- Theo nghĩa đại thiên địa, Thượng Đế là Đấng Thầy của vạn vật và Ngài là tất cả sự toàn tri, là toàn thể mọi trạng thái tâm thức (điều này cũng dễ thấy). Ngài là linh hồn của vạn vật và linh hồn của nguyên tử vật chất, cũng như linh hồn của con người là một phần của nhận thức vô biên của Ngài.
(ASCLH, 49)
- Thượng Đế (God) tức là nguyên nhân bản sơ.
(ASCLH, 175)
Thượng Đế Ba Ngôi (Trimurti):
- Thượng Đế Ba Ngôi gồm Brahm, Ngôi Sáng Tạo (the Creator), Shiva, Ngôi Hủy Diệt (the Destroyer) và Vishnu, Ngôi Bảo Tồn (the Preserver). (GLBN III, 313) – Chúng ta được biết rằng, Thượng Đế tự khai triển
(self–unfolding) thành hình thức tam phân (threefold form): Thượng Đế Ngôi Một (First Logos), Cội Nguồn của Vạn Hữu (all Being). Thượng Đế Ngôi Hai, xuất phát từ Ngôi Một, biểu lộ ra hai trạng thái: Sự sống và Sắc tướng, lưỡng nguyên nguyên thủy (primal duality), tạo thành hai cực (poles) của Thiên Nhiên, mạng lưới vũ trụ được tạo ra giữa hai cực đó – Sự sống – Sắc Tướng, Tinh thần – Vật chất, Dương – Âm (Positive – Negative), Chủ động – Thụ động (Active – Receptive), Phụ – Mẫu của các thế giới. Kế đến Thượng Đế Ngôi Ba, Toàn Linh Trí, trong đó có tồn tại mọi nghi hình kiểu mẫu, cội nguồn của vạn vật, nguồn mạch (fount) của mọi năng lượng tạo hình (fashioning energies), kho tàng lưu trữ mọi nguyên hình (archetypal forms). (MTNX, 45–46)
Thượng Đế của Sirius (Sirian Logos):
- Thượng Đế của sao Sirius hợp thành một trong bảy Thái Dương Thượng Đế (Grand Heavenly Men), các Ngài là các trung tâm lực trong cơ thể (body) của Đấng Bất Khả Tư Nghị.
(LVLCK, 572)
- Luôn luôn chúng ta cần nhớ rằng tâm thức của cõi trí vũ trụ là mục tiêu thành đạt của Thượng Đế, và Thượng Đế của sao Sirius so với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta cũng giống như Chân Ngã của con người so với phàm ngã.
(LVLCK,592)
Thượng Đế của Thái dương hệ : X. trang 524
Thượng Đế hữu ngã (personal God):
- Thượng Đế hữu ngã của người theo Thiên Chúa Giáo chính là con người không hơn không kém, được thổi phồng thành một Đấng có uy quyền khủng khiếp (awful powwer) và lệ thuộc vào các tính tốt và tật xấu (vices) của chính con người. (LVLCK, 239)
- “Thượng Đế hữu ngã”, một hiện thân (incarnation) của
Thượng Đế. (TLHNM, 209)
Thượng Đế Ngôi Hai (the Second Logos): Logos Demiurge, Thượng Đế Ngôi Hai hay là phân thân thứ nhất (first emanation) từ Thiên Trí (Mind), Toàn Linh Trí (Mahat). (GLBN IV, 46)
Thượng Đế Ngôi Ba (The Third Logos) Thượng Đế Ngôi Ba tức Toàn Linh Trí (Mahat) hay Thiên Trí Sáng tạo (Divine Creative Intelligence), tức Brahma của An Giáo, Văn Thù (Mandjusri) của Phật giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa Giáo. (MTNX, 123)
Thượng Đế Nội Tại (God Immanent):
- Thượng Đế Nội Tại có sẵn trong mỗi con người riêng biệt, trong các nhóm và các quốc gia, trong các hình thức có tổ chức (organized forms) và trong tôn giáo, trong nhân loại nói chung và trong chính Hành Tinh Thượng Đế.
(ACMVĐTG, 162)
- Bản Lai Diện Mục (Presence) tức Thượng Đế Nội Tại.
- Sự sống của Thượng Đế Nội Tại là nguồn cội của sự hoạt động, của trí tuệ, sự phát triển (growth) và tính thu hút (attractiveness) của mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên. (TLHNM II, 229–230)
Thượng Đế Nội Tâm (Inner God) Tức là Thượng Ngã (Higher Self) (TNVT, 128)
Thượng Đế siêu việt (Transcendent Deity):
- Thượng Đế siêu việt không thoát ra khỏi các tam phân (triplicities), các nhị phân (dualities) và đa phân (multiplicities) của biểu lộ. Chỉ có sự sống, vô sắc tướng (formless), thoát khỏi ngã tính (individuality) không biết rõ. (TLHNM II, 231)
- Có một Đấng Thượng Đế Siêu Việt (God Transcendent), Ngài “thấm nhuần (pervaded) hết thảy vũ trụ với một mảnh của Chính Ngài” vẫn có thể nói “Ta nguyên vẹn”. (TLHNM II, 229)
- Thượng Đế Siêu Việt mãi mãi hiện hữu nhưng chỉ có thể thấy được, biết được và tiếp cận được một cách chính xác bằng Thượng Đế Nội Tại (God Immanent). (ACMVĐTG, 162)
Thượng Đế thức (God consciousness): X. Thiên thức.
Thượng ngã (Higher Self): - Atma tức là Thượng Ngã. (CKMTTL, 104)
- Là linh hồn, Chân Ngã, Biệt ngã (Individuality), Thái Dương Thiên thần. (LVLCK, 48 –ĐĐNLVTD, 207)
- Thượng ngã hay Đại Hồn (Soul) là toàn thể ý thức của Chân Thần trong thời gian và không gian. (GDTKNM, 18)
- Thượng Ngã vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Sooul or Mind) nên có khả năng toàn tri
(omniscient). (CKMTTL, 103)
- Higher Self được dùng để chỉ nguyên khí thứ 6 hay Buddhi (dĩ nhiên kết hợp với Manas, vì nếu không có sự kết hợp đó, sẽ không có nguyên khí hay yếu tố suy tư trong hồn tinh thần – spiritual soul).. Higher Self là Atma. (CKMTTL, 134)
Thượng trí trừu tượng (Higher abstract mind) (Manasic mind- CKMTTL, 138) – Về mặt bản thể, đó là khả năng hiểu rõ những gì không cụ thể hay hiển nhiên, nhưng thật ra lại là nhận thức có sẵn về các khía cạnh thấp của Thiên Cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cõi thấp. (SHLCTĐ, 98) Thượng Trí (higher manas) tức là nhân hồn (human soul). (LVLCK, 457) – Trí trừu tượng là khả năng tạo mô hình, hay là thể trí để tạo bản thiết kế mà theo đó, hình hài được tạo ra. (LVHLT, 365)
Thủy thần (Varuna, the God of Water): Thần của Nước, theo ý nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem như là vị cai quản (Ruler) cõi cảm dục (cõi thứ 6) mà biểu tượng là nước. (LVLCK, 626)
Thuyết (Chủ nghĩa) duy vật (Materialism): Thuyết này xem hiện tượng tinh thần (mental phenomena) như là sản phẩm của sự thay đổi phân tử (molecular change) trong não bộ, nghĩa là, như là kết quả của một sự biến đổi chuyển động (transformation of motion) thành tình cảm (feeling)(!). Có lần, trường phái thô thiển (cruder) này đã đi xa đến nỗi đồng nhất hóa trí nhớ (mind) với một “cách chuyển động lạ kỳ” (“peculiar mode of motion”)(!!) nhưng may thay, ngày nay, quan niệm này bị hầu hết chính các nhà khoa học xem là phi lý (absurd). (GLBN I, 183)
Thuyết Đơn nguyên (Monoism): Thuyết Đơn nguyên hay thuyết về Bản thể Độc nhất (Single Substance doctrine) là hình thức tinh vi hơn của tâm lý học tiêu cực (negative psychology), mà một trong những người ủng hộ thuyết này là giáo sư Bain đã khôn khéo gọi là “thuyết duy vật thận trọng” (“guarded materialism”). Thuyết này được một số lớn người tán thành, trong đó có các triết gia Lewes, Spencer, Ferrier và nhiều vị khác. Nói chung, trong khi mặc nhiên công nhận (positing) vật chất tương phản triệt để với các hiện tượng tư tưởng và tinh thần (thought and mental phenomena), họ xem chúng như là hai khía cạnh (sides) hay hai trạng thái (aspects) của cùng một bản chất duy nhất dưới một số điều kiện của bản chất đó. Họ nói rằng chính bản thân tư tưởng (thought as thought) hoàn toàn tương phản với các hiện tượng vật chất, nhưng tư tưởng cũng phải được xem như “khía cạnh chủ quan của hoạt động thần kinh” (“the subjective side of nervous motion”) – các học giả của chúng ta muốn hiểu câu này ra sao cũng được. (GLBN I, 183)
Tia sáng thiêng (Divine spark): Tức là tinh thần. (ASCLH, 10)
Tiềm thức (subsconscious): Tôi dùng thuật ngữ tiềm thức để chỉ toàn thể sự sống theo bản năng của bản chất sắc tướng, tất cả các khuynh hướng được kế thừa và các thiên hướng có sẵn (innate predispositions), tất cả các tính chất được thu hoạch và tích tụ lại (thu hoạch được trong các lần luân hồi trước và thường nằm bất động trừ phi thình lình được khơi dậy bằng sức ép (stress) của hoàn cảnh) và tất cả các mong ước và thôi thúc ngấm ngầm đưa đẩy con người tới hành động, cộng thêm các ham muốn bị kềm chế và không được nhận ra, cùng với các ý tưởng không được bày tỏ vốn hiện hữu, mặc dù không được hiểu rõ. Bản chất tiềm thức cũng giống như một cái vực sâu mà từ đó con người có thể kéo lên hầu hết những gì từ kinh nghiệm trước đó của y nếu y muốn, và có thể bị khuấy động cho đến khi nó trở thành một vạc nước sôi, tạo nên nhiều phiền muộn. (TLHNM–II, 440)
Tiên đoán (Prediction): Tiên đoán là một kỹ năng (asset) của linh hồn thức và con người tạm thời có dự phần vào đó. (CTNM, 497)
Tiên thiên khí (Akasha):
- là tổng hợp của dĩ thái (ether).
- là tính chất của dĩ thái essence of ether).
- là dĩ thái nguyên thủy (primodial ether).
- là Thượng Đế Ngôi Ba (third Logos) đang biểu hiện.
(LVLCK, 43)
- là thuật ngữ dùng chỉ chất liệu của cõi biểu lộ thứ nhì (Cõi
Đại Niết Bàn–ND). (LVLCK, 79)
- Ᾱksha là Prdhna dưới một dạng khác. (GLBN I, 300)
- là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi sự sống Chân Thần (plane of monadic life), cõi Đại Niết Bàn (Anupadaka).
- Akasha là dĩ thái vũ trụ thứ hai (2
nd cosmic ether) ở cõi Chân Thần (Monadic plane, Cõi Đại Niết Bàn). (LVLCK, 626)
Tiên thiên ký ảnh (Askashic record): – Tiên thiên ký ảnh giống như một phim ảnh bao la, ghi lại mọi dục vọng và kinh nghiệm ở cõi trần của hành tinh ta. Những người cảm nhận được nó sẽ thấy trên đó có mô tả:
- Kinh nghiệm kiếp sống của mọi người từ lúc bắt đầu có thời gian.
- Các phản ứng với kinh nghiệm của toàn thể giới động vật.
- Tập hợp các hình tư tưởng có bản chất cảm dục (dựa vào dục vọng) của từng con người trải qua mọi thời kỳ. Ở đây có ẩn tàng sự lừa dối lớn lao của ký ảnh. Chỉ có nhà huyền linh học lão luyện mới có thể phân biệt giữa kinh nghiệm thực sự với các hình ảnh cảm dục do trí tưởng tượng và dục vọng mãnh liệt tạo ra.
- “Tổng Quả Báo” trên hành tinh với tất cả những gì liên quan đến thuật ngữ ấy và tất cả các tập hợp hình hài nằm chung quanh nó. Nhà nhãn thông lão luyện đã học được cách phân tách những gì thuộc về hào quang của chính mình với hào quang của hành tinh (đó mới thực sự là tiên thiên ký ảnh). Y có thể phân biệt giữa các ký ảnh vốn dĩ:
- a) Thuộc về hành tinh.
- Thuộc về Huyền giai hay liên quan tới công việc của 12 Huyền giai Sáng tạo khi chúng thể hiện Thiên cơ.
- Các hình do tưởng tượng, kết quả của hoạt động do tư tưởng – dục vọng của vô số người, bị kích động bởi ham muốn có được một số hình thức kinh nghiệm nào đó.
- Ký ảnh lịch sử liên quan tới các giống dân, quốc gia, các nhóm, các gia đình trong hai phân bộ lớn trên cõi trần và cõi cảm dục. Nên nhớ rằng mọi người đều thuộc về một gia tộc thể chất (physical) tạo nên mốí liên hệ của y với giới động vật và cũng thuộc về gia tộc cảm dục. Nhờ sự hội nhập trên vòng cung hướng lên ấy mà y liên kết được với nhóm Chân Ngã của y và trên vòng cung hướng xuống , liên kết được với giới thực vật.
- Ký ảnh về thiên tượng hay là các hình ảnh được tạo ra trên cõi cảm dục dưới ảnh hưởng của các mãnh lực thuộc hành tinh. Các hình ảnh này thuộc hai nhóm lớn:
- Các hình ảnh trong tiên thiên khí tạo ra bởi các mãnh lực thái dương lưu nhập qua các hành tinh.
- Các hình ảnh được tạo ra bởi dòng lưu nhập của thần lực vũ trụ từ một trong các cung Hoàng đạo, nghĩa là từ các chòm sao tương ứng của chúng. (ASCLH,275–277)
- Tiên thiên ký ảnh là cuộn sách vĩnh cửu (eternal scroll) trên đó có ghi kế hoạch cho thế giới chúng ta, các dữ liệu và nhiều kiến thức mà chúng tôi dạy ra được thu thập từ đó.
(SHLCTĐ, 12)
Tiến hóa (evolution, tiến hóa thăng thượng):
- Tiến hóa thăng thượng là sự nhạy cảm với ánh sáng và sự giác ngộ ngày càng tăng thêm đều đặn. (LV7C, 642)
- – Phương pháp tiến hóa thăng thượng chỉ là phương pháp điều chỉnh khía cạnh vật chất cho thích ứng với khía cạnh tinh thần ngõ hầu khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp là một thể biểu hiện cho khía cạnh tinh thần. (LVLCK, 231)
- – Tiến hóa thăng thượng (evolution) có thể được định nghĩa như là “khai mở năng lực đáp ứng luôn luôn tăng tiến”.
- Tiến hóa thăng thượng cũng còn được định nghĩa như là “sự phát triển theo chu kỳ” (“cyclic development”).
- Sau rốt, tiến hóa thăng thượng có thể được định nghĩa như là thay đổi có sắp xếp và không ngừng biến đổi (ordered change and instant mutation). (TTCNT, 20, 22, 23)
- Vạn vật đều có nguồn cội từ Tinh thần – thoạt tiên, sự tiến hóa (evolution) bắt đầu từ trên và tiến xuống dưới, thay vì ngược lại như thuyết của Darwin đã giảng dạy.
(GLBN III,177) – Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh Thần (note of Spirit) là giai đoạn tiến hóa thăng thượng thuộc các cõi cao. (LVLCK, 275)
- Tiến hóa thăng thượng chỉ là một thuật ngữ được dùng để diễn tả sự phát triển từ từ (gradual development) trong thời gian và không gian của khả năng nội tại của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. (LVLCK, 234)
Tiến hóa của giác quan trong tiểu thiên địa (Microcosmic sensory evolution): a/
Giác quan thứ nhất ........................... …
Thính giác - Thính giác hồng trần ............................ Cõi hồng trần.
- Nhĩ thông .............................................. Cõi cảm dục.
- Nhĩ thông cao ....................................... Cõi trí.
- Lĩnh hội (comprehension) .................... Cõi Bồ Đề.
(đối với 4 âm thanh)
- Toàn phúc (Beatitude) .......................... Cõi Niết Bàn.
b/
Giác quan thứ hai ............................
Xúc giác hay cảm xúc. - Xúc giác hồng trần .............................. Cõi hồng trần.
- Trắc tâm thuật ...................................... Cõi cảm dục.
(Psychometry)
- Trắc tâm hành tinh ............................... Cõi trí. (Planetary Psych.)
- Chữa trị (Healing) ................................ Cõi Bồ Đề.
- Phụng sự linh hoạt ............................... Cõi Niết Bàn.
(Active service) c/
Giác quan thứ ba ..............................
Thị giác 1. Thị giác hồng trần ................................ Cõi hồng trần.
- Nhãn thông (Clairvoyance) ................. Cõi cảm dục.
- Nhãn thông cao..................................... Cõi trí.
- Linh thị thiêng liêng ............................. Cõi Bồ Đề. (Divine vision)
- Chân thức (Realisation) ........................ Cõi Niết Bàn. d/ Giác quan thứ tư .............................. Vị giác
- Vị giác hồng trần .................................. Cõi hồng trần.
- Sự Tưởng tượng .................................... Cõi cảm dục.
(Imagination)
- Sự Phân biện ........................................ Cõi trí
(Discrimination)
- Trực giác (Intuition) ............................. Cõi Bồ Đề.
- Sự hoàn thiện (Perfection) ................... Cõi Niết Bàn.
e/
Giác quan thứ năm .........................
Khứu giác - Khứu giác hồng trần ............................. Cõi hồng trần.
- Chủ nghĩa lý tưởng tình cảm ................. Cõi cảm dục.
- Biệt biện tâm linh ................................ Cõi trí.
(Spiritual discernment)
- Chủ nghĩa lý tưởng (Idealism)… ............ Cõi Bồ Đề.
- Toàn thức (All knowledge) ................... Cõi Niết Bàn.
(ASCLH, 325)
TIẾN HÓA CỦA MỘT THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ (Evolution of a Solar Logos)
Tiến hóa của Thái Dương Thượng Đế : X. hình trên
Tiến hóa giáng hạ (Involution):
- Tiến hóa giáng hạ tức là sự chìm ngập (submergence) trong vật chất của Sự sống hay Tinh thần.
- Tiến hóa giáng hạ là sự phân ly (separation) của vật chất hay là “nhất bổn tán vạn thù” (the one becoming the many). Các giác quan được phát triển và bộ máy được Chân Ngã làm cho hoàn thiện để sử dụng vật chất. Điều này nằm dưới Định luật Tiết Kiệm.
- Giai đoạn chế ngự của nốt hình hài là giai đoạn tiến hóa giáng hạ.
- Trong thời kỳ tiến hóa giáng hạ, các âm điện tử của vật chất vượt trội hơn. Tỷ lệ bách phân của các âm điện tử (negative/feminine electrons) là một trong các bí mật của điểm đạo và trong giai đoạn tiến hóa giáng hạ, tỷ lệ đó lớn đến nỗi sự khan hiếm của các nguyên tử dương rất đáng để ý; chúng hiếm đến độ chỉ dùng để giữ cho cả khối kết dính lại.
(LVLCK, 1029, 199, 275, 321)
Tiến hóa trong vũ trụ (Evolution in the Universe):
Thực thể Hiện thể Trung tâm lực Không gian Thời gian Đấng Khôn Lường .. …7 chòm sao .......... Vũ trụ Th. Đế ... 5 cảnh giới (The Unknown) vũ trụ Một V.trụ Th.Đế ... 7 Th.Dương ............ Thái Dương ..... 4 cảnh giới (A cosmic Logos) Hệ Thượng Đế vũ trụ Một TDTh.Đế ........ 7 Hành tinh ............ HànhTinh ......... 3 cảnh giới …… Chu (A solar Logos) hệ Thượng Đế vũ trụ kỳ 3 TDH Một HTTh.Đế ........ 7 dãy hành ............ Các Chohans ... 2 cảnh giới ……. Chu (A Heavenly Man) tinh và các nhóm vũ trụ kỳ 1 TDH Một con người ....... 7 trung tâm ............ Một nguyên ...... 1 cảnh giới ……. Chu lực dĩ thái khí vũ trụ kỳ 1 hành (Principle) tinh hệ ( (LVLCK, 293)
Tiến trình của sự chết (Processes of death): Sự chết gồm ba tiến trình chính:
- Công tác hoàn trả (Work of restitution) nghĩa là việc hoàn lại hình hài vào kho chứa cơ bản của vật chất; hay là đối với linh hồn, năng lượng tinh thần thiêng liêng trở lại cội nguồn của nó - hoặc là trên các phân cảnh linh hồn, hoặc trên các phân cảnh Chân Thần, tùy theo mức độ tiến hóa. Hầu hết việc hoàn trả này là công việc của nhân hồn (human soul) bên trong thể xác và liên quan đến cả bí huyệt tim lẫn bí huyệt đầu.
- Thuật loại bỏ (Art of elimination). Thuật này liên quan đến hai hoạt động của con người tinh thần bên trong (inner spiritual man); đó là việc loại bỏ (thải hồi mọi kềm chế của phàm ngã tam phân, và tiến trình tái tập trung chính nó trên các phân cảnh cụ thể của cõi trí như là một điểm sáng rực rỡ. Điều này chính yếu là có liên quan đến nhân hồn.
- Tiến trình hội nhập (Processes of Integration). Các tiến trình này có liên quan đến công việc của con người tinh thần đã giải thoát (liberated spiritual man) khi y hoà mình (blend) với linh hồn (đại hồn - the oversoul) trên các phân cảnh cao của cõi trí. Cái bộ phận (part) trở về với tổng thể, và con người hiểu được ý nghĩa đích thực của các lời của Đức Krishna: “Sau khi thấm nhuần toàn thể vũ trụ này bằng một mảnh nhỏ của chính ta, ta vẫn còn nguyên vẹn (remain)”. Con người tinh thần cũng thế, cái mảnh nhỏ trải qua kinh nghiệm hữu thức đã tỏa khắp tiểu vũ trụ của hình hài trong ba cõi thấp, vẫn còn đó. Con người biết được chính mình là một phần của tổng thể.
(CTNM, 394-395)
- Tiến trình hoàn trả (Process of restitution), chi phối giai đoạn triệt thoái của linh hồn (đây là nhân hồn-ND) ra khỏi cõi trần và ra khỏi hai trạng thể thuộc cõi hiện tượng (phenomenal aspect) của linh hồn, đó là thể xác và thể dĩ thái. Tiến trình này liên quan đến thuật từ trần.
- Tiến trình thải hồi (Process of elimination). Tiến trình này chi phối giai đoạn sinh hoạt của nhân hồn sau khi chết và lúc ở trong hai cõi tiến hóa khác của nhân loại (tức là cõi cảm dục và cõi hạ trí-ND). Nó liên quan đến việc linh hồn (tức nhân hồnND) loại bỏ thể trí cảm (astral-mental body) để cho linh hồn “sẵn sàng phiêu diêu tự tại (stand free) trong cõi riêng của mình”.
- Tiến trình hội nhập (Process of Integration), liên quan đến giai đoạn mà linh hồn đã thoát ra (liberated soul) lại trở nên biết được chính mình là Thiên Thần Bản Lai Diện Mục và được tái hóa nhập (reabsorbed) vào thế giới linh hồn, như thế, tiến vào trạng thái phản hồi (state of reflection). Sau đó, dưới tác động của Định luật Trách Nhiệm Nghiệp Quả hay Tất yếu Nghiệp Quả, linh hồn lại tự chuẩn bị cho lần giáng nhập khác vào hình hài. (CTNM, 407-408)
Tiếng nói của lương tâm (The voice of conscience): Tiếng nói của lương tâm là tiếng nói thầm lặng (whisper) của linh hồn. (GDTKNM, 78)
Tiếng nói vô thinh (The voice of the silence). Tiếng nói vô thinh đối với bất cứ người nào là tiếng nói đến từ phần thâm sâu (the part) của người ấy vốn cao hơn nơi mà tâm thức của người này có thể đạt đến, dĩ nhiên tiếng nói đó thay đổi theo mức tiến hóa của người này. Đối với những ai còn hoạt động vì phàm ngã, thì tiếng nói của Chân Ngã là tiếng nói vô thinh, nhưng khi con người đã hoàn toàn chế phục được phàm ngã và làm cho phàm ngã hợp nhất được với Chân Ngã, để cho Chân Ngã có thể hoàn toàn hoạt động xuyên qua phàm ngã, thì tiếng vô thinh chính là tiếng của Linh Thể (Atma)- tức là tinh thần tam phân trên cõi Niết Bàn. Khi đạt đến trình độ này rồi thì vẫn còn có một tiếng nói vô thinh nữa – đó là tiếng của Chân Thần (monad) nơi cõi trên. Khi con người huyền đồng (identifies) Chân Ngã với Chân Thần và đạt đến Quả vị Chân Sư (Adeptship), thì con người vẫn sẽ tìm thấy một tiếng vô thinh từ bên trên xuống đến với Ngài, nhưng lúc ấy tiếng đó có lẽ sẽ là tiếng của một trong các Thiên Sứ (Ministers) của Thái Dương Thượng Đế (Deity), tức một trong các Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logoi) theo cách gọi dành cho các Ngài. Có lẽ đến lượt Hành Tinh Thượng Đế, tiếng vô thinh sẽ là tiếng của chính Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos), và thậm chí, đối với Thái Dương Thượng Đế, nếu có một điều gì như là tiếng vô thinh, thì đó hẳn phải là tiếng của một Thượng Đế cao cấp hơn nữa. (GLTNVT, 63)
Tiếng vỗ của một bàn tay: (Anahata shabda B.P.)
Khi luồng hỏa kundalini đi lên tới luân xa thứ tư, tức luân xa ở tim (heart chakra), nhà yogi nghe được âm thanh từ cõi cao, gọi là Anahata shabda). Shabda là âm thanh (sound), Anahata có nghĩa là “không bị va đập” (“not beaten”); đó là vì âm thanh đó được tạo ra mà không có hai vật chạm vào nhau. Do đó thuật ngữ này được dùng để tượng trưng cho những gì ở bên trên các cõi của phàm ngã. Chích thủ diệu thanh (chích: một, lẻ; thủ: tay). (GLTNVT, 159)
Tiền đình (Outer court, sân ngoài):
- Nhân loại. (CTHNM, 633)
- Tiền đình, chốn hy sinh và thanh luyện của động vật, tương ứng với sự sống của phàm nhân. (LVLCK, 653)
Tiền tài (money): Người tìm đạo hiểu rõ giá trị huyền linh của tiền tài trong việc phụng sự. Y không tìm điều gì cho chính mình, trừ những gì có thể giúp y hoàn thành được công việc; y xem tiền tài và những gì mà tiền tài có thể mua được như là những món nên dùng cho người khác và như là phương tiện để đưa tới kết quả cho các kế hoạch của Chân Sư khi y nhận ra các kế hoạch này. Ý nghĩa huyền bí của tiền tài ít được con người hiểu rõ, tuy một trong các thử thách lớn nhất đối với tình trạng một người trên Đường Dự Bị là những gì liên quan đến thái độ của y và cách hành xử của y đối với những gì mà tất cả mọi người tìm kiếm để thỏa mãn ham muốn . Chỉ có kẻ nào không ham muốn gì hết cho riêng mình mới có thể trở thành kẻ thu nhận nguồn tài chính phong phú và là kẻ phân phối tài nguyên của vũ trụ. Trong các trường hợp khác, khi tài sản gia tăng, chúng không đem lại điều gì ngoại trừ phiền não, lo lắng, không vừa lòng và lạm dụng. (ĐĐNLVTD, 78–79)
Tiết dục (Abstention from incontinence):
- Theo nghĩa đen, đây là sự không ham muốn
(desirelessness) và chi phối các khuynh hướng hướng ngoại vào những gì không phải là bản ngã mà tìm cách biểu hiện trên cõi trần bằng mối liên hệ giữa các phái. Tuy nhiên, ở đây, môn sinh huyền linh học nên nhớ rằng biểu hiện này chỉ được coi như một hình thức mà các xung lực hướng ngoại khoác lấy và là một hình thức liên kết chặt chẽ con người với giới động vật. Bất cứ một xung lực nào liên quan tới các hình tướng và Chân Nhân, có khuynh hướng liên kết y vào một hình tướng và vào cõi trần đều được xem là hình thức không tiết dục. (ASCLH, 185–186)
- Việc không tiết dục thường được coi là phung phí sinh lực hay là sự sung mãn của bản chất động vật Năng lực sáng tạo trên cõi trần và bảo tồn nòi giống là hành vi thể chất cao siêu nhất mà con người có thể làm được. Việc phung phí sinh lực qua cách sống phóng túng và không tiết độ là tội lỗi nghiêm trọng đối với thể xác. Nó bao hàm việc không nhận ra tìm quan trọng của hành vi bảo tồn nòi giống, việc không thể chống lại các ham muốn và các thú vui hạ đẳng và việc thiếu tự chủ. Hiện nay, các kết quả của việc thất bại này hiện rõ khắp trong nhân loại qua tình trạng sức khỏe dưới trung bình, bệnh viện đầy người, đâu đâu cũng có người già trẻ bệnh hoạn, yếu đuối, thiếu máu.
Bằng sự tiết dục, người ta mới có được sinh lực (energy). (ASCLH, 198–199)
Tiểu đường (Diabetes): Một cách rõ ràng hơn, bệnh tiểu đường là kết quả của ham muốn sai lầm bên trong chứ dứt khoát không phải là kết quả của các ham muốn sai trái bên ngoài. Như đã nói ở trước, bệnh này có thể bắt nguồn ở kiếp sống này, hoặc là truyền lại từ kiếp sống trước. Trong trường hợp sau, linh hồn đầu thai sẽ chọn một gia đình để được sinh ra trong đó, gia đình này sẽ mang lại cho linh hồn một thể xác có khuynh hướng hay một tình trạng tự nhiên dễ bị bệnh này. (CTNM, 311)
Tiểu vũ trụ (Microcosm, Tiểu thiên địa):
- Tiểu vũ trụ tức là con người biểu lộ thông qua thể xác.
(TVTTHL, 356)
- Tiểu vũ trụ tức là Chân Thần (Monad). (LVLCK, 69)
– Con người, Tiểu thiên địa, Chân Thần biểu lộ (manifesting Monad), Đấng Duy Nhất (One). (LVLCK, 80)
Tinh chất Chân Thần (Monadic Essence):
- Tinh chất Chân Thần có thể được định nghĩa như là vật chất nguyên tử (atomic matter) được Sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai (Second Logos) làm linh hoạt. (KCVTT, 54) – Tinh chất Chân Thần, tức vật chất của phân cảnh nguyên tử (hay phân cảnh cao nhất) của mỗi cảnh (cõi). (LVLCK, 75)
Tinh chất Hành khí (Elemental Essence): Vật chất (matter) được giữ dưới dạng vật–chất kết–hợp (combination, vật chất phức hợp) được gọi là Tinh chất Hành khí và có thể được nắn tạo thành các hình tư tưởng (thought–forms). (KCVTT, 55)
- Tinh chất hành khí của cõi trí được Chân Thần tạo ra trong giai đoạn đi xuống ngay trước khi Chân Thần tiến vào cõi cảm dục và tạo thành Giới Hành khí Thứ Nhì (Second Elemental Kingdom) ở trên bốn cõi phụ thấp của cõi trí. Ba cõi phụ cao (của cõi trí–ND), tức cõi “vô sắc tướng” (“formless”) được giới Hành khí Thứ Nhất chiếm ngự (occupied), nơi đây, tinh chất hành khí được tư tưởng nhào nặn (thrown) thành các vệt có màu sắc (coloured streams), sáng chói và các chớp lửa linh hoạt (flash of living fire) thay vì thành các dạng thức rõ rệt (definite shapes), có thể nói các bài học đầu tiên của tinh chất hành khí là tác động kết hợp (combined action) chứ chưa có được các giới hạn rõ ràng của hình tướng. (MTNX, 125–126)
- Khi luồng sóng sinh hoạt (life–wave) vĩ đại của cuộc tiến hóa hình hài đi xuống xuyên qua cõi cảm dục và tạo ra trên cõi này giới Hành khí Thứ Ba, thì Chân Thần thu hút (drew) xung quanh nó các tập hợp chất cảm dục (combinations of astral matter), ban cho các tập hợp này – được gọi là tinh chất hành khí – một sức sống (vitality) riêng biệt và có đặc tính là đáp ứng và luôn luôn lấy hình dạng tùy theo xung lực của các rung động tư tưởng. Có hàng trăm loại tinh chất hành khí trên mỗi cõi phụ của cõi cảm dục, giống như không khí trở nên thấy được ở đây – thực vậy, có thể thấy được không khí bằng các làn sóng rung động dưới sức nóng cao độ (under great heat) – và nếu luôn luôn ở trong chuyển động gợn sóng thì màu sắc thay đổi giống như xà cừ.
Bầu khí rộng lớn của tinh chất hành khí bao giờ cũng đáp ứng với các rung động tạo ra bởi các tư tưởng, các cảm xúc và dục vọng, chỉ cần một trong ba loại này đổ xô đến cũng đủ gây ra sự huyên náo giống như các bọt nước sôi. (MTNX, 65–66) - Các nhà kiến tạo của sự tiến hóa giáng hạ. (LVLCK, 627) - Tinh chất hành khí được coi như là gồm các khối tập hợp vật chất (aggregations of matter), ở vào một trong sáu cõi phụ phi nguyên tử của cõi trí và cõi cảm dục - chính các khối tập hợp này không được dùng như là các hình hài cho bất cứ thực thể nào ở bên trong đó, mà được dùng như là vật liệu, nhờ đó, các hình hài như thế có thể được kiến tạo. (LVLCK, 144) - Tinh chất hành khí, tức vật chất của sáu cõi phụ vốn không thuộc nguyên tử. Đó là vật chất phân tử (molecular matter). (LVLCK, 75)
Tinh khiết (purity, trong sạch): Cần nhận thức rằng sự tinh khiết của tất cả các hiện thể (vehicles) là quan trọng hàng đầu. Nếu một Huynh đệ hắc đạo chiếm được sự kềm chế nơi bất cứ người nào, thì điều đó chẳng qua cho thấy rằng người đó có một nhược điểm nào đó trong cuộc sống của mình. Cửa đi vào phải do chính con người mở ra Chỗ mở mà nhờ đó các mãnh lực độc hại có thể tuôn vào phải được tạo ra bởi chủ nhân của các hiện thể. Do đó, cần phải cẩn thận thanh tẩy thể xác, luôn luôn có tình cảm trong sạch trong thể cảm dục và giữ tư tưởng thanh khiết trong thể hạ trí. Khi làm được như thế thì các thể thấp sẽ có được sự phối kết và chính linh hồn sẽ không cho phép có sự xâm nhập nào. (TVTTHL, 137)
Tinh linh (Elementals, tinh linh thiên nhiên):
- Tinh linh (spirits) của các bản tố (elements); các tạo vật có liên quan đến 4 lãnh vực, hay các bản tố: Địa (Earth), Phong (Air), Hỏa (Fire), và Thủy (Water). Ngoại trừ một số ít ở đẳng cấp cao và các vị cai quản, chúng là các mãnh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh.(ĐĐTNLVTD, 217)
– Tinh linh là các thực thể (entities) còn phải tiến hóa thành người vào một thời gian trong tương lai (future time). (GLBN III, 235) – Tinh linh là các mãnh lực bán-thông-tuệ của các giới. (GLTNVT, 311) -
Các tinh linh có bản chất nhân loại. Sự kiện chúng có thể được tiếp xúc trên cõi cảm dục không có gì đảm bảo rằng chúng ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Trái lại, chúng ở trên con đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống (downward arc). Chúng có mặt trên mọi cõi giới, riêng các loại tinh linh dĩ thái (etheric elemental) – như là thần lùn (brownies), thổ tinh linh (gnomes), thổ tiểu tiên (pixies) thì được biết rõ hơn. Đại khái, chúng có thể được chia thành
4 nhóm:
- Tinh linh của đất (Thổ tinh linh).
- Tinh linh của nước (Thủy tinh linh).
- Tinh linh của không khí (Phong tinh linh).
- Tinh linh của lửa (Hỏa tinh linh).
Chúng là phần tinh túy của vạn vật (essence of things) giá mà bạn có thể hiểu được điều đó. Chúng là các tạo vật sơ đẳng (elemental things) của Thái Dương Hệ thuộc 4 thứ hạng vì chúng ta biết chúng ở vào chu kỳ thứ tư trên hành tinh thứ tư, tức địa cầu. ( TVTTHL, 174) - Các nhà kiến tạo dĩ thái, tức là tinh linh phụ trách việc kiến tạo thể xác con người. (KCVTT, 77)
Tinh linh cảm dục (Astral elemental, Desire–elementals): - Sự sống giáng hạ tiến hóa bé nhỏ tạo thành Tinh linh cảm dục của chúng ta. (LVHLT, 311) - Các tinh linh thiên nhiên có liên quan đến việc tạo ra thể cảm dục của loài vật và loài người được dành cho tên gọi đặc biệt là tinh linh cảm dục (còn gọi là “thần cảm dục“ – desire–gods) vì chúng được làm cho sinh động một cách mạnh mẽ bằng đủ loại dục vọng và luôn luôn dự vào việc kiến tạo thể cảm dục của con vật lẫn con người. (MTNX, 76)
Tinh linh của đất (Elemental of earth): Là toàn thể nhiều sinh linh tạo thành thể xác. (LVHLT, 215)
Tinh linh của không khí (Elemental of the air): Tinh linh của không khí được hiểu một cách tượng trưng là lớp nền (substratum) của năng lượng đang tác động qua các hình hài của thể dĩ thái. (LVHLT, 216)
Tinh linh của lửa (Elemental of the fire): Các hình hài trọng trược hơn của cuộc sống thể hơi (gaseous life), thường được gọi là hỏa tinh linh (salamanders), tinh linh của lửa. Chúng trực tiếp ở dưới sự kiềm chế của Hỏa tinh quân (Lord Agni), Tinh quân của cõi trí. (LVHLT, 389)
Tinh linh hồng trần (Physical elemental): - Tinh linh hồng trần là tên gọi dành cho sự sống đã hội nhập của thể xác. (CTNM, 462) - Là toàn thể các nguyên tử sinh động (living atoms) của phàm ngã (body nature). (LVLCK, 118)
Tinh linh nhân tạo hay hình tư tưởng (Artificial elementals or thought form):
- Những tư tưởng mơ hồ, lỏng lẻo (loose) phần lớn được tạo ra do các thể trí chưa phát triển, gom lại chung quanh chúng những đám mây tinh chất hành khí rời rạc khi đến cõi cảm dục, và trôi vật vờ, bị hút vào các đám mây khác ở khắp nơi và có bản chất tương tự, rồi bám quanh các thể cảm dục của những ai có từ điển – hoặc tốt hoặc xấu – thu hút lấy chúng, và sau một thời gian sẽ tan rã, để lại tạo nên thành phần của bầu khí chung của loài tinh chất hành khí. Khi nào chúng còn duy trì sự sống riêng biệt (separate existence) thì chúng là các thực thể linh hoạt (living entities), có cơ thể (bodies) bằng tinh chất hành khí, còn các tư tưởng có vai trò như là các sinh vật tạo linh hồn (ensouling lives), và lúc bấy giờ, chúng được gọi là các tinh linh nhân tạo (artificial elementals) hay là hình tư tưởng (thought–forms). (MTNX, 66–67)
- Nơi kẻ thường nhân, tinh linh nhân tạo do cảm xúc (feelings) hoặc dục vọng (desire) tạo ra thì mạnh mẽ và rõ ràng hơn là tinh linh nhân tạo do tư tưởng (thought) tạo ra. Như vậy, một cơn giận bùng lên sẽ tạo ra một tia chớp đỏ mạnh mẽ và có đường nét rõ ràng, và nếu cơn giận kéo dài, nó sẽ tạo ra một tinh linh nhân tạo nguy hiểm, có màu đỏ, sắc nhọn, có ngạnh (barbed), nói khác đi, có mang tính chất làm hại. Tình thương, tùy theo tính chất của nó, sẽ tạo ra các hình thể ít hay nhiều gì cũng có màu sắc đẹp đẽ, đủ mọi sắc thái, từ đỏ thẫm đến hồng dịu, vô cùng tinh tế, giống như màu hồng thật nhạt của hoàng hôn hay bình minh, tình thương cũng tạo ra các đám mây hay các hình dạng có tính bảo vệ mạnh mẽ.
Các lời cầu nguyện do tình thương của một bà mẹ bay đến và lượn quanh con bà như các hình thiên thần (angel–forms), đẩy ra xa khỏi đứa con các ảnh hưởng xấu mà tình cờ các tư tưởng của chính đứa con thu hút vào. Đặc điểm của các tinh linh nhân tạo này là khi chúng được ý chí điều khiển hướng đến bất cứ một người đặc biệt nào thì chúng được làm cho linh hoạt bằng sức thúc đẩy duy nhất là thi hành ý muốn của kẻ tạo ra chúng. Một tinh linh bảo vệ (protective elemental) sẽ bay lượn quanh mục tiêu của nó, tìm bất cứ cơ hội nào để đẩy lui cái ác hoặc thu hút cái lành – một cách không cố ý, nhưng bằng một sức thôi thúc không nhận thấy được, dường như nó thấy đó là con đường dễ dàng nhất. Cũng thế, một tinh linh nhân tạo được làm cho linh hoạt (ensouled) bằng một ý tưởng hiểm độc (malignant thought) sẽ bay lượn chung quanh nạn nhân của nó, tìm cơ hội để làm hại. Nhưng không loại tinh linh nào có thể tạo được tác dụng nào, trừ phi trong thể cảm dục của đối tượng có được cái gì có thể đáp ứng một cách thích hợp với các rung động của chúng để cho chúng có thể bám vào. Nếu nơi người này không có chất liệu gì cùng bản chất với chất liệu của chúng, thì bấy giờ, theo một định luật về bản chất của chúng, chúng bật ra khỏi người này theo con đường mà chúng đã đi – dấu vết từ điển mà chúng đã để lại – phóng vào người tạo ra chúng bằng một lực tương xứng với lực đã phóng chúng ra. Như vậy, người ta được biết, một ý tưởng cực kỳ thù hằn, không đánh được mục tiêu mà nó nhắm tới, sẽ giết lại kẻ gởi ý tưởng đó, trong khi các tư tưởng tốt lành, khi được gởi đến người không xứng đáng, sẽ quay trở về kẻ đưa ra tư tưởng đó dưới hình thức phúc lành (blessings). (MTNX, 67–69)
Tinh linh sinh lực (Pranic elementals): Các tinh chất nhỏ bé của lửa này (minute fiery essences) có khả năng thẩm thấu (permeate) qua cấu trúc (texture) của cơ thể con người, của một thân cây hay của tất cả những gì có thể có trong giới nhân loại, giới thực vật và động vật, và hòa hợp với lửa của hệ thống tiểu thiên địa. (LVLCK, 67)
Tinh linh thiên nhiên (nature spirits, tinh linh ngũ hành):
- Gồm các tiên nữ (fairies), thổ thần (gnomes), thần (elves). Người ta thấy chúng trong chất dĩ thái cũng như trong các thể bằng chất hơi, chất lỏng. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che các hoạt động ở cõi trần trọng trược của chúng nhờ ảo cảm và phủ lớp màn che giấu biểu lộ bên ngoài của chúng. (LVLCK, 892)
- Mãnh lực Thiên nhiên tức là Tinh linh thiên nhiên (Nature–Force or Elemental).
- Tinh linh thiên nhiên (Elementals) tức là các Tinh linh Ngũ hành có khả năng thông linh (Psychic Nature–Spirits).
(GLBN I, 202) – Linh hồn của các Hành Tố (Spirits of the Elements). Các sinh vật (creatures) tiến hóa trong bốn giới (kingdoms) hay bốn Hành (Elements) – địa, phong, hỏa và thủy. Tín đồ Do Thái Bí giáo gọi các tạo vật này là Thổ tinh linh (Gnomes, thuộc về đất), Phong tinh linh (Sylphs, thuộc về không khí), Hỏa tinh linh (Salamanders, thuộc về lửa) và Thủy tinh linh (Undines, thuộc về nước). Ngoại trừ một vài loại cao cấp và các vị điều khiển (rulers) của chúng, các tạo vật này là các mãnh lực (forces) của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh (ethereal men or women). Với vai trò là các tác nhân thấp kém (servile agents) của các nhà Huyền linh học, các mãnh lực này có thể tạo ra các hiệu quả khác nhau. Nhưng nếu được các “Âm ma” (“Elementaries”) sử dụng – trong trường hợp chúng bắt đồng tử phục tùng – chúng sẽ lừa gạt người dễ tin. Tất cả các sinh linh (beings) vô hình thấp kém được tạo ra trên cõi thứ năm, sáu và bảy của bầu khí quyển trái đất chúng ta được gọi là các Elementals (tinh linh): Peris, Devas, Djins, Sylvans, Satyrs, Fauns, Elves, Dwarfs, Trolls, Kobolds, Brownies, Nixies, Goblins, Pinkies, Banshees, Moss People, White Ladies, Spooks, Fairies, vv… và vv… (NGMTTL, 111–112)
Tinh Quân Giải thoát (Lord of Liberation): Tất cả các ý tưởng và quan niệm đang chi phối sự sống của con người và đã tạo ra nền văn minh của chúng ta đều bắt nguồn từ một vài Đấng Cao cả, chính các Ngài là một biểu hiện của Thiên Ý (divine Idea). Đó là các Tinh Quân Giải thoát. Có cả thảy 3 vị, một Vị thì gần gủi với Cõi Trần và với nhân loại hơn là hai vị kia. Ngài có thể được đạt tới bởi những ai hiểu được bản chất của tự do và những ai mong muốn dẹp bỏ chuyện đời để được giải thoát và thấy những người bị áp bức và bị làm nô lệ trên thế giới cũng được giải thoát. (SHLCTĐ, 266–267)
Tinh tấn (tireless endeavour): Theo nghĩa đen là luôn luôn thực hành, lặp lại không ngừng và nỗ lực không ngưng nghỉ để đặt nhịp điệu mới lên trên nhịp điệu cũ, xóa bỏ những thói quen và các hoạt động (modifications) đã ăn sâu bằng cách tạo nên ấn tượng của linh hồn. Tinh tấn là luôn luôn cố gắng để hạn chế các hoạt động của thể trí. Nó bao hàm ý tưởng là Chân Ngã luôn luôn cố gắng để hạn chế các hoạt động hay các dao động của thể trí và kềm chế bản chất thông linh thấp hay thay đổi, ngõ hầu biểu lộ đầy đủ bản chất tâm linh riêng của mình. Như thế và chỉ có như thế, Chân Ngã mới sống cuộc đời của linh hồn hằng ngày trên cõi trần. (ASCLH, 26–27)
Tinh thần (Spirit, spirituality, spiritual): _Tinh thần là vật chất ở mức biểu hiện cao nhất. (CTNM, 589) _Tức Chân Thần (Monad) hay Cha trên Trời. (ASCLH, 39)
- Từ ngữ “tinh thần” không ám chỉ các vấn đề tôn giáo như thường gọi. Mọi hoạt động thúc đẩy con người tiến tới hình thức phát triển nào đó – về thể chất, tình cảm, trí tuệ, trực giác, xã hội – nếu có đều có bản chất tinh thần và cho thấy sức sống của thực thể thiêng liêng bên trong. (GDTKNM, 1) – Tinh thần tức là điểm Linh Quang (Divine spark).
(ASCLH, 10)
- Tinh thần là Chân Thần, là Linh Ngã. (LVLCK, 48)
- – Siêu thức (super–consciousness), trạng thái Atma (atmic aspect) tức là Tinh thần. (LVLCK, 644)
- – “Sự sống” (“life” tức là Tinh thần. (LVLCK, 876)
- – Tinh thần được bọc trong linh hồn thể (causal body) là linh
hồn. (MTNX, 213)
- Tinh thần (Spirit) và tâm thức (consciousness) là các tên
gọi đồng nghĩa. (LVLCK, 278)
- Tinh thần ở trong vật chất chính là Sự Sống. (Thư của Ch. S. 315)
Tinh thần và vật chất (Spirit and Matter) Bất cứ cái gì rời khỏi Trạng Thái Laya đều trở nên Sự Sống tích cực (active Life); nó liền bị cuốn vào Vòng Xoáy Chuyển Động (vortex of Motion) [Dung môi Sự Sống của phái Luyện Đan]. Tinh Thần và Vật Chất là hai Trạng Thái của Cái Duy Nhất (the One). Cái này vốn không phải là Tinh Thần, cũng chẳng phải là Vật Chất, mà cả hai đều là Sự Sống Tuyệt Đối (Absolute Life), tiềm tàng (latent)…. Tinh Thần là sự phân hóa (differentiation, biến phân) của [và trong] Không Gian (Space), còn Vật Chất là sự phân hóa đầu tiên của Tinh Thần. Cái không phải là tinh thần, cũng không phải là Vật Chất, đó là Cái Ay (That is It) - Cái Nguyên Nhân Vô Nguyên Nhân (causeless Cause) của Tinh Thần và Vật Chất, vốn là Nguyên Nhân của Vũ Trụ (Cause of Kosmos). Và Cái Đó (THAT) chúng ta gọi là Sự Sống Duy Nhất (the ONE LIFE) hay là Linh Khí Nội Tại Vũ Trụ (the Intra-Cosmic Breath). (Thiền Kinh – Book of Dzyan – bình giải III, đoạn 18). (GLBN I, 302)
Tinh thần Tuyệt đối (Absolute Spirit): Tinh thần Tuyệt đối là Thượng Đế của Thái Dương Hệ chúng ta. (ASCLH, 137)
Tinh tòa (Constellation) : X Chòm sao.
Tinh Tòa Thượng Đế (The Unknown) Tinh Tòa Thượng Đế có hiện thể là bảy tinh tòa, có không gian là năm cõi vũ trụ; có trung tâm lực là Vũ Trụ Thượng Đế. (LVLCK, 293)
Tinh tú quang (Astral light, cảm dục quang): Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi cảm dục. (LVLCK, 43)
Tinh vân (Nebulae): Các Tinh vân có thật (exist); tuy nhiên, thuyết tinh vân (Nebular Thery) thì sai lầm. Một tinh vân (a nebula) tồn tại trong một trạng thái phân rã hoàn toàn về nguyên tố (entire elemental dissociation). Tinh vân ở thể hơi và, ngoài ra, nó còn là một cái gì khác khiến cho nó khó có thể được liên hệ (connected) với các chất hơi (gases) mà vật lý học (physical science) đã từng biết đến; tinh vân tự phát ra ánh sáng (self–luminous). Nhưng tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi. Tất cả sáu mươi hai “điểm trùng hợp” (“coincidences”) do Giáo Sư Stephen Alexander liệt kê (trong Smithsonian Contributions”, XXI, Mục I, trang 79–97) để xác nhận Thuyết Tinh Vân đều có thể được Nội Môn Học (Esoteric Science) giải thích, vì đây không phải là một tác phẩm thiên văn học nên chúng ta không cố phản bác. Thuyết của Laplace và Faye gần đúng chân lý hơn bất cứ lý thuyết nào khác, tuy nhiên, chẳng còn bao nhiêu suy lý (speculations) của Laplace trong thuyết hiện nay ngoại trừ các đặc điểm chung. (GLBN II, 312)
Tính chất tâm linh (spirituality): Tính chất tâm linh chủ yếu là việc thiết lập các mối liên hệ đúng đắn của con người, thúc đẩy thiện chí và sau cùng là thiết lập một hòa bình đích thực trên địa cầu như là kết quả của hai biểu hiện này của thiên tính. (VĐCNL, 169)
Tính dục (Sex): Thực ra, tính dục là bản năng hướng về sự hợp nhất: trước tiên hợp nhất ở cõi trần. Mặc dù bị hiểu sai lệch nhiều, đó là nguyên tắc tự nhiên (innate principle) của thần bí học (mysticism), đó là tên gọi mà chúng ta gán cho sự thúc đẩy tới hợp nhất với cái thiêng liêng (the divine). Giống như mọi điều khác mà người ít tiến hóa đã nói tới, chúng ta đã hiểu sai và làm lệch lạc một ý niệm thiêng liêng và làm giãm giá trị (prostituted) một động lực phi vật chất (immaterial urge) thành một ham muốn vật chất (material desire). Chúng ta đã đảo ngược chiều hướng của năng lượng tại bí huyệt xương mông (sacral energy), vì thế, bản chất động vật và các chức năng của nhân loại bậc trung trở thành quá phát triển. (CTNM, 180)
Tính phóng xạ (Radioactivity): Tính phóng xạ tức là việc phóng thích năng lượng (power) có sẵn trong mọi nguyên tố (elements) và mọi nguyên tử của hóa học (atoms of chemistry), và trong tất cả các chất khoáng đích thực (true minerals). (LVLCK, 486)
Tính tốt (virtue, đức hạnh, đức tính):
- Đức hạnh là việc triệu dụng đến các năng lượng mới và nhịp điệu rung động mới sao cho linh hồn trở thành yếu tố kiềm chế tích cực và các mãnh lực của linh hồn thay thế các mãnh lực của các thể thấp. (LVHLT, 202–203)
– Đức hạnh là sự biểu hiện trong con người tinh thần hợp tác với huynh đệ của mình, lòng vị tha cần phải có, sự cảm thông và hoàn toàn quên mình. (TLHNM, 284)
Tình thương (Love, còn gọi là Bác ái):
- Về thực chất, tình thương là một mãnh lực hay năng lượng khách quan (impersonal) vì hiệu quả của nó tùy thuộc vào loại hình thức mà nó tiếp xúc và tùy thuộc vào những gì mà nó đang tác động. (SHLCTĐ, 265)
- Tình thương không phải là xúc cảm (emotion) hay tình cảm (sentiment) và không có liên quan gì với thương cảm (feeling) (vốn là sự lệch lạc của tình thương đích thực) mà là sự quyết tâm không lay chuyển để làm những gì lợi ích nhất cho toàn thể nhân loại hay cho tập thể (nếu bạn không thể có được ý niệm rộng lớn hơn) và làm điều này với bất cứ giá nào của riêng mình và bằng cách hy sinh tối đa. (SHLCTĐ, 277)
Tình thương là biểu lộ của Minh Triết trên cõi cảm dục. (KCVTT, 244) - Tình thương là năng lượng (love is energy) và đó là một chất (a substance) có thật như vật chất trọng trược. Chất đó có thể được dùng để xua đuổi mô bị bệnh và cung cấp chất thay thế lành mạnh (healthy substitute) vào chỗ của chất liệu nhiễm bệnh (diseased material) để chất này bị loại ra. (CTNM, 102) – Tình thương là biểu hiện sự sống (life expression) của chính Thượng Đế, tình thương là mãnh lực kết hợp (coherent force) làm cho mọi vật thành tổng thể (whole) (Tôi muốn bạn suy gẫm câu này) và tình thương là tất cả những gì hiện hữu.(CTNM, 356)
- Nói về mặt huyền bí và trong thực tế, tình thương là sự cảm thông tinh tế, năng lực để nhận thức những gì đã tạo ra tình trạng hiện tại và do đó, không có sự chỉ trích; nó bao hàm sự im lặng do từ tâm vốn dĩ đưa tới việc sẵn sàng hàn gắn và chỉ biểu lộ khi không có trạng thái gò bó của sự im lặng và con người không còn phải làm tĩnh lặng bản chất thấp của mình nữa và làm êm dịu tiếng nói của ý kiến riêng của mình ngõ hầu cảm thông và đạt được sự đồng nhất hóa với những gì phải được yêu thương. (SHLCTĐ, 99)
Tình thương của Thượng Đế (Love of God): Thực ra, đó là mãnh lực thu hút bằng từ điện, đang đưa mỗi kẻ hành hương hướng về Ngôi Nhà của Từ Phụ. Chính mãnh lực này được khơi dậy (stir) trong tâm nhân loại và biểu hiện qua trung gian các Đấng Hóa Thân của thế gian, qua sự khát khao huyền bí học hiện hữu nơi mọi người, qua mọi phong trào nhắm mục tiêu tạo phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại và (trong điều được gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của tình mẫu tử. (LVHLT, 321)
Tịnh độ tông : Zodo–shu
Tọa thế (Posture, Asana, tư thế ngồi thiền): Tư thế tốt nhất là tư thế làm cho người tìm đạo có thể sớm quên rằng mình đang có một thể xác. Người ta thường đưa ra tư thế ngồi thẳng lưng (upright position) thoải mái trên một cái ghế, chân đặt tréo tự nhiên, tay đặt trên đùi, mắt nhắm lại, cằm hơi cúi xuống, đó là tọa thế tốt nhất cho người tìm đạo Tây phương. Ở Đông phương, có một môn học về các tọa thế và có khoảng 84 cách ngồi khác nhau, một số rất phức tạp và gây nhiều đau đớn. Môn học này là một nhánh của Hatha Yoga và căn chủng thứ năm không cần tuân theo. Đó là tàn tích của môn Yoga chỉ cần và đủ cho căn chủng Lemuria, vì họ cần học cách kềm chế thể xác. … Cần nên nhớ rằng nỗ lực để đạt tới việc quên đi thể xác bằng tọa thế đúng cách được mang lại nhờ việc kiên trì thực hành với sự thoải mái hơn là nhờ áp đặt mạnh bạo lên cơ thể những tư thế và phong thái xa lạ và không thoải mái. (ASCLH, 215)
Toàn giác (Full illumination): Con người tâm linh (spiritual man, Chân nhân) chiêm ngưỡng (contemplation), nghiên cứu và tham thiền về thế giới nguyên nhân, về “các sự việc của Thượng Đế” (“things of God”). Lúc bấy giờ, Chân nhân sử dụng khí cụ đã được kiềm chế của mình, tức trí tuệ (được kiềm chế nhờ thực hành việc định trí và tham thiền), để chuyển cho bộ óc hồng trần, xuyên qua ngân quang tuyến (sutratma), tức là tuyến đang đi xuống qua ba thể thấp tới tận não bộ, những gì mà linh hồn biết được, thấy được và hiểu được. Điều này tạo ra sự toàn giác. (ASCLH, 184)
Toàn hiện (Omnipresence, vô sở bất tại, phổ diện):
- Khi dùng thuật ngữ theo Thánh Kinh: “Trong Ngài, chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn”, chúng ta đã phát biểu một định luật căn bản trong thiên nhiên và nền tảng được đưa ra về sự kiện mà chúng ta phủ lên bằng một từ ngữ hơi vô nghĩa: sự toàn hiện. Sự toàn hiện có cơ sở của nó trong vật chất của vũ trụ và trong những gì mà các nhà khoa học gọi là ether; thuật ngữ “ether” là một thuật ngữ phổ thông bao hàm đại dương năng lượng vốn dĩ liên quan lẫn nhau và đang tạo ra thể năng lượng tổng hợp duy nhất của hành tinh chúng ta.
- Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và được dựa trên sự kiện các thể dĩ thái của mọi hình hài tạo thành thể dĩ thái thế giới, khiến cho có thể có được sự toàn tri (omniscience). (VCVTDT, 2, 7)
- Khả năng truyền thông (communicate) nằm ngay trong bản chất của chính vật chất.Khả năng đó tiềm phục (lies potientially) trong chất dĩ thái, và ý nghĩa của viễn cảm (telepathy) được tìm thấy trong từ ngữ toàn hiện.(VCVTDT, 5)
Toàn Linh thức (Universal soul, linh hồn vũ trụ):
- Toàn linh thức hay là tâm thức của Thượng Đế, Đấng khai sinh ra vũ trụ của chúng ta. (TLHNM I, 57)
- Toàn linh thức tức là Pleroma. (LVLCK, 685)
- Toàn linh thức tức là Atma. (LVLCK, 137)
Toàn Linh trí (Universal Mind, Thiên trí, Mahat ):
- Tức là chủ thể tư tưởng thiêng liêng (divine thinker).
- Tức là linh hồn thế giới (world soul).
- Tức là thể trí Thái Dương Hệ (systemic mind) (khác với thể trí vũ trụ–cosmic mind).
- Tức là Ah–hi (LVLCK, 317, 810, 1098, 615) – Thiên trí tức là tiến trình suy tư của Hành Tinh Thượng Đế.
- Thiên trí là một nhóm thuật ngữ diễn tả phạm vi của tư tưởng, hoạch định và mục tiêu của một vị Hành Tinh Thượng Đế hoặc Thái Dương Thượng Đế. (ĐĐTKNM II, 154, 281) – Thiên trí (Divine Mind) tức là Toàn Linh Trí. (ĐĐTKNM I, 25)
– Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos) tức Toàn Linh Trí.(KCVTT, 13)
- Vạn vật hiện hữu trong Toàn Linh Trí theo kiểu mẫu
nguyên hình. (MTNX, 46)
- Mahat (Toàn Linh Trí), tức là trí tuệ (mind) biểu lộ trong Đại Thiên Địa (Macrocosm). (ASCLH, 15)
Toàn ngã (All–Self): Toàn ngã là chính Thượng Đế (Logos Himself). (TVTTHL, 169)
Toàn nhãn thông (All–seeing Eye): Quyền năng của Đức Hành Tinh Thượng Đế để nhìn thấu suốt vào mọi phần, mọi khía cạnh và giai kỳ (trong thời gian và không gian) của hiện thể hành tinh của Ngài, vốn là thể xác của Ngài để đồng nhất hóa chính Ngài với mọi phản ứng và các bén nhạy của thế giới do Ngài sáng tạo, và để tham dự với tri thức đầy đủ vào mọi biến cố và sự việc.(ĐĐTKNM–II, 291)
Toàn tri (Omniscience): - Toàn tri tức là hiểu biết được thực tướng của sự vật (the knowledge of things–in–themselves). (GLBN II, 43)
- Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và dựa trên sự kiện rằng thể dĩ thái của mọi hình hài tạo thành thể dĩ thái thế giới khiến cho có thể có được sự toàn tri. Thể dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế hoạt động bằng ý chí có điều khiển của Ngài; năng lượng là kết quả của hình tư tưởng của Ngài đang tác động trong và qua thể năng lượng của Ngài. Hình tư tưởng này biểu hiện và biểu lộ Mục tiêu thế giới của Ngài. Mọi hình thức sự sống dưới nhân loại và các hình hài lên đến giai đoạn của người tiến hóa được chi phối bằng tư tưởng thiêng liêng qua trung giam các thể năng lượng của họ vốn là một phần bất khả phân của tổng thể. Tuy nhiên, họ phản ứng một cách vô thức và không sáng suốt. Nhân loại tiến hóa, các nhà thần bí và các thức giả đang trở nên ngày càng biết rõ thể trí đang điều khiển tiến trình tiến hóa . Khi sự nhận thức này được hiểu rõ và thể trí cá nhân được tiếp xúc hữu thức với thể trí của Thượng Đế như nó tự biểu hiện qua thể trí đã giác ngộ của Đại Đoàn các Chân
Sư, chúng ta sẽ có sự toàn tri ngày càng phát triển. (VCVTDT, 7)
- Chỉ khi nào thể dĩ thái bắt đầu hoạt động dưới ảnh hưởng và qua “các mãnh lực đã in sâu” (“impressed forces”) của linh hồn, thể trí, và tạm thời, của thể cảm dục, bấy giờ con người mới có thể biết được mọi thế giới (worlds), mọi hiện tượng và mọi trạng thái tâm thức, và thế là đạt đến sự toàn tri (omniscience) vốn là quyền thừa kế (birthright) của tất cả các con của Thượng Đế. (CTNM, 84)
- - Chỉ có Thượng Ngã (Higher Self), vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Soul or Mind) mới có khả năng toàn tri. (CKMTTL, 103)
Tổ phụ của nhân loại (Pitris, Fathers of mankind): Các vị tổ tiên (ancestors) hay các Đấng sáng tạo nhân loại. Các tổ phụ này chia làm bảy loại, ba loại không có hình hài và 4 có hình hài. Các vị này thường được gọi là Lunar Pitris hay Nguyệt Tổ phụ (Lunar Ancestors) và đừng nên lộn với Solar Pitris hay Thái Dương Thiên thần (Solar Angels). Các vị này ban cho con người thể trí (mind) và tạo ra thể tương đối thường tồn của Chân Ngã hay Thượng ngã. (LVLCK, 614)
Tổ tiên của nhân loại (Progenitors of Man): Các Tổ tiên của nhân loại, ở Ấn Độ, được gọi là Tổ Phụ (Fathers), Pitaras hay Pitris, là các “Đấng Sáng Tạo” (“Creators”) của các thể (bodies) và các nguyên khí thấp (lower principles) của chúng ta. Các Ngài là chính chúng ta, với tư cách là các phàm ngã đầu tiên, và chúng ta là các Ngài. Con người nguyên thủy (primeval) ắt hẵn phải có “xương và thịt của các Ngài”, nếu các Ngài có xương và thịt. Như đã nói, các Ngài là các “Nguyệt Tổ Phụ” (“Lunar Beings”). (GLBN III, 97)
“Tôi hiện hữu” (“I am”): “Tôi hiện hữu” ám chỉ Phàm ngã thức (personality consciousness) trên ba cõi thấp, hay ám chỉ những gì được xem như thấp kém hơn linh hồn thể. Nó liên quan đến nhận thức của con người về vị trí của mình trên bầu hành tinh trong một dãy hành tinh. “
Tôi là Chân Ngã” (“I am that”): Ám chỉ Chân Ngã thức (Egoic consciousness) và các cảnh giới của Tam Thượng Thể (Triad). Nó liên quan với nhận thức của một người về vị trí của mình trong dãy hành tinh và mối liên hệ của người đó với tập thể mà y hợp thành một phần trong đó.
“Tôi là Chân Thần “ (“I am that I am”): Ám chỉ Chân Thần thức (monadic consciousness) của một người và mối liên hệ của người ấy với các cõi trừu xuất. Nó liên quan đến nhận thức của người ấy về vị trí của y trong hệ thống hành tinh (scheme). (LVLCK, 420)
Tôi là Ngài (I am He, Bắc Phạn: A–ham–sa): Đối với người hiểu được ngôn ngữ của minh triết (language of wisdom) thì trong từ ngữ đơn thuần này có chứa đựng cái bí nhiệm phổ quát (universal mystery), đó là triết lý về sự đồng nhất (identity) của bản chất con người với bản chất Thượng Đế (god–essence). (GLBN I, 144)
Tối Đại Niết Bàn (Adi): Cõi thứ nhất; cõi nguyên thủy; cõi nguyên tử của Thái Dương Hệ; cõi cao nhất trong 7 cõi. (ĐĐNLVTD, 215)
Tội lỗi (Sin): Sự sa đọa (fall) của con người, sự tiến hóa giáng hạ (involution) của Tinh thần. (LVLCK, 773)
Tội sát nhân (Sin of murder): Thực ra, tội sát nhân được dựa vào sự kiện rằng nó can dự vào mục tiêu của linh hồn, chứ không phải thực sự dựa vào việc giết chết một xác thân cá biệt của con người. Điều đó cũng là lý do giải thích tại sao chiến tranh không phải là sát nhân như nhiều người có thiện ý đã nghĩ; đó là cách hủy diệt hình hài với chủ đích tốt lành (nếu người ta có thể hiểu được Thiên Ý của Hành Tinh Thượng Đế. Tuy nhiên, chính các động cơ của những kẻ gây ra chiến tranh trên cõi trần mới là xấu xa. Nếu chiến tranh không xảy ra thì qua cái mà chúng ta gọi là “tác động của Thượng Đế”, Đức Hành Tinh Thượng Đế sẽ kêu gọi một số lớn linh hồn trở về theo Thiên Ý bác ái của Ngài. Khi kẻ ác khởi xướng chiến tranh, Ngài nhân cái chẳng lành để làm điều lành. (CTNM, 436)
Tôn giáo (religion): – Là danh xưng dành cho tiếng kêu thỉnh nguyện (invocative appeal) của nhân loại và sự đáp ứng trở lại của Sự sống vĩ đại (greater Life) với tiếng kêu cầu (cry) đó. (CVĐĐ, 520) – Các chân lý tâm linh chính đại của tôn giáo có thể được tóm lược như sau:
- Có một Bản Thể đích thực, vô hạn, vĩnh hằng, bất khả tri.
- Từ Cái Đó (THAT) phát sinh Thượng Đế biểu lộ (manifested God), khai mở từ nhất nguyên (unity) đến nhị nguyên (duality), từ nhị nguyên đến tam nguyên (trinity).
- Từ Tam Nguyên biểu lộ mới có nhiều Đấng Thông Tuệ tinh thần (spiritual Intelligences) hướng dẫn trật tự vũ trụ.
- Con người là một hình ảnh (reflection) của Thượng Đế biểu lộ, do đó, về mặt căn bản, là một tam nguyên, Chân Ngã bên trong con người vốn vĩnh cửu và đồng nhất với Đại Ngã vũ trụ.
- Con người tiến hóa bằng cách luân hồi nhiều lần, trong khi luân hồi, con người bị dục vọng lôi cuốn; nhờ sự hiểu biết và lòng hy sinh, con người mới thoát được luân hồi, bấy giờ, con người trở nên thiêng liêng thực sự vì bao giờ con người cũng có sẵn mầm mống thiêng liêng.
(MTNX, 5–6)
- … Không một tôn giáo nào, ngay cả chi phái (sect) của Visishtadvaitis ở Ấn Độ (chi phái này nhân–hình–hóa [antropomorphize], thậm chí cả Thái Cực Thượng Đế [Parabrahman]) tin tưởng vào công cuộc sáng tạo từ hư vô (creation ex–nihilo) như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo, mà chỉ tin vào cơ tiến hóa từ những chất liệu có từ trước (evolution out of pre–existing materials). (GLBN I, 279)
Tôn giáo và Huyền học (Religion and Occultism): Mọi tôn giáo cổ chẳng qua chỉ là một hoặc hai chương của toàn bộ pho tài liệu về các bí nhiệm tối cổ (archaic primeval mysteries), chỉ một mình Huyền Học Đông Phương (Eastern Occultism) mới có thể tự hào (boast) rằng mình sở hữu được cái bí nhiệm đầy đủ (full secret) với bảy chìa khóa của nó. (GLBN II, 30)
Tổng quả báo (Dweller om the threshold : Tổng quả) :
- Tổng quả báo có thể được định nghĩa là toàn thể các mãnh lực của bản chất thấp như đã biểu lộ trong phàm ngã, trước khi có sự giác ngộ, tạo hứng cảm và sự khai mở. Vào lúc này, chính phàm ngã cực kỳ mạnh và Tổng quả báo biểu hiện cho các sức mạnh tâm thông và hạ trí mà qua bao thời kỳ đã phát triển trong con người và được bảo dưỡng cẩn thận; nó có thể được xem như là sức mạnh của hình hài vật chất tam phân trước khi nó xã thân cống hiến cho sự sống của linh hồn và cho việc phụng sự Thánh Đoàn, Thượng Đế và nhân loại.
Tổng quả là tất cả những gì hiện hữu nơi con người, ngoại trừ Chân Ngã tâm linh cao siêu; đó là trạng thái thứ ba (ngôi ba, third aspect) của Thượng Đế (divinity) khi biểu lộ trong bộ máy / cơ cấu con người (human mechanism), trạng thái thứ ba này sau rốt phải phụ thuộc vào trạng thái thứ hai, tức linh hồn. ACMVĐCTG, 90 – 91)
- Tổng Quả (Kẻ Chận Ngõ) ở Ngưỡng Cửa (ngưỡng cửa của thiên tính, hỡi huynh đệ) là chính nhân loại với các thói quen suy tưởng xưa, sự ích kỷ và sự hám lợi của nhân loại.
(SHLCTĐ, 137)
- Trong thực tế, Tổng quả báo / Kẻ chận ngõ là một hình tư tưởng được truyền sinh lực (a vitalised thought–form), tiêu biểu cho sức mạnh cõi trí (mental force), sức mạnh cõi cảm dục (astral force), và năng lượng sự sống (vital energy). (ACMVĐCTG, 27)
Tổng Quan Thế Giới (World View) Cõi phụ cao nhất của cõi trí được gọi là Tổng Quan Thế Giới. (CKDCLH, 177)
Tổng Thể vĩ đại (Greater Whole): Một Tổng Thể vĩ đại được tạo thành bằng bảy Thái Dương Hệ. (LVHLT, 274)
Tổng thức (Apperception, toàn thức): Tổng thức diễn tả trạng thái của tâm thức Chân Thần (Monadic consciousness) xuyên qua tất cả các giới đến tận con người. (GLBN I, 231)
Trá ngụy (Problem of evil): Đoạn trích dẫn sau đây được rút ra từ một bài văn xuất thần của Tiến Sĩ Anna Kingsford; nội dung như thế này: “ Ban cũng cần biết cội nguồn của trá ngụy. Đây là một chủ đề to tát mà từ lâu nay chúng tôi không muốn đưa ra với bạn, nhưng hiện giờ, theo chúng tôi, dường như bạn đang cần đến nó. Vậy thì, nên hiểu rằng, trá ngụy là kết quả của sự sáng tạo. Vì sáng tạo là kết quả của việc phóng chiếu Tinh thần vào vật chất, mầm mống đầu tiên của trá ngụy xuất hiện cùng với việc phóng chiếu này. Xin nhắc bạn biết rằng, không có trá ngụy thuần túy tinh thần, mà trá ngụy là kết quả của việc vật chất hóa (materialisation) của tinh thần. Nếu bạn xem xét kỹ tất cả những gì mà chúng tôi nói với bạn liên quan đến các hình thức trá ngụy khác nhau, bạn sẽ nhận ra rằng, mọi trá ngụy đều là kết quả của việc giới hạn của năng lực nhận thức rằng toàn thể Vũ trụ chỉ là Đại Ngã (Larger Self)… Thế thì, đích thực là Thượng Đế đã tạo ra trá ngụy; nhưng tuy vậy, điều cũng đúng là Thượng Đế là Tinh thần và vì là Tinh thần thì không thể trở thành trá ngụy. Thế thì trá ngụy hoàn toàn chỉ là kết quả của sự vật chất hóa của Thượng Đế. Đây là một đại bí nhiệm. Chúng ta chỉ có thể trình bày điều đó tối nay… Thượng Đế là chính sự tri giác (perception). Thượng Đế là sự tinh tường (percipience) phổ quát. Thượng Đế là những gì thấy và những gì được thấy. Nếu chúng ta có thể thấy tất cả, nghe tất cả, tiếp xúc với tất cả và vv…, sẽ không có trá ngụy, vì trá ngụy bắt nguồn từ sự hạn chế của tri giác. Việc hạn chế như thế là cần thiết nếu Thượng Đế phải tạo ra bất cứ điều gì khác hơn là Thượng Đế. Bất cứ điều gì khác hơn Thượng Đế đều phải thấp kém hơn Thượng Đế. Do đó, nếu không có trá ngụy, Thượng Đế phải chịu cô đơn. Mọi vật đều là Thượng Đế tùy theo mức độ của Tinh thần ở trong chúng.” Như thế, một nhân loại hoàn thiện sẽ là một hiện thể hoàn hảo của Tinh thần thiêng liêng (xem Mercaba của Ezekiel, chương I). Hàm ân của chúng ta đối với các vị có linh thị thật là lớn lao, các Ngài phóng ra các tia sáng vào chốn tối tăm và huyền bí của sự sống con người, nơi mà Tinh thần tranh đấu bên trong thường bị vùi lấp trong các hố sâu của Hỗn Mang huyền bí này, nhờ đó làm hiển lộ bóng tối, nhờ thế chúng ta có thể thấy được một vài bước của Thánh Đạo phía trước, nhờ thế khuyến khích chúng ta tiến tới nhanh chóng với đảm bảo mới mẻ rằng sương mù và mây phủ sẽ bị xua tan, và vào đúng lúc, chúng ta sẽ tiến vào cái toàn vẹn của Bản Lai Diện Mục thiêng liêng. – Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, q. XXIX, trang 50. (LVLCK, 835)
Trách nhiệm (Responsibility): Khi nào không có ngã thức (self- consciousness) thì không có trách nhiệm. Do đó, loài vật (animals) không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và mặc dù chúng chịu đau khổ trên cõi trần và trong thể xác, chúng lại thoát khỏi nghiệp quả trên các cõi tinh anh (subtler planes) vì chúng không có trí nhớ cũng không có sự tiên liệu; chúng thiếu năng lực liên kết (correlating faculty) và vì không có tia lửa trí tuệ, chúng thoát được luật báo phục (law of retribution), trừ ra khi nào có liên hệ đến thể xác. Lý do về sự đau khổ trong giới động vật bị che khuất trong cái bí mật về tội lỗi của kẻ vô trí (the mindless) và trong thời kỳ khủng khiếp được nói đến trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm, dẫn đến kết quả là việc thiếu phát triển và các lệch lạc của tất cả các loài. (LVLCK, 562–563)
Trạng thái (Aspect, Ngôi):
- Ba Ngôi Thượng Đế (three logoic aspects) tức là các bản nguyên thiêng liêng (principles). (LVLCK, 299)
- Ngôi Một, tức là ý chí tồn tại (will–to–exist) (Ngôi Shiva–ND).
Ngôi Hai, tức trạng thái kiến tạo, tức Ngôi Vishnu (Vishnu aspect). Ngôi Ba, tức là Ngôi Brahma (Brahma aspect). (LVLCK, 214–215)
- Ngôi Vishnu, tức Thượng Đế Ngôi Hai (Second aspect logoic), trạng thái kiến tạo hình hài (form–building aspect).
(LVLCK, 218) – Ngôi Một hoạt động thông qua một Quyền Lực Từ. Ngôi Hai hoạt động thông qua các kết hợp của linh từ (mantric combination). Ngôi Ba hoạt động thông qua các công thức toán học (mathematical formulas). (LVLCK, 771)
- Thượng Đế Ngôi Một (first aspect logoic) tức là “Ý chí hiện tồn” (“will to be”). (LVLCK, 560)
- Trạng thái thứ ba tức trạng thái vật chất (matter aspect). Trạng thái thứ hai, trạng thái bác ái. Trạng thái thứ nhất, trạng thái Sự sống hợp nhất linh hoạt (nó lôi cuốn [sweep] mọi hình hài và mọi nhị phân [dualities] vào thành một tổng thể vĩ đại).
(LVHLT, 385) – Ngôi Lời (Logos) tức Quán Thế Am (Kwan-shai-yin). (Thư của Ch, S. 379)
Trạng thái bác ái (Love aspect): Linh hồn tức là trạng thái bác ái. (LVHLT, 382)
Trạng thái sắc tướng (Form aspect): Phàm ngã tức là trạng thái sắc tướng. (ASCLH, 397)
Trắc tâm nhân (Psychometrist, người có trắc tâm thuật): Người có trắc tâm thuật là người có linh hồn nhạy cảm với linh hồn trong các hình thức sự sống khác – nhân loại và phi nhân loại (non–human). (TLHNM–II, 567)
Trắc tâm thuật (Psychometry):
- Về mặt bản thể, trắc tâm thuật là khả năng hoạt động và giao tiếp với linh hồn của nhóm cao cấp mà đơn vị trong nhóm thấp kém mong mỏi hướng tới, và giao tiếp với linh hồn nào vốn dĩ có thể mong mỏi như thế trong bất cứ hình hài nào.
(TLHNM–II, 567)
- Thuật trắc tâm có thể được định nghĩa như là năng lực để chọn một vật gì hữu hình có thể thuộc về một cá nhân và qua trung gian của vật đó làm cho chính mình giao tiếp được với cá nhân đó hay với nhóm các cá nhân. Trắc tâm là định luật liên kết các ý tưởng được áp dụng cho tính chất rung động của lực với mục đích thu được sự hiểu biết. (TTCNT, 138)
Trầm cảm (Depression, chán nản, nản chí, phiền muộn, ưu tư): Khi đề cập đến vấn đề trầm cảm là chúng ta bàn đến một điều phổ cập đến nỗi ít người thoát khỏi sự tấn công của nó. Nó giống như sương mù bao quanh con người, làm cho y không thể thấy rõ, đi không chắc chắn và không còn nhận biết Thực tại. Nó là một phần của đại ảo tưởng cảm dục, và nếu điều này được hiểu rõ, người ta sẽ thấy rõ tại sao trầm cảm xuất hiện, vì nguyên nhân của nó hoặc là ở thể cảm dục, hoặc là ở thể xác và gắn liền với tình hình thế giới hay một tình trạng cá biệt. Do đó, chúng ta hãy nghiên cứu trầm cảm ở cá nhân và xem xét các nguyên nhân của nó. Trầm cảm là do bởi:
- Ảo cảm thế gian: Ảo cảm này quét lên từng người riêng lẻ, mặt khác, thoát khỏi các tình huống cá nhân, gây ra sự trầm cảm, vào tận các chốn sâu của phản ứng thế gian. Ảo cảm thế gian này, với các kết quả làm mất sinh khí và gây trầm cảm của nó, lại có nguồn gốc trong các yếu tố khác nhau mà chúng ta chỉ có thì giờ nêu ra vắn tắt:
- Yếu tố về thiên tượng (astrological factors), hoặc là tác động đến sự sắp xếp hành tinh, và do đó đến các cá nhân, hoặc cốt yếu tác động vào nhân loại. Hai yếu tố này thường bị bỏ qua.
- Quỹ đạo của mặt trời trong bầu trời. Hướng đi về phía nam có khuynh hướng đưa tới ảnh hưởng rung động hạ thấp, người tìm đạo nên ghi nhớ việc này vào mùa thu và các tháng đầu mùa đông.
- Nửa tối của mặt trăng, giai đoạn cuối của kỳ trăng khuyết và đầu kỳ trăng non. Như bạn biết rõ, giai đoạn này tác động đến việc thiền định.
- Các yếu tố tâm lý và các ức chế của quần chúng, hiển nhiên do bởi các mãnh lực bên ngoài đến hành tinh và do bởi các dự kiến với ý định mờ ám đối với nhân loại thông thường. Các mãnh lực này tác động lên nhân loại, ảnh hưởng đến người nhạy cảm nhất; đến phiên họ, họ tác động vào môi trường chung quanh và dần dần động lực được tạo ra, quét qua một giống dân hay một quốc gia, qua một giai đoạn hay một chu kỳ nhiều năm và tạo ra các tình trạng trầm cảm sâu xa và tình trạng ngờ vực lẫn nhau. Nó tạo nên một sự thu hút thảm hại (sad self–absorption), và chúng ta gọi đó là sự kinh hoàng (panic) hay làn sóng bất an. Sự kiện diễn tiến có thể là thuộc về quân sự, kinh tế, xã hội hay chính trị, nó có thể có dạng của một cuộc chiến tranh, của một tòa án tôn giáo, của việc khó xoay sở tài chính hay sự ngờ vực quốc tế ngẫu nhiên xảy ra. Các nguyên nhân nằm sau các kế hoạch của diễn trình tiến hóa và bị chi phối bởi – cho dù không được hiểu rõ – Thiên luật (good Law).
- Trụ vào thể cảm dục. Chừng nào mà con người còn tự đồng nhất hóa mình với thể tình cảm, chừng nào con người còn giải thích sự sống bằng các thuật ngữ chỉ tính tình và cảm xúc của mình, chừng nào mà con người còn đáp ứng lại với dục vọng, chừng đó con người sẽ còn những lúc thất vọng, tối tăm, ngờ vực, đau khổ tột cùng và trầm cảm. Chúng do sự ảo giác, ảo cảm của cõi cảm dục, vốn hay bóp méo, đảo lộn và phỉnh gạt. Không cần nói kỹ hơn về điều này.
- Tình trạng mất sinh lực của thể xác. Điều này do các nguyên nhân khác nhau, như là:
a/ Thể dĩ thái hay thể sinh lực suy yếu. b/ Bệnh hoạn ở thể xác, hoặc là bẩm sinh, hoặc là mang lại từ một kiếp sống khác, ngẫu nhiên hay do các phản ứng tình cảm sai lầm, hoặc là được tạo ra theo kết quả của nghiệp quả tập thể, như là bệnh dịch. c/ Bầu không khí. Điều này đôi khi bị bỏ qua, nhưng tình trạng của khí quyển, bản chất của khí hậu, độ dày đặc, độ ẩm hay độ khô ráo, nóng hay lạnh đều có hiệu quả nhất định vào cảnh quan tâm lý. (LVHLT, 306–309)
Trầm tĩnh hoàn toàn (Perfect poise, quân bình hoàn toàn): Sự trầm tĩnh hoàn toàn là dấu hiệu của việc kềm chế thể cảm dục một cách trọn vẹn, sao cho các xáo trộn tình cảm được khắc phục, hoặc là ít nhất được hạ giãm đến mức tối thiểu trong kiếp sống của vị đệ tử. Trên vòng xoắn ốc cao hơn, nó cũng là dấu hiệu của một năng lực hành động một cách tự do trên các phân cảnh Bồ Đề, nhờ bởi việc hoàn toàn thoát khỏi (và do hậu quả của sự quân bình) mọi ảnh hưởng và mọi xung lực vốn được thúc đẩy từ ba cõi thấp. Mẫu mực hay tính chất quân bình này hàm ý – nếu bạn suy nghĩ kỹ – một trạng thái trừu xuất của thể trí; không gì được xem như bất toàn (nonperfection) có thể tạo ra xáo trộn. Bạn có thể nhận biết một cách chắc chắn rằng nếu bạn hoàn toàn thoát khỏi mọi phản ứng tình cảm thì trí óc bạn sẽ sáng suốt và năng lực suy tư sáng suốt của bạn sẽ tăng lên một cách phi thường với tất cả những gì mà nó có liên quan tới. Dĩ nhiên, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một đệ tử được điểm đạo thì khác với sự trầm tĩnh của một Chân Sư được điểm đạo, vì một bên liên quan đến tác dụng của ba cõi thấp hay là phi tác dụng của chúng, còn bên kia thì liên quan đến khả năng thích nghi với tiết điệu của Tam Thượng Thể Tinh thần. Tuy nhiên, kiểu quân bình trước phải đi trước cái thành quả sau, đó là chỗ nghiên cứu vấn đề của tôi. Sự trầm tĩnh hoàn toàn này (vốn là điều có thể đạt được đối với bạn) được đạt đến bằng việc chế ngự các lực kéo, các thôi thúc, các xung lực và các thu hút của bản chất cảm dục, và cũng bằng việc thực hành điều mà trước đây tôi có nhắc đến: Sự điềm nhiên thiêng liêng. (CTNM, 672–673)
Trận Đại Hồng Thủy (the Deluge): Có một nhiệm vụ còn chưa được hoàn tất, đó là việc vất bỏ giáo điều thần học tai hại nhất: Sự Nguyền Rủa (Curse, Đọa Đày) mà nhân loại bị cho là phải chịu đựng suốt từ khi xảy ra việc Adam và Eva bị gán cho là không chịu tuân lời dưới bóng cây của Vườn Địa Đàng (Eden). Các quyền năng sáng tạo nơi con người là khả năng thiên phú (gift) của Minh Triết Thiêng Liêng, chứ không phải là hậu quả (result) của tội lỗi. Điều này được dẫn chứng một cách rõ ràng do nơi cách hành xử nghịch thường (paradoxical behaviour) của Jehovah. Lúc đầu, Jehovah nguyền rủa Adam và Eva (tức nhân loại) vì tội lỗi mà họ bị gán cho là đã phạm, kế đó Jehovah ban phúc (blesses) cho “dân tộc được tuyển chọn” của Ngài bằng cách phán: “Hãy sinh sôi và phát triển cho đầy quả đất” (Sáng Thế Ký, IX, 1). Vậy, Sự Nguyền Rủa đã không xảy ra cho nhân loại nơi Giống dân Thứ Tư, vì lẽ Giống dân Thứ Ba tương đối vô tội, vì những người thời Tiền Đại Hồng Thủy (Antediluvians) tầm vóc hãy còn lớn, cũng đã bị diệt vong theo lối đó. Vậy thì trận Đại Hồng Thủy không phải là sự trừng phạt mà chỉ là kết quả (result) của một định luật tuần hoàn của địa chất. (GLBN 3, 408–409)
Trẻ con có nhãn thông: (Children have clairvoyance) Trong khoảng bảy năm đầu tiên của kiếp sống, các huyền lực (forces) vốn hoạt động/tác động (operating) về phía cực âm (negative pole) của chất dĩ thái (ether) trở nên linh hoạt, như vậy trẻ con ở lứa tuổi này có nhãn thông thuộc loại có cùng tính chất thụ động như các nhà đồng cốt (mediums); đây là lý do giải thích tại sao trẻ con lại chơi đùa rất bình thường với những người bạn mà người lớn không nhìn thấy được. (CKDCLH, 191)
Trên sao dưới vậy (As above, so below): – “Trên sao dưới vậy” là một sự hiển nhiên được lặp lại một cách nhanh nhẩu (glibly) nhưng ít được hiểu rõ. Những gì ở trên và theo sau là những gì có ở dưới? Bên trên có Ý chí, Bác ái và Hoạt động hay là Quyền năng, Minh triết và Thông tuệ, các thuật ngữ mà chúng ta dùng để chỉ ba trạng thái biểu lộ thiêng liêng. Bên dưới sẽ là ba trạng thái này đang xuất lộ: a/ Phàm ngã biểu hiện cho sự thông tuệ linh hoạt. b/ Chân Ngã biểu hiện cho bác ái hay minh triết. c/ Chân Thần biểu hiện cho quyền năng hay ý chí. Trong ba cõi thấp của phàm ngã, ta cũng có: a/ Thể xác, biểu hiện cho hình ảnh của trạng thái hoạt động. b/ Thể cảm dục, biểu hiện hình ảnh của trạng thái bác ái hay minh triết. c/ Thể trí, biểu hiện hình ảnh của trạng thái ý chí hay quyền năng. (TVTTHL, 225–226)
- Mọi sự vật trong ba cõi thấp đều là hình ảnh của những gì có nơi các cõi trời (heavenly realms) và người ta có thể thu thập được nhiều điều nhờ hiểu được dụ ngôn tuyệt diệu của Hermes: “Trên sao, dưới vậy”. (ASCLH, 362)
- Trên sao dưới vậy. Cõi trần là phản ảnh của cõi tinh thần.
(KCVTT,9) – Con người được nói đến như là tiểu thiên địa (microcosm), vũ trụ là đại thiên địa (macrocosm); con người được gọi là cái gương của vũ trụ (universe), hình ảnh (image) hay là phản ảnh (reflection) của Thượng Đế (Sáng Thế Ký, 26), đó cũng là ẩn ý của câu châm ngôn cổ “Trên sao, dưới vậy”. (MTNX,179)
Tri giác thần bí (Mystical perception): Trong mỗi người đều có một tính chất đặc biệt – một đặc điểm nội tại, cố hữu vốn luôn luôn hiện hữu – mà người ta có thể gán cho tên gọi là “tri giác thần bí”.Tôi dùng thuật ngữ này theo một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với trường hợp thông thường và tính chất tri giác thần bí này bao gồm:
- Linh thị (vision) thần bí về linh hồn, về Thượng Đế và vũ trụ.
- Năng lực tiếp xúc và hiểu được thế giới ý nghĩa, thế giới bên trong (subjective world) của thực tại đang hiện ra.
- Năng lực hướng về tình thương và bị thu hút về những gì khác hơn là bản ngã (self).
- Năng lực lĩnh hội và trực nhận được các ý tưởng.
- Khả năng hiểu được cái chưa biết, cái đáng ưa thích và cái được ưa thích (the desirable and the desired). Sự quyết tâm và kiên trì tiếp theo sau giúp cho con người tìm kiếm, điều nghiên và muốn có cái thực tại chưa được biết đó. Chính khuynh hướng thần bí này đã tạo ra các nhà thần bí vĩ đại nổi tiếng trên thế giới, một số lớn các nhà thám hiểm, các nhà khám phá (discoverers) và các nhà phát minh (inventors).
- Khả năng nhận biết, ghi lại và lưu trữ điều thiện (the good), điều mỹ (beautiful) và điều chân (true). Chính khả năng này đã tạo ra văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà kiến trúc.
- Thôi thúc khám phá và thấu nhập vào các bí nhiệm của Thượng Đế và của thiên nhiên. Chính sự thôi thúc này đã tạo ra nhà khoa học và người thiên về tôn giáo (religious man).
(GDTKNM, 113)
Tri hòa thức (Prapti): X. Quyền năng.
Tri thức (knowledge):
- Tri thức là minh triết cổ chân chính (true vidya).
(ASCLH, 140)
- Tri thức là sản phẩm của Phòng Học Tập. Tri thức có thể dùng để chỉ toàn thể những tìm kiếm và kinh nghiệm của con người, những gì có thể được nhận biết bằng năm giác quan và có thể được liên kết, giải đoán và định nghĩa bằng cách dùng trí năng của con người. Đó là những điều mà ta cảm thấy xác tín trong trí hay những gì mà chúng ta có thể xác định bằng cách dùng thí nghiệm. Đó là bảng tóm tắt các nghệ thuật và khoa học. Nó bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc kiến tạo và phát triển khía cạnh hình hài của sự vật. Do đó, nó liên quan đến khía cạnh vật chất của công cuộc tiến hóa, vật chất trong Thái Dương Hệ, trong hành tinh, trong ba cõi tiến hóa của nhân loại, và trong các thể của con người.(ĐĐNLVTD, 10–11)
- Tri thức là việc thấu hiểu đúng các định luật về năng lượng, về việc bảo toàn thần lực, về các cội nguồn của năng lượng, về các tính chất của năng lượng, các loại và mức độ rung động của năng lượng. Tri thức bao hàm việc thấu hiểu về: a/ Các rung động chính yếu khác nhau. b/ Các trung tâm mà theo đó thần lực nhập vào. c/ Các vận hà theo đó thần lực lưu chuyển. d/ Các tam giác lực và các dạng hình học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa.
e/ Các chu kỳ và dao động của năng lượng liên quan với các kiểu mẫu biểu hiện khác nhau của hành tinh, kể cả mọi giới trong thiên nhiên. f/ Ý nghĩa đích thực của các trạng thái thần lực mà chúng ta gọi là “thời kỳ hỗn nguyên” (“periods of pralaya”) và các trạng thái mà chúng ta gọi là “thời kỳ biểu lộ”. Nó cũng bao gồm một nhận thức đúng về các định luật qui nguyên (laws of obscuration). (LVLCK, 879–881)
Tri thức thần bí: (Gnosis, Hy Lạp) Thuật ngữ chuyên môn được các trường phái triết học- tôn giáo sử dụng, cả trước lẫn trong các thế kỷ đầu của Cơ Đốc giáo, để chỉ đối tượng nghiên cứu của họ. Tri Thức Thần Bí (Spiritual and Sacred Know-ledge) này tức là Gupta Vidya của An Giáo, chỉ có thể đạt được trong Cuộc Khai Mở (Initiation) vào các Bí Pháp Tinh Thần (Spiritual Mysteries) mà trong đó các “Bí Pháp” thuộc nghi thức (ceremonial “Mysteries”) là một điển hình. (NGMTTL, 129)
Trí cảm : X. Kama–Manas.
Trí cụ thể (concrete mind, hạ trí, chitta, kama-manas, lower mind): Là khả năng kiến tạo hình hài (LVHLT, 365)
Trí huệ chân chính (True idea): Một ý tưởng xuất phát từ các phân cảnh trực giác của tâm thức thiêng liêng (divine consciousness) là một trí huệ chân chính. (VCVTDT, 189)
Trí khôn (Manas): Con người được phú cho Trí Khôn (endowed with Manas) chỉ khi ở vào điểm giữa của Căn chủng thứ ba.(GLBN III, 257)
Trí năng (The intellect, trí tuệ):
- Trí năng (intellect) bao gồm lý trí (reason), phán đoán (judgement), tưởng tượng (imagination), so sánh (comparison) và các quan năng trí tuệ (mental faculties) khác. (MTNX, 148) – Trí tuệ là ngã thức sáng suốt , hướng dẫn và điều khiển hoạt động của Phàm ngã hội nhập, xuyên qua thể trí và bộ óc, và hoạt động qua bí huyệt cổ họng và bí huyệt ấn đường. (TLHNM–II, 233)
- Trí tuệ tức là thể trí (the mind). (ASCLH, 254)
Trí óc bạc nhược: (Enfeebled mind) Một trí óc bạc nhược thường thường là hậu quả của sự lười biếng về tinh thần (mental laziness) hoặc của việc trí tuệ được sử dụng một cách sai trái (intelligence wrongly used). (VLH, 198)
Trí tuệ (Manas, Mind) Chit tác động trên Kriya, tức là Minh Triết tác động trên Hoạt Động sinh ra (yields) Trí Tuệ (Manas, Mind-Trí Khôn). (KCVTT, 23)
Trí tuệ thuần túy (the pure intellect): Trí tuệ thuần túy được gọi là Thượng Trí (Higher Manas). (MTNX, 193)
Trì giới / giới (Sh
ỵla): – Chìa khóa (bí quyết) giữ Hài Hòa (Harmony) trong lời nói và hành động, bí quyết lập thăng bằng giữa nhân với quả, không để thêm cơ hội cho tác động của nghiệp. (TNVT, 177) – Hạnh thứ nhì trong mười (có khi là sáu – ND) Ba–la–mật. Hài hòa hoàn toàn trong lời nói và hành động. (NGMTTL, 297)
Triết hệ Vedanta và Phật Giáo (Vedantism and Buddhism) Bà H.P. Blavatsky nói: “Sau nhiều khảo cứu, chúng tôi đi đến chỗ tin tưởng một cách chắc chắn rằng triết hệ Vedanta và Phật giáo đều đồng nghĩa (synonyms), các triết lý này gần như giống nhau về phần tinh thần, nếu không muốn nói là về phần thực hành và diễn giải (practice and interpretation). Hệ thống Vedanta chỉ là Phật giáo siêu việt, hay tạm gọi là Phật giáo được tâm linh hóa, trong khi hệ thống Phật giáo là triết hệ Vedanta thuần lý hay hơn thế, là triết hệ Vedanta gốc (radical Vedantism). Giữa hai triết hệ này là triết hệ Số Luận (Sankhya philosophy). (TNVT, 41-42)
Triết gia thần bí (Gnostic, Hy Lạp) Các triết ga diễn giải và dạy ra Tri Thức Thần Bí (Gnosis). Các triết gia này có nhiều vào ba thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc giáo, trong đó có các vị kiệt xuất như Valentinus, Basilides, Marcion, Simon Magus v..v… (NGMTTL, 129)
Trình tự tiến hóa của các Giống Dân (gradual exolution of the Races). Năm pho tượng (ở vùng Trung Á, Bamian -ND) này là tài liệu bất diệt của Giáo Lý Huyền Môn về trình tự tiến hóa của các Giống Dân. Pho tượng lớn nhất tiêu biểu cho Giống Dân thứ nhất của nhân loại, thân thể khinh thanh của Giống Dân này được lưu lại trong đá cứng bền chắc, dùng cho việc học hỏi của các thế hệ mai sau, nếu không thì ký ức về điều ấy không bao giờ tồn tại sau cơn đại hồng thủy nhấn chìm Châu Atlantis. Tượng thứ hai cao 120 feet (36,57m), tượng trưng cho Giống Dân Hãn Sinh. Tượng thứ 3 cao 60 feet (18,28m) làm sống lại giống người xuống thấp (fell) và đó mở ra giống người đầu tiên bằng xác thịt do cha mẹ sinh ra, mà hậu duệ cuối cùng được tiêu biểu bằng các tượng trên đảo Easter, Những người này chỉ có tầm vóc từ 20 đến 25 f. (6m - 7,60m) ở vào thời Châu Lemuria bị chìm ngập, sau khi hầu như bị hủy diệt bởi núi lửa. Giống Dân thứ tư có tầm vóc còn nhỏ hơn nữa, tuy vẫn còn khổng lồ so với Giống dân thứ 5 hiện nay của chúng ta, Giống Dân hiện nay ở mức tiến hóa tột cùng so với những Giống dân trước. Thế thì đó chính là những “Người Khổng Lồ” của thời xưa, tức Gibborim của thời tiền và hậu Đại Hồng Thủy của Thánh Kinh (Bible). Họ đã sống sung túc cách đây một triệu năm hơn là chỉ cách đây từ ba đến bốn ngàn năm. (GLBN 3, 339)
Trọng hòa thức (Garima): X. Quyền năng
Trụ vào (Polarize or centre oneself – ASCLH, 251): X. An trụ.
Trung chuyển hóa : X. Chuyển hóa vừa.
Trung đạo (Noble middle Path, Bát chánh đạo): Con đường hẹp giữa các cặp đối hợp mà chúng ta phải bước lên (nhờ thực hành đức phân biện và lòng vô dục) là con đường quân bình, thăng bằng, tức trung đạo. (ASCLH, 320)
Trung hỏa kỳ kinh (Sushumn ):
- Sushumn , một dây thần kinh nối liền quả tim với bí huyệt ở đỉnh đầu (Brahmasandra). (GLBN I, 190) – Phản ảnh của sutratma trong cơ thể con người được gọi là tủy sống (spinal chord) và tự biểu hiện trong 3 đường thần kinh. Ba đường này được gọi là Ida, Pingala, còn đường ở giữa là sushumna. (LVHLT, 95)
Trung tâm lực (Force centres):
- Toàn thể các dây thần kinh với hàng triệu từ lực đạo (nadis) hay “đối phần tuyến” (“thread counterparts”) trong thể dĩ thái, tạo thành một đơn vị, theo giáo huấn của Minh Triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), đơn vị này có trong nó các điểm tập trung cho các loại năng lượng khác nhau. Các điểm tập trung này được gọi là “các trung tâm lực”, kinh nghiệm sống của linh hồn cùng biểu hiện của nó dựa vào các trung tâm lực này chứ không dựa vào thể xác. Chúng là các yếu tố chi phối hệ thống tuyến của cơ thể. (TLHNM–II, 64)
- Trung tâm lực tức là bí huyệt (chakra). (LVHLT, 362)
Trung tâm lực tủy sống (The altar major centre): Trung tâm lực tủy sống được tạo nên ở điểm mà ống tủy sống tiếp xúc với hộp sọ và do đó, nằm ở phần thấp nhất của phía sau đầu. Nó được cấu tạo bằng chất dĩ thái thấp nhất, tức chất dĩ thái thứ tư, trong khi đó, các trung tâm lực dĩ thái của các đệ tử được cấu tạo bằng chất dĩ thái cao hơn.(LVLCK, 1129)
Trung tâm tinh thần (spiritual centre): Linh hồn. (LVHLT, 13)
Truyền thuyết về thần tiên và yêu tinh (Fairies and elves of legends): Trên cõi cảm dục, chúng ta cũng gặp các tinh linh thiên nhiên (nature spirits) – thuật ngữ này chính xác hơn là thuật ngữ tinh hoa hành khí (elementals). Các tinh linh thiên nhiên này đang lo việc kiến tạo hình hài trong các giới khoáng chất, thực vật, động vật và nhân loại. Có loại tinh linh thiên nhiên xây dựng các khoáng chất, đưa các sinh năng (vital energies) vào cây cỏ, tạo ra các thể (bodies) của giới động vật từng phân tử một. Chúng chăm lo đến việc tạo ra các thể cảm dục của loài khoáng vật, thực vật và động vật, cũng như lo việc tạo ra thể xác các loài này. Đây là các thần tiên và yêu tinh thường được nói đến trong các chuyện cổ tích (legends). “Dân tộc nhỏ bé” (“a little people”) này đóng góp một vai trò rất lớn trong văn học dân gian (folk–lore) của mỗi quốc gia, đây là những trẻ con duyên dáng và chưa có ý thức trách nhiệm (irresponsible) của Thiên nhiên mà khoa học hờ hững cho là chỉ có nơi nhà giữ trẻ, nhưng sau này, chúng sẽ được các nhà khoa học sáng suốt đặt trở lại vào cấp đẳng thiên nhiên của chúng. Còn ngay bây giờ, chỉ có các thi sĩ và các nhà huyền học tin là có chúng, nhà thi sĩ thì nhờ năng khiếu trực giác, còn nhà huyền học thì nhờ phát triển nội nhãn thông. Đa số người đời đều nhạo báng cả hai, nhất là nhạo báng các nhà huyền học; nhưng không hề gì, minh triết sẽ được chứng minh là đúng đối với việc này. (MTNX, 74–75)
Trực giác (intuition): X. thêm mục “Nguyên khí Bồ Đề”. – Trực giác là sự pha trộn của hai đặc tính thiêng liêng, của tuệ giác–trí tuệ (buddhi–manas) hay là sự hiểu biết tâm linh bằng trực giác (bao hàm sự giải thích và đồng nhất hóa), và thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), cốt yếu đó là khả năng để hiểu được những gì không cụ thể hoặc hữu hình (not concrete or tangible), mà thực ra đó là nhận thức tự nhiên về các khía cạnh thấp của Thiên cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cõi thấp. (SHLCTĐ, 98) – Trực giác hay lý trí thuần túy (pure reason), là năng lực cho phép con người tiến vào giao tiếp với Toàn Linh Trí (Universal Mind) và hiểu thấu Thiên Cơ (Plan) bằng cách tổng hợp, lĩnh hội được Thiên ý (Divine Ideas) hay là tách ra được chân lý cơ bản và thuần túy nào đó. (LVHLT, 365) – Theo nghĩa đen, trực giác là việc hiểu thấu chân lý bằng cách tổng hợp và ngay tức khắc. (TLHNM–I, 134) – Có liên quan dễ nhận thấy nhất với tập thể thức (group consciousness) và sau rốt sẽ điều khiển tất cả các liên hệ của chúng ta với nhau, khi chúng ta hoạt động trong các đơn vị của nhóm. Trực giác tác động nhờ tim và bí huyệt tim, và là bản năng cao siêu khiến cho một người nhận biết và tùng phục vào linh hồn của mình và vào sự kềm chế cùng ấn tượng sự sống của linh hồn. (TLHNM–II, 233)
- Trực giác là một ý tưởng (idea) được bao phủ trong chất dĩ thái (etheric substance). (VCVTDT, 189)
–Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân Thần. (CTHNM, 506)
- Tuệ giác thức (Buddhic awareness). (ĐĐKNM II, 350)
Trực giác thông thường (Ordinary, intuition): - Thức của trực giác tức là nhận. -Trực giác thông thường chỉ đơn thuần là việc nhận biết (recognition) một sự kiện (fact) quen thuộc trong một tiền kiếp (a past life) mặc dù mới trải qua lần đầu trong hiện kiếp (the present life). (MTNX, 261)
Trực giác thức (Intuitional consciousness): Trực giác thức tức là tâm thức Christ (Christ consciousness). (ASCLH, 298)
Trường không gian (Field of space): Bản chất của trường không gian là dĩ thái, và thể sinh lực của nó được tạo bằng tổng số các thể dĩ thái của tất cả các chòm sao, các Thái Dương Hệ và các hành tinh nằm trong đó. Toàn bộ mạng lưới quý báu của vũ trụ này có một sự lưu chuyển không ngừng của các năng lượng và các thần lực, điều này tạo thành nền tảng khoa học của các thuyết chiêm tinh học. Giống như các thần lực của hành tinh và của chân nhân (chỉ ghi nhận một trong số nhiều yếu tố) đang tuôn đổ qua thể dĩ thái của từng người trên cõi trần và chi phối ngoại hiện của con người, các hoạt động và các tính chất của y, cũng thế, các thần lực khác nhau của vũ trụ đang tuôn đổ qua mọi phần thể dĩ thái của thực thể mà chúng ta gọi là không gian, rồi chi phối, định đoạt phần ngoại hiện, các hoạt động và các tính chất của mọi hình hài nằm trong chu vi vũ trụ. (CTHNM, 11)
Trừng phạt (Punishment) …… Thực ra không có điều gì gọi là sự trừng phạt cả. Đó là một thuật ngữ do con người đặt ra (man-made term) để chỉ sự việc mà đúng ra là một luật bác ái sâu xa nhất, để nhờ đó, qua kinh nghiệm, nhân loại học được cách kết hợp quả với nhân. (VLH, 55)
Trừu xuất (Abstraction, Pratyahara, hoàn hư, hườn hư, trừu tượng hóa):
- Một thuật ngữ bao hàm khả năng tập trung ý thức vào trong đầu và tác động nơi đó như là linh hồn, hoặc là triệt thoái ý thức ra khỏi các sự vật hữu hình và biểu hiện ra ngoài, và như thế, xoay chuyển ý thức vào trong. (LHVCC. 135–136)
- Khi linh hồn (hay thần lực) tự triệt thoái ra khỏi trạng thái vật chất (hình hài hữu hình bên ngoài) thì hình hài đó không còn được nhận biết nữa. Nó biến mất và tạm thời bị tiêu tán.
Hiện giờ, chủ thể quan sát (seer) có thể làm được điều này một cách thích hợp nhờ việc tập trung tâm thức của mình vào Chân Ngã, con người tâm linh hay linh hồn, và (nhờ dùng nguyên khí suy tư và tác động của ý chí) rút thể dĩ thái ra khỏi thể xác trọng trược. Đây là trừu xuất và đưa đến:
- Việc tụ tập sự sống hay các sinh lực của thân thể vào trong các trung khu thần kinh trên xương sống ở cõi trần.
- Các sinh lực này hướng theo xương sống lên tới đầu.
- Sinh lực tập trung nơi đó và sau đó có sự trừu xuất dọc theo sinh mệnh tuyến (sutratma), xuyên qua tùng quả tuyến và trung tâm lực trên đỉnh đầu (brahmarandra).
- Bấy giờ, chủ thể quan sát trụ lại (stands) trong hình hài đích thực của mình, tức thể dĩ thái, thể này vô hình đối với mắt người trần tục.
Khi nhân loại mở được nhãn thông dĩ thái (etheric vision) thì sẽ cần đến sự trừu xuất cao hơn (further abstraction), bấy giờ, chủ thể quan sát cũng sẽ rút các nguyên khí sinh lực có ánh sáng [các tính chất của “hòa” (sattva) và “động” (rajas)] ra khỏi thể dĩ thái và trụ lại trong thể cảm dục, và như vậy cũng sẽ trở thành vô hình đối với nhãn thông dĩ thái. (ASCLH, 282–283) – Trừu xuất là việc chế ngự (subjugation) các giác quan bằng nguyên khí suy tư và triệt thoái các giác quan đó ra khỏi những gì mà cho đến nay đã là đối tượng của chúng. (ASCLH, 229) – Khi vật chất tồn tại mà không được tri giác (apart from perception) thì đó chỉ là một sự trừu xuất (a mere abstraction). (GLBN II, 42)
Tsong–kha–pa (Tây Tạng): Còn được viết là Son–kha–pa. Một nhà cải cách nổi tiếng ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 14, Ngài đã đưa vào quê hương của Ngài một hệ thống Phật giáo đã được thanh lọc. Vốn là một Đại Đạo Đồ (great Adept), vì không thể chứng kiến thêm nữa sự mạo phạm triết lý Phật giáo của các tu sĩ giả danh (các tu sĩ này đã biến triết lý của Phật giáo thành một món hàng có thể tiêu thụ ở thị trường), Ngài đã dùng sức mạnh chận đứng lại việc mạo phạm đó bằng một cuộc cách mạng đúng lúc (timely revolution) và tống xuất 40.000 tu sĩ và Lạt Ma (Lamas) giả mạo ra khỏi nước. Ngài được xem như là một Hóa Thân (Avatar) của Phật (Buddha) và là nhà sáng lập của Phái Gelukpa (”mũ vàng:, “yellow–cap”) và của Huyền Môn (the mystic Brotherhood) tiếp cận với các vị lãnh đạo của Huyền Môn. Người ta cho rằng “cái cây vạn hình” (“The tree of the 10.000 images”, tức khoom–boom) đã nảy sinh từ sợi tóc dài của nhà khổ hạnh (ascetic) này, người đã bỏ nó lại đàng sau mình, tan biến mãi mãi khỏi nhãn quan kẻ phàm phu. (NGMTTL, 305)
Tuệ giác (buddhi, bồ đề, trực giác):
- Linh hồn hay trí tuệ vũ trụ. Đó là hồn tinh thần (spiritual soul) nơi con người (nguyên khí thứ 6) và do đó, là hiện thể của Atma, Tinh thần, vốn là nguyên khí thứ 7.
(ĐĐNLVTD, 217) – Buddhi dùng manas (Thượng trí) như là một hiện thể (vehicle). (LVLCK, 684)
- Tuệ giác (buddhi) tức là lý trí thuần túy (pure reason), trí tuệ (intellect) tách rời khỏi hạ trí (lower mind), đôi khi được gọi là trực giác (intuition), bản chất của nó là bác ái–minh triết
(love–wisdom). (ASCLH, 159)
Tuệ giác thức (Buddhic awareness): Trực giác (Intuitional perception). (ĐĐTKNM II, 350)
Tuổi của linh hồn (Age of the soul): Theo quan điểm về thời gian thì linh hồn không có tuổi như con người hiểu. Linh hồn thì vô thời gian (timeless) và vĩnh cửu (eternal). (TLHNM II, 23)
Tuổi thọ (Span of life, Life span): Xét cho cùng, tuổi thọ sẽ bị thu ngắn hay được kéo dài tùy ý bởi các linh hồn biết phụng sự một cách thực tâm (conciously) và biết dùng bộ máy xác thân làm dụng cụ để nhờ đó Thiên Cơ được phụng hành. (CTNM, 350)
Tuyến nội tiết (Endocrine, glandular system): Tuyến nội tiết hay hệ thống tuyến tác động dưới các thúc đẩy tiến vào thể xác xuyên qua bảy bí huyệt trong thể dĩ thái; đối với các bí huyệt này, hệ thống tuyến chỉ là sự thể hiện bên ngoài hay là đối phần của thể xác. Các tuyến nội tiết chi phối con người qua dòng máu, đến phiên chúng lại bị chi phối bởi các bí huyệt. (TLHNM–II, 434)
Tuyến tùng quả (Pineal gland):
- Chúng ta được dạy rằng ở trung tâm não bộ, vùng tùng quả tuyến là trú sở của linh hồn, một tiền đồn của sự sống Thượng Đế, một tia lửa tinh thần thuần túy. Đây là điểm thấp nhất mà sự sống tinh thần thuần túy tiếp xúc hoặc chạm đến trực tiếp từ Chân Thần, Cha trên Trời. Đó là đầu mút của kim quang tuyến (sutratma or thread) đang nối liền và liên kết nhiều thể (sheaths) khác nhau và đi từ Chân Thần trên cõi cao, xuyên qua linh hồn thể trên các phân cảnh cao của cõi trí xuống tận thể xác. (ASCLH, 318)
– Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài của nội nhãn thông. Tuyến tùng quả là một khối nhỏ giống như hạt đậu, bằng chất xám thần kinh dính liền vào mặt sau của não thất thứ ba. Tuyến yên (pituitary body) so với tuyến tùng quả giống như Thượng trí (manas) so với Tuệ giác thể (buddhi) hay trí tuệ (mind) so với minh triết (wisdom). SD–III, 504–505 (LVLCK, 965)
- Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin và rượu, thực hành việc tiết dục thì tuyến tùng quả không còn teo tóp (atrophied) nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn. (LVLCK, 1012) – Tuyến tùng quả có liên hệ trực tiếp với thể trí, dùng để đưa các ấn tượng từ cõi trí xuống não bộ. (GLTNVT, 151)
Tuyệt chủng của động vật (extinction of a species): X. Hoạt động qui nguyên của hành tinh.
Tuyệt đối thức (Absolute consciousness): Tuyệt đối thức tức là Thượng Đế thức (Thiên thức). (LVLCK, 243)
Tù nhân của hành tinh (Prisoners of the planet):
- Các tù nhân của hành tinh là vô số các sự sống thiên thần tạo thành thể sinh lực của hành tinh (planetary pranic body) và bị lôi cuốn vào các dòng sinh lực xuất phát từ mặt trời vật chất
(physical sun). (LVLCK, 1024) – Tù nhân của hành tinh nghĩa là con người tâm linh, thiêng liêng (the divine, spiritual man). (ĐĐTKNM II, 398)
Tư tưởng Thiêng liêng (Divine Thought): Theo cách nói hiện đại, Tư tưởng Thiêng liêng được gọi chính xác hơn là Thiên Ý Hồng Nguyên (Cosmic Ideation), tức Tinh thần (Spirit). (GLBN II, 39)
Tự tưởng và cảm giác: (Thought and sensation) Trạng thái hoạt động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cõi cảm dục dưới hình thức cảm giác và trên cõi trí dưới hình thức tư tưởng. (KCVTT, 244)
Tứ diệu đế (four noble truth):
- Chân lý Aryan về Khổ (Ill).
- Chân lý Aryan về việc phát sinh cái khổ (arising of Ill) – (Tập).
- Chân lý Aryan về việc chấm dứt cái khổ (ceasing of Ill) – (Diệt).
- Chân lý Aryan về Con đường đưa đến Diệt Khổ (way leading to the Ceasing of Ill) – (Đạo). (ASCLH, 141) a/ Cuộc sống trong thế giới hiện tượng không thể tách khỏi đau khổ (suffering) và phiền não (sorrow).
b/ Nguyên nhân của đau khổ là ham muốn cuộc sống trong thế giới hiện tượng (phenomenal universe). c/ Việc diệt khổ chỉ đạt được bằng cách diệt trừ ham muốn sống trong cõi hiện tượng. d/ Con đường đưa đến diệt khổ là bát chánh đạo (the noble eightfold path). (TLHNM–II, 155)
Tứ đại (elements, tattvas, vật chất vi tử, yếu tố): X. Yếu tố, Hợp tố.
Tứ phân của thể trí: (Four divisions of the mind) Bà Blavatsky nói đến bốn tách phân của thể trí như sau:
- Thứ nhất là manas-taijasi, tức trí tuệ quang huy (sáng chói lọi) vốn thực sự là thể bồ đề (buddhi), hay ít ra là trạng thái của con người khi manas của con người trở nên hòa nhập trong buddhi, không còn ý chí riêng (separate will) của chính nó.
- Thể trí thực sự (manas proper), tức thượng trí (higher manas) tức trí suy tư trừu tượng (abstract thinking mind).
- Giác tuyến (antahkarana), một thuật ngữ được bà Blavatsky dùng để chỉ mắt xích (link) hay con kênh (channel) hay cầu nối (bridge) giữa thượng trí với hạ trí (kama-manas) trong lúc luân hồi.
- Kama-manas, theo cách chia này chính là phàm ngã
(personality). (GLTNVT, 46)
Tự do (Liberty): Là việc thừa nhận các liên hệ đúng đắn của con người, được điều chỉnh một cách cởi mở, đảm nhận một cách tự nguyện và được thúc đẩy bằng một ý thức trách nhiệm, ý thức này sẽ tác động như bức tường bảo vệ; tự do sẽ xảy đến không phải bằng các biện pháp cưỡng bách mà bằng sự diễn dịch đúng đắn và hiểu biết nhanh chóng của quần chúng, tức là những người hay lầm lộn sự phóng túng (licence, quyền tự do của Phàm ngã hành động theo sự chọn lựa của bản chất thấp) với tự do của linh hồn và lương tâm. Tuy nhiên, tự do này là khía cạnh thoải mái nhất của ý chí thiêng liêng theo nhận thức của nhân loại. Thực ra, đó là sự thiên khải đầu tiên được ban cho con người về bản thể của Thiên Ý và về đặc tính của Shamballa. (SHLCTĐ, 271–272)
Tự do ý chí (Freewill):
- Như bạn biết rõ, sự cách biệt lớn giữa giới nhân loại trong ba cõi thấp với các giới khác trong thiên nhiên là yếu tố tự do ý
chí. (CTNM, 248)
- Không có tự do ý chí trong thời Atlantis. (SHLCTĐ, 125) – Có thể nói rằng, bên trong các giới hạn của chiều hướng sáng suốt của người thông minh đều có sự tự do ý chí, xét về hoạt động trong giới nhân loại. Khi nào không có sự hoạt động của thể trí và khi nào không có khả năng để phân biện, để phân tích và để chọn lựa thì không có tự do ý chí. Tuy nhiên, trong các tiến trình rộng lớn của thiên cơ, khi nó bao trùm toàn bộ sự tiến hóa hành tinh, đối với đơn vị bé nhỏ, tức con người, thì không có tự do ý chí. Thí dụ, con người lệ thuộc vào những gì mà chúng ta gọi là “các tác động của Thượng Đế” (“acts of God”) và trước các điều này, con người không có sự trợ giúp. Con người không có sự chọn lựa nào và không thoát được. Ở đây có ẩn một ám chỉ về sự tác động của nghiệp quả trong giới nhân loại; nghiệp quả và trách nhiệm sáng suốt được tạo ra và đan vào nhau một cách không thể tháo gở được.
(TLHNM II, 29)
Tự tử (suicide) Này bạn, đây là các trường hợp ngoại lệ. Nhiều người tự tử có thể và thường làm được (can and generally do), nhưng đối với những người khác thì không phải như thế. Người tốt lành và trong sạch (thì việc tự tử làm cho họ dường như – ND) ngủ một giấc yên tĩnh đầy hạnh phúc, tràn ngập các linh ảnh hạnh phúc (happy visions) của cuộc sống hồng trần và không có ý thức gì về việc mãi mãi vượt khỏi cuộc sống đó. Những người không tốt cũng không xấu (thì việc tự tử làm cho họ – ND) sẽ ngủ một giấc ngủ không mộng mị, nhưng vẫn là một giấc ngủ yên tĩnh. Trong khi đó, kẻ độc ác thì tùy theo mức độ thô bỉ/ đê tiện của họ, họ phải chịu nỗi đau ray rứt như cơn ác mộng kéo dài nhiều năm : nhiều ý tưởng của họ trở thành các sự việc sống động; các đam mê tội lỗi của họ trở thành chất liệu thực (real subtance), và họ nhận lại trên đầu họ tất cả khổ đau mà họ đã chồng chất (heaped) lên người khác. Nếu được mô tả đủ thì thực tại và sự kiện này sẽ tiết lộ ra một Địa Ngục (Inferno) còn khủng khiếp hơn nhiều so với Địa Ngục mà Dante (nhà thơ Ý, 1265- 1321 – ND) đã từng tưởng tượng! (Thư của Chân Sư, 216)
Tứ hạ thể : X. Quaternary.
Tứ linh diệu (Tetraktys): Bộ Ba, được chiếu rọi bởi ánh sáng của Đấng Duy nhất là ba Ngôi của Tam hạ thể (lower Triad), tức thể hạ trí, thể cảm dục và thể xác. Ba thể này cùng với Đấng Soi sáng (Illuminator) tạo thành “Bốn” được nói đến và như thế hiển nhiên trở thành Tứ linh diệu của tiểu thiên địa. (LVLCK, 1000)
Tứ Linh Diệu (Sacred Four): – Tứ Linh Diệu là: Nhất Nguyên (Unity) a/ Cha … Mahadeva … Thượng Đế Ngôi Một … Ý chí–Tinh thần (1
st Logos) Nhị Nguyên (Duality) b/ Con … Vishnu … … Thượng Đế Ngôi Hai ….. Bác ái–Minh triết (2
nd Logos) Tam nguyên (Trinity) c/ Mẹ … Brahma … Thượng Đế Ngôi Ba ……. Hoạt động–Trí tuệ (3
rd Logos) Tứ Linh Diệu d/ Biểu lộ kết hợp (united manifestation) của bộ ba (the three) – Đại Thiên Địa (Macrocosm) (LVLCK, 41) - Đến lượt mình, con người trở thành một “Tứ Linh Diệu” – Tinh thần và bộ ba biểu lộ (spirit and the three of manifestation). (LVHLT, 75)
Từ bi (Compassion): X. Lòng trắc ẩn.
Từ lực (Magnetism):
- Từ lực hay là prana, sinh lực, sinh khí (vital force, vitality). (TVTTHL, 245)
Từ lực đạo (Nadi):
- Là những tuyến năng lượng (thread of energy) vô cùng nhỏ hay là các vi lực tuyến (force fibres) tỏa ra khắp nơi của mạng lưới dĩ thái và nằm bên dưới mọi phần của hệ thần kinh tam phân. Chúng có đến hàng triệu và tạo ra bộ máy đáp ứng bén nhạy, nhờ đó chúng ta hoạt động và bộ máy có 5 giác quan này là một trong các đầu mút bên ngoài của nó. (CTNM, 333) – Từ lực đạo tức là các tuyến lực (force threads).
(LVHLT, 500)
- Từ lực đạo là đối phần dĩ thái (etheric counterpart) của toàn bộ hệ thần kinh và chúng nằm dưới mọi dây thần kinh đơn độc trong toàn bộ thể xác. Chúng là các tác nhân hữu hiệu của các thôi thúc có tính cách hướng dẫn (directing impulses) của linh hồn, phản ứng lại với hoạt động rung động phát xuất từ đối phần dĩ thái của não bộ. Chúng đáp ứng với Mệnh Lệnh điều khiển (directing Word), phản ứng với “sức lôi cuốn” (“pull”) của linh hồn và sau đó, tự tổ chức cho sự trừu xuất (hườn hư, abstraction). (CTNM, 474)
Từ điện (Magnetism, từ lực, từ khí):
- Từ điện là tác dụng của Cung thiêng liêng đang biểu lộ theo cùng ý nghĩa như điện khí là hiệu quả biểu hiện của cung nguyên thủy, cung Thông tuệ–Linh hoạt . (LVLCK, 44)
- Từ lực là một bức xạ (emanation) từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Linh Hỏa (Divine Flame) bên trong các lớp vỏ vật chất. Linh Hỏa được tạo thành trên cõi thứ nhì, cõi Đại Niết Bàn (Monadic plane), còn từ lực (vốn là phương pháp để biểu hiện lửa phát xạ–radiatory fire), do đó, được nhận thấy là quan trọng nhất trên cảnh giới thứ tư và thứ sáu, hay là qua các thể trực giác và thể cảm dục. Như chúng ta đã biết, các thể này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì. (LVLCK, 53–54)
- Từ điện tức là prana, sinh lực (life force), sinh khí (vitality). (TVTTHL, 245)
Tường thành Jericho : X. Jericho.
Tỳ Kheo (Tỳ khưu): Bhiksu (B. Phạn và N.Phạn).
Tỳ kheo ni : Bhiksuni. U
U linh cảnh : X. Kamaloka.
Uẩn (skandas): Khi biểu lộ trên cõi trần thì trong mọi sự sống đều có ẩn tàng các mầm hay chủng tử phải kết thành quả, và chính các chủng tử (seeds) tiềm tàng này là cái nhân có hiệu quả đưa đến việc xuất hiện của hình hài. Vào một lúc nào đó, các chủng tử được gieo xuống và phải kết thành quả. Đó là các nguyên nhân (causes) hay uẩn sẽ tạo nên các thể (bodies) mà quả báo phải thể hiện trong đó. Đó là các dục vọng, các thôi thúc và các nghĩa vụ giữ chặt con người vào vòng luân hồi, đưa con người vào cuộc sống hồng trần, nơi sẽ tựu thành kết quả tối đa của các chủng tử này, mà theo định luật, y có thể thanh toán trong bất kỳ kiếp sống nào. (ASCLH, 393)
Ung thư (Cancer): - Ung thư là một phản ứng huyền bí và tinh tế đối với năng lượng của cung 1, ý chí sinh tồn (will-to-live), vốn là một trong các trạng thái của cung này. Do đó nó thể hiện bằng một sự quá hoạt động (overactivity) và sự tăng trưởng của các tế bào cơ thể mà ý chí sinh tồn của chúng trở nên có tính hủy diệt đối với cơ quan mà chúng nằm trong đó. (CTNM, 383)
Cách chữa trị ung thư (the cure of Cancer): Trong tất cả các bệnh có bản chất ác tính, có một cốt lõi tối quan trọng hay là một điểm năng lượng sinh động, có khi chậm hay nhanh tùy trường hợp, thu hút sinh lực trong con người. Trong các giai đoạn đầu của những bệnh như là ung thư, cốt lõi tối quan trọng chỉ được tìm thấy khi tình trạng ác tính xảy ra mạnh đến nỗi muốn làm bất cứ điều gì để trợ giúp cũng vô cùng khó. Tuy nhiên, chỉ có thể chữa được trong các giai đoạn mới phát này và bấy giờ, việc chữa trị mới có hiệu quả, nhưng lại chỉ khi nào ý chí của người bệnh được cầu viện đến. Trong các trường hợp ung thư, chỉ có thể đối trị chút ít, trừ phi của sự hợp tác sáng suốt của kẻ cần được đối trị, vì phương pháp duy nhất (mà sau này tôi có thể nói thêm) là phối hợp ý chí có điều khiển của bệnh nhân và của nhóm chữa trị chung với nhau thành một khối sức mạnh tác động. Khi làm được điều này thì bấy giờ năng lượng được cầu viện tới và được tập trung sẽ theo sau tư tưởng theo đúng định luật có từ xa xưa và kích thích vùng chung quanh chỗ ung thư (nghĩa là mô lành mạnh) đến nỗi xảy ra việc mô mạnh sẽ thu hút mô yếu và bệnh. Nếu năng lượng được hướng đến chính chỗ bị ung thư thì tình trạng ung thư sẽ bị kích thích và bệnh sẽ tăng nhiều thêm. Do đó, việc chữa trị ung thư trong các giai đoạn đầu sẽ gồm hai phần:
- Kích thích mô lành mạnh.
- Kiến tạo mô mới để thay thế mô bị bệnh, mô bệnh này từ
từ bi thu hút và thải ra. (CTNM, 314-315)
Upanishads (Áo Nghĩa Thư, Áo Nghĩa Kinh): Upanishads - Upa-ni-shad vốn là từ ngữ kép (compound word), có nghĩa là “đánh bại sự vô minh bằng việc tiết lộ tri thức tâm linh bí nhiệm”. Upanishads thường được dịch là “triết giáo nội môn” (“esoteric doctrine”). Các bộ luận này là một phần của Shruti tức là Tri Thức (knowledge) “được thiên khải” (“revealed”), gọi tắt là Thiên Khải (Revelation), và thường được gắn liền với phần Brhmana của các kinh Vedas, có thể xem như là phẩm thứ ba của các kinh này. Các nhà Đông phương học có liệt kê hơn 150 Upanishads. Họ cho là bản xưa nhất có lẽ đã được viết ra vào khoảng 600 năm trước Thiên Chúa, nhưng về bản gốc chính cống (genuine texts) thì không có tới một phần năm con số trên. Upanishads so với kinh Vedas cũng giống như kinh Kabalah so với Thánh Kinh Do Thái (Jewish Bible). Các kinh Upanishads đề cập và giải thích ý nghĩa huyền bí của các nội dung kinh Veda. Chúng nói về nguồn gốc của Vũ trụ, bản chất của Thượng Đế, Tinh thần và Linh hồn, cũng như về mối liên hệ siêu hình của trí tuệ và vật chất. Tóm lại, chúng chứa đựng mọi tri thức của nhân loại từ đầu tới cuối, nhưng từ ngày Đức Phật xuất thế, chúng không còn tiết lộ tri thức ấy nữa. (GLBN I, 313-314)
Ứng linh (Overshadowing, phù trì): Có 3 cách ứng linh như sau:
- Một ấn tượng đi vào bộ óc xác thân của người nam hay nữ gồm các tư tưởng, kế hoạch làm việc, các lý tưởng và các chủ đích (xuất phát từ vị Avatar) song chúng không được người này nhận ra như là không phải của chính mình; người này sẽ tiến hành thực hiện các điều đó, được trợ giúp một cách vô thức bằng mãnh lực đang tuôn vào. Theo nghĩa đen, đây là một hình thức viễn cảm cao siêu bằng trí diễn ra trên các phân cảnh của cõi trần.
- Ứng linh vào đệ tử trong công tác của y (như diễn thuyết, viết sách hay giảng dạy) làm cho người này giác ngộ để phụng sự . Người này sẽ nhận biết điều này, mặc dù có thể không giải thích được, và sẽ tìm cách ngày càng sẵn sàng cho việc sử dụng, làm cho chính mình trở nên hoàn toàn không vị kỷ đối với việc truyền linh hứng của Đấng Cao Cả. Điều này được thực hiện xuyên qua Chân Ngã của vị đệ tử, thần lực tuôn đổ qua vi tử thường tồn cảm dục của y; điều này chỉ có thể xảy ra khi cánh hoa thứ 5 đã khai mở.
- Trong phương pháp ứng linh thứ ba, cần có sự hợp tác hữu thức của vị đệ tử. Trong trường hợp này, (với sự hiểu biết đầy đủ về các định luật của sự hiện tồn và bản chất của mình), vị đệ tử sẽ phó thác chính mình và xuất ra khỏi xác, đặt thể xác dưới quyền sử dụng của Đấng Cao Cả hay một trong các Sư Phụ của mình. Điều này chỉ có thể có được trong trường hợp vị đệ tử đã chỉnh hợp được ba thể thấp và cần phải có việc khai mở của cánh hoa thứ 6. Bằng tác động của ý chí hữu thức, vị đệ tử hiến mình và đứng sang một bên trong một thời gian đặc
biệt. (LVLCK, 756–757) – Khi có sự tương cận về tính chất, về mục tiêu và bản chất, Đấng Hóa Thân (Avatar) có thể ứng linh một thành viên nào đó của Thánh Đoàn (như trường hợp của Đấng Hóa Thân Tổng hợp) hoặc một đệ tử hay người có đạo tâm đối với nhân loại (trong trường hợp vị Hóa thân bậc thấp). Điều này được thực hiện nhờ việc tham thiền, nhờ vào luồng năng lượng tư tưởng có hướng dẫn, cách đưa ra một hình tư tưởng và cách khơi dậy ý chí có tập trung của người được ứng linh. (SHLCTĐ, 306)
Ứng Thân (Nirmanakaya):
- Nirmanakaya là một tên gọi được tạo thành bằng hai từ ngữ có nghĩa là “không có xác thân” và không có liên quan gì với các tính chất luân lý (moral qualities). Đó là một trạng thái tâm thức. Các vị Đại Huấn Sư của các phân cảnh Niết Bàn được gọi bằng danh xưng này. (LVLCK, 779)
- Hầu hết các Đấng Ứng Thân đều đã được điểm đạo lần 6 và 7. (CVĐĐ, 735)
- Các Đấng hoàn thiện này đã khước từ Niết Bàn (trạng thái cao siêu nhất của chí phúc tinh thần) và chọn cuộc sống quên mình, trở thành các thành viên của thánh đoàn vô hình, bao giờ cũng bảo vệ nhân loại trong các giới hạn của nghiệp quả.
(TVTTHL, 356-357)
- Nirmanakayas tức là các Đấng Đại Định thiêng liêng (divine Contemplatives). Đây là các nhóm tiếp nhận ấn tượng từ Shamballa liên quan tới Thiên Ý sáng tạo hành tinh. Trên phân cảnh hoạt động riêng thuộc cõi Niết Bàn, các Ngài tạo ra - qua việc đại định - một kho chứa bao la các năng lượng mạnh mẽ thấm nhuần các tính chất của bảy năng lượng thuộc bảy cung của hành tinh. Các Ngài là các Đấng Bảo Quản (Custodians) sự sống, dưới sự linh cảm trực tiếp của các Hoạt Động Phật…
Theo một ý nghĩa đặc biệt, các Ngài là các tác nhân sáng tạo của sự sống khi nó tuôn đổ từ Shamballa vào mọi trạng thái, khu vực, giới và các lĩnh vực biểu lộ. Các Ngài có thể làm được điều này nhờ sự thiền định kiên trì, tập trung và vô cùng mạnh mẽ. Tất nhiên các Ngài là nhóm thuộc cung Hai (vì cung 2 là cung hiện nay của Hành Tinh Thượng Đế), nhưng các Ngài tập trung sự thiền định phần lớn theo các đường lối của cung Một (vốn là cung phụ của cung 2 trong Thái Dương Hệ này) bởi vì các Ngài là các tác nhân sáng tạo của chính sự sống và là các Đấng thấu triệt, các Đấng Bảo Tồn Thiên ý của Hành Tinh Thượng Đế như nó tự thể hiện trong lúc biểu lộ. Thực ra, các Ngài là cội nguồn của sự thỉnh nguyện và đáp ứng của hành tinh. (ĐĐTKNM II, 210)
Ước muốn giải thoát (To long for liberation): Khi một người bắt đầu ước muốn giải thoát thì y được dạy thực hành “từ bỏ các thành quả của hành động” (“renunciation of the fruits of action”); nghĩa là y từ từ xóa bỏ trong chính mình ý muốn chiếm hữu bất cứ đối tượng nào (object). Một cách tự nguyện và có cân nhắc, trước tiên, chính y khước từ đối tượng đó và như vậy, tập cho chính mình quen hành động một cách mãn nguyện mà không cần có nó. Sau một thời gian, y không còn nhớ đến nó nữa và y thấy lòng ưa thích đối tượng đó biến mất khỏi tâm trí y. Trong giai đoạn này, y phải rất thận trọng, không xao lảng bất cứ việc gì thuộc về nhiệm vụ của mình, vì y đã trở nên lãnh đạm trước kết quả mà việc đó mang lại cho y, và y tập làm tròn mọi bổn phận với sự chú tâm cần trọng, trong khi vẫn hoàn toàn dửng dưng trước các kết quả đưa đến. Khi nào đạt được mức hoàn hảo trong việc này, không còn ưa thích mà cũng không ghét bỏ bất cứ đối tượng nào nữa, lúc đó, y không còn tạo ra nghiệp nữa. Do không còn mong cầu bất cứ điều gì nơi cõi trần hoặc nơi Devachan, y không còn bị lôi cuốn vào nơi đâu cả; y không còn ham muốn gì, mà cũng không còn gì có thể ban phát được cho y, mọi khoen nối (links) giữa chính y với chúng đều bị tách rời hết. Đây là cách chấm dứt biệt nghiệp, nếu xét về mặt làm phát sinh nghiệp mới. (MTNX, 297-298)
Ướp xác (Process of mummifying): Việc đòi hỏi là thể dĩ thái đừng nên bị vội vàng cho vào ngọn lửa thiêu xác, và việc tin rằng thể dĩ thái phải được để buông xuôi trong một thời gian ấn định là vài ngày, đều không có một chút cơ sở nào cả. Không cần việc trì hoãn đối với thể dĩ thái. Khi linh hồn rút ra khỏi thể xác, thì đồng thời, linh hồn cũng rút ra khỏi thể dĩ thái. Đúng là thể dĩ thái có khuynh hướng nấn ná lại trong thời gian dài trên “vùng mà nó xuất ra” khi thể xác được chôn xuống đất và việc đó thường kéo dai dẳng cho đến khi thể xác hoàn toàn tan rã. Việc ướp xác như được thực hành ở Ai Cập, cũng như việc ướp xác được thực hành ở Tây phương đều chịu trách nhiệm cho việc duy trì thể dĩ thái, đôi khi trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là khi xác ướp (mummy or embalmed person) là của người có tính xấu trong lúc còn sống. Lúc bấy giờ, thể dĩ thái đang lượn lờ (hovering) thường bị “chiếm hữu” (“possessed”) bởi một thực thể tà vạy hay một tà lực (evil force). Đây là nguyên nhân của các cuộc tấn kích và các tai họa thường theo sát bước chân của những người tìm ra các cổ mộ và các trú nhân trong đó, tức là các xác ướp, và đem xác ướp cùng của cải trong đó ra ánh sáng. Khi có luật ấn định hỏa táng, thì không những thể xác bị hủy diệt ngay và hoàn trả nó vào kho vật chất mà thể sinh lực cũng tức khắc tan rã và các mãnh lực của thể này cũng được luồng lửa cuốn vào kho chứa sinh lực (vital energies). (CTNM, 484)
Ưu–bà –tắc : Upasaka (B.Phạn).
Ưu–bà–di : Upasika. V
Vaidyuta : Tức là lửa trời (fire of the firmament), nghĩa là lửa của tia chớp (fire of the lightning) hay là lửa điện (electric fire). (LVLCK, 602)
Varuna : X. Thủy thần.
Văn hóa (culture)
Về bản thể, văn hóa là một biểu hiện của các ý nghĩa cực kỳ thiên về tinh thần cũng như trí tuệ và trạng thái tâm thức của những người an trụ vào thể trí trong nhân loại, của giới trí thức, hoặc là của những ai tạo ra được khoen nối giữa thế giới bên trong của sự sống linh hồn, với thế giới bên ngoài của cõi hiện tượng hữu hình (tangible phenomana). (SHLCTĐ, 32)
Văn minh (civilization):
- Văn minh có thể được định nghĩa như là phản ứng của nhân loại đối với mục tiêu và các hoạt động thuộc một giai đoạn đặc biệt trên thế giới và kiểu mẫu suy tưởng của thời kỳ đó. (VĐCNL, 36) - Văn minh là một biểu hiện của trình độ ý thức quần chúng, khi ý thức đó thể hiện thành sự hiểu biết ở cõi trần, thành các điều chỉnh, các mối liên hệ và các cách sống ở cõi trần.
(SHLCTĐ, 32)
- Việc bảo dưỡng (fostering) và củng cố (streng-thening) mối kiên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng (form), giữa ngã và phi ngã, dẫn đến kết quả tạo ra cái mà ta gọi là văn minh. (ĐĐNLVTD, 45)
Vấn đề Do Thái (Jewish question): Bây giờ, chúng ta dành vài phút để xem xét vấn đề Do Thái. Nên nhớ có một điều lý thú là người Do Thái có mặt ở khắp nơi, không trừ nơi nào cả. Ảnh hưởng của họ rất mạnh và trải rộng (nhiều hơn là họ sẵn sàng thừa nhận), họ vận dụng một cách mạnh mẽ việc cụ thể hóa đặc biệt loại năng lượng mà chúng ta gọi là tiền bạc. Bằng một cách thức kỳ lạ, họ lập được một trung tâm năng lượng riêng biệt và độc đáo trên thế giới. Lý do của việc này là họ tiêu biểu cho năng lượng và sự sống của Thái Dương Hệ trước. Bạn thường được dạy rằng, vào lúc kết thúc Thái Dương Hệ này, một tỷ lệ bách phân nào đó của gia đình nhân loại không đạt được trình độ cần thiết, bấy giờ sẽ bị giữ lại trong thời kỳ quy nguyên (pralaya) hay tan rã, cho đến khi Thái Dương Hệ kế tiếp, tức Thái Dương Hệ thứ ba, xuất hiện. Bấy giờ, họ sẽ trở thành nhóm người tiến hóa và tượng trưng cho nhân loại sắp đến của Thái Dương Hệ đó. Cùng một sự việc xảy ra trong Thái Dương Hệ trước Thái Dương Hệ này, và những người mà bây giờ chúng ta gọi là dân Do Thái (một tên gọi và cách phân biệt hoàn toàn hiện đại, như tôi đã cố đưa ra trong vài trang chót của quyển Tâm Lý Học Nội Môn I) là hậu duệ của nhóm người trước kia đã bị giữ lại trong kỳ quy nguyên giữa Thái Dương Hệ 1 và Thái Dương Hệ 2. Nếu bạn nhớ rằng cung ba chi phối Thái Dương Hệ đó và cũng chi phối giống dân Do Thái, nếu bạn nhớ rằng Thái Dương Hệ đó chỉ bận tâm đến các trạng thái thiêng liêng của vật chất và đến các tình trạng bên ngoài, và dân Do Thái là sản phẩm cao nhất của Thái Dương Hệ đó thì bạn sẽ hiểu được dân Do Thái, tính chia rẽ của họ, ước muốn về sự thuần chủng của họ và mối quan tâm của họ về thương mại và thực tiễn. Suốt bao thời đại, dân Do Thái đòi tách biệt ra khỏi các chủng tộc khác, nhưng họ đã mang theo từ Thái Dương Hệ trước cái kiến thức (lúc đó là cần thiết, nhưng ngày nay đã lỗi thời) là rằng họ là “dân tộc được tuyển chọn” (“chosen people”). Người “Do Thái lang thang” đã đi lang bạt từ Thái Dương Hệ 1 đến Thái Dương Hệ này, nơi mà họ phải học bài học hòa hợp và chấm dứt việc lang thang của họ. Họ nhấn mạnh vào việc thuần khiết chủng tộc vì đó là vấn đề chính của họ, vào đầu thời Lemuria, khi mà nhân loại thừa kế một thế giới không có con người, vì đó là trước khi có sự giáng xuống của các Hỏa Tinh Quân; việc đòi hỏi này đã được đưa ra qua các thời đại và đã chi phối các luật lệ về hôn nhân và việc lo liệu thức ăn thay vì được thả xuống (như đã xảy ra) cách đây nhiều ngàn năm. Chính các sự kiện này (người Do Thái đương đại không hề biết) đã cản trở dân Do Thái suốt nhiều năm và có thể biến thành các sức mạnh chia rẽ, hận thù, để dùng chủng tộc Do Thái khuấy động lên nỗi khó khăn trên thế giới và thế là đưa tới cuộc khủng hoảng, vấn đề chia rẽ cơ bản của nhân loại. Khi nhân loại giải quyết được vấn đề Do Thái (với sự hợp tác do hiểu biết của người Do Thái), vượt qua được các ác cảm và hận thù xưa cũ, việc đó sẽ diễn ra bằng cách pha trộn vấn đề vào một tình hình nhân bản rộng lớn. Khi việc đó xảy ra, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và một trong các khó khăn chính yếu sẽ biến mất khỏi mặt đất. Bấy giờ mới có thể có được sự hòa hợp chủng tộc. Nhân loại trên địa cầu chúng ta và nhóm người có nguồn gốc cổ xưa hơn chúng ta nhiều, sẽ hợp thành nhân loại duy nhất và bấy giờ sẽ có được hòa bình trên địa cầu. (SHLCTĐ, 76-77)
Vận mệnh con người (Số mệnh, định mệnh, man’s life destiny): – Thể cảm dục có chứa trong nó các đối phần của các trung tâm lực dĩ thái hay các trung nhiếp điểm (laya centres); qua các trung tâm lực này, các mãnh lực và các năng lượng có nói đến trước