QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Pháp Tu Hóa Thân Bồ Tát Quán Thế Âm

PHÁP TU BỔ TRỢ THẦN CHÚ ĐẠI BI
TU HÓA THÂN VÀ HIỂN THỊ PHÁP THÂN QUAN ÂM BỒ TÁT

1. Tu Hóa Thân Quan Âm Theo Chú Đại Bi

Good morning các bác, anh chị.  Đây là Dharma Espresso cho ngày hôm nay và là ngày thứ ba của Thầy và các anh chị xuất gia vị tha ở trên núi, camp Buckhorn, vùng Idyllwild bên California.

Thưa các bác, anh chị, một trong những bài học đầu tiên – “Mục đích chính của cuộc đời mình (Long term goal)”, Thầy phải mất cả ngày mới có thể nói cho rõ ràng được. Khi mình sống và theo đạo Phật thì thường thường mình cần có một mục đích, mục tiêu hay nói chung là một phương hướng chính để mình tu. Đương nhiên là người Phật tử nào cũng có phương hướng chính là tu để giải thoát giống như Phật, nhưng đối với kinh Hoa Nghiêm thì mình lúc nào cũng nói tới lý tưởng Bồ tát và tu như thế nào để thực hiện được lý tưởng Bồ tát đó. Lý tưởng Bồ tát đó bây giờ mình bỏ trong một cái phương trình rất là dễ hiểu và dễ nhớ, tức là mình tu làm sao để trở thành đức Quán Thế Âm Bồ tát. Trở thành đức Quán Thế Âm Bồ tát thì tức là mình tu để trở thành hóa thân của Ngài.

Tại sao mình chọn Quán Thế Âm Bồ tát? Vì ngài là vị đại từ, đại bi, Ngài là vị rất dễ thương. Lúc nào mình cần tới Ngài, mình chỉ cần hết lòng réo gọi tên Ngài, thì Ngài sẽ hiển hiện liền. Cũng như người ta thường nói “Tầm thanh cứu khổ Quán Thế Âm Bồ tát”, hoặc là “Hữu cầu tất ứng”, hễ cầu cái gì thì Ngài sẽ ứng cái đó.  Vì thế, nếu muốn viết về đạo Bồ tát thì chỉ cần viết ngắn gọn là “Làm sao để trở thành đức Quán Thế Âm Bồ tát”.  Nếu nói về tu đạo theo kinh Hoa Nghiêm, nhất là trong cách muốn phát triển đạo Bồ tát, thì mình nên tìm một vị Bồ tát nào dễ hiểu nhất, dễ biết nhất để mình có thể bắt chước và tu tập, thì đó chính là đức Quán Thế Âm Bồ tát, các bác.  Nói một cách gọn ngắn là mình tu làm sao để trở thành đức Quán Thế Âm Bồ tát.  Đó là một cái tiền đề rất hay để cho mình lúc nào cũng nhớ tới con đường và hướng đi của mình.  Nếu nói về con đường Chân, Thiện, Mỹ, thì đương nhiên là Bồ tát Quán Âm là người thực hiện và đã hoàn mãn, viên mãn cái đức Chân, Thiện, Mỹ rồi.

Như vậy, nếu chúng ta muốn “Làm sao trở thành đức Quán Thế Âm”, trong Chân Ngôn tông cũng như trong kinh Hoa Nghiêm, mình có những bước đi, từ Thập Tín lên Thập Trụ lên Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, và Diệu Giác.  Thập Tín là gì?  Có nghĩa là mình tin sâu, tin tuyệt đối vào.  Vào ai?  Vào chân tâm bất nhị của mình.  Nhưng nói như thế thì quá mù mờ, mình không biết chân tâm nằm ở đâu.  Thí dụ, trong pháp môn Tịnh độ, mình tin đức Phật A Di Đà, mình tin Ngài thì tự nhiên Ngài mới có thể cứu độ mình được.  Cũng vậy, thay vì mình nói mình tin vào chân tâm bất nhị, thì mình có thể nói là mình tin vào lòng đại từ, đại bi của đức Quán Thế Âm Bồ tát.  Sự tin tưởng sâu sắc vào sự đại từ, đại bi đó, thì mình sẽ trở thành lòng đại từ, đại bi.

Cách đây không lâu, Thầy có gặp một người Mỹ, anh kể lại cho Thầy nghe như thế này, anh ta bị người ta lừa, lấy hết tiền bạc, nhưng anh ta nhất định không trả thù, vì người này là một người giúp việc của anh ta.
Thầy hỏi: “Tại sao anh không trả thù, không đi kiện tụng, vì anh có tất cả các bằng chứng?”
Anh bảo: “Không, nếu có kiện, thì tôi kiện để bảo vệ cho những bất động sản, những tài sản khác đừng bị người đó ăn cắp, nhưng tôi nhất định không đánh trả lại, đòi tiền, đòi bạc.  Số tiền mất đi vì bị người ta hại tôi, tôi bỏ đi.”
Thầy hỏi: “Động cơ nào thúc đẩy anh làm như vậy?”
Anh nói gần như không cần suy nghĩ: “Tôi tin vào sự lành thiện (goodness) của con người của mình. Tôi tin vào đó và tôi nhất định không khởi lên ý niệm đánh trả thù lại”.
Thầy hỏi: “Như vậy thì anh có tức giận hay không?”
Sau một hồi ngẫm nghĩ thì anh nói: “Thật sự mà nói thì tôi có, là passive aggression. Tự tôi, tôi đập chính mình, tự tôi, tôi khó chịu với chính mình, nhưng mà tôi không hề khởi lên ý tưởng đánh lại người ta, bởi vì tôi tin rằng nếu đánh trả lại thì không bao giờ có thể trả được cái ân oán này, không bao giờ dứt cả. Tôi tin vào sức mạnh của thiện tánh (power of goodness), tôi tin vào sức mạnh của lòng thành khẩn (sincerity), và tôi tin rằng nếu tôi làm như vậy thì trước sau gì người đó cũng sẽ bị cảm động và thay đổi tâm thức”.
Nghe như vậy, Thầy rất là cảm động và ứa nước mắt. Thầy cảm thấy đó là một cách nói khác là mình tin tuyệt đối vào đức Quán Thế Âm Bồ tát, tin vào Ngài là tin vào lòng từ bi, tin vào sức mạnh của tình thương, tin vào sức mạnh của sự tha thứ.  Mình phải tin như vậy, mình phải sống theo sự tha thứ đó, sống theo tình thương đó thì mình mới thay đổi được, thưa các bác. 

Đó là lý do mà tại sao trong con đường tu hành, bước đầu tiên là Thập Tín, vì đức Phật dạy rằng Thập Tín là tin tưởng tuyệt đối vào cái chân tâm của mình.  Chân tâm bất nhị của mình là cái gì, các bác? 
Mình không biết vì nó bất nhị, nó tuyệt đối, nhưng mà nó hiển hiện trong Chân, Thiện, Mỹ.  Như anh Mỹ này tin tuyệt đối vào sự lành thiện của tâm mình.  Sự lành thiện này đưa tới sự tha thứ rất dễ dàng.  Sau này, Thầy có nói chuyện lại với anh ta và anh nói:  “Bây giờ sự tức giận đó gần như ra khỏi con người của tôi rồi, và tôi nghĩ rằng, tôi không làm gì để cho người đó đau khổ.
Tôi tin rằng nếu người đó có tới để xin lỗi, thì tôi sẵn sàng tha thứ, bởi vì tôi đã tha thứ rồi”.

Thưa các bác, đó là những chuyện làm cho Thầy cảm thấy rằng khi mình tin vào đức Quán Thế Âm Bồ tát, tin vào sức mạnh của Ngài thì mình phải thực hiện được những đặc tánh của Ngài là đại từ, đại bi.  Ngài Quán Thế Âm gần gũi mình hơn đức A Di Đà. Đức A Di Đà ở trên Cực lạc, còn đức Quán Âm ở đây; do đó, nếu mình thực hành những đặc tánh của Ngài, mình trở thành hóa thân của Ngài.  Thế nào là hóa thân?  Bên cạnh cuộc sống của chính mình, có một cái thân, một cái hình dạng của Ngài đang thực hiện những đạo đức của Ngài và từ từ trở thành Ngài.  Đó là một lý tưởng rất là cao đẹp, một lý tưởng mà Thầy tin rằng trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, mình phải làm sao để từ từ thay đổi chính mình càng ngày càng đẹp hơn, càng tốt hơn, để trở thành đức Quán Thế Âm Bồ tát.  Đó là cái lý tưởng, hoặc mục tiêu xa (long term goal) của cuộc sống mình.

Hôm nay, Thầy mong các bác có một ngày vui và tỉnh.    

Nguồn: Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm đánh máy và phiên dịch thực hiện

2. Tu Hiển Thị Pháp Thân Quan Âm

Good morning các bác, các anh chị.

Đây là Dharma Espresso cho ngày hôm nay.

Hôm qua, Thầy nói về con đường Tu Tập Hóa Thân Quán Âm.  Hôm nay, Thầy nói tiếp con đường song song với Tu Tập Hóa Thân, gọi là con đường tu tập để Hiển Thị Pháp Thân.  Con đường này bắt đầu đương nhiên bằng Pháp thân cho nên mình phải tụng chú Đại Bi.

Chú Đại Bi tức là Pháp thân ở trong dạng gọi là Đại Từ Đại Bi.  Bác trì 1 biến chú Đại Bi, xong rồi quán chủng tử tự HRIH, nếu không quán cũng không can gì, để bác bắt đầu với lòng Đại Bi, lòng Từ Bi. Sau đó, phải đi qua quá trình để đủ sức hiển hiện Pháp thân nên bác phải ngồi thư giãn. Thư giãn từ trên đỉnh đầu xuống hết toàn thân. Rồi bắt đầu để cho hơi thở vi tế hơn, thở thật chậm, thật nhẹ; thở làm sao mà càng lúc mình càng thấy bất động, tĩnh lặng hơn.

Khi thở tĩnh lặng rồi thì bắt đầu quán từ trên đỉnh đầu có một sợi chỉ gọi là sợi dây dọi, nối từ đỉnh đầu xuống tới rún.  Bác thở từ trên đỉnh đầu xuống (theo dây dọi), vì đây là sự khai mở của chân tâm. Hít vào đỉnh đầu xuống tới rún trong một hơi. Khi thở ra, cứ giữ sự chú ý nơi lỗ rún là được.  Rồi lại hít vào từ trên đi xuống, chớ không chạy vòng.  Thở nhiều lần như vậy.  Sợi dây dọi hay sợi chỉ đó thật sự ra chỉ là phương tiện thôi. Sau này, từ từ nó lớn hơn, trở thành giống như cây bút chì, rồi cây viết, cuối cùng nó thành như cột trụ, gọi là quang trụ hay trụ quang minh.

Khi tu tập pháp này, vì đây là giai đoạn bắt đầu, phải chuẩn bị làm sao mà tu, nên rất quan trọng. Thân mình phải ngồi cho bất động, không được nhúc nhích, và phải quán dây dọi đó càng lúc càng rõ. Nên nhớ, lúc đầu phải quán sợi dây từ đỉnh đầu xuống tới rún. Về sau, càng ngày đường kính sợi dây càng to ra và nó càng dài hơn, từ vô tận phía trên đi xuống tới vô tận phía dưới. Bài học này ở Santa Barbara Thầy đã dạy cho các bác về con đường gọi là quán sợi dây dọi.

Đây là một phương pháp quán tưởng rất quan trọng trong Thập Địa. Thập Địa là một địa vị, giai vị của Bồ Tát rất căn bản nhưng lại rất cao. Hiện thời, Thầy chưa có ý nói bác phải quán từ vô cực tới vô cực. Không! Chỉ từ đỉnh đầu xuống rún thôi. Khi bác ngồi yên lặng làm như vậy một hồi, bác bắt đầu thấy dây chỉ rõ ra. Từ từ, bác chỉ chú ý vào sợi dây dọi hay sợi chỉ đó, mà không chú ý tới thân thể nữa. Khi bác thấy nó càng lúc càng sáng, càng tĩnh lặng thì bác bắt đầu đặt 5 chủng tử rất quan trọng vào.

Những chủng tử này có ý nghĩa gì?  Là mình đem chân tâm của mình đi vào trong ngũ ấm. Từ trong ngũ ấm, mình tỏa chiếu nó ra để bao nhiêu sự chấp trước của mình mới tan biến được. Đầu tiên, bác để chủng tự DHA ở trên đỉnh đầu của mình và tốt nhất trong thời gian mới tập, từ 1 tháng – 3 hay 6 tháng, bác nên đọc 5 biến 1 lần – 1 lần.  Tức là đọc câu chú như thế này:

Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He.

Đó gọi là 1 lần -1 lần.  Bác đọc cả thảy 5 biến như vậy.

            Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He.

Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He.

Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He.

Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He

Mo Pe Li Sheng Jye La Ye

Om, Da Ni Ye To, Wa Lu Jr Di,

Shr Wa La Ye, Sa Pe Du Shai,

Ja Ming He Mi Ye

So Po He

Như vậy, Thầy đọc 5 biến, mà 1 lần -1 lần. Tiếng Mỹ mình cần dịch ra như thế này: 5 rounds of 1time – 1time (5 rounds of one time plus one time.) Mình nói như vậy để hiểu round là biến, lần là time.

Lần trước, mình tu tập Hóa thân Quán Âm thì mình đọc 1 biến 5 lần – 5 lần là khác nữa. Mình gọi là one round of 5 times plus 5 times.

Bây giờ trong con đường này, mình gọi là con đường Hiển Thị Pháp Thân thì phần đầu tiên là phần quán quang trụ, tức là phải đi từ chủng tử đầu tiên, chủng tử nằm trên đỉnh đầu mình (DHA) và câu chú: Mo Pe Li Sheng Jye La Ye Rồi tiếp tục ở giữa chặng mày và trên con đường dây dọi thì mình quán chủng tử Nguyệt Tinh Ma Ni.  Chủng tử đó mới quét sạch đi không biết bao nhiêu chấp trước vào hành ấm của mình, làm tiêu tan đi hành ấm ma nằm trong người, trong cái cốt lõi của mình.  Bác phải đọc câu chú:

Du Lu Du Lu

Om, Su Syi Di Jya Li,

So Po He. 

Du Lu Du Lu

Om, Su Syi Di Jya Li,

So Po He.

Du Lu Du Lu

Om, Su Syi Di Jya Li,

So Po He. 

Du Lu Du Lu

Om, Su Syi Di Jya Li,

So Po He. 

Du Lu Du Lu

Om, Su Syi Di Jya Li,

So Po He.

Cái đó gọi là đọc 5 biến 1 lần-1 lần. (5 rounds of one time plus one time.) Đó là cách mình tu chủng tử thứ nhì trên con đường quang trụ đó.

Chủng tử thứ ba nằm ngay cổ thì mình đọc câu chú Nhật Tinh Ma Ni:

Shr Fo La Ye.

Om, Du Bi, Jya Ye Du Bi,

Bo La Wa Li Ning,

So Pe He.

Đọc 5 biến như vậy.

Rồi bác xuống tâm luân, đọc 5 lần câu chú Thí Cam Lồ:

Su Lu Su Lu

Om, Su Lu Su Lu

Bo La Su Lu, Bo La Su Lu

Su Lu Su Lu Ye

So Pe He.

Các bác nhớ là trong thời gian mới tu như vậy thì bác nên tụng bằng miệng và quán cho rõ ràng, đừng nên tụng bằng tâm.  Tiếp tục tới trung tâm cuối cùng ngay rún là trung tâm của Thí Vô Úy.  Đọc câu chú 5 lần:

No La Jin Jr

Pan Chye La Ye

Om, Dz La Nang Ye

Hum Pan Ja.

Đường thẳng đi xuống như vậy tới đó thì hết.  Sau khi bác thấy được quang trụ rõ ràng với 5 chủng tử đó, bác chắp tay lại và đọc 5 biến câu chú Hợp Chưởng. Câu chú như thế này:

Syi Li Syi Li

Om, Bo Na Man Re Ling He Li

Om, Wei Sa La, Wei Sa La

Hum Pan Ja.

Chỉ có chủng tử duy nhất không nằm trong quang trụ là chủng tử Hợp Chưởng, nằm giữa hai bàn tay của bác. Khi quán xong chủng tự Hợp Chưởng rồi, bác ngồi im lặng một chút, không động đậy, không nói, không đọc gì cả và quán lại 5 chủng tử đó. Bác có thể quán từng chủng tử lại, rồi thầm đọc lại câu chú đi theo chủng tử đó.

Cả quá trình này gọi là “Con đường khai mở.”

Khai mở nghĩa là sao?  Nghĩa là mình đem ánh sáng của chân tâm đi vào trong từng tầng của ngũ ấm.  Đầu tiên là Thức Ấm, tới Hành ấm, Tưởng Ấm, Thọ Ấm và Sắc Ấm.  Rồi tay Hợp Chưởng đưa tới cả vũ trụ kinh nghiệm của mình trong Pháp giới.

Vũ trụ kinh nghiệm của mình trong Pháp giới nghĩa là sao?  Nghĩa là tất cả những hoạt động nào của mình, từ xã hội cho tới tổ chức, tất cả mọi chuyện mình có liên hệ tới thì ánh sáng chân tâm lan tỏa khắp mọi nơi. Cho nên, con đường khai mở này là phần rất quan trọng của sự Hiển Thị Pháp Thân; Pháp thân mình bây giờ là ánh sáng đi vào trong ngũ ấm, chiếu trong từng ấm và mở ra tới cả Pháp giới. Con đường Hiển thị Pháp thân trong giai đoạn này vì thế gọi là giai đoạn khai mở, mình mở chân tâm ra.

Vậy thì ích lợi của con đường này là gì? Là càng tu thì tự nhiên mình càng lúc càng trực nhận chân tâm của mình trong tất cả việc làm. Mình ngộ được, chứng được, nhận ra được bản tánh thanh tịnh của mình trong bất kỳ mọi chuyện làm trong cuộc sống, trong bất kỳ tư tưởng, tư duy, cho tới tình cảm. Cho nên phần này là Hiển Thị Pháp Thân, nằm trong con đường khai mở.

Tóm lại, con đường Hiển Thị Pháp Thân gồm có hai nhánh:  Khai Mở Chân TâmHội Nhập Chân Tâm (Thầy sẽ nói trong lần sau).  Hôm qua, Thầy nói về con đường để thành Hóa Thân Quán Âm cho những người muốn dấn thân giúp đời.  Riêng con đường Hiển Thị Pháp Thân thì dành cho tất cả mọi người, cho bất kỳ người nào.  Ai cũng nên tu tập cả chứ không phải chỉ cho người xuất gia mà thôi. Khi các bác sống thì nên làm sao hiển thị pháp thân của mình.

Trong giai đoạn đầu tiên của con đường khai mở, các bác phải ngồi im lặng, càng lâu thì thân mới càng yên lặng, càng định được. Các bác muốn ngồi 1 giờ, 2 giờ hay 3 giờ gì đó, thì con đường khai mở này rất phù hợp.  Do đó, con đường Hiển Thị Pháp Thân này là con đường dành cho những người xuất sĩ hay xuất gia, xuất tục, những người có nhiều thời gian để ngồi thiền và thích ngồi thiền. Đây là một phương pháp rất hay.

Tóm lại, các bác nhớ, mình có hai xu hướng:  xu hướng đầu tiên Hóa Thân, ngày hôm qua nói rồi, và xu hướng ngày hôm nay mà mình gọi là thành tựu Hiển thị Pháp thân.  Hiển thị Pháp thân gồm hai nhánh: Khai Mở Chân Tâm và Hội Nhập Chân Tâm.

Cám ơn các bác đã lắng nghe.  Hy vọng hôm nay các bác sẽ có được một ngày vui vẻ, yên lặng, thoải mái và tỉnh.

Nguồn: Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm đánh máy và phiên dịch hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện

GIẢNG GIẢ VỀ CHÚ ĐẠI BI - CÁC THUẬT NGỮ NHIỆM MẦU
(Người hành trì như lý như Pháp đều có thành tựu như Ngài Quan Âm đã tuyên thuyết Chú Đại Bi)

Thầy Hằng Trường thuyết giảng Chú Đại Bi Tuyệt đỉnh nhân gian. Tôi xin tóm lược từng Clip tại đây. Kính xin quý vị tự xem kỹ các Clip gốc để thấu hiểu, giúp thọ trì Chú Đại Bi sớm có được cảm ứng nhiệm mầu. Xem danh sách 8 các Clip tại đây

I. Tóm lược trích từ Clip 1 - Giảng về nghĩa Tên Chú Đại Bi: Xem tại đây

+ Tên Chú Đại Bi: Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngài Đại Bi Tâm Đà La Ni

Thiên Thủ: Ngàn tay nâng đỡ. Không việc gì mà không thành tựu khi nâng đỡ cứu giúp chúng sinh có tín tâm thành kính Ngài.

Thiên Nhãn: Ngàn Mắt chiếu soi. Ở người thành tựu toàn diện Chú Đại Bi như HT Tuyên Hóa, trong bàn tay Ngài hiển hiện con Mắt Nhãn Pháp.

Thiên Thủ Thiên Nhãn: Trong ngàn bàn tay có hiện ngàn con Mắt Pháp nhãn chiếu soi và nâng đỡ cứu giúp mọi chúng sinh có tín tâm thành kính kêu cầu Ngài cứu giúp lúc bệnh nạn đến. Ngài luôn lắng nghe và cứu giúp không sót một ai, tùy duyên mà cảm ứng nhiệm mầu vô cùng.

Vô Ngại: Không có bất cứu trở ngại nào có thể cản trở sự thành tựu cứu giúp chúng sinh. Là trạng thái thông suốt, thanh tịnh, không ngừng khai mở tâm lượng hành giả, là biểu hiện của bất nhị. Hình tượng như dòng thác nước chảy, không gì ngăn ngại được =>>> Nghĩ gì làm được cái đó ngay. Ví dụ: Muốn đi đến đâu, chỉ đưa Tâm đến đó là đã hiện thân tại đó như HT Tuyên Hóa đã làm.

Đại Bi Tâm: Tâm rộng mở và vươn lên tầng cao của Tâm Phật, Bồ tát

Tâm vượt ra ngoài mọi định nghĩa thế gian - Vạn duyên ở thế gian cũng chỉ như giọt nước, Tâm Đại Bi như Đại Dương.

Là tình thương không bị bản ngã điều kiện hóa - Vạn duyên đều có Nhân Quả, cho lên tình thương hóa giải vạn duyên nghiệp.

Là sự khai mở không ngừng của Tâm linh, Tâm lượng - Tâm lượng người thọ trì luôn mở rộng tiến đến như biển lớn, như không gian, như hư không vô lượng vô biên.

Là trạng thái khai mở trong cuộc sống - Cần khai mở tâm để có tình thương rộng mở. Tâm chưa khai mở thì chỉ có tình thương vị kỷ. Khai mở là Tâm tha thứ, tâm không chấp chước. Ví vạn duyên chỉ như giọt nước, thả vào Đại Dương không làm Tâm Đại Bi sao động.

Đà La Ni:

Dịch nghĩa chữ Dharani: Tổng trì

Tổng nhiếp, trì giữ vô lượng Phật Pháp mà không quên mất.

      Có 4 loại dharani: Trì Chú Đại Bi được Thành tựu

1. Văn trì đà la ni: Tai nghe qua rồi thì không bao giờ quên. Ví như Ngài A Nan Da theo Đức Phật.

2. Phân biệt trì đà la ni: Khả năng biện biệt tất cả thứ tà chính, tốt xấu ..v.v... Tâm thức có nhiều tầng thứ, tùy duyên mà nói phù hợp kiến thức.

3. Nhập âm thanh đà la ni: Nghe bất kỳ lời lẽ, âm thanh nào, lòng cũng luôn vui vẻ hoan hỷ, không hề sinh giận, sinh hờn - Tâm không phân biệt.

4. Tự nhập môn đà la ni: Khi nghe 42 tự môn (Chữ/ Chủng tự tự/ Hạt giống <-> Cánh cửa) trong Kinh Hoa Nghiêm thì thông đạt thật tướng văn sư. Ví như 42 Tầng thứ Tâm Bồ Tát tương ứng 42 Tay Ấn, cũng hiểu là mỗi tầng thứ tương ứng có một cửa.

II. Tóm lược trích từ Clip 2 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Khi hành trì Chú Đại Bi thì 42 cửa hành giả có thể mở. Tu 42 thủ nhãn ấn pháp, quán tưởng Chủng tử tự ở trên đỉnh đầu (Không phải để đọc),

Mở đầu Kinh: Tôi nghe như vầy tức Ngài A Nan Da đệ tử của Đức Phật viết lại những gì Ngài nghe thấy do chính Đức Phật dậy. Giảng về bối cảnh tuyên thuyết Kinh Chú Đại Bi.

Núi Tu Di - Nghĩa tượng trưng nơi giảng Pháp, do Tâm bản ngã tạo ra. Bản ngã <=> Núi Tu Di.

Chú Đại Bi mở ra Pháp tu cân bằng Thân và Tâm. Một Pháp tu mới. Tu từ hành động, lời nói ...

Tam giới: Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới ngay trong thân mình => Tu cần nên ăn chay để có sự cân bằng Thân Tâm.

Tam thiên đại thiên thế giới

   Một tiểu thế giới

   Một tiểu thiên thế giới có 1000 tiểu thế giới

   Một trung thiên thế giới có 1000 tiểu thiên thế giới

   Một Đại thiên thế giới có 1000 trung thiên thế giới

Tu thiền định kết hợp Chú Đại Bi: Phát triển các luân xa tương ứng từ thấp đến cao. Tu Chú Đại Bi khai mở toàn bộ bảy Luân xa. Luân xa 6 và 7 khai mở rất nhanh.

Nhập sơ thiền: Tim không đập khi ngồi thiền liên tục 7 ngày.

Đức Phật ngồi trên tòa Sư Tử thuyết Pháp: Sư Tử đại diện cho 3 luân xa đầu tiên - Đức Phật đã hóa giải hoàn toàn bản ngã.

Đại chúng nghe Kinh: Bao gồm những người có duyên/ Căn cơ với Kinh Pháp đến nghe. Người tu Chú Đại Bi khi đủ duyên sẽ được Đức Phật thọ ký xoa đầu báo cho biết thời điểm từ dã cõi này để chuyển sinh cõi khác.

III. Tóm lược trích từ Clip 3 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Chúng Bát Bộ: Chúng sanh cõi dục giới gồm Trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, khẩn na la, ma hầu la dà, người và phi nhân. Thượng thủ là đại long vương Thiên Đức. Họ đã thành tựu chuyển hóa luân xa số 3. Vẫn còn Tham Sân Si nhưng hộ trì Phật Pháp, đã bước đầu xóa bỏ vô minh.

Chúng Thiên Nữ: Chư thiên nữ ở cõi trời dục giới, thiên nữ Đồng Mục làm thượng thủ. Thiên nữ là sự thăng hoa của luân xa số 2. Họ luôn thích biểu diễn tài nghệ tự do vô cùng.

Chúng Thần: thần hư không, thần sông, thần núi, thần cây, thần nước, thần lửa, đất, gió .... Luân xa số 1 là đại diện. Người đọc tụng Chú Đại Bi thì chúng thần này đều tương thông. Tính sợ tương ứng luân xa số 1 - Tụng Chú Đại Bi thì dũng mãnh, không còn sợ. =>>> Chú Đại Bi thích hợp với Tâm thức mọi chúng sinh.

* Nhân duyên gặp Thầy Thích Nhất Hạnh: Vị Đại Bồ Tát hiện tiền cứu rỗi chúng sinh.

Bồ Tát Quan Âm phóng hào quang sáng khắp tam thiên đại thiên thế giới thành mầu vàng dòng.... Người trì Chú Đại Bi thành tựu thì thân thể cũng có hào quang phát ra. Thiên cung long cung ... đều chấn động. Núi biểu hiện tập khí thành kiến được chuyển hóa.

Mật Pháp: Không cần nói hay hành động nhưng người có duyên cảm nhận được tình thương rộng mở - Mật Pháp là như vậy. Nguời tu làm mà không để tha nhân biết.

IV. Tóm lược trích từ Clip 4 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Cách chữa bệnh cứu người của người tụng Chú Đại Bi là cần biết họ tên và ảnh của người bệnh hoặc họ tên và địa chỉ của người bệnh, khởi tâm thương sót và giữ tâm thành kinh niệm Bồ Tát Quan Thế Âm 7 - 14 - 21 ... biến rồi cầu nguyện Bồ Tát Quan Thế Âm gia hộ độ trì cho bệnh nhân ... được khỏi bệnh hoàn toàn, phát khởi tâm tu hành, noi gương chư Phật, Bồ Tát cứu giúp tất cả chúng sinh (Xong quán tưởng Bồ Tát Quan Thế Âm dưới nước Cam Lồ đến bệnh nhân - Tin tưởng chắc chắn việc đã xong, bệnh nhân sẽ lành bệnh nhanh nhất). Kết thúc có lời cảm ơn Ngài, phát khởi tâm vui mừng và niệm Đức Quan Âm 3 lần.

V. Tóm lược trích từ Clip 5 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Hiện không nghe được lời giảng

VI. Tóm lược trích từ Clip 6 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: (Nguồn: Xem tại đây)

Ứng dụng cứu người: Người tu đã thành tựu Chú Đai Bi và 42 Thủ Nhãn, nếu đã được chân truyền Chủng Tử tự - Chỉ dùng một câu "Mật chú" để cứu người chứ không phải đọc cả bài Chú Đại Bi

ĐẠI ĐỊA RUNG ĐỘNG 6 CÁCH: Người thọ trì (Đọc Chú Đại Bi trong Tâm/ Bằng Trí, không đọc bằng miệng để giúp Tâm không tán loạn) sẽ có thành tựu viên mãn từ thọ trì Chú Đại Bi, Thân thể hoàn toàn hòa tan vào không gian rộng mở, Tâm hành giả đã tách ra khỏi thân xác, được giải thoát ra khỏi thân xác chói buộc do chấp trước bấy lâu nay, do đó hành giả không còn cảm nhận sự khó chịu hay đau đớn của thể xác. Vào thời điểm khi hội tụ đủ duyên lành thì tại thời điểm đọc tụng xong Chú Đại Bi xong thì sẽ có cảm ứng nhiệm mầu - Đại địa rung động 6 cách (Đại địa là tứ đại trong chính thân thể hành giả rung động theo tuần tự giữa các Luân xa, thời gian cảm nhận từ vài giờ đến vài ngày). Toàn bộ thân thể đã có sự thay đổi nhiệm mầu, Pháp của chư Phật đã giúp hành giả xa lìa chấp trước vào thân thể, từ đây đây hành giả có thể làm chủ thân xác mình thay vì thường thuận theo ham muốn của chúng -> Bạn sai nó đi làm việc như một công cụ cho bạn sử dụng.

Tướng trạng Chú Đại Bi: Mỗi bài Chú có tướng trạng riêng tương ứng, khi đọc bài chú đó thành tựu thì mặt người trì tụng biểu hiện tướng trạng của bài Chú/ Hình tướng của người tuyên thuyết Chú. Lựa chọn Bổn tôn rất quan trọng, Bồ Tát QUan Thế Âm có rất nhiều Hóa thân, Thiên Thủ Thiên Nhãn là một trong nhiều Hóa thân này. Gốc của Chú Đại Bi là Tâm Đại Từ Bi, nếu không có, không khai mở Tâm này thì trì Chú chẳng có thành tựu. Tu trì muốn có thành tựu thì cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa 10 tướng trang vào 7 tầng tâm thức (Với 10 thứ năng lượng mỗi tầng), bởi vì:

- Năng lượng và tâm thức gắn liền với nhau => Muốn có 10 Tâm thức thì phải có 10 năng lượng (Trong 7 Luân xa) duy trì chúng
- Do phối hợp được thì mới có thành tựu tu trì thiết thực
- Do phối hợp được mới phản ảnh triết lý tu hành là tại ngay thân này, không phải là vọng tưởng xa xôi.

===> Chú Đại Bi là thường dùng cho người có căn cơ cao, bậc trí, người tiến hóa nhất định - Tu hành là tu toàn diện. Muốn tu hành thành tựu thì cần có Phước Huệ song tu, người không có Phước tu vô cùng khó khăn. => Muốn tu thì cần tu Phước khởi đầu.

VII. Tóm lược trích từ Clip 7 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Bỏ trẻ Phá thai: Vô cùng tai hại, linh hồn thai nhi luôn luôn đi cùng người mẹ như bóng với hình, với lòng oán hận và chỉ trực chờ đến mạt vận thì sẽ trả thù, rất đáng sợ. Bởi theo Luật, khi nó đã đầu thai thì không thể trở về nơi nó xuất phát đi đầu thai, là vì cái Xác cũ nó đã chết, xác mới bị hủy hoại, cho lên nó cứ vất vưởng theo người Mẹ, rất đáng thương.

Ứng dụng trị bệnh: Thọ trì Chú Đại Bi chỉ nên dùng để khuyến hóa mọi người tự thọ trì trị bệnh. Với các loại bệnh do Oan gia thì chỉ dùng Tâm Đại Bi giáo hóa, hòa giải không được thì thôi. Tốt nhất không dùng Thần lực/ QUyền năng của Chú Đại Bi để trị duổi đẩy quỷ thần ra làm cho bệnh khỏi, vì như thế là tuyên chiến với chúng Quỉ, họa hoạn vô cùng.

Ứng luân xa: Tâm Đại Từ Bi ứng luân xa 4 - Tâm bình đẳng ứng luân xa 5 - Tâm Vô khiến thủ ứng luân xa 6 - Tâm Vô thượng Bồ Đề ứng luân xa 7

Cách thọ trì đọc tụng đúng: Phát tâm bồ đề rộng lớn, lên giữ giới và trường chay (Dần dần) ...

VIII. Tóm lược trích từ Clip 8 - Giảng về nghĩa các câu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Cách thọ trì đọc tụng đúng: Bất cứ ai cũng có thể Phát tâm bồ đề rộng lớn, lên giữ giới và trường chay (Dần dần từ nhay ngày một bữa, chay cách ngày ...) ...phát tâm cúng dường cho đi trong hoan hỷ ...

Muốn tiêu trừ nghiệp chướng: HT Tuyên Hóa giảng cần thọ trì liên tục 3 năm, mỗi ngày đọc 108 biến thì hóa giải mọi nghiệp chướng.

Độ tất cả chúng sinh: Muốn dùng Chú đại Bi trị bệnh cho người hiệu nghiệm, thì cần tập hợp một nhóm người càng đông càng tốt, tập chung trì chú vào lý nước cho bệnh nhân uống thì bệnh gì cũng khỏi.

Chú Đại Bi trị Sơn tinh, tạp mị, vọng lượng, quỷ thần não loạn quấy nhiều: Khi ngồi thiền nơi núi rừng, cần tụng một biến Chú Đại Bi để được an ổn. Suy ra khi đọc tụng bất cứ kinh Chú nào nếu thấy bất an, thì lên đọc 1 biến Chú Đại Bi trước thì mọi việc an ổn, thông suốt.

Như Pháp tụng trì: Người có lòng từ bi, tụng Chú Đại Bi thì các thiện thần tụ hội hộ pháp bảo vệ hành giả.

SỰ NHIỆM MẦU CỦA CHÚ ĐẠI BI

* Clip đầu:  Đại Cương về sự nhiệm mầu của Chú Đại Bi Xem tại đây

Mời xem chi tiết tại Clip

VIII. Tóm lược trích từ phần 1 - Clip 1 - Giảng về sự nhiệm mầu Chú Đại Bi: Xem tại đây  

Câu đầu nhiệm mầu: Nam Mô Hắc đa đát na đá da dạ da => Quy mạng Tam bảo tức là trở thành cảnh giới của Tam bảo hiện tiền ngay.

Giảng nghĩa từ câu 1 đến câu 8 Chú Đại Bi, có chữ tiếng Trung + Tiếng Việt và nghĩa từng từ, cách thọ trì.

+ Phần 1 - Clip 2 tiếp theo Xem tại đây

+ Thần Quyền: Mê tín - Thường tin vào đối tượng bên ngoài mà chính bản thân mình không có, họ thường cầu xin ... thuộc văn hóa phục tùng vô điều kiện trong vô minh.

Các nấc thang cao dần: Chiều hướng văn hóa khai mở tăng tiến dần tương ứng: Từ Phục tùng => Khai mở => Tình thương/ Bao dung => Giác ngộ

+ Tự Tín: Vô quyền - Chính mình có quyền

+ Tín tổ: Tin vào luật lệ

+ Tôn giáo, Tổ chức: Có quyền năng thuộc về tổ chức.

* Giữa 2 cấp này thường có tổ chức biến chứng: Tôn giao làm giầu - Buôn thần bán thánh

+ Tôn giáo tự giác/ Giác ngộ: Thời Đức Phật, không có tổ chức trên dưới, tất cả đều lấy giới luật làm thầy. Khi Đức Phật nhập diệt, chỉ có người mang danh ĐẠI ĐỨC mà thôi. Đây là văn hóa mà bạn cần phải tự tu mà không nhờ tha nhân. Ví dụ: Tự tu Trì Chú Đại Bi mới mục đích giác ngộ/ Bao dung vạn sự không phân biệt là đúng tu hành Phật dạy (Nguồn: Xem tại đây)

VIII. Tóm lược trích từ phần 2 - Clip 1 - Giảng về sự nhiệm mầu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Ảnh Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm - Dùng cho tại gia: Ngài ngồi trên vòng tròn tượng trưng cho mặt Trăng, một chân Trái để lên vòng tròn, chân phải buông xuống, mắt nhìn xuống nhân gian. Bên dưới chân tượng là 6 tượng nhỏ mang 6 mầu sắc đặc trưng cho 6 phẩm tính: Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Tà kiến. Mỗi mầu tượng trưng cho một chủng tự tử hay hạt giống quang minh để giải tỏa 6 phiền lão.

+ Bốn cấp độ văn hóa (Từ thấp lên cao):

- Văn hóa Phục tùng - Gia chưởng/ Cứng nhắc: Không rễ thương - Không rễ chịu - Không rễ mở - Không rễ dạy - Không rễ thở. Là thương thì cho roi cho vọt => Không có tình thương.
- Văn hóa khai mở: Giới thiệu để họ tự khai mở tâm - Khai tâm
- Văn hóa tình thương (Bi - Thương - Yêu): Mọi hành vi biểu hiện từ thân thể đều yêu thương, cảm thông, lắng nghe, tha thứ, quang hóa lan tỏa tình thương.
- Văn hóa giác ngộ - Khai mở bao dung: Bao gồm các loại văn hóa trên, ứng dụng tùy duyên/ Tùy thời, tùy chốn. Ví như đứa trẻ thì cần văn hóa phục tùng ... (Nguồn: Xem tại đây)

+ Phần 2 - Tiếp Clip 2:  Xem tại đây

Văn hóa giác ngộ: Ví dụ chỉ dẫn cho người khác đọc câu chú "Nam Mô hắc ra đát na đa da dạ da" rất mầu nhiệm - Họ thọ trì và cảm nhận sự mầu nhiệm => truyền tải tình thương cho người.

Giảng ý nghĩa từng câu Chú Đại Bi:

Câu 1: Nam Mô Hắc đa đát na đa da dạ da

Lễ Lạy Phật - Bồ Tát để trở thành Tam Bảo: Tư thế gập người xuống đất chính là tư thế của đứa trẻ trong bào thai chứ không phải thân xác hiện tại => Chính là trờ về Bồ Đề Tâm của Chư Phật, Bồ Tát - Là một với các Ngài. Khi nào lạy mà không còn nhận thức mình đang lạy nữa => Trở thành hóa thân của các Ngài/ Trở thành Tam Bảo - Đây là mục đích tối hậu của việc lễ lạy.

- Để lễ lạy đúng pháp: Cần có sự thanh luyện thân tâm đúng pháp thì mới có thể trở thành hóa thân của các Ngài, ví như:

1. Phát Bồ Đề Tâm rộng lớn: Đầy đủ gồm 10 tâm với Tình thương bao dung, độ lượng, ta thứ ...

2. Nguyện cứu độ chúng sinh: Mục đích tu là để độ tất cả chúng sinh không phân biệt

3. Trì trai giữ giới: Ăn chay đúng cách cần có thời gian, dài ngắn tùy người để cơ thể dần thích nghi, chánh đột ngột sẽ sinh nhiều bệnh. Khởi đầu ngày ăn 1 bữa thịt, tháng sau cách ngày ăn một bữa ... kết hợp tu trì Kinh Chú đều đặn => Sẽ đến lúc cơ thể không còn muốn ăn thịt chúng sinh vì tình thương trong tâ, đã rộng mở. Đồng thời tu khẩu nghiệp, học Phật nghe Pháp nhiều ...

4. Khởi tâm bình đẳng: Tâm không phân biệt

5. Tụng liên tục: Đọc tụng hàng ngày hoặc bất cứ lúc nào giảnh rỗi, càng nhiều càng tốt với tâm không tán loạn => Dần tình thương/ Lòng Bác Ái và Minh triết ngày càng rộng mở, bao dung, độ lượng ... và khả năng phân biện, không còn mê tín dị đoan.

6. Có chỗ tu đàng hoàng: Tùy duyên mà chuẩn bị chỗ hợp lý, giúp nhiếp tâm nhưng không phụ thuộc vào hoàn cảnh nhiều, vì là Tu Tại Tâm - Hãy tập quán tưởng hình ảnh Tam Bảo - Phật - Bồ Tát - Thánh Nhân hàng ngày.

7. Chế tâm nhất xứ: Tâm an trụ, hồn nhiên, an nhiên tự tại, tuyệt không có tâm khác xen tạp vào là dần dần sẽ có kết quả cảm ứng nhiệm mầu.

+ Đối tượng Lễ lạy: Kính lễ Tam Bảo ai ai cũng có. Còn tùy duyên, mỗi người chọn cho mình một hay vài Đức Phật, Bồ tát nào đó mà mình thích nhất, tự trong thâm tâm phát khởi lòng yêu kính nhất - Gọi là có duyên sâu từ tiền kiếp.

Phần 2 - Clip 3 - Giảng về sự nhiệm mầu Chú Đại Bi: Xem tại đây

+ Chiều tiến hóa Tâm thức khi tu hành:

Tâm thức vị ngã
Tâm thức vị tha
Tâm thức vô ngã
Tâm thức bất nhị

* Tâm rộng mở: Trên thì dễ dạy - Trái thì rễ thương - Phải thì rễ chịu - Dưới rễ thở

+ Câu 2: Nam mô A rị da

Thuật ngữ Thánh Hiền trong 7 bậc:

Từ thập trụ - Thập hạnh - Thập hồi hướng = Hiền

Thập địa - Đẳng giác - Phật = Thánh

Mỗi câu Chú là một chủng tử tự, khi đọc trong tâm hành giả có phát ánh sáng tương ứng.

Đọc thần Chú: Không nghĩ tới Thần thông - Thần quyền - Phép phù biến hóa ... Không tham gì. Khi buông xả vạn sự tham, đọc tụng với Quảng đại bồ đề tâm => CHỈ DUY NHẤT TÌNH THƯƠNG RỘNG MỞ = Thành tựu siêu vượt -> Hóa thân thành Bậc Thánh

+ Câu 3: Bà lô kiết đế thước bát ra da

Quán tự tại: Nhìn + Lắng nghe = Tự tại. Nhận ra bản thể nội tại bên trong. Chỉ đọc một câu chú này + Quán chữ chủng tử ... với âm VA (Có ảnh trong Clip - Phút 11) = Khó khăn trong đời đang gặp sẽ nhìn thấu suốt vấn đề - Sẽ mang lại sự an nhiên tự tại.

+ Câu 4: Bồ đề tát đỏa bà da

Giác hữu tình: Người giác ngộ và người đi giác ngộ => Tâm hồn rung động và mở rộng dần mãi.

Đọc chú với nhiệt huyết, nhiệt tâm vào bài chú = Đọc trong sự nhất tâm - Mẫu câu đều có sự phóng quang trong người: Trong ngực, trong đầu, trên đỉnh đầu.

Phần 2 - Clip 5 - Giảng về sự nhiệm mầu Chú Đại Bi: Xem tại đây

Pháp đọc Chú Đại Bi: Thường các loại Chú đều cần lập đàn tràng. Riêng Chú Đại Bi không phải lập đàn tràng. Chỗ nào có tình thương ban giải mạnh mẽ, chỗ đó thích hợp đọc Chú Đại Bi. Tình thương = Bàn thờ Phật, Bồ Tát.

+ Câu 5: Bà lô kiết đế thước bát ra da

fdh

+ Câu 6: Bà lô kiết đế thước bát ra da

fdsgd

 

Phần 2 - Clip 5 - Giảng về sự nhiệm mầu Chú Đại Bi: Xem tại đây

GIẢNG VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA 42 CHỦNG TỬ

Phần 1 - Clip 1 - Giảng về 42 CHỦNG TỬ Chú Đại Bi: Xem tại đây

Chân tâm: Vô hình - vô tướng - Vô vi (Không cò gì làm) - Vô sanh diệt - Vô tác - Vô thanh - Vô sắc - Bất động .... Bất nhị => Không thể nhận biết, nhưng biểu hiện, tướng trạng của nó ta có thể nhận biết qua Quang Minh, tác dụng là Bác Ái - Minh triết/ Chân Thiện Mỹ. Tu Chủng tử để phát triển Chân Tâm - Đức Thiện Tài Đồng Tử là ví dụ sinh động (Đồng tử nghĩa là Tâm trẻ chung/ Thay đổi không ngừng) học pháp môn 42 Chủng Tử.

Phần 1 - Clip 1 - Giảng về 42 CHỦNG TỬ Chú Đại Bi: Xem tại đây

Ngài Bồ Tát Thiện Tri Chúng Nghệ - Ngài có trí huệ bát nhã ba la mật - Ngài thu nhập vạn sự vào Chân Tâm/ Thể/ Không hình không tướng... - Dùng Chủng Tử Tự/ Hạt giống để biểu hiện - Dùng Hào Quang của Chân Tâm làm Tướng trạng, qua Hào quang sẽ biết/ Phương tiện biểu diễn vạn sự ở thế gian hay xuất thế gian/ Là Dụng. Biết tất cả nghệ thuật sống, tu hành toàn diện nhất, Ngài là vị Thầy dạy Thiện Tài Đồng Tử.

>>> TU 42 CHỦNG TỬ TỰ = TU TOÀN DIỆN VÀ THÀNH TỰU VIÊN MÃN VÔ LƯỢNG PHÁP THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN.