KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI
MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM
(Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Nguồn xem trọn bộ kinh 11 quyển)
+ Kinh Lăng Nghiêm Thật hay Giả:
Câu Hỏi 148: Tại sao các học giả Phật giáo lại bảo rằng: Kinh Lăng Nghiêm là giả?
Đáp: Tại vì kinh Lăng Nghiêm nói lên những lời quá chân thật. Kinh nói rõ đến tận gốc các tật xấu của con người khiến cho bọn yêu ma, quỷ quái không nơi lẫn trốn mà phải hiện ra nguyên hình. Bởi thế, họ không thể không nói kinh Lăng Nghiêm là giả. Vì, nếu nói là thật thì: một là họ không làm nổi, hai là họ không thể thủ trì Bốn Điều Răn Dạy Thanh Tịnh, và ba là họ cũng không thể tu theo hai mươi lăm pháp môn viên thông. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)
TÓM LƯỢC KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
TUYÊN HÓA Thượng Nhân, Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhuận Châu
KÍNH THÔNG BÁO
Kính xin lưu ý: Bản Tóm lược này không đầy đủ, chủ yếu trích các đoạn Kinh chính do Đức Phật giảng, Nhân trắc học chúng tôi đã giản lược một phần để giúp MỘT NHÓM NHỎ NGƯỜI mà họ đã đọc qua bản Kinh văn đầy đủ nội dung, mục đích để giúp mọi người gợi nhớ lại khi đọc lại qua bài viết này. Xin Cảm ơn!
Quý vị nếu chưa đọc KINH VĂN GỐC lần nào thì kính xin đọc kỹ bản gốc trước theo ĐƯỜNG DẪN đính kèm bài viết để tránh sự hiểu lầm, hiểu sai về Kinh văn. Xin trân trọng cảm ơn!
QUYỂN I
Giới thiệu về Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều nội dung khác
I- GIẢI THÍCH TỔNG QUÁT VỀ ĐỀ KINH
Thủ-lăng-nghiêm (Śūraṃgama) là tiếng Sanskrit, có nghĩa là “Bền chắc nhất trong tất cả mọi thứ.” Tất cả mọi hiện tượng, mọi vật thể, như núi, sông, đất đai, nhà cửa, người, vật, các loài sinh từ bào thai, từ trứng, từ nơi ẩm thấp hoặc loài hóa sinh.[9] Tất cả những hiện tượng đều phải được thể nghiệm qua chiều sâu và tính vững chãi mới có thể đạt được bản thể của định, bản thể của “mật nhơn.” Khi hành giả đạt được “đại định” của “mật nhơn”, người ấy là một bằng chứng của “liễu nghĩa.” Khi một hành giả đã đạt được liễu nghĩa, nghĩa là hành giả ấy đã tu tập lục độ vạn hạnh của bồ-tát, đã chứng được “đại hạnh.” Chứng được “đại hạnh” rồi sau đó mới thành tựu được loại định cứu cánh kiên cố nhất trong các hiện tượng, đó là “đại quả”– kết quả lớn nhất trong tất cả các kết quả.
II. NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI KINH NÀY
1. Ỷ vào đa văn, không tu tập định lực.
2. Cảnh giác đối với cuồng huệ - Bảo hộ cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến.
3. Chỉ rõ chân tâm, hiển bày căn tánh.
Kinh Thủ-lăng-nghiêm là bộ kinh chỉ thẳng vào tâm để cho chúng ta nhận ra được bản tâm, và chứng nhập được Phật tánh.
Thế tâm ấy là gì? Đó là chân tâm, vốn không thể thấy được.... Thế nên trái tim thịt ấy không phải là chân tâm. Tâm chân thật của quý vị chính là Phật tánh. “Thế Phật tánh ở nơi đâu?”
Phật tánh chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa. Kinh văn sẽ giải thích đạo lý này rất chi tiết. Trong kinh cũng sẽ giải thích “Thập phiên hiển kiến” (mười lần chỉ bày tánh thấy), đó là “chân tâm.”
Đây là nguyên nhân thứ ba khiến Đức Phật tuyên thuyết bộ kinh này, là để chỉ bày rõ cho chúng sinh Thường Trụ Chân Tâm Tánh Tịnh Minh Thể (thể tánh thanh tịnh sáng suốt thường trụ của chân tâm). Chơn tâm này vốn không đi, không đến, không biến đổi, không dao động. Chơn tâm ấy là bản thể, không bị nhiễm ô. Bản chất của chân tâm hoàn toàn thanh tịnh. Thể tánh của chân tâm hoàn toàn sáng suốt.
4. Hiển thị chân tánh của định lực và khuyến khích việc tu chứng.
Có rất nhiều pháp môn trong việc tu tập định lực. Ngoại đạo cũng có nhiều loại định. Vậy nên trong khi tu tập định lực, chỉ cần:
(chỉ cần sai lầm bằng một mảy tóc, thì sẽ uổng công đi xa cả ngàn dặm)
Do vậy nên quý vị nên tu tập theo chánh định, tránh tu tập theo lối tà định. Các loại định do ngoại đạo và Tiểu thừa tu tập đều là tà định, chẳng phải là chánh định. Vì các loại định ấy không lưu xuất từ chân tánh, nên sẽ không bao giờ đạt được Thánh quả, bất luận tu tập dụng công lâu hay mau. Nên nói: (Chân tánh an định, ma chướng bị hàng phục, nên ngày ngày đều sống trong an vui. Vọng niệm không sinh, mọi nơi chốn đều an nhiên.)
Tại sao hành giả bị ma chướng khi tu tập? Tại sao nghiệp chướng sinh khởi. Chỉ vì trong tự tánh của họ chưa có được định lực. Nếu tự tánh thường an trú trong định, tất cả ma sự đều bị hàng phục.
“Tại sao nó làm việc ấy?"
Vì trước khi quý vị chứng được Phật quả, quý vị đã từng là quyến thuộc với ma. Khi quý vị quyết định xa lìa quyến thuộc nhà ma để tu tập thiền định, chấm dứt sinh tử, phá vỡ vòng luân hồi, thì ma vương vẫn còn yêu thích quý vị. Nó yêu thương quý vị, không muốn quý vị bỏ đi. Thế nên nó đến não loạn tinh thần và nhiễu loạn công phu thiền định của quý vị.
Có rất nhiều loại ma, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm giảng giải về Năm mươi loại ấm ma. Thực ra, có rất nhiều, rất nhiều loại ma: thiên ma, địa ma, nhân ma, quỷ ma, yêu ma. Thiên ma là ma ở các cõi trời, thường đến đây để nhiễu loạn những người tu tập thiền định. Địa ma cùng với các loài nhân ma, quỷ ma, yêu ma thì ở trên đất và các loài quái dị khác thường quấy phá thiền định của quý vị....
Nếu không có đủ định lực, quý vị có thể bị xoay chuyển bởi ma sự và kết cuộc là thành đồ chúng của ma. Nếu quý vị có được định lực thì không bị nó sai sử, quý vị sẽ được “như như bất động, liễu liễu thường minh.” Như như bất động là có định lực, liễu liễu thường minh là có năng lực trí tuệ sáng suốt. Có được đầy đủ năng lực trí tuệ và có định lực thì chẳng có loài ma nào có thể xoay chuyển được quý vị. Nhưng nếu không có được đầy đủ năng lực định huệ, quý vị sẽ thành quyến thuộc với ma, thành con cháu của chúng. Điều ấy cực kỳ nguy hiểm....
5. Tiêu hủy vọng tưởng điên đảo, phá trừ mê lầm nhỏ nhiệm vi tế.
Vọng tưởng điên đảo là những tâm niệm không chân chính. Thực ra, mọi người đều bị vướng trong vòng điên đảo. Hãy xem suy nghĩ của họ thì rõ, khi A-nan và con gái của Ma-đăng-già trở về đảnh lễ Đức Phật, A-nan cầu thỉnh Đức Phật xin được chỉ dạy phương pháp tu tập định lực. Sau khi nghe Đức Phật dạy bảo rồi, A-nan trình bày bài kệ, mở đầu là - Dịch nghĩa:
Bất động tôn là Thủ-lăng-nghiêm đại định, toàn câu này xưng tán Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là hy hữu, hiếm có. Làm tiêu tan vọng tưởng điên đảo từ ức kiếp của con.
6. Mở bày hai pháp môn
Vì lợi ích cho chúng sinh đời này và đời vị lai. Đức Phật mở bày hai pháp môn: bình đẳng là pháp “thật” và pháp môn phương tiện là pháp “quyền.” Pháp quyền thì không thực, chỉ dùng tạm thời và không thường xuyên. Còn pháp thật thì chân thực và không bao giờ biến đổi. Đó là hai pháp quyền và thật.
III. PHÂN TÍCH RÕ KINH NÀY THUỘC TẠNG VÀ THỪA NÀO
Toàn Kinh Thủ-lăng-nghiêm là Đức Phật giảng giải, đáp ứng cho sự thỉnh cầu của A-nan. Đó là pháp tu tập cho hàng bồ-tát. Do vậy, kinh này được xếp vào pháp Đại thừa hơn là pháp Tiểu thừa.
IV. KHẢO SÁT SỰ SÂU MẦU CỦA GIÁO LÝ
1. Tiểu giáo - Giáo lý Tiểu thừa:
2. Thủy giáo: Giáo lý khởi đầu của Đại thừa. Phục vụ cho những căn cơ chỉ có khả năng hiểu vầ nhân không mà chưa có khả năng tiếp nhận được pháp không.
3. Chung giáo: Cửa ngõ dẫn vào giáo lý Đại thừa. Pháp này dành cho những người đã ngộ ra giáo lý nhân không và pháp không. Hàng tu Bồ Tát đạo. HT Tuyên Hóa giảng rằng, sau khi nhiều thời gian nghiên cứu giáo lý Phật Pháp mà chưa thấu hiểu, nếu gặp nhân duyên chín muồi sẽ được giải ngộ và được chứng ngộ. Có sự đa dạng trong việc giải ngộ như trong một hoàn cảnh bế tắc cực đỉnh nào đó, hay nghe âm thanh, tiếng gió, tiếng nước chảy, tiếng chuông ... có thể bừng ngộ ra giáo lý mình chưa ngộ. Ví như giáo lý về Nhân không và Pháp không này.
4. Đốn giáo: Là pháp Đại thừa, người đã chứng ngộ pháp Chung giáo - Ngộ pháp nhân không và pháp không tu theo giáo lý này.
5. Viên giáo: Là pháp Đại thừa - Hàng Bồ Tát tu giác ngộ thành Phật. Viên giáo giảng giải về sự viên dung vô ngại của tất cả các pháp tương dung tương nhiếp lẫn nhau.
+ Lời "Nguyện" lành thốt nhiên phát ra đúng lúc tột đỉnh căng thẳng rất cát tường vi diệu:
- Kinh Pháp Hoa, một bộ kinh thuộc về viên giáo nói rằng mọi chúng sinh trong tương lai đều sẽ thành Phật. Kinh nói: “Nếu có chúng sinh lúc tâm tán loạn bối rối vào nơi tháp miếu và niệm dù chỉ một lần niệm Nam-mô Phật. Thì họ đều đã chứng thành Phật đạo.”
- Đức Phật ví dụ, trong một hoàn cảnh đặc biệt bị dồn nén tột đỉnh bỗng đột nhiên bật ra một niệm, ví như câu "Nam Mô Phật" thì vô cùng mầu nhiệm, nếu kèm phát nguyện giúp đỡ, độ thoát chúng sinh - Sự gieo duyên thiện lành này chắc chắn đến ngày gặt quả, hiệu lực của lời nguyện mạnh mẽ vô biên không thể nói hết.
=> Lời nguyện càng cao siêu sâu rộng lớn bao trùm càng nhiệm mầu. Ví như nguyện tu theo Bồ Tát đạo/ Pháp đại thừa vì tất cả chúng sinh thay vì tu giải thoát theo pháp Tiểu thừa - Thành A La Hán chỉ biết đến mình. HT Tuyên Hóa giảng gieo duyên bao trùm: Mọi người đều có một đài đón nhận tín hiệu vô tuyến ở trong tim mình, khiến họ có thể nhận ra được mọi điều đang diễn biến trong tâm người khác. Đừng nghĩ người khác không biết được tâm niệm xấu ác của mình. Dù họ không biết chính xác những gì quý vị đang suy nghĩ, nhưng tự tánh của họ nhận biết rõ những điều ấy. Khi mình có thiện tâm với người thì (thân thể và mặt) phát ra ánh sáng – dương; khi khởi ác tâm với người thì phát ra bóng tối – âm => Ta nghĩ chúng sinh "là Phật" - Họ cũng xem ta 'là Phật".
V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ
Giáo thể của Kinh này bao gồm âm thanh, ngôn ngữ, câu và văn tự. Kinh làm thanh tịnh (tâm ý) nhờ do âm thanh và văn cú. Giáo thể chia làm 4 môn:
1. Thứ nhất là tùy tướng môn: Trong trường hợp này là âm thanh, ngôn ngữ, câu cú và văn tự.
2. Thứ hai, duy thức môn: Cho rằng "Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức". Đức Phật thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh, khiến cho chính tâm thức chúng sinh được chuyển hoá và được lợi lạc. Đây là giáo thể.
3. Thứ ba, quy tánh môn: Là hoàn toàn viên dung không ngăn ngại, vì thức tâm có thể tánh nhất định, nên tất cả đều quy về chơn tánh. Vậy nên quy tánh cũng là giáo thể.
4. Thứ tư, vô ngại môn: Là bao gồm cả hiện tượng lẫn bản thể. Quy tánh môn là quay về với thể tánh của chúng sinh.
Khi bốn môn dung nhiếp với nhau không ngăn ngại, sự lý vô ngại chính là giáo thể của bộ kinh này.
VI. SỰ THÍCH NGHI CỦA TỪNG CĂN CƠ CHÚNG SINH VỚI GIÁO NGHĨA KINH NÀY
Kinh Thủ-lăng-nghiêm nhắm đến giáo hóa, giúp các loài hữu tình lẫn vô tình đồng thời hoàn mãn tuệ giác, tất cả đều chứng đạt Phật đạo. Các đối tượng:
Hàng Thanh văn (a-la-hán) nghe lời Đức Phật thuyết pháp mà ngộ đạo. Họ tu tập pháp Tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, đạo.
Hàng Duyên giác là Bích-chi Phật, họ sinh ra nhằm lúc Phật không xuất hiện ở thế gian. Họ tu tập pháp mười hai nhân duyên mà ngộ đạo. Họ được gọi là Độc giác Phật.
Kinh này còn nhắm vào giáo hóa hàng hữu học, trong kinh này là nhắm đến hàng bồ-tát. Chỉ có chư Phật mới được gọi là vô học.
Kinh này còn giáo hóa hàng định tánh Thanh văn, là những người không muốn từ bỏ quả vị nhỏ để hướng về Đại thừa. Bất định tánh Thanh văn là người có thể từ bỏ quả vị nhỏ hướng đến Đại thừa, có thể vượt qua vị trí của hàng Thanh văn, Duyên giác để trở thành bồ-tát. Không chỉ Thanh văn được gọi là đương cơ chủ yếu của kinh này, mà tất cả chúng sinh trong ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới đều là đương cơ chủ yếu của kinh. Kinh này khế hợp tất cả mọi căn cơ và nhằm độ thoát cho hết thảy chúng sinh khắp mọi loài.
VII. PHÂN ĐỊNH RÕ TÔNG THÚ CỦA KINH
Tông có nghĩa là tôn sùng, quý trọng.
Thú là chỗ quy hướng sùng thượng.
Giáo lý của Đức Phật dạy cho hàng Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác) liên quan chủ yếu đến nhân quả. Đây là giáo pháp quyền thừa. Đức Phật thuyết gồm cả hai giáo pháp: quyền thừa và thật thừa. Thật thừa có nghĩa là giáo lý bất biến, hằng vĩnh. Trong giáo pháp quyền thừa, Nhân là ‘tông”, Quả là “thú.” Khi đạt đến chân tướng, thật thừa, có nghĩa là đã có được chỗ̃ ngộ nhập. Do vậy, ngộ là “tông”, nhập là “thú.”
Trong kinh này, A-nan đại diện cho đương cơ hỏi và nghe pháp. A-nan gặp nạn, Đức Phật giải cứu xong rồi dạy A-nan từ bỏ pháp tu Tiểu thừa hướng về Đại thừa. Đó là tông.
Sự chứng ngộ quả vị tối thượng của A-nan là thú.
Tông và thú đồng thời thông suốt đến Phật đạo và là con đường dẫn đến Phật quả. Vậy nên khác biệt rõ ràng với các kinh điển Tiểu thừa, chỉ nói về quả vị nhỏ nên không thể nào đạt được quả vị Phật.
VIII. XÁC ĐỊNH RÕ THỜI GIAN THUYẾT KINH
Đức Phật giảng pháp suốt bốn mươi chín năm. Khi Ngài giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm, vua Ba-tư-nặc được sáu mươi hai tuổi, Đức Phật và vua Ba-tư-nặc sinh đồng một năm, nên Kinh này được xếp vào Phương đẳng. Nghĩa là “rộng khắp, bình đẳng,” là thời kỳ thuyết giáo thứ ba của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đó là theo phán giáo của tông Thiên Thai. Còn theo phán giáo của tông Hiền Thủ, thì kinh này được xếp vào thời Chung giáo. Như vậy hợp lý hơn.
IX- Lịch Sử Truyền Bá Và Phiên Dịch Kinh
... Quốc vương Ấn Độ thông báo cho thần dân biết kinh Thủ-lăng-nghiêm là quốc bảo vì đó là bổn kinh do Bồ-tát Long Thọ mang từ long cung về. Sau khi Vua tuyên bố như vậy, không ai được phép mang kinh từ Ấn Độ sang nước khác. Lúc đó Pháp sư Bát-thích-mật-đế dự tính đem kinh ra khỏi nước Ấn Độ truyền vào một nước khác, đặc biệt là Trung Hoa. Ngài sắp đặt cho thương nhân Trung Hoa mang đi bản sao của kinh, bị thuế quan ở biên giới giữ lại, không cho phép mang ra khỏi nước. Ngài trở về cố gắng nghĩ cách đưa kinh đi. Cuối cùng tìm ra được giải pháp, Ngài chép kinh bằng chữ rất nhỏ trên một tấm lụa cực mỏng, cuốn lại rồi phủ bên ngoài tấm lụa một lớp sáp. Ngài tự xẻ thịt nơi cánh tay mình nhét cuộn lụa vào trong đó, rồi dùng dược liệu đắp lên cho vết thương lành lặn. Việc mang Kinh sang Trung Hoa thành công.
X- Người Dịch
- SA-MÔN BÁT-THÍCH MẬT-ĐẾ NGƯỜI TRUNG ẤN ĐỘ DỊCH VÀO ĐỜI ĐƯỜNG: Đó là vào triều đại nhà Đường, sau khi Võ Tắc Thiên thoái vị. Vào năm đầu tiên của Hoàng đế Trung Tông, niên hiệu Thần Long nguyên niên. Sa-môn Bát-thích-mật-đế đã dịch kinh này từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa. Ngài hoàn tất bản dịch này rất nhanh để trở về lại Ấn Độ trước khi viên quan giữ cửa ải có thể bị phạt vì để ngài lén mang kinh ra nước ngoài, Pháp sư muốn trở về Ấn Độ tự thú, để cho những người lính gác ở biên giới khỏi bị tội. Sau khi Ngài hoàn thành bản dịch, ngài trở về Ấn Độ, đến thú tội với nhà vua, xin nhận bất kỳ mọi hình phạt nào.
Công đức của Pháp sư đã lưu tâm đến kinh này cực kỳ to lớn, vì nhờ vào nỗ lực trong bước đầu của Ngài mà nay chúng ta mới có được may mắn tham cứu kinh. Chúng ta trước hết nên tri tạ công đức của Sa-môn Bát-thích-mật-đế.
- SA-MÔN DI-GIÀ THÍCH-CA, NGƯỜI NƯỚC Ô-TRÀNH DỊCH NGỮ.
- SA-MÔN HOÀI ĐỊCH (Huai Ti 懷迪), CHÙA NAM LÂU, NÚI LA PHÙ, CHỨNG MINH BẢN DỊCH.
- ĐỆ TỬ THỌ BỒ-TÁT GIỚI TÊN PHÒNG DUNG, HIỆU THANH HÀ, CHỨC TIỀN CHÁNH NGHỊ ĐẠI PHU, ĐỒNG TRUNG THƯ MÔN HẠ BÌNH CHƯƠNG SỰ, NHUẬN BÚT.
Chi tiết xem bản Giảng Kinh văn.
PHẦN TÓM TẮT
NỘI DUNG GIẢNG GIẢI CÁC QUYỂN THUỘC BỘ KINH
(Chỉ dùng cho người đã đọc nhiều lần bản Kinh văn gốc để GIÚP GỢI NHỚ bản Kinh)
XI. GIẢNG GIẢI KINH VĂN:
PHẦN CHÁNH KINH
Quyển 1
(Giới thiệu Định - Tam Ma Đề và giảng về Tâm trụ không trụ ở đâu)
I- Căn cứ, mục lục bản Kinh:
1- Căn cứ: Bản tóm lược này dựa trên bản Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 1- HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Bản Việt dịch: Thích Nhuận Châu. Xem tại đây
2- Mục lục bản Kinh
KHAI KINH KỆ
TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN
Bài Tựa 01
Bài Tựa 02 - ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN
Giảng Đề Kinh
I. GIẢI THÍCH TỔNG QUÁT ĐỀ KINH
II. NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI KINH NÀY
III. PHÂN TÍCH RÕ KINH NÀY THUỘC TẠNG VÀ THỪA NÀO
IV. KHẢO SÁT SỰ SÂU MẦU CỦA GIÁO LÝ
V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ
VI. SỰ THÍCH NGHI CỦA TỪNG CĂN CƠ CHÚNG SINH VỚI GIÁO NGHĨA KINH NÀY
VII. PHÂN ĐỊNH RÕ TÔNG THÚ CỦA KINH
VIII. XÁC ĐỊNH RÕ THỜI GIAN THUYẾT KINH
IX. LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ VÀ PHIÊN DỊCH KINH
X. NGƯỜI DỊCH: SA-MÔN BÁT-THÍCH MẬT-ĐẾ NGƯỜI TRUNG ẤN ĐỘ DỊCH VÀO ĐỜI ĐƯỜNG
II- Bản tóm tắt sơ lược bản Kinh - Quyển 1
+ Chữ Phật có nghĩa là giác ngộ. Đức Phật có đủ ba tính giác: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Ở trong kinh này thuật ngữ “ba tính giác” chính là bản giác, thủy giác và cứu cánh giác. Trong kinh Phật có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nghĩa lý giống nhau.
+ Tỷ Khưu: Tỷ-khưu là phiên âm từ chữ bhikṣu, được giữ nguyên âm Phạn ngữ, không dịch sang tiếng Trung Hoa.. Có ba nghĩa: khất sĩ, bố ma và phá ác. (tỷ-khưu có nghĩa là bố ma: là làm cho ma/ Thiên ma - Vua các loài ma ở cõi trời hoảng sợ).
+ Đại A La hán hay Đại Bồ Tát: "Tất cả các vị đều là bậc đại a-la-hán đã chứng quả vô lậu, phật tử trú trì, khéo vượt qua các cõi, thường ở nơi các cõi nước thành tựu các uy nghi"
CHỦ ĐỀ NÀY CHƯA KẾT THÚC - MỜI XEM TIẾP QUYỂN II.
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen:
+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1: Chuyên đề Giới thiệu Về Kinh Văn - HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Tiếp Quyển 1: Phần Giảng Giải Về Kinh Văn - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN II
TÓM LƯỢC CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
I- Căn cứ, mục lục bản Kinh:
1- Căn cứ: Bản tóm lược này dựa trên bản Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 2- HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Bản Việt dịch: Thích Nhuận Châu. Xem tại đây
2- Mục lục bản Kinh
Quyển 2 này tiếp theo Mục lục của Quyển 1
+ Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 2 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN III
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
Giảng giải Kinh văn tiếp quyển 2
I- Căn cứ, mục lục bản Kinh:
1- Căn cứ: Bản tóm lược này dựa trên bản Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 3- HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Bản Việt dịch: Thích Nhuận Châu. Xem tại đây
2- Mục lục bản Kinh
Quyển 3 này tiếp theo Mục lục của Quyển 2
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN IV
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
Giảng giải Kinh văn tiếp quyển 2
I- Căn cứ, mục lục bản Kinh:
1- Căn cứ: Bản tóm lược này dựa trên bản Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 3- HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Bản Việt dịch: Thích Nhuận Châu. Xem tại đây
2- Mục lục bản Kinh
Chương 1: Nguyên Do Sinh Khởi Tương Tục
Chương 2: Sự Dung Thông Của Các Đại Chủng
Chương 3: A-nan Chấp Vào Nhân Duyên
Chương 4: Hai Nghĩa Quyết Định
Chương 5: Nghe Không Phải Là Tiếng
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen:
+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương I - HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II - HT Tuyên Hóa giảng giải
+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN V
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
QUYỂN 05 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI - 4
CHƯƠNG 1 - MỞ SÁU NÚT - 4
SÁU NÚT - 31
HAI MƯƠI LĂM PHÁP MÔN VIÊN THÔNG - 43
VIÊN THÔNG SÁU TRẦN - 46
VIÊN THÔNG NĂM CĂN - 61
SÁU THỨC - 75
VIÊN THÔNG BẢY ĐẠI
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN VI
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
QUYỂN 06 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI NHĨ CĂN - 4
- BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI TUYỂN CHỌN CĂN VIÊN THÔNG - 48
- TỨ CHỦNG THANH TỊNH MINH HỐI - 99
* Mời xem bản Kinh đầy đủ: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 6 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN VII
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
MỤC LỤC
QUYỂN 07 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI - 4
THÀNH LẬP ĐẠO TRÀNG - 9
TÂM CHÚ - 17
THẦN CHÚ PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM 23
ÐỆ NHẤT 23
ÐỆ NHỊ 31
ÐỆ TAM 34
ÐỆ TỨ 39
ÐỆ NGŨ 43
HAI CÁI NHÂN ĐIÊN ĐẢO 78
MƯỜI HAI LOẠI CHÚNG SINH 87
Đức Phật giảng cho ngài A Nan và đại chúng về:
+ Thần Chú Lăng Nghiêm nhiệm mầu vi diệu
+ Sự hình thành Thế giới chúng sinh tương tục mà SINH RA MUÔN LOÀI DỊ BIỆT TRÊN THẾ GIỚI CHÚNG SINH
Thế nào là điên đảo về thế giới? Này A Nan! Đã cho là có pháp sở hữu thì những khái niệm hư vọng về phần, về đoạn, về giới vức phát sinh; vì thế mà khái niệm “không gian” được thành lập. Do cái nhân không phải là nhân chân thật, nên không có năng trụ và sở trụ, mọi hiện tượng đều trôi chảy dời đổi, không bao giờ đứng yên; vì thế mà khái niệm “thời gian” được thành lập. Bốn phương và ba đời giao hòa tác động lẫn nhau mà biến hóa, hình thành mười hai loài chúng sinh. Cho nên trong thế giới, nhân động mà có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có mùi, nhân mùi có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp; sáu vọng tưởng quay lộn rối ren kết thành nghiệp tánh, khu biệt thành mười hai loài, cứ thế mà luân chuyển. Bởi vậy trong thế gian, sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp, biến đổi cùng tột đến mười hai lần là giáp một vòng, bèn xoay trở lại. Dựa theo các tướng điên đảo xoay vần đó mà hữu tình thế giới có các loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh; các loài có hình sắc, không hình sắc, có tư tưởng, không tư tưởng; hoặc các loài chẳng phải có hình sắc, chẳng phải không hình sắc, chẳng phải có tư tưởng, chẳng phải không tư tưởng.
Này A Nan! Do vì trong thế giới có tưởng hư vọng luân chuyển, thiên nặng về động, hòa hợp với khí mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại bay loại lặn; vì vậy mà có mầm trứng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài cá, chim, rùa, rắn, vân vân...
Do vì trong thế giới có tình tạp nhiễm luân chuyển, thiên nặng về dục, hòa hợp với tinh mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại đứng thẳng loại nằm ngang; vì vậy mà có bào thai lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài người, súc vật, rồng, tiên, vân vân...
Do vì trong thế giới có tánh chấp trước luân chuyển, thiên nặng về thú hướng, hòa hợp với hơi ấm mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng, loại nghiêng loại ngửa; vì vậy mà có giống tế bào thịt mềm ướt lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài ngo ngoe lúc nhúc cựa quậy.
Do vì trong thế giới có tánh biến dịch luân chuyển, thiên nặng về giả, hòa hợp với xúc mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng thay cũ đổi mới; vì vậy mà có giống tế bào thịt cứng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài lột vỏ, thoát xác, chuyển bò thành bay, vân vân...
Do vì trong thế giới có tánh chất ngại luân chuyển, thiên nặng về chướng, hòa hợp với hiển trứ mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tinh diệu; vì vậy mà có giống tế bào sắc tướng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các thiện thần, ác thần, tinh hoa của trời trăng, vẻ sáng rực rỡ của tinh tú, hoặc lửa nơi đom đóm, ngọc trai nơi động vật, vân vân...
Do vì trong thế giới có tánh tiêu tán luân chuyển, thiên nặng về hoặc, hòa hợp với ám độn mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng thầm ẩn; vì vậy mà có giống tế bào vô sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài trời Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cùng các loại thần hư không, thần gió, thần hạn hán, vân vân...
Do vì trong thế giới có ảo tượng luân chuyển, thiên nặng về ảnh tượng, hòa hợp với nhớ tưởng mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tiềm kết; vì vậy mà có giống tế bào hữu tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài thần, quỉ, tinh linh.
Do vì trong thế giới có tánh ngu độn luân chuyển, thiên nặng về si, hòa hợp với ương ngạnh mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng khô cằn; vì vậy mà có giống tế bào vô tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, tinh thần hóa thành đầy dẫy các loại đất, cây, vàng, đá, vân vân...
Do vì trong thế giới có tánh đối đãi nhau luân chuyển, thiên nặng về giả ngụy, hòa hợp với đắm nhiễm mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng nuơng y; vì vậy mà có giống tế bào không phải hữu sắc mà thành hữu sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loài như sứa ở dưới biển, lấy bọt nước làm thân, nhờ tôm làm mắt, vân vân...
Do vì trong thế giới có tánh hấp dẫn nhau luân chuyển, thiên nặng về tánh, hòa hợp với chú thuật mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng hú gọi; vì vậy mà có giống tế bào không phải vô sắc mà thành vô sắc lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy các loại bùa chú trù ếm.
Do vì trong thế giới có tánh hợp vọng luân chuyển, thiên nặng về hôn muội, hòa hợp với dị loại mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng tráo trở; vì vậy mà có giống tế bào không phải có tưởng mà thành có tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy những loài như tò vò, mượn chất khác làm thành thân mình.
Do vì trong thế giới có tánh kết oán mưu hại luân chuyển, thiên nặng về sát, hòa hợp với quái dị mà thành tám vạn bốn ngàn loạn tưởng ăn thịt cha mẹ; vì vậy mà có giống tế bào không phải vô tưởng mà thành vô tưởng lưu chuyển trong các quốc độ, sinh ra đầy dẫy những loài như chim cú ấp đất cục làm con, hay chim phá-kính ấp trái cây độc làm con, con lớn lên trở lại ăn thịt cha mẹ.
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 7 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN VIII
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
QUYỂN 08 - PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI 4
CÁC ĐỊA VỊ CỦA BỒ TÁT 19
THẬP TÍN 20
THẬP TRỤ 27
THẬP HẠNH 31
THẬP HỒI HƯỚNG 37
TỨ GIA HẠNH 43
THẬP ĐỊA 46
ĐẲNG GIÁC VÀ DIỆU GIÁC 50
TÊN KINH 54
THẤT PHẬN 58
PHẬN QUỶ 102
PHẬN THÚ 109
PHẬN NGƯỜI 115
PHẬN THẦN TIÊN 120
PHẬN CHƯ THIÊN 126
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 8 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN IX
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
QUYỂN 9
PHẦN CHÁNH VĂN VÀ GIẢNG GIẢI 7
SẮC ẤM 26
A. TRẠNG THÁI T M LÝ THANH TỊNH TRƯỚC KHI VÀO CẢNH GIỚI SẮC ẤM 26
B. PHẠM VI SẮC ẤM 27
C. KHI VƯỢT QUA SẮC ẤM, THẤY ĐƯỢC CỘI GỐC CỦA SẮC ẤM 28
D. MƯỜI CẢNH GIỚI SAI BIỆT CỦA SẮC ẤM 28
01. T M THOÁT NGẠI 28
02. NHẶT TRÙNG SÁN TRONG TH N 30
03. NGHE TIẾNG THUYẾT PHÁP GIỮA HƯ KHÔNG 33
04. PHẬT HIỆN TH N 35
05. SẮC BÁU ĐẦY HƯ KHÔNG 37
06. BAN ĐÊM NHƯ BAN NGÀY 38
07. TH N KHÔNG CÒN CẢM GIÁC, ĐỒNG NHƯ C Y CỎ 40
08. BIẾN THÀNH CẢNH GIỚI CHƯ PHẬT 41
09. BAN ĐÊM NHÌN THẤY XA 43
10. THẤY THIỆN TRI THỨC BIẾN DẠNG MÀ KHÔNG HIỂU NGUYÊN NH N 44
E. LỜI KHUYÊN RĂN TỔNG KẾT CỦA ĐỨC THẾ TÔN VỀ SẮC ẤM 46
THỌ ẤM 48
A. T M LÝ TRƯỚC KHI VÀO CẢNH GIỚI THỌ ẤM 48
B. PHẠM VI CỦA THỌ ẤM 48
C. CỘI GỐC CỦA THỌ ẤM 49
D. 10 CẢNH GIỚI CỦA THỌ ẤM 50
01. SỰ BI LỤY QUÁ ĐỘ (MA BI LỤY) 50
02. SỰ TÁO BẠO QUÁ MỨC 52
03. SỰ CHÁN NẢN QUÁ MỨC (MA TRẦM ỨC) 55
04. SỰ TỰ MÃN (ĐƯỢC ÍT CHO LÀ ĐỦ) 58
05. SỰ LO SỢ BUỒN BÃ (GIAN HIỂM MA) 60
06. SỰ VUI MỪNG VÔ HẠN (MA HỶ DUYỆT) 65
07. ĐẠI NGÃ MẠN (MA NGÃ MẠN) 66
08. SỰ NHẸ NHÀNG SẢNG KHOÁI (MA KHINH AN) 70
09. CHẤP ĐOẠN DIỆT, BÀI BÁC NH N QUẢ 71
10. THAM ÁI CUỒNG LOẠN (MA THAM ÁI) 74
E. LỜI KHUYÊN RĂN TỔNG KẾT CỦA ĐỨC THẾ TÔN VỀ THỌ ẤM 78
TƯỞNG ẤM 79
A. TRẠNG THÁI T M LÝ TRƯỚC KHI VÀO CẢNH GIỚI TƯỞNG ẤM 79
B. PHẠM VI TƯỞNG ẤM 81
C. CỘI GỐC CỦA TƯỞNG ẤM 82
D. CẢNH GIỚI CỦA TƯỞNG ẤM 83
01. THAM CẦU THIỆN XẢO 83
02. THÍCH ĐI DU LỊCH 88
03. THAM CẦU SỰ KHẾ HỢP 94
04. THAM CẦU SỰ HIỂU BIẾT 99
05. THAM CẦU SỰ THẦM CẢM 104
06. THAM CẦU TĨNH LẶNG 109
07. THAM CẦU HIỂU BIẾT TÚC MẠNG 116
08. THAM CẦU CÓ THẦN LỰC 121
09. THAM CẦU SỰ RỖNG KHÔNG S U LẮNG (MA TRẦM KHÔNG) 125
10. THAM CẦU SỐNG L U 129
E. LỜI KHUYÊN RĂN CỦA ĐỨC THẾ TÔN TỔNG KẾT VỀ TƯỞNG ẤM 136
* Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 9 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN X
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH GỒM
HÀNH ẤM / 8
A. TRẠNG THÁI T M LÝ TRƯỚC KHI VÀO CẢNH GIỚI HÀNH ẤM/ 8
B. PHẠM VI HÀNH ẤM /12
C. CỘI GỐC CỦA HÀNH ẤM /14
D. 10 CẢNH GIỚI CỦA HÀNH ẤM /15
01. HAI LOẠI TÀ KIẾN VÔ NH N /15
02. TÀ KIẾN CHẤP THƯỜNG 23
03. TÀ KIẾN VỪA CHẤP THƯỜNG VỪA CHẤP ĐOẠN 27
04. TÀ KIẾN CHẤP CÓ 32
05. TÀ KIẾN VỀ BỐN THỨ LUẬN THUYẾT ĐIÊN ĐẢO 38
06. TÀ KIẾN VỀ HỮU TƯỚNG 50
07. TÀ KIẾN SAU KHI CHẾT KHÔNG CÒN SẮC TƯỚNG 54
08. TÀ KIẾN PHỦ NHẬN CẢ CÓ VÀ KHÔNG CÓ TƯỚNG SAU KHI CHẾT 59
09. TÀ KIẾN VỀ ĐOẠN DIỆT 63
10. TÀ KIẾN VỀ NIẾT BÀN 67
E. LỜI KHUYÊN TỔNG KẾT CỦA ĐỨC THẾ TÔN VỀ CÁC TÀ KIẾN 70
THỨC ẤM 73
A. TRẠNG THÁI T M LÝ TRƯỚC KHI VÀO THỨC ẤM 73
B. PHẠM VI THỨC ẤM 74
C. CỘI GỐC CỦA THỨC ẤM 77
D. CẢNH GIỚI CỦA THỨC ẤM 82
01. CHẤP CÓ NGUYÊN NH N CH N THƯỜNG 82
02. TỰ CHẤP CÓ NĂNG LỰC NHƯNG THẬT SỰ KHÔNG PHẢI NĂNG LỰC 83
03. TÀ KIẾN VỀ CÁI KHÔNG PHẢI THƯỜNG MÀ CHO LÀ THƯỜNG 87
04. TÀ KIẾN VỀ VẬT CÓ TRI GIÁC VÀ KHÔNG CÓ TRI GIÁC 90
05. TÀ CHẤP VỀ CÁI KHÔNG SANH MÀ CHO LÀ SANH 93
06. TÀ CHẤP CHỖ TRỞ VỀ, MÀ KỲ THẬT KHÔNG PHẢI LÀ CHỖ TRỞ VỀ 96
07. TÀ CHẤP VỀ SỰ THAM ĐẮM CÁI KHÔNG THỂ THAM ĐẮM 99
08. TÀ CHẤP VỀ CÁI CH N THẬT MÀ THẬT SỰ KHÔNG PHẢI CH N THẬT 101
09. ĐỊNH TÁNH THANH VĂN 103
10. ĐỊNH TÁNH DUYÊN GIÁC 106
PHẦN CHÚ THÍCH 158
KHAI THỊ VÀ THAM VẤN 158
01. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 159
02. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 161
03. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1993. 163
04. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO NGÀY 2 - 12 - 1993 164
05. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1993 164
06. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 166
07. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 167
08. HÒA THƯỢNG GIẢNG NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1993 169
09. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 169
10. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 170
11. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 1989. 171
12. HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG THÁNG GIÊNG NĂM 1983 171
13. HÒA THƯỢNG GIẢNG NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 1989 172
14. HÒA THƯỢNG GIẢNG NGÀY 2 - 12 - 1993 173
15. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 176
16. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 177
17. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 177
18. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 178
19. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 179
20. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 180
21. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG 5 - 1983 180
22. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 181
23. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 183
24. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 184
25. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 184
26. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 185
27. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG 5 - 1989 186
28. HÒA THƯỢNG GIẢNG GIẢI VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 190
29. HÒA THƯỢNG GIẢNG GIẢI VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 190
30. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 193
31. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 195
32. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 197
33. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG 1983 198
34. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983. 201
35. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 203
36. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 205
37. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG BA NĂM 1983 205
38. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO NGÀY 2 THÁNG 12 NĂM 1992 206
39. HÒA THƯỢNG GIẢNG VÀO THÁNG GIÊNG NĂM 1983 208
40. HÒA THƯỢNG GIẢNG THÁNG GIÊNG NĂM 1983 208
41. HÒA THƯỢNG GIẢNG THÁNG GIÊNG NĂM 1983 210
42. HÒA THƯỢNG GIẢNG THÁNG GIÊNG NĂM 1983 211
---o0o---
Mời xem bản Kinh đầy đủ trên trang Thư Viện Hoa Sen: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 10 - HT Tuyên Hóa giảng giải
QUYỂN XI
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ TRONG KINH
* Mời xem bản Kinh đầy đủ: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 11 - CHÚ THÍCH KINH