+ Đọa làm súc sinh - Họa từ miệng mà ra (Mời xem Kinh văn gốc):
- Đoại làm con Lai: .... Bấy giờ tôn giả A Nam bạch Phật rằng:
-Lạy Đức Thế Tôn! Đức Ma Gia phu nhân đời quá khứ, làm hạnh nghiệp gì, mà phải sinh trong loài súc sinh, làm thân Lộc Nữ?
Phật bảo Ngài A Nam rằng:
-Nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông, phân biệt giải nói về nhân duyên hành nghiệp đời trước của Đức Ma Gia phu nhân.
.... Ngày ngày theo thường lệ; bà vẫn đem thức ăn về cho con ăn. Nhân một bữa nọ, vì sự chậm trễ của mẹ nàng, chưa kịp đem về cho nàng, hơn nữa vì sự đói khát bức bách, nên nàng sinh ra tức giận nói rằng:
-Mẹ ta ngày nay, không biết vì lẽ gì, mà không cho ta ăn, chẳng nhìn ngó đến ta, để ta như thế này?
Và vì quá phiền muộn, nên nàng nhắc đi nhắc lại đến ba lần như vậy, rồi lại còn nói rằng:
-Mẹ ta ngày nay, không bằng loài súc sinh; ta thấy loài súc sinh như con hươu, một khi con nó bị đói khát, lòng nó còn chẳng nỡ rời bỏ nữa là mẹ ta!.........
Phật bảo tôn giả A Nan:
-Người con gái lúc bấy giờ, về sau là Lộc Mẫu phu nhân, bởi cúng dàng vị Phật Bích Chi một bữa ăn, và hoa mà trong năm trăm đời, được hưởng phúc báo tôn vinh hào quý, y phục thức ăn uống, không thiếu một thứ gì, nếu đi tới đâu, lại có hoa sen mọc theo dấu chân đi, vì có nhân duyên như thế, mà nay được gặp năm trăm vị Phật Bích Chi, lễ bái cúng dàng, nhưng chỉ vì một lời nói ác, chẳng biết ân đức, hủy báng mẹ: Chẳng bằng loài súc sinh, mà trong năm trăm kiếp, phải sinh làm loài hươu.
Phật bảo Ngài A Nan rằng:
...... Vì thế A Nan! Tất cả chúng sinh, họa từ trong miệng mà sinh ra. Vả miệng lưỡi thực là cái búa sắc tự bổ mình, là cái họa để tự diệt mình vậy.
- Đọa làm đại trùng: ... Bấy giờ Đức Thế Tôn, cùng với Ngài A Nan, vào thành Vương Xá khuất thực.
Khi trở về đến ngoài thành, thấy có một vũng nước rất lớn và sâu, nên người ở trong thành Vương Xá, thường đem những thứ đại tiểu tiện ô uế, đổ bỏ vào trong cái vũng ấy, và khi trời mưa thì tất cả nước dơ dáy ở khắp các nơi cũng chảy dồn cả vào trong vũng đó.
Lúc ấy, ở trong vũng nước đó, có một con đại trùng, hình thù giống như người, nhưng chân tay lại rất nhiều. Con đại trùng ấy xa coi thấy Đức Như Lai, liền ngóc đầu lên khỏi mặt nước, trông nhìn Đức Như Lai, mà nước mắt tuôn trào.
Đức Như Lai coi thấy rồi, Ngài rất tỏ vẻ thảm thương không vui, liền trở về núi Kỳ Xà Quật......
-Lạy Đức Thế Tôn! Con trùng ở trong vũng nước vừa rồi coi thấy đó, đời trước làm nghiệp ác gì mà phải sinh ở trong cái vũng nước ấy? Với thời gian là bao nhiêu? Và đến thời nào mới được giải thoát?
Phật bảo Ngài A Nan - Về đời quá khứ,...... có một người Bà La Môn, lập tịnh thất cúng dàng chúng tăng. Nhân có một người đàn việt, thường dâng dầu tô để cúng dàng chúng tăng.
Lúc ấy có khách Tỷ Khưu tới, vị Duy Na thấy vậy, sinh lòng giận tức, hiềm khách Tăng tới, nên đem giấu giếm tất cả những thứ dầu tô ấy mà không cho khách Tăng.
Khách Tăng mới nói rằng: -Sao Ngài không đem vị dầu tô để cúng dàng chúng Tăng?
Vị Duy Na đáp rằng:-Vì ông là Khách Tăng, tôi là cựu trụ, vì thế mà tôi không cúng dàng.
Tỷ Khưu khách nói rằng: -Đó là đàn việt cúng dàng Tăng hiện tiền.
Lúc ấy, người Duy Na kia, lộ vẻ hung ác đáng sợ, liềm mắng khách Tăng rằng:
-Sao ông không ăn phẩm giải mà lại cứ theo tôi đòi vị tô đó hoài vậy?
Bởi lời nói ác ấy, cho nên từ khi ấy đến nay, đã trải qua mười ức kiếp, thường phải sinh trong vũng phân. Người Duy Na lúc bấy giờ, nay là con trùng ở trong vũng nước ấy. Do đời quá khứ, phát ra một lời nói ác, hủy mắng chúng Tăng, mà trải vô lượng kiếp cứ phải sinh vào nơi phân giải nhơ nhớp!....
- Đọa làm thân Chó: .... Lúc ấy có một vị Tỷ Khưu già, thân hình xấu xí, nhân tướng bất cụ, hơn nữa giọng tiếng lại không được tốt, nhưng thường ưa đọc tụng tán thán công đức của Tam Bảo.
Bấy giờ, vị Tam Tạng Tỷ Khưu tuổi trẻ, thấy vị Tỷ Khưu già, giọng tiếng không được tốt, liền sinh tâm hủy nhục, mà nói rằng:
- Giọng tiếng như thế, chẳng khác gì tiếng chó sủa!
Lúc đó vị Tỷ Khưu già nói rằng:
- Sao ngươi lại hủy nhục ta như vậy? Ngươi có biết ta chăng?
Vị Tam Tạng Tỷ khưu tuổi trẻ nói rằng:
- Tôi có biết ông chớ, ông là người Tỷ Khưu già Ma Ha La, trong thời kỳ chính pháp của Phật Tỳ Bà Thi, sao tôi lại không biết?
Ma Ha La nói:
- Ta nay chỗ sở tác đã xong, phạm hạnh đã lập, và không còn phải chịu thân sinh tử hậu hữu nữa.
Vì Tam Tạng Tỷ Khưu tuổi trẻ nghe nói rồi, lòng sinh kinh hãi, dựng cả chân lông.
Bấy giờ Ma Ha La, liền đưa tay bên phải phóng ra ánh sáng hào quang rất lớn soi khắp cả mười phương.
Bấy giờ Tam Tạng, liền cúi đầu lễ bái, cầu xin sám hối:
- Tôi là người ngu si, không biết phân biệt Hiền Thánh, nên gây ra nghiệp ác ấy, xin cho tôi đời sau, được gần gũi bạn lành gặp gỡ Thánh sư, bao nhiêu phiền não đều được sạch hết, cũng như Đại Đức.
Phật bảo Ngài A Nan rằng:
Tam Tạng Tỷ Khưu trẻ tuổi ấy, vì một lời nói ác hủy mắng Thượng Tọa, mà sau trong năn trăm kiếp, thường phải quả báo làm thân chó.
- Đọa làm chim nhạn:.... Phật bảo A Xà Thế: ... Cách đây không biết bao nhiêu kiếp, có một ông Vua chỉ thích ăn thịt chim nhạn. Nhà Vua sai một người chuyên đi thả lưới bắt chim.
Lúc ấy, một đàn năm trăm chim nhạn từ phương Bắc bay qua phía Nam, con đầu đàn rủi ro sa lưới. Người đánh bẫy vui mừng, từ trong khóm lá chạy ra vồ lấy con nhạn.
Khi đó một con nhạn khác, kêu than thảm thiết, quanh quẩn không bay đi. Người đánh bẫy liền giương cung bắn, không những không sợ cung tên, mà con nhạn ấy còn đáp xuống rồi lăn vào con nhạn đầu đàn. Còn bầy nhạn trên không cũng bồi hồi lui tới, nhất định không bay đi.
Người đánh bẫy thấy con nhạn kêu than thảm thiết, miệng trào ra máu, mới tự nghĩ rằng: “Loài chim muôn mà còn biết thương mến nhau, đến nỗi không tiếc thân mệnh như thế này, sao ta lại có thể nhẫn tâm giết hại chúng được?” Nghĩ như thế rồi, liền mở lưới thả chim nhạn ra.
Sau khi được thả, hai con nhạn cất tiếng kêu vui mừng, vỗ cánh bay lên, rồi cùng với bầy nhạn trên không, quấn quít lấy nhau mà bay đi.
Bấy giờ người đánh bẫy về tâu Vua rằng:
- Tâu Bệ hạ! Hôn nay thần bẫy được một con nhạn đầu đàn, lẽ phải đem về dâng Bệ hạ, nhưng một con nhạn khác, kêu than thảm thiết, đến trào máu miệng, không sợ cung tên, bồi hồi không đi.
Thần thấy cảnh ấy, mủi lòng, thương xót, liền thả chúng ra. Khi được thả ra, nhạn liền ca hót vui mừng, rồi cùng bầy nhạn, quấn quyện với nhau mà bay đi.
Nghe xong, nhà Vua tỏ vẻ buồn thảm, tự nghĩ: “Loài chim thú mà còn biết thương yêu, che chở nhau như thế.”
Nghĩ rồi, liền phát từ tâm và từ đó nhà Vua thề không ăn thịt nhạn và không sai bắt chim nữa.
Đại vương nên biết, nhà Vua bấy giờ, nay chính là Đại vương vậy; người bẫy chim bấy giờ, nay là Đề Bà Đạt Đa; con nhạn kêu thương thảm thiết đến trào máu miệng, nay là A Nan; bầy nhạn trên không nay là năm trăm vị La Hán, còn con nhạn đầu đàn bấy giờ chính là thân Như Lai vậy.
Làm thân con giận: ...... Phật nói: -Vị Tỷ khưu tọa thiền bấy giờ nay là Đại Ca Diếp, con vắt này là Đề Bà Đạt Đa, còn con rận này là thân Ta vậy.
Xưa kia, vì lợi dưỡng mà Đề Bà Đạt Đa muốn làm hại Ta, cho đến ngày nay Ta đã thành Phật, cũng vì ham danh lợi, mà Đề Bà Đạt Đa làm cho thân Phật chảy máu, nên mặc dầu đang còn sống mà phải đọa vào địa ngục. Đề Bà Đạt Đa thường mang lòng thâm độc, hủy hại Như Lai, nếu nói cho đầy đủ việc đó, thì cùng kiếp cũng không hết được. Thế mà lúc nào Ta cũng đem lòng từ bi, thương xót Đề Bà Đạt Đa, vì chính Ta thường gặp Đề Bà Đạt Đa nên mới chóng chứng đạo Bồ Đề. Bởi nhớ trọng ơn ấy nên Ta thường đem lòng tha thứ. (Nguồn: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân)
+ Bị đọa làm Lợn: Kinh Chiết Phục nói:”Một vị Thiên tử, trên trời Đao Lợi, khi hưởng hết phúc, năm tướng suy hiện, thấy sau khi chết, đọa làm kiếp lợn, sầu muộn vô cùng. Ngay trong khi ấy, trên Trời có tiếng: “Phật có thể cứu tội của nhà ngươi, mau đến cầu Phật, xin Ngài cứu cho!” Khi đến trước Phật, Ngài bảo Thiên tử: “Hết thảy các pháp, đều là vô thường, nên biết như thế, lo buồn làm gì?”
Thiên tử bạch Phật: “ Bạch đức Thế Tôn, làm sao thoát được, thân hình kiếp lợn?” Phật bảo Thiên tử: “Nếu muốn như thế, phải quy y Tam Bảo, hướng về Bồ Đề”. Vị Thiên tử đó, liền quy y Phật, tu pháp Đại Thừa, ngày đêm chăm chỉ. Trong bảy ngày sau, ông bèn mệnh chung, sinh xuống một nước, tên Duy Gia Ly, nhà trưởng giả nọ, ở trong thai mẹ, ngày đêm quy y, khi vừa sinh ra, cũng quỳ quy y. Cả nhà đều sợ, cho là ma quái, muốn đem giết chết, nhưng chỉ người cha, biết rõ việc ấy, nên ông nói rằng, đứa trẻ thơ này, là người phi phàm, vì người đời này, sống lâu trăm tuổi, mà còn không biết, quy y Tam Bảo, huống chi mới sinh đã niệm Tam Bảo. Vì thế nên biết, nó là phi phàm.
Khi lên bảy tuổi, thụ trì ngũ giới, đến khi lớn lên, bẩm với cha mẹ, xin cho xuất gia, tu các phạm hạnh, được Phật thụ ký, liền chứng Sơ quả. (Nguồn: Mục Liên Sám Pháp)
+ Đọa làm thân chồn 500 kiếp: Ngày nọ, sau khi tổ Bá Trượng giảng kinh xong, mọi người đều giải tán, nhưng chỉ còn lại một ông lão chưa chịu ra về. Tổ Bá Trượng thấy vậy liền hỏi nguyên do. Ông lão liền đáp:
- Con chẳng phải là người, mà vốn là Hồ ly tinh.........
- Nhờ lời dạy của Hòa Thượng, nay con đã thoát được thân hồ ly tinh. Con vốn ở trong hang đá sau núi. Xin thỉnh Hòa Thượng ngày mai làm lễ theo cách thức an táng một vị tăng.
Qua hôm sau, tổ Bá Trượng ra hang sau núi, thấy xác chết của một con hồ ly tinh, nên liền làm lễ an táng giống như một vị tăng. (Nguồn: Vị tăng đọa làm trồn)