ưu thế trong đó của một trong hai tính chất còn lại, thí dụ, trong hai nhóm TỊNH, thì một nhóm có tính động vượt trội (tức là dưới chữ “động” có gạch dưới–ND) hơn là tính nhịp, và nhóm còn lại có tính nhịp vượt trội (tức là dưới chữ “nhịp” có gạch dưới–ND) hơn là tính động. Đối với hai nhóm ĐỘNG và hai nhóm NHỊP, sự việc cũng diễn ra giống như trên. Đây là nguồn cội các loại (types) được biết rõ, được phân loại theo tính chất ưu thế thường được nêu ra bằng các danh từ Bắc Phạn: Satvic (nhịp), rajasic (động) và tamasic (tịnh). Chúng ta có các thức ăn, động vật, con người vv… đều có tính chất nhịp, động, tịnh. Vậy chúng ta có bảy nhóm trong mọi vật: sáu nhóm phụ gồm ba tính chất và nhóm thứ bảy, trong đó ba tính chất này đều linh hoạt ngang nhau. Sau đây là biểu đồ của bảy nhóm gồm ba tính chất: (KCVTT, 59–60)
Số đo thiêng liêng (divine measure): X. Vi tử, cách tạo lập.
Số mệnh (destiny): X. Vận mệnh.
Sốt (Fever): Sốt chỉ là dấu hiệu của đau yếu và là cách thức căn bản để tinh lọc và thải bỏ. Đó là một chỉ dẫn chứ chính nó không phải là một bệnh. Hãy cân nhắc điều này và đưa nó vào mọi cảnh giới, vì cơn sốt ở cõi trần có phần tương ứng của nó ở cõi cảm dục và cõi hạ trí. Đó là năng lượng quá mức gây ra thiêu đốt, và trong khi thiêu đốt, làm giãm nhẹ và chữa trị (hoặc là qua việc khuất phục mầm mống hay nhóm năng lượng tạo ra nó, hoặc là bằng năng lực giải thoát của sự chết). Nếu có thể và khi thể xác đủ mạnh để chịu đựng sự căng thẳng, thì tốt hơn là hãy để cho ơn sốt xảy ra trong một lúc, vì đó là sự chữa trị của thiên nhiên đối với một vài tình trạng không mong muốn. Các cơn sốt không những chỉ cảnh giác về sự có mặt của những gì gây khó chịu, mà còn hàm chứa nơi chúng tìm quan trọng trị liệu rõ rệt. Nhưng cần xem xét thận trọng và tạo sự cân bằng – cân bằng dựa vào các năng lượng của cơ thể. Trong khi cơn sốt lan ra, thân thể trở nên tương đối vô dụng, các hoạt động bình thường đều chịu ảnh hưởng. Đối với việc chữa trị và trị liệu các cơn sốt, giới y khoa chính thống đã biết nhiều rồi và sự hiểu biết này sẽ đầy đủ khi nào các nguyên nhân gây sốt được hiểu rõ hơn và các y sĩ có thể ứng xử với nguyên nhân chứ không phải với hậu quả (effect). Quá thiên về cảm tính là một tương ứng ở thể cảm dục của cơn sốt ở thể xác và cho thấy mầm dục vọng đang lan ra, mầm này phải được đối trị (dealt) trước thì mới hạ được cơn sốt. Một thể trí quá linh hoạt (over–active mind) vốn bị điều chỉnh sai lệch, rất bận rộn nhưng ít có hiệu quả, là sự tương ứng ở cõi trí. (CTNM, 314)
Sợ chết (Fear of seath): Việc sợ chết là do bởi:
- Nỗi kinh khủng của các diễn tiến tách ra cuối cùng bằng tác động của chính cái chết.
- Khiếp sợ cái không biết và cái mơ hồ (the indefinable)
- Hoài nghi về sự bất tử cuối cùng.
- Lo lắng khi lìa xa những kẻ thân thuộc hay vì bị bỏ lại sau.
- Các phản ứng xưa cũ đối với những lần chết dữ dội trong quá khứ còn đang nằm sâu trong tiềm thức.
- Bám víu vào đời sống sắc tướng, vì thoạt đầu đã đồng nhất hóa với nó trong tâm thức.
- Giáo lý sai lầm cổ xưa về Thiên đàng và Địa ngục, cả hai đều không có viễn ảnh tốt đẹp nào cả. (LVHLT, 300)
Sợ sệt (Fear, sợ hãi, lo ngại): Nên loại bỏ mọi sự sợ sệt. Các mãnh lực tiến hóa thăng thượng (evolution) rung động mau hơn là các mãnh lực tiến hóa giáng hạ (involution) và trong sự kiện này có hàm chứa một sự an toàn có thể nhận thức được. Sợ sệt tạo ra yếu đuối (weakness). Yếu đuối tạo ra tan rã (disintegration); chỗ bị yếu sẽ gảy vỡ và lỗ hổng xuất hiện, tà lực có thể xâm nhập vào qua lỗ hổng đó. Yếu tố xâm nhập là sự sợ sệt của chính con người, con người mở cánh cửa (cho tà lực) như thế đó. (TVTTHL, 137)
Sri Sankarâcharya (B.Phạn): Nhà đại cải cách tôn giáo của Ấn Độ và là huấn sư của triết lý Vedânta–, vị huấn sư vĩ đại nhất trong số các huấn sư dạy về triết lý này, được những người theo Nhất Nguyên Luận, tức Advaitas (người theo Phi Nhị Nguyên, Non–dualists) xem như là một hóa thân (incarnation) của thần Siva và là một người tạo ra các huyền diệu. Ngài lập ra nhiều matham (tu viện, monasteries) và thành lập môn phái thông thái nhất trong số các nhà Bà La Môn (Brahmans) có tên là Smârtava. Các truyền thuyết về Ngài cũng nhiều như các tác phẩm triết học của Ngài. Vào năm 32 tuổi, Ngài đến Kedâranath trong dãy Tuyết Sơn (Himalayas), một mình đi vào động (cave), từ đó Ngài không bao giờ trở lại nữa. Các môn đồ của Ngài cho rằng Ngài không chết mà chỉ rút ra khỏi thế gian. (NGMTTL, 307–308)
Stonehenge: Nếu không có những người khổng lồ để di chuyển các tảng đá khổng lồ như vậy thì không bao giờ có một Stonehenge, một Carnac (Brittany) hoặc cấu trúc của Người Khổng Lồ một mắt khác (Cyclopean structures). (GLBN3, 341)
Sutratma: X. Ngân quang tuyến.
Sushumna: X. Trung hỏa kỳ kinh.
Sự sa đọa của con người (The fall of man): Hầu như tất cả chúng ta đều được lưu ý vào niềm tin nơi những gì được gọi là “sự sa đọa của con người”. Ngày nay, chỉ có một số ít người còn tin vào câu chuyện về sự sa đọa theo như nó được nêu ra trong chương thứ ba của Sáng Thế Ký (Genesis), và hầu hết chúng ta tin rằng câu chuyện đó có một ý nghĩa ẩn dụ. Chân lý huyền linh ẩn dưới câu chuyện kỳ lạ này là gì? Đơn giản chỉ là sự thật về sự sa ngã của tinh thần vào vật chất được truyền đạt bằng cách dùng một hình ảnh đối với lối suy nghĩ ấu trĩ (infant mentality) của con người. Tiến trình hội tụ của các đường lối này là một tiến trình nhị phân. Bạn có việc giáng hạ (descent) và vật chất của thực thể thông linh (entity), của sự sống trung tâm, và việc lâm phàm (incarnation) của tinh thần, và kế đó, bạn có sự phát triển, nhờ vào vật chất, của sự sống hay tinh thần đó, cộng với tất cả những gì đã đạt được qua việc sử dụng hình hài. Bằng việc thực nghiệm với vật chất, bằng việc trú ngụ (dwelling) trong hình hài, bằng việc đem lại năng lượng cho vật chất, bằng việc ra khỏi Vườn Địa Đàng (nơi mà không có mục tiêu nào cần cho sự phát triển), và bằng việc chu du vô định (wandering) của Đứa Con Đi Hoang (Prodigal Son) nơi viễn xứ, bạn có các giai đoạn khác nhau được minh họa trong Thánh Kinh Cơ Đốc, nơi mà con người khám phá ra rằng mình không phải là hình hài mà chỉ là kẻ sử dụng hình hài đó. (TTCNT, 86–87)
Sự sống phú linh: (The ensouling life) Sự Sống phú linh tức là Sự Sống của Thượng Đế trong nguyên tử. (KCVTT, 15).
Sự sống và các sự sống (the life and the lives): Trong bộ GLBN, H.P.B. có nói: “Huyền linh học không chấp nhận bất cứ cái gì vô cơ (inorganic) trong Đại Vũ trụ (Kosmos). Cách diễn tả được khoa học dùng như “chất vô cơ” (“inorganic substance”) chỉ hàm ý là sự sống tiềm tàng, đang ngưng trệ (slumbering) trong các phân tử của cái được gọi là “vật chất trơ” (“inert matter”) thì không thể nhận biết được. Tất cả đều là sự sống, mọi nguyên tử của ngay cả bụi khoáng chất (mineral dust) cũng có sự sống, mặc dù vượt ngoài sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta ... Do đó, sự sống có khắp nơi trong vũ trụ ... bất cứ nơi đâu có một nguyên tử vật chất, một hạt (particle) hay một phân tử (molecule), ngay cả ở trong tình trạng loãng nhất, cũng đều có sự sống bên trong, tuy tiềm tàng và vô thức.” – GLBN–I, 269, 281, 282 –
Sự sống và các sự sống:
- Mọi vật đều có sự sống và có ý thức, nhưng mọi sự sống và ý thức không giống với con người – GLBN–I, 79
- Sự sống là hình thức hiện tồn duy nhất đang biểu lộ trong vật chất.
- Vật chất là hiện thể cho sự biểu lộ của linh hồn.
- Linh hồn là hiện thể cho sự biểu hiện của tinh thần. Do đó, Thượng Đế ngôi I, ngôi 2 và ngôi 3 cùng phối hợp hoạt động (co–operate).
Minh họa: Sự sống của Thượng Đế ngôi 3 – làm sinh động (animating) các nguyên tử vật chất. Sự sống của Thượng Đế ngôi 2 – làm sinh động các hình hài hay toàn thể các nguyên tử. Sự sống của Thượng Đế ngôi I – làm sinh động các hình hài hợp thành.
- Sự Sống Duy Nhất tổng hợp bộ ba này.
Chúng ta hãy lý giải (work out) điều này trong Đại Vũ trụ và Tiểu Vũ trụ: Fohat, Prana, Điện, Dòng Từ lực (Magnetic Fluid), tất cả đều là các thuật ngữ được dùng để chỉ sự sống duy nhất đem lại sinh lực này. Tiểu Vũ trụ được làm cho linh hoạt và được cấp sinh lực bằng prana, còn các tác động của nó được kiềm chế bằng Chủ thể Tư tưởng nội tại (indwelling Thinker). Đại Vũ trụ được làm cho linh hoạt và được cấp sinh lực bằng Fohat, các tác động của nó được kiềm chế bằng Đấng Thông Tuệ đang làm linh hoạt (informing) mà chúng ta gọi là Thượng Đế. (LVLCK, 601–602) - Tinh thần (spirit) ở trong vật chất chính là Sự Sống. (Thư của Ch. S. 315)
Sthula sharira : Thể xác trọng trược (Dense physical body). (LVLCK, 264)
Suchi : Lửa thái dương (solar fire). (LVLCK, 602)
Suy tưởng thế nào, trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he): Như chúng ta biết, năng lượng theo sau tư tưởng và bị nhuốm sắc thái của tính chất tư tưởng đó. Con người chuyển con mắt chỉ trích và kinh tởm lên phàm ngã mình và khi làm thế, lại nuôi dưỡng chính các điều mà y lên án (deplore), và như thế, hoàn lại cho chính mình những cái càng không thích hợp hơn nữa cho công việc mà y muốn thay đổi. Đó là một vòng nỗ lực lẩn quẩn và cần phải bị xóa đi bằng một nhận thức đầy đủ về cái chân lý chứa trong các lời: “Con người nghĩ tưởng như thế nào thì y trở thành thế ấy”. Khi con người nghiền ngẫm mãi (dwell) về bản chất của linh hồn toàn tri của mình thì y trở nên giống với linh hồn đó. Tư tưởng của y được tập trung trong linh hồn thức và y trở thành linh hồn đó đang biểu lộ qua trung gian của phàm ngã. (LVHLT, 306)
Svabhâvat (B.Phạn, Tinh hoa dễ nắn tạo của vật chất): Từ ngữ này được các nhà Đông phương học giải thích như sau: “chất liệu dễ uốn nắn” (“plastic substance”), vốn là một định nghĩa không thích hợp. Svabhâvat là chất liệu và vật chất tạo ra thế giới (the world–substance and stuff), hay đúng hơn là những gì ở đàng sau nó – tinh thần và tinh hoa của chất liệu. Tên gọi xuất phát từ Subhava và gồm có ba từ: Su: tốt lành, hoàn hảo, đẹp đẽ, mỹ miều; sva: cái ngã (self), và bhâva: hiện tồn hay trạng thái hiện tồn (state of being). Mọi bản thể (nature) tiến hóa từ nó và vạn hữu quay về nó vào cuối các chu kỳ sinh hoạt (life–circles). Trong Huyền bí học (Esotericism), nó được gọi là Phụ Mẫu. Đó là tinh hoa dễ uốn nắn của vật chất (plastic essence of matter). (NGMTTL, 314)
Sức khỏe tráng kiện (good health): X. Định Luật Chu Kỳ.
Sức mạnh tư tưởng và năng lực trí tuệ (Thought power and mental ability). Một người không thể có được sức mạnh tư tưởng, cũng không thể có được năng lực trí tuệ, nếu người đó không tự tạo ra cho chính mình bằng sự suy tư được lặp lại một cách kiên nhẫn. (MTNX, 276) T
Ta bà : Saha (B.Phạn).
Ta bà ha : Swâha (B.Phạn).
Tà lực: (Dark forces) Các tà lực chỉ có thể tác động đến (influence) và gây nguy hại (endanger) cho những kẻ mà nơi họ tà lực có thể tìm thấy một ái lực (affinity, sự thu hút, sự đồng thanh đồng khí, sự tương cầu) nào đó đối với chính bản chất của chúng. Do đó, người nào nghĩ rằng mình đang bị các đối thủ như thế tấn công, hãy lập tức tìm kiếm khuyết điểm (flaw) trong chính mình, chính khuyết điểm này mới khiến cho cuộc tấn công như thế có thể xảy ra. (VLH, 143)
Tà thuật (Voodooism, tà đạo/ Black magic): – Tà thuật (black magic) chỉ là việc lạm dụng các quyền năng thông linh (psychic powers), hoặc lạm dụng bất cứ bí nhiệm nào của thiên nhiên, đúng ra là dùng sức mạnh của huyền học vào các mục đích ích kỷ, tội lỗi. (CKMTTL, 223). Nhà ma thuật dứt khoát là đã sử dụng các bộ phận thân thể này (tức là não, phổi, tim, lá lách và các cơ quan sinh sản–ND) để tạo ra một loại thần lực, vốn là sự pha trộn của lực dĩ thái và năng lượng vật chất trọng trược, giúp cho y có thể làm được một vài hình thức pháp thuật, cũng như là tạo ra những hiệu quả trên các thể xác của loài thú và loài người. Chính kiến thức về điều này là nền tảng của tà thuật và của tất cả những cách thực hành gây ra sự suy kiệt (depletion) và chết chóc của những kẻ cản trở đường đi của nhà ma thuật hay bị y coi là kẻ thù. (ASCLH, 222–223)
Tả đạo (The Left–hand Path): Là con đường mà kẻ theo hắc đạo (black magician) và các huynh đệ trong bóng tối (brothers of the Shadows) đi theo. Nó bắt nguồn từ việc sử dụng các mãnh lực của thiên nhiên vào các mục đích ích kỷ; điểm nổi bật của nó là lòng ích kỷ và tính chia rẽ mạnh mẽ và chấm dứt nơi cõi A tỳ (Avitchi), tức cõi thứ 8, trú sở của các linh hồn bị sa đọa (lost soul) hay các lớp vỏ (shells) của con người hạ đẳng đã trở nên tách biệt với nguyên khí sự sống Chân Ngã hay cá nhân. (LVLCK, 642)
Tả hỏa kỳ kinh (Ida, Âm hỏa kỳ kinh): Mãnh lực âm của cơ thể tự biểu hiện qua đường dây thần kinh Ida. (LVHLT, 95)
Tài năng hay năng khiếu (talents or gifts): Các tài năng hay các năng khiếu đều được xem như có được trong một kiếp sống trước. (TNVT, 95)
Tam đoạn thiền (Sanyama): – Đó là tổng hợp ba giai đoạn của tiến trình thiền định (gồm: định trí, thiền định, đại định–ND) và chỉ xảy ra đối với đạo sinh đã học được và chế ngự được ba trạng thái kiềm chế thể trí. (ASCLH, 251) – Nhờ tam đoạn thiền, một vài kết quả sau đây được tạo ra:
- Đạo sinh tự thoát khỏi ba cõi thấp: hạ trí, cảm dục, hồng trần. Ba cõi này không còn thu hút sự chú tâm của y nữa. Y không còn tập trung vào chúng hoặc bị chúng lôi cuốn nữa.
- Đạo sinh có thể tùy ý tập trung sự chú tâm và giữ cho trí được điềm tĩnh và giới hạn trong khi hoạt động tích cực, nếu y muốn chọn như thế.
- Đạo sinh có thể an trụ vào Chân Ngã thức và biết được chính mình tách biệt với thể trí, với các tình cảm, các dục vọng, các xúc cảm và hình hài đang tạo thành Phàm Ngã.
- Y học cách nhận thức rằng Phàm Ngã (toàn thể các trạng thái trí tuệ, tình cảm và các nguyên tử xác thân) chỉ là khí cụ của mình để tùy ý giao tiếp với ba cõi thấp.
- Y đạt được khả năng nhập định, tức thái độ của cá tính thực sự, đối với cõi linh hồn và có thể nhìn vào cõi linh hồn theo ý nghĩa tương ứng với cách mà con người dùng mắt để xem xét cõi trần.
- Xuyên qua thể trí có kiểm soát, y có thể chuyển vào não bộ những gì y thấy được, và như thế có thể truyền đạt tri thức của bản ngã và của cõi giới của bản ngã cho con người trên cõi
trần. (ASCLH, 251)
Tam hỏa kỳ kinh (threefold thread within the spinal column): Ba tuyến năng lượng này (three thread of energy) được đặt tên theo thuật ngữ Ấn Độ là: Ida, Pingala và Sushumna. (CTNM, 183)
Tam nghiệp (Agami Karma): Tam nghiệp là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Nó bao gồm mọi lời nói, ý tưởng và hành động của bạn. (LVLCK, 470–471)
Tam Thượng Thể tinh thần (Spiritual Triad):
- Là Atma–Buddhi–Manas hay là Ý chí Tinh thần, Bác ái
Tinh thần và Thượng Trí. (CTHNM, 354)
- Tức là Ý chí tinh thần, trực giác (intuition) và Thượng trí.
(LVLCK, 261) - Cách tạo ra Atma-Buddhi-Manas: Chân Thần (Monad) khiến cho vật chất vi tử (atomic matter) của cõi Niết Bàn, cõi Bồ Đề và Cõi Trí – đang bao quanh Chân Thần giống như dĩ thái không gian (ether of space) bao quanh Mặt Trời – trở nên rung động, và như vậy bắt buộc chính Chân Thần trở thành một Tia Sáng (Ray) gồm ba phần giống y như bản chất tam phân của chính Chân Thần. Trong công việc này Chân Thần được sự trợ giúp của các Thiên Thần thuộc một vũ trụ trước, vì trước đây, các Ngài đã trải qua một kinh nghiệm tương tự như thế. Các Thiên Thần này hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Ý Chí (Will-aspect) đến vi tử cõi Niết Bàn, để rồi vi tử Niết Bàn (atmic atom), nhờ rung động theo trạng thái-Ý Chí, trở thành Atma. Các Thiên Thần nói trên cũng hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Minh Triết (Wisdom-aspect) đến vi tử cõi Bồ Đề (buddhic-atom), để rồi vi tử Bồ Đề, nhờ rung động theo trạng thái- Minh Triết, trở thành Buddhi. Các Thiên Thần trên cũng lại hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Hoạt Động đến vi tử cõi Trí (manasic atom) để rồi vi tử trí tuệ, nhờ rung động hợp với trạng thái Hoạt Động, trở thành Manas. Atma-Buddhi-Manas, tức là Chân Thần trong thế giới biểu lộ, được tạo ra (is formed) như thế đó, thế là Tia Sáng (Linh Quang) của Chân Thần đi vào năm cõi của vũ trụ (thuộc Thái Dương Hệ chúng ta – ND) (KCVTT, 47-48) – Tam Thượng Thể Tinh thần tức biểu hiện (expression) tam phân hay là khí cụ (instrument) của Chân Thần. (ĐĐTKNM II, 398)
Tamas : X. Thuộc tính.
Tam bộ (Triad, bộ tam, tam hạ thể): Tam bộ tức là các nguyên tử thường tồn hồng trần, cảm dục và nguyên tử thường tồn hạ trí. (KCVTT, 101)
Tam giác đôi : X. Ấn tín của vua Solomon.
Tam hồn trong con người (Three souls in man): Cần nên nhớ rằng, mọi quyền năng tâm thông là các quyền năng, năng lực và năng khiếu của Linh hồn Độc Nhất (One Soul), nhưng trong thời gian và không gian, một số trong chúng là các biểu hiện của động vật thức hay sinh hồn (animal soul), một số của nhân hồn (human soul) và một số của hồn thiêng liêng (divine soul). (TLHNM II, 559)
Tam nguyên (Triplicity, tam phân):
- Tam nguyên được biết rõ là tinh thần, linh hồn và thân
thể. (TLHNM II, 391)
- Sự sống, ý thức và hình hài. (LVHLT, 21)
Tam Thân (Three Vestures): Nirmanakaya (Ứng thân), Shambhogakaya (Báo thân), Dharmakaya (Pháp thân). (LVLCK, 1193)
Tàng thức, toàn linh thức : X. A–lại–gia–thức
Tanmatra :
- Chất liệu nguyên tử cơ bản của bất cứ yếu tố nào (element). Cái tạo ra tác dụng hiện tượng của nó. Đó là cái ẩn sau mọi nhận thức bằng giác quan và của cả 5 giác quan. (ASCLH, 344)
- Tanmatra tức là năng lực (power) hoặc rung động (vibration) do một biến thái (modification) trong tâm thức của
Thượng Đế. (LVLCK, 56)
- Tanmatra tức là biến thái của nguyên khí tâm thức.
(ASCLH, 158)
Tạo Hóa (Creator, Hóa Công, Đấng Sáng Tạo, Thợ Tạo): Ngôi Ba của Ba Ngôi (Trinity), Ngôi Thánh Thần, tức Tạo Hóa. (CTHNM, 245)
Tapas (Cõi Đại Niết Bàn, Cõi Chân Thần): Thế giới thiêng liêng (Divine world). Thế giới của Ngôi Hai, tương ứng với cõi Đại Niết Bàn. (ASCLH, 298)
Tattvas : X. Yếu tố.
Tatya : Thế giới của nguyên nhân phát xuất. Thế giới của Ngôi Một, tương ứng với Cõi Tối Đại Niết Bàn. (X. Cõi và trạng thái tâm thức). (ASCLH, 298)
Tát đóa, tát đỏa : Sattva (chúng sinh).
Tăng, Tăng chúng, Tăng già, Tăng già lam, Già Lam: Samgha (B.P)
Tâm (Psyche): Theo nghĩa đen, tâm là linh hồn bên trong (the soul within) hay là Thượng ngã (the higher self), nó nhô ra khỏi phàm ngã tam phân giống như con bướm thoát ra khỏi cái kén (chrysalic); chính cái thực tại tốt đẹp đó, mà chúng ta đang tạo ra theo kết quả của một hay nhiều kiếp sống của chúng ta, giáng hạ nơi đây. TTCNT, 137)
Tâm lý học (Psychology): Là môn học về sự hoạt động của con người, như là sinh vật sống động trong môi trường chung quanh, trong đó có chính y – môn học về sự tương tác giữa con người với môi trường chung quanh. Đó là môn học về cách hành xử của con người nhưng không phải theo ý nghĩa đạo đức về cách hành xử đúng hay sai. Đó là môn học về cách đối xử của con người, của Phàm ngã. (LHVCC, 32–33)
Tâm pháp (Heart doctrine, secret Heart):
- Tâm pháp chi phối sự phát triển huyền linh. Tâm pháp dựa vào bản chất đại đồng của linh hồn, Chân Thần, Đấng Duy nhất, chi phối và có dính líu đến thực tại. (CVĐĐ, 458)
- Tâm pháp là giáo lý bí truyền (Secret Heart is the esoteric doctrine). (TNVT, 231)
Tâm thần phân liệt (split personality, multiple person-alities): X. Đa nhân cách.
Tâm thông thuật (Psychism):
- Có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
- Tâm thông bậc cao (Higher psychism):
- Thiêng liêng.
- Có kiểm soát.
- Tích cực.
- Áp dụng một cách sáng suốt.
- Trạng thái trung gian.
- Tâm thông bậc thấp (Lower psychism):
- Động vật.
- Không được kiểm soát.
- Tiêu cực.
- Tự động.
- Trạng thái đồng cốt. (SHLCTĐ, 8) – Một từ ngữ hiện đang được dùng để chỉ mọi loại hiện tượng liên quan đến trí (mental phenomena), như là thuật đồng cốt (mediumship), cũng như hình thức nhạy cảm cao (the higher form of sensitiveness). Một từ ngữ mới được đặt ra. (CKMTTL, 277)
Tâm thức (consciousness, ý thức):
- Tâm thức là tâm (Psyche) hay là linh hồn, đang tạo ra sự sống tâm thông (psychical life). Đó là nhận thức (awareness) – dưới nhân loại, nhân loại và thiêng liêng. (TLHNM–II, 232) – Sự phối hợp (merging) của năng lượng của sự sống và năng lượng của thể trí trong cơ cấu con người tạo ra cái mà chúng ta gọi là tâm thức – trước tiên là ngã thức (self–consciousness) và sau rốt là tập thể thức (group–consciousness). (X. Tập thể thức). (TLHNM–II, 67)
- Các loại tâm thức:
- Phàm ngã thức (personality consciousness) là tâm thức của Ngôi Ba của thánh linh, tức trạng thái sáng tạo (creator aspect). Tâm thức này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các hình hài mà nhờ đó các tính chất có thể tự biểu hiện, và như thế cho thấy bản chất của thánh linh trên cõi sắc tướng (plane of appearances).
- Chân Ngã thức (egoic consciousness) là tâm thức của Ngôi Hai của thánh linh, tâm thức của linh hồn, tự biểu hiện như là tính chất và như là “sắc thái” (“colour”) nội tâm xác định của các sắc tướng. Đương nhiên tâm thức này thay đổi tùy theo năng lực của linh hồn trong bất cứ hình hài nào để chế ngự hiện thể của nó, tức vật chất, và để biểu hiện tính chất bẩm sinh qua hình hài bên ngoài.
- Chân thần thức (monadic consciousness) là tâm thức của Ngôi Một của thánh linh, vốn biểu hiện cho mục tiêu và ý định của sự sống thiêng liêng, nó dùng linh hồn để qua linh hồn đó, cho thấy mục tiêu cố hữu của Thượng Đế. (TLHNM–II, 4)
– Các loại tâm thức:
- Thượng Đế thức (Logoic consciousness) tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng trong lĩnh vực thái dương.
- Hành tinh thức (Planetary consciousness) hay là tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế khi Ngài luân chuyển liên tục qua hệ thống hành tinh.
- Chân Ngã thức (Causal consciousness) hay là việc mở rộng liên tục sự hiểu biết sáng suốt của con người từ kiếp này đến kiếp khác.
- Nhân loại thức (Human consciousness) hay là sự hiểu biết của con người trên cõi trần, và ngày càng tăng trên cõi cảm dục và cõi trí.
- Động vật, thực vật và khoáng chất thức (Animal, vegetable, and mineral consciousness) vốn dĩ khác với nhân loại thức ở nhiều chi tiết, trước nhất ở chỗ nó không phối kết (co–ordinate) hay suy luận (deduce) và nhận biết sự đồng nhất riêng biệt. Nó giống nhân loại thức ở chỗ nó bao hàm sự đáp ứng với các tiếp xúc nối tiếp của các đơn vị có liên quan trong các chu kỳ nhỏ của chúng.
- Nguyên tử thức (Atomic consciousness), biểu hiện qua các trạng thái đẩy và hút nối tiếp nhau. Trong định nghĩa cuối cùng này có tàng ẩn chìa khóa cho các trạng thái tâm thức khác. (LVLCK, 279) – Tâm thức có thể được định nghĩa như là năng lực thấu hiểu. Trước tiên, nó có dính líu đến mối liên hệ của Ngã với Phi Ngã, của Chủ thể Nhận thức với Điều được Nhận thức và của Chủ thể Tư Tưởng với những gì được tưởng nghĩ đến.
Đại khái, tâm thức được chia thành: 1 Tâm thức tuyệt đối ........ Thượng Đế không biểu lộ hay Thượng Đế thức (God consciousness). “Ta là Linh Ngã”
- Tâm thức Đại đồng........ Thượng Đế biểu lộ hay Tập Thể thức Tâm thức của Hành Tinh
(Universal or Group Consciousness.) Thượng Đế “Ta là Cái Đó”
- Tâm thức cá nhân ........... Tâm thức con người hay Ngã thức (Individual or Self–consciousness)
“Tôi hiện hữu”
- Tâm thức (consciousness) Tâm thức dưới nhân loại hay Tâm thức nguyên tử (Atomic consciousness)
Mục tiêu của tâm thức đối với:
- Một Hành Tinh Thượng Đế …. Tâm thức tuyệt đối
- Con người ............................ ..Tập thể thức
- Nguyên tử ............................ ..Ngã thức (LVLCK, 243) – Tâm thức và sự sống giống hệt nhau (consciousness and life are identical), cả hai tên gọi dùng để chỉ một sự vật khi được xem xét từ bên trong và từ bên ngoài. Không có sự sống nào mà không có tâm thức, không của tâm thức nào mà không có sự sống. Khi nào trong ý tưởng, chúng ta phân chia chúng một cách mơ hồ và phân tích những gì chúng ta đã làm, ta thấy rằng chúng ta đã gọi tâm thức hướng vào trong bằng cái tên “Sự sống”, còn sự sống hướng ra bên ngoài được gọi bằng danh xưng là “tâm thức”. (KCVTT, 25)
– Từ ngữ tâm thức xuất phát từ hai chữ Latin: Con, nghĩa là với (with) và scio nghĩa là biết (to know), nên theo sát nghĩa là “cái mà với nó chúng ta mới hiểu biết được” (“that with which we know”). (TTCNT, 99) - Tâm thức được giới hạn vào những cái mà con người biết chính mình tượng trưng cho và sở hữu được (to be and have) trong hiện tại – tức là các tính chất (category of qualities), đặc tính (characteristics), năng lực (powers), khuynh hướng (tendencies) và kiến thức (knowledges) đủ loại, chúng tạo thành vốn liếng của một người, mà người đó nhất định là biết hoặc là nhà tâm lý học biết. (TLHNM II, 440) - Tâm thức trên bất cứ cõi nào có nghĩa là khả năng để đáp ứng với các rung động của cõi đặc biệt đó. (KCVTT, 41)
Tâm thức, các trạng thái nối tiếp (Succession of states of consciousness).
- Thực ra, Vũ trụ chỉ là một tập hợp bao la của các trạng thái tâm thức. SD II, 633; I, 70, 626.
- Tinh thần và tâm thức là các tên gọi đồng nghĩa. SD I, 43, 125, 349, 593.
- Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức. SD I, 105.
- Sáu loại tâm thức như được biểu hiện trong Giới Thiên Nhiên trên năm cõi tiến hóa của nhân loại. SD I, 123; II, 678. a/ Giới khoáng chất 1.
Hoạt động thông tuệ. Mọi nguyên tử đều tỏ ra có khả năng chọn lựa, phân biệt một cách sáng suốt dưới Định luật Hút và Đẩy. SD I, 295. b/
Giới thực vật 2. Hoạt động sáng suốt cộng với nhận thức còn phôi thai (embryo sensation) hay cảm giác (feeling) phôi thai. c/
Giới động vật 3. Hoạt động sáng suốt, nhận thức cộng với bản năng, hay là trí lực phôi thai (embryo mentality). SD III, 573, 574. Ba loại tâm thức này tiêu biểu cho tâm thức dưới nhân loại (sub-human consciousness). d/
Nhân loại thức 4 (Human consciousness). Hoạt động sáng suốt, bác ái hay cảm giác hoàn hảo (perfected feeling) hay nhận thức (realisation) và ý chí, hay mục tiêu sáng suốt. Ba trạng thái. SD I, 215, 231; II, 552; III, 579. Đây là Ngã thức (Self-consciousness) - trung điểm. SD I, 297. e/
Tinh thần thức 5 (Spiritual consciousness). Nhận thức bằng tuệ giác thể (Buddhic realisation). Cái đơn nhất (unit) biết được tập thể của mình. Cái đơn nhất riêng biệt tự đồng nh61t hóa chính mình với cung hay kiểu mẫu của mình. SD III, 572; I, 183, 623. f/
Linh thức / Niết Bàn thức 6 (Atmic consciousness). Tâm thức của đơn vị. Thái Dương Hệ thất phân. SD II, 673, 741) Hai loại tâm thức này tiêu biểu cho siêu thức (superconsciousness). Loại tâm thức thứ bảy bao hàm tất cả các loại trên và là Thượng Đế thức (God consciousness). SD II, 740, chú thích. (LVLCK, 278)
Tâm thức Christ : X. Trực giác thức, Tập thể thức, Ý thức Christ.
Tâm thức thiêng liêng (Divine consciousness): Bảy cung là toàn bộ của tâm thức thiêng liêng, của Toàn Linh Trí; các Ngài (They) có thể được xem như là Bảy Đấng Thông Tuệ (intelligent Entities), nhờ các Ngài mà thiên cơ được thể hiện. (TLHNM I, 59)
Tâm thức tỉnh thức (waking–consciousness):
- Tâm thức tỉnh thức tức là tâm thức đang tác động trong bộ óc hồng trần (consciousness working in the physical brain).
(KCVTT, 115)
- Tâm thức tỉnh thức là tâm thức đang hoạt động trên cõi trí và trên cõi cảm dục bằng cách dùng chất trí và chất cảm dục làm hiện thể cho nó, tâm thức này được đặt trong bộ óc hồng trần với vai trò như Ngã thức (Self– consciousness) và sử dụng bộ óc đó cùng với hệ thần kinh được nối kết của nó như là dụng cụ để ước muốn (willing), để hiểu biết (knowing) và để hoạt động (acting) trên cõi trần. (KCVTT, 169)
- Tam thức tỉnh thức có thể được định nghĩa như là một phần của tổng thức (total consciousness) vốn đang hoạt động trong bộ óc và hệ thần kinh, và rõ ràng thuộc về Ngã-Thức (Selfconscious). …..Khi tâm thức trở thành Ngã thức trên cõi cảm dục và khi bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với cac rung động của Ngã Thức, thì tâm thức trên cõi cảm dục (astral consciousness) sẽ trở thành một phần của tâm thức tỉnh thức. Mãi về sau khi tâm thức trở thành Ngã thức trên cõi trí, và bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với các rung động của nó, thì tâm thức tỉnh thức sẽ gồm cả tâm thức trên cõi trí (mental consciousness). Cứ như thế cho đến khi mọi tâm thức trên năm cõi của chúng ta đều phát triển thành tâm thức tỉnh thức. (KCVTT, 170-171)
Tâm thức và ngã thức: (Consciousness and Selfconsciousness) - Chính ở trên cõi trần mà tâm thức, trước tiên phải tiến hóa thành Ngã thức. (KCVTT, 93)
Tâm viên ý mã : (Modifications of thinking principle / Modifications of the mind). Tức là các biến thái hoặc các dao đông của thể trí; các biến thái củ nguyên khí suy tư (ASCLH, 9, 26, 339)
Tận tụy (Devotion): - Lòng tận tụy nảy sinh từ và là kết quả của tình trạng không hài lòng (dissatisfaction) cộng với việc sử dụng khả năng chọn lựa (choice). Tùy theo độ sâu đậm của nỗi bất mãn (discontent) của con người và năng lực xét đoán thấu suốt của mình, người này vượt qua từ mức độ hài lòng tạm thời này đến mức độ khác, cứ mỗi lần như vậy, y biểu lộ lòng tận tụy của mình đối với một ước vọng (desire), một cá nhân (personality), một lý tưởng (ideal) và đối với một cách nhìn (vision) cho đến sau cùng, y hợp nhất chính mình với lý tưởng cao siêu nhất có thể có đối với con người. Trước tiên, đây là linh hồn và kế đó là Đại hồn (Oversoul) hay là Thượng Đế. (GDTKNM, 21)
- Mỗi người thuộc mọi trình độ đều có sự tận tụy riêng của mình mà y sống vì đó, trong sự dốt nát, hiểu biết hoặc minh triết, y vận dụng tới mức tối đa luật lệ mà y có thể hiểu được dành cho sự tận tụy đó.
Sự tận tụy có thể thuần túy vật chất, tập trung vào thể xác, vào việc ham muốn vàng, vào các tài sản cụ thể. Y dồn mọi năng lực của mình vào việc tìm cách thỏa mãn hình thức cụ thể đó và nhờ đó mà học hỏi. Sự tận tụy thuần túy tình cảm có thể là mục tiêu của kẻ tận tụy (devotee) – yêu thương vợ con hoặc gia đình, lòng tự hào (pride) của dân tộc, ưa thích sự mến mộ hoặc khao khát một cái gì đó – y dốc hết trọn năng lực của mình vào chúng, dùng thể xác để làm đầy ước muốn của thể tình cảm. Có thể còn hình thức tận tụy cao hơn, – yêu thích nghệ thuật, hoặc khoa học, hoặc triết học, yêu thích đời sống tôn giáo, khoa học hay nghệ thuật – y cống hiến vào đó các năng lực của xác thân, của tình cảm và trí tuệ, và luôn luôn đó là hình thức tận tụy. (LVHLT, 263)
- Sự tận tụy là ý chí kiên trì nhất tâm của Thượng Đế được biểu hiện trong một Sự sống, đó là Sự sống của Đấng Chủ Quản Cung Một (Lord of the first ray). (TLHNM I, 48)
Tập thể thức (group consciousness):
- Đó là tâm thức của đại tổng thể mà con người đạt tới nhờ sự phát triển, trước tiên, của biệt ngã thức (individual consciousness) của y, tổng thể các sự sống của bản chất động vật , tình cảm và trí tuệ, cộng với tia sáng của thánh linh đang ngự trong hình hài mà chúng tạo ra. (LVHLT, 38)
- Tập thể thức tức là tâm thức của Thiên Nhân (Heavenly
Man). (TTCNT, 92) – Tập thể thức vốn ở trạng thái tiềm tàng, nó mang lại sự nhận thức về Đại Tổng Thể (great Whole), nó vẫn tĩnh lặng (quiescent) trong phần lớn chu kỳ tiến hóa, cho đến khi tiến trình hội nhập đạt tới mức mà phàm ngã đang tác động. Bấy giờ, trung tâm lực đỉnh đầu bắt đầu khai mở và con người trở nên có ý thức theo nghĩa rộng hơn. Bấy giờ, bí huyệt đầu và tim nối liền, chân nhân xuất hiện bằng sự biểu lộ đầy đủ. (TLHNM II, 415)
Tật xấu (vice):
- Tật xấu là việc chiếm ưu thế của tính chất giáng hạ tiến hóa (involution) của cùng một mãnh lực mà vào giai đoạn sau sẽ hiện ra như là một đức tính (virtue). (TVTTHL, 233) – Tật xấu là năng lượng của các thể thấp riêng rẻ hay kết hợp lại trong Phàm ngã khi nó kiểm soát các hoạt động của sự sống và xem nhẹ linh hồn hơn là các thể thấp (sheaths) hay là xem nhẹ linh hồn hơn là các thôi thúc và các khuynh hướng của Phàm ngã. (LVHLT, 202)
Tha thứ (Forgiveness): Là hy sinh và là từ bỏ bản ngã của mình, ngay cả từ bỏ chính sự sống của mình vì kẻ khác và vì lợi ích của toàn thể tập thể (the wholegroup). (SHLCTĐ, 165)
Thái Dương Hệ (Solar system):
- Thái Dương Hệ gồm có một mặt trời là tiêu điểm trung ương với các hành tinh đi kèm mặt trời, vốn được giữ trong sự tương quan từ lực trong các quỹ đạo của chúng chung quanh mặt trời. (TLHNM–I, 152)
- Mười hành tinh hệ (planetary schemes) hợp thành một
Thái Dương Hệ. (LVLCK, 63)
Thái Dương Thượng Đế (Solar Deity, Solar Logos):
- Một Thái Dương Thượng Đế có hiện thể là bảy hệ thống hành tinh, có không gian là ba cõi vũ trụ (3 cosmic planes). (LVLCK, 293)
- Thái Dương Thượng Đế tức là đại vũ trụ. (LVLCK, 69)
- The Grand Man of the Heavens, the Macrocosm, the
Solar Logos. (LVLCK, 80)
Thái Dương Thiên Thần (Solar Angels): Các Đấng phú cho con người Chân Ngã hữu thức bất tử là các “Thái Dương Thiên Thần” – dù là xét về mặt ẩn dụ (metaphorically) hay theo nghĩa đen (literally).(GLBN III, 97)
Thái Dương Tinh Quân: (Manasa-Dhyanis, Solar Devas, Agnishvatta Pitris) là các Đấng Ban Phát (givers) trí tuệ và tâm thức cho con người. (GLBN I, 233)
Thái Uyên (The Deep): chính là Không Gian. (Thư của Chân Sư 379)
Tham ăn và khổ hạnh quá đáng: (Glutton and foolish asceticism) Một kẻ tham ăn trong kiếp trước, giờ đây sẽ phải gánh lấy một bộ máy tiêu hóa có khuyết điểm (a faulty digestive system), điều này cũng áp dụng cho người nào cố tình tự bỏ đói mình qua sự khổ hạnh quá đáng (thiếu sáng suốt). (VLH, 198)
Tham thiền (meditation, thiền định, Dhyana): – Tham thiền tạo ra được 4 điều:
- Giúp cho hành giả tiếp xúc được với Chân Ngã và chỉnh hợp được ba hạ thể.
- Đưa hành giả đến trạng thái quân bình, không hoàn toàn thụ cảm và tiêu cực, cũng không hoàn toàn tích cực, mà ở điểm thăng bằng. Như vậy, tạo cơ hội cho Chân Ngã, và sau đó là Chân Sư, khuấy động sự quân bình đó và điều chỉnh sự rung động trầm lặng này đến một âm điệu (note) cao hơn trước, khiến cho tâm thức rung động với mức độ mới mẻ và cao siêu hơn, và xoay chuyển (nếu tôi có thể diễn đạt như thế) vào phạm vi của Tinh thần tam phân. Bằng cách tham thiền liên tục, toàn thể điểm thăng bằng này ngày càng được nâng cao cho đến khi điểm thu hút thấp trong sự dao động và điều chỉnh không phải ở thể xác, không chạm đến thể cảm dục, không tiếp xúc với thể trí (ngay cả linh hồn thể nữa), mà kể từ đó, con người được an trụ vào tâm thức tinh thần.
- Tạo thăng bằng cho các rung động thấp trên các phân cảnh thuộc cõi tình cảm và cõi trí. Tham thiền bắt đầu làm cho phàm ngã chỉnh hợp được với rung động của phân cảnh thứ ba ở mỗi một trong ba cõi thấp cho đến khi các phân cảnh ba đó được chế ngự. Kế đó, làm cho phàm ngã rung động đồng bộ với rung động của các phân cảnh thứ hai của ba cõi thấp.
- Tham thiền giúp vào việc chuyển di sự an trụ từ một trong các vi tử thường tồn của phàm ngã vào vi tử tương ứng trong Tam Thượng Thể tinh thần. (TVTTHL, 10–11)
- Một điểm mà từ trước đến giờ không được nhấn mạnh tới nhiều, đó là, mục tiêu thực sự của tham thiền là dần dần làm cho Chân Ngã thể rạn nứt, đứt rời và tan rã (fracturing, breaking and shattering). (TVTTHL, 22) - Năm hiệu quả của tham thiền trong ba cõi thấp:
1/ Thấy được Chân Sư và Chân Ngã trong sâu của trái tim. 2/ Nhận ra được sự rung động. 3/ Đưa vào ý thức của não bộ hồng trần ký ức về Huyền Viện của Chân Sư và các bài học được truyền dạy nơi đó. 4/ Đạt được phần nào Chân Ngã thức. 5/ Người tìm đạo biết được thành công nhờ âm thanh. (TVTTHL, 289–293)
- Nói về mặt chuyên môn, tham thiền là tiến trình mà nhờ đó, bí huyệt đầu được khơi hoạt, được đặt dưới sự kiềm chế và sử dụng. Khi xảy ra trường hợp này, linh hồn và Phàm ngã được phối kết, hợp nhất và sự nhất quán (at–one–ment) xảy ra, tạo ra trong người tìm đạo, một dòng năng lượng tâm linh mãnh liệt tuôn tràn vào, thúc đẩy cho toàn bộ con người y hoạt động và phơi bày ra cái thiện cũng như cái ác tiềm tàng.
(SHLCTĐ, 17)
- Là năng lực của Chủ thể Tư tưởng sử dụng thể trí như ý muốn và truyền tới não bộ các tư tưởng cao siêu, các ý niệm trừu tượng và các khái niệm lý tưởng. Thiền định liên quan tới thượng trí và hạ trí. (ASCLH, 183)
- – Thiền định chỉ là kéo dài sự định trí và bắt nguồn từ sự khéo léo mà con người có được khi tùy ý “gắn chặt thể trí” vào bất cứ đối tượng đặc biệt nào. Nó theo cùng các quy luật và điều kiện như định trí, cả hai chỉ khác nhau về yếu tố thời gian. (ASCLH, 247) (Đây là giai đoạn hai của thiền).
Tham thiền hữu chủng (meditation with seed): Khi tham thiền, tập trung vào việc tạo ra các tư tưởng, đưa các ý niệm trừu tượng và các điều linh cảm được (intuitions) xuống đến các phân cảnh cụ thể của cảnh trí. (TVTTHL, 58)
Tham thiền huyền linh (occult meditation): Tức là tham thiền bằng trí (intellectual meditation). (TLHNM–II, 449)
Tham thiền lúc bình minh (Meditation in the morning): Việc tham thiền muộn (meditation later) trong ngày, khi các xúc cảm (emotions) đã bị xáo trộn, và khi chúng ở trạng thái hoạt động đầy đủ, thì không có hiệu quả bao nhiêu. Thời gian tĩnh lặng có được sau giấc ngủ là thời gian thích hợp để tham thiền có hiệu quả. Lúc đó, thể cảm dục, tức bản chất xúc cảm, trở nên yên tĩnh hơn nhiều sau khi thể này đã chìm vào cái hối hả rộn rịp (bustle) của cõi đời. Có một mãnh lực (influence) tốt lành sẽ tuôn tràn ra từ giờ phút bình minh yên tĩnh đó, mãnh lực này sẽ bảo vệ suốt cả ngày, còn các tình cảm, nhờ đã lắng dịu và tĩnh lặng, sẽ dễ tuân theo (amenable to) sự kềm chế hơn. (KCVTT, 302–303)
Tham thiền vô chủng (meditation without seed): Khi tham thiền, tập trung vào việc chỉnh hợp Chân Ngã và tạo ra sự trống không (vacuum) giữa bộ óc xác thân với Chân Ngã, kết quả là thiên tính hiện ra và tất nhiên là hình hài bị phá vỡ, đưa tới sự giải thoát. (TVTTHL, 58)
Thang tiến hóa (The scale of evolution): Đạo sinh nên tập cho quen với sự thật rằng tiến lên (rising in) trên thang tiến hóa không phải là chính mình di chuyển (move) từ chỗ này đến chỗ khác mà chỉ là làm cho chính mình ngày càng có thể nhận được nhiều ấn tượng (impressions) hơn. (MTNX, 129–130)
Thanh giai (Blue Lodge): Thanh giai gồm tất cả các đạo đồ được điểm đạo lần thứ ba, thứ tư và thứ năm; (ĐĐNLVTD, 50)
Thanh giáo : Puritanism.
Thanh luyện thể xác (Refinement of the physical body): a/
Bằng thức ăn tinh khiết (By pure food) Điều này gồm việc ăn chay được chọn lựa với sự phân biện sáng suốt; nó đòi hỏi việc chọn ăn chỉ các loại rau và quả mang lại sinh lực. Phán đoán cẩn thận trong việc chọn thức ăn, cố tránh thức ăn khó tiêu; một ít thức ăn tốt lành tinh khiết, tiêu hóa được hoàn toàn là tất cả những gì mà một đệ tử cần có. Bạn hỏi đó là những thức ăn nào? Đó là sữa, mật ong, bánh mì làm bằng lúa mì lứt, tất cả các rau cải mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô (raisins), quả hạt (nuts), vài loại khoai tây, gạo lứt, và tôi xin lặp lại lần nữa, chỉ bao nhiêu thức ăn nói trên là đủ đảm bảo cho sự hoạt động. b/
Bằng sự sạch sẽ (by cleaniness): Dùng nhiều nước, bên ngoài và bên trong, là điều vô cùng thiết yếu. c/
Bằng sự ngủ nghê (By sleep): Nên luôn luôn ngủ vào khoảng giữa 10 giờ tối và 5 giờ sáng, gần ngoài trời càng nhiều càng tốt. d/
Bằng ánh nắng (By sunshine): Nên tìm cách tiếp xúc nhiều với mặt trời, sinh lực đi đến qua ánh nắng. Mặt trời giết đi tất cả các mầm bệnh và giúp hết đau yếu. Khi nào 4 nhu cầu này được chú ý đến một cách thích hợp thì tiến trình thải hồi sẽ diễn ra, và trong vòng vài năm, trọn cả thể xác sẽ dần thay đổi sự an trụ cho đến lúc cuối cùng, bạn sẽ có một cơ thể cấu tạo bằng vật chất của phân cảnh nguyên tử (atomic subplane matter)… Việc này có thể mất vài lần luân hồi, nhưng nên nhớ rằng vào mỗi lần luân hồi mới, sẽ được một thể xác có tính chất đúng y (nếu tôi có thể nói thế) như là thể xác được tách ra trước kia vào lúc từ trần. Như vậy, không bao giờ có việc mất thời gian trong việc kiến tạo. Sau rốt, có hai phương pháp khác giúp cho việc thanh luyện mau hơn:
Dùng ánh sáng màu (coloured light): Các ánh sáng này được chiếu lên thân thể và đem lại tiến trình giải tán và một kích thích đồng thời của các nguyên tử. Việc này chỉ làm được khi biết rõ chi tiết về các cung; khi biết rõ cung của người nào, việc kích thích sẽ đến từ cách dùng màu riêng của người ấy, việc kiến tạo sẽ xảy ra bằng cách dùng màu bổ túc của y, còn việc tan rã chất không cần đến sẽ xảy ra bằng cách dùng màu đối kháng. Sau này, sự hiểu biết này sẽ được truyền cho các đoàn thể lớn đang nắm giữ các Bí pháp, tức Giáo Hội và tổ chức Tam Điểm. Nhưng hãy chờ, vì chưa đến lúc. Khi các Bí Pháp được phục hồi thì một số chi tiết sẽ được trao cho hai đoàn thể mà tôi nói ở trên.
Kích thích bằng âm nhạc (stimulation of music): Một vài âm thanh gây nứt, vỡ. Một số âm thanh khác lại kích thích và thu hút. Khi chủ âm của sự sống một người được biết rõ, khi âm thanh mà y đáp ứng được nhận ra, bấy giờ mới có thể dùng âm thanh trong việc thanh luyện. Hiện nay, tất cả những gì có thể có được đối với những ai trong các bạn muốn tìm cách phụng sự là chú tâm vào các điểm cốt yếu nói trên và tìm cách tiếp xúc với các rung động cao. Còn một điểm nữa mà tôi muốn đưa ra, đó là việc vận dụng điện lực, có ẩn giấu nhiều điều liên quan đến việc đem lại sinh lực của các thể, nhất là ngay bây giờ, của thể dĩ thái. Mặt trời có công dụng chính là đem lại sinh lực cho thể dĩ thái. Sức nóng của mặt trời là mãnh lực điện, thích hợp với nhu cầu của đại đa số bậc trung trong mọi giới của thiên nhiên. Theo dòng tiến hóa, mãnh lực này sẽ có thể mạnh thêm trong các trường hợp cá biệt. Ở đây có chứa một trong các bí mật của điểm đạo.
Thanh luyện thể dĩ thái (The refining of the etheric): Việc thanh luyện này trùng với việc thanh luyện thể xác. Phương pháp chính yếu cũng gồm cách sống dưới ánh sáng mặt trời, che chở cho khỏi lạnh và tiêu hóa một vài hỗn hợp gồm các sinh tố mà không bao lâu nữa sẽ được đưa ra cho nhân loại. Hỗn hợp các sinh tố này sẽ được lập thành công thức và chế tạo thành dạng viên thuốc, có hiệu quả trực tiếp trên thể dĩ thái. Việc này chỉ xảy ra khi thể dĩ thái được khoa học nhận biết, và dứt khoát được bao gồm trong việc huấn luyện do trường Đại Học Y Khoa đảm trách. Việc nghiên cứu các bệnh của thể dĩ thái – bệnh sung huyết (congestion) và gầy yếu (atrophy) – không bao lâu nữa sẽ là một nghiên cứu được nhận biết và sẽ đưa đến các cách chữa trị và các công thức nhất định. Như đã nói trước đây, tất cả những gì mà bạn có thể làm hiện giờ trong việc làm cho thể xác nhị phân được nhạy bén là chú ý đến các quy luật nói trên và để cho thời gian đảm trách phần việc còn lại.
Thanh luyện thể cảm dục : - Thanh luyện thể cảm dục bằng cách trục xuất các thành phần thấp nhờ tạo ra các rung động đối kháng với chúng, đồng thời thu hút vào cac chất liệu thanh nhẹ hơn thay thế chỗ của chúng. (MTNX, 85) - Ở đây, phương pháp tiến hành khác hơn. Thể cảm dục chỉ là một dụng cụ phản chiếu lớn mà thôi. Nó lấy sắc thái và hoạt động của môi trường chung quanh. Nó tiếp nhận ấn tượng của mọi ham muốn thoáng qua. Nó tiếp nhận mọi sự bốc đồng (whim) và sở thích ở môi trường của nó; mọi dòng chuyển động (currents) đều làm cho nó hoạt động; mọi âm thanh đều khiến cho nó rung động, trừ phi người tìm đạo ngăn chận được tình trạng các việc như thế và luyện cho nó chỉ tiếp thu và ghi nhận các ấn tượng xuất phát từ cõi trực giác xuyên qua Thượng Ngã và do đó, xuyên qua phân cảnh vi tử. Mục tiêu của người tìm đạo là phải tập sao cho thể cảm dục trở nên yên tĩnh và trong suốt như cái gương để nó có thể phản chiếu được đầy đủ. Mục đích của người tìm đạo là làm cho nó chỉ phản chiếu linh hồn thể, chỉ thể hiện sắc thái phù hợp với Đại Luật và hoạt động theo hướng nhất định chứ không thổi lên cơn gió tư tưởng, hay là khơi dậy các làn sóng dục vọng. Nên mô tả thể cảm dục bằng các từ ngữ gì? Đó là các từ tĩnh lặng (still), bình thản (serene), không xáo động (unruffled), yên tĩnh (at rest), lặng lẽ (quiet), trong sáng, – những gì truyền chuyển một cách chính xác các ước muốn (wishes), ý muốn (desires), đạo tâm của Chân Ngã chứ không phải của phàm ngã. Điều này sẽ được hoàn thành bằng cách nào? Có nhiều cách, một số cách về phía người tìm đạo, một số cách về phía Chân Sư: a/ Bằng cách luôn luôn xem xét mọi ham muốn, mọi động lực và mong ước hiện ra hằng ngày trước mắt, và bằng cách sau đó chú trọng vào tất cả những gì thuộc loại cao siêu và ngăn chận những gì thuộc loại thấp kém. b/ Bằng cách hằng ngày luôn luôn cố gắng giao tiếp với Thượng Ngã và phản chiếu các mong muốn của Thượng Ngã trong kiếp sống. Lúc đầu sẽ có sai sót, nhưng dần dần tiến trình kiến tạo nối tiếp, việc an trụ (polarisation) vào thể cảm dục dần dần chuyển lên mỗi phân cảnh cho đến khi đạt đến phân cảnh nguyên tử. c/ Bằng các giai đoạn nhất định hằng ngày hướng vào việc làm tĩnh lặng thể cảm dục. Khi tham thiền, người ta nhấn mạnh rất nhiều vào việc làm tĩnh lặng thể trí nhưng nên nhớ rằng việc làm tĩnh lặng bản chất cảm dục là bước mở đầu tiến đến việc làm yên tịnh thể trí; bước này nối tiếp bước khác và nên khôn ngoan bắt đầu ở nấc thang thấp. Mỗi người tìm đạo phải tìm ra cho chính mình chỗ mà y chịu đầu hàng một cách dễ dàng nhất đối với các rung động dữ dội, như là sợ sệt, lo lắng, ham muốn của phàm ngã thuộc bất cứ loại nào, lòng yêu thương của phàm ngã đối với bất cứ vật gì hay người nào, sự nãn lòng, quá nhạy cảm với dư luận quần chúng; kế đó y phải vượt qua rung động bằng cách đặt lên nó một nhịp điệu mới có tính chất thải bỏ và kiến tạo rõ rệt. d/ Bằng công việc được làm dựa vào thể cảm dục vào ban đêm, dưới sự hướng dẫn của các Chân Ngã tiến hóa hơn, hoạt động dưới sự dẫn dắt của một Chân Sư. Việc kích thích rung động hay làm dịu rung động nối tiếp việc áp dụng một vài màu sắc và âm thanh. Vào thời điểm đặc biệt này, có hai màu được dùng cho nhiều người với mục đích đặc biệt để khai mở bí huyệt cổ họng và bí huyệt đầu quan trọng nhất, đó là màu tím (violet) và màu hoàng kim (gold).
Thanh luyện thể hạ trí : Đây là kết quả của cách làm việc chuyên cần và sự phân biện. Cần phải có 3 điều trước khi đạt đến cõi của vi tử thường tồn hạ trí (tức cõi phụ thứ tư của cõi trí–ND), và trước khi tâm thức của linh hồn thể (tâm thức đầy đủ của Thượng Ngã) được đạt tới:
- Suy tư sáng suốt, không chỉ về các vấn đề gợi sự chú ý mà còn về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến nhân loại. Nó bao hàm cách diễn giải vấn đề tư tưởng và khả năng lý giải. Nó cũng có nghĩa là có khả năng để tạo các hình tư tưởng bằng chất liệu tư tưởng (thought matter) và dùng các hình tư tưởng này vào việc giúp đỡ quần chúng. Kẻ nào không biết suy tư rõ ràng và có một thể hạ trí chưa phát triển là kẻ sống trong sương mù, và một người còn trong sương mù thì chỉ là một người mù dẫn đường cho người mù.
- Năng lực làm tĩnh lặng thể hạ trí sao cho tư tưởng từ các phân cảnh trừu tượng và từ các cảnh giới trực giác có thể tìm được một trang giấy tiếp nhận có thể ghi chính các tư tưởng lên đó. Ý tưởng này đã được nhiều sách nói về định trí và tham thiền giải rõ nên tôi không cần nói rõ thêm. Đó là kết quả của việc thực hành vất vả trong nhiều năm.
- Một tiến trình rõ rệt do Chân Sư đưa tới với sự sẵn sàng chấp nhận của vị đệ tử, sẽ kết hợp thành một dạng thức bền bĩ các cố gắng và các kết quả đã thâu lượm một cách vất vả trong nhiều năm. Ở mỗi lần điểm đạo, điện lực hay từ lực được đưa vào lại có một hiệu quả tạo ra ổn định. Nó làm cho các kết quả mà vị đệ tử đạt được trở nên bền bĩ. Giống như người thợ gốm làm khuôn và tạo hình cho đất sét và sau đó dùng lửa làm cứng lại, người tìm đạo cũng tạo hình, nắn khuôn và kiến tạo, rồi để lửa làm rắn chắc lại. Cuộc điểm đạo đánh dấu việc thành đạt lâu dài và bắt đầu chu kỳ nỗ lực mới.
Trên hết, có hai điều cần được nhấn mạnh: a/ Một sự bền chí vững chãi không lay chuyển, không để ý đến thời gian cũng như chướng ngại, mà vẫn tiến bước. Khả năng kiên trì này giải thích tại sao người không có gì đặc sắc lại thường được điểm đạo trước người có siêu tài và trước cả người thu hút được nhiều chú ý hơn. Khả năng sắp xếp nên được ưa chuộng hơn. b/ Một tiến bộ được tạo ra mà không có sự tự phân tích thái quá. Đừng tự kéo chính bạn lên ở phía rễ để xem coi có sự tăng trưởng hay không. Việc đó làm mất thì giờ quý báu. Hãy quên sự tiến bộ riêng của bạn bằng cách hòa hợp với các quy luật và với sự giúp đỡ kẻ khác. Khi làm được như thế, sự giác ngộ có thể đến bất ngờ và bạn sẽ nhận ra mức độ mà mình đã đạt được khi Đấng Điểm Đạo đòi bạn diện kiến và làm lễ điểm đạo cho bạn. Bằng cách làm việc chăm chỉ và cố gắng hết mình để tuân theo Thiên Luật (Law) và yêu thương mọi người, bạn đã tạo ra cho các thể của bạn có được chất liệu khiến cho bạn có thể đứng trước Đấng Điểm Đạo. Định luật Hút vĩ đại đang kéo bạn về phía Ngài và không gì có thể chống lại Định Luật đó. (TVTTHL, 334–341)
Thánh chiến, Thập Tự chinh : Crusade.
Thánh Địa (Holy Place):
- Thánh Đoàn (Hierarchy. (CTHNM, 633)
– Thánh Địa, nơi xã thân và phụng sự, tương ứng với sự sống của Chân Ngã hay Thượng Ngã (Higher Self).(LVLCK, 653)
- Thánh Địa là nơi mà cuộc điểm đạo hai diễn ra, và một ngày nào đó, vị trí này sẽ được dành cho cõi cảm dục khi ảo giác nơi đây đã được xua tan ít nhiều. (CTHNM, 281–282)
Thánh Địa Bất Hoại (Imperisable Sacred Land): Lý do có tên gọi này được giải thích rằng “Thánh Địa Bất Hoại” này không bao giờ bị chia sẻ số phận của các lục địa khác, vì đó là lục địa duy nhất có vận mệnh là sẽ tồn tại từ đầu đến cuối Chu kỳ Khai Nguyên suốt mỗi cuộc tuần hoàn (Round). Đó là cái nôi (cradle) của nhân loại đầu tiên và là trú sở của con người thiêng liêng cuối cùng được chọn làm một Shista cho mầm mống tương lai của nhân loại. (GLBN III, 19–20)
Thánh điện Solomon (Temple of Solomon): Tức là linh hồn thể. (TVTTHL, 210)
Thánh Đoàn (Hierarchy) :
- Một tên gọi chỉ các đệ tử đang hoạt động thuộc mọi đẳng cấp. (SHLCTĐ, 20)
- Thánh Đoàn là một đoàn thể cứu độ (salvaging corps) vĩ đại, gồm có các Đấng Cao Cả (Units of Life) đã giải thoát, có nhiệt tâm, hoạt động theo cấu trúc nhóm với mọi hình hài và sự sống trong mọi giới, đặc biệt là với mọi linh hồn. (SHLCTĐ, 526)
- Thánh Đoàn là một trạm năng lực và ánh sáng (a station of power and light). (SHLCTĐ, 557)
– Nhóm các Đấng Tinh thần (spiritual beings) trên các nội cảnh giới (inner planes) của Thái Dương Hệ, các Ngài là các mãnh lực thông tuệ của thiên nhiên, điều khiển các diễn trình tiến hóa. Chính các Ngài tách ra thành 12 Huyền Giai. Trong hệ thống hành tinh của chúng ta, tức hệ địa cầu, có một hình phản chiếu (reflection) của Thánh Đoàn này mà các nhà huyền linh học gọi là Đại Đoàn Huyền linh, Thánh Đoàn này hợp thành bởi các vị Chohans, các Chân Sư và các đệ tử được điểm đạo, hoạt động xuyên qua đệ tử của các Ngài và nhờ đó, hoạt động khắp thế gian. (ĐĐNLVTD, 218)
Thánh giai (Lodge, Thiên Đình): Gồm các vị được điểm đạo trên năm lần và một nhóm các thiên thần. (ĐĐNLVTD, 50)
Thánh Vương: Priest-King.
Thành phố Vàng / Kim Thành: (Golden City)
Cõi phụ thứ năm (tức là cõi phụ thứ ba tính từ trên xuống theo bộ sách của bà A.A.Bailey (ND) của cõi tình cảm (cõi cảm dục) được gọi Kim Thành hay Thành Phố Vàng. (CKDCLH, 157)
Thăng thượng (Ascensions): Các thăng thượng là kết quả của một tiến trình, một kỹ thuật, một phương pháp (tùy ý bạn chọn từ ngữ nào) của sự thỉnh nguyện (invocation) của cá nhân, nhóm hay giới thấp kém và sự đáp ứng (evocation) của những gì cao cả hơn (greater), bao quát hơn (more inclusive) và sáng suốt hơn (more enlightened). (CVĐĐ, 528)
Thần, Thiên thần (Devas): – Devas là các thực thể tiến hóa (progressing entities) của một chu kỳ hành tinh trước. (GLBN III, 235)
- Các Tinh linh cõi trần (Physical plane Elementals).
Các thiên thần có thể được chia thành ba nhóm trên cõi trần:
- Các tác nhân truyền đạt Ý chí của Thượng Đế.
- Các tác nhân vận dụng năng lượng được triển khai.
- Các tác nhân tích chứa thần lực.
- Các tinh linh thiên nhiên của vật chất trọng trược nhất (The elementals of densest matter).
Đây là các tác nhân hoạt động và tác nhân kiến tạo có liên hệ đến phần hữu hình và biểu hiện ra bên ngoài của mọi biểu lộ. Theo nghĩa đen, toàn bộ chúng hợp thành những gì mà con người có thể đụng tới, nhìn thấy và tiếp xúc được trên cõi trần. … Trong số các thần hoạt động thuộc phân cảnh thấp nhất của cõi trần, người ta thấy có một số hình thức sự sống ngầm dưới đất mà các sách huyền linh cổ có nói tới. Người ta thấy tận trong lòng đất có sự tiến hóa của loại tinh linh đặc biệt rất giống với con người. Các vị này có thân thể thuộc loại đặc biệt thô kệch, không thể được xem như thể xác một cách rõ ràng theo tên gọi mà chúng ta hiểu. Họ cư trú trong các vùng đất cố định, hoặc là các nhóm, dưới một hình thức cai trị thích hợp với nhu cầu của họ trong các hang động trung ương sâu nhiều dặm dưới lớp vỏ địa cầu. Công việc của các thần này có liên quan chặt chẽ với giới khoáng chất, và các “hỏa thiên thần” (“agnichaitans”) của các đám cháy lớn đều ở dưới sự kiểm soát của các thần này. Các thể của họ được cấu tạo để cho có thể chịu nỗi áp suất lớn. Họ không tùy thuộc vào luồng khí lưu chuyển tự do như con người, mà cũng không bực bội vì sức nóng cao độ có bên trong địa cầu. Ở đây, chỉ có thể nói ít về các sự sống này, vì các thần này có liên hệ với các phần ít quan trọng của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế, có sự tương ứng về mặt tiểu vũ trụ nơi chân và giò (feet and legs) của con người. Các thần này là một trong các yếu tố gây ra chuyển động vừa quay tròn vừa tiến tới của một hành tinh. Liên kết với các thần này là một vài nhóm thực thể cấp thấp mà vị trí của họ theo kiểu này chỉ có thể được mô tả như là có mối liên hệ với các chức năng hành tinh thô sơ hơn. Ít điều đạt được bằng cách bàn rộng về các sự sống này và công việc của họ. Con người không thể tiếp xúc với họ bằng bất cứ cách nào, mà điều đó cũng không đáng ưa thích chút nào. Khi các vị này đã theo đuổi chu kỳ tiến hóa của họ thì trong chu kỳ sau, họ sẽ chiếm địa vị trong hàng ngũ của một vài nhóm thiên thần có liên quan tới giới động vật. Thông thường, người ta tưởng là các tiên (fairies), thổ thần (gnomes), thảo mộc thần (elves) và các tinh linh thiên nhiên (nature spirits) đại loại như thế chỉ có trong chất dĩ thái thôi, nhưng không phải vậy. Họ cũng được tìm thấy trong các thể bằng chất hơi và chất lỏng nữa, nhưng sự lầm lẫn xảy ra vì lý do là nền tảng của những gì có thể được thấy hiện ra bên ngoài có cấu tạo bằng dĩ thái. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che đậy các hoạt động ở cõi trần của mình qua tác động của ảo cảm và phóng ra một bức màn lên cái biểu lộ ra bên ngoài của họ. Khi nào có được nhãn thông dĩ thái, bấy giờ sẽ thấy được họ, vì như chúng ta biết, ảo cảm chỉ là một bức màn phủ lên những gì hữu hình. … Giới chim chóc có liên quan đặc biệt với cơ tiến hóa của thiên thần. Một vài nhóm thiên thần muốn chuyển vào giới nhân loại, nhờ đã phát triển một vài khả năng, có thể làm như thế xuyên qua giới chim, và một vài thiên thần muốn giao tiếp được với con người, cũng có thể làm như thế xuyên qua giới chim. Chân lý này được đề cập tới trong Thánh Kinh Cơ Đốc và các tranh ảnh Cơ Đốc Giáo bằng các thiên thần thường được mô tả như là có cánh. … Nhiều thiên thần vượt qua khỏi nhóm các sinh linh thụ động với nỗ lực để trở thành các sinh linh hoạt động xuyên qua giới chim, và trước khi trở thành tiên, thảo mộc thần, thổ thần hoặc các tinh linh khác (sprites), phải trải qua một số chu kỳ trong lĩnh vực điểu cầm (bird realm)…
- Các tinh linh thiên nhiên và các thiên thần thứ yếu của chất lỏng (Elementals and lesser devas of liquid matter).
Nhiều nhóm thủy thần (water devas) thuộc loại hoạt động đã được các văn sĩ viết thần thoại tập hợp một cách sơ sài dưới các tên gọi nữ thủy tiên (undines), nữ nhân ngư (mermaids) và các cách diễn tả khác, còn nhiều nữa, và điều này tất nhiên rõ ràng thôi khi nhớ rằng tổng số nước trên địa cầu (biển lớn, biển nhỏ, sông, hồ và suối) vượt xa phần khô hay đất liền, và mọi giọt nước trong chính nó là một sự sống bé nhỏ, làm tròn chức năng của nó và chạy suốt chu kỳ của nó. Các hình thức thần thoại nói ở trên chỉ là vô số sự sống tạo thành một hình hài mà qua đó, vị thần đang tiến hóa tìm cách biểu lộ. … Con đường phụng sự đối với chính các thủy thần là công việc trọng đại: nuôi dưỡng mọi sự sống thực vật và động vật trên hành tinh. Đối với các thần này, mục tiêu là tiến nhập vào nhóm các thiên thần cao hơn mà chúng ta gọi là các khí thần hay hỏa thần (gaseous or fire devas). Qua tác động của lửa của các thần này trên nước, các thần này tạo ra trình tự bay hơi, ngưng tụ và sau rốt, lắng đọng lại, mà – nhờ hoạt động thường xuyên của trình tự đó – nuôi dưỡng mọi sự sống trên địa cầu… Nói một cách tổng quát, cần phải nhớ rằng, trong diễn trình tiến hóa, các thần đất (earth devas) có vật chất trọng trược nhất trở thành thần nước và sau rốt, con đường của họ là tiến lên cõi cảm dục, chất lỏng vũ trụ. Các thần nước của cõi hồng trần, qua việc phụng sự, tìm thấy con đường của họ trên phân cảnh chất hơi và kế đó, đến chất hơi vũ trụ, trở thành các thần của cõi trí. Theo nghĩa đen và về mặt huyền linh, điều này là việc chuyển hóa dục vọng thành tư tưởng. Sau rốt, các khí thần trở thành các thần của chất dĩ thái thứ tư, rồi từ đó, trong các thiên kỷ dài, tìm đường đến chất dĩ thái thứ tư của vũ trụ, cõi Bồ Đề…
- Các thần thuộc phân cảnh hơi (Devas of the gaseous subplane).
Khi bàn đến các tinh linh ngũ hành (elementals) hay các thần bậc thấp (lesser devas), dưới các thần hoạt động của nhóm mở rộng này, chúng ta bàn đến các hỏa thần và bàn đến các hỏa tinh linh (fiery essences) thuộc loại thiết yếu mà có thể được nhìn thấy đang biểu lộ dưới vô số hình thức. Một vài tế phân của nhóm này được biết như sau: Các Hỏa sinh linh (Salamanders or fiery lives) được những người có nhãn thông nhìn thấy đang nhảy nhót trong các ngọn lửa lò hoặc lửa hỏa sơn; nhóm này có thể được chia nhỏ thành bốn nhóm tùy theo màu sắc – đỏ, cam, vàng và tím – nhóm màu tím rất gần với các thần của chất dĩ thái thứ tư. Các Hỏa thiên thần (Agnichaitans), đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các hỏa sinh linh, vốn là toàn thể chất liệu của cảnh giới được xét trong phần đầu của phần khái luận này, và cũng để chỉ các tinh chất nhỏ bé vốn tạo thành các lửa biểu lộ. Khi bản chất điện khí của cõi trần được tìm hiểu và nghiên cứu, và tình trạng thực sự của nó được hiểu rõ, thì thực tại về sự hiện hữu của các hỏa thiên thần này sẽ hiện rõ ra. … Các hỏa thiên thần thuộc phân cảnh thứ ba này đặc biệt xuất hiện dưới ảnh hưởng của năng lượng Thổ tinh. Các thần này là các tác nhân dung hợp (fusers) vĩ đại của vật chất, và chính sự chuyển hóa của các kim loại xảy ra đều có liên quan với các thần này. Các vị này có liên hệ với giới khoáng chất tương tự như mối liên hệ mà các thủy thần đang có đối với giới thực vật và động vật. Các ngài liên hệ với bí huyệt cổ họng của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế, và chính nhờ hoạt động của ngài mà việc truyền âm thanh qua không khí mới xảy ra được. Điều có thể làm kinh ngạc các đạo sinh và những nhà phát minh nếu họ hiểu được rằng sự phát triển nhanh chóng hiện nay của vô tuyến truyền thông ở khắp nơi là do sự tiếp xúc nhanh chóng với rung động con người của một nhóm các sinh linh hỏa thần mà từ trước đến giờ không được tiếp xúc.
- Các Tinh linh thiên nhiên thuộc các phân cảnh dĩ thái (Elementals of the Ethers).
Bây giờ, chúng ta xem xét các phân cảnh dĩ thái của cõi trần hay là 4 phân cảnh cao nhất của cảnh hồng trần. Các phân cảnh dĩ thái này chỉ là các mức độ vật chất của cõi trần thuộc loại hiếm hơn và được tinh luyện hơn tuy thuộc về cõi trần. Trong đa số sách giáo khoa, chúng được đặt tên như sau:
- Dĩ thái 1 hay chất liệu vi tử (atomic matter).
- Dĩ thái 2 hay chất liệu á vi tử (sub–atomic matter).
- Dĩ thái 3 hay chất liệu siêu dĩ thái (super–etheric matter).
- Dĩ thái 4 hay chất dĩ thái đơn thuần (simply etheric matter).
Cho đến nay, dĩ thái 4 là chất duy nhất được các nhà khoa học nhận biết và là đề mục trong các tìm tòi hiện nay của họ, mặc dù họ có thể hiểu được chút ít chất này. … Có nhiều loại sự sống được tiếp xúc trên 4 phân cảnh dĩ thái, nhưng hiện nay chúng ta chỉ có thể quan tâm đến sự sống thiên thần, nên nhớ rằng, cơ tiến hóa thiên thần cũng quan trọng ngang với cơ tiến hóa của nhân loại. Các thiên thần này rất nhiều, thuộc loại tiến hóa giáng hạ và tiến hóa thăng thượng, và thuộc mọi đẳng cấp và hạng loại. Nắm quyền kiểm soát các vị thiên thần này trên cõi trần là vị đại thiên thần Kshiti. Ngài là vị thiên thần có cấp đẳng và quyền năng ngang với Đức Đế Quân (Chohan) của một Cung. Ngài chủ trì mọi sự việc bên ngoài giới nhân loại trên cõi trần, trong Hội Đồng Lãnh Đạo của Ngài (Council) có bốn vị tinh quân thiên thần (deva lords) phụ tá thuộc bốn phân cảnh dĩ thái. Ngài cùng với 4 vị thiên thần phụ tá này, chủ trì một Hội Đồng lãnh đạo kém quan trọng hơn gồm bảy vị thiên thần đang vận dụng tất cả những gì liên quan đến cơ tiến hóa thiên thần và liên quan đến công việc của các vị thần kiến tạo lớn và nhỏ (greater and lesser builder). Hiện nay, vị thiên thần Quản trị (deva Ruler) của dĩ thái 4 hay dĩ thái thấp nhất, đã ủy thác cho một thành viên thuộc Hội Đồng Lãnh Đạo của Ngài gặp gỡ với một vài Chân Sư với hai mục tiêu đặc biệt, một là xét xem việc tiến gần của hai đường tiến hóa, nhân loại và thiên thần, bây giờ có thể được phép thử nghiệm hay không, và, hai là hé lộ một vài phương pháp chữa trị và các nguyên nhân của việc khiếm khuyết thể chất vốn có sẵn trong thể dĩ thái. Các thần thuộc mọi chủng loại và màu sắc được tìm thấy trên các phân cảnh dĩ thái của cõi trần, nhưng màu thông dụng là màu tím, vì thế, thuật ngữ rất thường được dùng là “thiên thần bóng tối” (“devas of the shadows”). Các thiên thần bóng tối này có màu tím thẫm (dark purple) trên phân cảnh dĩ thái 4, có màu tím sáng (lighter purple) giống nhiều với màu tím xanh (violet) trên phân cành dĩ thái 3, có màu tím sáng (light violet) trên phân cảnh dĩ thái 2, trong khi ở trên phân cảnh vi tử, các thần này có màu oải hương mờ (đỏ nhạt). Một vài nhóm thiên thần được tiếp xúc trên cõi trần như sau:
- Bốn nhóm thần màu tím xanh, kết hợp với dĩ thái hình của tất cả những gì hiện hữu trên cõi trần. Bốn nhóm này được chia thành hai phần nhỏ, một phần liên kết với việc tạo ra dĩ thái hình, và phần kia lấy chất liệu của mình tạo ra dĩ thái hình.
- Các thần màu lục của giới thực vật. Các thần này cũng chia ra hai nhóm nhỏ. Các Ngài tiến hóa cao và phần lớn sẽ được tiếp xúc theo các đường từ điện. Các đại thiên thần thuộc đẳng cấp này cai quản các địa điểm từ lực (magnetic spots) của địa cầu, bảo vệ sự cô tịch (solitude) của các khu rừng, gìn giữ các khoảng không nguyên vẹn trên hành tinh vốn cần được tránh sự xâm phạm; các thần này bảo vệ các chỗ đó khỏi sự quấy rầy, và hiện nay, cùng với các thiên thần màu tím, đang hoạt động rõ rệt, dù là tạm thời, dưới quyền Đức Di Lạc (Lord Maitreya).
Các Đại Thiên Thần (Raja Lords) của cõi cảm dục, tức Varuna và huynh đệ của Ngài là Kshiti, đã được triệu vời đến Huyền linh Nội điện của Thánh Đoàn để tham vấn riêng, và giống như các Chân Sư đang nỗ lực để chuẩn bị nhân loại cho việc phụng sự khi Đức Chưởng Giáo đến, cũng thế, các Đại Thiên Thần này đang hoạt động theo các đường lối tương tự đối với các thiên thần. Các Ngài nhiệt thành với công việc của các Ngài, nhưng bị con người gây nhiều trở ngại.
- Các bạch thần (white devas) của không khí và nước, đang cai quản bầu không khí, hoạt động với một vài khía cạnh của hiện tượng điện và kiểm soát biển, sông, suối. Từ trong số các Ngài, vào một giai đoạn tiến hóa nào đó, được qui tụ thành các thiên thần bảo vệ của nhân loại khi đang lâm phàm trên cõi trần. Mỗi đơn vị của gia đình nhân loại đều có thiên thần bảo vệ của mình.
Mỗi nhóm thiên thần có một số phương pháp phát triển đặc biệt và một số phương tiện, nhờ đó họ tiến hóa và đạt được mục tiêu riêng biệt. Đối với thiên thần màu tím, con đường thành đạt nằm ở chỗ làm hoàn thiện thể xác theo loại lĩnh vực của nó qua cảm giác và qua việc giáo dục. Đối với thiên thần màu lục, con đường phụng sự được nhận thấy bằng việc từ điện hóa mà cho đến nay nhân loại không biết gì về việc đó. Nhờ năng lực này, các Ngài hành động như là tác nhân bảo vệ sự sống thực vật và các địa điểm linh thiêng của địa cầu; công việc của các Ngài ẩn chứa sự an toàn của xác thân con người, vì đối với phần còn lại của này, việc nuôi dưỡng thể xác con người đến từ giới thực vật. Đối với các bạch thần, con đường phụng sự là bảo vệ các cá nhân của gia đình nhân loại, săn sóc và cách ly các kiểu mẫu, kiểm soát các tinh linh ngũ hành của nước và không khí và nhiều loại liên quan đến giới cá. … Có một nhóm thần khác mà cho đến nay không thể truyền đạt gì nhiều. Các thần này đến từ một hệ thống hành tinh khác và là các chuyên gia trong đường lối đặc biệt của các Ngài. Các Ngài đã đạt đến hay đã qua giới nhân loại và có đẳng cấp ngang hàng với một số thành viên của Thánh Đoàn, đã chọn ở lại và làm việc có liên quan với việc tiến hóa ở cõi trần. Các Ngài không đông lắm, chỉ có 12 vị. Bốn vị làm việc trong nhóm thiên thần tím, năm vị trong nhóm màu lục, hai vị trong nhóm thần màu trắng, với một vị chủ trì có cấp đẳng ngang với một Chohan. Con số cơ tiến hóa thiên thần là 6, vì con số của con người hiện giờ là 5, và vì 10 tượng trưng con người hoàn thiện, thế nên, 12 tượng trưng cho sự hoàn thiện trong giới thiên thần. Nhóm này chủ trì ba nhóm liệt kê trước kia. Còn có một vài nhóm phụ.
Dưới quyền nhóm một là tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với các dĩ thái hình của con người, tất cả các tinh linh thiên nhiên hợp thành thể dĩ thái mà trong đó là sự sống, và tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với đối phần dĩ thái của cái gọi là các vật bất động (inanimate objects). Các tinh linh thiên nhiên này được gọi theo thứ tự và tìm quan trọng của mức tiến hóa của họ, Thiên thần màu tím ở trên đường tiến hóa thăng thượng; các tinh linh thiên nhiên ở trên đường tiến hóa giáng hạ, mục tiêu của chúng là đi vào giới thiên thần màu tím.
Dưới quyền nhóm hai có các thảo tiên (fairies) của sự sống thực vật, các thảo mộc thần (elves) đang kiến tạo và tô điểm các loài hoa, các sinh linh nhỏ bé rực rỡ (radiant little beings) sống trong rừng bụi (woods) và đồng nội (fields), các tinh linh làm việc với các loại trái cây, rau cỏ và với tất cả những gì dẫn đến việc bao phủ đất đai bằng cây xanh. Kết hợp với các tinh linh này là các thiên thần từ điện cấp thấp, các vị này liên kết với các địa điểm linh thiêng (sacred spots), với bùa chú (talismans) và với các linh thạch (stones), và cũng có một nhóm đặc biệt chung quanh các chỗ ở của các Chân Sư bất cứ nơi nào.
Dưới quyền nhóm 3 là các tinh linh của không khí và biển, các phong tiên (sylphs), các thủy tiên (water fairies) và các thần che chở từng người. Ở đây chỉ là các gợi ý tổng quát. Danh sách này chưa đầy đủ và không bao gồm các tinh linh thô thiển, các thần lùn (brownies) và các thần sống ở chỗ tối tăm của địa cầu, các thành phố và các chỗ đất ngầm của vỏ địa cầu. Các thiên thần dĩ thái mang trên trán một biểu tượng mờ mờ có hình trăng lưỡi liềm và nhờ thế, những người có nhãn thông có thể phân biệt họ với các thiên thần cảm dục. Khi nghiên cứu các thiên thần dĩ thái– bao giờ còn xét theo khía cạnh biểu lộ –, chúng ta thấy họ thuộc vào hai nhóm chính. Mỗi nhóm được tiêu biểu trên mỗi một trong bốn phân cảnh, và sự phối hợp này phải được xem như chỉ là một phương cách biến phân trong số nhiều cách có thể có. Trước tiên, các nhóm này là các vị thần vốn là tác nhân truyền prana đến mọi hình thức sự sống. Các Ngài là một nhóm thần trung gian và có thể được xem như là các tác nhân cung cấp năng lượng trong các biến phân khác nhau. Thứ hai, các thần này hợp thành các thể dĩ thái của mọi hình hài đang biểu lộ. Các thần này hợp thành đa số các thần hạ đẳng. (LVLCK, 890,…, 915)
- Các Thiên thần ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Như bạn biết, các thần là các nhà Kiến tạo (Builders) của Thái Dương Hệ, hoạt động theo hàng ngũ chặt chẽ và có phân cấp, có các vị thần (Devas) ngang hàng với các Hành Tinh Thượng Đế và các Đấng Cai quản (Rulers) 5 cõi tiến hóa của con người, ngang hàng với một Master được 7 lần điểm đạo. Có các Vị khác đạt mức tiến hóa (theo đường lối riêng của các Ngài) ngang với một Chân Sư 5 lần điểm đạo, và các vị này hoạt động một cách hữu thức và tự nguyện với các Chân Sư của Đại Đoàn Huyền linh. Các Ngài cũng có ở trong các đẳng cấp thấp hơn, xuống tới các devas kiến tạo nhỏ, đang hoạt động gần như một cách vô thức trong các nhóm, kiến tạo nhiều hình hài cần thiết cho cuộc sống đang tiến hóa.(TVTTHL, 174)
– Trong Bắc Phạn ngữ, Deva có nghĩa là vị thần rực rỡ. Deva là một thực thể thiên giới hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc vừa phải. Devas được chia thành nhiều nhóm, không những được gọi là thiên thần (angels) và tổng thiên thần (archangels) mà còn được gọi là các tác nhân kiến tạo lớn và nhỏ. (ĐĐNLVTD, 217)
Thần chất (Deva substance, chất liệu của thiên thần):
- Tinh chất kiến tạo (building essence) tức là thần chất.
- Vật chất được các Agnishvatta làm linh hoạt (vitalised). (LVLCK, 936, 774)
Thần chú (hay Linh từ, Mantrams, Mantric Sounds):
- Là những đoạn (verses) rút từ kinh Vedas. Theo nghĩa công truyền (exoteric sense) thì thần chú (hay khả năng tâm thông hoặc quyền năng để truyền đạt nhận thức hoặc tư tưởng) là phần cổ xưa của kinh Vedas, phần thứ nhì gồm các kinh Brahmanas. Theo ngữ cú nội môn (esoteric phraseology) thì thần chú là Thượng Đế đã hiện thân (the Word made flesh) hay làm cho biểu hiện ra ngoài (rendered objective) nhờ huyền thuật (divine magic). Một hình thức các ngôn từ hay các âm vận được sắp có tiết điệu sao cho khi được xướng lên sẽ tạo ra một số rung động. (ĐĐNLVTD, 221)
- Thần chú là tập hợp các âm thanh, các từ và các nhóm từ để nhờ một vài hiệu quả nhịp nhàng mà đạt được các kết quả vốn không thể có được nếu không có chúng. Cho đến nay, thần chú linh thiêng nhất trong tất cả các thần chú ở Đông Phương được đưa ra cho quần chúng là thần chú nằm trong các linh từ “OM MANI PADME HUM”. Mỗi vần của nhóm linh từ này đều có một mãnh lực huyền bí và toàn thể nhóm có 7 ý nghĩa có thể mang lại 7 kết quả khác nhau.
Có nhiều hình thức thần chú khác nhau dựa vào công thức này và dựa vào Linh từ, mà nếu được ngân lên một cách nhịp nhàng và bằng nhiều khóa (key) khác nhau sẽ hoàn thành được một số mục tiêu mong muốn như là triệu thỉnh các thiên thần hộ trì và thực hiện được công việc nhất định, có tính chất xây dựng hoặc có tính chất hủy diệt trên các cõi. Sức mạnh của thần chú tùy thuộc vào trình độ tiến hóa của người sử dụng. Khi được phát ra bởi người thường, nó có công dụng khơi dậy phần thánh thiện trong các thể của người ấy, che chở cho y và cũng sẽ tỏ ra có ảnh hưởng tốt lành lên quanh y. Nếu được một cao đồ hay đệ tử điểm đạo phát ra thì khả năng tạo điều lành của nó rộng lớn hơn nhiều. Thần chú có nhiều loại và nói chung có thể được liệt kê như sau:
- Một số thần chú rất huyền bí, nằm dưới hình thức tiếng Sensa nguyên thủy dưới sự trông nom của Đại Bạch Giai.
- Một số thần chú bằng tiếng Sanskrit được các đệ tử điểm đạo và các cao đồ sử dụng.
- Các thần chú có liên quan đến các cung khác nhau.
- Các thần chú được dùng để chữa bệnh.
- Các thần chú được dùng trong các phần hành của Đức Bàn Cổ, Đức Di Lạc Bồ tát hay Đức Văn Minh Bồ Tát.
- Các thần chú được dùng liên quan tới các thiên thần và các giới Tinh linh.
- Các thần chú đặc biệt liên quan với lửa.
Tất cả các thần chú này có được sức mạnh nhờ vào âm thanh và sự nhịp nhàng và nhờ vào việc nhấn mạnh âm vận được ban phát cho chúng khi xướng và ngâm lên. Chúng cũng tùy thuộc vào năng lực hình dung và muốn có kết quả của người sử dụng chúng. (LVLCK, 926)
Thần chú đưa tới quyền năng (Mantrams of power): Các thần chú nắm giữ bí mật của quyền năng, đại lược có bốn loại: a/ Loại quan trọng nhất là thần chú hộ thân (protective mantrams). b/ Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và thiên thần cấp thấp, đưa họ vào phạm vi thu hút của kẻ kêu gọi họ. c/ Loại thần chú để đặt ý muốn của người kêu gọi lên các tinh linh và thiên thần cấp thấp (lesser devas). d/ Loại thần chú làm ngưng sự thu hút (break the charm), tạm gọi thế, và đặt các tinh linh cùng thiên thần trở lại ngoài phạm vi thu hút của người kêu gọi. Bốn nhóm thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các đẳng cấp thấp, không được dùng nhiều, trừ phi được các đạo đồ và Chân Sư dùng đến, vì theo qui tắc chung, các vị này hoạt động qua trung gian các thiên thần chỉ đạo và các vị kiến tạo cấp cao. (TVTTHL, 177)
Thần học (Theology): Dù cho các thuyết của khoa học có thể sai lầm, duy vật và đầy thiên kiến đi nữa, chúng cũng còn gần với chân lý cả ngàn lần hơn là các kỳ quặc (vagaries0 của thần học. Trừ kẻ tin mù quáng và kẻ cuồng tín cứng đầu nhất, còn đối với mọi người, thần học đang trong cơn dẫy chết (death agony), hay nói cho đúng hơn, số người bênh vực thần học nay đã đuối lý. (GLBN II, 36)
Thần Hộ mạng (“Guardian Angel”): “Thần Hộ Mạng” là hình ảnh lu mờ của Thiên Thần Bản Lai Diện Mục, Thái Dương Thiên Thần, vốn theo sát mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến lúc lìa đời, biểu hiện nhiều nhất cho ánh sáng sẵn sàng khả dụng mà con người – vào bất cứ thời điểm được định nào trên con đường tiến hóa – có thể sử dụng và biểu lộ. (TLHNM II, 357)
Thần kinh lực (Nervous force): Thần kinh lực được người Ấn Độ gọi là Prana. Nó được trí tuệ kềm chế xuyên qua não bộ. Nó là sinh lực (vitality) khơi hoạt các cơ quan cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Nó có phương tiện phân phối là hệ thần kinh, xuyên qua một vài trung tâm phân phối lớn gọi là các bí huyệt (plexi) hay liên hoa (lotuses). (ASCLH, 328)
Thần luận : Deism.
Thần lực (Forces, Shaktis): Có sáu thần lực của Thiên nhiên. Sáu thần lực này là gì? a/ Chúng là các loại (types) năng lượng. b/ Chúng là tính chất hay đặc tính năng động của một Hành Tinh Thượng Đế. c/ Chúng là sinh lực của một Hành Tinh Thượng Đế được định hướng vào một hướng nào đó. Các “thần lực” (“Shaktis”) gồm có như sau:
- Parashakti (Tối thượng thần lực):
Theo nghĩa đen là thần lực, năng lượng và bức xạ tối cao ở trong và xuất phát từ vật chất.
- Jnanashakti (Trí tuệ thần lực):
Thần lực của trí năng hay thể trí.
- Ichchhashakti (Ý chí thần lực):
Quyền năng của ý chí, tức là thần lực trong lúc tạo ra sự biểu lộ.
- Kriyashakti (Tác động thần lực): Thần lực làm thể hiện lý tưởng.
- Kundalini shakti (Hỏa hậu thần lực):
Thần lực làm cho các liên hệ bên trong thích ứng với các liên hệ bên ngoài.
- Mantrikashakti (Linh từ thần lực):
Thần lực tiềm phục trong âm thanh, ngôn từ và âm nhạc. (LVLCK, 395–396)
Thần nhãn (Clairvoyance): X. Nhãn thông.
Thần thông (power, siddhis): X. quyền năng, huyền công.
Thần Tú: Shin-Sieu
Thập giá chính yếu (Cardinal Cross): Thập giá chính yếu chi phối Chân Sư khi Ngài vượt qua năm cuộc điểm đạo còn lại. Điều khá lạ lùng là cuộc điểm đạo thứ tư không bị thập giá cố định lẫn thập giá chính yếu chi phối.
Thập giá cố định (Fixed Cross): Thập giá cố định chi phối năm cõi tiến hóa của con người và có ảnh hưởng tới kinh nghiệm của tất cả các đệ tử. Như thế, trong khi ở trên thập giá này, nhờ giới luật và các kinh nghiệm đạt được, vị đệ tử vượt qua được hết từ bỏ này đến từ bỏ khác cho đến khi đạt được tự do và giải thoát hoàn toàn.
Thập giá khả chuyển (Mutable cross): Thập giá khả chuyển chi phối ba cõi thấp, đặc biệt là cõi cảm dục. Kẻ thường nhân “chịu thập giá hình” (“crucified”) trên thập giá này mãi đến khi nào y đạt được kinh nghiệm cần thiết và tự tái định hướng một cách hữu thức sang một giai đoạn tiến hóa khác. (CVĐĐ, 693–694)
Thất diệp thọ, thất diệp thụ : X. Saptaparna.
Thất vọng (despair): Thất vọng là hậu quả của sự hối tiếc, xảy ra trong thể hạ trí và chính nó là một đặc tính của những gì có thể được gọi là “bản chất thể trí không phục hồi được” (“unregenerate mental nature”). (ASCLH, 71)
Thấu hiểu (Apprehension): Trong số các nhà tâm lý học huyền linh, người ta thường thừa nhận rằng có 3 cách thấu hiểu:
- Tri giác trực tiếp (Direct cognition):
Xuyên qua con đường của các giác quan, khi được sử dụng, mỗi giác quan khiến cho người vận dụng tiếp xúc với một tìm rung động riêng biệt, biểu hiện thành hình hài.
- Suy diễn hay suy luận (deduction or inference):
Do chủ thể tri giác (cogniser) dùng năng lực lý luận của thể trí liên quan đến cái không thể nhận biết trực tiếp được. Đối với đạo sinh huyền linh học, đây là việc sử dụng luật Tương ứng hay luật Tương đồng (Law of Correspondences or of Analogy) 3. Nhận thức trực tiếp của người luyện yoga hay chủ thể quan sát (seer): Tập trung vào tâm thức của Chân Ngã trên cõi riêng của Chân Ngã. Đạt được điều này nhờ sử dụng đúng thể trí như là cơ quan để nhìn và truyền đạt. (ASCLH, 15–16)
Thấy được Chân Ngã : X. Năng lực kiến tánh.
Thế giới bên trong (Subjective world): Tức là cảm dục giới (astral world). (LVLCK, 1130)
Thế giới biểu tượng (world of symbols): Là thế giới của sự sống Phàm ngã, của thế giới hiện tượng, vì giai đoạn đó bao gồm ba cõi tiến hóa của nhân loại. (CVĐĐ, 286)
Thế giới của ảo cảm (World of glamour): Thế giới của cõi cảm dục và của các xúc cảm. (SHLCTĐ, 359)
Thế giới của ảo tưởng (World of illusion): Thế giới của cõi trí. (SHLCTĐ, 359)
Thế giới của giác quan: (world of the senses). Thế giới của giác quan tức là vũ trụ ngoại tại (external universe). (GLTNVT , 36)
Thế giới hậu quả (world of effects):
- Phàm Ngã là hình ảnh (reflection) của Chân Ngã trong thế giới hậu quả. (ASCLH, 163)
– Thế giới hậu quả tức là Kama loka. (PGNM, 84)
Thế giới hiện tồn (World of being): Thế giới hiện tồn tức là thế giới của linh hồn. (TLHNM–I, 161)
Thế giới hiện tượng (World of phenomena): Là ba cõi tiến hóa của nhân loại (three worlds of human evolution). (GDTKNM, 60)
Thế giới linh hồn (World of souls): Thế giới linh hồn ở trên các phân cảnh thượng trí (Higher mental levels). (TLHNM II, 116)
Thế giới liễu nghĩa (World of significance):
- Là thế giới của Tam Thượng Thể Tinh Thần mà con người chỉ giao tiếp được một cách hoàn toàn tự do sau lần điểm đạo 3. (CVĐĐ, 286)
– Thế giới liễu nghĩa, thế giới của thực tại và của chân lý cơ bản. (CVĐĐ, 303)
Thế giới nguyên hình (Archetypal world): Thế giới nguyên hình không phải là thế giới khi nó đã hiện hữu trong trí của Hành Tinh Thượng Đế mà là kiểu mẫu đầu tiên (first model) được tạo ra. (MTNX, 349)
Thế giới nguyên hình (World of pattern, Cõi nguyên hình): Thế giới nguyên hình ở bên dưới mọi hoạt động của Đại Hồn (Over–soul) và các linh hồn cá biệt (individual souls). Đừng quên rằng, thuật ngữ “individual souls” chỉ là một cách diễn đạt có giới hạn do cái trí chia rẽ dùng để chỉ các trạng thái của thực tại duy nhất. (TLHNM II, 55)
Thế giới nguyên nhân (World of causes): Vị đệ tử điểm đạo (đạo đồ, initiate) sống trong thế giới nguyên nhân, vì hiển nhiên, đây là thế giới của điểm đạo (world of initiation). (ĐĐTKNM–II, 446)
Thế giới noãn (Mundane egg): Noãn hào quang của Thượng Đế (The logoic auric egg). (LVLCK, 1040)
Thế giới thực tượng: (Noumenal world): vốn là cội nguồn và nguyên nhân của các thế giới hiện tượng. (GLASTTĐ, 231)
Thế giới ý nghĩa (World of meaning):
- Là thế giới mà trong đó linh hồn sinh hoạt và hành động có chủ đích và hiểu biết. (CVĐĐ, 286)
- Mục đích của hai cuộc điểm đạo đầu là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới ý nghĩa; mục đích của bốn cuộc điểm đạo kế tiếp – lên đến và kể cả cuộc điểm đạo thứ sáu, cuộc điểm đạo Quyết Định – là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới liễu nghĩa (world of significances). (ĐĐTKNM–II, 420)
Thế giới ý tưởng (World of ideas, Thế giới ý niệm):
- Thế giới ý tưởng xuất phát từ các Thực Thể Tinh Thần cao siêu, từ các Đấng Tinh Thần (Spiritual Lives). (ASCLH, 165)
- Thế giới ý niệm ở trên các phân cảnh trực giác (intuitional levels) của tâm thức. (SHLCTĐ, 29)
Thế giới vật chất (Material world): Ba cõi thấp. (CTNM, 391)
Thể, các thể (Bodies):
- Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ (vehicles of manifestation) được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng (energy units). Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử (atoms) và các đơn vị nguyên tử (atomic units) này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể (body form) bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng (response apparatus). (CTNM, 36)
- Thuật ngữ sharira hay body (thể) dùng để chỉ một hình thể (form) có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)
Thể ánh sáng (Light body): – Nói theo biểu tượng, người kém tiến hóa không phát ra hoặc biểu lộ một ánh sáng nào. Không thấy có ánh sáng trong đầu, mặc dù các nhà nghiên cứu có nhãn thông sẽ thấy được ánh mờ mờ của ánh sáng bên trong các yếu tố tạo ra cơ thể và ánh sáng ẩn tàng trong các nguyên tử tạo nên phàm ngã (form nature). Khi tiếp tục tiến hóa, các điểm “ánh sáng tối mờ” (“dark light”) tăng thêm độ sáng; ánh sáng trong đầu đôi lúc chập chờn trong cuộc đời của kẻ thường nhân và trở nên tỏ rạng khi người này bước lên con đường đệ tử. Khi trở thành đạo đồ, ánh sáng của các nguyên tử trở nên chói lọi, còn ánh sáng trong đầu thì mạnh mẽ (với sự kích thích song hành của các trung tâm lực trong cơ thể) đến nỗi thể ánh sáng xuất hiện. Sau rốt, thể ánh sáng này trở nên lộ rõ ra và vượt trội hơn thể xác hữu hình. Đây là thể ánh sáng mà Đứa Con đích thực của Thượng Đế ngự trong đó một cách hữu thức. (TLHNM I, 131) – Có ba thể ánh sáng (bodies of light):
- Thể chiếu sáng (radiant body) của chính linh hồn, thấy được trên cõi riêng của linh hồn (cõi thượng trí–ND), thường được gọi là Karana Sarira hay linh hồn thể.
- Thể sinh lực hay thể dĩ thái, hiện thể của prana (sinh khí), đó là thể ánh sáng hoàng kim (golden light), hay đúng hơn là thể màu lửa (flame coloured vehicle).
- Thể “ánh sáng tối mờ” (“dark light”), đó là lối nói theo huyền linh học để chỉ ánh sáng ẩn tàng của thể xác và ánh sáng tiềm phục trong chính nguyên tử (light latent in the atom itself). (LVHLT, 105)
Thể cảm dục (Lunar form, astral or desire body, Sentient body, Kamic body, ASCLH, 186). Vehicle of desire (KCVTT, 253)
- Thể cảm dục, đôi khi được gọi là thể tình cảm (emotional body) là kết quả của sự tương tác của dục vọng (desire) và của sự đáp ứng hữu cảm thức (sentient response) vào cái ngã ở trung tâm, và đưa đến kết quả – trong thể đó – là kinh nghiệm được tạo ra dưới hình thức cảm xúc như là đau khổ và vui sướng và các cặp đối hợp (pairs of opposites) khác. Trong hai thể này, tức thể dĩ thái và cảm dục, người ta thấy có tới 90% các nguyên nhân của bệnh hoạn và bất ổn của xác thân. (CTNM, 3)
- Astral body tức là sentient body. (LVHLT, 292)
- P.B. chịu trách nhiệm một phần lớn vì đã dùng từ ngữ “astral” (cảm dục) để chỉ một số lớn tri thức (information) liên quan đến thể dĩ thái cũng như thể cảm dục. Điều này là do việc nhận thức rằng thể cảm dục, trong một vài thế hệ nữa (nói một cách tương đối) sẽ bị biến mất, còn đặc biệt là đối với H.P.B., nó đã không còn tồn tại do bởi đệ tử này đã đạt được mức tiến hóa cao.
Do biết được rằng thể dĩ thái luôn luôn là một biểu lộ của năng lượng vượt trội đang kềm chế nhân loại trong bất cứ chu kỳ đặc biệt nào, H.P.B. dùng thuật ngữ “astral body” như là có thể thay thế cho nhau với “etheric body” (thể dĩ thái). - Thể cảm dục dứt khoát cần thiết vì nhờ có nó mà người ta có thể có thiện cảm/ thông cảm (sympathize with) với người khác và cũng vì chức năng của nó là làm gương phản chiếu (reflector) cho thể bồ đề (buddhic body). (GLASTTĐ, 45) Trong đại đa số trường hợp, thể dĩ thái là hiện thể (vehicle) hay là khí cụ (instrument) của năng lượng cảm dục. Số đông nhân loại vẫn còn bản chất thời Atlantis tức bản chất cảm dục, và điều này có nghĩa là một tỷ lệ bách phân lớn hơn nhiều so với con số mà nhà huyền linh học bình thường sẵn sàng thừa nhận. Tuy nhiên, H.P.B. vốn chân thật và biết rằng, hiện nay và trong vài trăm năm sau nữa (có lẽ vào khoảng 300 năm), thể cảm dục vẫn tiếp tục chi phối đa số các phản ứng của con người và tất nhiên là cách hành xử (expression) trong đời sống hàng ngày của họ. Vì thế mà có sự lẫn lộn bề ngoài giữa hai “thể” (“bodies”) này trong các văn liệu (writings). (VCVTDT, 141)
- Các thể cảm dục của tất cả con người được cấu tạo bằng vật chất (matter) của các cõi phụ thứ hai, thứ ba và thứ tư của cõi cảm dục.
… Vật chất của hai cõi phụ thấp nhất của cõi hồng trần và của cõi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành thân thể con người (human body) như hiện nay; vật chất đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô (too coarse), thậm chí đối với mẫu người thấp kém nhất trên địa cầu hiện nay. (LVLCK, 658, 942)
Thể dĩ thái (Etheric body, Etheric double – thể sinh lực):
- Theo giáo lý huyền linh, thể xác con người gồm hai phần: nhục thể và thể dĩ thái. Nhục thể (dense physical body) được tạo thành bằng chất liệu của 3 phân cảnh thấp nhất của cõi trần. Thể dĩ thái được tạo thành bằng chất liệu của 4 phân cảnh cao hay phân cảnh dĩ thái của cõi trần. (ĐĐNLVTD, 218)
– Thể này được tạo thành hoàn toàn bằng các luồng năng lượng (energy currents) và là nền tảng của vật chất sống động đang nằm dưới hình hài xác thân trọng trược. (ASCLH, 329) – Nhà huyền linh học không bao giờ bận tâm đến nhục thể. Y xem thể dĩ thái mới là hình hài đích thực còn nhục thể được xem như chỉ là vật chất (material) dùng để lấp đầy hình hài này. Thể dĩ thái là hình hài chủ yếu đích thực (true substantial form), cái khung sườn, vật liệu làm giàn giáo mà nhục thể tất nhiên phải phù hợp với nó. (ASCLH, 348–349) – Thể dĩ thái có mục tiêu chính là đem lại sinh lực và năng lượng cho thể xác và như vậy, hội nhập thể xác vào thể năng lượng (energy body) của Địa cầu và của Thái Dương Hệ. Đó là mạng lưới các dòng năng lượng, các tuyến thần lực và ánh sáng. Nó tạo ra một phần của mạng lưới rộng lớn của các năng lượng đang nằm bên dưới mọi hình hài dù lớn hay nhỏ (tiểu vũ trụ hay đại vũ trụ). Dọc theo các tuyến năng lượng này có các thần lực vũ trụ đang lưu chuyển giống như máu lưu chuyển qua các tĩnh mạch và động mạch. Về mặt cá biệt – của con người, hành tinh và thái dương – sự luân chuyển không ngừng này của sinh lực (life forces) qua các thể dĩ thái của mọi hình hài là nền tảng của mọi cuộc sống biểu lộ và là biểu hiện của tính chất không phân ly (non–separateness) chủ yếu của mọi sự sống. (CTNM, 2–3)
- Trong thể dĩ thái, vốn là bản sao chính xác của đối phần trọng trược của nó, chúng ta có cơ quan của lửa bức xạ hay lửa linh hoạt (active or radiatory fire), và, như được biết rõ, đó là hiện thể của prana. Chức năng của nó là tích trữ các tia sáng bức xạ và nhiệt thu được từ mặt trời và chuyển chúng qua lá lách, đến mọi bộ phận của thể xác. (LVLCK, 57)
- Thể dĩ thái được cấp sinh lực (vitalized) và được kềm chế bằng tư tưởng và có thể (thông qua tư tưởng) được đưa vào hoạt động một cách đầy đủ. Điều này thực hiện được bằng việc suy tưởng đúng đắn (right thinking) chứ không phải bằng các bài tập về hô hấp và kềm hơi thở (holding the nose). (LVHLT, 77)
–Thể dĩ thái có màu tím xám (violet–grey) hoặc xanh xám (blue–grey), xuyên thấu vào thể xác trọng trược và được kiến tạo bằng các chất liệu rút từ bốn cõi phụ cao (higher levels) của cõi trần. (MTNX, 54) – Đa số thể dĩ thái của con người đều được làm bằng chất dĩ thái thứ tư (fourth ether). (LVLCK, 326, 328)
- Thể dĩ thái là thể từ điện (magnetic vehicle) trên cõi trần. (ASCLH, 205)
Thể hạ trí (Mental body, Lower mind, Lower Manas):
- Thể hạ trí hay hầu như chất trí (chitta or mind stuff) mà một con người cá biệt có thể sử dụng và tạo ấn tượng, tạo thành thể thứ tư của một loạt các bộ máy dành cho linh hồn. Đồng thời, đừng nên quên rằng 4 thể này tạo ra một bộ máy duy nhất. (CTNM, 3)
- Trong hai hiện thể thấp nhất, thể xác và thể cảm dục, chỉ có vật chất của năm cõi phụ cao (với các cõi theo thứ tự của chúng), vì vật chất của hai cõi phụ thấp nhất thì quá thấp đối với deva hoặc cơ thể con người, chúng đã chi phối trong Thái Dương Hệ thứ nhất.
Thể hạ trí là thể đầu tiên mà chúng ta thấy có vật chất (matter) của tất cả các cõi phụ.
- Thể hạ trí được cấu tạo bằng bốn loại tinh chất (four types of essence) mà thôi, còn thể cảm dục và thể xác được tạo thành (formed) bằng bảy loại. (LVLCK, 576, 1098)
a/
Người chưa tiến hóa (the undeveloped man): Nơi người kém tiến hóa, thể hạ trí ít có đường nét rõ ràng (little perceptible), đó là một số lượng nhỏ chất trí ô hợp (small amount of unorganized mental matter), nhất là của các cõi phụ thấp nhất của cõi trí (cõi phụ thứ bảy–ND). Thể này vẫn hầu như bất động trừ khi nó bị kích động bởi các rung động của thể cảm dục, ngay cả khi bị kích thích, nó cũng đáp ứng lại một cách lờ đờ (sluggish)… Thể hạ trí pha trộn chặt chẽ với thể cảm dục đến nỗi hai thể tác động như là một thể đơn độc. b/
Hạng thường nhân (the average man): Nơi kẻ thường nhân, thể hạ trí tăng gia kích thước nhiều hơn, nó cho thấy một số lượng chất có tổ chức và chứa một tỷ lệ khá lớn chất liệu (matter) lấy từ các cõi phụ thứ 6, 5 và 4 của cõi trí (nguyên bản là “cõi phụ thứ 2, 3 và 4”, vì bà A. Besant đánh số cõi phụ 1 là cõi thấp nhất, thay vì là 7 như Chân Sư D.K.–ND). c/
Người phát triển tâm linh (Spiritually developed man): Tất cả các hợp chất thô trược (coarser combinations) đều bị loại ra khỏi thể hạ trí của người đã phát triển về tâm linh, vì thế, các đối tượng của giác quan không còn tìm được chất liệu để đáp ứng một cách thuận tiện với các rung động của chúng trong thể hạ trí hoặc trong thể cảm dục tiếp cận với hạ trí nữa. Thể hạ trí của người đã phát triển tâm linh chỉ chứa các hợp chất tinh anh của mỗi một trong bốn cõi phụ của cõi hạ trí mà thôi, và trong số các hợp chất này thì chất liệu của các cõi phụ 5 và 4 (nguyên văn: “cõi phụ 3 và 4”–ND) có thành phần vượt trội hơn rất nhiều, hơn hẵn chất liệu của cõi phụ 6 và 7 (nguyên văn: “2 và 1”), khiến cho nó đáp ứng được với mọi hoạt động cao siêu của trí tuệ, mọi giao tiếp tế nhị với các nghệ thuật cao siêu, với mọi rung cảm thanh bai của các tình cảm cao thượng. Một thể như thế sẽ giúp cho linh hồn (Thinker) ngự bên trong có thể tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn nhiều trong vùng thấp của cõi trí, và trong cõi cảm dục lẫn cõi trần. Chất liệu của thể hạ trí đó có khả năng đáp ứng với các rung động ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, các xung lực từ các cõi cao uốn nắn cho nó thành một cơ cấu cao siêu và tinh vi hơn. Một thể (hạ trí) như thế nhanh chóng trở nên sẵn sàng để tái tạo lại mọi xung lực của linh hồn, nhờ đó, linh hồn có khả năng biểu lộ trên các cõi phụ thấp của cõi trí; thể hạ trí đó ngày càng trở nên một khí cụ hoàn hảo để hoạt động trong cõi hạ trí này. (MTNX, 134–141) – … Thể hạ trí (mental body) có dạng hình trứng, bao quanh thể xác và trải rộng nhiều hơn ra khỏi thể xác …, qua hình trứng đó luôn luôn có các hình tư tưởng thuộc nhiều loại khác nhau chạy quanh (đó là các tích chứa (content) của thể trí (mind) con người và các tư tưởng của những kẻ chung quanh y) khiến cho hạ trí hình trứng này bị nhuốm sắc thái của các thu hút mạnh mẽ và bị đa dạng hóa bằng nhiều dạng hình học, tất cả đều ở tình trạng thay đổi liên tục (flux) hay chạy quanh. (TVTTHL, 95)
Thể năng lượng (Energy body): Thể năng lượng tức thể dĩ thái. (GDTKNM, 36)
Thể nguyên nhân : X. Thể nhân khởi, Chân Ngã thể.
Thể nhân khởi (causal body, linh hồn thể, thể nguyên nhân): Về mặt chuyên môn, mầm mống này được gọi là Karana Sarira, tức thể nguyên nhân, vì nó là nguyên nhân (cause) của việc hưởng phúc lạc (enjoyment) hoặc hứng chịu đau khổ (suffering) của con người. Thể nhân khởi này được tạo bằng thể (Kosa) thứ năm (Anandamaya) của con người và gắn liền (adhere) với linh hồn bao lâu mà linh hồn còn bị bao bọc trong thể thô trược hoặc thể tinh anh (Sthula or Sukshma Sarira) và tiêu tan hoàn toàn khi linh hồn tự giải thoát (extricates itself) khỏi các hạn chế (trammels) của hai thể nói trên, vì lúc bấy giờ, khi linh hồn đạt đến sự thanh khiết nguyên thủy của nó và có thể nói là đốt cháy hết mọi dấu vết pha trộn của nó với thể xác (body), kể cả thể nguyên nhân (Karana Sarira). Điều này xảy ra khi linh hồn được chuẩn bị cho lần giải thoát cuối cùng, Moksha. Dĩ nhiên, cho đến lúc đó, Karana Sharira, mầm mống (seed), kết quả của các hành động trước kia, vẫn còn hiệu lực và khẳng định một ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ lên trên các hành vi của con người. (X. thêm “Chân Ngã thể”) (LVLCK, 391) – Linh hồn thể chưa hư hoại ở Devachan, trở thành nơi chứa (receptacle) các đặc tính (qualities) của con người và đưa các đặc tính đó phát triển thêm trong kiếp tới ở cõi trần… Nếu không có linh hồn thể thì các kinh nghiệm trí tuệ và đạo đức (thường hiện ra dưới hình thức khả năng) không chứa lại được. (MTNX, 220)
Thể sinh lực: (vital body): Thể sinh lực tức là thể dĩ thái (etheric body). (LVHLT, 206)
Thể thượng trí (Body of Manas): Đường nét bên ngoài (outline) của Chân Ngã (Ego), tức Chủ thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn) có dạng bầu dục (oval), do đó, bà H.P.Balvatsky nói đến thể thượng trí này (nó vẫn tồn tại qua tất cả các lần luân hồi) như là Hào Quang Noãn (Auric Egg). Được làm bằng chất liệu của ba cõi phụ cao nhất của cõi trí, thể này cực kỳ tinh anh (exquisitely fine), ngay từ lúc tượng hình lần đầu (first inception), nó đã là một bức màn (film) vô cùng tinh vi (rarest subtlety). Khi phát triển, nó trở thành một vật thể (object) chói ngời với vẻ đẹp rực rỡ, một vật ngời sáng, cách gọi này rất đúng. Chủ thể Tư Tưởng này là gì? Đó là Linh Ngã (divine Self), như đã nói, bị giới hạn hay là được phú cho cá tính (individualized), thể tinh anh này được rút ra từ chất liệu của vùng “vô sắc tướng” của cõi trí. (MTNX, 142–143)
Thể tinh anh (Subtle body): - Đây không phải là các thể giống như thể xác. Chúng có thể được xem như là các trung tâm hay là các kho chứa các loại thần lực đặc biệt, gắn liền với mỗi cá nhân và có các lối vào, lối ra riêng biệt của chúng. Chúng là những tập hợp các nguyên tử, rung động với tốc độ cao và được tô điểm (theo một số trường phái huyền linh học) bằng một vài sắc thái nhất định; chúng phát ra âm điệu nào đó và ở vào các trình độ tiến hóa khác nhau. Theo các trường phái khác, chúng là các trạng thái ý thức và một số trường phái xem chúng như là được làm giống như con người. (CTNM, 33) – Một thể bao gồm chất cảm dục hay chất hữu cảm thức (astral or sentient substance) và chất trí (mental substance). (CTNM, 486)
Thể thượng trí (Higher manas): Tức nhân hồn (human soul). (LVLCK, 457)
Thể trí (the mind):
- Thể trí tức là trí tuệ (intellect). (ASCLH, 254)
- – Thể trí (mind) tức là trí tuệ (intelligence–sự thông tuệ). (CTNM, 588)
- Như bạn biết, trong triết học huyền bí (esoteric philosophy), chúng ta được dạy rằng trên cõi trí (mental plane) có ba dạng thức (aspects) của thể trí hay là của sinh vật có trí tuệ (mental creature) mà chúng ta gọi là con người (man). Ba dạng thức này tạo ra phần quan trọng nhất của bản chất (nature) con người:
- Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lý luận (reasoning principle). Các tiến trình giáo dục của chúng ta công khai bàn đến trạng thái này của con người.
- Con của trí tuệ (Son of Mind) mà chúng ta gọi là Chân Ngã hay Linh hồn (Ego or Soul). Đây là nguyên khí trí tuệ (intelligence principle) và được gọi bằng nhiều tên trong văn liệu huyền bí học, như là Thái Dương Thiên thần (Solar Angel), Agnishvattas, nguyên khí Christ, vv... Thời trước, tôn giáo có bàn đến trạng thái này.
- Thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), tác nhân bảo quản (custodian) ý niệm và đó là tác nhân truyền chuyển (conveyor) sự giác ngộ (illumination) đến cho hạ trí khi mà hạ trí giao tiếp được với linh hồn. Triết học đã có bàn đến thế giới ý tưởng này.
Chúng ta có thể gọi ba dạng thức này như sau:
- trí tiếp nhận (receptive mind) tức là thể trí đã được các nhà tâm lý học bàn đến.
- Trí biệt ngã (individualised mind) tức Con của Trí tuệ. – Trí giác ngộ (illuminating mind) tức thượng trí (higher mind). (GDTKNM, 5)
Thể trí cảm (Kama–manasic body hay là Vehicle of desire–mind): Thực ra, các hiện thể hạ trí – tình cảm (mental–emotional vehicles) chỉ là một thể duy nhất. Các nhà Theosophy trước đây đã đặt tên cho nó (một cách chính xác) là thể trí cảm. Ở đâu đó, tôi có nói rằng, chẳng có một thứ gì như là cõi cảm dục hay là thể cảm dục cả. Cũng như thể xác được làm bằng chất liệu không được coi như là một nguyên khí (principle), thì xét về bản chất trí tuệ, thể cảm dục cũng thuộc cùng một loại. Đây là một vấn đề khó hiểu đối với bạn, bởi vì dục vọng và tình cảm đều có thực và đều vô cùng quan trọng. Nhưng, nói theo sát nghĩa, đứng trên quan điểm cõi trí thì thể cảm dục lại là một “điều tưởng tượng của trí tưởng tượng” (“a figment of the imagi-nation”); nó không phải là một nguyên khí. Tuy nhiên, việc đổ xô (massed) dùng trí tưởng tượng để giúp sức cho dục vọng đã tạo nên một thế giới huyễn tưởng ảo cảm (illusory glamourous world), thế giới của cõi cảm dục. Trong lúc đầu thai ở cõi trần, và khi con người không ở trên Con đường Đệ tử, thì cõi cảm dục rất là thật, có một sức sống (vitality) và sự sống (life), tất cả đều riêng của nó. Sau lần chết thứ nhất (cái chết của thể xác), nó cũng vẫn còn có thực. Nhưng sức mạnh của nó tàn tạ dần; con người thiên về trí (mental man) bắt đầu nhận thức được trạng thái tâm thức thực sự của riêng mình (dù đã phát triển hay chưa phát triển) và cái chết lần hai có thể bắt đầu xảy ra. (CTNM, 409)
Thể và hiện thể (Sheaths and vehicles): Các thể và các hiện thể chỉ là những thể biểu lộ (bodies of manifestation) trên các cõi khác nhau của Thái Dương Hệ, và các thể này phải biểu hiện cho nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cõi. (ASCLH, 74)
Thể trực giác (Intuitional body): Tức là thể bồ đề (the buddhic vehicle). (LVHLT, 130)
Thể từ điện (Magnetic vehicle): tức là thể dĩ thái. (ASCLH, 205).
Thể xác của Chân Sư (Master’ s physical body): Thể xác của Chân Sư được làm bằng chất liệu vi tử (atomic matter). Khi Ngài muốn làm cho thể đó hiện ra (materialise) trên cõi trần trọng trược, thì Ngài tạo ra một lớp vỏ bằng chất khí (gaseous substance) lên trên chất vi tử đó hoàn toàn mang đúng theo tất cả các đường nét thể xác quen thuộc. (LVLCK, 935)
Thể xác trọng trược (dense physical body, nhục thể, nhục thân): Là toàn thể các cơ cấu (organism) tạo thành thể xác; các cơ cấu (bộ máy) này có các chức năng khác nhau để cho phép linh hồn tự biểu lộ trên cõi trần hay cõi bên ngoài (objective plane) như là thành phần của một bộ máy vĩ đại hơn và bao quát hơn. Thể xác là bộ máy đáp ứng của con người tâm linh bên trong và cung cấp phương tiện để đưa thực thể tâm linh đó tiếp xúc được với bộ máy đáp ứng (response apparatus) của Hành Tinh Thượng Đế, tức Đấng mà trong đó chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. (CTNM, 2)
Thí chủ : còn gọi là đàn việt (danapati).
Thị giác (Vision): Có nhiều thứ thị giác, và có thể được liệt kê như sau:
- Thị giác hồng trần (physical vision).
- Dĩ thái nhãn thông (etheric vision).
- Nhãn thông (clairvoyance).
- Nhãn thông biểu tượng (symbolic vision).
- Nhãn thông thuần túy (Pure vision).
- Nhãn thông tinh thần hay tri giác đích thực (spiritual vision or true perception).
- Nhãn thông vũ trụ (cosmic sight). (ASCLH, 67, 68, 69)
Thị giác hồng trần (Physical vision): Tiết lộ bản chất của cõi trần, người ta đạt được thị giác này bằng đôi mắt, nhờ thấu kính (lens) của mắt chụp hình cái bề ngoài của dạng thức thấy được lên trên lớp phim kỳ diệu mà mọi người đều có. Nó có giới hạn và bị hạn chế. (ASCLH, 67–68)
Thiên chức (Dharma, Thiên trách, nghĩa vụ):
- Theo nghĩa đen, thiên chức có nghĩa là thực thi một cách thích đáng các nghĩa vụ (obligations) (hay là nghiệp quả) của mình trong cương vị, hoàn cảnh và môi trường mà số phận đã đặt để. (ASCLH, 187)
- Thiên chức là công việc có tính cách bắt buộc (obligatory
work). (ASCLH, 207)
Thiên Cơ (Plan): Thiên Cơ là sự biểu lộ của Thiên Ý (The Plan is the expression of the Purpose or the Will of God). (CVĐĐ, 376)
Thiên đầu thống (Migraine, nhức nửa đầu): Chứng nhức nửa đầu gây ra bởi thiếu sự liên hệ giữa năng lượng chung quanh tuyến tùng với năng lượng chung quanh tuyến yên. (CTNM, 302)
Thiên đường (Heaven): Trạng thái ý thức trên cõi cảm dục, đó là sự cô đọng của khát khao và ham muốn của người tìm đạo, muốn an nghỉ, yên bình và hạnh phúc. Nó dựa vào các “hình thức hoan lạc” (“forms of joy”). Đó là một tình trạng hưởng thụ bằng cảm giác và được mỗi cá nhân tạo ra cho chính mình, nên cũng đa dạng như có nhiều người tham dự vào đó. Cần phải đạt được sự đoạn tuyệt với thiên đường. Nó được hưởng thụ bởi Phàm ngã và bởi người khi chỉ mới bỏ thể xác, trước khi chuyển ra khỏi thể cảm dục để lên cõi trí. (ASCLH, 30)
Thiên đường tạm (Devachan, Tạm Thiên Đường)
- Là trạng thái tâm thức trên cõi hạ trí mà linh hồn chuyển vào đó khi đã mất đi thể cảm dục, và hoạt động trong hoặc là bị giới hạn bởi thể hạ trí. Trạng thái này có mức độ cao hơn là thiên đường thông thường (ordinary heaven) và lạc phúc (bliss) được hưởng ở nơi đó nghiêng về trí tuệ hơn là theo như chúng ta thường hiểu về thuật ngữ này, tuy nhiên, nó vẫn còn ở trong cõi sắc tướng thấp và sẽ được siêu việt khi người ta tập được hạnh dứt bỏ. (ASCLH, 31)
- Devachan theo sát nghĩa là “đất của thần” (“land of gods”). (CKMTTL, 81)
- Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trên cõi trần mà Chân Ngã tiến nhập vào sau khi tách ra khỏi các trạng thái hay các thể thấp. (LVLCK, 737)
- Phân cảnh thứ tư của cõi trí (fourth mental subplane) là cõi Devachan. (LVHLT, 374)
- Devachan ở trong Rupa-Loka (Sắc giới). (LVLCK, 736) - Mặc dù có tư cách là các Chân Ngã thực sự (actual Egos), trẻ con chết sớm trước khi trở thành Thực Thể có bảy thể phát triển đầy đủ, vẫn không vào Devachan. (Thư của Ch. S. 192)
Thiên giới (Kingdom of God): – Thiên giới tức là giới thứ năm. (TLHNM II, 744) – Thiên giới tức giới linh hồn (kingdom of souls). (TLHNM II, 351)
Thiên kiếp (Kalpa): Thiên kiếp nghĩa là một ngày của Brahma, tương đương với 4.320.000.000 năm trần thế (mortal years). (LVLCK, 39)
Thiên lý (Divine intention, lẽ trời, đường lối của trời): Thiên lý là một kế hoạch (scheme) được hoàn toàn thấu triệt trong Toàn Linh Trí; chúng ta gọi nó là Thiên Ý (Purpose) khi xét tới sự lĩnh hội của Shamballa về sự tổng hợp của thiên lý toàn diện này, và chúng ta gọi nó là Thiên Cơ (Plan) khi xét tới công việc của Thánh Đoàn trong lúc hết sức cố gắng thể hiện Thiên Ý này. (ĐĐKNM–II, 306–307)
Thiên nhãn (Eye of God): Toàn nhãn thông (All–Seeing–Eye). (CVĐĐ, 516)
Thiên nhiên sợ sự trống không (“Nature abhors a vacuum”): Câu nói huyền bí “Thiên nhiên sợ sự trống không” là hoàn toàn đúng. Khi xướng lên một vài diệu âm một cách chính xác, một khoảng chân không hay cái phễu trống rổng giữa cõi cao và cõi thấp được tạo ra, thần lực hay quyền năng, hay một biểu hiện nào đó của năng lượng Fohat sẽ tuôn đổ vào cái phễu (funnel) này theo sự tác động tất nhiên của định luật, để rồi, qua cái phễu đó, đạt đến mục tiêu. (TVTTHL, 192)
Thiên nhiên và không gian (Nature and space): Thiên nhiên và không gian đều là một. (GLBN II, 279)
Thiên thần : X. Thần.
Thiên thần có cánh (Angels or devas having wings): Một vài nhóm thiên thần muốn chuyển sang giới nhân loại, nhờ đã phát triển được một vài quan năng, các thiên thần này có thể làm như thế xuyên qua giới điểu cầm (bird kingdom), và một số thiên thần muốn giao tiếp với con người cũng có thể làm như thế xuyên qua giới chim. Chân lý này được ám chỉ đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc và các tranh ảnh của Đạo Thiên Chúa bằng các thiên thần thường được mô tả như là có cánh. (LVLCK, 895)
Thiên thần của Bản lai Diện mục (Angel of the Presence): Tức là linh hồn có bản chất là bác ái, ánh sáng và kể cả hiểu biết. (SHLCTĐ, 137)
Thiên thần Hộ mệnh (Guardian Angel): Thiên thần Hộ mệnh là hình ảnh lu mờ của Thiên thần Bản lai Diện mục, tức Thái Dương Thiên thần, theo sát mỗi người từ lúc sinh đến lúc tử, biểu hiện tối đa ánh sáng hữu dụng khi con người – vào bất cứ thời điểm đã định nào trên con đường tiến hóa – có thể sử dụng và biểu lộ. (TLHNM–II, 357)
Thiên thần Hủy diệt (Destroying Angels): Các Đại Thiên Thần Hủy diệt trên mọi cảnh giới, nhờ cách vận dụng ba hình thức năng lượng, sau rốt sẽ đưa vạn hữu tới chỗ kết thúc. Các thiên thần này là một nhóm huyền bí của các Đấng vận dụng vũ trụ năng (fohatic Lives), các Ngài phát ra tiếng kèn hủy diệt (trumpets of destruction), nhờ các nốt được ngân lên này, các Ngài tạo ra sự tan rã (shattering), nó sẽ phóng thích (loose) năng lượng của các hình hài. (LVLCK, 882–883)
Thiên thức (Logoic consciousness, God consciousness):
- Thiên thức tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng bên trong lĩnh vực thái dương (solar sphere). (LVLCK, 279)
- Thiên thức là trạng thái tâm thức thứ “bảy” bao hàm sáu trạng thái tâm thức kia (ba loại tâm thức của giới khoáng vật, thực vật, động vật – tâm thức dưới nhân loại –, tâm thức nhân loại “bốn”, tâm thức tinh thần “năm”, tâm thức Niết Bàn “sáu” – loại “năm” và “sáu” biểu hiện cho siêu thức. (LVLCK, 278)
- Thiên thức tức là tuyệt đối thức (Absolute consciousness). (LVLCK, 243) – Lúc được điểm đạo lần sáu và bảy, trạng thái thứ nhất hay trạng thái ý chí tỏa chiếu, từ một vị Chân Sư Từ Ái và vị Chúa Bác ái, vị Thánh Sư trở nên siêu việt hơn, Ngài bước vào trạng thái tâm thức cao hơn tập thể thức và trở nên có được thiên thức (God–conscious, Thượng Đế thức). (ĐĐNLVTD, 22)
Thiên tính (Divinity, tính thiêng liêng, thánh linh):
- Thiên tính là sự biểu lộ của ý chí hay mục tiêu của Đấng mà ta sống, hoạt động và hiện tồn bên trong Ngài.(CVĐĐ, 204)
- Thiên tính được nhận biết như là sự sống, nơi mà Chân Thần (Monad) và biểu hiện của nó, tức Tam Thượng Thể Tinh thần (Spiritual Triad), được liên kết lại. (CVĐĐ, 74)
Thiên trí : X. Toàn Linh Trí.
Thiên tư đặc biệt (Special gift): Triết lý nòng cốt (pivotal doctrine) của Huyền Môn (Esoteric Philosophy) không chấp nhận rằng có các đặc ân (privileges) hoặc các thiên tư đặc biệt nơi con người, trừ việc chính Chân Ngã của con người đạt được đặc ân và thiên tư đó nhờ cố gắng và công lao của chính mình qua những lần luân hồi và chuyển kiếp lâu dài. (GLBN I, 83)
Thiên văn học (Astronomy): Thiên văn học đã được một trong các Thánh Vương của các Triều Đại Thiêng liêng (Kings of the Divine Dynasty) truyền dạy (imparted to) cho Giống dân thứ tư. (GLBN III, 42)
Thiên Ý (Purpose or the Will of God, Divine Purpose): – Thiên Ý thì thường tồn (permanent), viễn lự (farsighted), bất biến (unalterable) và dùng làm Ý Niệm Vĩnh Cửu. (CVĐĐ, 50) – Thiên Ý hiển lộ qua Thiên Cơ (Plan). (CVĐĐ, 703)
Thiền định (Dhyna): Cánh cửa vàng của Thiền định. Khi mở ra sẽ dẫn dắt vị Naljor (thánh nhân – saint – cao đồ – adept) đến cõi Sat vĩnh hằng và triền miên trầm tư vào cõi đó. (Đây là Ba–la–mật thứ sáu). (TNVT, 178)
Thiền Định Phật (Dhyni–Buddhas): Theo các nhà Đông phương học, có năm vị Thiền Định Phật vốn là các Thiên Phật (Celestial Buddhas) mà các Thế gian Phật (Human Buddhas) là các biểu lộ (mani-festations) của các Ngài trong thế giới vật chất hữu hình. Tuy nhiên, theo nội môn thì có bảy vị Thiền Định Phật, trong đó, chỉ có năm vị biểu lộ từ trước đến nay, còn hai vị nữa sẽ xuất hiện trong các căn chủng thứ sáu và thứ bảy. Các Ngài là các nguyên hình vĩnh cửu (eternal prototypes) của các vị Phật xuất hiện trên địa cầu này, mỗi vị có một nguyên hình thiêng liêng riêng biệt. Thí dụ như Phật A–Di–Đà (Amitbha) là Thiền Định Phật của Phật Gautama Shkyamuni (Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni), biểu hiện (manifesting, biểu lộ) qua Phật Thích Ca bất cứ khi nào Ngài hóa thân (incarnate) ở cõi trần (earth) như Ngài đã làm nơi Tsong–Kha–Pa. Dưới hình thức tổng hợp của bảy Thiền Định Phật, Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) là vị Phật đầu tiên (the first Buddha, the Logos), còn Phật A–Di–Đà là Đấng Nội Tâm (inner “God”) của Đức Gautama, ở Trung Hoa, Đức Gautama được gọi là Đức Amida (Phật–Buddha). (GLBN I, 168–169)
Thiền Tông : Zen–Shu.(Contemplative School).
Thiện Ác Nhị nguyên giáo : Zoroastrianism; Manicheism.
Thiện chí (goodwill): X. Ý chí hành thiện. Là cố gắng đầu tiên của con người để biểu hiện tình thương của Thượng Đế. (VĐCNL, 7)
Thinh văn (shravaka, Hearer Listener):Hạng đạo sinh để tâm vào giáo lý, do “Shru” là nghe. Khi từ lý thuyết, họ đi đến thực hành, tu khổ hạnh, họ trở thành sa môn. (TNVT, 241)
Thỉnh nguyện và đáp ứng (Invocation and evocation): Toàn bộ tiến trình thỉnh nguyện và đáp ứng được nối kết chặt chẽ với ý tưởng. Trạng thái thấp bao giờ cũng là yếu tố thỉnh nguyện, và điều này cấu thành một định luật không thể thay đổi nằm sau toàn bộ diễn trình tiến hóa. Tất nhiên đó là một tiến trình hỗ tương, nhưng theo thời gian và không gian, có thể nói một cách tổng quát rằng cái thấp kém bao giờ cũng thỉnh nguyện cái cao siêu và các yếu tố cao được gợi lên (evoked) lúc bấy giờ sẽ đáp ứng lại (respond) tùy theo mức độ cảm nhận và sức ép mãnh liệt mà yếu tố thỉnh nguyện đưa ra. Nhiều người không hiểu được điều này. Bạn không tác động tới tiến trình đáp ứng chút nào cả. Từ ngữ đó chỉ hàm ý việc đáp ứng với những gì đã cố gắng vươn lên mà thôi. Phần việc của trạng thái thấp hay nhóm thứ yếu là thỉnh nguyện (invocative), còn sự thành công của việc thực hành thỉnh nguyện (invocative rite) được gọi là đáp nguyện (evocation). Do đó, khi nào đời sống của bạn đặt căn bản vào sự thỉnh nguyện thì bấy giờ, sự đáp ứng của ý chí sẽ đến. Chỉ có sự thỉnh nguyện đích thực khi nào phàm ngã và linh hồn được dung hợp và tác động như là một đơn vị tập trung và phối hợp một cách có ý thức. (CVĐĐ, 35)
Thời gian (time):
- Thời gian chính là trình tự các biến thái (modifications) (hay hoạt động – activities, ASCLH, 17) của thể trí, thời gian cũng kết liễu (terminates) nhường chỗ cho Hiện tại Vĩnh cửu (Eternal Now). (ASCLH, 428)
- – Thời gian là chuỗi của các sự việc xảy ra (sequence of events) và của các trạng thái ý thức theo sự ghi nhận của bộ óc xác thân. Nơi nào không có bộ óc của thể xác thì những gì mà nhân loại hiểu theo ý nghĩa thời gian (by time) không còn nữa (non–existent). Việc gỡ bỏ các ngăn trở (barriers) của hình hài, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác sẽ đưa đến nhận thức ngày càng tăng về Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now). (CTNM, 403–404)
- Trên cõi trí (mental plane), không có thời gian.
(LVHLT, 480)
- “Thời gian” chỉ là một ảo tưởng phát sinh do sự nối tiếp của các trạng thái tâm thức khi chúng ta trải qua kỳ gian Vĩnh Hằng (Eternal Duration), nơi nào không có tâm thức để cho ảo tưởng có thể phát sinh thì nơi đó sẽ không có thời gian, thời gian “yên nghỉ” (“lies asleep”). (GLBN I, 110)
Thời mạt pháp : X. Kali Yuga.
Thông hiểu (hiểu biết, understanding): Có thể định nghĩa thông hiểu là khả năng của Chủ thể Tư tưởng (thinker) vào đúng lúc, nhận được kiến thức (knowledge) để làm căn bản cho minh triết (wisdom), khiến cho chủ thể này sửa đổi những gì thuộc hình hài cho thích hợp với sự sống tinh thần, đồng thời tiếp nhận được hứng khởi chợt đến với y từ Phòng Minh triết và liên kết các hứng khởi thoạt đến này với các sự kiện của Phòng Học Tập (Hall of Learning). (ĐĐNLVTD, 12)
Thông minh (intelligence, thông tuệ, sáng suốt): Intelligence (thông minh) xuất phát từ hai tiếng La tinh: inter, ở giữa (between) và legere, chọn lựa (to choose). Do đó, thông minh là khả năng suy tư (think) hay chọn lựa, lọc ra (select) và phân biện (discriminate). Thực ra, đó là một cái gì trừu tượng, không thể giải thích được, nằm đàng sau định luật vĩ đại Hút và Đẩy (attraction and repulsion), một trong các định luật căn bản của biểu lộ (manifestation). Khả năng thông minh căn bản này tiêu biểu cho mọi chất liệu nguyên tử và cũng cai quản việc tạo dựng các hình hài, hay là tập hợp các nguyên tử. (TTCNT, 58)
Thông thần học Theurgy): Thông Thần học hay “Công phu thiêng liêng” (“divine work”), hay gây ra công việc của các thần, do theoi, “thần”, (“god”) và ergein, “gây ra” (“to work”). Thuật ngữ này rất cổ, nhưng vì nó thuộc về danh mục của Các Bí Pháp (Mysteries) nên không thông dụng. Đó là một tin tưởng thần bí – được chứng minh một cách thực tiễn bởi các cao đồ và các vị tư tế được điểm đạo – theo đó, nhờ cách làm cho chính mình cũng tinh khiết như các thực thể không có xác thân (uncorporeal being) (tức là bằng cách trở lại với bản chất tinh khiết ban sơ của con người), người ta có thể thôi thúc cho các thần truyền thụ cho con người các Bí Pháp Thiêng Liêng, và thậm chí khiến cho các thần đôi khi trở nên thấy được, hoặc bằng cách chủ quan, hoặc theo cách khách quan. Đó là trạng thái siêu việt của cái mà ngày nay người ta gọi là Giáng Ma học (Spiritualism). Nhưng do chỗ quần chúng lạm dụng và hiểu sai, nó đi đến chỗ bị một số người xem như là thuật gọi hồn (necromancy) và thường bị cấm đoán. Một vài thực hành bắt chước theo Thông Thần Học của Iamblichus vẫn còn rơi rớt lại trong nghi lễ huyền thuật (the ceremonial magic) của một số tín đồ Do Thái Bí giáo ngày nay. Minh Triết Thiêng Liêng hiện đại tránh xa và bài bác cả hai loại huyền thuật và “chiêu hồn thuật” này vì đều rất nguy hại. Thông Thần học thiêng liêng chân chính đòi hỏi sự thanh khiết và thánh thiện của đời sống hầu như siêu nhân loại (an almost superhuman purity and holiness of life), nếu không, nó sẽ thoái hóa thành thuật đồng cốt (mediumship) hoặc là tà thuật (black magic). (CKMTTL, 19)
Thu giảm nghiệp quả (Diminish the Karmic liabilities). -Những ai không có được hiểu biết đủ để thấy lại các tiền kiếp của mình vẫn có thể làm tiêu đi nhiều nhân duyên mà họ đã tạo ra trong hiện kiếp. Họ nên duyệt xét kỹ tất cả những gì mà họ có thể nhớ lại và ghi nhận vào lúc nào họ đã làm hại ai, hoặc khi nào ai đã làm hại họ; trong trường hợp đầu, họ làm tiêu hết nghiệp bằng cách tuôn đổ ra các tư tưởng bác ái và phụng sự, đồng thời thể hiện các hành vi phụng sự đối với người bị hại khi gặp dịp thuận tiện cũng ở trên cõi trần. Còn trong trường hợp thứ hai, họ nên đưa ra các ý tưởng tha thứ và thiện chí. Như vậy, họ thu giảm được các món nợ nghiệp quả của họ và tiến gần đến ngày giải thoát. (MTNX, 300)
Thuật thải trừ (Art of elimination): Thuật này liên quan tới hai hoạt động của Chân Ngã bên trong, đó là việc thải trừ mọi kềm chế của phàm ngã tam phân và tiến trình tự tái tập trung trên các phân cảnh cụ thể của cõi trí như là một điểm sáng rực rỡ. Điều này chủ yếu có liên quan tới nhân hồn (CTNM, 395)
Thuật thôi miên (Hypnotism): Một tên gọi do T.S. Braid đặt ra để chỉ một tiến trình mà theo đó, một người có ý chí mạnh mẽ đưa một người khác có thể trí (mind) yếu hơn đi vào một hình thức mê mẩn đờ đẩn (trance); một khi ở trong tình trạng như thế thì người có trí lực yếu sẽ làm bất cứ điều gì do người thôi miên ám thị (suggest) cho y. Các nhà huyền học cho đó là ma thuật hay bàng môn (sorcery) trừ khi ma thuật đó được tạo ra với mục đích đem lại hữu ích. Về mặt đạo đức và thể chất, đó là phương pháp nguy hiểm nhất vì nó can dự vào các lưu chất thần kinh (nerve fluids). (CKMTTL, 353)
Thuật thôi miên theo Mesmer (Mesmerism): Thuật ngữ này xuất phát từ Mesmer, người đã khám phá lại (rediscovered) sức mạnh từ lực này (magnetic force) và áp dụng vào thực tế sức mạnh đó vào khoảng năm 1775 ở Vienna. Đó là một luồng sinh lực (vital current) mà một người có thể truyền qua cho một người khác; và qua luồng sinh lực đó, y gây ra (induces) một trạng thái bất thường cho hệ thần kinh, hệ thần kinh này cho phép người này có được một ảnh hưởng trực tiếp lên thể trí và ý chí (mind and will) của chủ thể (subject) hay là người đang chịu thôi miên (mesmerized person). (CKMTTL, 368)
Thúc đẩy lớn cho thế kỷ này (The great push of the hierarchical endeavour for this century): Trong chu kỳ này, sự chú tâm của Thánh Đoàn được tập trung phần lớn vào vấn đề thanh khiết tâm linh (psychic purity), và đây là lý do giải thích tại sao khuynh hướng giáo lý huyền linh (occult teaching) hiện nay đang phát triển, khuynh hướng này cách xa với những gì thường được hiểu là sự phát triển tâm linh (psychic development), nó không nhấn mạnh vào các năng lực thông linh hạ đẳng (lower psychic powers), nhưng lại ra sức huấn luyện người tìm đạo về các định luật của đời sống tinh thần (laws of the spiritual life). Điều này tạo ra một nhận thức về bản chất của tâm (the psyche) tức linh hồn, và một sự kiềm chế bản chất thông linh thấp. Sự thúc đẩy lớn lao mà Thánh Đoàn nỗ lực để làm cho thế kỷ này, tức 1926–2026, sẽ đi theo các đường lối này, kết hợp với việc phổ biến các định luật của tư tưởng (laws of thought). Vì thế cần phải phổ biến giáo lý được trình bày trong Yoga Sutras. Tác phẩm này đưa ra các qui tắc cho việc kiềm chế trí tuệ, song bản chất của các năng lực thông linh và sự phát triển của ý thức thông linh (psychic consciousness) cũng được bàn đến một cách rộng rải. (ASCLH, 203)
Thuộc tính (gunas): - Gunas là các thuộc tính hữu hạn (finite attributes). (T. của Ch. S. 378) – Là ba tính chất của vật chất, ba hiệu quả được tạo ra khi năng lượng đại vũ trụ, tức sự sống của Thượng Đế, vốn thường tại một cách độc lập với việc khoác lấy hình hài (form–taking), kích động hay đem lại năng lượng cho vật chất. Ba gunas là:
- Sattva .... Năng lượng .. Cha …..... Nhịp nhàng ......... Sự
của Tinh thần, hay rung động sống Chân Thần hài hòa
- Rajas ..... Năng lượng .. Con ..... Động hay ....... Ánh
của Linh hồn, hoạt động sáng Chân Ngã
- Tamas ... Năng lượng .. Thánh ..... Tĩnh ............. Chất
của Vật chất, Thần (inertia) liệu Phàm ngã ASCLH, 32, 281) – Ba gunas là các mãnh lực của thiên nhiên (potencies of Nature). (ASCLH, 61)
Thụy du : X. Miên du.
Thung Lũng Thần Tiên (The Fairy Glen) Cõi phụ thứ tư của cõi tình cảm có tên là Thung lũng Thần Tiên. (CKDCLH, 157)
Thức ăn tinh khiết (pure food): Điều này bao hàm một chế độ ăn chay, được chọn với sự phân biện sáng suốt; nó đòi hỏi việc chỉ ăn các loại rau và trái cây đem lại sinh lực. Phải suy xét cẩn thận trong việc chọn thức ăn, cố tránh thức ăn quá khó tiêu, một ít thức ăn tốt lành trong sạch, tiêu hóa được hoàn toàn là tất cả những gì mà một đệ tử cần đến. Bạn hỏi đó là thức ăn gì ư? Đó là sữa, mật ong, bánh mì làm bằng lúa mì lức, tất cả các loại rau củ mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), một vài loại khoai tây, gạo lức (unpolished rice), và tôi nhắc lại, chỉ cần bao nhiêu thứ nói trên để đảm bảo sự hoạt động. (TVTTHL, 335)
Thực Thể hành tinh (Planetary Entity):
- Thực Thể hành tinh ở trên cung tiến hóa giáng hạ và là một Thực Thể ở cấp rất thấp. Thực Thể này là tổng cộng tất cả các sự sống hành khí (elemental lives) của hành tinh. (LVLCK, 105)
- Thực thể hành tinh là toàn bộ các hình hài (forms) tạo ra hình thể (form), nhờ đó, Hành Tinh Thượng Đế chúng ta (planetary Spirit) đang biểu lộ, và do đó, là tổng hợp của các tinh linh hồng trần, cảm dục và hạ trí. (LVHLT, 432)
Thực Thể Thông Linh (Entity): Sự Sống, Đấng (Being). (TLHNM I, 430)
Thực tượng (Noumena, tiếng Hy Lạp) Bản chất cốt yếu đích thực của Thực Thể (Being) được xem như tách biệt với các đối tượng dễ gây nhầm lẫn (illusive objects) của giác quan. (CKMTTL, 272)
Thượng Đế (God):
- Là ánh sáng và là tình thương. (SHLCTĐ, 406)