Sử Dụng các nốt của Thiên nhiên - Sử Dụng Linh từ - Áp dụng Thánh ngữ - Đà la ni ... trong tham thiền và chữa trị bệnh - Bí quyết có sức khỏe hoàn hảo

+ Lưu ý khi Tham thiền dụng Thánh ngữ: ... Giờ đây chúng ta hãy đề cập vắn tắt đến những nguy hiểm nơi thể xác khi hành thiền. Giống như rất nhiều điều khác trong Thiên cơ, những mối nguy hiểm này cũng có tính [102] tam phân, tấn công vào ba thành phần của thể xác. Chúng biểu lộ trong: a. Bộ não; b. Hệ thần kinh; c. Các cơ quan sinh dục.
... Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có một thể xác và thể dĩ thái với những thành phần nhất định, những thành phần này là sản phẩm của tiền kiếp. Thực ra thì các thể này được tái tạo y hệt như các thể cũ mà mỗi người bỏ lại khi từ trần. ...
Khi sự tham thiền bị thúc bách, hoặc là hành thiền quá mãnh liệt, trước khi sự chỉnh hợp giữa các thể cao và thấp xuyên qua thể cảm dục được hoàn tất thì lửa này có thể tác động vào luồng lửa ẩn tàng ở chót xương sống (gọi là kundalini) và có thể khiến nó vận chuyển quá sớm.....
Một người bắt đầu hành thiền huyền môn quả thực là đang “đùa với lửa.
Những nguy hiểm cho não bộ hồng trần. Bộ não thường chịu hai nguy hiểm chính:
Sự sung huyết, làm cho tràn dịch các huyết quản và hậu [104] quả căng thẳng ở mô não mảnh mai. Điều này có thể làm tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể gây nên sự đần độn. Trong những giai đoạn đầu, nguy hiểm này có biểu hiện mất cảm giác hay mệt mỏi. Nếu người môn sinh vẫn cứ tiếp tục tham thiền khi thấy tình trạng đó thì hậu quả sẽ thành nghiêm trọng. Luôn luôn khi hành thiền, người môn sinh phải đề phòng khi cảm thấy mệt mỏi, phải ngưng ngay khi bắt đầu thấy có bất cứ dấu hiệu trở ngại nào. Có thể dùng lương tri để đề phòng tất cả những nguy hiểm này, và hãy nhớ rằng bao giờ việc rèn luyện và kiến tạo các thể cũng phải chậm rãi, từ từ. ...
Sự điên khùng. ... khi khơi hoạt Kuldalini thiếu hiểu biết, vì thế mà gây nên điên khùng và đôi khi tử vong....
Những nguy hiểm cho hệ thần kinh.
Những trở ngại liên quan đến hệ thần kinh thường có hơn các mối nguy tấn công bộ não như điên khùng hay phá vỡ mô não. Hầu hết những người hành thiền đều cảm biết có [105] ảnh hưởng đối với hệ thần kinh. Đôi khi đó là tình trạng mất ngủ, dễ bị kích động hoặc năng lượng căng thẳng và bứt rứt không được thư thả. Hoặc họ trở nên dễ bực bội khác với tính khí trước khi tham thiền. Hoặc đó là một lối phản ứng thần kinh – như co giật tay chân, ngón tay hay mắt – hoặc buồn nản hay giảm sút sinh lực. Cũng có những ảnh hưởng khác như thần kinh căng thẳng, bồn chồn, tùy theo tính khí và bản chất của mỗi cá nhân. Những dấu hiệu bệnh thần kinh này có thể nặng hay nhẹ, nhưng tôi muốn nói rõ rằng điều đó không nhất thiếtphải có nếu người môn sinh tuân theo những qui tắc của lương tri, nếu y nghiên cứu tính khí của mình một cách khôn ngoan và không mù quáng theo những thể thức và phương pháp nào nếu không hiểu được lý do tại sao phải làm như thế. Nếu các môn sinh huyền bí tuân theo giới luật trong cuộc sống một cách khôn ngoan hơn, nếu họ nghiên cứu cẩn thận hơn về vấn đề thực phẩm, nếu họ cương quyết hơn để ngủ đủ số giờ cần thiết, nếu họ làm việc một cách chậm rãi thận trọng, chứ không theo những kích động nhất thời (dù ước nguyện của họ có cao đến đâu), thì họ sẽ thấy có những kết quả lớn lao hơn và các Đấng cao cả sẽ có những phụ tá nhiều hiệu năng hơn trong việc phụng sự nhân loại....
+ Dụng Linh từ - Thánh ngữ - Đà la ni ... trong tham thiền và chữa trị bệnh - Bí quyết có sức khỏe hoàn hảo:
1. Kể tên các luân xa: 
Như các bạn biết, những luân xa trong thể hồng trần là: [7 Lx chỉ xem là 5)
1. Luân xa chót xương sống
2. Luân xa nhật tùng. [Là 1 với Lx 1]
3. Luân xa lá lách [Không tính]
4. Luân xa tim.
5. Luân xa cổ họng.
6. Luân xa tuyến tùng.
7. Luân xa tuyến yên.
[Lx Lá lách quan trọng nhưng con người chỉ cần nhận đủ Sinh lực của Mặt trời, với các thể Xác thân, Cảm dục, Trí tuệ ... thanh sạch là phát triển tự nhiên ]
Kể như vậy là đúng rồi, nhưng tôi chỉ các bạn một lối phân chia khác, dựa trên những sự kiện tôi đã nói trước đây, và về thái dương hệ. Bảy luân xa này có thể được kể là năm, nếu không tính đến luân xa lá lách, còn hai luân xa đầu thì xem như một. Năm luân xa được xác định như thế, có thể áp [72] dụng cho cuộc tiến hóa năm giai đoạn của chúng ta trong thái dương hệ thứ hai này......
Ba luân xa nền tảng (Thể dĩ thái), rất quan trọng đối với những người tiến hóa trung bình, đã phân cực trong thể tình cảm và có cuộc sống hình thường ở thế gian, là:
1. Luân xa chót xương sống [Có bốn cánh, xếp theo hình chữ thập, tỏa ánh lửa màu vàng cam]
2. Luân xa nhật tùng [Có mười cánh, màu hồng pha màu xanh lục]
3. Luân xa tim [Có mười hai cánh, màu vàng chói]
Ba luân xa chính yếu đối với người đến gần Con đường Dự bị, đối với người đang hướng đến cuộc sống vị tha và đã khảo xét những hấp dẫn của tam giới, là:
1. Luân xa chót xương sống. 
2. Luân xa tim.
3. Luân xa cổ họng [Có mười sáu cánh, màu xanh óng ánh bạc, nhưng màu xanh là chủ yếu]
Bấy giờ luân xa nhật tùng của y được để cho hoạt động bình thường, sau khi đã đạt mục đích làm một trung tâm hội tụ tình cảm. Hoạt động của lửa thiêng ngày càng gom vào luân xa cổ họng. [74]
Ba luân xa chính đối với người đang đi trên đường Đạo (gồm hai giai đoạn) là:–
1. Luân xa tim.
2. Luân xa cổ họng.
3. Luân xa đầu. [Gồm hai phần: 
a. Luân xa giữa hai chân mày. Có chín mươi sáu cánh, một nửa hoa sen này màu hồng và vàng, nửa kia màu xanh và đỏ tía.
b. Luân xa đỉnh đầu. Có mười hai cánh chính màu trắng và vàng ánh, và 960 cánh phụ xếp chung quanh mười hai cánh trung tâm. Như vậy, cả hai luân xa ở đầu có tất cả 1.068 cánh, hay là 356 bộ ba. Tất cả những con số này đều có ý nghĩa huyền bí].
.... Phát âm và Sử dụng Thánh ngữ trong Tham thiền Cá nhân.
Giờ đây tôi nói đến việc thực hành. Tôi nói cho người đang trên Đường Dự bị, là người chỉ hiểu được bằng trí những gì phải thành tựu. Y cần nhận thức được gần đúng vị trí của mình trên đường tiến hóa và những việc cần phải làm nếu y muốn một ngày nào đó bước qua được cửa Điểm đạo. Như thế, những gì tôi sắp nói sẽ hướng dẫn được hầu hết những người nghiên cứu các bức thư này...... Người hành thiền phải cố gắng tuân thủ các qui luật cần thiết. Sau đây là vài điểm sơ khởi:
Hằng ngày, người chí nguyện nên tìm một chỗ yên tĩnh, nơi y khỏi bị quấy rầy, phiền rộn. Nên luôn luôn dùng cùng một nơi, vì ở đó y sẽ tạo nên một cái vỏ bao quanh, vừa để bảo vệ, vừa khiến cho sự giao tiếp cần có với cấp cao được dễ dàng hơn. Vật chất ở nơi ấy, vật chất của cái mà bạn gọi là môi trường chung quanh, sau đó sẽ trở nên hòa điệu với một mức rung động nhất định (là mức rung động cao nhất của chính hành giả, đạt được trong những buổi thiền liên tiếp) khiến cho mỗi lần nhập thiền y dễ bắt ngay vào điểm cao nhất, khỏi mất công làm lại từ đầu.
Hành giả nên ở trong vị thế sao cho có thể không còn ý thức về xác thân. Ở đây không thể đặt những qui luật cứng nhắc, vì chính xác thân phải được xem xét, – nó có thể bị vài trở ngại, như tê cứng hay thương tật. Mục tiêu nhắm tới là tư thế thoải mái với sự chú tâm và linh mẫn. Sự uể oải và buông thả không đưa hành giả đến đâu cả. Tư thế thích hợp nhất cho một người bình thường là ngồi xếp bằng tréo chân trên mặt phẳng, lưng dựa vào một vật gì để cho cột sống được thẳng. Trong giai đoạn thiền thâm sâu hay khi hành giả đã thành thạo và các luân xa đang được khai mở mau lẹ (có lẽ ngay cả luồng nội hỏa cũng đang rung động nhịp nhàng ở chót xương [62] sống) thì lưng phải được giữ thẳng đứngkhông dựa vào đâu cả. Đầu đừng ngửa ra sau để tránh căng thẳng, mà phải giữ cân bằng tức là cằm hơi hạ xuống một chút. Khi đã thực hiện các điều này, sự căng thẳng mà nhiều người bị mắc phải sẽ hết, và thể này sẽ được thoải mái. Nên nhắm mắt, hai bàn tay chắp lại trong lòng.
Sau đó, hành giả xem hơi thở của mình đã điều hòa, đều đặn và nhịp nhàng hay chưa. Nếu đã được, thì giữ cho toàn thân thoải mái, trí tuệ tích cực và xác thân mềm dịu, dễ ứng đáp.
Sau đó, hành giả hình dung ba hạ thể. Khi đã quyết định sẽ tham thiền ở luân xa đầu hay luân xa tim (tôi sẽ nói đến điểm này sau), y rút tâm thức ra khỏi ba thể và chú tâm vào một trong hai luân xa vừa kể. Khi thực hành điều này, hành giả hãy thận trọng nhận thức rằng y là một Người Con của Thượng Đế, đang trở về với Đấng Cha lành; rằng y chính là Thượng Đế, đang tìm kiếm tâm thức của Thượng Đế mà cũng là tâm thức của y; rằng y là một vị sáng tạo đang tìm cách sáng tạo; và nhận thức rằng y là trạng thái thấp của Sự Sống Thiêng liêng đang tìm cách chỉnh hợp với trạng thái cao. Sau đó, hành giả xướng lên Thánh ngữ ba lần. Lần đầu xướng lên nhẹ nhàng để ảnh hưởng thể trí. Kế đó xướng lớn hơn để ổn định thể tình cảm.lần cuối lớn hơn nữa để tác động vào thể xác. Hiệu quả đối với mỗi thể đều có ba phương diện. Nếu xướng Thánh ngữ đúng cách và trụ vững tâm thức trong luân xa hành giả đã chọn, thì hiệu quả sẽ như sau:
Ở các cấp Trí tuệ:
a. Tiếp xúc với luân xa đầu, khiến nó rung động; làm cho thể hạ trí yên lặng.
b. Nối kết được ít nhiều với Chân nhân, nhưng luôn luôn đến mức nào đó qua hạt nguyên tử trường tồn.
c. Loại ra những phần tử thô kệch và thu nạp những chất tinh anh hơn.
Ở các cấp Tình cảm:
a. Qua hạt nguyên tử trường tồn làm ổn định thể cảm dục, tiếp xúc với luân xa tim và khiến nó hoạt động. [61]
b. Thải ra những chất thô kệch, làm cho thể tình cảm hay cảm dục ngày càng trở nên không màu, nhờ đó mà phản chiếu được các ảnh hưởng cao một cách trung thực hơn.
c. Gây nên một đợt sóng xúc cảm từ các cấp nguyên tử của cõi tình cảm đến cõi trực giác, qua đường truyền bằng vật chất nguyên tử nối liền hai cõi này. Sóng ấy dâng lên cao và khai thông đường truyền.
Ở các cấp Hồng trần:
a. Ở đây, hiệu quả xảy ra cũng tương tự, nhưng hiệu quả đầu tiên là ở thể dĩ thái;kích thích sự lưu thông thần lực.
b. Nó vượt ra ngoài phạm vi của thể này và tạo nên lớp vỏ bảo vệ, và xua tan các yếu tố bất hòa trong môi trường chung quanh.
Hòa âm của Thượng Đế và sự Tương Đồng.
Giờ đây chúng ta hãy nghiên cứu tiếp đến việc dùng Thánh ngữ trong nhóm và áp dụng Thánh ngữ cho những mục tiêu đặc biệt. Chúng ta đã bàn vắn tắc về cách sử dụng Thánh ngữ [64] của người mới học thiền, – hiệu quả của nó phần lớn là sự tinh luyện, ổn định và tập trung. Tất cả những gì có thể làm được cũng chỉ ở mức này thôi, nếu người môn sinh chưa đến trình độ được phép xướng lên một âm phụ của Chân nhân. Chúng ta sẽ thấy nốt của Chân nhân cũng có âm trình giống như nốt của Thượng Đế. Chúng ta có những gì? Chúng ta có một hòa âm bảy nốt gồm những điểm quan trọng trong giai đoạn phát triển của chúng ta là:
1. Nốt căn bản.
2. Nốt chánh thứ ba.
3. Thống âm hay nốt thứ năm.
4. Nốt chót thứ bảy.
Ở đây, có thể theo lối tương đồng để đưa ra một ngụ ý. Có sự liên kết chặt chẽ giữa nốt thứ năm (thống âm) và nguyên khí thứ năm là Manas hay Trí tuệ. Và trong thái dương hệ này (chứ không phải trong hệ I hay hệ III) có sự ứng đáp thú vị giữa cảnh giới thứ năm (cõi trí) với thống âm, và sự đáp ứng của cảnh giới thứ sáu (cõi cảm dục) với nốt chánh thứ ba. Về vấn đề này, xét trên vài phương diện thì thể cảm dục lại là thể thứ ba của tâm thức nếu tính xác thân và thể sinh lực điện (thể của prana hay thể dĩ thái) là hai đơn vị. Tôi không thể nói thêm, vì tất cả đều hoán chuyển và xuyên thấu lẫn nhau, tôi chỉ đưa ra tài liệu để các bạn suy ngẫm.
Như trước tôi đã nói, trong nốt của Chân ngã các bạn cũng có diễn trình tương tự, vì trên cảnh giới của Chân nhân nó phản hưởng nốt của Thượng Đế. Vì thế, các bạn có nốt căn bản của thể xác, nốt thứ ba của thể cảm dục và nốt thứ năm của thể nguyên nhân. Khi hành giả đã làm chủ được âm khóa và đã tìm được âm phụ của chính mình thì bấy giờ y sẽ xướng lên Thánh ngữ một cách chính xác và đạt được mục tiêu mong muốn. Sự chỉnh hợp này sẽ hoàn hảo, các thể sẽ [65] tinh khiết, đường truyền thông suốt và nguồn linh cảm cao siêu sẽ tuôn xuống. Đó là mục tiêu của mọi cuộc tham thiền đích thực và có thể đạt được bằng việc sử dụng Thánh ngữ một cách đúng đắn. Trong khi chờ đợi, vì chưa có huấn sư và vì những khuyết điểm nơi môn sinh, tất cả những gì có thể làm hiện nay là đọc Thánh ngữ càng đúng càng tốt, và biết rằng với mục đích chân thành, chúng ta có thể tránh được nguy hiểm và có thể đạt được một số kết quả, như là sự bảo vệ, an định và hiệu chỉnh. (Tham thiền huyền môn)