QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

A Lại Da Thức - Thức 8 Luân Hồi

TÂM THỨC LUÂN HỒI
A LẠI DA THỨC - THỨC THỨ TÁM HAY TÀNG THỨC

 A- A LẠI DA THỨC - TÀNG THỨC - THỨC THỨ 6 - 7 - 8 (Trích Tooltip):

I- THỨC THỨ 8 - A LẠI DA THỨC - TÀNG THỨC

+ A lại gia thức (Alaya, tàng thức, toàn linh thức, Alaya Vijnana): - Alaya Vijnna tức là tri thức ẩn tàng (hidden knowledge). (Thư của Ch. S. 361)
+ Thứ Thứ 8 - Phát Quang minh/ Ánh sáng: ... A-nan, sáu căn như vậy do tánh giác minh soi lại tính minh giác. Làm mất tính sáng suốt kia, kết dính với cái vọngphát ra ánh sángGiảng giải:
Vậy nên, do giáo lý đã được giải thích ở đoạn trên, là không cần phải soi lại tánh giác minh; chỉ vì qua sự sinh khởi một niệm vọng tưởng muốn soi lại tánh giác minh mà tánh giác ấy biến thành vọng giác vọng minh– kết quả là, bản thể bị mất đi; và do kết dính vào cái vọng, ánh sáng của tánh thấy trở thành hiện hữu. Điều này tạo ra những tác dụng riêng biệt của tánh thấy, tánh nghe và các tánh khác. Đó thuộc về quang minh của thức thứ tám. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - IV)
* Thức thứ 8: HT Tuyên Hóa giảng: Phật tánh tự tánh mà mỗi chúng sinh đều vốn có đầy đủ. Am-ma-la thức là vô cấu thức. Trước khi giác ngộ, thức nầy gọi là thức thứ tám, tức A-lại-da thức, có nghĩa là tàng thức, tên gọi cho ta biết trong đó chứa đựng mọi thứ. Am-ma-la thức là sự chuyển hoá của thức thứ tám thành thanh tịnh thức. Không Như Lai tạng là một tên gọi khác và Đại viên cảnh trí cũng chỉ là một tên. Bảy danh hiệu ấy tên gọi tuy khác, dù trong quả địa danh xưng có khác, mà thể tánh thanh tịnh. Mà đạo lý của nó, về phương diện bản thể, vẫn là thanh tịnh viên mãn vững chắc như kim cương vương, thường trụ bất hoại. Không bao giờ bị biến hoại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Ch.V)
+ Các Thức Tâm:
- Thức tạo nghiệp gồm 6 Thức Căn:
(1) Nhãn thức - (2) Nhĩ thức - (3) Tị thức - (4) Thiệt thức - (5) Thân thức - (6) Ý thức;
- Thức Luân hồi:
3 thức gồm Ý thức - Thức 6  và Thức 7 (Nhập - Xuất Nghiệp từ thức 6 vào thức 8) và Thức 8 / A Lại Da Thức/ Tàng thức chứa Nghiệp đi luân hồi sanh tử. 
Để bắt đầu, tánh Như Lai tạng vốn chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Nhưng tối tăm mê muội làm thành hư không (hối muội vi không). Ngay tại đó mà vô minh sinh khởi. Thế nên, mặc dù tánh Như Lai tạng là bất sinh bất diệt, nhưng nương nơi chân mà khởi vọng, theo đó là tâm đối tượng của sinh diệt phát sinh – đó là thức. Thức nầy phân thành thức thứ sáu, thức thứ 7 , và thức thứ 8. Nhưng cội nguồn của thức thứ 8 vốn phát khởi từ vô minh, tạo ra các thứ sinh diệt, lại là tánh của Như Lai tạng, tánh Như Lai tạng nầy lại chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Căn nguyên của nó chính là chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể.
Do nương nơi chân mà khởi vọng, nên tánh Như Lai tạng biến thành A-lại-da thức, tức là thức thứ 8, còn gọi là tàng thức.
Thức thứ 8 là cơ sở hiện hữu của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Do thức uẩn sinh khởi đầu tiên mà có hành uẩn. Đây là thức thứ 7, tức Mạt-na thức, còn gọi là truyền tống thức. Thức nầy truyền đạt những thông tin từ thức thứ sáu vào thức thứ 8. Chính nó lập nên hành uẩn.
Uẩn tiếp theo là tưởng uẩn; đây là thức thứ sáu, còn gọi là ý thức. Thọ uẩn là một trong năm thức đầu tiên: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, mỗi thứ tương ứng với một nút thắt. Sắc uẩn được kể là 2 nút, vì nó thô trọng hơn. Như vậy, sáu nút bắt đầu với thức thứ 8 và hoạt dụng thông qua thức thứ 7 và thức thứ sáu rồi thông qua năm thức giác quan. Với sự hiện hữu của ngũ uẩn mà ngũ trược được hình thành, tạo ra không biết bao nhiêu chướng ngại
... Hư Không Tạng Bồ-tát, từ trong chân tâm thường trú hiện ra đại viên kính trí. Kính nầy biểu tượng cho đại trí huệ. Khi thức thứ 8 được chuyển thành thanh tịnh, thì nó trở thành đại viên kính tríTrong đó phóng ra 10 loại hào quang báu vi diệu, đều soi sắp cùng tận hư không khắp mười phương. Ánh sáng hào quang rất rực rỡ, chiếu khắp cùng tận hư không ở mười phương. (Nguồn: Kinh Thủ LN- Q.5 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Thức thứ tám - Bổn thức hay Thần thức: "Bổn thức" hay "thần thức," là chỉ cho Thức Thứ Tám (đệ bát thức). Thức Thứ Tám này thì "khứ hậu lai tiên," đến trước nhưng lại đi sau; do đó có bài kệ nói rằng:
Tam Tàng mênh mông không cùng tận,
Vực sâu bảy sóng đùa trước gió,
Giữ gìn chủng tử căn thân khí,
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
“Tam Tàng mênh mông không cùng tận”,(Hạo hạo Tam Tàng bất khả cùng.) "Hạo hạo" có nghĩa là rộng lớn, mênh mông. "Tam Tàng" là chỉ cho Thức Thứ Tám—tức là A-lại-da thức, hay còn gọi là "tàng thức" (thức chứa). Vì sao gọi là "Tam Tàng"? "Tam Tàng" ngụ ý rằng các chủng tử của ba đời —quá khứ, hiện tại và vị lai—đều được tàng trữ, giữ lại trong Thức Thứ Tám này. Các chủng tử ấy—niệm tâm của chúng ta—ví như những đợt sóng trên biển cả vậy, vô cùng vô tận, nên nói là "bất khả cùng."
“Vực sâu bảy sóng đùa trước gió " (Uyên thâm thất lãng cảnh tiền phong) " bảy sóng” (thất lãng) là chỉ cho Thức Thứ Bảy. Thức Thứ Bảy còn được gọi là "truyền tống thức," vì thức này có chức năng chuyển đạt ý tứ của sáu thức trước tới cho Thức Thứ Tám. "cảnh trước gió” (cảnh tiền phong)—tức là giống như ngọn gió từ phía trước thổi tới.
“Giữ gìn chủng tử căn thân khí " (Thọ huân trì chủng căn thân khí") Do vì Thức Thứ Tám nhận sự "truyền tống," chuyển giao ý tứ từ Thức Thứ Bảy, nên gọi là "giữ “ (thọ huân.) "gìn chủng tử” (trì chủng) có nghĩa là gìn giữ các chủng tử ở bên trong. "Căn thân khí" tức là "căn thân khí giới" đều ở trong các chủng tử đó. Thức Thứ Támcông năng duy trì chủng tử của tất cả các pháp, thân căn, thế giới.
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"! (Khứ hậu lai tiên tác chủ ông). Con người, khi sanh ra thì Thức Thứ Tám đến trước nhất, và lúc chết thì Thức Thứ Tám là thức đi sau cùng. Quý vị khởi vọng tưởng muốn làm điều gì thì đều do Thức Thứ Tám làm chủ tể ủng hộ, trợ giúp; cho nên nói thức này là "Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
Trong phần kinh văn này, "bổn thức" là chỉ cho Thức Thứ Tám. Khi vừa mới chết, tuy các thức đã phân tán, đã rời khỏi xác thân rồi—nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức đều không còn—song Thức Thứ Tám thì vẫn còn nán lại, chưa đi hẳn. Ngay lúc này, nếu quý vị vì người chết mà tụng Kinh niệm Phật hoặc làm việc công đức, thì phải lớn tiếng tụng niệm và kể ra để cho Thức Thứ Tám của người ấy nghe biết—đó gọi là "nơi bổn thức nghe biết" (văn tại bổn thức) vậy. (Nguồn: Kinh Địa Tạng - P7 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ A Lại Da Thức: Hãy nghe lời giải thích của Bồ tát Thế Thân (Hiện Ngài là vị Chân Sư thuộc Thánh Đoàn) về A-lại-da thức như sau: “Dòng chảy của các biến cố tâm thần mà bạn trải nghiệm, để lại hạt mầm (chủng tử) của nghiệp trong thức lưu trử nên gọi là Tàng thức (A-lại-da thức). Các hạt mầm được tồn trử trong nhà kho đó cho tới sau cùng, khi hội đủ các điều kiện thích đáng, chúng chín muồi và rồi ảnh hưởng lên các biến cố về sau”.
A-lại-da thức chứa đựng mọi kinh nghiệm trong kiếp sống của mỗi con người và nguồn gốc của tất cả các quan niệm tinh thần. Theo quan niệm của Pháp tướng tông thì A-lại-da thức là nơi tập hợp mọi nghiệp quá khứ rồi tới một thời đểm nhất định, tác động lên kiếp tái sinh. Và cá thể thật ra chỉ là dòng sinh diệt tiếp nối của vô số chủng tử của nghiệp. Do đó, trong ta không có một bản ngã cố định.
Trong Thành Duy Thức Luận quyển ba giải thích thức A lại da thức có ba công năng như sau:
1) Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp: Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức A lại da, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa giữ chủng tử của các pháp.
2) Giữ chịu(chấp thọ) sắc căn và thế giới: Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.
3) Giữ lấy (chấp thủ) việc kết nối đời sau tức là “kiết sanh tương tục” là do ba pháp: phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh bất giác nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A lại da. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi. Thêm nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tục và tức thời, chớp nhoáng và liên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chẩy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã chẩy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng củ. Bởi có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi sanh. (Nguồn: Linh hồn Tái sinh và Giải thoát - Lê Sỹ Minh Tùng Tổng hợp)
+ A Lại Da Thức - Duy Thức Học: A Lại Da thức có khả năng tiếp nhận, duy trì và làm các hạt giống chủng tử tăng trưởng, chuyển biến dị thục cho đến khi có đầy đủ nhân duyên thuần thục chín mùi thì hiện khởi ra căn thân và thế giới.(Nguồn: Đại cương A lại Da Thức)

II- LINH HỒN LUÂN HỒI TÁI SANH

+ Trạng thái bác ái (Love aspect): Linh hồn tức là trạng thái bác ái. (LVHLT, 382)
+ Linh hồn: Như bạn biết rõ, không có vị Thượng Đế phẩn nộ (no angry God), không có địa ngục (no hell) và không có việc chuộc tội thay (no vicarious atonement). Chỉ có một nguyên khí bác ái vĩ đại làm sinh động toàn thể vũ trụ; có Bản Lai Diện Mục của Đức Chirst hướng dẫn cho nhân loại biết sự thật của linh hồn và chúng ta được cứu bằng nguồn sống (livingness) của linh hồn đó, và địa ngục duy nhất là chính cõi trần, nơi mà chúng ta học hỏi để tiến hành sự cứu rổi (salvation) riêng của chúng ta, được thúc đẩy bằng nguyên khí bác ái và ánh sáng, và thêm vào đó, được kích động bằng tấm gương của Đức Chirst và sự thôi thúc bên trong của linh hồn riêng của chúng ta.  (CTNM, 393)
LINH HỒN THEO MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG: Có các định nghĩa dưới đây (Với Quan điểm của Phật Giáo gọi là Thức - Mời xem Tooltip THỨC ĐẦU THAI để biết.
+ Linh hồn: Bản chất chủ yếu của nó là ánh sáng. Ánh sáng linh hồn này tác động vào hình hài khi sự tiến hóa tiếp diễn và tạo ra theo trình tự sự khai mở của hình hài đó, và của bản chất về không gian - thời gian cũng như về mục tiêu. (CTHNM, 372)
+ Vật chất nguyên sơ (Primeval Matter, vật chất bản sơ. Vật chất xuất hiện ngay lần biến phân đầu tiên của nó từ trạng thái trung hòa (laya condition, vượt quá các đường tác dụng zero).(GLBN  2,  313)
+ 10 loại Linh hồn tiến hóa: Người Thú giật lùi; 2- Người Thú; 3- Người Lemuria; 4- Người Atnantis (Người trung bình); 5- Nhóm Người Aryan ( Chuyển tiếp - Tích hợp - Thức tỉnh); 6- Người tìm đạo; 7- Người Dự bị; 8- Đệ tử; 9- Điểm đạo đồ; 10 - Chân Sư (Xem thêm GQ1.1)
+ Linh hồn: Vốn không chia rẻ, có ý thức tập thể và có tính bao quát, sẽ ngày càng trở nên nổi bật (trong Lá số, CTHNM, 12)
+ Linh hồn: ( GQ1.6, Tr 2)
1. Linh hồn là Con của Cha và của Mẹ (Tinh thần-Vật chất). Sự sống của Thượng Đế được hiện thân, đi vào luân hồi....
2. Linh hồn: Nguyên khí thông tuệ (Nhận thức về tâm trí và trí tuệ-Năng lực phân tích, phân biện, tách biệt và phân biệt, chọn lấy hoặc loại ra).
3. Linh hồn là một đơn vị ánh sáng, được nhuộm mầu bởi rung động của một Cung đặc biệt
nào đó.
4. Linh hồn là nguyên khí hữu cảm thức, Khi Linh Hồn bị đắm chìm trong vật chất, thì nó đơn giản chỉ là khả năng chi giác....Đây là Linh hồn tự biểu lộ trong các Giới dưới nhân loại trong thiên nhiên...

5. Linh hồn, trong mối liên quan với con người, là nguyên khí trí tuệ.
+ Linh hồn: Bản chất chủ yếu là ánh sáng, nó tác động hình hài khi sự tiến hóa tiếp diễn và tạo ra theo trình tự sự khai mở của hình hài, và của bản chất về không gian-thời gian và về mục tiêu. Mỗi cung Hoàng đạo tương ứng với kiểu ánh sáng riêng (Xem: CTHNM, 372)
+ Trong mọi hình hài con người đều có một Linh hồnLinh hồn dùng phương diện thấp của con người chỉ như các phương tiện để biểu lộ. Mục tiêu của diễn trình tiến hóa là nhằm tăng cường và củng cố sự chế ngự của Linh hồn đối với khí cụ này (Tâm thức-Các Cõi)
+ Linh hồn có ba chân lý trường tồn (Nguồn: Xem tại đây)
+ Công nhận - Nhận Thức Về Linh Hồn: Có 2 nhóm người công nhận Linh hồn là sự thật
- Một là những người cả tin, kém phát triển, thật thà như trẻ con, họ viện dẫn dựa vào một thánh kinh trên thế giới, và có khuynh hướng về tôn giáo, chấp nhận các nguyên lý cơ bản (postulates) của tôn giáo – như là linh hồn, Thượng Đế và sự bất tử − mà không thắc mắc.
- Hai là: Họ là nhóm nhỏ nhưng đang tăng lên đều đặn, nhóm của Những Người Hiểu Biết về Thượng Đế, và về thực tại, họ biết linh hồn là một sự thực theo kinh nghiệm riêng của họ, nhưng không thể chứng minh sự tồn tại của nó một cách thỏa đáng cho người nào chỉ thừa nhận những gì mà trí cụ thể có thể hiểu, phân tích, phê phán và thử nghiệm (LVHLT, 17)
+ ĐỊNH NGHĨA LINH HỒN
1. Linh hồn, của đại thiên địa và tiểu thiên địa, của vũ trụ và con người, là thực thể được tạo ra khi trạng thái tinh thần và trạng thái vật chất được liên kết với nhau.
a/ Do đó linh hồn không phảitinh thần, cũng không phảivật chất mà là mối quan hệ (relation) giữa cả hai.
b/ Linh hồn là chủ thể trung gian (mediator) giữa nhị nguyên tính này; nó là nguyên khí giữa, khoen nối giữa Thượng Đế với sắc tướng của Ngài.
c/ Do đó, linh hồn là một tên gọi khác để chỉ nguyên khí Christ, dù là trong thiên nhiên hoặc trong con người.
2. Linh hồn là lực hút của vũ trụ được sáng tạo và (khi hoạt động) giữ cho mọi hình thể (forms) kết lại nhau để cho sự sống của Thượng Đế có thể biểu lộ hay tự biểu hiện qua các hình thể đó.
a/ Do đó, linh hồn là trạng thái kiến tạo hình hài, và là yếu tố thu hút trong mọi hình hài trong vũ trụ, trong hành tinh, trong các giới của thiên nhiên và trong con người (con người tổng kết trong chính mình mọi trạng thái) linh hồn tạo ra hình hài, nó giúp cho hình hài phát triển và tăng trưởng để cung cấp nơi trú ngụ thích hợp hơn cho sự sống nội tại, và thúc đẩy mọi tạo vật của Thượng Đế tiến tới theo con đường tiến hóa, qua hết giới này đến giới khác, hướng đến mục tiêu cuối cùng và một thành tựu huy hoàng.
b/ Linh hồn là chính mãnh lực tiến hóa và điều này đã ở trong trí Thánh Paul khi ngài nói đến “Đấng Christ trong bạn, niềm hy vọng vinh quang” (“Christ in you, the hope of glory”).
3. Linh hồn này biểu lộ khác nhau trong các giới khác nhau của thiên nhiên, nhưng chức năng của nó bao giờ cũng như nhau, cho dù chúng ta đang đề cập đến một nguyên tử của vật chất và sức mạnh của nó để gìn giữ sự đồng nhất của nó với hình tướng và xúc tiến hoạt động của nó theo đường lối riêng của nó, hoặc là chúng ta bàn đến một hình hài ở một trong ba giới của thiên nhiên, được giữ cố kết với nhau, thể hiện các đặc trưng, theo đuổi đời sống theo bản năng riêng của nó, và hoạt động thành một khối hướng đến một điều gì đó cao cả hơn và tốt đẹp hơn.
a/ Do đó, linh hồn là nhân tố mang lại các đặc điểm riêng biệt và các biểu lộ sắc tướng khác nhau.
b/ Linh hồn tác động lên vật chất, thúc đẩy vật chất đảm nhận một số hình thức (shapes), để đáp ứng với một số rung động, và để tạo ra các hình tướng đặc biệt thuộc cõi hiện tượng mà chúng ta nhận biết trong thế giới của cõi hồng trần dưới hình thức khoáng chất, thực vật, động vật và con người, − và đối với điểm đạo đồ thì còn có một số hình thức khác nữa.
4. Các tính chất, các rung động, các màu sắc và các đặc điểm của tất cả các giới trong thiên nhiên là các tính chất của linh hồn, như là các năng lực tiềm tàng trong bất cứ hình hài nào đang tìm cách biểu lộ và chứng tỏ tiềm năng. Trong tổng thể của chúng vào cuối giai đoạn tiến hóa, chúng sẽ tiết lộ những gì là bản chất của sự sống thiêng liêng và của linh hồn thế giới, − linh hồn tối cao đó sẽ tiết lộ đặc tính (character) của Thượng Đế.
a/ Do đó, qua các tính chất và các đặc điểm này, linh hồn biểu lộ như là sự đáp ứng hữu thức đối với vật chất, vì các tính chất được xuất hiện thông qua sự tương tác của các cặp đối ứng, tinh thần và vật chất, và ảnh hưởng của chúng lên nhau. Đây là nền tảng của tâm thức.
b/ Linh hồn là yếu tố hữu thức trong mọi hình hài, cội nguồn của tâm thức mà mọi hình hài biểu lộ và của sự đáp ứng với các điều kiện tập thể chung quanh mà các hình hài trong mọi giới của thiên nhiên thể hiện.
c/ Do đó linh hồn có thể được định nghĩa như là khía cạnh đầy ý nghĩa trong mọi hình hài (được tạo ra qua sự hợp nhất của tinh thần và vật chất), nó cảm nhận, biểu lộ sự hiểu biết, thu hút và xua đuổi, đáp ứng hoặc từ chối đáp ứng, và giữ mọi hình hài trong một tình trạng thường xuyên hoạt động rung động.
d/ Linh hồnthực thể có tri giác được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha−Tinh Thần và Mẹ−Vật Chất. Đó là cái mà trong giới thực vật chẳng hạn, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng mặt trời và việc nở ra của chồi búp; đó là cái mà trong giới động vật khiến cho nó thương yêu chủ của nó, đi săn mồi, và tuân theo cuộc sống bản năng của nó; đó là cái mà trong con người, nó làm cho y ý thức về môi trường chung quanh y và nhóm của y, nó khiến cho y sống cuộc đời của y trong ba cõi của sự tiến hóa bình thường của y như kẻ bàng quan, chủ thể nhận thức, diễn viên (actor). Sau rốt chính điều đó khiến cho y phát hiện rằng linh hồn này nơi y vốn có hai phần (dual), phần kia của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), còn phần của y thì nhận ra hồn thiêng (divine soul) của mình. Tuy nhiên, vào lúc này, đa số con người sẽ được nhận thấy là đang hoạt động một cách đầy đủ, không hoàn toàn là sinh hồn, cũng không hoàn toàn là hồn thiêng, mà có thể được xem như nhân hồn (human souls). (LVHLT, 35-37)
*  Không nên gọi là Linh Hồn - Nên gọi là Linh Tánh_PS Tịnh Không: Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” - thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật. Nếu như nói cái ta này có sanh tử, còn đi đầu thai, còn có cái gì là kiếp trước đời sau… Không hề có. Cho nên vấn đề chính ngay chỗ này. Chân thật từ nơi Phật pháp nói, Phật pháp vẫn không gọi là linh hồn, gọi là Linh Tánh. Kỳ thật nếu gọi là linh hồn thì cái hồn đó tuyệt nhiên không linh, nếu như là linh thì nó sẽ chọn thế giới Cực Lạc để đi, hà tất phải đi vào sáu cõi luân hồi chứ? Nó không linh! Không nên gọi là linh hồn mà gọi là mê hồn, quyết định không phải là linh hồn. .... (Linh Hồn) Mê mất đi tự tánh thì trí tuệ đức tướng của chúng ta liền bị bóp méo đi, bị biến chất. Có khởi được tác dụng hay không? Có. Tác dụng gì vậy? Hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta chính là tác dụng, thế nhưng tác dụng này đã bị biến chất rồi. (PS Tịnh Không giảng)
+ Linh hồn - Phật giáo gọi là Mê hồn luân hồi/ Thức/ Nghiệp Thức/ A Lại Da Thức/ Tàng thức:  Thức - Đi đầu thai; gồm có 8 thức, trong đó 6 Thức tạo nghiệp là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức; 7 là: Mạt na Thức/ Thức Xuất nhập Nghiệp duyên từ 6 Thức tạo Nghiệp qua thức 7 vào thức 8 là: A Lại Gia Thức/ Tàng thức là năng lượng tàng chưa Nghiệp, là sức mạnh gọi là nghiệp lực/ Tàng thức đi đầu thai luân hồi sáu cõi; Thức 9 là Thanh Tịnh Thức/ A Đà Na Thức rất vi tế; (Nguồn: Sự tái sinh của Linh hồn - Lê Sỹ Minh Tùng); * [HT Tuyên Hóa cũng giảng Thức thứ 9 này trong Kinh Thủ LN - Q5]
+ Linh hồn: Trung Quốc, Khổng Tử gọi là Du hồn. Du hồn di chuyển rất nhanh. Nên Phật giáo gọi là Mê hồn, vì Mê lên Hồn luân hồi sáu cõi nên nếu gọi là Linh không tương ứng, vì Linh là Tánh của Linh hồn. Do Mê đắm sức dục lên chẳng Linh nữa. Trong Mê hồn có Tánh linh/ Tánh Giác/ Linh hồn không sanh không diệt/ Sanh diệt đồng thời, tương ứng tên gọi Linh hồn. (Ps Tịnh Không giảng)
+ Linh hồn - Linh Tánh: Đại khái chúng ta hiểu Linh Tánh bao gồm Linh Hồn. ... Cái chết này, mệnh chung là thân mệnh chung, điều này phải ghi nhớ, linh tánh không có mệnh chung, linh tánh bất sanh bất diệt. Chẳng những linh tánh không có sanh diệt, linh hồn cũng là bất sanh diệt, linh hồn có chuyển biến, cho nên gọi là biến dị sanh tử. Thân thể gọi phần đoạn sanh tử. Chúng ta đến với thế gian này, sống mấy chục năm, khoảng thời gian này, từng đoạn từng đoạn, vì vậy nói có thân thể này phần đoạn sanh tử. Không có thân thể này, linh tánh gọi là biến dị sanh tử. Biến dị là cái gì? Nó không ngừng đi lên, hoặc là đoạn lạc đi xuống, đều đang biến dị. Đến lúc đó quý vị thật sự minh bạch rồi, mọi thứ quý vị yêu thích, họ hàng tài bảo mà quý vị lưu luyến, quý vị đều không mang theo được, đều phải xa lìa. Phật giáo gọi là “mọi thứ mang không được, chỉ có nghiệp theo mình”..... PS Tịnh Không giảng: Đời sống vô thường - Chết đi về đâu

B- SƠ ĐỒ KIẾP LUÂN HỒI TÁI SANH