THẦN PHỔ HỌC VỀ CHƯ THẦN LINH SÁNG TẠO
(THE THEOGONY OF THE CREATIVE GODS)
MUỐN quán triệt được ý niệm ẩn dưới mọi vũ trụ học cổ truyền, cần phải nghiên cứu và so sánh đối chiếu tất cả các tôn giáo lớn thời xưa; vì chỉ nhờ vào phương pháp này mà ý niệm gốc mới trở nên đơn giản. Nếu khoa học chính xác có thể vút lên cao khi truy nguyên hết mức các tác động của Thiên Nhiên, thì nó sẽ gọi ý niệm này là huyền giai các Thần Lực (the hierarchy of Forces). Các quan niệm triết học nguyên thuỷ và siêu việt đều như nhau. Nhưng khi các hệ thống bắt đầu ngày càng phản ánh các tư chất của các quốc gia, và khi các quốc gia đã định cư thành các nhóm riêng biệt sau khi phân ly với nhau, mỗi nhóm lại tiến hoá theo tập tục của quốc gia hay bộ lạc mình, thì ý niệm chính sẽ dần dần bị khuất đi do con người đã hoang tưởng quá mức. Trong khi ở một vài xứ, các THẦN LỰC, hay đúng hơn là các Quyền Năng thông tuệ của Thiên Nhiên (the intelligent Powers of Nature), đã được thần thánh hoá đến mức khó lòng hơn được nữa, thì ở một vài xứ khác – chẳng hạn như Âu Châu và các xứ văn minh hiện nay– chỉ nội việc nghĩ rằng các Thần Lực như thế có được trí thông tuệ cũng đủ bị xem là phi lý phản khoa học. Vì vậy, người ta cũng thấy đôi phần khuây khoả khi thấy các lời phát biểu trong phần Dẫn nhập của Asgard và các chư Thần (Asgard and the Gods); đó là: “Các chuyện kể và Truyền thuyết của Tổ tiên ở phương Bắc” do W. S. W. Anson xuất bản; ông cho rằng:
Ở Trung Á, trên bờ Ấn Hà, ở xứ Kim Tự Tháp, ở các bán đảo Hy Lạp và Ý, và ngay cả phương Bắc, nơi mà giống người Kelts, Teutons và Slavs vẫn lê gót lãng du, mặc dù quan niệm tôn giáo của thiên hạ có rất nhiều hình thức khác nhau, song chúng ta vẫn còn thấy được nguồn gốc chung của chúng. Chúng ta đã vạch ra mối liên hệ giữa các câu chuyện về chư Thiên, tư tưởng thâm thuý ẩn trong đó và tầm quan trọng của chúng, để cho độc giả có thể thấy rằng chẳng phải là thế giới huyền hoặc đã hiện ra trước mắt y, mà chính …Cuộc Sống và Thiên Nhiên mới tạo thành cơ sở của sự tồn tại và tác động của chư Thiên.(1)
Và mặc dù bất cứ nhà Huyền bí học hoặc sinh viên Nội môn Bí giáo Đông phương nào cũng không thể chấp nhận được ý tưởng kỳ cục là: “Các quan niệm tôn giáo của các quốc gia cổ nổi tiếng nhất đều liên hệ với buổi sơ khai của nền văn minh thuộc các giống dân Đức (the Germanic races)”, (2) nhưng y vẫn lấy làm hoan hỉ khi thấy các chân lý như thế được trình bày như sau: “Các câu chuyện thần tiên này đâu phải là các chuyện vô vị được viết ra để mua vui cho kẻ ăn không ngồi rồi (the amusement of the idle); chúng chính là hiện thân của tôn giáo thâm thuý của các tổ phụ chúng ta đó (our forefathers)!” (3)
Đúng quá rồi! Chẳng những đó là tôn giáo của họ, mà còn là lịch sử của họ nữa. Ấy là vì một thần thoại (trong tiếng Hy Lạp là mythos) có nghĩa là truyền thuyết, được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ kia; ngay cả trong từ nguyên học hiện đại (the modern etymology), từ ngữ này cũng tượng trưng cho một phát biểu huyền hoặc trình bày một chân lý quan trọng nào đó; một câu chuyện về một nhân vật phi thường nào đó có tiểu sử đã được thêm thắt (do sự sùng bái của các thế hệ liên tiếp) với vô số các điều hoang tưởng bình dân, nhưng đó không phải toàn là chuyện ngụ ngôn. Cũng như tổ phụ của mình (các người Ãryans ban sơ), chúng ta tin tưởng hết lòng (we belive firmly) vào nhân cách và trí tuệ của hơn một Thần Lực tạo ra hiện tượng trong Thiên Nhiên (of more than one phenomenon-producing Force in Nature).
Theo thời gian, giáo lý cổ sơ mai một đi, các quốc gia ít nhiều quên mất Nguyên khí độc nhất vô thượng của vạn vật và bắt đầu chuyển các thuộc tính trừu tượng của “nguyên nhân vô cực” (“causeless cause”) thành ra các hậu quả; đến lượt chúng lại trở thành nhân của các thứ khác, đó tức là các Quyền Năng sáng tạo của Vũ Trụ. Các nước lớn đã hành động như thế vì sợ báng bổ THIÊN Ý (IDEA); các nước nhỏ làm như thế vì họ không thể lãnh hội được nó, hoặc là vì họ không có khả năng quan niệm theo triết lý để duy trì nó được vô nhiễm hoàn toàn. Nhưng ngoại trừ các người Ãryans cận đại nhất (nay họ đã trở thành người Âu Châu và tín đồ Thiên Chúa giáo) tất cả đều biểu lộ sự tôn thờ này trong các vũ trụ khởi nguyên luận của mình. Theo Thomas Taylor, (1) dịch giả có trực giác nhiều nhất của các Áng văn Hy Lạp, chẳng có quốc gia nào đã từng quan niệm rằng Nguyên khí Độc nhất vô nhị trực tiếp sáng tạo ra Vũ Trụ hữu hình, vì không có kẻ minh mẫn nào lại tin tưởng rằng một kế hoạch gia kiêm kiến trúc sư có thể dùng chính đôi tay của mình xây dựng nên toà nhà mà ông đang mơ tưởng. Dựa vào chứng cớ của Damascius trong tác phẩm: Về các Nguyên Khí Bản Sơ (On First Principles), họ đã gọi nó là “U MINH bất khả tri” (the “Unknown DARKNESS”). Dân Babylon không đá động gì đến nguyên khí này. Trong tác phẩm Về Sự Tiết Thực (On Abstinence).(1) Porphyry cho rằng: “Thần linh này siêu việt hết vạn hữu, vì thế không nên đề cập tới Ngài, dù là nói ngoài miệng hay chỉ nghĩ trong lòng. “Mở đầu tác phẩm Thần phổ học (Theogony), Hesiod cho rằng ”Hồng nguyên khí (Chaos) của vạn vật sinh ra trước tiên”, (2) như thế suy ra rằng chúng ta nên cung kính đừng đề cập tới Nguyên nhân của nó. Trong thi phẩm của chính mình vốn chẳng có gì cao siêu hơn Đêm Thần (Night), Homer đã trình bày rằng Zeus rất tôn kính Đêm Thần. Theo tất cả các nhà Thần học cổ truyền và theo các giáo lý của Pythagoras và Plato, Zeus (tức Đấng Sáng Tạo ra Vũ Trụ) không phải là Thần Linh tối cao. Điều này cũng chẳng khác nào Sir Christopher Wren trong khía cạnh vật chất, con người chính là TRÍ NGÀI (vốn sáng tạo ra các tuyệt tác nghệ thuật của ông). Do đó, Homer chẳng những không đề cập tới Nguyên khí Bản sơ, mà còn không đề cập tới cả hai Nguyên khí ngay sau khi Nguyên khí Bản sơ, tức Hậu thiên khí (Aether) và Hồng nguyên khí (Chaos) của Orpheus và Hesiod, cũng như là Biên chu (Bound) và Vô cực (Infinity) của Pythagoras và Plato.(3) Đề cập tới Nguyên khí Vô thượng này (this Highest Principle), Proclus cho rằng nó là “Nhất Nguyên Tối Sơ, và siêu việt cả Adyta bản sơ (the Unity of Unities, and beyond the first Adyta)… bất khả diễn đạt hơn mọi Tịch Nhiên (all Silence), huyền linh hơn mọi Bản Thể (all Essence) …ẩn trong các chư Thiên khả niệm (the intelligible Gods)” (1) .
Người ta phải thêm một chi tiết vào những điều mà Thomas Taylor đã trình bày vào năm 1797 – tức là: “Dân Do Thái hình như cũng chẳng cao siêu… hơn Đấng Sáng Tạo trực tiếp ra (the immediate Artificer) Vũ Trụ” vì “Moses đã phủ một lớp u minh lên trên mặt thái uyên (the deep), và cũng chẳng cần ám chỉ rằng nó tồn tại là vì có một nguyên nhân nào đó”.(2) Trong Thánh kinh của mình, (một tác phẩm nội môn thuần là biểu tượng), người Do Thái đã chẳng bao giờ làm hạ giá trị vị thần ẩn dụ của mình nhiều quá mức như là tín đồ Thiên Chúa giáo, bằng cách chấp nhận Jehovah như là Thượng Đế sống động duy nhất song lại nhân hình của mình.
Nguyên khí Bản sơ hay đúng hơn là Nguyên khí Độc nhất vô nhị được gọi là “vòng tròn Thiên giới” (the “circle of Heaven”), được trình bày tượng trưng như là hình tượng gồm một Điểm ở trong một Vòng tròn hoặc một Tam giác đều. Điểm này chính là THƯỢNG ĐẾ (LOGOS). Do đó, trong Rig Veda (Brahmã cũng không đề cập tới trong đó), phần mở đầu của vũ trụ khởi nguyên luận chính là Hiranyagarbha (Kim Noãn) và Prajãpati (sau này là Brahmã), từ Prajãpati xạ ra tất cả mọi Huyền giai “các Đấng Sáng Tạo”. Đơn Nguyên (the Monad), tức Huyền Điểm, là nguyên bản và là Đơn vị từ đó mới có toàn bộ hệ thống số mục. Điểm này là Nguyên Nhân Bản Sơ, nhưng ĐẤNG (THAT) đã sinh sản ra nó hay là biểu lộ nó (tức Thượng Đế) đã chuyển sang trạng thái tịch lặng. Đến lượt biểu tượng này, tức Điểm ở trong vòng tròn vẫn chưa phải là Kiến trúc sư, mà chỉ là Nguyên Nhân của Kiến trúc sư; Kiến trúc sư này có vị thế đối với nó cũng giống như là chính Huyền Điểm đối với Chu vi của Vòng tròn (theo Hermes Trismegistus, không thể xác định được chu vi này). Trong Philebus, Porphyry cũng chứng tỏ rằng Đơn Nguyên và Lưỡng Nguyên (the Monad and the Duad) của Pythagoras cũng chẳng khác nào vô cực (infinite) và hữu hạn (finite) của Plato, hay cái mà Plato gọi là vô biên [boundless] và biên chu [bound]. Chỉ có Biên chu tức Từ Mẫu (Mother) là có thực chất, còn vô biên lại là “nguyên nhân của mọi nhất nguyên và kích thước của vạn vật.” Lưỡng Nguyên, Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti), BỨC MẠNG CHE PHỦ (the VEIL) [Thái Cực Thượng Đế - Parabrahman] lại tỏ ra là Mẹ của Thượng Đế, đồng thời là con gái của Ngài (tức là đối tượng tri giác của Ngài), Đấng sinh hoá được sáng tạo ra, nguyên nhân thứ yếu của nó. Đối với Pythagoras, ĐƠN NGUYÊN (MONAD) đã Tịch lặng (Silence) và U ám (Darkness) trở lại, ngay khi mà nó đã tiến hoá thành Tam Nguyên (Triad), từ đó xạ ra 7 con số còn lại trong 10 con số vốn là cơ sở của Vũ Trụ Biểu Lộ.
Trong vũ trụ khởi nguyên luận Bắc Âu cũng vậy:
Thoạt đầu có một Thái Uyên (a great abyss) [Hồng nguyên khí] không có ngày mà cũng chẳng có đêm; Thái Uyên đó chính là Ginnungagap, vô thuỷ vô chung. Đấng Từ Phụ (All Father), Đấng Bản Lai (Uncreated), Vô hiện (Unseen), ngự trong lòng Thái Uyên [Không gian] và suy tính, thế là những điều Ngài suy tính đều biến thành hiện thực.( )
Trong vũ trụ khởi nguyên luận Ấn Độ, sự tiến hoá của Vũ Trụ được chia thành hai hồi (two acts), được mệnh danh là Tạo vật Prãkrita và Padma. Trước khi “Quang Minh Đường” (“Home of Brightness”) xạ ra các tia ấm áp khơi hoạt Đại Thuỷ của Không gian (the Great Waters of Space), các Yếu tố của Tạo vật thứ Nhất (the Elements of the First Creation) đã xuất hiện rồi và từ đó tạo ra Đại Ymir (the Giant Ymir) tức Oergelmir (theo sát nghĩa là đất sét sôi sùng sục), tức vật chất nguyên thuỷ do Hồng nguyên khí biến phân ra. Rồi tới con bò cái Audumla chuyên môn bảo dưỡng vạn vật, ( ) nó đẻ ra Buri (Kẻ sáng tạo). Buri phối hợp với Bestla, con gái của các kẻ “Khổng lồ Đông Giá” (“the Frost-Giants”), tức các con của Ymir, sinh ra ba người con: Odin, Willi và We hay là “Tinh Thần” (“Spirit”), “Ý Chí” (“Will”) và “Thánh Linh” (“Holiness”).( ) Ấy là lúc U Minh vẫn còn ngự trị khắp Không gian, khi các Ases (các Quyền năng sáng tạo, tức các Thiền Định Đế Quân) vẫn còn chưa tiến hoá và Yggdrasil (cây Vũ Trụ Sinh Tử Luân Hồi – the tree of the Universe of Time and of Life) vẫn còn chưa mọc và vẫn còn chưa có Walhalla tức các Anh Hùng Sảnh (Hall of Heros). Huyền thoại Bắc Âu bàn về sự Sáng tạo về Trần Thế đều mở đầu bằng cách nói về Thời gian và kiếp Nhân sinh. Đối với họ, tất cả những cái trước đó đều là “U Minh” (“Darkness”), bên trong có Đấng Toàn Sinh (All-Father), Cội nguồn của vạn vật. Theo vị chủ biên của tác phẩm Asgard và chư Thiên, mặc dù các huyền thoại này đều có bao hàm ý niệm về ĐẤNG TOÀN SINH ấy (tức cội nguồn của vạn vật), song ngoại trừ trong thi phú, ít khi nào Ngài được đề cập tới. Theo ông ta, ấy chẳng phải là vì trước khi Phúc Âm được rao giảng thì không tài nào có được những quan niệm minh bạch về Vĩnh Cửu, mà bởi vì nó có một tính cách thực là thâm thuý, bí hiểm. Vì thế, tất cả các vị Thần sáng tạo, tức là chư Thần Linh nhân hình, đều xuất lộ từ giai đoạn thứ yếu trong cuộc Tiến Hoá Vũ Trụ. Zeus sinh ra bên trong và bên ngoài Kronos (Thời gian). Cũng vậy, Brahmã do Kãla (thời gian vĩnh cửu) xạ ra; Kãla là một trong các tôn danh của Vishnu. Vì thế, chúng ta mới thấy Odin là Tổ Phụ của chư Thần, chư Tiên cũng như Brahmã là Tổ phụ của chư Thiên và chư Thần Quỷ. Cũng vì thế mà tất cả mọi Thần Linh sáng tạo chính yếu đều có tính cách bán thư bán hùng, từ ĐƠN NGUYÊN thứ nhì (the second MONAD) của người Hy Lạp mãi xuống tới Sephira Adam Kadmon, Brahmã tức Prajãpati-Vãch trong kinh Vedas, và Đấng bán thư bán hùng của Plato, đó chẳng qua chỉ là một lối thuyết minh khác về biểu tượng ấy của Ấn Độ.
Chúng ta có thể tìm thấy định nghĩa có tính cách siêu hình nhất về Thần phổ học bản sơ (theo tinh thần của phái Vedãnta) trong tác phẩm Giảng lý Chí Tôn Ca của T. Subba Row. Vị giảng sư ấy đã trình bày về Thái Cực Thượng Đế, Đấng Bất Khả Tri và Bất Khả Tư Nghị như sau:
….đó chẳng phải là Ãtmã (Linh Tố)…cũng chẳng phải là bản ngã (ego) hay Phi Ngã (non-Ego), cũng chẳng phải là thần thức (consciousness) …nhưng mặc dù bản thân nó không phải là đối tượng để tìm hiểu, nó vẫn có thể phù trì và tạo ra đủ thứ đối tượng và đủ thứ sinh linh vốn là đối tượng để tìm hiểu …[Đó là] bản thể độc nhất vô nhị, khai sinh ra một trung tâm năng lượng …[mà ông gọi là Thượng Đế].(1)
Thượng Đế này chính là Shada Brahman của người Ấn Độ, ông ta sẽ không gọi Ngài là Ĩshvara, kẻo từ ngữ này sẽ làm cho người ta rất dễ lẫn lộn. Đó là Quan Thế Âm (Avalokiteshvara) của các Phật tử, Ngôi Lời (Verbum) của tín đồ Thiên Chúa giáo với ý nghĩa nội môn chân chính, chứ không phải là với ý nghĩa đã bị thần học xuyên tạc.
Đó là jnãta bản sơ, tức Chơn Ngã trong Càn Khôn, vì mọi Chơn Ngã khác chẳng qua chỉ là phản ánh hay biểu lộ của nó …. Vào lúc Hỗn Nguyên, nó tiềm tàng trong lòng Thái Cực Thượng Đế…[Trong chu kỳ Khai Nguyên] nó trở nên hữu thức và biệt lập ngã tính (an individuality of its own)…[Đó là một trung tâm năng lượng, nhưng] có biết bao nhiêu trung tâm năng lượng như vậy trong lòng Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman). Không được giả định rằng [ngay cả] Thượng Đế chẳng qua cũng chỉ là [Đấng Sáng Tạo, hay] một trung tâm năng lượng đơn độc…Chúng thì nhiều hằng hà sa số…[Đó] là Chơn Ngã sơ thuỷ (the first Ego) xuất hiện trong Càn Khôn …và [là] cứu cánh của mọi cuộc tiến hóa. [Đó là Chơn Ngã trừu tượng]…Đó là biểu lộ [hay trạng thái sơ thuỷ] của Thái Cực Thượng Đế …Một khi mà Chơn Ngã bắt đầu tồn tại như là một thực thể hữu thức … theo quan điểm của khách thể, Thái Cực Thượng Đế hình như chính là Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti). Làm ơn nhớ kỹ giùm điều này một chút…vì nó là manh mối giúp chúng ta giải quyết được tất cả nan đề Tinh Thần (Purusha) và Vật Chất (Prakriti) đã từng làm biết bao nhiêu tác giả viết về triết thuyết Vedanta phải lúng túng …Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) này có tính cách vật chất đối với (Thượng Đế) cũng như bất cứ một vật thể nào có tính cách vật chất đối với chúng ta. Hỗn nguyên khí đâu có phải là Thái Cực Thượng Đế cũng chẳng khác nào tập hợp các thuộc tính của cái cột này đâu phải là chính cái cột. Thái Cực Thượng Đế là một thực tại thênh thang tuyệt đối, còn Hỗn nguyên khí bất quá chỉ là một thứ bức màn che phủ nó thôi. Bản thân Thái Cực Thượng Đế ra sao thì không thể nào biết được. Thoạt nhìn, đó là Thượng Đế khoác lấy một bức màn, bức màn này do vật chất vũ trụ lan tràn khắp nơi…Sau khi xuất hiện một mặt như là Chơn Ngã (the Ego), một mặt như là Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti), Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman) tác động như là năng lượng duy nhất thông qua Thượng Đế (Logos). (1)
Thế rồi, bằng một lối so sánh tuyệt vời, diễn giả đã vạch rõ cách thức tác động của một Cái vốn là Chân không (Nothing), song lại bao trùm VẠN HỮU (ALL). Ông so sánh Thượng Đế với Mặt Trời đang xạ ra ánh sáng và nhiệt, nhưng năng lượng của nó – ánh sáng và nhiệt – tồn tại một cách bí ẩn và phân tán trong Không gian như là ánh sáng và nhiệt hữu hình, còn Mặt Trời chỉ là tác nhân của nó thôi. Đây là Bản thể tam phân sơ thuỷ. Tứ nguyên được tạo ra do ánh sáng xạ ra từ Thượng Đế.
Về mặt nội môn, các tín đồ Do Thái Bí giáo nói về điều này cũng giống in như là các tín đồ phái Veda. Theo họ, mặc dù là Nguyên nhân bản sơ của Vạn hữu, AIN SOPH thật là bất khả tư nghị, bất khả định vị và bất khả định danh. Vì thế mới có tôn danh Ain Soph, nghĩa là chân không “bất khả tu nghị, không thể xưng tán, thăm thẳm khôn dò.” Do đó, họ xem nó như là một vòng tròn vô hiện, một hình cầu, mà trí con người dù có cố gắng cách mấy đi nữa cũng chỉ mới quan niệm được cái vòm. Một bậc đã quán triệt được Thánh kinh Kabalah nhiều nhất đã đề cập tới một trong các ý nghĩa của nó, xét về mặt số học và hình học nội môn như sau:
Cứ thử nhắm mắt lại xem và xuất phát từ tri giác thức của mình, cứ thử phóng thần thức ra mọi phía cho đến mức cực biên. Bạn sẽ thấy các tia tri giác như nhau sẽ phóng đều ra mọi hướng như nhau, khiến cho khi chúng ta cực lực tri giác, chung qui nó đều hội tụ lại nơi vòm của một hình cầu. Giới hạn của hình cầu này dứt khoát phải là một vòng tròn lớn, và các tia tư tưởng phóng thẳng ra theo bất cứ hướng nào đều phải là các bán kính thẳng hàng của vòng tròn này. Như thế, nói theo ngôn ngữ thế gian, đó phải là quan niệm bao hàm cực độ về Ain Soph biểu lộ, nó khoác lấy một hình dạng hình học (đó là một hình tròn) với các yếu tố có chu vi cong và đường kính thẳng hàng chia thành hai bán kính. Vì thế, một dạng hình học là phương tiện để cho trí người có thể hình dung được Ain Soph.” (1)
Vòng Tròn Lớn này (mà Nội môn Bí giáo Đông phương thu gọn lại thành một Điểm ở trong Vòng Tròn Vô Biên) chính là Quan Thế Âm, Thượng Đế hay Huyền Âm (Verbum) mà T. Subba Row đã từng đề cập tới. Nhưng đối với chúng ta, Vòng Tròn hay Thượng Đế biểu lộ này thật là bí hiểm trừ phi nó biểu lộ thành Vũ Trụ (chẳng hạn như ĐẤNG ĐỘC TÔN) mặc dù các quan niệm cao siêu nhất của chúng ta vẫn có thể đạt đến nó một cách dễ dàng. Trong thời Hỗn Nguyên, Thượng Đế ấy yên nghỉ trong lòng Thái Cực Thượng Đế chẳng khác nào “Chơn Ngã tiềm tàng [nơi ta] vào lúc sushupti” (tức là lúc ngủ), chẳng thể nào biết được Thái Cực Thượng Đế ngoại trừ dưới dạng Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) (Hỗn nguyên khí là một Bức Màn Vũ Trụ có bản chất là vật chất vũ trụ lan tràn ra khắp mọi nơi). Do đó, Thượng Đế ấy chỉ là một cơ quan trong cuộc Sáng Tạo Vũ Trụ mà Thái Cực Thượng Đế dùng để xạ ra Năng Lượng và Minh Triết của mình; Thái Cực Thượng Đế ấy bí hiểm đối với Thượng Đế cũng như chính Ngài đối với chúng ta. Hơn nữa, vì Thượng Đế cũng bí hiểm đối với chúng ta như là Thái Cực Thượng Đế đối với Thượng Đế, nên để cho chúng ta có thể quan niệm được Thượng Đế, cả Nội môn Bí giáo Đông phương, lẫn Thánh kinh Kabalah đều đã rút gọn phần tổng hợp trừu tượng thành ra các hình ảnh cụ thể. Đó là phản ánh hay là các trạng thái trùng phức của Thượng Đế này, tức là Quan Thế Âm, Brahmã, Ormazd, Osiris, Adam Kadmon, muốn gọi sao thì gọi – có các trạng thái hay các phân thân trong chu kỳ khai nguyên là các Thiền Định Đế Quân, Elohim, chư Thiên, Amshaspend v.v…Theo Subba Row, các nhà siêu hình học giải thích nguồn gốc và mầm mống của các Thiền Định Đế Quân như là biểu lộ sơ thuỷ của Thái Cực Thượng Đế “tam nguyên tối cao mà chúng ta có thể hiểu được”; đó vốn là Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) (Bức màn), Thượng Đế, và năng lượng hữu thức của Thượng Đế, tức là quyền năng và ánh sáng của nó (trong Chí Tôn Ca gọi là Daiviprakriti) tức là “vật chất, thần lực và Chơn Ngã, hay cội nguồn duy nhất của Bản Ngã (Self), mà mọi thứ bản ngã khác chẳng qua chỉ là một biểu lộ hay một phản ánh”. Thế thì, chỉ dưới Ánh Sáng (của tâm thức – of consciousness), tri giác hồng trần và trí tuệ này mà Huyền bí học thực tiễn mới có thể phô bày Thượng Đế dưới các dạng hình học. Khi được nghiên cứu cẩn thận, không những các dạng hình học này phô trương một giải thích khoa học về sự tồn tại thực sự nơi ngoại cảnh (1) của “Bảy Biến phân của Minh Triết Thiêng Liêng” (“Seven Sons of the Divine Sophia”) tức là Huyền Quang của Thượng Đế (Light of the Logos), mà nhờ vào các chìa khoá còn chưa được khám phá ra, chúng còn chứng tỏ rằng xét về Nhân loại – “Bảy Biến Phân” (“Seven Sons”) này và hằng hà sa số các phân thân (tức các trung tâm năng lượng được nhân cách hoá) thật là tối cần. Không có chúng thì không bao giờ giải được (thậm chí đề cập đến được) bí nhiệm về Hiện Tồn và Nhân Loại.
Vạn hữu đều được sáng tạo ra nhờ vào Ánh Sáng này. CỘI NGUỒN (ROOT) của CHƠN NGÃ (SELF) này cũng là cội nguồn của phàm ngã, vì trong thế giới biểu lộ của chúng ta, Ánh Sáng này chính là Hỗn nguyên khí, trong khi kinh Vedas gọi là Tiên Thiên Huyền Nữ (Aditi) biến hóa ra. Khi ở Ngôi Ba, nó trở thành Vãch,(1) Con Gái và Mẹ của Thượng Đế, cũng như Isis là Con Gái và Mẹ của Osiris, (Horus), cũng như Moot là Con Gái, Vợ và Mẹ của Ammon trong hình tượng Nguyệt Tinh của Ai Cập. Trong Thánh kinh Kabalah, Sephira cũng giống như Shekinah và (theo một phép tổng hợp khác) là Vợ, Con Gái và Mẹ của Thiên Đế Adam Kadmon, thậm chí còn đồng nhất với Ngài, chẳng khác nào Vãch đồng nhất Brahmã và được gọi là Thượng Đế nữ (the female Logos). Trong kinh Rig Veda, Vãch “huyền âm” (“mystic speech”), nhờ đó Minh Triết thiêng liêng mới được truyền thụ cho con người, do đó, người ta mới nói là Vãch đã “gia nhập vào hàng ngũ của chư Thánh Hiền”. Nàng “được chư Thiên sản sinh ra”, Nàng là Vãch Thiêng liêng “Nữ Hoàng của chư Thiên” (“Queen of gods”); cũng như Sephira được liên kết với các Sephiroth, cũng vậy, Nàng có liên kết với các Prajãpatis trong công tác sáng tạo. Hơn nữa, nàng còn được gọi là “Mẹ của kinh Vedas”, “vì nhờ có các quyền năng của Nàng [huyền âm – as mystic speech] nên Brahmã mới thiên khải được bộ kinh này. Cũng nhờ có quyền năng của Nàng, nên Brahmã mới tạo ra Vũ Trụ”, tức là nhờ NGÔN TỪ (WORDS) được Huyền Âm (Speech) và các số mục ( ) tổng hợp lại.
Nhưng khi người ta cũng đề cập tới Vãch với tư cách là con gái của Daksha, “vị thần trường sinh bất tử” thì đúng hơn là người ta trình bày tính cách hão huyền của Nàng. Trong khi có chu kỳ hỗn nguyên này (pralaya),Nàng tan biến đi và bị hấp thu vào trong Tia duy nhất nuốt lấy hết (all-devouring Ray).
Nhưng nơi tất cả mọi điều nhân cách hoá Quyền năng ẩn trong Thiên nhiên, dù là thực tượng giới hay hiện tượng giới, chúng ta đều thấy có hai khía cạnh riêng biệt trong Nội môn Bí giáo của cả thế giới Đông phương lẫn của thế giới Tây phương. Một là khía cạnh thuần tuý siêu hình (trong bài Giảng lý Chí Tôn Ca, vị giảng sư lỗi lạc đã nói thế), còn khía cạnh kia thật là trần tục, ấy thế mà nó lại có tính cách thiêng liêng theo quan điểm thực tiễn của con người và Huyền bí học. Tất cả đều là biểu tượng và là các điều nhân cách hoá của Hồng nguyên khí (Chaos), “Thái Uyên” (“Great Deep”) tức là Nước Sơ Thuỷ của Không gian (the Primordial Waters of Space), BỨC MÀN (VEIL) dày đặc giữa ĐẤNG BẤT KHẢ TƯ NGHỊ (the INCOGNIZABLE) và Thượng Đế Sáng Tạo. “Khi đã dùng trí liên kết với Vãch, Brahmã [Thượng Đế] sáng tạo ra Nước Sơ Thuỷ. Trong kinh Katha Upanishad, người ta còn vạch rõ hơn nữa:
Prajãpati chính là Vũ Trụ này. Vãch là đối cực của Ngài. Ngài phối hợp với Nàng …nàng tạo ra các tạo vật này rồi lại nhập vào Prajãpati.
Điều này liên kết Vãch và Sephira với Nữ Thần Quan Âm (Goddess Kwan-Yin), “Đức Mẹ Từ Bi” (“Merciful Mother”), DIỆU ÂM của Linh Hồn (the divine VOICE of the Soul), ngay cả trong Phật giáo ngoại môn cũng như là với trạng thái âm tức Quan Thế Âm (Kwan-Shai-Yin), Thượng Đế, Huyền Âm Sáng Tạo (the Verbum of Creation), cũng như là với Tiếng Nói (Voice) mà chỉ có bậc Điểm Đạo đồ mới nghe được (theo Phật giáo Nội môn). Kết quả là ta có Bath Kol, Filia Vocis, Con gái của Diệu Âm (the Divine Voice) (của dân Do Thái), đáp ứng lại trong khi vẫn ẩn mình nơi Thánh Toà Từ Bi (the Mercy Seat) đàng sau bức Màn của Thánh điện.
Nhân tiện, chúng tôi xin vạch ra đây một trong nhiều điều nhiếc móc bất công mà các nhà truyền giáo “ngoan đạo” ở Ấn Độ đã đổ xối xả lên đầu các tôn giáo ở xứ này. Trong Shatapatha Brãhmana, chúng ta thấy có một ẩn dụ là Brahmã với tư cách là Tổ Phụ của nhân loại, đã tiến hành công tác sinh đẻ bằng cách loạn luân với con gái của mình là Vãch, nàng cũng được gọi là Sandhyã, Tranh Tối Tranh Sáng (Twilight), và Shatarũpã (thiên hình vạn trạng). Thế là thiên hạ tha hồ đả kích người Bà La Môn, kết tội tôn giáo của họ thật là vô luân, khả ố. Nhưng người Âu Châu đã giả vờ quên đi mất rằng Tộc Trưởng Lot cũng đã từng phạm tội giống in như vậy khi đường đường là một đấng tu mi nam tử, còn chỉ có lúc khoác lấy hình dạng một con hươu đực mà Brahmã (hay đúng hơn là Prajãpati) mới loạn luân với con gái của mình, nàng đã khoác lấy hình dạng một con hươu cái (rohit). Không tin thì chúng ta cứ thử đọc chương ba của Sáng Thế Ký. Vả lại, chắc chắn là ẩn dụ này của Ấn Độ phải có một ý nghĩa vũ trụ chứ không phải ý nghĩa sinh lý, vì Vãch là một biến hoá của Tiên Thiên Huyền Nữ (Aditi) và Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) (Hồng nguyên khí), còn Brahmã là một biến hoá của Nãrãyana, tức Tinh Thần của Thượng Đế nhập vào Thiên Nhiên, làm cho nó sinh hoa kết quả (fructifying); thế thì trong quan niệm này không có chút gì sùng bái sinh thực khí cả (phallic).
Như đã nói ở trên, Aditi-Vãch là Thượng Đế âm, tức Huyền Âm (Verbum), còn Sephira trong kinh Kabalah cũng vậy. Xét về mặt thực tượng, tất cả các Thượng Đế nữ tính này đều là các tương hệ của Ánh Sáng, Âm Thanh và Dĩ Thái. Điều này cũng chứng tỏ rằng cổ nhân cũng quán triệt được vật lý học đâu kém gì con người hiện đại; nó cũng chứng tỏ rằng khoa học này đã được thai nghén trong các lãnh vực Tinh Thần, Siêu linh.
Các tác giả thời xưa cho rằng Vãch có tới bốn thứ. Đó là Parã, Pashyantĩ, Madhyamã và Vaikharĩ. Không tin thì bạn cứ thử mở kinh Rig Veda hay bộ Áo Nghĩa Thư ra mà xem. Chúng tôi chỉ đề cập tới Vaikharĩ Vãch mà thôi.
Lại nữa, đó là Âm Thanh, Ngôn Từ đang bao hàm và trở thành ngoại cảnh đối với một trong các giác quan vật chất của chúng ta và có thể chịu ảnh hưởng của các luật tri giác. Vì thế:
Mọi loại vaikharĩ Vãch đều tồn tại dưới dạng madhyamã ... pashyantĩ và cuối cùng là dưới dạng parã. Bốn nguyên khí này của Đại Vũ Trụ tương ứng với bốn dạng của Vãch, vì thế nên Pranava (1) mới được gọi là Vãch. Xét về mặt ngoại cảnh, toàn thể Vũ Trụ là vaikharĩ Vãch, huyền quang của Thượng Đế (the light of the Logos) là dạng madhyyamã; bản thân Thượng Đế (the Logos itself) là dạng pashyantĩ, còn Thái Cực Thượng Đế [là] trạng thái parã [Thực tượng siêu việt] của Vãch. ( )
Như thế, nếu thử lấy mẫu trong ba giáo thuyết khác nhau nhất (về mặt biểu kiến) trên thế giới của dân Ấn Độ, Hy Lạp và Chaldea Hebrew, chúng ta sẽ thấy Vãch, Shekinah hay “âm nhạc thần tiên” (“music of the spheres”) của Pythagoras đều như nhau. Trong Nội môn Bí giáo, những điều nhân cách hoá và ẩn dụ này có thể được xét theo bốn phương diện (chính) và ba phương diện (phụ) tức là bảy phương diện tất cả. Dạng parã bao giờ cũng là Ánh Sáng và Âm Thanh nội tại ẩn tàng, nó tồn tại từ vô thuỷ trong lòng ĐẤNG BẤT KHẢ TƯ NGHỊ (INCOGNIZABLE). Khi được chuyển vào trong Thiên Ý, tức là Ánh Sáng tiềm tàng, nó được gọi là pashyantĩ, còn khi trở thành Ánh Sáng quang huy (Light expressed), nó chính là madhyamã.
Nay Thánh kinh Kabalah trình bày định nghĩa như sau:
Có ba loại ánh sáng và loại ánh sáng [thứ tư] xuyên thấu qua ba loại kia. Đó là: (1) Ánh Sáng ngoại cảnh (the obiect light), trong sáng và thấu suốt (the reflected light), (2) ánh sáng phản chiếu và (3) ánh sáng trừu tượng (the abstract light).
Trong Thánh kinh Kabalah, Mười (Ba với Bảy) Sephiroth được gọi là Linh Từ, DBRIM (Debarim), các Số Mục (the Numbers) và các Phân Thân (the Emanations) của Linh Quang (the Heavenly Light), nó là cả Adam Kadmon lẫn Sephira, Prajãpati-Vãch, tức Brahmã. Cũng trong Thánh kinh trên, Ánh Sáng, Âm Thanh, Số Mục đều là nhân tố sáng tạo. Trừ phi dùng tới Quang Điểm (luminous Point), làm sao mà chúng ta hiểu thấu được Thái Cực Thượng Đế. Quang Điểm (Thượng Đế) này đâu có biết Thái Cực Thượng Đế mà chỉ biết Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) thôi. Cũng vậy, Adam Kadmon chỉ biết Shekinah thôi, mặc dù Ngài hiện thể của Ain Soph, theo lối thuyết minh Nội môn, với tư cách là Adam Kadmon, Ngài là toàn bộ Số Mười, tức Sephiroth [bản thân của một Tam Nguyên] tức là ba thuộc tính của ĐẤNG THÁNH LINH bất khả tư nghị nhập lại làm một (the incognizable DEITY in one).( ) “Khi Thiên Đế [tức Thượng Đế] thoạt tiên khoác lấy hình dạng cái Vương Miện. ( ) [Kether] và đồng nhất hoá với Sephira, Ngài khiến cho Bảy Ánh Sáng chói lọi xạ ra từ nó [Vương Miện – Crown]” rồi biến thành Mười tất cả. Cũng vậy, một khi Brahma - Prajãpati đã tách rời, song vẫn đồng nhất với Vãch, Ngài khiến cho Bảy Thánh Hiền, Bảy vị Bàn Cổ, tức Prajãpati xạ ra từ Vương Miện này. Trong ngoại môn hiển giáo, người ta sẽ luôn luôn thấy 10 và 7 Sephira hoặc là Prajãpati; theo lối trình bày của nội môn bí giáo, chúng ta có luôn luôn 3 và 7, chúng cũng hợp thành 10 vậy. Chỉ có khi nào bị phân chia thành ra 3 và 7 trong thế giới biểu lộ thì chúng mới tạo thành , bán thư bán hùng và tức là hình chữ X đã biểu lộ và biến phân.
Điều này sẽ giúp cho sinh viên hiểu được tại sao Pythagoras cho rằng Thượng Đế là Trung Tâm Hợp Nhất (the Centre of Unity) và “Nguồn Hài Hoà” (“Source of Harmony”). Chúng ta bảo rằng Đấng Thánh Linh (Deity) là THƯỢNG ĐẾ (the LOGOS), chứ không phải ĐƠN NGUYÊN (MONAD) đang chìm trong Cô Tịch (Solitude and Silence), vì Pythagoras đã dạy rằng NHẤT NGUYÊN (UNITY) mà bất khả phân ly thì không phải là số mục (no number). Cũng vì thế mà thí sinh nào muốn được nhận vào trường của Pythagoras thì trước nhất là phải đã từng học qua số học, thiên văn học, hình học và âm nhạc, đó là bốn ngành toán học.( ) Lại nữa, điều này cũng giải thích được tại sao các môn đồ phái Pythagoras lại khẳng định rằng học thuyết Số Mục (học thuyết chính yếu của Nội môn Bí giáo) đã được chư Thiên tiết lộ cho con người; rằng thế giới đã được Âm Thanh hay Hài Hoà tạo ra từ Hồng nguyên khí; rằng bảy hành tinh chưởng quản vận mệnh của thế nhân có một chuyển động hài hoà. Censorinus nói về điều này như sau:
Các quãng tương ứng với các quãng âm nhạc (âm trình) tạo ra nhiều âm thanh khác nhau, hài hoà đến nỗi mà chúng tạo ra bản nhạc du dương nhất mà chúng ta không tài nào nghe thấy được. Ấy chỉ là vì âm thanh có âm độ lớn quá nên tai chúng ta không ghi nhận được.
Trong thần phổ học của Pythagoras, các Huyền giai của chư Thiên được đánh số và cũng được diễn tả bằng số. Pythagoras đã từng thụ huấn Nội môn Bí giáo ở Ấn Độ nên chúng ta mới thấy các môn đồ của ông cho rằng:
Đơn Nguyên (Nhất Nguyên biểu lộ) là nguyên lý của vạn vật. Từ Đơn Nguyên (the Monad) và Lưỡng Nguyên trung gian (the indeterminate Duad) (Hồng nguyên khí - Chaos) sinh ra Các Số (Numbers), từ Số sinh ra Điểm (Point), từ Điểm sinh ra Đường (Lines), từ Đường sinh ra Mặt (Superficies), từ Mặt sinh ra Khối (Solids), từ Khối sinh ra Vật Thể (Bodies). Có bốn Hành (Elements) cấu thành các vật thể, đó là Hoả, Thuỷ, Phong, Địa; thế giới được cấu thành bởi tất cả những gì được chuyển hoá [tương hệ] và hoàn toàn biến đổi. (1)
Nếu không hoàn toàn giải được bí nhiệm, điều này có thể phần nào vén được bức màn che phủ các ẩn dụ kỳ diệu về Vãch, Nữ Thần Bà La Môn huyền bí nhất. Chính Nàng được mệnh danh là “Con Bò Cái mũm mĩm (the melodious Cow) cung cấp sữa và Nước” (tức Trái Đất với mọi quyền năng); cũng chính Nàng đã bảo dưỡng chúng ta (đó là trái đất xét về mặt vật chất Hồng Trần). Isis cũng là Thiên Nhiên huyền bí và cũng là Trái Đất; cặp sừng bò cái khiến cho Nàng đồng nhất với Vãch; sau khi đã được nhận ra dưới dạng cao siêu nhất là Parã, Vãch trở thành Vaikharĩ vào lúc kết liễu sự sáng tạo vật chất. Vì thế, Nàng là Thiên Nhiên huyền bí (mặc dù còn là vật chất) với mọi tính chất huyền hoặc.
Lại nữa, với tư cách là nữ thần Ngôn Từ và Âm Thanh (goddess of Speech and of Sound) cũng như là một biến hoá của Tiên Thiên Huyền Nữ (Aditi), Nàng chính là Hồng nguyên khí (Chaos) theo một ý nghĩa nào đó. Dù sao đi nữa, Nàng cũng là “Mẹ của chư Thiên”; còn thần phổ học biểu lộ chân chính đã bắt nguồn từ Brahmã, Ĩshvara hay là Thượng Đế Vãch, cũng như là từ Adam Kadmon và Sephira. Ngoài ra tất cả đều là U Minh và suy luận trừu tượng. Cùng với chư Thiền Định Đế Quân hay chư Thiên, các nhà Tiên tri, các bậc Giáo chủ cũng như là các Cao đồ, nói chung đều có cơ sở vững chắc. Cho dù với tư cách là Tiên Thiên Huyền Nữ hay Minh Triết Thiêng liêng của các tín đồ phái Ngộ Đạo Hy Lạp, Nàng cũng vẫn là mẹ của Bảy Con tức là các “Thiên Thần Bản Diện” (the “Angels of the Face”), mẹ của “Thái Uyên” (“Deep”) tức “Đấng Cao Xanh” (the “Great Green One”) trong Tử Vong Kinh. Trong Thiền Định Chân Kinh (the Book of Dzãn) có dạy như sau:
Đại mẫu (the Great Mother) thai nghén Δ, | , và , thứ nhì | , và ,(1) sẵn sàng sinh chúng ra, đó là các đứa Con dũng cảm của . Δ || (tức là 4 320 000, tức Chu kỳ) hai em của nó là О [Vòng Tròn] và . [Điểm].
Vào lúc khởi đầu mọi Chu kỳ 4 320 000, Bảy (theo một vài quốc gia là Tám) Đại Thiên Thần (Great Gods) giáng lâm để lập nên trật tự vạn vật mới và phấn kích chu kỳ mới. Trong giáo điều ngoại môn, vị Thần Linh thứ tám ấy chính là Vòng Tròn thống nhất, tức THƯỢNG ĐẾ đã phân cách với Tập Đoàn (Host), cũng như trong các Giáo hội hiện nay, Ba ngôi Thiêng Liêng của cổ Hy Lạp được xem như là Ba Ngôi riêng biệt. Một tập Giảng lý dạy như sau:
Mỗi khi nhập vào trong bức màn hão huyền của ta [bầu khí quyển],(1) các ĐẤNG ĐẠI HÙNG (the MIGHT ONES) thi hành các đại sự của mình xong, để lại các dinh thự đời đời bền vững như để lưu niệm một chuyến viễn du.
Thế nên, chúng ta mới được dạy rằng các đại Kim Tự Tháp đều được xây dựng với sự giám sát của các Ngài, “khi Dhruva [bấy giờ là sao Bắc Cực (Pole-star)] ở vị trí thấp nhất, còn Krittikãs [chòm sao Rua (Pleiades)] lơ lửng trên đầu [ở ngay thiên đỉnh] xem xét công việc của những Kẻ khổng lồ”. Thế mà, bởi vì các Kim Tự Tháp đầu tiên đều được kiến tạo vào lúc khởi đầu một Năm Thiên Văn, dưới cung Dhruva (Alpha Polaris) nên điều này ắt đã phải diễn ra cách nay 31 000 (31 105) năm. Bunsen thật là chí lý khi thừa nhận rằng Ai Cập đã có một nguồn gốc xa xưa trên 21 000 năm, nhưng sự nhượng bộ này cũng khó lòng mà trình bày hết được sự thật về vấn đề này. Gerald Massey cho rằng:
Dưới mắt những kẻ đã thoát khỏi sự kềm kẹp của Thánh kinh, những câu chuyện do các giáo sĩ Ai Cập và những người khác thuật lại về việc đo lường thời gian ở Ai Cập nay đã bắt đầu bị dị nghị. Mới đây, người ta đã tìm thấy ở Sakkara hai bản khác đề cập tới hai chu kỳ Sothiac …được ghi nhận vào thời đó, cách nay lối 6 000 năm. Như thế, khi Herodotus ở Ai Cập đã quan sát thấy – như nay chúng ta biết – ít nhất là năm chu kỳ Sothiac khác nhau, mỗi chu kỳ là 1 461 năm ….
Các tu sĩ cho kẻ chất vấn người Hy Lạp biết rằng họ đã tính thời gian chừng nào mà mặt trời đã mọc hai lần ở nơi nó lặn và lặn hai lần ở nơi nó mọc. Người ta chỉ có thể nhận ra được điều này như là một sự kiện trong thiên nhiên nhờ vào hai chu kỳ Tuế sai (Precession), tức là một thời kỳ 51 736 năm.(1)
Mor Isaac (2) chứng tỏ rằng người cổ Syria đã định nghĩa “Thế giới Thần Linh” của mình cũng giống như là Chaldea. Thế giới thấp nhất là thế giới HẠ NGUYỆT TINH (SUBLUNARY) – chính là thế giới của chúng ta – do các “Thiên Thần” cấp một (hạ đẳng) trông chừng; kế đó là Thuỷ Tinh (Mercury), do các “TỔNG THIÊN THẦN”(“ARCHANGELS”) trị vì; rồi tới Kim Tinh có chư Thần Linh và các THIÊN THẦN VƯƠNG TƯỚC (PRINCIPALITIES); thứ tư là thế giới của MẶT TRỜI (SUN), địa hạt của chư Thần Linh cao siêu nhất và có nhiều quyền lực nhất trong thái dương hệ của chúng ta, đó là các Nhật Thần của mọi quốc gia; thứ năm là Hoả Tinh (Mars), do các “THIÊN THẦN ĐỨC HẠNH” (“VIRTURES”) trị vì; thứ sáu là Thế giới của Bel tức Mộc Tinh (Jupiter), do các THIÊN THẦN TỰ TRỊ (DOMINIONS) chưởng quản; thứ bảy là Thế giới của Thổ Tinh (Saturn) do các THIÊN THẦN VƯƠNG VỊ (THRONES) trị vì. Đó là các Thế giới Hình hài sắc tướng. Bên trên còn có Bốn cõi cao, nên lại hợp thành Bảy, vì Ba cõi cao nhất thật là “bất khả tư nghị”. Thế giới thứ tám (gồm có 1 122 ngôi sao) là địa hạt của Tiểu Thiên Thần (Cherubs); thế giới thư chín thuộc về vô số các ngôi sao di động vì chúng ở rất xa và là địa hạt của các Thiên Thần Tối Cao (Seraphs). Còn về thế giới thứ mười, Kircher, đã trích dẫn Mor Issac và cho rằng nó được tạo thành bởi “các ngôi sao có thể được xem như là các đám mây, chúng tụ tập lại ở trong vùng mà chúng ta gọi là Ngân Hà (the Milky Way)”; thế rồi, ông ta vội vã giải thích rằng “đó là các ngôi sao của Lucifer, chúng đã bị nuốt trọn xuống đáy biển cùng với y trong trận đắm tàu khủng khiếp”. Còn về những gì nối tiếp và vượt quá mười cõi (Tứ Nguyên Hạ của chúng ta – our Quaternary), tức là Vô Sắc Giới (the Arũpa World), dân Syria không thể biết mà nói được. “Họ chỉ biết rằng đó mới chỉ là cánh cửa mở vào đại dương bao la, vô hạn bất khả tri, chỗ ngự của chân Thánh Linh, vô tận vô biên”.
Trong những người Ai Cập, Champollion tỏ ra cũng tin tưởng như vậy. Đề cập đến Cha-Mẹ và Con có Tinh Thần (xét chung đó chính là QUYẾT LỆNH CỦA THƯỢNG ĐẾ - the DIVINE FIAT) uốn nắn Vũ Trụ, Hermes cho rằng: “Bảy Tác nhân [phương tiện] cũng được tạo ra, lần lượt bao hàm các Thế giới vật chất [hay biểu lộ] bên trong Biên chu của mình, tác động của những Tác nhân này được gọi là Vận Mệnh”. Ông ta còn liệt kê thêm bảy, mười và mười hai đẳng cấp nữa, nhưng đem chúng vào đây thì quá rườm rà.
Bởi vì toàn bộ Rig Vidhãna cùng với Brahmãnda Purãna và mọi tác phẩm như thế - cho dù là mô tả hiệu quả ma quái của các Thần chú (Mantras) trong Rig Veda hay các thiên kiếp vị lai – đều bị Giáo sư Weber và những người khác cho là “các tác phẩm biên soạn hiện đại” có lẽ chỉ thuộc về thời kỳ kinh Purãnas, cho nên độc giả cũng chẳng cần phải tham khảo các lời giải thích huyền bí trong đó. Thế là người ta chỉ còn có cách trích dẫn các tác phẩm tối cổ mà các nhà Đông phương học chẳng biết gì cả. Các tác phẩm này đã giải thích cặn kẽ các điều đã từng làm cho các học giả bối rối (puzzles). Chẳng hạn như trong kinh Shaptapatha Brãhmana, Saptarishis (Bảy Thánh Hiền) tức là “Các Con sinh ra từ Trí” (“Mind-born Sons”) của Brahmã đã được đề cập tới với một loạt các tôn danh; trong Mahabhãrata, lại có một loạt khác, còn Vãyu Purãna lại trình bày tới chín thay vì bảy Thánh Hiền bằng cách thêm vào danh sách này các tôn danh Bbrigu và Daksha. Nhưng trong bất cứ Thánh kinh ngoại môn nào mà chẳng vậy. Giáo lý Bí nhiệm bày rất tỉ mỉ phả hệ (genealogy) của các Thánh Hiền, nhưng lại chia các Ngài thành nhiều hạng. Nếu chư Thần Linh của Ai Cập mà cũng được chia ra làm bảy, thậm chí mười hai đẳng cấp, thì chư Thánh Hiền của Ấn Độ cũng có những Đẳng cấp của họ. Ba nhóm đầu tiên là nhóm Thiêng Liêng, Vũ Trụ và Hạ Nguyệt Tinh (the Divine, the Cosmical and the Sublunary). Rồi tới các Nhật Thần của Thái Dương Hệ chúng ta, chư Thần hành tinh, chư Thần hạ thế và Chư thần linh thuần là nhân loại tức các Anh Hùng và Mãnushi.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ quan tâm tới chư Thần Linh Tiền vũ trụ, đó là các Prajãpatis tức “Bảy Đấng Kiến Tạo” (the “Seven Builders”). Chẳng vũ trụ khởi nguyên luận nào mà lại không có mặt nhóm này. Vì tất cả các tài liệu cổ Ai Cập đã thất truyền và theo ông Maspero, vì các tư liệu và các dữ kiện lịch sử hiện có để nghiên cứu lịch sử tiến triển của tôn giáo Ai Cập, vừa không được hoàn chỉnh, vừa rất tối nghĩa, nên chúng ta phải cầu cứu tới các Thánh Ca và các Thánh Ký cổ truyền ghi trên các lăng tẩm để có được phần nào các phát biểu của Giáo lý Bí nhiệm vốn đã từng được bổ chính một cách gián tiếp. Một trong những thứ trên đã chứng tỏ rằng cũng như Brahmã-Prajãpati, Adam Kadmon, Ormazd và biết bao nhiêu là Thượng Đế khác, Osiris đứng đầu và tổng hợp các “Đấng Sáng Tạo” (“Creators”) tức Đấng Kiến Tạo (Builders). Trước khi Osiris trở thành thần linh tối cao “Duy Nhất” của Ai Cập, Ngài đã được tôn thờ ở Abydos với tư cách là Lãnh tụ của Tập Đoàn Thiên Giới gồm các Đấng Kiến Tạo thuộc về đẳng cấp cao siêu trong số ba đẳng cấp. Trên tấm bia dựng tại một ngôi mộ ở Albydos (phiếu đăng ký số ba – 3rd register), chúng ta thấy có khắc một bài Thánh ca xưng tán Osiris như sau:
Con xin cúi đầu đảnh lễ Ngài, hỡi Osiris, thứ nam của Seb; trong số sáu Thần Linh do Nữ Thần Noo [Nước Bản Sơ – primodial Water] sinh ra, Ngài thật là cao cả nhất. Ngài là con yêu quí của từ phụ Ra; đó là Tổ Phụ Tối Sơ (Father of Fathers) vượt ngoài vòng giới hạn của thời gian …Ngay khi các thứ đó đã từ trong Lòng Thân Mẫu của Ngài phát ra, thân phụ Ngài bèn thu thập tất cả các vương miện lại và gắn Uraeus [con rắn tức naja](1) lên đầu Ngài; đó là Thần Linh thiên hình vạn trạng vô danh vô định, song lại có rất nhiều danh xưng ở nơi các thành thị (in town and provinces).
Xuất phát từ Nước sơ thuỷ, đội trên đầu con uraeus (đó là biểu hiện Rắn Lửa của Vũ Trụ) bản thân lại là Thần Linh thứ bảy, ở trên (over) sáu Thần Linh xạ ra trước tiên từ Phụ-Mẫu. Noo và Noot, (Bầu Trời), Osiris còn biết là ai bây giờ nếu chẳng phải là Prajãpati chính yếu (chief Prajãpati), Sephira chính yếu, Amshaspend chính yếu tức Ormazd ! Vào lúc tôn giáo mới bắt đầu tiến triển, Ormazd chắc chắn là có địa vị ngang hàng với Tổng Thiên Thần có tôn danh thật là bí mật. Vị Tổng Thiên Thần này chính là Michael, đại diện trên trần thế của Thượng Đế Do Thái Ẩn Tàng; tóm lại, đó là “Thánh Dung” (“Face”) của Ngài, người ta nói là nó cứ hiện ra trước mặt người Do Thái giống như một “Cột Lửa”(“Pillar of Fire”). Bournouf cho rằng: “Bảy Amshaspends, vốn chắc chắn là các Tổng Thiên Thần của chúng ta, cũng được dùng để nhân cách hoá các Đức Hạnh thiêng liêng”.1 Do đó, chắc chắn rằng các Tổng Thiên Thần này là Thất Đại Thánh Hiền (the Saptarishis) của Ấn Độ, mặc dù hầu như là không thể xếp hạng mỗi Đấng này theo nguyên kiểu và Đấng tương đương bên ngoại đạo, bởi vì, cũng như Osiris, tất cả các Ngài đều có “biết bao nhiêu là tôn danh nơi các thành thị”. Tuy nhiên, chúng ta sẽ trình bày một vài đẳng cấp quan trọng nhất.
Thế là có một điều hiển nhiên không thể chối cãi được. Càng nghiên cứu các Huyền giai và tìm ra được tông tích của các thiên thần này, chúng ta càng chứng tỏ được rằng không có một Thần Linh nhân hình nào (quá khứ hay hiện tại mà chúng ta từng biết đến từ lúc bắt đầu thời hữu sử) mà lại không thuộc về giai đoạn biểu lộ Vũ Trụ thứ ba. Trong mọi tôn giáo, chúng ta đều thấy Đấng thiêng liêng ẩn tàng chính là nền tảng công tác sáng tạo. Ngài xạ ra một Tia (Ray), nó biến thành Vật Chất Vũ Trụ nguyên thuỷ tức biểu lộ sơ thuỷ. Rồi tới giai đoạn thứ nhì Bán thư bán hùng, thần học trừu tượng được nhân cách hoá. Trong giai đoạn thứ ba, nó biến phân thành ra Bảy Thần Lực (Seven Forces), mà tất cả mọi tôn giáo cổ truyền đều gọi là các Quyền Năng sáng tạo, còn tín đồ Thiên Chúa giáo gọi là các “Đức Hạnh của Thượng Đế” (“Virtues of God”). Bất chấp những lời giải thích và thuyết minh trừu tượng siêu hình sau này, các Giáo hội Thiên Chúa La Mã và Hy Lạp cứ việc tôn thờ các “Đức Hạnh” này được nhân cách hoá thành Bảy Tổng Thiên Thần với các tôn danh riêng biệt. Trong Thánh thư Druschim (Book of Druschim) (2) của bộ Do Thái Pháp Điển có phân biệt rõ các nhóm này, đó là lời giải thích chính xác của Thánh kinh Kabalah. Lời giải thích đó như sau:
Có ba nhóm (đẳng cấp) Sephiroth. Thứ nhất là “Thuộc tính của Thượng Đế” (“Divine Attributes”) [trừu tượng]. Thứ nhì là các Sephiroth vật chất hay tinh đẩu [phàm ngã] – một nhóm gồm bảy Đấng, nhóm kia gồm mười Đấng. Thứ ba là các Sephiroth siêu hình, tức là uyển từ (periphrasis) của Jehovah, Ngài chính là Sephiroth đầu tiên [Kether, Chomah và Binah]; bảy Sephiroth còn lại là bảy Chơn Linh Bản Lai Diện Mục (seven Spirits of the Presence) [phàm ngã] [cũng thuộc các hành tinh].
Nếu muốn có được ý nghĩa bí truyền, chúng ta phải áp dụng lối phân chia như vậy vào cuộc tiến hoá nhất đẳng, nhị đẳng và tam đẳng của chư Thiên trong mọi Thần phổ học. Chúng ta không được lầm lẫn các điều nhân cách hoá thuần tuý siêu hình của các thuộc tính trừu tượng của Đấng Thánh Linh với các phản ánh của chúng, tức là chư Thần Linh tinh đẩu. Tuy nhiên, phản ánh này thực ra chính là biểu lộ ngoại cảnh của phần trừu tượng; các Thực Thể sống động (living Entities) và các mô hình đã được tạo nên dựa vào Nguyên kiểu thiêng liêng đó. Vả lại, ba Sephiroth tức các “uyển từ của Jehovah” không phải là chính Jehovah, với các tôn danh bổ sung Adonai, Elohim, Sabbaoth và vô số tôn danh khác, mới là uyển từ của Shaddai tức Đấng Toàn Năng (the Omnipotent). Thật vậy, tôn danh đó là uyển từ nói quanh quẩn trong phép tu từ Do Thái và các nhà Huyền Bí học đã không ngớt tố cáo nó. Đối với các tín đồ Do Thái Bí giáo, thậm chí đối với cả các nhà luyện kim đan Thiên Chúa giáo và các nhà Hoa Hồng Thập Tự, Jehovah là một bức màn che thuận tiện được cấu thành bởi các tấm ván gập lại và được chọn dùng như là một thứ vá víu thay thế tạm. Đối với kẻ đã có bí quyết thì danh xưng nào của Sephira cá biệt cũng thế thôi. Tứ Linh tự, Huý danh, “Tổng thể” Tinh đẩu, đều được chế ra với mục đích chẳng có gì khác hơn là trình bày vòng sinh tử luân hồi (1) một cách biểu tượng khiến cho kẻ phàm tục phải ngẩn ngơ. Người ta phải tìm thấy Huý danh, “Vô tự linh từ” nơi bảy tôn danh của Bảy Phân thân đầu tiên (the first Seven Emanations), tức là các “Hoá thân của Lửa” (the “Sons of Fire”) trong các Thánh kinh bí nhiệm của tất cả mọi cường quốc, và ngay cả trong Thánh kinh Zohar, kho tài liệu Kabalah của cường quốc bé nhất Do Thái. Chúng ta thấy linh từ này (gồm bảy chữ trong mọi ngôn ngữ) được bao hàm nơi các di tích kiến trúc của mọi thánh điện trên thế giới từ các di tích Người khổng lồ một mắt (Cyclopean) trên đảo Easter (đó là phần của một lục địa bị chôn vùi dưới đáy biển cách nay một thời gian gần với 4 000 000 năm hơn là 20 000 năm) mãi cho tới các Kim Tự Tháp Tháp Ai Cập xa xưa nhất.(2)
Sau này; chúng ta sẽ phải nghiên cứu chủ đề này tỉ mỉ hơn và trình bày các minh hoạ thực tế để chứng minh các phát biểu trong văn bản.
Vào lúc này, chỉ cần một ít thí dụ cũng đủ chứng tỏ được sự thật của điều đã được khẳng định ở đầu tác phẩm này. Đó là: trên khắp thế giới, ngoài Thiên Chúa giáo ra, không có vũ trụ khởi nguyên luận nào mà lại gán cho Nguyên Nhân Độc Tôn (the One Highest Cause), tức Nguyên Khí Đại Đồng Thánh Linh (the UNIVERSAL Deific Principle) việc sáng tạo ngay ra trần thế, con người hoặc bất cứ điều gì liên quan đến những thứ này. Phát biểu này có giá trị đối với Thánh kinh Kabalah của dân Hebrew hay dân Chaldea cũng như đối với Sáng Thế Ký, miễn là người ta đã quán triệt được Sáng Thế Ký và – còn quan trọng hơn nữa là – dịch nó ra thật chính xác.(1) Đâu đâu cũng có hoặc là một THƯỢNG ĐẾ (LOGOS) – đó đúng là “ÁNH SÁNG chiếu diệu trong ĐÊM ĐEN”– Hoặc là Đấng Kiến Tạo nên các Thế giới xét về mặt nội môn lại là số nhiều. Giáo hội Thiên Chúa La Tinh (xưa nay vẫn đầy nghịch lý), trong khi chỉ xưng tán Jehovah là Đấng Sáng Tạo, đã chọn dùng hàng loạt các danh xưng để chỉ các THẦN LỰC tạo tác của Jehovah, các danh xưng này đã tiết lộ hết bí mật. Bởi vì nếu các Thần Lực nói trên chẳng liên quan gì tới cái gọi là “Sự Sáng Tạo”, tại sao chúng lại được mệnh danh là Elohim (Alhim), một từ số nhiều; các “tác nhân thiêng liêng” (“divine workmen”) và các Năng Lượng, các thiên thạch cháy đỏ; và nhất là các Đấng phù trợ Thế gian (supporters of the World), các Đấng Chưởng quản Thế gian (Governors or Rulers of the World), các “Pháp Luân” của Thế gian (“Wheels” of the World), các Ngọn lửa và QUYỀN NĂNG (Flames and POWERS), các “Con của Thượng Đế” (“Sons of God”), các Quân sư đầy Cảnh giác (Vigilant Counsellors) v.v….( )
Thói thường thật là bất công! Chẳng thế mà người ta cứ hay đề quyết rằng Trung Quốc không hề có vũ trụ khởi nguyên luận mặc dù nó cũng có nguồn gốc xa xưa không kém gì Ấn Độ. Người ta cứ phàn nàn rằng Khổng Tử (Confucius) chẳng biết gì về vũ trụ khởi nguyên luận, còn các Phật tử đã tán rộng vũ trụ khởi nguyên luận của mình không hề đá động tới một Thượng Đế Nhân Hình (a Personal God).( ) Kinh Dịch (Yi-King), “tinh hoa của tư tưởng cổ truyền, tác phẩm mà các hiền triết khả kính nhất đã chung sức soạn nên”, cũng không hề trình bày một vũ trụ khởi nguyên luận rõ rệt. Tuy nhiên, nhất định là phải có một vũ trụ khởi nguyên luận rất rành mạch. Chỉ vì Khổng Tử không chịu thừa nhận là có kiếp sau ( ) và chỉ vì các Phật tử Trung Hoa đã bác bỏ ý niệm Đấng Sáng Tạo Độc Tôn (One Creator) để rồi chấp nhận Nguyên nhân độc nhất và hằng hà sa số hậu quả, nên những kẻ tin tưởng vào một Thượng Đế nhân hình mới hiểu lầm họ. Thái Cực (“great-Extreme”), với tư cách là khởi nguyên của “dịch”, là vũ trụ khởi nguyên luận ngắn gọn nhất và có lẽ là gợi ý nhất đối với những kẻ nào – giống như các môn đồ của Khổng Tử - yêu mến đức hạnh một cách hồn nhiên và nỗ lực hành thiện một cách bất vị kỷ mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc tưởng thưởng. Đối với Khổng Tử, “Thái Cực” (the “great Extreme”) sinh “Lưỡng Nghi” (“Two Figures”), đến lượt Lưỡng Nghi lại sinh “Tứ Tượng” (“Four Images”); Tứ Tượng lại sinh ra “Bát Quái” (“Eight Symbols”). Người ta đã phàn nàn là mặc dù các môn đồ Khổng Tử chỉ thấy nơi chúng “thiên, địa và nhân thu nhỏ lại,” nhưng chúng ta lại thấy nơi chúng bất cứ thứ gì chúng ta muốn. Chắc chắn là nhiều biểu tượng, nhất là các biểu tượng của các tôn giáo mới đây nhất, đều cũng thế thôi. Tuy nhiên, những kẻ nào có hiểu biết chút ít về số học Huyền linh đều thấy rằng các “Con số” (“Figures”) này chính là biểu tượng (mặc dù là con số thô thiển) của việc Vũ Trụ tiệm tiến một cách điều hoà và tồn tại cả về mặt Thiêng Liêng lẫn Trần Tục. Kẻ nào đã nghiên cứu sự tiến triển số lượng trong vũ trụ khởi nguyên luận sơ thuỷ của Pythagoras – đồng thời với Khổng Tử - sẽ không thể không thấy rằng ý niệm đó cũng giống như Tam Nguyên, Tứ Nguyên và Thập Nguyên (Decad) sinh ra từ ĐƠN NGUYÊN (the ONE). Nhà viết tiểu sử theo Thiên Chúa giáo đã chế nhạo Khổng Tử là “bàn về bói toán” (trước và sau khi có đoạn này) rồi trình bày rằng Khổng Tử đã cho rằng:
Bát quái giúp chúng ta biết được chuyện cát hung, khiến cho chúng ta có thể cư xử như là bậc quân tử. Chẳng có hình ảnh để bắt chước nào vĩ đại hơn Thiên Địa. Chẳng có biến dịch nào quan trọng hơn bốn mùa [nghĩa là Bắc, Nam, Đông, Tây v.v….] chẳng có hình ảnh lơ lửng nào chói lọi hơn nhật, nguyệt. Xét về mặt “cách vật trí tri”, chẳng còn gì cao cả hơn bậc quân tử (the sage). Để biết được chuyện cát hung, chẳng có gì hay hơn là xin xăm và bói toán mu rùa.(1)
Vì thế, “xin xăm” (“divining straw”), “bói mu rùa” (“tortoise”) và bói “quẻ dịch” (“symbolic sets of lines”) và vị đại hiền triết nhìn vào chúng trở thành một và hai, hai trở thành bốn, bốn trở thành tám, và các tập hợp “tam và lục” khác, đã bị nhạo báng chỉ vì các biểu tượng thông thái của Ngài đã bị hiểu lầm.
Như thế, tác giả của quyển sách đã dẫn cùng với các vị cộng sự chắc chắn sẽ giễu cợt các ĐOẠN THƠ tiếng Phạn được trình bày trong tác phẩm này, vì chúng cũng trình bày ý niệm giống in như vậy. Chiếc bản đồ cổ sơ trình bày về vũ trụ khởi nguyên luận theo kiểu Khổng Tử thì đầy dẫy các vạch, các chấm và các vòng đồng tâm. Thế mà tất cả các thứ này lại trình bày các quan niệm triết học trừu tượng nhất của vũ trụ khởi nguyên luận. Nó có thể đáp ứng hữu hiệu – trong mọi trường hợp – với các sự đòi hỏi và các mục tiêu khoa học trong thời đại của chúng ta hơn là các luận trình về vũ trụ khởi nguyên luận của St. Augustine và Giáo sĩ Bede, mặc dù các luận trình này đã được công bố hơn một ngàn năm sau thời Khổng Tử.
Khổng Tử (là) một trong các đại hiền triết thời xưa, cũng tin vào pháp thuật và lại còn thi thố pháp thuật nữa, “nếu chúng ta thừa nhận các phát biểu của Kiā-yü”, và “trong Kinh Dịch, Ngài đã tán dương nó lên đến tận mây xanh (to the skies)” (người ta đã kính cẩn phê bình Ngài như thế đó). Tuy nhiên, ngay cả vào thời đại của Ngài, năm 600 năm trước T. C., Khổng Tử và trường phái của Ngài đã dạy rằng trái đất hình cầu, thậm chí còn dạy rằng mặt trời là trung tâm của Thái Dương Hệ. Trong khi đó, vào lối ba lần 600 năm sau thời triết gia Trung Quốc này, các vị Giáo Hoàng La Mã vẫn còn doạ dẫm, thậm chí thiêu sống các “kẻ tà đạo” dám khẳng định như vậy. Người ta đã chế nhạo Ngài vì cứ đề cập tới “Thần Qui” (the “Sacred Tortoise”). Chẳng một người vô tư nào mà lại không thấy rằng con rùa đâu có khác con chiên bao nhiêu về tính cách thiêng liêng, vì cả hai đều là biểu tượng không hơn không kém. Bò đực (Ox), Diều hâu (Eagle),(1) Sư tử và đôi khi chim Bồ câu đều là các “con thú linh thiêng” trong Thánh kinh Tây phương. Người ta thấy ba con thú đầu tiên tụ tập xung quanh các nhà truyền bá Phúc Âm; con thú thứ tư, kết hợp với một người, chính là một Seraph nghĩa là một “con rắn bốc lửa”, đó có lẽ là Ác Quỷ của tín đồ phái Ngộ Đạo.
Việc lựa chọn quả là kỳ cục, các tín đồ Thiên Chúa giáo thời xưa quả là nghịch lý trong sự lựa chọn. Chẳng biết tại sao họ lại chọn những biểu tượng này của phái Ngoại đạo Ai Cập: con chim Diều hâu chỉ được đề cập tới có mỗi một lần trong Tân Ước khi Đức Jesus bảo rằng nó là một thứ chuyên môn ăn xác chết,(1) còn trong Cựu Ước nó bị xem là ô trược. Con Sư tử thì bị đem ra so sánh với Quỷ Vương (Satan), bởi vì cả hai đều gầm gừ chực ăn tươi nuốt sống con người, còn con Bò đực lại bị tống ra khỏi Thánh điện? Mặt khác, con Rắn thoạt tiên được coi là tiêu biểu cho Minh Triết, thì lại được coi như là biểu tượng của Ma Quỷ. Bảo pháp bí truyền của Thiên Chúa giáo đã bị xuyên tạc bại hoại thành ra Thần học Thiên Chúa giáo, giờ đây chỉ còn là một lớp vỏ xa lạ không còn đúng với nguồn gốc của nó.
Như đã được vạch rõ, các “Con Thú Linh Thiêng”, các Ngọn Lửa hay các “Tia Lửa” bên trong “Tứ Linh Diệu” (“Holy Four”), đều nhằm nói tới các Nguyên kiểu (Prototypes) của vạn hữu trong Tư Tưởng Thiêng Liêng (the Divine Thought), trong BẢN NGUYÊN (ROOT), đó là Khối Toàn Phương (the Perfect Cube) tức là Nền tảng của Vũ Trụ, xét chung cũng như là xét riêng. Tất cả đều có một quan hệ bí nhiệm với các Sắc Tướng Vũ Trụ nguyên thuỷ (primordial Cosmic Forms) cũng như là việc chúng bắt đầu thành hình, tác động tiến hoá.
Trong các vũ trụ khởi nguyên luận nội môn xưa nhất của Ấn Độ ngay cả đến Hoá Công (the Demiurge) cũng đều có sáng tạo. Chẳng thế mà một trong các kinh Purãnas lại cho rằng:
Đấng Đại Kiến Trúc Sư (the great Architect) của Thế giới đã phát khởi chuyển động quay của hành tinh hệ của chúng ta bằng cách lần lượt bước qua từng hành tinh một.
Chính tác động này “đã khiến cho mỗi bầu hành tinh tự quay và quay xung quanh Mặt Trời”. Sau tác động đó, “chính Brahmãndika,” tức là Nhật Tinh Quân và Nguyệt Tinh Quân (the Solar and Lunar Pitris), các Thiền Định Đế Quân (the Dhyãn Chohans), “đã tiếp quản lần lượt từng hành tinh một mãi cho tới cuối Thiên Kiếp”. Các Đấng Sáng Tạo chính là chư Thánh Hiền; người ta tin rằng hầu hết các Đấng này đều là tác giả của các Thần chú hay các Thánh ca trong Rig Veda. Khi biến thành các Prajãpati tức các “Đấng Hiện Tồn” (“The Lord of Being”), các Ngài đôi khi có bảy vị, đôi khi có mười vị. Bấy giờ các Ngài lại biến thành bảy và mười bốn Đức Bàn Cổ, được xem như là các đại diện của bảy và mười bốn chu kỳ Tồn Tại, tức Ngày của Brahmã. Vào lúc kết liễu giai đoạn đầu của cuộc Tiến Hoá, các Ngài lại biến thành bảy Đấng Thánh Hiền tinh đẩu (Saparishis), như thế thì mới tương ứng với bảy Phân Thân (Aeons). Trong khi đó, các Ngài lại hoá thân thành ra các bậc Anh hùng (Heroes), các Thánh Vương (Kings) và các Hiền Triết (Sages) trên trần thế.
Như thế, chúng ta có thể thấy là Nội môn Bí giáo của Đông phương đã được trình bày và trỗi lên nốt của chủ âm; dưới dạng ẩn dụ, nốt chủ âm này vừa thơ mộng, vừa có ý nghĩa triết học thâm sâu, lại vừa có tính cách khoa học, chẳng thế mà mọi quốc gia đều theo sự chỉ đạo của nó, Chúng ta phải rút ý niệm gốc từ các tôn giáo ngoại môn ra trước khi chuyển sang các chân lý nội môn, kẻo các chân lý ngoại môn sẽ bị bác bỏ. Hơn nữa, trong mọi quốc giáo, mọi biểu tượng đều có thể được thuyết minh theo lối nội môn. Muốn biết nó có được thuyết minh đúng đắn hay không khi được chuyển thành các dạng hình học, chúng ta cần xem lại mọi hình tượng và biểu tượng có hoà hợp tuyệt vời với nhau hay không – cho dù chúng có thể là thiên hình vạn trạng. Ấy là vì thoạt đầu, tất cả các biểu tượng này đều giống hệt như nhau. Chẳng hạn như xét các câu mở đầu trong nhiều vũ trụ khởi nguyên luận khác nhau; trong mọi trường hợp đều có một vòng tròn, một quả trứng hay một cái đầu. Trong các hệ thống của Ấn Độ, Ai Cập, Chaldean, Hebrew, thậm chí cả hệ thống Bắc Âu, VÔ MINH (DARKNESS) luôn luôn liên kết với biểu tượng sơ thuỷ này và bao quanh nó. Vì thế mới có quạ đen, bồ câu đen, nước đen, thậm chí lửa đen; Agni (Hoả Thần) được gọi là Kãlĩ (Đen) vì ngọn lửa thứ bảy lại là một ngọn lửa đen chập chờn. Hai con bồ câu đen từ Ai Cập bay tới, đậu trên các cây sồi Dodona, khiến cho các thần linh Hy Lạp phải mang tên chúng. Sau khi có trận Đại Hồng Thuỷ, Noah thả ra một con quạ đen, nó là biểu tượng của chu kỳ Hỗn Nguyên Vũ Trụ, sau đó mới bắt đầu có sự sáng tạo hay sự tiến hoá thực sự của Trái Đất và Con người chúng ta. Bầy quạ “đen” của Odin lượn quanh Nữ Thần Saga và “thì thầm với Nữ Thần chuyện quá khứ vị lai”. Thế thì cả bầy chim đen này có ý nghĩa nội môn ra sao bây giờ? Ý nghĩa đó chính là tất cả đều có liên quan tới Minh Triết sơ thuỷ (the primeval Wisdom), vốn xuất phát từ Cội Nguồn tiên thiên của Vạn Hữu (the precosmic Source of All) được trình bày tượng trưng như cái Đầu, Vòng Tròn hay Quả Trứng. Ngoài ra, tất cả đều có ý nghĩa giống hệt nhau và liên quan tới Con Người Nguyên Hình sơ thuỷ (the primordial Archetypal Man), tức Adam Kadmon, nguồn gốc sáng tạo vạn vật; Adam Kadmon được cấu thành bởi một Tập Đoàn các Quyền Năng Vũ Trụ (các Thiền Định Đế Quân Sáng Tạo), còn ngoài ra tất cả đều là U Minh (Darkness).
Muốn giải thích một cách gần đúng ít ra là ý nghĩa của từ “quạ”, chúng ta phải dùng tới ngôn ngữ số lượng dựa vào minh triết trong Thánh kinh Kabalah, cho dù là nay nó bị ẩn khuất và xuyên tạc. Trong Nguồn Gốc Kích Thước (the Source of Measures) có trình bày trị số của nó như sau:
Danh từ quạ chỉ được dùng có một lần và được xem như là Biểu tượng học Eth-h’orve = 678 tức 113 x 6; trong khi chim Bồ câu được đề cập tới 5 lần. Nó có trị số là 71 và 71 x 5 = 355. Sáu đường kính hay con Quạ sẽ chia chu vi của một vòng tròn 355 thành ra 12 phần. Mỗi đơn vị của 355 lại được chia cho 6 thành ra 213-0, tức phần đầu trong câu thơ thứ nhất của Sáng Thế Ký. Cũng vậy, nó lại được chia tiếp cho 2, tức là 355 chia cho 12, thành ra 213 x 2, tức là từ ngữ B’rash, chữ đầu tiên của Sáng Thế Ký, với tiền tố dùng làm giới từ (preppositional prefix) có nghĩa (xét về mặt thiên văn) cùng một hình dạng tổng quát cụ thể với hình dạng được ngụ ý ở đây.( )
Bây giờ câu thứ nhất trong Sáng Thế Ký sẽ được thuyết minh là: “Chư Thần, Trời và Đất phát triển nơi Rãsh (B’rash) ( ) tức Đầu. Như vậy, một khi mà chúng ta đã xác định được ý nghĩa giống như vậy của trận Đại Hồng Thuỷ, thì ý nghĩa nội môn của Quạ cũng dễ hiểu thôi. Cho dù ẩn dụ biểu hiện này có thể có biết bao nhiêu là ý nghĩa khác, nhưng ý nghĩa chính của nó vẫn là một Chu kỳ mới và cuộc Tuần Hoàn mới – cuộc Tuần Hoàn thứ Tư của chúng ta.( ) “Con Quạ” tức Etj-h’orev có cùng trị số như là “Đầu” và không quay về chiếc Bè (Ark), trong khi mà chim Bồ câu lại quay về mang theo một cành ô liu. Khi Noah tức con người mới của Giống dân mới (có nguyên kiểu là Bàn Cổ Vaivasvata) chuẩn bị bỏ chiếc Bè, Argha, tức Khuôn Viên của trần thế (terrestrial Nature), y chính là biểu tượng của con người vô giới tính, bán thư bán hùng, thuần tinh thần của ba Giống dân đầu tiên, chúng không bao giờ còn tồn tại trên Địa Cầu nữa. Trong Thánh kinh Kabalah, xét về mặt số lượng, Jehovah, Adam và Noah đều là một. Vậy thì, trong điều kiện tốt nhất, chính Thượng Đế đã giáng lâm nơi Ararat và sau này nơi Sinai, rồi từ đó lâm phàm nơi con người (hình bóng của Ngài) thông qua tiến trình tự nhiên tức là tử cung của bà mẹ (trong Sáng Thế Ký, nó có các biểu tượng là Chiếc Bè, Núi ‘Sinai’) v.v…. Ẩn dụ Do Thái vừa có tính cách thiên văn, vừa có tính cách sinh lý, hơn là có tính cách thần nhân đồng hình.
Đó chính là hố sâu phân cách các hệ thống của dân Aryan và hệ thống của dân Semitic, mặc dù cả hai đều có cùng một nền tảng. Một nhà thuyết minh Thánh kinh Kabalah đã cho rằng:
Triết thuyết tôn giáo của dân Hebrew có một ý niệm căn bản đó là, Thượng Đế bao trùm vạn vật và con người là hình bóng của Ngài: con người, kể cả đàn bà [chẳng hạn như bán thư bán hùng] hình học (cùng các con số và các kích thước có thể áp dụng vào thiên văn học) đều được bao hàm trong các từ ngữ đàn ông, đàn bà. Chúng ta sẽ loại trừ được dáng vẻ hỗn độn của một cách thức như thế bằng cách chứng tỏ mối liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà với một hệ thống đặc thù gồm các số mục, kích thước và hình học, bằng các thời kỳ thai nghén, chúng cung ứng mối liên kết giữa các từ ngữ được sử dụng và các sự kiện được trình bày, cũng như là hoàn thiện cách thức được sử dụng.(1)
Người ta lý luận rằng nguyên nhân bản sơ thật là bất khả tư nghị, “biểu tượng của biểu lộ đầu tiên có thể hiểu được của nó chính là việc quan niệm ra một vòng tròn có đường kính sao cho nó có thể gợi ra cùng một ý niệm về hình học, tục sùng bái sinh thực khí và thiên văn học”. Điều này rốt cuộc được áp dụng vào “ý nghĩa của các cơ quan sinh dục của con người”. Vì thế, toàn bộ chu kỳ gồm các biến cố từ thời Adam và các vị Tộc Trưởng mãi xuống tới Noah đều chỉ được áp dụng vào tục thờ cúng sinh thực khí và thiên văn học, cái này điều tiết cái kia, chẳng hạn như các chu kỳ của mặt trăng. Cũng vì thế, sự khởi nguyên của họ bắt đầu sau khi họ đã ra khỏi chiếc Bè và trận Đại Hồng Thuỷ đã chấm dứt, nghĩa là vào lúc có Giống dân thứ Tư. Còn đối với người Ãryan thì lại khác hẳn.
Nội môn Bí giáo Đông phương chưa bao giờ làm hạ giá Đấng Thánh Linh Độc Tôn Vô Cực (the One Infinite Deity) bao trùm vạn vật đến mức gán cho Ngài những chức năng như vậy. Điều này được minh chứng qua việc trong Rig Veda không hề có mặt Brahmã, còn Rudra và Vishnu giữ các địa vị rất tầm thường; chỉ mãi sau này, các Đấng trên mới trở thành các Đại Thần Linh đầy quyền lực vô cực, vô biên trong các tín ngưỡng ngoại môn. Nhưng cho dù cả ba Ngài có thể là “Đấng Sáng Tạo” (“Creators”) đi chăng nữa thì các Ngài cũng không phải là các “Đấng Sáng Tạo” trực tiếp và các Tổ Phụ của nhân loại còn giữ một địa vị thấp hơn nữa và được gọi là các Prajãpatis, các Pitris, các Nguyệt Tinh Quân (Lunar Ancestors) v.v…. nhưng không bao giờ được gọi là “Thần Linh Độc Tôn Vô Cực Vô Biên”. Nội môn Bí giáo dạy rằng phàm nhơn (physical man) chỉ được tạo ra trong hình bóng của Đấng Thánh Linh (in the image of the Deity); tuy nhiên, Đấng Thánh Linh này chỉ là các “Tiểu Thần” (the “minor Gods”). Chỉ có CHƠN NGÃ (the HIGHER SELF), CHƠN NHƠN (EGO) mới thiêng liêng, THÁNH THIỆN (GOD).
1- Giáo lý bí nhiệm - Quyển III
Chính ÁNH SÁNG ấy đã cô đọng lại thành ra hình hài của “Các Đấng Hiện Tồn”, các Đấng Bản Sơ và cao siêu nhất xét gộp
lại chính là JĨVÃTMÃ tức Pratyagãtmã [mà người ta đã nói bóng gió là xuất phát từ Paramãtmã. Đó là Thiên Đạo của các triết gia Hy Lạp, giáng lâm vào lúc khởi đầu mỗi Chu kỳ Khai Nguyên mới].
Xuất phát từ các Đấng này – vốn được tạo ra từ các đợt sóng luôn luôn cô đọng lại của Ánh Sáng đó, nó biến thành Vật Chất thô trược nơi ngoại cảnh – là hằng hà sa số các Huyền giai Thần lực Sáng tạo;, một số không có hình hài, một số có hình hài riêng biệt của mình, các Huyền giai thấp kém nhất [các Hành khí] lại không có hình hài riêng biệt, mà khoác lấy bất cứ hình dạng nào tùy theo
hoàn cảnh xung quanh.
Như vậy, chỉ có mỗi một Upãdhi [Cơ sở] Tuyệt Đối theo nghĩa tinh thần; hằng hà sa số trung tâm căn bản đã được kiến tạo cho các mục tiêu trong Chu Kỳ Khai Nguyên từ trong Upãdhi này. Trong thời kỳ hoạt động, các cuộc tiến hóa vũ trụ, tuần hoàn và cá nhân
đã diễn ra trên các trung tâm đó.
Giải thích: Krishna (Hóa Thân của Thiên Đạo) đã dạy trong Chí Tôn Ca như sau: “Bảy vị Thánh Hiền, bốn Đấng Bàn Cổ trước, vốn là một phần của bản chất ta, đều sinh ra từ trí ta: loài người và thế giới đã phát sinh ra từ họ (chương x, 6).
Ở đây, bảy vị Đại Thánh Hiền ám chỉ bảy Đại Huyền Giai Hữu sắc tướng tức Bảy lớp Thiền Định Đế Quân. Chúng ta nên nhớ rằng
bảy vị Thánh Hiền là các Đấng Tinh Quân của bảy ngôi sao thuộc chòm Đại Hùng Tinh, và do đó có cùng bản chất với chư Thiên
Thần Hành Tinh hay bảy Đấng Đại Chơn Linh Hành Tinh. Tất cả các Ngài đều tái sinh làm người trên Trần Thế trong nhiều Thiên
Kiếp và Giống dân khác nhau. Hơn nữa, “bốn Đấng Bàn Cổ trước” là bốn Lớp Thần Linh Vô sắc tướng nguyên thủy – Kumãras,
Rudras, A Tu La (Asuras) v.v…; nghe nói các Ngài cũng đã lâm phàm. Các Ngài không phải là các Prajãpatis như các Đấng nêu ....