TỔNG HỢP KIẾN THỨC
VŨ TRỤ BIỂU LỘ THEO DỊCH HỌC - MINH TRIẾT - PHẬT PHÁP
A- VŨ TRỤ BIỂU LỘ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN THEO DỊCH HỌC
+ Sơ đồ Thái cực sinh lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái
B- VŨ TRỤ BIỂU LỘ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN THEO MINH TRIẾT
I- VŨ TRỤ BIỂU LỘ QUA BA TRẠNG THÁI:
Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có 3 trạng thái Vũ trụ được nhận thức, là các đấng Vũ Trụ Thượng Đế [ Ngôi I - Ngôi II - Ngôi III ]. Ngôi Ba - Linh hồn Vũ trụ đại đồng biểu hiện Sự sống với vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương hệ - Là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple).
Thần lực Ba trạng thái (Thái dương hệ Tam phân) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm lực này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp, gồm: a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế; b. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà; c. Bảy Cung (Rays); d. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men);
II- TIÊN THIÊN KHÍ VÀ HẬU THIÊN KHÍ VÀ SỰ SỐNG VŨ TRỤ:
1- Tiên thiên và Hậu thiên khí: Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của 3 yếu tố (Xem Bảng về hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó Tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên (pregenetic matter). Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng (divine Energy) và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là Hậu thiên khí (aether), không khí (air/ Phong), lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy. (LVLCK, 58)
2- Năng lượng của Sự sống (LVLCK, 56): Khả năng hội nhập, phối kết. Mãnh lực của thể sinh lực hay thể dĩ thái. Phản ảnh của hoạt động thông tuệ hay chuyển động thiêng liêng. Xung lực hành động, tích năng lượng, theo Định luật Tiết Kiệm. Sự Sống thiêng liêng có thể được xem như diễn đạt qua 3 cách biểu lộ:
- Thứ nhất, vũ trụ biểu lộ hay hữu hình; [ Gồm 12 loại Chúng sinh khắp Hư không pháp giới ]
- Thứ hai, thế giới nội tâm hay sắc tướng; [ Tâm gồm hai thứ Tình và Tưởng ]
- Thứ ba, trạng thái Tinh thần phải được tìm thấy ở tâm mọi vật [ Gồm một nguyên tử và các Phân tử ].
III- TƯƠNG TÁC CÁC NGUYÊN TỬ VẬT CHẤT TRONG KHÔNG GIAN VŨ TRỤ
1. Chuyển động: Được đặc trưng bằng 3 tính chất: 1/ Tịnh (Inertia); 2/ Động (Mobility); 3/ Nhịp (Rhythm) (CTNM, 418)
2. Tương tác qua chuyển động: Nghĩa đen, tất cả mọi chuyển động đều là kết quả của sự va chạm hoặc sự giao lưu giữa các nguyên tử, và không có một nguyên tử nào ở bất cứ nơi đâu thoát khỏi được mãnh lực này. Trong trường hợp chuyển động quay tròn vốn đang chi phối hoạt động của nguyên tử vật chất, xung lực xuất phát từ bên trong vòng giới hạn và được tạo ra bởi sự va chạm của điện tích dương lên trên các điện tích âm. Điều này đúng cho tất cả các nguyên tử, thuộc vũ trụ, thái dương, cá nhân, hóa học và ..v.v… (LVLCK, 1039);
IV- XEM THÊM CÁC TRANG TỔNG HỢP KIẾN THỨC BỔ TRỢ
+ Xem thêm chi tiết kiến thức mời xem tại: Tổng hợp về Lửa trong Càn Khôn
C- VŨ TRỤ BIỂU LỘ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN THEO PHẬT PHÁP