Cấu tạo thân tâm - Cấu tạo tâm trí - Cấu tạo tâm trí. Cấu tạo con người - Thân tâm con người

+ Cấu tạo của Thân Tâm gồm:
I- Thân Tâm con người là một tiểu vũ trụ - tương ứng với đại vũ trụ (LVLCK, 96):
2. Đại dương là ánh sáng toả chiếu. Nó chính là Lửa, Nhiệt, Chuyển động. Cả ba đều là sự sống nội tại đang biểu lộ ra ngoại cảnh.
Lửa: Tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Một. Lửa điện. Tinh thần.
Nhiệt: Lưỡng nguyên tính (duality). Tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Hai. Lửa thái dương. Ngôi Con. Tâm thức.
Chuyển động: Tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Ba. Lửa do ma sát. Vật chất.

Đại Thiên Địa
Thượng Đế Ngôi Một…… Lửa …………...Ý muốn linh hoạt hay ý chí hiện tồn. Điện.
Thượng Đế Ngôi Hai…… Nhiệt………….. Lưỡng nguyên tính, hay là Bác ái giữa hai. Thái dương
Thượng Đế Ngôi Ba…. Chuyển động...........Lửa của trí tuệ. Liên quan giữa Lửa do ma sát.
Đây là biểu lộ nội tại.
Thái dương ………………………..………. Ý chí hay quyền năng
Kim tinh ­- Thuỷ tinh (Venus-Mercury) …... Bác áiMinh triết
Thổ tinh (Saturn)……………..……….…… Hoạt động hay Thông tuệ.
Đây là biểu lộ ngoại cảnh.
Tiểu thiên địa
Chân thần…... Lửa điện………….. Ý chí hay quyền năng.
Chân ngã…… Lửa thái dương….. Bác áiMinh triết
Phàm ngã…… Lửa do ma sát…… Hoạt động hay thông tuệ.
Đây là biểu lộ bên trong.
Thể hạ trí………… Ý chí hay quyền năng….... Lửa
Thể cảm dục…….. Bác ái - Minh triết ………. Nhiệt
Thể xác………….. Hoạt động thông tuệ…..….. Chuyển động
Đây là biểu lộ ngoại cảnh
Thể xác
Não bộ……….…… Chân thần…….Ý chí hay quyền năng. Lửa điện.
Tim…………….… Chân ngã…….. Bác ái-Minh triết. Lửa thái dương.
Các cơ quan thấp…. Phàm ngã……..Hoạt động thông tuệ.
2- Các Thể của con người
a/ Thể xác đậm đặc
b/ Thể vía/ Cảm xúc
c/ Thể trí
d/ Thể Phàm ngã hợp nhất
e/ Các thể thanh cao hơn
II- Tâm ta gồm:
1- Chữ Tâm: Đức Phật nói rằng Tâm bao hàm 2 thứ, chính vì cái tình và cái tưởng đó mà chúng ta mới có thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm này là chủ thể và lúc nào nó cũng cần một đối tượng. Chủ thể và đối tượng/ Tâm nhị nguyên này làm cho chúng ta khó mà nhận ra được Chân tâm. Vọng Tâm nhị nguyên tới chỗ Chân Tâm là con đường tu hành của người phật giáo.
Trong Minh triết Ấn Độ gọi là 5 lớp vỏ. Phật giáo gọi là 5 Ấm/ Uẩn là những cái tích tụ, chất đầy, như Mây đen bao phủ che lấp mặt trời Chân Tâm (Nguồn: Tooltip Chữ Tâm)

2- Tâm trí (Xem thêm Tooltip: Trí tuệ với nhiều thuật ngữ cần hiểu): Thể trí phân biệt
3- Tâm thức (Xem thêm Tooltip: Tâm thức với nhiều thuật ngữ cần hiểu): Xem Tâm Thức
4- Tâm Tánh: ... Sư nói: "Đại chúng! Người ở thế gian, sắc thân của mình là cái thành; Ngoài có năm cửa (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân), trong có cửa ý (trong có ý niệmlúc đóng lúc mở / Suy niệm hoặc không). Tâm là cõi, Tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở thì thân tâm tồn tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật, phải ngó vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân mà kiếm.(Tâm ngườinhư đất chính vàng ròng của Thế giới Cực Lạc làm đất; tánh là quốc vương, tức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà trụ ở trong tâm của mình, lúc tánh hiểu rõ, ông biết tự tánh thì tồn tại, là như như bất động, thường thường sáng suốt hiểu rõ (như như bất động, liễu liễu thường minh), đó cũng giống như vua đang ở. Lúc tánh rời khỏi, vua cũng không còn. Ông có thể minh tâm kiến tánh, đó chính là A Di Đà Phật hiện tiền. Lúc tự tánh ở trên thân, thân tâm cũng tồn tại; nếu tự tánh rời khỏi, thân tâm cũng hoại)  (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT T. Hóa)
III- Thân Tâm - Thể và Dụng:
1- Tất cả do Tâm tạo: Phật dậy: Tâm là chủ - Thân là dụngHết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm, sướng khổ mình chịu. Phật do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường/ địa ngục. Tâm chánh thành Phật, thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên Tâm hột giống tội phước.
Tánh  là chúng sanh, Giác tức là Phật. Lòng từ bi là Quán Âm, Hỷ xả là Thế Chí,...Nhơn ngãnúi Tu Di, Tà vạynước biển, phiền nãosóng trào, độc hạirồng dữ, dối giảquỷ thần, trần laorùa, trạnh, tham sânđịa ngục, ngu sisúc sanh.
Thập thiện là Thiên đường. Dứt lòng nhơn ngã thì núi Tu Di sập ngay, bỏ lòng tà vạy thì nước biển khô cạn, trừ lòng phiền não thì sóng lặng êm, quên lòng độc hại thì rồng dữ ắt tuyệt. Tâm địa mình chính là giác tánh Như Lai phóng đại quang minh, ngoài soi sáu cửa trong sạch, có thể phá được các cõi trời Lục dục. Trong soi tánh mình, làm cho ba độc liền dứt, cả thảy các tội địa ngục đồng tiêu diệt một lần. Trong ngoài sáng thấu, chẳng khác gì cõi Tây phương. Nếu chẳng chịu tu như thế, thì làm sao đến cõi kia được!"
(Nguồn: Tooltip Con người tâm linh)