TÂM THỨC - Tâm thức và Ngã thức trong con người có sẵn Tánh Phật. Tâm ta - Chữ Tâm - Chữ thức - Thức là gì - Tâm là gì

I- Theo Minh triết mới
+ Tâm Thức: Đặc trưng là tình thương (ASCLH, 54)
+ Đơn vị Tâm thức:
X. Chân Thần. Cấu tạo và đặc tính (Nguồn)
+ Tinh thần
(Spirit) và tâm thức (consciousness) là các tên gọi đồng nghĩa. (LVLCK, 278)
+ Tâm thức tương ứng biểu lộ 3 ngôi
Ý chí….. Minh triết –Bác ái .…Trí tuệ linh hoạt.
Tinh thần ..... Tâm thức ……….……Vật chất.
Cha ……….... Con ………….……… Mẹ.
Chân Thần …. Chân Ngã ………...... Phàm Ngã.
Và còn nhiều thuật ngữ tương ứng, định nghĩa khác (LVLCK, 244)
+ Tinh thần và tâm thức
là các tên gọi đồng nghĩa. (SD I, 43, 125, 349, 593.)
     * Tinh Thần = Tâm thức - Ý Thức
+ Tâm thức và ngã thức: Chính ở trên cõi trần mà tâm thức, trước tiên phải tiến hóa thành Ngã thức. (KCVTT, 93)
+ Mỗi sinh vật là 1 với Tâm thức Vũ trụ: Ví như 1 sóng biển là một với đại dương (nguồn)
+ Định đề 2 - Tâm Thức: Sự sống duy nhất khi biểu lộ qua vật chất, tạo ra yếu tố thứ 3, đó là TÂM THỨC - Sự hợp nhất của 2 cực Tinh Thần - Vật Chất, là Linh hồn của vạn vật, thấm nhuần mọi chất liệu hay năng lượng khách quan, nó nằm dưới mọi hình hài, dù đó là đơn vị nguyên tử hay 1 con người, 1 hành tinh hoặc 1 Thái dương hệ. Đây là Lý Thuyết Quyền Tự Quyết (LVHLT, 21)
+ TÂM THỨC theo sát nghĩa là phản ứng của trí thông tuệ sinh động đối với mô hình. Ngày nay, cứ như thể chúng ta đang đáp ứng một cách hữu thức, và với một mục đích ngày càng thông minh đối với thiết kế được Đấng Kiến Tạo Bậc Thầy đặt ra trên bản vẽ. Cho đến nay, chúng ta không và không thể nhập vào Thể Trí Vũ trụ đó và rung động trong sự hòa hợp hữu thức với Ý Tưởng thiêng liêng, cũng không hiểu được Thiên Cơ như nó được cảm nhận và được nhìn thấy bởi Đấng Tư Tưởng vũ trụ. Chúng ta phải làm việc với bản thiết kế, với mô hình, và với Thiên Cơ (Tài liệu Trích TLHNM-GQ-MF)
+ Mỗi sinh vật là 1 với Tâm thức Vũ trụ: Ví như 1 sóng biển là một với đại dương (nguồn)
+ Tâm thức (Ý thức): Tâm thức là Tâm hay là Linh hồn, đang tạo ra sự sống tâm thông, là nhận thức: Dưới nhân loại/ nhân loại và thiêng liêng (TLHNM–II, 232)
+ Tâm Thức: Sát nghĩa là phản ứng của trí thông tuệ sinh động đối với mô hình (Tâm LH, Mô hình-Quy định)
+ Cấp độ Tâm Thức: Phàm ngã, Linh hồn, Chân Thần. Đây là ba cấp độ rộng lớn của tâm thức, vốn phản ánh ba trạng thái thiêng liêng của Thượng Đế.(Trích Topic 1- GQ1- Các trích dẫn TLHNM)
1. Tâm thức phàm ngã: Là tâm thức của trạng thái thứ ba thiêng liêng, trạng thái sáng tạo.
2. Tâm thức chân ngã là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ hai, tức tâm thức của linh hồn, tự thể hiện chính nó như là phẩm tính và như là “sắc thái” thể hiện bên trong của những vẻ ngoài.
3. Tâm thức chân thần là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ nhất, cái vốn tiêu biểu cho sự sống thiêng liêng – mục đích và ý định, và dùng linh hồn để thể hiện Thiên Ý cố hữu qua linh hồn. Chính điều này mới xác định phẩm tính. (Nguồn: Tổng hợp chi tiết về tâm thức)
+ Hình thành Tâm thức: Sự phối hợp năng lượng sự sống và năng lượng của thể trí trong con người tạo ra tâm thức – trước tiên là ngã thức và sau rốt là tập thể thức (TLHNM–II, 67)
+ Chiêm Tinh Học Bí Truyền: (Trích GQ1.6-Làm quen CTH)
-  Có 3 trình độ nơi con người: Phàm ngã/ Linh Hồn/ Tinh Thần - Ảnh hưởng của cung hoàng đạo và hành tinh hoạt động ở 3 cấp độ này.
-
Ba Cung tối quan trọng: Mặt Trăng - Mặt Trời - Cung Mọc để ước định công việc sẽ được thực hiện trong tâm thức mỗi kiếp sống.

- Tâm thức qua Chiêm TH: Năng lượng dẫn truyền qua các Cung Hoàng và Hành tinh và chức năng tiến hóa Tâm Thức của các Cung Hoàng Đạo với Người thường/ Chí nguyện (Đệ Tử) / Điểm Đạo Đồ, với sự chỉ dẫn của các Kỳ Công, ta có thể dự đoán....
- Các Cung Hoàng Đạo ở 3 Cấp Độ Tâm Thức (Chiêm THNM, 332)
+ Các trạng thái nối tiếp của Tâm thức:
1. Thực ra, Vũ trụ chỉ là một tập hợp bao la của các trạng thái tâm thức. SD II, 633; I, 70, 626.
2. Tinh thần và tâm thức là các tên gọi đồng nghĩa. SD I, 43, 125, 349, 593.
3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức. SD I, 105.
* Sáu loại tâm thức được biểu hiện trong Giới Thiên Nhiên trên 5 cõi tiến hóa của nhân loại. SD I, 123; II, 678.
+ Trình độ T.Thức - Bảng kê: Người chưa tiến hóa - Người bình thường, Người Chí nguyện - Đệ tửĐiểm đạo đồChân Sư và cao hơn nữ.
+ Sự tuôn trào và những nguyên tử và tâm thức— Outpourings and atoms and consciousness:
- Sự tuôn đổ vĩ đại đầu tiên từ Thượng Đế đã làm sinh động chất liệu vũ trụ và khiến cho mỗi nguyên tử vật chất bên trong “vòng-không-được-vượt-qua” của hệ thống của Ngài rung động theo bảy phương thức rung động khác nhau.
- Sự tuôn đổ thứ hai đã tạo nên những sự kết hợp của các phân tử, vì thế tạo nên sáu cõi phụ bên dưới cõi nguyên tử của mỗi cõi chính, và tạo nên dạng hình tướng. Chính là vào thời điểm tuôn đổ thứ hai mà mỗi trung tâm của những trung tâm tâm thức thiêng liêng đưa ra một sợi bản thể vào trong mọt nguyên tử của các cõi phụ cao nhất của các cõi giới atma, bồ đề, và cõi trí,— những nguyên tử có định mệnh là hạt nhân của những thể tương lai, mỗi cái ở trong từng cõi giới tương ứng của nó, ba cái tạo nên tam nguyên thượng mà ta thường nghe nhắc đến.(TLHNM/ EP II 167-8)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức
Xem: Các trình độ Tâm Thức)

Xem: Phàm ngã: Hình thành – Tính chất – Trình độ Tâm thức theo các Cung Năng lượng

II- Tâm Thức theo Phật giáo
+ Chữ "TÂM" - Pháp Trần: ... đức Phật bảo, A Nan các pháp trần nầy tức do Tâm sinh ra, hay là rời tâm có chỗ riêng biệt?
HT Tuyên Hóa giảng:
"Có phải ông cho rằng các pháp do tâm sở duyên là phát sinh ra ngay từ trong tâm (ý căn)? Các pháp trần nầy tức do tâm sinh ra, hay là rời tâm có chỗ riêng biệt?" "Tâm" ở đây có nghĩa là thức thứ 6.
A-nan, nếu tức nơi tâm, thì pháp trần không phải là trần cảnh nữa, thế nên nó không phải là sở duyên của tâm, làm sao thành một xứ được?
Giảng:
"A-nan, nếu tức nơi tâm–nếu ông đơn giản cho rằng các pháp phát sinh từ tâm, rằng nó phát sinh từ thức thứ 6 – Thì pháp trần không phải là trần cảnh nữa. Các pháp trần mà do tâm sở duyên sinh khởi không còn là trần cảnh (đối tượng của ý thức) nữa."
Nếu rời tâm mà riêng có một chỗ riêng biệt, thì tự tính của pháp trần là biết hay không biết?
Nếu có biết thì gọi là tâm, nhưng nếu nó khác với ông và không phải là trần cảnh thì cũng như tâm của người khác. Còn nếu nó tức là ông và cũng là tâm, thì làm sao cái tâm nơi ông lại thành hai được?
Lại nếu như không có biết, ly, hợp, lạnh, nóng và tướng hư không, thì nó sẽ ở chỗ nào?
Nay nơi sắc không, chẳng thể nào chỉ nó ra được. Không lẽ trong nhân gian lại có cái ngoài hư không? Chẳng có cảnh sở duyên, thì ý căn do đâu mà lập thành một xứ được?
Vì vậy nên biết pháp trần cùng ý căn đều không có xứ sở; tức ý căn cùng với pháp trần, hai xứ đều là hư vọng, không thật; vốn không phải tính nhân duyên, cũng chẳng phải tính tự nhiên.
Giảng:
" Vì vậy A-nan, vì đạo lý nầy – "nên biết pháp trần cùng ý căn đều không có xứ sở". Cả hai cái nầy đều không tìm thấy được nơi chốn. "Tức ý căn cùng với pháp trần, hai xứ đều là hư vọng, không thật." Theo đạo lý về các pháp do tâm sở duyên, cả hai đều là hư giả, luống dối. "Vốn không phải tính nhân duyên, cũng chẳng phải tính tự nhiên." Cả hai đều chỉ là danh tướng hư vọng, như hoa đốm giữa hư không, hoàn toàn không có thực thể, chỉ là sự biểu hiện từ tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng.
(Nguồn: Kinh Thủ LN- Q.3)
+ Chữ Thức: ... Vì bạn có phân biệt, chấp trước nên nhất chân mới chuyển biến thành những hoàn cảnh rất phức tạp, biến thành thập pháp giới, biến thành lục đạo, biến thành tam đồ. Biến như thế nào?do thức sở biến. Cái gì gọi là thức? trong Kinh Hoa Nghiêm giảng về thức rất cụ thể: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là thức. Hiện nay, chúng ta đều có đủ, có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. vì vậy đã biến nhất chân pháp giới thành lục đạo luân hồi, đã biến thành lục đạo.
Nếu trong 3 thứ này chúng ta đoạn được một thứ, đã đoạn được chấp trước, trong tất cả Pháp, Pháp thế gian và Pháp xuất thế gian mà thật sự không còn chấp trước nữa, xin thưa với quý vị lục đạo không còn nữa. Lục đạo là do chấp trước biến hiện ra. Không còn chấp trước thì bạn ra khỏi lục đạo.
Ra khỏi lục đạo rồi đi đâu? bởi vì bạn còn có phân biệt nên còn có tứ thánh pháp giới tức Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. ..... Thập pháp giới do đây mà có, nếu không còn phân biệt thì siêu việt thập pháp giới bạn mới có thể phản bổn hoàn nguyên, trở về chân thật, tức nhập nhất chân pháp giới. Trong nhất chân pháp giới những địa vị của Bồ Tát cũng không đều. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói 41 vị Pháp thân đại sĩ trình độ cao thấp của những bậc Bồ Tát chia thành 41 đẳng cấp .
41 đẳng cấp này là do vọng tưởng mà có, vọng tưởng nhưng rất nhẹ, cũng gọi là vô minh. Nếu đoạn hết vô minh thì đã đoạn hết 41 phẩm vô minh thì bạn chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Tức là chân ngã của chính mình, đã hoàn toàn khôi phục lại, thì bản lai diện mục hoàn toàn hiện ra. Đó tức là viên giáo Phật quả. (Nguồn: Sám hối nghiệp chướng - PS Tịnh Không)
+ Tâm thức chân thật hay Tâm bản nguyên - Chân Tâm: Phật nói với chúng ta: “Tận hư không khắp pháp giới, tất cả chúng sanh là một pháp thân”. Cho nên, kinh điển thường nói: “Tâm bao thái hư, lượng chu sa giới”, đạo lý là ở chỗ này. Tâm lượng chúng ta nhất định phải lớn, bao trùm hưu không pháp giới (Nguồn: Tập 17 - Thập Thiện Nghiệp_PS Tịnh Không)
+ Đạo Tâm: Tâm của Phật là tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng là Phật, tâm lục độ là Bồ-tát, tâm tứ đế là Thanh Văn, tâm nhân duyên là Duyên Giác. Phật ở trong kinh nói quá nhiều, quá rõ ràng rồi. Hai chữ “bình đẳng” rất quan trọng (PS Tịnh Không giảng - Tập 42 - Kinh TTNĐ)
+ Các trạng thái Tâm thức: 
Phàm ngã: gồm Tâm thức vị ngã cần chuyển hóa thành tâm thức vị tha
Linh Hồn: Tâm thức Vô ngã
Chân Thần: Tâm thức bất nhị (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Tâm thức theo Duy thức học - Xem: Tâm và Các Thức-TT Thích Viên Thông)