có sự xuất thần, sự ám hay hiện tượng đồng cốt. Chính mạng lưới ở não bị chọc thủng và khe hở ở vùng đó để cho ánh sáng kiến thức và hứng cảm tuôn vào; nó cũng đưa tới năng lực chuyển vào trạng thái đại định (samadhi) vốn là phần tương ứng tâm linh với trạng thái xuất thần của bản chất động vật. (LVHLT, 501)
Người duy thần: deist) Là người thừa nhận có thể có Thượng Đế (God) hoặc các thần thánh (gods), nhưng lại cho là người ta không thể biết gì về Thượng Đế hoặc thần thánh cả, và phủ nhận sự thiên khải. Đó là người theo thuyết Bất Khả Tri (an agnostic của các thời xa xưa. (CKMTTL, 249)
Người duy vật: (Materialist) Không nhất thiết chỉ có người không tin vào Thượng Đế, không tin vào linh hồn, cũng như không tin vào sự tồn tại của linh hồn mới là người duy vật, mà bất cứ người nào vật chất hóa phần tinh thần thuần túy, như là tin vào một Thượng Đế nhân hình (anthropomorphic deity), tin vào việc linh hồn có thể bị thiêu đốt trong lửa địa ngục, tin rằng địa ngục và thiên đàng như là các nơi chốn (localities) thay vì là các trạng thái tâm thức; các “nhà theo thuyết Bản thể” (“substantialists”) ở Mỹ, một phái Cơ Đốc giáo, cũng như những người theo Giáng Ma học (Spiritualists), đều là những người duy vật. (CKMTTL, 267)
Người không linh hồn (soulless man, người mất linh hồn): - Khi Phàm ngã tách rời khỏi Chân Ngã (lower discarded self), nếu còn thể xác, nó trở thành một người không linh hồn. (LVLCK, 1017) - Người không linh hồn (Soulless human beings), ở đây từ ngữ Linh Hồn (Soul) dĩ nhiên là thay thế cho Hồn “Tinh Thần” (“Spiritual Soul, còn gọi là Hồn Thiêng) bất cứ khi nào Hồn Thiêng rời bỏ một người “không linh hồn” thì Hồn Thiêng trở thành nguyên nhân của việc nguyên khí thứ năm (Animal Soul, tức Sinh hồn) đang trượt xuống (Sliding down), vào cõi thứ tám (eighth sphere). (Thư của Chân Sư, 359)
Người khổng lồ của Giống Dân 3 (Third Race Titan) Dĩ nhiên việc khẳng định con người hồng trần đầu tiên là người khổng lồ trước đệ tam kỷ (colossal pretertiary giant) và giống người này đã tồn tại cách đây 18.000.000 năm, ắt hẳn có vẻ phi lý đối với những kẻ thán phục và kẻ tin tưởng vào khoa học hiện đại. Toàn bộ các nhà sinh vật học đều lờ đi cái quan niệm về người khổng lồ thuộc Giống Dân thứ ba của Đệ Nhị kỷ này, một sinh vật thích hợp để chống lại một cáh thành công với loài quái vật khổng lồ lúc đó ở trên không, dưới biển và trên đất, cũng như các tổ phụ của y – các nguyên kiểu tinh anh của người Atlantis – đâu có sợ những gì có thể làm hại được họ. (GLBN 3, 22)
Người tìm đạo (Người có đạo tâm, Aspirant):
- Những linh hồn biết suy tưởng và những người có trí óc mở mang. Con số những người này ngày càng tăng thêm đều đặn và mạnh mẽ hơn lên khi các chương trình giáo dục và các khám phá khoa học của chúng ta mang lại kết quả và mở rộng tìm hiểu biết của con người. Họ tạo thành tinh hoa (cream) của gia đình nhân loại và là những người đang đạt được thành công trong một số địa hạt của sự sống nhân loại. Đó là các văn sĩ, nghệ sĩ, các tư tưởng gia trong các lĩnh vực khác nhau của tri thức và khao khát hiểu biết của nhân loại, các nhà chính trị, các vị lãnh đạo tôn giáo, các khoa học gia, các công nhân có kỹ năng và thợ thủ công, và tất cả những ai, dù thuộc vào lớp đi trước, song vẫn nuôi các ý tưởng, các dự tính để làm việc cho lợi ích sau cùng của gia đình nhân loại. Đó là những người có đạo tâm trên thế gian và là những người bắt đầu đưa lý tưởng phụng sự vào ý thức mình. (TLHNM II, 206)
- Người tìm đạo là người sẵn sàng, hoặc đã bước lên con đường đệ tử dự bị. (CTNM, 34)
- – Người tìm đạo là người có thể trí thiên về tâm linh (the spiritually minded people). (SHLCTĐ, 392)
- Người tìm đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp (lesser
disciple). (ASCLH, 53)
Người thú (Animal man): Vào thời kỳ xa xăm cách nay 21 triệu năm, khi con người vừa mới có hình người và khi họ có liên quan chặt chẽ với giới động vật đến nỗi chúng ta gọi họ bằng một danh xưng vụng về là “người thú”. (CTNM, 226)
Người trời (God man): X. Thiên nhân.
Ngươn (Eternity): Một ngươn là một phần bảy (the seventh part) của 311.040.000.000.000 năm hay một Đời của Brahm (Age of Brahm). (GLBN , 254)
Nhà của Cha (Father’s House): Tức là Shamballa (Bạch Ngọc Cung) của các nhà huyền bí học. (SHLCĐĐDG, 594)
Nhà huyền linh học (Occultist)
và nhà huyền học (mystic): Nhà huyền học không nhất thiết là nhà huyền linh học, nhưng nhà huyền linh học bao gồm nhà huyền học. Huyền học chỉ là một giai đoạn trên con đường huyền linh học. Trong Thái Dương Hệ này – Thái Dương Hệ của bác ái đang linh hoạt – con đường ít bị đối kháng nhất đối với đa số là con đường của nhà huyền học, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong Thái Dương Hệ tới, con đường ít bị đối kháng nhất sẽ là con đường mà ngày nay chúng ta hiểu là con đường huyền linh. Nhà huyền học đề cập tới sự sống tiến hóa, nhà huyền linh học bàn tới hình hài. Nhà huyền học bàn tới Thượng Đế nội tâm; nhà huyền linh học bàn đến Thượng Đế biểu hiện ở ngoại cảnh. Nhà huyền học hoạt động từ trung tâm đến ngoại vi, nhà huyền linh học theo tiến trình ngược lại. Nhà huyền học tiến lên bằng đạo tâm và lòng sùng tín mãnh liệt nhất đối với Thượng Đế nội tâm hay đối với Chân Sư mà y nhận biết được; nhà huyền linh học đạt đến bằng sự nhận thức về định luật đang ràng buộc vật chất và làm cho định luật đó thích hợp với các nhu cầu của cuộc sống nội tại. Bằng cách này, nhà huyền linh học đạt đến các Đấng Thông Tuệ đang hoạt động theo định luật cho đến khi y đạt đến chính Đấng Thông Tuệ. Nhà huyền học hoạt động qua cung Bác ái, Hài hòa và Sùng tín hay bằng con đường của cung 2, cung 4 và cung 6. Nhà huyền linh học hoạt động qua cung Quyền lực, Hoạt động và Định luật Nghi thức hay cung 1, 3, và 7. Cả hai đáp ứng và phối hợp qua sự phát triển của trí hay qua cung 5, cung Kiến thức cụ thể (một phần của thông tuệ vũ trụ), và trên cung 5 này, nhà huyền học chuyển thành nhà huyền linh học và lúc đó làm việc với tất cả các cung. Bằng cách tìm kiếm Thiên giới trong chính mình và bằng cách nghiên cứu các định luật hiện tồn của riêng mình, nhà huyền học trở nên thành thạo các định luật đang cai quản vũ trụ mà y là một phần trong đó. Nhà huyền linh học nhận biết Thiên giới trong thiên nhiên hay là Thái Dương Hệ và xem chính mình như là một phần nhỏ của tổng thể vĩ đại đó và do đó chịu cai quản bằng các định luật như nhau. Nhà huyền học làm việc theo một quy luật chung dưới bộ môn của Đức Chưởng Giáo hay Đức Christ, còn nhà huyền linh học thường làm việc nhiều hơn dưới bộ môn của Đức Bàn Cổ, hay Đấng Cai quản, nhưng khi cả hai kiểu mẫu đã vượt qua 4 cung thứ yếu trong bộ môn của Đức Văn Minh Bồ Tát thì sự thành toàn đối với sự phát triển của họ có thể được nhìn thấy và nhà huyền học trở thành nhà huyền linh học, còn nhà huyền linh học bao gồm các đặc điểm của nhà huyền học. Để dễ hiểu hãy đơn giản hóa như sau: Sau khi được điểm đạo, nhà huyền học hội nhập vào nhà huyền linh học vì y đã trở thành môn sinh của định luật huyền linh; y phải hoạt động với vật chất, với cách vận dụng và sử dụng của nó, y phải chế ngự và kiểm soát tất cả các hình thức biểu lộ thấp và học hỏi các quy luật mà theo đó thiên thần kiến tạo hoạt động. Trước khi điểm đạo, con đường của nhà huyền học có thể được diễn tả bằng thuật ngữ Con đường Nhập môn. Trước khi nhà huyền linh học có thể vận dụng một cách khôn khéo vật chất của Thái Dương Hệ, y phải thông thạo các định luật đang chi phối tiểu thiên địa, và mặc dù y đương nhiên ở trên con đường huyền linh, tuy thế, y sẽ vẫn phải tìm kiếm Thượng Đế bên trong bản thể của riêng y trước khi y có thể an toàn mạo hiểm trên con đường của định luật huyền linh. Nhà huyền học tìm cách hoạt động từ thể cảm dục lên thể trực giác, và từ đó tới Chân Thần hay Tinh thần. Nhà huyền linh học hoạt động từ thể hồng trần đến thể trí và từ đó đến Atma hay Tinh thần. Một bên hoạt động theo đường lối bác ái, bên kia hoạt động theo đường lối ý chí. Nhà huyền học thất bại trong mục tiêu hiện tồn của mình – mục tiêu bác ái được chứng tỏ trong hoạt động – trừ phi y phối hợp với tổng thể qua việc sử dụng ý chí sáng suốt. Do đó, y phải trở thành nhà huyền linh học. Nhà huyền linh học cũng thất bại một cách tương tự và chỉ trở thành một người nổi bật ích kỷ về quyền lực đang hoạt động nhờ sự sáng suốt trừ phi y tìm được một mục tiêu cho ý chí và hiểu biết đó bằng một lòng bác ái sinh động để sẽ mang lại cho y động lực đủ cho những gì mà y vươn tới.(TVTTHL, 147–149)
Nhà huyền linh thuật (White magician):
- Nhà huyền linh thuật là kẻ vận dụng mọi năng lực và kiến thức trong việc phụng sự nhân loại. (TVTTHL, 331)
- Nhà huyền linh thuật là kẻ đang tiếp xúc được với linh hồn của mình. Y bén nhạy với và nhận biết được mục tiêu và kế hoạch của linh hồn mình. Y có khả năng thu nhận các ấn tượng từ lĩnh vực tinh thần và ghi nhận các ấn tượng đó vào bộ óc xác
thịt của mình. (LVHLT, 57)
- Nhờ có sự chỉnh hợp hữu thức với Chân Ngã và với “Thiên thần” (“angel”) của mình, nhà huyền linh thuật bao giờ cũng là kẻ bén nhạy với các kế hoạch và mục tiêu của mình, do đó, có khả năng nhận được ấn tượng cao siêu. (LVHLT, 60)
- Nhà huyền linh thuật tức là nhà huyền linh học (occultist). (ASCLH, 222)
Nhà khoa học Cơ Đốc giáo : (Christian Scientist) Một thuật ngữ mới được đặt ra để chỉ cá nhà thực hành thuật chữa bệnh bằng ý chí (art of healing by will ). Đây là cách đặt tên sai, vì người theo Phật Giáo, Do Thái Giáo, An Giáo hoặc người duy vật, đều có thể thực hành hình thức mới của Yoga Tây phương này, với sự thành công giống như vậy nếu y có thể dẫn dắt và điều khiển ý chí của mình một cách đủ vững vàng. (NGMTTL, 84 – 85)
Nhà kiến tạo dĩ thái (The ethereal builder) Nhà kiến tạo dĩ thái tức là Tinh linh (elemental) phụ trách việc kiến tạo thể xác con người. (KCVTT, 77)
Nhà ma thuật (Black Magician, hắc đạo, hắc thuật): Nhà ma thuật thực sự (true black magician) là một thực thể không có linh hồn (a soulless entity). Đây là một thực thể (a being) mà trong đó Chân Ngã – theo chúng ta hiểu thuật ngữ này hiện nay – không hiện hữu. Do đó, điều thường bị coi nhẹ và ít khi được hiểu rõ là họ không tồn tại trong các thể hồng trần (physical bodies). Thế giới của họ bao giờ cũng là thế giới của ảo tưởng. Từ cõi hạ trí, họ hoạt động trên chất cảm dục (desire matter) và trên các thể cảm dục của những người trên cõi trần đang bị chi phối bởi ảo giác (delusion) và bị cầm giữ trong xiềng xích của lòng ích kỷ và ngã chấp tột độ. Cái mà kẻ thiếu hiểu biết gọi là nhà ma thuật trên cõi trần chỉ là người nam hay người nữ nào đó nhạy cảm với hoặc là có liên quan với một nhà ma thuật chính cống trên cõi cảm dục. (LVHLT, 544–545)
Nhãn pháp (The eye doctrine): Là học thuyết của mắt của nhãn thông (vision) nhãn pháp chi phối kinh nghiệm thần bí. Nhãn pháp dựa vào quan hệ lưỡng phân giữa linh hồn với Phàm ngã. Nó bao hàm các liên hệ tinh thần, nhưng thái độ thiên về nhị nguyên luận hay là nhìn nhận các đối cực được hiểu ngầm trong đó. (CVĐĐ, 458)
Nhãn thông (Clairvoyance): Đây là năng lực thấy trên cõi cảm dục và là một trong các “siddhis” thấp hay quyền năng tâm thông thấp. Năng lực này được đạt tới nhờ sự nhạy cảm ở bề mặt của toàn bộ “thể cảm giác” (body of feeling”), lớp vỏ tình cảm và là nhận thức của giác quan được đem lên tình trạng rất cao. Ngoại trừ phần tương ứng cao của nó, tức nhận thức tâm linh, nó mang lại tính chất lừa dối và là tuyệt đỉnh của ảo lực (maya) hoặc ảo tưởng (illusion). (ASCLH, 68)
Nhãn thông biểu tượng (symbolic vision): Đây là năng lực của thể hạ trí và là nhân tố tạo ra việc nhìn thấy các màu sắc, các biểu tượng hình học, nhãn thông của chiều đo thứ tư, các giấc mơ và các linh thị vốn là kết quả của hoạt động thể trí chứ không phải là nhãn thông cõi cảm dục. Thường thường các nhãn thông này có tính cách tiên tri. (ASCLH, 68)
Nhãn thông cảm dục (Astral vision): Trong việc giảng dạy được ban ra trong vài thập niên tới, việc khai mở nhãn thông cảm dục và nhĩ thông cảm dục (astral hearing) sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, hoặc (nếu nó tồn tại) thì sau rốt phải bị chế ngự. (LVHLT, 166)
Nhãn thông cõi trí (clairvoyance on mental levels) Nhãn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các cõi trí và lúc đó chúng ta gọi nó là viễn cảm (telepathy). (SHLCTĐ, 8)
Nhãn thông dĩ thái (Etheric vision): – Đây là năng khiếu đang phát triển nhanh chóng của mắt người, mà sau rốt, nó nhìn thấy hào quang sức khỏe của mọi hình hài trong 4 giới của thiên nhiên, sẽ đưa tới việc nhận biết được các phóng phát sinh lực prana của mọi trung tâm lực sinh động và sẽ cho thấy tình trạng của các trung tâm lực này. (ASCLH, 68) … Nhãn thông dĩ thái là loại nhãn thông nhìn thấy được loại vật chất tinh anh hơn (finer matter) của cõi trần, tức là nhìn thấy những gì được gọi là các chất dĩ thái (ethers). (TTCNT, 132)
Nhãn thông thuần túy (Pure vision): Nhãn thông này là năng lực của linh hồn vốn là kiến thức thuần túy và được biểu lộ khi linh hồn dùng thể trí như là khí cụ nhãn thông của nó... Đồng thời với việc phát triển loại nhãn thông này, tuyến tùng quả trở nên linh hoạt và con mắt thứ ba (trong chất dĩ thái) phát triển với một hoạt động song hành. (ASCLH, 68–69)
Nhãn thông tinh thần (Spiritual vision or true perception, huệ nhãn): Loại nhãn thông này mở ra thế giới trực giác hay cõi bồ đề, và đưa người có được nó vượt qua các phân cảnh trừu tượng của cõi trí. Các sự vật thuần túy tinh thần và các mục tiêu căn bản ẩn dưới mọi biểu lộ đều được nhận ra theo cách đó, cũng như nhãn thông thuần túy cho phép người sở hữu được nó rút ra được tài nguyên minh triết thuần túy. Cùng với sự phát triển nhãn thông này, trung tâm lực trên tủy sống trở nên linh hoạt và hoa sen ngàn cánh khai mở. (ASCLH, 69)
Nhãn thông vũ trụ (cosmic sight): Loại nhãn thông này có bản chất không thể hình dung được (inconceivable) đối với con người và tiêu biểu cho nhận thức của các Đấng đang biểu lộ xuyên qua một hệ thống hành tinh trong một Thái Dương Hệ giống như con người biểu lộ xuyên qua các thể của mình. (ASCLH, 69–70)
Nhân hồn (human soul):
- Nhân hồn tức là Chân Ngã (Ego), một biến phân của linh hồn thế gian (world soul), vốn dĩ tự biểu lộ như một Phàm ngã (một tương ứng với tinh linh của hành tinh) và sau cùng, như một hồn tinh thần (spiritual soul) (một tương ứng với Hành Tinh Thượng Đế). (CTHNM, 113)
- Nhân hồn được tái hóa nhập (reabsorbed, được tái thu hút) vào đại hồn (oversoul) trước khi đầu thai trở lại.
(CTNM, 396)
- Nhân hồn được tái hóa nhập theo chu kỳ (periodically) vào hồn đang ứng linh (overshadowing soul). (CTNM, 433) – Trong đa số nhân loại, nguyên khí thứ năm, tức nhân hồn, vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. (GLBN 3, 318) – Thượng trí–Tuệ giác (Manas–Buddhi), Trí tuệ–minh triết (mind–wisdom) tự biểu lộ qua nhân hồn. (CTHNM, 281) – Chân Ngã luân hồi (re-incarnating Ego) tức là nhân hồn, gọi theo An Giáo là thể nguyên nhân (causal body). (CKMTTL, 136)
- Thượng trí (higher manas) tức là nhân hồn. (LVLCK, 457)
- Jivatma – nhân hồn. (LVLCK, 121)
- Chân Ngã hữu thức (conscious Ego) tức là nhân hồn. (GLBN III, 97)
Nhân hồn và hồn tinh thần Khi hai giai đoạn của Nghệ thuật Từ Trần kết thúc, linh hồn thoát xác trở nên thoát khỏi sự kềm chế của vật chất; linh hồn này được thanh luyện (tạm thời bằng các giai đoạn hoàn trả và loại bỏ) khỏi mọi sự nhiễm trược (contamination) của vật chất. Đạt được điều này không phải qua bất cứ hoạt động nào của hồn trong hình hài (soul in form), tức nhân hồn, mà là do kết quả của hoạt động của linh hồn trên cõi riêng của nó (tức là Hồn Tinh thần trên cõi Thượng trí–ND), Hồn Tinh thần này đang tách ra một phần của chính nó mà chúng ta gọi là nhân hồn. Về cơ bản, chính công việc của hồn đang phù trì (overshadowing soul, tức là Hồn Tinh thần–ND) mới là thực hiện điều này chứ hồn trong phàm ngã (soul in personality, tức Nhân hồn–ND) không hề làm việc đó. Trong giai đoạn này, nhân hồn chỉ đáp ứng với lực kéo (pull) hay lực thu hút (attractive force) của hồn tinh thần (spiritual soul) khi hồn tinh thần – với ý định có cân nhắc – kéo nhân hồn ra khỏi các lớp vỏ giam nhốt của nó. Sau đó, khi các diễn trình tiến hóa nối tiếp và linh hồn ngày càng kềm chế phàm ngã, chính là phần hồn bên trong các lớp vỏ giam nhốt này mới sẽ tạo ra – một cách hữu thức và có chú tâm – các giai đoạn từ trần. Trong các giai đoạn trước, việc giải thoát này (release) chỉ được tạo ra với sự trợ giúp của hồn tinh thần đang phù trì (overshadowing spiritual soul). Về sau, khi con người đang sống trên cõi trần với tư cách là linh hồn (tức nhân hồn–ND)– với sự liên tục đầy đủ của ý thức – chính linh hồn (soul–tức Nhân hồn) sẽ tiến hành các tiến trình tách ra, và lúc bấy giờ sẽ (với mục tiêu có định hướng) “tiến lên chỗ mà từ đó linh hồn (nhân hồn–ND) xuất phát”. (CTNM, 409–410)
Nhân loại thức (Human consciousness, nhân thức):
- Đây là ngã thức (self–consciousness), điểm giữa, trạng thái tâm thức 4. (LVLCK, 278)
- Nhân loại thức tức là sự hiểu biết (awareness) của một người trên cõi trần và ngày càng tăng trên cõi cảm dục và cõi
hạ trí. (LVLCK, 279)
- Ngã thức tức là biệt ngã thức (Individual consciousness).
(LVLCK, 243)
Nhân Luật: (Human Law): Nhân Luật có thể dùng như là các biện pháp có tính cách để giới hạn chớ không phải các biện pháp có tính cách trừng phạt. (CKMTTL, 153)
Nhân sâm (Mandragora, Mandrake): Nhân sâm là một loại cây có tính chất ma thuật tuyệt diệu (magic plant par excellence). Rễ của chúng không có cuống rõ ràng (apparent stalk), các lá lớn nhô ra từ đầu rễ giống như một túm lông lớn. Ở Tây Ban Nha, Ý, Tiểu Á, Syria, chúng không giống hình người lắm; còn trên đảo Candia và ở Karamania (xưa kia là một vùng đất ở Tiểu Á) gần thành phố Adan, chúng có hình người một cách kỳ lạ, được đánh giá rất cao như bùa hộ mệnh (amulet). Chúng được phụ nữ đeo, dùng làm bùa (charm) trị bệnh hiếm muộn và dùng vào nhiều mục đích khác nữa. Chúng đặc biệt có hiệu quả trong Ma thuật (Black Magic). (GLBN III, 40)
Nhẫn nhục (Kshnti):
- Kiên nhẫn, dịu dàng, sao cho không điều gì có thể làm
mất bình tĩnh. (TNVT, 178)
- Kiên nhẫn, một trong các Ba–la–mật (Ba–la–mật thứ ba
–ND). (NGMTTL, 181)
Nhập định, nhập thần (Contemplation hay Samadhi): X. Đại định.
Nhập hóa : X. Sự huyền đồng, Đồng nhất hóa huyền bí.
Nhập xác ( hay ám: obsession):
- Trong trường hợp nhập xác thì con người bị một thực thể tà vạy (evil entity) chiếm lấy và truyền cho ý tưởng...
Lúc nhập xác, tà lực (evil force) bắt Phàm ngã làm nô lệ, mà trong đa số trường hợp, Phàm ngã chỉ là ma hình (Shell). Hitler là một thí dụ của trường hợp này. Việc ám này tạo ra một hiệu lực lớn trên cõi trần và cõi cảm dục, nó nhanh chóng hơn và có kết quả trực tiếp, nhưng mãnh lực không được bền và hiệu quả tương đối tạm bợ. (SHLCTĐ, 307–308)
- Có 4 nguyên nhân nhập xác (causes of obsession)
- Yếu ớt của thể dĩ thái. Nguyên nhân này thuộc cõi trần và là kết quả của việc điều chỉnh sai vật chất ở cõi trần. Đó là kết quả của nghiệp quả và có trước khi sinh. Nữ thường gặp hơn nam.
- Thiếu sự phối kết giữa thể cảm dục với thể xác, và khi con người hoạt động trong thể cảm dục (như vào ban đêm), khó nhập trở lại thể xác, đó là cơ hội cho các thực thể khác nhập vào xác, ngăn chận việc chiếm hữu của Chân Ngã đích thực. Đây là cách nhập xác thường thấy nhất và tác động vào người có thể xác mạnh mẽ và các rung động của thể cảm dục cũng mạnh nhưng thể trí yếu ớt. Khi có xảy ra tranh giành, nó đưa tới cảnh la hét điên cuồng dữ dội và đưa tới các cơn bộc phát của người bị động kinh. Nam thường gặp trường hợp này hơn là nữ, vì đàn bà thường an trụ nhiều vào thể cảm dục.
- Một loại nhập xác ít xảy ra là nhập thể trí. Việc ám trí bao hàm việc đổi chỗ xảy ra trên cõi trí, do đó ít xảy ra. Thể xác và thể cảm dục vẫn hợp nhất nhưng Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại trong thể trí, trong khi thực thể ám (khoác lấy chất trí) nhập vào 2 thể thấp. Trong trường hợp ám thể cảm dục, Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại với thể cảm dục và thể trí mà không bị bỏ lại với thể xác. Nguyên nhân là thể trí quá phát triển còn thể cảm dục và thể xác tương đối yếu. Nam và nữ dễ bị như nhau.
- Một nguyên nhân nhập xác nữa dứt khoát là do các Huynh đệ hắc đạo.
–
Các loại thực thể nhập xác (The kinds of obsessing entities):
- Cac thực thể thoát xác thuộc hạng thấp kém đang chờ đi đầu thai và những kẻ thuộc trường hợp một và hai (xem mục nguyên nhân nhập xác) tìm được dịp mong muốn của họ.
- Những kẻ tự tử đang mong muốn hủy bỏ hành động và muốn trở lại tiếp xúc với cõi trần.
- Các vong linh (spirits) bám víu cõi trần, cả tốt lẫn xấu, do sự lo lắng cho những người thân thiết, cho công việc kinh doanh của họ, hoặc là muốn làm một chuyện quấy nào đó hay muốn hủy bỏ một hành động xấu xa nào đó, họ vội vàng và nhập xác theo trường hợp một và hai (mục nguyên nhân nhập xác).
- Các huynh đệ hắc đạo như đã nói ở trên, họ thừa cơ hội để nhập xác theo trường hợp 3 và 4. Họ cần các thể tiến hóa cao, không dùng các thể yếu hay thiếu tinh luyện. Trong trường hợp 3, sự yếu ớt chỉ tương đối do việc quá chú trọng vào thể trí.
- Các tinh linh thiên nhiên (elementals) và các thực thể dưới nhân loại có bản chất hiểm ác, chúng chờ chực vào cơ hội sơ suất nhất và vào nơi nào có rung động cùng tính chất với chúng.
- Một số thiên thần hạ đẳng, tuy vô hại nhưng tinh nghịch do tính rất khác thường (freakishness) và hay đùa bỡn (fun), họ nhập vào người khác giống như cách thích phô trương của trẻ con.
- Đôi khi các du khách (visitors) từ các hành tinh khác tìm cách nhập vào (enter) một vài con người tiến hóa cao vì các mục đích riêng của họ. Trường hợp này rất là hiếm có...
(TVTTHL, 124–126)
Nhất Nguyên Phái (Adwaita - B. Ph.) Một chi phái của Triết hệ Vedanta. Trường phái phi-nhịnguyên (non-dualistic/ A-dwaita) của triết học Vedanta (Vedantic philosophy) sáng lập bởi Sankaracharya, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử các hiền triết Bà La Môn (Brahmin). Hai trường phái khác là Nhị Nguyên Phái (Dwaitadualistic) và Visishtadwaita. Tất cả ba tự nhận là triết hệ Vedanta. (NGMTTL, 7)
Nhất quán (At–one–ment):
- Đối với các nhà nội môn (esotericists), toàn bộ vấn đề nhất quán có liên quan chặt chẽ với việc kiến tạo giác tuyến (antahkarana). Danh xưng này dành để chỉ tuyến (line) năng lượng linh hoạt nối liền các trạng thái khác nhau của con người với linh hồn và nó nắm giữ manh mối đối với chân lý huyền linh sau: “trước khi một người có thể bước lên Thánh đạo, y phải trở thành chính Thánh đạo”. Khi các rạn nứt đều được khắc phục, các điểm khủng hoảng khác nhau đều được vượt qua, và các dung hợp cần có (đó chỉ là các giai đoạn trong tiến trình) đã xảy ra, bấy giờ sự thống nhất (unification) hay là sự nhất quán xảy ra. Bấy giờ, người ta tiến vào các lĩnh vực năng lượng mới, nhận thức và chế ngự được chúng, và các lĩnh vực tâm thức mới sẽ mở ra trước mắt kẻ hành hương tiến hóa.
(TLHNM II, 447–448)
- Sự kết hợp (cohesion) tức là sự nhất quán.
(TLHNM II, 194)
- Sự thống nhất (unification) tức là sự nhất quán.
(TLHNM II, 447)
- Sự hợp nhất (fusion) tức là sự nhất quán. (CVĐĐ, 325)
Nhất tâm, Nhất tâm bất loạn (Tension): Ý nghĩa huyền bí của “nhất tâm” (chừng nào mà tôi có thể giải thích nó bằng ngôn từ hữu hạn) là “Ý chí tập trung bất biến” (“focused immovable Will”). Sự nhất tâm đúng đắn là sự đồng nhất hóa của bộ óc và linh hồn với trạng thái ý chí, và cách duy trì sự đồng nhất hóa đó – không đổi và không lay chuyển – bất luận ở vào tình huống và khó khăn nào. (CVĐĐ, 45)
Nhật Thần (Solar Gods):
- Ban cho con người hạ trí và thượng trí. (LVLCK, 614) – Nhật Tinh Quân là các “Thiên Thần Sa Đọa” – SD–II, 287. a/ Các Ngài sưởi ấm các bóng... các thể con người.
b/ Đến phiên các Ngài được sưởi ấm bởi Chân Thần hay Atma. c/ Các Ngài là Minh triết xà. d/ Bản chất của các Ngài là Tri thức và Bác Ái. e/ Các Ngài đến từ cõi trí vũ trụ. (LVLCK, 950)
Nhật Tinh Quân (Solar Lord):
- Chân Ngã (Ego) tức là Nhật Tinh Quân. (ĐĐNLVTD, 136)
- Solar Lord tức sun god, tức linh hồn. (CTNM, 342)
Nhị nguyên nguyên thủy (Primordial duality): Tinh thần và vật chất (Spirit and matter).(TLHNM II, 381)
Nhị nguyên thứ cấp (Secondary duality): Linh hồn và thể xác (Soul and body). (TLHNM II, 381)
Nhĩ thông (Clairaudience):
- Là nhận biết được tiếng nói của đại ảo tưởng (great illusion) và mang lại cho con người khả năng nghe được trên cõi cảm dục. Khi ở đúng chỗ và khi được kiểm soát từ bên trên nhờ sự hiểu biết, nhĩ thông giúp nghe được một vài trạng thái của biểu
hiện thiêng liêng trong ba cõi thấp. (ASCLH, 338)
- Nghe được trên cõi cảm dục, thường được gọi là nhĩ thông và có nghĩa là khả năng nghe được các âm thanh của cõi cảm dục. Đó là một quan năng vốn hiển lộ ra suốt toàn bộ thể cảm dục, và con người nghe bằng khắp hiện thể của mình chứ không chỉ bằng các cơ quan chuyên hóa, tức là hai tai, sản phẩm của tác động và phản tác động trên cõi trần. Tất nhiên điều này phải như thế do bởi bản chất dễ lưu chuyển của thể cảm dục. (LVLCK, 191)
Nhĩ thông bậc cao (Higher audience): Nhĩ thông bậc cao thể hiện trực tiếp từ thể trí đến thể trí. Đây không đúng hẵn là viễn cảm (telepathy) mà là một hình thức nghe trực tiếp. Vị huấn sư sẽ nói với đệ tử như người nói với người. Do đó, việc đàm thoại được tiến hành hoàn toàn trên các phân cảnh trí tuệ với các khả năng cao siêu như là điểm tập trung. Cần phải dùng các bí huyệt đầu và cả hai bí huyệt này phải được làm cho linh hoạt trước khi phương pháp này có thể được sử dụng. (LVHLT, 179)
Nhiên Đăng Phật: Dipankara, Buddha of fixed light (NGMTTL,102)
Nhiệt (heat):
- Các nội hỏa (internal fires) làm linh hoạt và đem lại sinh lực (vitalise), tự biểu lộ theo hai cách:
Thứ nhất là tiềm nhiệt (latent heat). Đây là nền tảng của chuyển động quay và là nguyên nhân của biểu lộ cố kết của dạng hình cầu của mọi sự sống, từ vi tử của Thượng Đế (logoic atom), vòng giới hạn của thái dương, xuống đến nguyên tử nhỏ nhất của nhà hóa học hoặc nhà vật lý học. Thứ hai là hoạt nhiệt (active heat). Điều này đưa đến kết quả là sự hoạt động và thôi thúc hướng tới của công cuộc tiến hóa vật chất. (LCVCK, 41–42) – Tiềm hỏa (latent fire) tức là thân nhiệt (bodily heat).
- Tiềm hỏa hay nội hỏa (latent or interior fire) sản sinh ra nội nhiệt (internal heat) vốn giúp cho Thái Dương Hệ tạo ra mọi hình thức sự sống. (LVLCK, 47, 53)
- Nhiệt chỉ là kết quả của sự ma sát (friction). (LVLCK, 803) Nhịp điệu (Rhythm, tiết tấu, tiết điệu):
Nhịp điệu có thể được mô tả là cử động nhịp nhàng, nó tự động đưa những ai vận dụng nó đi vào đúng một vài mãnh lực của Thiên Nhiên. Chính động tác có điều khiển đó được một nhóm người đồng loạt làm sẽ đưa tới kết quả là tạo được một vài chỉnh hợp và vài hiệu quả lên một số cá nhân hoặc lên cả nhóm. Do đó, tiết điệu có các mục đích: a/ Đưa một cơ thể hay một tập hợp nhiều cơ thể vào phạm vi tác động của một luồng thần lực. b/ Chỉnh đốn lại vật chất của một trong các thể hay của tất cả các thể, để trở thành bản chất của cá nhân trong một nhóm. c/ Bằng một vài cách cân bằng và sắp xếp theo dạng hình học nó hoà lẫn hào quang của các cá nhân trong một nhóm và làm cho các hào quang này thành hào quang hợp nhất của nhóm, nhờ đó tạo điều kiện cho dòng thần lực nhịp nhàng đi vào theo vài hướng đã định cho các mục tiêu đã được ấn định. Qua nhiều thời đại, việc này đã được hiểu rõ, cho dù các phương pháp, cách diễn tiến và các kết quả đều không được liệt kê hay hiểu biết một cách khoa học ngoại trừ trong các nhóm nội môn và huyền linh. Vào thời xa xưa trong cái được gọi là nghi thức của tà giáo, giá trị của nhịp điệu đã được hiểu rõ, ngay đến vua David, người soạn ra thánh vịnh (psalmist) của Do Thái, cũng đã nhảy múa trước Thiên Chúa (the Lord). Cách lắc lư thân mình theo một nhịp độ nào đó và cách nhún nhẩy (swinging) thân mình theo nhiều hướng khác nhau, đôi lúc nương theo thanh âm của nhạc khí, đều có một hiệu quả đặc biệt và nhất định trên vật chất của hai thể tinh anh. Do cử động nhịp nhàng này mà:
- Thần lực gom lại (tapped) theo cách này sẽ được hướng đến (tùy theo nhịp điệu) vào một bí huyệt nào đó của cơ thể.
- Chất liệu (matter) của thể cảm dục và thể hạ trí hoàn toàn được tái điều chỉnh và tái phối hợp, tạo ra một số hiệu quả có thể biểu hiện ở thể xác.
- Việc chỉnh hợp của các thể bị ảnh hưởng, và có thể bị lệch lạc hay không đúng chỗ, hoặc là chúng có thể được chỉnh hợp đúng và giao tiếp được với linh hồn thể.
(TVTTHL, 196–197)
Nho giáo (Khổng giáo): Confucianism.
Nhớ lại; X. Hồi ức.
Nhớ lại tiền kiếp (Memory of the immediate past): Thỉnh thoảng chúng ta thấy nhiều trẻ con nhớ được kiếp sống vừa qua (immediate past) của chúng, vì phần lớn các đứa trẻ này đã chết lúc còn nhỏ và được tái sinh hầu như tức khắc. Ở phương Tây, các trường hợp như thế hiếm hơn ở phương Đông, bởi vì ở phương Tây, những lời đầu tiên của một đứa trẻ như thế sẽ gặp phải sự không tin (disbelief) nên đứa trẻ sẽ mau lẹ mất sự tin tưởng vào chính ký ức (memories) của mình. Ở phương Đông, nơi mà niềm tin vào việc luân hồi rất phổ cập, các hồi ức của đứa trẻ đều được lắng nghe, và khi nào có dịp, chúng đều được kiểm chứng. (MTNX, 263–264)
Như Lai : Tathâgata, Presence.
Như thị ngã văn: Thus have I heard. (Ta có nghe như vậy).
Niết Bàn (Nirvana):
- Niết Bàn là trạng thái cao siêu nhất của chí phúc tâm linh (spiritual bliss) (TVTTHL, 356)
- Trạng thái mà vị cao đồ (adept) bước vào khi ba cõi thấp không còn “ràng buộc” Ngài được nữa do các khuynh hướng hay Karma của Ngài, trạng thái mà Ngài trải qua sau khi đã:
- a) Nhận được một số cuộc điểm đạo.
- Giải thoát khỏi ba cõi thấp.
- Kiến tạo được thể Christ của Ngài. (ASCLH, 31)
Niết Bàn thức (Atmic consciousness, linh thức): X. Linh thức Khi Niết Bàn thức phát triển nhờ vào trực giác thì vị đạo đồ có thể tiếp xúc với các nguồn dự trữ kiến thức có sẵn trong Chân Thần và nhờ đó học được các Quyền lực Từ. Khả năng này chỉ có được sau khi Đấng Chưởng Quản Địa Cầu đặt sát Điểm đạo Trượng vào vị đạo đồ. (TVTTHL, 263–264)
Nirmathana : Lửa do ma sát (fire produced by friction), như sự ma sát của hai miếng gỗ (pieces of wood). (LVLCK, 602)
Nội giới (Subjective world): Cảm dục giới (astral world) tức là nội giới. (LVLCK, 1130)
Nội môn (Esoteric, bí truyền): Từ ngữ “nội môn” để chỉ tất cả những gì không liên quan đến cuộc sống sắc tướng bình thường hay là tâm thức thông thường của con người trong ba cõi thấp. (CTNM, 683)
Nội môn học (Esoterism, Nội môn bí giáo):
- Một trong các định nghĩa không đầy đủ của nội môn học là nó liên quan đến những gì còn bị che giấu, và cho dù bị nghi ngờ, vẫn còn không được nhận biết. (GDTKNM, 59)
- Nội môn học không hề có bản chất thần bí và mơ hồ. Đó là một khoa học mà chủ yếu là khoa học về linh hồn của vạn vật – và có cách gọi, thực nghiệm, cách suy diễn và các định luật riêng của nó. (GDTKNM, 64)
- Nội môn học cũng có liên quan với việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa các lực (forces) và năng lượng (energy) và khả năng dùng năng lượng để củng cố và sau đó để sử dụng một cách có sáng tạo các lực đã tiếp nhận được; do đó là sự cứu rỗi.
(GDTKNM, 66) _Nội môn bí giáo tức là huyền linh học (occultism). (TLHNM, 451) – Người theo nội môn học (esotericist) là người tìm đạo (aspirant) và đệ tử (disciple). (ĐĐTKNM II, 165)
Nội ngã (Inner Self) Nội ngã tức là Manas. (CKMTTL, 146)
Nội nhãn thông (the eye of the inner vision, inner vision):
- Chính con mắt của nội nhãn thông, và kẻ nào mở được nó thì có thể điều khiển và kiềm chế năng lượng của vật chất, thấy được mọi vật trong Hiện Tại Vĩnh Cửu, do đó, giao tiếp với nguyên nhân nhiều hơn với hậu quả, đọc được trên tiên thiên ký ảnh và thấy được một cách tỏ tường. Như thế, kẻ sở hữu được nó có thể kiềm chế các nhà kiến tạo ở cấp thấp. (LVLCK, 1011)
- Việc chữa trị thể xác, cùng việc hiểu và nghiên cứu thích đáng về nó có thể được xúc tiến bởi người có được nội nhãn thông. Với năng lực nhìn thấy được trên các phân cảnh cảm dục của mình, y có thể hợp tác với vị thầy thuốc giác ngộ ngày nay và như vậy, bảo vệ cho thầy thuốc khỏi sự sai lầm, cho phép người này phán đoán đúng đắn về tìm mức căn bệnh, chỗ đau, cách trợ giúp và tiến triển của việc chữa trị. (TVTTHL, 244–245)
- Các cơ quan (organs) của nội nhãn thông là:
a/ Cơ quan bên ngoài .... Tuyến tùng quả ..... Hồng trần. b/ Cơ quan bên trong .... Mắt thứ ba ............ Dĩ thái
Chú ý: Đạo sinh phải thận trọng phân biệt giữa con mắt thứ ba với tuyến tùng quả– Xem SD–II, 308. “Con mắt thứ ba đã mất tác dụng và không còn hoạt động nữa”. Nó đã để lại một bằng chứng cho sự hiện hữu của nó trong tuyến tùng quả”. (LVLCK, 965)
Nội tuần hoàn (the inner round): Cuộc nội tuần hoàn là một chu kỳ huyền bí ít được nói tới. Nó không liên quan đến biểu hiện qua 7 hệ thống hành tinh hay các bầu hành tinh, nhưng có liên quan đến một vài khía cạnh của sự sống nội tâm hay linh hồn. (LVLCK, 211)
Nốt hay âm điệu (Note or tone):
- Mọi giới của thiên nhiên đều có nốt hay âm điệu riêng của nó và các linh âm (mantric sound), vốn có liên quan đến bất cứ tiến trình chuyển hóa nào trong giới đó, sẽ có nốt đó như là chủ âm (key) hay nốt căn bản.
- Khi Tinh thần và vật chất gióng lên cùng một nốt, sự tiến hóa sẽ dừng lại. Khi nốt của hình hài được ngân lên mạnh hơn nốt của Tinh thần, chúng ta có sự thu hút giữa các hình tướng. Khi nốt của Tinh thần được ngân lên mạnh hơn nốt của vật chất và sắc tướng, chúng ta có Tinh thần đẩy lui sắc tướng. Ở đây ta có nền tảng cho chiến trường sự sống và vô số giai đoạn trung gian của nó như sau: a/ Giai đoạn chế ngự của nốt hình hài là giai đoạn tiến hóa
giáng hạ (involution). b/ Giai đoạn Tinh thần xô đẩy hình hài là giai đoạn đấu tranh ở ba cõi thấp. c/ Giai đoạn thu hút của Tinh thần với Tinh thần, và kế tiếp triệt thoái ra khỏi hình hài là giai đoạn của Thánh Đạo. d/ Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh thần là giai đoạn của các cõi tiến hóa cao siêu.
- Nốt là kết quả của hoạt động chính xác (correct activity) … Bởi vì trong các nốt này, các nhóm thiên thần vốn là thần lực và năng lượng của các trung tâm lực (đó là các trung tâm lực trong vật chất) được tiếp xúc và được kềm chế. Nhờ sự hoạt động của các thiên thần này, được điều khiển thông qua các trung tâm lực, các lớp vỏ vật chất – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí – được tạo ra. (LVLCK, 495, 275, 625)
Nước của không gian (The waters of space, không gian thủy): Chúng ta đã tạo ra (generate) một thuật ngữ mà chúng ta gọi là dĩ thái (ether). Nói về mặt huyền linh, đây là cách hiện đại để diễn tả “nước của không gian”, đó là nước của ham muốn (waters of desire) mà chúng ta được ngâm tẩm (immerse) trong đó. Nó luôn luôn hạ xuống và dâng lên (ebb and flux) và là dòng sinh lực (stream of life) tạo thành 49 kiểu mẫu (types) năng lượng, nó đang tuôn đổ xuyên qua hoa sen Chân Ngã của vũ trụ, và (từ đó tỏa vươn ra) với phạm vi duy trì của nó, nuôi dưỡng mọi hình hài – của thái dương, hành tinh hay của con người – mà nó chịu trách nhiệm. (LVHLT, 275)
Nụ hôn thánh thiện (the holy kiss) “Nụ hôn thánh thện tức là sự hợp nhất (reunion) của linh hồn với chất liệu (substance) mà từ đó linh hồn xuất phát – ấy là tinh thần (spirit). (CKMTTL, 86) O
O.M.: Khi được ngân lên đúng cách, O.M. giải thoát linh hồn khỏi lĩnh vực của ảo cảm và mê hoặc. Đó là âm thanh giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại lên Chốn Huyền bí của Đấng Tối Cao khi tất cả mọi Linh từ và âm thanh khác đều thất bại. Nó không phải là âm thanh tam phân như A.U.M. mà là âm thanh nhị phân, có nghĩa là liên quan của tinh thần và linh hồn, của sự sống và ý thức. (CVĐĐ, 52–53) – Khi được ngân lên với tư tưởng có chủ đích (intent thought) đàng sau), OM sẽ tác động như một tác nhân phá vỡ (disturber), một tác nhân tháo lỏng (loosener) của chất liệu trọng trược (coarse matter) của thể tư tưởng, thể tình cảm và của thể xác. Khi được ngân lên (sounded forth) với đạo tâm tinh thần mãnh liệt ở đàng sau, nó sẽ tác động như là một phương tiện (medium) thu hút và tập trung các cấu tử (particle) chất liệu tinh khiết để lấp đầy (fill) các chỗ trống (places) của các phân tử bị ném ra trước đó. (LVHLT, 140) P
Parabraman (Đại Phạm Thiên): - Parabraman tức là Adi-Buddha. (Thư của Ch.S. 379) -Theo phái Vedanta, Parabraman được gọi là Bí Nhiệm Bất Khả Thuyết (Unspeakable Mystery). (LVLCK, 610)
Parjanya : tức là mưa (rain). (LVLCK, 1083)
Pavaka : X. Vaidyuta.
Pavamana : X. Nirvathana.
Phải biết dửng dưng phớt lờ (Must be cold) Kẻ tìm kiếm tri thức sẽ không đắm sa vào đam mê và luyến ái, vì các đam mê luyến ái này bào mòn thân xác ở cõi trần, cùng với năng lực huyền bí của chính chúng; và kẻ nào muốn đạt mục tiêu của mình, cần phải biết dửng dưng, phớt lờ. (Thư của Ch. S, 137)
Phá ngã chấp (Decentralisation): X. Diệt ngã chấp.
Phàm Ngã (Personality, Phàm nhân)
- Phàm ngã là một con người có tính chia rẻ.
- Phàm ngã là kẻ hoạt động với sự phối kết, nhờ bởi thiên tư của mình và sự ổn định tương đối của bản chất tình cảm của mình và các tuyến nội tiết lành mạnh và còn nguyên vẹn của mình.
- Phàm ngã là một người có ý thức về số mệnh.
- Phàm ngã là một con người hội nhập đầy đủ.
- Một người có thể được xem như là Phàm ngã thực sự khi trạng thái hình hài và bản chất linh hồn được nhất quán.
(TLHNM–II, 264–267)
- Phàm ngã là sự kết hợp ba phần của các lực, tạo ấn tượng và tuyệt đối kềm chế trạng thái thứ tư của Phàm ngã, đó là thể xác trọng trược. Ba loại năng lượng của Phàm ngã là thể dĩ thái (vốn là hiện thể của năng lượng sinh lực – vital energy), thể cảm dục (vốn là hiện thể của năng lượng cảm giác – feeling energy or sentient force) và thể trí (vốn là hiện thể của năng lượng thông tuệ – intelligent energy – của ý chí được dành riêng cho trạng thái sáng tạo chiếm ưu thế). (TLHNM–II, 8)
- Theo bản chất riêng của nó, cơ thể con người (mechanism) cũng là sự pha trộn hay phối hợp của các năng lượng, năng lượng của chính vật chất lấy dạng thức của cấu tạo nguyên tử của thể xác, cộng với sinh lực (vitality) làm linh hoạt thể xác đó, và thứ hai, năng lượng của thể mà ta gọi là thể cảm dục, được phân biệt bằng sự nhạy cảm, hoạt động tình cảm và mãnh lực thu hút mà ta gọi là dục vọng. Sau cùng, có năng lượng của chính thể trí. Bốn loại năng lượng này tạo thành cái mà ta gọi là Phàm ngã … (TLHNM–II, 8)
- Bốn năng lượng của Phàm ngã – năng lượng nguyên tử (atomic energy), năng lượng sinh lực, năng lượng cảm giác và năng lượng trí tuệ (mental energy) – cộng với hai năng lượng của linh hồn, tạo thành sáu năng lượng được con người sử dụng trong kinh nghiệm sống; nhưng năng lượng của nguyên tử thường không được kể đến như năng lượng của con người vì nó đồng nhất trong cách sử dụng trong mọi hình thức sự sống trong tất cả các giới, do đó, con người được xem như một tổng thể có năm năng lượng chứ không phải là sáu.
(TLHNM–II, 67–68) – Personality tức là phàm ngã (lower self). (LVLCK, 47) – Kiếp sống của một phàm ngã bắt đầu khi Chủ thể Tư tưởng (Thinker, Linh hồn) tạo ra thể hạ trí mới của mình, và kiếp sống đó kéo dài cho đến khi thể hạ trí đó tan rã vào cuối kiếp sống của nó ở cõi sắc tướng của Devachan (form–world of Devachan). (MTNX, 177)
Phàm ngã hội nhập (Integrated personality): X. thêm Con người, phân loại.
- Tạo ra một nhịp cầu giữa não bộ – thể trí – linh hồn, như thế là tạo ra một phàm ngã hội nhập, đó là một biểu lộ đang phát triển một cách vững chắc của linh hồn bên trong. (GDTKNM, 6)
- Nối liền lổ hổng giữa các trạng thái khác nhau của phàm ngã để cho một phàm ngã hội nhập xuất hiện. (GDTKNM, 26)
Phải và trái (the Right and the Wrong): Điều Phải là những gì hài hòa (in harmony) với đại luật (great law), mang lại chí phúc (bliss), còn điều Trái là những gì xung khắc (in conflict) với đại luật, đưa tới đau khổ (misery). (KCVTT, 282)
Phản chiếu (Reflection): Nói chung, thuật ngữ “phản chiếu” được dùng khi một mãnh lực (force) biểu lộ trên một cõi cao, tự hiện lại (show itself again) trên một cõi thấp và bị chi phối bởi một loại vật chất thô hơn trong biểu lộ thấp đó, cho nên một ít hiệu năng (effective energy) của mãnh lực đó bị mất đi và lực đó tự hiện ra dưới hình thức yếu ớt hơn. (KCVTT, 46–47)
Phán đoán (Judge): Khi càng hiểu biết nhiều, người ta càng ít phán đoán (as one knows more, one judges less). Dè dặt khi đưa ra ý kiến là đường lối tốt nhất cho kẻ bàng quan khôn ngoan, vì y chưa có được nội nhãn thông để thấy sắc thái (colour), cũng như chưa có được nhĩ thông (occult hearing) để nhận biết được nốt của con người. (TVTTHL, 21)
Pháp thân (Dharmakaya): -Thể Dharmakaya là thể (body) của Đức Phật hoàn thiện, nghĩa là không phải là một thể gì hết mà chỉ là linh khí lý tưởng (ideal breath); tâm thức hòa hợp vào toàn linh thức (universal consciousness) hay là linh hồn mà không có một thuộc tính nào. (LVLCK, 1193) - Dharmakaya tức là Bản Thể lan tỏa trong vũ trụ (the universally diffused Essence) (Thư của Chân Sư , 379)
Pháp thuật (magic):
- Kỹ xảo của pháp thuật thiêng liêng bao gồm trong khả năng nhận thức tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang) và – bằng cách dùng các năng lực linh hồn của Tinh thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ vô hình, và trong các hoạt động như thế, cái Trên và cái Dưới phải được mang lại chung với nhau và để tác động một cách hài hòa. Pháp thuật là cái thứ nhì trong 4 minh triết cổ đại và là đại minh triết pháp thuật (great maha Vidya) trong văn liệu Vạn Pháp Kỳ thư. Nó cần ánh sáng của minh triết cổ đại thứ tư (Atma Vidya) chiếu rọi vào để trở thành huyền linh thuật
(White magic) – SD–I, 192. (LVLCK, 984)
- Pháp thuật (Magic, SD–I, 284)
- Pháp thuật là một khoa học thiêng liêng đưa đến việc tham gia vào các đặc điểm tiêu biểu của chính thánh linh.
- Mọi hoạt động pháp thuật bao gồm trong việc giải thoát chính con người ra khỏi các khúc cuộn của con rắn xưa cũ.
- Mục tiêu của kỹ xảo pháp thuật là sự hoàn thiện của con người.
- Pháp thuật khám phá ra tinh hoa và khả năng của mọi sự việc.
- Pháp thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa.
- Pháp thuật là toàn thể tri thức thiên nhiên.
- Pháp thuật không hàm ý việc vi phạm các định luật của thiên nhiên.
- Nền tảng của pháp thuật:
- Pháp thuật dựa vào các năng lực nội tại trong linh hồn của con người.
- Tam bộ của thiên nhiên là ổ khóa của pháp thuật.
Tam bộ của con người là chìa khóa hợp với ổ khóa đó.
- Pháp thuật là tâm lý học huyền linh.
- Cảm dục quang là tác nhân chính của pháp thuật (LVLCK, 982)
Phát xạ (Bức xạ, Radiation): Phát xạ là sự chuyển hóa trong tiến trình hoàn thành. Chuyển hóa vốn là sự giải thoát của tinh chất ngõ hầu nó có thể tìm được một trung tâm mới, tiến trình có thể được hiểu như là tính chất phóng xạ, hiểu theo mặt chuyên môn và áp dụng cho tất cả các thể nguyên tử, không trừ một thể nào. Chỉ gần đây, khoa học mới biết đến chất radium (một thí dụ của tiến trình chuyển hóa) chỉ là lỗi lầm của khoa học. Khi điều này được hiểu rõ hơn, người ta sẽ thấy rằng mọi bức xạ, như là từ lực (magnetism) hay phóng phát tâm thông chỉ là diễn trình chuyển hóa đang tiến hành trên một mức rộng lớn. Ở đây, điểm cần phải hiểu là tiến trình chuyển hóa khi có hiệu quả, nhìn theo bề ngoài, là kết quả của các yếu tố bên ngoài. Về căn bản thì đó là kết quả của hạt nhân tích cực bên trong của mãnh lực hay sự sống đang đạt tới một mức rung động khủng khiếp đến nỗi sau rốt, nó phân tán các điện tử hay các điểm âm (negative points) vốn tạo thành khối cầu ảnh hưởng của nó và phân tán chúng ở khoảng cách xa đến mức mà Định luật Đẩy chi phối. Bấy giờ, chúng không còn bị hút vào trung tâm ban đầu nữa mà tìm kiếm một trung tâm khác. Khối cầu nguyên tử, nếu tôi có thể nói như thế, tan rả ra, các điện tử chịu ảnh hưởng của Định luật Đẩy, tinh chất trung ương thoát ra và tìm kiếm một khối cầu mới, hiểu về mặt huyền linh. (LVLCK, 478) – Bức xạ là hiệu ứng bên ngoài được tạo ra bởi mọi hình hài trong mọi giới khi hoạt động bên trong của chúng đạt đến một giai đoạn hoạt động rung động đến mức mà các bức tường giam nhốt của hình hài không còn tạo ra chỗ cầm giữ được nữa mà để cho các tinh chất bên trong chủ thể thoát ra ngoài.(LVLCK, 1060)
Phẩm tính (Quality, Tính chất, Phẩm đức): Tôi sẽ dùng từ ngữ Phẩm tính để diễn tả Ngôi Hai, Con của Thượng Đế, Christ vũ trụ lâm phàm trong hình hài – một hình hài được sinh ra do mối liên hệ của tinh thần và vật chất. (TLHNM I, 18)
- … Ba phẩm tính của Thượng Đế: thông tuệ (intelligence), bác ái–minh triết (love–wisdom) và ý chí (will) hay quyền năng (power). (TTCNT, 98)
Phân biện (Viveka, discrimination): Tư ngữ Bắc Phạn Viveka có nghĩa là phân biện. Chính bước đầu tiên trên con đường huyền linh học ... là sự phân biện giữa thực với hư, giữa bản thể (substance) với hiện tượng (phenomenon), giữa Ngã (Self) với Phi Ngã (Not–Self), giữa tinh thần với vật chất. (ĐĐTNLVTD, 225)
Phân cảnh Chân Ngã (Egoic levels):
- Các phân cảnh Chân Ngã là ba cõi phụ cao (higher subplanes) của cõi trí. (LVLCK, 850)
Phan cảnh vi tử (Phân cảnh nguyên tử, Cõi phụ nguyên tử, Atomic subplane): Vật chất của Thái Dương Hệ được các nhà huyền linh học chia thành 7 cảnh (cõi, plane) hay trạng thái (states), cảnh cao nhất là cảnh vi tử. Tương tự, mỗi một trong 7 cảnh được chia thành 7 phân cảnh, cái cao nhất được gọi là phân cảnh vi tử. Do đó, có 49 phân cảnh (cõi phụ), trong đó có 7 phân cảnh vi tử. (ĐĐTNLVTD, 216)
Phân chia giới tính (Separation of the sexes): Tội lỗi của kẻ không có thể trí (the mindless) có liên quan với thời kỳ phân chia giới tính vào đầu giống dân chính thứ ba (early third rootrace), căn chủng Lemuria. (LVLCK, 563)
Phân hủy (Disintegrate, làm tan rã): Phân hủy tức là rút năng lượng ra khỏi. (LVLCK, 952)
Phân thân (Emanation): Một dòng thần lực (stream of force) tức là một phân thân. (LVLCK, 69)
Phật (Buddha): Danh xưng dành cho Đức Gautama (Cồ Đàm). Ngài ra đời ở Ấn Độ vào khoảng năm 621 trước Thiên Chúa, trở thành Đức Phật toàn giác (full Buddha) năm 592 trước Thiên Chúa. Đức Phật là “Đấng Giác Ngộ” (the “Enlightened”) và đã đạt được mức tri thức cao nhất có thể có được đối với con người trong Thái Dương Hệ này. (ĐĐTNLVTD, 216)
Phật giáo (Buddhism): Phật giáo là triết lý tôn giáo (religious philosophy) do Đức Phật Thích Ca dạy ra. Hiện nay, Phật giáo chia làm hai giáo hội rõ rệt: Nam Tông và Bắc Tông. Nam Tông được cho là gần với nguyên thủy hơn vì đã bảo tồn một cách cẩn thận hơn các giáo huấn ban đầu của Đức Phật. Phật giáo Bắc Tông được giới hạn vào các nước như Tây Tạng (Thibet), Trung Hoa (China) và Nê–pan (Nepaul). Nhưng sự phân biệt này không được chính xác. Ngoại trừ phần giáo lý tầm phào, có lẽ Phật giáo Nam Tông đi gần và thực sự không đi lệch khỏi các giáo huấn dành cho đại chúng hay hiển giáo của Đức Thích Ca, nhờ bởi nhiều cuộc kiết tập (councils) được tổ chức sau khi Đức Bổn Sư viên tịch. Giáo hội Bắc Tông là kết quả của giáo huấn bí truyền của Phật Thích Ca mà Ngài chỉ dạy riêng cho các Tỳ Khưu và La Hán được tuyển chọn của Ngài. Trong thời đại chúng ta, Phật giáo không thể được phán đoán một cách đúng đắn thực sự bằng hình thức này hoặc hình thức kia trong số các hình thức đại chúng công truyền của nó. Phật giáo chân chính chỉ có thể được đánh giá bằng cách phối hợp phần triết học của Nam Tông và phần siêu hình học của Bắc Tông. Nếu một bên có vẻ quá đả phá thần tượng và cứng nhắc thì bên kia quá siêu hình và siêu việt, các sự kiện bị chứa đầy cỏ dại của học thuyết ngoại lai của Ấn Độ – nhiều vị thần của Đền Thờ Phiếm Thần đã được đem trồng vào mảnh đất Tây Tạng dưới các tên mới – đó là do cách diễn tả đại chúng của Phật giáo trong cả hai giáo hội. Một cách tương tự, cả hai giáo hội có mối liên hệ nhau như Đạo Tin Lành so với Thiên Chúa giáo La Mã. Cả hai đều sai lầm do quá nhiệt tâm và do các giải thích lầm lạc, mặc dù không một tu sĩ Nam Tông lẫn tu sĩ Bắc Tông nào đã bao giờ cố tình đi lệch khỏi Chân Lý, vả lại, họ còn hành động theo các mệnh lệnh của giai cấp tăng lữ, theo tham vọng, hay theo lợi lộc và quyền hành cá nhân như các giáo hội sau này đã làm. (CKMTTL, 245)
Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Tiểu Thừa (Mahyna system or School of the Great Vehicle, H
ỵnayna System or school of the Little Vehicle). Hệ thống Phật giáo Tiểu Thừa phát triển từ thời rất xa xưa; trong khi Hệ thống Đại Thừa về sau mới có, chỉ phát sinh sau khi Đưc Phật tịch diệt. (GLBN I, 112)
Phi ngã (Not–Self): Phi ngã tức là Phàm ngã (lower self). (LVLCK, 1135)
Phiếm thần thuyết : Pantheism.
Phò trợ vô hình (Invisible helpers): Các Chân Ngã tiến hóa và những người có khuynh hướng tâm linh mà chưa ở trên Con Đường Dự Bị (Probationary Path) được tham dự các buổi giảng do các đệ tử giảng dạy. Đôi khi, các đệ tử được điểm đạo cũng hướng dẫn họ trong các buổi học quan trọng. Công việc của họ đơn giản hơn nhiều, mặc dù theo quan điểm trần tục vẫn có tính cách huyền linh, và họ học dưới sự trông coi để trở thành các vị phò trợ vô hình. Các vị phò trợ vô hình thường được chọn trong số các Chân Ngã tiến hóa nhiều. (ĐĐNLVTD, 65)
Phong (Air): Phong (không khí) là biến phân (differentiation) của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi trực giác, cõi Bồ Đề. (LVLCK, 43)
Phóng hiện (Precipitation): Hiện tượng phóng hiện là việc thu nạp các năng lượng được sắp xếp dưới một hình thức nào đó, ngõ hầu diễn tả ý tưởng của một Chủ Thể Tư Tưởng sáng tạo nào đó, và được phẩm định hay tiêu biểu đặc điểm bằng bản chất tư tưởng của chủ thể ấy và được giữ dưới hình thức đặc biệt đó bao lâu mà tư tưởng của y vẫn còn mạnh mẽ. (LVHLT, 552)
Phòng Ký Ảnh (Halls of Records): Các Chân Sư có các Phòng Ký ảnh của các Ngài với một hệ thống bảng biểu mà chúng ta không thể hiểu được vì mức vĩ đại và tất nhiên là các phức tạp của nó, các biểu đồ được chứa trong các phòng này. Các biểu đồ đó do một Đức Đế Quân (Chohan) của một Cung trông coi, mỗi cung có tập hợp các biểu đồ riêng của cung mình. Được sắp thành nhiều hạng mục (sections) liên quan đến các Chân Nhân đang lâm phàm, không lâm phàm và hoàn thiện, các biểu đồ này lại được các vị bảo quản phụ trông coi. Các Nghiệp Quả Tinh Quân (Lipika Lords) với một đoàn đông đúc gồm nhiều vị trợ giúp của các Ngài thường sử dụng các biểu đồ này nhiều nhất. Nhiều Chân Nhân bỏ xác đang chờ đầu thai hoặc vừa mới lìa trần, hy sinh thì giờ của họ trên thiên đường để phụ giúp vào công việc này. Các Phòng Ký ảnh này hầu hết ở trên các cõi phụ thấp nhất của cõi trí và các cõi phụ cao nhất của cõi cảm dục, vì ở đó, chúng có thể được sử dụng một cách đầy đủ nhất và dễ đạt tới nhất. (ĐĐNLVTD, 68–69)
Phòng Vô Minh (Hall of Ignorance): Việc đồng nhất hóa với hiện tượng giới và việc sử dụng các cơ quan tri giác hướng ngoại, bao gồm thời kỳ mà Chân Nhân trải qua trong cái gọi là Phòng Vô Minh (cõi hồng trần).
Phòng Học Tập (Hall of Learning): Sự chán ngấy (satiety), sự bồn chồn (restlessness) và việc tìm kiếm tri thức về Chân Ngã hay linh hồn đặc trưng cho thời kỳ được trải qua trong Phòng Học Tập (cõi cảm dục và cõi hạ trí).
Phòng Minh triết (Hall of Wisdom): Sự nhận thức, sự mở rộng tâm thức và sự đồng nhất hóa với Chân Nhân bao gồm thời kỳ được trải qua trong Phòng Minh triết (cõi Thượng Trí và cõi Bồ Đề). Các thuật ngữ sự sống nhân loại (human life), sự sống thần bí (mystic life) và sự sống huyền linh (occult life) được áp dụng cho ba giai đoạn này. (ASCLH, 169) – Theo ý nghĩa nội môn, nhóm từ “Phòng Minh triết” mô tả một giai đoạn tâm thức (stage of consciousness) chứ không phải một vị trí (location). (LVLCK, 534)
Phối ngẫu trên trời (”Mariage in the heavens”): Được diễn tả bằng một biểu tượng tô đậm, nhóm từ này hình tượng hóa sự hợp nhất hoàn toàn giữa cái ngoài với cái trong (outer and inner), ngoại cảnh (objective) với nội tâm (subjective), giữa tinh thần với vật chất và giữa sắc tướng (the physical) với bản thể (the essential). (TLHNM II, 48)
Phụ chủng (Subrace): – Bảy phụ chủng hợp thành một căn chủng (rootrace). (LVLCK, 62) – Phụ chủng thứ năm của căn chủng thứ năm (căn chủng Aryan) là Anglo–Saxon. (ASCLH, ix)
Phụ chủng 7 của căn chủng 4 (Seventh sub–race of the fourth root race): Đa số nhân loại thuộc về phụ chủng thứ bảy của căn chủng thứ tư – đó là người Trung Hoa (Chinamen) và các nhánh nhỏ của chủng tộc này, như người Mã Lai (Malayans), Mông Cổ (Mongolians), Tây Tạng (Tibetans), Hung Ga Ri (Hungarians), Phần Lan (Finns) và ngay cả người Esquimaux, tất cả đều là các tàn tích của phụ chủng cuối cùng này. (GLBN III, 185)
Phục hồi (Work of Restitution): Tác động phục hồi có nghĩa là việc hoàn trả hình hài sắc tướng về nguồn chứa căn bản của vật chất; còn đối với linh hồn thì năng lượng tinh thần thiêng liêng trở về cội nguồn của nó – hoặc là trên các phân cảnh linh hồn, hoặc là trên các phân cảnh Chân Thần, tùy theo trình độ tiến hóa. Việc phục hồi này hầu hết là công việc của nhân hồn bên trong thể xác và có liên quan đến cả hai bí huyệt tim và đầu. (CTNM, 394–395)
Phục sinh (Resurrection): Phục sinh là chủ âm của thiên nhiên; sự chết thì không phải. Sự chết chỉ là tiền phòng (ante–chamber) của sự phục sinh. Phục sinh là manh mối cho thế giới ý nghĩa (world of meaning) và là chủ đề căn bản của tất cả các tôn giáo trên thế giới – quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự phục sinh của tinh thần trong con người, trong mọi hình hài, trong mọi giới là mục tiêu của toàn thể diễn trình tiến hóa và điều này bao hàm việc thoát khỏi chủ nghĩa vật chất và tính ích kỷ. Trong sự phục sinh đó, tiến hóa và tử vong chỉ là các giai đoạn chuẩn bị và quen thuộc. (SHLCTĐ, 469–470)
Phụng sự (Service): – Về bản thể, phụng sự là phương pháp khoa học để biểu hiện bác ái– minh triết dưới ảnh hưởng của cung này hay cung khác trong số 7 cung, tùy theo cung linh hồn của vị đệ tử đang phụng sự. (CTHNM, 494) – Là một từ ngữ khác để chỉ việc sử dụng mãnh lực của linh hồn (soul force) cho lợi ích của tập thể. (LVHLT, 205)
Phương pháp sinh sản (Methods of reproduction): Trình tự tiến hóa (progressive order) của các phương pháp sinh sản, theo sự tiết lộ của khoa học, là một xác nhận rõ rệt đối với Nhân Chủng Học Huyền bí (Esoteric Ethnology). Các dữ kiện được liệt kê sau đây cũng đủ để minh chứng sự xác quyết của chúng ta: 1/
Phân thân (Fission, nứt ra): a/ Cách này được thấy trong việc phân chia (division) làm hai của đốm nguyên sinh chất thuần chất (homo-geneous speck of protoplasm), thấy có ở loài moneron (sinh vật đơn bào không nhân) hoặc là con a–mip (amoeba). b/ Cách phân chia của tế bào có nhân, trong đó, nhân tế bào tách ra làm hai nhân nhỏ, mỗi nhân nhỏ hoặc là phát triển bên trong vách tế bào nguyên thủy, hoặc xé rách vách tế bào đó và phát triển ở bên ngoài như là các thực thể độc lập. (Cách sinh sản của căn chủng thứ nhất cũng như thế). 2/
Nẩy chồi (Budding): Một phần nhỏ của cấu trúc mẹ (parent structure) phồng to ra ở bên ngoài và sau cùng tách ra khỏi thân mẹ, phát triển đến kích cở của cơ thể mẹ; đó là trường hợp của nhiều loại thực vật, cây bạch đầu ông (sea–anemone) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai). 3/
Bào tử (Spores): Cơ thể mẹ phóng xuất ra một tế bào đơn độc, tế bào này phát triển thành một cơ thể đa bào (multicellular) sản sinh ra các đặc điểm giống cơ thể mẹ; đây là cách sinh sản của vi khuẩn (bacteria) và rong rêu (mosses). 4/
Lưỡng phái (Intermediate Hermaphroditism): Các cơ quan đực và cái có sẵn trong cùng một cá thể; đó là trường hợp của đa số thực vật, giun sán (worms) và ốc sên (snails) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai và đầu Căn chủng thứ ba.). 5/
Kết hợp phái tính thực sự (True sexual Union): Đây là cách sinh sản ở giai đoạn sau của Căn chủng thứ ba. (GLBN III, 173–174)
Phương pháp tiến hóa (Method of evolution): Phương pháp tiến hóa được xem như là một phương pháp kép. Con người được dạy rằng y tiến hóa và trở nên hiểu biết trước tiên nhờ có năm giác quan, sau đó, nhờ sự phát triển khả năng phân biện (faculty of discrimination), kết hợp với lòng vô sở dục (coupled with dispassion). (TTCNT, 106)
Planetary Spirit : Planetary Spirit là một danh xưng khác dành cho Thượng Đế của hành tinh chúng ta, một trong “Bảy Tinh Quân trước Thánh Tòa” và do đó, là một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Men). Ngài đang ở trên cung tiến hóa thăng thượng của vũ trụ và đã trải qua nhiều giai đoạn vượt quá các giai đoạn của con người. (LVLCK, 105)
Plato (Platon, Pháp ngữ): – Plato là đệ tử được điểm đạo. (GLBN III, 268) – Giống như Khổng Tử, Plato thuộc giai tầng tiến hóa cao về trí tuệ, tâm linh và tinh thần. Dầu đang ở trong cuộc tuần hoàn 4, ông có trình độ tiến hóa cực cao của cuộc tuần hoàn 5. (GLBN I, 216)
Pleroma : Tức là linh hồn thế giới (universal soul). (LVLCK, 685)
Pingala: X. Hữu hỏa kỳ kinh.
Poseidonis: Đảo cuối cùng của Châu Atlantis bị chìm xuống biển cách đây 11.446 năm. (Thư của Ch. S.- Bức thư 93B, tức ML 23B tháng 10-1882)
Pradhna :
- Trạng thái hiện tồn thuần túy tinh thần (state or pure spiritual being).
- Chất liệu nguyên thủy không thể dung giải (unresovable primary substance), vật chất kết hợp với tinh thần, chưa bị biến phân, vẫn chưa có sắc tướng hoặc dấu hiệu phân biệt (distinguishing mark). (ASCLH, 99)
- Akasha (tiên thiên khí) là Pradhna (Hồng Mông nhất khí) dưới một dạng thức khác.
- Mahat (Toàn Linh Trí) là sản phẩm đầu tiên (first product) của Pradhna. (GLBN I, 300–301)
Prakriti (Vật chất):
- Danh xưng này có nguồn gốc do chức năng của nó như là nguyên nhân thuộc vật chất (material cause) của cuộc tiến hóa đầu tiên của vũ trụ. Có thể nói nó được cấu tạo bằng 2 ngữ căn: “pra” là biểu hiện (to manifest) và “krita” là khiến cho (make); có nghĩa là những gì khiến cho vũ trụ tự biểu hiện.
(ĐĐTNLVTD, 222)
- Prakriti (vật chất) bao giờ cũng bị gọi là Hão Huyền (My), Ảo tưởng (Illusion) và có số phận chịu diệt vong (is doomed to disappear) với mọi cái khác, kể cả các thần (the Gods) vào Chu Kỳ Quy Nguyên (Pralaya). (GLBN I, 299)
Pralaya : X. Qui nguyên.
Prana: X. Sinh khí, thần kinh lực.
Pranayama (X. Điều khí): Tức là khoa học về hơi thở hay về năng lượng của prana. (ASCLH, 77)
Prarabdha Karma : X. Nghiệp quả.
Prajapatis : Các Tổ Phụ (Progenitors); Các Đấng ban sự sống (givers of life) cho vạn vật trên quả đất này. Có 7 và kế đó là 10 Đấng tương ứng với 7 và 10 Sephiroth. Về vũ trụ, các Ngài là 7 Thánh Triết (Rishis) của Đại Hùng Tinh. Về Thái Dương Hệ, các Ngài là 7 Hành Tinh Thượng Đế (seven planetary Logoi), còn theo quan điểm của hành tinh chúng ta, các Ngài là bảy vị Kumaras. (LVLCK, 692)
Purusha:
- Bản ngã tâm linh (spiritual self). Bản ngã biểu hiện. Theo nghĩa đen, từ này là “Người cư trú trong thành phố” – nghĩa là trong thân thể. Nó có nguồn gốc tiếng Bắc Phạn, “pura” nghĩa là thành phố hay thân thể và “usha” dẫn xuất ở động từ “vas” là cư trú (dwell). (ĐĐTNLVTD, 223)
- Purusa, linh hồn (soul). (ASCLH, 100)
- – Purusa tức là tinh thần. (ASCLH, 320)
- Purusha … Bác Ái–Minh triết. Trạng thái Vishnu.
(LVLCK, 293) Q
Quá độ và lệch lạc về tính dục (Excess and perversion) Những ai làm cho thân xác mình trở nên suy nhược do sự quá độ và bại hoại (lệch lạc) tính dục sẽ phải đầu thai với thân hình dị dạng (deformed), mắc bệnh động kinh (epileptic), kèm theo một loại bệnh nào đó hoặc mắc một khiếm khuyết nào đó trong não bộ, ý chí yếu ớt (weakness of will) và có khuynh hướng nhiễm lại các tật xấu trước kia. (VLH, 198)
Quả tim dĩ thái (Etheric heart): Như bạn đã biết, đạo sinh thường được dạy là nên hình dung ra chính mình và Chân Sư – có kích thước vào khoảng ¼ inche (0.635 cm) – trong chu vi của quả tim dĩ thái. Y được dạy rằng, vào cuối buổi thiền, hãy hình dung ra trái tim bằng chất dĩ thái, trong đó y tạo ra các hình nhỏ của Chân Sư, tức là Đấng mà y được thu hút tới, và hình của chính y. Hằng ngày, đạo sinh tiếp tục hình dung ra các hình này với sự chăm chú công phu và thật đúng, với sự trợ giúp của trí tưởng tượng và cố gắng trìu mến (loving effort), cho đến khi chúng trở nên rất thực đối với y, và việc tạo hình này hầu như trở thành tự động trong cách hành thiền của y. Để rồi đến một ngày (thường thường khi các điều kiện thiên văn trở nên thích hợp và đến kỳ trăng tròn), y biết được từ trong trí rằng các hình ảnh này không phải là các búp bê nhỏ bé như y tưởng nữa, mà là y đang ở trong hình ảnh tượng trưng cho chính y và theo nghĩa đen đích thực là y đang đứng trước Chân Sư. Lúc đầu, việc này ít khi xảy ra và ý thức về sự kiện này được duy trì chỉ trong vài giây ngắn ngủi; khi đạo sinh tiến hóa hơn và khi mỗi cơ cấu (deparment) trong bản thể y (his nature) và việc phụng sự của y tăng thêm, thì kinh nghiệm này sẽ xảy đến thường hơn, kéo dài hơn cho đến một lúc mà đạo sinh có thể liên kết dễ dàng với Sư Phụ của mình theo cách này, giống như trước kia, y đã tạo ra các hình ảnh vậy. Điều gì đã xảy ra? Đạo sinh đã làm thành công ba việc: 1/ Tự đồng hóa mình với hình ảnh trong tim và hướng đến Chân Sư. 2/ Tạo được một vận hà rõ rệt giữa bí huyệt tim (nơi mà y đang nỗ lực tập trung ý thức của mình) với trung tâm tương ứng của bí huyệt này ở đầu. Như các bạn biết, mỗi một trong số bảy bí huyệt trong cơ thể đều có đối phần (counter–part, phần tương ứng) bên trong đầu. Chính việc liên kết của bí huyệt với đối phần của nó trong đầu mà sự giác ngộ xảy đến. Trong trường hợp này, đạo sinh đã làm được điều đó. Y đã nối liền bí huyệt tim với trung tâm của bí huyệt này ở trong đầu. 3/ Chẳng những đạo sinh đã hoàn thành được hai việc trên mà y còn được tinh luyện đến nỗi phần (part) của bộ óc hồng trần tương ứng với bí huyệt đặc biệt ở đầu cho nên nó có thể đáp ứng với rung động cao siêu cần thiết, và do đó, ghi nhận một cách chính xác những gì đã xảy ra. (TVTTHL, 289–290)
Quan Âm: (Kwan-Yin) tức Buddhi (Hồn Thiêng, nguyên khí thứ 6) là hiện thể của Quán Thế Âm. Quan Âm là nguyên khí nữ , tức nguyên khí thụ động biểu lộ, vốn biểu hiện ra cho mọi tạo vật để cứu vớt mọi người khỏi hậu quả tội lỗi. (Thư của Ch. S. 377)
Quán Thế Âm (Kwan-shi [shai]-Yin/Avalokiteshvara):
- Diệu Âm biểu lộ của vũ trụ, vốn chủ động nên là dương tính. Quán Thế Âm (Ngôi Con, đồng nhất với Ngôi Cha) là hoạt động tuyệt đối và vì không có liên hệ trực tiếp với các đối tượng của giác quan nên bị coi là thụ động.
- Quán Thế Âm tức Ngôi Lời (Logos). (Thư của Ch. Sư 379)
Quán tưởng (Reflect on, Reflection): “Con người là một tạo vật của sự quán tưởng, trong kiếp này, con người quán tưởng như thế nào thì kiếp sau, con người trở nên như thế ấy” (Kinh Chhandogyopanishad, IV, xiv, 1). (MTNX, 277)
Quang đạo (Lighted way, Đường ánh sáng): Quang đạo xuất hiện giữa phàm ngã và Tam Thượng Thể Tinh thần, xuyên qua linh hồn thể … “Đường ánh sáng” này là cây cầu giác ngộ. Nó được kiến tạo nhờ thiền định; nó được tạo ra nhờ thường xuyên cố gắng khai mở trực giác, nhờ phục tòng và tuân thủ Thiên cơ (vốn dĩ bắt đầu được nhận biết ngay khi trực giác và trí tuệ giao tiếp với nhau) và nhờ sự sát nhập hữu thức thành nhóm trong việc phụng sự và cho các mục đích đồng hóa vào tổng thể. (CVĐĐ, 447)
Quang tuyến N (the N–rays): Quang tuyến N phát sinh do các rung động trong dĩ thái hình (etheric double) gây ra các làn sóng trong chất dĩ thái bao quanh. Thuốc gây mê (chloroform) trục (expel, đẩy) dĩ thái hình ra, do đó, làn sóng không còn phát ra nữa. Lúc từ trần, dĩ thái hình rời khỏi xác thân, tất nhiên quang tuyến không còn được quan sát thấy nữa (con vật, đóa hoa và kim loại đều phát ra các tia này và đều ngưng phát dưới tác động của chloroform). (KCVTT, 113) Tứ hạ thể (
Quaternary): - Tứ hạ thể (quaternary) tức là bốn thể của phàm ngã (the four aspects of the lower self). (SHLCTĐ, 349) Phàm ngã tứ phân hay con người trong ba cõi thấp. Có nhiều cách phân chia nhưng có lẽ tốt nhất cho mục đích của chúng ta là liệt kê làm 4 như sau:
- Hạ trí (Lower mind).
- Thể tình cảm hay thể cảm dục.
- Sinh lực (Prana) hay nguyên khí sự sống (life principle).
- Thể dĩ thái (etheric body) hay là phần cao nhất của thể xác nhị phân. (ĐĐNLVTD, 223)
Qui luật (Rules, qui tắc): Qui luật là kết quả của kinh nghiệm đã trải qua thử thách và là kết quả của công việc được đảm trách lâu dài và – không khoác hình thức của định luật (laws), cũng không chịu các giới hạn của một huấn lệnh (command) – chúng được nhận biết bởi những ai cần đến chúng và do đó có được sự đáp ứng mau lẹ bằng trực giác đối với chúng. Chúng không cần đến sự ép buộc mà là được chấp nhận một cách tự nguyện, và được đặt vào thử thách với niềm tin rằng bằng chứng của quá khứ và chứng tích của các thời đại biện minh cho nỗ lực cần có cho các đòi hỏi được biểu lộ. (CVĐĐ, 25)
Qui nguyên (Pralaya, Chu Kỳ Qui nguyên):
- Một thời kỳ tăm tối (obscuration) hay nghỉ ngơi (repose) – thuộc hành tinh, thuộc Thái Dương Hệ hay thuộc vũ trụ. Một thời khoảng chen vào (interlude) giữa 2 thời kỳ biểu lộ.
(LVLCK, 87)
- Về mặt cơ bản, có 3 loại qui nguyên – SD–I, 397–398.
- Qui nguyên Thái Dương Hệ (Solar pralaya) xảy đến vào lúc kết thúc 100 năm của Brahma. Nó đánh dấu sự tái hấp thu vào nhất nguyên (unity). Nó đánh dấu việc kết thúc biểu lộ của Thái Dương Hệ. Liên quan đến Thái Dương Thượng Đế.
- Qui nguyên thứ yếu (Incidental pralaya): tiếp nối các ngày của Brahma. Nó đánh dấu các thời kỳ giữa của các kỳ khai nguyên (Manvantaras). Hình tướng tạm thời chấm dứt nhưng nhị nguyên tính vẫn còn. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế.
- Qui nguyên cá nhân (Individual pralaya): do con người đạt tới vào lúc điểm đạo thứ 5. Đánh dấu việc đạt được hoàn thiện. Liên quan đến Chân Thần (Monad).
Cũng có qui nguyên liên quan tới sự tiến hóa của nhân loại mà chúng ta gọi là cực lạc. Nó liên quan tới Phàm ngã. (LVLCK, 733) – Pralaya tức là việc triệt thoái sự sống (withdrawal of the life) ra khỏi thể dĩ thái (etheric vehicle). (CTNM, 417) – Qui nguyên có nghĩa là tạm thời mất hết mọi hình tướng nhưng tuyệt nhiên không có sự hủy diệt (destruction) chất vũ trụ, vì chất vũ trụ (cosmic matter) vốn bất diệt (eternal). (TCTS, 280)
Quỉ: (Pisachas – B. Phạn
) Theo kinh Puranas, quỉ/yêu quái (goblins hay demons) do thần Brahma tạo ra. Trong văn hóa dân gian miền Bắc An Độ, thì yêu/quỉ (Ghosts, demons, larvae) và ma cà rồng (vampires) – thường thường là nữ - tới ám/ quyến rũ (haunt) người nam. Đó là các dấu vết tàn tạ (fading remnants) của con người (human beings) ở Dục giới (kamaloka) dưới hình thức các lớp vỏ/ma hình (shells) và các âm ma (elementaries). (Thuật Ngữ Minh Triết Thiêng Liêng. H.P.Blavatsky 1971).
Quỉ La Sát : X. Rakshasas.
Quỉ Satan, Quỉ Vương : X. Satan.
Quốc gia: (Nation) Nên nhớ rằng việc ra đời trong một quốc gia nào cũng đều mang ý nghĩa là nhận lãnh một số trách nhiệm đối với quốc gia đó. Quốc gia là các Thực Thể thiêng liêng (spiritual Entities), và khi con trở thành một thành phần của thực thể hợp nhất đó – một tế bào torng cơ thể nó – con thu hút vào một số mãnh lực và các sắc thái đối với sự sống của quốc gia đó mà chỉ một mình nó mới có thể mang lại cho con, do đó con nợ quốc gia đó một bổn phận và phải trả lại những gì mà con đã nhận được từ nó vào một lúc nào đó. Chính vì lẽ đó mà con người thường cảm thấy ước muốn nồng nhiệt là hoạt động trong mọi trường hợp, thậm chí hy sinh cho một quốc gia cá biệt nào đó. Đến một lúc nào đó khi nhiều karma hiện nay về tính chia rẽ được trang trải xong và sự phát triển được quân bình hơn của con người sẽ khiến cho các phân hóa như thế không còn cần đến nữa, các đặc tính quốc gia không còn lộ rõ nữa, mọi người sẽ được thu hút lại gần nhau hơn cho đến khi cuối cùng các vách ngăn hiện đang phân cách quốc gia này với quốc gia khác biến mất. Đã có những người tiến hóa cao đầu thai ở nhiều nơi, những người này tỏ ra quảng đại với mọi người, đó là họ đã thoát khỏi ranh giới quốc gia. Hãy tìm cách phát triển qua sự cảm thông triệt để cái cảm giác đồng cảm này với mọi người, trong khi vẫn phụng sự quốc gia mà hiện giờ con đang có liên hệ bởi nhu cầu nghiệp quả của con với mức độ sáng suốt tối đa mà con có thể có. (VLH, 59, 60)
Quốc gia chủ nghĩa (Nationalism): Đừng quên rằng chủ nghĩa quốc gia là kết quả của việc cống hiến (dedication) cho một cơ chế (set–up) riêng biệt cho quốc gia đó và tạo ra các ảo cảm đưa đến trở ngại cho thế giới (world difficulty). (CVĐĐ, 683)
Quyền lực từ (Word of Power): – Thần chú (mantra) hay là quyền lực từ. (ASCLH, 196) – Thuốc và các quyền lực từ hay là thần chú (mantric incantations) là các khí cụ của hắc thuật và có liên quan đến các quyền năng thấp. Các Chân Sư và đệ tử của các Ngài sử dụng quyền lực từ để giao tiếp với các thực thể phi nhân loại, để kêu gọi sự trợ giúp của các thiên thần và để vận dụng các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên. (ASCLH, 380) – Khi được xướng lên một cách chính xác, quyền lực từ sẽ tạo ra hiệu quả: a/ Nó giữ cho vận hà (channel) mà theo đó ánh sáng của Tam Thượng Thể Tinh thần giáng xuống, được thông suốt không còn bị cản trở. b/ Nó đạt tới (nhờ mức độ rung động của nó) trung tâm năng lực (centre of power) mà chúng ta gọi là Tam Thượng Thể Tinh thần, tạm thời được tập trung trong vi tử thường tồn thượng trí, và khơi dậy sự đáp ứng trong hình hài của tuyến ánh sáng từ Tam Thượng Thể đang giáng xuống. c/ Nó gây ra một rung động khắp cả giác tuyến, mà đến phiên mình, giác tuyến khơi dậy sự đáp ứng từ “cầu vồng” (“rainbow bridge”) như đã được tất cả các đệ tử khác tạo nên. Công cuộc kiến tạo giác tuyến con người (racial) được xúc tiến như thế đó. (CVĐĐ, 510)
Quyền năng (power, siddhis, huyền công, thần thông):
Quyền năng hay thần lực nguyên thủy (Shaktis): Có sáu thần lực nguyên thủy (primary forces) trong Thiên Nhiên. Các Shaktis này như sau:
- Parashakti : Nghĩa đen là đại thần lực hay quyền năng tối cao (supreme force or power). Nó bao gồm và có nghĩa là quyền năng của ánh sáng và nhiệt.
- Jnanashakti : Nghĩa đen là quyền năng của trí tuệ (power of intellect) của chân minh triết hay chân tri thức (real wisdom or knowledge). Quyền năng này có hai trạng thái:
I.- Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi được đặt dưới ảnh hưởng hay sự kiểm soát của các tình trạng vật chất: a/ Năng lực của trí não trong việc diễn tả các cảm giác của chúng ta. b/ Năng lực nhớ lại các ý tưởng đã qua (ký ức) và dự đoán tương lai. c/ Năng lực được các nhà tâm lý học hiện đại trình bày trong cái được gọi là “luật liên tưởng” (“the laws of association”), giúp cho nó tạo ra các liên hệ bền bĩ giữa các nhóm cảm giác khác nhau với các khả năng cảm giác khác nhau, nhờ thế, phát sinh ý niệm về một đối tượng bên ngoài. d/ Năng lực liên kết (connecting) các ý tưởng của ta với nhau bằng mối liên kết huyền bí của ký ức (memory) và nhờ thế phát sinh ý niệm về bản ngã (self) hay con người cá biệt (individuality). II.- Sau đây là một vài biểu lộ của Jnanashakti khi thoát khỏi các ràng buộc của vật chất: a/ Thông nhãn (clairvoyance). b/ Trắc tâm thuật (psychometry).
- Ichchhashakti : Nghĩa đen là quyền năng của ý chí (power of the will). Biểu lộ thông thường nhất của nó là tạo ra một vài luồng thần kinh, các luồng thần kinh này khởi động (set in motion) các bắp cơ nào được cần đến để hoàn thành mục tiêu mong muốn.
- Kriyashakti : Quyền năng huyền bí của tư tưởng khiến nó tạo được các kết quả hiển nhiên, có tính chất hiện tượng, thuộc ngoại cảnh, do năng lượng cố hữu của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ý niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra ngoài nếu sự chú ý của người ta được tập trung mãnh liệt vào đó. Tương tự như thế, một sự quyết tâm mãnh liệt sẽ tạo ra kết quả theo ý muốn. Một nhà luyện yoga thường làm được các điều kỳ diệu nhờ vào Ichchhshakti và Kriyashakti.
- Kundalinishakti : Quyền năng hay thần lực để di chuyển theo đường cong hay uốn khúc (serpentine or curved path). Đó là nguyên khí sinh động vũ trụ (universal life-principle) vốn đang biểu lộ khắp nơi trong Thiên Nhiên. Thần lực này bao gồm hai lực lớn là lực hút và lực đẩy. Điện lực và từ lực (magnetism) chỉ là các biểu lộ của nó. Đây là quyền năng hay thần lực tạo ra “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” vốn là bản thể (essence) của sự sống theo Herbert Spencer, chính “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” đó vốn là nền tảng của sự đầu thai chuyển kiếp của các linh hồn, Punarjanman (tái sinh, Re-birth) trong giáo lý của các triết gia Ấn thời xưa.
Nhà luyện yoga phải hoàn toàn làm chủ quyền năng hay thần lực này trước khi có thể đạt được sự giải thoát (Moksha). Thần lực này chính là đại xà (great serpent) của Thánh Kinh (Bible).
- Mantrikashakti : Theo nghĩa đen, đó là thần lực hay quyền năng của ngôn từ hay âm nhạc. Toàn bộ pho cổ kinh Mantra Shstra có nói đến thần lực hay quyền năng này với mọi biểu lộ của nó về nội dung (subject matter) của nó, … Ảnh hưởng của âm nhạc là một trong các biểu lộ thông thường của nó. Quyền năng mang húy danh thần bí này (miritic ineffable name) là tột đỉnh của shakti này.
Khoa học hiện đại chỉ mới tìm tòi được một phần về các thần lực hay quyền năng thứ nhất, thứ hai và thứ năm nêu trên thôi, nhưng hoàn toàn không biết về các quyền năng còn lại… Sáu thần lực này nói chung được tiêu biểu bằng Tinh Tú Quang (Astral Light) [Daiviprakriti, quyền năng thứ bảy, tức Diệu Quang (Light) của Thượng Đế]. (GLBN I, 333-334) - Có hai loại:
- Quyền năng thấp (lower psychic power hay lower siddhis).
- Quyền năng cao hay huyền công (spiritual powers hay higher siddhis).
Quyền năng thấp là kết quả của việc ý thức của sinh hồn (animal soul) nơi con người đang giao tiếp với linh hồn thế giới (anima mundi or the soul of the world), khía cạnh nội tâm của mọi hình hài trong ba cõi thấp, của mọi xác thể (bodies) trong 4 giới của thiên nhiên. Quyền năng cao là kết quả của sự phát triển của tập thể thức của trạng thái hai của thiên tính (divinity). Chẳng những chúng bao gồm các quyền năng thấp mà còn giúp cho con người giao tiếp được với các sinh linh trong các lĩnh vực tinh thần, hay là, theo cách nói của nhà huyền linh học, trên hai cõi (planes) nằm ngoài ba cõi thấp (three worlds) và bao trùm toàn bộ cấp độ tiến hóa của con người, nhân loại và siêu nhân loại. (ASCLH, 378) – Tám quyền năng cao (eight siddhis or psychic powers) thường được gọi là bát huyền công (the eight perfections) và thêm hai cái khác tạo thành 10 huyền công vì nó có liên quan đến Phàm ngã. Các quyền năng này là:
- Vi hòa thức (minuteness, anima):
Đây là khả năng mà nhà yogi có được để trở thành nhỏ như một nguyên tử, nhờ đó, tự đồng hóa với phần nhỏ nhất của vũ trụ, biết được cái ngã (the self) trong nguyên tử đó là một với chính mình. Điều này do bởi sự kiện là linh hồn thế giới được trải rộng khắp các trạng thái của sự sống thiêng liêng.
- Đại hòa thức (Magnitude, mahima):
Đây là khả năng để mở rộng ý thức, và nhờ đó thấu nhập vào tổng thể vĩ đại hơn cũng như vào phần nhỏ hơn.
- Trọng hòa thức (Gravity, garima):
Quyền năng này liên quan tới trọng lượng (weight) và khối lượng (mass), liên quan tới định luật về trọng lực (law of gravity) vốn là một khía cạnh của định luật Hấp dẫn (Law of Attraction).
- Khinh hòa thức (Lightness, Laghima):
Đây là quyền năng nằm dưới hiện tượng khinh thân (levitation). Đây là năng lực của vị tiến hóa cao làm cân bằng lực hút của hành tinh và lìa khỏi mặt đất. Quyền năng này ngược lại với quyền năng thứ ba.
- Tri hòa thức (Attainment of the objective, prapti):
Đây là khả năng của vị yogi để đạt tới mục tiêu của mình, mở rộng nhận thức của mình đến bất cứ chỗ nào, đạt tới bất cứ vật gì hay nơi chốn nào theo ý muốn. Hiển nhiên là quyền năng này sẽ chỉ dùng trong mọi cảnh giới thuộc ba cõi thấp, giống như mọi huyền công khác.
- Ý chí tất thắng (Irresistible will, prakamya):
Quyền năng này đôi khi được mô tả như là quyền tối thượng (sovereignty) và mãnh lực tất thắng vĩ đại này có nơi mọi vị tiến hóa cao (adept) để mang lại kết quả cho các kế hoạch của vị này, mang lại thành tựu cho ý muốn của Ngài và hoàn tất được các thôi thúc của Ngài. Đây là tính chất để phân biệt tà phái và chính phái. Tất nhiên quyền năng này tỏ ra có sức mạnh to tát nhất trên cảnh giới thuộc ba cõi thấp đang phản chiếu trạng thái ý chí của thiên tính, tức cõi trí. Mọi hành tố (elements) đều tuân theo mãnh lực ý chí này theo cách vận dụng của nhà yogi.
- Quyền năng sáng tạo (Creative power, isatva):
Quyền năng này liên quan đến năng lực của vị cao đồ để vận dụng các bản tố (elements) dưới 5 dạng thức của chúng và với các bản tố này sẽ tạo được các thực tại thể hiện ra bên ngoài (objective realities), và như vậy sáng tạo được trên cõi trần.
- Quyền năng điều khiển (Power to command, vasitva):
Khi kiểm soát được các mãnh lực Tinh linh (elemental forces) của thiên nhiên, nhà huyền thuật (magician) sử dụng được quyền năng này và đó là nền tảng của khoa yoga thần chú (mantra yoga) tức yoga về âm thanh (sound) hay về linh từ sáng tạo (creation Word). Quyền năng sáng tạo, tức là huyền công thứ 7, liên quan đến các bản tố và việc đem lại sinh lực của chúng ngõ hầu chúng trở thành các “nhân tạo ra quả” (“effective causes”). Huyền công thứ 8 này liên quan đến quyền năng của Linh từ (Word) để đưa các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên vào hoạt động cố kết để tạo ta các hình hài. Khi 8 quyền năng này hoạt động thì cái thứ 9, sự hoàn hảo xác thân (bodily perfection) đưa đến kết quả, đối với vị cao đồ, là có thể tạo nên một hiện thể (vehicle) thích hợp cho nhu cầu của Ngài, có thể hành động với hiện thể đó tùy ý và nhờ đó đạt được mục tiêu. Sau cùng, quyền năng thứ 10 sẽ được biểu hiện đầy đủ và không một hình hài nào tạo ra được bất cứ chướng ngại nào nữa đối với thành quả của ý chí vị yogi. Ngài đã thoát ra khỏi hình hài và các tính chất của nó. (ASCLH, 346–348)
Quyền năng của ý chí (Power of the will): Đã từ lâu, trong Huyền linh học, người ta đã nhận biết quyền năng Ý chí dưới hình thức năng lượng tinh thần (spiritual energy) trong con người, nó cùng loại với năng lượng đang sinh ra, nâng đỡ và tổ chức trong các thế giới – mà hiện nay thế giới bên ngoài đang dò dẫm tìm kiếm và đang được nhiều người sử dụng gần như vô tình dưới hình thức một phương tiện mang lại các kết quả không thể đạt được bằng cách nào khác. Các trường phái của Khoa học Cơ Đốc, Khoa Tâm Thần Học (Mental Science), Chữa Trị Tâm thần (Mind Cure) vv…, tất cả có được kết quả đều nhờ dựa vào quyền năng lưu xuất (outflowing power) của Ý Chí. Nhiều bệnh tật đều lùi bước trước dòng năng lượng đó, chứ không phải chỉ là các xáo trộn thần kinh như một số người tưởng. Các xáo trộn thần kinh lui bước dễ dàng nhất, bởi vì hệ thần kinh được tạo ra để cho các quyền năng tâm linh biểu lộ trên cõi trần. (KCVTT, 334)
Quyền năng điều khiển (Vasitva): X. Quyền năng.
Quyền năng sáng tạo (Isatva): X. Quyền năng.
Quyền năng tâm thông cao (Higher psychic powers): Các quyền năng tâm thông cao như tri giác tâm linh (spiritual perception) với tri thức không thể sai lầm của nó, trực giác với cách phán đoán chính xác và thuật trắc tâm cao cấp với quyền năng tiết lộ quá khứ và tương lai của nó, là các đặc quyền của hồn thiêng liêng (divine soul). Các quyền năng cao này bước vào hoạt động khi bí huyệt đầu, bí huyệt tim, cũng như bí huyệt cổ họng được đưa vào hoạt động như là kết quả của việc tham thiền và phụng sự. (SHLCTĐ, 9)
Quyền năng/ thần thông thấp (Lower iddhis) Thần thông thấp tức là các thần thông thuộc về thể cảm dục và thể hạ trí. (GLTNVT, 35) R
Raja : X. Thuộc tính.
Raja Lord (Vương Tinh Quân, Đại Thiên Thần): Từ ngữ “Raja” chỉ có nghĩa là Vua (King) hay ông Hoàng (Prince); từ này được dùng chỉ các đại thiên thần (great angels) hay là các thực thể thông linh vĩ đại, các vị này mang sinh khí (ensoul) lại cho 7 cõi. Toàn thể các đại thiên thần này đang chi phối mức thông tuệ của một cảnh giới (plane). (ĐĐNLVTD, 223)
Raja Yoga: – Tức là khoa học về sự Hợp nhất (Science of Union) nhờ kiềm chế và phát triển trí tuệ. (ASCLH, 254–255) – Toàn bộ khoa học về Raja Yoga được dựa vào sự hiểu biết về bản chất, mục tiêu và chức năng của thể trí. Định luật căn bản của khoa học này có thể được tóm tắt trong các từ “năng lượng theo sau tư tưởng” (“energy follows thought”) và trình tự của hoạt động có thể được diễn tả như sau:
- Trên cõi riêng của mình, chủ thể tư tưởng (thinker) đưa ra một tư tưởng thể hiện một mục tiêu hay một ước vọng nào đó. * Thể trí liền rung động đáp ứng với ý tưởng này và đồng thời tạo ra một phản ứng tương ứng nơi thể cảm dục.
- Thể năng lượng (energy body) tức thể dĩ thái liền rung động đồng bộ nên nhờ đó, bộ óc đáp ứng và cấp năng lượng cho hệ thần kinh trong khắp thể xác ngõ hầu xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động trên cõi trần. (ASCLH, 327)
- Mục tiêu của hệ thống Raja Yoga là cốt đạt được năng lực tham thiền. (ASCLH, 252)
- Hệ thống đích thực để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần và hợp nhất với Chân Ngã hay Chân Nhân (Ego). Nó đòi hỏi việc luyện tập, điều hòa và tập trung tư tưởng. (ĐĐNLVTD, 223)
Rakshasas (Quỷ, Demons, La sát): Hồn hoặc là dĩ thái hình (astral forms) của các phù thủy (sorcerers), những người đã đạt tới sự hiểu biết tột đỉnh trong thuật gạt gẫm bị cấm đoán. Dù đã chết hay còn sống, chúng cũng có bản chất lừa đảo; nhưng việc đó chỉ tạm thời – đến khi hành tinh chúng ta đi vào trạng thái qui nguyên (obscuration), sau đó, dù muốn dù không, chúng phải bị hủy diệt. (LVLCK, 615)
Ràng buộc (attachment):
- Sự ràng buộc vào hình hài hay là sự thu hút của hình hài đối với Tinh thần là sức thôi thúc to tát của tiến hóa giáng hạ.
(ASCLH, 139)
- Ham muốn cuộc sống hữu tình một cách mãnh liệt chính là sự ràng buộc. Nó có sẵn trong mọi hình hài, nó tự tồn tại (self–perpetuating), và thậm chí người rất sáng suốt cũng biết đến nó.
Hình thức ràng buộc này là nguyên nhân cơ bản của mọi biểu lộ. Nó có sẵn trong mối liên hệ của hai đại đối hợp: tinh thần và vật chất. Nó là yếu tố chi phối trong biểu lộ của Thượng Đế, và đây là lý do giải thích tại sao ngay cả “kẻ rất sáng suốt” cũng lệ thuộc nó. Hình thức ràng buộc này là khả năng tự sinh tự tồn. Cần nên nhớ rằng việc khắc phục khuynh hướng này, ngay cả khi được vị cao đồ xúc tiến đến giai đoạn cao nhất cũng chỉ là việc khắc phục tương đối thôi. Bao giờ mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta hay là Tinh thần Tuyệt Đối còn lâm phàm qua một Thái Dương Hệ thì khuynh hướng này sẽ còn hiện hữu trong vị Tinh Quân Hành Tinh cao cả nhất và trong Thực Thể Tâm linh cao siêu nhất. Để khắc phục sự ràng buộc hay là diệt dục, tất cả những gì có thể làm được là phát triển năng lực làm cân bằng các cặp đối hợp trên bất cứ cảnh giới đặc biệt nào, sao cho người ta không còn bị các hình tướng của cảnh giới đó nắm giữ được nữa, và như thế mới có thể tách ra được. (ASCLH, 137)
Ring–pass–not (Vòng giới hạn): Vòng giới hạn này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là vòng đai của ảnh hưởng Thái Dương, hiểu theo 2 mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của mãnh lực sự sống trung ương. (ĐĐNLVTD, 224)
Rung động hỗ tương (Reciprocal vibration): Khi tôi dùng thuật ngữ “rung động hỗ tương”, tôi muốn nói điều gì? Tôi muốn nói đến sự thích nghi của Phàm ngã với Chân Ngã, sự thống ngự (domination) cung Phàm ngã bởi cung Chân Ngã và sự kết hợp (combining) các âm điệu (tones) của chúng. Tôi muốn nói đến việc pha trộn (blending) màu sắc nguyên thủy của Chân Ngã với màu phụ thuộc của Phàm ngã cho đến khi đạt tới cái mỹ lệ. (TVTTHL, 4)
Rupa : X. Sắc tướng.
Rupa Loka (Sắc giới): Cõi của sắc tướng (world of forms) – nghĩa là của những cái không thực (cái bóng, shadows) thiên về tinh thần hơn, có hình tướng và biểu lộ ra ngoại cảnh nhưng không có thực chất (no substance). (PGNM, 69–70) S
Sagura Brahman : Đấng Vĩnh Cửu có thuộc tính (the Eternal with attributes). (LVLCK, 49)
Sambhogakaya : X. Báo thân.
Sa môn : Sramana (B.Phạn), exercisers, do Shrama là hành động (action) (TNVT, 241)
Samsara : X. Vòng luân hồi.
Sanat Kumara : X. Đấng Cai Quản Địa cầu.
Sanchita Karma : X. Nghiệp quả
Sanyama: X. Tam đoạn thiền.
Sáng tạo (Creation):
- Từ ngữ sáng tạo phải được hiểu theo ý nghĩa huyền linh và có nghĩa là sự xuất hiện thành biểu lộ tích cực của một hình thức năng lượng nào đó. (LVLCK, 774)
- Sáng Tạo chỉ là Ý chí tác động lên Vật chất cõi hiện tượng (phenomenal Matter), làm phát lộ ra ngoài vật chất đó Anh sáng Thiêng liêng Nguyên thủy (primodial Divine Light) và Sự sống Vĩnh cửu (Eternal Life). (GLBN III, 180)
Sao chiếu mệnh (Astrological Star): Không nên nói chính Ngôi Sao chiếu mệnh định đoạt tính tình (temperament) mà phải nói là chính tính tình ấn định thời kỳ sinh ra dưới Ngôi Sao bản mệnh đó. (KCVTT, 78)
Saptaparna (Thất diệp thụ (thọ), Cây có bảy lá): Chúng ta đừng quên rằng, về mặt huyền linh, con người là một cây có bảy lá (“seven–leaved plant”). (LVLCK, 1170)
Sat (Thực hữu, Tối hữu, Bản thể):
- Chúa Cha, Shiva, Thượng Đế Ngôi Một, Vô Hiện (Unmanifest), Bản thể (Existence). (LVLCK, 94)
– Sat là cái bất di bất dịch (the immutable), hiện tại vĩnh cửu, cái bất biến (changeless) và là Cội Nguồn vĩnh hằng, từ đó và qua đó, vạn vật diễn tiến. (GLBN IV, 16) – Sat là cái bất di bất dịch (the immutable), cái Căn cội hằng hữu, bất biến và vĩnh cửu (the ever–present, changeless and eternal Root), từ đó và xuyên qua đó, vạn vật phát triển (proceeds). Nhưng nó còn vượt xa mãnh lực tiềm tàng trong hột giống đang thúc đẩy tiến trình phát triển, hay là những gì mà ngày nay được gọi là sự tiến hóa. Nó là cái hằng biến dịch (the ever becoming), dù là cái không bao giờ biểu lộ (the never manifesting). Sat được sinh ra từ Asat và Asat được tạo ra bởi Sat – chuyển động miên viễn trong một vòng tròn đích thực (a circle truly); tuy nhiên, đó cũng chính là vòng tròn có thể được làm cho vuông lại chỉ vào cuộc Điểm đạo Tối Cao, ở ngưởng của Đại Niết Bàn. (GLBN IV, 16)
Sát–na (moment): Cũng như một nguyên tử là một chất liệu trong đó sự tế vi đạt tới mức giới hạn của nó, cũng vậy, một sát–na là một tế phân của thời gian trong đó sự tế vi đạt tới giới hạn của nó. Cũng thế, một sát–na chẳng qua chỉ là thời gian mà một nguyên tử cần có để rời bỏ vị trí trong không gian mà nó đang chiếm và đạt tới điểm kế tiếp. Như thế, sự nối tiếp của các sát–na trở thành (tạo ra) sự liên tục của ánh sáng. (ASCLH, 363)
Satan: Về mặt siêu hình (metaphysically), Satan chỉ tiêu biểu cho phần trái ngược (the reverse) hay là đối cực (polar opposite) của mọi sự vật (everything) trong Thiên Nhiên. Về mặt ẩn dụ (allegorically), Satan là “Đối thủ” (“Adversary”), “kẻ Tàn Sát” (“Murderer”) và Đại Địch thủ” (“great Enemy”) của vạn vật (all), vì lẽ, trong toàn thể Vũ trụ, không có một thứ gì mà không có hai mặt (sides) – mặt trái của cùng một huy chương. Trong trường hợp này, ánh sáng, sự tốt lành (goodness), cái mỹ lệ, vv… cũng có thể gọi được là Satan với bao nhiêu là đặc tính như Ma Quỷ (Devil) vì chúng đều là các Đối thủ của bóng tối (darkness), sự tồi tệ (badness), và cái xấu xí (ugliness). (GLBN III, 388)
Sattva : X. Thuộc tính.
Saura : Lửa thái dương (solar fire). (LVLCK, 602)
Sáu ngày sáng thế (Six days of creation): Sáu ngày (Yom) sáng thế có nghĩa là sáu giai đoạn tiến hóa, còn ngày thứ bảy là ngày đạt tới tột đỉnh (culmination), ngày hoàn thiện, chứ không phải là ngày yên nghỉ (rest). Chúng ám chỉ bảy Cuộc tuần hoàn (Rounds) và bảy Giống dân, mỗi thứ có một “cuộc sáng tạo” riêng biệt. (GLBN III, 254)
Sáu triết phái Ấn Độ : X. Bảy nhánh tri thức.
Sắc giới (Rupa–Loka, Level of form): – Devachan (cõi phúc lạc) thuộc về sắc giới. (LVLCK, 736) – Cõi trí gồm ba cõi phụ vô sắc tướng (three formless levels) và bốn cõi phụ sắc tướng (four levels of form). (LVLCK, 923)
Sắc thái (Colouring, bản sắc): Sắc thái tức là nghiệp quả cố hữu (inherent karma), hay là đáp ứng rung động của chính chất liệu, nó vốn là phản ứng chọn lọc đối với nốt của Chân Ngã. Chỉ có chất liệu nào (nhờ có sử dụng trong quá khứ) đã được làm cho thích ứng với một nốt và rung động nào đó mới đáp ứng được với linh từ (mantram) và với các rung động theo sau đó xuất phát từ vi tử thường tồn. (LVLCK, 785)
Sắc tướng (Appearance): Tôi sẽ dùng từ ngữ sắc tướng để diễn tả cái mà ta gọi là vật chất (matter) hay hình hài (form) hay biểu lộ ngoại cảnh (objective expression); chính cái sắc tướng hữu hình giả tạm chỉ có bề ngoài đó được sức sống làm cho linh hoạt. Đây là trạng thái thứ ba, Mẹ, được ứng linh và làm cho tụ sinh (fertilised) bởi Chúa Thánh Thần, tức Sự Sống, kết hợp với chất liệu thông tuệ. (TLHNM–I, 18)
Sắc tướng (Rupa): Thuật ngữ “rupa” được dùng để chỉ mọi hình hài (forms) trong ba cõi thấp (three worlds). (LVLCK, 616)
Sen (Lotus): Cây Sen tượng trưng cho đời sống con người và cũng tượng trưng cho đời sống của Đại Vũ trụ (Kosmos); vì Triết Lý Huyền bí (Secret Doctrine) dạy rằng các yếu tố (elements) của cả hai đều giống nhau và cả hai đều phát triển theo cùng một hướng. Rễ sen chìm trong bùn, tượng trưng đời sống vật chất, thân đi xuyên qua nước, tượng trưng cho đời sống cõi cảm dục, còn hoa nổi trên nước và mở ra với bầu trời, tượng trưng cho đời sống tinh thần. (GLBN I, 128)
Sắc tướng thiên thần (Rupa–deva): Các Dhyani Chohans, có hình hài, trước kia là người. (LVLCK, 615)
Sensa hay Senza: Tên gọi dành cho ngôn ngữ bí mật của giới tăng lữ, hay là “ngôn ngữ huyền bí” của các vị được điểm đạo khắp nơi trên thế giới. Đó là một ngôn ngữ đại đồng và phần lớn là chữ tượng hình. (ĐĐNLVTD, 224)
Shakti : X. Thần lực.
Shamballa (Bach Ngọc Cung):
- Shamballa hay Shangri–Lha là nơi tập trung Thiên chí (Will of God) và phát ra các mục tiêu thiêng liêng (divine purpose) của Thượng Đế (God). Các phong trào chính trị lớn, vận mệnh các chủng tộc (races), các quốc gia và các tiến bộ của chúng đều được định đoạt nơi đây, cũng như các phong trào tôn giáo, các khai mở về văn hóa và các ý tưởng tâm linh được đưa ra từ trung tâm huyền giai Bác ái và Ánh sáng . (SHLCTĐ, 407)
- Vì bởi Shamballa là nơi tổng hợp sự hiểu biết đối với Địa cầu chúng ta nên Shamballa cũng là trung tâm nơi mà ý chí cao siêu nhất của Thái Dương Thượng Đế được lồng vào ý chí của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, vì như bạn biết, Hành Tinh Thượng Đế chỉ là một trung tâm trong thể biểu lộ (body of manifestation) vĩ đại hơn của Thái Dương Thượng Đế. (SHLCTĐ, 534)
– Đảo Thiêng (Sacred Island) ở sa mạc Gobi. Trung tâm thuộc vùng Trung Á (central Asia), nơi mà Đấng Cai Quản Địa cầu (Lord of the World, Sanat Kumara), tức Đấng Vô Lượng Thọ (the Ancient of Days), đặt Tổng Hành Dinh của Ngài. (LVLCK, 211)
- Trung tâm (City) của các Thần (Gods), ở về phía Tây đối với một số nước, ở phía Đông đối với các nước khác, phía Bắc hoặc Nam đối với các nước khác nữa. Đó là Linh Đảo (Sacred Island) trong sa mạc Gobi. Đây chính là quê hương của Huyền bí học (mysticism) và Giáo Lý Huyền môn (Secret Doctrine).
(ĐĐNLVTD, 225)
Shiva: Shiva là một trong các danh xưng để chỉ Thượng Đế Ngôi Một vĩ đại, và dưới danh xưng đó có ẩn nhiều ý nghĩa huyền bí. Shiva thay cho:
- Trạng thái Ý chí (Will Aspect).
- Trạng thái Tinh thần (Spirit Aspect).
- Cha trên Trời.
- Mục tiêu hướng dẫn.
- Năng lượng hữu thức.
- Định ý tích cực. (LVLCK, 1008)
Shri Krishna :
- Một tiền thân (earlier incarnation) của Đức Christ. (Đức Krishna xuất hiện cách đây 2.400 năm–Chơn Sư và Thánh Đạo).(CVĐĐ, 254)
- Một hóa thân được biết đến nhiều nhất của thần Vishnu, “Đấng Cứu Thế” của tín đồ Ấn Giáo và là vị thần được ngưỡng mộ nhất của họ. Đức Krishna là Hóa Thân (Avatar) thứ 8, con trai của Devaki và là cháu trai của Kansa, vua Herod của Ấn Độ, vị vua này trong khi tìm kiếm Ngài trong số người chăn cừu và người chăn bò (họ đem giấu Ngài), đã giết hại hàng ngàn trẻ sơ sinh của những người này. Câu chuyện về sự hoài thai, ra đời và thời thơ ấu của Đức Ksihna là nguyên mẫu thật đúng của câu chuyện trong Kinh Tân Ước. Dĩ nhiên các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa cố chứng minh rằng người theo An Giáo ăn cắp chuyện Nativity (Giáng Sinh) của người Cơ Đốc
Giáo thủa đầu lúc người theo Cơ Đốc giáo đến Ấn Độ. (NGMTTL, 180).
Siêu chuyển hóa : X. Chuyển hóa cao.
Siêu chuyển thiêng liêng (Divine alchemy): Siêu chuyển thiêng liêng là biết được cách chuyển hóa (transmute) thần lực thấp thành thần lực cao, biết cách chuyển dời (transfer) tâm thức của mình vào các hiện thể cao và biết cách vận dụng các dòng năng lượng sao cho bản chất riêng của mình được biến đổi (transformed). (LVLCK, 863)
Siêu đạo đưa đến Sirius (the Path to Sirius): – Là Siêu đạo mà “các Đấng Từ Bi” (“Lords of Compassion”) thường theo nhất, và vào lúc này, Chân Sư Ai Cập (Egyptian Master) và Chân Sư Jesus đang chuẩn bị bước lên đó. (LVLCK, 1259) – Tất cả các Đấng nhờ lòng sùng tín (devotion) và hoạt động phối kết, tuy đạt được mục tiêu nhưng nguyên khí trí tuệ chưa phát triển đầy đủ, đều bước lên Siêu đạo này… Trong Huyền giai của hành tinh chúng ta, các “Đấng Từ Bi” thì đông hơn các “Chân Sư Minh triết”. Do đó, tất cả các Đấng Từ Bi đều phải đi đến Mặt trời Sirius để trải qua ở nơi đó một sự kích hoạt (stimulation) thể trí mạnh mẽ, vì Sirius là cội nguồn phát xuất của trí tuệ. (LVLCK, 1243)
Siêu hình học (Metaphysics): Do tiếng Hy Lạp meta, ở phía bên kia (beyond), và physica, những sự vật thuộc thế giới ngoại vật chất (external material world). Đừng nên quên đi phần tinh thần (the spirit) mà chỉ theo sát nghĩa (dead–letter) để dịch chữ đó là vượt ngoài thiên nhiên (beyond nature) hay là siêu nhiên (supernatural), vì đúng hơn là nó vượt ngoài cái tự nhiên (the natural), hữu hình hay cụ thể. Trong bản thể học (ontology) và triết học, siêu hình học là thuật ngữ để chỉ môn học vốn xem cái bản thể đích thực và thường tại (the real and permanent being) như là tương phản với bản thể giả tạo, hão huyền hay có tính chất hiện tượng (the unreal, illusionary or phenomenal being). (CKMTTL, 368)
Siêu nhân (Superman): Các Huynh Trưởng (Elder Brethren) của nhân loại, các Chân Sư Minh triết (Masters of the Wisdom). (LVHLT, 608)
Siêu nhân bậc 5 và 6 (Fifth and Sixth–Rounders, Người của cuộc tuần hoàn 5 và 6): Do cái giáo lý – đúng hơn là do trí óc người Tây phương không thể hiểu được – bàn về các “chu kỳ qui nguyên” (“periodical obscuration”) và các “cuộc tuần hoàn” tiếp nối của các Bầu Hành tinh (Globes) trên các dãy, mà sinh ra các hoang mang và các hiểu lầm. Một trong các hiểu lầm như thế có liên quan đến Siêu Nhân Bậc 5 và cả đến Siêu Nhân Bậc 6 nữa. Những ai hiểu được rằng, một cuộc tuần hoàn (Round) diễn ra trước và được tiếp nối bằng một chu kỳ Qui Nguyên dài (long Pralaya), tức giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn này tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa hai cuộc tuần hoàn cho đến khi một chu kỳ mới của sự sống lại đến), người đó ắt không thể hiểu được “cái ngụy biện” (“fallacy”) của việc nói về “Siêu Nhân Bậc 5 và Bậc 6” trong cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta. Đức Phật Thích Ca được xem như một Siêu Nhân Bậc 6 (Người của cuộc tuần hoàn thứ 6), còn Plato (Pháp ngữ: Platon–ND) và một vài triết gia và bộ óc vĩ đại khác được xem như “Siêu Nhân Bậc 5”. Tại sao có chuyện đó? Một Chân Sư dạy rằng, hiện nay, trên Địa Cầu cũng có các “Siêu Nhân Bậc 5” như thế. Và tuy Chân Sư được hiểu là đã nói rằng nhân loại tuy đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ tư, ở một nơi khác, Ngài dường như nói rằng, chúng ta đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm. Để giải đáp cho việc này, một Chân Sư khác đưa ra “câu trả lời có tính tiên tri” (“apocalyptic answer”): “Một vài giọt mưa không tạo ra mùa mưa (monsoom), dầu thế, chúng cũng báo trước mùa mưa”… “Không, chúng ta không ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm nhưng người của cuộc tuần hoàn thứ năm đã đang xuất hiện trong vài ngàn năm qua”… Cho đến nay, rõ ràng là các nhà Nghiên Cứu Minh Triết Thiêng Liêng hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của từ ngữ “Người của cuộc tuần hoàn 5 và 6”. Đơn giản là thế này: mỗi cuộc tuần hoàn mang lại một sự phát triển mới, thậm chí một sự thay đổi hoàn toàn về cấu tạo (constitution) thể chất, tinh thần, tâm linh (psychic) và trí tuệ của con người; tất cả các nguyên khí này đều tiến hóa trên một giai tầng ngày càng cao lên. Do đó, những nhân vật như Khổng Phu Tử (Confucius) và Plato chẳng hạn, thuộc về những người tiến hóa cao về các mặt tâm linh, trí tuệ và tinh thần, tuy đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ tư, nhưng họ có trình độ cao hơn nhân loại hiện nay nhiều, một nhân loại chỉ đạt tới trình độ tiến hóa như thế trong cuộc tuần hoàn thứ năm. Tương tự như thế, Đức Phật Thích Ca – hiện thân cho Minh triết – còn cao siêu và vĩ đại hơn các vị được gọi là “Siêu Nhân Bậc 5” nói trên, như thế, Đức Phật và Đức Shankaracharya được gọi một cách bóng bẩy là “Siêu Nhân Bậc 6”. (GLBN I, 215–216) - Khi một người ở vào Cuộc Tuần Hoàn thứ tư, thì có bốn Vòng loa tuyến (sets of spirillae) đã hoạt động. Người đó bắt đầu làm linh hoạt vòng loa tuyến (xoắn ốc) thứ năm, và như vậy đưa vào biểu lộ nguyên tử của Cuộc Tuần Hoàn thứ năm, trong khi vẫn còn hoạt động trong thân xác thuộc Cuộc Tuần Hoàn thứ tư. Trong một vài sách về Minh Triết Thiêng Liêng thuở ban đầu có đề cập một cách bóng gió đến điều này, đó là “Người của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Năm” và “Người của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Sáu” đang xuất hiện trong nhân loại chúng ta ngày nay. Sở dĩ được gọi như thế là vì các vị này đã phát triển được vòng xoắn ốc thứ năm và thứ sáu trong các vi tử thường tồn của các Ngài, nhờ thế các Ngài có được một dụng cụ hoàn hảo hơn để sử dụng đối với tâm thức đã phát triển cao của các Ngài. (KCVTT, 88)
Siêu nhân thức (super-human consciousness): Siêu nhân thức là bản năng thiêng liêng giúp cho một người nhận biết được tổng thể mà y là một phần trong đó. Nó tác động xuyên qua linh hồn của một người, sử dụng bí huyệt đầu, và sau rốt làm cho mọi bí huyệt tràn ngập với ánh sáng hay năng lượng, như vậy liên kết một người bằng tâm thức với mọi phần tương ứng của Tổng Thể Thiêng Liêng. (TLHNM II, 233)
Siêu tài (Genius):
- Trong một vài trường hợp hiếm có, sự phối hợp của trực giác và hoạt động của thể trí (mental activity) tạo ra siêu tài ở
một số lĩnh vực. (ACMVĐCTG, 30)
- Siêu tài bao giờ cũng là biểu hiện của linh hồn trong một số hoạt động sáng tạo, do đó, phát hiện thế giới của ý nghĩa, của thánh thiện và cái đẹp còn ẩn tàng mà thế giới hiện tượng thường hay che giấu nhưng thực ra, một ngày nào đó sẽ hiển lộ (TLHNM–II, 250)
– Siêu tài là một tài năng (talent) hay năng khiếu (aptitude) được mang lại từ một kiếp sống khác. (TNVT, 251–252)
Siêu thức (the super-conscious): (Xem thêm “Vô thức và Siêu thức”)
- Bằng thuật ngữ siêu thức, tôi muốn nói đến các tiềm lực (potency) và tri thức sẵn sàng để dùng nhưng cho đến nay chưa được tiếp xúc (uncontacted) và chưa được nhận ra, và do đó không có công dụng ngay trước mắt. Đó là minh triết, bác ái và chủ nghĩa lý tưởng trừu tượng vốn có sẵn trong bản chất của linh hồn, nhưng chưa và chưa bao giờ là một phần của trang cụ có thể sử dụng được. Sau rốt, tất cả các khả năng này sẽ được con người nhận biết và sử dụng . Trong “Yoga điển tắc”, Patanjali gọi các tiềm lực và các nhận thức này bằng danh xưng lý thú là “đám mây các điều khả tri” (“the raincloud of knowable things”). “Các điều khả tri” này sau rốt sẽ rơi vào trạng thái hữu thức của bản chất con người và trở thành một phần bất khả phân của khí cụ trí tuệ của y. Sau cùng, khi sự tiến hóa tiếp diễn và các kỷ nguyên trôi qua, chúng sẽ rơi vào trạng thái tiềm thức (subconscious aspect) của bản chất con người, khi năng lực để hiểu được siêu thức của con người tăng lên. Tôi có thể minh giải điểm này rõ hơn nếu tôi nêu ra rằng giống như bản chất bản năng ngày nay phần lớn đang nằm trong lĩnh vực tiềm thức, cũng thế, vào đúng lúc, phần trí tuệ của con người (mà hiện nay con người ngày càng biết đến nó) sẽ được sắp vào một vị trí tương tự và sẽ rơi xuống dưới ngưỡng ý thức. Bấy giờ, trực giác sẽ chiếm chỗ của nó. Đối với đa số con người, việc tự do sử dụng trực giác không thể xảy ra, bởi vì điều đó nằm trong lĩnh vực siêu thức.
(TLHNM–II, 440–441) – Tâm thức tinh thần (Spiritual consciousness) và Tâm thức Niết Bàn (Atmic consciousness) tiêu biểu cho siêu thức (super– consciousness). (LVLCK, 278) – Siêu thức, trạng thái Atma tức là Tinh thần.(LVLCK, 644)
Siêu thức ngã (Superconscious self): Linh hồn. (TLHNM II, 439)
Siêu tinh thần (Meta–spirit): … Trạng thái ban đầu và vĩnh cửu của vạn vật không phải là tinh thần mà là siêu–tinh–thần, tạm gọi như thế, còn vật chất hữu hình và rắn đặc chỉ là biểu lộ theo chu kỳ của siêu tinh thần (its periodical manifestation). (CKMTTL, 32)
Siêu trí tuệ (Super–mind): – Siêu trí tuệ là sự đáp ứng của thể trí giác ngộ (illumined mind) với Thiên Trí (Mind of God). (CTHNM, 495)
Sinh hồn (Animal soul) và
Linh hồn (soul): Trong thiên nhiên, có loại thần lực (force) làm linh hoạt các giới dưới nhân loại, năng lượng phú linh hồn (ensouling energy), khi được kết hợp với năng lượng của vật chất và bản ngã (self), sẽ tạo ra mọi hình hài. Hiệu quả của việc liên kết (junction) này là đưa thêm vào trí tuệ còn phôi thai của chính vật chất một khả năng cảm thụ (sentiency) và khả năng đáp ứng tiềm tàng để tạo ra một cái gì đó nằm bên trong (subjective something) mà chúng ta gọi là sinh hồn. Sinh hồn tồn tại theo bốn mức độ hay bốn trạng thái cảm thức (sentient awareness):
- Y thức (consciousness) của giới khoáng vật.
- Ý thức của giới thực vật.
- Ý thức của giới động vật.
- Ý thức của phàm nhân (animal form) mà chân nhân hoạt động thông qua đó, mà sau rốt chỉ là một bộ phận của nhóm trên dưới hình thức cao nhất.
Thứ đến là, có loại lực tâm thông (psychic force) vốn là kết quả của sự kết hợp của tinh thần với vật chất hữu cảm thức trong giới nhân loại, nó tạo ra một trung khu tâm thông (psychic centre) mà ta gọi là linh hồn của con người (soul of man). (LVHLT, 12)
Sinh hồn (Animal soul)
- Sinh hồn làm linh hoạt và đem sinh khí cho hình hài và tạo ra sự sống tạm thời của hình hài. Trong trạng thái vô thức (unconsciousness ), sinh hồn biết được đau đớn, khổ sở, những người trông nuôi bệnh nhân đều biết rõ điều này, nhưng không có cái đau đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi vì Chân nhân, tức hồn tinh thần, đã xuất ra hoặc là bởi sự đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hay là bởi thuốc mê (narcotics). (CTNM, 346)
- Sinh hồn tức là ý thức động vật (animal consciousness).
(TLHNM II, 559)
Sinh hỏa tố (Fiery Lives): Sinh hỏa tố thuộc về cõi phụ thứ bảy và cao nhất của cõi vật chất (plane of matter) và là phần tương ứng (correspond) của con người với Sự sống Duy Nhất của Vũ trụ mặc dù chỉ ở trên cõi vật chất đó thôi. … Cứ bảy năm, thể xác của con người chịu một sự thay đổi cấu trúc hoàn toàn, sự hủy diệt hoặc bảo tồn của thể xác là do các chức năng luân phiên (alternate functions) của các Sinh hỏa tố với vai trò hủy diệt và kiến tạo. Sinh hỏa tố giữ vai trò các vị Kiến tạo (Builders) bằng cách tự hy sinh (by sacrificing themselves) dưới dạng sinh lực (vitality) để hạn chế tác động hủy diệt của các vi trùng (microbes). Do cung cấp cho vi trùng những gì cần thiết, sinh hỏa tố buộc vi trùng ở dưới sự hạn chế đó để kiến tạo thể xác cùng các tế bào. Sinh hỏa tố đóng vai trò Kẻ Hủy Diệt khi loại bỏ việc kềm chế, và các vi trùng, vì không còn được cung cấp sinh năng kiến tạo (vital constructive energy) nên tha hồ chạy hỗn loạn với tư cách các tác nhân hủy hoại. Như vậy, trong vòng nửa đầu của kiếp người, tức năm thời kỳ đầu, mỗi thời kỳ là bảy năm, các Sinh hỏa tố gián tiếp tham dự vào tiến trình kiến tạo thể xác con người, Sự sống trên đà đi lên, thần lực được dùng vào việc kiến tạo và tăng trưởng. Sau thời kỳ này là thời kỳ thoái hóa (retrogression), các sinh hỏa tố kiệt sức, công việc hủy diệt và suy thoái cũng bắt đầu. … Tác động kềm chế của các sinh hỏa tố trên cõi phụ thấp nhất của cõi thứ hai, tức là các vi trùng, được xác nhận bằng sự kiện mà lý thuyết của Pasteur có đề cập tới. Đó là, khi không kiếm được đủ dưỡng khí thì các tế bào của các cơ quan phải tự thích ứng với tình trạng đó và tạo ra các chất men (ferments), để rồi nhờ hấp thụ được dưỡng khí của các chất tiếp xúc với chúng, các men này tạo ra sự hủy diệt chúng. Thế thì tiến trình này bắt đầu bằng việc một tế bào cướp lấy nguồn sinh lực của tế bào ở gần nó khi nó không được cung cấp đủ, và sự hủy diệt cứ thế mà tiến triển. (GLBN I, 306–307)
Sinh khí (Prana, vital airs):
- Sinh khí không phải là hơi thở (breath) mặc dù thường được dịch như thế. Đó là toàn thể năng lượng vũ trụ. Đó là năng lượng hiện hữu trong mỗi thể, và biểu lộ rõ rệt nhất của nó là sự vận động của phổi. Vận động này được tạo ra bởi sinh khí được cuốn vào trong hơi thở và là những gì mà chúng ta tìm cách kiềm chế trong thuật chuyển khí (Pranayama). Chúng ta bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở vì đó là cách dễ nhất để kiểm soát prana. (ASCLH, 218)
- Là yếu tố chủ quan (subjective element) ẩn bên dưới luồng khí được hít vào và thở ra (underlying the air breathed in and out). (LVHLT, 206)
- Nhiệt linh hoạt (active heat) là prana. (LVLCK, 45)
- Lửa linh hoạt (active fire) là prana. (LVLCK, 47) – “Prana hay nguyên khí sinh động (vital principle) là liên hệ chuyên biệt của Atma với hình thức vật chất nào đó, mà nhờ mối liên hệ với Atma, nó được tổ chức và kiến tạo như là một phương tiện để có được kinh nghiệm. Mối liên hệ chuyên biệt này tạo thành sinh khí cá biệt trong cơ thể một người. Sinh khí vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là prana theo nghĩa thô thiển mà là một tên gọi dành cho Brahman như là Đấng Sáng tạo (Author) prana cá biệt ... Mọi thực thể (being), dù là thiên thần, con người hay con vật, chỉ tồn tại bao lâu mà prana còn ở trong cơ thể. Đó là kỳ gian sự sống (life duration) của vạn vật ... Prana hay sức sống (vitality) là chức năng chung của thể trí và mọi giác quan (senses)” – Trích Serpent Power, trang 94–95. (LVLCK, 77)
- Prana là nhiệt phát xạ linh hoạt (active radiatory heat) thay đổi ở mức độ rung động và tính chất tùy theo Thực thể thu nhận. Con người chuyển prana qua thể dĩ thái của mình, tô điểm nó bằng tính chất đặc biệt của riêng mình, và như thế, chuyển nó đến các sự sống thứ yếu để tạo thành hệ thống bé nhỏ của mình. (LVLCK, 102)
– Prana tức là năng lượng sự sống (life energy). (KCVTT, 120) – Nguyen khí sự sống, sinh khí. Nhà huyền linh học tin như sau: “ Sự sống mà chúng ta xem như là hình thức tồn tại duy nhất, biểu lộ trong những gì được gọi là vật chất (matter) hay những gì mà do phân tích thiếu chính xác, chúng ta gọi là Tinh thần, Linh hồn và Vật chất trong con người. Vật chất là khí cụ biểu hiện của linh hồn trên cõi hiện tồn này; linh hồn là vận cụ (vehicle) biểu hiện của tinh thần và cả ba, với tư cách là tam vị nhất thể (trinity) được Sự sống tổng hợp lại và thấm nhuần cả ba”. (ĐĐNLVTD, 223) – Sự sống của Thượng Đế trên mỗi cõi có thể được xem như là Prana của cõi đó; nó trở thành sinh khí (life–breath) trong mỗi sinh vật. Trên cõi trần, đó là năng lượng (energy) hiện ra dưới nhiều hình thức như điện lực (electricity), nhiệt lực (heat), ánh sáng (light), từ lực (magnetism) vv… có thể biến đổi qua lại được bởi vì, về căn bản, chỉ là một… Khi bị một thực thể chiếm hữu thì prana có nghĩa hẹp thường được dùng trong văn liệu Thông Thiên Học: sinh khí của con người. Đó là sinh năng (vital energy), sinh lực (vital force) mà tất cả các năng lượng khác như hóa năng, điện năng và những cái còn lại chỉ là các dẫn xuất (derivatives) và là các phần vụn vặt của nó. Đối với nhà huyền linh học, thật là một điều lạ lùng khi nghe các nhà khoa học nói vanh vách (glibly) về hóa năng hoặc điện năng, rồi lại tố giác nguồn cội của hai loại năng lượng này, tức sinh năng, là “thứ mê tín cần gạt bỏ” (“exploded superstition”). Các biểu lộ từng phần này của sinh năng chỉ là do cách sắp xếp của vật chất mà sinh năng tác động trong đó, ngăn chận tính chất này hoặc tính chất kia, hay có khi tất cả, chỉ chừa lại một tính chất, giống như cái ly màu xanh chận lại tất cả các tia sáng trừ tia màu xanh. (KCVTT, 122)
- Thấm nhuần toàn bộ cơ thể là toàn thể loại thần kinh lực (nervous force) mà người Ấn Độ gọi là prana. Nó bị thể trí kềm chế xuyên qua não bộ. Prana là sinh lực (vitality) khơi hoạt các cơ quan cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Phương tiện phân phối prana là hệ thần kinh xuyên qua vài trung tâm phân phối lớn gọi là bí huyệt (plexi hay lotuses). Các hạch thần kinh (nerve ganglia) mà y học chính thống biết được chính là hình ảnh hay là cái bóng (shadows) của các bí huyệt sinh lực (vital plexi) chứ không gì khác.. Đạo sinh không lầm lạc lắm nếu y xem toàn thể prana trong con người như là tạo thành thể sinh lực hay thể dĩ thái. Thể dĩ thái này được tạo thành hoàn toàn bằng các luồng năng lượng và là nền tảng của chất sống (living substance) đang nằm dưới nhục thể.
Một thuật ngữ được dùng để chỉ năng lượng này là “sinh khí” (“vital air”). Prana biểu lộ thành 5 trạng thái, như thế, tương ứng với 5 trạng thái trí tuệ, tức nguyên khí thứ năm và tương ứng với 5 biến thái của nguyên khí suy tư. Trong Thái Dương Hệ, prana thể hiện thành 5 trạng thái năng lượng quan trọng mà chúng ta gọi là các cõi (planes), môi trường của ý thức, đó là:
- Cõi Niết Bàn hay cõi tinh thần.
- Cõi Bồ Đề hay cõi trực giác.
- Cõi trí tuệ.
- Cõi tình cảm hay cõi cảm dục.
- Cõi hồng trần.
Năm biến phân của prana trong cơ thể người là: 1/ Prana, trải dài từ mũi tới tim, có liên hệ đặc biệt với miệng và ngôn từ, tim và phổi. 2/ Samana, trải dài từ tim tới nhật tùng; nó liên quan với thức ăn và việc nuôi dưỡng cơ thể bằng đồ ăn, tức uống, và có liên quan đặc biệt với bao tử. 3/ Apana, kiểm soát từ nhật tùng đến lòng bàn chân. Nó có liên quan với các cơ quan loại bỏ và sự ra đời, như vậy có liên quan đặc biệt tới các cơ quan sinh sản và bài tiết. 4/ Upana, nằm giữa mũi với đỉnh đầu. Nó có liên quan đặc biệt tới não, mũi và mắt, khi được kềm chế một cách thích hợp, nó tạo ra việc kết hợp sinh khí và vận dụng sinh khí một cách chính xác. 5/ Vyana, là thuật ngữ được dùng để chỉ toàn thể năng lượng của prana, khi nó được phân phối đồng đều cho khắp thân thể. Khí cụ của nó là hàng ngàn từ lực đạo hay thần kinh (nadis or nerves) trong cơ thể, nó có liên hệ đặc biệt và nhất định với các mạch máu, tĩnh mạch lẫn động mạch. (ASCLH, 328–330)
Sinh khí hành tinh (Planetary prana):
- Bức xạ (emanation) của hành tinh được chúng ta đặt tên là sinh khí hành tinh. Đó là những gì được đề cập đến khi người ta nói về các tính chất ban phát sức khỏe (health–giving qualities) của Từ mẫu Thiên nhiên (Mother Nature) và nằm sau tiếng kêu gọi việc nhà vật lý học hiện đại, khi y hô hào “Hãy hướng về Địa cầu”. Chính bức xạ lưu chất của sinh khí này tác động lên thể xác, dù rằng trong trường hợp này, nó không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được thu hút hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông (pores) là con đường dễ dàng nhất của nó.
(LVLCK, 60–61)
- Lá lách (spleen) là cơ quan mà sinh khí hành tinh hay sinh lực (vitality) được thu nhận và chuyển đi. (TLHNM II, 65)
Sinh khí thể (body of prana): Là thể sinh lực hay thể dĩ thái (vital body or etheric body). LVHLT, 206)
Sinh lực (vital forces):
- Sinh lực thuộc nhiều loại, đều chỉ là chất dĩ thái của không gian, chuyển động thường xuyên, đi qua lớp vỏ bên ngoài (outer sheath). (LVHLT, 289)
– Sinh lực (life force, prana, vitality) tức là từ lực (magnetism). (TVTTHL, 245)
Sinh mệnh tuyến (life thread): X. Ngân quang tuyến.
Sinh ra lần hai (Second birth): Đối với nhà nội môn thì tiến trình ra đời trong bóng tối, của lần luân hồi ở cõi trần (physical incarnation) – lần lượt – là tiến trình chuẩn bị được sắp xếp trước, sẽ đưa tới việc ra đời trong ánh sáng (birth into light), xảy ra trong ánh sáng và tạo ra sự hiển lộ của thể ánh sáng. Tiến trình liên tục này (vì trong mọi kỷ nguyên, việc sinh ra trong ánh sáng này đã được tiến hành) sẽ tạo ra thế giới tương lai của ánh sáng mà chính mục tiêu của các diễn trình tiến hóa tự nhiên phải khai mở. Đây là việc “sinh ra lần hai”, có nói đến trong Thánh Kinh Tân Ước, trong đó, con người được “sinh ra lần nữa” (“born again”) vào thế giới của ánh sáng và tình thương. (GDTKNM, 132–133)
Sinh sản của các chủng tộc: Nơi giống dân 1 là Bào Ảnh sinh (chhays, sinh ra theo Hình Bóng). Nơi giống dân thứ 2 là Hãn sinh (Sweat born, sinh ra như mồ hôi). Nơi giống dân thứ ba là Noãn sinh (Egg-born) và các Tổ Phụ thánh thiện sinh ra bằng quyền năng tư tưởng (Kriyashakti). Giống dân thứ tư là con của Padmapani (Chenresi). (GLBN 3, 180).
Sinh sản Hình Bóng (Chhy-birth, Bào ảnh sinh) Tức là cách sinh sản nguyên sơ vô giới tính, có thể nói là Giống Dân 1 được rịn ra (oozed) từ cơ thể Đấng Pitris… Thay vì biến đi, các hình hiện ra – mà đôi khi chúng ta thấy xuất khỏi cơ thể của một vài đồng tử – lại có thể được cố định và làm cho rắn chắc, thì sự “sáng tạo” của Giống Dân 1 trở nên hoàn toàn dễ hiểu. (GLBN 3, 181)
Sinh vật nửa người nửa thú (semi–animal creatures): Các di tích duy nhất về các sinh vật nửa người nửa thú mà khoa nhân chủng học (ethnology) biết được là giống người Tasmania (the Tasmanians), một thành phần nhỏ (portion) của người Úc châu, và một bộ lạc sơn cước (mountain tribe) ở Trung Hoa mà nam lẫn nữ có lông lá bao phủ khắp mình. Những người nói trên là hậu duệ cuối cùng ở trong dòng dõi trực tiếp (direct line, trực hệ) của người Lemuria nửa người nửa thú cận đại (latter–day) được nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số đáng kể những người pha trộn dòng giống Lemuria–Atlantis được tạo ra do nhiều sự lai giống khác nhau với dòng dõi nửa người nửa thú đó (such semi–human stock) – đó là những người bán khai (wild men) ở Borneo, người Veddhas ở Ceylon (ngày nay là Sri Lanka–ND) [mà giáo sư Flower xếp vào giống người Aryan(!)], hầu hết các thổ dân Úc còn lại, thổ dân Tây Nam Phi (Bushmen), người Negrito, người dân đảo Andaman, vv… Các thổ dân Úc ở vịnh St. Vincent và vùng lân cận Adelaide có rất nhiều lông, còn lông tơ màu nâu (brown down) trên da của trẻ con năm, sáu tuổi cũng có vẻ như lông mao (furry appearance). Tuy nhiên, đó là những người đã thoái hóa (degraded men) chứ không phải gần giống nhất với “người khỉ” (“pithecoid man”) như Haeckel mạnh mẽ khẳng định. Chỉ một phần nhỏ của những người này mới là di tích của giống dân Lemuria. (GLBN III, 201)
Sinh võng (Vital web):
- Cách cấu tạo của thể dĩ thái (etheric structure) tức là sinh võng, theo đó, các năng lượng sẽ chạy vòng quanh (chu lưu). (CTNM, 492)
Sinh võng (Web of life):
- Được dệt bằng chất bồ đề (buddhic matter), sinh võng (cái lưới của sự sống) chống đỡ và đem sinh khí cho tất cả các thể của chúng ta. (KCVTT, 71)
Sirius (Sao Thiên Lang): Sirius là trung tâm của thượng trí (seat of higher mind). ( LVLCK, 1258)
Số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta : Số Bảy (Root number of our system: number seven) Câu hỏi thường được nêu ra: Tại sao các nhà Thông Thiên Học luôn luôn đề cập đến con số bảy? Đó là vì số bảy là “số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta”. Có một lý do rõ rệt giải thích tại sao con số này đóng vai trò tích cực trong cách phân nhóm (grouping) các sự việc khi chúng ta lưu tâm tới các nhóm ba (triplicities) có nói đến và giải thích trước đây. Một bộ ba (triad) đương nhiên tạo ra một bộ bảy (septenate) bởi các liên quan bên trong của chính nó, vì lẽ ba yếu tố của nó có thể tự tập hợp thành bảy cách không hơn không kém. Ở ngoài các ranh giới của một vũ trụ, vật chất (matter) có ba tính chất, đó là tịnh (inertia), động (mobility) và nhịp (rhythm) khi ở trạng thái quân bình. Khi sự sống của Thượng Đế khởi động (causes motion), tức khắc chúng ta có bảy nhóm, vì trong bất cứ nguyên tử hay nhóm nguyên tử đã cho nào, tính chất này hay tính chất kia có thể nhận được sinh lực nhiều hơn, như thế, một tính chất chiếm ưu thế sẽ hiện ra. Vậy là chúng ta có thể có ba nhóm. Ở nhóm một, tính chất TỊNH chiếm ưu thế, ở nhóm hai, tính chất ĐỘNG chiếm ưu thế, ở nhóm ba, tính chất NHỊP chiếm ưu thế. Mỗi một trong các nhóm này lại chia nhỏ tùy theo