tiến trình triệt thoái, withdrawal process). Acarya (Bắc Phạn, A–xà–lê): Giáo Thọ, một chức vị trong Tam sư (gồm Hòa Thượng, Yết ma [Kiết ma] và Giáo Thọ) có nhiệm vụ dạy chữ nghĩa và đạo lý. (Lúc Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn làm Hòa Thượng ở chùa Đông Thiền thì ngài Thần Tú làm Giáo Thọ dạy tăng chúng trong chùa). Accepted chela / disciple : Đệ tử nhập môn. Accident : Tùy thể, cái phụ, cái thứ yếu. (Tùy thể là cái gì có thể xuất hiện rồi lại biến đi nơi một vật, một người mà không hủy diệt vật hay người đó. Thí dụ: người mập, người ốm, trong đó "mập, ốm" là những tùy thể.. Đối chiếu với bản thể – substance). Acharya : Huấn sư (teacher) Achit : Phi chit. Acosmism: Thuyết phi vũ trụ. Acquisition of qualities : Lập hạnh. Acrostic : Ám tự, mật tự. Action : Hành uẩn (Samskâr – skanda hay là Samkhara – khanda). Công phu (trong việc tu học). Active contemplation : Nhập định tích cực. Active Intelligence : Thông tuệ linh hoạt (thuộc Ngôi Ba của Thái Dương Thượng Đế). Active power : Năng lực tác động. Actuate : Khơi hoạt làm linh hoạt (energize) Adamic Race : Căn chủng thứ nhất (có hình hài được làm cho linh hoạt là thể cảm dục, chỉ có thính giác). Adam Kadmon : Con người nguyên hình. Thượng Đế biểu lộ. Adept : Thánh nhân, Cao đồ. Chân Sư. Bậc chân tu. Adeptship : Quả vị Chân Sư. Quả vị Asekha được tượng trưng bằng sự Thăng Thiên (Ascension) và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống (Descente). Adharma : Vô pháp (unrigh– teousness). Adi : Cõi nguyên tử của thái dương hệ. Cõi Tối Đại Niết Bàn. Cõi của Thượng Đế. Cõi thiêng liêng. Adi–Bouddha : Thượng Đế Ngôi Một. A–Đề–Phật (Bản Sơ Giác Giả, Bản Sơ Phật). Tương đương với Thái Dương Thượng Đế. Parabraman. Adi–Buddhi : Tối Đại Bồ Đề. Adi–Buddha : Minh triết nguyên thủy. (Primeval/ First wisdom). Adi–Bhuta : Đấng Nguyên Thủy. Aditattva: Vật chất vi tử cõi Tối Đại Niết Bàn. Aditi : Tiên Thiên Huyền Nữ (Tổng thể vô biên, Mẹ của chư Thiên, Không Gian Vĩnh Cửu). Adon/Adonai : Elohim, Thiên Thần Sáng tạo. Ngôi Con. Advaitism : Nhất Nguyên Luận. Advaita/Adwaita doctrine : Triết lý Nhất Nguyên. Vô nhị (without a second). Adwaitic movement : Phong trào Nhất Nguyên. Adwaitin/ Adwaiti: Người theo Nhất Nguyên luận. Adytum : Thánh điện, linh điện. Aeolian : Thần gió. Aeon : Phân thân (của Thượng Đế). Vô lượng thời (một Manvantara, một thời kỳ biểu lộ không vĩnh cửu). Aerial body : Phàm ngã. Ma hình (Astral body). Aether : Vật chất cõi Niết Bàn. Biến phân của Fohat ở cõi Niết Bàn. Hậu thiên khí (Aditi của Ấn giáo). Affinity : Ái lực. Sự tương cầu. Agami karma : Thân nghiệp. Age of Brahma : Kiếp của Brahma. Ageless wisdom : Minh triết vô thủy. Age: yuga: 4.320.000 năm mặt trời. Agglutinative speech : Ngôn ngữ dính chùm (của một vài   giống người thời Atlantis đã Hạn. Thuyết của Kant, chủ tàn tạ, ngày nay hầu như bị trương bất khả tri đối với lý trí, giới hạn trong các bộ lạc thổ nghĩa là lý trí không thể biết dân ở châu Mỹ). được tự thể (noumena, thực Agni : Hỏa Tinh Quân, Đại tượng) mà chỉ biết được hiện Thiên Thần chủ quản về Lửa. tượng (phenomenon). Agnichaitan : Hỏa thiên thần.   Thuyết hiện sinh: chủ trương Agnishvatta : Hỏa thần. bất khả tri đối với Thượng Đế, Agnishvatta Pitris: Mànasa – nghĩa là không thể dùng lý trí Dhyànis, Solar Devas (Thái mà biết được Thượng Đế. Dương Tinh Quân). Aham (I) : Cái Ngã. Tri thức Agnisuryan : Thiên Thần cõi chủ quan. cảm dục. Chất liệu linh hoạt Ahamkara : Nguyên khí tạo cõi cảm dục. Ngã. Ngã thức (I–ness, nét mơ Agnittava : Hỏa đại, vật chất hồ đầu tiên của ngã chấp, tức vi tử cõi trí (tương ứng với khuynh hướng đạt tới sự dứt hỏa). Hành hỏa. khoát, nguồn gốc của mọi biểu Agniyoga : Yoga về lửa. lộ, khi phản ánh trở lại, nó Agnostic (Hy Lạp): Người biến thành đại hão huyền, theo thuyết Bất Khả Tri. Từ chia rẽ). ngữ này được cho là do ông Ahamsa : Ta là Cái Đó (xác Huxley đặt ra để chỉ ai không định sự đồng nhất của cá thể tin vào điều gì không thể với cái đại đồng). chứng minh được bằng giác Aham–ship : Ngã tính quan. Sau đó, các Trường Phái (Ego–ship). Trạng thái cái tôi. của Phái Bất Khả Tri Ah–Hi : Minh triết Long. Các (Agnosticism) đưa ra nhiều Đấng kiến tạo vĩ đại. Đấng định nghĩa triết học hơn nữa Thiêng liêng (Celestial cho thuật ngữ này. Beings). Thiên trí. Long thần Agnosticism : Thuyết Bất Hộ pháp. Khả Tri, Thuyết Lý Trí Hữu Ahimsa : Bất tổn hại.   Ahriam (Ahriman): Nguyên lý Ac, tà lực (theo Bái Hỏa giáo). Ahura–Mazda (hay Ormuzd) : Nguyên Lý thiện. Thượng Đế Tối Cao của Thiện Ác Nhị Nguyên giáo ở Iran xưa (Tôn giáo này được Đức Zarathustra cải cách lại vào khoảng thế kỷ V–VII trước T.C.) Ain : Cái tồn tại tiêu cực. Ain Soph : Đấng Tuyệt Đối Vô Biên của Do Thái giáo. Thượng Đế. Ain Soph tức NoThing. Air : Phong. Biến phân của Fohat ở cõi Bồ Đề. Không khí (chất dĩ thái phức tạp đã biến phân). Airy : Phong. Ajna centre / Ajna chakra : Bí huyệt ấn đường, bí huyệt giữa hai chân mày. Ajnana : Vô tri thức (Non– knowledge), vô minh (ignorance, non – wisdom, avidya) Akâsha : Chất liệu nguyên thủy (primordial substance). Tiên thiên khí. Vật chất cõi Đại Niết Bàn. Biến phân của Fohat ở cõi Đại Niết Bàn. Dĩ thái không gian (ether of space) Akâshatattva : Vật chất vi tử cõi Niết Bàn (tương ứng với dĩ thái). Tiên Thiên Khí đại, Hành Tiên Thiên Khí. Akashic record : Tiên Thiên ký ảnh, (chính là hào quang của hành tinh). Alaya (Alaya Vijnana/Alaya consciousness) : A–lại–gia– thức. Tàng thức. Toàn Linh thức. Linh hồn thế giới (Anima Mundi). Alban : Tên của một vị thánh tử đạo (khoảng năm 304), tiền thân của Chân Sư Saint Germain. Albert Einstein (1879–1955): Sinh ra trong gia đình Do Thái nhưng không theo Do Thái giáo. Ba tuổi mới biết nói. Thuở bé, học lực tìm thường. Năm 12 tuổi, bắt đầu say mê hình học, có khiếu lạ lùng về toán. Rất thích Thánh Kinh, thuộc làu thánh sử, không phân biệt đạo Thiên Chúa với đạo Do Thái. Triệt để không   nói dối, nên suy nghĩ lâu mới Năm 1916, ông đưa ra Thuyết trả lời làm cho thầy giáo bực Tương Đối Tổng Quát mình, người đời tưởng là ông (General Theory). Năm 1921, chậm hiểu. Rất  ham đọc sách, ông được giải Nobel về vật lý nhất là loại khoa học. Năm do công trình nghiên cứu về 1902, cưới cô Milena, bạn học photon. Năm 1950, ông công cũ, về sau có 2 con trai với bà bố thuyết Trường Hợp Nhất vợ này. Đưa ra thuyết photon (Champ unifié). Năm 1914, (quang tử, "hạt" ánh sáng): sau khi qua Đức dạy ở đại học Bản chất của ánh sáng là hạt. Berlin, vợ cùng hai con vẫn ở Kế đó đưa ra thuyết "chuyển lại Thụy Sĩ, dần dần hai ông động của các phân tử nước bà mặc nhiên ly thân. Được ít gây ra chuyển động Brown" lâu, ông cưới bà Elsa, em họ và dùng toán chứng minh ông, bà này cũng đã ly thân thuyết này nên được Đại Học với chồng và có hai con gái Zurich ở Thụy Sĩ cấp cho bằng riêng. (Bà Elsa mất năm Tiến Sĩ. Năm 1905, ông dùng 1936). toán học để chứng minh tốc độ   Theo các thuyết của của ánh sáng trong chân Einstein, vũ trụ là khoảng không là hằng số và vào cong, như vậy, vũ trụ không khoảng 300.000 Km/s, đồng vô biên và có giới hạn (điều thời đưa ra “Thuyết Tương này trái với giáo lý huyền Đối Hẹp” (gọi là “hẹp” vì môn). Ông sống rất đơn giản, thuyết này chỉ mới xét riêng ngay lúc còn trẻ cũng không về các chuyển động đều), với mấy khi chải tóc mà để bù xù công thức trứ danh E = mc2 và chừa tóc dài để không lệ (Năng lượng E = khối lượng m thuộc thợ hớt tóc. Hạn chế nhu nhân bình phương tốc độ ánh cầu để có tự do hơn, không sáng c) mà sau này, khi chế muốn “làm nô lệ cho phòng được bom nguyên tử, người ta tắm, tủ lạnh, xe hơi, máy thu mới thấy công thức đó đúng. thanh…”. Ông có công thức: a (thành công) = x (làm việc) + không?” Ông đáp: “Tôi tin y (tiêu khiển) + z (biết làm rằng có”. Trong quyển “Thế thinh). Thú tiêu khiển của ông giới huyền bí của bà là vĩ cầm và dương cầm, nhạc Blavatsky” (“Esoteric World sĩ Mozart được ông thích nhất. of Madame Blavatsky”) xuất Không muốn ai quấy rầy mình bản năm 2000, tác giả D.H. để được yên ổn làm việc. Đối Caldweld cho biết: A. Einstein với ông, làm việc là suy nghĩ có bộ sách Secret Doctrine và làm toán. Vì chống chiến của bà Blavatsky trên bàn làm tranh, ông bị Hitler treo giá việc của ông. Sách được đọc cái đầu của ông là 20.000 Đức nhiều lần, có ghi chú đầy ở lề Kim. Ông có nhân sinh quan trang sách. Sau khi ông qua rõ rệt: sống là phục vụ cho đời, bộ sách được cháu gái của thiện, mỹ và chân. Do tính ông đem tặng thư viện Hội tình giản dị, hồn nhiên, nhũn Theosophy ở Adyar. Có ý kiến nhặn, ghét quảng cáo về cho rằng ông tìm ra Thuyết mình, nên có mấy trăm bằng Tương Đối nhờ nghiên cứu bộ danh dự và huy chương mà Secret Doctrine. Trong quyển ông không bao giờ đeo. Năm “The Discovery of India”, ông 1952, được mời ra làm Tổng Nehru (1889–1964), cố thủ Thống nước Do Thái, ông tướng Ấn Độ, có trích dẫn câu cũng từ chối. Về tôn giáo, ông nói sau đây của Einstein: nói: “Tôi tin có Đấng Thượng “Trong thời đại duy vật này Đế của Spinoza, Đấng đó biểu của chúng ta, những nhà khoa hiện trong sự hòa hợp của vạn học chân chính là những người vật, chứ tôi không tin một có tín ngưỡng tôn giáo sâu Đấng Thượng Đế săn sóc tới xa”. thân phận và hành động của   Sau mấy ngày đau nhói dữ con người”. Có người hỏi dội ở đại động mạch chủ mà Einstein: “Ông có tin rằng có ông không chịu để cho mổ, một thực thể ở ngoài chúng ta sáng sớm ngày 18–04–1955,   ông nghẹt thở và từ trần. Theo di chúc của ông, không có tổ chức lễ tang long trọng và cũng không làm lễ theo tôn giáo, vì lúc sinh tiền ông có nói: “Bày ra tang lễ chỉ để làm vui lòng người chung quanh thôi, tang lễ tự nó chẳng có ý nghĩa gì cả…”. Di hài được hỏa thiêu, chỉ có vài người rất thân tới dự, vì giờ và chỗ hỏa thiêu hoàn toàn được giữ kín. Alchemist : Nhà luyện đan. Alchemy : Thuật luyện đan, giả–kim–thuật (chuyển hóa kim loại thường thành vàng).   .   Divine alchemy : Siêu chuyển thiêng liêng.   .   Spiritual alchemy : Siêu chuyển tinh thần. Aletheia : Chân lý. Alice Ann Bailey (1880 – 1949) : Bà ra đời ở thành phố Manchester, nước Anh, trong một gia đình khá giả, theo Thiên Chúa giáo chính thống (orthodox Christianity). Lập gia đình với một mục sư và sinh được ba con. Có một thời bà sang Ấn Độ làm nhà rao giảng Phúc Âm (Evangelist) cho các binh sĩ Anh tại đây. Năm 35 tuổi, bà ly dị với ông chồng mục sư (rector), đi làm trong xưởng đóng cá hộp để nuôi con. Trong thời gian này, bà bắt đầu biết được Minh Triết Thiêng Liêng, sau đó ăn chay và gia nhập một chi bộ Hội Minh Triết Thiêng Liêng. Năm 1919, bà gặp ông Foster Bailey, một luật sư, và về sau thành hôn với ông này. Bà là đệ tử của Chân Sư K.H. Trong đời, bà có hai lần dự lễ Wesak. Năm 1920, theo lời khuyên của Đức K.H., bà cộng tác với Chân Sư D.K. để viết ra các sách do Ngài đọc cho bà, quyển đầu tiên là “Điểm Đạo, Nhân Loại Và Thái Dương”. Từ năm 1922 đến 1949, với sự giúp đỡ của Đức D.K., bà viết ra trên 20 sách huyền học, bàn về đủ mọi vấn đề như cấu tạo của con người, của linh hồn (Linh Hồn Và Cơ Cấu Của Linh Hồn), cách thanh luyện các hạ thể của con người (Thư Về Tham Thiền Huyền Linh), một vài cách tu tập cá nhân (Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới), phương pháp dạy dỗ con người (Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Mới), các vấn đề về tâm lý (Tâm Lý Học Nội Môn I, II), các vấn đề của quốc gia, nhân loại (Vận Mệnh Các Quốc Gia, Vấn đề Của Nhân loại), vấn đề chiêm tinh (Chiêm Tinh Học Nội Môn), vấn đề bệnh tật (Chữa Trị Nội Môn), việc trở lại của Đấng Cứu Thế (Sự Tái Lâm Của Đức Christ), cho đến một vấn đề vô cùng to tát là việc tạo lập một vũ trụ, thái dương hệ (Luận Về Lửa Càn Khôn) … và còn nhiều đề tài khác nữa, nhất là về Luân Hồi và Nghiệp Quả ở rải rác trong các sách nói trên.   Nhờ bà Bailey cộng tác với Chân Sư D.K. trong suốt 27 năm sau cùng của bà, thế gian mới có được pho sách huyền học tương đối đầy đủ và rõ ràng hơn là các sách do huyền môn đưa ra qua Hội Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophical Society) vào cuối thế kỷ XIX. Alignement/Aligning : Chỉnh hợp. All : Tổng Thể. Chân Như. Allah : Đấng Duy Nhất. Thượng Đế (theo Hồi giáo). All–Being : Đại Bản Thể, tức Brahmà. All-consciousness: Toàn thức. All–embracing : Viên dung, bao hàm tất cả. All–empty : Giai không. All–Father : Đại Từ Phụ, cội nguồn của vạn vật. All–evolving : Làm cho vạn vật tiến hóa. All–knowledge : Toàn thức, toàn giác (omniscience), toàn tri. Allocentrism/Altruism              : Thuyết Duy Tha (thuyết của Auguste Comte, chủ trương vì kẻ khác hơn là vì mình, phổ biến vào cuối thế kỷ XIX, đề cao châm ngôn: “Hạnh phúc là sống cho người khác”. Thuyết này giống với Thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử vào khoảng thế kỷ III và IV trước T.C.)   All–perceiving :Toàn tri. ra từ chữ Patra [Bắc Phạn] All–pervading : Thấm nhuần hoặc Patta [Nam Phạn]). vạn vật (all– permeant). Alpha and omega : Thủy và All–potential : Toàn năng. chung. All–power : Toàn năng Altar Major Center : Bí (omnipotence). huyệt hành tủy. All–seeing : Toàn thông. Alter Ego : Chân Ngã. All–seeing eye : Toàn nhãn Amenasa : Người chưa có trí thông, thiên nhãn (Eye of khôn (the mindless). God). Amen : Biến thái của thánh All–Self : Toàn Ngã, Đại Ngã. ngữ AUM (Hàm ý : mong All–Selves : Vạn Ngã. thay). All–Soul : Đại Hồn. Amenti : Cõi luyện tội (cõi All–sustaining : Bảo dưỡng ngay sau khi chết). vạn vật. Amitbhâ : Phật A Di Đà, Vô All that Is : Vạn pháp, vạn Biên Quang Phật (Boundless hữu (tất cả sự vật trên đời). Light). All-void: Tổng hư vô, Toàn Ammonius Saccas : Triết gia không (sarva-shunya). ở Alexandria, khoảng tiền bán All–vivifying : Làm linh hoạt thế kỷ thứ ba sau T.C.. Sáng vạn vật. lập phái Tân Plato, thầy của All–wise : Đấng Toàn Tri. Plotinus… All–wisdom : Toàn triết. Amrita : Cam lộ, Trường sinh Almighty : Đấng Đại Hùng, lộ (Elixir of life). Đấng Toàn Năng. Amulet: Mệnh phù, bùa hộ Almsbowl : Bát, bình bát (làm mệnh. bằng đồng, thiết, có khi bằng Amshaspend : Đấng Tạo gỗ của các nhà sư Nam Tông Hóa. dùng để đi khất thực, đọc trại Anagami : Người được điểm đạo lần 3 (A–na–hàm). Anahata shabda: tiếng vỗ của tôn danh khác của Đức Sanat một bàn tay (chích thủ diệu Kumara). thanh). Do shabda là âm Androgyne : giống người thư thanh, anahata có nghĩa là hùng lưỡng phái thuộc căn “không bị va đập”, đó là vì chủng ba. âm thanh đó được tạo ra mà Angel Monad : Chân Thần không có hai vật đập vào bản mệnh. nhau. Ý tưởng đó làm cho Angel of the Presence : chúng ta nhớ lại công án Thiên Thần Bản Lai Diện (Koan) của thiền sư Hirata: Mục. Linh hồn. Như Lai Tạng. chích thủ diệu thanh. Thuật Angelology : Thiên thần học. ngữ này chỉ những gì ở bên Anglicanism : Anh giáo, một trên các cõi của phàm ngã. trong ba nhánh chính của đạo Ananda : Tối Linh Trí. Tin Lành, phát triển nhiều Thượng Đế Ngôi Hai. nhất ở Anh, số tín đồ trên thế  Tên của một đệ tử thân thiết giới: 81.660.000 người. đã được điểm đạo của Phật Anglosaxon : Phụ chủng 5 của Thích Ca, sinh sau Phật 30 căn chủng 5. năm. Tổ Thiền Tông thứ hai Anima : Vi hòa thức (một của Ấn Độ. trong bát huyền công). Annandamayakosha : Thể Anima mundi : Linh hồn thế chí phúc, thể Bồ Đề. giới. Đạo (Tao). Anadamaya sheath : Thể Bồ Animal body : Thể xác. Đề.  Animal child : Hài nhi. Anaxagoras (Pháp: Anaxa– Animal force : Thú tính lực. gore, 500?–428 trước T.C.): Animal form : Thể xác (cả Triết gia Hy Lạp, có các môn người lẫn vật). Hình hài động đệ như Pericles, Euripides và vật. có thể có cả Socrates. Animal man : Người thú. Ancient of Days : Đấng Phàm ngã. Chưởng Quản Địa Cầu (một Animal Monad : Chân Thần Antahkarana : Tam muội động vật. pháp môn (phương tiện giúp Animal nature /Animal self hành giả tự do liên lạc giữa Phàm ngã. cõi hiện tượng và cõi bản thể). Animal soul : Sinh hồn (hạ Giác tuyến (thread of trí), giác hồn. Kama rupa. Còn consciousness). gọi là terrestrial soul. Antariksa : Cõi cảm dục. Animate : Khơi hoạt. Làm Anthropogenesis : Nhân loại sinh động. khởi nguyên luận (luận về Animism : Thuyết vật linh nguồn gốc con người). (thuyết cho rằng vật nào cũng Anthropomorphism : Nhân có sự sống, có linh hồn). hình thuyết, Thần nhân đồng Anitya (B.P.): Vô thường hình thuyết (thuyết chủ trương (impermanent) rằng những gì nơi con người Annamayakosha (Bắc Phạn): cũng áp dụng được cho thần Nhục thân (dense physical minh; thí dụ nói Thượng Đế body), Sthula Sharira. thịnh nộ, vv…) Annihilationism : Thuyết tịch Anthropomorphize : Nhân diệt. hình hóa, nhân tính hóa. Annie Besant (1847–1933): Anti-Christ : Đối Christ. Gia nhập Hội Theosophy từ Anugýtâ (Bắc Phạn): Một năm 1889. Giữ chức Hội trong các kinh Upanishads. Trưởng Theosophy thế giới Anu (annu): Vi tử, nguyên tử. sau khi Đại Tá Olcott mất từ Nguyên tử nguyên thủy năm 1907 đến 1933. Bà là một (primordial atom). đệ tử được điểm đạo. Tác Anupadaka : Cõi Đại Niết phẩm: Khảo cứu về tâm thức, Bàn. Cõi Chân Thần. Cõi thứ Minh Triết Nghìn Xưa, Luân hai của thái dương hệ. Vô phụ Hồi… mẫu (parentless). Anointed Đấng Thánh Thiện. Anupadakatattva : Vật chất vi tử cõi Đại Niết Bàn. Apna : Một trong năm biến A priori : Tiên thiên, tiên phân của prana. Hơi thở vào nghiệm (có trước kinh nghiệm,  (inspirational breath). sinh ra đã có). Apara : xả ly/ dứt bỏ thấp Apriorism : Thuyết Tiên (lower vairagya). Thiên (thuyết của Kant, một Apas : Thủy đại (một trong tứ triết gia Đức, theo thuyết này đại), yếu tố nước. thì lý trí con người có sẵn các Apastattva : Vật chất vi tử cõi phạm trù, tức là các khuôn cảm dục (tương ứng với nước). mẫu để tư tưởng noi theo). Thủy đại, hành thủy. Apsara : Nữ thần (nymphe). Apocalypse     :     Sách         Khải Apsycheism : Phi linh thuyết. Huyền (quyển cuối của Kinh Aquarius           (Water     Bearer): Tân Ước). Bảo Bình (20/1–18/2). Apollo : Nhật thần. Arabs : Người Á Rập (là hậu Apollonius of Tyana : Triết duệ của người Aryan không gia Hy Lạp thuộc trường phái muốn đến Ấn Độ vào thời Tân Pythagore, sống vào thế phân tán các quốc gia, một số kỷ I sau T.C., được điểm đạo còn ở lại các vùng biên giới xứ lần 5, trở thành Chân Sư này ở Afghanistan, Kabul và Jesus. dọc theo sông Oxus, trong khi Apostle : Môn đồ, tông đồ. một số khác đột nhập và Appear : Giáng lâm. chiếm Arabia). Appearance : Hình hài, sắc Arahat / Arhat : A–la–hán, tướng. La Hán (Người đã được điểm Apperception : Tổng thức. đạo lần thứ tư). Appreciation : Nhận thức, Arcane school : Trường Bí nhận định. giáo. Apprehension : Tham ngộ. Archaeology : Khảo cổ học. Lĩnh hội. Archaeus : Thái Cổ. Approbation : Chuẩn nhận. Archangel : Nhất Đẳng Thiên Thần (do tiếng Hy Lạp: arch –   > first; angelos –> messenger).   . Seven Archangels : Bảy Hành Tinh Thượng Đế. Archetypal atom : Vi tử nguyên hình. Archetypal idea : Nguyên hình tư tưởng (tồn tại ở vùng cao của cõi trí). Archetypal plane : Cõi nguyên hình. Cõi Tối Đại Niết Bàn. Archetypal world : Thế giới nguyên hình. Argha : Chiếc bè (ark). Arhat (Arahat, Arhan, Rahat): A–la–hán, La–hán. Arhat initiation : Cuộc điểm đạo thứ tư. Arhatship : Quả vị La–hán. Aries (Ram) : Dương Cưu (21/3– 19/4) Aristotle (Pháp: Aristote, 384–322 trước T.C.): Triết gia Hy Lạp, tương đối mộ đạo, thầy dạy kèm cho Alexandre Đại Đế. Được xem như đứng đầu phái Tiêu Dao (Peripateticism), do chỗ triết gia này có thói quen vừa đi bách bộ thong thả (tiêu dao) dưới bóng cây trong vườn vừa thuyết giảng đạo lý. Ông đề ra phương pháp suy luận nổi tiếng, gọi là tam đoạn luận (syllogism). Đệ tử của triết gia Plato.. Arrival at the shore: Đáo bĩ ngạn, Paramita. Arjuna : Người tìm đạo. Ark of the Covenant : Tráp đựng Thiên Ước. Armageddom : Trận chiến giữa thiện và ác. Chiến trường của hành tinh. Army of the voice : Đạo binh âm thanh, các cấp thiên thần hạ đẳng. Arũpa : Vô sắc tướng (formless, bodiless, no–form. without form, subjective). Arupa deva : Thiên thần vô sắc tướng. Arupa level : Cõi vô sắc tướng, vô sắc giới. Arya: Thánh thiện (holy). Aryamarga: Thánh đạo (Arya Path).  Aryan Root Race : Căn chủng Aryan, Căn chủng thứ năm (có cách nay một triệu năm, gồm đủ sắc da như nâu đen, nâu đỏ, vàng, trắng). Aryasanga : Tên một triết gia thời Tiền Cơ Đốc, có sáng lập một trường Phật giáo nội môn Yogâchârya. Tiền thân của Chân Sư D.K. Aryasatyâni : Tứ Diệu Đế, (Aryasacca, Nam Phạn), Four Truths, Four dogmas. As a man thinketh, so is he: Con người suy tưởng thế nào sẽ trở thành thế ấy. Asana : Tư thế ngồi thiền, tọa thế (posture). Asamkhya (Bắc Phạn) : A–tăng–kỳ, vô số (in– numerable), gọi tắt là tăng kỳ. Asamskrta: Vô vi (không tạo tác, không cố ý tạo tác, non agir) tức Chân Lý, Niết Bàn, vô tướng, thực tướng, pháp giái. Asanga : Ngài Vô Trước, sinh vào khoảng cuối thế kỷ IV, tại Peshawar, lúc đầu Ngài có tên là Vasubandhu Kanushika. Asat : Phi hữu thể (non–being, non–beness), cái không tồn tại, đồng nghĩa với Prakriti (vật chất). Cõi giả (False region). Ascendant sign : Cung mệnh (Rising sign). Ascension : Thăng thượng, bước tiến. Thăng Thiên (tượng trưng cho quả vị Asekha). Ascertain : Trực kiến. Ascetic : Người tu khổ hạnh. Asekha Initiate Người được 5 lần điểm đạo. Ashram : Huyền viện, Đạo viện. Ashvatta tree : Cây trường sinh. Asipila: Vị ngã, Ích kỷ (selfpersonality, selfishness), vọng niệm. Asoka (Bắc Phạn) : Cây vô ưu. Vua A–Dục (sinh vào thế kỷ III trước T.C., có công thống nhất Ấn Độ, mở mang Phật giáo). Aspect : Trạng thái, Ngôi. Biến phân căn bản. .     Two    Aspects     of      the Absolute : Hai mặt của Tuyệt Đối: Chất liệu vũ trụ (cosmic substance) và Thiên Ý Hồng Nguyên (Cosmic Ideation). Aspect: Thể, hiện thể biểu lộ. Aspirant : Người tìm đạo, người có đạo tâm. Kẻ mưu tìm, kẻ có hoài bảo (về việc gì). Aspiration     :           Hoài    bảo, nguyện vọng. Đạo tâm. Asterism : Chòm sao, tinh tòa. Astral body : Thể tinh anh. Thể cảm dục (vehicle of desire) Thể dĩ thái (trong các tác phẩm của bà Blavasky). Astral clairaudience : Nhĩ thông cõi cảm dục. Astral eidolon : Dĩ thái hình. Astral elemental : Tinh linh cảm dục. Astral energy : Năng lượng cảm dục. Astral fluid : Lưu chất cảm dục. Astral entities : Sinh linh cõi cảm dục. Astral form : Dĩ thái hình. Thể cảm dục. Astral image : Bào ảnh (shadow). Astral light : Cảm dục quang, biến phân của Fohat ở cõi cảm dục. Tinh tú quang. Astral man : Phàm ngã. Astral matter : Chất cảm dục. Astral plane : Cõi cảm dục. Astral polarisation : Trụ vào thể cảm dục. Astral self / Astral vital body / Astral shadow : Thể đẩu tinh. Astral shell : Vỏ cảm dục thể, u hồn. Astral soul : Sinh hồn. Thể dĩ thái (Linga sarira). Astral vision / astral sight : Nhãn thông cảm dục. Astral world : Cõi cảm dục. Thế giới cảm dục. Astralism : Cảm dục tính. Astrolatry : Sùng bái, thờ tinh tú. Astrologer : Nhà chiêm tinh. Astrological star : Sao chiếu mệnh, sao bản mệnh. Astrology : Chiêm tinh học. Astro–mental : Cảm dục–hạ trí. Astronomy : Thiên văn học (do một trong các Thánh Vương (Kings) của Triều Đại Thiêng Liêng truyền thụ cho Giống Dân Thứ Tư). Asura : A–tu–la, loại tinh linh
Chụp hình kỷ niệm ngày cưới TP HCM