Cõi Trời Chúng sinh Kiêu Mạn - Kiêu hãnh và Ngã mạn hay Kiêu căng và Ngạo mạn

+ Cõi Trời - Kiêu Mạn - Kiêu hãnh và Ngã mạn hay Kiêu căng và Ngạo mạn: Phía trên của vòng Khổ là cõi Trời với đặc điểm là đời sống hoan hỷ đủ đầy với mạng sống kéo dài. Chúng sinh được sinh vào đây do 10 thiện nghiệp, đó là không sát đạo dâm vọng (ác khẩu, hai lưỡi, thêu dệt, nói dối), tham sân si. Tuy nhiên, chư Thiên phải chịu nỗi đau khổ cùng cực khi phúc báo hết, họ phải đối diện với cái chết và sự đọa lạc xuống các cõi thấp. Cõi này được biểu trưng bằng tâm kiêu mạn. Làm việc thiện song thiếu trí tuệ, vẫn chấp vào việc mình làm là nhân dẫn đến tái sinh ở cõi này.(Xem nguồn)

+ Cõi Trời và Chúng sinh: ...Trích đoạn ngài A Nan hỏi Đức Phật trả lời: Những người tu hành không thành được đạo vô thượng bồ-đề, mà chỉ thành thanh văn, duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma…
HT Tuyên Hóa Giảng:
Những người tu hành không thành được đạo Vô thượng bồ-đề.
Ở đây bao gồm tất cả hàng ngoại đạo cũng như hàng Phật tử. Những người khi tu đạo mà mong cầu chứng được điều gì đó, thành tựu điều gì đó. Những gì họ mong cầu là đạt được quả vị Vô thượng bồ-đề. Bồ-đề là sự thành tựu Phật quả. Bồ-tát được gọi là bậc Thượng sĩ, còn Đức Phật được gọi là Vô thượng sĩ và Vô thượng bồ-đề là cảnh giới đã thành tựu quả vị Phật.
Mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác.
Liệu những người tu hành có thể đạt được quả vị nào khác Phật quả? Thanh văn là những người nghe Phật thuyết pháp mà giác ngộ. Họ tu tập pháp Tứ diệu đế. Duyên giác là những người tu tập theo pháp Thập nhị nhân duyên.
Hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương và quyến thuộc của ma…
Thế nào nghĩa là ngoại đạo? Từ này rất thường được đề cập trong kinh này. Những ai mà “mong cầu ở ngoài tâm có pháp” thì được xem như ngoại đạo. Thực vậy, những người mà chưa đạt được sự giác ngộ hay chưa chứng được Phật quả có thể nói theo một ý nghĩa khác, là còn ở bên ngoài đạo.
Có rất nhiều cõi trời, cõi trời gần chúng ta nhất là cõi trời Tứ thiên vương.[46] Cõi trời này nằm phía trên núi Tu-di, bao trùm một nửa núi Tu-di, ở bốn phía Đông - Nam - Tây - Bắc. Bốn vị vua cai quản các cõi trời này là Trì Quốc Thiên vương, Tăng Trưởng Thiên vương, Quảng Mục Thiên vương và Đa Văn Thiên vương. Thọ mạng của chư Thiên trong các cõi trời này là năm trăm năm. Thế nên đối với loài người chúng ta, năm mươi năm chỉ bằng một ngày một đêm nơi các cõi trời này.
Phía trên cõi trời Tứ thiên vương là cõi trời Tam thập tam thiên.[47] Thọ mạng của chư Thiên cõi trời này là một nghìn năm. Cõi nhân gian một trăm năm tương đương một ngày một đêm trên cõi trời này. Có tất cả ba mươi ba cõi trời hết thảy, mỗi phương Nam, Bắc, Đông, Tây của núi Tu-di có tám cõi trời – tất cả là ba mươi hai và cõi trời thứ ba mươi ba nằm trên núi Tu-di.
Chủ của cõi trời Tam thập tam thiên nguyên là một phụ nữ. Một hôm bà ta thấy tượng Phật ở trong một ngôi chùa bị dột nát. Bà ta phát tâm lợp lại mái chùa khiến cho mưa không giọt xuống tượng Phật nữa. Bà ta vốn là một người nghèo, nhưng bà khuyến khích ba mươi hai người bạn của bà cùng phát tâm cúng dường lo việc sửa chùa. Do phước đức phát sinh từ hạnh nguyện này khiến cho ba mươi ba người này được sinh vào cõi trời và trở thành thiên chủ của ba mươi ba cõi trời này.
Trong thần chú Thủ-lăng-nghiêm, câu “Nam mô nhân đà ra da.” “Nam mô” nghĩa là quy y, “Nhân đà ra da” nghĩa là thiên chủ của cõi trời Tam thập tam thiên.[48]
Cõi Trời Tứ thiên vương và cõi trời Tam thập tam thiên vương là hai cõi trời đầu tiên ở Lục dục thiên. Các cõi trời còn lại sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau.
Ma vương cư ngụ ở Lục dục thiên. ở đó không chỉ có Ma vương mà toàn bộ ma dân cũng cư ngụ ở đó gồm: ma nữ, ma con, ma cháu và rất nhiều quyến thuộc. Ma quỷ cũng có quyến thuộc, con cháu, đồ đệ. Nó làm bá chủ một cõi trời, lập thành ma cung. Phần nhiều những người tu theo ngoại đạo đều dẫn đến kết cuộc là sinh trong các cõi này. Bậc thượng thì làm Ma vương, bậc trung thì làm ma dân, bậc hạ thì làm ma nữ. Ma nữ đặc biệt là rất đẹp và rất quyến rũ. Bất lụân quý vị là ai, như A-nan chẳng hạn dù đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng a-la-hán, mà cũng không có đủ định lực để làm chủ mình khi nhìn thấy một ma nữ, nên A-nan đã gần như muốn thử bất cứ món gì. Ma nữ rất có quyền lực. Quý vị là những người tu đạo nên hết sức cẩn trọng đừng để loài ma này quyến rũ mình.
Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Nếu quý vị không có đủ định lực thì quý vị sẽ không thể duy trì được sự an định, khi gặp tình huống này sẽ bị ma xoay chuyển và quý vị sẽ thấy mình bị kéo lê lết theo sau một con ma nữ rồi rơi xuống hố ma.
Nếu tôi nói nhiều ma vương sẽ than phiền: “Ngài nói nhiều quá và cứ phơi bày xấu xa của chúng tôi.”. Thế nên tôi xin dừng. Nói chung là hãy nên thận trọng, hãy phát huy định lực tối cao, lúc ấy chẳng có gì để sợ hãi. Đây là sự thử nghiệm tuyệt duyệt nhất mà tôi xin ban tặng cho quý vị.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Lăng Nghiêm)