Thể cảm dục - astral body. Thể Cảm Xúc - Thể Vía - Thể Tình Cảm - Tập khí bản năng dục vọng chi phối con người - Thể tri giác - Chất liệu thể cảm dục - Chất liệu tình cảm. Nguyên nhân của bệnh hoạn - Bệnh nạn phát sinh. Cân bằng các cặp đối hợp

+ Thể cảm dục (ASCLH, 186)/ (KCVTT, 253)
+ Thể tri giác_Chân Sư DK: Một thuật ngữ mà Tôi rất thích hơn thuật ngữ cảm dục [astral], và Tôi sẽ tiếp tục sử dụng nó (LVHLT, 293)
+ Tình trạng Nước - Chất liệu tình cảm - Vật chất cõi cảm dục: Nguyên nhân thứ hai của sự thất bại nằm ở việc y không chú ý xem xét tình trạng của nước, hay là trạng thái của chất liệu tình cảm (emotional substance) mà hình trí tuệ này phải đến, và như thế thu hút vào nó vật chất của cõi cảm dục, điều này sẽ cho phép nó trở thành một thực thể hoạt động trên cõi đó. Nếu nó không thể làm được điều này, thì cuối cùng nó chỉ là một hình-tư-tưởng chết trên cõi trí, vì nó sẽ thiếu lực thúc đẩy đó của dục vọng, vốn cần để đưa nó tiến tới chỗ hoàn tất trên cõi trần. (LVHLT, 160)
+ Thể cảm dục là hiện thể của kinh nghiệm đối với đa số, và có vài người không vượt qua phần lớn cuộc sống có ý thức của họ, ghi nhận những phản ứng của thể đó, và dao động giữa hai cực của hạnh phúc và đau khổ, của sự hài lòng hoặc không hài lòng, của sự tin chắc hoặc nghi ngờ, của can đảm hoặc của sợ hãi. Điều này thực sự có nghĩa là mãnh lực cố hữu và sự sống của hiện thể tri giác tình cảm chi phối sự biểu hiện của đời sống, và uốn nắn kinh nghiệm của linh hồn nhập thể. Do đó, thật đáng cho chúng ta để hiểu một điều gì đó về việc các lực này là gì, chúng từ đâu đến và chúng tác động và phản ứng trên con người như thế nào. Bãi chiến trường của y nằm ở đó, và trận địa thắng lợi của y cũng nằm ở đó.(LVHLT, 293)
+ CON NGƯỜI: Nói chung, con người là những gì mà thể cảm dục của y tạo ra cho y. Sau nữa, “con người tưởng nghĩ như thế nào thì y trở nên thế ấy”. Thể cảm dục, với các mong mỏi, các thèm muốn, các tâm trạng, các cảm xúc và các khao khát của nó đúc nặn nên thể xác nhờ các lực thu hút tuôn chảy qua nó, và như thế dắt dẫn con người một cách chính xác để thực hiện các ham muốn của y. Nếu các khao khát của bản chất tri giác tính thú vật vượt trội trong mục tiêu của chúng, chúng ta sẽ có con người với các thèm muốn mạnh mẽ, sống một cuộc đời dành hết nỗ lực để làm thỏa mãn chúng. Nếu sự khát khao để có tiện nghi và hạnh phúc, chúng ta sẽ có con người có tính khí thiên về giác quan, yêu cái đẹpthích khoái lạc, về thực tế thì bị chi phối hoàn toàn bởi sự nỗ lực ích kỷ. Vì vậy, nó đi suốt tất cả các cấp độ ham muốn, tốt, xấu, và thông thường, cho đến khi sự tái-định-hướng xảy ra, nó tái-tập-trung (refocusses) các năng lượng cảm dục sao cho chúng được chuyển theo một hướng khác. Ham muốn (desire) trở thành nguyện vọng (aspiration). Như vậy, việc giải thoát khỏi bánh xe sinh tử được mang lại và một người được thoát khỏi sự cần thiết phải tái sinh. Khi đó thì lá số tử vi, như được hiểu hiện nay, tỏ ra vô ích, sai và vô dụng, còn thuật ngữ đôi khi được dùng, nhưng không đúng, là “lá số tử vi của chân ngã (ego) hay linh hồn”, thì không có ý nghĩa gì hết. Linh hồn không có vận mệnh cá nhân nào cả, mà được chìm vào Đấng Duy Nhất. Vận mệnh của nó vận-mệnh của tập thể, và của Tổng Thể (the Whole); mong muốn của nó là thể-hiện Thiên Cơ vĩ đại, và ý chí của nó là sự tôn vinh Thượng Đế nhập thể (the incarnated Logos). (LVHLT, 296)
+ Thể tri giác - Nguồn gốc bệnh sinh lý: Thể cảm dục đôi khi được gọi là thể tình cảm là kết quả của sự tương tác của dục vọng và của sự đáp ứng hữu cảm thức vào cái ngã ở trung tâm, và đưa đến kết quả – trong thể đó – là kinh nghiệm được tạo ra dưới hình thức cảm xúc như là đau khổ và vui sướng và các cặp đối hợp khác. Trong hai thể này, tức thể dĩ thái và cảm dục, người ta thấy tới 90% các nguyên nhân của bệnh hoạn và bất ổn của xác thân. (CTNM, 3)
+ Cảm dục: ... H.P.B. chịu trách nhiệm một phần lớn vì đã dùng từ ngữ “astral” (cảm dục) để chỉ một số lớn tri thức liên quan đến thể dĩ thái cũng như thể cảm dục. Điều này là do việc nhận thức rằng thể cảm dục, trong một vài thế hệ nữa (nói một cách tương đối) sẽ bị biến mất, còn đặc biệt là đối với H.P.B., nó đã không còn tồn tại do bởi đệ tử này đã đạt được mức tiến hóa cao. Do biết được rằng thể dĩ thái luôn luôn là một biểu lộ của năng lượng vượt trội đang kềm chế nhân loại trong bất cứ chu kỳ đặc biệt nào, H.P.B. dùng thuật ngữ “astral body” như là có thể thay thế cho nhau với (thể dĩ thái).
+ Thể Cảm dục (Thể astral, thể vía): Gồm các ham muốn và xúc cảm của chúng ta – sợ hãi, hạnh phúc, hy vọng, nhạy cảm, cảm xúc mạnh, âu lo, tình cảm dồn nén, bám chấp, và yêu thương. (MQ - Hình dung và 7 Cung)
+ Thể tình cảm:hình dạng bầu dục bao quanh xác thân như Thể trí. Mục đích Tham thiền là nên làm cho hình bầu dục của thể tình cảm trở nên tích cực (Loại tà - Nghĩ chánh) đối với những gì thấp kém và đối với những gì chung quanh nó, và chỉ thụ cảm đối với Tinh thần thông qua thể nguyên nhân (Linh hồn). Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách phát triển khả năng kiểm soát hữu thức - sự kiểm soát mà ngay trong những lúc rung động và tiếp xúc cao nhất, khả năng này vẫn linh mẫn trông nom và bảo vệ các hạ thể. “Hãy trông chừng và cầu nguyện” là lời dạy của Chúa khi Ngài còn tại thế. (TTHM_Nguy hiểm khi tham thiền_Chân Sư DK)
+ Cảm Dục/ Dục Vọng:
1. Sợ hãi – Có ảnh hưởng tới hoạt động ngày nay;
2. Căm ghét (hate) – Vốn là một yếu tố trong sự điều tiết các mối liên hệ; 
3. Tham vọng – Đang chi phối các mục tiêu (CTHNM, 231)
+ Thể Tri Giác: Trong việc xem xét thể cảm giác (sentient body) của một người,.. việc bàn đến các ảnh hưởng của thể cảm giác và trong việc tìm cách để chế ngự các ảnh hưởng của nó, thì con người mới đạt đến sự tự tri và nhờ thế trở thành một Chân Sư. Những biểu hiện thông thường nhất của hoạt động cảm dục (astral activity) là:
1. Sợ hãi (fear)
2. Phiền muộn hoặc đối cực của nó, sự vui tươi.
3. Mong muốn thỏa mãn các thèm khát thú tính.
4. Mong cầu hạnh phúc.
5. Ước muốn giải thoát. Đạo tâm.
Hầu hết các kinh nghiệm về tri giác của con người được tổng kết thực tế trong năm mục này, và chúng ta sẽ xem xét mỗi mục theo các khía cạnh sau:
1. Nguyên nhân.
2. Hậu quả.
3. Phương pháp điều hướng (method of direction)... (LVHLT, 297)
Xem thêm: Dục vọng con người
Xem thêm: Kiểm soát, thanh luyện dục vọng
Xem thêm: Thể phách và Hào quang sức khỏe con người