+ Phật phương Tây:
4. Vị Phật ở phương Tây là đức Phật A Di Đà, có nghĩa là vô lượng quang và vô lượng thọ. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc–độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc. Phật A Di Đà cũng được biết đến với danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, đó chính là Liên Hoa Bộ và là thần chú của chư Bồ Tát, và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Đây là phương pháp phù hợp nhất cho các chúng sanh trong cả ba hạng căn tánh (tam căn phổ bị) (4). (Nguồn: Ngũ phương Phật - HT Tuyên Hóa)
+ Đức Phật A Di Đà (Phạn văn: अमिताभ, Amitābha), dịch ý là Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng), Vô Lượng Thọ. Mật Tông xem Ngài là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây trong các vị Phật của Năm Phương (Ngũ Phương), chủ về Diệu Quan Sát Trí. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc - độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc. Phật A Di Đà cũng được biết đến với danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, đó chính là Liên Hoa Bộ và là thần chú của chư Bồ Tát, và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Đây là phương pháp phù hợp nhất cho các chúng sanh trong cả ba hạng căn tánh (tam căn phổ bị).
Các kinh điển quan trọng về Đức Phật A Di Đà gồm có “Kinh Phật thuyết A Di Đà”, “Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ”, “Kinh Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật”, “Kinh Lăng Nghiêm – Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông”, “Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh – Phẩm Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện” v.v …
Kinh A Di Đà do Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch. Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh Văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này.
Di Ðà sen báu chốn Tây Phương,
Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.
Một lòng niệm Phật không thối chuyển,
Mười vạn ức cõi đến liền ngay.
Giảng giải: Đây là Liên Hoa Bộ, “Di Ðà sen báu chốn Tây Phương” , Tây Phương là Phật A Di Đà, Ngài chủ trì Liên Hoa Bộ. Bát Đầu Ma này vốn là hoa sen đỏ, nhưng ở đây không nói là hoa sen đỏ, mà là hoa sen màu gì cũng đều có, đỏ, trắng, vàng, tím. Cho nên nói là hoa sen đỏ ánh sáng màu đỏ, hoa sen vàng ánh sáng màu vàng, hoa sen trắng ánh sáng màu trắng, hoa sen xanh ánh sáng màu xanh.
“Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.’’ Chư vị ở đó đã chuẩn bị hoa sen, chuẩn bị cho tất cả chúng sanh đến đó. Khi hoa nở thì thấy Phật và chứng ngộ vô sanh, đến nơi đó thành Phật. Sớm đến nhà chính là đừng đến chậm trễ.
‘’Một lòng niệm Phật không thối chuyển.’’ Làm thế nào đi đến đó được ? Không có gì khác, chính là một lòng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, luôn chuyên nhất một lòng không thối chuyển, quý vị luôn luôn không thối lui thì được rồi. Niệm Phật hoặc niệm Quán Thế Âm Bồ Tát đều được.
‘’Mười vạn ức cõi đến liền ngay.’’ Mười vạn ức cõi nước chỉ trong thời gian một sát na rất nhanh liền đến ngay. Do đó chúng ta muốn sanh về thế giới Cực Lạc thì phải niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, thì nhất định sẽ đi đến Thế Giới Cực Lạc rất nhanh. (Nguồn: Phật A Di Đà - HT Tuyên Hóa)