Cấu tạo các luân xa - Cấu tạo của các bí huyệt - Cánh hoa các luân xa - Cánh hoa của các luân xa - Cánh hoa các trung tâm lực - Cánh hoa của các trung tâm lực - Cánh hoa các bí huyệt - Của các bí huyệt. Các Đại - Các hành

 + Số cánh hoa 7 bí huyệt chính: Để minh giải, chúng ta hãy liệt kê các hoa sen này với số cánh hoa và vị trí của chúng. Màu sắc của chúng thì không quan trọng hiện nay theo quan điểm của đạo sinh, vì nhiều điều đã được đưa ra thì không đúng hoặc có tính chất của một màn che, và bất luận thế nào, màu sắc nội môn khác xa với màu công truyền.
1. Đáy của xương sống .......... 4 cánh hoa
2. Bí huyệt xương cùng ......... 6 cánh hoa
3. Bí huyệt đan điền ............... 10 cánh hoa
4. Bí huyệt tim ........................ 12 cánh hoa
5. Bí huyệt cổ họng ................ 16 cánh hoa
6. Bí huyệt giữa lông mày ..... 2 cánh hoa
7. Bí huyệt đầu ....................... 1.000 cánh hoa (LVHLT, 190)
+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
- Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm.
- Hành Hỏa: Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.
Nơi gặp gỡ này là vị trí của lửa, tức là cõi trí. Lửa là biểu tượng của trí tuệ, và mọi hoạt động huyền thuật là một diễn trình sáng suốt, được thực hiện trong sức mạnh của linh hồn, và bằng cách sử dụng thể trí. Để làm cho chính nó được cảm thấy trên cõi trần, cần có một bộ não, nó vốn dễ tiếp nhận các xung lực cao siêu và có thể được linh hồn tạo ấn tượng bằng cách sử dụng các “chitta” hay chất trí để tạo ra các hình tư tưởng cần thiết, và nhờ đó thể hiện ý tưởng và mục đích của linh hồn bác ái sáng suốt. Những điều này được nhận biết bởi bộ não và được chụp ảnh lên “các chất khí sinh động” (“vital airs”) ở trong khoang não. (LVHLT, 251)