F
Fohat (vũ trụ năng, cosmic energy – năng lượng thiêng liêng, divine Energy):
- Fohat là tư tưởng hay năng lượng thiêng liêng (Shakti) khi đã biểu lộ trên bất cứ cảnh giới vũ trụ nào. Đó là sự tương tác giữa tinh thần với vật chất. Bảy biến phân của Fohat là:
- Cõi của ….... Tối Đại ... Bể lửa
sự sống thiêng liêng Niết Bàn (Adi) (sea of fire)
- Cõi của ……. Đại Niết Bàn ... Tiên Thiên khí
sự sống Chân Thần (Anupadaka) (Akasha)
- Cõi của .......... Niết Bàn ... . Hậu thiên khí
Tinh thần (Atma) (Aether)
- Cõi trực …….. Bồ Đề ... Không khí
giác (Buddhi) (Air)
- Cõi trí …….. Trí tuệ ... Lửa
(Plane of mind) (Mental) (Fire)
- Cõi dục ... Cảm dục ... Cảm dục quang
vọng (Astral) (Astral light)
- Cõi trọng ... Hồng trần ... Dĩ thái
trược (Physical) (Ether) (LVLCK, 43)
- Fohat có các định nghĩa :
- Năng lượng thiêng liêng. (LVLCK, 43)
- Năng lượng của vật chất. (LVLCK, 603)
- Năng lượng tam phân. (LVLCK, 610)
- Sự sống mang năng lượng. (LVLCK, 118)
- Thượng Đế ngôi Ba hay Brahma
- – Sự sống có sinh lực.
- Là Agni (LVLCK, 610)
- Fohat là lửa vật chất cộng với lửa điện.(LVLCK, 213)
- Agni (Hỏa thần) là Fohat, năng lượng tam phân (phát ra từ Chân Ngã Thượng Đế) vốn tạo ra Thái Dương Hệ , tức thể xác của Thượng Đế và làm sinh động các nguyên tử vật chất. (LVLCK, 610)
- Fohat là năng lượng của vật chất. (LVLCK, 603)
– Fohat hay là Năng lượng thiêng liêng và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là aether (hậu thiên khí), không khí, lửa, nước, điện, ether (dĩ thái), prana (sinh khí) và các thuật ngữ tương tự. (LVLCK, 43) - Fohat tức là năng lượng của Thượng Đế. (KCVTT, 16)
- Fohat là vũ trụ điện (cosmic electricity) (GLBN I, 150)
– Chẳng những các nguyên tố (elements) của hành tinh chúng ta, mà ngay cả đến các nguyên tố của tất cả các hành tinh chị em của nó trong Thái Dương Hệ này đều có các cách kết hợp (combinations) khác nhau rất nhiều từ hành tinh này đến hành tinh kia, cũng như khác với các nguyên tố vũ trụ nằm ngoài các giới hạn của Thái Dương Hệ chúng ta. Thế nên, các nguyên tố này không thể được dùng như một tiêu chuẩn để so sánh với các nguyên tố trên các bầu thế giới (worlds) khác. Thực vậy, mỗi thế giới (world) đều có Fohat riêng của nó, Fohat này hiện diện khắp nơi (omnipresent) trong phạm vi hoạt động riêng của nó. Có bao nhiêu bầu thế giới thì có bấy nhiêu thứ Fohats, mỗi thứ có năng lực (power) và mức độ biểu lộ khác nhau. Các Fohats cá biệt làm ra một Fohat phổ quát (universal) có tính tổng hợp – đó là trạng thái–thực thể (aspect–entity) của cái Phi–Thực–Thể (Non–Entity) tuyệt đối, duy nhất, đó là Bản Thể tuyệt đối (absolute Be–ness), SAT. Được biết rằng, vào mỗi Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara), có hàng triệu và hàng tỉ bầu thế giới được tạo ra. Do đó, phải có nhiều thứ Fohat mà chúng ta xem như là các Thần Lực sáng suốt và có tri thức (conscious). (GLBN I, 199) G
Ghét (hate): Là có ác cảm (aversion) với bất cứ đối tượng nào của các giác quan. (ASCLH, 136)
Già lam/ Tăng già lam (samgha, B.P)
Giác ngộ (Illumination):
- Sự giác ngộ và ánh sáng của tri thức có thể được xem như là các thuật ngữ đồng nghĩa. (ACMVDCTG, 144)
- Sự giác ngộ và nhận thức chân lý cũng là các thuật ngữ đồng nghĩa, nhưng cần nhớ rằng trong trường hợp này, chân lý không phải là chân lý trên các cõi trừu tượng mà là chân lý cụ thể và khả tri – tức là chân lý có thể được trình bày và diễn tả bằng các hình thức và thuật ngữ cụ thể. (ACMVDCTG, 145)
- Đây là một từ ngữ nên được dùng một cách dứt khoát để chỉ tâm thức siêu nhân loại. Bản năng thiêng liêng này khiến cho một người nhận biết được cái tổng thể mà y là một phần trong đó. Sự giác ngộ tác động xuyên qua linh hồn của con người bằng cách dùng bí huyệt đầu, và sau rốt làm tràn ngập mọi bí huyệt bằng ánh sáng hay năng lượng, như vậy, liên kết một người bằng tâm thức với tất cả các phần tương ứng của Tổng thể thiêng liêng. (TLHNM–II, 233)
Giác quan (sense): Các giác quan có thể được định nghĩa là những cơ quan giúp cho con người biết được môi trường chung quanh. Trong con vật cũng có 5 giác quan, nhưng không có năng lực suy tư liên kết. Các giác quan này biểu hiện như một năng lực tập thể, tương tự với một bản năng nòi giống (racial instinct) ở giới nhân loại. Mỗi một trong 5 giác quan này đều có mối liên hệ nhất định với một trong bảy cõi biểu lộ và cũng có một tương ứng trên tất cả các cõi.
Cõi Giác quan - Hồng trần ......... Thính giác
- Cảm dục ........... Xúc giác
- Trí tuệ ............... Thị giác
- Bồ đề ................ Vị giác
- Niết Bàn ........... Khứu giác (ASCLH, 322–323)
Giác quan thứ 6 (sixth sense, the mind):
- Giác quan thứ sáu tức thể trí, là tác nhân diễn dịch và là tác nhân tổng hợp (interpreter and synthesizer) cho 5 giác quan kia.
(ASCLH, 351)
- Theo Kinh Gita (V, 7), thể trí là giác quan thứ sáu bị che lấp trong vật chất (the mind is the sixth sense, veiled in matter). (GLTNVT, 44)
Giác quan thứ 7 (seventh sense): Trực giác. (GLTNVT, 168)
Giác tuyến (Antahkarana, consciousness thread):
- Con đường hay cầu nối giữa thượng trí với hạ trí, dùng như là phương tiện liên lạc giữa cả hai. Nó được chính người tìm đạo (aspirant) tạo ra bằng chất liệu của cõi trí (mental matter).
(ĐĐNLVTD, 215) - Antahkarana (B.Phạn) có nghĩa cơ quan bên trong hay dụng cụ bên trong. (GLTNVT, 283) – Cầu ánh sáng (bridge of light) giữa thượng trí với hạ trí, giữa Tam Thượng Thể Tinh thần (spiritual Triad) với Phàm ngã tam phân. (CTHNM, 516) – Khi sutratma (sinh mệnh tuyến) được phối hợp với consciousness thread (giác tuyến) thì cũng được gọi là antahkarana. (LV7C, 453) – Là nhịp cầu (bridge) do con người tạo ra – nhờ thiền định (meditation), hiểu biết và nhờ công tác sáng tạo huyền linh (magical creative work) của linh hồn – giữa ba trạng thái của bản chất thể trí của con người. (GDTKNM, 6) – Antahkarana chính là hạ trí (lower manas), tức con đường thông thương (path of communication) giữa phàm ngã với thượng trí (higher manas) hay là nhân hồn (human soul). (LVLCK, 457) – Khoa học về giác tuyến (Antahkarana) giảng dạy một số chân lý căn bản về ba tuyến (triple thread) như sau:
- Sinh mệnh tuyến xuất phát trực tiếp từ Chân Thần hay Đấng Duy nhất. Tuyến này nằm ở tim trong lúc đầu thai. Đó là vị trí (seat) của sự sống.
[Sinh mệnh tuyến (life thread) nằm ở tim. Nguyên khí sự sống đặt nơi đó và từ đó, nó thấm nhuần toàn bộ thể xác qua trung gian của dòng máu, vì thế mới nói “máu là sự sống”. (TLHNM II, 62)]
- Giác tuyến (consciousness thread) xuất phát trực tiếp từ linh hồn. Nó nằm ở đầu. Đó là vị trí của tâm thức.
[Tuyến của ý thức (thread of consciousness) hay của sự sáng suốt (intelligence) nằm ở đầu, trong vùng tùng quả tuyến, và từ trạm nhận thức đó, nó điều động (order) hay chỉ đạo (direct) các hoạt động ở cõi trần, qua trung gian não bộ và hệ thần kinh. (TLHNM II, 62)]
- Tuyến hoạt động sáng tạo (thread of creative activity) được con người phát khởi và kiến tạo. Khi được tạo ra đầy đủ, nó nằm ở cổ họng. Tuyến này là sự phát triển hoặc tổng hợp của hai tuyến căn bản ở trên.
Bản thân tuyến sáng tạo (creative thread) có bản chất tam phân. Nó được con người từ từ tạo ra qua các thời kỳ. Khi con người trở nên thực sự linh hoạt, do mức độ hiểu biết sáng suốt và ý muốn tự biểu lộ một cách sung mãn, mà tiến trình được thúc đẩy về mặt vật chất. (GDTKNM, 146–147)
Giai đoạn làm người (Human stage): Giáo lý huyền môn dạy rằng, để trở thành một vị Thần (god) thiêng liêng có ý thức hoàn toàn – thậm chí Đấng cao siêu nhất – các Đấng Thông Tuệ Tâm linh Bản sơ phải trải qua giai đoạn làm người. Và khi chúng tôi nói “con người” (Human), điều này không những chỉ áp dụng cho nhân loại trên địa cầu chúng ta mà còn chỉ con người (mortals) đang sống trong bất cứ thế giới nào, nghĩa là những bậc Thông Tuệ (Intelligences) đã đạt đến mức quân bình thích hợp giữa tinh thần với vật chất, như chúng ta ngày nay, kể từ khi điểm giữa của căn chủng thứ tư của cuộc tuần hoàn thứ tư trôi qua. Mỗi thực thể phải đoạt được cho chính mình quyền trở nên thiêng liêng qua kinh nghiệm bản thân (self–experience). Nhà tư tưởng vĩ đại của Đức, Hegel, hẳn đã biết hay cảm nhận được bằng trực giác cái chân lý này khi ông nói rằng cái Vô Thức (the Unconscious) làm phát triển ra (evolved) vũ trụ chỉ “với hy vọng đạt được ngã thức sáng suốt”, nói cách khác, là để trở nên Con người (Man). Đây cũng là ý nghĩa huyền bí của một câu thường được nhắc đến trong kinh Purana nói rằng Brahma luôn luôn “bị thôi thúc bởi ý muốn sáng tạo”. Điều này cũng giải thích được ý nghĩa ẩn giấu trong kinh Kabalah: “Hơi thở (Breath) trở thành hòn đá (stone); hòn đá thành cỏ cây (plant); cỏ cây thành con vật (animal); con vật thành con người; con người thành thánh thần (spirit); thánh thần thành Thượng Đế”. Các Đấng Thiên Tôn (Mind–born Sons), các Đấng Thánh Triết (Rishis), các Đấng Kiến Tạo (Builders) vv… tất cả đều là người – cho dù ở dưới dạng thức và sắc tướng nào – trong các thế giới khác và trong các Chu kỳ Khai nguyên trước. (GLBN I, 167)
Giải thoát (Liberation): Đối với nhân loại, cái huyền nhiệm của sự giải thoát nằm trong việc làm cân bằng các mãnh lực và làm quân bình các cặp đối hợp. Thánh đạo là con đường hẹp giữa các cặp đối hợp này mà người tìm đạo phải tìm ra và bước lên, không rẽ sang phải, cũng không sang trái. (LVHLT, 225)
Giang mai (Syphilitic disease): Bệnh giang mai là do bởi việc lạm dụng năng lượng của cung ba, năng lượng sáng tạo thông tuệ của chính vật chất. (CTNM, 383)
Giáng ma thuật (spiritualism, giáng ma học):
- Giáng ma thuật là tôn giáo của châu Atlantis thời cổ. (VMCQG, 43)
- Trong triết học, đây là trạng thái hay tình trạng trí tuệ đối nghịch với thuyết duy vật (materialism) hay là một quan niệm duy vật (material conception) đối với các sự vật. Triết lý Minh Triết Thiêng Liêng dạy rằng vạn vật đang tồn tại vốn được làm cho linh hoạt hay sinh động bằng Linh hồn hay Tinh thần Vũ trụ (Universal Soul or Spirit) và rằng không một nguyên tử nào trong vũ trụ chúng ta có thể ở ngoài Nguyên Khí toàn hiện này (omnipresent Principle) – đó là Giáng Ma thuật thuần khiết (pure Spiritualism). Đối với cái tin tưởng đang áp dụng cho tên gọi đó, nghĩa là, tin có việc người sống luôn luôn giao tiếp với người chết, dù là xuyên qua các mãnh lực đồng cốt (mediumistic powers) của chính mình hoặc cái gọi là đồng tử (medium) – đó không có gì khác hơn là sự hiện hình của hồn ma (materialisation of spirit) và sự thoái cấp (degradation) của nhân hồn và hồn thiêng (human and divine soul). Những người tin có sự giao tiếp như thế chỉ làm mất danh dự (dishonouring) người chết mà thôi và luôn luôn là một sự báng bổ. Vào thời cổ, hiện tượng đó được gọi là “Chiêu Hồn thuật” (“Necromancy”). Nhưng các nhà giáng ma hiện đại của chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi biết được sự thật đơn giản này.
(NGMTTL, 307)
Giao tiếp bằng viễn cảm (Telepathic communication): Đây là việc ghi nhận trong ý thức của bộ óc hồng trần tin tức được truyền đạt:
- Trực tiếp từ Đức Thầy tới đệ tử; từ đệ tử tới đệ tử, từ đạo sinh tới đạo sinh.
- Từ Sư Phụ hoặc đệ tử tới Chân Ngã, rồi từ đó tới Phàm ngã, xuyên qua các phân cảnh vi tử. Do đó, bạn nên để ý rằng chỉ ở người nào mà các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh vi tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và độ chính xác nằm trong vận cụ này.
- Từ Chân Ngã tới Chân Ngã xuyên qua linh hồn thể và được truyền trực tiếp theo phương pháp trước hay được chứa lại để đưa ra dần dần khi nào cần đến. (LVHLT, 179)
Giao tiếp giữa người chết và người sống (Relation between the dead and the living): Sự giao tiếp giữa người chết với người sống phải và sẽ ở trên các phân cảnh trí tuệ (mental levels) trước khi có các tiến trình hội nhập; sự giao tiếp sẽ thực sự bị gián đoạn khi nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn (oversoul) trước khi luân hồi trở lại. Tuy nhiên, sự kiện có mối giao tiếp đến lúc đó cũng sẽ hoàn toàn diệt được nỗi sợ chết. Trong trường hợp các đệ tử đang học tập trong Huyền viện (Ashram) của một Chân Sư, ngay cả tiến trình hội nhập này cũng không tạo được bức tường ngăn cách nào nữa. (CTNM, 396)
Giáo dục (Education):
- Giáo dục là việc luyện tập được đưa ra một cách sáng suốt, nhờ đó cho phép thanh niên trên thế giới tiếp xúc với môi trường của họ một cách sáng suốt và lành mạnh, tự thích nghi với các hoàn cảnh hiện có. (GDTKNM, 80–81)
- Giáo dục phải là tiến trình mà nhờ đó thanh niên được dạy cách suy đoán từ nguyên nhân đến kết quả, để biết được lý do tại sao một số hành động nào đó bị ràng buộc một cách không tránh được để tạo ra một số kết quả nhất định và tại sao [dựa vào một vận cụ (equipment) trí tuệ và tình cảm nào đó, cộng với một đánh giá về tâm lý được biết chắc], các khuynh hướng cuộc sống rõ rệt có thể được xác định và một vài nghề nghiệp và cách sinh sống mang lại hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển, một lĩnh vực kinh nghiệm có lợi và hữu ích. (GDTKNM, 82–83)
Giáo Hoàng (Popes): Một vài vị Giáo Hoàng thuở đầu là các Đạo Đồ (Initiates, Đệ tử được điểm đạo) nhưng các mảnh vụn kiến thức cuối cùng của các vị này hiện nay đã rơi vào tay của dòng Jesuits (dòng Chúa Cứu Thế–ND), họ đã chuyển đổi (turned) các mảnh kiến thức đó thành một hệ thống phù thủy (system of sorcery). (GLBN II, 23)
Giáo lý tương lai (Future teaching): Giáo lý tương lai có vào khoảng năm 2025. (CTHNM, 589)
Giáo thọ : Acarya (B.Phạn, A–xà–lê)
Giấc mơ (Dream): Các giấc mơ có 10 nguồn gốc như sau:
- Giấc mơ do hoạt động của não bộ (Dreams based upon brain activity).
Trong các trường hợp này, chủ thể ngủ mơ màng. Y không bao giờ thực sự rời khỏi xác thân, giác tuyến không hoàn toàn triệt thoái như trong giấc ngủ sâu hay trong trạng thái vô thức. Do đó, y vẫn đồng nhất hóa chặt chẽ với thể xác của mình, và bởi vì giác tuyến chỉ rút ra có một phần nên tình trạng của người này giống như mê mẩn (dazed), tê liệt (benumbed) trong việc tự nhận thức hơn là ngủ thực sự. Tình trạng này có thể kéo dài suốt đêm hay giai đoạn ngủ, nhưng thường thường chỉ gặp trong hai giờ đầu của giấc ngủ, và vào khoảng một giờ trước khi hoàn toàn trở lại tỉnh thức...
- Giấc mơ do hồi ức (Dream of rememberance).
Đây là các giấc mơ phục hồi những điều thấy được và nghe được trong các giờ ngủ trên cõi cảm dục. Chính trên cõi này mà con người thường thường hay biết khi giác tuyến được tách ra khỏi xác thân. Trong trường hợp này, con người hoặc là tham dự vào một số hoạt động, hoặc y ở vào vị thế của kẻ bàng quan, nhìn thấy các cảnh quan, các hoạt động, con người vv... cũng giống như bất cứ người nào có thể thấy được họ khi y đi dạo ngoài phố trong bất cứ thành phố lớn nào hay là giống như y đang nhìn ra ngoài cửa sổ ở chung quanh. Các điều thấy và nghe được này thường là tùy thuộc vào ước muốn trong đời sống và sự ưa thích riêng của chủ thể, tùy vào các ưa thích và không ưa thích của y, các dục vọng và các thu hút đã được biết rõ của y. Y sẽ tìm kiếm và thường thấy được người mà y ưa thích, đôi khi y sẽ dò tìm và thấy được những người mà y tìm cách làm hại và tìm được cơ hội làm hại những người mà y thù ghét ...
- Giấc mơ do nhớ lại hoạt động đích thực (dream which are collections of true activity).
Các giấc mơ này là những ghi nhận các hoạt động đích thực. Chúng được chủ thể chứng kiến, ghi nhận và liên kết. Ngay khi một người đã đạt được:
- Trạng thái hội nhập thật sự của thể cảm dục và thể sinh lực hay thể dĩ thái cộng với thể xác, bấy giờ, cả ba trạng thái hoạt động một cách hài hòa.
- Năng lực để theo đuổi hoạt động đã sắp xếp. Bấy giờ, con người có thể tạo ấn tượng lên bộ óc hồng trần với sự hiểu biết các hoạt động này và khi quay trở lại với ý thức tỉnh táo, đưa nó cho thể xác sử dụng.
- Các giấc mơ có bản chất của thể trí (Dreams which are of a mental nature).
Các giấc mơ này có cội nguồn trên thể trí và giả định trước một ý thức mà ít nhất trở nên nhạy cảm hơn về mặt trí tuệ. Dù thế nào đi nữa, chúng không được ghi nhận trong ý thức não bộ tỉnh thức cho tới khi có được một mức độ kiềm chế thể trí nào đó.
- Các giấc mơ vốn là các ghi nhận của công việc được làm (Dreams which are records of work done).
Người có đạo tâm xúc tiến hoạt động này vào ban đêm và khi ra khỏi thể xác, và diễn ra:
- Trên ranh giới giữa cõi cảm dục với cõi trần.
- Trong cái được gọi là “thế giới trường hạ” (“summer land”) mà toàn thể cuộc sống ao ước (wish life) của nhân loại được tập trung trong đó và tất cả ham muốn của nhân loại hình thành trong đó.
- Trong thế giới của ảo cảm vốn là một phần của cõi cảm dục vốn biểu hiện cho quá khứ cổ xưa, vốn làm cho phong phú sự sống cảm dục của hiện tại và vốn nêu ra bản chất của sự sống cảm dục của tương lai trước mắt.
- Các giấc mơ do viễn cảm (Telepathic dreams).
Các giấc mơ này chỉ là việc ghi nhận lên ý thức não bộ hồng trần các biến cố thực sự vốn được truyền đạt bằng viễn cảm từ một người đến một người khác.
- Các giấc mơ vốn là các tấn kịch hóa của linh hồn (Dreams which are dramatisations by the soul).
Loại giấc mơ này là hoạt động tượng trưng của linh hồn với mục tiêu là đưa ra giáo huấn, báo trước hay ra lệnh cho khí cụ của linh hồn, tức con người trên cõi trần. Các giấc mơ gây ấn tượng mạnh hay có tính tượng trưng này trở nên ngày càng nhiều trong trường hợp của người có đạo tâm và các đệ tử, đặc biệt là trong các giai đoạn đầu tiếp xúc với linh hồn. Chúng có thể tự biểu lộ trong những giờ ngủ và cũng trong lúc tham thiền nữa. Chỉ có chính con người, do hiểu biết về chính mình, mới có thể diễn giải một cách chính xác loại giấc mơ này.
- Các giấc mơ liên quan đến công việc tập thể (Dreams concerned with group work).
Trong loại giấc mơ này, linh hồn huấn luyện hay làm cho thích hợp hiện thể của mình, tức Phàm ngã, với hoạt động tập thể. Loại giấc mơ này cũng là tương ứng cao của các giấc mơ được bàn đến dưới đề mục thứ năm của chúng ta. Lần này, công tác tập thể được nói đến không diễn ra trong ba cõi thấp của biểu lộ con người mà là trong thế giới của sự sống linh hồn và kinh nghiệm linh hồn ...
- Các giấc mơ vốn là các ghi nhận huấn thị (Dreams which are records of instruction).
Loại giấc mơ này biểu hiện cho giáo huấn do Chân Sư đưa ra cho vị đệ tử nhập môn của Ngài.
- Các giấc mơ liên quan với kế hoạch thế gian, kế hoạch thái dương và hệ thống vũ trụ (Dreams connected with the world plan, the solar plan and the cosmic scheme).
Các giấc mơ này có thể phân loại hoàn toàn từ bộ óc điên loạn và các kinh nghiệm ghi nhận được của người bất bình thường về tâm thần đến giáo huấn minh triết và chín chắn của các Thức giả trên thế gian. Giáo huấn này được truyền đạt cho các đệ tử trên thế gian và có thể được họ xem như hoặc là một diễn đạt do linh hứng, hoặc là một giấc mơ có ý nghĩa sâu xa. Cần nên nhớ rằng trong cả hai trường hợp (bất bình thường về tâm thần và vị đệ tử có luyện tập) đều có tình trạng giống nhau; có một con đường trực tiếp từ linh hồn đến bộ óc. Điều này đúng cho cả hai loại. Các giấc mơ hay các giáo huấn được ghi nhận này cho thấy một trình độ tiến hóa cao. (TLHNM–II, 499–510)
Gieo và gặt (Sow and reap): “Gieo một ý tưởng (thought), gặt được một hành động (action); gieo một hành động, gặt được một thói quen (habit); gieo một thói quen, gặt được một tính nết (character); gieo tính nết, gặt được số phận (destiny)”– Thackeray. (ĐĐNLVTD, 64)
Giống dân (Race, chủng tộc): – Cách phân loại các Giống dân và sự tiến hóa của nhân loại được nói đến trong sách này đã được trình bày một cách rõ ràng, khúc chiết trong quyển Phật Giáo Nội Môn (Esoteric Buddism) của ông Sinnett:
- Trong mỗi Chu Kỳ Khai nguyên (Manvantara) có bảy Vòng Tuần Hoàn (Rounds); vòng Tuần hoàn này là vòng thứ tư và hiện nay chúng ta thuộc vào căn chủng thứ năm (Fifth Root Race).
- Mỗi căn chủng có bảy phụ chủng (sub–race).
- Đến lượt mỗi phụ chủng có bảy nhánh(ramification) có thể được gọi là các chi chủng (“Branch” or “family” races).
- Mỗi chi chủng lại có vô số các bộ lạc nhỏ (little tribes), các nhánh phụ (offshoots) tùy nơi tác động của nghiệp quả.
- Giống dân thứ ba gồm loại người “hãn sinh” (“Sweat–born”), người “Noãn sinh” (“Egg–bearing”) và “Thư hùng lưỡng phái” (“Androgyne”). Gần như vô phái tính (sexless) vào lúc đầu, giống dân này trở nên lưỡng phái (bisexual hay androgyne), tất nhiên là một cách từ từ…
Nhân loại của giống dân thứ ba bí hiểm nhất trong số năm giống dân đã phát triển từ trước đến giờ… Người của giống dân thứ ba bắt đầu phân chia nam nữ từ trong trứng trước khi sinh (pre–natal shells or eggs), khi chui ra khỏi trứng đã trở thành hài nhi nam nữ riêng biệt… Vào cuối phụ chủng thứ tư của giống dân thứ ba, bé sơ sinh mất khả năng đi đứng ngay khi chui ra khỏi trứng. Vào cuối phụ chủng thứ năm thì loài người được sinh ra dưới cùng các tình trạng và cùng phương thức như các cách sinh sản lịch sử của chúng ta. Dĩ nhiên diễn tiến này cần đến nhiều triệu năm. Chỉ vào điểm giữa của căn chủng thứ ba mà con người mới được phú cho (was endowed) Trí khôn (Manas).
- Giống dân thứ tư đã có nhiều thời kỳ văn minh rất cao. Các nền văn minh Hy Lạp, La Mã và thậm chí Ai Cập nữa cũng chẳng ra gì so với các nền văn minh đã bắt đầu với giống dân thứ ba (sau khi có việc phân chia giới tính của giống dân này) – (Thánh Thư của các Chân Sư gửi cho A.P.Sinnett, trang 152).
… Phụ chủng thứ tư đã chứng kiến diệt vong (destruction) của tàn tích cuối cùng của giống dân Atlant – Aryo–Atlanteans, trên hòn đảo cuối cùng của Atlantis cách đây độ 11.000 năm. – Căn chủng thứ năm xuất hiện được khoảng 1.000.000 năm. (GLBN III, 202, 257, 427, 431, 432)
Giống dân Aryan (Aryan race) : Bao gồm văn minh của Ấn Độ và tất cả giống dân Latin, Teuton, Bắc Âu (Nordics), Anglo–Saxon và nhiều nhánh khác nhau. (TLHNM–II, 580)
Giống dân Atlanteans: - Giống dân Atlanteans, giống người khổng lồ, hình hài đẹp đẽ, sức khỏe đạt tới tột đỉnh hợp với luật tiến hóa vào giai đoạn giữa của phụ chủng thứ tư. (GLBN 3, 319)
- Trong giống dân Atlanteans thì các giác quan linh hoạt nhiều hơn, thị giác (sight) rất bén nhạy, thính giác tinh tường (acute); vị giác (taste) phát triển nhiều hơn trong giống dân Lemurians nhưng vẫn còn chưa tiến hóa cao. Các thức ăn kém phẩm chất (coarse) và hôi hám (rank) mà họ vẫn ăn được hết, thậm chí còn thấy là ngon (agreable) nữa, những món ăn có mùi vị rất nặng (very highly flavoured articles of diet) như là thịt ươn (decaying meat) được họ ưa thích hơn là thức ăn có mùi nhẹ nhàng mà họ xem là nhạt nhẽo (tasteless). Xác thân họ không đau nhức lắm khi bị thương tích, các vết thương nặng không gây đau đớn nhiều, cũng không đưa tới ngả quỵ – ngay cả những chỗ rách toạc lớn cũng không làm yếu kẻ bị thương – và rất mau lành.
Các tàn tích của giống dân Lemurian đang tồn tại hiện nay, cũng như giống dân Atlantean đang lan tràn khắp nơi, vẫn tỏ ra tương đối không có cảm giác trước cái đau, chịu được sự tàn phế ở mức độ lớn và các vết rách nặng, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm hoàn toàn ngả quỵ trước các vết thương như thế. Thí dụ một người Da Đỏ ở Bắc Mỹ có kể lại rằng, trong lúc đánh nhau, một bên bắp đùi của anh ta bị cắt đứt, nhưng sau đó độ 12 giờ hay 15 giờ gì đó, anh ta ra trận trở lại. Đặc điểm này của cơ thể giống dân thứ tư giúp cho người bán khai (savage) chịu nỗi đau đớn một cách bình tĩnh và phục hồi lại nhanh chóng sau các tra tấn hành hạ, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm sẽ ngả quỵ do các chấn động của thần kinh (nervous shock). (KCVTT, 136–137)
Giống dân chính (Root race): X. Căn chủng.
Giống dân Lemurians (Lemurian Race): Nếu chúng ta loại trừ trường hợp những thực thể đã có được tâm thức phát triển đến một mức đáng kể và những người này thác sinh vào các thể xác vụng về của người Lemurian để dẫn dắt sự tiến hóa của nhân loại, thì người Lemurians đã bị tuyệt diệt từ lâu, họ rất kém phát triển về các cơ quan cảm giác; các cơ quan khứu giác và vị giác chưa phát triển mà chỉ đang ở trong tiến trình kiến tạo. Sự nhạy bén của họ đối với vui sướng và đau khổ rất kém cỏi. (KCVTT, 136) - Chỉ còn vài tài liệu câm lặng dưới dạng nửa tá pho tượng khổng lồ đổ nát và cá di tích xưa của người khổng lồ một mắt (broken colossi and old cylopean ruins) là chứng cớ cho giống dân Lemurian. (GLBN 3, 265)
Giống dân thứ nhất (First Race) Giống dân này không hề có kiểu mẫu (type) hay màu sắc mà chỉ có hình dạng gần rõ ràng, mặc dầu rất to lớn (a hardly objective, though colossal form). (GLBN 3, 251)
Giống dân thứ ba (Third race) - Giống dân thứ ba tức là “người sống trong hang động” (“cave-men”) (Thư của Chân Sư 160)
Giới (Kingdom):
- Giới khoáng chất (Mineral kingdom), Cung VII.
- Giới thực vật (Vegetable kingdom), Cung VI.
- Giới động vật (Animal kingdom), Cung V.
- Giới nhân loại (Kingdom of men), Cung IV.
- Giới linh hồn (Kingdom of souls), Cung III.
- Giới các Đấng Hành tinh (Kingdom of Planetary Lives),
Cung II.
- Giới các Đấng Thái Dương (Kingdom of Solar Lives), Cung I.
Các giới này có thể được xem như là các biến phân của Sự sống Duy nhất (One Life). Bạn cũng nên chú ý rằng giới khoáng chất và giới các Đấng Thái Dương (giới thứ nhất và giới thứ bảy) là kết quả sự hoạt động của cung I và cung VII. Ở đây có sự đan bện vào nhau bằng số chặt chẽ. Hai giới này theo thứ tự, ở vào mức tinh tế nhất và trọng trược nhất và được tạo ra bởi ý chí và năng lực tổ chức của Thái Dương Thượng Đế. (TLHNM I, 215, 218)
Giới giáng hạ tiến hóa (Involutionary kingdom): Giới Tinh linh (elemental kingdom) tức là giới giáng hạ tiến hóa. (LVHLT, 466)
Giới hành khí (Elemental kingdom):
- Giới tinh hoa chất thứ nhất: ở trên ba phân cảnh cao của cõi trí.
- Giới tinh hoa chất thứ hai: ở trên bốn phân cảnh thấp của cõi trí.
- Giới tinh hoa chất thứ ba: ở cõi cảm dục. (LVLCK, 94)
Giới linh hồn (Kingdom of souls): Là Thiên giới (Kingdom of God). (TLHNM II, 351)
Giới thứ năm (Fifth Kingdom):
- Giới thứ năm trong thiên nhiên tức Thiên giới.
(TLHNM II, 223)
- Ở lần điểm đạo thứ nhất, người ta tiến nhập vào giới thứ năm, giới này bao trùm mọi thời kỳ mà trong đó con người nhận được năm cuộc điểm đạo đầu tiên. (ĐĐNLVTD, 22)
Gnosis :
- Kiến thức thuần túy (pure knowledge). (ASCLH, 160) – Gnosis tức là kiến thức ẩn tàng (hidden knowledge), giống như Minh triết Tinh thần (Atma Vidya) hay Theosophy và bao gồm 6 trường phái triết học Ấn Độ. (LVLCK, 285)
Gợi lại tiền kiếp, nguy hiểm: (Recall the past lives, dangerous). Khi con người trở nên tiến hóa, mối liên kết giữa phàm ngã với Chân Ngã trở nên chặt chẽ hơn, tất nhiên là các kinh nghiệm của tiền kiếp có thể được liên kết một cách rõ ràng hơn với các sự việc tương tự xảy ra trong hiện tại; vì lẽ cảm giác tái xuất hiện dựa trên các rung động giống nhau, nhờ đó ký ức được gợi trở lại. Thế nên khi quá khứ và hiện tại trở nên được liên kết rất chặt chẽ, tất nhiên là hành động này giống như một nam châm, lôi cuốn các nguyên nhân ra khỏi trạng thái tiềm tàng (latency), tạm gọi thế; để rồi tự động đưa các món nợ của quá khứ đặc biệt đó ra thanh toán. Đây là một lý do vững chắc giải thích tại sao con người không nên được phép gợi lại tiền kiếp một cách tùy tiện; việc đó quá nguy hiểm vì nó có thể làm xuất hiện đột ngột nơi con người loại karma (quả báo) mà người đó chưa sẵn sàng để trả, đồng thời cũng không thể mong rằng họ sẽ cố gắng đối phó với karma đó một cách có hiệu quả. (VLH, 204).
Gunas : X. Thuộc tính.
Guru :
- Huấn sư tinh thần. Một bậc thầy về triết lý siêu hình và đạo đức. (ĐĐNLVTD, 218)
Một Guru là một vị thầy tâm linh (spiritual teacher). (LVLCK, 864)
Gurudeva : Ishvara, Sư phụ của tất cả (the Master of all). (ASCLH, 51) H
Hạ trí (lower mind): X. Trí cụ thể.
Hắc hỏa (Black fire): Hắc hỏa là một thuật ngữ trong Kinh Kabala, dùng để chỉ Ánh Sáng và Minh Triết Tuyệt Đối (Absolute Light and Wisdom). Gọi là “hắc” (“black”) bởi vì trí tuệ hữu hạn của chúng ta không thể nào nhận thức được (incomprehensible). (NGMTTL, 58)
Hạch thần kinh (Nerve ganglia): Các hạch thần kinh mà y học chính thống biết được là các phản ảnh (reflections) hay các hình bóng (shadows) của các bí huyệt sinh lực (vital plexi) chứ không còn gì khác. (ASCLH, 328–329)
Hành tinh hệ (Scheme, Planetary scheme, Hệ thống hành tinh):
- Bảy chu kỳ dãy hành tinh (chain periods) hợp thành một hành tinh hệ. Mười hành tinh hệ hợp thành một thái dương hệ
(solar system). (LVLCK, 63) Thể biểu lộ (body of manifestation) của một Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man) tức là một hành tinh hệ (a scheme). Mỗi hành tinh hệ có bảy dãy hành tinh. Mỗi dãy có bảy bầu hành tinh (globes) tạo thành tổng số 49 bầu; đến lượt mỗi bầu lại bị chiếm hữu bởi sự sống của Thượng Đế (Logos) trong điều mà chúng ta gọi là 7 cuộc tuần hoàn (rounds), theo sát nghĩa, tạo ra 49 x 7 = 343 cuộc lâm phàm hay là các xung lực mới để biểu lộ. (LCLCK, 366)
Hành tinh không thánh thiện (non–sacred planet):
- Một hành tinh không thánh thiện như là Địa Cầu thì vẫn còn tuân phục vào cung Phàm ngã của Đấng (Life) đang làm cho nó linh hoạt, còn phần tương ứng với cung Chân Thần nội môn thì chưa hữu hiệu. (CTHNM, 363)
– Thượng Đế của hành tinh không thánh thiện nhận được 3 cuộc điểm đạo vũ trụ. (CTHNM, 504)
- Hành tinh không thánh thiện, gồm:
- Hỏa tinh (Mars) …………………… Cung 6
- Địa cầu (Earth) …………………….. Cung 3
- Diêm vương tinh (Pluto) …………... Cung 1
- Nguyệt cầu (Moon), che khuất một hành tinh ẩn tàng ……………..………….……….………. Cung 4
- Mặt trời (Sun), che khuất một hành tinh ẩn tàng
…………….…………………….…………. Cung 2 (TLHNM I, 335)
Hành tinh thánh thiện (Sacred planet): – Là các hành tinh mà các mãnh lực cung đang biểu hiện cho linh hồn và tinh thần, với cung Phàm ngã của Đấng vĩ đại đang làm linh hoạt, tức Hành Tinh Thượng Đế đã tuân phục vào hai cung cao, như trường hợp con người sau khi được điểm đạo lần
- (CTHNM, 363)
– Về mặt cơ bản, có thể nói rằng một hành tinh được xem là “thánh thiện” khi Đấng tinh thần đang làm linh hoạt hành tinh đó đã nhận được 5 trong số các cuộc điểm đạo vũ trụ chủ yếu. Còn một hành tinh ‘không thánh thiện” là hành tinh mà vị Hành Tinh Thượng Đế của nó chưa nhận được các cuộc điểm đạo này. (CTHNM, 503) – Hành tinh thánh thiện gồm có:
- Hỏa vương tinh (Vulcan) ........ Cung 1
- Thủy vương tinh (Mercury) .... Cung 4
- Kim tinh (Venus) ................... Cung 5
- Mộc tinh (Jupiter) .................. Cung 2
- Thổ tinh (Saturn) ................... Cung 3
- Hải vương tinh (Neptune) ...... Cung 6
- Thiên vương tinh (Uranus) ..... Cung 7
(TLHNM I, 335)
Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logos, Planetary Deity, Planetary Spirit, Heavenly Man, Planetary Life,Prajapati, Aeon, Emanation, Ray, Spirit of the Throne):
- Nói chung, thuật ngữ này được dùng cho 7 Đấng cao cả nhất tương ứng với 7 Nhất Đẳng Thiên thần (Archangels) của Cơ Đốc giáo. Tất cả các Ngài đều đã trải qua giai đoạn nhân loại và hiện nay đang biểu lộ qua một hành tinh và các mức tiến hóa của hành tinh đó, giống như cách con người biểu lộ qua thể xác của mình vậy. Vị Hành Tinh Thượng Đế cao nhất hoạt động qua bất cứ bầu hành tinh (globe) đặc biệt nào, thực ra là vị Thượng Đế riêng (personal God) của hành tinh ấy. (ĐĐNLVTD, 222)
- The Heavenly Man, the Planetary Logos, tức là nhóm biểu lộ (manifesting group). (LVLCK, 80)
- Hành Tinh Thượng Đế đang nỗ lực hướng về cuộc điểm đạo vũ trụ thứ tư. (LVHLT, 390)
– Planetary Life tức là Hành Tinh Thượng Đế.(ĐĐTKNM I, 68) Theo như chúng ta biết do nghiên cứu Secret Doctrine, một số các vị Hành Tinh Thượng Đế (planetary Logoi) thì vô nhiễm (pure) và vô tư (passionless), trong khi các vị khác vẫn còn ở dưới sự chi phối của dục vọng (desire) và đam mê (passion) (SD I, 214, 449 – II, 223). (LVLCK, 1189)
- Hành Tinh Thượng Đế có hiện thể là 7 dãy hành tinh, có không gian là hai cõi vũ trụ (2 cosmic planes). (LVLCK, 293)
- Từ chất liệu (matter) của Thái dương hệ tuôn đổ ra từ chính Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế rút ra các chất liệu thô mà Ngài cần, tinh luyện chúng bằng năng lượng sự sống của chính Ngài, như vậy, mỗi Hành Tinh Thượng Đế chuyên biệt hóa vật chất thuộc thiên quốc của Ngài từ một nguồn dự trữ chung. (MTNX, 347)
Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh chúng ta : X. Planetary Spirit.
Hansa (Thiên nga, Minh triết điểu): Như mọi người Ấn Độ đều biết, theo ý nghĩa công truyền, Hansa là loài chim huyền thoại (fabulous bird), khi (theo ngụ ngôn) lấy sữa trộn với nước làm thức ăn cho nó, nó tách cả hai thứ ra, uống sữa và chừa lại nước; như vậy, chứng tỏ có sự minh triết tự nhiên – sữa tượng trưng cho tinh thần, nước tượng trưng cho vật chất. (GLBN I, 145)
Hào quang (Aura):
- Hào quang của con người có hình dáng bên ngoài là một lùm mây sáng có hình trứng (egg-shaped luminous cloud), ở giữa đám mây là nhục thân (dense physical body). Do cái hình dáng bên ngoài đó mà hào quang thường được nói đến như là không có gì khác hơn là một đám mây. Những gì thường được gọi là hào quang chỉ là những thành phần của các thể tinh anh kéo dài ra và vượt quá chu vi của nhục thân. Mỗi thể tinh anh đó đều còn nguyên vẹn và xuyên thấu qua các thể thô đặc hơn nó. Thể tinh anh này lớn hoặc nhỏ tùy theo mức phát triển của nó, và mọi phần của nó đang phủ lên mặt ngoài của nhục thân được đặt tên là hào quang (aura). Như vậy, hào quang được cấu tạo bằng các phần gối lên nhau của thể dĩ thái, thể cảm dục, thể hạ trí, thể nguyên nhân (causal body), và trong các thường hợp hiếm hoi hơn, có thêm thể Bồ Đề được chiếu sáng bằng ánh quang huy của linh thể (tmic radiance). Hào quang đôi khi có màu sắc u tối (dull), kém cỏi (coarse) và mờ xám (dingy), đôi khi có màu sắc rực rỡ, sáng sủa. Hào quang hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ tiến hóa của con người, tùy thuộc vào tính chất đạo đức và trí tuệ mà con người phát triển được. Tất cả các đam mê, dục vọng và tư tưởng khác nhau của con người đều được ghi lại nơi đây bằng hình dạng, màu sắc, ánh sáng, cho nên “người nào xem qua đều có thể biết được” nếu người đó có con mắt dành cho loại chữ viết như thế. Tính tình được in dấu trên đó, cũng như các thay đổi thoáng qua, và nơi đây không thể có sự dối gạt nào được như lúc ở trong cái mạng che mặt (mask) mà chúng ta gọi là thể xác. Sự tăng gia kích cở và vẻ đẹp của hào quang là dấu ấn không thể lẫn lộn được đối với sự tiến bộ của con người, đồng thời nói lên được sự phát triển và sự thanh khiết của linh hồn và các hiện thể của linh hồn. (MTNX, 195-196)
- Tinh hoa (essence) hay lưu chất (fluid) vô hình và tế vi phát ra từ cơ thể của con người và con thú và ngay cả từ đồ vật (things). Đó là dòng từ lực tâm thông (psychic effluvium) có các đặc tính của thể trí lẫn thể xác. Nó là điện sinh lực (electro –vital) và cũng là điện trí tuệ (electro–mental). (ĐĐNLVTD, 216)
- Hào quang mà mỗi người trong các bạn tạo ra chung quanh cái nhân nằm giữa của Chân Ngã hay linh hồn nhập thế (incarnated self or soul) là một mảnh (fragment) của linh hồn
trợ linh (overshadowing soul) đã đưa bạn vào biểu lộ. Như bạn biết rõ, hào quang này gồm các bức xạ (emanations) của thể dĩ thái, và đến lượt nó, thể này biểu hiện cho ba loại năng lượng mà cá nhân bạn đang chịu trách nhiệm. Ba loại năng lượng này là (khi được đưa thêm năng lượng của prana vào để tạo thành thể dĩ thái): 1 Hào quang sức khỏe (health aura). Hào quang này có bản chất thuộc thể xác.
- Hào quang thể cảm dục (astral aura), cho đến nay thường là nhân tố chiếm ưu thế nhất, trải rộng (extensive) và chi phối.
- Hào quang thể hạ trí (mental aura): trong đa số trường hợp thì tương đối nhỏ nhưng sẽ phát triển nhanh chóng một khi vị đệ tử nắm quyền kiểm soát sự phát triển riêng của mình một cách tích cực, hay là khi Phàm ngã an trụ (polarisation) vào cõi trí.
Trong hào quang có 3 phần này (hay đúng hơn là 4 phần nếu tính luôn thể dĩ thái), mọi con người sống, hoạt động và hiện tồn; chính hào quang sinh động này là tác nhân ghi nhận mọi ấn tượng, cả ngoại cảnh (objective) lẫn nội tâm (subjective). (VCVTDT, 97–98)
Hào quang cầu bậc cao (Higher auric sphere): Tức là Chân Thần (Monad). (TVTTHL, 207)
Hào quang noãn (Auric egg): – Tên gọi để chỉ linh hồn thể do hình dạng của thể này. (ĐĐNLVTD, 216)
Hào quang noãn bậc thấp (lower auric egg): Tức là linh hồn thể (causal body). (TVTTHL, 16)
Hào quang sức khỏe (Health aura): Có một vùng của thể dĩ thái luôn luôn bao quanh nhưng lại không xuyên thấu vào thể xác trọng trược. Vùng này đôi khi được gọi một cách sai lầm là hào quang sức khỏe và nó có thể được chụp hình một cách dễ dàng và thành công trong lúc diễn ra sự hấp hối hơn là bất cứ lúc nào khác, do bởi việc tích tụ lại (accumulation) của các lực bị rút ra bên ngoài thể xác hữu hình độ vài inches. (CTNM, 466)
Hatha yoga:
- Hatha yoga có liên quan đặc biệt với thể xác, cách hoạt động hữu thức của nó (chứ không theo tiềm thức và tự động) và mọi cách thực hành khác nhau giúp cho con người kiềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn bộ cơ cấu của thể xác.
(ASCLH, 121)
- Các vị điểm đạo thứ tư (Arhats) đã và vẫn phản đối cái gọi là Hatha Yoga. Nó có hại cho sức khỏe và không bao giờ có thể phát triển thành Raja Yoga. (GLBN I, 158) – Trong một số phương pháp được đại chúng hóa (popularized) hiện nay, hành giả được khuyên tập trung tư tưởng vào bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) và “sống dưới sự kiểm soát của bí huyệt đó”. Hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) chi phối các tiến trình trọng yếu – tức hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa – và bí huyệt nhật tùng là trung tâm quan trọng nhất của hệ giao cảm này. Như đã giải thích ở trước, hiện nay, việc xúc tiến các tiến trình quan trọng này được diễn ra dưới sự kiểm soát của hệ giao cảm trong tiến trình tiến hóa, trong khi hệ thần kinh não tủy (cerebro–spinal system) trở nên ngày càng có ưu thế (dominant). Việc phục hồi chức năng kiểm soát của hệ này bằng ý chí, bằng tiến trình tập trung tư tưởng vào đó là một sự thoái bộ (retrograde) chứ không phải là một bước tiến, cho dẫu nó thường mang lại một trình độ nhãn thông nào đó. Như đã nói, phương pháp này được nhiều người ở Ấn Độ noi theo trong hệ phái được gọi là Hatha Yoga, và hành giả học cách kiểm soát sự hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa. Như vậy, hành giả có thể ngăn không để cho tim đập, không cho phổi thở, có thể đảo ngược nhu động (peristaltic action: hoạt động co thắt giống hình con sâu của ruột–ND) vv… Khi làm được điều này thì một câu hỏi nảy sinh: Với sự thành công đó, bạn thu lượm được gì? Một lần nữa, bạn đưa vào, dưới sự kiểm soát của Ý Chí, một hệ thống mà trong diễn trình tiến hóa, hệ thống đó đã được làm cho tự động nhằm giúp ích rất nhiều cho người chủ của các chức năng thấp kém này, và như thế là bạn tụt hậu trong cơ tiến hóa. Khi làm được điều này có nghĩa là sau cùng sẽ thất bại, cho dù tạm thời có kết quả rõ để phô trương. (KCVTT, 335–336)
Hấp thu (Absorption): X. Hóa nhập
Hậu thiên khí (Aether):
- Hậu thiên khí là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi Tinh thần (Plane of Spirit), tức cõi Niết Bàn (Atmic plane).
- Là dĩ thái thứ ba của vũ trụ (3rd cosmic ether). (LVLCK, 43, 626)
Hệ thần kinh (Nervous system): Hệ thần kinh được tạo ra để biểu lộ các quyền năng tâm linh (spiritual powers) trên cõi trần. Hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) có liên quan trực tiếp với trạng thái Ý Chí (aspect of Will), dưới hình thức Dục vọng (Desire), còn hệ thần kinh não tủy (cerebro–spinal system) có liên quan trực tiếp hơn với trạng thái Hiểu Biết (aspect of Cognition) và trạng thái Ý Chí thuần túy (pure Will). Hệ thần kinh giao cảm chi phối các tiến trình thiết yếu cho sự sống, như sự hoạt động của tim, phổi, bộ máy tiêu hóa. Bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) là bí huyệt (trung tâm, centre) quan trọng nhất của hệ thần kinh giao cảm. (KCVTT, 334–335)
Hiện tại (Present): Hiện tại chỉ là một đường thẳng toán học (mathematical line) đang phân chia cái phần của Kỳ gian Vĩnh hằng (Eternal Duration) mà chúng ta gọi là Tương lai (Future) với phần mà chúng ta gọi là Quá khứ (Past). (GLBN I, 110)
Hiện tại vĩnh cửu (Eternal Now):
- Tổng hợp của Quá Khứ, Hiện tại và Tương lai.
(ĐĐTKNM–II, 186)
- Khi tiến trình thải bỏ (elimination) được hoàn tất và thời điểm tiếp xúc với linh hồn xảy ra, thể trí (manasic vehicle) ở trong tiến trình hủy diệt, thì con người tức khắc biết được tương lai, vì tiên đoán là một kỹ năng của linh hồn thức và con người tạm thời tham dự vào đó. Do đó, quá khứ, hiện tại và tương lai được thấy như là một. Việc nhận biết được Hiện Tại Vĩnh Hằng từ từ phát triển từ lần luân hồi này đến lần luân hồi khác và trong tiến trình tái sinh liên tiếp. Điều này tạo thành một trạng thái tâm thức (đặc trưng cho trạng thái bình thường của người tiến hóa) mà có thể được gọi là trạng thái phúc lạc (devachanic). (CTNM, 497)
Hiện thể (Vehicle): a/ Buddhi là hiện thể đối với Atma. b/ Manas là hiện thể đối với Buddhi. c/ Kama–rupa là hiện thể đối với Manas. d/ Thể dĩ thái (etheric body) là hiện thể đối với prana. (LVLCK, 265) – Các thể (sheaths) và các hiện thể chỉ là các thể (bodies) biểu lộ trên các cõi khác nhau của Thái Dương Hệ. (ASCLH, 74)
Hiện thể Bồ Đề (Buddhic vehicle): Thể của nguyên khí Christ (body of the Christ principle) là hiện thể Bồ Đề. (ASCLH, 138–139)
Hiện tượng (Phenomenon): Theo cách gọi của các Nhà Duy Tâm (Idealists) đương đại thì sự kết hợp của Chủ thể (Subject) và Khách thể (Object) tạo ra đối tượng của giác quan (sense–object) tức là hiện tượng. (GLBN II, 42)
Hình dung (Visualisation, mường tượng, tưởng tượng): Nhờ thực hành năng lực hình dung, mắt thứ ba được phát triển. Trong lúc hình dung, các hình hài được hình dung, các ý tưởng và các trừu xuất, vốn được khoác lấy và được vận chuyển bằng chất trí, được phác họa cách con mắt thứ ba một vài inch (inch = 2,54 cm). Chính việc hiểu biết về điều này khiến cho nhà yoga ở phương Đông nói đến việc “định trí trên chóp mủi”. Đàng sau câu nói đánh lạc hướng này có che giấu một chân lý vĩ đại. (LVLCK, 1012)
Hình tư tưởng (Thought form):
- Hình tư tưởng như được con người tạo nên, là sự kết hợp của bức xạ dương (positive emanation) và bức xạ âm. Cả hai đều là bức xạ của một Nhất thể (Unity), tức là Chủ thể Tư Tưởng cố kết (coherent Thinker). (LVLCK, 560)
- Hình tư tưởng là các sự vật có thực chất (substantial things). (ACMVĐCTG, 72)
- Có 3 nhóm hình tư tưởng:
- Các hình tư tưởng do chính con người tạo ra, chúng có sự sống chóng phai tàn và tùy thuộc vào tính chất các dục vọng của con người; vì không tốt cũng không xấu, không cao siêu mà cũng không thấp kém nên chúng có thể được làm cho linh hoạt bằng các khuynh hướng kém cỏi hoặc các hoài bảo lý tưởng, với mọi giai đoạn chen giữa các thái cực này. Người tìm đạo phải đề phòng để không lầm lẫn những hình tư tưởng này với thực tại. Ở đây, có thể đưa ra một minh họa liên quan tới việc nhiều người cứ cho rằng họ đã thấy được một trong các Huynh Trưởng (hay các Chân Sư minh triết) trong khi họ chỉ mới thấy hình tư tưởng của một trong các Ngài. Vì sự mong muốn (wish) là cha đẻ đối với tư tưởng nên họ là nạn nhân của hình thức tri giác sai lầm mà Patanjali gọi là sự hoang tưởng (fancy).
- Các hình tư tưởng được tạo ra bởi chủng tộc, quốc gia, nhóm hay tổ chức. Các hình tư tưởng tập thể thuộc bất cứ loại nào (từ hình tư tưởng của hành tinh đến hình tư tưởng được tạo ra bởi bất cứ nhóm tư tưởng gia nào) đều tạo thành toàn thể “đại ảo tưởng”. Ở đây, có một ẩn ý cho người có đạo tâm chân chính.
- Loại hình tư tưởng do một người tạo ra từ lần xuất hiện đầu tiên của y trong xác phàm và được gọi là “Tổng Quả” (“Dweller on the Threshold”) vốn dĩ do Phàm ngã tạo ra chứ không do linh hồn, nó có tính chất không bền và chỉ được kết hợp bằng loại năng lượng thấp của con người. Khi con người bắt đầu hành động với tư cách linh hồn thì “hình ảnh” mà y tạo ra này do sự hoang tưởng hoặc phản ứng của y với ảo giác bị tan biến do một cố gắng tột độ. Nó không thật sự tồn tại một khi người tìm đạo không có gì để nuôi nó, và việc nhận ra được điều này sẽ giúp y thoát khỏi sự ràng buộc của nó. (ASCLH, 20–21)
Hình tư tưởng, chức năng (function of thought form): Chức năng của hình tư tưởng gồm có ba phần:
- Ứng đáp với rung động (to respond to vibration).
- Cung ứng một thể (body) cho một ý niệm (idea).
- Tiến hành mục tiêu chuyên biệt (specific purpose)
(LVLCK, 552)
Hình tư tưởng của Thượng Đế (Thought–form of the Logos): Thái Dương Hệ của chúng ta. (LVLCK, 572)
Hình tướng (sắc tướng, forms): Hình tướng hay lớp vỏ (sheath) hay các thể (bodies) đều có mục đích biểu hiện. (ASCLH, 74)
Hoa đàm (Ưu đàm hoa): Udambara (B.Phạn).
Hoa sen (Lotus): X. Bí huyệt, Thần kinh lực.
Hoa sen Chân Ngã (Egoic lotus): X. Chân Ngã liên hoa.
Hóa thân (Avatar, Avatara) : Hóa thân là một Đấng (Being): – trước tiên đã phát triển bản chất (nature) của riêng Ngài, con người và thiêng liêng, và sau đó, siêu việt được (transcended) bản chất đó; – có khả năng phản chiếu (reflecting) một số nguyên khí (principle) vũ trụ hoặc tính chất và năng lượng thiêng liêng vốn sẽ tạo ra hiệu quả mong muốn cho nhân loại, khơi dậy một phản ứng, tạo ra một kích thích cần thiết, và gọi theo huyền bí học là “đưa đến việc xé rách bức màn và để cho ánh sáng đi qua (permeation)”.(SHLCTĐ, 291)
- Các Đấng Hóa Thân tức là các Đấng Cứu Thế (World
Saviours). (CVĐĐ, 160)
- Các Đấng Hóa Thân là các Sứ giả Thiêng Liêng (Divine
Messengers). (ĐĐKNM–I, 357)
Hỏa hải : X. Biển lửa.
Hòa hợp (coalesce): Các Chân Ngã ở cùng một cung thì sẵn sàng hòa hợp và hòa nhịp với nhau hơn là các Chân Ngã ở trên các cung khác nhau, và chỉ khi nào trạng thái thứ hai hay trạng thái minh triết được phát triển thì mới có được sự tổng hợp. (TVTTHL, 38)
Hoà thượng : Upahyaya (B.Phạn).
Hóa nhập (Absorption): Hóa nhập tức là phương cách (mode) mà theo đó nhân hồn được hội nhập (integrated) vào cội nguồn xuất phát của nó, tức linh hồn vũ trụ đang ứng linh (overshadowing universal soul). Đây là một biểu hiện của trạng thái thứ nhất (first aspect). (CTNM,434)
Hỏa táng (Cremation): Nói về mặt huyền bí, việc hỏa táng rất cần thiết vì hai lý do chính:
- Nó thúc đẩy việc giải thoát các thể tinh anh (vẫn còn bao phủ linh hồn)(đây là nhân hồn – ND) ra khỏi thể dĩ thái, như vậy mang lại sự giải thoát trong vài giờ thay vì vài ngày.
- Nó cũng là một phương tiện rất cần thiết để đem lại sự tinh khiết cho cõi cảm dục và để ngăn chận khuynh hướng “đi xuống” của dục vọng vốn gây cản trở rất nhiều cho linh hồn lâm phàm.
Dục vọng không thể tìm được điểm tập trung, bởi vì về mặt căn bản, lửa đẩy lui khía cạnh tạo hình của dục vọng và lửa là biểu hiện chính của thánh linh mà cõi cảm dục không có mối liên hệ thực sự nào với nó, vốn được tạo ra hoàn toàn bằng nhân hồn (human soul) chứ không phải hồn thiêng liêng (divine soul). (CTNM, 470–471)
Hỏa thần (Agni): Hỏa Tinh Quân (Lord of Fire) theo kinh Vedas. Vị thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Một trong ba vị thần vĩ đại: Agni (Hỏa thần), Vayu (Phong thần), Surya (Nhật thần) và cũng là cả ba, vì thần này là trạng thái tam phân của lửa; lửa là phần cốt yếu (essence) của Thái Dương Hệ. Thánh Kinh có ghi: “Thượng Đế của chúng ta là lửa đang cháy”. Đó cũng là biểu tượng của cõi trí, cõi mà Hỏa thần là vị tối cao. (ĐĐNLVTD, 215)
Hỏa Tinh Quân (Lords of the Flame): Một trong các Đại Huyền Giai có các Đấng Tinh thần đang hướng dẫn Thái Dương Hệ. Các Ngài nắm quyền điều khiển cuộc tiến hóa của nhân loại trên hành tinh này cách đây khoảng 18 triệu năm, vào giữa giống dân Lemuria hay căn chủng thứ ba. (ĐĐNLVTD, 220)
Hỏa xà (Kundalini fire hay serpent fire, hỏa hậu):
- Mãnh lực sự sống: một trong các sức mạnh của thiên nhiên. Đó là một năng lực mà chỉ những ai thực hành định trí bằng yoga mới biết được. Nó tập trung bên trong xương sống.
(ĐĐTNLVTD, 219)
- Hỏa xà là sự phối hợp nhị phân (twofold blending) của nội nhiệt (internal heat) và luồng sinh khí (pranic current). Nơi phát sinh (home) của mãnh lực này là bí huyệt ở đáy xương sống, còn lá lách là nơi cung ứng nội nhiệt. (TVTTHL, 186)
- Hỏa xà nằm ở chót xương sống, và trong kẻ thường nhân, chức năng chính của nó là đem lại sức sống (vitalisation) cho
thể xác. (LVLCK, 183)
Hoan hỷ (Joy): Là một tính chất của linh hồn và được nhận thức trong thể trí, khi sự chỉnh hợp xảy ra. (LVHLT, 369)
Hoàn hư / Hườn hư / Trừu xuất (Pratyahara; abstraction): Hoàn / hườn : quay về. Hư : trống không. X. trừu xuất. Trừu xuất : rút ra.
Hoàng đạo (Hoàng đới, Zodiac): Là con đường tưởng tượng (imaginary path) của Mặt Trời trong bầu trời. Do đó, theo quan điểm ngoại môn, phần lớn là ảo tưởng (illusion). Nhưng đồng thời, các chòm sao lại có thực, và các luồng năng lượng đang qua lại, trộn lẫn, đan bện (interlock) khắp không gian thì không phải là ảo tưởng chút nào mà rõ ràng là biểu hiện cho các mối liên hệ vĩnh cửu. Chính việc dùng sai các năng lượng khác nhau đã tạo ra ảo tưởng. (CTHNM, 62)
Hoạt động qui nguyên của hành tinh (Obscure activity of the planet): Trong trường hợp các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, sự chết là kết quả trực tiếp của hoạt động qui nguyên của hành tinh. Ý tưởng duy nhất về tác động của nó mà tôi có thể đưa ra cho bạn là linh hồn của mọi hình thức sự sống phi nhân loại là một trạng thái nội tại của vật chất mà chính hành tinh được tạo thành. Linh hồn này có thể được triệt thoái tùy theo chu kỳ, tuy khoa học chưa biết được cụ thể nhưng trong cách hành động của họ đã có xác định và chắc chắn – ngoài các tai họa lớn của hành tinh hay là tác động trực tiếp của giới thứ tư trong thiên nhiên (tức là giới nhân loại–ND). Quyền lực có sẵn này của hành tinh đưa đến cái chết của một động vật và trong tìm mức rộng lớn hơn của cơ tiến hóa – đưa đến sự tuyệt chủng. Vào đúng lúc, nó cũng đưa đến cái chết của các hình hài của giới thực vật, và cũng là một trong các nguyên nhân đưa đến chu kỳ mùa thu trong năm, gây ra “sự tàn úa (the sere), sự vàng lá”, sự mất màu xanh tươi nơi loài cỏ, và các biểu hiện theo chu kỳ này cho thấy không chỉ một mình sự chết, ở một mức độ tạm thời và thoáng qua, mà còn có việc ngưng hoàn toàn sức sống trong hình hài. “Các thời kỳ hủy diệt” là các biểu hiện theo chu kỳ của “trạng thái hủy diệt” trong chính hành tinh. Tất nhiên đây là các vấn đề khó hiểu đối với bạn. (CTNM, 244)
Hồi Giáo (Mahomedan faith, Islam, đạo Hồi Hồi): Hồi giáo có liên quan với Thiên Chúa giáo, vì Hồi giáo tượng trưng cho công việc của Chân Sư Jesus khi Ngài ứng linh vào một trong các vị đệ tử cao cấp của Ngài, một vị đạo đồ rất tiến hóa, Đức Mahomet (570–632). (CVĐĐ, 254)
Hội nhập (Integration):
- Sự hội nhập của Phàm ngã hay là phương tiện mà nhờ đó ý thức con người:
- Chuyển khỏi thể này vào một thể khác ngõ hầu việc mở rộng ý thức rõ rệt sẽ xảy ra.
- Bắt đầu hoạt động trong cả ba hiện thể của Phàm ngã cùng một lúc.
- Hội nhập của Phàm ngã và linh hồn sao cho linh hồn có thể:
- Hoạt động qua bất cứ một thể nào tùy ý, hoặc là
- Hoạt động qua tất cả ba thể tạo thành Phàm ngã cùng một
lúc. (TLHNM, 335) – Sự hội nhập của thể trí, thể cảm dục và não bộ là đặc điểm chính của tất cả những kẻ tiến hóa – người ác, người rất ác, người thiện và người rất thánh thiện. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu của sự sống tâm linh và thường là ngược lại. Một “Hitler” hay là một kẻ tham vọng với lòng ích kỷ sâu xa, hay là cuộc đời hướng về sự tàn ác, là một Phàm ngã, với mọi năng lực trí óc của y dành cho các mục đích tà vạy, với bản chất cảm dục được cấu tạo cách nào mà nó không gây trở ngại cho việc tiến hành các ý định ích kỷ, và với bộ óc có năng lực cao để tiếp nhận các kế hoạch và các phương pháp của hai hiện thể kia, làm đúng các hiệu lệnh của Phàm ngã. (CTNM, 508)
Hồi quan (Panorama, hồi cố, quay lại nhìn): Một cách từ từ, vị chúa của xác thân (lord of the body) tự rút ra, được bao bằng thể dĩ thái màu tím-xám (violet-grey) và đắm chìm trong cơn đại định của cuộc hồi quan (hồi cố) về kiếp sống đã qua của mình, mà trong phút lâm chung (deathhour) đang tháo mở ra trước mắt y với đầy đủ mọi chi tiết. Trong bức tranh sự sống đó có tất cả các biến cố của kiếp sống, cả nhỏ lẫn lớn. Y thấy được các tham vọng việc mình với sự thành công hay thất bại của chúng, các nỗ lực, các chiến thắng, các sai hỏng, các thương yêu, các oán thù; khuynh hướng vượt trội của tổng thể hiện ra một cách rõ rệt, tư tưởng chỉ đạo trong kiếp sống nổi bật lên và tự in sâu vào linh hồn, đánh dấu vùng mà phần lớn kiếp sống sau khi chết (post-mortem existence) của y sẽ được trải qua trong đó. Trang nghiêm biết bao cái thời điểm mà con người đứng đối mặt với sự sống của mình, và từ cửa miệng của quá khứ, con người nghe được điều tiên báo (presage) đối với tương lai của mình. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, con người thấy được thực tướng của mình, nhận biết được mục đích kiếp sống của mình, biết được sức mạnh, độ chính xác và cái tốt đẹp của Thiên Luật (the Law). (MTNX, 94)
Hồi Ức (Recovery of anything by memory) Phục hồi bất cứ điều gì bằng ký ức (hay hồi ức) là do bởi sự luôn luôn hiện hữu (ever-existence) của mọi sự vật (everything) trong tâm thức của Thượng Đế. (KCVTT, 221)
Hội Hoa Hồng Thập Tự : Rosicrucian Society.
Hội Tam Điểm : Masonry, Free Masonry.
Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society): – Bất cứ cuộc điểm đạo nào mà không được lý giải trong cách sống hằng ngày thì không giúp ích được bao nhiêu và về căn bản là thiếu xác thực. Chính sự thiếu xác thực của cách trình bày về điểm đạo đã đưa tới việc Hội Thông Thiên Học không còn được xem như là tác nhân của Thánh Đoàn vào lúc này. Trước kia và trước khi có sự chú trọng quá lố của Hội vào việc điểm đạo và các đạo đồ, và trước khi có việc Hội nhìn nhận các đệ tử dự bị như là các đạo đồ hoàn toàn, thì Hội đã hoạt động đúng đắn. Tuy nhiên, Hội không nhận ra được cái tìm thường và không hiểu được rằng không ai “được” điểm đạo và trải qua các giai đoạn quyết định (crises) này mà trước đó không chứng minh được mức độ hữu dụng rộng lớn và năng lực trí tuệ thành thạo của mình. Điều này không cần thiết nếu ở lần điểm đạo thứ nhất, nhưng đến lần điểm đạo thứ hai, việc đó bao giờ cũng phải là nền tảng cho một cuộc đời xã thân cho việc công ích (useful dedicated life) và một quyết tâm rõ rệt bước vào lĩnh vực phụng sự thế gian. Cũng cần có sự khiêm tốn và nhận thức rõ rệt về tính chất thiêng liêng trong mọi người. Những người được gọi là đệ tử điểm đạo của Hội Thông Thiên Học (ngoại trừ Bà Besant) đều không phù hợp với các đòi hỏi này. Nếu người ta không khẳng định và đưa ra các dối gạt như thế trước công chúng, tôi đã không đá động đến việc trình bày có tính cách kiêu hãnh của họ. (CVĐĐ, 678–679) – Nếu việc thành lập Hội Thông Thiên Học bị trì hoãn thêm một vài năm (Hội Thông Thiên Học Thế giới do Đại Tá H.S.Olcott và bà H.P.Blavatsky thành lập ngày 17–11–1875–ND) thì ngày nay, một nửa các quốc gia văn minh (civilized nations) trở thành theo chủ nghĩa duy vật hoàn toàn (rank materialists), còn một nửa kia đi theo thuyết thần nhân đồng hình (anthropomorphists) và theo thuyết hiện tượng (phenomenalists). (CKMTTL, 44)
Hôn nhân (Mariage relation): Nhiều vị điểm đạo đồ đã đạt được mục tiêu khi tham dự vào quan hệ hôn nhân một cách khôn ngoan và thích đáng. Vị điểm đạo đồ vun bồi cách hành xử đặc biệt của trí tuệ, nhận thức rằng mọi hình thức biểu lộ đều thiêng liêng, và cõi trần cũng là một hình thức biểu lộ thiêng liêng như bất cứ cõi cao nào. Vị điểm đạo đồ hiểu rằng biểu hiện thấp nhất của thiên tính phải ở dưới sự kềm chế hữu thức của thiên tính nội tại đó, mọi loại hành vi nên được điều hòa bằng việc cố gắng làm tròn mọi bổn phận và nghĩa vụ, kềm chế mọi hành động, dùng thể xác để giúp ích cho sự tiến bộ tinh thần của tập thể và hoàn thành định luật. ...Trong nhiều trường hợp, các đệ tử điểm đạo và các Chân Sư vẫn lập gia đình và hoàn thành bổn phận một cách bình thường với tư cách người chồng, người vợ, hoặc gia trưởng, nhưng mọi việc đều được kềm chế và điều chỉnh theo Thiên Ý (purpose) và Thiên Lý (intention) và không một chút gì bị lôi cuốn bởi đam mê hay dục vọng. (ĐĐNLVTD, 204–205)
Hồn khóm (Group–soul, hồn tập thể):
- Hồn khóm trên con đường tiến hóa giáng hạ (involutionary path) và hồn khóm trên con đường tiến hóa thăng thượng thì không giống nhau (unlike). Hồn khóm trên con đường tiến hóa giáng hạ đang trải qua sự biến phân và gồm có các thực thể được làm cho linh hoạt bằng một sự sống chung (general life). Hồn khóm trên con đường tiến hóa thăng thượng đã được biến phân (differentiated); mỗi thực thể là một đơn vị riêng rẽ, có sự sống duy nhất, tự túc (complete in itself) song vẫn là một với tổng thể. (LVLCK, 910)
- “Một hồn khóm là một tập hợp các Tam Thượng Thể thường tồn ở trong lớp vỏ tam phân bằng tinh chất Chân Thần. Các Tam Thượng Thể thường tồn là hình ảnh trên các cõi thấp của các Tam Thượng Thể tinh thần trên các cõi cao. Cách mô tả này rất đúng cho tất cả các hồn khóm đang hoạt động trên cõi trần nhưng không mang lại chút ý nghĩa nào cho cái cực kỳ phức tạp của vấn đề”. Trích “Khảo cứu về tâm Thức” của Annie Besant, trang 89. (LVLCK, 335)
- Trên con đường tiến hóa giáng hạ, bạn có cái được gọi là hồn tập thể, được mô tả một cách thích hợp (bao giờ mà ngôn từ trên cõi trần còn có thể) như là một tập hợp các Tam bộ (triads) được bao bọc trong một cái vỏ tam phân bằng tinh chất Chân Thần (monadic essence). Trên con đường tiến hóa thăng thượng, các nhóm linh hồn thể tương ứng và được tạo thành một cách tương tự, ba yếu tố tiến nhập vào. (TVTTHL, 29) Hồn ma (Spirit, vong linh):
Cần nên nhớ rằng cái gọi là “hồn ma” (”spirits”) thì đều đang hoạt động trong thể cảm dục hão huyền (illusory astral body), trong khi các “hồn ma” tiến hóa (advances “spirits) đều đang hoạt động như là thể trí, và do đó, chỉ có thể tiếp xúc được bằng trí chứ không còn cách nào khác.(CTNM, 377–378)
Hồn ma bóng quế (Wraith): Vào lúc được gọi là chết, thể dĩ thái bị cách ly với nhục thể do bởi thực thể hữu thức đang thoát ra; sợi dây từ điển (magnetic tie) hiện hữu giữa hai thể này trong lúc còn sống ở cõi trần bị cắt đứt, thực thể hữu thức vẫn còn bị bao bọc trong lớp vỏ dĩ thái này đến vài giờ. Đôi khi, trong trạng thái này, nó hiện ra với những ai mà nó có ràng buộc chặt chẽ dưới hình một đám mây, có ý thức rất lờ mờ và câm lặng, đó là hồn mà bóng quế. Sau khi thực thể hữu thức (conscious entity) đã tách bỏ thể dĩ thái, thể này cũng có thể được nhìn thấy đang phất phơ lượn lờ trên nấm mồ ở nơi mà nhục thể được chôn lấp, theo thời gian qua, thể dĩ thái cũng từ từ tan rã. (MTNX, 61)
Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti, Pradhana, primordial pregenetic substance, pregenetic matter [LVLCK, 43]):
- Vật chất vi tử vũ trụ khi chưa biến phân (undifferentiated) được gọi là hỗn nguyên khí, và khi đã được biến phân (differentiated) bởi Fohat (hay Đấng làm linh hoạt, Thượng Đế Ngôi Ba hay Brahma) được gọi là prakriti hay vật chất (matter).
- Nguồn gốc Đại Phạn Thiên (Parabramic root), nguyên khí âm thiêng liêng trừu tượng – chất liệu chưa biến phân – Akasha Theo nghĩa đen, “nguồn gốc của Thiên nhiên” (Prakriti) hay vật chất (matter). (LVLCK, 118)
Hồn tinh thần (spiritual soul, divine soul, hồn thiêng):
- Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân
Thần. (CTHNM, 506)
- Cái chết thứ nhì dùng để chỉ cái chết hay sự hủy diệt của linh hồn thể mà từ trước đến giờ hồn tinh thần đã hoạt động trong đó.(CTNM, 408)
- – Sự đau đớn (suffering) chỉ có thể xảy ra khi linh hồn đồng nhất hóa với thể xác, hay đúng hơn, khi trạng thái tinh thần của linh hồn (trong thể xác) đồng nhất hóa với sinh hồn (animal soul) vốn đang thấm nhuần (inform) và làm sinh động (vitalise) hình hài và đang tạo ra sự sống tạm thời của nó. Trong cơn vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn, những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rõ sự kiện này, nhưng không có đau đớn thực sự, vì Chân nhân, hồn tinh thần đã xuất ra hoặc là do đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hoặc là do thuốc mê. (CTNM, 346)
– Hồn Tinh thần ở trên cõi Thượng trí (higher mental plane). (CTNM, 407)
- Chân Ngã (Ego) tức là hồn tinh thần. (CTHNM, 295)
- Hồn Tinh Thần tức là Christos (CKMTTL 144)
- Hồn tinh thần tức là Manas-taijasi. (GLTNVT, 61)
- Chân Ngã luân hồi (incarnating Ego) tức là hồn thiêng
(divine soul). (CKMTTL, 120) – Hồn tinh thần là hiện thể của Atma. (GLBN I, 43)
Hồng mông nhất khí (Primeval Matter): X. Pradhana.
Hồng trần thức (Physical consciousness): Thuật ngữ “hồng trần thức” được dùng theo hai nghĩa riêng biệt:
- Hồng trần thức thường được dùng để chỉ “tâm thức tỉnh thức thông thường” (“ordinary waking consciousness”), nghĩa là tâm thức của con người, của Jivatma, hay của Chân Thần đang tác động qua Jivatma và ba nguyên tử thường tồn của tam hạ thể (lower triad, tam bộ thấp).
- Hồng trần thức cũng được dùng theo nghĩa được dùng ở đây, đó là tâm thức đang tác động trong chất hồng trần, đang thu nhận và đáp ứng với các tác động hồng trần (physical impacts), không bận tâm đến bất cứ sự truyền chuyển (transmission) xung lực nào về phía các cõi cao, hoặc là không bận tâm đến bất cứ xung lực (impulses) nào từ các cõi cao được đưa đến thể xác. (KCVTT, 113–114)
Hợp nhất (unity): Hợp nhất có thể được xem như là sự thích nghi hữu thức của vị đệ tử được điểm đạo vào tổng thể lớn hơn, vì sự thu hút của vị đệ tử vào nhóm nhờ việc tuân thủ vào các định luật của linh hồn và với tư cách chi phối thái độ của y đối với những gì mà vị này đang sống, hoạt động và hiện tồn. (LV7C, 265)
Hợp nhất với linh hồn (Union with soul):
- Chitta hay là chất trí (mind–stuff), thể trí, năng lực suy tư và là năng lực tạo ra hình tư tưởng, tức là toàn bộ tiến trình tư tưởng. Đó là vật liệu (material) do Chân Ngã hay linh hồn chi phối và dùng chất đó tạo ra các hình tư tưởng.
- Bản chất thông linh (psychic nature) là kama–manas (tức dục vọng–trí tuệ), tức thể cảm dục có đượm một chút trí tuệ, đó là vật liệu bao bọc mọi dục vọng và xúc cảm (feelings) của chúng ta, nhờ đó mà các dục vọng và xúc cảm này mới thể hiện (expressed) ra được.
Hai loại chất liệu này (substance) đi theo đường lối tiến hóa riêng của chúng. Theo thiên cơ (logoic plan), các điểm linh quang (spirits hay divine sparks) bị các chất liệu này giam nhốt (imprisoned), thoạt tiên bị thu hút tới chúng do sự tương tác qua lại (mutual interplay) của tinh thần và vật chất. Bằng cách kiềm chế các chất liệu này và hạn chế (restraint) các hoạt động theo bản năng của chúng, các điểm linh quang này sẽ thu được kinh nghiệm và sau rốt sẽ giải thoát. Sự hợp nhất với linh hồn được tạo ra bằng cách đó. Đây là một sự hợp nhất mà người ta biết được và trải qua trong thể xác trên cõi biểu lộ trọng trược nhất nhờ kiềm chế được phàm ngã một cách sáng suốt và một cách hữu thức. (ASCLH, 10–11)
Hợp tố (Compound Elements): Một cách tổng quát, Thiên bình luận dạy rằng mỗi cuộc tuần hoàn mới lại phát triển một trong các Hợp tố như hiện nay khoa học đã biết, nhưng lại bác bỏ cách đặt tên ban đầu (primitive nomenclature), mà thích chia nhỏ chúng thành các thành phần (constituents). Nếu Thiên nhiên là cái “Hằng Biến dịch” (“Ever–Becoming”) trên cõi biểu lộ, thì bấy giờ các Hợp tố này cũng phải được nhìn tương tự như thế: chúng phải tiến hóa, phát triển và tăng trưởng cho đến cuối Chu kỳ Khai nguyên. Như vậy, chúng ta được dạy rằng, trong cuộc tuần hoàn 1, chỉ có một Hợp tố được phát triển với một tính chất (nature), còn nhân loại, với những gì có thể được nói đến như là trạng thái duy nhất của Thiên nhiên, được một số người gọi một cách rất thiếu khoa học, mặc dù có thể rất thực tế là “không gian một chiều đo” (“one dimensional Space”). Trong cuộc tuần hoàn 2, có hai Hợp tố sinh ra (brought forth) và được phát triển, đó là Lửa và Đất, và nhân loại được làm cho thích ứng với tình trạng Thiên nhiên lúc đó (nếu chúng ta có thể dùng chữ “nhân loại” để chỉ các sinh vật sống trong các điều kiện mà ngày nay con người hoàn toàn không biết tới). Nhân loại trong cuộc tuần hoàn 2 là loại người có “hai chiều đo” (lại dùng một nhóm từ quen thuộc với một nghĩa hoàn toàn bóng bẩy, đó là cách duy nhất mà nó có thể được dùng một cách chính xác). (GLBN I, 295)
Huệ-Năng: Hwai – Neng.
Huyền Đồng (Identification, nhập hóa):
- Tiến trình huyền bí, không thể mô tả được gọi là huyền đồng, đó là giai đoạn cuối của việc phát triển linh hồn.
- Tiến trình huyền nhiệm mà trong đó linh hồn được hấp thu vào Thực Tại và Tổng Hợp tối cao, đến nỗi ngay cả ý thức của tập thể cũng tàn phai (trừ phi khi quyết tâm phục hồi lại trong công việc phụng sự). Lúc bấy giờ, người ta không còn biết đến gì nữa ngoại trừ Thượng Đế, - không có sự phân cách của bất cứ phần nào, không có các tổng hợp thứ yếu và không có các phân rẽ hay biến phân. (TLHNM II, 18-19)
Huyền giai Sáng tạo Thứ tư (Forth Creative Hierarchy): Huyền giai Sáng tạo Thứ tư là Huyền giai của Chân Thần con người. (LVLCK, 1099)
Huyền giai Thái Dương và Hành Tinh (Solar and Planetary Hierarchies):
Huyền Giai Thái Dương Thái Dương Thượng Đế Ba Ngôi Thái Dương Thượng Đế
- Ngôi Chúa Cha ………………….. Ý Chí
- Ngôi Chúa Con ……………….... Bác Ái – Minh Triết
- Ngôi Chúa Thánh Thần ……...…. Thông Tuệ Linh hoạt
Bảy Cung Ba Cung Trạng thái Bốn Cung Thuộc tính
- Ý Chí hay Quyền Năng … II. Bác Ái–Minh triết … III. Thông Tuệ Linh hoạt
- Hài Hòa hay Mỹ Lệ
- Kiến Thức Cụ Thể
- Sùng Tín hay Lý tưởng
- Huyền Thuật Nghi Lễ
Huyền Giai Hành Tinh - Sanat Kumaras, Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (Đấng Điểm đạo Độc Tôn)
Ba Đức Kumaras (Các Hoạt Động Phật) 1 2 3 Phản ảnh của ba cung chính và bốn cung phụ Ba Vị Lãnh Đạo Bộ Môn (Deparmental Heads)
- Trạng thái Ý Chí … II. Trạng thái Bác Ái–Minh triết … III Trạng thái Thông Tuệ
- Đức Bàn Cổ B. Đức Bồ Tát (Đức Christ) C. Đức Mahachohan
- Chân Sư Jupiter Một Chân Sư người Âu
- Chân Sư M. Chân Sư K.H. c. Chân Sư thành Venice
- Chân Sư D.K. 4. Chân Sư Serapis
- Chân Sư Hilarion
- Chân sư Jesus.
- Chân Sư R.
Bốn đẳng cấp đệ tử được điểm đạo Các cấp đẳng đệ tử chưa điểm đạo Hành giả trê
n đường dự bị Thường nhân đủ mọi trình độ (ĐĐNLVTD, 49)
Huyền linh (Occult): Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự sống (being) và các động lực hướng dẫn này (springs of conduct) tạo ra biểu lộ ở ngoại cảnh. (LVHLT, 10)
Huyền linh học (Occultism):
- Nghiên cứu huyền linh học một cách chân chính là nghiên cứu về nguyên nhân và cách diễn biến của hiện tượng. (TVTTHL, 204)
- Nghiên cứu huyền linh học là nghiên cứu về các lực, về cội nguồn cùng hiệu quả của các lực đó. (ĐĐTKNM–I, 700) – Huyền linh học là cách nghiên cứu sáng suốt những gì còn
ẩn tàng. (SHLCTĐ, 337)
- Huyền linh học là môn học về cách vận dụng năng lượng, về khía cạnh hút và đẩy của lực. (TLHNM, 317)
Huyền Lực Shamballa (Shamballa force) Huyền lực thứ nhất và mạnh mẽ nhất là huyền lực đang tuôn xuống thế gian từ Shamballa, tức trung tâm hành tinh, nơi mà Thiên Ý được thấu triệt. Chỉ có hai lần trong lịch sử hành tinh chúng ta mà huyền lực Shamballa này được cảm nhận trực tiếp: lần đầu khi cuộc đại khủng hoảng của nhân loại xảy ra vào lúc thoát kiếp thú lên làm người của con người trong thời Lemuria xưa kia. Lần thứ hai vào thời Atlantis, trong cuộc tranh đấu lớn giữa cac Tinh Quân Chính Đạo với các Tinh Quân Vật Chất Sắc Tướng (Lords of Material Form) còn gọi là các Lực Lượng Hắc Đạo (Dark Forces). Ngày nay huyền lực này tuôn tràn từ Trung Tâm Thánh Thiện. Nó biểu hiện cho trạng thái Ý Chí của cuộc khủng hoảng thế giới hiện tại, hai hiệu quả hay tính chất phụ của nó là: a.- Hủy diệt những gì bất hảo và đang gây trở ngại trong các hình thức (forms) thế giới hiện tại (trong lãnh vực cai trị, tôn giáo và xã hội). b.- Tạo ra lực tổng hợp để ràng buộc lại với nhau những gì từ trước đến giờ vốn tách rời. - Chính sự nghiêm trọng của tình hình và mức rộng lớn của độ phân cách (cleavage) khiến cho Thánh Đoàn đang theo dõi, phải tạo điều kiện (permit) cho dòng lưu nhập trực tiếp của huyền lực Shamballa (mặc cho các nguy cơ theo sau) tuôn đổ vào thế gian. Mục đích là để kích thích tự do ý chí của quần chúng; kết quả có được trên quần chúng là tương đối thuận lợi, vì huyền lực đó đã đưa đến việc tạo thành và biểu lộ các ý thức hệ (ideologies) lớn trên thế giới, ví dụ Chủ Nghĩa Phát Xít (Fascism), Thể Chế Dân Chủ (Democracy) và Chủ Nghĩa Cộng Sản, cũng như sự pha trộn lệch lạc một cách khác thường của Chủ Nghĩa Phát Xít và Chủ Nghĩa Cộng Sản cho ra tên gọi Chủ Nghĩa Hitler (Hitlerism) hay Chủ Nghĩa Quốc xã (Nazism). (SHLCTĐ, 72, 127)
Huyền thuật (chính đạo, White Magic)
và Hắc thuật (hắc đạo, ma thuật, Black Magic):
- Hắc thuật sử dụng cảm dục quang (astral light) với mục đích lừa dối và quyến rủ, trong khi đó, huyền thuật sử dụng với mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. (SD–I, 274)
- Hắc thuật làm việc với các đối cực. Huyền thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình và tổng hợp. (SD–I, 448)
- Hắc thuật có biểu tượng là ngôi sao 5 cánh lật ngược. Huyền thuật sử dụng cùng biểu tượng với đỉnh hướng lên trên.
- Hắc thuật là đại minh triết pháp thuật (Maha–Vidya) không có ánh sáng của minh triết tinh thần chân chính (Atma– Vidya). Huyền thuật là đại minh triết pháp thuật được soi sáng bằng minh triết tinh thần chân chính. (SD–I, 592)
- Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền thuật được chi phối bởi mặt trời.
- Hắc thuật và huyền thuật xuất phát trong kỳ đại phân ly tôn giáo (great schism) xảy ra trong căn chủng thứ tư. (SD–II, 221, 445, 520)
- Hắc thuật dựa vào sự suy thoái về tính dục và về chức năng sáng tạo.
Huyền thuật dựa vào sự chuyển hóa của khả năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản không được luồng nội hỏa (inner fire) lưu tâm đến, nội hỏa này chuyển qua bí huyệt cổ họng, trung tâm lực của âm thanh sáng tạo.
- Hắc thuật liên quan đến các mãnh lực tiến hóa giáng hạ (involution).
- Huyền thuật hoạt động với năng lực tiến hóa thăng thượng. Hắc thuật liên quan với sắc tướng, với vật chất. Huyền thuật liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh thần. (LVLCK, 985)
Huyền viện (Asharam, Đạo viện): Trung tâm mà Chân Sư quy tụ các đệ tử và người tìm đạo để hướng dẫn từng người. (ĐĐNLVTD, 215)
Huyễn hình (Mayavirupa)
- Theo nghĩa đen, huyễn hình là hình hài không có thật (illusory form), đó là thể biểu lộ tạm thời mà Chân Sư thỉnh thoảng tạo ra nhờ quyền năng của ý chí và Ngài tác động trong đó ngõ hầu tạo ra một vài giao tiếp trên cõi trần và tiến hành một vài công việc cho nhân loại. (LVLCK, 761)
- Tiếng Bắc Phạn, có nghĩa là “hình hài giả tạo”. Đó là thể biểu lộ do vị điểm đạo cao tạo ra bằng tác động của ý chí để dùng trong ba cõi thấp. Nó không có liên hệ vật chất nào với thể xác. Nó có tính chất tinh thần và tinh anh, đi qua được mọi nơi mà không bị cản trở. Nó được tạo ra bằng năng lực của hạ trí với chất cảm dục loại cao nhất. (TVTTHL, 356)
Hườn hư (Abstraction): X. Trừu xuất.
Hướng ngoại,
hướng nội (extraverts, introverts):
- Về mặt huyền bí, linh hồn có thể được xem như là những kẻ “tìm kiếm ánh sáng của kinh nghiệm” và do đó hướng về phía biểu hiện vật chất , và những kẻ “tìm kiếm ánh sáng hiểu biết” và do đó rút khỏi lĩnh vực nhân tình thế sự (human undertaking) để trui rèn con đường hướng nội của mình thành ý thức linh hồn, và như thế trở thành “kẻ an trú trong ánh sáng vĩnh cửu” (“dwellers in the light eternal”). Vì không hiểu rõ ý nghĩa của các thời kỳ trên, các nhà tâm lý học mơ hồ cảm thấy các chu kỳ này và gọi một số là những người hướng ngoại và số kia là những người hướng nội. (LVHLT, 243)
- Bản chất thật sự của nhà thần bí chân chính hay kẻ hướng nội (introvert) là gì? Đó là kẻ mà sức mạnh, cung hay tính chất linh hồn của y quá mạnh nên phàm ngã không thể điều khiển được. Bấy giờ người ấy thấy rằng con đường đưa đến thế giới nội tâm của ước vọng tình cảm, của trí tuệ và của linh thị tâm linh đối với y là con đường dễ dàng nhất, còn sự hội nhập và biểu lộ ở cõi trần phải hứng chịu như là một hậu quả. Sức thu hút của linh hồn đang triệt tiêu “lực kéo” (“pull”) ra bên ngoài, con người trở nên nhà thần bí có linh thị. Tôi không đề cập tới nhà thần bí thực tiễn là kẻ đang trên đường trở thành nhà huyền linh học.
Tình trạng ngược lại cũng có thể đúng, và bấy giờ, đó là người hoàn toàn hướng ngoại (pure extrovert). Bản thân cung Phàm ngã an trụ vào cõi trần, còn sức lôi cuốn bên trong của linh hồn tạm thời bị triệt tiêu, đôi khi đến nhiều kiếp sống. Khi nào tình trạng và “sức lôi kéo” bên ngoài quá mạnh và khi nào tất cả mọi tính chất của cung phàm ngã đều được tập trung vào một điểm, bạn sẽ có hoặc là việc bộc lộ thói thích phô trương (exhibitionism), như người ta thường gọi, hoặc là một phàm ngã có mức hữu dụng cao, biểu lộ siêu tài và các khả năng sáng tạo của một biểu hiện tâm trí, tình cảm và thể chất có phối kết. Biểu lộ của sự phối kết này sẽ hướng ra ngoài, đi vào thế giới hành động (world of doing) chứ không hướng vào trong, đi vào thế giới hiện tồn (world of being) hay thế giới của linh hồn. Cả hai trạng thái này cho thấy “siêu tài hướng về sự hoàn thiện” (“genius toward perfection”). Nơi nào mà thiết bị tìm thường, bạn sẽ có một phức cảm chướng ngại hay ngăn trở và một ý thức tự ti mạnh mẽ vốn dĩ có thể phân nhánh hướng về thói thích phô trương không bình thường (abnormal exhibitionism). Nơi nào mà thiết bị tinh anh và được luyện tập, bạn sẽ có một nhà hoạt động nổi bật trong các lĩnh vực nỗ lực khác nhau của con người. Khi nào – thỉnh thoảng xảy ra – cùng với trường hợp nói trên có một khuynh hướng hướng nội thêm vào, kết quả là có được tri thức của linh hồn và có sự phát triển của trực giác, lúc bấy giờ, bạn có một lãnh tụ của con người, một bậc thầy trong số các thần tượng (gods) và một năng lực tâm linh . (TLHNM I, 161)
Hữu cảm thức (Sentience, sentiency, sentient): X. Cảm thức.
Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala, Dương hỏa kỳ kinh): Mãnh lực dương (positive force) của cơ thể tự biểu lộ qua đường dây thần kinh Pingala. (LVHLT, 95)
Hữu sắc tướng (Rupa, with form or body): Nói chung, thuật ngữ hữu sắc tướng được dùng để chỉ mọi hình hài (form) trong ba cõi thấp.(LVLCK, 616)
Hữu Thần thuyết : Theism.
Hy sinh huyền bí (Mystic sacrifice): Có một định luật huyền linh (Occult law) ràng buộc mọi Đệ tử Điểm đạo (Initiate), ấy là không được dùng năng lực thần bí (occult power) để tự giúp riêng mình. Nếu làm thế, vị Đạo Đồ sẽ mất đi năng lực giúp đỡ kẻ khác, và thật không đáng chút nào khi mất cái lớn chỉ đổi lấy cái nhỏ. Câu chuyện thường được nói đến về sự cám dỗ của Đức Christ (temptation of the Christ) có một ý nghĩa cao xa hơn là hầu hết người ta hiểu. Nếu Đức Christ dùng khả năng huyền linh của Ngài để biến đổi đá thành bánh mì, giúp cho Ngài qua cơn đói, thay vì kiên nhẫn chờ thức ăn do Thiên Thần (Shining Ones) mang lại, thì sau này, Ngài sẽ không có khả năng chịu đựng được sự hy sinh huyền bí trên Thập Giá (Cross). Bởi đó, lời châm chọc chỉa vào Ngài có chứa một chân lý huyền bí: “Ngài cứu được kẻ khác mà không cứu được chính Ngài”. Ngài không thể dùng cái quyền năng đã làm sáng mắt người mù và chữa lành người hủi (leper) để tránh cho chính Ngài sự đau khổ được. Những ai muốn tự cứu mình thì phải từ bỏ sứ mệnh thiêng liêng (divine mission) trở thành Đấng Cứu Thế (Saviours of the world). Họ phải chọn giữa nhiệm vụ này với nhiệm vụ kia khi họ tiến tới. Nếu trong lúc tiến tới, họ chọn nhiệm vụ thấp, đồng thời dùng quyền năng to tát mà họ đã đạt được để phụng sự cho chính mình và cho thể xác mình, thì bấy giờ họ phải từ bỏ nhiệm vụ cao cả hơn là dùng các quyền năng đó vào việc cứu độ nhân loại. Hiện nay, có một hoạt động trí tuệ rộng lớn đến nỗi cần vận dụng hết mọi năng lực của hoạt động đó vào các mục đích cao cả nhất. (KCVTT, 341) I
IBEZ : Theo sát nghĩa, danh xưng Ibez có bản chất là một mật tự (acrostic) che giấu thanh danh đích thực của Hành Tinh Thượng Đế của Địa cầu, một trong các nguyên khí của Ngài đang hoạt động trong Đức Sanat Kumara, như thế khiến cho Đức Sanat Kumara thành một lâm phàm trực tiếp của Hành Tinh Thượng Đế và là một biểu lộ của tâm thức thiêng liêng của Hành Tinh Thượng Đế. Bốn chữ này là các chữ đầu của các danh xưng đích thực của bốn Đấng Hóa Thân (Avatars) trên bốn bầu (globes) của dãy địa cầu của chúng ta, các Avatars này tiêu biểu cho bốn nguyên khí thiêng liêng. Các chữ I, B, E, Z không phải là các chữ Sensar đích thực, sở dĩ một cách diễn tả thiếu chính xác như thế có thể được dùng cho một ngôn ngữ biểu ý, chẳng qua chỉ là một lệch lạc khi được Au hóa mà thôi. Ý nghĩa đích thực chỉ được truyền đạt vào cuộc điểm đạo thứ tư, khi bản thể (nature) của Hành Tinh Thượng Đế được tiết lộ và bốn Hóa Thân của Ngài được tiếp xúc một cách chắc chắn qua công việc trung gian trực tiếp của Đức Sanat Kumara. (LVHLT, 379)
Ida : X. Tả hỏa kỳ kinh.
Indriya = giác quan (sense) Indriya hay giác quan không phải là cơ quan hồng trần, mà là quan năng của thể trí tác động qua cơ quan đó như là vận cụ của nó. Các cơ quan cảm giác bên ngoài là các phương tiện thông thường mà nhờ đó các chức năng như nghe, vv… được hoàn tất trên cõi trần. (LVLCK, 194)
Ion âm và dương (negative and positive ions): Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cõi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này (unseen particles) của vật chất chỉ có thể được dò ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế. (CTNM, 369–370)
Ishvara : – Ishvara là Đấng Con đang biểu lộ qua mặt trời. Đây là trạng thái đại vũ trụ. Ishvara là Con của Thượng Đế, Christ vũ trụ. Ishvara là Ngôi Hai (second aspect). (ASCLH, 46) – Ishvara tức là Linh ngã (divine Self) có ở trong tâm mọi người và ẩn sau mọi hình thức biểu lộ thiêng liêng. (ASCLH, 190)
Iswara: - Iswara là tâm thức tổng hợp (collective consciousness) của Thượng Đế biểu lộ (manifested deity), tức Brahma, nghĩa là tâm thức tổng hợp của Tập Thể (Host) các Dhyan Chohans.
(CKMTTL, 135)
- Iswara là “Chúa Tễ” (“Lord”) hay Thượng Đế hữu ngã – Tinh Thần thiêng liêng trong con người. Nghĩa đen: sự sống tối cao (độc lập). Một danh vị dành chỉ Siva và các thần khác ở An Độ. Siva cũng còn được gọi là Iswaradeva, hay Thiên Thần Tối
Cao. (NGMTTL, 158) J
Jainas (B.Phạn): Kỳ na giáo, đạo Jain. Một nhóm lớn tôn giáo ở Ấn Độ, rất giống với Phật giáo, nhưng có trước Phật giáo nhiều thế kỷ. Họ cho rằng Phật Thích Ca là một đệ tử của một trong các Tirtankaras, tức các Thánh (Saints) của họ. Họ không nhận ủy quyền (authority) của Kinh Vedas và sự hiện hữu của bất cứ vị thần tối cao cá biệt nào (personal supreme god), mà tin tưởng vào sự vĩnh cửu của vật chất (the eternity of matter), tính chu kỳ (periodicity) của vũ trụ và sự bất tử của trí (Manas) người cũng như trí của con vật. Một môn phái cực kỳ huyền bí. (NGMTTL, 162)
Jana : X. Cõi và trạng thái tâm thức. Thế giới tinh thần. Thế giới của Ngôi Ba, tương ứng với cõi Niết Bàn. (ASCLH, 298)
Jehovah : Jehovah, vị Thượng Đế bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái (Jews). Jehovah không phải là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế. (CTNM, 393)
Jericho (tường thành Jericho, wall of Jericho): Trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo, bạn có dấu tích của câu chuyện được truyền lại cho chúng ta từ thời Châu Atlantis. Vào thời đó, việc sử dụng âm thanh ở cõi trần và cõi cảm dục đã được hiểu rõ và thực hành, trong đa số trường hợp là được dùng vào các mục đích ích kỷ. Các bạn đọc thấy rằng, sau khi đi vòng quanh một cách nhịp nhàng một số lần chung quanh các bức tường của thành Jericho, tiếng kèn (trumpets) được trổi lên, các bức tường này liền sụp đổ. Điều này có thể làm được là do các nhà lãnh đạo dân chúng có được kiến thức huyền linh – nhờ am hiểu về khoa âm thanh và nhờ đã nghiên cứu về các hiệu quả có tính cách hủy diệt và sáng tạo của âm thanh – các vị này biết được đúng lúc để áp dụng môn học đó và thu được kết quả theo ý muốn.(TVTTHL, 193–194)
Jerusalem : – Tân Jerusalem (new Jerusalem), Thánh Đoàn. (VMCQG, 23) – Jerusalem (theo nghĩa đen là “chốn yên bình”) không phải là thủ đô (chief city) của một nước nhỏ gọi là Palestine hay là Thánh Địa. Từ ngữ này chỉ tượng trưng cho một thế giới thái bình – một thế giới mà nhờ các nỗ lực tự lực của riêng nó, đã đạt được một yên tịnh chung và đã đạt được một mức nào đó đối với các liên giao đúng đắn giữa con người. (SHLCTĐ, 575)
Jewel in the lotus (Ngọc sáng trong hoa sen, Hồn linh bảo): Chính là sinh điểm (point of life) nhờ đó Chân Thần giáng xuống (anchor itself) cõi trần và do đó, là nguyên khí sự sống của tất cả các hiện thể vô thường (transient vehicles) – đã phát triển, chưa phát triển hoặc đang phát triển. Sinh điểm này chứa trong chính nó mọi khả năng, tiềm năng, kinh nghiệm và mọi hoạt động rung động. Nó là hiện thân của ý chí hiện tồn, của tính chất hấp dẫn từ điện (thường được gọi là bác ái) và trí tuệ linh hoạt sẽ giúp cho sự sinh động (livingness) và bác ái được biểu lộ trọn vẹn. Phát biểu và định nghĩa nêu trên có tìm mức rất quan trọng. Do đó, điểm ở trung tâm này thực sự là vạn hữu (all that Is) và ba trạng thái khác của sự sống – như được liệt kê – chỉ là các dấu hiệu về sự tồn tại của nó. Nó là cái có khả năng rút về Cội Nguồn của nó, hoặc là tự chồng chất lên chính mình hết lớp vật liệu này đến lớp khác; nó là nguyên nhân của cái gọi là Kẻ Hành Hương vĩnh cửu trở về nhà Đấng Từ Phụ sau bao thiên kỷ kinh nghiệm, cũng như những gì tạo ra thực nghiệm sau rốt đưa tới kinh nghiệm và biểu hiện tối hậu. (VCVTDT, 169–170)
Jiva : Một đơn vị ý thức riêng biệt. (TVTTHL, 353)
Jivatma : nhân hồn (human soul). Giáo Lý Bí nhiệm dạy rằng trong vòng tiến hóa hay này trên hành tinh này, Jivatma – nhân hồn – trải qua 7 kiểu mẫu chính hay là “căn chủng”. (LVLCK, 121)
Jhana/Jnana: Knowledge, Occult wisdom. (CKMTTL, 258) Tri thức, minh triết trong huyền linh học
Jnana–indriya /
Jnanaindriya : giác căn. Năm giác quan được dùng để tri giác được gọi là Jnana–indriya.
- Tai ..…. Thính giác (Hearing)
- Da ……. Xúc giác (Feeling by touch)
- Mắt …. Thị giác (Sight)
- Lưỡi … Vị giác (Taste)
- Mũi …. Khứu giác (Smell) (LVLCK, 185, 194)
Jyotis : Jyotis là Ánh Sáng trong đầu (Light in the head). (ASCLH, 314) K
Kali Yuga (Chu kỳ mạt pháp): “Yuga” là kỷ nguyên (age) hay chu kỳ (cycle). Theo triết học Ấn Độ, cuộc tiến hóa của chúng ta được chia thành 4 yugas hay chu kỳ. Kali–yuga là thời hiện tại. Nó có nghĩa là “kỷ nguyên Hắc Ám” (“Black Age”), một giai đoạn dài 432.000 năm. (ĐĐNLVTD, 219)
- Chu kỳ mạt pháp đã bắt đầu cách nay gần 5.000 năm.
(GLBN III, 301)
Kama–loka : U linh cảnh, Dục giới (region of desire)
- Trú sở của các âm ma (Elementaries), nơi mà Chân Ngã nhập vào sau khi bỏ lại cuộn dây hữu tử (mortal coil) của mình. (LVLCK, 736)
- Kama–loka, dục giới, không phải là cõi giới (region) mà dục vọng được phát triển đến mức mạnh mẽ khác thường như được so sánh với dục vọng khi nó bám theo cuộc sống hồng trần, mà là cõi (sphere) trong đó cảm giác ham muốn (sensation of desire), vốn là một phần của cuộc sống hồng trần, có thể còn tồn tại. (PGNM, 75)
- Cõi cảm dục (astral plane) tức là dục giới. (PGNM, 59)
– Cõi của các dục vọng hay xúc cảm (world of desires or passions), của các khao khát ở cõi trần mà không được thỏa mãn – trú sở của các “Ma hình” (“shell”) và kẻ bị tai nạn (victims), của các âm ma (elementaries) và những kẻ tự tử (suicides). (PGNM 69)
- Kama–loka, tức dục giới (place of desire, nơi của dục vọng) là tên gọi dùng để chỉ các tình trạng (conditions) của cuộc sống trung gian (intermediate life) trên cõi cảm dục. (MTNX, 64)
- Theo nghĩa đen, Kama–loka là nơi chốn hay trú sở (habitat) của dục vọng. Như chúng ta đã được dạy, đó là một phần (a part) của cõi cảm dục (astral plane), nó không được tách ra (divided) như một vị trí riêng biệt (a distinct locality) mà bị cách ly (separated off) bởi trạng thái tâm thức của các thực thể ở trong đó. Các thực thể này là những người đã mất thể xác do cái chết; họ phải trải qua một vài thay đổi có tính cách thanh lọc trước khi có thể bước vào sự sống phúc lạc và an bình, sự sống này thuộc về con người đích thực (man proper, con người đúng theo tên gọi), thuộc về nhân hồn (human soul). Vùng này (region) tiêu biểu và bao gồm các trạng thái được mô tả như là hiện hữu trong nhiều địa ngục (hells), các luyện ngục (purgatories) và các trạng thái trung gian mà các tôn giáo lớn cho là trú sở (dwelling–place) tạm thời của con người sau khi bỏ xác thân và trước khi đạt đến “thiên đường” (“heaven”). Nó không bao hàm (include) bất cứ chỗ hành hạ đời đời (eternal torture) hoặc vô gián địa ngục (endless hell) nào cả mà một số tín đồ trí óc cạn hẹp vẫn còn tin tưởng, vì đó chỉ là ác mộng của sự vô minh, hận thù và sợ sệt. Nhưng chắc chắn là nơi đó có các tình trạng đau khổ tạm thời và có tính cách thanh luyện để giúp thanh toán các nguyên nhân đã được phát khởi trong kiếp sống ở cõi trần của một người. (MTNX, 91–92)
Kama–
manas :
- Tức dục vọng–hạ trí (desire–mind hay desire–lower mind). (ASCLH, 10, 24)
- Là chất trí cảm (dục vọng hạ trí), tức thể cảm dục được pha trộn với thể hạ trí một cách yếu ớt và là lớp áo bằng vật chất của mọi dục vọng và cảm giác của chúng ta, nhờ đó, chúng được biểu hiện. (ASCLH, 10)
Kama rupa - Ma hình (Shell).
- Năng lượng dục vọng (energy of desire).
- Hiện thể cho manas.
- Cảm dục thể (desire body).
(LVLCK, 137, 264, 265, 1046)
Kamas: tức là các lực cung cấp năng lượng (energizing Forces) của mọi hình tướng (forms) mà con người đã trải qua trong ba cuộc tuần hoàn trước đây. (Thư của Chân Sư, 123)
Karana sarira : Tức là linh hồn thể (egoic body). (ASCLH, 14)
Karma–indriya /
Karmendriya : Hành căn. Năm giác quan để hành động:
- Miệng ..................... Nói (Speaking)
- Tay ......................... Cầm (Grasping)
- Chân ....................... Đi (Walking)
- Hậu môn ................ Bài tiết (Excretion)
- Cơ quan sinh dục .... Sinh sản, sáng tạo (Procreation) (LVLCK, 185, 194)
- Karma yoga :
Khoa yoga về hành động. (ASCLH, 120)
Tổng Quả Báo(The Dweller on the Threshold, Tổng Quả): Tổng quả báo có thể được định nghĩa là toàn thể các mãnh lực của bản chất thấp như đã biểu lộ trong Phàm ngã trước khi có sự giác ngộ, tạo hứng cảm và sự điểm đạo. Vào lúc này, chính Phàm ngã cực kỳ mạnh và Tổng Quả biểu hiện cho tất cả các sức mạnh tâm thông và hạ trí mà qua bao thời kỳ, đã phát triển trong con người và được bảo dưỡng cẩn thận. Nó có thể