Đoạn 1 Từ trang 55 đến trang 100 (Van ban A 4)

Bảy cõi (cảnh giới) của chúng ta là bảy cõi phụ (subplanes) của cõi hồng trần vũ trụ.                                                   (ĐĐNLVTD, 169), (LVLCK, 94) Cõi Hồng trần vũ trụ (Cosmic Physical Plane):   Cõi nguyên hình (Archetypal plane):
  • Cõi nguyên hình là cõi của biểu lộ thiêng liêng, cõi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta, cõi Tối Đại Biết Bàn (the plane Adi).
Vật chất (matter) của cõi cao nhất đó thường được gọi là “bể lửa” (“sea of fire”) và đó là cội rễ (root) của tiên thiên khí (akasha), một thuật ngữ được dùng để chỉ chất liệu (substance) của cõi biểu lộ thứ nhì. (LVLCK, 79) - Đối với người tìm đạo (aspirant), cõi nguyên hình là cõi của trực giác, mặc dù trong thực tế, nó là một trạng thái tâm thức còn cao hơn nhiều. - Cõi nguyên hình là chỗ tập trung sự chú tâm của nhóm các Đấng Thông tuệ cao siêu nhất trên hành tinh chúng ta. Tâm thức các Ngài có thể đáp ứng và bao gồm vào lĩnh vực hoạt động này, nơi mà Thiên Trí tự biểu hiện, không bị hạn chế của những gì mà chúng ta hiểu như là hình hài sắc tướng. (LVHLT, 456, 458) Cõi Niết Bàn (The Nirvanic plane, Atmic plane): - Cõi thứ năm, tức cõi Niết Bàn, là cõi của trạng thái cao nhất của con người đối với Thượng Đế bên trong chúng ta, trạng thái này được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng gọi là Atma, tức Chân Ngã (the Self). Đó là cõi của sự sống thuần khiết (pure existence), của các quyền năng thiêng liêng dưới biểu lộ (manifestation) đầy đủ nhất của chúng trong vũ trụ ngũ phân của chúng ta – những gì ở bên kia, tức cõi thứ sáu và thứ bảy được ẩn giấu trong ánh sáng không thể tưởng tượng được của Thượng Đế. (MTNX, 184) - Atmic plane là trú sở (home) của Atma con người.  (KCVTT,  236) Cõi phụ (subplane): Cõi phụ của bất cứ cõi (plane ) nào được gọi là “sphere” (phân cảnh).       (LVLCK, 153) Cõi phụ Chân Ngã  (Egoic levels): X. Phân cảnh Chân Ngã. Cõi siêu phàm (super-physical planes) Cõi siêu phàm là các cõi mà Ngã-Thức (Self-consciousness) chưa được xác lập trên đó        (KCVTT, 163)   Cõi thiêng liêng (Divine plane): Cõi thiêng liêng tức cõi của Thượng Đế, đôi khi được gọi là cõi Tối Đại Niết Bàn (Adi).                                (LVLCK,468) Cõi thứ tám (Eighth sphere): ... Giống như thể xác không được coi như là một nguyên khí, cũng vậy, có một lĩnh vực hoạt động không được kể tới trong bảng liệt kê của chúng ta, nó đã qua rồi. Cách giải thích nào đó về điều này ẩn giấu trong các lời lẽ huyền linh “Cõi thứ tám”. (LVLCK, 588) Cõi trí (mental plane):
  • Cõi trí là cõi phản chiếu Toàn Linh Trí trong Thiên Nhiên, trong hệ thống nhỏ bé của chúng ta, cõi trí tương ứng với cõi của Đại Trí (Great Mind) trong Đại Vũ Trụ (Kosmos). (MTNX, 123)
– Cấu tạo của cõi trí gồm có ba cõi phụ vô sắc tướng (three formless levels) và bốn cõi phụ hữu sắc tướng (four levels of form). (LVLCK, 923)
  • Trên cõi trí không có thời gian. (LVHLT, 480)
  • Cõi phụ thứ tư của cõi trí là cõi Devachan (plane of Devachan). (LVHLT, 374)
Cõi trực giác (Intuitional plane) :
  • Hay là cõi bồ đề (buddhic plane). (LVHLT, 383)
  • Phân cảnh thứ tư của cõi hồng trần vũ trụ. (CVĐĐ, 700)
Cõi và các bản tố (Plane and elements): a/ Hậu thiên khí (Aether) ….…  Cõi Niết Bàn (Atmic plane) b/ Phong (Air)         …………….. Cõi Bồ Đề (Buddhic plane) c/ Hỏa (Fire)         ……….. Cõi Trí (Mental plane) d/ Thủy (Water) ………….. Cõi cảm dục (Astral plane) e/ Địa (Earth)        ……… Cõi Hồng Trần (Physical plane) (LVLCK, 185) Cõi và trạng thái tâm thức (Planes and states of consciousness):
  1. Cõi hồng trần … Bhu … Thế giới trần tục – Hồng trần thức
(Physical plane)                                       (physical consciousness)
  1. Cõi cảm dục … Antariksa … Thế giới xúc cảm– Cảm dục thức
(Astral plane)                             (kamic or desire consciousness)
  1. Cõi trí … Mahendra … Thế giới của trí tuệ và linh hồn(Mental plane) – Trí tuệ thức (Mind consciousness)
  2. Cõi Bồ Đề … Mahar Prajapatya … Thế giới Christ (Buddhic plane)
–Trực giác thức hay Tâm thức Christ–Tập thể thức
  1. Cõi Niết bàn … Jana … Thế giới tinh thần – Hành Tinh thức (Atmic plane)           (planetary consciousness)
–Thế giới của Ngôi Ba
  1. Cõi Chân Thần … Tapas … Thế giới thiêng liêng–Thiên thức (Monadic plane)             (God consciousness)
–Thế giới của Ngôi Hai
  1. Cõi Thượng Đế … Tatya … Thế giới của nguyên nhân phát
(Logoic plane)        sinh–Tuyệt đối thức (Absolute consc.) –Thế giới của Ngôi Một  (ASCLH, 298) Cõi vật chất (Material planes) Tập hợp các cõi vật chất, tức là cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí (lower mental plane)                          (GLTNVT, 104) Con của trí tuệ (Sons of mind) : Loài người khác với loài thú ở chỗ có được sự thông tuệ, biết biện luận bằng lý trí. Vì thế, trong Minh triết Vô thủy, Giáo Lý Bí Nhiệm của thế gian, con người thường được gọi là “con của trí tuệ”. Chính trí tuệ giúp cho con người có ý thức về biệt ngã (sense of individuality), có ý thức về sự cá biệt của mình, đó là Chân Ngã.(ASCLH, 318) Con dân của Chúa (Man of God, Dân nước Chúa): Dân nước Chúa là người có các quyền năng được kềm chế bởi rung động vượt trội (dominant vibration) của cung linh hồn, còn bộ máy bén nhạy bên trong đang rung động với mức độ mà đến lượt cung linh hồn lại đang tái định hướng về phía cung Chân Thần và được cung này kềm chế.   (TLHNM II, 17–18) Con đường Dự bị (Path of Probation): Trong thực tế, con đường dự bị là toàn thể kinh nghiệm sống (life experience), trước khi bước lên con đường đệ tử (discipleship). (CTHNM, 279) Con đường Ly Nguyên (Path of Outgoing):
  • Con đường ly nguyên đưa vào vật chất. (CTHNM, 569)  – Huynh đệ hắc đạo dồn hết thì giờ vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là Con Đường Ly Nguyên.    (LVLCK, 987)
Con đường Qui Nguyên (Path of Return, Phản Bổn Hoàn nguyên):
  • Như người ta biết rõ, nhà huyền linh học hoạt động theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan đến Con đường Qui Nguyên.(LVLCK, 987)
– Bốn giai đoạn của Con đường Qui Nguyên: a/ Chính giai đoạn tiến hóa. b/ Giai đoạn Con đường Dự c/ Giai đoạn Con đường Đệ tử. d/ Giai đoạn Con đường Điểm đạo.    (CVĐĐ, 476) - Nhờ con đường Quy nguyên, nhân loại được rút ra khỏi sự chú trọng vào ngoại cảnh, bắt đầu nhận ra và ghi nhận các tri thức hữu thức nội tâm của những gì không có tính chất hiện tượng, để rồi, nhờ vào diễn trình tiến hóa, đạt được một trình độ phát triển mà trong đó một số người có thể noi theo con đường này từ ý thức hồng trần (physical consciousness) đến ý thức tình cảm và từ ý thức tình cảm (emotional consciousness) đến ý thức trí tuệ (mental consciousness).  (GDTKNM, 27) Con đường Thanh Luyện (Path of Purification): Con đường Dự bị là Con đường Thanh luyện.(TLHNM, 307) Con người (man): Con người là một điểm linh quang (point of divine light) bị che giấu trong một số lớp vỏ bao bọc (enveloping sheaths) giống như ánh sáng bị che giấu bên trong ngọn đèn lồng. (TTTĐTG, 76) - Con người là một thực thể (being, sinh vật) mà trong y, phần tinh thần cao siêu nhất và phần vật chất thấp thỏi nhất được nối kết lại với nhau bằng trí tuệ (intelligence). (TTCNT, 83) - Theo chúng tôi biết, Con Người hay cái hình bóng thanh nhẹ (filmy image) của con người có thể đã xuất hiện từ 300.000.000 năm nay, mặc dù chúng tôi không được dạy cho biết các con số chính xác, vì chúng được các Chân Sư của Huyền Môn giữ bí mật như đã nói trong Esoteric Buddhism. (GLBN  3,   253) Con người, các dị biệt tạm thời (Temporary differences): Con người khác nhau ở các điểm: a/ Cung năng lượng (hầu hết tác động đến từ khí của sự sống). b/ Tiếp cận với chân lý, hoặc con đường huyền linh, hoặc con đường thần bí có mãnh lực thu hút mạnh hơn. c/ Sự an trụ, định đoạt chủ đích của tình cảm, trí tuệ hay xác thân của một kiếp sống. d/ Tình trạng tiến hóa đưa đến sự đa dạng đã thấy trong con người. e/ Cung hoàng đạo, xác định khuynh hướng của bất cứ kiếp sống đặc biệt nào. f/ Giống dân, đặt phàm ngã dưới hình tư tưởng riêng biệt của giống dân đó.  (LVHLT, 111) Con người, cấu tạo (Constitution of man): Về căn bản, cấu tạo của con người gồm ba phần như sau:
  1. Chân Thần (Monad , hay Tinh thần thuần khiết (pure Spirit), Cha Trên Trời (Father in Heaven). Trạng thái này phản chiếu Ba Ngôi của Thượng Đế (Godhead):
    1. Ý chí hay Quyền năng (Will or Power) . Chúa Cha
    2. Bác ái–Minh Triết (Love–Wisdom) ...... Chúa Con
    3. Trí tuệ linh hoạt(ActiveIntelligence)..ChúaThánh Thần.
Chân Thần tự phản chiếu lần nữa trong:
  1. Chân Ngã (Ego), Thượng Ngã (Higher Self) hay Biệt Ngã (Individuality). Tiềm năng của trạng thái này là:
    1. Ý chí Tinh thần ………………………….. Atma (Linh thể).
    2. Trực giác ………………………………………….Buddhi (Tuệ giác thể), Bác ái– Minh triết, nguyên khí Christ.      Thượng trí hay Trí trừu tượng … Manas cao
(Thượng trí thể). Nơi người tiến hóa cao, Chân Ngã bắt đầu hiển thị sức mạnh của mình, và sức mạnh này ngày càng tăng trên đường Dự Bị cho đến lần điểm đạo ba thì Thượng Ngã hoàn toàn kềm chế Phàm Ngã, và trạng thái cao nhất bắt đầu hiển lộ năng lượng.  Chân Ngã tự phản chiếu trong: Phàm Nhân hay Phàm Ngã (Personality hoặc lower self), con người hồng trần (physical plane man): Trạng thái này cũng có ba phần:
  1. Hạ trí (mental body) ...................... Manas thấp
(Thể hạ trí)
  1. Thể tình cảm (emotional body) ..... Thể cảm dục
  2. Thể hồng trần (physical body) ……... Xác thịt trọng trược (dense physical body) và thể dĩ thái. (ĐĐNLVTD, XV)
Con người, phân loại (People, categories): Có ba hạng người (three types of people): a/ Người cảm dục (Kamic people, kamic person): những người này có tính chất và cấu tạo thuần là cảm dục (purely astral). b/ Người trí cảm (kama–manasic person): đây là những người quân bình (balanced people), họ là các Phàm Ngã hội nhập (integrated personalities). Người trí cảm có được  cái gọi là “sự tự do của cuộc sống nhị phân” (“freedom of the dual life”) và thấy chính mình có được hình thức nhị phân (dual form) khiến cho y tùy ý giao tiếp với các phân cảnh cao của cõi cảm dục và các phân cảnh thấp của cõi trí. Tôi xin nhắc lại rằng không có não bộ hồng trần nào ghi lại được các tiếp xúc này. Biết được sự tiếp xúc là tùy vào hoạt động bên trong của chân nhân (inner man) và tình trạng đặc biệt của cách hiểu biết và đánh giá.  c/ Người thiên về trí (manasic subjects /person /man):  Đây là những người tiến hóa  (advanced people) và các đệ tử đủ mọi cấp. Những người này có cách sống chính yếu là tập trung vào trí. Người thiên về trí, tức Phàm Ngã hội nhập, hoạt động theo hai cách tất nhiên là tùy vào mức độ hội nhập đã đạt được. Có hai loại hội nhập: 1– Loại Phàm Ngã hội nhập tập trung vào trí và có được mối liên giao luôn luôn tăng tiến với linh hồn. 2– Bậc đệ tử, có Phàm Ngã hội nhập đang được hội nhập một cách nhanh chóng vào linh hồn và được hóa nhập (absorbed) bởi linh hồn.      (CTNM, 487–488, 498)   Con người, sau khi chết (People, sau khi chết): Cho đến nay, ít có người tiến hóa đủ để sau khi chết, thấy mình có được một hiện thể phần lớn làm bằng chất trí (mental substance). Chỉ có các đệ tử và các vị đạo đồ, tức là những người hầu như sống trong thể trí, sau khi chết, tức khắc thấy mình ở trên cõi trí. Đa số con người đều thấy mình ở cõi cảm dục, khoác lấy lớp vỏ (shell) bằng chất cảm dục (astral matter) và phải chịu một giai đoạn thải bỏ (olimination) bên trong vùng ảo giác (illusory area) của cõi cảm dục.    (CTNM, 486) Con người sơ khai (Early mankind): Các nhà huyền linh học vốn vững tin vào các giáo lý của Minh triết Nguyên thủy đã bác bỏ các bài bác của các nhà thần học lẫn các nhà khoa học. Các nhà huyền linh học chủ trương rằng ngay vào thời kỳ mà trái đất còn nóng bỏng, thậm chí ở hai cực nữa, với những cơn ngập lụt liên tiếp làm xáo trộn các thung lũng và thường xuyên tạo ra thay đổi của các vùng nước và biển mênh mông, các tình trạng đó cũng không thể gây trở ngại cho sự sống và cơ cấu (organization) đối với con người sơ khai. Tính chất hỗn tạp của môi trường chung quanh, đầy dẫy các chất khí độc hại cũng như các hiểm họa của lớp vỏ địa cầu vừa mới đông đặc, tất cả đều không thể ngăn được Giống Dân Thứ Nhất và Thứ Hai xuất hiện, ngay cả trong Kỷ Thạch Thán (Carboniferous Age – cách nay 360 triệu–295 triệu năm–ND) hay chính Kỷ Silur (Silutian Age – cách nay 435 triệu–410 triệu năm–ND).  (GLBN III, 157–158) Cô đơn (loneliness, cô độc): Hãy dọn mình hứng chịu cô đơn. Đó là định luật. Khi một người tự tách rời khỏi những gì liên quan đến thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí của mình và an trụ vào Chân Ngã thì việc đó tạo ra một chia cách tạm thời. Phải cố gắng chịu đựng và vượt qua tình trạng này, sau này, nó sẽ đưa đến một mối liên hệ chặt chẽ hơn với tất cả những ai cộng tác với vị đệ tử qua nghiệp quả của các tiền kiếp, qua công tác tập thể và qua hoạt động của vị đệ tử (lúc đầu xảy ra hầu như vô thức) để tập hợp lại những người mà sau này y sẽ làm việc thông qua họ. (ĐĐNLVTD, 76) Cô tịch (solitude, tịch lặng, ninh tĩnh): Một trong các điều kiện ban đầu mà vị đệ tử phải bồi đắp, ngõ hầu nhận thức được thiên cơ và được Chân Sư sử dụng là trạng thái cô tịch. Trong cô tịch, đóa hoa của linh hồn mới phát triển; trong cô tịch, mới nghe được tiếng nói của Linh Ngã; trong cô tịch, các năng lực và ân huệ của Thượng Ngã mới có thể bắt rễ và trổ hoa trong Phàm Ngã. Cũng trong trạng thái cô tịch, Chân Sư mới có thể tiếp cận và tạo ấn tượng lên linh hồn tĩnh lặng những tri thức mà Ngài tìm cách truyền đạt, những bài học cần phải học, phải lĩnh hội. Trong trạng thái tịch lặng, người ta mới nghe được diệu âm (sound).      (LVHLT, 13) Cổ Ai Cập (The older Egyptians): Như đã nêu rõ trong Minh triết Nội môn (Esoteric Buddhism), người Ai Cập, cũng như người Hy Lạp và La Mã, cách đây vài ngàn năm, đều là “tàn dư (remnants) của giống dân Atlant–ryans” – người Ai Cập thuộc giống người Atlant xưa hơn, ở đảo Ruta, hậu duệ của giống dân cuối cùng thuộc đảo đó, các đệ tử được điểm đạo của Ai Cập đã thuật lại với Solon (638?–?559 trước TC., một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp–ND) câu chuyện về việc biến mất bất ngờ của đảo Ruta này. Triều đại (Dynasty) nhân loại của người cổ Ai Cập bắt đầu với Menes (có khi viết là Mena, phát triển năm 3400 (3500?) trước TC., vị vua đầu tiên của Triều đại thứ nhất (Thinite) của Ai Cập–ND) có được tất cả kiến thức của người Atlantis mặc dù trong mạch máu của họ không còn dòng máu Atlant nữa. Tuy nhiên, họ đã bảo tồn được mọi kiến thức cổ đó. (GLBN III, 434) Cơ cấu (mechanism, bộ máy) : Khi dùng từ ngữ “cơ cấu” trong các giáo huấn này là tôi đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vận cụ (instrument), thể (body) hay bản chất hình hài (form nature) mà mọi linh hồn tìm cách biểu hiện qua đó. Do đó, tôi đề cập tới:
  • Thể xác trọng trược.
  • Thể dĩ thái.
  • Thể cảm dục.
  • Thể hạ trí (CTNM, 2–3)
Cơ thể con người (Human body): Chất liệu của hai phân cảnh (cõi phụ) thấp nhất của cõi trần và cõi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành cơ thể con người như ngày nay; chất liệu đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô trược ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu hiện giờ. Cũng cần nói thêm rằng nơi kẻ thường nhân, chất liệu của một cõi phụ nào đó sẽ chiếm đa số tùy theo mức tiến hóa của người đó. (LVLCK,942) Cung (Ray, cung năng lượng): Một trong bảy luồng thần lực của Thượng Đế; 7 nguồn sáng vĩ đại. Mỗi nguồn sáng biểu hiện cho một Thực Thể Thông Linh vũ trụ vĩ đại. Bảy cung được chia thành ba cung trạng thái và bốn cung thuộc tính như sau: Cung trạng thái (Ray of Aspect) :
  1. Cung Ý chí hay Quyền năng.
  2. Cung Bác ái–Minh triết.
  3. Cung Hoạt động hay Thích nghi
Cung thuộc tính (Ray of Attributs) :
  1. Cung hài hòa, Mỹ lệ, Nghệ thuật hay Hợp nhất.
  2. Cung Kiến thức cụ thể hay Khoa học.
  3. Cung Lý Tưởng Trừu tượng hay Sùng tín.
  4. Cung Huyền thuật Nghi lễ hay Định luật.
Các tên nêu trên chỉ là một vài trong số nhiều tên, và tiêu biểu cho các khía cạnh khác nhau của thần lực mà nhờ đó Thượng Đế biểu hiện.     (ĐĐNLVTD, 224) 1/ Cung Một, Ý chí hay Quyền lực (First Ray of Will or Power): Đức tính đặc biệt  (Special Virtues): Sức mạnh (strength), can đảm, kiên định, chân thực xuất phát từ tính hoàn toàn không e sợ, năng lực cai trị, khả  năng thấu hiểu các vấn đề vĩ đại bằng đường lối hiểu  biết rộng rãi và vận dụng con người cùng với các phương tiện. Tính xấu của Cung (Vices of Ray): Kiêu hãnh, tham vọng, quỷ quyệt (wilfulness), khắc nghiệt (hardness), ngạo mạn (arrogance), ưa kềm chế kẻ khác, ngoan cố (obstinacy), giận hờn. Đức tính cần hoạch đắc (Virtues to be acquired): Từ mẩn (tenderness), khiêm tốn, thiện cảm, khoan dung, kiên nhẫn. 2/ Cung Hai, Bác ái–Minh triết (Second Ray of Love– Wisdom): Đức tính đặc biệt : Điềm tĩnh (calm), sức mạnh, kiên nhẫn và chịu đựng (patience           and      endurance),   yêu chân           lý, trung thành (faithfulness), trực giác, sáng suốt thông tuệ, tính khí điềm đạm (serene temper). Tật xấu : Quá say mê (over–absorption) trong việc học hỏi, lạnh lùng (coldness), lãnh đạm với kẻ khác, coi thường các giới hạn trí tuệ nơi những người khác. Tính tốt cần tập: Bác ái, thương xót, không ích kỷ, nghị lực (energy). 3/ Cung Ba, Thượng Trí (Third Ray of Higher Mind): Đức tính đặc biệt : Quan điểm rộng rãi về mọi vấn đề trừu tượng, thành tâm đối với mục tiêu, trí năng sáng suốt, có khả năng tập trung vào các nghiên cứu triết lý, nhẫn nại, cẩn thận, không có khuynh hướng làm bận tâm chính mình hay người khác về chuyện nhỏ nhặt. Tật xấu : Kiêu hãnh về trí tuệ, lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong chi tiết, đảng trí (absent–mindedness), cố chấp, ích kỷ, quá chỉ trích kẻ khác. Tính tốt cần tập : Cảm tình, khoan dung, sùng tín, chính xác, nghị lực và lương tri (common–sense). 4/ Cung Bốn, Hài Hòa qua Xung Khắc (Forth Ray of Harmony through Conflict): Đức tính đặc biệt : Tình cảm mạnh mẽ, cảm tình, liều mạng (physical courage), rộng lượng, sùng tín, nhanh trí và nhận thức mau lẹ. Tật xấu : Ngã chấp, hay lo lắng, sai sót, thiếu can đảm về đạo đức, nhiều đam  mê, thụ động (indolence), vô độ (extravagance). Tính tốt cần tập : Trầm tĩnh (serenity), tự tin, tự kềm chế, trong sạch, xã kỷ, chính xác, quân bình trí tuệ và đạo đức. 5/ Cung Năm, Hạ trí (Fifth Ray of Lower Mind): Tính tốt đặc biệt : Phát biểu rất chính xác, công bằng (không thương xót), kiên nhẫn, lương tri, chính trực (uprightness), độc lập, trí tuệ nhạy bén. Tật xấu : Chỉ trích khe khắt, hẹp hòi, ngạo mạn, tính không muốn tha thứ, thiếu tình cảm và sùng kính, thành kiến (prejudice). Đức tính cần tập : Tôn kính, sùng tín, cảm tình, bác ái, đầu óc phóng khoáng (wide–mindedness). 6/ Cung Sáu, Sùng Tín (Sixth Ray of Devotion): Đức tính đặc biệt : Sùng tín, chuyên tâm, bác ái, dịu dàng, trực cảm (intuition), trung thành, tôn kính. Tật xấu : Tình thương ích kỷ và ganh tỵ, quá dựa vào kẻ khác, kết luận quá nhanh, dễ nổi giận. Đức tính cần đạt được : Sức mạnh, quên mình (self–sacrifice), trong sạch, chân thành, khoan dung, trầm tĩnh, quân bình và lương tri. 7/ Cung Bảy, Trật tự Nghi lễ hay Huyền thuật (Seventh Ray of Ceremonial Order or Magic): Đức tính đặc biệt : Sức mạnh, nhẫn nại, can đảm, tao nhã, quá cẩn thận trong chi tiết, tự lực (self–reliance). Tật xấu : Chủ nghĩa hình thức, cư xử hẹp hòi (bigotry), kiêu hãnh, hẹp lượng, phán đoán phiến diện, cố chấp (self–opinion), quá ham mê (over–indulged). Đức tính cần tập : Nhận thức được cái hợp nhất, đầu óc phóng khoáng, khoan dung, khiêm nhường, hòa nhã và bác ái.(TLHNM–I, 201–210)  – Tất cả bảy cung đều là các cung phụ (subrays) của Cung Bác Ai Vũ trụ (cosmic Ray of Love).   (TLHNM II, 240)  – Việc nghiên cứu các cung sẽ làm sinh động và làm cho các nhà tâm lý học có được sự hiểu biết đúng đắn về con người. Tất cả mọi người đều thuộc về một trong bảy cung. Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngã của con người thuộc về một trong bảy cung đó, luân phiên thay đổi tùy theo cung Chân Ngã. Sau lần điểm đạo thứ ba, con người xác định được vị trí (locate) linh hồn của mình (tôi tạm dùng một từ ngữ không thích đáng như thế) ở trên một trong ba cung chính, mặc dù mãi cho đến lúc đó, người ta mới có thể thấy mình thuộc về một trong bảy nhóm cung. Do thái độ phấn khích đó, con người nỗ lực hướng về việc hợp nhất trọng yếu của Chân Thần. Sự kiện về bảy loại cung mang các hàm ý quan trọng và sự phức tạp của vấn đề  đang gây bối rối cho vị tân đệ tử. Thông qua năng lượng của nó, một cung sẽ cung ứng các tình trạng thể chất đặc biệt và định đoạt tính chất của bản chất cảm dục (astral–emotional nature); nó tô điểm thể trí (mind body); nó kiểm soát việc phân phối năng lượng, vì các cung đều  có các mức độ rung động khác nhau và chi phối một bí huyệt đặc biệt trong cơ thể (mỗi cung một khác), việc phân phối (năng lượng) được tiến hành theo đó. Trước tiên, mỗi cung tác động qua một bí huyệt và qua sáu bí huyệt còn lại theo một trật tự riêng biệt. Cung năng lượng sắp xếp sẵn cho một người có các sức cường tráng và các yếu đuối nào đó, tạo nên giới hạn cho nguyên khí của người ấy, cũng như phú cho y có được năng khiếu (capacity). Nó chi phối các cách liên hệ của y đối với các mẫu người khác và chịu trách nhiệm cho các phản ứng của y về mặt hình tướng đối với các hình tướng khác. Cung năng lượng mang lại cho một người cái bản sắc (colouring) và tính chất của y, âm điệu khái quát (general tone) của y trên ba cõi của Phàm Ngã và nó nắn tạo thể xác của y. Một vài cách ứng xử (attitudes) của thể trí thì dễ dàng đối với loại cung này lại khó khăn đối với cung khác, vì thế mà Phàm Ngã vô thường (changing personality) thay đổi hết cung này đến cung khác, hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi mọi tính chất đều được phát triển và biểu lộ. Do sự định đoạt của cung (ray detiny), một số linh hồn ở trong một số lĩnh vực hoạt động và một lĩnh vực nỗ lực đặc biệt tương đối vẫn như nhau đối với nhiều biểu lộ cuộc sống. Một nhà quản trị hoặc một chính khách luyện tập được năng khiếu bằng cái kỹ xảo của mình qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Một Đấng Chưởng Giáo Thế gian đã đang dạy dỗ từ các chu kỳ lâu dài. Một Đấng Cứu Thế (World Saviour) trong nhiều kiếp sống, đã đảm trách nhiệm vụ cứu độ. Khi một người đi được 2/3 con đường tiến hóa thì kiểu mẫu cung linh hồn của y bắt đầu chế ngự kiểu mẫu cung Phàm Ngã và do đó, sẽ chi phối khuynh hướng biểu lộ của y trên cõi trần, không phải theo ý nghĩa tinh thần mà là theo ý nghĩa sắp đặt trước cho Phàm Ngã hướng về một số hoạt động. (TLHNM I, 128–129) Cung Bảo Bình (the sign Aquarius): Các năng lượng cảm dục phát xuất từ cung hoàng đạo (sign of the Zodiac) mới mà hiện nay chúng ta đang tiến vào, cung Bảo Bình. Cung này, cung của người mang nước (water- carrier) là một cung linh hoạt và là một cung thuộc tình cảm. Nhờ tác dụng của thần lực mạnh mẽ của nó, cung này sẽ kích thích các thể cảm dục của con người vào một tình trạng cố kết mới, vào tình huynh đệ của nhân loại, tình huynh đệ này không có mọi dị biệt về chủng tộc và quốc gia và sẽ đưa sự sống của nhân loại tiến vào tổng hợp và hợp nhất. (LVHLT, 313-314) Cung Chân Ngã (Egoic ray, Ray of the Higher Self): Cung mà linh hồn thể (causal body) của một người thuộc về tức là cung Chân Ngã.(TVTTHL, 15) Cung Chân Thần (Monadic ray): Chỉ có vị đệ tử được điểm đạo lần ba mới biết chắc chắn (ascertain) được cung Chân Thần của mình.   (LVHLT, 573) Cung giáng hạ tiến hóa (Involutionary Arc) : Là thuật ngữ được dùng để chỉ phần đầu của diễn trình tiến hóa. Nó bao hàm “con đường đi xuống” hay giáng xuống của Tinh thần vào vật chất trọng trược từ trước đến giờ cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, điểm cố kết trọng trược nhất. (LVLCK, 95) Cung Hoàng Đạo (sign, house) Năng lượng của chòm sao đặc biệt hay là cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó thì mang ý nghĩa sâu xa hơn là từ trước đến giờ người ta tưởng. Nó tượng trưng hay cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống người ấy và có liên quan đến tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối, nếu tôi có thể diễn tả như thế, trạng thái hoạt động (rajasic or activity aspect) của cuộc đời người này trong lúc đầu thai. Cung mệnh (ascendant or rising sign) cho thấy con đường mà theo đó năng lượng của y nói chung, có thể tuôn vào khi nào y phải hoàn thành mục tiêu của bất cứ lần luân hồi nào. (LVHLT, 435) Cung năng lượng (Ray): Cung năng lượng chỉ là một tên gọi để chỉ một thần lực hay loại năng lượng đặc biệt, với tìm quan trọng dựa vào tính chất mà thần lực đó thể hiện, chứ không dựa vào trạng thái hình hài mà thần lực đó tạo ra. Đây là một định nghĩa xác thực (true) về một cung.                                                         (TLHNM, 316) Cung nguyên thủy (Primordial Ray):
  • Cung Nguyên thủy tức cung Trí Tuệ Linh hoạt (Ray of Active Intelligence).
  • Cung Nguyên thủy là Cung vật chất trí tuệ (intelligent matter).
  • Cung Nguyên thủy là hiện thể của Cung Thiêng liêng. (LVLCK, 83, 146, 233)
  • Cung nguyên thủy được gọi là cung Chân Thần (Monadic ray). (TLHNM I, 169)
Cung Phàm Ngã (Personality ray): Cung Phàm Ngã bao giờ cũng là cung phụ của cung Chân Ngã và rất thường thay đổi hơn là cung Chân Ngã. Với những Chân Ngã tiến hóa như những người mà chúng ta gặp trong số các tư tưởng gia của nhân loại và trong số những kẻ làm việc đắc lực trong mọi ngành hoạt động khắp thế gian thì cung phàm ngã của họ có thể thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác, mỗi kiếp dựa vào một âm điệu (note) khác nhau và biểu hiện một sắc thái khác. Nhờ cách này, linh hồn thể học hỏi mau chóng hơn nhiều. (TVTTHL, 19) Cung Phàm Ngã (Personality ray), Cung linh hồn (soul ray): Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngã của con người thuộc về một trong bảy cung, luân phiên thay đổi, tùy theo cung của Chân Ngã hay linh hồn. Sau lần điểm đạo thứ ba, con người mới xác định được vị trí linh hồn của mình (nếu có thể dùng một từ không thích hợp như thế) ở trên một trong ba cung chính, dù cho đến lúc đó, linh hồn có thể thuộc vào một trong bảy nhóm cung .            (TLHNM I, 128) Cung thăng thượng tiến hóa (Evolutionary Arc) : Nửa sau của diễn trình tiến hóa được gọi là cung thăng thượng tiến hóa và đánh dấu việc tiến lên hay quay về của Tinh thần đến cội nguồn xuất phát của nó, cộng với các thu thập được của diễn trình tiến hóa. (LVLCK, 95) Cung Thiêng liêng (Divine Ray): Cung Thiêng liêng tức Cung của Thượng Đế Ngôi Hai (Ray of the Second Logos). Cung Nguyên thủy là hiện thể (vehicle) của cung Thiêng liêng. Cung Thiêng liêng là cung Bác ái - Minh Triết (Love and Wisdom). Cung Thiêng liêng chứa trong chính nó bảy cung thông thường.  (LVLCK, 233, 513) Cung trạng thái và cung thuộc tính (Rays of Aspect and Rays of Attribut): Về mặt bản thể, các Cung Trạng thái có liên quan đến trạng thái sự sống hay trạng thái ý chí của thiên tính (divinity); các Cung Thuộc tính có liên quan đến trạng thái ý thức (consciousness aspect).        (CVĐĐ, 558) Cung và màu sắc (Ray and colours): Về màu sắc các màu đỏ, lam và vàng là các màu nguyên thủy (primary) và tối giản (irreducible). Đó là màu của các cung chính yếu (major rays): a/ Ý chí hay Quyền năng …………… Màu đỏ (Red) b/ Bác ái–Minh triết ………………. Màu lam (Blue) c/ Trí tuệ linh hoạt …………….. Màu vàng (Yellow) Kế đó, chúng ta có các cung phụ (subsidary rays): d/ Màu cam Orange) e/ Màu lục (Green) f/ Màu tím (violet) va cung tổng hợp (synthesising ray), màu chàm (Indigo)   (TLHNM I, 127–128) Cung và sự biểu lộ (Rays and manifestation): Cung 1   …….. Chưa biểu lộ Cung 2   …….. Biểu lộ từ 1575 sau TC. Cung 3   …….. Biểu lộ từ 1425 sau TC. Cung 4   …….. Sẽ biểu lộ từ từ sau năm 2025 sau TC. Cung 5   …….. Biểu lộ từ 1775 sau TC. Cung 6 …….. Hết biểu lộ nhanh chóng. Cung này bắt đầu kết thúc năm 1625 sau TC. Cung 7   …….. Biểu lộ từ năm 1675 sau TC.  (TLHNM I, 26) Cung với con người (Ray and man): Cung phụ (sub–ray) tức cung thứ yếu (minor ray) của một người thay đổi theo mỗi lần đầu thai, cốt yếu là mang lại cho người ấy sắc thái của y trong kiếp sống đó. Đó là sắc thái phụ của người ấy. Đừng quên rằng cung nguyên thủy của Chân Thần vẫn tiếp nối qua vô lượng thời. Cung này không thay đổi. Đó là một trong ba cung nguyên thủy mà sau rốt tổng hợp ra các con của nhân loại. Cung Chân Ngã thay đổi từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn khác, và, nơi những linh hồn tiến hóa nhiều, thay đổi từ giống dân này đến giống dân khác và bao gồm một trong năm cung của cuộc tiến hóa hiện tại của chúng ta. Chính linh hồn thể của một người ngân lên theo cung chiếm ưu thế. Nó có thể tương ứng với cung của Chân Thần, hoặc nó có thể là một trong các sắc thái bổ túc cho cung nguyên thủy. Cung Phàm ngã thay đổi hết kiếp này sang kiếp khác cho đến khi thang âm (gamut) của bảy cung phụ của cung Chân Thần đều được kinh qua. Do đó, khi giao tiếp với những người mà Chân Thần ở trên cung giống nhau hay cung bổ sung nhau, người ta sẽ nhận ra rằng họ tiến tới với nhau một cách đầy thiện cảm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, sự tiến hóa tất phải là vượt xa đối với cung Chân Thần nào có tác động rộng lớn. Vì thế đa số các trường hợp không thuộc loại này. Với người tiến hóa trung bình, tức là kẻ đang phấn đấu để gần đạt đến lý tưởng, sự giống nhau của cung Chân Ngã sẽ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau và đưa đến tình thân hữu. Hai người ở trên cùng cung Chân Ngã thì dễ dàng hiểu được quan điểm của nhau và họ dễ trở thành bạn tâm đắc (great friends), với lòng tin không lay chuyển đối với nhau, vì mỗi người đều nhận biết người kia hành động như chính mình hành động vậy. Nhưng khi nào (thêm vào với sự tương đồng của cung Chân Ngã), bạn có cùng cung phàm ngã thì bấy giờ bạn có được một trong các điều hiếm thấy là một tình bạn hoàn hảo, một cuộc hôn phối thành công, một khoen nối không đứt đoạn giữa cả hai. Điều này thực sự hiếm có. Khi hai người ở cùng cung phàm ngã, nhưng cung Chân Ngã có khác nhau, bạn có thể có các tình bạn và các lôi cuốn (affinities) ngắn ngủi và đột ngột, có tính chất thoáng qua như con bướm. Cần ghi nhớ các điều này và khi nhận thức được các điều đó, bạn sẽ có được khả năng thích nghi.    (LVHLT, 111–112) Cuộc điểm đạo thứ nhất (first initiation, the Birth, Điểm đạo Giáng Sinh): Ở cuộc điểm đạo I, sự kiềm chế của Chân Ngã đối với thể xác phải đạt được mức độ thành tựu cao. Tội lỗi của nhục thân” theo cách nói của người Cơ đốc, phải bị khống chế, tính tham ăn, tham uống (rượu), cách sống bừa bãi không còn chế ngự nữa. Giữa cuộc điểm đạo I và II có nhiều kiếp sống chen vào. (ĐĐNLVTD, 82) Cuộc điểm đạo thứ nhì (second initiation, the Baptisme, Điểm đạo Rửa Tội): Ở cuộc điểm đạo này, việc  kiềm chế thể cảm dục phải được chứng tỏ. Tinh linh cảm dục bị kiềm chế, thể cảm dục trở nên tinh khiết và trong sáng, bản chất thấp tàn tạ nhanh chóng. Vào lúc này, Chân Ngã lại chế ngự hai hạ thể và uốn nắn chúng theo ý mình. Đạo tâm và lòng mong muốn phụng sự, yêu thương và tiến bộ trở nên mạnh mẽ đến nỗi sự phát triển nhanh chóng thường được nhìn thấy. Điều này giải thích cho sự  kiện là cuộc điểm đạo 2 và 3 thường thường (mặc dù không phải là luôn luôn)  nối tiếp nhau chỉ trong một kiếp. (ĐĐNLVTD, 85) Cuộc điểm đạo thứ ba (third initiation, the Transfiguration, Điểm đạo Biến Dung): Ở cuộc điểm đạo thứ ba, toàn thể Phàm ngã tràn ngập với ánh sáng từ trên đưa xuống. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân Thần mới dứt khoát dẫn dắt Chân Ngã, ngày càng tuôn đổ sự sống thiêng của Ngài vào vận hà đã được chuẩn bị và thanh tẩy. (ĐĐNLVTD, 86) Cuộc điểm đạo thứ tư (fourth initiation, the Renunciation, Điểm đạo Từ Bỏ hay Thập Giá Hình–CVĐĐ, 692) : Thoát khỏi mọi tính ích kỷ và từ bỏ sự sống Phàm ngã bằng việc lưu tâm đến một tổng thể rộng lớn hơn. Thậm chí linh hồn thức cũng không còn đáng kể, ý thức có tính đại đồng hơn và ý thức gần gủi hơn với Thiên Trí thế chỗ của nó.   (CVĐĐ, 686) Cuộc điểm đạo thứ năm (fifth initiation, the Revelation, Điểm đạo Thiên Khải): - Vào cuộc điểm đạo thứ năm, vị Chân Sư bỏ hết các hạ thể và trụ trong thể Bồ đề. Từ đó, Ngài tạo ra thể biểu lộ của Ngài. (ĐĐNLVTD, 17) - Ở cuộc điểm đạo thứ năm, con người hợp nhất với Chân Thần. (ĐĐNLVTD, 19)
  • Sau cuộc điểm đạo 5, con người được hoàn thiện so với hệ thống hành tinh này, mặc dù nếu muốn, vẫn nhận được mức điểm đạo cao hơn. (ĐĐNLVTD, 90)
Cuộc điểm đạo thứ sáu (sixth initiation, Decision, Điểm đạo Quyết định): Vị Đế Quân điểm đạo lần 6 vận dụng định luật trong dãy hành tinh và trên mọi cảnh giới.             (ĐĐNLVTD, 90) Cuộc điểm đạo thứ bảy (seventh initiation, Resurrection, Điểm đạo Phục Sinh): Một vị Chohan được 7 lần điểm đạo vận dụng định luật trong Thái Dương Hệ.   (ĐĐNLVTD, 90) Cuộc điểm đạo thứ tám (eighth initiation, Transition, Điểm đạo Chuyển Tiếp):
  • Muốn đạt được cuộc điểm đạo 8 và 9 phải chuyển qua hệ thống hành tinh khác để phụng sự và học tập trong thời gian dài.        (ĐDĐNLVTD, 161)
  • Vào cuộc điểm đạo thứ tám, cuộc điểm đạo chuyển tiếp, Thiên Ý của tất cả hoạt động hành tinh của chúng ta được khải thị cho vị Master, và tất cả các Masters hay điểm đạo đồ của cuộc điểm đạo thứ 8 này (đang hoạt động hoặc là qua Thánh Đoàn, hoặc là trong Shamballa) đều cần hiện hữu ở cuộc điểm đạo này để kích thích điểm khẩn trương (point of tension) của vị tân đạo đồ ngõ hầu sự khải thị có thể xảy ra. (CVĐĐ, 726)
Cuộc điểm đạo thứ chín (ninth initiation, Refusal, Điểm đạo Cự Tuyệt): Thoát khỏi mọi hình thức cám dỗ có thể xảy ra, đặc biệt là liên quan tới các cõi cao. Cần phải luôn luôn nhớ rằng (do đó tôi luôn luôn lặp lại), 7 cõi của chúng ta chỉ là 7 cõi phụ (subplanes) của cõi hồng trần vũ trụ.      (CVĐĐ, 687) Cuộc tuần hoàn (Round): – Một cuộc tuần hoàn là đoạn đường đi (passage) của một Chân Thần từ bầu “A” đến bầu “Z” (from globe “A” to globe “Z”) (hay bầu “G").      (GLBN I, 221) – Đại chu kỳ (great cycle) tức cuộc tuần hoàn.   (ĐĐTDVNL, 34) - Bảy chu kỳ thế giới (world periods) hợp thành một cuộc tuần hoàn. Bảy cuộc tuần hoàn hợp thành một chu kỳ dãy hành tinh (chain period).           (LVLCK, 63) -  Ngày của Brahma           (GLBN  1,  278) Cuồng tín (Fanalicism)  và bè phái (Sectarianism): Mọi hình tư tưởng đều được tạo ra dưới sự thúc đẩy của một tình cảm hay ước muốn nào đó. Trong các trường hợp hiếm hoi, nó có thể được tạo ra dưới ánh sáng giác ngộ, và do đó, biểu hiện cho trực giác. Nhưng đối với đa số nhân loại, động lực thôi thúc lôi cuốn chất trí vào hoạt động là một động lực về tình cảm, hay là một ham muốn mạnh mẽ, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc ích kỷ hoặc vị tha. Cần nhớ rằng hình tư tưởng được cấu tạo như thế sẽ, hoặc ở lại trong hào quang riêng của người tạo ra nó, hoặc là tìm cách đi đến mục tiêu được nhắm vào. Trong trường hợp thứ nhất, nó sẽ tạo thành một phần của một bức tường dày đặc các hình tư tưởng như thế bao quanh khắp người ấy hay tạo thành hào quang thể trí (mental aura) của y và sẽ tăng thêm sức mạnh khi người này để ý tới nó cho đến khi nó lớn đến nỗi nó sẽ gạt bỏ thực tại ra khỏi y, hoặc là nó sẽ năng động và mạnh mẽ đến nỗi người ấy sẽ trở thành nạn nhân của những gì mà y tạo ra.  Hình tư tưởng sẽ mạnh hơn là kẻ tạo ra nó, thế nên kẻ tạo ra hình tư tưởng trở thành bị chiếm cứ (possessed, bị ám ảnh) bởi các ý tưởng riêng của mình và bị lèo lái bởi sự sáng tạo riêng của mình. (Đây là trường hợp cuồng tín–ND) Trong trường hợp thứ hai, hình tư tưởng của người tạo ra sẽ tìm cách đi vào hào quang thể trí của một người khác, hay là đi vào một nhóm nào đó. Ở đây, bạn có mầm mống của công tác tà thuật (evil magical work) và việc áp đặt một thể trí mạnh lên thể trí yếu hơn. Nếu nó tìm cách đi vào một nhóm nào đó, các hình thức thôi thúc tương tự (nằm trong hào quang của nhóm) sẽ liên kết với nó, có cùng tốc độ hay phạm vi rung động. Bấy giờ, cùng một sự việc xảy ra trong hào quang của nhóm như đã xảy ra trong vòng giới hạn (ring–pass–not) của cá nhân – nhóm sẽ có chung quanh nhóm một bức tường ngăn cản bằng các hình tư tưởng, hoặc sẽ bị ám ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Đây là manh mối của mọi khuynh hướng bè phái (fanaticism) và là manh mối của một số hình thức cực kỳ rồ dại (insanity). (LVHLT, 484) Cuồng tín tôn giáo : (Religious fanatics): Những kẻ cuồng tín trong tôn giáo cũng có thể là những người phản kháng lại một loạt các kiếp sống phóng túng và trụy lạc trước kia của họ, hậu quả là họ cảm thấy bị thôi thúc phải cố gắng và ngăn chận cho kẻ khác khỏi rơi vào các lỗi lầm tương tự như lỗi lầm của chính họ. Nhưng điều không may là không phải luôn luôn như thế. Thái độ cuồng tín (fanaticism) có thể là hậu quả của tính kiêu căng và dốt nát, vốn là cội rễ của rất nhiều sai trái, độc ác và hung bạo. Những kẻ cuồng tín như thế làm hại cho tôn giáo của họ còn nhiều hơn là kẻ thù của tôn giáo đó do chỗ các Tà Lực (Dark Forces) sử dụng kẻ cuồng tín xuyên qua các nhược điểm của họ vào mục tiêu này.               (VLH,  252)                                       D       Dã Nhân (Ape, khỉ hình người): Dã nhân xuất hiện khoảng vài triệu năm sau khi loài người biết nói và là bạn cùng thời mới nhất của giống dân thứ năm chúng ta. Vậy thì điều quan trọng nhất cần nhớ là các linh hồn (Egos) của loài dã nhân là những thực thể mà do nghiệp quả của họ bắt buộc phải đầu thai trong các hình hài con vật, vốn tạo ra do thú tính (bestiality) của giống người ở cuối giống dân thứ ba và đầu giống dân thứ tư. Chúng là các thực thể đã đạt đến “giai đoạn làm người” trước cuộc tuần hoàn này. Do đó, chúng trở thành ngoại lệ đối với quy luật chung. Vô số truyền thuyết về Nhân Dương thần (Satyrs, thần nửa người nửa dê) không phải là chuyện hoang đường mà là nói về một giống người thú (animal men) đã tuyệt chủng, Tổ mẫu (foremothers) của họ là các bà “Ê–và” (“Eves”) thuộc thú, còn tổ phụ (forefathers) là các ông “Adam” thuộc người… Loài dã nhân hiện nay xuất phát từ sự phối hợp không tự nhiên này (unnatural union). Chúng đích thực là “những người không biết nói” (“speechless men”) và sẽ trở thành động vật biết nói (speaking animals) hay người bậc thấp (men of lower order) trong cuộc tuần hoàn thứ năm, cho dù các Cao đồ của một môn phái nọ hy vọng rằng một số linh hồn của loài dã nhân thông minh hơn sẽ tái xuất hiện vào cuối căn chủng thứ sáu.    (GLBN III, 264–265) Dãy hành tinh (chain) : Một loạt bảy bầu hành tinh (globes) hay thế giới hợp thành trường tiến hóa trong chu kỳ hành tinh hay chu kỳ khai nguyên (manvantara). Ba bầu đầu tiên trong các bầu – thường được biết như là bầu A, B và C hợp thành một vòng cung đi xuống, vật chất hồng trần trọng trược nhất của sự giáng hạ (descent) được đạt đến trong bầu thứ tư, bầu D, thí dụ như Địa cầu chúng ta. Bầu thứ 5, bầu E ở trên vòng cung thăng thượng (tương ứng với bầu C trên vòng cung giáng hạ) thường thuộc về cõi cảm dục, và các bầu thứ 6 và 7, tức bầu F và G (tương ứng với bầu B và A trên cung giáng hạ) thuộc về cõi phụ sắc tướng (Rupa) và vô sắc tướng (Arupa) của cõi trí, do đó, các bầu này đều vô hình đối với mắt thường. (LVLCK, 382) Dân của Chúa : X. Con dân của Chúa. Dharma : X. Thiên chức. Dhyni–Buddhas : X. Thiền Định Phật. Diễn trình tiến hóa (Evolutionary process): Giống như trong mọi biểu lộ (manifestation), diễn trình tiến hóa là kết quả của ý muốn (desire), tác động lên các khả năng sáng tạo (creative faculities) và tạo ra những gì biểu lộ ra ngoại cảnh (objective). (LVLCK, 924) Di Lạc (Lord Maitreya): Còn gọi là Đức Chưởng Giáo (World Teacher), Đức Christ, Đức Bồ Tát, Đức Iman Madhi (Hồi giáo).   (ĐĐNLVTD, 43)   Di tích đảo Phục Sinh: (The Easter Island relics) Các di tích của đảo Phục Sinh là các kỷ vật kỳ lạ và hùng hồn nhất của những người khổng lồ cổ xưa. Chúng vừa vĩ đại vừa huyền bí; chỉ cần xem xét đầu của các pho tượng khổng lồ còn nguyên thì sẽ nhận ra các đặc điểm kiểu mẫu và tính chất được cho là của người khổng lồ thuộc giống dân thứ tư.  (GLBN 3, 228). Dĩ thái (Ether):
  • Huyền linh học nhìn nhận có bảy Bản Tố Vũ Trụ (Cosmic Elements), bốn hoàn toàn thuộc về vật chất, bản tố thứ năm, Dĩ Thái, bán vật chất, sẽ trở nên thấy được trong không khí vào cuối Cuộc Tuần Hoàn thứ tư. (GLBN   I,  78)
  • Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có bốn phân thân (divisions) của nó là phong (air), hỏa (fire), thủy (water), địa (earth). (LVLCK, 43)
Diệt ngã chấp (Decentralisation, Decentralize one’s personality) – Phá ngã chấp để cho Phàm ngã được vận dụng với một ý thức cân đối chính xác nhưng không được xem như là nhân tố chiếm ưu thế trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả của việc phá ngã chấp là người có đạo tâm ngày càng tiến về hướng phối hợp đầy đủ hơn với tập thể. Y biết được chính mình là một phần bất khả phân của tập thể và với mọi cái mà mối liên hệ như thế bao hàm.                                     (ĐĐTKNM, 381–382) – Diệt ngã chấp bằng cách:
  1. Cung ứng các lưu tâm đúng đắn, cách giáo dục đúng đắn và huấn luyện về nghề chuyên môn (vocational training).
  2. Bồi đắp năng lực nhận thức và đáp ứng với nhu cầu chung quanh, nhờ thế gợi ra lòng ham muốn phụng sự và đem lại ý thức về sự hài lòng xuất phát từ việc thành tựu và hiểu rõ giá trị
(accomplishment and appreciation).
  1. Một cách từ từ và thận trọng chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm (aspiration). (TLHNM–II, 423–424)
– Bấy giờ, vị đệ tử sẽ học được một cách hiệu quả việc phá ngã chấp (decentralise himself). Điều này có nghĩa là: a/ Y sẽ không còn đòi hỏi gì cho cái ngã riêng tư của mình nữa. Do đó, người ta có thể dễ dàng thấy tại sao những người tìm đạo được dạy là hãy thệ nguyện trung kiên với Thượng Ngã của mình và thề bỏ (for swear) tất cả các đòi hỏi của bản ngã riêng tư này. b/ Đôi mắt của y hướng về ánh sáng chứ không hướng về dục vọng nữa để giao tiếp được với Chân Sư. Do đó, việc này loại bỏ (rub out) được sự ích kỷ tinh thần vốn đã được biểu hiện bằng sự ham muốn cố hữu và ăn sâu, mong được sự thừa nhận của một trong các Đấng Cao Cả. Khi thoát được sự ham muốn cá nhân này thì bấy giờ Chân Sư mới có thể dám tiếp xúc và thiết lập mối liên hệ với đệ tử. Thật là hữu ích cho chúng ta khi suy gẫm về điều này.    (CTHNM, 177–178) Dĩ thái chất (Etheric matter) :
  1. Mọi hiện tượng ở cõi trần, theo cách chúng ta hiểu thuật ngữ đó, đều có nguồn gốc điện và một rung động sơ khởi trên cõi phụ thứ nhất của cõi trần.
  2. Ánh sáng, tức ánh sáng cõi trần, có mối liên hệ chặt chẽ với chất dĩ thái thứ hai và sử dụng nó như là phương tiện.
  3. Âm thanh tác động qua chất dĩ thái thứ ba.
  4. Với ý nghĩa đặc thù, màu sắc có liên kết với chất dĩ thái thứ tư.
Ở đây, chúng ta phải chú ý là trong cách phát triển của giác quan, thính giác đi trước thị giác, cũng như âm thanh đi trước màu sắc. Ở đây, nên ghi nhận một sự tương đồng lý thú giữa chất dĩ thái thứ tư thuộc vũ trụ và dĩ thái thứ tư trên cõi trần của Thái Dương Hệ. Cả hai đều ở trong tiến trình biểu lộ ra ngoài – một theo quan điểm của con người trong ba cõi thấp và một theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế. Ngay cả hiện nay, chất dĩ thái thứ tư đang được các nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều điều mà họ xác nhận đang có liên quan tới chất dĩ thái, nguyên tử, chất radium và “protyle” tối hậu đều có liên quan tới dĩ thái thứ tư này. Sau rốt, nó sẽ được đưa vào thành công thức khoa học, và một số đặc tính của nó, kiến thức liên quan tới phạm vi ảnh hưởng của nó và công dụng của nó sẽ được con người biết đến. Song song với điều đó, cõi Bồ Đề, tức cõi của nguyên khí Christ từ từ trở nên được nhận biết đối với những người tiến hóa, tức là những người về mặt cá biệt, có thể nhận biết được vị trí của họ trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Ảnh hưởng của cõi Bồ Đề và mãnh lực của điện vốn là tính chất đặc thù của cõi ấy đang bắt đầu được cảm nhận, đồng thời, năng lượng của nó cũng đang bắt đầu có hiệu quả nhất định trên Chân Ngã Thể của con người; chất dĩ thái thứ 4 của cõi hồng trần thuộc Thái Dương Hệ cũng đang đảm nhiệm đúng vị trí trong trí con người và sức mạnh của điện ở phân cảnh đó cũng đã được con người làm cho thích ứng và sử dụng để trợ giúp cho các kỹ xảo cơ giới, cho các phương cách vận chuyển, cho việc chiếu sáng ở khắp nơi và trong việc chữa trị. (LVLCK, 320) – Hiện nay, chất dĩ thái thứ tư (mà ngay cả bây giờ đang là những gì mà chúng ta có thể gọi là “được khám phá ra”) được đặc trưng bằng một vài điều. Tôi xin liệt kê vài sự kiện một cách thật ngắn gọn như sau:
  1. Đó là chất dĩ thái mà tia sáng màu tím dùng như là môi
trường.
  1. Dĩ thái thứ tư là chất mà nhờ đó, đa số thể dĩ thái của con người được tạo thành.
  2. Phân cảnh dĩ thái thứ tư phần lớn là phân cảnh ảnh hưởng chính của các “thiên thần bóng tối” hay các thiên thần màu tím (violet devas) có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hóa ở cõi trần của con người.
  3. Chính phân cảnh dĩ thái mà không còn bao lâu nữa, cuộc tiến hóa của thiên thần và con người sẽ đạt tới bên trong đó.
  4. Thể xác trọng trược được tạo ra từ phân cảnh dĩ thái thứ tư này.
  5. Đó là phân cảnh biệt lập ngã tính ở cõi trần. Chỉ khi nào con thú cần được biệt lập ngã tính có được ý thức đầy đủ trên phân cảnh đó của cõi trần thì nó mới có thể được phối kết các lĩnh vực tương ứng trên cõi trần và cõi hạ trí, và nhờ sự phối kết tam phân này mới thực hiện được các giai đoạn cần thiết để cho tứ hạ thể (quaternary) thành công được trong nỗ lực tiến gần tới Tam Thượng Thể (Triad).
  6. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này và trên dãy hành tinh thứ tư này, Huyền giai sáng tạo thứ tư tức nhân loại, phải hoàn toàn chế ngự và kiểm soát chất dĩ thái thứ tư. Mọi cá nhân trong gia đình nhân loại phải đạt đến việc chế ngự này trước khi chấm dứt này.
  7. Đó là phân cảnh mà trong đó, các cuộc điểm đạo ở ngưỡng cửa được trải qua và năm cuộc điểm đạo của cõi trần được tiến nhập vào.  (LVLCK, 326–327)
  • Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha). (GLBN I, 78)
  • Chất dĩ thái (etheric matter) hiện nay đang trở nên thấy được đối với một số người, và sẽ hoàn toàn thấy được đối với nhiều người vào cuối thế kỷ này (thế kỷ XX–ND). (LVHLT, 374)
  Dĩ thái không gian (Ether of space):
  • Dĩ thái không gian là một trường (field, môi trường) mà trong đó và qua đó các năng lượng từ nhiều cội nguồn xuất phát đang tác động (play).
… Trường rộng lớn này, cũng như các trường nhỏ và thu hẹp (localised) hơn cung cấp phương tiện truyền chuyển cho tất cả mọi năng lượng đang tác động lên trên và qua Thái Dương Hệ chúng ta, các bầu hành tinh chúng ta và tất cả các hình thức sự sống trên các bầu này. Nó tạo thành một trường hoạt động (field of activity) không gián đoạn với chuyển động liên tục không ngừng nghỉ – một phương tiện vĩnh cửu cho sự trao đổi và truyền chuyển năng lượng.            (CTHNM, 9, 10) Dĩ thái lực (The etheric force): Dĩ thái lực tức là sinh lực.       (TLHNM II, 309) Dục giới : X. Kama–Loka. Dục vọng (desire) :
  • Dục vọng là sức mạnh của phàm ngã (form nature). (CTHNM, 388)
  • Dục vọng xuất phát từ cõi cảm dục, tạo ra biểu lộ trên cõi trần. (LVLCK, 692)
– Dục vọng là việc gắn bó (attachment) với các đối tượng vui thích (objects of pleasure).              (ASCLH, 134)
  • Dục vọng vốn là ý chí trên cõi thấp. (KCVTT, 248)
  • Chừng nào mà con người chưa tiến gần đến tính thiêng liêng (divinity, Phật tánh) thì con người vẫn còn cần đến các thôi thúc của dục vọng (the urgings of desires), và dục vọng chỉ trở nên trong sạch hơn (purer) và bớt đi tính vị kỷ (less selfish) khi con người càng tiến tới. Tuy thế, các dục vọng đều trói buộc con người vào vòng luân hồi, và nếu muốn được giải thoát, con người phải diệt hết dục vọng. (MTNX, 297)
-  Dục vọng là Ý Chí bị bao phủ (clothed) trong chất cảm dục (astral matter).         (KCVTT,   237) - Chuyển hóa dục vọng (transmutation of desire): Điểm cần nhớ là dục vọng chế ngự và chi phối hành động khi nào sinh lực được tập trung vào bản chất dục vọng, như là hầu hết tình trạng của đa số con người. Nhưng việc kềm chế thể trí được vạch ra chỉ có thể hiệu quả khi sự sống được tập chú vào cõi trí. Khi có được sự tập chú này thì không cần phải dập tắt (suppression) dục vọng nữa vì sức mạnh của sự chú tâm có tập trung sẽ ở nơi khác và tất nhiên sẽ không còn dục vọng mãnh liệt nào nữa. Việc dập tắt dục vọng là một nỗ lực cần phải có của người quá tập trung vào thể cảm dục để mang lại lợi ích cho trạng thái ý chí của thể trí. Nhưng ít khi y làm điều này. Dục vọng có thể chấm dứt nhờ nỗ lực mạnh mẽ mà con người tạo ra để đạt được mức độ tâm thức trí tuệ nào đó, nhưng không có sự dập tắt nào thực sự xảy ra, cũng không có ý chí nào được cầu viện đến. Khi cuộc sống của con người được êm xuôi và được thể trí kềm chế từ các phân cảnh trí tuệ, thì bấy giờ sự chuyển hóa nhất định xảy ra. Sự chuyển hóa (mà nhờ đó bản chất cảm dục được thay đổi và chuyển biến) có thể có bản chất tâm linh hay là chỉ có bản chất thiết thực (expedient). Dục vọng có thể được chuyển hóa thành đạo tâm tinh thần hay thành một thái độ phù hợp với ý muốn của thể trí vốn đang biểu lộ nó. Do đó, cần phải thận trọng phân tích động cơ thúc đẩy và các mục tiêu.(CTNM, 348)   Dung hợp (fusion) : Có thể được xem như là tiến trình hội nhập tâm linh của cá nhân – với ý thức khơi hoạt đầy đủ – có liên quan tới ba trạng thái thiêng liêng trong con người. (LV7C, 265)   Dũng lực (Vrya): – Năng lực dũng cảm (the dauntless energy) mở đường tiến đến chân lý siêu nhiên (supernatural truth) vượt ra khỏi bãi lầy của các dối trá của thế gian. (Đây là Ba–la–mật thứ năm –ND). (TNVT, 178) Duy Danh Thuyết (Nomimalism): Đối với kẻ theo thuyết Duy Danh (Nominalists), chính cái phổ quát (the universals, phổ hữu) mới là thực tại (realities) còn các đặc thù (particulars) chỉ có trên danh nghĩa (in name) và trí tưởng tượng của con người. (GLBN I, 317) Duy lý:  (Rational, thuần lý, có lý trí) Từ ngữ “duy lý” có hàm ý là một điều gì đó xuất phát từ Minh Triết Vĩnh Cửu (Eternal Wisdom).  (CKMTTL,  82) Dương hỏa kỳ kinh : X. Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala) Dứt bỏ (Virga): X. Xả ly.       Đ       Đa nhân cách (Multiple personalities, tâm thần phân liệt): Ở đây tôi không thể bàn rộng về vấn đề nhập xác (obsession) do sự triệt thoái của trạng thái ngã thức của chủ thể trong thể xác (tức linh hồn –ND). Tiến trình tách ra này chỉ để lại một cái vỏ sinh động (living shell), một cái nhà trống rổng. Có quá nhiều điều phải được xem xét về một luận đề như luận đề này. Không dễ  gì mà nhà nghiên cứu tâm lý khoa học chấp nhận giả thuyết (premise) về sự thay thế tâm thức của một thực thể khác vào vị trí tâm thức của một người không thể giữ mối liên kết trong não bộ với mức rõ ràng thích hợp. Nhưng nói với tư cách của một kẻ hiểu biết, những trường hợp như thế thường xảy ra, đưa đến nhiều vấn đề được gọi là “tâm thần phân liệt” (“split personality”), thực ra đó là tình trạng hai người (persons) làm chủ một thể xác đặc biệt – một người cung cấp dòng sinh lực (life stream), (bám trụ vào tim), còn người kia cung cấp ý thức (stream of consciousness) (bám trụ–anchored– trong não bộ) và nhờ đó kềm chế thể xác, chỉ huy các hoạt động của thể này và tự biểu hiện qua cơ quan ngôn ngữ (speech). Đôi khi việc ám (hay nhập xác, possession) này xảy ra luân phiên giữa hai cá nhân liên hệ. Đôi khi nhiều hơn hai, và nhiều người trên khía cạnh nội môn của sự sống, sử dụng cùng thể xác. Lúc đó, bạn có trường hợp đa nhân cách (tâm thần phân liệt).                                (TLHNM–II, 419–420) Đại (elements, yếu tố, …): X. Yếu tố. Đại Chu Kỳ (Maha Yuga): Có 4.320.000 năm của con người. Gồm có 4 chu kỳ sau: Krita yuga       ..…  1.728.000 năm thế tục (mortal year) Treta yuga       ….. 1.296.000 năm thế tục. Dwapora yuga…..     864.000 năm thế tục. Kali yuga        …..     432.000 năm thế tục.    (LVLCK, 39) Đại chu kỳ khai nguyên : X. Mahamanvantara. Đại định (contemplation, samahdi, nhập định) : – Từ ngữ ‘sama’ có liên quan đến năng lực của chất trí tức là lấy dạng thức hay là tự điều chỉnh theo các ấn tượng bên ngoài. Các ấn tượng từ ngoài này đi tới thể trí xuyên qua (via) các giác quan. Khi một người khao khát tập yoga có thể kiềm chế các bộ phận nhận thức bằng giác quan của mình sao cho chúng không còn báo trước cho thể trí các phản ứng của chúng đối với những gì được cảm nhận thì hai việc xảy ra:
  1. Bộ óc xác thân trở nên yên tĩnh và phẳng lặng (quiet and still).
  2. Chất trí hay thể trí ngưng tạo ra các thay đổi và trở nên hoàn toàn phẳng lặng. (ASCLH, 36)
– Nhập định là sự đồng nhất hóa của người nhận thức (knower) với những gì trong chính y vốn rất giống với linh hồn bên trong hình hài. (ASCLH, 92) – Nhập định tức là chuyển ánh sáng của linh hồn vào những gì cần được biết hay tìm kiếm.        (ASCLH, 253) – Sự nhập định là sự yên nghỉ (sleep) của đạo sĩ yoga, kết quả của sự triệt thoái hữu thức và có khoa học của Chân nhân ra khỏi phàm ngã tam phân để hoạt động trên các cõi cao, chuẩn bị cho công cuộc phụng sự tích cực nào đó trên cõi thấp (ASCLH, 23) – Samdhi (đại định, nhập định) là trạng thái (state) mà trong lúc đó, hành giả mất hết ý thức về mọi biệt ngã (individuality), kể cả chính mình. Hành giả trở thành tổng thể (the All).                                                                  (TNVT, 227) Đại Đức : Bhandanta (B.Ph.), Reverend, Venerable. Đại Hão Huyền : (Mah My, Great Illusion) Vũ trụ biểu lộ  (objective universe)    (TNVT,   214) Đại Hòa thức (Mahima) : X. Quyền năng. Đại hồn (Oversoul): - Đại hồn ở trên các phân cảnh cao của cõi trí (mental plane). (CTNM, 395) - Đại hồn tức là Thượng Đế.      (GDTKNM, 22) Đại Hồng Thủy (The flood): Thánh Đoàn tận dụng khả năng phân biện của thể trí, vốn là tính chất độc đáo của nhân loại, để giúp cho nhân loại đạt đến mục tiêu nhờ việc làm cân bằng các cặp đối hợp và tìm ra con đường trở về cội nguồn. Quyết định này đưa đến cuộc chiến đấu rộng lớn, tạo thành đặc trưng cho văn minh thời Atlantis, và đưa đến kết quả bằng sự hủy diệt được gọi là Đại Hồng Thủy mà mọi Thánh Kinh trên thế giới đều có nói tới. Các lực lượng ánh sáng và lực lượng của bóng tối đã dàn trận chống lại nhau và điều này để trợ giúp nhân loại. Cuộc tranh chấp vẫn còn kéo dài, và thế chiến mà chúng ta vừa trải qua là một sự tái phát của nó.   (ĐĐNLVTD, 35) Đại Khấn Nguyện : (Great Invocation) Vào năm 1945, Đức Christ có đưa ra cho thế giới (cho quần chúng sử dụng) một trong các lời khấn nguyện (prayers) cổ xưa nhất đã từng được biết tới, nhưng là lời khấn nguyện từ trước đến giờ không được phép sử dụng, ngoại trừ được các Đấng Tinh thần cao cả nhất sử dụng. Chúng ta được cho biết rằng chính Ngài đã đọc nó lần đầu tiên vào Kỳ Trăng Tròn tháng sáu năm 1945, đó là Kỳ Trăng Tròn của Đức Christ, giống như Kỳ Trăng Tròn tháng năm là của Đức Phật. Thật không dễ gì mà phiên dịch các nhóm từ ngữ cổ xưa này (xưa đến nỗi chúng không có niên hiệu hay nền tảng thuộc bất cứ loại nào) ra các từ ngữ hiện đại, nhưng việc này đã được thực hiện, và sau rốt, bài Đại Khấn Nguyện được phép trở thành lời cầu nguyện của thế giới được Ngài tuyên đọc và được các đệ tử của Ngài ghi lại. Nó đã được dịch ra như sau: Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí Xin ánh sáng tuôn tràn vào trí người Xin cho Linh Quang giáng xuống trần. Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm Xin cho bác ái tràn ngập tâm người Mong sao Đấng Christ trở lại dương trần Từ trung tâm mà Thiên Chí được thấu triệt Xin cho Thiên Ý dắt dẫn tiểu chí con người Thiên Ý mà Thánh Sư biết rõ và phụng hành Từ trung tâm mà chúng ta gọi là con người Mong cho Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động Mong cho nó phong bế được tà môn Mong sao Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ tại Cõi trần.(STLCĐC, 30–31) Đại Nhật ở với chúng ta : X. Ngày đến với chúng ta. Đại Thiên Kiếp (Mahakalpa): 100 năm của Brahman, bằng với 311.040 tỷ năm của con người.   (LVLCK, 39–40) Đại Thiên Thần (Mahadeva): Mahadeva theo nghĩa đen là “Đại Thiên Thần” (“Great Deva”). Thuật ngữ này được áp dụng cho Ngôi Thứ Nhất của Tam Vị Nhất Thể biểu lộ, cho Shiva, trạng thái Hủy Diệt, Đấng Sáng tạo.  (LVLCK, 39–40) Đại Thiên Vương : X. Maharaja. Đại Thừa (Mahayana): Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa.  (CKMTTL, 265) Đại tư tưởng gia, đại lãnh tụ của nhân loại (Great thinkers, great leaders of the race): Các đại tư tưởng gia của nhân loại, những người tiêu biểu thực sự của hạ trí, về căn bản đều là những người có ba hạ thể được chỉnh hợp, tức là những người mà thể hạ trí giữ cho hai thể kia chỉnh hợp thận trọng. Lúc bấy giờ, thể hạ trí liên giao trực tiếp, thẳng suốt tới não bộ hồng trần mà không có gì chướng ngại, ngăn trở. Khi chỉnh hợp được bốn phần và khi ba thể nói trên được chỉnh hợp (aligned) với thể của Thượng Ngã, tức Chân Ngã thể và giữ được ổn định trong chu vi của thể này, thì bấy giờ các đại lãnh tụ của nhân loại xuất hiện, đó là những người có ảnh hưởng lên nhân loại về mặt tình cảm và trí tuệ; lúc đó, các văn sĩ và lý tưởng gia có linh hứng mới có thể diễn đạt các linh hứng và ước mơ của họ; lúc đó, các tư tưởng gia tổng hợp và trừu tượng mới có thể chuyển các ý niệm của họ cho thế giới hữu hình. (TVTTHL, 1–2)   Đại Vũ trụ  (Macrocosm): Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos) tức là Đại Vũ trụ.  (LVLCK, 69) Đàn Việt: (Dânapati): còn gọi là thí chủ (donor) Đạo : 1) Marga (B.Ph.), Maggo (N.Ph.), con đường. 2) Tao (tên gọi triết thuyết của Lão Tử). Đạo binh âm thanh (Army of the voice, Âm binh): Trên mỗi cõi, tất cả các thiên thần cấp thấp, “Đạo binh âm thanh”, các vị kiến tạo hạ đẳng và vô số các tinh linh (elementals) đang hoạt động một cách vô thức, được hướng dẫn và điều khiển bằng linh từ và âm thanh.    (LVLCK, 472) Đạo Đức Kinh (Tao–teh–King): Nghĩa đen “Quyển sách về Tính Hoàn Thiện của Tạo Hóa” (‘The Book of the Perfectibility of Nature”) do đại triết gia Lão Tử (Lao–tze) viết ra. Đây là một loại vũ trụ khai tịch luận (cosmogony) chứa đựng mọi giáo lý căn bản của Vũ trụ Khởi nguyên Luận Bí truyền (Esoteric Cosmogenesis). Lão Tử cho rằng vào lúc khởi thủy không có gì cả ngoại trừ Không Gian vô hạn và vô biên (limitless and boundless Space). Vạn vật sinh tồn và tồn tại được sinh ra trong đó từ “Cái Bản Nguyên (Princple) tự hiện hữu, tự phát triển từ Chính Nó, nghĩa là Swabhâvat. Vì không biết gọi nó là gì và bản thể của nó (essence) không thể dò hiểu được (imfathomable) nên các triết gia gọi nó là Đạo (Tao, Anima Mundi), tức năng lượng chưa được tạo ra (uncreat), chưa được sinh ra (unborn) và hằng hữu (eternal) của thiên nhiên, đang biểu lộ theo chu kỳ. Tạo Hóa cũng như con người, khi nó đạt đến thanh khiết (purity) thì sẽ đạt đến tĩnh tại (rest) và lúc bấy giờ, mọi vật trở nên hợp nhất với Đạo, vốn là cội nguồn của mọi lạc phúc (bliss) và diễm phúc (felicity). Theo triết lý của Ấn giáo và Phật giáo, sự thanh khiết, lạc phúc và sự bất tử như thế chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập đức hạnh và sự thanh thản hoàn toàn của tinh thần trên cõi đời của chúng ta; trí óc con người phải kiềm chế và sau rốt chinh phục và thậm chí áp đảo hành động hỗn loạn của phàm ngã con người. Con người đạt đến mức độ thanh luyện đạo đức cần có càng sớm thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc càng nhiều. (NGMTTL, 320) Đạo tâm (aspiration, hoài bảo) :
  • Từ ngữ “đạo tâm” xuất phát từ tiếng La tinh “ad”: hướng đến (“to”) và “spirare”: hít, thở (“to breathe, to breathe towards”) như tự điển Webster đã ghi. Từ ngữ “spirit” (tinh thần) cũng có cùng nguồn gốc. Đạo tâm phải đi trước cảm hứng (inspiration). Phải có hơi thở ra từ Phàm ngã trước khi có thể có hơi thở vào (breathing in) của trạng thái cao. Theo quan điểm của thần bí học Đông phương, đạo tâm bao hàm ý niệm về lửa. Nó chỉ một ước vọng mãnh liệt và một quyết tâm nhiệt thành để sau rốt thực hiện ba điều đối với người tìm đạo. Nó phóng ra một ánh sáng mãnh liệt lên các vấn đề của người tìm đạo và tạo ra lò lửa thanh luyện mà Phàm ngã phải bước vào để cho mọi ô trược đều bị thiêu đốt, và nó cũng hủy diệt mọi chướng ngại có thể chận giữ y lại đàng sau. (TTTĐTG, 93)
  • Ham muốn thuộc loại cao siêu được gọi là đạo tâm. (SHLCTĐ, 32)
Đạo viện (Ashram) : X. Huyền viện. Đau khổ (pain):
  • Đau khổ là hậu quả tạo ra khi thể cảm dục bị an trụ một cách sai lầm. Đau khổ là hậu quả của việc không thể làm cân bằng các cặp đối hợp một cách chính xác. Nó cho thấy sự thiếu quân bình. (ASCLH, 71)
  • Đau khổ chỉ bị tạo ra do sự đối kháng (resistance) và là một giai đoạn cần thiết trong diễn trình tiến hóa. (LVLCK, 215)
  • Đối với Chân Sư, sự đau khổ không còn nữa. Nghĩa là sự đau khổ mà chúng ta biết trên cõi trần, phần lớn là đau khổ trong vật chất (pain in matter). Còn sự đau khổ ẩn trong sự hiểu biết (comprehension), không phải là sự cản trở (not resistance), thì các giới cao nhất (highest circles) mới cảm nhận được, vâng, nó lên đến chính Thượng Đế. Nhưng tôi đã ra ngoài đề, các bạn là người còn bị vật chất chi phối thì hầu như không thể hiểu được.  (TVTTHL, 37)
- Công dụng của đau khổ (uses of pain): + Đau khổ là kẻ bảo vệ của hình hài và tác nhân che chở của vật chất; nó cảnh giác sự nguy hiểm, nó cho thấy một vài giai đoạn nhất định trong diễn trình tiến hóa; nó được liên kết với nguyên khí mà nhờ đó linh hồn tự đồng nhất hóa với vật chất.                                                                           (CTNM, 502) + Các công dụng của đau khổ thì nhiều, và chúng dắt linh hồn con người ra khỏi bóng tối, đi vào ánh sáng, ra khỏi cảnh nô lệ, đi vào giải thoát, ra khỏi khổ tâm đi vào an bình. Sự an bình đó, ánh sáng đó và giải thoát đó, với sự hài hòa được an bài của vũ trụ được dành cho tất cả các con của nhân loại. (LVHLT, 533) Đau khổ (Suffering): Sau khi xem xét mọi khía cạnh, sự đau khổ chỉ có thể xảy ra khi trạng thái tinh thần mà linh hồn (trong thể xác) bị đồng nhất hóa với sinh hồn, đang làm sinh động và đưa sinh lực đến hình hài và tạo ra sự sống nhất thời của hình hài. Trong trạng thái vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn và thống khổ,  những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rõ điều này, nhưng không có đau đớn đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi vì chân nhân, hồn tinh thần, đã xuất ra hoặc là do sự đau đớn cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự) hoặc là do thuốc mê. Nỗi đau của linh hồn, khi phàm ngã lầm lạc, chỉ là một hình thức diễn tả tượng trưng. Không hề có nỗi đau thực sự (pain or true suffering) và thường thường là không có vấn đề hay biết sự việc xảy ra vì rung động không đủ cao để thấu nhập vào cảnh giới cao, nơi mà linh hồn ngự trị. Tuy nhiên, khi nào có sự hiểu biết như thế thì linh hồn cảm thấy – tôi tạm diễn tả như thế – một cảm tưởng đánh mất cơ hội và theo sau đó là cảm giác chán nãn, không hơn không kém, vì sự kiên nhẫn của linh hồn thì vô giới hạn, giống như sự kiên nhẫn của Thánh Đoàn. Chỉ vì chúng ta nói một cách tượng trưng và nói linh hồn đau khổ, bạn đừng nên diễn dịch điều đó bằng thuật ngữ thông thường. Nỗi đau (suffering) của Đức Christ hay của Hành Tinh Thượng Đế, hay của chính Thượng Đế, thì không thể hiểu bằng các thuật ngữ chỉ phản ứng của phàm ngã. Chúng ta sử dụng ngôn từ, nhưng thực ra ngôn từ lại hàm ý “sự đồng nhất hóa tách rời và cô lập”. Hỡi huynh đệ, việc đó có gợi được bất cứ điều gì cho bạn không? Việc đồng nhất hóa sai là nguyên nhân của đau khổ (pain) và đưa đến nỗi đau, nỗi khổ và các hậu quả khác. Việc đồng nhất hóa đúng đưa đến sự cảm thông, hiểu biết về các thái độ tâm lý của kẻ đau khổ nhưng không đưa đến thống khổ thực sự như chúng ta thường hiểu.(CTNM, 346–347)   Đau khổ, cội nguồn và nguyên nhân (origin and cause of suffering): Sau khi điểm giữa của khúc quanh (central turning point) trong Đại Chu Kỳ đã được vượt qua – nghĩa là sau điểm giữa của Giống dân thứ tư trong cuộc tuần hoàn thứ tư trên Bầu hành tinh của chúng ta – không còn một Chân Thần nào bước vào giới nhân loại nữa. Đối với chu kỳ này, cánh cửa đã đóng lại và sự thăng bằng đã đạt được. Bởi vì nếu cứ có một linh hồn mới được tạo ra cho mỗi một trong vô số con người đã chết đi, và nếu không có sự luân hồi thì khó mà đủ chỗ chứa cho các linh hồn đã thoát xác (disembodied “spirits”) và không bao giờ có thể giải thích được  cội nguồn và nguyên nhân của đau khổ. Chính do việc thiếu hiểu biết về giáo lý huyền môn và áp đặt các quan niệm sai lầm dưới chiêu bài (guise) giáo dục tôn giáo mới phát sinh ra Thuyết Duy Vật và Thuyết Vô Thần như là một cách phản kháng lại trật tự thiêng liêng đã được an bài của vạn vật.  GLBN I, 234) Đau khổ và phiền não: (Pain and sorrows) “ Nên nhớ rằng, bất cứ nỗ lực nào cũng tạo ra kháng lực (resistance), và kháng lực trong thể xác của con người biểu lộ (registers) dưới hình thức đau đớn  (pain). Một phần lớn các đau khổ và phiền não xảy ra do bởi con người phản kháng lại (resisting) Định Luật Nghiệp Quả và phẫn uất (resenting) với các hoàn cảnh bắt buộc (necessities) mà luật đó áp đặt lên họ, Vun trồng một tâm trí thăng bằng và một nhân sinh quan hợp lý (reasonable outlook) sẽ làm giảm bớt (mitigate) tình trạng này đi nhiều.       (VLH,   265) Đần độn, khờ khạo và già lẫn (Imbecility, idiocy and senil decay): … Nên nhớ rằng, trong các trường hợp đần độn, khờ khạo và trong giai đoạn luống tuổi mà chúng ta gọi là già lẫn, đường dây (thread) gắn chặt vào não bị triệt thóai (withdrawn) trong khi đường dây chuyển (convey) xung lực sự sống vẫn còn bám trụ vào tim. Có sự sống nhưng không có hiểu biết sáng suốt; có sự hoạt động (movement) nhưng không có định hướng khôn ngoan. Trong trường hợp già lẫn, có lúc dường như có một bộ máy thuộc loại cao cấp được vận dụng trong đời sống, dường như có hoạt động sáng suốt, nhưng đó là một ảo tưởng do bởi thói quen cũ và do nhịp điệu đã được thiết lập từ xưa mà không phải do ý định (purpose) có phối kết chặt chẽ tạo ra.   (LVHLT, 497) Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said): -  Đấng biểu lộ xuyên qua bảy Thái Dương Hệ.  (TLHNM–I, 155) – Thượng Đế của Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.  (ĐĐNLVTD, 162) - Bảy tinh tòa (constellations) hợp thành thể biểu lộ của Đấng Bất Khả Tư Nghị. (TLHNM I, 332) - Chúng ta nên nhớ là hình hài thu hút và sử dụng vật chất mà nó ngâm tẩm (immerse) trong đó. Thái Dương Hệ của chúng ta là một trong nhiều Thái Dương Hệ lớn chứ không phải là Thái Dương Hệ lớn nhất. Nó là một phần của một tổng thể vĩ đại hơn. Tổng thể vĩ đại này được tạo thành bằng bảy phần (hay bảy Thái Dương Hệ), chính nó lại ngâm tẩm trong nước của không gian (water of space), được sinh ra theo ý muốn và do đó, là đứa con thiết yếu (child of necessity). Nó thu được sự sống của nó từ môi trường chung quanh. Các luồng thần lực tuôn đổ vào Thái Dương Hệ chúng ta từ mọi phía, phát xuất từ cái mà quyển “Luận về Lửa Càn Khôn” gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Các dòng thần lực này biểu hiện (embody) cho ý chí và ý muốn (desire) của Ngài, thể hiện (express) ra tình thương hay là năng lực thu hút của Ngài, và biểu lộ (manifest) ra như là hình tư tưởng vĩ đại mà chúng ta gọi là Thái Dương Hệ của chúng ta. Xin mở dấu ngoặc để chú thích rằng Đấng này (Existence) được gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị” không phải vì tính cách bí mật hay huyền bí mà là vì mọi cách trình bày bằng ý tưởng về sự sống và mục tiêu của Ngài đều không thể có được mãi cho đến khi chúng ta đã hoàn tất được kỳ hạn tiến hóa trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Chú ý, tôi nói Thái Dương Hệ của chúng ta chứ không phải chỉ nói sự sống của hành tinh chúng ta mà thôi. Việc suy tư về Đấng mà nhờ sự sống của Ngài, Ngài làm linh hoạt (inform) bảy Thái Dương Hệ, là việc phí phạm năng lượng. Trên hành tinh của chúng ta, chỉ có các Đấng Cao cả (Great Lives) như là Đức Phật, Đức Kumaras và Đức Hành Tinh Thượng Đế là mới bắt đầu cảm nhận (sense) được xung lực mãnh liệt của Tổng Thể vĩ đại đó, và thậm chí các Ngài chỉ mới cảm nhận được xung lực đó nhưng cho đến nay, vẫn hoàn toàn không thể tưởng nghĩ (conceive) được cái chiều hướng (trend) của nó, vì nó vượt ngoài tâm trí (mind), tình thương và ý chí. Nó làm phát động các yếu tố (mà chúng ta không có một thuật ngữ nào để gọi) và các khuynh hướng mà thậm chí cho đến nay vẫn không hình dung ra được một mảy may nào trên hành tinh chúng ta.    (LVHLT, 274) Đấng Chí Phúc (Blessed One): Đấng Chí Phúc là Đấng đang biểu lộ một cách hoàn hảo tính chất cung nào đó qua sắc tướng cõi hiện tượng đã ấn định nào đó, sắc tướng này sẵn sàng được đảm nhận cho mục tiêu phụng sự, nhưng nó không hề tạo ra một giới hạn và không hề làm tù hãm Đấng Chí Phúc, vì tâm thức của Ngài không hề đồng nhất hóa với sắc tướng cõi hiện tượng, cũng như không đồng nhất hóa với tính chất mà nó biểu lộ.   (TLHNM II, 35) Đấng Chưởng quản Địa Cầu (Lord of the World): Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, tức Đấng Điểm Đạo Duy Nhất, trong Thánh Kinh, Ngài được gọi là Đấng Vô Lượng Thọ (“The Ancient Of Days”), trong kinh sách Ấn Độ, Ngài được gọi là Đệ Nhất Kumara, tức Sanat Kumara. Từ chỗ ngự của Ngài ở sa mạc Gobi, Ngài chủ trì Đại Đoàn Chân Sư và quản trị cả ba Bộ Môn (department). Một số kinh sách gọi Ngài là Đấng Đại Hy Sinh vì Ngài đã chọn việc trông coi sự tiến hóa của nhân loại và thiên thần cho đến khi tất cả được cứu độ, hiểu về mặt huyền bí. Chính Ngài quyết định việc “thăng tiến” trong các Bộ Môn khác nhau và sắp xếp nhân lực điền vào các chỗ trống. Mỗi năm bốn lần, chính Ngài triệu tập hội nghị có tất cả các Đế Quân (Chohan) và Chân Sư, cho phép làm những gì để thúc đẩy các mục tiêu tiến hóa.         (ĐĐNLVTD, 104) Đấng Điểm Đạo (Initiator, Hierophant): Hierophant (Vị Chủ Lễ) tức Đấng Điểm Đạo.   (CVĐĐ, 56) Đấng Kỵ mã (Rider): Trong kinh Tân Ước, Đấng Xuất Thế được nhìn thấy xuất hiện để cứu thế nhân, “cưỡi trên một con ngựa trắng”… Điểm cần nhớ là Đấng Kỵ mã trên con ngựa trắng này không phải là Thực Thể (Entity hay Life) ngoại hành tinh mà là một Đấng Cao cả giống như chính chúng ta về mặt bản thể – con người và con vật phối hợp lại như tất cả chúng ta, nhưng hợp nhất với thánh linh và nhận được linh cảm từ bên trên, được một Nguyên khí vũ trụ thiêng liêng nào đó làm cho linh hoạt, giống như Đức Christ được làm linh hoạt bằng tình thương của Thượng Đế và chuyển sự thiên khải tình thương đó cho con người. Đấng Kỵ mã là một người trong nhân loại chúng ta đã đạt được mục tiêu đã định trước (pre–destined goal) và là Đấng mà – vì chính tình thương và sự cảm thông đối với con người – đã ở lại từ bao thiên kỷ tại chốn thiên khải bí mật (như được gọi về mặt nội môn), chờ đợi cho đến khi giờ của Ngài lại đến và bấy giờ, Ngài có thể hiện ra để dẫn dắt con người đến chiến thắng vinh quang. Đấng sắp đến này đang ở trên Đường Cứu Thế (Path of a world Saviour), cũng như các Đấng có quyền năng hơn, các Tinh Quân Giải Thoát (Lords of Liberation) đang ở trên Đường Phụng sự thế gian.  (SHLCTĐ, 269) Đấng Kiến tạo (the Builders): Các Đấng Kiến Tạo là một danh xưng bao gồm vô số các Đấng Thông Tuệ (Intelligences), các huyền giai (hierarchies) gồm các Đấng có tâm thức và quyền năng phân cấp theo thang bậc (graduated). Trên mỗi cõi, các Ngài tiến hành việc kiến tạo ra các hình hài hiện có. Các vị ở cấp cao thì điều khiển (direct) và kiểm soát (control), trong khi các vị ở cấp thấp lo thiết kế (fashion) các vật liệu (materials) theo các mô hình (models) được cung cấp.    (MTNX, 356) Đấng Lưỡng Tính Thiêng liêng (Divine Hermaphrodite): – Đây là Đấng Cao Cả thuộc hành tinh hay thuộc Thái Dương Hệ, một biểu lộ trong cặp đối hợp trong chính Ngài. – Tức là Hành Tinh Thượng Đế. (LVLCK, 329, 663) Đấng Nhập Niết bàn (Nirvanee): Đấng Nhập Niết Bàn đích thực (true Nirvanee) là Đấng sống trong sự thiền định không ngừng (unbroken meditation) ở cõi tâm linh mà vẫn có thể hoạt động ở cõi trần. (LVHLT, 90) Đấng Quán Tịnh Thế Gian (The Silent Watcher): Đấng “Quán Sát Im Lặng”, Đấng Cao Cả này là sự sống thấm nhuần khắp nơi của hành tinh, địa vị của Ngài so với Đức Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Sanat Kumara, như là Chân Ngã so với Phàm Ngã của con người. Trình độ tiến hóa cao siêu của Đấng này có thể hiểu được phần nào khi so sánh mức độ tiến hóa khác nhau hiện có giữa một người với một Chân Sư toàn thiện. Theo quan điểm của hệ thống hành tinh chúng ta thì không còn Đấng nào vĩ đại hơn Ngài, và đối với chúng ta thì Ngài tương ứng với Thượng Đế hữu ngã (personal God) của người Cơ Đốc Giáo. Ngài hoạt động xuyên qua vị đại diện trên cõi trần của Ngài, Đức Sanat Kumara, Đấng này là điểm hội tụ cho sự sống và năng lượng của Ngài. Ngài giữ cho thế giới trong vòng hào quang của Ngài. Chỉ có vị Chân Sư được điểm đạo lần năm và đang tiến tới để nhận điểm đạo lần sáu và bảy mới trực tiếp tiếp xúc với Đấng Cao Cả này. Mỗi năm một lần vào dịp lễ Wesak, với sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Phật chuyển đến cho toàn thể nhân loại một luồng thần lực kép phát xuất từ Đấng Quán Tịnh Thế Gian, được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. (ĐĐNLVTD, 105–106) Đấng Sáng tạo (Creator): X. Tạo Hóa, Hóa Công. Đấng Từ Bi (Lords of Compassion): Các Thánh nhân (Adepts) đã giải thoát nhưng đã chọn việc tự hy sinh và ở lại với các con của nhân loại để phụng sự và cứu giúp nhân loại, nói về mặt chuyên môn, không phải là các Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvanis). Các Ngài là các Đấng Từ Bi, đã thệ nguyện chịu đựng và bị chi phối bởi một số tình trạng tương tự với (mặc dù không tương đồng với) các tình trạng đang chi phối con người, tức những kẻ vẫn còn bị ràng buộc vào cõi sắc tướng.  (ASCLH, 31) Đầu đà/ Hạnh đầu đà:  Dhuta/Dhudanga. Đế Quân (Chohan) : Trong sách này, chỉ vị Chân Sư tiến hóa và đạt được mức điểm đạo thứ sáu. (ĐĐNLVTD, 217) Đệ tử (Disciple) :
  • Định nghĩa:
Đệ tử là kẻ đang tìm cách để học được một nhịp điệu mới, để tiến vào một lĩnh vực kinh nghiệm mới và để noi theo các giai đoạn của nhân loại tiến hóa tức những người đã bước lên Thánh đạo trước vị đệ tử, dẫn từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái giả đến cái chân. Vị đệ tử đã nếm các lạc thú của cuộc đời trong cõi ảo tưởng và đã học được cách làm cho các lạc thú đó không còn mãnh lực làm hài lòng và nắm giữ y nữa. Bây giờ, y ở vào trạng thái chuyển tiếp giữa các trạng thái hiện tồn mới và cũ. Y đang dao động giữa tình trạng nhận thức của linh hồn với nhận thức của hình hài sắc tướng. Y đang “thấy cả hai mặt”. (LVHLT, 58–59)
  • Trước tiên, vị đệ tử nguyện làm 3 điều:
a– Phụng sự nhân loại. b– Cộng tác với kế hoạch của các Đấng Cao Cả theo mức độ hiểu biết và với hết khả năng của mình. c– Phát triển các quyền năng của Chân Ngã, mở rộng tâm thức cho đến khi có thể hoạt động trên ba cảnh giới (planes) trong ba cõi thấp (worlds) cũng như trong Chân Ngã thể, và tuân theo sự hướng dẫn của Chân Ngã chứ không theo lệnh của Phàm ngã.  (ĐĐNLVTD, 71) – Đệ tử (Disciples):
  1. Người tìm đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp.
  2. Đệ tử dự bị (probationer), là đệ tử của các đệ tử cao cấp.
  3. Đệ tử chính thức (Accepted disciple) là đệ tử của vị cao đồ và của Chân Sư.
  4. Vị cao đồ (Adept) là đệ tử của Chân Sư..
  5. Một Chân Sư là đệ tử của vị Mahatma (Đại Chân Sư, Đại Thánh).
  6. Các vị Mahatmas là đệ tử của các đệ tử điểm đạo cao siêu.
  7. Đến lượt các vị này là đệ tử Đức Christ hay của các Đấng Cao cả đứng đầu các bộ môn giáo huấn.
  8. Các Đấng lãnh đạo bộ môn giáo huấn là đệ tử của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (Lord of the World).
  9. Đấng Chưởng Quản Địa Cầu là đệ tử của một trong ba Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Spirits) tiêu biểu cho ba ngôi chính.
  10. Các Đấng này lại là đệ tử của Đức Thái Dương Thượng Đế. (ASCLH, 53, 54)
– Các giai đoạn làm đệ tử:
  1. Giai đoạn tiểu đệ tử (stage of “Little chelaship”).
Trong giai đoạn này, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua một đệ tử khác trên cõi trần.
  1. Giai đoạn “Đệ tử trong ánh sáng” (“Chela in the Light”). Trong giai đoạn này, một đệ tử cao cấp chỉ đạo một đệ tử khác từ phân cảnh Chân Ngã.
  2. Giai đoạn đệ tử nhập môn (accepted disciple).
Trong giai đoạn này, tùy theo nhu cầu, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua: a/ Kinh nghiệm của một giấc mơ sống động. b/ Một giáo huấn biểu tượng. c/ Dùng một hình tư tưởng của Chân Sư. d/ Tiếp xúc trong lúc tham thiền. e/ Cuộc hội kiến được nhớ rõ trong Huyền Viện của Chân Sư.
  1. Giai đoạn đệ tử trên tuyến (“chela on the thread or Sutratma).
Trong giai đoạn này, nhờ đã chứng tỏ được sự minh triết của mình trong việc làm và cách đánh giá của mình về vấn đề của Chân Sư, vị đệ tử được dạy cho cách thức (trong lúc khẩn cấp) thu hút sự chú tâm của Chân Sư và nhờ thế rút được sức mạnh, kiến thức và lời khuyên của Ngài. Đây là diễn biến nhanh chóng và trong thực tế không làm mất thì giờ của Chân Sư.
  1. Giai đoạn đệ tử trong vòng hào quang (disciple within the aura).
Trong giai đoạn này, đệ tử được phép biết phương pháp giúp y có thể tạo nên một rung động và lời kêu cầu để được phép gặp một Chân Sư. Chỉ có đệ tử được tin cậy mới được phép làm điều này, và họ không dựa vào việc dùng sự hiểu biết này cho bất cứ điều gì khác ngoại trừ sự cần thiết của công việc, không có lý do nào hay đau khổ nào của Phàm ngã thúc đẩy họ làm việc đó nữa.
  1. Giai đoạn đệ tử trong tâm Sư Phụ (disciple within his Master’s heart).
Trong giai đoạn này, đệ tử có thể thỉnh cầu Sư phụ của mình bất cứ lúc nào. Đệ tử luôn luôn tiếp xúc chặt chẽ với Sư Phụ. Đây là giai đoạn mà đệ tử đang được chuẩn bị cho cuộc điểm đạo trước mắt, hoặc là do đã được điểm đạo, vị đệ tử được giao cho công tác chuyên biệt để làm có sự cộng tác  với --- của vị đệ tử. Ở giai đoạn này, y được gọi là “đệ tử ở trong tâm của Sư Phụ mình”.        (LVHLT, 172–173) Đệ tử hữu thệ (Pledged disciple) : Đệ tử hữu thệ là đệ tử chính thức (hay nhập môn).  (ĐĐTKNM, 770). Đệ tử nhập môn (Accepted disciple) : Thuật ngữ đệ tử nhập môn bao hàm giai đoạn điểm đạo thứ nhất và thứ hai; khi được điểm đạo lần ba, vị này không còn là đệ tử nhập môn theo nghĩa chuyên môn nữa nhưng vẫn ở trong nhóm của Chân Sư cho tới khi điểm đạo lần 4.  (ĐĐTKNM–I, 728) Đêm đen của linh hồn (“Dark night of soul”): Trong kiếp sống năng động của vị đệ tử, có những thời kỳ chuyển tiếp mà mọi đệ tử đều biết, khi mà (nhờ sự dứt bỏ và năng lực triệt thoái) y không còn bị bất cứ điều gì trong cõi sắc tướng chi phối được nữa. Trong khi vị đệ tử chỉ phấn đấu hướng về sự hoàn thiện và chưa đạt tới thì những thời kỳ chuyển tiếp tịch lặng, triệt thoái và dứt bỏ này thường gây khó chịu và u buồn. Mọi sự đều vắng lặng và y trở nên kinh sợ trước cái không được biết và trước cái vắng lặng rổng không ở bề ngoài đang vây quanh y. Trong các trường hợp tột điểm đó, diễn biến này được gọi là “đêm đen của linh hồn” – thời điểm trước bình minh, giây phút trước khi ánh sáng tuôn tràn ra. (LVHLT, 150) Địa ngục (hell): - Như bạn biết rõ, không có vị Thượng Đế phẩn nộ (no angry God), không có địa ngục (no hell) và không có việc chuộc tội thay (no vicarious atonement). Chỉ có một nguyên khí bác ái vĩ đại làm sinh động toàn thể vũ trụ; có Bản Lai Diện Mục của Đức Chirst hướng dẫn cho nhân loại biết sự thật của linh hồn và chúng ta được cứu bằng nguồn sống (livingness) của linh hồn đó, và địa ngục duy nhất là chính cõi trần, nơi mà chúng ta học hỏi để tiến hành sự cứu rổi (salvation) riêng của chúng ta, được thúc đẩy bằng nguyên khí bác ái và ánh sáng, và thêm vào đó, được kích động bằng tấm gương của Đức Chirst và sự thôi thúc bên trong của linh hồn riêng của chúng ta.  (CTNM, 393) - Giáo huấn liên quan tới địa ngục này là tàn dư của khúc quanh độc hại vốn được đưa ra do cách tư duy của Giáo hội Thiên Chúa vào thời Trung Cổ và do giáo huấn sai lầm trong Cựu Ước Kinh liên quan đến Jehovah, vị thần bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái. Jehovah không phải là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế, Tâm Bác Ai Hằng Hữu mà Đức Christ nói đến. Khi các ý tưởng sai lầm này tiêu tan thì ý niệm về địa ngục sẽ bị xóa nhòa khỏi ký ức con người và vị trí của nó sẽ bị thay thế bằng việc hiểu biết định luật, làm cho mỗi người thể hiện việc cứu rỗi của riêng mình trên cõi trần, để giúp y sửa chữa các sai lầm mà y đã phạm trong các kiếp sống trên cõi trần và sau rốt, giúp y “làm lại từ đầu” (clean his own slate”).  (CTNM, 393) Địa thần (Kshiti, the God of the Earth) : Thần của đất theo ý nghĩa chất liệu trọng trược chứ không phải là cơ thể của hành tinh (planetary body); Ngài là Thần của cõi trần, cõi thứ bảy. (LVLCK, 626) Điềm nhiên thiêng liêng (Divine indifference) - Đó là sự điềm nhiên để chấp nhận tất cả những gì xảy tới, vận dụng những gì có thể giúp ích được, học hỏi những gì có thể học được mà không bị kiềm chế bởi các phản ứng của Phàm ngã. Đó là thái độ bình thường của linh hồn hay Chân Ngã đối với phi ngã. Đó là việc bác bỏ thiên kiến, mọi ý niệm hẹp hòi có sẵn từ trước, mọi tập tục, ảnh hưởng hay bối cảnh của Phàm ngã. Đó là tiến trình tách ra khỏi “mọi thứ cám dỗ con người” mà Thánh kinh Tân Ước có nói đến.   (ĐĐTKNM–I, 59)
  • Hãy tiến lên đường đạo với sự hân hoan và lòng phụng sự, không chút bận tâm và âu lo, ấy là bạn đang học được ý nghĩa huyền linh của sự điềm nhiên thiêng liêng. (ĐĐTKNM–I, 503)
Điểm đạo (initiation) :
  • Chữ initiation xuất phát từ 2 chữ La tinh “in” là “nhập vào, đi vào” (into) và “ire” là “đi (to go), do đó, có nghĩa là bắt đầu hay tiến nhập (entrance) vào cái gì. Trong trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, theo nghĩa rộng nhất, nó hàm ý là tiến nhập vào sự sống tâm linh hay vào giai đoạn mới trong sự sống đó. Đó là bước đầu tiên và các bước kế tiếp trên Thánh đạo. Do đó, theo nghĩa đen, một người được điểm đạo lần thứ nhất là người đã đi bước đầu tiên vào giới Tinh thần, đã dứt khoát vượt qua khỏi giới nhân loại để vào giới siêu nhân loại.  (ĐĐNLVTD, 10)
– Về thực chất, điểm đạo là việc chuyển ra khỏi các kiềm chế cũ xưa, đi vào sự kiềm chế của các giá trị thiên về tâm linh hơn và ngày càng cao sâu hơn. Điểm đạo là việc mở rộng ý thức để đưa tới việc thừa nhận ngày càng nhiều các thực tại nội tâm. Đó cũng là việc thừa nhận một ý thức đổi mới về việc cần có thay đổi và điều khiển một cách khôn ngoan các thay đổi cần thiết này sao cho có thể tạo ra tiến bộ thật sự; ý thức được mở rộng trở nên bao dung hơn và bao quát về mặt thiêng liêng, có sự kiềm chế mới và mạnh mẽ hơn của linh hồn khi linh hồn ngày càng đảm nhận hướng đi cho sự sống của cá nhân, của một quốc gia và của thế giới.    (SHLCTĐ, 136)
  • Khi dọn mình để được điểm đạo, kẻ tìm đạo (aspirant) cần phải làm được ba điều quan trọng sau:
a/ Kiểm soát mọi hoạt động của phàm ngã tam phân. Điều này bao hàm việc đặt năng lượng thông tuệ vào mọi nguyên tử thuộc ba thể của mình – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Theo nghĩa đen, đó là sự tỏa chiếu của Brahma hay Ngôi Ba, của Thượng Đế nội tâm. b/ Hằng ngày, kiểm soát lời nói trong mọi giây phút. Đây là điều dễ nói nhưng khó thực hành nhất. Kẻ nào làm được sẽ mau đến gần mức giải thoát. Đây không phải là tính ít nói (reticence), tính lầm lì (moroseness), im lặng, thầm lặng, vốn thường là đặc trưng cho bản chất kém tiến hóa, mà thực ra đó là tình trạng thiếu khả năng diễn đạt. Ở đây là việc dùng ngôn từ một cách có kềm chế để thành đạt một vài mục tiêu, tiết kiệm năng lượng của lời nói lúc không cần thiết – một vấn đề hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi việc hiểu biết các chu kỳ, các thời kỳ và mùa tiết, nó đòi hỏi việc hiểu biết về quyền năng của âm thanh và về các hiệu quả do lời nói tạo ra; nó bao hàm việc thấu hiểu về các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên và việc vận dụng các mãnh lực đó một cách đúng đắn và được dựa trên khả năng vận dụng chất liệu cõi trí và khởi động chất liệu đó để tạo ra trong chất liệu cõi trần các kết quả phù hợp với mục đích đã được minh định của Thượng Đế nội tâm. Đó là sự tỏa chiếu của Ngôi Hai của Đại Ngã, Vishnu, hay trạng thái kiến tạo hình hài, đó là đặc tính quan trọng nhất của linh hồn trên cảnh giới riêng của linh hồn. Hãy suy gẫm kỹ điều này. c/ Tham thiền để đạt được mục đích của Chân Ngã. Nhờ thiền định như thế, trạng thái thứ nhất ngày càng vượt trội và ý chí hữu thức của Thượng Đế nội tại mới có thể tự biểu lộ ở cõi trần.    (ĐĐNLVTD, 156–157) Điểm đạo trượng (Rod of Initiation, Huyền lực trượng): Có 4 loại Điểm đạo trượng: 1/ Loại Vũ Trụ, được một vị Vũ Trụ Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một vị Thái Dương Thượng Đế  và ba vị Hành Tinh Thượng Đế chính yếu. 2/ Loại Thái Dương Hệ, được một vị Thái Dương Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một Hành Tinh Thượng Đế. 3/ Loại Hành Tinh, được một vị Hành Tinh Thượng Đế sử dụng trong các cuộc điểm đạo chủ yếu thứ ba, thứ tư và thứ  năm, cùng với hai cuộc điểm đạo cao hơn. 4/ Loại Thánh Đoàn, được Thánh Đoàn sử dụng cho các cuộc điểm đạo nhỏ và cho hai cuộc điểm đạo đầu tiên trên cõi trí do Đức Bồ Tát chủ trì. Tất cả các Điểm Đạo Trượng đều tạo ra các hiệu quả:
  1. Kích thích các tiềm hỏa (latent fires) cho đến khi các lửa này cháy bừng.
  2. Tổng hợp các luồng hỏa qua một tác động huyền linh, việc này đưa các luồng hỏa vào trong phạm vi của nhau.
  3. Làm tăng mức rung động của một bí huyệt nào đó, dù là trong con người, một Hành Tinh Thượng Đế hay một Thái Dương Thượng Đế.
  4. Mở rộng tất cả các thể, nhưng đầu tiên là linh hồn thể.
  5. Khơi dậy luồng hỏa hậu (tức là lửa ở đáy xương sống) và giúp nó đi lên. Luồng hỏa này và luồng hỏa của thể trí được hướng dẫn theo một số đường – hoặc các tam giác – bằng cách đi theo Điểm đạo Trượng khi nó di chuyển theo một cách thức đặc biệt.  (ĐĐNLVTD, 126–128)
– Các Điểm Đạo Trượng được sạc bằng Fohat, do đó, chúng mới có tác dụng.   (LVLCK, 213) Điểm Kim thạch (Philosopher’ s stone, hòn đá của triết gia, đá tạo vàng): Còn được gọi là “Bột Phóng Chiếu” (Powder of Projection). Đó là kiệt tác (Magnum Opus) của các nhà luyện đan, một mục tiêu mà họ muốn đạt đến bằng mọi giá, một chất liệu có năng lực biến đổi các kim loại thông thường (baser metals) thành vàng ròng (pure gold). Tuy nhiên, về mặt thần bí, điểm kim thạch tượng trưng cho sự chuyển hóa (transmutation) bản chất động vật thấp kém của con người thành bản chất cao siêu và thiêng liêng. (NGMTTL, 253) Điểm Linh Quang (Divine Spark): Tức là Tinh thần.  (ASCLH, 10) Điểm trung hòa (The laya, the laya point): Điểm trung hòa tức là điểm không của cõi vật chất (the laya or zero–point of the plane of matter).     (GLBN I, 189) Điểm nhất tâm bất loạn: (Point of tension) - Điểm nhất tâm là nơi mà sự kiềm chế của linh hồn (soul control) trở thành có thật và lộ rõ.            (ACMVĐCNL,   259) - Đối với đệ tử bậc trung, điểm nhất tâm sẽ được tìm thấy trên các cõi trí (mental levels), đòi hỏi phải có thể trí giác ngộ và sự tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng.  (ACMVĐCNL,   264) Điên, điên rồ: (Madness) Điên rồ tức là bộ óc (brain) không có khả năng đáp ứng một cách điều hòa với các rung động, điên rồ thực sự có thể là do thiếu hoặc ngưng sự phát triển, thiếu hoặc ngưng việc tổ chức của bộ óc (brain organisation).   (KCVTT,   173) Điện (Electricity): … “Chúng ta không biết đến hiện tượng nào trong thiên nhiên mà hoàn toàn không có liên quan đến từ lực hoặc là điện lực – vì, nơi nào có chuyển động, nhiệt, ma sát, ánh sáng thì nơi đó có từ lực và Bản Sao (Alter Ego) của nó (theo thiển ý)– điện sẽ luôn luôn hiện ra, như là nguyên nhân hoặc hậu quả – hay đúng hơn là cả hai nếu chúng ta có thể thấu hiểu cách biểu hiện đến cội nguồn của nó. Mọi hiện tượng của các dòng chuyển động của địa cầu, địa từ lực (terrestrial magnetism) và điện lực trong không khí, đều do sự kiện địa cầu là một vật dẫn điện, điện thế của nó luôn luôn biến đổi do bởi sự quay của nó và chuyển động theo quỹ đạo thường niên của nó, việc nguội đi và nóng lên của không khí, việc tạo thành mây và mưa, bão và gió vv… Còn có thể tìm thấy điều này trong sách giáo khoa. Nhưng đương thời, khoa học không sẵn sàng thừa nhận rằng tất cả các thay đổi này là do từ lực Tiên Thiên Khí (Akasic magnetism) không ngừng tạo ra dòng điện vốn có khuynh hướng phục hồi sự thăng bằng bị xáo trộn”. …”Thái Dương không phải ở thể rắn, cũng không ở thể lỏng, tuy thế cũng không phải là chất hơi tỏa sáng mà là một khối cầu khổng lồ với các lực điện từ, kho chứa Sự sống và chuyển động của vũ trụ, từ đó chuyển động này rung động theo mọi hướng, đưa vào nguyên tử nhỏ nhất cũng như con người tài giỏi nhất với cùng chất liệu cho đến cuối Đại Chu Kỳ (Maha Yuga)”. Thánh Thư gởi cho A.P. Sinnette, trang 160–165.    (LVLCK, 311) – Mọi vật trong thiên nhiên có bản chất là điện; chính sự sống cũng là điện, nhưng tất cả những gì mà chúng ta tiếp xúc và sử dụng ngày nay chỉ là điện hồng trần và liên quan đến và có sẵn trong vật chất hồng trần và chất dĩ thái của mọi hình hài. (CTNM, 377) Điều khí (Pranayama, chuyển khí) : Nhờ việc điều khí, công việc được thực hiện có thể nói vắn tắt như sau:
  1. Đem lại dưỡng khí cho máu, nhờ đó thanh lọc dòng máu và sau đó làm cho thể xác khỏe mạnh.
  2. Đưa thể xác vào rung động đồng bộ với rung động của thể dĩ thái. Điều này đem lại kết quả là hoàn toàn khuất phục được thể xác trọng trược và làm cho nó hòa hợp được với thể dĩ thái. Hai phần của thể xác hợp lại thành một.
  3. Truyền chuyển năng lượng xuyên qua thể dĩ thái đến mọi phần của thể xác trọng trược. (ASCLH, 219–220)
Định đề (Postulate): Quyển “Luận về Huyền linh thuật” được căn cứ vào bốn định đề căn bản mà kẻ nghiên cứu phải chấp nhận vì nó cung cấp một giả thuyết đáng nghiên cứu và thử nghiệm. Các định đề được liệt kê sau đây theo thứ tự quan trọng của chúng: Định đề thứ nhất : Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có tồn tại sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho vô số hình hài sắc tướng và một huyền giai rộng lớn các thực thể có khả năng cảm thụ (sentient beings) tạo thành toàn thể những gì hiện tồn.  Định đề này thường được gọi là Vật–Hoạt–Thuyết (hylozoistic theory), mặc dù thuật ngữ này chỉ làm cho rối trí.  Định đề thứ hai : xuất phát từ định đề thứ nhất và được phát biểu như sau: Sự sống Duy Nhất, biểu lộ qua vật chất, tạo ra một yếu tố thứ ba đó là ý thức (consciousness). Ý thức này, vốn dĩ là kết quả của sự hợp nhất của hai cực tinh thần và vật chất, là linh hồn của vạn vật; nó thấm nhuần mọi chất liệu (substance) hay năng lượng biểu lộ ra bên ngoài; nó nằm dưới mọi hình hài, dù cho đó là hình hài của đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là một nguyên tử, hay là hình hài của con người, một hành tinh hay một Thượng Đế. Đây là Tự Định Thuyết (Theory of Self–determination). Định đề thứ ba : được phát biểu như sau: Mục tiêu (object) mà theo đó sự sống chiếm ngự hình hài và mục tiêu của thực thể biểu lộ là việc khai mở ý thức hay là sự thiên khải của linh hồn. Định đề này có thể được gọi là Thuyết Tiến Hóa Ánh sáng (Theory of the Evolution of Light). Định đề thứ tư : được phát biểu: Mọi sự sống đều biểu hiện theo chu kỳ (cyclically).  Đây là Thuyết Tái Sinh (Theory of Rebirth) hay Thuyết Luân Hồi (Re–incarnation), minh chứng của định luật chu kỳ.  Đó là các đại chân lý ẩn tàng (great underlying truths) tạo thành nền tảng của Minh triết Muôn đời (Ageless Wisdom)– sự hiện tồn của sự sống và việc phát triển của ý thức qua việc chiếm hữu hình hài theo chu kỳ.                  (LVHLT, 8–10) Định luật (Law, Luật) :
  • Định luật là ý chí (will) của bảy vị Thái Dương Thượng Đế (Deities) đang đặt tác dụng (impression) của nó lên vật chất (substance) ngõ hầu gây nên (produce) một chủ đích (intent) đặc biệt nhờ phương pháp của quá trình tiến hóa.(TLHNM–I, 62)
  • Định luật là sự áp đặt (imposition) của ý chí và mục tiêu của những gì vô cùng vĩ đại (superlatively great). Do đó, nó vượt ngoài tìm hiểu biết của con người. Một ngày nào đó, con người phải nhận biết rằng tất cả các định luật trong thiên nhiên đều có các đối phần tâm linh cao siêu của chúng… (CTNM, 30)
  • Nên nhớ rằng một định luật chỉ là hiệu quả của hoạt động sáng suốt liên tục của trạng thái Sự sống (Life aspect) khi nó tác động kết hợp với vật chất. (TLHNM–I, 377) – Các định luật của vũ trụ chỉ là các cách biểu hiện, các xung lực của sự sống và đường lối hiện tồn hay hoạt động của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Sau rốt, không có việc né tránh (avoiding) các định luật này, và không có việc khước từ (denying) chúng vì chúng ta mãi mãi hoạt động theo chúng, và chúng chi phối, kềm chế (theo quan điểm của Hiện Tại Vĩnh Hằng) tất cả  những gì xảy ra trong thời gian và không gian. Các định luật đều có tính chất huyền linh và cơ bản.  (CVĐĐ, 25)
Định luật Ái Lực (Law of Affinity): Chính định luật này tạo ra lực hút từ điển và sự đáp ứng mạnh mẽ giữa các tinh tòa với các hành tinh trong Thái Dương Hệ, và giữa một hành tinh đặc biệt nào đó với các hình thức sự sống trên một hành tinh khác cùng với các “năng lượng sắp đến” (“impending energies”) như chúng được gọi, vốn dĩ được tiếp nhận từ một nguồn chính yếu nào đó. (CTHNM, 267) Định luật Báo Phục (Law  of Retribution): Định luật Nghiệp Quả không phải là Định luật Báo Phục… Nó chỉ là một khía cạnh tác động của Định luật Nghiệp Quả. (CTNM, 20–21) Định luật căn bản trong Huyền linh học  (Fundamental law in Occultism): Một định luật căn bản trong huyền linh học là không có sự ngưng nghỉ hay chấm dứt chuyển động (motion) trong Thiên Nhiên. Cái có vẻ như ngưng nghỉ chỉ là sự thay đổi từ dạng thức này thành một dạng thức khác, sự thay đổi chất liệu đi đôi với sự thay đổi dạng thức – theo như sự giảng dạy của Vật Lý huyền linh, như vậy, điều này dường như có trước việc khám phá ra luật “bảo tồn vật chất” (“conservation of matter”) rất lâu. Chính nhờ biết được định luật này mà vị được điểm đạo lần thứ tư (La Hán, Arhat) có thể thi thố (perform) được thần thông như là làm tan rã (phân tán, disintegration) vật chất, chuyển di các đồ vật từ nơi này đến nơi khác vv…    (GLBN I, 160) Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles): Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu – một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện. (CTNM, 89) Định luật Cô Lập hay Giới Hạn (Law of Isolation or Limitation): Dưới Định luật Cô Lập hay Giới Hạn, sự sống Tinh linh (elemental life) của giới thứ tư trong thiên nhiên, tức nhân loại, vẫn còn là một trạng thái của sự sống tinh thần của Địa cầu (CTNM, 638) Định luật Đẩy (Law of Repulse): Tên gọi nội môn: Định luật của mọi Thiên Thần Hủy Diệt (Law of all Destroying Angels). Định luật này tác động như tác nhân phân tán. Nó tạo ra sự tiếp xúc phân biện mà sau rốt đưa tới những gì mà huyền bí học gọi là “Con đường Từ Khước Thiêng liêng”. Tuy nhiên, nó là một khía cạnh của định luật Bác Ai, của trạng thái Vishnu hay trạng thái Christ và liên quan đến thái độ của linh hồn, mà bản chất chính yếu là bác ái. Định luật này tự biểu hiện qua bản chất trí tuệ, và do đó, có thể làm cho sự hiện hữu và ảnh hưởng của nó được cảm nhận trên Con đường Đệ tử.(TLHNM II, 147) Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… Định luật Hấp dẫn chi phối khía cạnh linh hồn… Các định luật phụ của định luật Hấp dẫn là:
  1. Định luật Ái lực Hóa học (law of Chemical Affinity):
Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này. Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần.
  1. Định luật Tiến bộ (Law of Progress):
Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật do sự kiện là chính trong giới này mà sự đáp ứng nhất định và khách quan đối với sự kích thích có thể được ghi nhận.
  1. Định luật về tính dục (law of Sex):
Đây là tên gọi được dùng để chỉ mãnh lực mang lại sự phối hợp thể chất của hai cực liên quan với giới động vật, và của con người khi xem con người như là đáp ứng với tiếng gọi của bản chất động vật. Tự nó có liên quan với việc bảo vệ hình hài trong chu kỳ đặc biệt này và bảo tồn hình hài đó.
  1. Định luật Từ điện (Law of Magnetism):
Đây là định luật tạo ra sự hợp nhất của một phàm ngã, và mặc dù đó là một biểu hiện của thần lực nguyệt cầu, tuy thế, lại ở đẳng cấp cao hơn là định luật tính dục hồng trần nhiều.
  1. Định luật Phát xạ (Law of Radiation):
Đây là định luật lý thú nhất trong các định luật vì nó chỉ hoạt động liên quan tới các kiểu mẫu cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó có liên quan với sự thu hút mà một giới cao trong thiên nhiên sẽ có đối với các sinh linh cao nhất của giới thấp kế tiếp. Nó chi phối tính phóng xạ (radio activity) của các khoáng chất, các phát xạ của giới thực vật và (khá kỳ lạ) toàn bộ vấn đề về mùi thơm. Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan thuần túy hồng trần; thế nên, trong giới thực vật, một loạt các mùi thơm nào đó là bằng chứng về sự phát xạ trong giới đó.
  1. Định luật Hoa Sen (Law of the Lotus):
Đây là danh xưng được gán cho ảnh hưởng huyền bí của định luật vũ trụ, định luật Hấp dẫn, vốn được mang đến trong các Con thiêng liêng của Trí Tuệ, và như thế liên kết hai cực Tinh thần và vật chất, tạo ra trên cõi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngã, hay là “Đoá hoa của Chân Ngã”. Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết để khai mở và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh thần những gì mà ánh nắng đang làm cho giới thực vật. Nó chi phối tiến trình khai mở cánh hoa, và do đó, chính nó biểu hiện như một định luật có ba phần: a/ Định luật về Nhiệt Thái dương ……….. Cánh hoa tri thức. b/ Định luật về Anh sáng Thái dương .. Cánh hoa bác ái. c/ Định luật về Lửa Thái dương …………… Cánh hoa hy sinh.
  1. Định luật về Màu Sắc (Law of Colour):
Muốn hiểu được định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc dùng vào hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn cho những gì ẩn đàng sau, và do đó, được thu hút đến tia lửa trung ương, nó biểu hiện cho tính chất thu hút của sự sống trung ương. Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút có tính bổ sung cho nhau, hoặc là đối kháng nhau, đạo sinh nào biết nghiên cứu theo các hướng này có thể tìm ra định luật và hiểu được tác động của nó nhờ hiểu được mục tiêu, cách hoạt động và sự liên quan của các màu ứng với nhau hoặc riêng cho nhau.
  1. Định luật Trọng lực (Law of Gravitation):
Đối với người nghiên cứu không thuộc giới huyền linh, đây là định luật khó hiểu và gây bối rối hơn hết. Nó tự biểu lộ ở một khía cạnh như là năng lực và sự thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống thiết yếu hơn có thể có được dựa vào sự sống kém cỏi hơn, như là năng lực của Tinh Quân của Địa cầu (Thực thể Thông Linh của hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế), nắm giữ mọi hình hài vật chất vào chính Ngài và không để cho chúng “tản mác ra”. Điều này do bởi rung động mạnh mẽ hơn, thần lực tích chứa phong phú hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp lại của cơ thể của Thực thể Thông linh hành tinh. Thần lực này tác động lên trạng thái âm hay trạng thái thấp nhất của mọi hình hài vật chất. Định luật trọng lực này cũng tự biểu hiện trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật đối với Đại hồn, trong đó, cái thứ yếu tìm được chính nó. Do đó, định luật này tác động đến hai hình thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng chứ không phải hình thức cao nhất.
  1. Định luật Ái lực Hành tinh (law of Planetary Affinity):
Thuật ngữ này được dùng trong giáo huấn huyền linh đặc biệt có liên quan đến sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự kết hợp (marriage) sau cùng của chúng.
  1. Định luật Hợp nhất Thái dương (Law of SolarUnion):
Khi sự tương tác của các Thái dương được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh ý thức thì thuật ngữ này được dùng theo nghĩa huyền linh. Không thể bàn rộng về định luật này mà chỉ có thể nêu ra tính phổ cập của định luật Hấp dẫn này.
  1. Định luật về các Trường phái (Law of the Schools, Định luật Bác ái và Anh sáng):
Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để che đậy định luật khi nó tác động vào các mở rộng của tâm thức mà một vị đạo đồ đang trải qua và năng lực của vị này để thu hút về chính mình nhờ sự hiểu biết:
  1. Thượng ngã của riêng mình, để tạo ra chỉnh hợp và giác ngộ.
  2. Vị Đạo sư Tinh thần của mình (Guru).
  3. Cái mà y tìm cách để biết.
  4. Cái mà y có thể sử dụng trong công việc phụng sự của mình.
  5. Các linh hồn khác mà y có thể hoạt động với họ. (LVLCK, 1168–1173)
Định luật Hấp dẫn Hỗ tương (Law of Mutual Attraction): Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế được liên kết với một trong các Huynh Đệ của Ngài theo Định luật Hấp dẫn Hỗ tương. (LVLCK, 367) Định luật Hệ Quả (Law of Consequences): Luật Hệ Quả không phải là sự việc tất yếu và được xếp đặt như ý tưởng hiện nay ước đoán mà được liên kết với các Định luật Tư tưởng một cách chặt chẽ nhiều hơn là người ta tưởng; khoa học tâm thần đã đang dò dẫm hướng về việc tìm hiểu định luật này.  (CTNM, 21) Định luật Hoàn Thiện (Law of Perfection): Định luật Hoàn Thiện liên quan đến các năng lượng bên trong (nội năng) vốn chịu trách nhiệm cho việc tác động của Luật Tiến hóa.  (CTNM, 659) Định luật Huyền linh (Occult law):
  • Con người suy tưởng thế nào thì y trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he).
  • Con người nghĩ đến nơi đâu thì y hiện hữu ở nơi đó (Where a man thinketh, there is he). (ASCLH, 281)
Định luật Hy sinh (Law of Sacrifice): Định luật Hy sinh là Định luật Tử Vong trong các thể tinh anh. Định luật Tử vong và Hy sinh chi phối sự tan rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống đang tiến hóa. (CTNM, 414) Định luật Lặp lại (Law of Repetition): Theo định luật này, trong các giai đoạn trước kia, mọi chu kỳ lớn bao hàm tất cả chu kỳ nhỏ và lặp lại tiến trình trước kia. (LVLCK, 347–348) Định luật liên tục (Law of continuity): Định luật Liên tục xác quyết rằng toàn thể thế giới đều có liên hệ với nhau, không có lổ hổng (gaps) và hố ngăn cách (chasms) nào mà không thể bị lấp đầy.    (GLBN II, 352) Định luật Luân Hồi (Law of Rebirth, Luật Tái Sinh): Định luật này là hệ luận chính của Định luật Tiến Hóa. Ở Tây phương, định luật chưa bao giờ được hiểu đúng, còn ở Đông phương, nơi mà định luật này được thừa nhận là nguyên lý cai quản sự sống, nó lại tỏ ra không hữu ích vì có hậu quả ru ngủ (soporific) và gây hại cho sự tiến bộ. Đạo sinh phương Đông xem luật này như là dịp đem lại cho họ nhiều thì giờ; điều này đã làm cho nỗ lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu thành vô hiệu. Người Thiên Chúa giáo bậc trung lầm lẫn định luật Luân Hồi với cái mà họ gọi là “thoái bộ luân hồi của linh hồn” (“the transmigration of souls”) và thường tin rằng luân hồi có nghĩa là chuyển con người vào thân thể của con thú hay của các hình thức sự sống thấp kém hơn. Chẳng đúng chút nào cả. Khi sự sống của Thượng Đế tiến tới qua hết hình hài này đến hình hài khác thì sự sống đó trong các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên cứ tuần tự tiến tới từ các hình hài khoáng chất thành hình hài thảo mộc và từ thảo mộc thành hình hài động vật; từ giai đoạn hình hài động vật, sự sống của Thượng Đế chuyển vào giới nhân loại và chịu sự chi phối của Luân Hồi, chứ không phải Luật Thoái Bộ Luân Hồi. Đối với những ai biết được ít nhiều về Luật Tái Sinh hay Luân Hồi (Reincarnation) thì lầm lẫn này có vẻ buồn cười. Giáo lý hay thuyết luân hồi giáng nỗi sợ hãi xuống người Thiên Chúa Giáo chính thống; tuy nhiên, nếu có ai đặt với họ câu hỏi mà các môn đồ đã hỏi Đức Christ về người mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người hay cha mẹ người, mà người sinh ra thì mù như vậy?” (John IX:2) thì họ không chịu nhận các ngụ ý đó, hoặc là họ tỏ vẻ cười nhạo hay nao núng (dismay) khi xảy ra trường hợp đó. Nói chung, cách trình bày cho thế gian ý tưởng về luân hồi của các nhà khảo cứu huyền học hay các nhà Theosophy bậc trung đều đáng phàn nàn. Đáng phàn nàn vì ý tưởng đó đã được trình bày một cách thiếu sáng suốt. Cái hay nhất của họ có thể được nói đến là họ đã làm cho quảng đại quần chúng được làm quen với lý thuyết này. Tuy nhiên, nếu được trình bày một cách sáng suốt hơn thì có lẽ thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi hơn ở Tây phương. Nếu mục tiêu của Đức Christ là giảng dạy về các mối liên hệ đúng đắn giữa con người ở khắp nơi thì giáo huấn của Ngài phải nhấn mạnh vào Luật Luân Hồi. Điều này tất nhiên phải như thế, vì khi thừa nhận định luật này, người ta sẽ tìm được giải pháp cho mọi vấn đề của nhân loại và giải đáp được nhiều nghi vấn của con người. Triết thuyết này sẽ là một trong các chủ đề then chốt (keynotes) của tôn giáo mới trên thế gian, cũng như là tác nhân soi sáng để hiểu rõ hơn các sự việc trên thế giới. Trước đây, lúc Đức Christ còn hiện hữu trên cõi trần, Ngài đã nhấn mạnh sự thật về linh hồn và giá trị của cá nhân. Ngài nói cho con người biết rằng họ có thể được cứu vớt bằng sự sống của linh hồn và của Christ nội tâm. Ngài cũng nói rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (“except a man be born again, he cannot see the kingdom of God”– John III:3). Chỉ có linh hồn mới có thể làm công dân của cõi đó. (Trích T. Kinh,  91). Nên nhớ rằng, trong thực tế, mọi nhóm huyền linh và các tác phẩm về huyền học đều thiếu sáng suốt khi đặt tìm quan trọng vào tiền kiếp (past incarnation) và vào việc nhớ lại tiền kiếp. Việc nhớ lại này không thể kiểm chứng hợp lý được – Bất cứ ai cũng có thể nói hay đưa ra chuyện gì túy thích. Cách giảng dạy đó đã đưa ra nhiều quy luật tưởng tượng được cho là chi phối phương trình thời gian (time equation) và khoảng cách giữa các kiếp sống mà quên rằng thời gian là một năng lực của ý thức não bộ (brain–consciousness) và khi tách rời khỏi bộ óc thì thời gian không có nữa (non–existent); người ta đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc trình bày các mối liên hệ theo sự tưởng tượng. Từ trước đến giờ, giáo huấn được đưa ra về luân hồi đã làm hại nhiều hơn là lợi. Chỉ có một yếu tố vẫn còn giá trị: hiện giờ sự hiện hữu của Luật Luân Hồi đã được hàng ngàn người bàn bạc và chấp nhận. Ngoài việc biết được định luật này có thật, chúng ta không biết nhiều về nó. Những ai do kinh nghiệm mà biết được bản chất thật của việc luân hồi đều nghiêm chỉnh bài bác các chi tiết không thể có và thiếu sáng suốt được các đoàn thể huyền linh học và Theosophy đưa ra như là có thực. Luật Luân Hồi vẫn có, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa biết gì về các chi tiết tác động của nó. Chỉ có thể nói vài điều về luật này một cách chính xác và các điều này cho thấy không có sự mâu thuẩn nào:
  1. Định luật Luân hồi là một định luật thiên nhiên vĩ đại trên hành tinh chúng ta.
  2. Đó là một tiến trình được thiết lập và tiến hành theo định luật Tiến hóa.
  3. Nó liên quan mật thiết và bị chi phối bởi Luật Nhân Quả.
  4. Đó là tiến trình phát triển liên tiếp, giúp con người tiến hóa, từ các hình hài thô sơ nhất của chủ nghĩa vật chất thiếu suy xét đến sự hoàn thiện tâm linh và nhận thức sáng suốt, giúp cho con người trở thành thành viên của Thiên Quốc.
  5. Nó giải thích các dị biệt giữa con người và – cùng với Luật Nhân Quả (ở phương Đông được gọi là Luật Nghiệp Quả) – nó giải thích các dị biệt về hoàn cảnh và thái độ đối với đời sống.
  6. Đó là biểu hiện cho trạng thái ý chí của linh hồn, chứ không phải là kết quả của bất cứ việc ấn định nào của hình hài; chính linh hồn trong mọi hình hài mới luân hồi, chọn lựa và kiến tạo các thể xác, thể cảm dục và hạ trí thích hợp để nhờ đó mà học được các bài học cần thiết kế tiếp.
  7. Đối với nhân loại, định luật Luân hồi tác dụng trên cõi linh hồn. Việc chuyển kiếp (incarnation) được thúc đẩy và điều khiển từ phân cảnh linh hồn, trên cõi trí.
  8. Linh hồn chuyển kiếp theo nhóm, theo chu kỳ và theo định luật, mục đích để đạt được các liên giao hoàn toàn với Thượng Đế và với đồng loại.
  9. Theo luật Luân Hồi. Việc phát triển tăng tiến bị chi phối, phần lớn bởi nguyên khí trí tuệ, vì “khi con người suy tưởng như thế nào trong tâm thì y trở nên như thế ấy” (“as a man thinketh in his heart, so is he”). Các lời vắn tắt này cần được xem xét thật kỹ càng.
  10. Theo Luật Luân Hồi, con người từ từ phát triển thể trí, kế đó, thể trí bắt đầu kiểm soát bản chất xúc cảm, tình cảm và sau rốt phát hiện ra linh hồn cùng là bản chất và môi trường của linh hồn đối với con người.
  11. Ở mức độ phát triển này, con người bắt đầu bước lên Con Đường Trở Về Cội Nguồn, và sau nhiều kiếp sống, dần dần tự định hướng tiến tới Thiên giới.
  12. Khi nào nhờ mở được trí, có được minh triết, thực hành việc phụng sự và do hiểu biết, con người đã học được việc không đòi hỏi gì cho bản ngã hay chia rẽ, thì bấy giờ, y mới từ bỏ được lòng ham sống trong ba cõi thấp và mới thoát được Định luật Luân Hồi.
  13. Giờ đây, con người có được ý thức tập thể, biết được nhóm linh hồn của mình, biết được linh hồn trong mọi hình hài và đã đạt được – như Đức Christ đề ra – giai đoạn hoàn thiện giống như Đấng Christ, tiến đến “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Bản dịch T.Kinh, nhà XB T. Ch. Giáo, trang 201). (“Measure of the stature of the fulness of the Christ” – Eph. IV:13) (STLCĐC, 115–119)
Định Luật Luân Hồi:  (Law of Reincarnation) Toàn thể mục đích của Luật Luân Hồi là đi đến chỗ sau rốt Chân Ngã sẽ học được cách tạo ra một hiện thể của tâm thức (vehicle of consciousness), để, nhờ hiện thể đó, chân ngã có thể phản chiếu ra (mirror forth) mọi trạng thái thuộc Đấng Thánh Linh (divinity, Phật Tánh, Chơn Như) của nó dưới trạng thái quân bình hoàn hảo (in perfect equilibrum).  (VLH,   140) Định luật Lũy Tiến (Law of Accretion): Định luật Lũy tiến là một khía cạnh của Định luật Hấp dẫn (LVHLT, 470) Định luật Mở rộng (Law of Expansion): Định luật Mở rộng tiến hóa từ từ của tâm thức đang hiện hữu trong mọi hình hài là nguyên nhân của dạng hình cầu của mọi sự sống trong toàn thể Thái Dương Hệ.   (LVLCK, 1040) Định luật Nghiệp Quả (Law of Karma): Ba khía cạnh của Luật Nghiệp Quả:
  1. Định luật Trách nhiệm Nghiệp quả (Law of Karmic Liability). Chi phối cuộc sống trong ba cõi tiến hóa của con người và kết thúc vào lúc điểm đạo thứ tư.
  2. Định luật Tất yếu Nghiệp quả (Law of Karmic Necessity). Định luật này chi phối cuộc sống của đệ tử tiến hóa và vị đạo đồ từ lúc điểm đạo thứ hai cho đến trên cuộc điểm đạo thứ tư. Các cuộc điểm đạo này giúp cho vị đạo đồ chuyển lên Con đường Tiến hóa Cao siêu.
  1. Định luật Chuyển hóa Nghiệp quả (Law of Karmic Transformation). Một nhóm từ huyền bí chi phối các tiến trình được trải qua trên Con đường Cao siêu. Các tiến trình này làm cho vị đạo đồ thích hợp để vượt khỏi cõi hồng trần vũ trụ và hoạt động trên cõi trí vũ trụ. Nó có liên quan với việc giải thoát của các Đấng như Sanat Kumara và các Vị Cộng sự của Ngài trong Hội đồng Huyền linh ở Shamballa, thoát khỏi sự áp đặt của dục vọng vũ trụ (cosmic desire) vốn biểu hiện trên cõi hồng trần vũ trụ của chúng ta như là ý chí tinh thần. Đối với bạn, đây sẽ là một ý tưởng lôi cuốn sự chú ý. Tuy thế, hiển nhiên là tôi chỉ nói ít về đề tài này. (CTNM, 405)
Định luật Nhân và Quả (Law of Cause and Effect): Định luật Nhân và Quả là định luật chi phối vật chất.  (LVHLT, 470) Định luật Phân Hủy (Law of Dissolution): Đây là một định luật căn bản và tự nhiên, chi phối sự sống của hình hài trong mọi giới của thiên nhiên. (CTNM, 501) Định luật Phản Bổn Hoàn Nguyên (Law of Return): Chi phối mối liên hệ của một đơn vị sự sống trong hình hài đối với cội nguồn phát xuất của nó.(CTNM, 246) Định luật Phóng hiện Linh hoạt (Law of Active Precipitation): Định luật Phóng hiện Linh hoạt tạo ra sự sống biểu lộ  (LVHLT, 278) Định luật Phụng Sự (Law of Service): Tên gọi nội môn: Định luật của Nước và Cá, biểu tượng: một người với bình nước. Định luật Phụng sự lần đầu tiên được Đức Christ diễn đạt một cách đầy đủ cách đây 2.000 năm. Ngài là vị tiên phong của kỷ nguyên Bảo Bình, do đó, Ngài luôn luôn nhấn mạnh vào sự kiện rằng Ngài là “nước của sự sống” (“water of life”), “nước sống” (“living water”) mà con người cần đến. (TLHNM II, 118–119) Định Luật Quân Bình  (Law of Equilibrium) Bất cứ nỗ lực mạnh mẽ nào về một phía đều luôn luôn khơi dậy sự bù trừ ở phía ngược lại (compensating opposition). Định luật Quy Định (Law of Fixation): Định luật này chi phối cõi trí, nó có mối tương ứng nhiều hơn với luật Nghiệp Quả trên các phân cảnh trí tuệ vũ trụ. Định luật này là một trong các định luật quan trọng nhất mà chúng ta có liên quan vào bất cứ lúc nào và nó sẽ biểu lộ đầy đủ nhất trong cuộc tuần hoàn tới tức cuộc tuần hoàn thứ năm. (LVLCK, 591) Định luật Tác động và Phản Tác động (Law of Action and Reaction): X. Định luật Nhân và Quả Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation): Qua các thời đại, việc thành đạt của một cá nhân đã giúp nâng cao nhân loại, cũng thế, một sự thành tựu song hành trong việc thành lập nhóm sẽ có khuynh hướng nâng cao nhân loại còn nhanh hơn nữa. (TLHNM II, 179) Định luật Thời Cơ (Law of Expediency, Luật Hoàn cảnh Thuận lợi): Năng lượng thay đổi trong chính chúng và đôi khi người ta sẽ gióng lên nốt chủ âm này, đôi khi nốt chủ âm khác. Đôi khi một năng lượng phụ sẽ trở thành mãnh lực chi phối chính, còn đôi khi biểu lộ thứ yếu sẽ đạt đến tột đỉnh, và, theo chu kỳ, trở thành đặc điểm nổi bật của tam giác lực. Các biến cố vũ trụ như thế bị chi phối bởi một định luật lớn, Định luật Thời Cơ, do diễn trình tiến hóa tạo ra và cũng gắn liền với chuyển động hoàng đạo và sự chi phối toán học bên trong của riêng nó – một chủ đề có kích thước bao la và huyền bí đến nỗi không một sự sống nào bên trong Thái Dương Hệ chúng ta biết được nhiều về ý nghĩa của nó. Biểu hiện sự sống theo chu kỳ tùy thuộc vào biến chuyển thường xuyên và các diễn trình thay đổi vô tận. (CTHNM, 420) Định luật Tiến Bộ Tập thể (Law of Group Progress): Tên gọi theo Nội Môn là Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation). Định luật này bắt đầu tác động và được ghi nhận trong tâm thức cá nhân khi người tìm đạo đạt được một vài nhận thức rõ rệt và biết được một số lý tưởng là các sự thực trong kinh nghiệm của mình. (TLHNM II, 174) Định luật Tiến hóa (Law of Evolution): Định luật Tiến hóa – theo như cách hiểu thông thường – có liên quan đến sự tiến hóa của khía cạnh sắc tướng khi nó dần dần thích hợp để trở thành một tác nhân hay là một biểu hiện của năng lượng linh hồn, và sau đó của năng lượng Chân Thần. (CTNM, 659) Định luật Tiết kiệm (law of Economy): Đây là định luật chi phối sự dàn trải (scattering) của các nguyên tử vật chất và sự tách rời (dissociation) của chúng, sự phân bố (distribution) rộng rãi, tiết tấu rung động, sự bất đồng nhất (heterogeneity) cùng với tính chất và chuyển động quay cố hữu của chúng. Định luật Tiết Kiệm này khiến cho vật chất luôn luôn đi theo đường lối dễ dàng nhất và là nền tảng của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, đối cực của tinh thần. (LVLCK, 215) Định luật Tiết Điệu (Law of Rhythm): Định luật Tiết Điệu chi phối tất cả mọi tiến trình của thiên nhiên, và con người là một phần của thiên nhiên. Do vi phạm định luật Tiết Điệu, con người đã làm xáo trộn các mãnh lực mà, nếu được sử dụng đúng, có khuynh hướng đưa thể xác vào tình trạng lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. (CTNM, 89–90) Định luật Tương Đối (Law of Relativity): Định luật Tương Đối tức là mối liên hệ giữa tất cả các nguyên tử, vốn tạo ra cái được gọi là Ánh sáng, và bằng hiện tượng tập hợp của nó, tạo thành khối cầu kết hợp, một Thái Dương Hệ.  (LVLCK, 1041) Định luật Tương Ứng hay Tương  Đồng (Law of Correspondences or of Analogy): Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.  (LVLCK, 7) Định luật Tương Tác Rung động (Law of vibratory interplay): Định luật Tương tác Rung động liên quan đến việc kiến tạo. (LVHLT, 278) Định luật Tử Vong (Law of Death): Chi phối vật chất trong ba cõi thấp. (CTNM, 503) Định luật Tuần Hoàn (Law of Periodicity): Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù đó là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương Hệ, hay là biểu lộ của một con người qua một hình hài. Định luật này cũng kềm chế trong mọi giới của thiên nhiên. (LVLCK, 5–6) Định luật Vật chất (Law of Matter): Chi phối trong ba cõi kinh nghiệm của con người.  (CTHNM, 444) Định luật về Bất Toàn (Law of Imperfection): Định luật Bất toàn tồn tại vì các Đại Thực tại (có trong mọi thế giới hiện tượng) cũng đang ở trong tiến trình phát triển và khai mở tiến hóa. Do đó, chỉ khi nào các Ngài, các Đấng Tinh thần, đã mở được “Sự kềm chế cao cả” (“Sublime control”) – như thường được gọi – chất liệu của các sắc tướng cõi hiện tượng của các Ngài, các hình tướng này mới đạt tới mức hoàn thiện thiêng liêng. Bệnh tật chỉ là một hình thức bất toàn tạm thời, còn sự chết chỉ là một phương pháp để tái tập trung năng lượng, trước khi có một hoạt động thôi thúc tiến tới, đưa đến việc cải thiện ổn định mãi mãi.  (CTNM, 297) Định luật về Chất Liệu (Law of Substance): Định luật này đặt vị đệ tử vào vị thế sử dụng kho dự trữ của vũ trụ một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất (matter) và làm cho nó hợp với các lực tương tác của cung và cầu.    (TVTTHL, 204) Định luật vũ trụ (Cosmic Laws): Có ba định luật lớn mà chúng ta có thể gọi là các định luật căn bản của vũ trụ, thuộc về hệ thống vĩ đại hơn (đã được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta là một phần trong đó, và 7 định luật có sẵn trong Thái Dương Hệ. Bảy Định luật này có thể xem như là phụ, mặc dù theo quan điểm nhân loại, chúng xuất hiện như là những định luật chính. Ba định luật vũ trụ là: 1– Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis): Đó là định luật chứng minh sự kiện rằng tất cả mọi vật – trừu tượng và cụ thể – hiện hữu như là một; đó là định luật chi phối hình tư tưởng của Đấng Duy Nhất (One) trong số các Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logoi) mà Thái Dương Hệ của chúng ta lẫn trung tâm vĩ đại của chúng ta là một phần trong tâm thức của Ngài. 2– Định luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion): Về căn bản, định luật này diễn tả lực hút cần có để giữ cho Thái Dương Hệ chúng ta không thay đổi đối với Thái Dương Hệ Sirius, giữ cho hành tinh chúng ta quay chung quanh mặt trời của chúng ta, giữ cho các hệ thống nhỏ của chất liệu phân tử và nguyên tử luân lưu quanh một trung tâm trong hành tinh, và giữ cho vật chất của mọi thể ở cõi trần và vật chất của các thể tinh anh phối kết quanh trung tâm tiểu vũ trụ của chúng. 3– Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy): Định luật này điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến sự tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ cho có lợi nhất và với việc tiêu phí thần lực ít nhất.
  • Định luật Rung Động (Law of Vibration):
Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cõi. Nhờ biết được định luật  này mà vật chất của bất cứ cõi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát.
  • Định luật Thích Nghi (Law of Adaption):
Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi và cõi phụ.
  • Định luật Đẩy (Law of Repulsion):
Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay hình cầu của đối cực.
  • Định luật Ma Sát (Law of Friction):
Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác. Đây là 4 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm.  (LVLCK, 219) Bảy Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là: 1/ Định luật Rung động (Law of Vibration): Đây là định luật của cõi thứ nhất,  nó chi phối tất cả các cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi. Nó đánh dấu việc bắt đầu công việc của Thượng Đế, khởi động đầu tiên của hồn nguyên khí (Mulaprakriti). Trên mỗi cõi, rung động của cõi phụ nguyên tử khởi động vật chất của cõi đó… 2/ Định luật cố kết (Law of Cohesion): Đây là một trong các định luật chi nhánh của Định luật Hút Vũ trụ… Đây là một trong các định luật quan trọng nhất của Thái Dương Hệ, nếu có thể phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi đó là Định luật Kết hợp (Law of Coalescence). 3/ Định luật Phân rã (Law of Disintegration): Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của hình hài để cho sự sống nội tại có thể tỏa chiếu đầy đủ. Định luật này là một khía cạnh khác của định luật Cố Kết… 4/ Định luật Kiểm soát Từ Điện (Law of Magnetic Control): Định luật này là định luật căn bản chi phối Tam Thượng Thể Tinh thần. Định luật này kềm chế Chân Ngã trong linh hồn thể… Đó là định luật của cõi trực giác. 5/ Định luật Quy Định (Law of Fixation): Đây là định luật đang chi phối cõi trí, có sự tương ứng to tát hơn của nó trong Định luật Nghiệp Quả trên cõi trí Vũ trụ. 6/ Định luật Bác Ái (Law of Love): Định luật Bác ái thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi. 7/ Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death): Định luật này chi phối sự phân rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống tiến hóa và được nối kết chặt chẽ trong sự biểu lộ của nó với cung thứ 7. (LVLCK, 574–596) Định luật Xung lực Từ điển (Law of Magnetic Impulse): Tên gọi nội môn: Định luật Hợp Nhất Cực (Law of Polar Union). Định luật Xung lực Từ Điển chi phối mối liên hệ, sự tương tác, sự tương giao (intercourse) và sự hòa nhập giữa bảy nhóm linh hồn trên các phân cảnh cao siêu của cõi trí tạo ra biến phân thứ nhất trong số các biến phân chính của sắc tướng. Định luật này cũng chi phối các liên hệ giữa các linh hồn mà trong khi biểu lộ qua hình hài, có quan hệ mật thiết với nhau. (TLHNM II, 110) Định mệnh, số mệnh (destiny): X. Vận mệnh. Định trí (Attention, concentration, dharana):
  • Từ ngữ “concentration” xuất phát từ tiếng La tinh “con” là “cùng nhau” (“together”) và “centrare” nghĩa là “tập trung” (“to centre”). Nó có nghĩa là “đem lại cùng nhau hay là đưa đến một trung tâm chung, hay là điểm tập trung”. Nó ngụ ý là gom chung lại các tư tưởng và ý nghĩ vẩn vơ của chúng ta, giữ cho thể trí vững vàng và tập trung đều đặn vào đối tượng định trí trước mắt chúng ta, không dao động hay lo ra (wavering or distraction). Nó đòi hỏi phải loại bỏ tất cả những gì từ ngoài xâm nhập vào đối tượng đang được chú ý. Patanjali định nghĩa việc đó như sau: ”gắn chặt ý thức đang cảm nhận vào một nơi chắc chắn, đó là định trí”. (TTTĐTG, 104–105)
  • Do đó, định trí là năng lực tập trung ý thức vào một chủ đề đã định trước và giữ nó lại đó bao lâu tùy ý đó là phương pháp nhận thức chính xác và năng lực hình dung một cách chính xác, là tính chất cho phép chủ thể tư tưởng (thinker) nhận ra và biết được lĩnh vực nhận thức.(TTTĐTG, 106)
  • Là việc gắn chặt chất trí (chitta hay mind stuff) vào một đối tượng đặc biệt. Còn gọi là dharana. Đạo sư Vivekananda giải thích dharana là giữ cho thể trí bám chặt vào một ý tưởng trong 12 giây đồng hồ. (ASCLH, 243, 246) – Các giai đoạn định trí có thể được kể ra như sau:
  1. Chọn một “đối tượng” nào đó để định trí.
  2. Rút ý thức của thể trí (mind–consciousness) ra bên ngoài thể đó sao cho các hướng để cảm nhận và tiếp xúc với bên ngoài (5 giác quan) đều được tĩnh lặng và ý thức không còn hướng ra ngoài nữa.
  3. Tập trung ý thức đó lại, giữ nó ổn định bên trong đầu ở một điểm giữa hai chân mày.
  4. Tập trung thể trí hay là đặt hết chú tâm vào đối tượng được chọn để định trí.
  5. Hình dung ra đối tượng đó, tưởng tượng đến nó và lý luận về nó.
  6. Mở rộng các ý niệm trí tuệ đã được tạo ra từ cái đặc thù và chuyên biệt tới cái tổng quát và đại đồng.
  7. Cố gắng đạt tới những gì đang ẩn sau hình thức (form) được xem xét hay cố gắng đạt tới ý tưởng có liên quan đến hình thức. đó.
Có 4 loại đối tượng nên được dùng để định trí: a/ Các đối tượng bên ngoài như là các hình ảnh (images) của Đấng Thiêng liêng (deity), các tranh ảnh (pictures) hay hình sắc (forms) trong thiên nhiên. b/ Các đối tượng bên trong như các bí huyệt trong thể dĩ thái. c/ Các đức tính như nhiều loại đức hạnh với ý định gợi ra lòng ham muốn các đức hạnh này và như vậy làm cho chúng trở nên thành phần của sự sống Phàm ngã.  d/ Các quan niệm trí tuệ tức là các ý tưởng đang biểu hiện cho các lý tưởng ẩn sau mọi sắc tướng linh hoạt. Các ý tưởng này có thể khoác lấy hình thức của các biểu tượng hay của các ngôn từ. ...Chính nhận thức về việc cần có “đối tượng” để định trí đã làm nảy sinh nhu cầu về các hình ảnh, các tượng thánh và tranh thánh. Tất cả các đối tượng này đòi hỏi việc dùng hạ trí cụ thể và đây là giai đoạn mở đầu cần thiết. Việc sử dụng đối tượng giúp người tìm đạo kềm chế được thể trí và bắt nó làm đúng ý mình. Bốn loại đối tượng nói trên dần dần đưa người tìm đạo vào nội tâm và giúp y chuyển tâm thức mình từ cõi trần vào phân cảnh dĩ thái, rồi từ đó vào cõi cảm dục, và như thế vào cõi trí với các ý tưởng và quan niệm. Tiến trình này được tiến hành trong não bộ, đưa toàn thể Phàm ngã vào trạng thái chú ý nhất tâm kết hợp, mọi bộ phận của bản chất y đều được hướng vào việc đạt được chú tâm cố định hay sự tập trung của mọi năng lực trí tuệ. Bấy giờ thể trí không còn phân tán, hay thay đổi (unsteady) và hướng ra ngoài nữa, mà là hoàn toàn “được gắn chặt vào sự chú ý” (“fixed in attention”). Vivekananda giải thích “dharana” (định trí) là “gắn thể trí vào một ý tưởng trong mười hai giây”.(ASCLH, 244–246)   Đó là ý Chúa (“Such is the will of God”): Trong số các điều báng bổ kinh khủng và những điều gần như là các lời kết tội vị Thượng Đế của họ (những kẻ theo thuyết Độc Thần – Monotheistes), không có điều nào nặng nề hoặc không có điều nào khó thể tha thứ được (unpardonable), đó là sự khiêm tốn giả tạo (hầu như luôn luôn như vậy) làm cho người theo Cơ Đốc giáo (có thể là “ngoan đạo”) khi giáp mặt với mọi tà ác (evil) và tai họa bất công, đều đề quyết (assert) rằng “đó là ý Chúa”. Quả là dại dột (dolts) và đạo đức giả (hypocrites)! Cũng giống như vậy, những kẻ báng bổ và các tín đồ Pharisi bất kính lúc nói về lòng từ bi bác ái vô tận và sự chiếu cố (care) của Thượng Đế và là Đấng Sáng tạo của họ đối với kẻ bơ vơ (helpless man) lại cho rằng vị Thượng Đế đó đày đọa (scourging) người lành, tạo vật tuyệt diệu nhất của Ngài, làm cho họ lưu huyết đến chết giống như ác thần Molseh!  (GLBN III, 305) Đoạn tuyệt (detachment, dứt bỏ) : Đoạn tuyệt là việc giải thoát của linh hồn ra khỏi cảnh nô lệ của sự sống sắc tướng (form life) và Phàm ngã phục tùng các xung lực cao siêu.   (TTTĐTG, 97–98) Độ mỏi của kim loại : X. Kim loại. Độc ác (Cruelty, tàn bạo): Sự độc ác thu hút vào thể cảm dục (astral body) các chất liệu (materials) thô trược nhất và các chất kết hợp (combinations) ghê tởm nhất của vật chất cõi cảm dục (astral matter).      (MTNX, 104) Độc Giác Phật: (Pratyeka Buddha) Độc Giác Phật có cùng trình độ (level) với Phật, nhưng công việc của Ngài dành cho thế gian không có liên quan gì đến việc dạy  dỗ thế gian,  còn chức vụ (office) của Ngài luôn luôn bị cái bí mật bao quanh. Cái quan điểm vô lý cho rằng, với quyền năng cao siêu vượt trên con người như thế, với mức độ minh triết và bác ái như thế, Ngài lại có thể trở thành ích kỷ, quan điểm đó chỉ thấy có trong các sách công truyền, mặc dầu khó mà biết được lý do phát sinh ra quan điểm đó. Bà H.P.B. giao cho tôi (tức bà Annie Besant – ND) trách nhiệm sửa chữa lại lỗi lầm đó, khi bà, trong một lúc lơ đểnh, đã chép nhầm cách diễn đạt như thế ở một chỗ nào đó”.  (TNVT,  72-73) Độc tài (Dictator): Người độc tài là người mà trong diễn trình tiến hóa, đã phát triển được đầy đủ kiến thức và khả năng, và là một kiểu mẫu của tình trạng ảnh hưởng của tính chất thiêng liêng khi cơ hội cho phép và với tư cách là sản phẩm của diễn trình tiến hóa. Người độc tài biểu lộ nhiều tiềm lực thiêng liêng của con người. Nhưng đến một ngày nào đó, kẻ độc tài sẽ không còn hợp thời, vì khi nhiều người ở vào giai đoạn có ngã thức và tiềm năng riêng biệt và đang tìm cách biểu lộ đầy đủ năng lực của họ thì kẻ độc tài sẽ bị chìm mất trong đám người này.  Ngày nay, y đang là dấu hiệu của mục tiêu cho Phàm Ngã.(TLHNM–II, 11) Độc thân (Celibacy): Không bắt buộc sống độc thân nhưng bắt buộc phải tự kiềm chế chính mình. Tuy nhiên, trong chu kỳ tương đối ngắn của các kiếp sống mà người tìm đạo tự làm cho mình thích hợp để bước vào nẻo đạo, y có thể phải trải qua một hay nhiều kiếp sống với việc dứt khoát kiêng cử hành vi truyền giống để học cách hoàn toàn kiềm chế và chứng tỏ được rằng y đã hoàn toàn khắc phục được bản chất tính dục thấp kém. (ASCLH, 199) Đối–Christ (Anti–Christ): Người tìm đạo thuộc cung hai tạo ra Tổng Quả Báo (Dweller) của mình và để cho sự kềm chế ngày càng mạnh của nó trở thành “kẻ lừa phỉnh của linh hồn” (“deluder of souls”). Y là kẻ Đối–Christ thực sự, và qua giáo huấn sai lầm và sự tác động của những gì được gọi là huyền diệu, qua sự thôi miên và sự ám thị tập thể (mass suggestion), y giăng bức màn qua thế gian và bắt con người bước đi trong đại hão huyền. (LVHLT, 240) Đối phần (counterpart) : Mọi hình thức tài sản và mọi đồ đạc vật chất, dù đó là tiền bạc hay nhà cửa, tranh ảnh hoặc xe cộ ... đều có sự sống bên trong (intrinsic life) của riêng chúng, một bức xạ (emanation) của riêng chúng và một hoạt động mà về thực chất là hoạt động của các cấu trúc nguyên tử có sẵn của riêng chúng (vì một nguyên tử là một đơn vị năng lượng linh hoạt). Điều này tạo ra các đối phần trong thế giới của sự sống dĩ thái và cảm dục, mặc dù không có trong thế giới của trí tuệ.   (ACMVDCTG, 75, 76) Đổi cung (The change of ray) Trong Huyền Giai của địa cầu chúng ta, có thể tiến xa trên cung 1 hơn là trên cung 2, và tiến xa trên cung 2 hơn là trên bất luận cung nào trong năm cung còn lại. Thế nên, bất cứ vị nào đã tự mình lên đến mức điểm đạo 7 ở một trong năm cung cuối cùng vẫn phải đổi sang cung 2 hoặc cung 1 nếu vị đó muốn tiếp tục tiến đến cuộc điểm đạo thứ 8, và tiếp tục đổi sang cung 1 chỉ khi nào vị đó mong muốn tiến xa hơn nữa. (GLTNVT,  347) Đồng cốt (mediumship, đồng bóng):
  • Trạng thái đồng cốt thường diễn ra khi tiến trình hoàn toàn bị giới hạn vào các phân cảnh cảm dục... Trạng thái đồng cốt nguy hại vì thể hạ trí không can dự vào và vì thế, linh hồn không có kiểm soát. Đồng tử là một khí cụ vô ngã thức (unconscious), không phải chính y là yếu tố kiềm chế, mà là y bị kiềm chế. Thường thường, các thực thể thoát xác cũng dùng phương pháp giao tiếp này, lợi dụng bộ óc hay bộ máy nói của đồng tử, vốn không tiến hóa cao và hoàn toàn thiếu khả năng sử dụng các phương pháp ở cõi trí. (LVHLT, 179–180)
– Điều trước tiên cần ghi nhớ là hiện tượng đồng bóng tiêu cực, thiếu sáng suốt và hiện tượng tâm thông (psychism) hạ thấp kẻ thực hành môn đó (exponent) đến mức độ một người máy. Hiện tượng đồng cốt thì nguy hại và không nên theo vì nó lấy đi tự do ý chí và tính chủ động (positivity) của con người và ngăn trở không để cho con người hành động như là kẻ thông minh không bị ràng buộc. Trong các trường hợp này, con người không còn hoạt động như là vận hà cho linh hồn riêng của mình mà chỉ hơn được chút ít so với con vật sống theo bản năng, nếu không nói trắng ra y là cái vỏ trống rổng mà một thực thể nhập xác có thể chiếm cứ và sử dụng. Khi nói như thế là tôi nói đến loại thấp kém nhất của trạng thái đồng bóng mà ngày nay đang xảy ra quá nhiều và vốn dĩ là nguyên nhân của sự dính dáng đối với các trí óc mở mang trong mọi phong trào đang bảo trợ cho đồng cốt. Một trạng thái đồng cốt vốn được nhập vào với một thái độ tập trung hữu thức đầy đủ và trong đó, đồng tử, nhờ hiểu biết và sáng suốt, rời bỏ thể xác của mình cho một thực thể nhập vào mà y hoàn toàn biết được và thực thể này chiếm hữu với sự chấp thuận có ý thức của y để phụng sự mục tiêu tâm linh nào đó và giúp huynh đệ y có thể là chính đáng và tốt lành. Nhưng làm cách nào có được trạng thái đồng cốt này? Ít đồng tử biết được kỹ thuật chi phối việc nhập vào hay xuất ra của một thực thể mượn xác, họ cũng không biết cách thức tiến hành công tác này sao cho không một giây phút nào mà họ lại không biết về điều mà chính họ đang làm và mục đích của hoạt động của họ. Một cách rõ rệt và có mục đích hẳn hoi, họ tạm thời cho một linh hồn khác mượn thể xác của họ để phụng sự mà lúc nào cũng giữ được sự toàn vẹn của riêng họ. Biểu hiện cao siêu nhất của loại hoạt động này là việc hiến dâng thể xác của vị đệ tử Jesus cho Đấng Christ sử dụng. Chính trong từ ngữ “phụng sự“ này có ẩn toàn bộ vấn đề và sự an toàn. Khi sự mượn xác chân chính này được hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ có sự việc là đồng tử xuất ra khỏi xác với ý thức tỉnh táo đầy đủ xuyên qua khe ở đỉnh đầu của mình chứ không phải như trong đa số trường hợp hiện nay là xuyên qua bí huyệt nhật tùng mà không duy trì được ý thức về sự việc xảy ra và cũng không nhớ lại được những gì đã diễn ra. (SHLCTĐ, 10–11) Đồng phái luyến ái (Homosexuality, Đồng tính luyến ái): Là những gì được gọi là “món ăn thừa” (“left–over”) do sự quá độ về tính dục của thời Lemuria (cách đây hơn 15 triệu năm – CTNM, 226), một vết nhơ bị kế thừa, nếu bạn thích gọi như thế. Các Chân Ngã đã biệt lập ngã tính và đầu thai vào thời kỳ rộng lớn đó là những Chân Ngã mà ngày nay đang biểu lộ các khuynh hướng đồng phái luyến ái… Mãnh lực linh hồn đang tuôn đổ qua các tiến trình biệt lập ngã tính, được dùng kích thích các bí huyệt thấp. Do đó, các phương pháp cấm đoán được đem ra dùng. Ngày nay, một số lớn những người đó đang đầu thai, các thói quen cũ rất mạnh nơi họ. Ngày nay, họ đủ tiến hóa để sẵn sàng chữa trị – nếu họ chọn như vậy. Họ có thể, tương đối dễ, chuyển xung lực tính dục vào bí huyệt cổ họng, và như vậy trở nên sáng tạo theo ý nghĩa cao, sử dụng năng lượng được cảm nhận và luân chuyển theo các đường lối kiến tạo đúng đắn. Nhiều người trong số đó đang bắt đầu tự động làm điều này.    (CTNM, 62–63) Đồng tử (Medium, Người ngồi đồng):
  • Nên nhớ rằng đồng tử là một người có các nguyên khí được nối kết một cách lỏng lẻo và có thể bị mượn (borrowed) bởi các thực thể (beings) khác hay bởi các nguyên khí trôi dật dờ (floating principles), nhờ có được một sức hút đối với một số trong chúng hay một phần nào đó của chúng. (PGNM, 78)
  • Một đồng tử thông thường (average medium) là một người có một bản chất tiêu cực hay dễ tiếp thu (negative or receptive nature), và thường thường bản chất tam phân (threefold nature, Phàm Ngã) của người này được phối kết (co–ordinated) một cách lỏng lẻo đến nỗi một mãnh lực hay thực thể bên ngoài có thể sử dụng bộ óc, bàn tay hay thân thể của người này. (TTCNT, 135)
Động kinh (Epilepsy): Một vài hình thức của bệnh động kinh là do cái mà chúng ta có thể gọi là “sự tiếp nối lỏng lẻo” (“loose connection”), tuyến ý thức hay tuyến năng lượng đôi khi có thể bị triệt thối hay tách ra, điều này gây nên các triệu chứng động kinh quen thuộc và các tình trạng đau xót được thấy trong lúc lên cơn. Ở mức độ nhẹ hơn và không đưa tới các kết quả thường xuyên, nguy hiểm, cùng nguyên nhân căn bản tạo ra cái được gọi là “động kinh trẻ con” (“petit mal”) và một vài loại lên cơn ngất xỉu; các loại này là do bởi sự triệt thoái ngắn ngủi và tạm thời của tuyến năng lượng ý thức (thread of consciousness energy). Nên nhớ rằng khi sự triệt thoái này xảy ra và có sự chia cách của ý thức ra khỏi hiện thể tiếp xúc hữu thức, tất cả những cái mà chúng ta hiểu theo thuật ngữ ý thức, như là ngã thức, sự ham muốn và sự sáng suốt, bị tách ra, chỉ có sự sống và ý thức có sẵn trong các tế bào của thể xác là còn lại.  Xem thêm mục Quá độ và Bại Hoại về Tính Dục.  (TLHNM–II, 418) Động lực (Dynamic force): Động lực tức là năng lượng dương (positive energy), nó chiếm giữ đối cực của nó (chất liệu âm, negative substance) và sử dụng đối cực này. (LVLCK, 744) Động vật (Animal, con vật, loài vật): Động vật có một thể phách (astral body– vào thời Theosophy, từ Astral có nghĩa là “phách”–ND), thể này tồn tại thêm một thời gian ngắn sau khi thể xác chết. Tuy nhiên, Chân Thần (động vật) của con thú không tái sinh trong cùng loài mà tái sinh vào loài species) cao hơn, và dĩ nhiên không có “trạng thái Devachan”. Trong chính con vật đều có các mầm mống của tất cả các nguyên khí con người, nhưng chúng chỉ ở trạng thái tiềm tàng (latent).      (GLBN  III, 201) Động vật thức (Animal consciousness, Ý thức động vật): Động vật thức tức là sinh hồn (Animal soul).   (TLHNM II, 559) Đơn nguyên (Monad): -  Đơn nguyên hay đơn tử là một thuật ngữ có thể dùng để chỉ Thái Dương Hệ bao la, cũng như chỉ nguyên tử cực nhỏ.   (GLBN  I,  86). – Đơn nguyên (của Laibnitz) theo một quan điểm có thể được gọi là thần lực (force), theo một quan điểm khác là vật chất (matter). Đối với huyền học, thần lực và vật chất chỉ là hai phương diện của cùng một bản chất (substance).   (GLBN   2, 348). Đơn vị Tâm thức (the Unit of Consciousness): X. Chân Thần. Đùa với lửa (Play with fire): Theo nghĩa đen, người thực hành tham thiền huyền linh là người “đùa với lửa”. Tôi muốn bạn nhấn mạnh vào câu nói này vì nó chứa đựng một chân lý mà ít người hiểu rõ. “Đùa với lửa” là một chân lý cổ xưa vốn dĩ đã mất đi ý nghĩa của nó do việc lặp đi lặp lại thiếu suy nghĩ (flippant repetition), tuy nhiên, sự thật này lại tuyệt đối và hoàn toàn đúng, và nó không phải là một cách giảng giải tượng trưng mà lại là một diễn đạt rõ ràng, thẳng thắn về một sự thật. Lửa tạo thành nền tảng của vạn vật – Chân ngã là lửa, trí năng (intellect) là một giai đoạn (phase) của lửa, và, tiềm phục trong các hiện thể hồng trần của tiểu thiên địa có ẩn giấu một chân hỏa (veriable fire), có thể hoặc trở thành một sức mạnh hủy diệt, thiêu đốt cơ thể và kích động các bí huyệt, đưa tới một tính chất ngoài ý muốn, hoặc trở thành một yếu tố mang lại linh hoạt, tác động như một tác nhân gây phấn khích và cảnh tỉnh. Khi được hướng dẫn theo một số vận hà đã được dọn sẵn, lửa này có thể tác động như là một tác nhân tinh lọc (purifier) và tác nhân nối kết quan trọng (great connector) giữa Phàm Ngã với Chân Ngã. Khi thiền định là đạo sinh tìm cách giao tiếp với ngọn lửa thiêng, đó là Chân Ngã của y, đồng thời cũng làm cho chính mình tiếp xúc với lửa của cõi trí. Khi sự tham thiền bị thúc ép (forced) hay được theo đuổi (pursued) quá mãnh liệt trước khi sự chỉnh hợp giữa các thể cao với thể thấp xuyên qua thể cảm dục được hoàn tất, thì lửa này có thể tác động vào lửa tiềm phục ở chót xương sống (lửa đó được gọi là hỏa xà–kundalini) và có thể khiến cho nó đi lên quá sớm. Việc này sẽ tạo ra sự xáo trộn (disruption) và hủy hoại (destruction) thay vì làm sinh động và tạo phấn khích cho các bí huyệt cao. Có một đường xoắn ốc thích hợp theo dạng hình học mà luồng hỏa này phải noi theo, tùy theo cung của đạo sinh và chủ âm của rung động (key of the vibration) của các bí huyệt cao của đạo sinh. Luồng hỏa này chỉ nên được luân chuyển dưới sự hương dẫn trực tiếp của Chân Sư và được chính đạo sinh phân bổ một cách hữu thức theo các khẩu huấn riêng biệt của vị Huấn Sư. Đôi khi luồng hỏa có thể được khơi hoạt và đi lên theo đường xoắn ốc một cách chính xác mà ở cõi trần, đạo sinh không hề hay biết, nhưng trên các nội cảnh giới, y lại biết được, chỉ có điều là không đưa được sự hiểu biết đó đến với ý thức hồng trần. (TVTTHL, 102–103) Đúng và sai (The right and the wrong, Phải và trái): Cái đúng là những gì hợp với thiên ý (divine will), những gì giúp vào sự tiến hóa của linh hồn, những gì có khuynh hướng làm mạnh thêm bản chất cao (higher nature) của con người, có khuynh hướng rèn luyện và chế phục bản chất thấp (phàm ngã). Cái sai là những gì làm trì trệ (retards) sự tiến hóa, những gì vẫn giữ linh hồn ở các chặng đường thấp kém (lower stages) sau khi linh hồn đã học xong các bài học ở các chặng đường đó, những gì có khuynh hướng giúp cho bản chất thấp chế ngự bản chất cao, và làm cho con người giống với kẻ bạo tàn mà y nên lánh xa thay vì giống với Thượng Đế mà y phải tiến đến gần.  (MTNX, 218) Đứa con đi hoang (Prodigal son): Tức là linh hồn. (ASCLH, 173) Đức Bàn Cổ (Manu): Đức Bàn Cổ chủ trì nhóm thứ nhất. Ngài được gọi là Đức Bàn Cổ Vaivasvata và là Bàn Cổ của căn chủng 5. Ngài là mẫu người hay tư tưởng gia lý tưởng và tạo mẫu cho giống dân Aryan của chúng ta, đã chủ trì vận mệnh của giống dân này từ khi nó bắt đầu có gần 100.000 năm nay. Các vị Bàn Cổ khác đã đến và đi, trong một tương lai gần, nhiệm sở của Ngài sẽ được một vị khác đảm trách. Lúc đó, Ngài sẽ chuyển sang công việc khác cao hơn. Đức Bàn Cổ hay nguyên mẫu của căn chủng 4, hoạt động hợp tác chặt chẽ với Ngài và có trung tâm ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ngài là Đức Bàn Cổ thứ hai của căn chủng 4 đã giữ địa vị của Đức Bàn Cổ trước vào các giai đoạn cuối lúc châu Atlantis bị hủy diệt. Ngài đã ở lại để bảo dưỡng sự phát triển của kiểu mẫu giống dân và để cuối cùng nó sẽ biến mất. Các giai đoạn hoạt động của tất cả các Đức Bàn Cổ trùng lắp lên nhau, nhưng vào lúc này, trên bầu hành tinh không còn đại diện nào của căn chủng 3 nữa. Đức Bàn Cổ Vaivasvata ngự tại vùng Hy Mã Lạp Sơn đã tụ tập được quanh Ngài ở Shigatse một số người có liên hệ tức thời với các công việc của giống dân Aryan ở Ấn Độ, Âu Châu và Mỹ Châu và những người mà sau này sẽ có liên hệ đến căn chủng thứ sáu sắp đến. Các kế hoạch được chuẩn bị trước nhiều thời đại, các trung tâm năng lượng được tạo ra hàng ngàn năm trước khi chúng sẽ được cần tới và với sự tiên tri sáng suốt của các Đấng Thiêng liêng này, không gì bị để cho kết thúc đột ngột, mà tất cả đều hoạt động theo các chu kỳ đã sắp xếp, theo quy luật và định luật, mặc dù trong giới hạn nghiệp quả.  Công việc của Đức Bàn Cổ phần lớn liên quan tới việc cai trị, đến việc chính trị trên hành tinh, đến việc tạo ra, điều khiển và giải thể các kiểu mẫu và hình hài chủng tộc. Ý chí và chủ đích của Hành Tinh Thượng Đế được giao cho Ngài. Ngài biết đâu là mục tiêu trước mắt đối với chu kỳ tiến hóa mà Ngài phải chủ trì và công việc của Ngài liên quan tới việc thành toàn thiện chí, Ngài hoạt động hợp tác chặt chẽ với các thiên thần kiến tạo hơn là Huynh Trưởng của Ngài, Đức Christ, vì Ngài được giao cho công việc tạo nên mẫu giống dân, tách ra các nhóm sẽ phát triển thành các giống dân, vận dụng các lực làm chuyển dịch (move) vỏ địa cầu, nâng cao và hạ thấp các lục địa, chi phối trí óc của các chính khách ở khắp nơi, để cho việc cai trị nhân loại sẽ diễn tiến như ý muốn, mang lại những điều kiện sẽ tạo ra những gì cần thiết cho việc bảo dưỡng bất cứ kiểu mẫu đặc thù nào. Hiện nay, các việc như thế có thể được thấy đang lộ ra ở Bắc Mỹ và Úc Châu. Năng lượng đang tuôn tràn qua Đức Bàn Cổ phát xuất từ bí huyệt đầu của Hành Tinh Thượng Đế, truyền sang Đức Bàn Cổ qua não bộ của Đức Sanat Kumara, là Đấng đang tập trung mọi năng lượng hành tinh vào trong chính Ngài. Đức Bàn Cổ hoạt động nhờ vào việc thiền định thâm sâu, được điều khiển trong bí huyệt đầu và tạo ra các kết quả nhờ việc Ngài hoàn toàn nhận thức được điều gì phải được hoàn thành, nhờ năng lực hình dung ra những gì cần phải làm để đưa tới thành quả và nhờ vào khả năng truyền chuyển năng lượng sáng tạo và hủy diệt đến những vị phụ tá cho Ngài. Tất cả những điều này được thành tựu nhờ quyền năng của diệu âm được minh xướng (phát ra rõ ràng). (ĐĐLVTD, 41–47) Đức Chưởng Giáo (The World Teacher, The Christ): Đức Chưởng Giáo là vị chủ quản nhóm 2. Ngài là Đấng Cao Cả mà tín đồ Cơ Đốc Giáo gọi là Christ. Ở phương Đông, Ngài cũng được biết dưới danh xưng Đức Bồ Tát (the Bodhisattva), Đức Di Lặc (the Lord Maitreya), và là Đấng mà người sùng tín Hồi giáo mong đợi, dưới danh xưng Iman Madhi. Chính Ngài đã chủ trì các vận mệnh cuộc sống từ khoảng năm 600 trước Thiên Chúa và chính Ngài đã đến với nhân loại trước kia và nay Ngài lại được mong chờ. Ngài là Đấng Bác Ái và Từ Bi, cũng như vị tiền nhiệm của Ngài, Đức Phật, là Đấng Minh triết.  Năng lượng của Ngôi 2 tuôn tràn qua Ngài, trực tiếp đi đến Ngài từ bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế qua tim của Đức Sanat Kumara. Ngài hoạt động nhờ việc tham thiền được tập trung trong tim. Ngài là Đức Chưởng Giáo, Sư Phụ của các Chân Sư, Đấng giáo huấn của Thiên Thần và Ngài được giao cho việc dìu dắt vận mệnh tâm linh của con người và việc mở ra sự hiểu biết bên trong mỗi người rằng y là con của Thượng Đế và con của Đấng Tối Cao. Nếu Đức Bàn Cổ bận tâm tới việc tạo ra kiểu mẫu và hình hài nhờ đó tâm thức phát triển và thu nhận kinh nghiệm, thì Đức Chưởng Giáo điều khiển tâm thức nội tại trong cuộc sống hay trạng thái tinh thần của nó, tìm cách làm sinh động nó bên trong hình hài, để cho, vào đúng lúc, hình hài này có thể bị loại bỏ và tinh thần được giải thoát quay về cội nguồn. Từ lúc bỏ cõi trần, như đã được thuật lại gần đúng trong câu chuyện Thánh Kinh (mặc dù có nhiều chi tiết sai lầm), Ngài đã ở lại với các con của nhân loại, không bao giờ thực sự ra đi, mà chỉ có vẻ ra đi, và những ai biết cách đều có thể tìm thấy Ngài ở trong một thể xác, ngự tại Hy Mã Lạp Sơn và hoạt động hợp tác chặt chẽ với hai Huynh Trưởng của Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Bồ Tát. Hằng ngày, Ngài ban ân huệ cho thế gian và hằng ngày, Ngài đứng dưới cội thông lớn trong vườn của Ngài vào lúc hoàng hôn, đưa tay ban phúc cho tất cả những ai chân thành và thiết tha tìm đạo. Ngài biết rõ những kẻ đi tìm chân lý, mặc dù có thể họ vẫn không biết Ngài , nhưng ánh sáng mà Ngài ban rải vẫn kích thích đạo tâm họ, bảo dưỡng điểm linh quang của sự sống đang phấn đấu và cổ vũ người tìm đạo cho đến ngày trọng đại, lúc mà họ đứng đối diện với Đấng mà,  nhờ được “thăng lên” (hiểu theo nghĩa huyền linh), đang kéo mọi người về phía Ngài với tư cách là Đấng Điểm đạo (Initiator) với các bí nhiệm thiêng liêng. (ĐĐNLVTD, 41–47) Đức hạnh (virtue) : X. Tính tốt. Đức Mẹ Thế Gian (Mother of the World): Nhóm từ (tập ngữ) này có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau và có thể nhắm vào các điều khác nhau. Nó có thể có nghĩa:
  1. Trạng thái âm đang biểu lộ, được hình tượng hóa cho chúng ta trong nhiều tôn giáo của thế gian như là Mẹ Đồng Trinh và trong Cơ Đốc Giáo như là Trinh nữ Mary. Chính chất liệu đó (substance) giúp cho Thượng Đế (Deity) biểu lộ.
  2. Chính là Thiên nhiên (Nature), mẹ của mọi hình tướng.
  3. Cũng là Nguyệt cầu, tượng trưng cho sự sống sinh hóa, sáng tạo, khai sinh ra các sắc tướng và do đó, là biểu tượng của bản chất sắc tướng.
  4. Việc tập trung thần lực âm trong thiên nhiên nơi một cá nhân nào đó dưới hình hài nữ, bấy giờ, vị này được gọi là “Đức Mẹ Thế Gian”. Một cá nhân như thế không bao giờ tồn tại trong sự sống đặc biệt của hành tinh chúng ta, dù cho các Đấng Hóa Thân thuộc Thái Dương Hệ trước, tự biểu hiện qua sự sống hành tinh, luôn luôn lấy hình thức này. Nhưng không phải trong Thái Dương Hệ này. Truyền thuyết về các sự xuất hiện như thế thuần tuý có tính chất biểu tượng, được kế thừa từ Thái Dương Hệ trước, theo đó, chúng ta thừa hưởng vật chất mà tất cả mọi hình hài biểu lộ đều được tạo ra từ đó. Biểu tượng ký này xuất phát từ thời kỳ xa xưa của Chế độ Mẫu hệ (Matriarchate), nó có một tôn giáo nhắc nhở lại các cách thức cổ xưa của Thái Dương Hệ trước và trong đó, thời kỳ Lilith được tượng trưng cho Đức Mẹ Thế Gian, cho đến khi Eva thế chỗ của Bà. (CTNM, 362–363)
Đức tin (Faith): Sức mạnh của đức tin có thể làm khởi động (set in motion) các năng lượng cao siêu (superior energies), các năng lượng này có thể vô hiệu hóa (negate) hay làm cản trở (retard) bệnh tật. Toàn thể chủ đề về đức tin, ý nghĩa thiết yếu và mãnh lực của nó đều ít được hiểu, giống như là Luật Nghiệp Quả. Đây là một chủ đề bao la và tôi không thể quảng diễn thêm nữa. Nhưng tôi đã nói đủ để giúp bạn tài liệu suy đoán.     (CTNM, 350) Đức tin chân chính: (Real faith, pistis). Đức tin chân chính tức là pistis của người Hy Lạp, là “đức tin dựa vào tri thức” (“ belief based on knowledge”) dù cho tri thức đó được cung cấp bởi bằng chứng của các giác quan vật chất hay tinh thần. (CKMTTL   169) Đức Văn Minh Bồ Tát (Lord of Civilisation, Mahachohan, Cho-Khan Thư của Ch. S. 57): Vị Lãnh Đạo của nhóm ba  là Đức Mahachohan. Việc cai quản của Ngài đối với nhóm này kéo dài lâu hơn hai vị Huynh trưởng của Ngài. Ngài có thể giữ chức vụ này trong thời hạn nhiều căn chủng. Ngài là toàn bộ trạng thái thông tuệ. Đức Mahachohan hiện nay không phải là Đức đầu tiên giữ chức vụ này lúc thành lập Thánh Đoàn vào thời Lemuria – lúc bấy giờ, chức này được nắm giữ bởi một trong các vị Kumara hay Hỏa Tinh Quân (Lords of the Flame) đã lâm phàm cùng với Đức Sanat Kumara – mà Ngài đã giữ ngôi vị này trong chi chủng thứ hai của căn chủng Ắt lăng. Ngài đạt đến quả vị Chân Sư (Adeptship) trên dãy nguyệt cầu, và chính qua trung gian của Ngài mà một số lớn nhân loại tiến bộ hiện nay đã lâm phàm vào giữa căn chủng Ắt lăng. Liên hệ nghiệp quả giữa họ với Ngài là một trong những nguyên nhân xảy ra trước khiến cho việc này xảy tới sau. Công việc của Ngài liên hệ tới việc bảo dưỡng và củng cố mối liên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng, giữa ngã với phi ngã, đưa tới kết quả tạo ra cái mà chúng ta gọi là văn minh. Ngài vận dụng các lực của thiên nhiên, và phần lớn là các nguồn phát ra điện năng như chúng ta biết. Ngài là phản ánh của Ngôi Ba hay Ngôi Sáng Tạo, nên năng lượng từ Hành Tinh Thượng Đế lưu chuyển đến Ngài từ trung tâm lực cổ họng, và chính Ngài, bằng nhiều cách, làm cho công việc của các Huynh trưởng Ngài được thành toàn. Các kế hoạch và ý muốn của các Vị này được chuyển qua Ngài và thông qua Ngài, các giáo huấn đến được một số lớn các vị thừa hành thuộc giới thiên thần.  (ĐĐNLVTD, 45)
Chụp hình kỷ niệm ngày cưới TP HCM