PHẬT PHÁP CĂN BẢN
LUẬT NHÂN QUẢ - LUÂN HỒI - TÁI SANH
* Đức Phật dạy, khi chính bạn hiểu rằng, biết rằng: Điều này là phi đạo đức, điều này bị chê trách, điều này bị những bậc có trí tuệ khiển trách, và điều này khi đem ra thực hành sẽ đưa đến thoái hóa, hư hỏng, đưa đến lo âu, phiền muộn thì đừng chấp nhận nó, hãy từ chối nó. Như vậy, hãy nương tựa vào chính mình và chính mình phải chịu trách nhiệm. Do đó, chính bạn cần chăm học chánh pháp để có trí tuệ, khi càng có trí tuệ và tin sâu Nhân nào - Quả đấy thì càng có sự phân biện Chánh hay Tà, từ đó chọn theo Chánh xa Tà để có cuộc sống nội tâm an vui, ung dung tự tại.
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Chính ta là kẻ cứu rỗi của ta. Không ai khác có thể là kẻ cứu rỗi của ta”. Điều này có nghĩa là chính bạn, chỉ mình bạn mới có thể cứu rỗi bạn, không ai có thể cứu rỗi bạn được. Đây là điều rất quan trọng. Theo đó, đừng tìm cầu bên ngoài, dù là Phật hay Bồ Tát, các ngài chỉ là dạy giáo pháp như "Ngón tay chỉ Trăng" mà thôi. Đức Phật dạy: “Người nào kiểm soát được chính mình thì người đó có được sự cứu chuộc khó tìm”.
+ Luật Nhân Quả có ba phần (Trích chương 6):
Trước tiên là Luật Nghiệp Báo, thứ hai là Luật Duyên Sinh, thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên.
3- Luật Duyên Hệ Duyên: Đó là một “Luật Tự Nhiên”. Luật này không phải được sáng tạo ra bởi một người nào hay do Đức Phật sáng tạo ra.
Luật này được ẩn tàng hay có sẵn ngay khi không có Đức Phật trên thế gian này. Khi một vị Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài khám phá ra luật ẩn tàng đó.
Sau khi khám phá ra luật này, Đức Phật làm hiển lộ hay dạy cho chúng sinh biết. Trong kinh điển có ghi một câu nói về Luật Duyên Sinh như sau:
“Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. Có nghĩa là Luật Duyên Sinh. Như vậy, dầu cho Chư Phật có ra đời hay không thì Luật Duyên Sinh vẫn có sẵn. Đức Phật ra đời khám phá ra luật đó, xuyên thấu qua luật đó. Sau khi tìm ra, xuyên thấu, hiểu biết trọn vẹn luật đó, Đức Phật tuyên bố, dạy luật đó cho toàn thể chúng sinh.
Giống như Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. Luật Duyên Hệ Duyên là luật tinh vi, chi ly hơn hai Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh.
Luật Nghiệp Báo chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri.
Luật Duyên Sinh cũng áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri.
Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri. Như vậy, luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất này liên hệ đến Vật Chất kia như thế nào chứ không phải chỉ nói sự liên hệ giữa chúng sinh mà thôi.
Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên giải thích sự liên hệ giữa các chúng sinh. Ngoài ra Luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất và Tâm liên hệ với chúng sinh như thế nào?
Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. Trong Luật Duyên Sinh, chúng ta
chỉ biết một số hiện tượng này liên hệ hay chịu điều kiện của một số hiện tượng kia; nhưng Luật Duyên Sinh không chỉ cho chúng ta biết chúng liên hệ với nhau như thế nào? Theo cách nào? Theo đường lối nào? Trong khi luật Duyên Hệ Duyên giải thích cho biết chúng liên hệ nhau như thế nào. Như trước đây nhiều lần tôi đã nói: “Luật Duyên Sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, nhưng trong Luật Duyên Hệ Duyên nói: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”.
Liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè”. Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Paccaya Satti (sức lực của sự liên hệ). Chữ này chỉ có nghĩa đơn thuần là chúng liên hệ với nhau như thế nào? Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên chỉ cho ta thấy nhiều điều thích thú và chi tiết trong phương pháp nghiên cứu hơn hai Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.
Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:
1. Hetu: Nhân Duyên.
2. Ārammaṇa: Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)
3. Adhipati: Trưởng Duyên.
4. Anantara: Vô Gián Duyên.
5. Samanantara: Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)
6. Sahajāta: Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)
7. Aññamañña: Hỗ Tương Duyên.
8. Nissaya: Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)
9. Upanissaya: Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)
10. Purejāta: Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)
11. Pacchājāta: Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)
12. Āsevana: Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)
13. Kamma: Nghiệp Duyên.
14. Vipāka: Quả Duyên.
15. Āhāra: Vật Thực Duyên.
16. Indriya: Căn Duyên (Quyền Duyên)
17. Jhāna: Thiền Duyên.
18. Magga: Đạo Duyên.
19. Sampayutta: Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)
20. Vipayutta: Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)
21. Atthi: Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)
22. Natthi: Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)
23. Vigata: Ly Khứ Duyên (Biến mất)
24. Avigata: Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất). .....
Có tất cả 24 Duyên. Ta có thể chia chúng thành nhiều nhóm, nhưng bài giảng này chỉ nói đến một hiện tượng “tạo điều kiện” và một hiện tượng khác “nhận điều kiện”. Cái “tạo điều kiện” có thể gọi là “nhân” và cái “nhận điều kiện” gọi là “quả”.
I- LỢI ÍCH CỦA SỰ HIỂU BIẾT LUẬT NGHIỆP BÁO (Chương 5)
Là những người Phật tử chúng ta hiểu luật Nghiệp Báo theo những lời dạy của Đức Phật. Sự hiểu biết về luật Nghiệp Báo này mang lại nhiều lợi
ích. Sau đây là một vài lợi ích.
1. Hiểu biết luật Nghiệp Báo làm thoả mãn óc tìm tòi hiểu biết của chúng ta về sự bất bình đẳng của người, của chúng sinh.
2. Hiểu biết luật Nghiệp Báo mang lại niềm hy vọng cho chúng ta.
3. Hiểu biết luật Nghiệp Báo sẽ an ủi chúng ta những khi chúng ta gặp nghịch cảnh.
4. Hiểu biết luật Nghiệp Báo giúp ta có đủ sức mạnh tinh thần, không bị chao đảo trước mọi thăng trầm của cuộc sống.
5. Hiểu biết luật Nghiệp Báo giúp chúng ta biết được tiềm năng to lớn của chính mình; đó là chính chúng ta có thể tạo nên tương lai cho chúng ta.
6. Hiểu biết luật Nghiệp Báo giúp cho chúng ta hiểu biết trách nhiệm của mình.
7. Hiểu biết luật Nghiệp Báo cũng giúp chúng ta tránh xa hành vi xâm hại kẻ khác và trở thành người có lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh.
Nếu chúng ta làm hại kẻ khác thì chúng ta sẽ nhận chịu các hậu quả đau thương do Nghiệp của chúng ta đã tạo.
8. Nhờ hiểu biết luật Nghiệp Báo nên chúng ta có thể giúp cho xã hội này sống an vui hạnh phúc, có tình thương, có hiểu biết, có sự sống chung hài hòa.
Còn nhiều lợi ích của sự hiểu biết luật Nghiệp Báo nữa. Tôi mong muốn các bạn tự suy nghĩ và cho thêm vào.
II- CÁC LOẠI NGHIỆP - LUẬT NGHIỆP BÁO
Sau khi đã tìm hiểu Nghiệp một cách tổng quát, bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu các loại Nghiệp.
Trước tiên, Nghiệp có thể chia làm hai loại:
Thiện Nghiệp và Bất Thiện Nghiệp. Một cách phân loại khác là phân loại theo chức năng. Tôi không thể giảng giải ở đây về chi tiết ở các loại Nghiệp khác nhau này. Nếu các bạn muốn biết nhiều chi tiết hơn về các loại Nghiệp này thì các bạn hãy đọc trong Vi Diệu Pháp Lược Giải (Abhidhammatha-saṅgaha).
Nghiệp được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 Nghiệp.
Nhóm đầu tiên phân loại theo chức năng.
Nhóm thứ hai phân loại theo cách thức cho quả.
Nhóm thứ ba phân loại theo thời gian trả quả.
Nhóm thứ tư phân loại theo nơi chốn cho quả.
1. Khi phân loại theo chức năng chúng ta có bốn loại Nghiệp.
a. Đầu tiên là Nghiệp Tạo Tác, có nghĩa là Nghiệp tạo ra hậu quả.
b. Thứ hai là Nghiệp Hỗ Trợ. Nghiệp Hỗ Trợ chính nó không tạo ra quả, nhưng Nghiệp này hỗ trợ cho Nghiệp Tạo Tác.
c. Thứ ba là Nghiệp Cản Trở. Nghiệp này, cũng vậy, chính nó không tạo ra quả, nhưng nó làm cản trở cho Nghiệp Tạo Tác.
d. Thứ tư là Nghiệp Hủy Diệt. Nghiệp Hủy Diệt hủy diệt quả của Nghiệp Tạo Tác.
Như vậy tùy theo chức năng của các Nghiệp mà Nghiệp được chia làm bốn.
2. Nghiệp cũng được phân chia làm bốn loại theo cách thức mà nó cho quả.
Đó là bốn loại Nghiệp cho quả liệt kê sau đây:
Cực Trọng Nghiệp, Cận Tử Nghiệp, Tập Quán Nghiệp, và Bảo Lưu Nghiệp. .....
3. Nghiệp phân biệt theo thời gian trả quả:
Đó là bốn loại Nghiệp cho quả liệt kê sau đây:
Nghiệp trả quả tức khắc, Nghiệp trả trong kiếp tới, Nghiệp trả sau kiếp tới cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi, và Nghiệp vô hiệu.
a. Nghiệp trả tức khắc còn gọi là Hiện Nghiệp là Nghiệp trả quả ngay trong kiếp sống này.
b. Nghiệp trả quả tiếp theo là Nghiệp trả quả trong kiếp tới sau khi ta lìa bỏ kiếp sống hiện tại.
c. Nghiệp trả quả sau kiếp tới cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi. Nghiệp này còn gọi là nghiệp vô tận.
d. Nghiệp vô hiệu: Là nghiệp ai đó đã tu hành thành tựu giải thoát luân hồi sinh tử.
4. Nghiệp phân biệt theo nơi chốn trả quả.
Đó là bốn loại Nghiệp cho quả liệt kê sau đây:
Ác Đạo Bất Thiện Nghiệp, Dục Giới Thiện Nghiệp, Sắc Giới Thiện Nghiệp, Vô Sắc Giới Thiện Nghiệp.
a. Ác Đạo Bất Thiện Nghiệp: Là những Nghiệp cho quả trong bốn ác đạo, và cũng cho quả trong dục giới và sắc giới.
b. Dục Giới Thiện Nghiệp: là những Nghiệp thiện cho quả ở dục giới; và cũng cho quả ở sắc giới và vô sắc giới.
c. Sắc Giới Thiện Nghiệp: Là những Nghiệp chỉ cho quả ở cõi sắc giới.
d. Vô Sắc Giới Thiện Nghiệp: Là những Nghiệp chỉ cho quả ở cõi vô sắc giới.
Bất Thiện Nghiệp chia làm mười loại:
Ba Nghiệp bất thiện thuộc về thân, bốn Nghiệp bất thiện thuộc về khẩu, và ba Nghiệp bất thiện thuộc về ý.
Ba Nghiệp bất thiện thuộc về thân gồm: Sát sinh, trộm cắp, và tà hạnh.
Bốn Nghiệp bất thiện thuộc về khẩu gồm: Nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời nói dữ, và nói lời vô ích.
Ba Nghiệp bất thiện thuộc về ý gồm: Tham lam - Sân hận - Si mê/ Tà kiến
Có hai nhóm Thập Thiện Nghiệp thuộc Dục giới.
Nhóm thứ nhất chỉ là mười Thiện Nghiệp đối nghịch với mười Bất Thiện Nghiệp ta đã nói trên. Đó là:
1. Không sát sinh,
2. Không trộm cắp,
3. Không tà hạnh,
4. Không nói dối,
5. Không nói lời đâm thọc,
6. Không nói lời nói dữ,
7. Không nói lời vô ích,
8. Không tham (không có tà tâm mong muốn chiếm đoạt vật sở hữu của kẻ khác làm của mình),
9. Không sân (có từ tâm),
10. Không tà kiến (có chánh kiến), nghĩa là biết nhân, biết quả, biết nhân quả và biết mọi việc trên thế gian đều tùy thuộc vào một số các việc khác.
Mười Thiện Nghiệp Dục Giới này chỉ là mười Nghiệp đối nghịch với mười Bất Thiện Nghiệp mà thôi.
Nhóm mười Thiện Nghiệp thứ hai là:
1. Bố thí: Giúp đỡ người nghèo khó hay dâng cúng thực phẩm và vật dụng đến chư tăng.
2. Trì giới: Giữ giới luật trong sạch: không sát sinh, trộm cắp, tà hạnh...
3. Tham thiền: Luyện tâm, Phát triển tinh thần, hành Thiền Định và Thiền Minh Sát…
4. Cung kính: Tôn kính người lớn tuổi, tôn kính người đáng tôn kính, nhường chỗ cho người đáng nhường.
5. Phục vụ: giúp đỡ người khác, làm các công việc cho cộng đồng, làm công quả cho chùa, giúp người khác làm việc thiện.
6. Hồi hướng công đức: Trước hết, đi làm phước rồi hồi hướng hay chia phước lành đến mọi người. Chia phước là giúp mọi người có cơ hội được hưởng phước báu qua hành vi phước thiện của mình.......
7. Tùy hỷ: Hoan hỷ với phước báu của người khác, nghĩa là khi được người khác chia phước báu cho ta thì ta nói: Có nghĩa là ta Hoan hỷ, hạnh phúc với phước báu người khác đã tạo....
8. Nghe pháp: Là nghe giáo pháp của Đức Phật. Việc học tập các loại nghệ thuật như: điêu khắc, vẽ tranh hoặc các học thuật chuyên môn để mở mang kiến thức mà không làm hại hay gây thương tổn cho ai cũng bao gồm trong phần nghe pháp.
9. Thuyết pháp: Giảng dạy giáo pháp. Phần này cũng bao gồm cả việc giảng dạy Phật pháp và một vài loại ngành nghề, học thuật không xâm hại
hay tổn thương đến kẻ khác và không chống trái những lời dạy của Đức Phật.
10. Có chánh kiến: Có quan kiến đúng đắn, nghĩa là có kiến thức đúng đắn về nhân quả v.v...
III- LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN - LUẬT NHÂN QUẢ (Chương 6)
Hôm nay, chúng ta đi đến phần thứ ba của Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả có ba phần: Trước tiên là Luật Nghiệp Báo, thứ hai là Luật Duyên Sinh, thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên. Hai Luật đầu chúng ta đã nghiên cứu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna).
+ Chi tiết giảng giải về nghiệp mời xem tại: Tìm hiểu về đạo Phật căn bản - Tỳ Khưu Khánh Hỷ