+ Từ lực hay là prana, sinh lực, sinh khí. (TVTTHL, 245)
+ Prana: X. Sinh khí, thần kinh lực
+ Sinh khí: Tương ứng với Fohat trong tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo (TTHM, 185)
+ Sinh khí thể (body of prana): Là thể sinh lực hay thể dĩ thái (vital body or etheric body). LVHLT, 206)
+ Sinh khí không phải là hơi thở mặc dù thường được dịch như thế. Đó là toàn thể năng lượng vũ trụ. Đó là năng lượng hiện hữu trong mỗi thể, và biểu lộ rõ rệt nhất của nó là sự vận động của phổi. Vận động này được tạo ra bởi sinh khí được cuốn vào trong hơi thở và là những gì mà chúng ta tìm cách kiềm chế trong thuật chuyển khí (Pranayama). Chúng ta bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở vì đó là cách dễ nhất để kiểm soát prana. (ASCLH, 218)
+ Là yếu tố chủ quan ẩn bên dưới luồng khí được hít vào và thở ra. (LVHLT, 206)
+ Nhiệt linh hoạt (active heat) là prana. (LVLCK, 45)
+ Lửa linh hoạt (active fire) là prana. (LVLCK, 47)
+ “Prana hay nguyên khí sinh động (vital principle) là liên hệ chuyên biệt của Atma với hình thức vật chất nào đó, mà nhờ mối liên hệ với Atma, nó được tổ chức và kiến tạo như là một phương tiện để có được kinh nghiệm. Mối liên hệ chuyên biệt này tạo thành sinh khí cá biệt trong cơ thể một người. Sinh khí vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là prana theo nghĩa thô thiển mà là một tên gọi dành cho Brahman như là Đấng Sáng tạo prana cá biệt ... Mọi thực thể, dù là thiên thần, con người hay con vật, chỉ tồn tại bao lâu mà prana còn ở trong cơ thể. Đó là kỳ gian sự sống của vạn vật ... Prana hay sức sống là chức năng chung của thể trí và mọi giác quan” Trích Serpent Power, trang 94–95.(LVLCK, 77)
+ Prana: Mặt trời cũng truyền sinh khí (revitalises) có prana, và điều này nên được xem xét (Trong phục hồi, duy trì sức khỏe) (LVHLT, 342)
+ Phân biệt Bức xạ từ thể dĩ thái - Bức xạ của prana với từ điển: Prana là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (VD: thể cảm dục) và từ điển (Giải thích lửa bức xạ). Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận (LVLCK, 72)
1. Lửa Nội Tại truyền sinh lực (Lửa do ma sát). Là hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và biểu lộ theo 2 cách:
- Tiềm nhiệt (Nhiệt tiềm ẩn): Nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.
- Hoạt nhiệt hay prana: Làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động của hình hài đang tiến hoá. Prana tự biểu lộ trong 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi. Sự tương ứng trên cõi hồng trần, với con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ. (LVLCK, 61)
2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ (Lửa Thái dương trong con người). Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần - nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. Vì trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo 2 cách:
1. Lửa linh hoạt hay prana. (Tiềm nhiệt hay thân nhiệt).
2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí. Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí, với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần - biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.
3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí đang tiến hoá.
Khi cả 3 toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài vật chất được thành tựu, tạo thành một vận hà cho sự giải thoát (LVLCK, 64)
+ Akasa và Prana biểu lộ vũ trụ: ..... Theo nhiều triết gia Ấn Độ, toàn thể vũ trụ được cấu tạo bằng hai loại chất liệu, một loại là ākāśa, còn loại kia là prāna. Ākāśa là sự tồn tại toàn nhiên phổ hiện, bao trùm vạn hữu. Mọi sự vật mang hình tướng, mọi sự vật hình thành do hòa hợp đều tiến hóa từ ākāśa này. Chính ākāśa chuyển biến thành thể khí, thể lỏng, rồi thành thể rắn; chính ākāśa đã chuyển biến thành mặt trời, trái đất, mặt trăng, thành tinh tú, sao chổi; chính ākāśa chuyển biến thành thể xác con người, thể xác loài vật, cây cỏ, thành tất cả những gì ta có thể tri giác được, tất cả những gì tồn tại. Ta không thể nhận thức được ākāśa, nó tế vi đến mức bất khả tư nghì, vượt ra ngoài mọi sự nhận thức, ta chỉ có thể nhìn thấy được ākāśa khi nó biến thành dạng thô, và mang một hình tướng. Ngay từ buổi khởi thủy sáng tạo, chỉ có ākāśa, đến cuối chu kỳ thì mọi vật thể rắn, lỏng và khí đều tan chảy vào ākāśa trở lại, và một chu kỳ sáng tạo tương tự khác lại xuất phát từ ākāśa này. Là nguồn sinh lực trong mọi vật, và hoạt động tinh tế nhất, cao siêu nhất của prāna là tư tưởng.
Do năng lực nào mà ākāśa hiển lộ thành vũ trụ? Đó là nhờ năng lực của prāna. Giống như ākāśa là chất liệu vô biên và toàn nhiên phổ hiện của vũ trụ thì prāna cũng thế, nó là năng lực hiển thị vô biên và toàn nhiên phổ hiện của vũ trụ. Tại khởi thủy và chung cục của một chu kỳ thì vạn vật đều biến thành ākāśa, và tất cả những lực trong vũ trụ này đều hồi chuyển vào prāna. Trong chu kỳ tiếp theo từ prāna lại tiến hóa ra tất cả những thứ ta gọi là năng lượng, tất cả những thứ ta gọi là lực. Prāna tự thân hiển lộ như là sự vận động, prāna tự thân hiển lộ như là lực hấp dẫn vạn vật, như là từ lực. Prāna tự thân hiển lộ như là hoạt động của thể xác, như là những dòng thần kinh, như là sức mạnh của tư tưởng. Từ tư tưởng cho đến những lực vật lý thấp kém nhất, tất cả đều là sự biểu hiện của prāna. Tổng số các lực trong vũ trụ, tinh thần hay vật chất, khi hồi chuyển về trạng thái nguyên thủy, được gọi là prāna. “Khi không có một gì cả, cũng không có hư không, khi bóng tối bao trùm bóng tối thì cái gì tồn tại? Đó là ākāśa tồn tại trong trạng thái bất động”. Chuyển động vật lý của prāna dừng lại, nhưng nó vẫn luôn tồn tại y nhiên bất biến. Đến cuối chu kỳ, tất cả năng lượng đang phô bày trong vũ trụ sẽ lắng dịu lại và biến thành dạng thế năng. Đến đầu chu kỳ kế tiếp thì chúng lại khởi động, tác động mạnh vào ākāśa, rồi từ ākāśa xuất phát ra muôn ngàn hình tướng đa thù, và khi ākāśa chuyển biến thì prāna cũng chuyển biến thành những tất cả những dạng biểu hiện năng lượng này. Tri thức và năng lực kiểm soát prāna được gọi là prānāyāma. ........
Prāna là nguồn sinh lực trong mọi vật, và hoạt động tinh tế nhất, cao siêu nhất của prāna là tư tưởng.....
Đối với thế giới nội tâm cũng vậy. Vật chất được biểu trưng bằng khí ê-te; khi hoạt động của prāna là hoạt động tế vi nhất thì khí ê-te này, trong trạng thái dao động còn tế vi hơn, sẽ biểu trưng cho tâm trí, và khi đó, ê-te vẫn là một khối vật chất nguyên vẹn....... (Nguồn: Triết học Kinh Vệ Đà_Tr 593-596)
+ Tìm hiểu thêm về Prana - Sinh khí biểu lộ: Năng lượng vũ trụ biểu lộ
Xem thêm: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái
Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí