Ba khoa Pháp môn - ba mươi sáu pháp đối trong giảng giải Phật Pháp - Giảng đạo Phật. Các cặp nhị nguyên - Các Thuật ngữ đối nhau - Các pháp đối nhau. Hàm tàng thức - Tự tánh mình. Âm dương pháp âm dương Lục Tổ Huệ Năng

+ Các pháp đối nghịch âm dương: (XVI. Phẩm Phẫn Nộ: 1-100)
1. Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên với các pháp sau đây:)
2. Giả dối vào não hại
3. Tật đố và xan lẫn
4. Man trá và phản trắc
5. Không tàm và không quý
6. Không phẫn nộ và không hiềm hận
7. Không giả dối và không não hại
8. Không tật đố và không xan tham
9. Không man trá và không phản trắc
10. Tàm và quý
11. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
12. Giả dối vào não hại
13.Tật đố và xan tham
14.Man trá và phản trắc
15. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Không giả dối và không não hại
18. Không tật đố và không xan lẫn
19. Không man trá và không phản trắc
20. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Giả dối vào não hại
23. Tật đố và xan lẫn
24. Man trá và phản trắc
25. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Không giả dối và không não hại
28. Không tật đố và không xan lẫn
29. Không man trá và không phản trắc
30. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp ... Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.... như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp ... Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.... như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp ... Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.... ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp ... Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.... ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này ... (Nguồn: Kinh Tăng Chi Bộ - Chương hai pháp)

+ Ba khoa Pháp môn - ba mươi sáu pháp đối trong giảng giải Phật Pháp
Trước hết phải cử ra ba khoa pháp môn, sau dùng ba mươi sáu pháp đối; được vậy, thì dẫu ra vào mà chẳng lìa Bồ đề đạo tràng, ra vào mà chẳng rơi vào nhị nguyên. Khi nói cả thảy các pháp chớ lìa Tự tánh của mình.
Thoạt có người hỏi chúng ngươi về Phật pháp, thì các lời nói ra phải cặp nhau, đều phải dùng pháp đối, qua lại đối nhau, rốt cùng cả hai pháp đều bỏ hết, lại không chấp chỗ bỏ ấy nữa.
Ba khoa pháp môn ấy là: Ấm, Giới và Nhập.
Ấm là năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Nhập là mười hai chỗ vào: Ngoài có sáu trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; trong có sáu cửa (sáu căn) – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Giới là mười tám giới hạn: Sáu trần, sáu cửa và sáu thức.
Tánh mình (tự tánh) bao hàm muôn pháp, nên gọi là Hàm-tàng thức. Nếu tánh khởi nghĩ tưởng, tức là tánh chuyển ra thức. Thức này lại sanh ra sáu thức, sáu thức chun ra sáu cửa, rồi gặp sáu trần. Thế thì, mười tám giới đều do tánh mình khởi dụng.
Nếu tánh mình tà, thì khởi ra mười tám điều tà. Còn tánh mình chánh thì khởi ra mười tám điều chánh. Tánh mình ứng dụng theo điều dữ, tức là chỗ ứng dụng của chúng sanh. Còn tánh mình ứng dụng theo điều lành, tức là chỗ ứng dụng của Phật. Vậy chỗ khởi dụng do đâu mà có? Do nơi tánh mình vậy.
Những pháp đối là:
Năm pháp đối của loài vô tình ở ngoại cảnh: Trời đối với đất, mặt nhật đối với mặt nguyệt, sáng đối với tối, âm đối với dương, nước đối với lửa. Ấy là năm pháp đối.
Diễn bày về pháp tướng thì có mười hai đối: Tiếng nói đối với pháp, có đối với không, có sắc chất đối không sắc chất, có tướng đối với không tướng, hữu lậu đối với vô lậu, sắc đối với không, động đối với tịnh, trong đối với đục, phàm đối với thánh, tăng đối với tục, già đối với trẻ, lớn đối với nhỏ. Ấy là mười hai pháp đối.
Tánh mình (tự tánh) khi khởi dụng sanh ra mười chín pháp đối: Dài đối với ngắn, tà đối với chánh, si đối với huệ, ngu đối với trí, loạn đối với định, từ đối với độc, giới đối với phi, ngay đối với vạy, thật đối với dối, hiểm đối với bình, phiền não đối với Bồ-đề, thường đối với không thường, bi đối với hại, vui đối với giận, bố thí đối với bỏn sẻn, tới đối với lui, sanh đối với diệt, pháp thân đối với sắc thân, hóa thân đối với báo thân. Ấy là mười chín pháp đối.
Ba mươi sáu pháp đối ấy, nếu hiểu mà dùng, thì nói suốt tất cả kinh pháp, ra vào đều lìa cả hai bên. (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)