CHỮ TÂM - Tâm ta - Tâm Tánh - Tâm Tính - Đạo Tâm tỏ ngộ - Tâm chúng sinh - Tâm con người. Giác ngộ tâm không - Giác ngộ tánh không

+ Chữ Tâm: 
+ Chữ Tâm: Đức Phật nói rằng Tâm bao hàm 2 thứ, chính vì cái tình và cái tưởng đó mà chúng ta mới có thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm này là chủ thể và lúc nào nó cũng cần một đối tượng. Chủ thể và đối tượng/ Tâm nhị nguyên này làm cho chúng ta khó mà nhận ra được Chân tâm. Vọng Tâm nhị nguyên tới chỗ Chân Tâmcon đường tu hành của người phật giáo.
+ Cấu tạo Tâm: Trong Minh triết Ấn Độ gọi là 5 lớp vỏ. Phật giáo gọi là 5 Ấm hay 5 Uẩn là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp, như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Mây mù che lấp mặt trời Chân Tâm:
1- Sắc: Kinh nghiệm của thân xác. Ví như bị bệnh đau thật khó tu, chứ nói chi đến Chân Tâm
2- Thọ: Kinh nghiệm của cảm tình, cảm xúc. Ví dụ khi giận hợp oán trách ... chẳng thể tu, nói gì quán ánh sáng Tâm.
3- Tưởng: Kinh nghiệm của tư duy, quan niệm. Ví như cứ ngồi nghĩ vẫn vơ sao có thể tham thiền, tu định ... để an định Tâm.
4- Hành: Kinh nghiệm của tập khí, thói quen. Ví như không chịu đúng thời tu hành, chẳng thể tiến tu.
5- Thức: Kinh nghiệm của sự nhận tri, nhận biết. Thể trí thường suy nghĩ lầm lạc, vì chúng luôn ở trong trạng thái nhị nguyên.
Cho nên, sự mầu nhiệm của sự tu hành là mình bắt đầu tìm được thời gian, thay đổi tập quán, thay đổi tư tưởng, thay đổi tình cảm, cảm xúc, thay đổi quan niệm và cuối cùng là mình thay đổi thân xác - Nói là Tu tâm nhưng thật sự ra là mình tu tất cả mọi chuyện .. v.v… Đâu có dễ đâu (Nguồn: Xem Thầy Hằng Trường giảng)
+ Đức Phật thường dạy chân lý:Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”.
- Theo cách nghĩ của bạn người chết đều thành quỷ. Bạn có ý nghĩ, quan điểm như vậy thì nhất định bạn đi làm quỷ rồi! Có bao nhiêu người suy nghĩ sau khi chết được làm người, hoặc sinh lên cõi trời hay làm Phật, Bồ-tát; điều này rất ít nghe nói đến, chỉ có nghe người chết đều bị làm quỷ. ... (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)
+ Chữ Tâm và Tâm Tánh - Tâm không và Tánh không: Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ.
Thân Tâm: Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.
Phật nói: Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh.
Tâm Tánh hay Tâm Kinh Cang: Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?
Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.
Dụng Tâm Phật - Chân Tâm: Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân........
Thường quán sát tâm của mình chẳng sanh chẳng diệt, chí thánh chí linh. Gặp cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không, nay biết được chân tâm thường giác chẳng mê, chẳng theo vọng tưởng kéo dắt, chỉ nương chân tánh làm chủ, gọi là ngộ Tâm không, câu kệ thứ hai.
Lại quán sát tánh của mình thường lặng yên không lay động, nếu cảm đến liền thông suốt, biến hóa vô cùng, uy linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu. Tự mình giác ngộ hiểu biết linh thiêng, vắng lặng vô vi mà không ngoài hữu vi, gọi là ngộ Tánh không, câu kệ thứ ba. (Nguồn: Kinh Kim Cang)
+ TÂM CHÚNG SINH: ... Trích đoạn Kinh Đức Phật GIẢNG VỀ TỨ ĐẠI cho ngài A Nan.
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ TÂM CHÚNG SINH.
Giảng:
"Ông vốn không biết, A-nan, trong Như Lai tạng–Như Lai tạng là Chân tâm, là Thật tướng. Ông không biết rằng nếu ông cứu xét kỹ cho đến tận nguồn cội hư khônglân hư trần, ông sẽ thấy rằng mình không thể nào biết được nó cả. đạo lý ấy lại được tìm thấy trong Như Lai tạng: tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc." Ở điểm rốt ráo, sắc tướng chính là chơn không; và tánh không cũng chính là chơn sắc. Nó vốn không nhiễm ô, không thanh tịnh, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Cơ bản là bất biến. Tự tánh của nó vốn là thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, chẳng có gì làm cho nó tăng thêm, cũng chẳng bớt đi chút nào.
"Tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc."
Đây là một hoạt dụng vi diệu "tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh." Nó đáp ứng tuỳ theo mọi năng lực nhận thức từ TÂM CHÚNG SINH: mức độ của sự nhiệm mầu sẽ hiển bày tương ứng với năng lực nhận thức của mỗi chúng sinh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.3)
+ Vạn Pháp Đều Do Tâm Tạo
Hỏi câu 190: Làm thế nào để kềm giữ tâm mình, nhất là người tại gia khi sống trong cảnh lục trần? Sống trong xã hội mà có nhiều sự cám dỗ, vậy chúng con nên tu trì pháp môn nào mới chánh đáng?
Đáp: Pháp môn này là muốn cho quý vị tự mình phải có chí khí, phải có sự cứng rắn và tự nói là sẽ không bị ngoại cảnh cám dỗ, dù cho có chuyện gì tới cũng không động tâm. Là vậy thôi chớ không có pháp môn gì cả. Không có một bài chú nào có thể khiến quý vị đừng bị ngoại cảnh lôi cuốn, cũng không có bộ kinh nào có thể kềm chế được tâm vượn ý mã của quý vị. Cho nên cũng vẫn là tự mình phải ra công phu và tự mình phải lập ý chí. Vạn pháp đều do tâm tạo, bởi thế nếu trong tâm quý vị không muốn bị ngoại cảnh lay chuyển thì cũng không ai lay động quý vị được. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)