QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Hình dung và bảy cung-MQ

MQ-9:  CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO - Đoạn 4 Mục Lục BÀI THAM THIỀN 9: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 HÌNH DUNG SÁNG TẠO 3 GIỚI THIỆU VỀ HÌNH DUNG SÁNG TẠO 4 Dùng Khả năng Tưởng tượng – Hình dung Sáng tạo – Tạo Lý tưởng 4 Điều Then chốt là Thể Tình cảm Nhạy bén với Nhận thức của Bồ-đề 6 Tiến trình Hình dung Gồm hai Giai đoạn 7 Bài tập Hình dung 8 BÀI THAM THIỀN 9: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NHIỆM Ý 9 GIỚI THIỆU VỀ BẢY CUNG 10 Các Cung biểu lộ qua Nhân loại – Tiểu vũ trụ 13 Một số Đặc tính cho mỗi Cung 15 Tóm lược 16 BÀI THAM THIỀN 9 17 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (4) 17 KỸ NĂNG HỌC TẬP - KHẢ NĂNG HÌNH DUNG SÁNG TẠO 18 Ngữ giải 18 CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 4" 20 THAM THIỀN 21 Phúc trình Tham thiền #9 26 Bài tham thiền này tập trung vào Stanza Bốn bắt đầu với dòng chữ: " Khách hành hương phải tránh ba điều ..." Đoạn quan trọng này cảnh báo người hành hương hiểu sự cần thiết của tính bao gồm và chia sẻ. Ích kỷ và chia rẽ là những thói quen nguy hiểm mà có thể khiến học viên đi vào con đường tả đạo. Kỹ năng cần học – Việc hình dung sáng tạo Phần nghiên cứu giới thiệu học viên quá trình rèn luyện tâm trí để hình dung một cách sáng tạo và mang những linh ảnh đó vào biểu hiện ngoại tại. Để đạt đến điều này, bài tham thiền bắt đầu với một bài tập hình dung mặt trời mọc.   BÀI THAM THIỀN 9: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU HÌNH DUNG SÁNG TẠO GIỚI THIỆU VỀ HÌNH DUNG SÁNG TẠO http://www.visioninconsciousness.org/NA_B07/Patricia%20Cota-Robles-05.jpg “Bí quyết của trọn cả việc hành thiền đích thực trong các giai đoạn đầu là năng lực hình dung. Đây là giai đoạn đầu tiên cần phải thành thạo. Vì thế người đệ tử cần chú trong đến tiến trình này. Rốt cuộc nó mang lại khả năng sử dụng các năng lực sáng tạo của sự tưởng tượng, cùng với năng lượng trí tuệ, là một phương cách để xúc tiến các mục tiêu của Huyền giai và thực hiện Thiên cơ. Tất cả các tiến trình mới trong kỹ thuật tham thiền (khả dĩ có trong Thời đại Mới) đều phải và sẽ gồm có hình dung là bước đầu.” [1] Dùng Khả năng Tưởng tượng – Hình dung Sáng tạo – Tạo Lý tưởng [2] Có nhiều cách sử dụng khả năng hình dung sáng tạo, và có nhiều lý do để làm điều đó. Từ một việc bình thường như hình dung ra những bức màn mới mà chúng ta muốn dùng để làm sinh động căn phòng, hoặc để chuẩn bị một đề án nghệ thuật quan trọng. Hình dung, tưởng tượng và ý chí là ba yếu tố rất mạnh mẽ trong tất cả các tiến trình sáng tạo, vì chúng là những nguyên nhân nội tại của nhiều sự biểu hiện bên ngoài mà chúng ta thấy trên thế giới. Người ta tưởng nghĩ đến một điều lý tưởng và sau đó làm việc để tạo nên nó. “Hình dung và tưởng tượng sáng tạo có liên quan với nhau.” [3] “Hình dung thực tế là sự biểu lộ đến cấp dĩ thái của tưởng tượng sáng tạo.” [4] Lúc đầu, hình dung hầu như là vấn đề đức tin qua thử nghiệm. Chúng ta biết rằng qua tiến trình suy luận của cái trí, chúng ta có thể hiểu được những gì sẽ giúp chúng ta tạo nên mô hình mình muốn thực hiện, để phát triển hình ảnh lý tưởng của mình thành một đối tượng ở ngoại giới – là biểu hiện của lý tưởng đó ở cõi trần. Qua tham thiền, việc thực hành hình dung và tưởng tượng, cùng với ý muốn làm cho nó xảy ra, chúng ta có thể đưa nó tiến thêm một bước xa hơn và thêm vào một thành phần then chốt khiến nó trở thành sự biểu hiện của linh hồn chúng ta. Trong tham thiền, chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn vào nội tâm và tưởng tượng rằng chúng ta thấy ba hạ thể của mình, rồi hình dung chúng chỉnh hợp và phối hợp với phàm nhân, và liên lạc trực tiếp với linh hồn. Khi hình dung kết hợp với tham thiền, chúng ta dùng nhận thức cao nhất của mình về ý nghĩa khả dĩ có của lý tưởng đó, được bao bọc trong một loại vật chất, thường là của cõi trí vì chúng ta chưa đạt vị thế có thể nhận biết được những loại hay dạng vật chất cao siêu hơn để dùng phát triển những hình ảnh của mình. Khi chúng ta tạo nên hình ảnh này trong thể trí, thì chất liệu cõi trí trong thể trí của mình đạt đến một mức độ rung động và cộng hưởng nhất định mang lại sự sống cho ý tưởng của mình. Dù chúng ta có thể thấy được tiến trình này với nhãn quan thể trí hay không, nó vẫn tiếp diễn. Chỉ cần nghĩ đến nó, hình thành ý tưởng và dùng thể trí để mở rộng, thế là đủ. “Sự tưởng tượng sáng tạo ‘tạo ảnh của một hình thể’ qua khả năng hình dung và năng lượng tư tưởng của thể trí mang lại sự sống và định hướng cho hình thể đó.” [5] Một số người thấy hữu ích khi hình dung ba hạ thể liên kết với thể ánh sáng chói rạng, hoặc họ hình dung ba trung tâm năng lượng rung động nhận sự kích thích từ một trung tâm cao siêu và mạnh mẽ hơn. Người khác thì tưởng tượng linh hồn là một tam giác lực liên kết với tam giác của phàm tính. Còn những người khác lại thích giữ tư tưởng về một phàm nhân thống nhất liên kết với và có ẩn giấu Thiên tính ngự bên trong, đó là linh hồn. Chúng ta chọn lối tưởng tượng nào cũng là điều tương đối không quan trọng, chỉ có điều chúng ta bắt đầu với ý tưởng căn bản về phàm ngã, tìm cách giao tiếp và sử dụng linh hồn như là khí cụ của nó trong thế giới biểu lộ của con người. Vì thế, khi sử dụng khả năng tưởng tượng và hình dung, thể của dục vọng hay là thể tình cảm được làm cho hòa hợp với linh hồn. “Khả năng tưởng tưởng là phương diện thấp nhất của trực giác.” [6] Điều Then chốt là Thể Tình cảm Nhạy bén với Nhận thức của Bồ-đề Sự Nhạy bén của Thể Tình cảm với Nhận thức của Bồ-đề là điều Then chốt trong Công tác Hình dung Sáng tạo Hình dung thực sự là kiến tạo cầu nối giữa cõi cảm dục và cõi trí. Cõi cảm dục là phương diện thứ hai trong ba phương diện của phàm nhân. Nó tương ứng với phương diện kiến tạo hình thể, phương diện thứ hai của Ba Ngôi Thiêng liêng. Cố gắng này liên hệ cõi cảm dục với cõi Bồ-đề tức là cõi trực giác. Tưởng tượng sáng tạo “vẽ nên một hình thể” qua khả năng hình dung và năng lượng tư tưởng của cái trí, giúp cho hình thể đó có sự sống và định hướng. Nó có bao hàm mục đích nhờ đó sự cộng hưởng hay là dòng năng lượng được tạo nên giữa thể trí và thể cảm dục. Nó trở nên một dòng năng lượng tam phân khi linh hồn của người đệ tử dùng tiến trình sáng tạo này một cách xây dựng rõ rệt như đã định. “Tiến trình hình dung và sử dụng khả năng tưởng tượng này là hai bước đầu trong hoạt động tạo hình tư tưởng. Các hình thể tự tạo này – thể hiện các ý tưởng tinh thần và chủ đích thiêng liêng – được các Chân sư dùng để làm việc và giúp cho mục đích của Huyền giai tiến triển.” [7] Dù sự tưởng tượng và các năng lực của nó ở trên cấp cao nhất của thể cảm dục, khả năng này không liên quan đến tình cảm. Tưởng tượng là phương diện thấp nhất của trực giác. Nhạy cảm, một sự biểu lộ của thể cảm dục, là đối cực của tính bén nhạy của Bồ-đề. Nói cách khác, hai cực này cùng hoạt động khi chúng ta bắt đầu phát triển khả năng tưởng tượng, học cách phân biệt sự tưởng tượng qua cõi trí, và sự tưởng tượng mà rốt cuộc trở thành phương diện cao của trực giác trên cõi bồ-đề. Càng phát triển khả năng ứng đáp của thể cảm dục với ấn tượng từ cấp bồ-đề, kế hoạch của chúng ta sẽ càng chính xác hơn trong cố gắng làm cho công tác sáng tạo của linh hồn trở thành hiện thực, với tính cách một sự nới rộng của Đạo viện của Chân sư chúng ta. Chúng ta có thể tập sử dụng khả năng tưởng tượng của mình, và hình dung những bức ảnh giúp chúng ta tập trung bên trong đầu. Tiến trình này càng trở nên hiện thực đối với chúng ta khi chúng ta dùng kỹ thuật hình dung sáng tạo để “hành động như thực”. “Hãy hành động như thể lý tưởng mà bạn đặt ra trước mắt là một sự thực đã có sẵn. Hành động như thực này là một trong những lối thực hành có tính cách huyền môn nhất. Thực tế nó có hàm ý áp dụng nguyện vọng tinh thần cao nhất đã đạt được trên phàm nhân bình thường theo hình thức của cách ứng xử đã thay đổi. Ý nghĩa của lời huấn thị nói trên không giống như câu ‘người nào suy nghĩ điều gì trong tâm, thì trở nên điều đó.’ Nếu thực hiện đúng, câu này giúp thể trí chế ngự được phàm nhân. Nó ảnh hưởng đến não bộ, và vì thế mà ảnh hưởng đến hai hạ thể kia. Lối ứng xử như đã có thực (đối với người đệ tử) mang lại một yếu tố còn cao siêu hơn tư tưởng. Nó gồm cố gắng liên tục sống như là linh hồn (không phải là thể trí mà tác động qua thể trí) đang liên tục chế ngự và là yếu tố chi phối sự biểu lộ.” [8] Tiến trình Hình dung Gồm hai Giai đoạn [9] pic9-1

  1. Thu thập và tập trung năng lượng: Gom năng lượng vào một khoảng nhất định trong khu vực chung quanh tuyến tùng.

Việc hình dung các hình ảnh sẽ giúp người chí nguyện tập trung bên trong đầu tại một điểm khoảng giữa tuyến yên và tuyến tùng. Trong khu vực đó, y tạo nên những hình ảnh và vẽ ra các quang cảnh và nhờ đó mà có thể dễ dàng thấy được – một cách rộng lớn và chi tiết – những gì mà y muốn và y có dự định cố gắng đạt tới.

  1. Phóng rải hoặc điều khiển: Bấy giờ năng lượng này được lèo lái có chủ đích, đến bất cứ công việc gì đang được thực hiện. (Ví dụ: hàn gắn những vấn đề thế giới, tự tinh luyện hay chỉnh hợp, v.v.)

Tiến trình phóng rải hay điều khiển năng lượng này có thể trở thành thói quen tinh thần nếu người đệ tử bắt đầu thực hiện một cách chậm rãi và tuần tự. Đây là một trong những phương cách quan trọng nhất mà Chân sư làm việc. Vì thế, điều chính yếu là bạn cần bắt đầu thấu đáo kỹ thuật này. Bài tập Hình dung Bài tập này sẽ dễ thực hành cho một số người hơn là những người khác – tùy theo cơ cấu năng lượng (cung) của bạn. Thế nhưng, như chúng ta đã đọc, đây là một phần quan trọng trong việc phát triển cái khí cụ nội tại sẽ đưa chúng ta đến đỉnh núi, vì thế hãy dành thời gian cho bài tập sau đây, hãy sáng tạo và phát triển khả năng của chính mình. Mọi người đều có thể hình dung. Ví dụ như, món ăn hoặc loài hoa mà bạn ưa thích trông giống như thế nào?

  1. Hãy chọn một trong các hình ảnh dưới đây để thực tập.
  2. Hãy nhìn chăm chú vào hình ảnh đó một lát, rồi nhắm mắt và cố gắng tưởng tượng hình dung hình ảnh này theo cái nhìn trong trí bạn.
  3. Cố gắng giữ vững hình ảnh vừa kể. Cố gắng nhiều lần theo cách này.
  4. Lặp lại bài tập này bất cứ khi nào bạn có thời gian rãnh.
  5. Dần dần thực tập qua các hình ảnh.
  6. Khi bạn cảm thấy tự tin hơn, hãy thí nghiệm với những dạng phức tạp hơn, như những hình ảnh ở dưới cùng của phần minh họa.

BÀI THAM THIỀN 9: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NHIỆM Ý BẢY CUNG GIỚI THIỆU VỀ BẢY CUNG Trong các trang trước chúng ta đã nói đến Sự Sống Duy nhất hay là Thượng Đế. Sự Sống Duy nhất này thở ra hoặc phân hóa thành bảy dòng năng lượng gọi là Bảy Cung. Bảy Cung là toàn thể phạm vi biểu lộ của Thượng Đế biểu hiện. Bảy cung này tự biểu lộ thành những phẩm tính như bác ái, sùng tín hay mỹ lệ. Mỗi cung có âm điệu, âm thanh màu sắc và mức độ rung động riêng. Có thể thấy Bảy Cung trong các màu của cầu vồng và bảy nốt của một thang âm. Những ví dụ khác về con số bảy là bảy ngày của mỗi tuần, bảy trọng tội, Bảy Kỳ quan của Thế giới, bảy luân xa hoặc hạch tuyến, và số bảy là con số may mắn. pic9-2 Tên của các cung chính là cách gọi phẩm tính mà mỗi cung truyền đạt. Cung Một - Ý chí hay Quyền lực Cung Hai - Bác ái – Minh triết Cung Ba - Hoạt động Thông tuệ Cung Bốn - Điều hòa qua Xung đột Cung Năm - Khoa học và Kiến thức Cụ thể Cung Sáu - Sùng tín và Lý tưởng hóa Cung Bảy - Trật tự và Huyền thuật Nghi lễ pic9-3png Bảy Cung là các dòng năng lượng chi phối toàn bộ cuộc sống: từ Địa cầu của chúng ta và tất cả các giới trong thiên nhiên trên Địa cầu (giới khoáng vật, thực vật, động vật, nhân loại, và các giới cao siêu hơn, v.v.) cho đến các Đấng Cao cả ở những nơi xa xăm trong không gian. Các cung này phóng chiếu đến Thái dương hệ chúng ta từ bảy ngôi sao chính của ngôi sao chính của chòm sao Đại Hùng và tác động đến đời sống của chúng ta qua trung gian của các chòm sao của khoa chiêm tinh và các hành tinh trong thái dương hệ chúng ta. Khi Thượng Đế biểu hiện vào lúc sinh ra một vũ trụ mới, thì Bảy Cung hoặc Bảy Phát xạ của Sự Sống Duy nhất xuất lộ. Đây là bảy Đấng Kiến tạo, bảy Nguồn sống, bảy vị Rishis, hay là “Bảy vị Tinh quân trước Ngôi của Thượng Đế” như được gọi trong Kinh Cựu ước. Bảy vị Chủ tể của Cung trong hệ vũ trụ của chúng ta là phản ánh yếu ớt của bảy Đấng trong Vũ trụ Tối hậu này. Những vị Chủ tể của các Cung không phải là những cá nhân theo ý nghĩa của từ này trong nhân loại, mà là các Tâm thức vĩ đại của Vũ trụ đang vận dụng những tổ hợp mãnh lực rộng lớn. Trong bảy cung vừa kể, ba cung đầu là mạnh mẽ nhất - thực sự mang theo các phương diện Ý chí, Bác ái và Hoạt động của Thượng Đế. Những cấp độ khác nhau của các vị Chủ tể các Cung giúp vị Thượng Đế mà các Ngài phục vụ, có thể biểu hiện trong vũ trụ bằng cách kiến tạo các hình thể hay những phương tiện mà qua đó Thượng Đế có thể tự biểu lộ. Trên mỗi và mọi cảnh giới trong vũ trụ, các hình hài sắc tướng được kiến tạo bởi mỗi cung và được truyền sự rung động, ánh sáng, âm thanh, màu sắc và phẩm tính của cung đó. Qua những hình thể này, các Trường tiến hóa khác nhau trong Thiên nhiên trong khắp thái dương hệ chúng ta biểu hiện. Đến lượt những trường tiến hóa đó được nhuộm màu sắc của các cung đã giúp chúng sinh ra. Ví dụ, Giới Nhân loại chịu sự chi phối của Cung Bốn Điều hòa qua Xung đột. Nhân loại học được những bài học tốt nhất trong đời sống qua sự xung đột mà rốt cuộc trở thành hài hòa khi chúng ta bắt đầu hiểu được một thế giới rộng lớn hơn phạm vi chỉ gồm những quyền lợi vị kỷ của riêng mình. Khủng hoảng và xung đột là phương pháp thúc đẩy chúng ta giải quyết các vấn đề, hiểu được bản chất của những gì đang xảy đến với mình, và mở mang tâm thức của mình để có thể thấy những quan điểm khác giúp mình đạt đến sự hài hòa. Bảy cung thể hiện bảy loại mãnh lực cho chúng ta thấy bảy phẩm tính của Thượng Đế. Vì thế, bảy phẩm tính này có bảy tác dụng đối với vật chất và các hình hài sắc tướng có trong khắp vũ trụ, và cũng có bảy mối tương quan với nhau.[10] Dù các năng lượng của những cung này luôn luôn có, qua nhiều thời kỳ lâu dài chúng ta quá chìm đắm trong vật chất nên không thể đón nhận chúng một cách hữu thức. Nhưng khi chúng ta đến gần Tinh thần hơn trên Đường Phản bổn Hoàn nguyên, và khi linh hồn của chúng ta tăng cường và chế ngự phàm nhân của mình nhiều hơn, thì bấy giờ các thể hồng trần và tinh thần của chúng ta ngày càng được tinh luyện để nhận thức và đón nhận được những cấp độ thuần khiết hơn của các năng lượng thực sự, không bị pha trộn đang tuôn đổ từ các cung đến với chúng ta – qua các chòm sao, Đức Thái dương Thượng Đế của chúng ta và các hành tinh. pic9-6 Các Cung biểu lộ qua Nhân loại – Tiểu vũ trụ Giờ đây, chúng ta biết rằng tất cả đều là năng lượng, và năng lượng thì không tốt hay xấu. Chính bản chất của loại vật chất mà năng lượng đi qua, ảnh hưởng đến nó. Ví dụ như, một cung đi qua vật chất đã được tinh luyện, sẽ biểu lộ phẩm tính của nó một cách thuần khiết hơn, trong khi vật chất kém tinh khiết sẽ làm lệch lạc hay suy yếu sự biểu lộ phẩm tính của cung. Năng lượng của một cung đi qua thể trí xao động sẽ không biểu lộ sáng tỏ như đi qua một thể trí trong sáng. Điều này cũng đúng với thể tình cảm. Một thể tình cảm trầm tĩnh sẽ biểu lộ năng lượng khác với một thể tình cảm đang nóng giận. Mức độ tinh luyện và ảnh hưởng của linh hồn đã đạt được phản ánh mức độ khai sáng, và tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến độ tinh khiết của cung được biểu lộ. Chúng ta hãy xét đến các cung khi chúng biểu lộ qua năm phương tiện mà chúng ta đang dùng để làm việc, với tư cách con người – linh hồn, phàm nhân, thể trí, thể tình cảm và thể xác. Ví dụ như, nếu năng lượng của Cung 1, là cung Ý chí hay Quyền lực, lưu chuyển qua một thể của phàm nhân khá tinh khiết, thì nó sẽ tự biểu lộ như là ý chí hay năng lực thực hiện mục đích cao thượng của người ấy. Ở cấp thấp hơn, nó có thể biểu lộ như là ý muốn hoặc năng lực thực hiện những mục tiêu ích kỷ. Cung một khi lưu chuyển qua thể trí có thể giúp nó trở thành một cái trí nhanh nhẹn và quyết đoán, hoặc nó cũng có thể trở thành một cái trí thích tự suy nghĩ riêng rẽ. Ý chí và quyền năng đi qua thể tình cảm có thể khơi dậy tình thương đang nguội lạnh và xa cách hoặc quá tách biệt, hoặc khiến cho chúng thường thay đổi hoặc bùng phát giống như sức mạnh phun ra từ núi lửa. Khi cung một đi qua thể xác/ thể dĩ thái, nó có thể mang lại sức mạnh và tính cứng rắn hoặc sự cứng nhắc và chặt chẽ, tùy theo điều kiện của vật chất hồng trần. Tranh của Duane Carpenter Sự biểu lộ cao nhất của Cung 2, Cung Bác ái-Minh triết qua phàm nhân sẽ khiến cho nó tỏa ra từ lực, có thái độ bao gồm và bảo dưỡng. Khi biểu lộ cấp thấp, nó có thể tạo nên sự rụt rè, sợ hãi và những vấn đề ngăn cách. Nếu cung hai bác ái-minh triết có trong thể trí, nó có thể khiến thể trí thụ cảm và thụ động hoặc không quả quyết và chậm lụt. Nếu cung hai lưu chuyển qua thể tình cảm, nó có thể mang lại sự điềm tĩnh và nhạy cảm, hoặc tính nhạy cảm quá mức và những cảm nhận chìm đắm. Cung hai không có khuynh hướng chi phối thể xác-thể dĩ thái, do đó không có ví dụ nào về cách mà cung này đi qua các thể vừa kể. Điều nói trên cũng đúng với tất cả các cung. Chúng ta có thể thấy mỗi cung biểu lộ qua con người như là ưu điểm hay nhược điểm, tùy theo “điều kiện”, mức độ chói rạng và tinh luyện của thể mà nó đang biểu lộ qua đó. Tất cả đều tùy theo mức độ trong trẻo của các thể, do ảnh hưởng của linh hồn. Mỗi phương tiện có thể biểu lộ một cung khác nhau. Mỗi người có thể có năm cung khác nhau biểu lộ qua các phương tiện đó, một cung cho linh hồn, phàm nhân, thể trí, thể tình cảm và thể xác.   Một số Đặc tính cho mỗi Cung Cung Một: Ý chí, Quyền lực Ưu điểm: Sức mạnh, can đảm, kiên định, thành thực phát sinh từ đức vô úy tuyệt đối, quyền lực cai trị, khả năng hiểu được những vấn đề quan trọng với trí tuệ rộng lớn, khả năng lãnh đạo và quản trị. Nhược điểm: Tự cao, tham vọng, cố chấp, cứng nhắc, kiêu căng, muốn chế ngự người khác, bướng bỉnh, nóng giận. Cung Hai: Bác ái-Minh triết Ưu điểm: Điềm tĩnh, mạnh mẽ, kiên nhẫn và chịu đựng, yêu mến sự thật, trung thực, trực giác, trí thông minh sáng tỏ, và tính khí điềm đạm. Nhược điểm: Quá cuốn hút vào học hỏi, lạnh lùng, lãnh đạm với người khác, rụt rè, dễ bị chi phối. Cung Ba: Thông tuệ linh hoạt Ưu điểm: Tầm nhìn rộng về tất cả những vấn đề trừu tượng, trí tuệ sáng tỏ, năng lực tập trung nghiên cứu triết học, kiên nhẫn, thận trọng, khả năng truyền đạt khái niệm, trí sáng tạo. Nhược điểm: Tự cao về trí tuệ, lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong chi tiết, đãng trí, ương ngạnh, ích kỷ, tính chỉ trích thái quá đối với người khác. Cung Bốn: Điều hòa qua Xung đột Ưu điểm: Tình thương mạnh mẽ, đồng cảm, can đảm về thể chất, rộng lượng, cởi mở, trí tuệ và nhận thức nhanh nhạy. Nhược điểm: Lấy cái tôi làm trung tâm, âu lo, không chính xác, thiếu can đảm về đạo đức, nhiều ham muốn, biếng nhác, ngông cuồng. Cung Năm: Kiến thức Cụ thể, Khoa học Ưu điểm: Phát biểu hết sức chính xác, công bằng (không thương xót), bền chí, lương tri, chính trực, độc lập, trí năng sắc sảo, suy nghĩ thẳng thắn, muốn hiểu biết và thấu đáo. Nhược điểm: Chỉ trích gắt gao, thái độ hẹp hòi, kiêu căng, không tha thứ, thiếu thông cảm và tôn kính, thành kiến. Cung Sáu: Sùng tín và Lý tưởng hóa Ưu điểm: Sùng tín, nhất tâm, yêu thương, dịu dàng, trực giác, trung thành, tôn kính. Nhược điểm: Tình thương vị kỷ và ganh tỵ, quá dựa vào người khác, thiên vị, tự dối mình, bè phái, mê tín, thành kiến, kết luận quá vội vàng, cuồng nộ. Cung Bảy: Nghi lễ, Trật tự, Huyền thuật Ưu điểm: Mạnh mẽ, bền chí, can đảm, lịch sự, hết sức chú ý về chi tiết, tự lập, trật tự, cơ cấu, hoàn thiện hình thức, tuân thủ. Khuyết điểm: Chuộng hình thức, cố chấp, tự cao, hẹp hòi, phán đoán nông nổi, quá tự phụ, quá thủ cựu. Trong các bài trước, chúng ta đã học về ‘phẩm tính’. “Phẩm tính” áp dụng cho các cung thế nào? Mỗi cung biểu lộ một phẩm tính khác nhau. Một ví dụ về phẩm tính là xét đến trường hợp chúng ta bước vào một căn phòng hoàn toàn màu đỏ và tự cảm nhận năng lượng hay đặc tính của nó. Rồi chúng ta bước vào một căn phòng hoàn toàn màu xanh và trải nghiệm tính chất của nó. Phòng màu đỏ thường cho cảm giác năng động, có sức sống và thậm chí nóng bỏng, trong khi phòng màu xanh cho cảm giác điềm tĩnh, mát mẻ và bình an. Chúng ta có thể thấy và cảm nhận những đặc tính khác nhau trong các phòng khác nhau. Điều này cũng đúng với phẩm tính của các cung. Mỗi cung biểu lộ một loại năng lượng hay phẩm tính riêng, với âm thanh, màu sắc và độ rung động riêng. Một cung chỉ là tên gọi một loại mãnh lực hay năng lượng đặc biệt, chú trọng đến phẩm tính mà mãnh lực ấy biểu lộ chứ không chú trọng đến phương diện hình thể mà nó tạo ra. Đây là định nghĩa thực sự về một cung. Chúng ta đã biết rằng phẩm tính là đặc tính của linh hồn mà chúng ta muốn bồi dưỡng. Trong bài này, chúng ta cũng biết rằng “phẩm tính” được biểu lộ qua mỗi cung. Mỗi người trong chúng ta là một linh hồn đang biểu lộ một cung. Vì có những cung cũng đang được biểu lộ qua mỗi phương tiện khác, nên chúng ta cần xác định những phẩm tính nào mình hiện đang biểu lộ. Rồi đánh giá cách biểu lộ của chúng, và từ phương tiện nào chúng ta biểu lộ chúng. Những phẩm tính này đang biểu lộ các ưu điểm của cung đó, hay biểu lộ những nhược điểm của nó? Khi xem xét những ưu điểm mà cung đó có thể biểu lộ dưới dạng thanh khiết nhất, chúng ta có thể lấy phẩm tính đó để tham thiền và thấy mình được thấm nhuần năng lượng hay màu sắc của nó. Trong tưởng tượng, chúng ta thấy mình đang biểu lộ phẩm tính thanh khiết hơn của cung đó trong tư tưởng, tình cảm hay hành động của mình. Đây là cách chúng ta nâng năng lượng từ mức biểu lộ thấp lên mức độ cao hơn. Đây là một cách để xúc tiến việc tinh luyện, chỉnh hợp, và khai ngộ, để bằng cách đó mà loại bỏ những điều lệch lạc và các chướng ngại ngăn trở sự biểu lộ của linh hồn. Nhờ hiểu biết các phẩm tính kết hợp với mỗi cung, chúng ta có được phương tiện cần thiết để nâng cao năng lượng và chuyển hóa chúng thành những biểu lộ cao thượng hơn. Thế nào là cộng hưởng? Chúng ta đã biết rằng cộng hưởng tạo nên sự điều hòa. Cộng hưởng là sự cùng ứng đáp của hai phần tương tự nhau – tương tự về rung động và phẩm tính. Nó cũng có nghĩa là sự hấp dẫn, tương đồng, và liên kết các năng lượng “hài hòa với nhau”. Ví dụ như hai âm thoa: khi một âm thoa phát ra âm thanh nó khiến âm thoa kia cũng bắt đầu ngân lên, vì chúng có âm điệu tương tự. Vì thế, chúng hòa âm với nhau đến mức nào đó, và chính sự hài hòa này khiến chúng cộng hưởng với nhau. Kết quả là hòa âm. Thế nên cái này cần hài hòa với cái kia (hòa âm) mới có sự cộng hưởng. Chúng ta thường thấy rằng mình được hấp dẫn đến với những người có cung tương tự. Đồng thanh tương ứng, và vì đó mà chúng ta hấp dẫn lẫn nhau, do sự cộng hưởng. Thường thì các nhóm được hình thành vì có sự cộng hưởng hỗ tương hấp dẫn họ đến với nhau. Các nhóm này có thể ở cấp phàm nhân hay ở cấp linh hồn.   Tóm lược Khi biết được cơ cấu các cung của chính mình, chúng ta sẽ tự biết mình nhiều hơn. Biết được các ưu điểm hay nhược điểm, chúng ta mới thấy được căn cơ, trình độ của mình. Bấy giờ chúng ta mới có lộ trình để biết mình có thể đi đến đâu và cách nào thực hiện. “Hãy tự Biết mình” là lời huấn thị hết sức quan trọng trên đường tinh thần. Một trong những cách hay nhất, tuyệt vời nhất, là biết được cơ cấu các cung của mình rồi làm việc với các cung đó để có thể khai thác tối đa tiềm năng cao đẹp của mình. BÀI THAM THIỀN 9 QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO (4) KỸ NĂNG HỌC TẬP - KHẢ NĂNG HÌNH DUNG SÁNG TẠO Trong tài liệu nghiên cứu đính kèm, bạn sẽ học thêm về • Khoa học hình dung • Giới thiệu đơn giản về 7 Cung, màu sắc và phẩm tính của các Cung Ngữ giải Đại vũ trụ Tiểu vũ trụ là một vũ trụ nhỏ, như một con người. Nó thường tương phản với đại vũ trụ, một thể biểu hiện rộng lớn, như vũ trụ mà tiểu vũ trụ sinh sống trong đó. Đó là bức tranh nhỏ (tiểu vũ trụ) và bức tranh rộng lớn (đại vũ trụ). Đại vũ trụ Tiểu vũ trụ là một vũ trụ nhỏ, như một con người. Nó thường tương phản với đại vũ trụ, một thể biểu hiện rộng lớn, như vũ trụ mà tiểu vũ trụ sinh sống trong đó. Đó là bức tranh nhỏ (tiểu vũ trụ) và bức tranh rộng lớn (đại vũ trụ). Bảy Cung Bảy Cung là sự phát lộ thống nhất từ một vị Thượng Đế cấp Vũ trụ bấy giờ phân hóa thành bảy dòng năng lượng, đi vào Thái dương hệ chúng ta và ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống bên trong thái dương hệ. Mỗi cung có đặc tính riêng. Cung Một là Ý chí, Quyền lực; Cung Hai là Bác ái-Minh triết; Cung Ba là Thông tuệ Linh hoạt; Cung Bốn là Điều hòa qua Xung đột; Cung Năm là Khoa học và Kiến thức Cụ thể; Cung Sáu là Sùng tín và Lý tưởng hóa; Cung Bảy là Trật tự và Huyền thuật Nghi lễ. Các Thuật ngữ đã dùng trước đây được lặp lại trong bài này Thể Cảm dục Thể Cảm dục còn được gọi là Thể Tình cảm gồm các ham muốn và xúc cảm của chúng ta – sợ hãi, hạnh phúc, hy vọng, nhạy cảm, cảm xúc mạnh, âu lo, tình cảm dồn nén, bám chấp, và yêu thương. Sự Sống Duy nhất Sự Sống Duy nhất phát ra hay là phân hóa thành bảy dòng năng lượng gọi là Bảy Cung. Đây là toàn phạm vi biểu lộ của Thượng Đế biểu hiện. Bảy Cung biểu lộ thành những phẩm tính như là bác ái, sùng tín hoặc mỹ lệ. Mỗi cung có âm điệu, âm thanh, màu sắc và rung động riêng. Cõi Bồ-đề Cõi Bồ-đề là cảnh giới của trực giác và bác ái đại đồng. Bồ-đề là một năng lượng thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, cùng với ý chí tinh thần (Atma) và thông tuệ tinh thần (Manas). Thể trí Thể trí là khả năng tư duy của chúng ta, là khí cụ của chúng ta để xử lý thông tin, soạn thảo tài liệu (một cách hợp lý, có trình tự, vòng vo, linh hoạt, tách biệt). Nó cũng hàm chứa năng lực hình dung và tưởng tượng. Thể trí có hai thành phần, hạ trí (trí cụ thể) và thượng trí (trí trừu tượng). CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO, ĐOẠN 4" Chúng ta tiếp tục nghiên cứu Các Qui luật của Đường Đạo, Đoạn 4. Trước hết đọc cả đoạn, rồi tham thiền về phần đã cho, trả lời các câu hỏi và bất cứ điều gì khác có thể phát sinh. Tiếp tục tiêu điểm của tháng này (hình dung sáng tạo) bằng cách tạo các hình ảnh đầy màu sắc về chủ đề tham thiền. Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. Qui luật của Đường Đạo và Florence Nightingale (4) Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ. http://static.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2010/5/5/1273075007816/Florence-Nightingale-in-a-006.jpg Florence Nightingale tại một bệnh viện ở Scutari trong thời gian chiến tranh Crimea. Khi trở về nước, Bà kinh hoảng khi thấy mình trở thành người nổi tiếng qua các bài báo và các bức tranh đầy xúc cảm. Ảnh: Tranh của Rischgitz/ Getty. Nightingale giúp mọi người bằng bất cứ cách nào bà có thể. Bà không chỉ chăm sóc các thương binh, mà còn viết thư cho họ gửi về gia đình, và thông báo cho gia đình biết khi họ mất. Bà lập các bếp ăn và phòng đọc sách có sẵn sách và cà phê cho thương bệnh binh vào một thời gian mà bấy giờ chỉ có các quầy rượu và phòng đợi dành cho họ. THAM THIỀN Chỉnh hợp 1. Thư dãn thể xác. 2. Điều hòa tình cảm. 3. Giữ thể trí yên lặng và tập trung; hướng trí bạn vào bên trong và hướng thượng đến nguồn tâm thức cao siêu gọi là “linh hồn”. 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn; rồi hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn tuôn xuống vào thể xác, thể tình cảm, và thể trí của bạn. 5. Đọc Thánh ngữ OM Tập hình dung về chú nguyện Gayatri: Tiêu điểm kỹ năng tham thiền trong tháng này, là khả năng tham thiền một cách sáng tạo. Điều này dễ thực hiện hơn cho những người có thể trí thuộc loại dùng hình ảnh, não phải. Việc sáng tạo với thể trí của mình, là bước đầu tiến đến việc sáng tạo thực sự. Nếu chúng ta kiên trì thực tập hình dung qua một thời gian dài, thì điều mà chúng ta “thấy” sẽ biểu hiện trong thời gian và không gian. Bài tập hình dung này được đưa vào để giúp bạn phát triển lĩnh vực vừa kể. Bạn có thể chọn luân phiên bài tập sáng tạo này với bài tham thiền, thực hành vào những ngày xen kẽ. Nếu thế, thì bạn hãy kết thúc với một “tụ điểm cấp thấp” và “phóng rải".

  • Hình dung thấy bạn đang đứng trên bờ biển ngay trước thời điểm rạng đông – gió và biển đều yên lặng. Nhìn về phía chân trời với thái độ chờ mong, bạn đợi lúc Mặt trời mọc. Ánh sáng bừng lên.
  • Bấy giờ, phần trên cùng của vầng dương nhô lên khỏi đường chân trời và chói rạng với những tia sáng ánh vàng. Nhận thức rằng đây chỉ là phương diện trần thế của Đấng Toàn năng, bạn đọc một cách tôn kính (trong im lặng hoặc thành lời):

1. Hỡi Đấng bảo dưỡng toàn vũ trụ. Mở tâm và trí của mình để chào đón khi Mặt trời dần dần lên cao trong vầng ánh sáng vàng tan chảy bừng chiếu. 2. Đấng sinh thành vạn hữu; Đấng mà vạn hữu trở về, Bạn tưởng tượng nguồn sống phát xuất từ Mặt trời (Thượng Đế), lan rộng, rồi trở về với Ngài. 3. Xin hiển lộ cho chúng con hình ảnh Ngôi Mặt trời tinh thần chân thực, ẩn trong vầng ánh sáng chói vàng. Để chúng con hiểu biết chân lý .. Thấy chính bạn được khai sáng và khôn ngoan. 4. Và làm tròn nhiệm vụ Thấy bạn đang phóng rải tình thương và ánh sáng cho cả chúng sinh trên Địa cầu. 5. Trên con đường đến dưới chân thánh thiện của Ngài. Thấy bạn đang tiến đến Thượng Đế-Vầng Thái dương, hoặc - đến Chân sư của mình. Đọc thánh ngữ OM khi bạn kết thúc bài tập này. sun_01 Tham thiền Phân tích tư tưởng gốc (dùng các câu hỏi kèm theo); hãy thấy ý nghĩa tổng quát của nó đối với bạn, đối với cá nhân bạn; rồi cuối cùng là thâm nghĩa của nó, chân lý tinh thần ẩn trong đó. “Nâng tâm thức” hướng về Sự Sống Thiêng liêng trong tâm bạn, và cố gắng nhìn thấy/ giao tiếp/ hoặc cảm nhận sự thực đó. Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ. Tuần 1: Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; Về “ba điều” cần tránh: khi đọc lời chú nguyện này bạn nghĩ ba điều đó nói chung là chỉ về những gì? Bạn vui lòng giải thích. Bạn có nghĩ rằng chúng có thể là những sự tiêu cực trong thể trí, thể tình cảm và thể xác không? Nếu có, thì tại sao? Có phải đôi khi bạn “che giấu” ý nghĩ của mình đối với người khác, và nếu có thì vì sao? Bạn có nghĩ rằng nay là lúc cần phải bỏ đi sự che đậy, và vén lên một phần bức màn che hay không? Nếu có thì tại sao? Bạn thực hiện điều này bằng cách nào? Tuần 2: (Khách hành hương phải tránh) mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; Khi đồng hành với người khác chúng ta cần có tâm hồn độ lượng và tinh thần từ ái. Bạn có thể nghĩ đến một lúc nào đó mà bạn đã nhận sự rộng lượng hoặc nhân từ nói trên và điều đó đã có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của bạn hay không? Bạn có rộng lượng với người khác đến mức đó không? Nếu có, thì hiệu quả thế nào? Tuần 3: (Khách hành hương phải tránh) vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ. Câu này có ý nghĩa thế nào đối với bạn và sự phát triển nội tâm của bạn? Tuần 4: [Cả đoạn 4] Đoạn này đặc biệt nòi lên điều gì mà bạn nghĩ có liên quan mình hiện nay, khi bạn đang tiến bước trên Đường Đạo? Khoảng lặng thấp 1. Thận trọng kết thúc các cố gắng trên đây và tái tập trung: a. Vào thể trí của bạn, rồi b. Vào thể tình cảm của bạn, rồi c. Vào thể xác của bạn, để cho năng lượng phát sinh qua cố gắng tham thiền của mình mang lại hiệu quả tốt lành, chuyển hóa mỗi một trong ba thể này của phàm nhân hướng về tinh thần. 2. Xem xét lại bất cứ tư tưởng hoặc nhận thức nào đã phát sinh trong khi bạn phân tích tư tưởng gốc. Phóng rải Đọc Đại Thỉnh nguyện, phóng rải ánh sáng, bác ái và quyền năng tinh thần của Thượng Đế cho thế giới. ĐẠI THỈNH NGUYỆN Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người. Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian. Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người. Cầu mong Đức Chưởng giáo trở lại Trần gian. Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế, Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người, Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự. Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại, Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi, Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác. Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian. OM ... OM ... OM Cân nhắc Thận trọng mỗi ngày Trong suốt ngày, xem xét những tư tưởng đã phát sinh trong khi bạn hành thiền, để giữ cho các ảnh hưởng chuyển hóa tiếp tục. Cố gắng tỏ ra bớt vị kỷ, với tâm hồn độ lượng. Tham gia Thiền Trăng Tròn mỗi Tháng Có sự chỉnh hợp mạnh mẽ giữa Mặt trời, Mặt trăng, và Địa cầu trong những kỳ Trăng Non và Trăng Tròn. Vì thế, chúng tôi đề nghị có cuộc tham thiền đặc biệt mỗi tháng trong các trường hợp này. Bạn có thể tải các bài tham thiền xuống từ Meditation Quest homeroom, hoặc tham gia cùng với Michael và Tuija Robbins mỗi tháng khi hai ông hành Thiền Trăng Tròn trên Webinar và Phát sóng Phụng sự-Thiền Trăng Tròn Giờ Chính xác.   Phúc trình Tham thiền #9 Vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây trong Phúc trình Tham thiền của bạn (nên trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ” và gửi cho Morya Federation trong vòng ba ngày sau ngày Trăng Tròn). 1.     Tháng này bạn dùng Bài Tham thiền Số mấy và Chủ đề nào? 2. Bạn thấy bài tập hình dung về Gayatri thế nào? Có những điều quan trọng đặc biệt nào không? 3. Bạn có thể tóm lược Qui luật của Đường Đạo - Đoạn 4 thế nào? Đoạn này có giáo huấn quan trọng nào cho chúng ta? 4. Khi liên hệ Đoạn 4 với chính mình, bạn thấu hiểu điều gì về cuộc hành trình của cá nhân bạn? 5. Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không? 6.  Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn có cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn có thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Nghiên cứu Vui lòng trả lời ít nhất một câu hỏi dưới đây.

  1. Tiến trình hình dung sáng tạo có những bước nào?
  2. Vì sao sự tưởng tượng là quan trọng trong việc hình dung?
  3. Khi suy ngẫm về những điều đã học được trong các tài liệu nghiên cứu, hãy chọn một mục mà bạn thấy đặc biệt có nhiều ý nghĩa, và vui lòng giải thích lý do.
  1. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 89
  2. Chuyển ngữ từ Alice A. Bailey, Từ Trí tuệ đến Trực giác, tr. 223-225
  3. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 116
  4. Alice A. Bailey, Khoa Trị liệu Nội môn, tr. 104
  5. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 91
  6. Alice A. Bailey, Các Cung và Các Cuộc Điểm đạo, tr. 488
  7. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 91
  8. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 556
  9. Alice A. Bailey, Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới, Tập I, tr. 90
  10. Alice A. Bailey, Tâm lý học Nội môn, Tập I, tr. 19