+ Các Luận trong kinh Thủ Lăng Nghiệm:
a- Kim luân: Đức Phật dạy "Kim luân Bảo trì Quốc độ". HT Tuyên Hóa giảng Kim luân cứng như Kim cương.
[NTH diễn giải (Xin chỉ tham khảo): Bảo trì hiểu là vật chất cứng chắc nhất, cốt lõi quyết định sự hình thành và tồn tại ổn định, bền vững của bất cứ hình dạng/ Hình thể/ Tướng trạng nào biểu hiện. Ví dụ:
+ Nếu xét âm dương Trời Đất thì ở Hư không, trong Trời có Không đại bao ngoài các Vật chất/ Địa đại.
+ Trong Hình tướng đều là vật chất lưỡng tính âm dương/ Vật chât và Tinh thần, ví như Địa cầu thì ngược lại với Trời, trong Mềm động, bề ngoài thì Đất cứng chắc trì giữ định hình, kèm Nước mềm lỏng giúp kết dính, nâng đỡ.
+ Ở Người: Con người ở giữa Trời - Đất (Loài sinh ra qua sự tác hợp giữa Tinh thần và Vật chất) là loài có "Sự sống" hình thể lưỡng tính âm dương (Thiên/ Tinh thần - Nhân/ Sự sống lưỡng tính biếu lộ - Đất/ Vật chất). Có sự tương ứng Đầu/ Tinh thần - Thân người/ Sự sống - Chân/ Đất. Liên kết "Bảo trì" sự sống bằng hệ Xương cốt cứng chắc bên trong (Kim luân), bên ngoài là Địa luân/ Đất/ Da thịt định hình thể ổn định thành khối.
Xét ở phần Đầu: Ứng Trời/ Tinh thần có vỏ Não cứng chắc định hình bên ngoài. (Toàn thân thì có Hệ Xương cốt cứng chắc kết lối Thiên - Nhân - Địa/ Bảo trì).
Khi phân âm dương thì Bên trên phần đầu là Tai/ Tánh Thủy đại - Mắt/ Tánh Hỏa đại sếp chiều Ngang (Xét về Tinh thần). Khi biểu lộ Tánh Thủy Hỏa thành Nước hướng xuống và Lửa hướng nên Tinh thần. Bên dưới phần đầu là Miệng lưỡi ứng Đất, Nước vật chất. Ở giữa có sự kết lối biểu hiện từ Không thành Có là Mũi, từ trong KHÔNG xuất sinh âm dương, đại diện cho Không Đại bên trong. Ở miệng thì có vòm Miệng cứng chắc định hình, trong miệng/ Không đại có Răng Lợi cứng chắc bảo trì, có Lưỡi Đất + Nước mềm dẻo (lưỡng âm dương). Tánh Nước hướng xuống lắng đọng thành Hình, lên Miệng tương ứng Nước. Mắt ứng Lửa => Hình thành trục trên Hỏa - Dưới Thủy là chiều dọc (Xét về vật chất).
Xét ở Thân người
Xét ở Chân/ Đất
b- Phong luân nắm giữ Thế giới:
+ Chữ Luân với các Đại: Ý nghĩa của từ ngũ luân theo Tự điển Phật học như sau:
I. Ngũ Luân: Trong Mật giáo, Ngũ luân chỉ cho 5 trí luân, tức là 5 đại: Đất, nước, lửa, gió và không. Năm đại này như cái vòng tròn xoay chuyển cùng khắp, không khiếm khuyết nên gọi là Ngũ luân (5 vòng tròn). Nếu đem 5 phần của thân thể chúng sinh (đầu, mặt, ngực, rốn, đầu gối) tương ứng với 5 đại, theo thứ tự phối hợp với 5 luân (không, gió, lửa, nước, đất) và 5 chữ Tất đàm ( , , , , ) để quán tưởng thì gọi là Ngũ luân quán, hoặc Ngũ luân thành thân quán. Phương pháp quán tưởng này giúp hành giả thể nhận được thân mình tức là thân Phật. Pháp quán Ngũ tướng thành thân của Kim cương giới là đối lại với pháp quán Ngũ luân thành thân của Thai tạng giới. Nếu đứng về phương diện thân hình của chúng sinh mà nói, thì Ngũ luân nghĩa là ngũ thể (đầu, 2 tay, 2 đầu gối). Lại nữa, vì sắc không lìa tâm, tâm chẳng lìa sắc, cho nên có thể nói được là 5 đại tức 5 trí, 5 trí tức 5 luân. Nếu nói theo màu sắc và hình dáng thì trong 5 luân, không là hình cầu màu xanh, gió là hình bán nguyệt màu đen, lửa là hình tam giác màu đỏ, nước là hình tròn màu trắng và đất là hình vuông màu vàng. [Ngũ luân cửu tự minh bí mật thuyết]. (xt. Ngũ Tự Nghiêm Thân Quán).
II. Ngũ Luân: Chỉ cho tháp Ngũ luân. Tức là dùng những cái nêu 5 luân lần lượt xếp đống lên thành hình tháp, tượng trưng cho hình tướng pháp thân của đức Đại nhật Như lai. [X. kinh Lăng già Q.1]. (xt. Ngũ Luân Tháp).
III. Ngũ Luân. Chỉ cho 5 ngón tay. Tức theo thứ tự từ ngón út, ngón vô danh v.v... phối hợp với 5 luân: Đất, nước, lửa, gió và không. [X. Quảng đại nghi quĩ; Tôn thắng Phật đính tu Du già pháp nghi quĩ; Kiến lập mạn đồ la hộ ma nghi quĩ].
IV. Ngũ Luân. Chỉ cho Ngũ giải thoát luân của Kim cương giới. Tức ở trong 1 cái vòng tròn Kim cương lớn, bày xếp 5 cái vòng tròn, để tượng trưng cho chỗ giải thoát của 5 đức Phật. (xt. Ngũ Giải Thoát Luân). (Nguồn: Từ điển Phật giáo)
+ Tứ Luân - Các Luân: Theo Câu Xá Luận, có tứ luân tạo nên thế giới, gồm [A. Đại địa tứ luân; B. Bốn hình tượng của Tứ luân; C. Tứ Phật luân; D. Tứ luân của Tứ Thiên vương]
A. Đại địa Tứ luân: Không luân - Phong luân - Thủy luân - Kim luân [Không luân = Không gian nơi Địa cầu/ Lõi địa cầu, nhỏ hơn Hư không luân trùm khắp pháp giới; Phong luân nương vào Hư không]. Thứ tự biến hiện là:
Không luân: Bánh xe không gian ở dưới nước và bánh xe gió của thế giới. (Goole dịch từ "The wheel of space below the water and wind wheels of the world")
Phong luân: Khởi lên từ bên trên Không luân, Thủy luân sanh ra trên Phong luân, và Kim luân sanh ra trên Thủy luân, và Địa luân dựa trên Kim luân.
Phong luân - Kim luân - Địa luân với Địa cầu: Nơi sâu tận cùng của thế giới là Phong Luân, Phong Luân này nương vào hư không, kiên cố như kim cang. Trên Phong Luân có Thủy Luân. Trên Thủy Luân có Kim Luân, được hình thành từ kim cang hình vòng tròn; nên gọi là Kim Luân. Trên Kim Luân này lại có chín núi tám biển, gọi là Địa Luân. Từ mặt nước cho đến Kim Luân, sâu đến 8 vạn do tuần; do vậy ta mới biết Địa Luân rất dày. Như vậy Kim Luân này còn có nghĩa là đại địa, vũ trụ, thế giới.
(Kim luân là tên gọi của một trong 7 loại báu do Chuyển Luân Thánh Vương cảm đắc được. Vòng tròn báu này có 4 loại khác nhau là vàng, bạc, đồng, sắt, từ đó sanh ra sự khác nhau giữa Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương và Thiết Luân Vương. Cũng là tên gọi tắt của Kim Luân Thánh Vương)
Hỏa luân: Lửa xoáy, ví dụ. lửa xoay tròn, cả vòng tròn như đang bốc cháy, biểu tượng của ảo ảnh; một bánh xe lửa. (Goole dịch từ "Whirling fire, e.g. fire whirled in a circle, the whole circle seeming to be on fire, emblem of illusion; a fire wheel"
Địa luân có nghĩa là: Tầng trên cùng của y báo (khí thế gian) và tầng cuối cùng của chính báo (thân hữu tình). Một trong 5 luân. Nếu đem phối hợp với nhục thân của chúng sinh thì địa luân là Tất luân (từ đầu gối trở xuống). Về hiển sắc, Địa luân là mầu vàng, về hình sắc, Địa luân có hình vuông, chủng tử là (A). (xt. Ngũ Luân).
B. Bốn hình tượng Tứ luân: 1) Màu vàng quan hệ tới vàng hay kim loại; 2) Màu trắng với nước; 3) Màu đỏ với lửa; 4) Màu đen với gió.
C. Tứ Phật Luân: 1) Kim Cang Luân với A Súc Bệ Phật; 2) Bảo Luân với Bảo Tướng Phật; 3) Pháp Luân với A Di Đà Phật; 4) Yết Ma Luân với Nam Phật.
D. Tứ luân của Tứ Thiên vương: 1) Kim Luân (vàng); 2) Ngân Luân (bạc); 3) Đồng Luân; 4) Thiết Luân (Sắt). (Nguồn: Từ điển Phật giáo và 4 loại Luân vương Kinh Dược Sư _ HT Tuyên Hóa giảng)
+ Kim luân:
I. Kim Luân. Cũng gọi Kim tính địa luân, Địa luân, Địa giới. Một trong 3 luân (phong, thủy, kim), hoặc 1 trong 4 luân (không, phong, thủy, kim). Vũ trụ luận của Ấn độ đời xưa cho rằng lớp dưới cùng của thế giới là hư không, trên hư không có phong luân, trên phong luân lại có thủy luân, trên thủy luân lại có kim luân. Do sức nghiệp của loài hữu tình khuấy động thủy luân, nên trên mặt thủy luân kết thành kim luân (lớp vàng rất dày). Các thế giới hiện thực như: Núi, biển, đảo, v.v... đều kiến lập và tồn tại trên kim luân. Phía dưới cùng của kim luân gọi là Kim luân tế (mé kim luân)
II. Kim Luân. Gọi đủ: Kim luân bảo. Cũng gọi: Luân, Luân bảo. Vũ khí hình bánh xe làm bằng kim cương (một trong 7 thứ báu) là vật cầm tay của vua Chuyển luân Thánh vương. Truyền thuyết cho rằng tùy theo luân bảo chuyển động xoay về hướng nào thì nơi ấy đều qui phục. Chuyển luân Thánh vương cầm Kim luân bảo gọi là Kim luân vương (gọi tắt là Kim luân). Trong 40 tay của bồ tát Thiên thủ Quan âm, tay cầm Kim luân được gọi là Kim luân thủ.
(1) Nơi sâu tận cùng của thế giới là Phong Luân, Phong Luân này nương vào hư không.... Trên Phong Luân có Thủy Luân, ... Trên Thủy Luân có Kim Luân, ... được hình thành từ kim cang hình vòng tròn. Trên Kim Luân này lại có chín núi tám biển, gọi là Địa Luân. ... Địa Luân rất dày. Như vậy Kim Luân này còn có nghĩa là đại địa, vũ trụ, thế giới.(Phật dạy Kim Luân bảo trì thế giới; Phong luân nắm giữ thế giới _Kinh Thủ LN)
(2) Là tên gọi của một trong 7 loại báu do Chuyển Luân Thánh Vương cảm đắc được. ... Cụ thể xem thêm nguồn: Thuật ngữ Kim luân - thuvienhoasen.
+ Vũ trụ vật lý ([8] 水輪; Skt. jala-maṇḍala): Theo A-tì-đạt-ma, được mô tả là ba tầng đài (maṇḍala): mặt đất bao gồm núi sông, các lục địa, được đặt trên đài bằng vàng, gọi là kim luân (kañcana-maṇḍala). Nằm phía dưới nâng đỡ kim luân là đài nước hay thủy luân (jala-maṇḍala). Nâng đỡ phía dưới thủy luân là phong luân hay đài gió (vāyu-maṇḍala). Phong luân y chỉ hư không mà tồn tại. (Nguồn: Kinh Thập nhất thiết xứ / Kinh Mười Biến Xứ ...)
+ Kim luân - Thành lập khí thế gian:
Phong luân ở dưới cùng,
Bề trên là thủy luân. (Hơi nước/ Chất hơi ngưng tụ mưa xuống thành nước)
Phần nước ở dưới sâu tám ức,
Phần còn lại ngưng kết thành vàng
Thủy luân và kim luân [ Có đường kính mười hai ức - Ba ngàn bốn trăm năm mươi; Chu vi gấp ba lần.]
Giảng: Phong luân - Thể của nó thuộc chất rắn. Giả sử như có một đại Nặc-kiện-na (mahānagna) dùng kim cương ném vào nó thì kim cương sẽ bị vỡ tan mà phong luân vẫn không tổn hoại gì.
Vàng, bạc, các chất báu và đất được cấu tạo như vậy đã kết tụ lại nhờ các thứ gió do nghiệp lực tạo ra; và chúng đã tạo thành núi cũng như các đại châu. (Nguồn: Câu Xá luận - BT Thế Thân)
+ Kim luân - Đức Phật dậy:
- Phú Lâu Na! Tánh giác thì sáng suốt; hư không thì bất động vô tri. Hai thứ tác động thành tác năng dao động => Do đó, trong thế giới có hiện tượng lay động phát sinh. Trong tánh năng dao động, những thứ đồng chủng hòa hợp với nhau kết thành tánh chất ngại. Đây là hiện tượng kim luân được hình thành để bảo trì quốc độ (Kim luân là dị dạng của địa đại, nhiếp thuộc về địa đại).
- Kim luân cọ sát với không khí trong hư không biến ra năng lượng => Hiện tượng hỏa đại phát huy từ đó.
- Kim luân sanh nước. Tánh nước chảy xuống. Tánh lửa bốc lên. Thủy đại chảy xuống, hỏa đại bốc lên, địa đại bảo trì => Từ đó hiện tượng vật chất đủ điều kiện hoàn thành viên mãn.
- Chỗ sâu có là nước biển, chỗ cạn là cồn bãi, lục địa. Do nguyên nhân đó:
=> Trong biển lửa thường sanh khởi. Cồn, bãi, lục địa, sông lạch thường tuôn chảy không ngừng. Chỗ thế nước kém thế lửa kết tụ thành núi cao cho nên đánh đá thì lửa nhoáng ra. Chỗ thế đất kém thế nước hay sinh cây cỏ. Vì vậy, rừng cháy thành đất, vắt ép gỗ chảy ra nước.
Sự vật hiện tượng trong thế giới tương quan làm nhân quả cho nhau mà sanh. Xoay vần làm nhân duyên cho nhau không dứt, vì vậy thế giới duy trì tương tục vô cùng. Phần trên Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân của các pháp hữu vi là do không giác ngộ chơn tánh khiến vọng tưởng phân biệt phát sinh mà thành. Vì sự mê lầm ấy mà phát sinh ra thế giới, chúng sinh và nghiệp quả.
- Phong đại là gió, tượng trưng cho sức lay động vô hình. Mà vô hình là hư không vốn không có tri giác nghĩa là hư không, không hề biết thế nào là lay động hay thế nào là không lay động. Nhưng vì tâm mê mờ chơn tánh nên có năng có sở đối đãi phân biệt tạo thành vọng tưởng. Vọng tưởng này kích động tâm thể, chứa đầy hư vọng rồi biến thành tập khí đầy ắp trong hư không mà biến thành gió. Tất cả cảnh giới ở thế gian đều nương vào vọng tâm vô minh mà tồn tại, cho nên có phong đại (gió) nắm giữ trong thế giới là vậy.
- Địa đại cũng là loài vô tri vô giác, không tự mình biết là loài hữu tình hay vô tình, là lỏng hay cứng, là to hay vi tế. Nhưng vì giác tánh phân biệt, nương theo nghiệp mà phát minh ra tính cứng, lập ra sự ngăn ngại cho nên trong thế gian mới có đất, đá, sỏi, cát khắp mọi nơi. Vì địa đại có tánh ngăn ngại nên tất cả những gì mà choáng một phần không gian to lớn như núi cao rừng thẳm và cực nhỏ như những vi tử trong nước hay trong không khí đều là địa đại cả. Quả địa cầu cũng như tất cả những hành tinh khác trong thế gian vũ trụ này đều kết cấu giống như nhau. Đó là bên ngoài được kết tập bằng những lớp đất đá rất cứng, nhưng bên trong là những nham thạch rất nóng ở thể lỏng, xoay động dựa theo tiến trình di động của trái đất mà nhà Phật gọi là Kim luân tức là cái nền móng căn bản để kiến tạo vật thể trên thế gian.
* Gió thì lay động gặp đất ngăn cản nên có sự ma xát mà sinh ra lửa (hỏa đại). Hỏa đại không nhất thiết phải là lửa, mà có thể là tất cả sự nóng lạnh. Khi độ nóng tăng cao thì những chất cứng sẽ chảy thành nước. Nước là thể lỏng nên chảy từ cao xuống thấp trong khi lửa cháy thành khí nên bốc lên cao. Vậy tánh lửa bốc lên, tánh nước chảy xuống và tánh đất thì ngăn ngại và từ đó hiện tượng vật chất có đủ điều kiện hình thành viên mãn mà tạo ra hình dáng của thế giới.
- Thời gian trôi qua khiến vật chất thay hình đổi dạng. Chỗ sâu nước dồn xuống thì gọi là biển, chỗ cạn là cồn, bãi. Chỗ đất cao nổi lên thì gọi là đồi. Vì sự sinh biến mà trong biển lửa thường sinh khởi. Thí dụ ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều vụ núi lửa nổ tung tận đáy biển sâu khoảng 4,000 ft ở Thái Bình Dương. Lửa cháy ở đáy biển cũng giống y như lửa cháy ở trên mặt đất vậy. Gần đây nhất, có vụ núi lửa nổ tung tận dưới lòng nước ở xứ Iceland mà ngọn lửa bốc lên cao hơn mặt nước biển. Khoa học ngày nay cũng mới khám phá một loại nham thạch trong các rặng san hô mà chỉ cháy trong nước.
1) Chỗ nào thế lửa (hỏa đại) bốc lên mạnh hơn thế nước (thủy đại) thì đất nổi lên thành núi cao. Vì thế, nếu lấy hai viên đá đập vào nhau sẽ phát ra tia lửa hoặc nấu các cục đá kia thì nó sẽ chảy thành nước.
2) Chỗ nào thế đất (địa đại) yếu hơn thế nước (thủy đại) thì đất hóa ra mềm làm sinh ra cây cỏ. Nhưng nếu đem những cây đó đốt đi thì nó sẽ cháy thành tro (đất, địa đại) hoặc nếu đem ép những cây gỗ thì có nước chảy ra (thủy đại). Xét như vậy thì đâu đâu cũng đều có đất, nước, gió, lửa tùy theo nhân duyên mà phát sinh những hiện tượng khác nhau.
=> Sự vật hiện tượng trong thế giới làm nhân làm duyên cho nhau, khi thành, khi trụ, khi hoại, khi không, không ngừng, không dứt. Vì vậy thế giới được duy trì tương tục vô cùng vô tận.
* Vạn sự đều do Tâm tưởng sanh - Chúng ta tạo ra Thế giới này: Vậy “Tánh giác diệu minh” làm mê mờ chân lý vũ trụ quan khiến vọng tưởng phát sinh mà tạo thành vạn pháp trong vũ trụ. Nói cách khác vạn pháp trong thế giới này là do tâm niệm của chúng sinh phát khởi mà thành. Vì thế nếu thế gian có được mưa thuận gió hòa cũng bởi con người có tâm niệm lành, biết thương yêu đồng loại, biết xóa bỏ tranh chấp đố kỵ. Ngược lại nếu con người vì tư lợi, tranh chấp, giết hại lẫn nhau thì dĩ nhiên vọng tưởng phát sinh liên tục khiến cho đất, nước, gió, lửa bất hòa mà tạo thành cuồng phong, bảo tố. Ngày nào con người còn tranh chấp, còn ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau thì ngày ấy còn động đất lớn, còn có những lượn sóng thần, còn bảo tố, còn núi lửa để cảnh giác con người. Do đó muốn sống hạnh phúc thanh nhàn thì do con người mà gánh chịu cảnh tang tóc đau thương thì cũng do con người chớ trời Phật không can dự vào. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Phật dậy về Các Đại - Lê sỹ Minh Tùng)
+ Kim luân: Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”....
- Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mê muội, hai cái đối đãi nhau thành có lay động. Nên có phong luân nắm giữ thế giới.
- Nhân hư không mà có sự lay động, phát minh ra tánh cứng, thành ra có ngăn ngại. Kim bảo ấy là do minh giác làm nên tánh cứng. Thế nên có kim luân để bảo trì quốc độ.
Giảng: ... sự lay động và tạo thành gió ..... thành ra tướng cứng chắc ngăn ngại của địa đại (yếu tố đất). Đây tức là lấy cái mê muội làm hư không, và trong thể hư không mê muội ấy, kết cái u tối hỗn trược thành sắc. "Kim bảo ấy là do minh giác làm nên tánh cứng". Tất cả các loại vàng bạc và các khoáng chất quý giá đều là tinh tuý trong lòng đất (địa đại), mà tánh chất của đất thì cứng chắc và ngăn ngại còn hơn cả kim loại. Nương nơi cái biết hư vọng của vô minh mà có ra tướng cứng chắc và ngăn ngại, như trong thế gian có người si tình mà hoá thành đá vậy.
- Biết cái cứng thì thành có kim bảo, rõ biết cái lay động thì khiến cho phong đại phát ra. Phong đại và kim bảo cọ xát nhau, nên có ánh sáng của lửa (hoả đại) làm tính biến hoá.
-Ngọn lửa xông lên, kim bảo sanh ra tánh ướt. Nên có thủy luân trùm khắp mười phương cõi giới. (Nguồn: Tứ đại - Kinh Thủ LN - HT Tuyên Hóa)