QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Về tham thiền-MQ

MQ-1: Bài Cầu Nguyện của thánh Phanxicô Mục Lục MQ-1: Bài Cầu Nguyện của thánh Phanxicô 1 Mục Lục 1 BÀI THAM THIỀN 1: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1 3 TỔNG QUAN VỀ THAM THIỀN 3 BÀI THAM THIỀN SỐ 1: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU # 2 9 CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI (1) 9 THỰC HÀNH BỔ SUNG CHO SỰ CHỈNH HỢP 12 BÀI THAM THIỀN 1: 18 CHỦ ĐỀ - "LỜI CẦU NGUYỆN CỦA THÁNH FRANCIS” 18 Báo cáo về Tham Thiền số 1 20 Thánh Phanxicô Assisi là một tu sĩ Công giáo và nhà thuyết giáo người Ý, được biết đến như là vị thánh bảo trợ của động vật và môi trường. Ông làm kinh ngạc và gây cảm hứng cho Giáo Hội bằng cách thực hành phúc âm theo nghĩa đen -- không theo ý nghĩa cực đoan hạn hẹp mà bằng cách thực sự làm theo tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm, vui vẻ và không có giới hạn. Đáng chú ý là Đức Giáo Hoàng mới và hiện tại của La Mã đã lấy tên này "Phanxicô". Kỹ năng cần học hỏi - Định dạng cơ bản của Bài Tham Thiền Huyền Môn Phần nghiên cứu giới thiệu cho học viên các bước cơ bản trong tham thiền huyền môn. Nắm vững các bước trong quá trình này có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của toàn bộ khóa học này ... BÀI THAM THIỀN 1: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU #1 TỔNG QUAN VỀ THAM THIỀN Tham thiền là gì? Nó là một hành động được thực hiện một cách quyết tâm. Nó là một lời mời gọi và do đó là một sự lựa chọn. Tham thiền là món quà mà ta ban tặng cho chính ta. C:\Users\Jocelyne\Pictures\imported from ipad aug 2\IMG_0530.JPG Tất cả bài tham thiền được thiết kế dành cho người mới học cũng như cho những hành giả có kinh nghiệm. Do đó dù cho chúng ta là những người sơ cơ trên con đường tham thiền hay đã bước đi một quãng khá xa, nguyên lý vẫn không thay đổi. Mỗi bài tham thiền tập trung vào một nguyên lý thiền định. Khi chúng ta tiến bộ thì các bài tham thiền sẽ gia tăng về thời gian cũng như cường độ. Hãy nhớ rằng tham thiền là một lời mời gọi mà bạn dành cho chính bạn để trau dồi lối sống—lối sống trong tâm trí và trong đời sống của bạn. Trao dồi sự an tĩnh (cultivate stillness)—sự an tĩnh trong tâm trí dẫn đến sự an tĩnh trong đời sống trần gian, để chúng ta không chạy lăng quăng không định hướng, để chúng ta hiểu được đường hướng mà chúng ta đã chọn. Sự an tĩnh là một thái độ có ý nghĩa nhiều hơn là sự giảm bớt hoạt động. Tham thiền là lời mời gọi sự tế nhị, bình an, thư thái (grace, peace, and equanimity). Nó là lời mời gọi để Bản chất Thiêng Liêng ở trong ta và tất cả xung quanh ta được biết đến, được thở và được sống. Cái trí ta thường quen với suy nghĩ rằng nó là cái kiểm soát. Hơn nữa, cái trí quen với ý tưởng làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang kiểm soát, nhưng chúng ta nên nhớ câu kinh trong Kinh Vệ Đà rằng “ cái trí là kẻ giết chết sự thật ”. Càng suy gẫm tham thiền thì chúng ta càng hiểu thêm điều đó có ý nghĩa như thế nào. Xác thân (Physical component) Tham thiền là nơi mà chúng ta bắt đầu biết rằng chúng ta có một xác thân, nó quan trọng, chúng ta tái sinh vào xác thể đó, và nó là cái duy nhất mà ta có trong kiếp sống này. Chúng ta trân trọng và thiêng liêng hóa nó bằng tham thiền. Tham thiền mời gọi chúng ta hiểu biết thêm về xác thể của chúng ta. Trước nhất chúng ta cần có một tư thế thoải mái để chúng ta không buồn ngủ—việc duy trì một trạng thái tỉnh thức là chìa khóa ở đây. Chúng ta cũng cố giữ cho lưng thẳng bằng cách giữ đầu ngẩng lên. Tại sao thế? 1. Chúng ta đang kích hoạt những năng lượng tế vi mà chúng ta muốn lưu chuyển chúng. Nó là một phần của tiến trình thiêng liêng hóa và việc làm cho sự lưu thông của chúng dọc theo cột sống được thuận lợi sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta. 2. Nó cũng có nghĩa rằng chúng ta quan tâm đến thể xác của chúng ta. Một phần của tâm thức chúng ta là ý thức về xác thân. Trước khi chúng ta rời bỏ phần thể xác, hãy chắc chắn đưa bờ vai của bạn về sau một ít để dành chỗ cho phổi của bạn hít thở; chừa chỗ cho trái tim của bạn “nở ra”—nói một cách bóng bẩy. Bằng cách giữ vai của bạn lui về sau, đầu bạn sẽ đứng và cột sống của bạn sẽ thẳng hơn, và điều này quan trọng trong việc dành chỗ cho trái tim của chúng ta. Những bài tham thiền này sẽ làm tăng độ mở của trái tim chúng ta. Chúng ta hãy dành chỗ cho nó. Tham thiền không có nghĩa là đi ra, rời bỏ thể xác hay đi vào “vùng đất thần tiên”. Tham thiền không có nghĩa như thế. Thái độ Thái độ của việc tham thiền là muốn làm điều đó và mở lòng ra để đón nhận. ‘Cao độ’ Việc đạt đến một ‘cao độ’ thiền định đòi hỏi chúng ta nâng tâm thức chúng ta lên từ trạng thái ý thức hay tâm thức hiện tại đến cõi giới cao hơn. Chúng ta nâng nó lên ra khỏi thể xác/ dĩ thái, trường tình cảm và trường trí tuệ. Độ cao ban cho ta một cái nhìn tổng quát. Nó tiết lộ mối quan hệ thật sự giữa sự vật và như thế giúp chúng ta suy nghĩ trong mối quan hệ đó. Cao độ thay đổi mọi thứ trong tâm trí và bản thể cảm xúc của chúng ta. Điều này rất quan trọng trong việc hiểu tham thiền. Trong khi tham thiền ta nỗ lực để phát triển “độ cao” đúng đắn. Độ cao không chỉ có nghĩa theo chiều thẳng đứng—cảm giác lên và xuống. Bởi vì tham thiền là một tiến trình đa chiều, độ cao cũng liên quan đến bề sâu. Một độ cao đủ cao giúp chúng ta tiến vào bề sâu thẳm của tâm thức. Nhưng như là một nghịch lý, một bề sâu tâm thức sâu thẳm hơn là kết quả của một độ cao đủ cao. Trong ý nghĩa thông thường cao độ hàm ý chiều thẳng đứng, nhưng đối với người tham thiền thì cao độ chỉ đến bề sâu lẫn độ cao. Hấp thu — Assimilation Chúng ta thường ngừng lại trong tham thiền để hấp thu hay đồng hóa những gì mà chúng ta đang xem xét. Đó là một tiến trình chậm rãi và trầm mặc (contemplative) không nên vội vã. Dành thời gian để nghiền ngẫm các từ, hãy để chúng chảy qua cơ thể bạn và bạn thực sự hấp thu chúng. Tham thiền nội môn hay huyền môn Sẽ đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời khi tất cả sự thành công của chúng ta trên thế gian không còn thỏa mãn được chúng ta nữa và chúng ta bắt đầu tìm kiếm một sự tồn tại nào đó tròn đầy và ý nghĩa hơn. Chúng ta khao khát hướng tới những điều chúng ta chưa biết và chúng ta mong ước nhận thức được các cõi giới nằm ngoài những kinh nghiệm hiểu biết về thế giới trần tục thông thường. Chúng ta cảm thấy sức hút từ một phần nào đó thần thánh và thiêng liêng trong chúng ta. Chúng ta cảm thấy rằng có thật nhiều vẻ đẹp, chân lý và sự tốt lành vẫn còn ẩn giấu, nhưng chúng ta có thể đạt được và trải nghiệm chúng nếu chúng ta có các phương tiện để nâng cao tâm thức của mình. Tham thiền là phép thực hành tâm linh có thể giúp chúng ta thực hiện điều này. Tham thiền giúp chúng ta tiếp xúc và cuối cùng kết nối với phần thiêng liêng của chúng ta – cái mà chúng ta gọi là Linh Hồn. Linh Hồn cũng được gọi là Chân Ngã, " Cái Tôi Cao Cả Hơn " (Higher Self), trái ngược với cái tôi thấp kém (lower self), bao gồm thể xác, thể tình cảm và thể trí của chúng ta. Ba thể thấp này được gọi chung là phàm ngã. Mục đích của thiền định là mang đến phàm ngã sự nhận thức về khía cạnh Linh Hồn và đặt các thể thấp hơn của chúng ta dưới sự kiểm soát của nó. Tham thiền là phương tiện nhờ đó phàm ngã trở nên trong sạch, gắn kết, và được nâng lên để cho việc tiếp xúc với Linh hồn thành khả dĩ. Linh hồn đã đồng hành cùng với chúng ta từ thuở ban sơ khi chúng ta người và trong suốt thời gian đó đã chờ đợi chúng ta bước vào vùng ảnh hưởng của nó. Phàm ngã cho tín hiệu sẵn sàng và Linh hồn đáp ứng. Cả hai tham gia vào việc xây dựng chiếc cầu để trở thành kênh giao thông giữa các bề đo cao và và thấp. Tham thiền là phương tiện để cho sự tiếp xúc này xảy ra và hoàn thiện, đạt đến mực tột cùng trong sự kết hợp giữa Phàm ngã và Linh hồn. Có những Định luật vũ trụ ẩn tàng chi phối tiến trình tiến hóa này. Những định luật này cách thức Phàm ngã trở nên gắn kết, chuyển hóa, cho đến khi nó phản ảnh rung động cao hơn của Linh hồn. Chính là những định luật vũ trụ ẩn tàng này, những “Định luật của Linh hồn” xác định cách thức ta tiến hóa về mặt tinh thần và đạt đến mục tiêu hoàn thiện đã định ra sao. Hình thức tham thiền sử dụng và áp dụng những định luật này được gọi là tham thiền huyền môn. Chữ huyền môn (occult) có nghĩa là bị che dấu, ẩn tàng, và tham thiền huyền môn là dạng tham thiền sử dụng những năng lượng vô hình mạnh mẽ này. fig1-1 Tham thiền huyền môn khác những phương pháp tham thiền hiện đại khác vì nó liên hệ mật thiết với cái trí. Nó đi xa hơn phương pháp tham thiền thần bí (mystical meditation) vốn tìm kiếm sự ngây ngất xuất thần trong sự hợp nhất với Thượng đế mà thôi. Nhiều người là nhà thần bí hay tín đồ sùng đạo mong ước trải nghiệm được cảm giác trong khi tham thiền. Tham thiền huyền môn khác điều này vì cái trí được nhấn mạnh thay vì cảm xúc. Thông qua cách tiếp cận thiên về trí tuệ và trực tiếp trải nghiệm chúng ta có thể đạt đến tri thức của Linh hồn bằng phương pháp tham thiền huyền môn. Ba từ sau đây có lẽ cung cấp ý nghĩa chính xác nhất của tham thiền huyền môn — ghi nhận, giải thích, áp dụng. Chúng hàm ý hoạt động trí tuệ, có quan hệ đến nhân và quả, tiếp xúc với nguồn cảm hứng, và sau đó là khả năng sử dụng và áp dụng thành quả của tham thiền. Chúng ta học cách làm cho hạ trí hòa nhịp với thượng trí và linh hồn thông qua sự điều khiển có ý thức. Một tư tưởng hay một “ý tưởng hạt giống” (chủng đề—seed thought) được suy gẫm trong ánh sáng của Linh hồn có thể làm phát sinh những tư tưởng mới, sự soi sáng tâm trí mà hạ trí giải thích và áp dụng. Wor695C Cái trí khi đó trở thành một "nhà ga trung tâm lớn" là nơi mà năng lượng Phàm ngã được phóng đến bề đo rung động cao hơn của Linh hồn, và là nơi năng lượng linh hồn được tiếp nhận và đồng hóa để chúng có thể được chuyển đến não bộ của chúng ta và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mối liên hệ hai chiều này được thiết lập thông qua các phép thực hành tham thiền huyền môn như tập trung, hình dung, sử dụng trí tưởng tượng và tập trung vào các từ gợi ý và các mantram. Hơn nữa, kỹ thuật vun bồi phẩm chất được thực hành, để thói xấu hiện tại trở thành đức hạnh, do đó làm cho chúng ta có thể nhận và trải nghiệm sự phong phú, vẻ đẹp, sự hài hòa và niềm vui mà linh hồn ban cho chúng ta. Bởi vì tham thiền liên quan với sự tiếp nhận tâm trí, về cơ bản nó là một phương tiện để tiếp nhận năng lượng. Tư tưởng được định hướng rõ ràng trong khi tham thiền, với cái trí được giữ ổn định trong ánh sáng của linh hồn, là một phương tiện khoa học để tiếp xúc những khía cạnh chính của sinh lực mà chúng ta gọi là ánh sángtình thươngsức mạnh, cho chúng một sự diễn giải đúng đắn, và Phép thực hành tham thiền huyền môn hạn định cái trí để nó trở thành điểm tựa của Phàm ngã gắn kết, và là điểm bắt đầu để xây dựng cầu ánh sáng hướng đến Linh hồn. Nhờ phương tiện kỹ thuật tham thiền cụ thể mà tâm trí của chúng ta trở nên có thể tiếp nhận các ấn tượng của linh hồn; nó đứng tĩnh lặng trong ánh sáng của linh hồn, và nhận được sự soi sáng, tình thương và mục đích của Linh hồn. Đến lượt mình, cái trí phân phối các phẩm chất linh hồn nó đã nhận được cho các thể tình cảm và thể xác sao cho toàn bộ bản chất thấp của chúng ta được nâng cao lên bởi những ảnh hưởng tốt đẹp của Linh hồn. Tham thiền là một kỹ thuật có tính khoa học mà có thể dựa vào để tạo ra những kết quả nếu ta thực hành cẩn thận và chính xác. Trong khi chúng ta có thể học hỏi các kỹ thuật tham thiền, cách áp dụng các kỹ thuật đó khác nhau cho từng người. Mỗi người phải tự tìm ra cách đó cho chính mình, bởi vì qua thử nghiệm chúng ta mới có được kinh nghiệm trong việc sử dụng trí năng đúng cách, đưa tâm thức hoà nhịp với năng lượng linh hồn, và học được cách làm thế nào để biểu lộ đúng đắn các nguồn lực tinh thần phong phú cho công việc phụng sự. Thực hành tham thiền huyền môn làm nâng cao mức rung động của các thể của Phàm ngã chúng ta khiến cho dần dần chúng có một sức hấp dẫn và hòa hợp mạnh hơn với Linh hồn, trước khi có sự hoà hợp sau cùng của cả hai. Cái trí được soi sáng nhìn thấy xuyên qua ảo tưởng, thâm nhập vào các bức màn che, và xuyên qua chúng để tiếp xúc Thực Tại. Trên vòng xoắn ốc cao hơn, tâm thức chúng ta mở rộng vượt ngoài giới hạn của linh hồn để nhập vào tâm thức của các Sự Sống còn vĩ đại hơn nữa, do đó cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Toàn bộ quá trình này được điều chỉnh bởi những định luật tâm linh huyền bí là trung tâm của bất kỳ tiến bộ mà chúng ta thực hiện được như là những con người. Như thế, như là kết quả của việc thực hành tham thiền huyền môn, đời sống hàng ngày của chúng ta trở thành cuộc sống được linh hồn cảm hứng, và tạo điều kiện cho chúng ta góp phần vào việc nâng cao vào tiến bộ tâm linh của nhân loại như một toàn thể. Việc huấn luyện tham thiền huyền môn này đề xuất một đề mục tham thiền mới mỗi tháng. Vào đầu của mỗi đợt thiền định bạn cần dành ít thời gian cho việc đọc qua các bài giới thiệu (các tài liệu học tập) — một hoạt động sẽ giúp vào việc ổn định năng lượng và suy nghĩ của bạn, và điều chỉnh bạn vào đề tài tham thiền này. Nếu bạn muốn đọc thêm về các chủ đề, chúng tôi sẽ đề nghị một số tài liệu đọc tùy chọn bổ sung các chủ đề tham thiền mỗi tháng. BÀI THAM THIỀN SỐ 1: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU # 2 CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI (1) GIỚI THIỆU VỀ CẤU TẠO CỦA CON NGƯỜI (1) Con người bao gồm ba trường năng lượng có liên hệ lẫn nhau. Ba trường năng lượng chính là Tinh Thần (Spirit), Linh hồn (Soul), và Phàm ngã (Personality). Chúng ta là Tinh Thần, Linh hồn và Phàm ngã. fig1-1 Phàm ngã của chúng ta được tạo thành bởi ba trường:

  1. Xác thân/ thể dĩ thái: năng lượng, sinh lực, chức năng sinh lý, hình thái học (morphology), hệ thần kinh, bộ não.
  2. Thể tình cảm/ cảm xúc/ thể vía: các dục vọng, cảm giác— như lo sợ, vui vẻ, hi vọng, nhạy cảm, điểm nhạy cảm (hot buttons), lo âu, sự cưỡng bách, bám víu, đang yêu.
  3. Thể trí: cách thức chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta xử lý thông tin, cách chúng ta tổ chức sự vật ( hợp lý, tuần tự, vòng quanh, linh hoạt, khác nhau ), nguồn gốc của quan năng hình dung và trí tưởng tượng sáng tạo.

Phàm ngã: Ba trường năng lượng này hoạt động trong sự phối kết khiến con người có thể suy nghĩ, cảm xúc và hành động một cách hiệu quả trong cuộc đời. Phàm ngã có khuynh hướng tập trung vào mình, tự quyết, tự biểu cảm và có kế hoạch riêng của mình phục vụ cho sự tự cao tự đại, thể hiện trong tư tưởng "tôi muốn, tôi cần." Tinh Thần là bản ngã chân thật của chúng ta, là Nguyên Khí của Sự Sống, Tia Tinh hoa của chúng ta. Linh hồn là thực thể trung gian giữa Phàm ngã và Tinh Thần. Cả Tinh Thần và Linh hồn là thành phần của tinh hoa của chúng ta tồn tại từ đời này qua đời nọ. Linh hồn có sức thu hút từ tính và thu hút / lôi kéo những mãnh lực của phàm ngã hướng thượng xa khỏi thế giới vật chất. Linh hồn cho chúng ta ý thức về sự liên quan, mở rộng và tự do. Ba trường này—Phàm ngã, Linh hồn, và Tinh thần rung động ở những tần số riêng của mình. Việc nâng phẩm chất của tâm thức chúng ta lên và do đó nâng phẩm chất của đời sống chúng ta có liên quan đến việc làm hoà hợp các tần số của các trường năng lượng khác nhau. Câu nói Hãy tự biết mình có nghĩa nhiều hơn việc biết cách thức chúng ta hành động, cảm xúc, hay suy nghĩ. Nó có nghĩa biết chúng ta là Ai. Chúng ta là cái gì đó khác hơn thể xác, cảm xúc và trí tuệ của chúng ta. Mục tiêu của chúng ta là hoàn thành tiềm năng cao cả nhất của chúng ta như là Những Linh hồn, những thực thể thiêng liêng. Chúng ta đi từ trạng thái đang trở thành Linh hồn đến trạng thái những Linh hồn. THỰC HÀNH BỔ SUNG CHO SỰ CHỈNH HỢP Nếu bạn là học viên mới làm quen với việc tham thiền, bạn có thể thử thực hành bài tập bổ sung sau đây nhằm giúp bạn hiểu về tiến trình chỉnh hợp các thể của bạn (thể xác, thể cảm xúc, thể trí, cũng như phàm ngã và linh hồn) fig1-2 Khi bạn hít năng lượng tế vi vào các thể của bạn, hãy giữ ý định của bạn trong tâm trí. Hãy nghĩ mỗi hơi thở là hơi thở cuả ánh sáng và của xung lực linh hồn, và hãy giữ điều này trong trí của bạn Bắt đầu bằng cách hít vào một hơi dài, kế đến khi thở ra bạn hãy làm trong sạch phổi của bạn và những ý định của bạn. 1. Hít vào một cách có ý thức đưa năng lượng tế vi vào trong thể xác. Khi làm thế, bạn quán tưởng rằng “Tôi thở vào xác thân này”. Hãy để cho ánh sáng của hơi thở tràn ngập xác thân. 2. Hít vào một cách có ý thức, đưa năng lượng tế vi và trong thể cảm xúc. Khi làm thế, bạn quán tưởng rằng “Tôi thở vào các cảm xúc này”. Hãy để cho ánh sáng của hơi thở bao trùm tất cả các cảm xúc. 3. Hít vào một cách có ý thức, đưa năng lượng tế vi vào trong thể trí. Khi làm thế, bạn quán tưởng rằng “Tôi thở vào tâm trí”. Hãy để cho ánh sáng của hơi thở tràn đầy tâm trí. 4. Hít vào một cách có ý thức, đưa năng lượng tế vi vào trong phàm ngã của bạn như một tổng thể. Khi làm thế, bạn quán tưởng rằng “Tôi thở vào phàm ngã này”. Hãy để cho ánh sáng của hơi thở và sự sống của linh hồn tràn ngập phàm ngã. 5. Hít vào một cách có ý thức, dùng hơi thở vào để nâng tâm thức lên một điểm phía trên đầu. Khi làm thế, như là linh hồn đang nhập thế, bạn hãy nói trong yên lặng “Tôi thở”. Lập lại bước này vài lần. Mỗi lần bạn lại thấy Ánh Sáng, Tình Thương, và Quyền Năng của Chân Ngã, là Linh-hồn-trên-cõi-giới-riêng của nó, đang thở ra hướng về bạn, là Linh-hồn-nhập-thế bên trong phàm ngã, và sau đó, bạn hít vào những phẩm tính này vào trong bạn. Hãy để cho ánh sáng của hơi thở và sự sống của linh hồn tràn ngập phàm ngã. 6. Thở ra một cách có ý thức vào trong đời sống của bạn (cơ quan, gia đình, bạn bè …), quán tưởng rằng “tôi thở vào tập thể mà tôi là một bộ phận”. 7. Hít vào một cách có ý thức, xong thở ra đến thế giới và nhân loại, quán tưởng rằng “ tôi thở với toàn thế giới và nhân loại ”. 8. Xướng linh tự OM ba lần. BÀI THAM THIỀN 1 LỜI CẦU NGUYỆN CỦA THÁNH FRANCIS (ST. FRANCIS PRAYER) KỸ NĂNG HỌC TẬP 1 – THAM THIỀN HÀNG NGÀY Bạn hãy dành một thời gian và một địa điểm yên tĩnh – tốt hơn hết là cùng một thời điểm và vị trí mỗi ngày (buổi sáng sớm là tốt nhất). Điều này sẽ giúp thiết lập một nhịp điệu mà bạn sẽ trở nên quen thuộc, và cũng tạo ra một không gian linh thiêng có lợi cho việc tham thiền của bạn. Bạn hãy xem điều này một ưu tiên chứ không chỉ là điều thứ yếu. Bạn hãy trang trí làm đẹp nơi để tham thiền với nến, hương thơm, và âm nhạc tươi đẹp. Mục tiêu đầu tiên của công việc của tháng này là thực hành các bài tập dành thể xác và tinh thần. Trở ngại lớn nhất mà bạn sẽ phải đối mặt trong việc tu hành của bạn đến từ bản chất của các thể thấp của mình. Chúng thường hay nổi loạn, muốn giữ thói quen cũ của và sự thoải mái riêng của chúng. Từ thời điểm này trở đi, bạn là linh hồn đang đối mặt với thách thức thay đổi lối sống cũ của mình.   KỸ NĂNG HỌC TẬP 2 – CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA BÀI THAM THIỀN HUYỀN MÔN 1. Chỉnh hợp hay Hòa nhịp: khả năng kết nối phàm ngã của bạn với linh hồn của bạn. Tích hợp các bản chất xác thân, tình cảm và thể trí với linh hồn (cội nguồn của tình thương và minh triết); giải phóng tâm trí khỏi sự phiền nhiễu bên ngoài, nhờ đó ta có thể khám phá các chủ đề tâm linh sâu sắc hơn. 2. Tham Thiền: là khả năng để đạt đến một trạng thái thiền. Tham Thiền được định nghĩa là "sự tập trung tư tưởng kéo dài". Tham Thiền là thời gian mà tâm trí tập trung về một chủ đề cụ thể không có sự gián đoạn. “Tư tưởng hạt giống” hay chủng đề (seed thought) chỉ đơn giản là một câu, một cụm từ hoặc một từ nào đó được phân tích để tạo ra những tư tưởng mới và được khai sáng, và một sự hiểu biết toàn diện hơn về các chủ đề tham thiền cụ thể. Cuối cùng, mục đích của tham thiền là sự soi sáng (illumination) tâm trí. 3. Lower Interlude (Giai đoạn chuyển tiếp nhận thức vào thể thấp): là khả năng đồng hóa nhận thức đạt được trong thời gian khi ý thức được đưa trở lại và "trụ vào" bản thể thấp, khi mà các tư tưởng và ấn tượng thu được trong khi tham thiền được đồng hóa. 4. Ban rải: hành động ban phước lành cho thế gian.   Các thuật ngữ "Đức Christ" và "Thượng Đế": Việc sử dụng các thuật ngữ Trong huyền bí học, "Christ" là một thuật ngữ chung dùng để chỉ Tình thương và Minh triết của Đấng Thiêng Liêng (Deity) - hay nói cách khác, nó chỉ Sự Tốt Đẹp và Lòng Từ Bi toàn thể và có ảnh hưởng tốt đẹp vốn có trong vũ trụ. Thuật ngữ này gắn liền với Chúa Giêsu (Christ), bởi vì sứ mệnh của Ngài là dạy cho con người những phẩm chất này. Ngài được xem như là đấng Chưởng Giáo của Thế Gian (World Teacher), cũng giống như vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Phật cũng là một đấng Chưởng Giáo của Nhân Loại. Sau đây là một trích đoạn: Đấng Chưởng Giáo của Thế Gian... Ngài là Đấng cao cả Người mà Cơ Đốc Giáo gọi là đức Christ; Ngài cũng được biết đến ở phương Đông như là đức Bồ Tát, đức Di Lặc, và là đấng mà các tín đố Hồi Giáo trông đợi dưới tên gọi Imam Mahdi... Ngài là Đấng Cao Cả của Tình Thương và Bác Ái, cũng như người tiền nhiệm của Ngài, Đức Phật, là Đấng Cao cả của Minh triết. Trong huyền bí học, thuật ngữ "Thượng Đế" dùng để chỉ toàn thể sự biểu lộ, ta cũng có thể đó là Thiên Nhiên, Sự sống Đại Đồng, Sự sống Tinh Thần Trung Tâm, Phật Trí, Brahma, Logos, v.v..; nó là tổng hợp của tất cả các trạng thái tâm thức. Nếu có bạn sinh viên nào ác cảm với một trong các từ "Thượng Đế" hay "Christ" trên, bạn chỉ đơn giản là thay thế chúng bằng một thuật ngữ mà bạn có thể chấp nhận được. "Christ" tượng trưng cho phẩm chất của tình thương, và "Thượng Đế" biểu tượng cho tính đại đồng. Bí truyền và huyền bí "Bí truyền" và "huyền bí" chỉ "những cái gì ẩn dấu". Chúng chỉ những cái nằm phía sau hình hài sắc tướng bên ngoài và là những căn nguyên tạo ra hình tướng và kết quả. Chúng liên quan đến thế giới tế vi của năng lượng. Huyền bí học nghiên cứu và sử dụng một cách thông minh các nguồn năng lượng tế vi này. (Huyền bí học là nghệ thuật sử dụng những nguồn năng lượng xuất phát từ những nguồn cao nhất và “mang chúng xuống mặt đất”). Giới tính Một điều quan trọng bạn cần nhớ là khi bài viết sử dụng các từ "y”, “anh ấy" (he or him) trong ý nghĩa tổng quát, chúng dùng để chỉ đến con người chung bao gồm cả nam và nữ. Mantram Một mantram là một từ hoặc cụm từ mà kết hợp các âm thanh và suy nghĩ một cách nhịp nhàng và đầy ý nghĩa tạo nên uy lực mạnh mẽ với sư sử dụng thường xuyên. "OM" là một mantram và là âm thanh của tiếng Phạn huyền bí có gốc từ Ấn độ. Chúng ta được biết rằng OM là Linh tự, là lời của Thượng Đế mang theo sự rung động của Bác Ái và Trí Tuệ Thiêng Liêng. Do đó, khi xướng lên với ý định tốt, nó có một ảnh hưởng tốt lành. Ví dụ, nó trung hòa các rung động tiêu cực trong người xướng tụng nó và trong môi trường xung quanh ... Khi bạn xướng nó lên để kết thúc một buổi thiền, nó nâng cao các nguồn năng lượng tích cực được cầu xin, gửi chúng ra trên đôi cánh của ánh sáng và tình yêu để thực hiện công việc của chúng – hướng tới sự vinh quang của Thượng Đế. Tư tưởng hạt giống – chủng đề (seed thought) Nói chung, có hai phương pháp tham thiền. Trong phương pháp đầu tiên (“tham thiền hữu chủng”) tâm trí tập trung vào một "tư tưởng hạt giống" – đó là một từ, một cụm từ hoặc một câu được phân tích trong khi tham thiền. Đây là loại tham thiền phân tích và là phương pháp được sử dụng trong khóa học này. Phương pháp thứ hai ở trình độ cao hơn, được gọi tham thiền "vô chủng," liên quan đến việc sử dụng khả năng trực giác. Tuy nhiên, nếu tâm trí chưa phát triển trước đó, người học viên chưa sẵn sàng sẽ rơi vào một trạng thái hôn mê nguy hiểm hoặc trạng thái vô thức. Nhật ký Tâm linh: Là quyển nhật ký chỉ dùng để ghi lại những tư tưởng và ấn tượng của sự phát triển và đời sống tinh thần của bạn. Bạn hãy giữ nó kế bên bạn khi bạn tham thiền, sao cho ở cuối mỗi buổi tham thiền bạn có thể ghi lại bất kỳ ấn tượng trực giác nào trước khi chúng biến mất. Bạn có thể viết các ghi chú trong "nhật ký tâm linh" và sử dụng các ghi chú này khi bạn viết báo cáo về tham thiền hàng tháng. Chân sư Tây Tạng (Djwhal Khul) và Alice Bailey Triết lý cơ bản khóa học này dựa vào Giáo lý Xuyên Hi Mã Lạp Sơn (Trans-Himalayan) được trình bày trong các sách của bà Alice Bailey[1] (1880-1949). Nhưng thật ra hầu hết những quyển sách này do một linh hồn tiến hóa rất cao được gọi là Chân Sư Djwhal Khul—còn được gọi Chân sư DK hoặc Chân Sư Tây Tạng—đọc cho bà viết thông qua viễn cảm (telepathy). Năm 1934, Chân sư Tây Tạng đã viết: [Tôi là] một đệ tử người Tây Tạng ở một trình độ nào đó, và điều nầy chẳng tiết lộ cho các bạn bao nhiêu, bởi vì tất cả đều là đệ tử, từ người tầm đạo khiêm tốn nhất cho đến chính Đức Christ và các Đấng cao cả hơn Ngài. Tôi có thể xác như mọi người, sống trên vùng biên giới Tây Tạng. Đôi lúc, từ quan điểm ngoại môn, tôi có dìu dắt một nhóm nhiều vị lạt-ma Tây Tạng khi mà bổn phận khác của tôi cho phép[2]. BÀI THAM THIỀN 1: CHỦ ĐỀ - "LỜI CẦU NGUYỆN CỦA THÁNH FRANCIS” Mantram này là phần đầu tiên của lời cầu nguyện của Thánh Francis of Assisi. Bằng cách sử dụng nó, chúng ta cầu khẩn sự trợ giúp thiêng liêng để chuyển hóa những tính chất tiêu cực sang những biểu hiện thiêng liêng tích cực Kỹ năng tham thiền tháng này tập trung vào việc làm quen với cấu trúc tham thiền để sau đó nó trở thành một thói quen. Điều này sẽ xảy ra tự động khi bạn thực hiện theo cấu trúc cơ bản của bài tham thiền. Việc đọc các Bài Đọc Cần Thiết cho bài Tham Thiền số 1 một cách cẩn thận trước khi bạn bắt đầu cũng sẽ hữu ích cho bạn Hòa nhịp hay chỉnh hợp (Alignment) 1. Ngồi thoải mái và giữ cột sống thẳng. 2. Thở nhẹ nhàng và thư giãn cơ thể của bạn. 3. Giữ cảm xúc tĩnh lặng, cảm nhận một sự bình an và thanh thản. 4. Giữ thể trí tĩnh lặng và tập trung tinh thần; hướng tâm trí của bạn vào trong và hướng lên về nguồn tâm thức cao hơn của chúng ta, cái mà chúng ta gọi là “linh hồn”. ( Hãy tưởng tượng linh hồn của bạn là một đấng thiên thần chói rạng, hoặc có lẽ giống như một quả cầu năng lượng giống mặt trời tỏa ánh sáng ra xung quanh và bao bọc bạn - một quả cầu mà trung tâm nằm ngay trên đầu của bạn.) 5. Xướng lên linh tự OM 6. Ngừng lại, để cho các nguồn năng lượng cao cả của ánh sáng và tình Thương của linh hồn thấm nhuần vào bản thể của bạn. Tham Thiền Trong mỗi buổi thiền, hãy xướng đọc toàn bộ mantram và cố gắng cảm nhận trong tim của bạn những gì mà những từ đó truyền đạt. Sau đó, chọn một dòng làm tư tưởng hạt giống trong ngày, bắt đầu từ dòng đầu tiên và chuyển tiếp đến các dòng khác của mantram. Đến cuối tháng, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng toàn bộ mantram. Khi bạn tham tham thiền trên mỗi sự giới hạn và đức hạnh, rà soát chính mình để xem lại mức độ áp dụng cho bạn (nếu có). Sau đó, trong một khoảnh khắc ngắn, hãy thử hình dung xem mình biểu lộ đức hạnh đó như thế nào. Lời cầu nguyện của Thánh Phanxicô thành Assisi (Francis of Assisi) Lạy Chúa, hãy để con là một công cụ bình an của Chúa. Nơi có sự thù hận, hãy để con gieo tình thương. Nơi có sự tổn thương, hãy để con gieo sự tha thứ. Nơi có sự nghi ngờ, hãy để con gieo niềm tin. Nơi có sự tuyệt vọng, hãy để con gieo niềm hy vọng. Nơi có nỗi buồn, hãy để con mang lại niềm vui. St Francis Prayer Lord, make me an instrument of Your peace. Where there is hatred, let me sow love. Where there is injury, let me sow pardon. Where there is doubt, let me sow faith. Where there is despair, let me sow hope. Where there is sadness, let me sow joy. Ban rải (Distribution) Xướng lên lời Đại Khấn Nguyện, ban rải ánh sáng, tình thương, và quyền năng tinh thần của Thượng đế đến toàn thế giới. Giai đoạn chuyển tiếp nhận thức vào thể thấp 1. Với sự khoan thai, chấm dứt công việc bạn đã làm và tái tập trung vào: a. Thể trí, rồi, b. Thể tình cảm, rồi, c. Thể xác. Hãy để cho dòng năng lượng sinh ra trong buổi tham thiền mang lại hiệu quả tinh thần tốt lành lên mỗi thể của phàm ngã. 2. Xem lại bất kỳ suy nghĩ hay hiểu biết sâu sắc nào nảy sinh trong quá trình phân tích các tư tưởng hạt giống. Bạn có thể ghi lại những suy nghĩ hoặc những hiểu biết như vậy trong cácnhật ký tâm linh của bạn. (Mỗi đệ tử trong quá trình đào tạo cần phải có một nhật ký tâm linh.) Ban rải Hình dung bạn đang phân phát ánh sáng, tình thương và sức mạnh tâm linh của Thượng Đế cho thế giới trong khi bạn xướng lên linh tự OM ba lần. OM ... OM …OM ... Sự suy nghĩ cân nhắc hàng ngày Trong ngày cố gắng giữ yên tĩnh và xem xét thận trọng. Hãy xem xét những suy nghĩ đã phát sinh trong lúc tham thiền và tìm hiểu sự liên quan của chúng đến trải nghiệm hàng ngày trong cuộc sống của bạn. Giữ một nhật ký tâm linh để viết lại những suy nghĩ và hiểu biết của bạn ngay lập tức sau khi thiền định, hay bất kỳ suy nghĩ và sự hiểu biết đến với bạn trong suốt cả ngày. Tham dự buổi Tham thiền trăng tròn hàng tháng: Có những sự chỉnh hợp mạnh mẽ giữa Mặt trời, Mặt Trăng, và Trái đất trong thời điểm trăng tròn. Do đó chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện bài tham thiền đặc biệt của mỗi tháng vào thời điềm đó. Bạn có thể download các bài tham thiền trên từ homeroom của Khóa học Meditation Quest, hay tham dự buổi tham thiền do Giáo Sư Michael Robbins thực hiện mỗi tháng vào thời điểm trăng tròn. Báo cáo về Tham Thiền số 1 Hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong Báo cáo Tham Thiền của bạn (Trả lời "ngắn gọn nhưng đủ ý" và đăng trên forum của Federation Morya trong vòng ba ngày của kể từ kỳ Trăng Tròn. 1. Đây là bài học về Tham Thiền số mấy và chủ để của tháng này là gì? 2. Bạn đã đạt được những hiểu biết nào trong việc tham thiền của bạn? (Lưu ý: Đôi khi, chúng ta có thể không có kinh nghiệm tinh thần hoặc nâng cao cảm hứng tâm linh vì một số lý do. Nếu bạn trải nghiệm điều này, chỉ cần nói như vậy.) 3. Có bất kỳ sự hạn chế và đức tính cụ thể nào nổi bật riêng đối với bạn? Vui lòng giải thích 4. Tham thiền vào kỳ Trăng Tròn: bạn có thực hiện không? Nếu vậy, làm bạn đạt được bất kỳ sự hiểu biết hay tư tưởng nào trong kinh nghiệm tham thiền này không? 5. Chất lượng chung của buổi tham thiền tháng này của bạn như thế nào? Bạn có để thiết lập một nhịp điệu thiền thường xuyên không? Bạn có gặp khó khăn gì trong việc tham thiền của bạn không - nếu có, xin giải thích? Bạn có câu hỏi nào không? Nghiên cứu Hãy trả lời ít nhất một trong những câu hỏi dưới đây. Tất nhiên, bạn có thể chọn để trả lời nhiều hơn. 6. Tại sao sự hòa nhịp hay chỉnh hợp lại quan trọng trong tham thiền, và những thành phần nào cần được hòa nhịp? 7. Tại sao bạn cần có một Nhật Ký Tâm Linh? 8. Mô tả về phàm ngã, và mô tả các thành phần của nó một cách ngắn gọn.

  1. Bailey, Alice A: Giáo dục trong Kỷ Nguyên Mới, 67
  2. Bailey, Alice A: Suy ngẫm về điều này, Trích từ một tuyên bố của Chân sư Tây Tạng