QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Trang: Cõi trí

Cõi Trí Cảnh giới kế tiếp theo trình tự hướng thượng là cõi thứ năm hay cõi trí. Cảnh giới này được chia thành ba lĩnh vực rung động: hạ trí kết hợp với phàm ngãthượng trí là trụ điểm của linh hồn; và trí trừu tượng là một phương diện của tam nguyên tinh thần. Hạ trí/phàm ngã: Bốn cõi phụ dưới của cõi trí được gọi là hạ trí, hay là trí cụ thể. Sử dụng phương diện này của trí tuệ, chúng ta học, viết và liên hệ các tư tưởng với nhau. Khi chúng ta phân tích, giải toán, thu thập và xử lý dữ liệu, thì phần lớn chúng ta đang sử dụng hạ trí hay cái trí cụ thể này. Trên sơ đồ, ở cõi phụ thứ tư tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống, ta thấy có các từ “nguyên tử trường tồn hạ trí”. Nguyên tử trường tồn hạ trí này (được hình thành qua nhiều thời đại với tính cách trí năng gần với bản năng) là một tổ hợp nguyên tử tế vi gồm các năng lượng mà phàm ngã tập trung vào đó. Thực ra, tất cả các cõi phụ bên dưới và gồm cả cõi phụ thứ tư này, có tổng số quan trọng là “18”. Mười tám cõi phụ này bao gồm phàm ngã. Đây là mười tám cõi phụ mà chúng ta liên tục cố gắng tinh luyện và thanh lọc, để hòa hợp chúng với ánh sáng, bác ái và ý chí – và các phẩm tính của linh hồn. Xem lại sơ đồ, chúng ta thấy một đường vạch thẳng đứng kéo dài từ cõi trần, xuyên qua cõi cảm dục và dừng lại ở nguyên tử trường tồn hạ trí. Với tính cách tụ điểm của phàm ngã, nguyên tử trường tồn hạ trí là cái khí cụ để trí tuệ phối hợp và thống nhất các thể xác, thể cảm dục và thể trí. Rốt cuộc tiến trình này khiến cho phàm ngã trở nên thống nhất. fig5-7 Con của Trí tuệ – Chân ngã hay “Linh hồn Trên cõi phụ thứ năm tính từ dưới lên (và về sau trên cõi phụ thứ sáu) ta thấy có một tam giác gọi là “Chân ngã Thiêng liêng” hoặc “Thể của Chân ngãhay Thể Nguyên nhân”. Đây là nhà hay ngôi đền của thể trung tâm thường được gọi là “Linh hồn”. Những từ thường được dùng đồng nghĩa với “Linh hồn” là “Hoa sen Chân ngã” và “Thể Nguyên nhân”. Hoa sen chân ngã và thể nguyên nhân không phải chính là “Linh hồn”, nhưng là phương tiện quan trọng để tâm thức cao siêu của linh hồn biểu lộ qua đó. Từ “linh hồn” thực sự có nghĩa là “tâm thức”. Tâm thức biểu lộ qua “Linh hồn” trên cõi thượng trí, nhưng nó cũng biểu lộ như “linh hồn con người” trong ba cõi thấp. Các từ “Linh hồn” và “linh hồn” có nhiều ý nghĩa mà chúng ta sẽ hiểu được theo thời gian qua cố gắng nghiên cứu kỹ. Thật đáng mừng khi chúng ta thấy rằng trung tâm được gọi là “Linh hồn”, về mặt rung động, lại rất mật thiết với cấu trúc năng lượng mà chúng ta gọi là “phàm ngã”. Trụ điểm của “Linh hồn” bên trong hoa sen chân ngã hoặc thể nguyên nhân thì chỉ cao hơn một cõi phụ so với cấp cao nhất của trụ điểm phàm ngã. Việc ‘nới rộng’ tâm thức của chúng ta hướng đến “Linh hồn” thì hoàn toàn trong khả năng chúng ta nếu chúng ta chỉ cần học cách chỉnh hợpphàm ngã đã tập trung với trung tâm cao hơn vừa kể trên các cấp thứ hai và thứ ba của cõi thượng trí. Trí Trừu tượng và Manas Thuần khiết Trên cõi phụ cao nhất tức là cõi phụ thứ nhất của cõi trí, có trụ điểm của trí trừu tượng. Cõi phụ cao nhất này là nơi có tư tưởng trừu tượng, và ở đây các ý tưởng (từ cõi bồ-đề) trở thành các khái niệm trừu tượng. Mức cao nhất này của cõi thượng trí, nơi manas thuần khiết biểu lộ, cũng lại là điểm thấp nhất của tam nguyên tinh thần – atma/bồ-đề/manas. Các ý tưởng phát sinh trong những phương diện cao của tam nguyên tinh thần lưu chuyển qua trí trừu tượng để trở thành tư tưởng trừu tượng. Từ đó chúng đi vào Linh hồn/hoa sen chân ngã để có được năng lượng thống nhất. Rồi chúng đi vào hạ trí để được cụ thể hóa với các chi tiết rõ rệt, và đi vào não bộ để biểu lộ qua hành động ở cõi trần. Các cõi cao hơn cõi Bồ-đề thì ngoài phạm vi của khóa học này và không được mô tả hoặc nêu chi tiết đầy đủ. Chúng chỉ được đề cập đến và mô tả rất vắn tắt. Cõi Bồ-đề